121
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2050 (CẬP NHẬT LẦN 1-NĂM 2019) (Phiên bản điều chỉnh phương án năm 2015 đã được phê duyệt theo Quyết định số 1139/QĐ-SNN ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng và cập nhật bổ sung phương án năm 2018) 1

lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

UBND TỈNH LÂM ĐỒNGCÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG

PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNGGIAI ĐOẠN 2016 – 2050

(CẬP NHẬT LẦN 1-NĂM 2019)

(Phiên bản điều chỉnh phương án năm 2015 đã được phê duyệt theo Quyết định số 1139/QĐ-SNN ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng và cập nhật bổ

sung phương án năm 2018)

Lâm Đồng, năm 2019

1

Page 2: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

KÝ HIỆU, NGỮ NGHĨA TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Ngữ nghĩa

CITES Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora. Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp

CoC Certification Chain of Custody Certification. Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm

DBH Đường kính ngang ngực (1.3m), cm

FM Certification Forest Management Certification. Chứng chỉ quản lý rừng

FSC Forest Stewardship Council. Hội đồng quản lý rừng

H Chiều cao cây, m

HCVF High Conservation Value Forests: Rừng có giá trị bảo tồn cao.

ILO International Labour Organization. Tổ chức Lao động Quốc tế

ITTA International tropical timber agreement. Thỏa thuận về gỗ nhiệt đới thế giới

ITTO International tropical timber organization. Tổ chức gỗ nhiệt đới thế giới.

IUCN International Union for Conservation of Nature and Natural Resources. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên.

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

V Thể tích cây, m3

WWF World Wide Fund For Nature. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên

2

Page 3: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

MỞ ĐẦU1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ RỪNG CỦA CÔNG TY TNHH MTVLÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương (Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương) là một trong 8 công ty lâm nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Công ty Đơn Dương nằm trên địa bàn huyện Đơn Dương, có vị trí nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lâm Đồng. Theo Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 05/4/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc điều chỉnh phạm vi, ranh giới diện tích đất lâm nghiệp và cơ cấu 3 loại rừng giao Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đơn Dương quản lý; Quyết định số 1649/QĐ- UBND ngày 23 tháng 8 năm 2018 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc điều chỉnh diện tích, ranh giới đất đã thu hồi, giao đất theo Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh và diện tích đất thuê làm trụ sở, các trạm, vườn ươm...thì tổng diện tích công ty quản lý là 21.993,50 ha. Độ che phủ rừng trên toàn diện tích đất lâm nghiệp do công ty quản lý: 84,0%.

Tiền thân của Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương là Lâm trường quốc doanh với tên gọi là Lâm trường Đơn Dương do nhà nước thành lập năm 2002 theo Quyết định số 134/QĐ-UB, ngày 30 tháng 9 năm 2002 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Công ty Đơn Dương được thành lập dựa trên việc sáp nhập diện tích quản lý của Lâm trường Đơn Dương và Ban quản lý rừng Ya Hoa theo Quyết định số 2267/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 8 năm 2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng với tên gọi là Công ty lâm nghiệp Đơn Dương; theo đó, Công ty Đơn Dương nằm dưới sự quản lý của UBND tỉnh Lâm Đồng. Ngày 30 tháng 6 năm 2010, UBND tỉnh Lâm Đồng ra Quyết định số 1404/QĐ/CT-UBLĐ về việc chuyển đổi Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương thành Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Đơn Dương.

Chức năng, nhiệm vụ chính của Cty TNHH MTV LN Đơn Dương là quản lý bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng theo kế hoạch của phương án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp với chính quyền địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, tạo việc làm cho họ thông qua các hợp đồng kinh tế.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương thực hiện các hoạt động chính sau:- Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bằng các hoạt động khoán bảo vệ rừng, trồng

rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng, xúc tiến tái sinh rừng, khoanh nuôi làm giàu rừng.- Khai thác, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ từ rừng tự nhiên và rừng trồng theo luân

kỳ, chu kỳ.- Xây dựng và phát triển sản xuất nông lâm kết hợp trên đất dốc, đồi núi.

3

Page 4: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

- Kinh doanh tổng hợp đa ngành nghề trên cơ sở lợi thế về tài nguyên rừng và đất rừng hiện có như khai thác vật liệu xây dựng, kinh doanh vật tư nông nghiệp, cây, con giống và một số dịch vụ nông lâm nghiệp.

- Bảo vệ rừng đầu nguồn của hệ thống sông Đa Nhim và sông Đồng Nai, trên đó gồm nhiều công trình đập nước cho sử dụng thủy điện và thủy lợi quan trong không chỉ cho tỉnh Lâm Đồng mà cho cả khu vực lân cận.

2. SỰ CẦN THIẾT CẬP NHẬT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNGXây dựng kế hoạch sản xuất là yêu cầu bắt buộc đối với công tác bảo vệ, sử dụng và

phát triển rừng của các tổ chức được nhà nước giao rừng. Các giai đoạn trước đây, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị quản lý rừng đều phải thực hiện xây dựng phương án điều chế rừng để hoạch định kế hoạch sản xuất trong giai đoạn 5 năm, làm cơ sở để nhà nước giao kế hoạch sản xuất hàng năm theo năng lực, tài nguyên của từng đơn vị .

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương cũng đã thực hiện xây dựng phương án điều chế rừng cho các giai đoạn trước đây, trong giai đoạn 2010 – 2015, được sự hổ trợ của dự án thí điểm phương pháp quản lý rừng đa mục đích Tỉnh Lâm Đồng, công ty đã xây dựng: “ phương án điều chế rừng theo tiếp cận sử dụng rừng đa mục đích giai đoạn 2010- 2015 ”. Phương án đã thể hiện sự tiến bộ hơn so với “phương án điều chế rừng đơn giản” đó là, có sự tiếp cân quản lý sử dụng rừng theo hướng đa mục đích, cân đối các nhu cầu nhiều mặt của xă hội, của người dân sống ven rừng, phát huy được chức năng nhiều mặt của rừng.Tuy nhiên phương án vẫn còn một số tồn tại so với yêu cầu quản lý rừng bền vững theo hướng chứng chỉ rừng của FSC cụ thể:

- Phương án chưa thực sự áp dụng các cam kết quốc tế trong lĩnh vực quản lý, sử dụng và phát triển rừng mà Việt Nam đã tham gia.

- Phương án chưa thể hiện và xác định các khu rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF) để xây dựng bản đồ phân vùng chức năng quản lý rừng. Việc xây dựng kế hoạch sản xuất trên cơ sở căn cứ vào các quy định cứng của nhà nước về quy hoạch 3 loại rừng.

- Phương án chưa điều tra các nhu cầu thiết yếu của cộng đồng để đánh giá mức độ tác động của người dân trên diện tích rừng do công ty quản lý, vì vậy chưa xây dựng được các giải pháp để giải quyết những mâu thuẫn xã hội về đất đai, sinh kế của cộng đồng trong khu vực.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất chủ yếu trong giai đoạn 5 năm, cơ sở xây dựng kế hoạch căn cứ vào các nghiên cứu chung trong cả nước (tăng trưởng rừng, cường độ khai thác, hệ số tiếp cận, tuổi khai thác rừng trồng) vì vậy, kế hoạch sản xuất chưa thực sự gắn với tình hình năng lực rừng tại địa phương và bao quát toàn bộ nội dung sản xuất của đơn vị

4

Page 5: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

để từ đó tính toán hiệu quả thực sự về kinh tế, xã hội và môi trường trong một luân kỳ kinh doanh.

Để khắc phục những nội dung chưa đạt được từ các phương án điều chế rừng trước đây và thực hiện công tác quản lý, sử dụng và phát triển rừng theo hướng chứng chỉ rừng của FSC thì cần có một phương án chỉ ra một kế hoạch và giải pháp để quản lý rừng toàn diện, lâu dài và bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Về khách quan, xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững là thực hiện chỉ đạo của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng trong giai đoạn hiện nay.

Về chủ quan, công ty xây dựng phương án quản lý rừng bền vững nhằm xác định các biện pháp cơ bản trong quản lý phát triển tài nguyên rừng bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, thu hút nguồn lực, đầu tư để tái tạo lại rừng, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, xoá đói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, ổn định, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng.

Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Đơn Dương cam kết thực hiện chính sách quản lý rừng bền vững nhằm đạt các mục tiêu sau:

- Môi trường được bảo vệ, duy trì các giá trị hiện hữu, từng bước cải thiện, nâng cao các giá trị môi trường theo luật pháp của quốc gia và yêu cầu của quốc tế.

- Xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên và của cộng đồng địa phương được nâng cao từ các hoạt động quản lý rừng và sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Các nguồn tài nguyên rừng được khai thác và sử dụng hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế của Công ty và Cộng đồng địa phương.

- Công ty thiết lập và duy trì lâu dài hệ thống quản lý để đạt đươc chứng chỉ quản lý rừng bền vững và chuỗi hành trình sản phẩm (FM/CoC Certification).

Cuối năm 2018 và đầu năm 019 từ trung ương xuống địa phương đã có những sự thay đổi về Luật, Thông tư, Nghị định, Quyết định... ảnh hưởng đến phương án Quản lý rừng bền vững năm 2018. Công ty thực hiện việc cập nhật để Phương án phù hợp với thực tế hiện nay.

5

Page 6: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Chương 1CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

I.CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC1. Các văn bản Trung ươngChính sách và pháp luật của nhà nước có liên quan đến công tác quản lý rừng bao

gồm:- Luật số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về Luật Lâm

nghiệp;- Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2017 Ban hành chương trình hành

động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngay 12 tháng 1 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

- Thông tư số 28/2018/TT-BNN-PTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định về quản lý rừng bền vững;

- Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh;

2. Các văn bản địa phương

Cơ chế và chính sách của địa phương sở tại có liên quan đến công tác quản lý rừng; bao gồm:

- Quyết định số 1649/QĐ- UBND ngày 23 tháng 8 năm 2018 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc điều chỉnh diện tích, ranh giới đất đã thu hồi, giao đất theo Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh;

- Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 09/10/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt kết quả điều chỉnh quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp và quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030 thì khu vực khai thác trắng thuộc đối tượng rừng sản xuất;

- Quyết định số 2240/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt giá trị tài sản để thực hiện giao vốn cho Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đơn Dương;

- Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 05/4/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc điều chỉnh phạm vi, ranh giới diện tích đất lâm nghiệp và cơ cấu 3 loại rừng giao Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đơn Dương quản lý;

- Quyết định số 1139/QĐ-SNN của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày 23/11/2015 về việc phê duyệt, thậm định phương án quản lý rừng bền vững của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đơn Dương;

6

Page 7: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

3. Các tài liệu tham khảo

- Dự án thí điểm phương pháp quản lý rừng đa mục đích tỉnh Lâm Đồng (2008). Báo cáo đánh giá thực trạng và tình hình phân bố các loài lâm sản phi gỗ chủ yếu của đơn vị: Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương. Sở NN & PTNT tỉnh Lâm Đồng.

- Dự án thí điểm phương pháp quản lý rừng đa mục đích tỉnh Lâm Đồng (2011). Phương án điều chế rừng cho công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đơn dương, tỉnh Lâm Đồng theo tiếp cận sử dụng rừng đa mục đích. Sở NN & PTNT tỉnh Lâm Đồng.

- IUCN (2012). The IUCN Red List of Threatened Species “2001 IUCN Red List Categories and Criteria version 3.1”. Available at ttp://www.iucnredlist.org/search

- IUCN (2014). Danh mục thực vật xếp hạng nguy cấp IUCN 2014-03 phiên bản 2.3 & 3.1.

- Tập đoàn tư vấn GFA GmbH (2010). Tiêu chuẩn tạm thời cho Hội đồng quản trị rừng (FSC) tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phiên bản 1.0.

- VQG Chư Yang Sin (2013). Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Chư Yang Sin đến năm 2020. Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Lăk.

- WWF Chương trình Việt Nam (2008). Bộ Công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam. Hà Nội, WWF Chương trình Việt Nam.

II. CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ - NGUYÊN TẮC, TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG ÁP DỤNG

Những Công ước, cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia bao gồm:

- CITES (1975): Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora - Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.

- Luật Lao động quốc tế: International labour law (Labour standards) của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization, viết tắt ILO) thuộc Liên Hiệp Quốc.

- Hiệp định về đa dạng sinh học (1992): Convention on Biological Diversity.

- Thỏa thuận về gỗ nhiệt đới thế giới (International tropical timber agreement – ITTA) (2006) của Tổ chức gỗ nhiệt đới thế giới (International tropical timber organization - ITTO).

- Bộ tiêu tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững theo FSC của Tập đoàn tư vấn GFA GmbH, phiên bản 1.1 năm 2014.

7

Page 8: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

III. TÀI LIỆU VÀ SỐ LIỆU SỬ DỤNG

Sử dụng các số liệu, tài liệu sau:

- Các loại bản đồ:

Bản đồ hiện trạng rừng theo kết quả kiểm kê rừng năm 2014. Bản đồ điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng năm 2018 của huyện Đơn Dương.

- Số liệu kết quả kiểm kê rừng năm 2014 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt.

- Chuyên đề động vật rừng năm 2018;

- Chuyên đề thực vật rừng năm 2018;

- Chuyên đề điều tra rừng trồng và rừng tự nhiên năm 2018;

- Chuyên đề rừng có giá trị bảo tồn cao năm 2018;

- Chuyên đề không chuyển đổi rừng tự nhiên sang rừng trồng sau năm 1994;

- Chuyên đề sinh cảnh dễ bị tổn thương năm 2018;

- Chuyên đề đánh giá tác động môi trường năm 2018;

- Chuyên đề đánh giá tác động xã hội năm 2018;

- Bản đồ kiểm kê rừng trồng năm 2018 đã được Sở NN và PTNT tỉnh Lâm Đồng Thẩm định;

- Bản đồ và biên bản nghiệm thu phúc tra diện tích rừng tự nhiên ký hợp đồng đặt hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng năm 2018;

- Bản đồ hiện trạng rừng Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đơn Dương năm 2019;

8

Page 9: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Chương 2ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV LN ĐƠN DƯƠNG

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY1. Thông tin về tên, địa chỉ:Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Đơn Dương (Công ty

TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương) là doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh Lâm Đồng làm chủ sở hữu.Công ty được thành lập theo Quyết định số 1404/QĐ-UBND ngày 30/6/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc chuyển Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương thành Công ty TMHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương.

Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Lạc Xuân 2, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

- Điện thoại: 02633.849035 Fax: 02633.634227Địa chỉ Email: [email protected] thông tin điện tử: http://www.lamnghiepdonduong.vn

2. Chức năng, nhiệm vụ:Quản lý bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng theo kế hoạch của phương án đã được cấp

có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện các chương trình, dự án và các nhiệm vụ Nhà nước giao nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nâng cao thu thập cho người lao động.

3. Tổ chức bộ máy, nhân lực của công ty:Tổ chức bộ máy:Tổng số cán bộ- CNV- Người lao động hiện có (tháng 6/2019) của Công ty là: 33

người; Trong đó, dân tộc thiểu số là: 07 người, chiếm tỷ lệ 21%.Được hình thành bộ máy tổ chức gồm:+ Chủ tịch Hội đồng thành viên: 01 người;+ Kiểm soát viên chuyên trách: 01 người;+ Ban giám đốc: 02 người, bao gồm 01 Giám đốc (Thành viên HĐTV) và 01 phó

Giám đốc;+ 03 phòng chuyên môn nghiệp vụ: Phòng Kỹ thuật sản xuất - Quản lý bảo vệ rừng;

Phòng Kinh tế - Kế hoạch; Phòng Tổ chức - Hành chính.+ 04 Phân trường và 01 Tổ tuần tra bảo vệ rừng.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo sơ đồ sau:

9

Page 10: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Phòng Kỹ thuật SX – QLBVR

Tổ tuần tra BVR

Phòng Tổ chức- HC Phòng Kinh tế- KH

Phân trường 1 Phân trường 2 Phân trường 4Phân trường 3

KIỂM SOÁT VIÊN

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

BAN GIÁM ĐỐC

Hình 1. Bộ máy tổ chức – quản lý công ty Đơn DươngNguồn nhân lực và trình độ:Về trình độ chuyên môn: Cao học: 02 người; Đại học: 22 người; Trung cấp: 07 người;

Công nhân kỹ thuật: 01 người; Lao động phổ thông : 01 người;Về giới tính: Nam: 25 người (Chiếm tỷ lệ: 76%); Nữ: 08 người(Chiếm tỷ lệ: 24%).4. Cơ sở vật chất:

Bảng 1. Thống kê cơ sở vật chất của công ty lâm nghiệp Đơn Dương

TT Bộ phậnNhà làm việc

Loại nhà Diện tích (m2)

1 Văn phòng làm việc của công ty II 3402 Phân trường I IV 463 Phân trường II IV 464 Phân trường III IV 465 Phân trường IV IV 466 Xưởng chế biến gỗ tròn IV 1.2007 Xưởng tinh chế IV 2408 Chốt vườn trầu IV

10

Page 11: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Trong giai đoạn 2015 – 2018, công ty đã đầu tư xây dựng; sửa chữa cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất với tổng kinh phí là 645.824.022 đồng, gồm các hạng mục đầu tư chính là:

- Xây dựng, sửa chữa trạm quản lý BVR : 360.026.022đồng.- Mua sắm máy móc, thiết bị: 159.500.000 đồng.- Sửa chữa văn phòng công ty: 107.500.000 đồng. - Sửa chữa xưởng chế biến: 18.798.000 đồng.Đánh giá chung so với thực trạng các công ty lâm nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng, thì công

ty Đơn Dương đã có đầu tư trở lại cho cơ sở hạ tầng để duy trì ổn định sản xuất. Tuy nhiên do nguồn thu không cao nên việc đầu tư chiều sâu, phát triển chế biến, phục hồi, phát triển rừng chưa được cao. Vì vậy trong phương án cần tính toán, xác định khả năng phát triển sản xuất của công ty một cách có hiệu quả hơn, có nguồn vốn để đầu tư phát triển rừng nhiều hơn.

II. VỊ TRÍ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG:1. Vị trí địa lý:Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương được giao quản lý diện tích rừng và

đất lâm nghiệp phân bố trên địa bàn 6 xã/thị trấn thuộc huyện Đơn Dương (thị trấn D'Ran, xã Lạc Xuân, Ka Đô, Pró, Ka Đơn và xã Tu Tra). Công ty có trụ sở làm việc đóng tại xã Lạc Xuân.Toạ độ địa lý như sau:

- Từ 11038'14” đến 11051’08” vĩ độ Bắc- Từ 108023’38” đến 108041’58” kinh độ Đông

Ranh giới hành chính:- Phía Đông tiếp giáp với huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận- Phía Nam tiếp giáp với huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng- Phía Bắc và phía Tây tiếp giáp với Ban quản lý rừng phòng hộ D’Ran, huyện Đơn

Dương, tỉnh Lâm Đồng.2. Địa hình, địa thế:Công ty TNHH- MTV Lâm nghiệp Đơn Dương nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng

thuộc vùng địa hình núi trung bình (độ cao trung bình từ 900 – 1.300m), chia cắt mạnh, tương đối hiểm trở, có độ dốc lớn (độ dốc trung bình 250). Phía Bắc và Đông Bắc có những đỉnh núi cao hơn 1.000m (đỉnh cao nhất là 1.650m thuộc tiểu khu 316B và đỉnh 1.395m thuộc tiểu khu 333A). Hướng nghiêng chung của địa hình: Đông Bắc – Tây Nam thoải dần về hướng Đông Nam – Tây Bắc.

