10
Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ khi Con của Bạn có Các Nhu Cầu Đặc Biệt Việc sinh ra đứa con có các nhu cầu đặc biệt có thể mang lại nhiều cảm xúc khác nhau—niềm vui và sự phấn khích cũng như sự lo ngại về điều chưa biết. Những gì mà chúng ta đã biết là việc cho con bú sữa mẹ hoặc nuôi con bằng sữa mẹ là điều quan trọng mà bạn có thể giúp để đáp ứng nhu cầu của em bé. Về chuyện ăn uống của em bé, không có gì so sánh được với những lợi ích của sữa mẹ. Sữa mẹ có các chất dinh dưỡng cân đối hoàn hảo để giúp em bé phát triển và tăng trưởng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng và nhiều căn bệnh thường gặp ở trẻ em. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ Các lợi ích của sữa mẹ là đặc biệt quan trọng đối với em bé có các nhu cầu đặc biệt. Các nhu cầu đặc biệt có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, những em bé mắc hội chứng Down bẩm sinh, hở hàm ếch hoặc sứt môi, các vấn đề về tim, xơ nang hoặc suy yếu thần kinh. Các lợi ích về dinh dưỡng và miễn dịch của sữa mẹ có thể giúp em bé khôn lớn phát triển khỏe mạnh ở mức tối đa có thể được. Sữa mẹ cũng giúp em bé tăng cân và khỏe mạnh hơn để chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ cuộc điều trị hay giải phẫu nào có thể cần phải thực hiện. Ngoài ra, việc cho con bú sữa mẹ cũng có thể ảnh hưởng tích cực tới tình trạng phát triển răng miệng và kỹ năng kết hợp răng miệng của em bé. Bất kỳ lượng sữa mẹ nào mà bạn cung cấp, cho dù là bú mẹ, sữa bơm ra và bú bình hay theo cách khác đều đem lại lợi ích cho em bé. Hãy luôn ghi nhớ rằng một số biện pháp điều chỉnh, ví dụ như bơm sữa mẹ hoặc dùng núm vú đặc biệt, cũng có thể hữu ích. Các lợi ích cụ thể dành cho những em bé có nhu cầu đặc biệt HỘI CHỨNG DOWN: Sữa mẹ có ảnh hưởng tích cực tới tình trạng sức khỏe và sự phát triển tổng quát của em bé, trong đó bao gồm ít mắc các bệnh theo mùa và bệnh cảm lạnh hơn, đi tiêu đều đặn hơn, và phối hợp miệng và lưỡi tốt hơn. HỞ HÀM ẾCH: Một số chuyên gia tin rằng sữa mẹ có thể ít gây kích thích cho khoang mũi bị hở ra ngoài hơn và có thể giúp giảm số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng của các căn bệnh hô hấp. Do em bé khó ngậm bầu vú mẹ đúng cách, nên nhiều em bé bị hở hàm ếch hoặc sứt môi sẽ cần dùng loại núm vú đặc biệt và có thể cần một hệ thống cho ăn đặc biệt. Nhiều hãng bảo hiểm sẽ cung cấp cho bạn dụng cụ bơm sữa nếu em bé bị hở hàm ếch. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TIM: Sữa mẹ giúp em bé lớn lên và phát triển các hệ miễn nhiễm bảo vệ quan trọng. Nhiều em bé có các vấn đề về tim thường khó bú sữa mẹ vì các em quá mệt mỏi, nên bạn có thể dùng một hệ thống cho ăn bổ sung hoặc sữa mẹ bơm ra để bú bình. » Quý vị CÓ THỂ nhờ giúp đỡ: LIÊN LẠC với một cố vấn về nuôi con bằng sữa mẹ » GỌI cho bác sĩ, bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn » THAM KHẢO nhiều nguồn trợ giúp trên mạng điện toán www.abbottnutrition.com/breastfeeding xem tiếp trang mặt sau Đã được kiểm tra chất lượng với sự hợp tác của: Quý vị cần giúp đỡ hoặc tư vấn về cho con bú sữa mẹ? Giúp đỡ trực tiếp 24/7. Các y tá và người cố vấn trong thời kỳ cho con bú luôn luôn có mặt. Gọi Feeding Expert theo số: 1-800-986-8800.

Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ khi Con của Bạn có Các Nhu Cầu Đặc Biệtstatic.abbottnutrition.com/cms-prod/abbottnutrition.com/img/allspecial... · Nuôi Con Bằng Sữa

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ khi Con của Bạn có Các Nhu Cầu Đặc Biệt

Việc sinh ra đứa con có các nhu cầu đặc biệt có thể mang lại nhiều cảm xúc khác nhau—niềm vui và sự phấn khích cũng như sự lo ngại về điều chưa biết. Những gì mà chúng ta đã biết là việc cho con bú sữa mẹ hoặc nuôi con bằng sữa mẹ là điều quan trọng mà bạn có thể giúp để đáp ứng nhu cầu của em bé. Về chuyện ăn uống của em bé, không có gì so sánh được với những lợi ích của sữa mẹ. Sữa mẹ có các chất dinh dưỡng cân đối hoàn hảo để giúp em bé phát triển và tăng trưởng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng và nhiều căn bệnh thường gặp ở trẻ em.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸCác lợi ích của sữa mẹ là đặc biệt quan trọng đối với em bé có các nhu cầu đặc biệt. Các nhu cầu đặc biệt có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, những em bé mắc hội chứng Down bẩm sinh, hở hàm ếch hoặc sứt môi, các vấn đề về tim, xơ nang hoặc suy yếu thần kinh.

Các lợi ích về dinh dưỡng và miễn dịch của sữa mẹ có thể giúp em bé khôn lớn phát triển khỏe mạnh ở mức tối đa có thể được. Sữa mẹ cũng giúp em bé tăng cân và khỏe mạnh hơn để chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ cuộc điều trị hay giải phẫu nào có thể cần phải thực hiện. Ngoài ra, việc cho con bú sữa mẹ cũng có thể ảnh hưởng tích cực tới tình trạng phát triển răng miệng và kỹ năng kết hợp răng miệng của em bé.

Bất kỳ lượng sữa mẹ nào mà bạn cung cấp, cho dù là bú mẹ, sữa bơm ra và bú bình hay theo cách khác đều đem lại lợi ích cho em bé. Hãy luôn ghi nhớ rằng một số biện pháp điều chỉnh, ví dụ như bơm sữa mẹ hoặc dùng núm vú đặc biệt, cũng có thể hữu ích.

Các lợi ích cụ thể dành cho những em bé có nhu cầu đặc biệt … HỘI CHỨNG DOWN: Sữa mẹ có ảnh hưởng tích cực tới tình trạng sức khỏe và sự phát triển tổng quát của

em bé, trong đó bao gồm ít mắc các bệnh theo mùa và bệnh cảm lạnh hơn, đi tiêu đều đặn hơn, và phối hợp miệng và lưỡi tốt hơn.

… HỞ HÀM ẾCH: Một số chuyên gia tin rằng sữa mẹ có thể ít gây kích thích cho khoang mũi bị hở ra ngoài hơn và có thể giúp giảm số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng của các căn bệnh hô hấp. Do em bé khó ngậm bầu vú mẹ đúng cách, nên nhiều em bé bị hở hàm ếch hoặc sứt môi sẽ cần dùng loại núm vú đặc biệt và có thể cần một hệ thống cho ăn đặc biệt. Nhiều hãng bảo hiểm sẽ cung cấp cho bạn dụng cụ bơm sữa nếu em bé bị hở hàm ếch.

… CÁC VẤN ĐỀ VỀ TIM: Sữa mẹ giúp em bé lớn lên và phát triển các hệ miễn nhiễm bảo vệ quan trọng. Nhiều em bé có các vấn đề về tim thường khó bú sữa mẹ vì các em quá mệt mỏi, nên bạn có thể dùng một hệ thống cho ăn bổ sung hoặc sữa mẹ bơm ra để bú bình.

»

Quý vị CÓ THỂ nhờ giúp đỡ: LIÊN LẠC với một cố vấn về nuôi con bằng sữa mẹ » GỌI cho bác sĩ, bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn » THAM KHẢO nhiều nguồn trợ giúp trên mạng điện toán www.abbottnutrition.com/breastfeeding

xem tiếp trang mặt sau

Đã được kiểm tra chất lượng với sự hợp tác của:

Quý vị cần giúp đỡ hoặc tư vấn về cho con bú sữa mẹ?

Giúp đỡ trực tiếp 24/7. Các y tá và người cố vấn trong thời kỳ cho con bú luôn luôn có mặt.

