23
1 PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia , mỗi dân tộc. Bên cạnh đó trang bị cho học sinh, sinh viên những tri thức cơ bản về giáo dục các tố chất thể lực giúp cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, có năng lực sáng tạo. Trường Đại Học Sài Gòn tiền thân là Trường Cao đẳng Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, có đặc thù là tỉ lệ sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam ( 70-80% trên tổng số sinh viên). Với mục tiêu đào tạo ra các thầy cô giáo làm nhiệm vụ giảng dạy ở các trường phổ thông, hiện nay dù đã mở rộng thêm nhiều ngành nghề khác nhưng nhà trường vẫn ưu tiên cho ngành sư phạm nên tỉ lệ này vẫn chưa có sự thay đổi lớn. Đồng thời, chương trình giảng dạy năm thứ nhất được áp dụng theo đúng chương trình bắt buộc của Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã quy định và hiện nay nhà trường đã và đang áp dụng chương trình học theo tín chỉ, do đó từ học kỳ I năm thứ hai, các sinh viên sẽ đăng ký và tự chọn học các môn thể thao bao gồm : bóng đá mini, bóng chuyền, bóng rỗ, bóng bàn, cầu lông. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường nên Bộ môn GDTC cũng có nhiều thuận lợi. Cụ thể là sự đầu tư xây dựng sân cỏ nhân tạo môn bóng đá mini, sân bóng chuyền, phòng tập môn Bóng bàn…Tuy nhiên, khi bắt đầu học các môn tự chọn thì tình trạng thể lực chung của sinh viên còn rất yếu, đặc biệt là các sinh viên nữ và như vậy sẽ không tạo điều kiện thuận lợi cho các em khi rèn luyện các môn này . Theo đánh giá của chúng

PHẦN MỞ ĐẦU

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời

là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia , mỗi dân tộc. Bên cạnh đó trang bị cho học sinh, sinh viên những tri thức cơ bản về giáo dục các tố chất thể lực giúp cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, có năng lực sáng tạo.

Trường Đại Học Sài Gòn tiền thân là Trường Cao đẳng Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, có đặc thù là tỉ lệ sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam ( 70-80% trên tổng số sinh viên). Với mục tiêu đào tạo ra các thầy cô giáo làm nhiệm vụ giảng dạy ở các trường phổ thông, hiện nay dù đã mở rộng thêm nhiều ngành nghề khác nhưng nhà trường vẫn ưu tiên cho ngành sư phạm nên tỉ lệ này vẫn chưa có sự thay đổi lớn. Đồng thời, chương trình giảng dạy năm thứ nhất được áp dụng theo đúng chương trình bắt buộc của Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã quy định và hiện nay nhà trường đã và đang áp dụng chương trình học theo tín chỉ, do đó từ học kỳ I năm thứ hai, các sinh viên sẽ đăng ký và tự chọn học các môn thể thao bao gồm : bóng đá mini, bóng chuyền, bóng rỗ, bóng bàn, cầu lông.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường nên Bộ môn GDTC cũng có nhiều thuận lợi. Cụ thể là sự đầu tư xây dựng sân cỏ nhân tạo môn bóng đá mini, sân bóng chuyền, phòng tập môn Bóng bàn…Tuy nhiên, khi bắt đầu học các môn tự chọn thì tình trạng thể lực chung của sinh viên còn rất yếu, đặc biệt là các sinh viên nữ và như vậy sẽ không tạo điều kiện thuận lợi cho các em khi rèn luyện các môn này . Theo đánh giá của chúng

2

tôi thì trình độ thể lực của sinh viên nữ Trường Đại Học Sài Gòn là chưa thật sự tốt. Chính vì vậy, để phát huy ưu thế về cơ sở vật chất đã có, nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ, cần có sự nghiên cứu nghiêm túc nhằm đánh giá đúng thực trạng thể lực chung của sinh viên. Xuất phát từ những lý do trên nên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên nữ Trường Đại Học Sài Gòn ”.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực chung

nhằm góp phần phát triển thể lực cho sinh viên nữ Trường Đại Học Sài Gòn.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : 1. Đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên nữ Trường Đại

Học Sài Gòn. 2. Xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực chung . 3. Đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống bài tập phát triển thể

lực chung cho sinh viên nữ Trường Đại Học Sài Gòn.

3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với công tác giáo dục thể chất

Trong thời kỳ đổi mới, công tác GDTC trong trường học đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng.

Nghị quyết số 08-NQ-TW của Bộ Chính trị về về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 .

