16
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGANH HÀNG TRE LUỒNG THANH HÓA 1. Bối cảnh chung Trong giai đoạn 2011-2013, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối diện với một thời kỳ hết sức khó khăn do sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và khủng hoảng của kinh tế trong nước. Chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2013 đã có tới 20% doanh nghiệp trong nước phải phá sản hoặc đóng cửa, trong đó cũng có cả các cơ sở sản xuất tre luồng. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng các cơ sở chế biến tre luồng Thanh Hóa vấn liên tục phát triển một cách ổn định cả về quy mô và số lượng mà còn tiếp tục phát triển. Năm 2006 Thanh Hóa có 5 cơ sở sản xuất tre luồng, đến năm 2009, chỉ riêng tại Quan hóa đã có 24 cơ sở chế biến tre luồngvà đến tháng 8/2013, tại Quan Hóa đã có tới 31 cơ sở chế biến luồng. Mặc dù toàn bộ các cơ sở chế biến tại đây chỉ là những cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ và vừa, nhưng sự gia tăng về số lượng các cơ sở chế biến luồng trong những năm qua đã thể hiện sự phát triển thuyết phục của ngành hàng tre luồng non trẻ tại Thanh hóa. Từ một ngành hàng mới sơ khai chỉ với vài cơ sở sản xuất đũa hoạt động riêng biệt tại các khu vực, hiện nay ngành hàng đã phát triển thành một ngành hàng có quy mô rộng lớn hơn và có mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các tác nhân trong nghành hàng. Nhiều sản phẩm mới đã được nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất. Các cơ sở sản xuất liên tục phát triển, số lượng lao động địa phương ngày càng tăng, góp phần tích cực đến tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương. Để đánh giá chính xác sự phát triển của ngành hàng và các cơ sở chế biến với sự đóng góp của dự án Tre Xanh, đánh giá đầy đủ và chính xác tình hình của các cơ sở sản xuất trong vùng dự án, nhằm nắm bắt những khó khăn, tồn tại và nhu cầu của các xưởng chế biến nói riêng và toàn ngành hàng nói chung, làm cơ sở đề xuất các hoạt động hỗ trợ phù hợp, hiệu quả cho dự án tiếp theo hoặc các chương trình dự án khác. Nhóm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động đánh giá hiện trạng chuỗi giá trị tre luồng tại Thanh Hóa, tập chung chính tại huyện Quan Hóa, trung tâm vùng nguyên liệu và chế biến Tre luồng của Thanh Hóa và Việt nam. 1

Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa 16.09.2013 (2)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa   16.09.2013 (2)

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGANH HÀNG TRE LUỒNG THANH HÓA

1. Bối cảnh chungTrong giai đoạn 2011-2013, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối diện với một thời kỳ hết sức khó khăn do sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và khủng hoảng của kinh tế trong nước. Chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2013 đã có tới 20% doanh nghiệp trong nước phải phá sản hoặc đóng cửa, trong đó cũng có cả các cơ sở sản xuất tre luồng.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng các cơ sở chế biến tre luồng Thanh Hóa vấn liên tục phát triển một cách ổn định cả về quy mô và số lượng mà còn tiếp tục phát triển. Năm 2006 Thanh Hóa có 5 cơ sở sản xuất tre luồng, đến năm 2009, chỉ riêng tại Quan hóa đã có 24 cơ sở chế biến tre luồngvà đến tháng 8/2013, tại Quan Hóa đã có tới 31 cơ sở chế biến luồng. Mặc dù toàn bộ các cơ sở chế biến tại đây chỉ là những cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ và vừa, nhưng sự gia tăng về số lượng các cơ sở chế biến luồng trong những năm qua đã thể hiện sự phát triển thuyết phục của ngành hàng tre luồng non trẻ tại Thanh hóa.

