54
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ----------------- PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á (1989 – 2010) Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 62 22 03 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HUẾ - NĂM 2016

PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

-----------------

PHAN THỊ ANH THƯ

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC

ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á (1989 – 2010)

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Mã số: 62 22 03 11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HUẾ - NĂM 2016

Page 2: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

Công trình được hoàn thành tại:

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Hoàng Văn Hiển

2. PGS. TS. Hoàng Thị Minh Hoa

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại

học Huế họp tại:

……………………………………………………………

Vào hồi ………giờ……. ngày…….tháng……..năm...........

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Thư viện Quốc Gia Việt Nam

Page 3: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Yalta bị phá vỡ,

hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) thế giới sụp đổ, bàn cờ chính trị

quốc tế được tái sắp xếp với những thay đổi hết sức căn bản. Một trật tự

thế giới mới từng bước hình thành theo xu hướng “đa cực” cho thấy ý

thức cân bằng quyền lực của các nước lớn trong sự đối trọng với Mỹ -

siêu cường duy nhất của thế giới sau khi Liên Xô tan rã (1991). Trong

bối cảnh mới, các nước đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, cùng tồn tại

hòa bình, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh và phát triển. Những đặc điểm nói

trên đòi hỏi mỗi nước phải nhanh chóng điều chỉnh chính sách đối ngoại

một cách phù hợp để chủ động hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế,

phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển quốc gia - dân tộc.

Ở Đông Bắc Á, Hàn Quốc đang từng bước vươn lên trở thành

một đối tác chiến lược, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ

hợp tác của cả khu vực. Sau Chiến tranh lạnh, quốc gia này đã tích cực

điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng ưu tiên hợp tác với Nhật

Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Nỗ lực và những kết quả

bước đầu của Hàn Quốc đã cho thấy vị trí và vai trò của quốc gia này

trong tiến trình hợp tác khu vực. Tuy nhiên, đến tận thế kỷ XXI, Đông

Bắc Á vẫn là “vùng trũng an ninh” số một của Hàn Quốc. Để sinh tồn,

phát triển và trở thành lực lượng lãnh đạo khu vực, Hàn Quốc buộc phải

duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích

dân tộc với CHDCND Triều Tiên. Trong quá trình này, việc vượt qua

hàng loạt rào cản (ý thức hệ, bất đồng lịch sử, ký ức chiến tranh) sẽ là

bước khởi đầu trên con đường tạo dựng quan hệ song phương và đa

phương ở khu vực. Tuy nhiên, trong thực tế, bước đi đầu tiên này của

ngoại giao Hàn Quốc lại chưa thể vượt qua cánh cửa của “chủ nghĩa dân

tộc”. Sự chi phối của ký ức thời chiến và vai trò liên minh quân sự với

Mỹ vẫn còn khá đậm nét trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc.

Thực tế này đặt ra thách thức không nhỏ đối với nhiệm vụ thống nhất đất

nước và thống nhất khu vực của quốc gia này ở Đông Bắc Á. Nghiên

cứu về chính sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á, vì lẽ

đó, sẽ là điều cần thiết cho việc nhận diện các mối quan hệ quốc tế

trong bối cảnh hội nhập.

Page 4: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

2

Đối với Việt Nam, Hàn Quốc từ chỗ là đối tác toàn diện (2001)

đã trở thành đối tác chiến lược (2009), do đó, việc nghiên cứu về Hàn

Quốc lại càng cấp thiết không chỉ ở góc độ khoa học mà còn ở ý nghĩa

thực tiễn to lớn.

Từ những lý do nói trên, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề

“Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á

(1989 - 2010)” làm đề tài luận án tiến sĩ thuộc chuyên ngành: Lịch sử

thế giới nhằm góp phần vào quá trình nghiên cứu quan hệ quốc tế ở

Đông Bắc Á nói chung và chính sách của Hàn Quốc đối với khu vực này

nói riêng.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam

Các công trình nghiên cứu có thể chia thành ba nhóm sau đây:

Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu về vai trò, vị trí của Hàn Quốc trong

tiến trình hợp tác khu vực Đông Bắc Á. Các bài viết tiêu biểu của Tôn

Khánh Linh:“Một số khía cạnh chính trị và an ninh của cộng đồng

Đông Á” (Nghiên cứu Quốc tế, 2001); Trần Bá Khoa: “Hiện trạng và

triển vọng hợp tác kinh tế Đông Á” (Nghiên cứu Nhật Bản và Đông

Bắc Á, 2003) v..v. Đi sâu phân tích và luận giải về vai trò, vị trí của

Hàn Quốc thông qua tiến trình hợp tác khu vực là hai ấn phẩm: “Những

xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á” do Ngô

Xuân Bình chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, 2007 và “Một số vấn đề cơ

bản về hợp tác ASEAN+3” do Nguyễn Thu Mỹ chủ biên, Nxb Khoa

học Xã hội, 2008.

Nhóm thứ hai: Nghiên cứu chung và riêng về chính sách của Hàn

Quốc đối với các nước Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh lạnh. Tiêu biểu

nhất trong mảng nghiên cứu chung về chính sách đối ngoại của Hàn

Quốc trong mối liên hệ với các quốc gia đồng minh và các chủ thể chính

trị ở Đông Bắc Á là cuốn: “Hàn Quốc với khu vực Đông Á sau Chiến

tranh lạnh và quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc” do Nguyễn Hoàng Giáp

chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành vào năm 2009. Một công trình

khác do Ngô Xuân Bình chủ biên, Nxb Từ điển Bách khoa ấn hành

(2012): “Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới”

cũng dành 35 trang để phân tích và nêu bật những chuyển biến trong

chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á, lấy

bối cảnh quốc tế làm trung tâm. Ngoài ra, còn có các tin bài của Thông

Page 5: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

3

tấn xã Việt Nam (TTXVN):“Chính sách ngoại giao cân bằng của Hàn

Quốc” (Tin tham khảo thế giới, 25-6-2005); “Chính sách đối ngoại của

Hàn Quốc – thực dụng và có trọng điểm” (Tin thế giới, 21-01-2008)…

và“Toàn cầu hóa và chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc trong

thập niên cuối thế kỷ XX” của Trần Thị Duyên (Tạp chí Nghiên cứu

Đông Bắc Á, số 5, 2008). Đây đều là những công trình viết riêng về

chính sách của Hàn Quốc đối với các nước trong khu vực nhằm làm rõ

hai đặc điểm trọng yếu: “ngoại giao vì sự ổn định kinh tế” và “ngoại

giao tranh thủ sự ủng hộ của thế giới”.

Nhóm thứ ba: Các công trình nghiên cứu về tác động, ảnh hưởng

và nhận định, đánh giá về chính sách của Hàn Quốc đối với các nước

Đông Bắc Á sau Chiến tranh lạnh. Nội dung này được nhiều nhà bình

luận chính trị - xã hội phản ánh qua tin bài của TTXVN và được học giả

trong nước thừa nhận: “Chiến dịch ngoại giao của Hàn Quốc – Thách

thức với cả Bình Nhưỡng và Washington” (Tin tham khảo thế giới, 17-01-

2002); “Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc dưới thời Lee Myung Bak”

(Tin tham khảo thế giới, 19-01-2008); Trần Thị Nhung: “Sóng gió trong

quan hệ liên Triều kể từ khi Lee Myung Bak lên cầm quyền” (Tạp chí

Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 12, 2008)… Đáng chú ý, tài liệu tham khảo

số 12-2007 của TTXVN đã dành riêng một chuyên khảo về: “Chính sách

đối ngoại của Hàn Quốc” nhằm phân tích chính sách đối ngoại của quốc

gia này trong tương quan địa – chính trị ở Đông Bắc Á.

2.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài

Các công trình được chia thành ba nhóm nội dung lớn:

Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu tổng quan về chính sách đối ngoại

của Hàn Quốc. Trước hết, các công trình nghiên cứu tổng hợp dưới

dạng thông sử:“Korea’s Place in the Sun: A Modern History” của

Cumings, Bruces (New York: Norton, 2005); “Everlasting Flower: A

History of Korea” của Keith Pratt (Reaktion Book, 2007)… Trong đó,

tiêu biểu nhất là: “Understanding Korean Politics – An Introduction”

(2001) của đồng tác giả Soong Hoom Kil và Chung In Moon (New York

University, Albany) với việc tái hiện tương đối đầy đủ cơ sở lịch sử,

chính trị, chính sách đối ngoại và chính sách thống nhất dân tộc của Hàn

Quốc từ sau Chiến tranh lạnh.

Nhóm thứ hai: Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Hàn Quốc

đối với các nước Đông Bắc Á. Các công trình của Choong Nam Kim:

Page 6: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

4

“The Roh Moon Hyun Government’s Policy toward North Korea”

(East-West Center Working Papers, 2005); Gilbert Rozman, In Taek

Hyun, Shin Wha Lee: “South Korean Strategic Thought toward Asia”

(2008) v..v bàn về nhân tố tác động, hoàn cảnh ra đời của chính sách

Hàn Quốc trên cơ sở vấn đề hạt nhân và kết quả thiết lập trật tự khu vực.

Công trình của Kim Hosup: “Evaluation of President Roh Moo Hyun’s

Policy toward Japan” (Korea Focus, 2005); Sukhee Han: “From

Engagement to Hedging: South Korea’s New China Policy” (The

Korean Journal of Defense Analysis, 2008)… làm rõ thành công, hạn

chế của chính sách và giải mã lợi ích chiến lược của các nước lớn khi

cùng Hàn Quốc tham gia tiến trình hợp tác khu vực. Ngoài ra, còn có

loạt nghiên cứu của các học giả phương Tây: Dlynn Faith Armstrong:

“South Korea’s Foreign Policy in the Post - Cold War Era: A Middle

Power Perspective” (1997); Scott Snyder: “Lee Myung Bak and the

Future of Sino-South Korean Relations” (2008) v..v. Đây đều là những

công trình viết riêng về Hàn Quốc hoặc viết chung về quá trình hợp tác

khu vực, trong đó đề cập đến khả năng và triển vọng liên kết giữa Hàn

Quốc với các quốc gia ở Đông Bắc Á.

Nhóm thứ ba, nghiên cứu về hệ quả chung và riêng của chính

sách Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á. Phân tích hệ quả chung

của chính sách (nâng cao vai trò, vị thế của Hàn Quốc và gia tăng liên

kết khu vực) là Kim Choong Nam: “The Sunshine Policy and Its Impact

on South Korea’s Relations with Major Powers” (Korean Observer,

2004); Lytton L. Guimaras: “South Korea’s Foreign and Security

Policies and the Process of East Asia Integration” (2010)… Trong khi

đó, nhóm tác giả Seongho Sheen: “Japan-South Korea Relations: Slowly

Lifting the Burden of History” (Asia-Pacific Center for Security Studies,

2003) và Francoise Nicolas với “The Changing Economic Relations

between China and Korea: Patterns, Trends and Policy Implications”

(The Journal of the Korean Economy, 2009) v..v lại tập trung nghiên cứu

hệ quả riêng của chính sách đối ngoại Hàn Quốc (tăng cường hợp tác,

phát triển quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên).

Thông qua việc trình bày tình hình nghiên cứu về chính sách của

Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á, chúng tôi rút ra ba nhận xét:

Thứ nhất, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu về chính sách đối

ngoại Hàn Quốc một cách toàn diện và hệ thống, đặc biệt là dưới góc độ

Page 7: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

5

sử học. Thứ hai, các công trình chỉ lựa chọn một số giai đoạn ngắn hoặc

những khía cạnh đơn lẻ để nghiên cứu. Thứ ba, còn khá nhiều nội dung

liên quan đến đề tài chưa được làm rõ một cách thấu đáo, cần tiếp tục

tìm hiểu như: Cơ sở hình thành chính sách; nguyên nhân dẫn đến những

thành công, hạn chế của chính sách v..v. Mặc dù vậy, các công trình nói

trên đã giúp tác giả luận án bước đầu định hình ý tưởng, xác lập nội

dung và lựa chọn phương pháp triển khai đề tài một cách hiệu quả.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài khôi phục và phân tích một cách hệ thống, toàn diện chính

sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á (1989 - 2010).

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, người nghiên cứu sẽ thực hiện những

nhiệm vụ cơ bản sau:

- Thứ nhất, trình bày cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của

Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á (1989 – 2010); trong đó, phân

tích khái quát về chính sách của Hàn Quốc (1948 - 1989) (kể từ khi Hàn

Quốc lập quốc cho đến khi Chiến tranh lạnh đi vào hồi kết). Đồng thời,

nêu bật những chuyển biến mới của tình hình quốc tế, khu vực và trong

nước từ sau Chiến tranh lạnh.

- Thứ hai, nhận diện và phân tích những nội dung chủ yếu trong

chính sách của Hàn Quốc đối với khu vực Đông Bắc Á từ năm 1989 đến

năm 2010; qua đó, nêu lên những điều chỉnh chiến lược trong chính sách

của nước này trên các lĩnh vực hợp tác song phương.

- Thứ ba, xác định những điểm chung và riêng trong chính sách của

Hàn Quốc đối với Nhật Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Rút

ra nhận xét, đánh giá về chính sách của Hàn Quốc trên cả hai mặt thành

công và hạn chế. Trên cơ sở đó, đúc kết những bài học kinh nghiệm

trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại cho Hàn Quốc và Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Chính sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á trên 3

lĩnh vực quan hệ cơ bản: An ninh – chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội

(1989 – 2010).

Page 8: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

6

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian, đề tài tập trung nghiên cứu chính sách của Hàn

Quốc đối với ba quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á: Nhật Bản, Trung Quốc

và CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, một số chủ thể khác liên quan, đề tài

cũng sẽ đề cập đến trong chừng mực nhất định (đối chiếu, so sánh) nhằm

đảm bảo tính toàn diện của đề tài.

Về mặt thời gian, đề tài dành trọng tâm nghiên cứu chính sách của

Hàn Quốc đối với khu vực Đông Bắc Á trong những năm 1989 - 2010.

Dù Chiến tranh lạnh được tuyên bố chấm dứt vào 1989 và chỉ thực sự

kết thúc sau khi Liên Xô tan rã (1991) nhưng chúng tôi vẫn chú ý phân

tích kỹ các sự kiện có liên quan từ trước đó cũng như cả hai mốc 1989

và 1991 nhằm đảm bảo tính logic của vấn đề.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Tác giả luận án đã tập hợp và khai thác bốn nhóm tư liệu sau đây:

[1] Các tài liệu của Chính phủ, Cơ quan ở Hàn Quốc và nhóm

Nghiên cứu Đông Á. [2] Các giáo trình, sách chuyên khảo - tham khảo

của học giả Việt Nam và quốc tế. [3] Các nghiên cứu của tác giả Hàn

Quốc và nước ngoài; các trang báo uy tín của Mỹ; cơ quan truyền thông

của Hàn Quốc, cơ quan báo chí của Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên.

