40
1 PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG THPT VĨNH TRẠCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 26 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng I- Sơ lƣợc lý lch tác gi: - Họ và tên: Nguyễn Phú Khánh. Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 12/06/1980 - Nơi thường trú: Ấp Bắc Sơn, Thị Trấn Núi Sập, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang. - Đơn vị công tác: Trường THPT Vĩnh Trạch - Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp - Trình độ chuyên môn: Đại Học Giáo Dục Chính Trị - Lĩnh vực công tác: Dạy môn Giáo Dục Công Dân II. Sơ lƣợc đặc điểm tình hình đơn vị: Nêu tóm tắt tình hình đơn vị, những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ. Thuận lơi: Được sự quan tâm của Bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo An Giang và sự hướng dẫn tận tình của BGH nhà trường và tổ bộ môn Sử - GDCD. Bản thân là người phụ trách công tác tuyên truyền giáo dục trong nhà trường cảm thấy rất vui khi thực hiện chủ đề này. Tạo được húng thú trong giảng dạy. Được sự ủng hộ của các đồng nghiệp và thư viện của nhà trường. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự ủng hộ nhiệt tình của quí phụ huynh học sinh..

PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

1

PHỤ LỤC 2:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG THPT VĨNH TRẠCH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

An Giang, ngày 26 tháng 02 năm 2019

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng

dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng

I- Sơ lƣợc lý lịch tác giả:

- Họ và tên: Nguyễn Phú Khánh. Nam, nữ: Nam

- Ngày tháng năm sinh: 12/06/1980

- Nơi thường trú: Ấp Bắc Sơn, Thị Trấn Núi Sập, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang.

- Đơn vị công tác: Trường THPT Vĩnh Trạch

- Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp

- Trình độ chuyên môn: Đại Học Giáo Dục Chính Trị

- Lĩnh vực công tác: Dạy môn Giáo Dục Công Dân

II. Sơ lƣợc đặc điểm tình hình đơn vị: Nêu tóm tắt tình hình đơn vị, những thuận lợi,

khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Thuận lơi:

Được sự quan tâm của Bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo An Giang

và sự hướng dẫn tận tình của BGH nhà trường và tổ bộ môn Sử - GDCD.

Bản thân là người phụ trách công tác tuyên truyền giáo dục trong nhà trường

cảm thấy rất vui khi thực hiện chủ đề này. Tạo được húng thú trong giảng dạy.

Được sự ủng hộ của các đồng nghiệp và thư viện của nhà trường.

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự ủng hộ nhiệt tình của quí

phụ huynh học sinh..

Page 2: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

2

Khó khăn:

Chương trình khá dài và nặng nề, nhiều nội dung chưa được sắp xếp phù hợp

với độ tuổi của HS, thời lượng giảng dạy không đủ để chuyển tải khối lượng kiến thức,

giáo cụ ít được hỗ trợ...

Nội dung, chương trình môn GDCD khô khan, nhiều kiến thức trừu tượng dẫn

đến học sinh khó hiểu, khó tiếp thu vì vậy không gây được sự hứng thú đối với các em.

Kinh nghiệm trong cuộc sống và tuổi nghề chưa nhiều, nên chưa có nhiều kinh

nghiệm trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, đặc biệt đối với học sinh cá biệt.

Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: “Tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp luật về

phòng chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và khối

12”.

Lĩnh vực: Chuyên môn.

III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:

1. Thực trạng ban đầu trƣớc khi áp dụng sáng kiến

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực, ăn sâu bám rễ trong mọi chế độ

xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, nước giàu hay nghèo, phát triển hay kém phát

triển. Một số nơi trên thế giới, tham nhũng làm suy kiệt cơ thể xã hội, gây xáo trộn,

mất ổn định chính trị. Phòng, chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp, cần

sự quyết liệt và kiên trì, là chính sách ưu tiên của nhiều quốc gia và sự nỗ lực của cả

cộng đồng quốc tế.

Tham nhũng là căn bệnh của bộ máy quyền lực, là một trong những nguyên

nhân tạo ra sự trì trệ, làm giảm tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây mất lòng tin của

nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Trong các Văn kiện Đại hội VIII, IX và X, Đảng ta tiếp tục chỉ rõ sự nguy hại

của tham nhũng đến sự tồn vong của chế độ. Đại hội X nêu rõ: “Tình trạng suy thoái

về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ

quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng.

Tiếp theo, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba (khóa X) đã

ban hành riêng một Nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với

công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó xác định: “phòng, chống tham

nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên

trì, liên tục”, nhằm: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí”.

Đại hội lần thứ XI (nhiệm kỳ 2011-2015) Đảng ta khẳng định: Tích cực phòng

ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng, chống

tham nhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí. Thực

hiện chế độ công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính,

Page 3: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

3

đơn vị cung ứng dịch vụ công, doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư, xây dựng cơ

bản, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công. Thực hiện

có hiệu quả việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức theo quy

định. Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị xảy ra tham

nhũng, lãng phí. Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng, tịch thu

sung công tài sản tham nhũng và có nguồn gốc tham nhũng; có cơ chế khuyến khích

và bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Thống nhất với quan điểm các kỳ Đại hội trước đó, Đại hội XII tiếp tục khẳng

định và bổ sung quan điểm về đấu tranh phòng chống tham nhũng. Trong đó nhấn

mạnh “tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng

tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với

Đảng và Nhà nước”

Ở nước ta, tham nhũng đã là một tệ nạn xã hội đáng báo động hiện nay. Nó gây

ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, là trở

lực đối với quá trình đổi mới đất nước, làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng,

Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nó gây ra

thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần của Nhà nước, công dân. Nó còn làm đảo lộn

những chuẩn mực đạo đức xã hội, làm tha hóa nhân cách của cán bộ. Do vậy, vấn đề

phòng chống tham nhũng rất được Đảng và Nhà nước quan tâm trong việc phòng

ngừa, phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi.

Nhận thức đầy đủ tính nghiêm trọng và sự nguy hại của tham nhũng, trải qua

các thời kỳ, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp

tích cực để phòng, chống tham nhũng. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng

đã xác định: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi

hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ

máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ

lớn đe doạ sự sống còn của chế độ”. Đại hội đã đề ra những định hướng và chủ

trương lớn cho công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó xác định: “Đấu

tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây

dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã

hội”.

Trong hàng loạt các giải pháp đưa ra nhằm hạn chế tối đa hiện tượng tham

nhũng có chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12-6-2013 về việc đưa

nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Đây cũng được xem là một trong các giải pháp để giáo dục, rèn luyện, nâng cao ý

thức, thái độ của thế hệ trẻ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường về vấn đề đấu tranh

phòng, chống tham nhũng.

Việc giáo dục nội dung PCTN trong nhà trường là sử dụng phương pháp lồng

ghép, tích hợp vào các môn học phù hợp mà cụ thể đối với cấp THPT, nội dung

PCTN được lồng ghép, tích hợp vào môn GDCD với mục tiêu trang bị cho học sinh

THPT những kiến thức về PCTN, qua đó nâng cao nhận thức cho học sinh về mục

Page 4: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

4

đích, yêu cầu của cuộc đấu tranh PCTN cũng như xây dựng được thái độ ý thức đấu

tranh bài trừ tệ nạn TN trong xã hội.

Xuất phát từ thực trạng đó và nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị

cho thế hệ tương lai của đất nước. Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản

nhằm thể chế hóa công tác giáo dục cho học sinh trong nhà trường và cũng xuất phát

từ các văn bản đó Sở giáo dục và đào tạo cũng đã có những hướng dẫn về công tác

tuyên truyền, dạy học tích hợp, lồng ghép câu chuyện Bác Hồ và luật phòng chống

tham nhũng trong giảng dạy thông qua các môn học, với nhiệm vụ được phân công và

phụ trách giảng dạy môn GDCD.

Theo sự hướng dẫn chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo về các địa chỉ tích hợp,

lồng ghép trong các bài dạy của chương trình GDCD. Tôi vận dụng phương pháp

“Tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp luật về phòng chống tham nhũng thông

qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và khối 12”.

2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

Qua nhiều năm thực hiện chương trình cải cách giáo dục, thay sách và đặc biệt là

thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực và lồng ghép phòng chống tham

nhũng nhiều giáo viên giảng dạy môn GDCD đã thay đổi nhiều phương pháp trong quá

trình giảng dạy. Từ đây giáo viên đã tạo ra nhiều cơ hội, môi trường thuận lợi để các em

tham gia tích cực, chủ động vào quá trình học tập, còn giáo viên chỉ là người định hướng,

hướng dẫn các em tham gia hoạt động để làm sao đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục, như giáo viên không

sử dụng hoặc ít sử dụng phương pháp dạy học theo hướng lồng ghép, tích hợp phòng

chống tham nhũng hoặc sử dụng mang tính hình thức, đối phó qua loa cho là có sử dụng.

Nguyên nhân của tình trạng này là do: giáo viên chưa nhận thức đúng về tầm quan

trọng của việc dạy học theo phương pháp lồng ghép, tích hợp phòng chống tham nhũng.

Giáo viên còn lúng túng khi áp dụng, không định hình rõ nên sử dụng phương pháp này

trong từng dạng bài, áp dụng máy móc chưa phù hợp nội dung của từng bài hoặc từng nội

dung chưa được thành thạo. Hơn nữa trong quá trình giảng dạy có một số tiết nội dung bài

học là khá nhiều, nên bị chi phối thời gian nên giáo viên chưa mạnh dạng sử dụng.

Như vậy, chúng ta thấy với những nguyên nhân nói trên làm cho việc dạy học môn

GDCD trong quá trình vận dụng phương pháp “Tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp

luật về phòng chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và

khối 12” còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao và đặc biệt không

lôi cuốn được học sinh yêu thích môn học và tham gia tích cực vào quá trình học tập.

Cho nên, tôi hi vọng đề tài này sẽ góp phần vào việc nâng cao năng lực giảng dạy

của giáo viên dạy học môn GDCD ở trường trung học phổ thông, hoàn thành mục tiêu mà

môn học đề ra. Từ đó các em yêu thích và hăng say học bộ môn GDCD, biết tự tìm tòi,

khám phá cái mới. Trên cơ sở đó giáo dục cho các em có ý thức đạo đức, tính trung thực

trong học tập cũng như trong công việc, tuân thủ pháp luật, biết phê phán đấu tranh các

hành vi tham nhũng, biết tuyên truyền và động viên người thân, bạn bè cùng bảo vệ các

Page 5: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

5

giá trị đạo đức, biết đấu tranh các hành vi tham nhũng, phê phán các hành vi vi phạm đạo

đức và cả pháp luật, để nâng cao nhận thức và đồng thời góp phần vào việc thực hiện tốt

các chủ trương chính sách của Đảng.

