75
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ----------- ---------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN TRẠI NUÔI HEO SINH HỌC CHẤT LƯỢNG CAO ĐỊA ĐIỂM : ĐƯỜNG MẬU THÂN, KHÓM 5, PHƯỜNG 9, TP.CÀ MAU CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN CÁT TƯỜNG CÀ MAU Tp.Hồ Chí Minh, tháng 5 Cà Mau, tháng 5 năm 2014

Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do –Hạnh phúc

----------- ----------

BÁO CÁONGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN

TRẠI NUÔI HEO SINH HỌCCHẤT LƯỢNG CAO

ĐỊA ĐIỂM : ĐƯỜNG MẬU THÂN, KHÓM 5, PHƯỜNG 9, TP.CÀ MAUCHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN CÁT TƯỜNG CÀ MAU

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2014

Cà Mau, tháng 5 năm 2014

Page 2: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do –Hạnh phúc

----------- ----------

BÁO CÁONGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN

TRẠI NUÔI HEO SINH HỌCCHẤT LƯỢNG CAO

CHỦ ĐẦU TƯCÔNG TY CỔ PHẦN CÁT TƯỜNG

CÀ MAU (Tổng Giám đốc)

ĐƠN VỊ TƯ VẤNCÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ

THẢO NGUYÊN XANH(Phó Tổng Giám đốc)

ÔNG. TÔ VĂN XÉN BÀ. NGUYỄN BÌNH MINH

Cà Mau, tháng 5 năm 2014

Page 3: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................................................11.1. Giới thiệu về chủ đầu tư...............................................................................................................11.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.........................................................................................................11.3. Căn cứ pháp lý..............................................................................................................................2

CHƯƠNG II: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN...............................................................................................42.1. Phân tích môi trường dự án.........................................................................................................4

2.1.1. Môi trường kinh tế...............................................................................................................42.1.2. Môi trường xã hội.................................................................................................................42.1.3. Môi trường chính trị và luật pháp........................................................................................42.1.4. Môi trường tự nhiên.............................................................................................................42.1.5. Môi trường công nghệ..........................................................................................................42.1.6. Chính sách của nhà nước......................................................................................................4

2.2. Thực trạng hiện nay......................................................................................................................52.3. Lý do lựa chọn mô hình chăn nuôi an toàn sinh học.................................................................5

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN.........................................................................................................73.1. Địa điểm đầu tư dự án..................................................................................................................73.2. Hạng mục đầu tư...........................................................................................................................73.3. Tiến độ thực hiện dự án................................................................................................................8

CHƯƠNG IV:KẾ HOẠCH DỰ ÁN.........................................................................................................94.1. Rủi ro kinh doanh.........................................................................................................................9

4.1.1. Nguồn cung cấp không đảm bảo..........................................................................................94.1.2. Nguồn tiêu thụ......................................................................................................................94.1.3. Dịch bệnh.............................................................................................................................9

4.2. Kế hoạch hoạt động......................................................................................................................94.2.1. Nguồn cung ứng con giống cho dự án.................................................................................94.2.2. Phương án kinh doanh trong tương lai...............................................................................104.2.3. Chiến lược cạnh tranh........................................................................................................104.2.4. Chiến lược Marketing........................................................................................................10

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT............................................................................................115.1. Nguyên tắc của chăn nuôi an toàn.............................................................................................11

5.1.1. Giữ đàn vật nuôi trong môi trường được bảo vệ................................................................115.1.2. Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn vật nuôi.............................................................115.1.3. Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi.....................................................................115.1.4. Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng.................................................11

5.2. Xây dựng chuồng trại.................................................................................................................115.2.1. Nguyên tắc xây dựng chuồng trại......................................................................................115.2.2. Xây dựng nền đệm lót........................................................................................................115.3. Kỹ thuật ủ men thức ăn......................................................................................................12

5.4. Kỹ thuật chăn nuôi lợn (heo) nái...............................................................................................14

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang i

Page 4: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

5.4.1. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn (heo) nái..............................................................................145.4.2. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) hậu bị..............................................................................155.4.3. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) nái chửa..........................................................................175.4.4. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) nái đẻ, và lợn (heo) con..................................................18

5.5. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn (heo) thịt.....................................................................................215.5.1. Đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật đối với lợn (heo) nuôi thịt..................................................215.5.2. Mục tiêu nuôi dưỡng..........................................................................................................215.5.3. Nhập lợn (heo)....................................................................................................................215.5.4. Cách cho ăn, uống..............................................................................................................22

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...................................................................246.1. Đánh giá tác động môi trường...................................................................................................24

6.1.1. Giới thiệu chung.................................................................................................................246.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường..................................................................24

6.2. Các tác động của môi trường.......................................................................................................246.2.1. Trong quá trình xây dựng...................................................................................................256.2.2. Trong giai đoạn sản xuất....................................................................................................25

6.3. Kết luận........................................................................................................................................26

CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN...................................................................................277.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư.........................................................................................................277.2. Nội dung tổng mức đầu tư..........................................................................................................27

7.2.1. Nội dung.............................................................................................................................277.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư....................................................................................................297.2.3 Vốn lưu động.......................................................................................................................29

CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN.......................................................308.1. Kế hoạch đầu tư..........................................................................................................................308.2. Nguồn vốn thực hiện dự án........................................................................................................308.3. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay.......................................................................31

CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH...........................................................................359.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán.....................................................................................359.2. Tính toán chi phí chăn nuôi.......................................................................................................35

9.2.1. Chi phí thức ăn...................................................................................................................359.2.2. Chi phí chăm sóc................................................................................................................369.2.3. Chi phí vận chuyển.............................................................................................................36

9.3. Doanh thu từ dự án.....................................................................................................................369.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án....................................................................................................389.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội.............................................................................................42

CHƯƠNG X: KẾT LUẬN......................................................................................................................4310.1. Kết luận......................................................................................................................................4310.2. Kiến nghị....................................................................................................................................43

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang ii

Page 5: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Mã số doanh nghiệp : 2001153997 Đăng ký lần đầu : 14/4/2014 Người đại diện : Tô Văn Xén Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở : Đường Mậu Thân, Phường 9, Thành phố Cà Mau Vốn điều lệ : 3,000,000,000 đồng (Ba tỷ đồng) Ngành nghề KD : Chăn nuôi

1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án : Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao Địa điểm đầu tư : Đường Mậu Thân, khóm 5, phường 9, thành phố Cà Mau Diện tích khu đất : 1.5ha Mô hình chăn nuôi : Chăn nuôi an toàn sinh học. Đây là các biện pháp kỹ thuật nhằm

ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái. Đối tượng phục vụ : Để đáp ứng nhu cầu lượng thịt ngày một tăng của thị trường trong

và ngoài tỉnh. Dự án xác định rõ đối tượng phục vụ là các lò mổ nằm trên địa bàn tỉnh cũng như các tỉnh lân cận, với phương châm “mang nguồn thực phẩm sạch cho cộng đồng”, đồng thời thực hiện mục tiêu hạn chế ô nhiễm môi trường, giúp bà con nông dân chăn nuôi xóa đói giảm nghèo. Quy mô dự án :

Giai đoạn 1: xây chuồng trại với 40 chuồng x 20m2/chuồng, với tổng diện tích xây dựng là 1.500m2, bắt đầu từ Quý II/2014

Giai đoạn 2: quy mô xây dựng 80 chuồng x 20m2/chuồng. Với tổng diện tích 4.000m2, xây dựng vào tháng 4/2015.

Giai đoạn 3: với quy mô 40 chuồng x 20m2/chuồng, xây dựng vào tháng 3/2016 Giai đoạn 4: 40 chuồng x 20m2/chuồng, xây dựng vào tháng 10/2016.

Mục tiêu đầu tư : Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao quy mô 3,000 con có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng. Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư; không những thế còn giúp bà con nông dân có thể ứng dụng công nghệ chăn nuôi mới, đạt năng suất và hiệu quả cao. Hình thức đầu tư : Do chủ đầu tư bỏ vốn một phần và vay ngân hàng tỉnh Cà Mau.

Thuê lao động theo quy đinh của pháp luật trên nguyên tắc cùng có lợi. Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án

do chủ đầu tư thành lập. Tổng mức đầu tư : 23,154,515,000 đồng (Hai mươi ba tỷ, một trăm năm mươi bốn

triệu, năm trăm mười lăm ngàn đồng) Vốn chủ đầu tư : chiếm 30% tổng đầu tư tương ứng với số tiền 6,946,355,000 đồng

(Sáu tỷ, chín trăm bốn mươi sáu triệu, ba trăm năm mươi lăm ngàn đồng).

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 1

Page 6: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Vốn vay : chiếm 70% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng số tiền cần vay là 16,208,161,000 đồng (Mười sáu tỷ, hai trăm lẻ tám triệu, một trăm sáu mươi mốt ngàn đồng) của ngân hàng. Vòng đời của dự án : 15 năm và dự tính từ tháng 9 năm 2014 dự án sẽ đi vào hoạt động;

1.3. Căn cứ pháp lýBáo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau : Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN

Việt Nam; Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu

tư xây dựng công trình. Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu

nhập doanh nghiệp; Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành

Luật Thuế giá trị gia tăng; Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo

vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;

Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc sửa, đổi bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;

Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 2

Page 7: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;

Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;

Nghị định số 08/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín

dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 03/2000 NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính Phủ về phát triển trang trại; Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và

quản lý chi phí khảo sát xây dựng; Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh

dự toán xây dựng công trình; Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và

quản lý chi phí khảo sát xây dựng; Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự

án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, ban hành, quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

Quyết định số 225/1999/QĐ/TTg ngày 10/12/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi và giống cây nông nghiệp;

Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ tùng ống, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;

Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;

Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình;

Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế trang trại của nhân dân tỉnh Cà Mau;

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 3

Page 8: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

CHƯƠNG II: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN

2.1. Phân tích môi trường dự án2.1.1. Môi trường kinh tế Từ trước đến nay thịt lợn (heo) luôn là một loại thức ăn thông dụng, phù hợp với nhu cầu

dinh dưỡng, khi thu nhập của người dân tăng lên, đời sống đã được cải thiện, mọi người đều có nhu cầu nâng cao chất lượng bữa ăn gia đình và nhu cầu về các loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm cũng được nâng cao trong đó có thịt lợn (heo).

2.1.2. Môi trường xã hộiCùng với sự phát triển kinh tế, sự biến đổi về khí hậu, môi trường sống ngày càng bị đe

dọa cùng với sự biến đổi về các yếu tố xã hội ngày càng có tác động mạnh mẽ như tỷ lệ sinh đẻ, sự tự hóa hoặc lão hóa của dân số, quy mô gia đình…

2.1.3. Môi trường chính trị và luật phápNước ta được coi là nước có nền chính trị ổn định nhất ở châu Á cũng như trên toàn thế

giới, đây là một điều hết sức thuận lợi khuyến khích mọi người dân yên tâm tham gia làm kinh tế, tuy nhiên các hoạt động kinh tế này phải tuân theo các quy định của nhà nước như về thuê mướn nhân công, thuế, bảo vệ môi trường ….

2.1.4. Môi trường tự nhiênHiện nay Đảng và Nhà nước đang có chính sách giao đất giao rừng cho từng hộ gia đình

quản lý, do đó ta có thể tận dụng được những khu đất bằng phẳng ở dưới chân đồi hoặc đối với khu vực miền Tây đặc biệt là Cà Mau ta có thể tận dụng vườn làm kinh tế, khai thác những tiềm năng sẵn có của vùng, mang lại giá trị kinh tế cao.

2.1.5. Môi trường công nghệNgày nay yếu tố công nghệ được coi là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh, thay đổi về

công nghệ có thể cho ta thu được lợi nhuận rất cao và đặt biệt là các công nghệ mới có phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, đòi hỏi nhiều yếu tố: xã hội, môi trường, sinh thái, chất lượng,... Vì vậy chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ những cơ sở đi trước về phương pháp chọn giống phù hợp, chuồng trại, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi như thế nào để thu được chất lượng thịt tốt, chống ô nhiễm môi trường, năng suất và trọng lượng cơ thể lợn (heo) được cải thiện và có hiệu quả cao.

2.1.6. Chính sách của nhà nướcTrong những năm trở lại đây nhà nước đã cố gắng rất nhiều trong việc đẩy mạnh phát triển

kinh tế ở các vùng sâu,vùng xa, vùng có những khó khăn, bằng các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, hỗ trợ sản xuất, đã tạo điều kiện cho người dân mạnh dạn làm giàu.

Nhà nước đã hình thành ngân hàng phục vụ người nghèo đảm bảo hầu hết số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn có thể vay vốn để sản xuất kinh doanh. Tăng cường quy mô cho vay, trả lãi ưu đãi, cơ chế vay phù hợp.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 4

Page 9: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

2.2. Thực trạng hiện nayXuất phát từ nhu cầu tiêu dùng thịt của thị trường ngày một tăng cao, trong khi đó người

dân trong vùng chỉ đáp ứng được khoảng từ 60% đến 70% thịt mỗi ngày, cho thấy lượng thịt thiếu so với nhu cầu thị trường là rất lớn, nguyên nhân chính là cung cấp lượng thịt hơi cho các lò mổ không đủ.

Bên cạnh đó do mức sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao thêm, đòi hỏi lượng thịt mỗi ngày cũng phải tăng theo để đảm bảo dinh dưỡng, chất đạm, chất béo và an toàn thực phẩm cho người dân. Đặc biệt tỉnh Cà Mau nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung, nhu cầu chăn nuôi của bà con rất cao, nhưng vì ảnh hưởng môi trường xung quanh, nguồn lương thực sẵn có còn để lãng phí rất nhiều, nguồn vốn còn hạn chế,... Do đó đây là lý do để chủ đầu tư chúng tôi thực hiện dự án.