Ngày 9/6/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) trong đó nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện là “ Nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

1.2.Giáo dục thể chất trong trường học 1.3. Các nguyên tắc về phương pháp giáo dục thể chất 1.4. Một số đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên 1.4.1. Các đặc điểm tâm lý cơ bản 1.4.2. Đặc điểm giải phẫu sinh lý 1.5. Giáo dục tố chất thể lực 1.5.1. Một số khái niệm cơ bản 1.5.2.Giáo dục các tố chất thể lực Giáo dục sức mạnh Giáo dục sức nhanh Giáo dục sức bền

4

Giáo dục năng lực phối hợp vận động Giáo dục tố chất mềm dẻo 1.6. Một số công trình nghiên cứu có liên quan

5

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP – TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu : 2.1.1. Phương pháp tham khảo, phân tích tổng hợp tài liệu. 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn Anket. 2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 2.1.3.1.Chạy 30m xuất phát cao ( giây ). 2.1.3.2. Bật xa tại chỗ ( cm ). 2.1.3.3.Chạy con thoi 4lx10m ( giây ). 2.1.3.4.Chạy tùy sức 5 phút ( mét). 2.1.3.5.Nằm ngữa gập bụng ( lần ). 2.1.3.6.Lực bóp tay thuận ( kg ). 2.1.3.7. Dẻo gập thân (cm). 2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 2.1.5.Phương pháp toán thống kê . a. Giá trị trung bình ( X ) : b. Độ lệch chuẩn (δx ). c. Hệ số biến sai(Cv ). d. Sai số tương đối của giá trị trung bình (ε ) e. Chỉ số t-Student: e. Nhịp độ phát triển (theo S.Brody) 2.2. Tổ chức nghiên cứu : 2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2012 đến 06/2014 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu & khách thể nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu : Hệ thống bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên nữ

6

Trường Đại Học Sài Gòn. Khách thể nghiên cứu : - Sinh viên nữ năm thứ nhất Trường Đại Học Sài Gòn : - Nhóm đối chứng : 230 sinh viên thực hiện theo chương trình

khung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. - Nhóm thực nghiệm : 230 sinh viên áp dụng các bài tập trong

hệ thống đã được lựa chọn và được thực hiện trong 02 học kỳ. 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu : - Trường Đại Học Thể dục Thể thao TP.Hồ Chí Minh. - Trường Đại Học Sài Gòn.

7

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên nữ Trường Đại Học Sài Gòn:

3.1.1. Cơ sở xác định các test kiểm tra thể lực: Để đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên nữ trường Đại

học Sài gòn, chúng tôi đã ứng dụng các test đánh giá trình độ thể lực trong “ Bộ tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên ” ban hành theo quyết định số 53/2008 của Bộ GD&ĐT. Các test gồm có :

- Chạy 30m xuất phát cao. - Bật xa tại chỗ. - Chạy con thoi 4x10m. - Chạy tùy sức 5 phút. - Nằm ngữa gập bụng 30 giây. - Bóp lực kế tay thuận. 3.1.2.Ứng dụng và đánh giá thực trạng ban đầu thể lực

chung cho sinh viên nữ Trường Đại học Sài Gòn : Bảng 3.1 : Thực trạng thể lực chung của sinh viên nữ .

TT Test ( n=463 ) X δx Cv% ε 1 Bật xa tại chỗ (cm) 152.69 10.30 6.75 0.01 2 Chạy 30m xuất phát cao(s). 6.12 0.39 6.44 0.01 3 Chạy con thoi 4x10m(s) 12.76 0.77 6.03 0.01 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 693.02 56.23 8.11 0.01 5 Nằm ngữa gập bụng 30s (lần) 14.93 2.70 18.06 0.02 6 Dẻo gập thân (cm) 12.72 2.56 20.15 0.02 7 Bóp lực kế tay thuận (kg) 26.82 2.50 9.32 0.01

Qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.1, chúng tôi nhận thấy : Thực trạng thể lực chung của sinh viên nữ Trường Đại học Sài

Gòn sau khi kiểm tra có 3 tiêu chuẩn thấp hơn mức đạt và 3 tiêu chuẩn cao hơn mức đạt so với “ Bộ tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên ” ban hành theo quyết định số 53/2008 của Bộ GD&ĐT.

Riêng tiêu chuẩn Dẻo gập thân thì chưa so sánh được.

