25
HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP” (Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10) DẶN DÒ CHUNG: 1. HS học chủ đề “Địa lý ngành công nghiệp” theo hướng dẫn của GV cụ thể từng bài bên dưới. 2. Trong mỗi bài có phần giảng và câu hỏi tìm hiểu bài. HS trả lời câu hỏi vào vở ghi. 3. Khi đi học lại, GV thu vở chấm phần bài làm, các phiếu học tập trong vở của HS để lấy điểm Miệng hoặc 15 phút. 4. Có vấn đề gì không hiểu bài, các em liên hệ trực tiếp với GV giảng dạy. BÀI 31: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP DẶN DÒ HỌC SINH 1. Các em đọc và hiểu hết phần nội dung (phần I) 2. Các em đọc phần giảng giải (phần II) 3. Các em trả lời câu hỏi vào tập ghi (phần III) 4. Đường link tham khảo dạy học trực tuyến: https://www.youtube.com/watch?v=GjqvPqk2RxY PHẦN I: NỘI DUNG BÀI HỌC I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp 1. Vai trò Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì: – Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn. – Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế. – Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội. – Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo nhiều việc làm,

Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

DẶN DÒ CHUNG:

1. HS học chủ đề “Địa lý ngành công nghiệp” theo hướng dẫn của GV cụ thể từng bài bên dưới.

2. Trong mỗi bài có phần giảng và câu hỏi tìm hiểu bài. HS trả lời câu hỏi vào vở ghi. 3. Khi đi học lại, GV thu vở chấm phần bài làm, các phiếu học tập trong vở của HS để lấy

điểm Miệng hoặc 15 phút.4. Có vấn đề gì không hiểu bài, các em liên hệ trực tiếp với GV giảng dạy.

BÀI 31: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

DẶN DÒ HỌC SINH

1. Các em đọc và hiểu hết phần nội dung (phần I)

2. Các em đọc phần giảng giải (phần II)

3. Các em trả lời câu hỏi vào tập ghi (phần III)

4. Đường link tham khảo dạy học trực tuyến: https://www.youtube.com/watch?v=GjqvPqk2RxY

PHẦN I: NỘI DUNG BÀI HỌC

I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp1. Vai tròĐóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì:– Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.– Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế.– Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội.– Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, củng cố an ninh quốc phòng.– Chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước.

2. Đặc điểma. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn– Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động nguyên liệu.– Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.=>Cả hai giai đoạn đều sử dụng máy móc.b. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ: Đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.

Page 2: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

c. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.– Công nghiệp nặng (nhóm A) sản phẩm phục vụ cho sản xuất– Công nghiệp nhẹ (nhóm B) sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống của con người.

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp1. Vị trí địa líTự nhiên, kinh tế, chính trị: gần biển,sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị,… lựa chọn các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.

2. Nhân tố tự nhiênĐây là nhân tố quan trọng, tạo điều kiện hay trở ngại.– Khoáng sản: Trữ lượng, chất lượng, chủng loại, phân bố chi phối quy mô, cơ cấu, tổ chức các xí nghiệp công nghiệp: các nhà máy xi măng tập trung nơi có nguồn đá vôi phong phú.– Khí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng, biển: Xây dựng xí nghiệp công nghiệp.

3. Nhân tố kinh tế – xã hội– Dân cư, lao động: ngành cần nhiều lao động (dệt may) phân bố ở khu vực đông dân, các ngành kĩ thuật cao (điện tử) nơi có đội ngũ lành nghề.– Tiến bộ khoa học kĩ thuật: thay đổi quy luật phân bố xí nghiệp, việc khai thác và sử dụng tài nguyên.– Thị trường (trong nước và ngoài nước): Lựa chọn vị trí các xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa.– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: Đường giao thông, thông tin, điện nước.– Đường lối, chính sách: ảnh hưởng quá trình công nghiệp hóa phân bố công nghiệp hợp lí, thúc đẩy công nghiệp phát triển.

PHẦN II : PHẦN ĐỌC HIỂU

Định hướng: Trên bàn các em là sách vở, bút, thước... là sản phẩm của ngành công nghiệp. Sản phẩm công nghiệp có mặt ở hầu hết các hoạt động của đời sống hiện đại. Vậy ngành CN có vai trò và đặc điểm như thế nào? Sự phát triển và phân bố của công nghiệp chịu tác động của các nhân tố nào? Đó là câu hỏi sẽ được làm sáng tỏ trong bài.

