124
MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU...................................................4 PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO....7 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO....7 1.1.1. Các khái niệm........................................ 7 1.1.2. Tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.......7 1.2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO HUYỆN HÒA VANG.........................8 1.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài nước........................................8 1.2.1.1. Trên thế giới..........................................9 1.2.1.2. Ở Việt Nam..........................................10 1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra...................13 1.2.2.1. Về công tác qui hoạch sử dụng đất đai......................13 1.2.2.2. Về xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp................................................... 14 1.2.2.3. Về lao động..........................................14 1.2.2.4. Mối liên kết giữa nông dân- hợp tác xã- doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.........................................14 1.2.2.5. Vai trò quản lý của nhà nước.............................15 1.2.2.6. Đẩy mạnh công tác khuyến nông- lâm- ngư...................15 PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG...........................17 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HÒA VANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO.....17 2.1.1. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên..................17 2.2.1.1. Vị trí địa lý...........................................17 2.2.1.2. Địa hình, đất đai......................................17 2.2.1.3. Khí hậu, thủy văn......................................18 2.1.2. Các đặc điểm về kinh tế xã hội....................19 2.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế....................................19 2.1.2.2.Dân cư và nguồn lao động...............................20 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất...........................21 2.1.2.4.Thị trường........................................... 22 2.1.3. Đánh giá chung.....................................23 2.1.3.1. Thuận lợi............................................23 2.1.3.2. Khó khăn............................................24 2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG NHỮNG NĂM QUA................................................25 2.2.1. Hiện trạng tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hòa Vang...................................................... 25 1

PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................................................1PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................4PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO.........71.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO...........7

1.1.1. Các khái niệm.........................................................................................................71.1.2. Tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.................................................7

1.2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO HUYỆN HÒA VANG.........................................................8

1.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài nước....81.2.1.1. Trên thế giới.........................................................................................................91.2.1.2. Ở Việt Nam.........................................................................................................10

1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra........................................................................131.2.2.1. Về công tác qui hoạch sử dụng đất đai..............................................................131.2.2.2. Về xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.....141.2.2.3. Về lao động........................................................................................................141.2.2.4. Mối liên kết giữa nông dân- hợp tác xã- doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm..........................................................................................................................141.2.2.5. Vai trò quản lý của nhà nước.............................................................................151.2.2.6. Đẩy mạnh công tác khuyến nông- lâm- ngư.......................................................15

PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG.................................................................172.1.........KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HÒA VANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO......17

2.1.1. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên......................................................................172.2.1.1. Vị trí địa lý..........................................................................................................172.2.1.2. Địa hình, đất đai.................................................................................................172.2.1.3. Khí hậu, thủy văn................................................................................................18

2.1.2. Các đặc điểm về kinh tế xã hội.................................................................................192.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế...........................................................................................192.1.2.2.Dân cư và nguồn lao động..................................................................................202.1.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất..........................................................................212.1.2.4.Thị trường............................................................................................................22

2.1.3. Đánh giá chung...........................................................................................................232.1.3.1. Thuận lợi.............................................................................................................232.1.3.2. Khó khăn.............................................................................................................24

2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG NHỮNG NĂM QUA................................................................................................................25

2.2.1. Hiện trạng tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hòa Vang...............................252.2.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Hòa Vang thời gian qua........................26

2.2.2.1. Ngành trồng trọt.................................................................................................262.2.2.3. Ngành chăn nuôi.................................................................................................322.2.2.4. Ngành thủy sản...................................................................................................34

2.2.3. Thực trạng đầu tư và quản lý nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp..............362.2.3.1. Thực trạng công tác đầu tư................................................................................362.2.3.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về phát triển nông nghiệp...................................37

2.2.4. Đánh giá chung...........................................................................................................392.3.THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG THỜI GIAN QUA.............................................................40

2.3.1. Ngành trồng trọt.....................................................................................................402.3.2. Chăn nuôi..............................................................................................................43

1

Page 2: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

2.3.3. Ngành nuôi trồng thủy sản....................................................................................432.3.4. Ngành lâm nghiệp.................................................................................................43

2.4. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI HUYỆN HÒA VANG................................................................................44PHẦN III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỘT SỐ VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀ VANG ĐẾN NĂM 2020...................................................................................................................................................463.1. CƠ SỞ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN MỘT SỐ VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG ĐẾN NĂM 2020...................................................................................................................................................46

3.1.1. Cơ sở pháp lý.............................................................................................................463.1.1.1. Cấp Trung ương................................................................................................463.1.1.2. Cấp địa phương..................................................................................................46

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020..................473.1.2. Quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020..............................................................................................................................483.1.3. Quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông thôn huyện Hòa Vang đến 2020..........49

3.1.4.1. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.................................................................493.1.4.2. Quy hoạch phát triển các ngành nông nghiệp...................................................50

3.2. LỰA CHỌN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG.................................................................................52

3.2.1. Các tiêu chí xác định vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao..............523.2.2. Các tiêu chí lựa chọn công nghệ cao ứng dụng tại các vùng sản xuất.......................523.2.3. Lựa chọn các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao..........................52

3.2.3.1. Vùng sản xuất rau, quả an toàn Tuý Loan Tây (xã Hoà Phong)...........................533.2.3.2. Vùng sản xuất lúa giống tại Hoà Tiến................................................................533.2.3.3. Vùng trồng hoa cao cấp Quan Nam 4 – xã Hòa Liên........................................543.2.3.4. Vùng sản xuất nấm Hoà Tiến................................................................................543.2.3.5. Vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt Nam Thành-Khương Mỹ (xã Hoà Phong).........55

3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG..................................55

3.3.1. Quan điểm phát triển...................................................................................................553.3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển................................................................................56

3.3.2.1. Mục tiêu phát triển.............................................................................................563.3.2.2. Định hướng phát triển.......................................................................................57

3.4. CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO.................................................58

3.4.1. Chính sách hỗ trợ phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:..............583.4.2. Chính sách khuyến khích nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ................593.4.3. Chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao..........................60

3.5. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG ĐẾN NĂM 2020...........................................................................................................61

3.5.1. Nhóm giải pháp đột phá........................................................................................613.5.1.1. Giải pháp về đẩy nhanh công tác quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.........................................................................................................613.5.1.2. Giải pháp đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa tại các vùng..........................623.5.1.3. Giải pháp về chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao tại các Vùng.................633.5.1.4. Các giải pháp về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực.........................................693.5.1.5.Giải pháp về thị trường tiêu thụ..........................................................................70

3.5.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển..................................................................................733.5.2.1. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư cho các Vùng...................................................73

2

Page 3: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

3.5.2.2. Giải pháp phát triển các tổ chức kinh doanh, sản xuất........................................743.5.2.3.Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các vùng sản xuất...................753.5.2.4. Giải pháp về bảo vệ môi trường tại các vùng....................................................753.5.2.5. Giải pháp về vận động tuyên truyền phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao..................................................................................................................76

3.6. CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM..........................................................................................773.6.1. Dự án xây dựng Vùng sản xuất lúa giống tại xã Hòa Tiến...................................773.6.2. Dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp thành phố Đà Nẵng (QSEAP)...............................................................................................................................773.6.3. Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hòa Vang.................783.6.4. Dự án phát triển chuỗi giá trị rau an toàn huyện Hòa Vang.................................78

3.7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN..................................................................................................78KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.................................................................................................81I. KẾT LUẬN...........................................................................................................................81II. KIẾN NGHỊ........................................................................................................................81

3

Page 4: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của Đề án

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp cả nước nói chung và của huyện Hòa Vang

nói riêng chịu nhiều khó khăn, bất lợi do thời tiết, dịch bệnh, suy thoái kinh tế, giá cả

hàng nông sản bấp bênh trong khi giá vật tư đầu vào không ổn định và có xu hướng

tăng cao. Tuy nhiên, thông qua việc thực hiện các chương trình chuyển dịch cơ cấu sản

xuất trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, tập trung vào việc nâng cao năng suất

và chất lượng sản phẩm, nên đã đạt mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ngành nông

nghiệp huyện Hòa Vang bình quân giai đoạn 2006 - 2010 tăng 5,371%/năm, tăng từ

253.500 triệu đồng năm 2006 lên 312.500 triệu đồng năm 2010.

Xét cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong giá trị sản xuất chung của

huyện Hòa Vang có xu hướng giảm dần (giảm từ 41,942% năm 2006 xuống còn

33,609% năm 2010). Mặt khác giá trị sản xuất tính trên một lao động nông nghiệp ngày

một tăng lên, tăng từ 18,682 triệu đồng năm 2006 lên 30,793 triệu đồng năm 2010

(bình quân tăng 13,316%/năm).

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được đó, nông nghiệp huyện Hòa Vang còn

một số tồn tại yếu kém như: Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, thiếu quy hoạch, cơ

cấu nông nghiệp chuyển dịch chậm, chưa hình thành các vùng sản suất tập trung quy

mô lớn; việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, chưa

mạnh dạn áp dụng các tiến bộ trong lựa chọn giống cây trồng vật nuôi, ứng dụng công

nghệ sinh học nên năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, chất lượng sản phẩm không cao,

khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp.

Trong bối cảnh thành phố Đà Nẵng đang đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa và

công nghiệp hóa, tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đang có xu hướng

giảm nhanh thì việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở huyện Hòa

Vang càng trở nên cấp bách và cần thiết.

II. Mục tiêu của Đề án

1. Mục tiêu chung

Đề án góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện

đại, sản xuất hàng hoá, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt

mức tăng trưởng trên 3,5%/năm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XV,

khóa XIV.

4

Page 5: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2012 - 2015

- Đến năm 2015, trên địa bàn huyện xây dựng được từ 1- 2 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Từng bước sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp hàng hoá ứng dụng công nghệ cao, có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao; đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 10 - 15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện.

2.2. Giai đoạn 2016 – 2020

- Đẩy mạnh phát triển toàn diện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm hệ thống các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng cao, các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2020, xây dựng 2 – 3 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng trên diện rộng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm hàng hoá có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 30– 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện.

III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề án

- Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoà Vang ảnh hưởng đến việc

xây dựng và phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020.

- Xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế

giới và các mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài

nước.

- Thực trạng phát triển nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn

huyện Hòa Vang trong những năm qua.

- Lựa chọn một số vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao và đề xuất một số giải

pháp phát triển các vùng.

- Đề xuất các giải pháp phát triển một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao trên địa bàn huyện Hòa Vang đến 2020.

IV. Kết cấu của đề án

Kết cấu của đề án gồm 04 phần, trong đó:

5

Page 6: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

- Phần mở đầu: Đặt vấn đề, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và kết cấu của đề án

- Phần I: Một số vấn đề về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm cơ sở lý

luận cho những phân tích trong đề án.

- Phần II: Thực trạng phát triển nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao trong

sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang trong những năm qua từ đó xác

định những vấn đề cần đặt ra.

- Phần III: Quan điểm, định hướng, đưa ra tiêu chí lựa chọn, chủ trương chính

sách của Đảng và nhà nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xu

hướng phát triển trong và ngoài nước về vấn đề này.

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao tại huyện Hòa Vang đến năm 2020.

- Kết luận và Kiến nghị tóm tắt kết quả nghiên cứu của Đề án và đưa ra một số kiến nghị đối với các Sở,ban ngành của thành phố Đà Nẵng để hỗ trợ huyện Hòa Vang phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020.

6

Page 7: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

1.1.1. Các khái niệm

Theo Luật Công nghệ Cao (2008): “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng

cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa

học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị

gia tăng, thân thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành

ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”.

Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

“Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công

nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu

của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới,

công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng

cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ

sở canh tác hữu cơ”.

Như vậy, mục tiêu cuối cùng của phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ

cao là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng

thấp, đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành

tư khoa học công nghệ để đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất và

sản lượng cao, hiệu quả vả chất lượng cao.Thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con

người và tài nguyên, làm cho ưu thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài

hòa và thống nhất lợi ích xã hội, kinh tế và sinh thái môi trường (TS. Dương Hoa Xô,

TS. Phạm Hữu Nhượng, 2006).

1.1.2. Tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hiện nay, các cơ quan chức năng trong lĩnh vực nông, lâm thuỷ sản vẫn chưa đưa ra các tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc tiêu chí để xác định công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.

Do đó, có nhiều ý kiến xung quanh tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Có ý kiến cho rằng trong nông nghiệp công nghệ cao được hiểu đơn giản là cao hơn những cái ta đang làm, có áp dụng một số công nghệ như chế phẩm sinh học, phòng trừ sâu bệnh, chăm bón…Với cách hiểu này, tùy vào sự phát triển của lực lượng lao động mỗi vùng miền mà công nghệ áp dụng tại cùng thời điểm sẽ được đánh giá

7

Page 8: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

khác nhau, điều này sẽ gây khó khăn khi đưa vào ứng dụng. Vì vậy, một số tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được đưa ra như:

- Tiêu chí kỹ thuật là có trình độ công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm có năng suất tăng ít nhất 30% và chất lượng vượt trội so với công nghệ đang sử dụng;

- Tiêu chí kinh tế là sản phẩm do ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so với công nghệ đang sử dụng ngoài ra còn có các tiêu chí xã hội, môi trường khác đi kèm.

- Nếu là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải tạo ra sản phẩm tốt, năng suất hiệu quả tăng ít nhất gấp 2 lần.

- Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (được hiểu là nơi sản xuất tập trung một hoặc một số sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào toàn bộ hoặc một số khâu) có năng suất và hiệu quả tăng ít nhất 30%. Như vậy, che phủ nylon cũng là công nghệ cao do nylon giữ ẩm, phòng trừ cỏ dại, có thể cho năng suất vượt trên 30% năng suất thông thường hay như công nghệ sử dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống, công nghệ sinh học giúp năng suất trên 30% có thể gọi là công nghệ cao; trong thuỷ sản như phương pháp sản xuất cá đơn tính cũng là công nghệ cao; về kỹ thuật như tưới nước tiết kiệm, nhà màng…cũng là công nghệ cao1.

Một số ý kiến khác lại cho rằng công nghệ cao là công nghệ rất cao, vượt trội hẳn lên như công nghệ của Israel về nhà lưới, tưới, chăm bón tự động… Do đó, công nghệ cao được hiểu không phải như là một công nghệ đơn lẻ, cụ thể. Quy trình công nghệ cao phải đồng bộ trong suốt chuỗi cung ứng, là sự kết hợp chặt chẽ của từng công đoạn cụ thể như: giống, công nghệ nhà kính, kỹ thuật, phân bón sinh học hữu cơ...

Cốt lõi của công nghệ cao là cho ra những sản phẩm chất lượng với quy mô sản xuất lớn. Chất lượng ở đây đòi hỏi phải đáp ứng được 3 khía cạnh: kỹ thuật, chức năng và dịch vụ. Bởi vì nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không chỉ sản xuất để đáp ứng yêu cầu cho nhu cầu hằng ngày của con người mà còn phải mang lợi nhuận cao. Do đó, việc chọn lựa sản phẩm và hướng sản xuất phù hợp để đáp ứng nhu cầu của thị trường rất quan trọng (www.sonongnghiepcantho.gov.vn).

1.2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO HUYỆN HÒA VANG

1.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài nước

1 : Ông Nguyễn Tấn Hinh, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn , đơn vị soạn thảo Đề án “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020”.

8

Page 9: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

1.2.1.1. Trên thế giới

Từ những năm giữa thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan tâm đến việc xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ giúp cho kinh tế phát triển. Đầu những năm 80, tại Hoa Kỳ đã có hơn 100 khu khoa học công nghệ. Ở Anh quốc, đến năm 1988 đã có 38 khu vườn khoa học công nghệ với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan đến năm 1996 đã có 9 khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao. Phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.

Bên cạnh các nước tiên tiến, nhiều nước và khu vực lãnh thổ ở Châu á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả.

* Việc ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) trong canh tác cây trồng trên thế giới bao gồm:

- Công nghệ lai tạo giống: Đây là công nghệ được ứng dụng phổ biến trong việc nghiên cứu và chọn tạo các giống cây trồng, con vật nuôi có những tính chất ưu việt cho hiệu quả, năng suất cao hoặc có khả năng chống chịu cao đối với điều kiện ngoại cảnh tác động góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, có nhu cầu ứng dụng cao trong nông nghiệp.

- Công nghệ nuôi cấy mô thực vật In vitro: Công nghệ nuôi cấy mô được hơn 600 công ty lớn trên thế giới áp dụng để nhân nhanh hàng trăm triệu cây giống sạch bệnh. Thị trường cây giống nhân bằng kỹ thuật cấy mô vào khoảng 15 tỷ USD/năm và tốc độ tăng trưởng khoảng 15%/năm.

- Công nghệ trồng cây trong nhà kính: nay được gọi là nhà màng do việc sử dụng mái lớp bằng màng polyethylen thay thế cho kính (green house) hay nhà lưới (net house). Trên thế giới, công nghệ trồng cây trong nhà kính đã được hoàn thiện với trình độ cao để canh tác rau và hoa. Ứng với mỗi vùng miền khác nhau những mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu tố trong nhà kính cũng có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng, trong đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động. Tuy nhiên đối với các vùng thường chịu nhiều tác động của thiên tai như bão lũ, động đất thì lại cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và chi phí do rủi ro.

9

Page 10: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

- Công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể: Trong đó các kỹ thuật trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở cung cấp dinh dưỡng qua nước (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) – dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng phun sương mù và kỹ thuật trồng cây trên giá thể - dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ. Kỹ thuật trồng cây trên giá thể (solid media culture) thực chất là biện pháp cải tiến của công nghệ trồng cây thủy canh vì giá thể này được làm từ những vật liệu trơ và cung cấp dung dịch dinh dưỡng để nuôi cây.

- Công nghệ tưới nhỏ giọt: Công nghệ này phát triển rất mạnh mẽ ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt ở các nước mà nguồn nước tưới đang trở nên là những vấn đề quan trọng chiến lược. Thông thường hệ thống tưới nhỏ giọt được gắn với bộ điều khiển lưu lượng và cung cấp phân bón cho từng lọai cây trồng, nhờ đó tiết kiệm được nước và phân bón.

* Trong chăn nuôi và thuỷ sản:

- Đưa các giống vật nuôi qua thụ tinh nhân tạo và truyền cấy phôi vào sản xuất: Với phương pháp này có thể giúp duy trì được nguồn giống tốt và tiện lợi cho việc nhập khẩu giống nhờ việc chỉ phải vận chuyển phôi đông lạnh thay vì động vật sống, tuy nhiên giá thành tương đối cao và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp.

- Sử dụng các giống cá qua biến đổi bộ nhiễm sắc thể và chuyển đổi giới tính ở cá: giúp nâng cao năng suất nuôi trồng. Ví dụ chỉ có cá tầm cái đẻ trứng và cá đực Tilapia lớn nhanh hơn cá cái. Ví dụ cá đực tilapia chuyển thành cá cái khi xử lý với oestrogen. Loại cá đực này khi giao phối với cá cái bình thường sẽ đẻ ra toàn cá đực do đó tăng năng suất nuôi trồng khá cao.

- Hỗ trợ dinh dưỡng vật nuôi: Các công nghệ biến đổi gen ngày càng được áp dụng rộng rãi nhằm cải thiện dinh dưỡng vật nuôi như thông qua việc biến đổi thức ăn để vật nuôi dễ tiêu hoá hơn, hoặc là kích thích hệ thống tiêu hoá và hô hấp của vật nuôi để chúng có thể sử dụng thức ăn hiệu quả hơn.

- Công nghệ trong chuẩn đoán bệnh và dịch tễ: Các loại kít thử dựa trên nền tảng công nghệ sinh học cao cho phép xác định các nhân tố gây bệnh và giám sát tác động của các chương trình kiểm soát bệnh ở mức độ chính xác cao mà trước đây chưa hề có. Dịch tễ phân tử đặc trưng bởi các mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn, ký sinh và nấm) có thể xác định được nguồn lây nhiễm của chúng thông quan phương pháp nhân gen.

1.2.1.2. Ở Việt Nam

Trong những năm gần đây thực hiện Quyết định 176/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

10

Page 11: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

đến năm 2020, các tỉnh, thành phố trong cả nước đang triển khai xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao; các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

1.2.1.2.1. Các khu công nghệ cao

- Trong các địa phương có khu Nông nghiệp Công nghệ cao (gọi tắt là Khu) TP. Hồ Chí Minh được đánh giá là đảm bảo được tính đồng bộ liên hoàn từ khâu nghiên cứu đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trong khu bao gồm khu thí nghiệm và trưng bày sản phẩm, khu nhà kính, khu học tập và chuyển giao công nghệ, khu bảo quản và chế biến, khu sản xuất kêu gọi đầu tư. Nhà nước đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng tại tất cả các khu. Các doanh nghiệp thu hút vào khu chủ yếu đầu tư vào sản xuất giống cây trồng như các loại rau, hoa …, đồng thời, có thể cung cấp vật tư nông nghiệp để cung cấp cho nông dân sản xuất. Các loại nông sản sẽ được doanh nghiệp mua lại với giá theo đúng hợp đồng đã ký kết với nông dân.

Các doanh nghiệp tham gia sản xuất trong Khu có sản lượng hàng hóa tập trung, kiểm soát được tiêu chuẩn, chất lượng nông sản, giảm được chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng trên một đơn vị diện tích. Được hưởng một số chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuê đất, thuế các loại….

- Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thông thường do một doanh nghiệp đầu tư, quy mô tùy theo khả năng đầu tư vốn và sản phẩm của mô hình là sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp.

Chẳng hạn như ở TP. Hồ Chí Minh, Công ty Liên doanh hạt giống Đông Tây đã đầu tư trại sản xuất hạt giống rau với việc nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt giống lai F1 cùng với đầu tư phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học, xưởng chế biến hạt giống phục vụ cho công tác nghiên cứu, lai tạo và chế biến hạt giống đạt tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Công ty Dalat Hasfarm và Công ty Cổ phần Rừng Hoa sản xuất các lọai hoa ôn đới cao cấp. Sản phẩm chính là hoa cắt cành, bao gồm hoa hồng, lily, cúc đơn, cúc chùm, cẩm chướng đơn, cẩm chướng chùm, đồng tiền, baby, sao tím, salem và các loại lá trang trí, hoa trồng chậu. Ngoài việc cung cấp cho thị trường trong nước thông qua mạng lưới phân phối vững chắc và rộng khắp, Dalat Hasfarm còn xuất khẩu sang Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Cambodia, v.v..

* Ưu điểm:

- Loại hình này có quy mô đầu tư phù hợp với khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sự họat động mang tính độc lập và tự chủ giúp cho doanh

11

Page 12: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

nghiệp điều chỉnh định hướng sản phẩm linh họat theo yêu cầu của thị trường và khả năng đầu tư vốn của doanh nghiệp.