[4] Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ ở trong nước. Tài liệu từ một số

địa chỉ website trên mạng Internet.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Về phương pháp luận: Luận án quán triệt phương pháp luận

của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng

Cộng sản Việt Nam về các vấn đề quan hệ quốc tế để xem xét, đánh giá

chính sách của Hàn Quốc đối với khu vực Đông Bắc Á.

- Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử, phương

pháp logic và sự kết hợp giữa chúng được sử dụng như dòng mạch

chủ yếu. Bên cạnh đó, đề tài còn vận dụng linh hoạt một số phương

pháp khoa học liên ngành của các ngành Quan hệ quốc tế, Quan hệ

kinh tế quốc tế, Địa - Chính trị... như các phương pháp: Phân tích,

tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, dự báo khoa học khi đi sâu

nghiên cứu từng nội dung cụ thể nhằm nhìn nhận và đánh giá vấn đề

một cách xác thực.

Page 9: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

7

6. Đóng góp của đề tài

6.1. Về mặt khoa học

Thứ nhất, luận án là công trình khoa học đầu tiên ở Việt

Nam nghiên cứu một cách chi tiết, toàn diện và hệ thống về chính

sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á (1989 – 2010), góp

phần khỏa lấp khoảng trống trong các nghiên cứu về chính sách

đối ngoại của Hàn Quốc thời hiện đại.

Thứ hai, luận án rút ra một số nhận xét về chính sách đối

ngoại của Hà n Q u ố c trong giai đoạn này (đặc biệt là những

thành công đạt được và hạn chế cơ bản của các chính sách) .

Thứ ba, nhận biết sự chuyển hướng đường lối đối ngoại của Hàn

Quốc từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Trên cơ sở đó, xác định một

số vấn đề đặt ra cho Hàn Quốc và liên hệ đối với Việt Nam trong lĩnh

vực quan hệ quốc tế.

6.2. Về mặt thực tiễn

Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và

giảng dạy cho sinh viên và học viên cao học các chuyên ngành: Lịch sử

thế giới, Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, Đông phương học và những ai

quan tâm đến vấn đề này. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án (ở một

mức độ nhất định) có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho

các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong

lĩnh vực đối ngoại. Từ đó, tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ giữa

Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

7. Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố

cục của luận án gồm ba chương:

Chương 1. Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Hàn

Quốc đối với các nước Đông Bắc Á (1989 – 2010)

Chương 2. Những nội dung chủ yếu trong chính sách đối

ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á (1989 - 2010)

Chương 3. Một số nhận xét về chính sách đối ngoại của Hàn

Quốc đối với các nước Đông Bắc Á (1989 - 2010).

Page 10: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á

(1989 – 2010)

1.1. Yếu tố lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các

nước Đông Bắc Á (1948 – 1989)

1.1.1. Đối với Nhật Bản

Những năm đầu sau CTTG thứ hai, phong trào chống Nhật tiếp tục

dâng cao trong các tầng lớp nhân dân Hàn Quốc do ký ức về thời kỳ

Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên (1910 – 1945). Sau khi Hiệp

ước phòng thủ chung ra đời (1953), Mỹ “định hướng” Hàn Quốc cải

thiện quan hệ với Nhật Bản. Bị buộc vào “thế chân vạc” của mối quan

hệ Mỹ - Nhật - Hàn, Hàn Quốc đã lựa chọn chính sách ngoại giao “nước

đôi” – vừa quan hệ, vừa đề phòng nước láng giềng vào những năm 1950.

Khi Park Chung Hee lên nắm quyền (1961), ông đã chuyển dịch trọng

tâm đối ngoại của Hàn Quốc từ CHDCND Triều Tiên sang Nhật Bản.

Theo đó, từ tháng 10-1961, các cuộc đàm phán song phương đã được nối

lại, tạo cơ sở ký kết “Hiệp ước quan hệ cơ bản” (22-6-1965) nhằm chính

thức thiết lập ngoại giao giữa hai nước. Park Chung Hee trở thành “cha

đẻ” của chính sách “thân Nhật” ngay từ đầu thập niên 60.

Bước vào thập niên 80 của thế kỷ XX, nhà cầm quyền Chun

Doo Hwan thực hiện đa nguyên hóa chính sách đối ngoại, tăng cường

giao lưu với các đối tác phi truyền thống nhưng vẫn coi quan hệ với

Nhật Bản là trụ cột. Thái độ hợp tác của Seoul đã được Thủ tướng

Nhật Bản Yasuhiro Nakasone ghi nhận bằng chuyến viếng thăm đầu

tiên đến Hàn Quốc (1983). Tuy nhiên, bầu không khí “hòa dịu” này

chẳng thể duy trì đến đầu thập niên 90 do Chính phủ Nhật Bản tuyên

bố chủ quyền với quần đảo Liancourt (Dokdo/Takeshima). Không

tìm được tiếng nói chung để hóa giải xung đột, Hàn Quốc và Nhật

Bản tiếp tục duy trì tình trạng “gần mặt, cách lòng” cho đến sát thời

điểm kết thúc Chiến tranh lạnh.

1.2.2. Đối với Trung Quốc

Sự ra đời của hai mô hình Nhà nước: TBCN ở Hàn Quốc (1948)

và XHCN ở Trung Quốc (1949) đã đẩy hai nước rơi vào cuộc đối đầu

gay gắt về ý thức hệ. Trung Quốc ủng hộ CHDCND Triều Tiên, không

Page 11: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

9

công nhận chính phủ Hàn Quốc và sử dụng cách mạng XHCN để

“cộng sản hóa” miền Nam. Đến thập niên 70 của thế kỷ XX, Trung

Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản (1972) và Mỹ (1979)

nhưng không thực hiện chính sách “hai Triều Tiên”. Tương tự, Hàn

Quốc cũng không đề xuất một chính sách nào nhằm tháo gỡ vướng mắc

với nước láng giềng do không thể lôi kéo Trung Quốc từ bỏ liên minh

“môi hở răng lạnh” với Bình Nhưỡng. Đến đầu thập niên 80 của thế kỷ

XX, Hàn Quốc buộc phải điều chỉnh tư duy Chiến tranh lạnh thông qua

chính sách cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chức hai

bên chỉ thực sự có liên hệ chính thức từ năm 1983. Kết quả này đạt

được sau sự kiện Hàn Quốc hỗ trợ một máy bay dân sự của Trung Quốc

bị bắt cóc, phải hạ cánh xuống phi trường Seoul. Từ đó, Đặng Tiểu

Bình đã ủng hộ các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước. Tháng 4-

1984, đoàn vận động viên Bắc Kinh đã đến Seoul tham dự giải vô địch

bóng rổ châu Á lần thứ VIII. Kể từ đây, quan chức hai bên bắt đầu gặp

gỡ, tiếp xúc trong các hội nghị và diễn đàn quốc tế với tinh thần thân

thiện và cởi mở hơn.

1.2.3. Đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Ngay từ khi mới ra đời, nhờ hậu thuẫn của Mỹ, Hàn Quốc được

Liên Hợp Quốc công nhận là Nhà nước duy nhất trên bán đảo Triều

Tiên. Chính điều này đã định hình tâm lý chống đối và đường lối ngoại

giao cứng rắn, cực đoan của miền Nam do tâm lý nôn nóng muốn giành

lại “phần lãnh thổ đã mất”. Quyết tâm chính trị này được phản ánh trong

chính sách “Bắc tiến” do Ngoại trưởng Hàn Quốc - Chang Taek Sang

công bố vào ngày 08-10-1948. Mục tiêu trọng tâm của chính sách là

“xóa bỏ sự đe dọa trực tiếp của lực lượng cộng sản miền Bắc”. Tình

cảnh xã hội rối ren và đất nước đứng bên miệng hố “suy vong” buộc

Hàn Quốc phải điều chỉnh chính sách “Bắc tiến” (1948 - 1953) thành

chính sách “Bắc tiến và thống nhất” với đường lối chính trị cứng rắn và

cực đoan gấp bội. Chính sách mới được Thủ tướng Hàn Quốc công bố

trước Quốc hội vào ngày 14-7-1954 với quyết tâm: “Càng sớm càng tốt

xây dựng một quốc gia thống nhất, tự do, dân chủ và độc lập bằng việc

đánh đuổi Trung Quốc ra khỏi đất nước và đập tan bè lũ miền Bắc”.

Chịu sự khống chế của “Hiệp ước an ninh chung” (1953) với cam kết

không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế,

kế hoạch thống nhất Triều Tiên của chính quyền Syng Man Rhee trở nên

Page 12: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

10

vô vọng. Thấy rõ sự bế tắc trong nỗ lực “đoàn tụ” hai miền, Tổng thống

Park Chung Hee đã quán triệt chủ trương “xây dựng trước, thống nhất

sau” mà đặt trọng tâm là chính sách “Đệ nhất kinh tế”. Thời điểm quân

đội Bắc Triều Tiên bắt giữ tàu hải quân Mỹ - Pueblo và lập kế hoạch ám

sát Park Chung Hee nhưng bất thành, Hàn Quốc đã điều chỉnh chính

sách “Đệ nhất kinh tế” thành “Xây dựng kinh tế cùng quốc phòng” với

tinh thần “vừa xây dựng, vừa chiến đấu”. Sau khi Mỹ đối thoại với Liên

Xô và ra Tuyên bố chung Thượng Hải (1972), khai thông quan hệ với

Trung Quốc, Hàn Quốc đã“tích cực can dự vào CHDCND Triều Tiên và

bước đầu thừa nhận hai thực thể chính trị độc lập, cùng song song tồn

tại trên bán đảo Triều Tiên” theo “Tuyên bố ngoại giao đặc biệt về

chính sách đối ngoại hòa bình và thống nhất đất nước” của Park Chung

Hee (23-6-1973).

Kế thừa lối tư duy ngoại giao nhạy bén, thực dụng của người tiền

nhiệm, tổng thống đắc cử năm 1980 – Chun Doo Hwan vẫn một mực

trung thành với chủ trương thống nhất đất nước phải thông qua đối thoại.

Với việc công bố “Công thức thống nhất hòa bình”, hay còn gọi là

“Công thức hòa giải dân tộc và thống nhất dân chủ” (1982), Chun Doo

Hwan kêu gọi chấm dứt “quan hệ không bình thường” giữa hai bên trên

cơ sở tăng cường các cuộc tiếp xúc bình thường và mở rộng phạm vi

trao đổi, hợp tác Bắc - Nam. Tuy nhiên, khó khăn chủ yếu của Hàn

Quốc lúc bấy giờ lại là việc miền Bắc yêu cầu miền Nam phải chấm dứt

một số hành động liên minh quân sự với Mỹ, hủy bỏ luật an ninh quốc

gia. Cũng vì lẽ đó, việc lựa chọn giải pháp đối đầu hay đối thoại giữa hai

miền kéo dài mãi cho đến cuối thập kỷ 80.

Như vậy, do những diễn biến đa chiều và phức tạp của tình hình

an ninh khu vực, việc phát triển quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc và

tái thống nhất với CHDCND Triều Tiên vẫn là mục tiêu mà Hàn Quốc

phải tiếp tục theo đuổi trong các chính sách ngoại giao đầu thế kỷ XXI.

1.2. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước từ sau Chiến

tranh lạnh

1.2.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và sự thay đổi chiến lược của các

nước lớn

1.2.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

Tình hình quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh chứng kiến sự thay đổi

đáng kể về nội dung và tính chất của quá trình giao lưu toàn cầu, trong đó

Page 13: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

11

xu thế phụ thuộc, hợp tác và thẩm thấu lẫn nhau về kinh tế trở thành nội

dung chủ đạo. Với trường hợp Đông Bắc Á, đây là khu vực có nội tình

phức tạp, nổi bật nhất vẫn là đặc điểm cùng tồn tại, vận hành, cùng cải

cách, đấu tranh, cùng kiềm chế, phát triển giữa các thể chế chính trị - xã

hội TBCN và XHCN. Tuy vậy, vào thời kỳ “tan băng” của đối đầu

Đông – Tây trong quan hệ quốc tế, các nước ở trong và ngoài khu vực

đã từng bước điều tiết sự xung đột về ý thức hệ, tích cực điều chỉnh chính

sách đối ngoại nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

1.2.1.2. Sự thay đổi chiến lược của các nước lớn

Chịu tác động của xu thế đối thoại và hội nhập từ sau Chiến tranh

lạnh, Mỹ bắt đầu tăng cường tiếp xúc, cải thiện quan hệ với CHDCND

Triều Tiên; đồng thời đứng ra dàn xếp những thỏa thuận có lợi cho tiến

trình hòa giải của Hàn Quốc. Nhật Bản cũng tăng cường đối thoại với

Bình Nhưỡng nhằm đảm bảo “lợi ích kép”: An ninh quốc gia và hòa

bình khu vực. Trung Quốc tích cực vun đắp quan hệ với Mỹ, Nhật Bản

nhằm giải quyết vấn đề toàn vẹn lãnh thổ với Đài Loan; đồng thời chủ

động tiếp cận Hàn Quốc do nhu cầu bức bách về vốn và công nghệ trong

phát triển kinh tế.

1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu cố kết quan hệ khu vực

của Hàn Quốc

1.2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của Hàn Quốc

Sau khi hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, Hàn Quốc đã

sánh bước cùng các nước công nghiệp mới (NICs) với tư cách là một

trong bốn “con rồng châu Á”. Nước này cũng gia nhập Tổ chức Hợp tác

và Phát triển kinh tế (OECD) của các nước phát triển (1996). Sức mạnh

kinh tế của một quốc gia công nghiệp trẻ đã lôi cuốn, thuyết phục Nga

và Trung Quốc “kết giao” với đối thủ của họ từ thời Chiến tranh Triều

Tiên. Hàn Quốc còn tiếp cận với các nước thuộc “Thế giới thứ ba” thông

qua viện trợ vốn và hỗ trợ kỹ thuật. Hình ảnh về một “Hàn Quốc mới” –

dân chủ, cởi mở và thân thiện đã được Chính phủ nước này tạo dựng

nhằm nâng cao tình hữu nghị song phương với các quốc gia vốn tồn tại

sự khác biệt về thể chế chính trị.

2.1.2.2. Nhu cầu cố kết quan hệ khu vực của Hàn Quốc

Khi xu hướng hòa hoãn của thế giới lên đến đỉnh cao, Hàn Quốc

coi việc cải thiện quan hệ với CHDCND Triều Tiên là ưu tiên số một

trong chính sách khu vực để “mở đường” cho tiến trình hòa giải dân tộc.