2.3. Lý do lựa chọn mô hình chăn nuôi an toàn sinh họcNhững năm gần đây, môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau ta nói riêng và cả nước nói chung

xuống cấp nặng, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người nông dân khi mà ngành chăn nuôi phát triển và hình thành các khu chăn nuôi tập chung theo quy mô lớn. Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2012 cho thấy, hàng năm có khoảng 80 triệu tấn phân, 60 triệu tấn nước tiểu từ vật nuôi. Và vì thiếu nơi chôn lấp, thu gom do đó người dân thường chọn ao, hồ, kênh, mương, ven thôn xóm...để đổ, xả tràn lan. Bên cạnh đó việc thu gom, xử lý rác thải và chất thải trên địa bàn tỉnh hiện nay còn hạn chế. Việc xử lý môi trường trong chăn nuôi rất quan trọng, ở nước ta cũng đang tồn tại rất nhiều công nghệ xử lý các chất thải này. Một trong những công nghệ phải kể tới, công nghệ khí sinh học, công nghệ khí ngược dòng, vi sinh vật, hóa chất... trong đó có công nghệ mới là ĐLSH (đệm lót sinh học).

Nguyên liệu để làm ĐLSH là các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột bắp, bã sắn hoặc có thể tận dụng phần rau, cải, cây trồng dư thừa của miền Tây … Đệm lót làm nền chuồng nuôi sẽ thay cho nền bê tông như truyền thống. Các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển trong mùn cưa sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân gia súc gia cầm thải ra. Thời gian để phân giải nước tiểu mất khoảng 3 giờ, còn phân trong vòng 2 – 3 ngày. Do đó, giảm đáng kể mùi hôi thối của phân, giảm ruồi muỗi, tạo môi trường thông thoáng cho lợn phát triển khỏe mạnh và chống ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến đời sống của con người. Đặc biệt, protein vi sinh vật tạo ra trong mùn cưa của đệm lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái cho lợn. Khi được phân giải, các chất dinh dưỡng trong phân lợn sẽ chuyển hóa thành protein của vi sinh vật có lợi. Khi lợn dũi mùn cưa sẽ nhai nuốt nguồn protein này vào. Các vi sinh vật có lợi sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa của lợn tốt hơn. Theo kết quả đánh giá, phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn. Việc tiêu hóa tốt còn làm tăng khả năng hấp thu axit amin nên làm tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt lợn và trọng lượng lợn cũng tăng 5% so với chăn nuôi thông thường. Đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho heo uống nước bằng vòi nước tự động. Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa và dọn chuồng. Với phương pháp này một lao động có thể nuôi được 800 con lợn. Ngoài ra phần phân và đệm lót sau 2 đến 5 năm sẽ tái sử dụng cho trồng cây, cung cấp phân sinh học xanh, sạch và chất lượng cao.

Tóm lại, trong quá trình chăn nuôi, người dân có thể tiết kiệm được 60-80% lượng nước; 60% chi phí lao động; giảm 20% chi phí thức ăn … Một phần về dịch bệnh cũng giảm và đặc biệt là có ý nghĩa lớn đối với vệ sinh môi trường, an toàn sinh học. Đây là mô hình phù hợp với

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 5

Page 10: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

hiện nay, chống ô nhiễm môi trường, không gây mùi hôi thối xung quanh, tận dụng triệt để nguồn lương thực sẵn có của địa phương (phần rau, cải, cây trồng dư thừa ở miền Tây), đơn giản và dễ làm. Mô hình này được Đảng và Nhà nước đã và đang khuyến khích phát triển trên cơ sở ưu đãi về vốn vay. Là đơn vị tiên phong tại tỉnh Cà Mau, chúng tôi sẽ đầu tư mô hình ĐLSH này vào trạu chăn nuôi heo và đây sẽ là mô hình mẫu để cho các hộ gia đình học hỏi noi theo tại tỉnh Cà Mau nhằm thay thế cho phương pháp nuôi truyền thống của nông dân miền Tây đồng thời tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

2.4. Ý nghĩa dự án mang lạiGóp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập đồng thời tận dụng những loại

lương thực thừa có sẵn trong nông nghiệp như: rau, bắp, sắn, cám gạo,… đặc biệt nguồn phân lợn (heo) sau khi thải ra đã được xử lý bằng men sinh học, hạn chế trên 95% mùi hôi thối, có thể dùng làm phân sinh học trồng cây, góp phần cải thiện môi trường sinh thái trong sạch. Tuy mô hình chưa được đi sâu vào cộng đồng, nhưng với quyết tâm, chúng tôi hi vọng mô hình sẽ được đông đảo bà con hưởng ứng và được quý cơ quan nhà nước hỗ trợ cùng nhau phát triển.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 6

Page 11: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN

3.1. Địa điểm đầu tư dự ánDự án “Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao” được đầu tư tại đường Mậu Thân, khóm 5,

phường 9, thành phố Cà Mau.

Hình: Vị trí đầu tư

3.2. Hạng mục đầu tư Giai đoạn 1: xây chuồng trại với 40 chuồng x 20m2/chuồng, với tổng diện tích xây dựng

là 1.500m2, bắt đầu từ Quý II/2014 Giai đoạn 2: quy mô xây dựng 80 chuồng x 20m2/chuồng. Với tổng diện tích 4.000m2,

xây dựng vào tháng 4/2015. Giai đoạn 3: với quy mô 40 chuồng x 20m2/chuồng, xây dựng vào tháng 3/2016 Giai đoạn 4: 40 chuồng x 20m2/chuồng, xây dựng vào tháng 10/2016.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 7

Page 12: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

3.3. Tiến độ thực hiện dự án+ Tiến độ xây dựng

STT Hạng mục2014 2015 2016

T6 T7 T8 T4 T5 T11 T3 T4 T5 T10 T11 T12

1 Đầu tư giai đoạn 1 x x x

2 Đầu tư giai đoạn 2 x x x

3 Đầu tư giai đoạn 3 x x x

4 Đầu tư giai đoạn 4 x x x

+ Từ tháng 9 năm 2014 dự án sẽ đi vào hoạt động.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 8

Page 13: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

CHƯƠNG IV:KẾ HOẠCH DỰ ÁN

4.1. Rủi ro kinh doanh Thịt lợn (heo) là hàng hóa thiết yếu, là loại thịt có hàm lượng đạm cao, dễ chế biến, ngon

miệng và cung cấp lượng chất dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể con người, xu hướng tiêu thụ thịt lợn (heo) ngày càng tăng không chỉ tại địa phương mà còn trên phạm vi diện rộng cả nước. Rủi do trong kinh doanh chỉ có thể đến do dịch bệnh, nguồn cung ứng không đảm bảo hoặc do nguồn tiêu thụ không ổn định, các yếu tố khác như: lạm phát, sự thay đổi cơ chế giá cả không ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh lợn (heo) thịt. Rủi do kinh doanh là rất thấp do trên thị trường không có đối thủ cạnh tranh một cách gay gắt, sản phẩm cung cấp có ưu điểm là rất ổn định và đảm bảo.

4.1.1. Nguồn cung cấp không đảm bảoNguồn đầu vào của dự án phải nhập lợn (heo) giống của địa phương nên nguồn giống ban

đầu là rất quan trọng. Dự án sẽ phải thu mua giống lợn (heo) ở địa phương, nếu số lượng không đủ sẽ phải mua ở các địa phương lân cận, như vậy sẽ gặp phải khó khăn trong thu mua. Đồng thời cũng phải kể đến những người cung ứng khác trong quá trình chăn nuôi như không mua được rau, bắp, cám …Vì vậy chủ đầu tư chúng tôi sẽ phải liên hệ với một trang trại lợn (heo) giống để mua con giống thường xuyên (đảm bảo được giống khỏe, hay ăn chóng lớn...) cần có kế hoạch dự trữ cám bắp, cám gạo, (đã được phơi sấy khô) để phòng những lúc khan hiếm,…như vậy sức rủi ro từ phía nguồn cung cấp đầu vào không phải là lớn.

4.1.2. Nguồn tiêu thụNguồn tiêu thụ luôn được đảm bảo ,số lượng xuất ra không lớn đối với các cơ sở giết mổ

tại địa bàn,tuy nhiên nếu trong khoảng thời gian nhất định không bán được lợn (heo) (lợn (heo) đã đến kỳ xuất ) thì sẽ làm tăng thêm chi phí cho dự án (mất thêm tiền chăm sóc cho lợn (heo) mà lợn (heo) chỉ béo đến một giới hạn nhất định). Do vậy khi dự án đi vào hoạt động ổn định cần có những hợp đồng tiêu thụ cụ thể và rõ ràng với các cơ sở giết mổ để có kế hoạch bán lợn (heo) hợp lí.

4.1.3. Dịch bệnhTrong trường hợp có dịch bệnh lây lan trong vùng, cần phải có các biện pháp phòng dịch

thích hợp, nếu trong chuồng xuất hiện lợn (heo) mắc bệnh cần nhanh chóng cách ly khỏi đàn để theo dõi và điều trị, tránh lây lan cho các con khác, tiến hành phun vệ sinh phòng dịch toàn bộ chuồng...Tuy nhiên khả năng lợn (heo) bị bệnh là rất thấp vì lợn (heo) là giống vật dễ nuôi, khả năng miễn dịch tốt, hàng tháng lợn (heo) luôn được tiêm phòng bệnh, được tắm hàng ngày, hệ thống chuồng trại đạt tiêu chuẩn vệ sinh phòng dịch đồng thời đảm bảo cho lợn (heo) thoáng mát. Như vậy khả năng xảy ra dịch bệnh là ít, dù có cũng dễ dàng khắc phục, không nguy hiểm.

4.2. Kế hoạch hoạt động4.2.1. Nguồn cung ứng con giống cho dự án

Để đảm bảo cho lợn (heo) giống phục vụ dự án sinh trưởng và phát triển tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư, cần phải xác định rõ nơi cung cấp con giống cho dự án một cách rõ ràng đáng tin cậy trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật sau:

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 9

Page 14: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

+ Thứ nhất: Cần nắm vững được xuất xứ, thể trạng, hình dáng của lợn (heo) mẹ chính là thể hiện tốt tính di truyền của bố mẹ. + Thứ hai: Tai phải to rũ về phía trước, mình dài cân đối, lưng thẳng mông tròn bụng thon gọn, chân thanh thẳng và vững chắc. + Thứ ba: Nhanh nhẹn, mắt tinh sáng, ham hoạt động chạy nhảy khỏe mạnh, da mỏng hồng hào.

Dựa trên cơ sở phương pháp lựa chọn lợn (heo) con giống ở trên chủ đầu tư chúng tôi đi đến thống nhất địa điểm mua con giống cho dự án là: Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng, đây là địa điểm đáng tin cậy của người dân trong và ngoài vùng cách địa điểm đặt dự án chừng 100km, tuy vận chuyển khá xa, nhưng giống heo được lựa chọn kỹ và kháng bệnh cao, năng suất và chất lượng giống tốt.

4.2.2. Phương án kinh doanh trong tương lai Khi hoạt động của dự án đi vào ổn định chủ đầu tư chúng tôi sẽ mở rộng quy mô nuôi đi

sâu vào dân, giúp người dân chăn nuôi tăng thu nhập, có thể dùng mô hình này xóa đói giảm nghèo trong vùng nông thôn. Bên cạnh đó chúng tôi sẽ tận dụng tối đa nguồn lao động sẵn có của địa phương và nguồn lương thực dư thừa, đồng thời nâng cao chất lượng nuôi hơn nữa để lợn (heo) thịt có trọng lượng nặng hơn. Như vậy hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn, sản phẩm lúc đó không chỉ dừng lại ở lợn (heo) thịt xuất bán cả con cho lò mổ nữa mà xây dựng hệ thống giết mổ ở ngay cạnh dự án, thực hiện việc giết mổ trước khi đưa ra thị trường mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiến tới thay thế một phần cho lợn (heo) thịt nhập khẩu. Khi đó chúng ta có thể tự nhân giống, cải tạo về giống kết hợp với một khẩu phần ăn hợp lí hơn để có thể cung cấp lợn (heo) thịt với chất lượng cao nhất, đồng thời cần thiết lập một kênh phân phối với chiến dịch marketing phù hợp để lo phần tiêu thụ sản phẩm của trang trại.

4.2.3. Chiến lược cạnh tranh Thịt lợn (heo) là hàng hóa thiết yếu có hàm lượng dinh dưỡng rất cao nên theo thời gian

nhu cầu tiêu thụ thịt lợn (heo) ngày một gia tăng, đồng thời về khía cạnh bảo vệ môi trường sống, tận dụng được nguồn lao động địa phương, nguồn lương thực dư thừa, đồng thời với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giúp bà con nông dân tăng thu nhập, vượt khó trong chăn nuôi. Do đó, đây chính là chiến lược cạnh tranh chủ yếu của dự án.

4.2.4. Chiến lược MarketingMarketing có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra của dự án. Ngay từ đầu

khi dự án đi vào hoạt động cần thiết lập kênh tiêu thụ sản phẩm bằng cách hợp đồng với các cơ sở giết mổ tại địa phương và các cửa hàng buôn bán sĩ và lẻ trong vùng. Với lợi thế về mặt qui mô chăn nuôi cùng với sự đảm bảo về mặt chất lượng đầu ra của sản phẩm đủ điều kiện tạo niềm tin cho các cơ sở giết mổ tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Sau này khi qui mô của dự án được nhân rộng cần có kế hoạch quảng bá sản phẩm tới các vùng lân cận, lựa chọn nơi tiêu thụ được giá bán cao nhất để xuất lợn (heo). Tập trung vào những biện pháp Marketing độc đáo tác động trực tiếp vào tâm lý cảm nhận trực quan của khách hàng bước đầu đến nơi tiêu thụ giới thiệu, cho địa chỉ liên hệ truyền tin trên đài phát thanh, truyền hình của địa phương trên mục đời sống vệ sinh, an toàn thực phẩm...

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 10

Page 15: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT

5.1. Nguyên tắc của chăn nuôi an toàn5.1.1. Giữ đàn vật nuôi trong môi trường được bảo vệ+ Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở;+ Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác;+ Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi;+ Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng;+ Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn nuôi;+ Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.

5.1.2. Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn vật nuôi+ Cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt;+ Nước uống sạch cho gia súc;+ Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý;+ Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho vật nuôi.

5.1.3. Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi+ Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn vật nuôi mới nhập+ Vật nuôi mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định+ Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại+ Không để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ vào khu vực

chăn nuôi.

5.1.4. Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng+ Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định.+ Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vacin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể của từng đàn, cá

thể.