8

Bảng 3.2 So sánh các tiêu chuẩn thể lực chung giữa sinh viên nữ Trường Đại học Sài Gòn với nữ lứa tuổi 19

Đối

tượng

Phân loại

Các tiêu chuẩn đánh giá Lực bóp

tay thuận(kg)

Nằm ngữa gập bụng 30s (lần)

Bật xa tại chỗ (cm)

Chạy 30m

XPC (s)

Chạy con thoi 4x10m

(s)

Chạy tùy sức 5 phút

(m) Sinh viên nữ

X 26.83 14.93 152.62 6.12 12.77 693.13

Nữ lứa tuổi 19

Tốt > 31.6 > 19 > 169 < 5.70 < 12.00 > 940

Đạt > 26.7 ≥ 16 ≥ 153 ≤ 6.70 ≤ 13.00 ≥ 870

Biểu đồ 3.1: So sánh các tiêu chuẩn thể lực giữa sinh viên nữ

Trường Đại học Sài Gòn với nữ lứa tuổi 19. 3.2. Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập thể lực chung cho sinh viên nữ

Qua quá trình tham khảo, thu thập tài liệu, phỏng vấn chúng tôi đã chọn lựa được hệ thống bài tập phát triển thể lực chung cùng với chương trình, kế hoạch tập luyện đã được chúng tôi xây dựng và

9

kiểm tra kết quả ( xin giới thiệu trong luận văn từ bảng 3.3 đến bảng 3.8; trang 63 đến trang 72 ).

Từ các kết quả vừa nêu trên, chúng tôi đã chọn lựa được hệ thống 20 bài tập thể lực mang tính đại diện được trình bày ở bảng 3.6:

Bảng 3.6 Hệ thống bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên nữ.

Số TT TÊN BÀI TẬP Rèn luyện tố chất

1 Tại chỗ nâng cao đùi nhanh 6 giây Sức nhanh chân, tay 2 Chạy tăng tốc 20m Sức nhanh chân 3 Chạy biến tốc 20m x 20m Sức nhanh 4 Bật xa tại chỗ Sức mạnh chân 5 Chạy đạp sau 15m Sức mạnh chân 6 Nằm ngữa gập bụng 30 giây Sức mạnh bụng 7 Nằm sấp gập lưng 20 giây Sức mạnh lưng 8 Nằm sấp chống đẩy trên băng ghế cao 40-50cm Sức mạnh tay 9 Ném bóng rổ ra xa bằng 2 tay Sức mạnh tay 10 Chạy 800m Sức bền 11 Chạy 5 phút tính quảng đường Sức bền 12 Nhảy dây 1 phút (1 chân hoặc 2 chân ) Sức bền 13 Chạy lượn vòng qua cọc Phối hợp vận động 14 Chạy bước nhỏ chuyển sang tăng tốc 20m Phối hợp vận động 15 Chạy nâng cao đùi chuyển sang chạy tăng tốc 20m Phối hợp vận động 16 Chạy đạp sau chuyển sang chạy tăng tốc 20m Phối hợp vận động 17 Chạy đá gót chạm mông 20m Phối hợp vận động 18 Đứng gập thân Mềm dẻo 19 Ngồi gập thân về trước Mềm dẻo 20 Các bài tập ép dẻo Mềm dẻo

3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên nữ Trường Đại học Sài Gòn năm học 2012-2013.

3.3.1.Tổ chức thực nghiệm : Để kiểm chứng tính hiệu quả của các bài tập thể lực được

chọn, chúng tôi xây dựng kế hoạch tập luyện ( bảng 3.4 ; bảng 3.7 )

10

để ứng dụng thực nghiệm. Khi thực nghiệm, đề tài sử dụng phương pháp thực nghiệm theo hình thức so sánh song song và chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên tất cả nữ sinh viên năm thứ nhất học học phần 1 ở học kỳ II ( năm học 2012-2013 ) gồm 460 em và chia làm 2 nhóm :

- Nhóm thực nghiệm ( 230 em ): học chính khóa theo chương trình khung của Bộ Giáo dục, đồng thời chúng tôi ứng dụng các bài tập đã chọn theo kế hoạch tập luyện mới xây dựng. Ở nhóm thực nghiệm, thay vì cho các em nghỉ sớm như nhóm đối chứng ( được nghỉ trước 20-25 phút so với thời gian biểu và đã được Ban Giám Hiệu cho phép giờ học Giáo dục thể chất. Ví dụ : tiết 1+2 từ 7g00 đến 8g40 thì kết thúc khoảng 8g15, đến 9g00 bắt đầu tiết 3+4.) chúng tôi sử dụng khoảng thời gian này ở cuối mỗi buổi học để tiến hành tập luyện cho các em.

- Nhóm đối chứng (230 em ): thực hiện nội dung tập luyện chính khóa theo chương trình khung của Bộ Giáo dục.