* Nhược điểm:

- Tuy nhiên, các mô hình vẫn tập trung chủ yếu vào khâu sản xuất, khả năng lan tỏa và chuyển giao công nghệ khó, một phần do yêu cầu bí mật công nghệ của doanh nghiệp.

- Mặc khác, xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nên khả năng thu hồi vốn chậm, các doanh nghiệp có nguồn vốn thấp khó có thể tham gia đầu tư.

1.2.1.2.2. Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Đây là lọai hình phổ biến và mang tính đại trà, có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp của nước ta trong điều kiện hiện nay.

Việc phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có khả năng ứng dụng cao trên một vùng chuyên canh tạo nên khối lượng hàng hóa lớn; tận dụng được các lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động tại vùng. Chỉ sử dụng một số công nghệ cao phù hợp với một số khâu canh tác nên chi phí đầu vào giảm, phù hợp với khả năng đầu tư của nông dân. Tuy nhiên, do áp dụng công nghệ cao không đồng bộ nên chất lượng sản phẩm vẫn chưa đồng đều và cao. Khâu tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào các hợp đồng với các doanh nghiệp nên chưa ổn định.

Dẫu vậy, vẫn có những địa phương đã cố gắng khắc phục những hạn chế trên để xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành công, mang lại cho ta nhiều bài học kinh nghiêm quý giá.

Kinh nghiệm phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Lâm Đồng:

Lâm Đồng là nơi tập trung nhiều vùng sản xuất có ứng dụng các công nghệ cao như vùng trồng rau hoa Đà Lạt, vùng trồng trà olong Bảo Lộc…. Trong đó, việc rà soát quỹ đất phục vụ việc lập quy hoạch các vùng nhằm đảm bảo tính ổn định về đất đai và có cơ sở để thu hút đầu tư được coi trọng. Các công nghệ trong từng lĩnh vực cũng được xem xét một cách kỹ lưỡng. Riêng đối với các vùng sản xuất rau, hoa việc ứng dụng trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà màng, sử dụng màng phủ, tưới phun sương, tưới nhỏ giọt đã triển khai khá phổ biến trong những năm qua. Cụ thể là, có tới 95,9% số hộ trồng hoa sử dụng nhà màng, nhà lưới để canh tác hoa. Hoa trồng trong nhà có mái che chủ yếu là các loại hoa cúc, salem, hồng, đồng tiền, cẩm chướng, phong lan, địa lan.

12

Page 13: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

Để tiêu thụ sản phẩm sản xuất từ các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện nay có mô hình liên kết các hộ dân trong sản xuất rau tại TP. Đà Lạt dưới hình thức Hợp tác xã. Điển hình của mô hình liên kết trong HTX là Hợp tác xã sản xuất hoa và rau Xuân Hương. HTX được thành lập trên cơ sở tự nguyện và không tích tụ ruộng đất. Các hộ xã viên sản xuất riêng lẻ trên đất của gia đình mình nhưng sản xuất theo kế hoạch sản xuất loại cây trồng theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm mà HTX đã ký kết với đơn vị thu mua. Ban chủ nhiệm chịu trách nhiệm ký hợp đồng với các siêu thị, nhà hàng về số lượng rau tiêu thụ và thông báo kế hoạch cho các hộ xã viên. Theo số lượng đăng ký, đến kỳ thu hoạch các đơn vị đã ký hợp đồng với HTX tiến hành thu mua tận hộ. Hàng năm, HTX tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật cho các hộ xã viên do các cơ quan chức năng về nông nghiệp của Tỉnh tài trợ.

Kinh nghiệm phát triển tập trung vào sản phẩm chủ lực của các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh:

Tỉnh Bắc Ninh đã quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các sản phẩm chủ lực và phấn đấu đến năm 2015 sẽ hình thành một số vùng sản xuất như sau:

- Đối với cây cà rốt, tỉnh đã qui hoạch 450 ha tại các huyện Lương Tài, Gia Bình và cho đến nay đã hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung.

- Vùng trồng rau an toàn đã được quy hoạch và xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với diện tích 50 ha tại huyện Thuận Thành. Đến nay, 10 ha dưa chuột được trồng và đã xuất khẩu.

- Đối với thuỷ sản, tỉnh đã quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với sản phẩm cá rô phi đơn tính, tổng diện tích 50 ha.

Hiện nay, tỉnh đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng và hướng dẫn nâng cao tay nghề cũng như trình độ kỹ thuật cao cho người nuôi trồng thuỷ sản. Dự kiến sản phẩm của vùng sẽ được tiêu thụ trong tỉnh và cung cấp cho thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra

Từ những mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nước và thế giới, ta có thể rút ra một số bài học trong phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Hoà Vang như sau:

1.2.2.1. Về công tác qui hoạch sử dụng đất đai

Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ở huyện Hoà Vang đang ngày càng giảm do việc chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá

13

Page 14: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

nhằm phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Do đó, mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho Hoà Vang phù hợp là xây dựng một số vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

Để ổn định tâm lý và đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho doanh nghiệp, người dân yên tâm sản xuất thì nhất thiết cần có giải pháp về quy hoạch một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn huyện, ít nhất là phải giữ ổn định đến năm 2020 đối với các vùng hình thành trong giai đoạn 2012-2015, và đến năm 2025 với các vùng hình thành trong giai đoạn 2016-2020, tránh gây xáo trộn, tâm lý e ngại cho người dân và doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất, kinh doanh trong vùng.

1.2.2.2. Về xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Việc đầu tư xây dựng mô hình nông nghiệp ƯDCNC ngoài đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn còn phải phù hợp với khí hậu, thời tiết và điều kiện tự nhiên của từng vùng. Đồng thời, việc xác định loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh của huyện cũng cần đặc biệt lưu ý. Do đó, trong từng mô hình ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, chúng ta không nên áp dụng nguyên xi các công nghệ cao như các địa phương khác mà phải có sự điều chỉnh để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong đó cần tập trung ứng dụng công nghệ cao trong các khâu chọn tạo giống và bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch.

1.2.2.3. Về lao động

Việc ứng dụng các công nghệ cao trong nông nghiệp đòi hỏi lao động phải có trình độ kỹ thuật và khả năng tiếp thu những kiến thức mới cũng như tham gia lao động nông nghiệp thường xuyên. Do đó, khi xây dựng các vùng nông nghiệp ƯDCNC trên địa bàn huyện, cần chú ý đến việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân nhằm giúp người dân cập nhật kỹ thuật mới trong sản xuất. Ít nhất trong mỗi tổ chức hợp tác (Hợp tác xã, câu lạc bộ, tổ hợp tác) phải có từ 1-3 cán bộ chuyên trách về kỹ thuật tùy theo quy mô tổ chức hoặc trên 50% số lao động đã qua đào tạo, tập huấn kỹ thuật.

Đồng thời cần có những giải pháp cụ thể để thu hút lực lượng lao động trẻ tham gia vào hoạt động sản xuất này, vì đó mới là lực lượng lao động có khả năng tiếp thu và phát huy tốt nhất trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

1.2.2.4. Mối liên kết giữa nông dân- hợp tác xã- doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Qua mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp với hình thức doanh nghiệp cung cấp giống cây trồng, vật nuôi cũng như vật tư nông nghiệp cho người dân

14

Page 15: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

sản xuất, có thể thấy chỉ có thông qua liên kết với doanh nghiệp việc sản xuất của người nông dân mới được tiến hành quy củ hơn và hiệu quả mang lại cũng đảm bảo hơn.

Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay, mối liên kết giữa các hộ nông dân thông qua việc thành lập Hợp tác xã trên nguyên tắc tự nguyện sẽ tạo thuận lợi hơn về mặt pháp lý trong việc giao dịch, ký kết hợp đồng với các đơn vị tiêu thụ và quá trình đăng ký thương hiệu nông sản.

- Hợp tác xã sẽ đảm nhiệm vai trò đầu mối cho các xã viên tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng liên kết với doanh nghiệp trong cung cấp yếu tố đầu vào, đầu ra cho nông dân, trên cơ sở tham khảo ý kiến và cân đối với khả năng sản xuất ổn định của các xã viên.

- Người nông dân khi đó chỉ tập trung vào công việc duy nhất là sản xuất nông sản với chất lượng và số lượng theo kế hoạch phát triển sản xuất của hợp tác xã.

- Về phía doanh nghiệp liên kết cần đảm bảo sự ổn định trong các điều khoản cam kết và hỗ trợ đã ký kết với hợp tác xã. Tránh tình trạng chậm trễ trong thanh toán, và hành động có ý tiêu cực với nông dân.

1.2.2.5. Vai trò quản lý của nhà nước

Vai trò của nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trước hết, là trong công tác qui hoạch đất đai để tạo quỹ đất sản xuất ổn định, tâm lý an tâm cho người nông dân, doanh nghiệp đầu tư.

Thứ đến, là công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, việc phát triển các công nghệ cao chủ yếu là các công nghệ mới và vốn đầu tư tương đối lớn nên nhà nước cần phải kết hợp nguồn lực từ ngân sách với khơi dậy nguồn lực từ trong dân với các hình thức khác nhau để triển khai thực hiện đầu tư các mô hình thí điểm một cách hiệu quả. Từ đó tạo ra hiệu ứng “lan toả” tiến tới nhân rộng toàn vùng.

Hơn nữa, việc tập huấn, chuyển giao công nghệ cũng phải được nhà nước quan tâm nhằm giúp người dân tiếp cận với công nghệ mới và có thể ứng dụng vào sản xuất một cách hiệu quả.

1.2.2.6. Đẩy mạnh công tác khuyến nông- lâm- ngư

Công tác khuyến nông-lâm-ngư (gọi tắt là khuyến nông) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao trình độ kiến thức cho bà con nông dân, góp phần đưa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn hoạt động sản xuất, trên hết là tạo mối liên hệ khăng khít giữa người nông dân – nhà quản lý và nhà khoa học. Cần

15

Page 16: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

thiết phải đẩy mạnh công tác khuyến nông, xây dựng hệ thống đến tận cơ sở. Tích cực thông tin tuyên truyền các chính sách, chủ trương hỗ trợ phát triển của Nhà nước và đào tạo, tập huấn, triển khai mô hình trình diễn cho nông dân, kịp thời phản hồi tâm tư nguyện vọng của người dân đến các Sở, ban ngành có liên quan để có phương án giải quyết thỏa đáng.

16

Page 17: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG

2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HÒA VANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

2.1.1. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên

2.2.1.1. Vị trí địa lý

Hòa Vang là huyện ngoại thành của thành phố Đà Nẵng, bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng; huyện có tọa độ từ 15055’ đến 16013’ vĩ độ Bắc và 107049’ đến 108013’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp các huyện Nam Đông và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phía Nam giáp các huyện Điện Bàn và Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.

- Phía Tây giáp huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam.

- Phía Đông giáp hai quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu.

Với vị trí địa lý chiến lược và hệ thống giao thông thuận lợi là điều kiện quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như có những đóng góp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố Đà Nẵng, là địa bàn để thành phố Đà Nẵng giao lưu, hợp tác giao thương, trao đổi hàng hóa với các tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nhất là các địa phương trên tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây.

2.2.1.2. Địa hình, đất đai

Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng diện tích đất huyện Hòa Vang là 73.691 ha (trong đó đất nông nghiệp 66.062,6 ha, chiếm 89,65%, diện tích tự nhiên còn lại là diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng).

Hai nhóm đất có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp là nhóm đất phù sa ở khu vực đồng bằng, thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau, hoa quả và nhóm đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc, phân bố trải rộng trên cả 3 vùng.

- Vùng đồng bằng: gồm 3 xã Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước với tổng diện tích 3.087 ha chiếm 4,19% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Vùng này hẹp nhưng đất đai tương đối bằng phẳng, độ cao thấp 2 - 10m, Đất đai vùng này được phù sa bồi tụ hằng năm nên khá màu mỡ, với đất phù sa ven sông và đất cát là hai loại đất đặc

17

Page 18: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

trưng rất thích hợp với các loại cây hằng năm (rau, lúa, màu...). Tuy nhiên, do địa hình thấp, nên vùng này thường bị ngập lụt trong những ngày mưa lũ lớn.

- Vùng trung du: là vùng tiếp giáp giữa vùng đồi núi và đồng bằng gồm các xã: Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Nhơn, Hoà Sơn ở độ cao trung bình từ 50 - 100m với tổng diện tích 11.170 ha chiếm 15,16% diện tích tự nhiên toàn huyện. Vùng này chủ yếu là đồi núi thấp, xen kẽ là những cánh đồng hẹp tuy nhiên có một phần đất nằm dọc ở lưu vực Sông Yên và Tuý Loan cũng được phù sa bồi tụ hằng năm phù hợp cho việc sản xuất lúa và rau màu ngắn ngày khác.

- Vùng đồi núi: phân bố ở phía Tây gồm các xã: Hoà Phú, Hoà Ninh, Hoà Liên, Hoà Bắc, vùng này đa số là đồi núi có độ cao 400 - 500m, cao nhất là đỉnh Bà Nà: 1.487 m. Tổng diện tích tự nhiên là 56.476,7 ha chiếm 76,64% diện tích tự nhiên toàn huyện. Địa hình đất đai của vùng này thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những thung lũng rộng người dân khai thác để sản xuất lúa và các loại rau màu khác.

2.2.1.3. Khí hậu, thủy văn

Về thời tiết, khí hậu

Hòa Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động; mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 01 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa Đ ông nhưng không đậm và không kéo dài.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,80C, cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, với nhiệt độ trung bình 28 - 30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18 - 23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.

- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung bình khoảng 85 - 87%; thấp nhất vào các tháng 6, và tháng 7, trung bình khoảng 76 - 77%.

- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 mm, mưa lớn thường tập trung vào: tháng 10 và 11 gây lũ lụt, ngập úng cho vùng đất thấp.

- Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.076,9 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 233 đến 262 giờ/tháng; thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1 trung bình từ 58 đến 122 giờ/tháng.

- Các hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và Tây Nam vào tháng 5 đến tháng 7 và gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau gây tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp trong vụ Đông Xuân rất lớn, nhất là đối với cây lúa..

18

Page 19: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

- Các yếu tố bão, mưa lớn dồn dập luôn xảy ra trong mùa mưa gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân, trung bình hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 1 - 2 cơn bão.

Về thủy văn Huyện Hòa Vang có hệ thống sông ngòi phong phú bao gồm các sông: sông

Yên, sông Túy Loan, sông Cu Đê, sông Cẩm Lệ... với trữ lượng nước ngọt rất lớn, là nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy nước của thành phố Đà Nẵng và một phần cho huyện Hòa Vang. Trong đó:

- Sông Cu Đê: Bắt nguồn từ đầu dãy Bạch Mã, sông chính có chiều dài 38 km. Ở thượng nguồn có 2 nhánh là sông Bắc và sông Nam, tổng diện tích lưu vực là 426 km2. Tổng lượng nước bình quân hằng năm vào khoảng 0,6 tỷ m3.

- Sông Cẩm Lệ là hợp lưu của 2 sông Túy Loan và Sông Yên, có chiều dài 12 km. Sông Túy Loan có lưu vực nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Sông Yên là hạ lưu sông Ái Nghĩa và sông Vu Gia.

Nhìn chung, các điều kiện khí hậu và thuỷ văn của huyện Hoà Vang có nhiều thuận lợi, song cũng có nhiều khó khăn như hạn hán, lũ lụt gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

2.1.2. Các đặc điểm về kinh tế xã hội

2.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế

Hình 2.1. Tăng trưởng kinh tế của huyện Hòa Vang giai đoạn 2006 - 2010

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang 2010)

19

Page 20: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

Trong những năm qua giá trị sản xuất của huyện tăng khá nhanh, giá trị sản xuất (giá cố định 1994) tăng từ 604.400 triệu đồng năm 2006 lên 933.900 triệu đồng năm 2010. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của huyện giai đoạn 2006 - 2010 đạt 11,49%/năm, trong đó ngành nông- lâm- thủy sản tăng bình quân 5,3%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 15,6%/năm và dịch vụ tăng 15%/năm.

Đi cùng mức tăng chung của huyện, mức thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh và liên tục qua các năm. Năm 2010, mức thu nhập bình quân là 12,67 triệu đồng/người, tăng hơn 2 lần so với năm 2005 chỉ ở mức 5,235 triệu đồng/người. Tạo sự tích lũy vốn cho người dân mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Cơ cấu kinh tế của Huyện cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp mặc dù tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm và chưa sắt nét.

Trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, trên cơ sở chuyển đổi nhanh cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, chủ động đưa các giống cây mới có ưu thế hơn về năng suất, chất lượng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng.

Bên cạnh đó các ngành công nghiệp - xây dựng cũng như thương mại - dịch vụ trên địa bàn Huyện cũng có chuyển biến tích cực, với sự phát triển mạnh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và các thành phần kinh tế khác, thị trường giao lưu hàng hoá và các loại hình dịch vụ được mở rộng, là điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến cũng như hệ thống cung ứng hàng hoá nông sản phát triển.

2.1.2.2. Dân cư và nguồn lao động

Đến năm 2010, dân số toàn huyện Hòa Vang là 120.698 người (trong đó tỷ lệ nam là 49,47 %, nữ 50,53%) với mật độ dân số trung bình là 164 người/km2. Tuy nhiên mật độ dân số phân bố không đều giữa các địa phương, tập trung đông ở các xã trung du đồng bằng (mật độ dân số xã Hòa Phước là 1.615 người/km2, Hòa Châu là 1.263 người/km2, Hòa Tiến là 1.109 người/km2) và phân bố thưa thớt ở các xã miền núi (mật độ dân số xã Hòa Bắc chỉ có 11 người/km2, Hòa Ninh 46 người/km2 và Hòa Phú 49 người/km2).

Trong tổng 120.698 người thì dân số trong độ tuổi lao động chiếm 62,16%, tương đương 75.023 người. Lao động có việc làm năm 2010 là 61.132 người, chiếm 81,48% dân số trong độ tuổi lao động.

Về cơ cấu lao động theo trình độ có sự chuyển biến tích cực. Lao động đã qua đào tạo có tốc độ tăng khá tốt. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên trong giai đoạn 2006-2010 có tốc độ tăng bình quân đạt 14,8%/năm, lao động có trình độ

20

Page 21: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

trung học chuyên nghiệp có tốc độ tăng bình quân hàng năm là 17,42%,. Và công nhân kỹ thuật tăng bình quân 9,93%. Tuy nhiên tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo trên địa bàn huyện vẫn còn khá cao (trên 65%), vì vậy việc giảm tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian đến.

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của huyện bình quân giai đoạn 2006 - 2010

Năm

Chỉ tiêu2006 2010 Tốc độ tăng

2006-2010

SL (người) % SL (người) % %

Phân theo ngành nghề 53.328 100 61.132 100 3,47

- Nông, lâm, thủy sản 32.352 60,7 27.876 45,6 - 3,65

- Công nghiệp, xây dựng 9.402 17,6 14.916 24,4 12,23

- Dịch vụ 11.574 21,7 18.340 30,0 12,20

Phân theo trình độ 53.328 100 61.132 100 3,47

- Chưa qua đào tạo 39.823 74,7 39.736 65,0 -0,05

- Công nhân kỹ thuật 8.876 16,6 12.960 21,2 9,93

- TH chuyên nghiệp 2.412 4,5 4.585 7,5 17,42

- CĐ, ĐH trở lên 2.217 4,2 3.851 6,3 14,80

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2010)

Trong cơ cấu lao động phân theo ngành nghề, dưới tác động quá trình đô thị hóa và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện đã làm mức lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp giảm dần. Năm 2006 lao động trong nông nghiệp là 32.352 người chiếm 60,7%, đến năm 2010 giảm xuống còn 27.876 người, chiếm 45,6% tổng số lao động, bình quân giai đoạn 2006 - 2010 giảm 3,65%/năm. Nếu không có hướng phát triển bền vững trong thời gian đến thì cơ cấu lao động trong nông nghiệp sẽ còn tiếp tục giảm xuống gây mất cân đối lao động của huyện Hòa Vang.

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

Giao thông

Hệ thống giao thông ngang dọc đã được phủ kín song chất lượng chưa cao, nhiều tuyến đã và đang xuống cấp; riêng giao thông nội đồng của nhiều vùng chưa được đầu tư xây dựng.

21

Page 22: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

- Về đường tỉnh lộ: các tuyến đường quan trọng ĐT 601; ĐT 602; ĐT 604; ĐT 605 đã được nhựa hoá và có khả năng quy hoạch nâng cấp, mở rộng. Riêng đoạn còn lại từ Tà Lang (Hoà Bắc) lên Bạch Mã vẫn là đường đất đá.

- Về đường huyện, xã: Đã khớp nối toàn bộ những tuyến quan trọng với nhau, phần lớn đã được nhựa hoá hay bê tông hoá còn lại một ít đang được tiếp tục đầu tư xây dựng. Tuy nhiên về chất lượng chưa được đảm bảo, nhiều đoạn đường cần nâng cấp, tu bổ.

- Giao thông nội đồng: Đây là hệ thống thiết yếu phục vụ trực tiếp cho sản xuất để đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng, song do nguồn đầu tư còn hạn chế nên chỉ mới xây dựng được một số tuyến quan trọng ở một số vùng, còn lại hầu hết là đường đất.

Thuỷ lợi

Tính đến nay, việc phục vụ nước tưới cho đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện cơ bản đầy đủ, gồm có một số các công trình thuỷ lợi như sau:

- Công trình do nhà nước quản lý:

Toàn huyện có 4 công trình lớn do công ty TNHHMTV khai thác thủy lợi Đà Nẵng quản lý, thực hiện tưới tiêu thường xuyên cho 2061 ha đất nông nghiệp. Ngoài ra còn có 156 ha đất của xã Hòa Phước được tưới bởi trạm bơm Đồng Quan của tỉnh Quảng Nam.

- Công trình do địa phương quản lý:

Các công trình thủy lợi do huyện Hòa Vang quản lý bao gồm 14 hồ chứa nước, 6 trạm bơm điện và 21 đập dâng phục vụ tưới tiêu cơ bản cho hơn 1262 ha diện tích đất2. Tuy vậy, vẫn có một số diện tích chỉ được tưới đầy đủ vào vụ Đông Xuân và thường bấp bênh vào vụ Hè Thu do nắng hạn khiến hồ đập cạn kiệt.

- Kênh mương:

+ Tổng chiều dài kênh chính và kênh nhánh là 185 km, hầu hết các tuyến kênh này đã được bê tông hoá để phục vụ tưới tiêu cho sản xuất trồng trọt từ nguồn Ngân sách nhà nước.

+ Tổng chiều dài kênh nội đồng là 123 km, tuy chỉ mới bê tông hoá được 34,4 km nhưng chất lượng công trình nhiều nơi vẫn chưa đảm bảo phục vụ lâu dài.

2.1.2.4. Thị trường

Tính đến 31/12/2010 dân số thành phố Đà Nẵng đạt 942.132 người, với tốc độ tăng dân số của Thành phố năm 2010 là 3,48%/năm. Cùng với tốc độ tăng dân số tự

2 Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2010.