Vì vậy, tôi đã đưa vào bài học khi cần giải quyết những tình huống như trên để các

em cùng nhau làm việc bày tỏ quan điểm của mình để các em bàn bạc, phân tích, đánh

giá, nhận xét và đưa ra câu trả lời cho phù hợp với yêu cầu câu hỏi.

Có như vậy, các em sẽ tự giải quyết được vấn đề, sẽ tự tin yêu mến bộ môn và

ham học hỏi nhiều hơn, các em còn có được tính sáng tạo, đoàn kết tương thân, tương

ái giúp đỡ nhau trong học tập theo hướng tích cực và biết bảo vệ cái tốt, đấu tranh phê

phán cái không tốt như hành vi tham nhũng. Hơn nữa Giáo viên hạn chế được thời

gian để tập trung phân tích làm rõ những nội dung trọng tâm..

3. Nội dung sáng kiến (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp

tổ chức..)

Tiến trình thực hiện: Năm học 2017-2018

Thời gian thực hiện: bắt đầu: 28/08/2017, kết thúc 26/5/2018

Biện pháp tổ chức: “Tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp luật về phòng

chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và khối 12”

3. 1. Khái quát phƣơng pháp dạy học tích hợp:

Dạy học tích hợp là phương pháp kết hợp một hoặc nhiều môn học nhằm làm

sáng tỏ cho môn học mà giáo viên thấy rất cần thiết trong việc dạy học có thể hiểu dạy

học tích hợp là vừa dạy nội dung lý thuyết vừa thực hành trong cùng một bài dạy.

3. 2. Ý nghĩa phƣơng pháp dạy học tích hợp:

Nội dung mang tính thực tiễn khách quan hơn giúp cho bài học trở nên sinh

động, thu hút với các em, không gây nhàm chán mà tạo động lực để các em sáng tạo,

tự tư duy theo cách suy nghĩ của bản thân. Những kiến thức được các em vận dụng

ngay vào bài học, giải quyết những vấn đề thực tiễn, ít học vẹt.

Những nội dung tích hợp còn tiết kiệm thời gian học cho các em tìm hiểu

những kiến thức khác vì các em không phải học đi học lại một nội dung ở những môn

khác nhau nữa. Điều đó không những tạo quá nhiều áp lực, gây tẻ nhạt trong việc học,

làm chậm khả năng tư duy của các em, biến bộ não thành những cỗ máy lập trình sẵn

nữa mà thay vào đó làm tăng khả năng tự giác, chủ động trong học tập, giúp các em

tìm lại niềm hứng thú.

3. 3. Cách tiến hành phƣơng pháp dạy học tích hợp:

Xây dựng các nội dung chính để giảng dạy.

Xác định những năng lực có thể nâng cao cho học sinh trong từng nội dung .

Page 6: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

6

Biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá trình độ của học sinh.

Thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh.

Tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm.

3.4. Nội dung thực hiện:

3.4.1. Một số vấn đề chung về phòng chống tham nhũng.

3.4.1.1. Định nghĩa, đặc trƣng và biểu hiện của tham nhũng.

3.4.1.2. Định nghĩa.

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,

quyền hạn đó vì vụ lợi. (Theo luật phòng, chống tham nhũng năm 2005)

3.4.1.3. Đặc trƣng của tham nhũng.

Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn, người có chức vụ quyền

hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công

nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan

nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kĩ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công

an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lí trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh

đạo, quản lí là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người

được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ,

công vụ đó. (Theo khoảng 3 Điều 1 luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005)

Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao.

Chủ thể tham nhũng đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một

phương tiện để thực hiện hành vi sai trái ( có tính chất lợi dụng) nhằm mang lại lợi

ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác có liên quan.

3.4.1.4 Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi.

Một hành vi được coi là tham nhũng phải là hành vi có mục đích vụ lợi. Vụ lợi

là lợi ích vật chất (tiền, nhà, đất, các vật có giá trị…) hoặc lợi ích tinh thần mà người

có chức vụ, quyền hạn mong muốn đạt được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng chức

vụ, quyền hạn của mình. Lợi ích đó có thể cho mình, cho gia đình mình hoặc người

thân của mình.

3.4.1.5. Biểu hiện của hành vi tham nhũng.

Bộ luật Hình sự, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 ( sửa đổi, bổ sung

năm 2012) đã phân loại tham nhũng theo hành vi. Theo đó, những hành vi sau đây

thuộc nhóm hành vi tham nhũng:

1. Tham ô tài sản.

Page 7: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

7

2. Nhận hối lộ.

3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.

7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.

8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn

để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.

9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ

lợi.

10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.

11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp

luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái phép pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm

toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

3.4.2. Tác hại của tham nhũng.

Về mặt chính trị, tham nhũng là trở lực đối với quá trình đổi mới đất nước và

làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây

dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay

diễn ra một cách thường xuyên, đáng báo động hơn, nó xảy ra ở mọi lĩnh vực, mọi

cấp từ trung ương đến cơ sở. Nó gây tác hại rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến

hiệu quả trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về kinh tế, xã hội, hoặc một

nhiệm vụ quản lý nhất định của Nhà nước. Nó còn gây sự bất bình, bức xúc cho nhân

dân, làm giảm sút lòng tin của dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà

nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ ta.

Về kinh tế, tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập

thể và của nhân dân. Giá trị tài sản bị thiệt hại, bị thất thoát liên quan đến tham nhũng

của mỗi vụ lên tới hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng. Ở mức độ

thấp hơn, việc một số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu đối với nhân dân trong

khi thực thi công vụ khiến cho nhân dân mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để

có thể thực hiện được công việc của mình. Nếu xét từng trường hợp thì giá trị vật chất

bị lãng phí có thể không lớn, nhưng nếu tổng hợp những vụ việc diễn ra thường

xuyên thì con số bị thất thoát đã ở mức độ rất nghiêm trọng.

Về xã hội, tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những giá trị

chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Trước

Page 8: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

8

những lợi ích bất chính mà mình đã hoặc sẽ có được khi thực hiện hành vi nhũng

nhiễu nhiều cán bộ công chức đã không giữ được phẩm chất đạo đức của người cán

bộ cách mạng, họ sẳn sàng làm những việc dẫu biết đó là vi phạm pháp luật, trái đạo

đức, trái lương tâm. Tham nhũng xảy ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,

ngay cả những lĩnh vực mà từ trước đến nay ít có khả năng xảy ra như văn hóa, y tế,

giáo dục, thể dục thể thao; thậm chí, cả những lĩnh vực lẽ ra không thể có tham

nhũng, cả dưới góc độ đạo đức và pháp luật, như lĩnh vực phúc lợi xã hội hay bảo vệ

pháp luật. Tham nhũng xảy ra cả trong các chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt

sĩ, người tàn tật, tham nhũng cả tiền, hàng cứu trợ đồng bào bị thiên tai…

3.4.3. Một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng của Nhà nƣớc.

Hiện nay, để loại trừ tham nhũng thì Đảng và Nhà nước đã sử dụng rất nhiều

các biện pháp khác nhau nhưng với gốc độ nghiên cứu của đề tài tôi xin trình bày hai

giải pháp cơ bản sau:

Công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết các công việc của cơ quan, tổ

chức, đơn vị, cá nhân. Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham

nhũng. Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hội

tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Với việc công khai minh bạch

trong hoạt động tại các cơ quan nhà nước, người dân sẽ dễ dàng nhận biết được các

quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo các quy định của pháp luật

cũng như đòi hỏi cơ quan nhà nước và các cán bộ, công chức nhà nước thực hiện các

qui định đó. Công khai, minh bạch sẽ làm cho công chức nhà nước có ý thức hơn

trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm

quyền mà pháp luật qui định, bởi mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễu hay lợi

dụng chức trách để tư lợi đều có thể bị phát hiện và xử lý.

Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng. Tham nhũng là vấn nạn trong xã hội, đi

ngược lại lợi ích của Nhà nước, xã hội và công dân, gây ra nhiều hậu quả xấu cho đất

nước. Để PCTN điều quan trọng là phải xử lí nghiêm các hành vi tham nhũng. Tùy

vào hành vi mà có thể bị xử lí hình sự, hành chính, kỉ luật nhưng phải đảm bảo

nguyên tắc mọi hành vi tham nhũng đều phải bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật,

cho dù người có hành vi TN ở bất kì cương vị, chức vụ nào cũng bị xử lí theo qui

định của pháp luật.

3.4.4. Trách nhiệm của công dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Tham nhũng là căn bệnh của bộ máy Nhà nước, là tệ nạn xã hội cần bài trừ lên

án. Mọi công dân đều có trách nhiệm tham gia tích cực để ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới

xóa bỏ các điều kiện tồn tại của tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội. Muốn vậy công

dân, học sinh cần:

Không đồng tình với hành vi tham nhũng, tham gia các hoạt động lên án, đấu

tranh với các hành vi tham nhũng nhằm tạo dư luận phản đối các hành vi tiêu cực,

gây áp lực đối với người có hành vi tham nhũng.

Hiểu biết, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về PCTN.

Page 9: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

9

Mạnh dạn tố cáo các hành vi tham nhũng thông qua các hình thức trực tiếp tố

cáo, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, qua mạng thông tin điện tử, tố cáo thông

qua các tổ chức trong trường, lớp hoặc cơ quan báo chí.

3.4.5 Cách thực hiện phƣơng pháp “Tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp

luật về phòng chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10

và khối 12”

Khối 12:

Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT.

Trong bài này, nội dung giáo dục phòng chống tham nhũng trong môn giáo

dục công dân lớp 12 được tích hợp vào mục 2 sách giáo khoa giáo dục công dân lớp

12: “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí”.

I. Mục tiêu tích hợp.

Về kiến thức:

Người có hành vi tham nhũng là người vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và

lợi ích hợp pháp của nhà nước, tập thể, cá nhân.

Người có hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ

luật hoặc hình sự trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Về kĩ năng:

Phân biệt hành vi vi phạm pháp luật do tham nhũng với các hành vi vi phạm

pháp luật khác.

Phân biệt trách nhiệm pháp lí đối với vi phạm pháp luật do tham nhũng với các

loại trách nhiệm pháp lí khác.

Về thái độ:

Đồng tình với việc xử lí vi phạm đối với người có hành vi tham nhũng.

II. Cách thực hiện.

Nội dung 1: Vi phạm pháp luật.

Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về tham nhũng và đặt câu hỏi để

học sinh trả lời. Cụ thể như sau:

Page 10: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

10

Page 11: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

11

Giáo viên đặt câu hỏi:

Em có nhận xét gì qua các bức ảnh trên?

Tham nhũng là gì?