11

Page 12: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

3. Khí hậu và thủy văn:a. Khí hậu:Khí hậu thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ

tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình năm là 21,50C, cao nhất 34,20C, thấp nhất 8,40C; lượng mưa bình quân năm 1.625mm, cao nhất là tháng 8, 9 và thấp nhất là tháng 11, 12.

b. Thủy văn:Hệ thống sông suối ở đây chảy theo hai hướng chính: i) Hướng chảy về Tây Bắc vào

sông Đa Nhim, đầu nguồn sông Đồng Nai của hồ thủy điện Trị An, ii) Hướng chảy về Đông Nam vào sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Trong vùng giáp ranh có nhiều hồ đập thủy lợi phục vụ tưới tiêu, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong cả huyện Đơn Dương như hồ P’Ró (xã P’Ró), hồ R’Lơm (xã Tu Tra), các đập cung cấp nước sinh hoạt cho thị trấn D’Ran, thôn Diom và Bê Kan (xã Lạc Xuân), thôn Ya Hoa (xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận). Điều này cho thấy vai trò rừng phòng hộ đầu nguồn của công ty lâm nghiệp Đơn Dương là rất quan trọng, không chỉ tại địa phương mà cn cho các vùng hạ lưu khác nhau.

4. Đặc điểm về đất đai:Trên diện tích do Công ty quản lý có 4 loại đất chính:4.1. Đất Feralit vàng đỏ giàu mùn trên núi cao: Có diện tích 18.001 ha, phân bố ở độ cao 400-800m so với mặt nước biển, với khí

hậu ẩm ước, lượng mưa cao, độ ẩm không khí thuộc loại ẩm ước với kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, loại đất này có một số đặc điểm chính như sau:

+ Độ dày của tầng đất thường kém hơn đất Feralit vùng đồi.+ Càng lên cao màu vàng của tầng tâm (tầng B) càng chiếm ưu thế.+ Sự bất đồng hóa về thành phần cơ giới giữa tầng đất mặt và tầng dưới thường rõ

nét. Hạt sét có xu hướng di chuyển xuống sâu do rửa trôi.+ Hàm lượng mùn tương đối khá ở tầng đất mặt và càng lên cao hàm lượng mùn càng

cao và tỷ lệ C/N càng tăng (mùn từ 4,0% - 9,5%).+ Đất có phản ứng chua mạnh và độ bảo hòa Bazơ cực thấp.+ Hàm lượng các chất dinh dưỡng P2O5 vàK2O dễ tiêu đều nghèo, riêng hàm lượng

Nitơ (N) tổng số khá giàu.4.2. Đất Feralit nâu vàng trên phù sa cổ: Có diện tích 2.110 ha, là loại đất được hình thành trên sản phẩm phù sa cổ, trong điều

kiện khí hậu nhiệt đới ẩm với kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh, phân bố ở

12

Page 13: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

những nơi có độ dốc < 8o (chiếm 90%), với độ dày tầng đất >100cm (chiếm 70-80%), loại đất này có một số đặc điểm chính như sau:

+ Độ dốc thoải hoặc rất thoải.+ Tầng đất dày.+ Đất có thành phần cơ giới sét pha trung bình đến sét pha nặng.+ Tầng tâm (tầng B) có màu nâu vàng.+ Đất có phản ứng chua, nghèo Cation kiềm, kiềm thổ, độ bảo hòa Bazơ thấp (<30%).+ Hàm lượng mùn trung bình, Nitơ (N) tổng số không cao, tỷ lệ C/N thấp.+ Đất nghèo khoáng chất dinh dưỡng P2O5 vàK2O dễ tiêu.+ Sau khi mất rừng, dất dễ bị quá trình đá ong hóa mạnh.4.3. Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá Granit, Bazan: Có diện tích 1.815 ha, đây là loại đất được hình thành trên các sản phẩm phong hóa

của các loại đá mẹ Mac-ma trung tính và kiềm. Các đặc điểm và tính chất chính như sau:+ Đất có dạng địa hình đồi dốc thoải với sườn dốc dài, tạo thành các diện tích vùng

đồi thoải ở cao nguyên với độ cao từ 500-900m.+ Tầng đất rất dày, với 96,8% diện tích đất có độ dày tầng đất >100cm.+ Mực nước ngầm khá sâu, trung bình từ 10-12m.+ Đất có phản ứng chua (Ph = 4,5-5,2).4.4. Đất phù sa:Có diện tích 530 ha, đây là những vùng xâm canh sản xuất nông nghiệp, đất phù sa có

độ phì tự nhiên khá cao, giàu chất khoáng dinh dưỡng cho cây trồng, đặc biệt là giàu P2O5.

III. ĐA DẠNG SINH HỌC:1. Đa dạng kiểu rừng:Khu rừng của công ty lâm nghiệp Đơn Dương khá đa dạng về kiểu rừng do phân bố

trên đai cao, địa hình và vùng khí hậu khác nhau, chuyển tiếp từ cao nguyên đến đồng bằng ven biển. Có 6 kiểu rừng tự nhiên và một kiểu rừng trồng.

1.1. Rừng cây lá rộng thường xanh.- Chiếm diện tích lớn nhất 8.649,11 ha, tỷ lệ 39,33% tổng diện tích. Phân bố ở các

tiểu khu: 321, 319, 320, 322, 327, 333B, 331, 335,338,342A; - Đất dưới tán rừng là đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá Granit có tầng đất trung

bình đến dày. Nhiệt độ không khí trung bình năm luôn trên 200C, lượng mưa và độ ẩm tương đối dồi dào, trên độ độ cao từ 700- 1600m.

- Kiểu rừng này thường có 4 – 5 tầng với độ tàn che 0.7 – 0.9; bao gồm 2-3 tầng cây gỗ phụ thuộc vào mức độ tác động đến rừng, một tầng cây nhỏ/bụi, một tầng thảm tươi và ngoại tầng là các loài dây leo. Loài cây gỗ chủ yếu là: Dẻ gai, Dẻ trắng, Xương gà (bứa),

13

Page 14: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Giổi xanh, Mạ sưa, Sòi, Thông nàng, Chò xót, Trám, Lòng máng, Trâm, Xoan rừng, Chân chim, Bồ an, Quế, Máu chó lá nhỏ, Còng tía, Bời lời, Trâm trắng, Vạn trứng, Thị. Tầng cây bụi, tái sinh: Cao dưới 5 m gồm các loài tái sinh của tầng cây mẹ và một số loài cây khác như Đom đóm, Bọt ếch, Bồng bồng gầy, Xú hương, Lấu, Trọng đũa đôi khí có cả tre nứa, tuy không nhiều. Tầng thảm tươi: Cao trên dưới 1m: Thành phần loài khá phong phú và phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, bao gồm các loài trong ngành Dương xỉ, họ Ô rô, họ Gừng, họ Cỏ, Hương bài, Dứa dại. Ngoài ra kiểu rừng này còn có thực vật ngoại tầng phong phú bao gồm các loài dây leo thân thảo hoặc thân gỗ, phong lan, song mây. Các loài phổ biến thuộc họ Na (Annonaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ đậu (Fabaceae), họ Trinh Nữ (Mimosaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Ráy (Araceae), họ Cau dừa (Arecaceae).

- Đây là kiểu rừng phục vụ chính cho sản xuất gỗ của công ty trong các năm qua, rừng giàu có diện tích nhỏ là 366,90 ha với trữ lượng trung bình 246m3/ha; chủ yếu tập trung trạng thái rừng trung bình với diện tích 4.052,01 ha, trữ lượng trung bình 155m3/ha, đây là hai trạng thái chính để có bố trí khai gỗ bền vửng.

1.2. Rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim:- Kiểu rừng này phân bố không tập trung trong lâm phần, ở trên nhiều tiểu khu, diện

tích ít 798,86 ha, chiếm chỉ 3.63% tổng diện tích lâm phần.- Phân bố ở độ cao từ 650 – 1600m, chủ yếu hỗn giao giữa thông 3 lá và một số loài

cây lá kim khác và các loài cây lá rộng.- Cấu trúc rừng có đủ 5 tầng, với các thế hệ khá ổn định, độ tàn che từ 0.7 – 0.8. Thực

vật chiếm ưu thế là thông 3 lá và các loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Sau sau (Hamamelidaceae), họ Tô hạp (Altingiaceae), họ Chè (Theaceae), họ Trâm (Myrtaceae), họ Hoa (Betulaceae). họ Chè (Theaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae) và một vài loài cây lá kim. Tán rừng khá liên tục nhưng mấp mô do tán các loài cây lá kim cao hơn nhưng không vượt trội khỏi tán rừng. Dưới tán rừng bao gồm các cây nhỏ của tầng trên và một số loài chịu bóng khác như các loài trong họ Thích (Arecaceae), Hồi (Illiciaceae), Chân danh (Celastraceae), Hoa hồng (Roraceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Đỗ quyên (Ericaceae) mọc rải rác. Ngoài ra tầng này ở một số nơi còn có mặt của loài Sặt schmid (Sinarundinaria schmidiana) mọc khá dầy đặc gây cản trỏ cho việc đi lại. Thảm tươi khá phong phú chủ yếu là các loài Quyết thực vật (Lycopodiophyta, Polypodiophyta), các loài Lan (Orchidaceae) và loài Sơn linh cao (Sonerila neodriessenioides) ở đây, các loài lan không chỉ phát triển ở dưới mặt đất đá mà còn đeo bám trên cây gỗ cũng khá phổ biến.

14

Page 15: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

- Kiểu rừng này hiện tại có các trạng thái trung bình, nghèo và phục hồi, chủ yếu là rừng nghèo với diện tích 444,61 ha, với trữ lượng trung bình 89m3/ha.

1.3. Rừng hỗn giao Gỗ -Tre nứa.- Kiểu rừng này phân bố không tập trung trong lâm phần, ở trên nhiều tiểu khu, diện

tích 2.951,01 ha, chiếm chỉ 13.42% tổng diện tích lâm phần.- Phân bố ở độ cao từ 650 – 1600m, chủ yếu hỗn giao giữa Thông 3 lá và một số loài

cây lá kim khác và các loài cây lá rộng.- Cấu trúc rừng có đủ 5 tầng, với các thế hệ khá ổn định, độ tàn che từ 0.7 – 0.8. Thực

vật chiếm ưu thế là thông 3 lá và các loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Sau sau (Hamamelidaceae), họ Tô hạp (Altingiaceae), họ Chè (Theaceae), họ Trâm (Myrtaceae), họ Hoa (Betulaceae). họ Chè (Theaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae) và một vài loài cây lá kim. Tán rừng khá liên tục nhưng mấp mô do tán các loài cây lá kim cao hơn nhưng không vượt trội khỏi tán rừng. Dưới tán rừng bao gồm các cây nhỏ của tầng trên và một số loài chịu bóng khác như các loài trong họ Thích (Arecaceae), Hồi (Illiciaceae), Chân danh (Celastraceae), Hoa hồng (Roraceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Đỗ quyên (Ericaceae) mọc rải rác. Ngoài ra tầng này ở một số nơi còn có mặt của loài Sặt schmid (Sinarundinaria schmidiana) mọc khá dầy đặc gây cản trỏ cho việc đi lại. Thảm tươi khá phong phú chủ yếu là các loài Quyết thực vật (Lycopodiophyta, Polypodiophyta), các loài Lan (Orchidaceae) và loài Sơn linh cao (Sonerila neodriessenioides) ở đây, các loài lan không chỉ phát triển ở dưới mặt đất đá mà còn đeo bám trên cây gỗ cũng khá phổ biến.

1.4. Rừng lá kim:- Kiểu rừng này có diện tích 924,75 ha, chiếm tỷ lệ 4.2%. Phân bố không tập trung,

chủ yếu ở các tiểu khu 338, 322, 326, 318,317,335,327,331,333B - Đây là kiểu rừng thưa cây lá kim với loài Thông 3 lá (Pinus kesiya) gần như thuần

loại phân bố trong đai cao 600 – 1600 m. Cấu trúc rừng có đặc trưng của rừng thưa cây lá kim, có 2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi thảm tươi với mật độ cây trung bình từ 500 - 700 cây/ha, phân bố số cây thiếu hụt lớp cây tái sinh của thông 3 lá; độ tàn che từ 0.4 – 0.6. Tầng ưu thế sinh thái do cây Thông 3 lá chiếm giữ cao 18 – 25 m, đường kính trung bình trên dưới 30 cm, có cây có đường kính gần 1 m. Tầng tán không liên tục. Tầng dưới tán là các cây gỗ lá rộng như Chẹo răng cưa (Engelhardtia spicata), Dâu rượu (Myrica esculenta), ..

1.5. Rừng gỗ lá rộng rụng lá:- Kiểu rừng này có diện tích 2.667,25 ha, chiếm 12.13% tổng diện tích của công ty,

phân bố chủ yếu ở các tiểu khu 334, 331, 330, 329, 321,328.

15

Page 16: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

- Phân bố ở độ cao < 300m, tiếp giáp với tỉnh Ninh Thuận, trong điều kiện khí hậu khô hạn và tầng đất mỏng, tỷ lệ đá nổi, kết von, sỏi sạn trong đất cao. Lửa rừng xảy ra thường xuyên hàng năm vì vậy các loài ưu thế chủ yếu là các loài có vỏ dày chịu lửa, tái sinh chồi tốt.

- Kiểu rừng này thường có 2-3 tầng, gồm 1-2 tầng cây gỗ và 1 tầng cây bụi, le tre. Tầng cây gỗ bao gồm các loài chủ yếu: Dầu trà beng, Cà chít, Chiêu liêu xanh, Cẩm liên, Căm xe, Sồi keri, Dành dành lá lớn, Cà giam. Lâm sản ngoài gỗ chủ yếu là chai cục, măng tre le, nấm.

- Kiểu rừng này nguyên sinh đã thưa, sau quá trình khai thác sử dụng, mật độ còn rất thấp, trung bình 100 – 400 cây ha, đường kính bình quân 20cm, với các trạng thái chủ yếu là nghèo và non phục hồi với trữ lượng gỗ nhỏ và thấp từ 39 – 53m3/ha.

1.6. Rừng Tre nứa, Lồ ô:- Kiểu rừng này có diện tích rất nhỏ là 77,25 ha chiếm 0,35% diện tích rừng, phân bố

rải rác ven sông suối, xen trong rừng khộp và nửa rừng lá. - Kiểu rừng này bao gồm 2 nguồn gốc: i) Rừng tre lồ ô nguyên sinh: Đó là các quần

thể tự nhiên ổn định ưu thế tuyệt đối bởi các loài tre, lồ ô (Bambusa procea). Cấu trúc gồm 5 - 6 cấp tuổi, ổn định; đường kính trung bình 5 - 8 cm, chiều cao từ 10 – 15m, mật độ từ 2000 – 5000 cây/ha; ii) Rừng le, nứa thứ sinh sau nương rẫy, khai thác mạnh: Đây là quần thể le, tre tái sinh dày đặc trên đất rẫy bỏ hóa, hạn chế tái sinh cây gỗ, do tán là dày và hệ rễ xâm chiếm trên toàn diện tích. Mật độ le tre lên đến 10.000 cây/ha, đường kính từ 2 – 5 cm, chiều cao từ 5 – 10 m.

1.7. Rừng hỗn giaoTre nứa, Lồ ô - Gỗ:- Kiểu rừng này phân bố không tập trung trong lâm phần, ở trên nhiều tiểu khu, diện

tích 378,57 ha, chiếm chỉ 1,72% tổng diện tích lâm phần.- Phân bố ở độ cao từ 650 – 1600m, chủ yếu hỗn giao giữa thông 3 lá và một số loài

cây lá kim khác và các loài cây lá rộng.- Cấu trúc rừng có đủ 5 tầng, với các thế hệ khá ổn định, độ tàn che từ 0.7 – 0.8. Thực

vật chiếm ưu thế là thông 3 lá và các loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Sau sau (Hamamelidaceae), họ Tô hạp (Altingiaceae), họ Chè (Theaceae), họ Trâm (Myrtaceae), họ Hoa (Betulaceae). họ Chè (Theaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae) và một vài loài cây lá kim. Tán rừng khá liên tục nhưng mấp mô do tán các loài cây lá kim cao hơn nhưng không vượt trội khỏi tán rừng. Dưới tán rừng bao gồm các cây nhỏ của tầng trên và một số loài chịu bóng khác như các loài trong họ Thích (Arecaceae), Hồi (Illiciaceae), Chân danh (Celastraceae), Hoa hồng (Roraceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Đỗ quyên (Ericaceae) mọc rải rác. Ngoài ra tầng này ở

16

Page 17: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

một số nơi còn có mặt của loài Sặt schmid (Sinarundinaria schmidiana) mọc khá dầy đặc gây cản trỏ cho việc đi lại. Thảm tươi khá phong phú chủ yếu là các loài Quyết thực vật (Lycopodiophyta, Polypodiophyta), các loài Lan (Orchidaceae) và loài Sơn linh cao (Sonerila neodriessenioides) ở đây, các loài lan không chỉ phát triển ở dưới mặt đất đá mà còn đeo bám trên cây gỗ cũng khá phổ biến.

- Kiểu rừng này hiện tại có các trạng thái trung bình, nghèo và phục hồi, chủ yếu là rừng nghèo với trữ lượng trung bình 89m3/ha.

1.8. Rừng trồng:Rừng trồng của công ty có diện tích 2.509,36 ha (bao gồm cả rừng trồng trong giai

đoạn chăm sóc chưa thành rừng) chiếm 11,41% diện tích rừng và đất lâm nghiệp của công ty (chủ yếu là diện tích rừng trồng Thông 3 lá). Rừng trồng phân bố ở vùng thấp, tiếp giáp với diện tích nông nghiệp của người dân. Đây là diện tích khai thác gỗ thông 3 lá chủ yếu của công ty, có sản lượng trung bình 159,0 m3/ha (sản lượng trung bình của Thông 3 lá trên 25 năm).

Hình2. Bản đồ phân hiện trạng rừng năm 2019 công ty lâm nghiệp Đơn Dương

2. Đa dạng loài:Danh mục về đa dạng loài động thực vật rừng được kiểm tra, cập nhật, bổ sung dựa

vào các tài liệu, nghiên cứu đã có tại Đơn Dương và các khu vực lân cận, thuộc tỉnh Lâm

17

Page 18: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Đồng (Danh mục nguồn tài liệu), phỏng vấn kinh nghiệm của nhân viên kỹ thuật, cộng đồng địa phương và khảo sát trên tuyến, ô mẫu trên hiện trường.

Từng loài trong danh mục được sắp xếp theo hệ thống phân loại, xác định mức độ đặc hữu, quý hiếm, nguy cơ đe dọa theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, bao gồm theo 3 loại:

Nghị định 06 (2019): IA/B- Nhóm thực/động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; IIA/B- Nhóm thực/động vật hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại;

Sách đỏ Việt Nam (2007): CR-Rất nguy cấp; EN- Đang nguy cấp; VU-Sẽ nguy cấp; LR-Nguy cấp thấp; DD-Thiếu dẫn liệu; NE-Không đánh giá

IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources)- Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên(2012): CR-Rất nguy cấp; EN- Đang nguy cấp; VU-Sẽ nguy cấp; NT-Sắp bị đe dọa; LC-Ít lo ngại; DD-Thiếu dẫn liệu; NE-Không đánh giá

2.1. Đa dạng thực vật rừng:Kết quả đánh giá, cập nhật danh lục thực vật rừng lần này ghi nhận lại trong toàn bộ

rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương có 1.018 loài thuộc 155 họ, 54 bộ, ở 9 lớp thuộc 6 ngành là Dây gấm, Dương xỉ, Ngọc lan, Thông, Thông đất và Tuế. Danh lục thực vật rừng và xếp theo thứ tự phân loại ở trong phụ lục. Trong đó ngành Ngọc lan chiếm số lượng loài nhiều nhất là 1.032 loài và bao gồm cả các loài quý hiếm, có nguy cơ bị đe dọa và đặc hữu của vùng Tây Nguyên.

