14
PHÁT HIN RI RO TQUI TRÌNH TÍN DNG ThS. Nguyễn Dương Hùng Khoa HTTTQL - Hc vin Ngân hàng Email: [email protected] DĐ: 0913.196.889 1.Tóm tt Hoạt động tín dng là mt trong nhng hoạt động chính mang li phn ln li nhuận cho các Ngân hàng thương mại Vit Nam. Thông tin htrvic ra quyết định kinh doanh cho hoạt động này trong lĩnh Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng. Nó tác động ti sphát trin và ảnh hưởng trc tiếp đến quyết định sdng sn phm, dch vca khách hàng và kết qukinh doanh ca Ngân hàng. Khai phá dliu htrvic tìm kiếm thông tin này tkho dliu sẵn có đang được lưu trữ ti các ngân hàng. Vì vy, phát hin ri ro tcác qui trình tín và các kho dliệu đang được lưu trữ ti hthống cơ sở dliu ca các ngân hàng là mt vic làm rt cn thiết để góp phn xây dựng thương hiệu Ngân hàng trong tiến trình hi nhp kinh tế quc tế. Trong bài viết này, tác gisgii thiu tng quát vcác quy trình tín dng ti mt sngân hàng thương mại Vit Nam, tđó phân tích và phát hin các nguyên nhân gây ra ri ro tín dng trong hthng ngân hàng đó. Nghip vtín dng cá nhân cũng như tín dụng dành cho các doanh nghip hin nay có thxem là mt trong nhng nghip vcơ bản ca phn ln các tchc tín dng, tchức ngân hàng. Đây cũng là xu hướng đang tăng lên trong gần 2 thp kqua, nó có thso sánh vi các nghip vtài sn có khác ca mt ngân hàng. Vi những đối tượng là các cá nhân riêng l, các ngân hàng ln nhliên tc đưa ra những sn phm phong phú và có tính cnh tranh cao. Tuy nhiên, chsn phm tốt thôi chưa đủ để thu hút khách hàng trong môi trường mà nhu cầu đồi hi cht lượng phc vkhách hàng ngày càng tăng. Có thể nói, hin ti yếu tcác ngân hàng cũng như chính các khách hàng quan tâm đến trong vấn đề cho vay cá nhân chính là quy trình cho vay. Mt ngân hàng có quy trình cho vay vừa đơn gin va cht chsto sddàng thoi mái cho khách hàng. Khách hàng scm thấy hài lòng hơn nếu thtục đơn giản và mt ít thi gian chđợi. Và chính đây là yếu tto nên scnh tranh trong thc tế mi ngân hàng, buc các ngân hàng cần đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa vic ng dng công nghthông tin vi quy trình tín dng nhm rút ngn thi gian thc hin quy trình mà vẫn đảm bo tính an toàn, chc chn cho khon vay

PHÁT HIỆN RỦI RO TỪ QUI TRÌNH TÍN DỤNG ThS. Nguyễn Dương

Embed Size (px)

Citation preview

PHÁT HIỆN RỦI RO TỪ QUI TRÌNH TÍN DỤNG

ThS. Nguyễn Dương Hùng

Khoa HTTTQL - Học viện Ngân hàng

Email: [email protected]

DĐ: 0913.196.889

1.Tóm tắt

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính mang lại phần lớn lợi

nhuận cho các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Thông tin hỗ trợ việc ra quyết

định kinh doanh cho hoạt động này trong lĩnh Ngân hàng đóng vai trò rất quan

trọng. Nó tác động tới sự phát triển và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định sử

dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng và kết quả kinh doanh của Ngân hàng.

Khai phá dữ liệu hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin này từ kho dữ liệu sẵn có đang

được lưu trữ tại các ngân hàng. Vì vậy, phát hiện rủi ro từ các qui trình tín và các

kho dữ liệu đang được lưu trữ tại hệ thống cơ sở dữ liệu của các ngân hàng là một

việc làm rất cần thiết để góp phần xây dựng thương hiệu Ngân hàng trong tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu tổng quát

về các quy trình tín dụng tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó phân

tích và phát hiện các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng

đó.

