18
1 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TSINH HC HƢỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: SINH HC LP 12 Phần sáu: TIẾN HOÁ Sự phát sinh loài ngƣời 1. Những giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài ngƣời - Quá trình phát sinh loài người được chia làm 3 giai đoạn: + Người tối cổ; + Người cổ + Người hiện đại (Homo sapiens) * Homo Nêanđectan không phải là tổ tiên trực tiếp của người hiện đại vì có nhiều đặc điểm sai khác về hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo cùng tồn tại với người hiện đại một thời gian dài bị người hiện đại cạnh tranh dẫn đến tuyệt chủng 2. Các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài ngƣời: a. Nhân tố sinh học: - Các nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn tiến hoá của người vượn hoá thạch và người cổ. - Những biến đổi trên cơ thể người vượn hoá thạch (đi bằng hai chân, sống trên mặt đất…) cũng như người tối cổ là kết quả của quá trình tích luỹ các biến dị di truyền kết hợp với CLTN b. Các nhân tố xã hội: Nhân tố xã hội là nhân tố quyết định đến sự phát triển của con người và xã hội loài người (Ngôn ngữ giao tiếp, quan hệ xã hội, đời sống lao động và văn hoá …). Trắc nghiệm Câu 1. Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ người và vượn người A. có quan hệ thân thuộc rất gần gũi. B. tiến hoá theo cùng một hướng. C. tiến hoá theo hai hướng khác nhau. D. vượn người là tổ tiên của loài người. Câu 2. Loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác, vì loài người A. có khả năng thích nghi cao với điều kiện sinh thái đa dạng, không bị lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí. B. đã biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định. C. có hệ thần kinh rất phát triển. D. có hoạt động tư duy trừu tượng. Câu 3: Trong nhóm vượn người ngày nay, loài có quan hệ gần gũi nhất với người là A. tinh tinh. B. đười ươi. C. gôrila. D. vượn. Câu 4: Đặc trưng cơ bản ở người mà không có ở các loài vượn người ngày nay là A. bộ não có kích thước lớn. B. có hệ thống tín hiệu thứ 2. C. đẻ con và nuôi con bằng sữa. D. khả năng biểu lộ tình cảm. Câu 5: Khi nói về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người. B. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người. C. Vượn người ngày nay và người là hai nhánh phát sinh từ một gốc chung. D. Trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất. Câu 6: Một số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người: A. Chữ viết và tư duy trừu tượng. B. Các cơ quan thoái hoá (ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khoé mắt). C. Sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật có xương sống. D. Sự giống nhau trong phát triển phôi của người và phôi của động vật có xương sống. Câu 7: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người. B. khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.

Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

1

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ SINH HỌC

HƢỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: SINH HỌC LỚP 12

Phần sáu: TIẾN HOÁ

Sự phát sinh loài ngƣời

1. Những giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài ngƣời

- Quá trình phát sinh loài người được chia làm 3 giai đoạn:

+ Người tối cổ;

+ Người cổ

+ Người hiện đại (Homo sapiens)

* Homo Nêanđectan không phải là tổ tiên trực tiếp của người hiện đại vì có nhiều đặc điểm sai khác về

hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi

Homo cùng tồn tại với người hiện đại một thời gian dài và bị người hiện đại cạnh tranh dẫn đến tuyệt

chủng

2. Các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài ngƣời:

a. Nhân tố sinh học:

- Các nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn tiến hoá của người vượn hoá thạch và người

cổ.

- Những biến đổi trên cơ thể người vượn hoá thạch (đi bằng hai chân, sống trên mặt đất…) cũng như

người tối cổ là kết quả của quá trình tích luỹ các biến dị di truyền kết hợp với CLTN

b. Các nhân tố xã hội:

Nhân tố xã hội là nhân tố quyết định đến sự phát triển của con người và xã hội loài người (Ngôn ngữ giao

tiếp, quan hệ xã hội, đời sống lao động và văn hoá …).

Trắc nghiệm

Câu 1. Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ người và vượn người

A. có quan hệ thân thuộc rất gần gũi. B. tiến hoá theo cùng một hướng.

C. tiến hoá theo hai hướng khác nhau. D. vượn người là tổ tiên của loài người.

Câu 2. Loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác, vì loài người

A. có khả năng thích nghi cao với điều kiện sinh thái đa dạng, không bị lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự

nhiên và cách li địa lí.

B. đã biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định.

C. có hệ thần kinh rất phát triển.

D. có hoạt động tư duy trừu tượng.

Câu 3: Trong nhóm vượn người ngày nay, loài có quan hệ gần gũi nhất với người là

A. tinh tinh. B. đười ươi. C. gôrila. D. vượn.

Câu 4: Đặc trưng cơ bản ở người mà không có ở các loài vượn người ngày nay là

A. bộ não có kích thước lớn. B. có hệ thống tín hiệu thứ 2.

C. đẻ con và nuôi con bằng sữa. D. khả năng biểu lộ tình cảm.

Câu 5: Khi nói về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người.

B. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người.

C. Vượn người ngày nay và người là hai nhánh phát sinh từ một gốc chung.

D. Trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất.

Câu 6: Một số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người:

A. Chữ viết và tư duy trừu tượng.

B. Các cơ quan thoái hoá (ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khoé mắt).

C. Sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật có xương sống.

D. Sự giống nhau trong phát triển phôi của người và phôi của động vật có xương sống.

Câu 7: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh

tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là

A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.

B. khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.

Page 2: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

2

C. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.

D. thời gian mang thai 270-275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Câu 8: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là

không đúng?

A. Trong lớp Thú thì người có nhiều đặc điểm giống với vượn người (cấu tạo bộ xương, phát triển

phôi,...).

B. Người và vượn người ngày nay có nguồn gốc khác nhau nhưng tiến hoá theo cùng một hướng.

C. Người có nhiều đặc điểm giống với động vật có xương sống và đặc biệt giống lớp Thú (thể thức cấu

tạo cơ thể, sự phân hoá của răng, ...).

D. Người có nhiều đặc điểm khác với vượn người (cấu tạo cột sống, xương chậu, tư thế đứng, não bộ,...).

Câu 9: Trong quá trình phát sinh loài người, đặc điểm nào sau đây ở người chứng tỏ tiếng nói

đã phát triển?

A. Có lồi cằm rõ. B. Góc quai hàm nhỏ.

C. Xương hàm bé. D. Răng nanh ít phát triển.

Câu 10: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta

nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính

theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ

Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối

quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là:

A. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Rhesut.

B. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin.

C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet.

D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin.

Phần bảy: SINH THÁI HỌC

Chƣơng I: CƠ THỂ VÀ MÔI TRƢỜNG

MÔI TRƢỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu những mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật, cũng như

giữa sinh vật với môi trường sống. Nắm vững các quy luật sinh thái, con người sẽ biết cách sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh học và giải

quyết nhiều nhiệm vụ có liên quan tới đời sống và kinh tế.

Sinh thái học cá thể nghiên cứu các mối quan hệ của cá thể sinh vật với môi trường sống.

I. Giới hạn sinh thái:

k/n: Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố S.thái. ở đó SV có thể tồn tại và phát triển ổn định theo

thời gian.

+ Khoảng cực thuận: là khoảng nhân tố

sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho

sinh vật thực hiện chức năng sống tốt

nhất.

+ Các khoảng chống chịu: là khoảng nhân

tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh

lí của sinh vật.

