16
PHÁT TRIỂN KINH TÉ HÀ NỘI SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO... Nguyễn Minh Phong Sau mở rộng địa giới hành chính thủ đô (theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội neày 29/5/2008, có hiệu lực từ 1/8/2008) thủ đô Hà Nội hiện là thành phố lớn thứ 17 trên thế giới, với diện tích 3344,60km2 (tăng hơn 3 lần so với năm 2008, chiếm khoảng 1% diện tích cả nước); dân số hiện gần 7 triệu người (tăng hơn 2 lần so với năm 2008, chiếm gần 8% dân số cả nước) và 555 đơn vị hành chính, trong đó có 29 quận, huyện và thị xã... Suốt 5 năm qua, vượt lên bao bề bộn công việc và khó khăn gắn với hội nhập và cuộc khủng hoảne kinh tê - tài chính toàn cầu, kinh tê Hà Nội tiêp tục phát triên toàn diện... 1. Quy mô và vị thế kinh tế không ngừng được cải thiện Theo Cục Thong kê Hà Nội, sou mở rộng, Hà Nội vẫn duy trì được nhịp độ lăng trưởng kinh tế bằng 1,5-1,6 lần mức tăng trưởng chung của cả nước như trước khi mở rộng; nhờ làm tốt công tác bình ổn giá, chỉ số giá bán lẻ hàng tiêu dùng và dịch vụ (CPI) trên địa bàn lại có xu hướng tăne thấp hơn mức trung bình cả nước. Tính chung nhữne, năm 2008-2012, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 9,45%/năm và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 7,67%; so với tháng 12/2012, CPI chỉ tăng 1,7% so với mức tăng 2,45% chung của cả nước - điều chưa từng có trước khi mở rộng; tổne mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trung bình 23%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10,5%/năm, trong đó, xuất khấu địa phương tăng 13,3%/năm; kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 1,1%/năm; nhập siêu từng bước được kiểm soát; số lượt khách du lịch tăng 6,3%/năm, trong đó, khách quốc tế chiếm 1,5% tổng lượna khách; tone eiá trị tăng thêm ngành xây dựng trung bình 10,57%/năm. Naoài ra, số doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh mới tới hơn 80.000 doanh nghiệp, với số vốn khoảng 1.140 nghìn tỷ đồng. Quy mô kinh tế và kết quả hoạt động đa số ngành, lĩnh vực được cải thiện rõ rệt. Năm 2012 so với năm 2008: quy mô GRDP đạt 88.157 tỷ đồng (giá cố định 1994), * Phó Vụ trưởng, Phó ban Tuyên truyền lý luận, Báo Nhân dân; nguyên Trưởng phòng Phòng Nghiên cứu Phát triển kinh tế, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội. 541

PHÁT TRIỂN KINH TÉ HÀ NỘI SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO filePHÁT TRIỂN KINH TÉ HÀ NỘI SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO... Nguyễn Minh Phong Sau mở rộng địa

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

PHÁT TRIỂN KINH TÉ HÀ NỘI SAU KH I V IỆT NAM GIA NHẬP W TO...

Nguyễn M inh Phong

Sau mở rộng địa giới hành chính thủ đô (theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội neày 29/5/2008, có hiệu lực từ 1/8/2008) thủ đô Hà Nội hiện là thành phố lớn thứ 17 trên thế giới, với diện tích 3344,60km2 (tăng hơn 3 lần so với năm 2008, chiếm khoảng 1% diện tích cả nước); dân số hiện gần 7 triệu người (tăng hơn 2 lần so với năm 2008, chiếm gần 8% dân số cả nước) và 555 đơn vị hành chính, trong đó có 29 quận, huyện và thị xã...

Suốt 5 năm qua, vượt lên bao bề bộn công việc và khó khăn gắn với hội nhập và cuộc khủng hoảne kinh tê - tài chính toàn cầu, kinh tê Hà Nội tiêp tục phát triên toàn diện...

1. Quy mô và vị thế kinh tế không ngừng được cải thiện

Theo Cục Thong kê Hà Nội, sou mở rộng, Hà Nội vẫn duy trì được nhịp độ lăng trưởng kinh tế bằng 1,5-1,6 lần m ức tăng trưởng chung của cả nước như trước khi mở rộng; nhờ làm tốt công tác bình ổn giá, chỉ số giá bán lẻ hàng tiêu dùng và dịch vụ (CPI) trên địa bàn lại có xu hướng tăne thấp hơn mức trung bình cả nước. Tính chung nhữne, năm 2008-2012, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 9,45%/năm và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 7,67%; so với tháng 12/2012, CPI chỉ tăng 1,7% so với mức tăng 2,45% chung của cả nước - điều chưa từng có trước khi mở rộng; tổne mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trung bình 23%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10,5%/năm, trong đó, xuất khấu địa phương tăng 13,3%/năm; kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 1,1%/năm; nhập siêu từng bước được kiểm soát; số lượt khách du lịch tăng 6,3%/năm, trong đó, khách quốc tế chiếm 1,5% tổng lượna khách; tone eiá trị tăng thêm ngành xây dựng trung bình 10,57%/năm. Naoài ra, số doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh mới tới hơn 80.000 doanh nghiệp, với số vốn khoảng 1.140 nghìn tỷ đồng.

Quy mô kinh tế và kết quả hoạt động đa số ngành, lĩnh vực được cải thiện rõ rệt. Năm 2012 so với năm 2008: quy mô GRDP đạt 88.157 tỷ đồng (giá cố định 1994),

* Phó Vụ trưởng, Phó ban Tuyên truyền lý luận, Báo Nhân dân; nguyên Trưởng phòng PhòngNghiên cứu Phát triển kinh tế, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.

541

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ T ư

tănẹ gấp 1,43 lần; GRDP bình quân đầu người tăng 1,7 lần; tổng vốn đầu tư xã hội tăng 1,86 lần; tổng vốn đầu tư xã hội đạt 232.659 tỷ, gấp 1,87 lần (tronẹ đó. vốn nhà nước tăng sấp 2,4 lần, vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,5 lần); huy động vốn ngân hàng tăng gấp 2 lần, tăng trung bình 18,3%/năm, dư nợ cho vay tăng 2,5 lần, trung bình tăng 26,2%/năm; số cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thông tin truyền thông tăng hơn 1,7 lần và doanh thu dịch vụ này tăng gấp 9 lần; tổng giá trị sản xuất ngành côna nghiệp tăng gấp 1,62 lần, bình quân tăng trưởng đạt 12,97%/năm; tông giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăns; gấp 1,8 lần và giá trị sản xuất đạt 199 triệu/ha canh tác, cao gap 1,63 lần.