22

Page 23: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

nhiên thành phố Đà Nẵng có tốc độ tăng cơ học lớn. Mặc dù mức tăng chưa bằng các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai nhưng trung bình, mỗi năm Thành phố tiếp nhận khoảng 10.000 người nhập cư.

Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người của thành phố Đà Nẵng thời gian qua tăng khá, từ 25,30 triệu đồng năm 2008, đến năm 2010 đã tăng lên 35,87 triệu đồng, tăng bình quân 19,07%/năm. Năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố Đà Nẵng ước đạt 41,32 triệu đồng, gấp đôi so với mức bình quân chung của cả nước.

Ngoài ra, hệ thống các kênh phân phối của mặt hàng thực phẩm, rau quả trên địa bàn thành phố khá phát triển, tính đến tháng 9/2010, đã có trên dưới 15 siêu thị, trong đó: có 04 siêu thị kinh doanh tổng hợp gồm siêu thị Big C, siêu thị Intimex, siêu thị Coop Mart, siêu thị Metro và 11 siêu thị chuyên doanh. Về hệ thống chợ, tính đến cuối năm 2010, thành phố Đà Nẵng có 85 chợ các loại, với tổng số 14.432 hộ kinh doanh. Trong đó có 65 chợ trong nội thành, chiếm tỷ lệ 76,47% và 20 chợ ngoại thành, chiếm tỷ lệ 23,53%3.

Với nguồn thu nhập ngày càng tăng, người dân thành phố ngày càng có những đòi hỏi cao hơn trong nhu cầu ăn uống, đặc biệt là các sản phẩm lương thực thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe, điều này sẽ tạo nên một thị trường tiêu thụ nông sản an toàn tiềm năng của thành phố.

2.1.3. Đánh giá chung

2.1.3.1. Thuận lợi

Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội cho thấy huyện Hoà Vang có những lợi thế nhất định để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Huyện, thể hiện qua các mặt sau:

- Về vị trí địa lý: Huyện có vị trí địa lý chiến lược, nằm bao bọc phía Tây khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng, nằm trên nhiều tuyến đường giao thông quan trọng (quốc lộ 1A, 14B, gần cảng biển, sân bay quốc tế Đà Nẵng...) tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển KT - XH, vận chuyển, giao thương hàng hóa của huyện, trong đó có hàng nông sản.

- Về cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp như hệ thống thuỷ lợi, đường giao thông liên vùng, liên xã đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh nên công tác tưới tiêu cũng như vận chuyển vật liệu sản xuất đến các vùng sản xuất tương đối thuận lợi.

- Về điều kiện đất đai: Diên tích đất sản xuất nông nghiệp Hoà Vang vẫn chiếm tỷ lệ cao thuận tiện phát triển nền nông nghiệp đa dạng, hình thành các vùng sản xuất tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. 3 Đề tài Phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến 2020.

23

Page 24: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

- Hòa Vang là huyện ngoại thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng nên các mặt hàng nông sản của huyện có lợi thế lớn trong việc tiêu thụ với khoảng cách thu hẹp, giữ chất lượng các mặt hàng đảm bảo độ tươi ngon hơn so với hàng nhập từ các địa phương khác.

Đồng thời, với tốc độ phát triển kinh tế và dân số của thành phố ngày càng cao cùng sự phát triển mạnh của các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn thành phố sẽ là thị trường tiêu thụ lớn cho các mặt hàng nông sản địa phương.

- Dân số và lao động của huyện Hòa Vang khá dồi dào với lực lượng có trình độ và đã qua đào tạo chiếm 35% tổng số lao động. Mặt khác, dân số dưới độ tuổi lao động còn chiếm tỷ lệ tương đối lớn, đây là lực lượng bổ sung vào nguồn lao động cho những năm tới, nên huyện sẽ chủ động được nguồn lực lao động phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung phát triển ngành nông nghiệp nói riêng.

2.1.3.2. Khó khăn

Bên cạnh thuận lợi, các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội cũng gây ra một số khó khăn nhất định đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn:

- Diện tích đất nông nghiệp theo đầu người thấp và có xu hướng giảm xuống do quá trình đô thị hóa.

- Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng gây khó khăn và tốn kém trong việc lựa chọn các công nghệ đầu tư trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó các loại sâu, bệnh trên cây trồng vật nuôi ngày càng nhiều và khó kiểm soát, làm giảm năng suất, chất lượng hàng nông sản.

- Nguồn cung cấp vật tư đầu vào chưa được kiểm soát; độ phì nhiêu trong đất

ngày càng cạn kiệt do sử dụng phân vô cơ và thuốc BVTV, đồng thời làm cho chi phí

sản xuất ngày càng tăng lên.

- Mật độ dân số phân bố không đều giữa các địa phương, chất lượng nguồn

nhân lực còn hạn chế là nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất nông

nghiệp, đặt biệt là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh

mún, tự phát chạy theo phong trào và thiếu bền vững.

- Công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp phát triển nhưng quy

mô nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp, một số dự án triển khai đang còn chậm, ảnh hưởng

24

Page 25: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

rất lớn đến sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó trên địa bàn huyện

cũng còn thiếu các hoạt động sản xuất chế biến nông sản.

- Mặc dù sự phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn Huyện phát triển

nhưng nhìn chung giao thông nội đồng chưa phát triển kịp với yêu cầu của sản xuất.

Hầu hết các tuyến giao thông nội đồng chưa được bê tông hoá và tương đối hẹp do đó

ảnh hưởng đến việc vận chuyển nội vùng. Đồng thời, hệ thống điện phục vụ sản xuất

chưa được đầu tư hợp lý để phục vụ sản xuất

2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

HÒA VANG NHỮNG NĂM QUA

2.2.1. Hiện trạng tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hòa Vang

Theo số liệu thống kê thì diện tích đất nông nghiệp của Huyện giảm từ 60.031,3

ha năm 2006 xuống còn 57.605,7 ha năm 2010, bình quân giảm 606,4 ha/năm, nguyên

nhân là do quá trình đô thị hóa trên địa bàn Huyện diễn ra nhanh.

Bảng 2.2: Biến động quỹ đất nông-lâm-ngư nghiệp của huyện

Chỉ tiêuNăm 2006 Năm 2010

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất nông nghiệp 60.031,3 100,00 57.605,7 100,001. Đất sản xuất nông nghiệp 6.518,4 10,86 6.270 10,88 a. Cây hàng năm 5.258,7 8,76 4.927,8 8,55

- Đất lúa 3.701,7 6,17 3.435,2 5,96- Đất cây hàng năm khác 1.550,6 2,58 1.486,3 2,58- Đất đồng cỏ 6,4 0,01 6,4 0,01

b. Đất cây lâu năm 1.259,7 2,10 1.342,2 2,332. Đất nuôi trồng thủy sản 106,6 0,18 111,5 0,193. Đất lâm nghiệp 53.406,3 88,96 51.224,2 88,93

Nguồn: Niên giám thông kê huyện Hòa Vang năm 2006 & năm 2010

Tính đến hết năm 2010 diện tích đất đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông -

lâm - ngư nghiệp của huyện Hòa Vang là 57.605,7 ha, chiếm 78,17 % diện tích đất tự

nhiên, trong diện tích đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp là chủ yếu chiếm 88,93%

tương đương 51.224,2 ha, đất sản xuất nông nghiệp là 6.270 ha, chiếm 10,88% còn lại

là đất nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 0,19%.

25

Page 26: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp diện tích đất trồng lúa là 3435,2 ha,

chiếm 69,711% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, giảm 266,5 ha so với năm 2006.

Nguyên nhân trong những năm qua huyện đã có chủ trương chuyển một phần diện tích

đất trồng cây hàng năm không hiệu quả và một phần đất lâm nghiệp sang trồng cây lâu

năm (cây công nghiệp và cây ăn quả), khiến diện tích đất trồng cây lâu năm 2010 tăng

82,5 ha so với năm 2006.

Về diện tích đất lâm nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là chuyển

sang phục vụ xây dựng các khu du lịch sinh thái và thu hồi cho dự án quy hoạch của

thành phố nên diện tích đất lâm nghiệp của huyện năm 2010 giảm còn 51.244,2ha giảm

2.182,1ha so với năm 2006.

Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 tăng so với năm 2006 gần 5 ha, phần

lớn là chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lúa, màu kém hiệu quả sang.

Nhìn chung, trong những năm qua cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp không có sự

chuyển dịch mạnh, tỷ trọng đất trồng lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 54,79% đất sản

xuất nông nghiệp và chiếm 69,711% diện tích đất trồng cây hàng năm của Huyện.

2.2.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Hòa Vang thời gian qua

Từ năm 2001 đến nay huyện Hòa Vang đã có nhiều chủ trương, chính sách

nhằm bố trí cơ cấu sản xuất, lao động giữa các vùng cho phù hợp, đảm bảo lương thực,

cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ môi trường sinh thái. Cụ thể:

2.2.2.1. Ngành trồng trọt.

Đi theo xu hướng chuyển dịch tích cực, tỷ trọng của ngành trồng trọt trong cơ

cấu nội bộ ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần nhưng tổng giá trị sản xuất của

ngành lại liên tục tăng lên từ 105.496,8 triệu đồng vào năm 2006 lên 122.200 triệu

đồng năm 2011.

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tính trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp và tính

trên 1 lao động nông nghiệp tăng lên qua từng năm, cụ thể đối với đất sản xuất nông

nghiệp tăng từ 20,391 triệu đồng/ha năm 2006 tăng lên 27,8 triệu đồng năm 2011 và

tính trên 1 lao động nông nghiệp tăng từ 4,114 triệu đồng/1lao động năm 2006 lên 5,5

triệu đồng/1lao động năm 2011.

26

Page 27: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

Trong các loại cây trồng thì lúa vẫn là cây trồng chính mặc dù diện tích sản xuất

lúa có giảm do quá trình đô thị hoá song vẫn còn chiếm một diện tích lớn.

Biểu đồ 2.1: Xu hướng chuyển dịch của ngành trồng trọt

95000

100000

105000

110000

115000

120000

125000

2006 2007 2008 2009 2010 201143

44

45

46

47

48

49

50

GTSX ngành trồng trọt (CĐ 94) Tỷ trọng GTSX TT/GTSX NN

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)

2.2.2.2.1. Cây lương thực

a) Cây lúa

Với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất sản xuất lúa của Huyện

có xu hướng giảm dần từ 8.810 ha năm 2001 xuống còn khoảng 5.585 ha năm 2011

(tính trên hai vụ sản xuất chính), giảm 3224 ha, bình quân mỗi năm diện tích gieo trồng

lúa của huyện giảm 322 ha/năm.

Biểu đồ 2.2: Tình hình sản xuất lúa giai đoạn 2001-2011

0

2000

4000

6000

8000

10000

ha

010203040506070

Tạ/ha

Diện tích Năng suất

Diện tích 8810 6056.1 6007.4 5958.3 5873.3 5860 5585.3

Năng suất 45.9 57.4 56.9 54 54.2 56.7 55

2001 2006 2007 2008 2009 2010 2011

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang)

Mặc dù diện tích đất sản xuất lúa của Huyện giảm dần, nhưng nhờ áp dụng một

số giống mới có năng suất và chất lượng tốt trên 90% diện tích sản xuất lúa nên năng

suất không ngừng tăng từ 45,9 tạ/ha vào năm 2001 nay đạt và dao động ở mức bình

27

Page 28: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

quân 55-57 tạ /ha, đáp ứng nhu cầu lương thực của nhân dân trên địa bàn Huyện và

một phần nhu cầu của dân cư thành phố Đà Nẵng.

Một số vùng chuyên sản xuất lúa giống ở Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước, Hoà

Khương, Hoà Phong cũng đã được hình thành. Hằng năm cung ứng cho thị trường hơn

1.000 tấn lúa giống chất lượng góp phần làm tăng diện tích sản xuất đạt 50

triệu/ha/năm lên 800 ha chiếm 15,1% tổng diện tích canh tác hằng năm.

b) Cây ngô

Sau cây lúa, cây ngô cũng là một trong những cây lương thực quan trọng, là sản

phẩm chủ yếu dùng để phục cho ngành chăn nuôi. Vùng trồng chính là ở các xã Hòa

Bắc, Hòa Phước và Hòa Phú.

Nhờ có sự chuyển đổi cơ cấu cấy trồng, nhất là chuyển một phần diện tích lúa

không chủ động nước sang trồng ngô, sản lượng ngô của huyện Hòa Vang ngày càng

tăng lên từ 384,4 ha năm 2001 đến năm 2011 là 755 ha. Mặc dù diện tích đất sản xuất

ngô của Huyện tăng lên, nhưng năng suất ngô lại có xu hướng giảm từ 60 ta/ha năm

2001 xuống còn 56,51 tạ/ha năm 2011.

Biểu đồ 2.3: Tình hình sản xuất ngô của huyện giai đoạn 2001- 2011

0

200

400

600

800

1000

ha

5152535455565758596061

Tạ/ha

Diện tích Năng suất

Diện tích 384.4 770.5 749 802 798 799 755

Năng suất 60 55.5 57 54.5 57.19 56 56.51

2001 2006 2007 2008 2009 2010 2011

(Nguồn: Phòng NN& PTNT huyện Hòa Vang)

Nguyên nhân là do ở thời điểm 2001 sản xuất ngô chủ yếu tập trung trên đất

màu mỡ, đất phù sa, có đủ lượng nước tưới vào mùa nắng hạn. Nhưng nhu cầu ngô

phục vụ ngành chăn nuôi của huyện ngày càng cao, việc sản xuất ngô phải mở rộng

diện tích đất khác, nghèo dinh dưỡng, thiếu nước tưới vào mùa nắng thậm chí là sản

xuất trên cả những chân đất sản xuất lúa kém hiệu quả. Với hình thức sản xuất quảng

28

Page 29: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

canh là chính và tình hình chăn nuôi của Huyện ngày càng hạn chế, khiến vai trò của

cây ngô dần suy giảm.

2.2.2.2.2. Các loại cây có bột

Trên địa bàn Huyện cây có bột chủ yếu là khoai lang và sắn, nhưng do hiện nay

khoa học công nghệ, công nghệ sinh học phát triển tạo ra các giống cây trồng cho năng

suất, chất lượng cao, sản lượng ngày càng tăng lên, đời sống của người dân ngày càng

được nâng cao, mục đích trồng các loại cây có bột hiện nay chỉ để phục vụ chủ yếu cho

ngành chăn nuôi và một phần nhỏ dùng làm thực phẩm. Do vậy, với diện tích cây có

bột ngày càng giảm dần từ 766,1 ha vào năm 2006 giảm xuống còn 634 ha vào năm

2011 và còn có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới.

2.2.2.2.3. Cây công nghiệp ngắn ngày

Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày sản xuất trên địa bàn chủ yếu là: Thuốc lá,

lạc, mía và một số cây hằng năm khác (mè, đậu xanh). Tuy nhiên, do đầu ra của sản

phẩm và lợi ích kinh tế đem lại của các loại cây này còn hạn chế nên diện tích từng

bước cũng giảm dần. Từ 2.112 ha trong năm 2001 xuống còn 1.376 ha năm 2009 và

1.355 ha vào năm 2011.

2.2.2.2.4. Cây thực phẩm

Sản xuất cây thực phẩm trên địa bàn huyện Hòa Vang vào năm 2001 chỉ chiếm

5,26% với diện tích 694,7 ha, đến năm 2011 đã tăng lên 12,19% với diện tích sản xuất

là 1.350 ha và có khả năng mở rộng hơn nữa nhờ được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ

phía các cấp chính quyền và tổ chức nước ngoài . Tuy nhiên, nằm chung trên dãi đất

ven biển miền Trung sản xuất cây thực phẩm của Hoà Vang cũng bị chi phối nhiều của

yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất (Được mùa thì mất giá,

được giá thì mất mùa).

Trong cơ cấu diện tích sản xuất cây thực phẩm của huyện Hòa Vang tính đến

năm 2010 thì sản xuất rau các loại chiếm tỷ trọng cao nhất với 75,13%. Đây cũng là

hoạt động sản xuất có truyền thống lâu đời ở một số xã như Hòa Phong, Hòa Tiến, Hòa

Khương, Hòa Nhơn với các loại chính là rau cải ăn lá các loại, đậu cove, rau muống, xà

lách, bí đao, khổ qua, hành, ớt...

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất rau trong cơ cấu ngành trồng trọt

ĐVT: Triệu đồng.

29

Page 30: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

Chỉ tiêu 2002 2006 2009

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt 134.615 133.100 145.900

Giá trị sản xuất rau 21.234 45.844 46.172

Tỷ trọng (%) 15,77 34,44 31,65

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang 2009)

Giá trị sản xuất rau trên địa bàn tăng nhanh trong giai đoạn 2002-2006 (tăng gấp

đôi từ 21 ,2 tỷ đồng năm 2002 lên 45,8 tỷ đồng năm 2006 với hai vụ chính là Đông –

Xuân ( chiếm 70% giá trị sản xuất ra) và Hè – Thu. Tuy nhiên giai đoạn sau 2006 đặc

biệt là những năm 2009- 2010 giá trị sản xuất rau trên địa bàn giảm sút, một phần vì tác

hại của cơn bão Shangsen gây ra những thiệt hại lớn với nông nghiệp Hòa Vang. Ngoài

ra nhu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân ngày càng cao trong khi tình

trạng sản xuất, chế biến, mua bán rau trên thị trường chưa được kiểm soát về chất

lượng, khó cạnh tranh với các dòng sản phẩm khác đến từ Đà Lạt, Hà Nội.

Hiện nay một số vùng sản xuất rau của Huyện đã bắt đầu được đào tạo, triển

khai thực hành sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap cùng một số ứng dụng tiến

bộ trong khoa học kỹ thuật, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số

đối tượng khác như cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

2.2.2.2.5. Cây ăn quả

Giống như tình trạng của cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích cây ăn quả cũng

giảm dần từ 644 ha năm 2001 còn lại 400 ha năm 2011. Do một số nguyên nhân:

- Thiên tai: Cây ăn quả thường có thời gian kiến thiết cơ bản và chu kỳ kinh

doanh dài. Vì vậy, không tránh khỏi những tác động của thiên tai, bão lũ làm gãy đổ hư

hại, thậm chí người sản xuất chưa đầu tư xong giai đoạn kiến thiết cơ bản đã phải hứng

chịu thiệt hại nặng, không thu hồi được vốn đầu tư dẫn đến tâm lý lo ngại không dám

đầu tư phát triển.

- Tác động của tiến trình đô thị hoá: Hầu hết cây ăn quả được trồng trên đất

vườn thừa là chủ yếu. Vì vậy, quá trình đô thị hoá vừa làm mất đất vừa tác động đến

tâm lý của người dân khiến họ chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

- Hiệu quả kinh tế : Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã du nhập nhiều

loại cây ăn quả có giá trị kinh tế ở các vùng khác về trồng như: Xoài cát Hòa Lộc, sầu

riêng hạt lép, chôm chôm Java, Nhãn xuồng cơm vàng và nhiều loại khác. Song do đặc

30

Page 31: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

diểm của khí hậu thời tiết vùng thường không thích hợp dẫn đến năng suất và chất

lượng không cao. Vì vậy, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, người sản xuất có xu

hướng thay thế các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

2.2.2.2.6. Cây công nghiệp dài ngày

Hòa Vang là vùng đất có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây công

nghiệp dài ngày như: Chè, hồ tiêu, điều, quế…các loại cây này có khả năng thích ứng

cao với điều kiện tự nhiên vùng này, cho năng suất cao, chất lượng tương đương so với

các vùng chuyên canh lớn.

Tuy nhiên, hiện trạng về sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn huyện

còn rất manh mún, chưa định hình được các vùng chuyên canh sản xuất cho từng loại

cây, có một số loại cây đã từng khẳng định vị thế trước đây như: chè Hoà Sơn, điều

ghép nhưng do tác động của yếu tố thị trường nên các loại cây trồng này bị mai một.

2.2.2.2.7. Cây cảnh và hoa

Trước nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, nghề trồng cây cảnh và trồng hoa

thương phẩm trên địa bàn Huyện dần được hình thành và đẩy mạnh sản xuất, mang lại

hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các nghề trồng lúa, trồng rau. Năm 2005 diện

tích tận dụng trồng hoa chỉ gần 53 ha thì đến năm 2010 diện tích đó đã tăng lên 80 ha.

Tuy nhiên với quá trình đô thị hóa nên việc trồng hoa còn nằm ở dạng phân tán,

rải rác, chưa có vùng chuyên canh lớn. Một số công nghệ như nhà lưới, giống lai, hệ

thống tưới phun... bước đầu được đưa vào sản xuất nhưng vẫn chỉ ở một số hộ đơn lẻ,

việc phát triển chủ yếu tập trung vào hoa chậu bán tết.

2.2.2.2.8. Nấm

Từ năm 1979 nông dân huyện Hòa Vang đã bắt đầu biết đến trồng nấm rơm

nhưng sau đó do nhiều nguyên nhân (Thếu kỹ thuật trồng, giống nấm không đảm

bảo.....) phong trào trồng nấm không phát triển mạnh được. Bắt đầu từ năm 1998 trở

lại đây phong trào trồng nấm ở Hòa Vang đã có bước phát triển mới, số lượng và

chủng loại nấm phong phú hơn. Nếu như chủng loại nấm trước đây chủ yếu là nấm

rơm, thì hiện nay đã có thêm các loại nấm sò, nấm linh chi.

Bảng 2.4: Tình hình sản sản nấm tại huyện Hòa VangNăm 2007 2008 2009 2010 2011

Chỉ tiêu Nấm Nấm Nấm Nấm Nấm Nấm sò

31

Page 32: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

rơm rơm rơm rơm rơm

Câu lạc bộ nấm hình thành Hòa Tiến

Hòa Phước

Hợp tác xã nấm hình thành Hòa Tiến

Quy mô (tấn rơm nguyên liệu) 578 676 710 701 700

Số hộ trồng nấm 54 61 58 59 59(Nguồn: Số liệu thống kê sơ bộ của Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư Đà Nẵng.)

Để phong trào trồng nấm phát triển được như hiện nay một phần lớn là nhờ sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Quốc gia thông qua Trung tâm khuyến ngư nông lâm Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010, hỗ trợ một phần chi phí giống và vật tư, nguyên liệu. Ngoài ra còn có Hội nông dân Thành phố Đà Nẵng hỗ trợ mở các lớp tập huấn trồng nấm thúc đẩy phong trào trồng nấm lan rộng trên khắp các huyện Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phước cải thiện đời sống cho người nông dân trong điều kiện diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm.

