11
PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ DÀNH CHO SINH VIÊN 23 1. Mục đích nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động quan trọng và cần thiết, gắn liền với hoạt động đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là ở Trường ĐHKT. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm: Giúp sinh viên củng cố, tổng hợp, nâng cao kiến thức đã học, làm quen với các phương pháp tư duy và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện để sinh viên đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cụ thể mà chuyên môn đặt ra. Nâng cao chất lượng đào tạo và tự đào tạo, phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ cho đất nước. Vận dụng kiến thức đã học và phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết một số vấn đề khoa học gắn với thực tiễn. 2. Các hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học Viết bài đăng trên các ấn phẩm nghiên cứu khoa học trong và ngoài Trường (Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh thuộc Tạp chí Khoa học - ĐHQGHN, kỷ yếu hội thảo, nội san nghiên cứu khoa học, tạp chí nghiên cứu khoa học, các báo và tạp chí chuyên ngành). Thực hiện các công trình và tham gia xét giải thưởng dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên các cấp (Khoa, Trường, Giải thưởng Công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc cấp ĐHQG, Giải thưởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam…) và các giải thưởng khác trong và ngoài nước. Tham gia các nhóm nghiên cứu trong các cuộc thi có nội dung khoa học như: thi tìm hiểu về các lĩnh vực chuyên môn và thưc ̣ hiên ̣ niên luận, khóa luận tốt nghiệp… Gia nhập vào câu lạc bộ Kinh tế trẻ YEC và tham gia các hoạt động do YEC tổ chức. Tham gia các đề tài do các thầy cô trong Trường thực hiện. Các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên có thể là một phần nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học các cấp do các giảng viên trong Trường hoặc nhà khoa học chủ trì, hoặc là các đề tài nghiên cứu khoa học độc lập do từng sinh viên hoặc một nhóm sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, nghiên cứu sinh và nhà khoa học trong và ngoài Trường. I. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG NƯỚC, …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9380/1/Phan II NCKH.pdf · PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG NƯỚC, …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9380/1/Phan II NCKH.pdf · PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG

PHẦN II

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC

TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ DÀNH CHO SINH VIÊN

23

1. Mục đích nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động quan trọng và cần thiết, gắn liền với hoạt động đào tạo, góp phần

nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là ở Trường ĐHKT. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm:

Giúp sinh viên củng cố, tổng hợp, nâng cao kiến thức đã học, làm quen với các phương pháp tư duy và nghiên cứu

khoa học; tạo điều kiện để sinh viên đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cụ thể mà chuyên môn đặt ra.

Nâng cao chất lượng đào tạo và tự đào tạo, phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ cho đất nước.

Vận dụng kiến thức đã học và phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết một số vấn đề khoa học gắn với

thực tiễn.

2. Các hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học

Viết bài đăng trên các ấn phẩm nghiên cứu khoa học trong và ngoài Trường (Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh

thuộc Tạp chí Khoa học - ĐHQGHN, kỷ yếu hội thảo, nội san nghiên cứu khoa học, tạp chí nghiên cứu khoa học, các

báo và tạp chí chuyên ngành).

Thực hiện các công trình và tham gia xét giải thưởng dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên các cấp (Khoa, Trường,

Giải thưởng Công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc cấp ĐHQG, Giải thưởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam…) và

các giải thưởng khác trong và ngoài nước.

Tham gia các nhóm nghiên cứu trong các cuộc thi có nội dung khoa học như: thi tìm hiểu về các lĩnh vực chuyên

môn và thưc hiên niên luận, khóa luận tốt nghiệp…

Gia nhập vào câu lạc bộ Kinh tế trẻ YEC và tham gia các hoạt động do YEC tổ chức.

Tham gia các đề tài do các thầy cô trong Trường thực hiện.

Các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên có thể là một phần nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học các cấp

do các giảng viên trong Trường hoặc nhà khoa học chủ trì, hoặc là các đề tài nghiên cứu khoa học độc lập do từng

sinh viên hoặc một nhóm sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, nghiên cứu sinh và nhà khoa

học trong và ngoài Trường.

I. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Page 2: PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG NƯỚC, …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9380/1/Phan II NCKH.pdf · PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

24

3. Giải thưởng nghiên cứu khoa học

Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một

trong những hoạt động mang tính truyền thống và là

thế mạnh của Trường ĐHKT. Liên tục trong nhiều năm

liền (từ năm 2009 đến nay), sinh viên Trường ĐHKT đã

đạt được nhiều giải thưởng cao của ĐHQGHN (nay đổi

thành Giải thưởng Công trình NCKH xuất sắc cấp ĐHQG),

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Giải thưởng Tài năng khoa học

trẻ Việt Nam), Vifotech và Thành đoàn Hà Nội, Huy hiệu

tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương Đoàn, Giải thưởng Vừ

A Dính dành cho sinh viên dân tộc thiểu số đạt giải cấp

Bộ... như: Giải Nhất Giải thưởng Tài năng khoa học trẻ

Việt Nam các năm 2013, 2011, 2010, 2009...; Giải Nhất

Giải thưởng Công trình nghiên cứu khoa học

xuất sắc cấp ĐHQG các năm 2011, 2012, 2013...

Giải Nhất

Giải Nhì

Giải Ba

Giải Khuyến khích

750.000đ

500.000đ

250.000đ

100.000đ

1.000.000đ

750.000đ

500.000đ

100.000đ

7.000.000đ

5.000.000đ

3.000.000đ

1.000.000đ

5.000.000đ

3.000.000đ

2.000.000đ

1.000.000đ

1

2

3

4

Giải thưởngCấp

Trường

Cấp ĐHQG/ Bộ

GD&ĐT

Khen thưởng của

ĐHQG

Khen thưởng của

Bộ GD&ĐTSTT

Khen thưởng của Trường ĐHKT

- Sinh viên có công trình nghiên cứu khoa học đạt giải cấp Trường trở lên sẽ được cộng điểm thưởng vào điểm trung

bình chung học tập năm học và toàn khóa học để làm căn cứ xét học bổng, xét chuyển tiếp vào bậc sau đại học và

các quyền lợi khác. Mức điểm thưởng theo Quy chế Đào tạo hiện hành của ĐHQGHN, cụ thể như sau:

Đạt giải thưởng cấp ĐHQG hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Giải Nhất: 0,2 điểm

Giải Nhì: 0,15 điểm

Giải Ba: 0,10 điểm

Giải Khuyến khích: 0,07 điểm

4. Chính sách ưu tiên và khen thưởngTrường ĐHKT có quy định rõ ràng về giải thưởng dành cho nghiên cứu khoa học của sinh viên. Cùng với Giấy khen của Hiệu trưởng (hoặc Bằng khen của Giám đốc ĐHQG, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), sinh viên được tặng thưởng với giá trị bằng tiền (theo Quy chế chi tiêu nội bộ) như sau:

Page 3: PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG NƯỚC, …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9380/1/Phan II NCKH.pdf · PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

25

Đạt giải thưởng cấp Trường hoặc cấp Khoa trực thuộc ĐHQGHN:

Giải Nhất: 0,10 điểm

Giải Nhì: 0,07 điểm

Giải Ba: 0,05 điểm

Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học (có phản biện):

Cấp Quốc tế: 0,2 điểm

Cấp Quốc gia: 0,15 điểm

Cấp Cơ sở: 0,1 điểm

- Mức điểm thưởng cho các thành tích khác về nghiên cứu khoa học do Giám đốc ĐHQGHN xem xét, quyết định cụ thể

cho từng trường hợp.

- Nếu sinh viên có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học và các thành tích nghiên cứu khoa học khác

được tính thưởng thì chỉ được cộng điểm thưởng một lần ở mức thưởng cao nhất.

- Trong học kỳ hoặc năm học, nếu sinh viên đạt nhiều giải nghiên cứu khoa học ở các cấp thì được cộng điểm thưởng

một lần ở mức giải cao nhất. Sinh viên có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học sẽ được ưu tiên xét chọn

chuyển tiếp vào học cao học của Trường.

- Trong suốt khóa học, nếu sinh viên đạt nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học thì chỉ được cộng điểm thưởng một lần

ở mức giải cao nhất vào điểm trung bình chung học tập của toàn khóa học.

