29
Lá thư Câu Lạc Bộ Hội thư viện Việt Nam Chuyên ñề Mạng lưới thư viện và Hiệp hội thư viện của một quốc gia với những vai trò của nó. - LÊ NGỌC OÁNH (Thư viện ĐH Mở - Bán công) Vài suy nghĩ qua một chuyến du khảo - NGUYỄN MINH HIỆP (Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên) Ngôn ngữ XML và ứng dụng trao ñổi thông tin cơ sở dữ liệu trên mạng Internet. - HOÀNG LÊ MINH (Khoa Toán-Tin học ĐH Khoa học Tự nhiên) Góp ý về Tiêu ñề ñề mục - LÂM VĨNH THẾ (Thư viện ĐH Saskatchewan CANADA) Nâng cấp trang thiết bị thông tin. - thư viện ñể nâng cao năng lực ñào tạo và nghiên cứu khoa học cho các trường ñại học. - TRẦN TRỌNG BẢY (Thư viện Học viện Hải quân Việt nam) Kinh nghiệm xử lý barcode trong quản lý lưu hành tự ñộng. - NGUYỄN TUYẾN (Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên) Sinh hoạt Thư viện Cao học tiếp nhận sách tặng từ Asia Foundation Thư mục "Chào mừng Đại hội Đảng lần IX và Kỷ niệm 70 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh" Tài liệu mới Danh mục luận văn sau ñại học tháng 3/2001 227 Nguyen Van Cu St, Dist. 5, HCMC Tel: (84 8) 839 7722 - Fax: (84 8) 835 0096 Email: [email protected] No: 1 - 2001 - 2001 - 2001 - 2001 Back Top Lá thư Câu lạc bộ Đồng nghiệp thân mến, Thành lập Hội Thư viện Việt nam là niềm mơ ước của toàn thể những người ñang làm công tác thông tin thư Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

Lá thư Câu Lạc Bộ

Hội thư viện Việt Nam

Chuyên ñề

Mạng lưới thư viện và Hiệp hội thư viện của một quốc gia với những vai trò của nó.- LÊ NGỌC OÁNH (Thư viện ĐH Mở - Bán công)

Vài suy nghĩ qua một chuyến du khảo - NGUYỄN MINH HIỆP (Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên)

Ngôn ngữ XML và ứng dụng trao ñổi thông tin cơ sở dữ liệu trên mạng Internet. - HOÀNG LÊ MINH (Khoa Toán-Tin học ĐH Khoa học Tự nhiên)

Góp ý về Tiêu ñề ñề mục - LÂM VĨNH THẾ (Thư viện ĐH Saskatchewan CANADA)

Nâng cấp trang thiết bị thông tin. - thư viện ñể nâng cao năng lực ñào tạo vànghiên cứu khoa học cho các trường ñại học. - TRẦN TRỌNG BẢY (Thư viện Học viện Hải quân Việt

nam) Kinh nghiệm xử lý barcode trong quản lý lưu hành tự ñộng. - NGUYỄN TUYẾN (Thư

viện ĐH Khoa học Tự nhiên)

Sinh hoạt

Thư viện Cao học tiếp nhận sách tặng từ Asia Foundation

Thư mục "Chào mừng Đại hội Đảng lần IX và Kỷ niệm 70 năm thành lập ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh"

Tài liệu mới

Danh mục luận văn sau ñại học tháng 3/2001

227 Nguyen Van Cu St, Dist. 5, HCMC Tel: (84 8) 839 7722 - Fax: (84 8) 835 0096

Email: [email protected] No: 1 - 2001 - 2001 - 2001 - 2001

Back Top

Lá thư Câu lạc bộ

Đồng nghiệp thân mến,

Thành lập Hội Thư viện Việt nam là niềm mơ ước của toàn thể những người ñang làm công tác thông tin thư

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 2: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

viện hiện nay. Như những Hội chuyên nghiệp khác, Hội Thư viện Việt nam là nơi tập trung trí tuệ và năng lựcchuyên môn của ngành ñể thúc ñẩy sự phát triển ngành nghề phù hợp với xu thế và ñáp ứng yêu cầu xủa xãhội.

Tromg thời gian qua, ngành thông tin thư viện ñặc biệt là Thư viện ñại học chưa có một vị trí tương xứng trongxã hội, tuy nhiên bản thân hoạt ñộng của ngành nghề nầy nảy sinh ra một nhu cầu bức thiết là cần có sự hợptác, liên thông ñể chia sẻ nghiệp vụ và nguồn lực nhằm ñáp ứng yêu cầu của người sử dụng ngày càng tăngCâu lạc bộ Thư viện ra ñời cách ñây hai năm nhằm ñáp ứng yêu cầu ñó. Đã biết bao nhiêu ñổi thay kể từ khinhững con người ñầy nhiệt huyết tự nguyện ngồi với nhau ñể ñịnh cho mình một hướng ñi ñúng, tự khẳng ñịnhmình, ñiều này cũng có nghĩa vai trò thư viện ñã dần dần ñược trả lại ñúng vị trí của nó.

Ý thức ñược lợi ích của việc liên kết trong sinh hoạt, toàn thể hội viên CLB Thư viện mong muốn mối liên kếtñược thắt chặt và lan rộng hơn. Ý tưởng này ñã ñược thể hiện bằng quyết ñịnh trong buổi Hội thảo lần 3/2000"Chuẩn hóa - Hội nhập - Phát triển thư viện" rằng: CLB Thư viện sẽ tiến hành những thủ tục ñể ñược Vụ Thưviện, Bộ Văn hóa Thông tin, cơ quản quản lý thư viện về mặt nhà nước phối hợp cùng Bộ Giáo dục và ñào tạocó quyết ñịnh ñể CLB Thư viện tiến hành ñại hội ñi ñến thành lập Liên hiệp các Thư viện ñại học Phía Nam.

Đây là một việc làm có ý nghĩa to lớn vì rằng: Một khi Liên hiệp các Thư viện ñại học Phía Nam hình thành thìkhông những sẽ có mối liên kết với Liên hiệp các Thư viện ñại học Phía Bắc ñể thúc ñẩy sự hợp tác nhằm ñưahệ thống thư viện ñại học phát triển mà còn có cơ hội liên kết với các Liên hiệp Thư viện công cộng cũng nhưHội Thông tin Tư liệu Khoa học công nghệ Việt nam - ñược xem như là Hội của các thư viện và trung tâm thôngtin chuyên ngành trong cả nước - nhằm tiến ñến thành lập HỘI THƯ VIỆN VIỆT NAM thống nhất.

CÂU LẠC BỘ THƯ VIỆN

Back Top

MẠNG LƯỚI THƯ VIỆN VÀ HIỆP HỘI THƯ VIỆNCỦA MỘT QUỐC GIA VỚI NHỮNG VAI TRÒ CỦA NÓ

LÊ NGỌC OÁNH, ML., Thư viện ĐH Mở-Bán công

Mạng lưới thư viện ở Việt Nam hiện tại có hai hệ cấp, nằm trong hai hệ thống.

Hệ thống thư viện ñại chúngCó chức năng phục vụ sách báo cho quảng ñại quần chúng nhân dân lao ñộng trong cả nước, nhằm góp phầngiáo dục tư tưởng, nâng cao trình ñộ văn hoá, kỹ thuật cho nhân dân.

Hệ thống thư viện khoa họcCó chức năng phục vụ khoa học và sản xuất, bảo quản, tàng trữ tư liệu.

Với sự phân chia hai hệ cấp này, vai trò của thư viện các trường ñại học và phổ thông bị lu mờ và tầm quan trọng nổibật của thư viện quốc gia trong một nước không ñược nêu rõ.

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, gồm cả các nước trong vùng Đông Nam Á và Đông Á, người ta chia mạng lưới thưviện của một quốc gia ra thành 5 hệ cấp như sau:

Ở cấp bậc cao nhất là Thư viện Quốc gia, một cơ cấu kiên cố duy nhất, tiêu biểu cho hệ thống thư viện trongcả nước.

Tiếp ñến là Các thư viện ñại học và nghiên cứu thuộc các Trường Đại học và Viện nghiên cứu mà nhiệmvụ của nó thể hiện qua danh xưng.

Thứ ba là Các thư viện chuyên ngành ñể cung cấp dịch vụ tham khảo sưu tầm cho các cơ sở ñặc biệt nhưcác Trung tâm thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ, ngân hàng, vv...

Thứ tư là Các thư viện công cộng tỉnh hay thị xã với nhiệm vụ truyền thông ñại chúng và mở mang kiến thứcphổ thông.

Sau cùng là hệ cấp Các thư viện trường học mà nhiệm vụ chính yếu của nó là hỗ trợ cho chương trình giáo

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 3: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

dục trung, tiểu học và cải tiến phương pháp giảng dạy. Ta có thể biểu thị mạng lưới thư viện của một quốc giatheo sơ ñồ sau ñây:

Sơ ñồ mạng lưới thư viện của một quốc gia.Tùy ở từng hệ cấp, vai trò của thư viện có thay ñổi.Tựu chung, thư viện trên thế giới ngày nay ñã thoátkhỏi khía cạnh tĩnh của những kho chứa sách ñể trởthành năng ñộng hơn với ba vai trò chính yếu sauñây:

- Thư viện là một cơ quan truyền thông ñại chúng.- Thư viện là một trung tâm phát triển văn hóa- Thư viện là một ñộng lực ñóng góp vào việc cảitiến giáo dục.

Với vai trò của một cơ quan truyền thông ñại chúng,thư viện có nhiệm vụ thâu thập tất cả những nguồnkinh nghiệm và tài liệu tích lũy, sắp xếp nhữngnguồn tài liệu thế nào ñể có thể dễ dàng ñáp ứngnhu cầu tìm hiểu của công chúng. Để hoàn thànhmục tiêu này, thư viện cần có những nhân viên ñượchuấn luyện chuyên nghiệp về kỹ thuật xử lý tài liệu,cũng như cần có ñược những nguồn tài liệu thamkhảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệunghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thôngnhững kiến thức và kinh nghiệm

Với vai trò của một trung tâm phát triển văn hoá, thư viện có nhiệm vụ khai thác và phát huy những di sản văn hoáquốc gia, giới thiệu văn hoá nước ngoài, làm thế nào ñể hội nhập những tinh hoa của văn hoá nước ngoài vào khotàng văn hoá quí báu của dân tộc. Để hoàn thành mục tiêu này, thư viện phải nắm vững kỹ thuật trong việc phân tíchnhững nguồn kiến thức và kinh nghiệm của tiền nhân, cũng như của các tác giả ñương thời, sắp xếp những tài liệu ñódưới những ñề mục rõ ràng ñể thiết lập thành những bộ thư mục hay sách dẫn, làm thế nào ñể các học giả, văn gia,nghệ sĩ ñược dễ dàng trong công việc sưu tầm khảo cứu; ñồng thời, cũng bằng những bộ thư mục dẫn giải hay nhữngsách tóm lược, thư viện có thể phổ biến ñược nội dung phong phú; giá trị của những công trình quốc tế.

Với vai trò của một ñộng lực ñóng góp vào việc cải tiến giáo dục, thư viện có nhiệm vụ tuyển chọn và bổ sung cácsách báo, học liệu phù hợp với mọi lãnh vực của chương trình giáo dục và phản ánh tất cả những kinh nghiệm cùng sựtiến bộ của toàn thể thế giới, hầu có ñủ dữ kiện ñể kích thích óc tò mò, nhận xét và phán ñoán của học sinh và sinhviên, ñể chuyển hoá nền giáo dục từ lĩnh vực từ chương sang lĩnh vực học hỏi, sưu tầm giúp cho nền giáo dục ñó theokịp trào lưu tiến hoá của thế giới. Để hoàn thành nhiệm vụ này, thư viện cần có một bộ sưu tập ñầy ñủ các loại gồmsách giáo khoa, tài liệu phê bình tham khảo, các dụng cụ nghe nhìn, ñiện tử cùng hết thảy các tài liệu khác cần thiếtcho nền giáo dục. Các tài liệu này phải ñược sắp xếp sao cho ñộc giả tiện sử dụng ñể công việc tham khảo cá nhânhoặc từng nhóm ñược dễ dàng và các nhà giáo có thể cải tiến kỹ thuật và phương pháp giảng dạy.

Thư viện Quốc gia mà vai trò chính yếu là phát huy văn hoá gồm có những nhiệm vụ sau ñây:

Tàng trữ tư liệu quốc gia và một số các tác phẩm giá trị quốc tế.

Thiết lập và ñiều hợp hệ thống tham khảo và sưu tầm cho mọi lĩnh vực chuyên môn công tư trong cả nước

Phát huy ngành thư viện học

Để thi hành hữu hiệu các nhiệm vụ ñó, Thư viện Quốc gia cần có những qui tắc rõ ràng trong việc biên mục và phânloại tất cả các tư liệu tàng trữ.

Hơn thế nữa các tài liệu quí này, nhất là các tạp chí khảo cứu, bác học với các bài khảo luận giá trị, phản ánh mọi tràolưu tư tưởng thuộc ñủ mọi lĩnh vực (chính trị, xã hội, kinh tế, văn học, nghệ thuật...) qua các giai ñoạn lịch sử là mộtkho tàng vô giá cần ñược khai thác, phân tích và phổ biến qua các cuốn sách dẫn, sách tóm lược và thư mục dẫn giảiñể tạo nhịp cầu giữa các nhà khảo cứu và tài liệu. Ngoài ra Thư viện Quốc gia cũng phải khởi xướng và khuyến khíchviệc hợp tác giữa các hệ cấp thư viện ñể tiến tới kiểm soát thư tịch trong cả nước hầu giúp cho các nhà khảo cứu tậndụng ñược tài nguyên tư liệu tàng trữ khắp nơi trong nước.

Để tạo ñiều kiện thích hợp và nắm vững kỹ thuật cần thiết cho việc hoàn thành những nhiệm vụ nêu trên, Thư việnQuốc gia cần sự hỗ trợ của Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá Thông tin thúc ñẩy việc ñào tạo chuyên môn theo ñúng ñà phát

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 4: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

triển hiện ñại và cải tiến ngành thư viện qua việc biên dịch và bổ sung Hệ thống phân loại thập phân Dewey, thiết lậpcác Bảng tiêu ñề ñề mục, các qui tắc biên mục, sắp xếp mục lục và làm thư mục mô tả về sách báo và tài liệu nghenhìn, ñiện tử, sao cho phù hợp với tình trạng ở Việt Nam. Để ñảm ñương sứ mạng trên, Thư viện Quốc gia cần có mộtthành phần nhân sự ñầy ñủ và chuyên nghiệp.

Hệ cấp thứ nhì trong toàn bộ mạng lưới thư viện của quốc gia là các thư viện ñại học và khảo cứu với nhiệm vụ làmñộng lực ñể cải tiến hệ thống giáo dục ñại học. Các sưu tập của các thư viện loại này phải rất phong phú, bao gồm cáclĩnh vực của giáo trình ñại học, với một tuyển tập tham khảo thật ñầy ñủ và có tính cách bác học ñể giúp sinh viên tìmtòi, khảo cứu hầu loại bỏ dần lối học từ chương. Các thủ thư của loại thư viện này phải có một căn bản văn hoá vữngchắc phù hợp với ngành học của nơi phục vụ ñể có thể làm tròn nhiệm vụ hướng dẫn tham khảo cho sinh viên. Để cóthể tuyển dụng ñược những cán bộ thư viện xứng ñáng như thế, các viện ñại học cần ban bố một qui chế dành cho thủthư những quyền lợi tương xứng và bảo ñảm cho họ một sự tham dự ngang hàng với ban giảng huấn trong mọi sinhhoạt của trường.

Hệ cấp thứ ba là các thư viện chuyên ngành. Các thủ thư của loại thư viện này cũng cần có căn bản văn hoá vữngchắc và kiến thức chuyên môn trong ngành ñể có thể tổ chức bộ tài liệu chuyên môn hầu giúp phát triển ñược nhữnghoạt ñộng của cơ sở trong ngành.