Tuy vậy, nghề trồng nấm hiện tại ở Hòa Vang cũng gặp một số khó khăn thách thức khi giá cả thị trường tiêu thụ không ổn định, chưa chủ động tạo được nguồn meo giống nên khó kiểm soát chất lượng, Sản phẩm nấm chưa đi vào được các siêu thị, giá trị gia tăng cũng không lớn do thiếu khâu bảo quản, chế biến nấm thành phẩm. Do đó, cần có sự đầu tư hỗ trợ công nghệ ở một số khâu nhất định mới có thể phát triển bền vững nghề trồng nấm ở huyện Hòa Vang.

2.2.2.3. Ngành chăn nuôi

Từ năm 2006 trở lại đây, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nguy hiểm diễn ra thường xuyên và khó kiểm soát như: Cúm gia cầm (H5N1), lở mồm long móng trên đàn gia súc, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (bệnh tai xanh.vv..) là những bệnh nguy hiểm liên tục bùng phát, lây lan trên diện rộng, đã ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi nói chung và các hộ chăn nuôi nói riêng trên địa bàn huyện.

Nhờ làm tốt công tác tiêm phòng vaccine, phòng chống dịch bệnh, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi nhằm hạn chế tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Hòa Vang vẫn giữ tốc độ phát triển tương đối nhanh, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 78.938,1 triệu đồng năm 2006 lên 101.000 triệu đồng năm 2011, tính bình quân giai đoạn 2006- 2011 tăng 5,06%/năm;

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu ngành chăn nuôi huyện Hòa Vang

ĐVT Năm

32

Page 33: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011GTSX ngành chăn nuôi Tr.đ 78938,1 83451,5 88206,0 93000 97200 101000Tỷ trọng GTSX CN/GTSXNN % 37,0 37,12 37,24 37,26 37,38 37,4Số đầu con gia súc, gia cầm

+ Lợn Con 82.888 90.000 92.000 94.000 95.000 96.500+ Trâu Con 2.201 2.202 2.200 2.100 2.000 1950+ Bò Con 18.100 18.800 18.850 19.000 14.500 15000+ Gia cầm (gà, vịt) Con 604.000 650.000 660.000 700.000 850.000 880.000

(Nguồn: Phòng NN&PTNN và Niên giám thông kê huyện Hòa Vang)

Tình hình chăn nuôi cụ thể:

- Chăn nuôi lợn: Năm 2006 tổng đàn lợn của Huyện là 82.888 con đến năm

2011 tăng lên 95.500 con, bình quân giai đoạn 2006-2011 chăn nuôi lợn của huyện

tăng 3,124%/năm.

- Chăn nuôi bò: Số lượng đàn bò không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên

trong năm 2010 và 2011 tổng đàn bò của huyện giảm so với năm 2009 khỏng 4.000

con, nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa khiến một bộ phận nông dân chăn nuôi bò

quảng canh, chăn dắt ở các xã Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phước, Hòa Liên…không

chăn nuôi được, ngoài ra do ảnh hưởng của dịch bệnh lở mồm long móng và giá cả

không ổn định do vậy mà tổng đàn bò 2 năm gần đây có xu hướng giảm.

- Chăn nuôi trâu: Những năm gần đây việc áp dụng cơ giới hóa vào các khâu

của quá trình sản xuất nông nghiệp ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đã làm giảm phụ thuộc

sức kéo vào các loại gia súc, do vậy chăn nuôi đàn trâu của huyện ngày càng giảm,

năm 2011 so với năm 2006 giảm 11,4% (tương đương 251 con), bình quân giảm

2,28%/năm.

- Chăn nuôi gia cầm: Năm 2006 tổng đàn gia cầm là 604.000 con đến năm 2011

tăng lên 880.000 con, bình quân tăng 9,14%/năm. Trong những năm qua ngành chăn

nuôi gia cầm của huyện Hoà Vang có chiều hướng phát triển tốt; tính đến nay toàn

Huyện có 150.000 gà chuyên đẻ trứng nuôi ở các trang trại; 65000 con vịt, bên cạnh đó

hiện nay toàn huyện có 43 hộ, cơ sở nuôi cút đẻ: với gần 200.000 con; có 33 trang trại

chăn nuôi gà quy mô từ 1000-60.000 con.

Nhằm đa dạng hoá những sản phẩm của ngành chăn nuôi huyện Hoà Vang; bên

cạnh tập trung chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm truyền thống, thời gian qua ngành

chăn nuôi của huyện đã du nhập và đua vào chăn nuôi các con giống như: Đà điểu,

nhím, kỳ đà, thỏ New Zealand, heo rừng, gà hơmông, gà Ai cập, gà sao,… Ngoài ra tỷ

33

Page 34: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

lệ sind hóa đàn bò đạt >50% tổng đàn bò. Tuy vậy việc đầu tư mở trang tại tràn lan

thiếu quy hoạch dẫn đến sự thất bại của mô hình nên hiện nay ngành chăn nuôi Huyện

vẫn tồn tại chủ yếu ở hình thức nhỏ lẽ, khó phát triển mạnh.

2.2.2.4. Ngành thủy sản

Huyện Hoà Vang có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản là tận

dụng các ao hồ sẳn có, diện tích đất hoang hoá, ruộng trũng, đất lúa kém hiệu quả dọc

theo các kênh chính từ 2 hồ chứa nước lớn Hòa Trung và Đồng Nghệ; thời gian trước

2007 do nhận thức của người dân chưa cao, chưa có sự quy hoạch, chưa có chính sách

khuyến khích phát triển nên việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn mang tính

tự phát là chủ yếu.

Trong những năm gần đây cùng với hoạt động khuyến ngư đẩy mạnh, phong

trào nuôi trồng thuỷ sản trong nhân dân phát triển nhanh, cơ cấu đối tượng nuôi đa

dạng, phù hợp với điều kiện thị trường tiêu thụ. Nhìn chung ngành nuôi trồng thuỷ sản

đã có nhiều thay đổi lớn, khu vực nuôi trồng thuỷ sản được mở rộng, diện tích nuôi

không ngừng tăng lên.

Địa điểm nuôi trồng thuỷ sản huyện Hoà Vang trước đây chủ yếu tập trung vào

các diện tích ao hồ sẵn có trong gia đình, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh. Hiện

nay được người dân khai thác các diện tích hoang hoá, chuyển đổi một số diện tích đất

lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập

trung ở các xã Hoà Khương, Hoà Phong, Hoà Liên, Hoà Sơn, Hoà Phú, Hoà Nhơn…

với các đối tượng nuôi chính là: cá rô phi đơn tính, diêu hồng, trôi, mè, chép, tôm sú,

ếch, ba ba...

Mặc dù diện tích nuôi trồng đến năm 2011 bị thu hẹp dần, nhưng sản lượng vẫn

được duy trì từ việc đầu tư chuyển đổi từ hình thức nuôi quản canh sang hình thức nuôi

thâm canh, bán thâm canh cho năng suất nuôi trồng tăng lên từ 2-3 lần. Tỷ trọng ngành

thủy sản trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Huyện ngày càng tăng lên, năm 2006

giá trị sản xuất ngành thủy sản chỉ chiểm 5,23% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông

nghiệp, đến năm 2011 tăng lên 6,29%; giá trị sản xuất thủy sản tính trên 1 ha nuôi

trồng thủy sản bình quân cũng tăng lên nhanh chóng, từ 11.152,1 triệu đồng năm 2006

(giá cố định năm 1994) lên 17.000 triệu đồng/ha năm 2011.

Bảng 2.6: Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2006-2011

34

Page 35: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

ĐVT: ha

Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Diện tích NTTS 400 459 459 464 480 4301.Nước ngọt 380 439 439 444 458 412

- Ao hồ nhỏ trong dân 30 32 32 34 37 34

- Hồ chứa nước tự nhiên 220 220 220 220 221 178

- DT nuôi trong dân 130 187 187 190 200 200

2. Nước lợ 20 20 20 20 22 18

- Tôm nước lợ 20 20 20 20 22 18

(Nguồn: Phòng nông nghiệp &PTNT huyện Hòa Vang)

2.2.2.5. Ngành lâm nghiệp

Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp của huyện Hòa Vang khoảng 52.736,7 ha, và tập trung chủ yếu tại các xã miền núi: xã Hòa Bắc 31.290,5 ha (chiếm 59,33% tổng diện tích đất nông nghiệp); xã Hòa Ninh là 8.929,6 ha (chiếm 16,93%); xã Hòa Phú là 5.874,4 ha (chiếm 11,14%); còn lại phân bố tại các xã Hòa Liên, Hòa Sơn.v.v..

Qua điều tra khảo sát cho thấy, hiện nay diện tích đất có rừng là 49.932,5ha chiếm hơn 94,6% diện tích đất lâm nghiệp của Huyện, trong đó rừng tự nhiên chiếm 69,95% tương đương 34.929,4ha trong đó diện tích rừng giàu là 10.419,1 ha (chiếm 29,83%), rừng nghèo là 10.512,7ha (chiếm 30,1%), rừng trung bình 7.594 ha (chiếm 21,74%) và rừng phục hồi là 6.403,6ha (chiếm 18,33%). Rừng tự nhiên của huyện được tập trung chủ yếu tại xã Hòa Bắc và Hòa Ninh.

Diện tích rừng trồng chiếm 30,047%, tương đương 15.003,1 ha; rừng trồng chủ yếu là cây nhập nội thích hợp vùng đồi hiện nay, là các loại keo Majum, keo lá tràm, keo lưởi liềm, keo lai được gây trồng nhiểu nhất. tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất cao, sau 5-7 năm tăng trưởng 40-50 m3/ha phần lớn phục vụ cho nguồn nguyên liệu giấy, ngoài ra các loại cây bản địa cũng được đưa vào trồng bước đầu đã thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng của huyện.

Từ đó cho thấy rằng tiềm năng đất rừng và sản phẩm kinh tế từ rừng đối với người dân đại phương là rất lớn, việc quản lý bảo vệ rừng phát triển vốn rừng trong những năm qua đã được các cấp các ngành chú trọng. Các mô hình kinh tế nông lâm kết hợp đã được hình thành. Mô hình sinh thái VACR đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với người dân. Tuy nhiên, thực trạng quản lý, sử dụng đất rừng và qui hoạch theo cơ cấu phân loại 3 loại rừng: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất nhưng chưa có chính sách đầu tư thích hợp. Tiềm năng của rừng đặc dụng, phòng hộ mới chỉ đừng lại ở việc phòng hộ là chính, chưa khai thác được hết tiềm năng du dịch việc

35

Page 36: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

trồng rừng chỉ mới dừng lại ở những cây phục vụ nguyên liệu giấy như: Keo lai giâm hom, măng zoom.... chưa phát triển đến các loại bản địa quí hiếm và cây dược liệu phục vụ cho y học và các loại lâm sản ngoài gỗ như song mây, tre ...

Bảng 2.8: Hiện trạng tài nguyên rừng huyện Hòa Vang năm 2010

Chỉ tiêuSố lượng

(ha)Cơ cấu

(%)Diện tích đất lâm nghiệp 52.736,7 100,000I.Diện tích đất có rừng 49.932,5 94,6831. Rừng tự nhiên 34.929,4 69,953

- Diện tích rừng giàu 10.419,1 29,829- Diện tích rừng trung bình 7594 21,741- Diện tích rừng nghèo 10512,7 30,097- Diện tích rừng phục hồi 6403,6 18,333

2. Diện tích rừng trồng 15.003,1 30,047II. Diện tích đất chưa có rừng 2.804,2 5,317

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Hòa Vang)

2.2.3. Thực trạng đầu tư và quản lý nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp

2.2.3.1. Thực trạng công tác đầu tư

2.2.3.1.1. Trên lĩnh vực trồng trọt

- Đầu tư hơn 145 triệu đồng để trồng khảo nghiệm và sản xuất giống lúa chất lượng cao; hỗ trợ hơn 95 triệu đồng để tổ chức thực hiện các mô hình sản xuất rau an toàn; chuyển giao nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mới như : Mô hình bí đao chanh, rau mầm, tre điền trúc.v.v.. với kinh phí hàng trăm triệu đồng.

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chú trọng, đã đầu tư hơn 100 triệu đồng thực hiện chuyển đổi 150 ha đất lúa năng suất thấp, kém chất lượng sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế như đậu xanh, ngô, dưa hấu…

- Đầu tư gần 200 triệu đồng đóng giếng, tạo nguồn nước để sản xuất nông nghiệp tại các xã Hòa Bắc và Hòa Liên, góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng cây trồng.

2.2.3.1.2. Trên lĩnh vực chăn nuôi

- Du nhập và chuyển giao nhiều giống vật nuôi mới như: Thỏ Newzelan, gà Ai Cập, ếch Thái Lan.v.v.. với kinh phí hàng trăm triệu đồng; hỗ trợ cho các Hợp tác xã nông nghiệp xây dựng 3 lò giết mổ gia súc, gia cầm tại Hòa Tiến 2, Hòa Phong 2 và Hòa Phước; xây dựng 2 chợ gia cầm tại Hòa Tiến và Hòa Phong với tổng kinh phí hơn 200 triệu đồng, đã góp phần khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

36

Page 37: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

- Áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao đang phát triển mạnh; ngành chăn nuôi đang hướng đến các vật nuôi có giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt, theo hướng an toàn sinh học phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng như: heo rừng, nhím, gà H’Mông.v.v..

- Hỗ trợ gần 2 tỷ đồng để xây dựng các mô hình chăn nuôi, mô hình nuôi gà an toàn sinh học và hỗ trợ bò lai sind cho các hộ đồng bào dân tộc; đầu tư hơn 500 triệu đồng xây dựng trại chăn nuôi Hòa Nhơn – Hòa Sơn, góp phần giải quyết một phần nhu cầu thực phẩm trên địa bàn thành phố.

2.2.3.1.3. Trên lĩnh vực lâm nghiệp

Mỗi năm khai thác và trồng lại hơn 800 ha rừng, chủ yếu là keo lá tràm, keo tai tượng, nâng giá trị của ngành lâm nghiệp lên 35.000 triệu đồng, chiếm 11,20% giá trị ngành nông nghiệp; giai đoạn 2005 - 2010, đã trồng mới 9,440 ha, chăm sóc 26,314 ha, quản lý và bảo vệ 29.000 ha; hoàn thành việc giao 581,67 ha đất rừng cho đồng bào dân tộc 3 thôn thuộc xã Hòa Bắc và Hòa Phú (Hòa Bắc: 456,67 ha; Hòa Phú: 125 ha).

2.2.3.1.4.Trên lĩnh vực thủy sản

Hàng năm, thành phố hỗ trợ trên trăm ngàn con cá giống các loại cho các hộ nuôi cá thuộc vùng trung du, miền núi để góp phần cải thiện thu nhập của người dân. Xây dựng mô hình nhằm nâng cao được năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện, đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng các mô hình du nhập giống mới như: cá Bống Tượng, cá Lăng Nha, Lươn, Ếch.v.v.. mô hình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản.

2.2.3.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về phát triển nông nghiệp

Với nền nông nghiệp còn nhiều khó khăn như Hòa Vang thì trong giai đoạn phát triển vừa qua vai trò quản lý của nhà nước là rất lớn thể hiện qua một số hoạt động chính:

- Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Hòa Vang phối hợp với Trung tâm khuyến nông – lâm – ngư thành phố Đà Nẵng và các ban ngành có liên quan tổ chức các hoạt động:

+ Tổ chức chuyển giao nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật đến hộ nông dân, kịp thời hướng dẫn, đào tạo cho người nông dân các biện pháp sản xuất luân canh, xen canh, thâm canh góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.

+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác quản lý nhà nước trên những lĩnh vực quản lý, du nhập các giống cây trồng, con vật nuôi mới làm đa dạng thêm về chủng loại giống và loại bỏ các giống cây trồng, con vật nuôi đã bị thoái hóa.

37

Page 38: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

+ Phối hợp với liên minh các hợp tác xã tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ cho các hợp tác xã về các loại giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương;

+ Định hướng cho người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành và sự thay đổi của điều kiện thời tiết, khí hậu. Chủ động trong công tác dự tính, dự báo dịch bệnh trên cây trồng và con vật nuôi, góp phần làm giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

- Triển khai, hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở, đề án tiêu thụ nông sản dưới sự chủ trì của phòng Công thương Huyện.

- Trên hết vẫn là sự quan tâm chỉ đạo UBND Huyện trong vấn đề liên kết hỗ trợ

đầu tư, khắc phục hậu quả bão lũ. Chỉ đạo cho các cơ quan liên quan tăng cường công

tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; kiến nghị thành phố thu hồi

và giao gần 600 ha đất lâm nghiệp cho các hộ đồng bào dân tộc 2 xã Hoà Phú và Hoà

Bắc trồng rừng sản xuất. Ký kết với các đơn vị nghiên cứu khoa học trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng tư vấn, tìm hướng giải quyết các khó khăn, cản trở phát triển nông

nghiệp Huyện.

Tuy có nhiều nỗ lực, cố gắng để đưa nền nông nghiệp Huyện đi lên, phát triển

theo chiều sâu nhưng trong quá trình thực hiện công tác quản lý vẫn còn gặp nhiều

thiếu sót, hạn chế:

- Thuỷ lợi hoá, cơ khí hoá, điện khí hoá nông nghiệp nông thôn tuy được đầu tư

nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; vai trò của hợp tác xã và kinh tế trang trại chưa được

phát huy mạnh mẽ, chưa thể hiện được vai trò chủ đạo thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

- Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực lâm nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế,

việc khai thác lâm sản trái phép vẫn chưa giảm, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

được tăng cường nhưng số vụ cháy vẫn còn nhiều.

- Hoạt động đầu tư chưa được tập trung; nguồn vốn đầu tư còn ít, các mô hình

sản xuất hiệu quả chưa được đầu tư nguồn kinh phí để nhân rộng. Hàng năm thành phố

thu hồi hàng trăm hecta đất sản xuất nông nghiệp để phục vụ nhu cầu đô thị hóa do đó

hạ tầng nông nghiệp được đầu tư liên tục bị phá bỏ, gây lãng phí.

- Đồng thời việc thu hồi đất nông nghiệp đã làm cho một bộ phận dân cư mất đất sản xuất, không có điều kiện tiếp tục tổ chức sản xuất, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp,

38

Page 39: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

gây nên nhiều bất ổn ở khu vực nông thôn. Hiện công tác đảm bảo sinh kế cho các hộ dân tái định cư vẫn là nỗi băn khoăn của Đà Nẵng.

2.2.4. Đánh giá chung

Với nhiều khó khăn, bất lợi do thời tiết, dịch bệnh, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, giá cả hàng nông sản bấp bênh trong khi giá vật tư đầu vào không ổn định và có xu hướng tăng cao. Dẫu vậy, thông qua triển khai các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, tập trung vào việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nông nghiệp Huyện đã đạt được mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Hòa Vang tăng từ 213.344,4 triệu đồng năm 2006 lên 270.000 triệu đồng năm 2011.

- Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phù hợp, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản với giá trị ngày càng cao:

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 184.434,9 triệu đồng năm 2006 lên 223.200 triệu đồng năm 2011, bình quân giai đoạn 2006-2011 là 4,2%.

+ Giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân giai đoạn 2006-2011 tăng 12% (tăng từ 18621,4 triệu đồng năm 2006 lên 29.800 triệu đồng năm 2011).

+ Giá trị sản xuất thủy sản bình quân giai đoạn 2006-2011 tăng 10,48% (tăng từ 12.472,3 triệu đồng năm 2006 lên 17.000 triệu đồng năm 2011).

- Từng bước tập trung ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và đưa các giống mới vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng vật nuôi, hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung; sản lượng lương thực, thực phẩm ổn định phục vụ nhu cầu của người dân.

Bên cạnh những nỗ lực đó vẫn còn những mặt tồn tại hạn chế cần sớm khắc phục:

- Sản xuất nông nghiệp tuy đạt nhiều kết quả song chưa ổn định, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch chậm, chuyển dịch cơ cấu, cơ cấu cây trồng con vật nuôi còn mang tính tự phát; công tác quản lý, tổ chức sản xuất còn hạn chế.

- Sản xuất nông nghiệp quy mô còn nhỏ, manh mún, thiếu quy hoạch, thiếu các chương trình mang tính đột phá để đẩy mạnh sản xuất, chưa có giải pháp đột phá mạnh về công tác giống, thâm canh sản xuất, chất lượng sản phẩm; chưa tạo được khối lượng hàng hóa lớn.

39

Page 40: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

- Lao động hoạt động trong nông nghiệp ngày càng lớn tuổi. Bộ phận lao động trẻ tuổi phần nhiều tìm kiếm cơ hội ở các nghề khác có khả năng mang lại lợi ích cao hơn trong trước mắt.

- Tỷ lệ cơ giới hóa các khâu sản xuất tương đối thấp, chỉ mới tập trung ở một số vùng. Công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa có hoặc còn thô sơ lạc hậu, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hàng nông sản.

- Sản xuất hiện vẫn chủ yếu là tự cung tự cấp, chưa gắn kết chặt chẽ giữa khâu sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Bảng 2.9 : Một số chỉ tiêu phản ảnh kết quả sản xuất nông nghiệp

ĐVT: triệu đồng

Chỉ số đánh giáNăm

2006 2007 2008 2009 2010 2011Tổng GTSX nông nghiệp 213344,4 224803,1 236877,3 249600 260000 270000

1. GTSX ngành nông nghiệp 184434,9 192284,5 200468,1 209000 217000 223200

- GTSX ngành trồng trọt 105496,8 108833,0 112262,1 116000 119800 122200

- GTSX ngành chăn nuôi 78938,1 83451,5 88206,0 93000 97200 101000

2. GTSX ngành thủy sản 11152,1 12472,3 13948,7 15600 16000 17000

3. GTSX ngành lâm nghiệp 18621,4 20542,6 22662,0 25000 27000 29800

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Hòa Vang)

2.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG THỜI GIAN QUA

2.3.1. Ngành trồng trọt

Trong ngành trồng trọt huyện Hòa Vang những năm qua, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất diễn ra ở khá nhiều nơi nhưng tập trung chính vẫn là ở các sản phẩm có truyền thống, thế mạnh của vùng như sản xuất lúa, cây rau màu là chủ yếu. Các nhóm cây khác mặc dù cũng có ứng dụng ít nhiều nhưng vẫn mang nặng tính tự phát chưa có định hướng phát triển rõ ràng.

2.3.1.1. Cây lúa

Với lối sản xuất truyền thống cùng tình hình thu hẹp dần diện tích sản xuất nhưng sản lượng thu hoạch lúa trên địa bàn Huyện vẫn giữ ổn định trong suốt giai đoạn 2006- 2011, đảm bảo an ninh lương thực cho Thành phố. Trong những năm qua Hòa Vang đã từng bước du nhập, trồng khảo nghiệm, phục tráng các giống lúa như:

40

Page 41: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

NX30, Xi23 (chiếm 75% cơ cấu giống hiện nay) cho năng suất cao hay như các giống BT7 có tính chống chịu cao với các dịch bệnh như rầy nâu, bạc lá, đạo ôn...

Song song với công tác giống việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa cũng được quan tâm:

- Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong phòng ngừa sâu bênh, chăm sóc cây trồng.