Nghiệp vụ tín dụng cá nhân cũng như tín dụng dành cho các doanh nghiệp

hiện nay có thể xem là một trong những nghiệp vụ cơ bản của phần lớn các tổ

chức tín dụng, tỏ chức ngân hàng. Đây cũng là xu hướng đang tăng lên trong gần

2 thập kỷ qua, nó có thể so sánh với các nghiệp vụ tài sản có khác của một ngân

hàng. Với những đối tượng là các cá nhân riêng lẻ, các ngân hàng lớn nhỏ liên tục

đưa ra những sản phẩm phong phú và có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, chỉ sản

phẩm tốt thôi chưa đủ để thu hút khách hàng trong môi trường mà nhu cầu đồi hỏi

ở chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng tăng. Có thể nói, hiện tại yếu tố mà

các ngân hàng cũng như chính các khách hàng quan tâm đến trong vấn đề cho vay

cá nhân chính là quy trình cho vay. Một ngân hàng có quy trình cho vay vừa đơn

giản vừa chặt chẽ sẽ tạo sự dễ dàng thoải mái cho khách hàng. Khách hàng sẽ cảm

thấy hài lòng hơn nếu thủ tục đơn giản và mất ít thời gian chờ đợi. Và chính đây

là yếu tố tạo nên sự cạnh tranh trong thực tế mỗi ngân hàng, buộc các ngân hàng

cần đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin với quy

trình tín dụng nhằm rút ngắn thời gian thực hiện quy trình mà vẫn đảm bảo tính

an toàn, chắc chắn cho khoản vay

Trang 1

2.Tổng quan các qui trình tín dụng tại các ngân hàng thương mại

2.1. Phân loại tín dụng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ

chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh

nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. Hoạt động này được đặc trưng

bởi các đặc điểm sau:

Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ;

Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay;

Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù

hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa;

Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ

thể trong nền kinh tế.

Đồng thời, tín dụng ngân hàng cũng được chia thành các loại tương ứng với các căn

cứ sau:

Hình 1: Phân loại tín dụng

Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Theo căn cứ này, tín dụng ngân hàng được chia thành tín dụng ngắn hạn, tín dụng

trung hặn và tín dụng dài hạn.

- Tín dụng ngắn hạn: là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm, thường được sử

dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu

sinh hoạt của cá nhân

- Tín dụng trung hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm; được

cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây

dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.

Trang 2

- Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này

được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất với

quy mô lớn

Căn cứ vào đối tượng tín dụng

Tùy vào từng đối tượng tín dụng, tín dụng có thể được chia thành tín dụng lưu động

hay tín dụng cố định.

- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động

của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản

xuất.

- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

Với những mục đích sử dụng khác nhau, người ta cũng có thể chi tín dụng thành tín

dụng sản xuất tín dụng va tín dụng tiêu dùng.

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các

doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu

tiêu dùng.

- Tín dụng học tập: là hình thức cấp phát tín dụng để phục vụ việc học tập của sinh

viên.

Ngoài ra các loại, hình thức tín dụng trên, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn còn có

thể có nhiều hình thức tín dụng khác.

Căn cứ vào đối tượng trả nợ

- Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người

trực tiếp trả nợ.

- Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ

là hai đối tượng khác nhau.

Căn cứ vào tính chất của khoản vay

- Tín dụng có đảm bảo: các khoản vốn tín dụng phát ra đều có hàng hóa, vật tư tài sản

tương đương đảm bảo.

- Tín dụng không có đảm bảo: các khoản tín dụng phát ra không cần có hàng hóa, vật

tư, tài sản đảm bảo mà chỉ dựa vào uy tín, sự tín nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân

để cấp vốn tín dụng.

Để hoạt động tín dụng đạt hiệu quả, các ngân hàng thương mại cần phải lập kế

hoạch chiến lược và qui trình tín dụng cụ thể cho từng loại khách hàng. Tiếp theo,

cuy trình tín dụng sẽ được trình bày một cách ngắn ngọn giúp cho người đọc có một

góc nhìn tổng quát của những người tham gia trong hoạt động ngân hàng nói chung

và những người tham gia trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng.