Hệ cấp thứ tư là các thư viện công cộng. Các thủ thư của hệ cấp này cần ñược ñào tạo ñặc biệt về truyền thông ñạichúng và trang bị tinh thần phục vụ ñại chúng ñể có ñủ ý thức trách nhiệm và khả năng trình bày tất cả những nguồnkinh nghiệm và tài liệu hầu ñáp ứng nhu cầu thông tin và mở mang kiến thức phổ thông của nhân dân.

Hệ cấp sau cùng là các thư viện trường trung, tiểu học. Người cán bộ thư viện trường học trước hết phải là một nhàgiáo có tinh thần phục vụ, có căn bản về tâm lý giáo dục và phương pháp giảng dạy, am hiểu chương trình của nhàtrường ñể có thể cộng tác hoạch ñịnh với giáo viên bạn trong việc tuyển chọn và sử dụng các loại sách báo, học liệuphù hợp với các môn học trong chương trình, hướng dẫn học sinh trong việc ñọc sách và tham khảo, thuyết trình.Người cán bộ thư viện trường học ngày nay phải là một khí cụ giáo dục ñược sử dụng ñể làm sống ñộng và tăng cườngcho chương trình giáo dục. Vấn ñề này ñòi hỏi phải thiết lập những tiêu chuẩn về trụ sở, nhân viên, sách báo, học liệucho thư viện trường học và dành một qui chế bảo ñảm cho thủ thư những quyền lợi ngang hàng với nhân viên trongban giảng huấn.

Tất cả các thư viện nằm trong năm hệ cấp trên ñây ñều ñặt dưới sự quản lý của nhà nước cụ thể là Vụ Thư viện - BộVăn Hóa Thông tin. Bên cạnh hệ thống quản lý nhà nước ấy, Hiệp hội thư viện là một tổ chức chuyên môn nghiệp vụñược thành lập, ngoài mục ñích tương trợ, trao ñổi, thăng tiến nghề nghiệp, còn có nhiệm vụ hỗ trợ quản lý nhà nướcvề phương diện chuyên môn. Hiệp hội thư viện có thể hỗ trợ nhà nước bằng cách góp ý trong việc soạn thảo chươngtrình ñào tạo ngành thư viện học. Ở các nước tiên tiến, hiệp hội thư viện có ảnh hưởng mạnh trong việc chứng nhậnchương trình và phương tiện ñào tạo của các trường thư viện. Trường thư viện nào ñược hiệp hội chứng nhận mới cógiá trị và có sinh viên theo học. Ngoài ra hiệp hội thư viện còn có thể hỗ trợ Thư viện Quốc gia trong việc biên dịch vàbổ sung hệ thống phân loại thập phân Dewey, biên soạn các bảng tiêu ñề ñề mục, các qui tắc biên mục và sắp xếpmục lục. Hiệp hội thư viện cũng có thể hỗ trợ các Bộ sở quan bằng cách góp ý trong việc biên soạn các tiêu chuẩn vềtrụ sở, nhân viên, sách báo tài liệu của các hệ cấp thư viện ñại học và khảo cứu, thư viện công cộng và thư việntrường học, cũng như góp ý trong việc biên soạn các tuyển tập căn bản và các qui chế về nhân sự cho các hệ cấp thưviện này.

Chỉ khi nào mạng lưới thư viện của một quốc gia ñược hình thành như trên với sự hỗ trợ tích cực của hiệp hội thư viện,ngành thư viện của quốc gia ñó nói riêng mới bước vào giai ñoạn khởi ñầu của sự phát triển và nền văn hóa của quốcgia ñó nói chung mới mạnh tiến trên những bước thăng hoa.

Back Top

VÀI SUY NGHĨ QUA MỘT CHUYẾN DU KHẢO

NGUYỄN MINH HIỆP, BA., MS. - GĐ. Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh ñã tổ chức một ñoàn gồm nhóm Chuyên viên Thư viện, nhóm Thiết kế, và nhómỨng dụng tin học ñể tham quan một số các thư viện ñã, ñang, và sẽ xây dựng Thư viện ñiện tử nhằm học tập kinhnghiệm cho dự án xây dựng Thư viện Trung tâm ĐHQGTP. Hồ Chí Minh từ ngày 26/2 - 3/3/2001.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 5: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

Đoàn du khảo ĐHQG TP. HCM tại TT TT tư liệu ĐH Đà nẵng và TT TT Thư viện ĐHQG Hà nội

Đứng về góc ñộ của chuyên viên thư viện chúng tôi nhận thấy có những vấn ñề sau ñây ñã phát sinh khi muốn xâydựng một thư viện có qui mô vừa và lớn như hiện nay mà mọi người gọi là Thư viện ñiện tử:

Quy mô thư viện và vấn ñề chi phí năng lượng1.

Phần mềm quản lý thư viện2.

Nhân sự quản lý thư viện ñiện tử3.

Tổ chức và phục vụ thông tin ñiện tử là hoạt ñộng chính của một Thư viện ñiện tử, thế thì có cần thiết phải xâydựng thư viện với quy mô quá lớn? Và thiết kế như thế nào ñể hạn chế chi phí năng lượng tối ña trong ñiều kiện sinhhoạt và kinh tế ở nước ta?

Mạng máy tính và phần mềm quản lý thư viện là yếu tố quan trọng nhất quyết ñịnh hiệu quả phục vụ của Thư việnñiện tử. Ở nước ta hiện nay, các thư viện chưa thống nhất và chuẩn hóa về nghiệp vụ, vì thế ñể thống nhất một phầnmềm là ñiều khó xảy ra. Thế nhưng mọi người lại ñang thi nhau xây dựng Thư viện ñiện tử mà không quan tâm ñếnviệc phần mềm nào là tốt nhất?

CDS/ISIS? - Ưu ñiểm là không mất tiền, nhưng chắc chắn không thể là phần mềm tốt ñể quản lý một thưviện ñiện tử như hiện nay. Bởi lẽ:

CDS/ISIS dùng chuẩn MARC CFC của UNESCO mà nay không còn cập nhật nữa.

CDS/ISIS là phần mềm tự kết hợp Hệ quản trị cơ sở dữ liệu của chính mình với Phần giao tiếp. Hệ quảntrị CSDL này không thể ñáp ứng những tính năng theo yêu cầu của ngành thông tin thư viện như nhữngHệ quản trị CSDL thương mại khác (MS SQL Server, Oracle, Linux Post GratesSQL, Linux mgSQL, vv...)mà tất cả những phần mềm khác sử dụng cộng thêm Phần giao tiếp tự viết trên DOS, Window, hay Web

Có cố gắng cải tiến Phần giao tiếp từ DOS ñến Web nhưng không thay ñổi ñược CFC và Hệ quản trịCSDL, hoặc kết nối thêm Hệ quản trị CSDL Access. Chẳng khác nào một chiếc xe cũ cố gắng "lên ñời"!

Phần mềm phát triển trong nước? - Ngoại trừ có vài phần mềm do cá nhân hay công ty bán phần cứngkiêm luôn viết phần mềm sản sinh ra những phần mềm thiếu nghiêm túc. Hầu hết những công ty trong nước ñãcố gắng phát triển những phần mềm có thể chấp nhận ñược về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên có nhiều vấn ñề trongPhần giao tiếp - hậu quả tất yếu của vấn ñề chưa chuẩn hóa và thống nhất về nghiệp vụ thư viện trong nước.

Phần mềm nước ngoài? - Được viết bằng tiếng Anh ñạt trình ñộ chuẩn hóa cao và chính xác về nghiệp vụthư viện. Song chính ñiều này ñôi khi khác với những giá trị quen thuộc ở nước ta ñã trở thành quán tính. Vàñiều khôi hài ñã xảy ra: một vài cá nhân ñược ñưa ñi nước ngoài học cách sử dụng phần mềm hay chính ngườitrong nước ñược giao nhiệm vụ tiếp thị sản phẩm này vì vô tình hay cố ý ñã không phản ánh ñúng ưu ñiểm củabản gốc khi chuyển dịch sang tiếng Việt!

Nhân sự bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất. Mọi người ñang háo hức xây dựng Thư viện ñiện tử thế nhưng cóbao nhiêu ñơn vị ñã chuẩn bị cho mình một ñội ngũ ñể sẳn sàng quản lý? Vấn ñề là:

Với chương trình ñào tạo CHƯA CHUẪN HÓA và THIẾU CẬP NHẬT của các cơ sở ñào tạo chính quy ở nước tahiện nay thì KHÔNG THỂ NÀO CUNG CẦP CON NGƯỜI CÓ ĐỦ NẮNG LỰC ñể quản lý Thư viện ñiện tử như mọingười mong ñợi!

Đưa nhân viên ñi ñào tạo ngắn hạn ở nước ngoài? - Đã có nhiều ñơn vị thực hiện ñiều này nhưng hiệu quả nhưthế nào là ñiều chưa ñánh giá ñược? Vả lại, một khi anh ta chưa có ý thức và kiến thức về chuẩn hóa thì khómà tiếp thu ñược cái mới và không dễ dàng thay ñổi cái cũ.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 6: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

Mời chuyên gia nước ngoài ñào tạo nhân viên? - Kể từ năm 1994 ñã có nhiều khóa tập huấn do chuyên gianước ngoài thực hiện ñược tổ chức tập trung vào hai thành phố lớn là Hà nội và TP. Hồ Chí Minh, nhưng hiệuquả không mang tính chất ñồng bộ.

Bài toán về vấn ñề nhân sự là mối quan tâm cho những người có trách nhiệm. Nhận thức ñược ñiều này thông qua sựhợp tác liên thông, Câu lạc bộ Thư viện trong hai năm qua ñã nhiều lần hội thảo và trao ñổi qua diễn ñàn Bản tin ñiệntử cũng như những Khóa tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về vấn ñề Chuẩn hóa Hội nhập trong hội viên. Một sốthư viện thành viên ñã mạnh dạn xây dựng Thư viện ñiện tử. Nhiều ñồng nghiệp trong cả nước ñã chia sẻ với CLB Thưviện những ý tưởng mới. Đặc biệt trong chuyến du khảo chúng tôi ñã tiếp xúc với một ñồng nghiệp tỏ ra tâm ñắc vớiquan ñiểm ñào tạo của CLB Thư viện, ñó là Bà Trudy Powers, chuyên viên thư viện của Tổ chức Đông Tây hội ngộ -nhà tài trợ cho ĐH Đà naüng xây dựng một Thư viện ñiện tử hiện ñại và ñang tiến hành tài trợ cho ĐH Huế. Mối quantâm về vấn ñề ñào tạo ñã thể hiện qua chuyến viếng thăm và làm việc với Thư viện Cao học vào ngày 10/3/2001 củalãnh ñạo Tổ chức Đông Tây hội ngộ trước khi lên ñường ñi Úc ñể hợp ñồng với ĐH RMIT về việc huấn luyện nhân viênthư viện ĐH Đà naüng và ĐH Huế.

Ông Mark Conroy, Giám ñốc và Bà Trudy Powers, chuyên viên thư viện của Tổ chức Đông Tây hội ngộ tại Việt namviếng thăm Thư viện Cao học và thảo luận về vấn ñề ñào tạo nhân sự quản lý Thư viện ñiện tử

Back Top

NGÔN NGỮ XML VÀ ỨNG DỤNG TRAO ĐỔITHÔNG TIN CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN MẠNG INTERNET

TS. HOÀNG LÊ MINH. Khoa Toán -Tin học ĐH KH Tự nhiên

Xây dựng các cơ sở dữ liệu ñể quản lý thông tin là một trong những mục tiêu ứng dụng Công Nghệ Thông Tin cho hầuhết các ngành kinh tế - xã hội. Để khai thác hiệu quả các thông tin trong cơ sở dữ liệu lại cần phải có sự hỗ trợ củanhững công nghệ trao ñổi dữ liệu tiên tiến, ñặc biệt là các công nghệ liên quan ñến mạng máy tính Internet.Trong báo cáo này chúng tôi ñiểm qua những phương pháp trao ñổi dữ liệu có sử dụng mạng máy tính và nhấn mạnhnhững ưu việt của các công nghệ trao ñổi dữ liệu mới nhất trên mạng Internet với ngôn ngữ XML. Đặc biệt sẽ giớithiệu những ứng dụng trao ñổi thông tin liên Thư viện và xây dựng Thư viện Điện tử.

Thông tin và Cơ sở dữ liệu.

Trong thế giới hiện ñại, mọi hoạt ñộng của con người ñều cần ñến thông tin:

Thông tin về giá cả, thị trường, khách hàng và ñối tác cho các hoạt ñộng sản xuất kinh tế, kinh doanhthương mại.

1.

Thông tin về các chính sách, pháp luật, thuế, tiền tệ, dân số, lao ñộng, ñất ñai, môi trường cho hoạtñộng quản lý kinh tế và quản lý nhà nước.

2.

Thông tin về văn hoá, khoa học và giáo dục tập trung chủ yếu ở hoạt ñộng Thông tin - Thư viện.3.

Để có ñược các thông tin cần thiết, phải hình thành các kho dữ liệu, thu thập và tổ chức thông tin trong các Cơ sở dữliệu và tạo ñiều kiện cho người sử dụng truy tìm những thông tin cần thiết theo nhu cầu riêng của mình.

Trong kế hoạch tổng thể về phát triển các hệ thống thông tin quốc gia, nhà nước và các ñịa phương ñều luôn chú

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 7: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

trọng vấn ñề áp dụng CNTT ñể tăng cường khai thác hiệu quả các kho dữ liệu thông tin ñã và ñang hình thành. Điềunày thể hiện qua những dự án trọng ñiểm xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin mà tổng trị giá lên ñến hàng trăm tỷñồng.

Riêng trong lĩnh vực Thông tin - Thư viện, có rất nhiều dự án với sự ñầu tư của nhà nước và nguồn vốn vay ưu ñãi haytài trợ của nước ngoài ñang ñược triển khai trong ngành Văn hoá - Thông tin và trong các trường ñại học lớn của cảnước.

Một vấn ñề ñang ñược ñặt ra rất nóng bỏng là làm sao ñể các nguồn vốn ñầu tư này phát huy ñược hiệu quả thiếtthực, hình thành nên những kho thông tin thực sự hữu ích. Đồng thời những thông tin này có thể ñến với những ngườiñang rất cần thông tin ñể trực tiếp khai thác sử dụng chúng trong hoạt ñộng hàng ngày của mình: các nhà hoạt ñộngvăn hoá, các nhà khoa học - công nghệ, các giảng viên, thầy giáo và ñông ñảo các học sinh, sinh viên trong cả nước.

Phần lớn trong chúng ta ñều nhận thức ñược rằng ñể có thể hình thành ñược những nguồn thông tin có giá trị và khaithác hiệu quả chúng, cần phải thiết lập những kho dữ liệu thông tin (Data Bank/ Data Warehouse) mà hạt nhân củachúng là các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System). Tuy nhiên ñây mới chỉ là một công ñoạn ñầutiên trong cả quá trình.

Để biến thông tin thành tri thức, chúng phải ñược chuyển tải tới người sử dụng theo các yêu cầu về tìm kiếm dữ liệu(Query) và dựa vào một giao tiếp với cơ sở dữ liệu (Database Interface). Đồng thời dữ liệu trong các kho dữ liệu phảiñược bổ sung, cập nhật, trao ñổi, phân phối và di chuyển tương ñối dễ dàng ñể có thể trở thành những hệ thốngthông tin phong phú, rộng rãi, ñáp ứng các nhu cầu khác nhau của người sử dụng.

Trong thời ñại của cuộc cách mạng thông tin, những người sử dụng Thông tin - Thư viện cần có một hệ thống liên kếtthư viện hoạt ñộng trên nền tảng các Thư viện Điện tử trong ñó mọi thông tin chủ yếu ñều ñược số hoá ñể có thể dễdàng trao ñổi trên mạng máy tính Internet.

Mạng Internet và truy cập Thông tin.

Chúng ta thử ñiểm qua một số công nghệ chủ yếu ngày nay giúp cho việc hình thành các kho dữ liệu và phân phối cácthông tin trên mạng máy tính Internet.

