96
ĐẠI HỌC HUẾ KHOA LÂM NGHIỆP GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP TS. DƯƠNG VIẾT TÌNH HUẾ, 11-2008

Quản lý đất lâm nghiệp

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Quản lý đất lâm nghiệp

Citation preview

Page 1: Quản lý đất lâm nghiệp

ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA LÂM NGHIỆP

GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP

TS. DƯƠNG VIẾT TÌNH

HUẾ, 11-2008

Page 2: Quản lý đất lâm nghiệp

TS. GVC. Dương Viết Tình, Trưởng khoa Lâm nghiệp, Bộ môn Lâm sinh

Giảng dạy môn: Khoa học Đất, Quản lý đất Lâm nghiệp, Lâm nghiệp Cộng đồng

Email: [email protected]. Phone: 0903512070; 054 3529137; NR: 054 3530585.

Page 3: Quản lý đất lâm nghiệp

1

MỞ ĐẦU

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển sản xuất

nông lâm nghiệp nói riêng và kinh tế nông thôn nói chung. Chính sách đất đai của Nhà nước ta

trong những năm gần đây đã có tác dụng thúc đẩy các tổ chức, cá nhân sử dụng có hiệu quả, phát

huy nội lực, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở

nông thôn, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, đất đai đã được

Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong việc ban hành các chủ trương chính sách nhằm phát

huy tác dụng to lớn của đất đai trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Đối với đất lâm nghiệp, rừng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, rừng là một loại tài

nguyên đặc biệt có khả năng tự tái tạo, có vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái, đời

sống kinh tế xã hội. Vì vậy, công tác bảo vệ phát triển rừng là vấn đề có tính chiến lược gắn liền

với sự nghiệp phát triển toàn diện kinh tế xã hội, sẽ không có một nền kinh tế bền vững nếu

không quan tâm phát triển bền vững. Mặc dù nước ta có tài nguyên rừng phong phú đa dạng, có

nhiều loại gỗ và lâm sản có giá trị cao, từ lâu rừng đã gắn bó với cuộc sống của hàng chục triệu

người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc sống ở trong rừng và gần rừng. Bước vào thời kỳ công

nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, cung cấp lâm

sản cho nền kinh tế quốc doanh, đáp ứng các nhu cầu của con người ngày càng tăng lên. Tuy

nhiên, trong mấy chục năm qua (1943-1995) nước ta mất đi 5 triệu ha rừng, bình quân mỗi năm

mất đi khoảng 100.000 ha [1]. Sự mất rừng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, là

nguyên nhân làm cho thiên tai những năm gần đây trở nên khắc nghiệt hơn: đó là lũ lụt, hạn hán,

lở đất thường xuyên xảy ra đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng kể cả người và tài sản của

nhân dân.

Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm

bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có và đẩy mạnh các hoạt động xây dựng, phát triển vốn rừng.

Nông lâm nghiệp và nông thôn luôn được coi là lĩnh vực quan trọng sống còn của nền kinh tế

nước ta, bởi đây là một ngành thu hút đến 70% lao động cả nước. Trong tình hình đổi mới, một

loạt các chính sách mới đã tạo ra tiền đề quan trọng cho việc tổ chức lại các hoạt động sản xuất

nông lâm nghiệp. Một trong những chính sách gây được sự chú ý quan tâm của mọi người dân,

đặc biệt là nông dân sống ở vùng miền núi trung du, đó là chính sách giao đất, khoán rừng trong

ngành lâm nghiệp. Chính sách giao đất, khoán rừng với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất làm cho mỗi mảnh đất đã có chủ quản lý, nó thực sự trở thành đòn bẩy để phát huy mọi tiềm

năng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng tích cực tham gia vào việc quản lý bảo

vệ xây dựng và phát triển tài nguyên rừng.

Thực tế cho thấy trong thời gian qua, chính sách giao đất, khoán rừng đã đi vào cuộc sống,

đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân các dân tộc, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho

người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do những biến động về kinh tế xã hội và tình

hình thực tế của mỗi địa phương, chính sách giao đất, khoán rừng có nơi có lúc chưa phát huy hết

tác dụng và còn một số tồn tại. Vì vậy, việc quản lý đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng

nảy sinh những thách thức mới đòi hỏi công tác giao đất, khoán rừng cần được sửa đổi bổ sung

và hoàn thiện.

Quá trình việc chuyển đổi quản lý rừng và đất rừng từ Nhà nước sang quản lý rừng và đất

rừng có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương thể hiện trong rất nhiều các hướng dẫn và

các nghiên cứu trong những năm gần đây của nhà nước ta. Chủ trương này là một trong những

biện pháp nhằm thúc đẩy các chính quyền địa phương phối hợp cùng với cộng đồng quản lý tốt

đất lâm nghiệp trên địa bàn.

Page 4: Quản lý đất lâm nghiệp

2

Quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả đất lâm nghiệp là một lĩnh vực lớn đang được đầu tư

nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay không những ở Việt Nam mà còn tiến hành ở nhiều nước

chậm phát triển trên thế giới.

Quản lý đất lâm nghiệp là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu gắn liền với quản lý nguồn tài

nguyên thiên nhiên, quản lý rừng dựa vào cộng đồng, hay nói cách khá nó là môn khoa học

nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và quản lý nguồn tài nguyên rừng và đất rừng. Hay nói

cách khác quản lý đất lâm nghiệp là những hoạt động của con người và cộng đồng về quy hoạch

sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dựa trên các chính sách luật pháp của nhà

nước ban hành như luật Đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng v.v... nhằm thúc đẩy mọi thành

phần kinh tế trong xã hội tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Nhằm trang bị cho sinh viên một số kiến thức và cách tiếp cận mới trong quản lý nguồn tài

nguyên, chúng tôi tiến hành soạn thảo cuốn giá trình “ Quản lý đất lâm nghiệp”

Trong khuôn khổ của cuốn giáo trình “Quản lý đất lâm nghiệp” chúng tôi chi xin được khái

quát hoá một số nội dung quan trọng về quản lý rừng và đất rừng đã được các tổ chức thực hiện

trong thực tiễn tại các địa phương trong những năm gần đây trên quan điểm tiếp cận có sự tham

gia trong quản lý nguồn tài nguyên rừng và đất rừng.

Nội dung cơ bản của cuốn giáo trình này gồm 4 chương như sau:

Chương 1. Phân tích một số chính sách có liên quan đến quản lý nguồn tài nguyên rừng và

phát triển nông thôn gắn liền với quản lý rừng và đất rừng.

Chương 2. Giới thiệu tiến trình quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham

gia dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất cấp xã của nghị định 181.

Chương 3. Giới thiệu phương pháp đánh giá đất lâm nghiệp sau khi được giao để phục vụ

cho công tác trồng rừng hoặc các phương thức sử dụng đất khác nhằm tạo ra hệ thống sử dụng

đất bền vững.

Chương 4. Giới thiệu một số mô hình sử dụng đất tổng hợp (đất sau khi đã mất rừng) nhằm

cải thiện sinh kế cho cộng đồng và bảo vệ được môi trường đất bền vững.

Chương 5. Phương thức quản lý rừng tự nhiên (đất còn rừng tự nhiên) sau khi được giao

cho cộng đồng trên quan điểm tiếp cận đồng quản lý nguồn tài nguyên bền vững dựa vào cộng

đồng cũng được đề cấp một cách tổng quát trong cuốn giáo trình này.

Giáo trình Quản lý đất lâm nghiệp là một cuốn sách trình bày một khối kiến thức kết hợp

giữa khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội trên lĩnh vực quản lý và sử dụng đất vì vậy khó có thể

tránh khỏi những sai sót nhất định trong quá trình phân tích vấn đề. Tuy nhiên hy vọng rằng

thông qua thực tế giảng dạy và cập nhật thêm các thông tin hiện đang nghiên cứu, chúng tôi sẽ có

một cuốn giáo trình có chất lượng tốt trong lần xuất bản tiếp theo.

Xin trân trọng cảm ơn Đại học Huế và tập thể cán bộ giảng dạy Khoa lâm nghiệp đã hỗ trợ

cho nhóm chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này.

Page 5: Quản lý đất lâm nghiệp

3

CHƯƠNG 1

CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

ĐẤT LÂM NGHIỆP

1.1. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp

Phát triển nông thôn (PTNT) nói chung và phát triển Lâm nghiệp xã hội (LNXH) nói

riêng ở Việt Nam trước hết là việc quản lý và sử dụng đất đai - một loài tài nguyên vô cùng quý

giá cho mọi sản xuất của người dân nông thôn/miền núi. Nó là một yếu tố tự nhiên gắn liền với

sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn với hơn 80% dân số Việt Nam. Vì vậy, tìm hiểu vấn đề

quản lý tài nguyên đất lâm nghiệp là việc làm không thể thiếu được đối với các hoạt động LNXH.

Với diện tích đất Việt Nam có 33.091.093 ha thì diện tích rừng, đất rừng và đất chưa sử

dụng chiếm hơn 70%, trong đó đất chưa sử dụng đã chiếm tới 37,1% (khoảng 12 triệu ha). Điều

này có nghĩa rằng mọi nỗ lực của những người hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp cho dù là của

các nhà hoạch định chính sách/các nhà nghiên cứu đào tạo/các cán bộ hiện trường... đều phải

quan tâm và tìm cách góp sức mình vào việc tái tạo lại rừng trên đất trống đồi núi trọc.

Theo tài liệu “Kết quả tổng điều tra nông thôn và nông nghiệp của Tổng cục Thống kê năm

1994, thì tổng diện tích đất đai của Việt Nam là 33.091.093 ha, trong đó đất lâm nghiệp là

12.055.239 ha chiếm tỷ lệ 36,7%. Đất chưa sử dụng là: 12.168.219 ha chiếm tỷ lệ 37,1%; trong

đó đất có khả năng nông lâm nghiệp là 7.795.909,9 ha. Trong đó:

- Đất lâm nghiệp là 12.055.239 ha chiếm tỷ lệ 36,7%.

- Đất chưa sử dụng là 12.168.219 ha chiếm tỷ lệ 37,1%, trong đó đất có khả năng Lâm

nghiệp là 7.795.909,3 ha.

Tài liệu này đã phân tích quyền sử dụng đất Lâm nghiệp theo 2 lĩnh vực: Nhà nước

(4.938.359 ha) và đất giao cho hộ gia đình quản lý (840.970,5 ha). Tổng của 2 hình thức quản lý

này là 5.779.329,5 ha. Vậy diện tích còn lại là bao nhiêu?

Tài liệu “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” (Tập1, Tuyển tập báo cáo khoa học

của Chương trình Khoa học Lâm nghiệp cấp Nhà nước tại Hội nghị Khoa học về Bảo vệ môi

trường và phát triển bền vững của nhiều tác giả, Hà Nội tháng 9/1995) đã nêu rõ hiện trạng sử

dụng tài nguyên đất ở Việt Nam (trang 3-7) và đã đưa ra những nhận xét rất rõ ràng.

Theo tài liệu này, tổng quỹ đất của Việt Nam là 33.099.093 ha, xếp thứ 55 trong số 200

nước, nhưng dân số lại xếp thứ 12 trên Thế giới, cho nên bình quân đất đai là 0,46 ha/người

(bằng 1/6 mức bình quân của Thế giới) xếp thứ 120/200 nước.

Trong tổng diện tích 33.099.093 ha đất thì đang sử dụng vào mục đích nông lâm

nghiệp/Đất chuyên dùng/đất thổ cư là 18.881.246 ha (57,04%) còn lại đất chưa sử dụng là

42,96% (14.217.854 ha).

Riêng đất lâm nghiệp, cả nước có 9.641.100 ha, đất có rừng tự nhiên là 8.841.700 ha và

rừng trồng là 799.400 ha, chiếm 57,06%. Đất đang sử dụng chiếm 29,12% tổng diện tích đất tự

nhiên.

Điều này có thể cho thấy rằng: Việt Nam là một nước đất không rộng, người lại đông mà

việc khai thác sử dụng tài nguyên đất đai còn rất hạn chế. Quỹ đất còn rất nhiều, chưa được đưa

vào sử dụng. Tuy nhiên khi nói đến việc sử dụng đất lâm nghiệp cần nhấn mạnh sâu sắc vai trò

Page 6: Quản lý đất lâm nghiệp

4

của rừng trong việc bảo vệ tài nguyên đất đai và môi trường, coi việc giữ rừng/phát triển rừng

như là một biện pháp quan trọng nhất của việc sử dụng đất đai hợp lý/bền vững.

Quản lý đất lâm nghiệp luôn gắn với tính đặc biệt của sản xuất lâm nghiệp được thể hiện

qua các khía cạnh sau đây:

- Đối tượng sản xuất lâm nghiệp là cây rừng có chu kỳ sinh trưởng và phát triển rất dài, có

thể tới hàng chục có thể hàng trăm năm và sở hữu đất đai là của chung.

- Địa bàn sản xuất rộng lớn, phức tạp, đi lại khó khăn, do đó việc quản lý tài nguyên cũng

như áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lâm nghiệp gặp nhiều khó

khăn trở ngại.

- Sản xuất lâm nghiệp không những có ý nghĩa mang lại lợi ích kinh tế, mà nó còn có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.

Hiện nay, quan điểm về quản lý sử dụng đất đai và tài nguyên rừng đang dần dần quán triệt

trên nguyên tắc phát triển bền vững, đó là: “Sự phát triển nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của thế hệ

hiện tại mà không làm tổn hại đến những khả năng phát triển để thoả mãn những nhu cầu thế hệ

tiếp theo” [2].

Phát triển bền vững phải đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định các nguồn tài nguyên thiên

nhiên và bảo vệ được môi trường sống. Đó không chỉ phát triển nền kinh tế - văn hoá - xã hội

một cách vững chắc nhờ vào khoa học công nghệ tiên tiến, mà còn đảm bảo ổn định và cải thiện

những điều kiện tự nhiên mà con người đang sống trong đó và chính sự phát triển đang dựa vào

đó để ổn định bền vững...Do đó, trong mỗi điều kiện hoàn cảnh cụ thể và môi trường tài nguyên,

con người phải tìm ra hướng phát triển tối ưu của mình, nhằm bảo đảm lợi ích tổng hợp trên tách

cả các mặt: kinh tế, xã hội, và môi trường sinh thái.

Đất lâm nghiệp có địa hình phức tạp, đồi núi dốc là đối tượng chủ yếu trong sản xuất kinh

doanh lâm nghiệp, do đó vấn đề quan trọng trước tiên đặt ra là phải xác định được các biện pháp

quản lý và sử dụng đất dốc thích hợp, hạn chế xói mòn chống thoái hoá đất, bảo vệ môi trường vì

mục tiêu phát triển lâu bền.

Để đảm bảo sử dụng tài nguyên theo hướng bền vững, ở mỗi nước mỗi khu vực đều tìm tòi

lựa chọn cho mình một chiến lược và chính sách quản lý thích hợp. Nhìn tổng quát, có xu hướng

chung là gắn liền đất đai và tài nguyên rừng với cư dân địa phương, phát triển một nền lâm

nghiệp vì con người.

Trong những thập kỷ qua, việc quản lý bảo vệ và xây dựng một chiến lược phát triển lâm

nghiệp ở các quốc gia trên thế giới có nhiều chuyển biến, có thể tóm tắt những xu hướng trên thế

giới trong những thời gian gần đây như sau:

- Chuyển từ nền lâm nghiệp khai thác lợi dụng rừng là chính sang thực hiện mục tiêu lợi

dụng rừng kết hợp cả ba lợi ích: kinh tế - xã hội - môi trường sinh thái, chú trọng nhiều hơn mục

tiêu phát huy tác dụng sinh thái của rừng.

- Phi tập trung hoá phân cấp quản lý Nhà nước về rừng chuyển giao dần trách nhiệm quyền

lực về quản lý rừng từ cấp trung ương xuống cấp địa phương và cơ sở.

- Đẩy mạnh giao đất giao rừng cho các hộ nông dân và cộng đồng giảm bớt sự can thiệp

của Nhà nước tạo điều kiện cho việc quản lý rừng năng động hơn.

- Thu hút sự tham gia của các nhóm cộng đồng dân cư được hưởng lợi từ rừng. Khuyến

khích họ tham gia vào công tác quản lý rừng, phát huy rừng, các chương trình lâm nghiệp cộng

đồng, các khu rừng bảo tồn thiên nhiên, làng, bản.

Page 7: Quản lý đất lâm nghiệp

5

Giao đất giao rừng cho các chủ thể địa phương là một trong những xu hướng chung của các

nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Tuy nhiên ở mỗi nước, vấn đề này được triển khai thực

hiện ở một mức độ khác nhau và đem lại những kết quả khác nhau.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội, điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán

canh tác của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mà mỗi nước hình thành nên mỗi hệ thống quản lý, sử

dụng đất đai khác nhau.

* Ở Thái Lan, sử dụng đất đai được thông qua chương trình làng rừng, hộ nông dân được

giao đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất để trồng rừng. Người nông dân có trách nhiệm quản lý đất,

không được chặt hoặc sử dụng cây rừng. Người nông dân nhận đất được Chính phủ cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất trên đất rừng của Nhà nước ở những nơi phù hợp trồng cây nông

nghiệp lưu niên, chính phủ Thái Lan hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng như đường, trạm y tế... Việc

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, đã làm tăng mức độ an toàn cho người thuê

đất trong thời gian sử dụng. Do vậy đã ảnh hưởng tích cực đến việc khuyến khích đầu tư và tăng

sức sản xuất của đất [3].

* Ở Nêpal Nhà nước cho phép chuyển giao một số khu rừng có diện tích lớn ở vùng núi

trung du cho các cộng đồng, thông qua tổ chức chính quyền cấp cơ sở, thành lập các thành viên

uỷ ban về rừng cam kết bảo vệ các khu rừng ở địa phương [3].

* Ở Ấn Độ vào những năm 70 của thế kỷ 20 đã phát triển lâm nghiệp xã hội (LNXH), năm

1986 Ấn Độ đã hoàn thành mục tiêu phát triển LNXH ở những bang khác nhau. Ấn Độ coi trọng

cộng đồng như một đối tác quản lý những vùng đất rừng của chính phủ [3].

* Ở Trung Quốc: Sau 20 năm thực hiện cải cách và mở cửa lâm nghiệp Trung Quốc đã phát

triển theo hướng chủ yếu sau:

Chuyển dịch từ chế độ kinh doanh lâm nghiệp chỉ dựa trên chế độ sở hữu Nhà nước và sở

hữu tập thể sang kinh doanh lâm nghiệp dựa trên nền kinh tế nhiều thành phần (Nhà nước, tập

thể, cá nhân, hợp vốn kinh doanh, hợp tác....)

Phát triển nhiều ngành công nghiệp chế biến lâm sản, nâng cao hiệu suất sử dụng tài

nguyên rừng, chuyển từ giai đoạn lấy gỗ làm mục đích sang coi trọng các mặt môi trường sinh

thái hữu ích xã hội. Những chính sách đổi mới về lâm nghiệp bao gồm: Cải cách và thay đổi chế

độ sản quyền về rừng, từ tháng 3/1981 Trung Quốc đã đề ra chính sách “tam định” nhằm xác

định rõ ba vấn đề : Xác định quyền sử dụng đất đồi núi (sơn quyền); xác định rừng (lâm quyền)

và hoạch định diện tích đất lâm nghiệp để lại cho các hộ nông dân sử dụng (tự lưu sơn). Trong đó

xác định đất đồi núi là hạt nhân căn bản. Trong 4 năm, đã hoàn thành cơ bản về chính sách “tam

định” tiến hành cấp giấy chứng nhận lâm quyền 96,67 triệu ha đất lâm nghiệp; hơn 56 triệu hộ

được giao; hơn 31,33 triệu ha được tự lưu sơn; hơn 50,66 triệu đất đồi núi đã được giao đến hộ.

Đến cuối 1996 đã hoàn thành cấp giấy chứng nhận lâm quyền được 192 triệu ha. Trên cơ sở đó

đã phát triển nhiều hình thức trao đổi quyền sử dụng đất rừng. Để khắc phục tình trạng đất đai,

rừng núi bị phân tán Trung Quốc đã ban hành nhiều luật pháp, chính sách kinh tế để tạo điều kiện

thực hiện tốt việc lưu chuyển và trao đổi quyền sử dụng đất lâm nghiệp [3].

* Ở Philíppin từ những năm 1970 Chính phủ đã quan tâm đến phát triển LNXH. Năm 1982

Chính phủ xây dựng dự án LNXH quốc gia chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho cộng

đồng. Một dạng hợp đồng sử dụng của cộng đồng là hợp đồng thuê quản lý rừng được ký với các

hộ gia đình, cộng đồng hoặc các nhóm. Trong thời hạn thực hiện hợp đồng các chủ nhân của hợp

đồng thuê quản lý rừng được phép thu hoạch, chế biến sản phẩm, bán hoặc các hình thức sử dụng

khác. Một dạng thứ hai của hợp đồng cộng đồng Philíppin là công nhận quyền quản lý của dân

Page 8: Quản lý đất lâm nghiệp

6

tộc thiểu số trên mảnh đất tổ tiên họ để lại, người dân được ký hợp đồng với Chính phủ trong 25

năm và cũng có thể kéo dài trong 25 năm tiếp theo [3].

Vấn đề giao đất giao rừng giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển có sự khác

nhau rất nhiều. Tại các nước phát triển dân số tăng chậm, năng suất công nghiệp, nông nghiệp lại

tăng nhanh nên không có nạn thiếu đất cho nông nghiệp mà trái lại, ở các nước Tây Âu đang có

vấn đề rút bớt đất nông nghiệp để trả lại cho lâm nghiệp. Chế độ tư hữu ở các nước đó đã sản

sinh ra một tầng lớp tiểu chủ đông đảo về rừng.

* Ở Pháp rừng tư nhân chiếm khoảng 10 triệu ha, trong khi đó rừng Nhà nước chỉ chiếm

khoảng 4 triệu ha. Trong đó 10 triệu ha rừng tư nhân thì có một nửa thuộc về 1,5 triệu tiểu chủ

đồn điền đất đai.

* Ở Thuỵ Điển 25% rừng và đất rừng thuộc về Nhà nước, 25% thuộc về các Công ty lớn

còn 50% thuộc về tư nhân, cá thể. Ở đây vấn đề giao đất giao rừng cho nông dân không được nêu

lên.

* Ở Phần Lan có khoảng 2/3 tổng diện tích đất lâm nghiệp thuộc về quyền sở hữu tư nhân,

khoảng 430.000 chủ rừng và mỗi chủ rừng ước tính khoảng 33ha. Ở Phần Lan sở hữu cá nhân về

rừng và đất rừng mang tính truyền thống [3].

1.2. Các Chính sách có liên quan đến việc sử dụng đất Lâm nghiệp

Các chính sách lâm nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý đất lâm nghiệp, đặc biệt là

trách nhiệm và quyền lợi của các bên có liên quan trong quản lý tài nguyên rừng và đất rừng. Tuy

nhiên các chính sách luôn luôn thay đổi hoặc chỉnh sửa cho phù hợp với xu hướng phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước, vì vậy chúng ta có thể chia ra các giai đoạn lịch sử để phân tích tác động

của các chính sách như sau:

Thời kỳ 1968 - 1982

Đây là thời kỳ phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trên cơ sở phát triển kinh tế

quốc doanh và hợp tác xã. Đất nông nghiệp, lâm nghiệp được giao cho hai thành phần kinh tế cơ

bản là Quốc doanh và hợp tác xã (kể cả tập đoàn sản xuất sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải

phóng), chưa giao đất cho hộ gia đình.

- Các lâm trường quốc doanh (LTQD) là loại chủ rừng chủ yếu, được Nhà nước đầu tư để

trồng rừng và giữ quyền sở hữu chủ yếu khoảng 70% tổng diện tích rừng trồng tập trung theo kế

hoạch của Nhà nước.

- Các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) thời kỳ này đã tham gia trồng khoảng 29% diện

tích rừng trồng tập trung. HTXNN trồng rừng chủ yếu để nhận tiền công lao động do Nhà nước

trả là chính. Chưa có quyền sở hữu rừng trồng và chưa quan tâm đến kết quả rừng mình gây trồng

nên. Tuy vậy, cũng có một số ít HTXNN sử dụng nhân lực và nguồn vốn của mình để trồng rừng,

nên có quyền sở hữu một số khu rừng và đã có thu nhập từ rừng trồng do hợp tác xã đầu tư.

Thời kỳ 1982 - 1992

Vào những năm đầu 1980 là thời kỳ Nhà nước đang nghiên cứu thử nghiệm cải tiến quản lý

hợp tác xã. Trong ngành Lâm nghiệp, Nhà nước ta đã có chính sách giao đất giao rừng cho hợp

tác xã và các hộ gia đình trong hợp tác xã để sản xuất nông, lâm nghiệp, nhất là vào giai đoạn

cuối của thời kỳ này, chủ trương, chính sách giao đất khoán rừng đến hộ gia đình đã cụ thể và

đẩy mạnh hơn. Ngày 06/11/1982 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 184 về việc đẩy mạnh giao

đất, giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây, gây rừng. Ban chấp hành Trung ương Đảng ra

chỉ thị số 29/CT-TƯ (12/11/1983) về việc đẩy mạnh giao đất giao rừng, xây dựng rừng và tổ

chức kinh doanh theo nông lâm kết hợp.

Page 9: Quản lý đất lâm nghiệp

7

Từ sau đại hội Đảng toàn quốc khoá VI (1986) Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới nền

kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, phát triển kinh

tế hàng hoá gắn với kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà

nước, chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình, coi kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản tự

chủ. Thông tư liên Bộ số 01/TT/LB của Bộ lâm nghiệp và tổng cục quản lý ruộng đất ngày

6/02/1991 đã hướng dẫn việc giao rừng và đất trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng

vào mục đích lâm nghiệp. Ngày 15/9/1992 Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 327-

CT về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt

nước, trong đó ban hành chính sách hỗ trợ 40% tổng vốn đầu tư dần cho các hộ gia đình vay theo

nguyên tắc không lấy lãi. Việc hoàn trả vốn vay bắt đầu từ lúc có sản phẩm. Ngày 22/7/1992 Chủ

tịch hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 264/CT về chính sách đầu tư phát triển rừng. Quyết

định này giải quyết khó khăn về vốn cho nhân dân gây trồng cây lâm nghiệp ở vùng định canh

định cư, Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn không lấy lãi và cũng từ đây ngành lâm nghiệp đã cùng

với các địa phương vận dụng và thực hiện giao đất giao rừng đến các hộ dân, công nhân trong

lâm trường. Vì vậy, công tác giao đất, giao rừng trong thời kỳ này đã có những tiến bộ đáng kể

mang lại những khởi sắc cho nghề rừng nước ta. Ở những nơi thực hiện đúng chính sách giao đất

giao rừng, thì rừng đã có người làm chủ cụ thể không còn tình trạng chủ rừng chung chung mà

thực chất là vô chủ. Vì vậy người nông dân đã yên tâm đầu tư vào việc kinh doanh rừng và bồi bổ

đất đai. Nhiều nơi đã có sản phẩm hàng hoá, diện tích đất trống đồi núi trọc đã được đưa vào khai

thác sử dụng ngày càng tăng, nhiều mô hình sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp, làm

vườn rừng trang trại khá phổ biến ở nhiều địa phương. Qua nhận đất nhận rừng đời sống nông

dân được nâng lên khá rõ rệt. Những hộ nông dân và công nhân lâm trường nhận đất, nhận rừng

thu hoạch từ rừng vài chục triệu đồng hàng năm không còn là hiện tượng hiếm thấy, đó là những

tiến bộ bước đầu đáng khích lệ của công tác giao đất khoán rừng trong giai đoạn này, làm tiền đề

cho chuyển hướng ngành lâm nghiệp, từ lâm nghiệp quốc doanh sang lâm nghiệp xã hội ở nước

ta.

Thời kỳ 1993 - 2003

Từ đầu năm 1993 Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các nghị quyết, chủ trương và chính

sách nhằm thực hiện triệt để công tác giao đất giao rừng.

Nghị quyết trung ương lần thứ 5 (1993) về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn,

đã nhấn mạnh: “Đổi mới cơ chế quản lý ngành lâm nghiệp, thực hiện phổ biến việc giao khoán

rừng và đất rừng phù hợp với quy hoạch và phương thức phát triển từng vùng, từng loại rừng”

- Luật đất đai đã được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 và có hiệu lực từ ngày

15/10/1993. Đây là một sắc luật quan trọng về đất đai, cụ thể hoá điều 17, 18 hiến pháp năm

1992, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc Quốc hội thông qua luật đất đai, vừa đảm

bảo phát huy quan hệ sở hữu toàn dân về đất đai, vừa phù hợp với cách vận hành mới của một

nền kinh tế hàng hoá, bắt đầu tiếp cận với cơ chế thị trường hiện đại.

Nghiên cứu tổng quát những sửa đổi bổ sung về chính sách đất đai thời kỳ này có thể thấy

những vấn đề nổi bật cần chú ý sau đây:

+ Củng cố tăng cường sở hữu toàn dân về đất đai, tăng cường vai trò quản lý thống nhất

của Nhà nước.

+ Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào

mục đích do Nhà nước quy định.

+ Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất thu tiền khi

giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi.

Page 10: Quản lý đất lâm nghiệp

8

+ Các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất đã

được xác định tạo cơ sở pháp lý về những lợi ích cụ thể để người sử dụng đất thực sự làm chủ về

sản xuất kinh doanh trên đất được giao.

Tiếp theo đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 64-CP (1993) về giao đất nông nghiệp,

Nghị định 02/CP (1994) về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định

lâu dài vào mục đích nông lâm nghiệp. Quyết định số 202/TTg (1994) về khoán quản lý bảo vệ

rừng, ngành lâm nghiệp đã có thông tư số 06-LN/KL(1994) về giao đất lâm nghiệp. Nghị định số

01/CP (01/11/1995) về giao khoán và sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ

sản, trong các doanh nghiệp Nhà nước. Quyết định 661/QĐ - TTg (29/7/1998) về chương trình

trồng mới 5 triệu ha rừng. Nghị định số 163/CP (16/11/1999) thay thế cho Nghị định 02/CP về

giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào

mục đích lâm nghiệp. Người dân được nhận đất lâm nghiệp có quyền sử dụng, thừa kế chuyển

nhượng, thế chấp và chuyển đổi quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật, hạn

mức giao đất cho thuê đất cho hộ gia đình cá nhân do Uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh quyết định

nhưng không vượt quá 30 ha. Thời hạn giao đất cho thuê đất cho tổ chức hộ gia đình cá nhân là

50 năm, hết thời hạn này nếu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vẫn có nhu cầu sử dụng đất đúng mục

đích, thì được nhà nước giao tiếp, nếu các loài cây trên 50 năm thì sau 50 năm Nhà nước sẽ giao

tiếp đến khi thu hoạch sản phẩm chính.

Thời kỳ 2003 đến nay

Trên quan điểm tiếp cận quản lý nguồn tài nguyên có sự tham gia, đặc biệt quản lý nguồn

tài nguyên dựa vào cộng đồng. Đối với ngành lâm nghiệp trong chiến lược phát triển lâm nghiệp

giai đoạn 2001-2010, Bộ NN & PTNT đã đề ra các giải pháp về cơ chế chính sách; trong đó có

một số điểm liên quan đến phát triển LNXH như sau:

Xác định rõ quyền sử dụng đất đai và tài nguyên rừng cho các Tổng công ty, Công ty lâm

nghiệp, các lâm trường quốc doanh, các thành phần kinh tế khác và các hộ gia đình...để ổn định

sản xuất lâu dài.

Từng bước tiến hành giao đất và phát triển rừng cộng đồng trên cơ sở nghiên cứu cơ chế

và ban hành các quy định cụ thể trong việc bảo vệ, phát triển, sử dụng và kinh doanh các loại

hình rừng này.

Trong phần đất lâm nghiệp giao cho từng gia đình, thúc đẩy phát triển nông lâm kết hợp,

góp phần xoá đói giảm nghèo.

Mở rộng và củng cố quyền của người được giao đất, thuê đất cũng như làm rõ và đơn giản

hoá thủ tục để có thể thực hiện các quyền của người sử dụng.

Định hướng của chính sách lâm nghiệp cũng đã được đề cập trong giai đoạn này nhằm

cung cấp các hướng dẫn cho ngành lâm nghiệp trong một thời gian dài về quản lý và sử dụng tài

nguyên rừng quốc gia và các hướng dẫn luật pháp về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi

trường.

Trong 19 triệu ha đất rừng: hơn 13 triệu ha đã bị bị tàn phá, đang bị bỏ hoá, đất đai bị xói

mòn và không sản xuất được Nguyên nhân: sự gia tăng dân số đã gây nên áp lực lớn đến tài

nguyên rừng, khai thác gỗ bất hợp pháp, canh tác nương rẫy, khai thác gỗ củi...đã góp phần cho

việc suy giảm diện tích rừng khoảng 200.000 ha trong một năm. Mặt khác công nghiệp chế biến

gỗ chưa được phát triển mạnh, sản phẩm chế biến giá trị thấp chưa chiếm lĩnh được thị trường

xuất khẩu.

Page 11: Quản lý đất lâm nghiệp

9

Việc bảo vệ các diện tích rừng hiện có thông qua trồng rừng, sản xuất nông lâm kết hợp

và các chương trình trồng các cây khác là nhiệm vụ chính của quốc gia để tiếp tục phát triển kinh

tế và bảo vệ môi trường.

Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp năm 2001 (FSSP) đã xây dựng một khung logic để

hỗ trợ phát triển lâm nghiệp trong những năm đến, có 9 kết quả chính đã được dự kiến; trong đó

có kết quả mong đợi thứ hai liên quan đến phát triển cơ chế chính sách liên quan đến lâm nghiệp

là “Có khuôn khổ chính sách, pháp luật và thể chế để làm hài hoà các chính sách của quốc gia-

tỉnh về đất rừng và sử dụng tài nguyên”. Một số chỉ thị quan trọng trong phát triển chính sách đã

được cam kết như là:

Khái niệm “lâm nghiệp nhân dân” được làm rõ và đưa vào tất cả các văn bản chính sách

liên quan.

Chính sách lâm nghiệp cộng đồng được ban hành năm 2003.

Đến năm 2004 các chính sách hưởng lợi được cải cách.

Nhìn chung trong giai đoạn này, nhà nước đã đầu tư nguồn lực để bàn hành và sửa đổi

nhiều chính sách liên quan đến quản lý nguồn tài nguyên rừng và đất rừng như Luật đất đai, Luật

quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Quy chế (08) quản lý 3 loại rừng. Nghị định 178 về chế độ

hưởng lợi của người dân khi tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Nghị định 163 về giao khoán đất

lâm nghiệp cho hộ gia đình và các tổ chức. Mặt khác trong quá trình tiếp cận, nhiều hoạt động đã

chú trọng đến sự tham gia của cộng đồng trong quản lý nguồn tài nguyên hoặc quản lý nguồn tài

nguyên dựa vào cộng đồng như QHSD đất và giao đất Lâm nghiệp dựa có sự tham gia, quản lý

rừng dựa vào cộng đồng.

Những nghị quyết, quyết định và chỉ thị trên đây đã đánh dấu sự thay đổi cơ bản trong chủ

trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta, công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của

kinh tế hộ gia đình, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo bình đẳng quyền và nghĩa

vụ trước pháp luật, bảo hộ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ gia đình, cá

nhân trên diện tích đất lâm nghiệp được giao. Đây chính là động lực trực tiếp kích thích người

dân yên tâm nhận đất nhận rừng để sản xuất kinh doanh, kinh tế hộ gia đình có điều kiện phát

triển hơn. Mỗi người dân nói chung, đặc biệt là nông dân miền núi, rất phấn khởi thực hiện chính

sách này. Chủ trương giao đất lâm nghiệp của Đảng Nhà nước đến nay đã đi vào cuộc sống của

người dân miền núi bao đời nay gắn bó với rừng.

Giao đất lâm nghiệp ở nước ta được hình thành như là một cấu thành quá trình đổi mới kinh

tế hiện nay. Muốn quản lý bảo vệ và phát triển rừng thì mỗi khu rừng phải có chủ rừng, và chủ

rừng phải có lợi ích thực sự từ rừng và nghề rừng.

Thực tế cho thấy: thông qua kết quả giao đất giao rừng cho ở nhiều địa phương trong cả

nước đã thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc tăng độ che phủ của

rừng, tạo các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây nguyên liệu tập trung, chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng, điển hình làm tốt như các tỉnh:

Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thanh Hoá, ...

1.3. Phân tích về một số điểm trong các chính sách liên quan

Từ sau khi có Luật đất đai năm 1993, luật phát triển bảo vệ rừng và một số chính sách

mang tính pháp lý đã thực sự thu hút sự quan tâm của mọi thành phần kinh tế. Nó đã đề cập và

đưa ra những qui định, quyết định cần thiết, hợp ý dân trong thời kỳ đổi mới.

Page 12: Quản lý đất lâm nghiệp

10

Các chính sách của nhà nước ta đã chú trọng đến quyền lợi của người dân và sự tham gia

của người dân trong việc sử dụng đất ngày càng được tăng cường. Có thể hệ thống hoá việc mô tả

các tài liệu bằng sơ đồ theo dòng thời gian như sau:

Đất đai thuộc

Nhà nước quản lý độc

quyền

Đất đai do Nhà

nước và tổ chức cộng

đồng (HTX) quản lý/sử

dụng

Đất đai do tổ

chức (Nhà nước, cộng

đồng)/hộ gia đình/cá

nhân quản lý sử dụng

Trước năm

1968

Từ năm 1968-

1983

Từ năm 1983

đến nay

Sự tham gia (tăng)

Về phương pháp luận của các tài liệu: Sử dụng phương pháp thống kê và phân tích số liệu,

đồng thời dẫn ra các chính sách cụ thể để người đọc có cơ hội đi sâu nghiên cứu những vấn đề

liên quan đến từng loại chính sách.

Tuy nhiên một số tồn tại đã bộc lộ trong quá trình thực hiện chính sách như:

Chính sách giao đất cho người dân đã có, nhưng tại sao thực hiện lại không có hiệu quả và

còn nhiều vướng mắc. Giữa chính sách và thực hiện có gì là bất cập? Vì sao việc cấp giấy phép

về quyền sử dụng đất lại khó khăn đến vậy?

Việc Nhà nước “cho thuê đất” mà đối tượng được thuê là tổ chức/hộ gia đình/cá nhân trong

nước và ngoài nước... đồng thời lại xác lập quyền cho thuê/chuyển đổi/chuyển nhượng quyền sử

dụng đất...Liệu có kẽ hở trong chính sách hay không? Có cần thêm những qui định cụ thể cho

điều này?

Trong 2 Nghị định 01/CP (giao khoán đất lâm nghiệp của các lâm trường cho các hộ gia

đình), Nghị định 02/CP (giao đất Lâm nghiệp lâu dài cho các tổ chức và cá nhân) thì đã có tiêu

chí để đưa ra khái niệm đất nông nghiệp? và đất lâm nghiệp? Hơn nữa có thể cùng 1 nơi vừa là

đất nông nghiệp, vừa là đất lâm nghiệp (ví dụ vùng đất cát: trồng rừng, trồng cây nông nghiệp?

Đất để tiến hành sản xuất Nông Lâm kết hợp)

Hệ thống giải pháp nào? Chính sách hỗ trợ nào để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất

có sự tham gia.

Chủ trương giao đất lâm nghiệp khoán rừng đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra và thực

hiện từ năm 1968, qua mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước lại có những điều chỉnh, bổ sung kịp

thời cho phù hợp với thực tế. Vì vậy, việc giao đất, khoán rừng trong từng giai đoạn cũng có sự

khác nhau về phạm vi, quy mô, mức độ và kết quả đạt được. Nhìn tổng quát kết quả về hoạt động

giao đất lâm nghiệp ở nước ta đã đạt được thành quả nhất định qua các giai đoạn sau:

Từ 1968-1992: Những chính sách xây dựng nhằm hoàn thiện quan hệ sản xuất ở miền núi

có nhiều mặt không phù hợp, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp lâm nghiệp làm rập khuôn như

đồng bằng là không phù hợp với tích chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi.

Khoán 10 đối với đồng bào miền núi được hiểu như là sự giải thể hợp tác xã nông nghiệp, các hộ

gia đình nhận lại ruộng đất, rừng của mình trước khi vào hợp tác xã tình trạng này dẫn đến tranh

chấp đất đai giữa các cộng đồng dân cư trong thôn bản, giữa dân địa phương với dân miền xuôi

lên xây dựng kinh tế mới....tuy nhiên hiệu quả chính sách giao đất giao rừng trong thời kỳ này

chưa cao nhưng chính sách giao đất giao rừng đã khuyến khích tạo động lực phát triển nông lâm

Page 13: Quản lý đất lâm nghiệp

11

nghiệp ở miền núi, bước đầu đã hình thành nên thị trường ở trung du, ở miền núi đặc biệt là ở

vùng sâu, vùng xa chính sách giao đất lâm nghiệp còn nhiều hạn chế.