Page 14: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

12

Trong khi đó, Hàn Quốc vẫn phải dựa vào Nhật Bản để bổ khuyết thiếu

hụt về kỹ thuật, phương thức sản xuất vàtranh thủ sự ủng hộ của đồng

minh để dàn xếp bất hòa trong quan hệ liên Triều. Ngoài ra, nước này

cũng cần xây dựng mối quan hệ chiến lược với Trung Quốc để duy trì

lợi ích quốc gia (nâng cao vị thế đất nước) và lợi ích dân tộc (thống nhất

bán đảo Triều Tiên).

1.2.3. Định hướng điều chỉnh chính sách của Hàn Quốc

Sự đa dạng và phức tạp trên chính trường Đông Bắc Á buộc Hàn

Quốc phải lựa chọn khu vực này là hướng ưu tiên trong chiến lược đối

ngoại của mình. Về cơ bản, chiến lược ngoại giao của Hàn Quốc sẽ tập

trung vào ba nhóm vấn đề lớn: Một là, tích cực giải quyết vấn đề hạt

nhân trên bán đảo Triều Tiên, thúc đẩy hòa giải dân tộc, chấm dứt tình

trạng chia cắt hai miền; hai là, tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa – xã

hội nhưng vẫn cảnh giác vấn đề an ninh – chính trị với Nhật Bản; ba là,

củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị chiến lược với Trung Quốc. Đặc

biệt, từ sau khi quan hệ quốc tế bước vào thời kỳ hòa dịu, Hàn Quốc

luôn nỗ lực tạo dựng một môi trường hòa bình, thịnh vượng ở Đông Bắc

Á, khởi đầu bằng việc điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm cải thiện và

tăng cường quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên

trên các lĩnh vực hợp tác cơ bản của đời sống xã hội.

CHƯƠNG 2

NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI

NGOẠI CỦA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á

(1989 – 2010)

2.1. Trên lĩnh vực an ninh - chính trị

2.1.1. Đối với Nhật Bản

Đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, làn sóng chống Nhật ở Hàn

Quốc vẫn chưa hề lắng dịu. Do vậy, chính sách “Ngoại giao phương Bắc”

của chính quyền Roh Tae Woo vẫn chú trọng cải thiện quan hệ liên Triều

hơn là đẩy mạnh liên kết với Nhật Bản. Đến năm 1994, Kim Young Sam

đề ra chính sách “ngoại giao bốn bên” (hay chính sách “ngoại giao tứ

cường”) nhằm duy trì quan hệ đồng minh với Mỹ, Nhật Bản và phát triển

quan hệ hữu nghị với Nga, Trung Quốc. Thế nhưng, khi Trung Quốc bước

Page 15: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

13

vào giai đoạn phát triển đỉnh cao và quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản bắt

đầu rạn nứt từ giữa thập niên 90 của thế kỷ XX, Kim Young Sam lại tuyên

bố chính sách “kháng Nhật”. Mong muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng

chính sách với Nhật Bản suốt 33 năm (1965 - 1998), người kế nhiệm Kim

Dae Jung đã tổ chức cuộc họp Thượng đỉnh với Thủ tướng Keizo Obuchi

và đưa ra “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác mới Hàn Quốc - Nhật Bản

trong thế kỷ XXI”. Quyết tâm xây dựng “kỷ nguyên Đông Bắc Á trong thế

kỷ XXI” với vai trò kiến tạo của Hàn Quốc và Nhật Bản, tháng 6-2003,

Roh Moo Hyun cũng bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống bằng việc tham gia Hội

nghị Thượng đỉnh tại Tokyo. Tuy nhiên, sau khi quận Shimane (Nhật

Bản) thông qua sắc lệnh coi ngày 22-02 là ngày “Takeshima”, Hàn Quốc

đã phát động “chiến tranh ngoại giao” và công bố “chủ nghĩa Roh Moo

Hyun” nhằm“phản ứng cứng rắn trước hành động tranh chấp nhóm đảo

Dokdo và âm mưu biện bạch cho cuộc xâm lược thuộc địa trong quá

khứ”. Việc thực hiện một chính sách lưỡng cực: Vừa tôn trọng tinh thần

đồng minh chiến lược, vừa duy trì quan điểm gây bất đồng lịch sử với

Nhật Bản của Roh Moo Hyun đã hoàn toàn chấm dứt khi Tổng thống Lee

Myung Bak tuyên bố:“sẽ thực hiện chính sách ngoại giao thực dụng, tăng

cường quan hệ đồng minh với Mỹ và phát triển quan hệ với Nhật Bản”

(Diễn văn nhậm chức, 25-02-2008). Nhờ trung thành với giải pháp nhân

nhượng và hợp tác, Lee Myung Bak đã giúp hai nước tự tin bước qua thập

niên đầu tiên của thế kỷ XXI với vai trò đồng minh an ninh và đối tác trao

đổi kinh tế, văn hóa – xã hội trong khu vực.

2.1.2. Đối với Trung Quốc

Cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, Tổng thống Roh Tae Woo xác

lập chính sách “Ngoại giao phương Bắc” với nội dung trọng tâm là cải

thiện quan hệ với các nước XHCN. Nhờ vậy, Hàn Quốc đã đẩy nhanh

tiến độ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (24-8-1992). Kế đó,

bước tiến lớn nhất mà Hàn Quốc đạt được là thành tựu nâng cấp “quan

hệ đối tác hợp tác” với Trung Quốc sau sáu năm duy trì tình cảm láng

giềng hữu nghị (1992 - 1998). Ngay trong Tuyên bố chung (1998), Kim

Dae Jung đã ủng hộ chính sách “một nước Trung Hoa” và coi Đài Loan

là bộ phận lãnh thổ không tách rời của Trung Quốc. Chính sách này tiếp

tục được người kế nhiệm Roh Moo Hyun kế thừa bằng nỗ lực nâng cấp

quan hệ song phương với Trung Quốc thành “đối tác hợp tác toàn diện”

từ năm 2003. Sau khi nhậm chức, Tổng thống Lee Myung Bak ra sức

Page 16: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

14

thúc đẩy mối liên kết Hàn – Trung. Trong Tuyên bố chung (2008), Lee

Myung Bak đã nâng tầm quan hệ hai bên thành “đối tác hợp tác chiến

lược” và khẳng định Hàn Quốc kiên trì chính sách “một Trung Quốc”.

Nhờ những thành tựu trong chính sách đối ngoại, Hàn Quốc không chỉ

phát triển quan hệ song phương mà còn chủ động hợp tác với Trung Quốc

để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và duy trì an ninh, ổn định ở Đông

Bắc Á.

2.1.3. Đối với CHDCND Triều Tiên

Dấu hiệu ấm dần lên của các mối quan hệ quốc tế là “thời điểm

vàng” để Hàn Quốc đẩy mạnh hơn nữa chính sách hòa giải dân tộc.

Ngay trong diễn văn nhậm chức (1988), Tổng thống Roh Tae Woo

tuyên bố:“sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chính sách ngoại giao hướng về phương

Bắc”. Tinh thần hợp tác này mở đường cho việc ký kết “Hiệp định cơ

bản Bắc – Nam” (13-12-1991). Trên nền tảng của “Ngoại giao phương

Bắc”, Tổng thống Kim Young Sam tiếp tục đối thoại hòa bình với

CHDCND Triều Tiên bằng chính sách “Ngoại giao mới” với năm đặc

thù cơ bản của hoạt động đối ngoại: Toàn cầu hóa; đa dạng hóa; đa

nguyên hóa; hợp tác khu vực và định hướng tương lai. Tuy nhiên, khi

CHDCND Triều Tiên công khai ý định phản bội Tuyên bố chung về phi

hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên (1992) và đơn phương rút khỏi Hiệp

ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân – NPT (1993), Kim Young Sam đã

vội vàng chính trị hóa đường lối đối ngoại (củng cố chính sách can dự;

cảnh báo nguy cơ chiến tranh và tuyệt giao quan hệ), đẩy tiến trình hòa

giải dân tộc vào bế tắc. Để khắc phục hạn chế của chính sách trước đó,

Tổng thống Kim Dae Jung đưa ra chính sách ngoại giao “Ánh dương”

(1998), tập trung vào các hoạt động trao đổi kinh tế, viện trợ xã hội

nhằm thực hiện trước hết mục tiêu hòa giải dân tộc. Qua đó, Hàn Quốc

đã tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên

trong lịch sử và ký kết “Tuyên bố chung Bắc – Nam” (6-2000). Năm

2003, chính sách “Hòa bình và thịnh vượng” của Roh Moo Hyun được

công bố trong diễn văn nhậm chức, khẳng định duy trì chính sách “Ánh

dương” với mong muốn“biến bán đảo Triều Tiên trở thành nơi phát ra

thông điệp hòa bình kết nối vùng đất Á - Âu rộng lớn với Thái Bình

Dương”. Tháng 10-2007, Roh Moo Hyun tổ chức Hội nghị Thượng

đỉnh lần thứ hai và ký kết “Tuyên bố về phát triển quan hệ liên Triều,

hòa bình và thịnh vượng”, khẳng định“hòa bình, ổn định trên bán đảo

Page 17: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

15

Triều Tiên là mục tiêu hành động trong chính sách đối với CHDCND

Triều Tiên”. Tuy nhiên, sau khi nắm quyền (2008), Lee Myung Bak lại

thay thế các chiến lược ngoại giao “đơn phương xoa dịu” bằng chính

sách “ngoại giao thực dụng”, thúc đẩy hợp tác có điều kiện với

CHDCND Triều Tiên. Chính sách mới “Tầm nhìn 3000, phi hạt nhân

hóa và mở cửa” thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ: “Phi hạt nhân hóa”

(giải quyết vấn đề hạt nhân), “mở cửa” (giúp miền Bắc xây dựng quan

hệ với Mỹ, Nhật Bản). Quan trọng nhất, Hàn Quốc cam kết nâng cao thu

nhập bình quân đầu người cho CHDCND Triều Tiên từ 500 USD lên

3000 USD trong vòng 10 năm với điều kiện tiên quyết là nước này phải

từ bỏ vũ khí hạt nhân và mở cửa nền kinh tế. Đáp lại, CHDCND Triều

Tiên đã đơn phương hủy bỏ các thỏa thuận về quân sự, chính trị với Hàn

Quốc (2009) và gây ra vụ đắm tàu hải quân Cheonan, tấn công pháo

binh trên biên giới Yeonpyeong (2010).

Việc duy trì một cơ chế hòa bình giữa hai miền Triều Tiên (1989 -

2010) đã trải qua nhiều biến động. Dù có những bước tiến (thời kỳ Roh

Tae Woo, Kim Dae Jung, Roh Moo Hyun) hay những bước lùi (thời kỳ

Kim Young Sam, Lee Myung Bak) thì chính sách của Hàn Quốc vẫn

kích thích và tạo động lực để hai bên tăng cường đối thoại vì hòa bình,

hòa giải và hợp tác trong thập niên đầu thế kỷ XXI.

2.2. Trên lĩnh vực kinh tế

2.2.1. Đối với Nhật Bản

Về thương mại

Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Tổng thống Roh Tae Woo đưa

ra chính sách “Phát triển kinh tế mới” để mở rộng quan hệ với những đối

tác phi truyền thống. Giải pháp này tạo ra “bộ ba” thương mại Hàn Quốc

– Trung Quốc – Nga cân bằng với tam giác kinh tế Hàn Quốc - Mỹ -

Nhật Bản. Chính quyền Kim Young Sam (1993) cũng thực hiện một giải

pháp đồng bộ khác nhằm khắc phục tình trạng thâm hụt thương mại với

Nhật Bản: Chính sách “hạn chế nhập khẩu hàng hóa”. Sau khủng hoảng

tài chính – tiền tệ châu Á (1997), Tổng thống Kim Dae Jung đưa ra “Kế

hoạch hành động cho mối quan hệ đối tác mới Nhật Bản – Hàn Quốc

trong thế kỷ XXI”. Theo đó, Hàn Quốc: [1] nghiên cứu tính khả thi của

Hiệp định mậu dịch tự do song phương với Nhật Bản; [2] bãi bỏ chính

sách “đa phương hóa nhập khẩu” (công cụ cắt giảm thâm hụt thương mại

dưới thời Kim Young Sam); [3] thúc đẩy sự ra đời của Diễn đàn mậu

Page 18: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

16

dịch tự do Nhật Bản – Hàn Quốc. Từ năm 2003, chính sách của Hàn

Quốc trên lĩnh vực kinh tế được phản ánh thông qua cam kết thúc đẩy

trao đổi thương mại, thắt chặt quan hệ theo “Hiệp định đối tác kinh tế

Nhật Bản - Hàn Quốc” (EPA) và “Tuyên bố chung Nhật - Hàn”. So với

chính quyền tiền nhiệm, Lee Myung Bak từ đầu đã công khai mục tiêu

chính sách “ngoại giao toàn cầu” và “quan hệ thực dụng” nhằm cộng

hưởng tốt hơn với Nhật Bản trên cơ sở lợi ích kinh tế. Qua đó, lấy kết quả

hợp tác thương mại làm “hạt nhân” cho việc nâng tầm quan hệ đối tác

giữa hai nước trong thế kỷ XXI.

Về đầu tư

Từ năm 1998, Hàn Quốc đạt được bước tiến thực sự trong việc

thu hút FDI của Nhật Bản và phát triển FDI của chính mình. Trong đó,

Tổng thống Kim Dae Jung là người chủ trương cân bằng kim ngạch

thương mại thông qua chính sách phát triển đầu tư. Sau khi ra đời Tuyên

bố chung: “Xây dựng nền tảng hợp tác Nhật Bản - Hàn Quốc hướng tới

một kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng ở Đông Bắc Á”, Hàn Quốc đã

cam kết mở rộng hoạt động đầu tư với Nhật Bản bằng việc tìm kiếm cơ

hội hợp tác thông qua ký kết Hiệp định Đầu tư song phương; đồng thời

đẩy nhanh sự ra đời của Hiệp định này. Giai đoạn 2008 - 2010, với việc

đưa “chủ nghĩa thực dụng” vào trong chính sách kinh tế, cụ thể là xúc

tiến đầu tư với Nhật Bản để điều tiết cán cân thương mại, các công ty

Hàn Quốc đã mạnh dạn đưa vốn ra bên ngoài để mở rộng sản xuất.

2.2.2. Đối với Trung Quốc

Về thương mại

Với chủ trương lấy lợi ích kinh tế “mở đường” cho ngoại giao,

Tổng thống Roh Tae Woo đã thuyết phục Đặng Tiểu Bình thiết lập

quan hệ buôn bán với Hàn Quốc thông qua chính sách “Ngoại giao

phương Bắc”. Sau khi thiết lập quan hệ (1992), kim ngạch thương

mại song phương đã tăng hơn 20% mỗi năm và vượt quá 40 tỷ USD

vào năm 2002. Trung Quốc thậm chí còn làm lu mờ vai trò của Mỹ,

trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc (2003). Trong

nhiệm kỳ của mình, Lee Myung Park đã coi việc cải thiện quan hệ

với Trung Quốc và nâng cấp kết quả hợp tác kinh tế giữa hai nước là

ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Nhờ thực hiện nhất quán

ba nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế (thúc đẩy kim ngạch

thương mại; cân đối cán cân xuất – nhập khẩu và xúc tiến ký kết

Page 19: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

17

AFTA) trong hơn hai thập niên, Hàn Quốc đã tìm được đối tác

thương mại lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn nhất, nước nhập khẩu

nhiều nhất với nguồn thặng dư thương mại cao nhất cho mình. Đây là

tiền đề quan trọng để Hàn Quốc tiếp tục củng cố mối quan hệ đối tác

hợp tác chiến lược với Trung Quốc trong thế kỷ XXI.