Bảng 2. Số Lơp, Bộ, Ho và loài theo các ngành thực vật trong rừng của Công ty lâm nghiệp Đơn Dương

TT Ngành Số lơp Số bộ Số ho Số loài1 Dây gấm 1 1 1 22 Dương xỉ 1 4 17 323 Ngọc lan 2 42 130 1.0324 Thông 3 4 4 115 Thông đất 1 2 2 46 Tuế 1 1 1 5

Tổng 9 54 155 1.018

(Nguồn: Phương án QLRBV 2015, 2018 và cập nhật 2019)Tổng cộng có 48 loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ nguy cấp phân bố tại rừng của

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương, trong đó được phân ra theo danh mục sách đỏ quốc tế và trong nước như sau:

- Các loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị đe dọa trên toàn cầu theo IUCN (2012) bao gồm:

+ Nhóm rất nguy cấp (CR) gồm 1 loài: Chò đen, Vên vên, Trầm hương.

18

Page 19: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

+ Nhóm loài đang nguy cấp (EN) gồm có 6 loài: Xá xị, Dầu con rái, Dầu mít, Sến mủ, Cẩm lai, Cà te.

+ Nhóm các loài có nguy cơ bị đe dọa (VU) bao gồm 8 loài: Pơ mu, Du sam, Đỉnh tùng, Thiên tuế, Chùm bao trung bộ, Sao đen, Xoài vàng, Xoài rừng.

- Các loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị đe dọa theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 bao gồm:

+ Nhóm các loài bị đe dọa cao, có nguy cơ tuyệt chủng (CR) không có loài nào.+ Nhóm đang nguy cấp (EN) gồm 13 loài: Cốt toái đá, Pơ mu, Giổi nhung, Trầm

hương, Cà te, Gõ mật, Cẩm lai, Giáng hương, Thiên môn ráng, Lan kim tuyến, Nhất điểm hoàng, Mây poa lan, Song bột.

+ Nhóm có nguy cơ bị đe dọa (VU) gồm 22 loài: Cốt toái bổ, Đỉnh tùng, Du sam, Giổi xương, Giổi thơm, Quế lá bầu dục, Xá xị, Cà ổi vọng phu, Cà ổi lá đỏ, Sồi duối, Chò đen, Sơn huyết, Thiết đinh lá bẹ, Bình linh nghệ, Chùm gửi trung việt, Ba gạc lá to, Xương cá, Ô kiến gai, Nhất điểm hồng, Kim điệp, Lan ngọc điểm, Củ mài rừng.

- Các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 bao gồm:

+ Nhóm thực vật nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại (IA) gồm 3 loài: Lan kim tuyến, Lan hài, Du Sam.

+ Nhóm thực vật hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại (IIA) gồm 9 loài: Pơ Mu, Đỉnh tùng, Tuế, Thiên tuế, Xá xị, Gõ mật, Cẩm lai, Giáng hương, Lan Gấm.

Qua kết quả điều tra, khảo sát các loài cây gỗ quý hiếm trong rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương hiện nay chỉ còn 02 loài là mọc thành quần thể:Tên loài: Pơ mu Tên khoa họcFokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H H.Thoma Họ:Cupressaceae Bô:CUPRESSALES, Lơp:PINOPSIDA Ngành: PINOPHYTAvàTên loàiDu sam Tên khoa học : Keteleeria evelyniana Mast. Họ:Pinaceae Bô: PINALE Lơp:PINOPSIDA Ngành:PINOPHYTA

Còn các loài khác mọc vơi số lượng ít, phân tán rải rác không tạo nên quần thể loài. Cần ưu tiên bảo vệ để phục hồi sự đa dạng trong lâm phần.

2.2. Đa dạng động vật rừng:

Trên cơ sở kế thừa danh sách các loài động vật có xương sống có giá trị bảo tồn cao trong vùng cảnh quan Nam Trường Sơn, trong báo cáo “Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và quản lý rừng trong vùng cảnh quan Nam Trường Sơn, Việt Nam” của WWF năm 2013, kết hợp phỏng vấn, khảo sát thực địa năm 2015, 2018, 2019 đã cập nhật danh mục động vật hoang dã ở rừng thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương. Kết quả ghi nhận có 263 loài thuộc 97 họ, 34 bộ thuộc các lớp thú, chim, bò sát, ếch nhái và cá.

19

Page 20: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Bảng 3. Tổng hợp số bộ, ho và số loài của động vật hoang dã theo các lơp

TT Lơp động vật Số Bộ Số Ho Số Loài1 Thú 10 23 702 Chim 17 46 1283 Bò sát 2 12 324 Êch nhái 1 6 175 Cá 4 10 16

Tổng 34 97 263

(Nguồn: Phương án quản lý rừng bền vững năm 2015, 2018)

Tổng cộng có 68 loài động vật hoang dã qúy hiếm, nguy cấp có trong lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương, trong đó được phân ra theo danh mục sách đỏ quốc tế và trong nước như sau:

Các loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị đe dọa trên toàn cầu theo IUCN (2012), thuộc nhóm bị đe dọa (EN) có 10 loài: Mèo cá, Hươu vàng, Mang lớn, Nai cà tông, Bò rừng, Chà vá chân đen, Tê tê gia va, Mi lang bian, Rùa núi vàng; nhóm các loài có nguy đang bị đe dọa (VU) bao gồm 18 loài: Cầy mực, Rái cá lông mượt, Gấu chó, Gấu ngựa, Báo gấm, Nai đồng sắc, Bò tót, Sơn Dương, Culi nhỏ, Khỉ đuôi lợn, Khỉ mặt đỏ, Bồ câu nâu, Rắn hổ chúa, Trăn đất, Rùa ba gờ, Rùa hộp lưng đen, Êch cây trung bộ, Chàng đỏ.

Các loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị đe dọa ở Việt Nam theo Sách đỏ năm 2007, thuộc nhóm các loài bị đe dọa cao, có nguy cơ tuyệt chủng (CR) bao gồm 4 loài: Báo hoa mai, Rắn hổ chúa, Trăn đất, Trăn gấm; nhóm đang có nguy cơ (EN) gồm 25 loài: Cầy mực, Rái cá lông mượt, Gấu chó, Gấu ngựa, Báo gấm, Báo lửa, Chồn dơi, Hươu vàng, Nai cà tông, Bò rừng, Bò tót, Sơn dương, Chà vá chân đen, Vượn đen má vàng, Tê tê gia va, Mi lang bian, Kỳ đà nước, Kỳ đà vân, Rắn cạp nong, Rắn hổ mang, Rắn ráo thường, Rùa núi vàng; nhóm có nguy cơ bị đe dọa (VU) gồm 26 loài: Cầy gấm, Rái cá thường, Sóc bay trâu, Mang lớn, Nai đồng sắc, Culi nhỏ, Khỉ đuôi lợn, Khỉ mặt đỏ, Cổ rắn, Diều cá bé, Diều cá lớn, Cú lợn lưng nâu, Gà lôi hông tía, Trĩ sao, Bói cá lớn, Hồng hoàng, Niệc mỏ vằn, Rồng đất, Rắn sọc dưa, Tắc kè, Rùa ba gờ, Rùa hộp lưng đen, Cóc rừng, Chàng andecson và Cá chình hoa.

Các loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cấm khai thác theo Nghị định 06 (2019) với 45 loài, trong đó nhóm nghiêm cấm khai thác (IB) có 24 loài: Cầy mực, Rái cá lông mượt, Rái cá thường, Gấu chó, Gấu ngựa, Báo gấm, Báo hoa mai, Báo lửa, Mèo cá, Cầy gấm, Chồn dơi, Hươu vàng, Mang lớn, Bò rừng, Bò tót, Sơn dương, Culi nhỏ, Chà vá chân đen, Vượn đen má vàng, Gà lôi hông tía, Trĩ sao, Hổ mang chúa, Kỳ đà vân; nhóm hạn chế khai thác (IIB) gồm 21 loài: Cầy giông, Cầy hương, Mèo rừng, Chó rừng, Sóc bay trâu, Khỉ đuôi dài, Khỉ đuôi lợn, Khỉ mặt đỏ, Bồ câu nâu, Cú lợn lưng nâu, Cú lợn lưng xám,

20

Page 21: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Hồng hoàng, Niệc mỏ vằn, Chích chòe lửa, Vẹt lùn, Vẹt ngực đỏ, Rắn hổ mang, Rắn ráo trâu, Trăn đất, Trăn gấm, Rùa núi vàng.

Trong năm 2018, công ty đã thực hiện phỏng vấn và điều tra lại 16 tuyến để giám sát động vật rừng của công ty nhằm phục vụ xây dựng bản đồ phân vùng HCVF của Công ty. Theo kết quả điều tra tại 16 tuyến đã phát hiện 3 loài nguy cấp, quý, hiếm đó là: Chích chòe lửa (Copsychus malabaricus), Tắc kè (Gekko gecko), Mang (Muntiacus muntjak annamensis). Theo kết quả phỏng vấn cho thấy, người được phỏng vấn có bắt gặp 40 loài nguy cấp, quý, hiếm (24 loài thú, 10 loài chim, 14 loài bò sát, 2 loài ếch nhái) từ năm 2015 đến nay. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, tần xuất bắt gặp 40 loài là thấp.

Qua kết quả điều tra theo phương án quản lý rừng bền vững năm 2015 và kết quả điều tra, xác minh bổ sung thêm năm 2018 và đầu năm 2019 đã xác minh trong lâm phần của Công ty có khoảng 40 loài đông vật nguy cấp, quý, hiếm; xong đa số các loài này đều dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu, tra cứu đã có trươc đây và phỏng vấn các bên liên quan. Trong thực tế, các loài này rất ít gặp và không ghi nhận được dấu vết qua các đợt khảo sát và điều tra thực địa. Do đó, chưa có đủ cơ sở để phân vùng HCVF 1 liên quan đến đông vật rừng trong lâm phần của Công ty.

IV. GIAO THÔNG:Huyện Đơn Dương có Quốc lộ 27 và Tỉnh lộ 412, 413 chạy qua. Đây là các tuyến

giao thông chính đã được trải nhựa, ngoài ra các tuyến đường liên xã, liên thôn cũng đã được nâng cấp sửa chữa, bê tông hóa đến tận thôn bản theo chương trình nông thôn mới trên toàn huyện nên tương đối thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển của Công ty. Trong lâm phần do công ty quản lý có mạng lưới đường mòn, đường lâm nghiệp tại một số tiểu khu được làm trong quá trình sản xuất đến nay vẫn được đưa vào sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh rừng.

Bảng 4. Hiện trạng đường giao thông trong và ngoài lâm phần của Công ty

TT Tên công trình Số lượngTính chất/

loại công trìnhHiện trạng

1 Quốc lộ 27 01 tuyến Đường trải nhựa Sử dụng tốt2 Tỉnh lộ 02 tuyến (412, 413) Đường trải nhựa Sử dụng tốt3 Đường huyện 7 km Đường trải nhựa Sử dụng tốt4 Đường xã, liên xã 53 km Đường trải nhựa Sử dụng tốt5 Đường thôn xóm 73 km Đường bê tông Sử dụng tốt

6Đường lâm nghiệp

65 km Đường đấtPhải rà sửa hàng năm

21

Page 22: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Nguồn: Số liệu thu thập tại xã và khảo sát hiện trường

V. DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI:1. Dân số, dân tộc, lao động:Tổng cộng có 7 xã/ thị trấn có dân cư sống xung quanh và trong khu vực rừng công ty

với 72 thôn/tổ dân phố với tổng số hộ là 15.402hộ, số hộ nghèo là 634 hộ chiếm 4,1% tổng số hộ trong vùng. Riêng có thôn Ya Hoa thuộc xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận sống ngay trong diện tích rừng của công ty.

Dân số:Tổng số dân trong vùng là 70.480 người/15.402 hộ, bình quân 4,6 người/hộ; mật độ

bình quân 132 người/ km2.Bảng 5. Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính

TTĐịa phương

(xã/ Thị trấn)Số

thôn/tổ Số hộ

Diện tích tự nhiên

(km2)Dân số (người)

Mật độ dân số (người / km2)

1 Dran 16 3,570 136.44 16,435 1212 Lạc Xuân 15 2,902 102.43 12,911 1263 Ka Đô 9 2,929 88.21 12,552 1424 Pró 7 1,437 87.96 6,132 705 Tu Tra 14 2,564 73.99 12,898 1746 Ka Đơn 10 1,877 37.07 9,010 2437 Thôn Ya Hoa 1 123 6.8 542 80

TỔNG CỘNG 72 15,402 533 70,480 132Nguồn: Số liệu thu thập tại xã /thị trấn năm 2017.

Số liệu từ bảng trên cho thấy, mật độ dân số của các xã trong vùng còn tương đối thưa, riêng xã Ka Đơn có mật độ dân số cao hơn cả (243 người/km2). Tuy nhiên, diện tích rừng và đất lâm nghiệp do Công ty LN Đơn Dương quản lý gần với các khu dân cư nên nguy cơ xâm canh vào đất lâm nghiệp xảy ra rất cao, đặc biệt là tại 28 thôn giáp bìa rừng.

Thành phần dân tộc:Tổng số nhân khẩu của toàn huyện Đơn Dương là: 105.740 người; Trong đó người

đồng bào dân tộc thiểu số là: 32.121 người ( Chiếm tỷ lệ 30 %)+ Dân tộc Kinh tại các xã/thị trấn trong vùng: 44.292/70.480 người ( chiếm tỷ lệ

63%)+ Dân tộc thiểu số: 26.188/70.480 người ( chiếm tỷ lệ 37%)Thành phần dân tộc ở đây chủ yếu là K’ho và Chu ru.Lao động:Hiện nay, toàn huyện Đơn Dương có 66.193 người đang làm việc trong các ngành

nghề, lĩnh vực khác nhau. Trong đó, tổng số lao động nam là: 34.809 người; Lao động nữ là:

22

Page 23: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

31.384 người ( Tỷ lệ lao động nữ chiếm 47,4 % so với lao động nam). Tổng số người mất khả năng lao động: 2.366 người.

Cơ cấu lao động phân theo khu vực trong năm 2017 của Huyện như sau:- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm: 76,9 %- Công nghiệp, xây dựng chiếm: 4,8 %- Thương mại, dịch vụ chiếm: 18,3 %Số người trong độ tuổi lao động vùng là: 44.137 người, chiếm 62,6 % dân số.* Cơ cấu theo giới tính:- Nam: 23.198 lao động, chiếm 52,5 %.- Nữ: 20.939 lao động, chiếm 47,4 %.Từ số liệu về nguồn lao động cho thấy, khu vực có lực lượng lao động có khả năng

phục vụ cho các lĩnh vực nông – lâm nghiệp tương đối nhiều. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cao, bên cạnh đó là lượng lao động nam giới nhiều hơn nữ giới nên việc huy động nhân công cho nghề rừng cũng rất thuận lợi.

2. Các loại hình kinh tế trong khu vực:Tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp năm 2017 chiếm 57,6 %, công nghiệp – xây dựng

chiếm 14,3% và dịch vụ là 31,1 %. Thu nhập bình quân đầu người đạt từ 20 – 60 triệu đồng/người/năm tùy theo từng xã, thị trấn; tỷ lệ hộ nghèo 4,1 %. Hầu như trên toàn huyện hiện không còn tình trạng du canh, du cư mà chỉ xảy ra việc lấn chiếm đất rừng để làm nông nghiệp do sức ép về thiếu đất sản xuất.

2.1. Trồng trọt:Huyện Đơn Dương là vùng trồng rau thương phẩm tập trung, trọng điểm của tỉnh

Lâm Đồng. Do vậy, trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của 06 xã/ TT vùng thì diện tích trồng cây hàng năm mà chủ yếu là rau, hoathương phẩm các loại:11.665,6ha/16.571,3ha diện tích đất sản xuất NN (chiếm 70 % diện tích canh tác), diện tích trồng cây lâu năm chỉ có 3.279ha, chiếm 20% diện tích canh tác nông nghiệp.

Bảng 6. Diện tích, sản lượng, năng suất một số loại cây trồng chủ yếu trong vùng

TT Loại Diện tích Sản lượng Năng suất

cây trồng (ha) (tấn/năm) (tạ/ha/năm)1 Cây rau 17.761 594.994 3352 Lúa 2.414 13.239 54,83 Ngô 650 3.900 60,04 Cà phê 1.653 6.612 40,05 Cây ăn quả 1.223 18.229 149,0

Nguồn:Số liệu thu thập tại phòng Nông nghiệp và PTNT huyện năm 2017.2.2. Chăn nuôi:

23

Page 24: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Số liệu thống kê cho thấy, số lượng đàn bò trong vùng rất nhiều, từ 1.000 – 6.000 con/xã. Tuy nhiên, quá trình xác minh thực tế tại các địa phương thì đây chủ yếu là đàn bò sữa, bò thịt nuôi nhốt công nghiệp, không có thả rông trong rừng. Với đàn Trâu, các hộ dân tộc người K’ho nuôi giáp bìa rừng vẫn còn chăn thả rông trong rừng.

Bảng 7. Số lượng một số vật nuôi chủ yếu trong vùng

TT Đơn vị hành chính Vật nuôi chủ yếu (con)Trâu Bò Dê Lợn Gia cầm

1 Thị trấn D'Ran 1.206 1.600 7.0002 Xã Lạc Xuân 90 2.150 1.350 7.5003 Xã Ka Đô 67 1.513 2.150 11.0004 Xã Pró 550 2.580 25 1.255 10.7305 Xã Ka Đơn 626 2.643 50 1.815 6.2506 Xã Tu Tra 898 6.464 162 2.286 21.3707 Thôn Ya Hoa 416 120 303

Tổng cộng 2.231 16.972 237 10.576 64.153Nguồn:Số liệu thu thập tại phòng Nông nghiệp và PTNT huyện năm 2017.

2.3. Lâm nghiệp:Trong những năm vừa qua, đồng bào dân tộc ít người (dân tộc Chu ru, K’ho…) đã

tham gia sản xuất lâm nghiệp cùng Công ty trong các khâu trồng rừng, chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng đã và đang tạo nguồn thu nhập đáng kể góp phần cải thiện đời sống, qua đó đã hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép của một bộ phận đồng bào.

2.4. Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản:Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chủ yếu để phục vụ nhu cầu thực phẩm tại chỗ của

người dân, hiện địa phương chưa hình thành vùng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Hình thức nuôi chủ yếu là ao hồ kết hợp chứa nước tưới cho rau màu trong dân.

Đối với diện tích sông, suối tự nhiên trong khu vực rừng do công ty LN Đơn Dương quản lý: Theo kết quả phỏng vấn từ người dân, việc đánh bắt thủy sản trên các sông suối tự nhiên của người dân, cộng đồng địa phương chủ yếu phục vụ cho mục đích sinh hoạt hằng ngày và khai thác thủy sản với mức độ giới hạn, không vì mục đích thương mại. Phương pháp đánh bắt chính được sử dụng là các phương pháp thủ công theo kiến thức truyền thống của người dân như: Đánh lưới, câu, dùng các ngư cụ như Chài, Vó, Nơm.

2.5. Công nghiệp, thương mại và dịch vụ:a. Công nghiệp:Trong năm 2017, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chỉ chiếm 11,3 % trong cơ

cấu kinh tế của huyện Đơn Dương. Các hoạt động sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ

24

Page 25: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

của người dân với các hoạt động như sản xuất gạch, làm đồ mộc dân dụng, may mặc, chế biến thực phẩm, gia công cơ khí, khai thác cát, đá xây dựng...

b. Thương mại và dịch vụ:Đơn Dương là huyện có thế mạnh về nông nghiệp, nên ngành thương mại và dịch vụ

cũng phát triển theo hướng phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp. Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng nông sản và vật tư, dụng cụ nông nghiệp phát triển mạnh, rộng khắp trong toàn huyện. Theo số liệu báo cáo năm 2017 ngành này có tỷ trọng 31,1% trong cơ cấu kinh tế của huyện.

