189
1 Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o bé t− ph¸p tr−êng ®¹i häc luËt hµ néi lý v¨n quyÒn phßng ngõa téi ph¹m do n÷ giíi thùc hiÖn ë ViÖt Nam luËn ¸n tiÕn sÜ luËt häc Hµ néi - 2014

phßng ngõa téi ph¹m do n÷ giíi thùc hiÖn ë ViÖt · PDF file1.23 Diễn biến của số người phạm tội nữ là người chưa thành niên ở ... phạm tội nữ

Embed Size (px)

Citation preview

1

Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o bé t− ph¸p

tr−êng ®¹i häc luËt hµ néi

lý v¨n quyÒn

phßng ngõa téi ph¹m

do n÷ giíi thùc hiÖn ë ViÖt Nam

luËn ¸n tiÕn sÜ luËt häc

Hµ néi - 2014

2

Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o bé t− ph¸p

tr−êng ®¹i häc luËt hµ néi

lý v¨n quyÒn

phßng ngõa téi ph¹m

do n÷ giíi thùc hiÖn ë ViÖt Nam

Chuyªn ngµnh : Téi ph¹m häc vµ phßng ngõa téi ph¹m

M· sè : 62 38 01 05

luËn ¸n tiÕn sÜ luËt häc

Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS Lª ThÞ S¬n

PGS.TS D−¬ng TuyÕt Miªn

Hµ néi - 2014

3

Lêi cam ®oan

T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh

nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu nªu trong

luËn ¸n lµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa

häc cña luËn ¸n ch−a tõng ®−îc ai c«ng bè

trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c.

T¸c gi¶ luËn ¸n

Lý V¨n QuyÒn

4

Môc lôc

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

PHẦN NỘI DUNG 27

Chương 1: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NỮ GIỚI THỰC HIỆN Ở

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 - 2012

27

1.1. Thực trạng của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai

đoạn 2003 - 2012

27

1.2. Diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai

đoạn 2003 - 2012

56

Chương 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM DO NỮ GIỚI THỰC

HIỆN Ở VIỆT NAM

71

2.1. Nguyên nhân về kinh tế - xã hội. 72

2.2. Nguyên nhân về văn hóa, giáo dục 79

2.3. Nguyên nhân trong quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn

xã hội

89

2.4. Nguyên nhân trong hoạt động chống tội phạm và giáo dục, cải

tạo phạm nhân nữ.

93

Chương 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NỮ GIỚI THỰC HIỆN

Ở VIỆT NAM

102

3.1. Dự báo tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện 102

3.2. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm 106

PHẦN KẾT LUẬN 144

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

PHỤ LỤC 157

5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHSVN : Bộ luật Hình sự Việt Nam

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng Hình sự

GS : Giáo sư

HSST : Hình sự sơ thẩm

MĐGTBQ : Mức độ gia tăng bình quân

NCTNPT : Người chưa thành niên phạm tội

Nxb : Nhà xuất bản

PGS. : Phó giáo sư

Tr. : Trang

TS : Tiến sĩ

TAND : Tòa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

THCS : Trung học cơ sở

THTP : Tình hình tội phạm

UBND : Ủy ban nhân dân

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao

6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

1.1 Số bị cáo nữ đã bị xét xử sơ thẩm ở Việt Nam giai đoạn

2003 - 2012

29

1.2 Chỉ số người phạm tội nữ (2003 - 2012) 30

1.3 Chỉ số người phạm tội nam (2003 - 2012) 31

1.4 Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo các nhóm tội 36

1.5 Cơ cấu của tội phạm do nam giới thực hiện theo các nhóm tội 37

1.6 Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo tội danh 39

1.7 Cơ cấu của tội phạm do nữ thực hiện theo địa bàn phạm tội 42

1.8 Cơ cấu của tội phạm do người nữ giới thực hiện theo 4 loại

tội phạm

42

1.9 Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo hình thức

thực hiện tội phạm

43

1.10 Cơ cấu theo loại hình phạt 44

1.11 Cơ cấu theo động cơ phạm tội 45

1.12 Cơ cấu theo độ tuổi 46

1.13 Cơ cấu theo nghề nghiệp 47

1.14 Cơ cấu theo trình độ học vấn 48

1.15 Cơ cấu theo tái phạm 49

1.16 Cơ cấu theo hoàn cảnh kinh tế 50

1.17 Cơ cấu theo hậu quả của tội phạm 52

1.18 Cơ cấu theo loại nạn nhân 53

1.19 Diễn biến của số người phạm tội nữ ở Việt Nam giai đoạn

2003 - 2012

57

1.20 So sánh diễn biến của số người phạm tội nữ và số người

phạm tội nam ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012

59

1.21 Diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai

đoạn 2003 - 2012 theo các chương của BLHS

61

1.22 Diễn biến của các tội phạm do nữ giới thực hiện phổ biến

nhất ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012

63

1.23 Diễn biến của số người phạm tội nữ là người chưa thành

niên ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012

67

7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

biểu đồ

Tên biểu đồ Trang

1.1 So sánh số bị cáo nữ và số bị cáo nam đã bị xét xử sơ thẩm

ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012

29

1.2 Cơ cấu của tội phạm do người nữ giới thực hiện theo 4 loại

tội phạm

43

1.3 Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo hình thức

thực hiện tội phạm

43

1.4 Cơ cấu theo loại hình phạt 44

1.5 Cơ cấu theo động cơ phạm tội 45

1.6 Cơ cấu theo độ tuổi 46

1.7 Cơ cấu theo nghề nghiệp 47

1.8 Cơ cấu theo trình độ học vấn 48

1.9 Cơ cấu theo tái phạm 49

1.10 Cơ cấu theo hoàn cảnh kinh tế 50

1.11 Cơ cấu theo hậu quả của tội phạm 52

1.12 Cơ cấu theo loại nạn nhân 54

1.13 Diễn biến của số người phạm tội nữ ở Việt Nam giai đoạn

2003 - 2012

57

1.14 So sánh diễn biến của số người phạm tội nữ và số người

phạm tội nam ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012

60

1.15 Diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai

đoạn 2003 - 2012 theo các chương của BLHS, có xu hướng

tăng với mức độ cao

62

1.16 Diễn biến của các tội phạm do nữ giới thực hiện phổ biến

nhất ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012, có xu hướng tăng

nới mức độ cao

64

1.17 Diễn biến của số người phạm tội nữ là người chưa thành

niên ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012

67

8

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Trang

Phụ lục 1: Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo tội danh 157

Phụ lục 2: Cơ cấu của tội phạm theo giới tính người phạm tội trong

từng tội danh

158

Phụ lục 3: Cơ cấu của tội phạm do nữ thực hiện theo địa bàn phạm tội 160

Phụ lục 4: Phiếu trưng cầu ý kiến 162

Phụ lục 5: Kết quả chạy SPSS 368 phiếu hỏi phạm nhân nữ 168

9

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nữ giới ở Việt Nam là một lực lượng căn bản, nguồn nhân tố quan trọng

đóng góp vào sự phát triển toàn diện xã hội. Trải qua hàng nghìn năm xây dựng vì

sự toàn vẹn lãnh thổ, đấu tranh chống thiên tai, duy trì nòi giống, phụ nữ Việt Nam

luôn phát huy những đức tính quý báu mang đậm bản sắc truyền thống như đức tính

tần tảo, chịu khó, biết hi sinh vì chồng con, coi trọng cuộc sống gia đình, coi trọng

hôn nhân.

Ở Việt Nam, nữ giới chiếm 51% lực lượng lao động trong đó nữ giới ở

nông thôn vẫn đóng vai trò chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; bên cạnh

đó, nữ giới (nhất là phụ nữ) vẫn đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi

dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Xã hội ngày càng phát triển, nữ giới

càng có nhiều cơ hội được học tập, công tác, cải thiện vị trí của mình trong gia đình

và xã hội, được cống hiến nhiều hơn cho xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, trong những năm gần đây, tình

hình tội phạm do nữ giới thực hiện đã có xu hướng gia tăng, bộc lộ nhiều đặc điểm

nghiêm trọng cả về thực trạng và diễn biến. Vấn đề nữ giới phạm tội ở Việt Nam đã

phản ánh khá rõ những đặc điểm về xã hội Việt Nam những năm gần đây cũng như

phản ánh được tính riêng biệt về tâm sinh lí giới nữ của những người phạm tội nữ.

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trên phạm vi toàn quốc năm

1995 có 4.151 người phạm tội nữ bị xét xử sơ thẩm hình sự thì đến năm 2002 con

số này là 5.603 người, tăng lên 135% so với năm 1995 [80]; Năm 2003 trên phạm vi

toàn quốc có 6.543 người phạm tội nữ bị xét xử sơ thẩm hình sự thì đến năm 2007

con số này là 7.231 người, tăng lên 111%, năm 2012 con số này là 6.895 người tăng

lên 105 % so với năm 2003. Tính trung bình, mỗi năm có khoảng 6.570 người phạm

tội nữ bị xét xử sơ thẩm hình sự [81]. Các tội phạm do nữ giới thực hiện ngày càng

đa dạng và xảy ra ở tất cả các địa phương nhưng tập trung chủ yếu là Thành phố Hồ

Chí Minh và Hà Nội. Các tội phạm do nữ giới thực hiện có mức độ cao hơn cả là tội

tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy; tội đánh bạc; tội trộm cắp tài

10

sản; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội chứa mại

dâm; tội cố ý gây thương tích; tội cướp giật tài sản; tội cướp tài sản; tội vi phạm quy

định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; tội môi giới mại dâm; tội lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội giết người; tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu

hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả và tội mua bán phụ nữ (nay là tội mua

bán người).

Trước tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện ngày càng phức tạp, hơn nữa

từ năm 2003 đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này trên phạm vi

cả nước, do vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề nữ giới phạm tội ở Việt

Nam dưới góc độ tội phạm học là cần thiết nhằm tìm ra giải pháp kìm chế sự gia

tăng và làm giảm tội phạm nói chung cũng như tội phạm do nữ giới thực hiện nói

riêng. Vì vậy, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài: "Phòng ngừa tội phạm do nữ

giới thực hiện ở Việt Nam" làm luận án tiến sĩ.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là đưa ra được hệ thống các biện pháp

phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện để kiềm chế sự gia tăng tội phạm và làm

giảm dần nữ giới phạm tội ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề cần xem xét, làm rõ trong quá trình

nghiên cứu đề tài này, bao gồm tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện; nguyên

nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện và các biện pháp phòng ngừa tội phạm do

nữ giới thực hiện.

Về phạm vi nghiên cứu, luận án nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học: Tội

phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam trong 10 năm từ năm 2003 đến năm 2012.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Xét về mặt lý luận, hầu hết các vấn đề được trình bày, phân tích trong luận

án là những vấn đề mới lần đầu tiên được nghiên cứu một cách có hệ thống. Việc

nghiên cứu thành công các vấn đề đó có thể được coi là một đóng góp đáng ghi

nhận vào tội phạm học Việt Nam.

Về thực tiễn, việc nghiên cứu, đánh giá được các đặc điểm tội phạm học

của tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2003 -

11

2012 và xác định được các nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện ở nước

ta trong giai đoạn này có ý nghĩa thiết thực đối với thực tiễn phòng ngừa tội phạm

do nữ giới thực hiện. Đặc biệt trong việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội

phạm do nữ giới thực hiện trên cơ sở xác định những tồn tại, hạn chế của hoạt động

của các cơ quan tư pháp trong đấu tranh chống tội phạm do nữ giới thực hiện và

trong công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội là nữ.

12

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỘI PHẠM DO NỮ GIỚI

THỰC HIỆN

Thông qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu về tội phạm do nữ giới

thực hiện ở nước ngoài và ở Việt Nam tác giả thấy những nội dung cơ bản của vấn

đề này được nghiên cứu bao gồm: Tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện, nguyên

nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện và phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực

hiện. Những nội dung nêu trên đã được nhiều nhà khoa học đề cập tới trong các

công trình nghiên cứu của mình ở những phương diện, góc độ khác nhau. Do đó, để

thực hiện đề tài "Phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam" thì việc

nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả của các công trình có liên quan về những

nội dung nêu trên có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết.

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Có thể nói cho tới nay, ở nước ngoài có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề nữ

giới phạm tội dưới dạng công trình sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

và các bài viết đăng trong các tạp chí. Các công trình nghiên cứu này được tiếp cận

dưới nhiều góc độ khác nhau thể hiện quá trình phát triển không ngừng của tội phạm

học. Kể từ khi có công trình nghiên cứu đầu tiên về tội phạm do nữ giới thực hiện dưới

góc độ tội phạm học - cuốn "Tội phạm nữ giới" của Cesare Lombroso, cho đến nay, có

hàng loạt các công trình nghiên cứu của các tác giả từ nhiều quốc gia khác nhau nghiên

cứu về vấn đề nữ giới phạm tội. Sau đây tác giả xin trình bày tóm tắt các công trình

này theo sự phân loại về các hướng tiếp cận khác nhau của các nhà khoa học.

1.1.1. Sách chuyên khảo nghiên cứu vấn đề nữ giới phạm tội

1.1.1.1. Dưới góc độ sinh học

Cuốn sách chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu về vấn đề nữ giới phạm tội là

của nhà tội phạm học người Ý - Cesare Lombroso với tiêu đề "Tội phạm nữ giới",

xuất bản năm 1878. "Đây là cuốn sách đầu tiên và có ảnh hưởng nhất nghiên cứu

về vấn đề nữ giới phạm tội" [102].

Tiếp đó là cuốn sách ông viết chung với tác giả Guglielmo Ferrero "Tội

phạm nữ giới, mại dâm nữ và những người phụ nữ bình thường’’, xuất bản năm

13

1900 [101]. Có thể nói, trong hai cuốn sách này, qua lăng kính sinh học và bằng

những nghiên cứu khoa học và thực nghiệm đối với não và bộ xương người của nữ

giới (bao gồm cả nữ giới phạm tội và nữ giới không phạm tội), ông đã đề cập, lí giải

liên quan đến vấn đề nữ giới phạm tội. Đặc biệt là trong cuốn sách "Tội phạm nữ

giới", Cesare Lombroso đã nghiên cứu các yếu tố sinh học của nữ giới có ảnh

hưởng, tác động đến việc phạm tội của nữ giới. Có thể nói, các yếu tố này được ông

phân tích rất sâu sắc với những minh chứng cụ thể. Cụ thể như các vấn đề: Giải

phẫu sinh học và sinh học của nữ giới, hộp sọ và não bộ của nữ giới, giác quan và

sự nhạy cảm của nữ giới, đồng tính nữ và nhạy cảm tình dục của nữ giới, phản ứng

và sức mạnh của nữ giới thời kì kinh nguyệt, nhân chủng học nữ giới, tội phạm nữ

bẩm sinh, tội phạm nữ nhất thời, tính thiện và ác thời kì nữ giới mang thai, tội phạm

từ sự đam mê của nữ giới, nguồn gốc của mại dâm, mại dâm nữ bẩm sinh và mại

dâm nữ nhất thời…

Có thể nói hai cuốn sách này là công trình công phu lý giải dưới góc độ

sinh học liên quan đến vấn đề nữ giới phạm tội. Tuy nhiên, Cesare Lombroso trên

mới chỉ đề cao nhân tố bẩm sinh sinh học - tính di truyền hiện tượng lại giống khi

đề cập đến nguyên nhân phạm tội của nữ giới mà chưa đề cập đến sự tác động qua

lại giữa các yếu tố tiêu cực của môi trường sống đối với người phạm tội. Bên cạnh

đó, ông đã có đánh giá chưa đúng về nữ giới khi cho rằng nữ giới phạm tội do đặc

điểm sinh học bất thường về não và thể hiện tính "đỏng đảnh, thụ động" của mình.

Tác giả cho rằng khó có thể học tập cách tiếp cận này trong việc nghiên cứu luận án

của mình vì nó đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức chuyên sâu về nhân

chủng học cũng như có nhiều thời gian nghiên cứu, hơn nữa cách tiếp cận này mới

chỉ dừng lại dưới góc độ sinh học, nên còn hẹp và chưa đa diện.

1.1.1.2. Dưới góc độ tâm lí học

Dưới góc độ tâm lí học, nghiên cứu về vấn đề nữ giới phạm tội thì tiêu biểu

nhất là những công trình nghiên cứu của Sigmund Freud - nhà phân tâm học nổi tiếng

người Áo. Với tác phẩm "Phân tâm học nhập môn", xuất bản năm 1890, "Những

nghiên cứu về sự cuồng loạn", xuất bản năm 1895 và "Giải mã những giấc mơ", xuất

bản năm 1899, ông đã đưa ra những luận giải về vấn đề nữ giới phạm tội [57, tr.94-99].

Ông cho rằng nhìn chung, nữ giới có tính thụ động, do đó nữ giới khó có thể hoàn

14

toàn giải quyết được mặc cảm Oedipus. Họ luôn quan tâm đến sự chấp thuận của

nam giới khi hành động, do đó, như một quy luật, họ không có nguy cơ làm xáo

trộn thói quen đó bằng việc phạm tội. Vì nữ giới không có dương vật, nên họ không

trải qua "giai đoạn thèm muốn" như nam giới nên họ có cá tính thụ động, không dễ

dàng nổi nóng, thiếu kiềm chế như nam giới. Ông cho rằng mọi cá nhân sinh ra đều

có bản năng phạm tội trong đó bản năng cơ bản của con người là bản năng chống

đối xã hội. Ông nghiên cứu đối với trẻ em trai và trẻ em gái đã kết luận rằng do

khác biệt gen nên nữ giới thụ động hơn so với nam giới. Freud cho rằng nữ giới

phạm tội thể hiện sự chống đối lại tâm lí thụ động của mình và họ rất khó khăn để

có thể được như nam giới.

Nhìn chung, cách tiếp cận của Sigmund Freud dựa trên nền tảng của lí

thuyết phân tâm học - nghiên cứu con người dưới góc độ vi mô lí giải vấn đề con

người phạm tội trong đó có nữ giới phạm tội. Để áp dụng hướng tiếp cận này đòi

hỏi người nghiên cứu phải có nền tảng lí thuyết vững chắc về phân tâm học trong

khi đó ngành khoa học này còn xa lạ, chưa phổ biến ở Việt Nam nên tác giả cho

rằng khó có thể học tập kinh nghiệm từ việc nghiên cứu các công trình trên của

Sigmund Freud vào luận án của mình.

1.1.1.3. Dưới góc độ xã hội học

Có thể nói từ giữa thế kỉ XX trở đi, tội phạm học phát triển theo xu hướng

nghiêng về xã hội học nên những công trình nghiên cứu vấn đề nữ giới phạm tội

dưới góc độ xã hội học chiếm tỉ lệ đáng kể.

Trước hết, phải kể đến một số công trình nghiên cứu - sách chuyên khảo

nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề nữ giới phạm tội. Tiêu biểu là cuốn sách "Tội

phạm nữ giới: những trẻ em gái, phụ nữ và tội phạm", xuất bản năm 2004, của hai

tác giả Meda Chesney-Lind (giảng viên đại học Hawai, Mỹ) và Lisa Pasko (giảng

viên đại học Hawai, Mỹ) [104]. Trong công trình này nhóm tác giả đã nghiên cứu

về tù nhân nữ tại nhà tù Bang California (nhà tù dành cho nữ) - nhà tù lớn thứ hai

của nước Mỹ. Phân tích về tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện qua số liệu

thống kê số phạm nhân nữ trong nhà tù này, nhóm tác giả đã phân tích chỉ trong một

thập kỉ từ năm 1992 - 2001, số lượng nữ tù nhân ở Mỹ đã cao gấp ba lần so với

trước đây. Cuốn sách đã đặc biệt phân tích kĩ lưỡng về nguyên nhân dẫn đến nữ giới

15

phạm tội ở Mỹ như: Hoàn cảnh sống (nghèo đói, thất nghiệp), hoàn cảnh gia đình

(tuổi thơ không bình thường, cha mẹ bỏ nhau, cha mẹ nghiện rượu, bạo lực với con

cái), vấn đề sắc tộc, văn hóa (vấn đề phụ nữ da đen phạm tội, xung đột văn hóa),

vấn đề quản lí ma túy và nạn lạm dụng ma túy, mức độ phản ứng của xã hội đối với

tội phạm nói chung và tội phạm nữ giới nói riêng. Đặc biệt, nhóm tác giả có cái

nhìn rất sâu sắc và đồng cảm về vấn đề giới, vấn đề bất bình đẳng về giới và yếu tố

văn hóa trong cuộc sống của nữ giới khi phạm tội. Nhóm tác giả cũng phân tích sâu

sắc về xu hướng phạm tội ngày càng bạo lực hơn của nữ giới. Điểm đáng chú ý của

công trình này là nhóm tác giả đã phủ nhận hiệu quả của việc giam giữ tù nhân nữ

vì cho rằng nó tốn kém, không hiệu quả trong phòng ngừa tội phạm.

Có thể nói, đây là cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề nữ giới phạm

tội có sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu của tội phạm học hiện đại. Với các

phương pháp nghiên cứu của xã hội học như phương pháp thống kê, nghiên cứu

mẫu, mô tả bằng bảng thống kê và biểu đồ, nhóm tác giả đã vẽ bức tranh khá rõ về

tình hình nữ giới phạm tội ở Mỹ, phân tích các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nữ

giới phạm tội trong đó phân tích đặc biệt kĩ yếu tố văn hóa, vấn đề bất bình đẳng về

giới. Đây là điểm mạnh của công trình này và tác giả cho rằng có thể học tập, rút ra

được kinh nghiệm cho việc nghiên cứu luận án của mình.

Tiếp theo là cuốn sách Tội phạm học của Giáo sư Tiến sĩ Ulrich Eisenberg,

xuất bản lần thứ 6, năm 2005, Nhà xuất bản C.H.Beck Muenchen [109, tr. 777-790].

Ulrich Eisenberg sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê hình sự để làm rõ tình

hình tội phạm theo giới tính của người phạm tội ở Cộng hòa Liên bang Đức. Đặc

điểm tội phạm học của tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện cần chú ý là một số

tội phạm và nhóm tội, nữ giới phạm tội cao hơn nam giới. Ví dụ, đối với tội trộm

cắp không có tình tiết tăng nặng, số lượng nữ giới chưa thành niên phạm tội chiếm

quá nửa trong tổng số tội phạm. Ngay cả nữ giới đã thành niên trên 25 tuổi cũng

nhiều hơn nam giới. Những loại tội mà tỉ lệ nữ giới phạm tội luôn luôn cao là tội

trộm cắp, tội lừa đảo.

Để lí giải cho tỉ lệ nữ giới phạm tội ít trong tổng số tội phạm theo Giáo sư

Tiến sĩ Ulrich Eisenberg cho rằng phần tội phạm ẩn của nữ giới phạm tội có thể là

khá cao. Đặc biệt là trong các tội như phá thai trái phép, trộm cắp trong các cửa

16

hàng, các hành vi lạm dụng trẻ em. Xuất phát từ khía cạnh thực hiện hành vi phạm

tội, nữ giới với những vai trò đặc trưng trong nghề nghiệp nên dễ dàng có được khả

năng che giấu, ngụy trang các hành vi phạm tội hoặc có thể xuất phát từ mối quan

hệ giữa quan điểm lập pháp và sự phân chia vai trò giới tính, những vấn đề tâm lí xã

hội như việc lo sợ hành vi phạm tội bị phát hiện, khả năng bị phát hiện hành vi

phạm tội và quan điểm trừng trị là những cơ sở để lí giải vấn đề này. Trong thời

gian gần đây, xu hướng thu hẹp khoảng cách về sự khác nhau giữa tội phạm nữ giới

và tội phạm nam giới một phần là do sự thay đổi xã hội (sự giải phóng phụ nữ) với

những hiệu quả rõ rệt. Từ những kết quả nghiên cứu này tác giả có thể tham khảo

cho việc nghiên cứu đánh giá tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện trong luận án

của mình.

Giáo trình tội phạm học, của Giáo sư A.I.Dolgovoi và các đồng nghiệp Nga, Nhà

xuất bản luật học Matxcova, năm 2008. Chương 30 cuốn sách này [110, tr. 802-818],

viết về "Tội phạm nữ giới" đã phân tích đánh giá tội phạm nữ giới từ năm 1997 đến

năm 2004 ở nước Nga trong sự so sánh với tội phạm nam giới. Theo đó tội phạm nữ

giới có một số đặc điểm như mức độ tội phạm nữ giới thấp hơn mức độ tội phạm

nam giới từ 5 đến 8 lần; cơ cấu của tội phạm thì tội phạm nữ giới khác với tội phạm

nam giới bởi mối tương quan trong các tội phạm vụ lợi, bạo lực, cũng như một số

tội phạm khác và diễn biến của tội phạm nữ giới ở nước Nga cuối thể kỉ XX thì tốc

độ phát triển của nó nhanh hơn tội phạm nam giới. Nhưng sau năm 2000 diễn biến

của tội phạm nữ giới cũng như tội phạm nói chung có xu hướng giảm xuống. Đặc

biệt, trong giai đoạn này có 2 xu hướng chính trong hành vi phạm tội do nữ giới

thực hiện. Đó là xu hướng tăng mức độ phạm tội trong lĩnh vực kinh tế và xu hướng

nữ giới phạm các tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng có tính chất chuyên

nghiệp và có tổ chức. Sự thay đổi đặc điểm tội phạm học của tội phạm nữ giới được

xác định bởi sự thay đổi về xã hội, về kinh tế cũng như thay đổi về tinh thần của xã

hội. Trong chương này cũng làm rõ được các nguyên nhân phát sinh tội phạm nữ

giới là do các hiện tượng sau: Nữ giới ngày càng tham gia tích cực hơn vào nền sản

xuất xã hội. Sự suy yếu đáng kể của một số thiết chế xã hội chủ yếu mà trước hết là

gia đình. Sự kiểm tra giám sát xã hội đối với nữ giới giảm đi. Sự căng thẳng, xung

đột có chiều hướng gia tăng trong xã hội dẫn đến sự bất an của con người, mâu

17

thuẫn thù địch giữa con người với con người và sự gia tăng của các hiện tượng tiêu

cực trong xã hội (say rượu, nghiện ma túy, mại dâm). Trên cơ sở làm rõ các nguyên

nhân của tội phạm nữ giới, Giáo sư A.I.Dolgovoi đã soạn thảo biện pháp phòng

ngừa thành các nhóm như sau: Xây dựng được chương trình quốc gia về vai trò của

nữ giới hướng đến việc làm tốt hơn của họ và kiện toàn môi trường đạo đức xã hội.

Hệ thống biện pháp giáo dục có tính đến những đặc điểm hình thành cách ứng xử

của nữ giới và nâng cao hiệu quả kiểm soát xã hội đối với việc hoàn thiện chức

năng vai trò gia đình của nữ giới. Những biện pháp ngăn chặn những loại tội phạm

cụ thể do nữ giới thực hiện có tính đến những đặc điểm đặc trưng của việc thực hiện

tội phạm của nữ giới. Những biện pháp hướng đến ngăn chặn những hành vi vi

phạm khác nhau dẫn đến việc phạm tội như say rượu, sử dụng ma túy. Những biện

pháp giúp đỡ những người có lối sống tiêu cực; những biện pháp giúp đỡ những nữ

giới đã cai nghiện, đã phục hồi nhân phẩm và những biện pháp giúp đỡ những phạm

nhân nữ đã chấp hành hình phạt tước tự do tái hòa nhập cộng đồng. Từ những kết

quả nghiên cứu này, tác giả có thể tham khảo, rút kinh nghiệm cho việc nghiên cứu

luận án của mình. Đó là nghiên cứu đánh giá nữ giới phạm tội ở Việt Nam giai đoạn

2003 - 2012 trong sự so sánh với nam giới phạm tội; giải thích sự thay đổi của tội

phạm do nữ giới thực hiện bởi sự thay đổi về kinh tế, xã hội và tinh thần. Và trên cơ

sở làm rõ các nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện để đưa ra các biện

pháp phòng ngừa riêng tội phạm do nữ giới thực hiện có tính đến những đặc điểm

đặc trưng của việc thực hiện tội phạm của nữ giới.

Ngoài ra còn có một số cuốn sách chuyên khảo khác không nghiên cứu vấn

đề nữ giới phạm tội như là vấn đề độc lập mà nghiên cứu vấn đề nữ giới phạm tội

đặt trong mối quan hệ với hệ thống tư pháp hình sự. Tiêu biểu như cuốn sách "Hệ

thống tư pháp hình sự và phụ nữ", xuất bản năm 2004 của các tác giả Bacbara,

Raffel Price và Natalie J.Skololoff [100]. Cuốn sách này đã nghiên cứu về nữ giới

với các tư cách, địa vị pháp lí khác nhau như người phạm tội, nạn nhân, phạm nhân

và người lao động bình thường. Khi đề cập với tư cách là người phạm tội, các tác

giả cũng đã đề cập vấn đề nữ giới phạm tội ở Mỹ với một số đặc điểm về tình hình

tội phạm, nguyên nhân của tội phạm. Các số liệu được nhóm tác giả minh họa khá

rõ nét, sinh động. Trong chương 5 của cuốn sách này, nhóm tác giả đã phác thảo xu

18

hướng phạm tội của nữ giới trong tương lai với những lí giải sâu sắc, những số liệu

thuyết phục từ thống kê chính thức của FBI và các cuộc điều tra về nạn nhân của tội

phạm trong quãng thời gian khá dài từ 1965 đến 2000. Với thời gian dài liên tục

như vậy, tỉ lệ nữ giới phạm tội ở Mỹ có xu hướng ngày càng tăng, số lượng tội

phạm nghiêm trọng do nữ giới thực hiện cũng có xu hướng tăng. Cùng với việc

phân tích các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị ở nước Mỹ, từ đó nhóm

tác giả nhận định trong tương lai nam giới phạm tội vẫn chiếm đa số ở Mỹ, tuy

nhiên, tỉ lệ nữ giới phạm tội ngày càng gia tăng và có xu hướng thu hẹp dần khoảng

cách về tỉ lệ phạm tội giữa nam và nữ. Nhóm tác giả cũng dự báo về loại hình tội

phạm nữ giới chủ yếu thực hiện, xu hướng nữ giới phạm tội là người chưa thành

niên gia tăng, nữ giới tham gia các tổ chức tội phạm cũng gia tăng, sự phức tạp của

việc quản lí tù nhân nữ trong tương lai trong các nhà tù của Mỹ.

1.1.1.4. Dưới góc độ liên ngành.

Đến cuối thế kỉ XX, các nhà tội phạm học đã áp dụng phương pháp tiếp cận

liên ngành để nghiên cứu, tiếp cận theo hướng liên ngành sẽ cho kết quả nghiên cứu

toàn diện hơn, tổng quát hơn. Có thể nói, ngày nay, các nhà tội phạm học khi

nghiên cứu về nữ giới phạm tội thường tiếp cận dưới góc độ đa ngành và có thể nói

đây là xu thế khá phổ biến trên thế giới. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu sau:

Cuốn sách "Tội phạm nữ giới", xuất bản năm 1950 của tác giả Otto Pollack [106].

Với 202 trang, tác giả Pollak - giáo sư, tiến sĩ xã hội học, tội phạm học người Mỹ đã

cố gắng làm rõ vấn đề tội phạm nữ giới ở Hoa Kỳ thời điểm sau chiến tranh thế giới

thứ II với các nội dung như: Đặc trưng của tội phạm nữ giới, một số tội phạm nữ

giới thường thực hiện (tội phạm xâm phạm tài sản, tội phạm xâm hại con người),

mức độ thực của tội phạm nữ giới, tác động của phong trào giải phóng phụ nữ với

sự gia tăng của tội phạm nữ giới. Nội dung khác rất quan trọng trong cuốn sách là

Otto Pollack đã phân tích rất sâu sắc các nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc nữ giới

phạm tội ở Hoa Kỳ như: Tuổi, tình trạng hôn nhân, trí tuệ, sắc tộc, nghề nghiệp...

cũng như các yếu tố sinh học khác như nội tiết tố của nữ giới, thời kì kinh nguyệt và

thai sản của nữ giới... có thể ảnh hưởng đến việc phạm tội của nữ giới.

Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu khá đa diện với nhiều cách tiếp cận

khác nhau như xã hội học, sinh học, tâm lí học. Otto Pollack đã vẽ nên bức tranh

19

toàn cảnh về tội phạm nữ giới ở Hoa Kỳ thời kì sau chiến tranh thế giới thứ II với

những đặc trưng nhất định. Bên cạnh đó, Otto Pollack cũng làm sáng tỏ được những

nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc phạm tội của nữ giới, làm rõ được một số nguyên

nhân đặc thù riêng của nữ như vấn đề nội tiết tố nữ, vấn đề cá tính, tâm lí, nhận thức

của nữ giới thời kì kinh nguyệt và thai sản...Tác giả có thể học được cách tiếp cận

liên ngành của Otto Pollak nhằm làm rõ được nguyên nhân phạm tội của nữ giới

cũng như những nguyên nhân được coi là đặc thù riêng của nữ giới để phục vụ cho

việc nghiên cứu luận án của mình.

Cũng với cách tiếp cận liên ngành còn có cuốn sách tiêu biểu khác là cuốn

sách "Một khám phá về tội phạm và tội phạm do nữ giới thực hiện", xuất bản năm

1995 của tác giả - nhà tội phạm học người Mỹ R. Barri Flower [107]. Cuốn sách

được R. Barri Flower nghiên cứu dưới góc độ xã hội học, tâm lí học để tìm hiểu về

vấn đề nữ giới phạm tội trên đất Hoa Kỳ.

R. Barri Flower đã có nhận xét về tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện ở

Hoa Kỳ. Trong vài thập niên trở lại đây, tội phạm nữ giới ở Hoa Kỳ đã phát triển với

một tốc độ nhanh hơn so với tội phạm nam giới trong vài thập niên vừa qua. Đây cũng

là lí do R. Barri Flower quyết định nghiên cứu về vấn đề nữ giới phạm tội. Cuốn sách

nghiên cứu bốn nội dung: Phần thứ nhất đề cập một số vấn đề về tội phạm nữ giới có

liên quan đến tình hình tội phạm và nguyên nhân của tội phạm như: họ là ai, họ từ đâu

đến, những loại tội phạm nào họ thường thực hiện, tại sao họ thực hiện hành vi phạm

tội và phạm tội và làm thế nào họ đang bị giam giữ. Bên cạnh đó, phần thứ hai cuốn

sách cũng dành phần đáng kể thảo luận về mức độ và bản chất của tội phạm nữ giới

ở Hoa Kỳ và so sánh nó với tội phạm nam giới. Phần thứ ba khám phá mối liên hệ

giữa tội phạm và hành vi lệch lạc của người phạm tội nữ như mối liên hệ giữa tội

phạm với hành vi lệch lạc nghiện rượu, nghiện ma túy. Phần thứ tư tập trung vào các

tội phạm và phạm pháp của người chưa thành niên nữ. Cuối quyển sách đề cập đến sự

tranh luận về vấn đề quản lí và cải tạo nữ giới phạm tội trong các nhà tù ở Hoa kỳ.

Có thể nói, với cuốn sách này, tác giả đã học được cách tiếp cận khá đa diện

về xã hội học, tâm lí học khi R. Barri Flower đưa ra các số liệu đa dạng, phong phú

liên quan đến tội phạm do nữ giới thực hiện. Các lí giải liên quan đến nguyên nhân

phát sinh tội phạm do nữ giới thực hiện rất gắn kết với đặc thù của nước Mỹ với các

20

đặc điểm như: vấn đề đa sắc tộc, đa văn hóa, xung đột văn hóa, chênh lệch về mức

sống, giàu nghèo... cũng được tác giả đề cập sâu sắc với những minh chứng rất cụ thể.

1.1.2. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

Các công trình là luận án tiến sĩ nghiên cứu về tội phạm nữ giới có thể kể

đến là:

+ "Phụ nữ, tội phạm và chính sách hình sự ở bang New South Wales giai đoạn

1880-1939", tác giả Allen Judith, năm 1984, Macquarie University, Australia [99].

Trong công trình này, Allen Judith phân tích các yếu tố liên quan đến nữ

giới phạm tội ở Bang New South Wales giai đoạn 1880-1939 như: Lịch sử, đặc

điểm của nữ giới, các loại tội phạm nữ giới thường thực hiện, các nhân tố tác động

đến việc nữ giới phạm tội, sự phân biệt đối xử về giới trong hoạt động nghề nghiệp,

môi trường gia đình và quản lí, thi hành hệ thống tư pháp hình sự. Đặc biệt, Allen

Judith đã phân tích rất kĩ các yếu tố chính trị, xã hội, văn hóa thời kì này đã ảnh

hưởng đến nữ giới phạm tội như thế nào cũng như ảnh hưởng đến địa vị pháp lí của

họ trong quá trình tố tụng hình sự ra sao. Tác giả có thể học được kinh nghiệm của

Allen Judith khi kết hợp phân tích, làm rõ các nhân tố chính trị, xã hội, văn hóa có

thể tác động, ảnh hưởng đến việc nữ giới phạm tội như thế nào trong luận án của mình.

+ "Tội phạm nữ giới - con đường đi tới tội phạm bạo lực", tác giả Adelene

(người Nam Phi), năm 2011, Cape Town University, Nam Phi [97]. Trong công

trình khoa học này, Adelene đã đi sâu tìm hiểu những người phạm tội nữ đang bị

giam trong các nhà tù ở Nam Phi, tìm hiểu những lí do nào dẫn đến họ phạm tội, tác

động gây ra cho xã hội do việc nữ giới phạm tội bạo lực, bản chất và xu hướng gia

tăng tội phạm bạo lực của nữ giới. Bên cạnh đó, Adelene cũng nghiên cứu các đặc

điểm về giới, bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử trên cơ sở giới, bệnh tâm thần

có liên quan đến cơ sở giới. Đặc biệt trong công trình khoa học này, Adelene đã tiếp

cận chủ yếu dưới góc độ tâm lí để làm rõ các nhân tố giới, tâm lí giới liên quan đến

nữ giới phạm tội. Tác giả có thể học kinh nghiệm của Adelene trong việc tiếp cận

vấn đề giới, tâm lí nữ giới liên quan đến việc nữ giới phạm tội vào luận án của mình.

Về luận văn thạc sĩ, có công trình sau đây:

"Tuổi, testosterone, hành vi phạm tội của phạm nhân nữ giới", tác giả

Affiliation, năm 1997, Rutger University, Mỹ [98]. Trong công trình nghiên cứu

21

này, Affiliation đã nghiên cứu 87 phạm nhân nữ phạm tội bạo lực trên cơ sở nghiên

cứu về hồ sơ phạm tội của những người này, phỏng vấn và trắc nghiệm tâm lí trực

tiếp, kiểm tra lượng testosterone của phạm nhân nữ, phỏng vấn các nhân viên quản

lí trại giam. Affiliation đã phân tích mối liên hệ giữa tuổi, mức testosterone đối với

hành vi phạm tội của nữ giới. Những người có mức testosterone cao thường có xu

hướng nóng nảy, dễ bực tức, khả năng kiềm chế hành vi kém và hay phạm tội bạo

lực. Trên cơ sở đó, Affiliation kiến nghị nhằm giảm nữ giới phạm tội cần tiến hành

điều trị đối với những phạm nhân loại này để mức testosterone về mức bình thường,

ngăn ngừa khả năng họ phạm tội trong tương lai.

Tóm lại, đây là cách tiếp cận sinh học trên cơ sở tìm hiểu về tuổi, testosterone

của những người phạm tội bạo lực là nữ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc phạm

tội của những người này. Tác giả khó có thể học tập được kinh nghiệm của luận văn

này trong việc viết luận án tiến sĩ của mình, nó đòi hỏi người nghiên cứu phải có

kiến thức sâu về y học, có điều kiện và thời gian tiếp xúc nhiều với phạm nhân nữ.

1.1.3. Các bài nghiên cứu đăng tạp chí

Qua nghiên cứu, tác giả thấy có một số bài viết có liên quan đến vấn đề nữ

giới phạm tội. Đặc biệt, các bài viết này đều đi sâu khai thác vấn đề giới. Cụ thể:

- Bài viết "Nghiên cứu so sánh những phạm nhân nữ bị bạo lực và đã giết

kẻ đã lạm dụng họ với những phạm nhân nữ phạm các tội khác", tác giả M.

O'Keefe, Tạp chí chống bạo lực gia đình, số 12/1997 [105]. Đây là bài viết nghiên

cứu trên cơ sở tìm hiểu về những phạm nhân nữ đã từng bị bạo lực gia đình từ

người thân, sau đó đã phản kháng bằng hành vi giết người đối với người đã bạo lực

với họ. M. O'Keefe đã cố gắng tìm ra lí do khác biệt dẫn đến nữ giới phạm tội này

so với nữ giới thực hiện các tội phạm khác. Từ đó, M. O'Keefe đã nhấn mạnh bạo

lực gia đình là nguyên nhân quan trọng xô đẩy nữ giới vào trạng thái cùng quẫn và

đã phạm tội.

- Bài viết "Sự giải thoát, tội phạm và vấn đề hành vi của nữ giới - phương

diện nghiên cứu từ Đức", tác giả S. Karstedt, Tạp chí Giới, số 6/2000 [108]. S. Karstedt

đã phân tích tình hình nữ giới phạm tội ở Đức cũng như làm rõ một số nhân tố có

liên quan đến vấn đề nữ giới phạm tội, đặc biệt S. Karstedt đã đi sâu phân tích vấn

đề giới, sự thay đổi địa vị của nam và nữ cùng với tiến trình của xã hội, vấn đề thay

22

đổi dân cư có liên quan đến người nhập cư... Kết quả nghiên cứu từ bài viết có thể

được tóm tắt như sau:

Xu hướng gia tăng sự tham gia của nữ giới trong việc thực hiện tội phạm và

giảm sự thống trị của nam giới dẫn đến thu hẹp khoảng cách giới tính và ổn định

đến cuối những năm 1970. Kể từ nửa đầu những năm 1980, quan hệ giới tính trong

tỉ lệ tội phạm đã không thay đổi với một vài trường hợp ngoại lệ ở Đức.

Xu hướng này xảy ra trong một khoảng thời gian tỉ lệ tội phạm gia tăng

nhanh chóng đã có một tác động đặc biệt đối với nữ giới. Nó được đi kèm bằng

cách tăng sự khác biệt tuyệt đối. Kể từ khi xu hướng này đã chững lại, tỉ lệ nam giới

phạm tội so với nữ giới phạm tội đã không thay đổi.

Tại miền nam của Đức, nữ giới ít thực hiện các tội phạm nghiêm trọng và

bạo lực. Các thay đổi khác biệt nhất được tìm thấy cho thấy tính điển hình của tội

phạm nữ giới có liên quan đến hoạt động nội trợ và thất nghiệp của nữ giới. Xu

hướng gia tăng của nạn trộm cắp siêu thị có liên quan đến sự thay đổi dần vị trí của

nam giới trong xã hội cũng như thay đổi trong dân số do nhập cư.

Từ việc nghiên cứu những bài viết trên, tác giả có thể học tập được kinh

nghiệm từ những bài viết này khi tiếp cận vấn đề về giới, bất bình đẳng giới để lí

giải phần nào về nguyên nhân nữ giới phạm tội.

1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

1.2.1. Sách chuyên khảo

- Trước hết phải kể đến cuốn "Tội phạm ở Việt Nam thực trạng, nguyên

nhân và giải pháp", đây là đề tài cấp Nhà nước mã số KX-04-14 do Bộ Nội vụ nay

là Bộ Công an làm chủ đề tài, Nxb Công an nhân dân, năm 1994 [13, tr. 22-24]. Với

hơn 2 trang kết quả nghiên cứu trong đề tài này đưa ra nhận xét đánh giá một số đặc

điểm của tội phạm do nữ giới thực hiện. Và đề tài chưa nghiên cứu nguyên nhân

cũng như các biện pháp phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện.

- Sách chuyên khảo "Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm" của Giáo

sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm, Nxb Công an nhân dân, năm 2001. Chương 28 của cuốn

sách này, tác giả đã viết về "Phòng ngừa các tội phạm do phụ nữ gây ra" [95, tr. 589-597].

Trong chương này tác giả đã nghiên cứu một số đặc điểm tội phạm học của tình

hình tội phạm do phụ nữ thực hiện ở Việt Nam trong thời gian 5 năm, từ năm 1990

23

đến năm 1994 và khái quát một số nguyên nhân của tội phạm do phụ nữ thực hiện

trên ba lĩnh vực là kinh tế - xã hội, tâm lí - xã hội và pháp luật, từ đó tác giả đã đưa

ra 3 nhóm biện pháp phòng ngừa tội phạm do phụ nữ thực hiện như sau: Biện pháp

kinh tế - xã hội, biện pháp quản lí và giáo dục, biện pháp pháp luật.

- Sách chuyên khảo "Một số vấn đề lí luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam"

của Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Tỉnh, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007 [66, tr. 247-257].

Tác giả đã nghiên cứu cơ cấu về số lượng bị cáo và sự biến động của nó trong tình

hình tội phạm của phụ nữ ở nước ta giai đoạn 2001 - 2003 so sánh với giai đoạn

1986 - 1988 theo số chương của Bộ luật Hình sự cho thấy: Nhóm tội phạm về ma

túy có cấp độ nguy hiểm cao nhất; nhóm tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và

nhóm tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế có cùng cấp độ nguy hiểm thứ hai; nhóm

tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người có cấp độ nguy hiểm

thứ ba; nhóm tội xâm phạm sở hữu có cấp độ nguy hiểm thứ tư. Ở mức độ hành vi

phạm tội tác giả nghiên cứu đối với 28 hành vi phạm tội khác nhau, chiếm 97,11%

tổng số bị cáo nữ trong giai đoạn 2000 - 2002, trong đó, bốn hành vi phạm tội có tỉ

lệ phạm tội cao là tội chứa mại dâm (tính chung cả tội môi giới mại dâm) chiếm tỉ lệ

43,70%, tội làm nhục người khác (43,57%), tội mua bán trẻ em (37,22%) và tội mua

bán phụ nữ (36,88%). Hành vi phạm tội có số lượng bị cáo nữ vượt trội hơn cả là tội

phạm về ma túy (29,05%), tội trộm cắp tài sản (17,43%) và tội chứa mại dâm (gồm

cả tội môi giới mại dâm), chiếm 10,25% tổng số bị cáo nữ. Trong cuốn sách này tác

giả không nghiên cứu nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tội phạm

Các sách khác không nghiên cứu trực tiếp về vấn đề tội phạm do nữ giới

thực hiện nhưng là cơ sở lí luận chung để tác giả học tập, tham khảo khi nghiên cứu

tình hình tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và phòng ngừa tội phạm do nữ giới

thực hiện. Cụ thể:

- Sách chuyên khảo "Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt

Nam" của Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

năm 1994.

- Sách chuyên khảo "Luật Hình sự Việt Nam", Quyển I "Những vấn đề

chung" của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đào Tri Úc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

Năm 2000.

24

- Sách chuyên khảo "Tội phạm và cấu thành tội phạm" của Giáo sư, Tiến sĩ

Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2006.

- "Giáo trình tội phạm học" của Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Quang, Nxb Đại

học quốc gia Hà Nội, năm 1999.

- "Giáo trình tội phạm học" của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội, năm 2012.

- Sách chuyên khảo "Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lí luận và

thực tiễn" của Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội, năm 2000.

- Sách chuyên khảo "Tội phạm học đương đại" của Phó giáo sư, Tiến sĩ

Dương Tuyết Miên, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, năm 2013.

1.2.2. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

Các công trình là luận án tiến sĩ nghiên cứu về tình hình tội phạm, nguyên

nhân của tội phạm và các biện pháp phòng chống tội phạm theo một tội phạm cụ thể

hoặc một nhóm tội phạm cụ thể của BLHS hoặc nghiên cứu đặc điểm tâm lí của

nhóm người phạm tội nhất định. Trong các công trình này, vấn đề tội phạm nữ giới

được nghiên cứu với nội dung rất hẹp, các tác giả chỉ nghiên cứu cơ cấu theo giới

tính của người phạm tội hoặc đặc điểm tâm lí của người phạm tội nữ mà không

nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm cũng như các biện pháp phòng ngừa tội phạm

của riêng tội phạm do nữ giới thực hiện. Các luận án tiến sĩ có thể kể đến là:

- "Tội giết người trong luật Hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống

loại tội phạm này" của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, năm 2006, Trường Đại học Luật

Hà Nội. Tác giả nghiên cứu cơ cấu về số lượng bị cáo phạm tội giết người giai đoạn

1996 - 2005 theo giới tính cho thấy số bị cáo là nam giới chiếm 94,47%, số bị cáo là

nữ giới chỉ chiếm 5,53%. Theo tác giả sở dĩ nam giới phạm tội nhiều hơn nữ giới

chủ yếu vì đặc điểm tâm sinh lí của nam giới dễ bị ảnh hưởng của môi trường và

điều kiện sống, dễ phát sinh tâm lí tiêu cực, dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu và nam

giới muốn thể hiện sức mạnh hoặc thích dùng vũ lực để khuất phục người khác nên

họ dễ phạm tội giết người hơn nữ giới [30, tr. 51-52].

- "Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng chống tội phạm này ở Việt Nam"

của tác giả Hoàng Văn Hùng, năm 2007, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả

25

nghiên cứu cơ cấu về số lượng bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản từ năm 1997 đến

năm 2006 cho thấy người phạm tội trộm cắp tài sản là phụ nữ chiếm tỉ lệ 3,66%

trong số những người phạm tội. tác giả nghiên cứu 472 bản án về tội trộm cắp tài

sản cho thấy: Tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm không phụ thuộc vào

giới tính của người phạm tội. Phụ nữ ít có khuynh hướng phạm tội trộm cắp tài sản

bằng hình thức đồng phạm, khi tham gia đồng phạm thì phụ nữ có vai trò thấp trong

số người phạm tội. Trong số bị cáo là phụ nữ, số bị cáo có khiếm khuyết về gia đình

có tỉ lệ cao chiếm 86,95%. Các khiếm khuyết về gia đình là không còn bố hoặc mẹ,

chưa có chồng hoặc đã ly hôn [47, tr. 85-88].

- "Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy ở Việt Nam" của tác giả

Nguyễn Tuyết Mai, năm 2007, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả nghiên cứu cơ

cấu về số lượng bị cáo phạm tội ma túy, giai đoạn 1998 - 2006 đã có 13.289 bị cáo

là nữ bị đưa ra xét xử chiếm 13,31% tổng số bị cáo bi xét xử về tội phạm này.

Trong số các bị cáo nữ phạm tội về ma túy, có tới 95% bi xét xử về tội tàng trữ, vận

chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy. Số nữ giới phạm tội về ma túy có xu

hướng tăng mạnh. Năm 2006 tăng gấp 2 lần so với năm 1998 và gần gấp 20 lần so

với năm 1993. Có không ít nữ giới đóng vai trò chính yếu trong các đường dây mua

bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, thậm chí còn giữ vai trò cầm đầu, chỉ huy,

điều hành các đường dây ma túy lớn [56, tr. 55-57].

- "Đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam" của

tác giả Lê Đăng Doanh, năm 2008, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả nghiên

cứu cơ cấu về số lượng bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản giai đoạn 1996 -

2006 cho thấy số lượng nữ giới phạm tội chiếm 13,33% và tỉ lệ về cơ cấu nữ giới

phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã có thay đổi theo hướng giảm dần so với thời

kì trước đây [19, tr. 58-59].

- "Đấu tranh phòng, chống tội mua bán phụ nữ ở Việt Nam" của tác giả

Nguyễn Văn Hương, năm 2008, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả nghiên cứu

cơ cấu về số lượng bị cáo phạm tội mua bán phụ nữ giai đoạn 1998 - 2007, cho thấy

trong số 1904 bị cáo xét xử về tội mua bán phụ nữ thì có 697 bị cáo là nữ chiếm tỉ lệ

36,60% trong tổng số bị cáo phạm tội này. Còn trong 237 bị cáo phạm tội mua bán

phụ nữ mà tác giả nghiên cứu thì có 139 bị cáo là nữ chiếm 58,65%. Người phạm

26

tội là nữ thường lợi dụng mối quan hệ quen biết, sự gần gũi tiếp xúc giữa những

người cùng giới để thực hiện tội mua bán phụ nữ. Mối quan hệ quen biết, sự gần gũi

tiếp xúc của những người cùng giới tạo điều kiện cho người phạm tội dễ dàng tiếp

cận người phụ nữ để rồi bằng các hình thức lừa dối khác nhau như rủ đi chơi, đi buôn

bán, làm thuê, người phạm tội đưa phụ nữ ra nước ngoài bán. Sự gần gũi, "thân thiết"

của người phạm tội (cùng giới) làm cho các nạn nhân dễ tin tưởng, ít đề phòng, từ

đó họ dễ bị lừa dối và trở thành nạn nhân của tội mua bán phụ nữ [49, tr. 45-46].

- "Đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên có hành vi phạm tội" của tác

giả Đặng Thanh Nga, năm 2007, Viện Tâm lí học. Tác giả nghiên cứu cơ cấu người

chưa thành niên phạm tội từ năm 2000 đến năm 2006 cho thấy nam giới chiếm

96,8%, nữ giới chiếm 3,2%. Theo tác giả các em nữ ở lứa tuổi này thường kín đáo,

suy nghĩ chín chắn hơn, thường yếu đuối về mặt thể chất và tinh thần, đồng thời gia

đình lại quan tâm, chăm sóc chu đáo đến sinh hoạt của các em hơn, kiểm tra chặt

chẽ hơn. Với những đặc điểm riêng biệt như vậy, nên các em ít phạm tội hơn so với

các em nam cùng lứa tuổi [61, tr. 90]

- "Nghiên cứu sự thích ứng của phạm nhân với chế độ sinh hoạt và chế độ

lao động tại trại giam" của tác giả Chu Văn Đức, năm 2009, Viện Tâm lí học. Tác

giả so sánh thực trạng thích ứng ở từng chế độ sinh hoạt và chế độ lao động giữa hai

nhóm phạm nhân nam và phạm nhân nữ cho thấy ở mặt "hành vi ứng xử", phạm

nhân nữ thích ứng tốt hơn phạm nhân nam trong lĩnh vực sinh hoạt nhưng lại kém

hơn trong lao động (có nghĩa rằng nữ khéo léo hơn, uyển chuyển hơn, tìm ra cách

ứng xử nhanh và phù hợp trong sinh hoạt nhưng lại khó khăn hơn, xoay xở vất vả

hơn trong các tình huống lao động. Kết quả này là có thể hiểu được nếu lưu ý rằng,

theo truyền thống, sinh hoạt là lĩnh vực nữ có ưu thế hơn, còn trong lao động thì vị

thế đó lại thuộc về nam giới). Trong khi đó theo kết quả so sánh tổng thể cả hai lĩnh

vực thì nam giới thích ứng tốt hơn nữ. Như vậy ở đây sự khác biệt giữa nam và nữ

trong lao động mạnh đến nỗi nó quy định chiều của sự khác biệt chung cho cả sinh hoạt

và lao động. Tương tự như vậy, ở mặt "Cảm xúc trong hành vi", sự khác biệt chung

(cho cả sinh hoạt và lao động) giữa nữ và nam là do khác biệt trong sinh hoạt quy định,

chứ trong lao động khác biệt là không đáng kể. Thực trạng thích ứng của phạm nhân

với chế độ sinh hoạt và chế độ lao động là ít biến đổi theo giới tính [29, tr. 114-115].