Những loài có giới hạn sinh thái rộng thường dễ thích nghi hơn những loài có giới hạn sinh thái hẹp.

Ví dụ: Cá rô phi ở nước ta chết ở nhiệt độ dưới 5,6oC và trên 42

oC và phát triển thuận lợi nhất ở 30

oC.

Nhiệt độ 5,6oC gọi là giới hạn dưới, 42

oC gọi là giới hạn trên và 30

oC là điểm cực thuận của nhiệt độ đối

Page 3: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

3

với cá rô phi ở Việt Nam. Từ 5,6oC đến 42

oC gọi là giới hạn chịu đựng hay giới hạn sinh thái về nhiệt độ

của cá rô phi ở Việt Nam.

II. Nơi ở và ổ sinh thái:

* Nơi ở : Là nơi cư trú của sinh vật

* Ổ sinh thái là một không gian sinh thái (hay siêu không gian) Tất cả các nhân tố sinh thái của môi

trường nằm trong giới hạn ST, đảm bảo cho loài đó tồn tại và phát triển lâu dài

Ý nghĩa ổ ST: giải thích sự cạnh tranh giữa các cá thể, nhất là các cá thể khác loài, khả năng phân hoá và

tiến hoá của các loài phù hợp với một sinh cảnh đa dạng về loài, nhưng nguồn sống nói riêng hay sức chịu

đựng của môi trường nói chung bị giới hạn.

- Ổ ST và ĐK cạnh tranh: + Ổ ST không trùng nhau: không cạnh trang.

+ Ổ ST trùng nhau: cạnh trang, trùng nhau càng nhiều, cạnh tranh càng khốc liệt.

Hướng giải quyết khi trùng ổ sinh thái: Phân li ổ sinh thái

Chƣơng II: QUẦN THỂ SINH VẬT

KHÁI NIỆM VỀ QUẦN THỂ

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

I. Khái niệm về quần thể:

- K/n: QT là nhóm cá thể của một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài vào một thời gian nhất định,

có khả năng sinh ra các thể hệ mới hữu thụ, kể cả ss vô tính hay trinh sản.

Dấu hiệu để nhận biết quần thể sinh vật:

+ Nhóm cá thể của một loài;

+ Phân bố trong vùng phân bố của loài;

+ Trong khoảng thời gian nhất định;

+ Có khả năng sinh ra các thể hệ mới.

- Ví dụ: Quần thể: Cá trắm cỏ trong ao; sen đỏ trong đầm; voi ở khu bảo tồn Yokđôn; ốc biêu vàng ở

ruộng lúa...

Quần thể là đơn vị tồn tại của loài

Trong quần thể các cá thể khác giới tham gia sinh sản để duy trì sự tồn tại của loài. Các cá thể trong quần

thể có các mối quan hệ giúp chúng thích nghi với môi trường sống.

CÁC ĐẶC TRƢNG CỦA QUẦN THỂ

Mỗi QTSV có những đặc trưng cơ bản, đây là những dấu hiệu giúp phân biệt QTSV này với QTSV khác.

1. Cấu trúc giới tính

Tỷ lệ đực : cái thường 1:1; một số loài khác 1 : 1

- Tỷ lệ đực cái thay đổi theo loài, các giai đoạn phát triển cá thể và ĐK sống của cá thể.

- Ví dụ: Trứng vích nở con cái, đực tuỳ thuộc nhiệt độ MT.

Cấu trúc GT là những thích nghi của loài nhằm nâng cao hiệu quả thụ tinh và được hình thành trong quá

trình tiến hoá.

2. Nhóm tuổi:

- Chia 3 nhóm tuổi ST:

+ Nhóm tuổi trước sinh sản.

+ Nhóm tuổi đang sinh sản.

+ Nhóm tuổi sau sinh sản.

3. Sự phân bố các cá thể của QT: có 3 kiểu phân bố; phân bố nhóm, phân bố đồng đều và phân bố ngẫu

nhiên. Trong đó, phân bố nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất.

4. Mật độ QT: là số lượng cá thể được tính trên đơn vị diện tích hay thể tích của QT.

5. Kích thức quần thể

5.1. Kích thƣớc tối thiểu, kích thƣớc tối đa

- Khái niệm kích thƣớc quần thể: là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng) phân bố trong

khoảng không gian của quần thể.

Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng: quần thể voi trong rừng mưa nhiệt đới có kích thước

khoảng 25con/quần thể; quần thể gà rừng 200con/quần thể; quần thể hoa đỗ quyên núi Tam Đảo

150cây/quần thể

Page 4: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

4

- Đơn vị tính: cá thể; kg, g…; Jun…

- Kích thước QT có 2 cực trị:

+ Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể phải có, đặc trưng cho loài.

+ Kích thước tối đa: là số lượng nhiều nhất nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của

môi trường.

Nếu KTQT dưới mức kích thước tối thiểu quần thể sẽ rơi vào trạng thái diệt vong. Do không thực hiện

được các chức năng.

Nguyên nhân chính:

+ Sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm.

+ Khả năng sinh sản giảm.

+ Dễ xảy ra giao phối gần.

KTQT không vượt tối đa vì : Do không gian, nguồn sống vừa có hạn, vừa bị chia sẻ cho nhiều loài khác

nhau cùng tồn tại, do vậy KTQT chỉ đạt mức tối đa cho phép, cân bằng với k.năng chịu đựng của m.

trường

2. Các nhân tố gây ra sự biến động KTQT

- Những nguyên nhân gây ra sự thay đổi KTQT: Mức sinh sản, mức tử vong, mức nhập cư, mức xuất cư.

- KTQT thường biến động theo sự biến đổi của các nhân tố môi trường, nguồn thức ăn, thông qua mức

sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư

- Công thức tổng quát: Nt = N0 + B – D + I – E

Nt và N0 : số lượng các thể của QT tại thời điểm t và t0.

B: Mức sinh sản. D: Mức tử vong. I: Mức nhập cư. E: Mức xuất cư.

Công thức trên không chỉ chỉ ra mối phụ thuộc về số lượng của quần thể với các yếu tố thành tạo mà

chính mỗi yếu tố là những nguyên nhân điều chỉnh kích thước quần thể, trong đó mức sinh sản và mức tử

vong là bản tính vốn có của bất kì quần thể nào

Những nguyên nhân gây ra sự thay đổi kích thước quần thể

Nhân tố Khái niệm Yếu tố tác động chính Vai trò

Mức sinh

sản

Lượng con non sinh ra trong 1

khoảng thời gian xác định.

Sức sinh sản của các cá thể

cái và các yếu tố môi trường.

Làm số lượng

QT tăng

Mức tử

vong

Số lượng cá thể bị chết trong một

khoảng thời gian xác định.

Cá thể già hoặc tđcúa các

n.tố môi trường.

Làm số lượng QT

giảm đi

Mức

nhập cư

Số lượng các thể từ QT khác chuyển

đến trong 1 khoảng thời gian xác định.

Điều kiện sống thuận lợi. Ít gây ảnh hưởng

đến số lượng QT.

Mức xuất

Số lượng các thể xuất cư khỏi QT

trong một khoảng thời gian xác định.

KTQT vượt khỏi mức sống

tối ưu.

Giảm bớt sức ép

về số lượng.

6. Tăng trƣởng của quần thể:

- Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (Khi điều kiện sống không bị giới hạn);

- Tăng trưởng khi điều kiện sống bị giới hạn.