3. Nhận xét chung:Sản xuất của dân cư trong vùng chủ yếu là nông nghiệp và chăn nuôi, nhiều thôn đã

có thu nhập khá cao nhờ canh tác nông nghiêp thâm canh, tuy nhiên cũng có một số thôn trình độ canh tác còn thấp, phụ thuộc vào đất rừng như thôn Ya Hoa (xã Ma Nới, Ninh Sơn, Ninh Thuận), Bookabang (xã Tu Tra). Hai thôn này có đời sống còn phụ thuộc cao vào rừng như lấy đất canh tác, gỗ làm chuồng trại nhà cửa, củi đốt và lâm sản ngoài gỗ, săn bẫy bắt động vật.Hạ tầng ở trong vùng khá phát triển, hầu hết đều có đường trải nhựa hoặc bê tông đến vùng dân cư, có điện lưới; hầu hết nước sinh hoạt, tưới tiêu sử dụng từ đắp đập đầu nguồn trên diện tích rừng của công ty lâm nghiệp Đơn Dương.

VI. CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG:Diện tích rừng của Công ty lâm nghiệp Đơn Dương thực hiện Chi trả DVMTR nằm

trong hệ thống lưu vực sông Đồng Nai. Công ty hưởng lợi dịch vụ môi trường rừng từ Quỹ bảo vệ phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng từ năm 2010.

* Tổng diện tích khoán BVR được chi trả DVMTR năm 2018: 6.033,04 ha; tại các tiểu khu 316A, 316B, 317, 318, 322, 323B, 323A, 323B, 327, 332, 333A, 336, 337, 338 (theo tiểu khu cũ 338A, 338B), 339, 340, 341A, 342A;

Phân theo chức năng:+ Rừng phòng hộ:1.377,56 ha;+ Rừng sản xuất: 4.655,48 ha;Phân theo nguồn gốc:+ Rừng tự nhiên: 4.324,74 ha;+ Rừng trồng: 1.708,30 ha;* Số hộ được chi trả: Tổng số hộ nhận khoán BVR được chi trả tiền DVMTR năm

2018 là: 264 hộ thuộc 13 tổ nhận khoán, trong đó:+ Người kinh: 71 hộ;+ Người đồng bào: 193 hộ;* Tổng khoản thu từ chi trả DVMTR chi trả cho các hộ nhận khoán năm 2018:

3.569.674.000 đồng.

25

Page 26: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

* Tổng khoản thu từ chi trả DVMTR cho công tác quản lý năm 2018: 356.967.000 đồng.

* Hình thức chi trả: Quỹ BV&PTR tỉnh Lâm Đồng chi trả tiền DVMTR theo hạng mục khoán BVR cho Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Đơn Dương để Công ty trả tiền công khoán BVR trực tiếp đến từng hộ nhận khoán.

VII. TÀI NGUYÊN RỪNG:1. Diện tích rừng, trữ lượng rừng:

Theo Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 05/4/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc điều chỉnh phạm vi, ranh giới diện tích đất lâm nghiệp và cơ cấu 3 loại rừng giao Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đơn Dương quản lý; Quyết định số 1649/QĐ- UBND ngày 23 tháng 8 năm 2018 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc điều chỉnh diện tích, ranh giới đất đã thu hồi, giao đất theo Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh; diện tích đất có rừng, đất trống nằm ngoài quy hoạch chưa chuyển đổi Công ty đang quản lý và diện tích đất thuê làm trụ sở, các trạm, vườn ươm... thì tổng diện tích đất giao cho Công ty quản lý là: 21.993,50 ha, trong đó:

- Diện tích có rừng : 18.482,57 ha.

- Đất chưa có rừng : 724,71 ha.

- Đất nông nghiệp xâm canh : 2.731,94 ha.

- Đất khác : 17,66 ha.

- Mặt nước : 36,62 ha.

* Tổng trữ lượng gỗ: 1.874.398,9 m3, Trong đó:

- Trữ lượng rừng tự nhiên : 1.589.659,5 m3

- Trữ lượng rừng trồng : 284.739,4 m3.

* Tổng số cây Lồ ô, tre nứa : 16.919.860 cây.

Bảng 1. Hiện trạng diện tích và trữ lượng các loại rừng và đất Công ty quản lý

TT Loại đất loại rừngDiện Tích Trữ lượng

(ha) (%) (m3) (1.000 cây) (% gỗ)1 2 3 4 5 6 7

Tổng cộng 21.993,50 100,00 1.874.398,90 15.919,86 100,001 Đất có rừng 18.482,57 84,04 1.874.398,90 15.919,86 100,00

1.1 Rừng tự nhiên 16.446,80 74,78 1.589.659,50 15.919,86 84,811.1.1 Rừng gỗ lá rông TX 8.649,11 39,33 1.032.347,00 55,08

- Rừng giàu 366,90 1,67 90.257,5 4,82

- Rừng trung bình 4.052,01 18,42 628.064,9 33,51

- Rừng nghèo 2.637,17 11,99 205.698,4 10,97

- Rừng phục hồi 1.593,03 7,24 108.326,2 5,781.1.2 Rừng gỗ lá rông rụng lá 2.667,25 12,13 153.653,80 8,20

26

Page 27: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

- Trung bình 2,14 0,01 229,0 0,01

- Rừng nghèo 2.597,58 11,81 137.671,9 7,34

- Rừng nghèo kiệt 3,85 0,02 151,3 0,01

- Rừng phục hồi 63,68 0,29 15.601,6 0,83

1.1.3 Rừng lá kim 924,75 4,20 139.233,40 7,43

- Rừng giàu 8,35 0,04 2.238,7 0,12

- Rừng trung bình 749,07 3,41 125.918,7 6,72

- Rừng nghèo 145,24 0,66 9.876,5 0,53

- Rừng phục hồi 22,09 0,10 1.199,5 0,06

1.1.4 Rừng lá rông+ lá kim 798,86 3,63 91.892,80 4,90

- Rừng trung bình 354,25 1,61 52.323,0 2,79

- Rừng nghèo 444,61 2,02 39.569,8 2,11

- Rừng phục hồi1.1.5 Rừng hỗn giao 3.329,58 15,14 172.532,50 15.371,38 9,20

- Rừng hỗn giao gỗ+ TN 2.951,01 13,42 159.281,5 12.683,5 8,50- Rừng hỗn giao TN+ gỗ 378,57 1,72 13.251,0 2.687,8 0,71

1.1.6 Rừng Lồ ô 77,25 0,35 548,48- Rừng Lồ ô 77,25 0,35 548,5

1.2 Rừng trồng 2.035,77 9,26 284.739,40 15,19

- Rừng trồng gỗ 2.035,77 9,26 284.739,4 15,19

2 Đất chưa có rừng 724,71 3,30

-Đất trồng rừng nhưng chưa thành rừng 473,59 2,15

-Đất đã trồng nhưng nghiệm thu không đạt

- Đất trống có cây gỗ tái sinh 147,04 0,67

-Đất trống không cây gỗ tái sinh 104,08 0,47

3 Đất nông nghiệp 2.731,94 12,42

- Đất sản xuất nông nghiệp 2.731,94 12,42

4 Đất khác 17,66 0,08

- Đất khác 17,66 0,08

5 Mặt nươc 36,62 0,17

- Mặt nước 36,62 0,17

2. Tài nguyên rừng tự nhiên:2.1.Rừng gỗ lá rông thường xanh:- Rừng giàu (TXG) Trạng thái rừng giàu có diện tích 366,90 ha; trữ lượng là 90.258

m3; trữ lượng trung bình 246 m3/ha. Phân bố trên 5 tiểu khu (331, 333A, 333B, 327, 326) . Đây là diện tích rừng có khả năng khai thác trong thời gian tới. Rừng thuộc trạng thái này có trữ lượng lớn, thành phần loài phong phú với nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao như: Giổi,

27

Page 28: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Chay, Còng chim, Trâm, Trám, Chò, Bạch tùng vv.….đảm bảo tiêu chí khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên, đáp ứng nhu cầu kinh doanh gỗ lớn.

- Rừng trung bình (TXB) có diện tích Rừng trung bình 4052,01 ha, trữ lượng là 628.064 m3. Trạng thái rừng trung bình, có mặt trên 20 tiểu khu (317, 318, 319, 320, 322, 326, 327, 331, 334, 335, 336, 337, 338, 340, 316B, 323B, 333A, 333B, 341A, 342A). Đây là diện tích rừng đã bị tác động ở mức độ thấp, không đáng kể, trữ lượng vẫn còn lớn trung bình 155 m3/ha. Điều này cho thấy rừng trung bình có thể cho phép khai thác trong thời gian tới với sản lượng thấp hơn rừng giàu và vẫn đảm bảo rừng phát sinh phát triển tốt sau khai thác vì thế hệ cây nối tiếp rất phong phú.

- Rừng nghèo (TXN): Rừng nghèo có diện tích là 2.637,17 ha, trữ lượng là 205.698 m3. Đây là những diện tích rừng đã qua khai thác nhiều lần trước đây và tăng trưởng từ rừng non phục hồi. Diện tích này thường phân bố ở sườn, đỉnh đồi bát úp, ven khe suối, nơi gần đường giao thông và cũng phân bố hầu hết trên các tiểu khu rừng tự nhiên (21 tiểu khu: 317, 318, 319, 320, 322, 323A, 323B, 326, 327, 331, 333A, 333B, 334, 335, 336, 337, 338, 339, 340, 341A, 342A). Trữ lượng rừng bình quân 78 m3/ha. Đây là đối tượng cần phải bảo vệ, nuôi dưỡng tạo cho rừng phát triển tốt thành rừng trung bình, rừng giàu theo quy luật để nối tiếp đưa vào khai thác trong thời gian sau (sau 20 năm hoặc luân kỳ sau tùy theo tình hình phát sinh phát triển của rừng).

- Rừng phục hồi (TXP) có diện tích 1.593,03 ha; trữ lượng là 108.326 m3. Rừng đã có thời gian phục hồi sau khai thác kiệt, hoặc sau nương rẫy. Trữ lượng bình quân trung bình 68 m3/ha; trạng thái này cũng phân bố hầu hết trên các tiểu khu rừng tự nhiên (16 tiểu khu: 317, 318, 319, 320, 322, 323A, 323B, 326, 332, 333A, 333B, 338, 339, 340, 341A, 342A) với các loài cây tiên phong, ưa sáng mọc nhanh, rừng đã bắt đầu tương đối ổn định, đây là đối tượng cần bảo vệ nuôi dưỡng, phòng cháy, chữa cháy rừng để rừng phát sinh phát triển tạo rừng trung bình, rừng giàu cho các luân kỳ sau.

2.2. Rừng gỗ lá rông rụng lá:- Đây loại rừng rụng lá (rừng khộp) về mùa khô trong năm được tập trung ở khu vực

các tiểu khu:(319, 320, 321, 322, 323A, 327, 328, 329, 330, 331, 333B, 334, 335, 338, 339, 340, 342A). Gồm các loài cây chính như: Cà chí, Thẩu tấu, Dầu, Nhọ nồi, Cóc hành....Có tổng diện tích 2.667,25 ha, trữ lượng là 153.654 m3 trong đó:

+ Rừng trung bình có 2,14 ha, có trữ lượng 229 m3, có trữ lượng bình quân trung bình 107 m3/ha.

+ Rừng nghèo có 2.597,58 ha, có trữ lượng 137.672 m3, có trữ lượng bình quân trung bình 53 m3/ha.

28

Page 29: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

+ Rừng nghèo kiệt có 3,85 ha, có trữ lượng 151 m3, có trữ lượng bình quân trung bình 39 m3/ha.

+ Rừng phục hồi có 63,68 ha, có trữ lượng 15.602 m3, có trữ lượng bình quân trung bình 39 m3/ha.

2.3. Rừng lá kim:Đây là rừng Thông 3 lá được tập trung trên các tiểu khu:316A, 316B, 317, 318, 319,

320, 322, 326, 327, 330, 334, 335, 336, 337, 338, 340, 323B, 333A, 333B, 341A, 342A, NTK14.

+ Đối với rừng giàu, rừng trung bình đây là loại rừng đã đến tuổi thành thục sinh học, rừng trong giai đoạn phát triển ổn định có trữ lượng từ 168m3/ha tới 268 m3/ha. Có diện tích rừng giàu 8,35 ha, rừng trung bình 749,07 ha.

+ Đối với rừng nghèo, rừng phục hồi là đặc trưng của kiểu rừng này là có Thông rải rác và kiểu rừng Thông trung niên nhỏ, vừa. Có trữ lượng từ 54m3/ha tới 68 m3/ha. Có diện tích rừng nghèo 145,24 ha, rừng phục hồi 22,09 ha.

2.4. Rừng lá rông + lá kim:Đây là loại rừng hỗn giao lá rộng là loài cây Dẻ, Trâm, Ngát, Chò, Còng, SP..... và

Thông 3 lá được tập trung trên các tiểu khu: 317, 318, 319, 320, 322, 326, 327, 331, 337, 338, 340, 316B, 323B, 341A.

+ Đối với rừng trung bình đây là diện tích rừng đã bị tác động ở mức độ thấp, không đáng kể, có diện tích 354,25 ha, có trữ lượng 52.323 m3, trữ lượng trung bình 148 m3/ha. Điều này cho thấy rừng trung bình có thể cho phép khai thác trong thời gian tới với sản lượng thấp hơn rừng giàu và vẫn đảm bảo rừng phát sinh phát triển tốt sau khai thác vì thế hệ cây nối tiếp rất phong phú.

+ Đối với rừng nghèo đây là diện tích rừng đã bị tác động của con, rừng qua quá trình khai thác trước đây, có diện tích 444,61 ha; có trữ lượng 39.570 m3; trữ lượng trung bình 89m3/ha.

2.5. Rừng hỗn giao Gỗ - Tre nứa:- Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa: Có diện tích 2.951,01 ha; trữ lượng là 159.282 m3. Đây

là loại rừng thứ sinh sau khai thác kiệt loại rừng này phân bổ ở vùng núi thấp và có mặt tại các tiểu khu (319, 320, 321, 322, 328, 329, 330, 333B, 334, 335) rừng tự nhiên; tập trung ở Thị trấn D’ran, xã Lạc Xuân, Ka Đô, Pró. Trữ lượng gỗ bình quân trung bình 54 m3/ha; theo thống kê trong rừng hỗn giao có khoảng trên 12.683.500 cây lồ ô, le, nứa.

- Rừng hỗn giao Tre nứa - gỗ: Có diện tích 378,57 ha; trữ lượng gỗ là 13.251 m3. Phân bố tại 7 tiểu khu (327, 328, 329, 330, 333B, 334, 335) rừng tự nhiên; tập trung ở Thị

29

Page 30: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

trấn D’ran, xã Lạc Xuân, Ka Đô, Pró. Trữ lượng gỗ bình quân trung bình 35 m3/ha; theo thống kê trong rừng hỗn giao có khoảng trên 2.687.800 cây lồ ô, le, nứa.

2.6. Rừng Lồ ô:Rừng tre, nứa (lồ ô): Có diện tích 77,25 ha; phân bố trên 5 tiểu khu (333B, 334, 335,

338, 342A). Theo thống kê trong rừng tre, nứa (lồ ô) có khoảng trên 548.500 cây lồ ô. Đây cũng là loại rừng thứ sinh sau khai thác kiệt hoặc phục hồi sau nương rẫy bỏ hoang. Loại rừng này phân bố ở vùng thấp, vùng hay làm nương rẫy trước đây.

3. Tài nguyên rừng trồng và rừng trồng xin cấp chứng chỉ:

3.1. Tài nguyên rừng trồng.

- Diện tích rừng trồng Công ty quản lý năm 2018 là 2.177,49 ha.- Diện tích rừng trồng thu hồi chuyển mục đích khác là 1,35 ha theo quyết định 451/QĐ-

UBND ngày 12 tháng 3 năm 2019.- Diện tích 3,26 ha rừng trồng giảm do rà soát kiểm kê lại rừng trồng đã được UBND

tỉnh chấp thuận giao vốn theo quyết định số 2240/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 dựa trên kết quả kiểm kê rừng trồng được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng thẩm định theo văn bản số 1606/TĐ-SNN ngày 11/9/2018.

- Tháng 4 năm 2019 Ủy ban nhân dân tỉnh lâm đồng giao Công ty quản lý thêm diện tích rừng trồng Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai 285,41 ha theo Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 05/4/2019.

- Cập nhật phần diện tích rừng trồng trong khu vực khoán theo nghị định 135/NĐ-CP cho các hộ đến nay thêm 41,85 ha.

Như vậy, tổng diện tích rừng trồng trên lâm phần hiện tại Công ty quản lý là 2.509,36 ha. Trong đó, chủ yếu diện tích rừng trồng là trồng loài Thông 3 lá, ngoài ra có một số diện tích trồng các loài cây trồng khác như: Keo lai, Keo lá tràm, Ngân hoa, Trôm, Gáo trắng, Muồng Đen.

Bảng 9. Thống kê rừng trồng công ty theo các năm

TT Năm Trồng Loài cây Diện tích (ha) Ghi chú

1 1984 Thông 3 lá 47,942 1985 Thông 3 lá 93,713 1986 Thông 3 lá 16,254 1987 Thông 3 lá 24,335 1988 Thông 3 lá 45,176 1989 Thông 3 lá 7,017 1990 Thông 3 lá 3,178 1991 Thông 3 lá 11,04

30

Page 31: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

9 1993 Thông 3 lá 117,5610 1994 Thông 3 lá 38,9811 1995 Thông 3 lá 177,4412 1996 Thông 3 lá 241,9613 1997 Thông 3 lá 247,9314 1998 Thông 3 lá + Keo 142,5115 1999 Thông 3 lá + Keo 120,2616 2000 Thông 3 lá 71,8217 2001 Thông 3 lá 211,8218 2002 Thông 3 lá 129,7319 2003 Thông 3 lá 96,620 2004 Thông 3 lá 76,9521 2005 Thông 3 lá 20,3422 2008 Thông 3 lá 18,5

23 2010 Thông 3 lá, Ngân Hoa, Muồng Đen 73,71

24 2011 Thông 3 lá, Keo 57,06

25 2012 Thông 3 lá, Keo, Gáo, Trôm, Muồng Đen 191,75

26 2013 Thông 3 lá 28,527 2014 Thông 3 lá 30,4728 2015 Thông 3 lá 65,4829 2016 Thông 3 lá 28,630 2017 Thông 3 lá 47,5231 2018 Thông 3 lá 25,25

Tổng cộng 2.509,36

3.2. Diện tích rừng trồng đánh giá FSC.

+ Diện tích rừng trồng cấp chứng chỉ năm 2018 là 2.070 ha.

+ Diện tích rừng trồng cấp chứng chỉ giảm 4,61 ha trong đó Nhà nớc thu hồi 1,35 ha chuyển mục đích khác và 3,26 ha theo kết quả kiểm kê rừng trồng tháng 9 năm 2018.

+ Năm 2019 Công ty đăng ký bổ sung vào diện tích cấp chứng chỉ rừng theo các nguyên tắc của FSCTM thêm 14,50 ha diện tích rừng trồng sau khai thác trắng trên đối tượng rừng sản xuất.

Như vây, tổng diện tích rừng trồng Công ty đưa vào đánh giá cấp chứng chỉ năm 2019 là 2.079,89 ha.

