181
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ NGỌC HÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - Năm 2018

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ NGỌC HÀ

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM

TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

HÀ NỘI - Năm 2018

Page 2: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ NGỌC HÀ

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM

TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mã số: 62 31 01 05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Nguyễn Thị Thơm

HÀ NỘI - Năm 2018

Page 3: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích

dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Ngô Thị Ngọc Hà

Page 4: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

MỤC LỤC

Trang MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIÁ

7

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 15

1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu, vấn đề đặt ra

và hướng nghiên cứu của đề tài luận án

26

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM

TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

29

2.1. Khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và sự cần

thiết phải phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt

Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

29

2.2. Nội dung, chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát

triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam trong hội nhập

kinh tế quốc tế

46

2.3. Kinh nghiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của

một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam

66

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN

QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ

QUỐC TẾ

79

3.1. Thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt

Nam giai đoạn 2007-2016

79

3.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia ở Việt Nam giai đoạn 2007-2016

109

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ

THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025 VÀ

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035

119

4.1. Phương hướng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đến

năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035

119

4.2. Giải pháp phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt

Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035

126

KẾT LUẬN 144

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148

PHỤ LỤC

Page 5: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Anh Viết đầy đủ tiếng Việt ACCSQ ASEAN Consultative

Committee for Standards and Quality

Ủy ban Tư vấn ASEAN về tiêu chuẩn và chất lượng

AEC Asian Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN ANSI American National Standards Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ APEC Asia-Pacific Economic

Cooperation Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BSI The British Standards Institution Viện Tiêu chuẩn Vương quốc Anh EMC Electro-magnetic Compatibilty Chỉ thị tiêu chuẩn về khả năng tương

thích điện từ của thiết bị FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do ICS International Classification of

Standard Khung phân loại tiêu chuẩn quốc tế

IEC International Electrotechnical Commission

Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế

ISO International Organization for Standardization

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế

JIS Japan Industrial Standard Tiêu chuẩn quốc gia Nhật Bản KAST Korea Advanced Institute of

Science and Technology Cơ quan Công nghệ và Tiêu chuẩn Hàn Quốc

MoU Memorendum of Understanding Biên bản ghi nhớ NSB National Standard Body Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia MRA Mutual Recognition

Arrangements Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau

PASC Pacific Area Standards Congress Diễn đàn Tiêu chuẩn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam

SDOs Standards Developing Organizations

Các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn

SPS Sanitary and Phytosanitary Measure

Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật

TBT Technical Barriers to Trade Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại

TCĐLCL Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TCH Tiêu chuẩn hóa TCKV Tiêu chuẩn khu vực TCN Tiêu chuẩn ngành TCQG Tiêu chuẩn quốc gia TCQT Tiêu chuẩn quốc tế TCVN Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới

Page 6: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu Tên bảng Trang

Bảng 1.1: Các nghiên cứu quốc gia về tác động của tiêu chuẩn lên tăng trưởng

kinh tế ................................................................................................... 10

Bảng 2.1: Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia của một số nước...................................... 32

Bảng 2.2: Chỉ số đánh giá tương ứng với các chức năng hoạt động/Dữ liệu đánh

giá của doanh nghiệp ............................................................................ 57

Bảng 2.3: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế ........................... 58

Bảng 2.4: Các cấp tiêu chuẩn và cơ quan quản lý/ban hành tiêu chuẩn

tại Trung Quốc...................................................................................... 67

Bảng 3.1: Số lượng tiêu chuẩn quốc gia (theo từng lĩnh vực)

giai đoạn 2007-2016 ............................................................................. 80

Bảng 3.2: Mức độ thay đổi nhóm, phân nhóm trong giai đoạn 2007-2016............... 86

Bảng 3.3: Số nhóm tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn 2007-2016................................... 87

Bảng 3.4: Số phân nhóm tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn 2007-2016.......................... 89

Bảng 3.5: Tỷ lệ (%) theo từng loại tiêu chuẩn hài hòa

trong giai đoạn 2007-2016 ................................................................ ..95

Bảng 3.6: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng tiệm cận

với phương pháp chấp nhận quốc tế giai đoạn 2007-2016 ................. ..99

Bảng 3.7: Tiêu chuẩn áp dụng tại Vinakip ......................................................... 106

Bảng 3.8: Tính toán lợi ích kinh tế của việc áp dụng tiêu chuẩn

tại Vinakip........................................................................................... 107

Bảng 3.9: Kết quả tính toán lợi ích kinh tế của việc áp dụng tiêu chuẩn

của một số doanh nghiệp..................................................................... 108

Page 7: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Số hiệu Tên biểu đồ Trang

Biểu đồ 2.1: Các rào cản kỹ thuật trong thương mại ...................................... ..41

Biểu đồ 3.1: Số lượng tiêu chuẩn quốc gia hiện hành giai đoạn

2007-2016 .................................................................................. ..80

Biểu đồ 3.2: Một số lĩnh vực có số lượng tiêu chuẩn quốc gia

tăng nhiều trong giai đoạn 2007-2016 ....................................... ..83

Biểu đồ 3.3: Một số lĩnh vực có số lượng tiêu chuẩn quốc gia

tăng ít trong giai đoạn 2007-2016 .............................................. ..84

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia hài hòa trong tổng số tiêu

chuẩn quốc gia hiện hành giai đoạn 2007-2016......................... ..93

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia hài hòa theo số tiêu chuẩn

quốc gia được công bố hàng năm trong giai đoạn 2007-2016 ...... ..94

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia hiện hành hài hòa theo các

mức độ tương đương trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

trong giai đoạn 2007- 2016 ....................................................... 101

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia được soát xét

trong giai đoạn 2007-2016 ......................................................... 102

Hình 2.1: Các bên liên quan trong quá trình xây dựng

tiêu chuẩn quốc gia ....................................................................... 65

Page 8: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, tiêu chuẩn có vai trò quan

trọng trong thương mại quốc tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Tiêu chuẩn thường

được sử dụng làm những điều khoản được chấp nhận chung khi xác lập các

quan hệ giao dịch giữa các đối tác. Đặc biệt, khi có tranh chấp, tiêu chuẩn

chính là cơ sở kỹ thuật cho việc thảo luận, giải quyết và tài phán. Ngày nay,

không ai còn nghi ngờ gì khi nói rằng tiêu chuẩn có vai trò và tác dụng to lớn

đối với cuộc sống hàng ngày của mỗi người nói riêng và đối với sự phát triển

kinh tế của đất nước, hội nhập quốc tế nói chung. Thông thường, chúng ta

không nghĩ đến tiêu chuẩn, trừ khi gặp phải những bất lợi khi thiếu vắng

chúng. Trong thực tế, rất khó hình dung được cuộc sống hàng ngày mà không

có tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn chính là yếu tố để hợp lý hóa sản xuất; thuận lợi

hóa giao dịch, là yếu tố sáng tạo và phát triển sản phẩm, yếu tố chuyển giao

công nghệ mới và là yếu tố quyết định chiến lược.

Ngài Kofi Annan - Nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc trong cuộc họp

Đại hội đồng lần thứ 27 ngày 14-16/9/2004 tại Geneva, Thụy Sỹ, đã đánh giá

tiêu chuẩn có vai trò quan trọng để phát triển một cách bền vững, nó có vai trò

vô giá giúp các nước phát triển kinh tế và xây dựng năng lực cạnh tranh trên

thị trường toàn cầu. Đối với thế giới của chúng ta, tiêu chuẩn tạo nên sự khác

biệt mang tính tích cực.

Nhận thức rõ vai trò của tiêu chuẩn và phát triển hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế, những năm qua Việt Nam đã rất chú

trọng phát triển hệ thống này và đạt được nhiều kết quả. Hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia hiện hành với hơn 9.550 tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN),

trong đó hơn 50 % đạt tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực

Page 9: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

2

do 13 bộ quản lý chuyên ngành xây dựng đã và đang trở thành công cụ hữu

hiệu góp phần đắc lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước. Tiêu chuẩn quốc gia

được định hướng xây dựng cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực và

những vấn đề thiết yếu khác của của nền kinh tế - xã hội đất nước. Mặt khác,

tỷ lệ hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực

không ngừng được nâng lên sẽ góp phần đắc lực phục vụ cho việc cải tiến và

đổi mới công nghệ, sản xuất và cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có

chất lượng, thúc đẩy thuận lợi hóa giao dịch thương mại của Việt Nam trên

trường quốc tế.

Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam hiện nay vẫn còn

nhiều hạn chế như: vẫn chưa bao quát hết các lĩnh vực cần xây dựng; tỷ lệ

tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực có tăng

lên nhưng hiệu quả chưa cao; tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng theo

phương pháp không tương đương còn khá cao; tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được

soát xét thay thế, hủy bỏ để đảm bảo phù hợp với sự phát triển của khoa học

công nghệ chưa nhiều... Tất cả những hạn chế đó ảnh hưởng không nhỏ đến

hoạt động thương mại nói riêng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước nói chung.

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế

giới, khi phần lớn các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia

đều bước sang giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với

phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu, thì bài toán phát triển hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia như thế nào để đáp ứng tình hình mới lại càng trở

nên bức thiết hơn.

Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu cơ bản

về lý luận, tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn và phân tích, đánh giá thực trạng,

Page 10: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

3

từ đó phát hiện ra các nguyên nhân, tìm kiếm giải pháp nhằm phát triển hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, nghiên cứu

sinh chọn đề tài: “Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong

hội nhập kinh tế quốc tế ” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế

phát triển vừa có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

Đây là lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động thực tiễn của nghiên cứu sinh,

với tư cách là cán bộ thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, nên

nghiên cứu sinh nhận thấy sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia còn

tồn tại nhiều vấn đề mà trong xử lý công việc hàng ngày của mình cũng gặp

không ít khó khăn, vướng mắc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chủ đề này hy

vọng sẽ giúp ngành và bản thân giải tỏa được phần nào những vấn đề đó.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia; đánh giá thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia ở Việt Nam từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới

(WTO) và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực thi hành (năm

2007) đến năm 2016, luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ

yếu nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đáp ứng yêu

cầu hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Hệ thống hóa và xây dựng một số vấn đề lý luận về phát triển hệ thống

tiêu chuẩn quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế và rút ra một số bài học đối với

phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam.

Page 11: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

4

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn

chế và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến

năm 2035.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là sự phát triển của hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016 dưới góc độ Kinh tế phát

triển, tức là nghiên cứu về mở rộng quy mô và độ bao quát của hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia trong các hoạt động kinh tế - xã hội; phát triển cấu trúc của hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế và gia tăng

đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam gồm hai bộ phận là: (1) Tiêu chuẩn

quốc gia, ký hiệu là TCVN; (2) Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS. Luận

án tập trung nghiên cứu về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt

Nam, không nghiên cứu tiêu chuẩn cơ sở trong nội tại của khu vực các

doanh nghiệp.

- Luận án nghiên cứu sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

- Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016 và đề xuất phương hướng phát triển đến

năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Page 12: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

5

4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận về phát triển của phép

biện chứng duy vật và của Kinh tế phát triển. Đồng thời, luận án còn dựa trên

cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối

quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát

triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế

quốc tế.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là

phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…

+ Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng trong

phần tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến phát triển hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia (chương 1) và trong phần cơ sở lý luận của luận án (chương 2)

nhằm nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện hơn, từ đó xác định

được nội dung cần tập trung nghiên cứu của luận án.

+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng

chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt

Nam (chương 3) trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây dựng ở Chương 2.

+ Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng

trong phần đánh giá thực trạng ở Chương 3.

+ Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Phương pháp này được sử dụng

nhằm làm rõ các khái niệm trung tâm của vấn đề nghiên cứu.

- Nguồn tài liệu nghiên cứu

Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp, phân tích trong luận án

chủ yếu là các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình

Page 13: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

6

nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; Các danh mục tiêu chuẩn quốc

gia của Việt Nam do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phát hành

hàng năm từ năm 2008-2017.

5. Đóng góp của luận án

5.1. Về mặt lý luận:

- Xây dựng khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, xác định

nội dung và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.

- Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đúc rút những bài học kinh nghiệm về phát triển hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia của một số quốc gia (Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ), bổ sung vào

lý luận về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.

5.2. Về mặt thực tiễn:

- Đánh giá đúng thực trạng phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở

Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống

tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương, 10 tiết.

Page 14: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

7

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

Cho đến nay, vấn đề tiêu chuẩn nói chung, cũng như tiêu chuẩn quốc gia

nói riêng, rất được các quốc gia, các tổ chức quốc tế và công ty quan tâm.

Chính vì thế, vấn đề này đã được đề cập đến trong nhiều tác phẩm, công trình

nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Bên cạnh đó, trong bối cảnh

hội nhập kinh tế quốc tế, một số quốc gia cũng đã có những nghiên cứu để

phát triển và cải tiến hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của mình. Nội dung các

công trình sẽ được sắp xếp và phân loại thành những mảng vấn đề có liên

quan như sau:

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

Liên quan đến tiêu chuẩn và phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, đã

có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới được công bố, có

thể chia các công trình đó theo các hướng nghiên cứu như sau:

Một là, các công trình nghiên cứu về vai trò của tiêu chuẩn hóa và phát

triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.

Trong công trình “Standard and Standardization Handbook (Sổ tay Tiêu

chuẩn và Tiêu chuẩn hóa)”[86], tác giả Peter Hatto đã nêu rất cụ thể vai trò

quyết định của tiêu chuẩn trong việc: (i) Đảm bảo an toàn, chất lượng và độ

tin cậy của sản phẩm, quá trình và dịch vụ; (ii) Sản xuất hiệu quả; (iii) Giảm

chi phí thông qua cạnh tranh; (iv) Hỗ trợ các điều luật, quy định. Bên cạnh đó,

bằng cách cung cấp cầu nối giữa nghiên cứu với các ngành công nghiệp, tiêu

chuẩn có giá trị như một công cụ thúc đẩy đổi mới và thương mại hóa thông

qua: (i) Phổ biến các ý tưởng mới và thực hành tốt; (ii) Xác nhận các công cụ

và phương pháp đo lường mới; (iii) Thực hiện các quá trình và quy trình mới.

Page 15: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

8

Bên cạnh đó, vai trò của tiêu chuẩn cũng được Oliver Hogan và các

cộng sự thể hiện qua “The Economic Contribution of Standards to the UK

Economy (Đóng góp của Tiêu chuẩn vào nền kinh tế nước Anh)” [85]

dưới rất nhiều khía cạnh như: Sự phát triển của tiêu chuẩn là do nhu cầu

của các ngành công nghiệp; Tiêu chuẩn giúp giải quyết các vấn đề nền

tảng, vấn đề về tổ chức và kỹ thuật, mà nếu không được giải quyết, sẽ dẫn

đến hoạt động thị trường không hiệu quả và kết quả kinh tế kém; Tiêu

chuẩn giúp các ngành công nghiệp vượt qua các vấn đề mà nếu không có

tiêu chuẩn sẽ dẫn đến kết quả kém hơn cho các doanh nghiệp, cụ thể tiêu

chuẩn: (i) Tạo thuận lợi cho khả năng tương tác giữa các sản phẩm và quy

trình; (ii) Giảm sự bất đồng của hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả;

(iii) Đảm bảo chất lượng và thúc đẩy năng suất; (iv) Trao đổi thông tin kỹ

thuật một cách hiệu quả.

Vai trò của tiêu chuẩn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu,

cũng đã được Hulusi Senturk khẳng định trong “Effects of standardization

on global competition (Ảnh hưởng của tiêu chuẩn hóa lên cạnh tranh toàn

cầu)” [79], cụ thể: (i) Tăng cường giao thương thương mại; (ii) Cải tiến

công nghệ và tăng mức độ sử dụng rộng rãi của công nghệ; (iii) Nâng cao

hiệu quả sản xuất; (iv) Tăng khả năng cạnh tranh; (v) Quản lý quá trình

hiệu quả; (vi) Đem đến lợi ích cho cộng đồng: sức khỏe cộng đồng, bảo

vệ môi trường, đảm bảo phát triển ổn định, bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng v.v…

Tác giả Biatna Dulbert Tampubolon trong “Why still develop national

standards for export? An Indonesia case study (Tại sao vẫn phải xây dựng

tiêu chuẩn quốc gia xuất khẩu? Nghiên cứu tại Indonesia)” [68] cũng đã nhận

định: Tự do hoá thương mại đã đi vào một chính sách chung để giảm rào cản

thương mại. Tuy nhiên, mỗi quốc gia tìm cách bảo vệ quyền lợi của các nhà

Page 16: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

9

sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh hàng nhập khẩu. Nhiều quốc gia

sử dụng các tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp như các biện pháp phi thuế

quan. Xu hướng của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển,

chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế bởi vì nó làm giảm thời gian, giảm chi phí

và giúp mở ra những thị trường mới. Tại sao các nước đang phát triển vẫn

đang xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về xuất khẩu? Theo các kết quả thu

được từ phân tích dữ liệu thực nghiệm sử dụng bảng phù hợp, giá trị của hệ

số tương quan tương đối nhỏ, nhưng vẫn cao hơn đến hai năm. Nhìn chung,

điều này đã có một tác động đáng kể đến thương mại của Indonesia. Nhìn từ

mô hình hồi quy tuyến tính, có một số tác động tích cực và tiêu cực trong

một số sản phẩm ngành. Tốc độ tăng trưởng về phát triển tiêu chuẩn ở

Indonesia đóng góp 14,42% tác động đến giá trị xuất khẩu từ năm 2000 đến

năm 2014 và sự tăng trưởng của việc áp dụng tiêu chuẩn chỉ mang lại

10,02% tác động tích cực trong cùng kỳ. Nhìn chung, sự kết hợp của hai các

yếu tố có tác động tích cực ở mức 12,54%.

Trong công trình “National Standards Infrastructure Underpinning

the Economic Growth of Korea (Hạ tầng Tiêu chuẩn Quốc gia là cơ sở

giúp Tăng trưởng Kinh tế của Hàn Quốc)”[90], tác giả Seo Sangwook cũng

chứng minh tác động tích cực của tiêu chuẩn hóa lên nền kinh tế, cụ thể,

tiêu chuẩn tác động đến 80 % giao dịch hàng hóa quốc tế, 76 % tổng

thương mại ở EU.

Qua các nghiên cứu thực nghiệm khác nhau được nêu trong công

trình “The Impact of Standardization and Standards on Innovation (Tác

động của Tiêu chuẩn hóa và Tiêu chuẩn lên Sự đổi mới)” [82] của tác giả

Knut Blind cũng đã chứng minh vai trò của tiêu chuẩn trong việc truyền

tải kiến thức kỹ thuật và đóng góp của chúng vào tăng trưởng kinh tế, chi

tiết như bảng sau.

Page 17: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

10

Bảng 1.1 - Các nghiên cứu quốc gia về

tác động của tiêu chuẩn lên tăng trưởng kinh tế

Quốc gia

Xuất bản phẩm

Khung

thời gian

Tỷ lệ tăng

trưởng GDP (%)

Đóng góp của tiêu chuẩn vào

tăng trưởng GDP (%)

Đức DIN (2000) 1960-1990 3,3 0,9

Đức DIN (2011) 1992-2006 1,1 0,8

Pháp AFNOR (2009) 1950-2007 3,4 0,8

Vương quốc Anh

DTI (2005) 1948-2002 2,5 0,3

Canada Hội đồng Tiêu chuẩn Canada

(2007) 1981-2004 2,7 0,2

Australia Tiêu chuẩn Australia (2006)

1962-2003 3,6 0,8

Hai là, các công trình nghiên cứu về sự cần thiết của hài hòa tiêu chuẩn

trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trở nên không biên giới, các

giao dịch quốc tế về hàng hoá và dịch vụ đang mở rộng, tầm quan trọng của

việc hài hòa tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC) nhằm làm giảm các rào cản kỹ

thuật đối với thương mại quốc tế ngày càng gia tăng. Điều này có thể xảy ra

khi các quốc gia ban hành các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật có thể được coi là

không hợp lý nếu được áp dụng bắt buộc làm cho các công ty nước ngoài kinh

doanh ở nước đó gặp khó khăn. Nhằm tránh những rào cản kỹ thuật không

cần thiết, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của (WTO) năm

1995 đưa ra một bộ quy tắc thực hành tốt, theo đó các quốc gia công nhận và

sử dụng tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở cho các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Oliver Hogan và các cộng sự trong công trình “The Economic Contribution of

Page 18: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

11

Standards to the UK Economy (Đóng góp của Tiêu chuẩn vào nền kinh tế

nước Anh)” [85] cũng chỉ rõ, để tạo thuận lợi cho hoạt động của một thị

trường chung hài hoà, các tiêu chuẩn được xây dựng do các cơ quan tiêu

chuẩn hóa Châu Âu (CEN, CENELEC) phải được tất cả các nước thành viên

chấp nhận là tiêu chuẩn quốc gia.

Cộng đồng kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng

không nằm ngoài xu hướng vận động chung, trong công trình“Cộng đồng kinh

tế ASEAN Blueprint Implementation Performance and Challenges: Standards

and Conformance (Thách thức và hiệu quả thực hiện kế hoạch hành động của

AEC: Tiêu chuẩn và Sự phù hợp)”[87] của tác giả Rully Prassetya và Ponciano

S. Intal Jr cũng đã nêu rõ, trong bối cảnh hàng rào thuế quan trong ASEAN

đang dần được xóa bỏ thì các biện pháp kỹ thuật như tiêu chuẩn quốc gia, quy

chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp trở thành Rào cản Kỹ thuật

đối với Thương mại (TBT) khi được áp dụng quá chặt chẽ. Các nghiên cứu chỉ

ra rằng TBT có thể có tác động tiêu cực đến xuất khẩu của các doanh nghiệp,

đặc biệt là các nhà sản xuất các sản phẩm dễ hư hỏng và các doanh nghiệp dựa

vào đầu vào nhập khẩu. Chính vì vậy, hài hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

và đánh giá sự phù hợp là một trong những biện pháp chủ chốt để giảm thiểu

ảnh hưởng tiêu cực của TBT lên các quốc gia thành viên ASEAN. Các quốc

gia ASEAN đang hài hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù

hợp trong 9 lĩnh vực: sản phẩm nông nghiệp; máy móc ô tô; công trình và vật

liệu xây dựng; mỹ phẩm; thiết bị điện và điện tử; thiết bị y tế; dược phẩm; cao

su; thuốc và thực phẩm chức năng.

Tăng cường sự hài hòa giữa các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn quốc

gia cũng cho phép các quốc gia sử dụng các sản phẩm và công nghệ vượt ra

ngoài biên giới quốc gia, từ đó tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Với việc

thực thi Hiệp định WTO/TBT vào tháng 1/1995, Nhật Bản đã thúc đẩy sự

Page 19: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

12

nhất quán về nội dung kỹ thuật giữa các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu

chuẩn quốc tế. Cụ thể tổng số tiêu chuẩn quốc gia (JIS) hiện hành của Nhật

Bản đến năm 2013 là 10399 tiêu chuẩn, số lượng tiêu chuẩn quốc gia hài hòa

với tiêu chuẩn quốc tế là 5725 tiêu chuẩn, trong đó: hoàn toàn tương đương

với tiêu chuẩn quốc tế là 40%, tương đương có sửa đổi với tiêu chuẩn quốc tế

là 57% và không tương đương là 3%. [83]

Trong “Policy on Standards Adoption of International Standards (Chính

sách về tiêu chuẩn chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế)”[71], Ban Tiêu chuẩn

Malaysia cũng đã chỉ ra việc thực thi chính sách này đảm bảo rằng việc chấp

nhận các tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện một cách nhất quán và phù hợp

với các chính sách tổng thể và chiến lược đối với tiêu chuẩn quốc gia

Malaysia. Chính sách đã được xây dựng để đảm bảo việc chấp nhận các tiêu

chuẩn quốc tế để thực hiện các nghĩa vụ khi Malaysia đã là một thành viên

của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đã ký Hiệp định hàng rào kỹ

thuật đối với thương mại (TBT) và các biện pháp kiểm dịch động thực vật

(SPS). Chính sách này được thực hiện để thông qua các mục tiêu sau: (i) để

đạt được mức độ tối đa sự hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế; (ii) thực hiện các

nghĩa vụ về tiêu chuẩn đối với quy định trong Hiệp định TBT và Hiệp định

SPS và đặc biệt trong Phụ lục 3 của Hiệp định WTO /TBT - Quy tắc Thực

hành tốt cho Xây dựng, Chấp nhận và Áp dụng tiêu chuẩn; (iii) xây dựng hệ

thống Tiêu chuẩn Malaysia thích hợp cho thương mại, cập nhật và toàn diện.

Ba là, các công trình nghiên cứu về chiến lược phát triển tiêu chuẩn hóa

của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trong đó tiêu biểu là:

Tác giả Wang Ping, Wang Yiyi và John Hill trong “Standardization

Strategy of China - Achievements and Challenges (Chiến lược tiêu chuẩn hóa

của Trung Quốc - Thành tựu và Thách thức)” [92] đã chỉ ra chiến lược tiêu

chuẩn hóa tại Trung Quốc hướng tới: (i) Sử dụng quan điểm khoa học về sự

Page 20: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

13

phát triển làm nguyên tắc chỉ đạo; (ii) Tập trung vào việc nâng cao khả năng

thích ứng và tính cạnh tranh của tiêu chuẩn kỹ thuật Trung Quốc; (iii) Bám vào

nguyên tắc chính phủ sẽ giữ vai trò hướng dẫn, doanh nghiệp là điểm tựa và thị

trường định hướng; (iv) Thỏa mãn nhu cầu của đổi mới khoa học quốc gia, sự

phát triển công thương nghiệp và cấu trúc của toàn xã hội đối với tiêu chuẩn

quốc gia; (v) Hỗ trợ, hướng dẫn xã hội và nền kinh tế Trung Quốc phát triển

một cách cân bằng và có tổ chức, mà ở đó nguyên tắc chính phủ sẽ giữ vai trò

hướng dẫn, doanh nghiệp là điểm tựa và thị trường định hướng trở thành một

sự nhất trí trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa ở Trung Quốc.

Ủy ban tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản trong “Japanese Standardization

Strategy (Chiến lược Tiêu chuẩn hóa của Nhật Bản)” [81] cũng chỉ ra chiến lược

tiêu chuẩn hóa của Nhật Bản tập trung vào 3 điểm: (i) Đáp ứng các nhu cầu của

thị trường và xã hội: Phát triển chiến lược cho các lĩnh vực cụ thể, khuyến khích

sự tham gia nhiều hơn nữa của các bên quan tâm, xây dựng tiêu chuẩn nhanh

chóng và rõ ràng, nhu cầu nâng cao nhận thức cộng đồng; (ii) Chiến lược tiêu

chuẩn hóa quốc tế: Sự hỗ trợ của chính phủ đối với tiêu chuẩn hóa quốc tế của

các ngành công nghiệp chiến lược quan trọng, các ngành công nghiệp mới bắt

đầu tiêu chuẩn hóa để tăng số lượng trưởng ban kỹ thuật tiêu chuẩn, thư ký từ

các ban kỹ thuật/nhóm công tác tiêu chuẩn đến từ Nhật Bản; nỗ lực nâng cao

nhận thức và hỗ trợ đối với tiêu chuẩn hóa từ các lãnh đạo doanh nghiệp; tăng

cường hơn nữa hợp tác với các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia trong khu vực Châu

Á Thái Bình Dương bằng cách sử dụng các tổ chức khu vực như PASC và

APEC; Thúc đẩy hợp tác quốc tế; (iii) Tích hợp Nghiên cứu và Phát triển với

Tiêu chuẩn hóa: Nhận thức về tiêu chuẩn hoá từ giai đoạn lập kế hoạch, đặc biệt

là trong việc chuẩn hóa các công nghệ mới; sự tham gia của cộng đồng trong

việc phát triển và tiêu chuẩn hóa phương pháp đánh giá thử nghiệm mà đáp ứng

vai trò là tài sản công; thúc đẩy sự phát triển của cấu trúc hạ tầng trí thức như các

tiêu chuẩn đo lường thông qua sự tham gia tích cực của cộng đồng.

Page 21: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

14

Bên cạnh đó, cam kết của Hoa Kỳ về tầm nhìn chiến lược phát triển tiêu

chuẩn trong nước và trên phạm vi toàn cầu trong “United States Standards

Strategy (Chiến lược Tiêu chuẩn của Hoa Kỳ)” [67] nêu rõ quan điểm: (i) Áp

dụng phổ quát các nguyên tắc được quốc tế công nhận để xây dựng các tiêu

chuẩn toàn cầu; (ii) Chính phủ dựa trên các tiêu chuẩn đồng thuận tự nguyện

nhiều nhất có thể trong quy định hơn là tạo ra các yêu cầu điều hành bổ sung;

(iii) Hệ thống tiêu chuẩn đa dạng và toàn diện, có khả năng hỗ trợ cho các giải

pháp tiêu chuẩn. Các hiệp hội và diễn đàn minh họa cho sự linh hoạt này và là

một phần không thể tách rời của hệ thống tiêu chuẩn toàn cầu; (iv) Hoa Kỳ cam

kết tiêu chuẩn hoá đáp ứng được nhu cầu toàn cầu. Các hoạt động tiêu chuẩn

được thực hiện bởi các ngành công nghiệp trong các lĩnh vực được lựa chọn cho

khả năng của họ để đáp ứng những nhu cầu đó. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

của Hoa Kỳ mạnh mẽ và toàn diện, và phục vụ tốt trên toàn cầu về thương mại,

tiếp cận thị trường và cạnh tranh quốc gia; (v) Các công cụ điện tử được sử dụng

có hiệu quả để tối ưu hoá việc tạo ra các tiêu chuẩn toàn cầu và để tạo điều kiện

cho việc phổ biến chúng trong nền kinh tế toàn cầu. Đối với trong nước: (i) Một

quá trình hợp tác với các bên liên quan tạo ra những tiêu chuẩn ưu việt và thống

nhất về mặt kỹ thuật để thúc đẩy và tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu

của Hoa Kỳ; (ii) Tất cả các bên quan tâm của Hoa Kỳ làm việc cùng nhau để loại

bỏ sự dư thừa và chồng chéo; (iii) Phổ biến trong khu vực tư nhân và khu vực

công để nhận ra giá trị của tiêu chuẩn ở cấp quốc gia và toàn cầu và cung cấp các

nguồn lực đủ lớn và cơ chế chi phí ổn định để hỗ trợ các nỗ lực này; (iv) Hệ

thống tiêu chuẩn Hoa Kỳ đáp ứng một cách nhanh chóng và có trách nhiệm

trong việc cung cấp các tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của quốc gia và toàn cầu.

Tiểu ban kỹ thuật diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

(APEC) về Tiêu chuẩn và Sự phù hợp trong “APEC Guidelines on Standards

Infrastructure (Hướng dẫn của APEC về Cấu trúc hạ tầng Tiêu chuẩn” [64].

Mục tiêu của chiến lược tiêu chuẩn hoá quốc gia nằm trong việc cung cấp

Page 22: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

15

điều kiện cần thiết cho các ngành công nghiệp để tối ưu hóa việc sử dụng tiêu

chuẩn hóa. Tiêu chuẩn hóa của nền kinh tế cần nêu rõ tầm nhìn định hướng

mục tiêu cũng như quan điểm chỉ đạo rõ ràng để hoạch định, điều chỉnh, thực

thi và đánh giá các hoạt động tiêu chuẩn hóa ở cấp quốc gia cũng như ở cấp

ngành. Các chiến lược ngành nên tập trung vào các vấn đề toàn cầu mới nổi

và công nghệ mới, phản ánh khả năng cạnh tranh công nghiệp của nền kinh tế.

Một chủ đề quan trọng đối với chiến lược tiêu chuẩn hóa liên quan đến

mối liên hệ giữa tiêu chuẩn hóa và nghiên cứu phát triển quốc gia. Để đạt

được mục đích này, điều quan trọng là khuyến khích các nhà nghiên cứu tham

gia vào quá trình tiêu chuẩn hóa và gắn kết tiêu chuẩn hóa vào các dự án

nghiên cứu và phát triển như là một phần không thể tách rời. Xét về đánh giá

hiệu quả của các kế hoạch chiến lược và thực thi, các chỉ số hiệu quả sau đây

có thể được xem xét: mức độ tham gia vào tiêu chuẩn hóa được đo bằng các

phương pháp định tính và định lượng, phát triển các tiêu chuẩn về số lượng và

khả năng đáp ứng các nhu cầu đã nêu và khả năng tiếp cận các tài liệu chuẩn

cũng như các kênh phổ biến khác.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Trong những năm qua, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu,

nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành đề cập đến hoạt động

tiêu chuẩn hóa và hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam. Hầu hết, các

công trình đã được công bố đều tập trung vào một số hướng nghiên cứu sau:

Một là, các công trình nghiên cứu về vai trò của tiêu chuẩn đối với phát

triển kinh tế xã hội nói chung, thương mại quốc tế nói riêng cũng như đóng

góp của tiêu chuẩn lên nền kinh tế ở Việt Nam.

Liên quan đến vai trò của tiêu chuẩn, từ năm 1983, trong cuốn sách “Cơ

sở Tiêu chuẩn hóa”[12] của Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nhà nước

đã chỉ ra hoạt động tiêu chuẩn hóa là một công tác đa dạng nhưng có tính định

hướng, đưa mọi hoạt động của xã hội vào nề nếp để đạt được hiệu quả chung

Page 23: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

16

có lợi nhất, có tác dụng rất lớn tới việc chấm dứt tình trạng tự do, tùy tiện, tản

mát, hỗn loạn của phương thức sản xuất nhỏ, đưa nền sản xuất và các hoạt

động khác của xã hội đi vào kỷ cương, trật tự, có kế hoạch, có tổ chức một

cách thống nhất và hợp lý để đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn

hóa cũng là phương tiện rất có hiệu quả để tổ chức và quản lý nền sản xuất xã

hội vì cho phép tìm ra những giải pháp tiên tiến và tối ưu về mặt kinh tế, đưa

tất cả những giải pháp khoa học và kỹ thuật tiên tiến vào áp dụng trong thực

tiễn và mọi hoạt động có liên quan đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm,

thống nhất hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hóa, cơ khí hóa và tự động hóa nền

sản xuất cũng như việc cải tiến quản lý sản xuất. Về hiệu lực của tiêu chuẩn

trong chế độ xã hội chủ nghĩa là có thể pháp chế hóa.

Đối với hoạt động thương mại quốc tế, tiêu chuẩn cung cấp một đường

liên kết quan trọng với thương mại toàn cầu, tiếp cận thị trường và khả năng

cạnh tranh xuất khẩu. Điều này được thể hiện rất rõ trong cuốn “Tiêu chuẩn,

Đo lường, Đánh giá sự phù hợp và Hiệp định TBT” của Tổng cục Tiêu chuẩn

Đo lường Chất lượng và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ [33]. Cụ thể, tiêu

chuẩn (tự nguyện) và quy chuẩn kỹ thuật (bắt buộc) xác định những hàng hóa,

dịch vụ nào có thể hoặc không thể trao đổi, và đưa ra các quy trình theo đó hoạt

động mua bán trao đổi được phép hay không được phép diễn ra. Tiêu chuẩn rất

quan trọng, nhưng chúng khác nhau giữa các quốc gia, gây khó khăn cho các

nhà sản xuất và xuất khẩu. Chính vì vậy các nhà sản xuất, xuất khẩu và nhập

khẩu cần biết được những tiêu chuẩn mới nhất được sử dụng trong thị trường

của họ. Nếu tiêu chuẩn được xây dựng một cách tùy tiện, chúng có thể được sử

dụng là công cụ cho chủ nghĩa bảo hộ. Trong hoạt động thương mại quốc tế,

tiêu chuẩn có thể trở thành rào cản trong thương mại, tuy nhiên, chúng cũng rất

cần thiết cho nhiều vấn đề từ bảo vệ môi trường, an toàn, an ninh quốc gia đến

việc bảo vệ người tiêu chuẩn.

Page 24: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

17

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tiêu chuẩn là công cụ hữu hiệu

được sử dụng phổ biến trong quản lý sản xuất, kinh doanh, giúp nâng cao

năng suất, chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh, nhờ đó doanh nghiệp có thể tạo

được ảnh hưởng của mình đối với thị trường trong nước, mở rộng cánh cửa

vào thị trường toàn cầu. Trong cuốn cẩm nang doanh nghiệp “Hoạt động tiêu

chuẩn hóa và doanh nghiệp” do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

biên soạn [22] cũng đã nêu rõ: (i) Tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp kiểm soát

các hoạt động nội bộ, hạn chế các rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo thế

phát triển bền vững, lâu dài; (ii) Tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp tạo nên giá trị

cao quý đối với xã hội, như đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe, môi trường,

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các trách nhiệm xã hội; (iii) Tiêu chuẩn

mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản

xuất, kinh doanh, từ lĩnh vực tổ chức - quản lý, thiết kế, cung ứng vật tư đến

sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.

Liên quan đến các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn, từ

những năm đầu của thập niên 80, Trường đại học Kinh tế Kế hoạch và Trường

đại học kỹ thuật công nghiệp Việt Bắc tiến hành nghiên cứu, Cục Tiêu chuẩn -

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước ban hành các Tiêu chuẩn Việt Nam với

số hiệu TCVN 2831÷2836-1979 Hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn hóa [13]. Các

tiêu chuẩn này tham khảo tiêu chuẩn Liên xô cũ đề cập đến phương pháp xác

định hiệu quả kinh tế của hoạt động tiêu chuẩn hóa đối với các sản phẩm xuất,

nhập khẩu, hiệu quả kinh tế khi áp dụng các tiêu chuẩn sản phẩm như: phương

pháp xác định hiệu quả kinh tế thực tế của các tiêu chuẩn hiện hành; phương

pháp xác định hiệu quả kinh tế của việc tiêu chuẩn hóa các sản phẩm nhập

khẩu… Đây có thể nói là những nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam trong chủ đề

này, tuy nhiên, các tiêu chuẩn được xây dựng trong thời điểm nền kinh tế nước

ta đang là nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, Nhà nước quyết định mọi

mặt của sản xuất, thông qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn, nhà

Page 25: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

18

nước có thể quyết định trợ giá cho các sản phẩm có cấp chất lượng cao, mục tiêu

là khuyến khích doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, cho

nên không còn phù hợp với thời điểm hiện nay.

Nghiên cứu mới nhất của Việt Nam về hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn

“Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động tiêu chuẩn hóa đối

với doanh nghiệp, ngành kinh tế, nền kinh tế” [60] được thực hiện năm

2010-2011 do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam triển khai khi tham

gia áp dụng thí điểm phương pháp luận của ISO về đánh giá hiệu quả kinh

tế của tiêu chuẩn tại Việt Nam. Nhóm tác giả đã lựa chọn được phương

pháp luận phù hợp để từ đó định lượng hiệu quả về mặt kinh tế của tiêu

chuẩn, qua đó chứng minh được tác động của tiêu chuẩn hóa đối với hoạt

động sản xuất, kinh doanh cũng như đối với sự tăng trưởng kinh tế. Bên

cạnh đó, nhóm tác giả cũng đã lựa chọn ngành, doanh nghiệp cụ thể để

đánh giá, xác định hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn ở cấp độ ngành, doanh

nghiệp với những trường hợp nghiên cứu, tính toán rất cụ thể. Tuy nhiên do

tính phức tạp, kết quả nghiên cứu cũng mới chỉ đề xuất phương pháp xác

định cũng như cách thức tổng hợp các kết quả trên cơ sở đánh giá đối với

ngành, doanh nghiệp. Đối với cấp độ nền kinh tế, nhóm tác giả đã đưa ra

được những đề xuất về giải pháp tăng cường hiệu quả kinh tế của tiêu

chuẩn thông qua việc xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là đẩy

mạnh vai trò và sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp vào hoạt động

xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.

Hai là, các công trình nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hài hòa tiêu

chuẩn và nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa để triển khai áp dụng ở Việt Nam

Trong bài “Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 - Hội nhập sâu về tiêu

chuẩn đo lường chất lượng” [58], tác giả Thanh Uyên đã chỉ ra nội dung cơ

bản đầu tiên để xây dựng AEC là tạo được một thị trường và cơ sở sản xuất

Page 26: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

19

thống nhất thông qua việc: sử dụng các biện pháp cụ thể để thực hiện tự do

lưu chuyển hàng hoá: xoá bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Trong số

các biện pháp chính mà ASEAN sẽ cần thực hiện để xây dựng một thị trường

ASEAN thống nhất chính là hài hòa các tiêu chuẩn sản phẩm và hài hòa quy

chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện nay trong công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất

lượng của Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức như khoảng cách về trình độ

phát triển khoa học - kỹ thuật, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của cán bộ

hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng ...

Trong công trình nghiên cứu của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất

lượng “Nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng 9 lĩnh vực ưu tiên hài

hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong ASEAN và đề xuất giải pháp nâng

cao năng lực hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ Việt Nam hội

nhập đầy đủ vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)” [39], nhóm nghiên cứu đã

tổng hợp hệ thống văn bản, chính sách, cam kết mở cửa thị trường AEC trong

lĩnh vực tiêu chuẩn và các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong khu vực,

phân tích đánh giá thực trạng ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia, hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia và năng lực thử nghiệm trong 9 lĩnh vực ưu tiên (Thiết bị điện -

điện tử; Sản phẩm gỗ; Vật liệu xây dựng; Sản phẩm cao su; Thực phẩm chế biến

sẵn; Mỹ phẩm; Ô tô; Tương thích điện từ EMC và an toàn sản phẩm;Trang thiết

bị y tế) của ASEAN tại Việt Nam, đề xuất các giải pháp thúc đẩy hài hòa tiêu

chuẩn trong khu vực, đẩy mạnh hoạt động truyền thông hỗ trợ doanh nghiệp

tiệm cận thông tin tiêu chuẩn hóa, khi gia nhập thị trường chung ASEAN với

mức độ hoàn thành cam kết của Việt Nam cụ thể như sau: Sản phẩm điện - điện

tử: các thành viên ASEAN cam kết hài hòa 120 tiêu chuẩn tổ chức tiêu chuẩn

hóa ISO, IEC thì mức độ hài hòa của Việt Nam đạt 100%; Tương thích điện từ:

ASEAN cam kết hài hòa 81 tiêu chuẩn EMC thì mức độ hài hòa của Việt

Page 27: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

20

Nam: 100%; Thực phẩm chế biến sẵn: ASEAN cam kết hài hòa 32 tiêu chuẩn

ISO thì mức độ hài hòa của Việt Nam: 100%; Ô tô: ASEAN cam kết hài hòa

19 quy chuẩn kỹ thuật UNECE thì mức độ hài hòa của Việt Nam: 95%; Vật

liệu xây dựng: ASEAN cam kết hài hòa 42 tiêu chuẩn ISO, BSI, JISC thì mức

độ hài hòa của Việt Nam: 95%; Trang thiết bị y tế: ASEAN cam kết hài hòa

12 tiêu chuẩn IEC, EMC thì mức độ hài hòa của Việt Nam: 95%; - Sản phẩm

cao su: ASEAN cam kết hài hòa 90 tiêu chuẩn ISO, EN thì mức độ hài hòa của

Việt Nam: 90%; Sản phẩm gỗ: ASEAN cam kết hài hòa 46 tiêu chuẩn ISO thì

Mức độ hài hòa của Việt Nam: 85%. Đồng thời tạo ra cơ sở dữ liệu về hài hòa

tiêu chuẩn trong khu vực, tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách tiêu

chuẩn hóa quốc gia, hỗ trợ hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế, khu vực như

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, Hiệp định đối tác kinh tế

toàn diện khu vực , Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ...

Liên quan đến chuyên sâu về nghiệp vụ hài hòa tiêu chuẩn, Ban kỹ

thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 01 Những vấn đề chung về tiêu chuẩn

hóa đã nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6709-1: 2007

Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành tiêu

chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực - Phần 1: Chấp nhận tiêu chuẩn

quốc tế ISO và IEC [7] trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với

tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC GUIDE 21-1:2005. Nội dung tiêu chuẩn này đã

quy định các phương pháp chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC) thành

tiêu chuẩn quốc gia với các phương pháp chỉ ra mức độ tương đương (hoàn

toàn tương đương; tương đương có sửa đổi; không tương đương) nhằm tạo

ra sự nhất quán khi áp dụng cho các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia. Sự thống

nhất rộng rãi hơn giữa các quốc gia trong việc chỉ ra sự tương đương và sự

khác biệt sẽ giúp cho việc trao đổi thông tin, tránh được những nhầm lẫn và

tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đặc biệt để loại bỏ những rào cản

Page 28: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

21

kỹ thuật đối với thương mại khi nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tăng

cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế vì tiêu chuẩn quốc tế phản ánh

kinh nghiệm tốt nhất của nền công nghiệp, cơ quan nghiên cứu, người tiêu

dùng, cơ quan lập quy trên khắp thế giới và đề cập đến những nhu cầu

chung của các quốc gia khác nhau.

