21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y TỔNG QUAN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ CHUỒNG NUÔI Ở MỘT SỐ TRẠI CHĂN NUÔI HEO, GÀ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI VÀ BÌNH DƯƠNG Giảng viên hướng dẫn: TS.LÊ ANH PHỤNG Sinh viên thực hiện: NGUYỄN MINH HIỀN Lớp: TC05TYVL Mã số sinh viên: 05212017 1

PHẦN 2s67e777c6713e4355.jimcontent.com/download/version... · Web viewCác công nhân ờ các trại chăn nuôi heo, khi làm việc lâu ngày trong môi trường có NH3 có

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHẦN 2s67e777c6713e4355.jimcontent.com/download/version... · Web viewCác công nhân ờ các trại chăn nuôi heo, khi làm việc lâu ngày trong môi trường có NH3 có

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCMKHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

TỔNG QUAN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPKHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ CHUỒNG NUÔI

Ở MỘT SỐ TRẠI CHĂN NUÔI HEO, GÀ TẠITỈNH ĐỒNG NAI VÀ BÌNH DƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn: TS.LÊ ANH PHỤNG Sinh viên thực hiện: NGUYỄN MINH HIỀNLớp: TC05TYVLMã số sinh viên: 05212017

1

Page 2: PHẦN 2s67e777c6713e4355.jimcontent.com/download/version... · Web viewCác công nhân ờ các trại chăn nuôi heo, khi làm việc lâu ngày trong môi trường có NH3 có

PHẦN 2TỔNG QUAN

2.1. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CHUỒNG NUÔI2.1.1. Khái niệm về bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi

Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004): bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi là khoảng không khí bên trong chuồng nuôi, được cấu thành bởi các yếu tố vật lý bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, các yếu tố hóa học bao gồm thành phần của các chất khí và bụi, và các yếu tố sinh học, chủ yếu là các vi sinh vật. Các yếu tố này có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng qua lại với nhau. Sự thay đổi của một hay một vài yếu tố nào đó của bầu tiểu khí hậu sẽ dẫn đến sự thay đổi những yếu tố khác.2.1.2. Nhiệt độ môi trường trong chuồng nuôi

Ngoài yếu tố thời tiết, nhiệt độ trong chuồng nuôi bị ảnh hưởng bởi thiết kế chuồng, mật độ nuôi, độ ẩm không khí và độ thông thoáng. Nhiệt độ của bầu tiểu khí hậu tác động rất lớn đến sức khỏe và năng suất của vật nuôi.

Phản ứng của vật nuôi đối với nhiệt độ của môi trường được thực hiện thông qua quá trình điều hòa thân nhiệt, bao gồm quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Sự duy trì thân nhiệt ổn định ở động vật máu nóng phụ thuộc vào sự cân bằng giữa hai quá trình này.2.1.2.1. Phản ứng khi nhiệt độ môi trường cao

Sự thải nhiệt được thực hiện nhờ hệ thống mạch máu ở da giãn nở để gia tăng sự thoát nhiệt. Khi nhiệt độ môi trường cao hơn 31oC, sự giãn mạch da sẽ không còn gia tăng sự thải nhiệt, dẫn đến sự gia tăng thân nhiệt, trừ khi các biện pháp thải nhiệt khác được bắt đầu. Trong điều kiện nhiệt độ xung quanh tăng cao. Thải nhiệt bằng sự bốc hơi giữ vai trò rất quan trọng. Ở cừu, nhiệt độ trực tràng sẽ cao hơn bình thường khi nhiệt độ không khí là 32oC. Sự thở bằng miệng bắt đầu khi nhiệt độ trực tràng lên đến 41oC. Trừ khi ẩm độ không khí cao (trên 65%), cừu có khả năng chịu được nhiệt độ xung quanh cao tới khoảng 43oC trong nhiều giờ. Ờ bò và cừu, cả hai cơ chế thải nhiệt đổ mồ hôi và thở đều giữ vai trò quan trọng như nhau.

Tuyến mồ hôi và cơ chế tăng nhịp thở không phát triển ở heo. Do đó heo là loài chịu nóng kém nhất trong các loài động vật có vú. Nhiệt độ trực tràng bắt đầu tăng trên mức bình thường khi nhiệt độ không khí khoảng 30 – 32oC. Nếu độ ẩm không khí bằng hay cao hơn 65%, heo không thể chịu đựng được nhiệt độ 35oC trong một thời gian dài. Heo không thể chịu được nhiệt độ 40oC ở bất kỳ ẩm độ nào của không khí. Nhiệt độ trực tràng ờ 41oC là mức tới hạn, trong điều kiện này sự suy sụp có thể xảy ra.

Ở chim và gia cầm, sự thải nhiệt bằng bốc hơi xảy ra khi không khí lướt qua các túi khí. Khi nhiệt độ xung quanh tăng cao, chúng tăng nhịp thở và uống nhiều nước. Chúng khó có thể chịu được nhiệt độ không khí 38oC, trừ khi ẩm độ không khí dưới 75%. Nhiệt độ trực tràng 45oC lá múc giới hạn gà mái có thể chịu được.

Cảm nóng có thể xảy ra do nhiệt độ môi trường tăng cao, có thể do thời tiết, mật độ nuôi cao, thông thoáng kém làm cho sự thải nhiệt không hiệu quả. Các quá trình biến dưỡng sẽ giảm, vật nuôi biếng ăn và giảm năng suất. Nhiệt độ tới hạn trên của heo ở khoảng 28oC. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên 32oC, heo sẽ giảm tăng trọng. Khi nhiệt độ xung quanh cao hơn nhiệt độ tới hạn, tỷ lệ thụ tinh ở heo nái có thể

2

Page 3: PHẦN 2s67e777c6713e4355.jimcontent.com/download/version... · Web viewCác công nhân ờ các trại chăn nuôi heo, khi làm việc lâu ngày trong môi trường có NH3 có

giảm 30 – 80%. Khi thân nhiệt heo đực tăng lên 1oC, chất lượng tinh sẽ giảm và ảnh hưởng này có thể kéo dài trong 4 – 8 tuần sau đó. Heo nái phối với các heo đực giống này sẽ có tỷ lệ thụ thai giảm và số heo con còn sống trong lứa cũng giảm. Nhiệt độ không khí cao cũng làm chậm sự động dục, giảm tỷ lệ rụng trứng và tăng tỷ lệ chết phôi.