Chƣơng III: QUẦN XÃ SINH VẬT

KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ

I. Khái niệm

- “Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật khác loài sống trong một không gian (sinh cảnh)

xác định, ở đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển một cách ổn

định theo thời gian”

- Trong khái niệm này cần nhấn mạnh đến những tập hợp quần thể khác loài.

Quần xã không chỉ gồm những nhóm sinh vật có hoạt động chức năng khác nhau (tự dưỡng, dị dưỡng)

mà còn gồm các loài có cùng hoạt động chức năng, nhưng lại thuộc các dạng sống khác nhau hay thuộc

các nhóm phân loại khác nhau: thực vật, động vật, vi sinh vật....

Ví dụ QX

SV

Không phải

QX SV Giải thích

Các loài thú sống trong công viên

29.3 của TP Đà nẵng.

×

Tập hợp các cá thể khác loài cùng sống trong

một sinh cảnh, nhưng giữa chúng không có

mối q.hệ chặt chẽ với nhau, bị tách biệt nhau.

Các loài SV ở khu rừng thuộc bán

Page 5: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

5

đảo Sơn Trà. ×

Các loài SV sống trong hồ nước

công viên 29.3 của TP Đà nẵng.

×

1chậu nước có nhiều loài cá sông

đang bơi lội.

× Tập hợp các cá thể khác loài ngẫu nhiên

Các loài sinh vật ở khu rừng bán

đảo Sơn Trà và các loài sinh vật

sống ở rừng Cúc phương.

× Khác loài nhưng sống ở sinh cảnh khác nhau

II. Các đặc trƣng cơ bản của quần xã

1. Tính đa dạng về loài của QX:

- Độ đa dạng về loài của QX: về số lượng loài trong QX, số lượng cá thể của mỗi loài.

- Mức đa dạng của QX phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái: Sự cạnh tranh giữa các loài, các mqh khác,

mức độ thay đổi của các nhân tố vô sinh.

Những QX phân bố ở vĩ độ thấp có mức đa dạng về loài cao hơn so với các QX ở vĩ độ cao.

- QX rừng mưa nhiệt đới có số lượng loài phong phú hơn QX rừng thông phương Bắc.

Do: vùng nhiệt đới có nhiệt độ và lượng mưa cao và khá ổn định.

2. Cấu trúc quần xã

a. Số lƣợng các nhóm loài

Các nhóm loài Đặc điểm vai trò đối với quần xã Ví dụ

Loài ưu thế

- Có tần suất xuất hiện và độ phong phú

cao, sinh khối lớn.

- Quyết định chiều hướng phát triển của

quần xã.

- Thực vật có hạt thường là nhóm loài

ưu thế trong các QX trên cạn.

- ĐV nhai lại là nhóm loài ưu thế

trong QX đồng cỏ.

Loài đặc trưng

Là loài chỉ có ở QX nào đó hoặc là loài

có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác

và có vai trò quan trọng trong QX so với

các loài khác.

Cá Cóc ở Tam đảo

Cây tràm ở rừng tràm U Minh

b. Hoạt động chức năng của các nhóm loài:

- Dựa vào hoạt đông chức năng dinh dưỡng, QXSV gồm: SV tự dưỡng và SV dị dưỡng.

+ SV tự dưỡng (SVSX):

+ SV dị dưỡng: SV tiêu thụ và SV phân hủy.

- Tất cả các nhóm loài hoạt động theo chức năng của mình, tương tác với nhau và với MT để hình thành 1

đơn vị thống nhất có cấu trúc chặt chẽ → các loài có cơ hội để p.hóa và tiến hóa.

c. Sự phân bố của các loài trong không gian: - Do nhu cầu sống khác nhau các loài SV trong QX thường phân bố thành nhiều tầng theo chiều thẳng

đứng hoặc tập trung ở những nơi thuận lợi theo mặt phẳng ngang.

- Ýnghĩa: Giảm bớt mật độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi

trường.

Kiểu phân bố Đặc điểm Ví dụ

Theo chiều

thẳng đứng

Tùy thuộc nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài

...Các loài tăng khả năng sử dụng các nguồn sống

trong QX , giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài .

- Rừng mưa nhiệt đới có 4 hoặc 5

tầng ...

- SV phân bố theo độ sâu của

nước biển .

Theo chiều

ngang

SV phân bố thành các vùng trên mặt đất . Những

loài thường tập trung ở những nơi có điều kiện

sống thuận lợi, các loài chia sẻ nguồn thức ăn

nhưng chúng lại có những lợi ích khác như chống

lại các yếu tố bất lợi của môi trường ..

- QX biển: vùng gần bờ thành

phần SV rất phong phú ,ra khơi

xa số lượng các loài ít dần.

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ

I. Quan hệ hỗ trợ:

Các mqh hỗ trợ Đặc điểm Ví dụ

1. QH hội sinh Loài được hội sinh không có lợi và không có

hại; loài sống hội sinh có lợi.

Phong lan – cây gỗ, cá ép với

cá lớn

Page 6: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

6

2. Quan hệ hợp tác Hai loài sống với nhau những không bắt buộc,

đều mang lại lợi ích cho nhau.

Chim kiếm mồi trên ĐV

móng guốc.

3. Quan hệ cộng

sinh

Hai loài chung sống thường xuyên với nhau,

mang lợi cho nhau.

Trùng roi-mối. kiến - cây.

Địa y: Nấm – VK lam

II. Các mối quan hệ đối kháng

1. Quan hệ ức chế cảm nhiễm:

- Đặc điểm: Một loài sống bình thường tiết độc tố vô tình gây hại cho nhiều loài khác.

- Ví dụ: Thủy triều đỏ.

2. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài và sự phân li ổ sinh thái:

- Trùng nhau về ổ ST cạnh tranh số lượng cùng giảm nhiều hoặc ít.

- Hướng giải quyết để hai loài cùng nhau tồn tại và phát triển: Phân hoá ổ ST để cùng chung sống với

nhau.

- Cạnh tranh là 1 trong những động lực của quá trình tiến hoá.

Cần chú ý: Mối quan hệ cạnh tranh: Những điều kiện để dẫn đến một loài này chiến thắng một loài khác

và những điều kiện dẫn đến sự chung sống của các loài trong quần xã.

3. Quan hệ con mồi - vật ăn thịt và vật chủ - vật kí sinh.

Mối quan hệ giữa con mồi - vật dữ giúp cho việc giải thích cân bằng sinh học trong tự nhiên.

Tóm lại: Mqh sinh học trong Q.xã là mqh khác loài, gồm các mqh hỗ trợ và đối kháng. Hầu như các mqh

này đều là những nhân tố kiểm soát (hay khống chế) sự phát triển cá thể của mỗi loài.

- Trong mqh nội bộ giúp loài tồn tại và phát triển, còn mqh giữa các loài, nhất là mqh cạnh tranh đều là

những động lực rất quan trọng trong sự phân hoá và tiến hoá của sinh giới.

Chƣơng III: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

HỆ SINH THÁI

I. Khái niệm

- Khái niệm: HST là một tập hợp của 1 QXSV với MT vô sinh của nó, trong đó, các SV tương tác với

nhau và với MT để tạo nên các chu trình sinh địa hoá và sự biến đổi năng lượng.

- Hệ sinh thái trở thành một đơn vị thiên nhiên hoàn chỉnh và bao giờ cũng là một hệ động lực mở, tự điều

chỉnh, tương tự như một cơ thể sống.