5.2. Xây dựng chuồng trại5.2.1. Nguyên tắc xây dựng chuồng trại Nguyên tắc xây dựng chuồng trại phải thông thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, cơ

bản đáp ứng các chỉ tiêu sau:- Diện tích chuồng: tùy thuộc quy mô nuôi, song phải đảm bảo tối thiểu là 1.5 m2/con.- Chiều cao chuồng tính từ mặt nền chuồng đến đỉnh cao của mái từ 3 m -  3.5 m.- Tường gạch xây bao xung quanh cao 0.8m – 1.2m; phía ngoài có hệ thống bạt kéo nhằm

che chắn khi mưa, che gió lùa mùa đông, khi nắng nóng thì kéo bạt lên cho thoáng mát (có thể chống nóng bằng trồng cây dây leo phủ toàn bộ mái chuồng hoặc tận dụng hộp xốp làm trần).

5.2.2. Xây dựng nền đệm lót1. Xây dựng nền chuồngNền chuồng được chia làm 2 phần: Phần chứa đệm lót chiếm 2/3 diện tích ô chuồng, có

chiều sâu khoảng 50 - 60 cm; phần lát gạch hoặc láng xi măng chiếm 1/3 diện tích.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu dùng cho 1m2 đệm lót gồm:

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 11

Page 16: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

+ Mùn cưa, vỏ trấu: cứ mỗi m2 làm đệm lót cần 1m3 (gồm 2/3 là mùn cưa và 1/3 vỏ trấu) nguyên liệu phải sạch, không độc hại được phơi nắng khô 1 tuần trước khi làm đệm lót.

+ Bắp nghiền nhỏ: 1.8 kg/m2.+ Men vi sinh: 0.1kg/m2.3. Cách làm đệm lót như sau: - Bước 1 tạo nước men: ngâm 0.8 kg bột bắp + 50 gam men vi sinh vào 10 lít nước khoấy

đều để khoảng 1 - 2 giờ, rồi đậy kín và ủ ấm 2 ngày, sau đó ta mở nắp ra thấy có mùi men bốc lên.

- Bước 2 tạo hỗn hợp bột: Sau 2 ngày lấy 1kg bắp nghiền + 50 gam men vi sinh trộn đều với một ít nước men (bước 1) trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không ướt, không khô để rải trên nền đệm lót. Sau khi tạo hỗn hợp bột xong tiến hành làm đệm lót.

- Bước 3 làm nền đệm lót: gồm 3 lớp+ Lớp 1: Cho mùn cưa (hoặc trấu) vào nền chuồng làm đệm lót có độ dày 20cm sau đó

tưới nước sạch, trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không khô và không ướt, đồng thời tưới 5 lít nước men và rắc 0,5 kg bột hỗn hợp (bước 2)  trên nền đệm lót và đảo đều.

+ Lớp 2: Cho tiếp mùn cưa vào nền chuồng dày 20 cm và phun nước, trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không khô và không ướt, đồng thời tưới 3 lít nước men và rắc 0,25 kg bột hỗn hợp (bước 2)  trên nềm đệm lót và đảo đều.

+ Lớp 3: Cho tiếp mùn cưa vào nền chuồng dày 20 cm và phun nước trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không khô và không ướt đồng thời tưới số nước men còn lại và rắc số bột hỗn hợp còn lại  (bước 2) trên nền đệm lót và đảo đều, dẫm nhẹ bề mặt đệm lót, sau đó phủ bạt kín.

- Bước 4 thả lợn: Sau 3 - 5 ngày đậy bạt, ta mở bạt ra và kiểm tra độ ấm trong nền chuồng thấy ấm tay thì cào xới lên, sau 60 phút thì cho lợn vào.

4. Chăm sóc nền đệm lótSau khi thả lợn vào chuồng, hàng ngày khi lợn thải phân ra, cần phải cào phân trải đều trên

nền chuồng. Nếu mặt nền đệm lót trong chuồng khô thì cần phun đều nước sạch cho đủ độ ẩm. Sau 4 tháng bổ sung men gốc 10 gam/m2 nền đệm lót của nền chuồng.

* Chú ý:- Dùng hệ thống vòi uống nước tự động có máng hứng ở dưới vòi không để nước uống

hoặc thức ăn rơi vãi vào nền đệm lót.- Mùa đông sau khi làm nền đệm lót xong có thể thả lợn vào ngay.- Nên thả lợn cùng lứa, trọng lượng tương đối đồng đều nhau.- Nền đệm lót lúc nào cũng phải cao 30 cm so với mức nước cao nhất hàng năm nhằm

không cho nước ngấm vào chuồng.- Nền đệm lót luôn giữ độ ẩm vừa phải không khô quá và không ướt quá.- Nền đệm lót có thời gian sử dụng từ 4 – 5 năm sau đó làm lại như ban đầu.

5.3. Kỹ thuật ủ men thức ăn1. Phương pháp lên men bằng men vi sinh hoạt tính: Dùng 0,5 kg men dùng để lên men

cho 100 kg bột.+ Phương pháp lên men ướt: Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, đỡ tốn công, cho lên

men nhanh trong mọi điều kiện; có thể lên men cả bã đậu, bã sắn, các loại rau và thức ăn lên men đạt chất lượng tốt.

Cách lên men như sau: Để lên men 100 kg bột bắp, cám gạo… Lấy 0,5 kg men và 4 kg bột bắp hoặc cám gạo cho vào thùng sau đó cho vào 100 lít nước sạch (nước không có sắt, nước

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 12

Page 17: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

không nhiễm mặn… ), khuấy đều để trong 1 giờ. Cân số bột còn lại, trộn sơ qua cho đều, đổ từ từ vào thùng có nước men cho đến hết, nếu thấy nước hơi ngập mặt bột là được.

Chú ý: Trước khi đổ bột vào thùng cần phải khuấy cho đều nước men. Để hở miệng 4-5 giờ sau mới đậy kín thùng. Thời gian lên men: Phụ thuộc nhiệt độ ngoài trời: Nhiệt độ từ 30oC trở lên thì khoảng 24 giờ, nhiệt độ từ 30oC trở xuống thì từ 24 - 48 giờ, khi nào thức ăn có mùi thơm mát và chua nhẹ là được.

Khi lên men thức ăn bị đẩy nổi lên trên, vì thế không được cho bột vào đầy mà phải để cách miệng một khoảng chừng 15 cm. Nếu thùng lên men bị lọt khí hay bị mở ra nhiều lần sẽ dễ bị nấm trắng trên mặt nên cần chú ý đậy thật kín thùng lên men và tốt nhất chỉ nên cho lên men lượng thức ăn trong 1-2 ngày vào một thùng. Nếu bị một ít nấm trắng thì vẫn dùng cho heo lớn ăn được. Trước khi cho ăn phải ấn cho chìm phần bột ở trên xuống để được trộn đều với dịch lên men ở dưới.

+ Phương pháp lên men ẩm: Đây là phương pháp lên men đòi hỏi điều kiện lên men chặt chẽ hơn, làm tốn công hơn và chỉ dùng lên men được với các loại bột (không tận dụng được bã đậu, bã sắn… Dùng để nuôi heo số lượng lớn hoặc khi cần thức ăn có độ ẩm thấp để dùng máng ăn tự động, … và để người chăn nuôi muốn ủ trong bao tải cho tiện và tiết kiệm.

Cách lên men như sau: Để lên men 100 kg bột bắp và cám gạo. Cho 0,5 kg men vi sinh hoạt tính và 2 kg bột bắp hoặc cám vào thùng có 40 - 45 lít nước sạch, khuấy và để trong 1 giờ. Trộn bắp và cám cho đều sau đó tưới nước men lên. Sau khi dùng máy trộn qua thì dùng tay xoa (hoặc dùng sàng) làm cho bột tơi và ẩm đều.

Cách trộn: Cho các nguyên liệu vào máy trộn sơ qua, sau đó cho nước men vào trộn cho đến khi bột tơi và ẩm đều. Bốc vào thùng hoặc bao tải có lót nilông nhưng không được nén và dỗ chặt, để hở miệng sau 5-6 giờ thì buộc chặt hoặc đậy kín, để ở nơi ấm (trời lạnh), nơi thoáng mát (trời nóng) để ủ.

Thời gian ủ lên men: Nhiệt độ ngoài trời cao (trên 30oC) 24-36 giờ, nhiệt độ ngoài trời thấp (dưới 25oC) thường từ 36-48 giờ, thức ăn có sự tăng nhiệt độ và có mùi thơm mát và chua nhẹ là được. Có thể thực hiện một lần ủ men để cho ăn vài ngày.

Cách cho ăn: Phải dùng phối hợp với thức ăn đậm đặc để bổ sung đạm và các thành phần vitamin và khoáng vi lượng để con vật tăng trọng nhanh, sinh sản tốt, tiết kiệm được thức ăn. Trước khi cho ăn mới trộn thức ăn lên men với thức ăn đậm đặc. Cần chọn loại thức ăn đậm đặc có hàm lượng đạm trên 45% được bán tại các công ty sản xuất thức ăn có uy tín thì mới có được hiệu quả nuôi dưỡng cao như ý muốn.

Lượng thức ăn cho ăn: Thường cho ăn ngày 2 bữa, lượng thức ăn không hạn chế. 2. Phương pháp trộn thức ăn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn:- Khi sử dụng phương pháp lên men ướt: 100 kg bột sau khi lên men ướt sẽ được 200

kg thức ăn đã lên men (trong đó có trên dưới 100 lít nước). Tỷ lệ phối trộn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn như sau:

Heo lai F1: Heo tách mẹ - 15 kg: 1 phần đậm đặc/5-6 phần thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 0,7 - 1,1 kg/ngày. Heo từ 16-30 kg: 1 đậm đặc/6-7 phần thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 1,2 - 1,7  kg/ngày. Heo từ 31-60 kg: 1 đậm đặc/7-8 phần thức ăn lên đã men. Lượng thức ăn cho ăn: 1,7 - 3,3  kg/ngày. Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc/9 phần thức ăn lên đã men. Lượng thức ăn cho ăn: 3,4-4kg/ngày. Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc/8 thức ăn đã lên men. Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc/11 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn lên men đã trộn với đậm đặc cho heo nái ăn sẽ tăng hơn 80-90% so với dùng thức ăn hỗn

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 13

Page 18: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

hợp cho ăn hay thức ăn viên (vì thức ăn lên men có trên 80-90% là nước). Ví dụ:  Nếu dùng thức ăn hỗn hợp cho ăn là 2,0 kg/ngày thì lượng thức ăn lên men cho ăn sẽ là 3,6-3,8kg/ngày.

Heo siêu nạc: Heo tách mẹ - 15 kg: 1 đậm đặc/4-5 thức ăn đã lên men. Heo từ 16-30 kg: 1 đậm đặc/5-6 thức ăn đã lên men. Heo từ 31-60 kg: 1 đậm đặc/6-7 thức ăn lên đã men.  Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc/8 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn sử dụng giống như nuôi heo lai F1. Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc/7 thức ăn đã lên men. Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc/10 thức ăn đã lên men. Lượng thức được tính tương tự như nuôi heo lai F1.

- Khi sử dụng phương pháp lên men ẩm: 100 kg bột sau khi lên men ẩm sẽ được 135-140 kg thức ăn đã lên men (trong đó có 35-40 kg nước). Tỷ lệ phối trộn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn như sau:

Heo lai F1: Heo tách mẹ - 15 kg: 1 đậm đặc/4-5 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 0,5 - 0,8 kg/ngày. Heo từ 16-30 kg: 1 đậm đặc/5-6 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 0,8-1,2 kg/ngày. Heo từ 16-60 kg: 1 đậm đặc/6-7 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 1,2-2,3 kg/ngày. Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc/8 thức ăn lên đã men. Lượng thức ăn cho ăn: 2,3-3,0 kg/ngày. Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc/7 thức ăn đã lên men. Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc/10 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn lên men đã trộn với đậm đặc cho heo nái ăn sẽ tăng hơn 35% so với dùng thức ăn hỗn hợp cho ăn hay thức ăn viên (vì thức ăn lên men có trên 35% là nước). Ví dụ: Nếu dùng thức ăn hỗn hợp cho ăn là 2,0 kg/ngày thì lượng thức ăn lên men cho ăn sẽ là 2,7-2,8 kg/ngày.

Heo siêu nạc: Heo tách mẹ - 15 kg: 1 đậm đặc/3-5 thức ăn đã lên men. Heo từ 16 - 30 kg: 1 đậm đặc/4-5 thức ăn đã lên men. Heo từ 31 kg đến 60 kg: 1 đậm đặc/5-6 thức ăn đã lên men. Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc/7,5 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn sử dụng giống như nuôi heo lai F1. Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc/6,5 thức ăn đã lên men. Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc/9 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho heo nái ăn tương tự như nuôi heo nái lai F1.