GIẢNG KIẾN THỨC PHẦN I NỘI DUNG BÀI HỌC

*Tích hợp GDMT: Bên cạnh vai trò to lớn của công nghiệp, thì hoạt động công nghiệp quá mức còn gây ô nhiễm môi trường (không khí, nước, đất...)

Dẫn chứng: Ở Trung Quốc, hoạt động sản xuất công nghiệp quá mức nên nhiều thành phố bị ô nhiễm không khí, người dân ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang. Theo thống kê, ở TQ mỗi ngày có 4000 người chết do ô nhiễm không khí. Còn tại VN, vừa qua dọc biển của bốn tỉnh miễn trung từ Hà Tỉnh đến Thừa Thiên Huế cá chết hàng loạt do việc xã thải ra biển làm ô nhiễm môi trường biển của công ty Formosa Hà Tĩnh. Ở Đồng Nai, nhiều khu vực xã thải từ khu công nghiệp nên môi trường đất bị ô nhiễm kim loại nặng...

Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ

Page 3: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì môi trường xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau.

VÍ DỤ: QUY TRÌNH SẢN XUẤT XI MĂNG

GIẢNG KIẾN THỨC PHẦN II NỘI DUNG BÀI HỌC

* Tự nhiên:

- Khoáng sản: Trữ lượng, chất lượng, chủng loại, phân bố → chi phối quy mô, cơ cấu, tổ chức các xí nghiệp công nghiệp: Suối nước khoáng Phú Sen là nguồn nguyên liệu cho sản xuất nước giải khát Phú Sen, Pita của công ty CP kỹ nghệ thực phẩm Phú Yên.

- Khí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,...

- Đất, rừng, biển: Đất đai - địa chất cơ sở để xây dựng nhà máy; tài nguyên biển (cá, dầu khí, cảng nước sâu,..) tác động tới việc hình thành các xí nghiệp chế biến thủy sản, khai thác lọc dầu, đóng, sửa chữa tàu.

*Tích hợp GDMT: TNTN có vai trò quan trọng đối với ngành CN như khoáng sản, khí hậu, nước,...đặc biệt khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi lại được. Do vậy trong quá trình sử dụng phải tính đến hiệu quả lâu dài,...

* KT – XH:

- Dân cư, lao động: ngành cần nhiều lao động (dệt may) phân bố ở khu vực đông dân, các ngành kĩ thuật cao (điện tử) nơi có đội ngũ lành nghề

- Tiến bộ khoa học kĩ thuật: thay đổi quy luật phân bố xí nghiệp, việc khai thác và sử dụng tài nguyên.

Cuộc cách mạng thứ tư giới thiệu hệ thống thực - ảo xóa mờ ranh giới giữa con người và máy móc, nâng cao đáng kể hiệu quả sản xuất và cho phép tạo ra sản phẩm riêng biệt cho đại chúng.

- Thị trường (trong nước và ngoài nước): Lựa chọn vị trí các xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: Đường giao thông, thông tin, điện nước ảnh hưởng đến hoạt động của các xí nghiệp, công nghiệp.

Page 4: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

- Đường lối, chính sách: Định hướng, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp.

Page 5: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

1. Tổng kết

2. Củng cố:

Câu 1: Hãy so sánh sự khác biệt của đặc điểm sản xuất công nghiệp so với sản xuất nông nghiệp?

NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

Đối tượng sản xuất Cây trồng, vật nuôi Tài nguyên khoáng sản

Tư liệu sản xuất Đất Máy móc

Quá trình sản xuất Theo quy trình bắt buộc, trên cùng địa điểm

Các giai đoạn sản xuất có thể diễn ra đồng thời, ở những địa điểm khác nhau

Không gian sản xuất Rộng lớn, phân tán Tập trung cao độ

CÔNG NGHIỆP

I. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM

Vai trò Chủ đạo

Đặc điểmGồm 2 giai đoạn, tập trung cao độ, phân công tỉ mỉ

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

Vị trí địa lí

Tự nhiênLà cơ sở quan trọng với phát triển và phân bố công nghiệp

Kinh tế - xã hội

Có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp

Page 6: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

Câu 2. Đối với các ngành kinh tế khác, công nghiệp cung cấp:

A. Tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất.

B. Nguồn lao động có tay nghề cao.

C. Trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến.

D. Nguồn vốn.

Câu 3. Các giai đoạn sản xuất công nghiệp đều được sử dụng bằng:

A. Thủ công. B. Bán thủ công.

C. Máy móc D. A và B đúng.

Câu 4. Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố ở gần cảng biển, cảng sông, đầu mối giao thông. Sự phân bố đó chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào dưới đây?

A. Điều kiện tự nhiên. B. Vị trí địa lý.

C. Kinh tế - xã hội. D. Cơ sở hạ tầng.

3. Hướng dẫn học tập:

- Bài vừa học:

+ Chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

+ Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự phân bố CN hiện nay?

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố khu công nghiệp Hòa Hiệp (Hòa Hiệp Bắc, Ðông Hòa, Phú Yên)

- Bài sắp học: Địa lí các ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp năng lượng: công nghiệp khai thác than, khai thác dầu khí, công nghiệp điện lực.

Ngoài là nhiên liệu tạo ra năng lượng, than và dầu còn là nguyên liệu tạo ra nhiều sản phẩm. Khẩu trang y tế (có thành phần than). Màu sáp (thành phẩn có chiết xuất từ dầu)

Ðể chuẩn bị tốt cho tiết sau, học sinh về nhà tìm hiểu:

+ Vai trò, trữ lượng, sản lượng và phân bố ngành công nghiệp năng lượng: công nghiệp khai thác than, khai thác dầu khí, công nghiệp điện lực.

+ Liên hệ Việt Nam.

PHẦN III: TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

?  (trang 119 SGK Địa lý 10) Tại sao tỉ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế?? (trang 119 SGK Địa lý 10) Từ sơ đồ trên (trang 119 SGK Địa lý 10), em hãy nêu rõ hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp?

?  (trang 120 SGK Địa lý 10) Em hãy cho biết sự khác biệt của sản xuất công nghiệp so với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp?

Page 7: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

? (trang 120 SGK Địa lý 10) Hãy phân tích và cho ví dụ về ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự phân bố công nghiệp??  (trang 120 SGK Địa lý 10) Hãy chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân?

?  (trang 120 SGK Địa lý 10) Hãy so sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp và nông nghiệp?

?  (trang 120 SGK Địa lý 10) Theo em, trong điều kiện hiện nay, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự phân bố công nghiệp?

BÀI 32 – ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

I. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNGHoạt động 1: tìm hiểu vai trò và các phân ngành công nghiệp năng lượng

- Em hãy kể tên các công việc cần sử dụng năng lượng (điện, than, dầu) trong đời sống hằng ngày? => Ngành công nghiệp năng lượng có vai trò như thế nào?

- Học sinh xem 1 số hình ảnh liên quan ngành công nghiệp năng lượng, HS kết hợp kiến thức SGK trả lời các câu hỏi: Ngành công nghiệp năng lượng gồm ngành nhỏ nào?

Hoạt động 2: tìm hiểu các ngành nhỏ của công nghiệp năng lượng- Học sinh dựa vào hình 32.4 và nội dung sách giáo khoa trang 121 hoàn thành các phiếu học

tập sau:Phiếu học tập số 1Công nghiệp khai thác than

Vai tròTrữ lượng Sản lượng

Page 8: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

Phân bốPhiếu học tập số 2Công nghiệp khai thác dầu

Vai tròTrữ lượng Sản lượngPhân bố

Phiếu học tập số 3Công nghiệp điện lực

Vai tròTrữ lượng Sản lượngPhân bố

Tích hợp nội dung giáo dục môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm: Về môi trường:

- Sự phát triển của công nghiệp năng lượng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gia tăng nhiệt độ làm biến đổi khí hậu.

- Công nghiệp năng lượng đã sử dụng hầu hết các nguyên liệu hóa thạch và thải vào bầu khí quyển lượng khí CO2 lớn, gây nên hiệu ứng nhà kính dẫn đến nhiệt độ khí quyển tăng và làm BĐKH.