Công nghệ World Wide Web ra ñời vào những năm 90 của thế kỷ XX ñã cho phép phân phối các dữ liệu phi cấutrúc, bao gồm các thông tin dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh. Để tìm kiếm và truy cập ñược các thông tin hữu íchtrên mạng, các thông tin này thường ñược ñặt tại các vị trí Web (Web Site), người sử dụng phải vào ñược các ñịa chỉchứa chúng. Để thực hiện việc tìm kiếm, chúng ta có thể sử dụng các máy tìm kiếm trên mạng (Search Engine) là nơiñã tìm và lưu trữ trước các ñịa chỉ Web. Các thông tin thường ñược sắp xếp theo chủ ñề (Subject) hoặc theo một từkhoá (Keyword) nào ñó.

Mạng Internet ñã chứng tỏ ñược tính ưu việt trong khai thác thông tin, một khi Internet trở thành kho dữ liệu thôngtin khổng lồ, chứa ñựng kiến thức của nền văn minh nhân loại hàng trăm năm và không ngừng ñược bổ sung hànggiờ. Theo số liệu của máy tìm kiếm thông tin Google, ñến thời ñiểm ñầu tháng 03/2001 ñã có gần 1.350.000.000trang Web chứa ñựng thông tin hữu ích. Riêng trên mạng Internet Việt nam ước tính ñã có cả trăm ngàn trang thôngtin tiếng Việt.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 8: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

Hình 1: Máy tìm kiếm thông tin Google với số lượng trang Web dò tìm ñược

Tuy nhiên vì tính chất quá rộng lớn của kho tài nguyên thông tin Internet mà người ta phải tổ chức thêm các Web Sitemang chức năng các cổng thông tin (Information Portal) ñể tập hợp lại các thông tin chuyên sâu về từng lĩnh vực hẹpnhư thương mại, thị trường chứng khoán, thông tin du lịch, giải trí, văn hoá, khoa học, giáo dục, v.v.

Xu thế chung trong lĩnh vực khai thác thông tin Internet là mỗi quốc gia, mỗi bộ ngành, ñịa phương và từng ñơn vịphải thiết lập các Web Site hay Portal ñể cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu khai thác thông tin của chính mình.

Nền tảng công nghệ chủ yếu giúp chuyển giao thông tin trên mạng Internet tới người sử dụng là các hệ thống máychủ Web (Web Server), nơi thông tin ñược lưu trữ, và trình duyệt Web (Web Browser), nơi người dùng có thể ñể truycập và xem các thông tin dưới dạng văn bản, ñồ họa, thưởng thức các thông tin ña phương tiện. Ngôn ngữ trình bàytrang siêu văn bản HTML (Hyper Text Markup Language) cho phép chuyển tải thông tin tới người dùng với khả năngtrình bày rất phong phú và ña dạng. Các nguồn thông tin có thể ñược trích ra từ các cơ sở dữ liệu, theo yêu cầu củangười sử dụng và tạo nên những trang Web sinh ñộng và hấp dẫn.

Trong lĩnh vực Thông tin - Thư viện, ñã hình thành những ñịa chỉ trên mạng Internet mà tại ñó người sử dụng có thểthực hiện những tìm kiếm thông tin có cấu trúc, ñược lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu bằng giao tiếp thông qua trìnhduyệt Web của mình. Các hệ thống này sử dụng công nghệ kết nối cơ sở dữ liệu với giao diện dựa trên web:Web-based Database Interface. Đây là một công nghệ mới và ñang phát triển rất nhanh chóng, với ứng dụngngày càng mở rộng và phong phú không chỉ cho lĩnh vực CSDL mà còn cho hầu như tất cả các ứng dụng khác cần ñếngiao tiếp tiện lợi, từ xa với người sử dụng, như mua bán trên mạng trong thương mại ñiện tử.

Hình 2: Giao diện Web trong tra cứu Thông tin - Thư viện

Nội dung chủ yếu của công nghệ giao tiếp Web là thay vì sử dụng các phần mềm giao tiếp có saün của các hệ quản trịcơ sở dữ liệu như Oracle, MS Access, MS SQL Server (phần lớn ñược lập trình theo mô hình khách/phục vụ), người taviết thêm các thành phần giao tiếp CSDL và tích hợp với hoạt ñộng của máy chủ Web theo các chuẩn giao tiếp CGI(Common Gataway Interface), API (Application Programming Interface) hoặc trên nền tảng công nghệ Java(Servlet/JSP/EJB).

Chúng ta giao tiếp với cơ sở dữ liệu chỉ cần thông qua một trang Web thông thường, những bên dưới nó là cả một nềntảng công nghệ hết sức phức tạp và tinh tế, giúp kết nối và chuyển giao dữ liệu từ Web Site là nơi ñặt cơ sở dữ liệuñến người sử dụng thông qua mạng Internet. Với công nghệ dựa trên Web này, dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu ñã cóthể ñến với người sử dụng cũng tiện lợi như các thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh mà chúng ta vẫn tải về từ cácWeb Site.

Những hạn chế của việc trao ñổi dữ liệu truyền thống trên mạng Internet.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 9: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

Nếu như vấn ñề chuyển giao dữ liệu từ các kho dữ liệu ñến người sử dụng thông qua mạng Internet ñã có thể giảiquyết tương ñối tốt ñẹp bằng công nghệ Web, sử dụng giao tiếp Web và ngôn ngữ trình bày siêu văn bản HTML, thìvấn ñề trao ñổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, các kho dữ liệu lại là vấn ñề khá nan giải.

Mặc dù chúng ta ñã có mạng Internet như một phương tiện chuyển tải thông tin rất nhanh chóng, nhưng mạngInternet với kiến trúc ñặc thù riêng lại không giống như những mạng máy tính cục bộ, nơi mà các dữ liệu có thể traoñổi dễ dàng bằng những phương pháp truyền thống và ñơn giản như sao chép (Copy), nhân bản (Replication), hoặcxuất nhập trực tiếp với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng. Việc triển khai một ứng dụng liên quan ñến cơ sởdữ liệu trên mạng Internet hoàn toàn không giống như trên mô hình mạng cục bộ, thậm chí nhiều phần mềm hoạtñộng tốt trên mạng cục bộ lại không thể chạy trên mạng Internet.

Điển hình là những hệ thống thông tin do các bộ - ngành và các ñịa phương xây dựng nhiều năm qua, phần lớn dựatrên mô hình mạng cục bộ với những phần mềm CSDL chuyên dụng ñắt tiền nhưng lại không thích hợp ñể trao ñổi,chuyển giao và nhân bản một cách tự ñộng qua mạng diện rộng và mạng Internet. Do ñó mỗi khi cần trao ñổi dữ liệu,người ta phải truy cập từ xa bằng ñiện thoại ñường dài, hoặc bằng các mạng thuê bao dùng riêng rất tốn kém (nhiềuhệ thống Thông tin Tư liệu Quốc gia ñặt tại Hà nội khi muốn truy cập phải sử dụng ñiện thoại liên tỉnh ñể kết nối). Ởñây chúng ta không bàn ñến vấn ñề bảo mật thông tin khi cần trao ñổi qua mạng, mà thử tìm hiểu lý do kỹ thuật cảntrở khả năng trao ñổi dữ liệu và xem xét các giải pháp khắc phục tối ưu nhất.

Mạng Internet bản thân nó có một kiến trúc tương ñối phức tạp, với nhiều hệ thống mạng máy tính khác nhau kết nốivới nhau thông qua nhiều phương thức và nhiều thiết bị nối mạng. Trên mạng lại tồn tại rất nhiều cửa ngõ kiểm soát,ngăn chặn thông tin bằng cơ chế khoá cổng dịch vụ (Service Ports) của các bức tường lửa (Fire Wall), hoặc ñơn thuầnbằng các dịch vụ ủy quyền (Proxy Service) chỉ có khả năng kết nối theo một chiều. Thí dụ khi chúng ta kết nối quañiện thoại hay một mạng dùng riêng ñể truy cập ra Internet, phần lớn chúng ta chỉ ñược cấp những ñịa chỉ IP giả(Private IP) do ñó không thể vận hành cơ chế trao ñổi thông tin trên mạng Internet bằng những phần mềm khách/dịch vụ (Client/Server) ñòi hỏi phải tạo ñược những kết nối riêng theo cơ chế ổ cắm (Socket). Trong trường hợp traoñổi tư liệu Thông tin - Thư viện, phương pháp liên kết thư viện theo chuẩn quốc tế Z39.50 hoàn toàn không thích hợpvà không chạy ñược trên mạng Internet Việt nam, là nơi số lượng ñịa chỉ IP thực ñược cấp rất hạn hẹp, với hầu hếtcác mạng dùng riêng kết nối Internet thông qua dịch vụ ủy quyền và các bức tường lửa. Muốn trao ñổi thông tin thôngsuốt, bắt buộc chúng ta phải tự giới hạn trong môi trường của các dịch vụ Internet phổ biến như World Wide Web,Internet E-mail, FTP (File Transfer Protocol).

Nghi thức truyền tập tin FTP và E-mail là hai dịch vụ ra ñời khá sớm trên mạng Internet, giúp con người trao ñổi cácthông tin riêng tư rất hiệu quả nhờ vào cơ chế hoạt ñộng ñơn giản. Tuy nhiên ứng dụng của chúng trong trao ñổithông tin giữa các cơ sở dữ liệu còn rất hạn chế vì ñòi hỏi sự can thiệp của con người. Bản thân dữ liệu thông thườngtự nó không chứa ñựng những thông tin cần thiết ñể có thể tự ñộng nhập vào các kho thông tin và các cơ sở dữ liệukhi ñược chuyển giao bằng FTP hay E-mail !

Dịch vụ WWW có rất nhiều hứa hẹn nhưng bản thân ngôn ngữ chuyển tải thông tin HTML lại không thích hợp ñể traoñổi dữ liệu. Chúng ta không thể tổ chức một cơ sở dữ liệu tại chỗ chỉ bằng cách tải xuống các trang Web chứa thôngtin ñã ñược ñịnh dạng bằng ngôn ngữ HTML, dù cho các thông tin này có cấu trúc, thậm chí ñược lấy ra từ một cơ sởdữ liệu nào ñó. Để tiếp nhận thông tin và ñưa vào cơ sở dữ liệu thông qua mạng Internet, nghĩa là lấy thông tin từ xa,dường như chỉ có cách nhập dữ liệu qua các trang Web chứa các Form nhập liệu, hoặc bằng cách chuyển tải dữ liệu từxa về và . tự nhập lấy!

Với cách thức trao ñổi dữ liệu như hiện nay, nhất là từ các dữ liệu của các kho tư liệu Thông tin - Thư viện thì dù códùng ñến mạng Internet ñể chuyển tải thông tin, bắt buộc các nhà quản trị Thông tin - Thư viện phải tham gia vàonhiều công ñoạn từ chuẩn bị dữ liệu, chuẩn hoá các phần mềm nhập liệu và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng nhưbản thân quá trình nhập dữ liệu. Các lý do nêu trên ñã cản trở rất nhiều quá trình trao ñổi thông tin và ứng dụngCNTT trong hoạt ñộng Thư viện, ñôi khi làm tiêu tốn cả bạc tỷ mà vẫn không giải quyết ñược vấn ñề quan trọng nhấtlà thông tin phải dễ dàng trao ñổi giữa các hệ thống và nhanh chóng ñến ñược với người cần sử dụng chúng.

Ngôn ngữ ñánh dấu mở rộng XML và trao ñổi dữ liệu trên mạng.

Giải pháp thích hợp cho vấn ñề trao ñổi dữ liệu tự ñộng giữa các kho thông tin và các cơ sở dữ liệu trên mạng Internetlà áp dụng ngôn ngữ ñánh dấu mở rộng XML (eXtensible Markup Language) Đây là vấn ñề thời sự nóng bỏng nhấthiện nay của CNTT trên thế giới nhưng dường như vẫn chưa ñược các nhà hoạch ñịnh chính sách CNTT chúng ta quantâm ñến, ñể nhanh chóng áp dụng vào thực tế. Trong khi ñó vấn ñề xây dựng các kho dữ liệu thông tin quốc gia vàcác ngành ñang ñược triển khai với nhiều nguồn kinh phí không nhỏ (riêng tại TP.HCM, kinh phí ñể tổ chức và xâydựng các kho thông tin dữ liệu phục vụ quản lý xã hội và quản lý kinh tế lên ñến hàng chục, hàng trăm tỷ ñồng).

Bản thân ngôn ngữ XML có nguồn gốc từ ngôn ngữ ñịnh dạng siêu văn bản HTML, cả hai ngôn ngữ này ñều bắt nguồntừ chuẩn ngôn ngữ ñịnh dạng văn bản tổng quát có cấu trúc SGML (Structured General Markup Language). Một vănbản XML hình thành từ các thẻ (Tag) với tên gọi phần tử (Element). Nhưng khác với ngôn ngữ HTML, số lượng và têngọi các phần tử trong XML là không hạn chế.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 10: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

Đối với các thông tin ñã có cấu trúc, như thông tin trong các cơ sở dữ liệu, việc mô tả chúng bằng văn bản XML là rấtdễ dàng và chính xác. Ví dụ thông tin về danh sách nhân viên trong bảng lương sau ñây :

STT Họ Tên Chức vụ Lương chính Phụ cấp

1 Nguyễn An Ninh Giám ñốc 5.000.000 70%

2 Trần Thị Thanh Thúy Trợ lý giám ñốc 1.500.000 30%

3 Phạm Văn Bảy Trưởng phòng tài vụ 2.500.000 40%

Bảng lương nhân viên Công ty Lương thực Thành Phố

Tài liệu XML tương ứng cho các dữ liệu trong bảng trên như sau :

<?xml version='1.0' encoding='ISO-8859-1'?><SALARYTABLE><TABLENAME>

Bảng lương nhân viên Công ty Lương thực Thành phố

</TABLENAME><EMPLOYEE ID="1"><NAME>Nguyễn An Ninh</NAME><POSITION>Giám ñốc</POSITION><SALARY>5000000</SALARY><PERCENT>70</PERCENT></EMPLOYEE><EMPLOYEE ID="2"><NAME>Trần Thị Thanh Thuý</NAME><POSITION>Trợ lý giám ñốc</POSITION><SALARY>1500000</SALARY><PERCENT>30</PERCENT></EMPLOYEE><EMPLOYEE ID="3"><NAME>Phạm Văn Bảy<NAME><POSITION>Trưởng phòng tài vụ</POSITION><SALARY>2500000</SALARY><PERCENT>40</PERCENT></EMPLOYEE></SALARYTABLE>

Tuy văn bản XML rất dễ dàng có thể tạo ra bằng bất cứ trình soạn thảo văn bản nào, tương tự như văn bản HTML,nhưng ñể có thể sử dụng nó cho trao ñổi thông tin, cần phải tuân thủ một số quy tắc sau.

Well-Formed Một văn bản XML là Well-Formed khi nó ñược viết theo cú pháp phù hợp với ñặc tả XML của tổ chứcW3C. Các phần tử hình thành một cây phân cấp có chung một phần tử gốc (Root Element). Các phần tử có thể chứamột hay nhiều phần tử con xếp lồng vào nhau.

Trong thí dụ trên các phần tử NAME, POSITION, SALARY, PERCENT là con của phần tử EMPLOYEE. Tất cả ñều cóchung một gốc là SALARYTABLE. Tuy nhiên phần tử TABLENAME không cùng cấp với phần tử NAME theo mối quan hệcha con.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 11: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

Valided Một văn bản XML ñược gọi là Valided thì trước hết nó phải là văn bản Well-Formed và phải phù hợp với tấtcaû các ñịnh nghĩa trong một ñặc tả chung cho các văn bản có cùng cấu trúc, gọi là DTD (Document Type Definition).Các ñịnh nghĩa này cũng tương tự như ñịnh nghĩa dữ liệu trong các bảng của cơ sở dữ liệu về kiểu biến (Data Type),ñộ dài dữ liệu (Size), và các mối quan hệ khác (Key, Not Null .).

