59
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TM LN MÃ S: MĐ 05 NGH: TRNG DÂU – NUÔI TM Trình độ: Sơ cp ngh

NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚN

MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: TRỒNG DÂU – NUÔI TẰM

Trình độ: Sơ cấp nghề

Page 2: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Mã tài liệu: MĐ 05

Page 3: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

3

LỜI GIỚI THIỆU

Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời. Nghề trồng dâu nuôi tằm ở nước ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành nhiều vùng ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng. Nghề trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%.

Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư không cao, cây dâu sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 – 6 tháng trồng dâu có thể thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 – 20 năm. Tằm là con vật dễ nuôi, mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhưng thường xuyên trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng không tốn kém nhiều về vốn. Chi phí trồng dâu thấp, đồng thời nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh nên nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác.

Nghề trồng dâu nuôi tằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi người dân từ người trẻ đến già đều có thể thực hiện được. Đồng thời, có thể thu hút được lao động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôi tằm có thể được coi là một nghề đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Chương trình đào tạo nghề “Trồng dâu – nuôi tằm” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng dâu nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển:

1) Giáo trình mô đun Trồng dâu 2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu 3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu 4) Giáo trình mô đun Nuôi tằm con 5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn 6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm 7) Giáo trình mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kénĐể hoàn thiện bộ

giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, các cơ sở nuôi tằm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.

Page 4: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

4

Giáo trình “Nuôi tằm lớn” giới thiệu khái quát về kỹ thuật cho tằm lớn ăn; kỹ thuật thay phân bằng tay, kỹ thuật thay phân bằng lưới, kỹ thuật san tằm, điều chỉnh điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho tằm sinh trưởng phát dục; kỹ thuật xử lý tằm thức ngủ ở giai đoạn tuổi 4.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN

1. Chủ biên Nguyễn Viết Thông: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc; 2. Trần Thu Hiền: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 3. Đặng Thị Hồng: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 4. Phan Duy Nghĩa: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 5. Phan Quốc Hoàn: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 6. Trịnh Thị Vân: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

Page 5: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

5

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 5 BÀI 1: CHO TẰM LỚN ĂN 8 1. Xác định số lượng dâu ăn của tằm trong một ngày đêm 8 1.1. Căn cứ vào tuổi tằm, số lượng tằm và sức ăn của tằm 9 1.1.1. Căn cứ vào tuổi tằm 9 1.1.2. Căn cứ vào số lượng tằm 10 1.2. Căn cứ vào chất lượng lá dâu 10 1.3. Căn cứ vào vụ nuôi tằm 11 1.4. Chọn lá dâu cho tằm lớn ăn 11 2. Cho tằm lớn ăn 12 2.1. Đảo dâu trước khi cho ăn 12 2.2. Kiểm tra nong tằm 13 2.3. San tằm, loại bỏ tằm yếu 15 2.4. Phương pháp cho tằm lớn ăn 16 2.4.1. Cho tằm ăn dâu lá 16 2.4.2. Cho tằm ăn dâu cành 19 3. Bảo quản lá dâu 21 BÀI 2: THAY PHÂN, SAN TẰM 23 1. Mục đích của việc thay phân 23 2. Xác định thời điểm thay phân 24 3. Số lần thay phân tằm 26 3.1. Mật độ nuôi tằm 26 3.2. Điều kiện môi trường 26 3.3. Phương pháp nuôi tằm 26 3.4. Tuổi tằm 26 4. Phương pháp thay phân tằm 27 4.1. Thay phân bằng lưới 27

Page 6: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

6

4.2. Thay phân bằng tay 29 5. Thu dọn vệ sinh nhà tằm 30 6. Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm 32 6.1. Nhiệt độ 32 6.2. Ẩm độ 32 6.3. Phương pháp điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm 33 7. Điều chỉnh gió và ánh sáng 34 BÀI 3: XỬ LÝ TẰM THỨC Ở TUỔI 4 35 1. Tằm ướm ngủ 36 1.1. Xử lý tằm ướm ngủ 36 1.2. Điều chỉnh nhiệt độ 37 1.3. Điều chỉnh ẩm độ 38 1.4. Điều chỉnh ánh sáng 39 2.Tằm đang ngủ 39 2.1. Điều chỉnh nhiệt độ 40 2.2. Điều chỉnh ẩm độ 41 2.3. Điều chỉnh ánh sáng 41 3. Tằm dậy 41 3.1. Điều chỉnh nhiệt độ 42 3.2. Điều chỉnh ẩm độ 42 3.3. Điều chỉnh ánh sáng 42 3.4. Xử lý mình tằm 42 3.5. Cho tằm ăn 43 4. Xử lý tằm thức ngủ không đều 43 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 45

Page 7: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

7

MÔ ĐUN: NUÔI TẰM LỚN Mã mô đun: MĐ 05

Giời thiệu mô đun Mô đun Nuôi tằm lớn là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun đào tạo bắt buộc của nghề kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức ngủ. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có khả năng tính toán, chuẩn bị được thức ăn, vật tư trang thiết bị, dụng cụ cần sử dụng cho nuôi dưỡng, chăm sóc tằm lớn; thực hiện được các công việc cho tằm lớn ăn, thay phân san tằm và xử lý tằm ở giai đoạn đặc biệt.

Page 8: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

8

BÀI 1: CHO TẰM LỚN ĂN Mã bài: MĐ05–1

Tằm lớn là giai đoạn tằm bắt đầu ngủ dậy tuổi 4 cho đến khi tằm đẫy sức ở tuổi 5, bắt đầu nhả tơ kết kén. Giai đoạn này gọi là giai đoạn tằm ăn rỗi.

Khả năng sinh trưởng của tằm ở giai đoạn ăn rỗi rất mạnh. Tằm cần ăn lượng dâu lớn, chiến trên 75% lượng dâu ăn cả lứa.

Vì vậy, trong quá trình chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm lớn, cần chú ý các biện pháp kỹ thuật, điều kiện môi trường phù hợp, chất lượng lá dâu đảm bảo, tằm ăn no, giúp tằm sinh trưởng, phát dục tốt, lứa tằm đồng đều, chín tập trung. Mục tiêu

− Trình bày được kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc tằm lớn;

− Dự trù được lượng lá dâu cho tằm ăn từng ngày và từng tuổi;

− Thực hiện cho tằm ăn đúng kỹ thuật;

− Kiểm tra nhà tằm, nong tằm và dâu trước và sau mỗi bữa ăn;

− Có ý thức bảo vệ môi trường, cần cù chịu khó trong học tập. A. Nội dung 1. Xác định số lượng dâu ăn của tằm trong một ngày đêm

Số lượng dâu ăn của tằm ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm. Tằm được ăn dâu đầy đủ về chất và lượng sẽ có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, phát dục đồng đều.

− Nếu cho tằm ăn dâu với số lượng ít, chất lượng không bảo đảm, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm, tằm thức ngủ không đồng đều, dễ bị nhiễm bệnh.

− Nếu cho tằm ăn với số lượng nhiều, chất lượng lá dâu kém tằm ăn không hết, dẫn đến lá dâu trong nong dư nhiều, gây lãng phí dâu. Mặt khác, làm cho nong tằm bị ô nhiễm, tằm dễ bị bệnh.

Do đó, ta cần xác định lượng dâu cho tằm ăn vừa đủ để đảm bảo sức khỏe tằm và công việc nuôi tằm có hiệu quả kinh tế.

Số lượng lá dâu cho tằm ăn trong một ngày đêm phụ thuộc vào:

− Yếu tố môi trường.

− Tuổi tằm.

− Giai đoạn tằm

− Chất lượng lá dâu.

Page 9: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

9

1.1. Căn cứ vào tuổi tằm, số lượng tằm và sức ăn của tằm 1.1.1. Căn cứ vào tuổi tằm

Để xác định số lượng dâu cho tằm ăn một ngày đêm, cần căn cứ vào sức ăn dâu của tằm ở mỗi tuổi và các giai đoạn trong một tuổi.

− Tằm tuổi 4 ăn hết 15 – 20% tổng số dâu tằm ăn cho cả lứa.

− Tằm tuổi 5 cần 55 – 60% tổng số dâu cho tằm ăn cả lứa. Đây là giai đoạn tằm ăn dâu mạnh nhất, vì tằm cần tập trung chất dinh dưỡng để bước sang giai đoạn nhả tơ kết kén hóa nhộng.

Ví dụ: Để nuôi 1 hộp trứng có 20 gam thì lượng dâu cho tằm ăn ở mỗi tuổi và mỗi giống khác nhau: Đối với tằm độc hệ:

− Tằm tuổi 4 cần 80 – 90 kg dâu cho cả tuổi.

− Tằm tuổi 5 cần 450 – 475 kg dâu cho cả tuổi.

− Tổng lượng dâu cần thiết cho tằm độc hệ ăn từ tuổi 4 đến tuổi 5 là 520 – 565 kg dâu.

Đối với tằm đa hệ và đa hệ lai:

− Tằm tuổi 4 cần ăn từ 35 – 50 kg dâu.

− Tằm tuổi 5 cần 300 – 325 kg dâu.

− Tổng lượng dâu cho tằm ở giai đoạn tằm lớn 335 – 375 kg dâu. Trong cùng một tuổi, mức độ ăn dâu của tằm cũng khác nhau. Các giai

đoạn ăn dâu của tằm: Giai đoạn tằm mới dậy:

− Giai đoạn này tằm ăn lá dâu phải non hơn tuổi, tằm ăn còn yếu, lượng dâu cho tằm ăn bữa đầu tiên thường bằng lượng dâu của một bữa của tuổi 3.

− Do lượng dâu ăn không nhiều nên cần tăng bữa ăn trong ngày. Giai đoạn ăn mạnh:

− Bước sang ngày thứ 2 trở đi, tằm bắt đầu ăn mạnh dần. Do đó, cần điều chỉnh lượng dâu tăng lên, tạo điều kiện môi trường phù hợp.

− Tăng lượng dâu ăn trong bữa và rút số bữa cho ăn phù hợp, kiểm tra sức ăn của tằm để quyết định số lần cho ăn hợp lý, tránh lãng phí dâu.

− Giai đoạn tằm ăn mạnh cần chú ý cho tằm ăn đầy đủ bằng cách tăng lượng dâu cho tằm ăn ở mỗi bữa.

− Khi thấy trong nong còn một ít lá dâu, tiến hành cho tằm ăn bữa tiếp theo, không để tình trạng lá dâu hết kiệt mới cho tằm ăn.

Page 10: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

10

Giai đoạn tằm ăn yếu:

− Khi tằm chuẩn bị đẫy sức ở các tuổi, sức ăn của tằm giảm dần. Lúc này, người nuôi tằm phải giảm lượng dâu ăn trong lứa, lá dâu non hơn, tăng bữa ăn cho tằm.

− Trước khi ngủ, sức ăn dâu của tằm kém, lượng dâu cung cấp cho giai đoạn này cần giảm xuống để tạo độ thông thoáng cho nong tằm và tránh lãng phí dâu.

Bữa ăn thêm:

− Đây là bữa ăn bổ sung khi trong nong đã có trên 70% con tằm đã ngủ.

− Cho ăn bổ sung nhằm tạo điều kiện cho tằm ngủ đều, không bỏ đói những con tằm ngủ muộn.

− Đối với bữa ăn thêm, cần cho tằm ăn một lượng dâu ít và rải lá dâu mỏng. Tốt nhất nên câu tằm nuôi riêng để có điều kiện chăm sóc tốt hơn, dễ dàng điều chỉnh khả năng phát dục của tằm đều hơn.