Qua thực tế cho thấy ở nhiều nơi sau khi tập thể, hộ gia đình, cá nhân nhận rừng mà tổ chức

kinh doanh đã có thu nhập từ rừng đáng kể, do xác định được cơ cấy cây trồng thích hợp với điều

kiện khí hậu đất đai ở nhiều địa phương: Quế Quảng Nam, Quảng Ninh ...

Qua 24 năm thực hiện giao đất giao rừng (1968-1992) đã giao được tổng số trên 11 triệu

ha trong đó 5,8 triệu ha giao cho quốc doanh; 1,3 triệu ha giao cho hộ gia đình; 3,7 triệu ha giao

cho hợp tác xã nông nghiệp trên thực tế mới sử dụng 30% diện tích giao số còn lại vẫn không

được khai thác bảo vệ vẫn còn hoang hoá, thực trạng này chứng tỏ chủ trương giao đất giao rừng

trong giai đoạn này chưa tạo điều kiện tích cực trong việc quản lý bảo vệ rừng và phát triển tài

nguyên rừng. Nguyên nhân của những hạn chế đó:

- Đời sống nhân dân còn quá nghèo lại thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước, nên sản xuất kinh

doanh lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, mặt khác nghề rừng đối với miền núi chủ yếu là hái lượm

và khai thác những sản phẩm sẵn có để giải quyết đời sống hàng ngày, cho nên khi giao đất giao

rừng họ lại tự do khai thác nhiều hơn làm cho rừng bị nghèo kiệt.

- Thị trường ở miền núi chưa phát triển, nên chưa kích thích được quá trình sản xuất kinh

doanh trên phần đất được giao.

- Tập quán canh tác còn lạc hậu, chưa chuyển giao được phương thức canh tác tiên tiến trên

đất dốc cho người dân miền núi, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện điều đó vẫn còn

hạn chế.

- Việc thực hiện giao đất giao rừng đến các hộ dân cư được các ngành chức năng, chính

quyền địa phương thực hiện nghiêm túc, như còn giao để lấy thành tích, mà không tính đến khả

năng của người nhận đất, chưa có sự thống nhất về nội dung, kỹ thuật biện pháp giao rừng từ

trung ương đến địa phương trong phạm vi cả nước đã dẫn đến nhiều cách hiểu, cách vận dụng,

cách làm khác nhau. Vì vậy chưa tạo được yên tâm cho người dân đầu tư sản xuất trên rừng đất

rừng được nhà nước giao. Do vậy giao đất giao rừng trong thời kỳ này chỉ tồn tại trong một thời

gian nhất định, sau đó phải giao đi giao lại, hậu quả dẫn đến mất rừng.

Từ 1993- 2003: Đây là giai đoạn có những thay đổi cơ bản trong quản lý sử dụng rừng và

đất rừng ở Việt Nam, đó là sự ra đời của Luật đất đai, Nghị định 02/CP, nghị định 01/CP, Nghị

định 163/CP... công tác giao đất lâm nghiệp đã được thực hiện theo những nguyên tắc và quy

định mới.

Theo số liệu tổng hợp của Cục kiểm lâm, đến cuối năm 1999 cả nước giao được 8.786.572

ha đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đạt 59% tổng diện tích quy hoạch cho sản

xuất lâm nghiệp, bao gồm:

Trong quy hoạch đất lâm nghiệp 3 loại rừng theo mục đích sử dụng:

+ Rừng đặc dụng 2.119.547 ha đã giao được 972.375 ha chiếm 46%.

+ Rừng phòng hộ với diện tích quy hoạch 6,8 triệu ha, đã giao được 3.196.343 ha chiếm

47%.

+ Rừng sản xuất 9,6 triệu ha, đã giao với diện tích 4.617.872 ha chiếm 48%.

Trong đó giao cho 27.312 tổ chức, với diện tích 6.179.913 ha, giao 452.168 hộ gia đình, cá

nhân với diện tích là 2.606.659 ha.

Cấp giấy quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 1.368 tổ chức, 200.168 hộ gia đình, cá nhân

với tổng diện tích là 1.173 ha mới chiếm 13% tổng diện tích đã giao.

Page 14: Quản lý đất lâm nghiệp

12

Nói chung kết quả giao đất lâm nghiệp trên đã cho rừng có chủ thực sự, tạo ra nhiều loại

hình sở hữu rừng (rừng Nhà nước, rừng tập thể, rừng cộng đồng và rừng hộ gia đình...) tạo điều

kiện khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nguồn vốn tại chỗ. Cùng với các chính sách tích cực

khác của Nhà nước trong thời gian qua đã làm cho độ che phủ của rừng tăng lên nhanh chóng, từ

năm 1992 đến năm 1999 độ che phủ của rừng tăng từ 28% lên 33,31%. Đã hình thành hàng ngàn

trang trại nông lâm nghiệp, mô hình kinh tế hộ gia đình có hiệu quả kinh tế cao, hạn chế tình

trạng phá rừng làm nương rẫy, rừng được bảo vệ tốt hơn vì đã có người làm chủ thực sự. Trồng

rừng được đảm bảo với tỷ lệ thành rừng cao, tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập và cải thiện

đời sống của nhân dân, một bộ phân dân cư đã giàu lên từ nghề rừng, mở ra hướng sản xuất hàng

hoá gắn với thị trường tiêu thụ ở nhiều nơi, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước góp phần

làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp, bên cạnh

những kết quả đạt được còn một số hạn chế trên một số mặt sau đây:

Ở một số địa phương thực hiện giao đất khi chưa có quy hoạch sử dụng đất, thực hiện

không đúng quy trình giao đất lâm nghiệp, không giao đúng đối tượng, thậm chí một số nơi trong

quá trình thực hiện còn nhầm lẫn giữa giao đất theo Nghị định 02/CP và khoán theo Nghị định

01/CP. Giao sai thẩm quyền, một số lâm trường cũng đứng ra giao đất lâm nghiệp cho hộ gia

đình, giao cả vào rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu. Trong quá trình giao

đất không coi trọng việc bàn giao ranh giới ngoài thực địa, dẫn đến tình trạng sau khi giao nhiều

hộ gia đình, cá nhân không xác định được ranh giới đất của mình ở ngoài thực địa

Việc xác định giúp các hộ gia đình hướng sử dụng đất sau khi được giao còn hạn chế,

chung chung, thiếu cụ thể, dẫn đến tình trạng sau khi giao đất hộ gia đình không xác định được

mục tiêu sản xuất cũng như xác định được cây trồng sao cho phù hợp với điều kiện lập địa ở địa

phương.

1.4. Định hướng của chính sách lâm nghiệp

1.4.1. Mục đích của chính sách lâm nghiệp quốc gia

Chính sách lâm nghiệp quốc gia nhằm mục đích:

Bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên rừng và đất rừng hiện tại và tương lai một cách bền

vững trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu của quốc gia về sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Nâng cao sản lượng và cải tiến khai thác, vận xuất, vận chuyển, chế biến, hệ thống thị

trường các sản phẩm từ rừng để giảm lãng phí, nâng cao lợi ích kinh tế, xã hội và xuất khẩu.

Nâng cao sự tham gia của người dân và có sự cam kết của tất cả các thành phần kinh tế

(nhà nước, hợp tác xã, hộ gia đình, công ty tư nhân, và cá nhân) trong bảo vệ, sản xuất và sử

dụng hợp lý các sản phẩm rừng và các lợi ích về môi trường.

Góp phần cải tiến điều kiện sống và thu nhập của người dân nông thôn và đặc biệt là

người dân và các cộng đồng dân tộc miền núi.

Mục đích cuối cùng là các chính sách lâm nghiệp được chấp nhận bởi người dân và các cơ

quan nhà nước sẽ chia sẻ quyền và trách nhiệm đối với các khu rừng sản xuất và phòng hộ. Với

mỗi vùng kinh tế cần tạo ra cơ hội để có được sự tham gia một cách đầy đủ trong phân chia lợi

ích của các sản phẩm và môi trường từ tài sản rừng quốc gia.

1.4.2. Các mục tiêu và chiến lược của chính sách lâm nghiệp quốc gia

Mục tiêu 1: Xây dựng lâm phận quốc gia gồm có rừng và đất rừng, nuôi dưỡng và quản lý

chúng phù hợp với mục đích xã hội và môi trường của quốc gia, tuân theo các chính sách lâm

nghiệp và Luật bảo vệ và phát triển rừng

Page 15: Quản lý đất lâm nghiệp

13

Mục tiêu 2: Xây dựng kế hoạch bảo vệ và quản lý rừng cho các nguồn tài nguyên rừng

quốc gia, và đáp ứng được nhu cầu lập kế hoạch và quản lý cho từng địa phương.

Mục tiêu 3: Có sự cam kết tuân theo các chính sách lâm nghiệp, luật và các quy chế của tất

cả các thành phần xã hội trong các hoạt động quản lý tài nguyên rừng

Mục tiêu 4: Cải tiến việc khai thác sản, vận chuyển, chế biến và thị trường các sản phẩm từ

rừng để giảm sự lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng trong nước, nhập và xuất khẩu.

Mục tiêu 5: Xây dựng các cơ chế hành chính, tổ chức để thực hiện bảo vệ môi trường và

phát triển ngành lâm nghiệp bền vững

Mục tiêu 6: Thực hiện và duy trì một mức tài chính và đầu tư thích đáng cho ngành lâm

nghiệp từ nguồn nhà nước và tư nhân để hoàn thành mục đích và các mục tiêu của chính sách lâm

nghiệp quốc gia

Mục tiêu 7: Ưu tiên cao về bảo vệ môi trường trong quản lý tất cả các loại rừng và đất rừng

Mục tiêu 8: Hợp tác giữa các ngành để cải tiến điều kiện sống của người dân sống trong và

gần rừng nhà nước, đặc biệt là ở các vùng miền núi

1.5. Một số chính sách quan trọng liên quan đến quản lý đất lâm nghiệp

1.5.1. Luật Đất đai

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho

các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, hộ gia

đình và các nhân sử dụng ổn định lâu dài (điều 1).

Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm

nghiệp có đất sản xuất (điều 2).

Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo, bồi bổ và sử dụng đất hợp lý, có hiệu

quả...(điều 4).

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất được phân thành các loại sau đây (điều 11): Đất

nông nghiệp/ Đất lâm nghiệp/ Đất khu dân cư nông thôn/ Đất đô thị/ Đất chuyên dùng/ Đất chưa

sử dụng

Thời hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20

năm, để trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp là 50 năm (điều 20)

Người sử dụng đất có những quyền sau đây (điều 73):

1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao.

3. Được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (thừa kế, thế chấp, cho

thuê, chuyển nhượng, chuyển đổi)

4. Hưởng các lợi ích do công trình công cộng về bảo vệ, cải tạo đất mang lại.

5. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất.

6. Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp

của mình; được bồi thường thiệt hại về đất đai khi bị thu hồi.

Người sử dụng đất có những nghĩa vụ sau đây (điều 79):

Sử dụng đất đúng mục đích đúng ranh giới và các yêu cầu khác đã được quy định khi giao

đất.

Thực hiện các biện pháp để bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất.

Page 16: Quản lý đất lâm nghiệp

14

Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng

của người sử dụng đất xung quanh.

Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi.

Nhận xét chung: Từ khi ra đời đến nay luật đất đai đã được sửa đổi qua nhiều năm (1983,

1989, 1993, 1998, 2004) với mục tiêu là thích nghi/phù hợp với sự quản lý đất đai và phát triển

của xã hội, đồng thời tăng sự tham gia của các bên có liên quan trong quản lý đất đai.

1.5.2. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua năm 1991. Một số nội dung liên

quan đến các hoạt động LNXH như sau:

Nhà nước thống nhất quản lý rừng và đất trồng rừng. Nhà nước giao rừng, đất trồng rừng

cho tổ chức, cá nhân (chủ rừng) để bảo vệ, phát triển và sử dụng ổn định lâu dài theo quy hoạch,

kế hoạch của nhà nước (điều 2).

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân làm các loại sau đây (điều 6):

Rừng phòng hộ/ Rừng đặc dụng/ Rừng sản xuất

Việc quyết định giao rừng, đất trồng rừng phải căn cứ vào điều 10

Quy hoạch và kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng đã được cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Quỹ rừng, quỹ đất trồng rừng.

Yêu cầu khả năng của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng rừng, đất trồng rừng.

Chủ rừng có những quyền lợi sau đây: (điều 40)

Được sử dụng rừng, đất trồng rừng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước;

được chủ động trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý, sử dụng rừng theo quy định của pháp

luật.

Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng, đất trồng rừng được

giao, được thừa kế, chuyển nhượng, bán thành quả lao động, kết quả đầu tư cho người khác theo

quy định của pháp luật.

Được hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước...

Chủ rừng có những nghĩa vụ sau đây (điều 41):

Sử dụng rừng, đất trồng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định

giao rừng, đất trồng rừng và theo quy chế quản lý, sử dụng đối với từng loại rừng.

Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng đất trồng

rừng.

Điều quan trọng của luật bảo vệ phát triển rừng được sửa đổi năm 2005 là đã đề cập đến

rừng cộng đồng và giao rừng cho cộng đồng quản lý, đây là một chủ trương quan trọng về xã hội

hoá ngành lâm nghiệp nhằm tăng hiệu quả quản lý rừng và đất rừng.

1.5.3. Quyết định 178/2001/QĐ-TTg

Quyết định 178/2001/QĐ-TTg đã đề cập đến quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá

nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Đây là một quyết định mang đến

lợi ích cho người dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Phân chia sản phẩm chính

Căn cứ

Page 17: Quản lý đất lâm nghiệp

15

- Gỗ: UBND tỉnh quy định, nhưng phải tuân theo khung tỷ lệ được quy định tại các điều 5,

6, 7, 8, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 của QĐ 178/2001/QĐ-TTg

- Sản phẩm hàng năm: UBND tỉnh quy định mức hưởng lợi

- Lâm sản để phân chia là khối lượng lâm sản thực tế khai thác và tập trung tại bãi giao

(hoặc kho) lâm sản

- Bãi giao (hoặc kho) lâm sản là địa điểm tập trung lâm sản sau khai thác và vận xuất. UBND tỉnh

quy định địa điểm bãi giao

Hình thức phân chia

- Hình thức I (áp dụng đối với hộ gia đình được giao rừng và đất lâm nghiệp): Hộ gia đình

được hưởng toàn bộ số lâm sản tại bãi giao và phải nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền tương

ứng với số lâm sản được phân chia và các khoản thuế theo quy định hiện hành.

B = Tg - Tth - Tns

Tns = Kls x Gc x Tlx

Tth = Kls x Gg x Ttg

Trong đó: B: Khoản tiền hộ gia đình được hưởng

Tg: Số tiền bán gỗ tại bãi giao

Tth: Thuế tài nguyên

Tns: Tiền nộp ngân sách

Kls: Khối lượng LS khai thác tại bãi giao

Gc: Giá cây đứng Gg: Giá gỗ tại bãi giao

Tlx: Tỷ lệ nộp NS xã Ttg: Tỷ lệ nộp thuế tài nguyên

Đối với hộ gia đình nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp

- Hình thức II: Bên giao khoán (hoặc hộ gia đình) nhận toàn bộ số lâm sản tại bãi giao, trả

cho hộ gia đình (hoặc bên giao khoán) bằng tiền tương ứng với số lâm sản mà họ được hưởng, và

phải chịu trách nhiệm nộp thuế

- Hình thức III: Mỗi bên nhận sản phẩm phân chia tại bãi giao theo tỷ lệ quy định và chịu

trách nhiệm nộp thuế tương ứng với phần lâm sản được hưởng.

Quản lý và chi phí khai thác lâm sản

Hộ gia đình được giao hoặc nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp khi được phép khai thác

chính được tự tổ chức hoặc thuê khai thác

Hộ gia đình được giao rừng và đất lâm nghiệp phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến

khai thác lâm sản

Hộ gia đình nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp chỉ chịu chi phí liên quan đến khai thác

lâm sản mà hộ gia đình được hưởng.

Quản lý và sử dụng các sản phẩm được phân chia

Hộ gia đình

Doanh nghiệp Nhà nước

BQL rừng phòng hộ; BQL rừng đặc dụng

Page 18: Quản lý đất lâm nghiệp

16

Cấp phát kinh phí trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng: Kinh phí ngân sách theo Thông tư số

43/2002/TT-BTC ngày 7/5/2002 của Bộ tài chính về hướng dẫn quản lý, cấp phát vốn ngân sách

cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

1.5. 4. Các chính sách khác

Qui định 1171 - QĐ về qui chế quản lý các loại rừng: Sản xuất, phòng hộ, đặc dụng ngày

30/12/1986. Theo Qui định này rừng và đất rừng ở Việt Nam được thống nhất chia làm 3 loại:

Sản xuất, phòng hộ và đặc dụng. Trong quy định này ghi rõ cơ chế quản lý, quy hoạch 3 loại

rừng, chức năng nhiệm vụ của từng loại rừng trong phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường

ở địa phương và trong cả nước.

Nghị định 02/CP về giao đất Lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng vào

mục đích Lâm nghiệp, ban hành ngày 15/1/1994. Đây là nghị định đầu tiên của Chính phủ hướng

dẫn giao đất lâm nghiệp đến nhiều thành phần kinh tế khác nhau, trong đó hộ gia đình, cá nhân

cũng được tham gia nhận đất để tổ chức sản xuất lâm nghiệp. Đến năm 1999, Chính phủ đã ban

hành nghị định 163/CP, mở rộng việc giao rừng và đất rừng, quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ

của người nhận đất, nhận rừng.

Nghị định 01/CP về giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất Nông nghiệp, Lâm

nghiệp và Thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước ban hành ngày 4/1/1995.

Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 16/1/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện

trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm

nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Đây là nghị định tiếp theo nghị định 02, với tên gọi đất lâm nghiệp: Rừng tự nhiên, rừng trồng,

đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp...

Quyết định số 202/TTg ngày 2-5-1994 về quy định khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh

rừng và trồng rừng. Các hộ gia đình nhận khoán rừng được hưởng công khoán, tận thu sản phẩm

phụ, lựa chọn hình thức nhận khoán, kết hợp sản xuất nông nghiệp khi rừng chưa khép tán, được

mua gỗ làm nhà.

Ngoài ra còn có một số nghị định 01; 02 CP/2000 về giao khoán và giao đất lâm nghiệp cho

các tổ chức và hộ gia đình; Quy chế 08 về quản lý 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng và sản xuất)

đã có tác dụng quản lý tốt tài nguyên rừng và đất rừng.

1.5.5. Chính sách có liên quan đến đầu tư và tín dụng

Chỉ thị số 202-CT về việc cho vay vốn sản xuất nông lâm ngư nghiệp đến hộ gia đình ngày

28/6/1991.

Quyết định 264/HĐBT ngày 22-7-1992 về chính sách đầu tư và phát triển rừng. Quyết định

này giải quyết những khó khăn về vốn cho nhân dân gây trồng cây lâm nghiệp ở vùng định canh

định cư, Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn không tính lãi.

Nghị định số 14/CP về chính sách cho hộ vay vốn để sản xuất nông lâm ngư nghiệp ngày

2/3/1993.

Chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn số

67/1999/QĐ-TTg ban hành ngày 1/4/1999. Nội dung của quyết định này gồm một số chính sách

tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển Nông nghiệp và nông thôn như:

Nguồn vốn:

Page 19: Quản lý đất lâm nghiệp

17

Nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm:

+ Vốn của ngân hàng huy động.

+ Vốn ngân sách Nhà nước.

+ Vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế và nước ngoài.

Nguồn vốn huy động cho phát triển nông nghiệp và nông thôn chủ yếu dựa vào các hình

thức sau:

Đẩy mạnh huy động tiền tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành trái phiếu, trái phiếu

ngân hàng thương mại... kể cả bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ, bằng vàng khi cần thiết.

Từng bước đa dạng hoá vốn trung hạn, dài hạn để bảo đảm cho các chương trình phát triển

nông nghiệp và nông thôn trong từng thời kỳ.. ..

1.5.6. Chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế xã hội nông thôn

Ngày 6/3/1968 Hội đồng Chính phủ đã ra nghị quyết 38 về công tác định canh định cư kết

hợp với hợp tác nông nghiệp ở miền núi.

Ban chấp hành Trung Ương Đảng ra chỉ thị 29/CT-TW ngày 12/11/1983 về việc đẩy mạnh

giao đất giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo hướng nông lâm kết hợp.

Chỉ thị 100 (1981), Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988) về đổi mới tổ chức quản lý Lâm

nghiệp đã thúc đẩy các Lâm trường quốc doanh áp dụng chế độ khoán sản phẩm đến các hộ gia

đình công nhân viên. Quyết định số 72- HBĐT về chủ trương chính sách cụ thể phát triển kinh tế

xã hội miền núi ngày 13/3/1990.

Thông tư liên bộ số 01/TT/LB của bộ Lâm nghiệp và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày

6/12/1991 đã hướng dẫn việc giao rừng và đất để trồng rừng cho các tổ chức và cá nhân để sử

dụng vào mục đích Lâm nghiệp. Ngày 6/11/1992 Hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 184 về

việc đẩy mạnh giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây gây rừng.

Nghị định số 13- CP về công tác khuyến nông ngày 2/3/1993. Chỉ thị 525- TTg về chủ

trương biện pháp phát triển kinh tế xã hội miền núi ngày 2/11/1993. Ngày 16/3/1995 Thủ tướng

chính phủ đã phê duyệt chương trình khuyến lâm từ năm 1995-2000, thông qua công tác này

nâng cao dân trí để các hộ tự giác tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật, biết quản lý và tiêu thụ sản phẩm

của gia đình.

Nghị định 178 năm 2002 của Chính phủ về phân chia lợi ích cho người nhân đất, nhận

rừng. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 về mục tiêu, nhiệm

vụ, chính sách và tổ chức thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng.

Đánh giá chung: Chính sách là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình sử

dụng và quản lý tốt đất lâm nghiệp. Có thể phân chính sách thành 2 nhóm chính: 1) nhóm chính

sách tác động trực tiếp vào quản lý tài nguyên rừng và đất rừng và 2) nhóm chích sách tác động

vào phát triển nông thôn/các cộng đồng sống gần rừng.

Trong quá trình thực thi các chính sách trực tiếp và gián tiếp đều bộc lộ các điểm mạnh và

điểm yếu, vì vậy hoạt động đánh giá tác động của các chính sách là rất cần thiết cho từng giai

đoạn phát triển để từng bước cải tiến chính sách cho phù hợp.

CÂU HỎI KIỂM TRA

CÂU 1. Anh hay chị hãy phân tích các giai đoạn lịch sử và các chính sách trong quản lý đất lâm

nghiệp của nước ta?

CÂU 2. Anh hay chị hãy phân tích Mục đích và các mục tiêu và chiến lược của chính sách lâm

nghiệp quốc gia?

Page 20: Quản lý đất lâm nghiệp

18

CHƯƠNG 2

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP

CÓ SỰ THAM GIA

2.1. Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp và đất có khả năng lâm nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn (2/3) của diện tích

đất tự nhiên trong toàn quốc. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy

nạn phá rừng đã làm suy kiệt các nguồn tài nguyên rừng và gây ra những vấn đề xói mòn và phá

vỡ các vùng rừng đầu nguồn tự nhiên. Lâm nghiệp là một lĩnh vực tạo cơ hội cho nhiều hộ gia

đình đa dạng hoá về nguồn thu nhập. Kinh nghiệm tại Việt Nam cho thấy một tiền đề thiết yếu

cho việc tái sinh rừng là việc giao đất cho các hộ dân và cộng đồng tham gia quản lý. Kinh

nghiệm này được phản ánh trong các chủ trương và chương trình quốc gia như chương trình

trồng mới 5 triệu hécta rừng và các chương trình quản lý nguồn tài nguyên dựa vào cộng đồng.

Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp phải xúc tiến trước khi giao đất cho các hộ, các nhóm

hộ, cộng đồng hoặc các doanh nghiệp quản lý. Quy hoạch sử dụng đất bền vững phải được tiến

hành theo các nhu cầu địa phương đối với các điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội.

Việc này sẽ mang lại sự quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo

lại những vùng rừng bị cạn kiệt. Sự tham gia của người dân trong việc lập qui hoạch sử dụng đất

lâm nghiệp là cần thiết nhằm đảm bảo người dân nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình

trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng đất lâm nghiệp, đất có khả năng lâm nghiệp và rừng.

Công tác quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đã có từ

lâu, tuy nhiên công tác quy hoạch đất có nhiều cấp độ khác nhau như quy hoạch cấp quốc gia,

quy hoạch cấp vùng sinh thái, quy hoạch cấp tỉnh hoặc huyện. Tuỳ theo cấp độ mà chúng ta sử

dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau như tiếp ngành hay liên ngành cũng như tiếp cận có sự

tham gia với nhiều mức độ khác nhau.

Do đặc thù của ngành lâm nghiệp và đất lâm nghiệp như đã đề cập ở chương mở đầu là địa

hình phức tạp, che khuất nhiều do tài nguyên rừng, vùng sâu vùng xa, vì vậy việc quy hoạch để

giao đất đòi hỏi phải chi tiết và có sự tham gia của cộng đồng là rất cần thiết. Chính vì vậy để

giao đất và giao rừng cho cộng đồng quản lý trong tài liệu này chúng tôi tập trung đề cập đến

phương pháp quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp có sự tham gia ở cấp xã.

Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia (GĐLNCSTG) ở cấp xã dựa

trên nền tảng của quy hoạch sử dụng đất cấp xã theo nghị định 181, nó là một bước thiết yếu để

hỗ trợ các hoạt động lâm nghiệp bền vững. Xây dựng tiến trình GĐLNCSTG tại các xã nhằm hỗ

trợ cho các huyện, xã thực hiện tốt công tác giao đất đến tận người dân.

Trình tự nội dung lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã theo nghị định 181

1. Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa

phương

1.1. Các thông tin

1.2. Thông tin về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

1.3. Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, BĐ địa chính cấp xã

2. Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của xã 10 năm trước

3. Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng

đất đai, so với xu hướng phát triển Theo khoản 3 mục I phần II của NĐ 181

Page 21: Quản lý đất lâm nghiệp

19

4. Đánh giá kết quả thực hiện QHSĐ chi tiết kỳ trước của xã thực hiện theo khoản 4 mục I

phần II của thông tư này.

5. Đánh giá kết quả thực hiện KHSĐ kỳ trước của xã thực hiện theo khoản 5 mục I phần II

của thông tư này.

6. Xác định phương hướng mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch

6.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất của tổ chức hộ gia đình, các nhân tại địa

phương

6.2. Xác định khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất đã

được xác định tại điểm 6.1 khoản này

6.3. Trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất xác định

phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.

7. Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết

7.1. Xây dựng các phương án

7.2. Thể hiện lên bản đồ địa chính các khu vực sử dụng đất theo tưng phương án phân bổ

quỹ đất đã được xác định

8. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch sử dụng đất

8.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế

8.2. Đánh giá việc giải quyết quỹ nhà ở

8.3. Đánh giá trỉnh trang khu dân cư

8.4. Đánh giá việc bảo tồn khu di tích

9. Lựa chọn phương án hợp lý về QHSĐ chi tiết

10. Phân kỳ QHSD đất

11. Xây dựng bản đồ QHSD đất chi tiết

12. Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu

13. Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất, bảo vệ môi trường

14. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử

dụng đất chi tiết đầu kỳ.

Trên nền tảng của nghị định 181 của luật đất đai và với cách tiếp cận là tăng sự tham gia

của các bên có liên quan trong tiến trình quy hoạch sử dụng đất, vì vậy tiến trình quy hoạch sử

dụng đất lâm nghiệp cấp xã có sự tham gia sẽ bao gồm 8 bước cơ bản như sau:

1. Thành lập các Ban chỉ đạo tỉnh, huyện và xã và tổ công tác cấp huyện về GĐLNCSTG

cho hai xã thử nghiệm thuộc hai huyện

2. Chuẩn bị kỹ thuật và thu thập thông tin, tài liệu và bản đồ

3. Điều tra, khảo sát thực địa để thu thập dữ liệu và xây dựng các bản đồ về hiện trạng sử

dụng đất của hai xã thử nghiệm (cùng với các hộ dân địa phương theo phương pháp đánh giá

nông thôn có sự tham gia)

4. Lập qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và phương án về giao đất lâm nghiệp cho hai xã

thử nghiệm (cùng với các hộ dân địa phương theo phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham

gia)

5. Đo vẽ, giao đất lâm nghiệp trên thực địa (với các hộ, nhóm hộ)

Page 22: Quản lý đất lâm nghiệp

20

6. Thẩm định và phê duyệt các kết quả, lập hồ sơ địa chính, viết giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất lâm nghiệp

7. Tổng hợp hồ sơ địa chính, quyết toán chi phí và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

lâm nghiệp.

8. Tổng kết đánh giá về GĐLNCSTG có sự tham gia để có được các bài học kinh nghiệm là

một việc làm thường xuyên để từ đó hoàn chỉnh bản qui trình hướng dẫn GĐLNCSTG có sự

tham gia cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể của các địa phương nhằm quản lý tốt nguồn tài

nguyên rừng và đất rừng.

2.2. Các nguyên tắc chung của quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia

2.2.1 Sự tuân thủ theo các quy định của tỉnh và của nhà nước

Quy trình GĐLNCSTG được thực hiện trong khuôn khổ hành chính và pháp luật của

Chính phủ nhà nước Việt Nam:

Luật đất đai sửa đổi áp dụng từ 1/7/2004, Nghị định Số 181/2004/NĐ-CP được Thủ tướng

Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2004 và Thông tư số 30 /TT-BTN và MT ngày

01/11/2004 của Bộ Tài nguyên Môi trường về thi hành luật đất đai.

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các văn bản hướng dẫn thực hiện luật: Nghị Định số 163-

CP ngày 16/11/1999 của chính phủ, Quyết định số 661-QĐ/TTg ngày 29/6/1998, Chỉ thị số 364-

/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch HĐBT (nay là thủ tướng chính phủ), Chỉ thị số 245-/TTg ngày

22/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 178/2001 /QĐ - TTg.ngày 12/11/2001,

Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN ngày 2 tháng 2 năm 2004 của Bộ nông nghiệp và phát triển

nông thôn .

Quy trình GĐLNCSTG được thực hiện trong khuôn khổ hành chính và pháp luật hiện thời

của UBND các tỉnh và các quyết định và chiến lược có liên quan về phát triển lâm nghiệp của địa

phương.

Quá trình GĐLNCSTG dựa trên cơ sở tiềm năng của những vùng đất lâm nghiệp và đất

chưa sử dụng cho các hộ, nhóm hộ và các tổ chức và tuỳ thuộc theo loại đất, các cơ hội về quản

lý, sử dụng đất và sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

2.2.2. Uỷ ban nhân dân xã được xem là Đơn vị GĐLNCSTG

Uỷ ban nhân dân xã là đơn vị quản lý hành chính thấp nhất ở Việt Nam và có sự tiếp xúc

sâu sát với các hộ dân trong địa bàn. Việc quy hoạch sử dụng đất, giao đất lâm nghiệp và cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (‘sổ đỏ’) phải được thực hiện tại cấp xã bởi Uỷ ban nhân dân

xã.

Việc giao đất lâm nghiệp thường phát sinh những tranh chấp địa giới giữa các xã trong

huyện. Mặc dù có những bản đồ địa giới chính thức, các tranh chấp không được giải quyết về các

địa giới hành chính vẫn thường xảy ra. Các tranh chấp này phải được giải quyết trước khi tiến

hành quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã. Bản đồ địa giới 364 sẽ được dùng làm cơ sở

pháp lý để giải quyết các vấn đề.

GĐLNCSTG cần được thực hiện trên mọi thôn trong xã trước khi được tổng hợp thành qui

hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã.

2.2.3. Tối đa hoá sự tham gia của hộ gia đình

Các hộ dân phải được thông báo, tham gia, thảo luận, thực hiện và hưởng lợi hợp pháp từ

việc giao đất lâm nghiệp có sự tham gia theo quy định.

Page 23: Quản lý đất lâm nghiệp

21

Thông tin về quyền lợi và trách nhiệm của hộ dân được giao đất cần phải được phổ biến

đến các hộ dân. Việc này phải được triển khai trước khi thực hiện các hoạt động GĐLNCSTG để

đảm bảo các hộ dân đều có cơ hội và sự tiếp cận bình đẳng đối với việc giao, nhận đất lâm

nghiệp.

Các phương pháp tiếp cận có sự tham gia được xúc tiến qua việc áp dụng các công cụ Đánh

giá nông thôn có sự tham gia (PRA). Điều này sẽ xác định ra những cơ hội tiềm năng của đất lâm

nghiệp theo quan niệm của hộ gia đình và giúp cho các cấp chính quyền tỉnh, huyện và xã hiểu

biết nhiều hơn về các điều kiện địa phương và các tập quán canh tác lâm nghiệp của hộ gia đình.

2.2.4. Thực hiện Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trước khi giao đất lâm nghiệp

Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp được tiến hành theo các mục đích sau:

Đất được phân bố hợp lý theo cơ cấu sử dụng, phân loại rừng và tiềm năng sử dụng

Qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cung cấp cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội hàng năm của xã và sự đầu tư sau đó vào các hoạt động lâm nghiệp

Các loại đất lâm nghiệp khác nhau được quản lý theo nhóm hạng, phân loại và các mục

đích sử dụng tiềm năng của chúng;

Đưa các hộ tham gia vào quá trình Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp của xã để giúp họ

biết đến những khái niệm, kết quả phân loại đất lâm nghiệp, phân loại rừng, diện tích, công

dụng, tiềm năng của mỗi loại đó

Nhu cầu sử dụng đất của nhiều ngành khác nhau và người sử dụng đất khác nhau được đề

cập theo hướng có lợi nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã nhằm phân định rõ quỹ của từng loại đất trong

tổng quỹ đất chung của toàn xã trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa

phương đã được xác định theo cơ sở pháp lý, hợp lý, khoa học, khả thi và phù hợp với các qui

hoạch, kế hoạch về phát triển lâm nghiệp và kinh tế-xã hội của huyện, tỉnh.

Đối với đất lâm nghiệp, QHSDĐ còn phải xác định rõ vị trí, diện tích các loại đất rừng theo

phân hạng ba loại rừng ( phòng hộ, sản xuất và đặc dụng) và cấp phòng hộ. Đây là cơ sở pháp lý

để xác định đối tượng được giao, được thuê đất lâm nghiệp.

Qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã phải tuân thủ theo các qui hoạch tổng thể về sử

dụng đất cấp huyện, tỉnh và tôn trong các qui hoạch chuyên ngành như qui hoạch phát triển lâm

nghiệp đã được phê chuẩn và phải được UBND cấp huyện phê duyệt trước khi tiến hành giao đất

lâm nghiệp.

2.2.5. Đảm bảo công bằng và giải quyết tranh chấp

Trong quá trình lập qui hoạch cần điều chỉnh các bất cập về mặt diện tích đất mà vài tổ

chức và hộ dân đang nắm giữ nhằm đảm bảo sự công bằng và bình đẳng. Các điều chỉnh này phải

dựa trên cơ sở thoả thuận giữa các hộ gia đình.

Mọi tranh chấp giữa các hộ gia đình sẽ được giải quyết trên tinh thần cởi mở và minh bạch.

Các cấp chính quyền UBND xã sẽ đóng vai trò trung gian hoà giải để giải quyết mọi tranh chấp.

2.2.6. Phát triển bền vững

Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và giao đất phải khuyến khích sự phát triển đất bền

vững, theo đúng với các kế hoạch phát triển dài hạn (5 – 10 năm) và tránh những tác động tiêu

cực đối với môi trường.

Page 24: Quản lý đất lâm nghiệp

22

Việc giao đất phải dựa trên những lợi ích tiềm năng và lợi ích kỳ vọng của người sử dụng

đất. Cần ưu tiên cho việc quy hoạch những vùng đất trồng trọt được để đảm bảo cho việc tái

trồng rừng và sự phát triển bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2.3. Chuẩn bị về mặt tổ chức trước khi thực hiện quy hoạch

2.3.1. Cấp tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh về thử nghiệm GĐLNCSTG

có sự tham gia (gọi tắt là Ban chỉ đạo tỉnh về GĐLNCSTG). Ban Chỉ đạo tỉnh gồm các đại diện

từ các Sở ban ngành thuộc tỉnh là: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư....

Ban Chỉ đạo Tỉnh về GĐLNCSTG có các nhiệm vụ sau:

Tham mưu cho UBND Tỉnh về việc thực hiện các chính sách của Nhà nước và Tỉnh có liên

quan đến công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất tại các xã, huyện thực hiện thử nghiệm

GĐLNCSTG có sự tham gia trong tỉnh Quảng Ngãi

Tập huấn cho các cơ quan ban ngành cấp huyện: địa chính – nông nghiệp, cấp xã và cán bộ

thuộc Chi cục kiểm lâm tham gia hoạt động thử nghiệm GĐLNCSTG có sự tham gia tại hai xã

về qui trình, các thủ tục và hoạt động trong GĐLNCSTG

Chi tiết về vai trò và trách nhiệm của Ban chỉ đạo Tỉnh về GĐLNCSTG được đính kèm tại

Phụ lục 1 của văn bản này.

2.3.2. Cấp huyện

Chủ tịch UBND Huyện ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Huyện về GĐLNCSTG. Ban

Chỉ đạo Huyện gồm các đại diện là: UBND Huyện, Hạt kiểm lâm; phòng Địa chính - Nông

nghiệp huyện, UNBD xã tham gia GĐLNCSTG.

Ban Chỉ đạo huyện về GĐLNCSTG có các nhiệm vụ sau:

Tham mưu cho UBND huyện về việc chỉ đạo công tác Qui hoạch sử dụng đất và kế hoạch

giao đất lâm nghiệp có sự tham gia đối với xã thử nghiệm trong huyện

Hướng dẫn, theo dõi và xúc tiến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm

nghiệp trong xã thử nghiệm của huyện

Đề xuất việc bổ nhiệm cán bộ huyện vào tổ công tác GĐLNCSTG để hỗ trợ xã thực hiện

giao đất lâm nghiệp có sự tham gia để chủ tịch UBND huyện ra quyết định thành lập tổ công tác

Phối hợp và liên kết các hoạt động giữa các cơ quan cấp tỉnh, huyện và cấp xã trong quá

trình quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp

Làm rõ các địa giới và giải quyết các tranh chấp về địa giới giữa các xã và các tổ chức

trong huyện

Tổ chức các kế hoạch và sắp xếp thực hiện và theo dõi GĐLNCSTG trên toàn huyện và

đảm bảo các hoạt động được tiến hành đúng tiến độ đã đề ra

Tổ chức việc văn bản hoá và sử dụng các hồ sơ về giao đất và quản lý đất.

Ban chỉ đạo Huyện về GĐLNCSTG đóng vai trò tham mưu cho UBND huyện và chịu trách

nhiệm trước UBND huyện về các kết quả Qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, các thủ tục đăng ký

đất đai, và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chi tiết về vai trò và trách nhiệm của Ban chỉ

đạo Huyện về GĐLNCSTG được đính kèm tại Phụ lục 1 của văn bản này.

Page 25: Quản lý đất lâm nghiệp

23

2.3.3. Cấp xã

Hội đồng đăng ký đất đai (HĐĐKĐĐ) của xã hiện có sẽ được củng cố và hoạt động để

phục vụ cho công tác GĐLNCSTG.

Hội đồng đăng ký đất đai xã có các nhiệm vụ sau:

Giúp chủ tịch UBND xã trực tiếp tổ chức thực hiện việc GĐLNCSTG cấp xã, việc đăng ký

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CGCNQSDĐ)

Tổ chức tuyên truyền, học tập quán triệt chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước về

giao đất lâm nghiệp và các nghĩa vụ, quyền lợi của người nhận đất, thuê đất, nhận khoán trồng và

bảo vệ rừng

Xây dựng các kế hoạch thực hiện về GĐLNCSTG cho từng thôn trong xã và cả xã; chỉ đạo

tổ công tác thực hiện nội dung các bước GĐLNCSTG cấp xã

Phối hợp với Tổ công tác GĐLNCSTG để giải quyết các vấn đề vướng mắc và tranh chấp về

ranh giới giữa các thôn trong xã trong quá trình triển khai và thực hiện GĐLNCSTG tại xã

Tổ chức và xem xét, xác nhận phương án GĐLNCSTG của xã; tiếp nhận, xét các đơn xin

đăng ký cấp giấy chứng nhận sử dụng đất của các hộ, nhóm hộ và tổ chức và tổng hợp hồ sơ địa

chính trình lên UBND huyện phê duyệt

Tổ chức việc giao đất lâm nghiệp ngoài thực địa và giao GCNQSDĐ cho các đối tượng được cấp.