Nói cách khác, văn bản XML ñược coi là Valided nếu nó không chứa bất kỳ phần tử nào mà không ñược ñịnh nghĩatrước trong DTD và thứ tự xuất hiện, số lần xuất hiện của một phần tử phải phù hợp với các ñặc tả của DTD.

Để có thể trao ñổi thông tin có cấu trúc, hai cơ sở dữ liệu phải thống nhất dùng chung một ñặc tả DTD cho các vănbản XML. Tuy nhiên với các văn bản phi cấu trúc thì không nhất thiết phải tuân thủ hoàn toàn chuẩn về tính Validedcủa một tài liệu XML, mà chỉ cần một phần trong chúng chứa những thông tin hữu ích giúp cho việc mô tả tính chất vànội dung của bản thân tài liệu. Các thông tin mô tả này còn gọi là Meta-Data(Dữ liệu mô tả về các dữ liệu).

Các văn bản XML với một số thông tin mô tả kèm theo cũng dưới dạng văn bản XML có thể dễ dàng chuyển giao trênmạng Internet, tương tự như các tập tin HTML. Nhưng chúng không trực tiếp dành cho con người mà dành cho các hệthống tự ñộng xử lý thông tin ñể nhập vào các cơ sở dữ liệu. Quá trình xử lý các văn bản XML và các phần mềm dùngñể xử lý chúng còn gọi là các bộ XML Parser. Các phần mềm này cũng có vai trò tương tự như các trình duyệt thôngtin Web, chỉ có khác là các bộ XML Parser này dành cho các phần mềm và chương trình máy tính ñể thực hiện quátrình tự ñộng xử lý và nhập/ xuất dữ liệu thay cho con người. Tuy ý tưởng về một ngôn ngữ văn bản giúp tự ñộng hoáquá trình nhập/ xuất/ trao ñổi dữ liệu giữa các kho dữ liệu như ngôn ngữ XML là hết sức ñơn giản, nhưng hiệu quả mànó ñem lại rất to lớn, giúp chúng ta có thể giải quyết những vấn ñề còn vướng mắc trong quá trình trao ñổi thông tinCSDL trên mạng Internet.

Phần mềm liên Thư viện cho các Thư viện Điện tử trên mạng Internet.

Để kết luận, chúng tôi muốn ñề cập tới một vấn ñề cụ thể và có ý nghĩa quan trọng trong trao ñổi thông tin - thư viện,ñó là lựa chọn giải pháp, thiết lập các chuẩn liên thông thư viện và lựa chọn ứng dụng hay phát triển phần mềm liênthư viện phù hợp với mục tiêu mà chúng ta ñã ñề ra.

Trên thực tế, ñây là một vấn ñề rất mới không những ở Việt nam mà còn trên thế giới. Ngay tại các quốc gia pháttriển như Anh, Mỹ, Pháp, Nhật, v.v. các chuyên gia thư viện vẫn không ngừng tìm kiếm các giải pháp và ñịnh hình cácchuẩn ñể trao ñồi thông tin thư viện. Chuẩn biên mục MARC (Machine Readable Cataloging) ra ñời từ những năm60-70 ñã ñể lại một kho dữ liệu khổng lồ các thông tin biên mục. Chỉ riêng tại Thư viện Quốc hội Hoa kỳ (Library ofCongress), số lượng các biểu ghi MARC Formats ñã lên ñến hơn 50 triệu. Tuy nhiên chuẩn lưu trữ MARC Format khôngphù hợp cho việc chuyển giao dữ liệu trong các thư viện ñiện tử vì tính chất phức tạp của nó. MARC Format ra ñờinhằm phục vụ cho quá trình ñịnh dạng và in thẻ thư mục truyền thống (Library Catalog). MARC Record có thể chứahơn 800 trường mô tả dữ liệu chi tiết ñể ñịnh dạng thẻ, nhưng phần lớn các trường này là không cần thiết và khôngñược sử dụng ñến trong các thư viện ñiện tử hiện ñại. Trong các thư viện ñiện tử, quá trình tổ chức các kho dữ liệuluôn dựa trên các hệ quản trị cơ sở dữ dữ liệu với chức năng giúp người sử dụng nhanh chóng tìm kiếm và truy cậpthông tin trực tiếp thông qua mạng máy tính, không dùng ñến các thẻ thư mục in saün. Hạn chế nữa của MARCRecord như phương pháp trao ñổi dữ liệu là nó rất khó ñọc và viết bởi con người, có mô tả cứng nhắc một số trườngvới ñộ dài cố ñịnh, hạn chế trong hỗ trợ các ngôn ngữ theo chuẩn UNICODE khi cần sử dụng ñến 04 bytes cho một kýtự !

Xu hướng chung hiện nay trên thế giới, ñặc biệt là ở các quốc gia chưa hình thành các kho dữ liệu thông tin thư việnMARC Records là chuyển qua sử dụng chuẩn biên mục dựa trênMARC với ngôn ngữ mô tả dữ liệu XML. Dữ liệu ñượctrực tiếp trao ñổi ñể liên thông trên mạng Internet từ các Website, không cần sử dụng ñến nghi thức liên thư việnquốc tế Z39.50.

Chuẩn trao ñổi các dữ liệu thông tin trên Internet hiện nay như Dublin Core Meta-Data là một thí dụ. Dublin CoreMeta-Data chỉ sử dụng 15 trường dữ liệu chính có trong MARC Format, ñó là các trường dữ liệu phổ biến và hữu íchnhất cho một tài liệu số hoá ñể trao ñổi trên mạng Internet. Các dữ liệu Meta-Data này sẽ ñược gắn vào phần ñầu chomỗi tài liệu ñiện tử ñặt trên Website và rất thích hợp cho các Search Engine tìm kiếm, lọc ra các thông tin Meta-Datanày ñể tổ chức thành kho dữ liệu thông tin mà không cần dùng ñến hệ quản trị cơ sở dữ liệu truyền thống. Nói cáchkhác, ngay bản thân ngôn ngữ XML tự nó ñã hỗ trợ cho việc hình thành một cơ sở dữ liệu toàn văn bản, phi cấu trúcrất tiện lợi cho việc tìm kiếm và trao ñổi thông tin.

Thư viện Y học quốc gia Hoa kỳ (National Medicine Library) bắt ñầu từ năm 2001 ñã hoàn toàn thực hiện trao ñổithông tin và các dữ liệu của mình bằng ngôn ngữ XML, sau khi chuyển ñổi hơn 10 triệu bản ghi MARC sang dạng XML.Các Thư viện của Pháp và Nhật bản cũng ñang bắt ñầu chuyển qua sử dụng ngôn ngữ XML cho công tác biên mục vàtrao ñổi thông tin, v.v..

Tại Việt nam, tuy chưa hình thành các kho tư liệu thông tin - thư viện ñủ mạnh và các phần mềm thích hợp ñể có thểkhai thác hiệu quả trên mạng Internet, nhưng ñã có những yếu tố cần thiết ñể hình thành một Hệ thống liên thưviệnhiện ñại, với nòng cốt là Thư viện Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên, Đại Học Quốc gia TP HCM với sự tham giaban ñầu của thư viện ba trường Đại học khác trong khu vực phía Nam là Đại Học Đà lạt, Đại Học Dân lập Văn lang,

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 12: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

Đại Học Luật TP HCM.

Hệ thống liên thư viện các trường Đại học nói trên sử dụng chung một chuẩn biên mục dựa trên MARC 21 và ứng dụngngôn ngữ XML ñể trao ñổi tự ñộng các thông tin - thư viện thông qua mạng Internet. Phần mềm hỗ trợ hệ thống nàycó tên là iLOC - inter-Library Online Catalog do nhóm chuyên gia thư viện, chuyên gia lập trình mạng Internet củaTrường Đại Học Khoa học Tự nhiên và Trung tâm Ứng dụng Công Nghệ mạng Internet thực hiện. Dự kiến ñến cuốitháng 04 năm 2001, Hệ thống liên thư viện sẽ chính thức ñi vào hoạt ñộng với một cổng truy xuất ñặt tại Gateway raInternet của mạng Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Hy vọng rằng khi ñó bạn ñọc ñông ñảo trong cả nước sẽ có thểngồi tại nhà mở mạng Internet ñể tìm kiếm tư liệu, ñồng thời các ñồng nghiệp các thư viện khác có thể tải về các dữliệu biên mục ñể bổ sung cho thư viện của mình bằng giao tiếp World Wide Web hay E-mail.

Back Top

GÓP Ý VỀ TIÊU ĐỀ ĐỀ MỤC

LÂM VĨNH THẾ - Trưởng Ban biên mục ĐH Saskatchewan CANADA

Theo dõi Bản Tin Điện Tử (BTTĐ) của Câu Lạc Bộ Thư viện từ mấy năm nay, tôi rất vui mừng nhận thấy các bạn ñồngnghiệp trong nước ñặc biệt lưu tâm về vấn ñề tiêu ñề ñề mục (TĐĐM). Tôi xin ñóng góp một vài ý kiến với các bạn vềvấn ñề này

Nên hay không nên dùng Tiêu ñề ñề mục.Đồng nghiệp Nguyễn Cửu Sà, trong bài viết Bàn thêm về tiêu ñề ñề mục (Subject Headings), BTTĐ, số 12/2000ñã ghi nhận: "Điều ñơn giản ñể nhận xét, so sánh là là một quyển sách trong Mục Lục Phân Loại chỉ tươngứng với một ký hiệu của khung phân loại trong khi ñó ở Mục Lục TĐĐM, quyển sách ñó có thể có hai, bañề mục có trong nội dung. Việc tìm tư liệu qua Mục Lục TĐĐM do ñó rộng hơn, ñầy ñủ hơn qua Mục LụcPhân loại". Rõ ràng là Anh Sà ñã rất khiêm tốn trong nhận xét của anh. Vì thật ra, anh có thể ñi xa hơn rất nhiều cái"ñiều ñơn giản" ñó. Tôi xin mạn phép kể ra thêm một vài lợi ích khác của TĐĐM:

TĐĐM dùng ngôn ngữ tự nhiên, chớ không phải như khung phân loại là dùng ký hiệu; ví dụ: một quyển sáchviết về Chó thì TĐĐM sẽ là CHÓ, chứ không phải là 599.772 (theo Khung Phân loại Dewey, ấn bản toàn văn21); thì có phân loại viên mới biết 599.772 là ký hiệu cho ñề mục CHÓ nên người sử dụng không thể biết ñược.

TĐĐM còn có thể diễn tả các ñề mục một cách chính xác hơn nhiều qua các tiểu phân mục (Subdivisions), Ví dụnhư:

Chó -- Bệnh Chó -- Thức ăn Chó -- Chuồng

Đó là mới nói tới tiểu phân mục về ñề tài (topical subdivisions) vì còn các tiểu phân mục hình thức (form subdivisions),tiểu phân mục lịch sử (historical hay period subdivisions) và tiểu phân mục ñịa lý (geographical hay placesubdivisions) nữa. Và dĩ nhiên, ta còn có thể sử dụng phối hợp các loại tiểu phân mục khác nhau trong cùng mộtTĐĐM, ví dụ như:

Chó -- Bệnh -- Hội nghị

Cho kỷ yếu của một hội nghị về các loại bệnh của chó

Một hệ thống TĐĐM tốt còn có thể hướng dẫn người sử dụng ñến các TĐĐM rộng hơn hoặc hẹp hơn, ñáp ứngñúng hơn cho nhu cầu thật sự của người sử dụng, ví dụ như:

Chó

ĐM rộng hơn Thú nuôi trong nhà ĐM hẹp hơn Du lịch với chó Mực (Chó) Phèn (Chó) Trò chơi với chó Vá (Chó)

Vấn ñề "nên hay không nên dùng TĐĐM" thật ra ñã ñược giải quyết trong hệ thống thư viện Phía Nam. Điều ñáng

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 13: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

khích lệ là bây giờ một số ñồng nghiệp ở Phía bắc cũng ñã ñồng ý là nên dùng TĐĐM (tuy rằng chưa có sự thống nhấtvề mặt thuật ngữ; ở Miền Bắc dùng từ ñề mục chủ ñề thay vì TĐĐM (Tạ Thị Thịnh, "Bàn về Tiêu ñề Đề mục hayĐề mục chủ ñề (Subject Headings) dùng cho các thư viện" BTĐT, số 10/2000).

Chị Thịnh cũng như Anh Sà ñều mong muốn có một Bảng TĐĐM thống nhất cho cả nước, và ñã bước ñầu ñề ra một sốphương hướng ñể thực hiện Bảng TĐĐM cho Việt Nam. Đó là vấn ñề thứ hai tôi muốn ñược góp ý với các bạn.

Một Bảng TĐĐM cho Việt Nam.

Cá nhân tôi hoàn toàn ñồng ý với ý kiến thực hiện một Bảng TĐĐM cho Việt Nam. Điều này ñã ñược tôi ñề cập ñếntrước ñây trong hai bài báo cáo chuyên ngành: lần ñầu trong bài thuyết trình tại Hội nghị NIT '98 ở Hà Nội (NIT '98 :10th International Conference on New Information Technology, March 24-26, 1998, Hanoi, Vietnam :Proceedings/edited by Ching-chih Cheng. Tr.141-148); Lần thứ hai trong một bài báo ñăng trong tạp chí AsianLibraries (Issues in Library development for Vietnam, Asian Libraries, V. 8, no.10 (1999), tr.371-379).

Về vấn ñề phương thức thực hiện, cả hai cách mà Anh Sà ñề nghị ñều hợp lý và khả thi: cách thứ nhất là "theophương thức tiệm tiến theo cách tằm ăn dâu" (Chị Thịnh ñồng ý với cách này) và cách thứ hai là "Phương thứcchuyển ngữ từ một bản danh mục TĐĐM ngoại quốc" (BTĐT, số 7/2000). Sau ñóù trong BTĐT, số 12/2000,Anh Sà có vẻ nghiêng về cách thứ hai hơn, anh viết "... Do ñó ta có thể yên tâm nghĩ ñến cách xây dựng hệthống TĐĐM Việt ngữ bằng chuyển dịch và cải biên từ một Bảng TĐĐM ngoại quốc". Bản thân tôi tán thànhcách thứ hai. Lý do ñơn giản là chúng ta không có thời gian cho cách thứ nhất (Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ mất 100năm mới có Bảng LCSH gồm năm quyển như hiện nay; chúng ta sẽ mất bao lâu ?). Lý do thứ hai là, theo cách nói củangười Mỹ, "không ai ñi sáng chế cái bánh xe = reinvent the wheel". Tôi chỉ muốn nói thêm một ñiều là trướckhi bắt tay vào việc chuyển dịch và cải biên này, chúng ta cần phải có những khóa tập huấn ñể cho tất cả mọi ngườitham gia vào công tác này có ñược một sự hiểu biết tường tận về lý thuyết và thực hành của TĐĐM.

Để kết thúc bài góp ý này, tôi muốn nói thêm một ñiều. Tại Bắc Mỹ, thư mục thẻ (hay thư mục phiếu, card catalog) ñãlà chuyện của quá khứ rồi; trong bất cứ loại hình thư viện nào, từ thư viện công cộng, thư viện học ñường ñến thưviện ñại học, chuyên ngành, thư mục ñiện tử trực tuyến (Online Catalog hay rõ ràng hơn là Online Public AccessCatalog, thường ñược viết tắc là OPAC; sau ñây xin ñược dùng chữ viết tắc TMTT) ñã hoàn toàn thay thế cho thư mụcthẻ. Ở Việt Nam chúng ta ñang bước ñầu ñi vào việc sử dụng các loại hình thư mục trực tuyến này. Chúng ta cần họchỏi kinh nghiệm của các nước ñể tránh những lỗi lầm mà họ ñã trãi qua. Vào ñầu thập niên 1980, khi TMTT ñược ñưavào sử dụng tại các thư viện ñại học ở Hoa Kỳ, Hội ñồng Tài Nguyên Thư Viện (Council on Library Resources--CLR) ñãtài trợ nhiều cuộc nghiên cứu trong các năm 1981 và 1982 ñể tìm hiểu phản ứng của người sử dụng ñối với TMTT. Nóichung kết quả rất khích lệ: trên 80% số người ñược thăm dò cho biết họ thích sử dụng TMTT hơn là thư mục thẻtruyền thống, với 75% cho biết thỏa mãn (satisfied) với việc truy tìm tài liệu bằng TMTT (Markey, Karen. SubjectSearching in Library Catalogs: Before and After the Introduction of Online Catalogs. Dublin, Ohio: OCLC, 1984. tr14).Tuy nhiên, trong lĩnh vực tìm tài liệu theo chủ ñề (subject searching), người sử dụng cũng có nêu ra một số khó khănmà họ gặp phải. Nói chung, có 3 khó khăn chính

Các từ mà họ sử dụng không ăn khớp với TĐĐM trong TMTT

Họ gặp khó khăn trong việc mở rộng hay thu hẹp lại các từ mà họ sử dụng

Họ không thể tham khảo bảng TĐĐM trong lúc truy tìm TMTT (Markey, tr. 87).