5.4. Kỹ thuật chăn nuôi lợn (heo) nái5.4.1. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn (heo) nái1.  Chọn lợn (heo) cái giống hậu bịChọn lần 1 vào thời điểm chọn từ 2- 3 tháng tuổi; chọn lần 2 khi lợn (heo) 6-8 tháng tuổiNguyên tắc chọn: dựa vào đặc điểm ngoại hình, thể chất và nguồn gốc.*Về ngoại hình thể chất:- Có ngoại hình đặc trưng của giống- Khối lượng đạt chuẩn theo yêu cầu của giống theo từng giai đoạn.- Lông da mượt, dáng đi nhanh nhẹn, mắt tinh nhanh.- Không có khuyết tật, thân hình cân đối, có sự liên kết hài hòa giữa các phần của cơ thể:

đầu – cổ, vai- ngực, lưng sườn bụng và mông- Bốn chân thẳng khỏe, không dị tật, chân đi bằng móng không đi bằng bàn chân.- Có từ 12 vú trở lên, phân bố cách đều. Đầu vú lộ rõ( núm vú dài)- Âm hộ phát triển bình thường không có dị tật.* Về nguồn gốc- Chọn những con của cặp bố mẹ có năng suất cao (mẹ đẻ trên 10 con / lứa, mắn đẻ, tốt

sữa, nuôi con khéo). Tốt nhất là mua từ các công ty giống có chất lượng tốt và an toàn dịch bệnh

  * Sinh lý động dục: Tuổi động dục lần đầu phù hợp với đặc trưng của giống.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 14

Page 19: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

5.4.2. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) hậu bịa. Mục tiêu  Mục tiêu nuôi  lợn (heo) hậu bị để đạt được các yêu cầu sau:- Lợn (heo) cái thành thục tính dục đúng độ tuổi, tuổi đẻ lứa đầu đúng độ tuổi- Lợn (heo) nái đẻ sai con ngay từ lứa đầu- Lợn (heo) nái khai thác sử dụng được lâu.b. Yêu cầu- Lợn (heo) cái hậu bị được tính từ lần chọn đầu tiên lúc 2-3 tháng tuổi đến ngày phối

giống lần đầu.- Lợn (heo) cái phải đạt tiêu chuẩn ngoại hình, khỏe mạnh.- Lợn (heo) cái không quá gầy hoặc quá béo, đạt khối lượng chuẩn theo yêu cầu của từng

giống.- Lợn (heo) nái được tiêm phòng đầy đủ các loại vacin theo quy định.c. Nuôi dưỡng, chăm sóc*Mức ăn cho lợn (heo) cái hậu bị /ngày

Loại lợn (heo) Khối lượng lợn (heo)(kg) Thức ăn hỗn hợp

Lợn (heo) cái hậu bị nội 10-20 0,5-0,9

21-40 1,0-1,3

41- phối giống 1,4-1,5

Lợn (heo) cái hậu bi lai F1

15-30 0,8-1,3

31-50 1,4-1,8

51- phối giống 1,9-2,2Nếu cho ăn nhiều quá: Lợn (heo) quá béo sẽ động dục thất thường hoặc không động dục,

khó thụ thai, tỷ lệ chết phôi cao, đẻ ít con.Nếu cho ăn ít quá: Lợn (heo) gầy, chậm động  dục, thiếu sữa để nuôi con ở lứa đẻ đầu, hao

mòn lợn (heo) nái sau cai sữa cao.* Vệ sinh phòng bệnh:- Tẩy giun sán khi lợn (heo) 15kg- Tiêm phòng đầy đủ các bệnh như: Tụ huyết trùng, Đóng dấu, Dịch tả. LMLMd.  Phát hiện lợn (heo) nái động dục và phối giốngCác giống lợn (heo) khác nhau có tuổi động dục lần đầu khác nhauCác giống lợn (heo) nội như Móng Cái, Mường Khương… có tuổi động dục sớm. Lợn

(heo) móng cái động dục lần đầu ở lúc 4-5 tháng tuổi, khối lượng 30-40 kg.Các giống lợn (heo) nái lai ngoại với nội có tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn

(heo) nội và thường có tuổi động dục là 6 tháng tuổi, khối lượng 70-75 kg.Chu kỳ động dục ở lợn (heo) nái thường là 21 ngày( dao động từ 17- 23 ngày). Thời gian

động dục 3-4 ngày.Lợn (heo) nái sau khi cai sữa lợn (heo) con khoảng 4 đến 6 ngày sẽ động dục trở lại.Phát hiện lợn (heo) nái động dục là việc quan trọng nhất trong công tác phối giống.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 15

Page 20: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Cần kiểm tra mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Nên kiểm tra động dục vào lúc 5- 6 giờ sáng và lúc 5-6 giờ chiều là lúc lợn (heo) thường có biểu hiện triệu chứng động dục rõ rệt nhất

Để phát hiện chính xác thời điểm lợn (heo) nái động dục, cần nắm vững chu kỳ động dục và các quan sát biểu hiện của lợn (heo) nái

* Biểu hiện động dục ở lợn (heo) nái như sau:+ Ngày động dục thứ nhấtLợn (heo) nái đi lại kêu rít muốn nhảy ra khỏi chuồng.Lợn (heo) nái kém ăn hoặc bỏ ăn, phá máng.Nếu sờ vào nó nó sẽ né tránh, bỏ chạy.Âm hộ sưng mọng, đỏ hồng, căng bóng. Nước nhờn chảy ra ngoài âm hộ lỏng, trong và

chưa keo dính.+ Ngày động dục thứ haiBuổi sáng, lợn (heo) nái ở trạng thái yên tĩnh hơn, ít kêu rít, thỉnh thoảng nhảy lên lưng con

khác, nhưng chưa chịu đứng im khi con khác nhảy lên lưng.Đến chiều, trạng thái yên tĩnh càng rõ nét hơn và chịu cho con khác nhảy lên lưng. Khi

dùng tay ấn hoặc cưỡi lên lưng lợn (heo), lợn (heo) sẽ đứng yên (Trạng thái mê ì).Âm hộ bớt sưng, chuyển sang màu hồng nhạt, có vết nhăn mờ. Nước nhờn đã chuyển sang

trạng thái keo dính.Vào thời điểm này cho phối giống hoặc dẫn tinh là đạt kết quả tốt nhất.  + Ngày động dục

thứ baTrạng thái mê ì giảm dần, càng về cuối ngày lợn (heo) nái càng không thích gần lợn (heo)

đực nữa.Âm hộ teo dần trỏ về bình thường, nước nhờn chảy ra ít , màu trắng đục, không dính,Đuôi úp che âm hộ.*Cách phối giốngVới mục tiêu là:Lợn (heo) nái đạt tỷ lệ đậu thai caoLợn (heo) nái đẻ sai con.Cần quan tâm đến các yếu tố sau+ Phối giống lần đầu (Phối giống cho lợn (heo) cái hậu bị)Điều kiện cần và đủ để phối giống cho lợn (heo) cái hậu bị là lợn (heo) phải đủ tháng tuổi

và khối lượng cần thiết.Tuổi phối giống lần đầu với lợn (heo) cái giống nội là 7-7,5 tháng tuổi và giống lai (ngoại

x nội) là 7,5-8 tháng tuổi, nái ngoại 7,5- 8,5 tháng tuổi.Lợn (heo) hậu bị cần đạt đến khối lượng phù hợp khi phối giống:Lợn (heo) móng cái 50-55 kgLợn (heo) F1 ( Landracce x MC) 75-85kgLợn (heo) F1 ( Yorshire x MC) 75-85kgLợn (heo) ngoại 115-120kgĐối với tất cả các giống lợn (heo) không bao giờ cho phối ngay ở lần động dục đầu tiên, vì

cơ thể lợn (heo) phát triển chưa hoàn thiện, số trứng rụng lần đầu it… nếu phối giống thì số lượng con đẻ ra ít. Vì vậy nên phối giống những con lợn (heo) đã qua 2 lần động dục trở lên.

Đối với lợn (heo) cái phối giống lần đầu nên phối giống trực tiếp là tốt nhất.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 16

Page 21: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Cần xác định chính xác thời điểm mê ì ở lợn (heo) cái hậu bị để cho phối giống ngay. Sau đó phối lại lần thứ 2 cách lần đầu 10-12 giờ.

Cần phải ghi lại ngày phối giống để tính ngày lợn (heo) đẻ.+ Phối giống cho lợn (heo) nái rạ( lợn (heo) đẻ từ lứa 2 trở đi)Đối với lợn (heo) nái rạ, phối giống theo phương pháp nhân tạo không ảnh hưởng đến tỷ lệ

thụ thai và số con đẻ ra.Lợn (heo) mẹ sau cai sữa 3- 6 ngày sẽ động dục trở lại.Khi phát hiện lợn (heo) nái mê ì không phối ngay như ở lợn (heo) cái hậu bị mà phối giống

lần 1 trong vòng 10-12 giờ kể từ khi phát hiện lợn (heo) mê ì.Để lợn (heo) nái đẻ sai con nên phối giống lặp lại lần 2 sau lần đầu 10-12 giờ.Cần ghi chép ngày phối giống để tính ngày lợn (heo) đẻ.

5.4.3. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) nái chửaa. Đặc điểm của lợn (heo) nái trong thời gian có chửaThời gian có chửa kéo dài 114 ngày (3 tháng 3 tuần 3 ngày, dao động từ 110 – 118 ngày).

Căn cứ vào mức độ phát triển của bào thai, thời gian có chửa được chia làm 2 giai đoạnChửa kỳ 1: từ ngày phối giống có chửa đến ngày thứ 84. Đây là giai đoạn đầu nái mang

thai, nếu thức ăn bị mốc dễ gây lên hỏng thai.Chửa kỳ 2: từ ngày chửa thứ 85 đến khi đẻ, giai đoạn này bào thai phát triển rất mạnh,

chiếm ¾ khối lượng sơ sinh.Nhu cầu thức ăn của lợn (heo) nái không những phải đáp ứng cho lợn (heo) mẹ mà còn

phải nuôi thai phát triển.Lợn (heo) nái chửa rất nhạy cảm bởi yếu tố ngoại cảnh, do đó đòi hỏi phải có chế độ chăm

sóc cẩn thận.b. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) nái chửa:Mục tiêu nuôi dưỡng là thai phát triển bình thường, không sảy thai, chết thai. Lợn (heo) nái

đủ dinh dưỡng để tiết sữa tốt và ít bị hao mòn trong thời kỳ nuôi con. Lợn (heo) con sinh ra đồng đều và đạt khối lượng sơ sinh theo tiêu chuẩn của giống.

Bảng mức ăn cho lợn (heo) nái chửaKhối lượng lợn (heo) nái đầu kỳ

chửaThức ăn hỗn hợp/nái/ngày(kg) Số bữa ăn/ ngày

Chửa kỳ 1 Chửa kỳ 2  

Giống nội      

55-65 1-1,2 1,4-1,5 2

65-85 1,2-1,3 1,5-1,7 2

Giống lai F1      

80-100 1,3-1,4 1,5-1,7 2

100-120 1,4-1,5 1,7-1,9 2

120-140 1,5-1,8 1,9-2,2 2

140-160 1,8-2,0 2,2-2,5 2

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 17

Page 22: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Giống ngoại 1,8 – 2,5 2,5 – 3,0 2

Nái gầy 2,5 3,0 2

Nái bình thường 2,0 2,5-2,8 2

Nái béo 1,8 2,5 2

Lưu ý : số lượng thức ăn của lợn (heo) nái chửa kỳ 2 tăng hơn 25-30% so với chửa kỳ 1. Trước khi đẻ 2 ngày giảm lượng thức ăn của lợn (heo) nái.

* Thức ăn và cách cho ăn:Thức ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng không ôi thiu, mốc. Cho lợn (heo) nái ăn

thức ăn mốc sẽ gây tiêu thai, sảy thai hoặc lợn (heo) con đẻ  ra yếu. Cung cấp đủ nước sạch cho lợn (heo) con uống.

Mức ăn cho lợn (heo) nái chửa còn phụ thuộc thể trạng của lợn (heo) nái (gầy béo hay bình thường). Lợn (heo) nái gầy tăng thức ăn, lợn (heo) nái quá béo giảm thức ăn.

Vào mùa đông khi nhiệt độ trong chuồng nuôi dưới 15oC lợn (heo) nái cần được ăn tăng thêm (0,2-0,3kg thức ăn/nái/ngày) để bù vào năng lượng mất đi do chống lạnh.

* Chăm sóc vú cho lợn (heo) nái chửa- Mục đích để kích thích thông tia sữa. Trước khi đẻ cần kích thích đầu vú cho lợn (heo)

nái 1-2 lần ngày.- Nếu vú bị xây xước hoặc nứt nẻ cần bôi thuốc vaselin và kháng sinh phòng chống nhiễm

trùng.

* Những vấn đề cần lưu ý trong chăn nuôi lợn (heo) nái chửa- Không cho lợn (heo) nái chửa  ăn quá nhiều vì lợn (heo) nái béo sẽ dẫn đến khó đẻ, có thể

đè chết con, tiết sữa kém.- Không để lợn (heo) nái chửa ăn quá ít, lợn (heo) sẽ bị gầy dẫn đến: Dễ mắc bệnh, thiếu

sữa nuôi con, lợn (heo) nái hao mòn nhiều trong giai đoạn nuôi và sẽ lâu động dục trở lại sau khi cai sữa lợn (heo) con.

- Đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn: Thiếu vitamin lợn (heo) con sẽ phát triển chậm, sức sống kém dễ chết yểu. Thiếu chất khoáng, xương lợn (heo) con kém phát triển, lợn (heo) nái chửa có nguy cơ bại liệt hai chân sau.

- Một số loại thức ăn không nên dùng cho lợn (heo) nái chửa, bỗng, bã rượu tốt cho lợn (heo) thịt nhưng không tốt cho lợn (heo) nái, nếu ăn nhiều sẽ gây kích thích sảy thai. Khô dầu bông có thể gây chết thai. Lá đu đủ tốt với nái nuôi con nhưng không tốt cho nái chửa vì làm giảm nhịp đập của tim gây khả nằng nuôi thai kém.

5.4.4. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) nái đẻ, và lợn (heo) cona. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) nái đẻ*Xác định thời gian nái đẻ   - Để làm tốt việc chuẩn bị cho lợn (heo) nái đẻ, cần dự tính ngày lợn (heo) đẻ bằng cách

cộng thêm 114 ngày kể từ ngày phối giống có kết quả.* Đặc điểm của lợn (heo) nái đẻ:

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 18

Page 23: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

- Những ngày gần đẻ, lợn (heo) nái chửa bụng căng to, vú căng ra hai bên. Có hiện tượng sụt mông (do giãn khớp xương chậu). trước khi đẻ lợn (heo) nái đi lại nhiều, cào ổ, đái dắt; âm hộ tiết dịch nhờn và nở to; vú có thể có sữa chảy ra…

b. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) nái nuôi con- Mục tiêu nuôi dưỡng là lợn (heo) nái tiết sữa tốt, lợn (heo) con phát triển tốt, đồng đều; tỷ

lệ hao hụt lợn (heo) con thấp nhất; lợn (heo) mẹ hao mòn ít sau khi cai sữa lợn (heo) con.Bảng mức ăn cho lợn (heo) nái nuôi con ở tuần đầuGiai đoạn nuôi con Lượng thức ăn hỗn hợp/ con/ ngày đêm

Nái ngoại Nái nội Nái lai

Ngày cắn ổ đẻ 0,5 0,3-0,5 0,3-0,5

Sau đẻ      

Ngày thứ 1 1,0 1,0 1,1

Ngày thứ 2 2,0 1,5 1,7

Ngày thứ 3 3,0 2,0 2,3

Ngày thứ 4 đến thứ 7 4,0 -5,0 2,5 2,7Khẩu phần ăn cho lợn (heo) nái phụ thuộc vào số lợn (heo) con theo mẹ và thể trạng của

lợn (heo) nái.Lượng thức ăn cho lợn (heo) nái sau đẻ tăng dần từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7. Từ ngày

thứ 8 trở đi cho lợn (heo) ăn theo khả năng, không hạn chế. Nếu lợn (heo) nái nuôi từ 8-10 con thường nái ăn từ 3,5- 4 kg/ ngày. Lợn (heo) nái nuôi trên 10 lợn (heo) con cho ăn 4- 4,5 kg/ngày. Cho lợn (heo) nái ăn 3-4 bữa ngày giúp nái ăn được nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn. Mùa hè nên ăn nhiều vào sáng sớm và chiều muộn, hạn chế cho ăn nhiều vào buổi trưa nắng nóng.