Thời gian thực nghiệm : từ tháng 02/2013 đến tháng 08/2013 3.3.2. Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng thực nghiệm hệ

thống bài tập cùng kế hoạch tập luyện mới năm học 2012-2013. 3.3.2.1.Trước thực nghiệm :

Chúng tôi tiến hành kiểm tra lấy số liệu qua các test trước khi tiến hành thực nghiệm để so sánh giá trị trung bình của các tiêu chuẩn đánh giá thể lực của hai nhóm với nhau. Kết quả kiểm tra về tiêu chuẩn thể lực trước thực nghiệm của cả hai nhóm được thể hiện qua bảng 3.9 và biểu đồ 3.2

11

Bảng 3.9 : Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên nữ nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm.

Số

TT Test kiểm tra

Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Sự khác biệt

X δx Cv% X δx Cv% t p

1 Bật xa tại chỗ (cm) 153.03 10.07 6.58 152.21 10.50 6.90 0.856 > 0.05

2 Chạy 30m xuất phát cao(s). 6.10 0.41 6.72 6.14 0.37 6.09 0.990 > 0.05

3 Chạy con thoi 4x10m(s) 12.74 0.75 5.93 12.80 0.78 6.11 0.941 > 0.05

4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 695.17 58.09 8.36 691.10 54.53 7.89 0.778 > 0.05

5 Nằm ngữa gập bụng 30s (lần) 15.04 2.77 18.39 14.82 2.63 17.78 0.898 > 0.05

6 Dẻo gập thân (cm) 12.83 2.52 19.65 12.60 2.61 20.71 0.954 > 0.05

7 Bóp lực kế tay thuận (kg) 26.93 2.54 9.42 26.72 2.43 9.11 0.921 > 0.05

t0.05 = 1.972 t0.01 = 2.601 t0.001 = 3.340

Biểu đồ 3.2 : Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên nữ

nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm Từ bảng 3.9, chúng tôi có nhận xét sau :

Qua kết quả kiểm tra và tính toán các giá trị cơ bản cho thấy thành tích kiểm tra về thể lực của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trên các test có sự tương đồng. Đồng thời kết quả so sánh giá trị trung bình giữa 2 nhóm với tstudent đều có ttính < t0.05 = 1.972 ứng với P > 0.05, chứng tỏ thành tích kiểm tra ban đầu các test thể lực chung đều không có sự khác biệt, sự hơn kém giữa 2 nhóm có tính chất ngẫu nhiên.

12

3.3.2.2.Sau thực nghiệm : Sau thời gian hai học kỳ ứng dụng các bài tập đã lựa chọn và

theo kế hoạch tập luyện, chúng tôi tiến hành đánh giá sự hiệu quả của các bài tập phát triển thể lực chung của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng các test như trước thực nghiệm. Đánh giá nhịp độ phát triển thể lực của hai nhóm thực

nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm Để làm rõ tính hiệu quả của đề tài, chúng tôi tiến hành đánh

giá dọc về mức độ tăng trưởng các test thể lực cho cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. Kết quả kiểm tra và tính toán được trình bày và minh họa ở bảng 3.10 và 3.11, biểu đồ 3.3 và biểu đồ 3.4.

• Nhóm đối chứng : Bảng 3.10: Nhịp tăng trưởng các tiêu chuẩn thể lực sinh

viên nữ nhóm đối chứng sau thực nghiệm.

Số

TT Test kiểm tra

Trước

thực nghiệm

Sau

thực nghiệm

Tăng

trưởng Sự khác biệt

X 1 δx Cv% X 2 δx Cv% W% t p

1 Bật xa tại chỗ (cm) 152.21 10.50 6.90 153.99 9.59 6.23 1.16 1.901 > 0.05

2 Chạy 30m xuất phát cao ( s). 6.14 0.37 6.09 6.08 0.33 5.43 - 0.92 -1.709 > 0.05

3 Chạy con thoi 4x10m ( giây) 12.80 0.78 6.11 12.69 0.81 6.36 - 0.88 -1.520 > 0.05

4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 691.10 54.53 7.89 700.48 50.60 7.22 1.35 1.915 > 0.05

5 Nằm ngữa gập bụng 30s (lần) 14.82 2.63 17.78 15.29 2.58 16.86 3.15 1.950 > 0.05

6 Dẻo gập thân (cm) 12.60 2.61 20.71 13.03 2.52 19.30 3.39 1.820 > 0.05

7 Bóp lực kế tay thuận (kg) 26.72 2.43 9.11 27.08 2.44 9.01 1.33 1.571 > 0.05

t0.05 = 1972 t0.01 = 2.601 t0.001 = 3.340

13

• Nhóm thực nghiệm :

Bảng 3.11: Nhịp tăng trưởng các tiêu chuẩn thể lực sinh

viên nữ nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm.