II. Các thành phần cấu trúc của HST

Yếu tố là QXSV Yếu tố của MT vô sinh

SVSX: Chủ yếu thực vật, một số VSV tự dưỡng Ánh sáng, khí hậu, đất, nước, xác sinh vật

SV tiêu thụ: ĐV ăn TV, ĐV ăn ĐV

SV phân giải: Chủ yếu vi khuẩn, nấm, một số loài

ĐV không xương sống: giun đất, sâu bọ…

Page 7: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

7

TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI

I Chuỗi thức ăn và bậc dinh dƣỡng:

- K/n Chuỗi thức ăn thể hiện mqh dinh dưỡng của các loài trong quần xã, trong đó loài này sử dụng một

loài khác hay sản phẩm của nó làm thức ăn, về phía mình nó lại làm thức ăn cho các loài kế tiếp.

- Ví dụ: Cỏ → Sâu → Ngoé sọc → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng.

- K/n bậc dinh dưỡng: những đơn vị cấu trúc nên chuỗi thức ăn.

Chuỗi thức ăn trên gồm 6 bậc dd, trong đó:

+ Độ dài toàn chuỗi (xích): Bậc 1,2,3,4,5,6.

+ SV dị dưỡng: Bậc 1 (Là bậc dinh dưỡng bậc 1), bậc 2 (Là bậc dinh dưỡng bậc 3)….

+ ĐV ăn thịt: Bậc 1 (Là bậc dinh dưỡng bậc 3, bậc 2 (Là bậc dinh dưỡng bậc 4) …

(Lưu ý trong chuỗi thức ăn trên không vẽ VSV, nhưng phải hiểu là có)

Có 3 loại sinh vật trong chuỗi thức ăn:

- Sinh vật sản xuất: (Sinh vật cung cấp) là những sinh vật tự dưỡng trong quần xã (cây xanh, một số

tảo), có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

- Sinh vật tiêu thụ: Là những sinh vật dị dưỡng ăn thực vật và có thể cả những sinh vật dị dưỡng khác.

Chúng không tự tổng hợp được chất hữu cơ mà phải sử dụng các chất hữu cơ của nhóm sinh vật sản xuất.

Thường thì một chuỗi thức ăn có một số mắt xích tiêu thụ:

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1 có thể là động vật ăn thực vật, hay kí sinh trên thực vật.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là sinh vật ăn thịt hay kí sinh trên sinh vật tiêu thụ bậc 1. trong 1 chuỗi, có thể

có sinh vật tiêu thụ bậc 3, bậc 4...

- Sinh vật phân huỷ là những vi khuẩn dị dưỡng và nấm, có khả năng phân huỷ chất hữu cơ thành chất

vô cơ.

- Phân loại chuỗi thức ăn: Có 2 loại

+ Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng SV tự dưỡng:

SV tự dưỡng → ĐV ăn thịt tự dưỡng → ĐV ăn thịt các cấp.

+ Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng Sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ.

Sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ → ĐV ăn SV phân giải → ĐV ăn thịt các cấp.

Chuỗi thức ăn thứ 2 là hệ quả chuỗi thức ăn thứ 1.

II. Lƣới thức ăn:

- Khái niệm: Là tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một số loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc cung

cấp thức ăn cho nhiều loài, trở thành điểm nối các chuỗi thức ăn với nhau.

- Cấu trúc lưới thức ăn phức tạp từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp, từ khơi đại dương vào bờ…

TRẮC NGHIỆM

Phần 7 : SINH THÁI HỌC

CHƢƠNG I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƢỜNG

Câu 1. Giới hạn sinh thái là

A. khoảng xác định của 1 nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời

gian.

B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối

thiểu.

C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi.

D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất.

Câu 2. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái

A.ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.

B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.

D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Câu 3. Khi nói về giới hạn sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây dúng?

I. Cá thể còn non thường có giới hạn sinh thái rộng hơn so với cá thể trưởng thành cùng loài.

II. Sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất ở khoảng thuận lợi của giới hạn sinh thái.

II. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố càng rộng.

Page 8: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

8

IV. Loài sống ở vùng nhiệt đới thường có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.

V. Giới hạn sinh thái của loài có thể thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.

VI. Trong giới hạn sinh thái tồn tại một khoảng chống chịu, ở đó sinh vật vẫn tồn tại nhưng sinh trưởng

và phát triển kém.

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 4. Hình ảnh sau mô tả giới hạn sinh thái về nhiệt độ của một loài thực vật. Hãy nghiên cứu hình ảnh

và cho biết trong các nhận xét dưới đây có bao nhiêu nhận xét đúng?

I. Nhiệt độ từ 20oC đến 30

oC được gọi là giới hạn

sinh thái về nhiệt độ.

II. Nhiệt độ 10oC, 38

o C lần lượt là điểm gây chết

dưới và điểm gây chết trên.

III. Nhiệt độ từ 10oC đến 38

oC được gọi khoảng là

thuận lợi. IV. Nhiệt độ từ 10

oC đến 20

oC và từ 30

oC đến 38

oC

được gọi là khoảng chống chịu

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4

Câu 5. Cho biết ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25 – 350C, khi nhiệt độ xuống

dưới 20C và cao hơn 44

0C cá bị chết. Cá rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20 – 35

0C, khi nhiệt độ

xuống dưới 5,60C và cao hơn 42

0C cá bị chết. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. So với cá chép, cá rô phi được xem là loài hẹp nhiệt hơn.

II. Khoảng thuận lợi của cá chép hẹp hơn cá rô phi nên vùng phân bố của cá chép thường hẹp hơn.

III. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của hai loài cá này có thể thay đổi theo điều kiện môi trường.

IV. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của hai loài cá này có thể thay đổi theo giai đoạn phát triển hoặc trạng

thái sinh lí của các cơ thể.

V. Mỗi loài cá này đều có hai khoảng chống chịu về nhiệt độ.

VI. Khi nhiệt độ xuống dưới 20C thì cá rô phi sẽ bị chết.

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 6. Loài thuỷ sinh vật rộng muối nhất sống ở

A. cửa sông. B. sông, hồ nước ngọt. C. xa bờ biển trên lớp nước mặt. D. biển sâu.

Câu 7. Nơi ở là

A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. nơi cư trú của sinh vật.

C. khoảng không gian sinh thái. D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của SV

Câu 8. Ổ sinh thái là

A. khu vực sinh sống của sinh vật.

B. nơi thường gặp của loài.

C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài

của loài.

D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật

Câu 9. Loài chuột cát ở đài nguyên có thể chịu được nhiệt độ không khí dao động từ – 500C đến + 30

0C,

trong đó nhiệt độ thuận lợi từ O0C đến 20

0C thể hiện quy luật sinh thái

A. giới hạn sinh thái. B. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.

C. không đồng đều của các nhân tố sinh thái. D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái.

Câu 10: Có các giá trị nhiệt độ của các loài sau:

1. Cá chép: 2oC; 44

oC; 28

oC 2. Cá rô phi: 5,6

oC; 42

oC; 30

oC

3. Cá hồi: 0oC; 30

oC; 18

oC 4. Cá lóc: 1

oC; 46

oC; 30

oC

Loài cá có giới hạn sinh thái rộng nhất trong các loài trên là

A. cá chép. B. cá rô phi. C. cá lóc. D. cá hồi.

Câu 11: Thế nào là ổ sinh thái của một loài ?