Phổ biến các văn bản pháp lý về đất đai để lấy ý kiến của người dân và điều tra xem xét các

khiếu nại của dân về đất đai sau khi được cấp GCNQSDĐ.

Hội đồng ĐKĐĐ xã sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã và tổ chức họp

thường kỳ hàng tháng trong suốt quá trình GĐLNCSTG cùng với các cuộc họp bất thường nếu

cần. Biên bản cho các cuộc họp này đều phải được ghi chép thành văn bản gửi Ban chỉ đạo huyện

về GĐLNCSTG để nhận hỗ trợ về mặt chuyên môn kỹ thuật, và hướng dẫn và theo dõi quy trình

để sau này thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt. Chi tiết về vai trò và trách nhiệm của Hội

đồng ĐKĐĐ Xã được đính kèm tại Phụ lục 1 của văn bản này

2.3.4. Tổ công tác GĐLNCSTG

Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ được thành lập theo quyết định của UBND huyện để thực hiện

các hoạt động GĐLNCSTG trong xã. Các thành viên trong tổ công tác GĐLNCSTG bao gồm các

đại diện từ các cấp tỉnh, huyện và xã cùng với các thành viên liên quan cần thiết để thực hiện

GĐLNCSTG tại mỗi xã.

Tổ công tác về GĐLNCSTG có các nhiệm vụ sau:

Trực tiếp giúp UBND/HĐĐKĐĐ xã thực hiện mọi hoạt động kỹ thuật về GĐLNCSTG tại

xã: Lập QHSDĐLN; đo đạc lập bản đồ; lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp và

soạn thảo các văn bản liên quan đến GĐLNCSTG tại xã trình UBND huyện phê duyệt

Hỗ trợ HĐĐKĐĐ tổ chức các cuộc họp thôn và xóm để thông báo cho các hộ dân về các

chủ trương và chính sách của đảng và nhà nước về GĐLNCSTG

Khảo sát hiện trạng sử dụng đất, dự thảo qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chi tiết của các

thôn và của toàn xã

Lập các bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp thôn và thảo luận với các hộ

dân về GĐLNCSTG cấp thôn và xóm để trình lên Hội đồng đăng ký đất đai (HĐĐKĐĐ) xã

Lập Qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã và kế hoạch giao đất lâm nghiệp của xã để HĐĐKĐĐ

xã thông qua hội đồng nhân dân cấp xã và tổng hợp tài liệu trình lên UBND huyện phê duyệt.

Page 26: Quản lý đất lâm nghiệp

24

Giúp HĐĐKĐĐ tiếp nhận, xét, và lập các hồ sơ địa chính và các đơn xin cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất từ các hộ, nhóm hộ và tổ chức

Cùng HĐĐKĐĐ tổ chức thực hiện việc giao đất lâm nghiệp ngoài thực địa, hoàn tất các hồ

sơ về GĐLNCSTG để trình UBND/ HĐĐKĐĐ xã và HĐND xã phê duyệt

Giúp UBND/ HĐĐKĐĐ xã hoàn chỉnh các hồ sơ GĐLNCSTG trình UBND huyện phê

duyệt và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ phối hợp chặt chẽ với Hội đồng đăng ký đất đai xã

(HĐĐKĐĐ). Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ thực hiện mọi công việc được Hội đồng giao phó và

chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo huyện về chất lượng của thông tin, số liệu, bản đồ và các kết

quả về GĐLNCSTG. Chi tiết về vai trò và trách nhiệm của Tổ công tác GĐLNCSTG được đính

kèm tại Phụ lục 1 của văn bản này.

2.4. Chuẩn bị kỹ thuật và thu thập thông tin, tài liệu và bản đồ

2.4.1. Tập huấn Tổ công tác GĐLNCSTG và Hội đồng đăng ký đất đai xã

Các tổ công tác sẽ được tập huấn chuyên môn về các bước khác nhau trong GĐLNCSTG.

Các kế hoạch tập huấn sẽ được xây dựng với các thông tin về thiết bị và tài liệu cần thiết. Đối

tượng tham gia tập huấn là cán bộ chuyên môn sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình GĐLNCSTG

(chủ yếu là thành viên của tổ công tác và của HĐĐKĐĐ cấp xã). Các cán bộ này sau đó sẽ trở

thành các hướng dẫn viên hướng dẫn các thành viên mới sẽ tham gia vào tổ công tác

GĐLNCSTG ở các xã khác trong huyện với sự hỗ trợ của các chuyên gia chuyên ngành của dự

án (áp dụng phương pháp đào tạo thông qua công việc và kèm cặp). Đầu ra quan trọng của lớp

tập huấn này là xây dựng một kế hoạch hoạt động cụ thể về GĐLNCSTG cho xã tham gia thử

nghiệm.

2.4.2. Chuẩn bị bản đồ

Cần có các bản đồ địa hình để tiến hành các hoạt động GĐLNCSTG với các thông số kỹ

thuật sau:

Bản đồ dùng cho qui hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp (GĐLNCSTG) cấp xã là

loại bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10 000 thuộc dự án không ảnh, nếu có bản đồ tỷ lệ 1/5000

cùng loại để làm công tác giao đất lâm nghiệp ngoài thực địa là rất lý tưởng.

Ngoài bản đồ nền chính nêu trên, để phục vụ công tác GĐLNCSTG cần có các loại bản đồ

sau đây:

Bản đồ qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của xã, huyện

Bản đồ phân 3 loại rừng của tỉnh

Bản đồ địa giới hành chính 364

Bản đồ thành quả giao đất giao rừng các năm trước đây (nếu có)

Làm tốt công tác chuẩn bị bản đồ trong GĐLNCSTG sẽ góp phần cải thiện chất lượng và

độ chính xác của các bản đồ thành quả sau này (hiện trạng, qui hoạch, giao đất), các bản đồ đó sẽ

phải cho biết các loại đất lâm nghiệp và các diện tích đất lâm nghiệp, các địa giới hành chính, các

diện tích giao đất lâm nghiệp và các diện tích rừng của hộ gia đình.

2.4.3. Thu thập, rà soát và đánh giá các tài liệu và các bản đồ có liên quan

Hội đồng giao đất lâm nghiệp xã sẽ làm việc với tổ công tác GĐLNCSTG để chuẩn bị một

loạt các tài liệu cần được thu thập và tổng hợp trước khi tiến hành các hoạt động GĐLNCSTG:

Page 27: Quản lý đất lâm nghiệp

25

Các tài liệu về vị trí địa lý của xã, các đặc điểm mô tả địa hình và các đặc tính về địa hình

và khí hậu/ thuỷ văn

Các thông tin về tình trạng hiện thời của các nguồn tài nguyên rừng và tài nguyên nước tự

nhiên của xã

Các kế hoạch và chiến lược phát triển của xã và huyện

Các thông tin về các điều kiện kinh tế xã hội của xã gồm (mức sống, sự nghèo đói, sắc tộc,

lao động, các nhu cầu tương lai được dự đoán trước và bối cảnh về tiềm năng và dân trí).

Tổng hợp các dữ liệu về quản lý đất và sử dụng đất (bao gồm đất nông nghiệp và đất ở) và

các thay đổi được đề nghị về phân loại đất hoặc sử dụng đất

Tổng hợp về các nghị quyết, văn bản, quyết định, hướng dẫn về phát triển kinh tế xã hội ở

xã của nhà nước, tỉnh, huyện và xã.

Các thông tin được thu thập sẽ được tổng hợp thành một báo cáo trình lên Ban chỉ đạo

GĐLNCSTG huyện và Ban chỉ đạo GĐLNCSTG Tỉnh. Một cuộc họp sau đó sẽ được tổ chức

giữa HĐĐKĐĐ xã, Ban chỉ đạo GĐLNCSTG huyện và Tổ công tác GĐLNCSTG để rà soát các

tài liệu và bản đồ hiện có nhằm:

Đánh giá chất lượng của các bản đồ, hồ sơ, số liệu và kiểm tra các địa giới hành chính của

thôn và xã

Đánh giá các điều kiện tự nhiên (các thuận lợi, các khó khăn và các tác động của chúng đối

với việc quản lý và sử dụng đất sản xuất)

Đánh giá các lợi ích và các hạn chế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên về sản xuất và

quản lý sử dụng đất

Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của việc quản lý và sử dụng đất ở xã, các bản đồ, các

văn bản tài liệu và các kế hoạch về quy hoạch sử dụng đất và giao đất trước đây

Kiểm tra các địa giới thôn, xã và đạt được thoả thuận về các địa giới thôn trong xã cũng

như địa giới hành chính với các xã lân cận.

Mọi vấn đề không thống nhất được phát hiện giữa các văn bản và bản đồ cần được ghi chép

lại cùng với các kiến nghị về giải pháp xử lý.

2.4.4. Giải quyết các tranh chấp về địa giới của xã

Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ làm việc với cán bộ địa chính huyện và xã và HĐĐKĐĐ để

đối chiếu các địa giới thể hiện trên bản đồ và các địa giới trên thực địa. Các trường hợp không

nhất quán sẽ được báo cáo cho UBND xã và Ban chỉ đạo Huyện về GĐLNCSTG để giải quyết.

Một cuộc họp cần được tổ chức để giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai.

2.4.5. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ kỹ thuật

Tổ công tác về GĐLNCSTG sẽ chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ kỹ thuật gồm văn phòng

phẩm, máy GPS, thước dây, dụng cụ đo độ dốc, địa bàn cầm tay, thước Bitecnic giấy vẽ bản đồ

và một số vật dụng cần thiết để thực hiện các công việc về GĐLNCSTG sau này.

2.4.6. Chuẩn bị về tài chính

Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ lập một bản dự toán cho việc lập quy hoạch sử dụng đất, giao

đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và trình lên UBND xã để xã trình lên các cấp có thẩm

quyền xin phê duyệt. Các nguồn tài chính (từ ngân sách huyện, tỉnh, nhà nước hoặc các chương

trình) sẽ cần được xác định và soạn thảo các tờ trình xin kinh phí. Các dự toán sẽ được soạn thảo

dựa trên các định mức chi phí về GĐLNCSTG.

Page 28: Quản lý đất lâm nghiệp

26

2.4.7. Cuộc họp triển khai Giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại xã

Một cuộc họp sẽ được tổ chức tại xã để triển khai các hoạt động về GĐLNCSTG. Cuộc họp

này bao gồm sự tham gia của:

Các thành viên của Tổ công tác GĐLNCSTG

Các thành viên của Hội đồng đăng ký đất đai xã

Chủ tịch và phó chủ tịch UBND xã

Đại diện của HĐND xã

Cán bộ Nông Lâm nghiệp, Giao thông, Thuỷ lợi xã

Các trưởng thôn

Đại diện nông dân (già làng, chủ trang trại…)

Đại diện tổ chức, cá nhân được tỉnh giao, cho thuê đất trên địa bàn xã

Cuộc họp này sẽ giới thiệu các chính sách của tỉnh, huyện và nhà nước về quy hoạch sử

dụng đất và giao đất lâm nghiệp. Điều này sẽ bao gồm các quyền lợi và bổn phận của người dân

trong quá trình GĐLNCSTG. Tình trạng giao đất (nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở) sẽ được

thảo luận với mọi vướng mắc hoặc các chênh lệch tiềm tàng được nêu lên.

Các Quy hoạch tổng thể về sử dụng đất của huyện, xã (nếu đã có) sẽ được trình bày tại

cuộc họp. Các ý kiến đề nghị về việc tận dụng các loại đất khác nhau sẽ được đưa ra thảo luận.

Đồng thời, lịch trình dự thảo cho các hoạt động GĐLNCSTG, bao gồm việc cấp chứng nhận

quyền sử dụng đất, cũng sẽ được trình bày.

Kế hoạch hành động đề nghị của xã về GĐLNCSTG sẽ được trình bày tại cuộc họp này. Kế

hoạch hành động về GĐLNCSTG của xã sẽ lồng ghép mọi hoạt động cần thiết trong mỗi thôn

(hoặc xóm) và trong xã. Mọi đề nghị thay đổi hoặc điều chỉnh đối với kế hoạch này sẽ được thảo

luận và thay đổi nếu được thống nhất bởi các bên tham gia. Kế hoạch này sẽ được trình lên

UBND xã và Ban chỉ đạo GĐLNCSTG huyện để phê duyệt và thông báo cho các thôn về các kế

hoạch thực hiện và các cuộc họp xóm và họp thôn.

2.5. Điều tra thực địa thu thập số liệu và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

2.5.1. Các cuộc họp thôn và họp xóm

Các cuộc họp sẽ được tổ chức với các hộ dân để giới thiệu các hoạt động GĐLNCSTG

trong xã. Mọi hộ dân trong một thôn được mời đến tham dự. Cần lưu ý đảm bảo rằng các cuộc

họp được bố trí vào các ngày giờ và thời gian phù hợp để các hộ có thể tham dự. Các cuộc họp

xóm sẽ được tiến hành tại các thôn. Mỗi cuộc họp thôn hoặc họp xóm nên có không quá 60 hộ.

Thông tin tại các cuộc họp này được trình bày đơn giản và tối đa hoá việc sử dụng các tài liệu

trực quan để phù hợp với trình độ dân trí và kỹ năng biết chữ hạn chế ở nhiều hộ dân.

Những cuộc họp này sẽ có mục đích sau:

Thông báo cho các hộ dân về các chủ trương của tỉnh và nhà nước liên quan đến việc giao

đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Giới thiệu cho các hộ biết về các loại hình phân loại đất, các quy định về mục đích sử dụng

của chúng và các cơ hội để các hộ sử dụng và quản lý đất này

Đảm bảo rằng các hộ hiểu được các nguyên tắc, mục đích và ý nghĩa của các hoạt động quy

hoạch sử dụng đất và giao đất

Giới thiệu cho các hộ về các khái niệm của việc vẽ bản đồ thôn và các công việc thực hiện

để xác định các tập quán sử dụng đất hiện thời.

Page 29: Quản lý đất lâm nghiệp

27

2.5.2. Điều tra thực địa để lập các bản đồ hiện trạng sử dụng đất (ngoại nghiệp)

Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ ra thực địa với các đại diện hộ dân được cử ra từ ‘cuộc

họp nâng cao nhận thức cộng đồng về GĐLNCSTG’ và sử dụng các bản đồ địa hình

1/10000 để minh hoạ các mẫu hình sử dụng đất khác nhau trong thôn. Các chi tiết về đo vẽ

địa hình và các địa danh sẽ được bổ sung vào bản đồ. Bản đồ thực địa này được đối chiếu

với các bản đồ tài nguyên lâm nghiệp của thôn được lập tại các cuộc họp thôn và họp xóm

và với những điểm khác biệt đã được thảo luận, ghi lại, để hoàn chỉnh bản đồ hiện trạng sử

dụng đất.

Sau khi hoàn thành việc khảo sát thực địa, tổ công tác GĐLNCSTG sẽ tinh lọc các

thông tin đã thu thập được và tính toán diện tích của các loại đất khác nhau, tổng hợp

thành các biểu thống kê dạng bảng nêu bật lên tình trạng đất hiện thời, các tập quán sử

dụng đất và các diện tích đất.

2.5.3. Đánh giá các số liệu đã được thu thập và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ đánh giá các số liệu, và bản khoanh vẽ ngoại nghiệp để

lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã, số hoá, tính toán diện tích cho các loại đất, loại rừng

đã được đo, vẽ. Thành quả này gồm bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ1/10000 in

mầu và hệ thống bảng biểu thống kê sẽ được trình Hội đồng đăng ký đất đai xã và Ban

chỉ đạo huyện về GĐLNCSTG Các đề xuất về các cơ hội tận dụng các các loại đất và diện

tích đất lâm nghiệp sẽ được trình bày. Bản đồ về hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp phải

chỉ rõ các loại đất lâm nghiệp và các tập quán canh tác hiện thời.

2.6. Lập quy hoạch sử dụng đất và phương án giao đất lâm nghiệp

2.6.1. Các nguyên tắc chung về Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

Tổ công tác về GĐLNCSTG sẽ làm việc với Hội đồng đăng ký đất đai xã để soạn thảo qui

hoạch sử dụng đất và phương án giao đất lâm nghiệp cho mỗi thôn. Việc soạn thảo này xét đến

các yếu tố sau:

Các phương án tiềm năng sử dụng đất cho các loại đất lâm nghiệp khác nhau.

Sự cân đối về diện tích đất lâm nghiệp theo các mục đích sử dụng khác nhau với sự đặc biệt

chú ý đến việc quản lý vùng rừng đầu nguồn xung yếu và việc bảo vệ đất rừng tự nhiên.

Không áp đặt hoặc đề ra loại hoạt động lâm nghiệp đối với hộ gia đình - đặc biệt là về sản

xuất trên đất chưa sử dụng. Việc lựa chọn các loài cây và hoạt động lâm nghiệp sẽ được cùng xác

định cùng với các hộ dân thông qua việc đánh giá nhu cầu thị trường, năng lực địa phương, lao

động, các nguồn lực, và các yêu cầu về mặt sinh thái cùng với các đặc điểm của từng vùng.

Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ cùng với Hội đồng đăng ký đất đai xã dự thảo một lịch trình

về GĐLNCSTG đối với thôn. Lịch trình này cần được thống nhất và thông báo cho các trưởng

thôn về ngày giờ và địa điểm cho các cuộc họp theo kế hoạch này.

2.6.2. Cuộc họp thôn về ‘Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp’

Một cuộc họp sẽ được tổ chức với các hộ dân để thảo luận và đề ra một qui hoạch về

sử dụng đất lâm nghiệp. Các chi tiết về nội dung của các ‘cuộc họp lập qui hoạch sử dụng

đất lâm nghiệp’ được lược ghi tại Phụ lục 3 tài liệu này. Cuộc họp sẽ tạo điều kiện thuận lợi

cho sự tham gia của các hộ dân trong qua việc kết hợp các công cụ PRA để thảo luận về qui

hoạch sử dụng đất và các phương án quản lý sử dụng đất.

Các tiêu chí về sử dụng đất lâm nghiệp được giới thiệu cho các hộ dân cùng với bản

đồ địa hình (tỉ lệ 1/10000). Các hộ sau đó sẽ bắt đầu tham gia thảo luận về các chiến lược sử

Page 30: Quản lý đất lâm nghiệp

28

dụng đất lâm nghiệp trong tương lai. Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ làm việc với các hộ tham

gia trong cuộc họp để xác định các hoạt động sử dụng đất trong tương lai cho nhiều loại đất

lâm nghiệp khác nhau (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng). Hiện trạng sử dụng

đất lâm nghiệp sẽ được xác nhận tại cuộc họp này và được đồng ý bởi mọi người tham gia

trong cuộc họp cùng với những cách thức có thể cải thiện các tập quán sử dụng đất này.

Qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp phải phân biệt rõ các loại đất khác nhau (ví dụ đất

rừng đã có rừng, đất rừng chưa có rừng, đất rừng phòng hộ, đất rừng tái sinh và đất rừng

trồng). Đất rừng phòng hộ được phân thêm thành 2 loại: xung yếu và ít xung yếu. Phụ lục

4 nêu lên các tiêu chí về tiềm năng đất rừng, các mục đích sử dụng trong tương lai, các

phương án sử dụng và các cơ hội quản lý/ sở hữu đối với nông hộ.

2.6.3. Dự thảo Dự án quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ đưa các qui hoạch và địa giới sử dụng đất trong tương lai

vào bản đồ tỉ lệ 1/10000. Bản đồ này sẽ gồm các chi tiết về quy hoạch sử dụng đất lâm

nghiệp và các phương án dự kiến về giao đất được thống nhất từ cuộc họp lập qui hoạch sử

dụng đất lâm nghiệp.

Diện tích đất lâm nghiệp và diện tích quy hoạch của nhiều loại đất khác nhau cho mỗi

thôn được tính toán và đưa vào một bảng thống kê. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất lâm

nghiệp cấp xã là tổng hợp các bản đồ và số liệu về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp

thôn. Việc hoàn tất các cuộc họp quy hoạch sử dụng đất cấp thôn là sẵn sàng cho bản đồ

qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã và các phương án dự kiến về giao đất lâm nghiệp.

Việc giao đất lâm nghiệp được đề nghị sẽ lược kê các loại đất lâm nghiệp và diện tích

đất lâm nghiệp khác nhau. Các loại rừng và đất lâm nghiệp có thể được giao cho các hộ dân

thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (‘Sổ đỏ’) hoặc hợp đồng giao khoán

bảo về rừng được xác định.

2.6.4. Hội thảo lập Dự án QHSDĐ & phương án GĐLN cấp xã

Tổ công tác về GĐLNCSTG thuyết trình một báo cáo về về quy hoạch sử dụng đất lâm

nghiệp và giao đất lâm nghiệp của xã cho Hội đồng ĐKĐĐ xã. Các thành phần tham gia tại cuộc

họp sẽ đưa ra ý kiến và kiến nghị để hoàn chỉnh thuyết minh GĐLNCSTG cấp xã, bản đồ và các

tài liệu khác. Bản quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã hoàn chỉnh sau đó sẽ được trình lên

UBND huyện để phê duyệt.

2.6.5. Phê duyệt Dự án QHSDĐ cấp xã & phương án GĐLN của xã

Việc thẩm định Dự án QHSDĐ lâm nghiệp cấp xã và phương án GĐLN được thực hiện ở

cấp huyện:

Cơ quan địa chính cấp huyện phối hợp với hạt kiểm lâm huyện thực hiện việc thẩm định dự

án QHSDĐ lâm nghiệp và phương án GĐLN do UBND xã gửi lên. Kết quả thẩm định phải được

lập thành văn bản, trong đó ghi rõ các vấn đề đã được thẩm định. Những nội dung cần phải sửa

đổi, bổ sung, hoàn chỉnh (nếu có), thì cơ quan địa chính, kiểm lâm cùng đại diện xã phải thảo

luận để thống nhất hoàn chỉnh. Kết thúc việc thẩm định cơ quan địa chính huyện lập tờ trình báo

cáo kết quả thẩm định, những nội dung đã được chỉnh sửa sau khi thẩm định trình UBND Huyện

đề nghị xem xét phê duyệt.

UBND huyện họp xem xét và ra quyết định phê duyệt Dự án QHSDĐLN & phương án

GĐLN, đây là cơ sở pháp lý cho việc giao đất lâm nghiệp trên thực địa và cấp GCNQSDĐ cho

các đối tượng nhận đất (hộ/ nhóm hộ/ doanh nghiệp v.v)

Page 31: Quản lý đất lâm nghiệp

29

2.7. Giao đất giao lâm nghiệp trên thực địa

Dự án QHSDĐLN & Phương án GĐLN của xã đã được UBND huyện phê duyệt, cùng với

thông tin về các loại, khu vực và diện tích đất lâm nghiệp được giao, là cơ sở cho việc giao đất

lâm nghiệp đến các hộ dân (theo kế hoạch đã được duyệt). UBND xã chịu trách nhiệm giao đất

đến nông hộ và các doanh nghiệp trên thực địa với sự hỗ trợ của Tổ công tác về GĐLNCSTG.

2.7.1. Các nguyên tắc về giao đất giao rừng

Những vùng được chỉ định là rừng phòng hộ (xung yếu và kém xung yếu) và rừng đặc dụng

gồm những vùng đã có rừng và những vùng chưa có rừng. Tổ công tác về GĐLNCSTG, cùng với

sự phối hợp của các hộ dân và các doanh nghiệp, sẽ sử dụng bản đồ và các máy GPS trên thực địa

để xác định các ranh giới, diện tích của các lô được phân bổ và hình các lô này trên các bản đồ sơ

bộ dựa trên các nét đặc trưng và đối tượng địa hình. Việc giao đất lâm nghiệp sẽ được tiến hành

theo các chính sách hiện hành của nhà nước.

Rừng phòng hộ (xung yếu) được nhà nước đầu tư sẽ chỉ giao khoán cho hộ và cộng đồng

quản lý bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng bổ sung, trồng mới bằng nguồn vốn ngân sách.

Các hộ/cộng đồng được hưởng lợi theo Quyết định số 178/2001 /QĐ - TTg ngày 12/11/2001 và

Quyết định Số 138/2004/QĐ-UB ngày 20 tháng 5 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng

Ngãi.

Rừng sản xuất chủ rừng (hộ, nhóm hộ/ cộng đồng) được phép đầu tư cho phát triển rừng,

khai thác theo ý muốn của mình bằng các nguồn vốn: tự có, vay, liên doanh liên kết hay tài trợ.

2.7.1.1. Rừng phòng hộ ( xung yếu)

Các vùng được xác định là những vùng rừng đầu nguồn rất xung yếu đối với các thôn và

các xã nhưng có quy mô chưa đủ để thành lập Ban quản lý (dưới 100 ha) sẽ được giao khoán cho

các hộ dân và các cộng đồng quản lý thông qua hình thức hợp đồng.

Hộ dân sẽ được giao khoán để bảo vệ, phục hồi, tái sinh và trồng rừng theo kế hoạch sử

dụng đất lâm nghiệp của xã đã được phê duyệt.

Tiền trả cho các hộ dân để bảo vệ, tái tạo và trồng rừng là thông qua các hợp đồng khoán

với các Ban quản lý rừng ở Huyện theo quyết định số 178.

Các lâm sản không phải gỗ có thể được thu thập từ những vùng rừng phòng hộ rất xung yếu

dưới tán rừng.

2.7.1.2. Rừng phòng hộ (kém xung yếu)

Đất rừng được xếp loại ra rừng phòng hộ kém xung yếu (với tiềm năng là rừng sản xuất) sẽ

được giao khoán cho các hộ dân /các cộng đồng.

Rừng tự nhiên và các diện tích rừng đã được thiết lập theo các chương trình hoặc ngân

sách của tỉnh hoặc quốc gia (không được xem là rừng rất xung yếu, hoặc rừng đặc dụng) sẽ được

giao khoán cho các hộ dân, các nhóm hộ hoặc các doanh nghiệp quản lý. Họ sẽ được hưởng lợi

theo Quyết định 178/2001 /QĐ - TTg.

Người dân được khuyến khích đầu tư vào các hoạt động trồng rừng sản xuất. Vốn cho vay

hoặc kinh phí tài trợ cho hoạt động đầu tư này được lấy từ Chương trình 661 và được trả theo các

định mức chi phí của Chương trình này.

Hộ trồng rừng được quyền hưởng 100% thu nhập từ việc bán cây gỗ thu hoạch sau khi đã

hoàn trả nợ vay theo Chương trình 661 (vốn gốc và tiền lãi) và tái đầu tư vào các hoạt động trồng

rừng sản xuất.

Page 32: Quản lý đất lâm nghiệp

30

Hộ không được đốn trụi các cây rừng sản xuất đã trồng. Mức khai thác cây gỗ hàng năm

không được vượt quá 50% tổng diện tích trồng.

2.7.1.3. Rừng sản xuất

Rừng sản xuất được giao cho các hộ dân và các tổ chức và tuỳ thuộc theo các điều kiện đất

đai và diện tích, loại rừng, và mục đích sản xuất.

Rừng tự nhiên và các diện tích rừng được trồng theo các chương trình hoặc ngân sách của

tỉnh hoặc quốc gia (không được xem là rừng rất xung yếu, xung yếu hoặc rừng đặc dụng) sẽ được

giao khoán cho các hộ dân, các nhóm hộ hoặc các doanh nghiệp quản lý.

Các hộ, cá nhân, được giao rừng sản xuất là rừng đã được trồng bằng nguồn vốn nhà nước,

được hưởng giá trị lâm sản khai thác chính sau khi nộp thuế, tuỳ theo cấp tuổi rừng khi được

giao như sau:

Rừng trồng cấp tuổi I: được hưởng 85%, nộp ngân sách 15%

Rừng trồng cấp tuổi II: được hưởng 83%, nộp ngân sách 17%

Rừng trồng cấp tuổi III: được hưởng 81%, nộp ngân sách 19%

Rừng trồng cấp tuổi IV: được hưởng 79%, nộp ngân sách 21%

Rừng trồng cấp tuổi V: được hưởng 77%, nộp ngân sách 23%

Được quyền thừa kế theo qui định của pháp luật trong thời gian nhận khoán và các quyền

lợi khác theo Quyết định 178.

Người dân được khuyến khích đầu tư vào các hoạt động trồng rừng sản xuất. Vốn cho vay

hoặc kinh phí tài trợ cho hoạt động đầu tư này được lấy từ Chương trình 661 và được trả theo các

định mức chi phí của Chương trình này.

Hộ trồng rừng được quyền hưởng 100% thu nhập từ việc bán cây gỗ thu hoạch sau khi đã

hoàn trả nợ vay theo Chương trình 661 (vốn gốc và tiền lãi) và tái đầu tư vào các hoạt động trồng

rừng sản xuất.

2.7.1.4. Rừng đặc dụng

Các khu vực rừng đặc dụng cơ bản được quản lý bởi các Ban quản lý ở các cấp tỉnh, huyện

và xã.

Các rừng đặc dụng nơi có hộ dân sống ở trong hoặc gần, có thể được giao khoán để bảo vệ

và nuôi dưỡng rừng theo các hướng dẫn về bảo vệ và quản lý rừng đã được thống nhất.

Việc chi trả cho các hộ gia đình về bảo vệ, tái sinh và trồng rừng được thực hiện thông

qua các hợp đồng giao khoán với các Ban quản lý căn cứ theo Quyết định 178/2001/QĐ-

TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ

của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Lâm

sản ngoài gỗ nằm dưới tán rừng có thể được khai thác từ các rừng đặc dụng.

2.7.1.5. Đất chưa sử dụng

Đất bỏ hoang hoặc đất chưa sử dụng có tiềm năng sản xuất lâm nghiệp, nông lâm nghiệp

hoặc trồng trọt sẽ được giao cho hộ gia đình dựa trên diện tích đất trong thôn, các mục đích sử

dụng hiện thời và thoả thuận với hộ gia đình.

Các phương án sử dụng đất phù hợp (ví dụ các mô hình nông lâm kết hợp) sẽ được thảo

luận với các hộ dân để xác định và thống nhất về các nguyên tắc quản lý và sử dụng đất.

Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ khảo sát thực tế cùng với các hộ dân và sử dụng bản đồ địa

hình và các công cụ GPS để vẽ hình dạng các lô đất lên bản đồ và lập biên bản giao đất cho hộ.

Page 33: Quản lý đất lâm nghiệp

31

2.7.2. Đo vẽ, xác định ranh giới, hình dạng, vị trí lô/ thửa đất lâm nghiệp giao với các hộ

dân ngoài thực địa (ngoại nghiệp)

Cần tổ chức các cuộc họp thôn và họp xóm với các hộ hiện đang sử dụng đất rừng

(hoặc những hộ có nguyện vọng được giao quyền sử dụng đất đối với đất rừng hiện có). Các

hộ này cần được thông báo về kế hoạch tham gia vào các công việc đo vẽ thực tế để lập bản

đồ phân lô theo hộ gia đình.

Sau khi đã bố trí và ấn định ngày giờ khảo sát thực địa nói trên, các hộ, đại diện

nhóm hộ và các trưởng thôn, trưởng xóm sẽ ra thực địa hiện trường để đánh dấu và vẽ hình

dạng các lô đất phân theo hộ lên bản đồ căn cứ trên các đặc điểm và đối tượng địa hình

(đường phân thuỷ, đường tụ thuỷ, đỉnh đồi và cây lớn). Các hộ sẽ tự đánh dấu lên những lô

đất của mình cùng với các cán bộ trong Tổ công tác GĐLNCSTG hoặc Hội đồng đăng ký

đất đai xã tham gia trong khảo sát. Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ dùng bản đồ thực địa, GPS,

thước dây (nếu cần) để đo, vẽ, đánh số các lô theo từng hộ trên bản đồ " hiện trường" tỷ lệ

1/10.000 VN2000. Một bảng thống kê sẽ được tổng hợp với các diện tích đất giao và danh

sách hộ được giao đất. Sau khi hoàn tất việc giao đất cho tất cả các thôn trong xã, Tổ công

tác GĐLNCSTG bắt đầu kết hợp các Bản đồ giao đất lâm nghiệp của các thôn lại với nhau

làm thành bản đồ hiện trạng giao đất lâm nghiệp trên toàn xã.

Mọi tranh chấp giữa các hộ dân hoặc cán bộ về các vấn đề đất đai trong quá trình tiến

hành khảo sát lập bản đồ trên thực địa cần được thảo luận và ghi chép vào hồ sơ. Nếu có

thể được, cố gắng đạt được thoả thuận ngay trên thực địa giữa các hộ dân hoặc cán bộ. Mọi

tranh chấp không thể giải quyết được sẽ được thông báo cho Hội đồng đăng ký đất đai xã

để thảo luận và đưa ra giải pháp trên tinh thần minh bạch và cởi mở.

2.7.3. Lập bản đồ địa chính giao đất lâm nghiệp và tính toán diện tích đất giao

Số liệu ngoại nghiệp của tổ công tác được chuyển về trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên

và Môi trường tỉnh, bản đồ ngoại nghiệp sẽ được quyết thành các File ảnh, và được số hoá

các đối tượng nội dung bản đồ bằng phần mềm chuyên dụng. Sau khi bản đồ được biên tập

xong, tài liệu được bàn giao cho tổ công tác để tiến hành các bước tiếp theo của quá trình

GĐLNCSTG có sự tham gia.

2.7.4. Kiểm tra và đánh giá các kết quả giao đất trên thực địa (thẩm định)

Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ trình một báo cáo lên Phòng địa chính huyện và Trạm

Kiểm lâm để kiểm tra và phê duyệt sơ bộ các kế hoạch giao đất lâm nghiệp cho hộ dân. Đại

diện của Hội đồng đăng ký đất đai xã cũng có mặt tại lúc thuyết trình bản đồ và các kế

hoạch giao đất. Phê duyệt sơ bộ của Phòng địa chính huyện và trạm kiểm lâm sau đó sẽ

được chuyển lên Ban chỉ đạo Huyện về GĐLNCSTG, UBND xã và UBND huyện.

2.7.5. Lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hộ gia đình xin chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cần phải điền vào hồ sơ

đăng ký thống kê và các mẫu đơn xin cấp chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổ công tác

GĐLNCSTG sẽ trợ giúp các hộ điền vào các hồ sơ đăng ký thống kê và đơn xin cấp chứng

nhận quyền sử dụng đất để quản lý, bảo vệ và sản xuất lâm nghiệp.

2.7.6. Các hợp đồng quản lý và bảo vệ đối với đất rừng phòng hộ rất xung yếu

Trong trường hợp ở một xã có số lượng lớn diện tích đất rừng phòng hộ (được xếp

vào loại ‘rất xung yếu’) cần cố gắng đưa hộ dân tham gia vào việc bảo vệ và quản lý rừng.

Đối với những nơi diện tích đất rừng phòng hộ loại ‘rất xung yếu’ là quá ít để thành lập

Page 34: Quản lý đất lâm nghiệp

32

Ban quản lý rừng phòng hộ (dưới 100 héc ta), đất được giao cho hộ dân thông qua hình

thức hợp đồng khoán.

Quyền lợi và trách nhiệm của hộ hoặc nhóm hộ được giao bảo vệ và quản lý rừng

phòng hộ ‘rất xung yếu’ cần được giải thích rõ; bao gồm những lâm sản ngoài gỗ mà các hộ

được quyền khai thác trong diện tích rừng phòng hộ và tiền thanh toán trả cho các hộ dân

về bảo vệ rừng (Quyết định 178).

2.7.7. Đăng ký xin cấp quyền sử dụng đất

Sau khi bản phê duyệt bằng văn bản của phương án giao đất lâm nghiệp được chuyển

cho UBND xã. Quá trình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tiến hành ở

các thôn và các xóm. Các hồ sơ đăng ký thống kê sẽ được trình lên UBND/hội đồng

DDKĐĐ xã phê duyệt ký xác nhận và hoàn chỉnh các hồ sơ đăng ký thống kê, sau đó sẽ

được chuyển lên cơ quan địa chính huyện kiểm tra, thẩm định, làm các thủ tục cần thiết

trong việc lập và quản lý hồ sơ địa chính trình UBND huyện xem xét, phê duyệt và cấp giấy

chứng nhận QSDĐ cho các đối tượng đủ tiêu chuẩn.

2.8. Thẩm định và phê duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.8.1. Thẩm định hồ sơ

Sau khi hoàn tất việc GĐLNCSTG ở xã, Hội đồng ĐKĐĐ xã (với sự hỗ trợ của Tổ công

tác GĐLNCSTG) sẽ tổng hợp các hồ sơ quy hoạch và giao đất của Xã gửi lên cấp huyệt để thẩm

định và phê duyệt.

Cơ quan địa chính (sẽ là phòng Tài nguyên và Môi trường huyện) thực hiện việc thẩm định hồ

sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cấp xã trình lên, nội dung thẩm định gồm:(i)

Tính đầy đủ, chính xác cả về nội dung và hình thức của hồ sơ; (ii) Tính pháp lý của hồ sơ

Cơ quan thẩm định phải lập biên bản thẩm định. Kết thúc việc thẩm định, cơ quan địa chính

huyện viết báo cáo trình UBNDH xem xét phê duyệt và gửi kèm theo báo cáo là danh sách các

trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những trường hợp phải xử lý,

hình thức xử lý.

2.8.2. Đệ trình phê duyệt

UBND huỵện phê duyệt hồ sơ đăng ký QSDĐ theo tờ trình của cơ quan thẩm định. Ra quyết

định cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo thẩm quyền cho những trường hợp có đủ điều kiện. Đồng

thời lập tờ trình UBND tỉnh xét duyệt cho những trường hợp thuộc thẩm quyền tỉnh.

Cơ quan địa chính lập hồ sơ bằng công nghệ tin học và viết giấy chứng nhận QSDĐ đã

được UBND huyện, tỉnh có quyết định cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

2.9. Tổng hợp hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận QSDĐ

2.9.1. Tổng hợp Hồ sơ địa chính

Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ tổng hợp hồ sơ địa chính theo dự án qui hoạch QHSDĐLN &

GĐLN của toàn xã đã được UBND huyện phê duyệt. Các hồ sơ địa chính này gồm:

Các bảng số liệu thống kê về đất của xã

Sổ kê khai đất lâm nghiệp

Sổ địa chính

Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (‘sổ đỏ’)

Bản đồ hiện trạng và bản đồ qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã tỷ lệ 1/10.000

Bản đồ địa chính giao đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000

Page 35: Quản lý đất lâm nghiệp

33

Đơn kê khai xin đăng ký quyền sử dụng đất

Sổ mục kê đất

Các biên bản được lập trong quá trình kê khai đăng ký, biên bản bàn giao đất ngoài thực địa

( nếu có) và các biên bản thẩm định xét duyệt của xã, huyện, tỉnh.

Quyết định về việc giao đất và cấp GCNQSD đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng của

các cấp có thẩm quyền (kèm theo danh sách)

Các hồ sơ trên phải được nhân bản và lưu trữ theo qui định của Tổng cục địa chính (nay là

bộ tài nguyên môi trường).

2.9.2. Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm

Cấp xã /Tổ công tác kiểm tra toàn bộ sổ sách, giấy tờ liên quan đến hồ sơ địa chính, kiểm

tra 100% chủng loại các hồ sơ đã lập.

Cấp huyện kiểm tra hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý, ít nhất 70% khối lượng công

trình, nội dung kiểm tra:

Kiểm tra việc vào sổ sách, nội dung trình bày

Kiểm tra nội dung thông tin các loại sổ sách, các tài liệu khác một cách đầy đủ chính xác

theo đúng qui trình qui phạm.

Kiểm tra quá trình xét duyệt của cấp xã qua hệ thống đơn xin của chủ sử dụng đất có đúng

pháp luật và hướng dẫn hay không.

Đánh giá chất lượng hồ sơ.

Cấp tỉnh phúc tra việc hoàn thiện hồ sơ địa chính, ít nhất 30% khối lượng:

Kiểm tra mức độ đầy đủ của các hồ sơ đã được lập

Kiểm tra đơn xin cấp GCNQSDĐ về các thông tin của thửa đất, những giấy tờ có liên quan

đến quyền sử dụng đất.

Kiểm tra việc viết giấy CNQSDĐ, lập các loại sổ sách có liên quan.