Về đầu tư

Sau khi hai nước ký kết Hiệp định bảo hộ đầu tư (30-9-1992), các

công ty Hàn Quốc coi Trung Quốc là điểm đến về đầu tư nước ngoài.

Giai đoạn 1998 - 2003, Hàn Quốc đã thực hiện chính sách khuyến khích

các ngành công nghiệp thâm dụng lao động đầu tư ra bên ngoài để kích

thích sự phát triển của các ngành công nghiệp mới và đẩy nhanh quá

trình nâng cấp cơ cấu lao động. Nhờ đó, Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở

thành điểm đầu tư số một của Hàn Quốc trong những năm 2000. Với số

vốn 28,8 tỷ USD FDI của Hàn Quốc ở Trung Quốc (2003 - 2010), mạng

lưới thương mại và sản xuất của hai nền kinh tế được mở rộng, quan hệ

song phương cũng trở nên sâu sắc hơn.

2.2.3. Đối với CHDCND Triều Tiên

Về thương mại

Khi Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae Woo đơn phương đưa ra

“Tuyên bố đặc biệt về quốc gia tự chủ, thống nhất và thịnh vượng” (07-7-

1988) với chính sách “mở cửa buôn bán liên Triều, coi đây là buôn bán

trong nước, trong phạm vi cộng đồng dân tộc” thì thương mại gián tiếp

(thông qua nước thứ ba) giữa hai bên mới bắt đầu hình thành. Hợp tác

buôn bán liên Triều bắt đầu gia tăng liên tục và ổn định kể từ khi Tổng

thống Kim Dae Jung thực hiện chính sách “Ánh dương” với phương châm

hòa giải, hợp tác với CHDCND Triều Tiên. Logic của chính sách này là

thông qua quá trình hợp tác thương mại, hai miền có thể tạo dựng lòng tin,

giảm đối đầu quân sự trên chiến tuyến cuối cùng của Chiến tranh lạnh. Từ

năm 2003, Hàn Quốc đưa ra Thông cáo 9 điểm về xúc tiến hợp tác liên

Triều với nội dung“nhanh chóng chuyển đổi hình thức giao dịch và gia

công hàng hóa giữa hai miền từ gián tiếp sang trực tiếp”. Tuy nhiên, do

sự điều chỉnh chính sách của Hàn Quốcđầu năm 2008 với việc lồng ghép

chính trị vào với kinh tế và “chính trị đi trước, kinh tế theo sau” nên kim

ngạch thương mại liên Triều bắt đầu dịch chuyển theo chiều hướng đi

xuống. Dù vậy, đến cuối năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều

vẫn đạt 1.912 triệu USD.

Page 20: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

18

Về đầu tư

Trong hợp tác đầu tư giữa hai bên, Tổ hợp công nghiệp Kaesong,

dự án khu du lịch núi Kumkang và dự án khôi phục các tuyến đường

giao thông liên Triều được coi là tiêu biểu nhất. Các dự án này được ví

như con “át chủ bài” trong chính sách “Ánh dương” nhằm duy trì hòa

bình trên bán đảo Triều Tiên bằng giải pháp nhân nhượng, tập trung

giúp đỡ kinh tế nhưng vẫn tác động mạnh mẽ đến tư duy mở cửa và đổi

mới kinh tế của miền Bắc.

2.3. Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội

2.3.1. Đối với Nhật Bản

Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, do nhu cầu thúc đẩy quan hệ với

khu vực, Hàn Quốc bắt đầu tiếp cận hạn chế với truyền hình, âm nhạc và

phim ảnh của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự “dè dặt” này chỉ thực sự giảm bớt

khi Tổng thống Kim Dae Jung chống đối quan điểm văn hóa “bài ngoại”

của các thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm và tuyên bố chính sách “mở cửa” đối

với văn hóa Nhật Bản. Năm 2003, Hàn Quốc tái khẳng định: “Tiếp tục

thực hiện chính sách mở cửa đối với văn hóa Nhật Bản bằng việc duy trì

các hoạt động giao lưu thể dục - thể thao, trao đổi thanh niên, gặp gỡ

lãnh đạo các cấp”. Dựa trên chính sách “ngoại giao thực dụng”, từ năm

2008, Lee Myung Bak không đối đầu trực diện với Nhật Bản về vấn đề

sách giáo khoa lịch sử và tranh chấp chủ quyền mà tăng cường giao lưu

văn hóa và tiếp xúc xã hội nhằm hạn chế sự lấn át của chủ nghĩa dân

tộcvới mục tiêu phát triển quan hệ song phương.

2.3.2. Đối với Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Kim Young Sam, Hàn Quốc

đã ký kết “Hiệp định hợp tác văn hóa Hàn - Trung” (1994). Đây là văn

kiện ngoại giao đầu tiên giữa hai bên từ sau Chiến tranh lạnh có nội

dung định hướng chính sách và khuyến khích giao lưu, hợp tác trên các

lĩnh vực phi chính trị. Năm 2003, Hàn Quốc đồng ý thúc đẩy quan hệ

hữu nghị láng giềng trên cơ sở coi Trung Quốc là đối tác quan trọng

trong hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa; đồng thời là “điểm khởi đầu”

của “làn sóng Hàn Quốc” (Hallyu) tại Đông Á. Đây là nội dung cơ bản

trong chính sách văn hóa – xã hội của Hàn Quốc. Với mục tiêu đưa

nước nhà đứng vào top 5 trong ngành công nghiệp văn hóa thế giới,

Lee Myung Bak đã nỗ lực xây dựng Hàn Quốc trở thành “Hollywood

của phương Đông” và bước đầu phát triển thương hiệu “Hallyu-wood”

Page 21: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

19

trước hết ở Trung Quốc. Ông cũng khẳng định “chính sách mở rộng

các hoạt động giao lưu thanh niên nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau;

đồng thời củng cố tình hữu nghị với Chính phủ và nhân dân Trung

Quốc”.

2.3.3. Đối với CHDCND Triều Tiên

Hàn Quốc đã từng bước điều chỉnh chính sách với CHDCND

Triều Tiên trên lĩnh vực văn hóa – xã hội bằng việc thực hiện song

song ba nội dung cơ bản: Viện trợ nhân đạo, đoàn tụ gia đình ly tán

và giao lưu văn hóa theo hướng tiếp cận gần gũi và trên lập trường

dân tộc chủ nghĩa. Theo đó, Tổng thống Roh Tae Woo là người “tiên

phong” khởi động các chương trình hợp tác trên lĩnh vực này với

CHDCND Triều Tiên bằng tuyên bố ngày 07-7-1988. Chính sách văn

hóa – xã hội của Hàn Quốc đã thực sự phát huy tác dụng trong thời

kỳ cầm quyền của Kim Dae Jung (thông qua: “Tuyên bố chung của

Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều”, 2000) và Roh Moo Hyun (thông

qua: “Hiệp ước Giao lưu văn hóa hai miền”, 2003 và “Tuyên bố về

sự tiến bộ của quan hệ liên Triều, hòa bình và thịnh vượng”, 2007).

Điều này cho thấy sự chuyển biến lớn về mặt nhận thức của Hàn

Quốc nhằm xoa dịu vết thương dân tộc suốt hơn nửa thế kỷ.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN

QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á

(1989 - 2010)

3.1. Những điểm chung và riêng trong chính sách của Hàn Quốc đối

với Nhật Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên (1989 – 2010)

3.1.1. Những điểm chung

Thứ nhất, khu vực Đông Bắc Á trong đó cả Nhật Bản, Trung Quốc

và CHDCND Triều Tiên đều là trọng tâm điều chỉnh chính sách của

Hàn Quốc sau Chiến tranh lạnh.

Thứ hai, chính sách của Hàn Quốc đối với Nhật Bản, Trung Quốc

và CHDCND Triều Tiên đều nằm trong tổng thể chính sách thống nhất

dân tộc và liên kết khu vực từ sau Chiến tranh lạnh.

Page 22: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

20

Thứ ba, chính sách của Hàn Quốc đối với Nhật Bản, Trung Quốc

và CHDCND Triều Tiên đều thể hiện tính hai mặt: Vừa tương trợ, hợp

tác vừa cạnh tranh, kiềm chế trong quá trình cùng tồn tại và phát triển.

3.1.2. Những điểm riêng

Do bản chất mối quan hệ song phương giữa hai miền bị chia

cắt, chính sách của Hàn Quốc đối với CHDCND Triều Tiên không phải

là “chính sách đối ngoại” thông thường mà là chính sách dành cho

“mối quan hệ đặc biệt” với nửa kia của một dân tộc thống nhất trước

đây.Ngay từ khi lập quốc (1948), Hàn Quốc đã chủ động “hướng Bắc”

và coi thống nhất đất nước (kể cả bằng vũ lực) là nhiệm vụ hàng đầu

trong chính sách khu vực. Thời kỳ đầu sau Chiến tranh lạnh, mục tiêu

chính sách của Hàn Quốc dù là phi hạt nhân hóa hay tồn tại hòa bình đều

tập trung chủ yếu vào CHDCND Triều Tiên, trong khi đó, mối quan hệ

với Nhật Bản và Trung Quốc có phần bị xem nhẹ. Cho đến cuối thập

niên 80 của thế kỷ XX, Hàn Quốc vẫn chưa xác lập chính sách cụ thể

nào nhằm cải thiện, phát triển “quan hệ trực tiếp” với Nhật Bản và Trung

Quốc như hai chủ thể chính trị độc lập mà không thông qua “lăng kính”

chính sách của Bắc Triều Tiên.

Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, ngoài nhiệm vụ

hòa giải – hòa hợp với CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc bắt đầu đạt

được bước tiến dài trên con đường xây dựng tình bằng hữu với Trung

Quốc, củng cố liên minh chiến lược với Nhật Bản trên các lĩnh vực hợp

tác cơ bản: An ninh – chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội. Tuy nhiên,

so với Trung Quốc, quan hệ Hàn - Nhật đang bị “xói mòn” dưới tác

động của chính sách đối ngoại Hàn Quốc. Khi ảnh hưởng của Nhật Bản

không còn như trước, tình trạng thâm hụt thương mại của Hàn Quốc với

nước này đang kéo dài thì Trung Quốc lại vươn lên trở thành đối tác hợp

tác chiến lược trong vai trò bạn hàng kinh tế số một (nước mang lại

nguồn thặng dư thương mại lớn nhất cho Hàn Quốc) và cũng là quốc gia

nắm giữ chìa khóa cho vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Dù ra

đời muộn hơn nhiều so với đồng minh Hàn – Nhật nhưng “đối tác hợp

tác chiến lược Hàn – Trung” vẫn là lựa chọn thiết thực của ngoại giao

Hàn Quốc nhằm duy trì lợi ích kinh tế, chính trị và hiện thực hóa mục

tiêu thống nhất dân tộc trong thế kỷ XXI.

Page 23: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

21

3.2. Những thành công và hạn chế trong chính sách của Hàn Quốc

đối với các nước Đông Bắc Á (1989 – 2010)

3.2.1. Những thành công đạt được

3.2.1.1. Góp phần thúc đẩy sự ra đời của các nghị quyết hòa bình về vấn

đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên

3.2.1.2. Thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác chủ yếu, từng bước cải thiện quan

hệ giữa các nước và gia tăng liên kết khu vực

3.2.1.3. Nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Hàn Quốc

3.2.2 Những hạn chế cơ bản

3.2.2.1. Tính kém ổn định, chưa triệt để, thiếu minh bạch và bộc lộ nhiều

tham vọng trong chính sách đối với CHDCND Triều Tiên

3.2.2.2. Sự phụ thuộc chủ yếu vào quan điểm chính trị của cá nhân tổng

thống cầm quyền trong chính sách đối với khu vực

3.2.2.3. Chính sách của Hàn Quốc vẫn làm nổi bật đặc điểm “nóng” về

kinh tế, văn hóa – xã hội nhưng “lạnh” về an ninh – chính trị

3.3. Những bài học kinh nghiệm

3.3.1. Một số vấn đề đặt ra đối với Hàn Quốc

Thứ nhất, thể hiện sự cân bằng trong chính sách đối với

CHDCND Triều Tiên. Cụ thể:

[1] Hàn Quốc cần đạt được sự cân bằng giữa chính sách thống

nhất đất nước và chính sách đối với CHDCND Triều Tiên. [2] Hàn

Quốc cần đạt được sự cân bằng giữa sức mạnh kinh tế và lòng tin

chính trị. [3] Hàn Quốc cần đạt được sự cân bằng giữa giải pháp răn

đe và giải pháp hòa giải với Bắc Triều Tiên.

Thứ hai, thực hiện chính sách ngoại giao “trung lập” và “đa

phương” đối với các nước trong khu vực. Cụ thể:

[1] Ngoại giao Hàn Quốc phải “trung lập” hơn trong những vấn đề

đối ngoại khu vực. [2] Duy trì mối quan hệ đa phương ở Đông Bắc Á.

[3] Đa dạng hóa các chương trình nghị sự của khu vực.

Thứ ba, tách biệt chính sách phát triển kinh tế với hợp tác an

ninh – chính trị.

Thứ tư, đẩy mạnh chính sách “ngoại giao nhân dân” trên lĩnh vực

văn hóa – xã hội.

Thứ năm, củng cố và gia tăng sức mạnh mềm trong chính sách

đối với khu vực.

Page 24: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

22

3.3.2. Hàm ý đối với Việt Nam

Thứ nhất, thực hiện chính sách ngoại giao cởi mở và cân bằng với

khu vực Đông Bắc Á trên các lĩnh vực, trong đó kinh tế đóng vai trò

trung tâm.

Thứ hai, tăng cường hợp tác và điều phối chính sách tại các Diễn

đàn đa phương, khu vực và quốc tế như: Hợp tác Đông Á, ARF, APEC,

ASEAN+3 và ASEM nhằm thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác cùng

phát triển và giải quyết các vấn đề thách thức của khu vực.

Thứ ba, cần có chính sách ngoại giao khôn khéo trong giải quyết

tranh chấp biển đảo, xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy giữa Việt

Nam với các nước trong khu vực nhằm nâng cao vị thế đất nước.