Thời điểm cắt dâu:

− Đây là thời điểm rất quan trọng, nó liên quan đến sức sinh trưởng của tuổi sau và ảnh hưởng đến năng suất chất lượng kén.

− Khi tằm ngủ trên 95% cắt dâu là hợp lý. 1.1.2. Căn cứ vào số lượng tằm

Số lượng lá dâu còn phụ thuộc vào số lượng tằm. Nếu nuôi tằm với số lượng nhiều, cần phải dự trữ nhiều dâu để đảm bảo không thiếu dâu cho tằm ăn. Nếu tằm ăn thiếu dâu sẽ ảnh hưởng đến sức sống của tằm.

Căn cứ vào số lượng nong nuôi tằm, mật độ tằm trên nong, căn cứ vào sức ăn của tằm mà quyết định lượng dâu ăn.

Nếu nuôi tằm với mật độ dày, sức ăn mạnh ta cần tăng số lượng lá dâu nhiều hơn khi nuôi tằm với mật độ thấp, sức ăn dâu yếu. 1.2. Căn cứ vào chất lượng lá dâu

Căn cứ vào chất lượng lá dâu để quyết định lượng dâu cho tằm ăn phù hợp, tránh hiện tượng lãng phí dâu.

Nếu cho tằm ăn lá dâu đảm bảo chất dinh dưỡng, lá có nhiều protein, ít nước, hàm lượng chất xơ cao, lá dày, thì giảm số lượng lá dâu cho tằm ăn.

Nếu lá dâu cho tằm ăn không đạt tiêu chuẩn, lá dâu già quá hoặc non quá, lá mỏng, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, phải tăng số bữa cho ăn.

Tuyệt đối không được tăng lượng dâu trong một bữa và cần tăng số lần thay phân.

Page 11: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

11

Lượng lá dâu cho tằm ăn cần đảm bảo tằm ăn no dâu, không bị đói. Tằm bị đói sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm. 1.3. Căn cứ vào vụ nuôi tằm

Mùa vụ nuôi tằm liên quan đến mùa vụ sinh trưởng cây dâu, chất lượng, độ tươi héo của lá dâu. Do đó, mùa vụ nuôi tằm cũng liên quan đến số lượng lá dâu cho tằm ăn, số bữa ăn trong một ngày đêm.

− Vào mùa hè, nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, lá dâu nhanh héo, cần cho tằm ăn nhiều bữa nhưng giảm lượng dâu cho ăn một bữa hoặc tăng lượng dâu so với yêu cầu lượng dâu của từng tuổi. Vào mùa hè nên cho tằm ăn dâu cành để lá dâu tươi lâu, đảm bảo luôn có dâu cho tằm ăn và thông thoáng trong nong tằm.

− Vào mùa thu, mùa xuân, thời tiết mát mẻ hơn, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, lá dâu tươi lâu. Do đó, nên giảm bữa ăn, tăng lượng dâu ăn trong bữa. 1.4. Chọn lá dâu cho tằm lớn ăn

Tằm lớn ăn lá đã thuần thục. Tuyệt đối không cho tằm ăn lá dâu quá già, lá dâu vàng, bị bệnh và bị ướt.

Mặc dù tằm tuổi lớn yêu cầu chất lượng lá dâu không quá khắt khe như tằm con, nhưng nếu cho tằm ăn lá dâu quá ít chất dinh dưỡng, lá quá già sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của tằm, tằm dễ bị bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng kén.

Chất lượng lá dâu ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của tằm:

− Tằm ăn lá dâu có chất lượng tốt: + Tằm sinh trưởng, phát dục tốt. + Tăng sức đề kháng cho tằm. + Tuyến tơ được tạo thành nhanh chóng, đáp ứng cho quá trình nhả tơ kết

kén ở giai đoạn sau, giúp tăng năng suất và chất lượng tơ kén. + Rút ngắn được thời gian phát dục của một lứa tằm từ 1 – 2 ngày.

− Tằm ăn lá dâu kém chất lượng, lá có hàm lượng nước cao, ít chất xơ, bột đường, lá dâu héo, lá vàng lá bị bệnh.

+ Tằm sinh trưởng, phát dục không đều, khó nuôi. + Việc hình thành tuyến tơ gặp khó khăn hơn. + Tằm lớn ăn phải lá dâu non, tằm dễ bị bệnh, sức khỏe tằm giảm. + Thời gian phát dục của mỗi lứa tằm sẽ kéo dài từ 1 – 2 ngày. Chất lượng lá dâu ảnh hưởng nhiều đến số lượng dâu cho tằm ăn trong một

ngày đêm.

Page 12: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

12

H05-1: Lá dâu bị bệnh rỉ sắt

Lá dâu héo, lượng nước và chất dinh dưỡng giảm. Tằm ăn lá dâu như vậy

thường yếu, dễ mẫn cảm với bệnh và các điều kiện khí hậu bất lợi, làm giảm chất lượng kén.

Lá dâu bị ướt: Cho tằm ăn lá dâu bị ướt sẽ tăng ẩm độ của nong tằm, làm cho tằm dễ phát sinh bệnh tật. Đồng thời, khi ăn phải lá dâu bị ướt tằm hay mắc các bệnh đường ruột, bệnh bủng mủ và bệnh vôi. Vì thế, trong quá trình nuôi tằm, tuyệt đối không cho tằm ăn phải lá dâu bị ướt sương, ướt nước mưa. Cần làm khô lá dâu trước khi cho tằm ăn.

Lá dâu quá già không đảm bảo được chất dinh dưỡng cho tằm ăn, tằm ăn không đủ no để sinh trưởng, phát dục. 2. Cho tằm lớn ăn

Cho tằm lớn ăn cần thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo tằm ăn dâu đầy đủ, tằm không bị đói. 2.1. Đảo dâu trước khi cho ăn

Trước khi cho tằm ăn cần tiến hành đảo dâu để đảm bảo lá dâu ở mọi vị trí đồng đều về chất lượng.

Trong quá trình bảo quản lá dâu bị hấp hơi nóng. Vì vậy, trước khi cho tằm ăn, ta đảo dâu để tránh nóng và hấp hơi, đảm bảo lá dâu không bị giảm chất lượng do nhiệt độ cao, cần chọn lá dâu trước khi cho tằm ăn.

Page 13: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

13

H05-2: Đảo dâu

Trong quá trình đảo dâu, cần loại bỏ ngọn non, lá vàng, héo, úa, sâu bệnh. Vì đây là những lá dâu không đảm bảo chất dinh dưỡng cho tằm lớn ăn.

− Lá dâu ở những ngọn non có hàm lượng nước cao, không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của tằm. Tằm ăn lá dâu quá non dễ bị bệnh đường ruột, bệnh tằm bủng, bệnh tằm vôi...

− Lá dâu vàng, héo, úa có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, tằm ăn không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Tằm ăn những lá dâu này dễ bị bệnh, sức khỏe kém, sức đề kháng giảm sút.

− Lá dâu có mầm mống gây bệnh. Do đó, khi tằm ăn phải những lá dâu này dễ gây bệnh cho tằm. Ví dụ: tằm ăn lá dâu có chứa đa giác thể, tằm sẽ bị bệnh bủng...

Đảo dâu, quạt dâu còn có tác dụng làm khô lá dâu, đảm bảo tằm không ăn lá dâu bị ướt. 2.2. Kiểm tra nong tằm

Kiểm tra nong tằm trước khi cho tằm ăn là khâu kỹ thuật quan trọng, nhằm quyết định lượng dâu cho tằm ăn mỗi bữa.

Khi kiểm tra nong tằm, ta chú ý đến lượng dâu cho tằm ăn bữa trước:

− Nếu lượng dâu bữa trước còn nhiều trên nong, thì giảm số lượng lá dâu cho tằm ăn bữa sau để tránh lãng phí.

− Nếu lượng dâu bữa trước còn ít hoặc đã hết dâu thì ta cho tằm ăn số lượng dâu nhiều vào bữa sau để đảm bảo tằm không bị đói.

Kiểm tra nong tằm ta cần để ý đến mật độ nuôi tằm:

Page 14: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

14

− Mật độ nong tằm nuôi dày: cần tiến hành san tằm với mật độ hợp lý để tằm được ăn dâu đầy đủ. Không nên để nong tằm quá dày, tằm bò lên nhau, hạn chế quá trình ăn dâu của tằm, lượng dâu không đủ cho tằm ăn, tằm bị đói, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát dục của tằm.

− Mật độ nong tằm thưa: nên dồn tằm lại với mật độ vừa phải. Nong tằm thưa sẽ gây lãng phí dâu khi cho tằm ăn. Đồng thời, gây lãng phí công lao động, dụng cụ nuôi tằm...

Quan sát nong tằm để điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm phù hợp: Nong tằm có nhiệt độ cao, ẩm độ cao:

− Nhiệt độ và ẩm độ nong tằm cao một phần là do thời tiết, một phần là do lượng phân trong nong tằm quá nhiều. Phân tằm lên men, ẩm độ và nhiệt độ nong tằm tăng, tăng khả năng gây bệnh cho tằm. Vì vậy, cần tiến hành các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm giảm nhiệt độ và ẩm độ nong tằm, tạo môi trường thuận lợi cho tằm ăn dâu tốt nhất.

− Giảm nhiệt độ trong nong tằm bằng cách mở cửa, tạo độ thông thoáng trong nhà tằm, hoặc dùng quạt để không khí trong nhà tằm được lưu thông.

− Rắc vôi bột lên nong tằm để giảm ẩm độ trong nong.

− Không nên để ẩm độ nong tằm quá cao, vì ẩm độ cao là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh và các vi sinh vật gây bệnh cho tằm.

− Nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lá dâu nhanh bị mất chất dinh dưỡng do quá trình chuyển hóa các chất trong lá dâu. Do đó, cần tăng lượng dâu cho tằm ăn để tằm ăn no, không bị đói, không thiếu chất dinh dưỡng, đảm bảo tằm có sức khỏe tốt.

Nong tằm có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao:

− Ở điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, tằm dễ bị bệnh, sức đề kháng kém, sức ăn dâu của tằm giảm. Do đó, cần điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ phù hợp với sinh lý của từng tuổi tằm để tằm ăn hết lượng dâu mỗi bữa, từ đó tằm sinh trưởng và phát dục tốt hơn.

− Tăng nhiệt độ nong tằm bằng cách đốt than, thắp đèn, đóng cửa, hạn chế gió lùa vào nhà tằm.

− Giảm ẩm độ nong tằm bằng biện pháp rắc vôi bột hút ẩm trong nhà tằm hoặc clorua vôi lên nong tằm.

− Trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, lá dâu lâu héo. Vì vậy, ta có thể giảm số lượng dâu cho tằm ăn mỗi bữa.

Nong tằm có nhiệt độ cao, ẩm độ thấp:

− Cần giảm nhiệt độ và tăng ẩm độ nong tằm để tằm sống trong điều kiện khí hậu thuận lợi cho các hoạt động sống.

Page 15: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

15

− Điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, lá dâu nhanh héo, lượng chất dinh dưỡng trong lá dâu giảm. Ta cần tăng số bữa ăn cho tằm để tằm không bị đói. 2.3. San tằm, loại bỏ tằm yếu

San tằm là biện pháp kỹ thuật điều chỉnh mật độ tằm trong nong tằm, mở rộng diện tích chỗ nằm của tằm. San tằm thường được thực hiện trước khi cho tằm ăn.