Bên cạnh đó, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 01 Những vấn

đề chung về tiêu chuẩn hóa cũng nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

TCVN 1-2: 2008 Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 2: Quy định về trình bày và thể

hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia [6] trên cơ sở chấp nhận tương đương có

sửa đổi với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Directives, Part 2, tiêu chuẩn này đã

được viện dẫn trong Thông tư 21/2007/TT-BKHCN và hiệu lực là bắt buộc áp

dụng. Tiêu chuẩn này được biên soạn theo hướng dẫn của Tổ chức tiêu chuẩn

hóa quốc tế (ISO) với mục đích quy định thống nhất cách trình bày và thể

hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia nhằm giúp các tổ chức biên soạn tiêu chuẩn

của Việt Nam loại bỏ được khó khăn nếu có những khác biệt về quy định

hoặc truyền thống của cấu trúc khi biên soạn tiêu chuẩn và đảm bảo tiêu

chuẩn quốc gia khi được công bố phải: Phù hợp với thực trạng phát triển kỹ

thuật (dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm thực hành, điều kiện

thực tế); Tiếp cận theo tính năng (tạo điều kiện phát triển kỹ thuật; không cản

trở sự sáng tạo ...); Đồng nhất (về cấu trúc, văn phong, thuật ngữ); Đồng bộ

(đối với cùng một đối tượng tiêu chuẩn hóa (TCH)); Hoàn chỉnh và đầy đủ (ở

mức cần thiết theo giới hạn của phạm vi áp dụng); Nhất quán, rõ ràng và

chính xác (trình bày, thể hiện nội dung không gây hiểm lầm, hiểu sai); Thông

hiểu (các bên có liên quan đều hiểu như nhau, những người không tham gia

xây dựng tiêu chuẩn cũng hiểu nội dung quy định để áp dụng được tiêu

chuẩn); Hài hòa (đáp ứng yêu cầu hội nhập).

Xuất phát từ sự phát triển đa dạng trong thực tế hoạt động tiêu chuẩn

hóa, đáp ứng yêu cầu có hướng dẫn nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa thống nhất,

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng đã có công trình “Nghiên

Page 29: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

22

cứu, phổ biến áp dụng các hướng dẫn nghiệp vụ về tiêu chuẩn hóa của Tổ

chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO” [35] nghiên cứu các tài liệu quan trọng

hướng dẫn nghiệp vụ về tiêu chuẩn hoá nhằm giúp các tổ chức thành viên

nâng cao năng lực thể chế cũng như năng lực kỹ thuật-nghiệp vụ theo hướng

hài hoà để đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc gia và tăng cường sự

tham gia vào các hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn

hóa quốc tế ISO. Trong đó, vai trò quan trọng của các Cơ quan tiêu chuẩn

quốc gia trong cơ sở hạ tầng chất lượng đã được mô tả trong cuốn sách “Tiến

nhanh về phía trước - Các Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tại các nước đang

phát triển (Fast forward - National Standards Bodies in Developing

Countries)”, một cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tồn tại để đáp ứng các yêu cầu

về tiêu chuẩn hóa của quốc gia có liên quan; cuốn sách “Sự tham gia của

người tiêu dùng - Tại sao và như thế nào. Hướng dẫn thực hành đối với các

tổ chức xây dựng tiêu chuẩn (Involving consumers - Why and how. Practical

guidance for standards development bodies) đã cung cấp cho các Cơ quan

tiêu chuẩn quốc gia cùng với các Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn (SDO) với

hướng dẫn thực tế để đạt được sự tham gia của người tiêu dùng vào hoạt

động tiêu chuẩn hóa; cuốn sách “Hướng dẫn đối với các cơ quan tiêu chuẩn

quốc gia - Sự tham gia của các bên liên quan và tạo lập sự đồng thuận”

(Guidance for national standards bodies - Engaging stakeholders and

building consensus) cung cấp những cách thức thu hút sự tham gia của các

bên liên quan và thiết lập được sự đồng thuận trong quá trình xây dựng tiêu

chuẩn; Cuốn sách “Sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn ISO và IEC trong quy

chuẩn kỹ thuật” (Using and referencing ISO and IEC standards for technical

regulations) giúp các nhà hoạch định chính sách công hiểu và đạt được lợi

ích trong việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế (IEC, ISO) để hỗ trợ các sáng

kiến chính sách công.

Page 30: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

23

Ba là, các công trình nghiên cứu về thực tiễn hệ thống tiêu chuẩn quốc

gia ở Việt Nam và những đề xuất nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc

gia ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Kể từ khi Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực ngày

1/1/2007, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia không còn là độc quyền của Bộ

Khoa học và Công nghệ như giai đoạn trước đây mà các Bộ chuyên ngành đều

có thẩm quyền trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, chính vì vậy

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có công trình “Nghiên cứu

hướng dẫn tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

tại các Bộ, ngành” [34]. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số vấn đề tồn tại

chủ yếu trong hệ thống tiêu chuẩn TCVN, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt

Nam (QCVN) như: Việc phối hợp giữa các bộ, ngành vẫn còn rất hạn chế, để

triển khai hiệu quả Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Chính phủ cũng đã

thành lập Ban liên ngành về TCVN và QCVN, nhưng cho đến nay hoạt động

của Ban liên ngành chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn mang tính hành thức, chưa

phát huy được hết sức mạnh đúng nghĩa của một ban liên ngành các bộ liên

quan; Công tác lập kế hoạch tiêu chuẩn định kỳ hàng năm chưa được thực hiện

đồng bộ giữa các Bộ, ngành, một vài lĩnh vực vẫn còn có sự chồng chéo trong

quy định giữa các Bộ, ngành; Mặc dù đã rất cố gắng nỗ lực, nhưng định hướng

xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chưa được quan tâm

đầy đủ; việc chỉ định các cơ quan đầu mối và triển khai xây dựng QCVN,

TCVN mỗi Bộ một kiểu, dẫn tới khó khăn nhất định cho công tác điều phối

chung của Bộ Khoa học và Công nghệ; Đội ngũ chuyên gia xây dựng tiêu

chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại các Bộ, ngành còn thiếu và yếu, mặt khác các Bộ

cũng không có cơ quan chuyên trách về QCVN, TCVN mà thường chỉ định

một hoặc nhiều đơn vị kiêm nhiệm; Việc xác định phạm vi đối tượng xây dựng

QCVN vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập. Mặc dù đã có quy định, hướng dẫn cụ

Page 31: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

24

thể trong luật và văn bản dưới luật, nhưng vì lý do chủ quan hoặc khách quan nào

đó nên thực tiễn quản lý hiện nay, các Bộ, ngành vẫn tiến hành xây dựng TCVN

mà đáng lý ra phải là QCVN, hay ban hành những văn bản quy phạm pháp luật

bản chất là QCVN nhưng hình thức thì lại chỉ là một văn bản quy phạm pháp luật

thuần túy dưới dạng thông tư do Bộ trưởng bộ chuyên ngành ký.

Bên cạnh đó, để phục vụ cho nhóm hàng hóa chủ lực, hướng tới xuất

khẩu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng triển khai nghiên cứu

“Xây dựng Quy hoạch phát triển Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đến

năm 2020 và định hướng xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN)

chuyên ngành kinh tế-kỹ thuật” [36]. Kết quả nghiên cứu cho thấy một cái nhìn

tổng quan về thực trạng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia, hiện trạng tiêu chuẩn hóa trong và ngoài nước cũng như định hướng

quy hoạch TCVN cho 83 nhóm sản phẩm, hàng hóa đến năm 2020. Việc lập

quy hoạch phát triển Hệ thống TCVN cho giai đoạn đến năm 2020 góp phần

tháo gỡ những bất cập mà chúng ta đã phải đối đầu trong những năm trước

như: (i) Sự phát triển chưa đồng bộ của Hệ thống TCVN; (ii) Sự trùng lặp và

thiếu liên kết của các TCVN được xây dựng cho cùng một đối tượng tiêu

chuẩn; (iii) Sự không cân đối của các phân hệ TCVN chuyên ngành/lĩnh vực

trong Hệ thống TCVN; (iv) Việc lập và giao kế hoạch xây dựng TCVN hằng

năm được thực hiện chậm gây ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch v.v…

Tác giả Vũ Văn Diện trong “Chặng đường dài từ Điều lệ tạm thời đến Luật”,

[16] cũng đã khái quát lại quá trình phát triển của hoạt động tiêu chuẩn hóa ở

nước ta từ năm 1962 đến nay qua bốn thời kỳ, khẳng định hoạt động tiêu chuẩn

hóa ở nước ta luôn có những bước đổi mới quan trọng, bảo đảm luôn phù hợp

với cơ chế quản lý kinh tế từng thời kỳ, góp phần vào sự phát triển chung của

đất nước. Tác giả cũng khẳng định các tiêu chuẩn quốc gia là căn cứ kỹ thuật

quan trọng phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh. Tác giả cũng nhận định một

Page 32: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

25

trong những đổi mới cơ bản trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay, sau khi có

Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, là hình thành hai hệ thống tài liệu

chuẩn (tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật) phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh

một cách độc lập, nhưng quan hệ chặt chẽ và bổ trợ cho nhau.

Tác giả Nguyễn Minh Bằng cũng có nhận xét trong “Một vài suy nghĩ về

xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam” [9], trong suốt chặng

đường hơn 50 năm hình thành và phát triển, hoạt động tiêu chuẩn hóa Việt

Nam đã có những sự đổi mới hay thay đổi cho phù hợp với đặc điểm của từng

giai đoạn phát triển của nền kinh tế-xã hội của đất nước. Nhìn suốt chặng

đường này, về căn bản, hoạt động tiêu chuẩn hóa Việt Nam luôn do nhà nước

giữ vai trò chủ đạo cả về thể chế, nguồn lực và phát triển với phương thức xây

dựng và áp dụng tiêu chuẩn từ trên xuống (top-down) theo đó hoạt động tiêu

chuẩn hóa cấp quốc gia là hoạt động được chú trọng còn hoạt động tiêu chuẩn

hóa cấp ngành và cấp cơ sở do các Bộ, ngành và cơ sở tiến hành một cách tự

nguyện để đáp ứng nhu cầu của ngành mình hay cơ sở mình. Tuy nhiên, trong

bối cảnh phát triển và hội nhập, để đáp ứng các nhu cầu tiêu chuẩn hóa đang

thay đổi nhanh chóng và việc xây dựng tiêu chuẩn cần dựa trên nhu cầu thị

trường với sự tham gia tự nguyện và rộng rãi của các bên có lợi ích liên quan

(các cơ quan quản lý, các tổ chức sản xuất-kinh doanh; các hội, hiệp hội

chuyên ngành; các tổ chức nghiên cứu, triển khai…) thì yêu cầu xã hội hóa hoạt

động tiêu chuẩn Việt Nam là yêu cầu cần được nghiên cứu và triển khai một

cách bài bản và thích hợp. Trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay,

chính sách chung về xã hội hoá hoạt động tiêu chuẩn hóa cần đảm bảo cho

việc xây dựng tiêu chuẩn được thực hiện từ trên xuống (TCH quốc gia) đồng

thời với việc xây dựng tiêu chuẩn từ dưới lên (TCH cơ sở) để tạo sự cân bằng

về lợi ích của nhà nước và của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo áp dụng nhanh

chóng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Page 33: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

26

1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ ĐẶT

RA VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.3.1. Một số kết quả đạt được

Qua nghiên cứu và xem xét những công trình nghiên cứu của các tổ chức

và tác giả ở trong và ngoài nước trên, nghiên cứu sinh nhận thấy về cơ bản

các công trình đó đã thống nhất với nhau ở một số điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu đi trước đều đã cho thấy vai trò và sự cần thiết

của tiêu chuẩn, hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn, đặc biệt ở các nền kinh tế

đang phát triển trong quá trình cải cách, mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế

toàn cầu.

Thứ hai, việc nghiên cứu hài hoà tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc

tế hoặc giữa các tiêu chuẩn quốc gia với nhau đang được hầu hết các quốc gia

và các tổ chức quốc tế quan tâm. Việc chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu

chuẩn quốc gia hiện được coi là hoạt động tất yếu và được ưu tiên.

Thứ ba, sự thay đổi về hình thức áp dụng tiêu chuẩn quốc gia từ bắt buộc

sang tự nguyện áp dụng để phù hợp với hội nhập quốc tế.

Thứ tư, chiến lược phát triển tiêu chuẩn hóa quốc gia là điều tất yếu, thể

hiện sự chú trọng đặc biệt đến định hướng đáp ứng nhu cầu thị trường, chú

trọng đến sự đổi mới hoạt động tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là sự chuyển đổi cơ

chế hoạt động từ quản lý tập trung sang cơ chế mở, minh bạch với sự tham

gia tự nguyện của các bên liên quan.

Thứ năm, xu hướng tiêu chuẩn hóa quốc tế đã thay đổi, từ việc trước đây

tập trung vào tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể sang tập trung vào các lĩnh vực mới

như trách nhiệm xã hội, dịch vụ cũng như các công nghệ mới nổi mới nhất.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Có thể nói, ở Việt Nam, hầu hết các công trình nghiên cứu và đề án triển

khai chủ yếu được thực hiện tập trung ở các cơ quan quản lý nhà nước về hệ

thống tiêu chuẩn, đặc biệt là hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, chưa có đề tài

Page 34: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

27

nghiên cứu chuyên sâu nào từ các trung tâm nghiên cứu, trung tâm đào tạo,

các trường đại học và các học giả độc lập. Hệ quả của việc này là những

người am hiểu chuyên môn trong các cơ quan quản lý (hành chính) liên quan

đến hệ thống tiêu chuẩn, thường không muốn “bình luận” các công trình

nghiên cứu của mình. Trong khi đó, giới học giả ngoài ngành thì lại thiếu

thông tin xác thực để nghiên cứu và đánh giá chuẩn xác, có căn cứ về thực

tiễn về hệ thống tiêu chuẩn quốc gia tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế. Cho đến nay, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam vẫn

còn nhiều khoảng trống chưa được nghiên cứu kỹ, thể hiện ở chỗ:

- Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có Chiến lược (Strategy) phát triển tiêu

chuẩn hóa. Trong giai đoạn hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế hiện nay đặt ra

nhiều yêu cầu mới cho hoạt động tiêu chuẩn hóa như dự đoán về thị trường tiêu

chuẩn cũng như phân tích nhu cầu về tiêu chuẩn … là những công việc cực kỳ

cần thiết. Điều này dẫn đến hệ quả là việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện

các kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia còn manh mún, không có tính định

hướng và chiến lược lâu dài.

- Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, việc xác

định đối tượng tiêu chuẩn hóa theo xu hướng quốc tế đã thay đổi, từ việc trước

đây tập trung vào tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể sang tập trung vào các lĩnh vực

mới như trách nhiệm xã hội, dịch vụ cũng như các công nghệ mới nổi, ví dụ như

tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, thành phố thông minh (smart city), chính

vì vậy các cơ chế chính sách phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cũng cần

thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.

- Chưa có nghiên cứu sâu về hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam

mà cụ thể là việc không có một bức tranh thực tiễn về độ bao quát, cấu

trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, cũng như nghiên cứu về sự đóng góp

của của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào phát triển kinh tế xã hội của đất

nước. Điều này sẽ dẫn đến những khó khăn trong chuyển dịch hoạt động

Page 35: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

28

tiêu chuẩn hóa từ hệ thống nhà nước sang hệ thống vận hành trong điều

kiện kinh tế thị trường.

- Chưa có sự nghiên cứu, triển khai một cách bài bản và thích hợp về xã

hội hóa hoạt động xây dựng tiêu chuẩn ở nước ta trong bối cảnh phát triển và

hội nhập kinh tế quốc tế mà cụ thể là những yêu cầu việc xây dựng các tiêu

chuẩn phải dựa trên nhu cầu thị trường với sự tham gia tự nguyện và rộng rãi

của các bên có lợi ích liên quan (các công ty sản xuất, kinh doanh, các đơn vị

thử nghiệm, các đơn vị đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, ….) cũng như nguồn

lực tài chính được huy động từ khu vực tư nhân.

1.3.3. Hướng nghiên cứu của đề tài luận án

Nhiệm vụ của đề tài luận án là tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu để trả lời

cho những câu hỏi sau đây về hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam từ khi

Việt Nam gia nhập WTO và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu

lực thi hành (năm 2007) đến năm 2016:

- Thế nào là phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia? Phát triển hệ thống

tiêu chuẩn quốc gia bao gồm những nội dung gì? Có những chỉ tiêu nào đánh

giá phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia? Có những nhân tố nào ảnh hưởng

đến sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia? Kinh nghiệm phát triển hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia của một số nước trong hội nhập kinh tế quốc tế như

thế nào?

- Thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam

những năm qua thế nào? Hệ thống này đã bao quát được hết các chuyên

ngành/lĩnh vực hay chưa? Đã đủ số lượng tiêu chuẩn hài hòa hay chưa? Đã

được xây dựng theo đúng phương pháp chấp nhận theo quy định quốc tế hay

chưa? Có cập nhật được trình độ khoa học công nghệ tiên tiến hay không?

- Từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia ở Việt Nam sẽ phát triển theo hướng nào? Với những mục tiêu gì?

Làm thế nào để hiện thực hóa các phương hướng và mục tiêu đó?

Page 36: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

29

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM

TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ SỰ

CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT

NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1.1. Khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

- Khái niệm tiêu chuẩn

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đưa ra định nghĩa về tiêu chuẩn

như sau:

Tiêu chuẩn là tài liệu được thiết lập bằng cách đồng thuận và do một

cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc,

hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động

để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối

ưu trong một khung cảnh nhất định. Tiêu chuẩn phải được dựa trên

các kết quả vững chắc của khoa học, công nghệ và kinh nghiệm và

nhằm đạt được lợi ích tối ưu cho cộng đồng” [5]

Hiệp định về các Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (WTO/TBT) cũng

đưa ra định nghĩa về tiêu chuẩn là:

Tiêu chuẩn là tài liệu do một cơ quan được thừa nhận ban hành để

sử dụng chung và nhiều lần, trong đó quy định các quy tắc, hướng

dẫn hoặc các đặc tính của sản phẩm hoặc các quá trình và phương

pháp sản xuất có liên quan mà việc tuân thủ là không bắt buộc. Tài

liệu này cũng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng đến

thuận ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, yêu cầu về dán nhãn

hoặc ghi nhãn được áp dụng cho một sản phẩm, quá trình hoặc

phương pháp sản xuất”. [52]

Page 37: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

30

Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006) giải thích từ ngữ

như sau:

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng

làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá

trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã

hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.

Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện

áp dụng. [24]

Từ điển Tiếng Việt năm 1998 cũng nêu định nghĩa về Tiêu chuẩn: “Điều

quy định làm căn cứ để đánh giá” [51, tr.956].

Từ những khái niệm trên đây, có thể khái quát tiêu chuẩn là một loại

hình văn bản chuyên dạng với những đặc điểm sau đây:

(i) Về khía cạnh bản chất, tiêu chuẩn là văn bản kỹ thuật và được tự

nguyện áp dụng. Tiêu chuẩn chỉ trở thành văn bản pháp quy kỹ thuật và bắt

buộc áp dụng khi được quy định áp dụng bằng văn bản pháp quy hoặc bằng

văn bản thoả thuận giữa các pháp nhân. Đối tượng của tiêu chuẩn bao gồm:

sản phẩm, hàng hóa; dịch vụ; quá trình; môi trường và các đối tượng khác

trong hoạt động kinh tế-xã hội.

(ii) Về khía cạnh xây dựng, tiêu chuẩn được thiết lập theo nguyên tắc thoả

thuận/đồng thuận, công khai và minh bạch. Đặc điểm này là cơ sở cho việc

tiến hành xây dựng tiêu chuẩn thông qua các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn với

thành phần gồm đại diện của các bên liên quan đồng quyền lợi.

(iii) Về khía cạnh công bố, tiêu chuẩn được xây dựng và công bố bởi một

tổ chức được thừa nhận. Điều này đảm bảo rằng tiêu chuẩn là một văn bản

chính thức, được xây dựng theo quy trình, thủ tục quy định.

(iv) Về khía cạnh áp dụng, tiêu chuẩn được sử dụng chung và lặp đi, lặp

lại nhiều lần. Do đó, tiêu chuẩn là văn bản được phổ biến rộng rãi để mọi

Page 38: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

31

người, mọi tổ chức liên quan áp dụng trong phạm vi áp dụng được quy định

và trong thời gian có hiệu lực.

(v) Về khía cạnh tính mục đích, tiêu chuẩn được áp dụng để nhằm đạt được

mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. Chính vì vậy, tiêu chuẩn

không phải là văn bản bất biến mà nó cần được soát xét, sửa đổi, thay thế vào

những thời gian thích hợp. Mặt khác, tiêu chuẩn chỉ đưa ra những quy định

“ngưỡng” chung phù hợp với trình độ phát triển khoa học và công nghệ trong

từng thời kỳ và các điều kiện áp dụng (luật pháp, địa lý, hạ tầng cơ sở, v.v...) chứ

không hẳn là cao nhất.

(vi) Về khía cạnh cơ sở khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn thường được xây

dựng dựa trên các kết quả của các nghiên cứu khoa học, công nghệ và kinh

nghiệm nên chúng là những văn bản kỹ thuật chứa đựng những bí quyết công

nghệ (know-how) tin cậy đối với người sử dụng.

- Khái niệm tiêu chuẩn quốc gia

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đưa ra định nghĩa về các cấp tiêu chuẩn

trong đó nêu định nghĩa về tiêu chuẩn quốc gia như sau: “Tiêu chuẩn được Cơ

quan tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận và có tính phổ biến rộng rãi”. [5]

Theo Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (European Telecommunications

Standards Institute - ETSI), tiêu chuẩn quốc gia được định nghĩa như

sau: “Tiêu chuẩn được Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận và công

bố rộng rãi”. [101]

Theo Cơ quan tiêu chuẩn Australia: “Tiêu chuẩn quốc gia do Cơ quan

tiêu chuẩn quốc gia hoặc các cơ quan được công nhận khác xây dựng. Tiêu

chuẩn quốc gia Australia (ký hiệu là AS) được xây dựng trong phạm vi

Australia hoặc được chấp nhận từ các tiêu chuẩn quốc tế”. [102]

Theo Luật Tiêu chuẩn (năm 2008) của Nam Phi:

Page 39: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

32

Tiêu chuẩn quốc gia Nam Phi là tiêu chuẩn được Cơ quan Tiêu

chuẩn quốc gia Nam Phi phê duyệt theo Luật này. Tiêu chuẩn là tài

liệu đưa ra việc sử dụng chung và lặp lại, các quy tắc, hướng dẫn

hoặc đặc điểm cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình và phương

pháp sản xuất bao gồm thuật ngữ, ký hiệu, yêu cầu về bao gói, ghi

nhãn hoặc dán nhãn khi áp dụng cho một sản phẩm, dịch vụ, quá

trình hoặc phương pháp sản xuất. [96]

Như vậy, định nghĩa về tiêu chuẩn quốc gia (một số nước còn gọi là tiêu

chuẩn nhà nước) về cơ bản là giống nhau, là tiêu chuẩn do các Cơ quan tiêu

chuẩn quốc gia tổ chức xây dựng và phổ cập rộng rãi. Tuỳ theo cơ chế quản lý

ở mỗi nước, tiêu chuẩn được công bố hay được ban hành theo một thể thức

nhất định. Tiêu chuẩn được công bố/ban hành sau khi đã hoàn tất các thủ tục

trên được gọi là tiêu chuẩn quốc gia, được mang ký hiệu đã đăng ký với tổ

chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và thông báo với tất cả các nước.

Bảng 2.1. Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia của một số nước

Trong ASEAN Một số nước khác Quốc gia Ký hiệu

(Số lượng TCQG) Quốc gia Ký hiệu

(Số lượng TCQG) Việt Nam

Thái Lan

Malaysia

Singapo

Indonesia

Philipin

Cambodia

TCVN (9.550)

TIS (2.936)

MS (6.062)

SS (1.300)

SNI (9.039)

PS (5.005)

CS (625)

Nga

Anh

Nhật

Úc

Hàn Quốc

Trung Quốc

Hoa Kỳ

GOST R (26.293)

BS (30.793)

JIS (10.399)

AS (6.000)

KS (20.392)

GB (21.025)

ANSI (9.915)

Nguồn: Xử lý của tác giả từ các web-site và tài liệu

- Khái niệm hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

Đề cập đến khái niệm về hệ thống, trong Từ điển Tiếng Việt năm 1998,

hệ thống được định nghĩa là: “Phương pháp, cách thức phân loại, sắp xếp sao

cho có trật tự logic” [51, tr.418]. Trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9000,

Page 40: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

33

hệ thống được định nghĩa là “Tập hợp các yếu tố có liên quan lẫn nhau hay

tương tác” [8]. Như vậy, có thể hiểu Hệ thống là tập hợp gồm nhiều phần tử

có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục

đích chung.

Với đối tượng của tiêu chuẩn bao gồm: sản phẩm, hàng hóa; dịch vụ; quá

trình; môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội, hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia được một số tổ chức định nghĩa như sau:

Pháp lệnh của Hội đồng Tiêu chuẩn của Canada (Standards Council of

Canada Act) đưa ra khái niệm: “Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (National

Standards System) là hệ thống xây dựng, xúc tiến và thực hiện các tiêu chuẩn

tự nguyện ở Canada” [76].

Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) đưa ra giải thích:

Được hình thành trong hơn một thế kỷ qua sự thay đổi của lịch sử,

văn hoá và giá trị của quốc gia này, hệ thống tiêu chuẩn của Hoa

Kỳ phản ánh một xã hội định hướng thị trường và đa dạng hóa.

Đây là một hệ thống phân cấp được phân chia tự nhiên thành các

khu vực công nghiệp và được hỗ trợ bởi các tổ chức xây dựng

tiêu chuẩn khu vực tư nhân độc lập. Đây là một hệ thống theo nhu

cầu, trong đó các tiêu chuẩn được xây dựng để đáp ứng các mối

quan tâm và nhu cầu cụ thể được thể hiện bởi ngành công nghiệp,

chính phủ và người tiêu dùng. Đó là một hệ thống tự nguyện,

trong đó việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn được định

hướng bởi nhu cầu của các bên liên quan [98].

Theo Đạo luật khung về tiêu chuẩn quốc gia của Hàn Quốc [103] cũng

nêu: Tiêu chuẩn quốc gia là tiêu chuẩn công về khoa học và công nghệ mà

quốc gia áp dụng thống nhất để tăng tính chính xác, hợp lý và mang tính quốc

tế trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Hàn

Quốc được phân loại theo các lĩnh vực của nền kinh tế và được ký hiệu bằng

Page 41: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

34

các chữ cái theo trật tự bảng chữ cái, ví dụ: Tiêu chuẩn cơ bản (A); Cơ khí

(D); Điện - Điện tử (C); Kim loại (D); Hầm mỏ (E); Xây dựng (F) ...

Đối với Việt Nam, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia là hệ thống tiêu chuẩn đa

ngành, đa lĩnh vực phục vụ cho mọi đối tượng của nền kinh tế-xã hội, được sắp

xếp theo các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia là một nhóm các đối tượng tiêu chuẩn

quốc gia có liên quan với nhau (ví dụ như: lĩnh vực giao thông, lĩnh

vực nông nghiệp, lĩnh vực hóa chất, lĩnh vực thực phẩm; lĩnh vực

may mặc, lĩnh vực luyện kim, v.v...). Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia

được xác định theo khung phân loại tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức

quốc tế về tiêu chuẩn hóa [1].

Mỗi lĩnh vực có một mã hiệu gồm hai chữ số (cấp 1). Các lĩnh vực được

phân chia làm các nhóm (cấp 2). Các nhóm lại được chia nhỏ hơn nữa thành

các phân nhóm (cấp 3). Trong mỗi lĩnh vực cụ thể như cơ khí, luyện kim, giao

thông vận tải, xây dựng, hóa chất, dầu khí, khoáng sản, nông nghiệp, thực

phẩm, hàng tiêu dùng, môi trường, điện, điện tử, công nghệ thông tin ... bao

gồm các loại tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cơ bản, tiêu chuẩn thuật ngữ, tiêu chuẩn

yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn phương pháp thử và lấy mẫu, tiêu chuẩn ghi

nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản.

Như vậy có thể khái quát lại: Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia là tổng thể

các tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội,

được phân loại, sắp xếp theo các ngành, lĩnh vực của xã hội, được áp dụng

thống nhất để tăng tính chính xác, hợp lý. Các tiêu chuẩn quốc gia thường

được áp dụng tự nguyện.

- Khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập

kinh tế quốc tế

+ Khái niệm phát triển trong triết học: Trong phép biện chứng khái niệm

phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp đến

cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, khái niệm phát triển

Page 42: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

35

không đồng nhất với khái niệm vận động nói chung; đó không phải là sự biến

đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi

lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng hoàn thiện của sự vật.

Xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển cần phải đặt quá trình đó

trong nhiều giai đoạn khác nhau, trong mối quan hệ biện chứng giữa quá khứ,

hiện tại và tương lai trên cơ sở khuynh hướng phát triển đi lên.

Cụ thể hơn, phát triển được định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt năm

1998 là: “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp

đến cao, đơn giản đến phức tạp” [51, tr.743].

Phát triển được định nghĩa trong Từ điển Oxford là: “Sự gia tăng dần của

một sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn...” (The gradual growth of

something so that it becomes more advanced, stronger ...) [94].

+ Khái niệm phát triển trong kinh tế: “Phát triển kinh tế là quá trình tăng

tiến, toàn diện về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia”. [53]

Phát triển kinh tế, nếu xét theo khía cạnh các bộ phận cấu thành, thì nó

bao gồm hai lĩnh vực của nền kinh tế, đó lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội.

Phát triển lĩnh vực kinh tế bao gồm hai quá trình, đó là sự lớn lên của

nền kinh tế hay tăng trưởng kinh tế và quá trình thay đổi cấu trúc của nền kinh

tế hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Phát triển lĩnh vực xã hội được thể hiện trên nhiều phương diện, song nhìn

tổng quát thì đó là sự bảo đảm tiến bộ xã hội cho con người.

Ta có thể phác họa “công thức” phát triển kinh tế như sau:

Phát triển

kinh tế =

Tăng trưởng

kinh tế +

Chuyển dịch

cơ cấu kinh tế + Tiến bộ xã hội

Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất

của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự phát triển về lượng của nền

kinh tế, còn chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội thể hiện sự biến đổi

về chất của nền kinh tế. Đó là sự thay đổi cấu trúc bên trong của nền kinh tế

Page 43: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

36

và mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế đó là mang lại tiến bộ xã hội

cho con người.

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để thực hiện tiến bộ xã hội. Chuyển

dịch cơ cấu kinh tế là dấu hiệu để đánh giá các giai đoạn phát triển của nền kinh

tế. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia không phải là

tăng trưởng kinh tế, hay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là sự tiến bộ xã hội.

Từ những phân tích về khái niệm phát triển nêu trên và khái niệm hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia, có thể hiểu: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc

gia là sự tăng lên về số lượng (chiều rộng) và nâng cao về chất lượng (chiều

sâu) của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.

Theo đó, phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế

quốc tế là sự tăng lên về số lượng (chiều rộng) và nâng cao về chất lượng

(chiều sâu) của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế về

chiều rộng thể hiện ở:

(i) Mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia: Sự mở rộng này

thể hiện ở việc gia tăng số lượng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm. Nếu số lượng

tiêu chuẩn quốc gia hàng năm không tăng lên mà lại giảm đi thì không thể nói

là hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có sự phát triển.

(ii) Mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong các hoạt

động kinh tế xã hội thể hiện ở việc có đủ đối tượng tiêu chuẩn quốc gia cho

các ngành, lĩnh vực hay không. Nếu đối tượng tiêu chuẩn quốc gia không

được mở rộng thêm qua các năm, tức là hệ thống tiêu chuẩn quốc gia không

có sự phát triển.

Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế về

chiều sâu thể hiện ở:

(i) Sự phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng

hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn

Page 44: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

37

quốc tế, tiêu chuẩn khu vực để đảm bảo sự tương thích về kỹ thuật giữa các

cấp tiêu chuẩn tăng lên qua các năm. Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng

tiệm cận với nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo việc xây

dựng các tiêu chuẩn quốc gia theo đúng quy định quốc tế tăng lên và tỷ lệ tiêu

chuẩn quốc gia được soát xét thay thế và hủy bỏ phù hợp với các giai đoạn

hội nhập để đáp ứng sự phát triển về khoa học kỹ thuật ngày càng tăng lên, thì

đó là biểu hiện của sự phát triển cấu trúc hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo

hướng hội nhập kinh tế quốc tế và ngược lại.

(ii) Sự gia tăng đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào phát

triển kinh tế xã hội của đất nước: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

trong hội nhập kinh tế quốc tế cuối cùng phải được thể hiện ở sự gia tăng

phần đóng góp của hệ thống này vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất

nước. Mục tiêu cuối cùng của phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

không phải là gia tăng số lượng và mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia, cũng không phải là phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, mà là gia tăng sự

đóng góp của việc phát triển hệ thống này đối với sự phát triển kinh tế -

xã hội của quốc gia.

Tóm lại, có thể phác họa “công thức” phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc

gia trong hội nhập kinh tế quốc tế như sau:

Phát triển

hệ thống

tiêu chuẩn

quốc gia

trong hội

nhập kinh tế

quốc tế

=

Gia tăng số

lượng và mở

rộng độ bao

quát của hệ

thống tiêu

chuẩn quốc gia

+

Phát triển cấu

trúc của hệ

thống tiêu

chuẩn quốc gia

theo hướng hội

nhập kinh tế

quốc tế

+

Gia tăng sự

đóng góp của hệ

thống tiêu

chuẩn quốc gia

vào phát triển

kinh tế xã hội

của đất nước

Page 45: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

38

2.1.2. Sự cần thiết của phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt

Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

2.1.2.1. Xuất phát từ vai trò của tiêu chuẩn trong thương mại quốc tế

Tiêu chuẩn có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế ở cả tầm vĩ

mô và vi mô. Tiêu chuẩn thường được sử dụng làm những điều khoản được

chấp nhận chung khi xác lập các quan hệ giao dịch giữa các đối tác. Đặc biệt,

khi có tranh chấp, tiêu chuẩn chính là cơ sở kỹ thuật cho việc thảo luận, giải

quyết và tài phán.

Có thể đưa ra bốn khía cạnh chính thông qua đó thể hiện việc các tiêu

chuẩn thúc đẩy thương mại quốc tế như sau:

(i). Tiêu chuẩn thúc đẩy thương mại bằng cách đưa ra dấu hiệu về chất

lượng cho người tiêu dùng và các đối tác thương mại. Một hệ thống tiêu

chuẩn mạnh có thể cải thiện nhận thức về chất lượng sẽ tạo điều kiện cho

cạnh tranh phi giá cả (trong đó các công ty có thể cạnh tranh về các thuộc tính

như chất lượng sản phẩm, giao nhận hàng và dịch vụ khách hàng). Cơ hội cho

các nhà xuất khẩu trong nước có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài

dựa trên chất lượng cũng là một tiềm năng để gia tăng thương mại. Ngoài ra,

bằng cách cải thiện tính minh bạch, người mua và người bán có nhiều khả

năng đưa ra các quyết định mua hàng tối ưu, có thể giúp tối thiểu các chi phí

giao dịch và làm tăng tính cạnh tranh.

(ii). Các tiêu chuẩn quốc tế tạo lập một “ngôn ngữ chung” cho các đối

tác thương mại tiềm năng. Tiêu chuẩn thúc đẩy thương mại khi mà các khác

biệt về kỹ thuật được coi là rào cản thương mại được loại trừ. Các tiêu chuẩn

quốc tế sẽ đảm bảo tính tương thích, ví dụ về đo lường sản phẩm, truyền tải

thông tin và hình thành cơ sở của một tiêu chuẩn chung cho các nhà sản xuất

trên toàn thế giới. Bằng cách tạo ra các đặc tính kỹ thuật được thừa nhận quốc

tế, tiêu chuẩn quốc tế giúp hạ thấp các rào cản thương mại và giảm chi phí sản

Page 46: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

39

xuất. Những cắt giảm này sẽ được chuyển sang hay ít nhất là chia sẻ với

người tiêu dùng dưới dạng giá cả thấp hơn. Điều này được kỳ vọng sẽ làm

tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy thương mại quốc tế.

(iii). Tiêu chuẩn hỗ trợ thương mại quốc tế bằng cách hạ thấp các rào

cản thương mại, giảm chi phí sản xuất và tạo cơ hội về lợi thế kinh tế nhờ quy

mô. Các rào cản thương mại (thường là kỹ thuật) thấp hơn cho phép các công

ty tiếp cận với lượng người tiêu dùng lớn hơn trên toàn cầu, nhờ đó cung cấp

cơ hội cho hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Ngoài ra, bằng cách đảm bảo tính

tương thích, tiêu chuẩn có thể làm gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm và

dịch vụ bổ sung. Ví dụ, việc phát minh và không ngừng cải tiến điện thoại di

động dẫn đến việc phát triển của các sản phẩm và dịch vụ phụ trợ từ phụ kiện

cho đến các thiết bị đi kèm ứng dụng.

(iv). Tiêu chuẩn khuyến khích thương mại bằng cách làm giảm chi phí

giao dịch. Các tiêu chuẩn tương thích khuyến khích việc thuê thực hiện các

công việc cụ thể trong nước hoặc thậm chí ngoài nước cho các nhà sản xuất

bên ngoài hoặc các nhà cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn. Điều này, về bản chất,

là sự phân công lao động giữa các công ty dẫn đến sự phân hóa của chuỗi

cung ứng trong ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ. Ví dụ, có thể là giải

pháp tối ưu cho một công ty khi ký hợp đồng với một nhà cung cấp có chi phí

đầu vào thấp hơn để sản xuất các sản phẩm của mình trong khi chỉ tập trung

vào thiết kế, bán hàng và tiếp thị sản phẩm. Các nhà cung cấp được hưởng lợi

từ việc tiếp cận thông tin và công nghệ đang được sử dụng trong ngành công

nghiệp đó. Nhà thầu chính được hưởng lợi từ việc có thể sản xuất và bán sản

phẩm với giá thành đơn vị thấp hơn trong khi vẫn tập trung vào thế mạnh cốt

lõi của họ.

Trong thương mại quốc tế, thông thường, các hiệp định khu vực thương

mại tự do (FTA) đề cập đến các tiêu chuẩn quốc gia trong các điều khoản

Page 47: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

40

riêng về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) với mục đích thuận lợi

hóa thương mại cho các bên tham gia ký kết, thông qua việc nới lỏng các yêu

cầu tiếp cận thị trường, tăng cường công khai minh bạch trong quá trình xây

dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù

hợp đối với sản phẩm, hàng hóa. Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam cũng

không nằm ngoài phạm vi này.

2.1.2.2. Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế hội nhập

Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày một gia tăng, hội nhập kinh tế quốc tế

đã làm xuất hiện các rào cản kỹ thuật trong thương mại. Theo Hiệp định về

các Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (WTO-TBT) thì trong thương mại

quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade)

là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá

nhập khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập

khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn gọi là các biện pháp

kỹ thuật - biện pháp TBT). Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần

thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con

người, môi trường, an ninh... Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập

và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của

mình và hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật

có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể

được nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó

khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập

khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”.

Các rào cản kỹ thuật trong thương mại (xem biểu đồ 2.1) gồm các văn

bản qui định bắt buộc tuân thủ và các tiêu chuẩn mà một quốc gia áp dụng

nhằm kiểm soát và hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm không đáp ứng với

các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn và sức khoẻ của quốc gia đó. Chính vì

Page 48: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

41

vậy, cùng một sản phẩm nhưng mỗi quốc gia có thể lại có các tiêu chuẩn và

các qui định riêng và dẫn đến việc tạo ra các rào cản trong lưu thông hàng hoá

và thương mại.

Biểu đồ 2.1: Các rào cản kỹ thuật trong thương mại

Trên thế giới, một số nước lợi dụng các biện pháp kỹ thuật và biện

pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật để tạo ra rào cản đối với hàng hóa

nhập khẩu mà biện pháp chủ yếu là áp dụng hàng rào kỹ thuật mới lạ, khó

đáp ứng, tiêu biểu là Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước thuộc EU. Chẳng hạn

như, tất cả sản phẩm nhập khẩu vào EU phải thỏa mãn điều kiện của “Hệ

thống tiêu chuẩn kỹ thuật châu Âu” do ba cơ quan đảm nhiệm: Ủy ban Tiêu

Page 49: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

42

chuẩn kỹ thuật điện tử Châu Âu, Ủy ban tiêu chuẩn Châu Âu, Viện Tiêu

chuẩn Viễn thông Châu Âu. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật làm rào cản

thương mại phi thuế quan của EU được chia thành năm nhóm: tiêu chuẩn

chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử

dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Tại Nhật

Bản, Luật Tiêu chuẩn nông nghiệp quy định các sản phẩm: đồ uống, thực

phẩm chế biến, dầu ăn và mỡ, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chế biến

nhập khẩu vào Nhật Bản phải có dấu tiêu chuẩn “Japan Agricultural

Standard - JAS” (dấu chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật

Bản). Luật Vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản áp dụng cho tất cả các hàng

hóa có liên quan đến thực phẩm, các loại gia vị, dụng cụ chứa thực phẩm,

máy móc chế biến thực phẩm. Các quốc gia khi xuất khẩu hàng hóa có liên

quan đến thực phẩm vào thị trường Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn về vấn

đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tại Việt Nam, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp

thì khái niệm rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) khá xa lạ. Khái niệm

này lần đầu được tiếp cận khi Việt Nam tham gia APEC năm 1998. Đặc biệt,

trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO, giai đoạn 2004 - 2006; vấn đề TBT

trở thành một trong những nội dung nổi cộm, khi các đối tác đàm phán như

Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Nhật Bản... đòi hỏi Việt Nam phải điều

chỉnh, sửa đổi, ban hành mới các chính sách, luật pháp, cơ chế kiểm tra chất

lượng hàng hóa xuất nhập khẩu... nhằm phù hợp với các nguyên tắc và quy

định trong Hiệp định về các Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại của WTO.

Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết tuân thủ toàn bộ nghĩa vụ theo Hiệp

định TBT yêu cầu, mà không có thời gian chuyển đổi. Bên cạnh đó, để tăng

cường tính dự báo trước và công khai minh bạch, Việt Nam còn cam kết ban

hành các quy định nhằm cụ thể hoá các điều khoản liên quan đến quy chuẩn

kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp.

Page 50: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

43

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với

rất nhiều cơ hội cũng như thách thức mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và

các hiệp định thương mại tự do mang lại. Theo xu hướng chung, hiện nay việc

sử dụng các hàng rào phi thuế quan nhằm bảo vệ thị trường nội địa cũng trở

nên ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Có thể thấy, việc quan sát kinh nghiệm

của các quốc gia khác đã mang lại những bài học có giá trị cho Việt Nam.

Cụ thể, từ EU, Việt Nam có thể học tập trong việc áp dụng Hệ thống

tiêu chuẩn kỹ thuật với 5 tiêu chuẩn của sản phẩm bao gồm: tiêu chuẩn chất

lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng,

tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Nếu Việt Nam có thể

áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn này, tình trạng những hàng hóa có chất

độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, những hàng hóa không rõ

nguồn gốc sẽ không còn tràn lan trên thị trường như hiện nay.

2.1.2.3. Xuất phát từ yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế và nghĩa vụ

thành viên trong một loạt các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam là

thành viên.

Hiện nay, Việt Nam là thành viên của 14 tổ chức quốc tế và khu vực

(xem Phụ lục 1) về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và năng suất. Trong bối

cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế

giới và là một trong những nước tham gia vào nhiều khu vực thương mại tự

do trong thời gian gần đây, việc hội nhập trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường

chất lượng là điều cần thiết và có tầm quan trọng trong việc góp phần thuận

lợi hoá thương mại của Việt Nam với các nước cũng như bảo đảm các lợi ích

xã hội hợp pháp khác. Hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tiêu

chuẩn đo lường chất lượng, ngoài việc tham gia vào các tổ chức chuyên môn

chuyên ngành như ISO, IEC, ITU, CODEX, GS1... còn được chủ yếu triển

khai trong khuôn khổ hoạt động của các tổ chức, diễn đàn hợp tác kinh tế

quốc tế và khu vực như sau:

Page 51: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

44

- Hội nhập về tiêu chuẩn và chất lượng trong ASEAN: bao gồm các nội

dung chính: Hài hoà tiêu chuẩn của các nước thành viên ASEAN với tiêu

chuẩn quốc tế trong một số lĩnh vực ưu tiên; Hài hoà các quy định kỹ thuật

cho một số lĩnh vực sản phẩm ưu tiên; Thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá

chứng nhận sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng; Thừa nhận lẫn nhau

đối với các báo cáo thử nghiệm và hiệu chuẩn; Tăng cường trao đổi thông tin

về tiêu chuẩn và kỹ thuật nhằm thuận lợi hoá thương mại; Nâng cao năng lực

và tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức chứng nhận và cơ quan công

nhận của các nước thành viên; Thúc đẩy đối thoại và hợp tác kỹ thuật giữa

ASEAN và các nước đối tác (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Úc, New Zealand,

Trung Quốc, Hàn Quốc...).

- Hội nhập về tiêu chuẩn và sự phù hợp trong APEC: tập trung vào bốn nội

dung sau: Hài hoà tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế trong một số lĩnh

vực ưu tiên; Tham gia vào các hiệp định/thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về tiêu

chuẩn và đánh giá sự phù hợp; Minh bạch hoá chính sách quản lý tiêu chuẩn và

đánh giá sự phù hợp; Hợp tác kỹ thuật nhằm củng cố và tăng cường năng lực cơ

sở vật chất kỹ thuật trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp.