Số

TT Test kiểm tra

Trước

thực nghiệm

Sau

thực nghiệm

Tăng

trưởng Sự khác biệt

X 1 δx Cv% X 2 δx Cv% W% t p

1 Bật xa tại chỗ (cm) 153.03 10.07 6.58 157.05 9.49 6.04 2.59 4.408 < 0.001

2 Chạy 30m xuất phát cao ( s). 6.10 0.41 6.72 5.98 0.36 5.97 - 2.04 -3.430 < 0.001

3 Chạy con thoi 4x10m ( giây) 12.74 0.75 5.93 12.54 0.73 5.79 - 1.55 -2.847 < 0.01

4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 695.17 58.09 8.36 710.35 54.65 7.69 2.16 2.885 < 0.01

5 Nằm ngữa gập bụng 30s (lần) 15.04 2.77 18.39 16.02 2.38 14.84 6.30 4.066 < 0.001

6 Dẻo gập thân (cm) 12.83 2.52 19.65 13.52 2.50 18.46 5.25 2.956 < 0.01

7 Bóp lực kế tay thuận (kg) 26.93 2.54 9.42 27.53 2.25 8.17 2.18 2.661 < 0.01

t0.05 = 1972 t0.01 = 2.601 t0.001 = 3.340

Biểu đồ 3.3: Nhịp tăng trưởng các tiêu chuẩn thể lực

nhóm đối chứng

14

Biểu đồ 3.4: Nhịp tăng trưởng các tiêu chuẩn thể lực

nhóm thực nghiệm Qua kết quả từ bảng 3.10 và 3.11 chúng tôi có nhận xét sau: - Bảng 3.10 : Đối với các tiêu chuẩn kiểm tra của nhóm đối

chứng, kết quả thu được đều có sự tăng tiến nhưng không đáng kể. Các chỉ số t của nhóm này đều nhỏ hơn tbảng = 1.972. Điều đó cho thấy sự khác biệt giữa 2 lần kiểm tra của nhóm này không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Độ lệch chuẩn quanh số trung bình hầu hết đều nhỏ hơn với CV < 10% chứng tỏ giá trị đồng đều, chỉ có hai tiêu chuẩn nằm ngữa gập bụng và dẻo gập thân có CV > 10% có giá trị chưa đồng đều, còn có sự phân tán.

- Bảng 3.11 : Đối với các tiêu chuẩn kiểm tra của nhóm thực nghiệm, kết quả thu được đều có sự tăng tiến qua hai lần kiểm tra và tốt hơn nhóm đối chứng .Sự khác biệt này là rất rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.01 – 0.001 , vì đều có t = 2.661 – 4.408 > t0.01 – 0.001 = 2.601 – 3.340 . Kết quả này cho thấy sự phát triển thể lực của nhóm thực nghiệm không mang tính ngẫu nhiên mà

15

tuân theo quy luật nhất định ở ngưỡng xác suất P= 5% . Độ lệch chuẩn quanh số trung bình hầu hết đều nhỏ hơn với CV < 10% chứng tỏ giá trị đồng đều, chỉ có hai tiêu chuẩn nằm ngữa gập bụng và dẻo gập thân có CV > 10% có giá trị chưa đồng đều, còn có sự phân tán.

So sánh sự tăng trưởng thể lực của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau khi thực nghiệm.

Bảng 3.12: Sự tăng trưởng thể lực của sinh viên nữ

ở hai nhóm nghiên cứu sau khi thực nghiệm

Số TT Test kiểm tra

Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

t X W%

X W% Ban

đầu Sau 2 HK

Ban đầu

Sau 2 HK

1 Bật xa tại chỗ (cm) 153.03 157.05 2.59 152.21 153.99 1.16 3.441 2 Chạy 30m xuất phát cao(s). 6.10 5.98 - 2.04 6.14 6.08 - 0.92 3.211 3 Chạy con thoi 4x10m(s) 12.74 12.54 - 1.55 12.80 12.69 - 0.88 2.114 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 695.17 710.35 2.16 691.10 700.48 1.35 2.010 5 Nằm ngữa gập bụng 30s (lần) 15.04 16.02 6.30 14.82 15.29 3.15 3.157 6 Dẻo gập thân (cm) 12.83 13.52 5.25 12.60 13.03 3.39 2.075 7 Bóp lực kế tay thuận (kg) 26.93 27.53 2.18 26.72 27.08 1.33 2.063