Từ một ngành hàng mới sơ khai chỉ với vài cơ sở sản xuất đũa hoạt động riêng biệt tại các khu vực, hiện nay ngành hàng đã phát triển thành một ngành hàng có quy mô rộng lớn hơn và có mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các tác nhân trong nghành hàng. Nhiều sản phẩm mới đã được nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất. Các cơ sở sản xuất liên tục phát triển, số lượng lao động địa phương ngày càng tăng, góp phần tích cực đến tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Để đánh giá chính xác sự phát triển của ngành hàng và các cơ sở chế biến với sự đóng góp của dự án Tre Xanh, đánh giá đầy đủ và chính xác tình hình của các cơ sở sản xuất trong vùng dự án, nhằm nắm bắt những khó khăn, tồn tại và nhu cầu của các xưởng chế biến nói riêng và toàn ngành hàng nói chung, làm cơ sở đề xuất các hoạt động hỗ trợ phù hợp, hiệu quả cho dự án tiếp theo hoặc các chương trình dự án khác. Nhóm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động đánh giá hiện trạng chuỗi giá trị tre luồng tại Thanh Hóa, tập chung chính tại huyện Quan Hóa, trung tâm vùng nguyên liệu và chế biến Tre luồng của Thanh Hóa và Việt nam.

2. Mục đích

- Phân tích thực trạng hoạt động của các bên liên quan trong chuỗi giá trị ngành hàng tre luồng

- Phát hiện các vấn đề khó khăn hiện nay của của các cơ sở chế biến tre luồng, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp can thiệp

3. Phương pháp

Thu thập thông tin sơ cấp: sử dụng các số liệu nghiên cứu, theo dõi của nhóm Hỗ trợ doanh nghiệp về tình hình chế biến luồng tại Quan Hóa, sự biến động về giá cả trong thời gian 2011-2013.

Khảo sát, điều tra: Dùng công cụ bảng câu hỏi mở để thu thập thông tin thông qua gặp gỡ trao đổi với chủ xưởng. Đồng thời kết hợp với quan sát thực tế để lấy thông tin.

4. Thời gian thực hiện

- Từ 24/8/2013 – đến 6/9/2013.

Do hạn chế về thời gian, nhân lực và địa bàn hoạt động của dự án nên nhóm hỗ trợ doanh nghiệp sẽ tập trung các hoạt động khảo sát, điều tra tại khu vực Quan Hóa, bá Thước là 2 huyện tập trung chủ yếu các xưởng chế biến, có số lượng cơ sở chiếm 70% số các cơ sở sản

1

Page 2: Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa   16.09.2013 (2)

xuất trên toàn tỉnh, có vùng nguyên liệu chiếm trên 33%. Và có đa dạng các loại sản phẩm, cơ sở sản xuất, đủ điều kiện đại diện cho cả ngành hàng tại Thanh Hóa nói chung và khu vực các huyện miền núi Thanh hóa nói riêng.

5. Kết quả

5.1 Mô tả chuỗi giá trị cây luồng

Kênh tiêu thụ luồng tại Thanh Hoá

Người trồng luồng

Theo số liệu từ các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, lang Chánh, Bá Thước có từ 75 – 82 %

người trồng luồng là người dân tộc mường, thái trong đó có tới trên 50% là hộ nghèo.Diện

tich trồng luồng tại Thanh Hóa rất lớn và là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho tất cả

các cơ sở chế biến các sản phẩm từ tre luồng trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên do vùng luồng

phần lớn nằm ở các khu vực xa, núi cao, các hộ trồng luồng phần lớn lai là hộ nghèo không có

phương tiện vận chuyển nên đã hạn chế rất nhiều đến việc khai thác trên quy mô lớn, tập

trung. Luồng được các hộ khai thác phân tán ở nhiều khu vực khác nhau. Rừng luồng nằm gần

đường giao thông, đi lại thuận lợi thì được khai thác thường xuyên hoặc khai thác quá mức,

dẫn đến suy thoái, trong khi đó các rừng luồng nằm ở vùng sâu xa, vùng núi cao, do vận

chuyển khó khăn nên khai thác rất hạn chế. Rừng luồng già mà ko khai thác đúng định kỳ

cũng dẫn đến sự suy thoái.