Bảng 10. Tổng hợp diện tích rừng trồng xin cấp chứng chỉ FSC

31

Page 32: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

TT Năm trồng Loài cây trồng Cấp

tuổiSố

nămTiểu khu Khoảnh Diện tích

(ha)1 1984 Thông 3 lá 7 35 317 1 44,382 1984 Thông 3 lá 7 35 316A 1 1,873 1984 Thông 3 lá 7 35 316A 5 1,69

Cộng 47,944 1985 Thông 3 lá 7 34 317 1 68,415 1985 Thông 3 lá 7 34 316A 2 7,176 1985 Thông 3 lá 7 34 316B 1 18,13

Cộng 93,717 1986 Thông 3 lá 7 33 316B 1 0,128 1986 Thông 3 lá 7 33 316B 2 7,03

Cộng 7,159 1987 Thông 3 lá 7 32 316A 1 0,7010 1987 Thông 3 lá 7 32 316A 5 2,8111 1987 Thông 3 lá 7 32 316A 8 2,64

Cộng 6,1512 1988 Thông 3 lá 7 31 323A 2 4,9913 1988 Thông 3 lá 7 31 323B 1 33,4714 1988 Thông 3 lá 7 31 NTK2 1 6,71

Cộng 45,1715 1989 Thông 3 lá 6 30 332 1 7,01

Cộng 7,0116 1990 Thông 3 lá 6 29 316B 2 3,17

Cộng 3,1717 1991 Thông 3 lá 6 28 332 1 7,1118 1991 Thông 3 lá 6 28 332 3 2,2919 1991 Thông 3 lá 6 28 333A 4 1,64

Cộng 11,0420 1993 Thông 3 lá 6 26 332 3 1,6621 1993 Thông 3 lá 6 26 340 6 7,3222 1993 Thông 3 lá 6 26 340 7 2,2123 1993 Thông 3 lá 6 26 323A 2 81,1124 1993 Thông 3 lá 6 26 333A 4 8,2925 1993 Thông 3 lá 6 26 333A 8 16,97

Cộng 117,5626 1994 Thông 3 lá 5 25 332 1 13,0327 1994 Thông 3 lá 5 25 323A 4 25,95

Cộng 38,9828 1995 Thông 3 lá 5 24 317 2 15,5429 1995 Thông 3 lá 5 24 326 1 4,7530 1995 Thông 3 lá 5 24 326 2 2,7231 1995 Thông 3 lá 5 24 326 4 16,26

32

Page 33: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

32 1995 Thông 3 lá 5 24 336 4 5,9333 1995 Thông 3 lá 5 24 337 3 1,5034 1995 Thông 3 lá 5 24 337 7 26,7435 1995 Thông 3 lá 5 24 316B 2 7,0636 1995 Thông 3 lá 5 24 316B 3 34,2937 1995 Thông 3 lá 5 24 323A 2 25,7138 1995 Thông 3 lá 5 24 323A 3 28,1339 1995 Thông 3 lá 5 24 323A 4 8,81

Cộng 177,4440 1996 Thông 3 lá 5 23 317 6 69,5841 1996 Thông 3 lá 5 23 317 7 10,7042 1996 Thông 3 lá 5 23 326 1 11,6343 1996 Thông 3 lá 5 23 326 2 11,0944 1996 Thông 3 lá 5 23 338 3 66,7945 1996 Thông 3 lá 5 23 323A 1 6,9346 1996 Thông 3 lá 5 23 323A 3 1,8447 1996 Thông 3 lá 5 23 323A 4 40,8748 1996 Thông 3 lá 5 23 323B 3 8,0849 1996 Thông 3 lá 5 23 323B 4 10,9050 1996 Thông 3 lá 5 23 NTK2 1 3,55

Cộng 241,9651 1997 Thông 3 lá 5 22 317 2 5,1852 1997 Thông 3 lá 5 22 317 3 8,2953 1997 Thông 3 lá 5 22 317 4 22,1654 1997 Thông 3 lá 5 22 317 5 23,6355 1997 Thông 3 lá 5 22 317 6 1,2556 1997 Thông 3 lá 5 22 317 7 47,5157 1997 Thông 3 lá 5 22 338 2 46,0758 1997 Thông 3 lá 5 22 338 3 27,3959 1997 Thông 3 lá 5 22 316B 3 5,2960 1997 Thông 3 lá 5 22 316B 4 3,1561 1997 Thông 3 lá 5 22 316B 5 10,0062 1997 Thông 3 lá 5 22 323B 2 20,3063 1997 Thông 3 lá 5 22 323B 3 2,4364 1997 Thông 3 lá 5 22 323B 4 11,8965 1997 Thông 3 lá 5 22 333A 5 1,2866 1997 Thông 3 lá 5 22 333A 8 4,2667 1997 Thông 3 lá 5 22 333A 11 7,85

Cộng 247,9368 1998 Th-Keo 5 21 317 6 40,4569 1998 Th-Keo 5 21 322 3 0,3270 1998 Th-Keo 5 21 326 2 7,3471 1998 Th-Keo 5 21 326 3 7,5872 1998 Th-Keo 5 21 326 4 3,36

33

Page 34: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

73 1998 Th-Keo 5 21 316B 4 8,8074 1998 Th-Keo 5 21 316B 5 18,6475 1998 Th-Keo 5 21 316B 7 8,8676 1998 Th-Keo 5 21 323A 4 0,8477 1998 Th-Keo 5 21 323B 4 13,2178 1998 Th-Keo 5 21 323B 6 22,5179 1998 Th-Keo 5 21 333A 5 5,4580 1998 Th-Keo 5 21 333A 8 2,0681 1998 Th-Keo 5 21 333A 11 3,09

Cộng 142,5182 1999 Th-Keo 4 20 317 2 45,7683 1999 Th-Keo 4 20 317 3 2,0784 1999 Th-Keo 4 20 326 2 24,6085 1999 Th-Keo 4 20 323A 4 25,5786 1999 Th-Keo 4 20 323B 4 0,5887 1999 Th-Keo 4 20 323B 6 2,1488 1999 Th-Keo 4 20 333A 6 1,2589 1999 Th-Keo 4 20 333A 8 18,29

Cộng 120,2690 2000 Thông 3 lá 4 19 317 3 27,5491 2000 Thông 3 lá 4 19 317 6 13,5292 2000 Thông 3 lá 4 19 326 1 3,0693 2000 Thông 3 lá 4 19 326 4 10,9994 2000 Thông 3 lá 4 19 333A 5 16,71

Cộng 71,8295 2001 Thông 3 lá 4 18 326 1 18,6196 2001 Thông 3 lá 4 18 326 4 7,1997 2001 Thông 3 lá 4 18 332 1 2,3198 2001 Thông 3 lá 4 18 332 3 19,1399 2001 Thông 3 lá 4 18 333A 4 1,86

Cộng 49,10100 2002 Thông 3 lá 4 17 317 3 7,63101 2002 Thông 3 lá 4 17 316A 7 14,56102 2002 Thông 3 lá 4 17 316A 8 5,08

Cộng 27,27103 2003 Thông 3 lá 4 16 338 2 7,13104 2003 Thông 3 lá 4 16 338 3 1,22105 2003 Thông 3 lá 4 16 338 4 5,38106 2003 Thông 3 lá 4 16 338 5 22,34107 2003 Thông 3 lá 4 16 338 7 11,86108 2003 Thông 3 lá 4 16 338 8 6,04109 2003 Thông 3 lá 4 16 338 9 20,09

Cộng 74,06

34

Page 35: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

110 2004 Thông 3 lá 3 15 323A 1 11,39111 2004 Thông 3 lá 3 15 323A 3 27,17112 2004 Thông 3 lá 3 15 342A 1 5,05113 2004 Thông 3 lá 3 15 342A 2 23,35114 2004 Thông 3 lá 3 15 342A 4 9,99

Cộng 76,95115 2005 Thông 3 lá 3 14 338 1 13,88116 2005 Thông 3 lá 3 14 338 2 6,46

Cộng 20,34117 2008 Thông 3 lá 3 11 339 5 2,34118 2008 Thông 3 lá 3 11 339 6 16,18

Cộng 18,52119 2010 Thông 3 lá 2 9 318 1 6,29120 2010 Thông 3 lá 2 9 318 2 1,00121 2010 Thông 3 lá 2 9 326 3 0,24122 2010 Thông 3 lá 2 9 338 2 1,68123 2010 Thông 3 lá 2 9 338 3 1,98124 2010 Thông 3 lá 2 9 339 5 2,30125 2010 Thông 3 lá 2 9 339 6 3,01126 2010 Thông 3 lá 2 9 316B 6 9,71127 2010 Thông 3 lá 2 9 316B 7 10,12128 2010 Thông 3 lá 2 9 316B 8 6,23129 2010 Thông 3 lá 2 9 316B 9 3,79130 2010 Thông 3 lá 2 9 333A 6 1,06

Cộng 47,41131 2011 Thông 3 lá 2 8 338 1 4,33132 2011 Thông 3 lá 2 8 338 2 5,33133 2011 Thông 3 lá 2 8 338 6 0,71134 2011 Thông 3 lá 2 8 339 6 1,71135 2011 Thông 3 lá 2 8 340 3 7,64136 2011 Thông 3 lá 2 8 342A 2 10,62137 2011 Thông 3 lá 2 8 342A 3 9,06

Cộng 39,40138 2012 Thông 3 lá 2 7 318 1 3,06139 2012 Thông 3 lá 2 7 318 2 0,29140 2012 Thông 3 lá 2 7 318 4 4,21141 2012 Thông 3 lá 2 7 319 1 0,39142 2012 Thông 3 lá 2 7 332 1 2,55143 2012 Thông 3 lá 2 7 332 2 11,17144 2012 Thông 3 lá 2 7 332 3 1,11145 2012 Thông 3 lá 2 7 337 5 3,89146 2012 Thông 3 lá 2 7 338 2 7,58147 2012 Thông 3 lá 2 7 338 4 2,06

35

Page 36: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

148 2012 Thông 3 lá 2 7 338 6 4,09149 2012 Thông 3 lá 2 7 338 7 4,11150 2012 Thông 3 lá 2 7 338 8 10,59151 2012 Thông 3 lá 2 7 338 9 31,19152 2012 Thông 3 lá 2 7 316B 8 2,64153 2012 Thông 3 lá 2 7 316B 9 0,64154 2012 Thông 3 lá 2 7 333A 4 11,49155 2012 Thông 3 lá 2 7 333A 5 1,11156 2012 Thông 3 lá 2 7 333A 6 0,71157 2012 Thông 3 lá 2 7 333A 8 4,13158 2012 Thông 3 lá 2 7 333A 11 6,29159 2012 Thông 3 lá 2 7 333A 12 10,72160 2012 Thông 3 lá 2 7 342A 2 6,32

Cộng 130,34161 2013 Thông 3 lá 2 6 332 1 8,31162 2013 Thông 3 lá 2 6 332 2 12,29163 2013 Thông 3 lá 2 6 332 3 0,95164 2013 Thông 3 lá 2 6 338 4 2,69165 2013 Thông 3 lá 2 6 339 6 4,26

Cộng 28,50166 2014 Thông 3 lá 1 5 326 1 4,57167 2014 Thông 3 lá 1 5 332 3 6,17168 2014 Thông 3 lá 1 5 338 4 4,44169 2014 Thông 3 lá 1 5 338 5 0,49170 2014 Thông 3 lá 1 5 338 9 1,19171 2014 Thông 3 lá 1 5 340 2 2,94172 2014 Thông 3 lá 1 5 341A 4 4,30173 2014 Thông 3 lá 1 5 342A 3 6,37

Cộng 30,47174 2015 Thông 3 lá 1 4 322 1 2,50175 2015 Thông 3 lá 1 4 322 2 5,18176 2015 Thông 3 lá 1 4 322 3 2,39177 2015 Thông 3 lá 1 4 332 3 7,06178 2015 Thông 3 lá 1 4 337 1 0,12179 2015 Thông 3 lá 1 4 338 1 4,08180 2015 Thông 3 lá 1 4 338 4 9,68181 2015 Thông 3 lá 1 4 339 5 5,14182 2015 Thông 3 lá 1 4 339 6 2,66183 2015 Thông 3 lá 1 4 340 4 1,49184 2015 Thông 3 lá 1 4 340 7 10,43185 2015 Thông 3 lá 1 4 323B 5 5,68

Cộng 56,41186 2016 Thông 3 lá 1 3 332 1 1,11187 2016 Thông 3 lá 1 3 332 3 0,75

36

Page 37: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

188 2016 Thông 3 lá 1 3 340 6 7,71189 2016 Thông 3 lá 1 3 340 7 5,26190 2016 Thông 3 lá 1 3 333A 4 13,77

Cộng 28,60191 2017 Thông 3 lá 1 2 317 8 0,28192 2017 Thông 3 lá 1 2 322 1 1,71193 2017 Thông 3 lá 1 2 332 2 0,57194 2017 Thông 3 lá 1 2 332 3 0,29195 2017 Thông 3 lá 1 2 335 6 1,95196 2017 Thông 3 lá 1 2 335 10 1,92197 2017 Thông 3 lá 1 2 336 1 0,43198 2017 Thông 3 lá 1 2 336 3 3,40199 2017 Thông 3 lá 1 2 338 4 0,70200 2017 Thông 3 lá 1 2 339 6 0,61201 2017 Thông 3 lá 1 2 340 3 0,44202 2017 Thông 3 lá 1 2 340 5 0,40203 2017 Thông 3 lá 1 2 340 6 1,32204 2017 Thông 3 lá 1 2 323B 2 0,60205 2017 Thông 3 lá 1 2 323B 4 0,50206 2017 Thông 3 lá 1 2 333A 4 25,01207 2017 Thông 3 lá 1 2 333A 5 1,90208 2017 Thông 3 lá 1 2 333B 5 2,09209 2017 Thông 3 lá 1 2 333B 6 0,76210 2017 Thông 3 lá 1 2 333B 7 1,19211 2017 Thông 3 lá 1 2 342A 4 1,45

Cộng 47,52212 2018 Thông 3 lá 1 1 323A 2 8,10213 2018 Thông 3 lá 1 1 333A 4 17,10

Cộng 25,20Tổng cộng 2.079,89

(Ghi chú: Th – Thông 3 lá)

Diện tích không đưa vào xin cấp chứng chỉ 429,47 ha là diện tích rừng trồng Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai, rừng trồng thử nghiệm (cây Ngân hoa, Trôm, Gáo), diện tích rừng trồng Keo Lá Tràm, rừng trồng theo Nghị quyết 30a, khoán theo Nghị định 135/NĐ-CP, Quyết định 178/QĐ-TTg, rừng trồng phân tán của các hộ dân, ...

3.3. Diện tích rừng trồng chuyển đổi thành rừng tự nhiên

Trong phần diện tích 2.079,89 ha rừng trồng cấp chứng chỉ năm 2019 Công ty giữ lại 128,59 ha chuyển đổi thành rừng tự nhiên theo yêu cầu bộ khung tiêu chí của GFA (chiếm 6,2% diện tích rừng trồng).

VIII. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TỔ CHỨC SẢN XUẤT:

37

Page 38: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

1. Tình hình quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng:Xác định chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban, đơn vị trực thuộc, phân

công phụ trách công việc phù hợp với yêu cầu và trình độ khả năng từng người trong thực hiện công tác quản lý bảo vệ, phát triển vốn rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh, Công ty chia thành 03 phòng ban chuyên môn, 04 phân trường và 01 tổ tuần tra có nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và tổ chức sản xuất theo vị trí như sau:

Phòng ban tham mưu gồm: Phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Kỹ thuật sản xuất – Quản lý bảo vệ rừng và phòng Kinh tế- Kế hoạch.

Các đơn vị trực thuộc:- Phân trường I quản lý các tiểu khu: 316A, 316B, 317, 318, 319, 320, 322 và 323B

thuộc thị trấn D’ran và xã Lạc Xuân. - Phân trường II quản lý các tiểu khu: 323A, 326, 327, 331, 332, 333A, 333B, 335,

336 và 337 thuộc xã Ka Đô và xã Pró.- Phân trường III quản lý các tiểu khu: 338, 339, 340, 341A, 342A, NTK2, NTK14

thuộc xã Ka Đơn và xã Tu Tra.- Phân trường IV quản lý các tiểu khu: 321, 328, 329, 330, 334 thuộc xã Lạc Xuân,

Ka Đô và Pró (khu vực Ya Hoa).- Tổ tuần tra QLBVR: phối hợp với các phân trường thường xuyên tuần tra quản lý

bảo vệ rừng trên toàn địa bàn Công ty quản lý nhất là tại các vùng giáp ranh.Địa bàn đơn vị quản lý rừng và đất rừng trải dài trên 6 xã thị trấn của huyện Đơn

Dương, người dân sinh sống và canh tác nông nghiệp đan xen trong diện tích rừng và đất rừng nên việc quản lý bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn. Diện tích rừng bị mất hàng năm là không đáng kể do Công ty đã thực hiện tốt công tác QLBVR. Tuy nhiên, tình trạng lén lút phá rừng làm rẫy, lấn chiếm đất lâm nghiệp … tại vùng đồng bào dân tộc trong các năm gần đây vẫn còn xảy ra và có chiều hướng gia tăng, gây khó khăn cho công tác QLBVR của đơn vị.

Trong những năm qua công ty đã đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng, tổ chức khoán bảo vệ rừng đến các hộ dân, đối tượng nhận khoán chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số và một số hộ dân kinh tế mới sống gần rừng; rừng đã được bảo vệ tốt, hạn chế rất lớn các vụ vi phạm làm thiệt hại đến tài nguyên rừng.

Công tác phòng chống cháy rừng được đặt lên hàng đầu. Công tác khoanh nuôi tái sinh rừng và khoán bảo vệ rừng đến chủ cụ thể được thực hiện liên tục, do đó một số ít diện tích các hiện trạng rừng đã tăng trữ lượng và tăng độ che phủ.

38

Page 39: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Diện tích giao khoán của năm 2019 là 17.210,03 ha, cho 525 hộ và 02 đơn vị tập thể; trong đó: Ngân sách tỉnh: 11.129,94 ha/257 hộ và 02 tập thể; diện tích giao khoán DVMTR: 6.033,04 ha/268 hộ.

39

Page 40: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Bảng 11. Thống kê kết quả QLBVR giai đoạn 2010-2018

TT Hạng mụcĐVT

Phân theo năm (ha)2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Khoán bảo vệ rừng

Diện tích khoán

13.746,5

0

13.170,1

0

15.936,2

0

15.661,4

0

15.171,8

1

15.738,9

4

15.680,7

9

17.283,2

3

17.162,9

8

Nguồn vốn DVMTR

Ha

6.292,90

6.257,60

6.419,40

6.356,40

5.906,40

6.237,44

6.182,84

6.134,89

6.033,04

Nguồn vốn NST

Ha

7.453,60

6.912,50

9.516,80

9.304,91

9.265,81

9.501,50

9.497,95

11.148,3

4

11.129,9

4

Hộ nhận khoán

518

493

530+2TT

295+2TT

490+2TT

476 + 2TT

460 + 2TT

511+ 2 TT

517+2TT

Nguồn vốn DVMTR

Hộ

262

263

274

295

271

267

268

266

264

Nguồn vốn NST

Hộ

256

230

256+ 2TT

225+2TT

219+2TT

209 + 2 TT

192+ 2 TT

245 +

2 TT

253 + 2 TT

Nhận khoán đất lâm nghiệp

40

Page 41: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Theo 135 Ha

160,7

Theo 178 Ha

27,19

….. Ha

Phá rừng làm rẩy+ Số vụ vi phạm

Vụ 30 30 39 27 8 7 14 5 4

+ Diện tích vi phạm

Ha 3,6 3,2 6,1 5,3 4,6 2,2

92,5

50,5

90,5

7Khai thác lâm sản trái phép+ Số vụ vi phạm

Vụ 10 6 14 9 18 11 7 6 6

+ Khối lượng vi phạm

M3

53,9 4,5 30,

623,

312,

2 7 4 4,3 8,97

Săn bắt động vật

Vụ

Phòng chống cháy rừngSố vụ cháy rừng+ Rừng trồng

Vụ 3

Diện tích thiệt hại+ Rừng tự nhiên

Ha

41

Page 42: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

+ Rừng trồng

Ha 3,5

(Nguồn: Phương án QLRBV năm 2015, 2018 và cập nhật số liệu đến hết năm 2018)

42

Page 43: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

2. Về phát triển rừng:2.1. Trồng rừng:Đơn vị đã thực hiện trồng mới bằng các nguồn vốn (Ngân sách tỉnh, Dự án 661, Dự

án 327); diện tích Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai, diện tích trồng rừng trên diện tích khoán 135, 178..., diện tích trồng rừng phân tán của người dân tự bỏ vốn trồng . Đến nay, diện tích rừng trồng trên lâm phần Công ty là 2.509,36 ha; góp phần thực hiện nhiệm vụ phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong phạm vi đất rừng được giao quản lý và tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; góp phần trong việc phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn.