2.2.Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là trình tự, giai đoạn, các bước, công việc cần làm theo một

trình tự thử tục nhất định trong việc cho vay, bắt đầu từ việc xét đơn xin cho vay của

Trang 3

khách hàng đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Hiệu quả hoạt động

tín dụng phụ thuộc việc lập ra quy trình tín dụng đảm bảo tính logic khoa học và thực

hiên, phối hợp nhịp nhàng giữa các bước như trong quy trình dưới đây:

Hình 2: Biểu đồ hoạt đồng quy trình tín dụng cho vay Khách hàng cá nhân

Qua sơ đồ trên, chúng ta thấy rằng, quy trình tín dụng này gồm các bước sau:

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung

một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:

năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng

khả năng sử dụng vốn vay

khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)

Bước 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong

việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ khoản vay. Mục tiêu của bước này là:

Khách hàng CB HTQHKH CB TĐTDBan lãnh đạo/ Cấp có

thẩm quyền

CB QHKH

Nộp hồ sơ

vay vốn

Nhận và kiểm tra

HSVV

Lập phiếu tiếp nhận

hồ sơ KH

Lập tờ trình tín

dụngThẩm định

TSĐB

Báo cáo thẩm định

TD

Phê duyệt tín

dụng

Soạn thảo hợp đồng tín

dụng, hợp đồng thế chấp

Ký kết hợp đồng TD, hợp đồng

thế chấp TSĐB với KH

Nhận hồ sơ và lập tờ

trình giải ngânPhê duyệt giải ngân

Tiến hành giải ngân

Giám sát tín dụng sau giải

ngân

Xử lý các trường hợp

phát sinh

Thanh lý hợp đồng tín

dụng

Thẩm định thông tin

khách hàng

Không hợp lệ

Hợp lệ

Đồng ý cho vay

Từ chối

Đồng ý giải ngân

Từ chối

Trang 4

Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán

khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và

hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng

trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc

ra quyết định cho vay.

Bước 3: Ra quyết định tín dụng

Trong bước này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một

hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:

Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt

Từ chối cho vay với một khách hàng tốt.

Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ

2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Bước 4: Giải ngân

Tại bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín

dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Với nguyên tắc giải ngân là phải gắn liền sự

vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra

mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Đồng thời,

ngân hàng cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh

doanh của khách hàng.

Bước 5: Giám sát tín dụng

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách

hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo khả

năng thu nợ.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

3. Phát hiện rui ro trong các qui trình tín dụng

3.1.Rủi ro tín dụng

Một trong những hoạt động chính, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và cũng

mang cũng mang lại nhiều kết quả kinh doanh không mong đợi của ngân hàng

thương mại là hoạt động cho vay nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan

trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro

hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao thì

ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản

thấp. Điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng,

thậm chí phá sản. Vì thế bộ phận quản lý tín dụng và quản trị rủi ro là hai bộ phận

không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của bất kỳ ngân hàng thương mại nào.

3.2.Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng, tuy nhiên các nguyên nhân được

chia thành ba nhón: nhóm nguyên nhân thuộc về ngân hàng, nhóm nguyên nhân

thuộc về khách hàng và nhóm các nguyên ngân khác.

Trang 5

3.2.1.Nguyên nhân thuộc về ngân hàng:

Thứ nhất: Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ. Sự yếu kém ở đây bao gồm cả về

năng lực và phẩm chất đạo đức. Nếu một cán bộ tín dụng non kém về trình độ, thiếu

kiến thức, thiếu kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin,

đánh giá khách hàng thiếu chính xác, mức vay, lãi suất vay và kỳ hạn không phù hợp;

dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao. Ngoài ra, nếu cán bộ tín dụng không

tuân thủ theo đúng quy trình tín dụng như giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ

hay không kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của người vay, thì việc mất vốn rất dễ

xảy ra. Hơn nữa, cán bộ tín dụng mà phẩm chất đạo đức kém, không có tinh thần

trách nhiệm, dễ bị cám dỗ thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng bằng cách cho

vay chỉ dựa trên mối quan hệ với khách hàng, dựa trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua

những điều kiện và thủ tục cần thiết.

Thứ hai: Là việc thiếu sát sao, chặt chẽ trong việc giám sát của các cấp quản lý

trong ngân hàng. Cán bộ tín dụng cần có sự phê duyệt của lãnh đạo trước khi giải

ngân. Do vậy, nếu cấp trên không có sự kiểm tra, đánh giá xem quyết định của cán bộ

đã thực sự chính xác chưa thì nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ là rất cao. Hơn nữa, sau khi

ngân hàng giải ngân, cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục theo dõi khách hàng để sớm

phát hiện ra dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề. Tuy nhiên, việc theo dõi này đối

với nhiều cán bộ chỉ mang tính hình thức. Do vậy, nếu các cấp quản lý không có sự

giám sát đối với cán bộ tín dụng, hoạt động của các cán bộ tín dụng sẽ không hiệu

quả, thậm chí dẫn đến những sai phạm đạo đức trong cho vay và thu nợ. Ngoài ra,

các cơ quan cấp trên không quan tâm đến thực trạng tín dụng của ngân hàng thì sẽ

không có những chỉ đạo kịp thời để ngăn ngừa và xử lý rủi ro xảy ra.