Thu gom

2

Page 3: Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa   16.09.2013 (2)

Luồng cây sau khi chặt sẽ được người dân dùng các phương tiện vận chuyển nhỏ hoặc vác bộ

chuyển về tập trung tại một khu vực gần đường giao thông. Sau đó luồng được xếp lên ô tô để

vận chuyển đến nơi chế biến và tiêu thụ. Trong quá trình này người thu gom đóng 1 vai trò

quan trọng trong việc tổ chức thực hiện. Chính vì vậy, mạng lưới thu gom được hình thành và

duy trì từ lâu trong các vùng trồng luồng. Người thu gom đóng vai trò chính trong việc gom

hàng, vận chuyển và tiêu thụ luồng với số lượng lớn. Ngoài ra, thu gom còn cung cấp “tín

dụng nhỏ” bằng cách ứng tiền trước cho các hộ nghèo sau đó mới thu lại bằng sản phẩm luồng

cây.

Theo khảo sát của nhóm ngành hàng cuối năm 2012, trên 4 huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá

Thước, Lang chánh có tới 118 thu gom chia làm 3 cấp: Thu gom thôn bản, thu gom xã và thu

gom cấp huyện.

- Thu gom cấp huyện: Là thu gom thứ cấp. Có 2 loại hình tồn tại i) Các xưởng sản xuất, sơ chế

thu gom luồng từ tất cả các nguồn về xưởng sau đó phân loại để đưa vào chế biến. Luồng

không đủ chất lượng sẽ được chuyển sang sản xuất bột giấy ii) Các thu gom luồng để vận

chuyển về xuôi bán cho các nhà thầu xây dựng hoặc bán cho các khách hàng từ xuôi lên.

Mỗi huyện có khoảng 4 thu gom lớn, đặt điểm thu gom tại các khu vực gần đường cái hoặc

bên bờ sông. Mỗi thu gom cấp huyện bao tiêu một khu vực từ 3-4 xã. Các thu gom này có

nguồn vốn lớn, sẵn sàng cho nông dân vay tiền trước rồi thu hoạch luồng trả sau. Mỗi thu gom

này lại có khoảng 6-10 thu gom vệ tinh nằm tại các xã hoặc thôn bản. Các thu gom lớn ứng

tiền cho các thu gom nhỏ và các thu gom nhỏ ứng tiền có nông dân. Các thu gom lớn đều có

phương tiện vận tải lớn như xe tải trọng lớn, xe công nông để đi gom hàng từ các điểm thu

gom nhỏ hoặc vận chuyển tiêu thụ ngoài vùng nguyên liệu.

- Thu gom cấp xã: Cũng được chia làm 2 loại: i) Các xưởng sơ chế nhỏ nằm tại các xã có vùng

luồng tập trung. Họ mua luồng của dân và các thu gom thôn bản để sơ chế thành đũa, ống rồi

bán về các xưởng lớn ii) Các thu gom tại xã. Họ thường có một đội ngũ thu gom tại thôn bản

để thu gom luồng từ nông dân, tập trung về đầu mối ở xã để chuyển bán về xuôi hoặc cấp cho

các đại lý cấp huyện. Thu gom xã có lợi thế là mối quan hệ gần gũi với người dân tại khu vực

và cũng là người ứng tiền cho nông dân nhiều nhất. Phần lớn các thu gom cấp xã đều có xe vận

tải loại nhỏ để có thể thu gom hàng từ các điểm lẻ.

- Thu gom cấp thôn bản:Phần lớn thu gom cấp thôn bản là vệ tinh cho các thu gom cấp xã và

các xưởng sản xuất.

Sự phân cấp rõ ràng cùng với mối quan hệ phụ thuộc cả về tài chính và địa lý trong mạng lười

thu gom với nông dân chính là cơ sở cho sự tồn tại bền vững của các vai thu gom tại vùng

nguyên liệu.

Trước năm 2005, thị trường tiêu thụ luồng chủ yếu là xây dựng, lượng luồng tiêu thụ chỉ đạt

khoảng 40-50% trữ lượng khai thác mà giá lại rất thấp, chỉ 400-450đ/kg (Nghiên cứu thị

3

Page 4: Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa   16.09.2013 (2)

trường của GRET/LDP -2006). Từ năm 2009 tới nay, với sự phát triển của các cơ sở sản xuất,

chế biến luồng và các sản phẩm mới như nan ván sàn, ván ép, đũa, bột giấy… thị trường tiêu

thụ luồng đã phát triển mạnh. Luống được bán cho rất nhiều phân khúc thị trường, tất cả các

phân khúc đều có nhu cầu lớn nên 100% lượng luồng khai thác đều được tiêu thụ ngay. Giá

luồng tăng nhanh theo từng năm: năm 2008 giá 700đ/kg, năm 2011, giá 950đ/kg; năm 2013 giá

luồng đạt 1100đ/kg.