27

Về luận văn thạc sĩ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tội phạm do nữ

thực hiện bao gồm các công trình sau:

- "Thực trạng, nguyên nhân và những biện pháp đấu tranh phòng chống

các tội phạm do phụ nữ thực hiện trong điều kiện kinh tế thị trường" của tác giả

Trần Công Phàn, năm 1996, Viện Nhà nước và Pháp luật [62]. Tác giả sử dụng

phương pháp thống kê hình sự để làm sáng tỏ thực trạng, diễn biến và cơ cấu của tội

phạm do phụ nữ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 1994 và phân tích

khái quát các nguyên nhân của tội phạm trên 3 lĩnh vực như: Kinh tế - xã hội, tâm lí

- xã hội và pháp luật. Tác giả đưa ra 3 nhóm giải pháp phòng ngừa tội phạm do phụ

nữ thực hiện như sau: Biện pháp kinh tế - xã hội; biện pháp quản lí giáo dục và biện

pháp pháp luật.

- "Phòng ngừa các tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương"

của tác giả Trần Thị Hải Duyên, năm 2011, Trường Đại học Luật Hà Nội [20]. Tác

giả phân tích làm rõ thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm

do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian 6 năm từ năm 2004

đến năm 2009. Tác giả phân tích các nguyên nhân của tội phạm do phụ nữ thực hiện

ở Hải Dương theo 4 loại như sau: Nguyên nhân liên quan đến vấn đề kinh tế, xã hội;

nguyên nhân liên quan đến công tác giáo dục và dạy nghề; nguyên nhân từ những

thiếu sót trong hoạt động quản lí Nhà nước về trật tự xã hội; nguyên nhân liên quan

đến nhân tố tiêu cực từ gia đình người phạm tội. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra bốn

nhóm biện pháp phòng ngừa tội phạm tương ứng. Chúng tôi cho rằng tác giả trình

bày nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Hải Dương theo 4 nhóm nêu

trên là không hợp lí. Bởi vì tác giả phân loại nguyên nhân của tội phạm không có

tiêu chí cụ thể dẫn đến tác giả trình bày nguyên nhân vừa theo nguồn gốc xuất hiện,

vừa theo lĩnh vực hình thành nguyên nhân. Vì vậy, các nguyên nhân của tội phạm

do phụ nữ thực hiện mà tác giả đã phân tích trong luận văn không toàn diện khách

quan và chưa làm rõ cơ chế tác động của chúng làm phát sinh tội phạm. Do vậy, các

giải pháp phòng ngừa mà tác giả đưa ra còn mang tính chất chủ quan, thiếu sức

thuyết phục.

Những công trình nghiên cứu trực tiếp về vấn đề tội phạm do nữ giới thực

hiện ở Việt Nam nêu trên mới chỉ nghiên cứu đánh giá mức độ của tội phạm do nữ

28

giới thực hiện qua việc xác định cơ cấu của tội phạm theo đặc điểm giới tính là nữ

của người phạm tội trong phạm vi một nhóm tội phạm hoặc một tội phạm cụ thể

hoặc đánh giá tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện trên địa bàn một tỉnh như Hải

Dương trong thời gian của ít nhất 5 năm của những năm 2009 trở về trước. Dựa vào

các kết quả nghiên cứu các công trình nêu trên không thể đánh giá được tình hình

tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam trong thời gian của 10 năm gần đây, để

tạo cơ sở cần thiết cho việc xác định các nguyên nhân của loại tội phạm này cũng

như đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm này ở Việt Nam

trong thời gian tới. Đó cũng chính là những vấn đề khái quát chưa được nghiên cứu

trong các công trình kể trên.

Những vấn đề chưa được nghiên cứu mà đề tài này cần nghiên cứu bao gồm:

- Tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012

Những nội dung cơ bản thuộc tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện ở

Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012 cần được làm rõ là:

+ Thực trạng về mức độ của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai

đoạn 2003 - 2012. Để làm rõ vấn đề này cần phải xác định các thông số như tổng số

người phạm tội nữ ở Việt Nam trong 10 năm từ năm 2003 đến năm 2012 và tổng số

người phạm tội nữ của từng năm từ năm 2003 đến năm 2012, số người phạm tội nữ

trung bình năm; so sánh mức độ của tội phạm do nữ giới thực hiện với mức độ của

tội phạm do nam giới thực hiện; chỉ số người phạm tội nữ, so sánh với chỉ số người

phạm tội nam và so sánh với chỉ số người phạm tội nữ ở một số nước trên thế giới;

mức độ ẩn của tội phạm do nữ giới thực hiện.

+ Thực trạng về tính chất của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam

giai đoạn 2003 - 2012. Để có thể rút ra được những nhận xét nhất định về tính chất

của tội phạm do nữ giới thực hiện, cần phải xem xét cơ cấu của tội phạm do nữ giới

thực hiện theo các tiêu thức khác nhau, như cơ cấu theo các nhóm tội phạm trong

các chương của BLHS; cơ cấu theo các tội danh; cơ cấu theo địa bàn phạm tội; cơ

cấu theo loại tội phạm; cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm; cơ cấu theo loại

hình phạt áp dụng; cơ cấu theo một số đặc điểm của hành vi phạm tội; cơ cấu theo

một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội; cơ cấu theo loại hậu quả của tội

phạm; cơ cấu theo một số đặc điểm nhân thân của nạn nhân. Việc nghiên cứu này

29

giúp cho việc đánh giá thực trạng của tội phạm do nữ giới thực hiện xét về tính chất

và so sánh với thực trạng về tính chất của tội phạm do nam giới thực hiện.

+ Diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 2003 -

2012. Các vấn đề cần được tập trung làm rõ ở đây là xác định diễn biến về người

phạm tội nữ ở nước ta trong giai đoạn này; so sánh diễn biến về người phạm tội nữ

với diễn biến về người phạm tội nam; xác định diễn biến về cơ cấu của tội phạm do

nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012 theo một số tiêu thức, như theo

nhóm tội phạm trong các chương của BLHS; diễn biến về cơ cấu theo tội danh của

tội phạm do nữ giới thực hiện phổ biến nhất ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012. Qua

đó thấy được xu hướng vận động của tội phạm do nữ giới thực hiện về mức độ và

tính chất.

- Nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam trong 10 năm

từ năm 2003 đến 2012. Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực

hiện nhằm xác định được những yếu tố tiêu cực từ môi trường sống đã được nữ giới

tiếp nhận trở thành thuộc tính lệch lạc trong nhân cách và những hoàn cảnh, tình

huống sống tiêu cực cụ thể đã làm phát sinh tội phạm ở nữ giới. Nghiên cứu nguyên

nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện ở nước ta cần phải xác định được các yếu tố

nói trên cũng như cơ chế tác động đến việc nữ giới phạm tội. Nguyên nhân của tội

phạm do nữ giới thực hiện ở nước ta trong giai đoạn này có thể là do: Tình trạng

thất nghiệp, thiếu việc làm; tác động tiêu cực từ mặt trái của quá trình đô thị hóa và

công nghiệp hóa; tác động tiêu cực của tệ nạn xã hội thời kì mở cửa; những yếu tố

tiêu cực trong môi trường trực tiếp cụ thể như gia đình, nhà trường, môi trường xã

hội khác; những hạn chế trong việc quản lí các đối tượng nữ có nguy cơ phạm tội

cao; thiếu sót trong công tác tuần tra canh gác địa bàn và bảo vệ tài sản; những hạn

chế trong hoạt động chống tội phạm và giáo dục, cải tạo phạm nhân nữ.

- Dự báo tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam từ nay cho

đến năm 2020 và đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện ở

nước ta. Các biện pháp được đề xuất là nhằm khắc phục những nguyên nhân từ đời

sống xã hội gây ra tội phạm nữ giới như phát triển kinh tế hướng đến việc làm tốt

hơn, hạn chế tình trạng thất nghiệp và đói nghèo của nữ giới. Những biện pháp

nhằm làm giảm tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc; đồng thời giúp đỡ những nữ giới đã

30

cai nghiện, đã phục hồi nhân phẩm hòa nhập cộng đồng. Phát triển giáo dục, đào tạo

nghề cho nữ giới và kiện toàn môi trường đạo đức xã hội nhằm loại trừ các quan

điểm lệch lạc, nâng cao ý thức tự giác, tính kỉ luật của nữ giới. Nâng cao hiệu quả

quản lí Nhà nước nhằm loại trừ hoàn cảnh đã tạo cơ hội cho nữ giới phạm tội; cảnh

báo các tổ chức và mọi người đề cao cảnh giác không tạo sở hở trở thành nạn nhân

của tội phạm. Nâng cao hiệu quả hoạt động chống tội phạm nữ giới và hoạt động cải

tạo, hòa nhập phạm nhân nữ phòng ngừa tái phạm.

2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá được tình hình tội phạm do nữ

giới thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012; xác định được nguyên nhân của

tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012; đề xuất được các

biện pháp phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện. Kết quả nghiên cứu của luận

án sẽ góp phần xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và góp

phần thực hiện mục tiêu kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, làm giảm tội phạm ở

Việt Nam.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Để đạt mục tiêu trên, luận án cần tập trung nghiên cứu những nội dung sau:

Thứ nhất, phân tích, đánh giá tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt

Nam giai đoạn 2003 - 2012.

Thứ hai, xác định, phân tích các nhân tố là nguyên nhân của tội phạm do nữ

giới thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012.

Thứ ba, trên cơ sở hai nội dung nêu trên, đưa ra những dự báo về thực trạng

và diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam trong những năm tới và

đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện nhằm loại trừ hoặc

hạn chế các nhân tố là nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện, góp phần

làm giảm tội phạm trong xã hội.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu tổng quát của đề tài này là phương pháp nghiên

cứu thực nghiệm các vấn đề liên quan đến tội phạm do nữ giới thực hiện. Phương

31

pháp nghiên cứu thực nghiệm được hiểu là "cách thức chung chứng minh những

luận điểm khoa học (phán đoán khoa học) bằng luận cứ thực tiễn (bằng chứng)

được thu thập từ trong thực tế bằng quan sát, thực nghiệm" [64, tr.38]. Phù hợp với

đối tượng nghiên cứu được xác định, các loại nghiên cứu khác nhau xét về chức

năng được thực hiện trong luận án. Đó là nghiên cứu mô tả để làm rõ tình hình tội

phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012; nghiên cứu giải thích

để xác định các nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai

đoạn 2003 - 2012; nghiên cứu về dự báo để dự báo tình hình tội phạm do nữ giới

thực hiện ở Việt Nam trong thời gian tới và nghiên cứu về giải pháp để xây dựng

các biện pháp phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam. Để thực hiện

được các loại nghiên cứu này, các phương pháp nghiên cứu cụ thể thích hợp đã

được lựa chọn và sử dụng. Tiêu biểu là các phương pháp nghiên cứu cụ thể thuộc

các nhóm phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lí dữ liệu và phương pháp

kiểm chứng giả thuyết.

- Nhóm phương pháp thu thập dữ liệu:

+ Phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu: Các dữ liệu thực tiễn được thu

thập để sử dụng trong luận án chủ yếu bằng việc phân tích, khai thác các dữ liệu

gốc, sẵn có, bao gồm các số liệu thống kê, các bản án của các cơ quan chức năng.

Cụ thể là thu thập các dữ liệu thống kê khởi tố, truy tố người phạm tội của cục

thống kê tội phạm của VKSNDTC và số liệu thống kê xét xử HSST (biểu mẫu 1A)

của phòng tổng hợp của TANDTC. Các số liệu này để nghiên cứu đánh giá về mức

độ của tội phạm, cơ cấu của tội phạm và diễn biến của tội phạm. Số liệu thống kê

xét xử HSST về người phạm tội nữ kết hợp với số liệu thống kê dân số để xác định

chỉ số về người phạm tội và để so sánh với các nước khác, số liệu thống kê của

UNOD văn phòng của Liên Hợp Quốc về phòng chống ma túy và tội phạm đã được

thu thập và sử dụng. Tuy nhiên, do số liệu thống kê của các cơ quan tư pháp về

người phạm tội nữ hiện nay mới chỉ có số liệu tổng thể hoặc theo các nhóm tội

phạm trong các chương của BLHS hoặc theo tội danh cụ thể hoặc theo địa phương,

nên không tạo cơ sở đầy đủ để nghiên cứu, đánh giá về cơ cấu của tội phạm do nữ

giới thực hiện theo những tiêu thức khác nhau, như theo độ tuổi, trình độ văn hóa,

nghề nghiệp,… của người phạm tội nữ và dữ liệu có sẵn trong thống kê này không

32

đủ để giải thích nguyên nhân của tội phạm. Do vậy, chúng tôi tự thu thập các dữ

liệu khác qua việc phân tích các dữ liệu trong các bản án hình sự sơ thẩm. Cụ thể,

chúng tôi lựa chọn một cách ngẫu nhiên 434 bản án HSST có bị cáo là nữ đã xét xử

có hiệu lực pháp luật trong các năm từ 2003 đến 2008 ở 19 tỉnh, thành bao gồm: Hà

Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Nam,

Quảng Ngãi, Ninh Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai, Bình Dương, Lâm

Đồng, Đắk Lắk, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sơn La, Thái Bình, Cà Mau, Trà Vinh.

Các loại số liệu đã thu thập trên đây về người phạm tội nói chung, người

phạm tội nữ nói riêng được sử dụng kết hợp với số liệu thống kê về dân số, lao

động, việc làm, văn hóa, giáo dục, mức sống và các tài liệu sẵn có khác để nghiên

cứu đánh giá tình hình tội phạm và xác định nguyên nhân của tội phạm do nữ giới

thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2012.

Cùng với phương pháp phân tích thứ cấp, để thu thập dữ liệu mới chúng tôi

còn sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Mục đích nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng về người phạm tội nữ mà

trong thống kê tội phạm không có ở các khía cạnh: các đặc điểm nhân thân người

phạm tội nữ, các nguyên nhân dẫn đến họ thực hiện hành vi phạm tội và khả năng

phòng ngừa người phạm tội nữ tái phạm.

Đối tượng khảo sát là phạm nhân nữ đang chấp hành hình phạt tù tại trại

giam Ngọc Lý ở tỉnh Bắc Giang và trại giam Cái Tàu ở tỉnh Cà Mau do cục V26

nay là tổng cục 8 - Bộ Công an quản lí. Số phiếu phát ra 406 phiếu, sau khi kiểm tra

mức độ hoàn thành thông tin thì có 38 phiếu không đủ thông tin cần thiết nên đã

loại bỏ không đưa vào phân tích số liệu để đảm bảo tính chính xác của thông tin. Số

phiếu được sử dụng để xử lí và phân tích số liệu là 368 phiếu. Tức mẫu nghiên cứu

gồm 368 phạm nhân nữ.

Nguyên tắc điều tra, để có thể thu thập được câu trả lời trung thực từ đối

tượng khảo sát, trước hết phải tạo điều kiện thuận lợi để họ có sự tự nguyện, cởi

mở, tự tin trả lời chính xác. Thứ hai, bảng hỏi đưa ra cho đối tượng khảo sát là các

câu hỏi đóng với các phương án trả lời có sẵn, đối tượng khảo sát chỉ việc lựa chọn

một trong những phương án trả lời phù hợp với mình. Thứ ba, cách đặt câu hỏi

33

trong bảng hỏi là những câu đơn giản, nội dung câu hỏi là các lĩnh vực về đời sống

thực tế của phạm nhân nữ và phải sắp xếp theo một trình tự nhất định để tránh được

sự mặc cảm, tự ái và sự tự vệ tâm lí của họ khi trả lời câu hỏi.

Xử lí 368 phiếu hỏi phạm nhân nữ bằng SPSS, kết quả khảo sát được thể

hiện ở phụ lục 5.

- Phương pháp xử lí dữ liệu: Phương pháp xử lí dữ liệu cụ thể được sử dụng

trong luận án là Phương pháp thống kê. Phương pháp này được sử dụng để xử lí dữ

liệu định lượng là các dữ liệu dưới dạng số liệu phục vụ mô tả tình hình tội phạm do

nữ giới thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2012. Một số các đại lượng

thống kê đã được sử dụng, tiêu biểu như đại lượng thống kê số tuyệt đối, số trung

bình, số mốt, số tương đối, được biểu thị dưới dạng bảng số liệu và biểu đồ thích

hợp để mô tả, đánh giá tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam trong

giai đoạn nghiên cứu (được trình bày trong chương 1).

- Phương pháp kiểm chứng giả thuyết: Phương pháp cụ thể thuộc nhóm

phương pháp kiểm chứng giả thuyết được lựa chọn và sử dụng trong luận án là phương

pháp chứng minh trực tiếp giả thuyết nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để

phục vụ cho việc kết luận đánh giá về tình hình tội phạm, những kết luận về các

nguyên nhân của tội phạm, những dự báo tình hình tội phạm trong thời gian tới cũng

như việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm tương ứng với các nguyên

nhân của tội phạm đã được xác định đều có cơ sở, minh chứng là các dữ liệu thực

tiễn đã được xây dựng trong chương 1 của luận án. Việc thực hiện phương pháp này

cũng là để đáp ứng yêu cầu gắn kết chặt chẽ giữa các chương của luận án và đảm

bảo các kết quả nghiên cứu có sức thuyết phục. Ngoài ra, một số phương pháp khác

còn được sử dụng kết hợp với các phương pháp nêu trên trong việc giải quyết các

nội dung nghiên cứu của đề tài, đó là các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh.

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện

về phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam hiện nay.

Trong các nội dung nghiên cứu, luận án đã phân tích làm rõ được tình hình

tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2012, khái quát

34

một số đặc điểm cơ bản như sau: Nữ giới phạm tội chiếm tỉ lệ 7,3% trong tổng số

người phạm tội. Tội phạm do nữ giới thực hiện luôn chiếm tỉ lệ cao là tội tàng trữ,

vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (23,99%), tội đánh bạc

(20,71%) và tội trộm cắp tài sản (12,82%). Các tội phạm do nữ giới thực hiện có xu

hướng tăng cao trong giai đoạn này là: Tội môi giới mại dâm, tội đánh bạc, tội tổ

chức đánh bạc hoặc gá bạc và tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ. Người chưa thành niên phạm tội là nữ năm 2012 tăng gấp đôi so

với năm 2003 và so với người chưa thành niên phạm tội là nam thì số người chưa

thành niên phạm tội là nữ có xu hướng tăng với mức độ cao hơn.

Đồng thời, luận án đã lí giải được về cơ bản những nguyên nhân của tội

phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2012. Đó là những tác

động tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội; những tác động tiêu cực trong

môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội; những hạn chế thiếu sót trong

việc quản lí các đối tượng nữ có nguy cơ phạm tội cao; những hạn chế thiếu sót của

các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động chống tội phạm và giáo dục cải tạo

phạm nhân nữ.

Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện,

nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện và dự báo tình hình tội phạm do nữ

giới thực hiện ở Việt Nam đến năm 2020, luận án đã đưa ra các biện pháp để phòng

ngừa đối với tội phạm do nữ giới thực hiện trong những năm tiếp theo. Trong đó có

một số biện pháp quan trọng như: Phát triển kinh tế tạo việc làm để có thu nhập ổn

định cho lao động nữ; hạn chế các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc; đấu

tranh chống bất bình đẳng giới; tăng cường quản lí đối tượng nữ có nguy cơ phạm

tội cao (người nghiện các chất ma túy và người có tiền án, tiền sự); nâng cao hiệu

quả công tác cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân nữ.

Vấn đề quan trọng trong phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện là cần

loại trừ hoặc hạn chế những nguyên nhân từ đời sống xã hội dẫn đến nữ giới phạm

tội. Mục đích của việc phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện chính là đem lại

cho họ một tương lai tươi sáng hơn và việc đem lại tương lai tốt đẹp cho họ chính là

đem lại tương lai cho xã hội và cho chính chúng ta.

35

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NỮ GIỚI THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2003 - 2012

Tình hình tội phạm là một nội dung nghiên cứu quan trọng của đề tài về

phòng ngừa tội phạm, bởi vì để giải thích được nguyên nhân của tội phạm và đưa ra

được những biện pháp phòng ngừa tội phạm, trước hết phải dựa trên cơ sở nghiên

cứu làm sáng tỏ tình hình tội phạm.

"Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm

(hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong đơn vị không gian

và đơn vị thời gian nhất định" [32, tr.203]. Vì vậy, nghiên cứu tình hình tội phạm

do nữ giới thực hiện cần phải làm rõ thực trạng và diễn biến của tội phạm do nữ

giới thực hiện trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định. Trong phạm

vi của luận án chúng tôi nghiên cứu tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai

đoạn 2003 - 2012.

1.1. THỰC TRẠNG CỦA TỘI PHẠM DO NỮ GIỚI THỰC HIỆN Ở VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2003 - 2012

Hiện nay, đang có những quan niệm khác nhau về khái niệm thực trạng của

tội phạm. Thứ nhất là quan niệm cho rằng: "thực trạng (mức độ) của THTP là số

lượng các tội phạm đã được thực hiện và những người thực hiện các tội phạm đó ở

một địa bàn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định" [92, tr.17]. Khái

niệm thực trạng của tội phạm theo quan niệm này là chỉ thực trạng về mức độ hay

quy mô của tội phạm. Theo đó thì thực trạng của tội phạm do nữ giới thực hiện là

tổng số các hành vi phạm tội đã xảy ra và tổng số nữ giới thực hiện các hành vi

phạm tội đó trong một đơn vị không gian và thời gian nhất định. Như vậy, đánh giá

về thực trạng của tội phạm chỉ đòi hỏi đánh giá về số vụ, số người phạm tội phản

ánh mức độ của tội phạm đã xảy ra trong thực tế. Khác với quan niệm hẹp nêu trên,

quan niệm khác, toàn diện hơn về thực trạng của tội phạm cho rằng: Thực trạng của

tội phạm bao gồm thực trạng về mức độ và thực trạng về tính chất [89, tr.101]. Điều

36

đó có nghĩa nghiên cứu thực trạng của tội phạm không chỉ nghiên cứu đặc điểm

"định lượng" mà còn phải nghiên cứu đặc điểm "định tính" của thực trạng của tội

phạm. Theo đó, đánh giá về thực trạng của tội phạm do nữ giới thực hiện đòi hỏi

không chỉ đánh giá thực trạng về mức độ mà còn đòi hỏi đánh giá cả thực trạng về

tính chất của tội phạm do nữ giới thực hiện. Chúng tôi theo quan niệm này về thực

trạng của tội phạm để thực hiện việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng của tội phạm

do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012.

1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt

Nam giai đoạn 2003 - 2012

Để có thể đánh giá thực trạng về mức độ của tội phạm do người nữ giới

thực cần thiết phải đánh giá được mức độ của tội phạm rõ và mức độ tội phạm ẩn

của tội phạm do nữ giới thực hiện.

Tạo cơ sở cho việc đánh giá, đưa ra kết luận tương đối sát thực về thực

trạng của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam, tác giả đã sử dụng số liệu

thống kê hình sự của cục thống kê tội phạm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

(VKSNDTC) và phòng tổng hợp của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC). Đồng

thời với việc thu thập và sử dụng số liệu thống kê tổng thể nêu trên, tác giả còn sử

dụng các số liệu được thống kê từ 434 bản án hình sự sơ thẩm (HSST) được lựa

chọn ngẫu nhiên từ tổng số các bản án hình sự sơ thẩm về tội phạm do nữ giới thực

hiện giai đoạn 2003 - 2008 và qua phiếu hỏi 368 phạm nhân nữ trong hai trại giam

là trại giam Ngọc Lý ở tỉnh Bắc Giang và trại giam Cái Tàu ở tỉnh Cà Mau.

1.1.1.1. Tội phạm rõ

Tội phạm rõ được hiểu là "toàn bộ số tội phạm và người phạm tội đã phải

chịu xử lí hình sự, tức là đã bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và đưa vào con số

thống kê hình sự" [92, tr. 23].

Theo thống kê của TANDTC, ở nước ta trong 10 năm từ năm 2003 đến năm

2012, đã xét xử 65.704 bị cáo nữ. Tính trung bình, mỗi năm có khoảng 6570 bị cáo

nữ bị xét xử sơ thẩm hình sự [81]. Cụ thể số bị cáo nữ đã được xét xử sơ thẩm hàng

năm trên phạm vi toàn quốc từ năm 2003 đến 2012, được thể hiện ở bảng 1.1. Và

cũng trong giai đoạn này, trên phạm vi toàn quốc Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm

tổng số 906.827 bị cáo trong đó có 65.704 bị cáo nữ chiếm tỉ lệ 7,3% và 841.123 bị

37

cáo nam chiếm tỉ lệ 92,7% so với tổng số bị cáo [81]. Biểu đồ 1.1: So sánh số bị cáo

nữ với số bị cáo nam thì số bị cáo nữ chỉ chiếm 7,8 % số bị cáo nam, tức là cứ 100

người phạm tội thì có khoảng 7 - 8 người phạm tội là nữ. Như vậy, có thể kết luận

về mức độ của tội phạm do nữ giới thực hiện thấp hơn nhiều mức độ của tội phạm

do nam giới thực hiện ở nước ta trong giai đoạn này.

Bảng 1.1: Số bị cáo nữ đã bị xét xử sơ thẩm ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng TB

Bị cáo nữ

6543 6754 6181 6421 7231 7045 7149 6101 5384 6895 65704 6570

Nguồn: TANDTC.

Biểu đồ 1.1: So sánh số bị cáo nữ và số bị cáo nam đã bị xét xử sơ thẩm

ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012

65704

841123

0

200000

400000

600000

800000

1000000

Nữ

Nam

Một thông số khác phản ánh thực trạng về mức độ của tội phạm rõ là chỉ số

người phạm tội. Việc xác định chỉ số người phạm tội nữ và so sánh với chỉ số người

phạm tội nam ở Việt Nam cũng như so sánh với chỉ số người phạm tội nữ của một

số nước cũng góp phần làm rõ mức độ của tội phạm rõ của tội phạm do nữ giới thực

hiện ở Việt Nam.

Chỉ số người phạm tội nữ phản ánh mức độ phổ biến tội phạm trong dân cư.

Chỉ số người phạm tội được tính như sau: Số người phạm tội nữ của từng năm nhân

với 100.000 chia cho số dân nữ trong cùng một năm tương ứng [86, tr.39]. Kết quả

thể hiện ở bảng 1.2 chỉ số người phạm tội nữ. Bảng này cho thấy chỉ số người phạm

tội nữ trung bình trong giai đoạn 2003 - 2012 là 15. Điều này có nghĩa là cứ

100.000 người nữ thì có 15 người nữ thực hiện hành vi phạm tội.

38

Bảng 1.2: Chỉ số người phạm tội nữ (2003 - 2012)

Năm Dân số nữ

(nghìn người) Người phạm tội nữ Chỉ số người phạm tội nữ

2003 41147 6543 16

2004 41395 6754 16

2005 41871 6181 15

2006 42313 6421 15

2007 41395 7231 17

2008 42772 7045 16

2009 43162 7149 17

2010 43946 6101 14

2011 44395 5384 12

2012 44511 6895 16

TB 15

Nguồn: Tổng cục thống kê và TANDTC.

Để thấy rõ hơn mức độ tội phạm do nữ giới thực hiện chúng tôi so sánh chỉ

số người phạm tội nữ với chỉ số người phạm tội nam. Chỉ số người phạm tội nam

được tính tương tự kết quả cũng được thể hiện ở bảng 1.3. Cho thấy chỉ số người

phạm tội nam trung bình trong giai đoạn này là 201. Điều này có nghĩa là cứ

100.000 người nam thì có 201 người nam thực hiện hành vi phạm tội. So sánh chỉ

số người phạm tội nữ ở bảng 1.2 với chỉ số người phạm tội nam ở bảng 1.3, cho

thấy chỉ số người phạm tội nam gấp hơn 12 lần chỉ số người phạm tội nữ.

Như vậy, người phạm tội nữ ít hơn người phạm tội nam mặc dù dân số nữ

cao hơn so với dân số nam. Thực trạng nữ giới phạm tội ít hơn nam giới phạm tội

đã và đang tồn tại cho đến thời điểm hiện nay. Giải thích nữ giới phạm tội ít hơn so

với nam giới phạm tội có thể là do nữ giới phải đảm đương việc lao động sản xuất,

công tác như nam giới, nhưng trọng trách chính của nữ giới vẫn làm những công

việc gia đình. Và công việc hàng ngày ở nhà đã giữ chân họ nên ít có cơ hội phạm

tội. Điều này không chỉ đúng ở nước ta mà còn phổ biến ở hầu hết các nước khác

trên thế giới. Theo dữ liệu báo cáo của UNOD văn phòng của Liên Hợp Quốc về

phòng chống ma túy và tội phạm cho thấy tỉ lệ người phạm tội nữ bị kết án so với tổng

số người phạm tội bị kết án ở các nước trong năm 2010 như sau: Mêxicô chiếm

39

8,73%; Liên bang Nga chiếm 15,31%; Ucraina chiếm 12,71%; Thổ Nhĩ Kỳ 11,27%;

Cộng Hòa Pháp chiếm 11,41%; Cộng hòa Liên bang Đức chiếm 22,31% [103].

Bảng 1.3: Chỉ số người phạm tội nam (2003 - 2012)

Năm Dân số nam

(nghìn người) Người phạm tội nam Chỉ số người phạm tội nam

2003 39755 61822 156

2004 40042 68699 172

2005 40522 73137 180

2006 40999 84665 207

2007 41448 84764 205

2008 41956 91696 219

2009 42524 92823 218

2010 42986 80782 188

2011 43444 92294 212

2012 43809 110441 252

TB 201

Nguồn: Tổng cục thống kê và TANDTC.

So sánh chỉ số người phạm tội nữ của Việt Nam so với chỉ số người phạm

tội nữ của các nước trong năm 2010 cho thấy chỉ số người phạm tội nữ ở nước ta

thấp hơn so với chỉ số người phạm tội nữ của rất nhiều nước. Cụ thể như: Mexicô là

33,1; Liên bang Nga là 193,5; Ucraina là 102,6; Thổ nhĩ kỳ là 166,7; Cộng hòa

Pháp 246,0; Cộng hòa Liên bang Đức là 406,1; Bungary là 74,7; Cộng hòa Séc

206,5 [103]. Chỉ số người phạm tội nữ ở nước ta thấp hơn nhiều so với chỉ số người

phạm tội nữ ở các nước khác một phần là do ở các nước này có sự thay đổi xã hội,

đặc biệt là sự giải phóng phụ nữ được thực hiện trước Việt Nam với những hiệu quả

rõ rệt cũng kéo theo mặt trái của nó là có nhiều hơn điều kiện để nữ giới phạm tội

và làm thu hẹp khoảng cách giữa số người phạm tội nữ với số người phạm tội nam.

Tuy nhiên, số người phạm tội trên đây chỉ là số người phạm tội nữ rõ đã

được xét xử và đưa vào con số thống kê tội phạm, còn một phần không nhỏ là tội

phạm ẩn - tội phạm do nữ giới đã thực hiện nhưng chưa bị phát hiện, điều tra, xét

xử và không có trong thống kê tội phạm.

40

1.1.1.2. Tội phạm ẩn

Tội phạm ẩn là "một phần trong tổng thể các tội phạm đã xảy ra trong một

khoảng thời gian và trên một địa bàn nhất định mà chưa được các cơ quan bảo vệ

pháp luật (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan khác của Công an có

chức năng tiếp nhận tin tố giác và phát hiện tội phạm) phát hiện về sự kiện chung

hoặc chưa nhận biết được sự kiện hành vi đã phát hiện là tội phạm" [13, tr. 79-80].

Trong tội phạm học, tội phạm thực tế đã xảy ra nhưng không có trong thống kê tội

phạm thường được chia làm ba loại như sau: Tội phạm ẩn tự nhiên, tội phạm ẩn

nhân tạo và tội phạm ẩn thống kê [92, tr. 33-51]. Tuy nhiên cũng có quan điểm khác

với quan điểm trên về tên gọi là tội phạm ẩn khách quan, tội phạm ẩn chủ quan và

sai số thống kê [57, tr. 180-184].

Tội phạm ẩn tự nhiên (tội phạm ẩn khách quan) là số lượng tội phạm thực

tế đã xảy ra nhưng do những nguyên nhân khách quan nên các cơ quan chức năng

không có thông tin về chúng, chưa bị các cơ quan chức năng phát hiện nên các tội

phạm này chưa phải chịu bất kỳ một hình thức xử lí hình sự nào và do vậy nó không

có trong thống kê hình sự.

Để nghiên cứu, xác định mức độ tội phạm ẩn tự nhiên của tội phạm do nữ

giới thực hiện, trong luận án chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra tự thuật đối

với các phạm nhân nữ trong 2 trại giam là trại Ngọc Lý và trại Cái Tàu. Chúng tôi

điều tra để biết ngoài trường hợp tội phạm họ thực hiện bị phát hiện và bị phạt tù

mà họ đang phải chấp hành thì họ còn thực hiện hành vi phạm tội khác mà không bị

cơ quan chức năng phát hiện, cơ quan chức năng không có thông tin về chúng. Khi

tiến hành cuộc điều tra chúng tôi phải cam kết giữ bí mật danh tính của người tham

gia tự tường thuật về tội phạm đã thực hiện và bảo đảm họ không phải lo lắng, sợ

hãi sẽ bị bắt giữ, bị trừng phạt về sự tiết lộ thông tin cho chúng tôi. Điều tra 368

phạm nhân nữ ở 2 trại giam trên, với câu hỏi: có khi nào các chị thực hiện hành vi

phạm tội mà không bị cơ quan chức năng phát hiện không? Kết quả thu được cho

thấy có 216 phiếu trả lời không bằng 58,7% và có 152 phiếu trả lời có bằng 41,3%.

Lí do hành vi phạm tội của chị không bị phát hiện? Kết quả cho thấy có 35,7% trả

lời là do bản thân tự che giấu, 8,6% trả lời do nạn nhân không tố giác, 43,3% trả lời

do người khác thấy không ngăn cản, không tố giác, 11,4% trả lời lí do khác.

41

Như vậy, kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy người phạm tội nữ ẩn

chiếm tỉ lệ 41,3% trong tổng số người phạm tội nữ.

Tội phạm ẩn nhân tạo (tội phạm ẩn chủ quan) là số lượng tội phạm thực tế

đã xảy ra mà các cơ quan chức năng đã có thông tin và xử lí nhưng do nhiều nguyên

nhân khác nhau xuất phát từ phía chủ thể áp dụng pháp luật, những tội phạm này

không bị xử lí hình sự và do vậy không có trong thống kê tội phạm.

Để xác định mức độ tội phạm do nữ giới thực hiện ẩn nhân tạo chúng tôi so

sánh số bị can nữ với số bị cáo nữ. Cụ thể, theo thống kê của VKSNDTC từ năm

2003 đến 2012 trên phạm vi toàn quốc có 73.759 người bị khởi tố là nữ [91]. Theo

thống kê của TANDTC cũng trong thời gian này trên phạm vi cả nước có 65.704 bị

cáo nữ đã được xét xử sơ thẩm hình sự [81]. Như vậy, số bị can nữ lớn hơn số bị

cáo nữ là 8.055 người. Và theo số liệu thống kê của TANDTC trên phạm vi cả nước

giai đoạn 2003 - 2012 cho thấy số bị cáo còn lại chưa xét xử chiếm 4,4% và số bị

cáo đình chỉ xét xử chiếm 0,5% trong tổng số bị cáo. Nếu số bị cáo nữ còn lại chưa

xét xử và đình chỉ xét xử cũng giống như số bị cáo nói chung thì số bị cáo nữ còn

lại chưa xét xử sẽ là 2.890 người (4,4%) và đình chỉ xét xử là 328 người (0,5%).

Trong số 8.055 người này thì có 2.890 người còn lại chưa xét xử và 328 người

thuộc trường hợp đình chỉ xét xử và 4.837 người thuộc trường hợp hoàn lại Viện

kiểm sát để điều tra bổ sung hoặc không làm rõ được họ là người phạm tội. Điều đó

có nghĩa là số người phạm tội nữ ẩn nhân tạo phải nhỏ hơn 4.837 người, tức là dưới

6,5% trong tổng số người phạm tội nữ bị phát hiện. Như vậy số người phạm tội nữ

ẩn nhân tạo khoảng dưới 6,5% trong tổng số người phạm tội nữ bị phát hiện.

Tội phạm ẩn thống kê (sai số thống kê) "chỉ tồn tại trong trường hợp số thống

kê là số đúng, tức là người làm thống kê đã áp dụng đúng mọi quy định đối với công

tác thống kê, không sai phạm gì trong tính toán hay thời hạn mà vẫn còn những tội

phạm đã bị xử lí theo pháp luật hình sự lọt ra ngoài số thống kê ấy" [66, tr. 344].

Để xác định số tội phạm do nữ giới thực hiện đã bị xử lí về hình sự nhưng

không có trong thống kê tội phạm. Chúng tôi nghiên cứu tội phạm do nữ giới thực

hiện qua 434 bản án HSST cho thấy 85,38% bị cáo nữ phạm tội lần đầu và 14,62%

bị cáo tái phạm, phạm tội nhiều lần hoặc phạm nhiều tội [51]. Trong các trường hợp

phạm tội nhiều lần có thể thấy điểm đặc trưng chính là nữ giới thực hiện hành vi

42

phạm tội dưới hình thức bí mật, che đậy hành vi phạm tội rất khéo léo bằng những

thủ đoạn tinh vi xảo quyệt. Vì vậy, họ có thể thực hiện trót lọt hàng loạt hành vi

phạm tội của cùng một tội hoặc nhiều tội trong thời gian dài rồi mới bị phát hiện và

đưa ra xét xử. Những tội phạm do nữ giới thực hiện nhiều lần rồi mới bị phát hiện

chủ yếu là các tội sau: Tội trộm cắp tài sản; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội mua bán trái phép chất ma túy; tội đánh bạc

và tổ chức đánh bạc; tội chứa và môi giới mại dâm. Nghiên cứu 434 bản án hình sự

sơ thẩm, chúng tôi nhận thấy có những bản án xét xử nhiều vụ phạm tội của cùng

một tội danh nhưng cũng chỉ thống kê là 1 vụ. Ví dụ, bản án HSST số 62 ngày

10/06/2003 của TAND thị xã Ninh Bình xét xử Nguyễn Thị Lan về tội trộm cắp tài

sản, trong bản án ghi rõ Nguyễn Thị Lan thực hiện 5 vụ trộm cắp tài sản độc lập,

không thuộc trường hợp tội kéo dài hoặc tội liên tục (mỗi vụ đều thỏa mãn Điều

138, BLHSVN) [73]. Trong trường hợp này TAND thị xã Ninh Bình cũng chỉ thống

kê là một vụ và một người. Như vậy, đã lọt 4 hành vi phạm tội trộm cắp không có

trong thống kê, tức là số vụ được thống kê nhỏ hơn nhiều so với số hành vi phạm tội

mà tòa án đã xét xử. Tuy nhiên số người phạm tội nói chung và người phạm tội nữ

vẫn được thống kê đúng. Tương tự, trong trường hợp nữ giới thực hiện nhiều tội

khác nhau thì tòa án cũng chỉ thống kê là một vụ theo tội danh nghiêm trọng nhất và

mức hình phạt cao nhất để lọt những tội phạm có tính nguy hiểm thấp hơn so với tội

phạm được thống kê và người phạm tội vẫn được thống kê đủ. Ví dụ, Bản án số: 93

ngày 27/09/2006, Tòa án Thành phố Đà Nẵng kết án Nguyễn Thị Huyền Trang

phạm tội giết người và cướp tài sản; Xử phạt Nguyễn Thị Huyền Trang 16 năm tù

về tội giết người, 3 năm tù về tội cướp tài sản [72]. Trong trường hợp này TAND

Thành phố Đà Nẵng cũng chỉ thống kê là một vụ theo tội giết người và một người

và đã để lọt tội cướp tài sản không có trong thống kê tội phạm. Từ phân tích trên

đây, có thể kết luận về tội phạm do nữ giới thực hiện ẩn thống kê (sai số thống kê) ở

Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2012 chỉ có sai số về hành vi phạm tội và không có

sai số về người phạm tội nữ.

Như vậy, người phạm tội nữ ẩn tự nhiên là 41,3%, ẩn nhân tạo là nhỏ hơn

6,5%, ẩn thống kê không. Đánh giá chung người phạm tội nữ ẩn chiếm khoảng dưới

48,8% trong tổng số người phạm tội nữ. Số lượng tội phạm nói chung đã được thực

43

hiện nhưng ẩn vì nhiều lí do khác nhau, chiếm tỉ lệ 66,19% [6, tr. 26]. Như vậy, nữ

giới phạm tội có tỉ lệ ẩn thấp hơn tỉ lệ ẩn tội phạm nói chung, tức là thấp hơn nam

giới phạm tội. Sở dĩ nữ giới phạm tội có tỉ lệ ẩn thấp hơn nam giới phạm tội là do

phần lớn nữ giới thực hiện tội phạm và che giấu tội phạm bằng phương pháp thủ

đoạn đơn giản nên dễ bị phát hiện hơn so với nam. Nghiên cứu 434 bản án HSST

cho thấy lí do các vụ án bị phát hiện như sau: 60,38% vụ phạm tội bắt quả tang,

29,87% vụ do nạn nhân tố giác, 9,75% vụ còn lại do quần chúng tố giác và người

phạm tội tự thú [51].

1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt

Nam giai đoạn 2003 - 2012

Nghiên cứu thực trạng về tính chất của tội phạm là nhận thức các đặc điểm

định tính thuộc nội dung bên trong của THTP. "Cơ cấu và tính chất có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau. Trong đó cơ cấu của tội phạm là yếu tố phản ánh tính chất của

tội phạm. Qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức nhất định có thể rút ra nhận xét

về tính chất của tội phạm" [32, tr. 219].

Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện là tỉ lệ và tương quan giữa các

nhóm tội, loại tội trong tổng thể chung các tội phạm do nữ giới thực hiện trong một

khoảng thời gian và ở một địa bàn nhất định. Để có thể đánh giá được toàn diện

thực trạng về tính chất của tội phạm do nữ giới thực hiện, cần thiết phải lựa chọn

một số đặc điểm của loại tội phạm này là tiêu thức xác định cơ cấu của tội phạm

này. Các cơ cấu được xác định theo các tiêu thức khác nhau sẽ phản ánh ở mức độ

nhất định thực trạng về tính chất của tội phạm này, đồng thời sẽ tạo cơ sở xác định

nguyên nhân của tội phạm được trình bày trong chương tiếp theo của luận án.

* Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo các nhóm tội (trong các

chương tội phạm của BLHS)

Trước hết chúng ta xem xét cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt

Nam trong giai đoạn 2003 - 2012 theo nhóm tội (trong các chương tội phạm của

BLHS). Số liệu trong bảng 1.4 cho thấy cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện

thuộc 12 nhóm tội phạm trong các chương của BLHS, trừ hai nhóm tội thuộc hai

chương cuối cùng của BLHS là các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm quân nhân

và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

44

Bảng 1.4: Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo các nhóm tội

TT Nhóm tội Số bị cáo nữ Tỉ lệ (%)

1 Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng 25241 38,42

2 Các tội phạm về ma túy 16023 24,37

3 Các tội xâm phạm sở hữu 15450 23,51

4 Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

4829 7,35

5 Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 1942 2,96

6 Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính 1035 1,58

7 Các tội phạm về chức vụ 615 0,94

8 Các tội phạm về môi trường 249 0,38

9 Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân 158 0,24

10 Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp 89 0,14

11 Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình 53 0,08

12 Các tội xâm phạm an ninh quốc gia 20 0,03

Tổng 65704 100

Nguồn: TANDTC.

Trong 12 nhóm tội thì có 3 nhóm tội do nữ giới thực hiện phổ biến nhất và

do đó có tỉ trọng cao nhất (trên 20%) về số người phạm tội nữ trong tổng số người

phạm tội nữ của cả giai đoạn nghiên cứu là các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự

công cộng; các tội phạm về ma túy và các tội xâm phạm sở hữu. Tiếp đến là 3 nhóm tội

có tỉ lệ dưới 10% cho đến 1% bao gồm: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân

phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế; các tội xâm

phạm trật tự quản lí hành chính. Và có 6 nhóm tội có mức độ thấp nhất có tỉ trọng

dưới 1% bao gồm: Các tội phạm về chức vụ; các tội phạm về môi trường; các tội

xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; các tội xâm phạm hoạt động tư pháp;

các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Để thấy rõ hơn cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện chúng tôi so sánh

với cơ cấu của tội phạm do nam giới thực hiện theo nhóm tội được quy định trong

Phần các tội phạm của BLHSVN hiện hành. Cơ cấu của tội phạm do nam giới thực

hiện theo nhóm tội được quy định trong Phần các tội phạm của BLHS được thể hiện

ở bảng 1.5.

45

Bảng 1.5: Cơ cấu của tội phạm do nam giới thực hiện theo các nhóm tội

TT Nhóm tội Số bị cáo nam Tỉ lệ (%)

1 Các tội xâm phạm sở hữu 349237 41,52

2 Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng 197258 23,45

3 Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

127989 15,22

4 Các tội phạm về ma túy 123155 14,64

5 Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính 14824 1,76

6 Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 14248 1,69

7 Các tội phạm về chức vụ 5730 0,68

8 Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp 2776 0,34

9 Các tội phạm về môi trường 2604 0,31

10 Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân 2308 0,27

11 Các tội xâm phạm an ninh quốc gia 612 0,07

12 Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình 311 0,04

13 Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân 71 0,01

Tổng 841123 100

Nguồn: TANDTC.

So sánh số liệu trong bảng 1.4 với số liệu trong bảng 1.5 có thể rút ra một

số nhận xét nữ giới phạm tội khác với nam giới phạm tội như sau:

Một là, về vị trí các nhóm tội trong cơ cấu của tội phạm, đối với nữ giới

phạm tội vị trí từ thứ nhất là các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

cho đến vị trí thứ mười hai là các tội xâm phạm an ninh quốc gia; còn đối với nam

giới phạm tội thì vị trí các nhóm tội có sự thay đổi, vị trí thứ nhất là các tội xâm

phạm sở hữu cho đến vị trí thứ mười ba là các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm

quân nhân.

Hai là, về phạm vi, nữ giới thực hiện tội phạm ở 12 nhóm tội phạm, còn

nam giới thực hiện tội phạm ở 13 nhóm tội phạm, tức là so với nữ giới phạm tội thì

nam giới phạm tội nhiều hơn một nhóm tội là các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách

nhiệm của quân nhân.

46

Ba là, về tương quan giữa các nhóm tội, nữ giới phạm tội có ba nhóm tội

phổ biến hơn cả chiếm tỉ lệ cao trên 10% theo thứ tự giảm dần là các tội xâm phạm

an toàn công cộng, trật tự công cộng; các tội phạm về ma túy và các tội xâm phạm

sở hữu; còn nam giới phạm tội có bốn nhóm tội phổ biến chiếm tỉ lệ cao trên 10%

theo thứ tự giảm dần là các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm an toàn công

cộng, trật tự công cộng; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh

dự của con người; các tội phạm về ma túy.

* Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo tội danh

Nghiên cứu cơ cấu theo tội danh có thể xác định được mức độ phổ biến

cao nhất của tội phạm do nữ giới thực hiện ở những tội danh nào. Theo thống kê

tội phạm của TANDTC ở Việt Nam trong 10 năm từ năm 2003 đến năm 2012 cho

thấy có tất cả từ 80 đến 90 hành vi phạm tội khác nhau do nữ giới thực hiện, tức là

nữ giới thực hiện hành vi phạm tội thuộc rất nhiều tội danh. Việc nghiên cứu đã

được tiến hành đối với 40 hành vi phạm tội khác nhau trong giai đoạn 2003 -

2012, với 63.107 bị cáo nữ chiếm 96,07% tổng số bị cáo nữ, kết quả nghiên cứu

được thể hiện ở phụ lục 1, trong đó những hành vi phạm tội do nữ giới thực hiện

chiếm tỉ lệ cao nhất từ thứ 1 đến thứ 15 được thể hiện ở bảng 1.6. Số liệu trong

bảng 1.6 cho thấy 15 tội phạm do nữ giới thực hiện chiếm tỉ lệ cao nhất được sắp

xếp theo thứ tự giảm dần, trong đó có 2 tội có số bị cáo nữ ở mức độ 5 con số là tội

tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy chiếm 23,99%

và tội đánh bạc chiếm 20,71%. Tiếp đến, có 8 tội có số bị cáo nữ ở mức độ 4 con số

bao gồm: Tội trộm cắp tài sản chiếm 12,82%; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

chiếm 7,65%; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiếm 4,10%; tội chứa mại dâm chiếm

4,07%; tội cố ý gây thương tích chiếm 3,92%; tội cướp giật tài sản chiếm 2,39%; tội

cướp tài sản chiếm 1,69%; tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ chiếm 1,65%. Và có 5 tội còn lại bao gồm: Tội môi giới mại dâm

chiếm 1,50%; tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chiếm 1,28%; tội giết

người chiếm 1,26%; Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu

giả, công trái giả chiếm 1,04% và ở vị trí cuối bảng là tội mua bán phụ nữ (nay là

tội mua bán người) chiếm 0,99%.

47

Bảng 1.6: Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo tội danh

TT Điều Tội danh Số bị cáo nữ Tỉ lệ (%)

1 194 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

15760 23,99

2 248 Tội đánh bạc 13605 20,71

3 138 Tội trộm cắp tài sản 8424 12,82

4 249 Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc 5028 7,65

5 139 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 2696 4,10

6 254 Tội chứa mại dâm 2674 4,07

7 104 Tội cố ý gây thương tích 2573 3,92

8 136 Tội cướp giật tài sản 1570 2,39

9 133 Tội cướp tài sản 1108 1,69

10 202 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1085 1,65

11 255 Tội môi giới mại dâm 985 1,50

12 140 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 844 1,28

13 93 Tội giết người 827 1,26

14 180 Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả

686 1,04

15 119 Tội mua bán phụ nữ (nay là tội mua bán người) 652 0,99

16 Các tội phạm khác 7187 10,94

Tổng 65704 100

Nguồn: TANDTC.

Như vậy, trong cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam trong

giai đoạn 2003 - 2012 các tội phạm luôn chiếm tỉ lệ cao là các tội phạm liên quan

đến tệ nạn xã hội như: Ma túy, cờ bạc và mại dâm. Chỉ tính riêng các tội phạm này

đã có số bị cáo nữ gần bằng số bị cáo nữ trong tất cả các tội phạm khác còn lại.

Tương tự, việc nghiên cứu đã được tiến hành đối với 40 hành vi phạm tội

khác nhau trong giai đoạn 2003 - 2012, với 825.736 bị cáo nam chiếm 98,17% tổng

số bị cáo nam, kết quả nghiên cứu được thể hiện ở phụ lục 2. Số liệu ở phụ lục 2

cho thấy 3 tội có số người phạm tội nam ở mức 6 con số và chiếm tỉ lệ cao nhất theo

48

thứ tự giảm dần là tội trộm cắp tài sản (24,77%); tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán

trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (14,12%); tội đánh bạc (13,34%). Tiếp đến là

11 tội có số người phạm tội nam ở mức độ 5 con số theo thứ tự giảm dần như sau:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (9,78%); tội vi

phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (5,74%); tội cướp tài

sản (5,60%); tội cướp giật tài sản (4,33%); tội giết người (2,89%); tội lừa đảo chiếm

đoạt tài sản (2,54%); tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (2,27%); tội hủy hoại tài sản

(1,64%); tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (1,34%); tội gây rối trật tự công

cộng (1,27%); tội chống người thi hành công vụ (1,25%).

So sánh số liệu trong phụ lục 1 với số liệu trong phụ lục 2 có thể rút ra sự

khác nhau cơ bản giữa nữ giới phạm tội với nam giới phạm tội như sau: Nữ giới

có 2 tội có số người phạm tội ở mức 5 con số (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán

trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy; tội đánh bạc) và có 8 tội có số người phạm

tội nữ ở mức độ 4 con số (từ tội trộm cắp tài sản đến tội vi phạm quy định về điều

khiển phương tiện giao thông đường bộ); còn nam giới có 3 tội có số người phạm

tội nam ở mức 6 con số (tội trộm cắp tài sản; tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán

trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy; tội đánh bạc); và 11 tội có số người phạm

tội nam ở mức 5 con số (từ tội cố ý gây thương tích đến tội đánh bạc); tiếp theo có

17 tội có số người phạm tội nam ở mức 4 con số (từ tội chứa mại dâm đến tội

buôn lậu). Như vậy, nữ giới phạm tội ít hơn so với nam giới phạm tội và nữ giới

phạm tội khác với nam giới phạm tội bởi mối tương quan trong các tội phạm. Nữ

giới phạm tội khác với nam giới phạm tội nêu trên là do vị trí xã hội và đặc điểm

giới tính của nữ giới. Đó là, trên thực tế nữ giới có vị trí xã hội thấp hơn so với

nam trong tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa, gia đình.

Trong công việc nam giới có vị trí quan trọng hơn, chính vì vậy, nữ giới ít có cơ

hội phạm tội trong lĩnh vực quan trọng. Gánh nặng của nữ giới là đảm nhiệm công

việc gia đình, nuôi dạy con cái. Trong nhiều trường hợp do thu nhập thấp không

thể đủ chi cho những nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của gia đình nên nữ giới đã

lựa chọn việc phạm tội, coi đó như một cách giải quyết thu nhập cho cá nhân và

gia đình. Đồng thời do đặc điểm giới tính như nữ giới thường kín đáo, khéo léo,

thích làm đẹp, yếu đuối về mặt thể chất và tinh thần, thích làm những công việc

49

nhẹ nhàng mà lại kiếm nhiều tiền nên họ dễ dàng bị cuốn hút tham gia vào tệ nạn

xã hội, thực hiện các tội phạm về mại dâm, cờ bạc, ma túy hoặc thực hiện hành vi

phạm tội liên quan đến tài sản như trộm cắp, lừa đảo hoặc thực hiện tội phạm bằng

hành vi mua bán như mua bán người, mua bán trẻ em, buôn lậu, buôn bán hàng

cấm, buôn bán hàng giả…để kiếm tiền. Ngược lại nam giới về thể chất và tâm

sinh lí mạnh hơn nữ, họ dễ bị ảnh hưởng tác động của ngoại cảnh và ưa sử dụng

bạo lực để đạt mục đích, để giải quyết mâu thuẫn hoặc để khuất phục người khác.

Vì vậy, nam giới phạm tội nhiều là các tội có sử dụng bạo lực như giết người; cố ý

gây thương tích; cướp tài sản; chống người thi hành công vụ và các tội phạm về

tình dục.

* Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo địa bàn phạm tội

Cơ cấu tội phạm do nữ giới thực hiện theo tỉnh, thành phố trong giai đoạn

2003 - 2012 (từ năm 2008 tỉnh Hà Tây sát nhập vào thành phố Hà Nội, nên tỉnh Hà

Tây chỉ có số liệu từ năm 2003 - 2007) được thể hiện ở bảng 1.7 và phụ lục 3. Số

liệu trong bảng 1.7 cho thấy 10 địa phương có mức độ tội phạm do nữ giới thực

hiện cao nhất và sắp xếp theo thứ tự giảm dần bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh

(13,58%), Hà Nội (10,62%), Tây Ninh (4,19%), Đồng Nai (3,39%), Nghệ An

(2,74%), Sơn La (2,45%), Kiên Giang (2,35%), Quảng Ninh (2,26%), Hải Phòng

(2,18%) Đắc Lắk (1,98%). Các tỉnh, thành phố khác còn lại có mức độ tội phạm do

nữ giới thực hiện dưới 2% được sắp xếp theo thứ tự giảm dần (xem phụ lục 3). Qua

số liệu thống kê này cho thấy nữ giới thực hiện tội phạm chủ yếu ở các thành phố

lớn. Giải thích tại sao nữ giới phạm tội nhiều ở các thành phố lớn, theo chúng tôi có

thể là do thành phố có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm, như có

đông dân cư, có nhiều khách sạn, nhà hàng, có nhiều siêu thị, tập trung nhiều tài

sản. Những tỉnh, thành phố khác nêu trên tuy không có nhiều tài sản và đông dân

như thành phố lớn nhưng lại có vị trí địa lí là có đường biên giới biển hoặc đất liền

giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia, thuận lợi cho các tội phạm kinh tế và tội

phạm có liên quan đến tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm, mua bán phụ nữ

(nay là mua bán người) phát triển. Đây là các tội phạm có số lượng nữ giới phạm tội

rất phổ biến.

50

Bảng 1.7: Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo địa bàn phạm tội

TT Tỉnh, Thành phố Người phạm tội nữ Tỉ lệ (%)

1 Thành phố Hồ Chí Minh 10019 13,58

2 Hà Nội 7829 10,62

3 Tây Ninh 3086 4,19

4 Đồng Nai 2499 3,39

5 Nghệ An 2018 2,74

6 Sơn La 1807 2,45

7 Kiên Giang 1736 2,35

8 Quảng Ninh 1666 2,26

9 Hải Phòng 1611 2,18

10 Đắc Lắk 1460 1,98

11 Các tỉnh khác 40028 54,26

Tổng 73759 100

Nguồn: VKSNDTC.

* Cơ cấu của tội phạm do người nữ giới thực hiện theo loại tội phạm

Điều 8 BLHSVN năm 1999 phân chia tội phạm thành 4 loại tương ứng và

phù hợp tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tội phạm ít nghiêm

trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt

nghiêm trọng. Thông qua tỉ lệ và tương quan giữa các loại tội phạm có thể đánh giá

được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm do nữ giới thực hiện.

Nghiên cứu chọn lọc 434 bản án HSST, căn cứ vào điều, khoản mà tòa án đã áp

dụng đối với 554 bị cáo nữ để phân loại theo 4 loại tội phạm [51] kết quả thể hiện

trong bảng 1.8 và biểu đồ 1.2.

Bảng 1.8: Cơ cấu của tội phạm do người nữ giới thực hiện theo 4 loại tội phạm

Loại tội phạm Số bị cáo nữ Tỉ lệ (%)

Tội ít nghiêm trọng 201 36,28

Tội nghiêm trọng 149 26,90

Tội rất nghiêm trọng 151 27,25

Tội đặc biệt nghiêm trọng 53 9,57

Tổng 554 100

Nguồn: Khảo sát 434 bản án HSST.

51

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu của tội phạm do người nữ giới thực hiện theo 4 loại tội phạm

36,28%

26,90%

27,25%

9,57%

Tội ít nghiêm trọng

Tội nghiêm trọng

Tội rất nghiêm trọng

Tội đặc biệt nghiêm trọng

Xem bảng: 1.8, cho thấy nữ giới thực hiện tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm

trọng chiếm 63,18%, tội rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chiếm

36,82%. Như vậy, tội phạm do nữ giới thực hiện trong thời gian qua ở Việt Nam có

tính chất và mức độ nguy hiểm phổ biến là tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng.

* Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo hình thức thực hiện tội phạm

Qua nghiên cứu, thống kê từ 434 bản án HSST cho thấy có 225 vụ phạm tội

riêng lẻ chiếm 51,54%, có 209 vụ đồng phạm chiếm 48,46% (xem bảng 1.9).

Bảng 1.9: Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo hình thức thực hiện tội phạm

Hình thức thực hiện tội phạm Số vụ Tỉ lệ (%)

Phạm tội riêng lẻ 225 51,84

Đồng phạm 209 48,46

Tổng 434 100

Nguồn: Khảo sát 434 bản án HSST.

Biểu đồ 1.3: Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo hình thức

thực hiện tội phạm

48,46%

51,84%

Phạm tội đơn lẻ

Đồng phạm

Kết quả trên cho thấy nữ giới phạm tội riêng lẻ chiếm tỉ lệ cao nhất là 51,54%;

Nữ giới phạm tội dưới hình thức đồng phạm chiếm 48,46%. Trong 209 vụ đồng phạm

chiếm 48,46% cho thấy 36 vụ phạm tội có tổ chức chiếm 8,3%. Trong các vụ án ma

52

túy có tổ chức một đặc điểm dễ nhận thấy là các thành viên của tổ chức cũng chính là

thành viên của gia đình, được tổ chức rất chặt chẽ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho

từng thành viên, thủ đoạn thực hiện và che giấu rất tinh vi. Do vậy, chúng có khả

năng thực hiện và che giấu tội phạm trong một thời gian dài rồi mới bị phát hiện.

Tội phạm do nữ giới thực hiện có tổ chức còn phải kể đến là tội chứa mại

dâm, môi giới mại dâm và tội mua bán phụ nữ (nay là tội mua bán người). Qua các

vụ án về mại dâm được làm rõ có nhiều vụ phạm tội có tổ chức do nữ giới tham gia

với vai trò là người chủ mưu, cầm đầu, trở thành " tú bà" thời hiện đại kinh doanh

mại dâm, bóc lột gái mại dâm.

* Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo loại hình phạt áp dụng

Xác định tỉ lệ loại hình phạt mà tòa án đã tuyên đối với người phạm tội nữ,

có thể đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm do nữ giới thực hiện.

Qua nghiên cứu 434 bản án HSST, Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm hình

sự và áp dụng hình phạt đối với 554 bị cáo nữ phạm tội, tác giả thu được kết quả thể

hiện ở bảng 1.10 như sau:

Bảng 1.10: Cơ cấu theo loại hình phạt

Loại hình phạt Số bị cáo nữ Tỉ lệ (%)

Tử hình 4 0,72

Chung thân 7 1,23

Tù có thời hạn 345 62,19

Phạt tù nhưng cho hưởng án treo 170 30,74

Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ 28 5,12

Tổng số 554 100

Nguồn: Khảo sát 434 bản án HSST.

Biểu 1.4: Cơ cấu theo loại hình phạt

0,72% 1,23%5,12%

30,74%

62,19%

Tử hình

Tù chung thân

Tù có thời hạn

Phạt tù cho hưởng án treo

Cảnh cáo, cải tạo không giamgiữ, phạt tiền

53

Như vậy, hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội nữ chủ yếu là

hình phạt tù có thời hạn.

*Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo động cơ phạm tội

Bảng 1.11: Cơ cấu theo động cơ phạm tội

Động cơ phạm tội Số phạm nhân nữ Tỉ lệ (%)

Nghèo đói, muốn kiếm tiền nhằm giải quyết nhu cầu về kinh tế gia đình

221 60.1

Mâu thuẫn, ghen tuông 35 9.5

Tham lam, muốn kiếm tiền làm giàu 27 7.3

Nghiện ma túy, muốn kiếm tiền nhằm thỏa mãn nhu cầu nghiện

25 6.8

Mê tín 19 5.2

Động cơ khác 41 11.1

Tổng số 368 100

Nguồn: Khảo sát 368 phạm nhân nữ

Biểu đồ 1.5: Cơ cấu theo động cơ phạm tội

11,1%5,2%

6,8%

7,3%

9,5%60,1%

Nghèo đói

Mâu thuẫn

Tham lam

Nghiện ma túy

Mê tín

Động cơ khác

Nghiên cứu đặc điểm này có thể cho chúng ta biết nguyên nhân chủ quan dẫn

đến nữ giới phạm tội. Điều tra bằng bảng hỏi do tác giả thực hiện đối với 368 nữ phạm

nhân trong trại giam Ngọc Lý ở tỉnh Bắc Giang và trại giam Cái Tàu ở tỉnh Cà Mau,

kết quả được thể hiện ở bảng 1.11. Số liệu trong bảng này cho thấy đa số nữ giới phạm

tội là do nghèo đói, muốn kiếm tiền nhằm giải quyết nhu cầu về kinh tế gia đình (60,1%),

do mâu thuẫn, do ghen tuông (9,5%), do tham lam, muốn kiếm tiền làm giàu (7,3%),

do nghiện ma túy, muốn có tiền để thỏa mãn nhu cầu nghiện (6,8%), do mê tín (5,2%),

do động cơ khác (11,1%). Như vậy, động cơ phạm tội của người phạm tội nữ chiếm tỉ lệ

cao nhất là động cơ phạm tội do nghèo đói muốn kiếm tiền nhằm thỏa mãn nhu cầu

54

kinh tế gia đình, do tham lam muốn kiếm tiền làm giàu và do nghiện ma túy muốn kiếm

tiền nhằm thỏa mãn nhu cầu nghiện chiếm 74,2%. Những động cơ này là nguyên nhân

chủ quan trực tiếp thúc đẩy nữ giới thực hiện các tội phạm như: Tội mua bán người; tội

mua bán trẻ em; tội trộm cắp tài sản; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội buôn lậu; tội mua

bán trái phép chất ma túy; tội đánh bạc; tội chứa mại dâm… Thứ hai, động cơ phạm tội

do mâu thuẫn, ghen tuông để thể hiện cái "tôi" trong xã hội chiếm 9,5%. Đây là nguyên

nhân chủ quan trực tiếp thúc đẩy nữ giới thực hiện hành vi phạm tội như giết người; cố ý

gây thương tích; làm nhục người khác; vu khống; hành hạ người khác….Thứ ba, động

cơ phạm tội do mê tín và động cơ khác chiếm 16,3% đây là nguyên nhân chủ quan thúc

đẩy nữ giới thực hiện hành vi phạm tội như giết con mới đẻ; vi phạm chế độ một vợ,

một chồng; không chấp hành án; che giấu tội phạm; không tố giác tội phạm…

* Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo đặc điểm nhân thân

người bị kết án

Nghiên cứu tuổi của 554 bị cáo nữ có trong 434 bản án HSST cho kết quả

như sau:

Bảng 1.12: Cơ cấu theo độ tuổi

Độ tuổi Số bị cáo nữ Tỉ lệ (%)

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 18 3,17

Người từ đủ 18 đến 30 tuổi 165 29,75

Người từ 31 tuổi đến 45 tuổi 302 54,43

Người từ 46 tuổi đến 60 tuổi 57 10,34

Người từ trên 60 tuổi 13 2,31

Tổng số 554 100

Nguồn: Khảo sát 434 bản án HSST

Biểu đồ 1.6: Cơ cấu theo độ tuổi

29.75%

54.43%

10.34%2.31%

3.17%Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18tuổiNgười từ đủ 18 đến 30 tuổi

Người từ 31 tuổi đến 45 tuổi

Người từ 46 tuổi đến 60 tuổi

Người từ 61 tuổi trở lên

55

Từ kết quả trên cho thấy độ tuổi người phạm tội nữ từ 31 đến 45 tuổi chiếm

tỉ lệ cao nhất; tiếp đến là độ tuổi từ 18 đến 30, tức là từ 18 tuổi đến 45 tuổi (84,18%).

Đây là độ tuổi lao động trẻ, khỏe trong cuộc đời của con người mà họ lại phạm tội.

Vì vậy, cần phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến những người này thực hiện tội phạm

để có giải pháp phòng ngừa cho phù hợp với đối tượng nữ giới trong độ tuổi này.

* Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo nghề nghiệp

Trong thời gian gần đây do sự thay đổi xã hội, sự giải phóng phụ nữ và xu

hướng thay đổi quan niệm nghề nghiệp của nữ giới trong xã hội và ảnh hưởng của

nó đến vị trí kinh tế, xã hội của nữ giới đã làm gia tăng một cách phù hợp tỉ lệ nữ

giới phạm tội. Nữ giới phạm tội ngày càng đa dạng về thành phần và ở mọi tầng lớp

trong xã hội. Điều này cũng lí giải một phần xu hướng thu hẹp khoảng cách về sự

khác nhau giữa tội phạm do nữ giới thực hiện với tội phạm do nam giới thực hiện.

Nghiên cứu nghề nghiệp của 554 bị cáo nữ có trong 434 bản án HSST cho kết quả

thể hiện trong bảng 1.13 và biểu đồ 1.7 như sau:

Bảng 1.13: Cơ cấu theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp Số bị cáo nữ Tỉ lệ (%)

Không nghề nghiệp 188 33,9

Làm nông nghiệp 123 22,29

Buôn bán và kinh doanh 109 19,62

Lao động tự do 58 10,48

Cán bộ, viên chức 25 4,57

Các nghề khác 51 9,14

Tổng số 554 100

Nguồn: Khảo sát 434 bản án HSST

Biểu đồ 1.7: Cơ cấu theo nghề nghiệp

9,14%4,57%

10,48%

19,62%

22,29%

33,9%Không nghề nghệp

Làm nông nghiệp

Buôn bán, kinh doanh

Lao động tự do

Cán bộ, viên chức

Các nghề khác

56

Qua bảng 1.13 cho thấy người phạm tội nữ ở nước ta chủ yếu là không có

nghề nghiệp (33,90%); Hai là có nghề làm nông nghiệp (22,29%); Ba là có nghề

buôn bán, kinh doanh (19,62%); Bốn là lao động tự do như làm thuê giúp việc gia

đình, bán hàng, những công việc không ổn định (10,48%); Năm là cán bộ, viên

chức (4,57%), đây là nghề ổn định có trả lương; Sáu là các nghề khác như thợ may,

thợ cắt tóc, thợ sửa sơn vẽ móng chân tay (9,14%). Như vậy, người phạm tội nữ hầu

hết là những người không có nghề nghiệp hoặc làm những nghề lao động tự do hay

lao động giản đơn, làm thuê, công việc không ổn định thu nhập thấp.

* Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn phản ánh khả năng nhận thức và là một yếu tố cơ bản hình

thành ý thức cá nhân. Trình độ học vấn cũng là cơ sở quan trọng cho sự hình thành

ý thức pháp luật và kinh nghiệm sống của mỗi người trong xã hội. Nghiên cứu trình

độ học vấn của 554 bị cáo nữ có trong 434 bản án HSST cho kết quả như sau:

Bảng 1.14: Cơ cấu theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn Số bị cáo nữ Tỉ lệ (%)

Mù chữ 72 13,05

Tiểu học 139 25

Trung học cơ sở 196 35,29

Trung học phổ thông 141 25,37

Cao đẳng và đại học 7 1,29

Tổng số 554 100

Nguồn: Khảo sát 434 bản án HSST

Biểu đồ 1.8: Cơ cấu theo trình độ học vấn

25.00%35.29%

25.37%

1.29%13.05%

Mù chữ

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Cao đẳng và đại học

57

Xem bảng 1.14 cho thấy người phạm tội nữ có trình độ học vấn thấp là

không biết chữ, tiểu học và trung học cơ sở chiếm 73,34%; số người phạm tội nữ có

trình độ trung học phổ thông chiếm 25,37%; người phạm tội nữ có trình độ cao

đẳng và đại học chiếm 1,29%. Như vậy, người phạm tội nữ phần lớn có trình độ học

vấn thấp và đây là một trong những yếu tố để giải thích nguyên nhân từ phía người

phạm tội nữ.

* Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo tái phạm

Nghiên cứu đặc điểm có tái phạm, tái phạm nguy hiểm (theo quy định tại

Điều 49 của BLHS) hay không phải tái phạm (bao gồm trường hợp phạm tội lần

đầu; phạm tội nhiều lần; phạm nhiều tội) của 554 bị cáo nữ có trong 434 bản án

HSST cho kết quả như sau:

Bảng 1.15: Cơ cấu theo tái phạm

Tái phạm Số bị cáo nữ Tỉ lệ (%)

Không tái phạm 516 93,14

Tái phạm 38 6,86

Tổng số 554 100

Nguồn: Khảo sát 434 bản án HSST

Biểu đồ 1.9: Cơ cấu theo tái phạm

14,62%

85,38%

Phạm tội lần đầu

Tái phạm

Số liệu trong bảng 1.15 cho thấy nữ giới tái phạm chiếm tỉ lệ 6,68%. Và

trong số 516 bị cáo nữ không tái phạm, thì có 473 bị cáo nữ phạm tội lần đầu chiếm

85,38% so với tổng số bị cáo nữ trong 434 bản án và có 43 bị cáo nữ phạm tội nhiều

lần hoặc phạm nhiều tội chiếm 7,76% so với tổng số bị cáo nữ trong 434 bản án.

Như vậy, đa số người phạm tội nữ thuộc trường hợp phạm tội lần đầu.

58

* Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo hoàn cảnh gia đình

Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình của người phạm tội nữ cho thấy những nhân

tố thuộc điều kiện sống và điều kiện giáo dục ảnh hưởng đến sự hình thành, phát

triển nhân cách người phạm tội. Kết quả thống kê 434 bản án xét xử HSST cho thấy có

91,70% là người phạm tội nữ có chồng và có 8,30% người phạm tội nữ chưa có chồng.

Trong số người phạm tội nữ có chồng thì có 1,78% là chưa có con, 98,22%

là có con, 9,25% là li hôn, 3,94% là chồng chết. Trong số người phạm tội nữ có con

thì có 28,86% là có từ 3 con trở lên [51].

Về hoàn cảnh kinh tế gia đình người phạm tội nữ qua điều tra bằng 368

phiếu hỏi phạm nhân nữ cho kết quả như sau:

Bảng 1.16: Cơ cấu theo hoàn cảnh kinh tế

Hoàn cảnh kinh tế Số phạm nhân nữ Tỉ lệ (%)

Gia đình giầu 13 3.53

Gia đình trung bình 177 48.10

Gia đình cận nghèo 150 40.76

Gia đình nghèo 28 7.61

Tổng số 368 100

Nguồn: Khảo sát 368 phạm nhân nữ

Biểu đồ 1.10: Cơ cấu theo hoàn cảnh kinh tế

Bảng 1.16 cho thấy nữ giới phạm tội sống trong gia đình cận nghèo có mức

sống thấp thiếu thốn và gia đình nghèo có mức sống thấp đói ăn chiếm tỉ lệ cao nhất

là 48,37%; tiếp đến là nữ giới phạm tội sống trong gia đình trung bình có mức sống

đủ ăn chiếm tỉ lệ 48,10%; còn nữ giới phạm tội có gia đình giàu có mức sống đầy

đủ, tiện nghi chiếm tỉ lệ rất thấp khoảng 3,53%. Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình

3.53%

48.10% 40.76%

7.61% Gia đình giầu

Gia đình trung bình

Gia đình cận nghèo

Gia đình nghèo

59

người phạm tội nữ không chỉ có ý nghĩa trong đánh giá THTP do nữ giới thực hiện

mà còn là cơ sở để tìm nguyên nhân xuất phát từ phía gia đình dẫn đến nữ giới

phạm tội.

* Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo hậu quả của tội phạm

Hậu quả của tội phạm do nữ giới thực hiện trong một khoảng thời gian và ở

một địa bàn nhất định được xác định trên cơ sở tổng hợp các hậu quả mà các tội

phạm đã thực hiện gây ra cho xã hội.

Thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra nói chung và tội phạm do nữ giới

thực hiện nói riêng không được cục thống kê tội phạm của VKSNDTC và phòng

tổng hợp của TANDTC thống kê. Do vậy, tác giả thống kê hậu quả của tội phạm đã

xét xử trong 434 bản án HSST. Căn cứ vào hậu quả của tội phạm được nghi nhận

trong các bản án này để phân loại vụ án (mỗi bản án là một vụ án) theo ba loại hậu

quả của tội phạm. Đó là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về thể chất, thiệt hại khác

(bao gồm thiệt hại về tinh thần và thiệt hại gây ra các biến đổi khác trong các bản án

còn lại ngoài hai trường hợp nêu trên) [51]. Kết quả thể hiện trong bảng 1.17 và

biểu đồ 1.11. Từ số liệu trong bảng 1.17 và nghiên cứu hậu quả của tội phạm được

nghi nhận trong 434 bản án HSST có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Một là, tội phạm do nữ giới thực hiện gây thiệt hại về vật chất chiếm 39,63%

và thiệt hại về vật chất quy đổi thành tiền có tổng thiệt hại là 1.297.123.724 đồng tiền

Việt Nam, trung bình là 7.541.417 đồng/1 vụ. Trong 172 vụ có hậu quả gây thiệt hại về

vật chất chủ yếu là các tội xâm phạm sở hữu. Cụ thể, tội trộm cắp tài sản 75 vụ; tội lừa

đảo 66 vụ; 31 vụ còn lại gồm các tội như: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài

sản, tội cướp tài sản, tội cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản, tội tham ô tài sản.

Đối tượng tài sản bị chiếm đoạt trong tội phạm do nữ giới thực hiện rất đa

dạng. Kết quả nghiên cứu 75 vụ về tội trộm cắp tài sản cho thấy loại tài sản bị

chiếm đoạt trong tội trộm cắp như sau:

- Tiền, vàng và đá quý chiếm 32%;

- Điện thoại di động, máy ảnh và máy tính chiếm 26,67%;

- Xe đạp và xe gắn máy chiếm 18,76%;

- Gia súc và gia cầm chiếm 9,33%;

- Các tài sản khác (cà phê, nhãn, lạc, đậu, quần áo…) chiếm 13,33%.

60

Như vậy, các tài sản bị chiếm đoạt trong tội trộm cắp do nữ giới thực hiện

phần lớn có đặc điểm là nhỏ gọn, giá trị, dễ chiếm đoạt, dễ cất giấu và dễ tiêu thụ.

Bảng 1.17: Cơ cấu theo hậu quả của tội phạm

Hậu quả của tội phạm Số vụ Tỉ lệ (%)

Thiệt hại về vật chất 172 39,63

Thiệt hại về thể chất 47 10,83

Thiệt hại khác 215 49,54

Tổng 434 100

Nguồn: Khảo sát 434 bản án HSST

Biểu đồ 1.11: Cơ cấu theo hậu quả của tội phạm

49,54%

10,83%

39,63%Thiệt hại về vật chất

Thiệt hại về thể chất

Thiệt hại khác

Hai là, tội phạm do nữ giới thực hiện gây thiệt hại về thể chất chiếm

10,82%. Trong 47 vụ gây thiệt hại về thể chất bao gồm: Tội giết người có 15 vụ,

hậu quả làm 15 người chết, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ có 5 vụ, hậu quả làm 5 người chết, tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại sức khỏe cho người khác có 27, hậu quả làm 27 người bị thương tích

hoặc tổn hại sức khỏe. Trung bình thiệt hại về thể chất là một người /1 vụ. Tuy

nhiên, các tội phạm này không chỉ trực tiếp gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của

người khác còn làm phá vỡ cuộc sống hạnh phúc của gia đình nạn nhân, gây tâm lí

hoang mang lo sợ trong quần chúng nhân dân và có thể ảnh hưởng không tốt đến an

ninh và trật tự an toàn xã hội.

Ba là, tội phạm do nữ giới thực hiện gây thiệt hại khác như thiệt hại về tinh

thần hoặc gây ra các biến đổi khác chiếm 49,54%. Trong 215 vụ gây thiệt hại về

tinh thần hoặc gây biến đổi khác chủ yếu là các tội phạm liên quan đến tệ nạn xã hội

như: Ma túy, cờ bạc, mại dâm. Cụ thể, tội phạm về ma túy 86 vụ; tội phạm về cờ

61

bạc 58 vụ; tội phạm về mại dâm 32 vụ; 39 vụ, còn lại gồm các tội như mua bán phụ

nữ; tội làm nhục người khác; tội buôn bán hàng cấm; tội tàng trữ, lưu hành tiền giả;

tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm; tội mua bán trái

phép vật liệu nổ; tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có;

tội chống người thi hành công vụ; tội đưa hối lộ; tội che giấu tội phạm. Những tội

phạm này không chỉ gây hậu vô cùng nghiêm trọng cho các cá nhân mà còn cho xã

hội. Trước hết các tội phạm này đã và đang làm gia tăng số người nghiện mới trong

xã hội; làm tăng số người bị nhiễm vi rút HIV, AIDS; làm suy thoái nòi giống;

nhiều gia đình tan vỡ vì vợ hoặc chồng nghiện ma túy; nhiều gia đình khách kiệt và

nhiều doanh nhân phá sản. Hậu quả của cá tội phạm này đã gây ô nhiễm môi trường

hoặc làm mất cân bằng sinh thái; gây những thiệt hại về kinh tế, làm chậm quá trình

phát triển kinh tế đất nước; gây tổn hại về giá trị nhân văn, ảnh hưởng không tốt đến

đạo đức, lối sống của một bộ phận người trong xã hội, nhất là thanh thiếu niên;

đồng thời chúng còn là nguyên nhân làm phát sinh nhiều tội phạm khác như rửa

tiền, tham nhũng, trộm cắp tài sản, cướp tài sản, giết người.

* Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo nạn nhân

Nạn nhân của tội phạm nói chung và nạn nhân của tội phạm do nữ giới thực

hiện nói riêng không được cục thống kê tội phạm của VKSNDTC và phòng tổng

hợp của TANDTC thống kê. Do vậy, tác giả thống kê nạn nhân của tội phạm đã xét

xử trong 434 bản án HSST (vụ). Trong số 434 vụ có 226 vụ gây thiệt hại cho nạn

nhân chiếm 52,07% và 208 vụ không có nạn nhân chiếm 47,93%. Thống kê số nạn

nhân trong 226 vụ có nạn nhân cho thấy tổng số nạn nhân là 861, trong đó có 24

nạn nhân là pháp nhân chiếm 2,71% và 861 nạn nhân là cá nhân chiếm 97,29%. Kết

quả thể hiện trong bảng 1.18 và biểu đồ 1.12

Bảng 1.18: Cơ cấu theo loại nạn nhân

Loại nạn nhân Số nạn nhân Tỉ lệ (%)

Cá nhân 861 97,29

Pháp nhân 24 2,71

Tổng 885 100

Nguồn: Khảo sát 434 bản án HSST.

62

Biểu đồ 1.12: Cơ cấu theo loại nạn nhân

97,29%

2,71%

Pháp nhân

Cá nhân

Pháp nhân là nạn nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện chiếm tỉ lệ rất

thấp (2,71%), thông thường là cục thuế, ngân hàng và các siêu thị. Cục thuế, ngân

hàng là nạn nhân của tội tham ô tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; còn các

siêu thị thường là nạn nhân của tội trộm cắp tài sản.

Cá nhân là nạn nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện chiếm tỉ lệ rất cao

(97,29%) và họ thường là nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu và các tội xâm

phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người. Trong 861 cá

nhân là nạn nhân thì có 503 nam chiếm tỉ lệ 58,42% và 358 nữ chiếm tỉ lệ 41,58%.

Nghiên cứu tuổi của 358 nạn nhân nữ cho kết quả như sau:

- Độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm tỉ lệ 14,57%;

- Độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỉ lệ 33,43%;

- Độ tuổi từ trên 30 đến 60 tuổi chiếm tỉ lệ 50%;

- Độ tuổi trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ 2%.

Nghiên cứu tuổi của 503 nạn nhân nam cho kết quả như sau:

- Độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm tỉ lệ 21,67%;

- Độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỉ lệ 42,74%;

- Độ tuổi từ trên 30 đến 60 tuổi chiếm tỉ lệ 33,20%;

- Độ tuổi trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ 2,39%.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa người phạm tội nữ với nạn nhân của các tội

xâm phạm sở hữu như trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín

nhiệm chiếm đoạt tài sản trong 148 vụ án cho thấy 28% nạn nhân là người thân

quen và 72% nạn nhân là người không quen biết từ trước. Nạn nhân là người thân

63

quen với người phạm tội nữ chủ yếu là nạn nhân của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; còn nạn nhân không quen biết với người

phạm tội nữ thường là nạn nhân của tội trộm cắp tài sản.

Qua nghiên cứu các thông số về cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện ở

Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2012 ở trên có thể rút ra những đặc điểm về tính

chất của tội phạm do nữ giới thực hiện như sau:

Một, có ba nhóm tội phạm do người nữ giới thực hiện luôn chiếm tỉ lệ cao

là các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (38,42%); các tội phạm về

ma túy (24,37%) và các tội xâm phạm sở hữu (23,51%).

Hai, các tội do người nữ giới thực hiện chiếm tỉ lệ cao nhất là tội tàng trữ,

vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (23,99%); tội đánh bạc

chiếm 20,71% và tội trộm cắp tài sản (12,82%).

Ba, tội phạm do nữ giới thực hiện xảy ra ở địa bàn trọng điểm là các thành

phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh (13,60%), Hà Nội (10,62%), tiếp sau là một

số địa phương như: Tây Ninh (4,19%), Đồng Nai (3,39%), Nghệ An (2,74%), Sơn

La (2,45%), Kiên Giang (2,35%), Quảng Ninh (2,26%), Hải Phòng (2,18%).

Bốn, tội phạm do nữ giới thực hiện có tính chất và mức độ nguy hiểm phổ

biến là tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng (63,18%).

Năm, tội phạm do nữ giới thực hiện dưới hình thức đồng phạm chiếm tỷ lệ

cao 48,46%, trong đó phạm tội có tổ chức chiếm tỷ lệ 8,3%.

Sáu, hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội nữ chủ yếu là hình

phạt tù có thời hạn (62,19%) và phạt tù nhưng cho hưởng án treo (30,74%);

Bảy, động cơ và mục đích phạm tội của người phạm tội nữ phần lớn xuất

phát từ muốn kiếm tiền đáp ứng nhu cầu về kinh tế của gia đình hoặc kiếm nhiều

tiền để làm giàu hoặc kiếm tiền để thỏa mãn nhu cầu nghiện ma túy (74,2%);

Tám, độ tuổi người phạm tội nữ chiếm tỉ lệ cao nhất là từ 18 tuổi đến 45

tuổi (84,18%);

Chín, người phạm tội nữ ở nước ta chủ yếu là không có nghề nghiệp

(33,9%) và làm nông nghiệp (22,29%);

Mười, trình độ học vấn của người phạm tội nữ chủ yếu là không biết chữ,

bậc tiểu học và bậc trung học cơ sở (73,34%);

64

Mười một, đa số người phạm tội nữ thuộc trường hợp phạm tội lần đầu

(85,38%);

Mười hai, hoàn cảnh gia đình của người phạm tội nữ phần lớn là có chồng

(91,70%) và có con (98,22%). Mức sống của gia đình người phạm tội nữ hầu hết là

mức sống trung bình và thấp (96,47%);

Mười ba, hậu quả phổ biến nhất do các tội phạm do nữ giới thực hiện gây ra

là thiệt hại về vật chất (39,63%) và thiệt hại khác (49,54%).

Mười bốn, các tội phạm do nữ giới thực hiện có nạn nhân phần lớn là cá

nhân (97,29%) và nạn nhân là người không quen biết từ trước (72%).

1.2. DIỄN BIẾN CỦA TỘI PHẠM DO NỮ GIỚI THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2003 - 2012

"Động thái của tội phạm là sự thay đổi thực trạng (đặc điểm định lượng

và đặc điểm định tính) của tội phạm (tội phạm nói chung, nhóm tội phạm hoặc

tội phạm cụ thể) theo thời gian trong đơn vị thời gian và đơn vị không gian nhất

định" [32, tr. 226]. Diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện là sự thay đổi đặc

điểm định lượng và đặc điểm định tính của tội phạm do nữ giới thực hiện theo thời

gian trong một đơn vị thời gian và đơn vị không gian nhất định.

Phân tích diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện cho phép xác định

được quy luật vận động của tội phạm theo thời gian trong một đơn vị thời gian và

đơn vị không gian nghiên cứu. Trên cơ sở nhận thức đúng quy luật vận động tội

phạm do nữ giới thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, cho phép dự báo

xu hướng vận động của tội phạm do nữ giới thực hiện trong những năm tiếp theo.

1.2.1 Diễn biến về mức độ của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt

Nam giai đoạn 2003 - 2012

Diễn biến về người phạm tội nữ ở nước ta giai đoạn 2003 - 2012 đã được

xét xử sơ thẩm hàng năm được thể hiện ở bảng 1.19 và biểu đồ 1.13.

Từ bảng 1.19 và biểu đồ 1.13 có thể rút ra nhận xét như sau: Từ năm 2003

đến năm 2012 diễn biến của người phạm tội nữ ít biến động, xu hướng chung là

tăng nhẹ, so với năm 2003 số năm có mức độ tăng (5 năm) nhiều hơn số năm có mức

độ giảm (4 năm). Mức độ gia tăng bình quân năm số người phạm tội nữ là 0,53%.

65

Bảng 1.19: Diễn biến của số người phạm tội nữ ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012

Năm Số người phạm tội nữ Tỉ lệ % so với năm 2003

2003 6543 100

2004 6754 103 (+ 3%)

2005 6181 94 (- 6%)

2006 6421 98 (- 2%)

2007 7231 111 (+ 11%)

2008 7045 108 (+ 8%)

2009 7149 109 (+9%)

2010 6101 93 (- 7%)

2011 5384 82 (- 18%)

2012 6895 105 (+ 5%)

MĐTGBQ +34,68 +0,53

Nguồn: TANDTC

Biểu đồ 1.13: Diễn biến của số người phạm tội nữ ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012

100 10394 98

111 108 10993

82

105

0

20

40

60

80

100

120

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1012

Nữ

Theo số liệu thống kê của TANDTC, nếu lấy năm 1995 tổng số 4.151 người

phạm tội nữ là 100% thì năm 1996 có 5.174 người là 124%, năm 1997 có 4.223

người là 102%, năm 1998 có 6.231 người là 150%, năm 1999 có 7.169 người là 173%,

năm 2000 có 5.371 người là 129%, năm 2001 có 5.157 người là 124%, năm 2002

có 5.603 người là 135% [80]. Đánh giá chung diễn biến về người phạm tội nữ trên

phạm vi toàn quốc giai đoạn 1995 - 2002 là có xu hướng tăng với mức độ tăng bình

quân năm là 3,04%. Như vậy, diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam

giai đoạn 2003 - 2012 có xu hướng tăng chậm hơn so với giai đoạn 1995 - 2002.

66

Theo chúng tôi diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam

trong giai đoạn này theo xu hướng tăng là do tác động tiêu cực trên nhiều lĩnh vực

của cuộc sống như: nạn thất nghiệp, nạn đói nghèo, thất học, sự bất bình đẳng nam

nữ, sự gia tăng các tệ nạn xã hội (mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc); quá trình đô thị

hóa diễn ra nhanh dẫn đến người nông dân trong đó phần nhiều là nữ mất đất trở

nên thất nghiệp hoặc thiếu việc làm; tác động mặt trái của nên kinh tế thị trường;

quá trình thay đổi vị trí vai trò của nữ giới trong gia đình và xã hội; nữ giới được

giải phóng khỏi công việc gia đình ngày càng tham gia tích cực vào hoạt động sản

xuất kinh doanh, dịch vụ và công việc xã hội khác trong khi sự kiểm tra giám sát xã

hội giảm đi. Đặc biệt, so với năm 2003 số nữ giới phạm tội tăng cao vào các năm

2007, 2008 và 2009. Trong những năm này là do tác động của cuộc khủng hoảng

kinh tế thế giới làm cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh

nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ như ngành dệt may, giày da, chế biến... ngừng

hoạt động hoặc giảm quy mô sản xuất, tỉ lệ nữ thất nghiệp ở mức cao là vấn đề nổi

cộm nhất của xã hội làm cho diễn biến của số người phạm tội nữ gia tăng. Từ năm

2010 trở lại đây nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trở lại nên số người

phạm tội nữ có xu hướng giảm. Đồng thời, nữ giới phạm tội giảm, còn có thể do

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS ngày 19/6/2009 có hiệu lực kể từ ngày

1/1/2010 đã không xử lí về hình sự đối với những hành vi mà nữ giới thực hiện

nhiều. Đó là, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; hành vi quy định tại khoản 1

các điều 137, 138, 139, 278 và 280 của BLHS mà tài sản chiếm đoạt có giá trị dưới

hai triệu đồng; hành vi quy định tại khoản 1 các điều 279, 283, 289, 290 và 291 của

BLHS mà tài sản phạm tội có giá trị dưới hai triệu đồng; hành vi quy định tại khoản

1 Điều 140 mà tài sản chiếm đoạt có giá trị dưới bốn triệu đồng; hành vi quy định

tại khoản 1 Điều 161 của BLHS mà số tiền trốn thuế dưới một trăm triệu đồng;

hành vi quy định tại khoản 1 Điều 248 mà số tiền hoặc hiện vật đánh bạc có giá trị

dưới hai triệu đồng. Và không xử lí về hình sự đối với người thực hiện hành vi quy

định tại khoản 1 các điều 171,182,183, 184, 185, 191 và 248 của BLHS theo tình

tiết "đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm, hành vi quy định tại khoản 1 các

điều 224, 225 và 226 của BLHS theo tình tiết "đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành

67

chính mà còn vi phạm". Như vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật

hình sự ngày 19/6/2009 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2010 theo hướng thu hẹp phạm

vi hành vi bị xử lí về hình sự đã góp phần làm giảm số lượng hành vi phạm tội, số

lượng người phạm tội nói chung trong đó có số lượng nữ giới phạm tội.

Để làm rõ hơn diễn biến về mức độ của tội phạm do nữ giới thực hiện,

chúng tôi so sánh với diễn biến của số nam giới phạm tội ở Việt Nam giai đoạn

2003 - 2012 được thể hiện trong bảng 1.20 và biểu đồ 1.14.

Từ bảng 1.20 và biểu đồ 1.14 cho thấy diễn biến của số nữ giới phạm tội so

với số nam giới phạm tội hàng năm trong giai đoạn này là khác nhau, trong khi xu

hướng chung của số người phạm tội nữ là tăng nhẹ, có nhiều năm có mức độ giảm

so với năm 2003 thì xu hướng chung của số người phạm tội nam là tăng cao dần rõ

rệt, tất cả các năm đều có mức độ tăng. Cụ thể, trong 10 năm từ năm 2003 đến năm

2012, nữ giới phạm tội mức độ tăng bình quân năm là 0,53%, còn nam giới phạm

tội mức độ tăng bình quân năm là 5,9%, tức là nam giới phạm tội tăng gấp khoảng

11 lần so với mức độ tăng của nữ giới phạm tội.

Bảng 1.20: So sánh diễn biến của số người phạm tội nữ và số người phạm tội

nam ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012

Số người phạm tội Năm

Nữ % Nữ Nam % Nam

2003 6543 100 61822 100

2004 6754 103 68699 111

2005 6181 94 73137 118

2006 6421 98 84665 137

2007 7231 111 84764 137

2008 7045 108 91696 148

2009 7149 109 92823 150

2010 6101 93 80782 131

2011 5384 82 92294 149

2012 6895 105 110441 179

MĐTGBQ +34,68 +0,53 +3690,77 +5,97

Nguồn: TANDTC

68

Biểu đồ 1.14: So sánh diễn biến của số người phạm tội nữ và số người phạm tội nam

ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012

1.2.2. Diễn biến về tính chất của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt

Nam giai đoạn 2003 - 2012.

* Diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện theo nhóm tội được quy

định trong các chương của BLHS.

Theo số liệu thống kê xét xử HSST của phòng tổng hợp TANDTC cho

thấy: chương XXIII và chương XXIV không có người phạm tội nữ bị xét xử. Còn ở

các chương XI, chương XIII, chương XV và chương XXII có số người phạm tội nữ

bị xét xử rất ít trung bình dưới 10 người trong 1 năm. Với số người phạm tội nữ ít

như vậy không đủ độ tin cậy để đánh giá diễn biến của tội phạm. Với quan niệm

như vậy chúng tôi không đánh giá diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện ở các

chương này. Diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện ở 8 chương còn lại được

thể hiện trong bảng 1.21 (số bị cáo nữ ở trên, số trong ngoặc đơn là tỉ lệ % tính theo

số bị cáo nữ của từng chương trong các năm sau so với số bị cáo nữ của năm 2003

và số bị cáo nữ của năm 2003 là 100%. MĐTGBQ là mức độ tăng, giảm bình quân

năm.). Số liệu trong bảng 1.21 cho thấy có 3 nhóm tội thuộc Chương XIX, Chương

XVII, Chương XXI của BLHS có diễn biến theo xu hướng tăng với mức độ tăng

bình quân năm cao nhất (trên 5%) và được thể hiện trong biểu đồ 1.15.

100 10394 98

111 108 10993

82

105100111

118

137 137148 150

131

149

179

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nữ Nam

69

Bảng 1.21: Diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai đoạn

2003 - 2012 theo các chương của BLHS Đơn vị: người và (%)

Năm Chương

XII Chương XVIII

Chương XIV

Chương XVI

Chương XX

Chương XIX

Chương XVII

Chương XXI

2003 1030 (100)

2345 (100)

1491 (100)

175 (100)

107 (100)

1361 (100)

9 (100)

10 (100)

2004 481 (47)

1502 (64)

2214 (149)

220 (126)

104 (97)

2121 (156)

12 (133)

55 (550)

2005 435 (42)

1599 (68)

1459 (98)

210 (120)

121 (133)

2221 (163)

37 (411)

67 (670)

2006 426 (42)

1566 (67)

1527 (103)

200 (114)

96 (90)

2476 (182)

17 (189)

73 (730)

2007 435 (47)

1747 (75)

1636 (110)

163 (93)

92 (86)

3017 (222)

16 (178)

86 (860)

2008 356 (35)

1496 (64)

1561 (105)

230 (132)

86 (81)

3216 (236)

6 (67)

72 (720)

2009 465 (45)

1533 (66)

1584 (106)

210 (120)

91 (85)

3144 (231)

24 (267)

77 (770)

2010 389 (38)

1458 (62)

1255 (84)

180 (103)

91 (85)

2613 (192)

27 (300)

60 (600)

2011 390 (38)

1257 (54)

1198 (81)

155 (89)

96 (90)

2136 (157)

65 (722)

51 (510)

2012 422 (41)

1520 (65)

1525 (102)

199 (114)

151 (141)

2936 (216)

36 (400)

64 (640)

Mức độ TGBQ

-87,86 (-8,53)

-99,43 (-4,24)

+3,43 (+0,23)

+2,26 (+1,29)

+3,75 (+3,50)

+108,74 (+7,99)

+1,34 (+14,87)

+2,04 (+20,40)

Nguồn: TANDTC.

Biểu đồ 1.15: Diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai đoạn

2003 - 2012 theo các chương của BLHS, có xu hướng tăng với mức độ cao

100156 163 182

222 236 231192 157

216

100 133

411

189 178

67

267 300

722

400

100

550

670730

860

720770

600510

640

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

XIX XVII XXI

70

Qua số liệu trong bảng 1.21 và biểu đồ 1.15 có thể rút ra một số nhận xét

khái quát như sau: Trong 8 nhóm tội thì có 6 nhóm vận động theo chiều hướng tăng

và 2 nhóm vận động theo chiều hướng giảm. Cụ thể: 6 nhóm tội vận động theo

chiều hướng tăng, trong đó có 3 nhóm tội tăng nhanh là các tội phạm về chức vụ

(Chương XXI) năm 2012 so với năm 2003 tăng gần 6,5 lần với mức độ tăng bình

quân năm là 20,4%; các tội phạm về môi trường (Chương XVII) năm 2012 so với

năm 2003 tăng 4 lần và với mức độ tăng bình quân năm là 14,87% và các tội xâm

phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chương XIX) năm 2012 tăng hơn 2 lần

so với năm 2003 và với mức độ tăng bình quân năm là 7,99%. Tiếp theo là 3 nhóm

có mức độ tăng thấp hơn bao gồm: Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

(Chương XX) có diễn biến rất phức tạp năm 2012 so với năm 2003 tăng cao nhất là

41%, năm 2008 giảm nhiều nhất là 19%, mức độ tăng bình quân năm là 3,5%; các

tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Chương XVI) có diễn biến cũng rất phức tạp

năm 2008 tăng cao nhất so với năm 2003 tăng 32% và năm 2011 giảm nhiều nhất so

với năm 2003 giảm 11%, mức độ tăng bình quân năm là 1,29%; các tội xâm phạm sở

hữu (Chương XIV) có diễn biến phức tạp năm 2003 là 100%, năm 2004 tăng cao nhất

là 49% và năm 2011 giảm nhiều nhất là 19%, mức độ tăng bình quân năm là 0,23%.

Các nhóm tội khác còn lại vận động theo chiều hướng giảm bao gồm: Các

tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (Chương

XII) có xu hướng giảm năm 2012 so với năm 2003 giảm 59%, mức độ giảm bình

quân năm là 8,53%; các tội phạm về ma túy (Chương XVIII) cũng có xu hướng

giảm năm 2012 so với năm 2003 giảm 35%, mức độ giảm bình quân năm là 4,24%.

* Diễn biến của các tội phạm do nữ giới thực hiện phổ biến nhất ở Việt

Nam giai đoạn 2003 - 2012

Diễn biến của 15 tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn

2003 - 2012 được thể hiện ở bảng 1.22 (số bị cáo nữ là ở trên, số trong ngoặc đơn là

tỉ lệ % tính theo số bị cáo nữ của từng tội của các năm sau so với số bị cáo nữ của

năm 2003. MĐTGBQ là mức độ tăng, giảm bình quân năm). Số liệu trong bảng

1.22 cho thấy có 4 tội quy định tại các Điều 225, Điều 248, Điều 202 và Điều 249

của BLHS có diễn biến theo xu hướng tăng với mức độ tăng bình quân năm cao

nhất (trên 5%) và được thể hiện trong biểu đồ 1.16. Từ số liệu trong bảng 1.22 và

71

biểu đồ 1.16, có thể rút ra một số nhận xét khái quát về diễn biến của 15 tội phạm

phổ biến nhất do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012, trong đó 9 tội

có diễn biến theo xu hướng tăng và 6 tội có diễn biến theo xu hướng giảm.

Bảng 1.22: Diễn biến của các tội phạm do nữ giới thực hiện phổ biến nhất ở Việt

Nam giai đoạn 2003 - 2012

Đơn vị: người và (%)

Năm Tội

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Mức độ TGBQ

Đ.255 31

(100) 63

(203) 91

(294) 69

(222) 79

(255) 68

(219) 107

(354) 180

(580) 81

(261) 216

(696) +6,64

(+21,43)

Đ.248 353

(100) 822

(233) 939

(266) 1204 (341)

1569 (444)

1912 (542)

1854 (525)

1705 (483)

1324 (375)

1923 (545)

+65,20 (+18,47)

Đ.202 34

(100) 151

(444) 149

(438) 124

(364) 160

(470) 86

(253) 113

(332) 90

(247) 93

(273) 85

(250) +3,26

(+9,60)

Đ.249 215

(100) 494

(230) 437

(203) 324

(151) 756

(352) 821

(382) 693

(322) 528

(246) 361

(168) 399

(186) +13,72 (+6,38)

Đ.138 637

(100) 833

(131) 890

(140) 888

(139) 939

(147) 1081 (170)

905 (142)

712 (112)

659 (104)

880 (138)

+20,89 (+3,28)

Đ.140 92

(100) 110

(120) 93

(101) 100

(109) 90

(98) 40

(44) 85

(92) 57

(62) 66

(72) 111

(121) +1,75

(+1,90)

Đ.119 61

(100) 34

(56) 37

(61) 78

(128) 98

(161) 66

(108) 82

(135) 55

(90) 76

(125) 65

(107) +0,39

(+0,64)

Đ. 133 118

(100) 149

(127) 117 (99)

92 (78)

125 (106)

85 (72)

88 (75)

102 (86)

112 (95)

120 (102)

+0,20 (+0,17)

Đ.254 226

(100) 387

(171) 350

(154) 306

(135) 275

(122) 255

(113) 260

(115) 193 (85)

195 (86)

227 (100)

+0,09 (+0,04)

Đ.139 319

(100) 272 (85)

230 (72)

250 (78)

290 (91)

224 (70)

315 (99)

276 (87)

226 (71)

294 (92)

-2,58 (-0,81)

Đ.194 2204 (100)

1478 (67)

1572 (71)

1597 (72)

1735 (79)

1451 (66)

1513 (69)

1449 (66)

1249 (57)

1512 (69)

-81,55 (-3,70)

Đ.180 74

(100) 109

(147) 67

(91) 62

(84) 76

(103) 89

(120) 82

(111) 67

(91) 29

(39) 31

(42) -6,16

(-8,33)

Đ.104 670

(100) 240 (36)

215 (32)

186 (28)

220 (33)

183 (28)

239 (36)

226 (34)

179 (27)

215 (32)

-71,96 (-10,74)

Đ. 93 194

(100) 108 (56)

92 (47)

88 (45)

68 (35)

56 (29)

37 (19)

50 (26)

72 (37)

62 (32)

-20,91 (-10,78)

Đ.136 246

(100) 776

(315) 47

(19) 52

(21) 109 (44)

92 (37)

84 (34)

47 (19)

70 (28)

47 (19)

-37,52 (-15,25)

Nguồn: TANDTC.

72

Biểu đồ 1.16: Diễn biến của các tội phạm do nữ giới thực hiện phổ biến nhất ở

Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012, có xu hướng tăng với mức độ cao

100

203

294

222

255

219

354

580

261

696

100

233

266

341

444

542525

483

375

545

100

444 438

364

470

253

332

247273

250

100

230203

151

352

382

322

246

168186

0

100

200

300

400

500

600

700

800

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Điều 255 Điều 248 Điều 202 Điều 249

Thứ nhất, 9 tội có diễn biến theo xu hướng tăng sắp xếp theo thứ tự mức độ

gia tăng bình quân năm giảm dần bao gồm: Tội môi giới mại dâm (Điều 255) có mức

độ tăng cao nhất năm 2012 (696%) so với năm 2003 tăng gần 7 lần, mức độ tăng bình

quân năm là 21,43%; tội đánh bạc (Điều 248) có mức độ tăng cao nhất năm 2012

(545%) so với năm 2003 tăng hơn 5 lần, mức độ tăng bình quân năm là 18,47%; tội

vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202) có

73

mức độ tăng cao nhất năm 2007 (470%), mức độ tăng bình quân năm là 9,6%; tội tổ

chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 249) có mức độ tăng cao nhất năm 2008 (382%)

tăng gấp gần 4 lần so với năm 2003, mức độ tăng bình quân năm 6,38%; tội trộm

cắp tài sản (Điều 138) có mức độ tăng cao nhất năm 2008 (170%), mức độ tăng

bình quân năm là 3,28%; tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140) có

mức độ nữ giới phạm tội tăng, giảm không đều năm thấp nhất là 2008 (44%), còn

năm cao nhất là 2012 (121%), mức độ tăng bình quân năm là 1,9%; tội mua bán phụ

nữ nay là tội mua bán người (Điều 119), có diễn biến phức tạp, năm tăng cao nhất là

2007 (161%), năm giảm sâu nhất là 2004 (56%), mức độ tăng bình quân năm là

0,64%; tội cướp tài sản (Điều 133) có mức độ nữ giới phạm tội tăng, giảm không

đều năm thấp nhất là 2008 (72%), còn năm cao nhất là 2004 (121%), mức độ tăng

bình quân năm là 0,17%; tội chứa mại dâm (Điều 254) có mức độ nữ giới phạm tội

tăng, giảm không đều năm thấp nhất là 2010 (85%), còn năm cao nhất là 2004

(171%), mức độ tăng bình quân năm là 0,04%.

Thứ hai, 6 tội có diễn biến theo xu hướng giảm bao gồm: Tội lừa đảo chiếm

đoạt tài sản (Điều 139) có xu hướng giảm liên tục, giảm sâu nhất là năm 2008

(70%) và có mức độ giảm bình quân năm là 0,81%; tội tàng trữ, vận chuyển, mua

bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194) có xu hướng giảm liên tục,

giảm sâu nhất là năm 2011 (57%) và có mức độ giảm bình quân năm là 3,7%; tội

làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều

180) có diễn biến phức tạp, năm tăng cao nhất là 2004 (147%), năm giảm sâu nhất

là 2011 (39%), mức độ giảm bình quân năm là 8,33%; tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104) có xu hướng giảm liên tục,

giảm sâu nhất là năm 2011 (27%) và có mức độ giảm bình quân năm là 10,74%; tội

giết người (Điều 93) có xu hướng giảm liên tục, giảm sâu nhất là năm 2009 (19%)

và có mức độ giảm bình quân năm là 10,78%; tội cướp giật tài sản (Điều 136) có

diễn biến rất phức tạp, năm tăng cao nhất là 2004 (315%), giảm sâu nhất là các năm

2005, 2010, 2012 (19%), mức độ giảm bình quân năm là 15,25%.

Để nhận thức rõ hơn về sự thay đổi trong cơ cấu của tội phạm theo tội danh

do nữ giới thực hiện, cần phải so sánh số tương đối cơ cấu theo tội danh trong giai

đoạn nghiên cứu với số tương đối cơ cấu theo tội danh trong giai đoạn trước từ năm

74

1990 đến năm 1994 [83, tr. 591] cho thấy có sự thay đổi rất lớn về cơ cấu của tội

phạm. Cụ thể: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma

túy (Điều 194) giai đoạn trước chỉ chiếm 2,07% nay tăng lên 23,99% (chiếm vị trí

cao nhất thay cho vị trí của tội trộm cắp ở giai đoạn trước). Tội đánh bạc (Điều 248)

giai đoạn trước chỉ chiếm 4,91% nay tăng lên 20,71%. Tội trộm cắp tài sản (Điều

138) giai đoạn trước chiếm tỉ lệ cao nhất 16% nay giảm xuống còn 12,82%. Tội

chứa mại dâm (Điều 254) trước chiếm 6,94% nay giảm xuống còn 4,07%. Tội phạm

do nữ giới thực hiện trong giai đoạn này về cơ cấu theo tội danh chiếm tỉ trọng cao

chủ yếu là các tội phạm thuộc về tệ nạn xã hội, chỉ tính riêng các tội như: Tội tàng

trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194); Tội

đánh bạc tội phạm (Điều 248); Tội tổ chức đánh bạc (Điều 249); Tội chứa mại dâm

(Điều 254) và Tội môi giới mại dâm (Điều 255) đã chiếm 57,92% trong tổng số

người phạm tội nữ; sau là đến các tội phạm có liên quan đến tài sản và các tội phạm

được thực hiện bằng các hành vi mua bán.