Gọi Feeding Expert theo số: 1-800-986-8800.

©2011 Abbott Laboratories Inc. Tháng Giêng/2011 73889 Vietnamese – BF Special Needs

°

… XƠ NANG: Sữa mẹ có thể giúp các em mắc chứng xơ nang phát triển hệ miễn dịch bảo vệ mà các em cần để có hệ hô hấp tốt hơn. Nhiều em bé khó tiêu hóa và chuyển hóa các chất béo và một số em cần các loại sữa pha chế dành cho trẻ sơ sinh chuyên dụng ngoài sữa mẹ.

… HỆ THẦN KINH SUY YẾU: Sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng giúp tối đa hóa mức độ phát triển của não và mắt.

VƯỢT QUA CÁC TRỞ NGẠITrước tiên, bạn cần biết rằng bất kỳ lượng sữa mẹ nào mà bạn cho em bé bú cũng rất hữu ích! Và các chuyên gia tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp bạn nuôi con bằng sữa mẹ trong nhiều trường hợp.

Các chuyên gia tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ

… Nếu bạn biết trước rằng em bé của bạn sẽ được sinh ra có nhu cầu đặc biệt, hãy gặp gỡ một chuyên gia tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ trước khi sinh con để thảo luận thêm những việc trợ giúp mà bạn có thể cần.

… Họ có thể giúp bạn giải đáp những vấn đề quan ngại hay những câu hỏi về tiến trình nuôi con bằng sữa mẹ và các trường hợp gặp khó khăn trong việc cho em bé bú sữa mẹ.

… Họ cũng có thể giúp bạn lập một kế hoạch cho ăn hiệu quả và sau này sẽ trợ giúp thêm khi bạn đã tạo được thói quen cho bú sữa mẹ.

Trợ giúp thêm

Trong một số trường hợp, kể cả các trường hợp nằm viện và điều trị, có thể khó cho các bà mẹ cho con bú sữa mẹ hoặc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn. Nhưng hãy nhớ rằng, bất kỳ lượng sữa mẹ nào mà em bé nhận được cũng sẽ hữu ích!

Những gợi ý thêm này có thể hữu ích:

… GIỮ THÁI ĐỘ LẠC QUAN: Có thể phải mất vài tuần thì bạn và em bé mới học được cách ngậm bầu vú thành thạo. Hãy tiếp tục cố gắng cho bú sữa mẹ. Các lợi ích rất đáng để thử!

… TÌM SỰ TRỢ GIÚP: Chuyên viên về nuôi con bằng sữa mẹ có thể tư vấn cho bạn những điều bạn cần. Hãy nhờ giúp đỡ khi cần.

… BẮT ĐẦU CHO CON BÚ SỮA MẸ NGAY SAU KHI CÓ THỂ ĐƯỢC: Cố gắng cho bú sữa mẹ ngay sau khi em bé chào đời càng sớm càng tốt.

… BƠM SỮA NẾU CẦN: Nếu việc cho con bú sữa mẹ là không thể được hoặc không có tác dụng, hãy bơm sữa ra càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh con và thường xuyên theo nhu cầu bú sữa thông thường của bé. Tức là bạn sẽ bơm mỗi 2-3 giờ trong 15-20 phút.

… NẾU EM BÉ TĂNG CÂN CHẬM, HÃY HỎI VỀ VIỆC DÙNG SỮA CỦA CHÍNH BẠN LÀM CHẤT BỔ SUNG: Nếu chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn gợi ý bạn nên cho em bé ăn chất bổ sung, hãy hỏi xem bạn có thể vắt sữa cuối (sữa vào thời điểm kết thúc buổi cho ăn), loại sữa này có nhiều chất béo và kalo hơn, và cho bé ăn sữa này bằng cách khác nếu em bé không mút tốt.

CáC Lời Khuyên và CáCh Cho Con Bú Sữa Mẹ: NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ KHI CON CỦA BẠN CÓ CÁC NHU CẦU ĐặC BIỆTo

Quý vị CÓ THỂ nhờ giúp đỡ: LIÊN LẠC với một cố vấn về nuôi con bằng sữa mẹ » GỌI cho bác sĩ, bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn » THAM KHẢO nhiều nguồn trợ giúp trên mạng điện toán www.abbottnutrition.com/breastfeeding

Quý vị cần giúp đỡ hoặc tư vấn về cho con bú sữa mẹ?

