13
Phụ lục II Phiếu mô tả sản phẩm dự thi của giáo viên 1. Tên sản phẩm “Kinh nghiệm dạy học và quản lý học sinh trong tiết học thực hành tin học mô hình trường học mới Vnen” 2. Mục tiêu dạy học/giáo dục a. Kiến thức: - Nắm bắt được trọng tâm của bài thực hành. - Hiểu rõ vai trò của bản thân trong các hoạt động mà giáo viên đề ra. - Sử dụng thành thạo phần mềm học tập và phần mềm quản lý phòng máy Netop School. b. Kỹ năng: - Phối hợp làm việc hiệu quả trong các hoạt động nhóm, tập trung đọc hiểu trong các hoạt động cá nhân. - Thuần thục trong các thao tác thực hành. c. Thái độ: - HS tích cực, chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức. - Trao đổi thông tin giữa bản thân và giáo viên một cách cởi mở. - Yêu thích môn học. 3. Đối tượng dạy học/giáo dục - Môn tin học lớp 6. - Học sinh khối lớp 6 trường TH&THCS Thị trấn Quan Sơn (22 HS/lớp) 4. Ý nghĩa của sản phẩm Trong quá trình học tập do nội dung sách giáo khoa tin học lớp 6 theo mô hình trường học mới đã được biên soạn lại bao gồm nhiều bài thực hành liên quan đến luyện gõ bàn phím, soạn thảo văn bản hay mạng máy tính nên việc sử dụng phương pháp phân công nhiệm vụ, ứng dụng phương tiện dạy học như máy chiếu và phần mềm quản lý phòng máy đã mang lại những hiệu quả tích cực, học sinh ham học hơn, yêu thích môn học hơn và chất lượng học tập cũng tăng lên rất nhiều. Qua quá trình áp dụng sản phẩm bản thân tôi nhận thấy học sinh của mình đã năng động hơn, không còn rụt rè như trước, nhiều em học sinh còn mơ ước sau này trở thành những lập trình viên hay những chuyên gia 1

Phụ lục II - Microsoft€¦ · Web view- Chia các nhóm theo từng dãy bàn (Các nhóm có số thứ tự như học ở trên lớp, đảm bảo 02 em/01 máy). Trên các

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phụ lục II - Microsoft€¦ · Web view- Chia các nhóm theo từng dãy bàn (Các nhóm có số thứ tự như học ở trên lớp, đảm bảo 02 em/01 máy). Trên các

Phụ lục IIPhiếu mô tả sản phẩm dự thi của giáo viên

1. Tên sản phẩm“Kinh nghiệm dạy học và quản lý học sinh trong tiết học thực hành tin học mô

hình trường học mới Vnen”2. Mục tiêu dạy học/giáo dụca. Kiến thức:

- Nắm bắt được trọng tâm của bài thực hành.- Hiểu rõ vai trò của bản thân trong các hoạt động mà giáo viên đề ra.- Sử dụng thành thạo phần mềm học tập và phần mềm quản lý phòng máy Netop School.

b. Kỹ năng:- Phối hợp làm việc hiệu quả trong các hoạt động nhóm, tập trung đọc hiểu trong các hoạt động cá nhân.- Thuần thục trong các thao tác thực hành.

c. Thái độ:- HS tích cực, chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức.- Trao đổi thông tin giữa bản thân và giáo viên một cách cởi mở.- Yêu thích môn học.

3. Đối tượng dạy học/giáo dục- Môn tin học lớp 6.- Học sinh khối lớp 6 trường TH&THCS Thị trấn Quan Sơn (22 HS/lớp)

4. Ý nghĩa của sản phẩmTrong quá trình học tập do nội dung sách giáo khoa tin học lớp 6 theo mô hình trường

học mới đã được biên soạn lại bao gồm nhiều bài thực hành liên quan đến luyện gõ bàn phím, soạn thảo văn bản hay mạng máy tính nên việc sử dụng phương pháp phân công nhiệm vụ, ứng dụng phương tiện dạy học như máy chiếu và phần mềm quản lý phòng máy đã mang lại những hiệu quả tích cực, học sinh ham học hơn, yêu thích môn học hơn và chất lượng học tập cũng tăng lên rất nhiều. Qua quá trình áp dụng sản phẩm bản thân tôi nhận thấy học sinh của mình đã năng động hơn, không còn rụt rè như trước, nhiều em học sinh còn mơ ước sau này trở thành những lập trình viên hay những chuyên gia công nghệ thông tin giỏi để góp phần đưa đất nước nói chung và Huyện Quan Sơn nói riêng phát triển lên một tầm cao mới. Đó là điều rất đáng trân trọng!5. Nội dung sản phẩm dự thi5.1. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của sản phẩm dự thi. - Đề ra một số biện pháp và việc dạy tin học theo mô hình trường học mới. 5.2 Phương pháp nghiên cứu: - Phỏng vấn học sinh khối 6.