Đây là những ñiều mà các ñồng nghiệp trong nước nên quan tâm trong việc thiết kế giao diện giữa người sử dụng vàTMTT (user-online catalog interface design).

Back Top

NÂNG CẤP TRANG THIẾT BỊ THƯ VIỆN ĐỂ NÂNG CAO

NĂNG LỰC ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TRẦN TRỌNG BẢY, BS - Chủ nhiệm Thư viện Học viện Hải quân Việt nam

Thư viện là một trong những thành phần không thể thiếu trong các trường ñại học. Nhiệm vụ chính của thư viện cáctrường ñại học là phục vụ học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ñổi mới phương pháp giáo dục trong nhàtrường. Thư viện có vai trò như một bài giảng thứ hai, người thầy thứ hai, giáo dục trên nhiều phương diện về nănglực và nhân cách cho người học. Trong thời ñại bùng nổ thông tin như hiện nay, ñể có thể xử lý ñược nhanh chóng,chính xác, ñầy ñủ các nguồn thông tin; quản lý tốt sách, giáo trình tài liệu, ñáp ứng ñược nhu cầu của bạn ñọc, ñòi hỏithư viện các trường ñại học phải ñổi mới phương pháp phục vụ, nâng cấp thiết bị, ñưa công nghệ thông tin vào hoạtñộng của mình, từng bước xây dựng thư viện ñiện tử, hòa mạng và liên kết các thư viện, các trung tâm thông tin khoa

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 14: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

học với nhau.

Ở nước ta hiện nay ñã có nhiều thư viện trường ñại học ñược tin học hoá với những trang thiết bị quản lý thư việnhiện ñại, như Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện Đại học Sưphạm TP. Hồ Chí Minh, Thư viện Đại học dân lập Văn Lang TP. Hồ Chí Minh ... Và nhiều thư viện các trường ñại họckhác ñang ñược nâng cấp, xây dựng với qui mô hiện ñại.

Thực tế, trong nhiều năm trước ñây thư viện trong các trường ñại học chưa ñược coi trọng ñúng mức, ở nhiều trường,thư viện chỉ ñược coi là một bộ phận, một tổ phục vụ, còn nhân viên thư viện chỉ làm chức năng là người giữ kho sách.Trong mấy năm gần ñây, thư viện các trường ñại học ñược quan tâm nhiều hơn về nội dung. Nhiều tài liệu, giáo trìnhñược bổ sung, ñược ñổi mới cả về nội dung lẫn hình thức. Nhưng hệ thống kho sách, phòng ñọc và các trang thiết bịthư viện ở nhiều trường ñã xuống cấp, cũ nát, thiếu thốn và không ñồng bộ. Công tác quản lý thông tin, quản lý thưviện vẫn mang tính truyền thống, thủ công, việc cung cấp thông tin cho bạn ñọc vẫn chủ yếu là sách (tài liệu cấp 1) vàbáo, tạp chí ở dạng giấy. Vì thế nhiều cơ quan thông tin, thư viện chưa làm tròn ñược nhiệm vụ, chức năng của mình.

Để các cơ quan thông tin khoa học có ñiều kiện làm tốt chức năng là cơ quan thu thập khai thác, phân tích, tổng hợpcác nguồn tin khoa học phục vụ ñầy ñủ, chính xác, kịp thời cho các cấp lãnh ñạo và các ñối tượng có nhu cầu thôngtin; các thư viện làm tốt chức năng là ñơn vị quản lý thông tin (tri thức) và cung cấp thông tin cho bạn ñọc thì Bộ Giáodục và Đào tạo cần quan tâm hơn nữa ñến việc ñầu tư nâng cấp các trang thiết bị thông tin - thư viện (TT-TV) chocác trường ñại học. Cụ thể là:

Chỉ ñạo các trường xây dựng kế hoạch ñưa công nghệ thông tin vào công tác TT-TV, từng bước xây dựng thưviện ñiện tử.

Đầu tư kinh phí có trọng ñiểm và dài hơi cho một số trường có khả năng ñiều kiện xây dựng ñược thư viện ñiệntử, từ ñó nhân rộng ra cả nước.

Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên ñề về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác TT-TV trong cáctrường ñại học, nhằm tìm ra những giải pháp hợp lý, trao ñổi kinh nghiệm và tạo ñiều kiện giúp ñỡ lẫn nhautrong các nhà trường.

Để thực hiện ñược việc nâng cấp trang thiết bị, hướng tới tin học hoá toàn bộ các hoạt ñộng TT-TV, việc quan tâmñầu tư kinh phí là rất cần thiết, song yếu tố con người mới cực kỳ quan trọng. Các cán bộ, nhân viên TT-TV trong cácnhà trường phải tự bồi dưỡng nâng cao về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, trình ñộ tin học, ngoại ngữ ñể có thể làm chủñược trang thiết bị hiện ñại. Công tác ñào tạo cán bộ Thư viện ở các trường ñại học cần phải ñược ñổi mới ñể phù hợpvà ñáp ứng ñược yêu cầu của hoạt ñộng TT-TV trong các trường ñại học hiện nay và trong tương lai. Thư viện cáctrường ñại học nên có kế hoạch phối hợp với các thư viện công cộng, thư viện chuyên ngành, các Trung tâm Thông tinTư liệu KHCN-MT của Trung ương và ñịa phương trên cùng ñịa bàn, mở những lớp ñào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho ñội ngũ cán bộ TT-TV; ñưa những kiến thức về cơ sở TT-TV vào giảng dạy cho sinh viên, ñể họ cónhững hiểu biết căn bản về phương pháp tra cứu, tìm kiếm thông tin ở Thư viện và các Trung tâm Thông tin trong vàngoài nước.

Bước sang thế kỷ 21, với tốc ñộ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong hoạt ñộng TT-TV trên thế giới vàtrong nước, với sự quan tâm ñầu tư ñúng hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng ta tin tưởng rằng trong một tương

lai không xa, hệ thống thư viện trong cả nước sẽ ñược liên thông nối mạng với nhau, cùng nhau chia sẽ nguồn lựcthông tin, tạo ra những tri thức mới, góp phần xây dựng ñất nước Việt Nam giàu mạnh.

Back Top

KINH NGHIỆM XỬ LÝ BARCODETRONG QUẢN LÝ LƯU HÀNH TỰ ĐỘNG

NGUYỄN TUYẾN, BS. - Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên

Trong việc áp dụng tiến bộ của công nghệ thông tin vào tự ñộng hoá thư viện không thể không ñề cập việc ứng dụngmã vạch (barcode) vào công tác quản lý thư viện. Mã vạch ñược ứng dụng rất lâu trong các sản phẩm hàng hóa màñặc biệt trong công tác xuất bản và phát hành sách. Từ 1970 người ta ñã dùng mã EAN-13 mã hóa ISBN(International Standard Book Numbering) trong việc quản lý các ấn phẩm sách của tất cả các quốc gia trên thế giớimua bán trên thị trường. Hệ thống mã vạch ñã ñược các thư viện Ấu- Mỹ sử dụng từ lâu trong công tác quản lý thưviện. Ở nước ta do việc áp dụng công nghệ thông tin vào thư viện còn chậm so với thư viện các nước trên thế giới vàtrong khu vực. Nhưng gần ñây các thư viện tại Thành phố Hồ Chí Minh ñã áp dụng công nghệ thông tin vào những

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 15: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

hoạt ñộng thư viện và nhất là việc thay ñổi từ mục lục phiếu sang hệ thống mục lục trực tuyến từ ñó nảy sinh yêu cầulưu hành tự ñộng. Hiện nay nhiều thư viện ñã áp dụng mã vạch trong quản lý sách và quản lý ñộc giả và thực hiệncông các mượn trả tự ñộng khá tốt như: Thư viện Kiến trúc, Thư viện Sau ñại học Kinh tế, Thư viện ĐH Sư phạm....việc áp dụng mã vạch ñã ñem ñến một lợi ích rất lớn trong quản lý thư viện làm giảm bớt áp lực về thời gian cũng nhưsổ sách từ công tác mượn trả thủ công cũng như thực hiện ñược các công tác thống kê thư viện nhanh chóng.

Thống kê tình trạng mượn trả

Thống kê sách ñang cho mượn

Thống kê sách ñang có tại thư viện

Thống kê số vòng quay sách

Thống kê ñộc giả mượn quá hạn...

Yêu cầu cơ bản và thực hiện xử lý mã vạch:

Hệ thống mạng thư viện hoàn chỉnh

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu của thư viện

Thiết bị chuyên dùng về mã vạch (máy ñọc, máy in mã vạch)

Việc áp dụng mã vạch vào quản lý thư viện mỗi thư viện có khác nhau nhưngchung nhất vẫn là tạo cho mỗi cuốn sách, mỗi thẻ thư viện có một mã vạch từ ñósử dụng mã vạch ñã có vào công tác mượn trả. Do tất cả các thư viện của chúngta ñã ra ñời trước nên việc áp dụng mã vạch vào có những ñiểm còn khó khăn.Nhiều thư viện ñã có CSDL sách nhưng còn băn khoăn không biết bắt ñầu từ khâunào, hay nhiều thư viện chưa tin tưởng lắm vào hệ thống mã vạch này nên việcứng dụng còn dè chừng. Để làm rõ việc áp dụng kỹ thuật mã vạch vào quản lýthư viện tôi xin ñề nghị một cách thực hiện ñể các bạn ñồng nghiệp tham khảo.

Tại Thư viện ĐH Khoa học Khoa học Tự nhiên do có hệ thống mạng cục bộ và Hệquản trị cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh và dữ liệu sách ñã có saün trong CSDL từ trước, nên việc áp dụng mã vạch thực hiệnmột cách khá dễ dàng theo từng công ñoạn sau:

Đối với sách.

Phân chia mã vạch áp dụng cho từng kho, nếu thư viện có nhiều khothì ta phân chia mã cho từng kho, ta dùng mã EAN 8 nên chúng ta cósố từ 10000010 - 90000010 (số 0 cuối cùng là Check code) nên mỗidãy cho phép 1 triệu số tương ứng với 1 triệu sách. Nên ta có thểphân mã cho từng kho như sau:

10000010 cho kho A

20000010 cho kho B

30000010 cho kho C...

Nếu thư viện chỉ có một kho hoặc muốn quản lý chung một dãy sốcho tất cả các kho cũng ñơn giản, nếu hết dãy 10000010 ta dùng ñếndãy 20000010, vì như trên ta biết 1 dãy có 1 triệu code tương ứngmột triệu bản sách mà thư viện của chúng ta chắc chắn dùng 1 dãycho trên 10 ñến 20 năm.

In hàng loạt mã vạch dán vào sách cho từng kho sách. Mã vạch ñượcdán vào bìa trước của cuốn sách.

Quét mã vạch của từng cuốn sách vào máy tương ứng với biểu ghi dữ liệu sách trong CSDL (nếu chưa códữ liệu sách trong CSDL thì việc nhập dữ liệu cho từng cuốn sách sẽ tương ứng với một mã vạch sinh tựñộng, sau ñó chúng ta in mã vạch và dán vào từng cuốn sách ñã nhập sách).

Đối với quản lý ñộc giả

Nhập dữ liệu cho từng ñộc giả vào CSDL theo biểu nhập mẫu.

In thẻ ñộc giả từ dữ liệu ñã nhập (CSDL sinh mã vạch tự ñộng theo từng thẻ).

Thực hiện quản lý mượn trả tự ñộng.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 16: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

Màn hình chức năng mượn

Khi ñộc giả ñã chọn ñược sách và muốn mượn thì cán bộ thư viện tại quầy lưu hành chỉ thực hiện các thao tác nghiệpvụ sau:

Đưa thẻ ñộc giả vào máy ñọc ñể nhập mã vạch.

Đưa sách mà ñộc giả muốn mượn vào máy ñọc ñể nhập mã vạch sách.

Mặc ñịnh thời gian mượn và nhập dữ liệu mượn vào CSDL.

Đối với việc trả sách cũng thực hiện tương tự các thao tác trên nhưng ở chức năng trả sách và tương ứng chức năngnhập dữ liệu trả là xoá dữ liệu mượn ñối với ñộc giả ñó.

Màn hình chức năng trả

Như vậy thao tác của việc mượn trả sách bây giờ nhanh gọn và chính xác, không còn mất thời gian phải tìm hồ sơmượn trả cũng như phải ghi vào hồ sơ mượn trả sách của ñộc giả. Thiết nghĩ việc áp dụng mã vạch vào công tácmượn trả tự ñộng ñã làm lợi thời gian rất nhiều cho công tác phục vụ của thư viện. Thì sự ñầu tư tài chính cho việcứng dụng này không ñáng kể so với thời gian và công sức mà chúng ta dành cho công tác phục vụ thủ công, mà từ lâucông tác phục vụ tại các thư viện của chúng ta lại chiếm nhiều thời gian và nhân sự nhất trong hoạt ñộng của một thưviện.

Back Top

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 17: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

THƯ VIỆN CAO HỌC NHẬN ĐỢT SÁCH TẶNG ĐẦU TIÊN TỪASIA FOUNDATION

Asian Foundation với văn phòng ñại diện ở Việt nam ñược ñặt tại #10-03 Prime Centre, 53 Phố Quang Trung, Hà nộiñã tổ chức nhiều ñợt tặng sách cho các thư viện ở Việt nam. Thư viện Cao học ñã nhận ñợt sách tặng ñầu tiên vào quýI/2001. Sách ñược chuyển qua Thư viện Quốc gia Việt nam.

Danh mục sách Asia Foundation tặng

150 TÂM LÝ HỌC

BAKER, THERESE L. Doing Social Research. - 2nd ed.. - New York : McGraw-Hill, 1998.1.

Child Growth and Development 98/99 : Annual Editions. - 5th ed.. - Guilford, Connecticut : McGraw-Hill,1998.

2.

DACEY, JOHN S. Human Development : Across the Life-Span/ John S. Dacey, John F. Travers. - 3rd ed.. -Boston : McGraw-Hill, 1996.

3.

FELDMAN, ROBERT S. Understanding Psychology. - 4th ed..- New York : McGraw-Hill, 1996.4.

Forbes Richest People : The Forbes Annual Profile of the World?s Wealthiest Men and Women/Jonathan T. Davis (Ed.). - New York : John Wiley & Sons, 1997.

5.

HALONEN, JANE S. Psychology : Contexts of Behavior/ Jane S. Halonen, John W. Santrock. - 2nd ed.. -Boston : McGraw-Hill, 1996.

6.

HETHERINGTONG, E. MAVIS. Child Psychology : A Contemporary View Point/ E. Mavis Hetheringtong,Ross D. Parke. - 4th ed.. - New York : McGraw-Hill, 1993.

7.

Human Development 98/99 : Annual Editions. - 26th ed.. - Guilford, Connecticut : McGraw-Hill, 1998.8.

Introductory Reading for Cognitive Psychology/ Richard P. Honeck (Ed.). - 3rd ed.. - Guilford, Connecticut: McGraw-Hill, 1998.

9.