5.2. Hiện trạng CSCB tre luồng tại Quan Hoa

5.2.1 Số lượng các cơ sở chế biến luồng

Các CSCB luồng tại Quan Hóa phân bố tập trung dọc 2 tuyến sông Mã và sông Luồng, dọc

theo quốc lộ 15A, 15B để thuận tiện hơn cho việc vận chuyển bằng cả đường sông và đường

bộ.

Bản đồ phân bố các CSCB luồng tại Quan Hóa

Đến thời điểm tháng 8 năm 2013 tại Quan Hóa có tổng số 31 cơ sở chế biến luồng, trong đó có

6 cơ sở là HTX , Cơ sở chế biến là các hộ gia đình có 23 cơ sở, cơ sở chế biến hoạt động với

hình thức là công ty chỉ có 2 cở sở.

Số lượng các cơ sở chế biến luồng liên tục tăng qua các năm, 21 xưởng năm 2010 đến năm

2013 số cơ sở chế biến luồng tăng lên thành 31 đơn vị.

4

Page 5: Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa   16.09.2013 (2)

Năm 2010, số lượng các cơ sở sản xuất đũa thô chiếm tỷ lệ nhiều nhất (90,5% số cơ sở có sản xuất

đũa thô). Các cơ sở thường kết hợp sản xuất nan thô, đũa thô và tăm xiên, tuy nhiên tăm xiên là

sản phẩm không thường xuyên.

Nhìn chung từ 2010 đến nay số cơ sở sản xuất đũa, nan bào, bột giấy tăng lên, còn số cơ sở sản

xuất nan thô, tăm mành giảm. Điều này do việc thay đổi công nghệ sản xuất của các cơ sở sản

xuất nan bào từ xẻ nan thô sang bổ trực tiếp bằng máy bổ, các cơ sở nhỏ chuyển sang bán ống

cho các cơ sở sản xuất nan bào.

Số lượng các CSCB theo loại sản phẩm

TTSản phẩm sản xuất

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2013Số

lượngTỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tổng số 21 24 31

1 Đũa thô 19 90,5 18 75,0 23 75,9

2 Đũa tinh chế 5 23,8 3 12,5 6 20,7

3 Nan thô 8 38,1 0 0,0 0 0,0

4 Nan bào 2 9,5 3 12,5 4 13,8

5 Bột giấy 3 14,3 5 20,8 5 17,2

6 Tăm mành 5 23,8 3 12,5 1 3,4

7 Giấy 0 - 2 8,3 2 6,9

Nguồn: Dự án Tre Xanh/Tổ chức GRET

Tính từ năm 2005 cho đến nay, số lượng các cơ sở chế biến luồng liên tục tăng, tuy nhiên các

cơ sở mới chỉ tập trung vào sản xuất đũa thô. Không có cơ sở sản xuất sản phẩm mới nào xuất

hiện trong khu vực. Điều đó cho thấy sự tăng thêm về số lượng các CSCB nhưng không có sự

đổi mới về công nghệ sản xuất.

5.2.2. Phân loại các CSCB luồng

Trên địa bàn huyện Quan Hoá hiện nay có tổng số 31 CSCB tre luồng, trong số này có 7 cơ sở

sản xuất ở quy mô lớn hơn, còn lại 23 CSCB là hộ SX cá thể và 1 công ty nước ngoài. Có 2

loại hình kinh doanh chủ yếu của các CSCB luồng là các hộ SX cá thể, và các HTX. Trong đó

số hộ cá thể chiếm gần 76% trong năm 2013. Số lượng các CSCB tre luồng tại Quan Hoá còn

ít hoạt động theo hình thức doanh nghiệp là do đa số các cơ sở quy mô hoạt động còn nhỏ,

nhiều thủ tục liên quan đến đăng kí kinh doanh và thuế còn phức tạp nên một số cơ sở không

5

Page 6: Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa   16.09.2013 (2)

muốn thành lập doanh nghiệp. Các cơ sở chế biến mới thanh lập ở quy mô nhỏ, sơ chế, nên

loại hình hoạt động chỉ là các hộ cá thể.