Về thành phần loài cây trồng: Thông ba lá là loài cây trồng chính (chiếm khoảng 97% diện tích trồng rừng trên địa bàn công ty), ngoài ra một số loài cây khác được trồng như: Keo, Gáo trắng, Ngân Hoa, Muồng đen… chỉ mang tính chất thử nghiệm loài cây mới trên điều kiện tự nhiên của địa phương.

Về phương thức trồng rừng: Thông ba lá được trồng thuần loài; Keo, Ngân Hoa, Muồng đen được trồng xen trong vùng sản xuất nông lâm kết hợp.

Bảng 12. Kết quả trồng rừng giai đoạn 2010 – 2018

TT

Năm trồng

Tổng cộng Diện tích trồng theo nguồn vốn (ha)

(ha)661

Ngân sách

Liên doanh

Tự có

Vốn khác

1

2010

53,26

37,25

16,01

2

2011

67,9048,10

19,80

3

2012

149,9080,00

13,50

56,40

4 20

28,70 28,

43

Page 44: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

13

70

5

2014

30,2020,00

10,20

6

2015

55,6039,00

16,60

7

2016

27,80

27,80

8

2017

51,4023,80

27,60

9

2018

25,20

25,20

(Nguồn: Phương án QLRBV năm 2015, 2018 và cập nhật số liệu đến hết năm 2018)

Công tác trồng rừng của Công ty đã được thực hiện theo đúng các quy trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, do suất đầu tư cho công tác trồng rừng hiện nay so với mặt bằng chung còn thấp do đó chưa thực sự tạo được động lực thu hút phát triển công tác trồng rừng của Công ty. Những khó khăn trong công tác trồng rừng ở đây bao gồm thiếu vốn, quỹ đất; rừng trồng cần được bảo vệ, chống cháy và tác động xâm lấn là những thử thách ở đây.

2.2. Chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng:

Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng là một trong những giải pháp lâm sinh quan trọng nhằm điều chỉnh không gian sinh trưởng cho cây rừng, tạo điều kiện sinh trưởng phát triển thuận lợi và định hướng kinh doanh gỗ rừng trồng, nâng cao chất lượng rừng trồng cũng như giá trị kinh tế của rừng, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, đồng thời giải quyết được việc làm cho lao động tại địa phương. Tuy nhiên, trong các năm gần đây đối với công tác nuôi dưỡng rừng, mặc dù đơn vị đã xây dựng kế hoạch nhưng Nhà nước thường chưa cân đối bố trí ngân sách để đơn vị thực hiện giải pháp lâm sinh. Đối với công tác chăm sóc rừng trồng định suất còn thấp trong khi công lao động tại địa phương tăng cao, vì vậy đơn vị gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện.

44

Page 45: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Bảng 13. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng rừng giai đoạn 2010-2017

TT

Phân theo năm (ha)

Hạng mục

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Chăm sóc rừng trồng

73,26

121,16

271,06

295,46

249,10

246,40

143,30

161,70

156,7

Rừng trồng vốn ngân sách

36,01

64,11

144,1

148,81

119,6

90,0

20

22,6

2,6

Rừng trồng vốn ngân sách TW

37,25

37,25

37,25

37,25

Vốn khác

19,8

89,7

113,4

129,5

156,4

123,3

139,1

154,1

Nuôi dưỡng rừng trồng(Nguồn: Phương án QLRBV năm 2015, 2018 và cập nhật số liệu đến hết năm 2018)3. Các hoạt động đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp:Trong giai đoạn 2010-2018 đơn vị đã đầu tư một số hạng mục cho lâm nghiệp như:

Làm đường lâm nghiệp, xây dựng nhà trạm, mua sắm thiết bị, trang bị phương tiện vận tải, nâng cấp xưởng chế biến.

Bảng 14. hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2010-2017

TT Hạng mục đầu tư

ĐVT

Tổng cộng

Phân theo năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng cộng3.581

382

849

1065

487

260

0 498 0 40

Làm đường lâm nghiệp

Tr.đ

571

131

440

Xây dựng Tr 11 17 34 2 33

45

Page 46: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

nhà, trạm .đ 24 7 8 60 9

Sửa chữa trạm QLBVR

21 21

Thiết bị Tr.đ

795

382

207 47 15

9Phương tiện vận tải

Tr.đ

530 20 51

0Xưởng chế biến

Tr.đ

521

521

Sữa chữa xưởng CB

Tr.đ 19 19

(Nguồn: Phương án QLRBV năm 2015, 2018 và cập nhật số liệu đến hết năm 2018)4. Về sử dụng rừng:4.1. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên:Trong giai đoạn 2006 – 2010 và giai đoạn 2011 – 2015, Công ty đã tổ chức sản xuất

kinh doanh dựa theo phương án điều chế rừng đơn giản được phê duyệt tại Quyết định số 43/QĐ-NN&PTNT ngày 30 tháng 12 năm 2005 và Quyết định số: 341/QĐ-NN&PTNT ngày 31 tháng 03 năm 2011của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng, theo phương án trên việc khai thác gỗ rừng tự nhiên như sau:

Phương thức: Chặt chọn theo cấp kính.Đối tượng: Rừng lá rộng thường xanh, rừng thường xanh nửa rụng lá, rừng hỗn giao

lá rộng lá kim có trữ lượng giàu, trung bình (Mtb = 149 m3);Diện tích bình quân được phép khai thác là 100 ha/năm;Sản lượng gỗ khai thác bình quân là 2.000 m3/năm;

Bảng 15. Diện tích, sản lượng gỗ khai thác giai đoạn 2010-2018

Năm thực hiện

Diện tích khai thác (ha)

Khối lượng thực hiện (m3)Gỗ lơn Gỗ nhỏ

Theo GP

Thực tế

Theo GP

Thực tế

2010 37,5 1.470,63

1.373,223

285,51

337,193

2011 87,8 2.518,049

2.506,420

155,42

372,129

2012 52,5 1.558,276

1.542,408

285,19

188,265

2013 Công ty đã dừng hoạt động khai thác rừng tự nhiên từ năm 2013 đến nay2014

2015

46

Page 47: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

201620172018

(Nguồn: Phương án QLRBV năm 2015, 2018 và cập nhật số liệu đếnhết năm 2018)

Từ năm 2013 đến nay, Nhà nươc đã thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên nên Công ty đã ngừng khai thác gỗ rừng tự nhiên. Hiện tại Công ty tổ chức thực hiện các hoạt đông quản lý, bảo vệ rừng, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng hàng năm và theo dõi tăng trưởng rừng tại 17 OTC cố định đã được thiết lập.

4.2. Khai thác rừng trồng, tỉa thưa rừng trồng thông 3 lá:

Số liệu thống kê diện tích, sản lượng khai thác rừng trồng Thông 3 lá của công ty trong 9 năm qua như sau:

Bảng 16. Thống kê kết quả khai thác, tỉa thưa gỗ rừng trồng Thông 3 lá của công ty giai đoạn 2010- 2018

Hạng mục

đầu tư

ĐV

Năm thực hiệnTổng

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Khai thác trắng rừng trồng

Diện tích ha

142,8

5,5 17, 19, 18, 27, 27,6

14,8

10,

Sản lượng gỗ

m3

19.280

2.096

3.089

2.566

3.502

4.094

2.275

1.658

Gỗ lớn

3.459

41 62 27 54 720

462

41

Gỗ nhỏ

15.820

1.684

2.463

2.288

2.960

3.374

1.813

1.238

Tỉa thưa rừng trồngDiện ha 6 21 86, 5,0 60, 29, 65, 81 4 85,

47

Page 48: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

tích

70,5

7,7 ,0 0,0

Sản lượng gỗ

m3

12.385

1.495

1.041

10 87 95 1.797

2.168

1.138

2.807

(Nguồn: Phương án QLRBV năm 2015,2018 và cập nhật số liệu đến hết năm 2018)

Sau khai thác rừng trồng, thực hiện giải pháp tổ chức trồng lại rừng vào năm kế tiếp theo quy định. Diện tích rừng trồng sau khi khai thác trắng rừng đến nay sinh trưởng phát triển tốt. Mật đô bình quân đạt 1.900 – 2.200 cây/ha.4.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ:

Trong giai đoạn 2012-2018 đơn vị đã tổ chức khai thác được 163 tấn Song Mây và 401 tấn Le tép, đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân địa phương, góp phần giảm áp lực vào rừng.

Bảng 17. Kết quả khai thác LSNG của công ty giai đoạn 2012- 2018

TT

Loại lâm

sản ngoài gỗ

ĐVT

Tổng cộng

Phân theo năm

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Song Mây

kg

180.023

114.076

48.948

9.000

8.000

Le tép kg

900.205

110.095

93.464

197.275

214.121

285.250

48

Page 49: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

(Nguồn: Phương án QLRBV năm 2015, 2018 và cập nhật số liệu đến hết năm 2018)

5. Hoạt động chế biến lâm sản:Trong 7 năm qua, khối lượng chế biến gỗ của công ty là 25.762 m3, trong đó từ rừng

tự nhiên là 1.809m3 và từ rừng trồng là: 23.953 m3.Bảng 18. Kết quả chế biến gỗ của công ty giai đoạn 2012-2018

TT Hạng mụcĐVT

Tổng cộng

Phân theo năm

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Khối lượng gỗ đưa vào chế biến

m3

25.762

4.152

4.309

3.93

5.222

4.211

3.068

4.800

Trong đó

Gỗ rừng tự nhiên

1.809

1.809

Gỗ rừng trồng

23.953

2.343

4.309

3.93

5.222

4.211

3.068

4.800

Sản lượng gỗ đã chế biến

m3

13.453

1.362

2.158

1.804

2.756

1.661

1.651

2.061

Ván cốt pha, đà

12.361

1.362

2.158

1.471

2.648

1.373

1.466

1.883

Ván ghép, khác

1.

33

10

28

18

17

49

Page 50: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

092

3 8 8 5 8

(Nguồn: Phương án QLRBV năm 2015, 2018 và cập nhật số liệu đến hết năm 2018)

IX. HIỆN TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH:1. Tài sản, vốn giai đoạn 2012-2018:

Bảng 19. Thống kê tài sản và vốn cố định giai đoan 2012 - 2018

STT Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

I Tài sản cố định

Tr đồng

1 Nguyên giá “

4.625

4.671

4.730

4.521

5.019

4.715

4.715

2 Giá trị còn lại “

2.747

2.641

2.288

1.806

1.900

1.481

1.149

II Vốn “

1 Vốn kinh doanh “

18.025

22.709

24.867

26.535

29.387

30.685

166.401

aVốn đầu tư của chủ sở hữu

3.143

3.926

3.815

3.384

4.026

4.480

3.630

b Vốn rừng trồng

“ 14.8

18.7

21.0

23.1

25.3

26.2

162.

50

Page 51: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

82

83

42

51

61

05

771

2Quỹ dự phòng tài chính

“206

3

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

“ 75

99

95

86

60

III Vốn điều lệ hoạt động

Tr đồng

15.000

23.500

26.300

28.400

28.400

30.800

167.500

(Nguồn: Phương án QLRBV năm 2015, 2018 và cập nhật số liệu đến hết năm 2018)

- Cơ cấu trong tổng vốn kinh doanh của công ty năm 2018 là 166.401 triệu đồng như sau:

+ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 3.630 triệu đồng, tỷ trọng 2,18% + Vốn rừng trồng: 162.771 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 97,82%Qua tỷ trọng vốn nêu trên cho thấy, vốn trong sản xuất kinh doanh là quá ít, khó đáp

ứng yêu cầu mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ khi chuyển sang công ty TNHH MTV Lâm nghiệp, đơn vị đã tích cực đầu tư cho chế biến gỗ nguyên liệu là gỗ rừng trồng, bước đầu đã đáp ứng được một phần trong kinh doanh rừng trồng có hiệu quả. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả từ hoạt động chế biến gỗ, Công ty cần đầu tư thông qua giải pháp liên kết và xác định thị trường tiêu thụ đầu ra của sản phẩm.

2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh 2010-2018:

Giai đoạn 2010 - 2018: Công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao hàng năm, sử dụng hiệu quả vốn nhà nước, lợi nhuận sau thuế hàng năm tăng dần đã nâng cao đời sống của người lao động và tích lũy vốn.

51

Page 52: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Bảng 20. Thống kê kết quả sản xuất kinh doanh

STT Chỉ tiêu ĐVT Tổng cộng

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

I Doanh thu Tr.đ1 Khai thai gỗ rừng tự nhiên “ 10.219 4.26 5.262 3.812 11 1.1342 Khai thác, tỉa thưa gỗ rừng trồng “ 51.891 1.166 1.35 3.494 7.518 7.133 9.750 7.781 7.151 7.8983 Khai thác, tận thu, tận dụng gỗ “ 2.969 15 32 49 11 2.837 254 Khai thác lâm sản phụ “ 3.588 289 1.937 744 111 131 161 2155 Chế biến gỗ “II Chi phí đầu tư “1 Khai thác gỗ rừng tự nhiên “ 13.795 4.051 4.916 3.682 12 1.1342 Khai thác gỗ rừng trồng “ 26.486 639 567 1.698 3.612 4.43 6.258 4.584 3.764 5.3643 Khai thác tận thu, tận dụng gỗ “ 1.890 13 31 49 11 1.7864 Khai thác lâm sản phụ “ 2.350 147 1.278 579 61 79 89 1175 Làm đường phục vụ chung “ 661 131 90 4406 Xây dựng cơ sở hạ tầng khác “ 2.093 177 918 400 259 3397 Chi phí quản lý “ 8.946 508 602 1.214 1.256 917 1.150 874 1.101 1.3248 Chi phí đầu tư máy móc thiết bị “ 636 382 207 479 Chế biến gỗ “

III Kết quả sản xuất kinh doanh1 Tổng doanh thu “ 100.782 6.352 9.065 10.426 11.155 13.639 12.059 11.328 12.934 13.8242 Nộp ngân sách “ 12.316 1.88 2.096 1.83 1.871 2.697 1.619 1.337 1.537 1.1593 Lợi nhuận sau thuế “ 17.440 827 1.102 1.255 2.417 2.778 2.347 2.363 2.604 1.7474 Trích lập các quỹ “ 6.753 235 532 367 1.015 576 721 1.280 731 1296

4.1 Khen thưởng- phúc lợi “ 4.316 192 435 300 737 324 381 730 397 8204.2 Đầu tư phát triển “ 1.815 278 177 241 455 248 4164.3 Dự phòng tài chính “ 207 43 97 674.4 Khoa học và công nghệ “ 415 75 99 95 86 60

(Nguồn: Phương án QLRBV năm 2015, 2018 và cập nhật số liệu đến hết năm 2018)52

Page 53: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Chương 3MỤC TIÊU, KẾ HOẠCH, GIẢI PHÁP VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN

I. MỤC TIÊU CỦA PHƯƠNG ÁN:

Phương án quản lý rừng bền vững của Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Đơn Dương thực hiện dựa trên các nguyên tắc quản lý rừng bền vững của Việt Nam ban hành kèm theo thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT nay được thay thế bởi thông tư số 28/2018/TT-BNN-PTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định về quản lý rừng bền vững. Công ty cam kết thực hiện quản lý rừng bền vững toàn bộ diện tích lâm phần (gồm cả diện tích không thuộc phạm vi xin chứng chỉ như diện tích rừng tự nhiên) dài hạn ít nhất một chu kỳ kinh doanh 25 năm. Hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh rừng sẽ được tổ chức sao cho khối lượng gỗ và các sản phẩm dịch vụ từ rừng được đưa vào khai thác và sử dụng không ảnh hưởng đến việc duy trì da dạng sinh học, tính hiệu quả, khả năng tái tạo của rừng, từ đó nhằm thực hiện các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội tại địa phương, trên phạm vị quốc gia và toàn cầu trong giai đoạn hiện tại và tương lai mà không làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái khác.

1. Mục tiêu chung:

Phương án được xây dựng nhằm mục tiêu quản lý rừng của công ty theo kế hoạch một cách bền vững về 3 mặt kinh tế - kỹ thuật, xã hội và môi trường sinh thái. Hướng đến được cấpchứng chỉ quản lý rừng bền vững (FM) và chuỗi hành trình sản phẩm trong chế biến lâm sản (CoC) theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn của FSC.

Trong đó, về kinh tế - kỹ thuật bảo đảm rừng được khai thác sử dụng phù hợp với tăng trưởng rừng, rừng bền vững và bảo đảm có hiệu quả kinh tế trong kinh doanh cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng. Đồng thời với kinh doanh rừng, các mối quan hệ với cộng đồng dân cư được xây dựng dựa trên cơ sở hợp tác trong quản lý bảo vệ rừng, xây dựng các cơ chế để bảo đảm sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng, thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu, cơ bản của người dân địa phương sống trong và gần rừng. Thực hiện được việc quản lý nhân lực, quyền của người lao động theo luật pháp quốc gia và quốc tế.

Kinh doanh rừng đồng thời với việc bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì các chức năng phòng hộ đầu nguồn, đất đai của khu rừng. Các khu rừng có giá trị bảo tồn cao về sinh học, sinh thái, phòng hộ được thiết lập và ưu tiên quản lý bền vững song song với sử dụng rừng.

2. Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu cụ thể của phương án được Công ty xác định theo thứ tự ưu tiên về môi trường, xã hội và kinh tế - kỹ thuật cụ thể như sau:

* Mục tiêu về môi trường: - Duy trì độ che phủ rừng đạt trên 80%,bền vững theo luân kỳ 25 năm của rừng trồng.

53

Page 54: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

- Bảo tồn đa dạng sinh học: Bảo tồn được 48 loài thực vật và 40 loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo sách đỏ Viêt Nam và thế giới.

- Thiết lập và quản lý 11 khu vực thuộc 3 nhóm HCVFs với mục đích bảo tồn loài quý hiếm Pơ Mu, Du sam, phòng hộ đầu nguồn nước và sinh kế cộng đồng; với diện tích 3.295,15 ha, chiếm 15% diện tích đất và rừng công ty quản lý.

* Mục tiêu về xã hội: - Thu hút và tạo việc làm cho người địa phương 49.910 công/năm.- Tạo thêm thu nhập cho lao động địa phương khoảng 19,1triệu đồng/năm/hộ.- Chi trả dịch vụ môi trường rừng cho 268 hộ gia đình trung bình khoảng 13,3 triệu

đồng/năm/hộ;- Tạo thêm thu nhập cho 257 hộ nhận khoán từ nguồn ngân sách tỉnh trung bình 10,8

triệu đồng/năm/hộ;- Tạo thêm việc làm và thu nhập cho khoảng trên 100 hộ gia đình, cá nhân tham gia

vào các hoạt động trồng, chăm sóc rừng, khai thác trắng và tỉa thưa rừng;- Đáp ứng nhu cầu sinh kế từ rừng của 1 cộng đồng thôn về nhiên liệu củi;- Tập huấn nâng cao trình độ người lao động, thực hiện bảo hiểm, quyền lợi của

người lao động theo luật lao động Việt Nam và ILO.* Mục tiêu về kinh tế - kỹ thuật: - Sản lượng gỗ, lâm sản ngoài gỗ khai thác hàng năm từ rừng trồng Thông ba lá ổn

định với chu kỳ 25 năm:+ Diện tích khai thác trắng rừng trồng Thông 3 lá và trồng mới trung bình là 29,21

ha/năm;+ Sản lượng gỗ tròn khai thác trắng từ rừng trồng hàng năm là 4.597 m3/năm.+ Diện tích tỉa thưa rừng trồng Thông 3 lá trung bình hàng năm là 99,18 ha.+ Sản lượng gỗ tròn tỉa thưa rừng trồng Thông 3 lá hàng năm là 2.553 m3/năm.- Khối lượng và sản phẩm chế biến gỗ hàng năm: + Tổng sản lượng gỗ xẻ từ tỉa thưa rừng trồng: 1.276 m3/năm.+ Tổng sản lượng gỗ xẻ từ khai thác trắng rừng trồng: 2.690 m3/năm.+ Tổng sản lượng gỗ làm ván ghép thanh: 253 m3/năm.- Tổng các khoản thu hàng năm của Công ty trung bình là: 25.090.793.000 đồng;- Tổng các khoản chi hàng năm của Công ty trung bình là: 24.319.243.000 đồng;- Tổng thu nhập của Công ty hàng năm trung bình là: 771.550.000 đồng;

II. THIẾT LẬP CÁC KHU RỪNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO:

Năm 2019, Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương đã thực hiện điều tra khảo sát và phỏng vấn nhằm đánh giá, bổ sung các HCVFs của phương án năm 2015, 2018. Kết quả đã xác định có 3 nhóm HCVFs bao gồm: HCVF 1, HCVF 4 và HCVF 5.

