4
Bộ Giáo dục & Đào tạo Đề kiểm tra 1 tiết Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Môn Hoá học 11 - Năm học: 2012-2013 Thời gian làm bài: 45 phút (không kthời gian phát đề) (Đề thi gồm 3 trang) Cho: H = 1; C = 12; O = 16; Cl = 35,5; K = 39; Ag = 108; Br = 80; Na = 23; Fe = 56. A. Phần trắc nghiệm khách quan (20 câu) Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Nhà máy “lọc dầu” là nhà máy chỉ lọc bỏ và làm sạch các tạp chất có trong dầu mỏ. B. Nhà máy “lọc dầu” là nhà máy chỉ sản xuất được duy nhất một sản phẩm là xăng dầu. C. Nhà máy “lọc dầu” là nhà máy chế biến dầu mỏ thành các sản phẩm khác nhau. D. Sản phẩm của nhà máy “lọc dầu” đều là chất lỏng, không có bất kì sản phẩm rắn nào. Câu 2: Benzen phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm chất nào sau đây? A. O2(k), Cl2(k), HCl. B. H2, KMnO4(dd), nước Brom. C. H2(k), Cl2(k), HNO3(đ). D. O2, KMnO4(dd), nước Iod. Câu 3: Khi vòng benzen đã có sẵn nhóm ankyl phản ứng thế vào vòng sẽ....và ưu tiên xảy ra ở vị trí... A. dễ dàng hơn, ortho và para. B. khó khăn hơn, ortho và para. C. dễ dàng hơn, meta và ortho. D. khó khăn hơn, meta và ortho. Câu 4: Đề Hiđrat hóa3-metyl but-2-ol thu được sản phẩm chính là A. 2-metyl but-2-en. B. 3-metyl but-1-en. C. 3-metyl but-2-en. D. 2-metyl but-1-en. Câu 5: Chất nào sau đây dùng để sản xuất thuốc nổ TNT? A. benzen B. Toluen C. Stiren D. Xilen Câu 6: Hai chất X, Y là đồng phân, X tác dụng với Na, còn Y thì không. Khi đốt cháy 13,8g X thu 26,4g CO2 và 16,2g H2O. X, Y lần lượt là A.Propanol, etyl metyl ete B. Butan-1-ol, metyl propyl ete C. Butan-1-ol, dietyl ete D. Etanol, đimetyl ete. Câu 7: Điều chế 7,85g brombenzen, hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng benzen cần dùng là bao nhiêu? A. 4,578g B. 6,857g C. 6,578g D. 4,875g Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một hidrocacbon X là đồng đẳng của benzen thu được 4,42g hỗn hợp CO2 và H2O. X có công thức phân tử là A. C8H8 B. C8H10 C. C7H8 D. C9H12 Câu 9: Tên IUPAC của ancol isoamylic là A. 3,3-đimetylpropan-1-ol B. 3-metylbutan-1-ol C. 2-metylbutan-4-ol D. 3-metylbutan-2-ol

Nhom5 dekiemtra(nhieuluachon)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nhom5 dekiemtra(nhieuluachon)

Bộ Giáo dục & Đào tạo Đề kiểm tra 1 tiết

Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Môn Hoá học 11 - Năm học: 2012-2013

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề thi gồm 3 trang)

Cho: H = 1; C = 12; O = 16; Cl = 35,5; K = 39; Ag = 108; Br = 80; Na = 23; Fe = 56.

A. Phần trắc nghiệm khách quan (20 câu) Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Nhà máy “lọc dầu” là nhà máy chỉ lọc bỏ và làm sạch các tạp chất có trong dầu mỏ.

B. Nhà máy “lọc dầu” là nhà máy chỉ sản xuất được duy nhất một sản phẩm là xăng dầu.

C. Nhà máy “lọc dầu” là nhà máy chế biến dầu mỏ thành các sản phẩm khác nhau.

D. Sản phẩm của nhà máy “lọc dầu” đều là chất lỏng, không có bất kì sản phẩm rắn nào.

Câu 2: Benzen phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm chất nào sau đây?