Số lượng các CSCB luồng theo loại hình KD

5.2.3. Công nghệ và kỹ thuật.

Ngành chế biến tre luồng là một ngành hàng rất mới tại Việt Nam, đặc biệt là với các sản phẩm cao cấp như ván sàn, ván ép tre và thủ công mỹ nghệ. Các thiết bị và công nghệ đều được nhập về từ từ Trung Quốc, Đài Loan, phần lớn đều đã cũ, lạc hậu, công suất thấp mà chi phí sản xuất lại cao.

- Các công nghệ chế biến tre luồng trên thế giới phát triển rất nhanh, nhưng khi chuyển vào Việt nam thì rất khó áp dụng vì loài cây nguyên liệu khôgn phù hợp , cần có những cải tiến công nghệ và thiết bị để phù hợp với loại nguyên liệu và quy mô sản xuất, nhưng trong nước lại không có đơn vị cơ khí kỹ thuật, hoặc khoa học có đủ năng lực để nghiên cứu.

- Đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam xây dựng các nhà máy sản xuất ván sàn, ván ép, mành chiếu quy mô lớn, máy móc nhập khẩu hiện đại, nhưng sau một thời gian sản xuất thử nghiệm thì lại chịu thất bại vì công nghệ và thiết bị chưa phù hợp, dù đã nghiên cứu, cải tiến nhiều nhưng chất lượng sản phẩm vẫn không đạt yêu cầu của khách hàng: như TBF Hải Dương, BT Thanh Hóa, Tiến Động Hà Tây…Các nhà máy lớn lại ở các khu vực rất xa vùng nguyên liệu, gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua và xử lý nguyên liệu trong quá trình sản xuất, đặc biệt với loài tre là loài rất cần được xử ly tốt ngay sau khi thu hoạch để có chất lượng cao.

- Các cơ sở sản xuất tại vùng nguyên liệu là các cơ sở sản xuất nhỏ, chủ yếu là do các doanh nhân địa phương đầu tư. Họ là những người có đam mê, hiểu vể cây luồng nhưng lại yếu về tài chính, quản lý nên không đủ năng lực để đầu tư lớn để nhập những thiết bị hiện đại, đồng bộ để sản xuất các sản phẩm hoàn thiện, giá trị cao.

6

20122010 2011

Page 7: Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa   16.09.2013 (2)

- Từ những năm 2006, Viện Khoa học Lâm nghiệp và rải rác một số trung tâm của các tỉnh cũng có nghiên cứu một số công nghệ chế biến tre luồng, tuy nhiên các công trình này chỉ nằm ở quy mô thử nghiệm chứ chưa được đưa vào áp dụng thực tế.

5.2.4 Đầu tư và phát triển.

Theo điều tra vào cuối năm 2012 tại Quan Hóa có 30 cơ sở sản xuất thì có đến 23 cơ sở có mức đầu tư dưới 1 tỷ VNĐ, chỉ có 7 đơn vị có mức đầu tư lớn từ 7- 12 tỷ đồng. Phần lớn các xưởng đầu tư lớn là các xưởng sản xuất sản phẩm hoàn thiện, làm ăn có lãi, hàng năm, họ tập trung lợi nhuận của doanh nghiệp vào tái đầu tư từng phần, nên dù quy mô đầu tư khá lớn nhưng lại không đồng bộ,

- Trong năm 2012 và 2013, tại Quan Hóa chỉ có 4 đơn vị đầu tư vào cải tiến thiết bị và công nghệ, đưa vào áp dụng những công nghệ tiên tiến hơn nhằm tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, giảm giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên do hạn chế về tài chính nên việc cải tiến của doanh nghiệp rất khiêm tốn, không hoàn thiện và không đồng bộ.