San tằm nhằm tạo điều kiện cho tằm ăn dâu đầy đủ, đảm bảo tằm không bị thiếu dâu và hạn chế tằm vận động.

Nếu không san tằm, mật độ tằm trong nong tăng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm. Đồng thời, các quá trình sinh lý của tằm diễn ra không thuận lợi, tằm ăn dâu không đủ. Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát dục của tằm, nong tằm không đồng đều.

Trong quá trình san tằm, cần kết hợp loại bỏ tằm yếu, tằm bệnh, để tạo độ đồng đều trong nong tằm và tránh lây lan bệnh từ tằm bệnh sang tằm khỏe.

− Đối với tằm yếu, tiến hành nuôi ở nong khác, cho tằm ăn lá dâu non hơn, ngon hơn, nhiều chất dinh dưỡng hơn, để tằm sinh trưởng, phát dục kịp với những con tằm khỏe.

− Đối với tằm bệnh, tằm chết, cần loại ra khỏi nong tằm để tránh lây lan bệnh. Khi nhặt tằm bệnh, chú ý không để tằm bệnh và tằm chết chung với tằm khỏe.

H05-3: Nuôi tằm với mật độ dày

− Nếu lượng tằm bệnh chết và tằm yếu nhiều, sau khi nhặt tằm xong, tiến hành sát trùng mình tằm bằng clorua vôi để phòng trừ bệnh cho tằm. Tằm chết,

Page 16: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

16

tằm bệnh phải đem đi tiêu hủy ngay, không để trong nhà tằm, nhằm tránh lây lan bệnh lên tằm. 2.4. Phương pháp cho tằm lớn ăn

Kỹ thuật cho tằm tuổi lớn ăn quan trọng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm ở giai đoạn tằm lớn. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình nhả tơ, kết kén của tằm.

Để đảm bảo tơ kén có năng suất cao, phẩm chất tốt, cần cho tằm ăn đúng kỹ thuật, đảm bảo tằm ăn lá dâu đạt tiêu chuẩn và tằm không bị đói. 2.4.1. Cho tằm ăn dâu lá

Đối với tằm lớn, lá dâu phù hợp với đặc điểm sinh lý của tằm là những lá thuần thục, lá có hàm protein cao, hàm lượng nước ít.

Khi thu hoạch lá dâu cho tằm ăn, hái lá thứ 7 trở xuống gốc, loại bỏ lá già, lá vàng, lá bị sâu bệnh.

H05-4: Lá dâu đạt tiêu chuẩn cho tằm lớn ăn

Ưu và nhược điểm cho tằm ăn dâu lá: Ưu điểm:

− Lựa chọn được lá dâu phù hợp với tuổi tằm.

− Không thu hoạch lá non, lá bị bệnh, lá kém chất lượng. Đảm bảo tằm ăn lá dâu ngon và đủ chất xơ, protein.

− Nuôi tằm bằng dâu lá tạo điều kiện thu hoạch được nhiều lứa dâu trong năm.

Nhược điểm:

Page 17: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

17

− Lá dâu nhanh héo, tốn công lao động, gây lãng phí dâu. Từ đó, làm giảm hiệu quả kinh tế.

− Không tạo được độ thông thoáng trên nong tằm, ẩm độ nong tằm tăng, tằm dễ phát sinh bệnh tật.

− Đồng thời, khi thu hoạch dâu lá dễ gây xước vỏ cây, làm tổn thương chồi nách, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây dâu.

Số bữa cho tằm ăn khi cho tằm ăn dâu lá là 5 – 6 bữa/ngày. Cho tằm ăn bằng phương pháp này, lá dâu nhanh héo, nhanh mất nước và

chất dinh dưỡng. Để đảm bảo tằm ăn no và đủ chất dinh dưỡng cần phải tăng bữa ăn cho tằm.

H05-5: Phương pháp cho tằm ăn dâu lá

Kỹ thuật cho tằm ăn dâu lá:

− Đảo dâu: Trước khi cho tằm ăn đảo đều lá dâu nhằm đảm bảo chất lượng lá dâu đồng đều ở mọi vị trí và làm bốc thoát nhiệt, ẩm độ, các chất khí do quá trình hô hấp của lá dâu thải ra.

− Cho tằm ăn: Rải dâu đều trong nong tằm. Động tác rải dâu phải từ từ, nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương tằm.

− Kiểm tra lại và rắc bổ sung những nơi dâu còn quá ít.

Page 18: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

18

H05-6: San đều dâu trong nong tằm

− Nong tằm sau khi rắc dâu xong bằng phẳng, lá dâu che kín tằm là đạt yêu cầu.

− Cần đảm bảo nguyên tắc chỉnh tằm trước khi cho tằm ăn, điều chỉnh mật độ tằm, loại bỏ tằm kẹ, tằm bệnh và điều chỉnh lá dâu trong nong tằm cho đều sau khi cho ăn.

− Ở giai đoạn tằm ướm ngủ, tằm vừa thức dậy cho ăn lá dâu non hơn, rải dâu thưa hơn so với yêu cầu tuổi đó.

− Giai đoạn tằm mới ngủ dậy, trước khi cho ăn bữa đầu tiên cần xử lý clorua vôi lên mình tằm để sát trùng mình tằm.

− Tằm mới dậy phải cho tăn dâu ít, giữa tuổi dâu nhiều, cuối tuổi cho ăn ít dần.

− Cho tằm ăn đến đâu được đến đó, cho ăn nong nào được nong đó.

− Sau khi cho tằm ăn phải vệ sinh sạch sẽ nhà tằm. Trong trường hợp tằm bị bệnh với số lượng nhiều, ta cần bổ sung thêm

chất dinh dưỡng trong lá dâu nhằm tăng sức đề kháng cho tằm. Trước khi cho tằm ăn, bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách phun thêm

peniciline với nồng độ 0,1 – 0,2% lên lá dâu cho tằm ăn để phòng bệnh khi cần thiết.

Page 19: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

19

H05-7: Tằm ăn dâu lá

2.4.2. Cho tằm ăn dâu cành Sau một thời gian thu hái lá, cây dâu quá cao, người ta áp dụng các kỹ thuật đốn phớt hoặc đốn lửng, gum thân hạ thấp độ cao của cây dâu. Khi đó từ thân chính của cây dâu các mầm bất định phát triển mạnh tạo ra rất nhiều cành nhỏ, thông thường khi thu hoạch dâu sẽ hái cả cành để nuôi tằm.

H05-8: Cành dâu cho tằm ăn

Cho tằm ăn dâu cành có ưu nhược điểm như sau: Ưu điểm:

− Tạo được độ thông thoáng trên nong tằm.

Page 20: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

20

− Có thể nuôi tằm với mật độ dày hơn so với phương pháp cho tằm ăn dâu lá.

− Giảm số lần thay phân, giảm công lao động.

− Giảm số bữa cho tằm ăn vì lá dâu tươi lâu.

− Tiết kiệm được lượng dâu cho tằm ăn.

H05-9: Tằm tuổi 4 ăn dâu cành

Nhược điểm:

− Tằm ăn lá non, dễ bị bệnh.

− Số lứa thu hoạch dâu giảm. Một năm chỉ thu hoạch được 4 – 5 lứa dâu. Từ đó, ảnh hưởng đến số lứa nuôi tằm trong năm.

Kỹ thuật cho tằm ăn dâu cành:

− Trước khi cho tằm ăn dâu cành có thể cho tằm ăn cả cành hoặc chặt ngắn nếu cành quá dài.

− Đảo đều dâu cho tằm ăn.

− Rải cành dâu lên nong tằm nhẹ nhàng, tránh gây sát thương mình tằm.

− Sau khi cho tằm ăn 15 – 20 phút, quan sát và cho ăn bổ sung tránh tằm bị đói.

− Kiểm tra kiến, chuột, ẩm độ và nhiệt độ nhà tằm trước khi rời khỏi nhà tằm.

Page 21: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

21

H05-10: Tằm tuổi 5 ăn dâu cành

3. Bảo quản lá dâu

Tằm lớn ăn lượng dâu khoảng trên 75% tổng lượng dâu cho cả lứa nuôi. Do đó, trong quá trình nuôi tằm lớn cần phải dự trữ lá dâu để đủ lượng dâu cho tằm ăn. Để đảm bảo chất lượng lá dâu không bị giảm, ta cần tiến hành các biện pháp bảo quản lá dâu.

Bên cạnh đó, lá dâu sau khi hái mất nước rất nhanh, nhanh bị héo, làm chất lượng lá bị giảm sút rõ rệt. Lá dâu mất nhiều nước không thích hợp cho tằm ăn. Tằm ăn lá dâu bị héo, lá dâu thiếu chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tằm, tằm dễ bị bệnh, mẫn cảm với các điều kiện khí hậu bất lợi. Vì vậy, sau khi thu hoạch dâu ta phải có biện pháp bảo quản phù hợp để lá dâu tươi lâu, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho tằm.

Thời gian bảo quản lá dâu khoảng 1 ngày, không nên kéo dài thời gian bảo quản vì phẩm chất lá thay đổi, protein bị phân hủy thành các axit amin, Cacbohydrat biến thành đường đơn, lá bị héo do bốc hơi nước. Lá nghèo chất dinh dưỡng, mất phẩm chất.

Quá trình bảo quản lá dâu chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường, đặc biệt là nhiệt độ không khí. Do đó, khi bảo quản nên để lá dâu trong điều kiện ẩm và mát.

Điều kiện lý tưởng nhất để bảo quản lá dâu là nhiệt độ không khí dưới 200C và ẩm độ 90%.

Nguyên tắc của quá trình bảo quản lá dâu là giảm nhiệt độ và tăng ẩm độ phòng bảo quản dâu.

Đối với dâu lá:

− Cần rũ tơi lá dâu.

Page 22: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

22

− Đánh luống cao 10 – 15 cm, rộng 1m, cách nhau 20 – 30 cm.

− Chiều dài luống dâu tùy thuộc vào lượng dâu và nơi bảo quản.

− Phun 1 lớp nước sạch lên mặt hoặc đậy bằng lá chuối, có thể phủ bằng vải thấm nước.

− Cứ 2 – 4 giờ xới ra, đảo lại và đánh luống trở lại để tránh nóng hấp hơi và dập nát lá dâu.

− Có thể đánh luống dâu thành hình vành khăn. Đối với dâu cành:

− Bó dâu cành thành từng bó.

− Dựng bó dâu, xếp thành luống rộng 1 – 1,2 m.

− Phun 1 lớp nước sạch lên phần ngọn dâu cho tươi. Chú ý: Khi thu hái dâu cành nếu cành có đọt và lá non, khi bảo quản phải

xếp dâu dựng đứng ngọn lên trên để ngọn dâu mất nước, héo lại sau đó cho tằm lớn ăn. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành cho tằm ăn dâu lá. Bài thực hành 2: Thực hành cho tằm ăn dâu cành. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

− Kỹ thuật cho tằm ăn.

− Bảo quản dâu lá và dâu cành.

Page 23: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

23

BÀI 2: THAY PHÂN, SAN TẰM Mã bài: MĐ05–2

Đối với tằm ăn rỗi, lượng chất thải sau các bữa ăn của tằm rất lớn, làm cho

nong tằm luôn tăng nhiệt độ do quá trình phân giãi các chất thải, làm cho tiểu khí hậu trong nong tằm không phù hợp với sinh trưởng phát dục của chúng. Đây cũng là môi trường thuận lợi của các nấm bệnh và các vi sinh vật gây hại cho tằm. Vì vậy, cần phải tiến hành thay phân, san tằm.