54

Page 55: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Bảng 21. Tổng hợp diện tích HCVFs của Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương

TT Mã Tên HCVF

DT xin cấp

chứng chỉ (ha)

DT không xin cấp

chứng chỉ (ha)

Diện tích (ha)

1 HCVF 1a Rừng bảo tồn Du Sam 117,73 117,732 HCVF 1b Rừng bảo tồn Pơ Mu 973,84 973,843 HCVF 4a Rừng cung cấp nước sạch Tu Tra 258,53 258,534 HCVF 4a Rừng cung cấp nước sạch BêKan, Tân Hiên 284,05 284,055 HCVF 4a Rừng cung cấp nước sạch Thôn Ya Hoa 368,35 368,356 HCVF 4a Rừng cung cấp nước sạch TT.D'ran 64,7 91,19 155,897 HCVF 4b Bảo vệ hành lang sông suối cấp 2 55,34 55,348 HCVF 4c Rừng PH đầu nguồn TT.D'ran 144,13 201,7 346,419 HCVF 4c Rừng PH đầu nguồn Pró 114,26 267,73 381,9910 HCVF 4d Rừng bảo tồn đất 53,56 18,37 71,9311 HCVF 5 Rừng cung cấp củi đốt 281,09 281,09

Tổng diện tích HCVFs 376,65 2.917,92 3.295,15Tổng diện tích rừng và đất Công ty quản lý 21.993,50 21.993,50 21.993,50

Phần trăm HCVFs 2% 13% 15%

55

Page 56: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Rừng có giá trị bảo tồn cao của công ty có 3 nhóm: HCVF1, HCVF4 và HCVF5, cụ thể như sau:

1) Nhóm HCVF 1: Đã xác nhận có 2 loài Pơ mu và Du sam có số lượng tập trung thành quần thể.

2) Nhóm HCVF 4, có 4 khu vực:

- Khu vực bảo về nguồn cung cấp nước sạch cho cộng đồng. Đây là các diện tích rừng nằm trong lưu vực cung cấp nguồn nước về cho cộng đồng sử dụng hàng ngày.

- Khu vực hành lang bảo vệ sông suối: Đã xác định trong lâm phần của Công ty chỉ có sông suối cấp 2 với chiều rộng từ 10 – 20 m; hành lang bảo vệ sông suối được xác định là vùng đệm của 2 bên bờ sông suối với bán kính 20 m.

- Khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn: Toàn bộ diện tích rừng phòng hộ của công ty (trừ các diện tích đã thuộc các HCVFs khác) được đưa vào loại HCVF này nhằm bảo tồn đất và nước;

- Khu vực bảo tồn đất: được xác định là các diện tích có độ dốc lớn hơn 25 độ;

3) Nhóm HCVF 5: Đây là khu vực cung cấp nhu cầu thiết yếu cho cộng động. Công ty đã xác định 1 khu vực cung cấp củi đốt cho cộng đồng thôn Ya Hoa.

III. PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG RỪNG

Phân chia rừng theo chức năng cũng có thể hiểu là xác lập mục đích quản lý sử dụng các khu rừng. Theo quy hoạch 3 loại rừng, rừng của công ty được quy hoạch theo 2 loại rừng: sản xuất và phòng hộ. Tuy nhiên, cách phân chia 2 loại rừng này chưa đáp ứng nhu cầu quản lý rừng đa mục đích cũng như chưa xác định được các chức năng khác của rừng (ngay cả rừng sản xuất) về bảo tồn đa dạng sinh học, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của cộng đồng bản địa có liên quan. Ngoài ra, ngay cả rừng phòng hộ đầu nguồn cũng chưa có tính hệ thống, chưa đáp ứng việc bảo vệ đầy đủ nhiều đập nước, nguồn nước, vùng đệm sông suối – trong khi đó đây là các yêu cầu quan trọng của FSC để chứng minh quản lý rừng bền vững.

Kết quả phân chia chức năng rừng của Công ty theo 3 phân khu chức năng như sau: phân khu bảo vệ (tổng diện tích: 16.834,21 ha); phân khu khai thác hạn chế (diện tích: 71,93 ha); phân khu khai thác không hạn chế (tổng diện tích: 5.080,19 ha).

Bảng 22. Phân vùng chức năng rừng công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn dương

TT Phân khu HCVFs Mã chức năng rừng Diện tích (ha)I Phân khu Bảo vệ 16.834,21- Chức năng bảo tồn nước NFP 13.610,98- Chức năng PHĐN HCVF 4 NFP 728,40- Chức năng bảo vệ hành lang sông suối HCVF 4 WRB 55,35- Chức năng bảo tồn đa dạng sinh học HCVF 1 BC 1.091,57- Chức năng cung cấp nước sạch HCVF 4 WSP 1.066,82

56

Page 57: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

- Chức năng cung cấp nhiên liệu HCVF 5 SoLC 281,09II Phân khu khai thác hạn chế 71,93- Chức năng bảo tồn đất HCVF 4 SW 71,93

III Phân khu khái thác không hạn chế 5.080,19- Chức năng kinh tế TP1 2.083,75- Chức năng khác TP2 2.996,44

Tổng cộng 21.986,33

IV. QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH RỪNG BỀN VỮNG:

Để thực hiện được các mục tiêu quản lý rừng bền vững như đã được đặt ra, Công ty xây dựng các kế hoạch cụ thể trong phương án quản lý rừng bền vững như sau:

TT Tên kế hoạch Tổng diện tích (ha)

Diện tích xin chứng chỉ FSC

(ha)

Diện tích không xin chứng chỉ FSC (ha)

1 Quy hoạch, bố trí sử dụng đất đai, rừng 21.993,50 2.079,89 19.913,61

2 Kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp 21.986,33 2.079,89 19.906,44

3 Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng 21.986,33 2.079,89 19.906,44

57

Page 58: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

4 Kế hoạch quản lý sâu bệnh hại rừng 21.986,33 2.079,89 19.906,445 Kế hoạch quản lý, giám sát các HCVF 3.295,15 376,65 2.918,50

6 Kế hoạch khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên

Chưa lập kế hoạch chi tiết do công ty chưa thực hiện

7 Kế hoạch khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên Chưa lập kế hoạch chi tiết do đóng cửa

rừng tự nhiên8 Kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ9 Kế hoạch khai thác trắng rừng trồng 1.022 1.022

10 Kế hoạch nuôi dưỡng tỉa thưa rừng trồng thông 3 lá có tận dụng sản phẩm 2.079,89 2.079,89

11 Kế hoạch trồng rừng 2.509,36 2.079,89 429,47

12 Kế hoạch nuôi dưỡng rừng trồng không tận dụng sản phẩm

Chưa lập kế hoạch chi tiết do công ty chưa thực hiện

13 Kế hoạch chế biến lâm sản Kế hoạch chung của công ty

14 Kế hoạch mua sắm, xây dựng cơ sở hạ tầng Kế hoạch chung của công ty

15 Kế hoạch lâm nghiệp cộng đồng Kế hoạch chung của công ty

Dưới đây là nội dung chi tiết của từng kế hoạch: 1. Quy hoạch, bố trí sử dụng đất đai, rừng:Căn cứ vào kết quả điều tra đất đai, tài nguyên rừng, thiết lập các khu rừng có giá trị

bảo tồn cao (HCVFs) và phân chia chức năng rừng, công ty bố trí kế hoạch sử dụng đất như sau:

Bảng 23. Bố trí sử dụng đất đai giai đoạn 2016 – 2050

STT Hạng mục Tổng

Phân raRừng tự

nhiênRừng trồng

Đất trống Đất NN Mặt

nươcĐất khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Tổng diện tích tự nhiên 21.993,5016.446,8

0 2.509,36 251,122.731,9

4 36,62 17,66

I Quy hoạch đất LN 21.938,3016.420,3

4 2.502,79 237,882.730,1

8 36,62 10,49

1 Quy hoạch vùng bảo vệ (HCVF) 16.807,7516.420,3

4 353,68 33,51 0,22

- Bảo tồn đa dạng sinh học (HCVF 1) 1.091,57 1.091,57

- Bảo tồn nước (HCVF4) 14.312,9214.006,5

7 286,77 19,36 0,22

-Rừng cung cấp nước sinh hoạt (HCVF4) 1.066,82 989,42 66,47 10,93

- Hành lang bảo vệ sông suối (HCVF4) 55,35 51,69 0,44 3,22

-Rừng cung cấp nhiên liệu củi (HCVF5) 281,09 281,09

2 Quy hoạch vùng sản xuất 5.130,55 2.149,11 204,372.730,1

8 36,62 10,27

58

Page 59: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

2,1 Khai thác hạn chế 71,93 71,93

- Bảo tồn đất 71,93 71,93

2,2 Khai thác không hạn chế 5.058,62 2.077,18 204,372.730,1

8 36,62 10,27

- Đất rừng trồng 2.077,18 2.077,18

- Đất khác 2.981,44 204,372.730,1

8 36,62 10,27

II Quy hoach ngoài lâm nghiệp 55,20 26,46 6,57 13,24 1,76 7,17

1 Quy hoạch vùng bảo vệ (HCVF) 26,46 26,46

- Bảo tồn đa dạng sinh học (HCVF 1)

- Bảo tồn nước (HCVF4) 26,46 26,46

-Rừng cung cấp nước sinh hoạt (HCVF4)

- Hành lang bảo vệ sông suối (HCVF4)

-Rừng cung cấp nhiên liệu củi (HCVF5)

2 Quy hoạch vùng sản xuất 21,57 6,57 13,24 1,76

2,1 Khai thác hạn chế

- Bảo tồn đất

2,2 Khai thác không hạn chế 21,57 6,57 13,24 1,76

- Đất rừng trồng 6,57 6,57

- Đất khác 15,00 13,24 1,76

7,17 7,17

- Đất trụ sở cơ quan và vườn ươm 7,17 7,17

(Nguồn: Phương án QLRBV năm 2015, 2018 và cập nhật theo số liệu năm 2019)

2. Kế hoạch quản lý, bảo vệ đất đai, rừng:

2.1. Mục tiêu:

- Nhằm quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích đất dai, rừng của công ty với tổng diện tích 21.993,50 ha;

- Hạn chế tối đa việc để mất rừng, suy thoái rừng và các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng;

2.2. Đối tượng:

Toàn bộ diện tích đất, rừng do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đơn Dương quản lý.2.3. Quy mô diện tích:

Diện tích đất, rừng Công ty quản lý năm 2019 là 21.993,50 ha chia ra như sau:

- Rừng tự nhiên: 16.446,80 ha;

- Rừng trồng: 2.509,36 ha; trong đó: đã thành rừng (2.035,77 ha) và chưa thành rừng (473,59 ha);

59

Page 60: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

- Đất chưa có rừng: 3.030,17 ha (không tính phần diện tích rừng đã trồng nhưng chưa thành rừng).

- Đất trụ sở, các trạm, vườn ươm, vườn hồng...: 7,17 ha.2.4. Nội dung và giải pháp quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp:2.4.1. Đối vơi diện tích đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên, rừng trồng:a. Khoán bảo vệ rừng theo chính sách chi trả DVMTR và ngân sách tỉnh.Duy trì diện tích rừng hiện đang hợp đồng khoán bảo vệ rừng cho các hộ đồng bào và

tập thể chuyển qua năm 2019 là 17.162,98 ha, trong đó:+ Ngân sách tỉnh: 11.129,94 ha/257 hộ và 02 tập thể.+ Chi trả DVMTR : 6.033,04 ha/268 hộ.Khoán cho 525 hộ gia đình và 2 tập thể, biện pháp thực hiện như sau:+ Thiết lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng, xác định ranh giới lô, khoảnh, cắm mốc, bảng

chỉ dẫn, quy định về quản lý bảo vệ rừng. Bình quân mỗi hộ nhận khoán không quá 30 ha. + Người dân nhận khoán thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng được nhận khoán. Kịp

thời phát hiện và ngăn chặn các vụ vi phạm quy định bảo vệ rừng, đồng thời báo với chính quyền địa phương, Công ty để có biện pháp ngăn chặn, xử lý.

+ Công ty tổ chức theo dõi kiểm tra công tác BVR của hộ gia đình; hướng dẫn kỹ thuật phòng chống cháy rừng, họp dân tuyên truyền chính sách hưởng lợi, tham gia quản lý bảo vệ rừng.

Bảng 24. Diện tích khoán BVR theo năm và theo từng giai đoạn từ 2016 đến 2050Giai

đoạn/nămDiện tích (ha) Kinh phí (1.000 đ)

NST CTDVMTR Tổng NST CTDVMTR Tổng2016-2020 55.063,29 30.416,85 85.480,14 17.660.664 18.670.022 36.330.6862016 9.497,95 6.182,84 15.680,79 1.899.590 3.400.562 5.300.1522017 11.148,34 6.134,89 17.283,23 3.837.527 3.374.191 7.211.7182018 11.129,94 6.033,04 17.162,98 3.772.727 3.931.656 7.704.3832019 11.429,94 6.033,04 17.462,98 3.998.833 3.981.806 7.980.6392020 11.857,12 6.033,04 17.890,16 4.151.987 3.981.806 8.133.7932021-2025 58.326,10 30.165,20 88.491,30 20.376.135 19.909.032 40.285.1672026-2030 58.326,10 28.783,05 87.109,15 20.376.135 19.909.032 40.285.1672031-2035 58.326,10 30.165,20 88.491,30 20.376.135 19.909.032 40.285.1672036-2040 58.326,10 30.165,20 88.491,30 20.376.135 19.909.032 40.285.1672041-2045 58.326,10 30.165,20 88.491,30 20.376.135 19.909.032 40.285.1672046-2050 58.326,10 30.165,20 88.491,30 20.376.135 19.909.032 40.285.167Tổng 405.019,89 210.025,90 615.045,79 139.917.473,83 138.124.214,35 278.041.688,18TB 1 năm 11.572 6.001 17.573 3.997.642 3.946.406 7.944.048

(Chi tiết tại Biểu 7, phần phụ lục)

60

Page 61: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

b. Công ty tự quản lý, bảo vệ đối với diện tích rừng chưa được khoán:+ Đối với diện tích đã có rừng trồng nhưng chưa thành rừng (rừng trồng giai đoạn 1),

rừng tự nhiên còn lại chưa giao khoán bảo vệ, Công ty tiến hành thiết kế khoán bảo vệ diện tích rừng còn lại để duy trì diện tích khoán bảo vệ rừng hàng năm.

+ Cán bộ và nhân viên ở các tiểu khu, trạm bảo vệ, phân trường của Công ty là lực lượng trực tiếp tham gia các hoạt động về quản lý, BVR như: thiết lập hồ sơ, tuần tra, canh gác, tổ chức kiểm tra để ngăn chặn kịp thời các vụ việc vi phạm, đồng thời báo cáo về Công ty và chính quyền địa phương để phối hợp.

+ Phòng Kỹ thuật sản xuất -QLBVR có trách nhiệm điều hành công tác quản lý BVR; tổng hợp hồ sơ vụ việc, kết hợp với chính quyền địa phương để giải quyết và xử lý các vụ việc vi phạm.

2.4.2. Đối vơi diện tích đất có rừng:- Đối với diện tích đất trống (có diện tích nhỏ lẻ nằm rải rác trong rừng tự nhiên),

công ty tổ chức quản lý bảo vệ để phục hồi tự nhiên;- Đối với khu vực đất lâm nghiệp đã bị người dân lấn, chiếm đang canh tác nông

nghiệp:+ Công ty đã lập danh sách các hộ lấn chiếm và làm cam kết với các hộ về việc quản

lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng;+ Tỉnh Lâm Đồng đang xây dựng đề án trồng bổ sung cây lâm nghiệp trên diện tích

đất lâm nghiệp bị người dân lấn, chiếm canh tác nông nghiệp. Sau khi đề án được phê duyệt và triển khai thực hiện, Công ty sẽ tổ chức tuyên truyền, vận động các đối tượng này thực hiện đề án.

3. Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng:a. Mục tiêu:Hạn chế thiệt hại tài nguyên rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) do cháy rừng.b. Đối tượng: Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng trong lâm phần do Công

ty quản lý.c. Giải pháp: - Xác định vùng trọng điểm có nguy cơ dễ xảy ra cháy rừng (các khu vực rừng trồng,

diện tích rừng tự nhiên ven các khu vực sản xuất nông nghiệp, ven các khu dân cư, ven các trục đường chính, những nơi rừng thông quá thành thục).

- Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng hàng năm trình cơ quan quản lý phê duyệt thực hiện.

- Tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng và chủ động trong PCCCR trong mùa khô hàng năm.

61

Page 62: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

- Làm giảm vật liệu cháy bằng cách thu gom những vật liệu khô và ngăn chặn kịp thời các tác nhân gây cháy (theo QĐ số 31/2007/QĐ-UBND ngày 10/9/2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng).

- Tuyên truyền giáo dục pháp luật, phổ biến kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng cho người dân sống trong và ven khu vực do Công ty quản lư thông qua hệ thống phát thanh, truyền hnh và các lớp tập huấn về PCCCR.

- Tổ chức hội nghị tổng kết và triển khai về PCCCR tại các xã/thôn. - Xây dựng hệ thống biển báo cháy, bảng nội quy, quy định về PCCCR.- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ PCCCR như chòi canh lửa, đường băng cản lửa,

các cầu tạm đi qua các khu vực được xác định là trọng điểm cháy trong mùa khô hàng năm.- Áp dụng quy trình đốt trước có kiểm soát trong hoạt động lâm sinh.

4. Kế hoạch quản lý sâu bệnh hại rừng:a. Mục tiêu:Phòng và hạn chế thiệt hại tài nguyên rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) do sâu bệnh

hại gây ra.b. Đối tượng:Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng trong lâm phần do Công ty quản lý.c. Giải pháp:- Hàng năm công ty lập kế hoạch quản lý sâu bệnh hại rừng và tổ chức giám sát sâu

bệnh hại theo kế hoạch;- Áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IMB).- Phòng kỹ thuật sản xuất quản lý bảo vệ rừng (KTSX-QLBVR)và các phân trường

có trách nhiệm giám sát, phát hiện và báo cáo kết quả kiểm tra sâu bệnh hại rừng theo kế hoạch.

- Phòng KTSX-QLBVR chịu trách nhiệm thu thập đủ thông tin về tình hình sâu bệnh hại rừng và báo cáo về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng trong trường có phát hiện sâu bệnh hại rừng.

5. Kế hoạch quản lý, giám sát các HCVFs:a. Mục tiêu:Căn cứ vào kết quả xác định các HCVF có trong lâm phần của Công ty, công ty xác

định mục tiêu quản lý, giám sát các HCVF như sau:- Bảo tồn các loài thực động vật nguy cấp, quý, hiếm có hiện diện trong lâm phần của

công ty (đặc biệt là khu vực Pơ mu và Du sam);- Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng trong lưu vực có chức năng cung cấp nguồn nước sạch

cho 4 khu vực cung cấp nước sạch cho người dân;

62

Page 63: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

- Bảo vệ rừng, duy trì khả năng cung cấp lâm sản ngoài gỗ (nhiên liệu củi) bền vững cho cộng đồng.

b. Đối tượng:- HCVF 1: khu vực rừng có các loài thực động vật nguy cấp, quý hiếm là Pơ mu và

Du sam (TK 316B, 318, 339, 340) và một số khu vực khác có loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm.