- Hợp tác về tiêu chuẩn và sự phù hợp trong khuôn khổ ASEM: tập trung

vào các nội dung: Thúc đẩy việc hài hoà tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc

tế trong một số lĩnh vực ưu tiên; Tăng cường hiểu biết lẫn nhau về quy định của

các nước thành viên về quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Thừa nhận lẫn

nhau kết quả đánh giá sự phù hợp (thử nghiệm, chứng nhận và công nhận) giữa

các nước thành viên; Hợp tác kỹ thuật giữa các nước thành viên nhằm tăng

cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp.

- Hội nhập về TCH trong WTO: Tháng 1/2007 Việt Nam chính thức trở

thành thành viên WTO và có trách nhiệm thực hiện các Hiệp định của WTO,

trong đó có Hiệp định TBT. Trong văn kiện gia nhập của Việt Nam vào

Page 52: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

45

WTO, Việt Nam đã đưa ra cam kết TBT “Đại diện của Việt Nam khẳng định

Việt Nam sẽ tuân thủ tất cả các nghĩa vụ trong Hiệp định TBT kể từ ngày gia

nhập mà không viện dẫn đến thời gian chuyển đổi. Ngoài ra, với mục đích

nâng cao tính minh bạch hoá và khả năng dự báo trước, Đại diện Việt Nam

xác nhận rằng Việt Nam sẽ ban hành các biện pháp đã được quy định cụ thể

trong các Điều 2.1, 2.2, 5.1, 5.2, 5.4 và Phụ lục 1.1 của Hiệp định TBT. Ban

Công tác ghi nhận những cam kết này”. [93]

Các nghĩa vụ thực hiện Hiệp định TBT đối với Việt Nam với tư cách là

Thành viên WTO bao gồm: Cam kết thực hiện việc ban hành tiêu chuẩn quốc

gia, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp (hợp chuẩn) theo

các điều khoản của Hiệp định; Thành lập và vận hành điểm hỏi đáp về hàng

rào kỹ thuật đối với thương mại; Xác định cơ quan chịu trách nhiệm về thông

báo, công bố và các thủ thủ tục nội bộ khác nhằm đảm bảo các nghĩa vụ minh

bạch hoá được đáp ứng thường xuyên và liên tục; Cam kết có các quy định về

ban hành và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp

trên cơ sở các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế, đảm bảo không

phân biệt đối xử đối với các sản phẩm, không tạo ra các cản trở không cần

thiết đối với thương mại quốc tế.

- Các hiệp định/thỏa thuận hợp tác kỹ thuật về TCĐLCL (xem Phụ

lục 2): Việt Nam đã ký một số hiệp định/thỏa thuận về hợp tác kỹ thuật trong

lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng và thừa nhận lẫn nhau về kết quả

chứng nhận với một số nước như Trung Quốc, Liên bang Nga, Ucraina, Đài

Loan... với nội dung chủ yếu đáp ứng các mục tiêu sau: Hài hoà các tiêu

chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo ra một cơ sở chuẩn mực kỹ

thuật chung trong quan hệ thương mại giữa các Bên; Thuận lợi hoá thương

mại thông qua việc thừa nhận các kết quả của hoạt động đánh giá sự phù hợp

với khẩu hiệu “một lần thử nghiệm, cấp một chứng chỉ, được thừa nhận ở mọi

Page 53: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

46

nơi” bằng các Hiệp định/Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) được ký kết

giữa các Bên; Xúc tiến hợp tác về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo thuận

lợi cho việc tham gia rộng rãi vào các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau; Đảm

bảo sự minh bạch và tính dự báo trước trong xây dựng và áp dụng các tiêu

chuẩn, quy chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp nhằm hạn chế các tác

động tiêu cực đến thương mại của các Bên.

2.2. NỘI DUNG, CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT

TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ

2.2.1. Nội dung phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam

trong hội nhập kinh tế quốc tế

2.2.1.1.Mở rộng quy mô và độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia

Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, trước hết thể hiện ở sự mở rộng

về quy mô và độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.

(i) Mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

Mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có nghĩa là hướng

tới mục tiêu có đủ tiêu chuẩn quốc gia cho các ngành, lĩnh vực vì sự phát triển

của nền kinh tế - xã hội gắn với việc cần có tiêu chuẩn cho mọi đối tượng hiện

hữu của hoạt động kinh tế - xã hội. Việc mở rộng quy mô của hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia được thể hiện qua động thái thay đổi số lượng tiêu chuẩn quốc

gia hiện hành theo từng lĩnh vực kinh tế - xã hội của khung phân loại tiêu

chuẩn quốc gia qua các năm.

Mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thể hiện ở sự gia

tăng về số lượng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm. Khi số lượng tiêu chuẩn quốc

gia hàng năm tăng lên, điều đó thể hiện sự phát triển về quy mô của hệ thống.

Ngược lại, khi số lượng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm giảm đi, thì đó là biểu

hiện của sự suy giảm về quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.

Page 54: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

47

(ii) Mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia còn được thể hiện ở mở rộng độ bao

quát của hệ thống này. Mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

tức là gia tăng về đối tượng tiêu chuẩn hóa hay sự gia tăng số lượng nhóm và

phân nhóm theo khung phân loại tiêu chuẩn quốc gia.

Sự gia tăng này có ý nghĩa minh chứng cho sự xâm nhập sâu của tiêu

chuẩn vào các khía cạnh cụ thể của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và

quản lý xã hội của nền kinh tế. Nếu đối tượng tiêu chuẩn hóa ngày càng được

mở rộng thể hiện qua số lượng nhóm và phân nhóm của khung phân loại tiêu

chuẩn quốc gia tăng lên, thì điều đó có nghĩa là mở rộng độ bao quát của hệ

thống và thể hiện sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia. Ngược lại,

nếu đối tượng tiêu chuẩn hóa không được mở rộng thêm hay số lượng nhóm

và phân nhóm của khung phân loại quốc gia không tăng lên, thì nghĩa là hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia không có sự phát triển.

2.2.1.2. Phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo

hướng hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập

kinh tế quốc tế thể hiện sự phát triển về chất của hệ thống này và nó được thể

hiện trên các khía cạnh sau:

(i) Gia tăng tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu

chuẩn khu vực.

Tiêu chuẩn hài hòa (harmonized standards) (hay còn gọi là tiêu chuẩn

tương đương) là những tiêu chuẩn về cùng một đối tượng do các cơ quan tiêu

chuẩn khác nhau xây dựng/biên soạn nhằm tạo ra tính đổi lẫn cho các sản

phẩm, quá trình và dịch vụ, hoặc tạo ra sự thông hiểu lẫn nhau về các kết quả

thử nghiệm hoặc các thông tin được cung cấp theo những tiêu chuẩn đó. [5]

Page 55: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

48

Thông thường, tỷ lệ hài hòa của tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc

tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được tính theo tỷ lệ số lượng

tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn

quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài so với số lượng tiêu chuẩn

quốc gia hiện hành tại cùng thời điểm. Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác nhau

của khung phân loại tiêu chuẩn quốc gia sẽ có tỷ lệ hài hòa khác nhau. Việc

xác định tỷ lệ hài hòa của từng lĩnh vực, thậm chí từng nhóm và phân nhóm là

rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho việc định hướng phát triển của từng lĩnh

vực ưu tiên hội nhập kinh tế, phát triển thương mại và đầu tư đáp ứng nhu cầu

phát triển.

(ii) Gia tăng tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng tiệm cận với

phương pháp chấp nhận theo quy định của quốc tế.

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia tiệm cận với nghiệp vụ xây dựng tiêu

chuẩn quốc tế là sự phù hợp càng nhiều càng tốt về những quy định và thực

hành trong nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế, bên cạnh đó lại phải phù

hợp hoàn toàn với quy định pháp luật quốc gia hiện hành. Tiệm cận nghiệp vụ

xây dựng tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo sao cho tiêu chuẩn quốc gia thể hiện

được thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, đồng thời lại phải dựa trên cơ

sở thỏa thuận của các bên liên quan, đáp ứng các yêu cầu quản lý của nhà

nước, hài hòa các lợi ích của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và

lợi ích của toàn xã hội.

Nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn theo quốc tế chính là phương pháp chấp

nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực thành tiêu chuẩn quốc gia. Phương

pháp chấp nhận tiêu chuẩn được sử dụng rất đa dạng tuỳ thuộc vào mỗi quốc

gia và việc sử dụng phương pháp chấp nhận cụ thể sẽ quyết định mức độ tương

đương giữa TCQG với TCQT, TCKV.. Việc nghiên cứu lựa chọn phương pháp

chấp nhận thích hợp có ý nghĩa thúc đẩy quá trình hài hòa tiêu chuẩn nhằm

Page 56: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

49

mục đích không những thực hiện được mục tiêu hài hòa mà còn đảm bảo sự

phù hợp của tiêu chuẩn hài hòa với thực tiễn sản xuất kinh doanh và bảo vệ lợi

ích quốc gia trong những trường hợp cần thiết.

(iii) Gia tăng tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét thay thế và hủy

bỏ phù hợp với các giai đoạn hội nhập.

Bản thân tiêu chuẩn quốc gia không phải là một mục đích tự thân, mà nó

luôn luôn được xây dựng tuân theo những yêu cầu đề ra do các nhu cầu của

xã hội và trước hết là của nền kinh tế. Chính vì vậy, tiêu chuẩn luôn được thay

đổi, làm mới để đáp ứng những yêu cầu hiện tại, đón trước được tương lai

theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Ví dụ, đối với tiêu chuẩn về thuật

ngữ và định nghĩa: cập nhật các thuật ngữ mới xuất hiện liên quan đến đối

tượng tiêu chuẩn hóa, cập nhật cách định nghĩa mới; Đối với tiêu chuẩn yêu

cầu kỹ thuật, các chỉ tiêu có thể thay đổi theo trình độ khoa học công nghệ

chung, theo sự thay đổi của tập quán thương mại quốc tế và các yêu cầu pháp

luật có liên quan.... ; Đối với tiêu chuẩn về ghi nhãn và bao gói, các chỉ tiêu

có thể thay đổi theo quy định pháp luật về ghi nhãn và các công nghệ bao gói

mới được phát triển; Đối với tiêu chuẩn về phương pháp thử, cập nhật theo

các kỹ thuật phân tích mới, thay đổi về xu hướng sử dụng thuốc thử, vật liệu

(thân thiện hơn với môi trường).

Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006), theo định kỳ (thông

thường là 3 năm), hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cần được xem xét, loại bỏ ra

khỏi hệ thống những tiêu chuẩn được coi là lạc hậu ”không phù hợp cho việc

sử dụng” vì lý do kỹ thuật hoặc không còn cần thiết khi đã được thay thế bằng

một tiêu chuẩn khác hoặc thuộc các đối tượng có thể quản lý dưới dạng các

văn bản khác, hoặc cấp khác; xem xét, lựa chọn những tiêu chuẩn quốc gia

cần được cập nhật thông tin mới và được tái bản để áp dụng, những tiêu

Page 57: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

50

chuẩn này sẽ được đưa vào kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm

để soát xét lại. Tuy nhiên, tùy theo mục tiêu của từng giai đoạn để có những

hoạt động cụ thể cho việc hủy bỏ hay soát xét lại các tiêu chuẩn quốc gia.

2.2.1.3. Gia tăng đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia không phải chỉ được thể hiện ở

sự mở rộng về quy mô, độ bao quát của hệ thống và sự phát triển cấu trúc của

hệ thống này trong hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn được thể hiện ở sự gia

tăng đóng góp của hệ thống vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào sự phát triển kinh tế xã

hội của đất nước có thể được xem xét trên hai phạm vi, vĩ mô và vi mô.

+ Ở phạm vi vĩ mô, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia góp phần nâng cao sức

cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và

quốc tế qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giao nhận hàng và dịch vụ

khách hàng; Cải thiện môi trường kinh doanh qua việc đảm bảo tính công

khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại đối với hoạt

động sản xuất, kinh doanh, thương mại; Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thông

qua việc hạ thấp các rào cản thương mại bằng cách tạo ra các đặc tính kỹ

thuật được thừa nhận quốc tế.

+ Ở phạm vi vi mô, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia góp phần giúp các thực

thể trong xã hội điều tiết hoạt động của mình, cụ thể: Nhà nước có thể quản lý

chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông qua tiêu chuẩn, qua hoạt động công bố

tiêu chuẩn, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn. Người tiêu dùng thì được lựa

chọn nhiều sản phẩm với chất lượng tiêu chuẩn, giá thành cạnh tranh, bên

cạnh đó tiêu chuẩn sẽ giúp họ giảm bớt tốn kém về thời gian và tiền bạc khi

quyết định lựa chọn sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ; tiêu chuẩn cũng sẽ là

công cụ bảo vệ họ khi quyền lợi của họ bị xâm phạm khi mua phải sản phẩm,

Page 58: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

51

hàng hoá và dịch vụ kém chất lượng. Đối với doanh nghiệp, tiêu chuẩn không

chỉ mang lại các lợi ích nội tại (giảm chi phí sản xuất và nghiên cứu, giảm tỷ

lệ sản phẩm phi tiêu chuẩn và mức độ rủi ro, tạo thuận lợi cho việc trao đổi

thông tin,...) mà còn mang lại những lợi ích về cải thiện mối quan hệ với nhà

cung cấp, nâng cao vị thế cạnh tranh, thúc đẩy sự hợp tác, liên kết trong sản

xuất-kinh doanh; đảm bảo với khách hàng về sự phù hợp của sản phẩm với

yêu cầu chất lượng chấp nhận, v.v...

2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc

gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

Để xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế, luận án căn cứ vào nội dung phát

triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã được luận giải nêu trên. Theo đó, bộ

chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia bao gồm ba

nhóm chỉ tiêu sau:

2.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng quy mô và độ bao quát của

hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

- Động thái biến đổi số lượng tiêu chuẩn quốc gia theo các lĩnh vực qua

các năm

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, bất kỳ ngành nghề nào, số lượng của các đơn

vị hoạt động trong lĩnh vực đó nói lên sự thăng hoa, phát triển của lĩnh vực

đó. Với cách hiểu như vậy, chúng ta có thể đo lường sự phát triển của hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia qua số lượng các các tiêu chuẩn quốc gia tăng giảm

qua từng năm. Nếu như số lượng tiêu chuẩn quốc gia tăng qua từng năm,

chứng tỏ hệ thống này đang phát triển, nhưng nếu số lượng tiêu chuẩn quốc

gia giảm đi qua hàng năm thì có nghĩa là hệ thống này đang suy giảm và thụt

lùi. Vì vậy, thông qua động thái biến đổi số lượng tiêu chuẩn quốc gia, ta sẽ

nhận định được sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đó.

Page 59: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

52

- Động thái biến đổi số nhóm và phân nhóm tiêu chuẩn quốc gia qua các năm

Trong những năm nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế tập

trung, bao cấp, số lượng các lĩnh vực tiêu chuẩn hóa rất hạn chế, số nhóm

và phân nhóm của mỗi lĩnh vực cũng tương đối ít. Sau khi thực hiện công

cuộc Đổi mới và đặc biệt trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển

mạnh, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ cũng

phát triển cả về lượng và về chất. Do đó, số nhóm, phân nhóm tiêu chuẩn

hóa cũng tăng lên không ngừng, đồng thời với sự tăng trưởng về số lượng

tiêu chuẩn như phân tích ở trên. Động thái biến đổi số nhóm và phân nhóm

tiêu chuẩn quốc gia qua các năm chính là yếu tố thể hiện sự mở rộng về độ

bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia. Sự thay đổi càng lớn chứng tỏ

mức độ tiêu chuẩn hóa càng sâu, hoạt động tiêu chuẩn hóa càng thâm nhập

vào đời sống kinh tế, xã hội.

2.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế

Có thể đánh giá sự phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở

Việt Nam theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế qua các chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn

khu vực

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào

nền kinh tế thế giới, việc hài hòa tiêu chuẩn là rất cần thiết. Hài hòa các tiêu

chuẩn về sản phẩm (yêu cầu kỹ thuật) giúp mở rộng thị trường, giảm chi phí

của nhà sản xuất và người tiêu dùng khi chế tạo và sử dụng các thiết bị

chuyển đổi, tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong

nước và quốc tế. Hài hòa tiêu chuẩn về an toàn giúp sản phẩm vượt qua các

rào cản kỹ thuật trong thương mại. Hài hòa tiêu chuẩn phương pháp thử giúp

giảm chi phí phân tích, thử nghiệm sản phẩm khi xuất nhập khẩu.

Page 60: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

53

Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu

vực, Rhj, được tính bằng phần trăm theo công thức:

100j

j

j S

ShRh %

Trong đó:

Shj là tổng số tiêu chuẩn quốc gia hài hòa tại năm thứ j;

Sj là tổng số tiêu chuẩn quốc gia hiện hành tại năm thứ j.

Giá trị Rhj tính được càng cao chứng tỏ mức độ hài hòa càng lớn, sẽ tạo

thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế, thể hiện sự phát triển của hệ thống

tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế (xem Biểu đồ 3.4).

Rhj có thể dùng để tính tỷ lệ hài hòa trong số tiêu chuẩn quốc gia được

công bố hàng năm (xem Biểu đồ 3.5), cũng như dùng để tính tỷ lệ hài hòa

cho mỗi lĩnh vực (xem Phụ lục 3).

- Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng tiệm cận với nghiệp vụ xây

dựng tiêu chuẩn quốc tế

Sự hội nhập quốc tế trên lĩnh vực tiêu chuẩn hóa không chỉ ở vấn đề

hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, mà còn thể hiện ở

phương pháp xây dựng nên các tiêu chuẩn đó. Theo thông lệ quốc tế,

phương pháp chấp nhận khi xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm các

phương pháp: chấp thuận, in lại, biên dịch và soạn thảo lại. Nếu như

phương pháp chấp thuận, in lại hoặc biên dịch (từ các bản tiêu chuẩn tiếng

Anh sang tiếng Việt) sẽ cho kết quả là các tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn

tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, thể hiện tính

hài hòa cao với quốc tế hay nói cách khác thể hiện sự phát triển của hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế thì phương

pháp soạn thảo lại để phù hợp với điều kiện kỹ thuật thực tế của quốc gia

lại cho kết quả là các tiêu chuẩn không tương đương, và ở một góc độ nào

đó sẽ tạo thành các rào cản kỹ thuật. Trên thực tế, tại Việt Nam do vấn đề

Page 61: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

54

ngôn ngữ nên không sử dụng phương pháp chấp thuận và phương pháp in

lại, chỉ sử dụng phương pháp biên dịch và phương pháp soạn thảo lại.

Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng theo phương pháp k (k là một

trong các phương pháp: biên dịch và soạn thảo lại) và được công bố vào năm

thứ j, Rkj, được tính bằng phần trăm theo công thức:

100j

kj

kj M

MR %

Trong đó:

Mkj : là số lượng tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng theo phương pháp k

và được công bố tại năm thứ j;

Mj : là số lượng tiêu chuẩn quốc gia được công bố tại năm thứ j.

Giá trị Rkj tính được đối với phương pháp biên dịch càng cao chứng tỏ

mức độ tiệm cận với nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế càng lớn, điều

này cũng tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại và thể hiện tính hội

nhập cao. Giá trị Rkj đối với phương pháp soạn thảo lại càng cao chứng tỏ đã

có sự điều chỉnh nội dung TCVN phù hợp với tình hình tại Việt Nam; một

mặt làm tăng tỷ lệ TCVN không tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, phần

nào thể hiện tính “rào cản” đối với thương mại nhưng một mặt lại nâng cao

tính khả thi của các TCVN và trong một số trường hợp thì đây lại là giải

pháp khả dĩ hơn việc chấp nhận hoàn toàn (biên dịch) tiêu chuẩn quốc tế.

Một cách tổng thể, cả phương pháp biên dịch và phương pháp soạn thảo lại

đều sử dụng căn cứ là các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tổng giá

trị Rkj của hai phương pháp này càng lớn là tín hiệu tích cực cho thông

thương và hội nhập kinh tế; ngược lại, việc xây dựng TCVN không dựa trên

các tiêu chuẩn quốc tế (không sử dụng các phương pháp biên dịch, soạn thảo

lại), trừ trường hợp đặc thù của Việt Nam (không có tiêu chuẩn quốc tế), sẽ

là rào cản cho thương mại và sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển hệ thống

tiêu chuẩn quốc gia.

Page 62: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

55

- Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét thay thế và hủy bỏ phù hợp

với các giai đoạn hội nhập

+ Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét thay thế hàng năm

Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét thay thế so với tiêu chuẩn quốc

gia được công bố vào năm thứ j, Rpj, tính bằng phần trăm, được tính theo

công thức:

jj

j

100Mr

RpM

%

Trong đó:

Mrj : là số lượng tiêu chuẩn quốc gia được soát xét thay thế tại năm thứ j;

Mj : là số lượng tiêu chuẩn quốc gia được công bố tại năm thứ j.

Việc soát xét tiêu chuẩn cho phù hợp với thực tế, phù hợp với những thay

đổi về công nghệ là hết sức cần thiết. Ngày nay, các yêu cầu về an toàn ngày

càng được quan tâm hơn, các tiêu chí cũng có xu hướng chặt chẽ hơn, thậm chí

các phương pháp phân tích cũng có yêu cầu phải sử dụng thiết bị và hóa chất,

thuốc thử cho độ chính xác cao hơn và thân thiện hơn với môi trường và con

người. Do đó, tỷ lệ về số lượng tiêu chuẩn quốc gia được soát xét tại mỗi năm

sẽ cho biết mức độ quan tâm đến việc cập nhật trình độ khoa học và công nghệ

của tiêu chuẩn quốc gia, giảm bớt các tiêu chuẩn lạc hậu; tỷ lệ này sẽ thay đổi

tùy theo từng lĩnh vực tiêu chuẩn hóa.

+ Số lượng tiêu chuẩn quốc gia hủy bỏ theo giai đoạn

Do đối tượng của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia là các sản phẩm, hàng hóa,

dịch vụ, quá trình, môi trường… nên các tiêu chuẩn cụ thể trong hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia là “động”, sẽ có những tiêu chuẩn bị đào thải đi và có những đối

tượng ngành nghề mới được bổ sung sau một khoảng thời gian áp dụng. Điều

này minh chứng sự đáp ứng về tiến bộ khoa học kỹ thuật của hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia, các sản phẩm mới thay thế các sản phẩm cũ để đáp ứng nhu cầu của

Page 63: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

56

hoạt động kinh tế - xã hội. Đây cũng chính là xu hướng thay đổi đối tượng của

TCH quốc tế, từ việc trước đây tập trung vào lĩnh vực tiêu chuẩn sản phẩm cụ

thể sang tập trung vào các lĩnh vực mới như trách nhiệm xã hội, dịch vụ cũng

như các công nghệ mới nổi. Thông thường, đây là kết quả của việc rà soát hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia, theo quy định là 3 năm một lần, với kết quả là danh

mục các tiêu chuẩn quốc gia giữ nguyên, soát xét hay hủy bỏ. Tiêu chuẩn soát

xét sẽ đưa vào kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm, còn danh mục

tiêu chuẩn hủy bỏ sẽ trình Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định hủy bỏ

2.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá gia tăng đóng góp của hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Ở phạm vi vĩ mô, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về việc gia

tăng đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước mà mới dừng lại ở các nghiên cứu về lý thuyết vì lý do nguồn

lực (con người, tài chính ...), thiếu cơ sở dữ liệu, bí mật kinh doanh ...

Ở phạm vi vi mô, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã đưa ra một

phương pháp luận để đánh giá tác động của các tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng.

Phương pháp luận lấy doanh nghiệp làm cơ sở để đánh giá tác động của tiêu

chuẩn chứ không trực tiếp tập trung vào các ý nghĩa vĩ mô. Thành phần định

lượng của phương pháp luận dựa trên phép đo lợi ích từ việc sử dụng tiêu

chuẩn trong một khuôn khổ thời gian cụ thể, ví dụ, khoảng thời gian để đánh

giá là 05 năm. Phương pháp đánh giá dựa trên nguyên tắc thu thập dữ liệu ở

cấp độ hoạt động trong đó có thể theo dõi được các tác động. Khi đó việc

đánh giá tác động của tiêu chuẩn được chuyển dịch thành những đóng góp

vào giá trị chung. Cụ thể, lợi ích kinh tế của hoạt động tiêu chuẩn hóa đối với

mỗi doanh nghiệp xác định theo phương pháp luận của ISO dựa vào việc phân

tích chuỗi giá trị đối với doanh nghiệp đó: đầu vào, đầu ra, từng mảng hoạt

động của doanh nghiệp như dịch vụ, sản xuất... như sau:

Page 64: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

57

Bảng 2.2: Chỉ số đánh giá tương ứng với các chức năng hoạt động /Dữ liệu đánh giá của Doanh nghiệp

TT Chức năng hoạt động liên quan/ Dữ liệu đánh giá

Chỉ số Diễn giải

1 Mua hàng Tiết kiệm trung bình hàng năm

Giảm chi phí quản lý nhà cung ứng

Nhờ việc áp dụng tiêu chuẩn cho nguyên vật liệu, doanh nghiệp có thể hợp tác với các nhà cung ứng đáng tin cậy hơn và do đó tiết kiệm thời gian và nhân lực cho việc quản lý các nhà cung ứng này

2 Logistics đầu vào Tiết kiệm trung bình hàng năm

Giảm chi phí thử nghiệm

vật liệu

Nhờ áp dụng tiêu chuẩn cho nguyên vật liệu, có thể giảm tần suất thử nghiệm nguyên vật liệu nhờ đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm một khoản chi phí thử nghiệm nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất

Giảm tỉ lệ phế phẩm

Nhờ áp dụng tiêu chuẩn cho nguyên vật liệu, có thể giảm tỉ lệ phế phẩm

Giảm chi phí đổi sản phẩm (chi phí bảo hành)

Nhờ áp dụng tiêu chuẩn cho sản phẩm, có thể giảm tỉ lệ sản phẩm hỏng do khách hàng trả lại

Giảm chi phí thử nghiệm sản phẩm

cuối cùng

Nhờ áp dụng tiêu chuẩn, có thể giảm tần suất thử nghiệm sản phẩm nhờ đó tiết kiệm chi phí thử nghiệm

Tiết kiệm chi phí trong sản xuất nhờ cải tiến liên tục

Nhờ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001, áp dụng quy trình cải tiến liên tục đã giúp phát huy các sáng kiến cải tiến giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể các chi phí về thời gian, tiền bạc, nhân lực trong sản xuất

3 Sản xuất Tiết kiệm trung bình hàng năm

Tiết kiệm nguyên liệu

sản xuất

Nhờ áp dụng tiêu chuẩn cho nguyên vật liệu, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nguyên liệu trong sản xuất

4 Nghiên cứu và phát triển

Khoản tiết kiệm một lần (không phải tiết

kiệm hàng năm)

Tiết kiệm chi phí biên soạn

các quy định kỹ thuật nội bộ

Nhờ sử dụng các tiêu chuẩn sẵn có cho nguyên liệu, sản phẩm, quá trình,… doanh nghiệp có thể tiết kiệm được (về mặt tiền bạc, nhân lực) để biên soạn các tài liệu nội bộ phục vụ cho hoạt động của mình

5 Bán hàng & Marketing

Tiết kiệm trung bình hàng năm

Tăng doanh thu vì tăng lòng tin của khách hàng

nhờ việc áp dụng tiêu chuẩn cho

sản phẩm

Các sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn (quốc gia hoặc quốc tế) giúp tăng lòng tin của khách hàng và làm tăng doanh số bán, tăng doanh thu

Page 65: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

58

Lợi ích kinh tế được tính theo ba khía cạnh tác động của tiêu chuẩn:

- Tỷ lệ phần trăm tác động kinh tế của việc áp dụng tiêu chuẩn theo thu

nhập trước thuế và lợi tức (EBIT) (VNĐ), theo công thức tính: (tổng tác

động/EBIT) x 100%

- Tỷ lệ phần trăm tổng tác động kinh tế của việc áp dụng tiêu chuẩn theo

doanh thu bán hàng của sản phẩm lựa chọn (VNĐ), với công thức tính: (tổng

tác động/doanh thu bán) x 100%

- Tỷ lệ phần trăm tác động theo tổng doanh thu của doanh nghiệp

(VNĐ), với công thức tính: (tổng tác động/tổng doanh thu) x 100%

Dưới đây là bảng tổng hợp hệ thống các chỉ tiêu được luận án sử dụng

trong đánh giá sự phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong

hội nhập kinh tế quốc tế ở chương 3.

Bảng 2.3: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển

hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

TT Tên chỉ tiêu Hình thức thể hiện Đơn vị

tính A Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng quy mô và độ bao quát của hệ thống

tiêu chuẩn quốc gia 1 Động thái biến đổi số lượng tiêu

chuẩn quốc gia theo các lĩnh vực

qua các năm

Số lượng tiêu chuẩn quốc gia

hiện hành của các lĩnh vực TCH

thay đổi trong một giai đoạn cụ

thể (từ năm A đến năm B).

+ Số nhóm của khung phân

loại tiêu chuẩn thay đổi trong

một giai đoạn cụ thể (từ năm

A đến năm B)

2 Động thái biến đổi số nhóm và

phân nhóm tiêu chuẩn quốc gia qua

các năm

+ Số phân nhóm của khung

phân loại tiêu chuẩn thay đổi

trong một giai đoạn cụ thể (từ

năm A đến năm B)

Page 66: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

59

TT Tên chỉ tiêu Hình thức thể hiện Đơn vị

tính B Nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc

gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế

3 Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa

với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn

khu vực trong hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia hiện hành

100j

j

j S

ShRh

%

4 Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây

dựng theo phương pháp k (k là một

trong các phương pháp: biên dịch và

soạn thảo lại) và được công bố vào

năm thứ j

100j

kj

kj M

MR

%

5 Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được

soát xét thay thế hàng năm

jj

j

100Mr

RpM

%

6 Số lượng tiêu chuẩn quốc gia hủy

bỏ theo giai đoạn

Số lượng tiêu chuẩn quốc gia hủy bỏ

TCVN

C Nhóm chỉ tiêu đánh giá gia tăng đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc

gia vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (thông qua nghiên cứu cụ

thể đối với doanh nghiệp)

Lợi ích kinh tế được tính theo ba khía cạnh tác động của tiêu chuẩn: - Tỷ lệ phần trăm tác động kinh tế

của việc áp dụng tiêu chuẩn theo thu

nhập trước thuế và lợi tức (EBIT)

(VNĐ)

(tổng tác động/EBIT) x 100 %

- Tỷ lệ phần trăm tổng tác động kinh

tế của việc áp dụng tiêu chuẩn theo

doanh thu bán hàng của sản phẩm

lựa chọn (VNĐ)

(tổng tác động/doanh thu bán) x 100

%

- Tỷ lệ phần trăm tác động theo tổng

doanh thu của doanh nghiệp (VNĐ)

(tổng tác động/tổng doanh thu) x 100

%

Page 67: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

60

2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc

gia Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, tuy nhiên, có một số nhân tố cơ

bản có ảnh hưởng mang tính quyết định có thể kể đến như sau.

Thứ nhất, chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

Chiến lược phát triển là một định hướng thực tiễn nhằm làm dễ dàng các

quá trình thực hành trong tổ chức. Chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt

được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp,

các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó cho các quốc gia, các tổ

chức, cá nhân để tối đa hóa lợi ích của tiêu chuẩn hóa. Như vậy một chiến

lược phải giải quyết tổng hợp các vấn đề sau: Xác định chính xác mục tiêu

cần đạt; Xác định con đường, hay phương thức để đạt mục tiêu; Định hướng

phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu lựa chọn.

Trong bối cảnh phát triển và hội nhập hiện nay, phát triển nền kinh tế

theo cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế là yếu tố quan trọng

trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta trong thập kỷ tới. Trong

quá trình trên, tiêu chuẩn hoá đóng vai trò quan trọng mang tính chiến lược,

hỗ trợ đắc lực cho việc đạt được các mục tiêu chiến lược về kinh tế đã đề ra.

Chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, vì vậy, giúp các tổ chức

biên soạn tiêu chuẩn định hướng cho hoạt động xây dựng tiêu chuẩn của mình

trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo thị trường tiêu chuẩn.

Chiến lược giúp các tổ chức biên soạn tiêu chuẩn vừa linh hoạt vừa chủ động

để thích ứng với những biến động của thị trường, đồng thời còn đảm bảo cho

tổ chức hoạt động và phát triển theo đúng hướng, nâng cao vị thế của mình

trên thị trường. Chiến lược còn giúp tổ chức biên soạn tiêu chuẩn khai thác và

sử dụng hợp lý các nguồn lực, giúp nắm bắt được các cơ hội cũng như đầy đủ

Page 68: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

61

các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của tổ chức biên soạn tiêu chuẩn.

Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho tổ chức biên soạn tiêu chuẩn, giúp

doanh nghiệp liên kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một

mục đích chung, cùng phát triển. Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập hiện

nay đã tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các Tổ chức tiêu

chuẩn hóa quốc tế và các Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia. Chiến lược còn định

hướng cho việc quy hoạch phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ít nhất cho

đến năm 2035, đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế kỹ thuật theo

các chiến lược, quy hoạch phát triển đã được Chính phủ phê duyệt.

Thứ hai, cơ chế, chính sách phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.

Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia là công cụ phục vụ cho cơ chế quản lý kinh

tế đương thời, với mỗi giai đoạn phát triển thì có một định hướng, tính chất, nội

dung phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, Hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia chịu sự chi phối rất rõ nét bởi cơ chế quản lý kinh tế-xã hội.

Tại Việt Nam, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tiêu chuẩn quốc gia

mang tính pháp lý cao, việc tuân thủ các tiêu chuẩn được coi là một trong

những chỉ tiêu pháp lệnh thuộc kế hoạch nhà nước giao cho xí nghiệp. Khi

chuyển sang cơ chế thị trường, những tư duy về đổi mới công tác tiêu chuẩn

hoá đã dần dần hình thành cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

Theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006) thì tiêu

chuẩn là “quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn”

mang ý nghĩa là văn bản kỹ thuật, còn quy chuẩn kỹ thuật là “quy định về

mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý” phải tuân thủ. Việc

chuyển các tiêu chuẩn Việt Nam sang hình thức tự nguyện áp dụng đánh dấu

một bước ngoặt trong công tác tiêu chuẩn hoá, phù hợp với cơ chế thị

trường, lấy việc vận động, hướng dẫn, khuyến khích bằng các biện pháp

kinh tế để các cơ sở/doanh nghiệp phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng

thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước

Page 69: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

62

theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo cho sự hội nhập kinh tế

của nước ta vào nền kinh tế khu vực và quốc tế.

Thực tế cho thấy, hoạt động TCH Việt Nam luôn do nhà nước giữ vai trò

chủ đạo cả về thể chế, nguồn lực và phát triển. Trong những năm vừa qua,

chính sách TCH này đã giữ vai trò then chốt, phù hợp cơ chế quản lý của đất

nước với phương thức xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn từ trên xuống (top-

down) theo đó hoạt động TCH cấp quốc gia là hoạt động được chú trọng còn

hoạt động TCH cấp ngành không còn được quy định, bên cạnh đó hoạt động

TCH cấp cơ sở do các Bộ, ngành và cơ sở tiến hành một cách tự nguyện để

đáp ứng nhu cầu của ngành mình hay cơ sở mình (theo quy định của Luật

Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật). Trước mắt và còn một thời gian khá dài

nữa, chủ thể của hoạt động TCH Việt Nam sẽ vẫn là nhà nước, tuy nhiên nếu

quá lệ thuộc vào chính sách này thì nền kinh tế-xã hội của đất nước sẽ phải

đối đầu với những bất cập về TCH, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang

chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đa thành phần khi mà các thành phần

kinh tế khác đang tham gia tích cực và có đóng góp ngày càng lớn hơn.

Thứ ba, nguồn lực tài chính cho xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.

Bất kỳ một chủ thể nào nào muốn tiến hành các hoạt động của mình đều

cần phải có nguồn lực tài chính.

Ở các nước phát triển việc xây dựng tiêu chuẩn sẽ không có kinh phí của

nhà nước hoặc nếu có hỗ trợ thì chỉ hỗ trợ 10% kinh phí. Phần lớn NSB của

các nước công nghiệp phát triển ở Châu Âu (Anh, CHLB Đức, Pháp, …) hay

Châu Mỹ (Hoa Kỳ, Canađa) là các tổ chức tư nhân được nhà nước thừa nhận

và chính phủ chỉ tài trợ, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động TCH quốc gia trong

phạm vi nhất định để không ảnh hưởng tới quy chế độc lập của các NSB này.

Ví dụ: hằng năm Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức chỉ tài trợ cho Cơ quan

tiêu chuẩn quốc gia của Đức (DIN) khoảng 15% tổng kinh phí hoạt động của

tổ chức này; kinh phí này ở Áo chỉ ở mức 8% còn ở Thuỵ Điển là 10%. Đặc

Page 70: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

63

biệt, Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) cũng chỉ được Chính phủ

Hoa Kỳ hỗ trợ khoảng 0,5 triệu USD mỗi năm cho các hoạt động liên quan

đến thương mại toàn cầu, an ninh, sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường

của tổ chức này.

Còn ở Việt Nam, do đặc thù Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia là cơ quan của

chính phủ nên tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng từ nguồn ngân sách nhà

nước chiếm xấp xỉ 95%, chính vì vậy việc dự toán các hạng mục chi cho xây

dựng tiêu chuẩn quốc gia rất hạn chế, các mức chi không đáp ứng nhu cầu của

hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ví dụ như hoạt động thử nghiệm,

khảo nghiệm để khẳng định tính ứng dụng được của tiêu chuẩn quốc gia.

Kinh phí từ nguồn xã hội hóa (các doanh nghiệp, hiệp hội) để xây dựng tiêu

chuẩn quốc gia cũng rất hạn chế do các doanh nghiệp còn nặng tính bao cấp, ỉ

lại vào ngân sách nhà nước, coi việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia là việc của

nhà nước phải làm.

Thứ tư, nguồn nhân lực cho việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

Trong số các nguyên tắc quản lý hiện đại, thì nguyên tắc coi trọng con

người, đặt con người vào vị trí trung tâm luôn được đặt lên hàng đầu. Về mặt

triết học, điều này hoàn toàn phù hợp lô-gic của tồn tại và phát triển. Ở bất cứ

xã hội nào, ở bất cứ trình độ kỹ thuật nào, con người vẫn là nguồn sáng tạo

duy nhất, con người vẫn luôn là yếu tố chủ yếu của mọi quá trình phát triển

của xã hội loài người. Chính vì coi trọng yếu tố con người mà Nhật Bản đã

đạt được sự phát triển thần kỳ trong những thập niên 1970 và 1980, gắn liền

với những phương pháp quản lý, cải tiến chất lượng nổi tiếng: TQM, 5S,…

Trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, nguồn nhân lực là nhân

tố chủ yếu tạo ra sản phẩm cụ thể là các tiêu chuẩn quốc gia, mà cụ thể là

những người tham gia vào quá trình “viết tiêu chuẩn” (standards writers) hay

nói cách khác chính là các thành viên của các Tổ chức biên soạn tiêu chuẩn,

các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia, các Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn, các

Page 71: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

64

nhóm công tác xây dựng tiêu chuẩn quốc gia. Chính vì vậy, để phát triển hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia cần một lực lượng cán bộ tham gia có năng lực về

trình độ chuyên môn kỹ thuật, có sự am hiểu về trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là

với xu hướng hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế và tham gia

ngày càng nhiều vào hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế thì đội ngũ cán bộ tiêu

chuẩn hóa lại càng cần phải đảm bảo các kỹ năng cần thiết như trình độ

chuyên môn về các lĩnh vực cụ thể, nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa quốc tế và kỹ

năng ngoại ngữ và kỹ năng trình bày.

Thứ năm, sự phối kết hợp giữa các bên có liên quan trong quá trình xây

dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia.

Hoạt động tiêu chuẩn hóa trong bất kỳ phạm vi nào cũng sẽ mất ý nghĩa

nếu chỉ xuất phát từ lợi ích cục bộ của một bên nào đó. Nó phải giải quyết được

mối quan hệ giữa các bên liên quan, phải được tiến hành với sự tham gia của

các bên liên quan, phục vụ cho lợi ích chung của xã hội.

Tại Việt Nam, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 [24] có

những quy định cụ thể về các bên liên quan, đó là: Điều 15 quy định quyền của

các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng tiêu chuẩn; Điều 16 quy định đại diện của

các tổ chức, cá nhân là những thành phần của các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc

gia; Điều 17 quy định trong quá trình xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, các

cơ quan chủ trì phải tổ chức và thực hiện việc lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân

có liên quan. Như vậy, các tổ chức, cá nhân sẽ đóng vai trò cung tiêu chuẩn khi

tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tham gia vào những

hoạt động riêng biệt có liên quan. Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân sẽ đóng vai

trò cầu tiêu chuẩn khi áp dụng tiêu chuẩn đã công bố để thực hiện các trách nhiệm

quy định tại Điều 62 của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Mỗi quốc gia cần xác định rõ các nhu cầu của các bên liên quan, sau đó

phản ánh các nhu cầu này trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia. Điều

này sẽ thiết lập được những cơ chế để thu hút sự tham gia của đại diện các bên

Page 72: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

65

liên quan vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hoặc đặt hàng xây dựng

các tiêu chuẩn quốc gia mà các bên liên quan cần áp dụng nhằm bảo vệ quyền

lợi của họ, cũng như đảm bảo nguyên tắc đồng thuận - một nguyên tắc vàng

trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá. Bên cạnh đó, quá trình hoạt động phối hợp giữa

các bên liên quan còn đảm bảo cho việc đưa ra quan điểm thống nhất và góp

phần nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

Hình 2.1 dưới đây mô tả thành phần cụ thể của các bên liên quan (các tổ

chức, cá nhân) tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.

Hình 2.1: Các bên liên quan trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

Thứ sáu, sự kết nối giữa tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn quốc gia.

Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006) “Tiêu chuẩn cơ

sở là tiêu chuẩn do cơ quan/đơn vị/công ty xây dựng và công bố áp dụng

trong nội bộ đơn vị đó”[24]. Các tiêu chuẩn cơ sở thường chiếm tỷ trọng

lớn trong cấu trúc các cấp tiêu chuẩn, điều này dễ hiểu vì mỗi đơn vị cần

rất nhiều tài liệu nhằm giải quyết những vấn đề mà nhiều người, nhiều bộ

phận trong và ngoài công ty/ tổ chức đó cùng quan tâm, cùng phải sử

dụng nhiều lần mang tính lặp đi lặp lại, tài liệu đó được họ thừa nhận là

giải pháp tốt, hợp lý, phải thống nhất áp dụng.

TIÊU CHUẨN

QUỐC GIA

Các tổ chức chứng nhận

Người tiêu dùng

Cơ quan nhà nước

Ngành công nghiệp và

thương mại

Các tổ chức phi

chính phủ

Các tổ chức thử nghiệm

Các trường đại học, viện nghiên cứu

Page 73: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

66

Tiêu chuẩn cơ sở là cấp tiêu chuẩn rất quan trọng, là tiền đề cho tiêu

chuẩn quốc gia. Cụ thể, Tiêu chuẩn cơ sở là nguồn dẫn xuất tham khảo đa

dạng và tiềm tàng về các cơ sở dữ liệu để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và

trong nhiều trường hợp, tiêu chuẩn cơ sở là sự cụ thể hoá các tiêu chuẩn quốc

gia, giúp kiểm chứng lại tính hiệu quả, thực tiễn của tiêu chuẩn quốc gia.

Trên thế giới, ở các quốc gia phát triển, các tổ chức, doanh nghiệp đều

rất chú trọng tới hoạt động tiêu chuẩn hóa. Để phục vụ hoạt động sản xuất

kinh doanh của mình, ngoài việc vận dụng các tiêu chuẩn quốc gia, các doanh

nghiệp cũng đặc biệt chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở phục vụ mục

đích quản lý, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng như

làm tiền đề cho việc biên soạn các TCQG.

2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA CỦA

MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

2.3.1. Kinh nghiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của một

số nước

Để tìm hiểu kinh nghiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của một

số nước như Trung Quốc (là quốc gia có quá trình phát triển hoạt động TCH

tương đồng với Việt Nam), Hàn Quốc, Hoa Kỳ (là những đối tác kinh tế lớn

của Việt Nam hiện nay), tác giả đã tiếp cận đến việc phát triển hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia dưới các góc độ khác nhau như cơ chế chính sách, chiến lược

phát triển, nguồn tài chính, nguồn nhân lực, sự huy động các bên liên quan

trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia… để đúc rút ra kinh nghiệm

thực tiễn có thể áp dụng cho Việt Nam.

2.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của

Trung Quốc

Là một nước có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nhưng Trung

Quốc đã sớm có những nhận thức đúng đắn về hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và

sử dụng nó để quản lý, phát triển đất nước với mục tiêu: Phát triển Hệ thống

Page 74: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

67

tiêu chuẩn quốc gia toàn diện dưới sự quản lý của nhà nước cùng với việc tăng

cường chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài tiên tiến.