Cơ thể phản ứng với nhiệt độ xung quanh cao bằng cách giản mạch ngoại biên để tăng sự thải nhiệt qua da, đổ mồ hôi và thở dốc. Nếu điều kiện môi trường không được cải thiện, sự kéo dài quá mức các quá trình này có thể dẫn đến các rối loạn. Sự đổ mồ hôi và bốc hơi qua hơi thở tăng khiến cơ thể bị mất nước và chất điện giải, dẫn đến máu có thể bị cô đặc, ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu. Do đó, vật nuôi cần được cung cấp nước và chất điện giải đầy đủ. Sự tăng nhịp thở cũng dẫn đến sự giảm nồng độ CO2 trong máu dẫn đến rối loạn cân bằng acid – base. Bản thân vật nuôi cũng tìm cách chịu đựng như tăng nước uống, tăng quá trình thải nhiệt bằng cách đứng dưới vòi nước chảy, ngâm mình trong vũng nước hay bùn, tìm bóng râm,..v..v.. Nếu tình trạng nóng kéo dài, các rối loạn kể trên sẽ trở nên trầm trọng, quá trình điều hòa thân nhiệt không hoạt động có hiệu quả nữa, thân nhiệt tăng cao, vật nuôi có thể suy sụp và chết.

Bảng 2.1 : Nhiệt độ tối ưu đối với chuồng heo

Chuồng nuôi Nhiệt độ tối ưu Giới hạnoF oC oF oC

Nái nuôi conHeo sơ sinh3 tuần tuổi12 – 30 tuần30 – 50 tuần50 – 70 tuầnVỗ béoNái chửaĐực giống

609580807565606060

163527272418161616

50 – 7090 – 10075 – 8575 – 8570 – 8060 – 7050 – 7050 – 7050 – 70

10 – 2132 – 3824 – 2924 – 2921 – 2716 – 2110 – 2110 – 2110 – 21

(Phillips và Bickert, 2000)Cảm nắng xảy ra khi vật nuôi bị phơi dưới ánh nắng mặt trời gay gắt trong thời

gian dài. Tia hồng ngoại sẽ tác động lên trung khu thần kinh làm rối loạn quá trình điều hòa thân nhiệt.2.1.2.2.Các biện pháp khắc phục nhiệt độ môi trường cao

Ngoài việc xây dựng thiết kế chuồng trại thích hợp cho điều kiện khí hậu nóng, cần có mật độ nuôi nhốt và khẩu phần năng lượng thích hợp. Mái chuồng có thể phủ lớp cách nhiệt. Có thể thiết kế hệ thống phun nước định kỳ trên mái chuồng để làm giảm nhiệt độ. Trong chuồng có thể lắp hệ thống quạt. Có thể tăng số lần tắm cho gia súc trong ngày, đặc biệt là giữa trưa, khi nhiệt độ không khí cao nhất. Tuy nhiên việc tắm thường xuyên sẽ dẫn đến sự tăng lượng nước thải. Có thể lắp đặt hệ thống phun nước tự động trong chuồng, vào thời điểm nhiệt độ xung quanh cao có thể cho máy hoạt động khoảng 1 – 2 phút/lần, cách nhau khoảng 30 phút. Cũng có thể lắp đặt hệ thống phun sương trong chuồng để hạ nhiệt độ không khí. Tuy nhiên, hiệu quả của việc phun sương còn gây nhiều tranh cãi. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, phun sương sẽ làm tăng ẩm độ không khí, hạn chế quá trình thải nhiệt bằng bốc hơi qua mồ hôi và hơi thở. Đồng thời, ẩm độ không khí cao trong điều kiện nhiệt độ cao, có thể

3

Page 4: PHẦN 2s67e777c6713e4355.jimcontent.com/download/version... · Web viewCác công nhân ờ các trại chăn nuôi heo, khi làm việc lâu ngày trong môi trường có NH3 có

làm tăng sự phát triển và hoạt động của vi sinh vật phân hủy các chất thải trên nền chuồng, cũng như vi sinh vật gây bệnh. Giữa các dãy chuồng có thể trồng thêm cây cao hơn 2m để lấy bóng mát.

Đối với gia súc chăn thả, trên bãi chăn nên trồng cây cho bóng râm, hoặc xây các nhà rơm hay lá cho thú nghỉ ngơi vào buổi trưa. Cũng có thể đào các hố hay vũng nước cho gia súc ngâm mình, nhưng cần có các biện pháp thích hợp để phòng ngừa các bệnh ký sinh trùng lây nhiễm qua các vũng nước này.2.1.2.3. Phản ứng khi nhiệt độ môi trường thấp

Khi nhiệt độ xung quanh thấp, cơ thể cần phải đáp ứng bằng cách nào đó để ngăn sự hạ thấp thân nhiệt. Đầu tiên, quá trình điều hòa vật lý được vận dụng để làm giảm sự mất nhiệt. Nhưng sau đó, nếu quá trình này không đủ, sự sản sinh nhiệt sẽ gia tăng và được gọi là điều hòa hóa học.

Trước hết, động vật có thể phản ứng bằng cách giảm diện tích tiếp xúc của da đối với môi trường như cuộn người lại và dựng lông lên để gia tăng sự cách nhiệt. Vào mùa đông, lông có thể mộc dài hay rậm hơn. Sự phân hủy mỡ dưới da gia tăng. Sự co mạch ở da và các mô bề mặt xảy ra.

Khi nhiệt độ môi trường hạ thấp tới mức các biện pháp giữ nhiệt này không còn hiệu quả, cơ thể phải gia tăng sự sinh nhiệt. Mức nhiệt độ này gọi là nhiệt độ tới hạn thấp. Ngưỡng này thay đổi theo loài. Trong số các gia súc, trâu bò và cừu có ngưỡng nhiệt độ này thấp nhất, nên chịu lạnh giỏi nhất. Sự sinh nhiệt xảy ra chủ yếu ở cơ bắp, được biểu hiện qua sự run cơ. Ngoài ra, cơ chế sinh nhiệt còn xảy ra qua sự gia tăng quá trình chuyển hóa, được điều tiết bằng sự gia tăng tiết thyroxin hay các hormone tuyến thượng thận.