KENDALL, PHILIP C. Abnormal Psychology/ Philip C. Kendall, Constance Hammen. - Boston : HoughtonMifflin, 1995.

10.

LEATZ, CHRISTINE A. Career Success Personal Street : How to Stay Healthy in a High-StressEnvironment/ Christine A. Leatz, Mark W. Stolar. - New York : McGraw-Hill, 1992.

11.

MCCALLISTER, LINDA. "I Wish I?d Said That : How to Talk Your Way Out of Trouble and IntoSuccess. - New York : John Wiley & Sons, 1992.

12.

MYERS, DAVID G. Social Psychology. - 5th ed.. - New York : McGraw-Hill, 1996.13.

SCANZONI, LETHA DAWSON. Men, Women, and Change : A Sociology of Marriage and Family/ LethaDawson Scanzoni, John Scanzoni. - 3rd ed.. - New York : McGraw-Hill, 1998.

14.

Sociology 98/99 : Annual Editions . - 27th ed..- Guilford, Connecticut : McGraw-Hill, 1998.15.

The Best of Psychology Today/ Paul Chance, T. George Harris (Ed.). - New York : McGraw-Hill, 1990.16.

WORTMAN, CAMILLE B. Psychology/ Camille B. Wortman, Elizateth F. Loftus, Mary E. Marshall. - 4th ed.. -New York : McGraw-Hill, 1982.

17.

300 KHOA HỌC XÃ HỘI

BERNSTEIN, ALBERT J. Dinosaur Brains : Dealing with all Those Impossible People at Work/ Albert J.Bernstein, Sydney Craft Rozen. - New York : John Wiley & Sons, 1989.

1.

BODIE, ZVI. Investments/ Zvi Bodie, Alex Kane, Alan J. Marcus. - 3rd ed.. - Boston : McGraw-Hill, 1996.2.

Career, Communication, and Critical Thinking : A Student Guide. - New York : McGraw-Hill, 1996.3.

COCKERHAM, WILLIAM C. The Global Society : An Introduction to Sociology. - New York : McGraw-Hill,4.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 18: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

1995.

ELIFSON, KIRK W. Fundamentals of Social Statistics/ Kirk W. Elifson, Richard P. Runyon, Audrey Haber. -2nd ed.. - New York : McGraw-Hill, 1990.

5.

FRY, FRED L. Business : An Integrative Framework/ Fred L. Fry, Charles R. Stoner, Richard E. Haltwick. -Boston : McGraw-Hill, 1998.

6.

Fundamentals of Behavioral Statistics/ Richard P. Runyon, Audrey Haber, David J. Pittenger, Kay A.Coleman. - 8th ed.. - New York : McGraw-Hill, 1996.

7.

GART, ALAN. Regulation, Deregulation, Reregulation : The Future of the Banking, Insurance, andSecurities Industries. - New York : John Wiley & Sons, 1993.

8.

GELLES, RICHARD J. Sociology : An Introduction/ Richard J. Gelles, Ann Levine. - 5th ed.. - New York :McGraw-Hill, 1995.

9.

HERERA, SUE. Women of the Street : Making it on Wall Street - The World?s Toughest Business. -New York : John Wiley & Sons, 1996.

10.

Human Resources 98/99 : Annual Editions/ FredH. Maidment (Ed.). - Guilford : McGraw-Hill, 1998.11.

INSANA, RON. Trader?s Tales : A Chronicle of Wall Street Myths, Legends, and Outright Lies. - NewYork : John Wiley & Sons, 1996.

12.

KINNI, THEODORE B. America?s Best : Industry Week?s Guide to World-Class Manufacturing Plants.- New York : John Wiley & Sons, 1996.

13.

Intellectuals and Politics : Social Theory in a Changing World/ Charles Lemert (Ed.). - Newbury Park :Sage, 1990.- (Key Issues in Sociology Theory; 5)

14.

KAPOOR, JACK R. Personal Financial/ Jack R. Kapoor, Les R. Dlabay, Robert J. Hughes. - 4th ed.. - Boston :McGraw-Hill, 1996.

15.

KAPOOR, JACK R. Personal Financial Planner for Use with Personal Finance/ Jack R. Kapoor, Les R.Dlabay, Robert J. Hughes. - 4th ed.. - Boston : McGraw-Hill, [1996].

16.

Management and Care of the Elderl : Psychosocial Perspectives/ Mary S. Harper (Ed.) . - Newbury :Sage, 1991.

17.

MELAMED, LEO. Leo Melamed : Escape to the Futures/ Leo Melamed, Bob Tamarkin. - New York : JohnWiley & Sons, 1996.

18.

Researching Social Gerontology : Concept, Methodsand Issues/ Sheila M. Peace (Ed.) .- London : Sage,1990.

19.

RITZER, GEORGE. Sociological Theory. - 4th ed..- New York : McGraw-Hill, 1996.20.

ROSE, PETER S. Money and Capital Markets : Financial Institutions and Instruments in a GlobalMarket Place. - 6th ed.. - Boston : McGraw-Hill, 1997.

21.

SANTROCK, JOHN W. Adolescence : An Introduction.- 6th ed.. - Madison : Brown & Benchmark, 1996.22.

SANTROCK, JOHN W. Life-Span Development. -6th ed.. - Madison : Brown & Benchmark, 1997.23.

SANTROCK, JOHN W. Psychology. - 5thed.. - Madison : Brown & Benchmark, 1997.24.

SCHNEIDER, LINDA. Global Sociology : Introducing Five Contemporary Societies/ Linda Schneider,Arnold Silverman. - Boston : McGraw-Hill, 1997.

25.

SCHWARTZ, LITA LINZER. Why Give "Gifts" to the Gifted : Investing in a National Resource. -California : Corwin, 1994.

26.

Sources Notable Selections in Social Psychology/ Terry F. Pettijohn (Ed.). - Guilford : Dushkin, 1995.27.

SPROUSE, MARY L. Financial First Aid : Smart Remediesfor Hundreds of Curable Money Ailments. -New York : John Wiley & Sons, 1998.

28.

STEINER, GEORGE A. Business, Government, and Society : A Managerial Perspective : Text andCases/ George A. Steiner, John F. Steiner. - 8th ed.. - New York : McGraw-Hill, 1997.

29.

THOMPSON, KENRICK. Sociology : An Introduction.- 5th ed.. - New York : McGraw-Hill, 1994. - (Study guideto Accompany Gells/ Levince).

30.

VANDER ZANDEN, JAMES W. Sociology : The Core.- 4th ed.. - New York : McGraw-Hill, 1996.31.

The 1997 Information Please Business Almanac/ Seth Godin (Ed.). - Boston : Houghton Mifflin, 1996.32.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 19: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

The Legal and Regulatory Environment of Business/ Robert N. Corley, O. Lee Reed, Peter J. Shedd, JereW. Morehead.- 10th ed. - New York : McGraw-Hill, 1996.

33.

What Policies Would Help Conserve Global Resources?. - San Diego : Greenhaven, 1991.34.

Why does Poverty Disproportionately Affect Certain Groups?. - San Diego : Greehaven, 1994.35.

ZANDEN, JAMES W. VANDER. The Social Experience : An Introduction to Sociology. - 2nd ed.. - New York: McGraw-Hill, 1990.

36.

650 - KHOA HỌC QUẢN TRỊ

Accounting : Concepts, Procedures, Applications/ Donald J. Grerrieri, F. Barry Haber, William B. Hoyt,Robert E. Turner.- 2nd ed.. - Illinois : McGraw-Hill, 1993.

1.

Accounting : The Basis for Business Decisions/ Robert F. Meigs, Mary A. Meigs, Mark Bettner, RayWhittington. - 10th ed.. -New York : McGraw-Hill, 1996.

2.

AMELIO, GIL. Profit from Experience : The National Semiconductor Story of TransformationManagement/ Gil Amelio, William L. Simon. - New York : Van Nostrand Reinhold, 1996.

3.

BAKER, RICHARD E. Advanced Financial Accounting/ Richard E. Baker, Thomas E. King. - 3rd ed.. - NewYork : McGraw-Hill, 1996.

4.

BERNSTEIN, LEOPOLD A. Financial Statements Analysis : Theory, Application and Interpretation. - 5th

ed.. - Illinois : IRWIN, 1993.5.

BONINI, CHARLES P. Quantitative Analysis for Management/ Charles P. Bonini, Warren H. Hausman,Harold Bierman. - Boston : McGraw-Hill,1997.

6.

BOOCKHOLDT, J. L. Accounting Information Systems : Transaction Processing and Controls. - 4th ed..- Chicago : IRWIN, 1996.

7.

BOSEMAN, GLENN. Strategic Management : Text and Case/ Glenn Boseman, Arvind Phatak. - 2nd ed.. -New York : John Wiley & Sons, 1989.

8.

BREALEY, RICHARD A. Fundamentals of Corporate Finance/ Richard A. Brealey, Stewart C. Myers, Alan J.Marcus. - NewYork : McGraw-Hill, 1995.

9.

BREALEY, RICHARD A. Principles of Corporate Finance/ Richard A. Brealey, Stewart C. Myers. - 5th ed.. -New York : McGraw-Hill, 1996.

10.

CERTO, SAMUEL C. Strategic Management : A Focuson Process/ Samuel C. Cezto, J. Paul Peter. - 2nd ed..-Illinois : IRWIN, 1993.

11.

CHURCHILL, GILBERT A. Sales Force Management/ Gilbert A. Churchill, Neil M. Ford, Orville C. Walker. - 5th

ed.. - Boston : McGraw-Hill, 1997.12.

CLARK, SUZANNE. Estates and Trusts : A Guide for Fiduciary Advisors. - New York : John Wiley & Sons,1996.

13.

Computerized Accounting : DOS Version with Study Guide and Working Papers/ Emma JoSpiegelberg, Carol Yacht, Christopher R. Schaber, Phyllis Lentz. - New York : McGraw-Hill, 1995.

14.

Computerized Accounting : Macintosh Version/ Emma Jo Spiegelberg, Carol Yacht, Christopher R.Schaber, Phyllis Lentz. - New York : McGraw-Hill, 1995.

15.

CRAWFOR, C. MERLE. New Product & Management. - 5th ed.. - Boston : McGraw-Hill, 1997.16.

CROSBY, PHILIP B. Quality is Free : The Art of Making Quality Certain. - New York : McGraw-Hill, 1979.17.

DAVIS, JAMES R. Accounting Information Systems : A Cycle Approach/ James R. Davis, C. WayneAlderman, Leonard A. Robinson. - 3rd ed.. - New York : John Wiley & Sons, 1990.

18.

DEBELAK, DON. Bringing Your Product to Market : Entrepreneur Magazine/ Don Debelak. - New York :John Wiley & Sons,1997. - (The Entrepreneur Magazine Small Business Series)

19.

ESKEW, ROBERT K. Financial Accounting/ RobertK. Eskew, Daniel L. Jensen. - 5th ed.. - New York :McGraw-Hill, 1996.

20.

FIRRIS, KENNETH R. Financial Accounting and Corporate Reporting : A Casebook/ Kenneth R. Ferris. -21.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 20: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

4th ed.. - Boston : McGraw-Hill, 1996.

FOSTER, DENNIS L. First Class : An Introductionto Travel and Tourism/ Dennis L. Foster . - New York :McGraw-Hill, 1990.

22.

FRANGOS, STEPHEN J. Team Zebra : How 1500 Partners Revitalized Eastman Kodak?s Black & WhiteFilm - Making Flow/ StephenJ. Frangos, Steven J. Bennett. - New York : John Wiley & Sons, 1993.

23.

Fundamentals Financial Accounting Concepts/ Thomas P. Edmonds, Frances M. McNair, Edward E. Milan,Philip R. Olds. - 2nd ed.. - Boston : McGraw-Hill, 1997.

24.

FUTRELL, CHARLES M. ABC?s of Relationship Selling/ Charles M. Futrell. - 5th ed.. - Boston : McGraw-Hill,1997.

25.

GEORGE, STEPHEN. Uncommon Sense : Treating Business Excellence in Your Organization. - New York: John Wiley & Sons, 1997.

26.

GIBSON, JAMES L. Organizations : Behavior Structure Processes/ James L. Gibson, John M. Ivancevich,James H. Donnelly.- 9th ed.. - Boston : McGraw-Hill, 1997.

27.

GLEESON, KERRY. The High-tech Personal Efficiency Program : Organizing Your ElectronicResources to Maximize Your Time and Efficiency. - New York : John Wiley & Sons, 1998.

28.

GOLDMAN, STEVEN L. Agile Competitors and Virtual Organization : Strategies for Enriching theCustomer/ Steven L. Goldman, Roger N. Nagel, Kenneth Preiss. - New York : Van Nostrand Reinhold, 1994.

29.

GRAHAM, LAWRENCE OTIS. Proversity : Getting Past Face Value and Finding the Soul of People - AManager?s Journey/ Lawrence Otis Graham. - New York : John Wiley & Sons, 1997.

30.

GRETZ, KARL F. Professional Selling : A Consultative Approach/ Karl F. Gretz, Steven R. Drozdeck, WalterJ. Wiesenhutter. - Chicago : IRWIN, 1995.

31.

Guide to Raising Money/ Entrepreneur Media Inc.. - New York : John Wiley & Sons, 1998. - (TheEntrepreneur MagazineSmall Business Series)

32.

GUILTINAN, JOSEPH P. Case in Marketing Management/ Joseph P. Guiltinan, Gordon W. Paul. - New York :McGraw-Hill, 1991.

33.

HASTY, RON. Retail Management/ Ron Hasty, James Reasdon. - Boston, Massachusetts : McGraw-Hill, 1977.34.

HAY, LEON E. Accounting for Governmental and Nonprofit Entities/ Leon E. Hay, Earl R. Wilson. - 10th

ed.. - Chicago : IRWIN, 199535.

HELFERT, ERICH A. Techniques of Financial Analysis : A Modern Approach/ Erich A. Helfert. - 9th ed.. -Boston : McGraw-Hill, 1997.

36.

HILL, CHARLES W. L. International Business : Competingin the Global Market Place/ Charles W. L. Hill.- 2nd ed..- Boston : McGraw-Hill, 1997.

37.

HILTON, RONALD W. Managerial Accounting/ Ronald W. Hilton. - 3rd ed.. - Boston : McGraw-Hill, 1997.38.

HRD : International Perspectives on Development and Learning/ Merrick Jones, Pete Mann (Ed.). -West Hartford : Kumarian,1991. - (Kumarian Press Library of Management for Development)

39.

Human Resource Management : Gaining a Competitive Advantage/ Raymond A. Noe, John RHollenbeck, Barry Gerhart, PatrickM. Wright. - 2nd ed.. - Boston : McGraw-Hill, 1996.

40.

JOLLES, ROBERT L. How to Run Seminars and Workshops : Presentiation Skills for Consultants,Trainers, and Teachers/ RobertL. Jolles. - New York : John Wiley & Sons, 1994.

41.

KOULOPOULOS, THOMAS M. The Workflow Imperative : Building Real World Business Solution/Thomas M. Koulopoulos. - New York : John Wiley & Sons, 1995.

42.

LABOVITZ, GEORGE. Making Quality Work : A Leadership Guide for the Results- Driven Manager/George Labovitz, Yu Sang Chang, Victor Rosansky. - New York : John Wiley & Sons, 1992.

43.

LIPNACK, JESSICA. The Team Net Factor : Bringing the Power of Boundary Crossing into the Heart ofYour Business/ Jessica Lipnack, Jeffrey Stamps. - Essex Junction : Oliver Wight, 1993.

44.

LOWSTUTER, CLYDE C. In Search of the Perfect Job : 12 Proven Steps for Getting the Job You ReallyWant/ Clyde C. Lowstuter, David P. Robertson. - New York : McGraw-Hill, 1992.

45.

Management 97/98 : Annual Editions/ Fred H. Maidment (Ed.). - 5th ed.. - Guilford : McGraw-Hill, 1996.46.

