12
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KINH TNGUYN MẠNH MƢỜI LÚA PHÁT TRIN HOẠT ĐỘNG TÍN DNG ĐỐI VI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIP LN TI NGÂN HÀNG TMCP KTHƢƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Ni 2015

PHÁT TRIỂ ẠT ĐỘ NGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5041/1/00050005942.pdf · nhanh vì vậy các ngân hàng thương mại cần có sự chuẩn bị để đáp

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHÁT TRIỂ ẠT ĐỘ NGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5041/1/00050005942.pdf · nhanh vì vậy các ngân hàng thương mại cần có sự chuẩn bị để đáp

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN MẠNH MƢỜI LÚA

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN

TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội – 2015

Page 2: PHÁT TRIỂ ẠT ĐỘ NGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5041/1/00050005942.pdf · nhanh vì vậy các ngân hàng thương mại cần có sự chuẩn bị để đáp

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN MẠNH MƢỜI LÚA

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN

TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng

Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM NHÃ

XÁC NHẬN CỦA

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2015

Page 3: PHÁT TRIỂ ẠT ĐỘ NGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5041/1/00050005942.pdf · nhanh vì vậy các ngân hàng thương mại cần có sự chuẩn bị để đáp

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ mở cửa hiện nay, đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức thương

mại thế giới (WTO), ngày càng nhiều các doanh nghiệp ở nước ta có xu hướng sáp

nhập thành những tập đoàn lớn mạnh nhằm tạo tiềm lực cạnh tranh với các doanh

nghiệp nước ngoài vốn là những tập đoàn lớn và mang tính đa quốc gia.

Các doanh nghiệp lớn với quy mô lớn mới có thể đứng vững và hoạt động tốt

trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, hoạt động của các doanh nghiệp lớn thường

ổn định, có độ an toàn cao, có bề dày kinh nghiệm, có uy tín trên thị trường và có

mức tăng trưởng đều đặn. Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp

hoạt động trong nền kinh tế song các doanh nhiệp lớn lại nắm giữ những ngành kinh

tế quan trọng, đóng góp phần lớn cho ngân sách quốc gia và tạo ra GDP gấp nhiều

lần các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác cộng lại. Vì vậy, doanh nghiệp lớn luôn đuợc

xem là bộ phận trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân, là đầu tàu dẫn dắt sự phát

triển của nền kinh tế trong các giai đoạn.

Trong tương lai gần, số lượng các doanh nghiệp lớn sẽ có xu hướng tăng

nhanh vì vậy các ngân hàng thương mại cần có sự chuẩn bị để đáp ứng tốt nhất cho

đối tượng khách hàng đầy tiềm năng này. Lợi ích của các doanh nghiệp lớn đối với

ngân hàng không chỉ là chiếm dư nợ nhiều nhất, cho ngân hàng nguồn doanh thu

cao nhất so với các nhóm khách hàng khác mà còn các mối quan hệ và đặc biệt là

cung cấp nhiều nguồn thông tin khác. Nền kinh tế Việt Nam đang rất cần sự phát

triển bền vững của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn để góp phần

tạo nên sự ổn định kinh tế vĩ mô, sự an toàn và hấp dẫn của môi trường kinh doanh.

Nhận biết được điều này, trong những năm gần đây Ngân hàng TMCP Kỹ

thương Việt Nam – Techcombank đã có nhiều cố gắng phát triển hoạt động tín dụng

đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lớn và phát triển Ngân hàng. Tuy nhiên, với

những gì đạt được chưa phải là đã tương xứng với tiềm năng của ngân hàng cũng

như của các doanh nghiệp lớn, việc không ngừng phát triển hoạt động tín dụng đối

với các doanh nghiệp lớn là rất cần thiết để Techcombank không ngừng mở rộng và

Page 4: PHÁT TRIỂ ẠT ĐỘ NGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5041/1/00050005942.pdf · nhanh vì vậy các ngân hàng thương mại cần có sự chuẩn bị để đáp

2

phát triển, chính vì vậy đề tài: “Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng

doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam” được lựa chọn

nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Một số câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận văn:

- Doanh nghiệp lớn là gì? Tiêu chí xác định, đặc điểm của, vai trò của doanh

nghiệp lớn trong nền kinh tế?

- Hoạt động tín dụng là gì? Tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với

khách hàng doanh nghiệp lớn là gì? Các hình thức tín dụng đối với doanh nghiệp

lớn?

- Vì sao phải phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp lớn?

- Sự phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp lớn chịu ảnh hưởng

của các nhân tố nào?

- Hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Techcombank

trong giai đoạn 2012-2014 diễn ra như thế nào? Đạt được những thành tựu, hạn chế

gì? Nguyên nhân?

- Giải pháp nào để phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh

nghiệp lớn tại Techcombank trong thời gian tới?

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản:

- Về lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển hoạt động tín dụng đối

với khách hàng doanh nghiệp lớn của Ngân hàng thương mại thông qua việc trình

bày khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại, đặc điểm tín dụng

đối với khách hàng doanh nghiệp lớn, khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá, phân tích

các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng danh

nghiệp lớn của Ngân hàng thương mại.

- Về thực tiễn: Mô tả, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân làm hạn chế

phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn làm cơ sở cho

việc đề xuất giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh

nghiệp lớn tại Techcombank thời gian tới.

Page 5: PHÁT TRIỂ ẠT ĐỘ NGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5041/1/00050005942.pdf · nhanh vì vậy các ngân hàng thương mại cần có sự chuẩn bị để đáp

3

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá những vấn đề đặt ra, Luận văn đề xuất các

giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh

nghiệp lớn tại Techcombank thời gian tới.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng

doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng thương mại.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu một số nội dung chủ yếu của việc

phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại.

+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu việc phát triển hoạt động tín dụng

đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Techcombank.

+ Phạm vi thời gian: Phần thực trạng của đề tài nghiên cứu giai đoạn 2012-

2014, các giải pháp đề xuất trong đề tài có ý nghĩa đến năm 2020.

- Góc độ nghiên cứu: Nghiên cứu trên giác độ Ngân hàng thương mại.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Cách thức tiếp cận giải quyết vấn đề: Luận văn áp dụng phương pháp thống

kê tổng hợp, phân tích, so sánh… để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng phân

tích tài chính tại Techcombank.

Nguồn dữ liệu: là nguồn dữ liệu thứ cấp.

Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu từ bên trong của Techcombank từ 2012-

2014 qua các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh…

Nguồn dữ liệu từ bên ngoài, cụ thể là các bài viết được đăng trên các tạp chí,

các báo cáo, giáo trình, sách, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu, các báo cáo hàng

năm của Ngân hàng Nhà nước, các website liên quan…

5. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được

kết cấu gồm 4 chương:

Page 6: PHÁT TRIỂ ẠT ĐỘ NGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5041/1/00050005942.pdf · nhanh vì vậy các ngân hàng thương mại cần có sự chuẩn bị để đáp

4

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận phát triển hoạt

động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn của NHTM

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng

doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Chương 4: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh

nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Page 7: PHÁT TRIỂ ẠT ĐỘ NGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5041/1/00050005942.pdf · nhanh vì vậy các ngân hàng thương mại cần có sự chuẩn bị để đáp

5

CHƢƠNG 1:

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

DOANH NGHIỆP LỚN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phát triển hoạt động tín dụng của ngân

hàng thƣơng mại

Một số công trình nghiên cứu về đề tài giải pháp phát triển hoạt động tín

dụng đã được thực hiện như:

- "Mở rộng hoạt động cho vay tại Chi nhánh Techcombank Hải Phòng",

Chuyên đề tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Mai Lan viết năm 2012. Tác giả đã phân

tích, đánh giá thực trạng mở rộng hoạt động cho vay tại Chi nhánh Techcombank

Hải Phòng trong giai đoạn 2010-2012, qua đó đã đề xuất những giải pháp nhằm mở

rộng hoạt động cho vay trong thời gian tới : (1) Xây dựng chính sách cho vay phù

hợp; (2) Xây dựng chiến lược Marketing; (3) Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân

viên tín dụng; (4) Mở rộng đối tượng và ngành nghề cho vay; (5) Mở rộng mạng

lưới; (6) Đẩy mạnh cho vay theo các sản phẩm sẵn có.

- "Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần

Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)", Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Công Nam

viết năm 2012. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng hoạt động cho

vay tiêu dùng tại Techcombank trong giai đoạn 2010-2012, qua đó đã đề xuất

những định hướng, giải pháp và kiến nghị trong thời gian tới: (1) Tăng cường nguồn

vốn cho vay tín dụng; (2) Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tín dụng; (3) Nâng cao

trình độ của cán bộ nhân viên; (4) Hoàn thiện chính sách cho vay tín dụng; (5) Mở

rộng hoạt động Marketing và mạng lưới hoạt động.