- Phân công nhiệm vụ cho các chức danh trong lớp.- Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới).- Sử dụng bảng biểu đối chiếu.- Thăm lớp, dự giờ.- Kiểm tra chất lượng sau giờ học.

1

Page 2: Phụ lục II - Microsoft€¦ · Web view- Chia các nhóm theo từng dãy bàn (Các nhóm có số thứ tự như học ở trên lớp, đảm bảo 02 em/01 máy). Trên các

- Tận dụng tối đa các buổi học thực hành để các em được làm quen và luyện tập thật tốt các bài học lý thuyết.

5.3. Các giải pháp thực hiện giải quyết vấn đề5.3.1. Phòng máy:

- Nguồn điện phải ổn định.- Kết nối mạng internet.- Trang bị máy chiếu.- Số lượng máy đảm bảo 02 em/01 máy.- Cài đặt phần mềm quản lý phòng máy “Netop School”

5.3.2. Học sinh: Nghiên cứu nội dung SGK trước.5.3.3. Giáo viên giảng dạy.

- Nghiên cứu kĩ các bước lên lớp.- Một số thiết bị máy tính đơn giản.- Chuẩn bị kỹ càng cho phòng máy, kiểm tra kết nối Internet.- Phổ biến nội quy phòng tin học.

5.3.4. Biện pháp thực hiện- Trước khi bắt đầu tiết học thực hành giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại nội quy phòng

tin học nằm trên màn hình nền (decktop) máy của mình tránh tình trạng học sinh vi phạm nội quy.

- Yêu cầu bạn Chủ tịch hội đồng tự quản lên cho lớp tiến hành hoạt động khởi động, có thể là một trò chơi hay là một bài hát nhằm tạo tâm lý thoải mái và kích thích hứng thú học tập môn học của các thành viên trong lớp.

2

Trường TH&THCS Thị trấn Quan Sơn

Page 3: Phụ lục II - Microsoft€¦ · Web view- Chia các nhóm theo từng dãy bàn (Các nhóm có số thứ tự như học ở trên lớp, đảm bảo 02 em/01 máy). Trên các

- Chia các nhóm theo từng dãy bàn (Các nhóm có số thứ tự như học ở trên lớp, đảm bảo 02 em/01 máy). Trên các bàn máy tính đã có sẵn số máy và các máy đã được cài đặt đầy đủ phần mềm phục vụ cho công việc học tập cũng như trao đổi thông tin bài học với giáo viên.

- Bật máy chiếu và chiếu lên màn chiếu mục tiêu, yêu cầu cũng như các bài tập có trong bài học.

- Phân công nhiệm vụ cho Chủ tịch hội đồng tự quản giao bài tập cho từng nhóm, Các nhóm trưởng phụ trách việc báo cáo kết quả và chia sẻ với các nhóm khác, mỗi thành viên trong nhóm lần lượt hoàn thành nhiệm vụ do nhóm trưởng phân công.

- Giáo viên chỉ làm công việc quan sát, hỗ trợ các nhóm còn đang vướng mắc nếu các nhóm có yêu cầu, khi cần giáo viên hỗ trợ các nhóm sẽ giơ biểu tượng mặt mếu (có sẵn trong phòng thực hành) và đọc tên số máy của mình. Giáo viên sẽ trực tiếp đến từng nhóm hoặc giải quyết vướng mắc của nhóm trực tiếp ngay trên máy chủ của giáo viên.

3

Trường TH&THCS Thị trấn Quan Sơn

Page 4: Phụ lục II - Microsoft€¦ · Web view- Chia các nhóm theo từng dãy bàn (Các nhóm có số thứ tự như học ở trên lớp, đảm bảo 02 em/01 máy). Trên các

Hướng dẫn tại bàn máy học sinh Hướng dẫn trực tiếp trên phần mềm

- Trong quá trình làm bài tập, nhóm nào làm xong bài tập thứ nhất sẽ giơ biểu tượng mặt cười và chuyển sang làm bài tập tiếp theo, nhóm nào chưa làm xong sẽ tiếp tục làm bài tập đó cho đến khi hoàn thành.