A. Là một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn

sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

B. Là các điều kiện vô sinh thuận lợi nhất cho loài đó tồn tại và phát triển.

C. Là khoảng không gian có nhiều loài cùng tồn tại và có quan hệ gắn bó với nhau trong quá trình sống.

D. Là môi trường và khoảng không gian mà loài sinh sống thuận lợi nhất.

Page 9: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

9

Câu 12: Khi ổ sinh thái dinh dưỡng của hai loài không trùng nhau có nghĩa là chúng

A. đôi khi có cạnh tranh nhau. B. cạnh tranh vừa phải.

C. không cạnh tranh với nhau. D. cạnh tranh khốc liệt.

QUẦN THỂ SINH VẬT

Câu 1. Số lượng cá thể trong quần thể có xu hướng ổn định là do

A. Có hiện tượng ăn lẫn nhau B. Sự thống nhất tỉ lệ sinh - tử

C. Tự điều chỉnh D. Quần thể khác điều chỉnh nó

Câu 2. Những con voi trong vườn bách thú là

A. quần thể. B. tập hợp cá thể voi. C. quần xã. D. hệ sinh thái.

Câu 3. Quần thể là một tập hợp cá thể

A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định.

C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.

D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng

sinh sản tạo thế hệ mới.

Câu 4: Sức sinh sản của quần thể bị giảm sút do ảnh hưởng chủ yếu của

A. điều kiện môi trường sống không thuận lợi. B. sự chênh lệch về tỉ lệ giới tính.

C. sự chênh lệch về nhóm tuổi. D. sự không cân đối về mật độ.

Câu 5. Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do

A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm. B. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm.

C. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng. D. sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử

Câu 6. Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là

A. mức sinh sản. B. mức tử vong.

C. sức tăng trưởng của cá thể. D. nguồn thức ăn từ môi trường.

Câu 7. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ rơi vào trạng thái suy

giảm dẫn tới diệt vong. Trong các lí do dưới đây, các lí do đúng khi giải thích hiện tượng trên là

(1) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả

năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

(2) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, vốn gen của quần thể trở nên nghèo đi; do đó quần thể

không thể tồn tại khi môi trường có sự thay đổi.

(3) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể

đực và cái ít.

(4) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự giao phối gần thường xảy ra làm cho tần số các alen lặn

có hại tăng lên, đe doạ sự tồn tại của quần thể.

A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 4.

Câu 8: Kích thước của quần thể phụ thuộc chủ yếu vào

A. mức sinh sản và tử vong. B. mật độ. C. tỉ lệ đực, cái. D. cấu trúc tuổi.

Câu 9: Có các nhóm cá thể sinh vật sau đây :

1. Một số con voi trong sở thú. 2. Một bầy voi trong rừng rậm ở Đăklăk.

3. Các cá thể 1 loài tôm sống trong hồ. 4. Các cá thể chim trong rừng. 5. Các cây cỏ trên đồng cỏ.

Nhóm cá thể nào là quần thể?

A. 1, 3. B. 2, 3. C. 2, 5. D. 2, 4.

Câu 10. Giả sử 4 quần thể của một loài thú được ký hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ

cá thể như sau:

Quần thể A B C D

Diện tích khu phân bố (ha) 25 240 193 195

Mật độ (cá thể/ha) 10 15 20 25

Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập

cư. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.

II. Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C.

Page 10: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

10

III. Nếu kích thước quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm, kích thước của 2

quần thể này sẽ bằng nhau.

IV. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D.

A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

QUẦN XÃ SINH VẬT, HỆ SINH THÁI

Câu 1. Quần xã sinh vật là

A.tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có

mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và

chúng ít quan hệ với nhau

C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và

chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời

gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 2: Dựa vào chức năng của các nhóm loài trong quần xã, quần xã gồm

A. nhóm loài ưu thế, nhóm loài thứ yếu. B. nhóm loài chủ chốt, nhóm loài đặc trưng.

C. nhóm loài ngẫu nhiên, nhóm loài tự dưỡng. D. nhóm loài tự dưỡng, nhóm loài dị dưỡng.

Câu 3: Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những

nhóm sinh vật nào sau đây ?

A. Sinh vật quang hợp và sinh vật hoá tổng hợp. B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt.

C. Vi sinh vật sống hoại sinh kị khí và hiếu khí. D. Sinh vật quang hợp.

Câu 4: Trong các nhóm loài dưới đây, sự biến đổi của nhóm loài nào có thể làm cho quần xã biến đổi

mạnh mẽ nhất, thậm chí có thể có xu hướng bị huỷ diệt?

A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật tự dưỡng.

C. Sinh vật tiêu thụ bậc n. D. Sinh vật phân huỷ.

Câu 5: Sự phân bố các loài của quần xã trong không gian theo dạng

A. phân bố theo nhóm và theo chiều ngang.

B. phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên, phân bố theo nhóm.

C. phân bố theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang.

D. phân bố đồng đều và theo chiều thẳng đứng.

Câu 6: Khi đi từ bờ biển ra khơi xa, quần xã được đặc trưng bởi

A. cấu trúc tuổi của quần thể trở nên phức tạp hơn. B. số lượng loài của quần xã giảm.

C. mối quan hệ sinh học giữa các loài bớt căng thẳng. D. kích thước của quần thể tăng cao.

Câu 7: Trong đại dương, ở những loài có vùng phân bố rộng, người ta phát hiện thấy quy luật, quần thể có

cấu trúc tuổi phức tạp nhất phân bố ở

A. vùng biển cận cực. B. vùng xa bờ thuộc vĩ độ nhiệt đới.

C. vùng biển thuộc vĩ độ ôn đới. D. vùng gần bờ thuộc vĩ độ nhiệt đới.

Câu 8. Trong các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ là mối quanhệ hỗ trợ?

I. Hai con sói đang săn một con lợn rừng.

II. Những con chim hồng hạc đang di cư thành đàn về phương Nam.

III. Những con sư tử đuổi bắt bầy nai rừng.

IV. Hiện tượng tách bầy của ong mật do vượt mức kích thước tối đa.

V. Các cây chò trong rừng cử động cuống lá để đón ánh sáng.

VI. Gà ăn ngay trứng của mình ngay sau khi vừa đẻ xong.

VII. Khi gặp kẻ thù, trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con già yếu và con non vào giữa.

VIII. Các cây cùng loài mọc thành đám và liền rễ nhau trong lòng đất.

IX. Hiện tượng tự tỉa cành của thực vật trong rừng.

A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.

Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố của các loài trong quần xã là

A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.

C. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện

sống khác nhau.

D. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.

Page 11: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

11

Câu 10: Sự phân tầng tự nhiên trong quần xã có ý nghĩa như thế nào ?

A. Giảm bớt sự cạnh tranh. B. Tăng tính đa dạng.

C. Cải thiện nguồn sống. D. Hỗ trợ lẫn nhau.

Câu 11. Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là

A. phân tầng thẳng đứng B. phân tầng theo chiều ngang

C. phân bố ngẫu nhiên D. phân bố đồng đều

Câu 12. Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ:

A.cộng sinh B.hội sinh C.hợp tác D.kí sinh

Câu 13. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài?