Đa số phụ nữ đều có thể cho con bú. Nếu gặp các vấn đề không nghiêm trọng, nhiều vấn đề trong số này đều có thể dễ dàng khắc phục được. Đối với một số phụ nữ, trọng lượng cơ thể quá mập có thể khiến việc cho con bú khó khăn hơn. Tình trạng quá mập có thể gây trở ngại tới các hoóc-môn tiết sữa. Tình trạng quá mập và bầu vú lớn có thể khiến các em bé khó ngậm bầu vú hơn. Đôi khi cũng có các biến chứng sức khỏe khác.

Các lợi ích của việc cho con bú sữa mẹKhông có gì so sánh được với lợi ích của sữa mẹ. Càng cho con bú sữa mẹ lâu thì bạn và em bé càng có lợi. Sữa mẹ có thể giúp bảo vệ em bé ngừa bệnh và các chứng viêm nhiễm. Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng cho người mẹ. Việc đó cũng giúp bạn trở lại mức cân nặng trước khi mang thai.

Sinh mổCác biến chứng mang thai và sinh nở, trong đó bao gồm cả sinh mổ, có thể thường gặp hơn ở những phụ nữ quá mập. Việc sinh mổ có thể làm trì hoãn thời điểm bạn có thể bắt đầu cho con bú sữa mẹ. Để rút ngắn thời điểm trì hoãn này, hãy đề nghị cho con bú sữa mẹ ngay sau khi bạn sinh con hoặc ngay khi sức khỏe cho phép. Việc cho con bú sữa mẹ cũng giúp bạn và em bé gắn bó với nhau. Điều này là quan trọng nếu bạn và em bé bị chia tách ngay sau khi sinh. Động tác mút của em bé giúp tử cung của bạn trở lại kích thước trước khi mang thai. Việc đó cũng giúp bạn bình phục nhanh hơn nhờ giảm tình trạng ra máu sau khi sinh.

Bầu vú lớnMột vấn đề lo ngại của các phụ nữ to lớn là cách cho em bé ngậm bầu vú nếu họ có bầu vú lớn. Những phụ nữ có bầu vú lớn có thể cần thử nhiều tư thế cho con bú khác nhau và học tư thế thích hợp nhất với cơ thể của mình. Đa số phụ nữ có bầu vú lớn đều thấy dễ cho con bú hơn ở tư thế bồng kiểu ôm trái bóng bầu dục (xem tờ thông tin phát tay để biết tư thế). Nếu bạn có bầu vú rất lớn, bạn có thể cần đặt em bé lên một chiếc gối để đưa bé lên ngang tầm vú của mình. Điều quan trọng là bảo đảm rằng bạn không đè ép xuống em bé mà thay vào đó, hãy đưa em bé lên ngang tầm núm vú để giúp em ngậm bầu vú tốt hơn. Hãy nhờ người giúp đỡ tìm một tư thế thích hợp nhất cho bạn.

Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ với Những Phụ Nữ có Bộ Ngực Lớn & Quá Mập

»xem tiếp trang mặt sau

Đã được kiểm tra chất lượng với sự hợp tác của:

Quý vị CÓ THỂ nhờ giúp đỡ: Gọi cho bác sĩ, hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn » Liên LạC với một cố vấn về nuôi con bằng sữa mẹ » Tham khảo nhiều nguồn trợ giúp trên mạng điện toán www.abbottnutrition.com/breastfeeding

Quý vị cần giúp đỡ hoặc tư vấn về cho con bú sữa mẹ?

Giúp đỡ trực tiếp 24/7. Các y tá và người cố vấn trong thời kỳ cho con bú luôn luôn có mặt.

Gọi Feeding Expert theo số: 1-800-986-8800.

o CáC Lời khuyên và CáCh Cho Con Bú Sữa mẹ: nuôi Con BằnG Sữa mẹ với nhữnG Phụ nữ Có Bộ nGựC Lớn & Quá mậP

Chăm sóc bầu vúViệc dùng áo ngực vừa khít là rất quan trọng đối với tất cả các phụ nữ, nhưng đặc biệt là đối với những người có bầu vú lớn. Bạn không nên dùng áo ngực dành cho người cho con bú có phần dây đỡ ở dưới vì dây này có thể ép ngược lên mô vú nhạy cảm và gây tắc tuyến sữa và tình trạng viêm vú.