- Nếu công trình do nhiều sinh viên cùng tham gia (mỗi công trình không quá 3 sinh viên) thì điểm thưởng được chia

đều cho số người cùng tham gia.

5. Một số văn bản hướng dẫn về hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên

5.1. Văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định số 3588/QĐ-BGDĐT ngày 11/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thể lệ Giải thưởng “Tài năng

khoa học trẻ Việt Nam” dành cho sinh viên trong các trường đại học, học viện. Trong đó, có hướng dẫn đầy đủ và

chi tiết về quy trình đánh giá và xét giải cũng như quy định về hồ sơ tham dự Giải thưởng.

5.2. Văn bản của ĐHQGHN

Quyết định số 1895/QĐ-ĐHQGHN ngày 24/6/2010 của Giám đốc ĐHQGHN về việc ban hành Hướng dẫn quản

lý hoạt động khoa học và công nghệ ở ĐHQGHN (Chương 10: Nghiên cứu khoa học sinh viên).

5.3. Văn bản của Trường ĐHKT

Quyết định số 10/QĐ-ĐHKT ngày 02/01/2014 của Hiệu trưởng Trường ĐHKT - ĐHQGHN về “Quy định trong tổ

chức và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường ĐHKT” (Chương 3: Quản lý nghiên cứu khoa học

sinh viên).

5.4. Một số biểu mẫu thường dùng

Tham khảo một số biểu mẫu thường dùng trong mục “Mẫu biểu nghiên cứu khoa học sinh viên“ theo đường dẫn

Website của Trường: tại đây

Page 4: PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG NƯỚC, …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9380/1/Phan II NCKH.pdf · PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG

26

1. Mục đích giao lưu, hợp tác

Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức thanh niên,

sinh viên tiến bộ trong nước và quốc tế nhằm quảng

bá hình ảnh Trường ĐHKT với sinh viên các đại học

trong nước và quốc tế, đồng thời tạo cơ hội cho sinh

viên được gặp gỡ, tiếp xúc với bạn bè đến từ các nền

văn hóa khác.

Tăng cường giao lưu, hợp tác với các trường đại học,

các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và

quốc tế nhằm tạo ra các sân chơi bổ ích, môi trường

thực tế để sinh viên tham gia hoạt động, góp phần

nâng cao kỹ năng giao tiếp, ý thức xây dựng và phát

triển văn hóa cộng đồng, gắn kết Nhà trường - xã hội.

Xây dựng ý thức hăng say học tập và nghiên cứu

khoa học trong sinh viên, nâng cao kiến thức chuyên

môn, xây dựng môi trường học tập và cạnh tranh

lành mạnh.

2. Các hình thức hoạt động giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế

Hoạt động giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế của sinh viên nhằm khuyến khích sinh viên tham gia các diễn đàn,

hội nghị, hội thảo và các sự kiện văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế.

2.1. Một số hoạt động hợp tác trong nước

Hàng năm, Trường ĐHKT tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tại các doanh nghiệp đối tác nhằm giúp sinh

viên có kinh nghiệm thực tế như: Công ty Cổ phần Thương mại Citicom; Công ty TNHH Sankyu Logistics; Công ty

Cổ phần may Bắc Giang; Tĩnh Gia - Thanh Hóa, Công ty Xi măng Nghi Sơn - Thanh Hóa; Tràng An - Ninh Bình; Nhà

máy Vigracea - Bắc Ninh; Nhà máy Honda Việt Nam - Vĩnh Phúc; Bảo tàng Việt Nam; Công ty Du lịch Hàm Rồng -

Sapa; Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội, Gốm Chu Đậu Hải Dương; Công ty Khí cụ điện Vinakip - Sơn Tây; Công ty Sản

xuất gỗ ép ván sàn Tre Việt - Biên Giang, Hà Đông; Công ty Cửa quấn Smartdoor Thiên Phú; Doanh nghiệp Xã hội

Mai Châu - Hòa Bình; Nhà máy Gốm Đông Triều - Quảng Ninh... Qua đó, sinh viên có thể ứng dụng những kiến thức

đã được học một cách thiết thực và hiệu quả, đồng thời hỗ trợ sinh viên hoàn thành tốt niên luận. Hoạt động này

cũng đã giúp nhiều doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn nhân lực phù hợp với các vị trí mà doanh nghiệp đang

mong muốn tuyển dụng.