KẾT LUẬN

1. Do nằm ở vị trí trung tâm bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc

Á, chính sách đối ngoại của Hàn Quốc hơn hai thập niên qua đã hoàn

toàn đặt cược vào kết quả cân bằng quyền lực, giảm đối đầu giữa các

nước; hòa giải – hòa hợp dân tộc và hội nhập khu vực. Trong Chiến

tranh lạnh, nội dung xuyên suốt và nhất quán trong chính sách của Hàn

Quốc đối với khu vực là thực hiện liên minh với Nhật Bản; duy trì đối

đầu, thù địch với Trung Quốc và sáp nhập với CHDCND Triều Tiên kể

cả bằng vũ lực. Đây là kết quả tích hợp của tình trạng xung đột Đông –

Tây, quan điểm chống cộng của Syng Man Rhee và Hiệp ước Phòng thủ

chung Mỹ - Hàn từ đầu thập niên 50 của thế kỷ XX. Chính sách ngăn

chặn và cô lập khu vực đã trở thành lực cản lớn nhất trong quan hệ giữa

Hàn Quốc với Nhật Bản, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Sau

Chiến tranh lạnh, kỷ nguyên mới trong quan hệ quốc tế bắt đầu mở ra

khi cuộc đối đầu giữa hai hệ thống kinh tế, chính trị thế giới chấm dứt và

bán đảo Triều Tiên dần trở nên nồng ấm. Dưới tác động của các nhân tố

khách quan (xu thế hội nhập khu vực, sự thay đổi chiến lược của các

nước lớn trên bán đảo Triều Tiên) và nhân tố chủ quan (tình hình phát

triển kinh tế - xã hội ở trong nước và nhu cầu cố kết của quốc gia đối với

khu vực), Hàn Quốc đã chủ động điều chỉnh chính sách đối ngoại để kịp

thời định hướng quan hệ với khu vực Đông Bắc Á trên các lĩnh vực hợp

tác kinh tế, an ninh – chính trị và văn hóa – xã hội.

2. Dù chưa thể loại bỏ những bất đồng về vấn đề lịch sử, tranh

chấp chủ quyền với Trung Quốc, Nhật Bản và tìm lời giải cho vấn đề hạt

Page 25: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

23

nhân của CHDCND Triều Tiên nhưng về cơ bản thành công lớn nhất

của ngoại giao Hàn Quốc (1989 - 2010) là kiềm chế đối đầu giữa hai bên

vĩ tuyến 38, củng cố liên kết khu vực và cải thiện quan hệ song phương

với các nước. Theo đó, quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản đã dần bước vào

giai đoạn ổn định, quan hệ Hàn Quốc – Trung Quốc chính thức phát

triển thăng hoa và hai miền Triều Tiên cũng đã trải qua giai đoạn tiếp

xúc ban đầu để cùng đối thoại, hợp tác và tìm kiếm giải pháp cho các

vấn đề an ninh chung. Từ đây, ngoại giao đa phương, xóa bỏ quan hệ đối

ngoại phân cực về kinh tế, an ninh – chính trị và văn hóa – xã hội đã trở

thành nội dung chủ đạo trong chính sách của Hàn Quốc đối với các nước

Đông Bắc Á.

3. Mục tiêu hiện nay của ngoại giao Hàn Quốc là theo đuổi liên

minh chiến lược với Mỹ, tăng cường quan hệ hữu nghị với Nhật Bản mà

không phải hy sinh quan hệ hiện có với Trung Quốc. Tuy nhiên, do tác

động đa chiều của các vấn đề chính trị ở trong và ngoài khu vực, chính

sách tăng cường quan hệ Hàn – Trung trong thời gian tới vừa là định

hướng củng cố hợp tác “song phương”, vừa là nỗ lực tổng hợp của Hàn

Quốc nhằm dung hòa các mối quan hệ “đa phương” bao gồm liên minh

Hàn - Mỹ, quan hệ Trung Quốc - CHDCND Triều Tiên, quan hệ Mỹ -

Trung Quốc cũng như quan hệ nội bộ giữa hai miền Triều Tiên. Do đó,

để đảm bảo hiệu quả chính sách đối với khu vực, Hàn Quốc cũng nên

phân biệt các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, theo đó phi hạt nhân hóa

bán đảo Triều Tiên là mục tiêu không thể đạt được ngay nhưng giảm bớt

căng thẳng và đối đầu giữa hai miền thì lại có thể; khả năng thay đổi ảnh

hưởng và hành vi của các nước lớn (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản) thì

chưa thể nhưng khả năng đóng vai trò “trung gian” hòa giải và điều tiết

quan hệ giữa các bên lại ở trong tầm tay. Đông Bắc Á hôm nay ví như

“nồi áp suất đầy hơi” nên Hàn Quốc cần đóng vai trò của “chiếc van an

toàn” để đưa bớt áp lực dư thừa ra ngoài. Với đặc điểm này, chính sách

khu vực của Hàn Quốc trong những thập niên tới vẫn sẽ coi hòa giải,

hợp tác, đối thoại và cùng phát triển là mục tiêu chiến lược và nhất quán.

4. Là một nước trong khu vực Đông Á, Việt Nam cần giữ mối

quan hệ cân bằng, tranh thủ cơ hội hợp tác, khéo léo xử lý mâu thuẫn giữa

các bên nhưng phải đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu. Thực hiện chính sách

đối ngoại rộng mở, chủ động phát triển quan hệ song phương và đa

phương ở khu vực nhằm thu hút vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật và công

Page 26: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

24

nghệ của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc để tập trung phát triển kinh tế

và giảm bớt sức nóng từ các vấn đề an ninh – chính trị giữa các bên. Việc

tăng cường tìm hiểu, thúc đẩy trao đổi văn hóa - xã hội với Chính phủ và

nhân dân các nước nhằm xây dựng hình ảnh mới của Việt Nam trong thời

kỳ mở cửa, hội nhập; qua đó, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế về

giải quyết vấn đề chủ quyền biển đảo cũng là việc làm vô cùng cần thiết.

Ở khu vực Đông Bắc Á, chính sách hòa giải, hợp tác và phát triển giữa

Hàn Quốc với Nhật Bản, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên nhằm xây

dựng một khu vực hòa bình, ổn định hoàn toàn có lợi cho Việt Nam. Do

đó, Chính phủ cần ủng hộ nguyện vọng thống nhất của nhân dân Triều

Tiên trong khuôn khổ ARF; tranh thủ cơ hội hợp tác phát triển kinh tế với

các nước thông qua ASEM, APEC và cơ chế ASEAN+3.

5. Việc điều chỉnh và xác lập chính sách ngoại giao đối với một

khu vực có nhiều nội tình phức tạp bậc nhất như Đông Bắc Á là điều

không hề đơn giản với cả Hàn Quốc và Việt Nam. Thực tế cũng cho

thấy, khi vấn đề tranh chấp lãnh thổ, bất đồng lịch sử giữa các bên chưa

được giải quyết thì quan hệ giữa Hàn Quốc, Việt Nam với các chủ thể

chính trị còn lại trong khu vực vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro và thách thức

cần phải vượt qua. Chính vì đặc điểm này, sẽ là vội vàng và chủ quan

nếu đưa ra kết luận chính sách của Hàn Quốc đối với các nước Đông

Bắc Á (1989 - 2010) là hoàn toàn thành công hay thất bại. So với Việt

Nam, những vấn đề mà Hàn Quốc vấp phải với Nhật Bản, Trung Quốc,

đặc biệt là CHDCND Triều Tiên còn phức tạp và khó khăn hơn nhiều.

Khi cơ hội phát triển của quốc gia gắn chặt với vận mệnh dân tộc, sự an

nguy của khu vực và uy tín với quốc tế, Hàn Quốc vẫn phải tiếp tục điều

chỉnh và hoàn thiện chính sách của mình để sinh tồn “giữa những người

khổng lồ” và hàn gắn “vết thương chưa liền” từ thời Chiến tranh lạnh.

Điều kỳ diệu là đứng trước vô vàn khó khăn, quốc gia này vẫn một mực

tin tưởng về tương lai tươi sáng của khu vực vì “người Hàn Quốc có

chung một giấc mơ – giấc mơ về một cộng đồng Đông Bắc Á hòa bình

và thịnh vượng… Thời đại của Đông Bắc Á rồi sẽ đơm hoa kết quả và

Hàn Quốc quyết nỗ lực để sớm đạt đến ngày đó”.

Page 27: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Hoàng Thị Minh Hoa, Phan Thị Anh Thư (2013), “Quan hệ thương mại

Hàn Quốc – Nhật Bản (1991 - 2011)”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục,

Trường Đại học Sư phạm – Huế, số 04 (28), tr. 96-105.

2. Phan Thị Anh Thư (2014), “Chính sách “Hòa bình và thịnh vượng” của

Roh Moo Hyun đối với tiến trình hòa giải liên Triều”,Tạp chí Nghiên cứu

Ấn Độ và châu Á, số 06 (19), tr. 45-56.

3. Phan Thị Anh Thư (2014), “Chính sách của Hàn Quốc đối với

CHDCND Triều Tiên thời kỳ Chiến tranh lạnh (1948 - 1989)”, Tạp chí

Khoa học Đại học Huế, chuyên san: Khoa học Xã hội và Nhân văn,

tập 93, số 05, tr. 293-302.

4. Phan Thị Anh Thư (2014), “Chính sách văn hóa - xã hội của Hàn Quốc đối

với CHDCND Triều Tiên”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 08

(21), tr. 30-43.

5. Phan Thị Anh Thư (2014), “Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với

Nhật Bản trong Chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Viện Hàn

lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, số 11 (463), tr. 59-64.

6. Hoàng Thị Minh Hoa, Phan Thị Anh Thư (2015), “Chính sách của Hàn

Quốc đối với Nhật Bản trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao từ 1998 đến

2012”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội

Việt Nam, số 01 (167), tr. 20-28.

7. Phan Thị Anh Thư (2015), “Chính sách của Hàn Quốc đối với Trung

Quốc trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao (1989 – 2010)”, Tạp chí Khoa

học Đại học Huế, chuyên san: Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 102,

số 03, tr. 187-199.

8. Phan Thị Anh Thư (2015), “Nhìn lại chính sách “Tầm nhìn 3000, phi hạt

nhân hóa và mở cửa” của Hàn Quốc đối với CHDCND Triều Tiên”, Tạp

chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, số

04 (170), tr. 3-12.

9. Phan Thị Anh Thư (2015) “Đánh giá chính sách “Ánh dương” của Hàn

Quốc đối với CHDCND Triều Tiên”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á,

Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, số 09 (175), tr. 14-22.

Page 28: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

Hue University

College of Sciences

-----------------

Phan Thi Anh Thu

The Republic of Korea’s Foreign Policy towards

Northeast Asian Countries

(1989 – 2010)

Major: The World History

Code: 62 22 03 11

The summary of Doctoral Dissertation

Hue – 2016

Page 29: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

The dissertation has been completed at:

History Department, College of Sciences, Hue University

Supervisors:

1. Assoc. Prof. Dr. Hoang Van Hien

2. Assoc. Prof. Dr. Hoang Thi Minh Hoa

Examiner 1:

Examiner 2:

Examiner 3:

This dissertation will be examined and evaluated by Hue

University Board of Examiners in Hue city

At: ………..h……… on …../..…/…….

The dissertation can be searched at:

The library of College of Sciences, Hue University

The National library of Vietnam

Page 30: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

1

INTRODUCTION

1. Rationale of the study

In the post Cold War era, the Yalta bipolar world was demolished,

communism collapsed, and the “chessboard” of the world was

fundamentally reorganized. A world with multiple poles was established,

which showed the balanced power among big countries, as opposed to the

United States (the USA), the world’s sole superpower after the Soviet

Union’s collapse. In the new context, countries have moved from

confrontation to conversation, together lived in peace, cooperated,

competed and developed. These characteristics require each country to

quickly adjust its foreign policy to actively and thoroughly integrate with

the world, as well as serve the cause of building and developing itself.

In Northeast Asia, the Republic of Korea (ROK) has been

developing into a strategic partner, contributing to enhancing the whole

region’s cooperation. Since the end of the Cold War, this country’s foreign

policy has been directed towards prioritizing cooperation with Japan, China

and the Democratic People's Republic of Korea (DPRK). The effort and

initial results of ROK show its role and position in regional cooperation.

However, even until the 21st century, Northeast Asia has remained the

number one “problematic region in terms of security” of ROK. To survive,

develop and become a regional leader, ROK has to maintain the country’s

benefits with Japan, China and the nation’s benefits with DPRK. In this

process, overcoming a range of obstacles, such as ideology, contrasting

histories and the war’s memories would be the first step to establish

bilateral and multilateral relationships in this region. However, in reality,

ROK’s first diplomatic step has still been affected by “nationalism”. The

impact of the war’s memories as well as the role as the USA’ army ally

have been profoundly reflected in the ROK’s foreign policy. This poses an

enormous challenge for ROK with role of uniting the nation and region’s

cooperation in Northeast Asia. It is, therefore, important to research on

ROK’s foreign policy towards Northeast Asian countries to identify

international relationships in the context of globalization.

From a comprehensive partner of Vietnam (2001), ROK has

become a strategic one. Hence, the research on ROK is important for both

science and considerable practical significance.

Page 31: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

2

From the mentioned-above reasons, we choose “The Republic of

Korea’s foreign policy towards Northeast Asian countries (1989 – 2010)”

as the doctoral dissertation majoring in world history to contribute to the

study of international relationships in Northeast Asia in general and ROK’s

policy towards this region in particular.

2. Literature review

2.1. Situation of Vietnamese research on the issue

Research could be divided into three following groups:

Group 1: Research on ROK’s role and position in regional

cooperation process in Northeast Asia. Some typical articles include

“Several politics’ and security’s aspects of East Asia” by Ton Khanh Linh

(World Research, 2001); “The reality and prospects of East Asian

economic cooperation” by Tran Ba Khoa (Research on Japan and Northeast

Asia, 2003), etc. In-depth analysis and explanation of ROK’s role and

position through regional cooperation process are covered in two prints,

namely “Major economic development tendencies in Northeast Asia”,

edited by Ngo Xuan Binh, published at Social Sciences Publishing House

in 2007 and “Several basic problems of ASEAN+3 cooperation”, edited by

Nguyen Thu My, published at Social Sciences Publishing House in 2008.