Những phụ nữ to lớn dễ có nguy cơ phát sinh các chứng nhiễm trùng da và tấy rát da ở dưới bầu vú. Sau khi tắm, điều quan trọng là phải lau khô hoàn toàn vùng dưới bầu vú bằng khăn lau, để bảo đảm lau khô hết toàn bộ lượng ẩm quá nhiều (độ ẩm quá nhiều có thể gây hoặc kích thích tình trạng nhiễm nấm cục bộ). Giặt áo ngực thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng nhiễm nấm.

©2011 Abbott Laboratories Inc. Tháng Giêng/2011 73888 Vietnamese – BF Weight

°

Quý vị CÓ THỂ nhờ giúp đỡ: Gọi cho bác sĩ, hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn » Liên LạC với một cố vấn về nuôi con bằng sữa mẹ » Tham khảo nhiều nguồn trợ giúp trên mạng điện toán www.abbottnutrition.com/breastfeeding

Quý vị cần giúp đỡ hoặc tư vấn về cho con bú sữa mẹ?

Các bà mẹ có thể không biết là sức khỏe tinh thần của mình có thể ảnh hưởng tới việc cho con bú sữa mẹ. Là người mẹ mới sinh con, bạn có thể trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và không vui khi mới trở về nhà cùng với đứa con sơ sinh. Những cảm xúc này có thể kéo dài tới hai tuần và sẽ tự hết. Nếu cảm xúc của bạn vẫn tiếp tục hoặc trở nên trầm trọng hơn và không hết, bạn có thể cần giúp đỡ. Một số phụ nữ cảm thấy buồn chán hoặc không vui vẻ, thậm chí nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi sinh con.

Khoảng 10% - 15% các bà mẹ bị ảnh hưởng bởi chứng trầm cảm sau khi sinh. Họ không còn thích các hoạt động bình thường. Họ thấy rất khó tìm được niềm vui. Những bà mẹ mắc chứng trầm cảm sau khi sinh có thể không thích chăm sóc con mình hoặc bất kỳ hoạt động nào mà họ có thể đã từng ưa thích trước khi em bé chào đời. Họ có thể khóc lóc rất nhiều, cảm giác sợ hãi hoặc có những suy nghĩ xáo trộn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào của chứng trầm cảm sau khi sinh, bạn không phải là người duy nhất gặp chuyện đó và chứng bệnh này có thể chữa trị được. Điều đầu tiên cần làm là liên lạc với bác sĩ của bạn. Tốt nhất là tìm nơi giúp đỡ sớm còn hơn là quá trễ.

Các dấu hiệu của chứng trầm cảm sau khi sinhNhững bà mẹ mắc chứng trầm cảm sau khi sinh có thể gặp một số hoặc tất cả các triệu chứng sau đây:

… Đã từng bị trầm cảm hoặc lo âu

… Cảm giác buồn chán, lo lắng, sợ hãi hoặc tuyệt vọng

… Những thay đổi quan trọng trong cuộc sống (ví dụ như ngược đãi, li dị hoặc có người thân qua đời)

… Người yêu hoặc chồng không giúp đỡ

… Các vấn đề lo ngại về tài chánh

… Không thể ngủ được (mất ngủ)

… Tâm trạng thay đổi hoặc cáu gắt

… Đau hoặc nhức đầu kinh niên

… Gặp biến cố bất ngờ trong thời gian mang thai hoặc sinh con

… Nghỉ đẻ trong thời gian ngắn hoặc trở lại làm việc sau thời gian ngắn

… Lo lắng về sức khỏe của em bé

… Không thể cho con bú sữa mẹ

… Em bé quấy khóc hay bị đau bụng

… Chán ăn

… Không quan tâm hoặc lo lắng hơn về việc chăm sóc em bé

»

Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ và Chứng Trầm Cảm Sau Khi Sinh

xem tiếp trang mặt sau

Đã được kiểm tra chất lượng với sự hợp tác của:

Quý vị CÓ THỂ nhờ giúp đỡ: Gọi cho bác sĩ, hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn » Liên LạC với một cố vấn về nuôi con bằng sữa mẹ » TỚi trang mạng www.postpartum.net » Tham khảo nhiều nguồn trợ giúp trên mạng điện toán www.abbottnutrition.com/breastfeeding

Quý vị cần giúp đỡ hoặc tư vấn về cho con bú sữa mẹ?