Chủ thể tham nhũng là ai?

Hành vi tham nhũng có coi là hành vi vi phạm pháp luật không? Vì sao?

Giáo viên: Khi cho học sinh trả lời các câu hỏi, giáo viên nhận xét và cung cấp thêm

thông tin như sau:

Trung úy cảnh sát bị bắt quả tang nhận hối lộ 50 triệu đồng. ( GGPO Thứ Năm,

14/12/2017. 18:37)

Khi trung úy T. đang nhận 50 triệu đồng từ một tài xế xe bồn tại quán ăn ở TP

Biên Hòa thì bị trinh sát Phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Kinh tế và Quản lý

chức vụ (PC46) Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang.

Ngày 14-12, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đang tạm giữ hình sự đối với

trung úy T., đang công tác tại Đội Cảnh sát Phòng chống Tội phạm về Môi trường

Công an TP Biên Hòa, để điều tra về hành vi nhận hối lộ từ một chủ xe bồn chở chất

thải.

Thông tin ban đầu, gần đây trung úy T. cùng một số cảnh sát thuộc Đội Cảnh

sát Phòng chống Tội phạm về Môi trường Công an TP Biên Hòa đã phát hiện và bắt

quả tang một xe bồn chở chất thải đổ ra môi trường trong khu vực.

Sau đó, trung úy T. và tài xế đã nói chuyện về vụ việc. Trung úy T. đã gợi ý cho

tài xế cách "xử lý" để không gặp rắc rối. Sau nhiều lần thương lượng, cuối cùng 2 bên

đã hẹn nhau ở quán ăn để “giải quyết” vụ việc.

Chiều ngày 11-12, khi cả hai đang gặp nhau ở một quán ăn ở phường Thống

Nhất, TP Biên Hòa để tài xế giao tiền (khoảng 50 triệu đồng) thì bị trinh sát Phòng

Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Kinh tế và Quản lý chức vụ (PC46) Công an tỉnh Đồng

Nai bắt quả tang.

Câu hỏi:

1. Hành vi nhận tiền của của Trung úy Cảnh sát có vi phạm pháp luật không? Tại sao?

2. Hành vi này gây hậu quả gì cho xã hội?

Từ đây giáo viên đặt câu hỏi vi phạm pháp luật là gì?

Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi bài nội dung theo sách giáo khoa.

Page 12: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

12

Nội dung 2: Trách nhiệm pháp lí.

Giáo viên kể cho học sinh nghe một số câu chuyện liên quan đến vấn đề tham

nhũng và đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Cụ thể là câu chuyện

Bắt hiệu trƣởng bán 6 tấn gạo của học sinh dân tộc bán trú

21/11/2017 19:06 GMT+7

Theo kết quả điều tra bƣớc đầu của công an, hiệu trƣởng và hiệu phó

Trƣờng Phổ thông dân tộc bán trú xã Bản Công đã bán 6 tấn gạo của học sinh để

lấy tiền chi tiêu cá nhân.

Ngày 21/11, theo nguồn tin của PV, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện

Trạm Tấu (Yên Bái) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam

đối với Nguyễn Đăng Vinh và Vũ Đức Tuyến, là hiệu trưởng và hiệu phó Trường Phổ

thông dân tộc bán trú xã Bản Công, về tội "Tham ô tài sản".

Bước đầu, cơ quan điều tra xác định bị can Vinh và Tuyến đã bán 6 tấn gạo của

học sinh bán trú, thu được tổng số tiền là 42 triệu đồng để chi tiêu cá nhân.

Câu hỏi:

1. Theo em, hành vi của Vinh và Tuyến đã vi phạm pháp luật gì và chịu trách nhiệm

pháp lí gì? Vì sao?

2. Em có suy nghĩ gì về hành vi của Vinh và Tuyến?

3. Theo qui định của pháp luật tội tham ô tài sản bị xử lý như thế nào?

Từ đây giáo viên đặt câu hỏi trách nhiệm pháp lí là gì?

Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi bài nội dung theo sách giáo khoa.

Giáo viên cung cấp thêm thông tin về pháp luật:

Tội tham ô tài sản đƣợc quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 nhƣ sau:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm

quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000

đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07

năm:

a. Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b. Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án

tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15

năm:

Page 13: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

13

a. Có tổ chức;

b. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c. Phạm tội 02 lần trở lên;

d. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ. Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ

cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại

tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng

kinh tế đặc biệt khó khăn;

e. Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

g. Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

trong cơ quan, tổ chức.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20

năm:

a. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b. Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

c. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d. Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

Bài 3. CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƢỚC PHÁP LUẬT.

Nội dung giáo dục, phòng chống tham nhũng trong môn giáo dục công dân lớp

12 được tích hợp vào mục 2 sách giáo khoa giáo dục công dân 12: “Công dân bình

đẳng về trách nhiệm pháp lí”

I.Mục tiêu tích hợp.

Về kiến thức:

Người vi phạm pháp luật do tham nhũng dù ở bất kì cương vị, chức vụ nào

cũng đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Về kĩ năng:

Nhận xét được việc người có chức quyền trong cơ quan nhà nước cũng phải

chịu trách nhiệm pháp lí do tham nhũng như mọi người khác là thể hiện bình đẳng về

trách nhiệm pháp lí.

Về thái độ:

Page 14: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

14

Biết phê phán đấu tranh các hành vi tham nhũng, Không chấp nhận tham

nhũng.

II. Cách thực hiên:

Nội dung : Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Giáo viên cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề tham nhũng cho học sinh

đọc và đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.

Ví dụ: Xét xử vụ làm hồ sơ khống chiếm đoạt tiền hoàn thuế. ( 10/01/2017. 17:47

GMT+7)

TTO - Ngày 10-1, TAND tỉnh An Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án

Phạm Thanh Dũng và các đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế VAT xảy ra

tại An Giang. Sau gần một tháng xét xử, chiều 27/10, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang

đã tuyên án sơ thẩm vụ án mua bán hóa đơn giá trị gia tăng.

52 bị cáo, trong đó có 34 bị cáo nguyên là cán bộ công tác tại Chi cục hải quan

cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang, cùng bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền

hạn trong thi hành công vụ.

Cụ thể, các bị cáo: Lê Thị Chi 15 năm tù; Lê Thị Lam Phương 9 năm tù; Lê

Minh Giang 2 năm 5 tháng 8 ngày tù; Trương Văn Đạt 3 năm tù; Dương Triệu Khải 5

năm tù; Đặng Thị Phượng 2 năm 1 tháng 12 ngày tù; Nguyễn Văn Sơn 4 năm tù; Cao

Khánh Hùng 3 năm 4 tháng 4 ngày tù; Trương Văn Sơn 2 năm tù; Trương Hoài Tâm 2

năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Các bị cáo: Châu Thúy Hằng 11 tháng 14 ngày tù; Nguyễn Việt Cường 1 năm 1

tháng 7 ngày tù; Thái Quân 2 năm tù (cho hưởng án treo); Lâm Tuấn Phát 2 năm tù;

Đinh Thị Mỹ Linh 1 năm 6 tháng tù (cho hưởng án treo); Lê Thị Sĩ 1 năm 6 tháng tù

(cho hưởng án treo); Phan Văn Thọ 1 năm tù (cho hưởng án treo); Chung Cửng 1 năm

5 tháng 9 ngày về tội “mua bán trái phép hóa đơn”.

34 cán bộ hải quan Chi cục hải quan cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang gồm:

Nguyễn Thành Trí 6 năm tù giam; Nguyễn Văn Biên 5 năm tù giam; Trần Đắc Chiến 2

năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Văn Thanh 3 năm tù giam; Hồ Văn Sỹ 2 năm 6 tháng tù

giam; Nguyễn Văn Sơn 2 năm 6 tháng tù giam; Lê Khương Toàn 2 năm 6 tháng tù

giam; Nguyễn Thanh Lâm 3 năm tù giam; Nguyễn Phi Công 4 năm tù giam; Thái

Công Nguồn 4 năm tù giam; Lê Thị Duyên 2 năm 6 tháng tù giam; Phan Thành Lập 1

năm 6 tháng tù giam; Phạm Tấn Tài 2 năm 6 tháng tù giam; Đỗ Văn Tần 2 năm tù

giam; Lê Phi Thu 2 năm tù giam; Lâm Phú Tuấn 1 năm 6 tháng tù giam; Dương Công

Báu 2 năm tù giam; Ngô Hoàng Nhu 1 năm 6 tháng tù giam; Trương Quang Tín 2 năm

tù giam; Nguyễn Văn Dũng 1 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Văn Sức 1 năm 6 tháng tù

giam; Nguyễn Văn Sỹ 1 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Sỹ Thìn 2 năm tù giam; Khưu

Văn Điều 2 năm tù giam; Lê Văn Quang 3 năm tù giam; Lý Ngọc Tâm 1 năm 6 tháng

tù giam; Đỗ Văn Long 1 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Thái Hùng 1 năm tù giam; Bùi

Công Tăng 1 năm 6 tháng tù giam; Trương Đình Hận 1 năm 6 tháng tù giam; Phạm

Page 15: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

15

Vinh Hiển 1 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Thành Nhĩ 1 năm tù giam; Lê Trần Huệ

Phương 1 năm tù giam và Trần Cẩm Điền 1 năm 6 tháng tù giam.

Theo cáo trạng, từ tháng 5/2011 đến tháng 3/2013, lợi dụng chính sách hoàn

thuế giá trị gia tăng của Nhà nước, Lê Thị Chi cùng các đồng phạm Lê Thị Lam

Phương, Dương Triệu Khải, Lê Minh Giang, Trương Văn Đạt, Nguyễn Văn Sơn,

Đặng Thị Phượng, Cao Khánh Hùng, Trương Văn Sơn, Trương Hoài Tâm và Chung

Cửng đã gian dối, sử dụng 3 pháp nhân là: Công ty Kim Chi, Công ty Phương Phương

Tùng và Doanh nghiệp Dân Thành Đô (3 công ty do Chi lập ra) mua bán trái phép hóa

đơn giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong nước.

Các bị cáo cũng chi tiền “bồi dưỡng” cho các cán bộ hải quan, bộ đội biên phòng

cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang ký xác nhận, lập hồ sơ xuất khẩu hàng hóa

khống, không đúng thực tế cho Công ty Tam Hung, Công ty Leng Kheang Long của

Campuchia để xin hoàn thuế giá trị gia tăng, chiếm đoạt tiền ngân sách Nhà nước tổng

cộng 41.896.871.359 đồng.

Câu hỏi:

1.Hành vi tham nhũng của 34 cán bộ hải quan và đồng phạm đã gây ra những tác động

tiêu cực gì?