* Diễn biến của số người phạm tội nữ là người chưa thành niên ở Việt

Nam giai đoạn 2003 - 2012

Diễn biến của số người chưa thành niên phạm tội là nữ (NCTNPT) ở

nước ta giai đoạn 2003 - 2012 đã được khởi tố hàng năm được thể hiện ở bảng

1.23 và biểu đồ 1.19. Số liệu trong bảng 1.23 và biểu đồ 1.19 cho thấy diễn biến

của số NCTNPT là nữ ở nước ta giai đoạn 2003 - 2012 có xu hướng tăng nhanh,

năm 2012 so với năm 2003 số NCTNPT là nữ tăng 114%, tức gấp hơn 2 lần, mức

độ tăng bình quân năm là 8%. Cũng trong thời gian này thì diễn biến của số

NCTNPT là nam như sau: năm 2003 có 4432 người là 100%, năm 2004 có 4974

người là 112%, năm 2005 có 6223 người là 140%, năm 2006 có 7569 người là

171%, năm 2007 có 8145 người là 184%, năm 2008 có 8602 người là 194%, năm

2009 có 5051 người là 114%, năm 2010 có 6180 người là 139%, năm 2011 có 6417

người là 145% đến năm 2012 có 7594 người là 171% và so với năm 2003 số

NCTNPT là nam tăng 71%, mức độ tăng bình quân năm là 5,46%. Như vậy, so với

số NCTNPT là nam thì số NCTNPT là nữ có xu hướng tăng với mức độ cao hơn, đó

là một vấn đề đáng lo ngại [91].

75

Bảng 1.23: Diễn biến của số người phạm tội nữ là người chưa thành niên ở Việt

Nam giai đoạn 2003 - 2012 (tính theo số bị can nữ đã bị khởi tố)

Năm Bị can nữ là NCTN Tỉ lệ % so với năm 2003

2003 146 100

2004 164 112(+12%)

2005 197 134(+34%)

2006 249 171(+71%)

2007 249 171(+71%)

2008 219 150(+50%)

2009 190 130(+30%)

2010 249 171(+71%)

2011 196 134(+34%)

2012 312 214(114%)

MĐGTBQ +12 +8

Nguồn: VKSNDTC.

Biểu đồ 1.17: Diễn biến của số người phạm tội nữ là người chưa thành niên ở

Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012

100 112134

171 171150

130

171

134

214

0

50

100

150

200

250

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nữ giới CTNPT

Diễn biến của số NCTNPT là nữ trong giai đoạn này có xu hướng tăng

nhanh, năm 2012 có mức tăng cao nhất, có thể do những nhân tố sau: Sự phân hóa

giầu nghèo diễn ra nhanh và khoảng cách ngày càng nới rộng. Từ năm 2008 - 2009

cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng chậm

lại và đến nay nền kinh tế đã tăng trở lại nhưng vẫn giảm so với trước khủng hoảng.

Do vậy, tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn là vấn đề

nổi cộm nhất của xã hội. Nhiều gia đình nghèo không có tiền nuôi con ăn học, tình

76

trạng học sinh bỏ học tăng. Năm 2010, tỉ lệ không có bằng cấp hoặc chưa bao giờ đến

trường của dân số từ 15 tuổi trở lên nhóm hộ nghèo nhất là 38,1% cao hơn 4,6 lần

so với nhóm giàu nhất. Của nữ giới là 24,6% cao hơn 1,6 so với của nam giới [41].

Trẻ em gái bỏ học cao hơn trẻ em nam ngoài yếu tố kinh tế còn do không ít gia đình

nhất là ở nông thôn còn tư tưởng trọng nam kinh nữ nên không đầu tư cho con gái

đi học mà chỉ đầu tư cho con trai. Tình trạng li hôn tăng khiến con cái nhất là con

gái mất chỗ dựa tình cảm, thường rơi vào trạng thái tâm lí tiêu cực và có những

phản ứng tiêu cực như chống đối, quậy phá, bỏ nhà đi lang thang, tham gia vào tệ

nạn xã hội hoặc phạm tội. Do cha mẹ thiếu trách nhiệm hoặc không có phương pháp

nuôi dạy con gái dẫn đến hư hỏng, hình thành lối sống ăn bám, sự lường biếng hoặc

đứa trẻ trở lên lì lợm, bướng bỉnh. Sự căng thẳng, xung đột có chiều hướng gia tăng

trong xã hội, mâu thuẫn giữa con người với con người, nạn bạo hành gia đình vẫn

còn phổ biến mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và con gái. Sự gia tăng của các hiện

tượng tiêu cực trong xã hội (ma túy, mại dâm và cờ bạc). Sự kiểm tra giám sát xã

hội đối nữ giới giảm đi. Và ảnh hưởng tiêu cực từ game bạo lực, trang web đen,

phim, ảnh, sách không lành mạnh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nghiên cứu THTP do nữ giới thực hiện ở Việt Nam trong 10 năm, từ năm

2003 đến năm 2012 cho thấy một số đặc điểm cơ bản như sau:

1. Số người phạm tội nữ ở Việt Nam bị phát hiện khoảng 73.759 người [91]

và số người phạm tội nữ bị xét xử khoảng 65.704 người chiếm tỉ lệ 7,3% trong tổng

số người phạm tội đã bị xét xử sơ thẩm hình sự [81]. Chỉ số người phạm tội nữ

trong giai đoạn này (15), thấp hơn nhiều so với chỉ số người phạm tội nam (201) và

thấp hơn nhiều so với chỉ số người phạm tội ở nhiều nước trên thế giới.

2. Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo các chương của BLHS,

trong đó có ba nhóm tội phạm chiếm tỉ lệ cao trên 10% xếp theo thứ tự từ thứ nhất đến

thứ ba bao gồm: Nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (38,42%);

nhóm tội phạm về ma túy (24,37%); nhóm tội xâm phạm sở hữu (23,51%).

Các tội phạm do nữ giới thực hiện luôn chiếm tỉ lệ cao là tội tàng trữ, vận

chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (23,99%); tội đánh bạc

(20,71%); tội trộm cắp tài sản (12,82%).

77

Tất cả các tỉnh thành ở nước ta đều có nữ giới phạm tội, trong đó, có 2

thành phố có số người nữ phạm tội cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (13,58%)

và Hà Nội (10,62 %).

Số nữ giới thực hiện tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng chiếm 63,18%,

tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 36,82%. Động cơ phạm tội của

người phạm tội nữ chủ yếu là động cơ phạm tội do nghèo đói muốn kiếm tiền nhằm

thỏa mãn nhu cầu kinh tế gia đình hoặc làm giàu hoặc để thỏa mãn nhu cầu nghiện

chiếm 74,2%, động cơ phạm tội do mâu thuẫn thù tức, ghen tuông chiếm 9,5%,

động cơ khác chiếm 16,3%. Độ tuổi người phạm tội nữ chiếm tỉ lệ cao nhất là từ 18

tuổi đến 45 tuổi (84,18%). Người phạm tội nữ ở nước ta chủ yếu là không có nghề

nghiệp (33,9%). Trình độ văn hóa của người phạm tội nữ chủ yếu là không biết chữ,

bậc tiểu học và bậc trung học cơ sở (73,34%). Đa số người phạm tội nữ thuộc

trường hợp phạm tội lần đầu (85,38%), phạm tội nhiều lần hoặc phạm nhiều tội

(7,76%) và tái phạm (6,86%). Hoàn cảnh gia đình của người phạm tội nữ phần lớn

là có chồng (91,70%) và có con (98,22%). Mức sống của gia đình người phạm tội

nữ hầu hết là mức sống trung bình và thấp (96,47%). Hậu quả phổ biến nhất do các

tội phạm do nữ giới thực hiện gây ra là thiệt hại về vật chất (39,63%) và thiệt hại

khác (49,54%). Các tội phạm do nữ giới thực hiện có nạn nhân phần lớn là cá nhân

(97,29%) và nạn nhân là người không quen biết từ trước (72%).

3. Từ năm 2003 - 2012 diễn biến về mức độ của người phạm tội nữ rất phức

tạp, nhìn chung là có xu hướng tăng chậm. So với năm 2003 mức tăng cao nhất là

năm 2007 tăng là 11%, mức giảm thấp nhất là năm 2011 giảm 18%. Mức độ gia

tăng bình quân năm là 0,53%. Diễn biến về mức độ của người phạm tội nữ ở Việt

Nam giai đoạn 2003 - 2012 có xu hướng tăng chậm hơn so với giai đoạn 1995 -

2002 (mức độ tăng bình quân năm là 3,04%). Ba nhóm tội có mức độ tăng bình

quân cao xếp theo thứ tự từ thứ nhất đến thứ ba như sau: Nhóm tội phạm về chức

vụ, năm 2012 so với năm 2003 tăng gần 6,5 lần với mức độ tăng bình quân năm là

20,4%; nhóm tội phạm về môi trường, năm 2012 so với năm 2003 tăng 4 lần và với

mức độ tăng bình quân năm là 14,87%; nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật

tự công cộng năm 2012 tăng hơn 2 lần so với năm 2003 và với mức độ tăng bình

quân năm 7,99%. Đặc biệt trong giai đoạn này có hai nhóm tội có xu hướng giảm

78

bao gồm: Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con

người, năm 2012 so với năm 2003 giảm 59% và mức độ giảm bình quân năm là

8,53% và nhóm tội phạm về ma túy, năm 2012 so với năm 2003 giảm 35% và mức

độ giảm bình quân năm là 4,24%.

Diễn biến của 4 tội phạm do nữ giới thực hiện phổ biến nhất ở Việt Nam

trong giai đoạn từ năm 2003 - 2012 có xu hướng tăng cao như sau: Tội môi giới mại

dâm có mức độ tăng cao nhất, năm 2012 so với năm 2003 tăng gần 7 lần, mức độ

tăng bình quân năm là 21,43%; tội đánh bạc, năm 2012 so với năm 2003 tăng hơn 5

lần, mức độ tăng bình quân năm là 18,47%; tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ có mức độ tăng cao nhất năm 2007 (470%), mức

độ tăng bình quân năm là 9,6%; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, mức độ tăng bình

quân năm là 6,38%. Diễn biến của 2 tội phạm do nữ giới thực hiện phổ biến ở Việt

Nam trong trong giai đoạn này có xu hướng giảm với mức độ cao nhất bao gồm:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, mức độ giảm

bình quân năm là 10,74%; tội giết người, mức độ giảm bình quân năm là 10,78%.

Diễn biến về người chưa thành niên phạm tội là nữ ở nước ta giai đoạn

2003 - 2012 có xu hướng tăng nhanh, mức độ tăng bình quân năm là 8%.

79

Chương 2

NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM

DO NỮ GIỚI THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM

Cũng như tội phạm nói chung, tội phạm do nữ giới thực hiện là hiện tượng

xã hội. Do vậy, tội phạm do nữ giới thực hiện là hiện tượng xã hội mang nội dung,

bản chất xã hội, có nguồn gốc, nguyên nhân ở trong xã hội. Cách tiếp cận và nghiên

cứu nguyên nhân từ xã hội của tội phạm ngày càng thể hiện là xu hướng phổ biến

và có ý nghĩa rộng rãi. Theo cách tiếp cận này, cần thiết phải nghiên cứu về người

phạm tội với ý nghĩa là sản phẩm của xã hội và môi trường xã hội trong đó tội phạm

đã xảy ra làm cơ sở cho việc xác định các nguyên nhân của tội phạm.

Nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện là các yếu tố mà sự tác

động qua lại giữa chúng đưa lại việc thực hiện hành vi phạm tội của nữ giới. Hành

vi phạm tội nói chung và hành vi phạm tội do nữ giới thực hiện nói riêng là hành vi

có ý thức của con người và nó là kết quả của sự tự lựa chọn của chủ thể trong tình

huống sống cụ thể. Hay nói cách khác tội phạm đã xảy ra là kết quả của sự tác động

qua lại giữa tình huống sống cụ thể với nhân cách của người phạm tội. Con người

vốn sinh ra chưa có nhân cách. "Nhân cách là cấu tạo mới do từng người tự hình

thành nên và phát triển trong quá trình sống - giao tiếp, học tập, lao động, vui

chơi" [31, tr. 763]. Nhân cách của người phạm tội không phải do bẩm sinh di truyền

mà là kết quả của quá trình xã hội hóa cá nhân, nguồn của nó là những yếu tố thuộc

về môi trường sống, môi trường giáo dục ở gia đình, nhà trường và xã hội mà người

phạm tội đã tiếp thu lĩnh hội trong quá trình sống, bằng những hoạt động giao tiếp,

học tập, lao động, vui chơi,… và trở thành thuộc tính của nhân cách. Như vậy,

những yếu tố thuộc về môi trường xã hội có vai trò chi phối, tác động hay ảnh

hưởng nhất định đến việc thực hiện hành vi phạm tội của nữ giới một cách trực tiếp

hoặc gián tiếp.

Vai trò làm phát sinh tội phạm của hai nhóm yếu tố nêu trên trong các

trường hợp nữ giới phạm tội cụ thể cũng khác nhau; hai nhóm yếu tố có thể có vai

trò ngang nhau hoặc một nhóm yếu tố có vai trò quyết định và nhóm yếu tố kia có

vai trò thứ yếu hoặc ngược lại trong quá trình làm phát sinh tội phạm. Chính vì vậy,

80

nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện theo chúng tôi cần xác

định được những yếu tố tác động tiêu cực từ môi trường sống, những yếu tố tác

động này có thể đã được người phạm tội nữ tiếp nhận trở thành thuộc tính lệch lạc

trong nhân cách và những hoàn cảnh, tình huống sống tiêu cực có thể đã làm phát

sinh tội phạm ở nữ giới. Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện

ở nước ta cần phải xác định được các yếu tố nói trên cũng như cơ chế tác động đến

việc nữ giới phạm tội. Nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện, có thể được

chia làm 4 nhóm cơ bản sau:

2.1. NGUYÊN NHÂN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI

Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện cùng với việc thực hiện chính sách

mở cửa, hội nhập kinh tế đã làm cho nền kinh tế nước ta phát triển với mức tăng

trưởng cao và khá ổn định. Giai đoạn 2001 - 2010, nền kinh tế đạt tốc độ tăng

trưởng GDP hàng năm là 7,25% [87, tr. 17]. Bên cạnh những thành tựu phát triển

kinh tế đã đạt được, chúng ta cũng đã và đang phải đối mặt những nguy cơ và

những tác động tiêu cực từ mặt trái của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị

trường, của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mặt trái của quá trình mở cửa và hội

nhập. Đó là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, tác động tiêu cực của tệ nạn xã

hội, tác động tiêu cực từ mặt trái của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Hiện

nay nước ta vẫn là nước có nền kinh tế kém phát triển, mức sống nhân dân còn thấp;

sự chênh lệch về thu nhập, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa

các vùng chưa được thu hẹp, còn có xu hướng tăng lên. Tình trạng thiếu việc làm ở

nông thôn, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị còn cao. Tệ nạn ma túy vẫn phát triển; tệ nạn

mại dâm vẫn diễn biến phức tạp [24, tr. 40]. Những tồn tại, hạn chế nêu trên có ảnh

hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các hiện tượng tiêu cực trong đó có tội phạm

do người nữ giới thực hiện. Cụ thể:

Thứ nhất, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc có việc làm không ổn

định hoặc có thu nhập thấp đã tác động, ảnh hưởng đến việc phạm tội của nữ giới.

Nghiên cứu nhân thân người phạm tội nữ cho thấy độ tuổi từ 18 đến 45

tuổi phạm tội nhiều nhất (84,18%). Hoàn cảnh gia đình của người phạm tội nữ phần

lớn là người đã lập gia đình (91,7%) và mức sống của gia đình họ hầu hết là: đủ ăn

81

chiếm 48,10%, thiếu thốn chiếm 40,76% và đói chiếm 7,61% [50]. Sở dĩ có tình

trạng này là do những nguyên nhân có liên quan đến việc làm và thu nhập của nữ

giới. Tác giả nghiên cứu nghề nghiệp của 554 người phạm tội nữ trong 434 bản án

HSST thì thu được kết quả như sau: là người không có nghề nghiệp (33,90%), sau

đó là người thiếu việc làm và người tuy có việc làm nhưng việc làm không ổn định

hoặc có thu nhập thấp như: Nông nghiệp (22,29%), buôn bán và kinh doanh nhỏ

(19,62%), lao động tự do (10,48%), các nghề khác (9,14%). Còn cán bộ, viên chức

Nhà nước phạm tội chiếm tỉ lệ rất ít (4,57%) [51]. Nữ giới vẫn phải đảm đương việc

lao động sản xuất, công tác như nam giới đồng thời trọng trách chính của họ làm

những công việc gia đình, nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ già. Trong nhiều

trường hợp, do không có thu nhập hoặc thu nhập thấp, không thể đủ chi cho những

nhu cầu tối thiểu cho sinh hoạt hàng ngày nên nữ giới đã lựa chọn việc phạm tội

như một cách giải quyết thu nhập cho bản thân và gia đình của mình để mưu sinh.

Trong không ít các trường hợp khác, nữ giới làm nghề nông nghiệp do thiếu việc

làm, khi nông nhàn thường tìm đến với việc phạm tội trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc

và vận chuyển buôn bán trái phép chất ma túy. Nhiều nữ giới làm nghề buôn bán,

kinh doanh với mong muốn thu được nhiều lợi nhuận, kiếm được nhiều tiền bất

chính đã dẫn đến thực hiện các tội phạm về mại dâm, buôn bán hàng cấm, hàng giả,

trốn thuế và lừa đảo.

Kết quả nghiên cứu về động cơ, mục đích phạm tội cũng đã chứng minh đa

số người phạm tội nữ do nghèo cần tiền để đáp ứng nhu cầu kinh tế của gia đình

(60,1%), để làm giàu chiếm (7,3%), để đáp ứng nhu cầu nghiện chiếm 6,8% [50].

Điều này cũng lí giải tại sao những tội phạm do nữ giới thực hiện có tỉ lệ

cao lại là những tội phạm mà qua việc phạm tội có thể có được tiền, tài sản, hoặc lợi

ích vật chất khác như: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt

chất ma túy (23,99%); tội đánh bạc (20,71%); tội trộm cắp tài sản (12,82%); tội tổ

chức đánh bạc hoặc gá bạc (7,65%); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (4,10%); tội chứa

mại dâm (4,07%), tội cướp giật tài sản (2,39%), tội cướp tài sản (1,69%); tội môi

giới mại dâm (1,50%); tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (1,28%); tội làm,

tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (1,04%); tội

mua bán phụ nữ (nay là tội mua bán người) chiếm 0,99% [82].

82

Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và có việc làm không ổn định hoặc có

thu nhập thấp trong phạm vi những người phạm tội nữ phản ánh một phần tình trạng

chung của cả nước, tuy nhiên tình trạng này đối với nữ giới là nghiêm trọng hơn so

với nam giới. Theo kết quả điều tra lao động việc làm của ban chỉ đạo điều tra lao

động - việc làm trung ương, năm 2006 cho thấy số lao động nữ chiếm tỉ lệ 51,64%

tổng số lao động của cả nước và số lao động nữ được phân theo khu vực thành thị

có 5.455.963 người chiếm 24,63%; khu vực nông thôn có 16.693.280 người chiếm

75,37%; tỉ lệ thất nghiệp của dân số trong độ tuổi lao động là 5,25%, thì tỉ lệ thất

nghiệp của lao động nữ chiếm 5,70% tổng số lao động nữ và thất nghiệp ở nữ giới

cao hơn vì họ có ít cơ hội hơn nam giới về việc làm và đào tạo [2]. Do tác động của

khủng hoảng kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng ở cả thành thị và nông thôn, ở cả nam

và nữ. Cụ thể từ năm 2007 đến năm 2010 tỉ lệ thất nghiệp chung ở thành thị tăng

0,5% và nông thôn tăng 0,7%, ở nam tăng 0,2%, ở nữ tăng 1,2% [87, tr. 49]. Như

vậy, trong 3 năm mức độ thất nghiệp của nữ giới so với nam giới là cao hơn. Đảng

và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề bình đẳng nam, nữ trong xã hội và trong

thực tiễn, nữ giới ngày càng tham gia tích cực hơn vào các lĩnh vực của đời sống xã

hội. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nữ giới thường tìm việc làm khó hơn so

với nam giới. Nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển dụng

lao động nữ. Bởi vì, họ cho rằng phụ nữ, không năng động bằng nam giới và hơn

nữa phụ nữ phải thực hiện thiên chức làm mẹ nên bị phân tán thời gian lúc sinh con

và nuôi con sẽ ảnh hưởng đến công việc, năng suất làm việc sẽ không cao. Trong

khi đó không ít phụ nữ đang có việc làm ổn định lại buộc phải nghỉ việc để ở nhà

làm việc nội trợ lo cho gia đình, chăm sóc con cái.

Nữ giới chủ yếu tham gia vào những việc làm giản đơn (69,3%), họ chiếm

tỉ lệ thấp trong số lao động làm công ăn lương (25% so với 35% của nam giới). Tỉ lệ

thiếu việc làm theo thời gian chiếm 3,5% tổng số việc làm, tỉ lệ này cao hơn đối với

thanh niên (5,1%) và lao động nông thôn (6,8%). Tỉ lệ nữ thất nghiệp cao (9,0%) so

với nam thất nghiệp (6,3%) và những người thất nghiệp sống chủ yếu ở khu vực

thành thị [87, tr. 13].

Theo điều tra lao động - việc làm thì thu nhập của nữ thấp hơn so với nam.

Lãnh đạo là nam chiếm tỉ lệ lớn ở các ngành. Còn nữ lại áp đảo ở nhóm nghề lao

83

động giản đơn trong nông nghiệp, dịch vụ và một số nhóm nghề khác như thợ lắp

ráp và vận hành máy móc, thiết bị, nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng

và nhân viên văn phòng [87, tr. 45]. Tóm lại, trong lĩnh vực kinh tế, lao động việc

làm và thu nhập vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa nữ giới và nam giới.

Thực tế cho thấy không phải tất cả những người thất nghiệp là nữ đều phạm

tội. Tuy nhiên, nữ giới ở độ tuổi từ 31 đến 45 tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên

môn kĩ thuật thấp, bị thất nghiệp không có thu nhập hoặc làm những việc giản đơn

thu nhập thấp, lại có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bị túng bấn, họ có thể rơi vào

trạng thái mất cân bằng tâm lí nghiêm trọng dẫn đến sự thất vọng, chán nản hoặc

liều lĩnh. Trong trạng thái bị bức bách kiếm tiền nuôi con và gia đình hoặc bản thân,

họ tìm mọi cách để kiếm tiền kể cả bằng con đường bất hợp pháp như tham gia vào

tệ nạn mại dâm, cờ bạc, ma túy hoặc phạm tội như trộm cắp, lừa đảo, buôn lậu. Ví

dụ, vụ án về Đặng Kim Liên, ở Phố Hòa Bình, phường Nam Thành, Thị xã Ninh

Bình (nay là thành phố Ninh Bình) do không có nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình

khó khăn, chồng chết một mình nuôi 2 con nhỏ, đã phạm tội mua bán trái phép chất

ma túy [75]. Như vậy, nguyên nhân nữ giới phạm tội có thể do nghèo, do cần tiền

để đáp ứng nhu cầu kinh tế của gia đình hoặc bản thân.

Do đói nghèo và thiếu việc làm nhiều lao động nữ ở nông thôn đã phải rời

xa quê nhà nhất là lúc nông nhàn, phiêu bạt lên các thành phố lớn để kiếm sống. Họ

thường làm những công việc có tính thời vụ hoặc công việc giản đơn, không có hợp

đồng lao động như đi làm thuê cho các quán cơm bình dân, làm "ô sin", bán hàng

rong. Những công việc này không ổn định và thu nhập thấp trong khi phải lo toan

gánh nặng gia đình, nhiều người đã lựa chọn con đường phạm tội. Ví dụ, như vụ án

về Nguyễn Thị Quế, quê ở thôn Ba Đông, xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh

Phú Thọ, trình độ văn hóa lớp 6/10; 44 tuổi; có chồng đã ly hôn; có 3 con; làm nghề

"ô sin" cho gia đình chị Nguyễn Thanh Xuân ở phường Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội,

can tội trộm cắp tài sản. Bị cáo Quế đã mở khóa tủ cá nhân lấy được dây chuyền

vàng và tài sản trị giá 16.615.000 đồng của chủ nhà [68].

Có thể nói, nữ giới thất nghiệp, thiếu việc làm, việc làm không ổn định hoặc

thu nhập thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn là đối tượng có nguy cơ cao đi vào con

đường phạm tội.

84

Thứ hai, tác động tiêu cực từ mặt trái của quá trình đô thị hóa và công

nghiệp hóa đối với việc nữ giới phạm tội.

Trong những năm gần đây ở nước ta quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh

chóng đã làm thay đổi cuộc sống và nhận thức con người. Trong quá trình này cũng

đã tác động ở mức độ nhất định đến tội phạm trong đó có tội phạm do nữ giới thực

hiện. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã làm cho một

số người nông dân bị mất đất canh tác trong khi giá đất đền bù cho họ lại thấp. Việc

này đã dẫn đến bần cùng hóa một số lớn nông dân mất đất mà không có khả năng

chuyển đổi nghề nghiệp trong đó phần lớn là nữ giới. Mất đất, không có việc làm

nhiều lao động nữ và trẻ em ở nông thôn phải rời bỏ quê lên thành phố kiếm sống.

Tuy nhiên, quá trình tìm kiếm việc làm trên thành phố không phải là đơn giản khi

họ có trình độ văn hóa thấp và không được đào tạo nghề. Do vậy, dân di cư là nhóm

người có nguy cơ cao bị lôi cuốn vào con đường tội phạm khi sống trong môi

trường đô thị có nhiều yếu tố cám dỗ như có vô số các điểm tiêu khiển phục vụ đủ

loại dân chúng; tệ nạn xã hội phát triển; nhiều cửa hàng kinh doanh vàng bạc, siêu

thị, ngân hàng, tập trung nhiều hàng hóa và tiền bạc. Đây là một trong những

nguyên nhân dẫn đến nữ giới làm nông nghiệp ở nông thôn thiếu việc làm phạm tội

trong những năm gần đây chiếm tỉ lệ cao 21,12%.

Chỉ tính riêng thành phố Hà Nội, có tới trên 50% số vụ án xảy ra trên địa bàn

mà thủ phạm là lao động ngoại tỉnh [3, tr. 3]. Ví dụ, Bùi Thị Yến, sinh năm 1992, quê

thôn Tân Hải, xã Đông Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Tháng 10/2003 Bùi Thị

Yến xin vào làm nhân viên của quầy rượu Hoàng Hoa Tửu tại 53 phố Khâm Thiên,

quận Đống Đa, đầu tháng 12/2003, Yến xin nghỉ việc. Ngày 16/12/2003 Yến đến cửa

hàng để thanh toán lương của tháng 11 nhưng không gặp chị An là chủ cửa hàng. Yến

ngồi nói chuyện với anh Thụ là nhân viên quản lí được một lúc Yến xin phép anh Thụ

ra quầy bar gọi điện thoại về nhà, chờ lúc anh Thụ không chú ý Yến liền lấy trong túi

quần chiếc chìa khóa (chiếc chìa khóa này Yến không bàn giao lại cho cửa hàng khi

nghỉ việc) mở ngăn kéo quầy bar lấy trộm 1.700.000 đồng trong ngân kéo cho vào

túi xách của mình rồi đi ra tiếp tục ngồi chờ chị An về để thanh toán lương [67].

Những năm gần đây, ở nước ta dân số tăng nhanh và quá trình đô thị hóa

diễn ra nhanh chóng phát triển không theo quy hoạch, trở nên tự phát ngoài tầm

85

kiểm soát, vô tổ chức, quan hệ con người trở nên xa lạ, tách biệt nhau, hình thành

lối sống buông thả, vô kỷ luật, suy thoái đạo đức. Đặc biệt những hiện tượng này đã

ảnh hưởng rất nhanh và mạnh mẽ tới thanh thiếu niên là lớp người có khả năng hấp thụ

nhanh chóng những cái mới lạ không phân biệt tốt và xấu, chạy theo thị hiếu tầm

thường; đề cao nhu cầu vật chất tầm thường dễ sinh ra thói tham lam, tính tư lợi, tham

vọng làm giàu nhanh bằng mọi giá. Tất cả điều đó đã dẫn đến nữ giới thực hiện tội

phạm về mại dâm, cờ bạc, ma túy, trộm cắp tài sản. Điều này lí giải tại sao tội phạm

do nữ giới thực hiện có tỉ lệ cao là các tội phạm liên quan đến tài sản và tệ nạn xã

hội và xảy ra chủ yếu tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhiều thiếu sót trong việc thu

hồi đất thực hiện các dự án đã làm phát sinh khiếu kiện kéo dài ở nhiều địa phương;

mâu thuẫn, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai của người dân chậm được các cấp, các

ngành giải quyết. Do giải quyết không cương quyết, dứt điểm tranh chấp đất đai của

người dân của một số cấp chính quyền đã dẫn đến một số người dân có phản ứng tiêu

cực trong đó có việc phạm tội như gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công

vụ; cố ý gây thương tích; vi phạm các quy định về sử dụng đất, mua bán đất trái phép.

Ví dụ: Vụ án Nguyễn Thị Nhạc can tội chống người thi hành công vụ ở thị xã Ninh

Bình, tỉnh Ninh Bình. Do không đồng tình với việc đền bù quyền sử dụng đất trước nhà

thuộc dự án thi công quốc lộ 10. Nguyễn Thị Nhạc đã nhiều lần làm đơn khiếu nại đến

các cấp chính quyền xem xét tiền đền bù. Việc khiếu nại trên đã được UBND thị xã

Ninh Bình và UBND tỉnh Ninh Bình giải quyết. Mặc dù nhận được quyết định cuối

cùng bác việc khiếu nại Nguyễn Thị Nhạc tiếp tục khiếu kiện và không nhận tiền

đền bù và không tự giải tỏa cây cối trước nhà, bị cáo đã có hành vi chuẩn bị và chống

đối như tự mình chuyển lên trần nhà can, chai, lọ, bùi nhùi, xô, xăng dầu, đá; Đốt lửa

trước nhà hò hét chửi bới, ném chai xăng dầu xuống khu vực chuẩn bị giải tỏa; Đẩy

thang và dùng xô, gầu để đổ xăng pha nhớt thải vào đầu, mặt người đang thi hành

công vụ và Nguyễn Thị Nhạc bị kết án về tội chống người thi hành công vụ [76].

Thứ ba, tác động tiêu cực của tệ nạn xã hội thời kì mở cửa ảnh hưởng nhất

định đến việc phạm tội của nữ giới.

Theo thống kê của cục phòng chống tệ nạn xã hội của Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội trong 10 năm từ năm 2003 đến năm 2012 trên phạm vi cả

86

nước có khoảng 134.545 gái mại dâm có hồ sơ quản lí và 299.804 người nghiện ma

túy có hồ sơ quản lí, trong đó người nghiện nữ chiếm 7% [8], [9]. Tệ nạn ma túy

chưa giảm mà vẫn phát triển gia tăng về số lượng. Trong giai đoạn này số người

nghiện ma túy có hồ sơ quản lí tăng 32,4%, tức 1/3 lần. Đây là những yếu tố xã hội

tiêu cực có ảnh hưởng trực tiếp đến THTP do người nữ giới thực hiện ở Việt Nam

trong những năm qua. Theo số liệu thống kê xét xử HSST của TANDTC trên phạm

vi cả nước từ năm 2005 (năm bắt đầu thống kê người phạm tội nghiện ma túy) đến

năm 2012 có 50.025 người phạm tội nghiện ma túy chiếm 6,56% trong tổng số

người phạm tội. Và trong tổng số người phạm tội nghiện ma túy thì người nghiện

ma túy thực hiện các tội phạm về ma túy chiếm 74,3%, các tội xâm phạm sở hữu

chiếm 21,4% và các tội phạm còn lại chiếm 4,3% [82]. Kết quả điều tra 368 phạm

nhân nữ cho thấy có 6,8% phạm nhân nữ được hỏi có động cơ phạm tội là để kiếm

tiền thỏa mãn nhu cầu nghiện.

Như vậy, tệ nạn ma túy và tội phạm cũng có mối quan hệ tác động qua lại

với nhau. Nhiều trường hợp, người nữ dính vào nghiện ma túy trong khi thu nhập

lại thấp hoặc thất nghiệp không có thu nhập. Để có tiền thỏa mãn cơn nghiện ma

túy, một số người nữ đã thực hiện hành vi phạm tội như tội tàng trữ, vận chuyển,

mua bán trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc

làm gái mại dâm. Điều này cũng lí giải tại sao các nhóm tội phạm do người nữ giới

thực hiện có tỉ lệ cao là các nhóm tội phạm liên quan đến tệ nạn xã hội và tài sản

như nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng (38,42%); các tội phạm về ma túy

(24,37%) và các tội xâm phạm sở hữu (23,51%). Trong đó, đặc biệt chiếm tỉ lệ cao

so với tổng số các tội phạm là tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma

túy (23,99%); tội đánh bạc (20,71%); tội trộm cắp tài sản (12,82%); tội tổ chức

đánh bạc hoặc gá bạc (7,65%); tội chứa mại dâm (4,07%); tội lừa đảo chiếm đoạt tài

sản (4,1%); tội cướp giật tài sản (2,39%); tội cướp tài sản (1,69); tội môi giới mại

dâm chiếm (1,5%) [81]. Địa phương có nhiều nữ giới phạm tội cũng là những nơi

có nhiều người nghiện và gái bán dâm, như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây

Ninh, Quảng Ninh, Kiên Giang, Nghệ An, Đồng Nai, Hải Phòng, Sơn La.

Tóm lại, bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế đã đạt được, chúng ta

cũng đã và đang phải đối mặt những nguy cơ và những tác động tiêu cực của mặt

87

trái của nền kinh tế thị trường; mặt trái của quá trình mở cửa và hội nhập; tác động

tiêu cực của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Đó là tình trạng thất nghiệp ở

thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn ở mức độ cao, tệ nạn xã hội phát

triển tác động trực tiếp dẫn đến nữ giới phạm tội trong những hoàn cảnh nhất định.

Đây có thể coi là nhóm nguyên nhân có tác động mạnh nhất làm phát sinh tội phạm

do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012.

2.2. NGUYÊN NHÂN VỀ VĂN HÓA - GIÁO DỤC

Khái niệm văn hóa có nội hàm rất rộng, năm 2002, UNESCO đã đưa ra

định nghĩa về văn hóa như sau: "Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp

của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay

một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả

cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin" [37].

Văn hóa là một khái niệm rộng, gồm nhiều thành tố và có thể phân tích theo nhiều

phương diện; văn hóa có đặc điểm như nó được tạo ra bởi con người và được truyền

từ thế hệ này sang thế hệ khác, văn hóa tạo nên lí tưởng, giá trị và những định kiến

về cuộc sống có ảnh hưởng rất lớn đến cách xử sự của con người nói chung và hành

vi phạm tội nói riêng; hành vi phạm tội là biểu hiện của văn hóa "phi chính thống"

và là kết quả của tàn dư tư tưởng lạc hậu của xã hội cũ để lại; trình độ văn hóa thấp,

thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai lệch các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

Giáo dục và đào tạo có vai trò to lớn ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn

nhân lực, đến sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, đường lối chính sách của

Đảng ta thể hiện quan điểm: "...phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những

động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện

để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng

kinh tế nhanh và bền vững" [21, tr. 108].

Thực tế cho thấy nếu quốc gia có nền giáo dục tiên tiến chất lượng cao và

có môi trường sống tốt thì con người được giáo dục phát triển toàn diện về thể chất,

trí tuệ, nhân cách có khả năng làm việc tốt có nhận thức đúng đắn các chuẩn mực

đạo đức, pháp luật và các quy tắc xử sự khác, có ý thức tự giác chấp hành đường lối

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không phạm pháp và không phạm

tội. Trái lại những thiếu sót trong hoạt động giáo dục có thể dẫn đến kết quả là

88

những con người có những khiếm khuyết, sai lệch trong nhân cách. Những khuyết

nhược điểm trong công tác văn hóa, giáo dục ở môi trường như: gia đình, trường

học, nơi làm việc, nơi cư trú… đã góp phần hình thành các quan điểm, thói quen sai

lệch xã hội của những người phạm tội nữ.

Hành vi phạm tội của người phạm tội nói chung hoặc của người nữ giới nói

riêng có thể bị chi phối chủ yếu bởi nhân cách của họ. Sự hình thành nhân cách cá

nhân là một quá trình lâu dài và hết sức phức tạp, quá trình đó được bắt đầu từ tuổi

ấu thơ. Việc hình thành nhân cách được diễn ra do ảnh hưởng của những mối quan

hệ nói chung và ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sinh hoạt và hoạt động của

cá nhân. Trong một môi trường trực tiếp cụ thể mà một con người nào đó đang sống

và hoạt động như gia đình, nhà trường, môi trường xã hội khác chúng ta thường gặp

những mâu thuẫn khác nhau, những quan hệ không tốt, những ảnh hưởng xấu đến

đến sự hình thành nhân cách của mỗi con người ở những mức độ khác nhau.

Thứ nhất, tác động tiêu cực trong môi trường giáo dục gia đình có thể ảnh

hưởng đến nữ giới phạm tội. Sự hình thành và phát triển nhân cách của một con

người như là một thành viên của xã hội trải qua nhiều giai đoạn từ khi được sinh ra,

lớn lên trưởng thành và mất đi. Sự hình thành nhân cách của một con người bắt đầu

từ gia đình. Chính ở trong môi trường gia đình đã diễn ra một quá trình biện chứng

của sự tác động qua lại của những yếu tố khác nhau rất phức tạp. Đứa trẻ sinh ra

trong một gia đình văn hóa, hạnh phúc, bền vững, bầu không khí gia đình đầm ấm,

hòa thuận tình cảm, thì ngay từ đầu đứa trẻ đã được giáo dục những phẩm chất tốt

đẹp và ngược lại trong gia đình có những gương xấu, không hòa thuận, bạo lực gia

đình, cha mẹ phạm tội, không quan tâm bỏ mặc con con cái...thì thường để lại

những ấn tượng sâu sắc trong ý thức và các thói quen, trong hành vi và trong cuộc

sống sau này của đứa trẻ nhất là con gái. Những điều kiện không thuận lợi trong gia

đình dẫn đến sự hình thành đạo đức không tốt của con gái trong gia đình như sau:

Một số gia đình không đầy đủ gây khó khăn cho việc giám sát, quản lí con

gái. Kết quả nghiên cứu những loại gia đình không đầy đủ của phạm nhân nữ qua

368 phiếu hỏi cho thấy: cha mẹ li hôn 3,5%, cha hoặc mẹ chết 34,2%, cả cha và mẹ

đều chết 18,5% [50]. Như vậy, số lượng đáng kể nữ giới phạm tội xuất thân từ

những gia đình không đầy đủ. Việc bố mẹ li hôn, hoặc chết khiến con cái nhất là

89

con gái mất chỗ dựa tình cảm, thường rơi vào trạng thái tâm lí tiêu cực, dẫn đến trẻ

có những phản ứng tiêu cực như chống đối, quậy phá, bỏ nhà ra đi lang thang, tham

gia vào tệ nạn xã hội hoặc phạm tội. Mặt khác, cấu trúc gia đình không đầy đủ gây

khó khăn cho việc giám sát, quản lí con cái nên tội phạm do người chưa thành niên

thực hiện tăng lên. Ví dụ, vụ Đào Thị Hương còn gọi là "My sói" khi phạm tội mới

14 tuổi, "My sói" đã ép buộc một số em gái bán dâm để lấy tiền tiêu xài. Hoàn cảnh

gia đình của "My sói" có bố mẹ li hôn, bản thân từ nhỏ lêu lổng không có sự kiểm

soát của bố mẹ [36].

Một số gia đình, cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc nuôi dạy con gái.

Trong trường hợp còn cả cha mẹ thì một số trường hợp do đông con cha mẹ mải

hoạt động kinh tế kiếm tiền không có thời gian chăm sóc dạy dỗ con gái chu đáo,

không quan tâm gần gũi con gái, không kiểm soát được con gái trong học tập và

sinh hoạt. Việc giáo dục con gái được "khoán trắng" cho nhà trường và xã hội. Do

không quan tâm, chăm sóc nên con gái có những biểu hiện lệch lạc nhưng cha mẹ

không phát hiện uốn nắn kịp thời. Kết quả con gái tiếp tục phát triển nhân cách theo

chiều hướng sai lệch ngày càng xấu biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành vi sai

lệch với tần xuất và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Thực tế cho thấy trong

nhiều trường hợp không phải bỗng chốc nữ giới đi vào con đường phạm tội mà trước

đó họ có quá trình hình thành nhân cách lệch lạc biểu hiện bằng những hành vi như:

Nói tục, chửi bậy 1,9%; gây rối đánh nhau 0,8%; trốn học 1,9%; cờ bạc 4,1%; xem

phim, tranh ảnh, truyện đồi trụy 0,8%; bỏ nhà lang thang 1,1%; sử dụng ma túy 15,2%,

uống rượu 1,9%, bán dâm 1,4%, trộm cắp [50]. Và trong gia đình đông con thì tỉ lệ

con thứ và con út phạm tội cao hơn so với con cả và con độc tỉ lệ lần lượt là 47,8%,

31,3%, 17,1% và 3,8% [50]. Do vậy, có thể kết luận cha mẹ thiếu trách nhiệm trong

giáo dục con gái là một trong những nguyên nhân dẫn đến con gái phạm tội.

Một số gia đình, cha mẹ không có phương pháp giáo dục con gái phù hợp.

Phương pháp giáo dục của cha mẹ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự

phát triển nhân cách của con gái.

Cha mẹ nuông chiều con nhất là các gia đình có điều kiện kinh tế, thường

luôn thỏa mãn những đòi hỏi của con một cách vô điều kiện. Con gái đòi gì được

nấy mà không yêu cầu con làm những công việc mà lứa tuổi của con cần phải làm.

90

Theo thời gian đứa trẻ thành hư hỏng chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ, hình thành lối

sống ăn bám, tính ích kỷ, sự lười biếng. Khi gia đình không đáp ứng được nhu cầu

vật chất tầm thường thì con gái hư hỏng oán trách cha mẹ chúng, bỏ nhà theo chúng

bạn tham gia vào các tệ nạn xã hội mại dâm, cờ bạc, trộm cắp, sử dụng ma túy.

Ngược lại có những gia đình bố mẹ lại quá nghiêm khắc, đối xử thô bạo

hoặc có thái độ ghét bỏ con gái, yêu con trai phân biệt đối xử bất bình đẳng giới.

Nguồn gốc là do ảnh hưởng tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ. Cha mẹ đối xử

thô bạo, hành hạ, ngược đãi, hắt hủi, ghét bỏ, đứa trẻ dạn đòn trở lên lì lợm, đanh

đá, bướng bỉnh liều lĩnh hoặc tổn thương tâm lí con gái rất cô đơn, rụt rè, nhút nhát,

tự ti. Thực tế cho thấy suy nghĩ, cảm nhận của người phạm tội nữ khi sống trong gia

đình có cảm giác cô đơn chiếm (15,8%), không hạnh phúc chiếm (26,6%) và không

có tự do chiếm (2,4%) [50].

Một số gia đình, cha mẹ lôi kéo con gái tham gia vào hoạt động phi pháp

và phạm tội. Thông thường gia đình hạnh phúc, bố mẹ là tấm gương tốt cho con và

thường dạy bảo con làm điều tốt và không vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp

luật, không phạm tội. Ngược lại, những gia đình mà bản thân cha mẹ, tham gia vào

tệ nạn xã hội như đánh bạc, mại dâm, mua bán ma túy, trộm cắp tài sản,… đã lôi

kéo con gái tham gia hoạt động phi pháp và phạm tội để mưu sinh cho bản thân và

nuôi con. Thực tế cho thấy nữ giới phạm tội do gia đình lôi kéo vào hoạt động phạm

tội chiếm tỉ lệ 7,9% [50].

Thứ hai, bên cạnh tác động tiêu cực từ giáo dục trong gia đình, một nguyên

nhân khác phải kể đến đó là tác động tiêu cực từ giáo dục trong nhà trường.

Những hạn chế thiếu sót trong nhà trường ảnh hưởng không tốt cho việc

hình thành nhân cách trẻ em đó là: "chương trình, nội dung, phương pháp dạy và

học còn lạc hậu, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và yêu cầu sử dụng lao động

của xã hội….chất lượng giáo dục có mặt bị buông lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục

đạo đức, lối sống" [24, tr. 36-37].

Tình trạng thiếu trường, lớp không chỉ ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng

xa mà ngay tại các thành phố lớn, việc trẻ em không được đi học, được sự giáo dục

của các thày cô còn gặp nhiều khó khăn. Ở nước ta dân số tăng nhanh hơn khả năng

tạo việc làm không chỉ gây áp lực của việc dư thừa lực lượng lao động, gây khó

91

khăn hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội mà còn gây áp lực đến giáo dục. Dân số

tăng cao có tác động nhanh đến nhu cầu chăm sóc trẻ của trường mầm non, chỗ học

cho cấp tiểu học và tất yếu đòi hỏi tăng số trường học, tăng số lượng giáo viên và

đầu tư tăng thêm trang thiết bị, phòng học để nâng cao năng lực của các trường hiện

có. Nếu đầu tư không tăng tương ứng những đòi hỏi trên với tỉ lệ gia tăng dân số,

thì chất lượng giáo dục sẽ có nguy cơ giảm và giảm nhanh. Do tình trạng thiếu

trường, thiếu lớp dẫn đến lớp học đông số lượng trung bình 45-50 học sinh / lớp mà

vẫn còn những em đến tuổi không được theo học.

Chương trình giáo dục chưa thực hiện đúng quan điểm giáo dục toàn diện,

học đi đôi với hành. Thực tế vẫn còn tình trạng nhiều trường chạy theo thành tích

chỉ tập trung vào các môn học chính mà không quan tâm đúng mức giáo dục nhân

cách, xem nhẹ các môn giáo dục đạo đức công dân, giáo dục pháp luật, giáo dục thể

chất, mỹ thuật, nhạc họa và văn hóa giao tiếp trong nhà trường. Thư viện của nhà

trường thiếu sách phục vụ cho học tập cũng như giải trí. Thiếu phòng thí nghiệm,

phòng tập đa năng về thể dục thể thao, thiếu sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia

đình để bàn bạc những vấn đề cụ thể liên quan tới việc học của con em họ; thiếu

chương trình học ngoại khóa; chương trình giáo dục vì cộng đồng, thiếu bộ phận tư

vấn, định hướng nghề nghiệp; thiếu sự kết hợp giữa nhà trường và các cơ quan, tổ

chức xã hội đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Do điều kiện

sống và điều kiện giáo dục của gia đình và nhà trường còn những hạn chế dẫn đến

chất lượng giáo dục thấp và tình trạng học sinh bỏ học.

Tình trạng học sinh thất học, bỏ học tăng theo cấp học đang rất lo ngại mà

nguyên nhân chủ yếu từ phía nhà trường. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống

kê cho thấy số học sinh bỏ học ở cấp tiểu học là 0,34%; trung học cơ sở là 2,28%;

trung học phổ thông là 3,53% [39]. Ở nước ta hiện nay có 254.525 học sinh bỏ

học [1, tr. 48]. Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010 cho thấy tỉ lệ

không có bằng cấp hoặc chưa bao giờ đến trường của dân số từ 15 tuổi trở lên của

nhóm hộ nghèo nhất là 38,1% cao hơn 4,6 lần so với nhóm giàu nhất. Của nữ giới là

24,6% cao hơn 1,6 lần so với của nam giới [41]. Theo điều tra đánh giá các mục

tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2011 cho thấy tỉ lệ biết chữ của phụ nữ là 96,4%, tỉ lệ

hoàn thành cấp tiểu học 99,6%, tỉ lệ chuyển cấp lên trung học cơ sở 98,8% [42].

92

Nguyên nhân khiến học sinh bỏ học do học kém, không thích học; bị đuổi học do vi

phạm kỉ luật, do bạn bè lôi kéo, do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, cha mẹ

muốn con nghỉ học đi làm; do cha mẹ không quan tâm, giám sát bài vở việc học ở

nhà của con hoặc không mong chờ cao vào việc học tập của con cái và do gia đình

mâu thuẫn, li hôn.

Tỉ lệ bỏ học của học sinh nữ cao hơn học sinh nam nguyên nhân là ở nhiều

gia đình nhất là ở nông thôn, vẫn còn quan niệm lệch lạc là con gái chỉ học cho biết

chữ sau đi lấy chồng, còn con trai càng học cao càng tốt, sau có công việc tốt, có sự

nghiệp địa vị xã hội tốt. Do quan niệm như vậy dẫn đến sự phân biệt, đối xử trong

việc đầu tư, tạo điều kiện học tập của con trai khác con gái trong gia đình dẫn đến

trình độ học vấn của họ khác nhau.

Tuy nhiên, tình trạng học sinh học kém bỏ học có nguyên nhân thuộc về

nhà trường. Nhà trường thiếu đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề; chậm đổi

mới phương pháp dạy học nên một bộ phận học sinh học không có hứng thú tiết học

tẻ nhạt dẫn đến chán học, nhất là các môn không phải là thế mạnh của nữ giới như

các môn học thuộc khoa học tự nhiên. Nhà trường chưa quan tâm đúng mức đối với

những em học sinh "cá biệt" để chăm lo giúp đỡ riêng từng em gặp khó khăn trong

quá trình học tập như trốn học, học chậm, thái độ ác cảm với nhà trường. Nhà

trường quản lí học sinh không tốt nên không phát hiện những hành vi sai lệch của

học sinh hoặc phát hiện còn chậm nên không sửa chữa kịp thời; đến khi phát hiện

thì học sinh vi phạm kỉ luật với mức độ nguy hiểm hơn nên nhà trường áp dụng biện

pháp đuổi học. Thất học ở lứa tuổi chưa thành niên, đặc biệt là con gái đã ảnh

hưởng rất lớn về mặt tinh thần; các em buồn chán thất vọng do việc học hành, lo

lắng cho tương lai của mình và trầm cảm nặng nề khi không thể tìm thấy ai đó quan

tâm, chia sẻ, giúp đỡ mình thực sự cho nên thường tìm đến sử dụng các chất kích

thích để giải sầu hoặc các phương tiện truyền thông để giải trí.

Nhiều em bỏ học, bỏ nhà đi lang thang kiếm sống có nguy cơ cao bị những

phần tử xấu trong xã hội lạm dụng tình dục, lao động cưỡng bức hoặc dễ bị lôi kéo

tham gia vào tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy hoặc bị rủ rê vào các băng nhóm

tội phạm hình sự. Số người chưa thành niên phạm tội bỏ học chiếm tỉ lệ khá cao

(48,36%) và có 5,53% số người chưa thành niên đi lang thang [61, tr. 92]. Và cũng

93

do bỏ học trình độ văn hóa thấp đến lượt nó lại là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả

năng nhận thức hạn chế và cách xử sự thiếu văn hóa, phạm pháp, phạm tội do thiếu

hiểu biết. Điều này lí giải tại sao nữ giới phạm tội ở nước ta trong những năm qua

chủ yếu là có trình độ văn hóa thấp (mù chữ 9,14%, tiểu học 27,05%, trung học cơ

sở 36,38%, trung học phổ thông 26,10%) [51].

Việc đào tạo nghề chưa được quan tâm từ phía nhà trường cũng như xã hội.

Điều tra 368 phạm nhân nữ cho thấy kết quả về trình độ chuyên môn kỹ

thuật của người phạm tội nữ chưa qua đào tạo nghề chiếm 95,1%. Trình độ chuyên

môn kĩ thuật thấp của người nữ phạm tội đã ảnh hưởng đến cơ hội tìm việc làm, lựa

chọn công việc và thu nhập. Kết quả nghiên cứu về nghề nghiệp của người phạm tội

nữ trong 434 bản án HSST cho thấy đa số người phạm tội nữ là thất nghiệp (33,9%)

và làm nông nghiệp (22,29%). Trình độ chuyên môn kĩ thuật của người phạm tội nữ

thấp hơn trình độ chuyên môn của người nữ thất nghiệp nói chung. Theo báo cáo

của ban chỉ đạo điều tra lao động - việc làm trung ương năm 2006 về cơ cấu lao

động thất nghiệp chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật trong tổng số lao động nữ

thất nghiệp kết quả như sau: chưa qua đào tạo chiếm 67,01%; đã qua đào tạo nghề

chiếm 10,19%; đã qua đào tạo trung học chuyên nghiệp chiếm 9,53%; đã qua đào

tạo cao đẳng, đại học trở lên chiếm 13,27% [2]. Như vậy, có thể nói do chưa quan

tâm đúng mức việc dạy nghề cho người lao động nói chung và đặc biệt là người lao

động nữ nói riêng là một trong nguyên nhân dẫn đến người lao động nữ thất nghiệp

hoặc chỉ có thể làm những công việc lao động giản đơn thu nhập thấp. Và những

người nữ thất nghiệp hoặc làm những công việc giản đơn thu nhập thấp thì có nguy

cơ cao phạm tội do không có khả năng đáp ứng nhu cầu bằng con đường hợp pháp.

Thứ ba, tác động tiêu cực từ hạn chế về giáo dục, tuyên truyền pháp luật và

phát triển văn hóa trong môi trường xã hội có thể làm phát sinh tội phạm của nữ

giới. Cụ thể là những hạn chế sau:

Hạn chế về công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng

cao ý thức pháp luật cho người dân đủ mọi đối tượng. Nguyên nhân dẫn đến người

nữ giới phạm tội không chỉ do trình độ học vấn thấp mà còn là do thiếu hiểu biết về

các chuẩn mực pháp luật và các chuẩn mực xã hội khác trong dân chúng. Họ có

trình độ dân trí thấp lại và lại do thiếu sót trong việc giáo dục pháp luật và đạo đức

94

cho công dân của các cơ quan và những người có trách nhiệm. Nghiên cứu nhân

thân người phạm tội nữ cho thấy ý thức pháp luật thấp, họ ít tìm hiểu về pháp luật

kể cả những quy định pháp luật về quyền lợi của nữ giới chiếm tỉ lệ là 64% [50].

Như vậy, có thể nói ý thức pháp luật thấp một phần là do việc tuyên truyền, phổ

biến, giáo dục pháp luật cho nữ giới còn nhiều thiếu sót là nguyên nhân làm phát

sinh hành vi phạm pháp, phạm tội của nữ giới.

Do chưa được giáo dục tốt về bình đẳng giới nên tình trạng bạo lực gia

đình, ngược đãi hoặc khinh rẻ nữ giới nên vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong xã

hội. Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong tư duy của nhiều người, đặc

biệt là nam giới. Trong không ít gia đình, xuất hiện những bất đồng quan điểm nhận

thức về các giá trị xã hội, người chồng coi thường vợ, đối xử thô bạo với vợ, thậm

chí thường xuyên đánh đập, chửi bới vợ. Theo kết quả nghiên cứu quốc gia về tỉ lệ

và hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ được Chính phủ Việt Nam và

Liên Hợp Quốc công bố vào ngày 25/11/2010 cho thấy: 34% số phụ nữ có gia đình

đang bị chồng bạo hành thể xác hoặc tình dục; 5% phụ nữ có thai đã từng bị chồng

đánh đập; 58% đã từng là nạn nhân của ít nhất một trong ba hình thức bạo hành (thể

xác, tinh thần, tình dục) trong gia đình [38].

Trong trạng thái thường xuyên bị bức xúc, bị đè nén, kìm kẹp lâu ngày, do

bị chồng bạo ngược đến thời điểm nhất định lại bị chồng ngược đãi, một số nữ giới

đã thực hiện tội phạm bạo lực nhằm giải thoát mình khỏi sự kìm kẹp về tư tưởng.

