126
Nếu Không ChNhÂn Đin Ca Đức Chúa Tri Hc sng thoát khi mi tuyt vng và tranh chiến Joyce Meyer Harrison House Tulsa, Oklahoma Ni Dung Phn gii thiu. 1. Ân Đin, Ân Đin và càng thêm Ân Đin. 2. Quyn năng ca Ân Đin. 3. Tdo khi lo âu và lý lun. 4. Ơn husiêu nhiên. 5. Mt thái độ biết ơn. 6. Sng mt đời thánh khiết bi Ân Đin. Kết lun. Phn Gii Thiu Trong nhng trang sách này tôi sp chia svi bn mt snhng câu nói n tƣợng vân đin. Ân đin là quyn năng ca Đức Chúa Tri có sn để đáp ng nhng nhu cu ca chúng ta mà chúng ta chng phi trtin gì c. Ân đin nhn đƣợc qua lòng tin cy hơn là qua nhng nlc loài ngƣời. Tôi chân thành tin rng nếu bn nhn ly nhng câu nói này và luôn suy gm chúng, thì dn dà chúng slàm thay đổi bƣớc đi ca bn vi Chúa. Trong sut nhng năm va qua, chúng ta đã nghe rt nhiu sdy dvđức tin: Đức tin là gì, đức tin không là gì, làm thế nào để vn dng đức tin. Cho dù vi mi

Nếu Không Ch Nh Ân Điển Của Đức Chúa Tr...Đức tin là gì, đức tin không là gì, làm thế nào để vận dụng đức tin. Cho dù với mọi sự dạy

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Nếu Không Chỉ Nhờ

Ân Điển Của Đức

Chúa Trời Học sống thoát khỏi mọi tuyệt vọng và tranh chiến

Joyce Meyer

Harrison House

Tulsa, Oklahoma

Nội Dung

Phần giới thiệu.

1. Ân Điển, Ân Điển và càng thêm Ân Điển.

2. Quyền năng của Ân Điển.

3. Tự do khỏi lo âu và lý luận.

4. Ơn huệ siêu nhiên.

5. Một thái độ biết ơn.

6. Sống một đời thánh khiết bởi Ân Điển.

Kết luận.

Phần Giới Thiệu

Trong những trang sách này tôi sắp chia sẻ với bạn một số những câu nói ấn tƣợng

về ân điển. Ân điển là quyền năng của Đức Chúa Trời có sẵn để đáp ứng những

nhu cầu của chúng ta mà chúng ta chẳng phải trả tiền gì cả. Ân điển nhận đƣợc qua

lòng tin cậy hơn là qua những nỗ lực loài ngƣời.

Tôi chân thành tin rằng nếu bạn nhận lấy những câu nói này và luôn suy gẫm

chúng, thì dần dà chúng sẽ làm thay đổi bƣớc đi của bạn với Chúa.

Trong suốt những năm vừa qua, chúng ta đã nghe rất nhiều sự dạy dỗ về đức tin:

Đức tin là gì, đức tin không là gì, làm thế nào để vận dụng đức tin. Cho dù với mọi

sự dạy dỗ đó, thành thật mà nói, tôi không chắc có bao nhiêu tín đồ thật sự hiểu rõ

đức tin. Nếu chúng ta thật sự hiểu rõ về đức tin nhiều nhƣ mức chúng ta công bố

thì hẳn đã nhìn thấy nhiều sự đắc thắng trong đời sống hằng ngày hơn hiện nay.

Tất cả mọi tri thức về đức tin phải đƣợc xây trên một sự hiểu biết rõ ràng về ân

điển. Một trong những điều tôi sẽ chia sẻ với bạn qua những trang sách này là một

lời tiên tri, một lời mà tôi đã nhận đƣợc từ Chúa trong đó Ngài định nghĩa ân điển

và mô tả vai trò và chức năng của nó trong đời sống của ngƣời tín đồ.

Thật ra, ân điển của Đức Chúa Trời không hề phức tạp hoặc rắc rối. Nó rất đơn

giản, đó là lý do tại sao nhiều ngƣời đã không hiểu. Chẳng có một điều gì đầy

quyền năng hơn ân điển. Thật vậy, tất cả mọi điều trong Kinh Thánh - sự cứu rỗi -

sự đổ đầy Đức Thánh Linh, sự tƣơng giao với Đức Chúa Trời và tất cả mọi sự đắc

thắng trong đời sống hằng ngày của chúng ta đều dựa vào điều đó. Không có ân

điển, chúng ta chẳng là gì, chúng ta không có gì và chúng ta cũng chẳng làm đƣợc

gì. Nếu không bởi nhờ ân điển Chúa thì tất cả chúng ta đều sẽ khốn khổ và tuyệt

vọng.

Trong LuLc 2:40 chúng ta đƣợc biết rằng từ một đứa trẻ, Jêsus đã lớn lên và trở

nên mạnh mẽ trong tâm linh, đƣợc đầy dẫy sự khôn ngoan và ân điển (ơn huệ và

những phƣớc hạnh thuộc linh) của Đức Chúa Trời đã ở trên Ngài.

Câu này chứa đựng mọi điều chúng ta cần để đƣợc hạnh phúc, khỏe mạnh, thịnh

vƣợng và thành công trong chặng đƣờng theo Christ của chúng ta. Chúng ta

thƣờng nói về mọi điều chúng ta cần, nhƣng trong thực tế, chỉ có một điều mà

chúng ta cần thôi, và điều đó cũng tƣơng tự nhƣ điều Chúa Jêsus đã cần: Chúng ta

cần trở nên mạnh mẽ trong tâm linh, đƣợc đầy dẫy sự khôn ngoan của Đức Chúa

Trời và có ân điển Ngài ở trên chúng ta.

Nếu bạn và tôi bằng lòng để cho ân điển của Đức Chúa Trời có toàn quyền cai trị

trong cuộc đời chúng ta thì chẳng có điều gì là không thể đƣợc đối với chúng ta.

Nhƣng nếu không có ân điển đó, chẳng có điều gì lại có thể làm đƣợc với chúng ta.

Nhƣ Phao lô đã viết cho những tín hữu trong thời ông sống. Mọi sự chúng ta là,

chúng ta làm và có đều bởi nhờ ân điển của Đức Chúa Trời. Bạn và tôi đều bất lực

một trăm phần trăm. Mặc dù chúng ta thƣờng công bố nhƣ Phao Lô đã nói: “Tôi

làm đƣợc mọi sự nhờ Đấng Christ là Đấng ban sức cho tôi”, điều đó chỉ đúng bởi

nhờ ân điển Chúa.

Trong Eph Ep 2:10 Phao Lô bảo chúng ta rằng… chúng ta là công việc tài khéo

bởi chính tay Đức Chúa Trời làm ra, đƣợc tái tạo lại trong Christ Jêsus (đƣợc sanh

lại) để chúng ta có thể làm những công việc tốt lành mà Đức Chúa Trời đã tiền

định (đã sắp đặt trƣớc cho chúng ta đi những con đƣờng mà Ngài đã chuẩn bị trƣớc

rồi) để chúng ta có thể bƣớc đi trong đó (sống đời sống tốt đẹp mà Ngài đã sắp đặt

và chuẩn bị sẵn cho chúng ta sống). Tác giả của thơ Hêbơrơ cho chúng ta biết rằng

những công việc của chúng ta đã đƣợc chuẩn bị sẵn cho chúng ta bởi Đức Chúa

Trời... từ buổi sáng thế (HeDt 4:3). Theo những câu này, Đức Chúa Trời đã chọn

chúng ta và đặt ra công việc cho cuộc đời chúng ta từ trƣớc khi chúng ta đƣợc sinh

ra, trƣớc khi cả thế gian đƣợc dựng nên. Đó là lý do tại sao chúng ta phải thôi nói

về chức vụ “của chúng tôi”, xem nhƣ đó là một việc gì mà chúng ta tự khởi sự

hoặc thực hiện bởi khả năng của riêng mình. Trong 15:5 Chúa Jêsus đã nói... Ngoài

Ta, (cắt khỏi sự liên hiệp sống động với Ta), các ngƣơi chẳng làm chi đƣợc.

Thay vì khoe khoang về sức mạnh lớn lao hay về sự khôn ngoan, quyền năng hoặc

những thành quả của mình, chúng ta đáng nên bắt đầu mỗi ngày bằng cách nói

rằng: “Lạy Chúa, con đây, sẵn sàng làm theo bất cứ điều chi mà Ngài muốn con

làm. Con tự dốc đổ mình ra trống không, theo cách mà con biết đƣợc, để cho ân

điển của Ngài tuôn tràn trong đời sống con. Con phó thác chính mình hoàn toàn

nơi Ngài. Con chỉ có thể là ngƣời mà Ngài muốn con trở thành, con chỉ có thể có

những gì mà ý chỉ Ngài muốn con có, con chỉ có thể làm những gì mà Ngài ban

năng quyền cho con làm và mỗi một sự đắc thắng là bời vì sự vinh hiển của Ngài,

không phải của con”.

Bạn và tôi là những chiếc bình mà qua đó Đức Chúa Trời làm những công việc của

chính Ngài. Chúng ta là những ngƣời cùng cộng tác với Ngài. Thật là một đặc ân

đáng kinh sợ biết bao! Ngài cho phép chúng ta đƣợc chia sẻ trong sự vinh hiển của

Ngài miễn là chúng ta ghi nhớ kỹ rằng ngoài Ngài chúng ta không thể làm đƣợc

điều chi cả.

Nếu chúng ta thật sự tin rằng Đức Chúa Trời nắm quyền kiểm soát hoàn toàn cuộc

đời chúng ta, thì chẳng có điều gì trục trặc xảy ra lại sẽ làm chúng ta tức giận hoặc

thất vọng, vì chúng ta sẽ biết rõ rằng qua mọi việc đó Đức Chúa Trời đang thực

hiện kế hoạch của Ngài cho chúng ta. Chúng ta sẽ không nhận vinh hiển nhờ

những gì chúng ta đang làm cho Đức Chúa Trời, nhƣng chỉ trong những gì Ngài

đang hành động qua chúng ta mà thôi.

Chúng ta phải học phó thác cuộc đời chúng ta cho Đức Chúa Trời, giao phó chính

mình cho Ngài trong mọi sự và về mọi việc, nƣơng cậy không phải vào đức tin vĩ

đại của chúng ta nhƣng cậy trên ân điển kỳ diệu của Ngài. Đúng là đức tin rất quan

trọng, nhƣng ngay cả đức tin cũng đến với chúng ta bởi ân điển, nhƣ là một món

quà. Mọi điều trong đời sống chúng ta dựa trên - không phải những công đức hoặc

khả năng hoặc việc làm của chúng ta, nhƣng dựa trên ý muốn sẵn lòng thiên

thƣợng của Chúa nhằm sử dụng quyền năng vô hạn của Ngài để đáp ứng những

nhu cầu của chúng ta mà chẳng hề tính một giá nào.

Đó là chính là ân điển.

Nếu bạn có những nhu cầu hôm nay - và ai lại chẳng có nhu cầu? Tôi khích lệ bạn

hãy trao phó chúng cho Đức Chúa Trời. Việc chúng ta có những kế hoạch, mục

tiêu và những giấc mơ cho cuộc đời mình là điều tốt, cũng rất tuyệt vời khi bạn có

những điều bạn đang tin cậy Chúa ban cho, nhƣng tôi đề nghị bạn hãy quyết định

để tất cả mọi điều đó qua một bên trong giây lát. Chỉ trong thời gian bạn cần có để

đọc quyển sách này, hãy để bạn tự do khỏi mọi nỗ lực để đạt đƣợc bất cứ điều gì

bởi đức tin riêng nỗ lực riêng của chính bạn.

Thay vào đó, hãy thƣ giãn và đặt niềm tin cậy của bạn hoàn toàn chỉ dựa vào Chúa.

Hãy buông bỏ hoàn toàn và nhìn xem quyền năng bùng nổ đến chừng nào mà Ngài

sẽ đem đến hành động trong đời sống bạn đang khi bạn chỉ đơn thuần phó thác

chính mình để nhận lấy ân điển kỳ diệu của Ngài. Tôi tin rằng bạn sẽ nhìn thấy một

sự thay đổi lạ lùng trong toàn cách tiếp cận của bạn với đời sống đến nỗi bạn sẽ

không bao giờ ƣớc muốn quay trở lại những đƣờng lối cũ nữa.

Ân Điển, Ân Điển và Càng Thêm Ân Điển

Khi chúng ta bắt đầu học hỏi về ân điển của Đức Chúa Trời, tôi muốn đƣợc chia sẻ

với bạn cách vắn tắt về tình trạng của cuộc đời tôi lúc bấy giờ khi Chúa lần đầu

tiên bắt đầu ban cho tôi một sự mặc khải về ân điển thật sự là gì.

Lúc ấy tôi có rất ít sự mặc khải về đề tài này, nhƣng đang khi tôi học tập, tôi thật

sự đã đƣợc khuấy động trong tâm linh mình để tin cậy Đức Chúa Trời ban cho một

sự mặc khải lớn hơn. Đang khi bạn đọc, tôi muốn khích lệ bạn hãy tiếp tục trong

đức tin cầu xin Đức Chúa Trời ban cho bạn một sự mặc khải sâu xa hơn về điều kỳ

diệu đƣợc gọi là ân điển này.

Lời Chúa Làm Nản Lòng

Khi Đức Chúa Trời bắt đầu mặc khải cho tôi về ân điển thật sự là gì thì lúc bấy giờ

tôi đang nản lòng nhƣ bất cứ ai có thể từng bị nản lòng. Tại sao tôi lại quá tuyệt

vọng nhƣ vậy? Có rất nhiều lý do khác nhau về sự tuyệt vọng nản chí của tôi,

nhƣng một trong những điều làm nản lòng tôi nhất - dù bạn tin hay không - đó

chính là Lời Chúa.

Làm sao Lời Chúa lại làm tôi nản lòng? Lý do rất đơn giản. Đây cũng là trƣờng

hợp xảy đến cho nhiều tín hữu, tôi đã cố gắng hành động Lời Chúa thay vì để cho

lời Chúa hành động trong tôi. Điều đã làm tôi nản về Lời Chúa là nhƣ vầy: Lời ấy

cứ tiếp tục cáo trách tôi.

Bạn thấy không, tôi đã gặp rất nhiều nan đề trong cuộc đời mình, nhƣng tôi không

thật sự biết rõ căn nguyên của những nan đề của tôi. Tôi đã nghĩ rằng mọi điều đó

do một ai đó gây ra. Tôi đã bị thuyết phục rằng nếu mọi ngƣời khác chịu thay đổi

và hành động khác đi, thì bấy giờ cuối cùng tôi có thể đƣợc hạnh phúc và thỏa

lòng. Sau đó khi tôi bắt đầu nghiên cứu Lời Chúa. Lời Chúa bắt đầu mặc khải cho

tôi thấy rằng rất nhiều lĩnh vực trong đời sống tôi cần phải đƣợc thay đổi. Mỗi một

sứ điệp mà tôi đã nghe, dù qua đài truyền hình, truyền thanh, trên băng từ hay

trong một buổi nhóm, hầu nhƣ đều cáo trách tôi về nhu cầu tôi cần phải thay đổi.

Nan đề chính là tôi đã không hiểu đƣợc sự khác biệt giữa sự cáo trách và sự định

tội.

Đang khi Lời Chúa đem sự cáo trách đến cho tôi, đó là điều Đức Chúa Trời định ý

cho Lời Ngài, thì ma quỷ dùng chính điều định đem lại ích lợi cho tôi để tra tấn

trong tâm trí tôi nhƣ những lời buộc tội. Tôi đã nhìn xem Lời Chúa và nhận biết

nhu cầu cần phải thay đổi của mình, nhƣng chẳng biết rằng chính ân điển của Đức

Chúa Trời đem đến sự thay đổi đó trong tôi. Tôi không biết làm sao để Đức Thánh

Linh của Chúa đến trong đời sống tôi để khiến những việc phải xảy ra nhƣ cần có

đang khi tôi tin cậy Ngài và vận dụng đức tin mình. Tôi đã tƣởng rằng tôi phải tự

làm hết.

Tôi đã cố gắng tự thay đổi chính mình, cố gắng tự khiến mình trở thành những gì

mà Lời Chúa nói tôi phải nên nhƣ vậy. Tôi đã không biết làm sao để phó nộp chính

mình cho Chúa và ngửa trông nơi Ngài. Tôi đã chẳng biết gì về việc đƣợc thay đổi

từ vinh hiển sang vinh hiển (IICo 2Cr 3:18), về việc chinh phục những kẻ thù

nghịch của tôi từng chút một (PhuDnl 7:22).

Ngoài việc cố gắng tự thay đổi chính mình, tôi cũng đã cố gắng thay đổi mọi điều

khác trong cuộc đời của tôi. Tôi đã cố gắng thay đổi chồng tôi, những con cái tôi,

tất cả những hoàn cảnh của tôi, tất cả mọi điều gì mà tôi tƣởng là gốc rễ gây ra

những nan đề của tôi. Tôi đã cố gắng, cố gắng và cố gắng cho đến khi tôi cảm thấy

mình sắp chết vì tuyệt vọng. Gắng sức làm một điều gì về việc mà bạn không thể

làm gì đƣợc là điều rất nản lòng!

Những gì tôi đã làm chính là hành động dƣới Luật Pháp, mà Kinh Thánh nói rằng

nó sẽ luôn luôn dẫn đến sự nản lòng, tuyệt vọng và hủy diệt.

Luật Pháp Ngƣợc Lại Với Ân Điển

Tất cả những ai dựa vào Luật Pháp (ngƣời tìm cách để đƣợc kể là công nghĩa bởi

vâng theo Luật Pháp của những nghi lễ) đều ở dƣới một sự rủa sả và dẫn đến sự

thất vọng và hủy diệt, vì nhƣ có chép trong lời Kinh Thánh rằng. Đáng rủa thay {bị

rủa sả, bị hủy diệt, bị trừng phạt} đời đời cho kẻ nào không tiếp tục giữ theo (sống

và ở lại) mọi giềng mối và điều răn đƣợc viết trong Sách Luật Pháp để làm theo.

GaGl 3:10

Tôi đã không nhận thức đƣợc nan đề của mình chính bởi mọi sự cố gắng của mình,

tôi đã vô tình đặt chính mình dƣới sự rủa sả của Luật Pháp. Tôi đã lấy điều tốt đẹp

của Lời Chúa và đặt ra một điều luật từ đó. Tôi đã xem tất cả là điều chính tôi phải

hoàn tất chứ không phải là những lời hứa mà Đức Chúa Trời sẽ làm ứng nghiệm

trong tôi đang khi tôi tin cậy Ngài và trông đợi sự đắc thắng của Ngài. Bạn có biết

rằng bạn và tôi có thể tạo ra một điều luật từ mỗi một lời trong Kinh Thánh nếu

chúng ta không biết đến với Lời Chúa cách phải lẽ không?

Bất cứ lúc nào chúng ta đặt mình dƣới Luật Pháp, là chúng ta đang du mình vào sự

khốn khổ. Tại sao vậy? Bởi vì Luật Pháp có khả năng làm một trong hai điều: nếu

chúng ta theo luật pháp cách trọn vẹn, nó có thể làm chúng ta thánh khiết. Nhƣng

vì không một con ngƣời nào có thể làm đƣợc điều đó, điều thứ hai mà Luật Pháp

có thể làm là thật sự gia thêm tội lỗi, khiến dẫn đến sự hủy diệt.

Rôma đoạn 2 và 3 dạy chúng ta rằng Đức Chúa Trời đã ban Luật Pháp Cựu Ƣớc để

cho loài ngƣời sẽ gắng sức giữ nó, rồi nhận ra rằng mình không thể giữ Luật Pháp

nổi và ý thức đƣợc nhu cầu cấp bách của mình cần có một Đấng Cứu Chuộc.

Việc này xảy ra làm sao? Chúng ta nghe hoặc đọc luật pháp và kết luận: “Nếu tôi

không vâng theo luật này, tôi sẽ mất sự cứu rỗi” hoặc Đức Chúa Trời sẽ không còn

yêu tôi nếu tôi không ăn ở đàng hoàng, Ngài sẽ không yêu tôi nếu tôi không tốt”.

Bấy giờ, chúng ta bắt đầu nhìn xem Lời Chúa một cách hoàn toàn trái với cách mà

Đức Chúa Trời muốn chúng ta nhìn thấy. Tất cả mọi điều Ngài muốn chúng ta làm

là đối diện với sự thật và nói rằng: “Vâng, thƣa Chúa, Ngài hoàn toàn đúng. Con

cần phải làm nhƣ vậy. Con cần phải thay đổi, nhƣng con không thể tự thay đổi

chính mình. Lời Ngài là chân lý và đời sống của con không phù hợp với Lời Ngài.

Lời Ngài đã trở thành một tấm gƣơng cho con. Trong đó con có thể nhìn thấy con

sai lầm trong lĩnh vực này, và con hối hận. Con xin Ngài tha thứ cho con và thay

đổi con bởi quyền năng và ân điển của Ngài”.

Nhƣng tôi không biết làm điều đó nhƣ thế nào. Tôi chẳng biết gì về quyền năng

của Đức Chúa Trời và ân điển của Đức Chúa Trời. Tất cả những gì tôi đã biết là sự

cố gắng - cố gắng sống tốt, cố gắng làm mọi điều gì Lời Chúa nói tôi phải làm. Cố

gắng đừng nói nhiều quá, cố gắng đầu phục, cố gắng trở nên rộng lƣợng hơn, cố

gắng hành động theo bông trái của Đức Thánh Linh. Cố gắng cầu nguyện nhiều

hơn, cố gắng đọc Kinh Thánh nhiều hơn, cố gắng hiểu Kinh Thánh nhiều hơn khi

mình đọc. Cố gắng làm một ngƣời vợ tốt đẹp hơn, cố gắng làm một ngƣời mẹ tốt

hơn và cứ thêm, thêm nữa.

Hậu quả là tôi hoàn toàn bị nản lòng.

Một ý nghĩa khác của từ nản lòng là tuyệt vọng, bị cản trở không đạt đƣợc một

mục tiêu hoặc làm ứng nghiệm một ao ƣớc!

Nhƣ Phao Lô mô tả rất rõ trong 3:10, tôi đã bị nản lòng - thất vọng và thật sự bị

hủy diệt - vì cớ tôi đã cố gắng sống theo một Luật Pháp mà tôi hoàn toàn không thể

giữ nổi. Tôi đã cố gắng đạt đến một mục tiêu và làm ứng nghiệm một ao ƣớc nằm

ngoài khả năng của tôi. Tôi càng gắng sức bao nhiêu, thì tôi càng thất bại thê thảm

bấy nhiêu.

Khi bạn và tôi đặt tất cả sức mạnh và nỗ lực của mình vào một điều gì đã bị thất

bại, thì kết quả duy nhất có thể có là sự tuyệt vọng. Và những gì chúng ta biết làm

trong tình cảnh đó là cố gắng thêm - mà điều đó chỉ sản sinh ra sự nản lòng hơn.

Đó là một vòng lẩn quẩn, điều chỉ có thể bẻ gãy bởi một sự hiểu biết đúng đắn về

ân điển của Đức Chúa Trời.

Cố Gắng Ngƣợc Lại Với Tin Cậy

Bạn có ý thức đƣợc rằng từ ngữ cố gắng là không đúng với Kinh Thánh không?

Tôi biết điều đó là vì tôi đã tra cứu trong sách tham khảo rộng lớn nhất mà tôi có

thể kiếm đƣợc. À, đúng là có từ ngữ đó, nhƣng không phải ở trong ý nghĩa mà

chúng ta sử dụng trong bối cảnh này.

Cách duy nhất mà từ cố gắng đƣợc dùng trong Kinh Thánh là trong ý nghĩa đặt

một ai đó vào sự thử nghiệm. Kinh Thánh nói về sự “thử nghiệm của đức tin chúng

ta (Gia Gc 1:3). Chúng ta đƣợc dạy dỗ không nên tin hết mọi điều mình nghe,

nhƣng phải “thử các thần” IGi1Ga 4:1. Tác giả Thi Thiên nói rằng: “Hỡi Đức

Giêhôva, xin hãy thử tôi và biết những tƣ tƣởng tôi ” (Thi Tv 139:23), Kinh Thánh

cũng nói về những thử thách khó khăn sẽ “thử nghiệm” chúng ta (IPhi 1Pr 4:12).

Theo ý nghĩa của Kinh Thánh, thì từ ngữ cố gắng (to try) đề cập đến một bài thi

hay sự thử nghiệm để xác định giá trị và mức độ của một ngƣời hay một vật.

Nhƣng điều đó hoàn toàn khác với cách chúng ta thƣờng sử dụng từ ngữ cố gắng -

mà đó là điều bàn đến nỗ lực loài ngƣời. Chúng ta nói chúng ta “cố gắng” khi

chúng ta đang nỗ lực đạt đến hoặc hoàn tất một điều gì bởi phƣơng tiện hoặc khả

năng riêng của chúng ta.

Bây giờ tôi không có ý nói rằng chúng ta chẳng nên bao giờ nỗ lực để đạt đƣợc

một điều gì đó trong cuộc đời. Không hề nhƣ vậy. Một trong những sứ điệp tôi

thƣờng giảng là về chủ đề sự nỗ lực đúng đắn mà chúng ta phải đƣa ra với tƣ cách

là những cơ đốc nhân. Một nỗ lực đƣợc làm nên qua quyền năng và bởi ân điển của

Đức Chúa Trời hành động bên trong chúng ta. Nói khác đi, chúng ta không gắng

sức làm một điều gì mà không cầu xin sự cứu giúp của Đức Chúa Trời. Chúng ta

nƣơng dựa vào. Dù suốt chặng đƣờng thực hiện mỗi đề án. Chúng ta luôn giữ vững

một thái độ nói rằng: “Ngoài Chúa ra con chẳng làm chi đƣợc”.

Nhƣng chúng ta không tham dự vào những nỗ lực tự nhiên thuộc về xác thịt vì hậu

quả chỉ là sự mỏi mệt và nản lòng, thất vọng và hủy diệt.

Đang khi bạn đọc những trang này, tôi muốn đề nghị rằng bạn bằng lòng hoán đổi

sự cố gắng bằng việc tin cậy. Đó chính là những gì tôi đã học làm đang khi Chúa

mở ra cho tôi cả một lĩnh vực mới mẻ trong sự mặc khải về ân điển kỳ diệu của

Ngài.

Căn Nguyên của Sự Xung Đột

Điều gì dẫn đến sự xung đột (bất hòa và hận thù lâu đời) và làm sao những sự căng

thẳng (cãi cọ và tranh đấu) phát xuất ra giữa lòng anh em? Chẳng phải chúng đã

nổi lên từ những ƣớc muốn tƣ dục của anh em vẫn mãi chiến tranh trong những chi

thể của anh em sao?

Gia Gc 4:1

Bạn có những sự xung đột, bất hòa, hận thù, căng thẳng và chiến tranh diễn ra ở

bên trong chính bản ngã của mình không? Có một thời gian mà cuộc đời tôi đã đầy

dẫy sự xung đột.

Làm sao tất cả những sự khuấy động này đã dấy lên bên trong chúng ta vậy?

Chúng ta biết rõ rằng đó không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời cho chúng ta

đâu. Đức Chúa Trời không muốn cho con cái Ngài sống trong một vùng có chiến

tranh thƣờng xuyên. Đó chính là bản chất của thế giới mà chúng ta đang sống đây,

nhƣng nó không phải là bản chất của vƣơng quốc Đức Chúa Trời - và Chúa Jêsus

đã dạy bảo chúng ta rằng vƣơng quốc đang ở bên trong chúng ta (LuLc 17:12).

Một lý do mà bạn và tôi đã đến với Đấng Christ đó là chúng ta muốn trốn khỏi mọi

sự xung đột và căng thẳng vô tận thuộc loại đó. Đó là lý do vì sao chúng ta trở

thành công dân của vƣơng quốc Đức Chúa Trời. Kinh Thánh bảo chúng ta rằng đó

là vƣơng quốc của sự công nghĩa, bình an và vui mừng (RoRm 14:17) là những

môn đồ của Chúa Jêsus Christ, đó chính là gia tài và di sản của chúng ta. Vậy thì

tại sao có nhiều ngƣời trong chúng ta là những ngƣời thật sự yêu mến Đức Chúa

Trời, là những ngƣời sẽ đi thiên đaàng, là những ngƣời đƣợc gọi theo mục đích

thiên thƣợng của Ngài, vẫn còn để cả thời gian mình còn có mặt trên đất này để ở

giữa những điều mà chúng ta đã hết sức trốn khỏi chúng?

Căn nguyên của tất cả mọi sự xung đột này là gì? Nó phát sinh ra từ đâu? Đó là

vấn đề chúng ta muốn giải đáp để tìm ra giải pháp cho sự nản lòng và khốn khổ

của chúng ta.

Hãy lƣu ý phần thứ hai của câu này, Gia cơ bảo chúng ta rằng tất cả những điều

tiêu cực này đều nổi lên từ những ƣớc muốn của xác thịt vẫn hằng tranh chiến ở

trong chi thể của chúng ta.

Bạn có biết rằng bạn và tôi có thể rơi vào cuộc xung đột vì muốn một điều dù điều

ấy rõ ràng là ý muốn của Chúa dành cho chúng ta không? Muốn có ý muốn Chúa

trong cuộc đời mình có thể làm nản lòng chúng ta nếu chúng ta loay hoay gắng sức

nhận đƣợc điều ấy cách sai trật, vì nhƣ vậy chúng ta chỉ sinh ra xung đột, chiến

tranh và căng thẳng.

Đức Chúa Trời muốn chồng và các con chúng ta đƣợc cứu. Chúng ta biết rõ đó là ý

muốn Ngài và Ngài đã phán trong Lời Chúa rằng Ngài muốn mọi ngƣời đƣợc biết

Ngài và đƣợc cứu (II Phi 3:9;). Dầu vậy bạn và tôi có thể bị nản lòng - và gây ra đủ

loại khốn khổ cho chính mình và cho những ngƣời khác - nếu chúng ta loay hoay

cố gắng để làm cho những ngƣời thân của mình đƣợc cứu bởi những nỗ lực loài

ngƣời của mình.

Dù nghe rất kỳ lạ, nhƣng đây là điều có thể xảy ra, đó là chúng ta tranh chiến với

nhau về Lời Chúa. Điều này xảy ra luôn luôn trong thân thể của Đấng Christ.

Chắc chắn ý chỉ Đức Chúa Trời là muốn chúng ta sống những cuộc đời thánh sạch,

nhƣng tôi có thể nói với bạn là tôi đã gây ra bao nhiêu sự căng thẳng trong cuộc

đời tôi vì cố gắng sống thánh khiết. Tôi muốn tất cả mọi điều đúng đắn, nhƣng tôi

đã loay hoay giành lấy chúng một cách sai trật. Đó là điều Gia cơ cảnh báo chúng

ta tại đây trong câu này. Ông nói rằng sự xung đột và căng thẳng nổi lên bên trong

chúng ta vì cớ những ƣớc muốn của chúng ta - ngay cả khi đó là những ƣớc muốn

công nghĩa của chúng ta - đang tranh chiến bên trong chi thể của chúng ta.

Chúng ta không có vì chúng ta chẳng cầu xin. Anh em ghen tỵ và tham muốn

(những gì ngƣời khác có) và những ƣớc muốn của anh em không thành đƣợc (nên):

anh em trở thành những kẻ giết ngƣời. (Ghen ghét là giết ngƣời theo nhƣ lòng anh

em cƣu mang). Anh em cháy bỏng với sự ghen tỵ và nóng giận và không thể giành

đƣợc (sự mãn nguyện, thỏa lòng và hạnh phúc mà anh em đang tìm kiếm) vì vậy

anh em tranh đấu và xung đột. Anh em không nhận lãnh vì anh em chẳng cầu xin.

Gia Gc 4:2

Dân sự trong Hội Thánh tranh chiến với nhau vì những ơn tứ tiên tri và những ơn

tứ âm nhạc. Họ trở nên ganh tị nhau vì một ngƣời hát còn ngƣời kia lại không. Họ

ghét nhau đơn giản chỉ vì họ không có điều mà ngƣời khác có. Ghen tuông và tranh

cạnh không phải là tình yêu. Đức Chúa Trời nói điều đó là lòng ghen ghét.

Kinh Thánh nói rất thẳng thắn về điểm này. Kinh Thánh nói rằng nếu ai ghét ngƣời

khác vì những ân tứ đặc biệt của họ là trở thành một kẻ giết ngƣời ở trong lòng.

Bạn và tôi có phạm tội giết ngƣời trong tấm lòng của mình không? Chúng ta có

nhƣ thiêu nhƣ đốt vì lòng ghen tị và tức giận vì chúng ta không thể đạt đƣợc sự

mãn nguyện, thỏa lòng và hạnh phúc mà chúng ta tìm kiếm chăng? Chúng ta có bị

nản lòng vì chúng ta không đạt đƣợc ngay cả những điều tốt mà chúng ta hằng ao

ƣớc chăng?

Đó chính là điều đó đã xảy ra cho tôi trong một thời gian trong cuộc đời tôi. Tôi đã

cố gắng làm cho chính mình hạnh phúc. Tôi đã nhìn thấy tất cả những điều tốt đẹp

mà tôi biết tôi cần, và tôi đã cố gắng khiến chúng xảy đến bằng những nỗ lực của

chính mình. Không ai biết đƣợc tôi đã tự làm cho mình nản lòng cách không chịu

nổi suốt bao nhiêu năm cố gắng làm cho chức vụ của tôi đƣợc ứng nghiệm. Chắc

chắn chức vụ đó là ý muốn Ngài dành cho tôi. Ngài đã kêu gọi tôi và đã xức dầu

tôi cho việc đó. Dẫu vậy, điều đó vẫn không xảy ra cho dù tôi cố gắng đến đâu.

Điều lý thú là Đức Chúa Trời sẽ kêu gọi một ngƣời làm điều gì đó, rồi sau đó

không để anh ta làm trong một thời gian. Anh ta sẽ không bao giờ có thể làm đƣợc

việc ấy, cho đến chừng nào anh ta ngừng gắng sức làm việc ấy theo sức mình và

bắt đầu để cho Chúa làm cho điều ấy ứng nghiệm theo cách của Ngài các theo thời

điểm của Ngài. Đƣờng lối Đức Chúa Trời là trọn vẹn! Nếu bạn đang nản lòng về

thời điểm, hãy học cầu nguyện cùng với tác giả Thi Thiên. Kỳ mạng tôi nằm trong

tay Chúa. .. (Thi Tv 31:15).

Tôi biết về những điều này, vì đó chính là điều đã xảy ra cho tôi. Tôi đã nản lòng,

ghen tị và tức giận và không thể nào đạt đƣợc sự mãn nguyện, thỏa lòng và hạnh

phúc mà tôi đã tìm kiếm - cho đến khi Chúa chỉ cho tôi phần cuối trong Gia Gc

4:2… các ngƣơi không có vì các ngƣơi chẳng cầu xin.

Khi tôi thật sự nhìn thấy và hiểu rõ câu ấy lần đầu tiên, nó làm rung chuyển toàn bộ

thần học của tôi. Đó là một phần quan trọng của sự mặc khải về ân điển mà Đức

Chúa Trời đã cho tôi khiến dần dần thay đổi cả cuộc đời và chức vụ của tôi.

Chúa đã cáo trách tôi về nhiều điều khác nhau trong cuộc đời tôi. Một trong số các

điều ấy bạn có thể liên hệ đến chính chặng đƣờng theo Chúa của bạn. Hãy để tôi

nêu ra một ví dụ.

Một ngày kia tôi thức dậy với cơn nhức đầu nhƣ búa bổ. Tôi tƣởng mình đã bị

cảm. Tôi đi lại trong ngày với cơn nhức đầu khốn khổ đó, gặp ai cũng kể lể mình

cảm thấy khủng khiếp làm sao - cho đến cuối cùng Chúa phán với tôi và nói: “Con

có bao giờ nghĩ đến việc cầu xin Ta chữa lành cho con không?”. Tôi tin Chúa Jêsus

là Đấng chữa lành cho tôi, nhƣng tôi đã để cả ngày để phàn nàn và chƣa hề cầu xin

một lời nào.

Việc này thƣờng xảy ra trong đời sống của chúng ta. Chúng ta đi chỗ này chỗ kia

than van về những nan đề của mình và tiêu phí phân nửa thì giờ để cố gắng suy

tính chúng ta có thể làm những gì để giải quyết chúng. Chúng ta làm mọi điều ở

dƣới mặt trời ngoại trừ một điều mà Lời Chúa dạy bảo chúng ta. Hãy xin, để chúng

ta có thể nhận lãnh đƣợc để cho sự vui mừng của chúng ta đƣợc trọn vẹn (GiGa

16:24-25).

Tại sao chúng ta lại nhƣ vậy? Vì cớ xác thịt, bản tính con ngƣời thiên nhiên của

chúng ta, muốn tự làm mọi việc. Đó chính là bản tánh của xác thịt. Nó muốn chinh

phục. Nó muốn vƣợt qua những nan đề của nó bằng những phƣơng cách, đƣờng lối

này. Tại sao? Để nó có thể đƣợc vinh hiển. Xác thịt muốn tự mình làm, vì nó muốn

nhận sự khen ngợi.

Đó là một lý do chúng ta không thành công hơn chính mình trên chặng đƣờng đức

tin: vì chúng ta gắng sức giành đƣợc bởi những nỗ lực của riêng mình những gì

Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta bởi ân điển của Ngài. Nhƣng để Ngài ban

cho chúng ta những gì chúng ta cần, chúng ta phải khiêm nhƣờng đủ để thôi gắng

sức mà bắt đầu tin cậy. Chúng ta phải bằng lòng ngừng làm mà bắt đầu cầu xin.

Nhận Lãnh, Không Phải Lấy

Anh em có cầu xin (Chúa về những điều ấy) nhƣng thất bại không nhận lãnh đƣợc

vì cớ anh em cầu xin với mục đích sai trật và bởi những động cơ gian ác, ích kỷ. Ý

định của anh em là (khi lấy đƣợc những gì mình ao ƣớc) dùng nó cho những khoái

lạc tƣ dục. Gia Gc 4:3

Trong phần học tập này tôi hy vọng thủ tiêu từ ngữ lấy khỏi từ vựng của chúng ta

và thay thế nó bằng từ ngữ nhận lãnh. Đây là hai điều khác biệt nhau.

Gia cơ bảo chúng ta thay vì dấn bƣớc giành đƣợc những gì chúng ta cần hoặc ao

ƣớc, chúng ta phải cầu xin nhƣng sau đó, Gia cơ tiếp tục bảo rằng lý do mà chúng

ta không nhận lãnh đƣợc thƣờng là vì chúng ta xin với một động cơ hoặc ý định sai

trật.

Nhiều khi những gì chúng ta xin Chúa không hề sai trật, nhƣng Ngài không thể ban

điều thỉnh cầu của chúng ta vì Ngài vẫn còn hành động thêm để chuẩn bị chúng ta

cho điều đó.

Ví dụ, việc tôi tìm kiếm Chúa để biết về chức vụ mà Ngài đã kêu gọi tôi là một

điều đúng đắn. Ý muốn Chúa là chức vụ đó phải thành công. Tuy vậy, dù Ngài đã

kêu gọi tôi, những năm đầu tiên trong chức vụ là những năm khó nhọc vì cớ những

động cơ của tôi rất sai trật. Thay vì đơn sơ phó nộp chính mình cho Chúa trong sự

phục vụ khiêm nhƣờng đối với Ngài, tôi cố gắng làm ra mình quan trọng. Tôi rất

bất an và đã muốn một địa vị cao trong vƣơng quốc của Đức Chúa Trời vì những

lý do sai trật. Cho đến chừng nào tôi chƣa học tập để cho Ngài làm chính công việc

của Ngài trong tôi, Ngài không thể hành động qua tôi. Những động cơ của tôi phải

đƣợc tinh ròng, và sự thay đổi nhƣ vậy không thể diễn ra chỉ qua một đêm đƣợc.

Suốt nhiều năm tôi đã nản lòng vì tôi đã cầu nguyện, kiêng ăn và tìm kiếm mặt

Chúa, dù vậy chẳng có điều gì xảy ra - dù một ít để cho tôi thấy cũng không. Tôi

không biết quý trọng giá trị của công việc bề trong phải đƣợc làm trọn để chuẩn bị

cho chúng ta những phƣớc hạnh thấy đƣợc. Tôi đã muốn di động trong dòng chảy

đầy trọn của Thánh Linh Chúa nhƣng chỉ có một chút ri rỉ của Thánh Linh trong

đời sống và chức vụ của tôi. Tôi không thể hiểu đƣợc có điều gì sai trật đây.

Việc ấy trầm trọng đến nỗi tôi đã muốn nói với Chúa xin hãy để tôi yên một mình

để tôi có thể quên hết về chức vụ đi và làm một việc khác. Tôi đã sẵn sàng để bỏ

hết mọi việc rồi.

Điều đó xảy đến với nhiều ngƣời trong chúng ta. Đức Chúa Trời đến, khởi sự một

công việc trong chúng ta và qua chúng ta. Ngài dẫn chúng ta đến nửa chặng đƣờng

của công việc Ngài đang làm, rồi sau đó dƣờng nhƣ Ngài không còn muốn đi tiếp

và hoàn tất công việc nữa. Đó là chỗ sự nản lòng bắt đầu, vì chúng ta cố gắng quá

chừng để đẩy công việc tiến tới, và việc đó giống nhƣ gắng sức cất bỏ một ngọn

núi ra khỏi đƣờng đi với chỉ bằng sức lực đang cạn dần. Điều đó không thể nào

thành đƣợc! Dĩ nhiên Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn hoàn tất những gì Ngài đã khởi

sự, nhƣng chính sự chờ đợi giúp chúng ta thật sự đâm rễ và vững nền trong Ngài.

Nhiều khi điều này xảy ra vì những động cơ của chúng ta sai trật. Nhiều lúc ngay

cả động cơ của việc muốn nhìn thấy ngƣời thân của chúng ta đƣợc cứu cũng có thể

là ích kỷ. Chúng ta muốn họ đƣợc cứu không phải vì chúng ta yêu thƣơng họ và

muốn nhìn thấy họ đƣợc phƣớc nhƣng chỉ vì chúng ta muốn cuộc đời của chúng ta

đƣợc dễ dàng hơn và tốt đẹp hơn. Chúng ta muốn họ đƣợc cứu không phải vì lợi

ích cho họ nhƣng để chúng ta không còn phải đối diện với những thái độ và cách

ăn ở tội lỗi của họ.

Đây là một phần của những gì Gia cơ đang nói đến khi ông nói rằng chúng ta cầu

xin nhằm mục đích sai trật hay với động cơ sai trật. Đức Chúa Trời biết rõ rằng

những động cơ và ý định của chúng ta thƣờng là sai trật, dù khi chúng ta không

nhận thức ra hoặc không xƣng nhận nó. Rất khó đối diện với sự thật về chính

mình, nhƣng chúng ta phải làm vậy nếu chúng ta muốn đƣợc nhận lãnh tất cả mọi

điều mà Đức Chúa Trời ƣớc muốn ban cho chúng ta.

Trải qua năm tháng tôi đã học đƣợc một chân lý quan trọng: Đức Chúa Trời biết rõ

tôi hơn chính tôi biết về mình. Tôi đã đến chỗ nhận thấy rằng nếu tôi xin Chúa về

một điều gì đó, và Ngài chƣa ban cho tôi ngay, thì đơn giản chỉ vì tôi chƣa sẵn

sàng để nhận lãnh điều đó.

Một lần kia Chúa đã phán với tôi “Joyce, bất cứ khi nào con cầu xin Ta về một

điều tốt lành nào mà con không nhận đƣợc, thì đó không phải vì cớ ta giữ lại và

không cho con nhận điều đó. Mà hoặc là vì Ta có điều tốt hơn và con chƣa biết đủ

để cầu xin Ta, nên Ta phải để con đợi chờ cho đến khi con nắm bắt đƣợc kế hoạch

của Ta, hay là vì cớ con đi ra ngoài thời điểm của Ta”.

Thƣờng đây không phải là một vấn đề đi ra ngoài ý Chúa, mà là vấn đề ra ngoài

thời điểm của Đức Chúa Trời. Chúng ta không có vì không cầu xin. Nhƣng chúng

ta không có cũng vì chúng ta xin với những động cơ và ý định sai trật, hoặc là vì

chúng ta chƣa sẵn sàng để nhận lãnh những gì Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng

ta.

Tôi đã học đƣợc rằng khi tôi xin Chúa về một điều gì tôi phải dâng trình lời thỉnh

cầu của tôi rồi để yên đó. Nếu ý Chúa muốn cho tôi nhận lãnh điều đó thì Ngài sẽ

chu cấp - trong cách riêng của Ngài, thời điểm của Ngài. Việc chờ đợi không nhất

thiết phải gây nản lòng nếu chúng ta học thêm nữa về ân điển của Đức Chúa Trời.

Nhƣ Những Ngƣời Vợ Không Chung Thủy

Anh em (giống nhƣ) những ngƣời vợ không chung thủy (có những mối quan hệ

yêu đƣơng bất chính với thế gian) và phá vỡ lời thề nguyện hôn nhân với Đức

Chúa Trời! Anh em chẳng biết rằng làm bạn với thế gian là làm kẻ thù của Đức

Chúa Trời sao? Vậy hễ ai chọn làm bạn với thế gian là làm cho mình thành kẻ thù

của Đức Chúa Trời. Gia Gc 4:4

Gia cơ có ý nói gì khi ông nói rằng chúng ta giống nhƣ “những ngƣời vợ không

chung thủy”? Tôi tin rằng Chúa đã ban cho tôi một ví dụ tốt đẹp từ kinh nghiệm

riêng giữa của mình.

Trong nhà bếp của tôi có một số cửa sổ ở trên bồn rửa chén rất khó với tới. Bây giờ

nếu tôi muốn đóng hoặc mở những cánh cửa sổ đó tôi có thể nhảy lên bàn bếp và

phải vất vả mới làm đƣợc. Hoặc tôi có thể cứu mình khỏi mọi vả, cực nhọc đơn

giản bằng cách gọi nhà tôi - ông Dave và xin ông ấy đến mở hoặc đóng cánh cửa

giùm. Ông Dave cao hơn tôi nhiều, nên với đôi tay dài ông ấy chẳng khó khăn gì

để làm điều mà đối với tôi là một thách thức cực nhọc.

Chúng ta cũng nhƣ vậy đối với Chúa. Chúng ta tranh chiến và khổ sở, cực nhọc

mỏi mệt để cố gắng làm điều mà Chúa có thể làm cho chúng ta mà không phải tốn

sức gì - nếu chúng ta chịu cầu hỏi Ngài.

Nhƣng bạn có biết điều gì sẽ làm tổn thƣơng (sỉ nhục) chồng tôi hơn cả việc không

để cho ổng giúp tôi không? Đó là việc chạy qua hàng xóm và nhờ ông hàng xóm

qua để đóng hoặc mở cửa sổ giùm tôi. Đó là điều mà Gia cơ đề cập đến ở đây trong

cây này khi ông nói về “những ngƣời vợ chung thủy” quay sang ngƣời đàn ông

khác để xin giúp đỡ thay vì kêu đến chồng mình, biểu tƣợng của Chúa.

Tôi đã bị nản lòng trong đời sống và chức vụ mình cho đến khi tôi học bỏ đi thói

gắng sức làm mọi điều theo ý mình và chạy đến với những ngƣời khác để than thở

nan đề thay vì chạy đến với Đức Chúa Trời.

Ân Điển Đƣợc Định Nghĩa

Hay anh em tƣởng rằng Kinh Thánh nói không có mục đích khi nói rằng Đức

Thánh Linh mà Đức Chúa Trời cƣ ngụ trong chúng ta khao khát mong mỏi chúng

ta và Ngài khao khát Đức Thánh Linh (đƣợc nghênh tiếp) với một tình yêu ghen

tuông hay sao?

Nhƣng Ngài ban cho chúng ta càng thêm ân điển (quyền năng của Thánh Linh, để

đối phó với khuynh hƣớng gian ác này và tất cả mọi điều khác một cách đầy trọn).

Đó là lý do tại sao Ngài nói, Đức Chúa Trời chính Ngài chống cự lại với kẻ kiêu

căng và ngạo mạn, nhƣng ban ân điển (liên tục) cho ngƣời hạ mình (ngƣời khiêm

nhƣờng đủ để tiếp nhận nó). 4:5, 6

Đang khi tôi đọc khúc Kinh Thánh này vài năm trƣớc đây, tìm kiếm câu giải đáp

cho lý do tại sao tôi quá nản lòng và chẳng có năng quyền để thắng hơn những tội

lỗi và thất bại của mình, đôi mắt tôi bắt đầu mở ra khi tôi đọc đến câu 6 nói rằng

Đức Chúa Trời ban cho chúng ta “thêm và càng thêm ân điển”. Sau đó quyển Kinh

Thánh Diễn Ý cho chúng ta biết ân điển là gì.

Trƣớc khi Chúa mở mắt cho tôi thấy sự mặc khả này, lời giải nghĩa duy nhất mà tôi

từng đƣợc nghe về từ ngữ ân điển là “ân huệ không đáng đƣợc nhận”. Điều đó tốt,

nhƣng ân điển còn gồm nhiều điều hơn nữa. Kinh Thánh Diễn Ý nói ân điển là

quyền năng của Đức Thánh Linh để đƣơng đầu với khuynh hƣớng gian ác xấu xa ở

trong mỗi chúng ta.

Khuynh hƣớng xấu xa mà Gia cơ nói đến ở đây là gì? Đó là khuynh hƣớng xấu

nhƣ một ngƣời vợ bất chánh, khuynh hƣớng xấu xa nhằm có những mối quan hệ

yêu đƣơng bất hợp pháp với thế gian, khuynh hƣớng xấu xa để quay bỏ Đức Chúa

Trời và trông mong nơi chính mình hoặc nơi những ngƣời khác thay vì đến cầu xin

Ngài đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta. Đó là khuynh hƣớng của xác thịt và đây

không phải là cách Đức Chúa Trời muốn chúng ta phản ứng.

Câu giải đáp mà tôi tìm kiếm đƣợc thấy trong câu 6 cho chúng ta biết rằng giữa

mọi nan đề và sự nản lòng bực bội của chúng ta thì Đức Chúa Trời ban chúng ta

thêm và càng thêm ân điển thêm và càng thêm quyền năng của Đức Thánh Linh để

đƣơng đầu với khuynh hƣớng này và những điều khác một cách đầy đủ. Đó là lý

do tại sao Đức Chúa Trời chống cự lại kẻ kiêu căng và ngạo mạn, kẻ suy nghĩ rằng

họ có thể tự giải quyết mọi vấn đề mà không cần Ngài, nhƣng Ngài ban cho ân

điển liên tục cho những ngƣời khiêm nhƣờng, là kẻ hạ mình đủ để nhận lãnh ân

điển của Ngài do việc đơn sơ cầu xin Ngài.

Đức Chúa Trời muốn chúng ta đƣơng đầu với mọi khuynh hƣớng gian ác ở bên

trong chúng ta. Ngài muốn ban cho chúng ta ân điển của Ngài. Ngài muốn ban cho

chúng ta quyền năng để thắng hơn những động cơ và ý định sai lầm, nếu chúng ta

đủ khiêm nhƣờng để cầu xin và nhận lãnh thay vì cố gắng tự giải quyết mọi sự

bằng năng lực riêng của mình và theo cách riêng của chúng ta.

Đƣợc Cứu bởi Ân điển Sống Bởi Việc Làm

Vì ấy là bởi Ân điển nhƣng không (ơn huệ của Đức Chúa Trời cho kẻ không xứng

đáng) mà anh em đƣợc cứu (giải thoát khỏi sự đoán phạt và trở nên ngƣời dự phần

trong sự cứu chuộc của Đấng Christ) qua đức tin (của anh em) và (sự cứu rỗi) điều

này không phải thuộc anh em (do việc làm riêng, qua việc nỗ lực phấn đấu của

chính anh em) nhƣng đây là món quà (sự ban cho) của Đức Chúa Trời.

Không phải bởi việc làm (không phải làm ƣíng nghiệm những điều luật pháp đòi

hỏi) kẻo e rằng có ai sẽ khoe khoang (Đây không phải là kết quả của bất cứ một

ngƣời nào nên không ai có thể tự khoe mình hoặc nhận vinh hiển cho chính mình) .

Eph Ep 2:8, 9

Hẳn nhiên khúc sách này đề cập đến sự cứu rỗi. Nhƣng Kinh Thánh nói rằng đó là

cách mà bạn và tôi đƣợc cứu - là bởi ân điển qua đức tin - và cũng là cách mà

chúng ta phải sống cuộc đời mỗi ngày của mình. Vì ấy là bởi Ân điển nhƣng không

(ơn huệ của Đức Chúa Trời cho kẻ không xứng đáng) mà anh em đƣợc cứu (đƣợc

giải thoát khỏi sự đoán phạt và thành kẻ dự phần trong sự cứu chuộc của Đấng

Christ). Và sự (cứu chuộc) này không thuộc về anh em (về việc làm của anh em,

nó không đến từ sự nổ lực riêng của anh em) nhƣng là món quà của Đức Chúa Trời

(c.8). Chúng ta áp dụng những nguyên tắc này để nhận lãnh sự cứu chuộc thì

chúng ta cũng phải áp dụng chúng để nhận lãnh mỗi một phƣớc hạnh khác đến từ

Đức Chúa Trời.

Chúng ta đã đƣợc cứu bằng cách nào? Bời ân điển qua đức tin. Một trong những

điều muốn giúp bạn học đƣợc qua phần nghiên cứu này là sự khác biệt mang tính

sống còn giữa hai từ ngữ này: bởi và qua. Sự khác biệt đó sẽ giúp giữ cho những

vai trò và chức năng khác nhau của ân điển và đức tin trong phối cảnh phải lẽ.

Trong suốt những năm vừa qua chúng ta đã nghe rất nhiều về đức tin. Vào thời

điểm mà Đức Chúa Trời mở mắt cho tôi thấy chân lý mà tôi đang chia sẻ với bạn

qua những trang sách này, thì tôi rất bận rộn cố gắng có đức tin, cố gắng tin tƣởng

Đức Chúa Trời về nhiều điều. Tôi đã cố gắng tin cậy Chúa ban sự đột phá trong

chức vụ, cho sự chữa lành cái lƣng của tôi, cho sự thịnh vƣợng hơn về tài chánh và

cho sự thay đổi của chồng và con tôi theo điều mà tôi tƣởng họ phải trở nên. Tôi

“có đức tin của tôi ngoài kia” - tôi đã nghĩ nhƣ vậy. Nan đề duy nhất là những gì

tôi đang vận dụng không thể nào là đức tin vì cớ tôi không có sự bình an trong tâm

trí cũng nhƣ trong tấm lòng, không có sự an nghỉ.

Tác giả thơ Hêbơrơ nói với chúng ta rằng: Về phần chúng ta là kẻ đã tin (đã gắn

chặt, tin cậy và nƣơng dựa nơi Đức Chúa Trời) thì đã bƣớc vào sự yên nghỉ. (Hê

4:3;). Theo lời Kinh Thánh, một khi bạn và tôi đã tin cậy Đức Chúa Trời (đó chính

là đức tin) thì bấy giờ chúng ta bƣớc vào sự yên nghỉ của Ngài. Nhƣng tôi chẳng có

một sự yên nghỉ nào cả. Lý do tại sao tôi không có sự yên nghỉ rất là đơn giản.

Thay vì vận dụng đức tin nơi Đức Chúa Trời tôi đã thật sự vận dụng đức tin trong

đức tin. Tôi đã thờ phƣợng một điều (đức tin) thay vì thờ phƣợng một Thân vị

(Đức Chúa Trời).

Lý do tại sao tôi đã rơi vào cái bẫy này đó là vì tôi đã đặt hy vọng mình gắn chặt

nơi đức tin của tôi hơn là nơi Chúa của tôi. Tôi tƣởng rằng đức tin là giá chúng ta

phải trả cho những phƣớc hạnh của Đức Chúa Trời, hay một cách khác để nói là tôi

tƣởng tôi có thể lấy đƣợc những gì tôi muốn và cần với đức tin của mình. Nhƣng

sự suy nghĩ đó là không đúng. Phƣớc hạnh của Đức Chúa Trời không thể đƣợc

mua bởi đức tin hoặc bởi bất cứ điều gì khác, mà chúng phải đƣợc nhận lãnh. Đức

tin không phải là giá trả để mua những phƣớc hạnh của Đức Chúa Trời, mà đó là

đôi tay để nhận lãnh ơn phƣớc của Ngài. Giá đã trả cho mọi điều mà Đức Chúa

Trời muốn ban cho chúng ta đã đƣợc trả thay cho chúng ta bởi Jesus Christ trên

thập tự giá tại đồi Gôgô tha rồi. Sự cứu chuộc của chúng ta không đƣợc mua bởi

đức tin của chúng ta nhƣng bởi dòng huyết đã đổ ra của Con trai Đức Chúa Trời.

Chúng ta chỉ đơn thuần nhận lãnh sự cứu chuộc đó bởi ân điển của Đức Chúa Trời

qua đức tin của chúng ta - đó là, bởi tin cậy (gắn chặt, tin tƣởng và nƣơng dựa vào)

Đức Chúa Trời, Đấng ban cho chúng ta mọi điều tốt lành để vui hƣởng một cách

nhƣng không (ITi1Tm 6:17).

Kinh Thánh bảo chúng ta rằng đó là bởi ân điển qua đức tin mà bạn và tôi đƣợc

cứu và đƣợc làm kẻ dự phần những phƣớc hạnh của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh

cũng nói chúng ta đƣợc cứu thế nào thì chúng ta cũng sống và bƣớc đi trong đời

sống mỗi ngày của chúng ta thế ấy.

Điều lạ lùng là chúng ta đến với Đức Chúa Trời qua Đấng Christ bằng chính con

ngƣời thật của chúng ta, không nƣơng cậy nơi một điều nào khác ngoài dòng huyết

của Chúa Jêsus để tẩy sạch chúng ta khỏi mọi tội lỗi mình. Chúng ta vô cùng biết

ơn Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta và ban cho chúng ta sự sống đời đời với Ngài.

Tại sao vậy? Vì chúng ta biết rõ chúng

ta không đáng đƣợc điều đó. Nhƣng từ đó trở đi, chúng ta lại muốn xứng đáng để

nhận mọi điều Ngài ban cho chúng ta. Từ đó trở đi, Đức Chúa Trời phải nhƣ là cố

ép mỗi phƣớc lành đến trên chúng ta. Vì sao vậy? Vì chúng ta nghĩ mình không

xứng đáng để nhận lãnh nó. Chúng ta đã không đọc Kinh Thánh đủ ngày hôm nay,

chúng ta không cầu nguyện đủ, chúng ta không hành động theo bông trái Đức

Thánh Linh đủ, chúng ta đã la hét con cái, đá con mèo, chúng ta cũng không tử tế

khi bị mắc giữa chỗ kẹt xe. Chúng ta suy nghĩ về đủ mọi điều mình đã làm sai và

cho rằng mọi điều đó tự nhiên hẳn làm cho chúng ta thiếu tiêu chuẩn đã nhận đƣợc

bất cứ phƣớc hạnh nào của Ngài.

Nếu Đức Chúa Trời chỉ có thể chúc phƣớc cho những con ngƣời toàn hảo, thì Ngài

không bao giờ có thể chúc phƣớc cho ai cả, vì tất cả chúng ta đều đã phạm tội và

hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (RoRm 3:23 K-TV). Không ai trong

chúng ta xứng đáng nhận một điều tốt lành nào từ Chúa cả. Sự kiện này không

ngăn trở chúng ta nhận đƣợc sự cứu rỗi vinh diệu của Ngài cách nhƣng không, vậy

tại sao nó lại cản trở chúng ta đƣợc nhận lãnh những phƣớc hạnh muôn mặt của

Ngài? Lý do là một khi chúng ta đã đƣợc cứu bởi ân điển qua đức tin rồi, thì ngay

lập tức chúng ta bị phạm sai lầm xoay trở khỏi việc sống bởi ân điển để sống bởi

việc làm.

Việc Làm Trái Ngƣợc Với Ân Điển

Bạn có hiểu tại sao chúng ta lại bị nản lòng bực bội không? Đó là vì với mọi sự

nhấn mạnh trên đức tin, chúng ta cố gắng sống bởi việc làm trong một đời sống mà

Đức Chúa Trời đã định và sắp đặt phải sống bởi ân điển.

Hãy để tôi nêu ra cho bạn một bí quyết thực tiễn thế nào ân điển có thể lợi ích cho

bạn trong cuộc sống hằng ngày. Khi bạn rơi vào một hoàn cảnh bắt đầu khiến bạn

trở nên nản lòng bực bội, chỉ hãy dừng lại và nói “Chúa ơi, xin ban cho con ân

điển”. Sau đó, tin cậy Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu xin của bạn và đang trả lời

cho lời cầu xin và đang hành động mở ra tình cảnh đó, ngay khi bạn đang đi lại

làm việc này việc kia.