Thay phân là biện pháp kỹ thuật tách tằm ra khỏi chất thải của tằm sau tiêu hóa và lượng dâu ăn thừa.

San tằm là biện pháp kỹ thuật nhằm tạo mật độ tằm trên nong phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát dục của tằm qua các tuổi.

Thay phân kết hợp san tằm phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh sạch sẽ, tránh sát thương mình tằm, đảm bảo mật độ tằm thích hợp, tạo môi trường tốt nhất cho tằm sinh trưởng phát dục. Mục tiêu

− Trình bày được mục đích, ý nghĩa của việc thay phân, san tằm;

− Thực hiện được các kỹ năng thay phân, san tằm;

− Xác định được mật độ tằm trên nong;

− Chọn thời điểm thay phân, phương pháp thay phân thích hợp;

− Tránh bỏ sót tằm và gây vết thương mình tằm. A. Nội dung 1. Mục đích của việc thay phân

Công việc thay phân là loại bỏ lá dâu tằm ăn thừa, chất thải của tằm sau các bữa ăn, loại bỏ các tằm kẹ, tằm bệnh, tằm chết ra khỏi nong tằm, tạo môi trường sống thuận lợi cho tằm sinh trưởng và phát dục tốt.

Thay phân tằm nhằm mục đích:

− Tạo môi trường thông thoáng, sạch sẽ, phù hợp với sinh lý tằm.

− Đối với tằm lớn, sau khi ăn dâu 4 – 5 giờ, tằm thải phân, lượng phân tằm thải ra ngày càng nhiều. Nếu để phân trong nong lâu, phân sẽ lên men, đây là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây bệnh cho tằm. Nhiệt độ và ẩm độ nong tằm tăng cao, ảnh hưởng tới sức sống của tằm, tằm phát dục không đồng đều, sức đề kháng của tằm giảm. Vì vậy, cần tiến hành thay phân để giảm ẩm độ và nhiệt độ nong tằm.

Page 24: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

24

− Loại thải lá dâu ăn thừa của tằm ra khỏi nong hoặc chuyển tằm ra khỏi nong cũ qua nong mới, tạo môi trường sống tốt hơn và có điều kiện xử lý vệ sinh nong tằm để dùng cho lần sau.

− Thay phân kết hợp loại bỏ tằm kẹ, tằm bệnh, tằm chết. + Tằm kẹ là những con tằm còi cọc, phát dục bất bình thường, Đây là

những con tằm yếu, nếu để tằm kẹ trong nong sẽ khó chăm sóc. + Tằm bệnh để trong nong sẽ lây lan bệnh sang tằm khỏe. Tằm chết

thường do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do bệnh. Vì vậy, trong quá trình thay phân ta phải loại bỏ tằm bệnh, tằm chết để tránh lây lan bệnh trong nong tằm.

Tóm lại, việc thay phân sẽ tạo điều kiện vệ sinh cần thiết cho tằm sinh trưởng phát dục, tằm có sức khỏe tốt, tăng khả năng đề kháng của tằm với điều kiện bất lợi của môi trường.

H05-11: Nong tằm trước khi thay phân 2. Xác định thời điểm thay phân

Thời điểm thay phân tằm phụ thuộc vào số lượng phân, lượng lá dâu còn dư trong nong tằm, giai đoạn sinh trưởng, phát triển của tằm và điều kiện khí hậu của nhà tằm.

Trước khi thay phân tằm, cần tiến hành kiểm tra nong tằm để quyết định thời điểm thay phân.

Page 25: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

25

H05-12: Mật độ nuôi thích hợp

Căn cứ vào điều kiện thời tiết để xác định thời điểm thay phân cho tằm thích hợp:

− Nên thay phân tằm vào lúc trời mát, nhiệt độ thích hợp.

− Không thay phân vào lúc trời oi bức, ẩm độ, nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sức sống của tằm.

− Kiểm tra số lượng phân, số lượng lá dâu thừa trong nong tằm để quyết định có thay phân hay không.

− Nếu số lượng phân và số lá dâu thừa còn ít thì không cần thay phân, cho tằm ăn thêm 1, 2 bữa dâu rồi mới tiến hành thay phân.

− Thay phân tằm khi số lượng lá dâu héo quá nhiều trong nong. Vì lá dâu bị héo để trong nong sẽ ảnh hưởng tới nhiệt độ và ẩm độ nong tằm.

− Cần tiến hành thay phân tằm khi số lượng lá dâu thừa và phân tằm chiếm diện tích lớn trong nong tằm.

Căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng, phát triển của tằm để xác định thời điểm thay phân:

− Thay phân khi tằm vào giai đoạn ướm ngủ để tạo điều kiện môi trường sạch sẽ, ẩm độ và nhiệt độ thích hợp cho tằm lột xác thay da.

− Tiến hành thay phân khi tằm ngủ dậy ăn dâu được 1 – 2 bữa để loại bỏ da tằm, phân tằm và lá dâu thừa.

Page 26: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

26

− Không thay phân khi tằm đang ngủ, sẽ làm tằm thức, ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tằm.

− Tằm mới ngủ dậy không nên thay phân tằm, vì lúc này cơ thể tằm còn yếu, da tằm phát triển chưa hoàn chỉnh, khi thay phân sẽ gây sát thương trên da tằm, tạo điều kiện vi sinh vật gây bệnh xâm nhập qua da, tằm dễ bị phát sinh bệnh. 3. Số lần thay phân tằm

Số lần thay phân tằm phục thuộc vào số lượng tằm, mật độ tằm và phương pháp nuôi tằm. 3.1. Mật độ nuôi tằm

Mật độ nuôi tằm quyết định số lần thay phân:

− Nuôi tằm với mật độ thưa, lượng phân trong nong tằm ít, ta không cần phải thay phân thường xuyên.

− Ngược lại, nếu mật độ nuôi tằm dày, tằm thải phân nhiều, phải tăng số lần thay phân để tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng phát dục của tằm. 3.2. Điều kiện môi trường

Điều kiện môi trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định số lần thay phân:

− Trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp: không cần thay phân nhiều lần, vì phân tằm nhanh khô, quá trình lên men diễn ra chậm.

− Nhà tằm có nhiệt độ cao, ẩm độ cao, phải tăng số lần thay phân nhằm hạn chế ẩm độ trong nong tằm tăng cao, ảnh hưởng đến quá trình phát dục của tằm. 3.3. Phương pháp nuôi tằm

Phương pháp nuôi tằm ảnh hưởng đến số lần thay phân cho tằm:

− Nuôi tằm bằng phương pháp cho tằm ăn dâu lá sẽ nhanh có dâu thừa, lá dâu héo trong nong tằm. Vì vậy, nếu nuôi tằm bằng phương pháp này ta cần phải thay phân thường xuyên hơn để loại bỏ lá dâu thừa, dâu héo.

− Nuôi tằm bằng phương pháp cho tằm ăn dâu cành có ưu điểm là lá dâu tươi lâu, đồng thời tạo được không gian 3 chiều cho tằm nằm. Vì vậy, lượng lá dâu héo giảm xuống, mật độ tằm dày lên không đáng kể. Từ đó, sẽ hạn chế được số lần thay phân cho tằm. 3.4. Tuổi tằm

Số lần thay phân cho tằm phụ thuộc vào tuổi tằm: Tằm tuổi 4:

Page 27: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

27

− Nếu nuôi bằng dâu lá: Mỗi ngày thay phân 1 lần.

− Nếu nuôi tằm bằng dâu cành: Thay phân 2 lần trong cả tuổi. Tằm tuổi 5:

− Nếu nuôi tằm bằng dâu lá: Mỗi ngày thay phân 1 – 2 lần.

− Nếu nuôi tằm bằng dâu cành: Thay phân 3 lần trong cả tuổi. 4. Phương pháp thay phân tằm

Tùy theo điều kiện nuôi tằm, phương pháp nuôi tằm mà ta quyết định phương pháp thay phân.

Có 2 phương pháp thay phân phổ biến cho tằm lớn:

− Thay phân bằng lưới

− Thay phân bằng tay 4.1. Thay phân bằng lưới

Thay phân bằng lưới là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Ưu và nhược điểm của phương pháp thay phân bằng lưới:

− Ưu điểm: + Kỹ thuật thay phân đơn giản, dễ thực hiện. + Giảm được công lao động. + Loại bỏ được một phần tằm yếu, tằm bệnh, tằm chết. + Không gây sát thương mình tằm.

− Nhược điểm: + Dễ bị sót tằm nếu như không kiểm tra lại nong tằm sau khi thay phân

xong. + Phải đầu tư lưới thay phân. Phương pháp:

− Lưới thay phân thích hợp cho tằm tuổi lớn có kích thước mắt lưới là 2 cm x 2 cm.

− Đặt lưới thay phân lên nong tằm chuẩn bị thay phân.

Page 28: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

28

H05-13: Đặt lưới thay phân

− Cho tằm ăn bằng cách rải lá dâu lên lưới.

− Tằm bò lên mặt lưới ăn dâu.

H05-14: Rải lá dâu lên lưới thay phân tằm

− Sau khi tằm lên ăn dâu 100% (khoảng thời gian 2 – 3 giờ sau khi đặt lưới), nhấc lưới có tằm và lá dâu sang nong mới.

Page 29: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

29

H05-15: Nhắc lưới có tằm và dâu sang nong mới

− San đều tằm trong nong với mật độ thích hợp.

− Cho tằm ăn.

− Rắc vôi bột lên mình tằm để sát trùng khi cần thiết.

− Đặt nong tằm lên đũi.

− Dọn vệ sinh sạch sẽ nhà tằm sau khi thay phân.

− Xử lý phân tằm sau khi thay phân ở một khu vực quy định. 4.2. Thay phân bằng tay

Thay phân bằng tay là biện pháp dùng tay trực tiếp thay phân cho tằm. Đây là một phương pháp mà người dân thường dùng và mang tính phổ biến.

Ưu điểm:

− Dễ thực hiện.

− Vốn đầu tư ít.

− San tằm với mật độ thích hợp. Nhược điểm:

− Tốn công lao động.

− Không loại bỏ hoàn toàn tằm bệnh và tằm kẹ.

− Dễ gây sát thương da tằm.

− Bỏ sót tằm.

Page 30: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

30

− Làm lây lan bệnh tằm. Phương pháp thay phân bằng tay:

− Trước khi thay phân nhặt hết tằm kẹ, tằm bệnh.

H05-16: Nhặt tằm kẹ, tằm yếu

− Rây một lớp clorua vôi lên mình tằm.

H05-17: Rắc vôi bột lên nong tằm

− Dùng tay nhặt tằm sang nong mói.

− San đều tằm với mật độ thích hợp.

Page 31: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

31

− Sau khi thay phân, cho tằm ăn dâu.

− Rắc vôi bột vệ sinh sát trùng mình tằm sau khi thay phân cho tằm xong.

− Vệ sinh sạch sẽ nhà tằm sau khi thay phân.

− Đổ phân nơi quy định.

H05-18: Thay phân bằng tay 5. Thu dọn vệ sinh nhà tằm

Sau khi thay phân tằm, tiến hành dọn vệ sinh nhà tằm, nhằm tạo môi trường sạch sẽ cho tằm, giúp tằm sinh trưởng phát dục tốt.

Sau khi thay phân tằm xong, đưa phân ra khỏi nhà tằm, không để phân trong nhà tằm lâu.

Thời gian để phân tằm càng lâu, phân chất thành đống, nhanh lên men. Quá trình lên men của phân sẽ làm tăng ẩm độ và nhiệt độ nhà tằm gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm.