Thứ ba: Ngân hàng chưa đa dạng hoá các danh mục đầu tư. Một công cụ luôn

được nhắc đến trong quản trị tín dụng ở tất cả các ngân hàng trên thế giới là quản trị

danh môc đầu tư. Quản trị danh môc làm cân đối và kiềm chế rủi ro bằng cách nhận

dạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro với từng thị trường, khách hàng, loại sản

phẩm tín dụng và điều kiện hoạt động khác nhau. Nhiều chuyên gia ngân hàng tin

rằng đa dạng hoá là giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng hữu hiệu nhất. Mặc dù hiểu

rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hoá danh môc đầu tư, song rất nhiều ngân hàng

chỉ cho vay một hoặc hai ngành hoặc chỉ cho vay một vài doanh nghiệp lớn, nhóm

kinh doanh đơn lẻ. Một danh môc đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào một ngành hay một

loại mặt hàng là rất nguy hiểm vì không ngành nào là không có rủi ro.

Thứ tư: Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng. Về cơ

cấu, lãi suất cho một khoản vay phải được xác định ở mức đảm bảo bù đắp được chi

phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mong muốn và phần bù đắp rủi ro

của khoản vay. Khách hàng được đánh giá có mức độ rủi ro càng cao, phần bù rủi ro

càng lớn. Nhưng vì cạnh tranh nên một số ngân hàng có thể chấp nhận mức giá cho

vay thấp, thậm chí chỉ đủ chi phí vốn đầu vào và chi phí quản lý, không tính đến

Trang 6

phần bù rủi ro. Việc làm đó trong dài hạn không những làm giảm lợi nhuận mà còn

làm tăng tính rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

3.2.2.Nguyên nhân thuộc về người vay

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng, có thể chia nhóm này

thành hai loại chính:

Thứ nhất: Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ. Trường

hợp này rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đoán các vấn đề

kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai môc đích, sản phẩm chất

lượng thấp không bán được. Hơn nữa có rất nhiều người vay sẵn sàng lao vào những

cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, mà không tính toán

kỹ hoặc không có khả năng tính toán những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy

ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn.

Thứ hai: Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Để đạt được

môc đích thu được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để ứng

phó với ngân hàng như mua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài chính sai lệch.

Trong trường hợp này, nếu không phát hiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá sai về khả năng

tài chính của khách và cho vay vốn với khối lượng và thời hạn không hợp lý, dẫn đến

rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Ngoài ra, cũng có những trường hợp người kinh doanh có lãi

song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình kéo dài với ý định không

trả nợ hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.

3.2.3.Các nguyên nhân khác

Những nguyên nhân này phần lớn xuất hiện từ môi trường xung quanh như

chất lượng thông tin, biến động kinh tế, chính sách pháp luật.

Thứ nhất: Chất lượngthông tin chưa cao.

Thông tin mà ngân hàng thu thập thường liên quan đến hoạt động sản xuất

kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh

trên thị trường; sau đó dựa vào các thông tin thu thập được để ra quyết định cho vay.

Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải lúc nào các thông tin ngân hàng thu thập được

đều có tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Do vậy, nếu hệ thống thông tin tín dụng

của ngân hàng không hoạt động có hiệu quả, cập nhật được những thông tin đáng tin

cậy thì tất yếu dẫn đến việc ngân hàng thất thoát vốn khi cho vay.

Thứ hai: Những biến động kinh tế không dự báo được.

Khi nền kinh tế ổn định, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã

hội có xu hướng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên,

khi xuất hiện những biến động kinh tế như lạm phát, giá tăng ở một số mặt hàng nào

đó ảnh hưởng đến một nhóm ngành thì rủi ro tín dụng với ngân hàng là rất lớn. Nhiều

người vay có thể thích ứng và vượt qua khó khăn đó, nhưng cũng có rất nhiều người

bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ nên khả năng trả nợ vốn vay ngân

hàng không được đảm bảo.