2. Việc xét xử của Tòa án về trách nhiệm pháp lí của các bị cáo được căn cứ vào đâu?

3. Qua đây em có thể rút ra những nhận xét gì về sự bình đẳng của công dân trước

pháp luật?

Giáo viên cung cấp thêm thông tin về qui định pháp luật.

Điều 4: Nguyên tắc xử lý tham nhũng:

1. Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời, nghim

minh.

2. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào cũng phải bị xử

lý theo quy định của php luật.

Từ đây giáo viên có thể lồng ghép câu chuyện Bác Hồ về xử lý tham nhũng

để thấy đƣợc sự công bằng, bình đẳng của pháp luật.

Ví dụ như câu chuyện: “Diệt sâu mới cứu đƣợc cây”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí là “giặc ngoại xâm”, là kẻ

thù của nhân dân, Người nói “Tham ô là trộm cắp. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi của

Việt gian, mật thám. Chống tham ô, lãng phí và quan liêu như một “thứ giặc trong

lòng”. Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm,

như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình”.

Page 16: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

16

Người luôn nhấn mạnh phải nghiêm trị các hành vi tham ô, lãng phí theo quy

định của pháp luật, không được nể nang người có chức vụ, địa vị, với mục đích bảo vệ

công lý, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, răn đe, làm gương cho những người

đang hoặc có ý định tham ô. Người chỉ thị “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ

bất liêm, bất kể kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”. Và câu chuyện “Diệt sâu mới

cứu được cây” cho thấy sự nhất quán giữa lời nói và hành động của Người trong việc

kiên quyết xử lý hành vi tham ô, lãng phí của cán bộ.

Năm 1950, Đại tá Trần Dụ Châu - Cục trưởng Cục Quân nhu bị phát hiện lợi

dụng chức quyền tham ô ăn chơi, bị kết án tử hình. Trước ngày thi hành án, Trần Dụ

Châu gửi đơn lên Bác xin được khoan hồng. Phút cuối, ông Trần Đăng Ninh đến gặp

Bác Hồ xin ý kiến, Bác chỉ cho xem một cây xoan héo lá, úa ngọn và hỏi lý do tại sao

cây sắp chết.

Ông Ninh trả lời: “Dạ, vì thân cây bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa!”. Bác

hỏi: “Thế theo chú muốn cứu cây thì phải làm gì?”. Ông Ninh trả lời: “Dạ, phải bắt và

giết hết những con sâu ấy đi ạ”. Bác gật đầu: “Chú nói đúng đấy, với loài sâu mọt đục

khoét nhân dân cũng vậy. Nếu phải giết đi một con mà cứu được cả rừng cây thì việc

đó là cần thiết, hơn nữa là nhân đạo”. Sau một đêm trắng, Hồ Chủ tịch ký bác đơn của

Trần Dụ Châu và bản án được thi hành. Vụ án được đăng đầy đủ, công khai trên báo

Cứu quốc (đăng bốn kỳ). Số báo này còn được chuyển vào vùng địch tạm chiếm và tới

kiều bào ta ở nước ngoài.

Qua câu chuyện, chúng ta rút ra 04 bài học: Phải nghiêm khắc xử lý các hành vi

tham nhũng, lãng phí; phải công khai, minh bạch, không giấu giếm, bao che, né tránh

trong xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí; trách nhiệm của người đứng đầu phải

công tâm, kiên quyết và đặt lợi ích, lòng tin của nhân dân trong xử lý tham nhũng, lãng

phí.

Câu chuyện cũng là bài học về thái độ của người cán bộ, đảng viên đứng trước

cái xấu, trái pháp luật phải kiên quyết lên án, loại trừ để xây dựng tổ chức Đảng thật sự

trong sạch vững mạnh, phục vụ nhân dân và làm cho dân tin vào sự lãnh đạo của

Đảng. “Theo http://tuyengiaoangiang.vn”

Qua câu chuyện giáo viên vừa kể cho học sinh nghe và từ đây giáo dục cho các

em về tính trung thực trong mọi lĩnh vực và phải biết lên án đấu tranh các hành vi tiêu

cực như tham nhũng, các tệ nạn xã hội…

Bài 7:. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ.

Nội dung giáo dục, lồng ghép câu chuyện Bác Hồ về tham nhũng trong môn

giáo dục công dân lớp 12 được tích hợp vào mục 3 sách giáo khoa giáo dục công dân

12: “ Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ”

I. Mục tiêu tích hợp.

Về kiến thức:

Page 17: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

17

Công dân có quyền tố cáo mọi hành vi tham nhũng xâm phạm tài sản của Nhà

nước và công dân.

Về kỹ năng:

Phân biệt việc tố cáo hành vi tham nhũng với việc tố cáo các hành vi khác.

Về thái độ:

Tích cực đấu tranh, tố cáo hành vi tham nhũng.

Cách thực hiện:

Nội dung: Mục đích của tố cáo.

Sau khi cung cấp nội dung mục đích của tố cáo. Giáo viên hỏi tại sao người

dân phải tố cáo?

HS trả lời xong , giáo viên yêu cầu các học sinh khác tranh luận.

Giáo viên: nhận xét do một số cán bộ thực thi và áp dụng pháp luật đối với mọi người

còn thiếu tính trung thực và không công bằng với họ, họ đã lợi dụng chức vụ quyền

hạn để tham nhũng và việc tham nhũng của cán bộ lúc sinh thời Bác Hồ cũng đã từng

đề cặp đến và Bác có nhiều mẫu chuyện nói về tham nhũng.

Giáo viên lồng ghép câu chuyện Chữ quan liêu viết nhƣ thế nào. Của Bác Hồ

Năm 1952, trong một lần đến thăm lớp “chỉnh huấn” chính trị cán bộ trung, cao

cấp, anh em quây quần xung quanh Bác, nghe Bác kể chuyện, dặn dò. Cuối buổi, Bác

cầm một cái que nói: Các chú học đã giỏi, bây giờ Bác đố chữ này xem các chú có biết

không nhé! Anh em hưởng ứng “Vâng ạ!”, “Vâng ạ!”. Người nào biết tiếng Pháp,

tiếng Anh, tiếng Trung Quốc thì “nhẩm” lại kiến thức của mình, người không biết

tiếng nước ngoài thì băn khoăn có chữ gì khó mà lại không đọc được nhỉ?

Bác vẽ một gạch ngang trên mặt đất rồi hỏi: Chữ gì nào?

Tưởng chữ “phạn”…chữ “cổ đại” nào chứ chữ này ai mà không biết. Cả lớp hò lên:

Thưa Bác, chữ “nhất”ạ.

Bác khen: Giỏi đấy.

Rồi Bác lại gạch một gạch nữa dưới chữ nhất. Chưa kịp hỏi, anh em đã ồn lên:

Chữ “nhị” ạ.

Bác động viên: Giỏi lắm…

Người lại gạch thêm một gạch nữa dưới hai gạch cũ.

Chữ “tam” ạ…

Page 18: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

18

Bác cười: Khá lắm

Người vạch thêm một vạch nữa dưới chữ “tam”.

Chữ gì nào?

“Các vị” đớ người ra, nhìn vào vạch đầu tiên thì vừa phải, vạch thứ hai dài hơn đã có

hơi lệch một chút, vạch thứ ba dài hơn tí nữa cũng không được “song song” cho lắm,

vạch thứ tư dài nhất, có vẻ đã “cong” lắm rồi…Tiếng Pháp thì không phải. Tiếng Hán

chữ “tứ” viết khác cơ!

Bác giục: Thế nào? Các nhà “mác – xít”?

Bác lại cầm que vạch một vạch, rồi hai vạch dọc từ trên xuống dưới, ban đầu thì thẳng

đứng, xuống đến vạch ngang thứ hai đã “queo”, vạch thứ ba thì “quẹo”, vạch bốn như

một con giun, loằng ngoằng như cái đuôi chuột nhắt…

Bác đứng dậy: Chịu hết à? Có thế mà không đoán ra…Các chú biết cả đấy…

Để que xuống đất, Bác nói chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng đúng

đắn…Đến tỉnh đã hơi cong, đến huyện đã tả hữu, đến xã đã sai lệch. Vì sao? Vì cán bộ

không làm đúng, không nắm chắc chủ trương, đường lối, không gần gũi dân, không

chịu làm “đầy tớ nhân dân” mà chỉ muốn làm “quan cách mạng”. Cho nên chữ ấy là

chữ “quan liêu”. Các chú không học nhưng biết và vẫn làm. Còn cái các chú học, thì

các chú lại ít làm…Học viên cả lớp đứng im, không dám nhìn vào Bác. Trích trong “

Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia”.

Từ đây giáo viên giáo dục ý thức cho học sinh về tính trung thực trong học tập

và mạnh dạng đấu tranh, phòng chống tham nhũng.

Bài 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN.

Nội dung giáo dục, lồng ghép câu chuyện Bác Hồ về tham nhũng trong môn

giáo dục công dân lớp 12 được tích hợp vào mục 1. phần c sách giáo khoa giáo dục

công dân 12: “ Quyền đƣợc phát triển của công dân ”

I. Mục tiêu tích hợp.

Về kiến thức:

Công dân có quyền được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ.

Về kỹ năng:

Biết tôn trọng lợi ích của người khác.

Về thái độ:

Tích cực đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật về quyền phát triển.

Page 19: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

19

Cách thực hiện:

Nội dung: Quyền đƣợc phát triển của công dân.

Sau khi cung cấp nội dung quyền được phát triển của công dân theo sách giáo

khoa. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một vài vụ án nội dung thể hiện lợi dụng chức

quyền vi phạm đến quyền được phát triển của công dân.

Học sinh trả lời:

Giáo viên nhận xét: Trong xã hội vẫn còn tồn tại một số ít cán bộ đã lạm dụng

chức quyền để có hành vi tham nhũng ví dụ như vụ án “trung tâm bảo trợ xã hội ăn

chặn 800 triệu của ngƣời tâm thần ở trung tâm bảo trợ xã hội ở tỉnh Nghệ An”

Giáo viên cung cấp một vài thông tin về vụ án như cung cấp phát không đầy

đủ theo quy định (số lượng, chất lượng và thời hạn) các loại vật dụng sinh hoạt cá

nhân như quần áo, áo phao ấm, chăn len, màn, chiếu, chế độ ăn không đủ chất dinh

dưỡng… cho các đối tượng được bảo trợ.

Từ đây giáo viên giáo dục cho học sinh đức tính trung thực trong công việc

cũng như trong học tập và phải biết yêu thương con người.

Thông qua nội dung trên giáo viên lồng ghép tƣ tƣởng của Bác Hồ nói về

việc tham nhũng của một số ít cán bộ.