Bạn thấy không, đức tin là ống dẫn qua đó bạn và tôi nhận lãnh đƣợc ân điển của

Đức Chúa Trời để đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta. Nếu chúng ta cố gắng làm

việc theo sức lực riêng của mình mà không mở lòng để tiếp nhận ân điển của Đức

Chúa Trời, thì cho dù chúng ta có đức tin đến đâu chúng ta vẫn không nhận đƣợc

những gì chúng ta cầu xin nơi Đức Chúa Trời. Vì Kinh Thánh nói rằng ân điển là

quyền năng của Đức Chúa Trời đến với chúng ta qua đức tin của chúng ta để đáp

ứng nhu cầu của chúng ta.

Trƣớc đây khá lâu tôi đã viết ra câu này và gắn trên mặt tủ lạnh của tôi.

Những công việc của xác thịt- sự nản lòng bực bội

Nếu bạn có thể học đƣợc nguyên tắc này - đó là mỗi khi bạn trở nên nản lòng bực

bội, đó là một dấu hiệu bạn đã ngừng nhận lãnh ân điển của Đức Chúa Trời - chẳng

bao lâu bạn bị khuynh hƣớng gian ác thắng hơn và trở nên nảnlòng bực bội.

Nếu bạn bị nản lòng, ấy là vì bạn đang cố gắng làm cho mọi việc xảy ra theo sức

lực riêng của bạn. Điều đó không phải là vì bạn không có đức tin; đó là vì bạn đã

ngừng nhận lãnh ân điển từ Đức Chúa Trời. Tôi biết rõ, vì tôi đã hoàn toàn nản

lòng về đức tin, và đức tin không hành động chỉ vì tôi đã gạt bỏ ân điển ra ngoài.

Cách đây không lâu, tôi bị rơi vào một hoàn cảnh mà trong đó tôi trở nên rất căng

thẳng và “bực bội”. Đó luôn luôn là một dấu hiệu là tôi đang ở trong một tình cảnh

mà mình không biết phải giải quyết cách nào. Tôi không muốn mọi sự sẽ nhƣ hiện

nay, nhƣng tôi không có năng quyền để thay đổi chúng.

Tôi càng cố gắng suy tính phải làm gì để giải quyết vấn nạn của mình thì tôi càng

bối rối, bực bội và nản lòng. Cuối cùng, tôi đã nhớ lại điều mà tôi chia xẻ với bạn

trong quyển sách này - ân điển của Đức Chúa Trời. Vì vậy tôi dừng lại và cầu

nguyện “Lạy Chúa, chắc con đang không nhận lãnh ân điển của Ngài; nếu có thì

con đã không bị nản lòng. Lạy Cha, xin ban cho con ân điển”.

Tôi ngồi đó trong sự yên lặng và chỉ trong một vài phút Chúa đã ban cho tôi câu

giải đáp cho tình cảnh của tôi. Thật là đơn giản và tôi không biết tại sao tôi đã

không thấy đƣợc điều đó. Tất cả điều tôi thốt lên đƣợc là “ Cám ơn Chúa”.

Bạn có biết tại sao chúng ta bị quá nản lòng bực bội không? Đó là vì chúng ta

muốn sự việc diễn ra theo một cách nào đó và trong cuộc đời này mọi sự không

luôn xảy ra theo điều chúng ta muốn, theo cách chúng ta đã sắp đặt. Đó là lý do tại

sao chúng ta cần tin cậy và nƣơng dựa nơi ân điển của Đức Chúa Trời. Ngài biết rõ

những gì chúng ta đang đối diện trong mỗi tình cảnh trong đời sống và Ngài hành

động ra mọi việc tốt nhất, nếu chúng ta tin cậy Ngài đủ để cho Ngài hành động.

Lòng Kiêu Ngạo Sản Sinh Ra Sự Bực Bội Nản Lòng

Nhƣ vậy hỡi các bạn trẻ, hãy thuận phục những bậc trƣởng lão. Phải, tất cả anh em

phải thắt lƣng bằng tâm trí khiêm nhƣờng để phục vụ lẫn nhau, vì “Đức Chúa Trời

chống cự kẻ kiêu ngạo, nhƣng Ngài ban ân điển cho ngƣời khiêm nhƣờng ”.

IPhi 1Pr 5:5 WORRELL

Chúng ta hãy xem lại câu này trong một bản dịch chi tiết hơn đó là Bản Dịch Diễn

Ý:

Tƣơng tự nhƣ vậy, hỡi anh em là kẻ trẻ tuổi hơn, ở thứ bậc thấp hơn hãy thuận

phục những ngƣời trƣởng lão (những ngƣời hầu việc và những ngƣời dẫn dắt thuộc

linh của Hội Thánh) (hãy trao cho họ sự tôn kính và vâng theo lời khuyên bảo của

họ). Hãy tự mặc vào, tất cả mọi ngƣời, với lòng khiêm nhƣờng (nhƣ là áo của một

ngƣời đầy tớ, để cho sự che phủ đó không thể giựt khỏi, anh em đƣợc thoát khỏi sự

kiêu căng và ngạo mạn) đối với nhau. Vì Đức Chúa Trời chống cự với kẻ kiêu

ngạo (kẻ láo xƣợc, kẻ hống hách, kẻ khinh thị, kẻ táo bạo, kẻ khoác lác) - (và Ngài

chống đối, làm nản chí, và đánh bại họ) nhƣng ban ân điển (ân huệ, phƣớc lành)

cho ngƣời khiêm nhƣờng.

Trong cả hai câu, chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời chống cự nghịch lại với kẻ

kiêu ngạo, nhƣng ban ân điển cho ngƣời khiêm nhƣờng.

Trong hoàn cảnh của tôi, đang khi tôi ngồi đó cố gắng tự suy tính cho ra nan đề của

mình, thì tôi đang kiêu ngạo. Luôn luôn chính là sự kiêu ngạo thúc đẩy chúng ta

khi chúng ta cố gắng giải quyết những tình cảnh của mình thay vì hạ mình xuống

và cầu hỏi Đức Chúa Trời xem chúng ta phải làm gì - Sau đó chúng ta phải vâng

lời đủ để làm theo những gì Ngài phải dạy, cho dù chúng ta có đồng ý với điều đó

hay không, dù chúng ta thích hoặc không thích.

Việc tôi có thích kế hoạch của Đức Chúa Trời hay không là điều không quan trọng.

Nhƣng điểm chính là việc đó kết quả. Có một sự khác biệt lớn giữa việc cố gắng sử

dụng những gì chúng ta nghĩ là đức tin để làm cho những kế hoạch chúng ta chạy

với việc nƣơng cậy vào ân điển để cho Đức Chúa Trời thực hiện kế hoạch của

Ngài. Đó là sự khác biệt giữa lòng kiêu ngạo và khiêm nhƣờng, giữa sự bực bội và

yên nghỉ. Hãy nhớ kỹ rằng đức tin thật đem chúng ta vào sự yên nghỉ, nhƣng công

việc của xác thịt đem đến sự bực bội nản lòng.

Suốt một thời gian dài trong đời sống tôi, mỗi khi tôi bị bực bội nản lòng tôi đổ hết

mọi sự chán nản này là do ma quỉ. Tôi sẽ nói “Hỡi Satan, ta quở trách ngƣơi nhơn

danh Chúa Jêsus”. Nhƣng đó không phải là ma quỉ đang làm nản lòng tôi. Ấy

chính là Đức Chúa Trời!

“Hãy khoan” bạn có thể suy nghĩ: “Điều đó không thể đƣợc, nó không đúng Kinh

Thánh!”. Nhƣng đúng vậy. Tại đây trong Bản Kinh Thánh Amplified của 5:5

chúng ta đọc thấy Đức Chúa Trời chống đối, làm nản lòng, và đánh bại kẻ kiêu

ngạo, kẻ láo xƣợc, kẻ hống hách, kẻ khinh thị, kẻ táo bạo, kẻ khoác lác. Những kẻ

này là ai? Họ là những ngƣời tự suy tính ra mọi việc cho chính mình, những ngƣời

cố gắng làm theo ngƣời tự suy tính ra mọi việc cho chính mình, những ngƣời cố

gắng làm theo đƣờng lối của họ hơn là theo đƣờng lối Đức Chúa Trời. Họ là những

ngƣời cố gắng tự thay đổi mình theo những gì họ nghĩ là họ cần phải trở thành hơn

là cầu xin Đức Chúa Trời đem lại bên trong họ những sự thay đổi mà Ngài muốn

làm.

Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời chống cự khi chúng ta hành động trong sự

kiêu ngạo. Tại sao vậy? Vì cớ Ngài biết rằng nếu Ngài cho phép chúng ta làm theo

đƣờng lối mình, chúng ta không bao giờ học nƣơng cậy nơi Ngài. Khi Ngài chống

cự chúng ta, hoặc cản trở kế hoạch của chúng ta không thành tựu đƣợc, chúng ta

cảm thấy nản lòng bực bội.

Ngƣợc lại, Đức Chúa Trời ban ân điển (ơn huệ, phƣớc lành) cho ngƣời khiêm

nhƣờng, cho những ngƣời nào bám chặt, tin cậy và nƣơng dựa nơi Ngài chớ không

nơi khả năng riêng, những kế hoạch, mƣu kế riêng của họ hoặc dựa vào sự khôn

ngoan, tri thức, đức tin vĩ đại của riêng họ.

Vậy Hãy Hạ Mình Xuống

Vậy, hãy hạ mình (giáng cấp, khiêm nhƣờng trong sự đánh giá chính mình) xuống

dƣới cánh tay toàn năng của Đức Chúa Trời, đã đến kỳ thuận hiệp Ngài sẽ nhấc

anh em lên.

5:6

Bạn có biết việc hạ mình xuống dƣới cánh tay toàn năng của Đức Chúa Trời đã

đến kỳ thuận hiệp Ngài có thể nhấc chúng ta lên có ý nghĩa gì không? Điều đó có

nghĩa là cầu xin Chúa về những gì bạn cần rồi chờ đợi Ngài chu cấp tùy theo điều

Ngài thấy là thích hợp, nhận biết rằng thời điểm của Ngài luôn luôn tuyệt hảo. Nó

có nghĩa là yên lặng và nhận biết Ngài là Đức Chúa Trời và rằng Ngài biết điều gì

tốt nhất cho bạn trong mỗi hoàn cảnh của đời sống. Nó có ý nghĩa là chấm dứt việc

cố gắng tự làm cho mọi việc xảy ra và để cho Đức Chúa Trời chỉ cho bạn biết

những gì bạn cần làm để hợp tác với Ngài trong kế hoạch và mục đích của Ngài

dành cho bạn.

Ân Điển và Lo Âu

Hãy giao phó mọi điều lo lắng của anh em (tất cả mọi sự nôn nóng,mọi sự âu lo,

mọi điều quan tâm, một lần đủ cả) cho Ngài, vì Ngài quan tâm đến anh em cách

trìu mến và chăm sóc canh chừng anh em.

5:7

Ngƣời nào thật sự hiểu rõ ân điển của Đức Chúa Trời sẽ không lo lắng. Bạn có biết

tại sao không? Vì lo lắng là một công việc của xác thịt. Nó cố gắng suy tính những

gì phải làm để tự cứu mình hơn là tin cậy nơi Đức Chúa Trời để đƣợc giải cứu.

Cá nhân nào, thƣờng xuyên sống trong sự lo âu không nhận lãnh đƣợc sự đầy trọn

của ân điển Chúa, bởi vì nhƣ tình yêu trọn vẹn đuổi đi sự sợ hãithể nào (IGi1Ga

4:18) thì ân điển của Đức Chúa Trời cũng đuổi đi hết mọi dấu vết của sự lo âu.

Hãy bƣớc đi trong ân điển của Đức Chúa Trời và anh em sẽ không hề làm trọn

những công việc của xác thịt.

Ân Điển Và Sự Ổn Định

Hãy sống quân bình (tiết độ, tâm trí vững vàng) hãy thận trọng và cảnh giác trong

mọi lúc, vì kẻ thù của anh em là ma quỷ, nhƣ sƣ tử rống rình mò chung quanh anh

em (trong sự đói khát mãnh liệt) , tìm kiếm ngƣời nào nó có thể bắt lấy và cắn nuốt

đi.

Hãy chống cự hắn- hãy vững vàng trong đức tin (chống lại mọi sự tấn công- đâm

rễ, đƣợc thiết lập, mạnh mẽ, không lay chuyển đƣợc, kiên định) biết rõ rằng anh

em mình ở khắp thế gian cũng trải qua những sự chịu khổ giống nhƣ mình.

IPhi 1Pr 5:8, 9

Đến đây, Phierơ đã nói cho chúng ta biết rằng nếu chúng ta có một nan đề, chúng

ta phải mời Đức Chúa Trời tham dự vào việc đó. Ông nói rằng nếu chúng ta hạ

mình xuống dƣới cánh tay toàn năng của Đức Chúa Trời, từ khƣớc không lo âu

hoặc bối rối mà thay vào đó trông đợi nơi Chúa, để Ngài thi hành giải pháp toàn

hảo của Ngài trong thời điểm toàn hảo nhất.

Bây giờ trong đoạn văn này ông nêu ra cho chúng ta một lời cảnh báo đang khi

chúng ta chờ đợi Chúa, chúng ta phải kiên trì chống lại ma quỷ, là kẻ thù của

chúng ta đang đi ra để cắn nuốt chúng ta. Phierơ khuyên chúng ta hãy vững vàng

trong đức tin, đâm rễ chắc, đƣợc thiết lập, mãnh mẽ, không dời đổi và cƣơng quyết

đang khi đứng trên phần đất của mình trong đức tin và trông cậy, nƣơng dựa vào

sức mạnh và quyền năng của Chúa chứ không phải nơi sức lực riêng của mình.

Nƣơng Dựa Nơi Đức Chúa Trời

Vì chúng tôi đã nghe về đức tin anh nơi Christ Jêsus (sự nƣơng dựa hoàn toàn cả

con ngƣời anh em nơi Ngài trong một niềm tin cậy tuyệt đối và xác quyết trong

Quyền năng, khôn ngoan và tốt lành của Ngài) và về tình yêu thƣơng mà anh em

(đã bày tỏ ra) cho tất cả các thánh đồ (những kẻ đƣợc biệt riêng ra cho Đức Chúa

Trời) .

CoCl 1:4

Theo Kinh Thánh, đức tin là sự nƣơng dựa hoàn toàn cả con ngƣời nơi Đức Chúa

Trời trong niềm tin tƣởng tuyệt đối và xác quyết trong quyền năng, sự khôn ngoan

và tốt lành của Ngài.

Bạn có biết điều ấy nói gì với tôi không? Nó nói rằng đức tin là sự nƣơng dựa hoàn

toàn của tôi nơi Đức Chúa Trời, cất bỏ mọi gánh nặng khỏi tôi và chất mọi sự trên

Ngài, tin tƣởng nơi: 1/ Quyền năng và khả năng của Ngài để làm bất cứ điều gì cần

phải đƣợc làm, 2/ Sự khôn ngoan và tri thức của Ngài để làm điều ấy khi cần phải

làm và 3/ Sự tốt lành và tình yêu của Ngài để làm điều ấy theo cách mà nó cần phải

thực hiện.

Bạn có đủ đức tin để nƣơng dựa hoàn toàn con ngƣời mình trên Đức Chúa Trời và

giao phó tất cả mọi sự bạn có, mọi sự về bạn trọn vẹn trên Ngài không? Hay là bạn

cũng nƣơng dựa nơi Ngài nhƣng cũng thủ thế để nếu Ngài dời đi thì bạn có thể

nhanh chóng lấy lại sự quân bình và đứng lại ngay trên hai chân mình?

Một lần kia trong một buổi nhóm, tôi đã giả vờ ngất xỉu, nhà tôi phải chụp lấy tôi

và đỡ tôi lên trong đôi tay của ông. Nếu ông ấy thả ra, thì tôi đã nằm thẳng dài trên

nền nhà. Tôi đã làm điều này để chỉ cho mọi ngƣời thấy đức tin thật vận hành nhƣ

thế nào. Đó là hoàn toàn nƣơng dựa vào Đức Chúa Trời.

Đó là đức tin - buông bỏ hoàn toàn và để cho Đức Chúa Trời hành động.

Ân Điển Và Tin Cậy Đức Chúa Trời

Vì anh em đã đƣợc kêu gọi cho điều này (Nó không thể tách rời khỏi công việc của

anh em) Vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em gƣơng sống (của chính

Ngài) để anh em phải noi theo dấu chơn của Ngài.

Ngài chẳng hề phạm tội, cũng không có sự lừa dối (gian trá) nào tìm thấy nơi môi

miệng Ngài.

Khi Ngài bị nhiếc móc và bị đối xử cách thô bạo, Ngài chẳng hề nhiếc móc hoặc

đáp trả thô bạo lại (khi) Ngài bị dày đạp và bị khổ sở, Ngài chẳng hề ngăm dọa (về

sự trả thù) , nhƣng Ngài cứ tin tƣởng, giao phó (chính Ngài và tất cả mọi sự) cho

Đấng xử đoán công bình.

IPhi 1Pr 2:21-23

Khi một ngƣời đã giao phó tất cả mọi sự gồm luôn cả mạng sống chính mình vào

trong tay của Đức Giêhôva thì đó là đức tin.

Chúa Jêsus đã hành động trong đức tin đang khi Ngài bị nhiếc móc và ngƣợc đãi,

mặc dù Ngài đã không đƣợc giải cứu ngay tức khắc. Trƣớc đó Ngài đã chịu khổ

trong vƣờn Ghết sê ma nê khi các môn đồ đã làm Ngài thất vọng; Ngài không kiếm

đƣợc một ai để thức canh và cầu nguyện với Ngài trong một giờ. Kinh Thánh nói

rằng Ngài đã cầu nguyện khẩn thiết đến nỗi... mồ hôi của Ngài rơi xuống nhƣ từng

giọt máu lớn rơi xuống đất (LuLc 22:44). Sau đó, khi đã chịu xử án, Ngài đã chịu

khổ trên đƣờng tới đồi Gôgôtha. Sau khi bị sỉ nhục, đánh đập và nhổ vào mặt. Ngài

bị buộc phải vác cây thập tự của Ngài lên đồi Gôgôtha nơi Ngài phải chịu chết

trong nỗi thống khổ. Dẫy vậy qua điều này Chúa Jêsus luôn tin cậy nơi Đức Chúa

Trời, mặc dù chƣa có sự giải cứu cho Ngài. Điều đó sẽ đến sau này, khi Ngài đã

chịu chết và chôn.

Một Thái Độ Của Đức Tin Và Phó Thác

Vì Ngài sẽ chẳng bỏ linh hồn tôi, chẳng bỏ mặc nó bất lực tại nơi Âm phủ (nơi của

những linh hồn đã lìa khỏi thân thể) , cũng không để cho Đấng Thánh của Ngài

biết sự hƣ nát hay nhìn thấy sự hủy hoại (của thân thể sau khi chết) .

Cong Cv 2:27

Đây là một lời nói tiên tri ra từ vua Đavít, nhƣng nói về Đấng Mêsi. Đây là thái độ

của Chúa Jêsus, thái độ của đức tin và trông cậy nơi cha Ngài đã đƣa Ngài vƣợt

qua những giai đoạn khó khăn mà Ngài phải đối diện.

Bạn có biết rằng chính đức tin và lòng trông cậy của chúng ta nơi Đức Giêhôva đã

đem chúng ta vƣợt qua mọi thời điểm khó khăn, đang khi chúng ta kiên nhẫn chờ

đợi ân điển của Đức Chúa Trời hành động để đem lại sự giải cứu cho chúng ta

chăng? Mặc dù đức tin là quan trọng, đó không phải là quyền năng thật sự để giải

cứu, mà nó giữ vững chúng ta cho đến khi quyền năng của Đức Chúa Trời - trong

hình thức của ân điển - đến trong bối cảnh ấy để buông thả chúng ta đƣợc tự do.

Khi chúng ta nói rằng chúng ta đang tin cậy Đức Chúa Trời về một điều gì đó sẽ

xảy ra, chúng ta cũng cần cầu nguyện với Chúa rằng: “Cha ơi, con cần ân điển

Ngài, con cần quyền năng Ngài đến và giải cứu con “Hãy nhớ kỹ rằng những sự

đắc thắng của chúng ta đến “bởi ân điển qua đức tin”.

Nhiều khi chúng ta đƣợc dạy rằng chúng ta phải giữ đức tin của chúng ta đúng

đƣờng, đó là chúng ta phải tiếp tục tin rằng những gì chúng ta cần thì chúng ta sẽ

nhận lãnh bởi đức tin. Nhƣng nếu chúng ta không cẩn thận, mắt chúng ta có thể

chăm nhìn vào phƣớc hạnh thay vì nhìn chăm vào Đức Chúa Trời. Có một lằn ranh

rất mỏng manh ở đây. Chúng ta phải rất cẩn thận để chúng ta tìm kiếm mặt Chúa

chứ không phải tìm đôi tay Ngài. Ngài muốn chúng ta tìm kiếm Ngài, chớ không

phải chỉ những gì Ngài có thể làm cho chúng ta.

Điều đó cũng đúng tƣơng tự với đức tin và ân điển. Chúng ta có thể quá chú tâm

vào sự tin cậy đến nỗi chúng ta bắt đầu thờ phƣợng - gắn chặt vào, tin cậy và

nƣơng dựa vào - đức tin của chúng ta hơn là Chúa, là Đấng mà đức tin của chúng

ta dựa vào. Thay vì mắt chúng ta chăm nhìn vào những điều chúng ta đang tìm

kiếm, thì mắt chúng ta cần phải chăm nhìn nơi Chúa. Chúng ta cần phải nhìn vƣợt

qua đức tin của mình nhắm đến ân điển của Đức Chúa Trời và nói: Lạy Cha, con

cần Ngài đến qua đức tin của con bởi ân điển Ngài để đem lại cho con những gì

con cần”.

Nhiều khi chúng ta bị gói chặt trong lời nói: “Tôi tin Đức Chúa Trời, tôi tin Đức

Chúa Trời, tôn tin Đức Chúa Trời” đến nỗi chúng ta trở thành những ngƣời theo

Luật Pháp và làm những gì mà Phao lô đã cảnh báo chúng ta không nên làm Đó là

chúng ta bỏ qua Ân điển của Đức Chúa Trời (Vì vậy, tôi không đối đãi với sự ban

cho đầy ơn của Đức Chúa Trời nhƣ là một điều gì không quan trọng và xem

thƣờng mục đích chính của nó). Tôi không bỏ qua và xem thƣờng và mặc kệ,

không nhận biết ân điển (ân huệ không đáng đƣợc nhận) của Đức Chúa Trời.

(GaGl 2:21). Nếu chúng ta nhấn mạnh quá nhiều về đức tin của chúng ta, về niềm

tin của chúng ta và về sự trung tín của chúng ta - thì bấy giờ chúng ta đã bỏ qua ân

điển của Đức Chúa Trời, đó là dựa trên công việc làm của chúng ta mà không dựa

trên ân điển ban cho cách nhƣng không của Ngài đối với chúng ta.

Chúng ta phải học tập nƣơng dựa hoàn toàn nơi Đức Giêhôva, nhận biết rõ rằng

điều ấy chẳng phải bởi đức tin nhƣng bởi ân điển mà chúng ta có nhận đƣợc mọi

điều chi tốt lành mà Ngài muốn ban cho chúng ta. Chúng ta phải nhớ rằng điều

quan trọng nhất trong việc nhận lãnh những phƣớc hạnh của Đức Chúa Trời không

phải là đức tin vĩ đại của chúng ta mà là sự thành tín lớn lao của Ngài.

Sự Thành Tín Của Đức Chúa Trời

Chúa đã cho tôi biết những con đƣờng sự sống, Ngài cũng sẽ làm cho tôi đầy dẫy

sự vui mừng (làm đầy linh hồn tôi với niềm vui) trong sự hiện diện Ngài.

Hỡi anh em, tôi đƣợc phép nói với anh em cách xác quyết và với sự tự do về tổ

Đavít rằng ngƣời đã chết và chôn rồi, ngày nay mồ mả ngƣời còn ở giữa chúng ta.

Nhƣng vì ngƣời là đấng tiên tri và biết Đức Chúa Trời đã thế hứa với mình Ngài sẽ

cho một hậu tự ngồi trên ngai mình. Thì ngƣời đã thấy trƣớc và nói trƣớc về sự

sống lại của Đấng Christ (Đấng Mêsi) rằng: “Ngài chẳng bị bỏ (trong sự chết), và

bị bỏ nơi Âm phủ và xác thịt Ngài cũng chẳng biết sự hƣ nát hay nhìn thấy sự hủy

hoại.

Chúa Jêsus này, Đức Chúa Trời đó khiến sống lại, và tất cả chúng ta (những môn

đồ của Ngài) đều làm chứng về sự đó. Vậy, sau khi Ngài đã đƣợc đem lên bên hữu

của Đức Chúa Trời và nhận lãnh từ nơi Cha điều đã hứa (phƣớc hạnh đó là) Đức

Thánh Linh Ngài đã làm sự tuôn đổ này mà chính các anh em đang thấy và nghe.

Cong Cv 2:28-33

Tại đây chúng ta nhìn thấy thể nào Phierơ kể lại cho đám đông ngƣời đang tụ tập

tại Giêrusalem trong ngày lễ Ngũ Tuần là những gì họ đang chứng kiến hôm ấy

chính là kết quả trực tiếp của sự thành tín của Đức Chúa Trời, Ngài giữ Lời hứa

Ngài là khiến Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết và tuôn đổ Thánh Linh Ngài ra

trên tất cả loài ngƣời.

Giống nhƣ Phierơ, tôi đƣợc cho phép để nói với bạn một cách xác quyết và với sự

tự do rằng nếu bạn nƣơng dựa nơi Đức Chúa Trời, bạn sẽ không bị bỏ mặc trong

những nan đề của bạn hay bị bỏ cho hƣ thối trong những nan đề khốn khổ của

mình. Bạn có nhớ câu Kinh Thánh nói rằng nếu cùng một quyền năng để làm cho

Đấng Christ sống lại từ kẻ chết cƣ ngụ trong chúng ta, thì Đấng ấy cũng sẽ khiến

thân thể hay chết của anh em lại sống không? (RoRm 8:11) - không phải chỉ đức

tin của bạn sẽ giải cứu bạn mà thôi, nhƣng chính là ân điển của Đức Chúa Trời sẽ

đến trong hoàn cảnh của bạn, nâng đỡ bạn lên và đặt bạn ngồi trong các nơi trên

trời, nhƣ ân điển đó đã hành động cho Chúa Jêsus.

Làm sao tôi có thể quá chắc nhƣ vậy? Vì cớ tôi biết Đức Chúa Trời, vì cớ biết nhƣ

vậy... vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là đáng tin cậy (chắc chắn) và thành tín trong

lời Ngài (HeDt 10:23).

Đức tin và Ân điển cùng làm việc với nhau

Hãy để tôi đƣa ra cho bạn một sự minh họa về cách mà đức tin và ân điển cùng làm

việc với nhau để đem đến cho chúng ta những phƣớc hạnh của Đức Chúa Trời.

Trong những buổi nhóm của tôi, tôi thƣờng đem theo một cái quạt điện rất lớn mà

tôi đặt trên bục của diễn giả. Tôi gọi một ngƣời trong đám thính giả lên và nói với

cô rằng tôi sẽ quạt cho cô ấy mát mẻ. Khi cây quạy không quay mặc dù tôi đã bật

nút, tôi hỏi các thính giả “Sao kỳ vậy? Tại sao cây quạt không giúp gì cho ngƣời

phụ nữ này?”.

Dĩ nhiên, các thính giả sẽ nhìn thấy ngay điều trục trặc, họ la lên: “Nó chƣa cắm

điện”.

Tôi nói: “Đúng rồi, và đó nhiều khi chính là điều trục trặc khi lời cầu nguyện của

chúng ta không đƣợc nhậm nhiều lần”.

Tôi giải thích tiếp rằng khi đôi mắt chúng ta chú về đức tin (cái quạt) trông mong

nó sẽ quay cho mát, mà chúng ta thất bại không nhìn vƣợt xa hơn cái quạt để thấy

nguồn điện khiến nó chạy, đó chính là Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Jêsus đã luôn có đức tin trong khi Ngài chịu đau khổ. Ngài đã có đức tin

đang khi ở trong vƣờn Ghếtsêmanê. Ngài đã có đức tin trƣớc mặt thầy tế lễ thƣợng

phẩm và Philát. Ngài đã có đức tin khi bị nhiếc móc, làm nhục và ngƣợc đãi. Ngài

đã có đức tin trên đƣờng đi đến đồi Gôgôtha. Ngài đã có đức tin đang khi bị treo

trên thập tự giá. Ngài đã có đức tin ngay cả khi thân thể Ngài nằm trong mồ mả.

Ngài có đức tin tuyệt đối rằng Đức Chúa Trời sẽ không bỏ mặc Ngài tại đó nhƣng

sẽ khiến Ngài sống lại nhƣ lời Đức Chúa Trời đã hứa. Nhƣng bạn có nhận thức

đƣợc rằng, với tất cả đức tin của Ngài, chẳng có điều gì đã xảy ra cho đến khi

quyền năng của Đức Chúa Trời đến để đem sự phục sinh chăng? Đức tin của Ngài

giữ cho Ngài bình tịnh cho đến thời điểm đã định của Đức Chúa Cha để giải cứu

Ngài.

Trong sự minh họa của tôi với cái quạt, tôi nói với thính giả: “Tôi có thể có đức tin

tuyệt đối nơi cái quạt này, nhƣng nó sẽ không hề làm cho ngƣời phụ nữ này đƣợc

mát mẻ chút nào cho đến khi nó đƣợc cắm vào nguồn điện. Điều tƣơng tự nhƣ vậy

cũng đúng với đức tin. Chúng ta có thể có tất cả đức tin trên trần gian này, nhƣng

nó sẽ không giúp đỡ gì đƣợc cho chúng ta cho đến khi nó “cắm vào” nguồn quyền

năng, đó là ân điển của Đức Chúa Trời. Hãy giữ đôi mắt bạn chăm nhìn vào Đức

Chúa Trời, Đấng giải cứu bạn - chứ không chăm vào đức tin của mình.

Để cho nhu cầu của chúng ta đƣợc đáp ứng, để nhận lãnh đƣợc điều chi từ nơi

Chúa chúng ta phải có cả hai điều là đức tin và ân điển. Đó là bởi ân điển qua đức

tin mà chúng ta đƣợc cứu. Và ấy là bởi ân điển qua đức tin mà tất cả những lời cầu

nguyện của chúng ta đƣợc nhậm và mọi nhu cầu của chúng ta đƣợc đáp ứng.

Cũng giống nhƣ bạn, suốt 10 năm qua, tôi đã nghe rất nhiều về đức tin. Tôi đã

nghe quá nhiều, đến nỗi thật ra, tôi suýt tự giết mình khi cố gắng tin Đức Chúa

Trời về những điều mà không hề biết gì về ân điển của Đức Chúa Trời. Tôi đã

không biết làm sao để nƣơng cậy nơi Đức Chúa Trời, làm thể nào để dựa nơi Ngài,

làm sao để tin tƣởng Cha Thiên Thƣợng của tôi hoàn toàn trong mọi cảnh ngộ của

cuộc đời. Nan đề chính là chỗ tôi tin tƣởng nơi đức tin của mình hơn là tin cậy Đức

Chúa Trời của tôi.

Nếu chúng ta tin cậy vào đức tin của mình hơn là tin cậy nơi Đức Chúa Trời.

Chúng ta sẽ kết thúc trong sự tuyệt vọng, cố gắng làm cho những điều gì đó xảy ra

mà chúng ta không có quyền năng để làm cho điều ấy xảy ra. Tôi cố gắng tin Đức

Chúa Trời để đƣợc chữa lành và thịnh vƣợng và một đời sống gia đình hạnh phúc -

và điều đó không hề xảy ra. Tôi không hiểu tại sao nó không xảy ra. Vì vậy tôi đã

cố gắng tin cậy Chúa hơn, mà điều ấy chỉ dẫn tôi đến sự mệt mỏi hơn, tuyệt vọng

hơn, không hạnh phúc, chán nản và thất vọng hơn.

Bạn thấy không, sai lầm mà tôi đã phạm là cố gắng làm cho mọi sự xảy ra bởi đức

tin, bằng cách tin tƣởng Đức Chúa Trời. Thay vì tôi phải học vƣợt xa hơn điều đó

và nƣơng dựa vào ân điển của Đức Chúa Trời. Khi tôi làm nhƣ vậy, tôi giao nộp

hết mọi nỗ lực của tôi, bấy giờ sự khốn khổ của tôi dừng lại. Tôi đã nhận ra rằng

cho dù có đức tin đến đâu, nếu Đức Chúa Trời không đến qua đức tin của tôi bởi

ân điển Ngài để đem lại cho tôi những câu giải đáp mà tôi cần thì tôi sẽ không bao

giờ nhận lãnh đƣợc bất cứ điều chi.

Cuối cùng tôi đã nhận ra rằng tôi đã bị khốn khổ vì một lý do đơn giản, vì tôi đã

ngăn trở ân điển của Đức Chúa Trời, đó chính quyền năng của Đức Chúa Trời.

Nếu chúng ta ngăn trở ân điển của Đức Chúa Trời thì chúng ta sẽ bị khốn khổ.

Tôi cầu xin rằng bạn hiểu đƣợc điều mà tôi muốn nói ở đây. Nhƣ tôi đã nói trƣớc

đây, có một lằn ranh rất mỏng manh ở đây mà chúng ta thƣờng bỏ qua, và nếu

chúng ta bỏ qua, cuộc đời của chúng ta trở thành rối rắm khi chúng đáng phải là

bình tịnh. Tôi tin rằng tôi có thể tóm tắt những năm tháng khốn khổ bực bội của tôi

trong câu này.

Tôi đã tin tƣởng vào đức tin của mình để đáp ứng những nhu cầu của mình. Khi

nhu cầu của tôi không đƣợc đáp ứng, bấy giờ tôi cố gắng có thêm đức tin vì tôi đã

không nhìn thấy vƣợt xa hơn đức tin của mình. Mọi sự hình nhƣ đã dựa trên đức

tin của tôi, đang khi trong thực tế, mọi chiến thắng đều dựa trên sự thành tín của

Đức Chúa Trời.

Tôi nhớ một lần kia tôi đang đau khổ vì sự thiếu đức tin trong một lĩnh vực mà tôi

cần sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Tôi đang bận rộn định tội chính mình và mang

mặc cảm phạm tội khi ấy Đức Thánh Linh đã hƣớng dẫn tôi đến IITi 2Tm 2:13:

Nếu chúng ta không tin, thì Ngài vẫn cứ thành tín: Ngài không thể tự chối mình

đƣợc.

Đức Thánh Linh đang cố gắng dạy dỗ tôi cất đôi mắt mình khỏi khả năng của tôi

để nhìn vào sự sẵn lòng của Đức Chúa Trời muốn đáp ứng nhu cầu của tôi cho dù

tôi không có đức tin trọn vẹn.

Bạn còn nhớ ngƣời đàn ông đã đến với Chúa Jêsus cầu xin Ngài chữa bệnh cho con

trai ông không? Chúa Jêsus đáp rằng mọi sự đều có thể đƣợc cho kẻ nào tin. Ngƣời

đàn ông đáp: “Lạy Chúa, tôi tin! Xin giúp cho sự yếu đức tin của tôi!” hay là “Xin

giúp cho sự không tin của tôi” nhƣ theo Bản dịch King James. Ngƣời ấy biết rằng

đức tin mình rất kém thiếu, nhƣng ông đã rất chân thực về điều đó, và Chúa Jêsus

đã chữa lành con trai của ông (Mac Mc 9:17-24).

Ân điển (quyền năng) của Đức Chúa Trời đã đến trên hoàn cảnh đó và ban cho

ngƣời đàn ông điều mà ông không xứng đáng đƣợc.

Quyền Năng Của Ân Điển

Bây giờ khi (những ngƣời Samari) những thù địch của Giuđa và Bêngiamin nghe

rằng những ngƣời đã bị bắt làm phu tù đang xây cất một đền thờ cho Đức Giêhôva,

là Đức Chúa Trời của Ysơraên.

Họ bàn đến với Xôrôbabên (bây giờ là tỉnh trƣởng) và đến với các trƣởng tộc mà

nói rằng: Hãy cho chúng tôi cùng xây cất với các ông, vì chúng tôi tìm kiếm và thờ

phƣợng Đức Chúa Trời các ông nhƣ các ông vậy, và chúng tôi đã dâng của tế lễ

cho Ngài từ đời Ê-sa ha đôn, vua của Asiri, là ngƣời đem chúng tôi lên đây.

Nhƣng Xôrôbabên, Giêsua và các trƣởng tộc khác của Ysơraên đáp rằng: “Các

ngƣơi chẳng có phần chi chung với chúng ta trong việc xây cất một đền thờ cho

Đức Chúa Trời chúng ta, nhƣng chỉ một mình chúng ta sẽ xây một đền cho Đức

Giêhôva, Đức Chúa Trời của Ysơraên, nhƣ vua Ssi-ru, vua của Pherơsơ đã truyền

lệnh cho chúng ta.

Sau đó, (những ngƣời Samari) là dân của xứ (liên tục) làm ngã lòng cánh tay của

dân Giuđa, gây bối rối và làm họ hoảng sợ trong việc xây cất.

Và thuê mƣớn những nhà tƣ vấn (mƣu sĩ) chống nghịch lại họ làm nản chí họ về

những mục đích và kế hoạch trọn đời vua Si-ru, vua của Pherơsơ, cho đến cả triều

đại của vua Đariút (II), vua của Phêrơsơ.

Exo Er 4:1-5

Trong đoạn này tôi muốn chia sẻ cho bạn một sứ điệp về ân điển dời núi.

Chúng ta hãy bắt đầu bài học của chúng ta về quyền năng của ân điển qua việc tra

cứu hoàn cảnh trong sách Êxơra trong Cựu Ƣớc. Ở đây chúng ta thấy hai chi phái

Giuđa và Benjamin đã nhận đƣợc sự cho phép của Siru, là vua của Pherơsơ, để xây

một đền thờ cho Đức Giêhôva. Khi những ngƣời Samari hay biết về những gì đang

diễn ra, họ đến với Xôrôbabên, quan tỉnh trƣởng, và với những ngƣời lãnh đạo của

dân sự để xin họ cho phép cùng xây dựng lại đền thờ vì cớ họ xƣng rằng họ cũng

thờ phƣợng cũng một Đức Chúa Trời.

Nếu bạn kiểm tra lại, bạn sẽ khám phá thấy rằng mặc dù việc những ngƣời Samari

đã thờ phƣợng Đức Chúa Trời của Ysơraên là một điều đúng, nhƣng họ thờ

phƣợng vì lý do sai trật. Họ đã làm nhƣ vậy cơ bản là theo nhƣ họ đƣợc dạy dỗ là

để đuổi ma quỷ ra khỏi trại quân của mình. Nhƣng dân này không phải là ngƣời

Ysơraên, họ là những ngƣời Asiri chỉ muốn thêm Giêhôva Đức Chúa Trời của

Ysơraên vào trong danh sách của nhiều vị thần khác mà họ đang thờ phƣợng. Đang

khi họ có thờ phƣợng Đức Chúa Trời có Một và Thật là Đức Giêhôva, thì họ cũng

giữ vị thần giả dối khác và những hình tƣợng.

Vì những ngƣời Ysơraên biết rất rõ điều này, nên họ nói với những ngƣời Samari,

là những kẻ thù lâu đời rằng họ không có phần gì trong việc xây dựng một đền thờ

cho Đức Giêhôva. Khi những ngƣời Samari nghe đƣợc điều này, họ vô cùng tức

giận đến nỗi họ bắt đầu làm tất cả mọi điều gì họ có thể làm đƣợc trong quyền lực

của họ để khống chế bắt ép và gây khốn khổ cho dân Ysơraên, khiến họ tuyệt vọng

trong những mục đích và kế hoạch của họ.

Bây giờ những ngƣời kính sợ Đức Chúa Trời phải phản ứng thế nào trƣớc những

loại chống đối và bắt bố nhƣ vậy? Tôi tin rằng câu trả lời cho vấn nạn này là chìa

khóa để vui hƣởng cuộc đời của ân điển mà Đức Chúa Trời muốn dành cho dân sự

của Ngài.

Nếu bạn và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể làm bất cứ điều chi cho Đức Chúa Trời

mà không hề phải khuấy lên nhiều nan đề cho chính mình thì chúng ta đã sai lầm

rồi. Chúa Jêsus đã cảnh báo chúng ta rằng chúng ta sẽ có hoạn nạn trong thế gian

này, trong cuộc đời này (GiGa 16:33). Ngài phán rằng nếu ngƣời ta ghét bỏ và bắt

bớ Ngài, họ cũng sẽ ghét bỏ và bắt bớ chúng ta, vì chúng ta thuộc về Ngài (15:18,

20 Chúng ta biết rõ rằng chúng ta không thể trải qua đời này mà không gặp phải

một số những hoạn nạn. Tuy nhiên, thƣờng là những hoạn nạn đã làm chúng ta

tuyệt vọng và khiến chúng ta khốn khổ và mất hạnh phúc.

Thƣờng thƣờng, khi ngƣời ta mới đến với Chúa, họ bỗng bị tấn công bằng những

cách mà hoàn toàn khác với những gì họ đã từng trải trƣớc kia. Nhiều lúc họ không

hiểu những gì đang xảy ra cho họ và tại sao. Nếu họ không đƣợc dạy dỗ phải lẽ

trong lĩnh vực này, thì sự hiểu lầm và tuyệt vọng của họ sẽ khiến họ bỏ cuộc và

thối lui.

Chúng ta phải nhớ rằng ma quỷ sẽ không ngồi yên để cho chúng ta giành những

phần đất mới mà không chiến đấu lại. Bất cứ lúc nào chúng ta bắt đầu tiến tới trong

sự xây dựng vƣơng quốc của Đức Chúa Trời, kẻ thù của chúng ta sẽ đến chống trả

lại chúng ta. Nhiều lúc lỗi lầm chúng ta phạm là ở điều mà tôi đã phạm khi tôi mới

bƣớc theo Chúa - cố gắng sử dụng đức tin để đến chỗ đƣợc tự do hoàn toàn thoát

khỏi nan đề. Tôi biết chắc đến đây thì bạn đã hiểu rằng mọi sự không diễn tiến nhƣ

vậy.

Mục đích của đức tin không phải là để luôn giữ chúng ta khỏi sự gian truân mà

thƣờng là để đem chúng ta vƣợt qua sự gian truân. Nếu chúng ta không bao giờ gặp

gian truân thì chúng ta sẽ không cần có đức tin. Khi nói nhƣ vậy, tôi không có ý

nói rằng chúng ta phải trông đợi cuộc đời chúng ta chẳng có gì ngoài sự gian truân

hay là phải chấp nhận sự gian truân nhƣ là một lối sống.

Trong từng trải riêng của chúng tôi, nhà tôi, ông Dave và tôi sống trong sự đắc

thắng rất lớn lao. Nhƣng đó là vì chúng tôi đã học đứng vững trên phần đất của

mình và đẩy lùi ma quỷ ra khỏi điền sản của mình, tống hắn ra khỏi nhiều lĩnh vực

khác nhau trong đời sống của chúng tôi. Học tập giữ mình bình tịnh trong những

giai đoạn khó khăn là một trong những cách tốt nhất để làm đƣợc điều này.

Một khi bạn đã giành đƣợc một chiến thắng trên kẻ thù, bạn không thể ngồi lại,

tƣởng rằng mọi sự sẽ y nguyên nhƣ vậy. Mà bạn phải chuẩn bị đối diện với sự

phản công. Nếu chỉ chiến thắng thôi thì chƣa đủ, mà bạn phải chuẩn bị để giữ lấy

sự chiến thắng mà bạn đã giành đƣợc.

Tôi thƣờng nói với mọi ngƣời trong những kỳ hội thảo của tôi là việc làm Cơ Đốc

Nhân đắc thắng là một công việc trọn thời gian, một công việc mà không bao giờ

kết thúc. Nó đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo. Giống nhƣ dân Ysơraên trong

câu chuyện này, chúng ta phải sẵn sàng đáp ứng lại mọi gian nguy mà kẻ thù gây

ra cho chúng ta.

Sự đáp ứng của chúng ta với mọi sự gian nguy phải nhƣ thế nào? Làm sao chúng ta

dời đi những ngọn núi đang cản trở con đƣờng chúng ta? Có phải bởi những nỗ lực

và sự giằng co của con ngƣời không? Hay bằng sự tức giận và tuyệt vọng? Hay bởi

đức tin thôi? Hoặc bởi sự công bố những điều tốt đẹp? Hay bởi nhiều giờ cầu

nguyện và học Kinh Thánh?

Chúng ta hãy xem một khúc sách trong Xachari để nhìn thấy lời Đức Chúa Trời

dạy dỗ chúng ta điều gì về chủ đề này.

Ân Điển Nhƣ Là Quyền Năng

“Đoạn, thiên sứ nói cùng ta trở lại, đánh thức ta, nhƣ một ngƣời đứng giữ bị ngƣời

ta đánh thức. Ngƣời nói cùng ta rằng: Ngƣơi thấy gì? Ta đáp rằng: tôi nhìn xem,

kìa một cái chơn đèn bằng vàng cả, và một cái chậu (để đựng dầu) trên chót nó, nó

có bảy ngọn đèn có bảy cái ống cho mỗi ngọn đèn ở trên chót nó. Ở kề bên lại có

hai cây ôlive, một cây ở bên hữu cái chậu và 1 cây ở bên tả (nuôi dƣỡng nó liên tục

bằng dầu) ”.

XaDr 4:1-3

Xachari đã nhìn thấy một khải tƣợng trong đó thiên sứ đã nói chuyện với ông. Ông

đã nhìn thấy trong khải tƣợng này một chơn đèn vàng với bảy ngọn đèn trên đó. Có

bảy cái ống cho mỗi ngọn đèn và hai cây ôlive ở mỗi bên để nuôi dƣỡng ngọn đèn

liên tục bằng dầu.

Bây giờ nếu bạn là một học trò của Lời Chúa, bạn biết rằng dầu tƣợng trƣng cho

Đức Thánh Linh, và Đức Thánh Linh là quyền năng của Đức Chúa Trời toàn năng

chí cao. Trong đoạn I chúng ta đã nhìn thấy rằng ân điển của Đức Chúa Trời là

quyền năng của Đức Thánh Linh để giải quyết những khuynh hƣớng gian ác của

chúng ta. Mặc dù đoạn I không nói nhiều, nhƣng nó có ý nói rằng ân điển là quyền

năng của Đức Chúa Trời để đáp ứng những nhu cầu và giải quyết những nan đề

của chúng ta.

Trải qua nhiều năm tôi không hiểu biết về ân điển, nên tôi là một Cơ Đốc Nhân

hoàn toàn khốn khổ. Nhƣ tôi đã nói, tôi thƣờng xuyên tự mình cố gắng hoàn tất

mọi điều trong cuộc đời mình. Tôi đã tranh đấu để dời đi những ngọn núi ngăn cản

trên con đƣờng của tôi bằng những nỗ lực của con ngƣời riêng của tôi.

Nếu tôi đã ở trong vị trí của Xôrôbabên và dân Ysơraên thì tôi đã tự làm cho mình

mệt đuối vì cố gắng tự xây cho Đức Giêhôva một đền thời - Tôi sẽ nhận biết trong

những nơi sâu thẳm của lòng tôi là Chúa đã bảo tôi phải dựng tòa nhà ấy lên. Vì tôi

là một con ngƣời rất có tính quyết định nên tôi sẽ nỗ lực làm mọi sự trong sức

riêng cho đến khi mệt lả về mọi điều gì Chúa bảo tôi làm.

Tôi cũng sẽ phải chịu khốn khổ khủng khiếp vì tôi sẽ cho phép kẻ thù mình là ma

quỷ làm cho tôi thống khổ triền miên. Tôi sẽ dùng hết mọi sức mạnh và năng lực

của mình để cố gắng giải quyết một nan đề hoàn toàn vƣợt quá mọi khả năng,

quyền hạn của mình để cứ tự xoay sở. Điều duy nhất mà tôi đã có thể sản sinh ra là

một con ngƣời hoàn toàn kiệt lực, bối rối và khốn khổ.

Tôi cần có một khải tƣợng nhƣ đã đƣợc ban cho Xachari trong đoạn này trong đó

quyền năng vô hạn của ân điển Đức Chúa Trời đƣợc biểu lộ ra.

“Chẳng phải bởi Quyền Thế, chẳng phải bởi Năng Lực nhƣng Bởi Thần Ta.

Bấy giờ ta cất tiếng nói cùng thiên sứ đƣơng nói với ta nhƣ vầy. Hỡi Chúa tôi

những điều này là gì? Thiên sứ nói cùng ra đáp rằng: Ngƣơi không biết những điều

này là gì sao? Ta nói: Thƣa Chúa! Tôi không biết. Ngƣời đáp lại rằng: Đây (thêm

vào cho cái chậu của chơn đèn, khiến cho nó hƣớng mình vào sự cung cấp từ

những cây ôlive) là lời của Đức Giêhôva cho Xôrôbabên rằng: Ấy chẳng phải bởi

Quyền thế, chẳng phải bởi Năng Lực nhƣng Bởi Thần Ta (là Đấng mà dầu tƣợng

trƣng cho Ngài) Đức Giêhôva vạn quân phán vậy. ”

4:4-6

Tại đây Đức Chúa Trời đang phán với cùng những ngƣời đang cố gắng xây dựng

đền thờ, chúng ta mới vừa đọc thấy trong sách Exơra. Ông bảo họ phải phản ứng

nhƣ thế nào trƣớc tình cảnh tuyệt vọng của họ. Ông nói rằng sự đáp ứng của họ

trƣớc những hoạn nạn không nên dựa vào những khả năng hay những nỗ lực riêng

của họ, nhƣng dựa trên quyền năng vô hạn của Đức Thánh Linh để đáp ứng với

mọi vấn đề và giải quyết mọi khủng hoảng họ phải đối diện.

Quyền Năng Của Một Mối Liên Hệ Phải Lẽ Với Đức Chúa Trời

Hỡi núi lớn (những sự cản trở của loài ngƣời) ngƣơi là ai? Ởtrƣớc mặt Xôrôbabên

(là ngƣời đã cùng với Giôsuê dẫn dắc những kẻ lƣu đày từ Babylôn trở về và hứa

nguyện xây lại đền thờ) ở trƣớc mặt ngƣời, ngƣơi sẽ trở nên nhƣ đồng bằng (chỉ là

một gò mối) ! Ngƣời ấy sẽ đem viên đá hoàn tất ra (cho đền thờ mới) với tiếng reo

hò lớn tiếng của dân sự rằng: Ân điển, ân điển cho nó!

4:7

Những ngƣời Samari đã đến chống đối dân Ysơraên đang khi họ xây lại đền thờ

của Đức Giêhôva đã trở nên nhƣ một ngọn núi cản trở của loài ngƣời làm khốn khó

họ và ngăn trở họ không đƣợc làm những gì Đức Chúa Trời đã truyền lịnh họ phải

làm.

Đó có thể là tình cảnh mà bạn tìm thấy chính mình bây giờ đang gặp phải khi bạn

đang đọc những lời này. Bạn có thể cảm thấy Đức Chúa Trời đã phán dạy bạn làm

một điều nào đó, nhƣng kẻ thù nghịch đã quăng một ngọn núi trên con đƣờng bạn

để làm bạn tuyệt vọng và ngăn cản bạn thực hiện ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nếu

quả vậy, tôi biết rõ bạn cảm xúc thế nào vì đó chính xác là cách mà tôi thƣờng cảm

thấy.

Nan đề đó thuộc về cách nhìn vấn đề.

Nhiều khi chúng ta quá chú tâm bận bịu cố gắng xử trí với kẻ thù nghịch của mình

bằng những sức lực và nỗ lực riêng của chúng ta đến nỗi chúng ta đánh mất ý thức

về mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời.

Có thể điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhƣng suốt trong những năm đầu trong chức vụ

của tôi, tôi tin là tôi đã để nhiều thì giờ với Satan hơn là với Đức Chúa Trời. Điều

tôi có ý nói ở đây là tôi thƣờng xuyên suy nghĩ về ma quỷ, nói chuyện với nó, cố

gắng suy tính xem bây giờ nó đang làm gì và tôi phải làm sao để tống cổ nó đi khỏi

xa tôi. Tôi đã tập trung sự chú ý của mình vào nơi kẻ đang gây những nan đề cho

tôi hơn là vào chính Đấng có quyền năng để giải quyết mọi nan đề của tôi.

Là những tín đồ, bạn và tôi không nên để cho đôi mắt mình chuyên chú vào kẻ thù

nghịch và những công việc của hắn, nhƣng phải chăm chú vào Đức Chúa Trời và

quyền năng vô hạn của Ngài. Chúng ta đã bị cám dỗ để bị quấn vào trong nan đề

để suy luận, tính toán và lo âu. Khi chúng ta làm nhƣ vậy, chúng ta đang phóng đại

nan đề ra hơn Đấng Giải Quyết - Nan Đề.

Trong đoạn Kinh Thánh này, Đức Giêhôva bảo Xachari rằng nan đề mà dân

Ysơraên đang đối diện, mặc dù có thể thấy nhƣ là một ngọn núi nhƣng thật sự ra

chỉ là một gò mối. Bạn có thích tất cả những ngọn núi của bạn trở thành những gò

mối hết không? Chúng có thể trở thành nhƣ vậy nếu bạn bằng lòng làm những gì

Đức Chúa Trời đang phán ở đây? Và không nhìn vào những nan đề, nhƣng nhìn

chăm nơi Đức Giêhôva và quyền năng Ngài.

Nếu Đức Chúa Trời đã phán dặn bạn làm một điều gì, thì chắc chắn ý muốn Ngài

là không những bạn chỉ khởi sự làm việc đó, mà bạn cũng hoàn tất việc đó. Nhƣng

bạn sẽ không bao giờ hoàn tất đƣợc công tác mà Đức Chúa Trời giao phó cho bạn

nếu bạn không thông hiểu ân điển - là quyền năng của Đức Thánh Linh.

Hãy nhớ kỹ, ấy chẳng phải là bởi quyền thế hoặc bởi năng lực, nhƣng bởi Thánh

Linh mà chúng ta giành chiến thắng trên kẻ thù. Chúng ta đắc thắng qua đức tin,

bởi ân điển.

Đức Tin Nhƣ Là Một Ống Dẫn Chứ Không Phải Là Một Nguồn

Trong Eph Ep 2:8, 9 chúng ta nhìn thấy rằng chúng ta đƣợc cứu bởi ân điển qua

đức tin. Phải, chúng ta cần đức tin, nhƣng chúng ta phải hiểu rõ đức tin không phải

là quyền năng để cứu chúng ta, mà nó chỉ là ống dẫn qua đó chúng ta nhận đƣợc ân

điển của Đức Chúa Trời đó mới chính là quyền năng của Đức Chúa Trời.

Từ sự ví sánh này ở Xachari, đức tin là chân đèn, nhƣng ân điển là dầu. Chúng ta

có thể có tất cả mọi chân đèn trên thế giới này, nhƣng nếu không có dầu để đốt lên,

thì những chân đèn đó cũng sẽ không thể chiếu ra chút ánh sáng hay năng lực gì.

Trong đoạn I, tôi đã dùng ví dụ của cây quạt điện có khả năng làm mát cho một

ngƣời, nhƣng nó chỉ làm đƣợc khi nó đƣợc cắm vào nguồn điện. Hình ảnh minh

họa này ứng dụng vào sự bƣớc đi theo Chúa của chúng ta. Nhiều khi chúng ta đã

kết thúc với một mớ nguyên tắc, những phƣơng pháp và công thức, nhƣng không

có quyền năng thật. Lý do là vì tất cả những nguyên tắc, phƣơng pháp và công thức

đó - chỉ là những ống dẫn qua đó chúng ta nhận lãnh từ Đức Chúa Trời. Tất cả mọi

điều đó đều tốt, và chúng ta cần phải biết về chúng, nhƣng chỉ những điều đó thôi

thì chúng không thể giải quyết những nan đề của chúng ta.

Chúng ta cần phải biết về đức tin. Đức tin là một điều kỳ diệu. Kinh Thánh nói

rằng không có đức tin chúng ta không thể nào làm đẹp lòng Đức Chúa Trời đƣợc

(Hêb 1:6;). Lý do tại sao đức tin vô cùng quan trọng và có tính sống còn vì đó là

phƣơng tiện qua đó chúng ta nhận lãnh từ Đức Chúa Trời mọi điều tốt lành mà

Ngài muốn chu cấp cho chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa đã để nhiều năm trong

quá khứ để huấn luyện dân sự Ngài trong đức tin. Ngài muốn họ chăm chú nơi

Ngài và học tin cậy Ngài để Ngài có thể hành động cho họ và qua họ những gì

Ngài muốn hoàn tất trên đất.

Sự cầu nguyện, ngợi khen, suy gẫm, nghiên cứu Kinh Thánh, công bố, chiến trận

thuộc linh và tất cả các giềng mối khác mà chúng ta đã đƣợc nghe và dự phần vào

cũng giống nhƣ vậy. Nhƣng trong tất cả mọi sinh hoạt thuộc linh của chúng ta,

chúng ta phải cẩn thận để chúng ta không bắt đầu thờ phƣợng - gắn chặt vào, tin

tƣởng vào và nƣơng cậy vào những điều này thay vì nƣơng cậy nơi chính mình

Đức Chúa Trời.

Chúng ta có thể tôn sùng giờ cầu nguyện, giờ học Kinh Thánh của mình, sự công

bố, sự suy gẫm, sự ngợi khen, những công việc lành của chúng ta. Chúng ta có thể

phát huy đức tin nơi đức tin của chúng ta hơn là đức tin nơi Đức Chúa Trời của

chúng ta. Điều này vô cùng đáng sợ vì nó chỉ có một ranh giới rất mỏng manh giữa

hai điều này.

Nhƣng điều chúng ta cần ghi nhớ là, dù những điều này tốt đẹp đến đâu, chúng chỉ

là những ống dẫn để chúng ta nhận lãnh từ nơi Đức Chúa Trời. Giống nhƣ cây quạt

trong câu chuyện minh họa, chúng chẳng giúp ích gì đƣợc cho chúng ta trừ khi

chúng đƣợc cắm chặt vào nguồn quyền năng thiên thƣợng.

Hãy Cắm Chặt Vào!

Hỡi các anh chị em yêu dấu của tôi, tôi muốn nói với bạn rằng nếu bạn đang là một

cơ đốc nhân thất vọng, bối rối, bạn đã chƣa cắm vào, nếu bạn đã cắm vào nếu bạn

đƣợc bình an bên trong, thì bấy giờ bạn biết rằng ấy chẳng phải quyền thế, cũng

chẳng phải bởi năng lực nhƣng bởi linh của Đức Chúa Trời.

Mỗi khi tôi bắt đầu tuyệt vọng chán nản, Chúa lại phán với lòng tôi và nói “Joyce,

con lại làm điều đó nữa”. Tôi đang làm gì? Tôi đang cố gắng làm điều mà chỉ một

mình Ngài có thể làm đƣợc. Tôi đang cố gắng sức làm cho nhiều điều xảy ra bởi

sức lực và sự năng nổ riêng của mình - và rồi trở nên tuyệt vọng, bối rối trong quá

trình đó. Tôi đang cố gắng dời những ngọn núi bằng nỗ lực con ngƣời của tôi, mà

đáng lẽ tôi phải nói: “Xin ban ân điển, ân điển cho ngọn núi này”.

Sự tuyệt vọng bối rối không thuộc về phần trong gia tài thiên thƣợng của chúng ta,

giống nhƣ cây quạt trong ví dụ minh họa của chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ

hoàn tất đƣợc điều gì trừ khi chúng ta cắm chặt vào nguồn điện thiên thƣợng. Làm

sao để chúng ta luôn đƣợc cắm chặt? Chúng ta làm điều đó qua một mối liên hệ

riêng tƣ với Đức Chúa Trời - mà điều này đòi hỏi phải có thời gian.

Cho dù bạn và tôi học hỏi đƣợc nhiều nguyên tắc và công thức đến đâu, chúng ta

cũng không bao giờ có đƣợc sự chiến thắng bền vững thật sự trong đời sống Cơ

Đốc của chúng ta mà không có thì giờ ở riêng với Chúa trong sự thông công riêng

tƣ thân mật. Chiến thắng không nằm trong những phƣơng pháp, nhƣng nằm trong

Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta muốn sống một cách đắc thắng, chúng ta phải nhìn

vƣợt qua mọi phƣơng cách nhằm làm giảm bớt các nan đề của chúng ta mà tìn

đƣợc Đức Chúa Trời ở giữa những nan đề của chúng ta.

Cha Thiên thƣợng của chúng ta biết rõ rằng không ai trong chúng ta có thể giải

quyết những hoàn cảnh mà chúng ta phải liên tục đối diện trong đời sống hằng

ngày của chúng ta mà không có sự hiện diện luôn ở cùng và quyền năng của Đức

Thánh Linh Ngài.

Không ai trong chúng ta có thể làm điều mà ngƣời khác đang làm (chỉ vì chúng ta

thích làm), vì tất cả chúng ta đều khác nhau. Chúng ta có những sự kêu gọi khác

nhau, những ân tứ khác nhau, những tánh khí khác nhau và những lối sống khác

nhau. Mỗi chúng ta phải ở với Chúa và để cho Ngài trực tiếp chỉ hƣớng và dẫn dắt

chúng ta, chỉ cho chúng ta biết mình phải làm gì trong mỗi hoàn cảnh mà từng cá

nhân chúng ta phải đối diện.