Management and Organizational Behavior Classic/ Michael T. Matteson, John M. Ivancevich (Ed.). - 6th

ed.. - Boston : McGraw-Hill, 1996.47.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 21: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

MCCARTHY, DENNIS G. The Loyalty Link : How Loyal Employees Create Loyal Customers/ Dennis G.McCarthy. - New York : John Wiley & Sons, 1997.

48.

MCQUARRIE, EDWARD F. Customer Visits : Buildinga Better Market Focus/ Edward F. McQuarrie. -Newbury Park : Sage, 1993.

49.

MEIGS, ROBERT F. Financial Accounting/ Robert F. Meigs, Walter B. Meigs, Mary A. Meigs. - 8th ed.. - NewYork : McGraw-Hill, 1995.

50.

MILLER, ALEX. Strategic Management/ Alex Miller, Gregory G. Dess. - 2nd ed.. - New York : McGraw-Hill,1996.

51.

NADLER, BURTON JAY. Naked at the Interview : Tipsand Quizzes to Prepare You for Your First, RealJob.- New York : John Wiley & Sons, 1994.

52.

NEEDLS, BELVERD E. Financial Accounting. -5th ed.. - Boston : Houghton Mifflin, 1995.53.

O?BRIEN, JAMES A. Management Information Systems : Managing Information Technology in theNetworked Enterprise. - 3rd ed.. - Chicago : IRWIN, 1996.

54.

PETER, J. PAUL. Consumer Behavior and Marketing Strategy/ J. Paul Peter, Jerry C. Olso.- Boston :McGraw-Hill, 1996.

55.

PINCUS, KAREN V. Core Concepts of Accounting Information : Theme I : The Users, Uses ofAccounting Information/ Karen V. Pincus.- Boston : McGraw-Hill, 1999.

56.

PINCUS, KAREN V. Core Concepts of Accounting Information : Theme II : Accounting IssuesInvolving Income and Cash Flows/ Karen V. Pincus. - Boston : McGraw-Hill, 1999.

57.

PINCUS, KAREN V. Core Concepts of Accounting Information : Theme III : Accounting IssuesInvolving Economic Resources/ Karen V. Pincus. - Boston : McGraw-Hill, 1999.

58.

PINCUS, KAREN V. Core Concepts of Accounting Information : Theme IV : Accounting IssuesInvolving Capital/ Karen V. Pincus.- Boston : McGraw-Hill, 1999.

59.

PRICE, JOHN E. College Accounting/ John E. Price, M. David Haddock, Horace R. Breck. - 7th ed.. - New York: McGraw-Hill, 1993.

60.

PRICE, JOHN E. College Accounting/ John E. Price, M. David Haddock, Horace R. Breck. - 8th ed.. - New York: McGraw-Hill, 1995.

61.

PRICE, JOHN ELLIS. Study Guides and Working Papers for College Accounting : Chapters 26-32/ JohnEllis Price, M. David Haddock, Horace R. Brock. - 7th ed.. - New York : Mac Milan,1994.

62.

Professional Office Procedures/ Jolene D.Scriven, Charles E. Kozoll, Judith K. Myers, Gail L. Hapke. - NewYork : McGraw-Hill, 1991.

63.

RAYNER, STEVEN R. Team Traps : Survival Storiesand Lessons from Team Disasters, Near-Misses,Mishaps, and Other Near-Death Experiences. - New York : John Wiley & Sons, 1996.

64.

REHFELD, JOHN E. Alchemy of a Leader : Combining Western and Japanese Management Skills toTransform Your Company. -New York : John Wiley & Sons, 1994.

65.

ROBERTSON, JACK C. Auditing. - 8th ed.. - Chicago : IRWIN, 1996.66.

ROSEN, HARVEY S. Public Finance. - 4th ed.. - Boston : McGraw-Hill, 1995.67.

ROSEN, JO ANN. Marketing Made Easy for the Small Accounting Firm. - New York : John Wiley & Sons,1995.

68.

ROSS, STEPHEN A. Essentials of Corporate Finance/ Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield, Bradford D.Jordan. - Boston : McGraw-Hill, 1996.

69.

RUE, LESLIE W. Supervision Key Link to Productivity. - 5th ed.. - Boston : McGraw-Hill, 1996.70.

SMITH, KEN G. Dynamics of Competitive Strategy/ Ken G. Smith, Curtis M. Grimm, Martin J. Gannon. -Newbury Park : Sage, 1992.

71.

SPICELAND, J. DAVID. Intermediate Accounting/ J. David Spiceland, James F. Sepe. - Boston : McGraw-Hill,1998.

72.

SPIEGLBERA, EMMA JO. London and Company II : A Comprehensive Accounting Simulation UsingSpecial Journals and Coveringa Closely Held Merchandising Corporation/ Emma Jo Spieglberg. - 2nd

ed.. - New York : McGraw-Hill, 1993.

73.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 22: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

STEINBERG, LAURENCE. Adolescience. - 4th ed.. - Boston : McGraw-Hill, 1996.74.

STEVENSON, WILLIAM J. Production, Operational Management/ William J. Stevenson. - 5th ed.. - Boston :McGraw-Hill, 1996.

75.

STONE, KENNETH E. Competing with the Retail Giants : How to Survive in the New Retail Landscape.- New York : John Wiley & Sons, 1995.

76.

SULLIVAN, WILLIAM R. Human Resources for Small Businesses/ William R. Sullivan. - New York : JohnWiley & Sons,1996. - (The Entrepreneur Magazine Small Business Series)

77.

SUSSMAN, JEFFREY. Power Promoting : How to Market Your Business to the Top. - New York : JohnWiley & Sons, 1997.

78.

The Wall Street Journal : Applications in Marketing for Use with Marketing/ Erie N. Berkowitz, RogerA. Kerin, Steven W. Hartley, William Rudelius. - 5th ed.. - Chicago : IRWIN, 1997.

79.

TICHY, NOEL M. The Transformational Leader/ Noel M. Tichy, Mary Anne Devanna. - New York : John Wiley& Sons, 1986.

80.

TYE, JOE. Personal Best : 1001 Great Ideas for Achieving Success in Your Career/ Joe Tye. - New York: John Wiley & Sons, 1996. - (the National Business Employ Weekly Premier GuidesSeries)

81.

UARIOTTI, JOHN L. The Shape Shifters : Continuous Change for Competitive Advantage. - New York :Van Nostrand Reinhold,1997.

82.

WALKER, ORVILLE C. Marketing Strategy : Planning and Implementation/ Orville C. Walker, Harper W.Boyd, Jean-Claude Larréché. - Chicago : IRWIN, 1995.

83.

WEAVER, DAVID H. Accounting : Systems and Procedures : Advanced Course/ David H. Weaver, JamesM. Smiley, Edward B. Brower. - 2nd ed.. - New York : McGraw-Hill, 1989.

84.

WOLLMANN, THOMAS E. Manufacturing Planning and Control Systems/ Thomas E. Vollmann, William L.Berry, D. Clay Whybark. - 4th ed.. - New York : McGraw-Hill, 1997.

85.

YACHT, CAROL. Computer Accounting with Peachtree for Microsoft Windows : Release 3-5. - 2nd ed..- Boston : McGraw-Hill, 1998.

86.

YEGGE, WILBUR M. Self-defense Finance : For Small Businesses. - New York : John Wiley & Sons, 1995.87.

Back Top

THƯ MỤCCHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ IX VÀ KỶ NIỆM

70 NĂM THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH(26-03-1931 - 26-03-2001)

CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN

BENXAIĐƠ, ĐANIEN. Mác người vượt trước thời ñại. - H. : Chính trị Quốc gia, 1998. 320.531 5 - BE- D

1.

Chủ nghĩa xã hội khoa học. - Tái bản lần 4. - H. : Giáo dục, 1998. 320.531 5 - Chu

2.

GHEM-CỐP, H. Cuộc ñời chúng tôi : Tiểu sử Các-mác và Phri-ñrich Aêng-ghen. - H. : Sự Thật, 1983. 923.2 - GH- H

3.

ILIINA, ÊLÊNA. Tuổi trẻ Các Mác. - H. : Thanh niên, 1978. 923.2 - IL- E

4.

Kinh tế chính trị Mác - Lênin. - Tái bản lần 5. - H. : Giáo dục, 1997. 335.43 - Kin

5.

LÊNIN, V. I. Bút ký triết học. - H. : Sự Thật, 1976. 109.2 - LE- V

6.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 23: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

LENIN, VLADIMIR ILICH. V. I. Lênin toàn tập : 50 tập. - Moscow : Tiến bộ, 1974. TK - 335.45 - LE- V

7.

MARX, KARL. Các-Mác và Ph. Ăng-Ghen toàn tập / Karl Marx, Friedrich Engels. - H. : Chính trị Quốc gia,1993. TK - 335.4 - MA- K

8.

MARX, KARL. Các-Mác, Phriñích Ăng-Ghen tuyển tập : 3 tập / Karl Marx, Friedrich Engels. - H. : Sự thật,1982. TK - 335.4 - MA- K

9.

MARX, KARL. Collected Works : Vol. 18 / Karl Marx, Frederich Engels. - Moscow : Progress, 1982. 013.943 - MA- K

10.

MARX, KARL. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản/ Karl Marx, Friedrich Engels.- H. : Sự Thật, 1975. 320.532 - MA- K

11.

MARX, KARL. Về Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản : tập II / Karl Marx, Friedrich Engels, VladimirIlich Lenin. - H. : Sự Thật, 1986.

12.

NGUYỄN TRỌNG VẮN. Hình ảnh người trí thức qua cuộc ñời Các-Mác. - SG : Đại học Văn khoa, 1971. LA - 335.401 - NG- V

13.

PRÔ-ĐÉP, XTÊ-PHAN. Mùa xuân của một thiên tài (Tuổi trẻ Engel). - H. : Thanh niên, 1986. 923.1 - PR- X

14.

Triết học Mác - Lênin. - Tái bản lần thứ 4. - H. : Giáo dục, 1997. 320.531 5 - Tri

15.

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

HÀ MINH ĐỨC. Hồ Chí Minh nhà thơ lớn của dân tộc. - Tái bản lần thứ 1. - H. : Giáo Dục, 1997. 895.929 005 - HA- D

1.

HỒ CHÍ MINH. Hồ Chí Minh toàn tập. - H. : Chính trị Quốc gia, 1996. 320.959 7 - HO- M

2.

HỒ CHÍ MINH. Thơ / Bích Hằng sưu tầm. - H. : Văn hóa-Thông tin, 1997. 895.929 005 - HO- M

3.

HỒ CHÍ MINH. Tuyển tập văn học. - 3 tập. - H. : Văn học, 1999. 895.922 - HO- M

4.

HỒ QUANG CHÍNH. Bác Hồ gặp chị và anh ruột : Hồi ký. - Nghệ An : Nghệ An, 1997. 035.12 - HO- C

5.

HOÀNG NHƯ MAI. Tìm hiểu bản sắc dân tộc trong thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Đồng Tháp : Đồng Tháp,1995. 895.929 005 - HO- M

6.

HOÀNG TRANG. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ñộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xaõ hội ở Việt Nam /Hoàng Trang, Phạm Ngọc Anh. - H. : Lao Động, 2000. 320.095 97 - HO- T

7.

LÊ HỮU NGHĨA. Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh. - Tái bản lần thứ 2. - H. : Lao Động, 2000. 109.259 7 - LE- N

8.

MAI VẮN BỘ. Chúng tôi học làm ngoại giao với Bác Hồ : Hồi ức. - TP.HCM : Trẻ, 1998. 035.12 - MA- B

9.

Một số vấn ñề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh / Song Thành chủ biên.- H. : Chính trị Quốc gia, 1997. 013.035 12 - VIE

10.

NGUYỄN KHÁNH BẬT. Những bài giảng về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh. - Tái bản có sửa chữa, bổsung. - H. : Chính trị Quốc gia, 1999. 320.095 97 - NG- B

11.

NGUYỄN NHƯ Ý. Hồ Chí Minh - Tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ / Nguyễn Như Ý, Nguyên An, ChuHuy. - H. : Giáo Dục, 1997. 013.035 12 - NG- Y

12.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 24: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

NGUYỄN PHAN QUANG. Thêm một số tư liệu về hoạt ñộng của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923). -In lần thứ 2 có sửa chữa, bổ sung. - TP. HCM : TP. HCM, 1995. 013.039 - NG- Q

13.

NGUYỄN THẾ THẰNG. Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh. - H. : Lao Động, 2000. 320.095 97 - NG- T

14.

Nhật ký trong tù và những lời bình / Bích Hằng tuyển chọn. - H. : Văn hóa-Thông tin, 1997. 013.035 12 - Nha

15.

ĐINH XUẤN LÂM. Hồ Chí Minh văn hóa và ñổi mới / Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong. - H. : Lao Động, 1998. 035.12 - DI- L

16.

ĐỖ HUY. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền văn hóa mới ở Việt Nam. - H. : Khoahọc Xã hội, 2000. 320.095 97 - DO- H

17.

ĐỖ HUY. Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh. - H. : Chính trị Quốc gia, 1997. 013.035 12 - DO- H

18.

Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử. - H. : Chính trị Quốc gia, 1996. 013.035 12 - VIE

19.

Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù. - In lần thứ 4 có bổ sung, chỉnh lý. - H. : Giáo Dục, 1997. 013.035 12 - VIE

20.

TRẨN DẤN TIÊN. Những mẩu chuyện về ñời hoạt ñộng của Hồ Chủ tịch. - H. : Sự Thật, 1975.21.

TRẨN MINH SIÊU. Nguyễn Ái Quốc trên ñường về nước. - Nghệ An : Nghệ An, 1997. 013.035 12 - TR- S

22.

VÕ NGUYÊN GIÁP. Tư tưởng Hồ Chí Minh và con ñường cách mạng Việt Nam. - Xuất bản lần thứ 2 cósửa chữa, bổ sung. - H. : Chính trị Quốc gia, 2000. 320.095 97 - VO- G

23.

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Bảy mươi năm Đảng Cộng sản Việt Nam. - H. : Chính trị Quốc gia, 2000. 324.259 707 5

1.

Cách mạng và sáng tạo.- H. : Sách giáo khoa Mác - Lênin, 1986. 324.259 - Cac

2.

Chủ nghĩa Quốc tế chống Chủ nghĩa Dân tộc.- H. : Thông tin Lý luận, 1985. 320.5 - Chu

3.

Đảng Cộng Sản Việt Nam : Các nghị quyết của Trung Ương Đảng 1996 - 1999 : Sách phục vụ thảoluận các dự thảo văn kiện Đại hội IX. - H. : Chính trị Quốc gia, 2000. 324.259 707 5 - DAN

4.

Đảng Cộng Sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V : 3 tập. - H. : Sự Thật, 1982. 025.343 4 - DAN

5.

Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đảng toàn tập : 2 tập. - H. : Chính trị Quốc gia, 1998. 320.532 095 97 - DAN

6.

LÊ DUẪN. Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam : Tác phẩm chọn lọc : tập I. - H. : Sự Thật, 1976. 0.521 - LE- D

7.

LÊ KHẢ PHIÊU. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh. - H. : Chính trị Quốc gia, 2000. 324.259 707 5 - LE- P

8.

Lịch sử Đảng Bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh : Sơ thảo : 2 tập.- TP.HCM :TP.HCM, 2000. 959.704 - Lic

9.

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.- Tái bản lần thứ 4. - H. : Giáo Dục, 1997. 959.704 - Lic

10.

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam : Tập bài giảng. - Tái bản lần 2. - H. : Đại học Quốc gia, 1999. 959.704 31- Lic

11.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 25: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975). - TP.HCM : TP.HCM, 1994. 959.704 - Lic

12.

Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng : Tài liệu hướng dẫn học tập : 3 tập.- H. : Sách giáo khoa Mác -Lênin, 1982. 025.343 4 - Ngh

13.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. - H. : Sự Thật, 1977. 025.343 4 - Ngh

14.

Những sự kiện lịch sử Đảng. - H. : Sự Thật, 1976. 959.704 331 - BAN

15.