- Công nghiệp năng lượng sử dụng tài nguyên khoáng sản ở mức độ cao làm cho chúng ngày càng cạn kiệt.

Về năng lượng+ Than, dầu mỏ là tài nguyên không thể phục hồi.+ Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác than và dầu mỏ ngày càng tăng cạn kiệt

nhanh. + Công nghiệp điện lực là cơ sở chủ yếu để phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: công

nghiệp luyện kim (đen) - sử dụng một khối lượng lớn nhiên liệu, công nghiệp hoá chất, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm...

=> Học sinh nhận thức được vai trò to lớn của việc sản xuất ra các sản phẩm máy móc ít tiêu hao năng lượng.

GV kết luận: Các ngành công nghiệp năng lượng có vai trò quan trọng và có những đặc điểm phát triển cũng như tình hình sản xuất phân bố không giống nhau.

HS liên hệ tình hình phát triển của công nghiệp lượng ở Việt Nam.+ Việt Nam đứng thứ 31 trong 85 nước sản xuất dầu khí,…+ Sản xuất năng lượng từ than, sức nước,…

Page 9: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

Page 10: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

II. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC- Học sinh dựa vào nội dung SGK trang 127 và vốn hiểu biết của mình, hoàn thành nội dung

sơ đồ sau: Phiếu học tập

III. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG- Học sinh quan sát những hình ảnh sau cho biết đây là những sản phẩm của ngành công

nghiệp nào?

- Dựa vào nội dung sách giáo khoa trang 129 và hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau? Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế - xã

hội? Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có những đặc điểm nổi bật nào? Kể tên các phân ngành của Công nghiệp sản xuất hàng tiêu Kể tên các nước có ngành dệt may phát triển và các nước tiêu thụ nhiều hàng dệt may? Vì

sao 2 nhóm nước này có thành phần không giống nhau? Vì sao công nghiệp dệt may có thể phát triển ở nhiều nước kể cả các nước đang phát triển?

Gợi ý:Vì ngành dệt may:

- Cung cấp cho nhu cầu của tất cả mọi người trên Trái Đất.- Có vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh, không cần lao động có kĩ thuật cao rất phù

hợp với các nước đang phát triển.- Các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ nên ở các nước phát

triển ngành công nghiệp dệt được ưu tiên. - Vừa phục vụ nhu cầu trong nước và để xuất khẩu thu ngoại tệ.

Phân loại Phân bốVai trò

Công nghiệp điện tử – tin học

Page 11: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

IV. HIỂU NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨMHọc sinh xem 1 đoạn video ngắn và các hình ảnh bên dưới và trả lời câu hỏi sau:“ EM NGHĨ GÌ VỀ TÌNH TRẠNG LÃNG PHÍ THỰC PHẨM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM? ĐỀ XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT.”

https://vnexpress.net/infographics/thuc-an-lang-phi-moi-nam-du-nuoi-song-ba-chau-luc-3786552.html

- Link tham khảo cho HS: http://nhanthuyfood.com/tin-tuc/han-che-lang-phi-thuc-an-ban-se-tao-ra-duoc-dieu-gi/- Hình ảnh

Page 12: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

Học sinh đọc nội dung SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi sau:Công nghiệp thực phẩm có vai trò gì đối với đời sống xã hội?Tại sao nói sự phát triển của công nghiệp thực phẩm thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp?Vì sao công nghiệp thực phẩm có thể phát triển được ở hầu hết các nước trên thế giới?Em hãy kể tên các mặt hàng của ngành CN thực phẩm đang được tiêu thụ ở Việt Nam? Tích hợp nội dung môi trường vào bài học:

- SX hàng tiêu dùng và thực phẩm thải ra môi trường một lượng nước thải lớn và do không xử lí đúng qui trình nên làm cho nguồn nước tự nhiên ô nhiễm nặng. Đồng thời hoạt động làm lạnh trong công nghiệp cũng làm cho khí quyển bị xâm hại nghiêm trọng, đặc biệt là tầng ô zôn.

HS cần nhận thức được những tác hại của tình trạng ô nhiễm MT do 2 ngành công nghiệp này gây ra.

- Lượng thực phẩm dư thừa ở khắp nơi trên thế giới góp phần rất lớn vào các vấn đề về môi trường và phát triển.