Thứ ba: Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật.

Trang 7

Sự thiếu nhất quán trong các chính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh hưởng

không nhỏ tới ngân hàng cũng như như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân

hàng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi có những thay

đổi trong quy định về thuế, vốn.., cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị

tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm bảo, dự trữ, trích lập… Như

vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn chỉnh cũng gây khó khăn có doanh

nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe doạ đến sự an toàn của ngân hàng trong cho

vay.

4.Giải pháp và khuyến nghị

Để phân tán rủi ro nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng

cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

4.1.Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng

Đây là biện pháp tốt nhất, các chuyên gia kinh tế thường nói rằng đây là

phương án không để trứng cùng một giỏ, điều đó có nghĩa là các ngân hàng chủ động

nhất trong việc phân tán rủi ro tín dụng. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào

nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách

hàng ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín

dụng của ngân hàng, khuếch trương thanh thế, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro.

Để thực hiện được điều này các ngân hàng cần vạch ra được một số chiến lược kinh

doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt một số vấn đề:

Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh được sự cạnh tranh của

các tổ chức tín dụng khác trong việc dành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một

số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của

Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong

kế hoạch cơ cấu lại một số ngành nghề kinh tế.

Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác nhau,

tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là những loại sản

phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích hau những sản phẩm đã

xuất hiện quá nhiều trên thị trường.

Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay

nhất định trong tổn số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất

ngờ của khách hàng đó. Hiện nay, ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hàng quy chế

cho vay theo QĐ số 1627/2001/QĐ-NHNN trong đó có nêu rõ “ “Tổng dư nợ cho

vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín

dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của

Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách

hàng vượt quá 15% vốn tự có cuả tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu

huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy

định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”

Trang 8

Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho

vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro

tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.

Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng VNĐ và cho vay bằng ngoại tệ đảm

bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh được rủi ro tín dụng do

sự thay đổi tỷ giá hối đoái.

Biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư như đã nói ở trên có ưu điểm là giúp ngân

hàng phân tán rủi ro tín dụng một cách chủ động nhất, tuy nhiên, việc đa dạng hóa

danh mục đầu tư tín dụng quá mức cũng sẽ có những nhược điểm như là: làm cho

việc quản lý trở nên khó khăn, tốn nhiều công sức điều tra, thẩm định, phân tích,

đánh giá khách hàng, làm tăng chi phí kiểm tra, giám sát…và làm giảm bớt cơ hội

đạt lợi nhuận cao. Các công việc này khó có thể được thực hiện một cách khách

quan, đôi khi còn bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố khách quan.

4.2.Cho vay đồng tài trợ

Trên thực tế, có những doanh nghiệp có những nhu cầu vay vốn rất lớn mà

một ngân hàng không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án

lớn và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, các ngân

hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đám bảo quyền

lợi và nghĩa vụ mỗi bên.

Đây là một hình thức tín dụng chưa thực sự phổ biến đối với các ngân hàng thương

mại Việt Nam. Một phần do sự phưc tạp của hình thức này, một phần còn do vướng

mắc trong việc thỏa hiệp giữa các ngân hàng về quyền lợi và trách nhiệm trong khi

liên kết. Đây cũng chính là nhược điểm của biện pháp này.

Hiện nay Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ra quy chế về vấn đề cho vay đồng tài trợ

là tiền đề cơ sở về mặt pháp lý cho việc xúc tiến hoạt động đó. Để thực hiện có hiệu

quả hình thức tín dụng này, các ngân hàng phải có ý thức hợp tác, đồng thời cần phải

có một ngân hàng chủ trì cho việc thỏa hiệp giữa họ, vai trò này có thể giao cho Ngân

hàng Nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố thực hiện.