Lập biên bản nghiệm thu hồ sơ địa chính và đề nghị nghiệm thu thanh toán theo qui định

2.9.3. Phát giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ

Hội đồng đăng ký đất đai xã sẽ tổ chức việc chuyển giao giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất đến cho các hộ dân sau khi đã có phê duyệt. Việc phát giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

lâm nghiệp (‘Sổ đỏ’) đến bản thân các hộ sẽ được tổ chức tại các thôn.

CÂU HỎI KIỂM TRA

CÂU 1. Anh hay chị hãy phân tích các nguyên tắc chung của quy hoạch sử dụng đất có sự

tham gia?

CÂU 2. Anh hay chị hãy phân tích tiến trình cơ bản của quy hoạch sử dụng đất cấp xã có

sự tham gia? Theo anh chị bước nào là quan trọng nhất, vì sao?

Page 36: Quản lý đất lâm nghiệp

34

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ ĐẤT LÂM NGHIỆP

3.1. Tổng quan về đánh giá đất lâm nghiệp

Đất là tư liệu sản xuất sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau đặc biệt trong hoạt động

nông lâm nghiệp. Mỗi mục tiêu sử dụng đất có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần đáp

ứng. Việc lựa chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều

kiện đất đai là đòi hỏi của người sử dụng đất, các nhà quy hoạch để có những quyết định xác

thực trong việc sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và bền vững. Do vậy cần phải có

phương pháp khoa học giải quyết được những vấn đề thực tiễn nêu trên và đó là phương pháp

đánh giá đất đai. Để có thể áp dụng phương pháp đánh giá đất đai cần phải hiểu một số khái

niệm chủ yếu có liên quan đến đất và sử dụng đất.

Đất (thổ nhưỡng: soil) và đất đai (land): Đất là lớp phủ bề mặt trên trái đất được

phong hoá từ đá mẹ, còn đất đai bao gồm các điều kiện môi trường vật lý khác mà trong đó

đất chỉ là một thành phần. Các yếu tố môi trường vật lý khác thường là các nhân tố: địa hình,

độ dốc, độ cao, nhân tố khí hậu, v.v...

Đánh giá đất đai: Là quá trình xác định tiềm năng của đất cho một hay nhiều mục đích

sử dụng được lựa chọn. Phân loại đất đai (land classicfication) đôi khi được hiểu đồng nghĩa

với đánh giá đất đai nhưng có tính chuyên sâu hơn, chủ yếu phân loại đất đai thành các nhóm.

Cũng có thể hiểu đánh giá đất đai là một bộ phận của phân loại đất đai trong đó cơ sở phân

loại là xác định mức độ thích hợp của việc sử dụng đất.

Sử dụng đất (land use): Đó là mục đích tác động vào đất đai nhằm đạt kết quả mong

muốn. Trên thực tế có nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau trong đó có kiểu sử dụng đất chủ yếu

như cây trồng hàng năm, lâu năm, đồng cỏ, trồng rừng, cảnh quan du lịch v.v... Ngoài ra còn

sử dụng đa mục đích với hai hay nhiều kiểu sử dụng đất chủ yếu trên cùng một diện tích đất.

Kiểu sử dụng đất có thể là hiện tại nhưng cũng có thể trong tương lai, nhất là khi các điều

kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, tiến bộ khoa học công nghệ thay đổi. Trong mỗi kiểu sử

dụng đất Nông - Lâm nghiệp thường gắn với các cây trồng cụ thể.

Đơn vị đất đai: Là một diện tích nhất định có các điều kiện tương đối đồng nhất về đặc

điểm đất đai, các yếu tố tự nhiên khác ví dụ loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, độ cao so mặt

biển, lượng mưa v.v... Việc lựa chọn các yếu tố của một đơn vị đất đai phụ thuộc vào tầm

quan trọng của mỗi yếu tố tới kiểu sử dụng đất, mức độ tư liệu hoá để có thể hoàn thành bản

đồ đơn vị đất đai. Đơn vị đất đai là nền tảng sử dụng để đánh giá đất đai.

3.2. Các phương pháp đánh giá đất đai

3.2.1. Đánh giá đất của FAO

Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Các khái niệm được trình bày trên

được sử dụng khá rộng rãi ở các nước Tây Âu và phương pháp đã được tổ chức FAO thừa

nhận, hoàn chỉnh thành cẩm nang hướng dẫn đánh giá đất đai để áp dụng rộng rãi. Ví dụ năm

1979, FAO xuất bản cẩm nang hướng dẫn “Đánh giá đất đai cho lâm nghiệp”. Trên cơ sở đó

một số nội dung hoặc khái niệm được xác định như sau:

(1) Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai (land capability):

Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các

nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá

lẫn, tình trạng xói mòn, úng ngập, khô hạn, mặn hoá v.v... Trên cơ sở đó có thể lựa chọn

những kiểu sử dụng đất phù hợp. Việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất thường áp dụng trên

qui mô lớn như trong phạm vi một nước, một tỉnh hay một huyện. Đánh giá tiềm năng đất

Page 37: Quản lý đất lâm nghiệp

35

được áp dụng thành công ở Mỹ và một số nước khác. Yếu tố hạn chế là những yếu tố hầu như

không thay đổi được như độ dốc, độ dày tầng đất, khí hậu.

Ở Mỹ đất đai toàn quốc được phân thành 8 nhóm với yếu tố hạn chế tăng dần từ nhóm I

tới nhóm VIII. Nhóm I là nhóm thuận lợi nhất trong sử dụng, có rất ít yếu tố hạn chế. Nhóm

VIII là nhóm có nhiều hạn chế nhất trong sử dụng.

Yếu tố hạn chế chủ yếu được thể hiện qua chữ viết tắt như xói mòn là e, dư thừa nước là

w.... Ví dụ IV-e, IV-w là nhóm đất IV có yếu tố hạn chế là đất bị xói mòn, bị ngập úng.

Đánh giá tiềm năng sử dụng đất là phương pháp đánh giá đất đai tổng quát với mục tiêu sử

dụng lớn như cho nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch hoặc các mục tiêu khác không phải là nông, lâm

nghiệp và không đi sâu đánh giá chi tiết cho từng thành phần của mỗi kiểu sử dụng đất tổng quát.

(2) Đánh giá mức độ thích hợp đất đai (land suitability):

Đánh giá mức độ thích hợp đất đai là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp

của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so

sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai.

Đánh giá mức độ thích hợp đất đai có thể áp dụng chỉ cho một kiểu sử dụng đất nhất

định, ví dụ cho một loài cây trồng nông nghiệp như ngô, lúa hay lâm nghiệp như thông, keo,

bạch đàn, v.v... hoặc cho nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau để so sánh lựa chọn. Ngoài ra còn

phân biệt đánh giá độ thích hợp hiện tại dựa trên thực trạng hiện nay và đánh giá độ thích hợp

trong tương lai khi mà có những tác động lớn vào đất đai như đầu tư cao, áp dụng mạnh các

tiến bộ khoa học công nghệ.

Quá trình đánh giá mức độ thích hợp đất đai có thể tóm tắt như sau:

+ Xác định kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng cần đánh giá

+ Xác định các đơn vị đất đai

+ Xác định đặc điểm các yếu tố đơn vị đất đai

+ Xác định các yêu cầu, đòi hỏi của kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng theo mức độ

thích hợp khác nhau dựa trên các yếu tố của đơn vị đất đai

+ So sánh các yêu cầu của loài cây hay kiểu sử dụng đất với đặc điểm các yếu tố đất đai

để xác định mức độ thích hợp các kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng

+ Tổng hợp đánh giá kết quả

(3) Hệ thống đánh giá sử dụng đất đai

- Kiểu sử dụng đất và loài cây trồng thích hợp (viết tắt là S - Suitable) với điều kiện đất

đai.

- Kiểu sử dụng đất và loài cây trồng không thích hợp (viết tắt là N - not suitable) với

điều kiện đất đai.

- Mức độ thích hợp (s) được phân chia thành 3 mức:

+ Thích hợp cao (S1): Đất hầu như không có hạn chế đáng kể khi thực hiện các biện

pháp canh tác.

+ Thích hợp trung bình (S2): Đất có hạn chế nhất định làm giảm năng suất cây trồng

hoặc nâng cao chi phí canh tác nhưng vẫn thích hợp cho cây trồng hoặc kiểu sử dụng đất.

+ Thích hợp kém (S3): Đất có hạn chế đáng kể làm giảm mạnh năng suất và tăng cao

chi phí canh tác rõ rệt. Hiệu quả kinh tế bị suy giảm đáng kể.

- Mức độ không thích hợp (N) có thể phân thành 2 mức:

+ Không thích hợp hiện tại (N1): Đất có hạn chế lớn, trong điều kiện kỹ thuật và chi phí

hiện tại kiểu sử dụng đất sẽ không có hiệu quả. Tuy nhiên trong tương lai các điều kiện kỹ

thuật, đầu tư thay đổi các kiểu sử dụng đất có thể thích hợp ở mức độ nào đó với cây trồng.

Page 38: Quản lý đất lâm nghiệp

36

+ Không thích hợp vĩnh viễn (N2): Đất có hạn chế không thể khắc phục được.

Chú ý:

- Xác định yếu tố hạn chế cho từng mức độ thích hợp thể hiện bằng các chữ như e: xói

mòn, w: ẩm ướt, t: địa hình, địa mạo, v.v. Ví dụ như S2e là mức độ thích hợp trung bình

nhưng có hạn chế do bị xói mòn. S2et la mức độ thích hợp trung bình nhưng có hạn chế về

xói mòn và địa hình. S3w là mức độ thích hợp kém và có hạn chế về nguồn nước trong đất

v.v...

- Xác định yêu cầu về mặt quản lý thể hiện bằng con số 1, 2, 3... (để trong ngoặc) ví dụ

như S2e (2) là mức độ thích hợp trung bình nhưng có hạn chế do bị xói mòn và mức độ quản

lý đơn giản v.v...

3.2.2. Đánh giá đất đai dựa trên cơ sở lập địa (Site)

Phương pháp được áp dụng khá phổ biến ở Cộng hoà dân chủ Đức trước kia (nay là

Cộng hoà liên bang Đức). Ngoài ra ở Ukraina nhà lâm học có uy tín Pogrebnhiac có phân chia

lập địa phục vụ công tác trồng rừng và xác định các kiểu rừng.

Có rất nhiều định nghĩa về lập địa nhưng có thể hiểu bản chất của khái niệm là “Lập địa

là một phạm vi lãnh thổ nhất định với tất cả những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự sinh

trưởng của cây cối”. Lập địa theo nghĩa hẹp bao gồm 3 thành phần: khí hậu, địa hình, thổ

nhưỡng và lập địa theo nghĩa rộng bao gồm 4 thành phần: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thế

giới động thực vật. Phương pháp này nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên

với nhau, giữa các thành phần tự nhiên với cây trồng trong một không gian nhất định và được

cụ thể hoá trên bản đồ. Đại diện cho cách làm này có Krauss (1935, 1954), Kopp (1965,

1969), và W. Schwaneeker (1965, 1974). Phương pháp này đã được thử nghiệm áp dụng ở

tỉnh Quảng Ninh nước ta phục vụ công tác trồng rừng thông nhựa (1969).

Ở Liên xô cũ lập địa được coi là điều kiện nơi sinh trưởng, nghĩa là tác động tổng hợp

của các yếu tố ngoại cảnh hình thành nên các kiểu rừng nhất định và ảnh hưởng trực tiếp tới

sinh trưởng của thực vật rừng.

Những yếu tố xác định lập địa có nhiều nét tương đồng các yếu tố xác định đơn vị đất

đai. Đơn vị cơ bản của hệ thống phân loại lập địa là dạng lập địa và nhóm dạng lập địa. Đó

cũng là đơn vị cơ bản để đánh giá đất đai hoặc xác định các loài cây trồng phù hợp. Các yếu

tố chính xác định các dạng lập địa cũng là địa hình (độ dốc, vị trí chân, sườn, đỉnh), loại đất,

độ dày tầng đất, thực bì v.v... Chi tiết nội dung này sẽ trình bày ở phần sau.

Pogrebnhiac (Ucraina, 1992) đã phân chia lập địa làm cơ sở cho trồng rừng và xác định các

kiểu rừng dựa trên 2 tiêu chí chính là độ phì và độ ẩm của đất. Độ phì được chia làm 4 cấp: rất xấu

(A), xấu (B), trung bình (C), tốt (D). Độ ẩm đất chia làm 6 cấp: rất khô (0), khô (1), ẩm vừa (2), ẩm

(3), ướt (4), lầy (5). Tổng hợp 2 tiêu chí trên sẽ có 24 kiểu lập địa như trình bày ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Các kiểu lập địa dựa vào độ phì và độ ẩm

Độ phì Độ ẩm

0 1 2 3 4 5

A A0 A1 A2 A3 A4 A5

B B0 B1 B2 B3 B4 B5

C C0 C1 C2 C3 C4 C5

D D0 D1 D2 D3 D4 D5

Việc xác định độ phì có thể dựa vào tác dụng chỉ thị của tầng cây gỗ do chúng có bộ rễ

ăn sâu và quan hệ chặt chẽ với độ phì của đất, còn độ ẩm dựa vào lớp thảm tươi do chúng

nhạy cảm hơn với sự thay đổi của độ ẩm.

Page 39: Quản lý đất lâm nghiệp

37

Lập địa có thể phân chia ở cấp vĩ mô (quốc gia, tỉnh, huyện v.v...) hoặc vi mô (xã, thôn

v.v...). Trong ứng dụng hiện nay để phục vụ cho các dự án trồng rừng lập địa được phân chia

và đánh giá ở cấp vi mô.

Một phân loại khác về lập địa được áp dụng ở Liên xô cũ do đặc điểm điều kiện thoát

nước kém ở Tây Bắc (vùng Saint Pesterburg) nên lập địa được phân chia dựa trên 3 yếu tố: đá

mẹ hình thành đất, địa hình, chế độ thoát nước (Blaglovidop, Buadop 1958, 1959, Trectop

1977, 1981). Đó là đơn vị cơ bản của lập địa gọi là kiểu lập địa. Trectop trong quá trình

nghiên cứu còn bổ sung thêm tiêu chuẩn phân chia lập địa là kiểu mùn vì ông cho rằng kiểu

mùn phản ánh quá trình hình thành và phát triển độ phì đất rừng (1981).

Trên cùng một kiểu sinh khí hậu, hệ thống phân loại lập địa được phân chia như sau: (1)

Nhóm lập địa dựa vào điều kiện thoát nước để phân chia; (2) Nhóm phụ lập địa dựa vào điều

kiện thoát nước và đá mẹ hình thành đất; (3) Kiểu lập địa dựa vào 3 yếu tố trên.

1. Với điều kiện thoát nước tác giả phân chia thành 6 kiểu:

Thoát nước mạnh

Thoát nước bình thường

Thoát nước không tốt

Thoát nước kém

Tạo thành dòng chảy rất yếu

Tạo thành dòng chảy yếu.

Đá mẹ hình thành dựa trên quan điểm sinh thái cần xem xét các yếu tố là độ dày tầng

đất và thành phần cấp hạt.

Đỗ Đình Sâm (1990) trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt

chế độ khô hạn mùa khô ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của rừng và hình thành các kiểu rừng

khác nhau nên đã đề xuất tiêu chí mức độ khô hạn mùa khô cùng mức độ thoát nước để xác

định các nhóm lập địa ở Việt Nam. Mức độ khô hạn được chia làm 4 cấp: rất khô, khô, ẩm và

ẩm thường xuyên dựa trên chế độ nhiệt ẩm, đai cao so mặt biển, đặc điểm đất, đại hình. Các

nhóm lập địa đất rừng chính ở Việt Nam theo tác giả phân chia là:

Nhóm lập địa thoát nước mạnh, rất khô hạn

Nhóm lập địa thoát nước mạnh, khô hạn mùa khô

Nhóm lập địa thoát nước mạnh, ẩm thường xuyên

Nhóm lập địa thoát nước, rất khô hạn

Nhóm lập địa thoát nước, khô hạn

Nhóm lập địa thoát nước, ẩm thường xuyên

Nhóm lập địa thoát nước không tốt, rất khô hạn

Nhóm lập địa thoát nước không tốt, ẩm

Nhóm lập địa thoát nước yếu, ẩm

Nhóm lập địa thoát nước yếu, khô hạn.

Từ 1991 đến 1995 trong đề tài cấp nhà nước “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm

nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa”, Đỗ Đình Sâm và cộng sự đã xác định hệ

thống tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa theo nguyên tắc:

Không sử dụng các yếu tố và tiêu chuẩn phân chia giống nhau trong phân chia lập địa.

Cần xét tới yếu tố chủ đạo trong phân chia.

Các yếu tố lựa chọn cần được xem xét phù hợp và thoả mãn với mục đích kinh doanh,

mức độ thâm canh.

Page 40: Quản lý đất lâm nghiệp

38

Tác giả đề xuất 3 nhóm yếu tố tham gia phân chia lập địa như sau:

Nhóm yếu tố thổ nhưỡng: Gồm 3 yếu tố quan trọng là nhóm và loại đất, thành phần cơ giới

đất và độ dày tầng đất. Nhóm và loại đất được xác định thông qua bản đồ thổ nhưỡng và điều tra

thực địa. Thành phần cơ giới đất được chia ra thành 4 cấp là cát rời, cát pha, thịt và sét. Độ dày tầng

đất được xác định cùng với tỷ lệ đá lẫn và kết von và phân chia cấp độ dày tuỳ từng đối tượng.

Nhóm yếu tố địa hình: Bao gồm 2 yếu tố là vị trí và độ dốc. Yếu tố vị trí được chia ra

theo 3 cấp là chân, sườn, đỉnh. Yếu tố độ dốc được phân chia tuỳ từng điều kiện cụ thể.

Nhóm yếu tố chế độ thoát nước và ngập nước: Gồm 2 yếu tố là chế độ thoát nước và

chế độ ngập nước. Với chế độ thoát nước, 4 cấp để đánh giá là thoát nước mạnh, thoát nước

trung bình, thoát nước yếu và thoát nước rất yếu. Đối với yếu tố chế độ ngập nước thì các cấp

phân chia phụ thuộc vào đối tượng và điều kiện thực tế. Nhóm chế độ thoát nước và ngập

nước có ý nghĩa sinh thái cho nhiều vùng như đất chua phèn, đất dưới rừng khộp, một số vùng

ở Đông Nam bộ, vùng ven biển.

Năm 1996, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng thuộc viện khoa học Lâm

nghiệp Việt Nam đã tiến hành điều tra khảo sát vùng dự án Việt - Đức (KfW1) tại Bắc Giang và Lạng

Sơn và đề xuất phương pháp ứng dụng điều tra thực địa phục vụ cho trồng rừng. Phương pháp này đã

được sử dụng và được đánh giá có hiệu quả tại các dự án trồng rừng Quốc tế ở Việt Nam như: Dự án

trồng rừng KfW2 (Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị ), dự án khu vực Lâm nghiệp ADB (Phú Yên -

Gia Lai - Quảng Trị -Thanh Hoá) , dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà (Sơn La - Lai Châu), dự án

trồng rừng KfW3 (Lạng Sơn - Bắc Giang - Quảng Ninh) v.v... Các yếu tố chủ đạo được xác định là:

Loại đất và đá mẹ, độ dốc, độ dày tầng đất, thực bì chỉ thị để phân chia lập địa. Điều tra lập địa là bước

đi trước thiết kế trồng rừng và phải được tiến hành trên toàn bộ diện tích dành cho Lâm nghiệp sau khi

quy hoạch sử dụng đất thôn bản được xác lập, loài cây trồng được xác định phù hợp đến từng chủ hộ

hoặc nhóm hộ tham gia dự án.

Từ năm 1998 đến 2000 trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu những vấn đề

kỹ thuật lâm sinh nhằm thực hiện có hiệu quả dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và hướng tới

đóng cửa rừng tự nhiên” Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm và cộng sự đã nghiên cứu xác định

tiêu chuẩn phân chia lập địa (vi mô) cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở

Việt Nam. Tác giả đã lựa chọn các yếu tố chủ đạo cho mỗi vùng cụ thể. Tuy nhiên việc ứng

dụng phương pháp điều tra lập địa phụ thuộc vào điều kiện đặc thù của từng vùng, từng loài

cây và yêu cầu của từng dự án.

3.3. Phân chia lập địa trong lâm nghiệp ở Việt Nam.

3.3.1. Các cấp phân chia lập địa

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên ở Việt Nam, Nguyễn Văn Khánh (1996) -Viện điều tra

Quy hoạch rừng đề xuất một hệ thống phân chia lập địa Lâm nghiệp cho toàn quốc gồm 7 cấp

theo sơ đồ sau:

Miền lập địa: Miền lập địa là một lãnh thổ khép kín được đặc trưng bởi một chế độ

nhiệt riêng trong đó có hay không có mùa đông lạnh (mùa đông lạnh là mùa đông có một số

tháng ở đó nhiệt độ bình quân dưới 200C) là dấu hiệu để phân chia.

Á miền lập địa: Á miền lập địa là một lãnh thổ khép kín, có đặc trưng của miền lập địa là chế

độ nhiệt đồng thời còn có đặc trưng riêng của á miền, đó là thời gian mưa (mùa mưa) trong năm.

Vùng lập địa: Vùng lập địa là một lãnh thổ khép kín được phân ra từ á miền lập địa.

Vùng lập địa là kết quả đan xen của một vùng địa mạo, một vùng khí hậu, trong đó miền Bắc

lấy trường độ và cường độ lạnh làm dấu hiệu phân chia, miền Nam lấy trường độ và cường độ

khô hạn làm dấu hiệu phân chia.

Tiểu vùng lập địa: Tiểu vùng lập địa là một lãnh thổ khép kín được phân ra từ vùng lập

địa mang các đặc trưng chung của các cấp phân vị trên nó đồng thời mang đặc trưng riêng của

nó đó là tổng hợp của một kiểu địa hình, một kiểu khí hậu và một nhóm đất chính hoặc phụ

Page 41: Quản lý đất lâm nghiệp

39

trong đó kiểu khí hậu bao gồm 4 yếu tố: nhiệt độ bình quân năm, nhiệt độ bình quân tháng

lạnh nhất, lượng mưa năm và số lượng tháng khô.

Dạng đất đai: Dạng đất đai là cấp trung gian giữa tiểu vùng lập địa và cấp dạng lập địa

(đơn vị cơ sở của lập địa). Dạng đất đai được chia nhỏ ra từ kiểu vùng lập địa bởi thêm vào

kiểu địa hình, yếu tố độ dốc (cấp độ dốc) hoặc thoát nước, thêm vào nhóm đất chính hoặc đất

phụ cấp độ dày tầng đất hoặc cấp thành phần cơ giới.

Dạng lập địa: Dạng lập địa là đơn vị cơ sở của lập địa có khí hậu của tiểu vùng lập địa, được

đặc trưng bởi một đơn vị địa mạo thấp nhất (chân, sườn, đỉnh...) một bậc độ dốc, một đơn vị thổ

nhưỡng thấp nhất (thổ chủng hoặc biến chủng) và bao chiếm một diện tích nhất định.

Hình 1. Hệ thống phân chia lập địa cho toàn quốc

3.3.2. Các thành phần tham gia phân chia lập địa

1. Thành phần khí hậu

Yếu tố và chỉ tiêu tham gia phân chia Miền lập địa: Yếu tố và chỉ tiêu tham gia miền

lập địa là có hay không có mùa đông lạnh ở hai đai nhiệt đới cơ sở. Để phân chia miền lập

địa, nhiệt độ bình quân năm và nhiệt độ bình quân tháng là yếu tố được lựa chọn để phân chia.

Quy định tên gọi theo nhiệt độ bình quân như sau:

- Nhiệt độ bình quân năm trên 250

C: Cận xích đạo

- Nhiệt độ bình quân năm từ 20 - 240

C: Nhiệt đới

- Nhiệt độ bình quân năm từ 15 - 190 C: Cận nhiệt đới

- Nhiệt độ bình quân năm dưới 150 C: Cận nhiệt đới núi cao

- Nhiệt độ bình quân tháng trên 250 C: Tháng rất nóng

- Nhiệt độ bình quân năm từ 20 - 240

C: Tháng nóng

- Nhiệt độ bình quân năm từ 15 - 190 C: Tháng lạnh

Miền Lập địa

Á miền lập địa

Vùng lập địa

Tiểu vùng lập địa

Dạng đất đai

Dạng lập địa

Page 42: Quản lý đất lâm nghiệp

40

- Nhiệt độ bình quân năm dưới 150 C: Tháng rét.

Yếu tố và chỉ tiêu tham gia phân chia Á miền lập địa: Thời gian mưa trong năm là yếu

tố tham gia phân chia á miền lập địa. Quy định theo tháng như sau:

- Mùa xuân: Các tháng III, IV

- Mùa hè: Các tháng V- IX

- Mùa thu: Các tháng X, XI

- Mùa đông: Các tháng XII, I, II.

Và độ dài của mùa mưa được xác định:

- Mùa mưa ngắn: Dưới 3 tháng

- Mùa mưa trung bình: Từ 3 đến 6 tháng

- Mùa mưa dài: Từ 7 đến 9 tháng;

- Mùa mưa rất dài: Trên 9 tháng.

Yếu tố và chỉ tiêu khi hậu tham gia phân chia Vùng lập địa:

Vùng ẩm (Miền Bắc): Dựa vào trường độ và cường độ lạnh. Trường độ lạnh tính theo

số tháng có nhiệt độ bình quân dưới 200 C, cụ thể là:

+ Mùa lạnh ngắn: 3 tháng liên tục có nhiệt độ bình quân tháng dưới 200C

+ Mùa lạnh trung bình: 4 - 6 liên tục có nhiệt độ bình quân tháng dưới 200C

+ Mùa lạnh dài: 7 - 9 tháng liên tục có nhiệt độ bình quân tháng dưới 200C

+ Mùa lạnh rất dài: Trên 9 tháng liên tục có nhiệt độ bình quân tháng dưới 200C.

Vùng khô hạn (Miền Nam): Dựa vào trường độ và cường độ khô hạn. Cường độ khô

tính theo số tháng khô liên tục (tháng khô tính theo công thức Gaussen), cụ thể:

+ Mùa khô ngắn: Thời gian mùa khô dưới 2 tháng

+ Mùa khô trung bình: Thời gian mùa khô dưới từ 3 - 4 tháng

+ Mùa khô dài: Thời gian mùa khô dưới từ 5 - 6 tháng

+ Mùa khô rất dài: Thời gian mùa khô dưới trên 7 tháng.

Yếu tố và chỉ tiêu tham gia phân chia Tiểu vùng lập địa:

Khí hậu đặc trưng cho tiểu vùng lập địa là kiểu vùng khí hậu. Kiểu khí hậu gồm 4 yếu

tố tạo thành đó là:

- Nhiệt độ bình quân năm

- Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất

- Trường độ khô (số tháng khô)

- Lượng mưa bình quân năm: Được chia làm 5 cấp với tên gọi như sau:

+ Mưa rất nhiều: Lượng mưa bình quân năm trên 2500mm

+ Mưa nhiều: Lượng mưa bình quân năm từ 2000 đến 2500mm

+ Mưa trung bình: Lượng mưa bình quân năm từ 1500 đến 2000mm

+ Mưa ít: Lượng mưa bình quân năm từ 1000 đến 1500mm

+ Mưa rất ít: Lượng mưa bình quân năm dưới 1000mm.

Mỗi kiểu khí hậu là sự đồng nhất của 4 yếu tố tạo thành kiểu khí hậu nêu trên. Dựa vào

sự phân chia này, đã xác định 146 kiểu khí hậu trên phạm vi toàn quốc.

2. Thành phần địa hình

Căn cứ vào thực tế ở Việt Nam, địa hình phân đất liền ở Việt Nam được chia làm 8 kiểu

chính và 25 kiểu phụ để cùng với kiểu khí hậu và nhóm đất xác định tiểu vùng lập địa. Tám

(8) kiểu địa hình chính là:

Page 43: Quản lý đất lâm nghiệp

41

Địa hình núi (1) gồm có 3 kiểu phụ: Núi cao (> 1700m), núi trung bình (700 - 1700m),

núi thấp (300 - 700m)

Sơn nguyên (2) gồm sơn nguyên cao (> 1500m), sơn nguyên trung bình (1000 -

1500m), cao nguyên thấp (500 - 1000m)

Cao nguyên (3) gồm cao nguyên cao (> 1500m), cao nguyên trung bình (1000 -

1500m), cao nguyên thấp (500 - 1000m). Cao nguyên khác sơn nguyên ở chỗ độ cao tương

đối của cao nguyên nhỏ hơn 25m, còn sơn nguyên từ 25 - 100

Đồi (4) gồm đồi cao (200 - 300m); đồi trung bình (100 - 200m), đồi thấp (< 100m)

Sụt võng, xâm thực bồi tụ giữa núi đồi (5) gồm thung lũng, bồn địa, lòng chảov.v...

Kiểu caster (6)

Bán bình nguyên (7)

Đồng bằng (8).

3. Thành phần thổ nhưỡng/đất

Phân chia các tiểu vùng lập địa dựa trên các nhóm đất chính và đất phụ. Nhóm đất phụ

được xác định dựa trên nhóm đất chính và nhóm nền vật chất tạo đất.

Nhóm nền vật chất tạo đất được phân chia là mácma chua, mácma kiềm, trầm tích và

biến chất có kết cấu hạt mịn, trầm chất và biến chất có kết cấu hạt thô, đá vôi và biến chất đá

vôi, phù sa cổ, phù sa mới, hỗn hợp đá, xác hữu cơ thực vật, phù sa biển, phù sa song biển.

4. Các thành phần khác/thảm thực bì rừng

Ngoài ba thành phần khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng tham gia phân chia trực tiếp các cấp

và các cá thể trong cùng một cấp, ngoài ra còn sử dụng thành phần thảm thực bì rừng mà cụ thể

là kiểu rừng, để tham gia kiểm tra đối chiếu các kết quả đã được phân chia vì chúng thường thể hiện

mối quan hệ giữa lập địa và thực vật rừng được hình thành. Phân chia lập địa vùng đồi núi căn cứ

vào 4 yếu tố cơ bản để phân chia lập địa nêu trên, Viện khoa học lâm nghiệp đã áp dụng phân chia

lập địa vùng núi của Việt nam, kết quả được trình bày trong bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Kết quả phân chia lập địa trên bản đồ tỷ lệ 1/1000000

Toàn

vùng Miền Á miền Vùng lập địa (Ký hiệu)

Tiểu vùng

(số lượng)

Toàn

quốc

Miền lập

địa phía

Bắc vĩ

tuyến 16

Á miền LĐLN

Bắc Bộ và Thanh

Hoá

Tây Bắc (A) 61

Việt Bắc (B) 83

Đông Bắc (C) 61

Đồng bằng Bắc Bộ (D) 8

Hoà Bình- Thanh Hoá (Đ) 33

Á miền LĐLN

Duyên hải BTB

Nghệ Tĩnh (E) 44

Bình Trị Thiên G) 28

Miền lập

địa phía

Nam vĩ

tuyến 16

Á miền LĐLN

Duyên hải NTB

Duyên hải TTB 26

Duyên hải NTB (L) 14

Á miền LĐLN

Nam Bộ và Tây

Nguyên

Tây Nguyên (k) 25

Đông Nam Bộ (M) 14

Đồng Bằng Nam Bộ (N) 10

Page 44: Quản lý đất lâm nghiệp

42

Phân chia lập địa vùng đất ngập mặn ven biển

Trên cơ sở kết quả khảo sát nghiên cứu và phân tích kế thừa các thành quả về đất rừng ngập

mặn với các thảm thực vật và diễn biến của chúng thuộc đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu các giải

pháp kinh tế kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển rừng ngập mặn và rừng tràm ở Việt

Nam” Ngô Đình Quế đã phân chia các cấp phân vị đối với đất vùng ven biển ngập mặn ở Việt

Nam theo hệ thống: Miền Vùng Tiểu vùng và dạng lập địa theo các tiêu chí như sau:

Miền lập địa

Đây là đơn vị lập địa lớn nhất được phân chia, dựa vào đặc điểm khí hậu, chế độ nhiệt trong

năm.

Miền lập địa khí hậu nhiệt đới biến tính có mùa đông lạnh (nhiệt độ trung bình tháng

trong mùa đông dưới 200C) - Miền Bắc Việt Nam (từ đèo Hải Vân trở ra đến Quảng Ninh).

Miền lập địa khí hậu nhiệt đới điển hình không có mùa đông lạnh - Miền Nam Việt

Nam (từ đèo Hải Vân trở vào đến bán đảo Cà Mau).

Vùng lập địa

Tiêu chí phân vùng là dựa vào số tháng lạnh trong năm, lượng mưa và phân bố của loài

cây ngập mặn “thực thụ” chủ yếu để phân chia. Kết quả phân vùng ngập mặn ven biển Việt

Nam chia thành 6 vùng theo các tiêu chí cụ thể như trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phân chia lập địa vùng ngập mặn ven biển Việt Nam

Miền Vùng lập địa

Tiêu chí phân chia

Số tháng có nhiệt độ

trung bình (0C) Lượng mưa

(mm)

Loài cây chủ yếu

phân bố < 20 20-25 > 25

Bắc

1. Quảng Ninh

(Đông Bắc bộ)

5 2 5 2016 -1749 Mắm biển, Vẹt dù,

Đước vòi

2. Đồng bằng Bắc

bộ (Sông Hồng)

4 2 6 1757 -1865 Sú, Trang, Bần

chua

3. Bắc Trung bộ 2-3 2-3 9-10 1944 -2867 Mắm biển, Đâng,

Sú, Bần chua

Nam

4. Nam Trung bộ 0 3-5 7-9 1152 - 2290 Đưng, Đước,

Mắm quăn, Gía

5. Đông Nam bộ 0 0 12 1357 - 1684 Mắm trắng, Đước

đôi

6. Đồng bằng Nam

bộ

0 0 12 1473 - 2366 Đước đôi, Dừa

nước

Tiểu vùng lập địa

Trong mỗi vùng tuỳ điều kiện cụ thể dựa vào 4 yếu tố sau đây để phân chia thành các

tiểu vùng:

Độ mặn của nước: Chủ yếu là độ mặn và mức độ biến động về độ mặn của nước

trong năm, phụ thuộc vào ảnh hưởng của nước thượng nguồn nhiều hay ít.

- Độ mặn thấp, biến động lớn (vùng cửa sông)

- Độ mặn cao trung bình, mức độ biến động không lớn

- Độ mặn cao biến động ít.

Page 45: Quản lý đất lâm nghiệp

43

Sản phẩm bồi tụ:

- Cát rời và cát dính (không có rừng ngập mặn phân bố)

- Cát pha (thịt nhẹ): Rừng ngập mặn sinh trưởng xấu chủ yếu là rừng Mắm

- Thịt trung bình và sét: Rừng ngập mặn sinh trưởng trung bình và tốt.

- Đặc điểm địa hình: Bằng phẳng

3.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp

Đánh giá sử dụng đất có hiệu quả nên dựa vào nhiều yếu tố như tiềm năng đất đai; độ

thích hợp của cây trồng và điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng.

3.4.1. Tiềm năng của đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) sẽ được xác định trên cơ sở tổng điểm

của từng ĐVĐĐ dựa vào quy định điểm số cho từng chỉ tiêu như đã nêu. Tiềm năng sản xuất

của ĐVĐĐ được xác định theo 3 hạng như sau:

Hạng 1: Tiềm năng sản xuất cao: ĐVĐĐ có tổng điểm từ 21 điểm trở lên

Hạng 2: Tiềm năng sản xuất trung bình: ĐVĐĐ có tổng điểm từ 12 - 21 điểm

Hạng 3: Tiềm năng sản xuất thấp: ĐVĐĐ có tổng điểm dưới 12 điểm.

3.4.2. Đánh giá độ thích hợp cây trồng

Đánh giá độ thích hợp cây trồng được đánh giá theo từng đơn vị đất đai dựa trên các căn cứ

sau:

Tiềm năng sản xuất của đơn vị đất đai

Đặc tính sinh thái của các loài cây trồng

Qui trình trồng các loài cây đã được ban hành

Kinh nghiệm, kết quả và những tiến bộ kỹ thuật về trồng rừng.

Độ thích hợp cây trồng được đánh giá theo 4 cấp thích hợp dưới đây:

S1: Thích hợp cao

S2: Thích hợp trung bình

S3: Thích hợp thấp

N: Không thích hợp.

- Đánh giá độ thích hợp cây trồng bằng phương pháp so sánh dựa trên đặc tính sinh thái của

loài cây với điều kiện tự nhiên của ĐVĐĐ. Xác định độ thích hợp cây trồng được tiến hành như sau:

- Xác định mức độ thích hợp của cây trồng dựa trên đặc tính sinh thái của từng loài theo

các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, các qui trình trồng một số loài cây đã ban hành,

kinh nghiệm, kết quả và những tiến bộ kỹ thuật về trồng rừng.

So sánh cấp thích hợp chuẩn của loài cây dự kiến trồng rừng với các tiêu chí của ĐVĐĐ

đã xác định ở khu vực đánh giá để xác định độ thích hợp của các loài cây đó với ĐVĐĐ đang

đánh giá. Trong quá trình so sánh, độ thích hợp cây trồng được xác định dựa trên nguyên tắc

yếu tố hạn chế, cụ thể là:

- Nếu 1 trong 6 tiêu chí đánh giá ở mức không thích hợp (N) thì cây trồng thuộc cấp

không thích hợp (N)

- Nếu 1 trong 2 tiêu chí độ dốc, độ dày tầng đất ở cấp thích hợp kém (S3) thì cây trồng

thuộc cấp thích hợp thấp S3)

- Nếu đa số (trên 50%) các tiêu chí đánh giá nằm ở cấp thích hợp nào cây trồng thuộc

cấp thích hợp đó.

3.4.3. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội được phân chia thành 3 khu vực là Khu vực I (khu vực bước

đầu phát triển), Khu vực II (khu vực tạm ổn) và Khu vực III (khó khăn).

Page 46: Quản lý đất lâm nghiệp

44

Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội bằng phương pháp so sánh đối chiếu điều kiện kinh

tế - xã hội hiện tại của xã hoặc khu vực đánh giá với các tiêu chí và chỉ tiêu về kinh tế - xã hội

nêu ở bảng 65. Việc phân chia các xã hoặc khu vực đánh giá theo 3 khu vực nêu trên được

thực hiện nguyên tắc là nếu 1 xã có từ 3/4 (tương đương 75%) số tiêu chí phân chia khu vực

trở lên thuộc mức (khu vực) nào thì xếp vào mức (khu vực) ấy.

3.4.4. Lựa chọn cây trồng theo điều kiện kinh tế - xã hội

Việc quyết định lựa chọn cây trồng trong một khu vực hoặc một dự án được thực hiện

dựa trên cơ sở đánh giá độ thích hợp cây trồng và điều kiện kinh - tế xã hội. Các cơ cấu để

đưa ra cơ cấu cây trồng gồm:

Kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất của đất

Kết quả đánh giá độ thích hợp cây trồng theo điều kiện tự nhiên

Kết quả đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội

Kết quả đánh giá nguyện vọng người dân và mục tiêu phát triển lâm nghiệp của khu vực

hoặc dự án.

Chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đến

sự thành công của sản xuất lâm nghiệp. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội mà lựa chọn

loài cây trồng cho phù hợp. Việc lựa chọn cây trồng đề xuất như sau:

Với điều kiện kinh tế - xã hội thuộc mức 1 (Khu vực I) và mức 2 (Khu vực II), chọn loại cây

thích hợp ở cả 3 cấp gồm cấp thích hợp cao (S1), thích hợp trung bình (S2) và thích hợp thấp (S3).

Với những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội thuộc mức 3 (Khu vực III), chọn loài cây

thích hợp ở 2 cấp gồm cấp thích hợp cao (S1) và thích hợp trung bình (S2).

3.5. Phân hạng đất đai

Phân hạng đất đai cũng là một dạng của việc đánh giá đất đai. Phương pháp áp dụng

phổ biến ở Liên Xô và các nước XHCN cũ, chủ yếu với cây trồng nông nghiệp. Bản chất của

phương pháp này là tìm mối quan hệ giữa đặc điểm, tính chất đất đai với năng suất cây trồng

để phân hạng đất thành các cấp khác nhau ứng với các loài cây trồng khác nhau. Trên cơ sở

phân hạng đất có thể dự đoán được năng suất cây trồng. Ví dụ phân hạng đất lúa, cây trồng

công nghiệp (cà phê, cao su...) hoặc cây lâm nghiệp. Ở Việt Nam việc phân hạng đất trồng

rừng như Bồ đề, Thông nhựa, Thông ba lá, Luồng, Hồi, Quế v.v...

