16
CHĂM SÓC BÀ MẸ NHỮNG NGÀY ĐẦU SAU SANH

Nhung ngay dau sau de

  • Upload
    tlthuy

  • View
    995

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nhung ngay dau sau de

CHĂM SÓC BÀ MẸ NHỮNG NGÀY ĐẦU SAU SANH

Page 2: Nhung ngay dau sau de

Chăm sóc ngay sau khi sanh• Trong 2 giờ đầu ngay sau khi sanh cần theo dõi tình trạng toàn thân

của sản phụ để phát hiện sớm tình trạng choáng mất máu hoặc choáng sản khoa. Theo dõi mạch, đo huyết áp, xoa đáy tử cung để xác định khối an toàn của tử cung sau đẻ. Đánh giá lượng máu chảy qua âm đạo 15 phút một lần, ít nhất trong thời gian 1 giờ sau đẻ.

• Cần phát hiện sớm và xử trí sớm đờ tử cung và chảy máu sau sanh. Tử cung co chặt lại thành khối an toàn. Nếu khám thấy mất khối an toàn, tử cung mềm nhão, đáy tử cung cao dần lên trên rốn là có máu chảy đọng lại trong buồng tử cung.

• Cần đánh giá lượng máu chảy sau sanh. Nguyên nhân chảy máu sau sanh có thể do sót nhau, đờ tử cung hoặc chấn thương đường sinh dục. Máu có thể chảy ra ngoài qua đường âm đạo hoặc đọng lại trong buồng tử cung mà không chảy ra ngoài.

Page 3: Nhung ngay dau sau de

Sau 2 giờ sau sanh

Theo dõi sản phụ:• Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp sát trong 6

giờ đầu.• Các ngày sau theo dõi hàng ngày: sự co hồi TC,

sản dịch, TSM, vú… để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong thời kì hậu sản.

Page 4: Nhung ngay dau sau de

Theo dõi sự co hồi tử cung

Đo chiều cao tử cung trên khớp vệ và sờ nắn tử cung để đánh giá:• Tử cung co hồi tốt hay xấu.• Mật độ tử cung chắc hay mềm.• Di động tử cung hay sờ nắn tử cung có đau hay

không đau.• Nếu tử cung co hồi chậm, mật độ mềm, ấn đau

là tử cung bị nhiễm khuẩn, cần được điều trị sớm.

Page 5: Nhung ngay dau sau de

Theo dõi sự co hồi tử cung

• Bình thường ngay sau khi lấy nhau ra, tử cung co hồi thành một khối cầu an toàn.

• Ngày đầu sau sanh, đáy tử cung cao khoảng 13cm trên khớp vệ, trung bình mỗi ngày nhỏ đi 1cm.

• Sau ngày thứ 12 – 13, tử cung thu hồi nhỏ nằm trong vùng chậu, không còn sờ thấy đáy tử cung trên bụng nữa.

• Sự thu hồi tử cung ở con so nhanh hơn ở con rạ, ở người cho con bú nhanh hơn ở người không cho con bú.

• Khi tử cung bị nhiễm trùng, sự thu hồi tử cung sẽ chậm hơn bình thường.

Page 6: Nhung ngay dau sau de

Theo dõi sản dịch

Bằng cách xem BVS hàng ngày của sản phụ để đánh giá:• Số lượng sản dịch nhiều hay ít.• Có bị bế sản dịch không (không thấy có sản

dịch).• Màu sắc của sản dịch.• Mùi sản dịch không hôi, nếu có mùi hôi là có

nhiễm khuẩn.

Page 7: Nhung ngay dau sau de

Theo dõi sản dịch

• Trong 2 – 3 ngày đầu sản dịch có màu đỏ tươi, sau đổi sang màu đỏ sậm như bã trầu.

• Từ ngày thứ 4 đến thứ 8 chất dịch loãng hơn, lẫn với chất nhầy lờ lờ như máu cá.

• Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 12, sản dịch chỉ còn là một chất nhầy trong, ít đi dần dần.

• Nếu bị nhiễm trùng sản dịch có mùi hôi, có thể có lẫn mủ.

Page 8: Nhung ngay dau sau de

Chăm sóc tầng sinh môn

• Vết may tầng sinh môn cần được kiểm tra (xem có bị sưng nề, bầm tím, đỏ đau nhiều, có tụ máu âm hộ, âm đạo, chân chỉ có mủ…) và làm thuốc 3 lần mỗi ngày bằng thuốc sát trùng, sản phụ nên tự rửa thêm khi tiêu tiểu, thay băng vệ sinh sạch nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ẩm ướt kéo dài vết thương sẽ chậm lành và dễ nhiễm trùng

• Chú ý: Làm thuốc ngoài thì rửa từ phía âm hộ xuống hậu môn chứ không làm ngược lại.

Page 9: Nhung ngay dau sau de

• Không được thụt rửa âm đạo vì cổ tử cung trong những ngày đầu sau sanh chưa đóng lại, nước có thể qua cổ tử cung vào buồng tử cung gây nhiễm trùng ngược dòng.

• Thường sử dụng kháng sinh trong 5 ngày. Nếu vết may tốt và lớp da may bằng chỉ không tiêu thì thường sẽ được cắt chỉ vào ngày thứ 5 sau sanh.