Ngoài ra, Nhà trường còn kết hợp với các doanh nghiệp đối tác tổ chức các chương trình gặp gỡ, giao lưu và trao

học bổng cho sinh viên, như: LienVietPostBank, Sacombank, ACCA, Vietsourcing, Fast, VnDriect, PVN

Techcombank, BIDV, Martimebank, Citicom, IMG, Thakral, Báo Doanh nhân Sài Gòn và Câu lạc bộ Doanh nhân

Sài Gòn...

II. HỢP TÁC TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Page 5: PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG NƯỚC, …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9380/1/Phan II NCKH.pdf · PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

27

2.2. Một số hoạt động hợp tác quốc tế

Một số hoạt động hợp tác quốc tế thường xuyên của Nhà trường:

Diễn đàn Sinh viên Châu Á (Global Partnership of Asian Colleges - GPAC)

GPAC là một diễn đàn quốc tế được tổ chức hàng năm với sự tham gia của sinh viên các trường đại học nổi tiếng

châu Á, khởi xướng bởi Giáo sư Min Sang Kee, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc gia Seoul - Hàn Quốc

và Giáo sư Haruo Shimada, hiện là Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại Chiba - Nhật Bản. GPAC diễn ra thường

niên lần lượt tại các quốc gia châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Năm 2010, Trường

ĐHKT đã đăng cai tổ chức GPAC lần thứ 3 với sự tham gia của các giáo sư và khoảng 150 sinh viên đến từ các trường

đại học nổi tiếng châu Á như Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc); Đại học Keio, Đại học Thương mại Chiba (Nhật Bản);

Đại học Quốc gia Chengchi (Đài Loan)... GPAC là cơ hội cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và trao đổi học

thuật; thảo luận về các vấn đề kinh tế châu Á và thế giới; chia sẻ các vấn đề văn hóa - xã hội của mỗi nước; hiểu biết

sâu sắc những vấn đề chung mang tính toàn cầu; đồng thời được nâng cao các kỹ năng mềm như làm việc nhóm,

thuyết trình, tổ chức… Sinh viên Trường ĐHKT đã tham gia GPAC các năm: năm 2009 tại Nhật Bản, năm 2010 tại

Việt Nam, năm 2011 tại Đài Loan, năm 2012 tại Hàn Quốc, năm 2013 tại Nhật Bản. Năm 2014, Trường ĐHKT tiếp

tục đăng cai tổ chức GPAC với sự tham gia của hơn 100 sinh viên và giảng viên đến từ 7 trường đại học trong khu

vực, gồm: Đại học Thương mại Chiba, Đại học Meio, Đại học Keio, Đại học Waseda (Nhật Bản), Đại học Quốc gia Seoul

(Hàn Quốc), Đại học Quốc gia Chengchi (Đài Loan), Đại học Nghiên cứu quản lý Israrel (Israel).

Page 6: PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG NƯỚC, …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9380/1/Phan II NCKH.pdf · PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

28

Chương trình giao lưu văn hóa tại Đại học Quốc gia

Malaysia

Chương trình được Đại học Quốc gia Malaysia tổ chức

nhằm tăng cường tình hữu nghị và sự hợp tác giữa các

trường đại học trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có

Trường ĐHKT. Vào cuối tháng 11 hàng năm, 5-10 sinh

viên Trường ĐHKT được tuyển chọn sang Malaysia

biểu diễn văn nghệ. Sinh viên tham dự tự túc vé máy

bay. Trường Đại học Quốc gia Malaysia đài thọ các chi

phí ăn, ở, sinh hoạt phí và tham quan Malaysia. Từ năm

2011 đến nay, Trường ĐHKT đều cử 9-10 sinh viên

tham dự Chương trình với những tiết mục đặc sắc, để

lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.