Có máng ăn máng uống riêng và cung cấp đủ nước sạch cho lợn (heo) mẹ uống.

c. Chăm sóc lợn (heo) con theo mẹ* Cho lợn (heo) con bú- Cho lợn (heo) con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa đầu là sữa của lợn (heo) nái 3 ngày

đầu sau đẻ) vì sữa đầu là nguồn cung cấp kháng thể giúp cho lợn (heo) con đề kháng bênh tật, đặc biệt là trong 3 tuần đầu.

- Cố định vú bú, giữ cho con yếu, nhỏ trong đàn được bú 2 cặp vú đầu liên tục trong 2-3 ngày đầu để giúp đàn lợn (heo) con phát triển đồng đều.

- Nếu số lợn (heo) con đẻ ra nhiều hơn số vú của lợn (heo) mẹ thì nên chia làm 2  thực hiện cho bú luân phiên. Nhóm 1 bú xong cho vào ổ ấm, chờ 1-2 tiếng sau cho nhóm 2 vào.

* Tiêm sắt cho lợn (heo) con- Cần bổ sung sắt để chống thiếu máu cho lợn (heo) con- Tiêm vào bắp cổ hoặc cơ đùi dung dịch sắt (Dextran Fe).- Lợn (heo) nội cần được tiêm 2 lần. Tiêm lần thứ nhất vào ngày thứ 3 sau đẻ liều

1ml(100mg), lần tiêm thứ 2 vào ngày thứ 10 sau đẻ, liều 1ml(100mg)- Lợn (heo) lai F1 chỉ cần tiêm 1 lần 2ml(200mg) vào ngày thứ 3 sau đẻ.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 19

Page 24: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

* Thiến lợn (heo) con- Lợn (heo) đực không làm giống thiến vào ngày thứ 10-14 sau đẻ- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ: dao thiến sắc, không rỉ, panh kẹp, kim khâu, chỉ, bông và

cồn I – ôt 2,5%, thuốc kháng sinh dạng bột- Đề phòng nhiễm trùng sau khi thiến:+ Sát trùng dụng cụ trước khi thiến;+ Sát trùng vị trí mổ trên bao tinh hoàn bằng cồn I-ốt, rắc kháng sinh bột vào chỗ mổ trước

khi khâu.* Cho lợn (heo) con tập ăn sớm- Để đảm bảo lợn (heo) con phát triển bình thường khi lượng sữa mẹ đã giảm và giúp cai

sữa sớm cho lợn (heo) con, nên tập ăn cho lợn (heo) con.- Thức ăn cho lợn (heo) con tập ăn phải có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu, ngon miệng

và đảm bảo vệ sinh. Thức ăn tự phối chế phải nấu chín, không dùng thức ăn ôi, thiu.- Cách tập ăn là khi lợn (heo) con được 10- 15 ngày tuổi bôi thức ăn vào bầu vú và miệng

lợn (heo) con.- Cho lợn (heo) con ăn nhiều lần trong ngày- Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên (2-3 lần ngày) không giữ thức ăn lâu trong

máng gây lên men chua dễ tiêu chảy.

* Cai sữa cho lợn (heo) conChỉ cai sữa cho lợn (heo) khi lợn (heo) con đã quen thức ăn tập ăn. Không cai sữa khi

trong đàn có lợn (heo) con ốm, lợn (heo) con có thể cai sữa sớm hoặc muộn phụ thuộc vào thể trạng của lợn (heo) mẹ và lợn (heo) con. Nên cai sữa cho lợn (heo) con khi 4 đến 5 tuần tuổi.

Trong thời gian 3-5 ngày trước khi cai sữa, hạn chế lượng thức ăn nước uống hàng ngày của lợn (heo) mẹ.

Trước khi cai sữa 3-5 ngày hạn chế số lần cho bú. Thời điểm tách mẹ tốt nhất là vào ban ngày.

Khi cai sữa  nên để lợn (heo) con ở lại chuồng một thời gian để tránh lợn (heo) con  bị thay đổi môi trường đột ngột và chuyển lợn (heo) mẹ đi nơi khác nếu có điều kiện.

Giảm lượng thức ăn của lợn (heo) con trong 3-4 ngày đầu để tránh lợn (heo) bị tiêu chảy, không nên thay đổi thức ăn cho lợn (heo) con trong ngày cai sữa. Tiếp tục cho lợn (heo) con ăn thức ăn chất lượng cao trong 20 ngày sau cai sữa.

Khi lợn (heo) mẹ đã cạn sữa, cho ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng lượng thức ăn trong 3-5 ngày để chuẩn bị phối giống.

*Đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật đối với lợn (heo) con sau cai sữaLợn (heo) con dễ bị Stress vì thiếu lợn (heo) mẹ, và chuyển từ sữa sang hoàn toàn cámBộ máy của lợn (heo) con vẫn chưa phát triển đầy đủ. Lợn (heo) rất dễ mắc các bệnh về

đường tiêu hóa.Khả năng điều hòa thân nhiệt của lợn (heo) con còn kém, Sức đề kháng của cơ thể còn

chưa cao. Cần chú ý chăm sóc lợn (heo) con cẩn thận, cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để lợn (heo) phát triển.

*Chăm sóc nuôi dưỡng lợn (heo) con sau cai sữaMục tiêu nuôi dưỡng là lợn (heo) con khỏe mạnh lớn nhanh, đàn lợn (heo) có độ đồng đều

cao.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 20

Page 25: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

- Về thức ăn phải là thức ăn dễ tiêu có hàm lượng dinh dưỡng cao, đủ chất không ôi thiu, mốc…

Cách cho ăn:Ngày cai sữa Lượng cho ăn

Ngày thứ 1 Bằng ½ lượng thức ăn của ngày trước cai sữa

Ngày thứ 2 Bằng 3/4 lượng thức ăn của ngày trước cai sữa

Ngày thứ 3 Bằng lượng thức ăn của ngày trước cai sữaSau đó cho lợn (heo) ăn tự do.

* Về máng ăn, máng uống- Cần có máng ăn máng uống riêng, nên dùng vòi nước tự động cho lợn (heo) uống     –

Chiều dài máng ăn khảng 20 cm/ đầu lợn (heo), và nên chia ngăn để tất cả lợn (heo) con được ăn cùng lúc, chiều cao máng khoảng 12- 13cm, chiều rộng đáy khoảng 20- 22cm.

* Điều kiện nuôiKhông nên nuôi 2 ổ lợn (heo) khác nhau trong cùng ô chuồng để tránh hiện tượng cắn nhauChuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa.* Phòng bệnh cho lợn (heo)- Lợn (heo) con sau cai sữa thường gặp 2 bệnh chính là bệnh tiêu chảy và viêm phổi, cần

phòng tránh, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời khi bị bệnh.Tiêm phòng đầy đủ cho lợn (heo) con.5. Chăm sóc lợn (heo) nái sau khi tách con     Khi cai sữa lợn (heo) con phải giảm ngay khẩu phần của lợn (heo) mẹ. Có thể ngày cai sữa

không cho lợn (heo) mẹ ăn và ngày hôm sau thì bắt đầu cho ăn.Sau cai sữa 3- 5 ngày tăng lượng thức ăn cho lợn (heo) nái.Theo dõi chặt chẽ để phát hiện đông dục và phối giống cho lợn (heo).Trong giai đoạn này tiêm phòng các loại vacin cho lợn (heo) nái.

5.5. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn (heo) thịt5.5.1. Đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật đối với lợn (heo) nuôi thịt- Sản phẩm dùng để giết thịt- Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 2 chỉ tiêu quan trọng nhất.- Lợn (heo) thịt tăng khối lượng khác nhau ở các giai đoạn khác nhau, nên cần đáp úng nhu

cầu dinh dưỡng cụ thể cho từng giai đoạn.

5.5.2. Mục tiêu nuôi dưỡng- Tốn ít thức ăn, lợn (heo) khỏe mạnh, lớn nhanh.- Chất lượng thịt tốt tỷ lệ thịt móc hàm cao- Chi phí thức ăn thấp nhất5.5.3. Nhập lợn (heo)- Lợn (heo) nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm

dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt nhất nên nhập từ các

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 21

Page 26: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên mua lợn (heo) mới từ 1-2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại.

- Khi lợn (heo) về đến trại, phải chuyển lợn (heo) xuống ngay, đưa vào khu cách ly để nuôi thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn (heo) trong quá trình nuôi  thích nghi.

- Sau khi nhập lợn (heo) phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn (heo), quan tâm đến một số bệnh như; lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS),….

- Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn (heo) bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh.

- Tập cho lợn (heo) đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu.

5.5.4. Cách cho ăn, uống- Có thể cho lợn (heo) ăn tự do hoặc theo bữa.- Đối với lợn (heo) nhỏ dưới 30 kg cho ăn 3 bữa/ngày, lợn (heo) lớn hơn cho ăn 2

bữa/ngày.- Lợn (heo) được cung cấp đầy đủ nước sạch bằng vòi uống tự động.- Cho lợn (heo) ăn đúng và đủ khẩu phần đối với từng giai đoạn lợn (heo).- Cách tính lượng thức ăn cho lợn (heo) thịtGiai đoạn Cách tính lượng thức ăn/ ngày Số bữa/ngày

10-30 kg 5% x Khối lượng lợn (heo) 3

31-60 kg 4% x Khối lượng lợn (heo) 2

61- xuất chuồng 3% x Khối lượng lợn (heo) 2Ví dụ lợn (heo) có khối lượng 40 kg lượng thức ăn cần 1 ngày là 40 x 5% = 2 kg* Về chuồng nuôi và mật độ nuôi- Không nên nuôi lợn (heo) với mật độ quá dày, tối đa là 1 con/m2

- Nền chuồng cần chắc chắn không trơn trượt, có độ dốc 2-3% để thoát nước thải- Chuồng có máng ăn và vòi uống tự động cho lợn (heo)* Vệ sinh thú y- Tẩy giun sán cho lợn (heo) khi 18-22kg- Kết thúc nuôi 1 lứa lợn (heo) cần vệ sinh chuồng trại bằng nước vôi pha loãng hoặc các

chất sát trùng và để trống chuồng trong thời gian 1 tuần mới nuôi lứa khác. - Tiêm phòng đầy đủ các loại vacin theo quy địnhLịch tiêm phòng cho lợn (heo) con và lợn (heo) thịt

Loại tiêm phòng Thời gian tiêm(ngày tuổi)

Tiêm sắt lần 1 2-3

Tiêm sắt lần 2 10-13

Vacin dịch tả lợn (heo) lần 1 20

Vacin dịch tả lợn (heo) lần 2 45

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 22

Page 27: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Vacin phó thương hàn lần 1 20

Vacin phó thương hàn lần 2 28-34

Vacin Phù đầu lợn (heo) con 28-35

Vacin Tụ – Dấu 60

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 23

Page 28: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

6.1. Đánh giá tác động môi trường6.1.1. Giới thiệu chungDự án xây dựng “Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao” được đầu tư tại đường Mậu Thân,

khóm 5, phường 9, thành phố Cà Mau.Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và

tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng trang trại và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng trang trại khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.

6.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường Các cơ sở pháp lý- Luật Đầu tư 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm

2005; - Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Luật Bảo vệ môi trường 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông qua ngày

19/11/2005; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP; - Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; - Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép

thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và

Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường; - Các văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường của địa phương nơi thực hiện dự án; - Các văn bản pháp lý liên quan đến việc thực hiện dự án.

Cơ sở kỹ thuật - WHO - Assessment of sources of air, water, and land pollution, A guide to rapid - Source inventory techniques and their use in formulating environmental control

strategies. Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution. Geneva, Switzerland, 1993;

- Các kết quả nghiên cứu đã có về chất thải vật nuôi;

6.2. Các tác động của môi trường

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 24

Page 29: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

6.2.1. Trong quá trình xây dựngTrong khu vực dự án hiện tại dân cư sinh sống còn ở mật độ thưa thớt không có dấu hiệu ô

nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong quá trình thi công và xây lắp, bụi và tiếng ồn là hai yếu tố ảnh hưởng đáng kể nhất đến môi trường trong khu vực. Để khắc phục các tác động này, chủ đầu tư và các đơn vị tham gia thi công dự án cần thực hiện các biện pháp.

Các xe chở vật liệu phải được che phủ cẩn thận theo đúng qui định của địa phương nơi dự án thực hiện. Vật liệu tập kết tại khu công trường cũng được che phủ để tránh gió và không khí.

Tuyến đường vào khu vực thi công cần được phun nước thường xuyên để hạn chế tối đa bụi.

Có kế hoạch thi công hợp lý nhằm hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn tới sinh hoạt của người dân nơi có dự án. Không sử dụng các phương tiện cơ giới chuyên chở vào ban đêm để tránh gây tiếng ồn ảnh hưởng đến đời sống của dân cư trong khu vực lân cận. Phương tiện thi công cần được lựa chọn tránh sử dụng thiết bị, máy móc lạc hậu sinh nhiều khói, bụi và tiếng ồn làm ô nhiễm môi trường.