Trong mùa lạnh, tiêu tốn thức ăn sẽ tăng. Nếu tình trạng nhiệt độ xung quanh quá thấp kéo dài, sản lượng thịt, trứng, sữa sẽ giảm; heo con có thề ngưng bú và dễ bị tiêu chảy khi nhiệt độ môi trường dưới 15oC, và các biện pháp duy trì thân nhiệt ổn định có thể không còn hiệu quả, dẫn đến tình trạng thân nhiệt hạ thấp. Khả năng điều hòa thân nhiệt của vùng dưới đồi bị mất khi thân nhiệt hạ thấp hơn 29oC, và tim sẽ ngừng đập khi thân nhiệt còn 20oC.2.1.3. Ẩm độ không khí trong chuồng nuôi

Ẩm độ không khí giữ vai trò rất quan trọng trong cân bằng nhiệt của cơ thể. Không khí trong chuồng có độ ẩm cao hơn ngoài trời. Ðộ ẩm trong chuồng nuôi phụ thuộc vào mật độ thú, kiểu chuồng trại, tình trạng vệ sinh của chuồng nuôi. Hơi nước trong chuồng nuôi có nguồn gốc từ không khí bên ngoài đưa vào, từ hơi nước thoát ra từ cơ thể vật nuôi qua mồ hôi và hơi thở và từ sự bốc hơi của các chất trong nền chuồng như: chất độn chuồng, phân, nước tiểu. Sự bốc hơi nước vào không khí phụ thuộc vào ẩm độ không khí và tốc độ gió. Nên giữ độ ẩm trong chuồng nuôi gia súc, gia cầm khoảng 50 – 70%.

Ẩm độ không khí cao quá (trên 90%) sẽ làm vật nuôi khó chịu, mất cảm giác ngon miệng và giảm khả năng tiêu hóa. Từ đó, tăng trọng và năng suất sản xuất cũng như sức đề kháng sẽ bi ảnh hưởng. Ẩm độ cao tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh tồn tại và phát triển nhanh, kết hợp với việc vật nuôi sẽ giảm sức đề kháng, dịch bệnh sẽ dễ phát sinh. Vào những ngày mưa nhiều và ẩm ướt, tỷ lệ heo con tiêu chảy phân trắng tăng, tỷ lệ bệnh thấp khớp ở trâu bò tăng và nhiều dịch bệnh xảy ra. Ẩm độ không khí cao tạo điều kiện cho các phản ứng phân hủy các chất hữu cơ trên nền

4

Page 5: PHẦN 2s67e777c6713e4355.jimcontent.com/download/version... · Web viewCác công nhân ờ các trại chăn nuôi heo, khi làm việc lâu ngày trong môi trường có NH3 có

chuồng xảy ra nhanh, giải phóng các khí độc như NH3, H2S và các khí độc khác vào không khí. Ẩm độ cao trong điều kiện nhiệt độ không khí cao hay thấp đều bất lợi cho sức khỏe vật nuôi. Ẩm độ cao khi nhiệt độ cao sẽ hạn chế quá trình thải nhiệt bằng bốc hơi, vật nuôi dễ bị cảm nóng. Ngược lại, trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao sẽ làm tăng sự mất nhiệt cơ thể qua quá trình đối lưu, vật nuôi dễ bị cảm lạnh, dẫn tới dễ bị viêm phế quản, viêm phổi. Ẩm độ được coi là cao khi vươt quá 75%.

Ẩm độ không khí dưới 50% làm da và niêm mạc bị khô, nứt, do đó dễ bị nhiễm trùng. Đồng thời, lượng bụi trong không khí tăng cao do tăng quá trình phát tán bụi làm vật nuôi dễ mắc các bệnh đường hô hấp.2.1.4. Độ thông thoáng trong chuồng nuôi

Độ thông thoáng trong chuồng được quyết định bởi cách thiết kế chuồng như: hướng chuồng, độ cao mái, chiều dài và rộng, chiều cao và số lượng cửa, hệ thống quạt được lắp đặt,…Độ thông thoáng trong chuồng rất quan trọng, tác động mạnh mẽ đến sức khỏe và năng suất sản xuất. Trước tiên, nó ảnh hưởng đến quá trình điều hòa thân nhiệt qua sự thải nhiệt bằng đối lưu cũng như sự bốc hơi nước qua da và niêm mạc. Sự lưu thông không khí trong chuồng nuôi tốt sẽ giúp loại bỏ được hơi ẩm, bụi, mồ hôi , các khí độc và vi sinh vật trong không khí. Đồng thời, nó cũng cung cấp không khí sạch và phân phối không khí đồng đều. Tuy nhiên, vào mùa lạnh tốc độ gió trong chuồng nuôi lớn quá sẽ làm vật nuôi mất nhiều nhiệt, đặc biệt đối với thú non. Ngoài ra, tốc độ gió cao còn làm tăng sự khuếch tán bụi và mầm bệnh.2.1.5. Bụi trong không khí chuồng nuôi

Tác hại của bụi trong không khí chuồng nuôi thường không thể tách rời với ảnh hưởng của các vi sinh vật trong không khí. Bụi có thể gây các tổn thương cơ học hay hóa học do các chất khí hay các thành phần hữu cơ của bụi. Ví dụ: chúng có thể gây ngứa, khó chịu hay dị ứng khi bám trên da và niêm mạc, gây bít các lỗ chân lông và tuyến mồ hôi. Các tổn thương này có thể dẫn đến sự tấn công của vi sinh vật gây viêm nhiễm. Tác hại của bụi lên người chăn nuôi còn tuỳ thuộc vào sức khỏe của từng cá nhân. Những người có bệnh hay khiếm khuyết về niêm mạc mũi và họng, các bệnh hô hấp, thường bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Phản ứng đầu tiên đối với bụi là sự gia tăng tiết dịch nhờn, nhằm loại bỏ bụi khỏi đường hô hấp. Ho cũng là một phản ứng ban đầu để loại bỏ bụi. Tuy nhiên, sự tiếp xúc lâu dài với nồng độ bụi sẽ làm giảm số lượng các tế bào niêm mạc có lông. Cuối cùng các màng nhày bị teo và các tuyến nhờn bị suy kiệt. Bụi có thể kết hợp lại tạo thành các hạt trong phổi, ảnh hưởng đến chức năng phổi. Các tổn thương này sẽ dễ dàng dẫn đến sự nhiễm trùng thứ phát và gây viêm phổi mãn tính. Người ta tìm thấy một mối quan hệ giữa bệnh phổi và sự làm việc trong môi trường nông nghiệp có nhiều bụi. Các khảo sát cho thấy các triệu chứng như sốt, mệt mõi, khó thở, đau ngực, ho có đàm và biếng ăn thường bắt gặp ở những người làm việc liên tục hay thời vụ tại các trại chăn nuôi. Người ta thấy rằng, nấm mốc phát triển từ các loại ngũ cốc trong thức ăn hay cỏ khô được dự trữ lâu ngày hay được chế biến bảo quản tồi là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh hô hấp trên người chăn nuôi. Hầu hết các bệnh gây ra do bụi và vi khuẩn trong không khí là những bệnh mãn tính do tiếp xúc lâu ngày. Do đó để phòng ngừa người chăn nuôi nên hạn chế tiếp xúc bụi hoặc mang khẩu trang khi phải làm việc trong môi trường có nhiều bụi.