Khóa học hè tại Đại học Thương mại Chiba, Nhật Bản

Đây là chương trình thường niên do Đại học Thương

mại Chiba tổ chức với sự tham dự của các trường đại

học đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và

Việt Nam. Mỗi năm Trường ĐHKT cử 3-5 sinh viên

tham dự chương trình. Trong vòng 2 tuần, sinh viên sẽ

được tham dự các lớp học về văn hóa, kinh tế, chính trị

Nhật Bản và tham gia “study tour” tại các công ty Nhật

Bản. Đại học Chiba hỗ trợ học phí, tiền ăn, ở, đi lại tại

Nhật Bản trong suốt khóa học hè. Sinh viên tự túc vé

máy bay.

Page 7: PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG NƯỚC, …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9380/1/Phan II NCKH.pdf · PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

29

Chương trình trao đổi sinh viên với Đại học Waseda, Nhật Bản

Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Đại học Waseda và Trường ĐHKT. Hàng năm, Trường ĐHKT

cử 8-10 sinh viên sang học hỏi, trao đổi tại Đại học Waseda, Nhật Bản. Ngoài các chương trình trao đổi nghiên cứu,

sinh viên Việt Nam còn có cơ hội tham quan, khám phá những nét văn hóa, đất nước và con người Nhật Bản. Bên

cạnh đó, Đại học Waseda cũng thường cử 20-25 sinh viên sang thăm và giao lưu với sinh viên Trường ĐHKT.

Chương trình trao đổi sinh viên với Đại học Yokohama

Nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Trường ĐHKT và Đại học Quốc gia Yokohama (YNU), dưới sự hỗ trợ và tài trợ của

YNU, từ ngày 16/6/2013 đến ngày 22/6/2013, đoàn sinh viên Trường ĐHKT gồm 1 giảng viên và 15 sinh viên đã

có chuyến tham quan học tập thực tế tại Yokohama, Nhật Bản. Trong một tuần tại đây, sinh viên Trường ĐHKT

được tham gia 8 lớp học do các giảng viên YNU trực tiếp giảng dạy. Ngoài ra, sinh viên còn được đi tham quan thực

tế Nhà máy sản xuất Kirin Beer, Công ty xe hơi Nissan và Bảo tàng mì hộp Cup Noodle Museum. Phát huy những gì

đạt được, năm 2014, chương trình được tiếp tục triển khai và nhận được sự hưởng ứng của các em sinh viên

tham dự.

Chương trình trao đổi sinh viên với Đại học Uppsala, Thụy Điển

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Trường ĐHKT và trường Đại học Uppsala, Thụy Điển, hàng năm 02 sinh viên của

trường được cử sang học chương trình trao đổi kéo dài 01 học kỳ tại Đại học Uppsala với kinh phí do phía đối tác đài

thọ toàn bộ. Đồng thời, 02 sinh viên của Đại học Uppsala cũng có cơ hội trải nghiệm 01 học kỳ tại Trường ĐHKT.

Page 8: PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG NƯỚC, …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9380/1/Phan II NCKH.pdf · PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

30

3. Một số đối tác chính của Trường ĐHKT

Hợp tác với các đối tác trong nước và nước ngoài là điểm mạnh và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của

Trường ĐHKT nhằm tìm kiếm, khai thác tối đa lợi thế của mạng lưới đối tác toàn cầu, kết nối các mảng hoạt động độc

lập của Nhà trường thành tập thể vững mạnh, có giá trị văn hóa cao. Hiện nay, Trường đã thiết lập được mối quan hệ

lâu dài và hiệu quả với các đơn vị thành viên của ĐHQGHN, với hơn 100 đối tác là các viện nghiên cứu kinh tế, trường

đại học, doanh nghiệp lớn của Việt Nam và thế giới nhằm hỗ trợ sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng hàng đầu

trong nước và nước ngoài, đồng thời quảng bá rộng rãi hình ảnh của Nhà trường ra toàn thế giới.

Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh)

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN

Đại học Y tế Công cộng

Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

Đại học Hàng hải Việt Nam

Đại học Sài Gòn

Học viện An ninh Nhân dân

www.uel.edu.vn

www.ptit.edu.vn

www.ulis.vnu.edu.vn

www.hsph.edu.vn

www.hcmiu.edu.vn

www.vimaru.edu.vn

www.sgu.edu.vn

http://hvannd.edu.vn

A Đối tác trong nước

I Trường đại học

Các đối tác chính của Nhà trường

Page 9: PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG NƯỚC, …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9380/1/Phan II NCKH.pdf · PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

31

Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (HBA)

Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji

Tập đoàn Alphanam

Tập đoàn Gami

Tập đoàn Bảo Sơn

Tập đoàn Sannam

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO)

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Phát triển nông nghiệp Hà Nội (HADICO)

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS)

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect

Công ty Cổ phần Đầu tư IMG

Công ty Cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam (LHP)

Công ty Cổ phần Thương mại Citicom

Công ty Cổ phần Đầu tư quỹ A.i Capital

Công ty Stellar Management

Công ty Chứng khoán Hà Nội

Công ty Cổ phần Tập đoàn Nguồn lực Việt

www.hba.vn

www.vafie.org.vn

www.pvn.vn

www.doji.vn

www.alphanam.com.vn

www.gami.com.vn

www.baosongroup.vn

www.sannam.com.vn

www.haprogroup.vn

www.handico.com.vn

www.hadicogroup.com.vn

www.mbs.com.vn

www.vndirect.com.vn

www.img.vn

www.lhp.vn

www.citicom.vn

www.aicapitalgroup.com

www.stellarvietnam.com

www.hnx.vn

www.vietsourcing.vn

II Tập đoàn/tổng công ty/công ty

Page 10: PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG NƯỚC, …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9380/1/Phan II NCKH.pdf · PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

32

Công ty Cổ phần Misa

Công ty Cổ phần Thương mại, Đầu tư và Phát triển Công nghệ Quốc tế

Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam

Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính BTC

Ngân hàng TMCP An Bình

Ngân hàng Đại Dương

Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank)

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam

Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank)

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Vận tải du lịch - Cục Đường bộ Việt Nam

Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Sở Kế hoạch và Đầu tư

www.misa.com.vn

www.idt.vn

www.div.gov.vn

www.btc.com.vn

www.abbank.vn

www.oceanbank.vn

www.sacombank.com.vn

www.lienvietpostbank.com.vn

www.mbbank.com.vn

www.bidv.com.vn

www.techcombank.com.vn

www.msb.com.vn

www.vpb.com.vn

www.vietcombank.com.vn

www.drvn.gov.vn

www.hotrodoanhnghiep.gov.vn

Page 11: PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG NƯỚC, …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9380/1/Phan II NCKH.pdf · PHẦN II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC TRONG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

33

Đại học Bordeaux, Pháp

Đại học Kyoto, Nhật Bản

Đại học Swinburne, Australia

Tổ chức Từ thiện In Sewa Ltd., Singapore

Đại học Thương mại Chiba, Nhật Bản

Đại học Longbeach, Mỹ

Đại học Yokohama, Nhật Bản

Đại học Osaka City, Nhật Bản

Công ty Chứng khoán Anh ACCA

Đai hoc Sydney,

Đại học Nagoya, Nhật Bản

Viện Công nghệ Châu Á (AIT), Thái Lan

Đại học Quốc gia Australia

Đại học Benedictine, Mỹ

Quỹ Nghiên cứu Thái Lan

Đại học Oita, Nhật Bản

Đại học Nam Đài Loan

Đại học Uppsala, Thụy Điển

Đại học Massey, New Zealand

Đại học Troy, Mỹ

Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính BTC

Australia

www.u-bordeaux4.fr

www.kyoto-u.ac.jp/en

www.swinburne.edu.au

www.insewa-indochine.org

www.cuc.ac.jp/eng

www.csulb.edu

www.ynu.ac.jp/english

www.osaka-cu.ac.jp/en

www.accaglobal.com

www.sydney.edu.au

www.nagoya-u.ac.jp/en

www.ait.ac.th

www.anu.edu.au

www.ben.edu

www.trf.or.th

www.oita-u.ac.jp/english

www.stust.edu.tw

www.uu.se

www.massey.ac.nz

www.troy.edu

www.btc.edu.vn

B Đối tác quốc tế