6.2.2. Trong giai đoạn sản xuất Tác động và hiệu quả môi trườngChăn nuôi heo theo quy mô lớn và tập trung sẽ tạo ra nguồn phân hữu cơ lớn cũng như

nguồn nước thải ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người- vật nuôi. Tuy nhiên, với phương pháp chăn nuôi sinh học (đệm lót sinh học) mà chúng tôi áp dụng

sẽ không ảnh hưởng đến môi trường. Bởi các loại vi sinh vật trong nguyên liệu để làm đệm lót chúng tôi sử dụng như mùn cưa, bột bắp, bã sắn, rau, cải, cây trồng dư thừa của miền Tây sẽ sinh sôi phát triển và làm phân giải toàn bộ nước tiểu cũng như phân gia súc gia cầm thải ra. Thời gian để phân giải nước tiểu mất khoảng 3 giờ, còn phân trong vòng 2 – 3 ngày. Do đó, giảm đáng kể mùi hôi thối của phân, giảm ruồi muỗi, tạo môi trường thông thoáng cho lợn phát triển khỏe mạnh và chống ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến đời sống của con người.

Bên cạnh đó, do sử dụng ít nước so với phương pháp chăn nuôi truyền thống (lượng nước chỉ chiếm 10% so với phương pháp nuôi thường) nên nước thải ra đã có phần vi sinh lớp đệm phân hủy hết. Ngoài ra phần phân hữu cơ sau khi xử lý và đệm lót sinh học sau 2 đến 5 năm sẽ tái sử dụng cho trồng cây, cung cấp phân sinh học xanh, sạch và chất lượng cao nhằm nâng cao năng suất cây trồng và độ phì nhiêu của đất.

Phương án xử lý môi trường- Phân lấy ra một phần xử lý bằng phương pháp Biogas tạo ra khí ga để phục vụ sản xuất

tinh heogiống, xử lý thú y và phục vụ sinh hoạt khác của trại.- Nước thải: Lắng lọc qua hệ thống xử lý trước khi đưa ra hệ thống sông ngòi.- Phần phân khô: Phân heo được dọn khô, một phần được đưa vào hầm Biogas để lấy khí

ga để phục vụ sản xuất, xử lý thú y và phục vụ sinh hoạt khác của trại. Phần còn lại sẽ được xử lý bằng phương pháp sinh học hoặc phần còn lại có thể sấy khô ép thành bánh để làm phân bón cho cây cây trồng.

- Phần phân nước: Toàn bộ nước tiểu và nước rửa chuồng được đưa về hầm chứa Biogas, qua các hầm xử lý nước thải khác nhau và sử dụng chế phẩm vi sinh ở khu vực chuồng trại để khử mùi và phân hủy nhanh chất hữu cơ dư thừa trước khi đưa ra sử dụng cho cây trồng.

- Hàng ngày sử dụng các hệ thống bơm rửa chuồng trại hiện đại có công suất cao để làm vệ sinh chuồng trại. Hàng tuần tiến hành phun các chế phẩm vi sinh ở khu vực chuồng trại để khử

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 25

Page 30: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

mùi. Định kỳ tiến hành phun thuốc khử trùng cho chuồng trại, cắt cỏ sạch sẽ tiêu diệt nơi sản sinh ra ruồi, muỗi.

- Trồng cây xanh ở khu vực chuồng trại, vừa có tác dụng tạo bóng râm vừa làm đẹp cảnh quan môi trường, sản sinh khí O2, hút khí CO2, ưu tiên các loại cây có khả năng xử lý được mùi cao.

6.3. Kết luậnViệc hình thành dự án từ giai đoạn xây dựng đến giai đoạn đưa dự án vào sử dụng ít nhiều

cũng làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực. Nhưng Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau chúng tôi đã cho phân tích nguồn gốc gây ô nhiễm và đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, đảm bảo được chất lượng môi trường trang trại và môi trường xung quanh trong vùng dự án được lành mạnh, thông thoáng và khẳng định dự án mang tính khả thi về môi trường.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 26

Page 31: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

7.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư cho dự án “Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao” được lập dựa trên các

phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây:- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội

Chủ nghĩa Việt Nam;- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số 14/2008/QH12

Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ;- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu

tư và xây dựng công trình;- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất

lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;

- Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP;

- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”;

- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP;

- Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.

- Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

- Thông tư 33-2007-TT/BTC của Bộ Tài Chính ngày 09 tháng 04 năm 2007 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

- Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

7.2. Nội dung tổng mức đầu tư7.2.1. Nội dungMục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án “Trang

trại nuôi heo sinh học chất lượng cao”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 27

Page 32: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Tổng mức đầu tư của dự án là 23,154,515,000 (Hai mươi ba tỷ, một trăm năm mươi bốn triệu, năm trăm mười lăm ngàn đồng) bao gồm: Chi phí xây dựng chuồng trại, Chi phí máy móc thiết bị; Dự phòng phí. Đầu tư thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: xây chuồng trại với 40 chuồng x 20m2/chuồng, với tổng diện tích xây dựng là 1.500m2 , bắt đầu từ Quý II/2014

Giai đoạn 2: quy mô xây dựng 80 chuồng x 20m2/chuồng. Với tổng diện tích 4.000m2, xây dựng vào tháng 4/2015.

Giai đoạn 3: với quy mô 40 chuồng x 20m2/chuồng, xây dựng vào tháng 3/2015 Giai đoạn 4: 40 chuồng x 20m2/chuồng, xây dựng vào tháng 10/2016 Chi phí xây dựng và lắp đặtTrang trại chăn nuôi heo sinh học được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn công nghệ mới,

đáp ứng được những yêu cầu chung thiết kế và phối hợp các bộ phận thành một hệ thống hoàn chỉnh.

Chi phí quản lý dự ánChi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng

công trình.Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự

án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế

kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công

trình;Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn

đầu tư xây dựng công trình;Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;Chi phí khởi công, khánh thành; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựngBao gồm:- Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư;- Chi phí lập thiết kế công trình;- Chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư,

dự toán xây dựng công trình;- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh

giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng thầu xây dựng;

- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị;

- Và các khoản chi phí khác như: Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng; Chi phí tư vấn quản lý dự án;

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 28

Page 33: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Dự phòng phíNgoài ra còn dự trù thêm một khoảng gọi là Chi phí dự phòng khoảng 5% tổng giá trị xây

dựng và đầu tư thiết bị hạ tầng.7.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư

Bảng Tổng mức đầu tư cho 04 giai đoạnĐVT: 1,000 vnđ

STT Hạng mục SL ĐVT Thành tiền trước thuế VAT Thành tiền

sau thuế

I Giai đoạn 1: 40 chuồngI.1 Chi phí xây dựng 40 chuồng 2,515,800 251,580 2,767,380I.2 Chi phí thiết bị 40 chuồng 454,317 45,432 499,748I.3 Chi phí quản lý dự án 68,151 6,815 74,966I.4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 211,831 21,183 233,014I.5 Chi phí khác 36,328 3,633 39,961I.6 Dự phòng phí 164,321 16,432 180,753

Tổng đầu tư GĐ1 3,450,747 345,075 3,795,822II Giai đoạn 2: 80 chuồng 80 chuồng 8,626,869 862,687 9,489,555III Giai đoạn 3: 40 chuồng 40 chuồng 4,485,972 448,597 4,934,569IV Giai đoạn 4: 40 chuồng 40 chuồng 4,485,972 448,597 4,934,569

Tổng mức đầu tư 21,049,559 2,104,956 23,154,515

7.2.3 Vốn lưu độngNgoài những khoản đầu tư máy móc thiết bị, trang trại trong giai đoạn đầu tư ban đầu, khi

dự án đi vào hoạt động cần bổ sung nguồn vốn lưu động.Vốn lưu động bao gồm: chi phí thức ăn, chi phí thuê mướn công chăm sóc, thuốc men, chi

phí con giống…trong 1 năm gồm 3 lứa.Bảng nhu cầu vốn lưu động

ĐVT: 1,000 vnđNăm 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Chi phí chăn nuôi 711,000 2,679,030 8,380,049 11,653,933 12,003,551 12,363,658Số vòng quay 3 3 3 3 3 3Vốn lưu động cần dùng 237,000 893,010 2,793,350 3,884,644 4,001,184 4,121,219

Năm 2020 2021 2022 2023 2024 2025Chi phí chăn nuôi 12,734,568 13,116,605 13,510,103 13,915,406 14,332,868 14,762,854Số vòng quay 3 3 3 3 3 3Vốn lưu động cần dùng 4,244,856 4,372,202 4,503,368 4,638,469 4,777,623 4,920,951

Năm 2026 2027 2028 2029Chi phí chăn nuôi 15,205,740 15,661,912 16,131,769 16,615,722Số vòng quay 3 3 3 3Vốn lưu động cần dùng 5,068,580 5,220,637 5,377,256 5,538,574

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 29

Page 34: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN

8.1. Kế hoạch đầu tưTheo kế hoạch đầu tư của trại chăn nuôi heo thì tiến độ đầu tư được chia thành 4 giai đoạn

như sau:

STT Hạng mục2014 2015 2016

T6 T7 T8 T4 T5 T11 T3 T4 T5 T10 T11 T12

1 Đầu tư giai đoạn 1 x x x

2 Đầu tư giai đoạn 2 x x x

3 Đầu tư giai đoạn 3 x x x

4 Đầu tư giai đoạn 4 x x x

Tiến độ sử dụng vốn cũng được phân chia như sau: ĐVT : 1,000 vnđ

Hạng mục

Giai đoạn 1 xây dựng 40

chuồng

Giai đoạn 2 xây dựng 80

chuồng

Giai đoạn 3 xây dựng 40

chuồng

Giai đoạn 4 xây dựng 40

chuồng

Quý III/2014 Quý I/2015 Quý I/2016 Quý I/2017Đầu tư xây dựng nhà xưởng 4,515,000 9,300,900 4,764,967 4,791,354Đầu tư vốn lưu động 237,000 2,036,310 2,796,532 3,600,535Tổng 4,752,000 11,337,210 7,561,499 8,391,890

8.2. Nguồn vốn thực hiện dự án Đầu tư Tài sản cố định

ĐVT: 1,000 vnđ

Hạng mụcGiai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Tổng Tỷ lệ vayQuý III/2014 Quý I/2015 Quý I/2016 Quý I/2017

Vốn chủ sở hữu 1,138,747 2,846,867 1,480,371 1,480,371 6,946,355 30%Vốn vay ngân hàng 2,657,076 6,642,689 3,454,198 3,454,198 16,208,161 70%Tổng Đầu tư TSCĐ 23,154,515 100%

Với tổng mức đầu tư 23,154,515,000 đồng (Hai mươi ba tỷ, một trăm năm mươi bốn triệu, năm trăm mười lăm ngàn đồng).Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30% tổng đầu tư tương ứng với số tiền 6,946,355,000 đồng (Sáu tỷ, chín trăm bốn mươi sáu triệu, ba trăm năm mươi lăm ngàn đồng). Ngoài ra công ty dự định vay 70% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng số tiền cần vay là 16,208,161,000 đồng (Mười sáu tỷ, hai trăm lẻ tám triệu, một trăm sáu mươi mốt ngàn đồng) của ngân hàng. Nguồn vốn vay này dự kiến vay trong thời gian 120 tháng với lãi suất dự kiến 12%/năm. Thời gian ân hạn trả vốn gốc là 3 tháng và thời gian trả nợ là 117 tháng.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 30

Page 35: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Vốn lưu độngNgoài ra, khi dự án hoàn thành, trang trại đi vào hoạt động còn cần một khoảng vay vốn

lưu động theo kế hoạch chăn nuôi sản xuất mỗi năm.

8.3. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vayPhương thức vay vốn: nợ gốc được ân hạn trong thời gian xây dựng và năm hoạt động đầu

tiên là 3 tháng, trong thời gian ân hạn, chủ đầu tư chỉ trả lãi vay theo dư nợ đầu kỳ và vốn vay trong kỳ. Thời gian bắt đầu trả nợ được tính sau khi dự án đi vào hoạt động được 1 năm từ ngày 01/10/2014 đến ngày 04/01/2024 theo phương thức rả nợ gốc đều hàng năm và lãi vay phát sinh tính theo dư nợ đầu kỳ.