Bảo hiểm tín dụng

Trong đời sống xã hội, ”bảo hiểm ” là một khái niệm thường gặp dùng để chỉ

một trong những biện pháo hữu hiệu để phân tán rủi ro. Bảo hiểm tín dụng cũng là

một biện pháp quan trọng nhằm san sẽ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân

hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như : Bảo hiểm cho hoạt

động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Có thể học hỏi một số hình thức

bảo hiểm mà các nước đã thực hiện như sau :

Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm tín dụng. Khi mà khách

hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp, phá sản… không có khả năng trả nợ vay ngân

hàng thì công ty bảo hiểm sẽ trả. Đây là biện pháp quản lý rủi ro tín dụng cần

quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hoạt động của các ngân hàng Việt Nam. Cho

Trang 9

đến nay, chỉ có một số ít ngân hàng Việt Nam sử dụng bảo hiểm tín dụng để quản

lý phòng ngừa rủi ro cho mình và đặc biệt là cho khách hàng cá nhân.

o Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ

được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.

o Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay

Ưu điểm của biện pháp sử dụng bảo hiểm tín dụng là khi rủi ro tín dụng xảy ra

thì nó có thể khắc phục một cách tốt nhất hậu quả của rủi ro đó, tuy nhiên, nhược

điểm của biện pháp này là do phải đóng một khoản phí bảo hiểm trước mắt trong khi

đó nhiều người lại có xu hướng coi trọng lợi ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài, thêm

vào đó, ngành bảo hiểm nước ta cũng chưa thực sự phát triển đạt đến mức độ tạo

dựng được niềm tin cho khách hàng nên nhiều khách hàng cũng như ngân hàng

không mấy hứng thú trong việc mua và sử sụng bảo hiểm tín dụng.

Như vậy, trong mọi hoạt động kinh doanh đều chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn,

nếu không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra cơ hội đầu tư và kinh doanh mới.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng như các hoạt động kinh doanh

khác không tránh khỏi những rủi ro. Do đó quản lý rủi ro là một yêu cầu tất yếu đặt

ra trong quá trình tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Vì thế để quản lý rủi ro có hiệu

quả ngân hàng cần sử dụng một cách linh hoạt các biện pháp quản trị rủi ro, để đạt

được những mục tiêu của ngân hàng cũng như hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro

có thể xảy ra. Với các chính như đã được nêu trên, rủi ro tín dụng ngân hàng có thể

được giảm thiểu và hạn chế. Song song với các chính sách, chủ trương, chiến lược

kinh doanh của các ngân hàng, với phát triển mạnh mẽ như hiện nay, công nghệ

thông tin góp không nhỏ trong việc quản trị rủi ro tín trong các ngân hàng thương

mại.

4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản trị rủi ro tín dụng tại các

ngân hàng thương mại.

Trong phần này, các ứng dụng của công nghệ thông tin, cụ thể là công cụ khai

phá dữ liệu ứng dụng trong lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng sẽ được giới thiệu để góp

thêm góp nhìn trong bức tranh quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Chủ đề này cũng đã và đang là một chủ đề nóng bỏng, được nhiều các ngân hàng

thương mại trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu.

Trang 10

Hình 3:Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Với các phân tích và nhận định ở trên, rủi ro tín dụng có thể sảy ở bất kỳ bước

nào trong qui trình tín dụng tại các ngân hàng. Từ bước lập hồ sơ, phân tích tín dụng,

ra quyết định, giải ngân, giám sát cho tới bước cuối cùng là bước thanh lý hợp đồng.

Tuy nhiên, tại bước các bước nếu như công cụ khai phá dữ liệu được ứng dụng họp

lý thì rủi ro tín dụng sẽ được phát hiện và ngăn chặn. Khi áp dụng kỹ thuật khai phá

dữ liệu vào việc quản trị rủi ro tín dụng, các lĩnh vực sau đây sẽ là các lĩnh vực đạt

hiệu quả cao khi kỹ thuật khai phá dữ liệu được áp dụng:

4.3.1. Marketing

Một trong những lĩnh vực được ứng dụng rộng rãi nhất cho ngành ngân hàng

của kỹ thuật khai phá dữ liệu đó là lĩnh vực quảng bá sản phẩm. Bộ phận tiếp thị và

bán hàng của các Ngân hàng có thể sử dụng kỹ thuật khai phá dữ liệu để phân tích cơ

sở dữ liệu về khách hàng. Bộ phận khai phá dữ liệu của các ngân hàng thực hiện các

phân tích khác nhau trên bộ dữ liệu thu thập được để xác định hành vi của người tiêu

dùng với sự tham khảo sản phẩm, giá và kênh phân phối. Với sự phản hồi của khách

hàng đối với các sản phẩm hiện có và các sản phẩmmới, các ngân hàng sẽ có các

chiến lược quảng bá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ và đạt được