Trong nông nghiệp các yếu tố dùng để phân hạng thường là các loại đất, các tính chất quan

trọng liên quan đến năng suất cây trồng như độ pH, hàm lượng hữu cơ, chất dễ tiêu N, P, K v.v...

Cách phân hạng thường dựa vào phương pháp cho điểm theo thang 10 điểm hoặc 50, 100 điểm.

Trong lâm nghiệp các yếu tố dùng để phân hạng thường là loại đất, độ pH, thành phần

cơ giới, độ dày tầng đất, thực bì chỉ thị cho độ phì đất hoặc mức độ thoái hoá đất.

Điều quan trọng đối với phân hạng đất đai là cần phải có tư liệu về năng suất cây trồng

và tìm ra mối quan hệ của chúng với các tính chất đất đai.

3.6. Phân chia cấp đất rừng trồng

Trong lâm nghiệp còn xây dựng biểu cấp đất cho một số rừng trồng như rừng Bồ đề,

Thông ba lá, Thông mã vĩ v.v... Bản chất của cấp đất cũng thể hiện mối quan hệ giữa các yếu

tố lập địa với sinh trưởng rừng trồng thông qua chỉ số chiều cao của lâm phần (H bình quân,

hoặc H cây trội: H dominant) ứng với cấp tuổi nhất định. Dựa vào sự biến động chiều cao lâm

phần hoặc chiều cao các cây trội ở các cấp tuổi trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau mà

phân chia thành các cấp đất khác nhau. Thông thường một biểu cấp đất gồm từ 5 tới 8 cấp.

Dựa vào biểu cấp đất ta có thể xác định một lâm phần nào đó ở một cấp tuổi nhất định sẽ

thuộc cấp đất nào trên cơ sở xác định các nhân tố về chiều cao của lâm phần hoặc chiều cao

cây trội (thường đo 10% số cây lớn nhất lâm phần). Điều đó phản ánh lâm phần xem xét sinh

trưởng trong điều kiện lập địa tốt hay xấu.

Page 47: Quản lý đất lâm nghiệp

45

Vũ Đình Phương là người đầu tiên xây dựng biểu cấp đất cho rừng trồng Bồ đề (Styrax

tonkinensis) dựa trên mối quan hệ Hd với tuổi lâm phần (1972). Nguyễn Ngọc Lung (1987) đã

xây dựng biểu cấp đất cho rừng Thông ba lá ở Lâm Đồng với 5 cấp đất.

3.6. Nghiên cứu và áp dụng đánh giá đất lâm nghiệp

3.6.1. Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp

Việc đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp được phân chia thành 4 nhóm đất khác

nhau vì những đặc trưng rất khác biệt giữa các nhóm đất; cụ thể là nhóm đất vùng đồi núi,

nhóm đất cát ven biển và nhóm đất ngập mặn sú vẹt; nhóm đất chua phèn v.v...

Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trong ấn phẩm “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất

lâm nghiệp ở Việt Nam” (Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình chủ biên) do nhà xuất bản Nông

nghiệp xuất bản năm 2000 và tái bản, bổ sung năm 2001. Vì vậy chúng tôi chỉ tóm tắt những

kết quả chủ yếu, đặc biệt là phương pháp trong nghiên cứu.

3.6.2. Đánh giá TNSX đất lâm nghiệp vùng đồi núi

a. Xác định các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá

Lựa chọn các tiêu thức đánh giá TNSX đất lâm nghiệp vùng đồi núi cần thoả mãn 2 yêu

cầu:

Thứ nhất các tiêu chí phải phản ánh được những đặc điểm chủ yếu của độ phì đất liên

quan đến việc đánh giá đất đai và sử dụng đất đai.

Thứ hai các tiêu chí có thể thu thập, chẩn đoán trong phạm vi toàn quốc để xử lý thông

tin.

Dựa trên các tính chất và đặc điểm cơ bản độ phì đất vùng đồi núi đã trình bày, lựa chọn

4 tiêu chí đánh giá TNSX đất lâm nghiệp vùng đồi núi, đó là: độ dốc, độ dày tầng đất, hàm

lượng hữu cơ tầng mặt và thành phần cơ giới đất.

1. Độ dốc: Có liên quan chặt chẽ đến độ phì đất, tới quá trình xói mòn, rửa trôi và các

phương thức sử dụng đất, mức độ thuận lợi hay khó khăn trong sử dụng đất. Dựa vào bản đồ

địa hình chúng ta có thể dễ dàng xác định được độ dốc và phân làm 4 cấp:

Cấp 1: Độ dốc dưới 150

Cấp 2: Độ dốc từ 150 - 250

Cấp 3: Độ dốc từ 250 - 350

Cấp 4: Độ dốc trên 350

2. Độ dày tầng đất: Là một trong những tiêu thức quan trọng xác định độ phì đất. Các

bản đồ thổ nhưỡng đều đã xác định yếu tố này. Độ dày được chia làm 3 cấp:

Cấp 1 và 2: Độ dày tầng đất trên 100 cm

Cấp 3: Độ dày tầng đất từ 50cm - 100cm

Cấp 4: Độ dày tầng đất dưới 50cm

3. Hàm lượng hữu cơ tầng mặt

Đây là yếu tố quan trọng phản ánh độ phì đất rừng. Hàm lượng hữu cơ đất rừng biến đổi

phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là: độ cao so với mặt biển, loại đất, thực bì. Do vậy việc

phân cấp hàm lượng hữu cơ không thể áp dụng thống nhất cho các loại đất. Dựa vào các tư

liệu đã thu thập, nghiên cứu trong nhiều vùng, việc phân cấp hàm lượng chất hữu cơ cần phải

khác nhau đối với 4 nhóm đất hoặc loại đất có sự phân biệt rõ nét về hàm lượng chất hữu cơ.

Đó là nhóm đất mùn trên núi cao, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất đỏ vàng trên mácma kiềm và

trung tính, trên đá vôi, các loại đất feralit còn lại. Các loại và nhóm đất mùn trên núi cao, mùn

vàng đỏ trên núi, đất đỏ vàng trên mácma kiềm và trung tính tích luỹ hàm lượng chất hữu cơ

cao hơn so với các loại đất feralit khác.

Page 48: Quản lý đất lâm nghiệp

46

Qua thực tế điều tra chúng tôi nhận thấy rằng đất mùn vàng đỏ trên núi ở những nơi

không có rừng với đa số thực bì là cây bụi, cỏ thì hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt thường đạt

3-4% hoặc cao hơn, nếu như lượng chất hữu cơ nhỏ hơn 3% thì đất đã bị thoái hoá. Trên đất

nâu đỏ phát triển trên đá bazan ở các cao nguyên miền Nam, lượng chất hữu cơ giảm tới 3%

cũng là những đất bazan thoái hoá. Trong khi đó hàm lượng chất hữu cơ đạt 3-5% thì các loại

đất feralit đai thấp thường là dưới rừng tự nhiên chưa bị phá hoại hoặc là rừng thứ sinh, nhìn

chung đất còn khá tốt.

Dựa vào các kết quả đó chúng tôi phân cấp lượng chất hữu cơ tầng mặt theo 4 cấp cụ thể như

sau:

Cấp 1: Rất giàu mùn thường là những nơi còn rừng nguyên sinh ít bị phá hoại, trên các

loại đất:

Đất mùn trên núi cao

Đất mùn vàng đỏ trên núi: 10%

Đất feralit trên mácma kiềm và trung tính: 8%

Các loại đất khác: 5%

Cấp 2: Giàu mùn:

Đất mùn vàng đỏ trên núi: 5-10%

Đất feralit trên mácma kiềm và trung tính: 5-8%

Các loại đất khác: 3-5%.

Cấp 3: Mùn trung bình:

Đất mùn vàng đỏ trên núi: 3-5%

Đất feralit trên mácma kiềm và trung tính: 3-5%

Các loại đất khác: 2-3%.

Cấp 4: Nghèo mùn:

Đất mùn vàng đỏ trên núi: < 3%

Đất feralit trên mácma kiềm và trung tính: < 3%

Các loại đất khác: < 2%.

Tổng hợp tư liệu phân tích đã có về hàm lượng hữu cơ trên các loại đất, các loại hình

thực bì khác nhau trên các vùng kinh tế lâm nghiệp để phân cấp. Dựa vào bản đồ đất (nhóm

đất), thành phần cơ giới đất và loại hình thực bì (rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trảng cỏ...) để

suy diễn các cấp hữu cơ khác nhau khi đoán đọc trên bản đồ.

4. Thành phần cơ giới đất

Đây là yếu tố có quan hệ chặt chẽ với độ phì đất và có thể dựa vào bản đồ đất để phân

cấp, theo tư liệu bản đồ đất thành phần cơ giới đất được chia làm 3 cấp: đất cát, đất thịt và đất

sét, v.v... Vì vậy chúng tôi phân cấp thành phần cơ giới như sau:

Cấp 1: Đất thịt

Cấp 2: Đất sét

Cấp 3: Đất cát

b. Tổng hợp tiêu chí và kết quả đánh giá

Bốn yếu tố trên được phân cấp, cho điểm và đánh giá riêng biệt từng yếu tố. Điểm từng

yếu tố được xác định tương ứng với từng cấp. Điểm 1 tương ứng cấp 1, điểm 2 tương ứng với

cấp 2, v.v...Tuy nhiên trên thực tiễn, ở trên một mảnh đất nhất định nào đó các yếu tố trên thể

hiện với các cấp khác nhau. Do vậy cần phải tổng hợp đánh giá chung tiềm năng sản xuất của

đất khi 4 yếu tố cùng tác động với mức độ phân cấp khác nhau. Dựa vào phương pháp cho

Page 49: Quản lý đất lâm nghiệp

47

điểm như trên, chúng tôi lấy trị số giữa tổ để phân cấp: 1,5 - 2,5 - 3,5. Tiềm năng sản xuất đất

lâm nghiệp được phân thành 4 cấp:

Cấp I: Đất có ít yếu tố hạn chế trong sử dụng, độ phì tiềm tàng của , điểm

trung bình là 1,5.

Cấp II: Đất có một số yếu tố hạn chế trong sử dụng, độ phì tiềm tàng của đất còn khá,

điểm trung bình là từ 1,51-2,5.

Cấp III: Đất có một số yếu tố hạn chế đáng kể trong sử dụng, độ phì tiềm tàng của đất

trung bình, điểm trung bình là từ 2,51- 3,5.

Cấp IV: Đất có nhiều yếu tố hạn chế trong sử dụng, độ phì tiềm tàng của đất thấp, điểm

trung bình trên 3,5.

Trong quá trình đánh giá 4 yếu tố, mặc dù không chọn yếu tố chủ đạo nhưng chúng tôi

cũng quan tâm tới 2 yếu tố có ảnh hưởng mạnh hơn tới độ phì đất và tiềm tàng sử dụng đất đó

là: Độ dày tầng đất và thành phần cơ giới của đất. Nếu như ở một diện tích đất đồng thời xuất

hiện cấp 4 của hai yếu tố này thì phần đánh giá tổng hợp sẽ hạ đi 1 cấp.

Dựa trên phương pháp đã nêu và số liệu về đất lâm nghiệp (đất có rừng và đất không có

rừng) năm 1993 - 1994, kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp các vùng theo 4

tiêu chí và tổng hợp các tiêu chí với nhau xác định tiềm năng TNSX đất lâm nghiệp vùng đồi

núi theo 7 vùng: Tây Bắc, Trung tâm, Đông Bắc, Khu IV cũ, Duyên hải Miền Trung, Tây

Nguyên và Đông Nam Bộ.

3.6.4. Đánh giá TNSX vùng đất cát ven biển

a. Xác định các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá

Việc đánh giá tiềm năng sản xuất vùng đất cát ven biển có nhiều khó khăn vì các tính

chất đất đai tương đối đồng đều (ví dụ độ dốc, cấp hạt cơ giới, độ dày lớp đất, hàm lượng hữu

cơ v.v...) nên không thể áp dụng các tiêu chí đã lựa chọn ở đất vùng núi áp dụng cho đất cát.

Quá trình nghiên cứu đặc điểm đất cát ven biển, mối quan hệ đất cát với sinh trưởng cây trồng

và quá trình sử dụng đất cát cho phép lựa chọn những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tiềm

năng sản xuất đất cát ven biển. Các tiêu thức chủ yếu lựa chọn là:

1. Loại đất: Có liên quan đến việc sử dụng đất theo hướng ưu tiên cho lâm nghiệp hay

nông nghiệp hoặc nông - lâm kết hợp, một phương thức sử dụng phổ biến có hiệu quả và bền

vững trên đất cát. Về mặt phát sinh và điều kiện hình thành có thể phân ra thành hai nhóm lớn

đất cát ven biển:

Cồn cát: Di động hoặc cố định

Đất cát biển cố định

Tiếp theo có thể phân chia thành nhiều loại đất cát: đất cát đỏ, đất cát trắng, đất cát

vàng, đất cát bị dây...trong đó đáng chú ý đất cát đỏ có độ phì khá hơn cả, tiếp theo đó là đất

cát vàng và cuối cùng là đất cát trắng có độ phì kém nhất.

2. Độ che phủ thực vật hoặc các nhóm thực vật tự nhiên chỉ thị

Các nhóm thực vật tự nhiên chỉ thị đặc điểm của đất thường gặp trên vùng đất cát biển là:

Rau muống biển (Ipomca biloba) hoặc cỏ lông chông (Spiniex littoreus) mọc rải rác, thường

phân bố trên đất cát mới bồi ven biển, đất có độ phì khá, thích hợp sử dụng trong lâm nghiệp.

Các loại cỏ tự nhiên hoặc cây bụi chịu hạn cố định cồn cát di động thường gặp là cỏ Quăn đỏ

(Funbystylis sphathaceae); cỏ Quăn xanh (Funbystylis sericeae); các cây bụi chịu hạn như Trâm

(Eugenia sp); Me đất (Desmodirum ovalium); cây Nắp ấm (Nepenthes annamensis); cây gió (Vitis

pentagona).

Các loại cỏ mọc trên đất cát biển cố định, nghèo dinh dưỡng: cỏ Rười (Scirpus junciformis); cỏ

Đuôi phụng (Eragotis sp); cỏ Lá (Ischacmum aristatum); cỏ Thơm (Cymbopogun caesius).

Page 50: Quản lý đất lâm nghiệp

48

3. Mức độ thoát nước hoặc độ sâu mực nước ngầm

Nhiều vùng đất cát thoát nước kém, dễ bị giây, độ sâu mực nước ngầm nông nên hạn chế sự

sinh trưởng của cây trồng, cần phải cải tạo đất để thoát nước hoặc tìm những loài cây có thể chịu úng

được. Vùng đất cát này thường ở sâu trong nội địa, xa biển nên còn gọi là cát nội đồng. Nên phân chia

mức độ thoát nước thành 3 mức: Thoát nước tốt; Thoát nước kém; Thoát nước rất kém

4. Về độ sâu mức nước ngầm có thể chia làm 3 cấp:

Từ 0 - 30 cm xuất hiện mức nước ngầm nông, đất thoát nước rất kém

Từ 31 - 60 cm xuất mức nước ngầm trung bình, đất thoát nước kém

Từ 60 cm trở lên xuất hiện mức nước ngầm sâu, đất thoát nước tốt

5. Khoảng cách gần hay xa bờ biển

Tiêu chí này cần tham khảo thêm để đánh giá tiềm năng sản xuất của đất cát sử dụng

trong lâm nghiệp. Tuy nhiên có thể phân chia làm 4 khoảng cách: Dưới 100m; Từ 100 -

200m; Từ 200 - 500m; Trên 500m. Nhìn chung càng xa bờ biển, độ phì tự nhiên của đất cát

càng cao hơn, sinh trưởng của phi lao khá hơn.

b. Tổng hợp tiêu chí và kết quả đánh giá

Dựa trên các tiêu chi xác định cho đánh giá đất cát ven biển, dưới đây là đánh giá sơ bộ

TNSX của đất cát ven biển sử dụng trong lâm nghiệp cho 3 đối tượng đất cát chính là: đất cát

và cồn cát ven biển; đất cát và cồn cát vàng và đất cát và cồn cát trắng. Tiềm năng sản xuất

của đất cát được đánh giá theo 3 mức: Cấp I: Tiềm năng cao; Cấp II: Tiềm năng trung bình và

Cấp III: Tiềm năng hạn chế.

Bảng 3.4. Tổng hợp TNSX đất cát và cồn cát đỏ

CấpI CấpII Cấp III

Đất cát và cồn cát cố định Đất cát và cồn cát di động

ít và TB

Đất cát và cồn cát di động mạnh

Đất cát và cồn cát thoát

nước tốt

Đất cát thoát nước kém Đất cát thoát nước rất kém, có thời gian

ngắn bị đọng nước

Đất cát mới bồi nằm sát

biển

Đất cát nằm ở vị trí trung

gian

Đất cát nằm xa bờ biển, cát nội đồng

Bảng 3.5. Tổng hợp TNSX đất cát và cồn cát vàng

Cấp I Cấp II Cấp III

Đất cát và cồn cát ven

biển

Đất cát và cồn cát di động ít

và TB

Đất cát và cồn cát di động mạnh

Đất cát và cồn cát thoát

nước tốt

Đất cát thoát nước kém Đất cát thoát nước rất kém, có thời gian

ngắn bị đọng nước

Đất cát mới bồi nằm sát

biển

Đất cát nằm ở vị trí trung

gian

Đất cát nằm xa bờ biển, vát nội đồng

Bảng 3.6. Tổng hợp TNSX đất cát và cồn cát trắng

Cấp I Cấp II Cấp III

Đất cát và cồn cát ven

biển

Đất cát và cồn cát di động ít

và TB

Đất cát và cồn cát di động mạnh

Đất cát và cồn cát thoát

nước tốt

Đất cát thoát nước kém Đất cát thoát nước rất kém, có thời gian

ngắn bị đọng nước

Đất cát mới bồi nằm sát biển Đất cát nằm ở vị trí trung gian Đất cát nằm xa bờ biển, vát nội đồng

Page 51: Quản lý đất lâm nghiệp

49

3.7. Tổng hợp đánh giá TNSX đất lâm nghiệp

Trên cơ sở kết quả đánh giá TNSX đất lâm nghiệp ở các vùng, chúng tôi tổng hợp kết

quả đánh giá trong bảng 3.7; bảng 3.8 và bảng 3.9.

Dựa trên kết quả đánh giá TNSX đất lâm nghiệp theo 8 vùng sinh thái nông nghiệp, cụ

thể đưa ra một số đánh giá như sau:

Nếu coi đất đai thuộc cấp I và II là những đất có độ phì cao và khá, yếu tố hạn chế trong

sử dụng ít và nhìn chung thuận lợi trong sử dụng đất thì sắp xếp theo thứ tự các vùng là: (i)

Trung tâm - 82; (ii) Đông Nam Bộ - 67%, (iii) Tây Nguyên - 42%; (iv) Khu IV cũ - 39%; (v)

DHMT - 31%; (vi) Tây Bắc - 20% và Đông Bắc - 16%.

Bảng 3.7. Tổng lượng TNSX đất lâm nghiệp vùng khu IV

Các tiêu chí

Tiềm năng đất sản xuất (%)

Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV

rừng

Đất

trống

rừng

Đất

trống

rừng

Đất

trống

rừng

Đất

trống

Độ dốc 2,1 9,7 14,1 14,4 29,6 15,9 11,4 2,7

Độ dày tầng đất 7,9 6,0 33,3 21,4 16,0 15,4

TPCG 21,0 30,3 8,1 21,4 7,9 4,1

Hàm lượng hữu cơ 8,9 0,2 26,9 4,1 16,7 20,7 4,2 18,3

Đánh giá tổng hợp 0,08 0,03 21,7 17,4 34,8 22,1 0,6 3,3

Nếu xét đến cấp IV là cấp có độ phì kém, yếu tố hạn chế trong sử dụng lớn thì 3 vùng

có diện tích đáng kể là DHMT (43%), tiếp đến là Tây Bắc và Đông Bắc có tỷ lệ gần như nhau

(17%). Các vùng còn lại có diện tích nhỏ, đặc biệt là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng

Trung tâm, hầu như không đáng kể.

Đối với đất có rừng cấp I và II phân bố ở các vùng như sau: Vùng Đông Nam Bộ

(67%), tiếp theo là vùng Trung tâm (43%), vùng Tây Nguyên (34%), Khu IV cũ (22%), các

vùng còn lại diện tích không đáng kể.

Đất không có rừng đa số phân bố ở cấp III và IV trong đó đáng chú ý là cấp III. Tây Bắc

chiếm tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất (52%), sau đó là các vùng Đông Bắc, Khu IV và

Tây Ngưyên, còn cấp IV vùng Duyên Hải Miền Trung chiếm diện tích lớn (19,3%), sau đó là

Tây Bắc (14%). Đất không có rừng ở cấp II với độ phì tiềm tàng khá và yếu tố hạn chế trong

sử dụng không lớn thì vùng Trung tâm chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất (40%).

Bảng 3.8. Tổng hợp TNSX đất lâm nghiệp vùng Duyên hải Miền Trung

Các tiêu chí

Tiềm năng đất sản xuất (%)

Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV

rừng

Đất

trống

rừng

Đất

trống

rừng

Đất

trống

rừng

Đất

trống

Độ dốc 11,5 23,2 6,3 5,3 1,7 1,4 34,0 10,6

Độ dày tầng đất 14,5 23,5 18,2 6,4 21,8 15,6

TPCG 2,8 5,2 48,9 35,1 2,0 6,0

Hàm lượng hữu cơ 0,9 0,0 6,2 0,4 18,0 1,6 29,3 44,2

Đánh giá tổng hợp 0,0 0,0 10,1 21,3 20,3 5,7 23,3 19,3

Page 52: Quản lý đất lâm nghiệp

50

Tóm lại có thể nêu một số nhận định sau:

Các vùng Trung tâm, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là 3 vùng có tiềm năng sản

xuất đất lâm nghiệp cao nhất thuộc cấp I. Mỗi vùng có những ưu thế đặc biệt riêng: vùng

Trung tâm có tỉ lệ diện tích đất lâm nghiệp thuộc cấp I và II lớn nhất trong toàn quốc, tầng đất

nhìn chung dày, lượng chất hữu cơ trong đất khá và thành phần cơ giới với đất thịt chiếm ưu

thế tuyệt đối, đất không có rừng chiếm diện tích khá lớn ở cấp II, phần hạn chế đáng quan tâm

là có độ dốc lớn nhưng nằm trong phạm vi hoạt động bình thường của ngành lâm nghiệp.

Vùng Đông Nam Bộ có ưu điểm nổi bật là độ dốc thấp, độ dày tầng đất nhìn chung còn

khá, đất có rừng hơn một nửa diện tích nằm trong cấp II, diện tích đất xám chiếm khá lớn,

mực nước ngầm thấp là điều kiện thuận lợi cho một số cây trồng lâm nghiệp phát triển.

Vùng Tây Nguyên thường được đề cập tới là vùng đất đai “tốt nhất” trong cả nước,

nhưng thực tế xem xét trên 4 yếu tố đã nếu thì Tây Nguyên đứng ở vị trí thứ 3 sau vùng Trung

tâm và Đông Nam Bộ. Diện tích đất có rừng chủ yếu phân bố ở cấp II và III với tỉ lệ xấp xỉ

nhau (33 - 39%). Diện tích đất không có rừng chủ yếu nằm ở cấp III (18,4%). Tuy nhiên, với

đặc điểm đa dạng của yếu tố khí hậu Tây Nguyên, với đất bazan màu mỡ nên rừng lá rộng

thường xanh có trữ lượng cao (500m3/ha/năm), đường kính cây thành thục công nghệ lớn

(>60cm), rừng Thông ba lá có trữ lượng và lượng tăng trưởng khá cao (10-12m3/ha/năm),

tiềm năng sản xuất của đất khá cao. Vùng rừng khộp có địa hình rất bằng phẳng nhưng có khó

khăn nhất định, đất bazan thoái hóa nên gây trồng rừng cũng không hoàn toàn thuận lợi, năng

suất rừng trồng thấp, kể cả các loài cây mọc nhanh.

- Vùng Khu IV cũ so với vùng Tây Nguyên có các giá trị phân cấp gần như tương

đương ở các cấp I, II và III kể cả đất có rừng và không rừng và có thể xếp và vị trí thứ hai sau

nhóm I của 3 vùng: Trung tâm, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

- Vùng Tây Bắc thường được cho là vùng đất thoái hóa mạnh do độ dốc cao, độ che phủ

rừng thấp, xói mòn mạnh, khí hậu khô hạn hơn nhưng khi phân tích các yếu tố độ dày, lượng

hữu cơ trong đất thì không hoàn toàn thấp, có một số loại đất với độ phì cao phát triển trên đá

vôi, đá mácma kiềm, trên phiến sa thạch tím.

Tổng hợp lại, Tây Bắc có thể xếp trên vùng Duyên Hải Miền Trung và cả vùng Đông

Bắc. Vì vậy cần phải nhìn lại tiềm năng sản xuất đất của vùng Tây Bắc.- Vùng Đông Bắc thực

ra không được thuận lợi như các vùng đã kể trên do yếu tố hạn chế lớn về độ dốc (80%), độ

dày tầng đất và hàm lượng hữu cơ nhưng so với vùng Duyên Hải Miền Trung thì tỉ lệ đất ở

cấp IV thấp hơn nhiều (17% so với 43%) và có thể xếp Duyên Hải Miền Trung ở mức cuối

cùng vì có nhiều khó khăn trong sử dụng và độ phì đất kém hơn.

Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có đặc thù riêng, đặc biệt trong phân hạng, đánh giá

tiềm năng sản xuất đất ngập mặn và chua phèn trong đó thấy rằng: Hơn một nửa diện tích đất

lâm nghiệp thích hợp trong sử dụng, độ phì khá ít yếu tố hạn chế, còn một nửa diện tích trong

sử dụng bị hạn chế cần có đầu tư thỏa đáng. Các mô hình sử dụng đất theo hướng Nông - Ngư

kết hợp hoặc Nông - Lâm - Ngư kết hợp cần được xây dựng trên cơ sở đánh giá tiềm năng sản

xuất đất mới phát huy hiệu quả kinh tế và đảm bền vững môi trường

Page 53: Quản lý đất lâm nghiệp

51

Bảng 3.10. Tổng hợp đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp theo các vùng

Vùng

Các Cấp TNSX (Tính theo % diện tích đất Lâm nghiệp)

Cấp I Cấp II Cấp II Cấp IV

Tổng số Có rừng Không

có rừng Tổng số Có rừng

Không

có rừng Tổng số Có rừng

Không

có rừng Tổng số Có rừng

Không

có rừng

1. Tây Bắc 3,5 1,5 2,0 16,0 2,3 13,7 63,2 10,9 52,3 17,2 3,1 14,1

2. Trung tâm 3,0 3,0 - 79,5 4,0 39,5 17,5 2,1 15,4 0 - -

3. Đông Bắc 0 - - 15,5 5,3 19,2 67,7 18,3 29,1 16,7 9,3 7,4

4. Khu IV cũ 0,11 0,08 0,03 39,1 21,7 17,4 56,9 34,8 22,1 3,9 0,6 3,3

5. DHMT 0 - - 31,4 10,1 21,3 26,0 20,3 5,7 42,6 23,3 19,3

6. Tây Nguyên 2,8 1,2 1,6 39,2 33,1 6,1 57,5 39,1 18,4 0,54 - 0,53

7. Đông Nam Bộ 10,2 7,7 2,5 57,4 51,6 5,8 31,9 22,5 9,4 0,4 - 0,4

8. ĐBSCL 3,7 - - 48,2 - - 48,2 - - - - -

Ghi chú: ĐBSCL đánh giá theo 3 cấp: TNSX cao (Cấp I); TNSX trung bình (Cấp II);

TNSX hạn chế (Cấp III).

3. 8. Xây dựng tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã

Đặc điểm đất đai là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định đến sinh trưởng và phát triển của

rừng. Chính vì vậy việc lựa chọn loài cây trồng phải tuân thủ theo nguyên tắc “Đất nào cây ấy”. Việc đánh

giá đất đai tập trung vào việc xác định tiềm năng của đất và độ thích hợp cây trồng. Đây là những cơ sở khoa

học quan trọng cho các nhà quy hoạch, các nhà quản lý và các chủ sở hữu đất xem xét để lựa chọn phương

án sử dụng đất phù hợp. Việc đánh giá đất đai dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí và hàng loạt các chỉ tiêu cụ

thể. Các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ tiêu về đánh giá đất đai được đề xuất trên các nguyên tắc sau:

Tiêu chuẩn: Những qui định cơ bản làm cơ sở cho việc xác định và đánh giá tiềm năng đất

đai và độ thích hợp của cây trồng

Tiêu chí: Các nhân tố cụ thể và mối quan hệ giữa chúng đảm bảo tuân thủ và phù hợp của

các tiêu chuẩn

Chỉ tiêu: Những thông số về chất hoặc về lượng có thể đo đếm được để đánh giá mức độ

đạt được của các tiêu chuẩn.

Đồng thời các tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất đai phải:

Phản ánh đặc điểm độ phì của đất và điều kiện kinh tế - xã hội liên quan đến việc đánh giá đất đai

Có thể thu thập và xác định được

Đơn giản và dễ áp dụng.

Trên cơ sở này 2 tiêu chuẩn cho đánh giá đất đai được đề xuất là (i) Tiêu chuẩn về điều

kiện tự nhiên và (ii) Tiêu chuẩn về điều kinh tê - xã hội.

3.8.1. Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên

Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên đề xuất gồm 7 tiêu chí là: (i) Loại đất; (ii) Chất hữu cơ;

Page 54: Quản lý đất lâm nghiệp

52

(iii) Độ dốc; (iv) Độ dày tầng đất; (v) Thực bì chỉ thị; (vi) Lượng mưa và (vii) độ cao với tổng số

chỉ tiêu định lượng là 26. Chi tiết về các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên được nêu ở dưới đây.

Tiêu chí

Tiêu chí 1 - Loại đất

Loại đất là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây trồng

và mức độ thích hợp đối với loài cây lựa chọn gây trồng. Loại đất được xác định thông qua TPCG.

1.1. Đất có TPCG nặng (Fs, Fk, Ff)

1.2. Đất có TPCG trung bình (Fa, Fp)

1.3. Đất có TPCG nhẹ (Fq)

Tiêu chí 2 - Chất hữu cơ

Là một trong những yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất rừng. Xác định chất hữu cơ

trong đất dựa vào màu sắc và độ dày của tầng mùn.

2.1. Tầng mùn dày trên 5cm, màu đen sẫm

2.2. Tầng mùn dày 2 - 5cm, màu đen

2.3. Tầng mùn dày dưới 2cm, màu xám nhạt

Tiêu chí 3 - Độ dày tầng đất

Độ dày tầng đất quyết định sự phát triển của hệ rễ và là nơi cung cấp dinh dưỡng và nước

cho cây trồng. Xác định độ dày tầng đất qua 4 cấp đề xuất:

3.1. Độ dày tầng đất trên 100cm.

3.2. Độ dày tầng đất trên từ 50-100cm.

3.3. Độ dày tầng đất trên từ 30-50cm.

3.4. Độ dày tầng đất trên dưới 30cm.

Tiêu chí 4 - Độ dốc

Độ dốc là yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và điều kiện gây trồng, mức độ xói mòn của

đất. Độ dốc được xác định thông qua 4 cấp: 4.1. Độ dốc dưới 150; 4.2. Độ dốc dưới từ 15 - 25

0;

4.3. Độ dốc dưới từ 25 - 350; 4.4. Độ dốc dưới trên 35

0

Tiêu chí 5 - Thực bì chỉ thị

Là nhân tố phản ánh độ phì hiện tại của đất và mức độ thoái hoá của đất và tiềm năng tái

sinh của rừng. Thực bì chỉ thị phân ra 3 trạng thái: (1).Trạng thái Ic: Mật độ cây gỗ tái sinh với

chiều cao trên 1m đạt trên 1000cây/ha.( 2). Trạng thái Ib: Mật độ cây gỗ tái sinh với chiều cao

trên 1m dưới 1000cây/ha, chủ yếu cây bụi thảm tươi. (3). Trạng thái Ia: Trảng cỏ xen cây bụi rải

rác.

Tiêu chí 6 - Lượng mưa bình quân năm

Ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ nước của đất và sinh trưởng cây trồng, tiềm năng xói mòn.

Lượng mưa chia thành 5 cấp: 6.1. Lượng mưa trên 2500mm. 6.2. Lượng mưa từ 2000 - 2500mm.

6.3. Lượng mưa từ 1500 - 2000mm. 6.4. Lượng mưa từ 1000 - 1500mm. 6.5. Lượng mưa dưới

1000mm.

Tiêu chí 7 - Độ cao tuyệt đối

Là nhân tố liên quan đến chế độ nhiệt ẩm và phân bố cây trồng. Độ cao dự kiến chia ra 4

cấp như sau: 1. Độ cao trên 1000m; 2. Độ cao trên từ 700 - 1000m; 3. Độ cao trên từ 300 -

7000m; 4. Độ cao trên dưới 300m.

Page 55: Quản lý đất lâm nghiệp

53

3.8.2. Tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện KTXH có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá đất đai và phản ánh mức độ

thuận lợi hay khó khăn đối với công tác phát triển trồng rừng ở địa phương.

Tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế - xã hội đề xuất gồm 4 tiêu chí là: (i) Điều kiện giao thông và thị

trường; (ii) Mật độ dân số; (iii) Thu nhập bình quân; (iv) Nhu cầu địa phương. Tuy nhiên đối với tiêu

chuẩn về điều kiện kinh tế - xã hội rất khó có thể đưa ra chỉ tiêu định lượng cụ thể mà mới được đề cập

theo định tính. Do vậy các tiêu chí và chỉ tiêu về kinh tế - xã hội sẽ được thử nghiệm thông qua việc điều

tra đánh giá theo phương pháp Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và Đánh giá nhanh nông thôn có sự

tham gia (PRA). Chi tiết về các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện kinh tế - xã hội như trình bày dưới đây.

Tiêu chí, chỉ tiêu:

1. Tiêu chí 1 - Giao thông và thị trường

1.1. Điều kiện giao thông (khu vực trồng rừng cách đường chính dưới 5km) và thị trường

tốt (cách nơi tiêu thụ, chế biến dưới 50km).

1.2. Điều kiện giao thông trung bình (khu vực trồng rừng cách đường chính dưới 5 - 10km)

và thị trường trung bình (cách nơi tiêu thụ, chế biến dưới 50 - 100km)

1.3. Điều kiện giao thông (khu vực trồng rừng cách đương chính dưới 5 - 10km) và thị

trường trung kém (cách nơi tiêu thụ, chế biến dưới trên 100km).

2. Tiêu chí 2 - Mật độ dân số

2.1. Mật độ dân số cao (trên 200 người/km2).

2.2. Mật độ dân số trung bình (từ 100 - 200 người/km2).

2.3. Mật độ dân số thấp (dưới 100 người/km2).

3. Tiêu chí 3 - Thu nhập bình quân người năm

3.1. Thu nhập bình quân cao.

3.2. Thu nhập bình quân trung bình.

3.3. Thu nhập bình quân thấp.

4. Tiêu chí 4 - Nhu cầu địa phương:

4.1. Trồng loại cây gì

4.2. Ai tham gia trồng (hộ gia đình, nhóm hộ...)

4.3. Khi nào trồng

4.4. Phương thức quản lý

3.9. Thử nghiệm tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất đai

3.9.1. Mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp thử nghiệm

Mục tiêu

Để có cơ sở cho việc lựa chọn các tiêu chí và chỉ tiêu đề xuất cho đánh giá đất phục vụ

trồng rừng, việc thử nghiệm bộ tiêu chí và các chỉ tiêu đề xuất có hai mục tiêu:

Đánh giá tính khả thi của bộ tiêu chí và chỉ tiêu đề xuất cho đánh giá đất phục vụ trồng rừng.

Điều chỉnh và hoàn thiện bộ tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất phục vụ trồng rừng phù

hợp với điều kiện thực tiễn.

Nội dung

Page 56: Quản lý đất lâm nghiệp

54

Nhằm đạt được mục tiêu trên, việc thử nghiệm các tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh đất phục vụ

trồng rừng tập trung vào các nội dung dưới đây:

Đánh giá sự phù hợp của các tiêu chí và chỉ tiêu với các văn bản pháp quy về sản xuất lâm nghiệp.

Đánh giá mức độ liên quan của các tiêu chí và chỉ tiêu.

Đánh giá mức độ liên quan đến các tiêu chí và chỉ tiêu đến mục tiêu đánh giá đất lâm nghiệp.

Đánh giá khả năng định lượng của các tiêu chí và các chỉ tiêu.

Đánh giá khả năng điều tra, đo đếm và đoán đọc các tiêu chí và chỉ tiêu.

Đánh giá khả năng áp dụng thực tế các tiêu chí và chỉ tiêu tại hiện trường.

Đánh giá mức độ phù hợp của các tiêu chí và chỉ tiêu với người sử dụng.

Đối tượng

Quá trình thử nghiệm các tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất phục vụ trồng rừng được tiến

hành trên đất lâm nghiệp không có rừng (đất trống đồi núi trọc) tại xã Thanh Luận huyện Sơn

Đông, Bắc Giang và xã Hà Tam huyện An Khê, Gia Lai.

Phương pháp

Việc thử nghiệm các tiêu chí và chỉ tiêu về đáng giá đất được thực hiện trên hiện trường tại

các điểm lựa chọn thử nghiệm. Quá trình thử nghiệm, đánh giá và hoàn thiện tiêu chí và chỉ tiêu

được mô tả ở Hình 5.

Hình 5. Sơ đồ các bước thử nghiệm TC & CT đánh giá đất

Sử dụng phương pháp điều tra và đánh giá ngoài hiện trường nhằm đánh giá các tiêu chí và

chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên. Trên các đối tượng thử nghiệm, lập các tuyến điều tra qua các kiểu

địa hình, loại đất, trạng thái thực bì, các loại hình sử dụng đất khác nhau. Trên tuyến các điều tra

viên lập các ô tiêu chuẩn để đo đếm và đánh giá mức độ liên quan và tính khả thi của các chỉ tiêu

cho từng tiêu chí cụ thể.

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn

có sự tham gia (PRA) được sử dụng để đánh giá các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện kinh tế - xã

hội. Các thông tin liên quan như điều kiện giao thông, thị trường, dân số, đời sống, các nhu cầu

về sử dụng đất v.v...

3.9.2. Thử nghiệm đánh giá đất đai dựa trên các tiêu chí

Các tiêu chí và chỉ tiêu

về điều kiện KTXH

Thử nghiệm đánh

giá tại hiện trường

và hoàn thiện

Các tiêu chí và chỉ tiêu

về điều kiện tự nhiên

Tiêu chuẩn về điều kiện

tự nhiên

Tiêu chuẩn về điều kiện

KTXH

Page 57: Quản lý đất lâm nghiệp

55

Thu thập tài

liệu liên quan

Tiêu chí đánh

giá đất

Bản đồ địa hình

Bản đồ thổ nhưỡng

Bản đồ hiện trạng rừng

Tài liệu liên quan khác

Tiêu chí và chỉ tiêu về

điều kiện tự nhiên

Tiêu chí và chỉ tiêu về

điều kiện KTXH

Xác định

ĐVĐĐ

Đánh giá điều kiện

KTXH

Đánh giá tiềm năng

của đất

Đánh giá độ thích hợp

Đánh giá lại

hiện trường

Hoàn thiện

ĐVĐĐ

Đề xuất cơ cấu

cây trồng

3.9.2.1. Phương pháp tiến hành

Đơn vị đất đai là đơn vị cơ bản để đánh giá đất. Đơn vị đất đai được hiểu là một lô hoặc

khoanh đất có đặc trưng tương đối đồng nhất bởi 6 tiêu chí đề xuất là thành phần cơ giới đất, độ

dốc, trạng thái thực bì, độ dày tầng đất, độ cao tuyệt đối và lượng mưa bình quân năm. Hai nội

dung chính của việc đánh giá đất đai là: (i) Xác định tiềm năng sản xuất của đất và (ii) Đánh giá

độ thích hợp cây trồng. Sơ đồ quá trình đánh giá đất được mô tả ở Hình 6.

Hình 6. Sơ đồ quá trình đánh giá đất đai

a. Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất

a. Đánh giá tiểm nămng sản xuất của đất

Đánh giá TNSX của đất là việc xác định khả năng sử dụng đất cho các mục tiêu chính dựa

trên các yếu tố hạn chế hoặc thuận lợi trong quá trình sử dụng đất.

Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất được tiến hành qua việc đánh giá các tiêu chí, các chỉ

tiêu về điều kiện tự nhiên của ĐVĐĐ theo 4 mức sau:

Mức 1: Rất thuận lợi, rất tốt hầu như không có hạn chế trong sử dụng

Page 58: Quản lý đất lâm nghiệp

56

Mức 2: Thuận lợi, tốt có ít hạn chế trong sử dụng

Mức 3: Ít thuận lợi, trung bình

Mức 4: Không thuận lợi, xấu nhiều hạn chế trong sử dụng.

Tiềm năng sản xuất của đơn vị đất đai được phân ra làm 3 hạng như sau:

Hạng 1: Đơn vị đất đai có tiềm năng sản xuất cao

Hạng 2: Đơn vị đất đai có tiềm năng sản xuất trung bình

Hạng 3: Đơn vị đất đai có tiềm năng sản xuất thấp.

Đánh giá tiềm năng sản xuất của các ĐVĐĐ được thực hiện theo phương pháp cho điểm.

Tuy nhiên với một số tiêu chí quan trọng, có sử dụng trọng số. Ví dụ, độ dốc nhỏ 150 độ dày tầng

đất trên 100cm điểm số được tăng lên 1,5 lần (trọng số 1,5); các tiêu chí khác như độ dốc quá lớn

(trên 350, đất trơ sỏi đá hoặc vùng núi rất cao (độ cao tuyệt đối trên 1700m), điểm số bị hạ cấp

xuống một nửa (trọng số 0,5). Điểm số xác định cho từng tiêu chí của ĐVĐĐ được xác định ở

Bảng 66.

Bảng 3.11. Điểm số xác định cho các chỉ tiêu của ĐVĐĐ

Tiêu chí Chỉ tiêu Ký hiệu Điểm số

1.Thành phần cơ giới đất

1.1. Trung bình

1.2. Hơi nặng

1.3. Nhẹ

1.4. Rất nặng hoặc rất nhẹ

T1

T2

T3

T4

4

3

2

1

2. Độ dốc, độ

2.1. Nhỏ hơn 15

2.2. Từ 15 đến 25

2.3. Từ 25 đến 35

2.4. Lớn hơn 35

G1

G2

G3

G4

6

3

2

0,5

3. Trạng thái thực vật, cây

gỗ tái sinh chiều cao lớn

hơn 1m, cây/ha

3.1. Lớn hơn 1000

3.2. Từ 300 - 1000

3.3. Nhỏ hơn 300

3.4. Không có

IC

IB1

IB2

IA

4

3

2

1

4. Độ dày tầng đất, cm

4.1. Lớn hơn 100

4.2. Từ 50 - 100

4.3. Nhỏ hơn 50

4.4. Trơ sỏi đá

D1

D2

D3

D4

6

3

2

0,5

5. Độ cao tuyệt đối, m

5.1. Nhỏ hơn 300; Cao nguyên;

Bán bình nguyên

5.2. Từ 300 đến nhỏ hơn 700

5.3. Từ 700 đến nhỏ hơn 1000

5.4. Từ 1000 đến nhỏ hơn 1700

5.5. Lớn hơn 1700

H1

H2

H3

H4

H5

4

3

2

1

0,5

6. Lượng mưa, mm 6.1. Lớn hơn 2000 R1 4

Page 59: Quản lý đất lâm nghiệp

57

6.2. Từ 1500 đến nhỏ hơn 2000

6.3. Từ 1000 đến nhỏ hơn 1500

6.4. Nhỏ hơn 1000

R2

R3

R4

3

2

1

Tiềm năng của ĐVĐĐ sẽ được xác định trên cơ sở tổng điểm của từng ĐVĐĐ dựa vào quy

định điểm số cho từng chỉ tiêu như đã nêu. Tiềm năng sản xuất của ĐVĐĐ được xác định theo 3

hạng như sau:

Hạng 1: Tiềm năng sản xuất cao: ĐVĐĐ có tổng điểm từ 21 điểm trở lên

Hạng 2: Tiềm năng sản xuất trung bình: ĐVĐĐ có tổng điểm từ 12 - 21 điểm

Hạng 3: Tiềm năng sản xuất thấp: ĐVĐĐ có tổng điểm dưới 12 điểm.

b. Đánh giá độ thích hợp cây trồng

Đánh giá độ thích hợp cây trồng được đánh giá theo từng đơn vị đất đai dựa trên các căn cứ

sau:

Tiềm năng sản xuất của đơn vị đất đai

Đặc tính sinh thái của các loài cây trồng

Qui trình trồng các loài cây đã được ban hành

Kinh nghiệm, kết quả và những tiến bộ kỹ thuật về trồng rừng.

Độ thích hợp cây trồng được đánh giá theo 4 cấp thích hợp đưới đây:

S1: Thích hợp cao

S2: Thích hợp trung bình

S3: Thích hợp thấp

N: Không thích hợp.

Đánh giá độ thích hợp cây trồng bằng phương pháp so sánh dựa trên đặc tính sinh thái của

loài cây với điều kiện tự nhiên của ĐVĐĐ. Xác định độ thích hợp cây trồng được tiến hành như

sau:

Xác định mức độ thích hợp chuẩn của cây trồng dựa trên đặc tính sinh thái của từng loài

theo các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, các qui trình trồng một số loài cây đã ban hành,

kinh nghiệm, kết quả và những tiến bộ kỹ thuật về trồng rừng.

So sánh cấp thích hợp chuẩn của loài cây dự kiến trồng rừng với các tiêu chí của ĐVĐĐ đã

xác định ở khu vực đánh giá để xác định độ thích hợp của các loài cây đó với ĐVĐĐ đang đánh

giá. Trong quá trình so sánh, độ thích hợp cây trồng được xác định dựa trên nguyên tắc yếu tố

hạn chế, cụ thể là:

- Nếu 1 trong 6 tiêu chí đánh giá ở mức không thích hợp (N) thì cây trồng thuộc cấp

không thích hợp (N)

- Nếu 1 trong 2 tiêu chí độ dốc, độ dày tầng đất ở cấp thích hợp kém (S3) thì cây trồng

thuộc cấp thích hợp thấp S3)

- Nếu đa số (trên 50%) các tiêu chí đánh giá nằm ở cấp thích hợp nào cây trồng thuộc cấp

thích hợp đó.

c. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội được phân chia thành 3 khu vực là Khu vực I (khu vực bước đầu

phát triển), Khu vực II (khu vực tạm ổn) và Khu vực III (khu vực khó khăn).

Page 60: Quản lý đất lâm nghiệp

58

Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội bằng phương pháp so sánh đối chiếu điều kiện kinh tế -

xã hội hiện tại của xã hoặc khu vực đánh giá với các tiêu chí và chỉ tiêu về kinh tế - xã hội nêu ở

bảng 65. Việc phân chia các xã hoặc khu vực đánh giá theo 3 khu vực nêu trên được thực hiện

nguyên tắc là nếu 1 xã có từ 3/4 (tương đương 75%) số tiêu chí phân chia khu vực trở lên thuộc

mức (khu vực) nào thì xếp vào mức (khu vực) ấy.

d. Lựa chọn cây trồng theo điều kiện kinh tế - xã hội

Việc quyết định lựa chọn cây trồng trong một khu vực hoặc một dự án được thực hiện dựa

trên cơ sở đánh giá độ thích hợp cây trồng và điều kiện kinh - tế xã hội. Các cơ cấu để đưa ra cơ

cấu cây trồng gồm:

Kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất của đất

Kết quả đánh giá độ thích hợp cây trồng theo điều kiện tự nhiên

Kết quả đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội

Kết quả đánh giá nguyện vọng người dân và mục tiêu phát triển lâm nghiệp của khu vực

hoặc dự án.

Chọn loài cây trồng phù hợp vói điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đén sự

thành công của sản xuất lâm nghiệp. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội mà lựa chọn loài

cây trồng cho phù hợp. Việc lựa chọn cây trồng được đề xuất như sau:

Với điều kiện kinh tế - xã hội thuộc mức 1 (Khu vực I) và mức 2 (Khu vực II), chọn loại

cây thích hợp ở cả 3 cấp gồm cấp thích hợp cao (S1), thích hợp trung bình (S2) và thích hợp thấp

(S3).

Với những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội thuộc mức 3 (Khu vực III), chọn loài cây thích

hợp ở 2 cấp gồm cấp thích hợp cao (S1)

CÂU HỎI KIỂM TRA

CÂU 1. Anh hay chị hảy phân tích các nhóm yếu tố để phân chia lập địa trong lâm nghiệp

ở Việt Nam và các thành phần phân chia lập địa trong lâm nghiệp?

CÂU 2. Anh hay chị hảy phân tích để xây dựng bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất lâm

nghiệp cấp xã ?

Page 61: Quản lý đất lâm nghiệp

59

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHI ĐƯỢC GIAO

4.1. Các hệ thống Nông lâm kết hợp truyền thống

4.1.1. Khái niệm

Hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) truyền thống là những là hệ thống canh tác được

phát triển và sử dụng qua nhiều thế hệ, được chứng thực qua thời gian. Chúng thường phổ

biến ở các cộng đồng người dân tộc sống ở gần hay ngay tại rừng. Một cách đơn giản hơn, hệ

thống NLKH truyền thống là các kiểu canh tác nông lâm kết hợp được phát triển bởi chính

người dân ở tại địa phương.

Mặc dù nông lâm kết hợp là môn học còn mới mẽ, nhưng nó thực sử là một kiểu canh

tác đã được nông dân áp dụng từ lâu. Nhiều kỹ thuật nông lâm kết hợp đã tồn tại, thử nghiệm

và chấp nhận bởi bởi nông dân địa phương qua hàng nghìn năm. Thí dụ chúng ta có thể xác

định loại cây trồng, vật nuôi và sự phối hợp loài thích hợp cho một hoàn cảnh nào đó bởi

người dân ở số địa phương. Cho nên, chúng ta cần tổng kết và phân tích các hệ thống nông

lâm kết hợp truyền thống.

Các yếu tố để xem xét một hệ thống là truyền thống/ bản địa bao gồm:

Hệ thống được tồn tại từ lâu.

Hệ thống có sức sản xuất cao.

Hệ thống được chấp nhận bởi cư dân địa phương vì nó phù hợp với tập quán, tín

ngưỡng và suy nghĩ của họ.

Tại các nước châu Á cũng như Việt Nam, các cộng đồng dân cư, dân tộc ít người đã và

đang sinh sống tại các vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa, nơi giao thông liên lạc khó khăn,

chính họ là những người tiên phong trong việc hình thành các kỹ thuật nông lâm kết hợp

mang tính truyền thống.

Tổng quát, có thể chia làm hai loại hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống thường thấy

ở các nước đang phát triển ở châu Á.

4.1.2. Các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống

Hệ thống bỏ hóa/ nương rẫy cải tiến

Đây là hình thức lâu đời của nông lâm kết hợp lâu đời, nhằm khắc phục khó khăn

của canh tác nương rẫy ( Vergara, 1982 ), thật ra kiểu canh tác này không có ý nghĩa bỏ hóa

đất mà đất cũng được phát, đốt và "trỉa" hạt trong vài năm sau đó ngững canh tác một số năm

tạo điều kiện thuận lợi để rừng phục hồi độ phì đất (cho đất “nghỉ”). Thật ra họ luân canh từ

mảnh đất này sang mảnh đất khác theo thời gian đã được suy tính trước. Kỹ thuật nào tỏ ra

bền vững qua nhiều năm. Mấu chốt cho sự bền vững của kỹ thuật canh tác này là thời gian

ngừng canh tác để độ phì của đất được phục hồi. Thời gian bỏ hoá dài ngắn phụ thuộc vào

quỹ đất. Nếu thời gian bỏ hoá quá ngắn hệ thống canh tác sẽ bị suy thoái dần.

Nhiều cộng đồng dân tộc ít người ở Việt Nam có kiểu canh tác nương rẫy với giai đoạn

bỏ hóa khá dài so với giai đoạn canh tác. Ví dụ người Stieng, Chil, K’hor, M’nông, Jarai, K’tu

... ở Tây Nguyên thường xem rẫy bỏ hóa của họ như nơi dự trữ rau, trái cây, lương thực,

thuốc trị bệnh ...và họ thường xuyên lui tới để thu lượm sản phẩm trên đất bỏ hóa.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đất canh tác ngày càng ít khi dân số càng đông đúc, các cộng

đồng dân cư thường cải tiến kiểu canh tác của họ để đối phó. Hệ thống cải tiến bỏ hóa của

người Naalad là một ví dụ. Hệ thống đã được thực hiện hơn 80 năm nay tại một số cộng đồng

ở huyện Naga, đảo Cebu, Philippin. Để khắc phục tình trạng thiếu đất, độ phì của đất suy

giảm nhanh, bỏ hóa ngắn lại, kéo dài thời gian canh tác, nông dân địa phương đã trồng thành

Page 62: Quản lý đất lâm nghiệp

60

công loài cây keo dậu (Leucaena glauca) trong giai đoạn bỏ hoá. Họ thường chia đất canh tác

ra nhiều lô để trồng luân canh cây hoa màu và cây keo dậu để cải tạo đất. Thời gian canh tác

thay đổi từ 2 - 4 năm lệ thuộc vào số lô luân canh, tổng diện tích rẫy, và sức sinh trưởng của

keo dậu. Hạt keo dậu được gieo thẳng ngay khi đất bỏ hóa, thời gian bỏ hóa kéo dài 8 - 10

năm hoặc ngắn hơn. Với cách làm này người dân đã rút ngắn được thời gian bỏ hóa ngoài ra

còn khai thác được keo dậu làm cột nhỏ, củi đun, lá và cành nhánh nhỏ làm phân xanh và xây

dựng các rào chắn cơ giới theo đường đồng mức. Chức năng chủ yếu của rào cản cơ giới là

chống xói mòn và được xác định như là một chỉ tiêu thời gian canh tác (chừng nào hàng rào

này bị mục nát thì dừng canh tác). Kết quả của kỹ thuật này được thể hiện trên sức sinh

trưởng và năng suất cao hơn của các loại hoa màu nông nghiệp trồng xen.

Lợi ích:

Trồng cây thân gỗ họ đậu cố định đạm vào đất bỏ hóa nhờ đó rút ngắn đáng kể thời gian

bỏ hóa.

Xúc tiến vòng tuần hoàn dinh dưỡng khoáng một cách có hiệu quả (không đốt).

Hình thành dần các bờ đất ổn định mặt dốc.

Hạn chế:

Công việc rất nặng nhọc, do phải xây dựng và duy trì các hàng rào chắn cơ giới

Gỗ thu hoạch được từ cây keo dậu được dùng để làm hàng rào chắn cơ giới nhiều hơn

để làm chất đốt.

4.1.3. Các hệ thống nhiều tầng truyền thống

Hệ thống nông lâm kết hợp rừng và ruộng bậc thang

Hệ thống rừng và lúa trồng theo bậc thang được áp dụng một số nơi của vùng Tây Bắc

Việt Nam và ở vùng Banaue, Philipin. Đây là những nơi nổi tiếng về phong cảnh của hàng

loạt các bậc thang lúa nước ở sườn dốc. Năng suất lúa ở đây khá cao (8,2 tấn/ha). Hệ thống

này đã tồn tại hàng ngàn năm nay.

Ở những nơi đất có tầng đá mẹ bền vững, ít bị sạt lở người dân tạo ruộng bậc thang để

canh tác ổn định. Kỹ thuật này hạn chế được xói mòn và chủ động được nước. Quản lý nước là

một yếu tố quan trọng của hệ thống canh tác này, người dân địa phương thường chú trọng phát

triển các hệ thống dẫn nước từ cao xuống thấp. Hơn nữa, người dân còn biết cách dùng nước

như là nguồn dẫn nhập các chất dinh dưỡng cho hệ thống. Rừng trong hệ thống này đóng vai trò

quan trọng trong việc dự trữ và điều hòa nguồn nước cung cấp cho các ruộng bậc thang, chống

sạt lở đất, ngoài ra nó còn cung cấp nguồn lâm sản ngoài gỗ như củi, tre, mây, thuốc v.v... Vì

vậy mà cộng đồng địa phương quan tâm và quản lý bảo vệ các mảng rừng đầu nguồn này.

Lợi ích:

Tạo ra một hệ thống sử dụng đất bền vững

Từng bước biến đất dốc thành ruộng trồng lúa nước và các hoa màu khác.

Hạn chế:

Rất tốn công lao động trong việc xây dựng và duy trì hệ thống

Chỉ áp dụng được ở những vùng có nguồn nước tự nhiên.

Vườn hộ truyền thống

Ở Việt Nam, vườn hộ là một trong những phương thức nông lâm kết hợp truyền thống

rất phổ biến, đặc biệt là ở vùng đồng bằng và trung du, nơi có đất canh tác hạn chế.

Trong vườn hộ, các thành phần cây lâu năm, cây ngắn ngày, vật nuôi, và thủy sản được

kết hợp hài hòa tận dụng có hiệu quả khả năng sản xuất của đất. Không gian trên mặt đất được

tận dụng triệt để và phát huy một cách tối đa thời gian và nguồn lao động trong gia đình để

sản xuất lương thực thực phẩm và thu nhập cho gia đình. Vườn hộ không chỉ có hiệu quả kinh

Page 63: Quản lý đất lâm nghiệp

61

tế xã hội mà còn mang nghĩa bảo tồn sinh thái môi trường, cảnh quan nên đã được người dân

không ngừng xây dựng, duy trì và phát triển. Các hệ thống vườn hộ ở Việt Nam rất phong phú

và đa dạng thay đổi theo điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán truyền thống ...

4.1.4. Vườn rừng

Vườn rừng là những khu đất được sử dụng để trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả theo

hướng thâm canh để cung cấp nhiều loại sản phẩm có giá trị hàng hóa cao. Vườn rừng có diện

tích biến động từ 0,3 - 0,5 ha, có khi lên đến vài ba ha một hộ, gắn với đất thổ cư của gia đình

.

Vườn rừng thường có cấu trúc một tầng cây gỗ chính được trồng thuần loài. Ngoài ra

còn có tầng thấp trồng xen dưới tán hay tầng thảm tươi tự nhiên được duy trì bảo vệ giữ lại.

Tầng cây chính: tùy theo điều kiện sinh thái, tập quán và kinh nghiệm truyền thống của

từng vùng cũng như nhu cầu của thị trường, người nông dân thường chọn lựa một trong

những loài sau đây để trồng trong vườn rừng của mình. Các loại tre trúc để cung cấp vật liệu

làm nhà, đồ dùng và nguyên liệu cho một số sản phẩm thủ công (tre diễn ở Phú Thọ; luồng ở

Thanh Hóa, Hòa Bình; Trúc cần câu ở Cao Bằng, Bắc Cạn; Tre gai và Vầu ở nhiều nơi). Các

loại cây đặc sản có giá trị cao, cung cấp tinh dầu, dầu, nhựa phục vụ công nghiệp và xuất khẩu

như Quế ở Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Nam; Trám ở Phú Thọ; Giẻ ở Bắc Giang, Cao Bằng;

Cọ và Mỡ ở Phú Thọ, Tuyên Quang; Bời Lời ở Gia Lai; Trẩu, Sở và Bạch đàn, Giẻ, Trám ;

Điều ở Đông Nam Bộ, Dừa ở Bình Định, Cam Ranh, Bến Tre v.v...

Tầng cây thấp: thường được trồng kết hợp để tận dụng đất đai và năng lượng mặt trời,

sản xuất thêm lương thực, thực phẩm, cây dược liệu, thức ăn gia súc và các sản phẩm có giá

trị khác hay có tác dụng phù trợ cho cây trồng chính. Ví dụ: Cây nông nghiệp ngắn ngày cho

lương thực, thực phẩm như sắn, lúa, các loại đậu đỗ; Cây dược liệu cho hoa củ quả như gừng,

nghệ, ớt, sa nhân, dứa v.v... cây làm phân xanh và làm thức ăn gia súc như cốt khí, đậu triều,

keo dậu...

Lợi ích:

Vườn rừng bao gồm các loài cây bản địa có tính thích ứng cao với điều kiện sinh thái và

đất đai của địa phương.

Duy trì và phát triển được tầng cây thấp có tác dụng phù trợ cho tầng cây chính.

Góp phần tạo dựng môi trường sinh thái ổn định cho sự phát triển bền vững của cây

trồng. Bảo tồn được nguồn tài nguyên đất và nước.

Các hộ gia đình tận dụng được thời gian, nguồn lao động, tạo ra nhiều loại sản phẩm

hàng hóa có giá trị cao, tăng thu nhập cho gia đình và có nguồn đầu tư trở lại cho cây trồng.

Điều hòa được lợi ích trước mắt và lâu dài.

Hạn chế:

Công việc chuẩn bị đất tốn nhiều công lao động. Việc làm đất và trồng cây lâm nghiệp

dễ làm hư hại thực bì tự nhiên. Xói mòn đất dễ xảy ra trong những năm đầu, ảnh hưởng đến

sinh trưởng và năng suất cây trồng về sau.

Xây dựng vườn rừng thường ít được các hộ nghèo chấp nhận vì chu kỳ sản xuất cây lâm

nghiệp dài và đầu tư vốn, lao động cao.

4.1.5. Hệ thống vườn ao chuồng (VAC)

Viết tắt VAC theo ba chữ cái đầu của tiếng Việt là làm vườn (V) để trồng cây kết hợp

với ao (A) để nuôi trồng thủy sản và (C) là chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Hệ thống VAC thường gặp ở cả vùng đồng bằng, trung du và vùng cao ở Việt Nam.

Đặc điểm của hệ thống VAC là:

- Đất phù sa không bị ngập nước hoặc được đắp cao tránh úng nước trong mùa mưa.

Page 64: Quản lý đất lâm nghiệp

62

- Đất bằng hoặc dốc nhẹ ở các chân đồi núi, có đủ nguồn nước cho sinh hoạt và sản

xuất.

- Diện tích: phổ biến là 500-1000 m2

cho mỗi hộ, có nơi lên đến 2000-5000 m2 trong đó

diện tích làm nhà ở, chuồng trại và ao chiếm từ 200-300 m2 phần đất còn lại để làm vườn.

- Vườn thường có nhiều tầng:

+ Tầng trên thường là các loài cây thân gỗ đa dụng sống lâu năm hay cây ăn quả có tán

lá cao, rộng và ưa sáng. Các loài cây được trồng phổ biến trong vườn hộ có đến 30 - 40 loài,

hay gặp nhất là mít, vải, nhãn, xoài, chôm chôm, cam, bưởi, vú sữa, trám ...

+ Tầng dưới có các cây lấy quả, củi hoặc làm dược liệu, hương liệu và chúng thường có

khả năng chịu bóng và ưa ẩm. Tầng này có thể có rất nhiều loài, phổ biến nhất có dứa, gừng,

nghệ, ớt, dong riềng ...

Ngoài ra, trong vườn nhà cũng có dành ra những đám đất nhỏ làm vườn rau xanh với

nhiều loài khác nhau để phục vụ cho bữa ăn và cuộc sống hàng ngày cho gia đình như: rau

muống, rau ngót, các loại cải, su hào, bắp cải, xà lách, cà chua, ớt, tỏi, hành, rau thơm, rau

mùi, húng, mùi tàu, rau ngổ, thìa lìa, tía tô, kinh giới, đinh lăng, bạc hà, hương nhu ...

- Ao cũng được sử dụng theo nhiều tầng như:

+ Mặt nước được thả các loài bèo lục bình, bèo cái, bèo hoa dâu và các loài rau

muống ...

+ Bên trên mặt nước được tận dụng làm giàn cho các loại bầu, bí, mướp, đậu ván,

thiên lý ...leo bám.

+ Ven bờ ao trồng các rau chịu ngập như rau muống, dọc mùng, khoai nước ...

+ Bờ ao trồng các loại củ từ, khoai lang, khoai môn, lạc ...

- Chuồng thường có hai loại:

+ Chuồng lớn nuôi các loại đại gia súc như heo, trâu, bò được xây thành hai ngăn, một

ngăn để nuôi và một ngăn để chứa thức ăn thừa và phân.

+ Chuồng nhỏ để nuôi các loại gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng ...

Đặc biệt xung quanh vườn ao chuồng nhà nào cũng có một hàng rào xanh bao bọc để

bảo vệ. Hàng rào xanh cũng thường có kết cấu hai tầng, gồm những loài cây đa tác dụng lấy

gỗ, củi và các lâm đặc sản khác. Thường gặp cây tầng trên có các loài như xoan, gạo, phi lao,

bạch đàn, bồ kết ... tầng dưới là các loài mây, dâu ...

+ Dưới nước nuôi các loại thủy sản, có gần 20 loài cá, ếch, tôm, cua đã được sử dụng,

phổ biến nhất là các loài cá trắm, trôi, rô phi, mè ...

Lợi ích:

VAC là một hệ sinh thái hoàn chỉnh và thống nhất. Các thành phần trong trong hệ thống

này có mối quan hệ qua lại như vườn trồng cây vừa để lấy sản phẩm dùng cho người, vừa tạo

thức ăn chăn nuôi và thủy sản dưới ao, đồng thời để bảo tồn đất và nước; chuồng để chăn nuôi

lấy thịt, lấy phân bón cho cây và làm thức ăn cho cá; và sau cùng ao không chỉ để nuôi trồng

thủy sản mà còn là nơi dự trữ nguồn nước tưới cho cây trong vườn và làm vệ sinh cho vật

nuôi.

VAC là một hệ thống nông lâm kết hợp có hiệu quả về sử dụng không gian và các tầng

đất. Nó không chỉ giúp cho mỗi gia đình sản xuất ra lương thực, thực phẩm tăng nguồn dinh

dưỡng cho bữa ăn hàng ngày mà còn cung cấp củi đun, các nguyên liệu để phát triển các nghề

thủ công truyền thống, tăng nguồn vui, giải trí thông qua lao động và tiếp xúc với thiên nhiên.

Hạn chế

Đòi hỏi nông dân phải có kinh nghiệm và kỹ năng tổng hợp về trồng trọt, chăn nuôi và

thủy sản.

Page 65: Quản lý đất lâm nghiệp

63

Diện tích đất hẹp là một hạn chế để phát triển VAC theo hướng hàng hoá.

4.1.6. Hệ thống Rừng vườn ao chuồng (RVAC)

Hệ thống này thực chất là hệ thống VAC cải tiến và đã được phát triển khá lâu tại một

số địa phương vùng đồi núi, trong đó có sự kết hợp giữa rừng, vườn cây ăn quả, ao cá và vật

nuôi. Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn loài cây trồng là:

Điều kiện đất đai, khí hậu nơi gây trồng.

Điều kiện kinh tế, nhu cầu và nguồn lao động của nông hộ.

Kỹ năng và kiến thức của người dân.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm tại địa phương.

Lợi ích

Bền vững về mặt sinh thái và kinh tế

Có khả năng chống chịu và giảm các rủi ro về sinh học và kinh tế

Gia tăng mối quan tâm của người dân đến quản lý bảo vệ rừng.

Góp phần duy trì và bảo vệ được tính đa dạng sinh học.

Giảm sức ép của việc gia tăng dân số lên việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên

nhiên.

Tăng được sản phẩm cần dùng hàng ngày, củi đun, thức ăn, sinh tố ...tạo thêm việc làm,

tận dụng được mọi nguồn lao động ở nông thôn.

Giữ gìn được cân bằng sinh thái đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu bền.

Hạn chế

Thiếu các kiến thức về kỹ thuật và tài chính

Thiếu cơ sở hạ tầng ở vùng sâu đã cản trở sự nhân rộng và phát triển của hệ thống

Quyền sử dụng đất chưa rõ ràng và đáp ứng kịp thời

Nhận định về các hệ thống nhiều tầng truyền thống:

Các cộng đồng dân tộc địa phương thường xem và đánh giá rừng một cách tổng hợp

chứ không chỉ quan tâm vào cây gỗ, khác với các nhà lâm nghiệp chỉ chú ý vào các loài cây

có giá trị kinh tế dẫn đến độc canh trong trồng rừng và trồng trọt. Vì thế, hệ thống sử dụng đất

của người dân địa phương sẽ mô phỏng theo rừng tự nhiên và quản lý nó theo kiểu rừng tổng

hợp theo giá trị nhiều mặt của nó.

Các hệ thống sử dụng đất này có mức đa dạng sinh học cao vì đó là biện pháp nhằm làm

giảm đi sự rủi ro trong sản xuất, đồng thời đảm bảo được an toàn lương thực tại chỗ. Tuy vậy,

hệ thống vẫn chưa quan tâm nhiều đến các loài cây đa dụng. Điều này cần được chúng ta quan

tâm hơn để nghiên cứu và phát triển các loài cây trên để giới thiệu cho các cư dân địa phương.

4.2. Các hệ thống sử dụng đất theo kiểu nông lâm kết hợp cải tiến

Các hệ thống nông lâm kết hợp cải tiến thường được phát triển và giới thiệu cho một

vùng nào đó bởi các nhà kỹ thuật bên ngoài, vì thế nó khác với các hệ thống truyền thống

được phát triển do chính nông dân tại địa phương. Các hệ thống cải tiến thường đơn giản hơn

về mặt số loài cây trồng và mức độ đa dạng sinh học so với các hệ thống truyền thống. Hơn

nữa, đây là những hệ thống kỹ thuật sử dụng đất mới được áp dụng tại một địa điểm nào đó

chưa trải qua thử nghiệm lâu dài nên sự bền vững của nó cần được xem xét cẩn thận để phát

triển trên diện rộng. Hiện nay tại Việt Nam cũng như các nước ở vùng ĐNÁ có rất nhiều hệ

thống kỹ thuật NLKH sử dụng đất cải tiến được giới thiệu để áp dụng. Mặc dầu các kỹ thuật

này đã và đang chứng tỏ khả năng phát triển tốt khởi đầu, nhưng chúng ta cần nghiên cứu và

theo dõi chi tiết hơn, đặc biệt là các điểm mạnh, yếu, cơ hội và đe doạ của chúng để có thể

nhân rộng và áp dụng lâu dài. Một số các hệ thống cải tiến sẽ được phân tích và đánh giá sau.

Page 66: Quản lý đất lâm nghiệp

64

4.2.1. Hệ thống canh tác xen theo băng

Canh tác theo băng nói chung và canh tác theo đường đồng mức trên đất dốc là hệ thống

sử dụng đất theo kiểu nông lâm kết hợp được giới thiệu và trở nên phổ biến ở nước ta trong

vòng 10 trở lại đây. Nếu phát triển kỹ thuật này trên đất dốc của các vùng đồi núi thì nó được

gọi là: “Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp trên đất dốc” viết tắt là S.A.L.T 1 (Sloping

Agricultural Land Technology).

Khái niệm

Canh tác xen theo băng là một hệ thống nông lâm kết hợp bao gồm việc trồng các hàng

cây làm ranh (thường theo hướng Đông-Tây) và canh tác hoa màu ở đường băng giữa hai

hàng ranh. Các hàng ranh thường rộng một mét, được cấu tạo bởi một hoặc hai hàng cây thân

gỗ đa niên và định kỳ được cắt tỉa để tránh che bóng cây hoa màu. Cây trồng trên hàng ranh

có nhiệm vụ tạo môi trường thuận lợi cho hoa màu sinh trưởng tốt hơn, cung cấp chất hữu cơ

cho đất nhờ vào vật rụng của chúng đồng thời sản xuất gỗ, củi và các công dụng khác cho

nông trại.

Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp trên đất dốc” viết tắt là S.A.L.T 1 (Sloping

Agricultural Land Technology).

Trường hợp này, hàng cây làm ranh được bố trí trồng theo đường đồng mức và khoảng

cách của 2 hàng thay đổi theo độ dốc của đồi dốc nhưng chỉ giới hạn giữa 2 đến 6 m. Đặc

điểm cơ bản của việc trồng hàng ranh theo đường đồng mức là hạn chế xói mòn đất, lưu giữ

lại lượng đất mặt bị cuốn trôi tại chân các hàng cây, làm giảm vận tốc của dòng chảy bề mặt

và quan trọng nhất là cung cấp phẩm vật xanh cắt được cho đất để phục hồi và giữ gìn độ phì

của đất. Sau vài năm hệ thống sẽ hình thành dần các bậc thang.

Đặc điểm của hệ thống

Hệ thống canh tác trên đất dốc (SALT1) được xây dựng dựa trên các đặc điểm sau:

- Canh tác theo đường đồng mức trên đất dốc với công cụ đo đạc đơn giản phù hợp với

điều kiện của vùng sâu vùng xa là khung chữ A.

- Chọn các loài cây họ đậu cố định đạm để trồng trên hàng ranh đồng mức. Tiêu chí để

chọn lựa cây họ đậu là dễ sống, sinh trưởng nhanh, trồng được bằng hạt, nẩy chồi tốt sau khi

cắt tỉa và không cạnh tranh với hoa màu.

- Phải áp dụng triệt để kỹ thuật luân canh và xen canh khi canh tác hoa màu nông

nghiệp giữa hai hàng ranh cây xanh.

- Đa dạng hoá tầng tán bằng cách trồng xen cây nông nghiệp lâu năm (trồng một băng

cây lâu năm kế tiếp ba băng trồng hoa màu) hay cây rừng bao quanh khu vực canh tác.

Điều kiện để xây dựng thành công kỹ thuật SALT 1

Các kết quả đầu tiên của việc dẫn nhập nhiều nơi ở Việt Nam đã cho thấy muốn xây

dựng thành công kỹ thuật này cần: Chọn đúng loài cây họ đậu trồng trên các đường ranh đồng

mức. Phải gieo hạt cây này càng dày càng tốt và theo hàng đôi song song với nhau. Phải định

kỳ cắt tỉa hàng ranh xuống thấp hơn 0,8 m để hoa màu nhận đủ ánh sáng và dùng phẩm vật

cắt này bón tủ vào đất đang canh tác. Cần gieo hạt các cây làm hàng ranh đúng thời vụ vào

đầu mùa mưa.

Lợi ích

Kỹ thuật SALT mang đến một số lợi ích sau:

Bảo tồn đất và nước trên đất dốc: các hàng cây ranh họ đậu và hoa màu được canh tác

theo đường đồng mức đã kiểm soát sự xói mòn đất do nước. Nhiều thí nghiệm (Cuevas và

Samson, 1982 tại Makiling; Lasco R, 1987 tại Jalajala; Rijal và Tepatiya, 1984 tại Bicol) đã

chứng minh rằng sự hiện diện của các đường ranh làm giảm một cách có ý nghĩa mức độ xói

mòn và giảm tương đối hơn đối với lượng nước chảy bề mặt. Thí nghiệm khác của Lasco đã

Page 67: Quản lý đất lâm nghiệp

65

chứng minh rằng trong mô hình SALT 1 với cây hàng ranh là keo dậu lượng đất bị xói mòn

không khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức trồng các loài hoa màu khác nhau nên nông

dân có thể chọn lựa bất kỳ loại hoa màu nào để canh tác. Watson và Laquihon đề nghị trồng

hàng ranh gồm hai hàng cây nhằm tăng hiệu quả giảm lượng xói mòn. Mặc dầu vẫn còn có

nhiều ý kiến khác về điểm lợi ích này như nhận xét rằng canh tác xen theo băng một mình nó

không đủ để giảm hiệu quả lượng nước chảy trên bề mặt đất cũng như lượng đất bị xói mòn,

hoặc trong phạm vi rộng thì canh tác xen băng theo đường đồng mức một mình không đủ để

bảo vệ có hiệu quả cả vùng lưu vực nước như thảm thực vật rừng nhiệt đới, nhưng đa số mọi

người đều đồng ý cho rằng các đường ranh có khả năng giảm thiểu lượng xói mòn đáng kể.

Điều này được xác nhận qua hiện tượng các bậc thang tự hình thành sau khi mô hình SALT 1

được xây dựng vài năm.

Phục hồi độ phì của đất: một loạt thí nghiệm canh tác xen theo băng được tiến hành ở

Nigeria (Kang et al, 1984, 1985) cho thấy như sau:

+ Sử dụng lá cây keo dậu làm chất tủ đã gia tăng đáng kể mức giữ nước của đất mặt, gia

tăng lượng nước hữu hiệu cho cây trồng góp phần tăng năng suất hoa màu vào cuối mùa mưa.

+ Sử dụng các phẩm vật cắt từ hàng ranh làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất,

thúc đẩy hoạt động của các vi sinh vật đất, tạo nên lớp che tủ bề mặt chống lượng bốc thoát

hơi nước, và cải tạo được lý tính của đất.

+ Với sự đóng góp các lượng cắt tỉa từ hàng ranh cây ranh đồng mức đất sẽ được cung

cấp trở lại chất dinh dưỡng và các chỉ tiêu hoá tính đất như khả năng trao đổi các cation trong

đất, hàm lượng phần trăm bazờ trong đất cao hơn.

Nhiều kết quả thí nghiệm khác cũng chứng tỏ lợi ích trên như một hệ thống canh tác

xen theo băng với cây keo dậu chủng K - 28 trên đất cát Entisol, khoảng cách hàng ranh 4 m

đã sản xuất được 15 đến 20 tấn lá tươi (tương đương 5 đến 6,5 tấn chất khô) trên một ha, với

số lần cắt 5 lần/ năm. Theo Watson và Laquihon ở Bansalan Minđanao, Philippin vật liệu cắt

từ cây keo dậu trong mô hình SALT 1 đã sản xuất đến 20,37 tấn /ha/ năm cành lá tươi, tương

đương với: 292Kg N, 344 Kg P2O5 và 123 Kg K2O. Ở Visca sử dụng vật liệu tủ từ cây anh

đào giả (Gliricidia sepium) trong mô hình canh tác xen theo băng với lúa đã gia tăng độ pH

đất, hàm lượng chất hữu cơ, lân và kali (Gonzal và Raros, 1987). Việc sử dụng vật liệu cắt tỉa

các loài cây anh đào giả (Gliricidia sepium), keo dậu (Leucaena leucocephala), so đũa

(Sesbania grandiflora) ...ở một số khu thử nghiệm đã có ảnh hưởng cải thiện về các tính chất

của đất và năng suất của hoa màu trồng xen (Lasco, 1991).

Tăng năng suất và thu nhập của nông trại: Mặc dầu diện tích đất dành để canh tác

hoa màu sẽ giảm đi 20% do xây dựng các hàng cây ranh nhưng về lâu dài năng suất hoa màu

sẽ ổn định và tăng dần. Thí dụ ở Cebu, Philipin năng suất ngô được ghi nhận tăng từ 300 lên

đến 1500kg hạt/ ha do độ phì của đất được cải thiện và giảm xói mòn đất sau 4 năm xây dựng

kỹ thuật này. Các kết quả khác từ Philippin cũng cho biết năng suất ngô tăng lên gấp bốn lần

(từ 500 lên 2000kg/ ha) với kỹ thuật trồng xen theo băng. So sánh sản lượng hoa màu ở nơi sử

dụng thuần lá cây keo dậu làm phân xanh đã cho thấy năng suất tăng gấp đôi so với nơi không

bón phân (2,7 tấn/ ha so với 1,3 tấn/ ha). Tại Jalajala, Rizal, Rodel Lasco, 1987 đã tiến hành

nghiên cứu cho biết năng suất của sắn 7,95 tấn/ ha và đậu phụng 810,8 Kg/ ha ở nơi canh tác

theo băng mặc dù vẫn áp dụng các kỹ thuật canh tác truyền thống của người dân tộc tương

đương với năng suất bình quân của hai loài hoa màu này tại các nơi canh tác thâm canh.

Xét về thu nhập của nông trại, khởi đầu thu nhập giảm do diện tích canh tác giảm, tuy

nhiên thu nhập sẽ tăng dần do độ phì của đất được cải thiện theo thời gian.

So với các hệ thống nông lâm kết hợp khác, kỹ thuật canh tác xen theo băng ít gây thay

đổi đến các cách canh tác của nông dân, trừ việc đưa vào gây trồng các hàng ranh, nông dân

vẫn tiếp tục canh tác như cũ.

Page 68: Quản lý đất lâm nghiệp

66

Hạn chế: Tuy nhiên hệ thống canh tác trên đất dốc vẫn còn có những điểm khó khăn

cần khắc phục như:

-Trồng các hàng ranh trên đất chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hoa màu, do chúng

chiếm khoảng 20% diện tích canh tác.

- Cây trồng trên đường đồng mức có thể cạnh tranh về ánh sáng, nước và chất dinh

dưỡng trong đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hoa màu.

- Một số loài cây trồng (như cây keo dậu) thường tạo ra các chất kháng hóa học khi vật

rụng của chúng bị phân hủy hay rễ cây tiết ra các chất cản nẩy mầm gây ảnh hưởng lớn đến sự

phát triển của các loài thực vật khác kể cả hoa màu.

- Hiệu quả của kỹ thuật này đối với cải thiện độ phì của đất chỉ được thấy sau một thời

gian (ít ra là 4 năm) nên ít thuyết phục người nông dân nghèo thiếu đất canh tác.