- Trang bị máy cày đất, máy gặt đập liên hợp cho các hợp tác xã nhằm tăng hiệu quả sản xuất, giảm hao hụt trong khâu thu hoạch.

Từ đó, mặc dù diện tích lúa liên tục giảm do tác động của quá trình đô thị hóa nhưng năng suất liên tục tăng, đảm bảo sản lượng lương thực hằng năm.

Ngoài ra, trước yêu cầu ngày càng nhiều về số lượng, ngày càng cao về chất lượng hạt giống trong khu vực. Hòa Vang cũng đã hình thành được vùng chuyên sản xuất lúa giống ở Hòa Tiến với diện tích hơn 200ha/vụ. Tuy nhiên việc sản xuất lúa giống vẫn chưa chủ động được về nguồn giống và thị trường đầu ra, chủ yếu là làm theo đơn đặt hàng của các công ty giống cây trổng.

Dự kiến trong vụ Đông - Xuân sắp tới Huyện sẽ nhận được hỗ trợ của IBSA Fund trong việc hỗ trợ chọn tạo nguồn giống, xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng đạt chuẩn quốc gia, tạo ra giá trị gia tăng trong khâu thu hoạch và cung ứng hạt giống. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất lúa giống ở Hòa Vang, tạo nguồn dự trữ giống quan trọng ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

2.3.1.2. Cây thực phẩm

Đa phần sản xuất cây thực phẩm ở huyện Hòa Vang còn mang nặng tập quán cũ, quy trình công nghệ sản xuất rau, quả thực phẩm theo hướng an toàn chất lượng vẫn chưa thể phổ biến rộng rãi. Trước thực tế đó UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt chương trình phát triển rau quả thực phẩm giai đoạn 2002- 2010 theo quyết định 35/QĐ- UB với mục tiêu:

- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng, chủng loại, chất lượng rau cho tiêu dùng của các tầng lớp nhân dân.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho nông dân.

- Xã hội hóa trong sản xuất, tiêu dùng rau an toàn nhằm góp phần cải thiện đời sống, sức khỏe cộng đồng, tiến tới thực hiện một nền nông nghiệp sạch.

41

Page 42: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

Trên cơ sở đó, năm 2008 Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn Đà Nẵng đã xây dựng dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học” nhằm giải quyết liên hoàn chuỗi vấn đề nhân lực (Cán bộ quản lý, kỹ thuật, hộ nông dân); công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh đến đưa sản phẩm ra thị trường.

Nhờ đó việc việc sản xuất cây thực phẩm, chủ yếu là rau an toàn có bước chuyển biến tích cực, sản xuất theo hướng đầu tư thâm canh cao, bước đầu đã áp dụng một số công nghệ mới trong sản xuất như: Sử dụng màng phủ nông nghiệp, sản xuất trong nhà lưới, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật độc hại cao, sử dụng hệ thống tưới phun, hạt giống lai F1, thuốc trừ sâu sinh học song cũng chỉ tập trung ở một số vùng chuyên canh lớn như Hòa Tiến và Hòa Phong.

Kết quả đạt được từ việc ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất cho thấy:

- Mặc dù năng suất và sản lượng rau thực phẩm được cải thiện so với phương thức sản xuất trước đây nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

- Đối tượng được sản xuất còn đơn điệu, bình dân chưa có các sản phẩm cao cấp, mang đặc trưng của Vùng. Nguồn giống sản xuất vẫn còn do nông dân tự để giống dẫn đến kém hiệu quả hay do một số công ty cung cấp như Công ty giống cây trồng miền Nam, Công ty Trang Nông với chi phí cao.

- Việc ứng dụng các công nghệ tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất mới chỉ dừng ở mô hình, chưa ứng dụng rộng rãi do việc ứng dụng thiếu sự đồng bộ và tình hình bão lũ tàn phá hằng năm.

- Khâu sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm vẫn còn mang tính chất tự phát, chưa ứng dụng công nghệ vào hỗ trợ.

2.3.1.3. Cây hoa

Việc áp dụng công nghệ cao vào việc trồng hoa ở huyện Hòa Vang hiện tại chỉ mới dừng lại ở những hộ nhỏ lẻ và chưa ổn định, chủ yếu là tận dụng đất vườn, đất đang chờ quy hoạch nên chưa khai thác hết tiềm năng của nghề trồng hoa.

Cùng với sự phát triển của làng hoa Vân Dương xã Hòa Liên, cây hoa Hòa Vang mới thực sự có chỗ đứng trên thị trường so với một số vùng hoa lâu đời khác như Phước Mỹ, Hòa Cường. Ngoài một số giống cây nhập từ nơi khác đến như lLly Sorbone, cúc Pha Lê...mô hình ứng dụng hệ thống tưới phun sương trong điều kiện nhà lưới hở cũng đã được đưa vào ứng dụng tại một vài hộ dân. Mặc dù hiệu quả mang

42

Page 43: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

lại khá cao nhưng vẫn chưa tạo ra sự đột biến, thúc đẩy phát triển nghề trồng hoa toàn Huyện do thiếu vùng sản xuất tập trung.

Dưới tác động của quá trình đô thị hóa trong giai đoạn sắp đến đây sẽ là hướng sản xuất có khả năng phát triển mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao trên cùng một đơn vị diện tích so với các cây trồng khác.

2.3.2. Chăn nuôi

Trên địa bàn huyện đã hình thành các cơ sở sản xuất giống, cơ sở chăn nuôi

theo hướng tập trung, trang trại và công nghiệp, ngoài việc tập trung chăn nuôi các loại

gia súc, gia cầm truyền thống, ngành chăn nuôi đã chú trọng du nhập giống bò Sind để

cải tạo bò lai Sind và đưa vào chăn nuôi các con giống mới như: đà điểu, thỏ

Newzealand, gà Ai cập, ếch Thái Lan. Áp dụng qui trình chăn nuôi an toàn sinh học

đối với gà an toàn sinh học cho sản phẩm siêu thịt, siêu trứng… Tuy nhiên tình trạng

dịch bệnh và sự phát triển ồ ạt, mất kiểm soát của các trang trại chăn nuôi đã gây ra

nhiều hệ lụy tác động tới sinh thái, môi trường và tình hình phát triển của ngành chăn

nuôi.

Nhìn chung, chăn nuôi ở Hòa Vang còn phân tán, chưa áp dụng rộng rãi công

nghệ chăn nuôi tiên tiến do đó chưa phát huy được tiềm năng, hiệu quả chăn nuôi thấp,

chất lượng sản phẩm không cao. Sức cạnh tranh trên thị trường còn nhiều hạn chế, sản

phẩm gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn còn mang tính nhỏ lẽ chưa có sự tập trung

đồng bộ, chăn nuôi vẫn còn mang tính nhỏ lẻ ở các hộ gia đình. Ngoài ra công tác thú

y tuy đã đạt kết quả tốt trong nhiều năm liền, nhưng vẩn chưa đảm bảo vững chắc về

an toàn dịch bệnh.

2.3.3. Ngành nuôi trồng thủy sản

Trong ngành thủy sản việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất vẫn còn hạn

chế, chủ yếu áp dụng trong việc đưa các mẫu giống có giá trị thương phẩm cao như cá

lăng nha, cá trắm cỏ, cá vược, cá chim trắng, cá rô đơn tính, tôm thẻ chân trắng…. vào

nuôi trồng và cung cấp hệ thống giàn sục khí để hỗ trợ nuôi thâm canh, bán thâm canh.

Việc chủ động nguồn giống vẫn chưa đạt được dù đã có trại giống được đầu tư khá tốt

cùng lực lượng nhân viên Trung tâm khuyến nông-lâm-ngư thường xuyên hỗ trợ,

chuyển giao kỹ thuật nuôi trổng và sinh sản.

2.3.4. Ngành lâm nghiệp

Các mô hình kinh tế nông lâm kết hợp đã được hình thành, hệ sinh thái R.VAC

đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với nông dân. Các dự án đã đưa các tiến bộ khoa học

43

Page 44: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi đến người dân tạo điều kiện thuận lợi cho người dân

phát triển lâm nghiệp theo chiều hướng tích cực.

Tuy vậy việc trồng rừng mới chỉ dừng lại ở những cây phục vụ nguyên liệu

giấy, chưa phát triển trồng cây bản địa lấy gỗ lâu dài, cây dược liệu phục vụ cho y học

và các loại lâm sản đã qua tác động của công nghệ cho thời gian sinh trưởng ngắn và

giá trị cao. Công nghiệp chế biến lâm sản chưa được đầu tư, triển khai, phần lớn vẫn là

công nghệ cũ, rời rác.

2.4. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI HUYỆN HÒA VANG

Từ những phân tích trên, có thể thấy việc ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đang phải đối mặt với một số vấn đề chính sau đây:

- Vấn đề về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp: Việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của Huyện còn thiếu ổn định, chỉ có một số vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn Huyện được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phát triển đến năm 2015 còn phần nhiều vẫn phải phụ thuộc vào quy hoạch phát triển chung của Thành phố. Chính điều này gây khó khăn cho các hộ nông dân, doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn đầu tư kinh doanh, sản xuất.

- Vấn đề về dồn điền đổi thửa: Do lịch sử để lại nên hiện nay việc sản xuất nông nghiệp chưa hiệu quả, chẳng hạn như canh tác trên những mảnh đất manh mún nên đầu tư cơ giới hoá, áp dụng các công nghệ cao trong sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác “dồn điền đổi thửa” trên địa bàn huyện chưa được triển khai. Thực tế, công tác này mới thực hiện tại thôn Cẩm Nê (Hoà Tiến), với diện tích khoảng 10ha nhưng cũng bộc lộ một số vấn đề như việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đo đạc bản đồ...gây cản trở quá trình tập trung đất đai.

- Vấn đề về vốn đầu tư, ứng dụng công nghệ: Ngoài vấn đề về việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp thì vấn đề về vốn cũng gây khá nhiều cản trở cho việc phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Với nguồn vốn tích tụ trong dân thấp cùng tỷ lệ vốn cấp hàng năm cho đầu tư phát triển nông nghiệp giảm dần trong cơ cấu phân bổ ngân sách, trong khi việc đầu tư cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lại đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu phải tương đối lớn và kéo dài.

- Vấn đề về cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Hiện tại ở cấp địa phương vẫn thiếu các cơ chế, chính sách phù hợp trong việc khuyến khích người dân, các Hợp tác xã cũng như các

44

Page 45: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

doanh nghiệp đầu tư vốn để ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đáng chú ý nhất là cơ chế, chính sách về đất đai, quy hoạch phát triển, khiến các vùng sản xuất nông nghiệp luôn phải đối mặt với nguy cơ mất đất sản xuất để phát triển hạ tầng, kinh tế -xã hội, diện tích sản xuất lại manh mún, nhỏ lẻ khó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả.

- Vấn đề về sự phù hợp của mô hình ứng dụng: Thời gia qua đã có nhiều mô hình thí điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Hòa Vang nhưng nhìn chung vẫn chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Huyện, cần có những mô hình phù hợp hơn với điều kiện của địa phương ứng dụng, có khả năng nhân rộng cho toàn vùng sản xuất tập trung.

- Vấn đề về thúc đẩy kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ: Nhu cầu thị trường sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao với giá cả hợp lý không chỉ mở rộng ở Đà Nẵng mà còn ở các vùng lân cận và xuất khẩu đi nước ngoài. Trong khi đó nguồn cung sản phẩm tại chỗ chỉ mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ, lại thiếu tính ổn định trên thị trường do mối liên kết yếu giữa nông dân sản xuất với các doanh nghiệp thu mua, chế biến.

- Vấn đề về hỗ trợ đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có trình độ: Lực lượng lao động trong nông nghiệp của Huyện tuy vẫn còn dồi dào nhưng dần bị “già hóa”, khả năng tiếp thu các kiến thức, quy trình khoa học công nghệ mới bị hạn chế. Thiếu nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao để thuận tiện trong việc thực hành, vận dụng sáng tạo, đưa công nghệ cao đi nhanh vào ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.

- Vấn đề về sự biến đổi khí hậu: Với điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt của miền Trung, lại chịu ảnh hưởng chung từ hiệu ứng nhà kính gây nóng lên khí hậu toàn cầu sẽ tăng tần suất và mức độ ảnh hưởng của hạn hán, lũ lụt, mưa bão, dịch bệnh...tác động mạnh đến sản xuất nong nghiệp, nông thôn. Thực tế đó đòi hỏi phải nhanh chóng đưa công nghệ cao vào ứng dụng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp để ổn định năng suất, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Vấn đề môi trường: Việc sử dụng thuốc BVTV, phân vô cơ và các vật tư nông nghiệp khác cũng như chất thải trong quá trình sản xuất chưa được xử lý sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Mặc dù, hiện tại, mức độ ô nhiễm chưa đáng kể nhưng đây cũng là vấn đề cần quan tâm và có hướng giải pháp về công nghệ xử lý phù hợp.

45

Page 46: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

PHẦN III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỘT SỐ VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀ

VANG ĐẾN NĂM 2020

3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN MỘT SỐ VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Cơ sở pháp lý

3.1.1.1. Cấp Trung ương

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X hội nghị lần thứ 7 ban hành chủ trương về “Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

- Quyết định 61/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/5/2008 về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020”.

- Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng chính phủ về “Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020”.

- Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 4/6/2010 về “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

- Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08/10/2010 của Thủ tướng chính phủ về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”.

- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 cuả Thủ tướng Chính phủ về

“Một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước”.

- Công văn số 735/BNN-VP ngày 20/3/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn các tỉnh, thành phố qui hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

3.1.1.2. Cấp địa phương

3.1.1.2.1. Thành phố Đà Nẵng

- Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010-2015 ngày 30/9/2010.

46

Page 47: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

- Quyết định số 6211/2010/QĐ_UBND ngày 18/8/2010 Của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành khoa học công nghệ thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”.

- Quyết định số 8918/2010/QĐ-UBND ngày 18/11/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”.

- Quyết định số 10068/2011/QĐ-UBND ngày 23/11/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc “Phê duyệt Đề án xây dựng vùng sản xuất lúa giống chất lượng cao thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015”.

- Quyết định số 10499/2011/QĐ-UBND ngày 08/12/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2011-2020.

- Quyết định số 2765/2012/QĐ-UBND ngày 12/04/2012 “Về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 và quy hoạch nghiên cứu mở rộng đến năm 2020”.

3.1.1.2.2. Huyện Hòa Vang

- Nghị quyết Huyện uỷ huyện Hòa Vang lần thứ XV, khoá XIV.

- Quyết định số 1281/QĐ-UBND ngày 23/6/2011 Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Vang đến năm 2020”.

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng giai đoạn 2010- 2015 tầm nhìn đến năm 2020 là: Xây dựng Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội của miền Trung, là địa bàn giữu vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của miền Trung và cả nước, tạo nền tảng để xây dựng thành phố trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng đến năm 2020:

- Tập trung nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp.

+ Phát triển dịch vụ đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực sản xuất và và tốc độ tăng GDP, sớm trở thành một trong bốn trung tâm thương mại – dịch vụ lớn của cả nước. Đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố.

47

Page 48: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

+ Phát triển công nghiệp – xây dựng theo hướng tăng hàm lượng khoa học và công nghệ, chú trọng phát triển các công nghệ cao, thân thiện môi trường, các khu công nghệ cao, khu công nghiệp công nghệ thông tin.

+ Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững. Xây dựng nông thôn mới văn minh. Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ tài nguyên biển gắn với bảo vệ tài nguyên, an ninh chủ quyền biển đảo của đất nước.

- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý đô thị. Triển khai thực hiện và quản lý chặt chẽ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Tiếp tục mở rộng không gian đô thị về phía Tây, Tây Nam, Nam thành phố, phù hợp với Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị. Rà soát bổ sung quy hoạch định hướng phát triển không gian thành phố đến 2025, đặc biệt là quy hoạch phát triển giao thông-vận tải.

- Đồng bộ cơ chế, chính sách thu hút đầu tư khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác liên kết khu vực. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế, các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn.

- Phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa xã hội gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Đầu tư phát triển mạng lưới dạy nghề theo quy hoạch. Bảo đảm tốc độ đổi mới công nghệ trung bình đạt 20-30% năm, các lĩnh vực ưu tiên đạt 30-40%/năm.

3.1.2. Quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Ngày 18/11/2010 Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành quyết định số 8918/2010/QĐ-UBND về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”với nội dung chính:

- Phát triển khai hải sản theo hướng xa bờ công suất lớn, trang thiết bị hỗ trợ đầy đủ. Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tăng dần tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

- Xây dựng một số vùng nuôi nước ngọt tập trung theo hướng thâm canh tại khu vực Hóc Khế và hạ lưu hồ Đồng Nghệ với tổng diện tích nuôi trồng hiện tại là 600ha. Đồng thời phát triển các đối tượng sinh vật cảnh phục vụ nhu cầu tiêu khiển cá cảnh ở khu vực đô thị.

- Khai thác tốt, hiệu quả đất đai, tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Quy hoạch bố trí cây trồng theo 3 vùng:

48

Page 49: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

+ Vùng cận và ven đô thị: Trồng hoa, sinh vật cảnh tại các xã Hòa Phước, Hòa Thọ Đông, Hòa Châu.

+ Vùng đồng bằng nông thôn: Trồng lúa thâm canh, lúa giống, cây rau thực phẩm, hoa chuyên canh. Trên địa bàn huyện Hoà Vang, tập trung tại cụm Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Tiến (600 ha); và cụm Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phong (800 ha).

+ Vùng trung du miền núi: Phát triển kinh tế trang trại đa dạng, theo hướng kết hợp tạo sản phẩm cho du lịch sinh thái tại các xã: Hòa Ninh, Hòa Phú, Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Khương.

- Tổ chức lại chăn nuôi theo hướng công nghiệp, an toàn sinh học, gắn với phòng chống dịch bệnh, phát triển bền vững. Tập trung chủ yếu ở huyện Hòa Vang (heo thịt, bò thịt, gà hướng trứng và hướng thịt), không khuyến khích phát triển tại các khu vực ven đô tiến đến chấm dứt hẳn vào năm 2015.

- Quản lý, bảo vệ diện tích 3 loại rừng đã quy hoạch, chú trọng diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tại các khu vực đầu nguồn hồ Hòa Trung, Đồng Nghệ, sông Cu Đê, khu vực ven biển.

3.1.3. Quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông thôn huyện Hòa Vang đến 2020

3.1.4.1. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Tính đến hết năm 2009, diện tích đất đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện Hòa Vang là 59.136,1 ha, chiếm 80,249 % diện tích đất tự nhiên, dự báo đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp của Huyện khoảng 56.704,15 ha (giảm 2.431,95 ha so với năm 2009), chiếm 76,949% diện tích đất tự nhiên. Nguyên nhân biến động dự báo là do:

- Giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp 1.488 ha ( từ 6.288 ha năm 2009 đến 2020 chỉ còn 4.800ha) do tác động của quá trình đô thị hóa và chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa không hiệu quả sang các mục đích phát triển kinh tế-xã hội khác.

- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng từ 111,4 ha năm 2009 lên 200 ha năm 2020, tăng 88,6 ha do việc mở rộng diện tích nuôi trồng khu vực gần hồ Đồng Nghệ và một phần chân đất lúa sản xuất kém.

- Diện tích đất lâm nghiệp của huyện đến năm 2020 khoảng 51.297,60 ha, giảm 1.439,1 ha so với năm 2009, bình quân mỗi năm giảm 130,83 ha do chuyển một phần đất lâm nghiệp sang phát triển trang trại và xây dựng khu du lịch sinh thái.

Bảng 3.1. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020

49

Page 50: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

Chỉ tiêuHiện trạng 2009 Đến năm 2020

Số lượng(ha)

Cơ cấu(%)

Số lượng(ha)

Cơ cấu(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 73.691,00 100 73.691,0 100 Diện tích đất nông nghiệp 59.136,10 80,249 56.704,15 76,949

I. Đất sản xuất nông nghiệp 6.288,00 10,633 4800,0 8,526

1. Đất trồng cây hàng năm 4.946,60 8,365 3.950,0 7,016

- Đất trồng lúa 3.444,90 5,825 2.200,0 3,908

- Đất trồng cây hằng năm khác 1.501,70 2,539 1.750,0 3,108

2. Đất trồng cây lâu năm 1.341,30 2,268 850,0 1,510

II. Đất lâm nghiệp 52.736,70 89,179 51.297,6 91,119

1. Đất rừng sản xuất 23.002,10 38,897 14.748,1 26,197

2. Đất rừng phòng hộ 15.718,20 26,580 8.519,5 15,133

3. Đất rừng đặc dụng 14.016,40 23,702 28.030,0 49,789

III.Đất nuôi trồng thủy sản 111,40 0,188 200,0 0,355

(Nguồn: Phòng NN & PTNT, quy hoạch tổng thể KT - XH huyện Hòa Vang và nguồn dự báo quy hoạch)

3.1.4.2. Quy hoạch phát triển các ngành nông nghiệp

3.1.4.2.1. Ngành trồng trọt

Dự kiến quy hoạch bố trí các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn Huyện đến năm 2020 với mục tiêu cơ bản tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2011-2015 tăng từ 3,0-3,5%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng từ 2,0%-2,5%/năm:

- Vùng trồng lúa thâm canh có năng suất, chất lượng cao tập trung ở các địa phương: Hoà Tiến (vùng lúa giống khoảng 200 ha), cụm Hoà Khương, Hoà Nhơn, Hoà Phong: 800 ha.,

- Vùng trồng rau tập trung: Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Tiến, Hòa Khương.

- Vùng trồng hoa cây cảnh: Hình thành các làng trồng hoa cây cảnh ở Hòa Phước, Hoà Liên.

- Vùng trồng cây ăn quả tại các xã Hoà Phú, Hoà Bắc.

3.1.4.2.2. Ngành chăn nuôi

Với mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghiệp qui mô nhỏ và vừa; cần thực hiện chặt chẽ các quy định về phòng chống dịch, đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững với mức tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn

50

Page 51: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

2011 - 2015 tăng bình quân 6,5 - 7,0%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 7,0 - 7,5%.

Ngoài ra còn có quy hoạch khu giết mổ tập trung: Lò giết mổ HTX Hòa Tiến (14 lợn, 200 gia cầm); lò giết mổ HTX Hòa Phước (15 lợn, 500 gia cầm); lò giết mổ Đà Sơn (600 lợn, 22 trâu bò, 550 gia cầm); lò giết mổ HTX Hòa Phong 2 (15 lợn). Dự kiến đến năm 2015, duy trì tiếp tục các cơ sở giết mổ tập trung này và năm 2020 mở rộng cơ sở giết mổ Đà Sơn và Hòa Phước.