t0.05 = 1972 t0.01 = 2.601 t0.001= 3.340

Biểu đồ 3.5: Sự tăng trưởng thể lực của sinh viên nữ

ở hai nhóm nghiên cứu sau khi thực nghiệm

16

Căn cứ vào bảng tổng hợp 3.12 nhận thấy độ tăng trưởng của nhóm thực nghiệm ( W% tăng thấp nhất là -1.55% và cao nhất là 6.30% ) tốt hơn hẳn nhóm đối chứng (W% tăng thấp nhất là – 0.88% và cao nhất là 3.39% ). Như vậy, qua hai học kỳ tập luyện thông qua kết quả tính toán của 7 tiêu chuẩn kiểm tra có kết luận: hệ thống các bài tập phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên trường Đại học Sài Gòn và kế hoạch tập luyện do chúng tôi lựa chọn và ứng dụng đều có sự tăng trưởng tốt, có tác dụng nâng cao thể lực chung và hiệu quả hơn so với các bài tập cũ và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, giới tính và xu hướng tập luyện hiện nay.

3.3.3.So sánh các tiêu chuẩn thể lực giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau khi thực nghiệm với tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của học sinh-sinh viên.

Để làm rõ hơn về tính hiệu quả của đề tài, chúng tôi so sánh kết quả nghiên cứu trên hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng với bảng tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh viên ( từ 6 tuổi đến 20 tuổi ) của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quyết định số 53/2008 được trình bày qua bảng 3.13 và biểu đồ 3.6.

Bảng 3.15: So sánh các tiêu chuẩn thể lực giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng với nữ lứa tuổi 19 ( QĐ 53/2008 )

Đối tượng

Phân loại

Các tiêu chuẩn đánh giá Lực bóp

tay thuận (kg)

Nằm ngữa gập bụng 30s (lần)

Bật xa tại chỗ (cm)

Chạy 30m

XPC (s)

Chạy con thoi 4x10m

(s)

Chạy tùy sức 5 phút

(m)

Nhóm đối chứng

X

27.08 15.29 153.99 6.08 12.69 700.48

Nhóm thực

nghiệm

X

27.53 16.02 157.05 5.98 12.54 710.35

Nữ lứa tuổi 19

Đạt

> 26.7 ≥ 16 ≥ 153 ≤ 6.70 ≤ 13.00 ≥ 870

17

Biểu đồ 3.6: So sánh các tiêu chuẩn thể lực giữa hai nhóm nghiên

cứu sau khi thực nghiệm với nữ lứa tuổi 19.

Căn cứ vào bảng 3.13 chúng tôi nhận thấy: + Nhóm đối chứng : chỉ số trung bình của 4/6 tiêu chuẩn

đều có thành tích cao hơn mức đạt so với nữ lứa tuổi 19. Còn lại chỉ số trung bình của tiêu chuẩn nằm ngữa gập bụng 30s thì chưa đạt ( 15.29 < 16 ), đồng thời chỉ số trung bình của tiêu chuẩn chạy tùy sức 5 phút còn cách xa (700.48 ≤ 870) chứng tỏ năng lực sức bền của các em còn yếu.

+ Nhóm thực nghiệm: chỉ số trung bình của 5/6 tiêu chuẩn đều có thành tích cao hơn mức đạt so với nữ lứa tuổi 19. Chỉ có chỉ số trung bình của tiêu chuẩn chạy tùy sức 5 phút còn cách xa (710.35 ≤ 870 ) giống như nhóm đối chứng, chứng tỏ năng lực sức bền của các em còn yếu.

Riêng tiêu chuẩn dẻo gập thân thì chưa so sánh được. .

870

18

CHƯƠNG IV BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua kết quả nghiên cứu ở chương 3, từ cơ sở ứng dụng một

số bài tập nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh viên nữ trường Đại Học Sài Gòn và thông qua kết quả đạt được, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề cần bàn luận trao đổi trong quá trình nghiên cứu như sau :

4.1 Thực trạng thể lực sinh viên nữ trường Đại học Sài Gòn:

Từ kết quả tổng hợp ở bảng 3.1 về các tiêu chuẩn thể lực của sinh viên nữ Trường Đại học Sài Gòn lúc ban đầu cho thấy tình trạng thể lực của các em về cơ bản còn thấp.

Khi so sánh với các tiêu chuẩn trong “ Bộ tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên ” ( bảng 3.2 ) thì hầu hết các tiêu chuẩn thể lực của sinh viên nữ Trường Đại học Sài Gòn đều thấp hơn mức đạt, cụ thể :

_ Tiêu chuẩn nằm ngữa gập bụng 30 giây ( lần ) của sinh viên nữ là 14.93 < 16 so với mức đạt.