A.Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B.Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối. D.Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

Câu 14. Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ:

A. hội sinh B. cộng sinh C. kí sinh D. ức chế cảm nhiễm

Câu 15. Một quần xã ổn định thường có

A. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp

B. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao

C. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao

D. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp

Câu 16. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài:

A. vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. cây phong lan bám trên thân cây gỗ D. cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

Câu 17. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa các loài:

A. vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. cây phong lan bám trên thân cây gỗ D. cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

Câu 18. Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim

phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:

A. cộng sinh B. hội sinh C. hợp tác D. kí sinh

Câu 19. Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở:

A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm

C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh

Câu 20. Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở:

A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác B. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.

C. cộng sinh, hội sinh, kí sinh. D. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm

Câu 21. Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm

ăn của loài. Đây là biểu hiện của:

A. cộng sinh B. hội sinh C. hợp tác D. kí sinh

Câu 22. Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là

A. giun sán sống trong cơ thể lợn B. các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng

C. thỏ và chó sói sống trong rừng. D. khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật

Câu 23. Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc

theo chiều ngang?

A. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài. B. Do nhu cầu sống khác nhau

C. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài D .Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng

Câu 24. Tập hợp các dấu hiệu để phân biệt các quần xã được gọi là

A. đặc điểm của QX B. đặc trưng của quần xã C. cấu trúc của QXã D. thành phần của QX

Câu 25.Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là

A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.

B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.

C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.

D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.

Câu 26: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A.Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh

B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.

D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.

Page 12: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

12

Câu 27. Tính đa dạng về loài của quần xã là:

A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài

B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

Câu 28: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống

thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ

A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt.

C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.

Câu 29. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi hoặc không có

hại là mối quan hệ nào?

A. Quan hệ cộng sinh B. Quan hệ hội sinh C. Quan hệ hợp tác D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

Câu 30. Ví dụ về mối quan hệ hợp tác là

A. động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân huỷ xelulozo thành đường

B. nhiều loài phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác.

C. nấm và VK lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên 1 dạng sống đặc biệt là địa y

D. sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy rận” để ăn

Câu 31. Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh.

Hiện tượng này gọi là quan hệ:

A. hội sinh B. hợp tác C. úc chế - cảm nhiễm D. cạnh tranh

Câu 32. Hiện tượng một số loài cua biển mang trên thân những con hải quỳ thể hiện mối quan hệ nào giữa

các loài sinh vật?

A. Quan hệ sinh vật kí sinh – sinh vật chủ B. Quan hệ cộng sinh

C. Quan hệ hội sinh D. Quan hệ hợp tác

Câu 33. Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh

sinh học dựa vào:

A. cạnh tranh cùng loài B. khống chế sinh học C. cân bằng sinh học D. cân bằng quần thể

Câu 34. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong

quần xã gọi là

A. cân bằng sinh học B. cân bằng quần thể C. khống chế sinh học. D. giới hạn sinh thái

Câu 35. Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

A. giới động vật B. giới thực vật C. giới nấm D. giới nhân sơ (vi khuẩn)

Câu 36. Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là

A. cá cóc B. cây cọ C. cây sim D. bọ que

Câu 37. Các đặc trưng cơ bản của quần xã là

A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ.

B. độ phong phú, sự phân bố các sá thể trong quần xã.

C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.

D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài.

Câu 38. Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có

A. sự phân tầng thẳng đứng. B. đa dạng sinh học thấp.

C. đa dạng sinh học cao. D. nhiều cây to và động vật lớn.

Câu 39. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện

A. độ nhiều. B. độ đa dạng. C. độ thường gặp. D. sự phổ biến.

Câu 40. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã

A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.

C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.

D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện

sống khác nhau.

Câu 41. Nguyên nhân dẫn tới sự phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là

A. mỗi loài ăn một loài thức ăn khác nhau. B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.

C. mỗi loài kiếm ăn vào một thời điểm khác nhau trong ngày. D. tất cả các khả năng trên.

Câu 42. Trong cùng một thuỷ vực, ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm

đen, rô phi, cá chép để

Page 13: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

13

A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau. B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao.

C. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ. D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao.

Câu 43. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể

A. cá rô phi và cá chép. B. chim sâu và sâu đo. C. ếch đồng và chim sẻ. D. tôm và tép.

Câu 44. Hiện tượng khống chế sinh học đã

A. làm cho một loài bị tiêu diệt. B. làm cho quần xã chậm phát triển.

C. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã. D. mất cân bằng trong quần xã.

Câu 45. Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là

A.tôm nước lợ B.cây tràm C.cây mua D.bọ lá

Câu 46. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển

của quần xã là

A. loài ngẫu nhiên. B. loài ưu thế. C. loài thứ yếu. D. loài đặc trưng.

Câu 47. Sự phân tầng thẳng đứng trong quần xã là do:

A. Phân bố ngẫu nhiên B. Trong quần xã có nhiều quần thể

C. Nhu cầu không đồng đều ở các quần thể D. Sự phân bố các quần thể trong không gian

Câu 48. Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện:

A. Số lượng cá thể nhiều B. Có nhiều nhóm tuổi khác nhau

C. Có nhiều tầng phân bố D. Có thành phần loài phong phú

Câu 49. Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật là mối quan hệ:

A. Hợp tác, nơi ở B. Cạnh tranh, nơi ở C. Cộng sinh D. Dinh dưỡng, nơi ở

Câu 50. Trùng roi Trichomonas sống trong ruột mối là quan hệ:

A. Kí sinh B. Cộng sinh C. Cạnh tranh D. Hội sinh

Câu 51. Tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần xã sinh vật?

A. Lim xanh trong rừng lim Hữu Lũng. B. Thực vật ven hồ Tịnh Tâm.

C. Thông đỏ ở cao nguyên LangBian. D. Sen trằng trong hồ Tịnh Tâm

Câu 52. Quần xã có độ đa dạng về loài cao nhât là

A. Thảo nguyên. B. Hoang mạc C. Sa mạc Savan. D. Rừng mưa nhiệt đới.

Câu 53. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?

A. Các loài thực vật sống ở Hồ Tây. B. Động vật sống ở rừng Bạch mã.

C. Các loài thú ở công viên 29.3 Đà Nẵng. D. Các loài sinh vật sống ở rừng Sơn Trà.

Câu 54. Nguyên nhân chính dẫn đến sự phân bố khác nhau trong không gian giữa các loài là:

A. do nhu cầu sống khác nhau. B. để giảm bớt sự cạnh tranh.

C. nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. D. các loài có cơ hội phân hóa và tiến hóa.

Câu 55. Trong cùng một thuỷ vực, ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm

đen, rô phi, cá chép để

A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau. B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao.

C. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ. D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao.

Câu 56. Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố

A. diện tích của quần xã. B. thay đổi do hoạt động của con người.

C. thay đổi do các quá trình tự nhiên. D. nhu cầu về nguồn sống.

Câu 57. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết

A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.

B. con đường trao đổi vật chất và năng luợng trong QX.

C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.

D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật.