Group 2: Overall and partial research on ROK’s policy towards

Northeast Asian countries since the end of the Cold War. The most typical

research on the overall ROK’s foreign policy in relation with allies and

Northeast Asian political subjects is the book titled “ROK’s relationship with

East Asia since the end of Cold War and Vietnam-ROK relationship”, edited

by Nguyen Hoang Giap, published at National Political Publishing House in

2009. Another study is “Vietnam- ROK relationship in the new context”,

edited by Ngo Xuan Binh, published at Encyclopedia Publishing House in

2012, 35 pages of which are devoted to analyzing and highlighting changes in

ROK’s foreign policy towards Northeast Asian countries in international

context. In addition, there are articles by Vietnam News Agency (VNA) such

as “The balanced foreign policy of ROK” (international reference news,

25/06/2005), “The foreign policy of ROK – practical and focused” (world

news, 21/01/2008) and “Globalization and economic foreign policy of ROK in

1990s” by Tran Thi Duyen (Research on Northeast Asia, volume 5, 2008). All

of these specialize in ROK’s policy towards regional countries to clarify two

Page 32: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

3

major points, namely “diplomacy for regional stability” and “diplomacy to

gain the world’s support”.

Group 3: Studies on ROK's effect, influence and judgment,

evaluation of Northeast Asian nations after the Cold War. This matter has

been reflected on the articles on VNA by political-social commentators,

and acknowledged by Vietnamese scholars: "ROK's diplomatic campaign -

Challenge of both Pyongyang and Washington" (international reference

news, 1/17/2002); “South Korea’s Foreign Policies under Lee MyungBak

dynasty” (international reference news; 1/19/2008); “Storms in inter-

Korean relations since Lee Myung Bak’s being in power” by Tran Thi

Nhung (Northeast Asian Research Journal, volume 12, 2008)… Noticeably,

reference material number 12 – 2007 of VNA reserved a monograph on

“South Korean Foreign Policies” to analyze this country’s foreign policies

in the correlation of Northeast Asian geo-politic.

2.2. Situation of foreign reseach on the issue

The studies can be divided into 3 main groups:

Group 1: Studies on the overall of ROK’s foreign policies. Firstly,

the studies collected in form of general history: “Korea’ Place in the Sun: A

Modern History” of Cumings, Bruces (New York: Norton, 2005);

“Everlasting Flower: A History of Korea” of Keith Pratt (Reaktion Book,

2007)… Among them, the most typical one is “Understanding Korean

Politics – An Introduction” (2001) by co-authors Soong HoomKil and

Chung In Moon (New York University, Albany) with the relatively

sufficient replay of historical and political grounds, foreign policies and

racial unification policies of South Korea post-Cold War.

Group 2: Studies on South Korean foreign policies toward

Northeast Asian nations. The studies of Choong Nam Kim: “The Roh

Moon Hyun Government’s Policy toward North Korea” (East-West Center

Working Papers, 2005); Gilbert Rozman, In Taek Hyun, Shin Wha Lee:

“South Korean Strategic Thought toward Asia” (2008), etc. considering

effecting factors, formational circumstance of South Korean policies on the

ground of nuclear issue and results of regional order establishment. The

work of Kim Hosup” “Evaluation of President Roh Moo Hyun’s Policy

toward Japan” (Korea Focus, 2005); Sukhee Han: “From Engagement to

Hedging: South Korea’s New China Policy” (The Korean Journal of

Page 33: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

4

Defense Analysis, 2008)… clearly states the success and drawbacks of the

policy and deciphers powerful countries’ strategic benefits joining Korea in

regional cooperation process. Besides, there are studies of Western

scholars: Dlynn Faith Armstrong: “South Korea’s Foreign Policy in the

Post – Cold War Era: A Middle Power Perspective” (1997); Scott Snyder:

“Lee MyungBak and the Future of Sino-South Korean Relations” (2008),

etc. These are all written about South Korea itself or about the regional

cooperation process, in which mentioned the possibility and prospect of

Korea and Northeast Asian nations’ association.

Group 3: Studies on private and common consequences of South

Korean policies toward Northeast Asian nations. Analyzing the common

consequences of the policy (enhancing the role and position of South Korea

and increase regional cooperation) is that of Kim Choong Nam: “The

Sunshine Policy and Its Impact on South Korea’s Relations with Major

Powers” (Korean Observer, 2004); Lytton L. Guimaras: “South Korea’s

Foreign and Security Policies and the Process of East Asia Integration”

(2010)… Whereas the author group Seongho Sheen: “Japan-South Korea

Relations: Slowly Lifting the Burden of History” (Asia-Pacific Center for

Security Studies, 2003) and Francoise Nicolas with “The Changing

Economic Relations between China and Korea: Patterns, Trends and Policy

Implications” (The Journal of the Korean Economy, 2009), etc. focuses on

studying the private consequences of South Korean foreign policies

(intensifying cooperation, developing the relations with Japan, China and

North Korea).

Through presenting the research states of South Korean policies

toward Northeast Asian nations, we have drawn three remarks: firstly, there

is almost no comprehensive and systematic study on South Korea’s

policies, especially in view of history. Secondly, these works only choose

some short periods or individual aspects to study. Thirdly, there is quite a

great amount of matter related to the study that has not been identified

thoroughly and needs further examination such as the policy’s foundation;

reasons for its success and limitations, etc. Nevertheless, the above listed

studies have helped this study’s author to initially form the idea, establish

the content and choose the operating method efficienly.

3. Purpose and research tasks

Page 34: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

5

3.1. Purpose

This study is carried out to restore and analyze ROK’s foreign

policy towards Northeast Asian countries from 1989 to 2010 in a

systematic and thorough way.

3.2. Specific research tasks

To achieve the mentioned-above purpose, the following basic tasks

are performed:

Firstly, the foundation of ROK’s foreign policy towards Northeast

Asian countries (1989 – 2010) is presented with a general analysis of the

ROK’s policy (1948 – 1989) (from the establishment of the ROK to the end

of the Cold War). Changes in the post-Cold War international, regional of

national context are at the same time highlighted.

Secondly, major aspects of the ROK’s foreign policy towards

Northeast Asian countries in the period from 1989 t0 2010 are identified

and analyzed. Through these points, the policy’s strategic adjustments in

terms of bilateral cooperation are presented.

Thirdly, similarities and differences in the ROK’s policy towards

Japan, China and DPRK are pointed out. Results and limitations of the

policy are considered and assessed. Based on these points, experience

lessons in adjusting foreign policy for Vietnam and ROK are summarized.

4. The subject and scope of the study

4.1. The subject of the study

The ROK’s policy towards Northeast Asian countries in three

major relationships, which are security and politics, economy as well as

culture and society (1989 - 2010)

4.2. The scope of the study

In terms of space, the research focuses on ROK’s policy towards

Japan, China and DPRK. Besides, to make the research more

comprehensive, some relevant subjects are also moderately mentioned

(comparison and reference) to attain the comprehensiveness of the matter.

In terms of time, the research concentrates ROK’s policy towards

the Northeast Asian countries from 1989 to 2010. Although the Cold War

was announced to end in 1989 and actually ended after Soviet Union’s

collapse in 1991, relevant events in the pre-Cold War era as well as those in

two years 1989 and 1991 are still analyzed to ensure the logic of the matter.

Page 35: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

6

5. Material source and research method

5.1. Material source

Four following groups of materials are collected and manipulated:

[1] Materials of the ROK’s government and departments as well as those of

researchers on East Asia. [2] Textbooks, monographs and reference books

by Vietnamese or foreign scholars. [3] Research by Korean or foreign

authors; prestigious American newspapers; ROK’s media agency; Japan’s

and DPRK’s press agency [4] Vietnamese doctoral dissertations and master

thesis. Materials found on the Internet.

5.2. Research method

In terms of methodology, methodology of Marxism – Leninism,

Ho Chi Minh thought, Communist Party of Vietnam’s perspectives on

international matters is uniformly used to consider and assess ROK’s policy

towards Northeast Asia.

In terms of research method, we mainly use historical and logical

methods as well as their combination in this historical research. Besides,

some interdisciplinary science methods of International relations,

International Economic Relations, Geo-politics major, etc, such as analysis,

integration, comparison, statistic, scientific prediction are manipulated

when each particular aspect is considered to accurately acknowledge and

assess the matter.

6. Significance of the study

6.1. In terms of science

Firstly, the study is the first scientific research on ROK’s foreign

policy towards Northeast Asian countries (1989 – 2010) in a detailed,

thorough and systematic way in Vietnam, which contributes to fill the gap

in research on ROK’s foreign policy in the modern context.

Secondly, some judgments about ROK’s policy in the mentioned

period (especially results and limitations of the policies) are drawn from the

study.

Thirdly, directions of ROK’s foreign policy from the late 20th to the

early 21st century are realized. Based on these points, some problems posed

for ROK are identified and Vietnam in international relationships is related.

6.2. In terms of practical significance

Page 36: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

7

The study can be used as reference, research and teaching material

for undergraduates and graduates majoring in World History, International

Relations, International Studies, Oriental studies or those who are interested

in this subject. The results of the study, to some extent, can provide

valuable information for researchers, Vietnamese policy-makers in

diplomacy so that relationships between Vietnam and other countries in the

region or the world can be reinforced.

7. Outline of the study:

In addition to the Introduction, Conclusion, References and

Appendix, the dissertation also includes:

Chapter 1. The foundation of the Republic of Korea’s foreign

policy towards Northeast Asian countries (1989 – 2010)

Chapter 2. Major contents of the Republic of Korea’s foreign

policy towards Northeast Asian countries (1989 – 2010)

Chapter 3. Comments on the Republic of Korea’s foreign

policy towards Northeast Asian countries (1989 – 2010).

CHAPTER 1

THE FOUNDATION OF THE REPUBLIC OF KOREA’S FOREIGN

POLICY TOWARDS NORTHEAST ASIAN COUNTRIES

(1989 - 2010)

1.1. The historical elements: The Republic of Korea’s foreign

policy towards Northeast Asian countries (1948 - 1989)

1.1.1. Towards Japan

In the first years after the World War II, it was the memories about

the period of time when Japan occupied the Democratic People's Republic

of Korea’s peninsula from 1910 to 1945 that strongly promoted the

movements of Republic of Korea’s stratum against Japan. After the Mutual

Defense Treaty was signed in 1953, the United States “oriented” that the

ROK should improve the relationship with Japan. Being forced to be in the

relations with America and Japan, which created “the troika”, the ROK

chose to carry out the “ambivalence of the foreign policy” in 1950, in

which the ROK was relating to the neighbor countries in one hand, and

keeping alert them on the other hand. No sooner had Park Chung-hee

assumed power in 1961 than he shifted the ROK’s foreign policy focus

Page 37: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

8

from the Democratic People's Republic of Korea to Japan. Since October,

1961, bilateral negotiations have been resumed, which created a firm

foundation for signing the “Basic Relation Treaty” on June, 22nd

1965

whereby the diplomatic relations between the two countries was officially

established. It was Park Chung-hee who introduced the pro-Japanese policy

in the early 1960s.

In the 80s of the 20th century, Chun Doo Hwan carried out the

pluralism in foreign policy, enhanced exchanging with nontraditional

partners who considered the relationship with Japan fundamental. The first

visit the ROK of Japanese Prime Minister, Yasuhiro Nakasone in 1983

acknowledged Seoul’s cooperative attitude. However, the Japanese

government’s declaring its sovereignty over the Liancourt Archipelago

(Dokdo or Takeshima) made this “conciliatory” atmosphere only remain

until the early 90s. By the time the Cold War was ended, the ROK-Japan

relation continued remaining “in sight, out of mind” since they could not

meet an agreement in solving contrarieties.

1.1.2. Towards China

It was the foundation of the two modes of state, capitalism in the

ROK in 1948 and socialism in China in 1949 that caused the fierce

confrontation in ideology between two countries. China supported the

Democratic People's Republic of Korea and contested the ROK

government’s existence as well as utilized the revolutionary socialism to

“communize” the South. In 70s of the 20th century, China established

diplomatic relation with Japan in 1972 and with America in 1979, but did

not conduct the “two Koreas” policy. Similarly, the ROK was unable to

recommend any policies in order to remove obstacles with the neighbor

countries since it could not appeal China to leave its closed alliance with

Pyongyang. In the early of the 20th century, the ROK forced to use a policy

of improving relations with China to adjust its thinking about the Cold War.

However, the actual contact of two governments has only been carried out

since 1983 as a result of the ROK’s aid when a Chinese civil aircraft was

kidnapped and forced to land immediately at the Seoul airport. Since then,

Deng Xiaoping has supported the cultural exchanging activities between

two countries. In April 1984, a Beijing Athletes Group came to Seoul to

participate in the 8th Asian Basketball Champion. This event made a trigger

Page 38: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

9

for submits and international platforms in which the authorities of two

countries had more friendly and opening meetings as well as contacting.

1.1.3. Towards the Democratic People's Republic of Korea

Thanks to America’s support, the ROK has been recognized as the

only government in the Korean Peninsula by the United Nation since its

establishment. This had a great impact on shaping the South’s oppositional

psychology as well as rigid and extreme foreign policies for the purpose of

taking back the “lost territory”. The “proceed- North” policy, declared by

Korean Secretary, Chang Teak Sang on October 8th, 1948, was an evident

for their political determination. The crucial purpose of that policy was to

“eliminate the direct threat caused by the North Communist Forces”.

Because of turbulent society and the risk of decline, the ROK was obliged

to adjust the “proceed- North” policy (1948-1953) and applied a new one,

called “Proceed- North and unification”, which was twice as rigid and

extreme as the former. The new policy was announced in front of the

Congress on July, 14th 1954 with a determination to “build a unified liberal

democratic and independent country as soon as possible by dislodging

China from the ROK’s territory and eradicating the Northern clique.”

Under a great pressure of the “Mutual Defense Treaty” (1953) by which the

ROK had to commit not to using military force or threatening using force in

international relation, Syngman Rhee’s North Korea unification policy

turned into impossible. Realizing the hopeless effort in “reuniting” the two

Koreas, President Park Chung-hee laid down as policy with the aim of

“first building the country, then implementing reuniting”, in which

“Economic-First Policy” is considered as the focus. When the North

Korean Military arrested the American navy ship, Pueblo, and failed to

assassinate Park Chung-hee, the South changed the “Economic-First

Policy” into “Combine Economy and Military” for the purpose of

“constructing and fighting” at the same time. After the conversation

between America and Soviet as well as the announcement of the “Shanghai

Communiqué” (1972), which helped America and China worked towards

the normalization of their relations, the ROK “interfered the Democratic

People's Republic of Korea hectically and endorsed the existence of two

independent parallel political entities in the Korean Peninsula” according to

Page 39: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

10

the “Special Foreign Policy Statement Regarding Peace and Unification”

announced by Park Chung-hee on June 23rd

,1973.

Inheriting the former’s astute practical diplomatic thinking, the

elected president in 1980, Chun Doo Hwan insisted using conversation to

unify the country. By declaring the “Unification Formula for Harmony and

Democracy” or the so-called the “Formula for National Reconciliation and

Democratic Unification” (1982), Chun Doo Hwan appealed to end the

“abnormal relations” between two sides based on enhancing regular

meetings as well as expanding the scope of exchange and cooperation.