Từ năm 2011, tại Quan Hóa có các hoạt động đầu tư lớn và điển hình như sau:

- Công ty Tre Xứ Thành đầu tư hệ thống hấp sấy và Carbon hóa luồng cây;

- Hợp tác xã Xuân Dương và Công ty Bảo Yến đầu tư nâng câp thiết bị để sản xuất đũa tách,

- HTX Xuân Dương và HTX Hợp phát đầu tư thiết bị nồi hơi, dàn sấy công nghiệp,

- HTX Hợp phát đầu tư nâng cấp thiết bị để sản xuất sản phẩm đũa hoàn thiện.

- HTX Sông Mã và HTX CBLS Quan Hóa đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước thải từ sản xuất bột giấy.

- Hợp tác xã Xuân Dương cũng đã có kế hoạch đầu tư hệ thống thiết bị để sản xuất ván ép xây dựng hoàn thiện tại Quan Hóa nhưng hạn chế về vốn nên đã không thực hiện được.

7

Page 8: Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa   16.09.2013 (2)

Sơ đồ chuỗi ngành hàng tre luồng Quan Hoa-Ba Thuoc

5.2.5 Thị trường

Do ngành hàng chế biến tre luồng rất nhiều sản phẩm, nên thị trường tiêu thụ cũng rất đa dạng và phức tạp. Hiện nay, mỗi năm vùng luồng Thanh Hóa khai thác khoảng 20 triệu cây luồng, nhưng chỉ có khoảng 45% lượng luồng khai thác được đưa vào các xưởng chế biến. Cụ thể như tại Quan Hóa, mỗi năm khai thác 10 triệu cây luồng, trong số chỉ 4,5 triệu cây được chế biến thành các sản phẩm khác nhau. Phần lớn lượng sản phẩm chế biến là sản phẩm thô và được tiêu thụ tới hầu hết các tỉnh phía bắc Việt nam như Hà nội, Hòa Bình Thái Bình Phú Thọ, Bắc Giang, hải Phòng… và cả xuất khẩu đi Trung Quốc. Có tới 80% lượng luồng chế biến được dùng sản xuất đũa thô, đũa tinh, 20% còn lại được đưa vào sản xuất nan thô cho ván sàn, mành ván tre ép, thủ công mỹ nghệ và luồng Carbon hóa. Tỉ lệ nguyên liệu sử dụng thấp chỉ đạt 30%, phụ phẩm chiếm đến 70% ( phụ phẩm được đưa vào sản xuất bộ giấy, rác ngâm và than tre). Tại khu vực Quan hóa chỉ có 4 cơ sở sản xuất đũa tinh, tiệu thụ khoảng 40% lượng đũa thô, còn lại tới 60% đũa thô được chuyển ra sản xuất tại các tỉnh ngoài.

100% lượng đũa tinh sản xuất tại Quan Hóa được tiêu thụ tại các tỉnh khác với 3 thị trường chính: TP HCM, Hà Nội và Trung QUốc.

100% các sản phẩm khác đều được sản xuất thô tại Quan Hóa ( Thanh Hóa) và chuyển ra các nhà máy lớn tại các tỉnh khác để sản xuất và tiêu thụ. Ví dụ nan ván sàn tiêu thụ cho Tiến Động – Hà nội, mành ván ép tiệu thụ tại Tiến Động Hà nội – Tân Quang Thành (Quảng Bình). Tiến Bộ ( Bắc Ninh)

8

Hộ trồng

luồng (7 huyện tây bắc T.Hóa với 1,1 triệu

dân .71 nghìn

Ha

Thu gom cấp thôn bản

Thu gom

cấp Xã

Thu gom cấp huyện, các xưởng chế biến lớn

Vận chuyển luồng xây dựng ( 55% lượng luồng cây)

Sơ chế sản phẩm thô ( 30%

lượng luồng chế

biến)

Chế biến phụ phẩm

( 70% lượng

luồng chế biến)

Tinh chế trong huyện

( tiêu thụ 40% sản

phẩm đũa )

Tinh chế ngoài tỉnh ( chiếm 60% sản phẩm đũa và 100% sản phẩm

khác)

Thị trường

tiêu thụ

Page 9: Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa   16.09.2013 (2)

6. Khó khăn

6.1. Chế biến

Các cơ sở đang hoạt động đều gặp phải những khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và

các vấn đề liên quan đến chính sách. Kết quả khảo sát 12 CSCB luồng tại Quan Hóa cho thấy:

TT Các khó khăn chủ yếu SLTỷ lệ (%)

I Về sản xuất    

  Nguyên liệu ko đảm bảo chất lượng 6 50,0

  Cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu 8 66,7

  Công nghệ sản xuất thấp 3 25,0

  Thiếu vốn đầu tư 9 75,0

  Cơ sở hạ tầng kém 3 25,0Lao động thay nghề thấp, không qua đào tạo, không ổn định 6 50,0

Sự liên kết của các CSCB trong huyện còn hạn chế 7 58,3

II Về thị trường  

  Thị trường không ổn định/hẹp/nợ đọng/ép giá 9 75,0

  Thiếu thông tin về thị trường 2 16,7

  Khả năng phát triển thị trường yếu 2 16,7

  Không đủ khả năng đáp ứng hợp đồng lớn 3 25,0

  Giá sản phẩm thấp, bị ép giá 3 25,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 12 CSCB năm 2012

6.2 Nguyên liệu

Các khó khăn chủ yếu như: thiếu nguyên liệu sản xuất, nguyên liệu không đảm bảo chất lượng,

phải cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu. Xét về quy mô sử dụng nguyên liệu thì ngành chế

biến luồng tại Quan Hóa mới sử dụng khoảng 50% lượng luồng cây khai thác trong huyện.

Tuy nhiên một số CSCB vẫn gặp phải tình trạng thiếu nguyên liệu trong sản xuất, nguyên nhân

là do sự cạnh tranh trong thu mua với các tư thương mua luồng xây dựng tỉnh ngoài. Khi nhu

cầu luồng xây dựng tăng cao, thì giá luồng mua xây dựng có thể cao hơn 1.000 – 2.000đ/cây so

với giá mua của các CSCB trong huyện.

9

Page 10: Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa   16.09.2013 (2)

Chất lượng nguyên liệu cũng là một vấn đề cần phải quan tâm, mặc dù các sản phẩm chế biến

từ luồng tại Quan Hóa vẫn chủ yếu là sản phẩm thô, đơn giản nhưng việc sử dụng luồng non

cũng làm giảm chất lượng sản phẩm và là nguyên nhân gây suy thoái rừng luồng.

6.3 Lao động

Mặc dù mới sử dụng khoảng 6% lao động của huyện vào chế biến luồng, nhưng nhiều cơ sở

vẫn thiếu lao động, nhất là lao động có tay nghề. Lao động chủ yếu là người dân tộc thiểu số,

còn mang nặng tính chất cộng đồng, phong tục tập quán, hiệu suất lao động không cao. Việc

thuê lao động nơi khác đến cũng rất khó khăn, do Quan Hóa là vùng sâu, vùng xa, không thích

hợp với lao động miền xuôi, bên cạnh đó các CSCB không có khả năng tài chính để trả lương

cho lao động miền xuôi để họ sẵn sàng lên làm việc tại Quan Hóa. Lao động tay nghề thấp ảnh

hưởng tới việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất,.

6.4 Vốn đầu tư sản xuất

Đa số CSCB tại Quan Hóa là cơ sở sản xuất nhỏ, hạn chế về khả năng tài chính. Trong năm

2012 ngân hàng NN và PTNT Quan Hóa đã cho các CSCB trong huyện vay 16,7 tỷ đồng, tuy

nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất. Việc xin hỗ trợ, vay vốn từ nguồn hỗ

trợ nhà nước, quỹ tín dụng nước ngoài gặp khó khăn do một số vướng mắc về thủ tục hành

chính và khả năng viết các đề án sản xuất có tính khả thi cao. Hiện tại có tới 75% số cơ sở

thiếu vốn/ít vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng.