Giúp đỡ trực tiếp 24/7. Các y tá và người cố vấn trong thời kỳ cho con bú luôn luôn có mặt.

Gọi Feeding Expert theo số: 1-800-986-8800.

o CáC Lời KhuyêN và CáCh Cho CoN Bú Sữa Mẹ: nuôi Con BằnG Sữa mẹ và ChứnG Trầm Cảm Sau khi Sinh

… Cảm giác như thể bạn không phải là dạng người mẹ mà bạn muốn

… Những suy nghĩ xáo trộn về việc gây tổn hại cho bản thân bạn hoặc đứa con của bạn

Điều trịViệc điều trị chứng trầm cảm sau khi sinh thường liên quan tới cố vấn và dùng thuốc chống trầm cảm. Đa số các loại thuốc chữa trầm cảm sau khi sinh có thể dùng được trong thời gian cho con bú sữa mẹ. Đừng quên cho bác sĩ biết là bạn đang cho con bú sữa mẹ.

Đôi khi, việc giảm bớt các triệu chứng cơ thể và ngủ nhiều hơn sẽ giúp thuyên giảm chứng trầm cảm sau khi sinh. Bác sĩ của bạn sẽ xác định biện pháp điều trị nào, nếu có, là cần thiết. Nên nhớ rằng chứng trầm cảm sau khi sinh là một căn bệnh thực sự và luôn có nơi có thể giúp đỡ.

hãy thử áp dụng các hướng dẫn tự thực hiện sau đây trong thời gian được bác sĩ điều trị:

… Ngủ nhiều hơn

… Nhờ gia đình, cha của em bé, bạn bè và những người cung cấp dịch vụ chăm sóc khác phụ giúp chăm sóc em bé

… Nhờ giúp trông nom những đứa con khác, chuẩn bị bữa ăn và việc nhà

… Tập thể dục hàng ngày (đi dạo với em bé)

… Ăn các bữa chính và bữa nhẹ đầy đủ dinh dưỡng

… Ngủ khi em bé ngủ

… Cân nhắc việc tham gia một nhóm trợ giúp

… Gọi cho gia đình và bạn bè để nhờ giúp đỡ về tinh thần

Bệnh tâm thần sau khi sinhCác triệu chứng này không thường xuyên xảy ra. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy liên lạc ngay với bác sĩ của bạn.

… Không biết chắc cái gì là thực, cái gì là không

… Nghe và nhìn thấy những thứ không có thật

… Nghĩ tới việc gây tổn hại cho bản thân hoặc đứa bé

… Nghĩ tới việc tự tử hoặc giết người

°

©2011 Abbott Laboratories Inc. Tháng Giêng/2011 73887 Vietnamese – BF Depression

Quý vị CÓ THỂ nhờ giúp đỡ: Gọi cho bác sĩ, hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn » Liên LạC với một cố vấn về nuôi con bằng sữa mẹ » TỚi trang mạng www.postpartum.net » Tham khảo nhiều nguồn trợ giúp trên mạng điện toán www.abbottnutrition.com/breastfeeding

Quý vị cần giúp đỡ hoặc tư vấn về cho con bú sữa mẹ?

Nếu bạn cần làm giải phẫu hoặc cần tới bệnh viện trong thời gian cho con bú sữa mẹ, đừng lo lắng! Bạn vẫn sẽ có thể duy trì lượng sữa của mình và tiếp tục cho con bú sữa mẹ.

Nói chuyện với bác sĩ của bạnHãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước buổi giải phẫu/nằm viện và cho bác sĩ biết là bạn đang cho con bú sữa mẹ. Hãy hỏi xem bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc nào để bảo đảm là bạn có thể dùng loại thuốc an toàn trong thời gian cho con bú sữa mẹ. Ngoài ra, đa số các loại thuốc giảm đau được sử dụng tại các bệnh viện sau khi giải phẫu đều an toàn.

Thuốc men và việc cho con bú sữa mẹNếu bạn lo ngại rằng em bé sẽ nhận thuốc qua sữa mẹ thì hãy bơm sữa ra khoảng 4 tới 6 giờ sau khi giải phẫu và vứt bỏ lượng sữa này.

Đối với một số loại thuốc, bạn có thể cần phải bơm sữa ra và vứt bỏ trong vòng 24 giờ. Bác sĩ của bạn sẽ cho biết khi nào bạn có thể bắt đầu cho con bú trở lại.