Vào dịp Tết Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam mới, khi trả lời phỏng vấn của

các nhà báo, Hồ Chủ tịch nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm

sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai

cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Cũng xuất phát từ ham muốn tột bậc đó, ngay sau ngày Tuyên ngôn Độc lập

Người đã chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hoà. Tại phiên họp quan trọng này Người nêu sáu nhiệm vụ cấp bách cần làm

ngay đó là: “Phát động phong trào tăng gia sản xuất để chống nạn đói, mở ngay cuộc

lạc quyên gạo để cứu giúp người nghèo; mở chiến dịch chống nạn mù chữ; mở chiến

dịch giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ những thói hư tật xấu do chế độ thực

dân để lại; bỏ ngay thuế thân, thuế chợ, thuế đò, tuyệt đối cấm hút thuốc phiện...”.

Ngày 17/10/1945 Báo Cứu Quốc đăng thư của Người gửi Uỷ ban nhân dân các

kỳ, tỉnh, huyện và làng. Trong thư Bác đã chỉ rõ những lỗi lầm mà các cấp chính

quyền ở một số nơi lúc bấy giờ mắc phải như: cậy thế, tham ô, hủ hoá, tư túng, chia rẽ,

kiêu ngạo... Những lỗi lầm sai sót đó đã làm ảnh hưởng đến uy tín của cách mạng, đến

mối quan hệ giữa chính quyền, giữa Đảng với nhân dân. Người căn dặn: “Việc gì có

lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh”.

Ngày 3/4/1946 Người ký sắc lệnh lập “Ban Trung ương vận động đời sống

mới” nhằm giáo dục cho cán bộ và nhân dân tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính xoá bỏ tư

tưởng và tập quán lạc hậu của chế độ thực dân phong kiến. Ngày 17/3/1952 Người viết

bài chống quan liêu, tham ô, lãng phí. Bài báo có đoạn: “Quan liêu, tham ô, lãng phí là

Page 20: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

20

tội ác. Phải tẩy sạch nó để thực hiện cần, kiệm, liêm, chính để đẩy mạnh thi đua sản

xuất và tiết kiệm, để đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công, để xây

dựng thuần phong mỹ tục trong toàn dân, toàn quốc‟‟.

Từ nội dung giáo viên vừa cung cấp, giáo viên hỏi em đã học tập được những

đức tính gì ở Bác Hồ.

Giáo viên nêu tình huống cho học sinh trả lời: Giả sử sau này em học thành tài và

là một cán bộ của một trung tâm bảo trợ cho người bệnh tâm thần em sẽ làm gì? Vì

sao?

Giáo viên giáo dục cho học sinh về tinh thần trách nhiệm trong công việc và

phải tuân thủ đúng pháp luật về phòng chống tham nhũng.

Bài 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƢỚC.

Nội dung giáo dục, lồng ghép câu chuyện Bác Hồ về tham nhũng trong môn

giáo dục công dân lớp 12 được tích hợp vào mục 2. phần c sách giáo khoa giáo dục

công dân 12: “ Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội ”

I. Mục tiêu tích hợp.

Về kiến thức:

Giúp các em hiểu được để góp phần phát triển xã hội Nhà nước cần tập trung

giải quyết các vấn đề như việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự gia tăng dân số.

Về kỹ năng:

Biết được một số chủ trương chính sách của Nhà nước về việc xóa đói giảm

nghèo, giải quyết việc làm...

Về thái độ:

Tích cực đấu tranh các hành vi vi phạm pháp và thực hiện tốt pháp luật.

Cách thực hiện:

Nội dung: Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội .

Giáo viên đặt câu hỏi: Để thực hiện xóa đói giảm nghèo Nhà nước cần phải làm gì?

Học sinh trả lời: Như tăng nguồn vốn xóa đói, giảm nghèo, mở rộng các hình thức trợ

giúp người nghèo như cho vay vốn ưu đãi để kinh doanh.

Qua phần trả lời của học sinh, giáo viên kết luận với việc làm trên trong xã hội

chúng ta hiện tại còn rất nhiều gia đình nghèo khó và được nhận rất nhiều sự hỗ trợ

của các cơ quan nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số gia đình không được hỗ trợ hoặc

được hỗ trợ nhưng rất ít do có cán bộ đã tham nhũng phần tiền hỗ trợ này.

Page 21: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

21

Giáo viên cung cấp một ví dụ điển hình: Thanh Hóa: 'Ém' hơn 1,3 tỷ đồng

tiền hỗ trợ dân nghèo” nguồn Vietnamnet.

Huyện Quan Sơn, 1 trong 7 huyện nghèo của Thanh Hóa - đang được hưởng

nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia, nhưng nhiều khoản

không đến được tay người nghèo.

Ban Dân tộc tỉnh đã thực hiện thanh tra về việc thực hiện chương trình 135,

chính sách theo quyết định số 755/QĐ-TTg, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo ở

vùng khó khăn theo quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng.

Cụ thể, tại xã Sơn Thủy, các hộ dân được nhận 70 triệu đồng tiền hỗ trợ theo

quyết định 102, nhưng thực tế số tiền trên lại không đến tay người dân.

Tại bản Xía Nọi của xã này, tiền hỗ trợ khai hoang hơn 90 triệu đồng theo quyết

định 755, người dân cũng không được nhận.

Tại xã Sơn Điện, chính sách hỗ trợ nghệ giống cho 5 hộ nghèo trị giá 15 triệu

đồng nhưng chính quyền xã không phát cho dân.

Qua nội dung trên giáo viên giáo dục cho học sinh về đức tính trung thực và

phải biết lên án đấu tranh các hành vi tham nhũng.

Thông qua nội dung trên giáo viên lồng ghép tƣ tƣởng của Bác Hồ nói về

việc tham nhũng.

Trong bài nói chuyện của Bác Hồ với cán bộ và nhân dân Hà Bắc tại cuộc mít

tinh ở sân vận động thị xã Bắc Giang ngày 17/10/1963 Người kêu gọi: „‟... Phải chống

tham ô, lãng phí, quan liêu. Phải chấm dứt những tệ nạn xấu xa do xã hội cũ để lại,

như lười biếng, cờ bạc, buôn gian bán lậu, tiêu sài xa xỉ, gả bán, cưỡng ép v.v… Để

sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm đồng bào các dân tộc phải nâng cao ý thức

làm chủ và tinh thần cần kiệm xây dựng nước nhà. Cán bộ phụ trách các ngành từ tỉnh

đến xã phải đi sâu, đi sát cơ sở, phải thực sự quan tâm đời sống nhân dân. Phải một

lòng một dạ phục vụ nhân dân‟‟. Bác đánh giá rất cao vai trò của cán bộ lãnh đạo và

đòi hỏi nghiêm khắc phẩm chất, năng lực của họ.

Ngày 1 Tết Đinh Mùi (1967) khi về thăm Hà Bắc lần cuối cùng Bác nói: „‟Hà

Bắc có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có nhiều khuyết điểm. Có những khuyết điểm đó là

do đâu?... Bác nghe nói thói quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, mất dân chủ ở đây vẫn còn

nhiều. Việc này Bác hỏi đồng bào có thể trả lời, bởi vì hỏi các cô, các chú cán bộ thì

khó trả lời. Quan liêu là nói cán bộ, chứ còn đồng bào xã viên mệnh lệnh gì ai. Còn

tham ô thì cũng thường do mấy chú có chức có quyền lợi dụng mà tham ô, tình hình

mất dân chủ cũng thế„‟. Trong buổi nói chuyện với đồng bào Bác còn yêu cầu: “Cán

bộ phải tôn trọng dân chủ, nhưng đồng bào phải đòi quyền dân chủ nhân dân của

mình. Mình làm cách mạng để thực hiện dân chủ, không phải làm cách mạng để thành

„‟Cán chủ‟‟. Phải loại trừ cho nhanh chừng nào tốt chừng ấy các tệ nạn quan liêu,

mệnh lệnh, tham ô, lãng phí‟‟.

Qua nội dung giáo viên giáo dục cho học sinh phải có lòng tự trọng, phát huy

tính trung thực, biết phê phán đấu tranh các hành vi tham nhũng.

Page 22: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

22

Khối 10:

Bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC

Nội dung giáo dục, lồng ghép phòng chống tham nhũng thông qua môn giáo

dục công dân khối 10 được tích hợp vào mục 1. Quan niệm về đạo đức.

I. Mục tiêu tích hợp.

1. Về kiến thức:

Nêu được thế nào là đạo đức.

Người tham nhũng phải sống trong trạng thái cắn rứt lương tâm hoặc không cắn

rứt lương tâm, không ăn năn hối hận đều phải sống trong trạng thái lương tâm không

thanh thản.

2. Về kĩ năng:

Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật.

Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.

Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình, biết phấn đấu cho hạnh

phúc của bản thân và xã hội.

3. Về thái độ:

Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.

Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

Tôn trọng nhân phẩm của người khác.

Không chấp nhận tham nhũng dù ở trạng thái nào.

Cách thực hiện:

Nội dung: Đạo đức là gì

Sau khi cho học sinh tìm hiểu khái niệm đạo đức là gì

Giáo viên yêu cầu học sinh nêu 1 vài tấm gương thể hiện tinh thần đạo đức mà em đã

gặp?

Học sinh trả lời:

Giáo viên nhận xét: trong xã hội thì có rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt

nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số phần tử xấu vì ham mê quyền lợi nên có những

việc làm không tốt như cán bộ lạm dụng chức quyền để bảo kê cho kẻ phạm tội,nhận

Page 23: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

23

hối lộ trong thi cử, tuyển nhân viên làm việc, làm sai qui định của pháp luật để có lợi

ích riêng cho bản thân hoặc lợi ích nhóm.

Từ đây giáo viên lồng ghép phòng chống tham nhũng:

Giáo viên kể cho học sinh nghe một vài vụ án cán bộ tham nhũng như: Đại án

tham nhũng tại Agribank: Truy tố 11 bị can gây thiệt hại 1.000 tỷ đồng. Đây là 1 trong

10 đại án tham nhũng mà VKSND Tối cao nêu ra gần đây. Đáng chú ý đây cũng là 1

trong 4 vụ liên quan tới Agribank trong tổng số 10 đại án. Cơ quan cảnh sát điều tra

Bộ Công an đã khởi tố bị can Hồ Đăng Trung, nguyên Giám đốc Agribank Chi nhánh

6; Hồ Văn Long, nguyên Trưởng phòng Tín dụng Agribank Chi nhánh 6. Cơ quan

cảnh sát điều tra đề nghị truy tố 11 bị can về các tội danh: “Lạm dụng chức vụ quyền

hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Vi

phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lạm dụng tín

nhiệm chiếm đoạt tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Từ đây giáo viên giáo dục ý thức cho học sinh về ý thức đấu tranh tham nhũng,

giáo dục cho học sinh tính trung thực trong học tập cũng chính là biện pháp để phòng

chống tham nhũng về sau.