Thực tế cho thấy có nhiều vụ giết người nguyên nhân rất đơn giản chỉ vì mâu thuẫn

cãi, chửi, đánh nhau dẫn đến phạm tội, đáng chú ý là tình trạng người thân trong gia

đình giết nhau trong đó có vợ giết chồng. Trong những trường hợp phạm tội này

suy cho cùng người vợ là chủ thể của tội phạm nhưng họ đồng thời là nạn nhân của

nạn bạo lực gia đình. Ví dụ, trường hợp nạn nhân Đỗ Văn L (người chồng) trong

bản án HSST số: 133 ngày 23/11/2004 của TAND tỉnh Tuyên Quang có lỗi lớn

được thể hiện ở người chồng thường xuyên đánh chửi vợ tàn nhẫn, người vợ ức quá

nhưng không làm gì được, đã có lần người vợ làm đơn xin li hôn nhưng anh chồng

không cho mang ra tòa, người vợ tự làm nhà ra ở riêng nhưng người chồng đốt đi.

Ngày 24/7/2004 do bị anh L chửi và đánh, vì quá bức xúc nên người vợ đã tìm cách

trả thù bằng cách giết chết người chồng trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

95

do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của người chồng [79]. Trong bản án HSST

số: 67 ngày 18/6/2007 của TAND tỉnh Lâm Đồng cho thấy do không có con nên

thường xuyên anh Nguyễn Văn Q cứ sau khi uống rượu về đã đánh vợ là Phạm Thị

T. Khoảng 15 giờ ngày 28/11/2006, Q sau khi uống rượu về thấy T ở dưới bếp đã

gây sự và dùng tay đánh vợ, T bỏ lên nhà trên thì Q cũng đi lên hai bên giằng co

đánh đổ và làm gẫy một chân ghế, Q cầm chân ghế đánh vợ, vợ dùng tay chống đỡ

và dùng chân đạp vào chồng và làm cho chồng ngã ra sàn nhà; T thấy cây xà beng

dài 60 cm dưới cũi tằm liền dùng hai tay cầm lên đập liên tiếp hai cái vào đầu

chồng, thấy chồng nằm im máu ở đầu chảy ra thì vợ ôm chồng nằm lên giường và

lau vết thương rồi ra vườn hái cà phê và thông báo mọi người là chồng đi nhậu về bị

té xe; đến khoảng hơn 20 giờ thấy chồng vẫn hôn mê T đã kêu người nhà đưa chồng

đi cấp cứu và đến ngày 20/1/2007 thì Q chết [74]. Như vậy, bất bình đẳng giới trong

gia đình được thể hiện rõ ở tình trạng bạo lực gia đình và là nguyên nhân đặc thù

dẫn đến nữ giới phạm tội. Điều này giải thích tại sao nữ giới phạm tội giết người trong

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ở nước ta trong 10 năm qua chiếm tỉ lệ cao.

Những thói quen, cách suy nghĩ coi thường nữ giới đã ăn sâu trong nhận

thức của một bộ phận người dân nhất là khi họ lệ thuộc về kinh tế của chồng và gia

đình chồng. Một số trường hợp, người phụ nữ do bị gia đình cũng như chồng (nhất

là vùng nông thôn) đối xử tàn tệ khi họ bị lệ thuộc về kinh tế đã làm cho họ nảy sinh

suy nghĩ cũng như tâm lí tiêu cực như: Chán nản, tuyệt vọng, ghen tuông, tự ti về

bản thân dẫn đến có hành vi phạm tội. Ví dụ như vụ Nguyễn Thị Nụ ở Thạch Thất,

Hà Nội. Bị cáo đã phạm tội giết người (vứt con trai 3 tháng tuổi xuống giếng). Bị cáo

khai nhận do không kiếm ra tiền, lại sống ở gia đình chồng và kinh tế lại lệ thuộc vào

chồng nên thường xuyên bị gia đình chồng coi thường. Khi chồng đi làm ăn xa về

lại ghẻ lạnh với bị cáo nên bị cáo đã tuyệt vọng và ném con xuống giếng chết [43].

Việc tuyên truyền, giáo dục nữ giới nói chung cũng như trẻ em gái nói riêng

tránh xa game bạo lực, phim, ảnh không lành mạnh vẫn không được coi trọng. Ảnh

hưởng từ game bạo lực, truyện tranh có nhiều hình ảnh khiêu dâm hoặc trang Web

đen đã dẫn đến việc phạm pháp trong đó có việc phạm tội của trẻ em gái gia tăng.

Kết quả nghiên cứu 368 phạm nhân nữ cho thấy có 1,9% trốn học chơi game, 8%

xem phim, sách, tranh, ảnh đồi trụy [50]. Nhiều trẻ em gái do tò mò thích xem nhiều

96

truyền hình có tính bạo lực cao hoặc ham chơi game, ít đọc sách báo, thời gian học

bài giảm, thậm chí bỏ tiết học mà ảnh hưởng đến kết quả học tập, lao động và có

các hành vi thiếu văn hóa, ưa dùng bạo lực khi phát sinh mâu thuẫn. Tình trạng trẻ

em gái phạm pháp, phạm tội bạo lực gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là

bạo lực học đường, ma túy học đường rất đáng báo động. Tình trạng một số học

sinh nữ đánh bạn rất côn đồ rồi tung video clip đang có nguy cơ lan tràn là hiện

tượng rất xấu gây lo lắng đối với dư luận xã hội. Theo thống kê của cục thống kê tội

phạm của VKSNDTC cho thấy trong 10 năm từ năm 2003 đến năm 2012 trên phạm

vi cả nước có 67.358 NCTNPT trong đó có 2.171 NCTNPT nữ chiếm tỉ lệ 3,22%

trong tổng số NCTNPT. Nếu lấy năm 2003 có 146 NCTNPT nữ là 100% thì đến

năm 2012 có 312 NCTNPT nữ là 214%, so với năm 2003 số NCTNPT nữ tăng

114%, tức gấp hơn 2 lần, đó là một vấn đề đáng lo ngại [91].

Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc giáo dục văn hóa ứng xử, các kĩ

năng sống cho nữ giới chưa được coi trọng; những nhược điểm, thiếu sót về văn hóa -

xã hội đã làm sống dậy chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỉ của nữ giới. Một số sản

phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật kém chất lượng, sản phẩm văn hóa đồi trụy, độc

hại xâm nhập vào nước ta đã làm xói mòn đạo đức lối sống, ảnh hưởng đến thuần

phong mỹ tục của dân tộc. Trên truyền hình và ở rạp chiếu nhiều phim nhập khẩu

của nước ngoài thiếu chọn lọc có nhiều hình ảnh về bạo lực, về quan hệ tình dục vợ

chồng, nam nữ, ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng lối sống của người dân trong đó có

nữ giới. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống lệch lạc và sự mất lòng tin vào cuộc sống

lương thiện và căn bệnh "vô cảm" trước nỗi đau của đồng loại của một bộ phận

không nhỏ nữ giới đã ảnh hưởng đến cách ứng xử thiếu văn hóa thậm chí là phạm

tội của họ nơi công sở, nơi công cộng, trong trường học và trong gia đình.

Tóm lại, tầm quan trọng của việc con người nắm vững những yêu cầu

chuẩn mực của Nhà nước và xã hội là rõ ràng và được mọi người thừa nhận. Việc

hiểu biết các chuẩn mực xã hội là yếu tố cần thiết của văn hóa chung và là tiền đề

của xã hội hóa cá nhân con người. Ngược lại, do những thiếu sót trong công tác văn

hóa, giáo dục dẫn đến trình độ học vấn thấp, ý thức pháp luật kém, tư tưởng và đạo

đức lối sống lệch lạc của một bộ phận nữ giới trong xã hội là yếu tố làm phát sinh

tội phạm trong hoàn cảnh nhất định.

97

2.3. NGUYÊN NHÂN TRONG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT

TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI

Nghiên cứu điều kiện thuận lợi cho việc phạm tội của nữ giới qua 368 phiếu

hỏi phạm nhân nữ cho thấy: Sơ hở của người chủ tài sản trong quản lí, sử dụng và

bảo vệ tài sản chiếm tỉ lệ 5,43%, nạn nhân là người dễ dãi trong quan hệ, thiếu

thông tin chiếm tỉ lệ 27,72%, người khác thấy nhưng không ngăn cản hoặc không tố

giác chiếm tỉ lệ 7,07%, những thiếu sót trong quản lí nhà nước về an ninh, trật tự

chiếm tỉ lệ 16,57%, điều kiện thuận lợi khác chiếm tỉ lệ 11,41% và 31,52% không

trả lời [50]. Nghiên cứu THTP do người nữ giới thực hiện ở Việt Nam trong 10 năm

gần đây chúng tôi thấy số người phạm tội nữ là lao động tự do chiếm tỉ lệ 10,48%;

5,53% là trẻ em lang thang và trên 50% số vụ án xảy ra trên địa bàn Hà Nội có

người phạm tội là người lao động ngoại tỉnh [3, tr. 3], [51], [61, tr. 92]. Nguyên

nhân dẫn đến tình trạng này có thể do những nhân tố sau:

Thứ nhất, do những hạn chế, thiếu sót trong việc quản lí nhân khẩu, hộ

khẩu (đặc biệt là ở các thành phố lớn) trong bối cảnh của quá trình đô thị hóa,

công nghiệp hóa. Quá trình này đã thu hút nhiều người trong đó có nữ giới và trẻ

em ở các địa phương di cư tự do dẫn đến sự cần thiết của việc tổ chức quản lí và

kiểm soát những đối tượng này. Kết quả của tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy

lao động nữ giới và lao động trẻ ở độ tuổi 15 - 24 sẽ là đối tượng di cư chủ yếu. Nữ

di cư chiếm 17,2% trong tổng nữ thành thị so với 14,4% tương ứng của nam; hơn

1/3 (44,2%) nữ di cư độ tuổi 15 - 24 [87, tr. 24]. Thực tế thấy nhiều phụ nữ và trẻ em ở

các địa phương di cư tự do vào thành phố lớn nhất là thành phố Hà Nội và Thành

phố Hồ Chí Minh. Theo kết quả điều tra nghèo đô thị đã được tiến hành điều tra

thực địa vào tháng 10 - 11/2009 trong dự án "Hỗ trợ đánh giá sâu về nghèo đô thị ở

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh" do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

(UNDP) tài trợ cho thấy tỉ lệ số người di cư không có hộ khẩu ở Hà Nội là 11,4%; ở

Thành phố Hồ Chí Minh là 20,6%; 72% số dân di cư đến hai thành phố này tập

trung trong độ tuổi từ 15-39 tuổi, chiếm 42,3% số dân thường trú trong độ tuổi này;

15,5% dân di cư thường xuyên thay đổi chỗ ở ít nhất 2 lần trong năm qua [4, tr. 4].

Những người di cư đến thành phố sinh sống trong khu nhà "ổ chuột" mà không có

hộ khẩu thường trú, thường xuyên thay đổi chỗ ở nhất là những đối tượng nơi cư trú

98

không xác định và họ cũng không tự giác khai báo tạm trú, tạm vắng nên việc quản

lí nhân khẩu, hộ khẩu ở thành phố gặp rất nhiều khó khăn; nhiều đối tượng tạm trú

trên địa bàn có nghi vấn, bất minh nhưng không được xác minh giải quyết kịp thời.

Do chưa quen với điều kiện sống mới ở thành thị, do việc tổ chức quản lí những đối

tượng này thiếu chặt chẽ dẫn đến một bộ phận người lao động nữ thiếu việc làm và

trẻ em bỏ học ở nông thôn di cư ra thành phố vốn mang cách sống đòi hỏi nhu cầu

vật chất cao, dễ sinh ra tính tư lợi, ham vật chất từ đó dẫn đến phạm tội trộm cắp tài

sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cờ bạc hoặc bị những phần tử xấu lợi dụng thuê làm

nhân viên bán hàng hoặc vận chuyển hàng lậu, hàng cấm. Ví dụ, bản án số:

12/2005/HSST của TAND quận Đống Đa xét xử ngày 12/1/2005 đối với Đỗ Thị

Thuận, 40 tuổi, về tội trộm cắp tài sản. Bị cáo Thuận sinh tại Phú Thọ. Nơi đăng ký

hộ khẩu thường trú tại tổ 1, khu 2, phường Thanh Miến, Thành phố Việt Trì, tỉnh

Phú Thọ. Trình độ văn hóa lớp 7; nghề nghiệp không; hiện sống lang thang ở Hà

Nội, có chồng và một con trai. Khoảng 6 giờ ngày 24/10/2004 Thuận cùng con trai

lên tàu S8 để nhặt chai lọ, đồ phế thải, tại toa số 3 Thuận thấy chị Phụng có tiền ở

túi áo bò đang mặc, Thuận tay phải dùng tờ báo che qua mặt chị Phụng, tay trái đã

móc túi lấy trộm tập tiền của chị Phụng. Sau đó Thuận bị công an trạm ga phát hiện

bắt giữ, thu giữ toàn bộ số tiền là 3.000.000 đồng [70].

Thứ hai, do những hạn chế, thiếu sót trong việc quản lí các đối tượng có

nguy cơ phạm tội cao như: Người nghiện các chất ma túy và người có tiền án, tiền

sự. Theo số liệu thống kê của TANDTC, người phạm tội nghiện ma túy chiếm

6,56% trong tổng số người phạm tội [82]. Và trong tổng số người phạm tội nghiện

ma túy thì người nghiện ma túy thực hiện các tội phạm về ma túy chiếm 74,3%, các

tội xâm phạm sở hữu chiếm 21,4% và các tội phạm còn lại chiếm 4,3%. Kết quả

điều tra 368 phạm nhân nữ cho thấy có 6,8% phạm nhân nữ được hỏi có động cơ

phạm tội là kiếm tiền thỏa mãn nhu cầu nghiện. Nghiên cứu nhân thân của 554

người phạm tội nữ trong 434 bản án HSST cho thấy tỉ lệ người phạm tội nữ tái

phạm là 6,86%. Trước hết đối với người nghiện ma túy nói chung và người nữ

nghiện nói riêng có đặc trưng là sự lệ thuộc vào ma túy mỗi ngày một tăng lên, tức

là có nhu cầu sử dụng tăng lượng chất ma túy; do vậy cần có nhiều tiền để mua ma

túy thỏa mãn cơn nghiện trong khi lại không có nghề nghiệp dẫn đến họ có nguy cơ

99

phạm tội cao để kiếm tiền mua ma túy đáp ứng nhu cầu nghiện của bản thân. Hiện

nay số lượng người nghiện ma túy tăng gây khó khăn cho công tác quản lí những

đối tượng này của các chính quyền địa phương. Nhiều đối tượng nghiện không

được phát hiện và cai nghiện kịp thời; những đối tượng nghiện được tổ chức cai

nghiện tập trung, được dạy văn hóa, dạy nghề sau đó trả về địa phương nơi cư trú

tiếp tục chịu sự quản lí, giám sát của xã, phường, thị trấn (cấp cơ sở) nhưng tỉ lệ tái

nghiện còn cao. Do thiếu sót trong việc quản lí những đối tượng nghiện dẫn đến

một bộ phận người nghiện không có việc làm đã lựa chọn việc phạm tội để kiếm

tiền. Khác với nam nghiện thường lựa chọn việc phạm tội để kiếm tiền còn đối với

nữ nghiện đa số thường lựa chọn việc bán dâm để kiếm tiền nhưng do nghiện ngày

càng nặng cộng thêm thời gian đã làm cho nhan sắc tàn phai, việc bán dâm trở nên

khó khăn dẫn đến thu nhập từ việc bán dâm giảm trong khi nhu cầu sử dụng ma túy

tăng cao dẫn đến họ bị cuốn vào con đường phạm tội nhất là tội tàng trữ, vận

chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy và tội trộm cắp tài sản. Ví

dụ, bản án số: 105/HSST, TAND thị xã Ninh Bình (nay là thành phố Ninh Bình),

xét xử ngày 17/5/2005. Bị cáo Phạm Thị Tuyết, 24 tuổi; không nghề nghiệp. Tuyết

là đối tượng nghiện ma túy thường ra thành phố Nam Định mua ma túy về sử dụng

và bán cho các con nghiện lấy lãi. Tuyết cứ luẩn quẩn trong việc mua bán ma túy,

phần lãi sử dụng, vốn lại mua ma túy, khi hết tiền lại bán dâm để mua ma túy.

Trong vụ án này Tuyết khai mua ma túy của một người khoảng 30 tuổi ở thành phố

Nam Định nhưng cơ quan điều tra không xác minh được [77].

Việc tổ chức quản lí số đối tượng bị quản chế, cấm cư trú, cải tạo không

giam giữ, bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo và các đối tượng chấp hành xong

hình phạt tù có thời hạn trở về địa phương nơi cư trú còn yếu kém nhất là thiếu sự

phối hợp giữa lực lượng Công an với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và

các gia đình trong việc quản lí, giáo dục và giải quyết việc làm dẫn đến họ tái phạm

tội trong đó tỉ lệ nữ giới tái phạm tội là 6,86% [51].

Thứ ba, thiếu sót trong công tác tuần tra, canh gác địa bàn và bảo vệ tài

sản. Nghiên cứu địa bàn xảy tội phạm và tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam

trong 10 năm qua (2003 - 2012) cho thấy tội phạm xảy ra chủ yếu ở các thành phố,

thị xã, nhất là hai thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; điều này

100

phản ánh đúng tính chất phức tạp của tình hình an ninh, trật tự tại các thành phố, thị

xã. Sở dĩ tội phạm xảy ra nhiều ở các thành phố lớn trên đây là do nhiều nguyên

nhân trong đó có thiếu sót trong việc tuần tra, thực tế cho thấy nếu thực hiện tốt

công tác tuần tra thường xuyên liên tục cả ngày lẫn đêm của lực lượng cảnh sát trật

tự và cảnh sát cơ động nhất là ở các địa bàn trọng điểm, phức tạp, địa bàn giáp ranh,

các tuyến giao thông huyết mạch đã phát hiện kịp thời, ngăn chặn không để đối

tượng tiếp tục hoạt động phạm pháp hay phạm tội như cướp, cướp giật, trộm cắp,

buôn bán hàng cấm, hàng lậu, hàng giả; mại dâm, ma túy, đánh bạc. Ngược lại, nếu

việc tuần tra kiểm tra mà buông lỏng sẽ không phát hiện và ngăn chặn kịp thời

những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dẫn đến bọn chúng thực hiện trót lọt hàng

loạt hành vi phạm tội mà không bị phát hiện và xử lí. Những hạn chế trong công tác

này phải kể đến đó là việc xây dựng đội ngũ tổ trưởng dân phố, lực lượng bảo vệ

dân phố, dân phòng chưa thật sự là lực lượng nòng cốt tham gia giữ gìn an ninh trật

tự ở cơ sở; lực lượng này hoạt động kém hiệu quả do trình độ nghiệp vụ không có

và kinh phí hỗ trợ thấp; lực lượng chuyên trách mỏng nhất là lực lượng công an phụ

trách địa bàn nhưng lại thiếu sự tổ chức phối hợp hoạt động của các tổ chức lực

lượng quần chúng tại cơ sở như tổ trưởng dân phố, chi hội cựu chiến binh để phát

hiện các đối tượng có hành vi phạm pháp và những đối tượng cần theo dõi giúp đỡ;

thiếu sự phối hợp lực lượng công an với lực lượng bảo vệ dân phố, đội dân phòng,

tổ an ninh nhân dân tham gia tuần tra canh gác khu dân cư, tham gia truy bắt tội

phạm nên hiệu quả phòng và đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội phạm do nữ

giới thực hiện đạt được còn hạn chế.

Việc quản lí và bảo vệ tài sản của các cơ quan, tổ chức và công dân còn

nhiều hạn chế thiếu sót đã tạo cơ hội thuận lợi cho hành vi chiếm đoạt tài sản. Cơ

cấu tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam trong 10 năm gần đây cho thấy nhóm

tội xâm phạm sở hữu chiếm tỉ lệ khoảng 23,51% và trong nhóm tội này thì tội trộm

cắp tài sản do nữ giới thực hiện là nhiều nhất và chiếm tỉ lệ 12,82% trong tổng số

người phạm tội nữ [81]. Nữ giới thực hiện tội trộm cắp tài sản nhiều nhất trong các

tội xâm phạm sở hữu là do nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng là những sơ hở

thiếu sót trong việc quản lí, bảo vệ tài sản của các cơ quan, tổ chức và công dân như

lơ là, mất cảnh giác để tài sản không có sự bảo vệ hoặc áp dụng biện pháp bảo vệ

101

không phù hợp đã tác động đến nữ giới làm nảy sinh ý định chiếm đoạt hoặc tạo

điều kiện thuận lợi cho họ dễ dàng thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản mà

không bị phát hiện, ngăn cản. Ví dụ, bản án số: 225/HSST, TAND quận Đống Đa

xét xử ngày 30/6/2004 đối với bị cáo Phạm Thị Thương, 27 tuổi, trình độ văn hóa

lớp 4, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: xóm 4 xã Chương Dương, huyện Đông

Hưng, tỉnh Thái Bình, có chồng và 2 con nhỏ, nghề nghiệp không. Nội dung vụ án

như sau: Phạm Thị Thương nhận làm giúp việc cho gia đình chị Trần Thị Sang ở

61A An Trạch 2 phường Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, Hà Nội từ ngày

19/3/2003. Khoảng 4 giờ sáng ngày 23/3/2003 lợi dụng lúc gia đình chị Sang ngủ

say Thương đã vào phòng ngủ của của họ lấy trộm nhẫn vàng, đồng hồ, điện thoại,

quần áo và tiền. Tổng trị giá tài sản khoảng 10 triệu đồng. Sau đó Thương đi khỏi

nhà chị Sang khóa cửa ngoài đi xuống bến xe phía nam mua vé ô tô đi vào tỉnh Đắk

Nông và sống ở Thôn 3, rừng Lạnh, xã Dakmon, huyện Daksong [68].

Thứ tư, những thiếu sót trong quản lí đối với các cơ sở kinh doanh có điều

kiện, dịch vụ văn hóa. Do những thiếu sót trong quản lí của các cơ quan chức năng

đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng

Karaoke, kinh doanh băng, đĩa hình, Internet đã tạo cơ hội cho các cơ sở này hoạt

động kinh doanh không lành mạnh, vi phạm pháp luật và phạm tội trong một thời

gian dài rồi mới bị cơ quan liên ngành phát hiện sai phạm và xử lí. Trong các đối

tượng bị phát hiện và xử lí về những hoạt động như: Mại dâm, mua bán sử dụng trái

phép chất ma túy, đánh bạc, kinh doanh sản phẩm văn hóa phẩm bạo lực, đồi trụy

có một số đối tượng không nhỏ là nữ.

2.4. NGUYÊN NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ

GIÁO DỤC, CẢI TẠO PHẠM NHÂN NỮ

Những thiếu sót trong hoạt động chống tội phạm của các cơ quan tư pháp

(Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) trên toàn quốc trong những năm qua (2003 - 2012),

không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này mà nó còn là yếu tố tiêu cực tạo

điều kiện thuận lợi dẫn đến nữ giới phạm tội. Kết quả nghiên cứu ở chương 1 cho thấy

người phạm tội nữ ẩn khoảng 48,8% trong tổng số người phạm tội nữ. Nghiên cứu

nhân thân của 554 người phạm tội nữ trong 434 bản án HSST cho thấy tỉ lệ tái phạm là

6,86%. Những thiếu sót của các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác này đó là:

102

Thứ nhất, hạn chế trong công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm, "Tỉ lệ điều

tra khám phá tội phạm chưa cao; công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án

hình sự chưa nghiêm minh và kịp thời, tác dụng răn đe tội phạm chưa cao" [1, tr. 22].

Những hạn chế của các cơ quan tiến hành tố tụng là hành vi phạm tội không được

phát hiện kịp thời, xử lí còn chậm và thiếu công minh dẫn đến nhiều trường hợp

người nữ thực hiện trót lọt hàng loạt hành vi phạm tội trong một thời gian dài rồi

mới được phát hiện và xử lí. Ví dụ, bản án số: 66/2007/HSST, TAND tỉnh Ninh

Bình xét xử ngày 11/6/2007 đối với bị cáo Phan Thị Loan 36 tuổi, có chồng và một

con, nghề nghiệp buôn bán. Nội dung vụ án như sau: Phan Thi Loan làm nghề kinh

doanh đĩa nhạc, đĩa phim nhưng không có giấy phép kinh doanh. Từ tháng 11/2004

Loan thường xuyên đến chợ Hòa Bình, thành phố Hà Nội mua đĩa của các đối

tượng kinh doanh ở đây sau đó mang về thành phố Ninh Bình bán lại cho những

người kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và các tỉnh lân cận. Ngày 4/1/2007

Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Ninh Bình tiến hành kiểm tra cửa hàng băng đĩa của

chị Phạm Thị Nguyệt ở chợ Tu, xã Yên Thắng, huyện Yên Mô phát hiện thu giữ

634 chiếc đĩa không có tem nhãn, trong đó có 36 chiếc đĩa có nội dung kiêu dâm,

đồi trụy. Phạm Thị Nguyệt khai nhận toàn bộ số đĩa trên đều mua của Loan. Cơ

quan an ninh điều tra Công an tỉnh Ninh Bình đã tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở

của Loan thu giữ 51.035 chiếc đĩa nhạc, đĩa phim không có tem nhãn, 5 cuốn sổ ghi

chép vào việc kinh doanh buôn bán. Phan Thị Loan khai nhận từ tháng 11/2004 đến

khi bị bắt, Loan kinh doanh với số lượng 1.026.593 chiếc đĩa nhạc. Việc kinh doanh

buôn bán được ghi chép trong 5 cuốn sổ mà cơ quan chức năng thu giữ. Tuy nhiên,

về nguồn gốc số đĩa nhạc, đĩa phim thu giữ Loan khai mua các đối tượng là Chinh ở

số nhà 07, ngách 55/46 phố Chính Kinh, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân.

Đối tượng: Tuấn, Quế, Đào ở chợ Hòa Bình, thành phố Hà Nội, cơ quan cảnh sát

điều tra Công an thành phố Ninh Bình đã xác minh nhưng không xác định được và

chỉ xác định được đối tượng mà Loan khai mua tên là Đông ở thành phố Thanh Hóa

nhưng Đông không thừa nhận việc quen biết và bán đĩa cho Loan [78]. Những hạn

chế trên đây đã ảnh hưởng không tốt đến phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung,

bởi vì việc không phát hiện kịp thời hành vi phạm tội của các cơ quan chức năng vô

tình đã tạo điều kiện cho người phạm tội vẫn ở ngoài môi trường xã hội để tiếp tục

103

gây án, đồng thời chính việc thực hiện hàng loạt hành vi phạm tội mà không bị phát

hiện đã củng cố quyết tâm phạm tội, hình thành phương thức thủ đoạn thực hiện và

che giấu tội phạm tinh vi xảo quyệt và hình thành quan điểm lệch lạc cho rằng có

thể phạm tội mà không bị trừng phạt; tính nguy hiểm cho xã hội không chỉ thể hiện

ở hành vi mà còn cả ở nhân cách người phạm tội; điều này có nghĩa là người phạm

tội có quan điểm chống đối xã hội kiên định và khả năng cải tạo người phạm tội

ngày càng giảm. Việc người phạm tội không bị phát hiện và trừng phạt còn ảnh

hưởng không tốt đến những người khác trong xã hội, đặc biệt là những người vô

tình biết được khi họ rơi vào hoàn cảnh tương tự, họ dễ dàng bắt chước lựa chọn

hành vi phạm tội.

Một trong những hạn chế vẫn chưa được khắc phục trong hoạt động của các

cơ quan tư pháp hình sự ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh chống tội phạm phải kể

đến là tình trạng hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế và hành chính; hàng năm

vẫn còn khoảng 0,04% bị cáo trong tổng số bị cáo đưa ta xét xử hàng năm là không

có tội [81]. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì nhiều, nhưng chúng tôi cho rằng

chủ yếu là do qui định tội phạm trong BLHSVN chưa phân định rõ ranh giới tội

phạm với vi phạm hoặc thiếu văn bản giải thích hướng dẫn chính thức; trình độ

nghiệp vụ và pháp luật của một bộ phận cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên và cán

bộ xét xử (thẩm phán và hội thẩm nhân dân) và do tình trạng các trang thiết bị

phương tiện để phục vụ cho hoạt động khám phá, điều tra tội phạm còn thiếu và lạc

hậu. Kinh phí để phục vụ cho việc khám phá điều tra giải quyết án rất ít đã ảnh

hưởng đến chất lượng công tác của lực lượng cảnh sát điều tra [1, tr.16-17].

Hiệu quả của hình phạt còn phụ thuộc vào tính kịp thời của nó, nghĩa là từ

thời điểm xảy ra tội phạm đến thời điểm áp dụng hình phạt khoảng thời gian càng ngắn

thì hiệu quả hình phạt càng cao. Hay nói cách khác hiệu quả của hình phạt tỉ lệ nghịch

với khoảng thời gian áp dụng hình phạt. Yêu cầu này đặt ra thủ tục tố tụng và hoạt

động tiến hành tố tụng càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, thực tiễn đấu tranh chống tội

phạm cho thấy không ít vụ án giải quyết chậm phải gia hạn thời gian để điều tra mà vẫn

còn tình trạng án tồn, án đọng. Ví dụ, theo thống kê của TANDTC, năm 2007 cho thấy

tỉ lệ xét xử là trên 85% vụ, trên 81% bị cáo và số vụ để quá hạn luật định là 11; đến

năm 2012 tỉ lệ xét xử là 92,62% vụ, 90,42% bị cáo và số vụ quá hạn luật định là 13 [82].

104

Thiếu sót trong công tác giải quyết án hình sự thể hiện rõ trong báo cáo

tổng kết năm 2007 của ngành TAND như sau: "Việc định sai tội danh do xác định

sai dấu hiệu về mặt khách quan trong các yếu tố cấu thành tội phạm; việc xét hỏi,

tranh tụng tại phiên tòa chưa chưa đầy đủ; đánh giá chứng cứ thiếu khách quan toàn

diện; có trường hợp hồ sơ vụ án được điều tra một cách sơ sài, nhưng tòa án chỉ căn

cứ vào lời khai của bị cáo để xét xử, trong khi đó yêu cầu đặt ra là phải khám

nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định, thu thập vật chứng…dẫn đến việc giải

quyết vụ án không chính xác, đặc biệt có những trường hợp dẫn đến bỏ lọt tội phạm

hoặc kết án oan người không thực hiện hành vi phạm tội" [83]. Như vậy, những

thiếu sót của cơ quan tiến hành tố tụng trong những năm vừa qua là: tỉ lệ điều tra

khám phá chưa cao, xử lí không nghiêm minh, không kịp thời, bỏ lọt tội phạm và

vẫn còn tình trạng xét xử oan, sai đã ảnh hưởng trực tiếp đến THTP nói chung và

THTP do nữ giới thực hiện nói riêng. Việc xử nặng, người phạm tội không tâm

phục, dễ nảy sinh tư tưởng tiêu cực chống đối ảnh hưởng đến quá trình cải tạo giáo

dục người phạm tội cũng như phòng ngừa phạm tội mới. Ngược lại, xử nhẹ sẽ làm

người phạm tội và những người khác thấy việc phạm tội đem lại lợi ích lớn hơn lợi

ích mà hình phạt tước bỏ do vậy trong trường hợp này hình phạt sẽ mất tác dụng

trừng trị, giáo dục cũng như phòng ngừa.

Thứ hai, trình độ của đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp còn chưa đáp

ứng với yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới. Hoạt động chống tội

phạm là loại hoạt động kiểm soát xã hội đặc biệt, hiệu quả hoạt động này còn thấp

do nhiều nguyên nhân trong đó yếu tố quyết định là yếu tố con người. "Tổ chức bộ

máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp

lí. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh

chính trị của một bộ phận còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất

đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt,

giam giữ, truy tố, xét xử" [22, tr. 1]. Trong các cơ quan tư pháp, số lượng cán bộ

thiếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực còn hạn chế, hầu hết cán bộ cảnh

sát điều tra ít được đào tạo, bồi dưỡng bổ sung. Chính do thiếu cán bộ cho nên trong

đấu tranh chống tội phạm mới chỉ tập trung vào các vụ án lớn, trọng điểm điển hình,

còn các vụ án ít nghiêm trọng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến bỏ lọt tội mà

105

các tội phạm này nữ giới thực hiện nhiều nhất là tội trộm cắp tài sản, đánh bạc, chứa

mại dâm. Một bộ phận cán bộ, kể cả cán bộ cơ quan tiến hành tố tụng bị tha hóa

biến chất, bị bọn tội phạm lợi dụng hoặc cố tình bao che, tạo điều kiện cho chúng

hoạt động. Trong một số trường hợp còn cố tình làm trái pháp luật dẫn đến xử lí oan

sai hoặc bỏ lọt tội phạm ảnh hưởng xấu đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối

với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì vậy, cần rà soát, đánh giá chính xác về lực

lượng làm công tác bảo vệ pháp luật từ đó có kế hoạch bố trí đủ số lượng và chất

lượng cán bộ ở từng cơ quan ở từng nhiệm vụ công tác cụ thể nhằm đạt hiệu quả

công việc cao nhất; có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao về nghiệp vụ, pháp luật và

các kiến thức khoa học kĩ thuật mới cho cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật, nhất

là lực lượng phát hiện điều tra tội phạm; nghiên cứu và có kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao pháp luật quốc tế, ngoại ngữ, khoa học kĩ thuật nhất là công nghệ

thông tin cho cán bộ làm công tác đấu tranh chống tội phạm có tổ chức và tội phạm

có tính quốc tế. Chế độ khen thưởng, kỉ luật, bồi dưỡng, mức lương chưa phù hợp

trong điều kiện hiện nay khi mà mức lương thưởng của các đơn vị bên ngoài khu

vực nhà nước cao hơn dẫn đến thái độ của họ làm việc cầm chừng, không nhiệt tình,

không yêu nghề; một bộ phận có trình độ cao ra khỏi ngành để làm cho đơn vị bên

ngoài trả lương cao hơn hoặc là họ lợi dụng vị trí nghề nghiệp tìm mọi cách để có

thêm thu nhập ngoài lương.

Thứ ba, thiếu sót của các cơ quan tư pháp mới chỉ quan tâm đến việc phát

hiện, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự mà chưa quan tâm đúng mức đến

việc phòng ngừa tội phạm, nhất là phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện; đây

chính là một trong nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm ở Việt Nam trong đó có

tội phạm do nữ giới thực hiện trong những năm qua không những không được kìm

chế mà còn có xu hướng gia tăng.

Điều 27 Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam (BLTTHSVN) năm 2003 quy

định: "Trong quá trình tiến hành tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án

có nhiệm vụ tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan,

tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

Các cơ quan, tổ chức phải trả lời về việc thực hiện yêu cầu của Cơ quan

điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án" [12, tr. 20].

106

Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan tư pháp trên toàn quốc

mỗi năm đã phát hiện trung bình từ 75 - 80 ngàn vụ phạm tội các loại, trong đó có

khoảng 50 - 55 ngàn vụ phạm tội trật tự xã hội, gần 13 ngàn vụ phạm tội về kinh tế,

trên 10 ngàn vụ phạm tội về ma túy [1, tr. 48] và trung bình một năm có 6570 người

phạm tội nữ bị xét xử hình sự sơ thẩm [81]. Tuy nhiên, các cơ quan này chủ yếu

quan tâm đến việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử mà không quan tâm thực hiện

nhiệm vụ tìm nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu

quan áp dụng các biện pháp khắc phục. Nghiên cứu 434 bản án HSST chúng tôi

thấy không có bản án nào tòa án tìm ra nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực

hiện và yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và

ngăn ngừa. Do vậy, các cơ quan tư pháp không có cơ sở để tổng kết thực tiễn tìm

được nguyên nhân, điều kiện của tội phạm và đương nhiên các cơ quan này không

thể đưa ra được những biện pháp chủ động phòng ngừa không để tội phạm xảy ra.

Thứ tư, công tác thi hành án hình sự, công tác cải tạo và quản lí các đối

tượng nữ đã phạm tội chưa tốt. Đây chính là một trong nguyên nhân dẫn đến người

phạm tội nữ tái phạm tội. Kết quả nghiên cứu 554 bị cáo nữ có trong 434 bản án

HSST cho thấy tỉ lệ người phạm tội nữ tái phạm vào khoảng 6,86% [51].

Thực tế cho thấy vẫn còn những trường hợp án hình sự đã có hiệu lực

nhưng không được thi hành hoặc người phạm tội bị bệnh được hoãn thi hành án

nhưng hết thời hạn các cơ quan tư pháp không thực thi nghiêm túc dẫn đến họ phạm

tội lại. Ví dụ, Bùi Thị Ngọt, sinh năm 1957; có chồng và 3 con; nghề nghiệp chủ

quán cà phê; có 2 tiền án:

Án số 127/HSST ngày 3/12/2002 TAND quận Hồng Bàng xử 24 tù nhưng

cho hưởng án treo về tội "chứa mại dâm", thời gian thử thách là 36 tháng.

Án số 82/HSST ngày 8/9/2004 TAND quận Hồng Bàng xử 24 tháng tù về

tội "chứa mại dâm". Đồng thời tổng hợp hình phạt của bán án số 127/HSST ngày

3/12/2002 của TAND quân Hồng Bàng đã xử, tổng hợp hình phạt của hai bản án

thành hình phạt chung là 48 tháng tù buộc bị cáo phải thi hành. Bùi Thị Ngọt do

bệnh tật nên được tạm hoãn thi hành án phạt tù. Hết thời hạn tạm hoãn Bùi Thị Ngọt

nhưng cơ quan chức năng không thi hành nên đã tạo cơ hội cho Bùi Thị Ngọt tái

phạm tội "Chứa mại dâm". Tháng 7/2005 Bùi thị ngọt mở quán cà phê Hồng Ngọc;

107

đến tháng 9/2006 Ngọt thỏa thuận thống nhất với các nhân viên nữ được ăn tại quán

và bán dâm cho khách theo yêu cầu của Ngọt. Đến ngày 9/11/2006 thì bị Công an

bắt quả tang [73].

Công tác giam giữ, cải tạo, giáo dục người phạm tội nói chung và người

phạm tội nữ nói riêng còn những khó khăn hạn chế nhất định như tình trạng các trại

giam quá tải. Hiện nay, Bộ Công an đang quản lí 44 trại giam các loại; tính đến

tháng 8 năm 2008 tổng số phạm nhân đang giam giữ tại các trại này là 112.608

phạm nhân; bình quân hàng năm số phạm nhân tăng khoảng 105, cá biệt có năm

tăng 18% [1, tr. 14]. Thực tế cho thấy lực lượng giám thị trong trại giam đặc biệt là

giám thị nữ thì rất ít và hiểu biết của họ về sư phạm, về tâm lí của giáo dục để cải

tạo nữ phạm nhân thì không có hoặc thiếu khoa học. Họ chưa thực sự hiểu được đặc

điểm tâm lí của phạm nhân. Họ làm việc hoàn toàn theo cảm tính và kinh nghiệm.

Thêm vào đó, người phạm tội bị phạt tước đoạt tự do trong điều kiện trại giam của

chúng ta như đã nêu trên, điều này cũng có nghĩa là đã hạn chế tước bỏ khả năng

hoàn lương của họ. Chế độ giam giữ ở một số nơi không đảm bảo phù hợp với

phạm nhân nữ… Một số phạm nhân nữ không thích ứng môi trường trại cải tạo,

không thay đổi bản chất nên phạm tội mới ngay trong thời gian thi hành án hoặc

ngay sau khi được ra tù. Ví dụ, bản án số:106/2005/HSST, TAND quận Đống Đa

xét xử ngày 6/4/2005 đối với Trương Thị Kiều Anh, nơi đăng ký hộ khẩu thường

trú tại tổ 76, khu Hoàng Cầu, phường Ô chợ dừa, quận Đống Đa, Hà Nội, 28 tuổi,

trình độ văn hóa lớp 9, nghề nghiệp không, có chồng và một con. Từ năm 1999 đến

2004 bị cáo đã có một tiền sự và 3 tiền án về tội trộm cắp tài sản. Cả 3 bản án đều

chưa được xóa, bị cáo đi cải tạo nhiều lần, ra khỏi trại một thời gian ngắn, bị cáo lại

tiếp tục phạm tội. Khoảng hơn 11 giờ trưa ngày 27/1/2005 Trương Thị Kiều Anh

đến siêu thị SEIYU tại phố Phạm Ngọc Thạch, phường Kim Liên, lợi dụng không

có ai để ý. Kiều Anh đã lấy trộm 02 lọ Nescafe trị giá 329.000 đồng giấu vào túi áo

khoác đi ra cửa không tính tiền. Khi ra đến cửa thì bị bảo vệ kiểm tra bắt giữ cùng

tang vật đưa về trụ sở Công an giải quyết [71].

Trong thời gian vừa qua ở nhiều địa phương chưa thực hiện tốt Nghị định

số 19/CP của Chính phủ ngày 06 tháng 4 năm 1996 về quy chế giáo dục tại xã

phường, thị trấn đối với người vi phạm pháp luật nhất là các đối tượng tham gia tệ

108

nạn xã hội như gái mại dâm, nữ nghiện ma túy và người phạm tội nữ bị kết án phạt

hình phạt không tước tự do hoặc phạt tù cho hưởng án treo và người phạm tội nữ

mãn hạn tù trở về với cộng đồng và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn

đến nữ giới phạm tội mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện là các yếu tố mà sự tác

động qua lại giữa chúng đưa lại việc thực hiện hành vi phạm tội của nữ giới.

Nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện bao gồm 4 nhóm cơ bản sau:

Nguyên nhân về kinh tế - xã hội; nguyên nhân về văn hóa - giáo dục; Nguyên nhân

trong quản lí Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Nguyên nhân trong hoạt

động chống tội phạm và giáo dục, cải tạo phạm nhân nữ.

1. Nguyên nhân về kinh tế - xã hội bao gồm các thành tố sau: Tình trạng

thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc có việc làm không ổn định hoặc có thu nhập thấp

đã tác động, ảnh hưởng đến việc phạm tội của nữ giới; Tác động tiêu cực từ mặt trái

của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đối với việc nữ giới phạm tội; Tác động

tiêu cực của tệ nạn xã hội thời kì mở cửa ảnh hưởng nhất định đến việc phạm tội

của nữ giới.

2. Nguyên nhân về văn hóa - giáo dục: Hành vi phạm tội của người phạm

tội nói chung hoặc của người nữ giới nói riêng có thể bị chi phối chủ yếu bởi nhân

cách của họ. Việc hình thành nhân cách được diễn ra do ảnh hưởng của những mối

quan hệ nói chung và ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sinh hoạt và hoạt

động của cá nhân. Nguyên nhân về văn hóa - giáo dục bao gồm các thành tố sau:

Thứ nhất, tác động tiêu cực trong môi trường giáo dục gia đình có thể ảnh hưởng

đến nữ giới phạm tội; thứ hai, bên cạnh tác động tiêu cực từ giáo dục trong gia đình,

một nguyên nhân khác phải kể đến đó là tác động tiêu cực từ giáo dục trong nhà

trường; thứ ba, tác động tiêu cực từ hạn chế về giáo dục, tuyên truyền pháp luật và phát

triển văn hóa trong môi trường xã hội có thể làm phát sinh tội phạm của nữ giới.

3. Nguyên nhân trong quản lí Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội

đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phạm tội của nữ giới bao gồm những nhân tố

sau: Những hạn chế, thiếu sót trong việc quản lí nhân khẩu, hộ khẩu (đặc biệt là ở

109

các thành phố lớn) trong bối cảnh của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa; những

hạn chế, thiếu sót trong việc quản lí các đối tượng có nguy cơ phạm tội cao như:

người nghiện ma túy và người có tiền án, tiền sự; thiếu sót trong công tác tuần tra

canh gác địa bàn và bảo vệ tài sản sẽ không phát hiện và ngăn chặn kịp thời những

đối tượng có biểu hiện nghi vấn dẫn đến bọn chúng thực hiện chót lọt hàng loạt

hành vi phạm tội mà không bị phát hiện và xử lí. Việc quản lí và bảo vệ tài sản của

các cơ quan, tổ chức và công dân còn nhiều hạn chế thiếu sót đã tạo cơ hội thuận lợi

cho hành vi chiếm đoạt tài sản nhất là tội trộm cắp tài sản.

4. Nguyên nhân trong hoạt động chống tội phạm và giáo dục, cải tạo phạm

nhân nữ. Những thiếu sót của các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác này đó

là: Tỉ lệ điều tra khám phá tội phạm chưa cao; công tác điều tra, truy tố, xét xử và

thi hành án hình sự chưa nghiêm minh và kịp thời, tác dụng răn đe tội phạm chưa

cao; trình độ của đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp còn chưa đáp ứng với yêu cầu

đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới, dẫn đến bỏ lọt nữ giới phạm tội; các

cơ quan tư pháp mới chỉ quan tâm đến việc phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử các

vụ án hình sự mà chưa quan tâm đúng mức đến việc phòng ngừa tội phạm, nhất là

phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện; công tác thi hành án hình sự, công tác

cải tạo và quản lí các đối tượng nữ đã phạm tội chưa tốt dẫn đến nữ giới tái phạm.

110

Chương 3

DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NỮ GIỚI THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM

3.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NỮ GIỚI THỰC HIỆN

Dự báo THTP do nữ giới thực hiện là phán đoán về thực trạng và diễn biến

của tội phạm do nữ giới thực hiện trong những năm tiếp theo. Dự báo THTP do nữ

giới thực hiện ở Việt Nam từ nay đến 2020 có ý nghĩa hết sức quan trọng. Dự báo

THTP do nữ giới thực hiện chính xác là cơ sở để lựa chọn các biện pháp hợp lí và

hiệu quả nhất trong phòng ngừa tội phạm.

Trước hết, dự báo THTP do nữ giới thực hiện được dựa trên cơ sở đánh giá

chính xác về diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam trong giai

đoạn 2003 - 2012 để có thể dự báo xu hướng vận động, thay đổi của tội phạm do nữ

giới thực hiện ở Việt Nam trong thời gian tiếp theo.

Sau đó, dự báo THTP do nữ giới thực hiện còn phải căn cứ vào sự thay đổi

trong đời sống xã hội trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; văn hóa - giáo dục; tổ chức -

quản lý và tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Nếu từ nay đến năm 2015 và 2020, phát triển kinh tế, xã hội diễn ra bằng

hoặc cao hơn 10 năm qua, thì nước ta có thể đạt được mục tiêu chiến lược do Đảng

ta đặt ra là: "Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp

theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỉ cương, đồng thuận; đời

sống vật chất và tinh thần của nhân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống

nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong gia đoạn

sau" [25, tr. 31]. Và "phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 - 8%/năm;

GDP theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu

người theo giá thực tế đạt khoảng 3000 USD. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và

sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản

phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công

nghiệp. Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%; chỉ

số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tuổi thọ bình

111

quân đạt 75 tuổi; lao động qua đào tạo đạt trên 70%, tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân

1,5 - 2%/năm. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, y

tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; cải thiện môi trường; chủ động ứng phó có hiệu

quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng" [25, tr. 31-32]. Tuy nhiên, "nước

ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn

biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực

và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối

sống của một bộ phận đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm

trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, "tự diễn biến", "tự

chuyến hóa" có diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu

"diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ, sử dụng chiêu bài "dân chủ", "nhân

quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta" [25, tr. 29]. Trong điều kiện

nước ta vẫn còn nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp; nền kinh tế

đang trong quá trình chuyển đổi, năng suất lao động thấp; những hạn chế yếu kém

trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chưa được khắc phục và hệ thống giáo dục, đào

tạo còn nhiều bất cập. Do vậy, từ nay đến năm 2020, những nguyên nhân làm phát

sinh tội phạm nữ giới trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, quản lí nhà

nước về an ninh, trật tự; những yếu kém trong hoạt động chống tội phạm và giáo

dục cải tạo phạm nhân nữ như đã phân tích trong chương 2 của luận án nêu trên vẫn

chưa được giải quyết một cách triệt để. Vì vậy, tội phạm do nữ giới thực hiện vẫn

có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Ví dụ, tình trạng thất nghiệp nói

chung và đặc biệt là nữ thất nghiệp nói riêng vẫn chưa thể giải quyết được. Theo dự

báo dân số cả nước theo mức sinh không đổi năm 2020 là 101.177.920 người trong

đó có 50.436.168 người nam và 50.741.260 người nữ [85, tr. 63]. Trung bình mỗi

năm dân số Việt Nam tăng khoảng 1 triệu người. Dân số trong độ tuổi 15 - 64 năm

2010 là 61,8 triệu người, năm 2015 là 65,7 triệu người và đến năm 2020 là 68 triệu

người. Sự tăng của dân số trong độ tuổi 15 - 64 là kết quả trực tiếp của việc gia tăng

số lượng trẻ em được sinh ra 15 năm trước. Do vậy, số lượng sinh đã đạt đỉnh cuối

thập kỷ 80 thì đến đầu thế kỷ XXI dân số trong độ tuổi 15 - 64 đạt cao nhất (cơ cấu

dân số vàng) và có xu hướng giảm sau đó 1,8 triệu người năm 2000 xuống còn trên

1,3 triệu người năm 2010. Từ năm 2015, số lượng người rời khỏi độ tuổi 15 - 64 sẽ bắt

112

đầu tăng từ 535.000 người lên thành 865.000 người đến năm 2020 và đạt 1,2 triệu

người trong 10 năm tới. Để tỉ số việc làm trên dân số giữ ở mức 75% thì việc làm

tăng thêm hàng năm bình quân sẽ như sau: Trong 5 năm (2001 - 2005) đã đạt được

mức việc làm bổ sung tối đa là gần 1 triệu việc làm, duy trì trong 5 năm tiếp theo

(2006 - 2010). Nhu cầu thêm việc làm sẽ giảm đáng kể trong các giai đoạn tiếp theo

(khoảng 600.000 việc làm giai đoạn 2011 - 2015; khoảng 350.000 việc làm trong

giai đoạn 2016 - 2020; 290.000 việc làm trong giai đoạn 2021 - 2025) [87, tr. 22-23].

Xét ở khía cạnh việc làm tăng trưởng GDP dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về việc

làm. Giai đoạn 2011 đến 2020 phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng giai đoạn

2001 - 2010 bình quân 7 - 8%/ năm và như vậy khả năng tạo việc làm ở giai đoạn

này thấp hơn hoặc chỉ bằng giai đoạn trước. Như chúng ta đã biết THTP do nữ giới

thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2012 có xu hướng gia tăng, mức độ gia

tăng bình quân năm là 0,53% và người phạm tội nữ ẩn chiếm 48,8% trong tổng số

người phạm tội nữ. Từ phân tích ở trên đây và sử dụng phương pháp ngoại suy theo

chúng tôi có thể dự báo THTP do nữ giới thực hiện từ 2013 - 2020 bao gồm cả tội

phạm ẩn như sau:

Một là, tội phạm do nữ giới thực hiện nói chung vẫn có xu hướng gia tăng

với mức độ gia tăng bình quân bằng hoặc hơn giai đoạn trước. Nếu có mức độ gia tăng

bình quân năm bằng giai đoạn trước thì người phạm tội nữ ở Việt Nam từ năm 2013 đến

năm 2020 có thể dự báo như sau: năm 2013 là 13.539 người; năm 2014 là 13.611 người;

năm 2015 là 13.684 người; năm 2016 là 13.756 người; năm 2017 là 13.828 người;

năm 2018 là 13.902 người; năm 2019 là 13.976 người; năm 2020 là 14.050 người.

Hai là, nhóm tội phạm do nữ giới thực hiện theo các chương tội phạm của

BLHS trong những năm tiếp theo cũng giống như ở giai đoạn trước, trong đó có 3

nhóm tội chiếm tỉ lệ cao hơn cả theo thứ tự giảm dần như sau: Nhóm tội xâm phạm

an toàn công cộng, trật tự công cộng; nhóm tội phạm về ma túy; nhóm tội xâm

phạm sở hữu. Về diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện theo các chương tội

phạm của BLHS có 6 nhóm tội là các tội phạm về chức vụ; các tội phạm về môi

trường; các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; các tội xâm phạm

trật tự quản lý hành chính; các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội xâm

phạm sở hữu vẫn tiếp tục vận động theo xu hướng tăng bằng hoặc cao hơn so với

113

mức tăng bình quân năm của giai đoạn trước. Đặc biệt nhóm tội phạm về chức vụ

có mức tăng cao nhất. Bởi những lí do sau: Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước

chăm lo cho sự nghiệp tiến bộ của phụ nữ, phụ nữ ngày càng bình đẳng với nam giới

và tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị. Đảng ta

khẳng định: phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp đạt từ

25% trở lên, nữ đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp đạt từ 35 - 40%; các

cơ quan, đơn vị có tỉ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là

nữ [23]. Khi phụ nữ được tham gia quản lí xã hội nhiều hơn và trong điều kiện cơ

chế giám sát còn thiếu chặt chẽ nhất là sự kiểm tra giám sát xã hội đối với nữ giới

giảm đi thì cũng có thể có nhiều cơ hội thực hiện các tội phạm về kinh tế và chức

vụ. Còn các nhóm tội phạm có xu hướng giảm là nhóm tội xâm phạm tính mạng,

sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và nhóm tội phạm về ma túy. Các

nhóm tội phạm này tuy có giảm nhưng không bền vững, bởi vì các mâu thuẫn trong

xã hội đặc biệt là các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, mâu thuẫn cá nhân, mâu

thuẫn trong gia đình; tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông

thôn; tình trạng thất học, không được đào tạo nghề; người nghiện ma túy chưa giảm,

tỉ lệ tái nghiện còn cao và do vị trí địa lí nước ta nằm gần với vùng "tam giác vàng"

nơi sản xuất các chất ma túy rất thuận lợi cho việc mua bán, vận chuyển ma túy vào

nội địa. Các nhóm tội khác còn lại có diễn biến phức tạp tăng giảm hàng năm nhưng

về cơ bản là không có biến động lớn.

Ba là, trong cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện chủ yếu vẫn là các tội

như sau: Tội vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy; tội chứa mại

dâm, môi giới mại dâm; tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc; tội trộm cắp tài sản, tội lừa

đảo chiếm đoạt tài sản; tội mua bán người. Bởi vì, thất nghiệp lao động nữ ở thành

thị và thiếu việc làm ở nông thôn; tệ nạn xã hội chưa giảm: số người nghiện ma túy

chưa giảm, tỉ lệ tái nghiện còn cao, nhu cầu về các chất ma túy rất lớn dẫn đến tình

trạng mua bán, vận chuyển các chất ma túy ngày một gia tăng.

Bốn là, diễn biến của NCTNPT là nữ vận động theo xu hướng tăng bằng

hoặc cao hơn so với mức độ tăng bình quân năm của giai đoạn trước (8%).

Năm là, nữ giới tham gia đồng phạm tăng đặc biệt là nhóm tội phạm có tổ

chức thực hiện các loại tội phạm về ma túy, cờ bạc, mại dâm.