- "Phát triển dịch vụ ngân hàng phi tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại

Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương", Luận văn thạc

sĩ của tác giả Nguyễn Hoàng Hà viết năm 2011. Tác giả đã đưa ra được những giải

pháp cụ thể như: (1) Thâm nhập thị trường và thu hút khách hàng một cách mạnh

Page 8: PHÁT TRIỂ ẠT ĐỘ NGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5041/1/00050005942.pdf · nhanh vì vậy các ngân hàng thương mại cần có sự chuẩn bị để đáp

6

mẽ; (2) Quan tâm chặt chẽ tới phát triển và quản lý khách hàng; (3) Đổi mới công

nghệ; (4) Phát triển năng lực tài chính của ngân hàng; (5) Nâng cao chất lượng và

quản lý nguồn nhân lực ; (6) Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng.

- "Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân

hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank chi nhánh Đông Đô", Luận văn

thạc sĩ của tác giả Nguyễn Minh Tuấn viết năm 2012. Tác giả đã đưa ra được một

số giải pháp để mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là: (1)

Đa dạng hóa hoạt động cho vay; (2) Xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt; (3) Đầu tư

xây dựng chiến lược marketing; (4) Tăng cường hoạt động tư vấn đối với khách

hàng; (5) Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng; (6) Tổ chức tốt công tác huy

động vốn; (7) Tăng cường công tác cán bộ.

- "Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân

hàng TMCP Kỹ thương - Chi nhánh Ba Đình", Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Văn

Hải viết năm 2012. Tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra thực trạng hoạt động tín dụng

đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ qua đó đã chỉ ra được nguyên nhân và đề ra

một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng là: (1) Chú trọng đến đối tượng

khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; (2) Thực hiện tốt công tác huy động vốn; (3)

Phát triển và áp dụng các sản phẩm cho vay mới; (4) Cải tiến quy trình tín dụng, cải

tiến thủ tục, hồ sơ; (5) Linh hoạt trong việc thẩm định tín dụng; (6) Tăng cường

hoạt động tư vấn khách hàng.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọng

trong việc hoàn thiện lý luận cơ bản về phát triển hoạt động tín dụng, phân tích thực

trạng phát triển hoạt động tín dụng đối với các đối tượng khác nhau, và đưa ra một

số giải pháp cũng như kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm phát

triển hoạt động tín dụng tại Techcombank.

Tuy nhiên, những công trình trên lại chưa đi sâu vào phân tích đối với một

nhóm khách hàng rất có tiềm năng đó là khách hàng doanh nghiệp lớn. Chính vì vậy

trong năm 2012, Techcombank đã thành lập Khối Ngân hàng Bán buôn (NHBB)

nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu dịch vụ ngân hàng phức tạp và chuyên biệt đối

Page 9: PHÁT TRIỂ ẠT ĐỘ NGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5041/1/00050005942.pdf · nhanh vì vậy các ngân hàng thương mại cần có sự chuẩn bị để đáp

7

với đối tượng là khách hàng doanh nghiệp lớn. Đối với Techcombank các khách

hàng doanh nghiệp lớn là những thách thức cần chinh phục và là dấu mốc để chứng

minh năng lực cũng như uy tín của mình trên thị trường. Đây là một bước đi hợp lý

và là sáng kiến lớn trong chương trình chuyển đổi hướng tới mục tiêu trở thành

Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.

Để có thể thực hiện được chiến lược phát triển trên, việc đưa ra các phân

tích, đánh giá việc phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

lớn tại Techcombank là hết sức cần thiết, từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp

hơn cho việc phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn

trong thời gian tới.

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh

nghiệp lớn của Ngân hàng thƣơng mại

1.2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại

1.2.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn

liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống Ngân hàng

thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền

kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao

nhất là nền kinh tế thị trường thì Ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn

thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.

Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về Ngân hàng thương

mại: Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp

dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.

Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương

mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc

của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài

nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.

Ở Việt Nam, Định nghĩa Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là

tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí

Page 10: PHÁT TRIỂ ẠT ĐỘ NGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5041/1/00050005942.pdf · nhanh vì vậy các ngân hàng thương mại cần có sự chuẩn bị để đáp

8

gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực

hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.

1.2.1.2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

* Huy động vốn

Ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ chủ yếu thông qua huy động, cho

vay và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho

ngân hàng thương mại, đồng thời đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng

hoạt động của ngân hàng.