Đồng thời, trong phân tằm có nhiều vi sinh vật gây bệnh, phân để trong nhà tằm càng lâu, càng có nhiều vi sinh vật gây bệnh cho tằm, tằm dễ bị lây lan bệnh.

Nếu tỷ lệ tằm bệnh nhiều thì sau khi thay phân cho tằm cần rắc vôi bột hoặc xịt Bi 58 lên mình tằm và nhà tằm để sát trùng nhà tằm.

Kiểm tra các thiết bị chống kiến, chuột, nhặng nhằm hạn chế tằm chết do bị kiến, chuột và nhặng gây hại.

Page 32: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

32

H05-19: Phân tằm trong nong sau khi thay phân 6. Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm 6.1. Nhiệt độ

Tằm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ trong nhà tằm.

Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng, phát triển của tằm.

− Nhiệt độ nhà tằm cao: Giảm khả năng đề kháng của tằm, tằm dễ bị nhiễm bệnh.

− Nhiệt độ nhà tằm thấp: Tằm bị lạnh, ăn yếu, ảnh hưởng đến sức sống của tằm, thời gian nuôi tằm sẽ kéo dài, gây lãng phí lá dâu, công lao động, vật tư…

− Nhiệt độ thích hợp cho tằm tuổi 4 là 24 – 250C, tuổi 5 là 23 – 240C. 6.2. Ẩm độ

Ẩm độ trong nhà tằm ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ héo của lá dâu. Ẩm độ còn ảnh hưởng đến mọi hoạt động sinh lý của tằm như tiêu hóa, trao đổi chất, tuần hoàn…

Ẩm độ cao quá hay thấp quá đều có tác động không tốt đến hoạt động sinh lý của tằm.

Ẩm độ thấp:

− Lá dâu nhanh héo, gây lãng phí lá dâu.

Page 33: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

33

− Tằm khó lột xác hoặc lột xác nửa chừng.

− Ảnh hưởng đến khả năng ăn dâu của tằm.

− Tằm sinh trưởng chậm. Ẩm độ cao:

− Vi sinh vật phát triển, tằm dễ bị bệnh.

− Ảnh hưởng đến sản lượng tơ kén. Vì vậy, để giảm công lao động và chi phí sản xuất ta cần nuôi tằm trong

môi trường có ẩm độ thích hợp. Ẩm độ phù hợp với sinh lý và sự sinh trưởng của tằm lớn là 70 – 80%. 6.3. Phương pháp điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm

Để tằm sinh trưởng phát dục tốt, tạo điều kiện môi trường lý tưởng cho các hoạt động sống của tằm diễn ra thuận lợi, ta cần phải điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ phù hợp với nhu cầu của tằm. Nhiệt độ cao, ẩm độ cao:

− Thay đổi không khí nhà tằm, mở cửa cho thông thoáng.

− Dùng vôi bột hoặc than trấu hút ẩm.

− Giảm số lượng dâu cho tằm ăn, tăng số bữa cho tằm ăn trong một ngày đêm.

− Chọn giống tằm có khả năng chống bệnh tốt, có sức chịu đựng với nhiệt độ cao và ẩm độ cao để nuôi.

− Số lần thay phân phù hợp.

− Chú ý phòng bệnh cho tằm. Nhiệt độ cao, ẩm độ thấp:

− Vảy nước hay lau ướt nền nhà để tăng ẩm độ và hạ nhiệt độ.

− Cho tằm ăn dâu cành để lá dâu tươi lâu.

− Tăng số bữa cho tằm ăn trong một ngày đêm. Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao:

− Tăng nhiệt độ nhà tằm bằng cách đốt than, lò sưởi.

− Dùng vôi bột để hút ẩm.

− Thường xuyên thay phân tằm. Nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp:

− Nuôi tằm lớn bằng dâu cành vì lá dâu tươi lâu, đảm bảo tằm ăn đủ dâu.

Page 34: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

34

− Tăng nhiệt độ và ẩm độ bằng cách đốt lò than và đặt nồi nước nóng trong nhà tằm.

− Không tăng ẩm độ nhà tằm bằng cách vảy nước lên nền nhà và tường, vì làm như vậy nhiệt độ trong nhà tằm bị giảm. 7. Điều chỉnh gió và ánh sáng

Không khí trong nhà tằm ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của tằm. Khí CO2 và các loại khí độc khác trong nhà tằm có tác động không tốt đến sự sinh trưởng phát dục của tằm.

Tằm lớn hô hấp mạnh, lượng khí CO2 và hơi nước thải ra nhiều, tằm lớn ăn nhiều nên lượng phân thải ra nhiều hơn so với tằm con, phân tằm lên men làm tăng nhiệt độ nhà tằm. Vì vậy, đối với tằm lớn cần chú ý lưu thông không khí trong nhà tằm, nhà tằm phải luôn thoáng mát .

Nhà tằm không thông thoáng, lượng khí độc trong nhà tằm nhiều, tằm dễ bị bệnh.

Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát dục của tằm. Tằm có khuynh hướng bò về phía có ánh sáng mờ, tằm không thích hợp với ánh sánh trực xạ. Điều chỉnh ánh sáng phù hợp trong nhà tằm tạo cho tằm phát dục tốt.

Ngoài ra, nếu ánh sáng chiếu trực tiếp vào nhà tằm sẽ làm lá dâu nhanh héo, ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu cho tằm ăn. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành thay phân bằng lưới. Bài thực hành 2: Thực hành thay phân bằng tay. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

− Kỹ thuật thay phân bằng tay và bằng lưới.

− Kỹ thuật san tằm.

− Điều chỉnh ẩm độ, nhiệt độ.

Page 35: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

35

BÀI 3: XỬ LÝ TẰM THỨC Ở TUỔI 4 Mã bài: MĐ05–3

Chế độ chăm sóc tằm giai đoạn thức ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển đồng đều của tằm. Trong các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tằm, biện pháp kỹ thuật xử lý tằm giai đoạn ngủ và dậy rất có ý nghĩa.

Tằm ngủ và dậy trong điều kiện môi trường và chế độ chăm sóc thích hợp, tạo điều kiện cho lứa tằm phát dục đồng đều.

Tằm tuổi 4 thời gian ngủ kéo dài gấp đôi các tuổi khác, lần ngủ này được gọi là lần ngủ đặc biệt. Ở lần ngủ này có rất nhiều những hoạt động sinh lý tằm diễn ra khác thường để chuẩn bị chuyển giai đoạn sang ăn dâu từ 6 – 7 ngày là hóa nhộng.

Do đó, để tằm có sức sống tốt, khả năng đề kháng bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi, ta cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt, đúng kỹ thuật.

Chăm sóc tằm ngủ bao gồm các khâu kỹ thuật chăm sóc tằm ở giai đoạn ướm ngủ, tằm ngủ và tằm ngủ dậy. Mục tiêu

− Trình bày được kỹ thuật xử lý tằm thức ngủ ở các giai đoạn đặc biệt;

− Mô tả được biểu hiện tằm báo ngủ, tằm ngủ và tằm thức ở tuổi 4;

− Biết cách điều chỉnh nhiệt ẩm độ và ánh sáng trong quá trình tằm ngủ. Xử lý mình tằm sau khi thức và chọn lá dâu cho tằm ăn bữa đầu tiên;

− Xử lý tằm thức ngủ không đều; A. Nội dung

Tằm ngủ 4 là lần ngủ cuối cùng của giai đoạn tằm, để chuyển qua tuổi ăn rỗi là tuổi cuối cùng.

Khi tằm ngủ 3 dậy 4 tằm ăn dâu trong vòng 4 – 7 ngày, cơ thể lớn lên đến một giai đoạn nhất định, sức ăn của tằm bắt đầu giảm, mình tằm có sự biến đổi về màu sắc da, da căng bóng, cơ thể co ngắn lại, giai đoạn này gọi là tằm ướm ngủ hay báo ngủ.

Đến khi tằm ngừng ăn và đi vào trạng thái ngủ, lúc này tằm trong nong nằm im đầu và ngực có xu hướng ngẩng cao. Hiện tượng này gọi là tằm ngủ.

Sau một thời gian 24 – 36 giờ tùy giống, thời tiết nhiệt độ, độ ẩm, tằm lột xác xong và bắt đầu vận động đi kiếm ăn.

Page 36: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

36

1. Tằm ướm ngủ Quá trình tằm ướm ngủ diễn ra ngắn nhưng rất quan trọng. Vì đây là giai

đoạn chuẩn bị cho quá trình lột xác diễn ra thuận lợi.

H05-20: Tằm tuổi 4 ngủ

1.1. Xử lý tằm ướm ngủ

Khi trong nong tằm có một số con báo ngủ, tiến hành đặt lưới chuẩn bị thay phân cho tằm.

− Thay phân có tác dụng loại bỏ những con tằm kẹ, tằm bệnh, tằm yếu, giúp tằm trong nong phát dục đồng đều.

− Ngoài ra, thay phân còn có tác dụng loại bỏ lá dâu thừa, phân tằm và các vi sinh vật gây bệnh cho tằm, giúp nong tằm khô ráo, nhiệt độ và ẩm độ nong tằm phù hợp với nhu cầu sinh lý của tằm.

Trước khi tằm ngủ, cần thay phân kịp thời, đúng lúc, không nên thay phân quá sớm hay quá trễ. Vì quá trình thay phân cho tằm cũng ảnh hưởng đến sự lột xác của tằm.

− Nếu đặt lưới thay phân sớm quá, tằm chưa ngủ tằm ngủ đói, tằm ngủ không đều.

− Nếu đặt lưới thay phân muộn, số lượng tằm trong nong ngủ dưới dâu ảnh hưởng đến sức sống của tằm.

− Thời điểm thay phân tốt nhất là khi thay phân xong, cho tằm ăn dâu 1 – 2 bữa, tằm ngủ là vừa.

Page 37: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

37

Sau khi thay phân, tiến hành san tằm, nhằm tạo mật độ thích hợp cho quá trình lột xác của tằm. San tằm còn có tác dụng tạo môi trường khô ráo, thoáng mát cho tằm lột xác thuận lợi.

Chọn lá dâu non, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, rải dâu thưa hơn cho tằm ướm ngủ ăn.

Khi tằm ngủ được 95%, ngưng cho tằm ăn dâu. Vì khi vào giai đoạn ngủ, tằm không ăn dâu. Lượng dâu thừa trong nong để lâu sẽ làm thay đổi ẩm độ, nhiệt độ nong tằm, ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tằm.

Không để tằm ngủ chìm dưới dâu, ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể tằm, từ đó ảnh hưởng đến sự lột xác của tằm. 1.2. Điều chỉnh nhiệt độ

Nhiệt độ có vai trò quan trọng đến sự sinh trưởng phát dục của tằm trong tất cả các giai đoạn của tằm. Nhiệt độ tác động trực tiếp đến mọi hoạt động sinh lý của tằm.

Nhiệt độ thích hợp cho tằm phát dục là 20 – 300C. Trong phạm vi nhiệt độ này, khi nhiệt độ càng tăng thì quá trình sinh trưởng phát dục của tằm càng tăng. Khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ thay đổi tùy thuộc vào giống tằm, tuổi tằm và điều kiện nuôi dưỡng.

− Các giống tằm đa hệ thích hợp với nhiệt độ cao hơn các giống lưỡng hệ và độc hệ.

− Giống tằm lai thích hợp với nhiệt độ cao hơn giống nguyên 1 – 20C.