Page 10: Nhung ngay dau sau de

Chăm sóc vú

• Sữa non• Khuyên sản phụ cho con bú sớm ngay sau sanh để

kích thích tiết sữa và làm cho tử cung co tốt hơn. Sản phụ nên cho con bú sữa mẹ nếu không có chống chỉ định vì sữa mẹ kinh tế hơn, tiện dụng, dễ bảo quản, cho con bú sẽ thắt chặt tình cảm mẹ con, giúp tử cung co hồi tốt hơn trong thời kỳ hậu sản, có thể phòng thiếu máu, mẹ chậm có kinh lại 8 tháng sau sinh, tăng khả năng ngừa thai, giảm nguy cơ ung thư vú ở mẹ …

Page 11: Nhung ngay dau sau de

Chăm sóc vú

• Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh có hiện tượng lên sữa. Sản phụ sẽ thấy vú căng cứng, đau nhức, có thể sốt nhẹ (38 – 38,5 0C), đôi khi kèm nhức đầu, khó chịu. Tình trạng căng sữa có thể kéo dài 24 – 48 giờ. Nếu căng sữa nên cho trẻ bú thường xuyên hơn, bú đúng cách và vắt sữa dư.

• Giữ đầu vú sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn. • Khi có hiện tượng tắc tia sữa cần phải xoa bóp, vắt sữa

hoặc hút sữa để đề phòng tắc tia sữa dẫn đến áp xe vú. Nếu có nứt kẽ đầu vú, phải cho trẻ ngừng bú bên đó, rửa sạch đầu vú, thấm khô và bôi Glycerin borat 5%.

Page 12: Nhung ngay dau sau de

Theo dõi đại, tiểu tiện

• Sau đẻ sản phụ dễ bị bí tiểu (do chuyển dạ kéo dài hay trong những trường hợp sinh khó - do đầu thai nhi đè lên bàng quang trong một thời gian lâu làm liệt bàng quang), táo bón do tình trạng giảm nhu động ruột

• Nếu sau sanh 12 giờ mà sản phụ không tự tiểu được mặc dù đã được điều trị nội khoa như xoa vùng bàng quang, chườm nóng, châm cứu... thì phải đặt sonde tiểu, sau đó tập BQ và rút sonde tiểu.

• Nhu động ruột có thể giảm nên sản phụ dễ bị táo bón sau sinh. Nên tránh để bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước. Trong trường hợp bị trĩ, có thể dùng thuốc bôi để đỡ đau. Nếu sản phụ bị táo bón cần cho thuốc nhuận tràng

Page 13: Nhung ngay dau sau de

Chế độ vệ sinh, vận động, dinh dưỡng

• Sau khi sinh chỉ nằm bất động trên giường 8 - 10 giờ (24 giờ với người sinh mổ), sau đó nên đi lại nhẹ nhàng. Tuy nhiên, ban đầu, sản phụ cần ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy. Nếu thấy chóng mặt, sản phụ cần nằm xuống để máu lưu thông lên não, tránh hiện tượng choáng ngất, bị ngã

• Có thể tập thể dục nhẹ nhàng để tránh táo bón; giúp ăn ngon và làm cho cơ thành bụng chóng hồi phục trở lại bình thường. Một tuần sau đẻ có thể làm việc nhẹ nhàng. Tránh lao động nặng, mang xách nặng trong thời kỳ hậu sản để khỏi gây sa sinh dục.

Page 14: Nhung ngay dau sau de

Chế độ vệ sinh, vận động, dinh dưỡng

• Mặc quần áo rộng rãi, sạch, thoáng, không mặc quần áo quá chật.

• Có thể tắm vào ngày thứ 3 sau sanh. Không tắm ở nơi gió lùa, ngâm mình trong bồn nước vì cổ tử cung còn mở.

• Cần tránh giao hợp trong thời kỳ hậu sản vì dễ gây nhiễm khuẩn.

• Trong thời kỳ cho con bú, không nên ăn uống kiêng khem quá mức vì sau khi sinh, người mẹ rất cần phục hồi năng lượng đã mất trong quá trình sinh đẻ và chuẩn bị nguồn năng lượng để tạo sữa nuôi con. Ăn uống đầy đủ, kiêng các chất kích thích như rượu, chè, cà phê, thuốc lá...

• Ngủ đầy đủ để nhanh hồi phục sức khoẻ và đủ sữa nuôi con.

Page 15: Nhung ngay dau sau de

Chăm sóc về tinh thần

• Cuộc sanh là một biến động lớn về giải phẫu và sinh lý, đồng thời cũng là một biến động về mặt tình cảm, cuộc sống của người phụ nữ. Vì vậy cần chú ý chăm sóc động viên sản phụ, giải thích cho sản phụ yên tâm, không lo lắng sau cuộc sanh, nhất là ở những cuộc sanh không phù hợp ý muốn của sản phụ.

• Đảm bảo điều kiện vệ sinh tốt cho sản phụ

Page 16: Nhung ngay dau sau de

• Buồng nằm thoáng mát về mùa hè, đủ ấm về mùa đông, sạch sẽ, yên tĩnh. Phải có buồng điều trị cách ly cho các sản phụ bị những bệnh nhiễm khuẩn, bệnh truyền nhiễm để tránh sự lây chéo cho các sản phụ khác và có nhân viên phục vụ riêng.

• Hạn chế sự thăm hỏi của thân nhân để sản phụ được nghỉ ngơi và để tránh mang bệnh đến cho sản phụ và trẻ sơ sinh.