However, the ROK’s main obstacles at that time were the North’s request

for the South’s ending its military allying with America and cancelled the

national security law. That was the reason why the choice between

confrontation or conversation solution was lasted until the late 80s.

All in all, at the request of complex and multidimensional

movements of regional security situation, developing the relations with

Japan and China as well as reuniting with the Democratic People's Republic

of Korea were the objectives the ROK pursued, which was showed in

diplomatic policies in the early 21st century.

1.2. International, regional and domestic context after the

Cold War

1.2.1. International and regional context and the changes in

thinking strategy of powerful countries

1.2.1.1. International and regional context

The world could witness a considerable change in concept and

feature of global exchanges after the Cold War, in which interdependence,

cooperation and permeation in terms of economic trends became the chief

concept. With complex internal situation in Northeast Asia, the outstanding

features are coexistence, cooperation, reform, fight and domination,

developing among socio-political institutions of capitalism and socialism.

However, the warming of East-West relations on the basis of “thawing” of

the Cold War made countries in the region and beyond gradually regulated

conflicts in terms of ideology as well as adjusted the foreign policy aimed

at protecting national benefits.

1.2.1.2. The changes in thinking strategy of the powerful countries

Page 40: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

11

At the request of political dialogue and integration trends after the

Cold War, America began to enhance contacts, improve the relation with

the Democratic People's Republic of Korea and arrange agreement

benefiting the reconciliation process of the ROK. Japan also increased

political dialogues with Pyongyang in order to warrant the “double-

advantages”: national security and regional peace. China made attempt to

cultivate ties with America and Japan, aimed at dealing with the disputes

over territory with Taiwan, and proactively approached the ROK for its

urgent requirements for capital and technology in economic development.

1.2.2. The socio-economic situation and the ROK’s demand for

regional cohesion.

1.2.2.1. The ROK’s socio-economic situation

After accomplishing the industrialization, the ROK kept up with

development of new industrial countries (NICs) as one of four “Asian

Tigers”. It also joined the Organization for Economic Co-operation and

Development of developed countries in 1996. The economic power of a

new industrial nation drew and persuaded Russia and China to “associate”

with their rival belonging to the “Third World” by capital aid and

technology support. The picture of a “new ROK”, which is democratic,

opening and friendly, was created by the ROK government in order to

strengthen bilateral friendship with nations having different political

institutions.

1.2.2.2. The ROK’s demand for regional cohesion

When conciliatory trend reached the peak, the ROK prioritized

improving relation with the Democratic People’s Republic of Korea in the

regional policy to pave the way for national reconciliation process. The

ROK remained still dependent on Japan so that it could complement

shortages of technique, production methods and enlisted the support of its

alliances in settling disagreements in relation with the Democratic People’s

Republic of Korea. Also, it should build a strategic relationship with China

to remain national benefits (increase the national profile) and national

interest (unify the Korean Peninsula).

1.2.3. The ROK’s policy-oriented adjudication

The various, complex Northeast Asia’s political field forced the

ROK to prioritize this region in its foreign strategy. Basically, the ROK’s

Page 41: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

12

foreign policy will focus on three major issues. Firstly, resolve nuclear

issue on the Korean Peninsula actively, promote national reconciliation

process, and end the division between two Koreas. Secondly, enhance

economic, socio-cultural collaboration but keep alert to political and

security issues with Japan. Thirdly, consolidate and develop friendly and

strategic relation with China. Especially, since the conciliation period in the

international relations, the ROK has always made an effort to last peace and

prosperity in Northeast Asia, which was initiated by its adjusting

diplomatic policy in order to meliorate and strengthen the relations with

Japan, China and the Democratic People’s Republic of Korea on basic

cooperative fields of social life.

CHAPTER 2

MAJOR CONTENTS OF THE REPUBLIC OF KOREA’S FOREIGN

POLICY TOWARDS NORTHEAST ASIAN COUNTRIES

(1989 – 2010)

1. In the field of security - politics

1.1. For Japan

By the end of the 80s of the twentieth century, a wave of opposition to

Japanese in the ROK still had not subsided. Therefore, the "Northern State"

diplomatic policy of Roh Tae Woo government remained focused more on

improving inter-Korean relations than promoting links with Japan. In 1994,

Kim Young Sam introduced the "four-sided" diplomatic policy (or the policy

of "diplomatic quartet powers") to maintain the alliance with the US, Japan and

develop friendly relations with Russia, China. However, when China reached

the peak period of development and Chinese – Japanese relation began to

deteriorate from the mid 90s of the twentieth century, Kim Young Sam

declared the "anti-Japan" policy. In the hope of ending the policy crisis with

Japan for 33 years (1965-1998), the successor Kim Dae Jung organized the

summit meeting with Prime Minister Keizo Obuchi and issued the "Joint

Declaration on new Korean– Japanese working relationships in the XXI

century". Being determined to build "the era of Northeast Asia in the XXI

century" with a structural role of the ROK and Japan, in June 2003, Roh Moo

Hyun also started presidency by participating in the Summit Conferencein

Tokyo. However, after Shimane District (Japan) had passed the edict

Page 42: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

13

considering February, 22nd

"Takeshima" day, the ROK alaunched a "diplomatic

war" and announced the "Roh Moo Hyunism" in order to "strongly respond to

the dispute over Dokdo and the conspiracy to justify the colonial invasion in

the past". The implementation of a bipolar policy: Both respecting the spirit of

strategic alliance and maintaining Roh Moo Hyun’s perspective in causing

historical disagreement with Japan completely stopped when President Lee

Myung Bak declared: "Will implement a pragmatic foreign policy,

strengthening alliance ties with the US and developing relations with Japan"

(Inaugural Address, February, 25th, 2008). Thanks to being loyal to the

tolerance and cooperation solution, Lee Myung Bak helped both countries

confidently stepped over the first decade of the XXI century as security allies

and economic, cultural and social exchange partners in the area.

1.2. For China

In the late 80s of the twentieth century, President Roh Tae Woo

established the "Northern State" diplomatic policy with the main content of

improving relations with socialist countries. As a result, the ROK

succeeded in accelerating the normalization of relations with China

(August, 24th, 1992). Then, the greatest stride that the ROK made was the

accomplishments in promoting "cooperative partnership" with China after

six years of cordial neighborly relations (1992-1998). In the very Joint

Declaration (1998), Kim Dae Jung supported the "One-China" policy and

regarded Taiwan as an inseparable part of Chinese territory. This policy

continued to be inherited by the successor Roh Moo Hyun through efforts

to upgrade bilateral relations with China into “comprehensively cooperative

partners” since 2003. After taking office, President Lee Myung Bak strived

to improve Korean–Chinese relations. In the Joint Declaration (2008), Lee

Myung Bak elevated bilateral ties to "strategic cooperative partners" and

affirmed the ROK being loyal to "One-China" policy. Thanks to the

achievements in foreign policy, the ROK not only developed bilateral

relations but also actively cooperated with China to denuclearize the

Korean Peninsula and maintain security and stability in Northeast Asia.

1.3. For The Democratic People’s Republic of Korea

Warming-up signs of international relations arethe "golden time"

for the ROK to determine the national reconciliation policy. In his very

inaugural address (1988), President Roh Tae Woo announced: "Will

Page 43: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

14

vigorously promote foreign policy towards the North". This spirit of

cooperation paved the way for the signing of the "North - South Basic

Agreement" (December, 13th, 1991). On the basis of the "Northern State”

diplomatic policy, President Kim Young Sam continued peaceful dialogues

with the Democratic People’s Republic of Korea (DPRK) by the "New”

diplomaticpolicy with five basic characteristics of external activities:

Globalization; diversification; cultural pluralism; regional cooperation and

future orientation. However, when the DPRK made public its intention of

betraying the Joint Statement on denuclearization of the Korean Peninsula

(1992) and unilaterally withdrawing from the Treaty on the Non-

Proliferation of Nuclear Weapons - NPT (1993), Kim Young Sam was

rushed politicizing the foreign policy (reinforcing intervention policy,

warning the risk of war and breaking ties), pushing the national

reconciliation process to a standstill. To overcome the limitations of the

previous policy, President Kim Dae Jung introduced "Sunshine" foreign

policy (1998), focusing on economic exchange and social aid activities to

first work towards the goal of national reconciliation. Thereby, the ROK

successfully held the first inter-Korean Summit Conference ever in the

history and signed the "North - South Joint Declaration" (June, 2000). In

2003, Roh Moo Hyun’s "peace and prosperity" policy was announced in his

inaugural address, confirming the sustained "Sunshine" policy in the hope

of "turning the Korean Peninsula into the message broadcaster of peace,

connecting the vast Asian – Western lands with Pacific". In October, 2007,

Roh Moo Hyun held the second Summit Conference and signed the

"Declaration on inter-Korean relations development, peace and prosperity,"

asserting "peace and stability on the peninsula is the action goal in the

policy for the DPRK". However, after gaining power (2008), Lee Myung

Bak replaced "unilaterally appeasing" diplomatic strategies with the

"pragmatically diplomatic" policy to promote conditional cooperation with

the DPRK. The new policy "Vision 3000, denuclearization and opening up"

carried out integrated missions: "Denuclearization" (resolving the nuclear

issue) and "opening up" (helping the North build relationship with the USA

and Japan). Most importantly, the ROK committed to raise the average

income per capitafor the DPRK orea from 500 USD to 3000 USD in 10

year’s time with the precondition that this country must abandon its nuclear

Page 44: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

15

weapons and opening up the economy. In response, the DPRK unilaterally

cancelled military and political agreements with the ROK (2009) and

caused the shipwreck of the Cheonan navy as well as the artillery attack in

Yeonpyeong border (2010).

The maintenance of a peace mechanism between the two Koreas

(1989-2010) underwent many changes. Although there were improvements

(under the reign of Roh Tae Woo, Kim Dae Jung, Roh Moo Hyun) and

setbacks (under the reign of Kim Young Sam, Lee Myung Bak), policies of

the ROK were still stimulating and motivating for both sides to encourage

dialogues for peace, reconciliation and cooperation in the first decade of the

XXI century.

2. On the economic field

2.1. For Japan

* On trade

Since the early 90s of the twentieth century, President Roh Tae

Woo had launched the "New Economic Development" policy to expand

relations with non-traditional partners. This solution created the trade

"triad" Korean - China – Russia, balancing with the economic triangle the

ROK - US - Japan. Kim Young Sam government (1993) also came up with

another synchronization solution to redress the trade deficit with Japan:

"restriction on imports of goods" policy. After the Asian financial –

currency crisis (1997), President Kim Dae Jung made the "Action Plan for

the new partnership Japan – ROK in the twenty-first century". Accordingly,

the ROK: [1] studied the feasibility of the bilateral free trade agreement

with Japan; [2] repealed the "multilateral imports" policy (the tool for

cutting down trade deficit under the reign of Kim Young Sam); [3]

promoted the advent of Japanese - Korean free trade Forum. Since 2003,

economic policies of the ROK had been reflected through its commitment

to promote trade and cement ties under the "Japanese – Korean Economic

Partnership Agreement" (EPA) and "Japanese - Korean Joint Declaration".

In relation to the previous administration, Lee Myung Bak had initially

made public the objectives of "global diplomacy" and "pragmatic

relationship" policies to better cooperate with Japan on the basis of

economic benefits. Thereby, regarding obtained commercial cooperation

Page 45: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

16

results as being "nuclear" to develop the partnership between the two

countries in the XXI century.

* On investment

Since 1998, the ROK had achieved real progress in attracting

FDI from Japan and developing its own FDI. In particular, President

Kim Dae Jung was the one to advocate trade balance through the

investment developmental policy. After releasing a joint statement:

"Building a Japanese - Korean collaborative platform heading for an era

of peace and prosperity in Northeast Asia", the ROK pledged to expand

investment activities with Japan by seeking cooperative opportunities

through the signing of the Bilateral Investment Agreement; and the

acceleration of the introduction of this Agreement. In the period 2008 -

2010, with the introduction of "pragmatism" in economic policies,

particularly the promotion of investment with Japan to regulate the trade

balance, enterprises of the ROK boldly put their capital outwards to

expand production.

2.2. For China

* On trade

With the policy of taking economic gains to "pave the way" for

diplomacy, President Roh Tae Woo persuaded Dang Tieu Binh to establish

trade relations with the ROK through the "Northern State” diplomatic

policy. After establishing relations (1992), bilateral trade volume increased

more than 20% per year and exceeded $ 40 billion in 2002. China even

over shadowed the United States, becoming the ROK’s biggest trade

partner (2003). During his tenure, Lee Myung Park regarded improving

relations with China and upgrading the results of economic cooperation

between two countries as a top priority in his foreign policies. Thanks to

the consistent implementation of three basic contents in economic policies

(promoting trade turnover, maintaining the balance of export - import and

promoting the signing of AFTA) for over two decades, the ROK found its

biggest trading partner, largest export market andmost regular importers

with the source of highest trade surplus. This was an important prerequisite

for the ROK to continue strengthening the strategic cooperation partnership

with China in the twenty-first century.

* On investment

Page 46: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

17

After both countries had signed the investment protection

Agreement (September, 30th, 1992), companies from the ROK viewed

China as a destination for foreign investment. In the period 1998 – 2003,

the ROK aim plemented policies to encourage labour intensive industries to

invest outwards to stimulate the development of new industries and

accelerating the employment upgrading process. Thus, China replaced the

US as the number - one destination for the ROK’s investment in 2000s.

With the capital of the ROK’s FDI in China being 28.8 billion USD (2003-

2010), commercial and production networks of the two economies were

expanded; bilateral relations also improved.

2.3. For The Democratic People’s Republic of Korea

* On trade

When the ROK’s President Roh Tae Woo unilaterally issued the

"Special Declaration on a sovereign, united and prosperous nation" (July,

7th, 1988) with the policy of "inter-Korean opening trade, considering this

domestic trade within ethnic communities," indirect trade (through a third

country) between two parties began to form. Inter-Korean trade cooperation

began to continuously increase and stabilized since President Kim Dae

Jung carried out "Sunshine" policy with the motto of reconciliation and

cooperation with the DPRK. The logic of this policy is through trade

cooperation process, the two regions can build trust and reduce military

confrontation in the final battle lines of the Cold War. Since 2003, the ROK

launched 9-point Statement on inter-Korean cooperative promotion with

the content of "rapidly transforming transaction and goods processing

forms between the two regions from indirect to direct". However, due to the

adjustment of the ROK’s policies in early 2008 as well as the integration of

politics and economy and "politics comes first, economy follows," inter-

Korean trade volume began to move downward. However, by the end of

2010, the total two-way trade turnover still reached 1,912 million.

* On investment

In the two-sided investment cooperation, the Kaesong Industrial

Complex, the Kumkang mountain resort project and inter-Korean roads

restoring project were considered the most typical ones. These projects

were referred to as the "trump card" in "Sunshine” policy to maintain peace

on the Korean Peninsula by compromise solutions, focusing on helping

Page 47: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

18

economically but still strongly affected to the North’s mindset of opening

up and reforming the economy.