Hoạt động TCH ở Trung Quốc được triển khai trong khuôn khổ hệ

thống quản lý tập trung kết hợp với sự phân định trách nhiệm cụ thể cho

các cơ quan, tổ chức trong hệ thống. Cơ quan quản lý Tiêu chuẩn hoá

Trung Quốc (Standardization Administration of the People's Republic of

China - SAC) là cơ quan được Quốc vụ viện giao nhiệm vụ quản lý tập

trung hoạt động tiêu chuẩn hoá trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Các cơ quan

có thẩm quyền tại các Bộ, ngành được giao trách nhiệm quản lý hoạt động

TCH trong phạm vi Bộ, ngành mình. Bảng 2.3 mô tả Hệ thống cơ quan

quản lý về TCH và Hệ thống tiêu chuẩn Trung Quốc. [84]

Bảng 2.4: Các cấp tiêu chuẩn và

cơ quan quản lý/ban hành tiêu chuẩn tại Trung Quốc

Cấp tiêu chuẩn Cơ quan quản lý/ ban hành

Ghi chú

Tiêu chuẩn Quốc gia (National standards)

Cơ quan TCH Nhà nước Cơ quan trung ương: Cơ quan quản lý TCH (SAC);

AQSIQ/SAC

Tiêu chuẩn Ngành (Trade/Industry

standards)

Bộ quản lý chuyên ngành Cơ quan quản lý TCH tại các Bộ, ngành;

- Thông báo cho cơ quan TCH Nhà nước để đăng ký; - Bị huỷ bỏ khi có TCQG tương ứng.

Tiêu chuẩn Địa phương (Local

standards)

Các cơ quan quản lý TCH ở các tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan TCH địa phương

- Thông báo cho cơ quan TCH Nhà nước để đăng ký; - Bị huỷ bỏ khi có TCQG hoặc TCN tương ứng.

Tiêu chuẩn cơ sở (Enterprise's standards)

Các xí nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp Các cơ quan quản lý TCH ở các huyện, thành phố.

- Thông báo cho cơ quan TCH địa phương và chính quyền địa phương để đăng ký; - Nhà nước khuyến khích xây dựng các tiêu chuẩn xí nghiệp để cụ thể hoá các quy định của TCQG và TCN.

Page 75: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

68

- Về chiến lược phát triển tiêu chuẩn hóa, Trung Quốc thể hiện sự chú

trọng đặc biệt đến định hướng tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu thị trường, chính vì

vậy tiêu chuẩn cần phải được nhanh chóng rà soát, cập nhật; phải thể hiện

thực hành quốc tế và phù hợp với thông lệ quốc tế, do đó rất chú trọng đến sự

đổi mới hoạt động TCH ở Trung Quốc, đặc biệt là sự chuyển đổi cơ chế hoạt

động từ quản lí tập trung sang cơ chế mở, minh bạch với sự tham gia tự

nguyện của các bên liên quan.

- Về cơ chế chính sách, Luật Tiêu chuẩn hóa của Trung Quốc được ban

hành năm 1988 đã thể hiện tinh thần tăng cường các hoạt động tiêu chuẩn hóa

theo hướng mở cửa và hội nhập. Trong các điều khoản quy định của Luật đã

có thể nhận thấy những thể hiện mang tính đổi mới, hướng hoạt động tiêu

chuẩn hoá của Trung Quốc theo hướng chấp nhận và áp dụng thể lệ quốc tế

trong lĩnh vực này song vẫn bảo đảm sự quản lý của Nhà nước. Cụ thể:

Các điều khoản trong luật đã khẳng định và thể hiện rõ rằng hoạt động

tiêu chuẩn hoá của Trung Quốc được tiến hành phù hợp với chính sách mở

cửa về kinh tế trong khuôn khổ của chính sách hiện đại hoá đất nước theo

định hướng xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc. Luật này cũng khẳng định việc

Nhà nước Trung Quốc khuyến khích chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế. Theo điều

này, có thể thấy rõ định hướng hài hoà tiêu chuẩn Trung Quốc với tiêu chuẩn

quốc tế đã được pháp luật hoá từ rất sớm. Trung Quốc là một trong những

nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa đi đầu trong lĩnh vực hài hoà tiêu chuẩn

trong nước với tiêu chuẩn quốc tế.

Luật Tiêu chuẩn hoá Trung Quốc quy định việc chia tiêu chuẩn thành 2

loại theo hình thức áp dụng: bắt buộc áp dụng (compulsory standards) và tự

nguyện áp dụng (voluntary standards). Theo quy định, các tiêu chuẩn liên

quan đến bảo vệ sức khoẻ con người, đảm bảo an toàn cho con người và tài

sản, những tiêu chuẩn được viện dẫn trong các luật và văn bản pháp quy là

Page 76: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

69

những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, còn lại là tự nguyện áp dụng. Các tiêu

chuẩn bắt buộc áp dụng của Trung Quốc có vai trò tương tự các Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia của Việt Nam.

Luật này đã khẳng định rằng tiêu chuẩn hoá phải hướng vào việc thúc đẩy

sự hợp tác kinh tế và công nghệ với nước ngoài và hoạt động thương mại của

đất nước. Trong Luật cũng quy định vai trò của các bên hữu quan đối với hoạt

động xây dựng tiêu chuẩn và trách nhiệm của cơ quan xây dựng tiêu chuẩn

đối với việc thành lập các ban kỹ thuật tiêu chuẩn gồm các chuyên gia có

năng lực chịu trách nhiệm biên soạn dự thảo tiêu chuẩn và trách nhiệm của cơ

quan đó đối với việc thẩm xét dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.

- Về nguồn lực tài chính, Trung Quốc cũng định hướng rõ kinh phí xây

dựng tiêu chuẩn quốc gia huy động chủ yếu từ sự đóng góp hỗ trợ của các bên

chứ không phải từ ngân sách nhà nước.

- Về sự huy động các bên liên quan trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn,

huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp vào quá trình

xây dựng, soát xét tiêu chuẩn quốc gia. Cơ quan/tổ chức tham gia vào việc

xây dựng tiêu chuẩn phải tổ chức Ban kỹ thuật tiêu chuẩn hoá gồm các

chuyên gia chịu trách nhiệm biên soạn dự thảo tiêu chuẩn và tham gia vào

việc thẩm tra dự thảo tiêu chuẩn). Hệ thống Ban kỹ thuật do cơ quan quản lý

tiêu chuẩn hóa công nhận (approved) nhưng sẽ do các tổ chức, doanh nghiệp

đảm nhiệm vai trò thư ký vụ.

- Về sự kết nối giữa tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn quốc gia, các tiêu

chuẩn cơ sở do các công ty chủ động xây dựng và áp dụng trong phạm vi

công ty đó. Tiêu chuẩn cơ sở thường lấp chỗ trống cho thị trường trong

trường hợp không có Tiêu chuẩn Quốc gia, Tiêu chuẩn Ngành và Tiêu chuẩn

Địa phương. Tuy nhiên, các công ty đang kinh doanh ở Trung Quốc được

khuyến khích sử dụng/chấp nhận Tiêu chuẩn Quốc gia, Tiêu chuẩn Ngành và

Tiêu chuẩn Địa phương nếu có.

Page 77: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

70

2.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của

Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc cũng áp dụng phương thức xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn

từ trên xuống (Top-Down) kể từ năm 1961 khi Chính phủ ban hành Luật TCH

công nghiệp. Chính sách về hoạt động TCH do nhà nước giữ vai trò chủ đạo đã

đóng góp nhiều cho việc tăng cường năng lực cạnh tranh của đất nước và đóng

vai trò then chốt đối với sự tăng trưởng kinh tế trong suốt quá trình công

nghiệp hoá của đất nước.

Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc cũng nhận thức rằng nếu quá lệ thuộc

vào chính sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo thì Hàn Quốc khó mà tiến được

xa hơn. Chính vì vậy, trong môi trường kinh doanh toàn cầu đang thay đổi rất

nhanh chóng hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc xác định việc khuyến khích sự

tham gia tích cực của khu vực tư nhân và thuyết phục được khu vực này giữ

vai trò chủ đạo trong hoạt động TCH chính là chiến lược phát triển duy nhất

để thúc đẩy sự phát triển công nghệ và làm cho Hàn Quốc đứng vững. Bên

cạnh đó, Hàn Quốc cũng rất chú trọng tham gia vào hoạt động TCH quốc tế.

Chính phủ Hàn Quốc nhận thức rằng, việc tham gia vào xây dựng các tiêu

chuẩn quốc tế cũng như xây dựng các dự thảo tiêu chuẩn quốc gia của Hàn

Quốc và đệ trình lên Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO để xây dựng thành

tiêu chuẩn quốc tế là rất quan trọng, chính vì vậy, khuyến khích các tập đoàn

hàng đầu của Hàn Quốc phối hợp để hướng tới việc tham gia sâu hơn trong

hoạt động TCH quốc tế.

Để đạt được mục tiêu này, chính phủ và khu vực tư nhân đã liên kết và

phối hợp đưa ra các chiến lược phát triển hoạt động TCH hướng vào việc tăng

cường hạ tầng TCH của khu vực tư nhân như sau:

Thứ nhất, phát huy năng lực xây dựng tiêu chuẩn của khu vực tư nhân:

Với mục đích xây dựng mạng lưới nguồn lực về con người, thông tin và tổ

Page 78: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

71

chức, Hàn Quốc đã lập ra các diễn đàn TCH. Các diễn đàn này đảm bảo cho

các chuyên gia từ các ngành công nghiệp, viện nghiên cứu, cơ quan chính phủ

và các nhóm quyền lợi khác tập hợp thành cộng đồng, trong đó họ có thể cộng

tác với nhau để phát triển năng lực xây dựng tiêu chuẩn và hướng các tiêu

chuẩn quốc gia của Hàn Quốc tới sự thừa nhận quốc tế. Các diễn đàn này chủ

yếu được thành lập trong các ngành công nghiệp của "nền kinh tế mới" bao

gồm công nghệ thông tin. Các diễn đàn này dựa trên viễn cảnh phát triển công

nghệ, khả năng của tiêu chuẩn quốc gia được thừa nhận quốc tế, tính khả thi

của việc phổ biến các chính sách chung cho các ngành công nghiệp và hiệu

quả kinh tế. Các thành viên của những diễn đàn này đã và đang làm việc rất

tích cực để tập hợp các quan điểm của các bên liên quan thông qua các hoạt

động nghiên cứu và tối đa hoá việc sử dụng các tiêu chuẩn đã xây dựng thông

qua các cuộc họp với nhân sự của các ngành công nghiệp liên quan.

Thứ hai, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia tích cực vào hoạt động

tiêu chuẩn hoá: Điều này sẽ hỗ trợ một cách có hệ thống những nỗ lực TCH

trong các lĩnh vực trong đó các công ty Hàn Quốc đã có được lợi thế cạnh

tranh về công nghệ. Sự hỗ trợ này cũng sẽ góp phần làm cho các tiêu chuẩn

quốc gia có tiềm năng trở thành các tiêu chuẩn quốc tế. Hàn Quốc xác định

các nhu cầu TCH của các doanh nghiệp và giúp họ xây dựng tiêu chuẩn mà

thị trường đòi hỏi. Quá trình này sẽ diễn ra như sau: (i) Nghiên cứu nhu cầu

TCH. (ii) Xác định các nhiệm vụ cần thiết về TCH. (iii) Mời các tổ chức xây

dựng tiêu chuẩn có tiềm năng tham gia. (iv) Lựa chọn tổ chức xây dựng tiêu

chuẩn và hỗ trợ.

Thứ ba, đào tạo nhân sự và phát triển hệ thống công nghệ thông tin để

sử dụng rộng rãi hơn: Hàn Quốc cung cấp cho những người chịu trách nhiệm

về hoạt động TCH những chương trình đào tạo khác nhau tuỳ thuộc vào mức

độ kiến thức TCH đã có của họ. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy việc áp dụng

tiêu chuẩn trong các công ty của họ và giúp họ nâng cao năng lực xây dựng

Page 79: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

72

tiêu chuẩn. Ngoài ra, phương thức đào tạo này sẽ giúp cho các tập đoàn Hàn

Quốc đạt được mức độ phù hợp cao hơn với tiêu chuẩn quốc tế. Các thành

viên này sẽ có khả năng tham gia các diễn đàn, hội thảo và hoạt động để thúc

đẩy hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và xúc tiến việc thừa nhận quốc tế đối với

tiêu chuẩn quốc gia của Hàn Quốc.

Thứ tư, nâng cao nhận thức của khu vực tư nhân về tiêu chuẩn hoá:

Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp thông hiểu về TCH và vai trò của TCH đối

với chiến lược kinh doanh của họ. Hàn Quốc hướng đến việc nâng cao nhận

thức về TCH đối với giới trẻ - những người sẽ thực hiện hoạt động TCH trong

tương lai bằng cách khởi động các chương trình giáo dục đối với công chúng,

tách biệt với chương trình đào tạo cho các cán bộ tiêu chuẩn đã được mô tả ở

ở trên. Ví dụ như Hàn Quốc đã tổ chức cuộc thi viết luận văn về tiêu chuẩn

hóa với hy vọng sẽ tăng cường sự thông hiểu về tiêu chuẩn và tạo lập nền tảng

học thuật cho việc xây dựng tiêu chuẩn cho các sinh viên đã tốt nghiệp. Đồng

thời, mở rộng phạm vi cuộc thi này tới các doanh nghiệp và viện nghiên cứu

tư nhân. Điều này sẽ giúp nâng cao nhận thức về TCH trong công chúng. Bên

cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã có kế hoạch về chương trình giảng dạy về TCH

cho các trường đại học, cao đẳng khoa học công nghệ với nội dung TCH sẽ

được giảng dạy với những ví dụ cụ thể.

Thứ năm, điều tra về hiện trạng tiêu chuẩn của khu vực tư nhân ở phạm

vi trong nước và nước ngoài và xây dựng cơ sở dữ liệu: Cuộc điều tra này sẽ

xác định chính xác lập trường của Hàn Quốc đối với tiêu chuẩn của khu vực

tư nhân. Thông qua nhiệm vụ này, Hàn Quốc sẽ có thể tổ chức một cách có hệ

thống các dữ liệu về tiêu chuẩn của khu vực tư nhân sao cho người sử dụng có

thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng thông tin, tăng cường hơn nữa hoạt động xây

dựng tiêu chuẩn của khu vực tư nhân và ngăn ngừa việc xây dựng những tiêu

chuẩn không cần thiết. Mục đích của cuộc khảo sát sẽ góp phần nâng cao sự

thông hiểu về tiêu chẩn của khu vực tư nhân là nơi sẽ có nhiều nhu cầu hơn

Page 80: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

73

đối với các vấn đề TCH cụ thể. Ngoài ra, các hội thảo được tổ chức thường

xuyên sẽ tạo cơ hội để thảo luận về tầm quan trọng của việc xây dựng tiêu

chuẩn do khu vực tư nhân giữ vai trò chủ đạo và chia xẻ thông tin về tiêu

chuẩn quốc gia cũng như về tiêu chuẩn quốc tế.

2.3.1.3. Kinh nghiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của

Hoa Kỳ

Hệ thống tiêu chuẩn hóa của Hoa Kỳ có những đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, Hoa Kỳ là quốc gia không có cơ quan chính phủ làm đầu mối

về quản lý tiêu chuẩn hóa. Cụ thể là là Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ

(American National Standards Institute - ANSI), một cơ quan phi chính phủ,

nhưng chính ANSI lại có thẩm quyền rà soát, ban hành tiêu chuẩn quốc gia,

và cũng là cơ quan thay mặt chính phủ Hoa Kỳ tham gia là thành viên của

ISO. ANSI là tổ chức có nhiệm vụ đánh giá năng lực và công nhận các tổ

chức tiêu chuẩn nào có đủ khả năng xây dựng và ban hành tiêu chuẩn tại Hoa

Kỳ. Nếu tổ chức nào được ANSI công nhận và cấp chứng chỉ thì tiêu chuẩn

do tổ chức đó xây dựng, ban hành sẽ trở thành tiêu chuẩn quốc gia của Hoa

Kỳ. Ở Hoa Kỳ hiện nay có khoảng 400 tổ chức tiêu chuẩn ban hành tiêu

chuẩn cho các lĩnh vực khác nhau.

Thứ hai, ở Hoa Kỳ, hoạt động TCH tư nhân là nền tảng cho chất lượng

hàng hóa, nhà nước chỉ kiểm soát các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật do tổ chức

công bố cho sản phẩm của mình. Vậy, ai là người quản lý chất lượng của các

tổ chức đó? Các doanh nghiệp tự áp dụng các công cụ quản lý hoặc thực hiện

theo yêu cầu kỹ thật cũng như quy định về chất lượng của các hiệp hội mà họ

là thành viên. Các tiêu chuẩn được xây dựng từ các doanh nghiệp và thông

qua Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ để ban hành trở thành tiêu chuẩn quốc

gia. Hệ thống Tiêu chuẩn hoá với các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn tự nguyện

áp dụng đã được thành lập và hiện đang hoạt động tại Hoa Kỳ trong đó có các

Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn (Standards Developing Organizations - SDO) và

Page 81: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

74

các tổ chức tiêu chuẩn hóa (standardizing bodies/organizations), là một hệ

thống mềm dẻo, linh hoạt bao gồm các tổ chức hoạt động độc lập với nhau;

Thứ ba, có thể nói rằng, do các tiêu chuẩn và quy chuẩn của Hoa Kỳ

được xây dựng theo thủ tục, quy trình dựa trên những nguyên tắc minh

bạch, công khai, đồng thuận với sự tham gia và phối hợp chặt chẽ với các

bên liên quan, và theo cách tiếp cận “từ dưới lên”, tức có sự tham gia rộng

rãi, sâu rộng và thực sự của tư nhân và người tiêu dùng, nên tính khả thi,

hiệu quả và hiệu lực của chúng rất cao. Đây là cách tiếp cận khác biệt với

cách tiếp cận “từ trên xuống” đang được vận dụng ở nhiều nước khác,

trong đó có Việt Nam. Tiêu chuẩn và quy chuẩn được mọi người tôn trọng,

không chỉ vì họ sẽ bị phạt rất nặng nếu vi phạm, mà chủ yếu vì chúng thực

sự xuất phát từ hoàn cảnh, nhu cầu của cuộc sống và phục vụ cho lợi ích

của cuộc sống. Có lẽ, cũng vì thế, mà hầu hết các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ

đều được các quốc gia khác trên thế giới áp dụng hoặc công nhận như là

những chuẩn chung và phổ quát.

2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam

- Bài học về chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.

Ở các nước đang phát triển, Chiến lược phát triển tiêu chuẩn quốc gia, ví

dụ như Chiến lược phát triển tiêu chuẩn của Trung Quốc, thể hiện sự chú

trọng đặc biệt đến định hướng đáp ứng nhu cầu thị trường, do đó cũng chú

trọng đến sự đổi mới hoạt động TCH ở Trung Quốc, đặc biệt là sự chuyển đổi

cơ chế hoạt động từ quản lí tập trung sang cơ chế mở, minh bạch với sự tham

gia tự nguyện của các bên liên quan.

Hiện nay Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, bắt đầu

đối mặt với một thị trường cạnh tranh khốc liệt khi Việt Nam trở thành thành

viên của WTO, ASEAN,... nếu Việt Nam không có chiến lược, định hướng rõ

ràng của mình trong việc phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thì khó tồn

tại cũng như chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này. Xây dựng chiến lược tiêu

chuẩn hóa cho phép Việt Nam xác lập định hướng dài hạn cho việc phát triển

Page 82: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

75

hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, tập trung các nỗ lực của doanh nghiệp vào việc

thực hiện các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu mong muốn, xác định phương

thức tổ chức và hành động định hướng các mục tiêu đặt ra, và xây dựng tính

vững chắc và hài hòa của tổ chức.

- Bài học về cơ chế chính sách phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.

Quá trình xây dựng và phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia gắn với

các cơ chế, chính sách đối với tiêu chuẩn quốc gia theo từng giai đoạn đã đem

lại những kết quả đáng kể trong phát triển tiêu chuẩn quốc gia. Ở các nước

phát triển, chính sách TCH quốc gia đều định hướng vào việc nâng cao vai trò

và vị trí của TCH trong xã hội và đối với nhà nước cũng như đưa ra những

định hướng cơ bản về phát triển hoạt động TCH đáp ứng yêu cầu và nhu cầu

của thị trường đang thay đổi không ngừng và nhanh chóng. Trong khi đó,

các nước công nghiệp phát triển ở Châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc) vẫn duy

trì sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động TCH kết hợp với sự tham gia

rộng rãi của các khu vực, thành phần kinh tế. Tại Hàn Quốc, tuy vai trò cơ

quan TCH quốc gia vẫn được giao cho Cơ quan Công nghệ và Tiêu chuẩn

Hàn Quốc (KAST), nhưng Hàn Quốc đang có những bước chuẩn bị để

chuyển dần đổi từ hoạt động TCH do nhà nước giữ vai trò chủ đạo sang hoạt

động TCH do khu vực tư nhân giữ vai trò chủ đạo.

- Bài học về nguồn lực tài chính cho xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.

Ở các nước công nghiệp phát triển ở châu Âu, châu Mỹ hay châu Á, do

hoạt động TCH được hình thành và phát triển cùng với tiến trình công nghiệp

hoá nên hoạt động này được tiến hành từ dưới lên theo nhu cầu tự thân của

các ngành công nghiệp. Phần lớn cơ quan tiêu chuẩn quốc gia (national

standards body - NSB) của các nước công nghiệp phát triển ở Châu Âu

(Anh, CHLB Đức, Pháp, …) hay Châu Mỹ (Hoa Kỳ, Canađa) là các tổ chức

tư nhân được nhà nước thừa nhận và chính phủ chỉ tài trợ, hỗ trợ kinh phí

cho hoạt động TCH quốc gia trong phạm vi nhất định để không ảnh hưởng

tới quy chế độc lập của các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia này.

Page 83: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

76

Pháp luật hiện hành của một số nước đang phát triển (Trung Quốc, Hàn

Quốc,…) quy định rõ rằng trách nhiệm xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn là

trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó nhà nước (chính phủ) có phần trách

nhiệm của riêng mình. Nhìn chung, các luật về TCH của những nước này đều

quy định rằng nhà nước chỉ có trách nhiệm đảm bảo kinh phí cho việc duy trì

và phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia

phục vụ cho yêu cầu quản lý, yêu cầu chung của toàn xã hội còn việc đảm

bảo, hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về các vấn đề

cụ thể của hoạt động sản xuất-kinh doanh là trách nhiệm của các tổ chức, cá

nhân sản xuất-kinh doanh. Chính vì vậy, cần huy động các nguồn tài chính

cần thiết cho việc tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế từ cả nguồn

ngân sách Nhà nước và cần đẩy mạnh nguồn tài chính từ phía các doanh

nghiệp như phần lớn cơ chế hoạt động của cơ quan tiêu chuẩn hóa ở các nước

phát triển. Kinh phí từ ngân sách nhà nước cho xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

chỉ nên định hướng sử dụng cho việc thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước

giao. Kinh nghiệm thế giới cho thấy nội dung quy định này cần được nêu rõ

trong văn bản pháp luật cao nhất (luật) về tiêu chuẩn hóa để đảm bảo hiệu lực

pháp luật cho việc thi hành. Các nguồn kinh phí khác không từ ngân sách nhà

nước cần được Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tập hợp bằng các biện pháp khác

nhau, trong đó có nguồn thu từ phát hành tiêu chuẩn quốc gia và các sản

phẩm, dịch vụ khác. Tỷ lệ kinh phí hỗ trợ này cần được hoạch định theo

hướng tăng dần theo thời gian để đạt đến mức độ tối ưu xác định. Trước mắt,

các bên liên quan cần đóng góp cho việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia thông

qua việc chi trả cho sự tham gia của các chuyên gia của mình khi tham gia

hoạt động Ban kỹ thuật tiêu chuẩn. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia có thể

tạo nguồn kinh phí hỗ trợ bằng cách cung cấp các dịch vụ giáo dục-đào tạo,

xuất bản-phát hành, chứng nhận và các dịch vụ khác mà thị trường đòi hỏi.

Bên cạnh đó cần thực hiện các biện pháp lãi ròng của các công ty tham gia

Page 84: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

77

vào xây dựng tiêu chuẩn quốc gia không phải tính thuế. Đây là chính sách ưu

đãi nhằm thúc đẩy sự tham của doanh nghiệp vào quá trình này

- Bài học về phát triển nguồn nhân lực phục vụ việc xây dựng tiêu chuẩn

quốc gia.

Nguồn nhân lực phục vụ việc xây dựng tiêu chuẩn có một vai trò vô

cùng quan trọng. Kinh nghiệm của Hàn Quốc là hướng đến việc nâng cao

nhận thức về TCH đối với giới trẻ - những người sẽ thực hiện hoạt động TCH

trong tương lai bằng cách khởi động các chương trình giáo dục đối với công

chúng. Ví dụ như Hàn Quốc đã tổ chức cuộc thi "Luận văn TCH" với hy vọng

sẽ tăng cường sự thông hiểu về tiêu chuẩn và tạo lập nền tảng học thuật cho

việc xây dựng tiêu chuẩn cho các sinh viên đã tốt nghiệp. Đồng thời, mở rộng

phạm vi cuộc thi này tới các doanh nghiệp và viện nghiên cứu tư nhân. Điều

này sẽ giúp nâng cao nhận thức về TCH trong công chúng. Bên cạnh đó, Hàn

Quốc cũng đã có kế hoạch về chương trình giảng dạy về TCH cho các trường

đại học, cao đẳng khoa học công nghệ với nội dung TCH sẽ được giảng dạy

với những ví dụ cụ thể.

- Bài học về sự huy động các bên liên quan trong quá trình xây dựng và

áp dụng tiêu chuẩn quốc gia.

Để tiêu chuẩn quốc gia khi được công bố có tính hiệu quả, vai trò của

người tiêu dùng và các bên liên quan ngày càng quan trọng. Kinh nghiệm của

Trung Quốc cũng cho thấy những quyền cụ thể của các bên liên quan đã được

pháp luật quy định như tham gia trực tiếp vào Ban soạn thảo tiêu chuẩn kỹ

thuật, mời tham gia góp ý kiến các dự thảo tiêu chuẩn có tác động, ảnh hưởng

lớn tới toàn xã hội, nền kinh tế, có quyền thành lập Hiệp hội, tổ chức xã hội

để có một cơ cấu ổn định, có tiếng nói thống nhất, đủ mạnh để tác động đến

các chính sách lớn của nhà nước trong hoạt động tiêu chuẩn hóa.

Thực tế việc xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn của Hoa Kỳ cũng

được triển khai dựa trên những nguyên tắc minh bạch, công khai, đồng thuận

Page 85: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

78

với sự tham gia và phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, và theo cách tiếp

cận “từ dưới lên”, tức có sự tham gia rộng rãi, sâu rộng và thực sự của tư nhân

và người tiêu dùng, nên tính khả thi, hiệu quả và hiệu lực của chúng rất cao.

Kinh nghiệm phát triển và hoàn thiện các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật

của một số quốc gia trên thế giới cũng cho thấy sự cần thiết của định chế

xã hội hóa dựa trên sự hợp tác Công - Tư (Public-Private Partnership). Về

bản chất, quá trình tiêu chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế là quá trình có độ

mở cao đối với sự tham gia của các bên có lợi ích liên quan nhằm đạt được

mục tiêu chung của xã hội cũng như mục đích của bản thân các tổ chức, cá

nhân tham gia.

- Bài học về sự kết nối giữa tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn quốc gia.

Qua kinh nghiệm của Hoa Kỳ cho thấy, tiêu chuẩn cơ sở có vai trò quan

trọng trong việc làm tiền đề cho tiêu chuẩn quốc gia, cụ thể các doanh nghiệp

tự áp dụng các công cụ quản lý hoặc thực hiện theo tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thật

cũng như quy định về chất lượng của các hiệp hội mà họ là thành viên. Các

tiêu chuẩn được xây dựng từ các doanh nghiệp và thông qua cơ quan tiêu

chuẩn quốc gia (Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ) để ban hành trở thành

tiêu chuẩn quốc gia.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy tiêu chuẩn cơ sở

thường là văn bản kỹ thuật “lấp chỗ trống” cho thị trường trong trường hợp

không có Tiêu chuẩn Quốc gia, Tiêu chuẩn Ngành và Tiêu chuẩn Địa phương.

Page 86: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

79

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2016

3.1.1. Thực trạng mở rộng quy mô và độ bao quát của hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia

Thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, được thể hiện qua

việc mở rộng quy mô và độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, cụ thể

như sau:

3.1.1.1. Thực trạng mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

Thực trạng mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia được thể

hiện qua việc thay đổi số lượng tiêu chuẩn quốc gia hiện hành trong giai đoạn

2007-2016. Biểu đồ 3.1 cho thấy, trong giai đoạn này, số lượng tiêu chuẩn

quốc gia có xu hướng tăng đến năm 2008 (đạt 7049 TCVN), tuy nhiên sau đó

giảm sâu năm 2009 (đạt 5775 TCVN), lý do là có sự rà soát, hủy bỏ các tiêu

chuẩn quốc gia theo Đề án triển khai thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong

thương mại để bảo đảm hệ thống văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và các

quy trình đánh giá phù hợp với pháp luật Việt Nam, đồng thời đáp ứng các

nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT, bao gồm cả các nguyên tắc không phân

biệt đối xử, không cản trở thương mại và minh bạch trong quá trình xây dựng

và thực thi. Các năm tiếp theo sự gia tăng số lượng tiêu chuẩn quốc gia tương

đối ổn định theo xu hướng tăng dần phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội,

qua định hướng lĩnh vực ưu tiên của các chương trình quốc gia, như Chương

trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 theo Quyết định số 2441/QĐ-

TTg; Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của

doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 712/QĐ-TTg.

Page 87: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

80

Biểu đồ 3.1: Số lượng tiêu chuẩn quốc gia hiện hành giai đoạn 2007-2016

Chi tiết hơn, thực trạng mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc

gia còn được thể hiện qua việc thay đổi số lượng tiêu chuẩn quốc gia

(tăng/giảm) trong từng lĩnh vực của khung phân loại tiêu chuẩn quốc gia,

trong giai đoạn 2007-2016, như nêu trong bảng dưới đây.

Bảng 3.1: Số lượng tiêu chuẩn quốc gia (theo từng lĩnh vực) giai đoạn 2007-2016

Số lượng tiêu chuẩn quốc gia hiện hành hàng năm

Lĩnh vực

tiêu chuẩn quốc gia 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

01. Vấn đề chung. Thuật ngữ. Tiêu chuẩn hoá. Tư liệu

478 524 429 421 464 445 450 500 611 560

03. Xã hội học. Dịch vụ. Tổ chức và quản lý công ty. Hành chính. Vận tải

65 78 88 89 95 94 129 136 207 178

07. Khoa học tự nhiên 56 67 73 79 94 81 98 101 123 138

11. Chăm sóc sức khỏe 128 139 299 218 227 217 224 221 256 276

13. Bảo vệ môi trường và sức khoẻ. An toàn

731 768 702 725 797 805 876 882 906 971

17.Đo lường và phép đo. Hiện tượng vật lý

245 257 155 166 412 399 437 471 485 581

19. Thử nghiệm 31 36 55 56 58 77 87 106 126 110

21.Hệ thống và kết cấu cơ khí công dụng chung

486 504 343 343 248 348 371 366 383 388

23.Hệ thống và kết cấu 249 255 251 248 245 275 321 399 431 417

Page 88: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

81

Số lượng tiêu chuẩn quốc gia hiện hành hàng năm

Lĩnh vực

tiêu chuẩn quốc gia 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

truyền dẫn chất lỏng công dụng chung 25. Chế tạo 369 381 254 262 288 285 316 359 466 424

27.Năng lượng và truyền nhiệt 60 63 77 77 85 84 95 103 124 128

29. Điện 355 397 303 308 337 341 423 419 409 460

31. Điện tử 78 78 13 13 15 15 26 51 59 58

33. Viễn thông 74 79 80 91 122 107 131 142 133 156

35.Thông tin. Thiết bị văn phòng

52 58 92 106 128 127 170 221 298 274

37. Quang học. Chụp ảnh. Điện ảnh. In

8 8 2 2 8 8 15 16 16 19

39.Cơ khí chính xác. Kim hoàn

1 1 1 1 1 1 4 14 14 14

43. Đường bộ 248 270 181 184 207 208 212 240 244 257 45. Đường sắt 17 17 2 2 13 13 13 13 14 19 47. Đóng tàu và trang bị tàu biển

292 293 240 240 245 244 232 244 245 252

49. Máy bay và tàu vũ trụ 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 53. Thiết bị vận chuyển vật liệu

37 46 37 37 58 58 69 74 87 89

55.Bao gói và phân phối hàng hoá

38 43 48 48 54 54 56 77 83 75

59. Dệt và Da 180 191 218 230 196 235 293 327 336 338

61. May mặc 24 24 24 23 23 23 49 62 78 80

65. Nông nghiệp 321 336 297 316 433 351 475 522 564 526

67. Thực phẩm 685 785 705 807 952 822 1152 1028 1336 1447

71. Hoá chất 155 170 154 188 213 191 237 280 304 344

73. Khai thác mỏ và

Khoáng sản 182 183 153 166 182 161 196 206 206 222

75. Dầu mỏ 260 300 241 243 265 252 303 302 309 326

77. Luyện kim 277 304 342 292 385 371 398 440 421 468

79. Gỗ 91 95 81 85 91 85 98 98 99 112

81. Thuỷ tinh và Gốm 102 109 125 125 159 142 174 157 157 170

83. Cao su và Chất dẻo 99 128 109 115 117 112 160 193 187 198

85. Giấy 68 78 68 77 89 83 113 105 113 130

87. Sơn và màu 31 36 24 24 55 58 65 99 98 101

91. Vật liệu xây dựng và nhà 322 333 416 436 497 473 569 666 658 691

93. Xây dựng dân dụng 11 20 33 52 160 161 184 208 241 259

95. Quân sự − − − − − − − 10 10 10

97.Nội trợ. Giải trí. Thể thao 87 91 108 112 114 115 139 169 177 182

Chú thích: các số 01; 03; 05.... là các mã hiệu lĩnh vực của Khung phân loại tiêu

chuẩn quốc gia.

Nguồn: Xử lý của tác giả theo Danh mục TCVN từ năm 2008 đến năm 2017

Page 89: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

82

Theo Bảng 3.1 cho thấy, trong giai đoạn 2007-2016, số lượng tiêu chuẩn

quốc gia đã có sự gia tăng theo đa số các lĩnh vực. Cụ thể là trừ các lĩnh vực 49.

Máy bay và tàu vũ trụ , lĩnh vực 95. Quân sự là các lĩnh vực đặc thù, trong số 38

lĩnh vực còn lại đã có 35/38 lĩnh vực có số tăng dương, chỉ có 3/38 lĩnh vực có số

tăng âm (lĩnh vực 21. Hệ thống và kết cấu cơ khí công dụng chung giảm 98

TCVN, lĩnh vực 31. Điện tử giảm 20 TCVN, lĩnh vực 47. Đóng tàu và trang bị

tàu biển giảm 40 TCVN). Như vậy có thể nói, sự gia tăng số lượng tiêu chuẩn

quốc gia trong hầu hết các lĩnh vực đã cho thấy sự cần thiết của tiêu chuẩn quốc

gia trong mọi khía cạnh của nền kinh tế. Điều này cho thấy quy mô của hệ thống

tiêu chuẩn quốc gia đã được mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu của Chính phủ trong

việc phát triển nền kinh tế, thể hiện rất rõ qua định hướng lĩnh vực ưu tiên của các

chương trình quốc gia, cụ thể như Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến

năm 2020 theo Quyết định số 2441/QĐ-TTg

a) Những ngành công nghiệp then chốt: tập trung vào các sản phẩm

mới trong lĩnh vực điện tử, cơ khí - chế tạo máy, hóa chất, năng

lượng, luyện kim - vật liệu, công nghiệp hạ tầng; b) Những ngành

công nghiệp mới tạo ra giá trị gia tăng cao… tập trung vào những sản

phẩm mới trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, sinh học, cơ điện

tử, vật liệu mới, năng lượng mới… d) Những ngành công nghiệp bảo

vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng… [28].

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập sâu kinh tế quốc tế, sự định hướng xây

dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực

và những vấn đề thiết yếu khác của của nền kinh tế - xã hội đất nước như nêu

trên đã góp phần đắc lực phục vụ cho việc cải tiến và đổi mới công nghệ, sản

xuất và cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, thúc đẩy thuận

lợi hóa giao dịch thương mại của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nếu xét về độ ổn định, Bảng 3.1 cũng cho thấy theo từng lĩnh vực, sự gia tăng

số lượng tiêu chuẩn quốc gia tương đối ổn định theo xu hướng tăng dần, ít có biến

Page 90: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

83

động qua các năm. Cụ thể hơn nữa, lĩnh vực có số lượng tiêu chuẩn tăng nhiều nhất

trong giai đoạn 2007-2015 là lĩnh vực 67. Thực phẩm tăng 762 TCVN; lĩnh vực 91.

Vật liệu xây dựng và nhà tăng 369 TCVN; lĩnh vực 17. Đo lường và phép đo tăng

336 TCVN; lĩnh vực 93. Xây dựng dân dụng tăng 248 TCVN; lĩnh vực 13.

Bảo vệ môi trường và sức khỏe. An toàn tăng 240 TCVN; lĩnh vực 65. Nông

nghiệp tăng 205 TCVN... (xem Biểu đồ 3.2). Đây cũng là các lĩnh vực liên

quan đến các vấn đề kinh tế xã hội “nóng bỏng” trong khoảng mười năm vừa

qua. Ví dụ: lĩnh vực 67. Thực phẩm liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước

của ba bộ là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Bộ Công

Thương, lĩnh vực này liên quan mật thiết đến vấn đề an toàn sức khỏe của con

người do đó yêu cầu có tiêu chuẩn quốc gia để áp dụng trong công tác quản lý

nhà nước là điều đặc biệt được quan tâm. Hoặc ví dụ như lĩnh vực 17. Đo

lường và phép đo cũng có số lượng tăng đáng kể, lý do vì các phương pháp

thử ngày càng phát triển về số lượng và độ chính xác, nhằm đáp ứng nhu cầu

phân tích, kiểm nghiệm của cơ quan chức năng và của doanh nghiệp...

Biểu đồ 3.2: Một số lĩnh vực có số lượng tiêu chuẩn quốc gia

tăng nhiều trong giai đoạn 2007-2016

Page 91: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

84

Bên cạnh các lĩnh vực có số lượng tiêu chuẩn quốc gia tăng nhiều, thì có

các lĩnh vực gần như không có sự thay đổi hoặc tăng ít về số lượng tiêu chuẩn

quốc gia trong giai đoạn 2007-2016, như lĩnh vực 45. Đường sắt tăng 2

TCVN; lĩnh vực 43. Đường bộ tăng 9 TCVN; lĩnh vực 37 Quang học. Chụp

ảnh. Điện ảnh. In tăng 11 TCVN; lĩnh vực 39. Cơ khí chính xác. Kim hoàn:

tăng 13 TCVN (xem biểu đồ 3.3). Điều này cho thấy, trong giai đoạn này, đối

tượng tiêu chuẩn trong các lĩnh vực này không được ưu tiên xây dựng tiêu

chuẩn quốc gia, hay có thể hiểu số lượng tiêu chuẩn hiện hành đã được coi là

đủ để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, xét về độ ổn định, 3/4 lĩnh vực nêu trên có số lượng tiêu chuẩn

quốc gia tăng ít và không có sự đột biến, nhưng lĩnh vực 39. Cơ khí chính xác.

Kim hoàn xét về số lượng tăng 13 TCVN nhưng chỉ tăng từ năm 2013 và tăng

đặc biệt là năm 2014, lý do là để phục vụ Thông tư số 22/2013-BKHCN quy

định quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng

trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường. Điều này chứng tỏ các tiêu

chuẩn quốc gia là công cụ phục vụ đắc lực cho nhu cầu quản lý của Nhà nước.

Biểu đồ 3.3: Một số lĩnh vực có số lượng tiêu chuẩn quốc gia tăng ít

giai đoạn 2007-2016

Page 92: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

85

3.1.1.2. Thực trạng mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia

Mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở đây là động thái

thay đổi về đối tượng TCH hay sự gia tăng số lượng nhóm và phân nhóm theo

khung phân loại tiêu chuẩn quốc gia.

Thực tế ở Việt Nam cho thấy, trước năm 2007, chỉ có Bộ Khoa học và

Công nghệ chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) được áp

dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam; Các bộ ngành xây dựng tiêu chuẩn ngành

cho các đối tượng TCH có đặc trưng riêng của từng ngành hoặc cụ thể hóa

tiêu chuẩn quốc gia, có giá trị áp dụng cho ngành. Trong giai đoạn này có hai

điểm không phù hợp cho việc phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia: (i)

Năng lực của Bộ Khoa học Công nghệ không thể đáp ứng được hết nhu cầu

xây dựng tiêu chuẩn quốc gia của các bộ, ngành; (ii) Tiêu chuẩn ngành chỉ có

giá trị áp dụng trong ngành dẫn đến việc không phát huy hết được hiệu lực,

hiệu quả của tiêu chuẩn.

Chính vì vậy, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006) đã sửa đổi

bất cập nêu trên bằng quy định tại Điều 11

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan

thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề

nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia. 2. Bộ trưởng Bộ Khoa

học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia,

công bố tiêu chuẩn quốc gia...[24]

Như vậy, từ năm 2007, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do các Bộ,

ngành trực tiếp biên soạn theo kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt. Hình

thức này có hiệu quả là: (i) các tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng đã đáp ứng

được các yêu cầu quản lý cụ thể của từng Bộ, ngành; (ii) số lượng tiêu chuẩn

quốc gia xây dựng hàng năm tăng.

Bên cạnh đó, các đối tượng tiêu chuẩn mới, đặc trưng riêng của từng

ngành đã được các bộ, ngành đề nghị xây dựng theo kế hoạch xây dựng tiêu

chuẩn quốc gia hàng năm, vì vậy, đã có sự thay đổi về số lượng nhóm, phân

Page 93: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

86

nhóm trong giai đoạn 2007-2016. Cụ thể là, ngoài các đối tượng được coi là

truyền thống, xuất hiện trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trước đây, trong kế

hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm từ 2007-2016 đã mở rộng rất

nhiều đối tượng mới theo lĩnh vực của các bộ chuyên ngành để phục vụ

những yêu cầu quản lý cấp bách cũng như những định hướng phát triển của

các bộ, ngành. Có rất nhiều đối tượng xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trước đó

chưa có trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, ví dụ như Ban cơ yếu Chính phủ

xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho đối tượng “Kỹ thuật mật mã: chữ ký số” để

phục vụ cho các hoạt động của chính phủ điện tử, Bộ Khoa học và Công nghệ

xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho đối tượng “Vật liệu tự phân hủy: khả năng

phân hủy sinh học hiếu khí hoàn toàn của vật liệu chất dẻo dưới các điều kiện

ủ được kiểm soát” là các tiêu chuẩn về túi nilông tự phân hủy sinh học để

phục vụ cho yêu cầu cấp thiết về việc bảo vệ môi trường; hoặc tiêu chuẩn

quốc gia về hiệu suất năng lượng về nồi cơm điện và thiết bị đun nước nóng

bằng năng lượng mặt trời phục vụ cho chương trình quốc gia về tiết kiệm

năng lượng…

Bảng 3.2 cho thấy sự mở rộng đối tượng TCH thể hiện qua việc thay đổi

số nhóm, phân nhóm trong giai đoạn 2007-2016 như sau.

Bảng 3.2: Mức độ thay đổi nhóm, phân nhóm trong giai đoạn 2007-2016

Năm

Chỉ tiêu

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Mức độ tăng 2016/2007

(Lần)

Số nhóm 254 255 259 265 268 291 297 301 306 306 1,20

Số phân nhóm 374 376 431 448 473 491 525 558 575 578 1,54

Nguồn: Xử lý của tác giả theo Danh mục TCVN từ năm 2008 đến năm 2017

Nếu xét về số lượng tổng thể, số nhóm TCH đã tăng từ 254 nhóm năm

2007 lên 306 nhóm năm 2016 (tương ứng với mức tăng 1,20 lần), số phân

nhóm tăng từ 374 phân nhóm năm 2007 lên 578 phân nhóm năm 2016 (tương

ứng với mức tăng 1,54 lần). Điều này cho thấy hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở

Việt Nam đang dần mở rộng độ bao quát, tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng

Page 94: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

87

cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực và những vấn đề thiết yếu khác

của nền kinh tế - xã hội, phù hợp với hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu của

các hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý xã hội của nền kinh tế Việt

Nam, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, góp phần thúc đẩy

thuận lợi hóa giao dịch thương mại của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bảng 3.3: Số nhóm tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn 2007-2016

Số nhóm tiêu chuẩn quốc gia theo từng lĩnh vực hàng năm Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

01. Vấn đề chung. Thuật ngữ. Tiêu

chuẩn hoá. Tư liệu

7 7 10 10 9 9 10 8 8 8

03. Xã hội học. Dịch vụ. Tổ chức

và quản lý công ty. Hành chính.