5

Page 6: PHẦN 2s67e777c6713e4355.jimcontent.com/download/version... · Web viewCác công nhân ờ các trại chăn nuôi heo, khi làm việc lâu ngày trong môi trường có NH3 có

Bảng 2.2 : Hàm lượng bụi trong không khí chuồng nuôi các loại gia súc gia cầmLoài vật nuôi Hàm lượng (mg/m3)

HeoBò sữaGà đẻ nuôi lồngGà thịt nuôi lồng

3 – 220,6

1 – 516,2

(Hartung, 1994)Bảng 2.3 : Sự định vị của bụi trên đường hô hấp

Kích thước hạt bụi Vị trí định vị7 - 11µm4,7 – 7 µm3,3 – 4,7 µm2,1 – 3,3 µm1,1 – 2,1 µm1,1 µm trở xuống

MũiThanh quảnKhí quản và phế quản cấp IPhế quản cấp IIPhế quản nhỏPhế nang

(Muller và Wieser, 1987)Triệu chứng chủ yếu trên gia súc gia cầm nuôi trong môi trường không khí có

hàm lượng bụi và vi sinh vật cao là nhiễm trùng đường hô hấp. Khi bụi trong không khí tăng cao, heo có biểu hiện ho, mỗ khám bệnh tích cho thấy phổi có những tổn thương, nhiều heo mắc bệnh viêm màng phổi – viêm phổi cấp tính. Cũng giống như trên người, tác hại của bụi trên vật nuôi chủ yếu kết hợp với ảnh hưởng của các khí độc và vi sinh vật. Một khảo sát cho thấy có một mối liên hệ chặt chẽ giữa vi khuẩn Escherichia coli trong không khí với các bệnh đường hô hấp trên gia cầm. Bụi và các chất lót chuồng được coi như là nguồn mang trùng. Harry (1964; trích dẫn bởi Muller và Wieser, 1987) đã tìm được 200000 – 800000 vi khuẩn E.coli trong 1g bụi trong một trại nuôi gà thịt. Nhìn chung, hầu hết các bệnh gây ra do bụi và vi sinh vật trong không khí đều xảy ra sau một thời gian tiếp xúc kéo dài. Rất khó xác định mới liên hệ giữa sự bắt đầu một bệnh nào đó với những nguyên nhân gây ra nó. Tuy nhiên không nghi ngờ gì cả khi nói rằng các bệnh sơ phát do vi khuẩn, virus hay mycoplasma sẽ trở nên trầm trọng hơn khi động vật mắc bệnh sống trong môi trường có hàm lượng bụi và vi khuẩn trong không khí cao.

Có nhiều biện pháp nhằm làm giảm hàm lượng bụi trong không khí chuồng nuôi. Trước hết nên chú ý cải thiện chất lương không khí chuồng nuôi. Ẩm độ không khí trong chuồng nuôi không nên thấp hơn 60%. Cần đảm bảo sự thông thoáng tốt và hợp lý, nó giúp loại bỏ bớt bụi trong chuồng nhưng không đưa bụi từ ngoài vào. Thức ăn nên trộn nước hay dầu. Cần hạn chế các hoạt động không cần thiết trong chuồng như rượt bắt hay cân đo vật nuôi trong chuồng. Nền chuồng cần được vệ sinh sạch sẽ nhằm loại bỏ vi sinh vật, các chất khí do sự phân hủy chất thải, cũng như những chất thải có thể bốc vào không khí. Mật độ nuôi và khoảng không gian cho gia súc gia cầm cũng phải được thiết kế hợp lý.2.1.6. Khí độc trong chuồng nuôi2.1.6.1. Khí ammoniac (NH3)

Amoniac dễ hòa tan trong nước nên dễ dàng gây kích ứng màng nhày niêm mạc, gây chảy nước mắt, nước mũi, co thắt thanh quản và ho. Trong trường hợp tiếp xúc lâu ngày có thể gây viêm phổi và hoại tử đường hô hấp. NH3 dễ dàng được hấp thu

6

Page 7: PHẦN 2s67e777c6713e4355.jimcontent.com/download/version... · Web viewCác công nhân ờ các trại chăn nuôi heo, khi làm việc lâu ngày trong môi trường có NH3 có

vào máu, tác động lên thần kinh gây nhức đầu, trong trường hợp nặng có thể gây hôn mê. Trong máu NH3 có thể bị ôxy hóa tạo NO2 gây methemoglobinemia.

Tác hại của NH3 thường kết hợp với bụi và vi sinh vật trong không khí. NH3

được hấp thu trên bụi, cùng bụi được hít vào đường hô hấp, gây kích ứng và mở đường cho các bệnh đường hô hấp cũng như sự tấn công của vi sinh vật.

Trên heo, nồng độ trên 10ppm của khí này trong không khí chuồng nuôi có thể làm gia tăng tỷ lệ ho; 50 – 100ppm làm giảm tăng trọng hàng ngày 12 – 30%; 61ppm gây giảm 5% lượng thức ăn được ăn vào. Nồng độ khí này cao cũng làm chậm sự dậy thì và ðộng hớn trên heo nái dự bị và gây hiện tượng cắn đuôi trên heo cai sữa. Heo nuôi trong môi trường có hàm lượng NH3 cao (nhưng không quá 50ppm) có tỷ lệ bệnh viêm phổi và viêm teo xương mũi cao.

Trên gà, nồng độ NH3 trong không khí vượt quá 30ppm có thể làm giảm sản lượng trứng và thịt, gia cầm sợ ánh sáng, ngứa mắt và có thể gây viêm mắt, gây hội chứng bệnh phổi trên gia cầm (Norén, 1987). Nồng độ NH3 trong không khí cao làm cho gia cầm dễ nhạy cảm với virus Newcastle. Một thí nghiệm cho thấy, khi cho gà tiếp xúc với virus gây bệnh Newcastle trong môi trường không khí có NH3, chỉ có 40% vật nuôi bị nhiễm bệnh; nhưng tỷ lệ này là 100% khi nồng độ khí này là 20ppm trong không khí. Nồng độ cao hơn 30ppm có thể làm tăng khả năng nhiễm virus Marek và Mycoplasma. Sự hiện diện của NH3 cũng làm tăng tính gây bệnh của E.coli trên đường hô hấp.