114

Sáu là, địa bàn xảy ra tội phạm, nữ giới thực hiện tội phạm chủ yếu ở

Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số địa phương như: Tây Ninh, Đồng Nai,

Nghệ An, Sơn La, Kiên Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng.

Dự báo THTP do nữ giới thực hiện ở nước ta đến năm 2020 làm cơ sở cho

việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện trong thời gian tới.

3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

Phòng ngừa tội phạm là nội dung quan trọng của tội phạm học. Bởi vì, tội

phạm học nghiên cứu THTP, nguyên nhân của tội phạm, nhân thân người phạm tội,

nạn nhân của tội phạm cũng chính là để tìm ra các biện pháp hạn chế hoặc loại trừ

những nguyên nhân của tội phạm nhằm không để tội phạm xảy ra. Hiện nay, các

nhà nghiên cứu về tội phạm học còn có quan điểm khác nhau về nội dung và phạm

vi của khái niệm phòng ngừa tội phạm. Phòng ngừa tội phạm được hiểu theo hai

nghĩa khác nhau. Theo nghĩa rộng thì "phòng ngừa tội phạm bao hàm toàn bộ

những hoạt động nhằm khắc phục, loại trừ nguyên nhân và các điều kiện của tội

phạm và các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, xử lý các tội phạm đang và đã xảy

ra" [63, tr. 199], [93, tr. 235]. Theo nghĩa hẹp thì "phòng ngừa tội phạm hiểu theo

nguyên nghĩa của nó là không để cho tội phạm xảy ra" [63, tr. 200], [93, tr. 236].

Vậy cần phải hiểu khái niệm phòng ngừa tội phạm theo nghĩa rộng hay theo nghĩa

hẹp? Theo chúng tôi khái niệm phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học được hiểu

theo nghĩa hẹp là phù hợp nhất. Bởi vì phòng ngừa tội phạm và đấu tranh chống tội

phạm là hai hoạt động khác nhau. Phòng ngừa tội phạm là hoạt động chủ động ngăn

ngừa không cho tội phạm xảy ra bằng cách tác động hạn chế hoặc loại trừ nguyên

nhân của tội phạm. Đấu tranh chống tội phạm là hoạt động trấn áp tội phạm đã xảy

ra, có nghĩa là khi một tội phạm cụ thể nào xảy ra trong xã hội rồi mới bị cơ quan

chức năng phát hiện và xử lí hình sự người thực hiện hành vi phạm tội đó. Hoạt

động này được tiến hành trên cơ sở của BLHS và BLTTHS. Khi tội phạm xảy ra thì

việc phát hiện kịp thời, xử lí nghiêm minh, trừng trị người phạm tội sẽ có tác dụng

làm mất cơ hội để người phạm tội có thể tiếp tục phạm tội và thực hiện tội phạm

mới, đồng thời răn đe những người khác từ bỏ ý định phạm tội, không thực hiện

hành vi phạm tội và do vậy nó cũng có vai trò phòng ngừa tội phạm. Như vậy, phòng

115

ngừa tội phạm và đấu tranh chống tội phạm là hai hoạt động khác nhau nhưng có

quan hệ chặt chẽ với nhau và đều có cùng mục đích nhằm phòng ngừa tội phạm.

Để phòng ngừa tội phạm, các biện pháp phòng ngừa phải tác động tới con

người nhằm loại trừ hoặc làm thay đổi phẩm chất tiêu cực của cá nhân bằng cách

hạn chế hoặc loại trừ các hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, những điều kiện

sống không lành mạnh, những nhược điểm trong công tác giáo dục ở môi trường gia

đình, nhà trường, nơi làm việc, nơi cư trú. Mặt khác phải tác động hạn chế, loại trừ

các hoàn cảnh, tình huống cụ thể đã tạo cơ hội thuận lợi cho việc thực hiện tội

phạm. Như vậy, có thể nói phòng ngừa tội phạm là tổng hợp các biện pháp do các

cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và công dân thực hiện nhằm hạn

chế hoặc loại trừ các nguyên nhân của tội phạm, không để tội phạm xảy ra.

Phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện là một bộ phận của hệ thống

phòng ngừa tội phạm trong xã hội. Phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện bao

gồm nhiều biện pháp theo nội dung của sự tác động phù hợp với các nguyên nhân

của tội phạm do nữ giới thực hiện, có thể được phân loại thành các biện pháp như sau:

- Biện pháp về kinh tế - xã hội làm hạn chế sự tác động của các yếu tố tiêu

cực nảy sinh từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm hạn chế, loại trừ các điều

kiện sống không thuận lợi chi phối việc thực hiện tội phạm của người nữ cũng như

có ảnh hưởng không tốt cho việc hình thành nhân cách nữ giới như: ảnh hưởng của

đói nghèo, thất nghiệp, tệ nạn xã hội và tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa và

công nghiệp hóa.

- Biện pháp về văn hóa - giáo dục làm hạn chế những yếu kém của hoạt

động giáo dục nhằm từng bước loại trừ những điều kiện không thuận lợi trong giáo

dục đã dẫn đến hình thành đặc điểm lệch lạc trong nhân cách người phạm tội nữ;

đồng thời nâng cao văn hóa nói chung và văn hóa pháp lí của nữ giới, tạo ra một cơ

chế được đảm bảo vững chắc để ngăn chặn việc tiếp thu những quan điểm, thói

quen tiêu cực, nâng cao ý thức tự giác, tính kỉ luật của nữ giới, làm cho tất cả nữ

giới chấp hành tốt các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật và không thực hiện

tội phạm.

- Biện pháp quản lí Nhà nước về trật tự xã hội nhằm loại trừ các hoàn cảnh,

tình huống cụ thể đã tạo cơ hội thuận lợi cho nữ giới nảy sinh động cơ, ý đồ phạm

116

tội và thực hiện tội phạm; Theo chúng tôi các biện pháp tác động nhằm làm thay đổi

hoàn cảnh, loại trừ tình huống cụ thể tạo cơ hội thuận lợi cho việc phạm tội là biện

pháp quan trọng trước mắt góp phần làm giảm tội phạm; còn các biện pháp tác động

làm thay đổi điều kiện sống và điều kiện giáo dục nhằm thay đổi người phạm tội là

những biện pháp có tính chiến lược, tác động đến các nguyên nhân gốc rễ của tội

phạm. Sở dĩ phải sử dụng đồng bộ tổng hợp các biện pháp phòng ngừa tội phạm bởi

vì các quá trình và hiện tượng tội phạm học tuy diễn ra khác nhau về phạm vi, hình

thức, mức độ nhưng lại là một thể thống nhất nếu xét toàn bộ tội phạm xảy ra ở một

không gian, thời gian nhất định.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp

luật nhằm bảo đảm mọi tội phạm xảy ra phải phát hiện kịp thời, điều tra, truy tố, xử

lí nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm

oan người vô tội; giáo dục cải tạo người phạm tội nữ và phòng ngừa họ tái phạm tội.

3.2.1. Biện pháp về kinh tế - xã hội

Nghiên cứu THTP do nữ giới thực hiện và nguyên nhân của nó cho thấy

người nữ giới phạm tội do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân phát sinh từ

quá trình phát triển kinh tế - xã hội mà cụ thể là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc

làm còn ở mức độ cao hoặc tình trạng đói nghèo, thu nhập thấp, đời sống khó khăn

của người phạm tội nữ. Điều này đã được phản ánh trong kết quả nghiên cứu về

nghề nghiệp của người phạm tội nữ có tỉ lệ thất nghiệp cao là 33,9%, cao hơn nhiều

so với tỉ lệ thất nghiệp trong nữ giới (5,70%) và trong dân số nói chung [2], [51].

Tình trạng thất nghiệp và tình trạng đói nghèo, đời sống khó khăn của một bộ phận

dân cư là những yếu tố thúc đẩy nữ giới thực hiện tội phạm và tham gia vào các tệ

nạn xã hội để đảm bảo cuộc sống gia đình, giải quyết khó khăn vật chất. Phát triển

kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc loại trừ nguyên nhân của tội

phạm và do vậy có tác dụng phòng ngừa tội phạm. GS.TS khoa học Đào Trí Úc

khẳng định: "Những giải pháp kinh tế, xã hội ấy có tác động trực tiếp đến các

nguyên nhân gốc rễ của tội phạm, vì vậy chúng có ý nghĩa quyết định đối với việc

phòng ngừa tội phạm" [90, tr. 67]. Trong các biện pháp kinh tế - xã hội thì phát

triển kinh tế tạo việc làm cho người lao động là biện pháp thiết thực. Bởi vì: "lao

động không chỉ tạo cho con người của cải vật chất mà còn giúp con người tự hoàn

117

thiện mình, loại trừ những nhu cầu lệch lạc" [95, tr. 427]. Vấn đề này không thể

giải quyết trong thời gian ngắn mà đòi hỏi phải có quá trình lâu dài. Đây là biện

pháp cơ bản hàng đầu vì nó loại trừ nguồn gốc của tội phạm do nữ giới thực hiện,

mặt khác thực hiện tốt biện pháp này còn là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác của

xã hội. Cụ thể là cần tiến hành các biện pháp sau:

Một là, đầu tư phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều

việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động nữ. Nhà nước cần khuyến khích

phát triển đa dạng các ngành, nghề sản xuất khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có

về đất đai, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, nâng cao

năng suất lao động, tạo thêm việc làm mới đặc biệt là cho lao động nữ. Các doanh

nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tái chính theo quy định

của pháp luật [11, tr. 59]. Thực tế ở nước ta trong những năm qua cho thấy tốc độ

tăng trưởng nhanh của các doanh nghiệp chủ yếu dựa trên nền tảng nhân công giá

rẻ, trình độ tay nghề thấp, năng suất lao động thấp dẫn đến năng lực cạnh tranh của

các doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu

vực. Do vậy, Nhà nước đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và cần ưu

tiên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ góp phần nâng cao năng

lực cạnh tranh của nền kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động nữ. Nhà nước

cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề cho

lao động nữ. Quá trình đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước trong giai đoạn chuyển

đổi sang kinh tế thị trường đã có những tác động tiêu cực là một bộ phận lao động

nữ dôi dư mất việc làm phải rời khỏi khu vực kinh tế Nhà nước. Và sau khi mất việc

làm họ cũng có ít cơ hội tìm việc làm mới bởi nhiều lí do như trình độ chuyên môn

thấp, tay nghề thấp, không năng động, tuổi nhiều, sức khỏe không tốt, gánh nặng

công việc gia đình. Trong số lao động nữ dôi dư, một bộ phận thích ứng nhanh tìm

được việc làm mới ở các ngành dịch vụ như ăn uống, giải khát và giải trí; may mặc;

làm giày dép; dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, cắt tóc, nhuộm tóc, gội đầu; cắt tỉa, vẽ

móng chân và tay, xăm mí mắt, xăm môi, mát xa, giặt là, xông hơi, xoa bóp, làm

thuê cho các cơ sở buôn bán, sản xuất nhỏ, chăm sóc trẻ em, người già yếu (ô sin)

hoặc bán hàng rong, thu mua phế liệu ở các thành thị giúp họ có được thu nhập. Sự

phát triển các dịch vụ này không chỉ tạo việc làm cho các lao động nữ ở thành thị

118

mà còn tạo việc làm cho lao động nữ từ nông thôn di cư tự do ra thành phố. Tuy

nhiên, một bộ phận nhỏ lao động nữ mất việc làm không có khả năng cạnh tranh

trên thị trường lao động nên thất nghiệp, họ phải làm bất cứ công việc gì để kiếm

sống kể cả việc làm bất hợp pháp. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống bảo hiểm nhất

là bảo hiểm thất nghiệp có khả năng giúp họ vượt qua khó khăn; cũng cần phải có

chính sách ưu đãi, hỗ trợ kinh phí đào tạo lại nghề cho lao động nữ mất việc làm.

Đồng thời mở rộng nhiều loại hình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu xã hội để

ngoài nghề đang làm người lao động nữ còn có thể học thêm nghề dự phòng phù

hợp. Nếu gặp rủi ro mất việc làm họ có thể sớm tìm được việc làm mới ổn định

cuộc sống, tránh được tình trạng lao động nữ thất nghiệp đi vào con đường làm ăn

phi pháp.

Hai là, cần thực hiện các giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nhất là

đối với những gia đình đông con và có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. Theo tổng

điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 dân số Việt Nam năm 2009 là hơn 86 triệu người,

trong đó có 43,87 triệu lao động. Trong lực lượng lao động có trên 70% làm nghề

truyền thống là nông nghiệp [40]. Tỉ lệ nghèo theo thu nhập giảm từ 18,2% năm

2002 xuống 14,2% năm 2010 [87]. Thực tế hiện nay người nghèo chủ yếu tập trung

ở vùng nông thôn, miền núi kém phát triển và vẫn còn một bộ phận nghèo ở đô thị.

Những hộ nghèo thường là những gia đình đông con, không có việc làm hoặc có

việc làm nhưng trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu, sản xuất lương thực ít hơn

mức tiêu dùng thực tế và khi giá cả trên thị trường tăng cao thì những hộ nghèo

ngay lập tức trở thành hộ đói. Do vậy, cần thực hiện các giải pháp mang tính chiến

lược xóa đói giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2020. Trước hết tập trung ưu

tiên xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh, thành phố có nhiều nữ giới phạm tội như Thành

phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Sơn La, Kiên Giang,

Quảng Ninh, Hải Phòng. Theo chúng tôi cần huy động mọi nguồn lực và đa dạng

hóa phương thức xóa đói giảm nghèo như: hỗ trợ lương thực cứu đói và về lâu dài

cần dạy nghề, giúp vốn, kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi góp phần tăng năng suất,

hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa để họ tự vươn

lên thoát nghèo cho chính mình và có thể vươn lên làm giàu. Gắn chương trình xây

dựng nông thôn mới, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn với chương

119

trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ

của phụ nữ trên cùng một địa bàn. Cần tích cực triển khai thực hiện tốt Nghị định số

41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng

phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ

nghèo nhất là các hộ mà chủ hộ là nữ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng

đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đạt được mục tiêu đến năm 2020 đạt 100% nữ giới

nghèo ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu

đãi tạo việc làm, giảm nghèo từ các nguồn vốn tín dụng. Đồng thời, nhân rộng mô

hình hoạt động "ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo", mô hình này đã huy động sự hỗ

trợ từ chính phụ nữ và cộng đồng đối với những phụ nữ đang gặp khó khăn. Phát

triển các mô hình làm ăn mới hiệu quả kinh tế cao phù hợp với sức khỏe, sự khéo

léo, cần cù chịu khó của lao động nữ nông thôn như mô hình vườn ao chuồng

(VAC), mô hình áp dụng các tiến bộ sinh học như trồng nấm, trồng cây công nghiệp

(chè, cà phê, cao su, điều, ca cao); chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây lương thực

lúa, ngô, khoai sắn kém hiệu quả ở những vùng đất khô cằn sang cây ăn quả hiệu

quả kinh tế cao hơn như vải thiều ở Hải Dương và Bắc Giang, bưởi (bưởi Diễn,

bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi), thanh long; nuôi trồng thủy sản và phát triển làm

các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như thêu ren, mây tre đan, dệt thảm. Phát triển

nông nghiệp sản xuất hàng hóa có năng suất, an toàn, chất lượng, hiệu quả có khả

năng cạnh tranh gắn với chế biến và thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhà nước

tiếp tục triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ để người dân có thể sống và làm

giàu từ trồng chăm sóc, bảo vệ rừng. Đối với những gia đình đông con có hoàn cảnh

kinh tế khó khăn cần phát huy sức mạnh của cả cộng đồng, cần sự vào cuộc quyết

liệt của chính quyền, ban ngành, đoàn thể các cấp để giúp nữ giới nghèo trước hết

hỗ trợ cứu đói, hỗ trợ xây nhà tình thương và hỗ trợ phát triển kinh tế vươn lên thoát

nghèo bằng sinh kế như: giao đất, giao rừng, hỗ trợ lương thực để những gia đình

nghèo đông con trồng và bảo vệ rừng; vay vốn ưu đãi, chọn những giống cây trồng,

vật nuôi phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, có năng suất chất lượng cao đáp ứng

được thị trường có hiệu quả kinh tế cao, được học kĩ thuật nâng cao trình độ trồng

trọt, chăn nuôi hoặc được dạy nghề và làm một số nghề thủ công mỹ nghệ như dệt,

may, đan phát triển kinh tế gia đình với sự tham gia lao động của các con làm

120

những công việc phù hợp. Giải quyết việc làm, hỗ trợ đối với phụ nữ nghèo đói,

nhằm ngăn ngừa họ đi vào con đường phạm tội là công việc của toàn xã hội, của tất

cả các cơ quan Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội và của chính bản thân

người phụ nữ. Tuy nhiên với tư cách là cơ quan thực hiện theo chức năng thì Bộ

Lao động - Thương binh và xã hội cần phối hợp chặt chẽ với Hội liên hiệp phụ nữ

Việt Nam để xây dựng các chính sách, đề án về việc làm cho lao động nữ nhất là lao

động nữ nghèo. Trong đề án phải đánh giá, tính toán chi tiết về số lượng, có sự phân

hóa cho phù hợp với trình độ chuyên môn kĩ thuật, trình độ văn hóa, đặc điểm của

khu vực, địa bàn, ngành nghề cụ thể, tính đặc thù và đa dạng của các nhóm lao động

khác nhau.

Ba là, khắc phục tác động tiêu cực từ quá trình công nghiệp hóa, đô thị

hóa. Quá trình này đã làm cho một bộ phận dân cư nông thôn trở thành cư dân

thành thị và người làm nông nghiệp trở thành cán bộ, công nhân làm trong các nhà

máy. Tuy nhiên, một phần lao động nữ làm nông nghiệp mất đất canh tác đồng

nghĩa với mất việc làm, cuộc sống của họ bị đảo lộn gặp nhiều khó khăn. Do vậy,

sự cần thiết thực hiện đồng bộ các chính sách, biện pháp trong công tác bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư, khi thu hồi đất. Và hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, chuyển đổi

nghề đối với lao động làm nông nghiệp, nhất là lao động nữ có đất bị thu hồi. Thực

tế cho thấy nhiều địa phương mới chỉ chú trọng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải

phóng mặt bằng khi thu hồi đất, ít quan tâm đến dạy nghề, chuyển đổi nghề cho lao

động nữ; cũng như vấn đề nhà ở cho người lao động nữ làm việc trong khu công

nghiệp, khu kinh tế. Mặt khác nhà đầu tư vì lợi nhuận nên không bỏ kinh phí đào

tạo nghề cho người nông dân bị thu hồi đất, không sử dụng lao động địa phương

dẫn đến nhiều người nông dân nhất là lao động nữ bị mất việc làm hoặc thiếu việc

làm. Để giải quyết vấn đề này theo chúng tôi Nhà nước cần đặt trách nhiệm cá nhân

nếu lập quy hoạch treo, dự án khu công nghiệp, khu kinh tế kém hiệu quả gây lãng

phí đầu tư, lãng phí đất đai. Và nghiên cứu cho phép người nông dân có đất trong

quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế có thể góp vốn đầu tư bằng giá trị đất (theo

giá thị trường) và một phần giá trị đất dành để làm kinh phí để chủ đầu tư, doanh

nghiệp đào tạo nghề cho người nông dân để họ thay đổi nghề và được tuyển vào

làm việc trong doanh nghiệp mà họ chính là người góp vốn. Như vậy, cách làm này

121

người nông dân sẽ không bị mất đất, vừa bảo toàn giá trị tư liệu sản xuất, vừa có

việc làm ổn định cuộc sống tốt hơn. Đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích chung của xã

hội, lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của cá nhân người nông dân có đất. Ưu tiên

phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn với trình độ công nghệ

cao, sạch, tốn ít nhiên liệu hay năng lượng như: sản xuất máy làm đất, máy gặt đập,

máy chế biến sản phẩm, bảo quản, phân bón, thuốc bảo vệ có chất lượng và giá cả

cạnh tranh. Bố trí hợp lí công nghiệp trên các vùng; tổ chức lại sản xuất nông

nghiệp, phát triển vùng sản xuất hàng hóa, vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn

với công nghiệp chế biến sản phẩm (nông, lâm, thủy sản), công nghiệp bảo quản

đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Như vậy, người nông dân nhất là lao

động nữ sẽ không thất nghiệp, không bị thiệt thòi do giá đất đền bù thấp, không bị

thiệt hại do ô nhiễm môi trường, trái lại lao động nữ ở nông thôn còn có cơ hội thu

nhập ngày càng tăng cao; góp phần hạn chế lao động nữ nông thôn và trẻ em nghèo

bỏ quê hương di dân tự do ra thành phố.

Bốn là, thực hiện các giải pháp hạn chế các tệ nạn xã hội. Đây là giải pháp

có tính đặc thù để phòng ngừa nữ giới phạm tội. Bởi vì trong cơ cấu của tội phạm

do nữ giới thực hiện ở nước ta trong những năm qua các tội phạm liên quan đến tệ

nạn xã hội còn nhiều hơn tất cả các tội phạm khác cộng lại. Các tệ nạn xã hội như tệ

nghiện ma túy, tệ mại dâm và các tệ nạn xã hội khác là những nhân tố tiêu cực có

ảnh hưởng trực tiếp đến THTP do nữ giới thực hiện trong những năm qua. Do vậy

việc thực hiện các giải pháp loại trừ các tệ nạn xã hội cũng góp phần phòng ngừa tội

phạm, làm giảm tội phạm do nữ giới thực hiện. Để bài trừ các tệ nạn xã hội đòi hỏi

phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Quốc hội cần quan tâm quyết định nguồn

lực cho công tác phòng chống tệ nạn xã hội theo hướng tăng đầu tư cho các tỉnh,

thành phố trọng điểm có nhiều tệ nạn xã hội và ưu tiên cho các tỉnh có tệ nạn xã hội

phát triển nhưng có khó khăn về kinh tế. Ví dụ như: Sơn La, Lào cai, Yên Bái,

Nghệ An. Điều chỉnh tiền, tài sản thu được từ hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội

chi lại cho hoạt động này nhằm giảm tiền của ngân sách Nhà nước. Chính phủ chỉ

đạo các Bộ, ngành, các địa phương thực hiện chương trình hành động phòng chống

ma túy, mại dâm, cờ bạc; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân

tham gia phòng chống tệ nạn xã hội. Huy động nhiều nguồn vốn tăng cường đầu tư

122

xây dựng, quản lí các trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội cho các đối

tượng nghiện ma túy và mại dâm có hiệu quả. Trong giai đoạn này, trên phạm vi cả

nước có 299.804 người nghiện ma túy có hồ cơ quản lí trong đó người nghiện nữ

chiếm 7% [9]. Công tác dạy văn hóa, dạy nghề tạo việc làm cho người nghiện ma

túy chiếm khoảng trên 30% so với tổng số người được cai nghiện đối với những học

viên có trình độ văn hóa cao thì được dạy nghề và cấp chứng chỉ nghề như: Điện

dân dụng, cơ khí, lái xe, chất lượng ngày càng cao. Nhiều đối tượng nghiện ma túy

đã cai nghiện được trở về và trở thành chủ cơ sở sản xuất, thành cán bộ, xã phường.

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội tập trung chỉ đạo thực hiện các mục tiêu của

công tác cai nghiện ma túy từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. Đó là, 100%

người nghiện có hồ sơ quản lí được đưa vào chương trình cai nghiện với các hình

thức cai phù hợp và quản lí sau cai; 60% người nghiện được dạy nghề, truyền nghề;

50% được hỗ trợ vay vốn tìm việc làm; giảm tỉ lệ người tái nghiện xuống còn 70%

năm 2015 và 60% năm 2020; nhân rộng các mô hình cai nghiện hiệu quả. Mô hình

cai nghiện hiệu quả nhất là mô hình cai nghiện 3 giai đoạn tại tỉnh Tuyên Quang,

trong đó gồm giai đoạn cắt cơn và luyện tập tại cộng đồng 2 tháng, giai đoạn lao

động tập trung tại cộng đồng 24 tháng và giai đoạn quản lí tại cộng đồng từ 24 đến

36 tháng, tỉ lệ tái nghiện 5,3% [7]. Đặc biệt thực hiện các biện pháp nhằm giúp đỡ

gái mại dâm. Hiện nay gái mại dâm có xu hướng hoạt động sang hình thức gái gọi,

gái bao, qua mạng Internet, qua điện thoại di động rất khó phát hiện và theo dõi.

Theo báo cáo của cục phòng chống tệ nạn xã hội của Bộ Lao động - Thương binh

và xã hội cho thấy số đối tượng mại dâm có hồ sơ quản lí trên phạm vi cả nước

trong 10 năm từ năm 2003 đến năm 2012 có 134.545 đối tượng mại dâm có hồ sơ

quản lí chiếm khoảng 41% so với số đối tượng mại dâm ước tính và số đối tượng

mại dâm được dạy nghề chiếm khoảng 19% so với tổng số đối tượng có hồ sơ quản

lí [8]. Số đối tượng mại dâm được dạy nghề tại các trung tâm chữa bệnh, giáo dục,

lao động xã hội và ở cộng đồng năm sau cao hơn năm trước. Các trung tâm tổ chức

dạy nghề kết hợp với lao động sản xuất với mục đích nâng cao ý thức và khả năng

lao động của các đối tượng mại dâm, đồng thời tăng thêm thu nhập cải thiện sinh

hoạt hàng ngày cho họ. Nhiều trung tâm đã gắn dạy nghề với tạo việc làm cho đối

tượng mại dâm làm thông qua vận động các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất gia

123

công sản phẩm hoặc nhận đối tượng vào làm việc. Theo chúng tôi cần nhân rộng

việc dạy nghề và tạo nhiều việc làm cho các đối tượng mại dâm ở nhiều trung tâm

chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội và từng bước nâng tỉ lệ dạy nghề, truyền nghề

và hỗ trợ vay vốn tìm việc làm cho đối tượng mại dâm. Nhiều địa phương xây dựng

mô hình hiệu quả giúp đối tượng gái mại dâm hoàn lương thông qua các câu lạc bộ

giáo dục đồng đẳng, phụ nữ giúp nhau tiến bộ, kết hợp tư vấn với cung ứng các dịch

vụ trợ giúp trực tiếp cho hàng nghìn đối tượng có hoàn cảnh khó khăn như khám

chữa bệnh miễn phí, học nghề tìm được việc làm ổn định đời sống, cho vay tín dụng

hàng chục tỉ đồng, trợ cấp đột xuất, miễn giảm học phí cho con đi học. Đây là biện

pháp giúp đỡ đối tượng gái mại dâm phục hồi nhân phẩm hòa nhập cộng đồng góp

phần làm giảm tệ nạn mại dâm đồng thời ngăn ngừa nữ giới phạm tội. Ủy ban trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh cuộc vận động

phòng chống tệ nạn xã hội trong gia đình, nhà trường và cộng đồng; đẩy mạnh

tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân nhất là thanh thiếu niên về tác hại

của các tệ nạn xã hội để họ tránh không tham gia vào các tệ nạn này. Tạo điều kiện

thuận lợi, bảo đảm an toàn để nhân dân tố giác các đối tượng tham gia tệ nạn xã hội.

Chú trọng đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh giải trí cho nhân dân nhất là cho thanh

thiếu niên vui chơi giải trí lành mạnh. Ví dụ, nhà văn hóa, sân vận động, công viên,

nhà hát, rạp chiếu phim và các địa điểm vui chơi giải trí khác.

Đồng thời phát hiện kịp thời xử lí hành chính, xử lí hình sự nghiêm minh

phù hợp với tính chất mức độ của từng hành vi tham gia vào các tệ nạn xã hội để

trừng trị, giáo dục những đối tượng này ngăn ngừa họ tái phạm. Những biện pháp

giúp đỡ những đối tượng nữ tham gia vào các tệ nạn xã hội như: Người nghiện nữ

sau cai trở về cộng đồng, gái mại dâm đã phục hồi nhân phẩm, người phạm tội nữ

đang chấp hành hình phạt không tước tự do hoặc người phạm tội nữ được hưởng án

treo. Nhà nước cần có chính sách miễn phí hoặc hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề và giải

quyết việc làm cho các đội tượng này. Đây là biện pháp phòng ngừa tái phạm hiệu

quả nhất. Cần nhân rộng mô hình xã, phường, thôn, ấp, bản không có tệ nạn xã hội

và các gia đình không có người tham gia vào các tệ nạn xã hội.

Tóm lại, phát triển kinh tế nhanh, bền vững đi đôi với thực hiện công bằng

xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động nữ, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị

124

và thiếu việc làm ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo và chống tệ nạn xã hội nhằm

loại trừ các điều kiện sống không thuận lợi, loại trừ các yếu tố tiêu cực làm phát

sinh tội phạm nói chung và tội phạm do nữ giới thực hiện nói riêng.

3.2.2. Biện pháp về văn hóa - giáo dục

Thực tiễn cho thấy không phải kinh tế tăng trưởng nhanh thì sẽ kéo theo

làm giảm tội phạm mà ngược lại tăng trưởng kinh tế thì THTP vẫn có thể gia tăng.

Cụ thể, tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2007 lần lượt

là 7,3%, 7,8%, 8,4%, 8,2%, 8,5% [87, tr. 17] nhưng THTP do nữ giới thực hiện vẫn

có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, năm 2007 tăng 11% so với năm

2003 [81]. Tội phạm do nữ giới thực hiện xảy ra nhiều ở thành phố lớn như Hà Nội

và Thành phố Hồ Chí Minh và đây cũng là các địa phương có mức độ tăng trưởng

kinh tế và mức sống cao [91]. Bởi vì, nữ giới phạm tội không phải chỉ do thất

nghiệp và nghèo đói mà còn do nhiều nguyên nhân khác trong đó phải kể đến là do:

trình độ học vấn thấp, tính tham lam hám lợi, đề cao của cải, hám danh, tính ích kỷ,

ngang ngạnh, ý thức đạo đức và ý thức pháp luật kém, thái độ tiêu cực.. Nguyên

nhân dẫn đến người nữ có nhân cách lệch lạc chủ yếu là do những yếu kém của hoạt

động giáo dục và tác động tiêu cực của môi trường sống. Vì vậy, để phòng ngừa nữ

giới phạm tội, theo chúng tôi phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nữ

giới từng bước nâng cao đời sống của họ là rất cần thiết song chưa đủ cần phát triển

giáo dục và khắc phục những yếu kém của công tác này phải được quan tâm hàng

đầu. Thực hiện tốt việc giáo dục sẽ góp phần nâng cao trình độ dân trí, cải tạo được

những người có nhân thân xấu, hạn chế được những phẩm chất tâm lí tiêu cực của

nữ giới, làm cho họ thể hiện được tính tích cực của mình, đồng thời chúng ta phải

có các biện pháp nhằm xây dựng một cơ cấu nhu cầu đúng đắn để không cho tư

tưởng tôn thờ vật chất phát triển. Để khắc phục những yếu kém, hạn chế của hoạt

động giáo dục nhằm phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện cần thực hiện tốt các

biện pháp sau đây:

Một là, các biện pháp khắc phục những yếu kém trong hoạt động giáo dục

trong gia đình. Phần lớn người nữ giới phạm tội sống trong gia đình thiếu một mái

nhà bình thường do bố mẹ li dị, bị bỏ rơi hoặc bố mẹ chết. Trong trường hợp còn cả

cha mẹ thì do mải hoạt động kinh tế kiếm tiền không có thời gian chăm sóc dạy dỗ

125

con gái hoặc do trình độ văn hóa của cha mẹ thấp nên không biết cách dạy dỗ, uốn

nắn con cái vào khuôn phép hoặc quá khắt khe thô bạo hoặc quá nuông chiều hay có

tư tưởng "khoán trắng" việc giáo dục cho nhà trường và xã hội. Để khắc phục

những kiếm khuyết trên đây đòi hỏi chính quyền địa phương phối hợp với hội phụ

nữ, đoàn thanh niên, các tình nguyện viên xã hội tại cơ sở bằng tình thương làm

nhiệm vụ theo dõi giúp đỡ các đối tượng có nguy cơ cao đi vào con đường phạm

pháp nhất là trẻ em nữ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi rất cần một mái ấm

gia đình thay thế chăm lo đời sống. Vì lợi ích của trẻ em cần thiết tìm các gia đình

yêu thương đứa trẻ nhận con nuôi hoặc được săn sóc nuôi dưỡng trong những nhà

tình thương nuôi dưỡng, làng trẻ SOS.

Hạnh phúc gia đình có tác động quyết định đến môi trường giáo dục gia

đình. Trong đời sống gia đình sẽ không thể tránh khỏi những bất đồng, mâu thuẫn,

vấn đề ở chỗ người trong cuộc có phát hiện ra mâu thuẫn sớm và giải quyết nó một

cách hợp lí, hay sai lầm để mâu thuẫn kéo dài trở lên trầm trọng khó giải quyết mà

dẫn đến sử dụng bạo lực thoát khỏi tình trạng xung đột hoặc li hôn. Tiến hành hòa

giải, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình kịp thời; tăng cường các dịch vụ hỗ trợ

như trung tâm tư vấn hôn nhân và gia đình, tư vấn pháp luật khác (trợ giúp pháp lí),

tham vấn tâm lí giúp cho người chồng và người vợ nâng cao kĩ năng sống tránh sự

đổ vỡ gia đình và tránh được tình trạng người vợ phạm tội giết chồng trong trạng

thái tinh thần bị kích động mạnh hoặc giết người do ghen tuông. Tuy nhiên thực tế

cho thấy nhiều cặp vợ chồng không biết cách ứng xử có văn hóa, tình trạng bạo lực

gia đình còn phổ biến và các vụ li hôn gia tăng. Khi li hôn nhiều trẻ em sống cùng

với mẹ vì thế người mẹ có gánh nặng lâu dài có nguy cơ cao phạm tội nếu người mẹ

không có việc làm. Cần có sự quan tâm đặc biệt của các ngành, các cấp và hội phụ

nữ giúp đỡ các gia đình nghèo mà người phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ. Sự giúp đỡ

này có thể ngăn ngừa được người mẹ phạm tội, đồng thời trẻ em nhất là con gái

được hưởng sự thương yêu chăm sóc từ những người làm công tác xã hội và người

xung quanh có như vậy con gái mới tránh khỏi sự phát triển nhân cách lệch lạc,

ngăn ngừa con gái phạm pháp, phạm tội. Gia đình là tế bào của xã hội, là môi

trường quan trọng giáo dục đạo đức, lối sống và hình thành nhân cách. Do vậy, việc

thực hiện bình đẳng giới, việc xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, bình đẳng, tiến bộ,

126

hạnh phúc, bền vững là vô cùng cần thiết sẽ giúp con gái tránh được tác động ảnh

hưởng xấu ngoài xã hội, không bị suy thoái về đạo đức sẽ không phạm pháp và

phạm tội.

Hai là, các biện pháp khắc phục những yếu kém trong hoạt động giáo dục ở

nhà trường. Trong khi gia đình là ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất trong việc

giáo dục hình thành phẩm chất đạo đức, tính cách của đứa trẻ, những môi trường

xung quanh nó, như nhà trường cũng góp phần giáo dục hình thành nhân cách của

chúng. Nhà trường là tổ chức cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong nỗ lực ngăn

ngừa người chưa thành niên phạm pháp vì trên thực tế, nhà trường giao tiếp với hầu

hết mọi đứa trẻ vào thời kỳ chúng còn tương đối thơ dại, chưa trưởng thành. Điều 2

của luật giáo dục qui định mục tiêu giáo dục là: "Đào tạo con người Việt Nam phát

triển toàn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành

với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân

cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ

quốc" [53]. Như vậy, sau gia đình là phải kể đến nhà trường trong việc giáo dục

hình thành và bồi dưỡng nhân cách của trẻ em. Nhà trường giáo dục toàn diện hình

thành những phẩm chất đạo đức, rèn luyện thể chất, trang bị những tri thức và kỹ

năng nghề nghiệp cần thiết cho học sinh. Tuy nhiên trong nhà trường vẫn còn

những hạn chế nhất định có ảnh hưởng xấu đến việc hình thành và phát triển nhân

cách của học sinh cần phải khắc phục bằng những biện pháp sau:

- Tăng nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục theo phương châm Nhà nước và

nhân dân cùng làm. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển [53]. Vì vậy Nhà

nước và xã hội cần đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động này nhằm nâng cao chất

lượng giáo dục. Tăng học phí trên cơ sở tính đúng tính đủ sẽ thu hút được sự đóng

góp của toàn xã hội cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và hạn chế được

tình trạng học thêm, cha mẹ học sinh sẽ không phải đóng các loại quỹ mà các báo

đăng tải vào đầu năm học của các trường phổ thông. Đồng thời phải có chính sách

và quy định cụ thể về miễn giảm học phí đối với người nghèo để mọi người đều

được hưởng quyền lợi và có cơ hội được học tập. Hiện nay chi phí giáo dục tăng

lên, (theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010 của tổng cục thống kê trung

bình các hộ dân cư phải chi hơn 3 triệu đồng cho một thành viên đang đi học tăng

127

64% so với năm 2008 [41]) nhiều gia đình nghèo không đủ tiền cho con đi học

trong số học sinh bỏ học phần nhiều là nữ giới. Vì vậy, để tránh tình trạng học sinh

nữ bỏ học vì kinh tế gia đình khó khăn; theo chúng tôi thực hiện phổ cập giáo dục

trung học cơ sở thì không tăng học phí ở bậc trung học cơ sở và Nhà nước cần có

quy định giảm học phí ở bậc học này đối với học sinh vùng nông thôn và miễn học

phí ở bậc trung học cơ sở đối với học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó

khăn và đối với học sinh là người dân tộc ít người ở miền núi và Tây Nguyên.

- Tăng cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa nhà trường. Do dân số tăng

nhanh nhiều địa phương chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho hoạt động giáo dục

dẫn đến tình trạng quá tải học sinh ở các trường công lập (thiếu trường, thiếu lớp,

thiếu sân chơi, bãi tập, thiếu ký túc xá). Vì vậy, các chính quyền các địa phương cần

có kế hoạch cụ thể về xây dựng trường học mới hoặc xây thêm phòng học mới cho

phù hợp với tình hình dân số bảo đảm đủ trường, phòng học cho các đối tượng còn

trong độ tuổi đi học. Thực hiện kiên cố hóa trường học ở vùng miền núi; khắc phục

tình trạng xuống cấp đối với cơ sở vật chất nhà trường hiện có. Đồng thời từng bước

hiện đại hóa nhà trường trang bị máy tính, mạng Internet, phòng thí nghiệm, thiết bị

dạy và học hiện đại để nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa và

hội nhập quốc tế.

- Nhà trường quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng

giao tiếp cho học sinh. Cần thực hiện tốt quan điểm giáo dục toàn diện, không chỉ

chú trọng giáo dục tri thức mà xem nhẹ giáo dục đạo đức, kĩ năng giao tiếp ứng xử

có thể dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, ma túy học đường. Với nhận thức giáo

dục đạo đức hình thành phẩm chất đạo đức đúng đắn cho học sinh đòi hỏi phải là công

việc thường xuyên lâu dài của nhà trường cộng với sự rèn luyện, tu dưỡng không

ngừng của bản thân học sinh. Vì vậy cần quan tâm giáo dục đạo đức, giáo dục công

dân ngay từ trường mầm non và được quan tâm chú trọng giáo dục đạo đức ở các

bậc học tiếp theo vì đạo đức phải do rèn luyện, giáo dục hàng ngày [58, tr. 293].

Nhà trường giáo dục toàn diện học sinh vừa có phất chất đạo đức tốt, có ý thức tự

giác chấp hành pháp luật cao, có tri thức và kỹ năng chuyên môn giỏi, có thái độ

đúng đắn - có nhân cách tốt. Người có nhân cách tốt dù có rơi vào hoàn cảnh kinh tế

khó khăn, môi trường đầy cám dỗ nhưng họ vẫn kiên định không phạm pháp và

128

phạm tội. Ngược lại, nhà trường chỉ chú trọng giáo dục các môn học cơ bản xem

nhẹ giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục văn hóa ứng xử, kĩ năng giao

tiếp phù hợp với giới tính dẫn đến một bộ phận học sinh nữ phát triển nhân cách

lệch lạc, đạo đức suy đồi có nguy cơ cao có thể họ đi vào con đường phạm pháp và

phạm tội.

Qua điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009 cho thấy số người 15 tuổi trở

lên chưa qua đào tạo nghề là 86,7% [40], và theo kết quả khảo sát mức sống dân cư

năm 2010 cho thấy tỷ lệ không có bằng cấp hoặc chưa bao giờ đến trường của dân

số từ 15 tuổi trở lên của nhóm hộ nghèo nhất là 38,1% cao hơn 4,6 lần so với nhóm

hộ giàu nhất. Của nữ giới là 24,6% cao hơn 1,6 lần so với nam giới [41]. Tỉ lệ này ở

người phạm tội nữ cao hơn: mù chữ 9,14%, tiểu học 27,05%, trung học cơ sở

36,38%, trung học phổ thông 26,10% [51] và không được đào tạo nghề chiếm

95,1% [50]. Do vậy, cần tăng cường dạy nghề phù hợp cho các đối tượng là nữ giới

và phù hợp với xu hướng việc làm. Đó là các nghề như thợ lắp ráp và vận hành máy

móc, thiết bị; thương mại - dịch vụ; lao động thủ công; lao động có kĩ năng trong

nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Ở bậc dạy nghề cần gắn dạy nghề trong các

trường dạy nghề với với nhu cầu sử dụng lao động ở địa phương nói chung và các

doanh nghiệp đóng trên địa bàn nói riêng bảo đảm chất lượng đào tạo đáp ứng được

nhu cầu sử dụng lao động nữ của các doanh nghiệp, khi ra trường có thể tìm được

việc làm ngay.

Để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao theo nhu cầu phát triển của

xã hội đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động, theo chúng tôi cần

thiết phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng

giáo dục từ bậc học tiểu học cho đến trung học phổ thông; hệ thống các trường dạy

nghề và các trường đại học. Cần quan tâm đào tạo đội ngũ giáo viên ở mọi bậc học

có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn cao, có phương pháp dạy hay, am

hiểu tâm lí lứa tuổi, tâm lí giới tính và có tình yêu nghề giáo, có tinh thần trách

nhiệm cao. Đồng thời từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ

giáo viên ở mọi bậc học trước hết là ở bậc mầm non và tiểu học. Điều này sẽ góp

phần quan trọng làm giảm thất nghiệp do không có năng lực tay nghề, nâng cao

trình độ dân trí hạn chế nữ giới do thiếu hiểu biết mà phạm tội.

129

- Thực hiện tốt công tác quản lí học sinh, chống tình trạng trốn học, bỏ học

bằng nhiều biện pháp khác nhau như đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng

thú cho học sinh chăm chỉ, say mê học hành. Mặt khác nhà trường cần tăng cường

các hoạt động ngoại khóa và tăng cường hoạt động của các tổ chức đội, đoàn, sao

đỏ cuốn hút các em tham gia vào hoạt động của tập thể, hoạt động vì cộng đồng phù

hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường. Tuy nhiên, trong bất cứ chương trình

hoạt động giáo dục trong nhà trường nào, một vấn đề căn bản rất quan trọng là phải

ý thức được rằng nhà trường hoạt động với những con người đang phát triển về thể

chất và đang hình thành nhân cách vào lớp học với thái độ đã được gia đình và hoàn

cảnh xung quanh tạo nên. Học sinh giao tiếp với các thầy giáo của chúng và sống

với những tiết học hàng ngày trên lớp với tâm trạng yêu, ghét, sợ hãi và âu lo; với

những khát vọng không được thỏa mãn và những ham muốn không được làm vừa

lòng. Nếu nhà trường không quan tâm đến vấn đề này trong các hoạt động giáo dục

sẽ dẫn đến một số học sinh cá biệt (vào lúc đầu tiên đi học đứa trẻ ở nhà trường, nó

đã có sẵn những đặc điểm về nhân cách căn bản như tính bướng bỉnh, cứng đầu đã

được hình thành) nổi loạn, gây rối, bạo lực trong nhà trường và có thể đi bước đầu

tiên vào con đường phạm pháp. Nhà trường có thể ngăn ngừa được vấn đề phạm

pháp bằng cách dìu dắt, hướng dẫn, giáo dục lại những tư tưởng lệch lạc chống đối

xã hội của đứa trẻ. Với sự hiểu biết cần phải chú tâm như vậy tới đứa trẻ các nhà

giáo đã nhấn mạnh nhiều hơn đến sự cần thiết phải chăm lo săn sóc riêng từng đứa

trẻ gặp khó khăn như có "thành tích" trốn học, học chậm hiểu và có ác cảm với nhà

trường. Những lý do ác cảm với nhà trường thường là do thiếu khả năng học hành,

chán ghét các môn học đòi hỏi kiên trì cố gắng và có trí nhớ tốt như ngoại ngữ, lịch

sử. Nhà trường phải có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với gia đình bằng nhiều

hình thức để một mặt nâng cao nhận thức của phụ huynh về phương pháp giáo dục

con ở gia đình, sắp xếp hợp lí cho các em thời gian làm công việc phụ giúp gia đình

với thời gian học ở nhà. Mặt khác, đối với những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

hoặc có biểu hiện sai trái về đạo đức, nhà trường và gia đình cần bàn bạc phối hợp

đề giúp đứa trẻ có điều kiện học tập tốt hơn hoặc sửa chữa kịp thời những biểu hiện

lệch lạc, sai trái. Vai trò của các tổ chức đội và đoàn thanh niên trong các trường

cần được phát huy hoạt động, đẩy mạnh phong trào "nói lời hay, làm việc tốt". Đối

130

với học sinh có nhiều hành vi phạm, nhà trường hạn chế việc đuổi học, bởi vì thực

tế cho thấy đuổi học chính là việc nhà trường từ bỏ trách nhiệm của mình, đẩy trẻ

em vi phạm lún sâu hơn vào sai lầm, tội lỗi vì nó không còn cơ hội để phục thiện.

- Nhà trường cần phối hợp chính quyền xã, phường, thị trấn và các tổ chức

đoàn thể như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi,… để cùng bàn bạc

các biện pháp xây dựng môi trường xung quanh gần trường học không được bán

thuốc lá, rượư, bia, không bán lô đề, không có cửa hàng kinh doanh trò chơi điện tử.

Đồng thời để mọi người dân đều có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, giáo dục,

kiểm soát các em nhất là các em học sinh nữ khi không học ở trường về gia đình,

ngăn ngừa không cho các em tiếp xúc và bị ảnh hưởng tiêu cực, bị lạm dụng bởi

những tệ nạn xã hội và những đối tượng có tiền án, tiền sự trong môi trường nơi cư

trú, giao tiếp.

Ba là, khắc phục những yếu tố tiêu cực của môi trường xã hội ảnh hưởng

xấu đến việc hình thành nhân cách cá nhân, đồng thời nâng cao trình độ văn hóa, ý

thức đạo đức, ý thức pháp luật của nữ giới để họ tự giác chấp hành tốt các chuẩn

mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật và không thực hiện tội phạm. Cụ thể là:

- Đổi mới các hình thức giáo dục, tuyên truyền pháp luật rộng rãi cho nhân

dân. Trên các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí, đài phát thanh cần

cung cấp các thông tin về tội phạm, các phương thức thủ đoạn phạm tội nói chung

và thủ đoạn phạm tội của người nữ giới để mọi người nâng cao ý thức cảnh giác tự

bảo vệ mình trước những phương thức thủ đoạn phạm tội mới, tránh không trở

thành nạn nhân của các tội phạm, đặc biệt đối với những tội như: trộm cắp, lừa đảo,

mua bán người,… Điều này sẽ có tác dụng phòng ngừa tội phạm.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp tư tưởng, văn hóa, thể thao, giải trí

nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân đặc biệt là cho nữ giới. Các biện

pháp này có nội dung và hình thức được thiết kế phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, giới

tính, điều kiện kinh tế và đặc điểm phong tục tập quán, văn hóa của từng vùng

miền, khu dân cư. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thanh thiếu niên phạm

pháp, phạm tội là do nhiều địa phương thiếu sân chơi, các cơ sở để cho các em vui

chơi giải trí lành mạnh. Vì vậy, chính quyền các cấp, hội phụ nữ, đoàn thanh niên

cần quan tâm hơn nữa cho việc phát triển nhiều loại hình câu lạc bộ văn hóa, nhà

131

thể thao, sân chơi, sân vận động, bể bơi, du lịch sinh thái, các trò chơi dân gian, các

loại hình giải trí lành mạnh khác phù hợp với nhu cầu giải trí của các em gái lúc

rảnh rỗi sau thời gian học tập, lao động vất vả.

- Các cơ quan chức năng phải kiểm soát, ngăn chặn sự du nhập các sản

phẩm văn hóa có nội dung không lành mạnh kích động bạo lực, tình dục như đồ

chơi, sách báo, băng đĩa hình, trò chơi điện tử từ nước ngoài vào nước ta. Phát hiện

xử lí nghiêm minh các cá nhân kinh doanh, cho thuê băng, đĩa hình có nội dung

không tốt. Thắt chặt quản lí trong lĩnh vực xuất bản và lưu hành các sản phẩm văn

hóa. Ngoài ra, cần phải loại bỏ tư tưởng tiêu cực như: đèn nhà ai người ấy rạng, né

tránh, sợ liên lụy, sợ trả thù. Muốn vậy, Nhà nước cần có chế độ khen thưởng thích

đáng và bảo vệ những người dám tố giác tội phạm, tích cực tham gia phòng chống

tội phạm và ngược lại phải lên án, xử lí nghiêm minh những người có tư tưởng né

tránh biết tội phạm đang, đã xảy ra mà không ngăn chặn hoặc tố giác thậm chí còn

che giấu. Các cấp hội phụ nữ cần tăng cường công tác giáo dục truyền thống tốt đẹp

như "lá lành đùm lá rách", "thương người như thể thương thân" cho các thành viên

của hội để mọi người biết sống vì cộng đồng.

- Đấu tranh chống bất bình đẳng giới: Bất bình đẳng giới có lịch sử lâu đời,

nó ra đời cùng với sự chuyển đổi từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ quyền. Sự bất

bình đẳng giới đầu tiên nó xuất hiện trong gia đình và dần dần nó phát triển vượt

khỏi phạm vi gia đình sang các lĩnh vực của đời sống xã hội như học tập, lao động,

việc làm, quản lí, phân phối sản phẩm, thu nhập. Việc loại trừ sự không công bằng,

sự bất bình đẳng, trong đó có bất bình đẳng giới ở nước ta hiện nay không phải

công việc dễ dàng mà là công việc rất khó phải thực hiện đồng bộ các biện pháp

được triển khai thường xuyên, lâu dài ở tất cả các ngành, các cấp, từng địa phương,

từng bản làng và từng gia đình. Để thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay,

theo chúng tôi cần phải coi trọng công tác cán bộ nữ. Nhà nước phải có quy hoạch,

có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, mặt khác bản thân cán bộ nữ cũng phải

cố gắng phấn đấu có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới nền kinh tế

thị trường theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và thực hiện kế hoạch hành

động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Kế hoạch này được xây dựng dựa

trên cương lĩnh toàn cầu và chiến lược quốc gia với mục tiêu là cải thiện đời sống

132

vật chất, tinh thần, phát huy vai trò của phụ nữ và tạo điều kiện để phụ nữ tham gia

nhiều hơn vào hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm góp phần nâng cao nhận

thức về bình đằng giới, thay đổi quan niệm sai lệch về giới trong nhân dân nhất là

đối tượng nam giới. Quán triệt nhận thức giới trong quá trình xây dựng pháp luật và

các chính sách cho cán bộ soạn thảo để họ thể hiện nguyên tắc bình đẳng giới vào

nội dung các văn bản pháp luật. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giới, chống tư

tưởng phân biệt trọng nam khinh nữ không chỉ góp phần xây dựng gia đình hòa

thuận bền vững, hạnh phúc mà còn góp phần giải phóng phụ nữ, tạo cho họ có tâm

lí thoải mái, chủ động sáng tạo tham gia nhiều hơn vào một số ngành nghề mà phụ

nữ còn chiếm tỉ lệ nhỏ do ảnh hưởng quan niệm sai lệch về giới đối với lao động.

Giáo dục đối với nữ giới thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực học ở các

bậc học là trách nhiệm chung của của cả hệ thống chính trị trong đó, Hội liên hiệp

phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho quyền lợi của phụ nữ

đóng vai trò quan trọng trong việc vận động chị em phấn đấu vì sự tiến bộ của phụ

nữ trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Hội liên hiệp phụ nữ cần

phải tiếp tục đổi mới về phương thức hoạt động, đa dạng về hình thức và nội dung

nhằm cung cấp những kiến thức, những kinh nghiệm phù hợp cho độ tuổi và trình

độ văn hóa của những thành viên trong hội như: giáo dục hướng nghiệp, giáo dục

giới tính, đồng thời kết hợp với việc tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng

và phổ biến pháp luật của Nhà nước như: luật Hôn nhân và gia đình, luật Bình đẳng

giới, luật Phòng chống bạo lực gia đình, luật Giáo dục, luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ

em, Bộ luật lao động nhằm nâng cao ý thức pháp luật của phụ nữ để họ tự giác chấp

hành mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Và đấu tranh

không khoan nhượng với những biểu hiện sai trái của nữ giới, của những thành viên

khác trong xã hội. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cần triển khai nhân rộng các phong

trào, các kinh nghiệm hay mà tổ chức hội đã đạt được trong thời gian qua như: phong

trào thi đua phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo; xây dựng gia đình hạnh

phúc; mổ heo đất "tiết kiệm làm theo lời Bác"; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng,

tiến bộ, hạnh phúc; tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo; Phong trào

thi đua "giỏi việc nước đảm việc nhà". Qua đó sẽ góp phần hình thành những phẩm

133

chất nhân cách tốt của người phụ nữ Việt Nam trong những năm tiếp theo là những

biện pháp thiết thực có ý nghĩa to lớn trong việc phòng ngừa nữ giới phạm tội.

Các biện pháp trên đây nếu được tổ chức thực hiện tốt sẽ có tác dụng loại

trừ những yếu tố tiêu cực ở các ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã

hội, góp phần hạn chế nguyên nhân của tội phạm ngăn ngừa người nữ giới phạm tội.

3.2.3. Biện pháp quản lí Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Biện pháp này hướng vào việc loại trừ các tình huống sống và các hoàn

cảnh thuận lợi làm nảy sinh ý định phạm tội hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc

thực hiện hành vi phạm tội. Nghiên cứu điều kiện thuận lợi cho việc phạm tội của

người nữ giới qua 368 phiếu hỏi phạm nhân nữ cho thấy: Sơ hở của người chủ tài

sản trong quản lí, sử dụng và bảo vệ tài sản chiếm tỉ lệ 5,43%, nạn nhân là người dễ

dãi trong quan hệ, thiếu thông tin chiếm tỉ lệ 27,72%, người khác thấy nhưng không

ngăn cản hoặc không tố giác chiếm tỉ lệ 7,07%, những thiếu sót trong quản lí nhà

nước về an ninh trật tự chiếm tỉ lệ 16,57% [50]. Những thiếu sót trong quản lí nhà

nước về an ninh trật tự trong thời gian qua đã được phân tích trong chương 2 nêu

trên bao gồm thiếu sót trong quản lí những đối tượng là phụ nữ và trẻ em ở các địa

phương di cư tự do sang các địa phương khác nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí

Minh. Hạn chế, thiếu sót trong việc quản lí những đối tượng có nguy cơ cao phạm

tội như gái mại dâm, nữ nghiện ma túy, những đối tượng đã có tiền án, tiền sự.