Vận tải

3 3 4 4 4 5 6 5 5 6

07. Khoa học tự nhiên 3 4 4 2 3 4 4 4 4 4

11. Chăm sóc sức khỏe 9 9 9 9 9 10 10 8 8 8

13. Bảo vệ môi trường và sức

khoẻ. An toàn

19 19 19 19 18 19 20 19 20 20

17. Đo lường và phép đo. Hiện

tượng vật lý

9 10 11 10 11 12 12 12 11 12

19. Thử nghiệm 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5

21. Hệ thống và kết cấu cơ khí

công dụng chung

12 12 10 10 10 10 10 9 10 10

23. Hệ thống và kết cấu truyền dẫn

chất lỏng công dụng chung

7 7 7 7 7 7 7 8 8 8

25. Chế tạo 11 10 10 10 10 10 10 10 11 11

27. Năng lượng và truyền nhiệt 6 6 6 6 6 7 7 10 10 10

29. Điện 13 12 13 16 15 16 17 16 15 15

31. Điện tử 3 5 6 6 6 6 6 8 10 10

33. Viễn thông 6 6 6 9 10 12 12 13 13 13

35. Thông tin. Thiết bị văn phòng 7 7 7 7 8 10 10 9 11 10

37. Quang học. Chụp ảnh. Điện

ảnh. In

3 3 1 1 2 3 3 3 3 3

39. Cơ khí chính xác. Kim hoàn 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

43. Đường bộ 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10

45. Đường sắt 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3

47. Đóng tàu và trang bị tàu biển 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4

49. Máy bay và tàu vũ trụ 0 0 0 1 1 2 1 2 1 1

53. Thiết bị vận chuyển vật liệu 4 4 3 3 3 3 3 3 3 3

55. Bao gói và phân phối hàng hoá 8 8 7 7 7 7 8 10 8 8

Page 95: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

88

Số nhóm tiêu chuẩn quốc gia theo từng lĩnh vực hàng năm Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

59. Dệt và Da 4 4 4 5 5 6 5 5 5 5

61. May mặc 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3

65. Nông nghiệp 7 8 8 8 8 8 9 9 9 9

67. Thực phẩm 14 14 15 15 15 16 16 16 17 17

71. Hoá chất 5 4 4 4 4 4 5 5 5 4

73. Khai thác mỏ và Khoáng sản 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6

75. Dầu mỏ 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9

77. Luyện kim 8 8 8 8 8 9 9 9 9 9

79. Gỗ 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5

81. Thuỷ tinh và Gốm 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3

83. Cao su và Chất dẻo 6 5 6 7 7 7 7 7 7 7

85. Giấy 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3

87. Sơn và màu 2 2 3 3 4 4 4 4 4 4

91. Vật liệu xây dựng và nhà 12 12 12 12 12 13 13 13 13 13

93. Xây dựng dân dụng 5 5 5 6 6 10 11 11 11 11

195. Quân sự 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1

97. Nội trợ. Giải trí. Thể thao 12 12 12 11 11 12 12 13 14 14

Tổng 249 255 259 265 268 291 297 301 306 306

Nguồn: Xử lý của tác giả theo Danh mục TCVN từ năm 2008 đến năm 2017

Nếu xét chi tiết theo từng lĩnh vực, tại Bảng 3.3 cho thấy số nhóm của

từng lĩnh vực có tăng nhưng đa phần tăng không nhiều. Một số lĩnh vực có số

nhóm tăng nhiều như lĩnh vực 33. Viễn thông (tăng từ 6 nhóm lên 13 nhóm),

lĩnh vực 93. Xây dựng dân dụng (tăng từ 5 nhóm lên 11 nhóm), lĩnh vực 67.

Thực phẩm (tăng từ 14 nhóm lên 17 nhóm); lĩnh vực 17. Đo lường và phép đo

(tăng từ 9 nhóm lên 12 nhóm)… Các lĩnh vực này đều có mức tăng số lượng

tiêu chuẩn quốc gia tương ứng khá cao.

Phân tích cụ thể cho thấy lĩnh vực 33. Viễn thông đã tăng từ 6 nhóm năm

2007 lên 13 nhóm năm 2016, các nhóm được bổ sung bao gồm 33.020 Viễn

thông nói chung, 33.030 Dịch vụ viễn thông và các ứng dụng, 33.050 Thiết bị

viễn thông đầu cuối, 33.060 Vô tuyến, 33.070 Dịch vụ di động, 33.080 Mạng

kỹ thuật số dịch vụ tích hợp, 33.140 Thiết bị đo chuyên biệt trong viễn thông,

33.170 Phát thanh và truyền hình, 33.180 Kết nối sợi quang. Bên cạnh đó,

nhóm 33.200 Điều khiển từ xa. Đo từ xa đã được rút ra khỏi Khung phân loại

Page 96: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

89

tiêu chuẩn quốc gia. Nhóm 33.040 Liên lạc điện thoại và điện báo đã được

đổi thành 33.040 Hệ thống viễn thông, nhóm 33.100 Giao thoa vô tuyến được

đổi thành 33.100 Tương thích điện từ, nhóm 33.160 Thiết bị và hệ thống trong

lĩnh vực kỹ thuật nghe nhìn thành 33.160 Kỹ thuật âm thanh, hình ảnh và

nghe-nhìn, nhóm 33.180 Thông tin sợi quang đổi thành 33.180 Kết nối sợi

quang. Bản thân tên của lĩnh vực này đến năm 2016 cũng được đổi từ 33.

Viễn thông thành 33.Viễn thông. Kỹ thuật hình ảnh và âm thanh. Mức tăng về

số nhóm của lĩnh vực 33. Viễn thông cũng tương ứng với mức tăng số lượng

tiêu chuẩn quốc gia của lĩnh vực này, từ 74 TCVN năm 2007 lên 156 TCVN

năm 2016. Điều này có thể được giải thích bởi sự phát triển của ngành thông

tin-truyền thông trong những năm gần đây đòi hỏi sự phát triển về hạ tầng kỹ

thuật mà các tiêu chuẩn quốc gia là bộ phận không thể tách rời. Như vậy, lĩnh

vực 33. Viễn thông không những tăng số lượng các nhóm cũng như số lượng

các tiêu chuẩn quốc gia trong nhóm mà còn thay đổi cả về chất lượng, cụ thể

những nhóm không phù hợp giai đoạn hiện tại sẽ bị thay thế, sửa đổi.

Bảng 3.4: Số phân nhóm tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn 2007-2016

Số phân nhóm tiêu chuẩn quốc gia theo từng lĩnh vực hàng năm Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

01. Vấn đề chung. Thuật ngữ. Tiêu chuẩn hoá. Tư liệu

40 40 43 43 44 44 44 45 46 46

03. Xã hội học. Dịch vụ. Tổ chức và quản lý công ty. Hành chính. Vận tải

7 6 6 7 7 8 8 7 10 11

07. Khoa học tự nhiên 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5

11.Chăm sóc sức khỏe 13 13 18 17 17 19 19 21 22 22

13. Bảo vệ môi trường và sức khoẻ. An toàn 29 29 38 40 41 44 45 43 43 44

17. Đo lường và phép đo. Hiện tượng vật lý 8 8 14 15 17 16 17 16 16 15

19. Thử nghiệm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

21. Hệ thống và kết cấu cơ khí công dụng chung

15 16 15 15 16 16 16 22 21 21

23. Hệ thống và kết cấu truyền dẫn chất lỏng công dụng chung

10 10 14 13 13 13 20 20 23 23

25. Chế tạo 26 27 29 29 29 28 30 34 39 39

27. Năng lượng và truyền nhiệt 1 1 3 3 4 4 4 4 4 4

29. Điện 24 24 32 34 37 37 39 35 37 37

31. Điện tử 11 9 7 6 8 9 10 12 11 11

33. Viễn thông 13 13 17 22 25 27 27 28 28 28

35. Thông tin. Thiết bị văn phòng 6 6 5 7 7 5 9 11 10 10

37. Quang học. Chụp ảnh. Điện ảnh. In 2 2 4 1 3 3 5 5 5 5

Page 97: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

90

Số phân nhóm tiêu chuẩn quốc gia theo từng lĩnh vực hàng năm Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

39. Cơ khí chính xác. Kim hoàn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

43. Đường bộ 15 15 13 13 13 13 13 15 16 17

45. Đường sắt 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1

47. Đóng tàu và trang bị tàu biển 8 8 8 8 8 8 9 9 9 9

49. Máy bay và tàu vũ trụ 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1

53. Thiết bị vận chuyển vật liệu 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5

55. Bao gói và phân phối hàng hoá 1 1 1 1 2 2 2 3 3 3

59. Dệt và Da 10 10 10 10 10 10 10 13 13 14

61. May mặc 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

65. Nông nghiệp 16 16 15 17 18 17 17 21 21 21

67. Thực phẩm 23 23 24 25 25 25 25 25 25 25

71. Hoá chất 14 15 18 19 19 20 24 26 26 27

73. Khai thác mỏ và Khoáng sản 1 1 1 1 1 3 3 5 5 5

75. Dầu mỏ 5 5 6 7 9 8 8 9 9 9

77. Luyện kim 18 18 24 24 23 24 26 28 28 28

79. Gỗ 5 5 5 6 6 6 6 6 6 6

81. Thuỷ tinh và Gốm 5 5 5 5 7 7 8 8 8 8

83.Cao su và Chất dẻo 6 7 8 9 9 9 10 10 10 10

85. Giấy 0 0 0 0 0 1 2 2 2 2

87. Sơn và màu 0 0 1 1 1 1 1 3 4 4

91. Vật liệu xây dựng và nhà 24 25 28 29 31 39 41 45 47 46

93.Xây dựng dân dụng 1 1 1 2 2 4 4 4 4 4

95. Quân sự 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

97. Nội trợ. Giải trí. Thể thao 9 9 9 9 9 9 11 11 12 12

Tổng 374 376 428 448 473 491 525 558 577 578

Nguồn: Xử lý của tác giả theo Danh mục TCVN từ năm 2008 đến năm 2017

Tương tự như vậy, số phân nhóm của từng lĩnh vực cũng có xu hướng

tăng, nhưng khác nhau giữa các lĩnh vực. Bảng 3.4 cho thấy các lĩnh vực có

mức tăng số lượng phân nhóm cao như lĩnh vực 11. Chăm sóc sức khỏe tăng 9

phân nhóm, lĩnh vực 13. Bảo vệ môi trường và sức khỏe. An toàn tăng 15

phân nhóm; lĩnh vực 23. Hệ thống và kết cấu truyền dẫn chất lỏng tăng 13

phân nhóm, lĩnh vực 29. Điện tăng 13 phân nhóm, lĩnh vực 33. Viễn thông

tăng 15 phân nhóm; lĩnh vực 71. Hóa chất tăng 13 phân nhóm; lĩnh vực 91.

Vật liệu xây dựng và nhà tăng 22 phân nhóm. Mức độ thay đổi phân nhóm

Page 98: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

91

khá lớn chứng tỏ mức độ TCH càng sâu, hoạt động TCH càng thâm nhập vào

đời sống kinh tế, xã hội.

Cụ thể cho thấy lĩnh vực 13. Bảo vệ môi trường và sức khỏe. An toàn đã

tăng từ 29 phân nhóm năm 2007 lên 44 nhóm năm 2016, các phân nhóm được

bổ sung bao gồm 13.020.40 Ô nhiễm, kiểm soát ô nhiễm và bảo tồn,

13.020.60 Vòng đời của sản phẩm, 13.030.30 Chất thải đặc biệt, 13.030.40

Hệ thống lắp đặt và thiết bị xử lý chất thải, 13.030.50 Tái sử dụng, 13.060.25

Nước dùng cho công nghiệp, 13.080.40 Đặc tính thủy học của đất, 13.220.10

Chữa cháy, 13.340.40 Bảo vệ bàn tay và cánh tay, 13.340.60 Chống trượt và

ngã. Bên cạnh đó, phân nhóm 13.220.60 Phòng nổ chuyển lên thành nhóm

13.230 Phòng nổ. Phân nhóm 13.040.50 Phát khí xả vận tải đã được đổi

thành phân nhóm Phát thải của phương tiện giao thông do vận chuyển,

13.060.10 Nước tài nguyên thiên nhiên đổi thành Nước tự nhiên, 13.060.30

Giải quyết và xử lý nước cống đổi thành Nước thải, 13.220.20 Thiết bị phòng

cháy đổi thành Phòng cháy, 13.340.50 Bao chân bảo vệ thành Bảo vệ chân và

bàn chân. Mức tăng về số nhóm của lĩnh vực 13. Bảo vệ môi trường và sức

khỏe cũng tương ứng với mức tăng số lượng tiêu chuẩn quốc gia của lĩnh vực

này, từ 731 TCVN năm 2007 lên 971 TCVN năm 2016. Điều này là do các

yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn ở quy mô doanh nghiệp, quy mô

quốc gia và toàn cầu đặt ra ngày càng khắt khe dẫn đến sự phát triển của các

phương thức và kỹ thuật liên quan đến môi trường và an toàn, được phản ánh

qua hoạt động tiêu chuẩn hóa.

Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2016, số lượng nhóm

và phân nhóm trong mỗi lĩnh vực tiêu chuẩn hóa đều tăng, đặc biệt là số

phân nhóm tăng gấp rưỡi và có sự chênh lệch giữa các lĩnh vực khác

nhau. Điều này thể hiện các đối tượng tiêu chuẩn quốc gia đã đáp ứng nhu

cầu của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý xã hội của nền

kinh tế Việt Nam.

Page 99: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

92

3.1.2. Thực trạng phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc

gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế

3.1.2.1. Thực trạng gia tăng tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu

chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực

Với bản chất của hài hòa tiêu chuẩn là làm cho tiêu chuẩn của các nước

về cùng một đối tượng TCH xích lại càng gần nhau càng tốt nhằm xoá bỏ các

rào cản kỹ thuật nên hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực thành tiêu

chuẩn quốc gia là xu hướng ưu tiên của các quốc gia trên thế giới. Tại Việt

Nam hoạt động hài hòa tiêu chuẩn quốc gia đã được triển khai theo các thỏa

thuận với các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong giai đoạn 2007-2016, khi Việt

Nam đã trở thành thành viên của WTO. Cụ thể là thực thi Đề án triển khai

thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2005-2010

theo Quyết định số 444/QÐ-TTg ngày 26/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ

với nhiệm vụ cụ thể:

b) Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam: Xây dựng và soát

xét hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn ngành

(TCN) nhằm nâng dần mức độ hài hoà của hệ thống này với hệ

thống của quốc tế trên cơ sở bảo đảm những lợi ích chung của kinh

tế - xã hội và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO… [26].

Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số

712/QÐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2010- 2015

- Xây dựng mới 4.000 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), bảo đảm đồng

bộ các TCVN cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của nền kinh tế;

45% TCVN của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn

quốc tế, tiêu chuẩn khu vực…

b) Giai đoạn 2016 - 2020

Page 100: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

93

- Xây dựng mới 2.000 TCVN; 60% TCVN của hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực… [27]

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia hài hòa

trong tổng số tiêu chuẩn quốc gia hiện hành giai đoạn 2007-2016

Nguồn: Xử lý của tác giả theo Danh mục TCVN từ năm 2008 đến năm 2017

Qua biểu đồ 3.4 cho thấy, trước năm 2007, yếu tố hài hòa khi xây dựng tiêu

chuẩn quốc gia cũng được quan tâm, tuy nhiên mức độ chưa cao, chính vì vậy tỷ

lệ phần trăm (%) hài hòa giữa tổng số tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tổng số

tiêu chuẩn quốc gia hiện hành trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia năm 2007 mới

chỉ là 29,03%, năm 2008 là 31,12%. Tuy nhiên, sau khi thực thi Đề án triển khai

thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2005-2010

theo Quyết định số 444/QÐ-TTg ngày 26/5/2005 và Chương trình quốc gia về

nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt

Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 712/QÐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ

tướng Chính phủ, với định hướng hài hòa tiêu chuẩn rất rõ ràng nên tỷ lệ phần

trăm tiêu chuẩn hài hòa đã tăng lên 53,95% vào năm 2016. Như vậy, có thể nói

trong giai đoạn 2007 - 2016, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đã phát

triển theo hướng tăng cường hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế,

tiêu chuẩn khu vực. Ðây cũng là định hướng đúng đắn trong quá trình hội nhập

sâu vào nền kinh tế quốc tế hiện nay.

Page 101: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

94

Bên cạnh việc đánh giá tỷ lệ hài hòa của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thể

hiện qua Biểu đồ 3.4, để minh chứng cụ thể hơn về khía cạnh hài hòa, còn có thể

đánh giá trên tỷ lệ hài hòa của các tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trong từng

năm. Biểu đồ 3.5 chỉ ra tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng và tiêu chuẩn

quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo từng năm trong

giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2016 như sau.

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia hài hòa theo số tiêu chuẩn quốc gia

được công bố hàng năm trong giai đoạn 2007 - 2016

Nguồn:Xử lý của tác giả từ báo cáo tổng kết của Tổng cục TCĐLCL từ 2007-2016

Biểu đồ 3.5 cho thấy, định hướng nâng cao tỷ lệ tiêu chuẩn hài hòa được

thể hiện rõ nét trong kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm. Cụ thể,

trong giai đoạn 2007-2016, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa khá cao, cao nhất

là năm 2015 với tỷ lệ hài hòa là 68,22%, tiếp đến là năm 2014 với tỷ lệ hài hòa

là 66,74%, thấp nhất là năm 2007 với tỷ lệ hài hòa là 41,20% và tiếp theo là

năm 2012 với tỷ lệ hài hòa là 49,09%. Đây chính là kết quả cụ thể của định

hướng thực thi Đề án triển khai thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong

thương mại giai đoạn 2005-2010 và Chương trình quốc gia nâng cao năng

suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm

2020 với mục tiêu tăng tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu

Page 102: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

95

vực, đạt mục tiêu đến năm 2020, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có 60% hài hòa

với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực.

Bên cạnh việc xem xét tổng thể về số lượng và tỷ lệ tiêu chuẩn hài hòa

trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hiện hành và theo kế hoạch xây dựng tiêu

chuẩn hàng năm còn cần xem xét cụ thể về tỷ lệ phần trăm theo từng loại tiêu

chuẩn hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex), tiêu chuẩn khu

vực (EN), việc xem xét này sẽ cho thấy thực trạng về việc hài hòa tiêu chuẩn

quốc gia với các tổ chức TCH quốc tế, khu vực để có thể lựa chọn lĩnh vực

cần chú trọng hài hòa trong tiến trình phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

ở Việt Nam.

Bảng 3.5: Tỷ lệ (%) theo từng loại tiêu chuẩn hài hòa trong giai đoạn 2007 - 2016

Năm Tỉ lệ phần trăm (%) theo từng loại tiêu chuẩn hài hòa

Số TCVN hài hòa ISO IEC Codex EN

2007 349 63,90 (223/349)

29,22 (102/349)

5,73 (20/349)

1,15 (4/349)

2008 352 71,30 (251/352)

19,89 (70/352)

6,82 (24/352)

1,99 (7/352)

2009 493 82,35 (406/493)

11,97 (59/493)

1,83 (9/493)

3,85 (19/493)

2010 419 77,80 (326/419)

14,80 (62/419)

4,06 (17/419)

3,34 (14/419)

2011 434 83,41 (362/434)

9,68 (42/434)

2,30 (10/434)

4,61 (20/434)

2012 298 54,70 (163/298)

33,56 (100/298)

4,03 (12/298)

7,71 (23/298)

2013 855 84,21 (720/855)

10,53 (90/855)

3,04 (26/855)

2,22 (19/855)

2014 544 75,55 (411/544)

17,83 (97/544)

3,31 (18/544)

3,31 (18/544)

2015 685 81,31 (557/685)

14,31 (98/685)

2,92 (20/685)

1,46 (10/685)

2016 556 79,50 (442/556)

13,66 (76/556)

3,42 (19/556)

3,42 (19/556)

Tổng 4985 77,45

(3861/4985)

15,97

(796/4985)

3,51

(175/4985)

3,07

(153/4985)

Nguồn: Xử lý của tác giả từ báo cáo tổng kết của Tổng cục TCĐLCL từ 2007-2016

Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hoà với tiêu chuẩn quốc

tế (ISO) chiếm tỷ lệ khá cao (77,45%) (nếu tính trung bình) so với các tiêu

Page 103: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

96

chuẩn quốc tế khác (IEC, Codex) và tiêu chuẩn khu vực (EN). Chi tiết từng

năm thì tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế (ISO) cũng rất

cao, cao nhất là năm 2013 với tỷ lệ là 84,21%, thấp nhất là năm 2012 thì cũng

có tỷ lệ là 54,70%. Ðiều này là do đối tượng TCH của ISO tương đối phổ biến

hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêu

chuẩn quốc gia hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế (ISO) chiếm tỷ lệ cao cũng là

do định hướng của quốc gia hay của khu vực. Ví dụ: Trong hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia đã có bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 6238 An toàn đồ chơi trẻ

em) được chấp nhận từ tiêu chuẩn khu vực (EN 71 Safety of toys) từ những

năm 2000. Tuy nhiên, đến năm 2008, ISO đã công bố tiêu chuẩn quốc tế về

An toàn đồ chơi trẻ em (ISO 8124). Các nước trong khu vực ASEAN cũng đã

thống nhất hài hòa tiêu chuẩn quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em với ISO

8124. Chính vì vậy, Việt Nam đã xây dựng lại bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN

6238 theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 8124 để vừa phù hợp định hướng của

ASEAN, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Còn đối với tiêu chuẩn quốc tế IEC và Codex, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia

hài hòa chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn (15,97% với các tiêu chuẩn IEC, 3,51% với

các tiêu chuẩn Codex). Điều này là do đối tượng tiêu chuẩn hóa của Tổ chức

tiêu chuẩn hóa quốc tế IEC chỉ bao hàm lĩnh vực điện - điện tử, đối tượng tiêu

chuẩn hóa của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế Codex bao hàm lĩnh vực nông

nghiệp và thực phẩm.

Thực trạng gia tăng tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa còn được xem xét

theo lĩnh vực (Phụ lục 3). Trong giai đoạn 2007-2016, lĩnh vực có tỷ lệ

TCVN hài hòa cao nhất tính đến năm 2016 là 39. Cơ khí chính xác. Kim

hoàn (100 %), 31. Điện tử (93,1 %), 19. Thử nghiệm (92,7%), đây đều là các

lĩnh vực cần đến trình độ khoa học công nghệ rất cao. Trong khi đó các lĩnh

vực có tốc độ tăng tỷ lệ hài hòa cao nhất là 31. Điện tử (tăng từ 7,7 % năm

2007 lên 93,1% năm 2016) và 25. Chế tạo (tăng từ 17,3 % năm 2007 lên

63,2 % năm 2016), đây là những lĩnh vực rất được chú trọng trong các

Page 104: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

97

chương trình xây dựng TCVN những năm vừa qua vì liên quan đến các

ngành, lĩnh vực chủ lực của nền kinh tế nước ta. Ngược lại, các lĩnh vực có tỷ

lệ TCVN hòa thấp nhất tính đến năm 2016 là 47. Đóng tàu và trang bị tàu

biển (0,8 %), 93. Xây dựng dân dụng (6,2 %), lý do là vì các bộ ngành như Bộ

Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải khi xây dựng TCVN, một phần chuyển đổi

từ các tiêu chuẩn ngành trước đây (không tương đương TCQT, TCKV), một

phần tham khảo tài liệu kỹ thuật nước ngoài nhưng có điều chỉnh cho phù hợp

thực tế tại Việt Nam do đó tỷ lệ hài hòa rất thấp. Một số lĩnh vực giảm tỷ lệ

hài hòa trong giai đoạn 2007-2016 như lĩnh vực 97. Nội trợ. Giải trí. Thể thao

(giảm từ 100 % năm 2007 xuống còn 78,0 % năm 2016), 81. Thuỷ tinh và

Gốm (giảm từ 36,3 % năm 2007 xuống còn 20,6 % năm 2016), nguyên nhân

chủ yếu là do các bộ ngành xây dựng thêm TCVN nhưng không theo phương

pháp tương đương hoặc đối tượng TCH này không có TCQT, TCKV.

3.1.2.2. Thực trạng gia tăng tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng

tiệm cận với nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế

Tiệm cận với nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế chính là quy định

về phương pháp chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực thành tiêu

chuẩn quốc gia. Theo nghiệp vụ quy định của ISO về xây dựng tiêu chuẩn

quốc gia [7] có hai phương pháp chấp nhận nêu dưới đây:

+ Phương pháp chấp thuận: Công bố chấp thuận áp dụng trực tiếp tiêu

chuẩn quốc tế bằng “thông báo chấp thuận” mà không cần in lại phần lời của

tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi thông báo chấp thuận chỉ đề cập đến một tiêu chuẩn

quốc tế (bao gồm mọi sửa đổi và/hoặc đính chính kỹ thuật, nếu có). Thông

báo chấp thuận chỉ được ban hành khi tuân thủ điều kiện hoàn toàn tương

đương giữa tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế. Phương pháp chấp

thuận là phương pháp chấp nhận đơn giản nhất vì không đòi hỏi in lại phần

lời của tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, nếu thông báo chấp thuận không có số

hiệu riêng thì khó có thể truy tìm được tiêu chuẩn quốc tế khi chấp nhận vào

hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

Page 105: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

98

+ Phương pháp xuất bản lại: Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và xuất bản

thành tiêu chuẩn quốc gia thông qua một trong ba hình thức: (i) In lại: tiêu

chuẩn quốc tế được in thành tiêu chuẩn quốc gia bằng cách chụp lại, quét

hoặc in từ một tệp dữ liệu (file) điện tử cùng với những nội dung bổ sung theo

quy định (lời giới thiệu, lời nói đầu, lời tựa, bản sửa đổi và/hoặc bản đính

chính kỹ thuật…); (ii) Biên dịch: biên dịch tiêu chuẩn quốc tế sang ngôn ngữ

quốc gia, chấp nhận và xuất bản thành tiêu chuẩn quốc gia. Tiêu chuẩn quốc

gia được công bố là “hoàn toàn tương đương” với tiêu chuẩn quốc tế; (iii)

Soạn thảo lại: phương pháp này được sử dụng khi một tiêu chuẩn quốc tế

được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia nhưng chúng không hoàn toàn

tương đương với nhau, nghĩa là tiêu chuẩn quốc gia được biên soạn trên cơ sở

tham khảo tiêu chuẩn quốc tế và có một hoặc một số phần nội dung tương

đương với tiêu chuẩn quốc tế. Trong trường hợp này, những điểm khác biệt

phải được giải thích và phân định rõ trong phần lời của tiêu chuẩn quốc gia.

Thực tế cho thấy, phương pháp chấp thuận và phương pháp in lại là

những đáp ứng rất nhanh nhu cầu sử dụng tiêu chuẩn ngày càng gia tăng. Tuy

nhiên, những phương pháp này chỉ thuận lợi cho những nước có ngôn ngữ

bản địa hoặc ngôn ngữ làm việc chính là một trong các ngôn ngữ chính thức

của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành TCQT liên quan đó (ví dụ: Anh,

Pháp,...) và ngược lại, việc sử dụng chúng trở nên rất khó khăn cho những

nước không thuộc số đó. Phương pháp biên dịch và phương pháp soạn thảo

lại là phương pháp khắc phục được hàng rào ngôn ngữ nhưng lại là phương

pháp gây ra sự tốn kém (thời gian và kinh phí) cho những nước áp dụng.

Ở Việt Nam hiện nay chưa áp dụng phương pháp chấp thuận và phương

pháp in lại vì gặp khó khăn về rào cản ngôn ngữ mà chỉ áp dụng phương pháp

biên dịch và soạn thảo lại. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế

thế giới cũng cần nghiên cứu để có hướng sử dụng phương pháp in lại đối với một

số tiêu chuẩn thuộc những lĩnh vực nhất định, ví dụ lĩnh vực công nghệ thông tin,

Page 106: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

99

mã số mã vạch, v.v.... do có chứa những phần tử mã mà không thể chuyển dịch

sang ngôn ngữ tiếng Việt. Bên cạnh đó, cũng cần định hướng tới một mốc thời

gian xa hơn nữa (ví dụ năm 2030) khi rào cản về ngôn ngữ dần được loại bỏ thì

việc áp dụng phương pháp chấp thuận (sử dụng trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế) cũng

phải được tính đến để giảm thiểu thời gian, kinh phí cho việc biên soạn tiêu chuẩn

quốc gia cũng như tính tiện dụng khi áp dụng tiêu chuẩn.

Bảng 3.6: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng tiệm cận với phương pháp chấp nhận quốc tế giai đoạn 2007 – 2016

Phương pháp xuất bản lại

Biên dịch Soạn thảo lại

Năm

Số

TCVN

được

công bố

Phương

pháp

chấp

thuận

In lại Hoàn toàn

tương đương

%

Tương

đương có

sửa đổi

%

Không

tương đương

%

2007 847 − − 41,2 (349/847)

3,4 (29/847)

55,4 (469/847)

2008 574 − − 61,3 (352/574)

3,0 (17/574)

35,7 (205/574)

2009 836 − − 59 (493/836)

3,5 (29/836)

37,5 (314/836)

2010 671 − − 62,4 (419/671)

3,3 (22/671)

34,3 (230/671)

2011 745 − − 58,2 (434/745)

1,9 (14/745)

39,9 (297/745)

2012 607 − − 48,8 (298/607)

4,9 (30/607)

46,3 (279/607)

2013 1300 − − 65,8 (855/1300)

2,4 (32/1300)

31,8 (413/1300)

2014 815 − − 66,7 (544/815)

0,4 (3/815)

32,9 (268/815)

2015 1004 − − 68,2 (685/1004)

0,8 (8/1004)

31,0 (311/1004)

2016 911 − − 60,6 (552/911)

0,7 (6/911)

38,7 (353/911)

Tổng 8310 − − 59,9 (4981/8310)

2,3 (190/8310)

37,8 (3139/8310)

Nguồn:Xử lý của tác giả từ báo cáo tổng kết của Tổng cục TCĐLCL từ 2007-2016

Page 107: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

100

Bảng 3.6 cho thấy phương pháp biên dịch và phương pháp soạn thảo lại

hiện nay đang là phương pháp chấp nhận chính được sử dụng ở Việt Nam.

Bảng 3.6 cũng cho thấy, phương pháp biên dịch đang dần chiếm ưu thế, với tỷ

lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực

chiếm 62 % (hoàn toàn tương đương và tương đương có sửa đổi), trong khi

phương pháp soạn thảo lại (không tương đương) chiếm 38%. Đây cũng là

mục tiêu đúng hướng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi yêu cầu hài

hòa tiêu chuẩn đang là một trong những chủ đề được quốc tế quan tâm.

Bên cạnh đó, phương pháp chấp nhận tiêu chuẩn còn được thể hiện qua

việc lựa chọn mức độ tương đương trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, để

định hướng trong việc phát triển hệ thống tiêu chuẩn của một quốc gia. Theo

TCVN 6709-1:2007 (ISO/IEC Guide 21)[7] việc chấp nhận tiêu chuẩn quốc

tế thành tiêu chuẩn quốc gia có những mức độ tương đương như sau: (i) Hoàn

toàn tương đương (identical): tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn tương đương về

nội dung kỹ thuật, cấu trúc và từ ngữ hoặc có các thay đổi tối thiểu trong biên

tập nhưng không được làm thay đổi nội dung kỹ thuật so với tiêu chuẩn quốc

tế. “Nguyên tắc thuận nghịch” được tuân thủ. Ví dụ Bộ tiêu chuẩn quốc gia

TCVN ISO 9000; TCVN ISO 14000…; (ii) Tương đương có sửa đổi

(modified): tiêu chuẩn quốc gia có khác biệt kỹ thuật nếu các khác biệt đó

được nhận biết và giải thích rõ ràng. Tiêu chuẩn quốc gia có cấu trúc tương tự

như tiêu chuẩn quốc tế. Chỉ được phép có thay đổi cấu trúc tiêu chuẩn nếu dễ

dàng so sánh cấu trúc và nội dung của hai tiêu chuẩn. “Nguyên tắc thuận

nghịch” không được tuân thủ; (iii) Không tương đương (non equivalent): tiêu

chuẩn quốc gia có thay đổi nhiều về nội dung kỹ thuật và cấu trúc và các thay

đổi không được xác định rõ ràng, hay chỉ một số ít những điều khoản quan

trọng của tiêu chuẩn quốc tế được giữ lại trong tiêu chuẩn quốc gia. Nguyên

tắc thuận nghịch” không được tuân thủ.

Page 108: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

101

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia hiện hành hài hòa theo các mức độ

tương đương trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn 2007-2016

Nguồn: Xử lý của tác giả theo Danh mục TCVN từ năm 2008 đến năm 2017

Biểu đồ 3.6 cho thấy, Việt Nam đã áp dụng phương pháp chấp nhận tiêu

chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực thành tiêu chuẩn quốc gia theo mức độ hoàn

toàn tương đương ưu tiên hơn hẳn so với mức độ tương đương có sửa đổi và

không tương đương. Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn tương đương tăng dần

theo các năm. Cụ thể, nếu như trong năm 2007, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia không

tương đương là 69,53% (4725 TCVN) so với hoàn toàn tương đương là

29,03% (1973 TCVN) thì đến hết năm 2016, số liệu này đã thay đổi, tỷ lệ tiêu

chuẩn quốc gia không tương đương là 44,54% (4254 TCVN) so với hoàn toàn

tương đương là 53,96% (5153 TCVN). Ðiều này cho thấy hoạt động hài hòa

tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam phát triển tăng dần và theo xu hướng chấp

nhận hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực.

Page 109: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

102

3.1.2.3. Thực trạng gia tăng tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét và

thay thế và hủy bỏ phù hợp với các giai đoạn hội nhập

* Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia soát xét thay thế giai đoạn 2007-2016

Tiêu chuẩn quốc gia qua một thời gian áp dụng cần được soát xét lại để

đảm bảo cập nhật trình độ khoa học kỹ thuật mới, đáp ứng các yêu cầu trong

từng giai đoạn.

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia được soát xét

giai đoạn 2007 - 2016

Nguồn:Xử lý của tác giả từ báo cáo tổng kết của Tổng cục TCĐLCL từ 2007-2016

Biểu đồ 3.7 cho thấy số lượng tiêu chuẩn quốc gia được soát xét không

cố định mà thay đổi tùy theo yêu cầu của từng năm hoặc theo từng giai đoạn.

Cụ thể, trong giai đoạn 2007- 2015 chia ra thành hai phân đoạn rõ rệt, phân

đoạn từ năm 2007-2010, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét chiếm tỷ

trọng khá lớn (lần lượt là 68,1%-62,5%-47,3%-32,7%), trong khi đó phân

đoạn 2011-2015, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét chiếm tỷ trọng không

cao (lần lượt là 14,6%-10,2%-8,5%-7,1%-6,8%-3,4%) trong tổng số tiêu

chuẩn quốc gia được xây dựng.

Page 110: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

103

Lý do của hiện tượng trên là trong giai đoạn 2006-2010, hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia được điều chỉnh theo Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 26

tháng 5 năm 2005 phê duyệt Đề án triển khai thực hiện hiệp định hàng rào kỹ

thuật trong thương mại [26] trong đó có nội dung hoàn thiện hệ thống tiêu

chuẩn của Việt Nam mà cụ thể là xây dựng và soát xét hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia nhằm nâng dần mức độ hài hòa của hệ thống này với hệ thống tiêu

chuẩn quốc tế trên cơ sở bảo đảm những lợi ích chung của kinh tế - xã hội và

nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khi Việt Nam trở thành

thành viên của WTO. Chính vì vậy việc soát xét trở thành mục tiêu trọng tâm,

vì vậy tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia soát xét chiếm tỷ trọng cao trong kế hoạch

xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2011-2020, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

được điều chỉnh theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 phê duyệt

Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”[27], với mục tiêu Giai đoạn 2010 -

2015: Xây dựng mới 4.000 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), bảo đảm đồng bộ

các TCVN cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của nền kinh tế; 45% TCVN

của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn

khu vực; Giai đoạn 2016 - 2020: Xây dựng mới 2.000 TCVN; 60% TCVN

của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn

khu vực, nên việc xây dựng tiêu chuẩn lại tập trung vào xây dựng mới các

tiêu chuẩn quốc gia, vì vậy tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia soát xét chiếm tỷ trọng

thấp trong kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.

* Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hủy bỏ theo giai đoạn 2007-2016

Trong giai đoạn 2006-2010, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia được rà soát

theo Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 phê duyệt Đề án triển khai

thực hiện hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại [26] với kết quả là đã

hủy bỏ 993 TCVN [4] cho các đối tượng thép; thử không phá hủy kim loại;

động cơ đốt trong; cần trục và thiết bị nâng; hệ thống dung sai và lắp ghép;

Page 111: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

104

máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp; ống kim loại và phụ tùng; đóng

tàu và công trình biển; bản vẽ kỹ thuật; máy công cụ; dụng cụ đo; dụng cụ

cắt; hệ thống truyền lực chất lỏng; chi tiết lắp xiết; trục và khớp nối; bánh

răng; ổ đỡ; thiết bị vận chuyển bằng tay; máy biến áp điện lực; phương tiện

đo điện; thiết bị phương tiện chiếu sáng; máy điện quay...

Tính đến hết năm 2016 đã có trên 11775 TCVN được cấp số hiệu, tuy

nhiên chỉ còn 9550 TCVN còn hiệu lực trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

[50], như vậy đã có 2225 TCVN bị hủy bỏ, loại ra khỏi hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia. Điều này cho thấy các tiêu chuẩn quốc gia luôn được cập nhật trình

độ khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Theo quy định tại Điều 19, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006),

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ

quan thuộc Chính phủ tổ chức rà soát tiêu chuẩn quốc gia định kỳ ba năm một

lần hoặc sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày tiêu chuẩn được công bố. Kết quả

rà soát là Danh mục các tiêu chuẩn cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ

tiêu chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chưa được thực hiện theo

tinh thần của Luật vì nhiều lý do (kinh phí, con người, cơ sở hạ tầng...). Kết

quả là, trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành vẫn tồn tại khá

nhiều loại tiêu chuẩn về quy cách; tiêu chuẩn về chỉ tiêu chất lượng được quy

định từ những năm trước đây mà không còn quy định tại Luật Tiêu chuẩn và

quy chuẩn kỹ thuật, ví dụ: TCVN 4984:1989 (ST SEV 2039-79) Vật liệu dệt -

Xơ bông - Danh mục chỉ tiêu chất lượng; TCVN 3220:1979 Đồ hộp sữa -

Danh mục các chỉ tiêu chất lượng;TCVN 4680:1989 Máy kéo nông nghiệp.

Danh mục chỉ tiêu chất lượng; TCVN 4697:1989 Máy biến áp. Danh mục chỉ

tiêu chất lượng; TCVN 4729:1989 Thuốc bảo vệ thực vật - Danh mục chỉ tiêu

chất lượng; TCVN 4735:1989 Giấy bao gói- Danh mục chỉ tiêu chất lượng.

Điều này đòi hỏi phải có sự rà soát lại hệ thống tiêu chuẩn quốc gia để loại bỏ

hoặc soát xét lại những loại tiêu chuẩn không đúng theo quy định, không phù

hợp với thông lệ quốc tế trong giai đoạn hiện thời.

Page 112: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

105

Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn quốc gia được ban hành từ năm 1990 trở về

trước cũng cần được rà soát tình trạng kỹ thuật hiện hành có còn phù hợp với

xu thế thương mại toàn cầu và nền kinh tế hội nhập hay không, ví dụ: những

tiêu chuẩn chấp nhận tiêu chuẩn (ST SEV) của Hội đồng tương trợ kinh tế thế

giới, tiêu chuẩn quốc gia (GOST) của Liên Xô (cũ). Bởi vì, các tiêu chuẩn này

được ban hành để bắt buộc áp dụng nên khi biên soạn chúng, các cơ quan

biên soạn thường hạ thấp mức các chỉ tiêu kỹ thuật làm cho trình độ kỹ thuật

của tiêu chuẩn sản phẩm kém đi. Mặt khác, do thiếu phương tiện thử nghiệm

nên đã quy định sử dụng các phương pháp thử đơn giản hoặc được đơn giản

hoá làm cho kết quả thử nghiệm kém chính xác không phù hợp với yêu cầu

hiện nay. Chính vì vậy, các tiêu chuẩn này cần phải được rà soát để đưa vào

danh mục tiêu chuẩn quốc gia soát xét hàng năm hoặc hủy bỏ ra khỏi hệ thống

tiêu chuẩn quốc gia.

3.1.3. Thực trạng gia tăng đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc

gia vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (qua nghiên cứu cụ thể

đối với doanh nghiệp)

Trong năm 2010-2011, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đã tiến hành

dự án “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động tiêu chuẩn hóa đối

với doanh nghiệp, ngành kinh tế, nền kinh tế” [60] trên cơ sở phương pháp luận

và các tiêu chí đánh giá xác định của ISO Đánh giá lợi ích kinh tế của các tiêu

chuẩn đồng thuận - Phương pháp luận ISO (2010). Tuy nhiên kết quả của đề tài

mới chỉ đưa ra được kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của việc áp dụng tiêu

chuẩn cho một số doanh nghiệp ngành điện với sản phẩm dây và cáp điện.

Dự án này được thực hiện thông qua việc lựa chọn một doanh nghiệp của

Việt Nam để đánh giá lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp có được từ việc áp

dụng tiêu chuẩn. Công ty Cổ phần Khí cụ điện 1 được lựa chọn làm trường

hợp nghiên cứu đầu tiên (trong 5 công ty được lựa chọn để đánh giá) trên cơ

sở đây là công ty đi tiên phong trong áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và tiêu

chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ngay từ khi bắt đầu sản xuất

Page 113: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

106

tức là ngay từ giai đoạn thiết kế sản phẩm cũng như sử dụng tiêu chuẩn để

quản lý hoạt động nội bộ cũng như nhà cung ứng và khách hàng của mình.

Những tiêu chuẩn quốc gia mà doanh nghiệp áp dụng phần lớn đều hoàn toàn

tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC). Về sản phẩm, trong số

nhiều sản phẩm của Vinakip, có hai sản phẩm được lựa chọn đánh giá, một là

sản phẩm truyền thống - ổ cắm, và một là sản phẩm mới có tiềm năng phát

triển - dây cáp điện. Tiêu chuẩn áp dụng tại công ty cho hai loại sản phẩm ổ

cắm; dây và cáp điện được phân theo chức năng hoạt động như sau.

Bảng 3.7: Tiêu chuẩn áp dụng tại Vinakip (cho sản phẩm ổ cắm và dây cáp điện)

Tiêu chuẩn áp dụng Chức năng

hoạt động Tiêu chuẩn

sản phẩm

Tiêu chuẩn

quá trình

Tiêu chuẩn

quy định chung

Logistics đầu vào TCVN 5933:1995

TCVN 6144-1-1:2000

TCVN 6610-1:2007

TCVN ISO

9001:2008

Nghiên cứu và

phát triển

TCVN 2244:1999

TCVN 2245:1999

TCVN 4683-1:2008

TCVN 4683-2:2008

TCVN 4683-3:2008

TCVN 2246-1:2008

TCVN 2246-2:2008

TCVN 1917:1993

TCVN 2250:1993

TCVN 2253:1977

TCVN 7582-1:2006

TCVN 7582-2:2006

TCVN 7582-3:2006

TCVN 7582-4:2006

TCVN 7583-1:2006

Sản xuất

TCVN 6099-2:1993

TCVN 6190:1999

TCVN 6483:1999

TCVN 6610-1:2007

TCVN 6610-3:2000

TCVN 6612:2000

TCVN 6610-4:2000

TCVN ISO

9001:2008 TCVN 6188-1:2007

Page 114: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

107

Tiêu chuẩn áp dụng Chức năng

hoạt động Tiêu chuẩn

sản phẩm

Tiêu chuẩn

quá trình

Tiêu chuẩn

quy định chung

TCVN 6610-5:2007

TCVN 6614-1-1:2000

TCVN 6614-1-2:2000

TCVN 6614-1-4:2000

TCVN 6614-3-1:2000

TCVN 6614-3-2:2000

Logistics đầu ra TCVN ISO

9001:2008

TCVN

6188-1:2007

Tác động của tiêu chuẩn được xác định trên cơ sở các chỉ tiêu liên quan

đến chức năng logistics đầu vào, chức năng sản xuất, chức năng nghiên cứu và

phát triển và chức năng bán hàng và marketing. Chi tiết về số liệu tính toán

xem tại Phụ lục 4. Tác động kinh tế được tính theo giá năm 2010 theo tác động

trung bình hàng năm.