Các công nhân ờ các trại chăn nuôi heo, khi làm việc lâu ngày trong môi trường có NH3 có thể có những biểu hiện bệnh đường hô hấp như ho, nặng ngực, thở ngắn, thở khò khè, viêm phổi; nồng độ trên 25ppm có thể làm tăng khả năng mắc bệnh viêm khớp và áp xe.

Bảng 2.4 : Tác hại của ammonia trên người và heoNồng độ tiếp xúc Triệu chứng

Trên người6 – 20ppm trở lên100ppm trong 1 giờ400ppmtrong 21 giờ700ppm5000ppm10000ppm trở lên

Ngứa mắt, khó chịu ở đường hô hấpNgứa niêm mạcNgứa mắt, mũi, cổ họngLập tức ngứa mắt, mũi, cổ họngKhó thở và mau chóng ngạt thởTử vong

Trên heo50ppm

100ppmTrên 300ppm, tiếp xúc lâu

Giảm năng suất và sức khỏe, tiếp xúc lâu dễ sinh chứng viêm phổi và các bệnh đường hô hấpHắt hơi, chảy nước bọt, ăn không ngonThở gấp, thở không đều, co giật

(Barker & ctv., 2000)2.1.6.2. Khí hydrogen sulfide (H2S)

H2S là khí rất độc, sinh ra từ sự phân hủy yếm khí phân. Khí này có mùi trứng thối được nhận ra ở nồng độ 1ppm trở lên. Theo Viện Quốc Gia về An Toàn và Sức Khoẻ của Người Lao Động Hoa Kỳ, để đảm bảo an toàn cho người lao động làm việc 8 giờ/ngày nồng độ tối đa của H2S trong chuồng là 10ppm (Barker và ctv., 2000).

7

Page 8: PHẦN 2s67e777c6713e4355.jimcontent.com/download/version... · Web viewCác công nhân ờ các trại chăn nuôi heo, khi làm việc lâu ngày trong môi trường có NH3 có

Cơ chế gây độc chủ yếu là kích ứng màng nhầy, gây phù niêm mạc đường hô hấp và tích lũy K2S và Na2S; ức chế các men cytochrome oxidase, làm rối loạn các chuyển hoá tế bào, cuối cùng tác động lên thần kinh trung ương. H2S còn kết hợp với Fe trong hemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển ôxy của hợp chất này. Triệu chứng trúng độc như lừ đừ, khó thở, tím da, co giật. Cũng giống như khí ammonia, độ ẩm không khí cao sẽ phát huy tác hại của khí H2S (Norén, 1987).

Bảng 2.5 : Tác hại của khí H2S đối với người và heoNồng độ tiếp xúc Triệu chứng

Trên người10ppmTrên 20ppm, trong hơn 20 phút50 – 100ppm200ppm, trong 1 giờ500ppm, trong 30 phútTrên 600ppm

Ngứa mắtNgứa mắt, mũi, họngBuồn nôn, nôn mửa, tiêu chảyChoáng váng, thần kinh suy sụp, dễ bị viêm phổiNôn mửa, có trạng thái hưng phấn, bất tỉnhMau chóng tử vong

Trên heo20ppm, tiếp xúc liên tục

200ppm

Sợ ánh sáng, ăn không ngon, có biểu hiện thần kinh không bình thườngPhổi có thể bị thuỷ thủng, khó thở, bất tỉnh, chết

(Barker và ctv., 2000)2.1.7. Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi

Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi có nguồn gốc chủ yếu từ cơ thể vật nuôi, chất thải, thức ăn và chất lót chuồng. Số lượng vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi có thể từ 100 đến vài ngàn trong 1 lít không khí. Trên 80% vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi là các cầu khuẩn Staphylococci và Steptococci. Chúng có nguồn gốc từ đường hô hấp trên và da. Ngoài ra, có khoảng 1% là nấm mốc và nấm men, 0,5% là coliforms có nguồn gốc từ phân (Hartung, 1994). Trên thực tế, để đánh giá về mặt vi sinh vật học của không khí chuồng nuôi, người ta thường khảo sát số lượng khuẩn lạc (CFUs – colony-forming-units) có trong không khí. Số liệu này thay đổi theo loài vật nuôi và thiết kế của hệ thống chuồng trại. Số lượng vi sinh vật trong không khí chuồng gà cao nhất, và trong không khí chuồng nuôi trâu bò là thấp nhất (Muller và Wieser, 1987).

Số lượng vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mật độ nuôi, tuổi động vật, độ thông thoáng, nhiệt độ, ẩm độ và hàm lượng bụi. Ngoài ra, số liệu còn thay đổi tuỳ theo phương pháp và cách lấy mẫu. Chính vì sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là kỹ thuật lấy mẫu, mà cho tới nay chưa có một khuyến cáo nào về giới hạn đối với hàm lượng bụi và số lượng vi sinh vật trong không khí. Các vi sinh vật trong không khí có khả năng chịu được các điều kiện môi trường khác nhau. Trong không khí, vi sinh vật có thể tồn tại riêng lẻ hay kết hợp với nhau. Bụi có chứa rất nhiều vi sinh vật. Các vi khuẩn kết hợp với bụi sẽ bám trên các bề mặt như nền, vách chuồng, trên da, lông, hay niêm mạc động vật. Thời gian tồn tại của chúng thay đổi, tuỳ thuộc rất lớn vào các tính chất của cơ chất mà chúng bám lên như hàm lượng nước và các thành phần hóa học. Thời gian tồn tại của các vi sinh vật kết hợp với bụi trong không khí thường ngắn hơn các vi sinh vật đã bám trên các bề mặt. Thời gian tồn tại của coliforms thường ngắn hơn các cầu khuẩn Gram dương.