Giáo viên cung cấp cho học sinh một số điều luật xử phạt ngƣời có hành vi

tham nhũng.

"Điều 280. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá

trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây

hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một

trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm,

thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến

mười ba năm:

a. Có tổ chức.

b. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm.

c. Phạm tội nhiều lần.

d. Tái phạm nguy hiểm.

đ. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

e. Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

Page 24: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

24

Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC

Nội dung giáo dục, lồng ghép phòng chống tham nhũng thông qua môn giáo

dục công dân khối 10 được tích hợp vào mục 2. Lƣơng tâm

I. Mục tiêu tích hợp.

1. Về kiến thức:

Hiểu được lương tâm là gì.

Người tham nhũng phải sống trong trạng thái cắn rứt lương tâm hoặc không cắn

rứt lương tâm, không ăn năn hối hận đều phải sống trong trạng thái lương tâm không

thanh thản

2. Về kĩ năng:

Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật.

Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.

Biết gữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình, biết phấn đấu cho hạnh phúc

của bản thân và xã hội.

3. Về thái độ:

Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.

Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

Tôn trọng nhân phẩm của người khác.

Không chấp nhận tham nhũng dù ở trạng thái nào.

Cách thực hiện:

Nội dung: Lƣơng tâm

Sau khi cho học sinh tìm hiểu khái niệm lương tâm là gì.

Giáo viên cho học sinh nhận xét trạng thái thanh thản và trạng thái cắn rứt

lương tâm có vai trò như thế nào đối với con người.

Học sinh trả lời.

Giáo viện nhận xét: lương tâm dù ở trạng thái nào nhưng cả hai đều có ý nghĩa

tích cực đối với cá nhân. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người tự tin

hơn vào bản thân và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình.

Page 25: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

25

Trạng thái cắn rứt của lương tâm giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho

phù hợp với yêu cầu của xã hội. Một cá nhân thường làm điều ác nhưng không biết ăn

năn hối cải, không cắn rứt thì coi là vô lương tâm.

Từ đây giáo viên Tích hợp phòng chống tham nhũng:

Như các em cũng biết hiện nay xã hội vẫn còn tồn tại một số ít người không có

lương tâm chỉ vì muốn mình có nhiều lợi ích nên đã lạm dụng chức vụ quyền hạn để

có những hành vi tham nhũng vi phạm qui định của nhà nước những người này không

có lương tâm trong sáng và cũng có thể nói là người vô lương tâm. Giáo viên kể cho

học sinh nghe một vài câu chuyện.

Ngành Giáo dục: Phát hiện và xử lý 7 vụ tham nhũng trong 10 năm

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (giai

đoạn 2006-2015) của Bộ GD-ĐT, Bộ này cho biết, 10 năm qua đã phát hiện và xử lý 7

vụ tham nhũng; trong đó 1 vụ đã có bản án của Tòa án và 10 người bị kỷ luật hành

chính.

Thời gian qua, hầu hết các vụ việc vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(PCTN) trong giáo dục xảy ra ở các lĩnh vực: Công tác tổ chức cán bộ; đầu tư xây

dựng cơ bản; công tác tuyển sinh, đào tạo; xác định chỉ tiêu; quy định về liên kết đào

tạo, liên thông; về cấp phát bằng, chứng chỉ.

Cụ thể, một số vụ vi phạm đã bị xử lý như 1 giáo viên của Trường ĐH Sư phạm

Kỹ thuật Hưng Yên nhận tiền của SV để photo bài giải thi hết môn (với số tiền hơn 24

triệu đồng). Việc thu và sử dụng phí giữ xe không đúng quy định của Nhà nước trong

những năm thuộc nhiệm kỳ (từ năm 1999 đến năm 2008) của Hiệu trưởng Trường ĐH

Quy Nhơn đã gây thiệt hại 934 triệu đồng. Tại Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung

ương, 1 giáo viên yêu cầu SV nộp tiền để “chạy điểm” đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo.

Trường ĐH Kinh tế quốc dân, 1 giáo viên yêu cầu SV nộp tiền hướng dẫn SV làm đề

án môn học đã bị chuyển làm công tác. Trường ĐH Sư phạm thuộc ĐH Đà Nẵng, 1

cán bộ văn thư lợi dụng nhiệm vụ được giao có hành vi sai phạm trong công tác vụ lợi.

Bộ GD-ĐT cũng đã cảnh cáo Giám đốc Trung tâm, khiển trách 1 Phó Giám đốc

và 2 nhân viên Trung tâm Tin học Kinh tế (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) vì quản lý

tài chính sai quy định nhằm vụ lợi. Năm 2009, Bộ GD-ĐT còn kỷ luật 1 trưởng khoa

Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM do vi phạm việc quản lý kinh phí các lớp đào tạo liên

kết tại đơn vị. Tại cơ quan Bộ, xử lý nghiêm 1 cán bộ công chức vì hành vi lợi dụng

trách nhiệm được phân công để làm sai việc quản lý chứng chỉ.

Từ đây giáo viên giáo dục ý thức cho học sinh cần phải rèn luyện đạo đức, thực

hiện tốt các chủ chương, chính sách của Nhà nước, tuân thủ pháp luật và phải mạnh

dạng phê phán các hành vi tham nhũng.

Từ đây giáo viên cung cấp thêm thông tin về tội đưa hối lộ bị phạt như thế nào?

Page 26: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

26

Tội đƣa hối lộ đƣợc quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự 2015 nhƣ sau:

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ,

quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có

chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của

người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải

tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a. Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000

đồng;

b. Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07

năm:

a. Có tổ chức;

b. Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c. Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ. Phạm tội 02 lần trở lên;

e. Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới

500.000.000 đồng.

3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ

500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá

1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức

quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng

bị xử lý theo quy định tại Điều này.

7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được

coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát

giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ

của đã dùng để đưa hối lộ.

Điều 354 BLHS 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội nhận hối lộ.

Page 27: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

27

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ

nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ

chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa

hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a. Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới

100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này

mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương

này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b. Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15

năm:

a. Có tổ chức;

b. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c. Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến

dưới 500.000.000 đồng;

d. Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ. Phạm tội 02 lần trở lên;

e. Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC

Nội dung giáo dục, lồng ghép phòng chống tham nhũng thông qua môn giáo

dục công dân khối 10 được tích hợp vào mục 4. Hạnh phúc.

I. Mục tiêu tích hợp.

1. Về kiến thức:

Hiểu được hạnh phúc là gì.

2. Về kĩ năng:

Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật.

Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.

Biết gữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình, biết phấn đấu cho hạnh

phúc của bản thân và xã hội.

3. Về thái độ:

Page 28: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

28

Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.

Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

Tôn trọng nhân phẩm của người khác.

Không chấp nhận tham nhũng dù ở trạng thái nào.

Cách thực hiện:

Nội dung: Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội.

Sau khi cho học sinh tìm hiểu nội dung hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội.

Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số việc làm sai trái hiện nay trong quan hệ hạnh

phúc cá nhân với xã hội?

Học sinh trả lời.

Giáo viên kết luận: trong xã hội vẫn còn tồn tại môt số ít người chỉ biết lo lợi

ích cho cá nhân sẵn sàng làm thiệt hại người khác hoặc vi phạm pháp luật ví dụ có

nhiều vụ án chạy bằng cấp để được lên chức, chạy tìm việc làm hoặc lạm dụng chức

quyền để tham nhũng...

Từ đây giáo viên Lồng ghép phòng chống tham nhũng:

Giáo viên nêu một câu chuyện về hành vi tham nhũng.

Giảng viên lừa tình': Đủ cơ sở khởi tố hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo TAND TP.Bạc Liêu, chiều 29.11, tòa sẽ xét xử sơ thẩm vụ án 'làm giả con

dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức' đối với bị cáo Nguyễn Văn Thịnh.

Giảng viên lừa tình hàng loạt phụ nữ, có nhiều con rơi hầu tòa.

Chiều 27.11, anh Văn Đức Lâm (ngụ xã Tam Hợp, H.Quỳ Hợp, Nghệ An) cho

biết sau khi Báo Thanh Niên đăng bài phản ánh Nguyễn Văn Thịnh (42 tuổi, tiến sĩ,

nguyên giảng viên Trường ĐH Bạc Liêu) ngoài lừa tình hàng loạt phụ nữ, có một đứa

con rơi thứ 5 còn có hành vi lừa đảo xin việc làm để chiếm đoạt số tiền của gia đình

anh 80 triệu đồng, đến khoảng 10 giờ cùng ngày, Thịnh đã chủ động chuyển trả cho

anh Lâm 10 triệu đồng. Số tiền còn lại Thịnh lại viện nhiều lý do rồi hứa đến Tết

Nguyên đán 2019 sẽ trả đủ.

Theo anh Lâm, Thịnh đã thừa nhận có nhận của gia đình anh 80 triệu đồng để

nhờ xin việc nhưng xin không được việc, Thịnh cố tình không trả mà chiếm đoạt.

Thịnh còn có hành vi gian dối để đối phó, Thịnh nói chỉ là người trung gian, anh ta

chuyển tiền nhờ anh V. ở tận… Hà Tĩnh để xin việc cho Lâm ở Bạc Liêu. Ngày 26.11,

Thịnh gửi nhiều hóa đơn, chứng từ Thịnh nhiều lần chuyển tiền cho V. Tuy nhiên, các

hóa đơn, chứng từ này Thịnh chuyển tiền cho V. từ năm 2012, trong khi gia đình Lâm

Page 29: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

29

nhờ Thịnh xin việc làm đầu tháng 3.2015. Chiều cùng ngày, luật sư Lê Ngọc Nguyên,

Trưởng văn phòng luật sư Vạn Lý tại Bạc Liêu, cho biết qua xem đơn tố cáo của anh

Lâm, cùng các chứng từ có liên quan và sự gian dối của Thịnh, cho thấy đã đủ cơ sở

để cơ quan chức năng khởi tố Thịnh về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo TAND TP.Bạc Liêu, chiều 29.11, tòa sẽ xét xử sơ thẩm vụ án “làm giả

con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” đối với bị cáo Nguyễn Văn Thịnh.

Theo cáo trạng truy tố, hành vi của Thịnh là làm giả giấy độc thân, giấy chứng

nhận đăng ký kết hôn để lừa hàng loạt phụ nữ, có nhiều con rơi.

Cà Mau: Tuyên án nguyên Trƣởng phòng Thanh tra Phòng chống tham nhũng

làm giả công văn

Ngày 14/3, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã xét xử sơ thẩm hình sự vụ án

“Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, qua đó, tuyên phạt bị cáo Ngô Trường Sơn

nguyên Trưởng phòng thanh tra Phòng chống tham nhũng 3 tháng tù giam.