Kinh tế thủ đô vẫn giữ vị trí đầu tầu, động lực phát triển kinh tế khu vực phía Bắc và neày càng giữ vị trí quan trọng đổi với kinh tế cả nước. Năm 2012, Hà Nội là thành phố lớn thứ 17 trên thế giới, với diện tích 3.328,89kirf (tăng hơn 3 lần so với trước mở rộng, chiếm khoảng 1% diện tích cả nước), có dân số 6.960.000 người (tăng 610.000 người so với năm 2008 và tăng hơn 2 lần so với trước mở rộng), chiếm 7,84% dân số cả nước; đóng góp 10,06% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu; 13,5% giá trị sản xuất công nghiệp; 23,5% vốn đầu tư phát triển; 19,73% thu ngân sách và 23,5% tống vốn đầu tư xã hội của cả nước. Tính đến ngày 20/6/2013, Hà Nội chiếm khoảng 15% số dự án, 15 số vốn đăíiR ký và 10% số vốn điều lệ cả nước, đứng thứ ba về số các dự án còn hiệu lực (2.544 dự án), với tổng vốn đăng ký là 21.457,69 tỷ USD và vốn điều lệ ỉà 7.724,03 tỷ USD (số tương ứng của cả nước lần lượt là 15.067 dự án; 218.841,82 tỷ USD vốn đăng ký; và 76.074,54 tỷ USD vốn điều lệ).

Cơ cấu kinh tê chuyển dịch tích cực, năm 2012, cơ cấu các ngành là: dịch vụ 52,6% (tăng so với 52,1% năm 2008); công nghiệp - xây dựng 41,4% (so với 4 ỉ , 8%) và nông nghiệp 5,6% (so với 6,6%). Hà Nội đang tập trung phát triển 57 sản phẩm công nghiệp chủ lực của 48 doanh nghiệp thuộc các ngành cơ khí - điện tử, hóa nhựa, dệt may - da giầy, chế biến lương thực, thực p h ẩm ... Trong nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp tăng dần, đạt 51,54% năm 2012; trồng trọt, lâm nghiệp là 43,93%; dịch vụ nông nghiệp là 3,53% (năm 2008 cơ cấu tương ứng là 46,5%; 51,61% và 1,9%); diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản tiếp tục được mở rộng; hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa tập trung với năng suất và giá trị thu nhập cao nhờ ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Hiện nay 100% giống lúa được cấp ĩ hóa; 100% diện tích Ĩ12Ô được gieo trồn.2 bằng giống lai; 75% là lợn ngoại và lợn hướng nạc; 70% đàn bò là lai sin... Thành phố đã hoàn thành đưa vào sử dụng 16 trung tâm thương mại, 81 siêu thị và 33 chợ các loại, 2.500 phòne khách sạn (với công suất sử dụng phòng duy trì ở mức 60%). Đen nay, trên địa bàn có 25 trune tâm thương mại, 121 siêu thị và 414 chợ, 1.350 làng nahề và làng có nghề (bằng 59% tống sô làng nghề cả nước); 8 khu công nghiệp đã và đang hoạt động diện tích trên 1.230ha, tỷ lệ lấp đầy diện tích đạt 98%. Năm 2013 có thêm 2 khu công nehiệp mới đi vào hoạt

542

P H Á T T R IỂ N K INH T Ế HÀ NỘI S A U KHI V I Ệ T NAM G IA N H Ậ P W T O .

động là Khu công viên Công nshệ thông tin Hà Nội (36ha) và Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (72ha); đã xây dựng 107 cụm công nghiệp với tổng diện tích 3 .192ha. tăng 5 cụm và tăng 2,8% về diện tích so với năm 2008. Tổng diện tích nhà ờ xây mới tính đến hết tháng 6/2013 đạt 12,6 triệu m ; diện tích nhà ở bình quân năm 2012 đạt 21,5m2/neười; triển khai 10 dự án nhà ở, ký túc xá cho khoảng 43.500 học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo. hàno chục dự án nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, xuống cấp... góp phần đáp ứna nhu cầu của nhân dân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tỷ lệ hộ nehèo mỗi năm giảm 1,5-2%, đến cuối năm 2012 còn 3,55% với 59.365 hộ. Năm 2013, ước thực hiện hồ trợ 16.500 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ ns;hèo còn 2,35%. Chuấn nghèo và một số mức trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội được nâng lên và cao hơn mức chung toàn quốc.

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt được kết quả bước đầu quan trọng: đến hết tháng 6/2013, có 236/401 xã đạt và cơ bản đạt 10-19 tiêu chí, trong; đó, 27 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí; 91 xã đạt và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí; 133 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-13 tiêu chí. Dự kiến đến hết năm 2013, có 62 xã đạt tiêu chí NTM; đã thực hiện dồn điền đối thửa được 35.178ha, bằng 45,3% tổng diện tích dự kiến và 18,7% tống diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Ngân sách cho đầu tư phát triến cấp huyện bình quân 461 tỷ đồng/năm, cao gấp 1,5 lần so trước mở rộng; kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng chuẩn hóa: 100% số xã có điện lưới quốc gia, đặc biệt 13 xã chưa có điện đã được cấp điện neay trong năm đầu hợp nhất; 100% phòng học tạm, phòng học cấp 4 được xóa bỏ; 100% số xã có đường ôtô đến trụ sở xã; 98% (trước hợp nhất là 72%) xã, thôn được thu gom rác thải. 100% nhà dột nát nông thôn được xóa; trên 86% hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt; 42% lao động nông nehiệp qua đào tạo đạt; trên 90% số hộ gia đình có vô tuyến truyền hình; trên 95% số xã và 30% số thôn có máy tính kết nối Internet; 70% sổ hộ có điện thoại; 570/577 xã/phường được công nhận chuẩn quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 98,8% (năm 2008 đạt 76%); 90% trạm y tế có bác sĩ (năm 2008 là 86%). 95% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại khu vực nội thành đã được thu gom và xử lý; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tỷ lệ thất nghiệp đô thị, tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố nsày càng giảm; hệ thống bưu chính viễn thông được nâng cấp, phát triển và hiện đại hóa; nhiều công trình nhà văn hóa, sân vận động thể thao được đầu tư xây dựng khang trang ...