Cho bé ănTìm hiểu xem qui định của bệnh viện có cho phép người nhà mang em bé vào phòng của bạn để bạn cho con bú khi bạn đã đủ khỏe để làm việc đó hay không. Đa số các trường hợp người nhà sẽ cần phải ở trong phòng với bạn để giúp bạn cho con bú. Trong thời gian bạn đi vắng, hãy giữ nguyên lịch trình cho bú. Hãy bảo đảm là có người cho em bé bú sữa mà bạn đã dự trữ hoặc sữa pha chế dành cho trẻ sơ sinh trong thời gian bạn ở bệnh viện.

Bơm sữa trướcNếu bạn không thể có em bé ở trong phòng bệnh với bạn thì bạn sẽ cần phải bơm sữa 3 tới 4 giờ một lần để duy trì lượng sữa. Bạn có thể mang theo một dụng cụ bơm sữa từ nhà hoặc đề nghị sử dụng một dụng cụ bơm sữa của bệnh viện. Không phải tất cả các bệnh viện đều có ban sản khoa, vì vậy, hãy tìm hiểu trước xem họ có dụng cụ bơm sữa hay không.

Cho Con Bú Sữa Mẹ và Giải Phẫu

»xem tiếp trang mặt sau

Quý vị CÓ THỂ nhờ giúp đỡ: Gọi cho bác sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn » LiêN LạC với một cố vấn về nuôi con bằng sữa mẹ » Tham khảo nhiều nguồn trợ giúp trên mạng điện toán www.abbottnutrition.com/breastfeeding

Quý vị cần giúp đỡ hoặc tư vấn về cho con bú sữa mẹ?

Đã được kiểm tra chất lượng với sự hợp tác của:Giúp đỡ trực tiếp 24/7.

Các y tá và người cố vấn trong thời kỳ cho con bú luôn luôn có mặt. Gọi Feeding Expert theo số: 1-800-986-8800.

o CáC Lời khuyêN và CáCh Cho CoN Bú Sữa mẹ: Cho CoN Bú Sữa mẹ và Giải Phẫu

Bạn cũng nên bắt đầu bơm và cất trữ sữa ngay khi biết là bạn sẽ làm giải phẫu. Việc này có thể giúp dự trữ lượng sữa trong thời gian bạn ở bệnh viện. Nếu bạn được thông báo trước vài ngày, hãy bắt đầu bơm và cất trữ sữa trong tủ lạnh hoặc tủ đá.

Nghỉ ngơi đầy đủThu xếp nhờ bạn bè và người nhà giúp bạn sau khi bạn đã xuất viện. Nếu bạn mệt mỏi, họ có thể mang em bé lại cho bạn và giúp bạn thu xếp để cho con bú. Việc nghỉ ngơi đầy đủ là rất quan trọng để cơ thể của bạn có thể bình phục.

©2011 Abbott Laboratories Inc. Tháng Giêng/2011 73883 Vietnamese – BF Surgery

°

Quý vị CÓ THỂ nhờ giúp đỡ: Gọi cho bác sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn » LiêN LạC với một cố vấn về nuôi con bằng sữa mẹ » Tham khảo nhiều nguồn trợ giúp trên mạng điện toán www.abbottnutrition.com/breastfeeding

Quý vị cần giúp đỡ hoặc tư vấn về cho con bú sữa mẹ?

Đa số các em bé, kể cả những em bé sinh non (chào đời trước 37 tuần thai) có thể học cách bú sữa mẹ thành công. Ngay cả những em bé sinh non nhỏ nhất cũng có thể tận dụng các lợi ích của sữa mẹ— ngay cả khi các em chỉ được dùng chút ít sữa mẹ trong các khoảng thời gian ngắn. Việc cho con bú sữa mẹ giúp phát triển sự gần gũi hoặc gắn bó đặc biệt giữa người mẹ và em bé khi nằm tách nhau trong ban NICU.

Những bà mẹ sinh non có sữa hơi khác so với những bà mẹ sinh con đủ tháng. “Sữa sinh non” này đặc biệt có lợi cho những em bé sinh non và ngoài ra còn giúp bảo vệ tránh một số vấn đề mà các em bé sinh non có thể gặp phải. Tuy nhiên, việc cho một em bé sinh non ở ban NICU bú sữa mẹ có thể không dễ dàng.