Theo cáo trạng, bị cáo Ngô Trường Sơn đã tự soạn công văn giả số

06/GSKTXLSTT-TT, ngày 23/1/2017, bằng cách dán chữ ký, con dấu có tên Huỳnh

Quốc Hoàng (Chánh Thanh tra tỉnh Cà Mau) rồi đem đi photocopy. Công văn được

làm giả có nội dung gửi Thanh tra Chính phủ, đề nghị Thanh tra Chính phủ thành lập

Đoàn thanh tra, xác minh làm rõ việc Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một

thành viên Lâm nghiệp U Minh Hạ (gọi tắt là Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ) có dấu

hiệu cố ý không thực hiện kết luận thanh tra. Với công văn giả, ông Sơn đã đưa cho

ông Nguyễn Văn Quang (ngụ ấp 19, xã Khánh Thuận, huyện U Minh).

Tại tòa, bị cáo Ngô Trường Sơn đã thừa nhận hành vi làm giả công văn nêu

trên. Bên cạnh đó, bị cáo Ngô Trường Sơn trình bày thêm, những kiến nghị của Thanh

tra không được thực hiện nghiêm túc, dẫn đến việc người dân tại các ấp 19, 20, 21 của

xã Khánh Thuận bức xúc nên bị cáo đã làm giả công văn. Cũng theo bị cáo Ngô

Trường Sơn, việc làm giả công văn nhằm trấn an người dân không đi khiếu kiện đông .

Theo Hội đồng xét xử, hành vi của bị cáo Ngô Trường Sơn đã xâm phạm đến

trật tự quản lý hành chính, xâm phạm đến hoạt động bình thường, uy tín của cơ quan

Thanh tra tỉnh Cà Mau nói riêng, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp đất

của tỉnh Cà Mau nói chung. Do đó, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Sơn 3 tháng

24 ngày tù giam. Do mức án bằng với thời gian tạm giam, bị cáo Ngô Trường Sơn

được trả tự do tại phiên tòa.

Thông qua nội dung của các câu chuyện giáo viên giáo dục cho các em học

sinh cần phải có tính trung thực trong học tập và các lĩnh vực khác từ những việc làm

sai trái không lớn nhưng chính là nguyên nhân dễ dẫn đến những việc làm sai trái lớn

hơn và nghiêm trọng hơn từ đây dễ dẫn đến có hành vi tham nhũng.

Bài 14: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

Nội dung giáo dục, lồng ghép phòng chống tham nhũng thông qua môn giáo

dục công dân khối 10 được tích hợp vào mục 2. Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc.

Page 30: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

30

I. Mục tiêu tích hợp.

1. Về kiến thức:

Nêu được thế nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước của

người Việt Nam.

Trình bày được trách nhiệm của công dân đặc biệt là học sinh đối với sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

2. Về kĩ năng:

Biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với

khả năng của bản thân.

3. Về thái độ:

Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất

nước.

Rèn luyện đạo đức và thực hiện đúng các qui tắc đạo đức của xã hội.

Biết phê phán đấu tranh các hành vi tham nhũng.

Cách thực hiện:

Nội dung: Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc.

Sau khi cho học sinh tìm hiểu nội dung: Tích cự rèn luyện đạo đức, tác phong,

sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, biết đấu tranh với các biểu hiện

của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của

dân tộc.

Từ đây giáo viên đặt câu hỏi: hiện nay xã hội đang tồn tại những tệ nạn nào.

Học sinh trả lời: đá gà, cá độ đá banh, đánh số đề, mại dâm..

Giáo viên hỏi nếu các cơ quan chức năng thực hiện tốt trách nhiệm của mình thì

các tệ nạn kể trên sẽ như thế nào?

Học sinh trả lời: Các tệ nạn xã hội sẽ giảm đi và góp phần cho xã hội được trật tự tốt

hơn.

Giáo viên nhận xét: Đúng như vậy nếu các cơ quan có thẩm quyền làm tốt việc

này sẽ góp phần rất lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc và thực tế cũng đã

chứng minh hiện nay trong xã hội của chúng ta có rất nhiều chiến sĩ công an cũng như

các cơ quan có thẩm quyền đã làm rất tốt công việc của mình, nhưng bên cạnh đó cũng

có một số ít người đã lạm dụng chức quyền của mình có hành vi bảo kê cho bọn tội

phạm ví dụ như vụ án Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa đã lạm dụng chức quyền

Page 31: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

31

có hành vi bao che cho tội phạm và tiếp tay cho tội phạm tổ chức cá độ trái phép. Với

các việc làm trên đều được xem là tham nhũng.

Từ đây giáo viên hỏi các em cho biết Bác Hồ có những câu chuyện nào nội

dung nói về tham nhũng hoặc những quan điểm của Bác nói về tham nhũng.

Học sinh trả lời

Thông qua nội dung trên giáo viên lồng ghép câu chuyện Bác Hồ về vấn đề

tham nhũng qua câu chuyện “BÚT CHỐNG QUAN LIÊU, THAM NHŨNG“

Trong 24 năm là Chủ tịch nước, Bác hiểu rất rõ căn bệnh tham ô, tham nhũng

chỉ xảy ra trong thể chế nhà nước, trong bộ máy Nhà nước và những cán bộ có chức,

có quyền. Chính vì vậy, với Bác, điều trị, sửa chữa bệnh tham ô, tham nhũng là tập

trung điều trị bên trong thể chế bộ máy này. Để chống quan liêu, tham nhũng, Bác đã

mở một cuộc họp riêng về vấn đề này. Điều đáng nói là trước cuộc họp đó, Bác đã nhờ

đồng chí Vũ Kỳ (thư ký của Bác) dùng lương của Bác mua tặng mỗi cán bộ dự cuộc

họp 1 chiếc bút máy. Ai nhận quà của Bác cũng rất vui, cảm động và nâng niu chiếc

bút này, và theo thói quen khi nhận quà mọi người đều mở hộp bút ra xem thì nhìn

thấy dòng chữ “Bút chống quan liêu, tham nhũng và lãng phí” đã được Bác khéo léo

nhắc nhở khắc vào bút. Lúc đó Bác không nói một lời, mọi người đọc dòng chữ được

khắc trên bút cũng im lặng. Hai sự im lặng có giá trị khác nhau. Im lặng của Bác có

giá trị như một lời khuyên, một lời cảnh báo “hãy biết dừng lại trước khi quá muộn”.

Còn các đồng chí dự họp im lặng để dặn vấn lương tâm mình, nhìn lại chính mình để

kịp thời sửa chữa. Bác đã chữa trị bệnh tham ô, tham nhũng và quan liêu đối với cán

bộ của mình như vậy.

Chống quan liêu, tham ô, tham nhũng còn được Bác thể hiện qua phong cách ăn

mặc giản dị, bình thường và rất gần gũi. Đôi dép cao su Bác đi đã trở thành huyền

thoại, bộ quần áo nâu Bác mặc hợp với một lãnh tụ gần dân, chia sẻ với dân… Đấy là

những ý tưởng sâu xa dùng sức mạnh của đạo đức và lối sống của Bác để chống bệnh

quan liêu và tham ô. “ Trích trong quyển Sách Một số lời dạy và mẫu chuyện về Tấm

gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia”.

Từ đây giáo viên đặt câu hỏi: Để phòng chống tham nhũng theo các em chúng

ta cần phải có những việc làm gì?

Học sinh trả lời

Giáo viên nhận xét:

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền,

người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham

nhũng, lãng phí.

Ban hành luật phòng, chống tham nhũng.

Page 32: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

32

Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.

IV- Hiệu quả đạt đƣợc: Những điểm khác biệt trƣớc và sau khi áp dụng sáng

kiến; Lợi ích thu đƣợc khi sáng kiến áp dụng:.......(số liệu cụ thể kèm theo căn cứ, cơ

sở để xác định, đánh giá).

Quá trình vận dụng phương pháp Tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp luật

về phòng chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và khối

12 trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10, 12 đã đạt được những kết quả nhất định.

Đa số học sinh trong lớp thấy hứng thú với phương pháp học này và thấy hiểu bài. Lớp

học sôi nổi, học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập, kỹ năng thuyết

trình và làm việc có tính chuyên nghiệp và đoàn kết nhiều hơn. Học sinh cũng được tạo cơ

hội tìm tòi các kiến thức mới và khó có liên quan đến nội dung bài học.

a. Học sinh:

Đa số học sinh có học lực trung bình và 1 số ít học sinh có học lực loại yếu đã

mạnh dạn đóng góp ý kiến, nắm được nội dung cần học và liên hệ với thực tiễn, cũng như

nội dung cần luyện tập ở nhà. Một số học sinh khá, giỏi thuộc bài ngay tại lớp và còn

hướng dẫn lại cho các bạn khác để tiếp thu bài hiệu quả hơn.

Giúp học sinh có khả năng trình bày, diễn đạt kiến thức trước cả lớp, tích cực chủ

động trong học tập, phát biểu sôi nổi trong tiết học. Tái hiện kiến thức nhanh và nhớ kiến

thức bài học được lâu và vận dụng kiến thức thực tiễn là khá , tốt.

Giúp các em hiểu rỏ hơn tham nhũng là gì, tác hại của tham nhũng và hậu quả của

tham nhũng.

Rèn luyện cho các em được tính trung thực trong học tập cũng như trong công việc

và tham gia các hoạt động xã hội.

Mạnh dạng đấu tranh, phê phán các hành vi tham nhũng và tuyên truyền mọi

người nâng cao tinh thần đạo đức.

b. Giáo viên:

Giáo viên chuẩn bị soạn giảng một cách chu đáo, có tính chiều sâu , nội dung bài

học tạo được tính logic nội dung kiến thức của tiết trước và tiết sau có tính chặt chẽ. Hình

thành được bài giảng một cách chủ động, phù hợp với nội dung của từng bài học.

Tiết kiệm được thời gian trong quá trình dạy học, từ đó giáo viên làm chủ được

thời gian để tập trung khai thác nội dung đạt kết quả tốt hơn.

Việc áp dụng phương pháp này không chỉ áp dụng cho bộ môn GDCD mà còn có

thể áp dung cho các bộ môn khác thuộc lĩnh vực khoa xã hội nhân văn, có thể áp dụng cho

cách học liên môn.

Sáng kiến được áp dụng liên tục trong tất cả các tiết dạy, có phổ biến dạy thực

nghiệm ở tất cả các giáo viên và rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy, sau mỗi đợt thi đua.