Đặc biệt, thủ đô luôn ỉà trung tâm nhản lực chất lượng cao, dẫn đầu cả nước trong phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục trung học phổ thông, cũng như trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia tổ chức hàng năm. Hà Nội đang chiếm hơn 70% cán bộ khoa học đầu ngành và hơn 50% cán bộ khoa học có trình độ sau đại học của cả nước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là hơn 33%. Tỷ lệ trẻ trong độ tuôi vào mẫu giáo đạt 77%. Tỷ lệ học sinh vào lớp 6 đạt 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 98%. Phổ cập trung học cơ sở được duy trì, phổ cập trung học

543

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUÓC TÉ LẰN THỨ TƯ

phổ thông và tương đương đạt 75% thanh niên trong độ tuổi. 100% xà. phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 83% số đối tượng trong độ tuồi hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học; 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đảo tạo, trong đó. trên chuẩn đạt 42%; 100% các trường được kết nối mạng Internet; giáo viên có trình độ tin học đạt 65%. Tỷ lệ tăns dân số tự nhiên giảm còn 12.3°/.o (năm 2008 là 12,7%o); tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 7,5% (năm 2008 là 8,9%); trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡna còn 10,5% (năm 2008 là 15%). Tỷ lệ bác s ĩ/10.000 dân tăng từ 9,7 bác sĩ lên 11,2 bác sĩ; số giường bệnh/10.000 dân tăng ìừ 12 giường lên 15 giườna. Công tác khám chừa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dán trên địa bàn có nhiều chuyển biến rõ nét.

Giai đoạn 2008-2012, nsân sách đã hồ trợ xâv, sửa 3.296 nhà ở với kinh pií 100 tỷ đồng (trong đó, xây mới 1.133 nhà, sửa chừa 2.163 nhà); vận động Quỹ "đen ơn đáp nghĩa” 126 tỷ đồns và thực hiện xã hội hóa "đền ơn đáp nghĩa" giai đoạn 2008-2012 là 547 tỷ đồng; tặng 27.175 sổ tiết kiệm "tình nghĩa" kinh phí 19,9 :ỷ đồng; tu sửa nâng cấp 474 cône trình ghi CÔIÌ2 liệt sĩ kinh phí 301 tỷ đồng; tố chưc điều dưỡng 136.383 lượt người có cônơ với cách mạng.

Thành phố tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết viec làm, thực hiện Ke hoạch xã hội hóa dạy nghê giai đoạn 2008 - 2010, Kế hoạch “Day nghề cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020”, Đe án phát triển thị trường lao dộng đến năm 2020, Chương trình giải quyết việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015,... Bình quân mỗi năm giai đoạn 2008-2012. vay giải quyết việc làm thông qua Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 273 tỷ đồng, giải quyết cho trên 23 nghìn lao động. Trung bình, eiải quyết việc làm cho trên 133 nghìn lượt lao động mồi năm.

Thành phố đã ban hành và thực hiện Ke hoạch phát triển kinh tể - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ miền núi giai đoạn 2009 -2012, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùns đồng bào dàn tộc miền núi giai đoạn 2013 - 2015. Tổng số có 1S6 dự án, công trình đầu tư, triển khai trên địa bàn 13 xã và ỉ thôn vùng đồng bào dàn tộc thiểu sổ miền núi, tập trung chủ yếu các lĩnh vực: cấp nước, cấp điện, thủy lơi, giao thông nông thôn, giáo dục, y tế, văn hóa thể thao. Tổng kinh phí dự kiến đầu tư là 2.012 tỷ đồng, năm 2013 đã phân bô 163 tỷ đồng cho 40 dự án.

Trong giai đoạn 2008-2012, đà hoàn thành 230.195km đường, 2,1 km cầu /à đang tiếp tục nhiều dự án đầu tư như: đường vành đai 2 Nhật Tân - cầu Giấy, đườìg 5 kéo dài, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Thình, đường quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyén, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài, nhà ga hàng không T2 Nội Bài, 3 tuyến đường xe điện đô thị... Hệ thống cấp thoát nước đưỊc quan tâm đầu tư, các cône trình cấp nước được quan tâm đầu tư mở rộng, cap nưjc Sông Đà, cấp nước Đôna Anh. từne bước xây dựng hệ thống mạng cấp nước troig

544

P H Á T T R IỂ N K INH T Ể H À NỘI S A U KH I V I Ệ T NAM G IA N H Ậ P W T O .

các khu đô thị và vùns ven nội. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được tăng cường, hoàn thành dự án thoát nước giai đoạn 1. đane triển khai thực hiện giai đoạn 2; hệ thống xử lý nước thải Yên Sở, Hồ Tây được đầu tư tập trung. Triển khai tích cực các khu xử lý rác chất thải rắn như Nam Sơn. Bác Sơn, Sơn Tây, Chương Mỹ, Đan Phượng...

Công tác chấn chỉnh kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng đô thị được triển khai quyêt liệt, đồng bộ, có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ công trình xây dựng có giấy phép tăns; dần qua từng năm, đến nay đạt trên 90%. Nhiều vườn hoa, công viên được cải tạo, xây mới. Hoàn thành cải tạo một số hồ tại nội đô và có 12 hồ đang được triên khai xây dựn2, cải tạo. Nhiều tuyến phố được chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; việc sắp xếp, hạ ngầm các tuyến đường dây, cáp nổi trên nhiều tuyến đường nội đô được triển khai tích cực; đã kê khai xin cấp sổ đỏ trên 95% số thửa đât đủ điêu kiện. Công tác đảm bảo an ninh chính trị, quốc phòng, quân sự địa phương và giữ vững trật tự an toàn xã hội được coi trọng, xử lý, giải quyết kịp thời các tình huống phức tạp về tôn giáo, các vụ biểu tình, kích độne, làm thất bại mọi âm mưu. hoạt độne chống phá của các thế lực thù địch; thành phố đã tố chức các tổ công tác 141 dế trấn áp tội phạm, duy trì trật tự, an toàn xã hội. Kết quả rất đáng ghi nhận, được nhân dân hoan nghênh. Phát hiện, phònạ ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, tệ nạn xã hội. Xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường, vi phạm về kinh doanh, sản xuất nguyên liệu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm,... Kịp thời nhận diện, phát hiện, đầu tranh xử lý các loại tội phạm mới, tội phạm có yểu tố nước ngoài, tội phạm lợi dụng cône nghệ cao,... Thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông có chuyển biến tích cực. Công tác kiểm tra cône vụ được tăng cường. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân được quan tâm thực hiện. Công tác cải cách tư pháp được quan tâm chỉ đạo, quan tâm cơ sở vật chất các cơ quan tư pháp, hệ thốna trụ sở UBND cấp xã. Công tác cán bộ dược quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt việc sắp xếp cán bộ sau hợp nhất, công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển cán bộ lãnh đạo được thực hiện bài bản, có hiệu quả. Công tác xây dựne, củng cố tố chức cơ sở đảng, nâna cao chất lượng đảng viên và cône tác dân vận có chuyến biến tích cực. Phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng được tiếp tục đổi mới theo hướng mở rộne dân chủ, sát cơ sở, chỉ đạo tập trung kiên quyết dứt điểm hiệu quả.