Những thiếu sót trong công tác tuần tra, canh gác, bảo vệ tài sản và những thiếu sót

trong quản lí các cơ sở kinh doanh có điều kiện. Để khắc phục những thiếu sót trên

đây theo chúng tôi cần thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể sau đây:

Một là, tăng cường quản lí con người trên địa bàn dân cư. Bộ Công an cần

chỉ đạo lực lượng cảnh sát quản lí hành chính, nhất là cảnh sát khu vực ở địa bàn

phường, làm tốt công tác quản lí hộ khẩu, nhân khẩu, công tác tạm trú tạm vắng tại

cộng đồng dân cư, tích cực vận động các chủ hộ tự giác thực hiện qui định khai báo

tạm trú, tạm vắng. Đồng thời thực hiện tốt chế độ thông tin về biến động thay đổi

nhân khẩu, hộ khẩu giữa các địa phương để nắm rõ các thông tin cá nhân của đối

tượng mới đến địa bàn cư trú, phân loại đối tượng trên cơ sở đó đề ra biện pháp

quản lí phù hợp nhằm ngăn ngừa vi phạm và tội phạm của những đối tượng từ các

địa phương khác đến trong đó có nhiều nữ giới từ nông thôn ra thành thị học tập,

134

bán hàng rong, chăm sóc trẻ em và làm giúp việc trong nhà (ô sin), làm thuê trong

các nhà hàng, thu mua phế liệu.

Hai là, thực hiện tốt công tác tuần tra. Lực lượng cảnh sát trật tự và cảnh

sát cơ động cần thường xuyên, liên tục tuần tra nhất là ở các địa bàn trọng điểm,

phức tạp, địa bàn giáp ranh, các tuyến giao thông huyết mạch để phát hiện kịp thời,

ngăn chặn không để đối tượng tiếp tục hoạt động phạm pháp hay phạm tội. Theo kết

quả nghiên cứu về thời gian phạm tội của nữ giới qua phiếu hỏi 368 phạm nhân nữ

chúng tôi thấy nữ giới thực hiện tội phạm vào tất cả thời gian trong ngày (từ 0 giờ

đến 24 giờ) nhưng nhiều nhất là vào khoảng thời gian từ 6 đến 12 giờ chiếm 39,1%;

thứ hai là vào khoảng thời gian từ 18 đến 24 giờ chiếm 24,2% [50]. Và địa điểm xảy ra

tội phạm nhiều nhất là ở thành phố 59,2%, sau đó là ở nông thôn 25,3%, còn miền

núi chiếm tỉ lệ ít nhất 15,5%. Từ kết quả này, chúng tôi kiến nghị ngành Công an

nên tổ chức lực lượng chuyên trách (Công an đường phố) ở các thành phố thực hiện

nhiệm vụ tuần tra đường phố, phát hiện ngăn chặn kịp thời các tội phạm xảy ra trên

các tuyến phố nhất là vào buổi sáng và buổi tối. Đồng thời củng cố và nâng cao chất

lượng hoạt động xây dựng đội dân quân, dân phòng, thanh niên xung kích, đội

thanh tra công nhân và ban thanh tra nhân dân cơ sở vững mạnh, xây dựng địa bàn

dân cư an toàn.

Ba là, các biện pháp nhằm kiểm soát hành vi của đối tượng nữ giới nghi

vấn và tác động ngăn chặn hành vi phạm pháp. Công an cơ sở theo dõi hành vi,

nghiên cứu hồ sơ vụ việc, lý lịch tư pháp, tài liệu khác và tổ chức tác động ngăn

chặn trực tiếp các hành vi phạm pháp của đối tượng nữ giới. Khi có những căn cứ

chính xác, xét thấy cần thiết có thể gọi triệu tập đến cơ quan công an để làm rõ các

hành vi, răn đe về các khả năng phạm tội, cảnh cáo, giáo dục, tại cụm dân cư nơi

đối tượng nữ giới cư trú; yêu cầu cam kết không thực hiện hành vi. Giao cho thiết

chế tự quản, chi hội phụ nữ ở tổ dân phố, xóm, thôn, bản kết hợp với gia đình họ

hàng quản lí, giáo dục, kiểm điểm tại cộng đồng những đối tượng nữ giới có tiền án,

tiền sự. Cơ quan cảnh sát khu vực quản lí địa bàn dân cư phải có danh sách các đối

tượng có nhân thân xấu có nguy cơ phạm tội trong đó có nữ giới (các đối tượng hay

gây rối, nghiện, mại dâm, đánh bạc, trộm cắp, lừa đảo,…) được đưa vào diện phải

quản lí chặt chẽ phát hiện kịp thời những biểu hiện nghi vấn để có biện pháp khắc

135

phục như gặp đối tượng để răn đe hoặc phối hợp với gia đình để tác động cảm hóa

đối tượng và thay đổi môi trường giao tiếp.

Bốn là, chính quyền cơ sở cần thường xuyên thực hiện các biện pháp cảnh

báo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng ngừa tội phạm đối với người dân, doanh nghiệp, tổ

chức trên địa bàn để họ không trở thành nạn nhân của tội phạm như: Kịp thời khắc

phục những sở hở trong công tác quản lí kinh tế khi phát hiện ra; lắp đặt hệ thống

camera trong siêu thị, trong các cơ sở sản xuất, các cửa hàng; thường xuyên kiểm

tra độ tin cậy của các khóa và các chốt cửa, trước khi ra khỏi nhà nên đóng và cài

chốt tất cả các cửa sổ, cửa ra ban công và khi ra khỏi nhà khóa cửa cẩn thận và nên

dùng khóa chống trộm; phải luôn nhắc nhở con, không cho người lạ vào nhà kể cả

những phụ nữ tự nhận là người bạn hay đồng nghiệp của bố mẹ; không để tiền, tài

sản có giá trị trong cốp xe máy, trong xe ô tô; không phô trương tài sản,… Mọi

người nâng cao ý thức tự bảo vệ, không tạo sở hở, đề cao cảnh giác để không trở

thành nạn nhân của các tội phạm như trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,

mua bán phụ nữ, mua bán trẻ em đây là những tội phạm nữ giới thực hiện nhiều

trong những năm qua.

Năm là, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm

tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm như: khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, quán

cà phê, karaoke, vũ trường trên địa bàn thuộc phạm vi quản lí của mình chặt chẽ,

phát hiện kịp thời những cơ sở vi phạm và xử lí nghiêm đúng pháp luật, góp phần

hạn chế tác động tiêu cực của các tệ nạn xã hội đến một bộ phận dân cư nhất là nữ

giới ngăn ngừa họ vi phạm và phạm tội.

3.2.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động chống tội phạm, hoạt

động cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân nữ

3.2.4.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động chống tội phạm do

nữ giới thực hiện

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Tư pháp (Công an, Viện

kiểm sát, Tòa án) bằng các biện pháp xây dựng hệ thống các cơ quan tư pháp trong

sạch, vững mạnh, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có đạo đức nghề nghiệp tốt là

yếu tố quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội phạm do nữ

giới thực hiện nói riêng.

136

Cơ quan Công an để nâng cao hiệu quả chống tội phạm do nữ giới thực hiện

cần tiến hành các biện pháp sau đây:

Một là, cơ quan Công an cần phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các cơ

quan, tổ chức trên địa bàn tổ chức các hình thức khác nhau như đường dây nóng,

hòm thư mật, thùng thư tố giác,... nhằm tạo điều kiện cho mọi người đều tích cực

tham gia phát hiện, tố giác. Đồng thời cơ quan Công an cần thực hiện nhiều hình

thức tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm thuận tiện, tránh sự phiền hà, mất thời gian

và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết tránh được sự trả thù của người phạm tội.

Cán bộ tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm phải có thái độ tiếp dân đúng mực, có

trách nhiệm tạo được sự tin tưởng vào cơ quan Công an. Sau khi tiếp nhận được tin

báo tội phạm cơ quan Công an cần phải điều tra xác nhận thông tin tố giác, tin báo

về tội phạm để giải quyết nếu có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị khởi tố. Kết quả

giải quyết tin báo về tội phạm, tố giác và kiến nghị khởi tố phải được gửi cho cơ

quan Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho người đã tố giác tội phạm biết. Đồng

thời cơ quan Công an cần nâng cao hiệu quả điều tra và thu hồi tài sản cho nạn

nhân. Có như vậy mới thu hút được nạn nhân tích cực báo tin về tội phạm với cơ

quan Công an, hạn chế mức độ ẩn của tội phạm. Đối với các tội phạm do nữ giới

thực hiện việc nạn nhân của các tội phạm và những nhân chứng tố giác với cơ quan

Công an là rất ít, các tội phạm do nữ giới thực hiện trong những năm qua được phát

hiện chủ yếu là do công an tích cực thực hiện các biện pháp nghiệp vụ phát hiện kịp

thời các vụ phạm tội do nữ giới thực hiện. Tuy nhiên lực lượng cảnh sát dù có đông

đến mấy cũng không thể phát hiện được hết tội phạm nếu không biết dựa vào người

dân. "Công an không được làm một mình mà phải dựa vào dân. Không có dân không

biết bọn buôn lậu, dân biết hàng hóa ở đâu mà ra, mà gái điếm hoạt động người ta

cũng biết. Phải dựa vào dân mà giải quyết vấn đề này" [59, tr. 704]. Do vậy, công

an cần áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện được nạn nhân, tìm được nhân

chứng và khai thác họ những thông tin cần thiết cho việc làm rõ tội phạm. Đồng

thời công an cần phối hợp với cơ quan, tổ chức và các đoàn thể phổ biến tuyên

truyền giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho công dân thuộc mọi tầng lớp làm cho

họ hiểu rõ đấu tranh chống tội phạm nói chung, tội phạm do nữ giới thực hiện nói

riêng là đem lại cuộc sống bình yên cho mỗi người, mỗi nhà và cộng đồng; vận

137

động mọi người tố giác về tội phạm là nhằm bảo vệ lợi ích của chính mình, của người

khác và của cộng đồng; khắc phục tâm lí ngại tiếp xúc với công an, tâm lí xấu hổ,

sợ tổn hại đạo đức hoặc do thiệt hại không lớn mà không tố giác. Bởi nếu để nữ giới

phạm tội mà không bị bắt giữ và trừng phạt thì họ còn có cơ hội tiếp tục phạm tội và

gây thiệt hại cho người khác, thiệt hại mà chúng gây ra cho xã hội ngày càng lớn.

Hai là, cơ quan Công an cần phối hợp chặt chẽ với cảnh sát các nước láng

giềng, đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia mà có nữ giới tham gia nhiều như

các tội phạm liên quan đến các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, đánh bạc, buôn

lậu, mua bán người. Nghiên cứu để xây dựng mạng lưới sĩ quan liên lạc, cộng tác

viên của cơ quan cảnh sát ở nước ngoài, sớm phát hiện các tổ chức tội phạm có ý

định vào nước ta hoạt động nhằm ngăn chặn từ xa và chủ động có kế hoạch phòng,

chống khi chúng vào Việt Nam để hoạt động phạm tội. Thực hiện có hiệu quả các

hiệp định, hiệp ước tương trợ tư pháp về hình sự, hợp tác quốc tế trong phòng

chống tội phạm đã ký kết với các nước, các tổ chức quốc tế nhằm chủ động phòng

chống có hiệu quả các loại tội phạm xuyên quốc gia [1, tr. 87].

Cơ quan Viện kiểm sát để nâng cao hiệu quả hoạt động chống tội phạm nói

chung và tội phạm do nữ giới thực hiện nói riêng cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, Nhà nước cần phải đổi mới tổ chức hoạt động của VKSND theo

hướng bảo đảm cho VKS thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động xét

xử tại các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế. lao động, hành chính. Xây dựng và quy

định trách nhiệm của VKS về những oan sai xảy ra trong quá trình bắt, tạm giữ, tam

giam, truy tố, phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra để tránh đùn đẩy trách

nhiệm cũng như để lọt tội phạm, làm oan người vô tội [6, tr. 74]. Theo chúng tôi

cần phải tăng cường công tác xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát đủ số lượng và chất

lượng đội ngũ cán bộ kiểm sát ngày càng được nâng cao. Trên cơ sở biên chế Nhà

nước giao có thể tuyển dụng cán bộ được đào tạo chính quy trong các trường như

Học viện Cảnh sát, Học viện An ninh nhân dân, trường đại học Luật và các cơ sở

đào tạo cử nhân Luật khác. Đồng thời rà soát cán bộ kiểm sát viên, phân loại đội

ngũ cán bộ công chức để thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập

huấn nghiệp vụ kiểm sát cho đội ngũ kiểm sát viên. Thường xuyên coi trọng công

tác giáo dục rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và nâng cao trình độ.

138

Hai là, Viện kiểm sát nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra. Viện kiểm sát

cần phối hợp chặt chẽ với công an để thực hiện tốt chức năng kiểm sát điều tra. Đối

với những vụ án có nữ giới tham gia, Viện trưởng viện kiểm sát nên phân công

kiểm sát viên là người am hiểu về nữ giới phạm tội. Kiểm sát viên kiểm sát chặt

việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm do nữ giới thực hiện, kiểm sát chặt chẽ

các quyết định của cơ quan điều tra như khởi tố vụ án, khởi tố bị can nữ và cần chú

ý đến những tin báo về tội phạm ít nghiêm trọng do nữ giới thực hiện mà cơ quan

điều tra không quan tâm không xác minh làm rõ nên không có đủ căn cứ để khởi tố

dẫn đến có thể bỏ lọt tội phạm. Kiểm sát viên yêu cầu cơ quan điều tra cử người

điều tra xác minh những tin báo về tội phạm mà chưa giải quyết góp phần giải quyết

xử lí kịp thời, nâng cao hiệu quả của cơ quan điều tra phát hiện, khám phá tội phạm

do nữ giới thực hiện hạn chế tội phạm ẩn. Trong quá trình điều tra các vụ án do nữ

giới thực hiện, kiểm sát viên có trình độ chuyên sâu về nữ giới phạm tội sẽ định

hướng cho điều tra viên thu thập các chứng cứ khách quan, toàn diện chứng minh

hành vi phạm tội của bị can nữ. Và cũng qua hoạt động kiểm sát điều tra kiểm sát viên

cần chú ý phát hiện kịp thời những vi phạm những thiếu sót của điều tra viên có thể ảnh

hưởng đến chất lượng điều tra và giải quyết các vụ án chưa cao, bỏ lọt tội phạm.

Ba là, thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử các vụ án do nữ giới

thực hiện đạt kết quả tốt. Các tội phạm do nữ giới thực hiện rất đa dạng. nhưng nữ

giới thực hiện nhiều là các tội liên quan đến tệ nạn xã hội nhất là ma túy, mại dâm,

đánh bạc và các tội phạm liên quan đến tài sản nhất là trộm cắp và lừa đảo. Đối với

tội giết người nữ giới ít tham gia nhưng có những vụ án giết người nữ giới thực hiện

bằng những thủ đoạn xảo quyệt, nham hiểm, bí mật. Kiểm sát viên thực hành quyền

công tố tại phiên tòa là bên buộc tội phải có kiến thức giỏi về tội phạm học và kiến

thức pháp luật hình sự, tố tụng hình sự để luận tội chặt chẽ đúng pháp luật. Trong

công cuộc cải cách tư pháp, vai trò của luật sư trong tố tụng được đề cao, đòi hỏi

kiểm sát viên phải có năng lực tranh tụng để tranh luận với luật sư, với bị cáo nhằm

làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Trên cơ sở các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và

trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội được thẩm vấn, tranh

luận công khai tại phiên tòa, để hội đồng xét xử kết tội hay không kết tội bị cáo và

nếu có tội hội đồng xét xử quyết định hình phạt phù hợp với người nữ bị kết án.

139

Đồng thời chất lượng tranh tụng tại phiên tòa nó còn có ý nghĩa giáo dục phòng

ngừa đối với những người tham dự phiên tòa.

Bốn là, tăng cường kiểm sát thi hành án hình sự nhất là đối với việc thi

hành các bản án, quyết định của tòa án về tội phạm do nữ giới thực hiện. Tất cả các

bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực phải được thi hành. Viện kiểm sát phải

nắm chắc các trường hợp bị kết án phạt tù mà chưa được thi hành, hiện có bao nhiêu

nữ giới phạm tội trốn thi hành, số nữ giới được tạm đình chỉ hoặc hoãn chấp hành

để kiến nghị cơ quan Công an có trách nhiệm thi hành án triệt để không để cho

người phạm tội nữ có có hội phạm tội lại, đồng thời viện kiểm sát thi hành các bản

án phạt tù nhưng cho hưởng án treo và các bản án áp dụng hình phạt không tước tự

do được thi hành nghiêm chỉnh tại cộng đồng dân cư hạn chế nữ giới phạm tội lại.

Tăng cường kiểm sát tuân theo pháp luật của việc tạm giam, quản lý giáo dục cải

tạo phạm nhân nói chung và phạm nhân nữ nói riêng.

Cơ quan Tòa án là cơ quan Nhà nước duy nhất thực hiện chức năng xét xử

và là cơ quan duy nhất có quyền quyết định bị cáo có tội hay không có tội, là cơ

quan duy nhất có quyền được áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Do vậy, cơ

quan Tòa án phải là nơi mà ở đó công lí được thực hiện. Để nâng cao hiệu quả hoạt

động chống tội phạm nói chung và tội phạm do nữ giới thực hiện nói riêng cơ quan

Tòa án cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, Tòa án các cấp cần phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng để đưa ra

xét xử toàn bộ các vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án do nữ giới thực hiện thuộc

thẩm quyền xét xử của mình kịp thời, trừng phạt nghiêm minh đúng người, đúng

tội, đúng pháp luật và hạn chế mức thấp nhất án bị hủy, án cải sửa, án tồn đọng.

Hạn chế tư tưởng chỉ chú trọng đến những vụ án lớn trọng điểm mà xem nhẹ các vụ

án ít nghiêm trọng do nữ giới thực hiện hoặc ngược lại chỉ đưa ra xét xử những vụ

án dễ còn những vụ án khó phức tạp thì chậm đưa ra xét xử. Để đấu tranh chống tội

phạm kịp thời và hạn chế án tồn, án đọng cơ quan Tòa án cần phối hợp với cơ quan

tiến hành tố tụng cần tăng cường áp dụng thủ tục rút gọn đối với những vụ án do nữ

giới thực hiện. Bởi vì qua nghiên cứu 434 bản án HSST có bị cáo là nữ giới chúng

tôi thấp tỉ lệ tội phạm ít nghiêm trọng do nữ giới thực hiện chiếm tỉ lệ cao nhất

35,25% và trong số 434 bản án này nữ giới phạm tội bị bắt quả tang chiếm tỉ lệ cao

140

nhất (60,38%) [51], vụ án đơn giản, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng

nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn không áp dụng thủ tục rút gọn, có thể là do

sợ vi phạm thời hạn quy định của pháp luật. Theo quy định của BLTTHS năm 2003,

thời hạn tiến hành tố tụng theo thủ tụng rút gọn là không quá 30 ngày.

Hai là, cơ quan Tòa án cần tăng cường xét xử lưu động tại các địa phương

nơi xảy ra tội phạm do nữ giới thực hiện. Đây là biện pháp không chỉ có ý nghĩa răn

đe phòng ngừa mà còn có ý nghĩa giáo dục rất cao. Để phát huy tối đa tác dụng của

phiên tòa lưu động thì tòa án cần phải chú ý chọn những thẩm phán và hội thẩm là

người có trình độ chuyên môn tốt nhất về các tội phạm do nữ giới thực hiện, vận

dụng linh hoạt, áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự;

thẩm phán và hội thẩm của hội động xét xử phiên tòa lưu động phải nghiên cứu thật

kĩ hồ sơ vụ án phân tích đánh giá các tình tiết khách quan của vụ án một cách toàn

diện, biện chứng có quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, qua đó để xác định được lỗi, động

cơ và mục đích của bị cáo trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đồng

thời các thành viên của hội đồng xét xử cần nắm chắc toàn bộ nội dung của vụ án về

các tình tiết định tội, các tình tiết định khung, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ

trách nhiệm hình sự. Sau khi nghiên cứu kĩ hồ sơ, thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải

xây dựng kế hoạch xét xử lưu động, trong kế hoạch xét xử lưu động thẩm phán chủ

tọa phiên tòa phải dự liệu các tình huống có thể xảy ra trong phiên tòa và hướng giải

quyết. Để bảo cho hoạt động xét xử của phiên tòa lưu động tiến hành thuận lợi và có

chất lượng cao tòa án cần chú ý đến việc bảo vệ trật tự phiên tòa, chọn địa điểm,

thời gian thích hợp để tổ chức phiên tòa, mời một số đại biểu của cơ quan đoàn thể

tham dự phiên tòa, thông báo kịp thời cho quần chúng nhân dân biết để tham dự

phiên tòa. Khi xét xử lưu động tòa án cần làm rõ phương thức thủ đoạn phạm tội

của nữ giới để những người tham dự phiên tòa biết từ đó họ có thể tránh không bị

tội phạm xâm hại.

Ba là, Tòa án kiến nghị sửa chữa những khuyết điểm trong công tác quản lí.

Điều 225 BLTTHS quy định: "1. Cùng với việc ra bản án, tòa án ra kiến nghị cơ

quan tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những

nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức đó. Trong thời

hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của tòa án, cơ quan tổ chức đó

141

phải thông báo băng văn bản cho tòa án biết những biện pháp được áp dụng". Để

làm được điều đó trong quá trình xét xử tòa án phải thực hiện tốt nhiệm vụ phát

hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Trên cơ sở đó, ra kiến nghị các cơ quan tổ

chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và

điều kiện phát sinh tội phạm, đặc biệt là các tội phạm do nữ giới thực hiện tại các cơ

quan tổ chức đó, đây là vấn đề các tòa án ít chú ý hiện nay. Việc phát hiện nguyên

nhân phát sinh tội phạm là vấn đề khó đòi hỏi thẩm phán và hội thẩm phải có kiến

thức về nguyên nhân của tội phạm. Vì vậy, ngành tòa án cần phối hợp với các cơ

quan tư pháp tổ chức hội nghị chuyên đề, mở các lớp tập huấn về nguyên nhân và

điều kiện của tội phạm nhằm thống nhất trong nhận thức về các nguyên nhân phát

sinh tội phạm nói chung, nguyên nhân phát sinh tội phạm do nữ giới thực hiện nói

riêng xảy ra trong các cơ quan, tổ chức nhất định; các phương pháp phát hiện, xác

định được đúng sự buông lỏng, khuyết điểm trong công tác quản lí ở các cơ quan và

tổ chức là nguyên nhân phát sinh tội phạm.

Bốn là, tiếp tục củng cố kiện toàn bộ máy và tổ chức cán bộ tòa án các cấp

nhất là nâng cao năng lực cấp huyện để tất cả các tòa án cấp huyện có thể thực hiện

thẩm quyền xét xử theo quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS. Cần chú trọng

chất lượng của đội ngũ cán bộ tòa án, cán bộ tòa án vừa có phẩm chất đạo đức nghề

nghiệp vừa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi. Trên cơ sở biên chế đã được

Nhà nước giao, có thể tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học Luật chính quy, ưu

tiên chọn nữ giới vào ngành tòa án và chú trọng tới công tác đào tạo nghiệp vụ xét

xử để tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán sau này nhằm nâng cao trình độ và năng lực

chuyên môn. Tiếp tục rà soát phân loại cán bộ tòa án để có kế hoạch và thực hiện kế

hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho thẩm phán. Có như

vậy mới nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, chất lượng xét xử đáp ứng

được công cuộc đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội phạm do nữ giới thực

hiện nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Năm là, Tòa án cần áp dụng nhiều hơn hình phạt không tước tự do, kể cả

hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Để giảm sự quá tải của nhà tù góp phần nâng

cao chất lượng của hoạt động cải tạo phạm nhân theo chúng tôi tòa án cần chú ý

hơn nữa đến những hình phạt không tước tự do hoặc án treo đúng pháp luật áp dụng

142

đối với bị cáo nữ phạm tội. Đồng thời cần tránh khuynh hướng áp dụng hình phạt tù

cho hưởng án treo một cách tràn lan không đúng căn cứ. Các biện pháp này có

nhiều ưu điểm thứ nhất việc giáo dục cải tạo người phạm tội nữ không cần phải

cách li xã hội phát huy vai trò của gia đình, chính quyền xã, phường, thị trấn và các

tổ chức đoàn thể tham gia cảm hóa người phạm tội nữ; thứ hai, người phạm tội nữ

do không bị phạt tù sẽ hạn chế được những định kiến của xã hội hơn so với những

phạm nhân nữ mãn hạn tù trở về cộng đồng và cũng không phải thực hiện việc tái

hòa nhập cộng đồng; thứ ba sẽ tiết kiệm cho Nhà nước kinh phí chi cho hoạt động

của các trại giam.

3.2.4.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng

đối với người phạm nhân nữ

Nghị Quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính Phủ về tăng

cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới có đưa ra các chủ

trương, biện pháp trong đó có quy định "Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản

lí giáo dục, cải tạo người phạm tội bằng nhiều hình thức, giúp họ cải tạo tiến bộ,

hoàn lương, tái hòa nhập gia đình và cộng đồng xã hội" [16]. Nghiên cứu nhân thân

người phạm tội nữ cho thấy nữ giới phạm tội phần lớn là phạm tội lần đầu còn tái

phạm chiếm tỉ lệ 14,62% [51]. Điều này chứng tỏ công tác giáo dục cải tạo và tái

hòa nhập phạm nhân nữ trở về cộng đồng trong những năm qua đạt kết quả cao.

Tìm hiểu những yếu tố giúp cho phạm nhân nữ cải tạo tốt cho thấy chủ yếu là do sự ăn

năn hối cải chiếm 61,1%; sau đó là do sự chân tình của cán bộ quản giáo chiếm 24,7%;

sự động viên của gia đình chiếm 9,5%; còn lại là do những yếu tố khác. Còn những

yếu tố cản trở việc cải tạo kết quả như sau: do yếu tố tâm lí nên phạm nhân không

trả lời chiếm 66,3%, tâm trạng vô vọng chán chường chiếm tỉ lệ 16%, sự hận thù

chiếm tỉ lệ 4,6%, khó thích nghi với nhà tù chiếm 3,5%, cán bộ quản giáo không hiểu

biết về phạm nhân chiếm 2,4%, hình phạt quá nghiêm khắc chiếm 2,2% và còn lại là

do những yếu tố khác [50]. Đặc biệt chiếm tới 91,8% phạm nhân nữ trả lời sau khi

ra tù có quyết tâm cao làm lại cuộc đời lầm lỡ, từ bỏ việc phạm tội. Họ có có nguyện

vọng trở về với cộng đồng về với gia đình, có việc làm và chăm sóc con cái [50].

Trại giam không chỉ là cách li, giam giữ phạm nhân mà còn là trường học

đặc biệt thực hiện nhiệm vụ cải tạo, giáo dục lại và dạy nghề cho những học sinh cá

143

biệt là những người lầm lỗi giúp họ hoàn lương trở về với gia đình và xã hội. Quá

trình cải tạo và tái hòa nhập xã hội cho phạm nhân gắn liền với sự thay đổi định

hướng giá trị cho họ, với sự hình thành ở họ cơ chế tư duy có lợi cho xã hội, với sự

hình thành ở nhân cách những quy tắc xử sự bền vững phù hợp với xã hội. Cải tạo

phạm nhân có nghĩa là thay đổi những đặc điểm tâm lí - xã hội lệch lạc ở trong nhân

cách người phạm tội, mà những đặc điểm này là nguyên nhân của hành vi phạm tội.

Cơ sở cho việc cải tạo phạm nhân đó là sự hối hận; sự hối hận là sự tự phán xét một

cách nghiêm khắc nhất lỗi lầm của bản thân về việc tham gia vào tội ác, là sự sẵn

sàng chấp hành hình phạt, là sự khinh bỉ của cá nhân đối với hành vi phạm tội của

mình. Sự hối hận chính là biểu hiện tâm lí của sự tự đánh giá của cá nhân đối với

hành vi của mình là cơ sở để cải tạo họ trong tương lai. Trước khi cải tạo một con

người, cần phải nhận thức được những đặc điểm nào ở nhân cách bị hủy hoại.

Nhiệm vụ này không dễ dàng, cơ sở của hoạt động cải tạo là sự sửa chữa, uốn nắn

phạm nhân bằng cách kích thích sự tự phân tích, tự đánh giá của họ, làm cho họ

nhận thấy họ đáng bị trừng phạt. Nhân cách chỉ có thể thay đổi khi nội tâm của họ

thay đổi, những tác động bên ngoài chỉ là điều kiện để cá nhân tự đi đến quyết định.

Thực tế cho thấy để phòng ngừa phạm nhân tái phạm tội, nhiệm vụ đặt ra

cho các trại giam là cách li phạm nhân khỏi những điều kiện và những mối liên hệ

có liên quan đến tội phạm. Nhiệm vụ này khó thực hiện ở những nơi mà tự do bị

tước đoạt. Trong trại giam không những không thể loại trừ được môi trường tiêu

cực liên quan đến tội phạm, mà ảnh hưởng của nó lên cá nhân còn có phần tăng lên:

sự buồn chán, sự buông lỏng khi nhàn rỗi, sự ép buộc phải thực hiện những hành vi

sai lệch, sự phục tùng "luật rừng" của nhóm. Tất cả những "luật rừng" đó của nhà tù

hầu như vẫn cứ diễn ra dưới sự quản lí của Ban giám thị trại giam, ở nhà tù đã đầy

chật những người mà hình phạt đối với họ không phải là điều tồi tệ nhất, họ chẳng

có gì để mất. Những biểu hiện không có lợi cho hoạt động cải tạo thường sẽ được

loại bỏ, còn những biểu hiện tích cực sẽ được củng cố để phục vụ cho mục đích của

việc cải tạo. Lao động làm cho con người tốt lên, đó là nguyên tắc của mọi hoạt

động trong hệ thống giáo dục, cải tạo. Lực lượng giám thị trong trại đặc biệt là giám

thị nữ thì rất ít và hiểu biết của họ về sư phạm, về tâm lí của giáo dục để cải tạo

phạm nhân nữ thì không có hoặc thiếu khoa học. Họ hoàn toàn không hiểu được đặc

144

điểm tâm lí của phạm nhân nữ. Họ làm việc hoàn toàn theo cảm tính và kinh

nghiệm. Trong các biện pháp tác động đến phạm nhân nữ, có những biện pháp thô

bạo theo kiểu đối với phạm nhân nam. Khi quyết định hình phạt, tòa án không hề

quan tâm xem hình phạt được thi hành ở đâu và như thế nào. Thêm vào đó, người

phạm tội bị phạt tước đoạt tự do trong điều kiện trại giam của chúng ta như đã nêu

trên, điều này cũng có nghĩa là chúng ta đã tước bỏ khả năng hoàn lương cuối cùng

của họ. Để các trại giam hiện nay có thể trở thành trường học cho quá trình cải tạo,

tái hòa nhập xã hội của phạm nhân, theo chúng tôi trại giam cần tổ chức hoạt động

phân loại phạm nhân, soạn thảo ra các chương trình dài hạn cho việc sửa chữa nhân

cách phạm nhân; tiến hành những liệu pháp tâm lí cần thiết nhằm tháo bỏ tất cả rào

cản tâm lí có thể có; soạn thảo tiếp nhận nguyên tắc mới của chế độ cải tạo; khôi

phục lại một cách đồng bộ những mối quan hệ xã hội đã bị phá vỡ của nhân cách,

hình thành và phát triển định hướng giá trị tích cực ở họ. Để nâng cao hiệu quả công

tác cải tạo phạm nhân nữ cần thực hiện những giải pháp sau đây:

Một là, thành lập trại giam phạm nhân nữ riêng. Chúng tôi đồng tình với

đề xuất của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm: "Trong bộ máy ngành Công an cần thiết

khôi phục lại và mở rộng các trại giam, cơ sở giáo dục riêng cho các phạm nhân nữ

như các nước và ở nước ta đã làm. Các trại giam, cơ sở giáo dục riêng này sẽ có

điều kiện giáo dục, cải tạo tội phạm phụ nữ tốt hơn" [95, tr. 596]. Và để hoạt động

giáo dục cải tạo phạm nhân nữ đạt hiệu quả cao, ngành Công an nên tuyển dụng cán

bộ nữ làm trong trại giam phạm nhân nữ là những người có trình độ chuyên môn

thuộc các ngành sau: Sư phạm, Tâm lí và ngành Y. Giải pháp này sẽ khắc phục

được tình trạng thiếu giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề. Đồng thời họ là người có

trình độ sư phạm, tâm lí và y học nhất là về thần kinh nên có thể tiến hành những

liệu pháp tâm lí cần thiết nhằm tháo bỏ tất cả rào cản tâm lí có thể có của phạm

nhân nữ; soạn thảo tiếp nhận nguyên tắc mới của chế độ cải tạo; khôi phục lại một

cách đồng bộ những mối quan hệ xã hội đã bị phá vỡ của nhân cách, hình thành và

phát triển định hướng giá trị tích cực ở họ. Nhà nước cần phải đầu tư xây dựng cơ

sở vật chất cho các trại giam nữ nhiều hơn nữa, khắc phục tình trạng thiếu phòng

học, thiếu trang thiết bị dạy học, dạy nghề, thiếu sách giáo khoa, phòng thí nghiệm,

xưởng thực hành nghề phục vụ cho việc dạy học xóa mù, phổ cập tiểu học, trung

145

học cơ sở và đào tạo nghề cho phạm nhân nữ nhất là những nghề nhu cầu xã hội

đang cần nghề.

Hai là, trại giam cần thực hiện tốt hoạt động giáo dục văn hóa cho phạm

nhân nữ. Khảo sát cho thấy phần lớn phạm nhân nữ có trình độ văn hóa thấp, hiểu

biết về pháp luật rất hạn chế, nặng tâm lí về gia đình. Do vậy, trại giam như là một

nhà trường thực hiện dạy học cho phạm nhân nữ trước hết ở hai bậc học là tiểu học

và trung học cơ sở (THCS) trên cơ sở thống kê trình độ học vấn của phạm nhân nữ

chưa học hết THCS để nắm số lượng đối tượng phạm nhân nữ cần phải học theo

từng lớp để tổ chức lớp học cho phù hợp với trình độ học vấn của họ. Trại giam xây

dựng kế hoạch giảng dạy và bố trí đủ cán bộ quản giáo có trình độ sư phạm lên lớp

theo thời gian biểu. Nội dung giảng dạy theo sách giáo khoa của Bộ giáo dục và đào

tạo. Trại giam không chỉ dạy tri thức theo sách giáo khoa mà còn giáo dục nâng ý

thức pháp luật và rèn luyện thể chất thông qua hoạt động truyền thông phổ biến

chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là Bộ luật lao động và luật thi hành án hình

sự. Phạm nhân nữ được giải trí nghe đài phát thanh và xem truyền hình; được hoạt

động thể dục thể thao, văn nghệ; được đọc sách, báo vào những thời gian nhất định

theo qui định của trại giam.

Ba là, trại giam cần thực hiện tốt việc đào tạo nghề cho phạm nhân nữ.

Tìm hiểu về những nghề sau khi ra tù trở về với cộng đồng mà phạm nhân nữ có thể

làm được kết quả cho thấy: buôn bán chiếm tỉ lệ 48,9%, làm ruộng chiếm tỉ lệ

19,3%, công nhân chiếm tỉ lệ 4,3%, thợ thủ công chiếm tỉ lệ 4,1%, làm nghề khác

3,3% và 17,7% chưa có dự tính gì [50]. Như vậy, hầu hết những dự tính về nghề

nghiệp của phạm nhân nữ đều là những công việc giản đơn, không đòi hỏi trình độ

học vấn cao, khó có thể bảo đảm cho họ một cuộc sống ổn định về sau này. Do đặc

điểm về thể chất và tinh thần của nữ là yếu hơn nam và do kinh phí hạn hẹp nên trại

giam thường dạy nghề, truyền nghề là những nghề đơn giản phù hợp với phạm nhân

nữ có sự nhẹ nhàng, khéo léo, cần cù, chăm chỉ. Đó là những nghề như trồng trọt,

chăn nuôi, đan lát, dệt khăn, dệt thảm, thêu, may, chế biến nông sản. Trại giam dạy

nghề, truyền nghề cho phạm nhân nữ để họ có thể làm những công việc trong thời

gian ở trại thực hiện chế độ lao động cho phạm nhân nữ. Kết quả này của chúng tôi

cũng phù hợp với báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết 09/CP và chương trình quốc

146

gia phòng chống tội phạm trong thời gian qua "Hàng năm có từ 20 - 40 ngàn phạm

nhân ra khỏi trại giam, trong số đó có đến 70 - 80% là đang trong độ tuổi lao động,

và 90% không có một bằng cấp hoặc chứng chỉ nghề nghiệp nào" [1, tr.14]. Để

khắc phục tình trạng trên phải xây dựng trại giam như là một trường dạy nghề có

thể dạy nhiều ngành nghề khác nhau với quy mô phù hợp với số lượng phạm nhân

nữ và với chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trại giam có thể liên

kết một số doanh nghiệp, công ty đóng tại địa bàn để đào tạo nghề cho phạm nhân

nữ gắn với thực tiễn và nhu cầu của xã hội. Kết thúc khóa học nghề phạm nhân đạt

kết quả sẽ được cấp chứng chỉ nghề. Nhà nước cấp kinh phí đủ cho phòng học và

trang thiết bị ngày càng hiện đại và đội ngũ cán bộ quản giáo có trình độ, phạm

nhân nữ được đào tạo những nghề phù hợp với chất lượng tay nghề cao sẽ khắc

phục hạn chế việc dạy nghề cho phạm nhân nữ trước đây trong các trại giam.

Bốn là, trại giam thực hiện tốt chế động lao động cho phạm nhân nữ. Chế

độ lao động của phạm nhân nữ có những điểm khác với phạm nhân nam chủ yếu do

đặc điểm thể lực, sức khỏe của nữ yếu hơn nam nên chế độ lao động của phạm nhân

nữ làm những công việc nhẹ nhàng còn phạm nhân nam làm công việc nặng nhọc

hơn. Kết quả khảo sát thực tế ở trại giam Ngọc Lý và trại giam Cái Tàu cho thấy

phạm nhân nữ làm những công việc nhẹ nhàng, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ như

may, dệt, đan, làm đồ thủ công mĩ nghệ và làm nông nghiệp. Đánh giá vai trò của

lao động trong việc cải tạo phạm nhân nữ hầu hết cán bộ quản giáo mà chúng tôi

hỏi đều trả lời lao động bắt buộc phù hợp với sức khỏe và tâm lí của phạm nhân là

yếu tố đã dẫn đến sự thành công trong việc giáo dục cảm hóa phạm nhân nữ. Điều

này chúng tôi thấy phù hợp với quan điểm đánh giá vai trò của lao động trong việc

giáo dục cải tạo phạm nhân ở Nhật bản. Cho rằng: "Sử dụng lao động chân tay

trong nhà tù là nhằm mục đích thay đổi dần thói quen sống ăn bám ở ngoài xã hội

của phạm nhân; hình thành ở họ sự tôn trọng lao động và giáo dục nghề nghiệp cho

họ" [14, tr. 217]. Trên cơ sở những nguyên tắc chung của luật lao động, phạm nhân

nữ lao động một ngày 8 giờ, được nghỉ các ngày thứ bảy, chủ nhật và lễ Tết theo

qui định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay phạm nhân nữ (cả phạm nhân nam) lao

động nhưng không được hưởng lương. Kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ

chi phí được sử dụng như sau:

147

- Bổ sung mức ăn cho phạm nhân;

- Lập quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành

xong án phạt tù;

- Bổ sung vào quỹ phúc lợi khen thưởng của trại giam;

- Chi thưởng cho phạm nhân có thành tích trong lao động;

- Chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo

dục, dạy nghề đối với phạm nhân [54, tr. 36-38].

Theo Điều 30 của Luật thi hành án hình sự quy định như trên là không cụ

thể các mức chi, dẫn đến các trại giam sử dụng kết quả lao động của phạm nhân

không thống nhất. Do vậy chúng tôi kiến nghị nên sủa Điều 30 Luật thi hành án

hình sự theo hướng quy định cụ thể tỉ lệ chi cho từng điểm và không chia đều mà

nên ưu tiên chi cho lập quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi

chấp hành xong án phạt tù 40%; chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc

tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề đối với phạm nhân 30%; chi bổ sung mức ăn

cho phạm nhân 10%; chi bổ sung vào quỹ phúc lợi khen thưởng của trại giam 10%;

chi thưởng cho phạm nhân có thành tích trong lao động 10%. Quy định như vậy bảo

đảm việc giáo dục cải tạo phạm nhân trong trại giam vừa tạo thuận lợi cho phạm

nhân chấp hành xong hình phạt trở về với cộng đồng có vốn để tạo lập cuộc sống

mới tốt hơn ngăn ngừa phạm tội lại.

Năm là, trại giam cần mở rộng hơn chế độ gặp thân nhân và chế độ liên lạc

cho phạm nhân. Để cho phạm nhân nữ yên tâm cải tạo tốt rất cần quan tâm thăm hỏi

động viên của gia đình thực tế cho thấy các trại giam thực hiện tốt chế độ gặp thân

nhân, nhận quà của phạm nhân và chế độ liên lạc của phạm nhân Điều 46, Điều 47

Luật thi hành án hình sự [54, tr. 60-62]. Tuy nhiên qua kết quả khảo sát của chúng

tôi thấy chỉ có 9,5% phạm nhân nhận sự động viên của gia đình. Qua tìm hiểu

những phạm nhân nữ không có người thân gia đình thăm nuôi là do hoàn cảnh gia

đình khó khăn và gia đình ở xa trại giam chi phí đi lại tốn kém nên không có điều

kiện thăm nuôi. Vì vậy, đáp ứng nhu cầu tình cảm của phạm nhân được gặp thân

nhân nhất là con, chồng, bố, mẹ để bớt cô đơn, bớt buồn chuyện gia đình, yên tâm

cải tạo và sau này khi ra tù tái hòa nhập cộng đồng tốt hơn; Nhà nước nghiên cứu và

thí điểm ở một trại giam có nhiều phạm nhân nữ khoảng 10 máy tính có webcam và

148

kết nối Internet còn phạm nhân trả tiền Internet và cho phép phạm nhân nói chuyện

trực tuyến qua mạng với gia đình 10 phút. Các cuộc nói chuyện trực tuyến trên

mạng của phạm nhân với gia đình đều được đặt dưới sự giám sát bảo đảm cuộc nói

chuyện không có gì bất hợp pháp được trao đổi. Phạm nhân nữ lớn tuổi, bệnh tật và

phạm nhân nữ có con nhỏ dưới 6 tuổi được ưu tiên truy cập trước. Thử nghiệm

thành công thì cần triển khai đại trà và cần sửa đổi luật thi hành hình phạt tù tại

Điều 47 ngoài hai hình thức thư và điện thoại bổ sung thêm hình thức thứ ba là liên

lạc trực tuyến qua Internet. Cụ thể Điều 47 chế độ liên lạc của phạm nhân:

3. Phạm nhân được liên lạc trực tuyến bằng Internet mỗi tháng một lần, mỗi

lần không quá 10 phút. Giám thị trại giam, thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự

Công an cấp huyện xem xét và quyết định việc cho phạm nhân liên lạc trực tuyến

bằng Internet và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.

4. Chi phí cho việc liên lạc của phạm nhân quy định tại khoản 1, khoản 2 và

khoản 3. Điều này do phạm nhân chi trả.

Sáu là, trại giam cần thực hiện tốt việc chuẩn bị trả lại tự do cho phạm

nhân nữ. Theo qui định tại Điều 40 của luật thi hành án hình sự, trước khi phạm

nhân hết hạn chấp hành hình phạt tù 2 tháng, trại giam thông báo cho cơ quan Thi

hành án hình sự cấp huyện, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã, cơ quan, tổ

chức nơi người chấp hành xong hình phạt tù về cư trú, làm việc. Nội dung thông

báo kết quả gồm kết quả chấp hành án phạt tù, hình phạt bổ sung mà phạm nhân còn

phải chấp hành và thông tin cần thiết khác có liên quan để xem xét, sắp xếp, tạo lập

cuộc sống bình thường cho người đó. Trường hợp không xác định được nơi người

chấp hành xong hình phạt tù về nơi cư trú trại giam thuộc Bộ Công an đề nghị với

Ủy ban nhân dân xã nơi phạm nhân chấp hành án hoặc cơ quan, tổ chức khác để

tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù về cư trú. Vào ngày cuối cùng của thời

hạn chấp hành án phạt tù trại giam, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp tỉnh

hoàn chỉnh thủ tục theo qui định của pháp luật để trả tự do cho phạm nhân, cấp giấy

chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù cho người đã chấp hành xong án phạt tù.

Cấp khoản tiền hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi

đường về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, trả lại đầy đủ giấy tờ, đồ vật, tiền tài sản

khác mà phạm nhân đã gửi tại nơi chấp hành hình phạt tù quản lí.

149

Bảy là, gia đình, chính quyền xã phường nơi phạm nhân nữ cư trú và các

đoàn thể nhất là hội phụ nữ cần giúp đỡ phạm nhân nữ tái hòa nhập cộng đồng ổn

định cuộc sống sau một khoảng thời gian xa cách. Ngay từ khi phạm nhân nữ ra

khỏi trại giam trở về với cộng đồng họ cần sự tin tưởng và quan tâm của gia đình

tạo điều kiện thuận lợi cho họ tái hòa nhập cộng đồng. Bởi vì phạm nhân nữ thường

yếu đuối và nhạy cảm dễ bị tổn thương về tinh thần rất cần tới sự hỗ trợ của gia

đình nhất là cha mẹ và người chồng. Đồng thời sự thông cảm, giúp đỡ của cộng

đồng bao gồm bạn bè, hàng xóm giúp cho quá trình phạm nhân nữ tái hòa nhập

cộng đồng được nhanh hơn. Hiện nay, định kiến của xã hội vẫn khắt khe đối với

phạm nhân nữ hơn so với phạm nhân nam đó thực sự là một rào cản lớn ngăn phạm

nhân nữ tái hòa nhập cộng đồng; vì thế họ tự ti, mặc cảm với tội lỗi của mình khó

tạo niềm tin đối với cộng đồng hơn so với phạm nhân nam. Và khi bế tắc trong cuộc

sống không việc làm, cảm giác bị hụt hẫng, thụ động trước môi trường xung quanh do

bị cách li một thời gian khá dài, không có nguồn động lực an ủi nào, họ rất dễ tham gia

vào tệ nạn xã hội và phạm tội lại. Cần có chính sách thích hợp với những người đã

thi hành xong bản án phạt tù, tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng để họ

không tái phạm tội là vấn đề quan trọng trong phòng chống tội phạm. Do vậy, Nhà

nước cần tổ chức một cơ quan hỗ trợ tư pháp để có thể thực hiện cơ chế quản lí, tiếp

tục giáo dục với họ, tạo công ăn việc làm cho họ sau khi ra tù. Đối với những đối

tượng không chịu cải tạo, khó có khả năng hòa nhập cộng đồng, Nhà nước cần thực

hiện các biện pháp tư pháp cách li xã hội trong một thời gian nhất định [15, tr. 75].

Quá trình giáo dục cải tạo trong trại giam tốt, gia đình và cộng đồng có thái độ

khoan dung hơn và được sự quan tâm giúp đỡ ngay từ khi phạm nhân nữ ra khỏi trại

giam, có việc làm ổn định với thu nhập khá sẽ là những điều kiện tiên quyết giúp

cho họ xây dựng lại cuộc sống mới tốt đẹp hơn và không phạm tội lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để tiến hành phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện hiệu quả đòi hỏi

phải nghiên cứu vấn đề dự báo tội phạm do nữ giới thực hiện trong thời gian tới. Từ

nay đến năm 2020, những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm nữ trong lĩnh vực

kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục; quản lí nhà nước về an ninh trật tự và những

150

yếu kém trong hoạt động chống tội phạm và giáo dục cải tạo phạm nhân nữ như đã

phân tích trong chương 2 của luận án nêu trên vẫn chưa được giải quyết một cách

triệt để. Vì vậy, tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam trong những năm tới vẫn

có diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng với mức độ gia tăng bình quân năm

khoảng 1%. Nhóm tội phạm do nữ giới thực hiện theo các chương của BLHS trong

những năm tiếp theo cũng giống như ở giai đoạn trước, trong đó có 3 nhóm tội

chiếm tỉ lệ cao hơn cả theo thứ tự giảm dần như sau: Nhóm tội xâm phạm an toàn

công cộng, trật tự công cộng; nhóm tội phạm về ma túy; nhóm tội xâm phạm sở

hữu. Về diễn biến của tội phạm do nữ giới thực hiện theo các chương tội phạm của

BLHS vẫn tiếp tục vận động theo xu hướng tăng, giảm bằng hoặc cao hơn so với

mức tăng, giảm bình quân năm của giai đoạn trước. Đặc biệt nhóm tội phạm về

chức vụ có mức tăng cao nhất. Bởi vì: Phụ nữ ngày càng bình đẳng với nam giới và

tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị trong khi sự

kiểm tra giám sát đối với nữ giới giảm đi có thể tạo ra những cơ hội cho họ để thực

hiện tội phạm kinh tế và chức vụ.

Trong cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện chủ yếu vẫn là các tội như

sau: Tội vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy; tội chứa mại dâm,

môi giới mại dâm; tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc; tội trộm cắp tài sản, tội lừa đảo

chiếm đoạt tài sản; tội mua bán người. Bởi vì, thất nghiệp lao động nữ ở thành thị

và thiếu việc làm ở nông thôn; tệ nạn xã hội chưa giảm: số người nghiện ma túy

chưa giảm, tỉ lệ tái nghiện còn cao, nhu cầu về các chất ma túy rất lớn dẫn đến tình

trạng mua bán, vận chuyển các chất ma túy ngày một gia tăng.

NCTNPT là nữ vẫn có xu hướng tăng với mức độ tăng bình quân bằng giai

đoạn trước (8%).

Nữ giới tham gia đồng phạm tăng đặc biệt là nhóm tội phạm có tổ chức

thực hiện các loại tội phạm về ma túy, cờ bạc, mại dâm.

Địa bàn xảy ra tội phạm, nữ giới thực hiện tội phạm chủ yếu ở Thành phố

Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số địa phương như: Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An,

Sơn La, Kiên Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng.

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động chủ động ngăn ngừa không cho tội phạm

xảy ra bằng cách tác động hạn chế hoặc loại trừ nguyên nhân của tội phạm. Phòng

151

ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện là một bộ phận của hệ thống phòng ngừa tội

phạm trong xã hội. Phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện bao gồm nhiều biện

pháp như sau:

- Biện pháp về kinh tế - xã hội làm hạn chế sự tác động của các yếu tố tiêu

cực nảy sinh từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm hạn chế, loại trừ các điều

kiện sống không thuận lợi chi phối việc thực hiện tội phạm của người nữ cũng như

có ảnh hưởng không tốt cho việc hình thành nhân cách nữ giới như: Tình trạng đói

nghèo và thất nghiệp; tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa;

tác động tiêu cực của tệ nạn xã hội.

- Biện pháp về văn hóa - giáo dục làm hạn chế những yếu kém của hoạt

động giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội nhằm từng bước loại trừ những

điều kiện không thuận lợi trong giáo dục đã dẫn đến hình thành đặc điểm lệch lạc

trong nhân cách người phạm tội nữ; đồng thời nâng cao văn hóa nói chung và văn

hóa pháp lí của nữ giới, tạo ra một cơ chế được đảm bảo vững chắc để ngăn chặn

việc tiếp thu những quan điểm, thói quen tiêu cực, nâng cao ý thức tự giác, tính kỉ

luật của nữ giới, làm cho tất cả nữ giới chấp hành tốt các chuẩn mực đạo đức, chuẩn

mực pháp luật và không thực hiện tội phạm;

- Biện pháp quản lí Nhà nước về trật tự xã hội nhằm loại trừ các hoàn cảnh,

tình huống cụ thể đã tạo cơ hội thuận lợi cho nữ giới nảy sinh động cơ, ý đồ phạm

tội và thực hiện tội phạm. Theo chúng tôi các biện pháp tác động nhằm làm thay đổi

hoàn cảnh, loại trừ tình huống cụ thể tạo cơ hội thuận lợi cho việc phạm tội là biện

pháp quan trọng trước mắt góp phần làm giảm tội phạm; còn các biện pháp tác động

làm thay đổi điều kiện sống và điều kiện giáo dục nhằm thay đổi người phạm tội là

những biện pháp có tính chiến lược, tác động đến các nguyên nhân gốc rễ của tội phạm.

- Biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động chống tội phạm, hoạt động cải

tạo và tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân nữ nhằm bảo đảm mọi tội phạm

xảy ra phải phát hiện kịp thời, điều tra, truy tố, xử lí nhanh chóng, công minh theo

đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; giáo dục cải tạo

người phạm tội nữ và phòng ngừa họ tái phạm.

152

PHẦN KẾT LUẬN

1. Nghiên cứu tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam trong 10

năm, từ năm 2003 đến năm 2012 chúng tôi thấy tổng số 73.759 người bị khởi tố là

nữ và 65.704 người phạm tội nữ bị xét xử sơ thẩm hình sự. Số người phạm tội nữ

chiếm 7,3% trong tổng số bị cáo đã xét xử. Chỉ số người phạm tội nữ, trung bình

100.000 nghìn người nữ thì có khoảng 15 người nữ phạm tội. Chỉ số này thấp hơn

chỉ số người phạm tội nam (201) và thấp hơn chỉ số người phạm tội nữ của nhiều

nước trên thế giới. Tỉ lệ người phạm tội nữ ẩn vào khoảng 48,8% trong tổng số

người phạm tội nữ.

Trong cơ cấu tội phạm do nữ giới thực hiện có 3 nhóm tội chiếm tỉ lệ cao

bao gốm: Nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (38,42%);

nhóm tội phạm về ma túy (24,37%); nhóm tội xâm phạm sở hữu (23,51%). Và trong

cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện xét theo tội danh có 10 tội phạm có số người

phạm tội nữ ở mức 4 con số trở lên chiếm tỉ lệ cao xếp theo thứ tự giảm dần bao gồm:

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (23,99%);

tội đánh bạc (20,71%); tội trộm cắp tài sản (12,82%); tội tổ chức đánh bạc hoặc gá

bạc (7,65%); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (4,10%); tội chứa mại dâm (4,07%); tội

cố ý gây thương tích (3,92%); tội cướp giật tài sản (2,39%); tội cướp tài sản (1,69%);

tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (1,65%).

Tội phạm do nữ giới thực hiện xảy ra ở tất cả các địa phương, nhưng nữ

giới phạm tội nhiều nhất là ở các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh

(13,58%) và Hà Nội (10,62%).