− Tằm ở tuổi nhỏ thích hợp với nhiệt độ cao hơn tằm lớn. Ở giai đoạn ướm ngủ, nhiệt độ cũng ảnh hưởng không nhỏ sức khỏe tằm.

Để tằm có sức khỏe tốt bước vào giai đoạn lột xác, ta cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với yêu cầu sinh lý tằm.

Giai đoạn tằm ướm ngủ cần tăng nhiệt độ nhà tằm lên 1 – 20C để kích thích tằm ngủ đều.

Không để nhiệt độ quá cao, hay quá thấp, ảnh hưởng đến thời gian lột xác của tằm, từ đó ảnh hưởng đến thời gian nuôi tằm.

− Nhiệt độ thích hợp nhất trong giai đoạn ướm ngủ của tằm tuổi 4 là 25 – 270C.

− Nếu nhiệt độ nhà tằm quá cao, cần giảm nhiệt độ nhà tằm bằng cách mở cửa ra vào, cửa sổ để thông gió.

− Nhiệt độ nhà tằm thấp, cần điều chỉnh tăng lên. Tăng nhiệt độ nhà tằm bằng lò sưởi hoặc đốt than, nhằm tạo nhiệt độ phù hợp cho tằm có sức khỏe tốt nhất để bước sang giai đoạn lột xác.

Page 38: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

38

1.3. Điều chỉnh ẩm độ Ẩm độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi tằm. Ẩm độ quyết định

đến sự sinh trưởng phát dục của tằm và sự thành công của lứa nuôi. Ẩm độ có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình sinh trưởng phát

dục của tằm.

− Tác động trực tiếp: Ẩm độ ảnh hưởng tới mọi hoạt động sinh lý của tằm như: hoạt động tiêu hóa, tuần hoàn, trao đổi chất, quá trình phát dục, quá trình nhả tơ kết kén.

− Tác động gián tiếp: Ẩm độ có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ héo của lá dâu trên nong, ảnh hưởng đến chất lượng dâu cho tằm ăn, tằm ăn dâu héo, kém chất dinh dưỡng sẽ sinh trưởng chậm lại, tằm phát dục không đồng đều.

Nhu cầu sinh lý về ẩm độ của tằm tùy thuộc vào giống tằm, tuổi tằm và điều kiện nuôi tằm.

− Giống tằm đa hệ thích hợp với ẩm độ cao hơn giống tằm lưỡng hệ và độc hệ.

− Giống tằm Việt Nam yêu cầu ẩm độ cao hơn giống tằm Trung Quốc và Nhật Bản.

− Tằm ở tuổi nhỏ yêu cầu ẩm độ cao hơn tằm tuổi lớn. Ẩm độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh

trưởng phát dục của tằm.

− Ẩm độ quá thấp: Lá dâu nhanh héo, ảnh hưởng đến khả năng ăn dâu của tằm, tằm ăn dâu kém chất lượng, sinh trưởng chậm, còi cọc, đồng thời gây lãng phí lá dâu.

− Ẩm độ quá cao cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tằm. Ẩm độ cao là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát dục, tằm dễ bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất tơ kén. Vì vậy, để đảm bảo tằm có sức khỏe tốt, sinh trưởng phát dục đều, ta cần chỉnh ẩm độ phù hợp với từng giai đoạn của tằm.

− Ở giai đoạn tằm ướm ngủ, để tằm có sức khỏe, sức đề kháng tốt, cần điều chỉnh ẩm độ phù hợp. Giai đoạn này tằm yêu cầu ẩm độ thấp hơn 2 – 5% so với ẩm độ yêu cầu của tuổi tằm.

Giảm ẩm độ giai đoạn này để lá dâu nhanh héo, nong tằm được khô ráo. Đây là môi trường thuận lợi cho tằm có sức khỏe tốt bước sang giai đoạn ngủ.

Mỗi tuổi tằm yêu cầu ẩm độ khác nhau, đối với tằm tuổi 4: ẩm độ thích hợp cho tằm chuẩn bị ngủ là 70%.

Nếu ẩm độ nhà tằm quá cao, cần rắc vôi bột lên nong để giảm ẩm độ nong tằm xuống.

Page 39: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

39

Nếu ẩm độ thấp, tiến hành vảy nước lên nền nhà, tường, để tăng ẩm độ nhà tằm. 1.4. Điều chỉnh ánh sáng

Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát dục của tằm ít hơn so với nhiệt độ và ẩm độ.

Tuy nhiên, nếu nuôi tằm trong điều kiện không đảm bảo ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát dục của tằm.

Tằm nhạy cảm với ánh sáng và thường có khuynh hướng bò về phía có ánh sáng mờ. Tằm không thích ánh sáng mạnh hay tối hoàn toàn. Trong điều kiện ánh sáng mạnh hay tối hoàn toàn, tằm sinh trưởng và lột xác không đồng đều.

Ở giai đoạn ướm ngủ, tằm cần ánh sáng mờ đều. Để đảm bảo quá trình lột xác của tằm diễn ra thuận lợi và đồng đều thì cần ánh sáng tán xạ ban ngày là đủ.

Nếu ta nuôi tằm trong điều kiện có thể điều chỉnh được ánh sáng nhà tằm, thì nên nuôi tằm trong điều kiện 16 giờ chiếu sáng và thời gian còn lại ở trong tối.

Khi tằm vào giai đoạn ướm ngủ, lưu ý không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào tằm, tránh sánh sáng mạnh, ánh sáng chói cháng đối với tằm. Vì những ánh sáng này có cường độ rất mạnh, lượng tia cực tím cao tiếp xúc với tằm sẽ ảnh hưởng da tằm, tằm bị tổn thương, vi sinh vật gây bệnh và côn trùng xâm nhập vào tằm, từ đó tằm dễ phát sinh bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tơ kén. 2.Tằm đang ngủ

Tằm đang ngủ là tằm đang thực hiện quá trình lột xác. Thời gian ngủ của tằm phụ thuộc vào giống tằm, tuổi tằm và điều kiện

nhiệt độ, ẩm độ khi tằm ngủ. Thời gian ngủ của tằm đa hệ ngắn hơn so với tằm lưỡng hệ, tằm độc hệ có

thời gian ngủ của các tuổi dài hơn tằm lưỡng hệ. Dấu hiệu tằm ngủ:

− Tằm ngừng ăn dâu hoàn toàn.

− Tằm không vận động.

− Thân tằm chuyển sang màu vàng bóng.

− Đầu ngẩng cao.

Page 40: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

40

H05-21: Tằm bắt đầu lột xác

Giai đoạn tằm ngủ cần tạo điều kiện sinh thái phù hợp với quá trình lột xác của tằm, giúp tằm lột xác đồng đều, có sức khỏe tốt. Vì vậy, phải điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng và không khí thích hợp với yêu cầu của tằm ở giai đoạn đang ngủ. 2.1. Điều chỉnh nhiệt độ

Sức khỏe tằm và thời gian lột xác của tằm phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ của môi trường.

Nếu tằm thực hiện quá trình lột xác trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, tằm sẽ lột xác đồng đều, tằm có sức khỏe tốt, từ đó nâng cao năng suất và phẩm chất tơ kén.

Việc điều chỉnh nhiệt độ trong quá trình ngủ của tằm là quan trọng nhất vì đây là những giai đoạn đặc biệt của tằm.

Khi tằm vào giai đoạn ngủ, điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn bình thường 1 – 20C. Nhiệt cao quá hay thấy quá đều ảnh hưởng đến thời gian lột xác của tằm.

− Trong điều kiện nhiệt độ cao: Sự hình thành tuyến lột xác rút ngắn, các chất bôi trơn trong tuyến ít, nhanh khô không thuận lợi cho tằm lột xác. Do thời gian lột xác bị rút ngắn nên quá trình hình thành các bộ phận mới của tằm vội vàng và không hoàn thiện, sức khỏe tằm giảm sút, tằm dễ phát sinh bệnh. Đây gọi là hiện tượng tằm lột xác không hoàn toàn.

− Ngược lại, trong điều kiện nhiệt độ môi trường thấp, thời gian lột xác của tằm kéo dài. Quá trình lột xác kéo dài làm sức khỏe tằm giảm, tằm đói, không đảm bảo đủ sức để tiếp tục quá trình lột xác, ảnh hưởng đến sức đề kháng của tằm. Thời gian lột xác kéo dài sẽ làm trọng lượng tằm giảm sút. Đồng thời, tằm phát dục không đều.

Page 41: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

41

Đối với tằm tuổi 4: Điều chỉnh nhiệt độ từ 22 – 230C là phù hợp nhất cho tằm lột xác. 2.2. Điều chỉnh ẩm độ

Trong quá trình tằm ngủ, ẩm độ ảnh hưởng rất lớn đến sự lột xác, hình thành các bộ phận trong cơ thể tằm.

Tằm lột xác trong điều kiện môi trường có ẩm độ thấp, thời gian ngủ của tằm kéo dài. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe tằm, tằm đói và yếu, sức đề kháng của tằm kém, tằm dễ bị bệnh.

Khi ẩm độ môi trường quá thấp, da tằm khô, tằm khó lột xác, tằm lột xác một nửa hoặc không lột xác. Tằm không lột xác còn gọi là hiện tượng tằm trốn ngủ. Do sức khỏe và sức đề kháng của tằm kém nên tằm dễ bị nhiễm bệnh.

Tằm lột xác trong điều kiện môi trường có ẩm độ cao, thời gian ngủ của tằm bị rút ngắn lại. Do thời gian lột xác của tằm bị rút ngắn, tằm chưa lột xác xong, quá trình hình thành các bộ phận mới vội vàng và chưa hoàn thiện, ảnh hưởng đến sức khỏe tằm, tằm dễ bị bệnh.

Giai đoạn tằm ngủ cần tăng ẩm độ nhà tằm để tằm lột xác được dễ dàng, tăng ẩm độ từ 2 – 5% so với yêu cầu ẩm độ của từng tuổi tằm.

Ẩm độ thích hợp cho tằm tuổi 4: 80% 2.3. Điều chỉnh ánh sáng

Trong giai đoạn tằm đang ngủ, cần đảm bảo yên tĩnh. Không va chạm mạnh vào nong tằm. Vì nếu va chạm mạnh, tằm thức dậy, ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tằm. Tằm lột xác không hoàn toàn, tằm yếu, dễ bị bệnh.

Không khí nhà tằm thoáng, không có khí độc. Không khí trong nhà tằm lưu thông nhẹ nhàng.

Trong giai đoạn tằm đang ngủ, để đảm bảo tằm ngủ đồng đều, quá trình lột xác thuận lợi, ta lưu ý không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào mình tằm. Vì trong quá trình lột xác của tằm, sức khỏe tằm giảm sút, da tằm mới đang hình thành nên rất mỏng. Nếu để ánh sáng trực tiếp chiếu vào da tằm sẽ làm tổn thương da, tằm dễ bị các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, tằm dễ bị bệnh do vi sinh vật và côn trùng gây nên.

Tằm lột xác đồng đều khi được 16 giờ ngoài sáng, thời gian còn lại ở trong tối. 3. Tằm dậy

Tằm dậy là giai đoan tằm đã hoàn thành xong quá trình lột xác, tằm mới dậy sẽ bỏ lớp da cũ. Lúc này đầu lớn hơn và to hơn đầu của tằm tuổi trước.

Page 42: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

42

Sau khi lột xác xong, đầu và thân tằm trắng mốc, mình tằm kém bóng do da của tằm mới dậy không căng. Sau 2 – 3 giờ đầu tằm chuyển dần màu nâu nhạt, lớp da mới đã khô.