Thành phố đã tổ chức tốt công tác rà soát, thống nhất và hoàn thiện cơ sở pháp lý định hướng phát triển và quản lý thủ đô trong bối cảnh mở rộne và hội nhập. Chỉ tính riêng đến năm 2009. thành phố đã rà soát đưọ'c 1.482 văn bản quy phạm (trong đó 80 nshị quyết, 1.262 quyết định, 140 chỉ thị), đồna thời ban hành 203 văn bán quy phạm pháp luật (trong đó có 170 quyết định và 33 chỉ thị, nghị quyêt) trên các lĩnh vực; phối hợp với các bộ, ngành truna ương triển khai nghiên

545

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUÓC TÉ LÀN THỬ TƯ

cứu. xây dựns ‘‘Quy hoạch tổne thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030'’; “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thủ đô đến năm 2030. tầm nhìn đến năm 2050” ; "Quy hoạch chune xây dirna thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050"; Quy hoạch sử dụng đất thành phố đến năm 2020 và Ke hoạch sử dụne đất 5 năm (201 1-2015). Dồns thời, thành phố chủ độne rà soát 642 đồ án. dự án, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục triển khai 329 đồ án, dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch Hà Nội mở rộng, đề xuất cho đừna, giãn và hoãn, chuyến đổi mục đích đầu tư các dự án khône phù hợp quy hoạch. Luật Thủ đô và đã được Quốc hội thône qua, có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Thành phổ đã chủ động cụ thể hóa và ban hành 11 cơ chế, chính sách được phân cấp quản lý theo quy định tại Luật Thủ đô; các văn bản cụ thể hóa thi hành Luật Thủ đô đane được hoàn thiện, ban hành và triển khai trên thực tế. Đây thực sự là sự kiện quan trọns lớn nhất được thủ đô chờ đợi suốt 5 năm qua. Đồng thời, chúng cũng tạo thêm căn cứ pháp lý và những động lực mới đẩy nhanh hơn quá trình phát triển toàn diện và hiện đại hóa thủ đô Hà Nội cả theo bề rộng, lẫn theo bề sâu trong thời gian tớ i. ..

Công tác cán bộ tiếp tục được kiện toàn. Đã thực hiện luân chuyến trên 1.30 lượl cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý về làm bí thư, phó bí thư; giới thiệu đế hội đồng nhân dân bầu chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã. Cán bộ luân chuyển trở lại vị trí cũ và cán bộ điều động vị trí mới đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đã thi tuyển, xét tuyển 2.248 công chức hành chính, 2.189 công chức cấp xã, trên 22 nghìn viên chức các đơn vị sự nghiệp. Tồ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức.

về tổng thế, sau m ở rộng, sáp xếp tổ chức bộ máy và cán bộ, trụ sở, rà soát, điều chỉnh, thống nhất các loại quv hoạch, những cơ chế chính sách, tập thế lãnh đạo Đảna, chính quyền các cấp, đoàn thể và nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đã có nhiều nồ lực để thủ đô phát triển toàn diện theo cả bề rộng và bề sâu, gan kết hài hòa hơn giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội; lĩnh vực văn hóa xã hội, eiáo dục - đào tạo, y tế, khoa học cônạ nghệ tiếp tục phát triển; công tác xây dựng và quản lý quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, đất đai trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực; hạ tầng aiao thông và vệ sinh môi trường đô thị được cải thiện; tình hình chính trị ổn định, an ninh, quốc phòng được củng cố và tăng cường; công tác đối ngoại được mở rộng và tăng cường; cônc tác xây dựng hệ thống chính trị được củna cố ngày càng hoàn thiện. Bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiểu đổi thav, tạo diện mạo mới cho thủ đô sau 5 năm phát triển. Cônc tác xây dựng và quản lý quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, đất đai trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Hạ tầng eiao thône và vệ sinh môi trườns đô thị được cải thiện. Tình hình chính trị ổn định, an ninh, quốc phòng được củng cố. Các nguồn lực của thành phố ngày càng được khai thác và phối hợp hiệu quả. Quá trình

546

P H Á T T R I Ể N K IN H T Ể H À NÔI S A U K H I V I Ệ T NAM G IA N H Â P W T O .

tái cấu trúc kinh tế và cải thiện môi trườns đầu tư địa phương đans được thúc đẩy. Sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm chủ lực ngày càng cao. Cơ cấu thị trường đã có sự cải thiện, hài hòa hơn giữa thị trườna trong nước với nước ngoài, truyền thống và mới. thành thị với nôns thôn, trone và ngoài Hà Nội... Côns tác xã hội hóa đầu tư tiếp tục được tập trung chỉ đạo. đạt kết quả quan trọna trone dịch vụ cône ích đô thị. eiáo dục - đào tạo, y tê, văn hóa. thể dục thể thao ,... Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn liên tục tăng qua các năm. Việc hợp tác. liên kết với các địa phươne trone vùne kinh tế trọng điểm phát triển kinh tế ngày càne được mở rộng. Các quan hệ hợp tác kinh tế trong khu vực doanh nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực, đa dạne và mật thiết hơn. Hệ thốnẹ hạ tầne kỹ thuật, hạ tầng xã hội naày càng phát triển đồng bộ, hiện đại. từne bước đáp ứng nhu câu phát triển, cải thiện chất lượng sống, giao thòng và tô đẹp thêm cho cảnh quan thủ đô. Hoạt độne đối neoại và hợp tác phát triển, chủ độne hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế tiếp tục được mở rộn2 và phát huy hiệu quả. Thủ đô Hà Nội là thành viên chính thức của nhiều tố chức quốc tế lớn. quan trọna như Hiệp hội các thành phố lớn trên thế giới. Mạng ỉưới các thành phố lớn châu Á thế kỷ XXI (ANMC21), Mạn2 lưới chính quyền địa phương Citynet...; đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với gần 100 thủ đô, thành phố của 50 nước và vùng lãnh thổ, trong đó thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ, thườnẹ xuyên và có hiệu quả với 35 thủ đô, thành phố gồm các nước láng giềng, các nước ASEAN, các nước châu Âu, Mỹ. Hà Nội là một trong ba địa phương đứng đầu cả nước về năng lực hội nhập kinh tế quốc t ế . ..

