10

NHỮNG CÂU CHUYỆN VE BÁC Hồ - tailieudientu.lrc.tnu ...tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/Brief_72784... · LÒI NÓI ĐẨU Việt Nam có quyền kiêu

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

NHỮNG CÂU CHUYỆN VE BÁC H ồ

ĐỨG TÍNH KỶ LUẬT CỦA BÁC Hỗ■

Trần Thị Ngân (Sưu tầm, tuyển chọn)

BI NHÀ XUẤT BẢN MỸ THUẬT

LÒI NÓI ĐẨU

Việt Nam có quyền kiêu hãnh và tự hào, vì chúng ta có một Lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh là ngọn đèn pha chói lọi soi đường, chỉ lối cho toàn Đảng, toàn dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và đi lên chù nghĩa xã hội.

Tuy Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng cùa Người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hiện thân của sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trên thực tế, tư tường Hồ Chí Minh đã trở thành tài sản tinh thần vô giá cùa Đảng ta và của cả dàn tộc ta, là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo.

Nhằm góp phần vào việc tuyên truyền, nghiên cứu, giáo dục để tiếp tục thực hiện Chi thị số 06-CT/TW ngày 07-11-2006 của Bộ Chính trị khóa X về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Mỹ Thuật phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Đông Nam xuất bàn Bộ sách Những câu chuyện về Bác Hồ. Bộ sách chia thành nhiều cuốn theo các chù đề.

Trân trọng giơi thiệu cuốn sách Đ úv tính kỳ luật cùa Bác Hồ với quý bạn đọc. Chúng tôi xin trân thành cảm ơn các tác giả có bài trong cuốn sách này; đồng thời cũng thành thật xin lỗi những tác giả mà chúng tôi chưa tìm gặp được để xin phép. Rất mong các tác giả lượng thứ và vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi thực hiện theo Luật Bản quyền.

NHÀ XUẤT BẢN

3

Phần I:

NHỮNG CÂU CHUYỆN VÊ ĐỨt TÍNH KỈ LUẬT CỦA BÁC Hồ

THANH NIÊN PHẢI GƯƠNG MẪUTRONG ĐOÀN KẾT VÀ KÝ LUẬT

ân nào gặp Bác, câu đầu tiên Bác thường hỏi là: "‘Thế các cháu cóđoàn kết không, có thương yêu nhau không?”, rồi Bác đặn: “Thanh

niên phải gương mẫu trong đoàn kết và kỷ luật” .Cả chi đoàn đã lấy lời nói đó của Bác làm nội dung tu dưỡng. Mỗi khi

có gì va chạm, kém gan bó với nhau, anh chị em lại rất ân hận là chưa xứng đáng với lời Bác dặn, có anh chị em khóc nức nở vì hối hận chưa thực hiện được theo đúng lời Bác.

Có lần Bác hỏi tôi: 'T ro n g chi đoàn cháu, có đoàn viên nào có tư tường muốn làm "ngôi sacTkhông?”.

Tôi còn đang lúng túng, Bác đã bào: “Biểu diễn thật hay để phục vụ nhân dân được nhiều là tốt. Nhưng nếu có tư tưởng muốn làm “ngôi sao"thì ngôi sao có khi tỏ, có khi lặn, lúc ngôi sao lặn thì lại buồn. Trong đoàn cháu có thanh niên nào có tư tưởng muốn làm "ngôi sacTthì cháu phải giúp đỡ”.

Lần cuối cùng tôi được gặp Bác là vào tháng 1... Sau khi đi diễn ở Pháp, Ý, Angiêri, Liên Xô, Trung Quốc... về, cả đoàn lại được quây quần quanh Bác. Tôi là Phó trưởng đoàn, nên cũng được đến gập Bác và báo cáo với Bác là ở Angiêri cũng như ở Pháp, ở Ý..., cứ mỗi lần tiết mục của ta hay, họ vỗ tay đcn vỡ nhà hát và hô: V iệt Nam IIÔ Chí Minh, Việt NamĐiện Biên Phủ.

Bác vui vẻ bảo:- Thế là người ta hoan nghênh các cháu, các cháu có hếch mũi lên

không? (Bác đưa tay đẩy mũi lên).Cả đoàn cười rộ và ai nấy đều hiểu đó là Bác có ý răn bảo.Xong Bác bảo: “Người ta hoan hô các cháu, hay hoan hô Bác là người

ta hoan hô cả dân tộc mình, cả dân tộc Việt Nam anh hùng” ...117 chuyện kê vể tấm gương đạo đức

HÒ Chí Minh - NXB CTQG

5

KỶ LUẬT PHẢI NGHIỄM VỚI BẤT KỶ AI

Gặp cán bộ ngoại giao Bác thường dặn: “Các cô các chú phải luôn rèn luyện phẩm chất chính trị, giữ gìn tư cách, phẩm chất của

người làm công tác đối ngoại”. Bác đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân sự, nhất là việc bổ nhiệm các đại sứ. Chúng tôi nhớ về một việc đã làm Bác không vui. Một đồng chí vụ trưởng, cán bộ lâu năm, đã được quyết định giữ chức đại sứ tại một nước ở Đông Âu. Trước ngày lên đường đi trình Quốc thư, Bác nhận được báo cáo về việc đồng chí đó đã tổ chức một bữa tiệc “khao’'linh đình. Sau khi xác minh sự việc đó là đúng, Bác xót xa và rất buồn khi dân và nước đang khổ, thì đồng chí này đã lãng phí như vậy. Vì vậy, Bác quyết định đình chi công tác đại sứ của đồng chí này. Bác phê bình, kiểm điểm để làm gương cho mọi người. Trong việc này, Bác tỏ ý không vui, Bác nói: “Kỷ luật phải nghiêm với bất kỳ ai!”.