A. O2(k), Cl2(k), HCl. B. H2, KMnO4(dd), nước Brom.

C. H2(k), Cl2(k), HNO3(đ). D. O2, KMnO4(dd), nước Iod.

Câu 3: Khi vòng benzen đã có sẵn nhóm ankyl phản ứng thế vào vòng sẽ....và ưu tiên

xảy ra ở vị trí...

A. dễ dàng hơn, ortho và para. B. khó khăn hơn, ortho và para.

C. dễ dàng hơn, meta và ortho. D. khó khăn hơn, meta và ortho.

Câu 4: Đề Hiđrat hóa3-metyl but-2-ol thu được sản phẩm chính là

A. 2-metyl but-2-en. B. 3-metyl but-1-en.

C. 3-metyl but-2-en. D. 2-metyl but-1-en.

Câu 5: Chất nào sau đây dùng để sản xuất thuốc nổ TNT?

A. benzen B. Toluen C. Stiren D. Xilen

Câu 6: Hai chất X, Y là đồng phân, X tác dụng với Na, còn Y thì không. Khi đốt cháy

13,8g X thu 26,4g CO2 và 16,2g H2O. X, Y lần lượt là

A.Propanol, etyl metyl ete B. Butan-1-ol, metyl propyl ete

C. Butan-1-ol, dietyl ete D. Etanol, đimetyl ete.

Câu 7: Điều chế 7,85g brombenzen, hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng benzen cần

dùng là bao nhiêu?

A. 4,578g B. 6,857g C. 6,578g D. 4,875g

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một hidrocacbon X là đồng đẳng của benzen thu

được 4,42g hỗn hợp CO2 và H2O. X có công thức phân tử là

A. C8H8 B. C8H10 C. C7H8 D. C9H12

Câu 9: Tên IUPAC của ancol isoamylic là

A. 3,3-đimetylpropan-1-ol B. 3-metylbutan-1-ol

C. 2-metylbutan-4-ol D. 3-metylbutan-2-ol

Page 2: Nhom5 dekiemtra(nhieuluachon)

Câu 10: Để nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa các chất riêng biệt toluen, benzen và stiren phải

dùng tuần tự các hóa chất nào sau dây?

A. Dung dịch AgNO3, dung dịch I2/KI.

B. Dung dịch KMnO4, nước Brom.

C. Nước Brom, dung dịch KMnO4

D. Dung dịch I2/KI, dung dịch AgNO3.

Câu 11: Phương pháp để tăng chỉ số octan là

A. phương pháp rifominh.

B. phương pháp crăckinh.

C. chưng cất dưới áp suất thường.

D. chưng cất dưới áp suất thấp.

Câu 12: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

+Br2 (1:1), Fe, t0 +NaOH, t0, p +HCl (dư)

Toluen X Y Z

Trong đó X, Y, Z đều là hỗn hợp của các chất hữu cơ. Z có thành phần chính gồm

A. m-metylphenol và o-metylphenol. B. o-metylphenol và p-metylphenol.

C. benzyl beomua và o-bromtoluen. D. o-bromtoluen và p-bromtoluen

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp gồm 2 rượu (ancol) A và B. Sản phẩm cháy

hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy có 30 gam kết tủa và khối

lượng dung dịch giảm 9,6 gam. Giá trị của a là

A. 0,2 mol B. 0,15 mol C. 0,1 mol D. 0,05 mol

Câu 14: Chọn câu đúng: Rượu etylic tan nhiều trong nước là do

A. Rươu etylic có nguyên tư oxi trong phân tử

B. Rượu etylic là chất điện ly.

C.Rượu etylic có khối lượng phân tử nhỏ.

D .Rượu etylic tạo liên kết hiđro với nước.