lợi thế cạnh tranh. Phân tích ngân hàng cũng có thể phân tích các xu hướng trong quá

khứ, xác định nhu cầu hiện tại và dự báo hành vi khách hàng các sản phẩm và dịch

vụ khác nhau để thu các cơ hội kinh doanh hơn và dự đoán mô hình hành vi. Kỹ thuật

khai thác dữ liệu cũng giúp xác định khách hàng nào sẽ mang lại lợi nhuận và khách

hàng nào không mang lại lợi nhuận. Các kỹ thuật khai phá dữ liệu có thể được sử

dụng để xác định phản của khách hàng như thế nào khi ngân hàng thực hiện điều

chỉnh lãi suất.

Trang 11

4.3.2. Quản lý rủi ro

Khai phá dữ liệu được sử dụng rộng rãi để quản lý rủi ro trong

ngành công nghiệp ngân hàng. Giám đốc điều hành ngân hàng cần phải biết rằng các

khách hàng mà họ đang có liệu đáng tin cậy hay không. Khi cung cấp thẻ tín dụng

mới cho khách hàng, mở rộng số lượng khách hàng hiện tại của tín dụng và phê duyệt

các khoản vay, họ có thể ra các mang lại sự quyết định rủi ro cho các ngân hàng nếu

họ không biết bất cứ điều gì về khách hàng của họ.

Ngân hàng tiến hành quá trình cho các khách hàng của mình vay vốn bằng

cách kiểm tra các thông tin khác nhau liên quan đến việc cho vay như số tiền vay, lãi

suất cho vay, kỳ hạn trả nợ, loại tài sản thế chấp, tình hình nhân sự, thu nhập và lịch

sử tín dụng của họ. Khách hàng dài hạn với ngân hàng, với các nhóm thu nhập cao có

thể nhận được các khoản vay rất dễ dàng. Mặc dù, các ngân hàng đã thận trọng trong

khi cung cấp vốn vay cho khách hàng, nhưng vẫn có những khoản nợ mặc định của

khách hàng. Kỹ thuật khai phá dữ liệu giúp phân biệt người trả nợ kịp thời với những

người không có khả năng trả nợ kịp thời.

Trên thực tế, điểm tín dụng là một trong những công cụ quản lý rủi ro tài

chính đầu tiên được phát triển. Điểm tín dụng có thể có giá trị cho người cho vay

trong ngành ngân hàng khi đưa ra những quyết định cho vay. Khai phá dữ liệu cũng

có thể tìm ra được hành vi tín dụng của từng khách hàng cá nhân với các khoản vay

trả góp, thế chấp, tín dụng, bằng việc sử dụng các đặc điểm như lịch sử tín dụng, thời

gian làm việc và thời gian cư trú, như vậy đã cho phép một người cho vay đánh giá

khách hàng và quyết định khách hang đó có là một ứng cử viên tốt cho một khoản

vay, hoặc nếu có nguy rủi ro nào tiềm ẩn. Khi biết được những gì là cơ hội sẵn có của

một khách hàng, tức là khi đó các ngân hàng đang ở trong một vị trí tốt hơn để giảm

thiểu rủi ro.

4.3.3. Phát hiện gian lận

Một lĩnh vực khác trong khai phá dữ liệu có thể được sử dụng trong ngành

công nghiệp ngân hàng là việc phát hiện gian lận. Phát hiện các hành động gian lận là

một mối quan tâm ngày càng tăng cho nhiều doanh nghiệp, và với sự giúp đỡ của kỹ

thuật khai phá dữ liệu các hành động gian lận ngày càng được phát hiên nhiều hơn.

Có hai phương pháp tiếp cận phổ biến đã được phát triển bởi tổ chức tài chính để

phát hiện các mô hình gian lận. Phương pháp tiếp cận thứ nhất, một ngân hàng cần

phải sử dụng đến kho dữ liệu của bên thứ ba và sử dụng các kỹ thuật khai phá dữ liệu

để xác định mô hình gian lận. Sau đó, các ngân hàng có thể tham chiếu chéo những

mẫu với cơ sở dữ liệu riêng của mình. Phương pháp thứ hai, gian lận được nhận dạng

mẫu dựa trên các mẫu thông tin nội bộ riêng của mình mà không phải nhờ vào bên

thứ ba. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các ngân hàng đang sử dụng kết hợp cả hai

phương pháp tiếp cận trên.