Đức Chúa Trời có một kế hoạch cho mỗi một chúng ta, một kế hoạch sẽ dẫn chúng

ta đến sự đắc thắng. Đó là lý do tại sao những nguyên tắc, những công thức và

những phƣơng pháp không phải là câu trả lời tối hậu, vì chúng không đáp ứng

đƣợc với những sự khác biệt riêng tƣ trong mỗi ngƣời. Tất cả mọi điều đó có thể

tốt nhƣ là những sự hƣớng dẫn tổng quá, nhƣng chúng không thể thay thế cho mối

tƣơng giao riêng tƣ của chúng ta với Đức Chúa Trời hằng sống đƣợc.

Tƣơng Giao Với Đức Chúa Trời

Tôi biết bạn muốn sự bình an và đắc thắng trong cuộc đời mình. Làm sao tôi biết

đƣợc? Tôi biết vì bạn đang đọc quyển sách này. Đó là lý do tại sao tôi chỉ bạn đến

với Nguồn của mọi bình an và chiến thắng - đó không phải là điều thuộc về Đức

Chúa Trời mà là Chính Đức Chúa Trời.

Điều mà ma quỷ cố gắng để giữ cho loài ngƣời không đạt tới đƣợc đó chính là sự

tƣơng giao với Đức Chúa Trời. Satan chẳng quan tâm đến việc chúng ta có đƣợc

bao nhiêu chơn đèn, miễn là chúng ta chẳng có chút dầu nào để tiếp nhiên liệu cho

những chơn đèn đó. Hắn chẳng lo âu về việc chúng ta có bao nhiêu cây quạt, miễn

là những cây quạt chẳng bao giờ nối vào nguồn điện vì hắn biết rõ rằng một khi

chúng ta kết chặt vào nguồn điện thiên thƣợng thì số phận của hắn đã kết luận.

Bạn có biết điều gì xảy ra khi bạn dành thì giờ ở riêng với Đức Chúa Trời không?

Đó là bạn bắt đầu hành động nhƣ Đavít khi ông đối diện với tên khổng lồ Gôliát.

Bạn bắt đầu giành lấy chỗ đứng và phán hỏi kẻ thù nghịch “Ngƣơi tƣởng ngƣơi là

ai mà dám sỉ nhục đạo binh của Đức Chúa Trời hằng sống?” (ISa1Sm 17:26).

Là chiến sĩ của Thập Tự, bạn và tôi không đƣợc sợ hãi kẻ thù của chúng ta, là ma

quỷ. Thay vào đó, chúng ta phải... mạnh dạn trong Chúa, trong sức mạnh toàn năng

của Ngài (Eph Ep 6:10) khi linh của sự sợ hãi tiến đến, thay vì run rẩy nhƣ một

chiếc lá, chúng ta phải dạn dĩ nhƣ một con sƣ tử.

Ma quỷ đến chống nghịch lại những ai đang làm tổn hại vƣơng quốc của hắn, là

những ngƣời đang làm điều gì đó cho Đức Chúa Trời. Chúng ta phải làm thế nào

để chống cự lại ma quỷ? Bằng cách trang bị đầy đủ binh giáp của Đức Chúa Trời,

cầm lấy thuẫn của đức tin, nhờ đó chúng ta có thể dập tắt tất cả mọi mũi tên lửa

của hắn, bằng cách vung gƣơm của Thánh Linh, là Lời của Đức Chúa Trời

(6:13-17). Nhƣng tất cả mọi binh giáp và mọi vũ khí đó đến từ việc dành thời gian

để tƣơng giao với Chúa.

6:10 thật sự bắt đầu bằng việc nói đến binh giáp của Đức Chúa Trời rằng: Hãy làm

mạnh dạn trong Chúa (hãy đƣợc đầy năng quyền qua sự liên hiệp của anh em với

Chúa) . Đối với tôi, câu đó nói rằng “Hãy mạnh mẽ qua sự tƣơng giao của anh em

với Đức Chúa Trời”. Sau đó câu 11 tiếp tục nói rằng: Hãy mặc vào mọi binh giáp

của Đức Chúa Trời. .. Chỉ sau khi đƣợc làm cho mạnh mẽ trong mối tƣơng giao

với Chúa chúng ta mới có thể mặc lấy những khí giới một cách đúng mức.

Trong trƣờng hợp của tôi, tôi đã học kỷ luật chính mình để dành nhiều tiếng đồng

hồ mỗi ngày trong sự tƣơng giao riêng tƣ với Cha Thiên thƣợng của tôi. Chúa đã

phán với tôi rằng không có cách nào khác để tôi có thể có một cuộc đời và chức vụ

Cơ Đốc thành công nếu tôi không sẵn lòng dâng một trăm phần trăm chính mình

cho Ngài.

Nếu tôi muốn sự đắc thắng thì tôi không có sự chọn lựa nào khác, tôi phải tƣơng

giao với Ngài nhiều giờ mỗi ngày - vì sự kêu gọi đã dành cho cuộc đời tôi. Đức

Chúa Trời có thể không đòi hỏi sự hứa nguyện nhƣ vậy từ nơi bạn. Ngài có thể đòi

hỏi bạn chỉ một giờ mỗi ngày, có lẽ ba mƣơi phút vào buổi sáng và ba mƣơi phút

vào buổi tối. Có thể là nhiều hơn hoặc ít hơn, thời gian chính xác bao nhiêu thay

đổi tùy ngƣời. Nhƣng cho dù số thời gian bạn đƣợc kêu gọi thật sự là bao nhiêu để

ở riêng với Chúa mỗi ngày, tôi có thể nói với bạn rằng nếu bạn không sẵn lòng để

hy sinh thì giờ ấy, thì bạn khỏi nghĩ đến việc đƣợc đắc thắng và vui hƣởng sự bình

an trong cuộc đời Cơ Đốc của mình. Dĩ nhiên bạn vẫn đến thiên đàng vì tên bạn đã

đƣợc ghi trong sách sự sống của Chiên Con. Sự cứu rỗi không dựa trên mối tƣơng

giao của bạn - nhƣng đƣợc dựa trên huyết của Chúa Jêsus. Nhƣng bạn sẽ luôn

tranh chiến trong suốt quãng đời bạn ở đây trên đất này.

Bạn và tôi phải học đƣợc rằng chỉ ở trong sự hiện diện của Chúa mà chúng ta nhận

đƣợc quyền năng của Ngài.

Khi tôi mới khởi sự dành thời gian ở riêng với Chúa, điều đó rất khó đối với tôi.

Tôi cảm thấy rất là điên dại và cứ nghĩ về mình. Tôi đã rất chán nản. Tôi đã ngồi

đó, ngáp và cố gắng cho mình đừng ngủ gục. Giống nhƣ bất cứ điều gì có giá trị,

thì việc ngồi yên lặng trong sự hiện diện của Chúa phải mất một thời gian mới

thuần thục đƣợc. Bạn phải giữ thì giờ đó. Và đây không phải là điều để bạn có thể

học đƣợc từ ngƣời khác. Tôi không nghỉ đến việc có thể dạy một ngƣời tƣơng giao

với Chúa đƣợc. Tại sao? Vì mỗi ngƣời khác nhau và phải tự học cho mình làm sao

để nói chuyện với Đấng Tạo Hóa của mình.

Giờ tƣơng giao của tôi bao gồm mọi thứ cầu nguyện (khẩn nài, cầu thay, ngợi

khen....) đọc những quyển sách mà Đức Chúa Trời đang sử dụng để giúp đỡ tôi,

học hỏi Kinh Thánh, chờ đợi Chúa, ăn năn, khóc lóc, cƣời vui, nhận lãnh sự mặc

khải. Thời giờ tôi ở với Ngài hầu nhƣ luôn khác biệt mỗi ngày.

Đức Chúa Trời có một kế hoạch cá nhân dành cho mỗi ngƣời. Nếu bạn muốn đến

với Ngài và đầu phục Ngài, Ngài sẽ đến vào lòng bạn và tƣơng giao trò chuyện với

bạn. Ngài sẽ dạy dỗ và dẫn dắt bạn con đƣờng bạn phải đi. Đừng cố gắng làm điều

mà ngƣời khác làm hay trở thành một ngƣời nào đó. Chỉ hãy để cho Ngài chỉ cách

thể nào bạn phải tƣơng giao với Ngài. Sau đó bƣớc theo Ngài đang khi Ngài hƣớng

dẫn cuộc đời của bạn, từng bƣớc từng bƣớc một.

Có đôi lúc bạn phải tồn trữ dầu cho tƣơng lai. Điều đó là không những bạn phải

dành thì giờ tƣơng giao với Chúa hằng ngày, mà sẽ có những lúc bạn sẽ phải dành

thì giờ ở với Ngài nhiều hơn thƣờng lệ vì Đức Chúa Trời biết bạn đang đối diện

một tình cảnh mà nó sẽ rút đi những năng lực thuộc thể và thuộc linh của bạn.

Bạn có nhớ câu chuyện ẩn dụ Chúa Jêsus đã kể về mƣời ngƣời nữ đồng trinh đem

đèn đi đón chàng rể không? Năm ngƣời trong số đó ngu dại và chỉ mua đủ dầu cho

thời gian đó, đang khi năm ngƣời khôn đem thêm dầu phòng khi chàng rể đến

chậm. Khi chàng rể đến trễ, những ngƣời hết dầu đi năn nỉ những ngƣời khác cho

mƣợn dầu nhƣng họ đã từ chối. Vì những nữ đồng trinh ngu dại phải vội đi mua

thêm dầu, họ đã lỡ một cơ hội dự tiệc cƣới (Mat Mt 25:1-12).

Có phải đó là cách mà một số ngƣời trong chúng ta thƣờng nhƣ vậy chăng? Chúng

ta chẳng chịu mất thì giờ và khó nhọc để chuẩn bị cho những sắp xảy đến, chúng ta

bị hết dầu và cố gắng mƣợn từ những ngƣời có dƣ. Đức Chúa Trời có thể cho phép

điều đó trong một lúc, nhƣng chẳng bao lâu mỗi chúng ta ai nấy đều phải tồn trữ

cho chính mình số dầu dự trữ cho những hoàn cảnh trong tƣơng lai.

Nếu bạn sẵn lòng bỏ đi mƣời lăm, hai mƣơi phút ngủ nƣớng vào buổi sáng để thức

dậy sớm và tìm kiếm mặt Ngài, Đức Chúa Trời sẽ tôn quý sự hy sinh đó. Nếu bạn

sẵn lòng tắt tivi ba mƣơi phút vào buổi tối và để một ít thì giờ tƣơng giao với Chúa,

bạn sẽ đƣợc ban thƣởng một cách dồi dào.

Có những lúc khi công việc khó nhọc và những hoàn cảnh thử thách đã rút đi hết

tất cả những gì bạn tồn trử và bạn cần “thời gian thêm” để bù đắp lại những gì bạn

đã sử dụng hết.

Điều đó không hề có nghĩa là bạn không bao giờ hƣởng một chút vui thú nào hoặc

bạn phải ngồi trong phòng với Đức Chúa Trời suốt ngày. Ngài là một Ngƣời Cha

yêu thƣơng. Ngài muốn con cái của Ngài hƣởng một cuộc đời sung mãn và vui

thích. Ngài sẽ không đòi hỏi bạn hơn những gì mà bạn có thể dâng Ngài. Ngài

không phải là một hung thần đến để làm cho đời bạn khốn khổ. Ngài chỉ biết rõ

những gì bạn cần có để hƣởng đƣợc đời sống đắc thắng, vui thú và sung mãn. Ngài

cũng biết rõ điều đó không đến từ những nguyên tắc, nhƣng đến từ Ngài.

Hãy học tập nhanh chóng đi theo những sự thúc giục của Đức Thánh Linh. Hãy tẻ

tách ở riêng với Ngài trƣớc khi bạn đến trƣớc mọi ngƣời cách công khai. Hãy dành

thì giờ ở với Đức Chúa Trời để bạn có thể giữ luôn sự vững vàng khi phải đối phó

với mọi vấn đề trong đời sống hằng ngày.

Chẳng Phải Bởi Nỗ Lực Nhƣng Bởi Thánh Linh

Ma quỷ muốn bạn và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể mua đƣợc ân điển của Đức

Chúa Trời. Ân điển của Đức Chúa Trời không phải để bán đại hạ giá, vì cớ chính ý

nghĩa của nó - ơn huệ không đáng đƣợc - đó là một món quà cho không.

Ân điển không thể mua bởi sự cầu nguyện, bởi công việc lành, bởi việc đọc Kinh

Thánh hay dâng hiến. Nó cũng không thể mua bởi việc đọc, học thuộc lòng hay

công bố lời Chúa. Nó cũng không thể đƣợc mua bởi đức tin. Ân điển của Đức

Chúa Trời có thể nhận lãnh đƣợc, nhƣng không thể “mua” đƣợc.

Trƣớc khi Đức Chúa Trời nắm bắt đƣợc tôi và bắt đầu thay đổi tôi từ trong ra

ngoài, thì tôi rất là khủng khiếp. Tôi đã không có bông trái của Thánh Linh trong

tôi. Thay vào đó, tôi đã biểu lộ bông trái của xác thịt. Tôi rất nóng nảy, điêu ngoa,

thô bạo, bất lịch sự, ích kỷ, cho mình làm trung tâm, tham lam, khó sống chung -

và thêm nhiều, nhiều điều nữa. Mặc dù bây giờ tôi đã đƣợc cứu và đã đƣợc báp

tem trong Thánh Linh, mặc dù tôi yêu mến Đức Chúa Trời và mong ƣớc đƣợc

phục vụ Ngài với cả tấm lòng của tôi, nếu tôi không dành thì giờ ở riêng với Ngài

mỗi ngày nhƣ tôi thƣờng làm, thì tôi sẽ cứ còn hành động theo cách mà tôi thƣờng

làm.

Cơ Đốc Nhân chúng ta phải học đƣợc sự thật đáng buồn là từng trải cứu rỗi của

chúng ta không làm chúng ta hành động tốt hơn cách chúng ta đã từng làm. Chúng

ta phải đổi mới tâm trí với lời Chúa và dành thời giờ với Đức Thánh Linh. Nếu

chúng ta muốn hành động tốt hơn, chúng ta cần phải đƣợc cắm vào trong linh của

Đức Chúa Trời hằng sống. Đây là bài học mà Đức Chúa Trời đã dạy dỗ tôi trong

chính đời sống và chức vụ của tôi. Nếu tôi muốn tỏa sáng, tôi phải cứ đƣợc cắm

chặt vào.

Sau khi tranh chiến nhiều năm với tƣ cách là một Cơ Đốc Nhân và là một ngƣời

truyền đạo. Cuối cùng tôi đã hiểu đƣợc rằng, ấy chẳng phải bởi quyền thế, bởi năng

lực của tôi mà là bởi Thánh Linh của Đức Giêhôva mà tôi phải sống theo. Sự thành

công của cuộc đời và chức vụ tôi không tùy vào sự nỗ lực của tôi, nhƣng dựa trên

sự hiện diện và quyền năng của Đấng đang sống đời sống của Ngài trong tôi và qua

tôi. (GaGl 2:20)

Khi tôi đứng trƣớc mặt mọi ngƣời trong một buổi nhóm, đặc biệt là trong buổi

nhóm gồm các Cơ Đốc Nhân từ tất cả các Hội Thánh và giáo phái khác nhau, tôi

biết rõ là cho dù tôi nghiên cứu và chuẩn bị nhiều đến đâu, tôi vẫn không có năng

quyền để rao giảng Lời Chúa cho họ theo sức riêng của tôi đƣợc. Tôi phải lệ thuộc

hoàn toàn nơi ân điển của Đức Chúa Trời, phó nộp mọi sự cho Ngài, để cho Ngài

hành động trong tôi và qua tôi bất cứ những gì tôi không thể làm đƣợc trong chính

mình. Dĩ nhiên tôi nghiên cứu và chuẩn bị, nhƣng ngay điều đó cũng vẫn làm tôi

thất baị nếu chính Ngài không bày tỏ ra.

Nhiều lúc trong sự sốt sắng hầu việc Chúa của chúng ta, chúng ta làm quá nhiều,

tôi biết có những lúc tôi đã thật sự chuẩn bị quá mức. Tôi đã nghiên cứu và cầu

nguyện nhiều giờ đến nỗi tôi quá căng thẳng trong chính mình. Thƣờng điều đó

chính là tại sao dù chúng ta hoạt động đủ cách mà chẳng có điều chi xảy ra. Ngay

cả khi Đức Chúa Trời có bày tỏ và hành động trong và qua chúng ta, nhiều khi

chúng ta cũng không cảm tạ và biết ơn vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã tạo ra

những kết quả bằng chính nỗ lực riêng của mình.

Một Công Nhân Hay Một Kẻ Tin?

Vả, đối với kẻ nào làm việc, thì tiền của ngƣời ấy không kể là ơn huệ hay là một

món quà, nhƣng kể là một việc bắt buộc (một món nợ với ngƣời ấy) .

Nhƣng đối với kẻ chẳng làm việc (bởi Luật Pháp) chỉ tin (trọn vẹn) vào Đấng xƣng

kẻ có tội là công bình, thì đức tin của ngƣời ấy đƣợc kể là công bình cho ngƣời

(đƣợc chấp nhận trƣớc mặt Đức Chúa Trời) .

RoRm 4:4, 5

Nếu bạn và tôi dành thì giờ đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, suy gẫm, công bố những

lời tích cực hay ngay cả ở riêng với Chúa, trong một nỗ lực để nhận đƣợc điều chi

từ Ngài, thì bấy giờ việc tƣơng giao của chúng ta với Ngài trở thành công việc hơn

là ân điển.

Chúng ta phải rất cẩn thận vì ngay cả khi chúng ta vận hành theo mọi phƣơng pháp

đúng đắn thì những động cơ của chúng ta cũng phải tinh sạch. Chúng ta chớ bị rơi

vào các bẫy suy nghĩ rằng chúng ta xứng đáng đƣợc một điều tốt lành nào từ nơi

Đức Chúa Trời.

Theo lời Kinh Thánh, bạn và tôi chẳng xứng đáng nhận đƣợc điều chi ngoại trừ

chịu chết và phải ở đời đời trong sự đoán phạt đời. Tại sao? Vì trong mắt của Đức

Chúa Trời, tất cả mọi điều công bình, mọi điều tốt lành mà chúng ta có thể làm

đƣợc, đều nhƣ là những giẻ rách dơ bẩn mà thôi (EsIs 64:6).

Chúng ta cần phải nhìn vào sự công bình chúng ta nhƣ đã so sánh với sự công bình

của Đức Chúa Trời toàn năng. Nếu chúng ta làm nhƣ vậy, thay vì so sánh sự công

bình mình với sự bất nghĩa của ngƣời khác, thì bấy giờ chúng ta sẽ thật sự nhìn

thấy chính con ngƣời thật của mình. Tôi đang nói về sự nhận biết chúng ta là ai ở

trong Đấng Christ Jêsus, chứ không phải ở trong chính những công việc hay những

năng nổ của mình.

Là một ngƣời hầu việc Chúa, tôi không đáng đƣợc hƣởng sự xức dầu của Chúa trên

cuộc đời và công việc của mình chỉ vì tôi để thì giờ ở riêng với Chúa đều đặn hằng

ngày. Mà thêm vào sự ở riêng với Chúa tôi biết rằng tôi cần phải có động cơ đúng

đắn nữa. Cùng với việc tƣơng giao với Đức Thánh Linh, chính tôi phải cần có một

tâm linh ngay thẳng nữa. Hãy để tôi minh họa.

Đã có lúc trƣớc đây tôi cố gắng đọc hết cả Kinh Thánh trong một năm. Điều đó

nghe có vẻ ấn tƣợng lắm nhƣng không phải vậy, vì động cơ của tôi là sai trật hết.

Tôi không làm điều đó vì Đức Chúa Trời đang dẫn dắt mình làm. Tôi làm điều đó

để ráng cho bằng với mọi ngƣời trong nhà thờ.

Trƣớc đây đã có lúc tôi cố gắng cầu nguyện 4 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Bạn có nghĩ

rằng Chúa sẽ để tôi làm điều đó chăng? Không đâu! Mỗi khi tôi bắt đầu cầu

nguyện, tôi bắt đầu ngủ gục và chẳng biết nói điều gì thêm để cầu xin. Bạn có biết

tạo sao Chúa không để cho tôi cầu nguyện bốn giờ một ngày không? Vì cớ động cơ

của tôi không đúng, vì tôi làm điều đó với lý do sai trật. Tôi đã không làm vì Đức

Chúa Trời dẫn dắt, nhƣng vì có ngƣời đã đến Hội Thánh chúng tôi và làm chứng

rằng bà ấy đã cầu nguyện 4 giờ mỗi ngày. Vì vậy tôi nghĩ rằng: “Chúa ơi, con cũng

sẽ làm điều đó”.

Tôi muốn bạn biết rằng sự quyết chí và năng lực của ý chỉ chỉ có thể đem bạn tới

mức đó thôi. Khi mà xác thịt tan chảy nhƣ bong bóng - và nó sẽ nhƣ vậy - thì mọi

thứ đều sụp đổ và bạn cũng vậy.

Nếu chúng ta muốn hầu việc Chúa, nhƣng động cơ của chúng ta phải ngay thẳng.

Chúng ta tìm kiếm Chúa và tƣơng giao với Ngài không vì lý do nào khác hơn là vì

chúng ta yêu mến Ngài và muốn ở trong sự hiện diện của Ngài. Bất cứ khi nào

chúng ta nghĩ rằng chúng ta đáng đƣợc điều gì đó vì chúng ta đang làm cho Ngài,

thì dù có làm điều gì ngay cả việc ở riêng với Chúa thì chúng ta cũng đang bƣớc

theo một phƣơng pháp thay vì Đức Thánh Linh.

Tôi đã học không chuẩn bị quá đáng cho những buổi nhóm. Tôi nghiên cứu và cầu

nguyện theo mức sự xức dầu của Chúa ban để làm điều đó. Khi sự xức dầu cất lên,

tôi đã học phải ngƣng thôi. Phải mất một thời gian (thật ra là nhiều năm) tôi mới

học đƣợc rằng tôi không thể xứng đáng hoặc mua đƣợc một buổi nhóm tốt nhờ sự

chuẩn bị nhiều giờ của tôi. Có đôi lúc tôi nghiên cứu nhiều hơn nhƣng lần khác -

nhƣng luôn luôn là tôi theo Ngài - chứ không theo chính mình.

Một lần kia khi tôi rao giảng sứ điệp này trong một số những buổi nhóm, thì ông

Dave, nhà tôi đã nói một điều rất quan trọng. Ông nói: “Những nhà nông có công

thức cho việc gieo trồng, không có côngthức cho việc gặt hái”. Những gì ông hàm

ý là đang khi ngƣời ta công tác gieo những hạt giống, họ không thể làm cho chúng

lớn lên và sản sinh ra một mùa gặt.

Khi nhà nông đi ra gieo giống, trƣớc nhất ông ta phải chuẩn bị những cánh đồng

của mình. Ông ấy phải cày đất lên, nhổ dọn sạch cỏ, lên từng luống đất, gieo giống

rồi tƣới nƣớc và bón phân. Nhƣng theo lời Kinh Thánh, không có nhà nông nào

làm cho hạt giống đâm chồi ra và lớn lên.

Trong ẩn dụ về ngƣời gieo giống trong Phúc âm. Theo Mác, Chúa Jêsus ví sánh

vƣơng quốc Đức Chúa Trời với một nhà nông đi gieo giống trên đồng ruộng mình

và rồi về ngủ, rồi thức dậy, đêm hay ngày và hạt giống nẩy mầm ra và lớn lên... mà

ngƣời ấy không biết thể nào (Mac Mc 4:27).

Bạn thấy không, chúng ta không hiểu điều gì xảy ra một khi hạt giống đã đƣợc đặt

vào trong lớp đất. Phải chúng ta phải gieo hạt giống của mình. Cầu nguyện là một

một hạt giống. Học hỏi Kinh Thánh là một hạt giống. Chuẩn bị là một hạt giống.

Suy gẫm là một hạt giống. Những công việc lành là một hạt giống. Thì giờ ở riêng

với Chúa là một hạt giống. Nhƣng không có điều nào trong số này có thể là cách để

mua đƣợc ân điển Đức Chúa Trời, vì ân điển Ngài là tặng phẩm.

Chúng ta không kiếm đƣợc ơn huệ của Đức Chúa Trời nhờ sự lao nhọc của mình,

chúng ta nhận lãnh điều ấy nhƣ là một tặng phẩm. Những phƣớc lành của Đức

Chúa Trời tuôn xuống trên chúng ta không phải bởi việc làm, nhƣng mà bởi ân

điển, qua đức tin.

Bất cứ khi nào chúng ta bị vây bọc trong bản ngã và cái tôi chúng ta đang đứng

trên phần đất nguy hiêm. Chúng ta phải vƣợt qua chính mình và những công việc,

những nỗ lực của mình và giữ đôi mắt chúng ta chuyên chú với Đức Chúa Trời và

ân điển của Ngài đối với chúng ta.

Đức Tin Trong Đức Chúa Trời

Chúa Jêsus đáp rằng: “Hãy có đức tin trong Đức Chúa Trời (thƣờng xuyên liên tục)

.

Quả thật ta nói cùng các ngƣơi, hễ ai nói với hòn núi này, hãy cất mình lên và

quăng vào biển! Và không một chút nghi ngờ gì trong lòng mình nhƣng tin chắc

rằng những gì mình nói sẽ xảy ra thì điều đó sẽ đƣợc thực hiện cho ngƣời ”.

Mac Mc 11:22, 23

Hãy lƣu ý trong đoạn văn này, điều đầu tiên Chúa Jêsus bảo chúng ta phải làm là

có đức tin (thƣờng xuyên) trong Đức Chúa Trời - không phải trong đức tin hay lời

công bố của mình.

Đã có lúc trƣớc đây tôi quá bị vây bọc trong đức tin và lời công bố đến nỗi tôi bị

thuyết phục rằng nếu tôi nói ra điều gì, thì nó phải xảy ra vì cớ tôi đã nói. Sai lầm

mà tôi đã mắc phải là tôi tƣởng rằng chính đức tin và lời công bố của tôi làm cho

những gì tôi đã nói sẽ đƣợc xảy ra. Tôi quên mất rằng để nhận lãnh đƣợc điều chi

từ Chúa tôi phải đặt lòng tin cậy mình trong Ngài chứ không phải trong những lời

nói hay những hành động của tôi. Đức Chúa Trời đã dạy tôi nhìn chăm chú nơi

Ngài chứ không phải nơi một nguyên tắc công thức nào. Tôi tin vào sự công bố ra

lời Chúa. Tôi dạy dỗ điều này và công bố mỗi ngày. Đức Chúa Trời hành động qua

điều đó, và đức tin của tôi giữ vững trong Ngài, chứ không phải trong lời công bố

của tôi.

Đức Chúa Trời Có Thể Làm

Đức Chúa Trời bởi quyền lực cảm động trong lòng chúng ta, có thể làm trổi hơn

mọi điều chúng ta cầu xin hoặc suy tƣởng.

Eph Ep 3:20

Đây là một câu Kinh Thánh đầy năng quyền. Nếu bạn suy gẫm lời này, tôi nghĩ

bạn sẽ nhìn thấy điều mà tôi gọi là “nơi reo hò”.

Câu này nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời có thể làm - có thể làm vƣợt trổi xa

hơn tất cả mọi điều chi mà bạn và tôi từng dám hy vọng, cầu xin và ngay cả nghĩ

đến nữa.

Chúng ta cần phải cầu nguyện, làm công việc cầu xin. Hãy nhớ kỹ những gì tôi đã

nói trong phần đầu của quyển sách: “Chúng ta không có vì chúng ta chẳng cầu

xin”. Công việc của chúng ta là cầu xin trong đức tin, trong niềm tin cậy. Điều đó

mở ra ống dẫn. Nhƣng chính Đức Thánh Linh là Đấng làm công việc, không phải

chúng ta. Ngài làm bằng cách nào? Tùy theo (hay là bởi) quyền lực (hay là ân điển

của Đức Chúa Trời) cảm động (hành động) trong lòng chúng ta.

Tôi chân thành tin rằng bất cứ điều chi bạn và tôi nhận lãnh từ Đức Chúa Trời đều

có liên hệ trực tiếp đến lƣợng ân điển mà chúng ta học nhận lãnh.

Chúng ta đã nhìn thấy rằng ân điển là quyền năng. Bây giờ tôi muốn tra xem thể

nào ân điển hay quyền năng của Đức Chúa Trời có thể ứng dụng để đáp ứng những

hoàn cảnh nhất định trong cuộc sống. Điều trƣớc nhất tôi muốn bàn đến là làm sao

để nhận lãnh ân điển của Đức Chúa Trời để thay đổi chính mình.

Bạn có đang tranh chiến với những sự đổi thay cần phải có trong chính con ngƣời

riêng của bạn không? Bạn có bao giờ bị tuyệt vọng và bối rối, cố gắng tin và công

bố và làm hết tất cả mọi điều đúng để đem lại sự thay đổi trong chính bạn và trong

cuộc đời bạn dẫu vậy hình nhƣ không bao giờ điều ấy xảy ra? Và rốt lại bạn càng

tuyệt vọng và bối rối hơn trƣớc lúc bắt đầu nữa không?

Nhƣ tôi đã kể cho bạn, đó là điều đã xảy ra với tôi. Tôi đã đặt lên chính mình sự

căng thẳng không thể nào tin nỗi cố gắng để thay đổi. Tôi đã ở dƣới sự định tội lớn

lao vì mỗi sứ điệp tôi đã nghe hình nhƣ đều bảo tôi phải thay đổi, dầu vậy tôi

không thể thay đổi cho dù tôi cố gắng đến đâu, tin tƣởng và công bố đến đâu. Tôi

đã ở trong một bãi rối rắm khủng khiếp vì tôi đã thấy hết mọi điều cần phải thay

đổi về con ngƣời mình, nhƣng tôi bất lực hoàn toàn để đem đến những sự thay đổi

đó.

Tôi không biết bạn nhƣ thế nào, nhƣng tôi là Bà Hay Sửa. Bất cứ khi nào có điều

gì sai trật, điều đầu tiên tôi muốn làm là nhảy lên và sửa ngay lại. Tôi muốn thay

đổi tất cả mọi điều mà tôi nhìn thấy là sai trật về chính mình và cuộc đời mình,

nhƣng vì một số lý do nào đó tôi lại không thể làm đƣợc. Tôi tƣởng đó chính là ma

quỷ đã ngăn trở tôi. Nhƣng tôi đã học đƣợc rằng ấy chính là Chúa là Đấng không

để cho tôi thay đổi. Tại sao vậy?

Vì tôi đang cố gắng làm điều đó ngoài Ngài để tôi có thể nhận lấy điểm và sự vinh

hiển mà đúng ra phải thuộc về Ngài.

Đến lúc bạn đọc xong quyển sách này, ítnhất bạn sẽ học đƣợc một điều. Bạn sẽ

hiểu rõ tại sao ngƣời ta không có một tấm lòng cảm tạ, biết ơn. Chúng ta sẽ thấy rõ

loài ngƣời không hề đáng đƣợc những phƣớc lành của Đức Chúa Trời một chút

nào. Một khi bạn đã hiểu đầy đủ chân lý ấy, thì mỗi khi có một điều gì tốt đẹp đến

trên đời sống bạn, thay vì khoe khoang và nhận điểm về mình vì đức tin vĩ đại của

mình, hay lời công bố hoặc những công việc vĩ đại khác của mình, bạn sẽ tự động

nói lên: “Lạy Chúa, cám ơn Ngài!

Tôi thƣờng đi qua đi lại hỏi Chúa: “Lạy Cha, con làm mọi sự đúng hết, nhƣng sao

nó không thành công? Câu trả là vì tôi đã bị vây bọc lấy trong chính mình và trong

những gì tôi đang làm thay vì giữ sự chú ý của tôi chăm vào Chúa và những gì

Ngài đang làm cho tôi vì lòng thƣơng xót, tình yêu và ân điển lớn lao của Ngài.

Cầu xin Chúa ngƣợc lại với Tự mình lấy làm lấy

Tôi chỉ hỏi anh một câu này. Các anh em đã nhận đƣợc Đức Thánh Linh do kết quả

của việc vâng theo luật pháp và làm những việc của luật pháp dạy, hoặc là do việc

nghe (sứ điệp Tin Lành) và tin? (Có phải điều ấy đến từ việc gìn giữ luật pháp của

lễ nghi hoặc là từ một sứ điệp của đức tin?) .

Tại sao anh em quá ngu muội và không biết suy nghĩ dƣờng ấy? Anh em đã bắt

đầu (đời sống mới thuộc linh của mình) với Đức Thánh Linh và bây giờ anh em

tiến đến sự trọn lành (bởi dựa) trên xác thịt sao?

Anh em đã chịu khổ nhiều điều và trải qua quá nhiều điều để không đạt đƣợc điều

gì (mục đích nào) sao? Nếu quả thật sự là không có mục đích nào và hƣ không.

Vậy thì Ngài là Đấng chu cấp cho anh em Thánh Linh kỳ diệu của Ngài và làm các

phép lạ đầy quyền năng giữa vòng anh em thì Ngài đã làm dựa trên {những gì anh

em làm) những gì luật pháp đòi hỏi, hay là vì sự tin tƣởng của anh em {gắn chặt và

tin cậy }, nƣơng dựa nơi sứ điệp mà anh em đã nghe?

GaGl 3:2-5

Trong câu 2, Phao Lô đang hỏi những tín đồ tại Galati: “Các anh em đã tiếp nhận

Chúa qua những công việc làm và nỗ lực của riêng mình hay qua sự lắng nghe sứ

điệp Tin Lành và nói rằng: “Tôi tin điều ấy?”

Sau đó trong câu 3 ông hỏi họ: “Có phải anh em thật quá ngu muội, vô lý và khờ

khạo khi đã bắt đầu đời sống mới của mình bởi Đức Thánh Linh rồi sau đó lại cố

gắng đạt đến sự trọn lành bởi dựa vào xác thịt yếu đuối của anh em sao?

Khi Chúa ban cho tôi sứ điệp này, đây là một trong những câu Kinh Thánh Ngài đã

mặc khải cho tôi mà có một ảnh hƣởng lớn lao trên đời sống tôi. Tôi nhìn thấy rõ

rằng tôi đã tiếp nhận Chúa bởi đức tin, nhƣng rồi tôi cố gắng làm cho mình trọn

vẹn bằng cách dựa trên chính xác thịt mình. Tôi đã cố gắng tự thay đổi mình và

cuộc đời mình bằng những nỗ lực con ngƣời hơn là bởi sự tin cậy hoàn toàn nơi

Ngài.

Bây giờ, việc nỗ lực có một chỗ trong đời sống Cơ đốc. Nó cũng có chỗ để đóng

góp. Nhƣng dù vậy, bất cứ điều chi đƣợc làm bên ngoài ân điển của Đức Chúa Trời

đều không có 1 hiệu quả bền lâu thật sự. Kế đến, Phao Lô hỏi ngƣời Galati: “Có

phải anh em chịu khổ mọi điều này để không đạt đến một mục đích hay điều chi

chăng? Anh em có muốn thật sự đi trở lui lại và làm lại từ đầu quá trình nên thánh

không?”

Trong những năm đầu của đời sống và chức vụ của tôi, tôi chịu đau khổ khủng

khiếp. Bất cứ khi nào chúng ta bƣớc vào những việc làm, thì đó chính xác là điều

chúng ta sẽ làm.

Cuối cùng, trong câu 5 Phao Lô kết thúc sự bàn luận của ông bằng câu hỏi: “Có

phải Đức Chúa Trời chu cấp mọi nhu cầu của anh em và làm những phép lạ giữa

vòng anh em là vì anh em giữ luật pháp trọn vẹn hay lẽ vì anh em đã đặt cả đức tin

và lòng nhờ cậy của mình vào sứ điệp mà anh em đã nghe?”

Điều này nghe có vẻ kỳ dị, nhƣng khi tôi đang tuyệt vọng và bối rối việc về cố

gắng tự thay đổi mình - thƣờng là lúc ấy tôi không bao giờ xin Chúa thay đổi mình

- rồi giao phó mọi việc cho Ngài. Tôi giống nhƣ ngƣời nói quá nhiều. Khi Đức

Thánh Linh đến và cáo trách ngƣời đó bằng cách nói rằng: “Con cần phải học yên

lặng đôi lúc” thì ngƣời đó phải làm gì? Thay vì cãi cọ và biện hộ, ngƣời đó phải chỉ

nói rằng: “Lạy Chúa, Ngài nói đúng. Con nói quá nhiều, lạy cha Ngài biết rõ con.

Cái miệng này của con nhiều lúc đã không kiểm soát. Con không nghĩ là có hy

vọng nào để kiểm soát nó đƣợc ngoài Ngài. Xin hãy giúp con, nếu không con chắc

sẽ thất bại nữa mà thôi”.

Đức Giêhôva phải là Nguồn và Sự Chu Cấp của chúng ta. Đó là điều mà tôi phải

học đƣợc một cách khó nhọc.

Mặc dù tôi biết rõ rằng nhiều sự thay đổi cần phải đƣợc làm trong cuộc đời của tôi.

Tôi không bao giờ nghĩ rằng Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất có thể đem lại

những sự thay đổi đó. Tôi đã không biết đủ để sấp mặt xuống trƣớc Đức Chúa Trời

đều đặn mỗi ngày và nói rằng: “Lạy Chúa, con chạy lung tung rồi. Con không thể

tự giúp mình đƣợc. Con đến với Ngài nhƣ một đứa trẻ, con hoàn toàn bất lực. Con

trình dâng mọi sự trƣớc Ngài, cầu xin ân điển của Ngài. Con không đáng nhận

đƣợc sự giúp đỡ của Ngài. Lạy cha, nhƣng Ngài là hy vọng duy nhất của con, con

biết rằng điều này không thể hành động đƣợc trừ phi Ngài ban quyền năng”.

Nếu bạn nói quá nhiều, chỉ một mình Đức Chúa Trời mói có thể giúp bạn. Kinh

Thánh trong Gia Gc 3:8 nói rằng không ai có thể chế ngự cái lƣỡi đƣợc. Một ví dụ

khác nếu bạn cần phải xuống cân. Bạn có thể kiêng ăn đúng, nhƣng nếu không có

quyền năng của Đức Chúa Trời, bạn sẽ thất bại mãi. Nó có thể thành công với

ngƣời khác, nhƣng không thành c6ng với bạn - trừ phi bạn sẵn lòng để cho Ngài

đem đến mọi sự thay đổi và nhận đƣợc mọi tán dƣơng và vinh hiển.

Chừng nào chúng ta mới học đƣợc điều phải cầu xin Chúa thay vì cố gắng tự làm

mọi điều?

Từ Vinh Hiển Đến Vinh Hiển

Bây giờ Đức Chúa Trời là Linh và nơi nào có Linh của Đức Chúa Trời thì nơi đó

có sự tự do (đƣợc thoát khỏi mọi xiềng xích) tất cả chúng ta, nhƣ với gƣơng mặt

không đeo mạng (vì chúng ta) tiếp tục ngắm xem (trong lời Chúa) nhƣ trong một

cái gƣơng sự vinh hiển của Chúa, thì đƣợc biến hóa liên tục vào trong chính hình

ảnh của Ngài trong sự huy hoàng luôn gia tăng thêm và từ một mức độ vinh hiển

này sang một mức độ vinh hiển khác (vì điều này đến từ) Chúa (là) Thánh Linh.

IICo 2Cr 3:17, 18

Hãy lƣu ý rằng sự tự do, sự thoát khỏi mọi xiềng xích, đến không phải từ chúng ta

nhƣng từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang khi chúng ta tiếp tục ngắm xem sự

vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đang khi chúng ta tiếp tục trong lời Chúa, Ngài thay

đổi chúng ta. Sự tán tụng thuộc về Ngài, không phải của chúng ta.

Công Việc Là Của Chúa!

Tôi đƣợc thuyết phục và biết chắc về chính điều này, đó là Đấng đã bắt đầu một

việc tốt đẹp ở trong anh em Ngài sẽ tiếp tục cho đến ngày của Chúa Jesus Christ

(cho đến tận khi Đấng Christ trở lại) , triển khai (việc tốt lành đó) , làm cho toàn

hảo và đem điều đó đến sự hoàn tất đầy đủ ở trong anh em.

Phi Pl 1:6

Chính Đức Chúa Trời là Đấng đã bắt đầu công việc tốt lành này trong chúng ta,

Ngài đã khởi làm và Ngài sẽ hoàn tất. Ngài đang làm việc trong chúng ta ngay bây

giờ, để triển khai, làm cho trọn và đem đến sự hoàn tất của công việc tốt lành mà

Ngài đã khởi làm. Vì chỉ một mình Ngài là Đấng Duy Nhất có thể làm đƣợc điều

ấy, bạn và tôi có thể thƣ giãn. Áp lực đó rớt khởi chúng ta vì công việc là của

Chúa, chứ không phải của chúng ta. Tôi tin rằng lẽ thật này sẽ đem cho chúng ta

vào trong sự yên nghỉ của Đức Chúa Trời . một khi chúng ta có sự yên nghỉ và

bình an của Ngài, chúng ta có thể bƣớc vào trong sự vui mừng của Ngài.

Nhìn Xem Chúa Jêsus, Không Phải Chính Chúng Ta

Hãy nhìn xem (thoát khỏi mọi điều cho làm cho phân tâm) Chúa Jêsus, là Đấng

Lãnh Đạo và là Nguồn của đức tin chúng ta (ban cho điều khích lệ đầu tiên do

niềm tin tƣởng của chúng ta) và cũng là Đấng làm Hoàn Tất (đem nó đến sự trƣởng

thành và sự toàn hảo) ...

HeDt 12:2

Tôi muốn khích lệ bạn hãy giữ đôi mắt của bạn khỏi chính mình và khỏi những

nan đề và thay vào đó găn chặt mắt nhìn vào Chúa Jêsus và quyền năng của Ngài.

Ngài đã biết rõ những gì sai trật nơi bạn. Ngài đang sẵn sàng, sẵn lòng và có thể

đem đến sự thay đổi cần phải thực hiện trong bạn và trong cuộc đời bạn. Ngài sẽ

đem bạn đến sự trƣởng thành và trọn vẹn - nếu bạn chỉ hãy cầu xin Ngài và tin cậy

Ngài làm điều đó.

Trong trƣờng hợp của tôi, tôi sẽ không đi đến với Chúa với cả danh sách những

điều sai trật của mình. Tôi đã tƣởng rằng vì cớ tất cả những điều khủng khiếp này

Đức Chúa Trời sẽ không thể làm điều chi với tôi đƣợc cho đến chừng nào mọi sự

đó đã đƣợc thay đổi.

Đó chính là điều nhiều ngƣời đã làm. Họ rút xa khỏi Đức Chúa Trời vì cớ những

tội lỗi, những thất bại, những sai trật của họ. Khi họ bƣớc vào Lời Chúa thì họ bị

sự cáo trách và họ thật sự đặt một khoảng cách giữa họ với Chúa vì họ cảm thấy

quá tệ hại về chính mình, họ không thể đứng nổi trong sự hiện diện của Ngài. Đó là

một sai lầm. Lời Chúa cáo trách chúng ta để chúng ta có thể đƣợc kéo gần đến

Ngài, chứ không phải để chúng ta rút xa khỏi Ngài.

Tôi vô cùng cảm tạ và biết ơn Chúa vì Ngài đã không đẩy tôi ra xa vì những lỗi

lầm của tôi. Thay vào đó, Ngài kéo tôi đến với chính Ngài và bắt đầu biến đổi tôi

thành những gì Ngài muốn tôi trở nên. Tất cả những gì tôi phải làm là sẵn lòng để

đƣợc thay đổi, để đƣợc thánh hóa - để cầu xin và tin cậy Ngài làm điều đó. Vậy thì

hảy chớ làm “những công việc của xác thịt và chờ đợi Ngài”. Chúng ta nhận lãnh

đƣợc những lời hứa qua đức tin và lòng kiên nhẫn. (HeDt 6:12)

Nguyện Sự Vinh Hiển thuộc về Chúa!

Hãy tránh khỏi điều ác (rút khỏi nó và giữ xa khỏi) bất cứ dƣới hình thức hay dạng

nào.

Nguyện xin Đức Chúa Trời bình an chính Ngài sẽ thánh hóa anh em càng hơn càng

hơn (phân cách anh em không những điều hƣ không, làm cho anh em tinh sạch và

đƣợc hoàn toàn dâng hiến cho Đức Chúa Trời) và nguyện xin tâm thần và linh hồn

và thân thể anh em đƣợc giữ trọn vẹn (và đƣợc tìm thấy) không có một vết tích nào

khi Chúa Jesus Christ chúng ta (Đấng Mêsi) đến.

Đấng đã gọi anh em là thành tín và hoàn toàn đáng tin cậy và chính Ngài sẽ làm

việc đó (làm ứng nghiệm sự kêu gọi của Ngài bằng cách làm cho thánh sạch và gìn

giữ anh em) .

ITe1Tx 5:22-24

Câu 22 là loại câu Kinh Thánh tiêu biểu đã thƣờng làm tôi hoảng sợ và kinh hãi.

Tôi sẽ đọc những điều nhƣ là hãy tránh (giữ xa) khỏi mọi điều ác và ngay tức khắc

tôi đã có một công việc mới trên tay tôi. Tôi đã không biết rằng Đức Giêhôva là

Đấng Gìn Giữ tôi và Đấng Làm Nên Thánh tôi, tôi tƣởng rằng công việc của tôi là

phải gìn giữ và tự làm cho mình thánh sạch, khiến mình tinh ròng, thánh hóa và

không tì vết.

Trong câu 23, từ ngữ làm nên thánh đơn giản có nghĩa là “làm cho thánh sạch”. Ai

làm việc này? Chính Đức Chúa Trời của sự bình an.

Hãy lƣu ý câu 24 nói cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời, Đấng đã kêu gọi

chúng ta đến với Ngài là thành tín và hoàn toàn đáng tin cậy. Ngài sẽ làm điều ấy!

Ngài sẽ làm gì? Ngài sẽ làm ứng nghiệm sự kêu gọi của Ngài trên chúng ta bằng

cách làm cho chúng ta thánh sạch và giữ gìn chúng ta.

Điều này có thể nhƣ là một sự mâu thuẫn. Trƣớc nhất Plô nói rằng chúng ta phải

tránh khỏi mọi điều ác, rồi sau đó trong vài câu kế tiếp ông quay lại và nói rằng

chính Đức Chúa Trời sẽ làm điều đó cho chúng ta. Trong trƣờng hợp đó, phần

chúng ta là gì?

Tin cậy!

Đó là điều tôi có ý nói đến khi nói rằng đức tin là ống dẫn qua đó chúng ta nhận

lãnh những phƣớc lành của Đức Chúa Trời. Một trong những phƣớc lành đó là sự

làm nên thánh, sự thánh sạch, tinh khiết của tấm lòng, sự thanh sạch và gìn giữ linh

hồn chúng ta.

Vì chính Đức Chúa Trời là Đấng làm tất cả mọi điều này trong chúng ta và cho

chúng ta, Ngài muốn sự vinh hiển thuộc về Ngài chứ không thuộc về một bộ những

qui tắc, những phƣơng pháp và những công thức.

Đó là lý do tại sao chúng ta hát:”Nguyện sự vinh hiển thuộc về Đức Chúa Trời là

Đấng làm nên những việc lớn lao!”

Những kẻ Tin là Những Ngƣời Thành Đạt

Hãy dừng lao khổ, làm việc và sản sinh ra thức ăn sẽ hƣ nát và bị tan rã (trong khi

dùng) nhƣng hãy hết sức làm việc và sản sinh ra thức ăn (còn mãi) có thể chịu

đƣợc (liên tục) cho đến sự sống đời đời; Con Ngƣời sẽ ban cho các ngƣơi điều đó,

vì Đức Chúa Cha đã ủy quyền và chứng nhận Ngài và đặt ấn tín của Ngài ở trên

Con Ngƣời.

Bấy giờ họ hỏi Ngài, vậy chúng tôi phải làm gì để chúng tôi có thể (theo thói quen)

làm đƣợc công việc của Đức Chúa Trời? (chúng tôi phải làm gì để thực hiện những

gì Đức Chúa Trời đòi hỏi?) .

Chúa Jesus đáp, đây là công việc (sự hầu việc) mà Đức Chúa Trời đòi hỏi các

ngƣơi. Đó là các ngƣơi tin Đấng Ngài đã sai đến (các ngƣơi dính chặt vào, tin cậy,

nƣơng dựa, và có đức tin nơi Sứ Giả của Ngài) .

GiGa 6:27-29

Tôi không thể nói cho bạn biết bao nhiêu lần tôi đã nói với Chúa: “Lạy Cha, Ngài

muốn con làm điều gì? Nếu Ngài vui lòng chỉ cho con biết những gì phải làm, thì

con sẽ vui lòng làm ngay”.

Tôi là một ngƣời làm việc. Tất cả những gì ngƣời ta phải làm là chỉ cho tôi việc gì

cần làm là tôi làm ngay - và tôi làm rất đúng. Nhƣng điều làm tôi đã tuyệt vọng và

bối rối ấy là khi tôi đã làm một điều gì đúng mà nó vẫn không thành công đƣợc.

“Chúng tôi phải làm chi cho đƣợc làm công việc của Đức Chúa Trời? “Những

ngƣời này muốn biết rõ. Chƣa có ai nói cho họ rằng họ phải làm công việc của Đức

Chúa Trời, đó là ý kiến của họ. Đức Chúa Trời vĩ đại đã làm công việc của chính

Ngài.

Đó là cách của chúng ta. Chúng ta nghe về công việc quyền năng của Đức Chúa

Trời và ngay tức khắc phản ứng của chúng ta là “Lạy Chúa, xin chỉ cho con những

gì con có thể làm để làm đƣợc những việc đó”.

Câu trả lời của Chúa Jêsus với những ngƣời này là gì? “Đây là công việc Đức

Chúa Trời đòi hỏi nơi các ngƣơi, đó là các ngƣơi tin ”.

Khi Đức Chúa Trời mặc khải đoạn sách này cho tôi lần đầu tiên, tôi tƣởng rằng

Ngài sẽ chỉ cho tôi phải làm những gì để cuối cùng đƣợc thành công trong công

việc làm công việc Ngài. Và trong một phƣơng diện Ngài đã làm điều đó.

Ngài đã bảo tôi, “Hãy tin”

Tôi hỏi: “Ngài có ý nói rằng chỉ nhƣ vậy thôi sao?”

Ngài đáp: “Phải, chỉ nhƣ vậy”.

Các bạn và tôi tƣởng rằng chúng ta phải trở thành những ngƣời thành đạt, đúng là

chúng ta phải nhƣ vậy. Nhƣng cách chúng ta thành đạt là tin cậy. Điều đó buông

tha chúng ta khỏi sự lo âu và lý luận.

Tự Do Khỏi Sự Lo Âu và Lý Luận

Ta để sự bình an lại cho các ngƣơi, Ta ban sự bình an của (riêng) Ta cho các

ngƣơi. Ta cho các ngƣơi sự bình an chẳng nhƣ thế gian cho. Lòng các ngƣơi chớ

bối rối, và đừng sợ hãi (hãy thôi để cho lòng các ngƣơi bị khuấy động và phân vân,

đừng cho phép chính mình bị sợ hãi, bị trấn áp, nhút nhát và không yên)

GiGa 14:27

Từ những câu Kinh Thánh trên điều hẳn nhiên chúng ta thấy là Đức Chúa Trời

muốn con cái Ngài đƣợc tự do khỏi mọi sự lo âu và lý luận.

Theo tự điển, lo âu là tự dày vò mình với những tƣ tƣởng bất ổn, cảm thấy không

yên, lo lắng hay bị khuấy động, hoặc là dày vò ai bằng những sự làm phiền, những

gánh nặng những lo âu. Đây là điều chúng ta thƣờng mang trong trí khi chúng ta

nói về sự lo âu.

Tuy nhiên, có một định nghĩa khác trong tự điển về từ ngữ này nữa đáng cho

chúng ta suy gẫm. Định nghĩa này không liên hệ đến tình trạng tình cảm hay tâm

trí nhƣng liên hệ đến một hoạt động thuộc thể làm cho lo âu có nghĩa là nắm lấy cổ

bởi hàm răng và lắc qua lại hay làm cho nghẹt thở.

Tất cả chúng ta đều đã từng nhìn thấy một con chó hay con mèo ngoặm lại một con

vật nhỏ hơn trong miệng chúng và “làm cho lo âu” hay làm nghẹt thở để bắt nó đầu

phục. Áp dụng vào lĩnh vực thuộc linh, chúng ta cũng đã thấy thế nào ma quỷ cố

gắng cƣớp đi sự bình an đƣợc Chúa Jêsus để lại cho chúng ta bằng cách ngoặm lấy

chúng ta ngay cổ và lắc lƣ, làm cho nghẹt thở cho đến khi chúng ta đầu hàng.

Nên việc lo âu không chỉ là điều chúng ta tự làm mà thôi, nhƣng đó cũng là điều

mà kẻ thù gây cho chúng ta - nếu chúng ta cho phép nó xảy ra.

Chữ khác nữa chúng ta nói đến trong chƣơng này là lý luận. Tôi thích chọn định

nghĩa của tôi hơn là những định nghĩa mà tôi tìm thấy trong những nơi khác. Đối

với tôi, lý luận là sự quay mòng mòng không kết thúc của tâm trí một ngƣời xoay

loanh quanh một hoàn cảnh để tìm kiếm sự nhận biết và hiểu rõ.

Có phải đó là một định nghĩa khá tốt không về những gì xảy ra khi bạn và tôi gặp

phải một nan đề trong tâm trí chúng ta? Khi một điều gì đang làm phiền lụy chúng

ta, chúng ta thƣờng suy đi nghĩ lại trong tâm trí chúng ta, tìm kiếm mãi cho một

câu trả lời hay một giải pháp cho nó?

Mặc dù sự lo âu hình nhƣ luôn luôn hoàn toàn tiêu cực và vô ích vì nó không bao

giờ sản sinh ra đƣợc điều gì tốt lành, thì đôi lúc lý luận có thể trông nhƣ có vẻ tích

cực và kết quả. Chúng ta có thể cảm thấy mình đã suy ra đƣợc hoàn cảnh của

mình. Sau đó chúng ta có thể đƣợc một sự bình an nào đó vì chúng ta nghĩ mình đã

tìm ra đƣợc một cách để giải quyết vấn đề đang làm phiền lụy mình. Đó thƣờng là

một sự bình an giả tạo không tồn tại, vì chúng ta đang cố gắng giải quyết một nan

đề bằng cách dựa vào sự hiểu biết riêng của chúng ta thay vì dựa vào Chúa.

Hãy Nƣơng Dựa Nơi Chúa, Chứ Không Nơi Bản Ngã

Hãy nƣơng cậy, tin tƣởng vào và xác tín trong Đức Giêhôva với cả tấm lòng và

tâm trí, chớ nƣơng cậy vào sự sáng suốt hoặc hiểu biết riêng của con.

Phàm trong mọi đƣờng lối con hãy biết rõ, nhận thức, nhận biết Ngài thì Ngài sẽ

chỉ dẫn cho đƣờng thẳng và bằng phẳng các nẻo của con.

Chớ khôn ngoan theo mắt mình. Hãy kính sợ và thờ phƣợng Đức Giêhôva và xoay

khỏi (hoàn toàn) điều ác.

ChCn 3:5-7

Khi tác giả của Châm Ngôn này bảo chúng ta trong câu 7 là chớ khôn ngoan theo

mắt mình, ông có ý nói rằng chúng ta không nên nghĩ rằng mình có khả năng suy

ra tất cả mọi việc sẽ xảy đến trên cuộc đời mình. Bạn và tôi không có khả năng để

bƣớc đến với mọi câu giải đáp mà chúng ta cần có để sống cách đắc thắng trong

thế gian.

Bây giờ tôi phải xác nhận rằng hầu hết cuộc đời tôi thì tôi là “ngƣời hay suy ra”.

Tôi luôn luôn suy nghĩ và lý luận. Đối với tôi, việc biết Đức Chúa Trời sắp làm

điều gì thôi là chƣa đủ, tôi còn phải biết khi nào và Ngài sẽ làm nhƣ thế nào nữa.

Nếu Chúa làm cho tôi điều gì mà tôi không hề trông đợi xảy ra thì tôi muốn biết

Ngài làm điều đó bằng cách nào. Nếu một ai chúc phƣớc cho tôi cách vô danh, tôi

sẽ thức suốt đêm cố gắng suy đoán xem ngƣời đã chúc phƣớc tôi ấy là ai!

Sau cùng, một ngày kia Đức Chúa Trời ban cho tôi một sự mặc khải bé nhỏ về chủ

đề này. Ngài phán với tôi và bảo: “Joyce, con chẳng thông minh bằng một nửa điều

mà con nghĩ về con. Con nghĩ rằng con có nhiều điều để suy ra, nhƣng thật ra con

đã nhận đƣợc chúng trong chỗ không đúng”.

Ngay tức khắc tôi biết rõ điều Ngài đang nói đến. Trong văn phòng của tôi có

những ô thƣ từ riêng cho từng nhân viên. Tôi thƣờng đặt miếng giấy ghi những

việc cần làm vào ngăn thƣ của ai đó, mong đợi ngƣời ấy sẽ hành động theo lời dặn.

Về sau, khi tôi khám phá ra rằng ngƣời đó không làm theo những gì tôi yêu cầu.

Tôi sẽ hỏi: “Bạn không nhận đƣợc tờ giấy tôi đã gửi vào trong ngăn thƣ sao? Nhiều

khi tôi khám phá ra anh ấy hoặc cô ấy đã không nhận đƣợc sứ điệp chính vì tôi đã

bỏ lầm ngăn thƣ. Đức Chúa Trời đã nói với tôi rằng điều tƣơng tự đó đã xảy ra

trong những lĩnh vực khác của đời sống tôi.

Chúa đã dùng ví dụ đó từ từng trải riêng của tôi để chỉ cho thấy rằng tôi đã mất quá

nhiều thì giờ và sức lực để lo âu và lý luận, cố gắng suy đoán ra và kiểm soát hết

mọi điều đang xảy ra trong cuộc đời mình. Ngài chỉ cho tôi thấy nhiều khi chúng ta

tƣởng mình đã suy đoán ra đƣợc việc gì nhƣng sáu tôi hay một năm sau đó chúng

ta mới học biết rằng mọi sự không đúng nhƣ điều chúng ta đã nghĩ.

Đó là những gì tác giả sách Châm Ngôn nói với chúng ta ở đây khi ông nói rằng

chúng ta chớ nuong cậy nơi sự thông hiểu của mình nhƣng hãy nƣơng cậy, tin

tƣởng và xác quyết nơi Đức Giêhôva. Nhƣng làm sao chúng ta có thể nói đƣợc là

chúng ta đang nƣơng cậy nơi chính mình thay vì nơi Chúa?

Trong Châm Ngôn 16:9; chúng ta đọc đƣợc: Tâm trí một ngƣời toan định đƣờng

lối mình, nhƣng Đức Giêhôva hƣớng dẫn các bƣớc của ngƣời và làm cho vững

chắc. Lập kế hoạch cho công việc mình và làm theo kế hoạch, đó là điều khôn

ngoan. Tuy nhiên chúng ta đƣợc dạy rằng chính Đức Chúa Trời chứ không phải sự

lập kế hoạch của chúng ta đã đem lại cho chúng ta sự thành công. Vậy thì quân

bình ở đâu đây?

Chúng ta biết rằng chúng ta không thể làm xong việc gì nếu chúng ta không có một

chút sắp đặt. Eph Ep 5:17 sứ đồ Phao Lô cảnh cáo chúng ta: Chớ nên mơ hồ, vô ý

và dại dột nhƣng hãy hiểu rõ và nắm chắc lấy những gì là ý chỉ của Đức Chúa Trời.

Không có kế hoạch, chúng ta không bao giờ hoàn tất học vấn, tìm một công việc,

lập gia đình, có con cái để dành tiền, mua một chiếc xe, xây một căn nhà, có 1 kỳ

nghỉ hay làm bất cứ điều gì chúng ta làm trong đời. Không có kế hoạch, chúng ta

sẽ không học tập Lời Chúa, cầu nguyện, đi nhà thờ, hoặc làm bất cứ điều gì để lớn

lên trong mối liên hệ với Đức Chúa Trời. Nên không cần phải bàn cãi gì về việc

lên kế hoạch. Nhƣng nan đề không phải trong việc chúng ta lập kế hoạch, mà trong

sự lo âu và lý luận của chúng ta.

Hãy Nhận Biết Sự Quá Mức (

Sự Cực Đoan)

Có một câu cách ngôn mà tôi tin rằng đáng cho chúng ta ghi nhớ: “Quá mức là sân

chơi của ma quỷ ”.

Thƣờng nan đề của chúng ta không phải là việc lập kế hoạch bình thƣờng, nhƣng là

việc lập kế hoạch quá mức. Bất cứ điều gì ra khỏi mức quân bình đều trở thành nan

đề. Chúng ta quan tâm quá đến những chi tiết đến nỗi chúng ta đánh mất cái nhìn

của toàn cảnh. Chúng ta trở nên quá lo về việc quản lý mọi lĩnh vực bé nhỏ trong

đời sống hằng ngày của mình đến nỗi chúng ta quên sống và vui hƣởng cuộc đời.