Bảng 3.8: Tính toán lợi ích kinh tế của việc áp dụng tiêu chuẩn tại

Vinakip (cho sản phẩm ổ cắm và dây cáp điện)

Chức năng hoạt động

Chỉ tiêu Tác động kinh tế

(VND) Giảm chi phí quản lý nhà cung ứng (không có số liệu)

Logistics đầu vào

Giảm chi phí thử nghiệm nguyên vật liệu 10.225.000 Giảm phế phẩm 62.374.507

Giảm chi phí đổi sản phẩm (bảo hành) 5.082.912

Giảm chi phí thử nghiệm thành phẩm 700.000.000

Tiết kiệm chi phí nhờ cải tiến liên tục 2.500.000.000

Sản xuất

Tiết kiệm nguyên vật liệu sản xuất 159.651.000

Nghiên cứu và phát triển

Tiết kiệm chi phí biên soạn các tài liệu nội bộ (Tổng số là 1.280.000.000 đ tuy nhiên số liệu

được tính toán trên cơ sở tiết kiệm trong một

năm trên tổng số 5 năm)

256.000.000

Bán hàng & Marketing

Tăng doanh thu nhờ tăng lòng tin của khách

hàng thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn

3.797.145.600

Tổng tác động 7.490.479.019

Page 115: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

108

Trong năm 2010, doanh thu từ bán ổ cắm xấp xỉ 35 tỉ đồng, từ bán dây và

cáp điện là khoảng 37 tỉ đồng. Tổng doanh thu của hai loại sản phẩm này là 72 tỉ

đồng. Chi phí sản xuất ổ cắm là khoảng 15,3 tỉ đồng, sản xuất dây và cáp là

khoảng 21,5 tỉ đồng. Tổng chi phí sản xuất hai loại sản phẩm này là 36,8 tỉ đồng.

Thu nhập trước thuế và lợi tức (EBIT) của hai loại sản phẩm này là: 35,2 tỉ đồng.

Tỉ lệ phần trăm tác động kinh tế của việc sử dụng tiêu chuẩn theo EBIT

của công ty được tính cho hai sản phẩm là 21,3 %, với cách tính như sau:

(7.490.479.019 VND/35.200.000.000 VND) x 100 = 21,3 %

Tỉ lệ phần trăm tổng tác động kinh tế của việc sử dụng tiêu chuẩn theo

doanh thu bán hàng hai sản phẩm của công ty là 10,4 % với cách tính như sau:

(7.490.479.019 VND / 72.000.000.000 VND) x 100 = 10,4 %

Đây là tỉ lệ đóng góp của tiêu chuẩn vào thu nhập từ hai sản phẩm này

của công ty trong phạm vi các hoạt động chính là Logistic đầu vào, Sản xuất,

Marketing và Bán hàng và Nghiên cứu và Phát triển.

Nếu tính tỉ lệ phần trăm tác động theo tổng doanh thu của VINAKIP

năm 2010 thì tỉ lệ này là (7,49 tỷ VND / 196 tỷ VND) x 100 = 3,8 %

Qui trình đánh giá, tính toán được tiến hành cho các doanh nghiệp lựa

chọn còn lại tương tự như trình bày trên. Kết quả tính toán cụ thể tại từng

doanh nghiệp được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 3.9: Kết quả tính toán lợi ích kinh tế của việc

áp dụng tiêu chuẩn của một số doanh nghiệp

Lợi ích kinh tế tính trên tác động của tiêu chuẩn TT Doanh nghiệp Theo EBIT

(%) Theo doanh thu

(%) Thành tiền

(tỷ đồng/năm)

1 Công ty CP dây và cáp điện

Việt Nam (CADIVI) 43,6 6,1 141,4

2 Công ty CP Cáp điện Thịnh Phát 47,4 14,0 140,7

3 Công ty CP Cơ điện Trần Phú 42,9 6,6 157,6

4 Công ty CP dây và cáp điện Thượng Đình (CADI-SUN)

68,3 10,4 100,0

Page 116: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

109

3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU

CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2016

3.2.1.Những kết quả đạt được

Thứ nhất, quy mô và mức độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ngày

càng mở rộng

Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã được phát triển theo hướng đa ngành, đa

lĩnh vực xét về quy mô và mức độ bao quát, mở rộng đối tượng không chỉ sản

phẩm, hàng hóa mà là quá trình, môi trường, các đối tượng trong hoạt động

kinh tế - xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

cũng như những yêu cầu quản lý cấp bách, được thể hiện qua việc gia tăng số

nhóm và phân nhóm tiêu chuẩn quốc gia trong Khung phân loại tiêu chuẩn

(Bảng 3.3 và Bảng 3.4). Bên cạnh đó, việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia

cũng được căn cứ trên các chiến lược, quy hoạch phát triển của các ngành cụ

thể. Căn cứ vào các nguồn lực và năng lực tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc

gia, hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã và đang được triển khai theo

những định hướng ưu tiên xác định như: xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho

các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của nền kinh tế (trong khuôn khổ Chương

trình 712), cho các yêu cầu cấp thiết về quản lý và sản xuất, kinh doanh (do

các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân đề xuất/yêu cầu); những yêu cầu về hội nhập

kinh tế;… Các tiêu chuẩn quốc gia thực sự trở thành những tài liệu kỹ thuật

làm cơ sở cho việc đảm bảo, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của

sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ Việt Nam.

Thứ hai, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu

chuẩn khu vực ngày càng gia tăng

Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn

khu vực ngày một nhiều hơn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số tiêu

chuẩn quốc gia hiện hành. Hiện tại mức độ hài hòa của tiêu chuẩn quốc gia

(TCVN) đối với các Tiêu chuẩn quốc tế (ISO), Tiêu chuẩn Điện quốc tế

Page 117: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

110

(IEC), Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực Châu Âu

(EN)..., đạt trên 50%, mục tiêu đến năm 2020 là 60% nhằm đảm bảo cho vị trí

của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tại thị trường trong nước và

trên thị trường quốc tế, đóng góp vào mục tiêu đưa nền kinh tế Việt Nam hội

nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.

Thứ ba, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng tiệm cận với nghiệp vụ

xây dựng tiêu chuẩn quốc tế ngày càng tăng

Với thực trạng như ở Việt Nam hiện nay thì phương pháp chấp thuận hay

phương pháp in lại tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực để áp dụng là chưa

khả thi. Chính vì vậy phương pháp xây dựng tiêu chuẩn quốc gia mà cụ thể là

phương pháp biên dịch chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hiện

nay đang là phương pháp chính được sử dụng, số lượng tiêu chuẩn quốc gia

được xây dựng theo phương pháp này cũng tăng nhanh. Cụ thể trong giai đoạn

2007-2016, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn

khu vực chiếm 62% (hoàn toàn tương đương và tương đương có sửa đổi), trong

khi phương pháp soạn thảo lại (không tương đương) chỉ chiếm 38%. Đây cũng

là một thuận lợi trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi yêu cầu hài hòa

tiêu chuẩn đang là một trong những chủ đề được quốc tế quan tâm.

Thứ tư, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét thay thế phù hợp với

mục tiêu của từng giai đoạn

Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thường xuyên được soát xét, cập nhật bổ

sung các đối tượng tiêu chuẩn mới, phù hợp với định hướng thị trường, phục

vụ cho nhu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh, thương mại quốc tế... Ví dụ,

trong giai đoạn 2007- 2015, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia phục vụ

cho hai nhiệm vụ lớn. Từ năm 2007-2010, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

được thực hiện theo Đề án triển khai thực hiện hiệp định hàng rào kỹ thuật

trong thương mại với mục tiêu chính là xây dựng và soát xét hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia, kết quả là tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét chiếm tỷ

Page 118: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

111

trọng khá lớn (lần lượt là 68,1%-62,5%-47,3%-32,7%). Từ năm 2011-2016,

việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo Chương trình quốc gia

“Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp

Việt Nam đến năm 2020”, với mục tiêu chính là xây dựng mới các tiêu chuẩn

quốc gia (4.000 TCVN cho giai đoạn 2011-2015 và 2000 TCVN cho giai

đoạn 2016-2020), chính vì vậy tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét chiếm

tỷ trọng không cao (lần lượt là 14,6%-10,2%-8,5%-7,1%-6,8%-3,4%).

Bên cạnh đó, đánh giá chung cho 5 năm triển khai Đề án TBT giai đoạn

2005-2010, 5338 TCVN và 3000 TCN đã được rà soát nhằm đáp ứng yêu cầu

quản lý nhà nước và của sản xuất kinh doanh, đồng thời hài hoà với tiêu

chuẩn quốc tế. Sau khi rà soát, các tiêu chuẩn không cần thiết đã được loại bỏ,

các tiêu chuẩn lạc hậu với trình độ khoa học và kỹ thuật đã được sửa đổi theo

hướng hài hoà với tiêu chuẩn, hướng dẫn quốc tế tương ứng. Trên 1000

TCVN đã được soát xét phục vụ mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý tốt các

công trình quốc gia và nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng, an toàn vệ sinh

và bảo vệ môi trường đối với sản phẩm hàng hoá lưu thông trong nước [3].

Thứ năm, việc áp dụng tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp đã đem lại hiệu

quả kinh tế nhất định

Mặc dù chỉ là một nghiên cứu ở góc độ nhỏ, theo kết quả tính toán của

nhóm nghiên cứu của Tổng cục TCĐLCL cho thấy tác động khi áp dụng tiêu

chuẩn nằm trong khoảng từ trên 6 % đến 14 % doanh thu bán hàng hàng năm

của công ty, khoảng từ 100 đến gần 160 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, một yếu tố nổi bật lên từ các đánh giá là tiêu chuẩn có một tác

động đặc biệt lớn khi doanh nghiệp bằng việc đáp ứng các tiêu chuẩn chủ chốt

có thể làm tăng đáng kể lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ

của mình. Cùng với công nghệ, tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp dễ dàng tiến

vào những thị trường mới, đẩy doanh thu tăng trưởng nhanh. Điều được rút ra

từ các tính toán là phần tác động lớn nhất của tiêu chuẩn nằm ở việc tăng lòng

Page 119: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

112

tin của khách hàng. Theo ước tính, tác động này đóng góp từ 30 % đến 50 %

phần tăng doanh thu [60].

3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.2.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, mức độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia chưa bao phủ

được các lĩnh vực cần xây dựng

Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã được phát triển theo hướng đa ngành, đa

lĩnh vực xét về mức độ bao quát, tuy nhiên vẫn chưa bao phủ hết các lĩnh vực

cần xây dựng cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay nói cách

khác là nhu cầu của các bên liên quan. Ví dụ, theo khung phân loại tiêu chuẩn

của ISO, hiện nay còn nhiều nhóm như 03.020 Xã hội học, 03.180 Giáo dục,

27.190 Năng lượng nguồn gốc sinh học và năng lượng thay thế…, các phân

nhóm như 01.040.11 Thuật ngữ và định nghĩa về công nghệ chăm sóc sức khỏe,

37.040.10 Thiết bị nhiếp ảnh và máy chiếu… chưa có tiêu chuẩn quốc gia. Thậm

chí, một số phân nhóm bao trùm phạm vi rộng cũng thiếu nhiều tiêu chuẩn quốc

gia, ví dụ: phân nhóm 65.020.20 Trồng trọt hiện đã có một số tiêu chuẩn quốc

gia về giống cây rau, giống cây lương thực nhưng chưa có tiêu chuẩn quốc gia

về giống cây dược liệu, trong khi đây là lĩnh vực cần đẩy mạnh để phát triển

ngành dược liệu và y học cổ truyền theo định hướng của Chính phủ.

Thứ hai, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa tăng nhưng hiệu quả chưa cao

Việt Nam hiện nay đang chú trọng nhiều vào việc tăng cường hài hòa

tiêu chuẩn về mặt số lượng mà chưa có một định hướng hài hòa tiêu chuẩn

hợp lý để hạn chế những tác động tiêu cực do việc hài hòa tiêu chuẩn gây ra,

như việc tiêu chuẩn được xây dựng không đáp ứng đầy đủ và phù hợp với yêu

cầu thực tế, không phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật trong

nước. Ví dụ: bộ tiêu chuẩn quốc gia về Thép cốt bê tông (TCVN 1651-1:2008

Thép cốt bê tông - Phần 1: Thép thanh tròn trơn; TCVN 1651-2:2008 Thép cốt

bê tông - Phần 2: Thép thanh vằn; TCVN 1651-3:2008 (ISO 6395-3:2007) Thép

Page 120: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

113

cốt bê tông - Phần 3: Lưới thép hàn) hoàn toàn tương đương với các tiêu

chuẩn ISO nhưng chưa phù hợp với các tiêu chuẩn xây dựng hiện có, ví dụ

không phù hợp về kí hiệu mác thép, dẫn đến khó thực hiện, áp dụng.

Thứ ba, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia xây dựng theo phương pháp không

tương đương vẫn còn cao

Về phương pháp chấp nhận tiêu chuẩn theo nghiệp vụ quốc tế thì Việt Nam

chưa áp dụng phương pháp chấp thuận và phương pháp in lại vì gặp khó khăn về

rào cản ngôn ngữ. Bên cạnh đó, số lượng tiêu chuẩn quốc gia xây dựng theo

phương pháp không tương tương còn chiếm tỷ trọng khá cao trong hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia, và điều này rất dễ tạo thành rào cản kỹ thuật trong thương mại.

Một ví dụ đối với Nhật Bản, đến năm 2013, tổng số tiêu chuẩn quốc gia (JIS)

hiện hành của Nhật Bản là 10399 tiêu chuẩn, số lượng tiêu chuẩn quốc gia hài

hòa với tiêu chuẩn quốc tế là 5725 tiêu chuẩn, trong đó: hoàn toàn tương

đương là 40 %, tương đương có sửa đổi là 57 % và không tương đương là 3

%. Trong khi ở Việt Nam, đến năm 2016, tổng số tiêu chuẩn quốc gia hiện

hành là 9550 TCVN, số lượng tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn

quốc tế là 5153 TCVN, trong đó hoàn toàn tương đương là 53,96%, tương

đương có sửa đổi là 1,50% và không tương đương là 44,54%.

Thứ tư, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia chưa được rà soát theo quy định

Theo quy định tại Điều 19, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006),

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan

thuộc Chính phủ tổ chức rà soát tiêu chuẩn quốc gia định kỳ ba năm một lần

hoặc sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày tiêu chuẩn được công bố. Kết quả rà soát

là Danh mục các tiêu chuẩn quốc gia cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ.

Tuy nhiên, hoạt động này cũng chưa được thực hiện theo tinh thần của Luật vì

nhiều lý do (kinh phí, con người, cơ sở hạ tầng...). Điều này dẫn đến trong hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia hiện hành vẫn tồn tại khá nhiều loại tiêu chuẩn không

còn quy định tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, ví dụ: TCVN

Page 121: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

114

4984:1989 (ST SEV 2039-79) Vật liệu dệt - Xơ bông - Danh mục chỉ tiêu chất

lượng; TCVN 3220:1979 Đồ hộp sữa - Danh mục các chỉ tiêu chất

lượng;TCVN 4680:1989 Máy kéo nông nghiệp. Danh mục chỉ tiêu chất lượng

…. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn quốc gia được ban hành từ năm 1990 trở về

trước cũng cần được rà soát tình trạng kỹ thuật hiện hành có còn phù hợp với xu

thế thương mại toàn cầu và nền kinh tế hội nhập hay không, ví dụ: những tiêu

chuẩn chấp nhận tiêu chuẩn (ST SEV) của Hội đồng tương trợ kinh tế thế giới,

tiêu chuẩn quốc gia (GOST) của Liên Xô (cũ).

Thứ năm, chưa có số liệu công bố chính thức về hiệu quả kinh tế của việc

áp dụng tiêu chuẩn đối với nền kinh tế

Tuy lợi ích kinh tế của tiêu chuẩn ngày càng được thừa nhận rộng rãi nhưng

kể từ thập niên 80 đến nay Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào

đánh giá hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu của

Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam năm 2010-2011, kết quả mới chỉ dừng lại

ở một số doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực, một loại hình (dây và

cáp điện), còn với cấp độ rộng hơn là phạm vi một ngành và toàn bộ nền kinh

tế, mới chỉ có đề xuất về phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của

tiêu chuẩn. Tuy nhiên, do tính phức tạp của nghiên cứu và sự hạn chế về nguồn

lực, nghiên cứu mở rộng chỉ mới dừng ở mức độ nghiên cứu lý thuyết.

3.2.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, thiếu Chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.

Phát triển nền kinh tế theo cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế

quốc tế là yếu tố quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội ở nước

ta trong thập kỷ tới. Trong quá trình trên, tiêu chuẩn hoá đóng vai trò quan

trọng mang tính chiến lược, hỗ trợ đắc lực cho việc đạt được các mục tiêu

chiến lược về kinh tế đã đề ra. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Việt

Nam chưa xây dựng được Chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.

Chiến lược sẽ là định hướng quan trọng cho phát triển hệ thống tiêu chuẩn

Page 122: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

115

quốc gia một cách có hiệu quả nhất, cơ sở quan trọng để hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia đáp ứng yêu cầu hội nhập và các cam kết của Việt Nam khi thực thi

Hiệp định WTO/TBT và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tất cả các hạn chế nêu ở trên. Ví

dụ: việc thiếu chiến lược phát triển dẫn đến việc thiếu định hướng cho việc hài

hòa tiêu chuẩn dẫn đến việc áp dụng mức độ hài hoà “hoàn toàn tương đương”

quá máy móc khi chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực làm cho

một số tiêu chuẩn quốc gia hài hoà không có tính khả thi, thậm chí còn gây khó

khăn đối với các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng (hạn chế thứ hai). Mặt khác,

việc thiếu định hướng cho việc hài hòa tiêu chuẩn dẫn đến tỷ lệ các tiêu chuẩn

xây dựng theo phương pháp không tương đương khá cao (hạn chế thứ ba).

Thứ hai, Cơ chế chính sách về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

của Việt Nam còn bất cập

Sự quan tâm của các Bộ quản lý chuyên ngành còn hạn chế, thể hiện qua

việc thiếu các văn bản luật và hướng dẫn thi hành luật về việc định hướng xây

dựng và cơ chế chính sách đối với áp dụng tiêu chuẩn quốc gia liên quan. Các

luật chuyên ngành và văn bản dưới luật chủ yếu nêu chung chung là đẩy mạnh

xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các đối tượng mà văn bản luật

đề cập, nhưng không nêu được định hướng và cơ chế chính sách về tiêu chuẩn

hóa liên quan đến chuyên ngành đó. Ví dụ: Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

chỉ nêu ”Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo thẩm quyền

hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn

bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ và kiểm

dịch thực vật”; Luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành đều không nêu

định hướng xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho nhóm cây trồng nào (cây hoa,

cây công nghiệp, cây ăn quả...) và chính sách hỗ trợ ra sao. Bên cạnh đó còn

thiếu các cơ chế về nguồn lực để thực hiện các hoạt động nhằm phát triển hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia như rà soát các lĩnh vực tiêu chuẩn hóa về số nhóm,

phân nhóm còn thiếu tiêu chuẩn.

Page 123: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

116

Đây là nguyên nhân dẫn đến hạn chế thứ nhất (mức độ bao quát của hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia chưa bao phủ được các lĩnh vực cần xây dựng) và

hạn chế thứ tư (hệ thống tiêu chuẩn quốc gia chưa được rà soát theo quy định).

Thứ ba, nguồn lực tài chính cho xây dựng tiêu chuẩn quốc gia còn hạn

chế và phân tán

Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam phát triển chủ yếu theo

hướng Top-Down với sự đầu tư chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, cơ

quan quản lý công cho xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, vấn đề xã hội hóa

chưa được triển khai rộng rãi. Kinh phí hằng năm cho việc xây dựng tiêu

chuẩn quốc gia chủ yếu được cấp từ ngân sách nhà nước. Kinh phí hỗ trợ từ

phía các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước rất khiêm tốn. Ví dụ, Bộ

Khoa học và Công nghệ có thể được coi là đơn vị xây dựng tiêu chuẩn

quốc gia với số lượng nhiều nhất, trong giai đoạn 2007-2010, nguồn tài

chính từ ngân sách nhà nước giành cho việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

phục vụ Đề án triển khai thực hiện hiệp định hàng rào kỹ thuật trong

thương mại xấp xỉ 10 tỷ đồng/năm, kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngoài không

đáng kể; trong giai đoạn 2011-2016, nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước

giành cho việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia phục vụ Chương trình quốc

gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh

nghiệp Việt Nam đến năm 2020” xấp xỉ 15-16 tỷ đồng/năm, kinh phí hỗ trợ

từ nguồn ngoài khoảng 400 - 500 triệu đồng/năm. Tại Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch [62], kinh phí sự nghiệp khoa học cấp từ ngân sách nhà

nước năm 2014 là 41.755 triệu đồng, tuy nhiên phần dành cho hoạt động

xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chỉ là 1.820 triệu đồng, tương tự năm 2015 là

39.200 triệu đồng, nhưng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chỉ là

2.440 triệu đồng, năm 2016 là 58.890 triệu đồng nhưng kinh phí dành cho

xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chỉ là 2.270 triệu đồng.

Page 124: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

117

Chính vì vậy, mặc dù các tiêu chuẩn quốc gia được coi là cơ sở phục vụ

sản xuất kinh doanh, phục vụ quản lý kinh tế-xã hội, hướng dẫn xuất nhập

khẩu, thì cần gắn quá trình viết dự thảo tiêu chuẩn với khảo sát thực tế và cả

thử nghiệm khi cần thiết, tiêu chuẩn quốc gia xây dựng xong cần được phổ

biến và phát hành rộng rãi. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp nên việc xây dựng

tiêu chuẩn mới chỉ theo hình thức “chay” nghĩa là nghiên cứu tài liệu, chuyển

dịch tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia mà chưa có khảo nghiệm,

thử nghiệm… dẫn đến áp dụng mức độ hài hoà “hoàn toàn tương đương” quá

máy móc khi chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực.

Thứ tư, Nguồn nhân lực phục vụ cho việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

còn thiếu và yếu

Với đặc thù của ngành, nhân sự tham gia vào việc xây dựng tiêu chuẩn

quốc gia chủ yếu là kiêm nhiệm. Tổng cục TCĐLCL là cơ quan tiêu chuẩn

hóa quốc gia có số lượng nhân viên chính thức hoạt động toàn thời gian cho

tiêu chuẩn hóa là 62 người (với 52 Thư ký ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia và

10 chuyên viên của Vụ Tiêu chuẩn). Trong Phụ lục 5 cũng chỉ ra có 1.368

lượt chuyên gia tham gia vào 126 Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia nhưng chỉ

có 52 thư ký là hoạt động toàn thời gian, các chuyên gia còn lại hoạt động bán

thời gian. Đối với các bộ, ngành thì hoàn toàn là kiêm nhiệm. Chính vì vậy,

chất lượng nhân sự dành cho hoạt động TCH còn nhiều hạn chế.

Một lý do khác nữa là nhân lực xây dựng tiêu chuẩn chưa đáp ứng yêu

cầu về nghiệp vụ TCH do chưa được đào tạo thường xuyên cho các Tổ chức

xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; Chưa có cơ sở đào tạo chuyên ngành/chính quy

về TCH bắt đầu từ bậc đại học và thậm chí là phổ thông cho các sinh viên.

Thứ năm, sự huy động các bên liên quan trong quá trình xây dựng tiêu

chuẩn quốc gia còn hạn chế

Sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình xây dựng TCVN (Bottom-

Up) rất thụ động, hạn chế, chưa thu hút được sự tham gia rộng rãi của các bên có

Page 125: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

118

liên quan (đặc biệt là doanh nghiệp) trong xây dựng tiêu chuẩn quốc gia vì: Chưa

có sự phối hợp chặt chẽ, sự chia xẻ công việc tự nguyện của các thành phần khác

trong xã hội, đặc biệt là từ phía các hội, hiệp hội chuyên ngành; các tổ chức giáo

dục-đào tạo,...; Chưa có giải pháp đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp tích

cực tham gia và đầu tư cho nghiên cứu, biên soạn tiêu chuẩn quốc gia; Các hoạt

động thông tin-tuyên truyền, giáo dục - đào tạo thường chỉ được tiến hành trong

phạm vi hạn chế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao chứ chưa có tính

hệ thống, chưa có chương trình mang tính mục tiêu dựa trên sự liên kết, phối hợp

giữa các bên có lợi ích liên quan.

Điều này dẫn đến tình trạng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia chưa đáp ứng

được yêu cầu việc xây dựng các tiêu chuẩn phải dựa trên nhu cầu thị trường với

sự tham gia tự nguyện và rộng rãi của các bên có lợi ích liên quan, cụ thể là chưa

phản ánh được nhu cầu cần xây dựng tiêu chuẩn nên phần nào dẫn đến hạn chế

về quy mô và độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

Thứ sáu, sự kết nối giữa tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn quốc gia còn hạn chế

Với vai trò là tiền đề kỹ thuật cho tiêu chuẩn quốc gia, tuy nhiên ở Việt

Nam, hoạt động TCH ở các doanh nghiệp còn chưa được chú trọng quan tâm

nhiều. Do doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ các khía cạnh của hoạt

động TCH, chưa nhận thức hết được vai trò và đóng góp của tiêu chuẩn trong

hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, do đó chưa đầu tư nguồn lực thỏa

đáng cho hoạt động này. Ở những doanh nghiệp đã triển khai xây dựng tiêu

chuẩn cơ sở phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì phần lớn các

tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng có chất lượng chưa cao, chưa mang tính đồng

bộ và chưa thực sự là một công cụ quản lý hữu hiệu cho doanh nghiệp, việc tổ

chức hoạt động TCH cơ sở còn chưa toàn diện và mang tính hệ thống.

Page 126: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

119

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025

VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035

4.1.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam và

yêu cầu mới đặt ra đối với việc phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

4.1.1.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong

những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những phát triển

mạnh mẽ về khoa học và công nghệ đã góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế

hoá nền kinh tế thế giới. Thương mại thế giới đã tăng lên nhanh chóng. Với

sự ra đời của các thể chế toàn cầu và khu vực như Tổ chức thương mại thế

giới, Cộng đồng châu Âu, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình

Dương, Cộng đồng kinh tế ASEAN…, thế giới ngày nay đang sống trong

quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ. Quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh

vực thương mại mà cả trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư

cũng như các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường với các hình thức đa dạng

và mức độ khác nhau.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 được

Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua đã xác định:

Mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong

nước; đa dạng hóa thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các

thị trường có hiệp định mậu dịch tự do và thị trường tiềm năng,

tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu cả quy mô và tỉ trọng, phấn

đấu cân bằng xuất nhập khẩu. Chủ động tham gia vào mạng lưới

phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản

phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng

thương hiệu hàng hóa Việt Nam [14].

Page 127: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

120

Bằng nhiều con đường, Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu vào

nền kinh tế toàn cầu, hoạt động sản xuất kinh doanh theo chuẩn mực của quan hệ

thị trường thế giới, thể hiện rất rõ qua những nỗ lực ấn tượng trong đàm phán để

ký kết các Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới, cụ thể như sau:

Năm 2015 và đầu năm 2016, Việt Nam đã ký kết 04 Hiệp định thương mại

tự do thế hệ mới quan trọng: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc

(VKFTA) ký kết ngày 5/5/2015; Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và

Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN-EAEU FTA) ký kết ngày 29/5/2015; Hiệp định

Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) ký kết ngày

02/12/2015; và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ký kết ngày

4/2/2016.

Đến cuối năm 2016, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán 16

FTA. Trong số này, có 10 FTA đã thực thi (06 FTA trong số này với tư cách

là thành viên ASEAN, 04 FTA còn lại với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, và

EEC); 02 FTA đã kết thúc đàm phán là TPP và Hiệp định Thương mại tự do

giữa Việt Nam và EU (EVFTA) và 04 FTA đang đàm phán là Hiệp định Đối

tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN - Hồng Kông, FTA với

Israel và với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA).

Theo lộ trình cam kết, phần lớn các hiệp định thương mại tự do mà Việt

Nam đã tham gia đều bước sang giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế

quan đối với phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu. Trong đó: (i) Xét

về mức độ cam kết, hầu hết các FTA mà Việt Nam đã ký kết thì mức độ tự do hóa

về thuế nhập khẩu trung bình khoảng 90% số dòng thuế, trừ Hiệp định ASEAN

(ATIGA) là Hiệp định nội khối với mức cam kết tự do hóa xấp xỉ 97%. (ii) Xét về

lộ trình, FTA hoàn thành lộ trình sớm nhất là ATIGA (2018), tiếp đó là ACFTA

(2020) và AKFTA (2021). Hiện nay, mức độ tự do hóa thuế quan của Việt Nam

với các đối tác FTA đã ở mức khá cao: Trong ATIGA đạt khoảng 93%, ASEAN -

Trung Quốc 84% số dòng thuế về 0%, ASEAN - Hàn Quốc 78% và ASEAN -

Nhật Bản 62%. Cam kết về thuế nhập khẩu trong hai khuôn khổ FTA thế hệ mới

Page 128: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

121

là TPP và Việt Nam - EU có tỉ lệ tự do hóa cao hơn với lộ trình ngắn hơn, hướng

tới cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 100% số dòng thuế, cụ thể như sau: Với EU,

Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5%

số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU, và sau 10 năm là

khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Đối

với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc dành ưu đãi

cho EU trên cơ sở hạn ngạnh thuế quan của WTO.[56]

Để đáp ứng bối cảnh mới, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 là: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ

mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước. Đẩy mạnh thực hiện các

đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng,

nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển văn hóa, thực hiện dân

chủ, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã

hội và cải thiện đời sống nhân dân. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản

lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tăng cường quốc phòng, an ninh,

kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,

toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế. Giữ gìn hòa

bình, ổn định, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất

nước. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Phấn đấu sớm đưa nước

ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. [15]

4.1.1.2. Những yêu cầu mới đặt ra đối với việc phát triển hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia ở Việt Nam

Thương mại thế giới ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của sản

xuất và tiêu dùng. Nếu trước đây các hoạt động giao dịch chủ yếu là các sản

phẩm hữu hình, thì ngày nay ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ, phi vật thể. Các

thể nhân trên thị trường giao dịch cũng gia tăng về số lượng và quy mô, thực

hiện kinh doanh thương mại theo hướng chuyên ngành và đa ngành. Các phương

thức giao dịch cũng ngày càng hiện đại, nhiều dịch vụ thương mại mới ra đời.

Page 129: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

122

Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ,

thuận lợi hóa thủ tục hải quan... trong quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, các nhà

sản xuất và phân phối cũng được đẩy mạnh. Do sự phát triển này, việc thỏa

thuận giữa các quốc gia trong giao thương cũng ngày càng mở rộng nội dung.

Điều đó có nghĩa, các nội dung được đề cập trong các FTA không chỉ còn bó

hẹp trong các nội dung truyền thống, mà còn được bổ sung các nội dung mới.

Chính vì vậy, xuất hiện khái niệm FTA thế hệ mới.

Có thể nói, các hiệp định FTA thế hệ mới có những tiêu chuẩn cao và

nội dung chưa từng được đề cập trong các thỏa thuận tự do thương mại trước

đó. Như vậy, trong giai đoạn tới, Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền

kinh tế thế giới, tham gia ngày càng nhiều vào các quá trình hợp tác kinh tế khu

vực và thế giới, đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một

trong những lĩnh vực trọng tâm. Điều đó, một mặt sẽ tạo thêm xung lực cho phát

triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu của

Việt Nam với các nền kinh tế trên thế giới. Mặt khác, cũng đòi hỏi Việt Nam

phải đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện việc

phân phối tài nguyên quốc gia, tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) và cải

thiện năng lực cạnh tranh, tính linh hoạt của nền kinh tế...

Chính vì vậy, trong các chủ trương, chính sách của Việt Nam đã có định

hướng về phát triển tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ thương mại quốc tế

như sau:

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ số 103/NQ-CP ngày

05/12/2016 đã nêu Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ

Công Thương và bộ, ngành liên quan đề xuất phương án rà soát, xây dựng các

tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để xây dựng hàng rào kỹ thuật phù

hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. [10]

Trong Quyết định 1137/QĐ-TTg ngày 3/8/2017 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu

Page 130: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

123

của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cũng đã nêu rõ giải

pháp nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu: “Đẩy nhanh việc xây

dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế,

tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu, bao

gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn

môi trường” [29].

Trong Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ

về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã

có hiệu lực cũng đã yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ “Xây dựng và hoàn

thiện các quy định, tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật

đối với hàng nhập khẩu, phù hợp với cam kết và quy định quốc tế”. [30]

Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính

phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi

trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và

những năm tiếp theo cũng đã nêu Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối

hợp với các bộ quản lý chuyên ngành: “Xây dựng, ban hành kịp thời, đầy đủ

hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm,

hang hóa, quản lý quy trình sản xuất, dịch vụ”. [11]

4.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia (TCVN) đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035

4.1.2.1. Phương hướng

Đứng trước bối cảnh càng hội nhập quốc tế hàng rào quan thuế ngày

càng được dỡ bỏ và đích của nó sẽ về mức từ 0 - 5%. Ngược lại, nhiều hàng

rào phi thuế quan như: các biện pháp phòng vệ trong thương mại, các quy

định về giữ gìn môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm, về xuất xứ

hàng hóa, yêu cầu về an sinh xã hội, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người

lao động… sẽ được dựng lên dày đặc và sẽ khó vượt qua, cùng với xu hướng

phát triển kinh tế xanh, sản phẩm tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi

Page 131: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

124

trường, các tiêu chuẩn cao được đặt ra, việc phát triển hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia ở Việt Nam cần có những yêu cầu mới để đáp ứng sự phát triển bền

vững: kinh tế, môi trường và xã hội, cụ thể:

- Mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, nhằm đáp ứng

tốt hơn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

- Hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế cần đảm bảo tính

hợp lý, có chọn lọc để vừa hạn chế những tác động tiêu cực do việc hài hòa

tiêu chuẩn gây ra, vừa đảm bảo cập nhật với tiến bộ của khoa học - công

nghệ. Nghiên cứu giảm thiểu tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia xây dựng theo phương

pháp không tương đương.

- Tăng cường sự tham gia vào hoạt động của các tổ chức tiêu chuẩn quốc

tế hàng đầu, đặc biệt là ISO và IEC song song với việc phát triển các mối

quan hệ song phương với các tổ chức tiêu chuẩn hàng đầu của nước ngoài

khác (như ASTM, ANSI,...)

- Rà soát hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo đúng quy định để cập nhật

với tiến bộ của khoa học và công nghệ, đáp ứng các yêu cầu FTA thế hệ mới;

- Đẩy mạnh, đổi mới cách thức, biện pháp thông tin, tuyên truyền về

hoạt động tiêu chuẩn hóa. Vận hành cổng thông tin doanh nghiệp, trang tin

thông tin, cảnh báo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4.1.2.2. Mục tiêu

Để đáp ứng được những yêu cầu mới đặt ra trong bối cảnh hội nhập sâu

vào nền kinh tế quốc tế, cần phải phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo

các mục tiêu sau.

- Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia có nội hàm khoa học cao để tạo

thuận lợi cho việc trao đổi quốc tế các hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ tăng trưởng

kinh tế bền vững và hợp lý, thúc đẩy đổi mới và bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an

toàn và bảo vệ môi trường cũng như tuân thủ các FTA mà Việt Nam tham gia

Page 132: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

125

ký kết thông qua việc chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực một

cách có chọn lọc.

- Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, xây dựng

các tiêu chuẩn quốc gia có trọng tâm và trọng điểm đáp ứng với tốc độ tăng

trưởng cao và bền vững, để đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia có thể phát huy hiệu

quả cao nhất khi đưa vào áp dụng. Đối với các Bộ, ngành khi xây dựng quy

hoạch phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành phải bám sát vào

các định hướng quy hoạch phát triển ngành.

- Triển khai quy hoạch, lập kế hoạch và tổ chức xây dựng một số nhóm

tiêu chuẩn chiến lược phục vụ phát triển kinh tế và đổi mới mô hình tăng

trưởng (nhóm tiêu chuẩn trong lĩnh vực Đô thị thông minh, Tiết kiệm năng

lượng, An toàn thực phẩm, Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Áp dụng các hệ

thống quản lý).

- Huy động sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là các tổ chức khoa học,

giáo dục và đào tạo, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để đáp

ứng thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ hội nhập quốc tế trong phát triển hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia.

- Chú trọng xây dựng, phát triển tiềm lực tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là đào tạo

nguồn nhân lực trẻ và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao nhằm phát triển

năng lực nội sinh của đất nước trong phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.

- Phát triển hệ thống thông tin pháp luật và các thông tin khác liên quan

đến tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa. Đảm bảo khả năng tiếp

cận thông tin cũng như cung cấp thông tin kịp thời cho các bên liên quan.

Việc thực hiện tốt những mục tiêu nêu trên sẽ góp phần cải tiến và nâng

cao trình độ khoa học - công nghệ của hệ thống TCVN nói chung cũng như

tăng cường hài hoà TCVN với các TCQT, TCKV cả về phương pháp luận xây

dựng tiêu chuẩn lẫn nội dung và hình thức của các tiêu chuẩn tương đương để

Page 133: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

126

góp phần giảm bớt và tiến tới xoá bỏ những rào cản kỹ thuật không cần thiết

trong thương mại, xây dựng những hàng rào kỹ thuật phù hợp với các cam kết

quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT

NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035

Để phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đến năm 2025 và

tầm nhìn đến năm 2035 cũng như những năm tiếp sau, trên cơ sở hiện trạng

hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, mục tiêu và phương hướng đã nêu ở trên, tác

giả xin đề xuất sáu nhóm giải pháp sau đây:

4.2.1. Nhóm giải pháp về xây dựng chiến lược phát triển hệ thống

tiêu chuẩn quốc gia

4.2.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở

Việt Nam đến năm 2035

Tiêu chuẩn có tác động ngày càng sâu rộng đến mọi lĩnh vực hoạt động

của xã hội và vì vậy việc hoạch định một chiến lược phát triển thích hợp

mang ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, chiến

lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vì vậy, phải được xây dựng trên

cơ sở phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia theo các

định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2035,

đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế kỹ thuật theo các

chiến lược, quy hoạch phát triển đã được Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó,

chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cũng phải thể hiện sự chú

trọng đặc biệt đến định hướng đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là sự

chuyển đổi cơ chế hoạt động từ quản lý tập trung sang cơ chế mở, minh bạch

với sự tham gia tự nguyện của các bên liên quan.

Chính vì vậy, mục tiêu chiến lược cho hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt

Nam là: Hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để sớm

Page 134: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

127

đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hoá với Tầm nhìn 2035 đối với

hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam là: Xây dựng các tiêu chuẩn chất

lượng cao bằng cách đảm bảo rằng Thu hút sự tham gia của các bên liên quan

và các đối tác một cách hiệu quả. Nền tảng vững chắc trong Phát triển con

người và tổ chức, Sử dụng công nghệ hiệu quả và tập trung vào Trao đổi

thông tin sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu cuối cùng là Các tiêu chuẩn

được sử dụng ở mọi nơi.

Để đảm bảo mục tiêu cũng như tầm nhìn nêu trên, cần thực hiện theo các

định hướng chiến lược như sau: (i) Cải thiện môi trường pháp lí về tiêu chuẩn

và hợp chuẩn; (ii) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đáp

ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và quản lý nhà nước trong các lĩnh vực

trọng điểm của nền kinh tế quốc dân và các đối tượng xuất nhập khẩu chính;

(iii) Chú trọng hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam với các tiêu

chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, một cách thích hợp, đẩy mạnh việc quảng

bá và áp dụng các tiêu chuẩn hài hoà đối với các doanh nghiệp trong các lĩnh

vực ưu tiên; (iv) Tăng cường việc phổ biến và sử dụng tiêu chuẩn quốc gia tại

các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người tiêu dùng trong quản lý nhà nước.

mua sắm, thương mại, sản xuất và cung cấp dịch vụ; (iv) Sử dụng tiêu chuẩn

quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế một cách thích hợp trong các quy chuẩn kỹ thuật;

(v) Xây dựng và triển khai các chương trình tiêu chuẩn hoá đồng bộ trong các

lĩnh vực ưu tiên; (vi) Tham gia tích cực có trọng điểm vào hoạt động tiêu

chuẩn hoá quốc tế và khu vực, đặc biệt là các công việc kỹ thuật thông qua

việc tham gia là thành viên P (thành viên chính thức) trong các ban kỹ thuật

tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực ưu tiên quốc gia; (vii) Tăng cường giáo dục-đào tạo

nâng cao nhận thức, trình độ và kỹ năng hoạt động tiêu chuẩn hóa; (viii) Tăng

cường năng lực hoạt động cho các Tổ chức biên soạn tiêu chuẩn và Cơ quan

tiêu chuẩn quốc gia.

Page 135: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

128

4.2.1.2. Nâng cao sự tiệm cận các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu

chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực một cách thích hợp thông qua hài hòa

tiêu chuẩn.

Một là, đảm bảo sự tương hợp về lĩnh vực/chủ đề giữa hệ thống TCVN và

các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO, IEC, Codex và các hệ thống tiêu chuẩn

của các tổ chức hoạt động TCH khu vực mà Việt Nam lựa chọn để hài hoà.

Sự tương hợp của hệ thống TCVN và các hệ thống TCQT, TCKV nêu

trên đảm bảo rằng hệ thống TCVN sẽ được phát triển theo hướng hài hoà với

các hệ thống đó, đồng thời tạo thuận lợi cho việc hoạch định các bước và hoạt

động cụ thể trên cơ sở của việc phân tích, so sánh dễ dàng.

Việc tham gia của Việt Nam vào các hoạt động TCH quốc tế của ISO, IEC

và Codex (mà nước ta là thành viên) cũng như sự hợp tác với các tổ chức hoạt

động TCH khu vực sẽ đảm bảo cho việc chuyển đổi hệ thống TCVN theo

hướng tương hợp với các hệ thống tiêu chuẩn đó được thuận lợi cả về khai thác

thông tin lẫn bài bản phương pháp luận - nghiệp vụ về xây dựng tiêu chuẩn.

Khi xem xét sự tương hợp giữa hệ thống TCVN và hệ thống tiêu chuẩn

của các tổ chức hoạt động TCH quốc tế, ở những lĩnh vực/chủ đề mà các hệ

thống tiêu chuẩn quốc tế ISO, IEC và Codex đã có, cần đảm bảo nguyên tắc

giành sự ưu tiên cho các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế này.

Hai là, soát xét thay thế các tiêu chuẩn quốc gia hiện có hài hòa với tiêu

chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực. Các tiêu chuẩn này cần được đưa vào kế

hoạch soát xét và xem xét khả năng chấp nhận các TCQT, TCKV đã có thành

TCVN ở mức độ phù hợp. Cụ thể là, đối với các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ

thuật nên chấp nhận ở mức độ hoàn toàn tương đương như vậy sẽ giúp nâng

cao chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam và tạo thuận lợi cho các doanh

nghiệp xuất khẩu áp dụng các yêu cầu kỹ thuật cho hàng xuất khẩu phù hợp

với quy định của quốc tế và dễ dàng được chấp nhận ở thị trường quốc tế.

Page 136: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

129

Mặc dù, đối tượng chính yếu được đề cập của luận án này là hệ thống

tiêu chuẩn quốc gia, tuy nhiên đối với các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành

cũng cần được rà soát lại để phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về hệ

thống quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi

trường, phát triển bền vững, bởi lẽ các chuẩn mực quốc tế về hệ thống quản

lý về truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đều

rất nghiêm ngặt, chặt chẽ và bao quát đầy đủ các khía cạnh trong quản lý

mà chúng ta nên chấp nhận hoàn toàn không cần sửa đổi. Ngoài ra, quy

chuẩn kỹ thuật mang tính bắt buộc áp dụng, do đó nếu nó không nhất quán

hoặc có những khác biệt với yêu cầu của quốc tế thì sẽ gây rất nhiều khó

khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu vì vừa phải đáp ứng quy định của quản lý

Nhà nước lại vừa phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu và đôi

khi gây lãng phí về tiền bạc và công sức.

Ba là, xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia mới hài hòa với tiêu chuẩn quốc

tế: (i) chúng ta cần đưa vào kế hoạch xây dựng các TCVN trên cơ sở chấp

nhận các TCQT, TCKV hiện có, đặc biệt là các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ

thuật, bao gồm cả quy định về bao gói, ghi nhãn và các tiêu chuẩn về hệ thống

quản lý, hệ thống truy xuất nguồn gốc và quản lý môi trường, phát triển bền

vững vì đây là những tiêu chuẩn mang tính chuẩn mực toàn cầu và được chấp

nhận rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Các tiêu chuẩn về thuật ngữ, định

nghĩa, phân loại cũng cần được hài hòa để thiết lập sự thông hiểu chung và

tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại quốc tế; (ii) với các đối tượng cần xây

dựng TCVN mới nhưng chưa có TCQT, TCKV thì chúng ta cần nghiên cứu

quy định ở các nước phát triển hoặc ở những thị trường xuất khẩu thế mạnh

của Việt Nam về những mặt hàng này để đưa ra quy định nhằm đáp ứng yêu

cầu ở các thị trường xuất khẩu và sau đó nên cùng các quốc gia khác đề xuất

kế hoạch xây dựng TCQT, TCKV cho lĩnh vực liên quan.

Page 137: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

130

4.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm phát

triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

4.2.2.1. Hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách quản lý nhà nước và

thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý nhà nước về tiêu chuẩn hóa

Hoạt động tiêu chuẩn hóa Việt Nam luôn do nhà nước giữ vai trò chủ

đạo cả về thể chế, nguồn lực và phát triển, mang đậm dấu ấn của một hệ

thống được khởi xướng từ nhà nước theo phương thức tiếp cận từ trên xuống.

Hệ thống này chỉ thích hợp với nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trước

đây, trong đó tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh (chủ yếu là doanh nghiệp

nhà nước) đều phải bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành.