Tiến độ rút vốn vay và trả lãi vay được trình bày ở bảng sau:

ĐVT: 1000 vnđ

Ngày Dư nợ đầu kỳ Vay nợ trong kỳ

Trả nợ trong kỳ Trả nợ gốc Trả lãi vay Dư nợ cuối

kỳ6/1/2014 - 2,657,076 - - 2,657,0767/1/2014 2,657,076 27,080 27,080 2,657,0768/1/2014 2,657,076 27,080 27,080 2,657,0769/1/2014 2,657,076 26,207 26,207 2,657,07610/1/2014 2,657,076 95,210 68,130 27,080 2,588,94511/1/2014 2,588,945 25,535 25,535 2,588,94512/1/2014 2,588,945 26,386 26,386 2,588,9451/1/2015 2,588,945 94,516 68,130 26,386 2,520,8152/1/2015 2,520,815 23,205 - 23,205 2,520,8153/1/2015 2,520,815 25,692 25,692 2,520,8154/1/2015 2,520,815 6,642,689 272,525 247,662 24,863 8,915,8425/1/2015 8,915,842 90,868 - 90,868 8,915,8426/1/2015 8,915,842 87,937 87,937 8,915,8427/1/2015 8,915,842 338,531 247,662 90,868 8,668,1798/1/2015 8,668,179 88,344 - 88,344 8,668,1799/1/2015 8,668,179 85,494 85,494 8,668,17910/1/2015 8,668,179 336,006 247,662 88,344 8,420,51711/1/2015 8,420,517 83,052 - 83,052 8,420,51712/1/2015 8,420,517 85,820 85,820 8,420,5171/1/2016 8,420,517 435,076 349,256 85,820 8,071,2612/1/2016 8,071,261 76,953 - 76,953 8,071,2613/1/2016 8,071,261 3,454,198 82,261 82,261 11,525,4594/1/2016 11,525,459 462,932 349,256 113,676 11,176,2035/1/2016 11,176,203 113,905 - 113,905 11,176,2036/1/2016 11,176,203 110,231 110,231 11,176,2037/1/2016 11,176,203 463,162 349,256 113,905 10,826,9468/1/2016 10,826,946 110,346 - 110,346 10,826,946

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 31

Page 36: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

9/1/2016 10,826,946 106,786 106,786 10,826,94610/1/2016 10,826,946 459,602 349,256 110,346 10,477,69011/1/2016 10,477,690 3,454,198 103,342 - 103,342 13,931,88812/1/2016 13,931,888 141,991 141,991 13,931,8881/1/2017 13,931,888 606,387 464,396 141,991 13,467,4922/1/2017 13,467,492 123,975 - 123,975 13,467,4923/1/2017 13,467,492 137,258 137,258 13,467,4924/1/2017 13,467,492 597,226 464,396 132,830 13,003,0965/1/2017 13,003,096 132,525 - 132,525 13,003,0966/1/2017 13,003,096 128,250 128,250 13,003,0967/1/2017 13,003,096 596,921 464,396 132,525 12,538,6998/1/2017 12,538,699 127,792 - 127,792 12,538,6999/1/2017 12,538,699 123,669 123,669 12,538,69910/1/2017 12,538,699 592,188 464,396 127,792 12,074,30311/1/2017 12,074,303 119,089 119,089 12,074,30312/1/2017 12,074,303 123,059 123,059 12,074,3031/1/2018 12,074,303 587,455 464,396 123,059 11,609,9072/1/2018 11,609,907 106,875 106,875 11,609,9073/1/2018 11,609,907 118,326 118,326 11,609,9074/1/2018 11,609,907 578,905 464,396 114,509 11,145,5115/1/2018 11,145,511 113,593 113,593 11,145,5116/1/2018 11,145,511 109,928 109,928 11,145,5117/1/2018 11,145,511 577,989 464,396 113,593 10,681,1148/1/2018 10,681,114 108,860 108,860 10,681,1149/1/2018 10,681,114 105,348 105,348 10,681,11410/1/2018 10,681,114 573,256 464,396 108,860 10,216,71811/1/2018 10,216,718 100,768 100,768 10,216,71812/1/2018 10,216,718 104,127 104,127 10,216,7181/1/2019 10,216,718 568,523 464,396 104,127 9,752,3222/1/2019 9,752,322 89,775 89,775 9,752,3223/1/2019 9,752,322 99,394 99,394 9,752,3224/1/2019 9,752,322 560,584 464,396 96,187 9,287,9255/1/2019 9,287,925 94,661 94,661 9,287,9256/1/2019 9,287,925 91,607 91,607 9,287,9257/1/2019 9,287,925 559,057 464,396 94,661 8,823,5298/1/2019 8,823,529 89,927 89,927 8,823,5299/1/2019 8,823,529 87,027 87,027 8,823,52910/1/2019 8,823,529 554,324 464,396 89,927 8,359,13311/1/2019 8,359,133 82,446 82,446 8,359,13312/1/2019 8,359,133 85,194 85,194 8,359,1331/1/2020 8,359,133 549,591 464,396 85,194 7,894,737

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 32

Page 37: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

2/1/2020 7,894,737 75,270 75,270 7,894,7373/1/2020 7,894,737 80,461 80,461 7,894,7374/1/2020 7,894,737 542,262 464,396 77,866 7,430,3405/1/2020 7,430,340 75,728 75,728 7,430,3406/1/2020 7,430,340 73,286 73,286 7,430,3407/1/2020 7,430,340 540,125 464,396 75,728 6,965,9448/1/2020 6,965,944 70,995 70,995 6,965,9449/1/2020 6,965,944 68,705 68,705 6,965,94410/1/2020 6,965,944 535,392 464,396 70,995 6,501,54811/1/2020 6,501,548 64,125 64,125 6,501,54812/1/2020 6,501,548 66,262 66,262 6,501,5481/1/2021 6,501,548 530,659 464,396 66,262 6,037,1522/1/2021 6,037,152 55,575 55,575 6,037,1523/1/2021 6,037,152 61,529 61,529 6,037,1524/1/2021 6,037,152 523,941 464,396 59,545 5,572,7555/1/2021 5,572,755 56,796 56,796 5,572,7556/1/2021 5,572,755 54,964 54,964 5,572,7557/1/2021 5,572,755 521,193 464,396 56,796 5,108,3598/1/2021 5,108,359 52,063 52,063 5,108,3599/1/2021 5,108,359 50,384 50,384 5,108,35910/1/2021 5,108,359 516,460 464,396 52,063 4,643,96311/1/2021 4,643,963 45,803 45,803 4,643,96312/1/2021 4,643,963 47,330 47,330 4,643,9631/1/2022 4,643,963 511,727 464,396 47,330 4,179,5662/1/2022 4,179,566 38,475 38,475 4,179,5663/1/2022 4,179,566 42,597 42,597 4,179,5664/1/2022 4,179,566 505,619 464,396 41,223 3,715,1705/1/2022 3,715,170 37,864 37,864 3,715,1706/1/2022 3,715,170 36,643 36,643 3,715,1707/1/2022 3,715,170 502,260 464,396 37,864 3,250,7748/1/2022 3,250,774 33,131 33,131 3,250,7749/1/2022 3,250,774 32,062 32,062 3,250,77410/1/2022 3,250,774 497,527 464,396 33,131 2,786,37811/1/2022 2,786,378 27,482 27,482 2,786,37812/1/2022 2,786,378 28,398 28,398 2,786,3781/1/2023 2,786,378 492,794 464,396 28,398 2,321,9812/1/2023 2,321,981 21,375 21,375 2,321,9813/1/2023 2,321,981 23,665 23,665 2,321,9814/1/2023 2,321,981 487,298 464,396 22,902 1,857,5855/1/2023 1,857,585 18,932 18,932 1,857,5856/1/2023 1,857,585 18,321 18,321 1,857,585

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 33

Page 38: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

7/1/2023 1,857,585 483,328 464,396 18,932 1,393,1898/1/2023 1,393,189 14,199 14,199 1,393,1899/1/2023 1,393,189 13,741 13,741 1,393,18910/1/2023 1,393,189 478,595 464,396 14,199 928,79311/1/2023 928,793 9,161 9,161 928,79312/1/2023 928,793 9,466 9,466 928,7931/1/2024 928,793 473,862 464,396 9,466 464,3962/1/2024 464,396 4,428 4,428 464,3963/1/2024 464,396 4,733 4,733 464,3964/1/2024 464,396 468,977 464,396 4,580 (0)

Số vốn vay này kỳ vọng sẽ được giải ngân theo tiến độ đầu tư, với tổng số tiền là 16,208,161,000 (Mười sáu tỷ, hai trăm lẻ tám triệu, một trăm sáu mươi mốt ngàn đồng).

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 34

Page 39: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH

9.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toánCác thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính toán

của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:

- Vòng đời của dự án là 15 năm và dự tính từ tháng 9 năm 2014 dự án sẽ đi vào hoạt động;- Tổng mức đầu tư: 23,154,515,000 đồng. Trong đó: vốn chủ sở hữu 30% tương ứng

6,946,355,000 đồng , vốn vay 70 % tương ứng 16,208,161,000 đồng.- Các hệ thống máy móc thiết bị cần đầu tư để đảm bảo cho dự án hoạt động tốt;- Doanh thu của dự án được từ: Bán heo thịt- Chi phí của dự án:

+ Chi phí thức ăn: được tính theo bảng chi phí thức ăn trong phụ lục đính kèm+ Chi phí thuốc và vacxin: ước tính khoảng 700,000,000 đồng/năm nhằm phòng ngừa

một số bệnh phổ biến trên heo như dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn và lở mồm long móng.

- Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao sẽ được tính phụ thuộc vào thời gian dự báo thu hồi vốn. Trong tính toán áp dụng thời gian khấu hao theo phụ lục đính kèm.

- Lãi suất vay ưu đãi: 12%/năm; Thời hạn vay 116 tháng, ân hạn 20 tháng, trả nợ 96 tháng theo phương thức trả gốc đều và lãi phát sinh.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án thuế suất áp dụng là 10%, được miễn giảm trong 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.9.2. Tính toán chi phí chăn nuôi

9.2.1. Chi phí thức ăn Rau xanh: mỗi con cần dùng 0.5 kg rau xanh/ngày

Chi phí rau xanh/con = khối lượng ngày/con x 120 ngày/lứa x đơn giá rau xanh Cám bắp: mỗi con cần dùng 0.5 kg cám bắp/ngày

Chi phí cám bắp/con = khối lượng ngày/con x 120 ngày/lứa x đơn giá cám bắp Cám gạo: mỗi con có nhu cầu ăn 0.7kg cám gạo/ngày

Chi phí cám gạo/con = khối lượng ngày/con x 120 ngày/lứa x đơn giá cám bắp Tổng chi phí thức ăn cho 1 con = chi phí rau xanh/con + chi phí cám bắp/con + chi phí

cám gạo/con. Tổng chi phí thức ăn trong năm = tổng chi phí thức ăn cho 1 con x tổng số con/năm

Bảng tổng hợp chi phí thức ăn cho 1 con heo:

Chi phí thức ăn cho 1 con/ngày

Khối lượng (kg) Đơn giá (ngàn đồng/kg)

Số ngày xuất chuồng

Tổng Chi phí thức ăn 1 con (ngàn đồng)

Rau xanh 0.5 1 120 60Cám bắp 0.5 7 120 420Cám gạo 0.7 5 120 400Tổng 1.67 880

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 35

Page 40: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Chi phí men vi sinhCứ 200kg thức ăn thì cần dùng 1kg men vi sinh phối trộn, như vậy theo tính toán, một con

heo đến khi xuất chuồng thì tốn 1,000 đồng cho việc dùng men vi sinh.9.2.2. Chi phí chăm sóc Thú y: ước tính chi phí thuốc men + vacxin cần dùng cho 1 chuồng 15 con/lứa là 300,000

đồng.Điện, nước: chi phí này khoảng 150,000 đồng/chuồng trong thời gian nuôi 1 lứa 4 tháng.

9.2.3. Chi phí vận chuyểnChi phí dùng cho việc vận chuyển xuất chuồng, ước tính khoảng 1,000,000

đồng/chuồng/lứa.Chi phí khác: ngoài các chi phí trên còn có chi phí khác cần chi trả, ước tính khoảng

500,000 đồng/chuồng/lứa.Bảng tổng hợp chi phí hoạt động cho trang trại

ĐVT: 1,000 vnđNăm 2014 2015 2016 2017

Tỷ số tăng giá lương thực 1.00 1.03 1.06 1.091. Chi phí thức ăn 528,000 1,631,520 6,161,707 8,654,398Số lượng con 600 1,800 6,600 9,000Tổng chi phí thức ăn cho 1 con 880 906 934 9622. Chi phí men vi sinh 105,000 324,450 1,225,340 1,721,045Khối lượng men cho 1 con (kg) 1.00 1.00 1.00 1.00Đơn giá (ngàn đồng/kg) 175 180 186 1913. Chi phí thú y 12,000 111,240 152,770 196,691Chi phí thuốc cho 1 chuồng/lứa 300 309 318 328Tổng số chuồng 40 120 160 2004. Chi phí điện nước 6,000 55,620 76,385 98,345Chi phí điện nước cần dùng cho 1 chuồng/lứa 150 155 159 164Tổng số chuồng 40 120 160 2005. Chi phí vận chuyển 40,000 370,800 509,232 655,636Chi phí vận chuyển cho 1 chuồng/lứa 1,000 1,030 1,061 1,093Tổng số chuồng 40 120 160 2006. Chi phí khác 20,000 185,400 254,616 327,818Chi phí phụ cần dùng cho 1 chuồng/lứa 500 515 530 546Tổng số chuồng 40 120 160 200Tổng chi phí 711,000 2,679,030 8,380,049 11,653,933

9.3. Doanh thu từ dự ánDoanh thu của dự án được tính toán dựa trên doanh thu của trại qua các năm:

Năm 2014: 40 chuồng đã hoạt động Năm 2015: 40 chuồng hoạt động, đầu tư thêm 80 chuồng vào tháng 4/2015 Năm 2016: 120 chuồng đã hoạt động, đầu tư thêm 40 chuồng vào tháng 3/2016 và 40

chuồng vào tháng 10/2016.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 36

Page 41: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Tổng số chuồng nuôi là 200 chuồng, mỗi chuồng nuôi 15 con với thời gian xuất chuồng là 4 tháng.