Câu 15: Đun nóng hỗn hợp 2 rượu (ancol) đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy

đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 1400C. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 6 gam hỗn

hợp ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử hai rượu trên là:

A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH

C. C3H7OH và C4H9OH D. C3H5OH và C4H7OH

Câu 16: Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2 tác

dụng được với Na và với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số mol H2 thu

được bằng số mol X tham gia phản ứng và X chỉ tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ mol

1:1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là?

A. C6H5CH(OH)2 B. HOC6H4CH2OH

C. CH3C6H3(OH)2 D. CH3OC6H4OH

Page 3: Nhom5 dekiemtra(nhieuluachon)

Câu 17: Chọn câu đúng:

Trong dãy đồng đẳng rượu no đơn chức, khi mạch cacbon tăng, nói chung:

A. Nhiệt độ sôi tăng, khả năng tan trong nước tăng.

B. Nhiệt độ sôi tăng, khả năng tan trong nước giảm.

C. Nhiệt độ sôi giảm, khả năng tan trong nước tăng.

D. Nhiệt độ sôi giảm, khả năng tan trong nước giảm.

Câu 18: Cho các chất: Phenol(1), p-nitrophenol(2), p-crezol(3). Tính axit tăng dần theo:

A. (1)<(2)<(3) B. (2)<(1)<(3) C.(3)<(2)<(1) D. (3)<(1)<(2)

Câu 19: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Trong thành phần phân tử phenol có nhóm –OH nên tác dụng với dung dịch NaOH.

B. Phản ứng thế vào nhân thơm ở phenol dễ hơn ở benzen.

C. Phenol là axit mạnh hơn ancol nên dung dịch phenol làm đổi màu quỳ tím.

D.Phenol là loại hợp chất mà phân tử có chứa nhóm hydroxyl nên tham gia phản ứng ete

hóa.

Câu 20: Cho 31gam hỗn hợp 2 phenol X và Y liên tiếp trong dãy đồng đẳng của phenol

đơn chức tác dụng vừa đủ với 0,5 lít dung dịch NaOH 0,6M. Xác định CTPT 2 phenol?

A. C6H5OH, C7H7OH B. C7H7OH, C8H9OH

C. C7H5OH, C8H7OH D. C8H9OH, C9H11OH

Page 4: Nhom5 dekiemtra(nhieuluachon)

B. Phần Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1: (1đ) Viết các đồng phân cấu tạo có thể có của Aren C8H10.

Câu 2: (1,25đ)

Hidrocacbon A chứa vòng benzen trong phân tử không có khả năng làm mất màu dung

dịch Brôm, phần trăm theo khối lượng cacbon là 90%.Khối lượng mol phân tử của A<160

gam. Tìm CTPT, CTCT của A, biết khi tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1 đun nóng có xúc

tác bột Fe hoặc không có xúc tác bột Fe, mỗi trường hợp đều cho ra một dẫn xuất

monobrom duy nhất.

Câu 3: (0,5đ)

Nhận biết các chất sau bằng phản ứng hóa học:n-propyl clorua, anlylclorua, clobenzen.

Câu 4: (0,75đ)

Hiện nay PVC được tổng hợp theo sơ đồ:

+Cl2 , H1=85% +NaOH/etanol , H2=90% xt, to, p H3=80%

CH2=CH2 A B PVC

Tính thể tích khí etylen (đktc) cần để sản xuất 1 tấn PVC theo sơ đồ trên, giả sử các phản

ứng đều đạt hiệu suất như trên sơ đồ.

Câu 5:(1,5đ) Đốt cháy hoàn toàn 1,06g hỗn hợp 2 rượu no đơn chức A và B, sản phẩm

cháy cho vào 1 lít dung dịch KOH 0,3M, sau phản ứng nồng độ KOH còn lại 0,2M(xem

thể tích dung dịch không thay đổi)

a) Tính thể tích oxi cần dùng để đốt (đktc) .

b) Xác định công thức phân tử A và B (biết A và B là đồng đẳng liên tiếp).

c) Viết CTCT và gọi tên thay thế các đồng phân có thể có của A và B.

***** *****