BÀI 33: MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆPHƯỚNG DẪN HỌC

GV hưỡng dẫn và lấy ví dụ minh họa Nội dung chính học sinh cần nắmI. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC LÃNH

THỔ CÔNG NGHIỆPỞ thư viện có hàng ngàn loại sách khác nhau. Nếu

như không phân loại, sắp xếp gọn gàng thì để tìm kiếm được cuốn sách ta cần đã khó huống gì khai thác triệt để được những nội dung, kiến từ những cuốn sách mang lại. Nên thư viện cần sắp xếp ngăn nắp, phân loại sách rõ ràng, khoa học là vậy. Cũng như các ngành công nghiệp để khai thác tốt nhất, phát huy hết các thế mạnh từ những ngành công nghiệp mang lại thì cũng cần tổ chức phân loại thành những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác nhau. Từ đó mới đề xuất được những biện pháp khai thác nhằm đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao nhất. Đồng thời ý thức, chủ động hơn trong vấn đề bảo vệ được môi trường.

Vậy nhắc lại tổ chức lãnh thổ CN là gì?có vai trò như thế nào. Các em HS theo dõi nội dung bên…

II. TÌM HIỂU MỘT SỐ HÌNH THỨC CỦA TỔ

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ cấu sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động.

- Góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

II. Một số hình thức của tổ chức

Page 13: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆPYêu cầu: Xem hình 33 kênh chữ trong SGK hoặc đề

cương tìm hiểu đặc điểm của từng hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

> Điểm công nghiệp:

- Ví dụ về điểm công nghiệp :. Chế biến rau (vùng trồng rau). Khai thác boxit (Lâm Đồng)

- Qui mô: Vài chục hoặc vài trăm công nhân (xí nghiệp chế biến nông sản, cưa xẻ...), hàng nghìn công nhân (xí nghiệp khai thác) tùy thuộc tính chất từng xí nghiệp.

- Ưu điểm:. Chủ động, dễ ứng phó với các sự cố, dễ thay đổi

thiết bị.. Không làm ràng buộc và không làm ảnh hưởng

tới các xí nghiệp khác.. Tiết kiệm một phần kinh phí vận chuyển (về mặt

nguyên liệu).- Nhược điểm:

. Hoạt động độc lập: Nhiều khó khăn trong hoạt động, tốn kém đầu tư cơ sở hạ tầng.

. Gây ô nhiễm môi trường (gần nguồn dân cư, tác động phế thải).

. Lãng phí tài nguyên (không tận dụng được phế thải).

. Không có liên hệ sản xuất nên giá thành cao.- Ví dụ về ô nhiễm môi trường: Nhà máy Vedan xả

nước thải xuống sông Thị Vải; công nghệ xử lý nước thải từ luyện nhôm.

lãnh thổ công nghiệp1. Điểm công nghiệp+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ

công nghiệp đơn giản nhất.+ Đồng nhất với một điểm dân cư.+ Gồm 1 – 2 xí nghiệp nằm gần

nguồn nguyên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản.

+ Các xí nghiệp không có mối liên hệ sản xuất.

2. Khu công nghiệp tập trung

Page 14: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

> Khu công nghiệp tập trung:

- Ví dụ về khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam:. Khu công nghiệp: Tân Bình, Việt Nam –

Singapo, Biên Hòa.... Khu chế xuất: Tân Thuận, Linh Trang 1, Linh

Trang 2, Đà nẵng, Dung Quất.... Khu công nghệ cao: Hòa Lạc, Linh Trung...

- Giải thích cho học sinh hiểu khu chế xuất là gì? Là cách nói ngắn gọn của thuật ngữ khu chế biến – xuất khẩu. Đây là khu vực đất đai trong một quốc gia, có kết cấu hạ tầng tốt, được nhà nước quy định cho hưởng một số quy chế đặc biệt để khuyến khích phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

- Ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm, xuất khẩu, tích lũy vốn, tiếp thu kĩ thuật và công nghệ hiện đại.

> Trung tâm công nghiệp:

+ Theo vai trò TTCN theo lãnh thổ:

- Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia (Việt Nam): thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.

+ Hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa.