2. Một số hạn chế và triển vọng phát triển thủ đô thòi gian tói

Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, thành phố đang đứng trước khó khăn, thách thức:

Thứ nhất, mặt bằng lãi suất ở mức cao làm hạn chế việc mở rộng đầu tư và sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải dừng sản xuất kinh doanh hoặc trên bờ phá sản. Theo Sở Ke hoạch và Đầu tư. số doanh nghiệp dừng hoạt động trên địa bàn năm 2011 là khoảng 3.000 doanh nghiệp, tăng gấp 3 lần so với trung bình các năm trước. Năm 2012 có trên 6.000 doanh nghiệp và năm 2013 lên tới trên 9000 doanh nghiệp dừng hoạt độns. Các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong tuyển naười đáp ứna được yêu cầu của doanh nehiệp. Đời sống của người lao độna nhất là công nhân các khu công nshiệp có sự giảm sút đáng kể do biến động giá cả thị trường, nhất là hàng tiêu dung thiết yếu... Tín dụng đen có diễn biến phức tạp. Nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô trở thành thách thức lớ n ...

Thứ hai, các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều khu đô thị mới chậm được xây dựng và thiếu đồng bộ. ù n tắc giao thôn2 , quá tải trong các bệnh viện, thiếu chồ học mầm non, nhất là ở các khu đô thị mới và khu dân cư có mật độ cao, vấn đê ô nhiễm môi trường vẫn là nhữne bức xúc của thủ đô. Ý thức của neười dân

547

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LẦN THỦ TƯ

trong việc tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông, giữ gìn cảnh quan đô thị. bảo vệ môi trường, môi sinh chưa thực sự có chuyển biến.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương và cấp ủy, chính quyên, đoàn thể địa phương còn lỏna lẻo; ý thức chấp hành kỷ cương hành chính của một bộ phận cán bộ, cônạ chức chưa nghiêm, dẫn đến hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính còn chưa đạt như mone muốn. Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, khiếu tố và khiếu kiện đông người trên địa bàn tuy có sự chuyển biến nhưng còn diễn biến phức tạp; chất lượna đào tạo, công tác thông tin tuyên truyền, xây dựng đời sống văn hóa mới và xây dựng, chỉnh đốn Đảns còn nhiều bất cập; phâm chất đạo đức, năne lực trình độ, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

v ề tổng thể, kinh tế phát triển chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng, thế mạnh của thủ đô, chưa gắn chặt, hài hòa với phát triển văn hóa - xã hội; các neuồn lực của thành phố chưa được khai thác hiệu quả, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực đổi mới về công nghệ của các doanh nghiệp còn thấp. Ọuá trình tái cấu trúc kinh tế còn chậm, sức cạnh tranh chưa cao. Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Tăng trưởng xuất khẩu chưa vừng chắc. Vai trò các ngành cône nghiệp chủ lực chưa rõ nét; chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ chưa phát huy được lợi thế đặc thù của thủ đô. Một số dịch vụ trình độ cao phát triển chậm. Khu vực kinh tế tập thể, nhất !à loại hình hợp tác xã nông nghiệp còn nhiều hạn chế, hoạt động kém hiệu quả. Liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế chưa đồng bộ, kết quả chưa cao. Hệ thống thị trường chưa đáp ứng yêu câu của phát triên kinh tế - xã hội, Tăng trưởng xuất khẩu thiếu vững chắc. Vai trò động lực kinh tế của Hà Nội trong vùng trọng điểm Bắc Bộ và cả nước chưa được thể hiện rõ nét. Hiệu quả các hoạt độnẹ liên kết, hợp tác giữa thủ đô với các địa phương trong nước còn thấp. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phân tán. Đầu tư cho nône nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu. Chuyển đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm. Việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm sản hàng hóa chưa được quan tâm đúng mức. Sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa chưa cao. Kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhất là những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp còn hạn chế. Ở một số nơi. hiệu lire, hiệu quả quản ìý, điều hành của bộ máy chính quyền chưa cao, kết quả còn hạn chế. Hà Nội cũng đứng trước nhu cầu to lớn về đầu tư mới nhàm cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xà hội, cải thiện cơ cấu, trình độ kinh tế giữa các ngành và vùng, địa phương, cũng như đào tạo nhân lực. Ngoài ra. Hà Nội còn đối diện và đòi hỏi nhiều đột phá trong tháo gỡ những khó khăn về nhu cầu vốn đầu tư phát triền kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại văn minh và xây dựng nôns thôn mới; về tháo gỡ khó khăn cho hàng ngàn doanh nghiệp và 37 chi nhánh và ngân hàng đang bị kinh doanh thua lồ; về bảo đảm

548

P H Á T T R IỂ N KINH T Ể H À NỘI S A U KHI V I Ê T NAM G IA N H Ậ P W T O .

vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, cũne như về tăng dân số cơ học (lên tới 5 vạn người/năm trong suốt 5 năm qua) và vấn nạn ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông diễn biến phức tạp; cũng như về khả năng hoàn thành một số chỉ tiêu kinh tê - xã hội theo kế hoạch giải quyết nhanh và hiệu quả hơn một số vấn đề bức xúc và nâng cao tính năne động sáng tạo, chủ độns trong chỉ đạo, điều hành. Hà Nội cũng đứng trước những nhiệm vụ và các yêu cầu ngày càng cao về giữ £Ìn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phươnơ và dân tộc, tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn và tội phạm các loại trong quá trình mở cửa. hội nhập quốc tế đầy đủ hơn, sâu và rộng hơn trone bối cảnh tình hình chính trị- kinh tế thế giới và khu vực còn diễn biến phức tạp, khó lường...

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, song khách quan là do tác động nặng nề, phức tạp của khủng hoảne tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và do nhữns yếu kém nội tại của nền kinh tế. Neuyên nhân chủ quan chủ yếu là do yếu kém trong lãnh đạo, quản lý, nhất là trong lĩnh vực đầu tư cône. quản lý doanh nghiệp, quản lý tài nguyên và trong chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Khắc phạc những yếu kém nêu trên đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, và của cả hệ thống chính trị trong năm 2012 và những năm tiếp theo.