- Ngoài ra, vấn đề quyền canh tác trên đất lâu dài có ảnh hưởng đến sự chấp nhận của

nông dân với kỹ thuật này.

- Về mặt kỹ thuật, hệ thống canh tác xen tốn công lao động để cắt xén hàng ranh (ít nhất

là 4 lần trong một năm) và lượng hạt cây hàng ranh cần để xây dựng hệ thống cũng rất lớn

vượt quá khả năng thu hái và thu mua của nông dân nghèo. Celestion, 1985 đã ước lượng rằng

cần từ 8 đến 15 ngày công lao động và 2 ngày công dùng trâu bò cày cho một hecta để xây

dựng hệ thống canh tác theo băng bằng cây keo dậu. Những đầu tư này cần được đánh giá do

thời gian tiến hành xây dựng vào đầu mùa mưa trùng với thời gian canh tác hoa màu. Việc tốn

nhiều công lao động thường làm nản lòng nông dân áp dụng kỹ thuật này.

Vì vậy hệ thống kỹ thuật này chỉ được xem như là một biện pháp kỹ thuật để khôi phục

lại đất sau nương rẫy hay đất canh tác trên đồi núi đang bị thoái hoá, chứ không thể thay thế

cho các hệ thống rừng dày tự nhiên hay các hệ thống nông lâm kết hợp nhiều tầng.

Điều kiện để áp dụng

Canh tác xen theo băng là kỹ thuật khả thi để ổn định và giúp sản xuất bền vững ở vùng

cao thích hợp cho sản xuất lúa, ngô, và rau cải, nơi mà đất dễ suy thoái do xói mòn. Việc đưa

kỹ thuật trồng xen theo băng có thể làm giảm ngay lượng xói mòn trong vòng từ một đến vài

ba năm và giúp ổn định lại sức sản xuất của nông trại. Mặc dù đạt hiệu quả trên, song không

nên xem kỹ thuật canh tác xen theo băng là bước cuối cùng của sự phát triển nông trại vùng cao.

Lý tưởng hơn là nên tiến đến một hệ thống hỗn giao cây lâu năm và hoa màu như hệ thống nông

lâm kết hợp nhiều tầng để tạo nên sự bền vững lâu dài cho hệ thống sản xuất dựa trên cấu trúc

đa loài, nhiều tầng tán như rừng mưa nhiệt đới. Do vậy, canh tác xen theo băng được xem như

là một kiểu canh tác chuyển tiếp tiến tới một thảm cây thường trực ở vùng cao. Thời điểm đúng

để tiến hành kỹ thuật này sẽ thay đổi tùy theo điều kiện hoàn cảnh của nông dân ở mỗi địa

phương vì đa số họ phải kéo dài canh tác hoa màu liên tục do nhu cầu cấp thiết của họ.

Jane Carter (Agroforestry Today số 2/1996) đã nhận định: “ Trong hai thập niên vừa

qua, có nhiều các nghiên cứu khoa học quan tâm đến canh tác xen theo băng và xem nó như là

một kỹ thuật thâm canh, bền vững nhằm cải thiện tầng lớp nông dân nghèo ở vùng cao. Mặc

dù đã có nhiều công sức và tiền của bỏ ra để nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật này cho

nông dân ở nhiều nước, đến nay phần lớn họ đã nhận thấy rằng kỹ thuật này còn có nhiều giới

hạn để đạt được các mong ước trên. Các giới hạn chủ yếu của kỹ thuật này nảy sinh cả trong

các điều kiện tự nhiên lẫn dân sinh kinh tế xã hội ảnh hưởng đến mức độ tiếp nhận của người

nông dân. Các yếu tố để áp dụng như sau:

Các đặc điểm tự nhiên:

Ưu tiên cho vùng sản xuất ngô.

Đất canh tác có độ phì nghèo hay giảm dần, chủ yếu do nông dân tự lượng định.

Nơi có khí hậu hai mùa mưa và khô, lượng mưa tối thiểu 1000mm/ năm.

Page 69: Quản lý đất lâm nghiệp

67

Đất có độ pH cao hơn 5,5.

Nơi thiếu cây lâu năm để che phủ đất đai.

Các đặc điểm dân sinh kinh tế:

Nơi có áp lực lớn của dân số gia tăng, kết quả là giai đoạn bỏ hóa phải ngắn dần.

Phần lớn nông dân sẽ chấp nhận kỹ thuật này nếu quyền sử dụng đất được thiết lập một

cách cụ thể và chắc chắn.

Nông dân có phương thức chăn nuôi có kiểm soát, không thả rong.

Thu nhập chính của nông dân là dựa vào canh tác nông nghiệp.

4.2.2. Các kỹ thuật cải tiến khác của hệ thống trồng xen theo băng

1. Hệ thống lâm-nông-đồng cỏ (SALT 2: Simple Agro-Livestock Technology)

Đây là kỹ thuật sử dụng đất tổng hợp dựa trên kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất

dốc (SALT1) nói trên bằng cách dành một phần đất trồng cây làm thức ăn để chăn nuôi theo

phương thức nông súc kết hợp. Ở Bansalan, Mindanao, Philippin, nuôi dê lấy sữa được kết

hợp trong hệ thống. Bố trí diện tích canh tác của SALT 2 như sau 40% đất dành cho sản xuất

nông nghiệp, 20% dành cho trồng cây lâm nghiệp và 20% dành cho trồng cây thức ăn và cỏ

để chăn nuôi, phần đất còn lại để làm nhà và chuồng trại. Các diện tích trên đều được thiết kế

trồng cây họ đậu theo đường đồng mức như SALT 1. Với diện tích 1 ha đất đồi dốc được bố

trí như trên nông hộ có thể nuôi nhốt được 14 con dê với thức ăn cắt đem về từ khu đất trồng

cỏ và cây họ đậu. Ngoài lương thực thu được trên phần trồng trọt, nông dân có thể thu được 2

lít sữa/ con/ngày.

Lợi ích

Thức ăn của dê cắt từ cỏ và cây họ đậu trên đường đồng mức, phân dê được sử dụng để

bón cho đất canh tác.

Ngoài nông lâm sản, còn thu được sữa, thịt ... nên sẽ gia tăng và đa dạng hoá thu nhập

của nông trại.

Hạn chế

Nông dân có thiếu hiểu biết và kỹ năng nuôi dê nhốt và cho ăn tại chỗ.

Thiếu kiến thức về sự cân đối giữa diện tích trồng cây thức ăn gia súc và số đầu dê có

thể nuôi.

2. Hệ thống canh tác nông-lâm bền vững (SALT3: Sustainable Agroforestry Land

Technology)

Kỹ thuật này dựa trên cơ sở kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với việc sản xuất cây lương

thực, thực phẩm. Trong hệ thống canh tác SALT 3 nông dân dành phần đất thấp ở sườn dưới

và chân đồi để trồng các băng cây lương thực xen với các hàng rào xanh cây cố định đạm.

Phần đất cao ở bên trên từ sườn trên đến đỉnh đồi trồng rừng hoặc để rừng tự nhiên phục hồi.

Cây lâm nghiệp được chọn để trồng có chu kỳ thu hoạch từ 1-5; 6- 10; 11-15; 16-20 năm sao

cho nông dân có sản phẩm thu hoạch đều đặn. Phải sử dụng các cây mọc nhanh và cho gỗ nhỏ

để làm củi, cột, bột giấy để trồng xen phụ trợ cho các cây lâm nghiệp chu kỳ dài. Ngoài ra,

phải chọn cây có tác dụng cải tạo đất như keo dậu, bản xe lá phượng, lỗi thọ, tếch đồng thời

có giá trị kinh tế cao. Bố trí diện tích đất sử dụng như sau 40% dùng cho nông nghiệp và 60%

dùng cho lâm nghiệp.

Lợi ích:

Đất đai được bảo vệ có hiệu quả hơn.

Sản xuất đa dạng từ lương thực, thực phẩm, gỗ, củi và nhiều sản phẩm phụ khác.

Tăng được thu nhập.

Page 70: Quản lý đất lâm nghiệp

68

Có hiệu quả kinh tế cao, không chỉ cho trước mắt mà lâu dài nhờ vào tác dụng hỗ trợ

nhiều mặt của rừng.

Hạn chế:

Kỹ thuật này đòi hỏi đầu tư tương đối cao cả về vốn cũng như hiểu biết.

Cần thời gian dài mới thu hoạch được sản phẩm lâm nghiệp.

3. Hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp với cây ăn quả quy mô nhỏ SALT 4

Đây là kỹ thuật sử dụng đất tổng hợp được xây dựng và phát triển từ năm 1992 dựa trên

sự hoàn thiện các kỹ thuật SALT nói trên. Trong kỹ thuật này, ngoài đất đai để trồng cây

lương thực, cây lâm nghiệp, cây hàng rào xanh, nông dân còn dành ra một phần để trồng cây

ăn quả như đu đủ, chuối, cam, chanh, xoài, dứa, dừa ... và cả một số cây công nghiệp có giá trị

như cà phê, ca cao, chè ...

Lợi ích

Gia tăng được thu nhập cho nông dân

Gia tăng được độ che phủ mặt đất bằng các loài cây ăn quả.

Hạn chế:

Đầu tư cao và cần kiến thức về biện pháp làm đất, chọn giống, bón phân, chăm sóc cây ăn quả.

4. Trồng cây ranh giới/ hàng rào cây xanh

Trồng cây phân ranh giới chung quanh nông trại hay vườn cây là một kỹ thuật rất phổ

biến ở vùng nông thôn. Các cây họ đậu như anh đào giả, keo dậu, so đũa, keo ngọt, chùm

ngây ... thường được chọn trồng.

Cây được chọn trồng trong kỹ thuật này cần phải có những đặc điểm sau: Chịu hạn -

chịu đựng với tổn thương nhỏ - mọc nhanh - có quan hệ tốt với những loại cây và hoa màu

khác lá cây có thể làm thức ăn gia súc, chống lửa - Có gai hay có mủ ngứa phù hợp để trồng

làm hàng rào ngăn cản súc vật - tái sinh dễ dàng bằng cành giâm - không xâm chiếm dễ dàng

đến đồng cỏ và đất canh tác.

Lợi ích:

Phòng hộ cho đất canh tác khỏi bị gia súc phá hại, ngăn chặn lửa, tạo ranh giới sở hữu

rõ ràng giữa các diện tích đất.

Cung cấp gỗ, củi và các giá trị đa dụng khác.

Hạn chế:

Chiếm một diện tích đất nhất định.

Cạnh tranh ít nhiều về ánh sáng, dinh dưỡng, nước với những cây trồng chính ở cạnh

hàng rào cây xanh.

5. Hệ thống đai phòng hộ chắn gió

Cây cũng có thể được trồng để phòng hộ chắn gió cho nông trại. Đai phòng hộ chắn gió là

những băng thực vật bao gồm cây gỗ, cây bụi, dây leo để bảo vệ đất canh tác khỏi bị gió hại và

hiện tượng xói mòn do gió. Cấu tạo của đai chắn gió bao gồm 65% cây bụi và dây leo, 35% cây

cao và tạo nên một đai hơi kín. Hướng của đai nên vuông góc với hướng gió hại chính.

Loài cây được chọn trồng chắn gió có những đặc điểm sau:

- Chịu được gió mạnh - hệ rễ sâu rộng - tán thưa và nhỏ - dễ dàng tái sinh và dễ sống -

nẩy chồi dễ dàng - sản xuất các sản phẩm đa dụng - không rụng lá trong mùa có gió hại.

Điểm quan tâm khi xây dựng đai phòng hộ chống gió

1. Đai phòng hộ phải thiết kế thẳng góc với hướng gió chính

Page 71: Quản lý đất lâm nghiệp

69

2. Số hàng cây trồng trong đai phòng hộ tùy thuộc vào vận tốc của luồng gió. Tốc độ

gió càng lớn càng xây dựng nhiều hàng cây. Thường một đai chắn gió bao gồm từ 1 đến 5

hàng cây.

3. Ngoài ra để tăng cường cho đai cây trung bình, thấp và dây leo bụi thấp cần được

trồng vào đai theo tỉ lệ đã trình bày trên.

4. Nên bố trí cây trồng theo hàng chữ ngũ với khoảng cách trồng là 1m.

5. Tại nơi có gió mạnh thường xuyên nếu xây dựng một hệ thống đai cản gió và khoảng

cách giữa 2 đai biến đổi từ 30 m đến 200 m tuỳ theo tốc độ gió mạnh đến bình thường.

Các loài cây thường được trồng trong đai phòng hộ gió

Cây cao (> 15 m) Cây trung bình (5-15m)

Phi lao Casuarina equisetifolia Keo gai Pithecellobium dulce

Dáng hương Pterocarpus indicus Điều lộn hạt Anacardium occidentale

Tếch Tectona grandis Săng đen, lọ nồi Diospyros spp

Lõi thọ Gmelina arborea Thao lao Lagerstroemia speciosa

Bình linh Vitex parviflora Keo dậu Leucoena leucocephala

Mít Artocarpus spp Anh đào giả Gliricidia sepium

Vú sữa Chrysophyllum cainito Albizzia procera

Santol Sandoricum ketjape Casuarina rumphiana

Me Tamarindus indica Syzygium cusini

Cây bụi và tre (cao đến 5m)

Tre vàng sọc Bambusa blumeana Tre tàu Bambusa vulgaris

Tre gai Bambusa spinosa Bõng giấy Bougainvillea spectabilis

Keo lá tràm Acacia auculiformis Tre tầm vông Schizostachyum lumampao

Vông Erythrina spp. Đậu triều Cajanus cajan

6. Hệ thống Taungya

Theo Blanford (1958), Taungya là một từ địa phương của ngôn ngữ Myanma: Taung

nghĩa là canh tác, ya là đồi núi. Đây là một phương thức canh tác được phát triển dựa trên cơ

sở hệ thống “ Waldfeldbau” nổi tiếng của người Đức, trong đó bao gồm canh tác các cây nông

nghiệp ở ngay tại rừng. Vào khoảng những năm 50 của thế kỹ XIX, ở Ấn Độ đã sử dụng hệ

thống này để tái sinh, phục hồi lại rừng trên đất đã khai hoang bằng cánh gieo hạt Tếch kết

hợp với trồng hoa màu của nông dân. Một cách khái quát, Taungya là một hệ thống canh tác

mà trong đó bao gồm sự kết hợp đồng thời của hai thành phần (cây nông nghiệp và cây lâm

nghiệp) trong những giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành rừng trồng. Người dân được

phép trồng kết hợp hoa màu trong những năm đầu của rừng trồng, đổi lại họ phải giữ gìn rừng

non, sau vài năm khi rừng khép tán, hoa màu không thể trồng được nữa, họ sẽ di chuyển sang

khu vực khác nếu quỹ đất còn cho phép. Như vậy, sản phẩm gỗ là mục tiêu cuối cùng trong

Taungya nhưng động lực thúc đẩy trước mắt với thực tiển là sản xuất lương thực.

Đặc điểm của hệ thống

Hệ thống NLKH theo phương thức Taungya được triển khai thành công với một số đặc

điểm và yêu cầu cần có như sau:

Được áp dụng cho cả cộng đồng dân cư mà đa số họ chỉ sống nhờ vào rừng để canh tác

(chủ yếu là canh tác nương rẫy).

Khoảng cách từ chỗ ở của các nông hộ đến các mảnh rừng xa nhất có giới hạn để nông

dân có đủ thời gian đi bộ đến trồng và chăm sóc.

Page 72: Quản lý đất lâm nghiệp

70

Phải có quỹ đất đủ rộng liên quan đến dân số của cộng đồng và phải quy hoạch đất phù

hợp với chu kỳ khai thác của cây rừng để tránh mâu thuẫn trong sử dụng đất để trồng trọt hay

trồng rừng.

Nên gia tăng sự tham gia của cộng đồng trong việc trồng, quản lý và phân chia lợi ích từ

rừng trồng mặc dầu các quy định ràng buộc hai bên vẫn được thực hiện dưới dạng một hợp

đồng rõ ràng.

Cần sử dụng vốn trồng rừng để xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn, xây dựng các phúc

lợi xã hội để tạo dựng một làng lâm nghiệp vững bền.

Giáo dục, dạy nghề hướng nghiệp cho dân số trẻ để làm giảm sự phụ thuộc của cộng

đồng dân cư đối với rừng và đất rừng trong tương lai.

Ưu điểm:

Giải quyết các hậu quả của việc canh tác nương rẫy.

Trồng rừng ít tốn kém với sự tham gia tích cực của nông dân nên chất lượng rừng khả

quan hơn.

Tận dụng được đất đai giữa các hàng cây rừng để trồng cây lương thực, hoa màu ...

phục vụ cho đời sống người dân làm nghề rừng trong các năm đầu của rừng non.

Phục vụ để phát triển nông thôn vùng sâu vùng xa, tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa cán

bộ lâm nghiệp và nông dân.

Hạn chế được hiện tượng xói mòn đất trong rừng non nhờ sự có mặt của lớp phủ cây

nông nghiệp.

Nông dân chăm sóc hoa màu có ảnh hưởng tốt đối với sinh trưởng và phát triển của

rừng non.

Hạn chế:

Nông dân không thể trồng hoa màu lâu dài bởi vì họ phải rời đi ngay sau khi cây rừng

khép tán (sau 3- 5 năm).

Có thể làm nản lòng nông dân vì họ càng chăm sóc tốt hơn vùng đất canh tác (làm cỏ,

bón phân cho hoa màu và cây trồng chính), cây rừng càng phát triển nhanh thì họ càng sớm

rời khỏi đất canh tác.

Hệ thống cần một quỹ đất lớn để quy hoạch nếu không sẽ gây ra mâu thuẫn giữa diện

tích canh tác cây nông nghiệp và cây rừng.

Dân số gia tăng khiến cho hệ thống đi vào chỗ bế tắc nếu bộ phận dân số trẻ không

được hướng nghiệp để làm ngành nghề khác.

Để dẫn chứng cho các điểm nhận định trên, hai ví dụ dưới dây về hệ thống NLKH kiểu

Taungya áp dụng tại Phi châu được trình bày để giải thích cho kỹ thuật này hơn là để làm

một mô hình mẩu được áp dụng cho mọi nơi.

Lợi điểm

Tổ chức bố trí định canh nhưng vẫn kết hợp được canh tác rẫy truyền thống với trồng

rừng.

Có điều kiện cơ giới hóa.

Độ phì của đất được duy trì, tái tạo do thời gian bỏ hóa kéo dài 15 đến 20 năm..

Giảm bớt tác hại của việc làm rẫy đồng thời có điều kiện thực hiện công tác khuyến

nông lâm.

Không phá vỡ tập quán canh tác truyền thống, giúp giao đất định cư, định canh cho dân

để canh tác lâu dài.

Áp dụng

Page 73: Quản lý đất lâm nghiệp

71

Nhiều nơi đã tìm hiểu và áp dụng hệ thống này với nhiều loài cây rừng khác nhau và đã

rút ra một giới hạn của hệ thống như sau:

Hầu hết các hệ thống Taungya đều khó thuyết phục nông dân vì họ càng chăm sóc tốt

cho cây rừng mọc nhanh thì càng nhanh nông dân phải rời khỏi khu vực do tán rừng khép

nhanh. Do vậy hệ thống này chỉ áp dụng được ở nơi nó chỉ là một hoạt động để bổ túc thêm

thu nhập cho nông dân mà thôi.

Hệ thống chỉ thành công nếu đơn vị quản lý sử dụng đất có phương án quy hoạch tổng

thể đất lâu dài và kinh phí hỗ trợ để phát triển vùng sâu vùng xa.

7. Các hệ thống rừng và đồng cỏ phối hợp

Tại các nước nhiệt đới Á châu hệ thống này không phổ biến vì chỉ ở các vùng khô và

bán khô hạn thì đồng cỏ mới cần thâm canh. Tuy nhiên, một vài nơi đã nghĩ đến việc chăn thả

gia súc dưới các rừng khác nhau vì nguồn cỏ dưới tán rừng. Một vài điểm cần được lưu ý

trong hệ thống này như: phải xác định thời điểm tốt để thả gia súc trên các cấp rừng có tuổi

khác nhau và theo mùa chăn thả, mối quan hệ giữa số đầu gia súc và khả năng của đồng cỏ

phải được lưu tâm để tránh hiện tượng gia súc giẫm đạp quá mức làm chai cứng đất nhất là

trong mùa khô, chú trọng phương án luân canh chăn thả theo nhiều lô rừng có quan hệ với

khả năng tái sinh của cỏ trong mỗi lô.

Ưu điểm:

Cung cấp phân hữu cơ cho canh tác, sản phẩm thịt sữa cho người dân, giúp rừng trồng

sinh trưởng tốt nhờ vào chăm sóc vệ sinh lô rừng, quay hồi vốn đầu tư nhanh và tạo điều kiện

phù hợp để thu hạt giống cây rừng (Bareron, 1983)

Lớp bổi khô dưới tán rừng giảm nên góp phần giảm nguy cơ cháy rừng trong mùa khô.

Hạn chế:

Gia súc có thể gây hại đến các loại cây ăn quả, hoa màu và những thực vật khác.

Gia tăng hiểm hoạ xói mòn đất nếu chăn nuôi quá mức.

Trong rừng cao su, thông, rừng khộp việc chăn nuôi gia súc có thuận lợi để phát triển vì

nguồn cỏ tại đây rất phong phú. Khả năng mỗi ha rừng để chăn nuôi cừu, dê cho 250 Kg thịt

trong thời gian 7 đến 8 tháng là hiện thực (Penafiel, 1979)

Các mô hình khác được đề nghị như:

Keo dậu + cỏ nuôi gia súc (cỏ Guinea, stylo, cỏ voi ...): Keo dậu trồng với khoảng cách

5x2m để xen trồng các loài cỏ làm thức ăn chăn nuôi cho 6 đến 10 đầu gia súc trên mỗi ha. Cỏ

được trồng với khoảng cách 50x50cm hay 75x75cm sẽ cung cấp đủ thức ăn cho gia súc nuôi

nhốt khi cây cao hơn 3m.

Dừa + cỏ hay cây họ đậu: trồng cây và cỏ làm thức ăn gia súc dưới vườn trồng dừa sẽ

cung cấp đủ để nuôi 3 đầu gia súc trên mỗi ha (Lastimosa, 1985).

8. Hệ thống lâm ngư kết hợp

Rừng ngập mặn (Mangrove) và rừng tràm (Melaleuca leucadendra) là các hệ sinh thái

đất ướt chuyển tiếp giữa hệ sinh thái đất liền và hệ sinh thái biển. Tiềm năng sinh học của hệ

sinh thái này rất lớn và phong phú.

Có nhiều nông lâm trường, người dân ở một số vùng thuộc các tỉnh đồng bằng sông

Cửu Long gây dựng thành công các hệ thống nông lâm kết hợp ở rừng ngập mặn và rừng tràm

trên đất chua phèn. Tại đồng bằng sông Cửu Long nông dân đã xây dựng nhiều hệ thống

NLKH lấy rừng sác và rừng tràm làm trung tâm để phát triển trồng trọt và nuôi trồng thủy

sản. Ngoài các sản phẩm chính các hệ thống này còn cung cấp cho người dân vô số các lâm

sản ngoài gỗ có giá trị như rễ mốp từ cây mốp (Alstonia spathulata) dùng để làm mủ, phao

cứu sinh, đánh cá, nút chai vv... lá và dây làm nguyên liệu từ dương xỉ, dây choại

(Stenochianena palustris), mật cật (Licuala spinosa)

Page 74: Quản lý đất lâm nghiệp

72

Nuôi cá, tôm và nuôi ong là các hoạt dộng kết hợp trong các hệ thống này trên đất ướt

vì trong các kiểu rừng này có vô số điều kiện thuận lợi về thức ăn phù du cho tôm cá, hoa

cung cấp mật hoa cho ong v.v...

Lợi ích:

Những loài cây ngập mặn như tràm, đước, mấm, sú, vẹt, bần ...có giá trị cung cấp gỗ,

củi và tác dụng phồng hộ, mở mang thêm diện tích nhờ có quá trình cố định và lắng đọng phù

sa bởi cấu tạo đặc biệt của hệ rễ “cà kheo” .

Các kiểu rừng ngập mặn là môi trường thích hợp để nuôi trồng các loại thủy sản như

tôm, sò, cá, một số loại bò sát.

Các hệ thống kênh mương được xây dựng để dẫn nước ngọt rửa chua phèn cải tạo được

đất để sau đó có thể sử dụng vào việc sạ lúa và trồng các loài cây ăn quả.

Một số loài cây rừng ngập mặn có nguồn hoa phong phú, người dân có kinh nghiệm

nuôi ong để tận dụng được nguồn mật hoa này.

Hạn chế:

Sự mất cân đối giữa các thành phần trong hệ thống nhất là thành phần rừng ngày càng

thu hẹp dẫn đến sự thoái hoá của hệ thống sử dụng đất, ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái môi

trường.

Tốn nhiều công lao động và đầu tư tương đối cao, đặc biệt là nuôi trồng các loài thủy

sản xuất khẩu.

CÂU HỎI KIỂM TRA

CÂU 1. Anh hay chị hảy phân tích hệ thống Nông Lâm Kết Hợp truyền thống, phân

tích sâu vào mô hình Rừng vườn ao chuồng (RVAC).

CÂU 2. Anh hay chị hảy phân tích các hệ thống Nông Lâm Kết Hợp cải tiến, phân tích

sâu vào mô hình canh tác trên đất dốc (SALT 1).

Page 75: Quản lý đất lâm nghiệp

73

CHƯƠNG 5

QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

5.1. Khái niệm về quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng

Quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng là sự hội tụ đầy đủ các phương diện xã hội, kỹ thuật và kiến

thức bản địa. Đây là một hệ thống sinh thái nhân văn nằm trong mối tương tác giữa hệ xã hội – cộng

đồng và hệ tự nhiên – hệ sinh thái rừng. Vì vậy quản lý rừng cộng đồng phải được xem xét trên cơ sở

lý thuyết về hệ thống, về cộng đồng, bản địa, sở hữu và quyền hưởng dụng tài nguyên (Đinh Ngọc Lan,

2002).

Một cộng đồng được định nghĩa như là: "Những người sống tại một chỗ, trong một tổng thể

nhóm người sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung" (từ điển Webs Ter). Ý tứ về

tính chất tổng thể hoặc cùng nhau gắn bó là gốc ngữ nghĩa trong thuật ngữ cộng đồng. Trong khi

từ "cộng đồng" ẩn dụ một nhóm người "tổng thể" sống tại một vị trí hoặc cùng với nhau theo một

cách nào đó, thì từ "thôn xã" có nghĩa là giữa những nhóm khác nhau trong một cộng đồng (từ

điển Oxford). Nói tới cộng đồng là nói tới toàn bộ thôn bản, thị trấn hoặc bất cứ một đơn vị xã

hội nào khác thường có ranh giới trong không gian, còn thôn xã lại ẩn dụ những thành viên có

hạn chế, những việc phân bổ lợi ích hoặc quyền lợi tới hưởng thụ cho các bộ phận của cộng đồng

tách rời nhau về mặt xã hội.

Lý luận về quyền sở hữu chung cung cấp nền tảng lý thuyết cho các hệ thống quản lý tài

nguyên dựa trên cơ sở cộng đồng. Theo Bromley (1992), quyền sở hữu công cộng là tài nguyên

hay tài sản được xây đắp bởi cộng đồng và được cộng đồng thừa nhận, người này sử dụng phụ

thuộc vào người kia. Người sử dụng ở đây là người trong cộng đồng và các luật tục sử dụng do

mọi thành viên của cộng đồng xây dựng nên. Quyền sở hữu cộng đồng có thể được pháp luật

thừa nhận hoặc chỉ là một thứ “lệ làng”. Quyền sở hữu cộng đồng sẽ có hiệu lực hơn khi chúng

được Nhà nước công nhận và bảo vệ.

Mặc dầu có khá nhiều hệ quản lý rừng công cộng được phát triển và duy trì trong quá khứ

tại nhiều nơi ở Nam và Đông Nam Á, nhưng trong mấy thập niên vừa qua nhiều hệ đó đã bị các

chính sách quản lý khác làm thay đổi hoặc mất đi. Một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn

tới sự suy thoái của việc quản lý rừng công hình như là do sự tham gia và quy chế hóa việc kiểm

tra của Nhà nước trong quản lý rừng. Nhiều nhà quan sát đã thấy rằng sự quan tâm của địa

phương tới quản lý rừng cộng đã bị giảm sút do hậu quả của việc quốc hữu hóa đất rừng và việc

phát triển các cơ quan lâm nghiệp quốc gia (Arnold và Campbell, 1986).

Trong thực tế, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng thường có nguồn gốc từ sự phá hủy các

thể chế địa phương vốn là những thể chế đã tạo ra các phương thức sử dụng tài nguyên lâu bền.

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, việc phát triển các thể chế cộng đồng trong quản lý tài

nguyên địa phương là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đồng thời cải

thiện điều kiện sống của người dân nông thôn. Qua việc sử dụng rừng và đất rừng, hàng triệu

người dân định cư đã phải điều chỉnh nhu cầu về tài nguyên rừng, nhưng những cộng đồng này

thường ít có kinh nghiệm quản lý rừng và đất rừng.

Chính vì vậy, nghiên cứu để tìm ra phương thức quản lý tài nguyên rừng hợp lý, vừa phát

huy được những kinh nghiệm quản lý truyền thống của cộng đồng, vừa kết hợp được những kiến

thức quản lý rừng hiện đại là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết trong giai đoạn hiện nay.

Page 76: Quản lý đất lâm nghiệp

74

5.2. Cộng đồng dân cư thôn tham gia quản lí và bảo vệ rừng

Một số nhận thức chung

Cộng đồng dân cư: Công đồng dân cư tham gia quản lí và bảo vệ rừng được đề cập ở đây là

Cộng đồng dân cư thôn, bản sống gần rừng, phụ thuộc nhiều vào rừng, có truyền thống, tập quán

gắn bó cộng đồng với rừng trong các hoạt động chung của cộng đồng về sản xuất, đời sống, văn

hoá, tín ngưỡng .

Cộng đồng dân cư thôn, bản nếu có nhu cầu có thể

- Được ký kết hợp đồng nhận khoán quản lí và bảo vệ rừng với các tổ chức có chức năng

(như Ban quản lí rừng phòng hộ, Ban quản lí rừng đặc dụng...)

- Được giao rừng ( theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi ngày 14 tháng 12 năm

2004)

Trong các quyết định của Chính phủ về hợp đồng khoán quản lí và bảo vệ rừng đặc dụng và

rừng phòng hộ chỉ mới đề cập đến kí hợp đồng khoán giữa các cơ quan có chức năng với : Các tổ

chức; Các hộ gia đình ; Các cá nhân...chưa đề cập đến kí hợp đồng khoán quản lí, bảo vệ với

Cộng đồng dân cư thôn, bản. Tuy nhiên, theo luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi tháng 12 năm

2004, cộng đồng dân cư thôn, bản, được công nhận là một bộ phận (đối tác) được giao rừng (như

các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân…) thì việc công đồng dân cư thôn, bản có thể đứng ra thay mặt

cho toàn bộ hộ gia đình trong cộng đồng làm đối tác trong việc kí kết hợp đồng nhận khoán quản

lí, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với các cơ quan chức năng là hoàn toàn có cơ sở.

Trên thực tế, những năm qua, các mô hình cộng đồng dân cư thôn, bản tham gia quản lí và

bảo vệ rừng tại một số địa phương của các Dự án MRDP (SIDA); Dự án Sông Đà (GTZ); Dự án

Cộng đồng tham gia Quản lí, bảo vệ rừng (UNDP)…đã thu được nhiều kết quả và kinh nghiệm

tốt cần được nhân rộng.

Điều kiện để cộng đồng dân cư thôn , bản có thể kí hợp đồng Quản lí, bảo vệ rừng :

- Cộng đồng có nhu cầu nhận khoán quản lí, bảo vệ rừng

- Các thành viên của cộng đồng (các hộ gia đình trong cộng đồng) nhất trí, đồng thuận cao

trong việc cùng nhau thực hiện tốt quy trình quy phạm, chế độ chính sách khoán quản lí, bảo vệ

rừng của Nhà nước (biểu hiện bởi một Quy ước được cộng đồng dân cư xây dựng và nhất trí)

- Các thành viên trong cộng đồng dân cư nhất trí đồng thuận kí kết hợp đồng khoán tập thể

về quản lí, bảo vệ rừng với cơ quan chức năng thông qua một tổ chức đại diện là Ban quản lí

rừng cộng đồng được bầu một cách dân chủ, có quy chế hoạt động thiết thự , hiệu quả và được sự

nhất trí của toàn cộng đồng (đặc biệt quy chế vai trò trách nhiệm và phân chia lợi ích của mỗi

thành viên tham gia trong cộng đồng dân cư).

Giao rừng cho Công đồng dân cư thôn , bản

Giao rừng cho cộng đồng dân cư đã được nêu thành một điều khoản trong Luật Bảo vệ và

Phát triển rừng sửa đổi tháng 12 năm 2004. Đó là một chủ trương chính sách mới nên đã nêu một

số yêu cầu cần có:

Điều kiện để một cộng đồng dân cư được giao rừng phải có :

Cộng đồng dân cư thôn, bản có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng trong các hoạt

động chung của cộng đồng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng .

Cộng đồng dân cư có tính cộng đồng cao và có khả năng cùng nhau quản lí, bảo vệ và phát

triển rừng .

Page 77: Quản lý đất lâm nghiệp

75

Cộng đồng dân cư có nhu cầu quản lí, sử dụng rừng, nhu cầu đó phải được thể hiện trong

đơn đề nghị Nhà nước giao rừng .

Loại rừng có thể được giao cho cộng đồng dân cư thôn, bản :

Những diện tích rừng mà hiện nay cộng đồng dân cư đang quản lí, sử dụng hợp lí, có hiệu

quả phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển bao gồm:

Những khu rừng được tự quản của công đồng dân cư theo truyền thống từ những năm trước

đây

Những khu rừng đã được UBND tỉnh, huyện giao cho cộng đồng dân cư thôn, bản .

Những khu rừng đầu nguồn, giữ nước cung cấp nước phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt, sản

xuất của cộng đồng dân cư thôn, bản .

Những khu rừng cung cấp lâm sản và phục vụ các lợi ích chung khác của cộng đồng mà

những khu rừng đó không thể giao cho tổ chức, hoặc không thể phân chia hoặc giao cho hộ gia

đình, cá nhân.

Những khu rừng nằm trong phạm vi ranh giới thôn nơi công đồng dân cư sinh sống và sản

xuất .

Những khu rừng nằm giáp ranh giữa các thôn mà không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình,

cá nhân mà cần giữ lại để phục vụ chung cho lợi ích của cộng đồng

5.3. Thẩm quyền giao rừng , thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư thôn được

quy định như sau: ( trích Điều 29 Luật Bảo vệ và phát triển rừng )

Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch

bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt và quy định ở khoản 1 và 2 ở Điều 29 Luật Bảo vệ

và phát triển rừng quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn

Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền thu hồi rừng của cộng

đồng dân cư thôn theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và i khoản 1 Điều 26 của Luật Bảo vệ và

Phát triển rừng , hoặc khi cộng đồng dân cư thôn di chuyển đi nơi khác.

Quyền , nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng

( Trích Điều 30, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng )

Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng có các quyền sau đây :

a. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài

phù hợp với thời hạn giao rừng

b. Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng

và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng; được sản xuất lâm nghiệp- nông nghiệp-ngư nghiệp

kết hợp theo quy định của luật này và quy chế quản lí rừng

c. Được hưởng thành quả lao động , kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao;Được

hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng

và được hưởng lợi ích của các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại

d. Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo

quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liê quan khi Nhà nước có quyết

định thu hồi rừng.

Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng có các nghĩa vụ sau đây :

Page 78: Quản lý đất lâm nghiệp

76

a. Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của luật này và các

quy định khác của pháp luật có liên quan, trình UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

phê duyệt và tổ chức thực hiện

b. Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng theo hướng dẫn của UBND

xã, phường, thị trấn

c. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

d. Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn giao rừng

g. Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; không

được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãn , góp vốn kinh doanh

bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.

5.4. Trình tự các bước giao rừng cho cộng đồng quản lí , bảo vệ và phát triển rừng

Bước một: Họp dân (trong cộng đồng dân cư thôn) để tuyên truyền chính sách giao rừng

và khoán rừng, đồng thời để thể hiện nguyện vọng và nhu cầu của các thành viên trong cộng

đồng thôn cùng nhau nhất trí đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giao khu rừng nằm trong địa

bàn thôn, xã mình cho cộng đồng thôn tham gia quản lí, bảo vệ và phát triển lâu dài bền vững

Bước hai: Đại diện cho cộng đồng dân cư thôn là Trưởng thôn, có trách nhiệm quan hệ,

giao dịch với UBND xã và các cơ quan chức năng khác có liên quan trong việc giao rừng, đề đạt

nguyện vọng và nộp đơn của cộng đồng dân cư thôn đề nghị được nhận rừng để tham gia vào sự

nghiệp quản lí, bảo vệ và phát triển khu rừng một cách có hiệu quả, lâu dài bền vững .

Bước ba: Cộng đồng dân cư thôn dưới sự hướng dẫn của UBND xã và các cơ quan chức

năng có liên quan tiến hành một số thủ tục cần thiết theo quy định của Nhà nước –làm cơ sở cho

việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn .

Bước bốn: Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn

Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn thực hiện theo quy định của khoản 2 và khoản 5 của

Điều 20 (giao rừng) Chương III của nghị định Chính phủ số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3

năm 2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng

Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật bảo vệ và

phát triển rừng và theo quy định sau :

- Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao rừng sản xuất, rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng

rừng đối với cộng đồng dân cư thôn; ưu tiên giao những khu rừng gắn với phong tục, truyền

thống của đồng bào dân tộc thiểu số

- Diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phương án giao rừng của

Uỷ ban nhân dân cấp xã đã được Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt

- Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phạm vi cấp xã.

Việc giao rừng phải xác định cụ thể về đặc điểm của khu rừng và phải được ghi trong quyết

định giao rừng: vị trí và địa điểm, diện tích khu rừng, loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng rừng

và chất lượng rừng tại thời điểm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kí quyết định giao rừng .

Bước năm: Cộng đồng dân cư Thôn tổ chức việc quản lí, bảo vệ và phát triển có hiệu quả,

bền vững lâu dài khu rừng được giao:

Bầu ra một Ban quản lí rừng đủ tư cách , đủ năng lực đại diện cho cộng đồng dân cư thôn

trong việc giao dịc, điều hành quá trình thực hiện phương án và kế hoạch quản lí , bảo vệ và phát

Page 79: Quản lý đất lâm nghiệp

77

triển khu rừng sẽ được cộng đồng dân cư xây dựng và nhất trí; (được bầu một cách dân chủ với

sự tham gia của tất cả các thành viện trong cộng đồng dân cư thôn)

Ban quản lí rừng cộng đồng dân cư thôn dự thảo phương án và kế hoạch quản lí, bảo vệ và

phát triển khu rừng được giao, thông qua sự thảo luậ , đống góp ý kiến của các thành viên trong

cộng đồng và nhất trí cao sẽ trở thành bản phương án chính thức gửi UBND xã,huyện và các cơ

quan chức năng có liên quan .

Cộng đồng dân cư thôn với sự lãnh đạo của Ban quản lí rừng được sự hỗ trợ của UBNDxã

và các cơ quan chức năng có liên quan, cùng nhau xây dựng “Quy ước quản lí, bảo vệ và phát

triển rừng” của cộng đồng dân cư thôn phù hợp với quy đinh của Luật bảo vệ và phát triển rừng

và các quy định của pháp luật có liên quan gửi lên UBND xã và UBND huyện xét duyệt .

Hàng năm Ban quản lí rừng cùng cộng đồng dân cư thôn lập kế hoach hoạt động và tổ chức

thực hiện kế hoạch đã được duyệt .