6

PHẢI GIỮ Bi MẬT

Vấn dề này, nhẳc đi nhắc lại đã nhiều lần.

Nhưng tiếc thay, chứng bệnh không biết giữ bí mật vẫn rất phổ thông, rất trầm trọng.

Nhiồu cán bộ, nhân viên, binh sĩ, nhân dân còn mắc bệnh ấy.

Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng: trong chiến tranh, giữ bí mật hay không là điều rất quan hệ đến sự thắng hay bại.

Nếu địch biết tin tức của ta, nó sẽ tìm đánh vào chỗ yểu của ta, thì địch sẽ thăng.

Nếu ta thấy rõ tin tức cùa địch, ta sẽ tìm đánh vào chỗ yếu của nó, thì ta sẽ thăng.

Dù có khí giới nhiều, bộ đội đông, lực lượng mạnh, kế hoạch hay, nhưng nếu để tin tức lộ ra, địch sẽ biết mà phòng bị trước, thì cũng không thắng được.

Vì vậy, người ta gọi là Mặt trận tin tức. Nếu mặt trận ấy giữ không vững, nghĩa là không biết giữ bí mật, thì các mặt trận khác cũng bị lung lay.

*

Nhất là khi địch gần đến đường cùng, chúng phóng ra rất nhiều Việt gian, mật thám để dò tin tức, để tìm cách phá hoại ta, thì việc giữ bí mật lại quan trọng hơn bao giờ hết.

Thế mà nhiều người vẫn quen thói bô lô ba la. Biết cũng nói, không biết cũng nói, gặp ai cũng nói, ở đâu cũng nói.

Từ người này chuyển sang người nọ, người nọ chuyển đến người kia, rồi dần dần tin tức đi đến tai Việt gian, đến tai địch. Thế là, vi miệng hay ba hoa mà vô tình đã giúp đỡ địch, đã đưa tin cho địch.

Ai phải giữ bí mật?

7

Trước hết là cán bộ, nhân viên, bộ đội phải giữ bí mật. Lúc ở làng, khi đi đường, lúc vào quán nước, khi gặp người quen, chớ nói mình làm việc gì, ở cơ quan nào, đi đâu, quen biết ai.

Chớ ba hoa, mà cũng chớ tò mò. Việc gì cần nói thì chỉ nói với người phụ trách.

Lại cần phải giải thích và huấn luyện cho nhân dân, từ cụ già đến em bé, đều biết giữ bí mật. Ai đi đâu, cơ quan nào đóng ở dâu, bộ đội nào kéo đi đâu - đồng bào đều phải giữ bí mật. Gặp ai lạ mặt vào làng, không có giấy giới thiệu, hay hỏi tò mò - thì đồng bào phải theo dõi một cách kín đáo và báo cho uỷ ban hoặc công an xét hỏi.

Neu không có nhân dân giúp giữ bí mật, thì bí mật chỉ giữ được một phần. Kinh nghiệm tỏ rằng: nếu ta biết cách giải thích, thì đồng bào ta rất tốt và giữ bí mật rất khéo.

Ngày trước ờ Cao Bằng, đồng bào hiểu chính sách "ba không". Ngoài người phụ trách, ai hỏi gì cũng trả lời: Tôi không nghe gì, tôi không thấy gì. tôi không biết gỉ cả. Nhờ vậy, mà tuy lính đông, mật thám Pháp và mật thám Nhật đông như rươi, cán bộ cách mạng vẫn thong dong hoạt động.

Lại như kinh nghiệin Hà Tĩnh. Nhờ đồng bào hiểu biết và giúp đỡ, mà không có tên Việt gian nào, tù trốn nào lọt khỏi cái lưới bí mật cùa nhân dân.

Làm thế nào để giữ bí mật?

Tất cả các cơ quan, bộ đội, tất cả các đoàn thể phải phụ trách thiết thực huấn luyện cho binh sĩ, cán bộ và nhân dân điều lợi, điều hại và cách giữ bí mật. Mỗi người phải coi việc giữ bí mật là một nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc, đối với Chính phủ.

Ở các phòng giấy, các đình làng, các hàng quán, các trường học, các nhà máy và những nơi nhiều người qua lại, phải có những khẩu hiệu nhác mọi người giữ bí mật.

Hễ thấy ai hay bô lô ba la, không biết giữ bí mật thì phê binh cảnh cáo, thậm chí phải xử phạt. Làm như vậy thì Mặt trận tin tức cùa ta sẽ thắng lợi.

X.Y.Z.

Báo Sự thật, sổ 134, ngày 1-6-1950.

8