NGUYỄN ĐỨC CHIẾN. 70 câu hỏi và gợi ý trả lời môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam / Nguyễn ĐứcChiến, Đỗ Quang Ân.- Tái bản lần thứ 2. - H. : Đại học Quốc gia, 2000. 959.704 - NG- C

16.

Sống mãi tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. - H. : Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, 1998. 324.207 5 - Son

17.

Tài liệu học tập lý luận chính trị phổ thông. - H. : Chính trị Quốc gia, 1994. 320.01 - Tai

18.

THÉP MỚI. Thời dựng Đảng.- TP.HCM : TP.HCM, 1984. 324.259 - TH- M

19.

TÔ HOÀI. Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.- H. : Kim Đồng, 1977. TV - TO- H

20.

TRẨN ĐÌNH VẤN. Người tử tù Khám Lớn.- TP.HCM : TP.HCM, 1985. TV - TR- V

21.

TRƯỜNG CHINH. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam. - 2 tập. - H. : Sự Thật, 1975.22.

VĂN PHÁC. Một mùa xuân rực rỡ. - TP. HCM : Văn Nghệ,1985. TV - VA- P

23.

Vì hòa bình, ñộc lập và phát triển. - H. : Chính trị Quốc gia, 1994. 320.459 7 - Vih

24.

VÕ NGUYÊN GIÁP.Những chặng ñường lịch sử. - H. : Chính trị Quốc gia, 1994. 959.004 904 4 - VO- G

25.

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh : Hướng dẫn thực hiện ñiều lệ Đoàn. - Tái bản lần 5. - H. :Thanh niên, 2000. 324.309 597 - Doa

1.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ ñại hội ñến ñại hội. - H. : Thanh niên, 1999. 323.353 - Doa

2.

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUẤN SỰ. Xây dựng Đảng và rèn luyện Đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.- H. : Quân ñội nhân dân, 2000. 320.095 97 - HOC

3.

HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM. Sơ thảo lịch sử phong trào học sinh - sinh viên Việt Nam và Hội Sinh viênViệt Nam (1945 - 1998). - H. : Thanh niên, 1999. 371.810 959 7 - HOI

4.

Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam (1925 - 1999).- H. : Thanh niên, 2000. 959.704 33 - Lic

5.

NGUYỄN TƯ ĐƯƠNG. Đường mòn trên biển. - H. : Quân ñội nhân dân, 1995. 959.704 3 - NG- D

6.

Những Đoàn Thanh niên ưu tú lớp trước / Nhiều tác giả. - H. : Thanh niên, 2000. 923.259 7 - Nhu

7.

PHẠM ĐÌNH NGHIỆP. Giáo dục lý tưởng Cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới. -TP.HCM: Thanh niên, 2000.

8.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 26: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

324.309 597 071 - PH- N

GIÁO DỤC NHẤN CÁCH

BEAUDENON, LÉOPOLD. Luyện ñức khiêm nhu / Léopold Beaudenon; Lữ Thiên Phong dịch. - Đồng Tháp :Đồng Tháp, 1997. 370.114 - BE- L

1.

CARNEGIE, DALE. Đắc nhân tâm bí quyết thành công / Dale Carnegie; P. Hiếu, Nguyễn Hiến Lê lược dịch. -H. : Văn Hóa, 1997. 370.15 - CA- D

2.

CARNEGIE, DALE. Quẳng gánh lo ñi mà vui sống / Dale Carnegie; Nguyễn Hiến Lê lược dịch - H. : Vănhóa-Thông tin, 1997. 55.7 - CA- D

3.

ĐÂNG XUẤN XUYẾN. Điều cần cho thanh thiếu niên.- H. : Y học, 1997. 373 - DA- X

4.

HOÀNG XUẤN VIỆT. Bệnh thất nhân tâm. - Đồng Tháp : Đồng Tháp, 1996. 370.15 - HO- V

5.

HOÀNG XUẤN VIỆT. Nghệ thuật thuyết phục và gây cảm tình. - Đồng Tháp : Đồng Tháp, 1996. 370.15 - HO- V

6.

HOÀNG XUẤN VIỆT. Người dễ thương. - Đồng Tháp : Đồng Tháp, 1997. 370.15 - HO- V

7.

HOÀNG XUẤN VIỆT. Óc thông minh . - Tái bản có sửa chữa. - Đồng Tháp : Đồng Tháp, 1997. 153.9 - HO- V

8.

HOÀNG XUẤN VIỆT. Quản trị ñắc nhân tâm : Chìa khóa quản trị kinh tế thị trường. - Đồng Tháp : ĐồngTháp, 1995. 658.001 - HO- V

9.

HOÀNG XUẤN VIỆT. Thuật dụng nhân. - Đồng Tháp : Đồng Tháp, 1997. 370.15 - HO- V

10.

HOÀNG XUẤN VIỆT. Thuật nói chuyện hằng ngày. - Đồng Tháp : Đồng Tháp, 1997. 302.2 - HO- V

11.

HỮU CẢNH. Gương tự lập. - H. : Thống kê, 1997. 370.11 - HU- C

12.

LẤM NGỮ ĐƯỜNG. Một quan niệm về sống ñẹp / Lâm Ngữ Đường; Nguyễn Hiến Lê lược dịch. - H. : Văn hóa,1999. 370.15 - LA- D

13.

LING, PETER. Tư duy tích cực sống ñời hiệu năng / Peter Ling; Phan Quang dịch.- TP.HCM : Trẻ, 1997. 153.42 - LI- P

14.

MỘNG BÌNH SƠN. Ôn cố tri tân .- Đồng Tháp : Đồng Tháp, 1994. 895.11 - MO- S

15.

NGUYỄN HIẾN LÊ. Tương lai trong tay ta. - H. : Văn hóa-Thông tin, 1996 155.7 - NG- L

16.

NGUYỄN ĐẮNG KHOA. Cài hoa vào quá khứ (Câu chuyện sư phạm). - TP.HCM : Trẻ, 1997. 370.15 - NG- D

17.

NGUYỄN VẮN LÊ. Giao tiếp phi ngôn ngữ = Nonverbal Communication : Giao tế nhân sự. - TP.HCM :Trẻ, 1996. 302.222 - NG- L

18.

NGUYỄN VẮN LÊ. Sống ñẹp trong các quan hệ xã hội : 164 tình huống giao tế nhân sưï. - TP.HCM :Trẻ, 1995. 370.15 - NG- L

19.

SOLOMON, MURIEL. Làm việc với người trái tính trái nết / Muriel Solomon; Nguyên Tố dịch. - TP.HCM :Trẻ, 1997. 370.15 - SO- M

20.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 27: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

VIỆT CHƯƠNG. Tôn sư trọng ñạo. - Đồng Tháp : Đồng Tháp, 1996. 370.114 - VI- C

Tập thể Đoàn viên Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên thực hiện

21.

Back Top

Danh mục Luận văn sau Đại học tháng 3/2001

TIN HỌC & CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - 001

BÙI BÍCH NGỌC. Tìm hiểu và cài ñặt thử nghiệm một mô hình ñàm phán tự ñộng trong thương mạiñiện tử. - TP. HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

1.

CHU TẦT BÍCH SAN. Xây dựng hệ thống Auto Intelligent Web Publishing ứng dụng xuất bản tạp chíñiện tử. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

2.

LÊ ANH TUẤN. Các khía cạnh lý thuyết và thực tiễn ñảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trong cơ sở dữliệu. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2001.

3.

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO. Xử lý và nhận dạng ảnh vân tay. -TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.4.

NGUYỄN THỊ DIỄM TIÊN. Một số vấn ñề về tối ưu truy vấn trong ña cơ sở dữ liệu. - TP.HCM : Đại họcKhoa học Tự nhiên, 2000.

5.

PHẠM VĂN CHUNG. Ứng dụng tập mờ ñể giải quyết những giá trị NULL mờ trong cơ sở dữ liệu. -TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

6.

TRỊNH QUỐC LƯƠNG. Các thuật toán song song nén tín hiệu video và hình ảnh. - TP.HCM : Đại họcKhoa học Tự nhiên, 2000.

7.

TOÁN HỌC - 510

DƯƠNG NGỌC HẢO. Hồi qui phi tham số và mô hình tuyến tính tổng quát. - TP.HCM : Đại học Khoa họcTự nhiên, 2000.

1.

NGUYỄN THANH MẪN. Xích Markole. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.2.

PHAN TƯỜNG LINH. Một vài mở rộng của ñịnh lý Jacobson (về ñiều kiện giao hoán của vành). -TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2001.

3.

TRỊNH THANH ĐÈO. Về tính Pronormal của nhóm con các ma trận ñường chéo với ñịnh thứcDieudonné bằng 1 trong nhóm tuyến tính ñặc biệt trên thể. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên,2001.

4.

VÕ HOÀI NHÂN TRUNG. Sự sắp xếp các nhóm con của nhóm tuyến tính GL (2.Q) chứa xuyến khôngchỉ. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

5.

VẬT LÝ - 530

ĐÀO VĂN CƯ. Độ tái chuẩn hóa của khe dải trong dây giếng lượng tử có tính tương tác hạt tảiphonon. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

1.

NGUYỄN NHƯ HUY. Năng lượng liên kết EXCITON trong giếng lượng tử bán dẫn với ñóng góp củahiệu ứng Polaron và ñiện trường ngoài. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

2.

PHẠM QUANG HIẾU. Hình thức luận hàm ñiện môi và dao ñộng Plasma trong hệ hai thành phần. -TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

3.

PHAN THỊ THANH HUYỀN. Lý thuyết các hiện tượng tới hạn. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.4.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 28: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

HÓA HỌC - 540

BÙI VĂN MINH. Nghiên cứu cây Quế Việt nam và ñiều chế một số dẫn xuất từ tinh dầu Quế. - TP.HCM: Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

1.

CAO NHƯ ANH. Tổng hợp một số ESTER ACETAT bằng phương pháp chiếu xạ vi sóng. - TP.HCM : Đạihọc Khoa học Tự nhiên, 2000.

2.

ĐẶNG VẮN GIÀU. Nghiên cứu chế tạo Zirconium Phosphat từ sa khoáng Zircon Việt nam. - TP.HCM :Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

3.

ĐỖ THỊ HOÀNG HẠNH. Khảo sát hóa học cao ETER dầu hỏa và cao Diclorometan của cây cỏ Lào,Eupatorium Odoratum, Compositae. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

4.

HỒNG CẪM CHÂU. Nghiên cứu, khả năng ñiều chế TiO2 dạng Anataz từ quặng ilment. - TP.HCM : Đạihọc Khoa học Tự nhiên, 2000.

5.

HUỲNH KIM LIÊN. Nghiên cứu sử dụng bã thải nhà máy hóa chất Tân bình trong sản xuất gạch. -TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

6.

LÂM NGỌC ÁNH. Nghiên cứu phương pháp ñiều chế bột Crom. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên,2000.

7.

NGUYỄN DƯƠNG NGUYỆT HẤN. Điều chế hợp chất keo tụ từ bả thải sản xuất nhôm Hydroxid của nhàmáy hóa chất Tân bình. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

8.

NGUYỄN HOÀNG HẢI. Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học của dây Cóc TINOSPORA CRISPAMIERS họ Tiết dê (MENISPERMACEAE). - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

9.

NGUYỄN THANH HẢI. Khảo cứu quá trình phản ứng Bob trên thiết bị Bob - Trak với vi khuẩn mồi làchế phẩm EM và Polyesees. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

10.

PHẠM HOÀNG VƯƠNG. Ứng dụng thuật giải di truyền giải một lớp bài toán tối ưu. - TP.HCM : Đại họcKhoa học Tự nhiên, 2000.

11.

THÁI THỊ BẠCH LAN. Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học của cây Tô mộc Caesalpinia SappanLinn. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

12.

TRẨN THỊ KIỀU ANH. Nghiên cứu xác ñịnh dư lượng một số thuốc trừ sâu nhóm CARBAMAT trongnước, rau quả bằng phương pháp sắc ký lỏng. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2001.

13.

ĐỊA CHẦT - 550

ĐINH QUANG SANG. Đặc ñiểm thạch học, khoáng vật, thạch ñịa hóa GRANITOID các khối Tây Bắc vàkhối Đông Bắc Phương lâm, Đồng nai. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2001.

1.

LÊ THỊ NGỌC PHƯƠNG. Đặc ñiển thạch học. Thạch ñịa hóa Granitoit khối núi Khét Tịnh biên. - Angiang. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

2.

NGUYỄN TIẾT. Đặc ñiểm thạch học. Thạch ñịa hóa các ñá Basalt vùng bể bạc, Xuân lộc, Đồng nai vàquá trình tạo ñất. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2001.

3.

SINH HỌC - 574

DƯ LÝ THÙY HƯƠNG. Chọn và khảo sát vài ñặc tính của vi khuẩn lactic ñể muối chua nấm rơm,măng, ñậu. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

1.

ĐINH THỊ PHƯƠNG DUNG. Kết hợp giáo dục môi trường ñịa phương vào dạy học Sinh thái học lớp 11phổ thông trung học. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

2.

HOÀNG VĂN QUỐC CHƯƠNG. Nghiên cứu tái sử dụng nước thải chứa Ammonia trong lên men côngnghiệp Glutamic Acid. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

3.

LƯU THỊ THANH NHÀN. Khảo sát phiêu sinh thực vật huyện Bình chánh. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tựnhiên, 2000.

4.

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn

Page 29: No: 1 - 2001 - 2001 · khảo (tra cứu) ñầy ñủ và những dụng cụ và tài liệu nghe nhìn ñể hỗ trợ cho công việc truyền thông những kiến thức và

LÝ THỊ BÍCH NHUNG. Nghiên cứu nguồn Calcium từ một số loại phế liệu ñể bổ sung vào thành phầndinh dưỡng. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

5.

NGUYỄN MỸ PHI LONG. Rong bám (phần khuê tảo) trên sông Vàm cỏ tây thuộc tỉnh Long an. - TP.HCM: Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

6.

NGUYỄN NGỌC DUNG. Nghiên cứu các cây thuốc có tác dụng trị nấm gây bệnh ngoài da. - TP.HCM :Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

7.

NGUYỄN THÁI THỦY. Nghiên cứu sử dụng nước mắm làm nguồn ñạm hữu cơ trong lên men côngnghiệp GLUTAMIC ACID. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

8.

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng ñến quá trình lên men rượu cầnTây nguyên. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

9.

NGUYỄN THỊ KIM DUNG. Tìm hiểu việc thực hiện công ước ña dạng sinh học và công ước CITES ở Việtnam. Trường hợp nghiên cứu ở miền Đông Nam bộ. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

10.

NGUYỄN THỊ KIM LOAN. Môi trường phường 8 và 11 quận 6 : Hiện trạng và biện pháp cải thiện. -TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

11.

NGUYỄN THỊ LAN THI. Sự xâm lấn của cây Mai Dương (MIMOSA PIGRA L.) ở vườn quốc gia Tràmchim, tỉnh Đồng tháp . - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

12.

PHẠM ĐỨC TRÍ. Vi phân giống Invitro cây Trinh nữ Hoàng cung (CRINUM LATIFOLIUM L.), chiếtxuất Alcaloid từ chúng và thử ñộc tính cao chiết trên ấu trùng tôm (Artemia Salina). - TP.HCM : Đạihọc Khoa học Tự nhiên, 2000.

13.

PHẠM THỊ BÌNH. Nghiên cứu tác dụng và quá trình lên men của nấm TRICHODERMA từ than bùn vàcác phụ phế thải công nông nghiệp ñể sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. - TP.HCM : Đại học Khoa họcTự nhiên, 2000.

14.

QUÁCH VĂN LÂM. Khảo sát thành phần dinh dưỡng của quả ở một số giống cà chua và xây dựng quytrình sơ chế cà chua sau thu hoạch. - TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

15.

TRỊNH THỊ LÂM. Nghiên cứu hình thái phấn hoa một số loài cây thân gỗ vùng ñồng Tháp mười. -TP.HCM : Đại học Khoa học Tự nhiên, 2000.

16.

Back Top

Thư viện trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Bản tin 1/2001 http://www.gralib.hcmuns.edu.vn