3. Một số định hướng phát triển kinh tế Hà Nội trong thòi gian tói

Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV (nhiệm kỳ 2011- 2015) đã chỉ rõ : “Vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy tốt vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, huy động sức mạnh tông hợp đê xây dựng và phát triên thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức và nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cẩu kinh tế. Phát triển kinh tế tăne trưởng nhanh và bền vững, hài hòa với phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng đời sốne nhân dân, làm động lực thúc đẩy phát triến vùng thủ đô, vùne đồng bằng sông Hồng, vùne kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Phấn đấu thực hiện hoàn thành trưó'c từ 1-2 năm những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô, góp phần cùng cả nước để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố, nâng cao chất lượng phát triển, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế và doanh nghiệp thủ đô; đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, coi trọng cả việc mở rộne quy mô với nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế thủ đô; chú trọng chất lượng cơ cấu kinh tế dịch vụ - côns nghiệp - nông nshiệp theo hướng CNH, HĐH, kinh tế tri thức; tăng cường áp dụna; tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng nhân lực chất lượng cao vào quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao độnơ, chất lượng sản phẩm; ưu tiên phát triển các nsành công nghiệp công nahệ cao, dịch vụ chất lượng cao có giá trị gia tăng lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu...

549

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ TƯ

Trong thời gian tới, thủ đô tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; khuyến khích, phát triển các loại hình dịch vụ có trình độ và chất lượng cao; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động xuất - nhập khẩu, du lịch; phát triển mạnh các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nahệ cao; nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nehiệp mũi nhọn; phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả theo hướne đẩy mạnh sản xuất hàne hóa, sinh thái, sạch, cône nehệ cao; đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu 2/3 số xã đạt tiêu chí vào năm 2020; tiếp tục phát triên hệ thống giao thông đường bộ, tập trung xây dựns các đường vành đai, trục giao thông quan trọng; đông thời xây dựng, cải tạo, nâne cấp một số tuyến đường quan trọng, hình thành 125 tuyến phố văn minh, tạo diện mạo mới cho đô thị, ẹóp phần nâng cao chất lượng cuộc sốne và đóng góp điêu kiện thuận lợi trong hội nhập, giao lưu quốc tế.

Hà Nội sẽ tập trune đổi mới toàn diện và mạnh mẽ cơ cấu kinh tế ngành, kinh tế vùng và các thành phần kinh tế, ưu tiên phát triển các vùng ven đô, vùng ngoại thành gắn với tiến trình CNH, HĐH nông Ihôn; phát triển làng nghề truyền thống theo quy hoạch; giảm dần khoảng cách phát triên giữa khu vực trune tâm và vùng nông thôn xa trune tâm; ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn; tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chủ lực hướng về xuất khâu, các ngành dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp tập truns kỹ thuật cao. Trong đó:

Lĩnh vực dịch vụ: Tập trung ưu tiên phát triển các ngành, các loại hình dịch vụ chất lượng cao, như: du lịch, thương mại, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, khoa học - công nghệ, eiáo dục - đào tạo, y tế, vận tải công cộng, tư vấn, dịch vụ công,... trên địa bàn. Phát huy tiềm năng, vị thế của Hà Nội, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với nhiều loại hình, như: du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng, ]àng nghề... Tiếp tục củng cố, phát huv vai trò của Hà Nội là trunẹ tâm giao thươne; lớn tro no nước và cửa neõ giao thương với nước ngoài. Đẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu những mặt hàne chế biến, chế tạo có hàm lượng giá trị tãns thêm nội địa cao, giảm mạnh xuất khẩu nguyên liệu, sản phẩm thô. Phấn đấu đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 từ 15-16%.

Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: Phát triển côna nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp tạo ra sản phâm có giá trị cao, các ngành công nghiệp phụ trợ. Đấy mạnh hình thành, phát triển các lĩnh vực và thành phần cơ bản của kinh tế tri thức (cônơ nghệ thông tin, tự độns hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,...) để Hà Nội trở thành một trung tâm hàng đầu về nghiên cứu thiết kế, chế tạo sản phẩm mới. Tích cực triển khai thực hiện chươna trình sử dụng năne lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn. Củng cố, phát

550

P H Á T T R I Ể N K IN H T Ể H À NỘI S A U KH I V I Ệ T NAM G IA N H Ậ P W T O .

triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống gấn với phát triển du lịch, xuất khẩu. Hiện đại hóa công nghiệp xây dựng đạt trình độ tiên tiến trone khu vực, đáp ứng yêu cầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội của thủ đô. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị tăng thêm công nghiệp - xây dựng đạt 11,5-12,5%/năm.

Lĩnh vực nông nghiệp: Quan tâm phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa sử dụng kỹ thuật cao, có năng suất, chất lượng cao gắn với mục tiêu phát triển đô thị sinh thái, môi trường bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nehiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Sớm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô hợp lý, gắn với công nghiệp chế biến; xây dựng các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc tập trung theo quy hoạch. Mở rộng diện tích rau an toàn, rau có giá trị kinh tế cao: tăne diện tích trồne; hoa. cây cảnh, cây ăn quả. Tập trung đầu tư, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỳ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và chế biến, tiêu thụ sản phấm hàng hóa cho nông dân. Tiếp tục bảo vệ, chăm sóc diện tích rừng hiện có, phát triển kinh tế rừng và làm giàu cảnh quan, môi trường sinh thái kết họp với phát triển du lịch. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị gia tăng nông nghiệp đạt bình quân 1,5-2%/năm

Hà Nội đã đặt mục tiêu phẩn đẩu mức tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt khoảng 11,5-12%/năm; GDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng 7,100 - 7.500 U SD /năm ; đến năm 2015, diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố là 23,1 m2/người, diện tích nhà ở tối thiểu là 6,5 m2/người, trong đó khu vực đô thị là 26,6 m 2/người, khu vực nông thôn là 20 m2/ne,ười; tỷ lệ nhà kiên cố 89,7%. Đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 26,3 m /người; trong đó khu vực đô thị đạt 28,7 m2/người; khu vực nông thôn 22,7 m2/người, tổng diện tích nhà ở khoảng 207 nghìn m2. Đen năm 2030, diện tích nhà ở bình quàn dự kiến là khoảng 31,5 m2/người...