Vốn của NHTM gồm vốn chủ sở hữu, các quỹ và nguồn vốn huy động. Mỗi

loại vốn đều có một tính chất và vai trò riêng trong tổng nguồn vốn hoạt động của

ngân hàng thương mại. Huy động vốn có thể được xem là một trong những nghiệp

vụ xuất hiện sớm nhất trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Cho đến nay

huy động vốn vẫn là một trong những hoạt động cốt lõi và liên quan đến sự tồn tại

và phát triển của các NHTM.

- Huy động vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là vốn riêng có của NHTM, do chủ sở hữu đóng góp và các

quỹ của ngân hàng được hình thành trong quá trình kinh doanh thể hiện dưới dạng

lợi nhuận để lại. Gồm có:

Vốn tự có ban đầu: Vốn này được hình thành từ ban đầu khi mới thành lập

ngân hàng. Tùy theo từng loại hình ngân hàng (quốc doanh hay cổ phần) mà vốn

này có thể do ngân sách Nhà nước cấp hay do các cổ đông góp vốn. Vốn này là một

trong những điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập ngân hàng.

Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: Trong quá trình hoạt động

ngân hàng có thể gia tăng vốn của chủ sở hữu theo nhiều phương thức khác nhau

tùy thuộc từng điều kiện cụ thể. Trong điều kiện thu nhập ròng của ngân hàng lớn.

Ngân hàng có xu hướng chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn chủ sở hữu. Vốn

chủ sở hữu còn được bổ sung từ việc phát hành thêm cổ phần, góp thêm nếu là ngân

hàng cổ phần hoặc được cấp thêm từ NSNN nếu là ngân hàng quốc doanh để đáp

ứng yêu cầu gia tăng vốn chủ sở hữu do Nhà nước quy định. Đây không phải là

Page 11: PHÁT TRIỂ ẠT ĐỘ NGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5041/1/00050005942.pdf · nhanh vì vậy các ngân hàng thương mại cần có sự chuẩn bị để đáp

9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội, 2014. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11

năm 2014.

2. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng

06 năm 2012.

3. Chính phủ, 2012. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009

Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

4. Nguyễn Đăng Dờn, 2010. Quản trị Ngân hàng Thương mại hiện đại. Hà

Nội: Nhà xuất bản Phương Đông.

5. Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: Nhà xuất

bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

6. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: Nhà

xuất bản Lao động – Xã hội.

7. Nguyễn Minh Kiều, 2014. Tín dụng và Thẩm định tín dụng Ngân hàng. Hà

Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

8. Frederic S. Mishkin, 2001. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Hà

Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

9. Peter Rose, 2004. Quản trị Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản

Tài chính.

10. Lê Văn Tề, 2009. Tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông

Vận tải.

11. Nguyễn Văn Tiến, 2010. Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại. Hà

Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

12. Nguyễn Văn Tiến, 2013. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất

bản Thống kê.

13. Lê Văn Tư, 2005. Quản trị Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản

Tài chính.

Page 12: PHÁT TRIỂ ẠT ĐỘ NGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5041/1/00050005942.pdf · nhanh vì vậy các ngân hàng thương mại cần có sự chuẩn bị để đáp

10

14. Techcombank, 2011-2014. Báo cáo tài chính hợp nhất.

15. Techcombank, 2011-2014. Báo cáo thường niên.

16. Techcombank, 2011-2014. Báo cáo kết quả kinh doanh.

17. Nguyễn Hoàng Hà, 2011. Phát triển dịch vụ ngân hàng phi tín dụng đối với

khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh

Chương Dương. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Thương mại.

18. Lê Văn Hải, 2012. Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương - Chi nhánh Ba Đình. Luận văn

Thạc sĩ. Học viện Tài chính.

19. Nguyễn Mai Lan, 2012. Mở rộng hoạt động cho vay tại Chi nhánh

Techcombank Hải Phòng. Chuyên đề tốt nghiệp. Học viện Tài chính.

20. Bùi Công Nam, 2012. Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng

Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Luận văn Thạc

sĩ. Đại học Kinh tế quốc dân.

21. Nguyễn Minh Tuấn, 2012. Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp

vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank chi

nhánh Đông Đô. Luận văn Thạc sĩ. Học viện Tài chính.

22. Techcombank, 2014. Khách hàng doanh nghiệp, Tín dụng doanh nghiệp,

<https://www.techcombank.com.vn/khach-hang-doanh-nghiep/tin-dung>

[Ngày truy cập: 10 tháng 01 năm 2015].

23. Vietnam Report JSC, 2015. Giới thiệu bảng xếp hạng VNR500.

<http://vnr500.com.vn/Gioi-thieu-VNR500-1874-1009.html> [Ngày truy

cập: 15 tháng 01 năm 2015].