8

Page 9: PHẦN 2s67e777c6713e4355.jimcontent.com/download/version... · Web viewCác công nhân ờ các trại chăn nuôi heo, khi làm việc lâu ngày trong môi trường có NH3 có

Bảng 2.6 : Số lượng vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi các loài khác nhauLoài vật nuôi Số lượng vi sinh vật (CFU/L không khí)Trâu bòHeoGà thịtGà đẻ (chuồng lồng)Gà đẻ (chuồng nền)

58 – 212354 – 2000850 – 2983360 – 37811907 – 22044 (đến 1 triệu)

(Nguồn : Hartung, 1994) Bảng 2.7 : Khả năng tồn tại của một số vi sinh vật trong không khí chuồng nuôiVi sinh vật Ẩm độ tương đối

(%RH)Nhiệt độ(oC)

Thời gian tồn tại(phút)

Salmonella newbrunswickPseudomonas tularensisBrucella suisEscherichia coli (O:78)Pasteurella multocidaStaphylococcus albusStaphylococcus aureusMicrococcus luteus

7085555570505050 – 55

2124192221 – 34222222

3535371317726041292

(Nguồn : Hartung, 1994)Tác hại của vi sinh vật trong không khí thường kết hợp với bụi và các khí độc.

Phần lớn chúng là các vi sinh vật gây bệnh cơ hội. Có thể có một số vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là trong các ổ dịch bệnh. Nhiều tài liệu đã khẳng định không khí là đường truyền lây chủ yếu của nhiều bệnh do vi khuẩn và virus. Vi sinh vật trong không khí có thể làm suy giảm các cơ chế phòng vệ của cơ thể. Một khảo sát cho thấy 4,8% gia cầm được mổ khám có tim và gan bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh cơ hội có trong không khí (Muller và Wieser, 1987).

Nói chung hầu hết các bệnh do bụi và vi sinh vật trong không khí gây ra là các bệnh hô hấp mãn tính, do tiếp xúc trong một thời gian dài. Do đó khó có thể xác định mối quan hệ của một sự khởi đầu một bệnh và nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, rõ ràng rằng các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus hay mycoplasma sẽ trở nên trầm trọng hơn do nồng độ cao của bụi hay vi sinh vật trong không khí (Muller và Wieser, 1987).2.2. CÁCH KHỬ MÙI TRONG CHUỒNG TRẠI

Biện pháp đầu tiên nhằm làm giảm mồ hôi trong chuồng trại là duy trì hệ thông thoáng tốt và vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Các chế phẩm vi sinh vật đang được ứng dụng rộng rãi để phun trên chất lót chuồng hoặc trộn vào phân, nhằm tăng quá trình phân hủy hiếu khí, hạn chế quá trình phân hủy yếm khí sinh ra các khí có mùi hôi. Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm sinh học sử dụng các vi khuẩn lên men sinh acid được dùng trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm, nhằm cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, giảm pH môi trường trong ruột, ức chế nhóm vi sinh vật hoại sinh.

Bảng 2.8 : Tác hại của một số khí độc trên vật nuôiKhí Nồng độ (ppm) Thời gian tiếp Ảnh hưởng

9

Page 10: PHẦN 2s67e777c6713e4355.jimcontent.com/download/version... · Web viewCác công nhân ờ các trại chăn nuôi heo, khi làm việc lâu ngày trong môi trường có NH3 có

xúc (phút)NH3

H2S

40070017003000500010100200500

1400

---

3040

Liên tụcVài giờ

6030

Vài giây

Kích ứng họngKích ứng mắtHo, sùi bọt mépNgạt thởChết đột ngộtTăng nhịp tim, nhịp thởKích ứng mũi, mắtChoáng váng, nhức đầuBuồn nôn, bồn chồn, mất ngủ, bất tỉnh, chếtPhù phổi đột ngột, chết

(Muller, 1987)Bảng 2.9 : Khí có mùi trong chuồng và mức giới hạn

Khí Mùi Giới hạn (mg/L)Allyl mercaptanAmmoniaBenzyl mercaptanCrotyl mercaptanEthyl mercaptanEthyl sulfideHydrogen sulfideMethyl mercaptanMethyl sulfideSkatoleSulfur dioxideThiocresolThiophenol

Mùi tỏi, rất khó chịuMùi khaiMùi khó chịuMùi chồn hôiMùi bắp cải thốiMùi gây óiMùi trứng thốiMùi bắp cải thốiMùi rau cải thốiMùi phânMùi cay hăngMùi khét, mùi chồn hôiMùi thối rữa

0,000050,0370,000190,0000290,000190,000250,00110,00110,00110,00120,0090,00010,000062

(Sullivan, 1969; trích dẫn bởi Norén, 1987)Trong các hầm chứa phân, người ta có thể làm tăng quá trình ôxy hóa các chất

hữu cơ bằng cách thêm các chất ôxy hóa mạnh như (NH4)2S2O8 hay KMnO4, tuy nhiên rất tốn kém. Xây dựng các hố chứa phân có lắp đặt hệ thống khuấy trộn (bảo đảm lượng ôxy hòa tan khoảng 15%) có thể làm mất mùi phân heo trong vòng 7 ngày ở 40oC. Ngoài ra, phân còn có thể cho vào các hầm ủ yếm khí (biogas).

Để khử các mùi hôi trong không khí, người ta còn có thể chiếu các tia ozone hay tia tử ngoại vào không khí. Đối với hệ thống chuồng kín, không khí trong chuồng có thể được hút và xử lý qua các màng cacbon hoạt tính, màng silica gel (tuy nhiên, bụi có thể gây tắc nghẽn màng lọc này), màng sinh học (biofilters – như màng lọc đất, than bùn, cây, vi sinh vật), hoặc được hấp thu trong các bể nước, hay nước có hóa chất phản ứng với các chất này, hay có vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất khí này.

2.3. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC CHÂU Á2.3.1. Tình hình chăn nuôi trên thế giới

10

Page 11: PHẦN 2s67e777c6713e4355.jimcontent.com/download/version... · Web viewCác công nhân ờ các trại chăn nuôi heo, khi làm việc lâu ngày trong môi trường có NH3 có

Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn của nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn giene và đa dạng sinh học trên trái đất. 2.3.1.1. Số lượng vật nuôi

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm 2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con... Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm.

Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau: Về số lượng đàn bò nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, nhì Ấn Độ 172,4 triệu,

thứ ba Hoa kỳ 94,5 triệu, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu, thứ năm Ethiopia và thứ sáu Argentina có trên 50 triệu con bò.

Chăn nuôi trâu số một là Ấn Độ 106,6 triệu con (chiếm trên 58% tổng số trâu của thế giới), thứ hai Pakistan 29,9 triệu trâu, thứ ba Trung Quốc 23,7 triệu con, bốn Nepan 4,6 triệu con, thứ năm Egypt 3,5 triệu, thứ sáu Philippine 3,3 triệu con và Việt Nam đứng thứ 7 thế giới đạt 2,8 triệu con trâu.