Trước mắt và còn một thời gian khá dài nữa, chủ thể của hoạt động tiêu

chuẩn hóa ở Việt Nam sẽ vẫn là nhà nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta

đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đa thành phần khi mà các thành

phần kinh tế khác đang tham gia tích cực và có đóng góp ngày càng lớn hơn,

đối tượng chủ yếu của tiêu chuẩn hoá là các doanh nghiệp với quyền tự chủ

trong hoạt động sản xuất kinh doanh kể cả việc xây dựng và áp dụng tiêu

chuẩn thì chúng ta sẽ phải đối đầu với những bất cập về tiêu chuẩn hóa. Chính

vì vậy, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phải được thay đổi từ phương pháp tiếp

cận mang tính chất "áp đặt"sang phương pháp mang tính "lôi cuốn", hướng

dẫn và tạo sân chơi bình đẳng để các bên liên quan cùng tham gia.

Để hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách quản lý nhà nước và thực hiện

đầy đủ các nội dung quản lý nhà nước về tiêu chuẩn hóa, Cơ quan tiêu chuẩn

quốc gia (NSB) - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cần phải thiết

lập được một diễn đàn công khai, phản ảnh được các ý kiến và quan điểm của

các ngành công nghiệp, người tiêu dùng và các bên liên quan trong hoạt động

xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, cụ thể là:

Một là, Thiết lập một cơ chế để phản ánh được các ý kiến của các ngành

công nghiệp, người tiêu dùng và các bên liên quan trong hoạt động xây dựng

và áp dụng tiêu chuẩn.

Page 138: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

131

Hai là, Chuyển giao dần dần nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho

các bộ phận khác của xã hội để cơ quan tiêu chuẩn quốc gia chỉ đóng vai trò

của nhà tổ chức "diễn đàn" để đồng thuận các giải pháp tiêu chuẩn hoá ở tầm

quốc gia.

Ba là, Tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các quy

định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng

sản phẩm, hàng hóa bằng nhiều hình thức đến các tổ chức, cá nhân sản xuất,

kinh doanh và người tiêu dùng.

Bốn là, Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác

thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của

pháp luật đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh vi phạm

về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu công

nghiệp, ghi nhãn hàng hóa; ngăn chặn việc lưu thông hàng hóa giả, hàng hóa

kém chất lượng, hàng hóa đã hết hạn sử dụng, hàng hóa không đảm bảo đo

lường, hàng hóa độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và

môi trường.

Năm là, Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng

suất-chất lượng; khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quốc gia,

tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, xây dựng tiêu

chuẩn cơ sở trong quá trình sản xuất, kinh doanh; xây dựng và áp dụng các hệ

thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000...).

Sáu là, Hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận và công bố hợp chuẩn,

hợp quy sản phẩm, hàng hóa cho các cơ sở, doanh nghiệp.

4.2.2.2. Nghiên cứu sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia (2006).

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ban hành năm 2006, đến nay đã

triển khai áp dụng được hơn 10 năm. Trong thực tiễn áp dụng một số nội

dung không còn phù hợp với tình hình thực tế phân công trách nhiệm quản lý

Page 139: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

132

nhà nước các bộ ngành, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh

đó, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các cam kết quốc tế và khu vực

như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại

tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) … về loại bỏ rào cản kỹ

thuật đưa ra các cam kết, yêu cầu cao hơn các thỏa thuận trước đây về đảm

bảo tính minh bạch, thông thoáng của hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ

thuật, đòi hỏi các thành viên phải quy định những cơ chế pháp lý, biện pháp

cụ thể hơn để các bên có quyền tham gia sâu vào quá trình kế hoạch, xây

dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm thúc đẩy thương mại tự

do, cụ thể như sau:

Thứ nhất, mở rộng cơ chế hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực. Hiệp

định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp

định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự

do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU), Hiệp định Đối tác Kinh tế

Toàn diện Khu vực (RCEP) quy định các cam kết mới cần bổ sung vào Luật

Tiêu chuẩn và QCKT (2006): (i) Cam kết hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài

hòa với tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế; (ii) Việc minh bạch

hóa trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật như hợp tác

với các thành viên cần đảm bảo rằng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến

nghị quốc tế được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, ban hành

quy chuẩn kỹ thuật, không tạo ra rào cản kỹ thuật đối với thương mại quốc tế;

(iii) Cho phép các tổ chức, cá nhân của nước thành viên khác tham gia vào

quá trình xây dựng, góp ý dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia, quy trình đánh giá sự phù hợp; (iv) Phải công bố tất cả dự thảo

QCVN, quy trình đánh giá sự phù hợp (bao gồm tất cả dự thảo, dự thảo sửa

đổi, bản chính thức QCVN và quy trình đánh giá sự phù hợp).

Thứ hai, rà soát, làm rõ trách nhiệm, thẩm quyền các bộ ngành, địa

phương trong quy hoạch, kế hoạch, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia nhằm loại

Page 140: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

133

bỏ mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khi xây dựng

tiêu chuẩn quốc gia.

Thứ ba, trong quá trình hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn cũng đã

nảy sinh một số vấn đề nghiệp vụ cần được xem xét, giải quyết để đáp ứng

các yêu cầu thực tế hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và hoạt động

công bố áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Luật Tiêu chuẩn và Quy

chuẩn kỹ thuật cần bổ sung một số vấn đề: (i) quy trình xây dựng, ban hành,

áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với định hướng thúc đẩy xã hội hóa;

(ii) Mở rộng quyền tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia của khu vực tư

nhân; (iii) Thành lập và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn chuyên ngành;

(iv) Các quy định về ghi nhãn, mã số mã vạch nhằm truy xuất nguồn gốc sản

phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Thứ tư, nêu rõ trong Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về kinh

phí từ ngân sách nhà nước cho hoạt động tiêu chuẩn hóa chỉ sử dụng cho

việc thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao để đảm bảo hiệu lực pháp

luật cho việc thi hành. Khuyến khích nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn

từ khu vực tư nhân.

4.2.3. Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế cấp kinh phí, đa dạng hóa

nguồn lực tài chính cho xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

Trách nhiệm xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn là trách nhiệm của toàn xã

hội, nhà nước (chính phủ) chỉ nên có trách nhiệm đảm bảo kinh phí cho việc

duy trì và phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng các tiêu chuẩn

quốc gia phục vụ cho yêu cầu quản lý, yêu cầu chung của toàn xã hội còn việc

đảm bảo, hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về các

vấn đề cụ thể của hoạt động sản xuất - kinh doanh là trách nhiệm của các tổ

chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh.

Page 141: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

134

Chính vì vậy, để duy trì và phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia,

xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia phục vụ cho yêu cầu quản lý, cơ chế cấp

kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia

cần được cải tiến và đổi mới trên cơ sở xem xét một cách đầy đủ các nội

dung công việc cần thiết, nghĩa là không chỉ bao gồm chuyển dịch, tổ chức

các cuộc họp của Ban/Tiểu ban kỹ thuật, lấy ý kiến chuyên gia, ... mà còn

có các nội dung khác đảm bảo tính khả thi của tiêu chuẩn quốc gia được

xây dựng và đảm bảo cho tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng có hiệu quả

như: khảo sát, khảo nghiệm, thử nghiệm, phổ biến áp dụng, đánh giá hiệu

quả áp dụng và soát xét.

Bên cạnh đó, việc huy động kinh phí từ các nguồn khác cũng rất cần

thiết, ví dụ: huy động từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; đóng

góp của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ áp dụng tiêu chuẩn hài hoà nếu được

xây dựng; sự hỗ trợ tài chính từ các dự án hợp tác quốc tế và nước ngoài,

v.v... Tỷ lệ kinh phí hỗ trợ này cần được hoạch định theo hướng tăng dần theo

thời gian để đạt đến mức độ tối ưu xác định. Trước mắt, các bên liên quan cần

đóng góp cho việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia thông qua việc chi trả cho sự

tham gia của các chuyên gia của mình khi tham gia hoạt động Ban kỹ thuật

tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, có thể tạo nguồn kinh phí hỗ trợ bằng cách cung cấp

các dịch vụ giáo dục-đào tạo, xuất bản-phát hành, chứng nhận và các dịch vụ

khác mà thị trường đòi hỏi.

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006) đã quy định trách nhiệm của

các Bộ, ngành trong việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia cho các đối

tượng thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của mình. Với cơ chế thích hợp, các

Bộ, ngành có thể sẽ huy động được kinh phí hỗ trợ đáng kể cho việc xây dựng

dự thảo tiêu chuẩn quốc gia. Cùng với việc làm trên, cần khuyến khích và thúc

đẩy các tổ chức, cá nhân biên soạn dự thảo đề nghị và chuyển đến Tổng cục

TCĐLCL để xem xét, chuyển đổi thành dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.

Page 142: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

135

4.2.4. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho

xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

Thực tế cho thấy, sau khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có

hiệu lực (từ 01/01/2007) các Bộ, ngành đã triển khai hoạt động tiêu chuẩn và

quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Tuy nhiên, khi chuyển từ trách nhiệm tham gia xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn

Việt Nam như trước đây sang trách nhiệm chủ trì tổ chức xây dựng dự thảo

tiêu chuẩn quốc gia trong phạm vi lĩnh vực quản lý được phân công như quy

định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, khá nhiều Bộ, ngành đã gặp

phải những khó khăn về hạ tầng tiêu chuẩn hoá dẫn đến những bất cập trong

việc tổ chức và thực hiện các hoạt động cụ thể, cụ thể là:

+ Việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia được giao cho các cơ quan,

tổ chức chưa hiểu biết nhiều về kỹ năng và nghiệp vụ về tổ chức xây dựng

tiêu chuẩn quốc gia nên nhiều dự thảo tiêu chuẩn quốc gia khi trình thẩm định

chưa đảm bảo được yêu cầu về nội dung thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc

gia theo Điều 18, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006).

+ Chưa thành lập được các ban kỹ thuật tiêu chuẩn chuyên ngành để

thực hiện việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia nên chưa đảm bảo được

nguyên tắc đồng thuận theo quy định quốc tế.

Bên cạnh đó, để phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cần một lực

lượng chuyên gia tham gia có năng lực về trình độ chuyên môn kỹ thuật, có

sự am hiểu về trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là với xu hướng hài hòa tiêu chuẩn

quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế và tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động

tiêu chuẩn hóa quốc tế thì những người tham gia vào quá trình biên soạn tiêu

chuẩn hay nói cách khác là thành viên của các tổ chức biên soạn tiêu chuẩn,

thành viên các ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia lại càng cần phải đảm bảo các

kỹ năng cần thiết như trình độ chuyên môn về các lĩnh vực cụ thể, nghiệp vụ

tiêu chuẩn hóa quốc tế và kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng trình bày.

Page 143: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

136

Để giải quyết được những yêu cầu nên trên, Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia

(Tổng cục TCĐLCL) cần phải thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn để bồi

dưỡng nghiệp vụ tiêu chuẩn hoá, các kỹ năng tin học xử lý tài liệu trong quá

trình xây dựng tiêu chuẩn cho các thành viên của Ban kỹ thuật, kể cả đào tạo

ở nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện để các thành viên Ban kỹ thuật (ưu tiên

các Ban kỹ thuật thành viên P/O) tham gia vào các hoạt động TCH quốc tế

/khu vực. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để có chế độ phụ cấp đối với các

Trưởng ban, thư ký Ban kỹ thuật, chế độ bồi dưỡng, đào tạo, tham gia hoạt

động TCH ở phạm vi trong nước và quốc tế để tạo điều kiện cũng như khuyến

khích động viên các thành viên Ban kỹ thuật tham gia tích cực và có hiệu quả

trong công tác TCH.

Mặt khác, cần có biện pháp nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ

cho đội ngũ cán bộ tiêu chuẩn hóa của các bộ, ngành, cụ thể (i) tổ chức các

khóa đào tạo trong nước cho các cán bộ chuyên trách hoặc đầu mối chính về

công tác tiêu chuẩn hóa tại các bộ, ngành hoặc đào tạo ở các nước tiên tiến

dưới hình thức kèm cặp, với chuyên gia của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

(ISO) và các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực khác; (ii) đào tạo nghiệp

vụ, kỹ năng xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và tham gia xây dựng tiêu chuẩn

quốc tế cho các cán bộ trực tiếp xây dựng tiêu chuẩn quốc gia tại các Bộ,

ngành để có nhiều cơ hội thực hành, trao đổi kinh nghiệm giữa các nước thông

qua thảo luận tại các cuộc họp ban kỹ thuật; (iii) thành lập các ban kỹ thuật tiêu

chuẩn chuyên ngành thực hiện việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia để đảm bảo

nguyên tắc đồng thuận.

Về lâu dài, cần thiết lập cơ sở đào tạo chuyên ngành/chính quy về TCH

bắt đầu từ bậc đại học và thậm chí là cấp phổ thông, đưa TCH trở thành bộ

môn giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề như nhiều nước đã

làm. Kinh nghiệm của các nước cho thấy là cần hướng đến việc nâng cao

nhận thức về TCH đối với giới trẻ - những người sẽ thực hiện hoạt động TCH

trong tương lai, đồng thời, hướng tới các doanh nghiệp và viện nghiên cứu tư

nhân. Điều này sẽ giúp nâng cao nhận thức về TCH trong công chúng.

Page 144: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

137

4.2.5. Nhóm giải pháp về mở rộng sự phối kết hợp giữa các bên liên

quan trong xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

4.2.5.1. Xã hội hóa hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam

Trong bối cảnh phát triển và hội nhập, để đáp ứng các nhu cầu xây dựng

và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia đang thay đổi nhanh chóng và việc xây dựng

tiêu chuẩn quốc gia cần dựa trên nhu cầu thị trường với sự tham gia tự nguyện

và rộng rãi của các bên có lợi ích liên quan (các cơ quan quản lý, các tổ chức

sản xuất-kinh doanh; các hội, hiệp hội chuyên ngành; các tổ chức nghiên cứu,

triển khai; …) thì yêu cầu xã hội hóa hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu

chuẩn quốc gia ở Việt Nam là yêu cầu cần được nghiên cứu và triển khai một

cách bài bản và thích hợp.

Việc xã hội hoá hoạt động TCH ở Việt Nam nên được định hướng vào

những nội dung sau đây:

- Thứ nhất, mở rộng sự tham gia của các ngành công nghiệp và xã hội

vào hoạt động TCH quốc gia và quốc tế: Trong bối cảnh phát triển và hội

nhập, để đáp ứng các nhu cầu xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia đang

thay đổi nhanh chóng và việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cần dựa trên nhu

cầu thị trường với sự tham gia tự nguyện và rộng rãi của các bên có lợi ích

liên quan (các cơ quan quản lý, các tổ chức sản xuất - kinh doanh; các hội,

hiệp hội chuyên ngành; các tổ chức nghiên cứu, triển khai;…) thì yêu cầu mở

rộng sự tham gia của các ngành công nghiệp và xã hội trong hoạt động xây

dựng tiêu chuẩn ở Việt Nam và quốc tế cần được nghiên cứu và triển khai

một cách bài bản và thích hợp.

Cụ thể, về thủ tục xây dựng, quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia so

với quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế rất nhiều về tính “mở”

ở cả thành phần tham gia xây dựng tiêu chuẩn cho đến công khai những thông

tin về quá trình xây dựng tiêu chuẩn. Điều này dẫn đến kế hoạch xây dựng

Page 145: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

138

tiêu chuẩn quốc gia không xuất phát từ thực tiễn, không đáp ứng yêu cầu thực

tiễn cũng như chưa lôi kéo được sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình

xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và do đó doanh nghiệp thường thiếu thông tin

về tiêu chuẩn quốc gia và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia sau khi công bố. Chính

vì vậy thông tin về toàn bộ quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cần công

khai từ khâu kế hoạch cho tới khi công bố chính thức và “mở” để tất cả các

bên quan tâm đều có quyền tham gia vào toàn bộ quá trình này từ khâu kế

hoạch cho đến khi công bố tiêu chuẩn quốc gia. Cần thiết lập hệ thống thông

tin điện tử về quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia để các bên quan tâm đều

có thể tiếp cận thông tin và tham gia nếu không có điều kiện tham gia trực

tiếp. Chúng ta có thể tham gia một số hệ thống góp ý trực tuyến cho quá trình

xây dựng tiêu chuẩn của một số tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và khu vực rất

dễ tiếp cận và sử dụng hiện nay để thiết lập hệ thống này cho Việt Nam.

Để cụ thể hoá các lợi ích về kinh tế-xã hội tiềm tàng của TCH, bao gồm

khả năng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo quyền lợi của nhà

sản xuất và người tiêu dùng, Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia cần phải thiết lập

được những cơ chế để thu hút sự tham gia vào quá trình xây dựng TCVN của

đại diện các cơ quan nhà nước, tổ chức nghiên cứu, hiệp hội ngành nghề và

người tiêu dùng. Cụ thể, cần mở rộng thành phần tham gia vào quá trình xây

dựng tiêu chuẩn quốc gia, không cần phải đưa ra quy định giới hạn về số

lượng các bên quan tâm tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, như vậy

sẽ giúp nâng cao chất lượng tiêu chuẩn quốc gia, đảm bảo mục tiêu tiêu chuẩn

quốc gia được xây dựng trên cơ sở đáp ứng yêu cầu thực tiễn cho doanh

nghiệp sản xuất, kinh doanh. Những đại diện này có thể tham gia vào quá

trình xây dựng tiêu chuẩn với tư cách thành viên các ban kỹ thuật tiêu chuẩn

quốc gia hoặc đặt hàng xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia mà họ cần thiết, bao

gồm cả việc cấp kinh phí cho việc xây dựng các tiêu chuẩn này, cũng như đề

Page 146: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

139

xuất dự án xây dựng tiêu chuẩn và góp ý cho dự thảo tiêu chuẩn nhằm bảo vệ

quyền lợi của họ và của người tiêu dùng.

- Thứ hai, tăng cường các hoạt động hỗ trợ: Thực hiện Chương trình

quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của

doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”[28] được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt tại Quyết định số 712/2010/QĐ-TTg, ngày 21/5/2010, các hoạt

động hỗ trợ như giáo dục-đào tạo, thông tin-tuyên truyền, hướng dẫn, phổ

biến kiến thức, nhận thức và kỹ thuật, nghiệp vụ về TCH như: Phổ biến,

hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho doanh nghiệp; Đào

tạo nghiệp vụ xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, hướng dẫn gần doanh

nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm hàng hóa thuộc các

ngành chủ lực, tác động nhiều đến xã hội, liên quan đến an toàn, vệ sinh và

sức khỏe người tiêu dùng; Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng

hệ thống, công cụ quản lý cho doanh nghiệp; Hỗ trợ doanh nghiệp chứng

nhận hợp chuẩn đối với các TCVN đã hài hòa, cũng như chứng nhận hợp

chuẩn đối với các TCQT, TCKV có liên quan đã được chú trọng tuy nhiên

chưa có tính hệ thống và thường xuyên. Kinh nghiệm của các nước trong

khu vực và trên thế giới cho thấy rằng hoạt động này cần phải được triển

khai thường xuyên, liên tục và có hệ thống thì mới có thể đạt được hiệu quả

mong muốn. Để làm tốt việc này, cơ quan tiêu chuẩn quốc gia cần phối hợp

chặt chẽ với các hội, hiệp hội chuyên ngành, các tổ chức giáo dục - đào tạo

và các cơ quan truyền thông. Hình thức và phương pháp thích hợp cũng là

vấn đề quan trọng cần xem xét.

4.2.5.2. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá và

hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn hóa ở

mọi cấp, mọi ngành và đối với mọi thành phần trong cộng đồng xã hội.

Trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, vai trò của người tiêu

dùng và các bên liên quan ngày càng quan trọng và được pháp luật quy định

Page 147: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

140

những quyền cụ thể như tham gia trực tiếp vào ban soạn thảo tiêu chuẩn kỹ

thuật, mời tham gia góp ý kiến các dự thảo tiêu chuẩn có tác động, ảnh hưởng

lớn tới toàn xã hội, nền kinh tế, có quyền thành lập Hiệp hội, tổ chức xã hội

để có một cơ cấu ổn định, có tiếng nói thống nhất, đủ mạnh để tác động đến

các chính sách lớn của nhà nước trong hoạt động tiêu chuẩn hóa.

Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam cũng như các bên liên quan khác

trong quá trình biên soạn, xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia vẫn đang

phải đối mặt, đó là: Yếu về cơ sở hạ tầng để hỗ trợ (công nghệ thông tin, con

người ...); Thiếu kinh phí hoạt động nghiệp vụ; Thiếu chuyên môn sâu trong

các lĩnh vực tiêu chuẩn cụ thể; Ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp) còn hạn

chế, vì vậy khó khăn trong việc tiếp cận các tài liệu kỹ thuật nước ngoài trong

lĩnh vực liên quan; Nhận thức, hiểu biết về nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa còn hạn

chế; Chưa đủ năng lực tiếp cận các công nghệ mới; Thiếu thông tin khoa học,

công nghệ về một lĩnh vực tiêu chuẩn cụ thể.

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức của tất cả các bên liên quan về vai trò cũng

như những tác động tích cực của của tiêu chuẩn và hài hòa tiêu chuẩn trong

thương mại quốc tế. Điều này có thể thực hiện thông qua đào tạo, hội thảo và

để các bên liên quan trực tiếp tham gia vào hoạt động xây dựng tiêu chuẩn ở

cấp quốc gia và cấp quốc tế theo chiều hướng mới, đó là tham gia có định

hướng chiến lược vào hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc tế thay cho việc

chấp nhận một cách máy móc và thụ động các tiêu chuẩn quốc tế.

Hai là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến về tiêu chuẩn và nội dung tiêu

chuẩn, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về việc áp dụng và được chấp

nhận như nhau những tiêu chuẩn quốc gia được hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.

Các kết quả thử nghiệm, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia sẽ được chấp

nhận quốc tế khi chúng ta tham gia vào các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau,

doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục chứng nhận chất lượng một lần, ở một nơi và

được chấp nhận ở nhiều nơi trên thế giới. Việc tuyên truyền phổ biến nội dung

Page 148: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

141

tiêu chuẩn cũng cần gắn với tuyên truyền phổ biến về ý nghĩa và lợi ích khi

doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc gia và quốc tế để

ngày càng mở rộng đối tượng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn

hóa, để tiêu chuẩn được xây dựng ra sẽ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và đáp

ứng yêu cầu thực tiễn, đưa quá trình xây dựng tiêu chuẩn của Việt Nam hài hòa

hơn với quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, để tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia, cần tăng cường đầu tư cho các nội dung khác nhau của cơ

quan chịu trách nhiệm tổ chức việc xây dựng, thẩm định tiêu chuẩn quốc gia.

Cụ thể là đầu tư nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin tiêu chuẩn

quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế cũng như các thủ tục khác về đánh giá sự phù

hợp cho hàng xuất nhập khẩu, thông tin về thừa nhận lẫn nhau các kết quả

đánh giá sự phù hợp hàng xuất nhập khẩu. Để các bên liên quan dễ dàng tiếp

cận, nắm bắt thông tin về hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và mức độ tương

đương của các tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế chúng ta cần hoàn

thiện hơn hệ thống thông tin hiện tại về tiêu chuẩn hiện nay. Cụ thể là: (i),

Nâng cấp hệ thống thông tin tiêu chuẩn quốc gia của Tổng cục TCĐLCL để

dễ dàng tra cứu, có thể tìm kiếm tiêu chuẩn quốc tế từ tiêu chuẩn quốc gia

hoặc tìm kiếm các tiêu chuẩn quốc gia đã có tương đương với tiêu chuẩn quốc

tế; (ii) Thiết lập hệ thống thông tin trực tuyến về tiêu chuẩn quốc gia tại các

Bộ chuyên ngành; (iii) Nâng cấp hệ thống góp ý trực tuyến cho toàn bộ quá

trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở tham khảo các mô hình của

quốc tế của khu vực Châu Âu và của các nước ASEAN.

4.2.6. Nhóm giải pháp về tăng cường sự kết nối giữa tiêu chuẩn cơ sở

và tiêu chuẩn quốc gia

Tiêu chuẩn cơ sở là cấp tiêu chuẩn rất quan trọng, nó là tiền đề cho tiêu

chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, tiêu chuẩn cơ sở là nguồn dẫn xuất

tham khảo đa dạng và tiềm tàng về các cơ sở dữ liệu để xây dựng tiêu chuẩn

Page 149: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

142

quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và trong nhiều trường hợp, tiêu chuẩn cơ sở là sự cụ

thể hoá các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, giúp chúng ta kiểm chứng

lại tính hiệu quả, thực tiễn của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

Trên thế giới, ở các quốc gia phát triển, các tổ chức, doanh nghiệp đều rất

chú trọng tới hoạt động tiêu chuẩn hóa. Để phục vụ hoạt động sản xuất kinh

doanh của mình, ngoài việc vận dụng các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc

tế, các doanh nghiệp cũng đặc biệt chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở phục

vụ mục đích quản lý, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng

như làm tiền đề cho việc biên soạn các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, hoạt động tiêu chuẩn hóa ở các doanh nghiệp

còn chưa được chú trọng quan tâm nhiều. Do doanh nghiệp chưa nhận thức

được đầy đủ các khía cạnh của hoạt động tiêu chuẩn hóa, chưa nhận thức hết

được vai trò và đóng góp của tiêu chuẩn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

của mình, do đó chưa đầu tư nguồn lực thỏa đáng cho hoạt động này. Ở

những doanh nghiệp đã triển khai xây dựng tiêu chuẩn cơ sở phục vụ hoạt

động sản xuất kinh doanh của mình thì phần lớn các tiêu chuẩn cơ sở được

xây dựng có chất lượng chưa cao, chưa mang tính đồng bộ và chưa thực sự là

một công cụ quản lý hữu hiệu cho doanh nghiệp, việc tổ chức hoạt động tiêu

chuẩn hóa cơ sở còn chưa toàn diện và mang tính hệ thống.

Để tăng cường hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, chúng

ta cần:

Thứ nhất, tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý

nghĩa và lợi ích của hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở cho doanh nghiệp, để các

doanh nghiệp triển khai hoạt động tiêu chuẩn hóa một cách chủ động và tích cực

hơn cũng như đầu tư các nguồn lực một cách thỏa đáng cho hoạt động này;

Thứ hai, thông tin, tuyên truyền về các quy định pháp lý đối với hoạt

động tiêu chuẩn hóa để các doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ các yêu cầu pháp lý

trong triển khai hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở;

Page 150: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

143

Thứ ba, tăng cường hỗ trợ năng lực kỹ thuật, kiến thức, nghiệp vụ tiêu

chuẩn hóa cơ sở cho doanh nghiệp để doanh nghiệp triển khai hoạt động tiêu

chuẩn hóa cơ sở một cách bài bản, hệ thống, triển khai đầy đủ các nội dung

hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở, có cách thức tổ chức hoạt động tiêu chuẩn

hóa cơ sở một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp;

Thứ tư, thiết lập hệ thống thống thông tin về tiêu chuẩn quốc gia, tiêu

chuẩn quốc tế, để doanh nghiệp có thể kịp thời nắm bắt và sử dụng thông tin

này phục vụ cho hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở.

Thứ năm, về phía doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu để đẩy

mạnh hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở, tích cực tham gia hoạt động tiêu chuẩn

hóa các cấp nhằm thu thập thông tin, kiến thức về nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa,

về hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực liên quan,

đầu tư các nguồn lực thỏa đáng cho hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở,...

Page 151: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

144

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tác động sâu sắc và toàn diện đến

các quốc gia ở tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Để

đẩy mạnh hội nhập sâu rộng vào sân chơi chung của nền kinh tế thế giới, các

quốc gia phải chấp nhận luật chơi trong lĩnh vực liên quan.

Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế và khu vực, Hệ thống

tiêu chuẩn quốc gia được coi là một trong những hạ tầng kỹ thuật quan trọng

của phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng. Lĩnh vực

hoạt động này đã và đang được nhiều nước phát triển cũng như đang phát

triển quan tâm và triển khai tích cực trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với chiến

lược phát triển kinh tế của đất nước và gắn liền với xu hướng hội nhập quốc tế

và khu vực tạo lập sự hợp tác bền vững giữa các quốc gia nói chung và các

doanh nghiệp nói riêng trong rất nhiều hoạt động đa dạng từ hợp tác đầu tư,

công nghệ đến phát triển thương mại đa phương và song phương nhằm đem

lại hiệu quả chung có lợi nhất.

Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế

được thể hiện trên các khía cạnh: Về chiều rộng, phát triển hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia tức là mở rộng quy mô và độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc

gia trong các hoạt động kinh tế - xã hội; Về chiều sâu, phát triển hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia có nghĩa là phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

theo các tiêu chí: (i) gia tăng tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn

quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; (ii) gia tăng tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây

dựng tiệm cận với nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; (iii) Gia tăng tỷ lệ

tiêu chuẩn quốc gia được soát xét thay thế và hủy bỏ phù hợp với các giai đoạn

hội nhập; và Gia tăng đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội, tạo

điều kiện cho thuận lợi hoá trong thương mại, bảo vệ quyền lợi của người tiêu

dùng, đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Page 152: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

145

Thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam giai đoạn

2007-2016 cho thấy những kết quả đạt được như: Quy mô và mức độ bao quát

của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ngày càng mở rộng; Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc

gia hài hòa các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực ngày càng gia tăng; Tỷ

lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng tiệm cận với nghiệp vụ xây dựng tiêu

chuẩn quốc tế ngày càng tăng; Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét thay

thế phù hợp với mục tiêu của từng giai đoạn; Việc áp dụng tiêu chuẩn đối với

doanh nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định.

Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam còn những hạn chế

như: Mức độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia chưa bao phủ được

các lĩnh vực cần xây dựng; Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa tăng nhưng hiệu

quả chưa cao; Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia xây dựng theo phương pháp không

tương đương vẫn còn cao; Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia chưa được rà soát

theo quy định; Chưa có số liệu công bố chính thức về hiệu quả kinh tế của

việc áp dụng tiêu chuẩn đối với nền kinh tế

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, tác giả cũng đề xuất sáu nhóm

giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thể, bao gồm: (i) Xây dựng chiến lược

phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia; (ii) Hoàn thiện thể chế, chính sách

nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia; (iii) Nguồn lực tài chính và

đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; (iv) Nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực cho xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; (v) Mở

rộng sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động xây dựng tiêu

chuẩn quốc gia; (vi) Tăng cường sự kết nối giữa tiêu chuẩn cơ sở và tiêu

chuẩn quốc gia.

Cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, vẫn còn có những vấn đề liên quan

đến hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam chưa được luận án nghiên cứu

đủ sâu và có những giải pháp hoàn thiện thích đáng. Khiếm khuyết đó một

phần là do năng lực hạn chế của bản thân nghiên cứu sinh, mặt khác là do hoàn

Page 153: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

146

cảnh và tư liệu nghiên cứu chưa đủ để có thể giúp nghiên cứu sinh tự tin đưa ra

những đánh giá và kết luận khách quan, khoa học và thỏa đáng, và có được

những giải pháp và đề xuất phù hợp. Hy vọng, các vấn đề này sẽ được tiếp tục

đề cập và giải quyết thấu đáo ở các nghiên cứu sau của nghiên cứu sinh hoặc

của các tác giả và các công trình có liên quan khác, nhằm có thể hoàn thiện hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày

càng sâu rộng và toàn diện, với mục đích tạo ra các tiêu chuẩn quốc gia có chất

lượng, có hiệu quả khi áp dụng để kinh tế phát triển, bảo vệ được người sản

xuất và tiêu dùng trong nước và khuyến khích xuất khẩu đúng hướng./.

Page 154: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Phạm Thị Phương Thảo, Ngô Thị Ngọc Hà (2014), “Nâng cao năng lực

hoạt động của Việt Nam trong khuôn khổ ISO”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo

lường Chất lượng, (5+6), tr.8-9.

2. Ngô Thị Ngọc Hà (2014), “Đẩy mạnh hoạt động phổ biến tiêu chuẩn và

quy chuẩn kỹ thuật quốc gia”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,

(5+6), tr. 10-11.

3. Ngô Thị Ngọc Hà, Nguyễn Thị Diệu Hạnh (2014), “Quy trình xây dựng tiêu

chuẩn ISO quốc tế”, Tạp chí PVOIL NEWS, (16), tr.32-33.

4. Ngô Thị Ngọc Hà (2014), “Nông sản và thực phẩm Việt Nam tiến sát tới tiêu

chuẩn Codex”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, (7+8), tr.15-16.

5. Ngô Thị Ngọc Hà (2016), “Tiêu chuẩn cơ sở - Tiền đề của tiêu chuẩn

quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,

(13+14), tr. 11-12.

6. Ngô Thị Ngọc Hà (2016), “Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn

quốc gia của Việt Nam”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,

(21+22), tr. 24-26.

7. Ngô Thị Ngọc Hà (2016), “Hàng rào kỹ thuật trong thương mại - Đặc

trưng của nền kinh tế hội nhập”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất

lượng, (23+24), tr. 19-20.

8. Ngô Thị Ngọc Hà (2017), “Cập nhật tiêu chuẩn trong quản lý chất lượng đồ chơi

trẻ em”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, (7+8), tr. 17-18.

9. Ngô Thị Ngọc Hà (2017), “Rà soát tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ”, Tạp

chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, (9+10), tr. 17-18.

10. Ngô Thị Ngọc Hà (2017), “Tiêu chuẩn quốc tế tạo lập “ngôn ngữ chung”

trong thương mại quốc tế”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,

(11+12), tr. 28-29.

11. Ngô Thị Ngọc Hà (2017), “Sắp công bố bộ tiêu chuẩn TCVN về

Nông nghiệp hữu cơ”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,

(21+22), tr. 22-23.

Page 155: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư hướng dẫn xây dựng và áp dụng

Tiêu chuẩn, Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kỹ

thuật tiêu chuẩn quốc gia, Quyết định số 22/2007/TT-BKHCN ngày

28/9/2007.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Báo cáo tổng kết Đề án thực hiệp hiệp định

hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2005-2010.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), Quyết định hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia,

Quyết định số 2669/QĐ-BKHCN ngày 1/12/2008.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), TCVN 6450:2007 (ISO/IEC GUIDE 2:2004)

Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), TCVN 1-2:2008 Xây dựng tiêu chuẩn - Phần

2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia.

7. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), TCVN 6709-1:2007 (ISO/IEC GUIDE 21-

1:2005) Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành

tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực - Phần 1: Chấp nhận tiêu chuẩn

quốc tế ISO và IEC.

8. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), TCVN ISO 9000: 2015 (ISO 9000:2015) Hệ

thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng.

9. Nguyễn Minh Bằng (2014), “Một vài suy nghĩ về xã hội hóa hoạt động tiêu

chuẩn hóa ở Việt Nam”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, (9+10).

10. Chính phủ (2016), Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm

2016, Nghị quyết số 103/NQ-CP.

11. Chính phủ (2018), Nghị quyết về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp

chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc

gia năm 2018 và những năm tiếp theo, Nghị quyết số 19/NQ-CP.

12. Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nhà nước (1983), Cơ sở tiêu chuẩn hóa.

13. Cục Tiêu chuẩn - Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

2831÷2836-1979 Hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn hóa

Page 156: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

149

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm

2011-2020 ,Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

15. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 ,Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ XII.

16. Vũ Văn Diện (2012), “Chặng đường dài từ Điều lệ tạm thời đến Luật”, Tạp chí

Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (5+6).

17. Đỗ Văn Đức (2016), Xác định nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu,

tại trang https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/links/cm195?dDocName=SBV245044,

[truy cập ngày 4/12/2017].

18. Trần Thị Thu Hà (2010), Đánh giá và công nhận chất lượng đối với phòng thử

nghiệm ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

19. Hà Văn Hội (2013), “Tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động

đến thương mại quốc tế của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế

và Kinh doanh, Tập 29, (4), tr.44-53.

20. Bùi Văn Huyền (2016), Đổi mới thể chế kinh tế nhằm tạo điều kiện cho doanh

nghiệp hội nhập thành công vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Kỷ yếu hội

thảo Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - Cơ hội, thách thức và

giải pháp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

21. Đặng Đức Long (2014), Việt Nam trong tiến trình hội nhập Cộng đồng kinh tế

ASEAN (AEC), tại trang http://baocongthuong.com.vn/bai-ii-viet-nam-trong-

tien-trinh-hoi-nhap-cong-dong-kinh-te-asean.html, [truy cập ngày 16/1/2018].

22. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2014),“Hoạt động tiêu chuẩn hóa

và doanh nghiệp”, Cẩm nang doanh nghiệp.

23. Nguyễn Hà Phương (2016), Thực hiện các cam kết trong cộng đồng kinh tế

ASEAN của Việt Nam giai đoạn 2009-2015, Kỷ yếu hội thảo Việt Nam gia

nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - Cơ hội, thách thức và giải pháp, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

24. Quốc hội khóa XI (2007), Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật

số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

25. Quốc hội khóa XIII (2016), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

2016-2020, Nghị quyết số 142/2016/QH13.

Page 157: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

150

26. Thủ tướng Chính phủ (2005), Đề án triển khai thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ

thuật trong tương mại, Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 26/5/2005.

27. Thủ tướng Chính phủ (2010), Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và

chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020,

Quyết định số 712/QĐ -TTg ngày 21/5/2010.

28. Thủ tướng Chính phủ (2010), Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến

năm 2020, Quyết định số 2441/QĐ - TTg ngày 31/12/2010.

29. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định phê duyệt Đề án nâng cao năng lực

cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng

đến năm 2030, Quyết định số 1137/QĐ-TTg ngày 3/8/2017.

30. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu

quả các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày

19/10/2017.

31. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2002), Kỷ yếu 40 năm hoạt động và

phát triển, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

32. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Các báo cáo tổng kết công tác năm

từ năm 2007-2016.

33. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa

Kỳ (2008), Tiêu chuẩn, Đo lường, Đánh giá sự phù hợp và Hiệp định TBT.

34. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2010), Nghiên cứu hướng dẫn tổ chức

hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Bộ.

35. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2013), Nghiên cứu, phổ biến áp

dụng các hướng dẫn nghiệp vụ về tiêu chuẩn hóa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá

Quốc tế (ISO), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

36. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2013-2014), “Xây dựng Quy hoạch

phát triển Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đến năm 2020 và định hướng

xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) chuyên ngành kinh tế-kỹ thuật,

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

37. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2015), Báo cáo tổng kết thập niên

chất lượng lần thứ hai (2006-2015) và tổng kết giai đoạn I chương trình quốc gia

năng suất chất lượng (2010-2015).

Page 158: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

151

38. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2016), Nghiên cứu cơ sở lý luận và

thực tiễn để đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 127/2007/NĐ-CP cho phù hợp

với thực tế của Việt Nam và cam kết Hiệp định TPP, các hiệp định quốc tế, khu

vực khác liên quan, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

39. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2016), Nghiên cứu cơ sở lý luận

đánh giá thực trạng 9 lĩnh vực ưu tiên hài hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

trong ASEAN và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực hoạt động tiêu chuẩn,

quy chuẩn kỹ thuật phục vụ Việt Nam hội nhập đầy đủ vào Cộng đồng kinh tế

ASEAN (AEC), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

40. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam và

tiêu chuẩn ngành 1986.

41. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2008),

Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2008.

42. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2009),

Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2009.

43. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2010),

Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2010.

44. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2011),

Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2011.

45. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2012),

Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2012.

46. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2013),

Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2013.

47. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2014),

Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2014.

48. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2015),

Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2015.

49. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2016),

Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2016.

50. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Trung tâm Thông tin (2017),

Danh mục tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2017.

Page 159: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

152

51. Từ điển tiếng Việt (1998), Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học.

52. Trung tâm WTO (2010), Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, tại

trang http://www.trungtamwto.vn/wto/hiep-dinh-ve-cac-hang-rao-ky-thuat-doi-voi-

thuong-mai, [truy cập ngày 16/5/2017].

53. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2012), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất

bản ĐH KTQD, trang 29.

54. Đinh Văn Thanh, Đỗ Quang, Nguyễn Thức (2016), Một số vấn đề về Hiệp định TBT

của Tổ chức thương mại thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo

phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025, Bộ Công thương.

55. Phạm Tất Thắng (2016), Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra đối

với doanh nghiệp Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo phát triển thương mại Việt Nam

giai đoạn 2016 - 2025, Bộ Công thương.

56. Nguyễn Hải Thu (2016), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến kinh tế

Việt Nam, tại trang http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-

luan/tac-dong-cua-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-den-kinh-te-viet-nam- 86147.html, [truy

cập ngày 16/10/2017].

57. Hoàng Hữu Thám (2015), Quản lý chất lượng hàng hóa của Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Khoa học xã

hội -Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.

58. Thanh Uyên (2012), “Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 - Hội nhập sâu về tiêu

chuẩn đo lường chất lượng”, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

(11+12).

59. Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (2008-2009), Nghiên cứu các luận cứ khoa

học và thực tiễn làm cơ sở xây dựng chương trình quốc gia về thúc đẩy năng suất

và chất lượng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam

giai đoạn đến năm 2020”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

60. Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (2011-2012), Nghiên cứu đánh giá hiệu

quả kinh tế của hoạt động tiêu chuẩn hóa đối với doanh nghiệp, ngành kinh tế,

nền kinh tế”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

61. Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (2013), Tài liệu nghiệp vụ tiêu chuẩn

hóa cơ sở, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

Page 160: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

153

62. Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch (2014-2016), Báo cáo

thực hiện kế hoạch khoa học - công nghệ năm 2014-2015-2016 , Hà Nội

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

63. APEC Sub-Committee on Standards and Conformance (2010), Standardization:

Fundamentals, Impact and Business Strategy, Education Guideline 3 -

Texbook for Higher Education.

64. APEC Sub-Committee on Standards and Conformance (2014), APEC

Guidelines for Standards Infrastructure.

65. ASEAN (2012) Guidelines for Harmonisation of Standards.

66. ASEAN (2007), Guidelines on Standards, Technical Regulations and

Conformity Assessment procedures.

67. ANSI (2000), United States Standards Strategy, tại trang

https://www.ansi.org/standards_activities/nss/usss.

68. Biatna Dulbert Tampubolon (2016), Why still develop national standards for

export, International Journal of Economics, Commerce and Management, Vol.

IV, Issue 2, February 2016

69. CEN/CENELCT (2010), European Standardization and the EU 2020 Strategy,

tại trang https://www.cencenelec.eu/news/publications/.../eustrategy2020.pdf

70. Department of Standards Malaysia (2009), Guide to the Malaysian Standards system.

71. Department of Standards Malaysia (2011), Policy on Standards Adoption of

International Standards.

72. Dong Geun Choi (2013), A Primer on Korea’s Standards system:

Standardization, Conformity Assesment and Metrology.

73. Dong Geun Choi and One-Soon Hyun, Jong-in Hong (2016), Standards as

catalyst for national innovation and performance - a capability assessment

framework for latercomer countries, Total Quality Management & Business

Excellence, Vol 25, No 9, 969-985.

Page 161: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

154

74. Daniele Gerundino, Michael Hilb (2010), The ISO Methodology - Assessing the

economic benefits of standards, ISO Focus.

75. Fadilah Baharin (2009), Guide to the Malaysian Standards System.

76. Goverment of Canada (2000), Standards Council of Canada Act, tại trang

http://laws-lois.justice.gc.ca/eng/acts/S-16/FullText.html.[truy cập ngày 6/10/2017].

77. Goverment of Canada (2000), Participating in the Stadards System, A

handbook for consumer representatives.

78. Gum Ho Choe (2003), Standardization and Conformity Assesment in the

Republic of Korea.

79. Hulusi SENTURK (2013), Effects of standardization on global competition,

Turkish Standards Institution.

80. ISO Strategy 2016-2020 tại trang https://www.iso.org/iso/iso_strategy_2016-

2020.pdf .[truy cập ngày 26/10/2017].

81. Japanese Industrial Standards Committee (JISC) (2013), Standardization Strategy.

82. Knut Blind (2013), The Impact of Standardization and Standards on Innovation,

Nesta Working Paper 13/15.

83. Ministry of Economy, Trade and Industry (2013), Japan’s Standardization Policy.

84. Mu Rongping Wu Zhuoliang (2002), The role of Standards in national

Technology Policy in China.

85. Oliver Hogan, Colm Sheehy và Rajini Jayasuriya (2015), The Economic

contribution of Standards to the UK Economy, The Centre for Economics and

Business Research Ltd UK.

86. Peter Hatto (2004), Standards and Standardisation Handbook, European

Commission.

87. Rully Prassetya and Ponciano S.Intal (2015), AEC Blueprint Implementation

Performance and Challenges: Standards and Conformance.

88. Richchard W.Bukowski (2006), The Role of Standards in a Performance-based

Building Regulatory system, Marylan USA.

89. Republic of South Africa (2008), Standards Act.

Page 162: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

155

90. Seo Sangwook (2013), National standards infrastructure underpinning the

economic growth of Korea.

91. The ASEAN Secretariat (2015), ASEAN economic community blueprint 2025.

92. Wang Ping, Wang Yiyi và John Hill (2010), Standardization Strategy of China -

Achievements and Challenges.

CÁC TRANG Website

93. http://www.trungtamwto.vn/wto/van-kien/bao-cao-ban-cong-tac-ve-viec-viet-

nam-gia-nhap-wto [truy cập ngày 26/5/2017].