Page 33: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

33

Lúc đầu thực hiện các em chưa quen với cách học này nhưng dần dần các em đã

yêu thích. Đến nay thì hầu hết các học sinh đã có thói quen và làm việc khoa học, rút ngắn

được thời gian so với lúc đầu, đa số các em thích học hơn và tham gia trả lời câu hỏi nhiệt

tình hơn, giúp các em hiểu bài tốt hơn.

c. Kết quả

1. 1 Kết quả bộ môn:

Trước khi chưa áp dụng sáng kiến tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp luật

về phòng chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và khối

12. Năm học 2016 – 2017 tôi được phân công giảng dạy 7 lớp: khối 11 ( 11a1,11a2,11a3).

Khối 12 ( 12a6,12a7,12a8,12a9) với tổng số là 235 học sinh kết quả đạt như sau:

Tổng

Số HS

Giỏi Khá Trung

bình

Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL %

235 104 44,26% 110 46,81% 21 8,93%

Theo sự phân công của BGH nhà trường năm học 2017 – 2018 sang học kì 2 tôi

được phân công dạy 5 lớp: khối 10: ( 10a9) và khối 12: (12a6, 12a7, 12a8, 12a9). Thông

qua việc thực hiện phương pháp tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp luật về phòng

chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và khối 12 , bản

thân tôi cảm thấy các em thích học hơn và kết quả giảng dạy cũng khá hơn.

Tổng

Số HS

Giỏi Khá Trung

bình

Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL %

173 130 75,14% 43 24,86%

Thông qua kết quả tỉ lệ của 2 năm học thì năm sau cao hơn năm trước về tỉ lệ học

sinh loại giỏi và không có học sinh thuộc loại trung bình.

1.2. Lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội:

1.2.1 Lợi ích kinh tế:

Thông qua việc áp dụng phương pháp Tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp

luật về phòng chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và

khối 12.

Thông qua phương tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp luật về phòng chống

tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và khối 12. Giúp các em

hình thành được rất nhiều kỷ năng:

Page 34: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

34

Các em biết tiết kiệm tiền chi tiêu của mình để gây quỹ và nuôi heo đất để có

tiền giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Các em biết tiết kiệm thời gian của mình không còn bỏ nhiều thời gian cho việc

sử dụng mạng xã hội hay ngồi quán cà phê, các em tập trung cho việc học nhiều hơn.

Các em biết xây dựng kế hoạch nhỏ thu gom giấy vụn và chay mũ nhựa bán lấy

tiền để ủng hộ mua được 1 thẻ bảo hiểm y tế cho một bạn trong lớp học không có điều

kiện tham gia. Mặc dù nhà trường cũng có ủng hộ mua bảo hiểm y tế cho các học sinh

không có điều kiện nhưng lớp đã chia sẽ phần đó cho các bạn khác trong trường.

Các em còn phát huy được tính sáng tạo dùng chay mũ nhựa và các vật dụng tái

chế được làm thành các bình hoa trang trí cho lớp để tham gia phong trào lớp sanh,

xạch, đẹp do trường tổ chức.

Thông qua việc giáo dục về phòng chống tham nhũng các em về tuyên truyền

cho người thân, gia đình, cộng đồng, mọi người cùng thực hiện tốt không có hành vi

lợi dụng chức quyền để tham nhũng sẽ giúp cho Nhà nước không bị thiệt hại về tài sản

và giúp cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.

Qua phương pháp giáo dục về phòng chống tham nhũng cung cấp cho các em

về các hành vi tham nhũng như lạm dụng chức quyền để vụ lợi có lối sống ỷ lại, trông

chờ vào người khác, không lao động. Từ đây giúp các em nhận thức rõ hơn về trách

nhiệm của bản thân sẽ không ỷ lại và biết lao động để kiếm tiền.

1.2.2 Lợi ích xã hội:

Thông qua việc áp dụng phương pháp Tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp

luật về phòng chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và

khối 12.

Giúp các em rèn luyện đạo đức tốt hơn và học tập được nhiều đức tính tốt của Bác

như lòng yêu thương con người, đức tính cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, lòng vị

tha, đức tính thẳng thắng, trung thực trong công việc...

Giúp các em có tinh thần dũng cảm, mạnh dạng đấu tranh các hành vi sai trái

gây hẩu quả không tốt cho người thân và xã hội.

Các em có tinh thần đoàn kết, biết quan tâm và giúp đỡ người khác đặc biệt là

những bạn khó khăn trong trường và những người xung quanh.

Ý thức chấp hành tốt nội quy của nhà trường ( ví dụ như thực hiện đúng qui chế

thi cử không xem bài của bạn, không xem tài liệu..)

Góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội và không tham gia vào các tệ nạn xã hội

như đánh bài, đá gà ăn tiền, ma túy...

Hạn chế được hành vi đưa hối lộ để có được lợi ích cho bản thân, chính việc

làm này góp phần bảo vệ tính công lí thể hiện được tính công bằng của pháp luật.

Page 35: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

35

Góp phần bảo vệ các giá trị tốt đẹp của đạo đức.

Giúp cho các em có tinh thần tự giác trong công việc không ỷ lại cậy thế, cậy

quyền, biết bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình.

Biết phê bình và mạnh dạng đấu tranh, tố cáo các hành vi tham nhũng.

Tạo được niềm tin của dân đối với các chủ trương chính sách của nhà Nước.

Chấp hành đúng chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước.

Như vậy với việc áp dụng phương pháp Tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp

luật về phòng chống tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và

khối 12 vào bài giảng môn GDCD số lượng học sinh hiểu bài, tiếp thu và nắm vững kiến

thức bài chắc, sâu sắc, hợp tác làm việc nhanh, tích cực, trình bày ngắn gọn, hình thành

cho các em sự mạnh dạn trong giao tiếp trước tập thể khi đưa ra ý kiến cá nhân, khả năng

nhận xét, đánh giá về kết quả làm việc của các em có tính hiệu quả cao. Từ đó giúp các

em nắm nội dung bài học tốt hơn và hiểu cụ thể hơn về hành vi tham nhũng cũng như các

qui định xử phạt của pháp luật về tham nhũng.

V. Mức độ ảnh hƣởng: Khả năng áp dụng giải pháp: .......... (nêu lĩnh vực, địa

chỉ mà giải pháp có thể áp dụng, những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp đó)

Với kết quả nêu trên, nếu chúng ta vận dụng phương pháp Tích hợp câu chuyện

Bác Hồ và Pháp luật về phòng chống tham nhũng thông qua bài giảng môn

GDCD của khối 10 và khối 12 vào bài giảng thì sẽ mang lại kết quả học tập cao và phát

huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo tinh thần hợp tác, sự tương trợ và giúp

đỡ lẫn nhau trong tập thể, rèn luyện cho các em có những kĩ năng diễn đạt, phát huy được

tư duy sáng tạo cho các em.

Sáng kiến kinh nghiệm này có thể cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên trong

trường, các giáo viên trong tổ và các giáo viên trường khác khi giảng dạy môn GDCD

khối 10, 12.

Trong năm học 2018 – 2019 đề tài có thể triển khai và ứng dụng ngay trong năm

học này và những năm tiếp theo ở Trường THPT Vĩnh Trạch cũng như nhân rộng ra toàn

tỉnh.

VI- Kết luận:

Vận dụng phương pháp tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp luật về phòng chống

tham nhũng thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và khối 12 trong dạy học các

bộ môn ở trường THPT nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong

học tập. Để nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần hiểu rõ ý

nghĩa, yêu cầu và các đặc điểm cơ bản của mỗi phương pháp. Đặc biệt là biết vận dụng

các phương pháp một cách sáng tạo vào bài giảng để phù hợp với đối tượng và điều kiện

dạy học cụ thể.

Page 36: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

36

Do kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều, nên tôi chỉ đưa ra một vài ý kiến về

phương pháp tích hợp câu chuyện Bác Hồ và Pháp luật về phòng chống tham nhũng

thông qua bài giảng môn GDCD của khối 10 và khối 12 vào bài giảng môn GDCD

trong một số bài. Tôi hy vọng đề tài này sẽ giúp ít được phần nào cho giáo viên giảng dạy

môn GDCD ở trường trung học phổ thông, phần nào giảm bớt khó khăn khi hướng dẫn

học sinh tiếp thu bài và yêu thích môn học trong quá trình dạy. Mặt khác, khi viết đề tài

này cũng khó tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến trao

đổi kinh nghiệm của các đồng chí giảng dạy bộ môn, các đồng nghiệp để đề tài này được

hoàn thiện tốt hơn, có hiệu quả cao hơn khi áp dụng vào thực tế giảng dạy.

Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.

Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến

Nguyễn Phú Khánh

Page 37: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

37

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

………………

1. TN: Tham nhũng.

2. PCTN: Phòng chống tham nhũng.

3. GD: Giáo dục.

4. THPT: Trung học phổ thông.

5. GDCD: Giáo dục công dân.

6. HS: Học sinh.

7. GV: Giáo viên.

8. SKKN: Sáng kiến kinh.

Page 38: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

………………

1. Sách giáo khoa GDCD 12.

2. Vở bài tập GD phòng chống tham nhũng 1.

3. GD phòng chống tham nhũng trong môn GDCD trung học phổ thông.

4. Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2018).

5. Việt Báo- mạng thông tin VN ra thế giới.

6. Các trang wed: http://vi.wikipedia.org.w/index.php?.title=vu_an vinashin

http://www.24h.com.vn/an_ninh_hinh_su/nhung_dai_an_tham_nhung_2017.

7. Văn kiện Đại hội VIII, IX ,X và XII.

8. Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12-6-2013.

9. http://tuyengiaoangiang.vn”

10. Luật hình sự 2018.

Page 39: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

39

MỤC LỤC

………………

I- Sơ lược lý lịch tác giả: ……………………………...…………………….………...1

II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: ………………………………………………....1

III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:..............................................................................2

1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến……...…..……………….......…... 3

2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến………………………………..……………..….4

3. Nội dung sáng kiến (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ

chức..)....................................................................................................................................5

3. 1. Khái niệm quát phương pháp tích hợp. ... ………………….................................6

3. 2. Ý nghĩa phương pháp tích hợp…………….....................….......................…. . …6

3. 3. Cách tiến hành dạy phương pháp tích hợp...........................................……...... ...6

3. 4 Nội thực hiện.......................………………………….......................…............ ..6

3. 5. Cách thực hiện phương pháp ……………….......…...............….....................…9

IV. Hiệu quả đạt được: ……………………………..…....…………………......…....32

V. Mức độ ảnh hưởng: …………………….….……………………...…….......…..…35

VI. Kết luận ……..………………………....……...…………………...…...........…...36

Danh mục chữ cái viết tắt..............................................................................................37

Tài liệu tham khảo……………………………………………………...............……..38

Mục lục…........……………………………………….……………………..…….…..39

Page 40: PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI …

40