Tằm mới ngủ dậy, cơ thể rất yếu, sức đề kháng kém, cần đảm bảo nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn cho tằm phù hợp để cải thiện sức khỏe tằm. 3.1. Điều chỉnh nhiệt độ

Tằm mới ngủ dậy có nhu cầu nhiệt độ cao hơn các giai đoạn bình thường. Để đảm bảo tằm có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, đồng thời tạo điều kiện cho da tằm nhanh khô, ta nên điều chỉnh nhiệt độ nhà tằm tăng lên 1 – 20C so với yêu cầu nhiệt độ của từng tuổi tằm.

Tằm mới ngủ dậy mà sinh trưởng trong môi trường có nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng phát triển ở tuổi 5. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến chất lượng và năng suất tơ kén. 3.2. Điều chỉnh ẩm độ

Ẩm độ có ảnh hưởng đến sức khỏe tằm sau khi tằm dậy.

− Ẩm độ cao: da tằm lâu khô, cơ thể tằm yếu. Tằm mới ngủ dậy, da mới được hình thành còn mỏng và dễ xây xát nên trong điều kiện ẩm độ cao, tằm dễ bị nhiễm bệnh do nấm xâm nhiễm.

− Ẩm độ thấp: lá dâu nhanh héo, giảm chất lượng lá dâu, tằm ăn thiếu chất dinh dưỡng.

Ngay sau khi tằm dậy, điều chỉnh ẩm độ thấp hơn 2 – 5%. Khi tằm lột xác xong, nong tằm càng khô càng tốt.

Đối với tằm tuổi 4: Khi tằm mới ngủ dậy, điều chỉnh ẩm độ nhà tằm đến mức 70%. 3.3. Điều chỉnh ánh sáng

Ánh sáng ít ảnh hưởng đến sức khỏe tằm. Sau khi tằm mới ngủ dậy, không để ánh sáng trực tiếp chiếu vào cơ thể tằm, ảnh hưởng da tằm, làm tăng nhiệt độ cơ thể tằm, tằm dễ bị bệnh.

Điều chỉnh ánh sáng mờ, đồng đều trong nhà tằm. 3.4. Xử lý mình tằm

Tằm mới lột xác xong, cơ thể còn yếu, sức đề kháng kém, dễ bị bệnh. Do đo, cần xử lý mình tằm để phòng bệnh cho tằm.

Sử dụng clorua vôi hoặc vôi bột rắc lên mình tằm. Trộn clorua vôi và vôi bột với tỷ lệ 1/17 – 1/21. Hoặc có thể sử dụng vôi bột nguyên chất rắc lên mình tằm.

Trước khi cho tằm ăn, có thể sát trùng mình tằm bằng Papzol B hay Potal B 30 phút sau cho tằm ăn dâu.

Page 43: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

43

3.5. Cho tằm ăn Tằm dậy sau 2 tiếng bắt đầu tìm dâu ăn. Số lượng tằm dậy khoảng 90%,

đầu tằm chuyển sang màu nâu, cho tằm ăn dâu là vừa. Cho tằm ăn dâu muộn quá hay sớm quá đều ảnh hưởng đến sự phát dục của

tằm.

− Cho tằm ăn dâu sớm quá: cơ thể tằm yếu, miệng tằm còn non, ảnh hưởng đến khả năng ăn dâu của tằm. Đồng thời, nếu cho tằm ăn dâu sớm, số tằm chưa lột xác còn nhiều, ảnh hưởng đến sự phát dục về sau của tằm.

− Cho tằm ăn dâu muộn quá: tằm đói, sức khỏe tằm giảm xuống, sức đề kháng kém, tằm dễ bị bệnh.

Tằm mới ngủ dậy còn rất yếu. Do đó, khi cho tằm ăn cần rải lá dâu thưa hơn nhằm tạo độ thông thoáng nong tằm, tạo môi trường thuận lợi cho tằm hô hấp.

Lựa chọn lá dâu non hơn, mềm hơn, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho tằm để tằm có sức khỏe tốt nhất, đề kháng với bệnh tốt. Sau 2 bữa cho tằm ăn thì thay phân. 4. Xử lý tằm thức ngủ không đều

Tằm ngủ không đều là hiện tượng trong nong tằm đã có một số con tằm lột xác được một nửa hay gần xong mà vẫn còn tằm chưa có dấu hiệu lột xác với số lượng lớn.

Tằm thức không đều là hiện tượng trong nong tằm đã có một số tằm lột xác xong, đã bắt đầu bò đi tìm dâu mà vẫn còn một số tằm chưa lột xác xong.

Hiện tượng tằm thức ngủ không đều xảy ra là do nhiệt độ và ẩm độ nhà tằm không thích hợp với nhu cầu sinh lý tằm. Tằm thức ngủ không đều còn do lá dâu tằm ăn không đều về chất lượng.

Xử lý tằm ngủ không đều:

− Đặt lưới lên nong tằm.

− Rắc một lớp dâu mỏng lên. Những con tằm chưa ngủ sẽ bò lên ăn dâu.

− Nhấc lưới có tằm và dâu sang nong khác.

− Cho những con tằm này ăn dâu ngon hơn, đầy đủ chất dinh dưỡng hơn để tằm phát dục kịp với những tằm đã ngủ trước.

Xử lý tằm dậy muộn:

− Đặt lưới lên nong tằm.

− Rắc một lớp dâu mỏng. Những con tằm đã dậy sẽ bò lên lưới ăn dâu.

Page 44: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

44

− Sau khi tằm dậy bò lên ăn dâu, nhấc lưới có tằm và dâu sang nong tằm mới.

− San đều tằm, cho tằm ăn dâu.

− Số tằm chưa dậy còn lại cần để nơi có nhiệt độ thấp hơn và ẩm độ cao hơn, để tằm lột xác.

− Loại bỏ tằm lột xác không hoàn toàn hoặc không lột xác nhằm tạo độ đồng đều trên nong tằm.

Phương pháp hạn chế tằm ngủ, dậy không đều:

− Cho tằm ăn lá dâu đồng đều về chất lượng. Nếu lá dâu không đều, nhiều loại dâu, tằm ăn sẽ phát dục không đều, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tằm, tằm lớn không đều. Từ đó, tằm ngủ và dậy không đều.

− Mật độ tằm trong nong và mật độ tằm giữa các nong trong nhà tằm phải đồng đều.

− Lượng dâu cho tằm ăn phải đồng đều, không nên cho tằm ăn chỗ dày chỗ mỏng, nong nhiều dâu, nong ít dâu.

− Điều chỉnh nhiệt độ trong nhà thích hợp với yêu cầu từng tuổi tằm. Nhiệt độ trong nhà tằm phải đồng đều. Nếu nhiệt độ nhà tằm không đều, chỗ nhiệt độ cao tằm phát đục nhanh, chỗ nhiệt độ thấp tằm phát dục chậm. Dẫn đến tình trạng tằm ngủ và dậy không đều giữa các nong tằm. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ướm ngủ. Bài thực hành 2: Thực hành chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ngủ. Bài thực hành 3: Thực hành chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm thức. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

− Chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ướm ngủ.

− Chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ngủ.

− Chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm thức.

Page 45: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

45

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun

− Mô đun Kỹ thuật nuôi tằm lớn là khối kiến thức chuyên môn nghề, nằm trong danh mục các mô đun, Đây là mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Trồng dâu - Nuôi tằm;

− Mô đun Kỹ thuật nuôi tằm lớn là một nhiệm vụ quan trọng của nghề Trồng dâu nuôi tằm, nó quyết định đến năng suất chất lượng kén tằm;

− Nội dung của mô đun bao gồm những kiến thức, kỹ năng của các công việc: Chuẩn bị dụng cụ vật tư kỹ thuật nuôi tằm, cho tằm lớn ăn, thay phân, san tằm, chăm sóc tằm giai đoạn đặc biệt và phòng trừ bệnh tằm;

− Mô đun Kỹ thuật nuôi tằm lớn được bố trí ở sau mô đun: Kỹ thuật trồng dâu, kỹ thuật nuôi tằm con và bố trí đồng thời với các mô đun: Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu, phòng trừ bệnh hại tằm. II. Mục tiêu

− Mô tả được các công việc cần làm trong quy trình kỹ thuật nuôi lớn tằm qua các tuổi tằm;

− Tính toán, chuẩn bị được thức ăn, vật tư trang thiết bị, dụng cụ cần sử dụng cho nuôi dưỡng, chăm sóc tằm lớn;

− Thực hiện được các công việc chăm sóc tằm lớn gồm chuẩn bị lá dâu, cho ăn, thay phân, san tằm, xử lý tằm các giai đoạn đặc biệt;

− Rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mỉ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc tằm dâu. III. Nội dung mô đun

Mã bài Tên bài Loại bài dạy

Địa điểm

Thời gian ( giờ ) Tổng

số Lý

thuyết Thực hành

Kiểm tra*

MĐ05-1 Cho tằm lớn ăn Tích hợp

Nhà nuôi tằm 30 8 21 1

MĐ05-2 Thay phân, san tằm

Tích hợp

Nhà nuôi tằm 30 8 22

MĐ05-3 Xử lý tằm thức ngủ ở tuổi 4

Tích hợp

Nhà nuôi tằm 20 4 15 1

Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 84 20 58 6

*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.

Page 46: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

46

IV. Hướng dẫn thực hiện bài thực hành 4.1. Bài 1: Cho tằm lớn ăn Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Đảo lá

dâu - Dùng tay đảo đều dâu lá.- Loại bỏ dâu héo, dâu vàng, dâu non, bị bệnh. - Nếu lá dâu bị ướt phải hong khô.

- Đảo đều dâu. Dâu lá

2 Kiểm tra nong tằm

- Quan sát sức ăn dâu của tằm, mật độ tằm. - Nhặt bỏ tằm yếu, tằm bệnh. - Quyết định lượng dâu.

- Cẩn thận, tỉ mỉ. - Xác định đúng lượng dâu.

3 Cho tằm ăn

- Dùng tay rải đều dâu trên nong. - Quan sát và rắc bổ sung - Cho tằm ăn lần lượt từng nong một.

- Rải dâu nhẹ nhàng, lá dâu che kín tằm.

4 Vệ sinh nhà tằm sau khi cho tằm ăn

- Quét dọn nhà tằm. - Kiểm tra nong tằm có tiếp xúc với tường để tách ra. - Vệ sinh đế kê chân đũi sạch sẽ.

- Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng. - Chân đế luôn có nước và sạch sẽ.

- Chổi.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

Page 47: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

47

Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Cho tằm ăn không đều.

− Cho tằm ăn quá nhiều hoặc quá ít.

− Loại bỏ không hết tằm yếu, tằm bệnh.

− Cho tằm ăn dâu kém chất lượng. Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Đảo đều

cành dâu - Nếu cành dâu quá dài cần chặt ngắn trước khi cho tằm ăn. - Dùng tay đảo đều các cành dâu. - Loại bỏ dâu héo, dâu vàng, dâu non, bị bệnh. - Nếu lá dâu bị ướt phải hong khô.

- Đảo đều dâu. Dâu cành.

2 Kiểm tra nong tằm

- Quan sát sức ăn dâu của tằm, mật độ tằm.

- Cẩn thận, tỉ mỉ. - Xác định đúng

Page 48: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

48

- Nhặt bỏ tằm yếu, tằm bệnh. - Quyết định lượng dâu.

lượng dâu.