- Tất cả quá trình làm bài tập của nhóm sẽ được hiển thị trên phần mềm quản lý phòng máy của máy giáo viên, giáo viên sẽ chiếu toàn bộ hoạt động của từng máy học sinh lên màn hình chiếu để học sinh có thể quan sát tiến độ hoàn thành bài tập của máy mình và máy các bạn khác (phương pháp này tránh được tình trạng học sinh truy cập những chương trình trong máy tính không liên quan đến bài học).

4

Trường TH&THCS Thị trấn Quan Sơn

Hoạt động của từng máy học sinh trên màn chiếu

Trường TH&THCS Thị trấn Quan Sơn

Page 5: Phụ lục II - Microsoft€¦ · Web view- Chia các nhóm theo từng dãy bàn (Các nhóm có số thứ tự như học ở trên lớp, đảm bảo 02 em/01 máy). Trên các

- Sau khi hoàn thành xong bài tập, trưởng các nhóm sẽ tiến hành lên vị trí máy chủ của giáo viên và thực hiện thao tác báo cáo thông qua phần mềm quản lý phòng tin học được cài đặt trên máy giáo viên. Thao tác báo cáo này giúp cả lớp quan sát được kết quả của nhóm báo cáo từ đó so sánh với kết quả mà nhóm mình đã làm được. Sau khi các nhóm bên dưới đã quan sát và đưa ra nhận xét của nhóm mình về bài làm của nhóm báo cáo, giáo viên chỉ cần chữa bài làm của nhóm báo cáo còn các nhóm khác sẽ quan sát lên màn chiếu và tự sửa lại bài làm của mình nếu còn chưa đúng với đáp án. Để kiểm tra, giáo viên sẽ truy cập vào từng máy và xem xem các nhóm đã sửa bài đúng với yêu cầu và đáp án hay chưa.

Để thực hiện được việc quản lý học sinh và truyền tải kiến thức bài học một cách dễ dàng thông qua mạng Lan như đã nêu ở trên tôi sử dụng phần mềm quản lý phòng máy NETOP SCHOOL

a, Mô tả phần mềm

Netop School là một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong trường học được phát triển bởi công ty Danware của Đan mạch, một công ty chuyên về các phần mềm điều khiển từ xa thông qua máy tính. Phần mềm Netop School có chức năng kết nối nhiều máy tính với nhau trong một lớp học để tạo nên sự tương tác qua lại giữa máy tính của học sinh, giáo viên. Đây là một công cụ giảng dạy hiệu quả, giúp việc truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn. Việc áp dụng phần mềm này trong trường học sẽ giúp các giáo viên quản lý phòng máy và thực hiện bài giảng của mình trên máy tính thật dễ dàng. Với các công cụ hỗ trợ trực quan, học sinh chỉ việc quan sát và theo dõi các hoạt động mà giáo viên thực hiện trên máy tính. Đây là một phương pháp học mới mang lại hiệu quả học tập và quản lý rất cao.

5

Trường TH&THCS Thị trấn Quan Sơn

Trưởng nhóm lên trình bày bài làm của nhóm

Page 6: Phụ lục II - Microsoft€¦ · Web view- Chia các nhóm theo từng dãy bàn (Các nhóm có số thứ tự như học ở trên lớp, đảm bảo 02 em/01 máy). Trên các

* Các tính năng cơ bản của phần mềm Netop School

Giảng bài: Chia sẻ một màn hình bất kỳ cho cả lớp; phân phối đầu bài và thu lại bài tập. Với NetOp School giáo viên có thế hướng dẫn cho từng học sinh. Bằng cách truyền màn hình của giáo viên tới cả lớp, mỗi học sinh đều có thể theo dõi bài giảng như đang được ngồi ở hàng ghế đầu tiên trong lớp. Và giáo viên cũng không phải lo lắng về việc học sinh không chú tâm vào bài giảng, NetOp School cho phép giáo viên khóa bàn phím và chuột của học sinh trong quá trình theo dõi bài giảng.

Quản lý: Quản lý lớp học và theo dõi các học sinh làm bài. Với NetOp School giáo viên có thể quan sát tất cả các học sinh cùng một lúc hoặc từng học sinh trên màn hình máy chủ và dễ dàng đưa ra các trợ giúp cho học sinh.

Điều khiển: Ngăn không cho học sinh truy cập các website hoặc không cho sử dụng một số chương trình ứng dụng. Với NetOp School giáo viên không phải lo lắng về việc học sinh truy cập vào các trang web không được phép hoặc chơi trò chơi (game) thay cho làm bài. Giáo viên có thể áp dụng các chính sách để cho phép hoặc ngăn cấm các chương trình ứng dụng và các địa chỉ web. Các chính sách có thể áp dụng và thay đổi phù hợp theo nội dung buổi học.