+ Khu vực có ranh giới rõ ràng, không có dân sinh sống, vị trí địa lí thuận lợi.

+ Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao.

+ Có các xí nghiệp hạt nhân.+ Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ

sản xuất công nghiệp.+ Sản xuất sản phẩm tiêu dùng

trong nước và xuất khẩu.

3. Trung tâm công nghiệp+ Là hình thức tổ chức công nghiệp

ở trình độ cao.+ Là khu vực tập trung công nghiệp

gắn với đô thị vừa và lớn, vị trí địa lí thuận lợi.

+ Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặc chẽ về sản xuất, kỹ thuật và công nghệ.

+ Có các xí nghiệp nòng cốt (hạt

Page 15: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

- Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…

- Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Nha Trang…+ Theo giá trị sản xuất:

- TTCN rất lớn: TPHCM.- TTCN lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ

Dầu Một, Vũng Tàu.- TTCN trung bình: Việt Trì, Đà Nẵng…

+ Theo phân ngành:- Có trung tâm đa ngành: thành phố Hồ Chí

Minh...- Có trung tâm chuyên môn hóa: dệt – Nam Định;

gang, thép – Thái Nguyên.> Vùng công nghiệp:

- Hiện nay, Việt Nam đang định hướng hình thành 6 vùng công nghiệp, theo thứ tự là:

. Trung du miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh)

. Đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

. Quảng Bình đến Bình Thuận.

. 4 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông)

. Đông Nam Bộ, Bình Thuận và Lâm Đồng

. Đồng bằng sông Cửu Long

nhân).+ Có các xí nghiệp bổ trợ và phục

vụ.

4. Vùng công nghiệp+ Đây là hình thức cao nhất của tổ

chức lãnh thổ công nghiệp.+ Vùng lãnh thổ rộng lớn.+ Bao gồm nhiều điểm công nghiệp,

khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp.

+ Có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.

+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

+ Có các ngành phục vụ và bổ trợ.

Page 16: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

Sau khi tìm hiểu xong nội dung trên như hướng dẫn các em làm bài tập củng cố lại nội dung ở trên.

Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho hợp lí: Đáp án: Cô sẽ hướng dẫn lại vào đầu giờ trên lớp

A. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

B. Đặc điểm

1. Điểm công nghiệp

2. Khu công nghiệp

3. Trung tâm công nghiệp

4. Vùng công nghiệp

a. Một đến hai xí nghiệp gần vùng nguyên liệu, không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp sản xuất.

b. Nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình sản xuất.

c. Tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao.

d. Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp, nhiều xí nghiệp có quan hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

BÀI 34: THỰC HÀNHVẼ BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT

MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI

- Bài 34 là bài cuối trong chương Địa lý Công nghiệp

- Nội dung chính: củng cố kiến thức về địa lý các ngành công nghiệp năng lượng và luyện kim.

- Bài thực hành giúp HS biết cách vẽ dạng biểu đồ Đường tốc độ tăng trưởng

1. Ôn tập bài 33

HS xem lại phần kiến thức bài 33, trả lời câu hỏi bên dưới. Ví dụ: 1-A, 2-B

2. Nội dung bài 34: Thực hành. HS đọc yêu cầu bài trong SGK.

GV hướng dẫn các bước làm bài thực hành:

Page 17: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

3. Dựa vào nội dung bài Thực hành (SGK trang 133), em hãy cho biết bài thcuwj hành yêu cầu những gì?

4. Hướng dẫn xử lý số liệu

5. HS hãy hoàn thành bảng số liệu sau khi xử lý

Page 18: Nội dung chính học sinh cần nắm · Web viewKhí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…– Đất, rừng,

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ “ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP”(Gồm các bài 31, 32, 33, 34 SGK Địa lý 10)

6. GV vẽ biểu đồ mẫu cho HS dựa trên số liệu đã xử lý

7. Lưu ý:

8. Biểu đồ hoàn chỉnh

9. Dựa trên biểu đồ trên, các em hãy trả lời các câu hỏi sau:- Đây là các sản phẩm của ngành công nghiệp nào?- Nhận xét đồ thị của từng sản phẩm (tăng, giảm, tốc độ tăng giảm qua các năm như

thế nào)- Giải thích nguyên nhân có sự biến động đó.

---HẾT---