Đó chính là sự quá mức.

Tôi có thể cho bạn một bí quyết nhỏ để giúp bạn quyết định xem bạn có đi từ việc

lập kế hoạch và chuẩn bị bình thƣờng đến chỗ lo âu và suy luận: Nếu bạn bị tuyệt

vọng và bối rối là bạn đã đi quá xa. Khi Chúa ban cho tôi dàn khung này cho cuộc

đời tôi, điều đó thật sự đã giúp cho tôi.

Hãy nhớ kỹ, mỗi bạn cảm thấy tuyệt vọng và bối rối, đó là một dấu hiệu bạn đã ra

ngoài ân điển và rơi vào công việc rồi. Khi bạn có một nan đề trong cuộc đời bạn

mà bạn không biết làm sao giải quyết, những gì bạn cần không phải là lo âu thêm

và lý luận thêm mà là thêm ân điển. Nếu bạn không thể nhìn thấy một giải pháp

cho nan đề của mình thì bạn cần Chúa mặc khải cho bạn. Bạn càng lo âu lý luận,

bạn càng sợ hãi, căng thẳng và quay trở nan đề trong tâm trí mình, thì bạn càng

không tìm đƣợc giải pháp cho nó.

Bạn cần phải lắng nghe từ Thánh Linh, và bạn càng ở trong xác thịt, bạn càng ít

nhận ra câu giải đáp của Đức Chúa Trời cho nan đề của bạn. Lời Chúa bảo chúng

ta hãy bƣớc theo sự bình an (HeDt 12:14). Việc lý luận không sản sinh ra bình an.

Nó sinh ra sự rối loạn.

Sự Bình An Của Đức Chúa Trời

Nguyền xin sự bình an (sự bình tịnh của linh hồn đến từ) sự cai trị của Đấng Christ

(hành động nhƣ một vị trọng tài liên tục) trong lòng anh em (quyết định và giải

quyết với tính tối hậu, tất cả mọi thắc mắc nổi lên trong tâm trí anh em, trong tình

trạng bình an đó) là sự bình an mà (với tƣ cách là chi thể của thân thể Đấng Christ)

anh em đã đƣợc gọi đến (để sống). Và hãy cảm tạ (đầy lòng biết ơn) (dâng sự ngợi

khen cho Đức Chúa Trời luôn luôn).

CoCl 3:15

Thật là một sự bình an cho tôi khi tôi học đƣợc rằng tôi không phải suy đoán ra hết

mọi sự. Tôi sung sƣớng để nói rằng tôi đã đƣợc giải cứu khỏi sự suy luận. Và nếu

tôi đã đƣợc giải cứu thì bạn cũng có thể đƣợc vì cớ tôi là ngƣời chiếm giải vô địch

về suy luận trên thế giới. Tôi đã suy luận về tất cả mọi điều. Tôi đã để suốt cả đời

loay hoay trong tâm trí, cố gắng suy đoán ra việc gì tôi phải làm.

Bạn phải ý thức rằng xác thịt rất vui thích làm những việc đó. Dĩ nhiên, một số

ngƣời có cá tính nào đó - giống nhƣ tôi - thƣờng thích suy luận hơn những ngƣời

khác. Những nhà tƣ tƣởng thƣờng thích ngồi đó và suy ngẫm về những nan đề của

họ, cố gắng tìm ra cách để giải quyết chúng. Tôi đã làm nhƣ vậy. Tôi khởi đầu một

ngày bằng cách ngồi xuống uống một tách cà phê và thông công với những nan đề

của tôi.

Bạn có đang thông công với những nan đề của bạn hay thông công với Chúa? Bạn

đang ở trong những công việc hay đang ở trong ân điển?

Ân Điển Ngƣợc Với Những Việc Làm

Nhƣng nếu bởi ân điển thì chẳng phải bởi việc làm nữa. Nếu không thì ân điển

không còn là ân điển nữa. Nhƣng nếu đó là thuộc về việc làm thì đó không còn là

ân điển nữa, nếu không việc làm không phải là việc làm.

RoRm 11:6

Điều mà sứ đồ Phao Lô nói với chúng ta trong câu này đơn giản là: ân điển và việc

làm hoàn toàn trái ngƣợc hẳn nhau. Chúng không thể thông công với nhau hay có

liên hệ gì với nhau.

Nói cách khác, ân điển và việc làm là hai điều loại trừ lẫn nhau. Nếu có điều này

thì điều kia không thể tồn tại.

Nếu bạn và tôi vào trong việc làm, thì bấy giờ chúng ta ra ngoài ân điển. Nếu

chúng ta ở trong ân điển, thì chúng ta ở ngoài việc làm. Bất cứ lúc nào chúng ta

vào trong việc làm, thì ân điển của Đức Chúa Trời dừng hành động cho chúng ta.

Đức Chúa Trời không có sự chọn lựa nào khác và phải chờ đợi cho đến khi chúng

ta đã ngừng cố gắng giải quyết mọi điều tự mình.

Chừng nào chúng ta còn tiếp tục cố gắng suy đoán ra những nan đề của mình,

chúng ta sẽ cứ càng tuyệt vọng và bối rối hơn. Lý do là vì chúng ta cố gắng vận

hành mà không có ân điển của Đức Chúa Trời và điều đó không bao giờ thành

công cả.

Trong chức vụ của tôi, nhu cầu cần cầu thay mà tôi nhận đƣợc thƣờng xuyên nhất

là xin sự dẫn dắt. Dân sự của tôi hình nhƣ không biết phải làm gì. Họ bị tuyệt vọng

và bối rối bởi những hoàn cảnh họ phải đối diện mỗi ngày. Họ cần sự giúp đỡ, và

họ không biết tìm đƣợc điều ấy ở đâu. Họ cần các giải đáp, và họ không biết phải

kiếm ở đâu.

Tôi sẽ không bao giờ quên khi Đức Chúa Trời bắt đầu hành động cho tôi về chủ đề

này. Lúc đó tôi đang cầu nguyện hết lòng và xin Chúa cho sự biện biệt. Bây giờ

bạn phải hiểu rằng sự biện biệt không đến từ cái đầu, nhƣng đến từ tấm lòng, từ

“con ngƣời bề trong” (Êphêsô 3:16;). Sự biện biệt đơn giản là sự khôn ngoan của

Đức Chúa Trời dành cho bất kỳ hoàn cảnh nào của đời sống. Đó là một sự “nhận

biết thiêng liêng” về cách làm sao để giải quyết vấn đề.

Nếu tôi có một nan đề, tôi không cần phải cố gắng suy đoán ra. Mà tôi cần sự biện

biệt. Tôi cần phải nghe từ Chúa. Tôi cần Lời Chúa cho hoàn cảnh của tôi. Tôi cần

Ngài chỉ cho tôi biết phải làm gì.

Đang khi tôi cầu nguyện xin Chúa ban cho sự biện biệt, Chúa đã phán với tôi và

nói rằng: “Joyce, con sẽ không bao giờ có sự biện biệt cho đến chừng nào con bỏ

đi sự suy luận”.

Hãy lƣu ý rằng Chúa không nói “cho đến chừng ta giải cứu con khỏi sự suy luận”.

Ngài nói “đến khi ngƣơi bỏ đi sự suy luận”.

Nếu bạn cố gắng suy đoán mọi sự trong đời, bạn phải ý thức rõ rằng đó là một thói

quen, một thói quen xấu - một thói quen mà bạn cần phải bẻ gãy. Tâm trí bạn có

thể giống nhƣ tâm trí của tôi trƣớc đây. Ngay khi một nan đề hay tình huống nào

xảy ra. Tôi sẽ ngay tức khắc nhảy ầm vào đó và suy đoán ra một giải pháp cho nó.

Nếu vậy, bạn phải bẻ gãy khỏi tâm trí bạn sự phản ứng theo thói quen loại đó.

Nhƣ tôi đã nói, nếu bạn bị tuyệt vọng và bối rối, đó là một dấu hiệu chắc chắn rằng

bạn đang đi quá mức, rằng bạn đang dựa trên viêc làm chớ không trên ân điển.

Sự bối rối không đến từ Chúa. Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời không phải là

tác giả của sự lộn xộn, nhƣng của sự bình an (ICo1Cr 14:33). Ngay khi bạn bắt đầu

cảm thấy tuyệt vọng và bối rối, ngay khi bạn cảm thấy mình bắt đầu đánh mất sự

bình an bề trong, bạn cần phải nói với chính mình: “Ồ ồ, tôi đã đi quá xa rồi”. Bạn

phải ý thức đƣợc rằng bạn đang ra khỏi ân điển và vào trong công việc. Bạn phải

bỏ đi những sự năng nổ của mình và phó nộp chính mình hoàn toàn cho Chúa, giao

lại tình cảnh của bạn hoàn toàn trong đôi tay Ngài.

Một khi bạn đã xoay khỏi sự suy luận của mình và đến trong ân điển của Đức Chúa

Trời, bạn mở ra một ống dẫn đức tin qua đó Ngài có thể mặc khải cho bạn những

gì bạn cần biết để giải quyết nan đề hay hoàn cảnh đó. Hãy bƣớc vào sự yên nghỉ

của Đức Chúa Trời và bạn sẽ bắt đầu nghe những câu giải đáp của Ngài.

Hãy nhớ kỹ: Lo âu và suy luận không làm đƣợc gì ngoại trừ gây thêm tuyệt vọng

và rối rắm. Bạn không cần lo âu và suy luận, bạn cần yên tịnh và lắng nghe. Bạn sẽ

không có sự tiến bộ thật sự nào trong việc lắng nghe từ Đức Chúa Trời cho đến

chừng nào sự suy đoán quá mức cần phải đƣợc xử lý đúng đắn.

Sứ đồ Phao Lô nói với chúng ta điều gì trong RoRm 11:6? Nói rằng nếu chúng ta

cậy nơi việc làm thì bấy giờ chúng ta đã ra ngoài ân điển của Đức Chúa Trời, vì cớ

việc làm và ân điển không có điều gì liên hệ với nhau.

Trƣớc đây chúng ta đã học trong Xachari Chƣơng 4, trong đó dân Ysơraên đã cố

gắng làm xong đền thờ mà họ xây cho Đức Giêhôva. Những ngƣời Samari đã xin

họ để đƣợc cùng dựng đền thờ cho Đức Giêhôva nhƣng họ trả lời: “Không, các

ngƣơi không có phần với chúng ta trong đề án này”. Đó phải là thái độ của bạn đối

với việc làm: việc làm không có phần gì trong ân điển. Bạn phải nói “Hỡi việc làm,

ngƣơi không có phần gì trong cuộc đời ta. Vì ta sống bởi ân điển”.

Dân Ysơraên bị bối rối và tuyệt vọng bởi một núi nan đề do loài ngƣời đem đến.

Đức Chúa Trời đã ban cho họ một lời giáo huấn về làm sao cất bỏ ngọn núi đó

khỏi con đƣờng họ đi. Ngài bảo với họ: “Ấy chẳng phải quyền thế, cũng chẳng

phải năng lực, bèn là bởi Thần ta (XaDr 4:6). Về sau Ngài nói: “Hãy nói ân điển,

ân điển cho ngọn núi!” (4:7).

Bạn và tôi không phải cố gắng làm cho ngọn núi phải sập xuống băng một cái búa,

mà chúng ta phải nói với nó, la lên rằng: “Ân điển, ân điển!”

Nơi nào việc làm đã thất bại, ân điển luôn luôn thành công.

Một Lời Từ Đức Chúa Trời

Trƣớc đây không lâu chỉ ngay trƣớc một buổi nhóm trong đó tôi dạy về chủ đề này,

một ngƣời đã trao cho nhà tôi một lời viết ra từ Chúa và xin ông hãy trao cho tôi.

Tôi biết chắc ngƣời đó không hề biết buổi nhóm sẽ hƣớng về chủ đề nào, nhƣng sứ

điệp đó chắc chắn phù hợp vào buổi nhóm ấy. Nó cũng phù hợp với lời tiên tri mà

Chúa đã ban cho tôi trƣớc đó, mà tôi đã chia sẻ với bạn phần sau trong chƣơng

này.

Cả 2 sứ điệp này đều đƣợc xức dầu cách thiên thƣợng, nên tôi thúc giục bạn hãy

đọc nó một cách cẩn thận để biện biệt và tiêu hóa những gì Chúa muốn nói với

chúng ta trong những lời này. Sứ điệp thứ nhất bắt đầu nhƣ sau:

Ta muốn con đối diện ngọn núi

Để con có thể thấy

Khi ngọn núi đã dời đi khỏi con đƣờng

Tất cả những gì còn lại là Ta.

Đức Chúa Trời luôn có ở đó. Nhƣng nhiều khi ngọn núi hình nhƣ lớn hơn Ngài.

Đó là lý do tại sao tôi khích lệ bạn hãy nói với ngọn núi, nhƣng giữ đôi mắt bạn

chăm nhìn nơi Chúa.

Đức Chúa Trời có ý nói gì khi Ngài nói rằng Ngài muốn chúng ta đối diện với

ngọn núi? Ngài có ý rằng chúng ta không phải sợ hãi hay bị nhút nhát bởi kích cỡ

của sự cản trở đang đối đầu với chúng ta trong cuộc sống.

Bạn và tôi cần phải lớn lên đến mức mà chúng ta không còn sợ hãi kẻ thù hoặc

những công việc của hắn nữa. Đừng sợ hãi ma quỷ cũng nhƣ những nan đề mà hắn

gây ra. Hãy biết rằng qua quyền năng của Thánh Linh, bạn có thể đối diện bất cứ

ngọn núi nào và cất bỏ nó khỏi con đƣờng của bạn.

Chúng ta luôn cố tránh né những cản trở. Chúng ta thƣờng xuyên chạy trốn khỏi

những điều chống cự lại chúng ta. Khi chúng ta làm nhƣ vậy, trong thực tế chúng

ta chạy trốn kẻ thù vì hắn là kẻ đang quăng những cản trở để nhằm mục đích đó -

để khiến chúng ta trở nên hoảng sợ và bỏ cuộc.

Đó là lý do tại sao chúng ta đƣợc dặn bảo trong Eph Ep 6:11-17 là phải mặc vào

toàn bộ binh giáp của Đức Chúa Trời và nắm lấy thuẫn của đức tin và gƣơm của

Thánh Linh, đó là lời của Đức Chúa Trời nhờ đó chúng ta có thể chống cự kẻ thù

đến tấn công chúng ta. Nhƣng bạn có bao giờ lƣu ý rằng không có một binh giáp

nào để che phần lƣng của chúng ta không? Bạn có biết tại sao không? Vì Đức

Chúa Trời không nghĩ rằng chúng ta cần nó. Ngài không bao giờ trông đợi chúng

ta quay lƣng và chạy trốn cả.

Bạn và tôi không cần phải quay lƣng và chạy trốn kẻ thù. Thay vào đó, chúng ta

phải mạnh dạn trong Chúa, và trong quyền năng của sức mạnh Ngài (6:10). Chúng

ta phải biết và tin rằng Đấng ở bên trong chúng ta là lớn hơn kẻ ở trong thế gian

(IGi1Ga 4:4).

Bây giờ tôi phải xƣng nhận rằng nhiều khi chúng ta không biết phải làm gì, chúng

ta bị cám dỗ muốn bỏ cuộc và chạy trốn. Có những lúc khi nan đề hình nhƣ vƣợt

quá sức chúng ta, việc dễ nhất để làm là giơ tay lên và bỏ đi, hy vọng rằng nó sẽ

tan biến đi. Chúng ta cần phải đƣợc mạnh mẽ trong tâm linh: Tâm thần mạnh mẽ

của một ngƣời sẽ nâng đỡ, làm vững vàng ngƣời ấy trong hoạn nạn hay trong sự

đau đớn của thân thể (ChCn 18:14). Chúng ta có thể không biết câu trả lời cho nan

đề của chúng ta là gì, nhƣng chúng ta biết Đấng có câu giải đáp.

Chúng ta phải nhớ rằng hầu hết trong mọi lúc những ngƣời bạn của chúng ta không

có câu trả lời mà chúng ta cần. Ngƣời ta thƣờng hay chạy đến với nhau để tìm câu

trả lời thay vì chạy đến với Chúa. Khi bạn gặp một nan đề, bạn thƣờng chạy đến

máy điện thoại hay chạy đến với ngai thƣơng xót? Đức Chúa Trời có một câu trả

lời và giải pháp cụ thể cho mỗi một hoàn cảnh mà bạn và tôi phải đối diện trong

cuộc đời này. Chúng ta cần phải học đến với Ngài để nhận sự khôn ngoan mà

chúng ta cần. Ngài đã hứa rằng Ngài sẽ ban điều đó cho chúng ta (Gia Gc 1:5).

Nhƣng sẽ không ban khi chúng ta bƣớc trong việc làm của xác thịt (1:6, 7).

Lo âu là một việc làm và sự suy luận cũng vậy.

Bạn có biết tại sao bạn và tôi luôn cố gắng suy đoán mọi không? Vì chúng ta muốn

nắm quyền kiểm soát. Chúng ta có khao khát hầu nhƣ không thể thỏa mãn nỗi là

muốn biết. Nhƣng điều chúng ta thật sự cần là tin.

Bạn còn nhớ Chúa Jêsus đã nói với những ngƣời hỏi Ngài họ phải làm gì để làm

đƣợc công việc của Đức Chúa Trời chăng. Ngài đã bảo họ “Đây là công việc mà

Đức Chúa Trời đòi hỏi các ngƣơi, đó là các ngƣơi tin. (GiGa 6:29)

Đối với một số ngƣời trong chúng ta rất khó cho chúng ta tin cách đơn sơ, vì chúng

ta là những ngƣời “nghiện làm việc” - chúng ta cũng bị nghiện lo âu và suy luận, lo

âu và suy luận là những thói quen mà chúng ta phải bẻ gãy với sự giúp đỡ của

Chúa. Mỗi khi chúng ta bắt gặp chính mình tham dự vào trong những hoạt động

này, chúng ta phải tự nhắc nhở mình phải đặt đức tin của chúng ta nơi Đức Chúa

Trời chứ không phải nơi những việc làm của mình. Chúng ta phải nhớ rằng nếu

chúng ta lo âu và suy luận, chúng ta đang không tiếp nhận ân điển của Đức Chúa

Trời. Nếu chúng ta đang không nhận lãnh ân điển của Đức Chúa Trời thì chúng ta

đang không vâng lời Chúa - điều này đem chúng ta đến 2 phần cuối của lời nhận

đƣợc từ Chúa.

Vâng lời Đức Chúa Trời

Chỉ một mình Ta có thể dời núi đi

Một mình Ta có thể đẩy nó đi.

Chỉ một mình Ta có thể chinh phục những nan đề.

Mà con đối diện ngày hôm nay.

Việc duy nhất của con là tin cậy.

Lắng nghe tiếng của Ta.

Và khi con nghe những gì Ta truyền lệnh.

Vâng lời là sự chọn lựa của con.

Điều này không có nghĩa là chúng ta chẳng còn việc gì khác để làm. Nó đơn giản

có nghĩa là bổn phận đầu tiên của chúng ta là tin. Sau đó khi Đức Chúa Trời phán

với chúng ta và bảo chúng ta những gì phải làm, chúng ta cứ tiếp tục trong tâm linh

vâng lời và tin cậy qua việc đơn sơ làm những gì mà Đức Chúa Trời đã phán dặn.

Hãy Để Kết Quả Cho Đức Chúa Trời

Chúng ta không lo âu về Jêsus kết quả, chúng ta chỉ làm những gì Đức Chúa Trời

dặn bảo và để kết quả lại cho Đức Chúa Trời, tin quyết rằng khi chúng ta đến mức

kết thúc mọi sự sẽ tốt đẹp, nhƣ Ngài đã hứa:

Nhƣng Ta sẽ không làm cho điều đó quá khó

Vì sự chiến thắng đã thuộc về Ta.

Ta sẽ đổ đầy con với Thần Ta

Và qua con ân điển của Ta sẽ chiếu sáng.

Không phải khi con toàn hảo,

Nhƣ điều con nghĩ con phải nhƣ vậy.

Nhƣng khi tấm lòng con sẵn lòng.

Để trở nên càng ngày càng giống Ta hơn.

Ân Điển Là Để Cho Đức Chúa Trời Hành Động

Hãy nhớ rằng lời này đã đƣợc trao cho tôi trƣớc khi sứ điệp của quyển sách này

đƣợc chia sẻ trong buổi nhóm đó. Hãy xem lại toàn bộ lời của Chúa một lần nữa và

để cho lời đó chúc phƣớc bạn. Đây là một lời tiên tri mà Chúa đã ban cho tôi nhiều

năm trƣớc đây.

Có rất ít con cái của Ta thật sự tin cậy Ta hoặc lệ thuộc vào Ta. Ta có những ngọn

núi, vô tận những ngọn núi của ân điển đƣợc dồn chứa mà Ta chƣa bao giờ đụng

đến vì Ta tìm thấy rất ít ngƣời mở tấm lòng họ ra qua đức tin để nhận lãnh ân điển

của Ta. Con có thật sự muốn biết ân điển là gì không? Vậy, hãy lắng nghe và Ta sẽ

ban cho con một định nghĩa mới và khác của ân điển Đức Chúa Trời. Ân điển là

con để cho Ta làm những gì Ta muốn làm trong trái đất này qua con.

Ân điển không phải là chúng ta làm một điều gì mà là để cho Đức Chúa Trời làm

những điều qua chúng ta. Ân điển đòi hỏi chúng ta phải tuyệt đối tĩnh lặng về tâm

trí, tin cậy trong Đức Giêhôva thay vì lo âu và suy luận.

Bạn có muốn sự bình an trọn vẹn trong tâm trí không? Bạn có thể có đƣợc điều ấy,

nếu bạn thật sự tin cậy nơi ân điển của Đức Chúa Trời.

Nhƣ chúng ta đã thấy, ân điển còn hơn là ân huệ ban cho cách nhƣng không, đó là

quyền năng của Đức Chúa Trời đến với một ngƣời không đáng nhận lãnh đƣợc.

Ân điển là Đức Chúa Trời đang làm ơn cho chúng ta, ân điển đến để ban quyền

năng và sức mạnh của Ngài để hoàn thành trong chúng ta và qua chúng ta những gì

chúng ta không đáng cho Ngài hành động. Và tất cả những gì chúng ta làm đƣợc là

đầy dẫy lòng biết ơn và cảm tạ. Thật ra, tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể thật sự

biết ơn và cảm tạ cho đến chừng nào chúng ta hiểu biết đầy đủ ân điển của Đức

Chúa Trời. Một khi chúng ta nắm bắt đƣợc sự thật là mọi điều tốt lành đã đến với

chúng ta là qua sự tốt lành của Đức Chúa Trời. Cũng rất khó cho chúng ta lo âu khi

chúng ta biết rằng ấy chẳng phải bởi lo âu nhƣng bởi ân điển mà mọi nhu cầu của

chúng ta đƣợc chu cấp.

Ân Điển Trái Ngƣợc Với Sự Lo Âu

Bạn có biết tại sao ân điển giữ gìn chúng ta khỏi lo âu không? Vì lo âu bàn về quá

khứ, trong khi ân điển (ơn huệ không đáng nhận đƣợc) bàn đến hiện tại và tƣơng

lai.

Phần lớn thƣờng là những điều đã xảy ra cho chúng ta trong quá khứ mà chúng ta

không còn thay đổi đƣợc. Chúng ta lo âu về những lỗi lầm và thất bại mà chúng ta

nghĩ là chúng đã khiến mọi việc thành nhƣ ngày hôm nay và chúng phá hủy mọi cơ

hội mà chúng ta có thể có về một tƣơng lai tốt đẹp.

Chúng ta nghĩ về những điều ngu dại, sai lầm mà chúng ta đã nói, đã làm và chúng

ta suy nghĩ. “Ôi, tôi ƣớc ao phải chi tôi đã không nói điều đó, tôi ƣớc ao phải chi

tôi đã không làm điều kia”. Đó là chỗ mà ân điển bƣớc vào. Chúng ta cần phải học

tin cậy ân điển của Đức Chúa Trời để trở lại và sửa lại những lỗi lầm trong quá khứ

và thay đổi số phận tƣơng lai của chúng ta.

Đức Chúa Trời nói rằng Ngài có hàng ngàn ngọn núi của ân điển dồn chứa, nhƣng

chúng ta thì làm gì? Chúng ta lao nhọc, tranh chiến, gắng sức, toan tính và lý luận.

Vì cớ chúng ta không biết phải làm gì đối với quá khứ, chúng ta lo âu về hiện tại

và sợ hãi tƣơng lai. Thay vì tin cậy rằng khi chúng ta bƣớc đến tƣơng lai, chúng ta

sẽ có những câu trả lời mà chúng ta cần thì chúng ta lại lo âu và suy luận. Cố gắng

suy tính xem chúng ta phải làm gì hôm nay để chuộc lại quá khứ và cứu lấy tƣơng

lai.

Thay vì lo âu về ngày hôm qua và ngày mai, chúng ta phải nghỉ ngơi ngày hôm

nay, tin cậy Đức Chúa Trời chăm sóc cho quá khứ, hiện tại và tƣơng lai của chúng

ta.

Kế Hoạch Của Đức Chúa Trời Mang Theo Ân Điển Của Đức Chúa Trời

Vì chúng ta là công việc khéo léo của (chính) tay Đức Chúa Trời làm ra, đƣợc sáng

tạo lại trong Christ Jêsus (đƣợc sanh lại cách mới) để chúng ta có thể làm những

việc tốt lành mà Đức Chúa Trời đã định trƣớc (đặt kế hoạch trƣớc) cho chúng ta

(bƣớc những con đƣờng mà Ngài đã sửa soạn trƣớc) để chúng ta phải bƣớc đi trong

những đƣờng ấy (sống cuộc đời tốt đẹp mà Ngài đã sắp đặt trƣớc và làm sẵn cho

chúng ta sống) .

Eph Ep 2:10

Thật rất khó cho chúng ta vui hƣởng cuộc sống nếu chúng ta không có sự bảo đảm

về ngày hôm nay, bình an về ngày hôm qua và lòng tin quyết cho ngày mai. Tại

sao vậy? Vì hễ chừng nào chúng ta còn sống chúng ta sẽ luôn phải đối diện với

những hoàn cảnh mà chúng ta không có đƣợc mọi câu giải đáp.

“Ô, nhƣng nếu chúng ta có đủ đức tin, chẳng lẽ chúng ta lại không đến đƣợc nơi có

mọi câu giải đáp sao?”.

Không, trong đời sống chúng ta sẽ luôn có một vài điều nào đó mà chúng ta không

biết làm sao để giải quyết. Nếu không, chúng ta sẽ không cần đến đức tin, chúng ta

cũng không phải tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ coi sóc thể nào

chúng ta luôn luôn nƣơng dựa nơi Đức Chúa Trời. Bạn có biết Ngài sẽ làm điều ấy

bằng cách nào không? Bằng cách dẫn đƣa chúng ta vào những hoàn cảnh vƣợt quá

đầu chúng ta. Đó là lý do tại sao mặc dù chúng ta có thể bị lo âu, nhƣng Đức Chúa

Trời không bao giờ lo âu cả. Tại sao không? Vì Ngài biết chính xác những gì Ngài

sẽ làm. Ngài đã có một kế hoạch, một lối đi, một công việc sẵn sàng cho chúng ta

rồi.

Nhƣng mặc dù Đức Chúa Trời có một kế hoạch cho chúng ta làm theo, một con

đƣờng cho chúng ta bƣớc đi trong đó và một công việc để chúng ta làm Ngài sẽ

không cho chúng ta biết tất cả mọi câu giải đáp hôm nay về những gì chúng ta sẽ

cần ngày mai. Với mỗi ngày mới đến là ân điển mà chúng ta cần để sống ngày ấy

và đáp ứng những thách thức của nó.

Có thể bạn đã nghe về câu chuyện về chàng trai trẻ bị cầm tù và sắp bị đem ra

thiêu sống ngày hôm sau vì đức tin của anh ta trong Đấng Christ. Cùng trong xà

lim với anh là một ngƣời lớn tuổi hơn, 1 tín đồ từng trải hơn là ngƣời đã quen biết

về đƣờng lối của Chúa. Khi trời bắt đầu tối, chàng thanh niên quẹt một que diêm

lên để thắp đèn, đang khi làm nhƣ vậy thì anh ta đã đốt phải ngón tay mình. Kêu

lên một tiếng la vì đau nhức anh ấy nói với ngƣời đồng tù: “Làm sao tôi có thể chịu

nổi việc bị thiêu sống ngày mai nếu tôi không thể chịu nổi việc đốt nhằm ngón tay

tối hôm nay?”.

Ngƣời tù lớn tuổi hơn trả lời nhẹ nhàng, “Hỡi con, Đức Chúa Trời không đòi hỏi

con đốt cháy ngón tay của con, nên không có ân điển nào dành cho việc đó. Nhƣng

Ngài đòi hỏi con chịu chết vì đức tin của con, vì vậy khi thời điểm đến, ân điển sẽ

có ở đó”.

Cho dù điều gì xảy ra, Đức Chúa Trời vẫn đang nắm quyền kiểm soát. Ngài có một

kế hoạch để giàn xếp mọi việc mà chúng ta sẽ phải đối diện trong cuộc đời này. Và

ân điển của Ngài đủ để đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của chúng ta (IICo 2Cr 12:9).

Đức Chúa Trời Không Phung Phí Ân Điển

Chúng ta hãy không sợ hãi, nhƣng xác quyết và dạn dĩ đến gần ngai thƣơng xót (là

ngai của ân huệ Đức Chúa Trời dành cho tội nhân không đáng đƣợc thƣơng xót) để

chúng ta có thể nhận lãnh sự thƣơng xót (cho những điều thất bại của chúng ta) và

tìm đƣợc ơn điển để giúp đỡ đúng lúc cho mọi nhu cầu (sự giúp đỡ phù hợp và

đúng lúc - đến ngay khi chúng ta cần) .

HeDt 4:16

Một trong những điều chúng ta thất bại khi hiểu về ân điển Đức Chúa Trời là mặc

dầu Ngài có hàng ngàn núi ân điển, Ngài không hề phung phí ân điển.

Đức Chúa Trời sẽ không tuôn đổ ân điển của Ngài trên chúng ta một tuần lễ trƣớc

thời điểm để chúng ta có thể lăn qua lại trong đó. Bạn có biết tại sao không? Vì ân

điển là quyền năng, và Đức Chúa Trời không thể bất cẩn với quyền năng hành

động phép lạ thiên thƣợng của Ngài.

Chẳng có do gì để Đức Chúa Trời phải ban cho chúng ta hôm nay những gì mà

chúng ta chƣa cần cho đến tận ngày mai, để chúng ta có thể cảm thấy ấm cúng, dễ

chịu và nói rằng “Không có nan đề gì”. Chúng ta nhận đƣợc ân điển Chúa, quyền

năng của Ngài, khi chúng ta cần nó và không phải trƣớc đó. Đó là lý do tại sao

chúng ta phải có đức tin, và đó là lý do tại sao chúng ta phải liên tục tìm kiếm Đức

Chúa Trời. Điều đó giữ cho chúng ta không cảm thấy quá yên ổn trong con ngƣời

thiên nhiên của chúng ta đến nỗi chúng ta nghĩ rằng chúng ta không cần Đức Chúa

Trời. Thay vào đó, chúng ta biết rằng chúng ta phải giữ ống dẫn của đức tin luôn

mở ra để nhận lãnh ân điển của Đức Chúa Trời để giúp đỡ trong thì giờ có cần.

Một trong những điều tốt đẹp nhất đã từng xảy ra cho chúng ta là khi cuối cùng

chúng ta đã có đủ từng trải trong cuộc đời cơ đốc, và có sự tri thức đủ về chính con

ngƣời mình đến nỗi chúng ta không còn đặt sự tin quyết vào sức lực riêng hay khả

năng riêng của mình. Điều này phải cần có thời gian mới phát huy đƣợc.

Một điểm lý thú khác về ân điển, ngoài sự kiện là Đức Chúa Trời không phung phí

ân điển, đó là ân điển có thể đƣợc gia tăng thêm hoặc giảm thiểu đi tùy theo nhu

cầu.

Thỉnh thoảng có những sự thách thức đặc biệt nổi lên trong cuộc đời chúng ta,

những điều nằm ngoài khuôn mẫu thông lệ hằng ngày và sản sinh ra một sức ép và

sự căng thẳng bất thƣờng. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, chúng ta thƣờng

khám phá ra rằng chúng ta có một khả năng ngoaị lệ để chịu đựng những hoàn

cảnh thử nghiệm đó. Thật ra, có những lúc những hoàn cảnh xảy ra, mà chúng ta

hoàn toàn có quyền khinh miệt, dầu vậy chúng ta tìm thâý rằng bởi ân điển của

Đức Chúa Trời ở trên chúng ta mà chúng ta thật sự không quan tâm đến mọi điều

đó.

Điều đó xảy ra là nhờ ân điển của Đức Chúa Trời có khả năng gia tăng hay giảm

thiểu đi để có thể phù hợp vào nhu cầu riêng biệt của chúng ta.

Ngay bây giờ bạn có thể tìm thấy mình trong một tình cảnh hoàn toàn cần có một

lƣơng ân điển sung mãn dƣ dật hơn của Đức Chúa Trời. Nếu vậy, hãy kêu cầu Đức

Chúa Trời và Ngài sẽ chu cấp cho bạn mọi ân điển bạn cần để vƣợt qua sự thách

thức đó đến chỗ đắc thắng hoàn toàn. Mặt dầu Đức Chúa Trời không phung phí ân

điển Ngài, Ngài luôn sẵn sàng tuôn đổ trên chúng ta tất cả ân điển và quyền năng

chúng ta cần có để vƣợt qua những thời điểm khó khăn nhất.

Ân điển và Thái Độ Tồi Tệ

Có nhiều điều có thể ngăn trở chúng ta không nhận lãnh đƣợc ân điển của Đức

Chúa Trời. Nhƣ chúng ta đã thấy, một trong những điều này là sự ngu dốt, không

biết kêu cầu Đức Chúa Trời để xin Ngài tuôn đổ ân điển của Ngài trong giờ có cần.

Một điều khác nữa là thái độ tồi tệ.

Sự lằm bằm và ân điển không thể trộn lẫn với nhau đƣợc.

Nhiều khi lỗi lầm mà chúng ta phạm đang nắm lấy chúng ta và gây bực bội từ sáng

sớm đến chiều tối, cùng lúc đó chúng ta cố gắng khuấy động cho quyền năng của

Đức Chúa Trời bày tỏ ra trong cuộc đời chúng ta để giúp chúng ta giải quyết nan

đề.

Nhiều khi lý do khiến chúng ta không thể nối vào trong ân điển của Đức Chúa Trời

đơn giản chỉ vì thái độ của chúng ta sai trật quá. Bạn và tôi không thể trông mong

Đức Chúa Trời can thiệp cho chúng ta trong một hoàn cảnh mà chúng ta chúng ta

liên tục lằm bằm, bới lông tìm vít và ganh tị đố kỵ. Làm sao tôi biết đƣợc? Vì đó là

cách mà trƣớc đây tôi thƣờng hành động. Tôi phải học bằng con đƣờng khó là điều

đó không bao giờ thành công.

Cũng không có cách nào để nhận lãnh ân điển của Chúa đƣợc khi chúng ta đang

tìm kiếm sự thƣơng hại của ngƣời khác hay thông công với sự thƣơng hại mình.

Đức Chúa Trời sẽ chữa lành những vết thƣơng của chúng ta nếu chúng ta không

tìm kiếm những ngƣời khác để săn sóc chúng.

Nhiều lúc chúng ta muốn quyền năng của Đức Chúa Trời đến và giải quyết vài nan

đề cho chúng ta, nhƣng cùng lúc đó chúng ta cũng muốn tất cả bạn bè của mình

cảm thấy tội nghiệp cho mình nữa. Ví dụ, nếu chúng ta gặp những nan đề về tiền

bạc, chúng ta có thể đi vào phòng riêng cầu nguyện và kêu la với Chúa “Lạy Cha,

xin hãy giúp con. Con đang gặp nan đề về tài chính và con cần sự giúp đỡ của Ngài

vô cùng. Con tin cậy Ngài giúp đỡ con, vì ngoài Chúa ra con không có hy vọng

nào khác. Lạy Chúa Ngài là Đấng Duy Nhất có thể cứu giúp con!”.

Rồi sau đó ngay khi giờ cầu nguyện vừa xong, chúng ta đi ăn trƣa với những bạn

đồng lao và chúng ta để suốt thời giờ để kể lể với họ thể nào chúng ta làm việc quá

nhiều mà đƣợc trả lƣơng quá thấp, chẳng ai biết ơn và cũng chẳng đƣợc quyền lợi

gì. Chúng ta muốn Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta nhƣng chúng ta cũng muốn

mọi ngƣời khác cảm thấy tội nghiệp cho chúng ta nữa. Việc chúng ta chia sẻ những

gánh nặng của mình một cách quân bình và với những động cơ đúng đắn với ngƣời

khác là không có gì sai, nhƣng hãy cẩn thận khi chúng ta tìm kiếm sự thƣơng hại.

Đức Chúa Trời không bao giờ dẫn chúng ta đến chỗ Ngài không thể gìn giữ chúng

ta. Ân điển Ngài luôn có đủ cho chúng ta, trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc đời.

Không có lý gì khi chúng ta phải than vãn, lằm bằm, lo âu và tìm mƣu kế, thƣờng

xuyên cố gắng để tính toán ra mọi điều, loay hoay sôi sục nhƣ trong nồi hầm thịt

và gánh lấy mọi sự tuyệt vọng và bối rối. Nếu chúng ta làm nhƣ vậy, điều đó bày

tỏ ra rằng chúng ta không có đức tin chút nào trong ân điển hằng ở với mình của

Đức Chúa Trời.

Nếu chúng ta muốn nhận lãnh ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta phải học tập

nƣơng dựa vào Ngài hoàn toàn chứ không dựa trên những sự thƣơng cảm của

ngƣời khác hoặc trên lòng tự thƣơng hại mình.

Không Phải Chúng Ta Mà Là Chúa

Bây giờ chúng ta hãy suy xét phần còn lại của lời tiên tri mà Đức Chúa Trời đã ban

cho tôi một thời gian trƣớc đây.

Ân điển là con để cho Ta làm những gì Ta muốn trên đất này qua con. Điều đó đòi

hỏi con tuyệt đối yên tịnh, không di dời trong sự quyết định của con là chờ đợi

ngửa trông Ta đem lại những kết quả đáng ao ƣớc. Những ý nghĩ, những hy vọng,

những ƣớc mơ đang ở trong con không phải là của con. Chúng khởi phát từ trong

Ta - đó là, trong Thánh Linh Ta ở trong con. Đó không phải là công việc của con

để làm mọi sự đƣợc thành tựu. Công việc của con là làm một chiếc bình hay một

ống dẫn cho ân điển của Ta. Chẳng một ai trong các con có thể làm bất cứ điều gì

xảy ra, đƣợc vững chắc đủ để đứng nỗi trƣớc áp lực.

Một Lời Đặc Biệt

Xin hãy chú ý đặc biệt vào phần này của lời tiên tri:

Đây là lý do tại sao con trải qua quá nhiều những lúc lên và xuống. Con đang cố

gắng trên sự mong manh của xác thịt hơn là trên sự vững chắc của vầng đá.

Xác thịt là mong manh. Chúng ta không thể nƣơng cậy vào nó đƣợc. Xác thịt sẽ

nói “Ô đƣợc, tôi sẽ luôn luôn có mặt ở đó cho bạn” rồi sau đó nó sẽ đi ngủ không

đúng lúc - cũng nhƣ những môn đồ đã làm tại vƣờn Ghếtsêmanê khi Chúa Jêsus

chờ họ thức canh với Ngài một tiếng đồng hồ (Mat Mt 26:36-40).

Bạn đang đứng trên sự mong manh của xác thịt hay sự vững chắc của vầng đá?

Không Phải Bởi Việc Làm Nhƣng Bởi Ân Điển

Con làm việc khá tốt cho đến khi cơn bão đổ xuống trên con, thì bấy giờ con trở lại

ngay điểm con đã bắt đầu. Con cần phải đƣợc dốc bỏ hết mọi nỗ lực thuộc về con

ngƣời, những sự lo toan về đời sống hằng ngày và những khốn khổ của xác thịt

nhƣng con thấy không, ngay cả điều này cũng phải đƣợc thực hiện nhờ ân điển của

Ta. Nỗ lực không thể nào xóa sạch nỗ lực. Nỗi thất vọng không thể xóa bỏ nỗi thất

vọng và sự lo toan không thể hạn chế sự lo toan.

Nếu bạn giống tôi, thì ngay khi nắm đƣợc sứ điệp này về sự suy luận, bạn sẽ ngay

tức khắc lo suy luận ngay. Bạn sẽ lo âu về sự kiện đã đƣợc mặc khải cho bạn rằng

lúc nào bạn cũng lo âu. Bạn sẽ cố gắng suy luận xem tại sao bạn lại suy luận quá

nhiều nhƣ vậy.

Đó là lý do tại sao lời phán của Chúa rất là “chính xác” vì trong đó Ngài nói với

chúng ta rằng chúng ta không thể xóa sự nỗ lực bằng nỗ lực, dứt bỏ sự chán nản

bằng sự chán nản hay hạn chế sự lo âu bằng sự lo âu. Không có cách nào để chúng

ta trốn thoát đƣợc khi dựa trên những việc làm của chúng ta - ngoại trừ nhờ bởi ân

điển Ngài.

Ân Điển, Ân Điển và Thêm Ân Điển

Nhƣng ân điển có thể cởi bỏ khỏi con mọi sự ngăn trở. Và con nhận thấy rằng đang

khi ân điển bắt đầu tuôn tràn, nó sẽ phát ra thêm ân điển, thêm ân điển và thêm ân

điển và càng thêm, càng thêm cho đến khi con trở thành ống dẫn đó cho ân điển

của Ta.

Một khi chúng ta đã học đƣợc cách nào để nhận lãnh ân điển, kết quả sẽ là ân điển,

ân điển ân điển và thêm ân điển luôn luôn trong cuộc đời chúng ta. Bạn có biết tại

sao không? Vì cớ nơi nào tội lỗi gia tăng, thì ân điển lại càng dƣ dật (RoRm 5:20).

Bạn và tôi không có một nan đề naò là quá lớn đối với ân điển của Đức Chúa Trời.

Nếu nan đề của chúng ta trở thành lớn hơn, thì ân điển của Đức Chúa Trời lại càng

lớn hơn. Nếu nan đề của chúng ta nhân cấp lên, đến nỗi chúng ta phải đi từ cấp 1

đến 2, đến 3 hay hơn nữa thì ân điển của Đức Chúa Trời cũng nhân cấp lên đến nỗi

chúng ta có thể giải quyết chúng. Chúng ta không phải có thêm đức tin để tin cậy

Đức Chúa Trời nhậm lời về 3 nan đề so với sự nhận lời về 2 nan đề hay 1 nan đề.

Vì Đức Chúa Trời chúng ta hoặc vĩ đại đủ giải quyết mọi vấn đề chúng ta phải đối

diện hoặc là Ngài chẳng là gì cả. Những gì bất khả năng đối với loài ngƣời thì Đức

Chúa Trời đều có thể làm đƣợc (LuLc 18:27).

Chúng ta có thể “làm đƣợc mọi sự nhờ Đấng Christ ban sức cho tôi” (Phi Pl 4:13).

Hãy tin tôi đi, nếu có một điều gì mà chúng ta đáng phải làm thì Đức Chúa Trời sẽ

ban cho chúng ta khả năng để làm điều đó. Không khi nào Ngài lại dẫn đƣa chúng

ta vào một hoàn cảnh rồi để chúng ta ở đó tự đối diện với nó trong năng lực loài

ngƣời yếu đuối của chúng ta (EsIs 41:10).

Một Dòng Chảy của Quyền Năng

Không Bao Giờ Dứt

Sẽ có một dòng chảy của quyền năng không bao giờ dứt, đó là những gì thuộc ân

điển sẽ tuôn tràn qua con, và kết quả sẽ là những khao khát, những hy vọng, những

giấc mơ và những ý tƣởng của Ta sẽ đƣợc sinh ra qua con mà con không phải tốn

kém gì, cũng không có nỗ lực xác thịt nào thuộc phần của con nữa. Ta sẽ đƣợc

vinh hiển trên đất này, và con sẽ có đặc ân và vinh dự đƣợc chia sẻ điều đó và là

một ngƣời thừa kế trong vinh hiển đó. Ân điển của Ta đƣợc dành sẵn cho con.

“Hãy đến cùng Ta, hỡi những kẻ lao nhọc và gánh nặng, và Ta sẽ ban cho con sự

yên nghỉ”. (Mat Mt 11:28).

Ai có tai, hãy nghe lời Thánh Linh phán với những Hội Thánh (KhKh 3:6, 13). Tôi

khuyên bạn hãy đọc lại lời tiên tri và tự hỏi chính mình “Tôi có đang nhận ân điển

của Đức Chúa Trời đang đƣợc dành sẵn cho tôi không?”

Một ít Tri thức là Một Điều Nguy Hiểm

Vì tôi đã quyết định rằng ở giữa anh em tôi chẳng biết điều gì khác hơn là Chúa

Jêsus Christ, và Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá.

ICo1Cr 2:2

Đây thật là một câu Kinh Thánh diệu kỳ.

Bạn và tôi cố gắng để biết hết mọi điều và ở đây Phao Lô nói với chúng ta rằng

ông chỉ làm điều ngƣợc lại.

Khác với chúng ta, là những ngƣời lo âu về mọi điều gì chúng ta không biết, Phao

Lô lại cố gắng cởi bỏ một số điều mà ông đã biết. Tại sao vậy? Vì ông đã khám

phá rằng nhƣ Kinh Thánh dạy dỗ, có lúc tri thức có thể làm cho tệ hại hơn (TrGv

12:12). Ông cũng đã khám phá rằng tri thức có thể tạo ra sự kiêu ngạo (tuy nhiên)

chỉ tri thức mà thôi khiến ngƣời ta khoe khoang (coi chính mình là cao trọng và

kiêu hãnh) .

Có lúc chúng ta càng thu thập thêm nhiều tri thức thì chúng ta lại càng tạo ra thêm

nhiều nan đề. Nhiều khi chúng ta sắp đặt và mƣu toan, dùng kế sách để khám phá

ra những điều mà nếu chúng ta để yên chúng thì còn tốt đẹp hơn. Bạn đã từng bao

giờ dùng kế sách để tìm ra một điều gì đó đang diễn ra và ngay khi bạn đã khám

phá ra đƣợc, thì bạn chân thành ao ƣớc phải chi mình đứng dính vào chuyện đó

không? Đó là lý do tại sao Phao Lô nói rằng ông đã quyết định không biết điều gì

khác hơn là Jêsus Christ và Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá.

Điều Phao Lô đề cập đến ở đây là sự thật về con ngƣời thiên nhiên không hiểu

đƣợc những điều thuộc linh: Nhƣng con ngƣời thiên nhiên không nhận lãnh đƣợc

những điều thuộc Thánh Linh Đức Chúa Trời. Vì những điều ấy bị coi là rồ dại, vì

ngƣời không thể biết đƣợc vì phải biện biệt cách thuộc linh (ICo1Cr 2:14).

Trong cuộc đời của tôi, những gì Đức Chúa Trời nhắc nhở trong lòng tôi nhiều khi

không có ý nghĩa đối với trí óc tôi. Chúa đã mặc khải cho tôi rằng lý do là vì trí óc

của tôi không phải luôn luôn hiểu tâm linh tôi. Nhiều lúc tôi càng nghĩ rằng mình

biết thì lại càng khó bƣớc theo Chúa hơn.

Tâm Trí Của Xác Thịt

Trái Ngƣợc Tâm Trí Của Thánh Linh

Bây giờ tâm trí của xác thịt (đó là cảm quan và lý luận mà không có Đức Thánh

Linh) là chết (sự chết tạo thành bởi mọi sự khốn khổ nổi lên từ tội lỗi, cả hiện tại

và về sau này) nhƣng tâm trí của Thánh Linh là sự sống và linh hồn bình an (cả

bây giờ và mãi mãi) .

RoRm Ro8:6

Theo câu này, không phải chỉ một tâm trí, nhƣng 2 tâm trí. Có tâm trí của xác thịt

và tâm trí của tâm linh.

Điều này không có nghĩa là bạn và tôi có 2 bộ óc, nó chỉ có nghĩa là chúng ta nhận

lãnh thông tin từ 2 nguồn khác nhau. Chúng ta nhận thông tin từ tâm trí thiên nhiên

của chúng ta (nó vận hành mà không có Thánh Linh) và chúng ta nhận thông tin từ

tâm linh của chúng ta (qua đó Đức Thánh Linh truyền thông trực tiếp với chúng

ta).

Chúng Ta Có Tâm Trí Của Thánh Linh

Vì ai đã biết hoặc hiểu đƣợc tâm trí (những lời khuyên bảo và mục đích) của Chúa

để dẫn dắt, dạy dỗ Ngài và ban cho Ngài tri thức? Nhƣng chúng ta có tâm trí của

Đấng Christ (Mêsi) và có giữ những tƣ tƣởng (cảm xúc và mục đích) của lòng

Ngài.

ICo1Cr 2:16

Cách đây không lâu, có ngƣời đã hỏi tôi: “Bây giờ, bà đang nghĩ gì ở trên đỉnh đầu

bà?” Nói thật với bạn, đó là cách mà phần lớn chúng ta sống của đời mình - chỉ

ngay từ nơi đỉnh đầu của mình. Nhƣng Kinh Thánh nói rằng chúng ta không đƣợc

để cho tâm trí xác thịt dẫn dắt chúng ta, nhƣng bởi Đức Thánh Linh - Đấng đang

cƣ trú trong chúng ta (RoRm 8:14; GaGl 5:18). Đức Thánh Linh có thể soi sáng

tâm trí chúng ta. Khi chúng ta bƣớc vào nơi mà bản Kinh Thánh Diễn Ý gọi là

“Cảm nhận và Suy luận mà không có Đức Thánh Linh” thì bấy giờ chúng ta đang

bƣớc đi trên vùng đất nguy hiểm. Đức Thánh Linh là Đấng duy nhất hiểu rõ tâm trí

của Đức Chúa Trời.

Kinh Thánh nói cho chúng ta biết rằng vì cớ Đức Thánh Linh sống trong chúng ta,

bạn và tôi có tâm trí của Đấng Christ. Nan đề là mặc dầu chúng ta có tâm trí của

Đấng Christ và biết rõ Lời Chúa, chúng ta không lắng nghe tâm linh của chúng ta

là tâm linh đã đƣợc soi sáng bởi Đức Thánh Linh. Thay vào đó, chúng ta lắng nghe

tâm trí thiên nhiên, là tâm trí hoàn toàn dựa theo cảm giác và suy luận mà không có

Đức Thánh Linh.

Trong mỗi hoàn cảnh của chúng ta quá lớn đến nỗi nếu chúng ta không chú ý vào

tâm linh mình chúng ta sẽ không bao giờ nghe đƣợc Chúa muốn gì với chúng ta

trong hoàn cảnh đó. Đó là lý do tại sao chúng ta phải học sống theo tâm linh của

chúng ta chứ không theo cái đầu của chúng ta.

Từ Trong Tâm Linh, Chứ Không Từ Đầu Óc

Một buổi sáng kia ngay khi tôi rời khỏi giƣờng, ngay tức khắc sự lo âu tràn vào

tâm trí. Cho đến ngày nay, tôi vẫn không nhớ là về chuyện gì, nhƣng lúc ấy nó rất

khuấy động và làm tôi bất an. Đó là cách mà ma quỷ hoạt động. Hắn thích tấn công

chúng ta vào giây phút yếu đuối nhất của chúng ta, nhƣ ngay khi chúng ta mới thức

dậy và vẫn còn mơ màng, nửa thức nửa ngủ và chƣa tỉnh táo.

Điều đó minh họa một nguyên tắc quan trọng. Satan không bao giờ di động chống

lại sức mạnh, hắn chỉ di động chống lại sự yếu ớt.

Đang khi tâm trí tôi xoay mòng mòng quanh ý nghĩ mà ma quỷ đã đặt vào trong

nhận thức của tôi. Chúa đã phán với tôi rằng “Joyce, hãy sống theo tâm linh của

con, đừng sống theo cái đầu của con”. Đó thật là một lời khuyên thực tế mà tôi

không bao giờ quên.

Bạn thấy không, những ác linh thƣờng xuyên thả bom trên chúng ta đầy những tƣ

tƣởng tiêu cực. Nếu chúng ta tiếp nhận chúng và cƣ trú trong đó, những tƣ tƣởng

ấy sẽ trở thành của chúng ta vì Kinh Thánh nói rằng chúng ta suy nghĩ nhƣ thế nào

thì con ngƣời chúng ta là nhƣ vậy (ChCn 23:7). Nếu chúng ta chấp nhận những lời

lừa dối của ma quỷ là sự thật, bấy giờ chúng sẽ trở thành thực tại cho chúng ta vì

cớ “đức tin” của chúng ta - chúng ta đã tin vào chúng.

Vì vậy sau khi Chúa phán với tôi và bảo tôi phải sống theo tâm linh mình chứ

không theo đầu óc của tôi. Tôi đã cầu nguyện “Lạy Cha, Ngài muốn nói gì về hoàn

cảnh này”. Bởi một sự nhắc nhở trong con ngƣời bề trong (là cách mà Đức Chúa

Trời thƣờng phán với chúng ta). Ngay tức khắc tôi biết những gì Ngài đang phán

với tôi về hoàn cảnh đó.

“Joyce, con biết rõ rằng con không cần phải lo âu về điều đó. Đã bao nhiêu lần

trƣớc đây con đã trải qua điều này? Mọi sự sẽ đều ổn cả thôi”.

Tôi đáp: “Thƣa Chúa, Ngài nói đúng”. Sau đó tôi tiếp tục với công việc của tôi và

không bao giờ có thêm một ý nghĩ gì suốt ngày hôm ấy. Nếu tôi cứ ở trong tình

trạng tâm trí trƣớc thì hoàn cảnh sẽ đi từ xấu sang tệ hại.

Đó là lý do tại sao trong những giây phút lo âu, căng thẳng, và bấn loạn chúng ta

chỉ đơn giản để thời gian quay trở lại với con ngƣời bề trong và nói: “Lạy Chúa,

Ngài muốn phán với con những gì về điều này?” Nếu chúng ta lắng nghe trong đức

tin, Ngài sẽ phán với chúng ta và mặc khải cho chúng ta lẽ thật về hoàn cảnh đó.

Ít lâu trƣớc đây, tôi nghe đƣợc một lời kể rất tốt về một ngƣời khác và bỗng nhiên

tôi trở nên vô cùng ghen tị với ngƣời đó. Tôi chia sẻ câu chuyện này với bạn vì tôi

muốn cho bạn biết rằng cho dù bạn và tôi trở thành thuộc linh đến đâu, chúng ta

cũng luôn luôn phải đối diện với những sự tấn công của ma quỷ nhƣ vậy.

Ngay tức khắc tôi tự nhắc nhở mình “Đây không phải là tôi. Đó không phải là ý

nghĩ của tôi, và tôi sẽ không tiếp nhận tƣ tƣởng đó”. Tôi đang ở trên sân gôn, vì

vậy tôi ngừng chơi và để một phút để quay sự chú tâm vào con ngƣời bề trong của

mình. Tôi đã cầu nguyện và dâng cảm xúc ghen tị đó cho Chúa. Khi tôi quay đến

với Chúa, Ngài bảo đảm với tôi rằng tôi không cần phải ghen tị về một ai cả. Ngài

cho tôi biết rằng Ngài có một kế hoạch tốt đẹp cho đời sống tôi, cũng nhƣ Ngài có

chƣơng trình tốt cho ngƣời mà tôi mới đƣợc nghe kể về. Trong vài phút sự ghen tị

của tôi biến mất. Nếu tôi đã cứ giữ điều đó trong tâm trí mình, nếu tôi đã nuôi

dƣỡng và gìn giữ nó, thì nó hẳn đã lớn lên cho đến khi nó gây ra cho tôi đủ mọi

nan đề.

Bạn và tôi có hai hồ chứa thông tin ở bên trong chúng ta. Một là những thông tin

xác thịt đến từ đỉnh đầu của chúng ta. Một hồ khác là những thông tin thuộc linh

dâng tràn lên từ tấm lòng của chúng ta. Một bên là nƣớc bùn ô nhiễm, và một bên

là nƣớc uống tinh khiết. Việc chúng ta quyết định uống từ nguồn nào là tùy do nơi

chúng ta.

Một số ngƣời cố gắng uống từ cả hai nguồn. Đó là điều Kinh Thánh gọi là ngƣời

phân tâm, hay là ngƣời có hai trí óc (Gia Gc 1:8). Bạn có biết ngƣời có hai trí óc có

nghĩa là gì không? Điều đó có nghĩa là trí óc cố gắng nói với bạn một điều và tâm

linh cố gắng nói với bạn một điều ngƣợc lại. Thay vì nói rằng: “Tôi sẽ không tin

điều đó vì ấy là một điều giả dối” bạn lại đứng ở giữa, bị giằng co tới lui giữa hai ý

nghĩ.

Nếu và bạn tôi muốn sống một đời sống Cơ đốc thành công, đắc thắng và hạnh

phúc mà Chúa dành cho chúng ta, thì chúng ta phải quyết định chúng ta sẽ uống từ

dòng suối thông tin nào. Chúng ta phải học sống theo tâm linh của chúng ta chứ

không theo đầu óc của chúng ta.

Ơn Huệ Siêu Nhiên

Khi chúng ta đọc Kinh Thánh từ Cựu Ƣớc sang Tân ƣớc, chúng ta tìm thấy nhiều

ngƣời đã nhận đƣợc ơn huệ. Hôm nay chúng ta hãy xem xét một số những gƣơng

sống đó.

Giôsép

Ông chủ của Giôsép đã bắt và bỏ Giôsép vào ngục, một nơi biệt giam những tù

nhân ở trong xứ. Vậy chàng phải ở đó trong tù.

Nhƣng Đức Giêhôva ở cùng Giôsép, và bày tỏ cho chàng sự thƣơng xót, lòng yêu

thƣơng nhân từ và ban cho chàng ơn huệ trƣớc mắt chủ ngục.

Chủ ngục giao hết các kẻ tù trong sự coi sóc của Giôsép, chẳng việc chi làm qua

khỏi chàng.

Chủ ngục chẳng soát lại điều đã giao nơi tay Giôsép coi sóc, vì Đức Giêhôva ở với

chàng khiến cho bất cứ việc chi chàng làm đều đƣợc thịnh vƣợng.

SaSt 39:20-23

Mặc dù Giôsép bị trừng phạt một cách bất công vì phải ở tù cho việc mà ông

không hề làm, Đức Giêhôva vẫn ở cùng và chăm sóc cho chàng.

Một ngƣời cũng chƣa hẳn ở trong tình trạng tồi tệ lắm, dù đã bị bỏ vào tù, nếu Đức

Chúa Trời ban cho ngƣời đó ơn huệ và đặt ngƣời trông coi hết mọi điều đang xảy

ra ở đó.

Bài học mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta học đƣợc từ tấm gƣơng này và những

gƣơng khác mà chúng ta sẽ họ là cho dù bất cứ điều gì xảy ra cho chúng ta trong

cuộc đời, chúng ta vẫn có thể đƣợc ơn huệ trƣớc Đức Chúa Trời và trƣớc những

ngƣời khác (LuLc 2:52).

Với tƣ cách là con cái của Đức Chúa Trời, ơn huệ đƣợc dành sẵn cho chúng ta.

Nhƣng cũng giống nhƣ nhiều điều tốt đẹp khác trong đời sống, việc một điều gì đó

dành sẵn cho chúng ta không có nghĩa là chúng ta tự động chúng ta sẽ đƣợc dự

phần nào đó. Đức Chúa Trời đã khiến nhiều điều đƣợc dành sẵn cho chúng ta

nhƣng chúng ta không bao giờ nhận lãnh và hƣởng đƣợc vì chúng ta không bao giờ

thực hành đức tin của mình trong lĩnh vực ấy.

Ví dụ, nếu chúng ta đi phỏng vấn để xin việc làm mà công bố toàn sự sợ hãi và thất

bại, thì chúng ta có thể đƣợc bảo đảm là chúng ta sẽ không xin đƣợc việc. Ngƣợc

lại, nếu chúng ta nộp đơn xin một công việc mà chúng ta biết rõ là mình chƣa hoàn

toàn có đủ tiêu chuẩn dầu vậy chúng ta vẫn có thể đi với lòng tin quyết, tin cậy

rằng Đức Chúa Trời sẽ ban chúng ta ơn huệ cho hoàn cảnh đó.

Nhiều năm trƣớc đây khi ông Dave và tôi mới kết hôn, chúng tôi quyết định rằng

tôi phải trở lại làm việc một thời gian. Vì vậy tôi nạp đơn xin việc và có đƣợc một

việc làm. Tôi đã đƣợc thăng tiến rất nhanh chóng từ một vị trí này sang một vị trí

khác cho đến khi tôi tới địa vị ngang hàng với ngƣời xếp thứ hai về quyền hành

trong công ty. Mặc dù tôi đã không có học vấn hoặc kinh nghiệm cho vị trí đó, Đức

Chúa Trời đã đặt tôi tại đó vì ơn huệ của Ngài ở trên tôi.