3 Cho tằm ăn

- Dùng tay rải đều dâu trên nong. - Quan sát và rắc bổ sung - Cho tằm ăn lần lượt từng nong một. - Sau khi cho tằm ăn 15 – 20 phút quan sát và cho ăn bổ sung.

- Rải dâu nhẹ nhàng, lá dâu che kín tằm.

4 Vệ sinh nhà tằm sau khi cho tằm ăn

- Quét dọn nhà tằm. - Kiểm tra nong tằm có tiếp xúc với tường để tách ra. - Vệ sinh đế kê chân đũi sạch sẽ.

- Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng. - Chân đế luôn có nước và sạch sẽ.

- Chổi.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Cho tằm ăn không đều.

− Cho tằm ăn quá nhiều hoặc quá ít.

− Loại bỏ không hết tằm yếu, tằm bệnh.

− Cho tằm ăn dâu kém chất lượng. 4.2. Bài 2: Thay phân, san tằm Bài thực hành 1

Page 49: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

49

a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Chuẩn bị

dụng cụ - Chuẩn bị: Dụng cụ đựng phân, nong mới, lưới thay phân, vôi bột, chổi.

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu và dụng cụ đã được sát trùng.

- Dụng cụ đựng phân, nong, lưới thay phân, vôi bột

2 Xác định thời điểm thay phân

- Quan sát nong tằm, nếu xác lá dâu và phân tằm dày thì tiến hành thay phân. - Thay phân khi tằm ướm ngủ. - Thay phân lúc trời mát.

- Xác định đúng thời điểm thay phân.

3 Thay phân

- Quan sát nong tằm, nhặt bỏ tằm bệnh, tằm yếu. - Nếu ẩm độ nong tằm cao, rây đều vôi bột trên mình tằm. - Sau 10 – 15 phút, đặt lưới thay phân lên nong tằm. - Rải đều lá dâu trên lưới. - Khoảng 30 phút sau, nhấc lưới có tằm và lá dâu sang nong mới. - San đều tằm. - Cho tằm ăn bổ sung.

- Không làm sót tằm. - Loại bỏ tằm bệnh, tằm kẹ. - Không làm sát thương mình tằm.

Lưới thay phân, nong tằm mới, dâu lá, dâu cành, vôi bột

Page 50: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

50

4 Vệ sinh phòng tằm

- Thu gom phân tằm. - Vận chuyển phân tằm và tằm bệnh, tằm kẹ ra xa phòng tằm. - Xếp gọn dụng cụ thay phân. - Quét dọn sạch sẽ nhà tằm.

- Vệ sinh sạch sẽ nhà tằm.

- Chổi, dụng cụ đựng phân.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Làm sót tằm trên nong cũ.

− Không loại bỏ hết tằm bệnh, tằm kẹ.

− San tằm không đều.

− Rải dâu không đều. Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Chuẩn bị

dụng cụ - Chuẩn bị: Dụng cụ đựng phân, nong mới,

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu

- Dụng cụ đựng phân,

Page 51: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

51

vôi bột, chổi. cầu và đã được sát trùng.

nong mới, vôi bột, chổi.

2 Xác định thời điểm thay phân

- Quan sát nong tằm, nếu xác lá dâu và phân tằm dày thì tiến hành thay phân. - Thay phân khi tằm ướm ngủ. - Thay phân lúc trời mát.

- Xác định đúng thời điểm thay phân

3 Thay phân

- Quan sát nong tằm, nhặt bỏ tằm bệnh, tằm yếu. - Dùng tay bốc nhẹ tằm sang nong mới. - San đều tằm với mật độ thích hợp. - Nếu ẩm độ cao rắc một lớp vôi bột lên mình tằm. - Sau 10 – 15 phút, rắc một lớp dâu đều từ ngoài vào trong. - Thay phân lần lượt từng nong.

- Không làm sót tằm. - Loại bỏ tằm bệnh, tằm kẹ. - Không làm sát thương mình tằm.

Nong tằm mới, dâu lá, dâu cành, vôi bột.

4 Vệ sinh phòng tằm

- Thu gom phân tằm. - Vận chuyển phân tằm và tằm bệnh, tằm kẹ ra xa phòng tằm. - Xếp gọn dụng cụ thay phân. - Quét dọn sạch sẽ nhà tằm.

- Vệ sinh sạch sẽ nhà tằm.

- Chổi, dụng cụ đựng phân.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện,

Page 52: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

52

Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Làm sót tằm trên nong cũ. − Không loại bỏ hết tằm bệnh, tằm kẹ. − San tằm không đều. − Rải dâu không đều.

4.3. Bài 3: Xử lý tằm thức ở tuổi 4 Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Xác định

thời điểm tằm ướm ngủ

- Quan sát biểu hiện của tằm: Sức ăn tằm giảm. Da tằm chuyển từ màu xanh sang màu trắng. Da căng bóng. Thân trở nên mập mạp, co ngắn lại. Đầu, miệng tằm nhỏ so với cơ thể và có màu đen. Hoạt động chậm

- Cẩn thận, tỉ mỉ.

Page 53: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

53

chạp. 2 Cho tằm

ăn dâu - Thái lá dâu nhỏ hơn so với yêu cầu tuổi tằm.- Rải dâu từ ngoài vào trong mô tằm, rải dâu thưa. - Cho tằm ăn dâu ít dần.

- Cho tằm ăn đúng kỹ thuật

- Dao, thớt, lá dâu.

3 Thay phân tằm

- Khi tằm bắt đầu có dấu hiệu ướm ngủ, tiến hành thay phân tằm.

- Thay phân đúng thời điểm và đúng kỹ thuật.

4 Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ

- Tăng nhiệt độ nhà tằm lên 1 – 20C. - Giảm ẩm độ nhà tằm 2 – 5%.

- Điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ kịp thời.

- Ẩm nhiệt kế, lò than.

5 Điều chỉnh ánh sáng

- Điều chỉnh ánh sáng nhà tằm mờ đều.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Xác định không đúng thời điểm tằm ướm ngủ.

− Cho tằm ăn không đúng kỹ thuật.

− Thay phân tằm không đúng kỹ thuật.

− Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng không kịp thời. Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.

Page 54: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

54

Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị

1 Xác định thời điểm ngưng dâu

- Quan sát biểu hiện tằm: Tằm ngừng vận động, ngừng ăn dâu. Đầu và ngực tằm cất cao. Miệng tằm nhô ra phía trước. Toàn thân tằm co ngắn lại. Da chuyển màu.

- Cẩn thận, tỉ mỉ

2 Xác định thời điểm tằm ngủ

- Quan sát biểu hiện tằm: Xung quanh cơ thể tằm có một lớp tơ màng. Tằm nằm im, không hoạt động.

- Không đụng mạnh tay vào nong tằm.

3 Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ

- Điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn 1 – 20C, ẩm độ cao hơn 2 – 5% so với nhu cầu của tuổi.

- Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ phù hợp.

4 Điều chỉnh ánh sáng

- Điều chỉnh ánh sáng mờ đều.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm,

Page 55: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

55

Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Xác định không đúng thời điểm ngưng dâu. − Xác định không đúng thời điểm tằm ngủ. − Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng không kịp thời.

Bài thực hành 3 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật

Dụng cụ, trang bị

1 Xác định thời điểm tằm thức dậy

- Quan sát biểu hiện tằm: Đầu và thân trắng mốc. Da nhăn nheo, không căng bóng và rất mỏng, trên da có một lớp muối mỏng. Tằm hoạt động nhanh nhẹn.

- Cẩn thận, tỉ mỉ.

2 Xử lý mình tằm

- Quan sát nong tằm: nếu toàn bộ tằm trên nong đã dậy thì tiến hành xử lý mình tằm. - Dùng clorua vôi trộn với vôi bột tỉ lệ 1/17. - Rây đều lên trên mình tằm.

- Trộn đúng tỷ lệ, rây đều.

- Clorua vôi, vôi bột, rây.

Page 56: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

56

3 Cho tằm ăn

- Sau khi xử lý mình tằm, tiến hành cho tằm ăn. - Thái dâu nhỏ hơn so với yêu cầu tuổi tằm. - Rắc đều dâu từ ngoài vào trong mô hoặc nong tằm. - Quét dọn nhà tằm.

- Cho ăn đúng thời điểm. - Rắc đều dâu. - Vệ sinh sạch sẽ.

- Dâu, lông gà, chổi.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Xác định không đúng thời điểm tằm thức.

− Cho tằm ăn không kịp thời.

− Xử lý mình tằm không đúng kỹ thuật. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Đảo dâu đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối

chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng đảo dâu.

Cho tằm ăn đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng cho tằm ăn.

5.2. Bài 2 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Page 57: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

57

Thay phân đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng thay phân tằm.

San tằm đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng san tằm sau khi thay phân.

5.3. Bài 3 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Xác định đúng thời điểm tằm ướm ngủ, tằm ngủ, tằm thức.

Đối chiếu với bảng hỏi

Chăm sóc tằm ướm ngủ, tằm ngủ, tằm thức đúng kỹ thuật.

Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng chăm sóc tằm ướm ngủ, tằm ngủ, tằm thức.

VI. Tài liệu tham khảo [1]. Đỗ Thị Châm, 1995. Kỹ thuật nuôi tằm dâu. NXB Nông nghiệp Hà Nội. [2]. Quản Đức Tiến, Giáo trình Sinh lý giải phẫu tằm.. [3]. Chuyên san Dâu tằm , Nuôi tằm, Nhà xuất bản nông nghiệp. [4]. Nguyễn Huy Trí, Giáo trình Kỹ thuật nuôi tằm, Trường Đại học Nông nghiệp I. [5]. Trung tâm Thực Nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng, Sổ tay kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm, Nhà xuất bản nông nghiệp. [6]. Liên hiệp các xí nghiệp Dâu Tằm Việt Nam 1989, Kỹ thuật nuôi tằm.

Page 58: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

58

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM NGHỀ KỸ THUẬT DÂU TẰM TƠ

(Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN – TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010)

STT HỌ VÀ TÊN NƠI CÔNG TÁC CHỨC VỤ

1 Nguyễn Đức Thiết Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc

Chủ nhiệm

2 Phùng Hữu Cần Chuyên viên chính Vụ tổ Chúc Cán Bộ - bộ NN & PTNT

Phó chủ nhiệm

3 Nguyễn văn Tân Trưởng phòng trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc

Thư ký

4 Phan Quốc Hoàn Trưởng khoa – trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc

Ủy viên

5 Nguyễn Viết Thông P. Trưởng khoa – trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc

Ủy viên

6 Phạm S Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Lâm Đồng

Ủy viên

7 Nguyễn Thị Thoa Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quốc Gia

Ủy viên

Page 59: NUÔI TẰM LỚN · tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức

59

DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ . NGHỀ KỸ THUẬT TRỒNG DÂU NUÔI TẰM TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP PHỤC VỤ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG

THÔN (Kèm theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010)

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NƠI CÔNG TÁC ĐỊA CHỈ

1 Nghiêm Xuân Hội Chủ tịch Trường Cao đẳng Nông Lâm Bích Sơn-Việt

Yên- Bắc Giang

2 Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký Bộ Nông nghiệp và PTNT Số 2 - Ngọc Hà

- Hà Nội

3 Ngô Hoàng Duyệt Ủy viên

Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ

Tân Mỹ Chánh Mỹ Tho Tiền Giang

4 Phạm Thị Hậu Ủy viên Trường Cao đẳng Nông Lâm Bích Sơn-Việt Yên

- Bắc Giang

5 Vũ Thị Thủy Ủy viên Trung tâm Khuyến nông QG Thụy Khuê

Ba Đình - Hà Nội