3.1.4.2.3. Ngành lâm nghiệp

Với quan điểm phát triển lâm nghiệp nhằm góp phần đa dạng hóa kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người làm nghề rừng, Huyện đã đặt mục tiêu phấn đấu đạt giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2020 đạt 90.689 triệu đồng, chiếm 16,60% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Bảng 3.2: Quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2020 (ĐVT: ha)

Chỉ tiêuHiện trạng

2009Đến năm

2020Tăng (+)giảm (-)

Diện tích đất lâm nghiệp 52.736,7 51.297,6 -1.439,1- Đất rừng sản xuất 23.002,1 14.748,1 -8.254- Đất rừng phòng hộ 15.718,2 8.519,5 -7.198,7- Đất rừng đặc dụng 14.016,4 28.030 + 14.013,6

(Nguồn: Quyết định 6758/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng)

Trong giai đoạn từ 2010 đến 2020 công tác trồng rừng được tập trung chú trọng, do vậy cho phép khai thác khối lượng gỗ nguyên liệu từ rừng trồng đưa vào chế biến với khối lượng lớn (khoảng gần 40.000 tấn/năm) tạo điều kiện cho hoạt động khai thác và chế biến lâm sản phát triển.

3.1.4.2.4. Ngành nuôi trồng thủy sản

Phát triển ổn định các vùng hiện có, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu thủy sản trên địa bàn Huyện và Thành phố. Chú trọng đầu tư theo chiều sâu, tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích nuôi. Với quan điểm quy hoạch đó, tập trung phát triển nuôi tôm giống nước lợ tại thôn Trường Định, xã Hòa Liên với tổng diện tích gần 30 ha, nuôi cá nước ngọt tại xã Hòa Phong (thôn Nam Thành, Khương Mỹ) với diện tích 40ha.

3.2. LỰA CHỌN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG

51

Page 52: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

3.2.1. Các tiêu chí xác định vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đảm bảo ổn định về sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thông qua các tiêu chí sau:

- Là vùng sản xuất tập trung, không bị phân tán nhiều bởi các dự án qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác của Huyện và Thành phố.

- Các chủ thể tham gia sản xuất trong vùng đã được trang bị kiến thức, kỹ thuật canh tác đối với đối tượng cây trồng, con vật nuôi để có đủ khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

- Việc liên kết của các hộ dân sản xuất trong vùng đã được hình thành, có thể thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp.

- Sản phẩm của vùng đã được thị trường công nhận về chất lượng hoặc có nhu cầu tiêu thụ lớn so với tiềm năng cung ứng của vùng.

- Ưu tiên cho những vùng được hỗ trợ từ các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ hoặc phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị có đề tài, đề án đã và đang triển khai.

3.2.2. Các tiêu chí lựa chọn công nghệ cao ứng dụng tại các vùng sản xuất

Để các mô hình ứng dụng công nghệ cao có thể được ứng dụng rộng rãi tại các vùng sản xuất nông nghiệp được lựa chọn cần đáp ứng các tiêu chí sau:

- Phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương để có thể ứng dụng và nhân rộng.

- Phù hợp với trình độ sản xuất, khả năng đầu tư, quản lý của người dân vùng nhận chuyển giao và ứng dụng công nghệ.

- Mang lại hiệu quả kinh tế hoặc năng suất cao, sản phẩm tạo ra phải đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng .

- Phải là công nghệ tiên tiến tại thời điểm ứng dụng, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường vùng sản xuất và các vùng xung quanh.

3.2.3. Lựa chọn các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Việc lựa chọn các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vừa phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế ưu tiến phát triển dịch vụ - du lịch của thành phố Đà Nẵng, cũng như định hướng phát triển, quy hoạch của huyện Hòa Vang đã trình bày trong phần 3.1, vừa phải đáp ứng các bộ tiêu chí đã xác định trong các phần 3.2.1 và 3.2.2. Có thể lựa chọn các vùng sản xuất nông nghiệp như sau:

3.2.3.1. Vùng sản xuất rau, quả an toàn Tuý Loan Tây (xã Hoà Phong)

52

Page 53: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

- Đã được quy hoạch là vùng sản xuất rau an toàn theo Quyết định 2765/QĐ-UBND về “ Phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 và quy hoạch nghiên cứu mở rộng đến năm 2020” do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp ngày 12/04/2012.

- Đây là vùng sản xuất đã được Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm và cấp chứng nhận vùng rau an toàn cho diện tích 20ha4.

- Người nông dân sản xuất trong vùng vừa có kinh nghiệm thông qua tập huấn, huấn luyện về kỹ thuật sản xuất rau, quả thực phẩm theo qui trình VietGAP, vừa có truyền thống sản xuất rau lâu đời.

- Sản phẩm rau an toàn hiện tại của vùng là dưa leo, đậu cove, bí đao chanh, bí đỏ lấy ngọn, cải các loại, xà lách, rau muống phù hợp với nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của thị trường Đà Nẵng.

- Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Tuý Loan được hình thành và hoạt động từ năm 2011, bước đầu đã phát huy hiệu quả trong việc hướng dẫn tổ chức sản xuất và tiêu thụ cho xã viên.

- Hơn nữa Vùng đã được dự án Qseap thành phố Đà Nẵng lựa chọn đầu tư để tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.

3.2.3.2. Vùng sản xuất lúa giống tại Hoà Tiến

- Đây là vùng hằng năm được phù sa sông Yên bồi lắp, đất đai màu mỡ và có truyền thống về trồng lúa lâu năm. Những năm gần đây được sự hướng dẫn của Trung tâm khuyến ngư nông lâm, bà con tại vùng đã dần làm quen với chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM và sản xuất theo quy trình canh tác chuẩn của Cục trồng trọt từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch đạt chất lượng.

- Trong vùng hiện đang có gần 200ha diện tích sản xuất lúa giống nguyên chủng (chủ yếu là các giống Xi23, NX30) sản xuất hằng năm cung cấp hơn 1000 tấn lúa giống, tiêu thụ thông qua mối liên kết giữa hợp tác xã với các công ty cung cấp giống.

- Trong quá trình sản xuất lúa giống cũng đã áp dụng cơ giới hoá trong các khâu làm đất, sạ hàng, tỉa dặm và thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và lò sấy. Đây là nền tảng cơ bản để đẩymạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa giống.

- Hơn nữa, hiện nay vùng đang được dự án “Xây dựng vùng sản xuất lúa giống tại xã Hoà Tiến, huyện Hoà Vang, Tp. Đà Nẵng” do chương trình Hợp tác FAO và Ủy

4 :Theo báo cáo tổng hợp-Quy hoạch sản xuất rau an toàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

53

Page 54: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

ban nhân dân Tp. Đà Nẵng đầu tư hướng đến thị trường mục tiêu là các tỉnh thành của của khu vực Tây Nguyên, duyên hải và đồng bằng sông Hồng.

3.2.3.3. Vùng trồng hoa cao cấp Quan Nam 4 – xã Hòa Liên

- Vùng trước đây vốn là đất lâm nghiệp do Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đà Nẵng quản lý nhưng nay đang được Sở Xây dựng kiểm tra quy hoạch lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất khu đất 2,2ha5 tại thôn Quan Nam 4, xã Hòa Liên để xây dựng vùng trồng hoa chuyên canh theo Công văn số 1742/UBND-KTN.

- Người dân trồng hoa thôn Vân Dương 1 chỉ mới phát triển nghề trồng hoa từ năm 2004 trên diện tích manh mún, không ổn định nhưng hiệu quả kinh tê- xã hội mang lại từ nghề là rất cao ( Năm 2011 cho lãi bình quân 400 triệu/ha/5 tháng). Khi chuyển sang vùng chuyên canh hoa tập trung sẽ tạo điều kiện ổn định để ứng dụng công nghệ cao,phát triển nghề trồng hoa bền vững.

- Hợp tác xã hoa Vân Dương 1 với 32 tổ viên đang hoạt động tốt trong việc thiết lập các mối liên kết với hộ nông dân trong việc cung ứng vật tư trồng cây, giống và thị trường đầu ra.

- Thị trường Đà Nẵng có nhu cầu tiêu thụ hoa rất lớn trung bình khoảng 3 tấn/ngày, chưa tính đến những lúc cao điểm6. Trong khi khả năng đáp ứng tại chỗ hiện tại chỉ khoảng 60- 70% với hoa thường và 5% với chủng loại hoa cao cấp.

- Phát triển vùng trồng hoa ứng dụng công nghệ cao không chỉ đạt được hiệu quả về mặt kinh tế cho nông dân mà còn giải quyết được sinh kế cho người dân khu di dời, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả.

3.2.3.4. Vùng sản xuất nấm Hoà Tiến

- Việc sản xuất nấm không đòi hỏi diện tích đất lớn, có thể sản xuất trong vườn nhà do đó nhu cầu về đất không cao, là sản phẩm phù hợp cho khu vực nông nghiệp đô thị cần đầu tư phát triển.

- Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh nấm Hoà Tiến đã hoạt động và bước đầu mang lại hiệu quả trong việc cung ứng giống, vật liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, các sản phẩm nấm do hợp tác xã sản xuất ra được tiêu thụ thuận lợi và đang hướng về thị trường phía Tây Nam thành phố Đà Nẵng cũng như một số huyện Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam.

- Hợp tác xã đã chủ động trong việc tổ chức tập huấn kiến thức cũng như phổ biến, trao đổi kinh nghiệm về trồng nấm trong xã viên

5 Sau công tác đo đạc, diện tích quy hoạch của vùng là 1,9ha.6 : Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng, báo cáo tham luận trong Hội thảo khoa học: “Sản xuất các loài hoa có giá trị cao tại Đà Nẵng”.

54

Page 55: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

- Hiện nay, hợp tác xã đang gửi hồ sơ để đăng ký logo “Hợp tác xã nấm Hoà Tiến” tại Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại Đà Nẵng. Tạo tiền đề để đẩy mạnh phát triển và tiếp cận thị trường với thương hiệu “Nấm Hòa Tiến”.

3.2.3.5. Vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt Nam Thành-Khương Mỹ (xã Hoà Phong)

- Vùng nuôi cá nước ngọt xã Hòa Phong có tổng diện tích nuôi là gần 29 ha 7. Lợi thế của vùng này là hạ du của hồ chứa nước Đồng Nghệ do đó nguồn cung cấp nước đảm bảo và chất lượng nước không bị ô nhiễm8, địa thế lại cao thuận lợi phát triển.

- Người dân tại hai vùng sản xuất này đã ứng dụng một số biện pháp khoa học – kỹ thuật vào việc nuôi trồng theo phương pháp thâm canh, bán thâm canh trên một số đối tượng nuôi chính như cá điêu hồng, cá trê lai, lóc bông.

- Hằng năm Sở Nông nghiệp & PTNT Đà Nẵng, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư Đà Nẵng đều đầu tư xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ con giống, thức ăn ...

- Hiện trong vùng đã thành lập 2 câu lạc bộ nuôi cá nước ngọt hoạt động khá tốt trong giao lưu, tiếp cận phổ biến khoa học kỹ thuật và liên kết tiêu thụ cho ngư dân trong vùng.

3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG

3.3.1. Quan điểm phát triển

- Phát triển nền nông nghiệp toàn diện, hiệu quả theo hướng chuyên canh bền vững, gắn với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ phù hợp với xu hướng phát triển chung của thành phố Đà Nẵng.

- Khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mặt nước để tăng trưởng ổn định trong điều kiện quá trình đô thị hóa lan nhanh ảnh hưởng đến xu hướng phát triển cuả nền nông nghiệp truyền thống.

- Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hóa gắn với bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái.

- Tập trung nguồn lực nhà nước đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công tác ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho sản xuất của các vùng.

7 : 25ha thôn Nam Thành và 4ha thôn Khương Mỹ đều tập trung quanh vùng hồ Đồng Nghệ.8:Theo kết quả phân tích của Trung tâm Kỹ thuật phân tích tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2, thành phố Đà Nẵng.

55

Page 56: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

- Cơ chế chính sách, giải pháp thúc đẩy đầu tư, đổi mới công nghệ cho các vùng phải gắn liền với việc đào tạo, nâng cao năng lực tiếp thu của người dân.

3.3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển

3.3.2.1. Mục tiêu phát triển của các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Theo định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng chính phủ và thực tế địa phương, việc xây dựng và phát triển các vùng sản xuất tập trung được phân làm hai giai đoạn như sau:

Giai đoạn 2012-2015:

Xây dựng một số vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2015, xây dựng từ 1- 2 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trở lên.

Với mục tiêu đó sản phẩm ứng dựng công nghệ cao trong giai đoạn này tập trung vào các loại sản phẩm nông nghiệp sau:

- Các loại rau, quả thực phẩm an toàn sản xuất theo quy trình VietGap.

- Giống lúa chất lượng cao.

Giai đoạn 2016-2020:

Trên cơ sở kết quả giai đoạn 2012-2015, đẩy mạnh phát triển toàn diện việc ứng dụng công nghệ cao trong ngành nông nghiệp từ việc sản xuất đến hệ thống tiêu thụ sản phẩm. Đến năm 2020, xây dựng thêm 03 vùng sản xuất tập trung đều ứng dụng công nghệ cao, phấn đấu đưa tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 30-35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện, tạo hiệu ứng lan tỏa cho các vùng sản xuất khác.

Giai đoạn này tập trung vào các loại sản phẩm nông nghiệp sau:

- Các giống hoa thương phẩm cao cấp.

- Các loại nấm ăn, nấm dược liệu an toàn.

- Sản phẩm thủy sản nước ngọt.

3.3.2.2. Định hướng phát triển

- Xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản tại các vùng sản xuất ổn định.

- Liên kết chặt chẽ với Trung tâm Công nghệ Sinh học của thành phố Đà Nẵng để lựa chọn và đưa vào sản xuất các giống cây trồng, con vật nuôi có năng

56

Page 57: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

suất cao, chất lượng tốt và khả năng kháng bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa phương.

- Củng cố, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác tại các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo việc tiêu thụ ổn định sản phẩm được tạo ra từ các vùng sản xuất này. Từ đó tạo hiệu ứng “lan toả” trong vùng và phát triển mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Huyện, đảm bảo sự bền vững của mô hình sản xuất.

- Chủ động xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tạo liên kết cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các vùng sản xuất.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sản xuất cho các hộ nông dân tham gia vào sản xuất tại các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các hợp tác xã, tổ hợp tác.

Giai đoạn 2012-2015:

- Quy hoạch các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao tập trung vào các lĩnh vực sản xuất lúa giống, rau an toàn, nấm, hoa và nuôi trồng thuỷ sản.

- Tập trung hỗ trợ nhằm hình thành 02 vùng sản xuất lúa giống Hoà Tiến và rau Tuý Loan Tây (Hoà Phong) ứng dụng công nghệ cao.

- Đầu tư hạ tầng cho vùng trồng hoa cao cấp Quan Nam 4 (Hoà Liên), trang bị một số ứng dụng công nghệ cao cho vùng trồng nấm Hòa Tiến.

Giai đoạn 2016-2020:

Tiếp tục hỗ trợ đầu tư mở rộng và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở phát triển các loại giống cây phù hợp, giống mới có năng suất và chất lượng cao.

Tập trung đầu tư phát triển cho 3 vùng sản xuất:

- Vùng nuôi trồng thuỷ sản Nam Thành – Khương Mỹ (Hoà Phong).

- Vùng trồng hoa cao cấp Quan Nam 4 (Hoà Liên)

- Vùng sản xuất nấm Hoà Tiến.

3.4. CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Đây là các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lồng trong các thông tư, quyết định do nhà nước ban hành:

57

Page 58: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

3.4.1. Chính sách hỗ trợ phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

- Căn cứ theo Quyết định số 176/2010/QĐ-TTg ngày 29/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “ Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020” có quy định hỗ trợ cho các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong phần IV mục 7.đ như sau:

+ Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong vùng;

+ Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và thủy lợi cho nội đồng của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

+ Hưởng các ưu đãi khác do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo thẩm quyền.

- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/01/2012 về “ Một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản” hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế các loại sản phẩm nông-lâm-thủy sản an toàn thuộc Danh mục sản phẩm được hỗ trợ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định các ưu đãi sau:

+ Đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung.

+ Không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP.

+ Hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm an toàn;

3.4.2. Chính sách khuyến khích nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ

- Quyết định số 176/2010/QĐ-TTg ngày 29/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “ Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020” trong phần IV mục 7.a. có quy định hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp các ưu đãi sau:

58

Page 59: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

+ Chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Hỗ trợ mức cao nhất kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các dự án sản xuất thử nghiệm các công nghệ cao mới tạo ra trong nước hoặc các công nghệ cao nhập từ nước ngoài trong 2 năm đầu áp dụng, không thu hồi kinh phí hỗ trợ.

- Quyết định số 08/2012/QĐ-UBND ngày 2/3/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng “quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” với các đối tượng chính là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã quy định tại các điều 6,7,8,9,10 với các mục hỗ trợ chính:

+ Hỗ trợ từ 30-50% chi phí nghiên cứu, thực hiện trong hoạt động nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ cho các đối tượng nhưng không quá 2 dự án và 300 triệu đồng cho một đối tượng trong một năm.

+ Chuyển giao không thu phí các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án sử dụng ngân sách nhà nước cho các đối tượng thực hiện đổi mới công nghệ.

+ Hỗ trợ giới thiệu các công nghệ mới, các kết quả nghiên cứu cho các đối tượng để lựa chọn các giải pháp công nghệ. Miễn phí trong 3 năm đầu từ khi đăng ký tham gia sàn công nghệ ảo Techmark online.

+ Hỗ trợ 15 triệu đồng/sản phẩm để đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn và đánh giá chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm xuất khẩu. Hỗ trợ không quá 2 sản phẩm/năm cho một đối tượng.

- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 quy định hỗ trợ tại Điều 12 chương III cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với mức hỗ trợ:

+ Được Quỹ Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do doanh nghiệp chủ trì thực hiện nhằm thực hiện dự án;

+ Hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm được cấp có thẩm quyền phê duyệt (không tính trang thiết bị, nhà xưởng đã có vào tổng mức kinh phí).

3.4.3. Chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/01/2012 về “ Một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp

59

Page 60: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản” hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo Điều 5 mục 2.b:

+ Đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; biên soạn, in ấn tài liệu, biểu mẫu phục vụ các lớp đào tạo, tập huấn;

+ Dạy nghề cho lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn;

- Quyết định số 7303/QĐ-UBND ngày 09/09/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về” Ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết số 02-NQ/TƯ ngày 30/10/2007 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng “ trong đó có quy định:

+ Hỗ trợ một lần từ 3-7 triệu đồng cho các đối tượng thu hút về làm việc cho hợp tác xã tùy theo trình độ.

+ Hưởng trợ cấp trong suốt 24 tháng kể từ ngày nhận nhiệm vụ tại hợp tác xã với các mức hỗ trợ 200.000-400.000 đồng/người/tháng tùy theo trình độ.

+ Khuyến khích cán bộ trẻ từ các Sở, ban ngành Thành phố xuống hợp tác xã làm việc với mức trợ cấp thêm ngoài lương hàng tháng 500.000 đồng/người.

+ Hỗ trợ 100% chi phí học tập, tàu xe đi, về ( trong trường hợp ngoài phạm vi thành phố), hỗ trợ thêm một tháng tiền lương cơ bản trong trường hợp đào tạo dài hạn cho các chức danh lãnh đạo và cán bộ chuyên môn, kỹ thuật.

- Quyết định số 922-QĐ/TU của Thành ủy Đà Nẵng ngày 11/02/2011 về việc “ban hành Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” có các mức hỗ trợ cho đối tượng được quy định tại mục III như sau:

+ Được cấp học bổng trong thời gian học bao gồm học phí và các khoản chi phí bắt buộc phải trả khác.

+ Được hưởng lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định hiện hành, đồng thời được nâng lương theo niên hạn đối với cá nhân đang làm việc tại các cơ quan thuộc thành phố Đà Nẵng.

3.5. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN

XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN HÒA VANG ĐẾN NĂM 2020

3.5.1. Nhóm giải pháp đột phá

60

Page 61: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

3.5.1.1. Giải pháp về đẩy nhanh công tác quy hoạch vùng sản xuất nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nông nghiệp – nông thôn và nông dân của huyện Hòa Vang trong thời gian đến còn sẽ còn chịu nhiều tác động mạnh của tiến trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh và tương đối phức tạp. Việc phát triển một vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lại đòi hỏi có tính bền vững nhất định về không gian và thời gian cho Vùng.

Với thực tế đó đòi hỏi cần phải có quy hoạch sử dụng đất cho các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó chú trọng đến bảo tồn quỹ đất nông nghiệp nhằm đảm bảo tính ổn định lâu dài về đất đai trong các vùng được qui hoạch. Qua đó giúp nông dân tin tưởng đầu tư vào sản xuất và giảm bớt thiệt hại cho việc đầu tư của nhà nước vào các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Giải pháp đầu tiên đưa ra để phát triển các vùng sản xuất tập trung là cần khẩn trương lập bản báo cáo xác định rõ quy mô các vùng sản xuất tập trung được đề xuất để phát triển lên vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với đối tượng sản xuất chủ lực và đánh giá tiềm năng phát triển lâu dài, vai trò và sự cần thiết phát triển vùng với Huyện và Thành phố. Các hợp tác xã, xã trong các vùng được chọn nên khẩn trương lập hồ sơ và trình duyệt sớm.

Sau đó, đề xuất xin quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Huyện với quy mô phù hợp và ít nhất phải giữ được đến năm 2020 nhằm đảm bảo tính ổn định lâu dài về đất đai trong các vùng được qui hoạch. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành quy hoạch chi tiết theo vùng, theo từng cây, con cụ thể và có kế hoạch đầu tư đúng mức.

- Bên cạnh việc ổn định diện tích sản xuất, phát huy chương trình “Dồn điền, đổi thửa” tại các vùng rau an toàn và vùng sản xuất lúa giống nói riêng và các vùng sản xuất khác nói chung của Huyện là bước đi cần thiết phải tiến hành để tạo điều kiện tích tụ ruộng đất cho nông dân, dần tiến đến nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn.

Đây là một chủ trương lớn, nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá, để thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hoá. Đồng thời, là giải pháp hàng đầu để đẩy mạnh thâm canh và đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng, phát huy ưu điểm của công nghệ cao trên diện rộng.

3.5.1.2. Giải pháp đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa tại các vùng

61

Page 62: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

Khó khăn trong vấn đề này thể hiện trong chi phí tiến hành đo đạc và việc khác biệt giữa các mảnh đất về độ màu mỡ và chênh lệch bề mặt dẫn đến mâu thuẫn lợi ích của nông dân, cần thiết có hỗ trợ một phần từ phía chính quyền Huyện tiến hành đo đạc diện tích đất của các hộ và tiến hành ứng dụng công nghệ cao san bằng mặt ruộng, vừa nâng cao năng suất sản xuất vừa tạo điều kiện để các hộ trao đổi, tiến đến sản xuất tập trung trên một cánh đồng.