Tội phạm do nữ giới thực hiện trong thời gian qua ở Việt Nam có tính chất

và mức độ nguy hiểm phổ biến là tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng 63,18%.

Động cơ và mục đích phạm tội của người phạm tội nữ phần lớn xuất phát từ động

cơ do nghèo đói muốn kiếm tiền đáp ứng nhu cầu về kinh tế của gia đình (60,1%).

Độ tuổi người phạm tội nữ chiếm tỉ lệ cao nhất là từ 18 tuổi đến 45 tuổi (84,18%).

Người phạm tội nữ ở nước ta chủ yếu là không có nghề nghiệp (33,9%) và làm

nông nghiệp (22,29%). Trình độ văn hóa của người phạm tội nữ phần lớn là không

biết chữ, bậc tiểu học và bậc trung học cơ sở (73,34%). Đa số người phạm tội nữ

153

thuộc trường hợp phạm tội lần đầu (85,38%), tỉ lệ người phạm tội nữ tái phạm

(6,86%). Mức sống của gia đình người phạm tội nữ hầu hết là gia đình trung bình,

cận nghèo và nghèo (96,47%). Hậu quả phổ biến nhất do các tội phạm do nữ giới

thực hiện gây ra là thiệt hại về vật chất (39,63%) và thiệt hại khác (49,54%). Các tội

phạm do nữ giới thực hiện có nạn nhân phần lớn là cá nhân (97,29%) và nạn nhân là

người không quen biết từ trước (72%).

Diễn biến về người phạm tội nữ ở Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2012

theo xu hướng tăng, mức độ gia tăng bình quân năm là 0,53%. Các nhóm tội vận

động theo chiều hướng tăng nhanh bao gồm: Nhóm tội phạm về chức vụ tăng nhanh

nhất với mức độ tăng bình quân năm là 20,4%; nhóm tội phạm về môi trường tăng

nhanh thứ hai với mức độ tăng bình quân năm là 14,87%; nhóm tội xâm phạm an

toàn công cộng, trật tự công cộng với mức độ tăng bình quân năm 7,99%; nhóm tội

xâm phạm trật tự quản lí hành chính có xu hướng tăng với mức độ tăng bình quân

khoảng 3,5%; Các nhóm tội vận động theo chiều hướng giảm bao gồm nhóm tội

xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người với mức độ

giảm bình quân năm là 8,53% và nhóm tội phạm về ma túy cũng có xu hướng giảm

với mức độ giảm bình quân năm là 4,24%.

Diễn biến của 15 tội phạm phổ biến nhất do nữ giới thực hiện ở Việt Nam

trong giai đoạn từ năm 2003 - 2012 có thể chia làm hai nhóm vận động trái chiều.

Thứ nhất, 9 tội phạm diễn biến theo xu hướng gia tăng sắp xếp theo thứ tự

mức độ gia tăng bình quân năm giảm dần bao gồm: Tội môi giới mại dâm, mức độ

tăng bình quân năm là 21,43%; tội đánh bạc, mức độ tăng bình quân năm là

18,47%; tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, mức

độ tăng bình quân năm là 9,6%; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, mức độ tăng bình

quân năm 6,38%; tội trộm cắp tài sản, mức độ tăng bình quân năm là 3,28%; tội lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, mức độ tăng bình quân năm là 1,9%; tội mua bán

phụ nữ nay là tội mua bán người, mức độ tăng bình quân năm là 0,64%; tội cướp tài

sản, mức độ tăng bình quân năm là 0,17%; tội chứa mại dâm, mức độ tăng bình

quân năm là 0,04%.

Thứ hai, 6 tội phạm có xu hướng giảm bao gồm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài

sản, mức độ giảm bình quân năm là 0,81%; tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái

154

phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, mức độ giảm bình quân năm là 3,7%; tội làm,

tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, mức độ giảm

bình quân năm là 8,33%; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác, mức độ giảm bình quân năm là 10,74%; tội giết người, mức độ giảm bình

quân năm là 10,78%; tội cướp giật tài sản, mức độ giảm bình quân năm là 15,25%.

2. Nghiên cứu xác định nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện là

việc tìm hiểu các nhân tố tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng đến việc nữ giới phạm

tội. Ảnh hưởng mặt trái của quá trình phát triển kinh tế xã hội như tình trạng thất

nghiệp và thiếu việc làm đã tác động dẫn đến việc phạm tội của nữ giới. Khi bị thất

nghiệp hoặc thiếu việc làm, thu nhập thấp, để giải quyết gánh nặng gia đình hoặc

nuôi sống bản thân, nữ giới dễ nảy sinh suy nghĩ tiêu cực, từ đó lao vào con đường

phạm tội. Đây là nhân tố khá phổ biến dẫn tới nữ giới phạm tội và thực tế cho thấy

đa số người phạm tội nữ là thất nghiệp (33,9%); tác động tiêu cực từ mặt trái của

quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đối với việc nữ giới phạm tội; tác động tiêu

cực của tệ nạn xã hội ảnh hưởng nhất định đến việc phạm tội của nữ giới.

Những hạn chế, yếu kém trong văn hóa, giáo dục phải kể đến là: Tác động

tiêu cực trong môi trường giáo dục gia đình có thể ảnh hưởng đến nữ giới phạm tội;

tác động tiêu cực từ giáo dục trong nhà trường; tác động tiêu cực từ hạn chế về giáo

dục văn hóa ứng xử, kĩ năng sống, tuyên truyền pháp luật và phát triển văn hóa

trong môi trường xã hội có thể làm phát sinh tội phạm của nữ giới.

Những thiếu sót trong quản lí Nhà nước về an ninh, trật tự an toàn xã hội đó

là: Những hạn chế, thiếu sót trong việc quản lí các đối tượng có nguy cơ phạm tội

cao như những người nghiện ma túy và người có tiền án, tiền sự đã tạo cơ hội cho

những đối tượng này tái phạm tội; thiếu sót trong công tác quản lí các cơ sở kinh

doanh có điều kiện, dịch vụ văn hóa như cơ sở khách sạn, nhà trọ, nhà hàng

karaoke, kinh doanh băng đĩa hình, Internet đã tạo điều kiện cho tệ nạn xã hội và tội

phạm phát triển; thiếu sót trong quản lí và bảo vệ tài sản của các cơ quan, tổ chức và

công dân đã tạo cơ hội thuận lợi cho nữ giới phạm tội.

Những thiếu sót của cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động chống tội

phạm như: những hạn chế về tư tưởng nhận thức của đội ngũ cán bộ điều tra, kiểm

sát và xét xử chưa quan tâm đến việc phòng ngừa tội phạm. Hiện nay hầu như các

155

cơ quan tiến hành tố tụng không tìm ra nguyên nhân điều kiện phạm tội để có kiến

nghị, yêu cầu các cơ quan hữu quan khắc phục và ngăn ngừa. Tỉ lệ điều tra khám

phá chưa cao đặc biệt là những tội phạm ít nghiêm trọng gây tác hại không lớn như

trộm cắp, lừa dối khách hàng, buôn bán hàng giả, xử lí không nghiêm minh, không

kịp thời, bỏ lọt tội phạm và vẫn còn tình trạng xét xử oan, sai đã ảnh hưởng trực tiếp

đến THTP nói chung và THTP do nữ giới thực hiện nói riêng. Việc xử nặng, người

phạm tội không tâm phục, dễ nảy sinh tư tưởng tiêu cực chống đối ảnh hưởng đến

quá trình cải tạo giáo dục người phạm tội cũng như phòng ngừa phạm tội mới.

Ngược lại, xử nhẹ sẽ làm người phạm tội và những người khác thấy việc phạm tội

đem lại lợi ích lớn hơn lợi ích mà hình phạt tước bỏ do vậy trong trường hợp này

hình phạt sẽ mất tác dụng trừng trị, giáo dục cũng như phòng ngừa. Những thiếu sót

trong hoạt động giáo dục cải tạo người phạm tội nữ như nhiều phạm nhân nữ không

được học văn hóa, học nghề và nhiều người phạm tội nữ trở về với gia đình và cộng

đồng ít có cơ hội tìm được việc làm để có cuộc sống lương thiện; đồng thời công tác

quản lí các đối tượng phạm nhân mãn hạn tù tại địa bàn cơ sở còn thiếu chặt chẽ và

kém hiệu quả đây chính là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ phạm nhân nữ phạm tội mới

còn cao.

3. Để tiến hành phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện hiệu quả đòi hỏi

phải nghiên cứu vấn đề dự báo tội phạm do nữ giới thực hiện từ nay đến năm 2020.

Tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện trong những năm tới vẫn có xu hướng gia

tăng với mức độ gia tăng bình quân năm bằng hoặc hơn giai đoạn trước. Nhóm tội

phạm do nữ giới thực hiện theo các chương của BLHS trong những năm tiếp theo

cũng giống như ở giai đoạn trước, trong đó có 3 nhóm tội chiếm tỉ lệ cao hơn cả

theo thứ tự giảm dần như sau: Nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công

cộng; nhóm tội phạm về ma túy; nhóm tội xâm phạm sở hữu. Về diễn biến của tội

phạm do nữ giới thực hiện theo các chương tội phạm của BLHS có 6 nhóm tội vẫn

tiếp tục vận động theo xu hướng tăng bằng hoặc cao hơn so với mức tăng bình quân

năm của giai đoạn trước. Đặc biệt nhóm tội phạm về chức vụ có mức tăng cao nhất.

Trong cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện chủ yếu vẫn là các tội như sau: tội

vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy; tội chứa mại dâm, môi giới

mại dâm; tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc; tội trộm cắp tài sản; tội lừa đảo chiếm

156

đoạt tài sản; tội mua bán người. NCTNPT là nữ vẫn có xu hướng tăng nhanh với

mức độ gia tăng bình quân năm khoảng 8%. Nữ giới tham gia đồng phạm tăng đặc

biệt là phạm tội có tổ chức thực hiện các loại tội phạm về ma túy, cờ bạc, mại dâm.

Địa bàn xảy ra tội phạm, nữ giới thực hiện tội phạm chủ yếu ở thành phố lớn Hồ

Chí Minh và Hà Nội.

Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện và

dự báo tội phạm do nữ giới thực hiện ở nước ta đến năm 2020, để phòng ngừa tội

phạm do nữ giới thực hiện cần thiết phải thực hiện đồng bộ các biện pháp cơ bản

sau đây:

- Phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế sự tác động của các yếu tố tiêu cực

nảy sinh từ quá trình phát triển kinh tế xã hội nhằm loại trừ ảnh hưởng của tình

trạng đói nghèo, nạn thất nghiệp; tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa, công

nghiệp hóa và tệ nạn xã hội.

- Phát triển giáo dục - đào tạo và hạn chế những yếu kém của hoạt động

giáo dục, đào tạo nhằm loại trừ điều kiện không thuận lợi trong các môi trường gia

đình, nhà trường và môi trường xã hội khác đã ảnh hưởng xấu đến hình thành nhân

cách người phạm tội; đồng thời nâng cao văn hóa nói chung và văn hóa pháp lý của

nữ giới, tạo ra một cơ chế được đảm bảo vững chắc để ngăn chặn việc tiếp thu

những quan điểm lệch lạc; nhằm nâng cao ý thức tự giác, tính kỷ luật của nữ giới,

làm cho tất cả nữ giới chấp hành tốt các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật

và không thực hiện tội phạm.

- Nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước trên một số lĩnh vực nhằm loại trừ các

hoàn cảnh, tình huống đã tạo cơ hội thuận lợi cho việc hình thành động cơ, ý đồ

phạm tội và thực hiện tội phạm; đồng thời cảnh báo các tổ chức và mọi người

không tạo sở hở trở thành nạn nhân của tội phạm.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động chống tội phạm, hoạt động cải tạo và hòa

nhập cộng đồng đối với phạm nhân nữ nhằm phòng ngừa tội phạm chung và phòng

ngừa nữ giới tái phạm.

157

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Lý Văn Quyền (2005), "Vai trò của tòa án trong việc phòng ngừa tội phạm",

Tạp chí Luật học, (6), tr. 38-43.

2. Lý Văn Quyền (2011), "Tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam

hiện nay", Tạp chí Luật học, (3), tr. 47-53.

3. Lý Văn Quyền (2013), "Nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt

Nam", Tạp chí Luật học, (8), tr. 35-44.

158

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban Chỉ đạo 138/CP (2009), Tài liệu tập huấn nâng cao hiệu quả thực hiện

nghị quyết 09/CP, chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, Hà Nội.

2. Ban Chỉ đạo điều tra lao động việc làm trung ương (2005, 2006), Báo cáo kết

quả điều tra lao động việc làm, Hà Nội.

3. Báo An ninh thế giới, số 293 ngày 17/12/2010.

4. Báo Lao động, số 293 ngày 17/12/2010.

5. Bộ Công an, Ban chủ nhiệm đề án III chương trình Quốc gia phòng chống tội

phạm của Chính phủ (2005), Đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ

chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế, Hà Nội.

6. Bộ Công an, Viện chiến lược và khoa học (2002), Dự báo tình hình tội phạm

và đề xuất các giải pháp phòng, chống tội phạm đến 2005 và 2010, Hà Nội.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo tổng kết 10 năm công tác

phòng chống tệ nạn mại dâm và cai nghiện 2000 - 2009, Hà Nội.

8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục phòng, chống tệ nạn xã hội

(2013), Thống kê đối tượng mại dâm 2003-2012, Hà Nội.

9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục phòng, chống tệ nạn xã hội

(2013), Thống kê đối tượng nghiện ma túy 2003-2012, Hà Nội.

10. Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nxb

Tư pháp, Hà Nội.

11. Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Bộ Nội vụ, Tổng cục cảnh sát nhân dân (1994), Tội phạm ở Việt Nam thực

trạng, nguyên nhân và giải pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

14. CANUEDA (1994), Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản, (Người dịch:

Nguyễn Xuân Yêm, Hồ Trọng Ngũ), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

15. Chính phủ (1996), Nghị định số 19/CP ngày 6/4 về qui chế giáo dục tại xã

phường, thị trấn đối với những người vi phạm pháp luật, Hà Nội.

159

16. Chính phủ (1998), Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7 về tăng cường

công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.

17. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01/12 ban hành chương

trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị

quyết số 11-NQ/TW ngày 27 /4/2007, Hà Nội.

18. Chính phủ (2010), Báo cáo về thực hiện đồng bộ các giải pháp để giữ vững ổn

định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tiếp tục duy trì phục hồi tăng

trưởng theo mục tiêu Quốc hội đã đề ra, Hà Nội.

19. Lê Đăng Doanh (2008), Đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài

sản ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

20. Trần Thị Hải Duyên (2011), Phòng ngừa các tội phạm do phụ nữ thực hiện

trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học

Luật Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ

Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4 của Bộ

Chính trị về công tác phụ nữ thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp

hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp

hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đề tài cấp Nhà nước KX.04.14 (1994), Tội phạm ở Việt Nam thực trạng,

nguyên nhân và giải pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

28. Nguyễn Minh Đoan (2011), Ý thức pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Chu Văn Đức (2009), Nghiên cứu sự thích ứng của phạm nhân với chế độ sinh

hoạt và chế độ lao động tại trại giam, Luận án tiến sĩ tâm lý học, Viện

tâm lý học, Hà Nội.

160

30. Đỗ Đức Hồng Hà (2006), Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam và đấu

tranh phòng, chống loại tội phạm này, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường

Đại học Luật Hà Nội.

31. Phạm Minh Hạc (2005), Tuyển tập Tâm lý học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội.

33. Nguyễn Ngọc Hòa (2007), "Phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học", Luật

học, (6).

34. Nguyễn Thị Hòa (2007), Giới, việc làm và đời sống gia đình, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

35. Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh (2004), Một số vấn đề về tội phạm

và cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta hiện nay, Hà Nội

36. http://baocongan.org, Nữ quái teen Mi sói và những tội ác đáng sợ.

37. http://vi.wikipedia.org/wiki/ văn hóa.

38. http://www56.vietnam.vn/vn/tin-nhanh, 34% phụ nữ bị bạo hành thể xác tình dục.

39. http://www.gso.gov.vn, Số liệu thống kê giáo dục, y tế, văn hóa và đời sống.

40. http://www.gso.gov.vn Số liệu thống kê dân số và lao động.

41. http://www.gso.gov.vn. Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010.

42. http://www.gso.gov.vn. Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2011.

43. http://www.xaluan.com/Bắt kẻ nhẫn tâm ném con 3 tháng tuổi xuống giếng.

44. http://www.xaluan.com/Hà Nội xét xử 8 bị cáo vụ 178 Nguyễn Lương Bằng.

45. http://vietbao.vn/An ninh Pháp luât/Âm mưu khủng bố ngày kỷ niệm 304.

46. http://vietbao.vn/An ninh Pháp luât/Tuyên truyền chống Nhà nước, 2 luật sư bị bắt.

47. Hoàng Văn Hùng (2007), Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng chống tội phạm

này ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

48. Lê Ngọc Hùng - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000), Xã hội học về giới và phát triển,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

49. Nguyễn Văn Hương (2008), Đấu tranh phòng, chống tội mua bán phụ nữ ở

Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

50. Kết quả điều tra qua 368 phiếu hỏi phạm nhân nữ.

51. Kết quả nghiên cứu 554 bị cáo nữ trong 434 bản án HSST.

161

52. Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Văn Liên (2000), Hướng dẫn sử dụng SPSS for

Windows: xử lý và phân tích dữ liệu trong các nghiên cứu về giáo dục, y

tế, tâm lý và xã hội, Hà Nội.

53. Luật giáo dục (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Luật thi hành án hình sự (2011), Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

55. C.Mác - Ph. Ănghen (2004), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56. Nguyễn Tuyết Mai (2007), Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy,

Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

57. Dương Tuyết Miên (2013), Tội phạm học đương đại, Nxb Chính trị - hành

chính, Hà Nội.

58. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

59. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

60. Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh (2009), Nghiên cứu gia đình và giới

thời kỳ đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

61. Đặng Thanh Nga (2007), Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên có hành

vi phạm tội, Luận án tiến sĩ tâm lý học, Viện tâm lý học, Hà Nội.

62. Trần Công Phàn (1996), Thực trạng, nguyên nhân và những biện pháp đấu

tranh phòng chống các tội phạm do phụ nữ thực hiện trong điều kiện

kinh tế thị trường, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước

và pháp luật, Hà Hội.

63. Đỗ Ngọc Quang (1999), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

64. Lê Thị Sơn (2011), "Về phương pháp nghiên cứu của tội phạm học", Tạp chí

Luật học, (6).

65. Phan Thị Thanh (2001), Tiến bộ về bình đẳng giới trong công việc ở Việt Nam,

Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

66. Phạm Văn Tỉnh (2007), Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt

Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

67. Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, Bản án số 110/ HSST, ngày 15/4/2004.

68. Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, Bản án số 225/ HSST, ngày 30/6/2004.

69. Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, Bản án số 06/ HSST, ngày 10/1/2005.

162

70. Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, Bản án số 12/ HSST, ngày 12/1/2005.

71. Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, Bản án số 106/ HSST, ngày 6/4/2005.

72. Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, Bản án số 93/ HSST, ngày 27/9/2006.

73. Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, Bản án số 62/ HSST, ngày 19/4/2007.

74. Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Bản án số 67/ HSST, ngày 18/6/2007.

75. Tòa án nhân dân thị xã Ninh Bình (nay là thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh

Bình), Bản án số 62/ HSST, ngày 10/6/2003.

76. Tòa án nhân dân thị xã Ninh Bình (nay là thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh

Bình), Bản án số 65/ HSST, ngày 15/3/2005.

77. Tòa án nhân dân thị xã Ninh Bình (nay là thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh

Bình), Bản án số 105/ HSST, ngày 17/5/2005.

78. Tòa án nhân dân thị xã Ninh Bình (nay là thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh

Bình), Bản án số 66/ HSST, ngày 11/6/2007.

79. Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Bản án số 133/ HSST, ngày 23/11/2004.

80. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Số liệu thống kê xét xử hình sự sơ thẩm năm

1995-2002, Hà Nội.

81. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Số liệu thống kê xét xử hình sự sơ thẩm năm

2003-2012, Hà Nội.

82. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Số liệu thống kê xét xử hình sự sơ thẩm năm

2005-2012, Hà Nội.

83. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo kết quả năm 2007, phương hướng nhiệm vụ

năm 2008, Hà Nội.

84. Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Michelle Staworth, Ken Sheard, Andrew

Webster (1993), Xã hội học nhập môn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

85. Tổng cục Thống kê, dự án VIE/97/P14 (2001), Kết quả dự báo dân số cho cả

nước, các vùng địa lý - kinh tế và 61 tỉnh thành phố Việt Nam, 1999 -

2024, Hà Nội.

86. Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê 2007, Nxb Thống kê, Hà Nội.

87. Trung tâm Quốc gia Dự báo và Thông tin thị trường lao động, Cục việc làm,

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), Xu hướng việc làm Việt

Nam 2011, Hà Nội.

163

88. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội.

89. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội.

90. Đào Trí Úc (2000), Luật Hình sự Việt Nam, Quyển I - Những vấn đề chung,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

91. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Số liệu thống kê người khởi tố 2003-

2012, Hà Nội.

92. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1994), Tội phạm học, Luật Hình sự

và Luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

93. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (2000), Tội phạm học Việt Nam- một

số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

94. Nguyễn Tất Viễn (1987), Phòng ngừa vi phạm pháp luật trong thanh niên,

(Sách dịch), Nxb Pháp lý, Hà Nội.

95. Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

96. Nguyễn Xuân Yêm, Phan Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên (2003), Mại

dâm ma túy cờ bạc thời hiện đại. Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Tiếng nước ngoài

97. Adelene (2011), Women in crime - The way goes to vilent crime, Doctor thesis,

Cape Town University, South Africa.

98. Affiliation (1997), Age, testosterone, criminal of women, Master thesis, Rutger

University.

99. Allen Judith (1984), Women, Crime, Criminal Policy in New South Wales,

Doctor thesis, Macquarie University, Australia.

100. Bacbara, Raffel Price, Natalie j.Skololoff (2004), "The Justice System and

Women", Nxb City University of NewYork.

101. http://www.amazon.com/Criminal-Woman-Prostitute Normal/dp/0822332469

#reader_0822332469.

102. http://booksgoogle.com/books/about/Criminal woman the prostitute and the

No.htmlsid-ougf4w3QDZgc

164

103. http://www.unodc.org/unodc/en/data-and-analysis/statics/data.html

104. Meda Chesney-Lind, Lisa Pasko, The female offender Girls, Women, and

Crime (2004), Nxb Sage Publications.

105. M.O'Keefe (1997), "Comparative research between woman prisoners who

were violated and killed the person abusing them and the other woman

prisoners", Journal of against family violence, (12).

106. Otto Pollack (1950), The criminality of women, University of Pennsylvania Press.

107. R Barri Flower(1995), Female Crime, Criminals, and Cellmates: An

Exploration of Female Criminality and Delinquency, Nxb McFarlan.

108. S. Karstedt (2000), "The release, criminal and the problem of women action -

Aspects of researcch from Germany", Gender Journal, (6).

109. Ulrich Eisenberg (2005), Kriminologie, Auglage 6, Verlag C.H. Beck Muenchen.

110. Долговой А.И. (2008), Криминология, Юристь, Москва.

165

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Cơ cấu của tội phạm do nữ giới thực hiện theo tội danh

TT Điều Tội danh Số bị cáo nữ Tỉ lệ (%)

1 194 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

15760 23,99

2 248 Tội đánh bạc 13605 20,71

3 138 Tội trộm cắp tài sản 8424 12,82

4 249 Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc 5028 7,65

5 139 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 2696 4,10

6 254 Tội chứa mại dâm 2674 4,07

7 104 Tội cố ý gây thương tích 2573 3,92

8 136 Tội cướp giật tài sản 1570 2,39

9 133 Tội cướp tài sản 1108 1,69

10 202 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1085 1,65

11 255 Tội môi giới mại dâm 985 1,50

12 140 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 844 1,28

13 93 Tội giết người 827 1,26

14 180 Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả

686 1,04

15 119 Tội mua bán phụ nữ (nay là tội mua bán người) 652 0,99

16 245 Tội gây rối trật tự công cộng 572 0,87

17 257 Tội chống người thi hành công vụ 565 0,86

18 155 Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm

422 0,64

19 143 Tội hủy hoại tài sản 367 0,56

20 278 Tội tham ô tài sản 364 0,55

21 267 Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan 254 0,39

22 121 Tội làm nhục người khác 250 0,38

23 120 Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em 227 0,35

24 253 Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy 224 0,34

25 250 Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

221 0,34

26 153 Tội buôn lậu 150 0,23

27 189 Tội hủy hoại rừng 136 0,21

166

28 231 Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

136 0,21

29 190 Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm

109 0,17

30 175 Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng 102 0,16

31 197 Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 71 0,11

32 165 Tội cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

61 0,09

33 112 Tội hiếp dâm trẻ em 59 0,09

34 111 Tội hiếp dâm 51 0,08

35 95 Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

49 0,07

36 256 Tội mua dâm người chưa thành niên 49 0,07

37 161 Tội trốn thuế 43 0,07

38 311 Tội trốn khỏi nơi giam, giữ 43 0,07

39 279 Tội nhận hối lộ 39 0,06

40 115 Tội giao cấu với trẻ em 26 0,04

41 Các tội phạm khác 2597 3,93

Tổng 65704 100

Nguồn: TANDTC.

Phụ lục 2

Cơ cấu của tội phạm do nam giới thực hiện theo tội danh

TT Điều Tội danh Số bị cáo nam Tỉ lệ (%)

1 138 Tội trộm cắp tài sản 208346 24,77

2 194 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

118773 14,12

3 248 Tội đánh bạc 112167 13,34

4 104 Tội cố ý gây thương tích 82266 9,78

5 202 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

48278 5,74

6 133 Tội cướp tài sản 47088 5,60

7 136 Tội cướp giật tài sản 36443 4,33

8 93 Tội giết người 24274 2,89

9 139 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 21351 2,54

10 249 Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc 19073 2,27

11 143 Tội hủy hoại tài sản 13805 1,64

167

12 140 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 11308 1,34

13 245 Tội gây rối trật tự công cộng 10679 1,27

14 257 Tội chống người thi hành công vụ 10519 1,25

15 254 Tội chứa mại dâm 6790 0,81

16 112 Tội hiếp dâm trẻ em 6344 0,75

17 231 Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

5757 0,68

18 111 Tội hiếp dâm 4833 0,57

19 250 Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

4696 0,56

20 115 Tội giao cấu với trẻ em 3560 0,42

21 180 Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả

3387 0,40

22 175 Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng 3245 0,39

23 278 Tội tham ô tài sản 2705 0,32

24 267 Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan 2431 0,29

25 155 Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm

2332 0,28

26 311 Tội trốn khỏi nơi giam, giữ 2216 0,26

27 255 Tội môi giới mại dâm 2201 0,26

28 189 Tội hủy hoại rừng 1615 0,19

29 119 Tội mua bán phụ nữ (nay là tội mua bán người) 1503 0,18

30 253 Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy 1452 0,17

31 153 Tội buôn lậu 1254 0,15

32 190 Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm

960 0,11

33 197 Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 852 0,10

34 165 Tội cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

705 0,08

35 279 Tội nhận hối lộ 636 0,08

36 121 Tội làm nhục người khác 522 0,06

37 120 Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em 470 0,06

38 95 Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

355 0,04

39 161 Tội trốn thuế 306 0,04

40 256 Tội mua dâm người chưa thành niên 239 0,03

41 Các tội phạm khác 15387 1,83

42 Tổng 841123 100

Nguồn: TANDTC.

168

Phụ lục 3

Cơ cấu của tội phạm do nữ thực hiện theo địa bàn phạm tội

TT Tỉnh, thành phố Người phạm tội nữ Tỉ lệ (%)

1 Thành phố Hồ Chí Minh 10019 13,58

2 Hà Nội 7829 10,62

3 Tây Ninh 3086 4,19

4 Đồng Nai 2499 3,39

5 Nghệ An 2018 2,74

6 Sơn La 1807 2,45

7 Kiên Giang 1736 2,35

8 Quảng Ninh 1666 2,26

9 Hải Phòng 1611 2,18

10 Đắc Lắk 1460 1,98

11 Thanh Hóa 1444 1,96

12 Cần Thơ 1351 1,83

13 Bà Rịa- Vũng Tàu 1349 1,83

14 Bắc Giang 1311 1,78

15 Thái Nguyên 1281 1,74

16 Bình Thuận 1215 1,65

17 Đồng Tháp 1197 1,62

18 Phú Thọ 1187 1,61

19 An Giang 1112 1,50

20 Long An 1108 1,50

21 Bình Dương 1080 1,47

22 Tiền Giang 1077 1,46

23 Bình Phước 1045 1,42

24 Lạng Sơn 1012 1,37

25 Bạc Liêu 1009 1,37

26 Điện Biên 1006 1,36

27 Lâm Đồng 951 1,29

28 Gia Lai 871 1,18

29 Vĩnh Phúc 866 1,17

30 Cà Mau 856 1,16

31 Vĩnh Long 851 1,16

32 Bình Định 850 1,15

33 Lai Châu 826 1,12

169

34 Hải Dương 763 1,03

35 Hà Tây 733 0,99

36 Khánh Hòa 698 0,95

37 Tuyên Quang 666 0,90

38 Đà Nẵng 634 0,86

39 Hòa Bình 626 0,85

40 Bắc Ninh 619 0,84

41 Thái Bình 619 0,84

42 Lào Cai 611 0,83

43 Yên Bái 604 0,82

44 Quảng Nam 513 0,69

45 Bến Tre 511 0,69

46 Thừa Thiên - Huế 501 0,68

47 Phú Yên 498 0,68

48 Nam Định 497 0,67

49 Đắk Nông 478 0,65

50 Hậu Giang 476 0,65

51 Cao Bằng 473 0,64

52 Hưng Yên 468 0,63

53 Trà Vinh 454 0,62

54 Sóc Trăng 448 0,61

55 Quảng Ngãi 416 0,56

56 Bắc Kạn 410 0,55

57 Quảng Trị 389 0,53

58 Hà Tĩnh 375 0,51

59 Ninh Bình 365 0,50

60 Hà Nam 357 0,48

61 Hà Giang 340 0,46

62 Ninh Thuận 256 0,35

63 Kon Tum 199 0,27

64 Quảng Bình 171 0,23

65 Tổng số 73759 100

Nguồn: VKSNDTC.

170

Phụ lục 4

Phiếu trưng cầu ý kiến

Các chị thân mến!

Vì phạm tội nên các chị phải thi hành án phạt tù. Chúng tôi muốn tìm hiểu

những lý do nào khiến các chị đã mắc sai lầm đó để có cơ sở đề xuất với cơ quan

chức năng những giải pháp phù hợp, nhằm giúp việc giáo dục, cải tạo của các chị

hiệu quả hơn nữa, để các chị sớm trở về gia đình, tái hòa nhập cộng đồng và trở

thành những công dân có ích cho xã hội. Đề nghị các chị hãy hợp tác với chúng tôi

bằng cách khoanh tròn vào một hoặc những số mà các chị cho là đúng với bản thân

mình.Chúng tôi cam đoan sẽ không nêu tên của chị khi sử dụng thông tin.

Họ và tên .....................................................................................................

Tuổi ..............................................................................................................

Quê quán ......................................................................................................

Dân tộc .........................................................................................................

Tiền án tiền sự ..............................................................................................

Án phạt về tội ...............................................................................................

Ngày tháng năm thực hiện ............................................................................

Câu 1: Trình độ học vấn phổ thông

1. Mù chữ 3. Trung học cơ sở (Cấp II)

2. Tiểu học (Cấp I) 4. Trung học phổ thông (Cấp III)

Câu 2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật

1. Chưa qua đào tạo nghề 3. Trung học chuyên nghiệp

2. Qua đào tạo nghề ngắn hạn 4. Cao đẳng, đại học

Câu 3: Việc không học tiếp của chị thì vì những lý do nào?

1. Học kém

2. Trường đuổi học

3. Bạn bè lôi kéo

4. Kinh tế gia đình khó khăn

Câu 4: Việc làm của chị trước khi vào trại giam?

1. Buôn bán

2. Làm ruộng

3. Công nhân

4. Công chức, viên chức

5. Không nghề nghiệp

6. Khác (ghi rõ)

Câu 5: Hoàn cảnh gia đình ?

1. Còn cha mẹ

2. Cha mẹ ly hôn hoặc ly thân

3. Mẹ hoặc cha chết

4. Cha mẹ chết

171

Câu 6: Trong gia đình chị hiện có bao nhiêu anh chị em ruột?................

Câu 7: Chị là con thứ mấy trong gia đình?

1. Con một 3.Con thứ

2. Con cả 4.Con út

Câu 8: Tình trạng gia đình

1. Độc thân

2. Lập gia đình

3. Ly hôn hoặc ly thân

4. Góa chồng

Câu 9: Nếu đã lập gia đình, chồng của chị làm nghề gì?

1. Buôn bán 4. Công chức, viên chức

2. Làm ruộng 5. Không nghề nghiệp

3. Công nhân 6. Khác…..

Câu 10: Chị có mấy người con?....................

Câu 11: Chị cho biết trình độ văn hóa của cha mẹ ? a b

Mù chữ

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Cha

1

2

3

4

Mẹ

1

2

3

4

Câu 12: Chị cho biết những quan điểm về học tập có thể có trong gia đình chị?

1. Con gái không cần học nhiều,chỉ cần biết nội trợ là đủ

2. Con trai thì cần học hơn con gái

3. Nếu không còn muốn học tập thì có thể đi làm kiếm tiền

4. Con gái cần phải học để đảm bảo cuộc sống

5. Con gái cần học để có việc làm

Câu 13: Hãy cho biết ý kiến của chị về những quan điểm sống sau:

a. Có nhiều tiền

b. Có việc làm ổn định

c. Có một gia đình hòa thuận, hạnh phúc

d. Có địa vị xã hội

đ. Có tự do cá nhân

e. Có sức khỏe tốt

g. Có bạn bè tốt

h. Được người khác tôn trọng

1

2

3

4

5

6

7

8

172

Câu 14: Chị cho biết nghề nghiệp của cha mẹ?

Làm ruộng

Công nhân

Công chức, viên chức

Buôn bán

Không có việc là

Khác

a

Cha

1

2

3

4

5

6

b

Mẹ

1

2

3

4

5

6

Câu 15: Chị cho biết trong gia đình có ai đã từng nghiện các chất sau đây?

Bố, mẹ

Anh, chị, em

Chồng

Con

Rượu, ma túy

1

2

3

4

Câu 16: Gia đình chị có mức sống như thế nào?

1. Đầy đủ 3. Thiếu thốn

2. Đủ ăn 4. Đói ăn

Câu 17: Chị cho biết sống trong gia đình chị có cảm nhận như thế nào?

1. Hạnh phúc 3. Mất tự do

2. Không hạnh phúc 4. Cô đơn

Câu 18: Chị đánh giá như thế nào về gia đình của mình?

1. Tổ ấm 3. Không hòa thuận

2. An toàn 4. Không bình đẳng

Câu 19: Các bạn của chị thường có sở thích là:

1. Uống rượu, sử dụng ma túy

2. Dùng hàng hiệu

3. Đánh bạc

4. Chơi điện tử, chat

5. Không có sở thích trên

Câu 20: Khu vực nơi chị sống trước khi vào trại giam có nhiều tụ điểm ma túy, mại

dâm, cờ bạc?

1. Nhiều

2. Không nhiều

3. Rất ít

4. Không có

173

Câu 21: Những hành vi nào dưới đây chị đã từng thực hiện trước cả việc chị phạm tội?

1. Nói tục, chửi bậy 6. Bỏ nhà lang thang

2. Tụ tập, gây rối, đánh nhau 7. Sử dụng ma túy

3. Trốn học, chơi game 8. Uống rượu

4. Cờ bạc 9. Bán dâm

5. Xem phim, sách, ảnh đồi trụy 10.Trộm cắp, lừa đảo

Câu 22: Chị đã thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường hợp nào trong các trường

hợp sau?

1. Lần đầu

2. Lần thứ hai

3. Lần thứ ba trở lên

4. Tái phạm

Câu 23: Có khi nào chị thực hiện hành vi phạm tội mà cơ quan chức năng không

phát hiện và xử lý hình sự không?

1. Có 2. Không

Nếu có, lý do không bị phát hiện?

1. Do bản thân tự che giấu

2. Do nạn nhân biết và không tố giác

3. Do người khác thấy nhưng

không ngăn cản và không tố giác

4. Lý do khác

Câu 24: Độ tuổi lúc chị phạm tội?

1. Từ 14 đến dưới 18 tuổi 3 Từ 31 đến 45 tuổi

2. Từ 18 đến 30 tuổi 4. Từ 46 đến 60 tuổi

5. Trên 60 tuổi

Câu 25: Chị đã thực hiện hành vi phạm tội cùng với ai?

1. Một mình

2. Người trong gia đình

3. Bạn bè

4. Những người khác

Câu 26: Theo chị ai là người có vai trò quyết định trong việc thực hiện hành vi

phạm tội của chị?

1.Chính bản thân mình

2.Người trong gia đình

3. Bạn bè

4. Người khác

Câu 27: Nếu chỉ có một mình, chị có thực hiện hành vi phạm tội không?

1. Có 2. Không

Câu 28: Khi thực hiện hành vi phạm tội chị có nghĩ tới những hậu quả nào?

1. Tổn hại đến danh dự

2. Bị đuổi học hoặc thôi việc

3. Bị bắt, bị phạt tù

4. Không quan tâm

174

Câu 29: Khu vực, địa điểm chị thực hiện tội phạm ?

1. Thành thị

2. Nông thôn

3. Miền núi

4. Trong nhà

5. Trong rừng

6. Ngoài đường, vắng vẻ

7. Ngoài đường, đông người

Câu 30: Động cơ phạm tội của chị?

1.Do mâu thuẫn, ghen tuông 4. Do tham lam, muốn làm giàu nhanh

2. Do nghèo đói 5. Do nghiện ma túy

3. Do tham lam, muốn làm giầu nhanh 6. Lí do khác ...............................................

Câu 31: Chị thực hiện tội phạm vào khoảng thời gian nào?

1. Từ 0 giờ đến dưới 6 giờ 3. Từ 12 giờ đến dưới 18 giờ

2. Từ 6 giờ đến 12 giờ 4. Từ 18 giờ đến 24 giờ

Câu 32: Điều kiện thuận lợi cho việc phạm tội của chị?

1. Sơ hở của người chủ tài sản.

2. Nạn nhân là người dễ dãi, thiếu hiểu biết

3. Người khác thấy nhưng không ngăn cản hoặc không báo cho cơ quan công an

4. Những thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

5. Địa điểm tội phạm xảy ra ở nơi vắng vẻ

6. Khác (ghi cụ thể) ...................................................................................................

Câu 33: Với mỗi hành vi phạm tội của mình, chị hãy ghi lại những lý do dẫn đến

việc chị thực hiện hành vi phạm tội đó?

1.Hành vi giết người: ................................................................................................

2.Hành vi cố ý gây thương tích:.................................................................................

3.Hành vi mua bán phụ nữ:........................................................................................

4.Hành vi trộm cắp tài sản: ........................................................................................

5.Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản: ........................................................................

6.Hành vi chứa, môi giới mại dâm.............................................................................

7.Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.......

8.Hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc: ..................................................

9.Những hành vi phạm tội khác: ...............................................................................

Câu 34: Hành vi phạm tội của chị bị phát hiện là do ai?

1. Tự thú 4. Người dân tố giác

2. Nạn nhân tố giác 5. Cơ quan công an

3 Đồng bọn tố giác 6. Khác ..............................................

175

Câu 35: Thời gian ở trong trại giam người thân của chị có đến thăm không?

1. Có 2. Không

Câu 36: Hãy cho biết những yếu tố nào giúp việc cải tạo chị có hiệu quả tốt?

1.Sự ăn năn hối cải 4. Sự động viên của gia đình

2. Hình phạt xứng đáng 5. Sự chân tình của giám thị,

3. chế độ lao cải phù hợp 6. Khác ..................................................

Câu 37: Hãy cho biết những yếu tố cản trở việc cải tạo của chị để trở thành người tốt?

1. Tâm trạng vô vọng chán chường 4. Cán bộ quản giáo

2. Hình phạt quá nghiêm khắc 5. Khó thích nghi với nhà tù

3. Sự hận thù 6. khác ...................................................

Câu 38: Sau khi ra tù chị có thể từ bỏ việc phạm tội không?

1. Bỏ được 3. Không bỏ được

2. Tạm thời 4. Khó trả lời

Câu 39: Những nghề nghiệp nào chị có thể làm sau khi ra trại cải tạo trở về với

cộng đồng?

1.Buôn bán

2. Làm ruộng

3.Công nhân

4. Thợ thủ công

5. Chưa có dự tính gì

6. Khác (ghi rõ)………...........................

Câu 40: Hiện tại, chị có những nguyện vọng gì?

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Xin cảm ơn sự nhiệt tình hợp tác của chị!

176

Phụ lục 5

Kết quả chạy SPSS 368 phiếu hỏi phạm nhân nữ

Frequency Table

Cau_1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 0 2 .5 .5 .5 Mu chu 30 8.2 8.2 8.7 Tieu hoc 115 31.3 31.3 39.9 THCS 168 45.7 45.7 85.6 THPT 53 14.4 14.4 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua 350 95.1 95.1 95.1 THCN 8 2.2 2.2 97.3 CD-DH 10 2.7 2.7 100.0 Total 368 100.0 100.0

Cau_3

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoc kem 66 17.9 17.9 17.9 Duoi hoc 6 1.6 1.6 19.6 Ban loi keo 47 12.8 12.8 32.3 Hoan canh GD 249 67.7 67.7 100.0 Total 368 100.0 100.0

Cau_4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Buon ban 140 38.0 38.0 38.0

Lam ruong 84 22.8 22.8 60.9

Cong nhan 14 3.8 3.8 64.7

Cong chuc, vien chuc 10 2.7 2.7 67.4

Khong nghe nghiep 66 17.9 17.9 85.3

Khac 54 14.7 14.7 100.0

Total 368 100.0 100.0

177

Cau_5

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Con cha me 155 42.1 42.8 42.8

Cha me ly hon 13 3.5 3.6 46.4

Me hoac cha chet 126 34.2 34.8 81.2

mat ca cha me 68 18.5 18.8 100.0

Total 362 98.4 100.0

Missing 0 6 1.6

Total 368 100.0

Cau_6

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 8 2.2 2.2 2.2

1 17 4.6 4.6 6.8

2 36 9.8 9.8 16.6

3 51 13.9 13.9 30.4

4 65 17.7 17.7 48.1

5 46 12.5 12.5 60.6

6 53 14.4 14.4 75.0

7 32 8.7 8.7 83.7

8 22 6.0 6.0 89.7

9 15 4.1 4.1 93.8

10 16 4.3 4.3 98.1

11 3 .8 .8 98.9

12 4 1.1 1.1 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_7

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Con doc 14 3.8 3.8 3.8

Con ca 63 17.1 17.1 20.9

Con thu 176 47.8 47.8 68.8

Con ut 115 31.3 31.3 100.0

Total 368 100.0 100.0

178

Cau_8

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Doc than 68 18.5 18.7 18.7

Da lap GD 159 43.2 43.8 62.5

Ly hon 89 24.2 24.5 87.1

Goa chong 47 12.8 12.9 100.0

Total 363 98.6 100.0

Missing 0 5 1.4

Total 368 100.0

Cau_9

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Buon ban 20 5.4 9.5 9.5

Lam ruong 55 14.9 26.1 35.5

Cong nhan 13 3.5 6.2 41.7

Cong chuc, vien chuc 8 2.2 3.8 45.5

Khong nghe nghiep 15 4.1 7.1 52.6

Khac 100 27.2 47.4 100.0

Total 211 57.3 100.0

Missing System 157 42.7

Total 368 100.0

Cau_1_0

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 31 8.4 10.1 10.1

1 96 26.1 31.3 41.4

2 100 27.2 32.6 73.9

3 45 12.2 14.7 88.6

4 17 4.6 5.5 94.1

5 10 2.7 3.3 97.4

6 7 1.9 2.3 99.7

8 1 .3 .3 100.0

Total 307 83.4 100.0

Missing System 61 16.6

Total 368 100.0

179

Cau_1_1_a

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Mu chu 61 16.6 16.6 16.6 Tieu hoc 100 27.2 27.2 43.8 Trung hoc co so 132 35.9 35.9 79.6 Trung hoc pho thong 75 20.4 20.4 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_1_1_b

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Mu chu 90 24.5 24.5 24.5 Tieu hoc 99 26.9 27.0 51.5 Trung hoc co so 126 34.2 34.3 85.8 Trung hoc pho thong 52 14.1 14.2 100.0 Total 367 99.7 100.0 Missing System 1 .3

Total 368 100.0

Cau_1_2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Con gai khong can

hoc nhieu 51 13.9 13.9 13.9

Con trai can hoc hon con gai

1 .3 .3 14.1

Neu khong di hoc thi co the di lam kiem tien

60 16.3 16.3 30.4

Con gai can phai hoc de bao dam cuoc song

255 69.3 69.3 99.7

Con gai can phai hoc de co viec lam on dinh

1 .3 .3 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_1_3_a

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 0 284 77.2 77.4 77.4 Co nhieu tien 83 22.6 22.6 100.0 Total 367 99.7 100.0 Missing System 1 .3

Total 368 100.0

180

Cau_1_3_b

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 139 37.8 37.8 37.8

Co viec lam on dinh 229 62.2 62.2 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_1_3_c

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 164 44.6 44.6 44.6

Co mot gia dinh hanh phuc

204 55.4 55.4 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_1_3_d

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 285 77.4 77.4 77.4

Co dia vi xa hoi 83 22.6 22.6 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_1_3_e

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 288 78.3 78.3 78.3

Co tu do ca nhan 80 21.7 21.7 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_1_3_g

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 191 51.9 51.9 51.9

Co suc khoe tot 177 48.1 48.1 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_1_3_h

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 219 59.5 59.5 59.5

Co ban tot 149 40.5 40.5 100.0

Total 368 100.0 100.0

181

Cau_1_3_i

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 207 56.3 56.4 56.4

Duoc nguoi khac ton trong

160 43.5 43.6 100.0

Total 367 99.7 100.0

Missing System 1 .3

Total 368 100.0

Cau_1_4_a

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Lam ruong 143 38.9 38.9 38.9

Cong nhan 27 7.3 7.3 46.2

Cong chuc, vien chuc 18 4.9 4.9 51.1

Buon ban 58 15.8 15.8 66.8

Khong co viec lam 13 3.5 3.5 70.4

Khac 109 29.6 29.6 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_1_4_b

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Lam ruong 136 37.0 37.0 37.0

Cong nhan 18 4.9 4.9 41.8

Cong chuc, vien chuc 13 3.5 3.5 45.4

Buon ban 86 23.4 23.4 68.8

Khong co viec lam 16 4.3 4.3 73.1

Khac 99 26.9 26.9 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_1_5

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Khong nghien 259 70.4 70.4 70.4

Bo, me 27 7.3 7.3 77.7

Anh,chi,em 37 10.1 10.1 87.8

Chong 38 10.3 10.3 98.1

Con 7 1.9 1.9 100.0

Total 368 100.0 100.0

182

Cau_1_6

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Day du 13 3.5 3.5 3.5

Du an 177 48.1 48.1 51.6

Thieu thon 150 40.8 40.8 92.4

Doi an 28 7.6 7.6 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_1_7

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Hanh phuc 203 55.2 55.2 55.2

Khong hanh phuc 98 26.6 26.6 81.8

Mat tu do 9 2.4 2.4 84.2

Co don 58 15.8 15.8 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_1_8

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid To am 223 60.6 60.6 60.6

An toan 37 10.1 10.1 70.7

Khong hoa thuan 77 20.9 20.9 91.6

Khong binh dang 31 8.4 8.4 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_1_9

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Uong ruou, su dung ma tuy

30 8.2 8.2 8.2

Dung hang hieu 2 .5 .5 8.8

Choi co bac 4 1.1 1.1 9.9

Choi dien tu 17 4.6 4.7 14.6

Khong co so thich tren

311 84.5 85.4 100.0

Total 364 98.9 100.0

Missing System 4 1.1

Total 368 100.0

183

Cau_2_0

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 17 4.6 4.6 4.6

Nhieu 54 14.7 14.7 19.3

Khong nhieu 54 14.7 14.7 34.0

Rat it 87 23.6 23.6 57.6

Khong co 156 42.4 42.4 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_2_1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 231 62.8 62.8 62.8

Noi tuc, chui bay 7 1.9 1.9 64.7

Gay roi, danh nhau 3 .8 .8 65.5

Tron hoc, choi game 7 1.9 1.9 67.4

Co bac 15 4.1 4.1 71.5

Xem phim, sach, anh doi truy

3 .8 .8 72.3

Bo nha, lang thang 4 1.1 1.1 73.4

Su dung ma tuy 56 15.2 15.2 88.6

Uong ruou 7 1.9 1.9 90.5

Ban dam 5 1.4 1.4 91.8

Trom cap, lua dao 30 8.2 8.2 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_2_2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Lan dau 314 85.3 85.3 85.3

Lan thu hai 45 12.2 12.2 97.6

Lan thu ba tro len 4 1.1 1.1 98.6

Tai pham 5 1.4 1.4 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_2_3_a

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Co 152 41.3 41.3 41.3

Khong 216 58.7 58.7 100

Total 368 100 100

184

Cau_2_3_b

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Do ban than tu che giau 54 35.4 35.4 35.4

Do nan nhan biet ma không to giac 14 8.9 8.9 8.9

Do nguoi khac thay khong to giac 67 44.3 44.3 44.3

Ly do khac 17 11.4 11.4 100

Total 152 100 100

Cau_2_4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Tu 14 den duoi 18 22 6.0 6.0 6.0

Tu 18 den 30 126 34.2 34.2 40.2

Tu 31 den 45 167 45.4 45.4 85.6

Tu 46 den 60 45 12.2 12.2 97.8

Tren 60 8 2.2 2.2 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_2_5

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Mot minh 236 64.1 64.3 64.3

Nguoi trong gia dinh 45 12.2 12.3 76.6

Ban be 53 14.4 14.4 91.0

Nguoi khac 33 9.0 9.0 100.0

Total 367 99.7 100.0

Missing System 1 .3

Total 368 100.0

Cau_2_6

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chinh ban than 263 71.5 71.7 71.7

Nguoi trong gia dinh 29 7.9 7.9 79.6

Ban be 39 10.6 10.6 90.2

Nguoi khac 36 9.8 9.8 100.0

Total 367 99.7 100.0

Missing System 1 .3

Total 368 100.0

185

Cau_2_7

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Co 218 59.2 59.2 59.2

Khong 150 40.8 40.8 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_2_8

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Ton hai danh du 127 34.5 34.5 34.5

Bi duoi hoc, bi thoi viec

2 .5 .5 35.1

Bi bat, bi phat tu 144 39.1 39.1 74.2

Khong quan tam 95 25.8 25.8 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_2_9_a

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Thanh thi 218 59.2 59.2 59.2

Nong thon 93 25.3 25.3 84.5

Mien nui 57 15.5 15.5 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_2_9_b

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Trong nha 119 32.3 32.3 32.3

Trong rung 1 .3 .3 32.6

Ngoai duong, noi vang ve

110 29.9 29.9 62.5

Ngoai duong noi, dong nguoi

138 37.5 37.5 100.0

Total 368 100.0 100.0

186

Cau_3_0

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Do mau thuan, nghen tuong

35 9.5 9.5 9.5

Do ngheo doi 221 60.1 60.1 69.6

do tham lam, muon lam giau

27 7.3 7.3 76.9

Do nghien ma tuy 25 6.8 6.8 83.7

do me tin 19 5.2 5.2 88.9

li do khac 41 11.1 11.1 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_3_1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 35 9.5 9.5 9.5

Tu 0 den 6 26 7.1 7.1 16.6

Tu 6 den 12 144 39.1 39.1 55.7

Tu 12 den 18 74 20.1 20.1 75.8

Tu 18 den 24 89 24.2 24.2 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_3_2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 116 31.5 31.5 31.5

So ho cua nguoi chu tai san

44 12.0 12.0 43.5

Do nan nhan de dai, thieu hieu biet

103 28.0 28.0 71.5

Do nguoi khac thay nhung khong ngan can

26 7.1 7.1 78.5

Do thieu sot trong quan ly

37 10.1 10.1 88.6

Li do khac 42 11.4 11.4 100.0

Total 368 100.0 100.0

187

Cau_3_3

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 0 29 7.9 7.9 7.9 Do mau thuan, tra thu 20 5.4 5.4 13.3 Do ngheo, kiem tien 219 59.5 59.5 72.8 Do nghien 45 12.2 12.2 85.1 Do thieu hieu biet 30 8.2 8.2 93.2 Li do khac 25 6.8 6.8 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_3_4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 0 20 5.4 5.4 5.4 Tu thu 37 10.1 10.1 15.5 Nan nhan to giac 45 12.2 12.2 27.7 Dong bon to giac 25 6.8 6.8 34.5 Nguoi dan to giac 26 7.1 7.1 41.6 Co quan Cong an 213 57.9 57.9 99.5 Khac 2 .5 .5 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_3_5

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 0 17 4.6 4.6 4.6 Co 306 83.2 83.2 87.8 Khong 45 12.2 12.2 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_3_6

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 0 13 3.5 3.5 3.5 Su an nan hoi cai 225 61.1 61.1 64.7 Hinh phat xung dang 1 .3 .3 64.9 Che do lao cai phu hop 2 .5 .5 65.5 Su dong vien cua

gia dinh 35 9.5 9.5 75.0

Su chan tinh cua can bo quan giao

91 24.7 24.7 99.7

Khac 1 .3 .3 100.0 Total 368 100.0 100.0

188

Cau_3_7

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 244 66.3 66.3 66.3

Tam trang vo vong chan chuong

59 16.0 16.0 82.3

Hinh phat qua nghiem khac

8 2.2 2.2 84.5

Su han thu 17 4.6 4.6 89.1

Can bo quan giao thieu hieu biet ve pham nhan

9 2.4 2.4 91.6

Kho thich nghi voi nha tu

13 3.5 3.5 95.1

Khac 18 4.9 4.9 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_3_8

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 1 .3 .3 .3

Bo duoc 338 91.8 91.8 92.1

Tam thoi 6 1.6 1.6 93.8

Khong bo duoc 1 .3 .3 94.0

Kho tra loi 22 6.0 6.0 100.0

Total 368 100.0 100.0

Cau_3_9

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 9 2.4 2.4 2.4

Buon ban 180 48.9 48.9 51.4

Lam ruong 71 19.3 19.3 70.7

Cong nhan 16 4.3 4.3 75.0

Tho thu cong 15 4.1 4.1 79.1

Chua co du tinh 65 17.7 17.7 96.7

Nghe khac 12 3.3 3.3 100.0

Total 368 100.0 100.0

189

Cau_4_0

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 9 2.4 2.4 2.4

Tro ve voi gia dinh

298 81.0 81.0 83.4

Co viec lam, kiem nhieu tien

23 6.3 6.3 89.7

Cham soc con cai 14 3.8 3.8 93.5

Muon cos cuoc song tot hon

2 .5 .5 94.0

Khac 22 6.0 6.0 100.0

Total 368 100.0 100.0