Để hoàn thành các nhiệm vụ mục tiêu đó , thành phố sẽ đối mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo, điều hành, tập trung cải thiện môi trường đầu tư; hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường, tăng cường đối thoại, lắng nghe, nâne cao trách nhiệm của các cấp, các naành, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tăna cường quản lý thị trường; tiếp tục hoàn thiện quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng; tập trung thẩm định và phê duyệt 11 quy hoạch ngành, lĩnh vực, 21 quy hoạch phân khu, 11 quy hoạch chung xây dựng cấp huyện và tăng cường quản lý quy hoạch; củns, cổ hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố thực sự trong sạch, vữns mạnh, phát huy quyền "làm chủ và là chủ" của nhân dân, gắn với việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và kiểm điếm tự phê bình và phê bình, đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng và đảne viên. Done thời, tiếp

551

VIỆT NAM HỌC - KỲ YÉU HỘI THẢO QUÓC TẾ LẦN THỨ TU

tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm eươne đạo đức Hồ Chí Minh" bàns những việc làm thiết thực, cụ thể ở từng cấp, từns ngành, từng tập thế, cá nhân trong toàn Đảna bộ....

Thành phố sẽ tiếp tục đa dạne hóa các loại hình doanh nghiệp, phát triển mạnh các thành phần kinh tế; tập trung đẩy mạnh xây dựne hệ thốne kết cấu hạ tầng kinh tế, cải thiện môi trườns sản xuất, kinh doanh bảo đảm bình đẳng, minh bạch, an toàn, hiệu quả và có tính cạnh tranh cao; tập truna nehiên cứu. rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, côns khai đối với doanh nghiệp và công dân; chủ động đối thoại, tháo RỠ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; mở rộng hệ thống dịch vụ tư vấn khoa học, côns nghệ, quản lý, kinh doanh cho các doanh nghiệp; khuyến khích thành lập và nâne cao vai trò của các hiệp hội. câu lạc bộ doanh nghiệp; tăng cườne các hoạt động xúc tiên đầu tư, thươne mại. du lịch trong và ngoài nước. Phát huy vai trò các văn phòng đại diện thươne mại của thành phố tại nước ngoài trona; việc cung cấp thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh cho các doanh ne,hiệp.

Thực hiện chiến lược phát triển khoa học công nghệ (KHCN) thành phố Hà Nội đến năm 2020 phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thủ đô gắn với KTTT. Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước trong chủ trương duy trì 2% ngân sách cho K.HCN, hướng tới năm 2020 sẽ dành cho hoạt động này 2,5% GDP. Thành phố đã hình thành một số chương trình nghiên cứu KHCN cấp thành phố với nhiều đề tài, dự án khoa học thiết thực. Từ năm 2008 - 2013, toàn thành phố đã triển khai được 616 đề tài nghiên cứu KIICN; 56 dự án sản xuất thử nghiệm; thẩm định công nghệ 138 dự án đầu tư trong lĩnh vực như: xử lý chất thải, nước thải, nước sông ô nhiễm, rác thải và hiện đại hóa các cơ sở V tế, các dâv chuyền giết mổ gia súc, gia cầm; có 377 tổ chức khoa học và côns; nghệ được cấp giấy chứng nhận hoạt động thuộc các loại hình sở hữu khác nhau. 1 ỉ doanh nghiệp khoa học và ccme nghệ đã được cap giấy chứng nhận theo Nghị định 80 của Chính phủ; 53 hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng trợ giúp kỹ thuật đã được thực hiện. Nhiều đề tài khoa học đã eóp phần tham vấn nâng cao năng lực, hiệu ỉực và hiệu quả quản lý phát triển kinh tể - xã hội trên địa bàn thủ đô và địa phương khác. Thủ đô đã chủ độne ban hành nhiều văn bản, chính sách đi trước cả nước đối với hoạt động KHCN, như cơ chế khoán gọn đến sản phẩm cuối cùng; áp dụne, cơ chế Quỹ phát triển KIÌCN để cấp phép tài trợ các đề tài, dự án; tăng cườna phối hợp với các đơn vị lên kế hoạch đặt hàng triển khai các đề tài để đảm bảo tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Theo tinh thần Luật Thủ đô, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 đã ban hành Nghị quyết số 04/2013/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2013 về chính sách ưu đãi đổi với tô chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, các nhà khoa học và côns nghệ tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của thủ đô. Thành phố giành những ưu đãi cao nhất theo các quy định hiện

552

P H Á T T R IỂ N K IN H T Ể HÀ NỘI S A U KHI V I Ệ T NAM G IA N H Ậ P W T O .

hành của Chính phủ, ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghệ cao. dồng thời, bổ sung nhiều ưu đãi mới về cho vay tín dụng lãi suất thấp, hồ trợ kinh phí triên khai từ các nguồn tài chính của thành phố và về điều kiện đất đai cho các khu đào tạo, khu nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, khu ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; trung tâm xúc tiến thương mại các kết quả nghiên cứu; các dự án đầu tư về khoa học và công nghệ thuộc danh mục lĩnh vực ngành nghề đặc biệt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng... Thành phố quan tâm đãi ngộ nhà khoa học trên cả ba phương diện: môi trường nghiên cứu, sáng tạo; thu nhập, điều kiện sốne và sự tôn vinh; bảo đảm quyền tự do sáng tạo, phát huy dân chủ, đề cao đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động KHCN. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỳ thuật, KHCN; phát triển thị trường KHCN; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động KHCN, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ; tạo điều kiện để các hội khoa học và kỹ thuật, tố chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nehề nghiệp tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội và tiến hành các hoạt đọng KHCN.

Trên cơ sở hợp tác chặt chẽ với các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thủ đô, thành phổ chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu phát triển hệ thống thông tin, kể cả các "siêu thị thông tin"; tổ chức các hội nghị thường kỳ và đột xuất; các nhóm, phòng và trung tâm nghiên cứu KHCN trọng điểm, khai thác và kết hợp các nguồn lực trên dịa bàn, cả nước và trên thế giới, trong đó có các nguồn lực Việt kiều cho phát triển KTTT; nghiên cứu tham gia vào một số sản phẩm quốc gia mà Bộ Khoa học và Công nghệ đang và sẽ triển khai... Ngoài ra, Hà Nội còn quan tâm khuyến khích mở rộng hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp; tăng cường liên kết giữa nhà nước, các tổ chức khoa học và công nghệ, các trườno đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp để tăng gắn bó hữu cơ giữa R&D với sản xuất.