- Để làm được việc đó cần có các chính sách cụ thể khuyến khích về mặt tài chính giao theo chỉ tiêu để các cấp chính quyền, hợp tác xã có động lực thúc đẩy. Các nội dung cần khuyến khích:

+ Hỗ trợ ban chỉ đạo cấp xã, thôn, hợp tác xã có liên quan theo diện tích đã thực hiện xong “Dồn điền đổi thửa” với diện tích tối thiểu là 10 ha với vùng sản xuất lúa và 5 ha với vùng sản xuất rau. Khối lượng thực hiện hoàn thành càng lớn thì mức thưởng càng cao.

+ Hỗ trợ công tác trích đo địa chính thửa đất, khu đất, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau “Dồn điền, đổi thửa”.

+ Hỗ trợ kinh phí thực hiện việc chỉnh trang đồng ruộng ( Đối với vùng sản xuất lúa với diện tích và độ chênh bề mặt lớn có thể nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong việc chỉnh trang sẽ được giới thiệu trong phần 3.4.1.3.2) .

Mức phân bổ hỗ trợ cụ thể do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện quyết định phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Trong quá trình thực hiện, cần có sự quản lý chặt chẽ của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc hướng dẫn, chỉ đạo phương án thực hiện “Dồn điền đổi thửa” và Phòng tài nguyên môi trường Huyện trong việc đẩy nhanh tiến độ trích đo địa chính và cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đảm bảo quá trình thực hiện dồn điền, đổi thửa tại các địa phương được tiến hành một cách dân chủ, trên tinh thần tự nguyện, công khai cùng có lợi, phù hợp với lợi ích chung, bảo đảm đoàn kết cộng đồng, thúc đẩy sản xuất phát triển; không gây xáo trộn trong đời sống tại địa phương.

- Sau khi dồn điền đổi thửa phải tập trung đẩy mạnh cơ giới hoá sản xuất, nhất là đối với khâu làm đất và thu hoạch, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời, lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ để đẩy nhanh việc xây dựng giao thông, thuỷ lợi nội đồng.

Cơ sở của giải pháp này dựa trên việc tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ của Thành phố trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về tam nông, xây dựng

62

Page 63: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

nông thôn mới, các nguồn dự án hỗ trợ phát triển cho các vùng cùng sự phối hợp giữa Hội nông dân Huyện với các hợp tác xã địa phương vận động nông dân tham gia.

- Chỉ khi thực hiện được cơ bản công tác dồn điền đổi thửa tại các vùng sản xuất tập trung ta mới có thể tiến đến một giải pháp cao hơn là hỗ trợ xây dựng "Cánh đồng mẫu lớn" trên cơ sở áp dụng chính sách đã có của Trung ương và Thành phố về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đất đai, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông, thông tin thị trường, đào tạo tập huấn; đồng thời xem xét triển khai thí điểm "Cánh đồng mẫu lớn" trên một vùng diện tích canh tác của vùng lúa giống xã Hòa Tiến .

Từ đó đẩy mạnh ứng dụng các quy trình sản xuất tiên tiến sẽ góp phần giảm được chi phí nhân công, giảm số lần phun thuốc, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho nông dân trên cùng một đơn vị diện tích đất.

3.5.1.3. Giải pháp về chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao tại các Vùng

Mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao được xây dựng tương ứng với điều kiện của từng vùng theo những tiêu chí đã được xác định trong phần 3.3.2 với những quan điểm căn bản:

- Mô hình ứng dụng và trình diễn phải có người dân tham gia và chia sẻ phí tổn với Nhà nước theo nguyên tắc “Nhà nước và người dân cùng làm” trong đó Nhà nước đảm nhiệm các nội dung chính.

- Việc chuyển giao ứng dụng công nghệ phải tham khảo ý kiến người dân trong Vùng, với đại diện tiêu biểu là ban lãnh đạo hợp tác xã, câu lạc bộ nghề...đảm bảo xuất phát từ nhu cầu của nông dân, không mang tính áp đặt tránh lãng phí cho nhà nước và xáo trộn hoạt động sản xuất của nông dân.

- Hoạt động chuyển giao ứng dụng công nghệ cao phải gắn liền với công tác đào tạo trực tiếp cho các hộ tiêu biểu, nông dân yêu nghề theo xác định của Hội nông dân, Hợp tác xã Vùng để phát huy hiệu quả của quy trình công nghệ ứng dụng, đảm đương việc duy trì và mở rộng mô hình ứng dụng.

- Lồng ghép sự phát triển của mô hình với các chương trình khuyến nông, lâm, ngư và các chương trình khác để tập trung tối đa các nguồn lực và tạo khả năng nhân rộng cho mô hình.

Việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ sẽ thực hiện theo phương pháp mở rộng mô hình trình diễn với các công nghệ cao dự kiến ứng dụng cho từng vùng :

3.5.1.3.1. Vùng sản xuất rau an toàn Túy Loan Tây

63

Page 64: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

Tập trung xây dựng vùng sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao trên diện tích 20 ha. Trong đó, triển khai ứng dụng các công nghệ cao sau:

- Cơ cấu cây trồng: Tiếp tục sản xuất các loại rau, quả là ưu thế của vùng, đó là: rau muống, khổ qua, ớt, các loại cải xanh, cải ngọt, cà tím...Chủ động liên hệ với Trung tâm khuyến ngư-nông-lâm Thành phố phổ biến cho các hộ nông dân kỹ thuật sản xuất các loại rau, củ trái mùa cho hiệu quả kinh tế cao.

+ Về giống: Sử dụng hạt giống lai và hạt giống đảm bảo chất lượng.

- Công nghệ bảo vệ cây trồng:

+ Đối với các loại rau ăn lá: Áp dụng quy trình sản xuất bằng vòm che thấp gồm một lớp màng và một lớp lưới trắng giúp giảm nhiệt (sử dụng trong mùa hè).

+ Đối với rau ăn quả giống dây leo, thân bò: Sử dụng màng phủ nông nghiệp 2 mặt (đen và bạc) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật và có thể ứng dụng rộng rãi quanh năm (tuy nhiên cần lưu ý vào mùa mưa vì dễ gây thối rễ, héo lá do ẩm độ cao, khi đó cần đưa mặt đen lên trên để hút nhiệt cho đất).

+ Tiếp tục áp dụng mô hình sản xuất trong vòm che thấp 3 lớp để sản xuất rau vụ Đông chống rét cho hiệu quả kinh tế cao.

- Quy trình kỹ thuật sản xuất, sơ chế, bảo quản:

+ Sử dụng máy cày đa năng trong khâu làm đất sau khi tiến hành xong việc “dồn điền đổi thửa”.

+ Kỹ thuật ươm giống cây con trên giàn để có thể chủ động cây con khi mưa lũ rút.

+ Vùng sản xuất rau an toàn Tuý Loan Tây đã được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn an toàn về nguồn nước và đất. Đồng thời, khi áp dụng qui trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP người nông dân có thể thực hiện đúng qui trình nhưng khó khăn chung nhất hiện nay đó là hồ sơ lưu trữ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm. Do đó, Hợp tác xã cần cử cán bộ kỹ thuật hoặc lập tổ sản xuất và cử ra một tổ trưởng tham gia thực hiện mẫu và hướng dẫn giúp người dân sản xuất trong vùng thực hiện nghiêm ngặt bước này.

+ Mặt khác, để bước kiểm tra nội bộ và giải quyết khiếu nại được thực hiện chặt chẽ, cần tiến hành đăng ký mã vạch cho sản phẩm rau an toàn trong vùng.

64

Page 65: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

+ Hỗ trợ xây dựng nhà sơ chế, bảo quản theo tiêu chuẩn VietGAP tại vùng, lắp đặt hệ thống làm sạch rau, quả bằng công nghệ Ozone cho sản phẩm sau thu hoạch.

3.5.1.3.2. Vùng sản xuất lúa giống tại xã Hòa Tiến

- Về công tác giống: Sử dụng giống kỹ thuật, tối thiểu phải là giống xác nhận cấp 1, giống chất lượng cao để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường. Trước mắt để sản xuất, nguồn giống của Vùng vẫn cần được mua lại hoặc tạo mối liên kết cung ứng giống, vật tư mua lại sản phẩm với các công ty cung ứng giống như hiện tại. Chuyển dịch cơ cấu giống từ dài ngày (các giống Xi23, NX30) sang các giống trung, ngắn ngày9.

- Về kỹ thuật sản xuất, chăm sóc lúa giống:

+ Liên hệ thuên nhóm công tác san bằng mặt ruộng của Sở Khoa học và Công nghệ Long An để giảm độ chênh mặt ruộng xuống còn 2-3cm.

+ Sử dụng công cụ sạ hàng để giảm lượng giống gieo sạ và công nhổ dặm (có thể giảm 500-600kg giống và 15 – 20 công nhổ dặm cho 1 ha lúa).

+ Sử dụng phân bón cân đối, hợp lý trong đó chú ý ưu tiên các loại phân vi sinh chuyên dùng cho lúa để cải tạo đất, nâng cao chất lượng giống. Hiện nay, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sử dụng phân vi sinh Dasvila chuyên dùng cho lúa giúp giảm 35-50% đạm hoá học và 100% lân (www.dasco.vn).

+ Thực hiện chế độ tưới nước tiết kiệm theo phương pháp nông lộ phơi giai đoạn sau đẻ nhánh, trước thu hoạch.

Có thể xem xét áp dụng hệ thống tưới ngầm nhằm giảm thất thoát lượng nước tưới do thấm và bốc hơi như hệ thống tưới theo kênh mương hiện nay. Đồng thời, hệ thống này không ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác, giao thông…

- Trong khâu chế biến sau thu hoạch, sử dụng các thiết bị như máy đóng gói, phân loại hạt, lò sấy, máy kiểm tra độ ẩm hạt… để nâng cao chất lượng và giá trị cũng như lợi nhuận của sản phẩm.

- Đầu tư xây dựng nhà kho với sức chứa khoảng 500 tấn đủ tiêu chuẩn và hiện đại cho vùng lúa giống để bảo quản hạt giống sau quá trình xử lý.

- Thúc đẩy xây dựng mối liên kết giữa các hợp tác xã trong Vùng và người nông dân với Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ (ASISOV) trong việc chuyển giao về mặt công nghệ và trình diễn sản xuất những mẫu 9 : Hội thảo khoa học về chuyển dịch cơ cấu giống lúa thành phố Đà Nẵng trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

65

Page 66: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

giống siêu nguyên chủng nhằm chọn và tạo ra các nguồn giống phù hợp mang tính đặc trưng, chủ động trong việc cung ứng giống cho toàn Vùng10 giai đoạn 2016-2020.

3.4.1.3.3. Vùng sản xuất nấm Hòa Tiến

Hiện tại, quy trình sản xuất các sản phẩm liên quan đến nấm của Vùng chủ yếu là dựa trên thủ công là chính. Do đó, để nâng cao năng suất và tạo chuỗi giá trị gia tăng cao hơn cho vùng cần có các giải pháp sau:

Trong quá trình sản xuất:

- Đầu tư, sử dụng tủ mát trong việc giữ meo giống, đảm bảo ở nhiệt độ 18-24oC. Liên hệ với Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng về công nghệ sản xuất meo giống để quyết định đầu tư.

- Đầu tư xây dựng một lò hấp khử trùng bằng công nghệ khí hóa trấu thay cho lò gạch hiện tại để tiệt trùng cho bịch phôi với nhiệt độ cao hơn, tiết kiệm thời gian và nhiên liệu đốt.

- Lắp đặt hệ thống tưới phun sương bán tự động đảm bảo độ ẩm cho nấm phát triển từ 63-65% đối với nấm sò và 60-70% đối với nấm rơm.

- Trong những tháng mùa mưa nhiệt độ xuống thấp và độ ẩm không khí lên cao có thể đưa vào sử dụng hệ thống đèn điện compact tiết kiệm điện nhằm tạo ánh sáng nhân tạo và gia tăng nền nhiệt trong các phòng trồng nấm.

Trong bảo quản, sơ chế , chế biến sản phẩm sau thu hoạch

- Áp dụng công nghệ sấy khô nấm bằng lò sấy lạnh và đóng gói sản phẩm nhằm tăng thêm giá trị thương phẩm và giữ nấm được lâu cho mục tiêu xuất khẩu. Về lâu dài, có thể chế biến các loại trà, rượu… từ nấm linh chi để tăng giá trị hàng hoá và thu nhập cho các xã viên của hợp tác xã.

- Sau khi thu hoạch nấm, sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phân huỷ các chất thải như bã trấu, rơm, mùn cưa… làm phân hữu cơ vi sinh bón cho cây. Quy trình kỹ thuật sản xuất sẽ được tư vấn từ Trung tâm Công nghệ Sinh học.

3.4.1.3.4. Vùng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt Nam Thành- Khương Mỹ

Với điều kiện đảm bảo trong cung cấp nước tưới từ hồ Đồng Nghệ, kỹ năng canh tác tốt và nhu cầu mở rộng diện tích nuôi trồng của nông dân trong vùng, sự hỗ trợ thường xuyên của các ban ngành, địa phương là những yếu tố thuận lợi trong việc

10 : Theo hợp đồng đã ký kết trong khuôn khổ Dự án: “Xây dựng vùng sản xuất lúa giống tại xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” do FAO triển khai, giám sát.

66

Page 67: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

áp dụng các công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản tại hai thôn Nam Thành –Khương Mỹ xã Hòa Phong.

Trong công tác giống

- Sử dụng các giống có năng suất cao vào sản xuất như cá diêu hồng, các rô phi đơn tính cũng như đa dạng các đối tượng nuôi như cá lóc, cá bống tượng...

- Kiến nghị với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố để có biện pháp cụ thể hoặc đầu tư, khôi phục lại hoạt động của Trại cá giống Hòa Khương hiện đang được Trung tâm khuyến nông- lâm – ngư quản lý hoặc thông báo cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê lại để cung ứng giống.

Trong quá trình nuôi trồng

- Áp dụng kỹ thuật nuôi thâm canh, bán thâm canh với các giải pháp: Tăng mật độ, tăng lượng thức ăn, sử dụng hệ thống quạt nước tạo ôxy…Nhân rộng mô hình nuôi cá Diêu Hồng theo hình thức bán thâm canh mật độ 3-4 con/ m2 có hỗ trợ thiết bị sục khí tạo nguồn oxy tránh yếm khí trong ao.

- Liên hệ với Trung tâm khuyến ngư-nông – lâm Thành phố nghiên cứu, triển khai, xây dựng các mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm nhằm ứng dụng, chuyển giao nhanh nhất các thành tựu khoa học tiên tiến trong nước và nước ngoài vào sản xuất.

- Đầu tư hỗ trợ một phần chi phí trang bị hệ thống dàn quạt khí, theo tỷ lệ nhà nước từ 30-50% chi phí.

- Sử dụng viên thức ăn công nghiệp kết hợp với ứng dụng các loại chế phẩm sinh học để trộn vào thức ăn (kích thích tăng trưởng, tăng sức đề kháng…). Khuyến khích đưa vào sử dụng các loại chế phẩm sinh học như BZT, EM, Dbest, Probiotic… để cải tạo ao nuôi, xử lý môi trường, bổ sung vào hệ tiêu hóa (cho ăn) và xử lý chất thải.

3.4.1.3.5.Vùng trồng hoa chuyên canh Quan Nam 4- Xã Hòa Liên

Về giống hoa

- Tiếp tục đưa vào sản xuất các giống hoa phổ thông mang lại hiệu quả kinh tế cao và được trồng thường xuyên trước đây như các loại hoa cúc như cúc Kim cương, Pha lê và hoa ly ly vào vụ Xuân với quy trình sản xuất và điều chỉnh thời điểm như trước đây.

- Kết hợp sản xuất các giống cây hoa thương phẩm cao cấp như hoa Cát Tường, hoa cúc đại đoá và lan Dendro cắt cành thông qua các dự án sản xuất giống

67

Page 68: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

thương phẩm của Trung tâm công nghệ sinh học Đà Nẵng, đáp ứng nhu cầu thị trường hoa cao cấp Đà Nẵng, cạnh tranh với các nguồn hàng từ Đà Lạt, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với giá cao.

Về kỹ thuật sản xuất và chăm sóc:

- Trong sản xuất hoa cúc, ly ly và cát tường: Với chi phí cao chưa thể áp dụng trên diện rộng nên khuyến nghị sử dụng lưới che di động giúp hạn chế nắng nóng vào mùa hè và gió lớn vào mùa mưa, mặc dù tốn công những sẽ mang lại lợi ích trong công tác bảo vệ hoa, tạo điều kiện tích lũy vốn trong dân.

Về lâu dài, khi mô hình trồng hoa trong nhà lưới của Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng đạt hiệu quả nhất định sẽ có sức lan toả về công nghệ này trong vùng.

- Riêng đối với hoa lan, tiến hành lựa chọn một số hộ có khả năng về tài chính để hỗ trợ về kỹ thuật, khuyến khích các hộ xây dựng nhà lưới trồng hoa lan cắt cành đem lại lợi ích kinh tế cao và tạo mô hình điểm trong Vùng.

- Sử dụng các loại phân bón vô cơ qua lá, hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng tương ứng với từng giống cây giúp tăng chất lượng cây hoa và kéo dài thời gian sử dụng.

- Đưa vào áp dụng công nghệ tưới phun sương cho các loại hoa vào những ngày hè nắng nóng nhằm tạo tiểu vùng khí hậu mát mẻ đảm bảo sinh trưởng, phát triển.

Kỹ thuật thu hái, bảo quản

Việc tiến hành bảo quản hoa đảm bảo chất lượng phải tiến hành nhiều công đoạn và phải tuân theo nguyên tắc: Chất lượng hoa cắt đưa vào bảo quản phải khỏe, có độ nở thu hái phù hợp. Trong quá trình bảo quản phải điều khiển sao cho hoa có cường độ hô hấp thấp, cường độ thoát nước giảm, đảm bảo duy trì nguồn dinh dưỡng nuôi hoa, ngăn cản sự sản sinh E thylen, sự phát triển của nấm bệnh.

Hiện nay, để đảm giữ hoa tươi lâu và không bị hư hỏng trong vận chuyển, người trồng hoa đã sử dụng một số biện pháp xử lý hoa sau thu hái như sau:

- Đối với các loại hoa cúc, xử lý hoa trước khi đóng thùng bằng cách nhúng gốc cành vào dung dịch STS (Silver thiosulphate) 1%.

- Đối với các giống Lily ngâm 1/4 cuống hoa vào dung dịch hoá học: Các dung dịch thường dùng là đường Sacaro nồng độ cao (5 10%) + dung dịch Nitrac Bạc 100mg/lít hoặc Sunlfit Bạc 4mol/lít, ngâm 20 phút + 1 lượng GA3 nồng độ 100pm.

3.5.1.4. Các giải pháp về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực

68

Page 69: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

- Đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ưu tiên bố trí cho Huyện mỗi năm 1-2 chỉ tiêu đào tạo đại học, sau đại học của đề án 922 hỗ trợ đào tạo cho Huyện các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, công nghệ cơ giới hóa nông nghiệp, các cán bộ quản lý nông nghiệp cho vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Phối hợp với Trung tâm Công nghệ Sinh học và Trung tâm nguồn nhân lực để tư vấn hỗ trợ đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các hợp tác xã.

- Xây dựng mối liên kết chặt chẽ với trường Đại học Bách khoa- Đại học Đà Nẵng, Trung tâm Công nghệ Sinh học để đặt hàng nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao cho các vùng nông nghiệp huyện Hòa Vang, đặt hàng hướng dẫn kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao cho nông dân, giới thiệu sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi trong các ngành công nghệ sinh học, công nghệ hóa thực phẩm, chế tạo cơ khí về làm việc tại các hợp tác xã trên địa bàn huyện Hòa Vang. Đồng thời, có chính sách đào tạo nghiệp vụ quản lý, kinh doanh cho các đối tượng này nhằm nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh của các hợp tác xã trong thời kỳ mới.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện thực hành cho Trung tâm dạy nghề huyện Hòa Vang, đầu tư xây dựng giáo trình, tuyển dụng giáo viên giỏi và trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật để chuyên đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và kỹ thuật viên trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ trung cấp và cao đẳng trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Hàng năm, cử cán bộ của các hợp tác xã dự các lớp tập huấn về nâng cao trình độ quản lý và thương mại do Trung tâm Khuyến công thành phố tổ chức.

- Đào tạo, bồi dưỡng cho người dân tiếp cận và sử dụng các loại máy móc, thiết bị trong bảo quản, sơ chế sản phẩm và chế biến nông sản.

- Tăng cường phát triển hệ thống công nghệ thông tin, giúp người dân nắm bắt được các chính sách của Đảng và nhà nước, những tiến bộ khoa học và công nghệ mới có khả năng ứng dụng cao.

- Hàng năm lấy ý kiến nhu cầu người nông dân về nhu cầu tập huấn, kỹ thuật nuôi trồng, chuyển giao công nghệ đảm bảo việc đào tạo phù hợp với thực tế nhu cầu.

3.5.1.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Để các sản phẩm sạch, các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đến được với người tiêu dùng bên cạnh vai trò của người sản xuất thì vai trò của các nhà chế biến và thị trường phân phối là khá lớn. Do đó cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:

69

Page 70: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

3.4.1.5.1. Tăng cường chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lưới tiêu thụ

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích việc đầu tư hạ tầng chợ đầu mối nông sản, chợ ở các xã khó khăn, các cơ sở chế biến, kinh doanh nông sản công nghệ cao như rau, quả, thực phẩm… Đồng thời có chính sách trợ giá trong thu mua hàng nông sản cho nông dân vào thời điểm giá thấp.

Theo dõi thông tin trên các trang Thông tin điện tử của các Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT... để nắm được nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm mà các vùng đang cung cấp và những sản phẩm nông nghiệp phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện sản xuất của địa phương. Trong đó chú trọng thị trường mục tiêu là các khu du lịch sinh thái trên địa bàn; các siêu thị, các trung tâm thương mại, chợ đầu mối hàng nông sản ở thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận.

Ngoài ra cũng cần quan tâm, nghiên cứu thu thập thông tin đối với thị trường xuất khẩu, các loại sản phẩm, giá cả, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ tục xuất nhập khẩu, các rào cản thương mại từ đó có các chính sách, cơ chế để hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, trang trại, hộ nông dân... xuất khẩu các mặt hàng nông sản được sản xuất trên địa bàn huyện.

3.4.1.5.2. Phát triển hạ tầng mạng lưới tiêu thụ

Phát triển mạnh hơn hạ tầng thương mại đối với mặt hàng nông sản, đầu tư có trọng điểm, đồng bộ những điểm thu gom, hệ thống các chợ đầu mối hàng nông sản, lập thêm vựa, kho hàng nông sản, cũng như hệ thống các đại lý, cửa hàng, siêu thị... Mạng lưới phân phối phải được xây dựng hoàn chỉnh, ổn định, đồng bộ gắn liền với quy hoạch các khu dân cư, các trường học, nhà máy, gắn với vùng sản xuất.