94. http://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/development

[truy cập ngày 26/5/2017].

95. http://cambodiantr.gov.kh/kcfinder/upload/files/Law%20on%20Standards%20

of%20Cambodia%20-%20EN.pdf [truy cập ngày 8/12/2017].

96. https://www.thedti.gov.za/business_regulation/acts/standards_act.pdf [truy cập

ngày 16/10/2017].

97. http://eur-lex.europa.eu/legal-

content/EN/TXT/?uri=CELEX%3A32012R1025 [truy cập ngày 16/10/2017]

98. https://www.standardsportal.org/usa_en/standards_system.aspx [truy cập ngày

11/10/2017].

99. https://www.standardsportal.org/.../prc_standards_system/introduction.... [truy

cập ngày 16/10/2017].

100. http://rra.go.kr/en/m/trns/nsoverview.do [truy cập ngày 16/11/2017].

101. http://www.etsi.org/standards/what-are-standards. [truy cập ngày 21/10/2017]

102. http://www.standards.org.au/standardsdevelopment/what_is_a_standard/pages

/default.aspx [truy cập ngày 5/10/2017].

103. https://elaw.klri.re.kr/kor_service/lawView.do?hseq=42754&lang=ENG [truy

cập ngày 8/10/2017].

Page 163: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

156

Phụ lục 1

CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN

TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Số TT

Tổ chức Gia nhập năm

Loại Thành viên

Thành viên của các Tổ chức quốc tế

1. Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO-International

Organization for Standardization) 1977 Đầy đủ

2. Tổ chức Mã số Vật phẩm Quốc tế (GS1-Global

Solution- International) 1995 Đầy đủ

3. Uỷ ban Kỹ thuật điện Quốc tế (IEC- International

Electrotechnical Commission) 2002 Liên kết

4. Tổ chức Đo lường pháp định quốc tế (OIML-

Organisation Internatinale de Metrologie Legale) 2003 Đầy đủ

5. Hội nghị toàn thể về Cân Đo (CGPM-General

Conference on Weights and Measures) 2003 Liên kết

6. Ủy ban Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại của WTO

(WTO/TBT-World Trade Organization /Technical Barrier

to Trade)

2007 Đầy đủ

Thành viên của các Tổ chức khu vực

1. Diễn đàn Tiêu chuẩn khu vực Thái Bình Dương

(PASC-Pacific Area Standards Congress) 1992 Đầy đủ

2. Tổ chức Chất lượng Châu Á-Thái Bình Dương

(APQO-Asian Pacific Quality Organization) 1994 Đầy đủ

3. Chương trình Đo lường châu Á - Thái Bình Dương

(APMP-Asian Pacific Metrology Program) 1995 Đầy đủ

4. Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của

ASEAN (ACCSQ-Asian Consultative Committee for

Standards and Quality)

1995 Đầy đủ

5. Tổ chức Năng suất Châu Á (APO-Asian Productivity

Organization) 1996 Đầy đủ

6. Tiểu ban Tiêu chuẩn và Đánh giá sự phù hợp của

APEC (APEC/SCSC-Asian Pacific Economy

Cooperation – Sub Committee for Standards

Conformance)

1998 Đầy đủ

7. Diễn đàn Đo lường pháp định Châu Á-Thái Bình

Dương (APLMF-Asian Pacific Legal Metrology

Forum)

1996 Đầy đủ

8. Hội nghị Á-Âu (ASEM-Asia Europe Meeting) Đầy đủ

Page 164: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

157

Phụ lục 2

CÁC HIỆP ĐỊNH, THỎA THUẬN KÝ KẾT VỚI QUỐC TẾ

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của nước ta từng bước được đẩy mạnh

và mở rộng, đến năm 2020, nước ta phải thực hiện đầy đủ các cam kết với

WTO, đồng thời sẽ thực hiện các cam kết trong các thỏa thuận kinh tế, thương

mại mới, trong đó có các Hiệp định, Thỏa thuận về tiêu chuẩn đo lường chất

lượng do Chính phủ Việt Nam ký kết, bao gồm:

- Hiệp định khung của ASEAN về các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau;

- Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau của ASEAN về thiết bị điện và điện tử

(ASEAN EE MRA);

- Hiệp định Quy chế Quản lý Hài hòa các Thiết bị điện, điện tử của

ASEAN (AHEEERR);

- Thoả thuận Thừa nhận Lẫn nhau của APEC về đánh giá sự phù hợp các

thiết bị điện và điện tử;

- Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (WTO/TBT

Agreement);

- Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA);

Nhằm mục đích tạo thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các nền

kinh tế, trong thời gian qua, Việt Nam đã chủ động tham gia vào các tổ chức,

diễn đàn khu vực và thế giới, xúc tiến triển khai ký kết và tổ chức thực hiện

các hiệp định/thoả thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong khuôn khổ

ASEAN, APEC, MRA song phương giữa các nước, ưu tiên ký kết MRA với

các nước có giá trị hàng hoá trao đổi thương mại lớn với nước ta. Cho đến

nay, các Bộ, ngành đã ký kết và triển khai các MRA:

- Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai MRA về thiết bị điện - điện tử

(EE MRA) trong ASEAN; các MRA song phương về tiêu chuẩn và đánh giá

sự phù hợp với Nga, Ucraina, Trung Quốc, Đài Loan, Bê-la-rút;

Page 165: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

158

- Bộ Y tế tham gia ký kết các MRA về hành nghề Y; Nha khoa; Dịch vụ

điều dưỡng; Thực hành tốt GMP giữa các nước ASEAN; Hiệp định về Hệ

thống hài hòa ASEAN trong quản lý mỹ phẩm;

- Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai MRA về thiết bị viễn thông và

MRA về thiết bị điện tử trong ASEAN;

- Bộ Công Thương đang tham gia đàm phán để ký kết MRA về sản

phẩm cao su trong ASEAN;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tham gia đàm phán để ký

kết MRA về sản phẩm gỗ trong ASEAN;

- Bộ Giao thông vận tải ký kết Chương trình hợp tác ASEAN- Nhật Bản

về xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật;

- Bộ Xây dựng tham gia ký kết các MRA về Dịch vụ kỹ thuật; Dịch vụ

kiến trúc; Vật liệu xây dựng trong ASEAN.

Ngoài những hiệp định/thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau ở cấp quốc gia,

các tổ chức kỹ thuật đã chủ động ký kết các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau

hoặc Bản Ghi nhớ hợp tác với các tổ chức, cơ quan kỹ thuật nước ngoài tương

ứng về thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp nhằm tăng cường

sự hợp tác về kỹ thuật, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, tạo thuận lợi cho

việc giao thương hàng hóa giữa các nước, cụ thể:

- Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá, Đo lường và Đánh

giá phù hợp giữa Bộ Khoa học và công nghệ và Uỷ ban nhà nước về Tiêu

chuẩn hoá -CH Bê-la-rút (GOSSTANDART).

- MoU về Hợp tác trong lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá, Đo lường và Đánh giá

phù hợp giữa Tổng cục TĐC và Cục QCKT và Đo lường Liên bang Nga

(ROSSTANDART).

- Thoả thuận hợp tác về Tiêu chuẩn hoá, Đo lường và Quản lý chất

lượng giữa Tổng cục TĐC và Tổng cục QLCL Nhà nước CHDCND Triều

Tiên (SAQM).

Page 166: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

159

- MoU hợp tác Tiêu chuẩn hoá, Đo lường pháp định và Đánh giá sự

phù hợp giữa Tổng cục TĐC và Cơ quan Tiêu chuẩn và Công nghệ Hàn

Quốc (KATS).

- MoU hợp tác về quản lý chất lượng xăng dầu giữa Tổng cục TĐC và

Viện nghiên cứu Quản lý Dầu Khí Hàn Quốc (K-Petro).

- MoU về phối hợp nghiên cứu thử nghiệm điện, điện tử giữa Tổng cục

TĐC và Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Điện của Hàn Quốc (KERI).

- MoU hợp tác về Tiêu chuẩn, Đo lường, Chứng nhận và Công nhận giữa

Tổng cục TĐC và Cơ quan Tiêu chuẩn và Đo lường Mông Cổ (MASM).

- MoU với Palestine về Tiêu chuẩn hóa, Đo lường và Đánh giá phù hợp

giữa Tổng cục TĐC và Viện Tiêu chuẩn Palestine.

- Thoả thuận hợp tác về thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp

giữa Văn phòng Kinh tế và Văn hoá Đài Bắc tại Hà Nội, Việt Nam và Văn

phòng Kinh tế và Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc.

- MoU hợp tác về Tiêu chuẩn hóa, Đo lường và Đánh giá phù hợp giữa

Tổng cục TĐC và Cục Tiêu chuẩn và Giám định Đài Loan.

- MoU về hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, đo lường, đánh giá sự

phù hợp và công nhận giữa Tổng cục TĐC, Văn phòng Công nhận của Việt

Nam và Văn phòng Tiêu chuẩn, Đo lường và Thử nghiệm Cộng hòa Slovak.

- MoU hợp tác về Tiêu chuẩn hóa, Đo lường, Chứng nhận và Quản lý

chất lượng giữa Tổng cục TĐC và Viện Tiêu chuẩn Thổ Nhĩ Kỳ.

- Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực Tiêu chuẩn hóa, Đo lường và Đánh

giá sự phù hợp giữa Tổng cục TĐC ký thay mặt Bộ KHCN và Cục Quy chuẩn

Kỹ thuật Nhà nước Ucraina.

- MoU về trao đổi tài liệu tiêu chuẩn giữa Tổng cục TĐC và Hội Thử

nghiệm và Vật liệu Hoa kỳ (ASTM).

- MoU hợp tác về Tiêu chuẩn (trao đổi tiêu chuẩn, ấn phẩm, tài liệu đào

tạo về Đánh giá phù hợp) giữa Tổng cục TĐC và Viện Tiêu chuẩn Quốc gia

Hoa kỳ (ANSI)

Page 167: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

160

- MoU về An toàn sản phẩm tiêu dùng giữa Tổng cục và Ủy Ban An

toàn sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC).

- MoU và Thoả thuận chiến lược (Strategy Agreement) giữa Tổng cục và

UL Hoa Kỳ (Hiệp hội các phòng thử nghiệm Hoa Kỳ).

- MoU trong lĩnh vực Tiêu chuẩn hóa, Đo lường, Chứng nhận và Công

nhận giữa Tổng cục TĐC và Cục Tiêu chuẩn hóa, Đo lường và Chứng nhận

của Uzbekistan.

- MoU hợp tác giữa Tổng cục TĐC và Ủy ban Tiêu chuẩn Công nghiệp

Nhật Bản (JISC).

- Thoả thuận hợp tác về Tiêu chuẩn hóa, Đo lường và Đánh giá sự phù hợp

giữa Cục Chất lượng và Giám sát kỹ thuật của Trung Quốc và Tổng cục TĐC.

- MoU hợp tác về thực hiện chứng nhận đối với xe máy, động cơ xe máy và

mũ bảo hiểm dùng cho người đi xe máy giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt

Nam và Tổng cục Kiểm dịch, kiểm tra và giám sát chất lượng, Trung Quốc

- MoU hợp tác về chứng nhận bắt buộc phụ tùng xe máy giữa Trung tâm

Chứng nhận Chất lượng Trung Quốc và Tổng cục TĐC.

- MoU hợp tác về Tiêu chuẩn, Đo lường, Thử nghiệm, Chứng nhận,

Công nhận giữa Tổng cục TĐC và Cục Tiêu chuẩn và Đo lường Các Tiểu

vương quốc Ả-rập Thống nhất.

Page 168: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

161

Phụ lục 3

HÀI HÒA TIÊU CHUẨN THEO LĨNH VỰC GIAI ĐOẠN 2007 – 2016

Số lượng và tỷ lệ TCVN hài hòa theo từng lĩnh vực Lĩnh vực

tiêu chuẩn

quốc gia

Đơn vị

tính 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Số lượng 146 159 213 247 237 245 254 293 315 327 01. Vấn đề chung.

Thuật ngữ. Tiêu

chuẩn hoá. Tư liệu Tỷ lệ, % 30,5 30,3 49,7 58,7 51,1 55,1 56,4 58,6 51,6 58,4

Số lượng 36 45 63 66 70 72 105 113 143 147 03. Xã hội học.

Dịch vụ. Tổ chức

và quản lý công

ty. Hành chính.

Vận tải

Tỷ lệ, % 55,4 57,7 71,6 74,2 73,7 76,6 81,4 83,1 69,1 82,6

Số lượng 33 40 59 60 61 66 69 70 96 103 07. Khoa học tự

nhiên Tỷ lệ, % 58,9 59,7 80,8 75,9 64,9 81,5 70,4 69,3 78,0 74,6

Số lượng 94 100 124 137 155 161 162 154 154 158 11. Chăm sóc sức

khỏe Tỷ lệ, % 73,4 71,9 41,5 62,8 68,3 74,2 72,3 69,7 60,2 57,2

Số lượng 387 411 448 482 513 513 588 661 648 652 13. Bảo vệ môi

trường và sức

khoẻ. An toàn Tỷ lệ, % 52,9 53,5 63,8 66,5 64,4 63,7 67,1 74,9 71,5 67,1

Số lượng 56 62 79 93 97 101 121 138 155 171 17. Đo lường và

phép đo. Hiện

tượng vật lý Tỷ lệ, % 22,9 24,1 51,0 56,0 23,5 25,3 27,7 29,3 32,0 29,4

Số lượng 16 20 46 50 51 51 80 98 101 102 19.Thử nghiệm

Tỷ lệ, % 51,6 55,6 83,6 89,3 87,9 66,2 92,0 92,5 80,2 92,7

Số lượng 12 21 57 59 60 59 70 87 92 92 21. Hệ thống và kết

cấu cơ khí công

dụng chung Tỷ lệ, % 2,5 4,2 16,6 17,2 24,2 17,0 18,9 23,8 24,0 23,7

Số lượng 62 66 108 123 137 141 177 247 273 271 23. Hệ thống và kết

cấu truyền dẫn chất

lỏng công dụng

chung Tỷ lệ, % 24,9 25,9 43,0 49,6 55,9 51,3 55,1 61,9 63,3 65,0

Số lượng 64 76 129 115 133 138 162 213 262 268 25. Chế tạo

Tỷ lệ, % 17,3 19,9 50,8 43,9 46,2 48,4 51,3 59,3 56,2 63,2

Số lượng 32 35 56 58 63 64 73 91 106 105 27. Năng lượng và

truyền nhiệt Tỷ lệ, % 53,3 55,6 72,7 75,3 74,1 76,2 76,8 88,3 85,5 82,0

Số lượng 135 148 213 242 266 266 354 345 378 379 29. Điện

Tỷ lệ, % 38,0 37,3 70,3 78,6 78,9 78,0 83,7 82,3 92,4 82,4

Page 169: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

162

Số lượng và tỷ lệ TCVN hài hòa theo từng lĩnh vực Lĩnh vực

tiêu chuẩn

quốc gia

Đơn vị

tính 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Số lượng 6 10 11 11 13 13 24 41 55 54 31. Điện tử

Tỷ lệ, % 7,7 12,8 84,6 84,6 86,7 86,7 92,3 80,4 93,2 93,1

Số lượng 19 25 34 34 57 58 59 67 67 65 33. Viễn thông

Tỷ lệ, % 25,7 31,6 42,5 37,4 46,7 54,2 45,0 47,2 50,4 41,7

Số lượng 40 46 82 89 102 104 140 181 209 220 35. Thông tin. Thiết

bị văn phòng Tỷ lệ, % 76,9 79,3 89,1 84,0 79,7 81,9 82,4 81,9 70,1 80,3

Số lượng 2 2 2 2 8 8 8 9 9 11 37. Quang học.

Chụp ảnh. Điện

ảnh. In Tỷ lệ, % 25,0 25,0 100,0 100,0 100,0 100,0 53,3 56,3 56,3 57,9

Số lượng 1 1 1 1 1 1 4 13 14 14 39. Cơ khí chính

xác. Kim hoàn Tỷ lệ, % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 92,9 100,0 100,0

Số lượng 91 112 78 80 94 94 95 121 124 124 43. Đường bộ

Tỷ lệ, % 36,7 41,5 43,1 43,5 45,4 45,2 44,8 50,4 50,8 48,2

Số lượng - - - - - 8 9 8 8 11 45. Đường sắt

Tỷ lệ, % 0 0 0 0 0 61,5 69,2 61,5 57,1 57,9

Số lượng - 1 1 1 1 1 2 2 2 2 47. Đóng tàu và

trang bị tàu biển Tỷ lệ, % 0 0,3 0,4 0,4 0,4 0,4 0,9 0,8 0,8 0,8

Số lượng - - 1 1 1 1 1 1 1 1 49. Máy bay và

tàu vũ trụ Tỷ lệ, % 0 0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Số lượng 14 21 27 27 36 38 47 46 63 62 53. Thiết bị vận

chuyển vật liệu Tỷ lệ, % 37,8 45,7 73,0 73,0 62,1 65,5 68,1 62,2 72,4 69,7

Số lượng 18 20 26 26 32 32 34 54 54 54 55. Bao gói và

phân phối hàng

hoá Tỷ lệ, % 47,4 46,5 54,2 54,2 59,3 59,3 60,7 70,1 65,1 72,0

Số lượng 99 101 110 130 134 99 177 208 207 238 59. Dệt và Da

Tỷ lệ, % 55,0 52,9 50,5 56,5 68,4 42,1 60,4 63,6 61,6 70,4

Số lượng 7 11 8 8 8 8 29 46 63 63 61. May mặc

Tỷ lệ, % 29,2 45,8 33,3 34,8 34,8 34,8 59,2 74,2 80,8 78,8

Số lượng 106 123 102 111 129 174 186 195 210 220 65. Nông nghiệp

Tỷ lệ, % 33,0 36,6 34,3 35,1 29,8 49,6 39,2 37,4 37,2 41,8

Số lượng 313 326 431 366 464 523 672 717 736 816 67. Thực phẩm

Tỷ lệ, % 45,7 41,5 61,1 45,4 48,7 63,6 58,3 69,7 55,1 56,4

Số lượng 24 30 39 66 69 89 103 133 86 162 71. Hoá chất

Tỷ lệ, % 15,5 17,6 25,3 35,1 32,4 46,6 43,5 47,5 28,3 47,1

Page 170: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

163

Số lượng và tỷ lệ TCVN hài hòa theo từng lĩnh vực Lĩnh vực

tiêu chuẩn

quốc gia

Đơn vị

tính 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Số lượng 69 71 71 72 71 71 84 94 90 70 73. Khai thác mỏ

và Khoáng sản Tỷ lệ, % 37,9 38,8 46,4 43,4 39,0 44,1 42,9 45,6 43,7 31,5

Số lượng 42 52 31 38 42 43 55 63 64 72 75. Dầu mỏ

Tỷ lệ, % 16,2 17,3 12,9 15,6 15,8 17,1 18,2 20,9 20,7 22,1

Số lượng 74 80 144 155 186 195 206 250 265 264 77. Luyện kim

Tỷ lệ, % 26,7 26,3 42,1 53,1 48,3 52,6 51,8 56,8 62,9 56,4

Số lượng 5 9 25 29 32 32 48 37 35 46 79. Gỗ

Tỷ lệ, % 5,5 9,5 30,9 34,1 35,2 37,6 49,0 37,8 35,4 41,1

Số lượng 37 45 36 37 42 43 49 35 35 35 81. Thuỷ tinh và

Gốm Tỷ lệ, % 36,3 41,3 28,8 29,6 26,4 30,3 28,2 22,3 22,3 20,6

Số lượng 67 73 89 96 103 96 140 164 164 165 83. Cao su và Chất

dẻo Tỷ lệ, % 67,7 57,0 81,7 83,5 88,0 85,7 87,5 85,0 87,7 83,3

Số lượng 26 37 38 50 55 60 78 71 97 97 85. Giấy

Tỷ lệ, % 38,2 47,4 55,9 64,9 61,8 72,3 69,0 67,6 85,8 74,6

Số lượng 9 14 12 12 12 13 26 49 50 46 87. Sơn và màu

Tỷ lệ, % 29,0 38,9 50,0 50,0 21,8 22,4 40,0 49,5 51,0 45,5

Số lượng 52 55 67 86 111 93 126 159 147 152 91. Vật liệu xây

dựng và nhà Tỷ lệ, % 16,1 16,5 16,1 19,7 22,3 19,7 22,1 23,9 22,3 22,0

Số lượng - - - - - 2 2 14 21 16 93. Xây dựng dân

dụng Tỷ lệ, % 0 0 0 0 0 1,2 1,1 6,7 8,7 6,2

Số lượng - - - - - - - - - 95. Quân sự

Tỷ lệ, %

Số lượng 87 91 74 79 82 81 100 127 140 142 97. Nội trợ. Giải trí.

Thể thao Tỷ lệ, % 100,0 100,0 68,5 70,5 71,9 70,4 71,9 75,1 79,1 78,0

Nguồn: Xử lý của tác giả theo Danh mục TCVN từ năm 2008 đến năm 2017

Page 171: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

164

Phụ lục 4

TÍNH TOÁN LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA TIÊU CHUẨN TẠI VINAKIP

(Năm 2010)

Trong phụ lục này, tác động của tiêu chuẩn được tính toán nhờ việc sử dụng 9 chỉ

tiêu đối với 4 chức năng hoạt động

- Logistics đầu vào (2 chỉ tiêu)

- Sản xuất (5 chỉ tiêu)

- Nghiên cứu và phát triển (R & D) (1 chỉ tiêu)

- Marketing và Bán hàng (M & S) (1 chỉ tiêu)

Tác động kinh tế theo EBIT của công ty được tính theo giá năm 2010.

A. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG: LOGISTIC ĐẦU VÀO

Chỉ tiêu 1: Giảm chi phí quản lý nhà cung ứng nhờ giảm số lượng nhà cung

ứng có chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn.

Nhờ sử dụng những nhà cung ứng nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu của

tiêu chuẩn, số lượng nhà cung ứng kim loại chỉ còn 3, nhà cung ứng nhựa là 3 thay

vì tổng số 15 nhà cung ứng (năm 2000). Do đó, công ty có thể kiểm soát tốt hơn quá

trình cung ứng và cũng có thể giảm bớt nhiều loại chi phí quản lý nhà cung ứng, ví

dụ như đánh giá nhà cung ứng, kiểm soát hồ sơ nhà cung ứng, giám sát quá trình

cung ứng,… Những công việc này đòi hỏi tốn kém thời gian và nhân lực cũng như

khiến cho công việc phức tạp và nặng nhọc hơn. Tuy nhiên lợi ích mang lại này

chưa lượng hóa được.

Chỉ tiêu 2: Giảm chi phí thử nghiệm nguyên vật liệu

Công ty nhận thấy rõ khoản chi phí tiết kiệm từ thử nghiệm vật liệu khi sử

dụng những nguyên vật liệu phù hợp với tiêu chuẩn. Điều này được thể hiện cụ thể

như sau:

Sản phẩm 1: Ổ cắm

a) Nguyên liệu nhựa

- Trong trường hợp áp dụng tiêu chuẩn, công ty không mất chi phí

thử nghiệm

Page 172: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

165

- Trong trường hợp không áp dụng tiêu chuẩn, chi phí thử nghiệm nhựa được

tính như sau:

Với mỗi lô 20 tấn nhựa, công ty sẽ lấy một mẫu 20 kg để thử, việc thử

nghiệm này cần ¼ ca máy, tức là:

+ 1.000.000 đ tiền nhựa nguyên liệu

+ 40.000 đ tiền nhân công

+ 2 giờ x 30 kW x 1.000 = 60.000 đ tiền điện

Tổng cộng chi phí thử nghiệm cho một lô 20 tấn nhựa là 1.100.000 VND

Mỗi năm công ty mua khoảng 135 tấn nhựa để sản xuất ổ cắm, tổng chi

phí thử nghiệm nhựa sẽ là:

1.100.000 x (135/20) = 7.425.000 VND

b) Đồng cán

- Trong trường hợp áp dụng tiêu chuẩn cho vật liệu, công ty không tiến hành

thử nghiệm vật liệu do đó không mất chi phí thử nghiệm

- Trong trường hợp không áp dụng tiêu chuẩn, công ty phải lấy mẫu thử

nghiệm cho từng lần mua hàng. Công ty ước lượng chi phí thử nghiệm

cho mỗi mẫu là khoảng 400.000 đồng. Mỗi năm công ty có khoảng 7 lần

mua hàng, như vậy chi phí thử nghiệm sẽ là:

7 x 400.000 = 2.800.000 VND

Tổng chi phí tiết kiệm từ thử nghiệm nguyên vật liệu để sản xuất ổ cắm là:

7.425.000 + 2.800.000 = 10.225.000VND

(Chú thích: Đây là số liệu giả định, trên thực tế đây là trường hợp xảy ra theo kinh

nghiệm trước đây khi Công ty nhập nguyên liệu có chất lượng kém hơn, hiện tại

điều này không xảy ra nữa)

Sản phẩm 2: Dây và cáp

Không có dữ liệu tính toán cho sản phẩm này vì công ty bắt đầu sản xuất sản

phẩm từ năm 2008 và áp dụng tiêu chuẩn cho nguyên vật liệu ngay từ ban đầu và

không tiến hành thử nghiệm nguyên vật liệu sản xuất dây và cáp.

Tác động kinh tế của chỉ tiêu 2: 10.225.000 VND

Page 173: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

166

B. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG: SẢN XUẤT

Chỉ tiêu 3: Giảm phế phẩm

Sản phẩm 1: Ổ cắm

Trong trường hợp áp dụng tiêu chuẩn, tỉ lệ phế phẩm là 0,6 % và trong trường

hợp không áp dụng tiêu chuẩn, tỉ lệ phế phẩm là khoảng 0,9 %, nghĩa là việc áp

dụng tiêu chuẩn giúp giảm tỉ lệ này xuống 3 %.

Sản lượng ổ cắm sản xuất hàng năm là khoảng: 2.120.500

Số ổ cắm phế phẩm giảm đi là: 0,3 % x 2.120.500 = 6.361,5 sản phẩm

Giá thành của ổ cắm là: 9.805 VND

Khoản tiết kiệm từ giảm lượng phế phẩm là: 6.361,5 x 9.805 = 62.374.507,5 VND

Sản phẩm 2: Dây và cáp:

Theo quy trình sản xuất dây và cáp luôn luôn có sản xuất thử và kiểm tra sản

phẩm mẫu trước khi sản xuất hàng loạt, do đó không có phế phẩm.

Tác động kinh tế của chỉ tiêu 3: 62.374.507 VND

Chỉ tiêu 4: Giảm chi phí đổi sản phẩm sai, hỏng

Sản phẩm 1: Ổ cắm

Trong trường hợp áp dụng tiêu chuẩn, tỉ lệ sản phẩm hỏng đổi cho khách hàng

là 1 0/00, trong trường hợp không áp dụng tiêu chuẩn thì tỉ lệ này là 2 0/00 nghĩa là

giảm tỉ lệ này xuống 1 0/00

Số ổ cắm bán hàng tháng là 240.000 SP và hàng năm là khoảng:

240.000 x 12 = 2.880.000 SP

Số sản phẩm phải đổi cho khách hàng là:

2.880.000 x 10/00 = 2.880

Giá trị của 2.880 ổ cắm là: 2.880 x 9.805 = 28.238.400 VND

Số ổ cắm này không phải bỏ đi hoàn toàn mà công ty sẽ sửa chữa, thay thế phụ

kiện, ước tính chi phí trung bình cho việc sửa chữa này là 18 % giá trị của SP, điều

này có nghĩa là công ty có thể tiết kiệm khoảng:

28.238.400 x 18 % = 5.082.912 VND

Page 174: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

167

Sản phẩm 2: Dây và cáp

Thực tế không có sản phẩm hỏng phải đổi lại.

Tác động kinh tế của chỉ tiêu 4: 5.082.912 VND

(Chú thích: Đây là phần trăm giả định vì thực tế tỷ lệ sản phẩm phải thay thế

cho khách hàng rất nhỏ. Chủ yếu trường hợp đổi không phải do lỗi của Công ty mà

do khách hàng (nhà phân phối) làm hỏng trong quá trình lưu kho, vận chuyển,

nhưng vì chi phí nhỏ nên Công ty sẵn sàng đổi lại sản phẩm cho khách)

Chỉ tiêu 5: Giảm chi phí thử nghiệm thành phẩm

Sản phẩm 1: Ổ cắm

Trong mọi trường hợp, Công ty quy định tần suất thử nghiệm thành phẩm là

3/500.000, do đó không có sự khác biệt giữa trường hợp áp dụng và không áp dụng

tiêu chuẩn.

Sản phẩm 2: Dây và cáp

Khi bắt đầu sản xuất, tần suất thử nghiệm là 3 lần/ngày, sử dụng một mẫu cho

một lần thử, nhưng khi áp dụng tiêu chuẩn cho sản phẩm và nguyên vật liệu thì tần

suất thử nghiệm là 1 lần/ngày

Công ty ước lượng chi phí thử nghiệm cho một mẫu thử là khoảng 1 triệu

đồng nếu thử tại công ty (nếu thử tại các phòng thí nghiệm bên ngoài, chi phí này có

thể lên đến 6 triệu đồng một mẫu).

Như vậy nhờ áp dụng tiêu chuẩn, trong trường hợp thử tại chỗ, mỗi ngày công ty

có thể tiết kiệm 2 triệu đồng cho việc thử nghiệm, nghĩa là 700 triệu đồng một năm.

Tác động kinh tế của chỉ tiêu 5: 700.000.000 VND

Chỉ tiêu 6: Tiết kiệm chi phí nhờ hoạt động cải tiến liên tục trong sản xuất

Công ty áp dụng HTQLCL theo ISO 9001 từ năm 2004, cho đến thời điểm

nghiên cứu có khoảng 195 sáng kiến cải tiến, nghĩa là trung bình hàng năm có

khoảng 30 sáng kiến. Hàng năm công ty chi trả khoảng 100 triệu đồng tiền thưởng

cho sáng kiến cải tiến. Theo quy định của công ty (chưa quy định bằng văn bản), giá

trị tiền thưởng bằng khoảng 2 % giá trị sáng kiến có thể mang lại, như vậy có thể

ước tính tổng giá trị mà hoạt động cải tiến mang lại cho công ty là:

100.000.000 x 1/0.02 = 5.000.000.000 VND

Page 175: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

168

Tác động kinh tế của chỉ tiêu 6: 5.000.000.000 VND

[Chú thích thêm: Giá trị này trong phần chính của báo cáo được giảm đi 1/2

còn 2,5 tỷ đồng vì theo chuyên gia ISO tuy phần tiết kiệm này liên quan đến

HTQLCL nhưng không thể qui hết cho tiêu chuẩn (nghĩa là ISO 9001) mà còn phải

tính đến các yếu tố tác động khác.]

Chỉ tiêu 7: Tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất

Sản phẩm 1: Ổ cắm

Không có dữ liệu thống kê nào về nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất ổ cắm,

do vậy không lượng hóa được chỉ tiêu này đối với sản phẩm ổ cắm.

Sản phẩm 2: Dây và cáp

Công ty có thể tiết kiệm được nguyên vật liệu nhờ việc sử dụng nguyên vật

liệu phù hợp với tiêu chuẩn và áp dụng công nghệ mới cho dây chuyền sản xuất.

Theo số liệu thống kê, mỗi ngày công ty có thể tiết kiệm được 18 kg nhựa PVC và

như vậy, mỗi năm công ty có thể tiết kiệm 18 x 365 = 6.570 kg PVC.

Giá nhựa nguyên liệu là: 24.300 VND/kg

Số tiền tiết kiệm mỗi năm của Công ty là: 6.570 x 24.300 = 159.651.000 VND

Tác động kinh tế của chỉ tiêu 7: 159.651.000 VND

(Chỉ tiêu này là giả định dựa trên kinh nghiệm và ước lượng của Công ty ở

thời điểm mới bắt đầu sản xuất sản phẩm mới, khi đó phần “đầu thừa, đuôi thẹo”

có nhiều hơn - điều này chỉ xảy ra trong một thời gian rất ngắn)

C. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R & D)

Chỉ tiêu 8: Tiết kiệm chi phí biên soạn các quy định kỹ thuật

Nhờ áp dụng tiêu chuẩn, công ty có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền để xây

dựng các quy định kỹ thuật cho nguyên vật liệu, sản phẩm, quá trình,…

Sản phẩm 1: Ổ cắm

Hiện tại, Công ty đang áp dụng khoảng 18 tiêu chuẩn quốc gia cho các hoạt

động thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, bao gói và ghi nhãn ổ cắm.

Trong trường hợp không sẵn có các tiêu chuẩn này, công ty sẽ phải biên soạn

các quy định riêng của mình với số lượng tài liệu ít nhất là bằng 18 tiêu chuẩn đang

áp dụng.

Page 176: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

169

Sản phẩm 2: Dây và cáp

Hiện tại, công ty đang áp dụng 14 tiêu chuẩn quốc gia cho nguyên vật liệu,

thành phẩm, thử nghiệm, bao gói và ghi nhãn.

Như vậy, tổng số tiêu chuẩn công ty đang áp dụng là 32 TCVN, ngoài ra công

ty còn sử dụng các tiêu chuẩn IEC làm tài liệu tham khảo.

Chi phí biên soạn các tài liệu kỹ thuật này bao gồm chi phí cho những công

việc sau:

- Nghiên cứu sản phẩm hiện tại trên thị trường

- Thu thập tài liệu sẵn có về sản phẩm (tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước

ngoài, tiêu chuẩn cơ sở của các công ty khác, tài liệu khoa học kỹ thuật

liên quan)

- Dịch tài liệu (nếu có)

- Thử nghiệm

- Chi cho chuyên gia biên soạn tài liệu

- Chi cho họp

- Sản xuất thử

- Các chi phí khác

Theo các chuyên gia của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng, đối với những tiêu

chuẩn phức tạp, chi phí này là khoảng 50 triệu đồng, với những tiêu chuẩn đơn giản

hơn, chi phí này là khoảng 30 triệu đồng. Như vậy có thể tính chi phí trung bình để

biên soạn một tài liệu là khoảng 40 triệu đồng.

Như vậy công ty có thể tiết kiệm chi phí biên soạn tài liệu kỹ thuật nhờ việc sử

dụng những tiêu chuẩn sẵn có, tổng số tiền tiết kiệm được là: 40.000.000 x 32 =

1.280.000.000 VND.

Tác động kinh tế của chỉ tiêu 8: 1.280.000.000 VND

Page 177: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

170

D. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG: BÁN HÀNG & MARKETING (S & M)

Chỉ tiêu 9: Tăng doanh thu nhờ tăng lòng tin của khách hàng thông qua việc áp

dụng tiêu chuẩn

Ngoài khoản tiết kiệm từ việc sử dụng tiêu chuẩn, việc áp dụng tiêu chuẩn cho

sản phẩm của công ty sẽ làm tăng lòng tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm

và do đó làm tăng doanh thu bán hàng của công ty.

Sản phẩm 1: Ổ cắm

Công ty ước tính tác động của tiêu chuẩn làm cho doanh thu của sản phẩm này

tăng 8 % trong số 200 % mức tăng tổng doanh thu của ổ cắm.

Số ổ cắm bán được năm 2010 là 2.880.000 đơn vị sản phẩm, giá ổ cắm là

12.128 đồng

Doanh thu năm 2010 là: 2.880.000 x 12.128 = 34.928.640.000 VND

Doanh thu năm 2009 là khoảng: 17.464.320.000 VND

Doanh thu tăng lên nhờ áp dụng tiêu chuẩn là:

17.464.320.000 x 8% = 1.397.145.600 VND

Sản phẩm 2: Dây và cáp

Đối với sản phẩm này doanh thu hàng năm tăng khoảng 300 % so với năm

trước bởi nhiều lý do như hiệu quả hoạt động marketing, sản phẩm là sản phẩm

mới,… Công ty ước tính đóng góp của tiêu chuẩn trong tổng số doanh thu tăng lên

là 20 %

Doanh thu của cáp năm 2010 là 37 tỉ đồng, năm 2009 là 12 tỉ đồng.

Như vậy nhờ áp dụng tiêu chuẩn cho sản phẩm giúp tăng doanh thu lên:

20 % x 12 x 106 = 2.400.000.000 VND

Tổng doanh thu tăng lên nhờ áp dụng tiêu chuẩn cho cả hai sản phẩm là:

1.397.145.600 + 2.400.000.000 = 3.797.145.600 VND

Tác động kinh tế của chỉ tiêu 9: 3.797.145.600 VND

(Chú thích thêm: chỉ tiêu này được đưa ra dựa trên sự thống nhất với Cty, giá trị

tăng doanh thu là thực tế, tuy nhiên % tác động chỉ là ước lượng).

Page 178: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

171

Phụ lục 5 DANH MỤC BAN KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

(Tính đến T.11-2017)

TT Số hiệu Ban kỹ

thuật tiêu chuẩn quốc gia

Đại diện cơ quan

nhà nươc

Đại diện Tổ chức khoa học và công

nghệ

Đại diện Hội, Hiệp

hội chuyên ngành

Đại diện Doanh nghiệp

Đại diện tổ chức bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng và

các tổ chức có liên quan khác

Chuyên gia độc

lập Tổng

1. TCVN/TC 2 2 6 1 1 1 11

2. TCVN/TC 4 2 7 9

3. TCVN/TC 5 7 4 11

4. TCVN/TC 6 1 6 1 2 1 11

5. TCVN/TC 8 4 3 1 1 2 11

6. TCVN/TC 10 4 6 1 11

7. TCVN/TC 11 3 5 2 1 11

8. TCVN/TC 12 1 7 1 9

9. TCVN/TC 17 2 6 1 2 2 13

10. TCVN/TC 21 4 6 1 2 13

11. TCVN/TC 22 2 4 1 5 3 15

12. TCVN/TC 23 2 8 1 11

13. TCVN/TC 26 1 3 1 5

14. TCVN/TC 27 1 5 1 2 9

15. TCVN/TC 28 1 7 1 9

16. TCVN/TC 29 3 8 2 13

17. TCVN/TC 30 1 10 1 1 13

18. TCVN/TC 33 2 4 3 9

19. TCVN/TC 35 1 7 3 11

20. TCVN/TC 38 1 5 1 3 1 11

21. TCVN/TC 39 1 4 3 3 11

22. TCVN/TC 43 1 6 2 9

23. TCVN/TC 44 1 7 1 2 11

24. TCVN/TC 45 3 8 1 1 13

25. TCVN/TC 46 3 6 2 11

26. TCVN/TC 47 2 6 1 9

27. TCVN/TC 48 2 7 1 1 11

28. TCVN/TC 51 2 4 1 1 1 9

29. TCVN/TC 58 5 1 1 4 11

30. TCVN/TC 61 1 7 1 9

Page 179: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

172

TT Số hiệu Ban kỹ

thuật tiêu chuẩn quốc gia

Đại diện cơ quan

nhà nươc

Đại diện Tổ chức khoa học và công

nghệ

Đại diện Hội, Hiệp

hội chuyên ngành

Đại diện Doanh nghiệp

Đại diện tổ chức bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng và

các tổ chức có liên quan khác

Chuyên gia độc

lập Tổng

31. TCVN/TC 63 2 6 1 1 1 11

32. TCVN/TC 68 6 5 11

33. TCVN/TC 69 2 6 2 1 11

34. TCVN/TC 70 3 7 3 2 15

35. TCVN/TC 71 3 5 3 11

36. TCVN/TC 74 2 7 1 1 11

37. TCVN/TC 79 1 4 2 2 9

38. TCVN/TC 82 2 6 1 9

39. TCVN/TC 84 2 3 1 1 2 9

40. TCVN/TC 85 2 5 1 1 9

41. TCVN/TC 86 1 5 2 1 2 11

42. TCVN/TC 89 2 6 1 1 1 11

43. TCVN/TC 91 1 5 1 7

44. TCVN/TC 94 2 5 1 1 1 1 11

45. TCVN/TC 96 5 5 3 13

46. TCVN/TC 98 2 6 1 9

47. TCVN/TC 102 2 4 1 2 9

48. TCVN/TC 106 3 3 1 7

49. TCVN/TC 107 1 5 2 1 9

50. TCVN/TC 117 1 7 1 1 1 11

51. TCVN/TC 118 1 7 1 9

52. TCVN/TC 120 2 4 1 2 3 1 13

53. TCVN/TC 122 2 5 1 1 2 11

54. TCVN/TC 126 3 5 3 1 12

55. TCVN/TC 129 3 4 7

56. TCVN/TC 130 1 4 2 7

57. TCVN/TC 131 1 5 2 1 9

58. TCVN/TC 132 1 7 1 9

59. TCVN/TC 133 1 3 1 2 7

60. TCVN/TC 134 2 6 1 9

61. TCVN/TC 135 3 8 1 1 13

62. TCVN/TC 136 1 5 1 3 1 11

63. TCVN/TC 138 1 7 1 1 1 11

Page 180: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

173

TT Số hiệu Ban kỹ

thuật tiêu chuẩn quốc gia

Đại diện cơ quan

nhà nươc

Đại diện Tổ chức khoa học và công

nghệ

Đại diện Hội, Hiệp

hội chuyên ngành

Đại diện Doanh nghiệp

Đại diện tổ chức bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng và

các tổ chức có liên quan khác

Chuyên gia độc

lập Tổng

64. TCVN/TC 142 1 7 1 1 1 11

65. TCVN/TC 146 1 8 1 1 11

66. TCVN/TC 147 4 8 1 13

67. TCVN/TC 153 1 7 1 2 11

68. TCVN/TC 154 5 5 1 2 13

69. TCVN/TC 157 1 4 1 1 7

70. TCVN/TC 159 1 7 2 3 13

71. TCVN/TC 160 1 5 1 2 9

72. TCVN/TC 164 1 8 9

73. TCVN/TC 165 1 6 7

74. TCVN/TC 166 1 5 1 7

75. TCVN/TC 173 2 5 2 9

76. TCVN/TC 174 3 4 5 1 13

77. TCVN/TC 176 4 6 1 1 1 13

78. TCVN/TC 178 5 5 5 15

79. TCVN/TC 181 2 5 1 1 9

80. TCVN/TC 189 2 4 3 9

81. TCVN/TC 190 1 8 9

82. TCVN/TC 199 1 5 1 1 1 9

83. TCVN/TC 200 1 5 2 3 11

84. TCVN/TC 206 4 5 9

85. TCVN/TC 207 3 4 2 9

86. TCVN/TC 210 3 4 1 1 9

87. TCVN/TC 213 3 6 2 11

88. TCVN/TC 216 2 5 1 3 2 2 15

89. TCVN/TC 228 8 2 1 11

90. TCVN/TC/E 1 1 7 1 2 11

91. TCVN/TC/E 2 2 5 2 9

92. TCVN/TC/E 3 7 3 3 13

93. TCVN/TC/E 4 2 5 2 9

94. TCVN/TC/E 5 1 5 3 9

95. TCVN/TC/E 6 6 2 1 9

96. TCVN/TC/E 7 5 2 7

Page 181: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM …hcma.vn/Uploads/2018/7/3/Luan An Chuan Ngoc Ha.pdf · 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu,

174

TT Số hiệu Ban kỹ

thuật tiêu chuẩn quốc gia

Đại diện cơ quan

nhà nươc

Đại diện Tổ chức khoa học và công

nghệ

Đại diện Hội, Hiệp

hội chuyên ngành

Đại diện Doanh nghiệp

Đại diện tổ chức bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng và

các tổ chức có liên quan khác

Chuyên gia độc

lập Tổng

97. TCVN/TC/E 8 1 4 1 1 7

98. TCVN/TC/E 9 1 4 1 3 9

99. TCVN/TC/E 10 1 4 2 7

100. TCVN/TC/E 11 1 4 1 3 2 11

101. TCVN/TC/F 1 1 9 2 3 15

102. TCVN/TC/F 2 2 7 1 2 1 2 15

103. TCVN/TC/F 3 3 7 2 3 15

104. TCVN/TC/F 4 3 6 2 2 2 15

105. TCVN/TC/F 5 1 8 1 1 11

106. TCVN/TC/F 6 1 6 2 9

107. TCVN/TC/F 7 3 7 1 11

108. TCVN/TC/F 8 2 8 1 1 3 15

109. TCVN/TC/F 9 1 8 1 3 1 1 15

110. TCVN/TC/F 10 1 7 1 6 15

111. TCVN/TC/F 11 5 5 1 4 15

112. TCVN/TC/F 12 3 5 4 1 2 15

113. TCVN/TC/F 13 2 10 1 2 15

114. TCVN/TC/F 14 7 6 2 1 16

115. TCVN/TC/F 15 5 3 1 9

116. TCVN/TC/F 16 1 6 2 1 2 3 15

117. TCVN/TC/F 17 2 3 1 3 9

118. TCVN/TC/F 18 2 7 3 2 1 15

119. TCVN/TC/F19 7 4 2 13

120. TCVN/TC/F20 4 4 1 3 1 2 15

121. TCVN/JTC 1 1 9 2 1 13

122. TCVN/TC 01 4 6 1 11

123. TCVN/TC 02 3 5 1 2 11

124. TCVN/TC/M1 3 6 2 11

125. TCVN/TC/M2 2 7 1 1 11

126. TCVN/CASCO 2 7 1 2 1 13

Tổng 270

(19,7%)

716

(52,4 %)

52

(3,8%)

159

(11,6%)

51

(3,7%)

120

(8,8%)

1.368