Trang 12

4.4.4. Quản trị quan hệ khách hàng

Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt ngày nay nói chung, đặc biệt là trong

ngành ngân hàng, khách hàng luôn luôn là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự tồn

tại và phát triển của họ. Khai phá dữ liệu rất hữu ích trong tất cả ba giai đoạn trong

một chu kỳ mối quan hệ khách hàng: Tìm kiếm khách hàng, tăng giá trị của khách

hàng và duy trì khách hàng. Tìm kiếm khách hàng, chăm sóc và duy trì những khách

hang đã có là mối quan tâm rất quan trọng đối với một lĩnh vực kinh doanh nào, đặc

biệt là lĩnh vực ngân hàng.

Ngày nay, khách hàng có nhiều sự lựa chọn bởi nhiều loại sản phẩm và dịch vụ

được cung cấp bởi các ngân hàng khác nhau. Do đó, các ngân hàng phải đáp ứng nhu

cầu của khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mà họ ưa thích.

Điều này sẽ dẫn đến sự tập trung của khách hàng và khả năng giữ khách hàng của các

ngân hàng. Kỹ thuật khai phá dữ liệu giúp ngân hàng phân tích và nhận định được

đâu là các khách hàng trung thành và đâu là các khách hàng có xu hướng chuyển

sang các ngân hàng khác với mong muốn một dịch vụ tốt hơn. Việc khai phá dữ liệu

sẽ giúp cho các ngân hàng nhận định được những khách hàng có ý định muốn chuyển

sang ngân hàng khác, điều đó sẽ giúp các ngân hàng hoạt động tốt hơn và giữ chân

khách hàng của mình.

Tóm lại, khai phá dữ liệu là một công cụ được sử dụng để trích xuất thông tin

quan trọng từ dữ liệu hiện có và cho phép ra quyết định kinh doanh tốt hơn trong các

ngành công nghiệp ngân hàng và bán lẻ. Các ngân hàng thowng mại sử dụng kho dữ

liệu để kết hợp các dữ liệu khác nhau từ cơ sở dữ liệu thành một định dạng có thể

chấp nhận từ đó có thể tiến hành việc khai phá dữ liệu. Sau đó, dữ liệu được phân

tích và các thông tin được thu được sẽ hỗ trợ cho tổ chức trợ ra quyết định. Kỹ thuật

khai phá dữ liệu có thể rất hữu ích cho các ngân hàng thực hiện quá trình kinh doanh

tốt hơn, thu hút được khách hàng mới, phát hiện gian lận, cung cấp sản phẩm dựa

trên phân tích của các khách hàng để duy trì tốt hơn mối quan hệ của khách hàng.

Trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng

trong việc phát triển của các ngành khoa học nghiên cứu cũng như ứng dụng hiện

nay, các ngân hàng thương mại đã và đang nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kỹ

thuật phá và phân tích dữ liệu vào các quy trình kinh doanh cụ thể của họ với mục

đích nâng hiệu quả kinh doanh.

Tài liệu tham khảo:

[1]. Qui trình tín dụng ngân hàng Vietcom Bank, BIDV

[2]. Sổ tay tín dụng ngân hàng Agribank

[3]. Nguyễn Dương Hùng, Hạn chế rủi ro tín dụng dựa trên kỹ thuật Khai phá dữ

liệu, Hội thảo quốc gia, 2015

Trang 13

[4]. Cao Đăng Khoa (2010), Ứng dụng khai phá dữ liệu vào nhận dạng các giao dịch

rửa tiền trong ngân hàng, Tạp chí Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin, DHQG-

HCM,Trang: 10.

[5]. Nguyễn Khắc Hiếu và Nguyễn Thị Anh Vân (2012), Dự báo lạm phát tại việt

nam bằng mô hình mạng thần kinh nhân tạo, Tạp chí Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật

Tp.HCM,Trang: 18.

[6]. D.K. Maduku (2013), Predicting retail banking customers’ attitude towards

Internet banking services in South Africa, Tạp chí Southern African Business

Review, Số 17(3),Trang: 76-100.

[7]. Daniel t. Larose (2005), Discovering Knowledge In Data An Introduction To

Data Mining, Nhà xuất bản A John Wiley & Sons, Inc., Publication, Published

simultaneously in Canada.