6.5 Công nghệ

Công nghệ sản xuất thấp cũng là một khó khăn chủ yếu mà các cơ sở đang gặp phải. Điều này

ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị sản phẩm ản xuất trong vùng. 83% các CSCB luồng Quan

Hóa là cơ sở sản xuất sản phẩm sơ chế (đũa thô, nan ván sàn , rác ngâm - bột giấy), các sản

phẩm này giá trị thấp, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu thấp (30% nguyên liệu), gây ảnh hưởng xấu

đến môi trường. Tuy nhiên việc đầu tư công nghệ mới vừa gặp khó khăn về vốn, và thiếu

thông tin thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

6.6. Thị trường

Khó khăn gặp phải trong tiêu thụ sản phẩm là thị trường không ổn định, thị trường hẹp. Trong tiêu

thụ sản phẩm thường xuyên xảy ra tình trạng nợ đọng va bị ép giá (75% cơ sở gặp khó khăn này).

10

Page 11: Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa   16.09.2013 (2)

Ngoài ra còn có một số khó khăn khác trong tiêu thụ như: thiếu thông tin về thị trường, khả năng

phát triển thị trường yếu, giá sản phẩm thấp, ko ổn định.

Thị trường tiêu thụ của các CSCB luồng tại Quan Hóa chủ yếu là nội địa. Chưa có cơ sở nào

có đủ năng lực để tự xuất khẩu sản phẩm của mình. Các sản phẩm tinh chế tại Quan Hóa như

đũa ăn một lần, đũa tách đều xuất khẩu qua công ty thương mại, mang nhãn mác của các công

ty thương mại đó.

Tiêu thụ sản phẩm đa số theo hình thức mua bán tự do nhất là những cơ sở sản xuất nhỏ, chưa

áp dụng hình thức tiêu thụ theo hợp đồng vì vậy chưa gắn việc giao dịch với khách hàng chưa

gắn được quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên.

Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm chưa chặt chẽ, mà nguyên nhân từ khâu giám sát chất

lượng đầu vào, và tay nghề của công nhân. Vì vậy, tỷ lệ sản phẩm bị loại khi tiêu thụ còn cao.

6.7. Chính sách hỗ trợ

Hầu hết các cơ sở nhận định là chưa có chính sách hỗ trợ, hoặc các chính sách hỗ trợ chưa phù

hợp. Một số vấn đề chính sách mà các cơ sở gặp phải như: chính sách thuế, chính sách về tín

dụng (tuy được ưu tiên về lãi suất nhưng thời hạn cho vay ngắn, vốn vay chưa kịp quay vòng thì

doanh nghiệp đã phải lo tiền để đáo hạn)

Nhà nước đã thông qua nhiều chính sách lâm nghiệp nhưng các chính sách này có xu hướng

tập trung hơn vào lâm sản hoặc cây lấy gỗ. Trong khi đó, Nhà nước chưa ban hành quy định cụ

thể về quản lý trồng và thu hoạch Luồng, có nghĩa là nông dân Luồng tuân theo chính sách

chung chung áp dụng cho toàn ngành lâm nghiệp. Đây là vấn đề gây ra nhiều bất cập cho nông

dân hoặc các xưởng sơ chế biến tre luồng. Ngoài ra, việc khai thác quá mức trở nên khó quản

lý hơn vì luồng không được bảo vệ như gỗ.

7. Đề xuất giải pháp

- Phát triển các cụm chế biến và tiêu thụ bền vững để tạo mối liên kết bền vững và hiệu quả giứa các tác nhân trong chuỗi

- Tiếp cận công nghệ mới, sản xuất các sản phẩm hoàn thiện có giá trị gia tăng tại chỗ cao dựa vào nhu cầu và điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp đặc biệt là hội tre luồng phát huy hiệu quả trang Web để tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường

- Hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, thuyết phục, đáp ứng yêu cầu từ phía ngân hàng hoặc các nhà tài trợ khác.

11

Page 12: Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa   16.09.2013 (2)

- Thiết kế các hoạt động với các nguồn ngân sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm hoàn thiện có giá trị cao tại vùng nguyên liệu

- Trực tiếp hỗ trợ hoặc tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tài chính để giúp các oanh nghiệp thực hiện việc nâng cấp công nghệ và thiết bị.

- Kết nối khách hàng, nhà đầu tư bên ngoài đến hợp tác với các đơn vị địa phương.- Hỗ trợ các doanh nghiệp tích cực và chủ động thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

môi trường trong và sau quá trình sản xuất.

Ngày 10/9/2013 Bùi Ngọc Long Và nhóm hỗ trợ doanh nghiệp

12