Phân phối: Phân phối và thu lại các tài liệu từ học sinh. Bài kiểm tra và các bài tập có thể được phân phối tới máy học sinh và thu lại từ máy của mọi học sinh chỉ bằng một nút lệnh trên phần mềm.

Kiểm tra: Soạn đề bài và thực hiện bài kiểm tra định kỳ với 10 loại câu hỏi khác nhau. Sử dụng tính năng Test Center của NetOp School để kiểm tra học sinh trực tuyến. Đề bài được soạn thảo nhanh chóng nhờ sử dụng mô đun Wizard. Sau khi có đầu bài kiểm tra, giáo viên có thể phân phối chúng tới mọi học sinh cùng một lúc bằng cách nhấn vào một nút chức năng. Cuối cùng, chấm bài và thông báo điểm kiểm tra hoàn toàn tự động. Giáo viên hoàn toàn có thể tạo các báo cáo về khả năng của từng học sinh.

Một vài tính năng khác của phần mềm như cảnh báo, khóa màn hình, chuột và bàn phím của học sinh để yêu cầu học sinh tập trung vào bài giảng hay thực hiện các tính năng thông báo, liên lạc (chat) với học sinh, khởi động lại máy, tắt máy khi hoàn thành xong bài học.

Việc cài đặt Netop School 6.12 được chia làm 2 phần: phần cài đặt dành cho giáo viên (Teacher) và phần cài đặt dành cho học sinh (Student), cả hai chức năng này đều được đóng gói trong cùng một bộ sản phẩm có keygen kèm theo. Việc cài đặt hết sức đơn giản, giáo viên chỉ việc cài mặc định theo chương trình và khi cài đặt, tùy theo máy mà ta sẽ chọn chức năng Teacher hay Student tương ứng. Phần mềm tương thích với hầu hết các hệ điều hành windown.

6

Page 7: Phụ lục II - Microsoft€¦ · Web view- Chia các nhóm theo từng dãy bàn (Các nhóm có số thứ tự như học ở trên lớp, đảm bảo 02 em/01 máy). Trên các

Đây chính là giao diện chính của phần mềm Netop School.

Quan sát và điều khiển mọi hoạt động của máy trò trên màn hình máy thầy

7

Page 8: Phụ lục II - Microsoft€¦ · Web view- Chia các nhóm theo từng dãy bàn (Các nhóm có số thứ tự như học ở trên lớp, đảm bảo 02 em/01 máy). Trên các

Triển khai màn hình máy thầy đến máy trò: Khi dạy lí thuyết hoặc hướng dẫn học sinh thực hành, giáo viên chọn nhóm máy muốn triển khai rồi phát lệnh để triển khai màn hình máy thầy (Screen Teacher) đến cho tất cả các máy trò (Screen Student), lúc này bàn phím và chuột của máy trò tạm thời bị khóa. Giáo viên thao tác tại máy thầy và học sinh quan sát các hoạt động đó ngay trên màn hình máy mình. Chức năng này có thể thay thế đèn chiếu Projector và đạt hiệu quả cao.

8

Page 9: Phụ lục II - Microsoft€¦ · Web view- Chia các nhóm theo từng dãy bàn (Các nhóm có số thứ tự như học ở trên lớp, đảm bảo 02 em/01 máy). Trên các

6. Kết quả đạt đượcViệc phân công nhiệm vụ cho Chủ tịch hội đồng tự quản, các trưởng nhóm trong lớp

kết hợp với sự trợ giúp của những phương tiện dạy học như máy chiếu và phần mềm quản lý phòng máy đã mang đến những biến đổi tích cực. Giáo viên có thể làm việc và bao quát lớp một cách dễ dàng. Đối với học sinh, thông qua hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi và hoạt động cá nhân mà các em đã phát huy được hết vai trò và nhiệm vụ được giao. Các em tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức, trao đổi thông tin giữa bản thân và giáo viên một cách cởi mở, thuần thục hơn trong các thao tác thực hành, nắm được trọng tâm của bài học và cảm thấy yêu thích môn học.

Mức độ hiểu bài và thao tác bài tập trên máy tính

Sau khi thực hiện sản phẩm

Số Hs Tỷ lệ

Nhanh 17/22 77.3%

Trung bình 5/22 22.7%

Chậm 0/22 0%

Học sinh chủ động tích cực học tập

9 Trường TH&THCS Thị trấn Quan Sơn

Page 10: Phụ lục II - Microsoft€¦ · Web view- Chia các nhóm theo từng dãy bàn (Các nhóm có số thứ tự như học ở trên lớp, đảm bảo 02 em/01 máy). Trên các

10