Cập nhật việc thực hiện , báo cáo với UBND xã và các cơ quan chức năng theo những nội

dung đã được quy định trong văn bản giao rừng cho cộng đồng dân cư

5.5. Nội dung quản lý rừng cộng đồng

5.5.1. Cộng đồng được giao quyền quản lý rừng và đất rừng

Cộng đồng được giao quyền quản lý rừng và đất rừng dưới các hình thức quản lý rừng cộng

đồng có thể được áp dụng:

Cộng đồng trực tiếp quản lý rừng được giao cho thôn bản. Cộng đồng quản lý rừng đã được

giao cho các hộ gia đình. Các hộ gia đình cam kết với nhau cùng bảo vệ và phát triển rừng theo

kế hoạch phát triển của cộng đồng

Cộng đồng ký hợp đồng dài hạn với các tổ chức nhà nước để quản lý rừng trong địa bàn

của cộng đồng nhằm bảo vệ và phát triển rừng và sử dụng rừng theo yêu cầu của nhà nước và

cộng đồng (bảo đảm hài hoà quyền lợi và trách nhiệm giữa cộng đồng và nhà nước)

Cộng đồng quản lý rừng theo tập quán truyền thống. Các yêu cầu cần thiết phải có khi tiến

hành hoạt động trao quyền quản lý rừng cho cộng đồng:

Có sự ủng hộ của cấp chính quyền có thẩm quyền (có cam kết)

Tiến hành các bước giao đất giao rừng theo qui định của địa phương (đơn xin nhận đất

nhận rừng của các cộng đồng, tiến hành các bước khảo sát, điều tra, lập bản đồ và hoàn thành các

văn bản trong hồ sơ giao đất giao rừng theo qui định). Vai trò chủ đạo trong hoạt động này cần có

sự tham gia của các cơ quan chức năng (cấp huyện, tỉnh) như: Địa chính, Kiểm lâm, nông

nghiệp...

Có sự tham gia của cộng đồng trong các bước giao đất giao rừng

Có sự tham gia chỉ đạo và thực hiện của chính quyền cấp xã

Phải có được văn bản mang tính pháp lý công nhận quyền quản lý rừng của cộng đồng (có Quyết

định giao đất giao rừng tạm thời cho cộng đồng bởi cấp có thẩm quyền;

Có hợp đồng dài hạn của cơ quan chủ rừng ký kết với cộng đồng trong đó thể hiện rõ quyền

lợi và trách nhiệm của cộng đồng và cơ quan chủ rừng

Có văn bản thoả thuận của các hộ gia đình đã được giao đất giao rừng chính thức bằng sổ

đỏ nay cùng gộp các diện tích đã được giao để quản lý và hưởng lợi chung trong cộng đồng được

UBND xã công nhận...)

Page 80: Quản lý đất lâm nghiệp

78

5.5.2. Cộng đồng tổ chức quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ rừng

Cộng đồng tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển rừng hàng năm (có thể kết hợp với xây

dựng kế hoạch phát triển thôn bản, kế hoạch sản xuất...) Cộng đồng có kế hoạch bảo vệ (chống

phá rừng xâm lấn đất rừng, khai thác lâm sản bất hợp pháp, đốt nương làm rẫy, thả gia súc tự do,

chống cháy rừng, xâm canh, giải quyết các tranh chấp...)

Có kế hoạch mở rộng diện tích (có kế hoạch cụ thể để thực hiện tái sinh tự nhiên trên đất

rừng nghèo kiệt, sau canh tác nương rẫy, sau khai thác, sau cháy rừng... và mở rộng diện tích

rừng trồng tại những nơi thích hợp)

Có kế hoạch nâng cao chất lượng rừng (chăm sóc rừng, làm giàu rừng, phát triển các loại

lâm sản phụ dưới tán rừng, qui hoạch vùng chăn thả gia súc...)

Hỗ trợ xây dựng vườn ươm giống tại chỗ để cung cấp cho nhu cầu phát triển rừng và vườn

hộ của địa phương

Xây dựng quỹ phát triển rừng

Có kế hoạch khai thác hưởng lợi từ rừng

Kế hoạch khai thác lâm sản theo qui định chung của cộng đồng

Chia sẻ lợi ích từ rừng trong cộng đồng (phục vụ lợi ích chung và giữa các hộ gia đình đặc

biệt có kế hoạch giúp đỡ các hộ nghèo, khó khăn, gặp rủi ro...)

Chia sẻ lợi ích với nhà nước, với các chủ rừng khác...

Giải quyết các tranh chấp về quyền lợi trong nội bộ cộng đồng

Xây dựng qui chế qui ước nội bộ

Xây dựng bởi cộng đồng và thống nhất ý kiến trong nội bộ cộng đồng

Thống nhất với các cộng đồng xung quanh

Được sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp chính quyền

Được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng địa phương (địa chính, kiểm lâm, nông nghiệp

và các tổ chức quần chúng địa phương khác...)

5.5.3. Hỗ trợ các hoạt động sản xuất để nâng cao đời sống

Hỗ trợ các hoạt động sản xuất để nâng cao đời sống của người dân trong cộng đồng, góp

phần tăng cường công tác quản lý rừng cộng đồng

Hỗ trợ các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm an toàn lương thực. Chuyển đổi hệ thống canh tác (ngừng

đốt nương làm rẫy, bảo vệ đất chống xói mòn, cải tạo đất, khai hoang tăng diện tích canh tác, tăng vụ, thay đổi giống

cây trồng...). Cải tiến kỹ thuật canh tác

Phát triển chăn nuôi (giống gia súc, thú y, nguồn thức ăn, qui hoạch bãi chăn thả...)

Phát triển kinh tế vườn hộ

Hỗ trợ các hoạt động kinh doanh từ việc khai thác lâm sản phụ trong rừng và tiêu thụ nông sản

Kỹ thuật trồng, khai thác và chế biến các loại lâm sản phụ

Kinh doanh, tiêu thụ và mở rộng thị trường lâm sản, nông sản

Phát triển ngành nghề dựa trên nguồn nguyên liệu khai thác từ rừng của cộng đồng

Phát triển các hoạt động dịch vụ có liên quan đến rừng cộng đồng nếu có điều kiện (cung

cấp nguồn nước, thuỷ điện, du lịch sinh thái...)

Chú ý: Các hỗ trợ cho hoạt động phát triển sản xuất (hỗ trợ về cây con, giống, phân bón,

vật tư khác...) mà các hộ được hưởng lợi cần có sự đóng góp trở tại cho cộng đồng căn cứ theo

Page 81: Quản lý đất lâm nghiệp

79

qui ước nội bộ cộng đồng để góp vào quỹ bảo vệ phát triển rừng của cộng đồng. Có như vậy thì

mới thể hiện sự gắn bó giữa hoạt động này với hoạt động bảo vệ phát triển rừng ở phần 1 và 2.

5.5.4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức, quản lý

Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và thực hiện cho cộng đồng

Củng cố và phát triển tổ chức cộng đồng

Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của ban lãnh đạo cộng đồng, ban quản lý dự án

Xây dựng năng lực quản lý cho các tổ chức quản lý quỹ phát triển rừng, quỹ tín dụng thôn bản

Xây dựng năng lực quản lý tài chính cho cộng đồng và dự án

Bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật cho thành viên cộng đồng (các lớp tập huấn kỹ

thuật phải được lồng ghép và tổ chức cùng với các hoạt động hỗ trợ của dự án như đã nêu ở các

mục 1,2 và 3 ở trên để phục vụ trực tiếp cho các hoạt động đó)

5.5.5. Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cộng đồng

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức. Có các hoạt động

tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho người dân trong cộng đồng và khu vực liên quan.

Cung cấp thông tin cho báo chí, đài phát thanh để tuyên truyền

Xuất bản các tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, báo chí, phát thanh, áp phích, băng video...)

Tham quan trao đổi kinh nghiệm

Tổ chức các hội thi về quản lý bảo vệ rừng ở các cấp.

5.6. Qúa trình xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cấp thôn bản

Dưới đây là những phần tóm tắt các bước trong xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển

rừng cấp thôn bản, nên tuân theo trong việc trợ giúp cộng đồng thiết lập quy ước bảo vệ và phát

triển rừng của họ.

Chuẩn bị: Việc xây dựng các quy ước bảo vệ rứng để có kết quả tốt hơn nếu quy hoạch

sử dụng đất và giao đất giao rừng đã hoàn tất. Để cho các cuộc họp bản thành công, đạt được sự

tham gia của người dân và những kinh nghiệm học tập bổ ích cho tất cả các nông dân, cần chuẩn

bị một số điểm sau:

Tập hợp các bản đồ sử dụng đất của bản (hoặc xã) và các tài liệu về các quy chế khác của

Chính phủ.

Xem xét lại các số liệu hiện có về nguồn tài nguyên rừng và các số liệu kinh tế - xã hội của

bản.

Tổ chức một cuộc họp tại xã và mời tất cả các trưởng bản tham dự.

Thăm rừng của bản để có thể hiểu tốt hơn về tình hình hiện tại và các điều kiện chung cũng như

những quan tâm chính của người nông dân về quản lý rừng.

Thông báo cho ban quản lý thôn bản: Quy trình sẽ được thực hiện của quy ước, cách tiếp

cận và các mục tiêu. Những gì họ có thể mong đợi và những gì ta mong đợi được ở họ. Những ai

nên tham dự vào cuộc họp bản. Thống nhất về ngày tổ chức cuộc họp đầu tiên.

Họp bản: Đây có lẽ là bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng quy ước bảo vệ và

phát triển rừng của thôn bản. Trong hàng loạt cuộc họp, trước tiên, các thành viên trong cộng

đồng sẽ chia sẻ các ý tưởng và ý kiến về mục đích của quy ước và thống nhất về những gì mà họ

muốn đạt được.

Page 82: Quản lý đất lâm nghiệp

80

Sau đó, nông dân sẽ phân loại đất rừng của họ và quyết định quy ước nào là phù hợp và cần

được áp dụng cho mỗi loại lâm sản, cho phòng cháy chữa cháy và cho các loại động vật hoang dã

cũng như hình thức phạt, bồi thường áp dụng cho những người vi phạm.

Mục tiêu chính của cuộc họp là xác định và hoàn thành quy ước bảo vệ và phát triển rừng

của bản. Trong bước này, cùng với trưởng bản, bạn sẽ hỗ trợ cuộc họp theo những điểm sau:

Giới thiệu cuộc họp; Phân loại rừng cho quản lý và sử dụng và xác định các vấn đề chính

liên quan đến quản lý và bảo vệ; Thiết lập quy ước về khai thác lâm sản; Thiết lập quy ước về đốt

nương làm rẫy và kế hoạch phòng cháy; Thiết lập quy ước về chăn thả gia súc; Thiết lập quy ước

về săn bắn và khai thác động vật hoang dã; Xác định lợi nhuận và nghĩa vụ của chủ rừng và ngư-

ời bảo vệ rừng; Xác định thủ tục thưởng, phạt và bồi thường; Quyết định về phương thức phổ

biến quy ước trong cộng đồng.

3. Hoàn thành quy ước để phê duyệt: Khi toàn thể cộng đồng đã xây dựng và nhất trí về

quy ước quản lý và bảo vệ rừng, quy ước này cần được viết ra thêm một văn bản đơn giản và sau

đó trình lên xã và huyện để phê duyệt. Trong suốt bước này, bạn sẽ hổ trợ ban quản lý thôn bản

để hoàn thành văn bản. Có thể tìm thấy mẫu văn bản này trong phụ lục 1.

4. Phê duyệt quy ước: Ban Quản lý thôn bản trình văn bản này lên chính quyền xã để

phê duyệt và xã lại trình lên huyện phê duyệt. Vai trò của người hổ trợ là phải theo sát các cấp

bản, xã/huyện cho tới khi văn bản được phê duyệt.

5. Phổ biến quy ước: Sau khi duyệt, quy ước được xã trình bày trong một cuộc họp bản.

Đây là khi các quy ước bắt đầu được thực thi. Trong khâu này, vai trò của người hướng dẫn là

phải đảm bảo sao cho quy ước được phổ biến đầy đủ trong thôn bản theo các người dân bản

mong muốn để mọi người dân đều được biết. Cần đặc biệt chú ý tới việc phổ biến quy ước tới

phụ nữ vì thường xảy ra trường hợp phụ nữ không được biết rõ về các quy chế hiện có mặc dù họ

đóng vai trò chính trong việc sử dụng rừng.

6. Theo dõi và thực thi quy ước tại cấp bản

Tại cấp bản, bản thân người nông dân chịu trách nhiệm chính để đảm bảo rằng các quy ước

do họ thiết kế sẽ được tuân thủ. Đây là một trong những lý do chính tại sao hướng dẫn mới về các

quy ước quản lý và bảo vệ rừng lại nhấn mạnh tầm quan trọng sự tham gia của các thành viên

trong cộng đồng trong quá trình thiết lập quy ước.

Trong năm, cộng đồng theo dõi sự tuân thủ quy ước. Vai trò của người hổ trợ là tiếp tục

theo dõi và hỗ trợ các cộng đồng trong việc theo dõi và thực thi các quy ước.

7. Chỉnh sữa quy ước bảo vệ rừng theo định kỳ

Liệu có cần sửa lại quy ước bảo vệ và phát triển rừng cấp thôn bản không? Nếu có cần

phải có sự đồng ý của chính quyền.

Xem xét các cuộc họp nào cần bổ sung để xem xét lại quy ước cho phù hợp? Cuộc họp

của cả thôn bản hàng năm hay chỉ thành phần cốt cán?

Hổ trợ cho các hoạt động tiếp theo của xã và các hoạt động tập huấn.

8. Phân tích vai trò các bên liên quan trong xây dựng quy ước

Vai trò của cán bộ kiểm lâm

Vai trò của cán bộ kiểm lâm là trợ giúp các thành viên trong cộng đồng trong toàn bộ quá

trình thiết lập quy ước (từ khâu chuẩn bị cho đến khâu phổ biến và theo dõi), hỗ trợ các cuộc họp

bản và cung cấp các thông tin liên quan đến rừng cũng như các quy chế của Chính phủ.

Page 83: Quản lý đất lâm nghiệp

81

Nhiệm vụ của người hỗ trợ là phải tỏ ra biết chấp nhận, hỗ trợ và quan trọng nhất là thiết

lập được một phương thức giao tiếp có thể tạo ra một bầu không khí đáng tin cậy và an toàn

nhằm tăng cường luồng thông tin và sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

Cán bộ kiểm lâm cần được đào tạo về phương pháp giáo dục người lớn, các kĩ năng hỗ trợ, phương

pháp đào tạo có sự tham gia và phương pháp đặt ra quyết định theo nhóm, trong khi đào tạo cần ít nhất

một lần tham gia thực thi phương pháp.

Vai trò của các thành viên cộng đồng

Trưởng bản và ban quản lý thôn bản chịu trách nhiệm tổ chức và điều khiển cuộc họp. Các thành viên

trong cộng đồng tham gia vào cuộc họp và đóng góp một cách chủ động trong việc đa ra quyết định về quy -

ước quản lý và bảo vệ rừng của bản.

Do phụ nữ là những người sử dụng chính các nguồn tài nguyên rừng nên sự có mặt và đóng góp của

họ trong suốt cuộc họp là điều kiện tiên quyết để thiết kế và thực thi thành công quy ước. Cần ít nhất một

phần ba số người tham gia họp là phụ nữ. Để phụ nữ tham gia tích cực, họ cần được khuyến khích và hỗ

trợ.

Điều này cũng có nghĩa là cần chọn thời gian họp theo quỹ thời gian của phụ nữ và phù hợp với

những công việc hàng ngày của họ. Đây cũng là lý do tại sao chúng tôi gợi ý nên họp vào hai buổi nửa ngày

để họ có thời gian chăm sóc gia đình và làm những công việc khác. Cần chọn ra một thư ký để ghi biên bản

cuộc họp và giúp đỡ thu thập các kết quả của cuộc họp.

9. Giám sát và đánh giá quy ước quản lý bảo vệ rừng

* Cấp huyện: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với Hạt kiểm lâm là những

cơ quan chịu trách nhiệm hướng dẫn xã và bản trong việc thực thi, thi hành quy ước. Hạt kiểm

lâm là cơ quan tư vấn chủ chốt cho UBND huyện trong việc theo dõi quá trình thực thi các quy -

ước đồng thời phổ biến kế hoạch phòng chống cháy mà ngành kiểm lâm ban hành.

* Cấp xã: Cán bộ kiểm lâm phụ trách xã và cán bộ kiểm lâm địa bàn, địa chính xã là những

người chịu trách nhiệm. Họ là những người phản hồi quy ước đã duyệt tới thôn bản. xã cần có

bản copy của tất cả các quy ước bản. Xã cử một người kiểm tra và theo dõi việc thu phạt ở cấp

bản và xử lý phạt vi phạm ở cấp xã. Xã cần có một bản copy quy ước này.

* Cấp bản: Bản là cấp chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi quy ước bảo vệ rừng. Ban quản

lý thôn bản cử một người chịu trách nhiệm về quá trình thực thi, theo dõi và đánh giá quy ước. Bản cũng

chịu trách nhiệm phổ biến quy ước đến mọi hộ trong bản. Trong cuộc họp thôn bản đầu tiên để áp dụng

quy ước này, trưởng bản cần làm rõ trách nhiệm của từng người dân, lập kế hoạch tuần tra rừng theo mùa,

xây dựng quy ước phòng chống cháy rừng và thành lập nhóm bảo vệ rừng. Trong cuộc đại hội thôn bản

hàng năm cần xem xét và đánh giá việc thực thi quy ước theo các nội dung sau:

- Nhận thức về quy ước như thế nào.

- Quy ước bảo vệ rừng cấp bản có ích tới mức nào cho cộng đồng.

- Đã xảy ra những vấn đề gì khi thực hiện quy ước, giải pháp cải tiến quy ước.

- Liệu quy ước có cần điều chỉnh gì không.

- Bao nhiêu vụ vi phạm đã được xử lý và đã thu phạt được bao nhiêu và dùng vào việc gì.

Cán bộ kiểm lâm tham dự cuộc họp và giúp giải quyết các vấn đề và khó khăn gặp phải

trong quá trình thực hiện quy ước.

10. Đánh giá thường kỳ quy chế bảo vệ rừng cấp thôn

Quy chế bảo vệ rừng cấp thôn bản cần được rà soát và điều chỉnh nếu cần thiết sau 3-5 năm

hoặc khi có thay đổi chính sách đòi hỏi phải chỉnh sửa.

Page 84: Quản lý đất lâm nghiệp

82

Sau 3-5 năm thực hiện quy ước, bản đã có thể thu được nhiều kinh nghiệm trong việc bảo

vệ tài nguyên rừng và áp dụng quy ước. Bên cạnh đó trong thời gian này có thể có nhiều quy định

mới về rừng của nhà nước và của tỉnh. Do đó, bản cần xem xét lại quy ước của mình và quyết

định thay đổi cho thích hợp. Ban quản lý và cán bộ kiểm lâm sẽ tổ chức họp bản để xác định xem

có cần sửa đổi quy ước bảo vệ rừng của bản không. Cũng theo một trình tự khi xây dựng quy -

ước, bản sẽ họp để thảo luận và điều chỉnh quy ước nếu cần thiết, viết lại văn bản quy ước và

trình duyệt. Vai trò của cán bộ kiểm lâm là hỗ trợ cuộc họp, giúp ban quản lý hoàn chỉnh văn bản

và theo sát việc trình duyệt cũng như phổ biến quy ước.

5.6. Phương pháp xây dựng kế hoạch phát triển rừng cộng đồng

5.6.1. Cách tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển rừng cộng đồng

Yêu cầu: Việc xây dựng kế hoạch phát triển rừng chỉ được thực hiện sau khi đó điều tra

rừng và giao rừng cho cộng đồng. Tiến trình xây dựng kế hoạch phát triển rừng cộng đồng theo

các bước sau:

1. Bước 1: Xác định tiềm năng và yêu cầu phát triển đối với nguồn tài nguyên rừng do

cộng đồng quản lý. (Bảng 1)

Mục tiêu: Giúp các thành viên trong cộng đồng có một cái nhìn toàn diện về thực trạng và

tiềm năng phát triển rừng của họ

Tiến trinh thực hiện bước này như sau:

(1) Chuẩn bị bản đồ hiện trạng rừng thôn và giới thiệu với người dân trong thôn:

Giới thiệu bản đồ hiện trạng rừng

Dành cho người dân thời gian để họ xem và hiểu

(2) Phân loại rừng dựa vào tài nguyên -Xác định diện tích – địa điểm (có thể đó được xác

định khi giao đất giao rừng hay người dân phân lô rừng dựa vào tài nguyên rừng có trên đất

rừng).

Áp giấy bóng kính lên bảng đồ, dựng ghim để cố định giấy bóng kính và bản đồ

Cùng với người dân xác định các lô rừng dựa vào tài nguyên rừng.

Xác định diện tích lô rừng bằng cách sử dụng số liệu của giao đất giao rừng. Hay đối với

bản đồ có tỷ lệ 1:10.000, dựng một tờ giấy bóng kính với các ụ vuụng nhỏ cú diện tớch 1x1cm để

xác định diện tớch, mỗi ụ nhỏ cú diện tớch tương ứng 1 ha trờn thực địa.

Đầu tiờn dựng bỳt cú thể xúa được để xác định các lô rừng và diện tớch từng lụ. Sau khi

đó chắc chắn, dựng bỳt khụng xúa được vẽ lờn giấy búng kớnh.

Sau khi xác định trờn bản đồ các lô rừng, cú thể cựng với người dõn xỏc định thời gian

thích hợp để đi hiện trường, kiểm tra trờn thực địa.

(3) Xác định những khó khăn, vướng mắc trong quản lý đối với từng lô rừng

Mục tiêu: Thảo luận những thỏch thức chớnh trong quản lý rừng hiện tại

Tiến trình thực hiện bước này như sau:

Trờn cơ sở cỏc lụ rừng đó được xác định ở trờn, xỏc định chủ quản lý hay người sử dụng

hiện nay là ai?

Xác định thực trạng về quyền quản lý rừng của cộng đồng (viết vào cột 4 của bảng 1)

Xem xột cỏch thức sử dụng rừng/khai thỏc rừng và đất rừng như thế nào?

Xác định những điều bất cập về chính sách/quy định của nhà nước và những rào cản về mặt

phong tục tập quỏn.

Page 85: Quản lý đất lâm nghiệp

83

Xác định những khó khăn để quản lý các lô rừng này: Hoạt động gỡ của người dõn trong

thụn/ ngoài thụn cú thể gõy nguy hại đến rừng

Viết những vấn đề khó khăn và vướng mắc về quản lý vào cột thứ 5 của bảng 1

(4) Xác định các biện pháp khắc phục để quản lý rừng có hiệu quả hơn

Vấn đề đầu tiờn cần thảo luận là tỏc dụng, chức năng của các lô rừng đó đối với thôn bản:

Ý nghĩa phũng hộ; dựng cho mục đích sản xuất; hay ý nghĩa văn hóa

Từ các khó khăn và chức năng của lô rừng đó được xác định, tiến hành xỏc định giải pháp

quản lý cụ thể cho từng lô rừng:

+ Đối với rừng sản xuất: Các sản phẩm chính người dân mông muồn từ lô rừng: là gỗ, củi,

LSNG). Dựa vào hiện trạng của rừng, và cấu trúc rừng mà người dân mong muốn đạt được trong

tương lai để xác định các giải pháp lâm sinh: tỉa thưa, chặt cành, phát dây leo hay làm giàu rừng.

+ Đối với rừng phòg hộ: Các thành viên trong thôn bản cần thống nhất lý do cần bảo vệ

rừng phòng hộ.Người dân có thể sử dụng củi và lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ

+ Đối với rừng văn hóa: Làm rỏ với các thành viên trong cộng đồng về ý nghĩa cụ thể cho

từng lô rừng (ví dụ rừng nghĩa địa hay rừng thiờng). Hỏi người dõn hay cựng với người dõn

thống nhất cỏc giải phỏp cú thể làm đối với loại rừng này là gỡ.

+ Đối với đất trống: Thảo luận về điều kiện cụ thể của từng lô đất trống (ví dụ về độ phì

của đất, độ dốc, khoảng cách từ làng đến các lô này). Xác định các sản phẩm mong muốn (gỗ,

củi, sản phẩm ngoài gỗ, sản phẩm nông nghiệp,...). Xác định các giải pháp đối với loại đất đó:

trồng rừng, nông lâm kết hợp.

Bước 2: Xác định các hoạt động cần phải thực hiện trong kế hoạch đề ra.

Mục tiêu: Nhằm mô tả chi tiết các hoạt động sẽ được thực hiện trong kế hoạch quản lý

rừng cộng đồng.

Tiến trình thực hiện bước này như sau:

Quay trở lại với cỏc giải phỏp đó thảo luận ở bảng 1. Xỏc định các hoạt động cụ thể dựa

trờn cỏc giải phỏp đó.

Để xác định các hoạt động thỡ phải trả lời được các câu hỏi: Làm gi? Làm ở đâu? Làm khi

nào? Bao nhiờu?... Ai sẽ chịu trỏch nhiệm.

Sau đó điền các hoạt động và cỏc thảo luận cụ thể vào cỏc cột tương ứng của bảng 2

Bước 3: Xác định các nguồn thu nhập từ rừng của người dân để yêu cầu có sự đóng góp

cho cộng đồng

Mục tiêu:Nhằm xác định rừ cỏc nguồn thu nào từ rừng hay từ cỏc cỏc hoạt động sản xuất

khac mà người dõn cần phải đóng góp cho quỹ phát triển rừng của thôn. Có được sự nhất trí về

đóng góp xây dựng quỹ phát triển rừng

Tiến trình thực hiện bước này như sau:

Có 4 nguồn thu chính cần phải xác định mức đóng góp của các bên liên quan:

- Các khoản đóng góp của dân: Đóng góp theo quy định của cộng đồng; Đóng góp từ

hưởng lợi của các hoạt động khuyến nông; Đóng góp từ hưởng lợi của hỗ trợ trồng rừng; Đóng

góp từ hưởng lợi vay vốn tín dụng

- Nguồn thu từ cộng đồng do thu hoạch sản phẩm trong rừng tự nhiên của cộng đồng:

Măng, Củi, Gỗ làm nhà, Tre nứa, mây, lá nón, Mật ong.

Page 86: Quản lý đất lâm nghiệp

84

- Nguồn hỗ trợ từ các dự án: Sản xuất cây giống, Khoanh nuôi tái sinh, Làm giàu rừng, Bảo

vệ rừng, Trồng rừng

- Hỗ trợ của nhà nước hoặc các dự án khác như phát triển sản xuất, khuyến nông

- Sau khi xác định các loại nguồn thu, tiếp tục xác định thời gian thu, định mức thu, số

lượng là bao nhiờu, tớnh tổng thu ở cỏc cột tương ứng trong bảng 3

Bước 4: Lập bảng cân đối thu chi, điều chỉnh kế hoạch đã đề ra

Mục tiêu: Để cộng đồng thấy được việc chi tiêu sẽ diễn ra như thế nào. Để điều chỉnh và

tỡm giải phỏp duy trỡ và phỏt triển quỹ phỏt triển rừng cộng đồng

Tiến trinh thực hiện bước này như sau:

Sau khi cân đối với nguồn chi được tính toán nêu:

- Nếu chi vượt thu: cần có sự điều chỉnh lại các hoạt động và bàn lại cách đóng góp

- Nếu thu vượt chi: cần xây dựng cơ chế để duy trì các hoạt động này

Bước 5 : Thành lập quĩ phát triển rừng cộng đồng

Mục tiêu: Nhằm xác định các nguồn thu và cơ chế thu để tái tạo, duy trỡ và phát triển quỹ

phỏt triển rừng cho cộng đồng.

Tiến trình thực hiện bước này như sau:

- Lập quỹ bảo vệ và phỏt triển rừng đề mua cây giống, lập vườn ươm, để trồng rừng, làm

giàu rừng; trả cụng cho tổ bảo vệ rừng, khen thưởng.

- Thu lao cho ban quản lý rừng cộng đồng.

- Phân chia cho cá nhân, hộ gia đỡnh theo đóng góp công lao động vào tất cả cỏc hoạt động

quản lý bảo vệ và phỏt triển rừng.

Tiềm năng tạo quỹ: Đóng góp một phần nhỏ từ khai thác gỗ làm nhà của hộ; Đóng góp từ

những người thu hái LSNG: Mõy. tre, lỏ nún, mật ong; Thu từ phát hiện và bắt giữ (theo phương

thức gọi là đền bù) từ người khai trái phép gỗ hay người ngoài cộng đồng vào thu hỏi LSNG; Thu

từ những người hưởng lợi trong các hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp (đóng góp trở lại),

và tận dụng các lãi suất cho vay vốn...

Bước 6: Xác định các chi phí cần thiết lấy từ quỹ phát triển rừng cộng đồng.

Mục tiêu Cho cộng đồng và Ban quản lý dự ỏn thấy được bức tranh tổng quan của việc sử

dụng quỹ phát triển rừng.

Tiến trình thực hiện bước này như sau

(1). Chi phí cho các hoạt động BV & PTR và

2). Cho vay hỗ trợ sản xuất, nâng cao đời sống

CÂU HỎI KIỂM TRA

CÂU 1. Anh hay chị hảy phân tích tiến trình giao rừng cho cộng đồng quản lý, theo

anh chị trong đó bbước nào quan trọng nhất ?

CÂU 2. Anh hay chị hảy phân tích Phương pháp xây dựng kế hoạch 5 năm phát

triển rừng cộng đồng ?

Page 87: Quản lý đất lâm nghiệp

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HIỆN TRẠNG ĐẤT CẤN ĐƯỢC QUẢN LÝ

Đất LÂM NGHIỆP sau đốt rừng làm nương rẫy

Page 88: Quản lý đất lâm nghiệp

Đất LÂM NGHIỆP sau phá rừng trở thành đất trống đồi núi trọc

Page 89: Quản lý đất lâm nghiệp

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HIỆN TRẠNG ĐẤT CẤN ĐƯỢC QUẢN LÝ

Hệ thống đất Lâm nghiệp Rừng - Vùng dân cư sinh sống (vườn nhà) - Đất nông nghiệp

Page 90: Quản lý đất lâm nghiệp

Hệ thống đất Lâm nghiệp: Rừng, đất nương rẩy, vườn nhà, đất nông nghiệp và nguồn nước.

Page 91: Quản lý đất lâm nghiệp
Page 92: Quản lý đất lâm nghiệp
Page 93: Quản lý đất lâm nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:

1. Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2000), Sinh thái và môi trường ứng dụng, NXB khoa học

và kỹ thuật, tr.384 - 424.

2. Nguyễn Văn Bộ, Bùi Huy Hiền và ctv (2001), Những thông tin cơ bản về các loại đất

chính Việt Nam, NXB thế giới, Hà Nội, tr.26-28.

3. Đường Thanh Bính và Trần Đức Dục (1989), “Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu về đất

cát biển miền Trung 1986 - 1989”, Thông tin khoa học kỹ thuật nông nghiệp (số đặc biệt

1990), Trường Đại học Nông nghiệp 2.

4. Nguyễn Ngọc Bình (2000), “Phân loại đất và Hệ thống sử dụng đất”, Giáo trình đất lâm

nghiệp, NXB Nông nghiệp.

5. Tôn Thất Chiểu và tập thể tác giả (1996), Đất Việt Nam (Bản chú giải Bản đồ đất

1/1.000.000), NXBNN Hà Nội.

6. Lê Trọng Cúc và Đỗ Đình Sâm, 1996. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ

môi trường, Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học quốc gia Hà nội. Nhà xuất bản

Nông thôn 1996.

7. Trần Đình Đàn (2000). Chính sách giao đất Lâm nghiệp và mạng lưới dịch vụ khuyến

Nông khuyến lâm.

8. Nguyễn Thanh Hà (1995), “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên vùng gò đồi

Thừa Thiên Huế phục vụ xây dựng mô hình Nông lâm kết hợp”, Luận án tiến sỹ địa lý, Hà

Nội.

9. Nguyễn Mạnh Hùng (1993). Tìm hiểu Luật đất đai mới, Chính sách ruộng đất mới, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia.

10. Hà Quang Khải (2002), Đất Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, tr 212 - 313.

11. Trần Xuân Lạc (1995), “Kết quả nghiên cứu hệ thống canh tác ở Thừa Thiên Huế”, Tạp

chí khoa học công nghệ và quản lý kinh tế, NXB Nông nghiệp, tr.387.

12. Cao Liêm và Trần Đức Viên (1996), Giáo trình sinh thái học, NXB Nông nghiệp.

13. Nguyễn Vũ Linh (2004), Nghiên cứu phân vùng sinh thái nông nghiệp phục vụ phát triển

nông nghiệp bền vững Duyên hải miền Trung, Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ.

14. Trần văn Minh (2004) “Đánh giá hiện trạng cơ cấu cây trồng trên đất cát biển Thừa Thiên

Huế”, Tạp chí khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. NXB nông

nghiệp, tr.200.

15.Vũ Văn Mễ, 1997. Phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất Lâm nghiệp có sự

tham gia của người dân. Nhà xuất bản nông thôn 1997.

16. Trần An Phong (1993), Viện qui hoạch và thiết kế Bộ Nông nghiệp, Báo cáo điều tra hiện

trạng và đề xuất hướng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững vùng

Duyên hải Nam Trung Bộ, Hà Nội.

17. Nguyễn Thanh (2003), Địa chí tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Khoa học và Công nghệ,

tr. 33 - 40, 57 - 59, 78 - 79.

18. Phạm Chí Thành và CTV (1996), Hệ thống Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Toàn (2004), “ Đặc điểm đất cát vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ và thực

trạng sử dụng” Tạp chí khoa học đất 20/2004. Hội khoa học đất Việt Nam. tr 25 - 27.

Page 94: Quản lý đất lâm nghiệp

20. Ngô Nhật Tiến và Nguyễn Xuân Quát (1967). Giáo trình Đất, Trường Đại học Lâm

nghiệp xuất bản

21. Đào Thế Tuấn (1984). Hệ sinh thái nông nghiệp, NXB Khoa học Kỹ thuật.

22. Đỗ Đinh Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương (2005), Cẩm nang về đánh giá đất phục

vụ trồng rừng, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi

trường rừng. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

23. Đỗ Đình Sâm (1996). Báo cáo nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp tại Hội nghị Khoa học

Lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ.

24. Đỗ Đinh Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương (2005), Hệ thống đánh giá đất phục vụ

trồng rừng. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

25. Trần Thanh Sơn, Amanda S. Carlier (2004) Khu vực tư nhân vấn đề đất đai, quỹ đất, chi

phí liên quan và quản lý. Một phân tích chính sách phát triển khu vực tư nhân Việt nam. Tr.

13 - 17.

26. Trần Đức Viên (1995), Phát triển hệ thống canh tác, NXB Nông nghiệp, Hà nội.

27. Trần Đức Viên, 1996. Nông nghiệp trên đất dốc thử thách và tiềm năng. Nhà xuất bản

nông nghiệp 1996.

28. Nguyễn Vy và Vũ Cao Thái (1991), “Kết quả nghiên cứu về cơ sở khoa học của việc nâng

cao độ phì nhiêu thực tế của đất Việt Nam trong 5 năm qua”, Tạp chí Nông nghiệp và Công

nghiệp thực phẩm (6/1991).

29. Nguyễn Vy và Đỗ Đình Thuận (1997), Các loại đất chính ở Việt Nam. NXB Khoa học kỹ

thuật.

30. Nguyển Xiển (1968), Đặc điểm khí hậu miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học - Kỹ thuật,

Hà Nội.

31. Hội khoa học đất Việt nam (2000), Đất Việt nam, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

32. Niên Giám Thống kê Việt Nam 1995 - 2000, NXB thống kê, Hà Nội.

33. Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2001), Quy hoạch

sử dụng đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế cho đến năm 2010.

34. Quản lý dinh dưỡng trên đất dốc Đông Nam Á, những hạn chế và cơ hội (1997), Hội thảo

về quản lý dinh dưỡng và nước cho cây trồng trên đất dốc miền Bắc Việt Nam, Hà Nội, tr.8 -

10.

35. Sách thống kê Việt nam từ 1985 -1998. Tổng cục thống kê, Nhà xuất bản Nông thôn

36. Tổng cục Địa chính, 1997. Luật đất đai 1993 và những nghị định về giao đất lâm nghiệp.

Hội thảo quốc gia về giao đất Lâm nghiệp. Tổng cục địa chính, 1997.

37. Cục khuyến nông và khuyến lâm (2000). Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, Nhà xuất

bản nông thôn, 1996.

38. Tài liệu hội thảo Quốc gia về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp tháng 12,

1997.

39. Viện khoa học lâm nghiệp Việt nam, 1997. Báo cáo nghiên cứu khả thi công trình khảo

sát, quy hoạch trồng rừng vùng cát nam Quảng Bình..

40. Cục kiểm lâm, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 12, 1997.Một số vấn đề liên

quan đến giao đất lâm nghiệp ở Việt nam.

41. Luật đất đai năm 1993 và những quy định về giao đất lâm nghiệp. Tổng cục địa

chính,1997.

42. Sở khoa học công nghệ và môi trường Quảng Bình, 1997. Tài liệu bước đầu điều tra đánh

giá sự cố môi trường biển lấn, cát di động vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình..

Page 95: Quản lý đất lâm nghiệp

43. Quản lý và phát triển bền vững Tài nguyên Miến núi (2004) Kỹ yếu hội thảo của Đại học

Quốc gia Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường. Tr 13 - 43.

44. ủy ban dân tộc miền núi-Vụ chính sách dân tộc (1995). Hệ thống các văn bản chính sách

dân tộc và miền núi, (Tập I: Về Nông Lâm nghiệp), Nhà xuất bản Nông nghiệp.

45. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Cục Kiểm lâm (1996). Giao đất Lâm nghiệp ở

Việt nam.

46. Ban quản lý dự án GCP/VIE02/ITA (1996). Báo cáo kết quả thực hiện Qui hoạch sử dụng

đất và định hướng Giao đất lâm nghiệp tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng ninh.

47. Ban quản lý dự án GCP/VIE02/ITA (1996). Báo cáo kết quả Qui hoạch sử dụng đất và

Giao đất lâm nghiệp với sự tham gia của người dân tại xã Thượng lộ tỉnh Thừa Thiên Huế.

48. Tổng cục Thống kê (1995). Kết quả tổng điều tra nông thôn và nông nghiệp, Nhà xuất

bản thống kê.

49. Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước “Bảo vệ môi trường” KT02 (1995). Bảo

vệ môi trường và phát triển bền vững (Tuyển tập các báo cáo khoa học).

50. Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam-Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Vùng

Bắc Trung bộ, Kết quả nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ 1991-1996

51. Ban dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế (2000). Báo cáo công tác định canh định cư.

52. Sở Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế (1993). Đề án tổng quan Lâm nghiệp theo chương trình

327.

53. Chương trình quản lý lâm nghiệp - SNV và Dự án hộ trợ đào tạo khuyến nông khuyến

lâm - ETSP (2005). Hướng dẫn Qui hoạch sử dụng đất và Giao đất lâm nghiệp cấp xã với sự

tham gia của người dân tại huyện A lưới và huyện Nam đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH:

1. C.K. Lai. Asia-Pacific, Agroforestry-Second Edition (trang 332-358)

2. Shaner, W.W. (1982) Farming systems research and development guidelines for

developing countries.

2. Syers, J.K., and E.T. Craswell. 1995. Role of Soil Organic Matter in Sustainable

Agricultural System. In Soil Organic Matter management for Sustainable Agricultural.

Workshop Help in Ubon, Thailand 24-26 August 1994. p. 16.

4. Whyte, R.O., G. Nilsson - Leissner, and H.C. Trumble. 1969. Legumes in Agriculture.

FAO, Italia. pp. 19 - 102.

5. Zandstra, HG., E.S. Price, J.A. Litsinger, and R.A.Morris. (1981). A Methodology for On-

Farm Cropping Systems Research. IRRI Philippines. pp. 3 - 20.

6. UNEP (2000), “Some Coastal Ecosystem Principles”, In Convention on Biological

Diversity (15 - 26 may 2000), Conference of the Parties to the Convention on Biological

Diversity. pp. 14 - 16.

7. Stephanie Mansourian., Daniel vallauri, and Nigel Dudley. (2005) First Steps in Erosion

Control, in Forest Restoration in Landscapes. pp 350 -356.

8. Mgran R.D.C. Soil erosion and conservation, Cran field University, Second edi 1995.

9. Ritchie. J.T and J. Crum, 1995. Soil and water balance. Oxfam University, 1996.

Page 96: Quản lý đất lâm nghiệp

88

THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ CỦA GIÁO TRÌNH

Họ và tên: TS. Dương Viết Tình, Giảng viên chính.

Sinh Năm: 01 -10 -1955

Cơ quan công tác: Bộ môn Lâm sinh, Trưởng khoa lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm.

Địa chỉ liên hệ: Email: [email protected] Phone: 054 3521937; home: 054 3530585;

Moble: 0903512070.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH

Giáo trình này có thể sử dụng cho sinh viên Đại học ngành Lâm nghiệp, Nông học và Quản lý

đất đai và Cao học ngành Lâm nghiệp.

Giáo trình có thể dùng cho các trường: Kinh tế và khoa học

Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: Khoa học đất

Chưa xuất bản

THÔNG TIN KHÁC

Chúng tôi có nhiều ảnh chụp và Slide s như vật liệu giảng dạy có thể chí sẽ qua Email

với các đồng nghiệp và người quan tâm.