Cho ăn bằng cách truyền ống vào bao tửNếu em bé sinh non sau 32 - 33 tuần thai, em có thể bú sữa mẹ đôi chút. Những em bé sinh sớm hơn thời điểm này thường được ăn bằng sữa mẹ vắt ra và/hoặc sữa pha chế đặc biệt qua ống truyền vào bao tử. Có thể thêm chất bổ dưỡng đặc biệt trong sữa người.

Sau khi sinh con, bạn sẽ cần vắt sữa sớm, thường xuyên và hoàn toàn để cơ thể bạn nhận được tín hiệu tạo ra đủ lượng sữa. 2 - 4 tuần đầu tiên là đặc biệt quan trọng. Trong giai đoạn này, các hoóc-môn tiết sữa và mô vú gặp những thay đổi giúp bảo đảm rằng bạn có thể tạo ra đủ sữa cho em bé trong nhiều tuần và tháng sắp tới.

Tạo ra đủ sữa Bạn có thể lo ngại là mình không tạo ra đủ sữa, mặc dù bạn đang cho con bú sữa mẹ bất kỳ khi nào em bé cần hoặc bơm sữa thường xuyên. Nếu bạn dự định cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, bạn nên cố gắng bơm sữa mỗi 2 - 3 giờ một lần hoặc càng thường xuyên càng tốt. Bạn càng bơm sữa nhiều thì càng có khả năng tạo ra sữa. Bất kỳ lượng sữa nào mà bạn tạo ra cũng đều quý giá.

»

Cho Con Bú Sữa Mẹ trong trường hợp Sinh Non

xem tiếp trang mặt sau

Đã được kiểm tra chất lượng với sự hợp tác của:

Quý vị CÓ THỂ nhờ giúp đỡ: THAM KHẢO bản tin Cách bơm sữa & Cất trữ sữa » GỌI cho bác sĩ, hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn » LIÊN LẠC với y tá trong ban NICU của bạn hoặc một chuyên gia cố vấn về nuôi con bằng sữa mẹ » THAM KHẢO nhiều nguồn trợ giúp trên mạng điện toán www.abbottnutrition.com/breastfeeding

Quý vị cần giúp đỡ hoặc tư vấn về cho con bú sữa mẹ?

Giúp đỡ trực tiếp 24/7. Các y tá và người cố vấn trong thời kỳ cho con bú luôn luôn có mặt.

Gọi Feeding Expert theo số: 1-800-986-8800.

©2011 Abbott Laboratories Inc. Tháng Giêng/2011 73881 Vietnamese – BF Premature

°

o CáC Lời Khuyên và CáCh Cho Con Bú Sữa Mẹ: Cho Con Bú Sữa Mẹ trong trường hợp Sinh non

Bơm sữa & cất trữ sữaHãy hỏi về các qui định của NICU về việc xử lý sữa mẹ cho các em bé sinh non, trong đó bao gồm:

… Các hướng dẫn về cách bơm sữa

… Các loại hộp đựng sữa mẹ thích hợp

… Cách dán nhãn, cất trữ và vận chuyển sữa mẹ

… Bạn nên giữ lạnh hay là làm đông lạnh lượng sữa vắt ra ở nhà

… Bạn nên đựng bao nhiêu sữa trong mỗi hộp đựng

Khi bạn đã sẵn sàng về nhàNhững bà mẹ muốn cho đứa con sơ sinh bú sữa mẹ khi đã sẵn sàng về nhà sẽ cần phải tạo ra ít nhất 20 - 25 ao-xơ (~590 - 740mL) sữa hàng ngày. Mặc dù lượng sữa này là nhiều hơn mức em bé sẽ dùng trong thời gian có mặt tại NICU, nhưng đó là số lượng mà bạn sẽ cần vào thời điểm xuất viện.

Quý vị CÓ THỂ nhờ giúp đỡ: THAM KHẢO bản tin Cách bơm sữa & Cất trữ sữa » GỌI cho bác sĩ, hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn » LIÊN LẠC với y tá trong ban NICU của bạn hoặc một chuyên gia cố vấn về nuôi con bằng sữa mẹ » THAM KHẢO nhiều nguồn trợ giúp trên mạng điện toán www.abbottnutrition.com/breastfeeding

Quý vị cần giúp đỡ hoặc tư vấn về cho con bú sữa mẹ?