Câu 58. Khi số lượng loài tại vùng đệm nhiều hơn trong các quần xã gọi là

A. quần xã chính. B. tác động rìa. C. bìa rừng. D. vùng giao giữa các quần xã.

Câu 59. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là

hiện tượng

A. cạnh tranh giữa các loài. B. cạnh tranh cùng loài. C. khống chế sinh học. D. đấu tranh sinh tồn.

Câu 60: Chuỗi thức ăn là

A. tập hợp các sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau trong việc sử dụng thức ăn của môi trường.

B. tập hợp các sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau .

C. tập hợp gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắc xích của chuỗi.

D. tập hợp nhiều loài sinh vật có những mắc xích chung trong việc sử dụng thức ăn.

Page 14: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

14

Câu 61: Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng của

A. các loài trong quần xã. B. các quần thể trong loài.

C. các cá thể trong quần xã. D. các quần xã trong hệ sinh thái.

Câu 62: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã thể hiện

A. khả năng sử dụng thức ăn của các sinh vật tiêu thụ. B. khả năng phân giải chất hữu cơ của các VSV.

C. mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã. D. con đường trao đổi vật chất trong quần xã.

Câu 63: Dựa vào mối quan hệ dinh dưỡng trong quần xã để xác định được

A. quá trình trao đổi vật chất trong quần xã. B. mối quan hệ về mặt dinh dưỡng giữa các loài.

C. khả năng sử dụng thức ăn của sinh vật tiêu thụ. D. sự đa dạng về loài.

Câu 64: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã rất quan trọng, bởi vì

A. tất cả động vật trong quần xã đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào thực vật.

B. từ lượng thức ăn sử dụng ở mỗi bậc dinh dưỡng, ta xác định được sinh khối của quần xã.

C. quan hệ này cho ta biết mức độ gần gũi giữa các loài sinh vật.

D. quan hệ này cho ta biết dòng năng lượng trong quần xã.

Câu 65: Trong hệ sinh thái tự nhiên có hai loại chuỗi thức ăn cơ bản :

(1) Chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật tự dưỡng.

(2) Chuỗi thức ăn bắt dầu từ mùn bã hữu cơ.

Trong đó

A. (1) là hệ quả của (2) và kiểu chuỗi thức ăn (1) là kiểu ưu thế.

B. (2) là hệ quả của (1) và kiểu chuỗi thức ăn (2) là kiểu ưu thế.

C. (1) độc lập với (2), cả hai kiểu đều là ưu thế.

D. (2) là hệ quả của (1) và tuỳ điều kiện mà một trong 2 chuỗi là ưu thế.

Câu 66: Sinh vật nào sau đây là sinh vật mở đầu cho một chuỗi thức ăn có sinh vật tự dưỡng tham gia

A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật tiêu thụ 1.

C. Sinh vật phân giải. D. Nấm, mốc.

Câu 67: Sơ đồ đúng của một chuỗi thức ăn là

A. Cây ngô → sâu ăn ngô → rắn hổ mang → nhái.

B. Cây xanh → thỏ → gà → mèo rừng.

C. Tảo lục đơn bào → tôm → cá rô → chim bói cá.

D. Thỏ → cỏ → cáo → chồn → vi khuẩn.

Câu 68: Sơ đồ đúng của một chuỗi thức ăn là

A. Cỏ → thỏ → cáo → vi sinh vật.

B. Cây xanh → thỏ → gà → mèo rừng → vi khuẩn.

C. Rong → tôm → cá thu → cá trích → cá mập → vi khuẩn.

D. Sâu → cỏ → rắn → cú → vi khuẩn.

Câu 69: Có chuỗi thức ăn như sau : Lúa → châu chấu → ếch → rắn → đại bàng.

Tiêu diệt mắt xích nào trong chuỗi thức ăn này sẽ gây hậu quả lớn nhất ?

A. Châu chấu B. Rắn C. Đại bàng D. Lúa.

Câu 70: Chuỗi thức ăn ở các hệ sinh thái trên cạn thường có từ

A. 3 đến 5 bậc dinh dưỡng. B. 5 đến 7 bậc dinh dưỡng.

C. 6 đến 8 bậc dinh dưỡng. D. 7 đến 9 bậc dinh dưỡng.

Câu 71: Chiều dài của mỗi chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn thường là ngắn, khoảng 5 đến 6 mắt xích.

Nguyên nhân dẫn đến điều này là do

A. quần thể của động vật ăn thịt bậc cao nhất thường rất lớn.

B. sinh vật sản xuất đôi khi là khó tiêu hóa.

C. chỉ có khoảng 10% năng lượng ở mỗi mắt xích có thể biến đổi thành chất hữu cơ trong bậc dinh dưỡng

tiếp theo.

D. mùa đông là quá dài và nhiệt độ thấp làm hạn chế năng lượng sơ cấp.

Câu 72: Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái ở nước thường dài hơn chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn,

A. dưới nước có nhiều loài hơn.

B. môi trường nước có điều kiện sống ổn định hơn trên cạn, nhất là nhiệt đô.

C. môi trường nước không bị đốt nóng bởi năng lượng của ánh sáng mặt trời.

D. môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường cạn.

Câu 73: Thế nào là khuếch đại sinh học với một chất độc qua chuỗi thức ăn ?

Page 15: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

15

A. Sự tích lũy chất độc trong mô tăng theo bậc dinh dưỡng.

B. Càng gần bậc dinh dưỡng thấp thì nồng độ chất độc càng cao.

C. Càng gần bậc dinh dưỡng cao nồng độ chất độc càng giảm.

D. Chuỗi thức ăn càng ngắn thì nồng độ chất độc càng tăng

Câu 74: Các sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao trong chuỗi thức ăn thường bị ảnh hưởng bởi các độc tố do

thuốc trừ sâu và hoá chất bảo vệ thực vật nhiều nhất là do

A. có khả năng hấp thụ độc tố cao.

B. các chất đó được tích tụ trong cơ thể con mồi qua các mắc xích sau càng lớn.

C. bộ máy tiêu hoá không có khả năng loại trừ các độc tố.

D. tổ chức cơ thể phức tập nên khó thích ứng với môi trường độc hại.

Câu 75: Ở đồng cỏ có chuỗi thức ăn như sau :

Lá cây → côn trùng ăn lá cây → chim ăn côn trùng → cú.

Nếu đồng cỏ bị nhiễm một chất độc thì loài có khả năng bị nhiễm độc nặng nhất là

A. cú. B. chim ăn côn trùng. C. côn trùng. D. lá cây

Câu 76: Phát biểu đúng nhất về lưới thức ăn của quần xã sinh vật là :

A. Quần xã phải đa dạng sinh học mới tạo thành lưới thức ăn.

B. Các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung gọi là lưới thức ăn.

C. Nhiều chuỗi thức ăn tạo thành lưới thức ăn.

D. Nhiều quần thể tạo thành lưới thức ăn.

Câu 77: Nhận định nào sau đây không đúng về lưới thức ăn trong hệ sinh thái ?

A. Sự phức tạp của lưới thức ăn phụ thuộc vào độ đa dạng của quần xã trong hệ sinh thái.

B. Trong lưới thức ăn, độ lớn chuẩn của mỗi bậc dinh dưỡng được xác định dựa vào số lượng cá thể của

bậc dinh dưỡng.

C. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể đồng thời tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

D. Lưới thức ăn là cơ sở để thực hiện quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái.

Câu 78: Các chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn thường không bền vững do

A. nguồn thức ăn trong lưới thức ăn. B. thành phần loài đa dạng.

C. điều kiện khí hậu. D. khu phân bố của loài.

Câu 79: Trong chuỗi thức ăn : cỏ → sâu ăn cỏ → cóc → rắn → đại bàng.