Các cường quốc về chăn nuôi lợn của thế giới: số đầu lợn hàng năm số một là Trung Quốc 451,1 triệu con, nhì Hoa Kỳ 67,1 triệu, ba Brazin 37,0 triệu, Việt Nam đứng thứ 4 có 27,6 triệu con và thứ năm Đức 26,8 triệu con lợn.

Về chăn nuôi gà số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia 1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu và năm Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 thế giới.

Chăn nuôi Vịt nhất Trung Quốc có 771 triệu con, nhì Việt Nam 84 triệu, ba Indonesia 42,3 triệu, bốn Bangladesh 24 triệu và thứ năm Pháp có 22,5 triệu con Vịt.

Về số lượng vật nuôi của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ, Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam cũng là nước có tên tuổi về chăn nuôi: đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về heo, thứ 6 về số lượng trâu và thứ 13 về số lượng gà.2.3.1.2. Sản phẩm chăn nuôi

Thịt gia súc, gia cầm : Với số lượng vật nuôi như trên, tổng sản lượng thịt sản xuất năm 2009 của thế giới trên 281 triệu tấn, trong đó thịt trâu chiếm 3,30 triệu tấn, thịt bò 61,8 triệu, thịt dê 4,9 triệu tấn, thịt cừu 8,1 triệu tấn, thịt lợn 106 triệu tấn, thịt gà 79,5 triệu tấn, thịt vịt 3,8 triệu tấn và còn lại là các loại thịt khác như thỏ, ngựa, lạc đà, lừa...Cơ cấu về thịt của thế giới nhiều nhất là thịt lợn chiếm 37,7%, thịt gà 28,5%, thịt bò 22,6% tổng sản lượng thịt, còn lại 12,7% là thịt dê, cừu, ngựa , trâu, vịt và các vật nuôi khác.

Nếu dân số của thê giới hiện nay trên 6,7 tỷ người thì bình quân về số lượng thịt trên đầu người là khoảng 41,9 kg/người/năm, trong đó các nước phát triển  đạt trên 80 kg/người/năm và các nước đang phát triển đạt khoảng 30 kg/người/năm.

Các cường quốc về sản lượng thịt bò năm 2009: Thứ nhất Hoa Kỳ sản xuất 11,9 triệu tấn năm, nhì Trung Quốc 6,1 triệu tấn, ba Argentina 2,8 triệu tấn, bốn Australia

11

Page 12: PHẦN 2s67e777c6713e4355.jimcontent.com/download/version... · Web viewCác công nhân ờ các trại chăn nuôi heo, khi làm việc lâu ngày trong môi trường có NH3 có

2,8 triệu tấn và năm Liên Bang Nga 1, 7 triệu tấn/năm. Về thịt trâu nhất Ấn Độ 1.427,4 tấn, nhì Parkistan 738 tấn, ba Trung Quốc 309,4 tấn, bốn Nêpan 156,6 tấn và năm Việt Nam 105,5 tấn/năm. Về thịt lợn thứ nhất là Trung Quốc 49,8 triệu tấn, thứ hai Hoa Kỳ 10,4 triệu tấn, thứ ba Đức 5,2 triệu tấn, thứ tư Brazin 4,29 triệu tấn, thứ năm Tây Ban Nha 3,29 triệu tấn, thứ 6 Việt Nam 2,55 triệu tấn. Về thịt gà nhất Hoa Kỳ 16,3 triệu tấn, nhì Trung Quốc 11,4 triệu tấn, ba Brazin 9,9 triệu tấn, bốn Liên Bang Nga 2,3 triệu tấn và năm Iran 1,6 triệu tấn thịt/năm.

Về sản lượng thịt thế giới các cường quốc về sản xuất thịt là Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ, Brazin, Argentina, Đức và Nga, còn về lĩnh vực này của thế giới thì Việt Nam đứng thứ năm về thịt trâu và thứ sáu về thịt lợn.

Sữa tươi: Tổng sản lượng sữa của thế giới năm 2009 là 696,5 triệu tấn trong đó sữa bò là chủ yếu chiếm 580 triệu tấn sau đó là sữa trâu 90,3 triệu tấn, sữa dê 15 triệu tấn, sữa cừu 8 triệu tấn và sữa lạc đà trên 1,6 triệu tấn. Cơ cấu sữa bò chiếm 83%, sữa trâu 13 %, còn lại 4% là sữa dê, cừ và lạc đà.

Bình quân tiêu dùng sữa trên đầu người/năm của thế giới là 103,9 kg/người, trong đó các nước đang phát triển đạt 66,9kg/người/năm và các nước phát triển đạt 249,6 kg/người/năm. Sản phẩm chăn nuôi của thế giới có tốc độ tăng trưởng chậm 0,5-0,8% năm.

Mười cường quốc về sản xuất sữa trên thế giới thứ nhất là Ấn Độ 106,1 triệu tấn/năm chiếm trên 1/7 sản lượng sữa toàn cầu, thứ nhì là Hoa Kỳ 84,1 triệu tấn, thứ ba Trung Quốc trên 39,8 triệu tấn, thứ tư là Pakistan 32,2 triệu tấn, thứ năm là Liên Bang Nga 32,1 triệu tấn và thứ sáu là Đức 28,2 triệu tấn/năm, thứ bảy là Brazin 27,08 triệu tấn, thứ tám là Pháp trên 25,2 triệu tấn, thứ chín là New Zealand trên 15,8 triệu tấn và thứ mười là Anh 14,0 triệu tấn.

Trứng gia cầm: Tổng sản lượng trứng của thế giới năm 2009 là 67,4 triệu tấn, bình quân đầu người năm là 9,98 kg trứng. Mười cường quốc sản xuất trứng trên thế giới: thứ nhất là Trung Quốc 25,6 triệu tấn /năm chiếm trên 40% tổng sản lượng trứng của toàn cầu, thứ nhì là Hoa kỳ 5,3 triệu tấn năm, thứ ba Ấn Độ 2,67 triệu tấn, thứ tư là Nhật 2,5 triệu tấn, thứ năm là Mexico 2,29 triệu tấn, thứ sáu là Liên Bang Nga 2,1 triệu tấn, thứ bảy là Brazin 1,85 triệu tấn, thứ tám là Indonesia 1,38 triệu tấn thứ chín là Pháp 878 tấn và thứ mười là Thổ Nhĩ Kỳ 795 tấn.2.3.2. Tình hình chăn nuôi khu vực châu á2.3.2.1. Số lượng vật nuôi

Theo số liệu thống kê của FAO năm 2009, tổng đàn trâu của Châu Á là 176,7 triệu con chiếm 97% trâu của thế giới, tổng đàn bò 407,4 triệu con, dê 415,2 triệu con, cừu 345,1 triệu con, ngựa 123 triệu con, lợn 534,3 triệu con, gà 9101,3 triệu con và  vịt 953 triệu con.