Ưu tiên bố trí quỹ đất cho việc phát triển kết cấu hạ tầng thương mại như hệ thống kho dự trữ hàng hóa thiết yếu (lương thực, thực phẩm...) để đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân trong những lúc thiên tai, bão lụt...

Kêu gọi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các chợ đầu mối, siêu thị phân phối, cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh và các siêu thị mini chuyên doanh về một số mặt hàng nông sản thiết yếu như thịt heo sạch, rau củ quả sạch, lương thực... ở các khu vực dân cư đông người, khu công nghiệp.

Đầu tư xây dựng, cải tạo các chợ dân sinh; nâng cấp nhà xưởng, thiết bị trong hệ thống logistics, các tổng kho dự trữ hàng hóa thiết yếu; đẩy mạnh phát triển loại hình hợp tác xã thương mại dịch vụ, chú trọng đến các hợp tác xã quản lý kinh doanh khai thác chợ, hợp tác xã bao tiêu sản phẩm nông nghiệp.

70

Page 71: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

3.4.1.5.3. Quản lý hệ thống phân phối11

Thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính để loại bỏ các thủ tục giấy tờ không phù hợp; đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh những mặt hàng có điều kiện; đảm bảo quyền tự chủ tối đa cho thương nhân trong hoạt động phân phối hàng nông sản theo đúng qui định của pháp luật.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hệ thống phân phối hàng nông sản như: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ, các kho dự trữ hàng hóa nông sản thiết yếu, đảm bảo hàng hóa phân phối và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh việc quản lý thị trường đầu ra, cần phải thực hiện tốt quản lý thị trường đối với các yếu tố đầu vào như các loại giống cây trồng vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn gia súc... là những yếu tố có tính chất quyết định đối với chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp, ngoài ra cần có những biện pháp xử lý nghiêm túc đối với hành vi vi phạm quy định thị trường về an toàn thực phẩm.

3.4.1.5.4. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại hàng nông sản

Đẩy mạnh và đổi mới phương thức hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các nhà sản xuất, các doanh nghiệp như cung cấp thông tin về các thị trường, đối thủ cạnh tranh, tư vấn pháp lý; hướng dẫn và hỗ trợ cho các nhà sản xuất, doanh nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu triển khai cải tiến kỹ thuật, đăng ký và quảng bá thương hiệu hàng hóa, thực hiện nghiên cứu thị trường nước ngoài; lựa chọn triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại có giá trị gia tăng cao như kết hợp xúc tiến thương mại với các hoạt động quảng bá du lịch, truyền thông đại chúng, văn hóa ẩm thực… nhằm giúp các nhà sản xuất, các doanh nghiệp tranh thủ được các cơ hội xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro trên thị trường.

Tiếp tục đào tạo mới và đào tạo lại để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại những kiến thức cơ bản và nâng cao về thương mại quốc tế, ngoại ngữ, kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng…

Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cung cấp thông tin thị trường về giá cả, địa điểm bán, nguồn gốc xuất xứ của nông sản. Tổ chức các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm. Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị khách hàng tạo điều kiện giao lưu giữa người sản xuất - người lưu thông phân phối - người tiêu dùng. 11 Quy hoạch phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

71

Page 72: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

3.4.1.5.5. Phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ

Liên kết chặt chẽ giữa các quầy hàng, cửa hàng, siêu thị… với các cơ sở chế biến nông sản. Phát triển và gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa tiêu thụ nông sản với sản xuất, chế biến góp phần đảm bảo sự ổn định trong tiêu thụ nông sản trên thị trường về số lượng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi đòi hỏi khi phát triển quan hệ liên kết, các thành viên tham gia phải phân tích đầy đủ các công việc phải thực hiện, từ đó mới chủ động phân chia công việc hợp lý giữa các thành viên. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:12

- Nội dung các hợp đồng liên kết phải được xây dựng khoa học, đảm bảo xác định trách nhiệm và quyền lợi hợp lý giữa các bên.

- Cần xây dựng lòng tin giữa các tác nhân của chuỗi bằng quan hệ chân thành và dân chủ.

- Thường xuyên có sự trao đổi thông tin giữa các thành viên về tất cả những vấn đề liên quan đến tổ chức và quản lý chuỗi.

- Xây dựng cơ chế kiểm soát hoạt động của chuỗi để giải quyết những xung đột có thể xảy ra.

- Các thành viên trong chuỗi cùng xây dựng một tổ chức chung để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của nhau, nhằm đảm bảo sự phát triển của toàn bộ chuỗi.

3.4.1.5.6. Nâng cao giá trị thương phẩm, tạo thêm giá trị gia tăng trong tiêu thụ nông sản và xây dựng thương hiệu nông sản

Sản phẩm nông sản phải có bao bì bảo quản, nhãn mác; tổ chức hoạt động sơ chế, chế biến cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông sản an toàn nhất là các sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGap.

Hoạt động vận chuyển, giao hàng đến tận nơi cho người tiêu thụ, mua bán theo hợp đồng với khối lượng lớn, sản phẩm đồng đều, chất lượng, hình thức mẫu mã đẹp, thuận tiện trong tiêu dùng, đa dạng mẫu mã, đa dạng chủng loại.

Các cơ quan chức năng của huyện phối hợp với các sở, ngành chức năng của thành phố hướng dẫn các hợp tác xã chuyên doanh tại các vùng việc đăng ký thương

12 PGS.TS. Lê Trịnh Minh Châu, Giải pháp phát triển hệ thống phân phối liên kết dọc các nhóm hàng lương thực & thực phẩm, Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Thương mại, NXB Thế giới, Hà Nội, 2007.

72

Page 73: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

hiệu sản phẩm, mã vạch, bao gói để phân biệt với các sản phẩm thông thường và được thực hiện cho tất cả các vùng chuyên canh sản xuất các nông sản sạch .

Hỗ trợ cho các Hợp tác xã và câu lạc bộ quảng bá giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người tiêu dùng biết về các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của huyện.

Trước hết, hàng năm ưu tiên các gian hàng giới thiệu, trưng bày các mặt hàng nông sản do các vùng này sản xuất ra tại Hội chợ triển lãm xuân hàng năm và Hội chợ hoa xuân của thành phố.

Về lâu dài, hỗ trợ tham gia các hội chợ, triển lãm tổ chức tại các tỉnh, thành phố khác trong nước và có thể là các hội chợ trong khu vực để tăng cường quảng bá sản phẩm của các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Huyện.

3.5.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển.

3.5.2.1. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư cho các Vùng

Vốn đầu tư là điều kiện cơ bản cho sự phát triển của các vùng. Hiện tại chỉ hai

vùng sản xuất rau an toàn Túy Loan Tây và vùng sản xuất lúa giống Hòa Tiến là đang

nhận được nguồn vốn đầu tư từ ADB và IBSA hỗ trợ cho đầu tư cơ sở hạ tầng và một

số khâu sản xuất chủ yếu. Vì vậy cần tìm kiếm mọi khả năng huy động vốn và quản lý

và sự dụng vốn có hiệu quả đồng thời tạo môi trường thông thoáng cho các thành phần

kinh tế vào đầu tư:

- Khuyến khích, tạo môi trường pháp lý thuận tiện cho các hợp tác xã và các

chủ trang trại chủ động liên doanh, liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp trong và

ngoài huyện bỏ vốn đầu tư, kinh doanh.

- Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án, lồng ghép, vốn vay ưu đãi từ ngân hàng phát triển, Quỹ khoa học công nghệ kết hợp với nguồn vốn Ngân sách dành cho phát triển nông nghiệp, nông thôn để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, công tác tiếp nhận chuyển giao ứng dụng công nghệ, đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật cho các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Huy động nguồn vốn đối ứng trong dân về vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, công lao động, các vật liệu rẻ tiền, mau hỏng phục vụ sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân tiếp cận với nguồn vốn vay cảu Quỹ hỗ trợ nông dân.

- Tọa đàm, trao đổi với lãnh đạo các ngân hàng trên địa bàn Huyện để thống nhất tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân, Hợp tác xã, các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn có thể tiến cận nguồn vốn vay dễ dàng hơn.

73

Page 74: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

3.5.2.2. Giải pháp phát triển các tổ chức kinh doanh, sản xuất

Để các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển bền vững cần thiết phải có sự tham gia của cả “bốn nhà” trong chuỗi giá trị sản xuất. Hiện nay, sự xuất hiện của các doanh nghiệp đang rất mờ nhạt. Do đó, cần tạo những điều kiện hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh, sản xuất tại các vùng theo đúng Nghị định số 61/2010/NĐ-CP về ưu đãi về đất đai, hỗ trợ đầu tư: Đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, hỗ trợ dịch vụ tư vấn, hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ cước phí vận tải.

- Tiến hành đẩy mạnh nâng cao năng lực của hoạt động kinh tế tập thể thông qua đào tạo cán bộ quản lý, xúc tiến thương mại tạo vị thế trên thị trường.

-Khuyến khích phát triển các hình thức liên kết tự nguyện, các liên minh trong tổ chức sản xuất, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa nông hộ với doanh nghiệp, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng, trong đó doanh nghiệp là trung tâm.

- Tập trung nâng cao năng lực của các thành viên Ban chủ nhiệm hợp tác xã. Thông qua các chương trình thu hút nhân lực của thành phố từ Đề án 922, Quyết định 7303/QĐ-UBND để có thể tiếp nhận nguồn nhân lực bổ sung vào những vị trí thích hợp.

- Tạo điều kiện giúp cho các hợp tác xã, các chủ trang trại và hộ nông dân gặp gỡ giao lưu giữa bốn nhà: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp để trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ và hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm.

3.5.2.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các vùng sản xuất

3.4.2.3.1. Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước trong công tác thực hiện quy hoạch

- Công khai quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện, tuyên truyền và vận động hộ nông dân, các chủ trang trại và các nhà đầu tư thực hiện theo đúng quy hoạch.

- Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới, đồng thời triển khai các quy hoạch chi tiết như quy hoạch sử dụng đất, định hình quy mô các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được chọn.

- Quy hoạch, bố trí vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, cung cấp điện nước, cơ sở cung ứng giống cây, con, cơ sở chế biến sản phẩm … nhằm bảo đảm đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển sản xuất.

74

Page 75: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

3.5.2.3.2. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ

- Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Tăng cường năng lực của cán bộ kiểm tra, giám sát, đảm bảo không nhập các thiết bị công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. đảm bảo giống nhập về địa bàn huyện phải được qua kiểm nghiệm và có xuất xứ rõ ràng.

- Làm đầu mối giúp cho các hợp tác xã, các chủ trang trại và hộ nông dân gặp gỡ giao lưu giữa bốn nhà: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp để trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ và hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm.

3.5.2.3.3. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất

- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật như: thủy lợi, giao thông, điện nông thôn,... ưu tiên tại các vùng trong quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Tăng cường phát triển hệ thống công nghệ thông tin để người dân nắm bắt được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới .

3.5.2.4. Giải pháp về bảo vệ môi trường tại các vùng

- Tuyên truyền, vận động người dân trực tiếp tham gia sản xuất tại các vùng thực hiện các nội dung sau:

+ Khuyến khích tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình “3 tăng, 3 giảm”, IPM, ICM…, từ đó sẽ góp phần hạn chế sử dụng các loại thuốc BVTV, phân vô cơ và khuyến khích chuyển sang các loại phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, phân vi sinh, compost… trong sản xuất.

+ Đặc biệt, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý ao hồ tại vùng nuôi trồng thuỷ sản Nam Thành – Khương Mỹ (Hoà Phong) nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước sau khi thải ra môi trường.

- Sử dụng chất thải của vùng này làm nguyên liệu đầu vào của vùng khác. Cụ thể:

Rơm của vùng sản xuất lúa giống Hoà Tiến làm nguyên liệu đầu vào của vùng sản xuất nấm Hoà Tiến.

Chất thải là mùn cưa, rơm của vùng sản xuất nấm sau khi xử lý bằng chế phẩm sinh học sử dụng làm phân hữu cơ cho các vùng sản xuất rau, lúa và hoa.

75

Page 76: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

- Xây dựng nhà ủ phân hữu cơ tại vùng sản xuất rau an toàn Tuý Loan Tây với nguyên liệu là chất thải trong sản xuất để tạo nguồn phân hữu cơ tại chỗ.

- Xây dựng thùng thu gom chất thải rắn như chai lọ, bao bì thuốc BVTV, màng phủ nông nghiệp… tại các vùng sản xuất. Đồng thời, các HTX liên hệ với Công ty Môi trường Đà Nẵng có kế hoạch thu gom, xử lý.

3.5.2.5. Giải pháp về vận động tuyên truyền phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến các cấp, các ngành xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm của ngành nông nghiệp huyện, giúp ổn định đời sống, tăng thu nhập cho nông dân, xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa, phát triển bền vững.

- Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, mặt trận, đoàn thể trong huyện, UBND các xã và các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tuyên truyền đến nhân dân việc phát triển một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện và đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện.

- Đài phát thanh Huyện có trách nhiệm xây dựng chuyên trang, chuyên mục về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nội dung Đề án này một cách phù hợp thông qua lồng ghép với nội dung tuyên truyền các chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

3.6. CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

Đây là các dự án cần khẩn trương đốc thúc thực hiện hoặc đưa vào xây dựng và triển khai trên địa bàn Huyện nhằm tạo sự tác động đồng bộ đối với sự phát triển của các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

3.6.1. Dự án xây dựng Vùng sản xuất lúa giống tại xã Hòa Tiến

Đây là dự án có tổng thời gian thực hiện là 2 năm (2 vụ sản xuất/năm) với tổng nguồn vốn dự trù là gần 9.898 triệu đồng do Quỹ Ấn Độ-Braxin-Nam Phi (Quỹ IBSA) hỗ trợ và triển khai dự án thông qua tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc (FAO). Dự án đã được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phê duyệt theo Quyết định 10068/QĐ-UBND ngày 23/11/2011. Đây là một dự án quan trọng khi kết quả dự án mang lại sẽ giúp cho vùng sản xuất lúa giống Hòa Tiến:

- Chủ động về quy trình sản xuất bảo quản và duy trì chất lượng giống của xã.

- Thiết lập được hệ thống kiểm định và chứng nhận chất lượng giống đạt chuẩn quốc gia.

76

Page 77: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

- Từng bước nâng cao năng lực thương mại, tiếp thị. Xây dựng và phát triển thương hiệu "Lúa giống Hòa Tiến“.

3.6.2. Dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp thành phố Đà Nẵng (QSEAP)

Đây là một phần trong dự án tổng thể“Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học“ là dự án quy mô lớn nhất kể từ trước đến nay của ngành nông nghiệp Đà Nẵng, triển khai trong thời hạn 5 năm (2010-2015). Trong đó cơ cấu vốn cho tiểu dự án QSEAP chiếm hơn 90% tổng nguồn vốn của dự án.

Hiện tại, tiến độ thực hiện của dự án QSEAP-Thành phố Đà Nẵng vẫn phải phụ thuộc vào tiến độ chung của tổng dự án được triển khai trên phạm vi 10 tỉnh, thành khác của cả nước, do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư và chịu sự giám sát, hướng dẫn của ADB. Với những nội dung đã triển khai trong 3 năm qua thì các vùng sản xuất rau an toàn của huyện Hòa Vang đã thực hiện khá tốt.

Năm 2013 dự án sẽ chuyển qua giai đoạn đầu tư cho cơ sở hạ tầng vùng sản xuất rau an toàn (trong đó có vùng rau Túy Loan Tây- xã Hòa Phong với diện tích 20ha) do đó Huyện cần tranh thủ hoàn tất sớm và giải quyết các hạn chế trong công tác đào tạo cho người lao động kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap.

3.6.3. Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hòa Vang

Đây là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng trong việc thực thi Nghị quyết 26/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Phát triển nông nghiệp-nông thôn- nông dân, thuộc khuôn khổ của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Thông qua Chỉ thị 18-CT/TU của Thành ủy về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, các Sở ban ngành của Thành phố đã tiến hành đăng ký triển khai, thực hiện một số dự án hỗ trợ về quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Hòa Vang.

3.6.4. Dự án phát triển chuỗi giá trị rau an toàn huyện Hòa Vang

Đề án “Phát triển chuỗi giá trị rau an toàn huyện Hòa Vang“ là kết quả do Phòng Công thương huyện Hòa Vang đặt hàng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng thực hiện với mục tiêu hướng đến:

- Cung cấp những thông tin cần thiết về hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản xuất rau an toàn, cơ chế phân phối lợi ích trong chuỗi.

77

Page 78: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

- Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường năng lực của các tác nhân trong chuỗi nhằm mang lại lợi ích hợp lý theo sự đóng góp của các tác nhân.

Chỉ có giải quyết tốt các vấn đề tồn tại trong chuỗi giá trị sản xuất mới có thể tạo ra mối liên kết bền vững từ khâu đầu vào cho đến đầu ra. Thông qua quá trình triển khai, đánh giá kết quả mang lại khi đưa đề án vào thực tiễn sản xuất, Huyện sẽ rút ra những kinh nghiệm thực tiễn, đưa những kết quả đó áp dụng lên chuỗi giá trị nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gia tăng hiệu quả và phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp huyện Hòa Vang.

3.7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.7.1. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Vang

- Đây là cơ quan thường trực, phối hợp với các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các xã tổ chức triển khai thực hiện các mô hình trình diễn, tập huấn để giới thiệu cho nhân dân trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở lựa chọn công nghệ phù hợp tương ứng.

- Theo dõi, đôn đốc các cơ quan liên quan và địa phương triển khai., đồng thời chịu trách nhiệm sơ kết, tổng kết chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011-2020.

- Phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và triển khai công tác dồn điền đổi thửa, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật, các đề tài, dự án về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

3.7.2. Phòng Công thương

- Phối hợp với các ban, ngành nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Giúp nông dân tham gia trực tiếp hoạt động thương mại, tiếp cận thông tin và tìm đầu ra sản phẩm.

3.7.3. Phòng Tài nguyên và Môi trường

- Có nhiệm vụ rà soát quỹ đất phục vụ cho việc lập quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện.

- Thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân tại các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ổn định sản xuất.

78

Page 79: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

- Chỉ đạo, đốc thúc thực hiện công tác trích đo địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân sau khi tiến hành dồn điền đổi thửa.

- Triển khai thực hiện Báo cáo Đánh giá tác động môi trường tại các vùng sản xuất được lựa chọn trong giai đoạn 2012 - 2020. Đồng thời, tư vấn cho các HTX trong việc thu gom và công nghệ xử lý chất thải, nước thải tại các vùng sản xuất rau an toàn Tuý Loan Tây và vùng nuôi trồng thuỷ sản Nam Thành – Khương Mỹ.

3.7.4. Phòng Tài chính – Kế hoạch

Đề xuất bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước cho cả giai đoạn và cụ thể từng năm để thực hiện các nội dung của đề án.

3.7.5. Ủy ban nhân dân các xã

Phối hợp với các ban, ngành của Huyện xây dựng kế hoạch cụ thể của địa phương gắn với kế hoạch hàng năm. Kế hoạch cần định hướng sản xuất, dự kiến số liệu diện tích sản xuất cụ thể, tăng cường phối hợp với các ngành chuyên môn của huyện.

3.7.6. Hội Nông dân huyện

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong hội viên nông dân tích cực vận động và giúp nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; Phát động thi đua, phong trào nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau làm giàu, xây dựng và nhân rộng những điển hình tiên tiến trong sản xuất.

3.7.7. Mặt trận và các đoàn thể

Chỉ đạo vận động toàn thể các đoàn viên, hội viên và các tổ chức mặt trận đoàn thể các cấp tham gia tích cực việc triển khai thực hiện các mô hình trên địa bàn huyện.

79

Page 80: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

I. KẾT LUẬN

Đề án đã làm rõ các vấn đề liên quan đến việc xây dựng và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Hòa Vang đến năm 2020:

- Phân tích các điều kiện để xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ trên địa bàn huyện Hòa Vang.

- Các vấn đề đặt ra trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Hòa Vang về thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức.

- Bài học kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới và ở Việt Nam có thể áp dụng cho huyện Hòa Vang.

- Định hướng về mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với huyện Hòa Vang.

- Lựa chọn và định hướng phát triển cho các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Từ những vấn đề nghiên cứu đó, Đề án đã đề xuất một số giải pháp, cơ chế, chính sách xây dựng và phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số vùng trên địa bàn huyện Hòa Vang, tạo lực đẩy đưa nông nghiệp Hòa Vang đi lên theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, để đề án có tính khả thi đòi hỏi sự tham gia tích cực của người nông dân, khả năng đầu tư trong dân, xã hội hóa các chương trình dự án phát triển nông nghiệp của Huyện. Đây là những vấn đề không dễ tháo gỡ và rất cần sự chung tay nỗ lực của các cấp chính quyền, cơ quan, đoàn thể huyện Hòa Vang.

II. KIẾN NGHỊ

1. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng

Xem xét và quyết định phê duyệt quy hoạch một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo tờ trình của Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang.

Trong giai đoạn 2013-2020: Phân bổ ngân sách hàng năm cho Huyện để khuyến khích, hỗ trợ việc xây dựng các vùng sản xuất đã được lựa chọn.

2. Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc Sở

Ưu tiên hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến ngư, công tác giống và các ứng dụng công nghệ cao cho các vùng sản xuất được lựa chọn.

80

Page 81: PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ …´ng... · Web view- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 với mức trung

Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng các sản phẩm do các vùng sản xuất được lựa chọn tiến đến cấp giấy chứng nhận an toàn cho các sản phẩm đó.

Xúc tiến tiến độ triển khai của các dự án do các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư tại các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được lựa chọn.

3. Sở Công thương

Hỗ trợ các HTX và các câu lạc bộ tại các vùng sản xuất được lựa chọn trong việc xây dựng thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu. Đồng thời, tạo điều kiện cho các HTX và Câu lạc bộ được tham gia vào các hội chợ triển lãm tổ chức trong thành phố hoặc tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh để tăng cường quảng bá sản phẩm của vùng.

Xúc tiến các hoạt động thương mại nhằm hỗ trợ công tác tiêu thụ các sản phẩm do các vùng sản xuất vào các siêu thị như Big C, Metro, Intimex...

Hàng năm, ưu tiên cho cán bộ quản lý của các HTX, câu lạc bộ tại các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý, marketing... do Trung tâm Khuyến Công thành phố tổ chức.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

Hỗ trợ cho Huyện trong công tác quy hoạch diện tích sử dụng của các Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang thông qua.

5. Sở Nội vụ

Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút sử dụng nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp.

6. Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng

Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tạo nguồn giống tốt đảm bảo về mặt chất lượng và giá thành hợp lý cho nông dân.

Tư vấn, hỗ trợ cho nông dân có nhu cầu tìm hiểu, thường xuyên gặp gỡ các chủ nhiệm hợp tác xã, câu lạc bộ của các vùng để nhanh chóng phổ biến thông tin công nghệ cho nông dân.

81