Đức Chúa Trời muốn ban cho bạn ơn huệ, nhƣ Ngài đã ban cho Giôsép, nhƣng để

nhận lãnh đƣợc ơn huệ đó, bạn phải làm những gì Giôsép đã làm và đã tin. Giôsép

đã giữ vững một thái độ tốt đẹp trong một cảnh ngộ tồi tệ. Ông có một “thái độ của

đức tin” và Đức Chúa Trời ban cho ông đƣợc ơn huệ. Khi ơn huệ của Đức Chúa

Trời ở trên bạn, ngƣời ta sẽ thích bạn mà không vì một lý do đặc biệt nào cả, và họ

muốn chúc phƣớc cho bạn.

Êxơtê

Khi phiên Êxơtê, con gái của Abihai, cậu của Mạcđôchê là ngƣời đã nhận nàng

làm con, đã đến để đi vào cùng vua, thì nàng chẳng cầu xin gì hết, ngoại trừ đều

Hagai, hoạn quan vua, thái giám các phi tần đã định cho. Êxơtê đƣợc ơn trƣớc mặt

mọi ngƣời thấy nàng.

Vậy Êxơtê đƣợc đƣa đến cùng vua Asuêru trong cung vua, nhằm tháng mƣời là

tháng Têbết, năm thứ bảy đời ngƣời trị vì.

Vua thƣơng mến Êxơtê nhiều hơn tất cả các cung nữ khác, và ngƣời đƣợc ân điển

và ơn huệ trƣớc mặt vua hơn tất cả những ngƣời nữ đồng trinh, nên vua đội mão

triều thiên trên đầu nàng và lập ngƣời làm hoàng hậu thế cho Vả Thi.

EtEt 2:15-17

Bạn có biết rằng có một câu trong Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời hạ một ai

xuống và nhấc một ngƣời khác lên không? (ISa1Sm 2:7). Trong trƣờng hợp này,

Ngài đã dấy Êxơtê từ chỗ không ai biết trở thành hoàng hậu của cả xứ. Ngài ban

cho nàng đƣợc ơn huệ trƣớc mặt mọi ngƣời nàng gặp, bao gồm cả nhà vua, vì nàng

đƣợc ơn trƣớc mặt Ngài.

Về sau trong câu chuyện, chúng ta nhớ lại Êxơtê đã do ơn huệ đó mà cứu đƣợc

chính nàng cùng cả dân tộc này là ngƣời Do Thái khỏi bị tàn diệt bởi con ngƣời

độc ác là Haman, ngƣời đã định hủy diệt họ. Bà không sợ khi phải đến với vua để

xin vua can thiệp thay mặt cho dân tộc bà và chính bà mặc dù làm nhƣ vậy bà có

thể bị mất chính mạng sống mình, vì cớ bà biết rõ rằng bà đƣợc ơn với Đức Chúa

Trời.

Nếu bạn thấy chính mình đang ở trong một hoàn cảnh mà bạn bị rƣợt đuổi, bắt bớ

hay bị bạc đãi, nếu một ai đó đang cố gắng cƣớp đi một điều gì mà đáng lẽ là thuộc

về bạn - cho dù là công việc, gia đình, danh tiếng hay bất cứ điều gì trong đời sống

- thì bạn đừng cố gắng chống lại bằng cách tìm kiếm ơn huệ thiên nhiên. Thay vào

đó, hãy tin cậy Đức Chúa Trời ban cho ơn huệ siêu nhiên, vì cho dù mọi sự có vô

vọng đến đâu theo quan điểm của loài ngƣời thì Đức Chúa Trời có thể nhấc lên và

là Đấng hạ xuống.

Mỗi ngày khi bạn đi làm việc, bạn phải nói: “Tôi tin rằng tôi đƣợc ơn trong nơi này

ngày hôm nay. Tôi tin rằng ánh sáng của Đức Chúa Trời sẽ chiếu sáng trên tôi và

tôi đƣợc ơn với mọi ngƣời, với Đức Chúa Trời và với cả loài ngƣời”.

Đừng bƣớc trên cuộc đời mà cứ lo sợ rằng chẳng có ai sẽ thích mình. Đừng cất giữ

một nỗi sợ hãi bị chối bỏ. Thay vào đó, tin cậy rằng Đức Chúa Trời sẽ khiến cho

mọi ngƣời nào liên hệ với bạn đều ƣa thích bạn, muốn ở cạnh bạn, và nhìn bạn với

ơn huệ.

Ơn Huệ Thiên Nhiên Trái Ngƣợc Với Ơn Huệ Siêu Nhiên

Đã gần 20 năm qua rồi khi tôi mới bắt đầu chức vụ, tôi rất là sợ hãi, tôi sợ bị chối

bỏ. Trong thời đó, một ngƣời phụ nữ làm những gì mà tôi đã làm lúc bấy giờ rất ít,

ít phổ biến hơn ngày nay khi mà những nữ truyền đạo đƣợc chấp nhận rộng rãi

hơn. Tôi biết có những con ngƣời đặc biệt là những ngƣời mới, là ngƣời đến những

buổi nhóm của tôi với một con mắt đoán xét. Tôi biết rõ rằng họ đang cân nhắc và

phân tích tất cả mọi điều gì họ thấy và nghe. Nên tôi đã lui lại e dè và nói năng cƣ

xử theo cách mà tôi nghĩ họ đã trông đợi nơi tôi. Tôi cẩn thận quá mức về mọi điều

gì mình nói và làm vì cớ tôi muốn mọi ngƣời thích tôi và chấp nhận tôi.

Điều đó không bình thƣờng và nó đã không thành công. Cố gắng nhận đƣợc ơn huệ

bằng chính sức mình không chỉ là một công việc khó nhọc, mà còn thƣờng là vô

ích. Thƣờng thƣờng khi bạn cố gắng làm vừa lòng mọi ngƣời bao nhiêu, thì bạn

càng phạm nhiều sai lầm bấy nhiêu và càng có ít ngƣời đƣợc lôi cuốn đến với bạn

hơn.

Nan đề là tôi đã cố gắng thu phục ơn huệ thiên nhiên. Đó là tất cả những gì tôi biết

phải làm. Cho đến khoảng 10 năm trƣớc đây tôi vẫn không biết gì về ơn huệ siêu

nhiên. Tôi đã không biết rằng ơn huệ là một phần của ân điển. Thật ra, trong Tân

ƣớc theo bảng tiếng Anh từ ngữ ân điển và từ ngữ ơn huệ đều đƣợc dịch từ cùng

một từ Hy lạp văn là charis. Vì vậy, ân điển của Đức Chúa Trời là ơn huệ của Đức

Chúa Trời. Và ơn huệ của Đức Chúa Trời là ân điển của Đức Chúa Trời - đó là

điều khiến mọi sự xảy ra cuộc đời chúng ta cần phải xảy ra, qua ống dẫn của đức

tin chúng ta. Đó là năng quyền của Đức Chúa Trời đến qua đức tin của chúng ta để

làm những gì chúng ta không thể làm bằng sức riêng của mình.

Ơn huệ, giống nhƣ ân điển không thể mua lấy bởi đức tin, nhƣng đức tin là ống dẫn

qua đó chúng ta nhận lãnh đƣợc ân điển và ơn huệ của Đức Chúa Trời và tất cả

mọi phƣớc hạnh khác của Ngài.

Ân điển là quyền năng để làm thay đổi chúng ta và thay đổi những hoàn cảnh của

chúng ta. Ấy chẳng phải bởi năng lực loài ngƣời, hay bởi sức mạnh loài ngƣời,

nhƣng bởi Đức Thánh Linh mà chúng ta nhận đƣợc ơn huệ. Một trong 25 danh của

Đức Thánh Linh đƣợc tìm thấy trong Kinh Thánh là “Thần của ân điển” (XaDr

12:10). Chính bởi Thần Ân Điển của Đức Chúa Trời mà chúng ta đƣợc ơn huệ với

Đức Chúa Trời và với loài ngƣời.

Vậy ân điển là quyền năng của Đức Chúa Trời đến với chúng ta qua ống dẫn đức

tin của chúng ta, nhƣng trong một lĩnh vực rất riêng biệt. Ơn huệ là sự tiếp nhận và

chúc phƣớc mà những ngƣời khác bày tỏ với chúng ta vì chúng ta có ân điển của

Chúa chiếu sáng trên chúng ta. Đức Chúa Trời chiếu ánh sáng của Ngài trên chúng

ta. Ngài lôi kéo sự chú ý đến chúng ta.

Bây giờ mặc dù ánh sáng này là thật, thì thƣờng mắt loài ngƣời không nhìn thấy.

Thƣờng là ngƣời ta cũng không biết rõ tại sao họ nhìn chúng ta với ơn huệ. Họ

không biết tại sao họ thích chúng ta, chấp nhận chúng ta, tin cậy chúng ta, tán

thành chúng ta, và thích quây quần với chúng ta, ƣa thích chúng ta hơn là những

ngƣời khác. Họ chỉ làm nhƣ vậy vì cớ Đức Chúa Trời chiếu ánh sáng ân điển của

Ngài trên chúng ta và ban cho chúng ta ơn huệ.

Trƣớc khi tôi đã khám phá ra ơn huệ siêu nhiên đó. Tôi đã làm việc đến đuối sức

để cố gắng chinh phục sự tán thành và chấp nhận của ngƣời khác. Nhƣng từ đó trở

đi, tôi bắt đầu tin cậy Đức Chúa Trời về ơn huệ siêu nhiên của Ngài, điều đó cất đi

áp lực khỏi tôi. Tôi không còn lo âu về việc tôi đem lại một ấn tƣợng gì cho những

ngƣời đến trong những buổi nhóm của tôi.

Bây giờ hầu nhƣ mỗi cuối tuần tôi đều đứng trƣớc một nhóm ngƣời khác nhau mà

tôi chƣa từng gặp trƣớc đây để giảng dạy cho họ. Nếu tôi đã không học tin cậy

Chúa ban ơn huệ, tôi đã không thể làm đƣợc điều đó. Áp lực sẽ phá hỏng mọi dây

thần kinh của tôi. Nhƣng bây giờ điều ấy chẳng còn làm phiền tôi một chút nào.

Một khi bạn đã tin cậy Đức Chúa Trời ban ơn huệ siêu nhiên, điều đó cất đi sự

căng thẳng đã từng áp đặt trên bạn. Thay vì cố gắng tự làm mọi điều, bạn đƣợc tự

do để thật sự vui hƣởng những gì mình đang làm vì cớ bạn biết rõ rằng điều đó

không còn là nan đề của bạn về việc ngƣời ta đáp ứng lại với bạn nhƣ thế nào. Bạn

chỉ hết sức mình làm mọi việc và để những kết quả lại cho Đức Chúa Trời.

Bạn không phải làm nhƣ trƣớc đây tôi đã làm và cố gắng giành đƣợc sự chấp nhận

bằng cách làm đẹp lòng mọi ngƣời nào bạn gặp. Bạn không cần phải đóng vai trò

giả tạo để gây ấn tƣợng trên ngƣời khác. Bạn không cần phải làm lơ, lôi kéo, vuốt

ve, làm việc và lo âu suốt ngày và đêm để cố gắng nói và làm đúng hết mọi sự để

cho ngƣời ta sẽ nghĩ tốt về bạn. Giống nhƣ tôi, bạn có thể từbỏ tất cả mọi điều đó

vì bạn không còn tìm kiếm ơn huệ thiên nhiên nữa mà là nhận lãnh ơn huệ thiên

thƣợng.

Sự Khác Biệt Giữa Ơn Huệ Thiên Nhiên Và Ơn Huệ Siêu Nhiên

Có một sự khác biệt quan trọng giữa ơn huệ thiên nhiên và ơn huệ siêu nhiêu. Đó

là ơn huệ thiên nhiên có thể tạo ra, còn ơn huệ siêu nhiên thì không.

Nếu bạn và tôi làm việc khó nhọc và lâu dài đủ chúng ta có thể khiến ngƣời ta luôn

thích và chấp nhận chúng ta. Nhƣng Đức Chúa Trời không muốn chúng ta để cả thì

giờ và sức lực của chúng ta để cố gắng tìm ra ơn huệ với Đức Chúa Trời và với

những ngƣời khác. Ngài muốn chúng ta tận hiến thì giờ và sức lực của mình dlàm

theo ý chỉ của Ngài, dù cho có đƣợc nhiều ngƣời thích hay là không.

Ơn huệ siêu nhiên không thể tạo ra đƣợc, đó là một tặng phẩm. Đó là loại ơn huệ

mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta có, và cách chúng ta nhận đƣợc đơn giản chỉ là

tin cậy về điều đó và nhận lấy nó từ Đức Chúa Trời.

Một lý do tại sao chúng ta không để thì giờ và sức lực của mình để tìm kiếm ơn

huệ thiên nhiên là vì nó rất chóng qua. Đây là một bài học mà Chúa muốn chúng ta

học đƣợc.

Nếu bạn nhận đƣợc sự chấp nhận của mọi ngƣời bởi những việc làm riêng của bạn,

bạn phải giữ điều đó y nhƣ cách mà bạn đã nhận đƣợc.

Đây là chỗ nhiều ngƣời đã gặp rắc rối. Đó là khi họ ở dƣới quyền năng và ảnh

hƣởng của tà linh lôi kéo và kiểm soát. Những linh này sẽ hành động qua con

ngƣời nếu chúng ta cho phép chúng.

Nếu bạn và tôi cố gắng làm cho ngƣời ta thích và chấp nhận chúng ta bởi những lời

nói và việc làm tất cả mọi điều đúng. Thì chúng ta cứ phải nói và làm những điều

ấy để giữ tình bạn và sự tán thành của họ. Và đó là một dạng xiềng xích. Chúng ta

không còn đi tự do để theo sự dẫn dắt của Thánh Linh nữa, nhƣng chúng ta phải

làm đẹp lòng loài ngƣời kẻo rằng họ chối bỏ chúng ta.

Nhƣng ơn huệ siêu nhiên không dựa trên việc làm đẹp lòng ngƣời khác luôn luôn.

Nó thuộc vào ân điển của Đức Chúa Trời ban sự chấp nhận và giữ mãi điều đó. Đó

là lý do tai sao mỗi ngày tôi đều cầu xin ơn huệ siêu nhiên. Tôi không thể kể hết

cho bạn bao nhiêu lần Đức Chúa Trời đã hành động một cách siêu nhiên trong

cuộc đời tôi và ban cho tôi ơn huệ. Ngài dẫn tôi vào trong những lĩnh vực giảng

dạy mà nếu dựa vào tri thức và khả năng riêng của tôi, tôi không hề làm đƣợc điều

đó. Nhiều lúc tôi sững sờ khi nhìn thấy những điều mà Đức Chúa Trời cho phép tôi

làm và những nơi mà Ngài cho phép tôi đi đến - chƣa kể đến những con ngƣời quý

báu mà Ngài đã kéo đến trong những buổi nhóm của tôi.

Tất cả những gì tôi có thể làm là nói “Cám ơn Chúa”.

Bất cứ khi nào chúng ta thôi cố gắng tự làm cho mình và bắt đầu để cho Đức Chúa

Trời ban cho chúng ta ơn huệ của Ngài, thì điều đó sáng tạo ra bên trong chúng ta

một tấm lòng cảm tạ và biết ơn.

Khi chúng ta tranh chiến, khó nhọc và nỗ lực để từ giành lấy sự chấp nhận cho

chính mình, thì bấy giờ chúng ta muốn tính điểm cho chính mình, cho những khả

năng và nỗ lực của chính mình. Nhƣng khi chúng ta biết rằng mọi sự chúng ta có

và vui hƣởng lấy là một sự ban cho của Đức Chúa Trời, một kết quả của ơn huệ

siêu nhiên của Ngài giành cho chúng ta. Lúc đó chẳng có gì dành cho chúng ta để

làm ngoài việc việc nói rằng “Cám ơn Chúa”.

Chúng ta luôn luôn biết ơn nhiều về những điều chúng ta biết rõ mình không xứng

đáng hơn là về những điều mà chúng ta nghĩ là mình xứng đáng. Đó là bản chất

con ngƣời. Và đó cũng là lý do tại sao Đức Chúa Trời Ngài chống cự kẻ kiêu ngạo,

nhƣng ban ân điển (ơn huệ siêu nhiên không đáng nhận lãnh) cho ngƣời khiêm

nhƣờng (Gia Gc 4:6).

Đaniên Và Những Con Cái Ngƣời Hêbơrơ

Năm thứ ba về đời Giahôgiakim, vua Giuđa, thì Nê-bu-cát-nết-sa, vua Ba-by-lôn

đến thành Giêrusalem và vây lấy. Chúa phó Giahôgiakim, vua Giuđa và một phần

khí mạnh của nhà Đức Chúa Trời vào tay ngƣời. Nê-bu-cát-nết-sa đem khí mạnh

ấy về đất Sinêa, vào nhà của thần mình, và để trong kho của thần mình.

Vua truyền cho Át-bê-na, là ngƣời làm đầu các hoạn quan mình, lấy trong con caí

Ysơraên, trong dòng vua và trong hàng quan sang, mà đem đến mấy kẻ trai trẻ

không có tật nguyền, mặt mày xinh tốt, tập mọi sự khôn ngoan, biết cách trí, đủ sự

thông hiểu khoa học, có thể đúng chầu trong cung vua và dạy cho học thức và tiếng

của ngƣời Canhđe. Vua định mỗi ngày ban cho họ một phần đồ ngon vua ăn và

rƣợu vua uống, hầu cho khi đã nuôi họ nhƣ vậy ba năm rồi, thì họ sẽ đứng chầu

trƣớc mặt vua. Trong bọn đó có Đaniên, Hanania, Misaên và Axaria là thuộc về

con cái Giuđa.

Bấy giờ Đức Chúa Trời khiến Đaniên đƣợc ơn huệ, cảm thƣơng và sự nhơn từ

thƣơng xót với trƣởng của các hoạn quan.

DaDn 1:1-6

Trong đoạn này chúng ta đƣợc nhắc nhở lại một câu chuyện quen thuộc.

Vì cớ tội lỗi họ phạm nghịch cùng Đức Giêhôva, dân Giuđa đã bị đem đi làm phu

tù tại Babylôn. Tại đó, một vài ngƣời trong số những ngƣời có tiềm năng hứa hẹn

nhất bao gồm Đaniên và ba bạn của ông đã đƣợc chọn để làm ngƣời hầu cận của

vua Babylôn. Một phần trong sự huấn luyện và chuẩn bị trong 3 năm của họ là

những thanh niên này phải theo chế độ ăn uống gồm nhiều thịt và rƣợu đƣợc chu

cấp từ bàn tiệc của vua. Tuy nhiên, Đaniên và ba bạn của ông đã quyết định rằng

họ sẽ không tự làm ô uế bởi ăn thức ăn của vua và uống rƣợu của vua. Thay vào

đó, họ xin vị hoạn quan trông coi họ để họ đƣợc chỉ ăn rau và uống nƣớc.

Kinh Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đã ban ơn huệ cho Đaniên (sự cảm

thƣơng và nhơn từ yêu thƣơng) với vị hoạn quan là ngƣời đồng ý cho phép họ ăn

theo cách riêng của họ miễn là không làm tổn hại đến họ. Dĩ nhiên, không những

điều này không làm tổn hại đến họ mà còn khiến cho họ đƣợc có sức và mạnh khỏe

hơn tất cả những ngƣời trai trẻ khác đang đƣợc huấn luyện đã trở thành ngƣời hầu

cận trong hoàng gia. Thật ra, nhà vua bị ấn tƣợng bởi họ đến nỗi vua chọn họ từ

những ngƣời trai trẻ này để làm những muu sĩ đáng tin cậy của vua (câu 10-20).

Ơn huệ của Đức Chúa Trời ngự trên Đaniên và ba bạn mạnh mẽ quá đến nỗi dần

dần Đaniên đã dấy lên để trở thành Thủ tƣớng của Babylôn, lúc bấy giờ nắm quyền

lực lớn lao nhất của thế giới còn ba ngƣời kia làm những viên chức cao cấp trong

vƣơng triều.

Bạn có nghĩ rằng điều này sẽ xảy ra nếu Đaniên và ba bạn Hêbơrơ đã cố gắng tự

nhấc mình lên bởi tìm kiếm ơn huệ thiên nhiên không?

Jêsus

Chúa Jêsus khôn ngoan càng thêm (trong bề rộng và sự hiểu biết đầy trọn) và thân

hình càng lớn trải qua năm tháng, và đƣợc ơn huệ với Đức Chúa Trời và loài

ngƣời.

LuLc 2:52

Từ khi còn thơ ấu, Chúa Jêsus đã đƣợc ơn vô cùng với Đức Chúa Trời và loài

ngƣời. Thật ra, một khi Ngài bắt đầu chức vụ công khai của Ngài. Ngài đã đƣợc

mọi ngƣời yêu thích đến nỗi Ngài rất khó tìm đƣợc thời gian để ở một mình cầu

nguyện và thông công với Cha Thiên Thƣợng của Ngài.

Ngay cả những ngƣời không tin nơi Ngài cũng nhận ra rằng Ngài đƣợc đầy ơn với

Đức Chúa Trời và với loài ngƣời. Khi ngƣời Pharisi sai lính đi bắt Chúa Jêsus vì

cớ Ngài xƣng nhận Ngài là Con Trai của Đức Chúa Trời, những ngƣời lính đã trở

về tay không và nói rằng: “Chúng tôi chƣa hề nghe ai nói nhƣ ngƣời này (GiGa

7:32, 45, 46).

Vào lúc cuối cuộc đời khi Jêsus bị đem ra trƣớc những viên chức của bậc cầm

quyền và những nhà lãnh tụ tôn giáo thời bấy giờ. Chúa Jêsus cũng đã đƣợc ơn.

Cho dù có sự ganh tị và ghen ghét từ những ngƣời chống đối và cáo gian Ngài,

Chúa Jêsus cũng đƣợc ơn trƣớc mặt Philát, là ngƣời đáng lẽ đã thả Ngài ra nếu

không có sự nài ép của đám đông. Ngay cả khi Chúa Jesus bị đem ra xét xử, vợ

Philát cũng gửi cho ông một sứ điệp nói rằng “Đừng đụng đến ngƣời công bình và

ngay thẳng đó ”... (Mat Mt 27:19). Bà cũng đã nhận ra Jêsus là ai - là Đấng Christ,

Đấng đƣợc xức dầu - Đấng đƣợc ơn - của Đức Chúa Trời.

Chính Philát sợ Chúa Jêsus vì ông cũng nhận ra ơn huệ của Đức Chúa Trời ở trên

Ngài. Nếu không tại sao một ngƣời đầy quyền hành nhƣ vậy phải tự biện hộ bằng

cách rửa tay trƣớc đám đông, và công khai tuyên bố ... Ta không có tội và không

chịu trách nhiệm về huyết ngƣời công bình này, điều đó mặc kệ các ngƣơi (27:24)?

Sau khi Chúa Jêsus đã bị đóng đinh, thầy đội Lamã lo về công việc đóng đinh đã

nói: ... Thầy đội thấy điều đã xảy ra, nhận biết Đức Chúa Trời, cảm tạ Ngài và ngợi

khen Ngài và nói rằng: Thật không còn nghi ngờ gì. Đây là ngƣời công bình (ngay

thẳng và vô tội) (LuLc 23:47) câu kế tiếp nói rằng: Cả dân chúng đi xem, thấy

nông nổi làm vậy, đấm ngực mà trở về.

Tại sao ngƣời ta lại phản ứng nhƣ vậy? Vì họ biết rõ rằng ơn huệ thiên thƣợng ngự

trên Đấng họ mới vừa nhìn thấy bị đóng đinh.

Vì vậy Chúa Jêsus đã đƣợc ơn huệ trƣớc mặt Đức Chúa Trời và loài ngƣời không

phải chỉ khi Ngài đang lớn lên trƣởng thành, nhƣng suốt trong cả cuộc đời Ngài -

và ngay cả sau khi chết.

Đó là cách mà tôi muốn bạn và tôi nhìn thấy chính mình, với tƣ cách là những kẻ

đƣợc ơn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nhìn thấy chúng ta trong một ánh sáng

khác với cách chúng ta nhìn thấy chính mình Ngài không nhìn thấy chúng ta là

những sinh vật tội lỗi, bất lực, yếu đuối. Ngài nhìn thấy chúng ta đƣợc mặc sự công

nghĩa, mang giày của bình an, trang bị đủ binh giáp của Đức Chúa Trời và vung

gƣơm của Thánh Linh, đó chính là lời của Đức Chúa Trời. Đó là cách chúng ta

phải nhìn thấy chính mình.

Lý do Đức Chúa Trời nhìn thấy chúng ta nhƣ vậy là vì Ngài không nhìn thấy theo

cách chúng ta nhìn thấy trong lĩnh vực thuộc thể, nhƣng là thấy chúng ta trong lĩnh

vực thuộc linh. Đó là cách chúng ta phải học nhìn thấy chính mình.

Đừng nhìn vào trong gƣơng và nói: “Ôi ai sẽ thèm chú ý đến tôi? Một ngƣời chẳng

ra gì nhƣ tôi làm sao có thể có bạn, hoặc tìm đƣợc việc tốt, rồi kết hôn, có một gia

đình hay có một chức vụ, và là một phƣớc hạnh cho ngƣời khác đƣợc? Sẽ không có

ai thích tôi cả”.

Khi bạn làm nhƣ vậy là bạn đang nhìn vào những điều thuộc lĩnh vực thiên nhiên,

bạn đang không dâng cho Đức Chúa Trời một điểm tốt nào về những gì Ngài có

thể làm đƣợc.

Cho dù mọi sự có thể trông nhƣ thế nào theo đôi mắt thuộc thể của chúng ta, cho

dù trông chúng ta vẻ nhƣ thế nào đối với chính mình hay với ngƣời khác. Chúng ta

phải không bao giờ đƣợc quên rằng Đức Chúa Trời có thể khiến ánh sáng của ơn

huệ thiên thƣợng Ngài chiếu sáng trên chúng ta - nhƣ là Ngài đã làm Chúa Jêsus -

để cho chúng ta cũng khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng đƣợc ơn

trƣớc mặt Đức Chúa Trời và trƣớc loài ngƣời (LuLc 2:52).

Rutơ

Vậy Naomi trở về, và Rutơ, ngƣời Môáp con dâu ngƣời, cùng đi với ngƣời trở về

từ xứ Môáp. Hai ngƣời đến Bếtlêhem nhằm đầu mùa gặt lúa mạch.

Naômi có một ngƣời bà con bên chồng, ngƣời có quyền thế và giàu, về họ hàng

Êlimêléc, tên ngƣời Bô-ô.

Rutơ, ngƣời Môáp, thƣa cùng Naômi rằng: Xin để cho con đi ra ngoài ruộng, đặng

mót gié lúa theo sau kẻ sẵn lòng cho con mót. Naômi đáp: Hỡi con, hãy đi đi. Vậy

Rutơ đi theo sau các con gặt mà mót trong một ruộng kia. Té ra may cho nàng gặp

sở đất của Bô-ô, về họ hàng Êlimêléc.

Bô-ô nói cùng Rutơ rằng: Hỡi con gái ta, hãy nghe, chớ đi mót trong ruộng khác,

và cũng đừng xa khỏi chỗ này. Hãy ở cùng các tớ gái ta, xem ngƣời ta gặt trong

ruộng ở nơi nào, thì hãy đi theo đó. Ta đã cấm các đầy tớ ta đụng đến nàng. Nếu có

khát, hãy đi uống nƣớc nơi bình của chúng sẽ múc cho.

Rutơ bèn sấp xuống mình xuống dƣới chơn ngƣời, cúi đầu đến đất, mà thƣa rằng:

Vì duyên cớ nào tôi đƣợc ơn trƣớc mặt ông, đến đỗi ông đoái xem tôi, vốn là một

ngƣời ngoại bang?

Ru R 1:22; 2:1-3, 8-10

Tôi biết chắc bạn nhớ câu chuyện về Rutơ và bà gia Naômi. Sau cái chết của

những ngƣời chồng của họ tại xứ Môáp nơi họ phải đến sống trong thời gian có

cơn đói kém, Naomi và Rutơ đã trở về Giuđa. Tại đó, Rutơ xin phép Naômi đƣợc

đi đến các vùng chung quanh để mót lúa làm lƣơng thực để họ không phải chết đói.

Đang khi Rutơ mót lúa, Đức Chúa Trời đã ban cho nàng đƣợc ơn trƣớc mặt ngƣời

chủ của cánh đồng, một ngƣời tên là Bô-ô, lại là ngƣời có bà con với chồng của

Naômi. Bô-ô đã chăm sóc Rutơ, cho nàng thức ăn, nƣớc uống, và dặn bảo những

thợ gặt không phải chỉ canh chừng và bảo vệ nàng thôi, nhƣng cũng để chừa lại

một số gié lúa cho nàng mót (2:14-16).

Thật ra, Rutơ đã tìm đƣợc ơn trong mắt Bô-ô đến nỗi về sau ông xin hỏi cƣới nàng

làm vợ, kết quả là nàng và Naômi đƣợc chăm sóc kỹ lƣỡng trong phần đời còn lại

của họ.

Đó là một tấm gƣơng kỳ diệu và hình ản của những hiệu quả của ơn huệ Đức Chúa

Trời trên một con ngƣời. Cùng một ơn huệ đó đang dành sẵn cho bạn và tôi nếu

chúng ta chịu chấm dứt việc cố gắng giành ơn huệ bởi những việc làm của xác thịt

chúng ta, mà đơn giản cầu xin ơn huệ siêu nhiên và nhận lãnh ơn huệ đó bởi đức

tin.

Định Nghĩa Của Ân Điển Và Ơn Huệ

Nhƣ chúng ta đã thấy, trong Kinh Thánh những từ ân điển và ơn huệ đều đƣợc dịch

từ chữ Hy lạp charis. Chúng ta đã nói rằng ân điển là ơn huệ không bởi tự tạo ra,

chúng ta không đáng đƣợc nhận lãnh và đó là quyền năng đến từ Đức Chúa Trời để

giúp một ngƣời thắng hơn những khuynh hƣớng gian tà của mình. Chúng ta cũng

đã nhìn thấy ơn huệ là ân điển hay quyền năng từ Đức Chúa Trời đến trong một

ngƣời khiến cho ngƣời ấy có thể hành động một cách đầy ơn và đáng ƣa chuộng.

Chúng ta cũng nhìn thấy rằng có ơn huệ thiên nhiên và có ơn huệ siêu nhiên. Ơn

huệ thiên nhiên đƣợc quyết định bởi cách chúng ta đối đãi ngƣời khác nhƣ thế nào

và bao hàm những việc nhƣ là lời khen ngợi, những lời khích lệ gây dựng và nỗ

lực loài ngƣời của chúng ta để gây ấn tƣợng lên những ngƣời khác. Chúng ta phải

cƣ xử tốt đối với mọi ngƣời nhƣng vì một lý do tốt đẹp. Loại tình yêu của Đức

Chúa Trời không có động cơ ẩn giấu, ơn huệ thiên nhiên có thể tự tạo ra nhƣng

nhƣ chúng ta đã thấy ơn huệ siêu nhiên đến từ Đức Chúa Trời.

Mặc dù chúng ta không thể sản sinh ra ơn huệ siêu nhiên, vì đó là một tặng phẩm

từ Đức Chúa Trời mà chúng ta phải nhận lãnh ơn đó. Đang khi chúng ta làm mọi

điều đã sản sinh ra ơn huệ thiên nhiên - nhƣ là tử tế với mọi ngƣời, đối đãi mọi

ngƣời với lòng kính nể và tôn trọng, khích lệ và gây dựng họ - là chúng ta đang

gieo những hạt giống cho một mùa gặt ơn huệ siêu nhiên trong tƣơng lai. Khi

chúng ta ăn ở với mọi ngƣời cách đúng đắn và ngửa trông nơi Đức Chúa Trời ban

ơn huệ là chúng ta đang đi đúng đƣờng dẫn đến những mối liên hệ tin kính, vững

vàng và tốt đẹp.

Đƣợc Ơn Có Nghĩa Là Gì?

Ngƣời ta thƣờng nói đến những ngƣời đang hƣởng đƣợc ơn huệ đặc biệt với Đức

Chúa Trời hay với loài ngƣời là những ngƣời “đƣợc ơn”. Đƣợc ơn là đƣợc nổi bật

đặc biệt.

Ai nấy trong chúng ta đều muốn mình đƣợc nổi bật. Có phải đó là sự kiêu ngạo

không? Không, nếu vị trí đƣợc ơn, đƣợc nổi bật đó đến từ Đức Chúa Trời chứ

không phải từ những tham vọng cá nhân riêng của chúng ta hoặc những nỗ lực ích

kỷ riêng của chúng ta để đem sự chú ý cho chính mình.

Thành thật mà nói, tôi thấy rất thích thú khi ngắm nhìn Đức Chúa Trời làm cho

một ngƣời nổi bật - đặc biệt nếu ngƣời ấy là tôi! Tôi thích nhìn ngắm Đức Chúa

Trời hành động cho mình, và tôi nghĩ ai cũng cảm xúc nhƣ vậy - Tôi phải xƣng

nhận rằng rất thú vị khi ngắm nhìn Đức Chúa Trời đặt riêng một ngƣời nào ra cho

sự chú ý đặc biệt và đƣợc đối đãi đặc biệt - nhất là trƣớc sự có mặt của những

ngƣời khác.

Điều này xảy ra cho tất cả chúng ta lúc này hoặc lúc khác, đặc biệt là những ngƣời

trong chúng ta đang trông mong điều đó xảy ra và ngay cả cầu xin Đức Chúa Trời

làm cho nó xảy ra.

Ví dụ, bạn có bao giờ thấy mình đang đứng trong một hàng dài ở quầy tính tiền ở

siêu thị và có một nhu cần cần vội vàng đi gấp thật sự không? Bạn có bao giờ cầu

nguyện xin Đức Chúa Trời cho bạn đi qua nhanh hơn không?

Thỉnh thoảng trong hoàn cảnh đó tôi sẽ cầu nguyện và nói với Chúa rằng: “Lạy

cha, xin ban cho con ơn huệ”. Thƣờng thì một nhân viên tính tiền khác bỗng nhiên

đến với tôi và nói: “Thƣa bà, tôi sẽ tính cho bà ở đây”. Hoặc có khi một ngƣời

đứng trƣớc tôi với một xe đầy thức ăn sẽ kéo xe ra và nói: “Thƣa bà, bà chỉ có vài

món hàng, nên hãy lên trƣớc tôi đi”.

Nếu những điều nhƣ vậy xảy đến cho bạn, là bạn đang nhận đƣợc ơn huệ của Đức

Chúa Trời, có lẽ cũng không nhận ra điều đó nữa. Hãy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra

thêm nữa khi bây giờ bạn đã biết cầu xin ơn huệ ấy!

Khi những điều nhƣ vậy xảy, bạn biết đó là một dấu hiệu là bạn đang đƣợc làm cho

nổi bật, đó là ơn huệ của Đức Chúa Trời ở trên bạn và tất cả mọi điều còn lại bạn

phải làm là nói: “Cảm ơn Chúa”.

Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta ơn huệ siêu nhiên vì cớ điều đó gây ra sự

ngợi khen và cảm tạ chân thật nơi con ngƣời.

Đƣợc ơn huệ của Đức Chúa Trời luôn luôn là điều rất vui thích. Nhƣng hình nhƣ

điều này không xảy ra thƣờng xuyên nhƣ điều chúng ta thích. Một phần là vì chúng

ta. Chúng ta cũng không vui thích lắm với Chúa nhƣ đáng phải có. Chúng ta phải

có thêm sự tự do và thoải mái, và bớt đi nỗi sợ hãi và chủ nghĩa luật pháp. Có rất

nhiều điều mà Đức Chúa Trời muốn làm cho chúng ta, nhƣng Ngài không thể vì

chúng ta không cầu xin. Một lý do mà chúng ta không xin là vì chúng ta không

cảm thấy mình xứng đáng. Lúc duy nhất mà chúng ta đến với Chúa và xin một ơn

huệ đặc biệt là khi chúng ta thật hoàn toàn tuyệt vọng, khi chúng ta bị rơi vào trong

một hoàn cảnh mà chúng ta không thể nào tự xoay sở đƣợc nữa.

Chúa muốn tham dự một cách riêng tƣ vào cuộc đời của chúng ta. Ngài muốn cùng

tham dự với chúng ta nơi quầy tính tiền tại siêu thị. Ngài muốn cùng tham dự với

chúng ta khi chúng ta bị kẹt trong nơi kẹt xe và không thể nào xoay trở đƣợc.

Khi tôi thấy mình bị rơi vào hoàn cảnh ấy, tôi sẽ cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho

con ơn huệ trong hoàn cảnh này”. Thƣờng là Ngài sẽ khiến một ai đó chuyển

đƣờng và giúp tôi ra khỏi hàng xe dài đang cản đƣờng xe của tôi.

Thật ra, đó là một ví dụ tốt về thể nào chúng ta có thể gieo những hạt giống của ơn

huệ thiên nhiên cho một mùa gặt của ơn huệ siêu nhiên. Khi chúng ta nhƣờng cho

một ngƣời nào lái xe vƣợt chúng ta, chúng ta đang gieo hạt giống đó, Chúa khiến

một ai khác cũng làm nhƣ vậy với chúng ta.

Chẳng có gì sai khi là một đối tƣợng nổi bật, nếu chúng ta sẵn lòng để cho những

ngƣời khác có cơ hội để họ cũng đƣợc Chúa làm cho nổi bật nữa. Đƣợc ơn hay

đƣợc làm nổi bật là để cho Đức Chúa Trời chiếu sáng ánh sáng của Ngài trên

chúng ta - vì sự vinh hiển của Ngài. Nếu chúng ta giữ thái độ đúng đắn, nếu chúng

ta để cho ngƣời khác cũng có cùng những đặc ân mà chúng ta đang vui hƣởng nếu

chúng ta dâng cho Đức Chúa Trời sự vinh hiển thay vì trở thành kiêu căng ngạo

mạn, bấy giờ Ngài sẽ tiếp tục tuôn đổ ơn huệ của Ngài trên chúng ta và đối đãi với

chúng ta nhƣ những ngƣời Ngài yêu thích nhất.

Ngƣời Đƣợc Yêu Thích của Đức Chúa Trời

Một ngƣời đƣợc yêu thích có nghĩa gì? Có nghĩa là ngƣời đó đƣợc ơn, đƣợc tôn

cao và yêu thích cách đặc biệt. Điều đó có nghĩa là ngƣời đó vui hƣởng một sự chú

ý đặc biệt, sự quý mến riêng biệt, sự đãi ngộ đặc biệt cho dù ngƣời đó không xứng

đáng đƣợc điều đó.

Nếu ba ngƣời có đủ phẩm chất bằng nhau cùng nạp đơn xin vào cùng một công

việc mà trong số đó có một ngƣời là ngƣời Chúa yêu thích, bấy giờ Đức Chúa Trời

sẽ khiến ánh sáng của Ngài chiếu sáng trên con ngƣời đó đến nỗi anh ấy hay cô ấy

sẽ đƣợc chọn vào vị trí đó. Những ngƣời quyết định chọn có thể cũng không biết

tại sao họ lại thích ứng viên này cách đặc biệt hơn những ngƣời khác. Tất cả những

gì họ biết chỉ là vì một vài lý do nào đó ứng viên này có một sự hấp dẫn đặc biệt.

Chẳng có điều gì về bạn hoặc tôi hoặc một ai khác có thể khiến chúng ta trở thành

ngƣời đƣợc yêu thích của Đức Chúa Trời. Ngài chọn chúng ta vào vị trí danh dự và

tôn cao bởi một hành động của ân điển tể trị của Ngài. Tất cả những gì chúng ta có

thể làm là tiếp nhận sự ban cho rộng rãi của Ngài trong một thái độ cảm tạ và

khiêm nhƣờng.

Bây giờ, khi tôi nói về việc làm ngƣời đƣợc yêu thích của Đức Chúa Trời tôi cần

phải nói rõ thêm. Vì Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của mọi sự sáng tạo của

Ngài, và vì Ngài có một mối quan hệ riêng tƣ với từng ngƣời con của Ngài, Ngài

có thể nói với từng ngƣời trong chúng ta cùng một lúc, và một cách rất chân thực.

“Con là con ngƣơi của mắt Ta, con là ngƣời con đƣợc yêu thích của Ta”.

Tôi phải mất một thời gian mới hiểu đƣợc chân lý này. Thật ra, ban đầu tôi rất sợ

phải tin điều đó. Rất khó cho tôi có thể tƣởng nỗi rằng mình là ngƣời đƣợc yêu

thích của Chúa, mặc dù đó là điều Ngài phán với tôi. Nhƣng sau đó tôi bắt đầu

nhận ra rằng đó là điều Ngài phán với những con cái của Ngài. Ngài muốn nói điều

đó với bất cứ ai bằng lòng tin cậy điều ấy, tiếp nhận và bƣớc đi trong điều ấy.

Cha thiên thƣợng của chúng ta muốn con cái của Ngài đứng thẳng lên và trở nên

tất cả những gì mà Con Ngài đã phó mạng sống Ngài họ có thể trở thành - Đức

Chúa Trời không muốn chúng ta bƣớc đi trên đời với cái đầu cúi xuống, đôi vai rút

lại, và sợ hãi khi nhìn vào mắt những ngƣời khác vì sợ họ sẽ nghĩ gì về chúng ta.

Đức Chúa Trời bảo đảm cho mỗi chúng ta rằng chúng ta là đứa con đƣợc Ngài yêu

thích vì Ngài muốn chúng ta đƣợc an ninh về điều chúng ta là ai trong Christ Jêsus

để chúng ta có sự xác tín và sự đảm bảo mà chúng ta cần có để bƣớc đi cách đắc

thắng trong đời sống này và lôi kéo nhiều ngƣời khác cùng chia sẻ với chúng ta

trong ân điển lạ lùng của Ngài.

Đƣợc Đội vào sự Vinh Hiển và Tôn Trọng

Hỡi Đức Giêhôva là Chúa chúng tôi, danh Chúa đƣợc sang cả trên khắp trái đất

biết bao.

Sự oai nghi Chúa hiện ra trên các từng trời.

Nhơn vì các cừu địch Chúa, Chúa do miệng trẻ thơ và bạn những con đƣơng bú,

Mà lập nên năng lực Ngài, đặng làm cho ngƣời thù nghịch và kẻ báo thù phải nín

lặng.

Khi tôi nhìn xem các từng trời là công việc của ngón tay Chúa, mặt trăng và các

ngôi sao mà Chúa đã đặt.

Loài ngƣời là gì, mà Chúa nhớ đến? Con loài ngƣời là chi, mà Chúa thăm viếng

nó?

Chúa làm ngƣời kém Đức Chúa Trời một chút, đội cho ngƣời sự vinh hiển và sang

trọng.

Chúa ban cho ngƣời quyền cai trị công việc tay Chúa làm, khiến muôn vật phục

dƣới chơn ngƣời.

Thi Tv 8:1-6

Hãy lƣu ý câu 5 nói cho chúng ta rằng Đức Chúa Trời đã chọn con ngƣời và đội

cho ngƣời sự vinh hiển và tôn trọng.

Trong phần này, những từ ngữ tôn trọng, vinh hiển và đƣợc đội có ý nghĩa rất đặc

biệt.

Ở đây, theo ý tôi, tôn trọng và ơn huệ có cùng một ý nghĩa. Chúng ta có thể nói

rằng Đức Chúa Trời đã đội cho con ngƣời sự vinh hiển và ơn huệ, ban cho ngƣời

quyền tể trị trên mọi công việc của tay Ngài, và đặt mọi sự dƣới chân con ngƣời.

Tôi mô tả từ ngữ vinh hiển trong trƣờng hợp này nhƣ là những sự tuyệt hảo của

Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên, đƣợc đội vào cũng tƣơng trƣng cho sự chiến thắng hay là

phần thƣởng, thƣờng là trong hình thức một vật quàng lên đầu.

Vậy điều mà tác giả Thi Thiên nói với chúng ta trong đoạn này là bạn và tôi đã

đƣợc chính Đức Chúa Trời chọn ra và đặt trên đầu chúng ta vƣơng miện của ơn

huệ và sự tuyệt hảo của Ngài.

Chúng ta không nhìn thấy một vƣơng miện nào trên đầu mình nhƣng điều đó

không có nghĩa là không có. Chúng ta không nhìn thấy với đôi mắt trần của mình

chiếc áo công nghĩa mà chúng ta đang bận, nhƣng điều đó không có nghĩa là chúng

không có trong lĩnh vực thuộc linh. Nhƣ sứ đồ Phao Lô đã nói với chúng ta, con

ngƣời thiên nhiên không thể nhận lãnh những sự thuộc về Đức Chúa Trời đƣợc vì

chúng phải đƣợc biện biệt cách thiêng liêng (ICo1Cr 2:14).

Vậy, bạn và tôi đã đƣợc đội bằng ơn huệ và sự tuyệt hảo của Đức Chúa Trời. Lý do

chính mà chúng ta không nối vào những dòng ơn phƣớc của Đức Chúa Trời, đã

đƣợc đặt trên chúng ta là vì chúng ta không tin rằng mình xứng đáng hoặc vì chúng

ta không đƣợc dạy dỗ là những điều đó thuộc về chúng ta. Đức tin chúng ta đã

không hoạt động đƣợc trong lĩnh vực này. Cho nên, chúng ta lặn lội qua cuộc đời,

nhận hết bất cứ điều gì ma quỷ quyết định ném vào chúng ta mà không hề xƣng

nhận những gì đáng thuộc về chúng ta.

Nếu bạn đọc lại câu 6, bạn sẽ thấy rằng tất cả mọi sự đã đƣợc đặt dƣới chân chúng

ta bởi Đức Chúa Trời là Đấng ban cho chúng ta quyền quản trị trên mọi vật sáng

tạo của Ngài. Điều đó cho tôi thấy rằng chúng ta không đƣợc để cho ma quỷ và các

tà linh của nó dọa nhát, thống trị và ức hiếp chúng ta nữa.

Chúng ta sẽ bƣớc đi trong sự vinh hiển và tôn trọng mà Đức Chúa Trời ban tùy

theo chính mức độ mà chúng ta quyết định bƣớc đi.

Một cách khác mà tôi mô tả từ vinh hiển là điều khiến một vật gì đƣợc sáng rỡ.

Câu Kinh Thánh minh họa tốt cho điều này trong XuXh 34:28-35 nói cho chúng ta

biết thể nào mặt của Môise sáng rực lên sau khi ông ở bốn mƣơi ngày đêm trên núi

với Đức Chúa Trời. Mặt ông sáng rực đến nỗi con cái Ysơraên sợ hãi khiến Môise

phải dùng một cái mạng che mặt lại mỗi khi ông nói chuyện với họ sau khi ở trong

sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Tôi cũng nhìn thấy từ ngữ tôn trọng đƣợc mô tả

nhƣ là đƣợc kính nể, tôn cao, có danh thơm, đƣợc nổi tiếng tôn trọng.

Nếu bạn và tôi bằng lòng bƣớc đi trong phƣớc hạnh của vinh hiển và tôn trọng mà

Đức Chúa Trời chúng ta đã đội cho mình, không những gƣơng mặt chúng ta sẽ

chiếu ra sự vinh hiển của Chúa, nhƣng chính chúng ta cũng sẽ vui hƣởng sự tôn

kính, cao trọng, một uy tín và tiếng thơm, tất cả mọi điều đó là kết quả của ơn huệ

của Đức Chúa Trời.

Một Minh Họa Cá Nhân Về Việc Bƣớc Đi Trong Ơn Huệ

Một khi bạn và tôi bắt đầu bƣớc đi trong ơn huệ thì chúng ta sẽ nhìn thấy những

điều kỳ diệu bắt đầu xảy đến trong đời sống hằng ngày của chúng ta.

Tôi có một từng trải cá nhân để minh họa cho điều này, nhƣng tôi ngại chia sẻ cho

bạn vì sợ thấy mình cao ngạo hoặc kiêu căng. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ cẩn thận

tôi đã quyết định ghi nó ra trong phần thảo luận này vì đó là một ví dụ rất tốt về

những phƣớc hạnh của Chúa theo sau những ngƣời bƣớc đi trong ơn huệ của Ngài.

Cách đây ít lâu, một ngƣời bạn và tôi quyết định một ngày cùng đi mua sắm. Tôi

thức dậy sớm hôm ấy để ít thì giờ tĩnh nguyện với Chúa và nhận đƣợc một sự thăm

viếng tuyệt diệu với Ngài, vui hƣởng sự hiện diện của Ngài rất mạnh mẽ trong một

thời gian. Khi tôi bƣớc ra khỏi nhà, tôi chẳng có một ý niệm gì về mình có sự khác

biệt nào, nhƣng hẳn nhiên là có vì cách mà những ngƣời khác đáp ứng lại với tôi

suốt cả ngày hôm ấy.

Khi chúng ta để thì giờ dầm thắm mình trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời,

không ai có thể thấy chúng ta về thuộc thể, nhƣng họ có thể cảm nhận điều đó một

cách thuộc linh. Họ có thể thấy mình bị kéo đến gần chúng ta mà không biết hoặc

không hiểu tại sao. Chỉ hình nhƣ có điều gì về chúng ta khiến cho họ muốn bày tỏ

ơn huệ với chúng ta.

Đó là những gì tôi hàm ý khi nói rằng nếu chúng ta sẵn lòng bƣớc đi trong sự

khiêm nhƣờng và vâng lời Đức Chúa Trời sẽ khiến ánh sáng của Ngài chiếu sáng

trên chúng ta và ban cho chúng ta ơn huệ. Có một phần thƣởng đi cùng với việc để

thì giờ trong sự tƣơng giao với Cha thiên thƣợng của chúng ta.

Thƣờng là tôi thích lái xe, nhƣng buổi sáng đặc biệt hôm ấy tôi nhờ bạn tôi lái xe

để tôi có thể có thêm một thời gian nữa tƣơng giao với Chúa. Vì vậy suốt trong 45

phút đến nơi siêu thị để mua sắm, tôi ngồi trên xe đọc Kinh Thánh và lội bơi trong

sự hiện diện của Chúa.

Khi chúng tôi bƣớc ra khỏi xe và bƣớc vào siêu thị, một phụ nữ đến với tôi và nói:

“Ô, bà Joyce, tôi biết bà, thỉnh thoảng tôi có dự những buổi nhóm của bà”. Rồi bà

ấy nói thêm: “Trông bà xinh đẹp quá, tôi không thể nghĩ đƣợc là bà trông thật tuyệt

biết bao!”.

Tất cả những gì tôi có thể làm là nói cảm ơn bà ấy và tiếp tục đi với lời ngợi khen

Chúa. Nhƣng đó chỉ mới là bắt đầu thôi.

Mặc dù việc ngƣời ta nhận ra tôi và thỉnh thoảng muốn đến thăm tôi là rất thƣờng.

Nhƣng tôi chƣa bao giờ có một ngày nhƣ vậy suốt trong những năm tháng trong

chức vụ mình. Chúng tôi đang ở khá xa chỗ mà chúng tôi có những buổi nhóm.

Nhƣng hình nhƣ nơi nào chúng tôi đi đến ngƣời ta đều bƣớc đến và bày tỏ lời

khen, nói với tôi rằng trông bà đẹp làm sao, trông bà trẻ quá, trông bà thật sáng rỡ.

Có một phụ nữ trong tiệm giày còn đi xa hơn nữa là hỏi tôi có phải tôi mới lột da

mặt không vì trông tôi còn khá hơn lần trƣớc bà gặp tôi nữa!

Đến mức độ mà thành ra rất buồn cƣời. Nhƣng điều ấy cũng không dừng lại - cứ

tiếp tục nhƣ vậy suốt thời gian chúng tôi mua sắm. Tôi biết rõ là Đức Chúa Trời

phải chịu trách nhiệm về việc này. Tôi biết rằng tất cả những điều này xảy ra vì

Đức Chúa Trời đang chiếu sáng ánh đèn chiếu của Ngài trên tôi. Tôi biết rõ rằng

mình chẳng tự làm điều gì nhƣng giống nhƣ Môise, đó là vì sự vinh hiển của Chúa

ngự trên tôi là kết quả của thì giờ tôi ở riêng trong sự hiện diện của Ngài. Gƣơng

mặt tôi sáng rỡ và lôi cuốn những ngƣời khác đến với mình vì cớ nó đang phản

chiếu sự vinh hiển của Ngài, không phải của tôi.

Nếu những điều nhƣ vậy có khi nào xảy đến với bạn, nếu bạn có bao giờ tìm thấy

mình đang vui hƣởng ơn huệ siêu nhiên với mọi ngƣời, đó là vì sự sáng của Đức

Chúa Trời đang chiếu sáng trên bạn. Ngƣời ta có thể không nhận ra hoặc nhận ra

rằng những gì họ nhìn thấy trong bạn chính là Đức Chúa Trời nhƣng kết quả vẫn là

giống nhau.

Khi điều đó xảy đến cho chúng ta, tất cả những gì chúng ta có thể làm là dâng lời

cảm tạ và ngợi khen cho Đức Chúa Trời.

Ơn Huệ Càng Gia Tăng Thêm

Con đã ban cho họ sự vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để hiệp làm một cũng

nhƣ chúng ta vẫn là một.

GiGa 17:22

Chúng ta nhớ mình đã đọc trong LuLc 2:52 nói rằng Chúa Jêsus càng đƣợc thêm

ơn với Đức Chúa Trời và với loài ngƣời. Bây giờ ở đây trong GiGa 17:22 đang khi

Ngài cầu nguyện cùng Cha Ngài chỉ trƣớc khi Ngài về trời, Chúa Jêsus nói rằng

Ngài đã ban cho chúng ta là những môn đồ Ngài cùng một sự tôn trọng và vinh

hiển mà Cha đã ban cho Ngài, để chúng ta có thể hiệp làm một nhƣ các Đấng ấy là

Một.

Điều đó hẳn đã đủ để khuấy động tất cả chúng ta rồi. Phải có nhiều sự vui sƣớng

sau khi chúng ta đã đọc đoạn Kinh Thánh đó. Chúng ta phải tin và công bố rằng

chúng ta đƣợc ơn với mọi ngƣời chúng ta gặp và trong mọi hoàn cảnh chúng ta đối

diện trong đời. Chúng ta phải ngợi khen và cảm tạ Đức Chúa Trời rằng ơn huệ

Ngài ở trên chúng ta ngày càng lớn lên và gia tăng thêm đang khi chúng ta tiếp tục

tƣơng giao với Ngài và với nhau, bƣớc đi với nhau nhƣ một trong sự vâng lời

khiêm nhƣờng đối với ý chỉ của Ngài, nhƣ Chúa Jêsus đã làm.

Những Đại Sứ Cho Đấng Christ

Mọi điều đó đến từ Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng qua Chúa Jêsus Christ đã làm

chúng ta hòa thuận lại với Ngài. (Tiếp nhận chúng ta trong ơn huệ, đem chúng ta

vào sự hòa thuận với Ngài) và ban cho chúng ta chức vụ của sự giải hòa (đó là qua

lời nói và việc làm chúng ta có thể nhằm mục đích đem những ngƣời khác vào sự

hòa thuận với Ngài) .

Ấy chính Đức Chúa Trời (tự Ngài hiện diện) trong Đấng Christ, đang làm hòa và

khôi phục thế gian đƣợc có ơn huệ với Ngài, không tội lỗi và không chống nghịch

(với loài ngƣời) về những quá phạm của họ (nhƣng chấm dứt) và ủy thác cho

chúng ta sứ điệp giảng hòa (khôi phục lại ơn huệ) .

Vì vậy chúng ta là những đại sứ của Đấng Christ, Đức Chúa Trời qua chúng ta mà

khuyên bảo chúng tôi với tƣ cách là những ngƣời đại diện cá nhân của Đấng Christ

nài xin anh em vì cớ Ngài hãy nắm lấy ơn huệ thiên thƣợng (bây giờ đƣợc ban cho

anh em) và hãy làm hòa lại với Đức Chúa Trời.

IICo 2Cr 5:18-20

Bạn có hiểu rằng qua đoạn Kinh Thánh này Đức Chúa Trời muốn chúng ta và qua

chúng ta mọi ngƣời trên đất sẽ đƣợc ân huệ trƣớc mặt Ngài không? Bạn có hiểu

qua những gì chúng ta đã nói, ma quỷ đã cƣớp lấy ơn huệ đó qua sự lừa dối và gạt

gẫm không? Chúa Jêsus đã đến để khôi phục ơn huệ cho dân sự của Chúa - và qua

chúng ta khôi phục cho mọi ngƣời ở khắp mọi nơi.

Đó là một phần của cơ nghiệp chúng ta là đƣợc có ơn và vui hƣởng ơn huệ. Một

phần của chức vụ chúng ta là hành động với tƣ cách là đại sứ của Đức Chúa Trời

bằng cách kéo những ngƣời khác đến hƣởng sự ban cho và sự tha thứ phục hòa kỳ

diệu của Đức Chúa Trời và chia xẻ trong ân điển lạ lùng của Ngài, ơn huệ không

đáng nhận đƣợc của Ngài.

Đức Chúa Trời muốn khôi phục lại để chúng ta đƣợc ơn trƣớc mặt Ngài để chúng

ta có thể hành động nhƣ là những đại sứ của Ngài trên đất này. Đó là cách chúng ta

cần phải nhìn thấy chính mình trên đất này nhƣ là những đại sứ từ một nƣớc ngoài.

Kinh Thánh nói rằng chúng ta là khách lạ, ngƣời bộ hành trên đất này, và đất này

không phải là quê hƣơng của chúng ta, chúng ta chỉ đi ngang qua mà thôi (IIPhi

2Pr 2:11). Qua chúng ta, Đức Chúa Trời kêu gọi những ngƣời khác tiếp nhận sự

tha thứ, ân điển và ơn huệ của Ngài.

Bây giờ chúng ta hãy suy nghĩ trong giây lát: những vị đại sứ nƣớc ngoài đƣợc đối

đãi nhƣ thế nào? Phải họ không đƣợc tiếp đãi theo cung cách hoàng gia không? Đó

là cách chúng ta phải trông đợi đƣợc ngƣời khác tiếp đãi và đó là cách chúng ta

phải đối đãi với những ngƣời khác là ngƣời Đức Chúa Trời sai chúng ta đến vì cớ

Vƣơng Quốc Ngài.

Kinh Thánh nói rằng chúng ta không những là những đại sứ của Đấng Christ,

nhƣng chúng ta là những vị vua và là những thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời. (KhKh

1:6). Đó là lý đo tại sao chúng ta cần có một thái độ khác với chính mình và với

những ngƣời khác. Chúng ta cũng cần phải hành động nhƣ những vị đại sứ của

hoàng gia, những nhà ngoại giao thiên thƣợng.

Một Hình Ảnh của Ơn Huệ

Hãy mặc vào toàn bộ binh giáp của Đức Chúa Trời (binh giáp của một chiến sĩ

đƣợc trang bị đầy đủ do Đức Chúa Trời chu cấp) để anh em có thể chống cự một

cách thành công (tất cả) mọi chiến lƣợc và mọi sự lừa dối của ma quỉ.

Vì chúng ta đánh trận không phải với thịt và huyết (chỉ đánh với những kẻ thù

thuộc thể) nhƣng nghịch lại những chủ quyền hung ác, nghịch lại những thế lực,

nghịch lại những tà linh trƣởng là những kẻ cai trị thế giới thuộc về sự tối tăm hiện

nay, nghịch lại với mọi thế lực tà linh của sự gian ác trong chốn không trung (lãnh

vực siêu nhiên) .

Eph Ep 6:11, 12

Lester Sumrall nói rằng những tín đồ cần phải bƣớc đi trong cuộc đời này theo

cách của quân đội. Tôi thƣờng dùng từ ngữ cách tấn công. Nhƣng cả hai chúng tôi

đều có ý nói về cùng một điều: chúng ta là những kẻ tin cần phải đầy lòng xác tín

và biết chắc chứ không nhút nhát và đầy nghi ngờ (IITi 2Tm 1:7). Chúng ta cần

phải biết chúng ta là ai ở trong Đấng Christ, hoàn toàn đƣợc thuyết phục rằng

chúng ta có quyền để làm những gì chúng ta đang làm đây.

Ơ đây tôi không muốn nói đến việc có một thái độ tồi tệ. Tôi cũng không nói về

thái độ chen lấn, hay thúc ép ngƣời khác. Tôi dạy nhiều về sự khiêm nhƣờng và

nhu mì, và để cho Chúa mở cánh cửa và mở cho chúng ta con đƣờng. Tôi không

nói về cách chúng ta đối đãi với ngƣời khác, đặc biệt là đối với những ngƣời có thể

không đồng ý với chúng ta. Tôi nói về việc thể nào chúng ta phải hành động đối

với những linh gian ác là kẻ chống đối và ức hiếp chúng ta. Tôi nói về cách cƣ xử

của chúng ta trong lãnh vực tƣ nhiên theo cách Kinh Thánh nói chúng ta có trong

lãnh vực siêu nhiên.