Sinh vật ở bậc dinh dưỡng thứ 3 là

A. cóc. B. sâu. C. rắn. D. đại bàng.

Câu 80: Bậc dinh dưỡng cấp 2 trong lưới thức ăn thuộc sinh vật

A. tiêu thụ bậc 1. B. tiêu thụ bậc 2 C. tiêu thụ bậc 3. D. tiêu thụ bậc 4.

Câu 81: Trong chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng có tổng năng lượng nhỏ nhất là

A. bậc dinh dưỡng cuối cùng. B. bậc dinh dưỡng đầu tiên.

C. bậc dinh dưỡng gồm các loài ăn cỏ. D. bậc dinh dưỡng gồm các loài ăn thịt.

Câu 82: Trong hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng cao nhất là bậc dinh dưỡng gồm

A. các sinh vật sản xuất. B. các sinh vật tiêu thụ bậc 1.

C. các sinh vật phân huỷ. D. các sinh vật tiêu thụ bậc cuối cùng.

Câu 83. Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Các loài ăn sinh vật sản xuất được xếp vào động vật tiêu thụ bậc 1.

II. Các loài động vật ăn thực vật thường được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2.

III. Các loài sinh vật được xếp vào một bậc dinh dưỡng phải sử dụng cùng một loại thức ăn.

IV. Bậc dinh dưỡng cấp 1 chỉ bao gồm các loài sinh vật tự dưỡng.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.

Câu 84. Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Tất cả các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào động vật tiêu thụ bậc 2.

II. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2.

III. Bậc dinh dưỡng cấp 1 chỉ bao gồm các loài sinh vật tự dưỡng.

IV. Các loài sinh vật được xếp vào một bậc dinh dưỡng phải sử dụng cùng một loại thức ăn.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 85. Trong một hệ sinh thái đồng cỏ, xét 5 loài với mức năng lượng như sau: Loài A có 2,8.105

kcal,

loài B có 3,5.106

kcal, loài C có 2,1.105

kcal, loài D có 107

kcal và loài E có 104

kcal. Chuỗi thức ăn nào

sau đây là chuỗi thức ăn dài nhất có thể xảy ra?

A. D→B→A→C→E B. D→B→C→A→E

Page 16: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

16

C. D→B→A→E. D. D→B→C→A.

Câu 86. Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài quá 6 bậc dinh dưỡng?

A. Chuỗi thức ăn ngắn thì chu trình vật chất trong hệ sinh thái xảy ra nhanh hơn.

B. Chuỗi thức ăn ngắn thì quá trình tuần hoàn năng lượng sẽ xảy ra nhanh hơn.

C. Vì hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất thấp.

D. Vì nếu chuỗi thức ăn quá dài thì quá trình truyền năng lượng sẽ chậm.

Câu 87. Cho sơ đồ lưới thức ăn sau:

Số chuỗi thức ăn tối đa có trong lưới thức ăn trên là

A. 7. B. 5. C. 9. D. 8.

Câu 88: Khi nói về lưới thức ăn đồng cỏ hình dưới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Diều hâu có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc sinh

vật tiêu thụ bậc 4.

II. Ếch và chuột cùng thuộc một bậc dinh dưỡng.

III. Rắn là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 và là

một mắt xích chung.

IV. Lưới thức ăn có tối đa 5 chuỗi thức ăn.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 89. Sơ đồ bên dưới minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E,

F, H. Có bao nhiêu kết luận về lưới thức ăn này là đúng?

(1) Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.

(2) Loài E tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.

(3) Loài D tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài C

(4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài E sẽ mất đi.

(5) Không có loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp 6

(6) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

A. 3 B. 5 C. 4 D. 2

Câu 90. Bảng sau đây cho biết một số thông tin về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

Cột A Cột B

1. Hội sinh a. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá.

2. Cộng sinh b. Cây tơ hồng sống bám trên các thân cây gỗ.

3. Ức chế cảm nhiễm c. Phong lan sống bám trên các thân cây gỗ.

4. Cạnh tranh d. Vi khuẩn lam và cây họ đậu.

5. Hợp tác e. Sáo và trâu rừng.

6. Kí sinh – vật chủ f. Cỏ lồng vực và lúa.

Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án đúng là

Cỏ

Nai

Thỏ

Chuột Cú

Hổ

Cáo

Page 17: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

17

A. 1-e, 2-a, 3-b, 4-f, 5-c, 6-d. B. 1-c, 2-d, 3-a, 4-f, 5-e, 6-b.

C. 1-f, 2-e, 3-c, 4-a, 5-d, 6-b. D. 1-a, 2-f, 3-d, 4-b, 5-e, 6-c.

Câu 91: Hệ sinh thái là

A. tập hợp của quần xã sinh vật và môi trường vật lí của chúng.

B. hệ thống các quần xã sinh vật sinh sống trong một khoảng không gian xác định.

C. hệ gồm có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy.

D. tập hợp của các quần thể sinh vật và môi trường sống của chúng.

Câu 92: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Hệ sinh thái là một hệ mở, thường xuyên trao đổi chất và năng lượng giữa hệ với môi trường thông

qua hai quá trình tổng hợp và phân hủy vật chất.

B. Hệ sinh thái là một hệ kín do các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên các chu

trình sinh địa hoá và sự biến đổi năng lượng.

C. Hệ sinh thái không có khả năng tự điều chỉnh nên dễ mất cân bằng sinh thái khi bị tác động mạnh.

D. Trong hệ sinh thái, quá trình đồng hóa do các sinh vật dị dưỡng thực hiện, còn quá trình dị hóa do các

sinh vật tự dưỡng thực hiện.

Câu 93: Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định vì

A. có chu trình tuần hoàn vật chất.

B. có số lượng loài nhiều.

C. được hình thành và phát triển qua thời gian rất lâu dài.

D. có đầy đủ các nhóm sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải, sinh vật tiêu thụ.

Câu 94. Hệ sinh thái bền vững nhất khi

A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất.

B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn.

C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất.

D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít.

Câu 95. Hệ sinh thái kém bền vững nhất khi

A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất.

B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn.

C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất.

D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít.

Câu 96.Trong một môi trường sống xác định bao gồm tảo lục, vi sinh vật phân huỷ đó là

A. quần thể sinh vật. B. quần xã sinh vật. C. hệ sinh thái. D. nhóm sinh vật khác loài.

Page 18: Phần 5: DI TRUYỀN HỌC · 2020. 5. 29. · hình thái giải phẫu và hệ gen với người hiện đại. Homo Nêanđectan là một nhánh tiến hóa trong chi Homo

18

MÔN SINH HỌC 12

ĐÁP ÁN ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2019 - 2020

TIẾN HOÁ

Sự phát sinh loài ngƣời

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐA A A A B A A A B A B

SINH THÁI HỌC

CHƢƠNG I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƢỜNG

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

ĐA A B B2,3,4 B2,4 C1,4,5,6 A B C A C A C

QUẦN THỂ SINH VẬT

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐA B B D A D D B A B A

QUẦN XÃ SINH VẬT, HỆ SINH THÁI

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

ĐA D D B B C B C A1,2,3,7,8 C A A C D B C

Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

ĐA A C A A B B B B B B B A A B D

Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45

ĐA C B B C B A D C B D D B B C B

Câu 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60

ĐA B D D D B B D C A B D B B C C

Câu 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75

ĐA A D A D D A C A D A C B A B A

Câu 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90

ĐA B B A A A A D B I,II C

I,III,IV

C C B D D2,6 B

Câu 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 9 9 9 9

ĐA A A A C A C