Căn cứ chiến lược phát triển và các quy hoạch được phê duyệt, thành phố sẽ chủ động ban hành các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, các trung tâm thương mại, dịch vụ, các doanh nghiệp sản xuất dịch vụ, kinh doanh ở nông thôn, doanh nghiệp làng nghề; hoàn thành xây dựng và khai thác có hiệu quả các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch, trên nsuyên tắc sử dụng tiết kiệm đất, tích cực xử lý di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi trung tâm thảnh phố và các khu vực đông dân cư; tiếp tục hoàn thiện hệ thốns giao thông theo hướns hiện đại, phát triển hạ tầng viễn thông, cône nghệ thôns tin, hệ thống các trạm biến áp và mạng lưới cune, cấp điện, đáp ứng nhu cầu phát triển thủ đô; đầu tư nâng cấp, nâng cao hiệu quả khai thác, sử

553

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ TƯ

dụng hệ thống đê kè, công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, phòng chổng lụt bão, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, mở rộng liên kết kinh tế, đẩy mạnh xã hội hóa; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa các nguồn lực xã hội, gắn kết các thành phần kinh tế, tạo làn sóng đầu tư phát triển mới; triển khai thực hiện các giải pháp huy động, khai thác hiệu quả các tiềm năng, nguồn lực trên địa bàn, đặc biệt là các nguồn lực gắn với tài nguyên, nhà và đất công, vốn, nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học - công nghệ; tiếp tục thực hiện nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy vai trò tác động kích thích, thúc đẩy trong phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội từ các khoản đầu tư từ ngân sách và có nguồn gốc ngân sách; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính công; bảo đảm thu ngân sách trên địa bàn tăng 17%/năm; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tập trung cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực: xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các khu công nghệ cao, các ngành lĩnh vực dịch vụ trình độ cao chất lượng cao thôrm qua các phương thức BT, BOT, BTO, BOO và PPP; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp FDI phát triển, mở rộng sản xuất, phấn đấu khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng bình quân 17-18%/năm; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án ODA nhàm phát huy hiệu quả sử dụng và làm cơ sở để thu hút các dự án ODA mới; phấn đấu đến năm 2015 thu hút 7-8 tỷ USD vốn FDI, 1,7-2,0 tỷ USD vốn ODA...

Với những thành tựu to lớn, nhữne; nỗ lực đồng thuận cao và khả năng lãnh đạo, điều hành, quản lý và chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảna, chính quyền, cùng các cơ quan trung ương trên địa bàn thủ đô, hy vọng Hà Nội sẽ ngày càng phát triển, nẹàv càng đàng hoàng hơn. to đẹp hơn, xứna; đáng với lòng tin yêu của cả nước và di nguyện thiêng liêng của Hồ Chủ tịch,

Phụ lục: 19 chỉ tiêu phát triển kinh tể - xã hội Hà Nội đến năm 2015

1Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 -2015(trong đó: dịch vụ: 10,5-11,5%/nărn; công nghiệp - xây dựng:11,5-12,5%/năm; nông nghiệp: ] ,5-2%/năm)

11-12%/năm

2Cơ cấu kinh tế: dịch vụ (54-55%); công nghiệp và xây dựng (41-42); nông nghiệp (3,0-4,0%)

3 GDP bình quân/người 4.100-4.300 USD

4Huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011-2015 (tăng trung bình 19-21%/năm)

từ 1.500-1.600 nghìn tỷ đồng

554

P H Á T T R IỂ N K INH T Ể HÀ NÔI S A U KHI V I Ể T NAM G IA N H Â P W TO .

5 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khâu bình quân 15-16%/năm

6Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông và tương đương

90%

7Tỷ lệ trường (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia

50-55%

8 Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 50%

9 Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế 100%

10 Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 40%

11Số lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm 140-145 nghìn

người

12 Giảm hộ nghèo bình quân 1,5-1,8%/năm

13 Giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,02%/năm

14 Số giường bệnh/vạn dân 20 giường

15 Số bác sĩ/van dân 12,5 bác sĩ

16 Diên tích đất xanh đô thi đat 7-8 m2/người

17 Tỷ lệ vận chuyên hành khách công cộng 35-40(%)

18100% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước bảo đảm vệ sinh; 100% số hộ dân ở đô thị được sử dụng nước sạch. Lượng nước sạch đô thị: 180-200 lít/người/ngày đêm

19

100% rác thải được thu gom và xừ lý trong ngày; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị xử lý chất thải; trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải rắn nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn.

Nguồn: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội khoá XV.

Tài liệu tham khảo

1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX' X, X ỉ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia; Văn kiện Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội các khóa X, XI XII, XIII, XIV và XV.

2. TS. Nghiêm Xuân Đạt, TS. Nguyễn Minh Phong (đồng chủ biên), Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

555

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUÓC TỂ LẦN TH Ứ TƯ

3. TS. Nghiêm Xuân Đạt, TS. Nguyễn Minh Phong (đồng chủ biên), Hà Nội trong quả trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

4. TS. Nguyễn Minh Phong (chủ biên), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia, 10/2004.

5. TS. Nguyễn Minh Phong (chủ biên), vốn dài hạn cho đầu tư phát triên kinh tế ờ Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia, 11/2004.

6. ThS. Hoàng Mạnh Hiển, TS. Nguyễn Minh Phong (đồng chủ biên), Phát triển các thành phần kinh tế ờ Hà Nội thời kỳ đối mới, Nxb. Tài chính, 2005.

7. TS. Nguyễn Minh Phong (chủ biên), Phát triển thị trường khoa học công nghiệp giữa Hà Nội với các tỉnh , địa phương trong cả nước, Nxb. Tài chính. 2005.

8. TS. Nguyễn Minh Phong, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh (đồng chủ biên). Doanh nghiệp Việt Nam - Hợp tác và phát triến trong hội nhập, Nxb. Tài chính, 2006.

9. TS. Đặng Đức Đạm. TS. Nguyễn Đình Cung, TS. Nguyễn Minh Phong (đồng chủ biên), Nhà nước và kinh doanh, Nxb. Tri thức, 2012.

10. Báo cáo hàng tháng và năm của Cục Thống kê Hà Nội các năm 2007-2013.

11. Báo cáo đánh giá 5 năm Hà Nội mở rộng của UBNDTP. Hà Nội 2013.

556