Chúng ta phải nhớ kỹ rằng chiến trận của chúng ta không nghịch lại cùng thịt và

huyết, nhƣng nghịch lại cùng kẻ thù nghịch thuộc linh đầy quyền lực. Nếu ngƣời ta

có một thái độ tồi tệ đối với bạn, có lẽ vì bạn đã không bƣớc đi trong ân điển và ơn

huệ mà Đức Chúa Trời đã ban xuống cho bạn. Điều đó có thể là vì bạn đã bỏ qua

vị trí phải lẽ của bạn có với tƣ cách là con cái của Đức Chúa Trời. Cũng có thể là

vì bạn đang cúi xuống trƣớc những linh của ma quỷ để chúng có quyền hạn và uy

quyền để hù nhát và làm bạn hoảng sợ.

Bạn Nhìn Thấy Chính Mình Nhƣ Thế Nào?

Và Đức Giêhôva phán với Môise: Hãy sai những ngƣời đi do thám xứ

Khi Con Cái của Ysơraên đã đến gần đích của họ, Đức Giêhôva đã phán dạy Môise

chọn 12 ngƣời, từ mỗi chi phái một ngƣời và sai họ đi do thám xứ Canaan.

Khi họ trở về, tất cả 12 ngƣời đều đồng ý là xứ đó đầy hoa trái và màu mỡ đó là

một xứ tuôn chảy với sữa và mật. Nhƣng đến khi phải quyết định hành động, mƣời

trong số 12 ngƣời đã đƣa ra “một lời tƣờng thuật xấu” trong khi chỉ có hai ngƣời là

Giôsuê và Calép đƣa ra một lời tƣờng thuật tốt. Lý do khiến 10 ngƣời kia đƣa ra

một lời tƣờng thuật xấu là vì họ sợ hãi. Nan đề là họ đã nhìn vào hoàn cảnh theo

thiên nhiên, qua đôi mắt của xác thịt, đang khi Calép và Giôsuê nhìn vào đó theo

cách thiêng liêng, qua đôi mắt của Đức Chúa Trời.

Hãy lƣu ý câu 33 của đoạn văn này trong đó 10 thám tử đã nói về dân cƣ ngụ tại xứ

đó và về chính họ: Chúng tôi có thấy kẻ cao lớn, là con cháu của Amak, thuộc về

giống ngƣời khổng lồ, chúng tôi thấy mình khác nào cào cào và họ thấy chúng tôi

cũng nhƣ nậy.

Bạn nhìn thấy mình nhƣ thế nào? Nhƣ là một con cào cào hay là một chiến sĩ dũng

mãnh của Đức Chúa Trời? Lời tƣờng thuật của bạn là một lời tƣờng thuật xấu hay

là tốt? Khi Đức Chúa Trời đặt trƣớc mặt bạn một cơ hội, bạn có rên rỉ một cách sợ

hãi: “Tôi không thể thắng kẻ khổng lồ trong xứ đƣợc” hay là bạn mạnh dạn công

bố “Ta sẽ xông lên ngay, vì ta có thể chiếm đƣợc nó!”. Mƣời thám tử của Ysơraên

đã nhìn thấy những ngƣời khổng lồ... Còn hai thám tử kia đã nhìn thấy Đức Chúa

Trời. Hãy chăm đôi mắt bạn nơi Đức Chúa Trời. Bạn cộng với Đức Chúa Trời là

đủ cho bất cứ cảnh ngộ nào.

Nói thiệt với bạn hoàn toàn, tôi không có đủ học vấn cũng nhƣ những tiêu chuẩn

thiên nhiên nào để làm những gì tôi đang làm hiện nay. Tôi là ngƣời ít có cơ may

nhất để đứng trƣớc mặt hàng ngàn ngƣời để rao giảng và dạy dỗ. Tôi cũng không

phải là ngƣời để lên đài truyền thanh hay truyền hình. Tôi cứ nghĩ: “Chúa ơi, làm

sao Ngài có thể làm điều này qua con? Tại sao ngƣời ta tiếp tục trở lại hết tuần này

đến tuần khác để nghe con nói? Tại sao họ thƣờng xuyên mở chƣơng trình truyền

thanh và truyền hình?”.

Trong chức vụ của tôi. Tôi đi đây đó khắp cả nƣớc. Thỉnh thoảng có ngƣời tôi

không hề quen biết đến trong những buổi nhóm của tôi và ngồi suốt cả 2 ngày để

lắng nghe và chú ý theo mỗi lời tôi nói. Tai sao họ làm nhƣ vậy? Họ làm nhƣ vậy

vì Đức Chúa Trời đang ban cho tôi ơn huệ. Và Ngài cũng sẽ ban cho bạn ơn huệ,

nếu bạn bằng lòng tiếp nhận nó.

Đức Chúa Trời có thể khiến cho bạn đƣợc ngƣời khác chấp nhận. Ngài có thể đặt

bạn trên họ. Ngài có thể ban cho bạn lòng can đảm và sự xác tín bạn cần để làm

ngƣời thắng cuộc. Nhƣng bạn phải đồng ý với kế hoạch của Ngài dành cho cuộc

đời bạn. Bạn phải bỏ đi việc nhìn xem chính mình cách trái ngƣợc với những gì

Ngài nói về bạn. Bạn phải học tập thay đổi cái nhìn về chính mình.

Không những bạn phải học nhìn chính mình một cách khác đi, mà cũng học cách

cƣ xử với chính mình một cách khác nữa. Đừng cúi đầu xuống đang khi bạn trao

đổi trò chuyện với ngƣời khác. Tôi cảm thấy rất tội nghiệp cho một số ngƣời. Họ

đến nói chuyện với tôi và họ quá bối rối và run rẩy đến nỗi nói không ra lời. Vì cớ

tôi là ngƣời đang đứng trong uy quyền, nên hầu nhƣ họ sợ hãi tôi. Điều đó phát

xuất từ sự cảm thấy bất an. Đó là dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng chính mình.

Khi bạn nói chuyện với ai, hãy đứng thẳng và nhìn thẳng vào mắt ngƣời đó. Bạn

không có lý do gì để cúi đầu xuống trong sự sỉ nhục và xấu hổ cả. Cho dù về tự

nhiên bạn có thể đáng thƣơng hại đến đâu. Về thuộc linh, Chúa Jêsus đã chết để

nâng đỡ bạn lên và đặt bạn đồng ngồi với Ngài tại các nơi trên trời. Cho dù trƣớc

đây bạn hèn kém đến đâu, thì bây giờ bạn đang đội vƣơng miện của sự vinh hiển

và tôn trọng trên đầu bạn. Cho dù trƣớc kia bạn ăn mặc nhƣ thế nào, bây giờ bạn

đang có chiếc áo công bình với một chiếc nhẫn để đóng ấn ở trên tay bạn. Bạn có

biết chiếc nhẫn để đóng ấn đó có nghĩa gì không? Nó có nghĩa là bạn có uy quyền.

Những gì bạn nói, Đức Chúa Trời sẽ hỗ trợ.

Đừng để cho ma quỉ nhét đầy vào đầu bạn với những tƣ tƣởng của sự không xứng

đáng. Hãy nhớ kỹ: Những tƣ tƣởng là những hạt giống. Tâm linh của bạn chỉ có

thể sản sinh ra cho bạn những gì bạn đã gieo trồng và nuôi dƣỡng bên trong chính

tâm trí và tấm lòng của bạn. Bất cứ tƣ tƣởng nào mà bạn đã cho phép bƣớc vào và

đâm rễ trong nơi sâu thẳm nhất của con ngƣời bạn sẽ bắt đầu lớn lên và sản sinh ra

bông trái. Đó là lý do tại sao bạn phải học thay thế và tƣ tƣởng và lời nói tiêu cực

bằng những tƣ tƣởng và lời nói tích cực. Bạn cần phải chấm dứt việc nhìn thấy

chính mình chỉ là một tội nhân không xứng đáng và bắt đầu nhìn thấy chính mình

là sự công bình của Đức Chúa Trời trong Jesus Christ (ICo1Cr 1:30).

Hãy nhớ kỹ: Bạn cũng có quyền để nhận đƣợc ơn huệ của Đức Chúa Trời nhƣ bất

cứ một ai khác. Hãy học làm cho chính mình sẵn sáng để nhận lấy ơn huệ Đức

Chúa Trời và bƣớc đi trong ơn huệ đó.

Ơn Huệ Nhƣ là Tặng phẩm của Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những kẻ khôn. ..

Đức Chúa Trời đã chọn những ngƣời yếu ở thế gian để làm hổ thẹn kẻ mạnh.

Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian ngay cả những sự

chẳng ra gì, để làm cho những sự chẳng ra gì thành có ý nghĩa.

Để không một ngƣời hay chết nào phải (giả bộ làm vinh hiển) khoe khoang trƣớc

sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

ICo1Cr 1:27-28

Một lần kia tôi đọc về Smith Wigglesworth và đức tin vĩ đại của ông. Tôi vô cùng

bị ấn tƣợng bởi tất cả mọi điều kỳ diệu mà ông đã làm, nhƣ là chữa lành kẻ đau và

kêu kẻ chết sống lại. Tôi đã nghĩ: “Chúa ơi, con biết là con đƣợc kêu gọi, nhƣng

con sẽ không bao giờ có thể làm đƣợc những việc nhƣ vậy”.

Bỗng nhiên Chúa phán với tôi rằng “Tại sao không? Chẳng phải con cũng là một

đống hỗn độn to lớn nhƣ những ngƣời khác sao?”.

Bạn thấy không, chúng ta thƣờng nghĩ ngƣợc lại. Chúng ta nghĩ rằng Đức Chúa

Trời đang tìm kiếm những con ngƣời “có mọi sự đầy đủ hết” Nhƣng điều đó không

đúng. Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời chọn lựa những sự yếu ớt và rồ dại của

thế gian này để làm hổ thẹn sự khôn ngoan. Ngài đang tìm kiếm những con ngƣời

bằnglòng hạ mình xuống và để cho Ngài hoạt động theo ý Ngài và đƣờng lối Ngài

qua họ.

Nếu bạn và tôi sẵn lòng cẩn thận không ngạo nạn và kiêu căng, Đức Chúa Trời có

thể sử dụng chúng ta một cách đầy quyền năng nhƣ Ngài đã sử dụng Smith

Wigglesworth hay bất cứ những ngƣời nam ngƣời nữ vĩ đại nào của Đức Chúa

Trời. Nhƣng ngay giây phút chúng ta nhấc mình lên trong sự kiêu ngạo. Đức Chúa

Trời sẽ bị buộc phải hạ chúng ta xuống. Hãy nhớ kỹ. Kinh Thánh nói Đức Chúa

Trời có thể nhấc lên và Ngài có thể hạ xuống (I Sam 2:7;). Mục đích là để giữ

trong trí rằng quyền năng không thuộc về chúng ta, nó thuộc về Đức Chúa Trời.

Ngài không chọn chúng ta vì chúng ta có khả năng nhƣng đơn giản chỉ vì chúng ta

sẵn lòng. Đó cũng là một phần của ân điển và oh của Đức Chúa Trời mà Ngài tuôn

đổ trên chúng ta khi Ngài chọn chúng ta làm những đại sứ riêng của Đấng Christ.

Những Đại Biểu Riêng của Đấng Christ

Vậy chúng tôi là những đại sứ của Đấng Christ. Đức Chúa Trời đã kêu gọi qua

chúng ta. Chúng ta (với tƣ cách là những đại biểu riêng của Đấng Christ) van nài

anh em vì cớ danh Ngài hãy nắm chắc lấy ơn huệ thiên thƣợng (bây giờ đƣợc ban

cho anh em) và hãy làm hòa lại với Đức Chúa Trời.

IICo 2Cr 5:20

Nhƣ chúng ta đã thấy, chúng ta là những vị đại sứ của Đấng Christ là những đại

biểu riêng của Con của Đức Chúa Trời hằng sống.

Điều đó có nghĩa là bất cứ điều chi chúng ta làm, chúng ta cần phải làm với sự

tuyệt hảo. Điều đó có nghĩa là bất cứ nơi nào chúng ta đi, chúng ta sẽ làm ngƣời

đại diện của Chúa Jesus Christ đối với mọi chúng ta gặp, mọi ngƣời nào chúng ta

tiếp xúc. Đó là lý do tại sao chúng ta phải luôn trông, nói và hành động nhƣ là

những đại sứ của hoàng gia, những đặc phái viên của triều đình. Đó là lý do tại sao

chúng ta phải chăm sóc chính mình, thân thể, tâm trí, tấm lòng của chúng ta cũng

nhƣ những vật gì chúng ta sở hữu.

Với tƣ cách là những ngƣời đại diện của Đấng Christ, căn nhà, sân vƣờn, xe cộ, áo

quần của chúng ta phải sạch sẽ, gọn gàng và tƣơm tất. Chúng ta phải làm hết sức

mà chúng ta có thể làm. Điều đó không có nghĩa là chúng ta phải có điều tốt nhất.

Chắc chắn là chúng ta không buộc phải có những gì mọi ngƣời khác có, nhƣng

chúng ta phải biết chắc một điều là bất cứ điều chi chúng ta có đều đem lại tôn

trọng và vinh hiển cho Đấng Christ.

Hãy nhớ kỹ: chính là qua chúng ta những ngƣời đại diện riêng của Ngài trên đất

này, mà Chúa Jêsus kêu gọi thế gian, nài nỉ họ vì cớ Ngài mà nắm lấy ơn huệ thiên

thƣợng đã đƣợc bạn cho họ và làm hòa lại với Đức Chúa Trời là Cha.

Điều mà Phao-lô nói trong câu này là vì anh em và tôi đã nhận đƣợc ơn huệ thiên

thƣợng nên công tác, sự kêu gọi của chúng ta là làm ảnh hƣởng trên những ngƣời

khác để họ tiếp nhận cùng ơn huệ thiên thƣợng đó mà Chúa muốn chia phần cho

họ nhƣ Ngài đã làm cho chúng ta.

Hãy Chiếu Sáng Ra!

Đức Giêhôva phán cùng Môise rằng:

Hãy nói cùng Arôn và các con trai ngƣời rằng: các ngƣơi phải chúc phƣớc cho dân

Ysơraên nhƣ vầy:

Cầu xin Đức Giêhôva ban phƣớc, trông coi, canh chừng và gìn giữ ngƣơi.

Cầu xin Đức Giêhôva chiếu sáng mặt Ngài, và soi sáng ngƣơi và rộng lƣợng (tử tế,

nhân từ và ban ơn huệ) cho ngƣơi.

Cầu xin Đức Giêhôva ngƣớc mặt (tán thành) Ngài trên ngƣơi và ban bình an (sự

yên tĩnh của tấm lòng và cuộc đời 1 cách liên tục) cho ngƣơi.

Dan Ds 6:22-26

Bạn có biết diện mạo Đức Chúa Trời là gì không? Đó là gƣơng mặt, vẻ nhìn của

Ngài. Khi bất cứ ngƣời nam, ngƣời nữ nào của Đức Chúa Trời nói với chúng ta:

“Cầu xin Đức Giêhôva chiếu sáng mặt Ngài trên ngƣơi và làm ơn cho ngƣơi. Cầu

xin Đức Giêhôva đoái xem ngƣơi và ban bình an cho ngƣơi ” (6:22-26) thì điều họ

muốn nói là: “Nguyện ngƣời khác sẽ nhìn thấy vinh hiển của Đức Chúa Trời chiếu

sáng trên bạn và qua bạn”.

Tôi có thể khích lệ bạn làm một điều gì không? Khi bạn rời nhà để đi công việc,

hãy xin Đức Chúa Trời chiếu sáng mặt Ngài trên bạn. Hãy xin Ngài đoái xem bạn

và ban bình an. Hãy xin Ngài chiếu sáng sự vinh hiển Ngài trên bạn, nhƣ Ngài đã

làm cho Môise. Sau đó hãy để ánh sáng đó chiếu sáng ra trƣớc những ngƣời khác

để họ có thể nhìn thấy nó và tôn vinh hiển Cha bạn trên thiên đàng (Mat Mt 5:16).

Để cho ánh sáng của bạn chiếu ra có thể đơn giản nhƣ là đặt một nụ cƣời trên

gƣơng mặt bạn. Đó là một cách để bậc công tắc “cho sự vinh hiển của Đức Chúa

Trời. Anh sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời đang ở trong bạn, những nếu bạn

không bao giờ bày tỏ ra ngoài, ngƣời ta sẽ không đƣợc phƣớc. Thật lạ lùng khi bạn

chỉ mỉm cƣời và tử tế với mọi ngƣời thì có biết bao điều xảy ra. Hãy bày tỏ ơn huệ

càng thƣờng xuyên theo nhƣ điều bạn có thể đối với càng nhiều ngƣời. Bởi làm

nhƣ vậy, bạn sẽ nhận lãnh ơn huệ, vì chúng ta đƣợc dạy rằng bất cứ điều chi chúng

ta gieo thì đó là chúng ta sẽ gặt lại (GaGl 6:7). Khi chúng ta bảy tỏ ơn huệ cho

những ngƣời khác, chúng ta sẽ nhận lại ơn huệ từ nơi họ.

Đƣợc Phƣớc để làm Một Phƣớc Hạnh

Để kết thúc chƣơng này, tôi muốn khích lệ bạn hãy cầu xin ơn huệ siêu nhiên. Hãy

cầu xin ơn huệ từ tất cả mọi ngƣời mà bạn tiếp xúc. Bất cứ nơi nào bạn đi, hãy cầu

xin rằng bạn sẽ nhận đƣợc ơn huệ tại đó. Cũng hãy nhớ cầu thay cho ngƣời khác để

họ cũng vui hƣởng ơn huệ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời dặn bảo Ápraham

rằng Ngài sẽ ban phƣớc cho Apraham và làm cho ông thành một phƣớc hạnh cho

ngƣời khác. (SaSt 12:2)

Ví dụ, bất cứ khi nào tôi bƣớc vào một tiệm ăn, tôi có thể cầu nguyện “Lạy Chúa,

con cám ơn Ngài vì có ơn huệ tại nơi này. Con xin Ngài chúc phƣớc cho con và

con chúc phƣớc cho mọi ngƣời ở trong tiệm này”. Tôi thƣờng đƣợc sự phục vụ tốt

hơn, thức ăn ngon hơn và sự tiếp đãi tốt hơn. Nếu bạn thử điều này mà không

thành công thì đừng nản lòng. Kinh Thánh nói rằng sẽ có những lúc mà kẻ tin sẽ

phải chịu bắt bớ. Chúng ta phải giữ mọi sứ điệp trong sự quân bình.

Tôi phải công nhận rằng có những lúc khi tôi cầu xin ơn huệ tại một nơi nào đó và

tôi không đƣợc đối đãi tốt đẹp chút nào. Nhƣng phần lớn là tôi thấy có kết quả tốt

đẹp từ việc thực hành sứ điệp này. Tôi cũng tin rằng cách mà chúng ta cƣ xử trong

những lúc chúng ta không đƣợc đối đãi tốt sẽ giúp quyết định việc chúng ta sẽ nhìn

thấy sứ điệp này sẽ vận hành đến mức nào trong cuộc đời chúng ta. Khi bạn thấy

mình đang ở trong một hoàn cảnh mà bạn không thích lắm, hãy cứ cầu nguyện và

xin Chúa giúp bạn chịu nổi áp lực, giữ một thái độ tốt đẹp, đem lại vinh hiển và tôn

trọng cho Ngài.

Bất cứ nơi nào bạn đi, hãy cầu xin ơn huệ thiên thƣợng trên tất cả mọi ngƣời có

liên hệ - trên những ngƣời khác và trên chính bạn. Nếu bạn làm nhƣ vậy, ơn huệ

siêu nhiên sẽ ngự trị trên bạn và bạn sẽ đƣợc phƣớc để làm một phƣớc hạnh cho

ngƣời khác.

Một Thái Độ Biết Ơn

Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đã đều biết rõ nhƣng cũng cần nhắc nhở thƣờng

xuyên rằng Đức Chúa Trời chúng ta khao khát một dân sự đầy lòng biết ơn chứ

không phải một dân sự lằm bằm, phàn nàn, hay tìm lỗi và cằn nhằn.

Điều lý thú cần lƣu ý khi chúng ta nghiên cứu lịch sử của dân Ysơraên là chính thái

độ tiêu cực này là nan đề chính khiến họ lang thang trong đồng vắng suốt trong 40

năm trƣớc khi bƣớc vào Đất Hứa. Chúng ta có thể gọi nó bằng tên mà Đức Chúa

Trời gọi đó là lòng vô tín.

Thái độ của Đức Chúa Trời là nếu dân Ngài thật sự tin cậy Ngài, thì cho dù bất cứ

điều gì xảy ra trong cuộc sống họ sẽ biết rõ rằng Ngài vĩ đại đủ để giải quyết nó và

khiến nó trở lại làm ích lợi cho họ, nếu họ tiếp tục có đức tin nơi Ngài, thì sự vui

mừng và bình an sẽ đƣợc tìm thấy trong niềm tin cậy chứ không ở trong sự lắm

bằm, phàn nàn, hay tìm lỗi và cằn nhằn.

Đó là một bài học mà chúng ta cần phải học cũng nhƣ dân Ysơraên đã cần phải

học. Một điều sẽ giúp chúng ta học bài học đó là một sự mặc khải về ân điển của

Đức Chúa Trời.

Sự Mặc Khải Liên Hệ đến Ân Điển

của Đức Chúa Trời

Đối với kẻ nào làm công, thì tiền công của ngƣời đó không kể là một ơn huệ hay

một món quà, nhƣng kể là một điều bắt buộc (một điều mắc nợ ngƣời ấy) .

RoRm 4:4

Câu này hàm ý rằng nếu một ngƣời làm việc vì cớ tiền công mình, thì ngày trả tiền

đến ngƣời đó sẽ không thật sự biết ơn về những gì mình nhận đƣợc vì ngƣời ấy

cảm thấy mình xứng đáng nhận điều đó vì mình đã tạo ra.

Đây là một ví dụ rất hay về điều mà Kinh Thánh gọi là “những công việc” (Rôma

4:2;). Những công việc là điều ngƣợc hẳn với ân điển, nếu chúng ta đã định nghĩa

đó là ơn huệ không đáng đƣợc, tuôn đổ bởi Đức Chúa Trời trên những ngƣời

không tạo ra nó và thật ra là không xứng đáng nhận lãnh.

Không có điều gì có thể khiến một ngƣời trở nên kiêu căng và ngạo mạn hơn khi

ngƣời đó suy xét những phần thƣởng do những công việc mình làm ra. Cũng

không có điều gì có thể khiến một ngƣời tuôn tràn với lòng biết ơn và cảm tạ hơn

bằng một sự mặc khải về ân điển của Đức Chúa Trời đã đƣợc tuôn đổ nhƣng không

trên ngƣời ấy.

Nếu bạn và tôi suy nghĩ rằng chúng ta xứng đáng với những gì chúng ta nhận lãnh

từ nơi Đức Chúa Trời vì chúng ta đã tạo nên do những việc lành của mình - số

lƣợng thời gian cầu nguyện lớn lao, việc đọc Kinh Thánh hàng ngày, việc dâng

hiến phần mƣời đều đặn hay những của dâng hi sinh khác, khả năng của chúng ta

đã vận hành trong bông trái của Thánh Linh - thì bấy giờ chúng ta sẽ không cảm tạ

và biết ơn. Ngƣợc lại, chúng ta sẽ suy nghĩ rằng bất cứ phƣớc hạnh nào chúng ta

nhận đƣợc từ Đức Chúa Trời là bằng chứng của sự thanh sạch và công bình của cá

nhân chúng ta. Thì sau đó, thái độ kiêu ngạo, công bình riêng sẽ khiến chúng ta coi

thƣờng và đoán xét nhiều ngƣời hình nhƣ không đƣợc phƣớc nhƣ chúng ta.

Trong thân thể của Đấng Christ, nhiều khi chúng ta đã nhìn vào những ngƣời gặp

phải khó khăn lâu dài và tự suy nghĩ: “Nếu ngƣời đó chỉ làm những gì tôi đang làm

đây thì bấy giờ họ sẽ không phải gặp những nan đề đó”. Mặc dù cũng có thể có

một yếu tố của lẽ thật trong câu nói đó, chúng ta phải nhớ rằng những gì Sứ Đồ

Phaolô đã nói về chính ông: “Nay tôi là ngƣời thể nào ấy là bởi ân điển của Đức

Chúa Trời”. (ICo1Cr 15:10).

Hãy để tôi đƣa cho bạn một ví dụ cá nhân làm sao chúng ta có thể phát huy một

thái độ tồi tệ nếu chúng ta có quá nhiều lòng kiêu hãnh trong những khả riêng và

những công việc mình đã hoàn thành đƣợc.

Tôi thƣờng có thái độ thật cao ngạo và xét đoán đối với bất cứ ai có một cá tính

yếu đuối hơn mình. Tôi coi thƣờng bất cứ ai không có tính cƣơng quyết để vƣợt

qua nhƣ mình, bất cứ ai không thể quản lý thuộc thể, tâm trí, tình cảm nhƣ chính

mình có thể làm. Cuối cùng, Chúa đã đến trong cách mà Ngài đã giúp tôi hiểu

rằng, giống nhƣ Phao lô, tất cả những gì tôi có thể làm đƣợc, không thuộc về sức

mạnh và năng lực riêng của tôi, nhƣng nhờ ân điển và sự thƣơng xót của Ngài.

Ngài đã bày tỏ cho tôi thấy rằng nếu Ngài rút lại ân điển và sự thƣơng xót đó trong

một phút, tôi sẽ không thể còn là một con ngƣời nhƣ tôi tƣởng là mình và kiêu

ngạo về con ngƣời ấy.

Một Thái Độ của Lòng Biết Ơn

Nhƣ tôi đã chia xẻ với bạn nhiều lần, trƣớc khi Đức Chúa Trời ban cho tôi một sự

mặc khải về ân điển Ngài. Tôi đã hoàn toàn khốn khổ và tuyệt vọng. Tại sao vậy?

Vì tôi không biết làm sao để Đức Chúa Trời giúp đỡ tôi với những nan đề của

mình. Sự đột phá đƣợc đến với tôi khi Đức Chúa Trời bắt đầu dạy tôi về chức vụ

ngày nay của Đức Thánh Linh.

Nhƣ tôi đã nói, một trong 25 danh hiệu thƣờng đƣợc chỉ về Đức Thánh Linh trong

Kinh Thánh là Linh ân điển và nài xin. Vì vậy khi chúng ta nói về Đức Thánh

Linh, chúng ta đang nói về Linh của ân điển, đó là quyền năng của Đức Chúa Trời

trong đời sống chúng ta để đối phó với mọi khuynh hƣớng xấu xa mà chúng ta có

và giúp đỡ chúng ta giải quyết mọi nan đề mà chúng ta gặp phải.

Chúng ta đã nói rằng mọi điều tốt đẹp đến với chúng ta trong đời sống này là đều

bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Tôi tin rằng cho đến chừng nào chúng ta nhận thức

đƣợc lẽ thật này, chúng ta sẽ không bao giờ là loại ngƣời biết ơn, đầy lòng cảm tạ

mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta trở thành.

Là con ngƣời, ngay cả là Cơ đốc nhân, chúng ta thƣờng mang tính ích kỷ và vô ơn.

Chúng ta có thể cầu nguyện và tin cậy Chúa về một điều gì đó và có thể đầy lòng

cảm tạ và biết ơn khi chúng ta nhận đƣợc điều đó. Nhƣng chẳng bao lâu chúng ta

không còn cảm tạ và biết ơn nữa, mà chúng ta nghĩ rằng điều đó phải đến thôi.

Chúng ta có thể phát huy một thái độ đòi hỏi trong mối quan hệ giữa chúng ta với

Chúa. Chúng ta có thể đến chỗ trở nên tức giận và khó chịu khi Chúa “không đến”

với mọi thứ mà chúng ta nghĩ mình phải có với danh hiệu “những con cái của

Vua”. Là con cái của Ngài, chúng ta có những quyền hạn, và chúng ta có một cơ

nghiệp. Nhƣng một thái độ khiêm nhƣờng là “một điều phải có”. Không có sự

khiêm nhƣờng, chúng ta sẽ trở nên vô ơn và tự phụ.

Một ví dụ về việc thể nào chúng ta có thể nhanh chóng và dễ dàng rơi vào thái độ

tệ hại, tôi thƣờng dùng lời minh họa này. Chúng ta có thể tin cậy Đức Chúa Trời

ban cho một căn nhà rộng lớn hơn và đầy lòng biết ơn, cảm tạ khi chúng ta mới

nhận lãnh đƣợc căn nhà nhƣ vậy. Nhƣng chỉ trong vòng vài tháng sau, chúng ta có

thể thấy mình đang cằn nhằn, lằm bằm vì phải dọn dẹp “căn nhà to đùng này!”.

Bạn và tôi có vô số cơ hội để phàn nàn một cách thƣờng xuyên. Nhƣng tất cả

những gì sự phàn nàn làm là mở cánh cửa cho kẻ thù. Nó không giải quyết đƣợc

nan đề, nó chỉ tạo ra một vùng đất nuôi dƣỡng cho những nan đề to lớn hơn.

Trong chƣơng này tôi muốn khích lệ bạn hãy cùng tôi mở lòng mình ra và để cho

chính Chúa dạy dỗ chúng ta làm thế nào để cho Đức Thánh Linh là Linh của Ân

điển và nài xin, đến trong cuộc đời chúng ta để giúp đỡ chúng ta bƣớc đi mỗi ngày

trong đời.

Chúng ta hãy học đáp ứng lại với sự giúp đỡ nhƣng không mà chúng ta đang nhận

đƣợc cách phải lẽ bằng cách phát huy một thái độ biết ơn. Đây không phải chỉ là

một lời cám ơn thhỉnh thoảng tùy trƣờng hợp. Nhƣng là một nếp sống liên tục

trong sự cảm tạ. Ngƣời biết phát huy một “thái độ biết ơn” là ngƣời cám ơn và biết

ơn về mọi điều nhỏ nhặt mà Đức Chúa Trời đã làm trong đời sống ngƣời ấy mỗi

ngày.

Một Đời Sống Cảm Tạ

Chúa Jêsus ngƣớc mắt lên và nói Lạy Cha, tôi tạ ơn Cha vì Ngài đã nghe lời Tôi.

GiGa 11:41

Ở đây chúng ta nhìn thấy một tấm gƣơng tốt của Chúa Jêsus cảm tạ Đức Chúa

Trời. Khi bạn cầu nguyện, tôi khích lệ bạn hãy kết thúc lời cầu nguyện của bạn nhƣ

Chúa Jêsus đã làm ở đây bằng cách nói rằng “Lạy Cha, con tạ ơn Ngài vì Ngài đã

nghe lời cầu xin của con”.

Lý do mà tôi khích lệ bạn làm nhƣ vậy vì nhƣ Giăng đã nói cho chúng ta, khi

chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đã nghe chúng ta, và chúng ta biết rằng Ngài đã

ban cho chúng ta điều chúng ta cầu xin (IGi1Ga 5:14-15). Ma quỷ muốn bạn và tôi

cầu nguyện rồi đi và thắc mắc không biết Đức Chúa Trời đã nghe chúng ta và sẵn

lòng để ban cho chúng ta điều mình xin hay không. Cách để chúng ta đắc thắng sự

nghi ngờ đó là chúng ta cất tiếng cảm tạ Ngài. (Thi Tv 26:7, Gion Gn 2:9).

Một phần quyền năng của sự cầu nguyện là quyền năng của sự cảm tạ, vì không có

cuộc đời quyền năng tách rời với một cuộc đời đầy sự cảm tạ.

Trong suốt chức vụ của mình trên đất, Chúa Jêsus đã sống một cuộc đời đầy sự

cảm tạ. Ngài đã dâng lời cảm tạ Cha trong nhiều trƣờng hợp và về nhiều điều. Ví

dụ, Ngài cảm tạ Đức Chúa Trời vì đã mặc khải chân lý cho những con đỏ (em bé)

và giấu nó khỏi ngƣời khôn ngoan, sáng dạ và học thức (Mat Mt 11:25). Ngài cảm

tạ Đức Chúa Trời khi bẻ bánh và cá để cho bốn ngàn ngƣời ăn (15:36). Ngài tạ ơn

Đức Chúa Trời khi Ngài đƣa bánh và rƣợu cho các môn đồ vào Bữa ăn tối Cuối

cùng (Mac Mc 14:22, 23).

Bây giờ chúng ta đã nhìn thấy những điều mà Chúa Jêsus tạ ơn Đức Chúa Trời,

chúng ta hãy nhìn xem những gì Phaolô đã nói về sự cảm tạ.

Phao lô và Nếp Sống đầy Sự Cảm Tạ

Chớ lo âu sợ hãi về bất cứ điều gì, nhƣng trong mọi cảnh ngộ và mọi sự, hãy dùng

lời cầu nguyện, nài xin (những thỉnh cầu rõ ràng) với sự tạ ơn, mà tiếp tục trình

mọi sự có cần của anh em cho Đức Chúa Trời.

Phi Pl 4:6

Tại đây Phao Lô cho chúng ta thấy làm sao để sống tự do khỏi mọi sự phiền muộn

và lo lắng - bằng cách bƣớc theo một nếp sống cảm tạ.

Suốt trong nhiều năm tôi đã đƣợc dạy dỗ (và đã tin dù tôi không bao giờ lo tìm cho

ra hoặc hỏi Chúa về điều này) rằng mỗi khi tôi cầu xin Đức Chúa Trời một điều gì.

Tôi phải ngay tức khắc bắt đầu tự động và liên tục cảm tạ Ngài về điều mà tôi đã

xin vì nó đang đến. Tôi đƣợc dạy bảo (và tin tƣởng) rằng nếu tôi làm nhƣ vậy, thì

ma quỷ sẽ không có cách nào để ngăn trở tôi không nhận lãnh đƣợc những gì tôi đã

thỉnh cầu Chúa trong sự cầu nguyện. Tôi cũng đƣợc dạy (và tin tƣởng) rằng nếu tôi

không giữ liên tục cảm ơn về phƣớc hạnh đó, tôi có thể sẽ không nhận lãnh đƣợc.

Giống nhƣ nhiều tín đồ ngày nay, tôi đã bị thuyết phục rằng việc tôi cảm tạ Chúa

về điều mà tôi đã xin Ngài trong sự cầu nguyện là sức mạnh chính để đem phƣớc

hạnh đó đến với tôi.

Câu Kinh Thánh này có thể nói đến việc cảm tạ về những gì chúng ta đã cầu xin.

Tuy nhiên, vài năm trƣớc đây, Đức Chúa Trời ban cho tôi một cái nhìn hơi khác

một chút và những gì mà tôi muốn chia sẻ với bạn đây. Điều Chúa dạy dỗ tôi là khi

chúng ta đến với Ngài trong sự cầu nguyện, xin Ngài đáp ứng nhu cầu hiện tại của

chúng ta, Ngài muốn chúng ta cảm tạ và biết ơn về những gì Ngài đã làm. Ngài chỉ

cho tôi thấy là những gì Ngài ao ƣớc không phải chỉ là một hành động cảm tạ

nhƣng là một thái độ cảm tạ. Ngài muốn chúng ta liên tục cảm tạ Ngài về tất cả

mọi điều Ngài đã làm trong quá khứ, đang làm bây giờ và sắp làm trong tƣơng lai.

Bấy giờ khi chúng ta đến với Ngài với một nhu cầu, thì điều đó chỉ là một điều mà

chúng ta nhắc đến giữa mọi lời cảm tạ của chúng ta mà thôi. Tôi tin tƣởng chắc

chắn rằng những lời ngợi khen và cảm tạ của chúng ta phải dƣ dật hơn những lời

cầu xin của chúng ta.

Phao Lô nói đến một nếo sống nhƣ vậy khi ông viết cho chúng ta về sự hãy cảm tạ

Đức Chúa Trời và Cha luôn luôn về mọi sự trong danh của Chúa chúng ta là Jêsus

Christ (Eph Ep 5:20). Ông cũng viết cho ngƣời Têsalônica rằng: Dầu việc gì cũng

phải tạ ơn Chúa vì đó là ý muốn của Đức Chúa Trời cho anh em là những kẻ trong

Christ Jêsus (là Đấng mặc khải và là Đấng Trung Bảo của ý muốn ấy) (ITe1Tx

5:18).

Nếp sống cảm tạ này là bằng cớ của một tấm lòng biết ơn. Chúa đã mặc khải cho

tôi thâý rằng nếu một ngƣời có tấm lòng biết ơn về những gì mình đã có, điều đó

bày tỏ rằng ngƣời ấy đã đủ trƣởng thành để nhận lãnh những ơn phƣớc khác.

“Nhƣng” Chúa đã chỉ ra cho tôi thấy: “Nếu một ngƣời luôn luôn phàn nàn về

những gì mình có bây giờ thì tại sao Ta phải làm phiền anh ta khi ban thêm một

điều gì để cho anh ta phàn nàn tiếp?”.

Điều Phao Lô muốn đƣa ra trong Phi Pl 4:6 không phải là cho chúng ta một công

thức để nhận lãnh những gì chúng ta muốn có từ Đức Chúa Trời bằng cách thƣờng

xuyên cảm tạ Ngài về điều đó. Điều ông trình bày cho chúng ta là một nếp sống

cảm tạ, một thái độ biết ơn dâng lời cảm tạ cho Đức Chúa Trời không những chỉ vì

những gì Ngài đang làm nhƣng đơn giản là vì Ngài là ai. Hãy luôn ghi nhớ điều

này khi bạn trình dâng những lời cầu xin của mình.

Bảng Liệt Kê Lời Cảm Tạ Của Phao Lô

Họ lại mong ƣớc về anh em đang khi cầu nguyện cho anh em, vì cớ Đức Chúa Trời

đã ban cho anh em ân điển Ngài quá đỗi (ơn huệ và sự thƣơng xót và ơn phƣớc

thiêng liêng đã bày tỏ ra cho anh em) trong anh em.

Tạ ơn Đức Chúa Trời về sự ban cho của Ngài vƣợt quá mọi lời nói (sự ban cho

không thể mô tả, diễn đạt, nhƣng không của Ngài) !

IICo 2Cr 9:14, 15

Giống nhƣ Chúa Jêsus, Phao Lô đã cảm tạ Đức Chúa Trời về nhiều điều. Ông cảm

tạ Ngài về mọi ngƣời đã tiếp nhận ông là một ngƣời rao giảng, cảm tạ Đức Chúa

Trời về những ngƣời đồng lao của ông. Ông đã cảm tạ Chúa về ông đã nói tiếng lạ.

Ông đặc biệt cảm tạ Đức Chúa Trời về... Đấng trong Đấng Christ đã luôn luôn dẫn

chúng ta vào sự đắc thắng và qua chúng ta Ngài rải mùi thơm và lập chứng cớ về

sự nhận biết Ngài ra khắp mọi nơi (IICo 2Cr 2:14).

Nhƣng nhƣ chúng ta nhìn thấy trong 9:15, điều mà Phao Lô tạ ơn Đức Chúa Trời

nhiều nhất, ngoài Đấng Christ chính là ân điển. Tại sao nhƣ vậy? Vì Phao Lô biết

rằng chính bởi ân điển Đức Chúa Trời mà chúng ta nhận lãnh đƣợc mọi điều tốt

lành mà Ngài đã chọn ban xuống cho chúng ta.

Bạn và tôi có đủ mọi điều để cảm tạ Đức Chúa Trời trong cuộc đời này. Nan đề là

chúng ta thƣờng có thói quen xấu coi mọi sự âý nhƣ điều hẳn nhiên, lý do chúng ta

làm nhƣ vậy là vì chúng ta không bao giờ không có chúng. Vì chúng ta quá quen

với việc có nhiều nƣớc sạch để dùng, thức ăn ngon lành, quần áo đẹp và những căn

nhà tiện nghi, phƣơng tiện chuyên chở thuận tiện, ngành giáo dục tuyệt hảo, sự tự

do, an toàn, yên ninh và còn thêm, thêm nhiều điều nữa, chúng ta quên mất có

hàng triệt ngƣời trên khắp thế giới không hƣởng đƣợc những phƣớc hạnh kỳ diệu

này. Đó là lý do tại sao nếu chúng ta muốn mình có một thái độ biết ơn, chúng ta

phải làm điều ấy một cách có mục đích. Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta bằng cách

dạy dỗ và nhắc nhở chúng ta, nhƣng chúng ta cũng cần phát huy những thói quen

mới.

Linh của Ân điển và Nài xin

Gánh nặng lời Đức Giêhôva phán về Ysơraên (điều cần phải đƣợc nhấc lên). Đức

Giêhôva là Đấng giƣơng các từng trời, lập nền của đất, và tạo thần trong mình

ngƣời ta, có phán nhƣ vầy: Nầy, ta sẽ khiến Giêrusalem làm chén xây xẩm cho mọi

dân chung quanh, và khi Giêrusalem bị vây, tai nạn sẽ cũng kịp đến Giuđa. Xảy ra

trong ngày đó, ta sẽ khiến Giêrusalem laàm hòn đá nặng cho các dân tộc. Phàm

những kẻ mang nó sẽ bị thƣơng nặng, và mọi nƣớc trên đất sẽ nhóm lại nghịch

cùng nó.

Trong ngày đó, Đức Giêhôva sẽ làm Đấng bảo hộ của dân cƣ Giêrusalem và trong

ngày đó kẻ rất yếu trong chúng nó sẽ nhƣ Đavít, nhà Đavít sẽ nhƣ Đức Chúa Trời,

sẽ nhƣ thiên sứ của Đức Giêhôva ở trƣớc mặt chúng nó. Xảy ra trong ngày đó ta sẽ

tìm cách hủy diệt hết thảy những nƣớc nào đến đánh Giêrusalem. Ta sẽ đổ thần của

ơn phƣớc và của sự nài xin ra trên nhà Đavít, và trên dân cƣ Giêrusalem, chúng nó

sẽ nhìn xem ta là Đấng chúng nó đã đâm, và chúng nó sẽ thƣơng khóc, nhƣ là

thƣơng khóc con trai một, sẽ ở trong sự cay đắng nhƣ khi ngƣời ta ở sự cay đắng vì

cớ con đầu lòng.

Trong đoạn văn này Đức Chúa Trời phán với dân sự Ngài rằng Ngài sắp hủy diệt

tất cả mọi kẻ thù nghịch của họ và ban cho họ một đắc thắng lớn lao bằng cách

tuôn đổ trên họ Linh ân điển và cầu xin của Ngài (hay là ơn huệ không đáng nhận

đƣợc).

Không có cách nào để sống trong sự đắc thắng nếu không hiểu rõ về Linh của ân

điển và nài xin. Hai từ ngữ này, ân điển và nài xin, cùng đi với nhau vì Linh nài xin

là linh của sự cầu nguyện, của việc xin Đức Chúa Trời về những gì chúng ta cần

hơn là cố gắng tự sức mình làm cho điều đó xảy ra.

Vì vậy những gì Đức Chúa Trời phán với chúng ta ở đây là “khi Thần nài xin đến

trên các ngƣơi và ngƣơi bắt đầu cầu nguyện trong đức tin, thì bấy giờ Thần ân điển

của Ta sẽ đến tuôn đổ, tràn ngập trong cuộc đời của con. Qua ống dẫn của sự cầu

nguyện đó Ta sẽ, bởi quyền năng Ta, hoàn thành trong cuộc đời con những gì cần

phải đƣợc làm xong những điều mà các ngƣơi không thể tự làm một mình”.

Những ngƣời trong thời Cựu Ƣớc không bao giờ có đặc ân này. Họ phải làm việc,

tranh chiến và cố gắng, căng thẳng vì cớhọ đã sống dƣới luật pháp. Luật lệ là nếu

một ngƣời vi phạm một phần nào trong luật pháp, thì ngƣời ấy phạm cả luật pháp.

Đó là lý do tại sao sứ điệp về ân điển là một tin tức tốt lành nhƣ vậy. Đó là sứ điệp

của quyền năng Đức Chúa Trời đến với chúng ta, ban cho không chỉ phải tin mà

thôi. Bạn có hiểu rằng bạn và tôi không cần phải tuyệt hảo để đƣợc Đức Chúa Trời

giúp đỡ chúng ta không? Chúng ta không phải làm hết mọi sự thật đúng mỗi ngày

trong cuộc đời chúng ta trƣớc khi đƣợc Đức Chúa Trời can thiệp vì cớ chúng ta.

Tất cả những gì chúng ta phải làm là cầu xin Ngài, sau đó hãy có đức tin về những

gì chúng ta đã xin, rồi Ngài sẽ làm - mặc dù chúng ta còn xa sự toàn hảo lắm.

Những gì chúng ta phải làm để nhận đƣợc sự giúp đỡ chúng ta có cần là đến trƣớc

ngôi ân điển của Ngài một cách không sợ hãi, tin quyết và dạn dĩ.

Ngôi Ân điển của Đức Chúa Trời

Vì chúng ta không có một Thầy Tế Lễ Thƣợng Phẩm chẳng có thể hiểu và cảm

thông chia sẻ cùng một cảm xúc với những sự yếu đuối và những tật bệnh, chịu

dƣới những sự tấn công của sự cám dỗ, nhƣng có một Thầy Tế lễ cũng bị thử thách

trong mọi việc nhƣ chúng ta nhƣng không hề phạm tội.

Vậy chúng ta chớ sợ hãi nhƣng hãy xác quyết và dạn dĩ đến gần ngôi ân điển (là

ngôi ơn huệ của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta là những tội nhân, để chúng ta

có thể tìm đƣợc sự thƣơng xót (cho những thất bại của chúng ta) và tìm đƣợc ân

điển để giúp chúng ta trong mỗi nhu cầu (sự giúp đỡ phù hợp và đúng lúc, đến

ngay khi chúng ta cần) .

HeDt 4:15, 16

Thật tuyệt diệu thay khi bạn và tôi không phải sống dƣới luật pháp không phải,

luôn luôn tranh chiến, cố gắng, nỗ lực hết sức để đạt sự toàn hảo và giữ vững điều

đó nếu không đƣợc chúng ta không thể nào cảm thấy đƣợc đảm bảo là Đức Chúa

Trời sẽ nghe những lời cầu nguyện của chúng ta và rộng lƣợng nhân từ với chúng

ta. Chúng ta có thể đến ngôi ân điển của Đức Chúa Trời cách không sợ hãi mà đầy

lòng tin quyết và dạn dĩ, điều này thật lạ lùng phải không bạn? (Và ngôi ơn huệ của

Đức Chúa Trời cho kẻ không xứng đáng là chúng ta) và nhận lãnh sự thƣơng xót

và ân điển cứu giúp trong giờ có cần của chúng ta.

Tôi đã sẵn sàng bƣớc vào đặc ân đặc biệt đó rất nhiều lần.

Có rất nhiều điều Đức Chúa Trời đã làm khiến thay đổi đời tôi một cách lớn lao.

Một trong những điều đó là Ngài báp tem tôi trong Đức Thánh Linh. Sau đó, Ngài

ban cho tôi một sự mặc khải nhiều câu Kinh Thánh về việc cầu xin và nhận lãnh

mà tôi đã thảo luận trong chƣơng II của quyển sách này mà tôi đề cập đến cách

ngắn gọn.

Cầu Xin Đức Chúa Trời

Những điều chiến đấu tranh cạnh (xung đột cãi cọ) trong anh em có gốc tích từ

đâu? Há chẳng phải chúng dấy lên từ những ƣớc muốn xác thịt của anh em hằng

tranh chiến luôn trong chi thể của anh em sao?

Anh em ghen tuông và tham muốn (những ngƣời khác có) và những ƣớc muốn của

anh em không thành đƣợc, vì vậy, anh em trở thành những kẻ giết ngƣời (ghen

ghét là giết ngƣời theo nhƣ tấm lòng của anh em) anh em bị nung đốt bởi sự ghen tị

và nóng giận mà chẳng nhận đƣợc điều gì (sự thỏa mãn, vui lòng và hạnh phúc mà

anh em tìm kiếm) vì vậy anh em chiến đấu và tranh cạnh. Anh em chẳng đƣợc gì vì

không cầu xin.

Gia Gc 4:1, 2

Điều gì làm cho chúng ta khốn khổ và không hạnh phúc? Tại sao chúng ta bị tuyệt

vọng? Tại sao chúng ta không thể hòa thuận đƣợc với nhau? Tại sao chúng ta luôn

tức giận và ở trong sự sôi sục thƣờng xuyên? Tại sao chúng ta không bƣớc đi trong

sự vui mừng và bình an? Câu trả lời rất rõ ràng. Đó là vì cuộc đời của chúng ta

không hoàn toàn đầu phục và chịu kiểm soát bởi Thánh Linh của ân điển và nài

xin.

Chúng ta đều biết rõ rằng chúng ta có thể đƣợc tái sanh và đƣợc báp tem bởi Đức

Thánh Linh mà vẫn hoàn toàn bị khốn khổ. Nhƣ chúng ta đã thấy, cả sự cứu rỗi lẫn

việc báp tem trong Đức Thánh Linh cũng không bảo đảm cho sự đắc thắng. Có

những điều khác mà chúng ta phải học và áp dụng trong đời sống của chúng ta nếu

chúng ta muốn sống cách đắc thắng. Một trong những điều quan trọng nhất là việc

hoàn toàn nƣơng dựa nơi Chúa.

Sự mặc khải lớn lao mà tôi đã nhận đƣợc từ khúc sách này trong Gia cơ là sự kiện

không những tôi đã không cầu xin Chúa về những gì tôi cần trong đời sống, nhƣng

cả mối liên hệ của tôi với Ngài đều dựa trên công việc. Tôi đã phải học đến với

Ngài nhƣ là một đứa trẻ, phó nộp chính mình hoàn toàn nơi Ngài trong sự nƣơng

cậy hoàn toàn thay vì cố gắng độc lập và tự mình xoay sở.

Một khi tôi đã nhận đƣợc sự mặc khải về việc phó nộp chính mình nơi Chúa và cầu

hỏi Ngài về những gì tôi cần, tôi bắt đầu cầu xin về mọi điều mà tôi có thể đặt lƣỡi

mình vào. Thay vì tranh chiến và nỗ lực hết sức, tôi trao phó và cầu xin. Chẳng có

điều chi quá lớn hoặc quá nhỏ để tôi trao phó cho Chúa và xin Ngài giải quyết

giùm tôi.

Nếu chồng tôi - ông Dave muốn xem một trận đá banh trên truyền hình còn mấy

đứa trẻ và tôi muốn xem phim thì thay vì bắt đầu gây gỗ, tôi sẽ đi vào trong phòng

bên cạnh và cầu nguyện: “Lạy Chúa, nếu Ngài muốn chúng con xem phim này

cùng cả gia đình thì xin Ngài thay đổi tấm lòng của Dave?”. Tôi đã tin cậy Đức

Chúa Trời để thay đổi tấm lòng của Dave nếu điều đó không đúng trong mắt Ngài.

Nếu không, thì tôi cũng sẵn lòng để chấp nhận.

Kinh Thánh hứa với chúng ta rằng bất cứ điều gì chúng ta cố gắng hoàn tất bởi sức

lực của riêng mình, thì chính Đức Chúa Trời sẽ không cho phép điều đó thành

công. Ngài sẽ cản trở chúng ta hoặc chống nghịch chúng ta - cho đến chừng nào

chúng ta đầu hàng, tự hạ mình xuống và đến với Ngài nói rằng: “Lạy Cha, con

không thể làm gì cho hoàn cảnh này đƣợc, nếu Ngài muốn mọi việc hoàn tất.

Chính Ngài phải làm điều đó”.

Đó là lý do tại sao tôi nói chúng ta phải hoàn toàn nƣơng cậy nơi Chúa, chứ không

phải chỉ sử dụng việc “giao phó và cầu hỏi” nhƣ là một hình thức khác để lôi kéo

để nhận đƣợc những gì chúng ta muốn từ Đức Chúa Trời hoặc từ ngƣời khác. Cách

kiểm soát khéo nhƣ vậy - giống nhƣ bất cứ việc làm nào khác, chỉ sản sinh ra thất

vọng mà thôi. Con đƣờng duy nhất để tìm đƣợc sự bình an và vui mừng thật trong

đời là bằng cách thật sự trao phó tất cả mọi lo toan của chúng ta lên cho Chúa, cầu

xin Ngài hành động mọi việc tùy theo ý Ngài thấy là tốt nhất - rồi sau đó tin cậy

Ngài sẽ làm nhƣ vậy. Hãy xin Chúa về những gì bạn ao ƣớc, nhƣng hãy tin cậy

Ngài ban cho bạn điều tốt nhất trong mọi điều bạn trình dâng.

Sự Ban Cho Đức Thánh Linh

(

Tặng Phẩm)

Linh ân điển và nài xin là Đức Thánh Linh, chính Ngài là một tặng phẩm từ Đức

Chúa Trời mà chúng ta nhận đƣợc đơn giản bởi sự cầu xin trong đức tin và tin cậy.

Vậy, Ta nói cùng các ngƣơi, hãy xin và tiếp tục cầu xin thì sẽ đƣợc ban cho ngƣơi,

hãy tìm kiếm và tiếp tục tìm kiếm thì ngƣơi sẽ gặp đƣợc, hãy gõ cửa và tiếp tục gõ

cửa thì cánh cửa sẽ mở ra cho các ngƣơi.

Vì hễ ai xin và tiếp tục xin thì nhận lãnh, đi tìm và tiếp tục tìm thì sẽ gặp và ai gõ

cửa và tiếp tục gõ cửa thì cửa sẽ mở ra.

Trong các ngƣơi có ai làm cha, khi con mình xin một ổ bánh mà cho đá chăng?

Hay khi con mình xin một quả trứng mà cho một con bò cạp chăng?

Vậy nếu các ngƣơi vốn là xấu, mà biết cho con cái mình những điều tốt thay huống

chi Cha các ngƣơi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho kẻ nào xin và tiếp

tục xin Ngài!

LuLc 11:9-13

Đoạn Kinh Thánh này cũng tƣơng tự nhƣ Mat Mt 7:7-11.

Hãy tiếp tục xin và sẽ đƣợc ban cho ngƣơi, hãy tiếp tục tìm và các ngƣơi sẽ gặp,

hãy tiếp tục gõ (một cách cung kính và (cánh cửa) sẽ đƣợc mở cho ngƣơi.

Vì hễ ai tiếp tục xin thì nhận đƣợc, ai tiếp tục tìm kiếm thì sẽ gặp, và kẻ nào tiếp

tục gõ (cánh cửa) sẽ đƣợc mở cho.

Có ai trong các ngƣơi làm cha, khi con mình xin ổ bánh mà đƣa cho nó đá chăng?

Vậy nếu các ngƣơi vốn là xấu mà biết cho con cái mình những món quà tốt và lợi

ích thì cha các ngƣơi ở trên trời (đấng trọn vẹn) lại chẳng ban những điều tốt đẹp

và ích lợi cho những kẻ tiếp tục cầu xin Ngài còn nhiều hơn biết bao!

Cả hai đoạn Kinh Thánh đều bảo chúng ta hãy tiếp tục cầu xin, tìm kiếm và gõ cửa

một cách liên tục, ngày này qua ngày kia, bảy ngày 1 tuần, 52 tuần/nn để chúng ta

có thể tiếp tục nhận lãnh những gì chúng ta có cần.

Bao nhiêu lần chúng ta đã thức suốt đêm để vật lộn với những nan đề của chúng ta,

mất ngủ vì cớ chúng thay vì đơn sơ phó thác mọi lo toan của chúng ta nơi Chúa và

xin Ngài đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta - sau đó tin cậy Ngài làm điều đó.

Hãy nhớ Gia Gc 4:2: Các ngƣơi chẳng có, vì các ngƣơi không cầu xin. Nhƣng cũng

hãy xem GiGa 16:24... hãy xin, và các ngƣơi sẽ nhận đƣợc để cho sự vui mừng của

các ngƣơi đƣợc đầy dẫy.

Chúng ta thƣờng cố gắng đƣợc lành bệnh mà không cầu xin Chúa chữa lành bao

nhiêu lần rồi? Chúng ta thƣờng cố gắng đƣợc thịnh vƣợng mà không cầu xin Đức

Chúa Trời ban sự thịnh vƣợng bao nhiêu lần rồi? Và chúng ta thƣờng cố gắng giải

quyết những nan đề riêng của mình mà không cầu xin Đức Chúa Trời giải quyết

giùm chúng ta bao nhiêu lần rồi?

Lỗi lầm của chúng ta là thất bại trong việc xin, tìm và gõ cửa, thất bại trong việc

tin cậy Đức Chúa Trời, là Cha thiên thƣợng yêu thƣơng của chúng ta, Đấng ban

cho chúng ta tất cả mọi điều tốt mà chúng ta đã cầu xin Ngài.

Đó là sứ điệp cơ bản của những sứ điệp này. Tuy nhiên, có một sự khác biệt quan

trọng ở trong những sứ điệp đó. Trong Mat Mt 7:11 tác giả ghi lại Chúa Jêsus hỏi

rằng: “Nếu các ngƣơi vốn là xấu còn biết cho con cái mình những món quà tốt đẹp

thay, huống chi cha các ngƣơi ở trên trời sẽ chẳng ban những món quà tốt đẹp cho

những ngƣời xin Ngài sao?

Chúng ta thƣờng dùng câu Kinh Thánh này làm nền tảng để nhận lãnh phép báp

tem của Đức Thánh Linh, điều đó cũng đƣợc. Nhƣng tôi nghĩ còn nhiều điều hơn

nữa. Hãy lƣu ý cả hai đoạn văn đều nói rằng nếu chúng ta là ngƣời xấu còn biết

làm cách nào để ban phƣớc cho con cái mình bằng những món quà tốt đẹp thì

huống chi Cha thiên thƣợng của chúng ta là Đấng trọn vẹn lại chẳng sẵn lòng ban

phƣớc cho những con cái Ngài với những điều tốt đẹp sao. Điều quan trọng nhất

trong những điều tốt đẹp mà Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta là chính Đức

Thánh Linh của Ngài.

Món quà của Đức Chúa Trời, Linh ân điển, là Đấng đem mọi món quà tốt đẹp khác

đến trong cuộc đời chúng ta. Đó chính là lý do Thánh Linh đƣợc ban cho chúng ta,

nhằm đem đến trong cuộc đời chúng ta mọi điều chúng ta có cần.

Chính sự mặc khải này đã có một ảnh hƣởng lớn lao trên cuộc đời tôi. Cho đến lúc

ấy tôi vẫn đang cố gắng khổ sở để làm mọi việc xảy ra và để đáp ứng những nhƣ

cầu của mình. Nhƣng sau đó mọi sự trở nên thật đơn giản: “Nếu tôi có cần một

điều gì đó, tất cả việc tôi phải làm là cầu xin”

Vậy nên nếu bây giờ tôi cần sự giúp đỡ, tôi cầu xin. Thay vì để hết cả thì giờ, sức

lực và nỗ lực cố gắng để giải quyết những nan đề của mình trong sự hiểu biết và tri

thức hạn hẹp của mình, thì tôi đơn sơ cầu xin Chúa chăm lo mọi điều đó, tin cậy

Ngài sẽ hành động theo cách tốt nhất tùy theo ý muốn và sự khôn ngoan thiên

thƣợng của Ngài.

Điều mà tôi đã nhận thức ra đó là Đức Thánh Linh có một chức vụ - ngày nay. Đó

là điều Chúa Jesus đã có ý nói đến khi Ngài bảo với các môn đồ của Ngài. Ta đi là

ích lợi hơn cho các ngƣơi, nếu Ngài lìa khỏi họ, thì bấy giờ Đức Thánh Linh, là

Đấng Yên Ủi, là Món Quà của Đức Chúa Trời sẽ đến với họ, sẽ ở với họ và ở trong

họ.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn xem trong giây lát Món Quà kỳ diệu này đƣợc gọi là

Đức Thánh Linh.

Đức Thánh Linh là một Thân Vị

Ta sẽ cầu xin Cha và Ngài sẽ ban cho các ngƣơi một Đấng Yên Ủi khác (Đấng

Mƣu luận, Đấng Giúp Đỡ, Đấng Cầu Thay, Đấng biện hộ, Đấng làm cho Mạnh

Sức, Đấng đứng bên cạnh) để Ngài có thể ở lại với các ngƣơi mãi mãi.

Linh lẽ Thật, Đấng mà thế gian không thể nhận lãnh đƣợc (tiếp đón, rƣớc vào lòng)

vì thế gian không thấy Ngài hoặc biết rõ và nhận ra Ngài. Nhƣng còn các ngƣơi

biết rõ và nhận ra Ngài vì Ngài sống với các ngƣơi luôn luôn và sẽ ở trong các

ngƣơi.

GiGa 14:16, 17

Trƣớc khi Đức Chúa Trời ban cho tôi sự mặc khải này. Tôi đã thật sự hiểu rằng

Đức Thánh Linh là một Thân Vị. Dĩ nhiên, tôi đã biết rõ rằng Đức Thánh Linh

thƣờng đƣợc gọi là Ngôi thứ Ba trong Ba Ngôi, nhƣng tôi luôn thắc mắc đến

Thánh Linh nhƣ là “điều đó”. Tôi sẽ hỏi ngƣời ta “Bạn đã nhận đƣợc điều đó

chƣa”. Nhƣng tôi sung sƣớng để nói với bạn rằng Đức Thánh Linh còn nhiều hơn

thế nữa.