2.3. In the field of culture, society

2.3.1. For Japan

In the early 90s of the twentieth century, due to the need to promote

regional relations, the ROK began limited access to television, music and

movies from Japan. However, this "conservativeness" only really reduced

when President Kim Dae Jung opposed the "xenophobia" cultural

perspective of the predecessor generations and declared "open-door" policy

for Japanese culture. In 2003, the ROK reaffirmed: "Continue to follow the

open-door policy for Japanese culture by maintaining physical exchange

activities, youth exchange activities and meeting with leaders at all levels".

Based on the "pragmatic diplomacy" policy, since 2008, Lee Myung Bak

no longer confronted directly with Japan on the issue of history textbooks

and territorial disputes; otherwise, enhancing cultural exchanges and social

contacts to limit the dominance of nationalism with the aim of developing

bilateral relations.

2.3.2. For China

During a visit to China by Kim Young Sam, the ROK signed the

"Agreement on Korean - Chinese cultural cooperation" (1994). This was

the first diplomatic document between the two sides since the Cold War to

include the content of orienting policies as well as encouraging exchanges

and cooperation on non-political fields. In 2003, the ROK agreed to

promote friendly neighborly relations on the basis of viewing China as an

important partner in political, economic and cultural cooperation; at the

same time as the "starting point" of the "Korean wave" (Hallyu) in East

Asia. This was the basic content of the ROK’s cultural – social policy. With

a view to bringing the country to the top 5 in the world’s cultural industries,

Lee Myung Bak was striving to turn the ROK into the "Eastern Hollywood"

and initially developed the "Hallyu-wood" brand in China. He also

confirmed the "expansion policy of youth exchange activities in order to

enhance mutual understanding and strengthen cordial friendships with

Chinese Government and People."

2.3.3. For The Democratic People’s Republic of Korea

Page 48: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

19

The ROK did step by step adjust the cultural – social policies with

the DPRK by implementing the three basic parallel contents: Humanitarian

aid, separated families reunion and cultural exchange in the form of close

approaches and on nationalism stance. Accordingly, President Roh Tae

Woo was the "pioneer" to launch cooperation programs in this field with

the DPRK by a declaration on July, 7th, 1988. Cultural - social policies of

the ROK did actually become fruitful during Kim Dae Jung’s reign

(through the "Joint Declaration of the inter-Korean Summit Conference",

2000) and Roh (through the "Two-sided Cultural exchange treaty", 2003

and the "Declaration on the Advancement of inter-Korean relations, peace

and prosperity", 2007). This indicated a major change in terms of the

ROK’s awareness to defuse ethnic wounds for over half a century.

CHAPTER 3

COMMENTS ON THE REPUBLIC OF KOREA’S FOREIGN

POLICY TOWARDS NORTHEAST ASIAN COUNTRIES

(1989-2010)

3.1. The similarities and differences in the ROK's policy toward

Japan, China and the DPRK (1989 - 2010)

3.1.1. Similarities

First, the Northeast Asia region, including Japan, China and the

DPRK, is a focus in policy adjustment of the ROK after the Cold War.

Second, the ROK's policy toward Japan, China and the DPRK is a

part of the overall policy of national unity and regional connectivity after

the Cold War.

Third, the ROK's policy toward Japan, China and the DPRK has its

duality: Interdependent and cooperative, and at the same time, competitive

and constraining during coexistence and development.

3.1.2. Differences

Due to the nature of the bilateral relationship between two

separated regions, the ROK's policy toward the DPRK is not a normal

“foreign policy” but rather is a “special relationship” with the other half of

a previously unified nation. Since its foundation in 1948, the ROK has

“turned to the north” and considered national reunification (even by force)

Page 49: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

20

to be the first task in policy in the area. Early after the Cold War, the policy

objectives of the ROK, whether were denuclearization or were peaceful

existence, were focused mainly on the DPRK. Meanwhile, relations with

Japan and China were overlooked. Until the late 1980s, the ROK has yet to

establish a specific policy to improve and develop “direct relationship”

with Japan and China as two independent political entities without through

the “prism” of the DPRK policy.

From late 1990s to now, apart from the mission of reconciliation

with the DPRK, the ROK has begun to gain strides on the road to building

friendship with China as well as to strengthening strategic alliance with

Japan on the basic areas of cooperation: Security - political, economic and

cultural - social. However, compared to the relation with China, the ROK’s

relation with Japan is being “eroded” under the influence of the ROK’s

foreign policy. As the influence of Japan is no longer like before and the

ROK’s trade deficit with Japan is prolonged, China has become the

strategic cooperative partnership in the role of the ROK’s first economic

partner (the country brings the biggest amount of trade surplus for the

ROK) and is also the country holding the key to the nuclear issue of the

DPRK. Though born much later than the ROK - Japan alliance, “strategic

cooperation partners the ROK - China” is still a practical option of the

ROK’s diplomacy in order to maintain economic and political benefits and

to turn the target of national unity in the XXI century into reality.

3.2. Some achievements and shortcomings of the Republic of

Korea's policy toward the countries of Northeast Asia (1989 - 2010)

3.2.1. Achievements

3.2.1.1. Contribute to promoting the advent of the peaceful

resolutions about the nuclear issue of the DPRK.

3.2.1.2. Promote major areas of cooperation; gradually improve

relations between countries and increase regional links.

3.2.1.3. Enhance the role and international position of the Republic

of Korea.

3.2.2. Basic shortcomings

3.2.2.1. Not very stable and radical, lack of transparency and show

much ambition in policy towards the DPRK.

Page 50: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

21

3.2.2.2. Depend mainly on the political views of the ruling

president in regional policy.

3.2.2.3. The Republic of Korea's policy still highlights the feature

of being “hot” in terms of economics, cultures and society - but “cold” in

terms of security and politics.

3.3. Lessons Learned

3.3.1. For the Republic of Korea

Firstly, reach a balance in policy toward the DPRK. Specifically:

[1] The ROK needs to achieve a balance between unification policy

and policy toward the DPRK. [2] The ROK needs to achieve a balance

between economic strength and political trust. [3] The ROK needs to achieve a

balance between deterrent and conciliatory approach to the DPRK.

Secondly, implement “neutral” and “multilateral” foreign policies

for countries in the region. Specifically:

[1] The ROK’s foreign policy needs to be more “neutral” in

relation within the area. [2] Maintain multilateral relations in Northeast

Asia. [3] Diversify the agenda of the region.

Thirdly, the ROK needs to separate economic development policy

from security - political cooperation.

Fourthly, promote a policy of “public diplomacy” in the field of

culture – society.

Fifthly, strengthen and increase its soft power in policy toward the region.

3.3.2. For Vietnam

First, implement an open and balanced foreign policy with the

Northeast Asia area in fields among which economics plays a central role.

Second, strengthen cooperation and policy coordination in

multilateral forums, regional and international, such as East Asia

Cooperation, ARF, APEC, ASEAN + 3 and ASEM in order to promote

solidarity, cooperation, development and to solve regional problems.

Third, Vietnam needs to have prudent foreign policy in solving

maritime disputes and constructing trusted relationship between Vietnam with

other partner countries in the region to improve the position of the country.

Page 51: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

22

CONCLUSION

1. Due to the ROK’s location in the center of the Korean peninsula

and Northeast Asian region, the foreign policy of the ROK over the past

two decades has absolutely bet on a balance of between power, reducing

confrontation between nations, national mediation - reconciliation and

regional integration. During the Cold War, the consistent approach

throughout the ROK's policy in the region is to ally with Japan, to maintain

confrontational, hostile relation to China and, and to merge with the DPRK

even by force. This is the result of the Eastern-Western conflict, anti-

communist views of Syng Man Rhee and the American - Korean Mutual

Defense Treaty since the early 1950s. Containment and isolation policies

have become the biggest obstacle in relations between the ROK and Japan,

China and the DPRK. After the Cold War, a new era in international

relations began when the confrontation between two economic political

systems of the world ended and the Korean peninsula became warmer.

Under the impact of the objective factors (the trend of regional integration,

the strategic change of major countries on Korean peninsula) and subjective

factors (the situation of economical-social development in the country and

the need of national cohesion to the region), Korea has actively adjusted its

foreign policy to promptly direct its relations with Northeast Asia in the

fields of economic, security - political and cultural - social cooperation.

2. Although the elimination of disagreements over historical issues,

territorial disputes with China, Japan and a solution to the nuclear issue of the

DPRK have not been achieved, the biggest success of the ROK’s diplomacy

(1989 - 2010) is to curb confrontation between the two sides of the 38th

parallel, to strengthen regional links and to improve bilateral relations with

other countries. Accordingly, the ROK - Japan relations have gradually

switched to the phase of stability, the ROK - China relations officially

proliferate and the ROK - the DPRK relations have undergone initial contacts

to converse, cooperate and seek solutions to common security problems

together. From here, multilateral diplomacy and eliminating polarized external

relations in terms of security - political and cultural - social have become a

focus in the ROK’s policy toward Northeast Asia.

3. The current objective of the ROK’s diplomacy is to pursue a

strategic alliance with the US, to strengthen friendly relations with Japan

Page 52: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

23

without having to sacrifice existing relations with China. However, due to

the multi-dimensional impact of political issues within and without the

region, the policy of strengthening relation between the ROK and China in

the future is oriented toward both strengthening “bilateral” cooperation and

Korea’s efforts to reconcile the “multilateral” relationships including the

ROK - America coalition, China - the DPRK relation, US - China relation

as well as internal relations between the two parts of Korea. Therefore, to

ensure the effectiveness of policy for the region, the ROK should also

distinguish long-term goals from short-term goals, according to which the

denuclearization of the Korean Peninsula is the goal that cannot be

achieved immediately but to release the tension and confrontation between

the two parts of Korea is possible; the ability to change and influence the

behaviors of the major countries (US, China, Japan) is not possible but the

ability to play an “intermediary” role in reconciling and regulating the

relations between the parties in possible. Northeast Asia at present is like a

“steamy pressure-cooker”, so the ROK should play the role of “safety

valve” to bring out the excessive pressure. With this feature, regional policy

of the ROK in the coming decades will still consider reconciliation,

cooperation, dialogue and mutual development to be a strategic and

consistent objective.

4. As a country in East Asia, Vietnam needs to keep the

relationship balanced, takes advantage of opportunities for collaboration,

ingeniously handles contradictions among the parties but must place

national interests on the top priority. Vietnam also needs to implement open

foreign policy, actively develops bilateral and multilateral relations in the

region to attract capital investment, technical and technological

advancements from the ROK, Japan, and China to foster economic

development and to relieve security - political issues among the parties. At

the same time, Vietnam needs to increase understanding and promote

cultural - social exchanges with government and people of countries to

build a new image of Vietnam in the open and integrated period. Thereby,

it is also necessary to take advantage of the support of international public

to solve the problem of sea and island sovereignty. In Northeast Asia, the

policy of reconciliation, cooperation and development between the ROK

and Japan, China, the DPRK to build a region of peace, stability is

Page 53: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

24

absolutely beneficial for Vietnam. Therefore, Vietnamese Government

should support the united aspirations of Korean people in the framework of

ARF, take advantage of opportunities to develop economic cooperation

with the countries through ASEM, APEC and ASEAN + 3 mechanisms.

5. The adjustment and establishment of foreign policy towards a

region with many complex internal situations like Northeast Asia is not

simple with both the ROK and Vietnam. It also is a fact that, while the

issues of territorial disputes and historical disagreements among the parties

have not been solved, relations between the ROK, Vietnam and other

regional political entities still have a lot of hidden risks and challenges that

must be tackled. Because of this characteristic, it would be hasty and

subjective to conclude that the ROK’s foreign policy towards Northeast

Asian countries (1989 - 2010) was completely successful or failed.

Compared with Vietnam, the problems that the ROK encounters with

Japan, China, and the DPRK are particularly more complicated and

difficult. When the opportunity of national development is tied to the

nation’s destiny, regional safety and international credibility, the ROK must

continue to adjust and perfect its policy for survival “among giants “and to

heal “open wounds” from the Cold War. The good thing is that even faced

with numerous difficulties, the country is still very confident in the bright

future of the area as “Korean people share the same dream - the dream of a

peaceful and prosperous Northeast Asian community... The era of

Northeast Asia will be fruitful and the ROK is determined make efforts to

soon reach that day”.

Page 54: PHAN THỊ ANH THƯ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC … · duy trì lợi ích quốc gia với Nhật Bản, Trung Quốc và đảm bảo lợi ích ... ngoại giao

LIST OF PUBLICATIONS THE CONTENT OF WHICH RELATES

TO THE DISSERTATION

1. Hoang Thi Minh Hoa, Phan Thi Anh Thu (2013), “Trade

Relationship between Republic of Korea and Japan (1991-2011)”, Journal of Science and Education, Hue University’s College of Education, number 04 (28), pp. 96-105.

2. Phan Thi Anh Thu (2014), “Roh Moo Hyun’s “Peace and Prosperity” Policy toward the Reconciling Progress of North and South Korea”; Vietnam Review for Indian and Asian Studies, number 06 (19), pp. 45-56.

3. Phan Thi Anh Thu (2014), “South Korea’s Policy towards North Korea during Cold War”, Social Sciences and Humanities Issue, Journal of Science, Hue University, volume 93, number 05, pp. 293-302.

4. Phan Thi Anh Thu (2014), “South Korea’s Socio - Cutural Policy towards North Korea, Vietnam Review for Indian and Asian Studies,number 08 (21), pp. 30-43.

5. Phan Thi Anh Thu (2014), “Foreign policy of the Republic of Korea towards Japan in the Cold War period”, Historical Studies, The Vietnamese Academy of Social Sciences, number 11 (463), pp. 59-64.

6. Phan Thi Anh Thu, Hoang Thi Minh Hoa (2015), “South Korea’s Policies for Japan in the Field of Politics and Diplomacy from 1998 to 2012”, Vietnam Review of Northeast Asian Studies, The Vietnamese Academy of Social Sciences, number 01 (167), pp. 20-28.

7. Phan Thi Anh Thu (2015), “The Republic of Korea’s Policy towards China in the Political and Diplomatic Dimensions” (1989-2010)”, Social Sciences and Humanities Issue, Journal of Science, Hue University, volume 102, number 03, pp. 187-199.

8. Phan Thi Anh Thu (2015), “Looking Back on Japan’s Security Policies in the Cold War Era”, Vietnam Review of Northeast Asian Studies, The Vietnamese Academy of Social Sciences, number 04 (170), pp. 3-12.

9. Phan Thi Anh Thu (2015), “Evaluation of Korean Sunshine Policy toward Democratic People’s Republic of Korea, Vietnam Review of Northeast Asian Studies, The Vietnamese Academy of Social Sciences, number 09 (175), pp. 14-22.