_ Tiêu chuẩn bật xa tại chỗ ( cm ) của sinh viên nữ là 152.62 < 153 so với mức đạt.

_ Tiêu chuẩn chạy tùy sức 5 phút ( m ) của sinh viên nữ là 693.13 < 870 so với mức đạt.

Các tiêu chuẩn còn lại : lực bóp tay thuận, chạy 30m xuất phát cao và chạy con thoi 4x10m cao hơn mức đạt một chút.

Riêng tiêu chuẩn dẻo gập thân thì chưa so sánh được.

19

4.2. Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên nữ trường Đại học Sài Gòn

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã tổng hợp được 67 bài tập từ các nguồn tài liệu, sách, từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và đã tiến hành phỏng vấn các Thầy, Cô có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và huấn luyện. Chúng tôi đã chọn lọc được 52 bài tập với số phiếu đạt trên 80%. Tuy nhiên, qua quá trình tập luyện, chúng tôi thấy vẫn còn bất cập vì hệ thống bài tập này có những bài tập trùng lắp, gần giống nhau . Do đó, chúng tôi lại một lần nữa dùng 52 bài tập này tiếp tục phỏng vấn các Thầy, Cô, đồng nghiệp. Kết quả là hệ thống bài tập này chỉ còn 20 bài tập mang tính đại diện, gọn gàng và chặt chẽ hơn. Đó là các bài tập :

_ Nhóm bài tập phát triển tố chất nhanh: 1. Tại chỗ nâng cao đùi nhanh 6 giây 2. Chạy tăng tốc 20m 3. Chạy biến tốc 20m x 2 _ Nhóm bài tập phát triển tố chất mạnh: 4. Bật xa tại chỗ 5. Chạy đạp sau 15m 6. Nằm ngữa gập bụng 30 giây 7. Nằm sấp gập lưng 20 giây 8. Nằm sấp chống đẩy trên băng ghế cao 40-50cm 9. Ném bóng rổ ra xa bằng 2 tay _ Nhóm bài tập phát triển tố chất bền: 10. Chạy 800m 11. Chạy 5 phút tính quảng đường 12. Nhảy dây 1 phút (1 chân hoặc 2 chân ) _ Nhóm bài tập phát triển năng lực phối hợp vận động:

20

13. Chạy lượn vòng qua cọc 14. Chạy bước nhỏ chuyển sang tăng tốc 20m 15. Chạy nâng cao đùi chuyển sang chạy tăng tốc 20m 16. Chạy đạp sau chuyển sang chạy tăng tốc 20m 17. Chạy đá gót chạm mông 20m _ Nhóm bài tập phát triển tố chất mềm dẻo: 18. Đứng gập thân 19. Ngồi gập thân về trước 20. Các bài tập ép dẻo Như vậy, qua hai học kỳ thực nghiệm, chúng tôi đã xây dựng

được hệ thống 20 bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên nữ trường đại học Sài Gòn mà chúng tôi đã áp dụng ở nhóm thực nghiệm qua kết quả nghiên cứu đã khẳng định được hiệu quả của đề tài . 4.3.Đánh giá hiệu quả ứng dụng:

_ Trên cơ sở đánh giá nhịp tăng trưởng các tiêu chuẩn thể lực, so sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ( bảng 3.12 ), chúng tôi nhận thấy rằng : so với nhóm đối chứng, ở nhóm thực nghiệm sau khi thực nghiệm được tập luyện với các bài tập đã được lựa chọn đã có sự tăng trưởng rõ ở tất cả các tiêu chuẩn đánh giá tố chất thể lực. Sự tăng trưởng các tiêu chuẩn đều có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05 – 0.001.Điều này chúng tỏ sự phát triển về tố chất thể lực của nhóm thực nghiệm hơn hẳn nhóm đối chứng.

Sau hai học kỳ tập luyện, nữ sinh viên nhóm đối chứng đạt mức tăng trưởng bình quân W%TB = 1.74% và nhóm thực nghiệm đạt mức tăng trưởng W%TB =3.15%.

21

- Khi so sánh với các tiêu chuẩn thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau khi thực nghiệm ( bảng 3.13 ) với bảng tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh viên nữ ( 19 tuổi ) của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quyết định số 53/2008, chúng tôi nhận thấy rằng : trình độ thể lực của hầu hết nữ sinh viên cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có thành tích cao hơn mức đạt. Chỉ có tiêu chuẩn nằm ngữa gập bụng 30s của nữ sinh viên nhóm đối chứng thì chưa đạt ( = 15.29 ≤ 16 ) so với tiêu chuẩn nằm ngữa gập bụng 30s ở lứa tuổi 19 trong bảng tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục Đào tạo.