Đức Thánh Linh là một món quà từ Đức Chúa Trời đƣợc ban xuống trên chúng ta

bởi ân điển của Ngài, đƣợc thỉnh cầu bởi chúng ta qua lời cầu nguyện và chúng ta

nhận lãnh đƣợc Ngài qua ống dẫn của đức tin. Vai trò nhiều mặt của Ngài là Đấng

Yên Ủi, Đấng Khải Đạo, Đấng Cứu Giúp, Đấng Cầu Thay, Đấng Biện Hộ, Đấng

Ban Sức Mạnh và Đấng Đứng Bên Cạnh có thể tóm tắt là mục đích của Ngài là

đến ngay trong cuộc đời của chúng ta và giải quyết mọi điều vì cớ sự vinh hiển của

Đức Chúa Trời.

Nếu bạn không biết nhiều về Thân Vị của Đức Thánh Linh, tôi khích lệ bạn hãy

bắt đầu học hỏi và tìm cho ra tất cả mọi điều bạn có thể về Ngài. Ví Đức Thánh

Linh ở bên trong bạn, với bạn, chung quanh bạn, khắp trên ngƣời bạn. Ngài muốn

tham dự một cách cá nhân vào cuộc đời bạn. Ngài đƣợc ban cho bạn để hoàn tất

một chuỗi những công trình ở trong bạn, qua bạn và cho bạn.

Đức Thánh Linh là Đấng làm Nên Thánh

Nếu tôi đã lấy lòng thật dạn dĩ mà viết thơ nói điều này điều kia với anh em, a61y

là để nhắc lại cho anh em nhớ, bởi vì ân điển của Đức Chúa Trời đã đƣợc ban cho

tôi.

Để tôi phải là ngƣời hầu việc của Chúa Jêsus Christ cho dân ngoại bang, rao giảng

tin lành của Đức Chúa Trời, để cho việc dâng dân ngoại lên làm của tế lễ đƣợc đẹp

lòng Chúa và đƣợc nên thánh bởi Đức Thánh Linh.

RoRm 15:15, 16

Trong bản dịch King James về câu GiGa 14:2 Chúa Jêsus phán với các môn đồ của

Ngài “Ta đi sắm sẵn cho các ngƣơi một chỗ”. Sau đó cùng trong đoạn ấy Ngài

phán rằng Ngài sẽ cầu xin Cha ban cho họ một Đấng Yên Ủi khác để ở với họ luôn

luôn. Đấng Yên Ủi đó, dĩ nhiên chính là Đức Thánh Linh.

Vì Chúa Jêsus đã đi để sắm sẵn một chỗ cho chúng ta. Tôi tin rằng Ngài sai Đức

Thánh Linh để chuẩn bị chúng ta sẵn sàng cho nơi đó.

Đức Thánh Linh là Đấng làm Nên Thánh, tác nhân của sự thánh hóa trong cuộc đời

chúng ta. Nếu bạn nghiên cứu chủ đề về sự thánh khiết, bạn sẽ học biết rằng không

có việc một ngƣời đƣợc trở nên thánh sạch trong đời sống mình mà không có sự

tham dự lớn lao với Đức Thánh Linh trong đời sống ngƣời ấy. Tại sao vậy? Vì Đức

Thánh Linh là quyền năng của Đức Chúa Trời đƣợc ban cho chúng ta để hành

động trong chúng ta, qua chúng ta và cho chúng ta những gì mà chúng ta không

bao giờ có thể tự mình làm đƣợc.

Trƣớc khi tôi đƣợc sự mặc khải, tôi không bao giờ tƣơng giao nhiều với Đức

Thánh Linh. Bây giờ tôi tin chắc chắn rằng chúng ta phải cầu xin với Cha trong

danh của Chúa Jêsus nhƣng tôi cũng tin rằng chúng ta cần tƣơng giao với Đức

Thánh Linh cùng với Cha và Con. Chính qua sự tƣơng giao của tôi với Ngài mà tôi

hiểu đƣợc vai trò của Đức Thánh Linh là Đấng Cứu Giúp.

Đức Thánh Linh là Đấng Cứu Giúp

Chúng ta đã nhìn thấy từ ngữ Đấng Yên Ủi đƣợc dùng để chỉ về Đức Thánh Linh

có thể đƣợc dịch bằng nhiều cách theo nhiều vai trò hay chức năng khác nhau mà

Ngài đóng vai trong đời sống của tín đồ. Một trong những vai trò này là Đấng Cứu

Giúp.

Tôi chƣa bao giờ nghĩ rằng Đức Thánh Linh, Ngôi Thứ Ba trong Ba Ngôi, là Đấng

Giúp Đỡ của riêng mình. Tôi có thể bảo đảm với bạn rằng tôi là một phụ nữ cần rất

nhiều sự giúp đỡ, nhƣng bạn có nghĩ là tôi đã cầu xin điều đó không? Không, nhƣ

tôi đã lập đi lập lại nhiều lần, tất cả những gì tôi đã làm chỉ là gắng sức. Vì cớ lòng

kiêu hãnh, bƣớng bỉnh và quyết chí của tôi muốn tự mình làm mọi điều. Tôi không

chịu hạ mình xuống để xin Chúa giúp đỡ mình. Tôi đã không biết làm thế nào để

xin sự giúp đỡ từ Đức Chúa Trời, đặc biệt là trong những việc đơn giản xảy ra

trong đời thƣờng. Những việc nhƣ là cuốn tóc hay chuẩn bị nhà cửa để đón bạn bè.

Tôi tƣởng rằng những tín đồ chúng ta chỉ có thể kêu cầu Chúa xin Ngài giúp đỡ khi

nào chúng ta bị rơi vào một hoàn cảnh thật quá sức chúng ta. Tôi tƣởng rằng Cha

Thiên Thƣợng của chúng ta chỉ quan tâm và can dự vào cuộc đời chúng ta khi

chúng ta đối diện những nan đề to lớn trầm trọng phù hợp với phạm trù thiên

thƣợng của Ngài.

Tôi không thể kể hết cho bạn điều này đã làm thay đổi mối quan hệ cá nhân giữa

tôi với Chúa nhƣ thể nào khi tôi bắt đầu khám phá và hiểu rằng Đức Chúa Trời có

quan tâm và chú ý đến từng việc nhỏ, chi tiết từng phút của cuộc đời tôi. Tôi không

thể mô tả sự sững sờ khi tôi học đƣợc rằng Ngài muốn giúp đỡ tôi trong mọi điều

trong cuộc sống mà mỗi khi tôi nản lòng tuyệt vọng đó là vì tôi không cầu xin sự

giúp đỡ của Ngài.

Tất cả chúng ta đều biết rằng có những lúc sẽ có những ngƣời cầu thay cầu nguyện

cho chúng ta và xin Chúa can thiệp vào hoàn cảnh của chúng ta vì chúng ta không

thể hoặc không biết đủ để cầu xin cho chính mình. Nhƣng phải đến lúc chúng ta

phải chịu trách nhiệm về đời sống mình. Tại sao Đức Chúa Trời không cứu giúp

chúng ta khi Ngài nhìn thấy chúng ta cần. Vì Đức Thánh Linh là một ngƣời lịch sự,

Ngài sẽ không xen vào những công việc riêng tƣ của chúng ta khi không có lời

mời. Ngài không đạp đổ cánh cửa xuống nhƣng thay vào đó, Ngài chờ đợi chúng ta

mời Ngài bƣớc vào và nắm quyền tể trị.

Vì vậy Chúa đã phải dạy tôi rằng Ngài muốn giúp đỡ tôi ngay cả trong những công

việc thƣờng ngày nhƣ là chải tóc quăn theo cách mà tôi muốn.

Một lần kia, trƣớc khi vào dạy một lớp học Kinh Thánh, tôi rất bực bội vì không

chải tóc theo nếp quăn mà tôi muốn đƣợc đến nỗi tôi sắp sửa tự đánh vào đầu mình

bằng cái lƣợc chải tóc. Tôi muốn nói rằng tôi nổi giận lắm!

Bạn có biết rằng Satan vô cùng yêu thích những việc đại loại nhƣ vậy không? Bạn

có biết rằng ma quỷ rất hài lòng khi nhìn thấy một phụ nữ đã lớn tuổi mà tự đánh

đập vào đầu mình với cây lƣợc vì bà ấy không thể chải tóc quăn theo ý mình muốn

không? Bạn có biết là kẻ thù chỉ rất khoái trá khi tìm thấy một cơ đốc nhân quá

bƣớng bỉnh và tự tôn không muốn xin Chúa can dự và giúp đỡ mình không?

Trong sự ngu dốt và kiêu hãnh của tôi, tôi đã rơi vào ngay đôi tay của ma quỷ.

Nhƣng ngày hôm ấy, Đức Chúa Trời đã quyết định rằng Ngài sẽ làm cho tôi hiểu

đƣợc điều Ngài muốn chỉ cho tôi. Vì vậy sau khi làm mọi cách rồi, cuối cùng tôi

chịu thua và cầu nguyện trong sự tuyệt vọng: “Chúa ơi, Ngài nói rằng chúng con

không có vì chúng ta không cầu xin, nên bây giờ con cầu xin Ngài giúp đỡ con để

chải gọn mái tóc quăn này. Trong danh Chúa Jêsus, mái tóc này hãy quăn theo

đúng vị trí của nó. Amen!”.

Sau đó tôi thử làm một lần nữa. Cũng cùng cây lƣợc sắt để cuốn tóc, cũng cùng lọn

tóc đó, cùng một động tác. Tôi đặt lọn tóc trở lại trong chiếc lƣợc cuốn, ép nó vào,

uốn lƣợn và thả ra - lọn tóc nằm gọn theo nếp quăn!

Bây giờ bạn có thể suy nghĩ rằng câu chuyện này cũng hơi kỳ cục, nhƣng nó mang

một ý nghĩa. Có những lúc trong cuộc đời, chúng ta đi đến một chỗ mà chúng ta

nhận ra rằng nếu Đức Chúa Trời không can dự trực tiếp vào cảnh ngộ của chúng ta

thì chẳng điều gì có thể xảy ra đƣợc. Bạn có thể không bao giờ bị rơi vào trƣờng

hợp muốn đánh vào đầu mình bằng một cách lƣợc sắt (tôi hy vọng là không!).

Nhƣng bạn có thể rơi vào chỗ muốn làm điều gì điên rồ hơn - hoặc là nguy hiểm

hơn! Bạn có thể rơi vào đống đá lởm chởm trƣớc khi bạn chịu bỏ sự kiêu hãnh và

nỗi tức giận và sự bƣớng bỉnh của bạn và xin Chúa can thiệp vào cuộc đời mình.

Câu chuyện về tóc này của tôi chỉ minh họa cho thấy tôi đã tuyệt vọng đến mức

nào lúc bấy giờ trong cuộc đời tôi vì tôi không thể làm cho bất cứ điều gì chạy

đƣợc cho dù tôi cố gắng hết sức đến đâu. Cho dù tôi công bố trong đức tin nhiều

bao nhiêu cũng không làm thay đổi đƣợc gì, tôi không thể thay đổi chồng tôi, hoặc

con cái tôi hoặc ngay cả chính mình. Qua từng trải nhỏ bé đơn sơ đó với mái tóc

của mình, tôi đã học đƣợc rằng hy vọng duy nhất của tôi để có đƣợc tiến bộ nào

trong cả cuộc đời tôi là bởi việc xin Chúa giúp đỡ mình. Đó là khi tôi bắt đầu nhận

biết sự hiện diện của Đức Thánh Linh ở trong tôi và với tôi với tƣ cách là Ngƣời

Bạn, là Đấng Mƣu Luận, Giúp Đỡ, Cầu Thay và Biên Hộ của tôi là Đấng làm

Mạnh SỨc và Đấng Đứng Bên Cạnh Tôi.

Đức Thánh Linh là Đấng làm Mạnh Sức

và Đấng Đứng Bên Cạnh

Chữ cuối cùng có một ý nghĩa sự ứng dụng đặc biệt cho chúng ta trong thời đại

phản lực hiện đại này. Tất cả chúng ta đều biết những hành khách đi máy bay mà

phải đi theo vé “đứng chờ” có nghĩa là họ đứng cạnh bên qyầy vé chờ để bƣớc tới

nhận mua để đi trong chuyến bay nào có sẵn. Đức Chúa Trời đã dùng khung cảnh

này để dạy dỗ tôi về Đức Thánh Linh là Đấng Đứng Bên Cạnh - luôn luôn chờ đợi

cơ hội đầu tiên có sẵn để nhảy vào và đem đến cho chúng ta sự giúp đỡ và sức lực

mà chúng ta cần. Đó là lý do tại sao Ngài đƣợc gọi là Đấng Giúp Đỡ, Đấng làm

Mạnh Sức.

Tôi đã học một trong số những lời cầu nguyện thuộc linh nhất mà chúng ta có thể

xin chỉ gồm có hai chữ: “Giúp con!” Tôi không thể nói cho bạn biết tôi có bao

nhiêu lần trong một tuần tôi đã dừng lại và la khóc lên với Chúa “Chúa ơi, xin giúp

con, ban sức lực cho con. Con biết Ngài đang ở đây vì Kinh Thánh hứa rằng Ngài

luôn đứng bên cạnh con để giúp con và làm cho con mạnh sức trong mỗi hoàn

cảnh trong cuộc đời”.

Nếu chúng ta muốn có sự đắc thắng thật sự, nếu chúng ta muốn vui hƣởng đời

sống phong phú mà Đấng Christ đã chịu chết để ban cho chúng ta thì bạn và tôi

phải học đƣợc lẽ thật đơn giản của Kinh Thánh rằng chúng ta không có vì chúng ta

chẳng cầu xin. Chừng nào chúng ta còn cứ cố gắng làm mọi việc theo đƣờng lối

riêng của mình và bằng sức riêng của mình, thì chúng ta không những tự làm cho

mình tuyệt vọng, chúng ta còn làm buồn Linh ân điển. Vì phần mấu chốt của chức

vụ Ngài là giúp đỡ và làm mạnh mẽ những ai đang hầu việc Chúa. Ngài đƣợc sai

đến để đem ân điển cho chúng ta.

Tôi đƣợc thuyết phục rằng phần lớn những nỗi tuyệt vọng trong đời sống đến từ

việc chúng ta không nhận lãnh sự giúp đỡ và sức mạnh mà Đức Thánh Linh

thƣờng xuyên đƣa ra ban đến với chúng ta. Càng ngày tôi càng học tập tránh sự

tuyệt vọng bằng cách phó mình sẵn sàng cho Nguồn giúp đỡ và sức lực hằng luôn

hiện diện ấy.

Có những lúc khi tôi giảng và dạy hết ngày này qua ngày khác, đêm này qua đêm

nọ, tôi bị mỏi mệt quá tôi phải cầu nguyện “Lạy Chúa, xin giúp con. Con cần sức

lực của Ngài”. Đã từng có lúc tôi hƣớng dẫn bảy buổi trong bốn ngày. Thƣờng tôi

bị quá mệt mỏi đến nổi tôi phải tự nhắc nhở rằng sự giúp đỡ tôi đến từ Chúa và kêu

la với Ngài, xƣng nhận lời hứa của Ngài rằng những ai trông đợi Đức Giêhôva sẽ

đƣợc làm mới lại sức lực của mình (Thi Tv 121:2; EsIs 40:31). Trong những giây

phút nhƣ vậy, tôi luôn luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ và sức lực cần có để làm trọn

công việc mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho tôi làm.

Nhƣng đứng bên cạnh và chu cấp sự giúp đỡ và sức mạnh chỉ là một trong số

những vai trò và chức năng của Đức Thánh Linh. Một vai trò khác nữa là Ngài là

Thầy Giáo, Đấng Hƣớng Dẫn hay là Mƣu luận (Tƣ Vấn).

Đức Thánh Linh là Đấng Mƣu Luận

(

Tƣ Vấn -

Khải Đạo)

Nhƣng Đấng Yên Ủi (Đấng Mƣu Luận, Giúp Đỡ, Cầu Thay, Biện Hộ, Làm Cho

Mạnh Sức, Đứng Bên Cạnh) là Đức Thánh Linh của Cha sai xuống trong Danh Ta

(trong chỗ của Ta, đại diện cho Ta và hành động thay Ta) Ngài sẽ dạy dỗ các ngƣơi

mọi sự. Ngài sẽ khiến các ngƣơi nhớ lại (nhắc nhở trong trí) mọi sự mà Ta đã phán

cùng các ngƣơi.

GiGa 14:26.

Chúng ta thƣờng làm cho chính mình tuyệt vọng bằng cách cố gắng suy tính cho ra

một điều gì đó phải không? Chúng ta cũng thƣờng chạy đến với ai đó để xin họ

góp ý và cho lời khuyên để chỉ càng bị khốn khổ hơn vì chúng ta nhận ra rằng

ngƣời đó cũng chẳng biết gì về tình cảnh đó hơn chúng ta?

Ơ đây, tôi không có ý nói rằng chúng ta không bao giờ nên tìm kiếm sự khải đạo

và góp ý từ những ngƣời khác, đặc biệt là từ những ngƣời đã đƣợc huấn luyện

trong lĩnh vực này. Nhƣng điều tôi muốn nói là chúng ta cần đƣợc sự dẫn dắt bởi

Đức Thánh Linh, ngay cả trong việc tìm kiếm sự khải đạo và lời khuyên từ ngƣời

khác.

Chúng ta là những tín đồ phải nhớ rõ rằng Đức Thánh Linh là Đấng Khải Đạo cho

chúng ta. Trong đời sống tôi, tôi đã học đƣợc rằng nếu tôi không biết phải làm một

điều gì đó hoặc làm sao để giải quyết một hoàn cảnh, tôi chỉ đơn sơ nói: “Lạy Đức

Thánh Linh, xin hãy dạy dỗ con, khải đạo cho con”.

Tôi sẽ nói thật với bạn. nhà tôi, ông Dave và tôi chỉ là những con ngƣời bình

thƣờng không hề có biết một ý niệm nào về việc coi sóc một chức vụ nhƣ chúng tôi

có hiện nay, không có sự giúp đỡ của Chúa, chúng tôi sẽ không có hy vọng nào để

có thể làm những gì chúng tôi đang làm. Tôi không thể kể cho bạn biết bao nhiêu

lần chúng tôi thƣờng nói với Chúa “Lạy Cha, xin chỉ cho chúng con, xin dạy cho

chúng con, xin giúp chúng con, xin làm mạnh sức chúng con. Lạy Đức Thánh

Linh, đây là chức vụ của Ngài, và chúng con giao cho Ngài quyền điều hành trọn

vẹn. Xin hãy lãnh đạo nó theo cách nó phải đi”.

Khi bạn phó nộp một hoàn cảnh cho Chúa, thì sau đó hãy để yên đó cho Ngài.

Đứng tiếp tục cố gắng để giải quyết theo sức riêng và sự khôn ngoan riêng của bạn.

Tôi có thể nói cho bạn từ kinh nghiệm tôi là điều đó sẽ không thành công đâu. Nó

chỉ dẫn đến thêm khốn khổ và bức bội thôi. Hãy tin cậy Chúa hoàn toàn. Hãy để

cho Đấng Mƣu Luận, Linh của lẽ thật, dẫn dắt bạn vào mọi lẽ thật (16:13). Ngài

đƣợc ban cho bạn để làm việc ấy.

Linh Bình An

Ta để lại cho các ngƣơi sự bình an. Ta ban cho các ngƣơi sự bình an của (riêng)

Ta. Ta ban cho các ngƣơi sự bình an chẳng phải nhƣ thế gian cho. Lòng các ngƣơi

chớ hề bối rối và sợ hãi (Đừng cho phép chính mình bị lay chuyển và khuấy động,

đừng cho phép chính mình sợ hãi hoặc bị dọn nhát hay hèn nhát hoặc không yên) .

14:27

Câu này đi theo sát câu Kinh Thánh mà Chúa Jêsus nói với các môn đồ về Đức

Thánh Linh, Đấng mà Cha sẽ nhơn Danh Ngài sai đến, sẽ dạy dỗ họ mọi điều và

khiến họ nhớ lại tất cả mọi điều mà Ngài đã phải dạy họ. Đây cũng là vai trò và

chức năng của Đức Thánh Linh trong đời sống của ngƣời tín đồ, một phần trong

chức vụ Ngài cho chúng ta.

Không có cách nào để bạn và tôi có thể sống trong sự bình an trong thế gian này

nếu chúng ta không biết cách để nhận lãnh liên tục chức dịch của Đức Thánh Linh.

Tại sao vậy? Vì cớ chúng ta sẽ cố gắng sống bởi việc làm hơn là bởi ân điển. Nhƣ

Phaolô đã dạy chúng ta, hai điều này, việc làm, và ân điển không có liên hệ gì đến

nhau. Nếu chúng ta muốn sống trong sự bình an, thì chúng ta phải bỏ qua những

việc làm của mình và nƣơng cậy hoàn toàn vào ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng

ta phải tin cậy Thánh Linh của Ngài là Đấng Mƣu Luận cho chúng ta là Đấng sẽ

dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật và làm cho chúng ta nhớ lại mọi sự, ban cho chúng ta

một sự nhắc nhở thánh.

Bạn có nhận thức đƣợc sự bình an nhƣ thế nào sẽ thuộc về mình nếu chúng ta bằng

lòng chấm dứt việc gắng sức suy tính trƣớc mọi điều chúng ta cần phải nói hay làm

trong mọi cảnh ngộ chúng ta phải đối diện trong đời không?

Nếu bạn là ngƣời giống tôi, bạn sẽ làm cho mình kiệt sức bởi việc cố gắng chuẩn

bị mình cho mọi tình huống mà mình có thể rơi vào trong tƣơng lai. Bạn gắng sức

lên kế hoạch và tập dợt tất cả mọi lời mà bạn sẽ nói trong mỗi cuộc hỏi đáp và bàn

luận.

Chúa Jesus nói cho chúng ta biết rằng chúng ta không cần phải làm nhƣ vậy. Ngài

dặn chúng ta hãy tin cậy giao phó mọi sự cho Đức Thánh Linh Đấng sẽ hƣớng dẫn

và chỉ lối cho chúng ta. Khi chúng ta phải có những quyết định khó làm hay phải

giải quyết những nan đề phức tạp hay đối diện với những ngƣời khó tính Ngài sẽ

quyết định thì giờ đúng lúc và đƣờng lối tốt nhất. Ngài sẽ ban cho chúng ta lời nào

để nói (Mat Mt 10:19, 20) Cho đến lúc đó, chúng ta không cần phải lo phiền về

điều ấy.

Nếu chúng ta lắng nghe theo những gì Chúa đang phán dạy chúng ta ở đây, không

những chúng ta sẽ có sự bình an hơn nữa, mà chúng ta cũng vui hƣởng sự thành

công lớn hơn. Vì khi chúng ta phải nói, những gì tuôn ra khỏi miệng chúng ta sẽ là

sự khôn ngoan thiêng liêng từ Đức Chúa Trời chứ không phải là điều gì mà chúng

ta dựng lên từ tâm trí xác thịt của chúng ta.

Nhƣng để vui hƣởng sự bình an và xác tín đó, chúng ta phải học tập tin cậy Đức

Thánh Linh. Và cách để chúng ta học để tin cậy Đức Thánh Linh là quen biết Ngài,

mà điều này đến bỏi việc chúng ta tƣơng giao với Ngài.

Tƣơng Giao Với Đức Thánh Linh

Dầu vậy, Ta nói thật cùng các ngƣơi, Ta đi là ích lợi (tốt đẹp, đạt mục đích tốt) cho

các ngƣơi. Vì nếu Ta không đi, Đấng Yên Ủi (Đấng Mƣu Luận, Giúp Đỡ, Biện Hộ,

Cầu Thay, Làm Mạnh Sức, Đứng Bên Cạnh) sẽ không đến cùng các ngƣơi (vào

mối tƣơng giao thân mật gần gũi) nhƣng nếu Ta đi, Ta sẽ sai Ngài đến cùng các

ngƣơi (để ở trong mối tƣơng giao khắn khít với ngƣơi!) .

GiGa 16:7

Ở đây, trong câu cuối cùng chúng ta sẽ học về chức vụ của Đức Thánh Linh. Chúa

Jesus nói với chúng ta rằng Đức Thánh Linh đƣợc ban cho chúng ta để chúng ta có

thể có mối tƣơng giao gần gũi với Ngài và Ngài với chúng ta.

Trƣớc khi rời khỏi chủ đề này, tôi muốn thách thức bạn làm hai điều. Trƣớc hết, tôi

khích lệ bạn hãy lấy quyển Kinh Thánh Amphified và học cẩn thận mọi chữ trong

câu 16:7-11, mô tả chức vụ của Đức Thánh Linh và tự hỏi chính mình: “Tôi có

đang để cho Đức Thánh Linh làm Đấng Mƣu Luận, Giúp Đỡ, Biện Hộ, Cầu Thay,

Đứng Bên Cạnh và Đấng ban Sức Mạnh của riêng mình không? Hay là tôi đang cố

gắng làm mọi điều này cho chính mình? Tôi đang dựa trên ân điển của Đức Chúa

Trời hay đang dựa vào những nỗ lực riêng của mình?”.

Điều thứ hai, tôi khích lệ bạn bƣớc vào mối tƣơng giao gần gũi với Đức Thánh

Linh. Khi bạn thức dậy vào buổi sáng hãy nói “Chào Đức Thánh Linh buổi sáng.

Con dựa nơi sự dẫn dắt cũa Ngài suốt ngày hôm nay. Ngài biết rõ những nhu cầu

và những sự yếu đuối của con. Xin hãy hƣớng dẫn, dẫn dắt con vào mọi lẽ thật.

Hãy làm cho con mạnh mẽ trong mọi điều mà con đặt tay vào làm. Xin giúp con

tránh khỏi và chống cự lại mọi sự cám dỗ và đối diện với mọi sự thách thức mà

con phải đối diện. Xin hãy ban cho con những lời phải nói và chỉ con đƣờng con

phải đi trong ngày hôm nay. Nguyền mọi sự vinh hiển đều thuộc về Đức Chúa

Cha, amen”.

Sau đó hãy cầu nguyện với Đức Chúa Trời rằng: “Lạy Cha, con cầu xin rằng con

sẽ nhận đƣợc sự hành động của Đức Thánh Linh Ngài ngày hôm nay, trong sự đầy

trọn nhất của Ngài. Bất cứ điều chi con cần, con cầu xin Ngài chu cấp cho con qua

sự hiện diện của quyền năng của Thánh Linh Ngài, Đấng đang ở với con và đang

sống trong con. Nhơn danh Chúa Jêsus. Amen”.

Mở Con Đƣờng Cho Đức Chúa Trời Hành Động

Đức Chúa Trời là Đấng bởi quyền năng đang hành động bên trong lòng chúng ta

làm trổi (thực hiện mục đích của Ngài) hơn vô cùng cách dƣ dật siêu nhiên mọi

điều chúng ta dám cầu xin và suy nghĩ (vô hạn vƣợt trên mọi lời cầu xin, những ao

ƣớc, những suy nghĩ, hy vọng giấc mơ của chúng ta) .

Nguyện sự vinh hiển thuộc về Ngài trong Hội Thánh và trong Christ Jêsus trải qua

mọi thế hệ đời đời mãi mãi. Amen.

Eph Ep 3:20, 21

Câu Kinh Thánh này tóm tắt cả sứ điệp mà tôi trình bày cho bạn trong quyển sách

này:

Mặc dù bạn và tôi phải làm việc cầu xin, thì chính quyền năng Đức Chúa Trời làm

mọi việc.

Đức Chúa Trời có thể làm nhiều hơn tất cả mọi điều gì mà chúng ta có biết để cầu

xin Ngài. Đó là một lý do khác nữa tại sao Ngài ban Đức Thánh Linh Ngài cho

chúng ta để ở với chúng ta, sống trong chúng ta và dạy dỗ chúng ta - để chúng ta

có thể biết phải cầu xin điều gì.

Tôi khích lệ bạn mở ống dẫn ra cho Đức Chúa Trời để Ngài bắt đầu hành động

trong cuộc đời của bạn một cách mạnh mẽ và đầy quyền năng, bằng cách cầu xin

Ngài thật nhiều hơn nữa. Hãy cầu xin, cầu xin và xin. Cứ tiếp tục cầu xin, để bạn

có thể nhận lãnh đƣợc và để cho sự vui mừng của bạn đƣợc đầy dẫy (GiGa 16:24).

Ngƣời a61y Hãy Cầu xin

Hỡi anh em, hãy xem bất cứ những sự thử thách, cám dỗ nào đến với anh em nhƣ

là sự vui mừng hoàn toàn.

Hãy biết chắc và hiểu rõ rằng sự thử thách và thử luyện đức tin anh em sẽ đem lại

sự chịu đựng, sự bền đỗ và sự kiên nhẫn.

Nhƣng hãy để sự chịu đựng, bền đỗ và kiên nhẫn làm trọn công việc của nó để cho

anh em có thể là (một dân sự) trọn vẹn và đƣợc phát huy hoàn toàn (không thiếu

thốn một điều chi) .

Nếu trong anh em có ai thiếu khôn ngoan, ngƣời ấy hãy cầu xin Đức Chúa Trời là

Đấng ban cho mọi ngƣời cách rộng rãi, không cằn nhằn, không trách móc, tìm lối

của ai và điều đó sẽ đƣợc ban cho anh em.

Nhƣng phải lấy đức tin mà cầu xin, mà không có sự nghi ngờ (ngần ngại) ngƣời

hay nghi ngờ (ngần ngại) giống nhƣ sóng biển bị gió thổi động, đƣa đi đây đó.

Vì quả thật, ngƣời nhƣ thế chớ nên tƣởng rằng mình sẽ nhận lãnh đƣợc điều chi

mình xin từ nơi Chúa.

Gia Gc 1:2-7

Trong đoạn Kinh Thánh này Gia cơ nói về hoàn cảnh phải phản ứng thế nào trƣớc

những sự thử thách và cám dỗ khác nhau mà chúng ta đối diện trong đời sống.

Ngài nói với chúng ta rằng những điều nhƣ vậy đem lại cho chúng ta sự chịu đựng,

bền đỗ và kiên nhẫn. Ngài nói rằng chúng ta phải để cho những thử thách làm trọn

công việc của chúng trong chúng ta để cho chúng ta sẽ ra khỏi thử thách, đƣợc

mạnh mẽ và tốt đẹp hơn trƣớc đây.

Sau đó, ông nói chúng ta phải làm gì nếu chúng ta thiếu sự khôn ngoan, nếu có ai

trong chúng ta không biết phải làm gì giữa những sự thử thách và cám dỗ. Có phải

Gia cơ nói rằng ngƣời đó phải thức suốt đêm để sợ hãi lo âu không? Hay là chạy

đến bạn bè, láng giền để xin họ góp lời khuyên chăng?

Không, Gia cơ bảo rằng: “Ngƣời ấy hãy cầu xin”.

Đó là điểm quan trọng thứ nhất, là chúng ta không lo âu sợ hãi hoặc chạy đến với

ngƣời khác, nhƣng hãy cầu xin.

Điều thứ hai cũng quan trọng nhƣ vậy là: chúng ta cầu xin ai? Chúng ta xin “Đức

Chúa Trời là Đấng Ban cho”. Bản chất của Ngài là ban cho. Ngài ban cho mà

không hề trách móc, tìm kiếm lỗi lầm nơi chúng ta. Tôi tìm thấy điều này là một

tin tức tốt lành vô cùng.

Điều thứ ba cũng vô cùng quan trọng: “Chúng ta phải xin nhƣ thế nào? “Trong đức

tin”. Tại sao chúng ta phải xin Đấng Ban Cho trong đức tin?

Vì... nếu chẳng có đức tin, thì không thể nào đẹp lòng Ngài đƣợc. Vì kẻ nào đến

gần Đức Chúa Trời phải (cần thiết) tin rằng có Đức Chúa Trời và Ngài là Đấng ban

thƣởng cho những kẻ nào tìm kiếm Ngài cách siêng năng hết lòng. (HeDt 11:6).

Điều thứ tƣ là cầu xin trong đức tin mà không hề nghi ngờ. Chúng ta phải quyết

định trong trí mình chúng ta tin gì và không phân vân hai lòng về điều đó.

Gia cơ nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời là Đấng Ban Cho mọi ngƣời cách

rộng rãi không trách móc ai, không tìm lỗi lầm ai. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta

đến với Ngài, cầu xin Ngài giúp đỡ, thì Ngài không giữ lại sự cứu giúp của Ngài

chỉ vì chúng ta đã phạm một sai lầm. Lý do chúng ta không nhận lãnh đƣợc không

phải vì chúng ta không xứng đáng nhận những gì mình cầu xin, nhƣng mà là vì

chúng ta đã không cầu xin trong đức tin, vì chúng ta đã mất lòng tin cậy hay là

chúng ta đang phân tâm hai lòng.

Theo Gia cơ, Đức Chúa Trời là Đấng nhƣ thế nào?

Một “Đức Chúa Trời Ban Cho”.

Ngài ban cho nhƣ thế nào?

“Cách rộng rãi không hẹp hòi”.

Ngài ban cho ai?

“Cho tất cả mọi ngƣời”.

Thái độ của Ngài trong sự ban cho gì?

“Không trách móc, tìm lỗi lầm ai”.

Bản dịch King James Gia Gc 1:5 nói rằng: “Nếu có ai trong anh em thiếu khôn

ngoan, ngƣời ấy hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng Ban Cho mọi ngƣời cách

rộng rãi, không hề la rầy và điều đó sẽ đƣợc ban cho ngƣời ”. Chữ không la rầy có

nghĩa là không quở trách hay phê bình chỉ trích gay gắt.

Vì vậy chúng ta có thể viết lại câu Kinh Thánh này rằng: “Nếu bạn thiếu khôn

ngoan, hãy cầu xin Đấng Ban Cho, là Đấng ban cho mọi ngƣời cách rộng rãi, mà

không hề la rầy hoặc chỉ trích gay gắt những lỗi lầm, vì cớ ngƣời muốn giúp đỡ

bạn, ngay cả khi bạn không làm mọi sự đúng cách chính xác”.

Nhƣ chúng ta đã thấy, phần lớn mọi ngƣời chỉ để cho Đức Chúa Trời giúp đỡ họ

khi nào họ nghĩ rằng họ xứng đáng đƣợc nhƣ vậy. Tôi biết điều đó là thất bại vì đã

từng có lúc tôi đã làm nhƣ vậy. Suốt trong nhiều năm tôi chỉ để cho Đức Chúa Trời

giúp tôi khi nào tôi nghĩ mình đáng đƣợc điều đó, khi tôi nghĩ mình đã làm đủ

những điều thiện để xứng đáng đƣợc Ngài giúp đỡ. Lối suy nghĩ nhƣ vậy không

sản sinh ra một thái độ biết ơn, hay một thái độ cảm tạ. Vì nếu chúng ta nghĩ rằng

mình xứng đáng nhận lãnh những gì mình đang nhận đây, thì bấy giờ đó không

phải là một món quà, nhƣng là một phần thƣởng hay là “tiền công nhận đƣợc vì đã

phục vụ”. Sự khác biệt giữa việc nhận lãnh những gì mình không đáng đƣợc với

nhận lãnh những gì mình đáng đƣợc đó là sự khác biệt giữa ân điển và việc làm.

Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ cho phép chúng ta bày tỏ ra sự

trọn vẹn hoàn toàn trong đời này. Vì nếu chúng ta đƣợc nhƣ vậy, chúng ta sẽ

không còn nƣơng cậy nơi Ngài nữa. Vậy sẽ không cần đến ân điển và sự thƣơng

xót của Ngài nữa.

Điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên tiếp tục bƣớc đến sự trọn lành. Nó

chỉ có nghĩa là chúng ta sẽ không bao giờ đạt đƣợc cho đến khi Ngài trở lại đem

chúng ta về với Ngài. Bạn và tôi sẽ luôn luôn cần Chúa và ân điển Ngài trong cuộc

đời chúng ta, vì cớ đó chúng ta sẽ luôn luôn dâng lời tạ ơn và ngợi khen Ngài.

Sự Cảm Tạ: Là Ngƣời Mở Đƣờng

Cho Một Đời Sống Đầy Quyền Năng

Hãy nhờ Đức Chúa Jêsus mà chúng ta thƣờng xuyên và trong mọi lúc dâng lên cho

Đức Chúa Trời một của lễ hy sinh bằng sự ngợi khen, đó là bông trái của môi

miệng nhận biết Ngài một cách đầy cảm tạ, xƣng danh Ngài và tôn vinh hiển danh

Ngài.

HeDt 13:15

Sự cảm tạ, lòng biết ơn và ngợi khen là những ngƣời mở đƣờng cho một đời sống

đầy quyền năng. Ngợi khen là “một câu chuyện thần thoại” hay là một “chuyện kể”

nói lại những điều gì đã xảy ra trong cuộc đời của một ngƣời. Đó là “sự xƣng nhận

chân thật về những sự kiện trong một đời ngƣời khiến đem vinh hiển cho Đức

Chúa Trời”.

Nói khác đi, nếu chúng ta sẽ cứ tiếp tục cầu xin Đức Chúa Trời, nếu chúng ta tiếp

tục nhận lãnh ân điển và quyền năng của Ngài, chúng ta sẽ vô cùng ngạc nhiên

rằng chúng ta sẽ luôn có một câu chuyện lạ lùng để kể về những điều kỳ diệu Ngài

đang làm cho chúng ta - những điều mà chúng ta không xứng đáng đƣợc. Môi

miệng của chúng ta sẽ trở thành những suối nƣớc tuôn tràn lời ngợi khen trong sự

nhận biết về những điều tốt lành mà Đức Chúa Trời đang hành động trong cuộc đời

chúng ta mỗi ngày.

Nhƣ chúng ta nhìn thấy trong 13:15, chúng ta sẽ thƣờng xuyên và mọi lúc dâng lên

cho Đức Chúa Trời một của lễ hy sinh bằng sự ngợi khen, bông trái của môi lƣỡi

chúng ta nhận biết Ngài cách đầy lòng biết ơn cảm tạ, xƣng danh Ngài ra và tôn

vinh hiển danh ấy.

Nguyện sự tôn quý, ngợi khen và vinh hiển thuộc về Ngài từ bây giờ cho đến đời

đời!

Sống Một Đời Sống Thánh Khiết Bởi Ân Điển

Nhƣng tôi nay là ngƣời thể nào ấy là bởi ân điển của Đức Chúa Trời, và ân điển

Ngài đã ban xuống trên tôi chẳng phải là vô ích, nhƣng tôi đã làm nhiều việc hơn

các ngƣời khác, nhƣng nào phải tôi, bèn là ơn của Đức Chúa Trời ở cùng tôi.

ICo1Cr 15:10

Chúng ta đã nhìn thấy điều đó trong GaGl 2:21 Phao Lô đã nói: Tôi không làm

uổng phí ân điển của Đức Chúa Trời. Có nghĩa là ông đã không cố gắng dùng

những công việc của chính mình để thay thế cho món quà ân điển của Đức Chúa

Trời.

Tại đây Phao Lô nói rằng ngày nay ông là ngƣời nhƣ thế nào đó không phải bởi

chính những nỗ lực riêng của ông, nhƣng bởi ân điển của Đức Chúa Trời, ông

thêm rằng và ân điển đó đƣợc ban xuống trên ông chẳng phải là hƣ không.

Từ ngữ hƣ không có nghĩa là “vô ích” hay là “không đạt đƣợc mục đích gì” Đức

Chúa Trời tuôn đổ ân điển của Ngài trên chúng ta không phải không có lý do hoặc

là không có một mục tiêu thật sự trong trí. Ân điển của Đức Chúa Trời đƣợc ban

xuống trên chúng ta không phải chỉ để cho chúng ta có thể vui hƣởng, nhƣng là để

ban quyền năng cho chúng ta làm một việc nào đó.

Chúng ta đã định nghĩa ân điển là ơn huệ không đáng nhận đƣợc. Đó là một

phƣơng tiện của ân điển và có lẽ đó là phƣơng diện mà chúng ta thƣờng nghe quen

thuộc, điều đó thật tuyệt vời. Nhƣng chúng ta cần phải thấy rằng ân điển còn nhiều

hơn nữa. Ân điển là quyền năng - quyền năng của Đức Thánh Linh đến trong đời

sống chúng ta và thắng hơn những khuynh hƣớng gian ác trong chính chúng ta.

Nếu điều đó đúng, thì những kẻ đã nhận đƣợc ân điển dƣ dật” (RoRm 5:17) phải có

thể sống một đời sống thánh khiết.

Hãy Thánh Sạch

(Hãy sống) nhƣ những con cái hay vâng lời (Chúa). Đừng làm theo những ƣớc

muốn gian tà - sự dâm dục (đã từng cai trị trong anh em) trong sự ngu dốt trƣớc

đây của anh em (khi anh em chƣa biết những sự đòi hỏi của Phúc Âm) .

Nhƣng nhƣ Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh sạch trong mọi

cách cƣ xử và ăn ở của mình trong đời sống.

Vì có lời chép rằng, ngƣơi phải thánh sạch vì Ta là thánh sạch.

IPhi 1Pr 1:14-16

Rõ ràng qua đoạn Kinh Thánh này Đức Chúa Trời mong đợi con cái của Ngài

thánh sạch nhƣ chính Ngài là thánh sạch. Từ thánh sạch này rất gọn nhỏ nhƣng

mang một tầm quan trọng lớn lao. Dù ngắn gọn nhƣng hàm ý rất nhiều điều.

Thánh sạch có nghĩa là gì? Sự thánh khiết là gì? Cơ bản, sự thánh khiết là “sự biệt

riêng ra cho Đức Chúa Trời”. Một sự biệt riêng ra đem lại kết quả trong “cách ăn ở

phù hợp với những kẻ đã đƣợc biệt riêng ra”.

Trong lời Chúa những ai đã đặt đức tin mình trong Chúa Jêsus Christ để Ngài làm

Đấng Cứu Chuộc và Chủ Tể cuộc đời chúng ta đƣợc gọi là các thánh đồ, một từ

khác đã đƣợc dùng để mô tả những ngƣời thánh sạch. Với tƣ cách là thánh đồ,

những ngƣời thánh sạch, chúng ta ta đang là đại diện cho Đấng Thánh là Đấng đã

gọi chúng ta ra khỏi thế gian và biệt riêng chúng ta ra cho Ngài, cho khuôn mẫu và

mục đích của Ngài (RoRm 8:28).

Đấng Giúp Đỡ Thánh Của Chúng Ta

Đức Thánh Linh đƣợc gọi bằng danh hiệu ấy vì một lý do. Nhiều khi chúng ta quá

quen thuộc với danh ấy đến nỗi chúng ta quên mất đi danh ấy thật sự hàm ý gì.

Ngài đƣợc gọi là thánh vì đó chính là bản chất của Ngài và mục đích của Ngài

trong việc cƣ ngụ trong chúng ta là để làm cho chúng ta cũng trở nên thánh sạch.

Nhƣng đang khi Đức Chúa Trời muốn và đòi hỏi chúng ta nên thánh sạch, Ngài

biết rõ những yếu đuối và sự bất năng của chúng ta. Ngài biết rằng nếu không có

sự giúp đỡ, chúng ta không bao giờ có thể trở nên những gì Ngài muốn cho chúng

ta hoặc làm đƣợc những gì Ngài muốn chúng ta làm. Đó là lý do tại sao Ngài sai

Thánh Linh Ngài (Đấng Yên Ủi, Đấng Mƣu Luận, Đấng Cứu Giúp, Đấng Cầu

Thay, Đấng Biện Hộ, Đấng Ban Sức Mạnh, Đấng Đứng Bên Cạnh) để giúp đỡ

chúng ta làm trọn khuôn mẫu và mục đích Ngài dành cho chúng ta.

Tôi đã nói rằng Chúa Jêsus đã đi chuẩn bị một chỗ cho chúng ta, và Đức Thánh

Linh đƣợc sai xuống để chuẩn bị chúng ta cho nơi ở đó. Điều này không phải là

câu Kinh Thánh, nhƣng nó đúng với Kinh Thánh. Nghĩa là, đó là một lẽ thật dựa

trên Lời Chúa. Tiến trình qua đó Đức Thánh Linh làm cho chúng ta đƣợc thánh

sạch, hay là dẫn chúng ta đến sự thánh sạch, đƣợc gọi là sự nên thánh.

Sự Nên Thánh

Sự nên thánh là một từ ngữ tìm thấy suốt trong Tân Ƣớc. Nó nói đến một tiến trình

mà Đức Chúa Trời dùng để làm một công việc trong chúng ta bởi sự cƣ trú của

Đức Thánh Linh Ngài khiến chúng ta ngày càng trở nên thánh sạch cho đến khi

cuối cùng chúng ta trở nên giống nhƣ con Ngài là Jêsus.

Sự kết thúc của tiến trình này sẽ không bao giờ xảy ra đang khi chúng ta còn ở

trong thân xác bằng bụi đất này. Nhƣng bạn và tôi không cần phải lo âu về điều đó.

Điều duy nhất chúng ta cần phải quan tâm là tiến trình (sự tiến bộ). Câu hỏi chúng

ta cần tự hỏi chính mình: chúng ta có đang tiến bộ hƣớng về sự thánh khiết hay

không? Chúng ta có đang hợp tác với Đức Thánh Linh và để cho Ngài đƣợc phép

làm những gì Ngài muốn trong cuộc đời chúng ta không?

Là những tín đồ, chúng ta không phải lo âu, nôn nóng về sự thánh khiết hay là tiến

trình của sự nên thánh, nhƣng chúng ta phải rất nghiêm túc xem trọng việc ấy.

Chúng ta phải nhận thức rằng đó chính là ý muốn của Đức Chúa Trời cho chúng ta.

Chúng ta phải khao khát sự thánh khiết với cả tấm lòng. Chúng ta phải hết sức

mình để hợp tác với Đức Thánh Linh là Đấng đang làm việc để thực hiện điều đó

trong chúng ta mỗi ngày càng hơn.

Nhƣng đang khi chúng ta không lo âu về sự nên thánh. Chúng ta cũng không đƣợc

có thái độ dễ dãi khinh thƣờng đối với tội lỗi.

Ân Điển Không Phải Là

Một Giấy Phép Để Phạm Tội

Luật pháp đã xen vào, hầu cho tội lỗi gia thêm. Nhƣng nơi nào tội lỗi đã gia thêm,

thì ân điển lại càng dƣ dật hơn nữa. ..

Vậy thì làm sao, vì chúng ta không thuộc dƣới luật pháp, nhƣng thuộc dƣới ân

điển, thì chúng ta sẽ phạm tội hay sao? Đức Chúa Trời cấm. Anh em há chẳng biết

rằng nếu anh em phó nộp chính mình để làm đầy tớ vâng phục ai, thì làm đầy tớ

cho kẻ mình vâng phục, hoặc vâng phục tội lỗi cho đến chết, hoặc vâng phục để

đƣợc nên công bình hay sao?

RoRm 5:20, 6:15, 16

Khi chúng ta nói về ân điển, chúng ta phải cẩn thận không nên nghĩ ân điển đó nhƣ

là một cái mền để che phủ chúng ta và cho chúng ta một giấy phép hợp pháp để

phạm tội.

Khi Phao Lô bắt đầu dạy dỗ những ngƣời ở thời ông về luật pháp và ân điển, thế

nào luật pháp sản sinh ra tội lỗi, nhƣng nơi nào tội lỗi gia tăng, thì ân điển càng dƣ

dật hơn, các tín đồ ban đầu đã hơi bị rối trí. Họ lý luận: “Chà nếu vậy chúng ta

càng phạm tội, ân điển sẽ càng dƣ dật, và nếu Đức Chúa Trời vui thích nhƣ vậy khi

ban cho chúng ta ân điển Ngài thì chúng ta càng phải phạm tội hết sức mình để

chúng ta có thể nhận đƣợc thêm ân điển!” (6:15).

Vậy Phao Lô phải viết thƣ để làm rõ mọi điều này ông nói: “Đức Chúa Trời cấm!

Anh em há chẳng biết rằng khi anh em phạm tội anh em trở thành nô lệ cho tội lỗi

không? Làm thế nào anh em lại tiếp tục sống trong tội lỗi khi anh em đƣợc công bố

là chết về tội lỗi” (6:16).

Giống nhƣ những tín đồ trong thời Phao Lô, nan đề của chúng ta không chỉ là một

sự hiểu sai về tội lỗi, mà cũng là sự hiểu sai về ân điển. Khi Đức Thánh Linh chỉ

cho chúng ta những gì phải làm để giữ mình khỏi phạm tội và bƣớc đi trong sự

thánh sạch, ngay lập tức chúng ta cố gắng tự làm điều đó mà không có sự giúp đỡ

của Ngài. Chúng ta tranh chiến cố gắng và căng thẳng cho đến khi kết thúc trong

sự khốn khổ, tuyệt vọng và bối rối vì chúng ta không hiểu tại sao chúng ta cứ thất

bại.

Đó là lý do tại sao tôi giảng và dạy sứ điệp về ân điển này, để chúng ta có thể hiểu

ân điển là gì một cách phải lẽ, tại sao ân điển đƣợc ban cho chúng ta và những gì

cần phải đƣợc hoàn tất trong chúng ta - mà điều đó nhằm ban quyền năng cho

chúng ta để sống một cuộc đời thánh khiết. Tôi không nghĩ chúng ta đã học xong

một bài nghiên cứu về ân điển cho đến chừng nào chúng ta đã học đƣợc rằng đời

sống thánh khiết đó là kết quả sau cùng của ân điển.

Ân điển Để Sống và Ân điển để Nâng Đỡ

Nếu tôi đã làm xong đƣợc phần của tôi để giúp bạn học tiếp nhận ân điển của Đức

Chúa Trời thì ả hai chúng ta phải nhìn thấy một kết quả tích cực, thực tiễn trong

đời sống của chúng ta. Kết quả đó là chúng ta trở nên thánh sạch hơn, thánh sạch

hơn và thánh sạch hơn.

Ân điển không phải là sự biện hộ để chúng ta cứ nhƣ con ngƣời cũ của mình, tuyên

bố rằng chúng ta chẳng phải làm một điều gì về phần mình hoặc về cuộc đời mình

vì chúng ta không ở dƣới luật pháp nhƣng ở dƣới ân điển. Đó là sai lầm mà những

ngƣời tín đồ ban đầu đã phạm vào. Đó cũng là lý do tại sao Phao Lô phải quở trách

họ và sửa lại sự suy nghĩ sai trật của họ.

Phải, ân điển của Đức Chúa Trời sẽ gìn giữ chúng ta khỏi sự bị định tội mặc dù

chúng ta phạm tội. Ân điển của Đức Chúa Trời giữ cho tên của chúng ta đƣợc ghi

vào Sách Sự Sống của Chiên Con mặc dù chúng ta chƣa toàn hảo. Ân điển Chúa đã

cứu chúng ta, tuyên ố chúng ta là công bình ở trƣớc mặt Ngài, bảo đảm cho chúng

ta những phƣớc hạnh của Ngài và một mái nhà ở Thiên Đàng, mang gánh chúng ta

qua cuộc đời này là ban cho chúng ta sự bình an của tâm trí và tấm lòng, rồi còn

nhiều điều, nhiều điều khác nữa. Nhƣng ân điển của Đức Chúa Trời còn làm hơn

tất cả mọi điều đó, ân điển đó cũng dạy chúng ta sống nhƣ Đức Chúa Trời đã định

cho chúng ta - đó là sống trong sự thánh khiết.

Ân điển của Đức Chúa Trời đƣợc ban cho chúng ta không phải chỉ để ban quyền

năng cho chúng ta sống nhƣng còn nâng đỡ chúng ta ra khỏi tội lỗi. Thật rất nguy

hiểm nếu chúng ta chỉ nhìn vào một mặt của vấn đề, vì điều đó dẫn đến cái nhìn

không quân bình. Đó là lý do tại sao một số mục sƣ không giảng về ân điển, vì họ

sợ rằng ngƣời ta sẽ dùng điều đó nhƣ một sự biện minh để phạm tội, để sống theo

con ngƣời cũ và dẫn đến những cuộc đời không kỷ luật và luông tuồng.

Nhƣng tôi có một cách nhìn hơi khác về ân điển. Tôi tin rằng nếu không có ai rao

giảng và dạy dỗ về ân điển, thì những tín đồ sẽ không bao giờ có thể kinh nghiệm

quyền năng mà họ cần có để trổi lên vƣợt khỏi những tội lỗi của họ và thắng hơn

những nan đề của mình. Tôi đƣợc thuyết phục rằng phần lớn cơ đốc nhân không

tìm kiếm sự biện hộ để phạm tội nhƣng họ đang tìm kiếm năng quyền để sống

những cuộc đời thánh sạch. Nếu họ đƣợc chỉ vẽ cách nào để làm đƣợc điều đó, thì

họ sẽ hợp tác hết lòng.

Đó là lý do tại sao tôi yêu thích việc giảng và dạy về chức vụ của Đức Thánh Linh

là Đấng đƣợc ban cho chúng ta để giúp chúng ta hiểu rõ và sống bởi ân điển kỳ

diệu của Đức Chúa Trời.

Đức Thánh Linh: Đấng Mặc Khải Chân Lý

và là Đấng Ban Quyền Năng cho Tín đồ

Bởi sự vâng phục Lẽ Thật của anh em qua Đức Thánh Linh anh em đã đƣợc tẩy

sạch lòng mình để yêu thƣơng các anh em mình cách chân thật, hãy yêu thƣơng

nhau cách sốt sắng hết lòng từ một tấm lòng tinh sạch.

IPhi 1Pr 1:22

Theo câu Kinh Thánh này, làm sao chúng ta vâng phục Lẽ Thật đƣợc?

Bởi qua Đức Thánh Linh

Làm sao chúng ta vâng phục Lẽ Thật mà Đức Thánh Linh là Thần Lẽ Thật bày tỏ

cho chúng ta đƣợc?

Qua quyền năng của Ngài

Nhƣ chúng ta đã thấy, một phần công việc của Đức Thánh Linh là mặc khải lẽ thật

cho chúng ta: Nhƣng khi Thần Lẽ Thật đến, Ngài sẽ dẫn các ngƣơi vào tất cả mọi

lẽ thật (toàn bộ, lẽ thật đầy đủ) (GiGa 16:13).

Đức Thánh Linh chính là Đấng mặc khải cho chúng ta Lời của Đức Chúa Trời, cáo

trách chúng ta về những gì chúng ta đang làm sai và chỉ cho chúng ta những gì

chúng ta phải làm đúng. Đó là một phần trong tiến trình thánh hóa. Một khi Ngài

đã chỉ cho chúng ta những gì chúng ta phải chấm dứt và những gì chúng ta phải

khởi sự làm, thì bấy giờ chúng ta cần phải giao lời đó trở lại cho Ngài và nƣơng

cậy Ngài ban quyền năng để chúng ta làm trọn điều đó.

Nếu tôi không biết về quyền năng của Đức Thánh Linh để giúp tôi làm và không

làm những gì Ngài đã mặc khải cho mình, tôi sẽ bị choáng ngợp. Tôi nhìn thấy

những mạng lệnh, nhƣ là điều chúng ta đọc trong IPhi 1Pr 1:14-16 về việc không

làm theo những ham muốn xấu xa đã từng cai trị trên chúng ta trƣớc đây khi chúng

ta còn ngu muội và không biết những điều đòi hỏi của Tin Lành, về việc hãy nên

thánh sạch vì Ngài là thánh sạch, tôi đã nhận biết mình bất lực không thể làm đƣợc

những điều này nếu không có sự giúp đỡ.

Một sứ điệp về sự thánh khiết mà không có một sứ điệp về sự ban quyền năng kèm

theo chỉ sinh ra áp lực. Vì nó làm cho ngƣời ta đi về cố gắng sống một đời thánh

sạch mà không biết làm sao làm đƣợc những điều họ biết mình phải làm.

Chìa khóa của tiến trình thánh hóa là biết rõ đâu là phần của Đức Chúa Trời và đâu

là phần của chúng ta. Sự hiểu biết đó đƣợc mặc khải bởi Đức Thánh Linh là Thần

Lẽ Thật đang cƣ ngụ bên trong lòng chúng ta, nếu chúng ta sẵn lòng lắng nghe và

học theo.

Sự Thánh Sạch Đòi Hỏi

Một Sự Quân Bình Giữa An Nghỉ Và Nỗ Lực

Vậy, tôi kêu gọi và nài khuyên anh em trƣớc mọi sự thƣơng xót của Đức Chúa Trời

hãy quyết định dâng thân thể mình (trình dâng mọi chi thể, mọi cơ quan) nhƣ là

một của lễ hy sinh sống động, thánh sạch (tận hiến, biệt riêng ra) và đƣợc đẹp lòng

Đức Chúa Trời, đó là sự hầu việc và thờ phƣợng thuộc linh phải lẽ (thông minh)

của anh em.

Mat Mt 12:1

Bạn có biết Phao Lô đang nói gì với chúng ta trong câu này không? Ông nói rằng

chúng ta phải tận hiến cho Đức Chúa Trời tất cả mọi sự về chúng ta - không phải

chỉ những tài sản, tiền bạc, thời gian, sức lực và những sự cố gắng - nhƣng cũng

dâng thân thể, đầu óc, đôi tay và miệng lƣỡi của chúng ta nữa, ngay cả tâm trí, tình

cảm và những thái độ của chúng ta nữa.

Nếu chúng ta thật muốn đi đến sự tận cùng của sự thánh khiết, thì ngay những sự

biểu lộ bề mặt của chúng ta cũng phải đẹp lòng Đức Chúa Trời. Điều đó có nghĩa

là khi chúng ta đƣợc kêu gọi để làm một việc gì, thì không những chúng ta không

đƣợc lằm bằm mà gƣơng mặt chúng ta cũng không đƣợc nhăn nhó nữa. Nếu chúng

ta muốn ánh sáng của mặt Ngài chiếu rạng trên chúng ta thì chúng ta cũng hãy để

cho gƣơng mặt mình chiếu ra sự vinh hiển và ngợi khen Ngài.

Chúng ta phải dâng tất cả mọi chi thể và cơ quan của mình cho Đức Chúa Trời nhƣ

là một của lễ hy sinh sống động, thánh sạch, tận hiến, biệt riêng và đẹp lòng Đức

Chúa Trời, đó chính là sự thờ phƣợng thuộc linh và là sự hầu việc thông minh, hợp

lý phải lẽ của chúng ta.

Thƣờng chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải hầu việc và thờ phƣợng Đức Chúa Trời

hoàn toàn bởi thân thể và tâm linh của chúng ta, nhƣng ở đây Phao Lô nói rằng

chúng ta hầu việc và thờ phƣợng Ngài với cả tâm trí của chúng ta nữa. Chúng ta

không chỉ tận hiến cho Đức Chúa Trời phần thể lý và tình cảm, mà chúng ta cũng

tận hiến cho Ngài cả lý luận và trí khôn nữa.

Đây là phần quân bình xảy ra khi chúng ta tận hiến mọi chi thể trong thân thể

chúng ta - cái đầu cũng nhƣ tấm lòng chúng ta cho Đức Chúa Trời và cho sự phục

vụ Ngài.

Ân điển của Đức Chúa Trời không phải tự nhiên đổ xuống trên chúng ta nhƣng

chúng ta phải chọn lựa nó. Chúng ta phải có một sự chọn lựa có ý thức, lý trí để

bƣớc theo sự thánh khiết. Phần của Đức Chúa Trời là ban cho chúng ta ân điển và

Thánh Linh của Ngài, phần của chúng ta là dâng cho Ngài tâm trí và ý chí của

chúng ta.

Nếu chúng ta trở nên quá tích cực hoặc quá tiêu cực thì chúng ta đã có một nan đề.

Có một sự quân bình tinh tế cần giữ vững giữa sự an nghỉ và gắng sức, giống nhƣ

giữa sự giao phó mọi lo lắng của chúng ta cho Đức Chúa Trời và giao phó mọi

trách nhiệm của chúng ta cho Ngài. Có một sự quân bình trong sự phân biệt đâu là

sự an nghỉ trong Chúa khác với sự tiêu cực đối với những công việc Chúa.

Trong hầu hết mỗi tín lý của Kinh Thánh, những ngƣời lý trí thƣờng trở nên bối rối

và bị trải qua sự thất bại và tuyệt vọng vì họ không giữ đƣợc quân bình. Một số

ngƣời giống nhƣ quả lắc. Họ chạy hết mức qua phía bên kia. Đến khi thấy mình

mất quân bình họ lại chạy hết mức về phía bên này, mà hậu quả cũng tồi tệ nhƣ

nhau. Hình nhƣ họ không bao giờ tìm đƣợc lằn ranh trung tâm của bất cứ những

thái cực nào. Khi Đức Thánh Linh mặc khải cho họ thấy rằng họ đang tự làm mọi

việc mà không nhờ cậy đủ nơi Ngài. Thì họ lại phản ứng ngƣợc lại. Họ đi từ sự

hoàn toàn độc lập qua sự hoàn toàn lệ thuộc. Họ bỏ hết mọi việc nào mình tự làm,

suy nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ làm hết mọi việc cho mình mà phần họ chẳng cần

phải nỗ lực gì cả. Trƣớc đây, họ thƣờng nghĩ: “Tôi phải làm hết”. Đức Chúa Trời

muốn chúng ta giao phó mọi sự lo âu của mình, chứ không phải trao mọi trách

nhiệm của mình.

“Tôi giao phó mọi lo âu của tôi nơi Đức Chúa Trời” là một lời công bố tốt đẹp nếu

nó đƣợc hậu thuẫn bởi lời cầu nguyện và đức tin, tức là trách nhiệm của chúng ta,

không phải của Đức Chúa Trời.