Năm nước có số lượng trâu lớn nhất của Châu Á là Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Nêpan và Philippine.

Năm nước có số lượng bò lớn nhất Châu Á là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh và Indonesia. Năm nước có số lượng dê lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Mogolia và Indonesia. Năm nước có số lượng cừu lớn nhất Châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Turkey và Indonesia. Năm nước có số lượng ngựa lớn nhất Châu Á là Trung Quốc, Mônglia, Kazakhastan, Pakistan và Indonesisa.

12

Page 13: PHẦN 2s67e777c6713e4355.jimcontent.com/download/version... · Web viewCác công nhân ờ các trại chăn nuôi heo, khi làm việc lâu ngày trong môi trường có NH3 có

Năm nước có số lượng lợn lớn nhất Châu Á là Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Philippine và Nhật. Năm nước có số lượng gà lớn nhất Châu Á là Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Iran và Pakistan. Và năm nước có số lượng vịt lớn nhất Châu Á Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Bangladesh và Thái Lan.2.3.2.2. Tổng sản phẩm chăn nuôi

Theo số liệu của FAO năm 2009 tổng sản lượng thịt, trứng, sữa gia súc gia cầm của Châu Á như sau:

Sản lượng thịt: Tổng sản lượng thịt của Châu Á là 116,4 triệu tấn  trong đó thịt trâu là 3.033,9 nghìn tấn, tương tự thịt bò 11.879,3 nghìn tấn, thịt dê 3.131,4 nghìn tấn, thịt cừu 3.609,3 nghìn tấn, thịt ngựa 331,8 nghìn tấn, thịt lợn 58.695,3 nghìn tấn, thịt gà 21.287,1 nghìn tấn và thịt vịt 2.884,9 nghìn tấn. Cơ cấu về các loại thịt của Châu Á: thịt lợn chiếm trên 50,3%, thịt gà chiếm 18,21%, thịt bò chiếm 10,13% còn lại thịt dê chiếm 3,09%, thịt cừu 2,66%, trâu 2,57% và vịt chiếm 2,40% tổng sản lượng thịt. 

Năm nước có nhiều thịt trâu nhất ở Châu Á: thứ nhât là Ấn Độ 1,4 triệu tấn, thứ hai Pakistan 738 nghìn tấn, thứ ba là Trung Quốc 309,4 ngìn tấn, thứ tư là Nêpan 156,6 ngìn tấn, thứ năm là Việt Nam 105,5 nghìn tấn.

 Năm nước có nhiều thịt bò nhất ở Châu Á: thứ nhất Trung Quốc 6,1 triệu tấn, thứ hai Ấn Độ 885,8 nghìn tấn, thứ ba Pakistan 703 nghìn tấn, thứ tư  Uzbekistan 622,7 nghìn tấn, thứ năm  Nhật bản 517 nghìn tấn.

Năm nước có nhiều thịt lợn nhất ở Châu Á: thứ nhât Trung Quốc 48,8 triệu tấn, thứ hai Việt Nam 2,5 triệu tấn, thứ ba Philippine 1,7 triệu tấn, thứ tư  Nhật bản 1,3 triệu tấn, thứ năm Thái Lan 755,7 nghìn tấn.

Năm nước có nhiều thịt gà nhất ở Châu Á: thứ nhât Trung Quốc 11,4 triệu tấn, thứ hai Iran 1,6 triệu tấn, thứ ba Indonesia 1,4 triệu tấn, thứ tư Nhật Bản 1,39 triệu tấn, thứ năm Turkey 1,29 triệu.

Nước có số lượng thịt, trứng và sữa tiêu dùng lớn nhất năm 2009 là các nước Ả Rập: thịt 285 kg, sữa 352 kg và trứng 140 quả. Các nước như Hàn Quốc, Nhật, Iran, Malaysia và Singapore có nền kinh tế phát triển, tổng thu nhập quốc dân - GDP cao, có số lượng thịt bình quân đầu người/năm từ 50-60kg

Sữa tươi: Tổng sản lượng sữa của Châu Á năm 2009 là 250,8 triệu tấn, với số lượng dân số trên 4,166 tỷ người bình quân sữa trên người /năm là 60,2 kg.

Các nước sản xuất sữa lớn nhất Châu Á số một là Ấn Độ với tổng sản lượng sữa 110,5 triệu tấn/năm (trên 50% sản lượng sữa của Ấn Độ là sữa trâu) tiếp theo nước có sản lượng sữa thứ nhì là Trung Quốc 40,5 triệu tấn, thứ ba là Pakistan 34,3 triệu tấn, thứ tư là Thổ Nhĩ kỳ 12,5 triệu tấn và thứ năm là Nhật Bản 7,9 triệu tấn sữa năm. Su hướng về sản phẩm sữa cho thấy tốc độ phát triển sữa của Châu Á hàng năm cao hơn các châu lục khác.

Qua số liệu về sản xuất sữa của Châu Á cho thấy tổng sản lượng sữa chiếm trên 35,7% sản lượng sữa của thế giới. Tuy nhiên bình quân về sản lượng sữa của Châu Á mới đạt khoảng 60% bình quân của thế giới là trên 102 kg/người/năm.

Dự báo về chăn nuôi Châu Á nói riêng và chăn nuôi thế giới nói chung báo sẽ tiếp tục phát triển và tăng trưởng nhanh trong thời gian tới không chỉ về số lượng vật nuôi mà còn về chất lượng sản phẩm chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và tăng dân số trên trái đất. Vấn đề vệ sinh an tòan thực phẩm và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi sẽ được toàn xã hội quan tâm hơn nữa từ

13

Page 14: PHẦN 2s67e777c6713e4355.jimcontent.com/download/version... · Web viewCác công nhân ờ các trại chăn nuôi heo, khi làm việc lâu ngày trong môi trường có NH3 có

trang trại đến bàn ăn. Quản lý, kiểm soát chất thải vật nuôi để bảo vệ môi trường chăn nuôi và môi trường sống cho con người là vấn để không phải chỉ ở phạm vi quốc gia mà trên toàn cầu. Một vấn đề khác đang đặt ra là phát triển chăn nuôi phải thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu do sự ấm lên của trái đất đang là thách thức cho nhiều quốc gia có nhiều nguy cơ nhất trong đó có Việt Nam. 

14