Tuy nhiên, vấn đề mà chúng tôi quan tâm và lo lắng chính là năng lực sức bền ( chạy 5 phút tùy sức ) của cả hai nhóm nữ sinh viên này còn rất thấp so với tiêu chuẩn chạy tùy sức 5 phút của Bộ Giáo dục Đào tạo ( 700.48 – 710.35 ≤ 870 ).

Vì vậy rất cần các công trình nghiên cứu về sức bền chung của học sinh – sinh viên trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai khi đến năm 2020 và 2030 thì tiêu chuẩn chạy tùy sức 5 phút của thanh niên Việt Nam( theo quyết định 641/QĐ-TTg ) càng tăng cao hơn nữa.

22

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận: Qua việc phân tích và bàn luận về các tiêu chuẩn thể lực chung

của nữ sinh viên và một số vấn đề liên quan, chúng tôi có thể kết luận như sau :

1.Thực trạng thể lực của sinh viên nữ Trường Đại học Sài Gòn Thực trạng thể lực chung của sinh viên nữ Trường Đại học Sài

Gòn sau khi kiểm tra có 3 tiêu chuẩn thấp hơn mức đạt và 3 tiêu chuẩn cao hơn mức đạt so với “ Bộ tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên ” ban hành theo quyết định số 53/2008 của Bộ GD&ĐT. Cụ thể :

Ba tiêu chuẩn thấp hơn mức đạt : _ Nằm ngữa gập bụng. _ Bật xa tại chỗ. _ Chạy tùy sức 5 phút. Ba tiêu chuẩn cao hơn mức đạt : _ Lực bóp tay thuận. _ Chạy 30m xuất phát cao. _ Chạy con thoi 4x10m. 2. Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực

chung cho sinh viên nữ . Qua nghiên cứu, tham khảo, hệ thống bài tập phát triển thể lực

chung cho sinh viên nữ ban đầu là 67 bài tập qua phỏng vấn còn 52 bài tập. Sau khi ứng dụng thực nghiệm cùng với kế hoạch tập luyện và kiểm tra kết quả chúng tôi nhận thấy có những bài tập gần giống nhau, ít hiệu quả . Do vậy, chúng tôi lại tiếp tục phỏng vấn lần hai chỉ còn 20 bài tập.Sau khi ứng dụng thực nghiệm cùng với kế hoạch tập luyện và kiểm tra kết quả thì chúng tôi có thể khẳng định : hệ

23

thống 20 bài tập.phát triển thể lực chung cho sinh viên nữ mang tính đại diện cho hệ thống các bài tập lựa chọn ứng dụng.

3. Đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên nữ Trường Đại học Sài Gòn năm học 2012-2013.

Sau thực nghiệm, sự tăng trưởng các tiêu chuẩn thể lực của nhóm thực nghiệm đều có thành tích cao hơn , mức tăng trưởng đạt bình quân là 3.15% so với 1.74% ở nhóm đối chứng. Như vậy, với hệ thống 20 bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên nữ trường Đại học Sài Gòn cùng với kế hoạch tập luyện qua ứng dụng thực nghiệm đã chứng tỏ hiệu quả tốt, phù hợp lứa tuổi, giới tính và đây là những bài tập mang tính đại diện.

B. Kiến nghị: 1. Ban Giám Hiệu Trường Đại học Sài Gòn chấp thuận, cho

phép vận dụng kết quả nghiên cứu này vào giảng dạy trong chương trình chính khóa, ngoại khóa môn Giáo dục thể chất cho sinh viên nữ của nhà trường.

2. Bộ môn Giáo dục thể chất trường Đại học Sài Gòn tham khảo kết quả nghiên cứu này để áp dụng trong quá trình giảng dạy. Song song đó, cần có hướng , hoặc giải pháp nâng cao năng lực sức bền cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ .

3. Để nâng cao trình độ thể lực cho sinh viên, trường Đại học Sài Gòn cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thành lập các câu lạc bộ các môn thể thao cho sinh viên, tổ chức Hội thao cho sinh viên 2 lần / năm ( giống như đã tổ chức Hội thao cho cán bộ - giáo viên – công nhân viên 2 lần /năm ) để sinh viên có điều kiện rèn luyện thể lực, có sân chơi lành mạnh, là cơ sở để có thể tuyển chọn , thành lập đội tuyển thể thao tham gia thi đấu các giải truyền thống do Hội sinh viên tổ chức.