Tổng số con heo xuất chuồng/năm = Số con nuôi 1 trại x Số trại x Số lứa nuôi/năm x (1 – tỷ lệ hao hụt)

Doanh thu đạt được = số con xuất chuồng x giá bán/kg thịt heo hơi

Bảng doanh thu của dự án:ĐVT: 1,000 vnđ

STT Năm 2014 2015 2016 2017A Số lượng đàn heo1 Số lượng chuồng nuôi đầu tư thêm 40 80 40 40

Số lứa nuôi cho chuồng mới 1 0 2 32 Tổng số lượng chuồng cũ mỗi năm 40 120 160

Số lượng con/chuồng 15 15 15 15Số lứa nuôi/năm 1 3 3 3Tổng số con nuôi trong chuồng 600 1,800 6,600 9,000Tỷ lệ hao hụt 5% 5% 5% 5%Số lượng heo còn lại thực tế thu được 570 1,710 6,270 8,550

B Doanh thu đạt được 2,707,500 8,122,500 29,782,500 40,612,500Số lượng heo mỗi năm 570 1,710 6,270 8,550Cân nặng 1 con heo trưởng thành (kg) 95 95 95 95Giá bán 1 kg heo hơi 50 50 50 50

STT Năm 2018 2019 2020 2021A Số lượng đàn heo1 Số lượng chuồng nuôi đầu tư thêm

Số lứa nuôi cho chuồng mới2 Tổng số lượng chuồng cũ mỗi năm 200 200 200 200

Số lượng con/chuồng 15 15 15 15Số lứa nuôi/năm 3 3 3 3Tổng số con nuôi trong chuồng 9,000 9,000 9,000 9,000Tỷ lệ hao hụt 5% 5% 5% 5%Số lượng heo còn lại thực tế thu được 8,550 8,550 8,550 8,550

B Doanh thu đạt được 40,612,500 47,081,018 47,081,018 47,081,018Số lượng heo mỗi năm 8,550 8,550 8,550 8,550Cân nặng 1 con heo trưởng thành (kg) 95 95 95 95Giá bán 1 kg heo hơi 50 58 58 58

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 37

Page 42: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

STT Năm 2022 2023 2024 2025A Số lượng đàn heo1 Số lượng chuồng nuôi đầu tư thêm

Số lứa nuôi cho chuồng mới2 Tổng số lượng chuồng cũ mỗi năm 200 200 200 200

Số lượng con/chuồng 15 15 15 15Số lứa nuôi/năm 3 3 3 3Tổng số con nuôi trong chuồng 9,000 9,000 9,000 9,000Tỷ lệ hao hụt 5% 5% 5% 5%Số lượng heo còn lại thực tế thu được 8,550 8,550 8,550 8,550

B Doanh thu đạt được 47,081,018 47,081,018 54,579,804 54,579,804Số lượng heo mỗi năm 8,550 8,550 8,550 8,550Cân nặng 1 con heo trưởng thành (kg) 95 95 95 95Giá bán 1 kg heo hơi 58 58 67 67

STT Năm 2026 2027 2028 2029A Số lượng đàn heo1 Số lượng chuồng nuôi đầu tư thêm

Số lứa nuôi cho chuồng mới2 Tổng số lượng chuồng cũ mỗi năm 200 200 200 200

Số lượng con/chuồng 15 15 15 15Số lứa nuôi/năm 3 3 3 3Tổng số con nuôi trong chuồng 9,000 9,000 9,000 9,000Tỷ lệ hao hụt 5% 5% 5% 5%Số lượng heo còn lại thực tế thu được 8,550 8,550 8,550 8,550

B Doanh thu đạt được 54,579,804 54,579,804 54,579,804 54,579,804Số lượng heo mỗi năm 8,550 8,550 8,550 8,550Cân nặng 1 con heo trưởng thành (kg) 95 95 95 95Giá bán 1 kg heo hơi 67 67 67 67

9.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án9.4.1 Báo cáo thu nhập của dự án

Báo cáo thu nhập của dự án:ĐVT: 1,000 vnđ

Năm 2014 2015 2016 2017 2018Hạng mục 1 2 3 4 5Doanh thu 2,707,500 8,122,500 29,782,500 40,612,500 40,612,500Chi phí chăn nuôi 711,000 2,679,030 8,380,049 11,653,933 12,003,551Chi phí lương 540,000 850,500 1,190,700 1,875,353 1,969,120Lãi vay vốn lưu động 107,161 336,120 335,202 480,142

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 38

Page 43: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Khấu hao 376,688 1,318,407 1,808,101 2,297,795 2,297,795EBIT 1,079,812 3,167,402 18,067,530 24,450,217 23,861,891Lãi vay 159,369 800,874 1,269,562 1,550,753 1,327,843EBT 920,444 2,366,528 16,797,968 22,899,464 22,534,049Thuế TNDN (10%)EAT 920,444 2,366,528 16,797,968 22,899,464 22,534,049

Năm 2019 2020 2021 2022 2023Hạng mục 6 7 8 9 10Doanh thu 47,081,018 47,081,018 47,081,018 47,081,018 47,081,018Chi phí chăn nuôi 12,363,658 12,734,568 13,116,605 13,510,103 13,915,406Chi phí lương 2,067,576 2,170,955 2,279,503 2,393,478 2,513,152Lãi vay vốn lưu động 494,546 510,778 524,664 540,404 556,616Khấu hao 2,197,845 1,947,971 1,818,036 1,688,102 1,688,102EBIT 29,957,393 29,716,746 29,342,210 28,948,932 28,407,743Lãi vay 1,104,932 884,618 659,112 436,202 213,291EBT 28,852,460 28,832,129 28,683,098 28,512,730 28,194,451Thuế TNDN (10%) 1,442,623 1,441,606 1,434,155 1,425,636 1,409,723EAT 27,409,837 27,390,522 27,248,943 27,087,093 26,784,729

Năm 2024 2025 2026 2027 2028 202911 12 13 14 15 16

Doanh thu 54,579,804 54,579,804 54,579,804 54,579,804 54,579,804 54,579,804Chi phí chăn nuôi

14,332,868 14,762,854 15,205,740 15,661,912 16,131,769 16,615,722

Chi phí lương 2,638,809 2,770,750 2,909,287 3,054,752 3,207,489 3,367,864Lãi vay vốn lưu động

574,885 590,514 608,230 626,476 647,039 664,629

Khấu hao 1,411,364 719,519 359,759 - - -EBIT 35,621,877 35,736,167 35,496,788 35,236,664 34,593,507 33,931,589Lãi vay 23,207 - - - - -EBT 35,598,670 35,736,167 35,496,788 35,236,664 34,593,507 33,931,589Thuế TNDN (10%)

1,779,934 1,786,808 1,774,839 1,761,833 3,459,351 3,393,159

EAT 33,818,737 33,949,359 33,721,948 33,474,831 31,134,156 30,538,430

Sau thời gian chủ đầu tư tiến hành xây dựng, trong vòng 3 tháng từ tháng 6/2014 đến tháng 9/2014, sau đó sẽ nuôi lứa đầu tiên trong 4 tháng cuối năm 2014, do đó dự án cũng mang lại nguồn doanh thu trong năm và mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. Trong năm hoạt động thứ hai trở đi, đầu tư chuồng trại tăng lên, trại được mở rộng quy mô mang lại doanh thu ngày càng cao và lợi nhuận ngày càng nhiều. Nhờ vậy chủ đầu tư có khả năng trả được nợ vay cho ngân hàng. Vì dự án ứng dụng công nghệ mới trong chăn nuôi nên sẽ được Chính phủ ưu đãi thuế TNDN.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 39

Page 44: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

9.4.2 Báo cáo ngân lưu dự ánPhân tích hiệu quả dự án hoạt động trong vòng 15 năm theo quan điểm tổng đầu tư. Với: + Chi phí sử dụng vốn re = 20%+ Lãi suất vay ngân hàng rd = 12%/năm+ Với suất chiết khấu là WACC = 18.5% được tính theo giá trị trung bình có trọng số chi

phí sử dụng vốn của các nguồn vốn.

Bảng báo cáo ngân lưu:ĐVT: 1,000 vnđ

Năm 2014 2015 2016 2017 20180 1 2 3 4

NGÂN LƯU VÀO 2,707,500 8,122,500 29,782,500 40,612,500 40,612,500Doanh thu 2,707,500 8,122,500 29,782,500 40,612,500 40,612,500Thu hồi đấtNGÂN LƯU RA 104,666,191 13,076,620 14,920,300 18,474,457 13,811,536Vốn CĐ 3,795,822 9,489,555 4,934,569 4,934,569Đầu tư đất 100,000,000Chi phí chăn nuôi 711,000 2,679,030 8,380,049 11,653,933 12,003,551Chi phí lãi vay vốn lưu động 107,161 336,120 335,202 480,142Chi phí lãi vay TSCĐ 159,369 800,874 1,269,562 1,550,753 1,327,843Ngân lưu ròng trước thuế (101,958,691) (4,954,120) 14,862,200 22,138,043 26,800,964Thuế TNDN - - - - -Ngân lưu ròng sau thuế (101,958,691) (4,954,120) 14,862,200 22,138,043 26,800,964Ngân lưu ròng tích lũy (101,958,691) (106,912,811) (92,050,611) (69,912,568) (43,111,604)

Năm 2019 2020 2021 2022 20235 6 7 8 9

NGÂN LƯU VÀO 47,081,018 47,081,018 47,081,018 47,081,018 47,081,018Doanh thu 47,081,018 47,081,018 47,081,018 47,081,018 47,081,018Thu hồi đấtNGÂN LƯU RA 13,963,137 14,129,964 14,300,381 14,486,709 14,685,314Vốn CĐĐầu tư đấtChi phí chăn nuôi 12,363,658 12,734,568 13,116,605 13,510,103 13,915,406Chi phí lãi vay vốn lưu động 494,546 510,778 524,664 540,404 556,616Chi phí lãi vay TSCĐ 1,104,932 884,618 659,112 436,202 213,291Ngân lưu ròng trước thuế 33,117,882 32,951,055 32,780,637 32,594,310 32,395,705Thuế TNDN 1,442,623 1,441,606 1,434,155 1,425,636 1,409,723Ngân lưu ròng sau thuế 31,675,259 31,509,448 31,346,483 31,168,673 30,985,982Ngân lưu ròng tích lũy (11,436,346) 20,073,103 51,419,585 82,588,258 113,574,240

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 40

Page 45: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Năm 2024 2025 2026 2027 202810 11 12 13 14

NGÂN LƯU VÀO 54,579,804 54,579,804 54,579,804 54,579,804 54,579,804Doanh thu 54,579,804 54,579,804 54,579,804 54,579,804 54,579,804Thu hồi đấtNGÂN LƯU RA 14,930,961 15,353,368 15,813,969 16,288,389 16,778,808Vốn CĐĐầu tư đấtChi phí chăn nuôi 14,332,868 14,762,854 15,205,740 15,661,912 16,131,769Chi phí lãi vay vốn lưu động

574,885 590,514 608,230 626,476 647,039

Chi phí lãi vay TSCĐ 23,207 - - - -Ngân lưu ròng trước thuế 39,648,843 39,226,436 38,765,835 38,291,415 37,800,996Thuế TNDN 1,779,934 1,786,808 1,774,839 1,761,833 3,459,351Ngân lưu ròng sau thuế 37,868,910 37,439,627 36,990,995 36,529,582 34,341,645Ngân lưu ròng tích lũy 151,443,150 188,882,77

7225,873,77

2262,403,35

5296,745,00

0

Năm 202915

NGÂN LƯU VÀO 154,579,804Doanh thu 54,579,804Thu hồi đất 100,000,000NGÂN LƯU RA 17,280,351Vốn CĐĐầu tư đấtChi phí chăn nuôi 16,615,722Chi phí lãi vay vốn lưu động 664,629Chi phí lãi vay TSCĐ -Ngân lưu ròng trước thuế 137,299,453Thuế TNDN 3,393,159Ngân lưu ròng sau thuế 133,906,294Ngân lưu ròng tích lũy 430,651,293

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 41

Page 46: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

TT Chỉ tiêu Giá trị

1 Tổng mức đầu tư 23,154,515,000 đồng

2 Giá trị hiện tại thuần NPV 117,516,685,000 đồng

3 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%) 21%

4 Thời gian hoàn vốn 6 năm 4 tháng

Đánh giá Hiệu quả

Phân tích hiệu quả của dự án là 15 năm, tuy nhiên dự án hoạt động với thời gian dài hạn 50 năm.

Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; nguồn thu từ vốn vay ngân hàng; giá trị tài sản thanh lí tài sản, giá trị thanh lý đất.

Dòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu như xây lắp,mua sắm MMTB; chi phí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao); tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà Nước.

Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:

Hiện giá thu nhập thuần của dự án là : NPV = 117,516,685,000 đồng >0 Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 21%> WACCThời gian hoàn vốn tính là 6 năm 4 tháng , tuy nhiên thời gian trên bao gồm cả thời gian

xây dựng. Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án

mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh.

9.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao quy mô 3,000 con có nhiều tác động tích cực

đến sự phát triển kinh tế xã hội, đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng. Bên cạnh đó Nhà nước và địa phương còn có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra dự án cũng góp phần tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư; không những thế còn giúp bà con nông dân có thể ứng dụng công nghệ chăn nuôi mới, đạt năng suất và hiệu quả cao.

Phân tích về hiệu quả đầu tư cho thấy, dự án rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV= 117,516,685,000 đồng; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 21% ; thời gian hoà vốn sau 6 năm 4 tháng. Điều này chứng minh dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 42

Page 47: Dự án: Trại nuôi heo sinh học chất lượng caolapduandautu.com.vn/DA/Dự Án Chăn Nuôi Heo Sinh... · Web viewDự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao

CHƯƠNG X: KẾT LUẬN

10.1. Kết luậnTrong những năm gần đây mô hình trang trại đàn lợn (heo) ở nước ta đã và đang phát triển

mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp phần tích cực giải quyết nhu cầu thực phẩm tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu, ngoài ra còn có thể tận dụng được số phân lợn (heo) cho cây trồng nông nghiệp.

Hoạt động của dự án “Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao” sẽ ổn định với những quy trình chăn nuôi ít thay đổi, chủ đầu tư không phải lo nghĩ nhiều về chiến lược cạnh tranh, người lao động địa phương có được thu nhập ổn định mà không yêu cầu có trình độ cao. Bên cạnh đó dự án sẽ góp phần giảm bớt thất nghiệp cho địa phương, đồng thời tạo ra thu nhập, rất phù hợp với điều kiện lao động ở địa phương, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của từng miền, vùng về đất đai, khí hậu, lao động...tạo ra bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thúc quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, ngoài ra dự án còn đóng vai trò là hình mẫu để các cá nhân, đơn vị khác có những hình thức đầu tư thích hợp nhân rộng mô hình không chỉ trong chăn nuôi lợn (heo) thịt mà còn trong các lĩnh vực khác đồng thời cũng làm mô hình cho cuộc cách mạng chăn nuôi xanh, sạch và chống ô nhiễm môi trường.

10.2. Kiến nghịDự án “Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao” nếu được thực hiện sẽ nhiều tác động tích

cực đến sự phát triển kinh tế xã hội; đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng. Bên cạnh đó Nhà nước và địa phương còn có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư. Do đó, chủ đầu tư kiến nghị các cơ quan ban ngành tỉnh Cà Mau chấp thuận và tạo điều kiện cho chúng tôi đầu tư dự án “Trại nuôi heo sinh học chất lượng cao” nói trên.

Cà Mau, ngày tháng năm 2014Nơi nhận:- Như trên- Lưu TCHC.

CHỦ ĐẦU TƯCÔNG TY CỔ PHẦN CÁT TƯỜNG CÀ MAU

(Tổng Giám đốc)

TÔ VĂN XÉN

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường Cà Mau Trang 43