Nếu bạn và tôi muốn giữ quân bình, thì chúng ta phải ở trong mối tƣơng giao gần

gũi với Thần Lẽ Thật. Sự thánh khiết thật là một nỗ lực đƣợc phối hợp giữa chúng

ta và Đức Thánh Linh. Đòi hỏi một sự hiểu biết rõ ràng về phần của Ngài và phần

của chúng ta và một sự quân bình tinh tế của hai bên. Có nhiều tín đồ giữ lại sự lo

âu và giao phó trách nhiệm! Điều này sai! Hãy giao phó mọi nỗi lo âu và bƣớc vào

sự an nghỉ của Đức Chúa Trời, nhƣng hãy luôn luôn sẵn sàng làm trọn những trách

nhiệm của mình đã đƣợc ban đầy quyền năng bởi Thánh Linh ân điển.

Bản Chất Của Sự Thánh Khiết

Đức Giêhôva vạn quân phán nhƣ vầy: Bây giờ hãy hỏi các thầy tế lễ để họ trả lời

về câu hỏi luật pháp này:

Nếu có ai gói thịt thánh (vì đã đƣợc dâng làm của tế lễ hy sinh cho Đức Chúa Trời)

trong chéo áo mình, và với cái áo hay chéo áo mình ngƣời ấy chạm vào bánh, vật

gì nấu chín, rƣợu, dầu hay là đồ ăn gì thì những vật ngƣời ấy đụng đến có trở nên

thánh sạch không? (Trở thành đƣợc dâng hiến cho Chúa sử dụng cách biệt riêng

không). Và các thầy tế lễ trả lời: Không! (Sự Thánh Khiết không lây đƣợc) .

Sau đó Aghê lại nói, nếu ai bị ô uế (bởi theo một nghi lễ) vì đã đụng đến một xác

chết đụng đến các thức ăn ấy, thì các vật ấy có bị ô uế không? Các thầy tế lễ trả lời.

Các vật ấy sẽ bị ô uế. (Sự bất khiết có tính lây lan) .

AgKg 2:11-13

Chúng ta đã định nghĩa “sự thánh khiết ” là “sự biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời”

một sự biệt riêng mà phải có kết quả trong “cách ăn ở phù hợp với những kẻ đã

biệt riêng ra”. Trong Tân Ƣớc cùng từ ngữ Hy Lạp đƣợc dịch cho sự Thánh Khiết

cũng đƣợc dịch là sự thánh hóa (làm nên thánh) mà trong từ điển Hy Lạp Văn nói

rằng “không thể đƣợc chuyển giao hay đặt vào”. Điều đó có nghĩa là sự thánh khiết

là một tài sản cá nhân, một tài sản đƣợc xây dựng lên từng chút từng chút một. Nó

không thể đƣợc ban cho hay lấy ra từ một ngƣời khác.

Nói khác đi, bạn và tôi không thể trở thành thánh khiết bằng cách xếp hàng vào

một hàng ngƣời để đƣợc cầu nguyện hay là bởi ai đó đặt tay trên chúng ta hoặc bởi

ta tiếp xúc với một ngƣời thánh khiết nào đó.

Chúng ta cũng nhìn thấy đoạn văn này trong sách Aghê trong Cựu Ƣớc, sự bất

khiết có tính lây lan, nhƣng sự thánh khiết thì không lây đƣợc. Điều đó có nghĩa là

bạn và tôi có thể tiếp xúc với một ai đó đang sống một đời sống tội lỗi, và sự ô uế

tội lỗi của cá nhân đó có thể chà lên chúng ta. Chúng ta có thể lây điều đó nhƣ lây

một căn bệnh. Nhƣng sự thánh khiết thì không nhƣ vậy. Sự thánh khiết không thể

nhận đƣợc qua sự tiếp xúc hay gặp gỡ, mà sự thánh khiết phải đƣợc con ngƣời

chọn lấy một cách có mục đích.

Sự Thánh Khiết Thuộc Về Từng Cá Nhân

Đối với một ngƣời là tín đồ kém đức tin, hãy tiếp đón ngƣờ ấyi (vào trong mối

thông công) nhƣng đừng phê bình những ý kiến của ngƣời ấy hoặc xét đoán những

nghi ngờ về luân lý của ngƣời hoặc làm cho họ bị rối vì những cuộc bàn luận cãi

cọ.

Ngƣời (đức tin ngƣời ấy cho phép ngƣời) thì tin rằng mình có thể ăn hết mọi thứ

đang khi ngƣời yếu hơn (giới hạn mình) chỉ ăn rau mà thôi.

Ngƣời ăn cũng chớ khinh dễ kẻ không ăn, ngƣời không ăn chớ xét đoán kẻ ăn. Vì

Đức Chúa Trời đã chấp nhận và tiếp đón ngƣời.

Ngƣơi là ai mà dám xét đoán đầy tớ của kẻ khác? Nó đứng hay ngã ấy là việc của

Chủ nó. Nhƣng nó sẽ đứng vì Chủ nó (Chúa) có quyền năng để nâng đỡ và làm cho

nó đứng vững vàng.

RoRm 14:1-4

Thêm vào vấn đề hiểu sai về tội lỗi và ân điển, một lý do chính khác khiến tại sao

ngƣời ta thất bại trong việc sống một đời thánh khiết vì họ cố gắng sống theo

những điều xác tín của ngƣời khác về sự thánh khiết.

Nhƣ chúng ta đã thấy, sự thánh khiết là một vấn đề cá nhân. Dĩ nhiên, có những

điều mà chúng ta biết là sai đối với tất cả chúng ta. Nếu bạn không biết chắc những

điều đó là điều gì, hãy đọc Kinh Thánh của bạn và nhanh chóng tìm ra chúng.

Nhƣng còn có nhiều điều khác nữa mà Đức Chúa Trời xử lý chúng ta mang tính cá

nhân và riêng tƣ. Có những điều mà Chúa xử lý chúng ta cách khác nhau trong thời

điển khác nhau trong cuộc đời chúng ta.

Một trong những sai lầm tệ hại nhất chúng ta có thể phạm là cố gắng làm những gì

ngƣời khác đang làm hoặc bảo chúng ta làm chỉ vì họ tin rằng đó là ý muốn của

Đức Chúa Trời dành cho họ.

Một lỗi lầm khác tƣơng tự: Đó là chúng ta cũng khiến ngƣời khác làm những gì

mình đang làm chỉ vì Đức Chúa Trời đã thuyết phục chúng ta đó là ý chỉ của Ngài

cho chúng ta. Cả hai điều trên đều là sai lầm rất lớn.

Tôi phải xƣng nhận rằng tôi có sự yếu đuối lớn lao trong lĩnh vực này. Tôi không

để ngƣời khác ảnh hƣởng mình làm những gì họ đang làm nhiều lắm nhƣng tôi

thƣờng cố gắng khiến ngƣời khác làm những gì tôi nghĩ rằng họ phải làm.

Nhƣ đã nói trƣớc đây, tôi đã mất nhiều năm khốn khổ cố gắng tự thay đổi chính

mình. Cuối cùng tôi đã học tiếp nhận ân điển Đức Chúa Trời (quyền năng Ngài) để

thay đổi mình. Tôi cũng đã học bài họ tƣơng tự về ngƣời khác. Tôi đã cố gắng thay

đổi Dave và các con tôi. Tôi tƣởng là mình đã biết rõ những điều gì là đúng theo

Lời Chúa, và tôi để nhiều thì giờ để cố gắng thuyết phục họ thay đổi những gì tôi

cảm thấy cần thiết trong những cá tánh hành vi và sự lựa chọn của họ.

Những “công việc của xác thịt” của tôi chỉ làm cho nan đề càng tồi tệ hơn. Sự thiếu

chấp nhận họ của tôi khiến những mối quan hệ cá nhân giữa chúng tôi bị tổn

thƣơng và họ cảm thấy bị chối bỏ và bị phê bình chỉ trích. Chỉ một mình Đức Chúa

Trời có thể thay đổi tấm lòng một con ngƣời. Ngài thay đổi tất cả chúng ta, và sự

thay đổi trong cách ăn ở đến từ một tấm lòng “muốn làm” chứ không là “phải

làm”.

Là một giáo sƣ, tôi có khả năng nhất định để thuyết phục ngƣời ta. Đó là một ân tứ

dạy dỗ tuôn tràn qua tôi. Tôi có một sự xức dầu từ Đức Chúa Trời để dùng Lời

Chúa và thuyết phục ngƣời khác để họ phải chấp nhận và áp dụng điều ấy vào đời

sống họ. Nhƣng đây là một lĩnh vực mà tôi phải vô cùng thận trọng. Tôi phải cẩn

thận không đi quá xa để bắt đầu áp đặt những ý kiến và suy nghĩ riêng của cá nhân

mình lên ngƣời khác.

Khi tôi mới bắt đầu chức vụ, tôi rất tệ về điều này. Tôi đã cố gắng nhồi nhét những

niềm tin của tôi vào cổ họng ngƣời khác. Mỗi khi tôi đƣợc thành công về điều gì.

Tôi đã cố gắng làm cho mọi ngƣời kinh nghiệm sự thành công giống nhƣ mình

bằng cách ép họ làm y nhƣ những gì mình đang làm. Chỉ một chiến thắng nhỏ

trong đời sống mình thôi là tôi đã đi ra dạy những bài học về sự chiến thắng!

Hãy cẩn thận về những điều nhƣ vậy. Hãy canh chừng đừng để cho ngƣời khác áp

đặt những điều xác tín của họ trên bạn cũng nhƣ bạn áp đặt những điều xác tin của

mình trên ngƣời khác. Kinh Thánh nói rằng chúng ta phải đƣợc dẫn dắt theo sự

thúc giục của Đức Thánh Linh, và Đức Thánh Linh đƣợc ban cho mỗi chúng ta

cách cá nhân để nhằm mục đích đó.

Nan đề là có quá nhiều tín đồ không thể hoặc không chịu thỏa lòng với sự lắng

nghe và bƣớc theo Đức Thánh Linh tự mình - nhƣng lại để cho những ngƣời khác

có quyền hạn và đặc ân đó. Họ tƣởng rằng mọi ngƣời trong thân thể Đấng Christ

đều phải làm cùng một việc theo cùng một cách vào cùng một thời điểm và cũng

một lý do. Đối với họ, ngƣời nào không phù hợp vào khuôn mẫu đó là sai hoàn

toàn và đi ra khỏi ý muốn của Đức Chúa Trời. Khi chấp nhận thái độ này họ đã rơi

vào cái bẫy mà Phao Lô cảnh báo chúng ta tại đây đó là xét đoán tôi tớ của kẻ

khác.

Nan đề của chúng ta là chúng ta thƣờng xuyên lo sửa sai mọi ngƣời khác thay vì lo

xếp đặt chính nhà của chúng ta cho đƣợc trật tự. Tôi đã mất gần nửa thế kỷ để

khám phá ra chân lý này: chúng ta cần phải lo cho chính việc của mình đi!

Sự thánh khiết là một vấn đề cá nhân. Đức Chúa Trời xử lý mỗi chúng ta theo cách

riêng của Ngài và theo thời điểm của chính Ngài. Tất cả chúng ta đều ở trong

những mức độ khác nhau của sự thánh hóa. Đó là một tiến trình đƣợc hành động

bởi Đức Thánh Linh theo một cách độc đáo trong mỗi cá nhân tín đồ. Việc này sẽ

cản trở tiến trình nên thánh của chính chúng ta nếu chúng ta lo tham dự vào tiến

trình nên thánh của ngƣời khác hơn là cho chính mình. Chúng ta phải cẩn thận chớ

trở nên quá quan tâm về những gì khác đang làm hay đang không làm đến nỗi

chúng ta thất bại trong việc lắng nghe tiếng của Đức Thánh Linh - Đấng đang xử lý

chúng ta về chính đời sống mình. Chúng ta phải học chăm lo về những vấn đề của

mình và để việc phê bình chỉ trích, xét đoán ngƣời khác cho Đức Chúa Trời.

Chớ Xét Đoán

Nhƣng tại sao ngƣơi phê bình, chỉ trích, xét đoán anh em mình? Còn ngƣơi sao coi

thƣờng và khinh dễ anh em mình? Vì chúng ta hết thảy sẽ đứng trƣớc ngôi phán

xét của Đức Chúa Trời.

Nhƣ có chép rằng: Chúa phán: Vì Ta sống, mọi đầu gối sẽ quỳ trƣớc mặt Ta, và

mọi lƣỡi sẽ xƣng nhận Đức Chúa Trời (nhận biết Ngài đáng tôn trọng và ngợi

khen). Nhƣ vậy, mỗi ngƣời trong chúng ta sẽ khai trình việc mình cho Đức Chúa

Trời.

Vậy, chúng ta chớ phê bình, chỉ trích, đổ lỗi và xét đoán lẫn nhau, nhƣng hãy quyết

định và gắng sức không bao giờ đặt một tảng đá vấp chơn hay một sự cản trở nào

trên đƣờng đi của một anh em mình.

RoRm 14:10-13

Khi chúng ta đứng trƣớc ngôi phán xét của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ không hỏi tôi

về bạn, cũng nhƣ Ngài sẽ không hỏi bạn về tôi khi bạn đứng trƣớc mặt Ngài. Đức

Chúa Trời sẽ không để tôi phải chịu trách nhiệm về ai khác ngoại trừ Joyce Meyer.

Tôi không biết tôi còn bao nhiêu thời giờ để làm việc với Đức Chúa Trời để dọn

mình cho ngay thẳng, nhƣng tôi muốn mình có thể trả lời đƣợc những câu hỏi mà

Ngài hỏi về tôi. Nếu tôi đứng trƣớc mặt Ngài và Ngài nói rằng: “Joyce, tại sao con

không chú ý lắng nghe Ta khi Ta xử lý con về những lỗi lầm của con? Tôi không

muốn mình phải trả lời rằng: “Lạy Chúa, con đã không có thì giờ vì con rất bận

làm việc để khiến chồng con là Dave đƣợc dọn lòng ngay thẳng”.

Theo đoạn Kinh Thánh này, mỗi ngƣời trong chúng ta sẽ phải khai trình về chính

cuộc đời mình với Đức Chúa Trời là Cha. Đó là lý do tại sao chúng ta phải học làm

việc cho sự nên thánh của chính mình và bỏ đi việc đặt những tảng đá gây vấp

phạm những sự cản trở, gây rối trên con đƣờng của anh chị em khác trong Đấng

Christ. Chúng ta sẽ không bao giờ đều tin giống y nhƣ nhau về mọi điều. Đó là lý

do tại sao chúng ta đƣợc căn dặn hãy đi theo những sự xác tín (tin quyết) của riêng

mình và để cho ngƣời khác cũng làm nhƣ vậy.

Hãy Giữ Điều Đó Cho Chính Bạn!

Những sự xác tín riêng của chính anh em (về những điều gì đó) hãy thực hành

(chúng) trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời hãy giữ lấy cho chính mình (hãy cố

gắng đƣợc biết rõ lẽ thật và vâng theo ý muốn Ngài). Phƣớc thay (đáng ganh tị với)

ngƣời không có lý do nào để đoán xét chính mình về những gì mình tán thành

(không tự cáo trách mình về những gì mình chọn làm) .

Nhƣng ai có lòng nghi ngại (một lƣơng tâm áy náy) về việc ăn và sau đó lại ăn (có

lẽ vì cớ ngƣơi) thì bị định tội (trƣớc mặt Đức Chúa Trời) rồi, vì ngƣời ấy không

trung thành với những sự xác tín của mình và không hành động bởi đức tin. Vì bất

cứ điều gì không xuất phát và tiến triển từ đức tin thì đó là tội. (Bất cứ điều chi

đƣợc làm mà không có sự xác tín về sự chấp thuận của Đức Chúa Trời thì đó là tội

lỗi) .

RoRm 14:22, 23

Chúng ta có thể nói rõ nhƣ sau:

Hãy giữ lấy những điều xác tín của riêng cá nhân bạn (trong trƣờng hợp này là

những ý kiến và tƣ tƣởng của bạn dựa trên những gì Đức Chúa Trời bảo bạn làm

trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó) cho chính mình. Đừng đi nơi này nơi kia cố

gắng áp đặt chúng trên ngƣời khác.

Chúng ta thƣờng có ý tƣởng nhƣ thế này: “Đức Chúa Trời bảo tôi đừng uống cà

phê, vì vậy bây giờ cả thế giới cũng phải chấm dứt việc uống cà phê! Chúa bảo tôi

rằng tôi không thể uống đƣờng, vì vậy công việc của tôi là báo cho mọi ngƣời trên

đất biết rằng ý chỉ của Đức Chúa Trời là họ chấm dứt việc sử dụng đƣờng”.

Tôi đã thƣờng có thái độ nhƣ vậy. Mỗi khi tôi nhận đƣợc một cái nhìn mới mẻ nào

từ Đức Chúa Trời, ngay lập tức tôi leo lên cái thùng xà bông của mình và bắt đầu

phát thanh điều đó cho cả thế giới. Nếu tôi đang uống một loại vitamin nào đó, thì

mọi ngƣời cũng phải uống vitamin đó. Vì cớ nếu Đức Chúa Trời bảo tôi làm điều

ấy, thì đó cũng phải là điều Đức Chúa Trời cũng bảo cho những ngƣời khác nữa.

Đó là những gì tôi muốn nói khi tôi nói đến việc mình đã cố gắng nhồi nhét những

điều tin quyết của riêng mình vào trong cổ họng ngƣời khác. Đó không phải là

công việc của chúng ta.

Thỉnh thoảng chúng ta cố gắng biện hộ cho mình hay tự cho hành động của mình

là công bình bằng cách nói rằng: “Chà, tôi chỉ cố gắng giúp đỡ”. Chúng ta cần phải

nhớ rằng, không phải chúng ta mà chính Đức Thánh Linh là Đấng Giúp Đỡ.

Trong đời sống và chức vụ của tôi, bất cứ khi nào tôi có sự thúc giục để giúp đỡ

một ai, tôi thƣờng lui và cầu nguyện “Lạy Chúa, có phải đây là ý muốn của Ngài,

hay chỉ là con muốn “làm công việc của mình?” Nếu tôi chịu chờ đợi một lát, tôi sẽ

đƣợc ổn định trong tâm trí và tấm lòng để hiểu rằng việc tôi sắp làm là ý của Đức

Chúa Trời hay là của tôi.

Bây giờ, không phải tôi nói rằng chúng ta không bao giờ nên nói với ai điều gì

hoặc không khi nào chúng ta nên giúp đỡ ai đang có nhu cầu. Điều tôi muốn nói là

chúng ta phải biết chắc về động cơ thật sự của mình. Điều đó có thật sự tôn vinh

hiển Đức Chúa Trời và nâng đỡ những ngƣời khác không? Hay nó chỉ tôn chính

chúng ta bằng cách khiến họ theo hình ảnh của chúng ta. Chúng ta thật sự cố gắng

giúp đỡ họ, hay là chúng ta chỉ muốn làm ông chủ? Đó là lòng kiêu ngạo của xác

thịt hay là ân điển của Đức Chúa Trời đang hành động?

Trong RoRm 12:3 Phao Lô nói... Bởi ân điển (ơn huệ của Đức Chúa Trời không

đáng nhận đƣợc) đƣợc ban cho tôi, tôi nhắc nhở mọi ngƣời chớ đoán định và suy

nghĩ về mình cách cao xa hơn đáng phải có (đừng có ý nghĩ quá đỗi về tầm quan

trọng của mình) . Phao Lô đang nhắc nhở những ngƣời Rômama hay có thể nói là,

đang sửa sai họ nhƣng ông cũng khiêm nhƣờng đủ để biết rằng ông phải làm điều

đó là bởi ân điển của Đức Chúa Trời - chứ không phải bởi lòng sốt sắng của xác

thịt.

Câu 23 trong Rôma 14 nói cho chúng ta biết rằng ngƣời nào hành động một điều gì

ngƣợc lại với lƣơng tâm mình thì phải bị định tội trƣớc mặt Đức Chúa Trời. Tại

sao vậy? Vì ngƣời ấy đã không hành động trong đức tin, ngƣời ấy không chân

thành với những sự xác tín của mình. Và những gì không bởi đức tin thì điều đó là

tội. Nghĩa là bất cứ điều gì đƣợc làm mà không có một sự xác tín bề trong cách

riêng tƣ về sự tán thành của Đức Chúa Trời thì điều đó là tội lỗi.

Đó lại càng là lý do tại sao chúng ta phải thƣờng xuyên canh chừng chính mình

không đặt những sự xác tín của riêng mình trên những ngƣời khác. Thay vì hƣớng

dẫn ngƣời đó đến với đức tin, chúng ta có thể đang làm điều ngƣợc lại, chúng ta có

thể khiến ngƣời đó phạm tội vì cớ ngƣời ấy cố gắng hành động theo những điều

xác tín của chúng ta thay vì những sự xác tín đƣợc Đức Chúa Trời tán thành của

chính ngƣời ấy.

Sự Thánh Hóa Là Một Tiến Trình

Tất cả chúng ta, với gƣơng mặt không đeo mạng (vì chúng ta) tiếp tục ngắm xem

(trong lời Đức Chúa Trời) nhƣ trong một cái gƣơng sự vinh hiển của Chúa, đƣợc

thƣờng xuyên biến đổi vào trong chính ảnh tƣợng của Ngài trong sự tráng lệ huy

hoàng ngày càng gia tăng từ mức độ vinh hiển này sang mức độ khác (vì điều này

đến) từ Chúa là Đức Thánh Linh.

IICo 2Cr 3:18

Ở đây Sứ đồ Phao Lô nói rằng đang khi chúng ta bƣớc vào Lời của Đức Chúa Trời

chúng ta đƣợc biến đổi theo ảnh tƣợng của Ngài, đi từ vinh hiển qua vinh hiển.

Điều đó có nghĩa là chúng ta chƣa đạt đến mức độ đầy trọn của sự thánh khiết.

Hiện nay chúng ta đƣợc vinh hiển hơn lúc chúng ta mới khởi đầu và chúng ta càng

ngày càng vinh hiển hơn đang khi chúng ta tiếp tục tiến dần về sự thánh khiết từng

bƣớc từng bƣớc một, nhƣng chúng ta vẫn còn chặng đƣờng để đi tiếp. Theo địa vị

hợp pháp, chúng ta là Thánh sạch trong Đấng Christ. Nhƣng về kinh nghiệm thực

tế, sự thánh khiết đang đƣợc biểu lộ qua chúng ta trong những mức độ của sự vinh

hiển có tính tiến triển dần dần.

Đó là điều chúng ta gọi là tiến trình của sự thánh hóa. Một phần của sự tiến trình

thánh hóa đó là “sự biệt riêng tín đồ ra khỏi thế gian”. Thỉnh thoảng chúng ta cần

phải suy gẫm về câu này. Là những kẻ tin, chúng ta phải ở trong thế gian, nhƣng

không thuộc về thế gian.

Mặc dù chúng ta phải đuổi theo sự thánh khiết “cách sốt sắng” không lay chuyển,

mặc dù chúng ta phải khao khát sự thánh khiết cách đầy trọn và hợp tác với nó, thì

sự thánh khiết, hay là sự thánh hóa không phải là một việc gì đạt đƣợc, nhƣng đó là

một tình trạng mà Đức Chúa Trời bởi ân điển Ngài, gọi những con ngƣời tội lỗi

bƣớc vào”

Trong PhuDnl 7:22 Đức Chúa Trời bảo với Con cái Ysơraên rằng Ngài sẽ giải cứu

họ khỏi những kẻ thù nghịch họ “từng chút từng chút một”. Tƣơng tự nhƣ vậy,

chúng ta không đƣợc giải cứu khỏi tội lỗi của chúng ta cách ngay tức khắc và

không có sự nỗ lực mà phải trải qua một tiến trình.

Chúng ta muốn đi từ đầy tội lỗi đến sự thánh khiết ngay tức khắc. Nhƣng Đức

Chúa Trời nói rằng chúng ta phải tiến tới từng bƣớc một. Mỗi bƣớc đến sự thánh

khiết phải đƣợc đi cùng với con đƣờng ân điển, mà trong trƣờng hợp này là quyền

năng của Đức Chúa Trời tiếp tục dẫn bƣớc kết tiếp. Nếu chúng ta cố gắng tiến tới

bởi sự nỗ lực riêng của mình, mà không dựa vào ân điển của Đức Chúa Trời,

chúng ta sẽ thất bại vì cớ không có ân điển chúng ta sẽ trở nên khốn khổ và thối

lui.

Không có con đƣờng nào để đi từ đầy tội lỗi đến tình trạng thánh khiết ngoại trừ

bởi xa lộ của ân điển.

Sự Thánh Hóa nhƣ là một Hạt Giống

Bởi vậy, hỡi anh em rất yêu dấu của tôi, nhƣ anh em đã vâng lời luôn luôn (những

lời đề nghị của tôi) thì bây giờ, chẳng những (với lòng nhiệt thành mà anh em bày

tỏ ra) trong sự có mặt của tôi nhƣng càng hơn nữa trong khi tôi vắng mặt, hãy làm

nên (hãy vun trồng tiến đến mục tiêu, và làm trọn đầy đủ) sự cứu chuộc của mình

với lòng tôn kính, kinh ngạc và run rẩy (không tin cậy vào bản ngã, với sự cẩn thận

nghiêm túc, với sự mềm mại của lƣơng tâm canh chừng mọi sự cám dỗ, hãy co

mình lại trƣớc mọi điều gì làm thƣơng tổn Đức Chúa Trời và làm tổn hại Danh của

Đấng Christ) .

Phi Pl 2:12

Trong bản Kinh Thánh diễn ý câu này khá dài và phức tạp, nhƣng sứ điệp cơ bản

của nó đƣợc đƣa ra rõ ràng và đơn giản trong phần cuối của Bản dịch King James...

Hãy làm nên sự cứu chuộc của anh em với lòng sợ hãi và run rẩy.

Vì Chúa Jêsus là Hạt Giống đƣợc nói đến trong GaGl 3:16, khi Ngài đến sống

trong chúng ta trong hình dạng của Đức Thánh Linh đƣợc ban cho chúng ta bởi

Đức Chúa Cha, chúng ta đã nhận lãnh một hạt giống của sự thánh khiết. Khi Phao

Lô bảo chúng ta hãy làm nên sự cứu chuộc của mình với lòng sợ hãi và run rẩy,

ông có ý nói rằng chúng ta phải hợp tác hoàn toàn với Đức Chúa Trời bằng cách

vun trồng hạt giống thánh khiết đã đƣợc gieo vào trong chúng ta.

Hạt giống của sự thánh khiết phải đƣợc tƣới bằng lời của Đức Chúa Trời (ICo1Cr

3:6). Tất cả chúng ta đêù biết rằng khi một hạt giống đƣợc tƣới nƣớc nó sẽ bắt đầu

lớn lên. Đang khi chúng ta tƣới cho hạt giống của sự thánh khiết bằng nƣớc của

Lời Chúa (Eph Ep 5:26), nó bắt đầu tăng trƣởng bên trong chúng ta và vƣơn rộng

những cành lá của nó đến mọi phần trong con ngƣời của chúng ta. Dần dần nó đến

tâm trí của chúng ta và ảnh hƣởng đến đời sống tƣ tƣởng của chúng ta. Nó vƣơn

đến tấm lòng và ảnh hƣởng môi miệng của chúng ta, vì do sự đầy dẫy của lòng mà

miệng nói ra (Mat Mt 12:34). Nó vƣơn đến thân thể chúng ta và ảnh hƣởng trên

những biểu lộ trên gƣơng mặt chúng ta trên những hành động và cách ăn ở của

chúng ta đối với ngƣời khác. Nó trở nên nhƣ một cái cây hay một cây nho mọc lên

xanh tốt đến nỗi choáng đầy hết mọi phần trong con ngƣời chúng ta đến nỗi không

có một chỗ nào còn lại trong chúng ta dành cho điều gì khác ngoài sự thánh khiết

của Đức Chúa Trời.

Đó cũng là những gì có nghĩa là tiến trình của sự thánh hóa hay là sự tăng trƣởng

trong ân điển và trong sự hiểu biết Chúa chúng ta là Jêsus Christ, trở nên giống

nhƣ Ngài trong mọi đƣờng (IIPhi 2Pr 3:18). Đừng bị nản lòng nếu bạn chƣa đạt

đến chặng cuối của đoạn đƣờng - nếu bạn chƣa đạt đƣợc mục tiêu của mình. Hãy

tiếp tục tiến tới ngay cả khi bạn chỉ tiến tới từng centimét một - đó cũng vẫn là tiến

trình - bạn cũng vẫn đang tiến lên và mọi ngƣời khác cũng vậy.

Sự Thánh Hóa Là Một Công Việc

(Không phải trong sức lực riêng của anh em) Vì ấy chính là Đức Chúa Trời là

Đấng luôn luôn hành động cách hiệu quả trong anh em (huy động và sáng tạo trong

anh em quyền năng và ƣớc muốn) vừa muốn và vừa làm theo sự đẹp lòng tốt đẹp

của Ngài và sự thỏa lòng và khoái lạc của Ngài.

Phi Pl 2:13

Tiến trình thánh hóa này đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Làm sao sự tăng tƣởng, lớn

lên trong ân điển đƣợc hoàn tất? Không phải trong sức lực của riêng chúng ta,

nhƣng bởi quyền năng của Đức Thánh Linh là Đấng đang hành động bên trong

chúng ta để sáng tạo trong chúng ta cả ý muốn và khả năng để làm những gì đẹp

lòng Cha.

Bạn có nhận thức rằng suốt thời gian bạn đang đọc quyển sách này, Đức Thánh

Linh đã và đang hành động trong bạn, đem đến một sự thay đổi trong bạn, khiến

bạn chọn lựa làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời không? Chúa không đọc quyển

sách này thay bạn - đó là phần của bạn - nhƣng Ngài đã hành động bên trong bạn

để khiến bạn muốn đọc sách này - đó là phần của Ngài.

Vì vậy đây là cách thể nào tiến trình của sự thánh hóa hành động. Bạn và tôi nhận

lãnh món quà Thánh Linh của Đức Chúa Trời là Đấng đến cƣ ngụ ở bên trong

chúng ta. Đang khi chúng ta đầu phục, phó mạng chúng ta cho Ngài, Ngài hành

động bên trong chúng ta khiến chúng ta muốn làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời

và cung cấp cho chúng ta sức lực và quyền năng đủ làm theo ý muốn đó. Cho nên,

thay vì nói rằng chúng ta làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, nói chính xác hơn là Đức

Chúa Trời đang hành động trong chúng ta muốn làm những gì đẹp lòng Ngài. Sau

đó đang khi chúng ta, phó nộp chính mình và hợp tác với Ngài, chúng ta trở nên

thánh khiết càng hơn, càng hơn và càng đƣợc nên thánh hơn trong kinh nghiệm

thực tế của mình.

Lời và Linh

Vậy hãy bỏ đi mọi điều ô uế và mọi điều mọc lên luông tuồng từ sự gian ác, và

trong tâm linh khiêm nhƣờng (mềm mại nhu mì) tiếp nhận và đón rƣớc Lời đã

đƣợc trồng và đâm rễ (trong lòng anh em) chứa đựng quyền năng để cứu linh hồn

anh em.

Hãy là ngƣời làm theo Lời (vâng theo sứ điệp) và không chỉ là ngƣời nghe lời ấy

mà thôi, để lừa dối chính mình (vào sự lừa dối do lý luận nghịch lại với Chân lý) .

Gia Gc 1:21, 22

Sự thánh hóa là sự thánh khiết đƣợc thực hiện. Chúng ta trở nên đƣợc thánh hóa

khi tất cả những bƣớc dẫn đến sự thánh khiết đƣợc bƣớc theo và tiến trình trọn vẹn

đƣợc hoàn tất. Đức Thánh Linh là một tác nhân của tiến trình thánh hóa đó, nhƣng

còn một tác nhân khác nữa đó là Lời.

Điều đó là: Bạn và tôi nghe Lời Chúa, sau đó Thánh Linh của Đức Chúa Trời lấy

lời đó và hành động trong lòng chúng ta. Công việc chúng ta không phải là hành

động Lời Chúa. Công việc của chúng ta là nghe Lời Chúa và làm kẻ làm theo lời

đó - bởi quyền năng của Thánh Linh Đấng đang hành động bên trong chúng ta.

Nhƣng điều này không phải chúng ta mà là Đức Thánh Linh, Đấng khiến cho Lời

ấy hành động.

Chúng ta đã đƣợc dạy dỗ quá lâu rằng: “Hãy nghe Lời Chúa, hãy nghe Lời Chúa,

hãy nghe Lời Chúa”. Chúng ta đã lắng nghe Lời Chúa cho đến khi chúng ta bị nhồi

nhét đầy hết. Điều đó là tuyệt. Tôi cảm tạ Chúa về điều đó. Tuy nhiên cho dù

chúng ta nghe tất cả những lời đó, chúng ta cũng không đƣợc thay đổi nhƣ là đáng

phải có. Tôi tin rằng lý do là vì có một phần đã thiếu đi - và phần đó là Linh.

Không những chúng ta phải nghe Lời Chúa, chúng ta cũng phải phó nộp mình cho

Đức Thánh Linh ở bên trong chúng ta là Đấng đã đƣợc ban cho chúng ta để ban

năng quyền cho chúng ta có thể làm theo Lời Chúa.

Khi chúng ta nghe Lời Chúa và chân thành nỗ lực ứng dụng lời ấy trong cuộc đời

chúng ta không có nghĩa là chúng ta xứng đáng đƣợc Đức Chúa Trời hành động

điều chi cho chúng ta. Chúng ta chỉ đáng chết và đi vào địa ngục mà thôi. Vì trong

mắt Đức Chúa Trời mọi sự công bình của chúng ta chỉ nhƣ đống giẻ rách dơ bẩn so

với sự công chính của Ngài (Ês 64:6;).

Chúng ta cần phải tiếp nhận và đón mừng lời Đức Chúa Trời với lòng nhu mì vì cớ

chỉ có lời ấy có quyền năng để cứu linh hồn chúng ta. Chúng ta phải đến với Đức

Chúa Trời với một thái độ hạ mình nói với Ngài rằng: “Lạy Cha, con vô cùng biết

ơn Ngài về cơ hội này đƣợc nghe Lời Ngài. Xin lấy lời mà con đang nghe đây và

hành động trong con và qua con. Lạy Đức Thánh Linh, xin hãy hành động công

việc thánh hóa của Ngài để con có thể trở nên tất cả những gì Cha muốn con trở

nên”.

Suốt cả ngày chúng ta cần để tâm trí mình nƣơng dựa nơi Đức Thánh Linh. Nếu có

thể đƣợc trong mỗi cơ hội, hãy xoay tƣ tƣởng bạn về sự hiện diện và quyền năng

của Đức Thánh Linh, cầu xin rằng: “Đức Thánh Linh ơi, xin hãy giúp con, hãy dạy

dỗ con, giáo huấn con. Ban năng quyền cho con. Hãy tẩy sạch con. Hãy thánh hóa

con. Con hoàn toàn tin cậy Ngài gìn giữ con vì Ngài biết rằng con không thể tự

mình làm nỗi việc gì. Không có Ngài con chẳng là gì cả. Con chẳng làm chi đƣợc.

Con chẳng xứng đáng điều chi. Cám ơn Ngài đang ở trong con và làm công việc

trong con và qua con - cho sự vinh hiển của Đức Chúa Cha”.

Hãy vƣơn đến Đức Chúa Trời trong đức tin và lời cảm tạ, hoàn toàn nƣơng dựa nơi

Ngài và lệ thuộc hoàn toàn nơi Ngài, để cho Lời Ngài và Thánh Linh Ngài đem

bạn qua tiến trình của sự thánh hóa đến sự tinh sạch và thánh khiết. Đó là cách duy

nhất để đạt đến điều đó, con đƣờng duy nhất để thật sự đƣợc tôi luyện và làm cho

tinh ròng.

Đức Thánh Linh Nhƣ Là Lửa Của Thợ Luyện

Và Xà Bông (

Tro)

Của Thợ Giặt

Nầy, Ta sai sứ giả Ta, ngƣời sẽ dọn đƣờng trƣớc mặt Ta. Và Chúa (Đấng Mêsi) mà

các ngƣơi tìm kiếm sẽ thình lình vào trong đền thờ Ngài. Sứ giả hay Thiên sứ của

giao ƣớc Đấng mà các ngƣơi khao khát Ngài sẽ đến. Đức Giêhôva vạn quân phán

vậy.

Nhƣng ai sẽ đƣơng nỗi ngày Ngài đến và ai sẽ đứng đƣợc khi Ngài hiện ra? Vì

Ngài giống nhƣ lửa của thợ luyện và nhƣ xà bông của thợ giặt.

Ngài sẽ ngồi nhƣ kẻ luyện bạc và làm cho sạch Ngài sẽ thanh tẩy của thầy tế lễ là

các con trai của Lêvi và luyện chính nhƣ vàng và bạc, để họ có thể dâng cho Đức

Giêhôva những của lễ trong sự công bình.

MaMl 3:1-3

Tại đây chúng ta đọc một lời tiên tri trong Cựu Ƣớc về Chúa Jêsus, là Đấng Mêsi,

giống nhƣ lửa của ngƣời thợ luyện và xà bông của ngƣời thợ giặt. Về sau, trong

Tân Ƣớc chúng ta đọc thấy Đức Thánh Linh nhƣ là lửa. Giăng Báptít đã nói với

những ngƣời đồng thời với ông rằng: “Ta làm phép báp tem cho các ngƣơi bằn

nƣớc, nhƣng Đấng đến sau ta sẽ làm phép báp tem cho các ngƣơi bằng Đức Thánh

Linh và bằng lửa”. (Mat Mt 3:11)

Chúng ta đã nghe nhiều về Đức Thánh Linh nhƣ là lửa nhƣng chúng ta chƣa hề

nghe nhiều về việc Ngài giống nhƣ xà bông của thợ giặt.

Linh Và Lời

Xà Bông Và Nƣớc

Tuy nhiên, Ta nói thật với các ngƣơi khi nói rằng ta đi là ích lợi (tốt, có lợi) cho

các ngƣơi. Vì nếu Ta không đi, Đấng Yên Ủi (Đấng Mƣu Luận, Đấng Giúp Đỡ,

Đấng Biện Hộ, Đấng Cầu Thay, Đấng Ban Sức Mạnh, Đấng Đứng Bên Cạnh).

Nhƣng nếu Ta đi, Ta sẽ sai Ngài đến với các ngƣơi (để ở trong mối thông công

thân mật gần gũi với các ngƣơi) .

Khi Ngài đến, Ngài sẽ cáo trách và thuyết phục thế gian và đem sự minh họa rõ về

tội lỗi và về sự công bình (sự ngay thẳng của tấm lòng và đứng ngay thẳng với Đức

Chúa Trời) và về sự phát xét.

GiGa 16:7, 8

Trong đoạn văn này, Chúa Jêsus nói với các môn đệ của Ngài về những vai trò và

chức năng khác nhau của Đức Thánh Linh, một trong những vai trò đó là đem đến

sự cáo trách về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét. Sau đó trong 17:17-19.

Chúa Jêsus đã cầu xin Cha Ngài cho các môn đệ Ngài.

Xin Cha lấy lẽ thật làm cho họ nên thánh (tinh sạch, dâng hiến, biệt riêng họ ra cho

Ngài, làm cho họ thánh khiết) Lời Chúa chính là Lẽ Thật.

Nhƣ Cha đã sai Con vào thế gian, con cũng sai họ vào trong thế gian. Con vì họ mà

tự làm nên thánh (dâng mình, tận hiến) để họ cũng đƣợc nên thánh (dâng mình, tận

hiến, làm cho thánh khiết) trong Lẽ Thật.

Chúng ta đã nhìn thấy thể nào Đức Thánh Linh hành động trong chúng ta, mặc

khải Lẽ Thật cho chúng ta, cáo trách chúng ta về tội lỗi và sự công bình và sự phát

xét, và lấy Lời Chúa và hành động lời ấy bên trong và qua chúng ta. Bây giờ chúng

ta bắt đầu nhìn thấy Ngài trong một ánh sáng khác, nhƣ Đấng luyện lọc, tẩy sạch

và thánh hóa chúng ta bởi sự tẩy sạch chúng ta khỏi tội lỗi của mình.

Trong Eph Ep 5:25-27 chúng ta đọc thấy những chữ này mà Phao Lô đã gửi cho

Hội Thánh.

Hỡi ngƣời làm chồng, hãy yêu vợ mình, nhƣ Đấng Christ đã yêu Hội Thánh và phó

chính Ngài vì Hội Thánh.

Để Ngài có thể thánh hóa Hội Thánh, tẩy sạch Hội Thánh bởi sự rửa bằng nƣớc

của Lời Ngài.

Hầu cho Ngài có thể trình diện Hội Thánh cho chính Ngài trong sự huy hoàng vinh

hiển, không vết không nhăn hay bất cứ điều chi giống nhƣ vậy (để Hội Thánh có

thể thánh sạch và không chút lỗi lầm) .

Nếu bạn và tôi có thể nhìn vào chính mình qua một tia X-quang thuộc linh, chúng

ta sẽ nhìn thấy ánh sáng vinh hiển đang chiếu vào và xuyên qua chúng ta. Nhƣng

bạn có biết chúng ta sẽ nhìn thấy điều gì khác nếu chúng ta nhìn sâu vào trong

không? Chúng ta sẽ nhìn thấy rất nhiều những điểm đen nhỏ. Những điều này

tƣợng trƣng cho những vết dính dơ bẩn đã bị để lại trong linh hồn chúng ta bởi tội

lỗi.

Chúng ta phải làm gì để cất bỏ những vết dính này để chúng ta có thể đƣợc hoàn

toàn sạch sẽ và không có vết tích nào?

Chúng ta làm gì khi chúng ta có những vết bẩn dính trên áo quần của chúng ta?

Chúng ta sử dụng xà bông và nƣớc. Trong các đoạn văn này, chúng ta nhìn thấy

Đức Thánh Linh nhƣ xà bông của thợ giặt, và Lời Chúa nhƣ nƣớc. Chúng ta đã học

đƣợc rằng chúng ta đƣợc thánh hóa bởi Linh và Lời, bởi việc áp dụng xà bông và

nƣớc.

Khi ông Dave và tôi đi ăn tiệm, tôi thƣờng thích gọi món mì Ý có sốt cà, nhƣng

hình nhƣ mỗi khi nào tôi ăn món này cũng bị dính vào áo quần. Tôi thƣờng dùng

một khăn ăn và bắt đầu lau chùi, cố gắng lấy vết dơ ra ngay tức khắc. Bấy giờ có

ngƣời bảo tôi rằng khi tôi làm nhƣ vậy. Là tôi càng làm cho nó dính thêm vào và

khó tẩy ra hơn. Bà ấy bảo tôi cứ để nhƣ vậy: “Chỉ đợi khi về đến nhà, dùng xà

bông thƣờng với nƣớc, và những vết bẩn ấy sẽ ra ngay thôi”. Nhƣng vì tôi là hạng

ngƣời muốn giải quyết mọi việc ngay tức khắc, nên thƣờng rất khó cho tôi chờ đợi

và làm đúng cách.

Đó là cách mà bạn và tôi thƣờng làm trong những việc thuộc về Đức Chúa Trời.

Chúng ta cố gắng cất bỏ những vết tội lỗi trong linh hồn chúng ta bằng cách dựa

vào những nỗ lực riêng của chúng ta thay vì kiên nhẫn và chờ đợi Chúa cất bỏ

chúng đi bằng xà bông và nƣớc - bởi Thánh Linh Ngài và Lời Ngài.

Nhƣng chúng ta phải làm gì nếu vết bẩn dính chặt vào quá đến nỗi việc ứng dụng

xà bông và nƣớc hình nhƣ vẫn chƣa đủ? Chúng ta áp dụng thêm xà bông và để

ngâm chúng qua đêm. Chúng ta đã nói rằng xà bông tƣợng trƣng cho Đức Thánh

Linh, Thần ân điển mà chúng ta đã định nghĩa chính là quyền năng của Đức Chúa

Trời đến trong cuộc đời của chúng ta để hoàn tất trong chúng ta những gì chúng ta

không thể hoàn tất tự mình bằng chính nỗ lực riêng của mình.

Làm sao chúng ta cất bỏ đi những vết bẩn bƣớng bỉnh cho tội lỗi để lại? Chúng ta

áp dụng ân điển, ân điển và thêm ân điển. Không phải là lau chùi thêm, không phải

là nỗ lực thêm, nhƣng thêm năng quyền chính là điều chúng ta cần. Nếu một ngƣời

áp dụng ân điển Đức Chúa Trời vẫn thấy chƣa đủ, bấy giờ chúng ta cần áp dụng

thêm nữa, để cho nó có thời gian để hành động xuyên thấu qua vết bẩn, dằm thắm

nó hoàn toàn. Sau đó khi nƣớc đƣợc áp dụng, vết bẩn sẽ đƣợc lấy ra và nó sẽ ra

hết.

Xà bông của Linh và nƣớc của Lời Chúa đang đƣợc dành sẵn cho bạn và tôi. Với

những điều này chúng ta chắc chắn có thể chứng kiến sự dọn sạch mọi đống đổ nát

trong cuộc đời chúng ta.

Ân Điển Cho Mọi Tội Lỗi Của Chúng Ta

Sau khi anh em đã chịu khổ trong một ít lâu, thì Đức Chúa Trời của ân điển (Đấng

chuyển giao mọi phƣớc lành và ơn huệ) Đấng đã gọi anh em đến sự vinh hiển đời

đời của (riêng) Ngài trong Christ Jêsus, chính Ngài sẽ làm cho trọn vẹn và khiến

anh em phải trở nên nhƣ điều anh em phải đạt đến, thiết lập và đặt anh em vững

vàng, làm anh em mạnh mẽ và ổn định.

Nguyện quyền quản trị (quyền năng, uy quyền, cai trị) thuộc về Ngài mãi mãi đời

đời. Amen.

IPhi 1Pr 5:10, 11

Vậy thì sự đáp ứng của chúng ta với tội lỗi phải nhƣ thế nào?

Là những cơ đốc nhân, bạn và tôi yêu mến Đức Chúa Trời, vì vậy chúng ta không

muốn phạm tội, nhƣng hình nhƣ cho dù chúng ta cố gắng đến đâu để không phạm

tội, dần dần rồi chúng ta cũng kết thúc ở chỗ thiếu hụt sự vinh hiển của Đức Chúa

Trời (RoRm 3:23). Bạn phải trải qua tiến trình nào để tìm đƣợc sự bình an với Đức

Chúa Trời và với chính mình một khi bạn đã phạm tội?

Hầu hết những lúc tôi phạm tội lý do là vì tôi không chờ đợi ngửa tRômang nơi

Đức Chúa Trời, mà cố gắng giải quyết mọi sự tự mình. Thay vì kiên nhẫn và để

cho ân điển của Đức Chúa Trời hành động để làm cho mọi việc thành ra tốt đẹp

nhất, tôi đã vội xông vào và sắp đặt mọi việc theo cách của tôi. Hậu quả luôn luôn

hầu nhƣ là thật khủng khiếp.

Đức Thánh Linh vẫn hằng xử lý với tôi về tật hay nhảy vào khích lệ và đoán xét

mọi việc trƣớc thời điểm. Một điều tôi đặc biệt dở là rút ra một ý kiến về những

ngƣời khác hãy về những hành động, về những động cơ của họ mà không chờ đợi

Đức Chúa Trời mặc khải cho tôi sự thật là nhƣ thế nào.

Tôi cũng có khuynh hƣớng nói nhiều quá, bày tỏ những ý kiến của mình quá vội.

Vì vậy chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi môi miệng tôi thƣờng đem tôi vào nan đề.

Tôi nói một điều gì đó mà đáng ra tôi không nên nói khiến một ngƣời tức giận tôi.

Rồi sau đó, thay vì để cho Chúa giải quyết tình cảnh đó, tôi loay hoay hết mình để

cố gắng cất bỏ đi những đốm đen và vết bẩn trong mối quan hệ mà chính tôi đã gây

ra bởi sự thiếu kiên nhẫn và thiếu suy xét của mình.

Khi tôi phạm tội, thay vì áp dụng một số lƣợng dƣ dật của ân điển quyền năng của

Đức Chúa Trời vào điều ấy, thì tôi lại thƣờng cố gắng rảy một chút mặc cảm phạm

tội, than khóc và sự định tội trên chính nan đề ấy. Thay vì xƣng nhận tội lỗi mình

với Chúa và nhận lãnh sự tha thứ của Ngài ngay tức khắc, tôi nghĩ rằng tôi phải

“chịu khổ một thời gian”. Tôi đi loay quanh lo âu và cảm thấy tồi tệ, cố gắng sửa

lại hoàn cảnh và hứa hẹn với Chúa rằng nếu Ngài chỉ giúp tôi thoát khỏi cái đống

hỗn loạn này thì tôi sẽ không bao giờ tái phạm lỗi lầm ấy nữa.

Tôi đã thƣờng hành động nhƣ vậy đến nỗi ít nhất là có một điều tốt đẹp ra từ việc

này: Đó là tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự mặc khải về ân điển!

Vì vậy sau khi tôi đã làm cho mọi sự rối bời lên rồi thì cuối cùng, điều tôo làm là

dừng lại và nói: “Lạy Chúa, việc này chẳng dẫn con đi đến đâu đƣợc. Cảm xúc

phạm tội và hối tiếc cũng không làm thay đổi đƣợc những gì đã xảy ra. Những

cách giải quyết và hứa hẹn không giữ đƣợc con khỏi phạm lại những việc này

nhiều lần nữa. Làm việc cho đến khi đuối sức cũng không khiến mọi sự đúng đắn

trở lại. Con đầu hàng dâng trình chính con và hoàn cảnh này cho Ngài và cầu xin

ân điển và sự thƣơng xót của Ngài để gìn giữ con trong sự bình an trọn vẹn của

Ngài và xin ban quyền năng để con bƣớc đi theo ý muốn và đƣờng lối của Ngài”.

Trong thực chất tôi đã ăn năn. Tôi đã mở ra ống dẫn của đức tin và xin Đức Chúa

Trời tuôn đổ ân điển qua ống dẫn đó. Tôi cầu xin Ngài canh giữ tôi khỏi tội hay

phỏng đoán, giữ tôi khỏi việc a vào khích lệ và xét đoán sự việc và con ngƣời trƣớc

khi tôi có đủ tất cả những dữ kiện.

Lời Chúa bảo chúng ta rằng chúng ta nhận lãnh những lời hứa của Đức Chúa Trời

qua đức tin và lòng kiên nhẫn (HeDt 6:12) nó bảo đảm chúng ta rằng nếu chúng ta

sẵn lòng chờ đợi ngửa tRômang nơi Chúa, hoàn toàn phó nộp chính mình cho

Ngài, thì chính Ngài sẽ làm hoàn tất và khiến chúng ta trở nên ngƣời mà chúng ta

phải trở nên. Rằng Ngài sẽ thiết lập, đặt chúng ta vững vàng, làm cho mạnh sức và

đặt chúng ta vào đúng vị trí. Vậy thì tại sao chúng ta phải chịu đau khổ? Tôi tin

rằng nhiều khi sự đau khổ đến vì cớ chúng ta không học tập tin cậy Chúa đủ để giữ

chúng ta khỏi phạm tội. Sau đó một khi chúng ta đã rơi vào tội lỗi, chúng ta khốn

khổ vì chúng ta cảm thấy mình một lần nữa đã thất bại và làm cho Ngài thất vọng.

Chúng ta gớm ghét những gì chúng ta đã làm và sự kiện là chúng ta không có khả

năng để giữ mình khỏi điều đó.

Giải đáp cho tội lỗi là ân điển (RoRm 5:20) cho dù nguyên do của tội lỗi và sự đau

khổ của chúng ta là gì, nếu chúng ta chịu giữ cho ống dẫn đức tin mở ra, chúng ta

có thể tiếp tục nhận lãnh giải pháp của Đức Chúa Trời cho mọi nhu cầu của chúng

ta - đó là ân điển, ân điển và thêm ân điển.

Khi tôi nhìn thấy những hành động sai quấy của mình mà không thể tự thay đổi

mình đƣợc. Tôi trãi qua một sự đau khổi cho đến chừng nào Đức Chúa Trời giải

thoát tôi. Thật ra đó là một điều tích cực vì khi sự giải cứu đến (và điều này luôn

xảy ra) tôi vui mừng trong ân điển của Đức Chúa Trời.

Sự tranh chiến của nỗ lực xác thịt sẽ chẳng giải cứu đƣợc ai, nhƣng ân điển của

Đức Chúa Trời không bao giờ làm chúng ta thất vọng. Nếu bạn có những nan đề

lớn, hãy nhớ rằng ân điển của Ngài luôn luôn đầy đủ để giải quyết mọi yếu đuối

(IICo 2Cr 12:2).

Đức Chúa Trời không chỉ ban cho chúng ta ân điển, mà Ngài ban cho chúng ta ân

điển, ân điển và thêm ân điển. Sự chu cấp của Ngài là dƣ dật, cho dù chúng ta sử

dụng nhiều đến đâu, vẫn luôn còn có thêm nhiều nữa.

Tôi khích lệ bạn hãy bƣớc vào trong một lĩnh vực mới trong cuộc đời bƣớc đi của

bạn với Chúa. Hãy sống trong ân điển của Ngài chứ không ở trong những công

việc làm của chính bạn. Những kết quả sẽ làm bạn kinh ngạc sững sờ!

Kết Luận

Sứ điệp về ân điển là một sứ điệp quan trọng duy nhất mà Đức Thánh Linh đã dạy

dỗ tôi. Toàn bộ từng trải cơ đốc của tôi đã là một cuộc tranh chiến trƣớc khi tôi học

đƣợc về ân điển. Dạy dỗ ngƣời ta đức tin mà không dạy họ về ân điển, theo ý tôi, là

đã bỏ mất một móc xích quan trọng. Thỉnh thoảng tôi nhắc đến ân điển nhƣ là

“móc xích bị mất” (bị bỏ quên) trong chặng đƣờng bƣớc đi bởi đức tin.

Ân điển là quyền năng của Đức Thánh Linh đƣợc dành sẵn để làm những gì cần

phải làm trong cuộc đời chúng ta, quyền năng đã thay đổi những gì cần phải thay

đổi. Đó là khả năng của Đức Chúa Trời đến với chúng ta cách nhƣng không khi

chúng ta cầu xin. Ân điển vô cùng kỳ diệu đến nơi tôi có thể nói thêm, nói thêm về

những đặc tánh tuyệt vời của nó mãi.

Tôi cầu nguyện rằng bạn sẽ đọc quyển sách này nhiều lần qua những năm tháng.

Những ai trong chúng ta thƣờng bị mê say vào những công việc và những nỗ lực

của riêng mình thƣờng cần phải ứng dụng nhiều sứ điệp của ân điển để đem sự

chữa lành đến trong cách mà chúng ta hƣớng đến cuộc đời.

Hãy nhớ rõ, ân điển Đức Chúa Trời là sự đối nghịch hoàn toàn với những công

việc của xác thịt. Sống bởi đức tin có thể đòi hỏi một sự thay đổi trong cách chúng

ta tiếp cận mọi việc. Đừng nên nản lòng, điều này phải mất thời gian.

Hãy luôn nhớ rằng khi bạn cảm thấy tuyệt vọng đó là vì bạn đã bƣớc vào trong

chính nỗ lực của chính mình và bạn cần phải trở lại trong ân điển của Đức Chúa

Trời. Ân điển làm cho bạn mạnh mẽ và bình tịnh, còn những công việc để lại cho

sự yếu nhƣợc và bất lực, khốn khổ tuyệt vọng và hoang mang.

Qua đức tin chúng ta nhận đƣợc ân điển. Đức tin không phải là giá trả để mua

những phƣớc hạnh của Đức Chúa Trời, nhƣng đó là đôi tay để nhận lãnh phƣớc

hạnh.

Chỉ nghe đƣợc từ ngữ ân điển cũng đủ làm cho tôi êm dịu. Ân điển của Đức Chúa

Trời làm cho công tác khó khăn và có thể là không làm nỗi thành ra dễ dàng. Chúa

Jêsus đã nói rằng gánh của Ngài nhẹ nhàng và dễ mang. Chính ma quỷ là kẻ muốn

đặt những gánh nặng ở trên vai của chúng ta - gánh nặng của những công việc của

xác thịt, gánh nặng của luật pháp và nỗ lực của xác thịt để giữ luật pháp. Nhƣng

Chúa Jêsus đã hứa với chúng ta rằng nếu chúng ta đến cùng Ngài, Ngài sẽ ban cho

chúng ta sự yên nghỉ (Mat Mt 11:28-30).

Đừng thỏal òng với ân điển chỉ đủ để cứu bạn khỏi hình phạt đời đời. Đừng chỉ

nhận ân điển để cứu mà thôi nhƣng hãy nhận lãnh ân điển, ân điển và thêm ân điển

thêm nữa để bạn có thể sống một cách đắc thắng và làm vinh hiển Chúa Jêsus

trong đời sống hằng ngày của bạn.

ĐÔI LỜI VỀ TÁC GIẢ

Bà Joyce Meyer đã dạy dỗ về Lời Chúa từ năm 1976 và bƣớc vào chức vụ trọn thời

gian từ năm 1980. Là một mục sƣ cộng tác với Life Christian Center (Trung Tâm

Đời Sống Cơ Đốc) tại St Louis, Missouri, bà đã triển khai, phối hợp và dạy dỗ buổi

nhóm hàng tuần có tên là “Cuộc sống trong Lời Chúa” (“Life in the Word”). Sau

hơn năm năm, Chúa đã hƣớng dẫn bà đến việc thiết lập chức vụ riêng của bà goị là

Chƣơng trình “Life in the Word” (Sự sống trong Lời Chúa).

Chƣơng trình phát thanh “Life in the Word” của bà Joyce Meyer đƣợc phát rộng

rãi khắp nƣớc Mỹ trong hơn 250 đài phát thanh. Chƣơng trình tivi 30 phút trong

“Life in the Word với Joyce Meyer” đƣợc bắt đầu phát hình năm 1993 và đƣợc

phát đi rộng rãi khắp nƣớc Mỹ và tại nhiều đất nƣớc khác. Những băng bài dạy của

bà cũng đƣợc yêu thích khắp thế giới. Bà đi rất nhiều nơi để chia sẻ trong các kỳ

hội nghị của Life in the Word, cũng nhƣ chia sẻ tại những Hội Thánh địa phƣơng.

Bà Joyce và chồng bà là ông Dave một nhà quản trị thƣơng mại tại Life in the

Word, đã kết hôn với nhau đƣợc 30 năm nay và là cha mẹ của bốn ngƣời con. Ba

ngƣời đã lập gia đình, còn ngƣời con út đang ở với ông bà tại Fenton, Missouri,

vùng ngoại ô của St. Louis.

Bà Joyce tin rằng sự kêu gọi cho cuộc đời bà là thiết lập các tín hữu trong Lời

Chúa. Bà nói: “Chúa Jêsus đã chết để buông tha kẻ bị cầm tù đƣợc tự do, mà còn

có quá nhiều tín đồ đang sống trong quá ít đắc thắng hoặc không có sự đắc thắng

nào trong đời sống hằng ngày của họ”. Tìm thấy chính mình cũng ở trong cùng

một hoàn cảnh tƣơng tự nhƣ vậy nhiều năm trƣớc đây và đã tìm đƣợc tự do để

sống trong đắc thắng qua việc áp dụng Lời Chúa, bà Joyce đi ra trang bị để cho

những phu tù đƣợc ra tự do và để đánh đổi tro tàn cho vẻ đẹp.

Bà Joyce đã dạy về sự chữa lành tình cảm với những chủ đề có liên hệ trong những

buổi nhóm khắp nơi trong nƣớc, giúp đỡ vô số hàng ngàn ngƣời. Bà đã thâu lại hơn

150 album cassettes khác nhau và là tác giả của 15 quyển sách để giúp cho Thân

thể của Đấng Christ trong những chủ đề khác nhau.

Tuyển tập “Chữa lành Tình cảm” của bà chứa đựng hơn 23 giờ dạy của bà về chủ

đề này. Gồm những album về: “Sự xác tín”, “Vẻ đẹp thay cho Tro Tàn”, “Quản trị

những xúc cảm của bạn”, “Sự Cay Đắng, Sự Hận Thù Và Sự Không Tha Thứ”,

“Gốc rễ của sự chối bỏ” và một băng nhạc với lời Kinh Thánh 90 phút có tựa đề

“Chữa lành ngƣời tan vỡ tấm lòng”.

“Tuyển tập tâm trí” của bà Joyce bao gồm 5 loạt băng cassette khác nhau về chủ đề

của tâm trí. Bao gồm “Những Đồn Lũy Tâm Trí Và Những Nếp Suy Nghĩ”, “Nếp

Suy Nghĩ Đồng Vắng”, “Tâm Trí của Xác thịt”, “Tâm Trí Thắc Mắc Lang Thang”,

và “Tâm Trí, Môi Miệng, Tâm Trạng Và Những Thái Độ”. Tuyển tập cũng chứa

đựng quyển sách mạnh mẽ dầy 260 trang của bà Joyce - Quyển “Chiến trƣờng của

Tâm Trí” về chủ đề tình yêu, bà có 2 loạt băng đề tựa “Tình yêu là...” và “Tình

yêu: Quyền Năng tối hậu”.