- HCVF 4: + Rừng cung cấp nước sạch TT. D’ran tại tiểu khu 316A, 316B.+ Rừng cung cấp nước sạch Bkal tại tiểu khu 317, 323B, 322.+ Rừng cung cấp nước sạch Tu Tra tại tiểu khu 338 và 342A.+ Rừng cung cấp nước sạch Ya Hoa tại các tiểu khu 331, 327, 328.+ Hàng lang bảo vệ sông suối tại các tiểu khu: 319, 320, 321, 328, 329, 330, 334.+ Rừng phòng hộ đầu nguồn tại các tiểu khu 333A, 316A và 316B.+ Rừng bảo tồn đất tại các tiểu khu 317, 323A, 323B, 326, 332, 337, 338, 341A.- HCVF 5: là các khu rừng cung cấp nhiên liệu củi cho thôn Ya Hoa nằm ở hai tiểu

khu 328 và 330.c. Các mối đe dọa:Công ty đã xác định các mối đe dọa chính đến các khu vực rừng có giá trị bảo tồn cao

như sau:- Vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép tại các khu vực rừng đầu nguồn;- Nhu cầu sử dụng đất cho nông nghiệp của cộng đồng người dân ở các khu vực vùng

đệm cao, nên tình trạng người dân lấn đất rừng vẫn còn diễn ra;- Người dân sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đã lấn chiếm từ lâu có sử dụng

phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật đặc biệt tại các khu vực rừng đầu nguồn;d. Giải pháp quản lý, giám sát:- Công ty đã xây dựng và ban hành quy trình bảo vệ các khu vực đặc biệt (khu vực có

HCVF);- Tuyên truyền, phổ biến cho người dân về các khu vực HCVF và các biện pháp quản

lý bảo vệ;- Công ty đã thiết lập hệ thống các biển báo về HCVF như: cấm chăn thả gia súc, biển

báo bảo tồn loài cây Pơ mu, Du sam, biển báo cấm xả chất thải….;- Đối với việc bảo tồn loài cây Pơ mu, Du sam công ty tiến hành lập hồ sơ định vị các

cây (có đánh số cây ngoài hiện trường), làm cam kết với các hộ lấn chiếm đất rừng (có cây Du sam) về việc không chặt hạ…;

63

Page 64: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

- Hàng năm tổ chức giám sát thay đổi diện tích và chất lượng rừng của các HCVF bằng GPS để theo dõi các tác động làm mất rừng, suy thoái rừng.

6. Kế hoạch khai thác chon gỗ rừng tự nhiên:Nôi dung chi tiết kế hoạch khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên không được đưa vào

phương án năm 2019 do Công ty đang dừng hoạt đông khai thác rừng tự nhiên. Công ty sẽ lập kế hoạch khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên khi có quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng.

7. Kế hoạch khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên:

Từ năm 2016 đến nay, toàn bô diện tích rừng tự nhiên của Công ty được đưa vào quản lý bảo vệ và không tiến hành thực hiện các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh. Do vậy, trong phương án quản lý rừng bền vững điều chỉnh năm 2019 nôi dung chi tiết kế hoạch khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không được đưa vào để phù hợp vơi thực tế tại Công ty. Công ty sẽ lập kế hoạch chi tiết khi có chủ trương của UBND tỉnh Lâm Đồng.

8. Kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ:

Từ năm 2016 đến nay do chủ trương dừng khai thác rừng tự nhiên nên Công ty không thực hiện hoạt đông khai thác lâm sản ngoài gỗ. Do đó nôi dung chi tiết kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ trong phương án QLRBV năm 2015 không được đưa vào phương án năm 2019. Công ty sẽ lập kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ khi có quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng.

9. Kế hoạch khai thác trắng rừng trồng:a. Mục tiêu:Khai thác trắng diện tích rừng trồng thông ba lá đã thành thục sản lượng và công nghệ

đáp ứng nhu cầu kinh doanh gỗ lớn và gỗ nhỏ của công ty.b. Đối tượng: Rừng trồng thông 3 lá đã đến tuổi khai thác (trên 25 năm) thuộc rừng sản xuất và có

chứng chỉ FSC;c. Vị trí khai thác: Thuộc các tiểu khu 326, 332, 333A, 323A, 323B, 317, 326, 336,

337, 338, 342A, 340, 341A.d. Quy mô diện tích, sản lượng, vị trí khai thác gỗ rừng trồngXác định diện tích tối đa khai thác trong 1 năm:

a. Phương pháp 1:

Diện tích tối đa khai thác trong 1 năm (Skttđ1năm):

Skttđ 1năm=Diện tích rừngtrồng xin cấp chứng chỉChu kỳ kinhdoanh rừng trồng(25 năm)

Skttđ 1năm=2.070

25=83 ha

64

Page 65: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

b. Phương pháp 2:

Diện tích tối đa khai thác trong 1 năm (Skttđ1năm):

Skttđ 1năm=Trữ lượng tăngtrưởng rừng trồng xincấp chứng chỉ trong 1năm

Trữ lượngbình quân rừngtrồng ≥ 25 năm

Skttđ 1năm=18.511,75

227=82ha

Dựa vào 2 phương pháp xác định diện tích rừng trồng tối đa được khai thác cho thấy để đảm bảo việc khai thác rừng trồng không vượt quá lượng tăng trưởng hàng năm của lâm phần công ty được khai thác tối đa 82 ha/năm. Trên thực tế cập nhật đến năm 2019, căn cứ vào tình hình, khả năng sản xuất kinh doanh của công ty, diện tích thiết kế khai thác hàng năm cho toàn chu kỳ là khoảng 29,21 ha/năm với việc phân bổ được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 25. Diện tích và sản lượng rừng trồng đưa vào khai thác giai đoạn 2016-2050

Giai đoạn/năm Diện tích (ha)Sản lượng khai thác (m3)

Tổng Gỗ lơn Gỗ nhỏ2016-2020 105,60 15.153,38 3.079,96 12.073,42

2016 27,59 2.658,45 531,69 2.126,762017 14,50 2.275,76 462,33 1.813,432018 10,70 1.657,54 419,48 1.238,062019 22,00 3.662,84 686,71 2.976,142020 30,81 4.898,79 979,76 3.919,03

2021-2025 151,83 24.140,97 4.828,19 19.312,782026-2030 150,49 23.921,69 4.784,34 19.137,352031-2035 155,61 24.741,99 4.948,40 19.793,592036-2040 157,50 25.042,50 5.008,50 20.034,002041-2045 149,87 23.829,33 4.765,87 19.063,462046-2050 151,29 24.055,11 4.811,02 19.244,09Tổng 1.022,19 160.884,97 32.226,28 128.658,69TB 1 năm 29,21 4.596,71 920,75 3.675,96

(Chi tiết tại biểu 12 phần Phụ lục)

e. Biện pháp lâm sinh trong khai thác trắng rừng trồng thông 3 lá:

- Phương thức khai thác là khai thác trắng theo đám có diện tích nhỏ từ 5 – 10ha (ở nơi dốc > 250 thì chỉ khai thác trắng theo đám diện tích không qúa 5 ha hoặc băng rông không quá 100m theo đường đồng mức), tránh tạo ra các vùng đất trống có diện tích lơn. Khai thác bằng cưa xăng và vận xuất bằng xe bánh hơi, áp dụng theo phương thức khai thác tác đông thấp (RIL).

65

Page 66: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

- Trong quá trình khai thác trắng rừng trồng áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế gây xói mòn đất, các tác đông tiêu cực đến các khu vực: HCVFs, sinh cảnh dễ bị tổn thương, hành lang bảo vệ sông suối, diện tích rừng trồng còn lại, rừng tự nhiên giáp ranh…

- Không khai thác trong vùng đệm, hàng lang ven sông suối theo quy định sau:+ Sông, suối cấp 1 (bề rông trên 20m): hành lang bảo vệ mỗi bên là 30m;+ Sông suối cấp 2 (bề rông từ 10 – 20m): hành lang bảo vệ mỗi bên là 20m;+ Sông suối cấp 3 (bề rông từ 5 – 10m): hành lang bảo vệ mỗi bên 10m;+ Khoảng cách đến hồ chứa nươc: 100m;- Áp dụng các biện pháp, quy trình để quản lý, xử lý rác thải, khắc phục sự cố tràn

dầu và các tác đông tiêu cực đến môi trường.- Nếu người lao đông có làm lán trại và ở lại qua đêm cần tuân thủ theo quy trình các

yêu cầu về lán trại lán trại, chỗ ở và vệ sinh an toàn thực phẩm (QT 13).- Đối vơi diện tích khai thác trắng rừng trồng, công ty có kế hoạch trồng lại rừng vào

năm sau liền kề.* Đối với diện tích rừng trồng Thông 3 lá có chứng chỉ FSC thuộc đối tượng rừng

phòng hộ, công ty không đưa vào kế hoạch khai thác trắng rừng trồng trong phương án này. Trong trường hợp, công ty có dự kiến khai thác chọn đối tượng này thì công ty sẽ xin chủ trương của UBND tỉnh Lâm Đồng và sẽ lập kế hoạch khai thác bổ sung (nếu được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt chủ trương).

* Đối với diện tích rừng trồng còn lại (không có chứng chỉ FSC, thuộc đối tượng rừng sản xuất), công ty không đưa vào kế hoạch khai thác trắng rừng trồng trong phương án này. Trong trường hợp, công ty có dự kiến khai thác trắng đối tượng này thì công ty sẽ lập kế hoạch khai thác bổ sung và báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng.

10. Kế hoạch nuôi dưỡng tỉa thưa rừng trồng thông 3 lá có tận dụng sản phẩm:a. Mục tiêu: Nhằm tăng sản lượng, chất lượng rừng trồng và các chức năng có lợi khác của rừng

như tăng khả năng chống chịu với những tác động bất lợi từ bên ngoài (gió bão, sâu bệnh, cháy rừng…), nâng cao được chức năng phòng hộ của rừng và tận dụng được các sản phẩm trung gian.

b. Đối tượng: Đối tượng tỉa thưa có tận dụng sản phẩm là toàn bộ diện tích rừng trồng thông 3 lá

(có chứng chỉ FSC) sau khi kết thúc giai đoạn chăm sóc (giai đoạn 1) được đưa vào tỉa thưa. c. Vị trí tỉa thưa: Thuộc các tiểu khu 338, 336, 337, 317, 323A, 323B, 332, 333A,

341A, 342A, 326, 339, 340, 322.d. Quy mô diện tích, vị trí và tiến độ thực hiện:

66

Page 67: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Cập nhật thực tế những năm qua và kế hoạch thực hiện nhứng năm tiếp theo:Diện tích tỉa thưa hàng năm: bình quân diện tích tỉa thưa cho một năm là 99,21 ha.Cường độ tỉa thưa: Mật độ tỉa thưa không quá 30% số cây tại thời điểm tỉa thưa.Sản lượng gỗ tỉa thưa bình quân/ha: Theo kết quả điều tra trữ lượng bình quân rừng

trồng đưa vào tỉa thưa những năm gần đây, sản lượng gỗ tỉa thưa lấy ra bình quân 25 m3/ha.Sản lượng tỉa thưa bình quân hàng năm là 2.552,89 m3 gỗ nhỏ.

Bảng 26. Diện tích, kế hoạch tỉa thưa rừng trồng thông 3 lá các giai đoạn 2016- 2050Giai

đoạn/năm Diện tích (ha) Sản lượng khai thác (m3)Tổng Gỗ lớn Gỗ nhỏ

2016-2020 431,61 13.330,23 13.330,232016 63,80 2.168,61 2.168,612017 40,70 1.138,66 1.138,662018 85,77 2.807,14 2.807,142019 124,16 4.286,32 4.286,322020 117,18 2.929,50 2.929,502021-2025 593,43 14.835,75 14.835,752026-2030 545,70 13.642,50 13.642,502031-2035 484,80 12.120,00 12.120,002036-2040 495,38 12.384,50 12.384,502041-2045 457,93 11.448,25 11.448,252046-2050 463,60 11.590,00 11.590,00Tổng 3.472,45 89.351,23 89.351,23TB 1 năm 99,21 2.552,89 2.552,89

(Chi tiết tại biểu 10b, phần Phụ lục)

e. Biện pháp lâm sinh trong tỉa thưa rừng trồng thông 3 lá:Phương pháp tỉa thưa: Những nơi có địa hình bằng, cây sinh trưởng tương đối đồng

đều áp dụng phương pháp tỉa thưa cơ giới. Nơi địa hình dốc áp dụng phương pháp tỉa chọn. Tỉa thưa tầng dưới của cấp Kraft 3, 4 và 5 để thúc đầy cây gỗ lớn đạt kích thước cao nhất thuộc cấp Kraft 1 và 2. Phải tạo điều kiện cho các cây được chọn để lại nuôi dưỡng đến khi khai thác luôn có đủ không gian dinh dưỡng.

Đối với cây tái sinh tự nhiên: Giữ toàn bộ các loài cây gỗ tái sinh lá rộng có giá trị để có thể chuyển hóa thành rừng hỗn giao lá rộng lá kim ở các chu kỳ sau.

Kỹ thuật chặt hạ, vận xuất, dọn vệ sinh rừng sau khi tỉa thưa phải được thực hiện đúng theo phương pháp khai thác tác đông thấp.

Sau khi tỉa thưa xong, cán bô kỹ thuật phải thực hiện công tác kiểm tra số cây còn lại so vơi thiết kế, số cây còn lại sau tỉa thưa và đổ vỡ, đường kính bình quân để lại, tình hình

67

Page 68: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

vệ sinh rừng. Đồng thời điều chỉnh lại cây chặt, cây chừa cho hợp lý vơi tỉ lệ điều chỉnh là + 5% cường đô tỉa.

- Trong quá trình tỉa thưa rừng trồng áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế gây xói mòn đất, các tác đông tiêu cực đến các khu vực: HCVFs, sinh cảnh dễ bị tổn thương, hành lang bảo vệ sông suối, những cây còn lại, rừng tự nhiên giáp ranh…

- Áp dụng các biện pháp, quy trình để quản lý, xử lý rác thải, khắc phục sự cố tràn dầu và các tác đông tiêu cực đến môi trường.

- Nếu người lao đông có làm lán trại và ở lại qua đêm cần tuân thủ theo quy trình các yêu cầu về lán trại lán trại, chỗ ở và vệ sinh an toàn thực phẩm (QT 13).

* Đối với diện tích rừng trồng còn lại (không có chứng chỉ FSC), công ty không đưa vào kế hoạch tỉa thưa trong phương án này. Trong trường hợp, công ty có dự kiến tỉa thưa đối tượng này thì công ty sẽ lập kế hoạch tỉa thưa bổ sung và báo cáo theo quy định.

11. Kế hoạch trồng rừng:a. Mục tiêu: Nhằm bảo đảm độ che phủ và đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng trồng ổn định lâu

dài của công ty.b. Đối tượng: Toàn bộ diện tích đất trống sau khai thác trắng của năm trước sẽ được đưa vào trồng

rừng lại trong năm sau liền kề.Loài cây trồng: Thông 3 lá;Ngoài đối tượng này nếu Công ty có tiến hành trồng trên diện tích đất khác, Công ty

sẽ lập hồ sơ và điều chỉnh đưa vào phương án những lần cập nhật tiếp theo.c. Quy mô diện tích, vị trí và tiến độ thực hiện

Bảng 27. Diện tích, tiến độ trồng rừng thông 3 lá giai đoạn 2016-2050

Giai đoạn/năm Diện tích (ha) Đơn giá (1.000 đ) Thành tiền (1.000 đ)

2016-2020 155,41 59.235 9.205.711,352016 27,80 59.235 1.646.733,002017 48,10 56.668 2.725.744,002018 25,20 59.235 1.492.722,002019 12,95 81.076 1.049.934,202020 41,36 81.076 3.353.303,36

2021-2025 151,83 81.076 12.309.769,082026-2030 150,49 81.076 12.201.127,242031-2035 155,61 81.076 12.616.236,362036-2040 157,50 81.076 12.769.470,002041-2045 149,87 81.076 12.150.860,122046-2050 151,29 81.076 12.265.988,04

68

Page 69: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Tổng 1.072,00 83.519.162,19TB 1 năm 30,63 2.386.261,78

(*) Đơn giá trồng rừng và chăm sóc 4 năm từ năm 2019 theo đơn giá của năm 2019(Chi tiết tại Biểu 11 phần Phụ lục)

d. Biện pháp lâm sinh trong trồng rừng thông 3 lá:Áp dụng tiêu chuẩn ngành 04TCN 65-2003 – Quy trình kỹ thuật trồng rừng Thông ba

lá ban hành kèm theo Quyết định số 188 ngày 23/01/2003 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Thông tư số 29/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quy định về các biện pháp lâm sinh.

Kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc rừng trồng:- Mật độ trồng: Trồng thuần loài với mật độ: 2.222 cây/ha (trồng rừng gỗ lớn); - Loài cây trồng: Thông 3 lá (có hồ sơ nguồn gốc cây giống);- Thời vụ trồng: Từ khoảng tháng 6 – 8 hàng năm (mùa mưa);- Áp dụng quy trình quản lý trồng rừng và chăm sóc rừng trồng (QT 08);- Lưu ý đối với cây gỗ rừng tự nhiên cần giữ lại;-Nếu áp dụng đốt thực bì cần áp dụng Quy trình đốt trước có kiểm soát (QT 20);- Áp dụng các biện pháp, quy trình để quản lý, xử lý rác thải, khắc phục sự cố tràn

dầu (nếu có) và các tác đông tiêu cực đến môi trường.- Nếu người lao đông có làm lán trại và ở lại qua đêm cần tuân thủ theo quy trình các

yêu cầu về lán trại lán trại, chỗ ở và vệ sinh an toàn thực phẩm (QT 13);12. Kế hoạch nuôi dưỡng rừng trồng:Từ năm 2013 đến công ty không thực hiện nuôi dưỡng rừng trồng (nuôi dưỡng tỉa

thưa không tận dụng sản phẩm) nên kế hoạch này không được đưa vào phương án của năm 2019 để phù hợp vơi thực tế của công ty. Công ty sẽ lập kế hoạch chi tiết nuôi dưỡng rừng trồng khi Công ty bố trí được nguồn lực.

13. Kế hoạch chế biến lâm sản:Sản lượng và chủng loại chế biến gỗ: từ khai trắng và tỉa thưa rừng trồng.Kế hoạch chế biến căn cứ vào sản lượng của kế hoạch khai thác trắng rừng trồng và

tỉa thưa của công ty. Sản lượng gỗ tròn khai thác hàng năm cập nhật theo kết quả thực hiện những năm

trước và kế hoạch cho những năm tiếp theo gồm:+ Từ khai thác trắng rừng trồng Thông 3 lá: 4.638 m3/năm+ Từ khai thác tỉa thưa rừng trồng Thông 3 lá: 2.553 m3/nămTổng cộng chế biến khoảng 7.191 m3 gỗ tròn/năm thành các sản phẩm.

Giai đoạn/năm Gỗ tròn (m3) Gỗ xẻ (m3) Ván ghép

69

Page 70: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

thanh (m3)KTT TT TT KKT

2016-2020 16.588 13.330 6.665 8.889 3662016 2.658 2.168 1.084 1.290 1262017 3.711 1.139 570 2.072 402018 1.658 2.807 1.404 961 02019 3.663 4.286 2.143 1.924 1002020 4.899 2.930 1.465 2.641 100

2021-2025 24.141 14.836 7.418 12.002 1.0002026-2030 23.922 13.643 6.821 10.875 1.5002031-2035 24.742 12.120 6.060 11.350 1.5002036-2040 25.043 12.385 6.192 11.525 1.5002041-2045 23.829 11.448 5.724 10.821 1.5002046-2050 24.055 11.590 5.795 10.952 1.500

Tổng cộng: 162.320 89.351 44.675 76.413 8.866Trung bình 1 năm: 4.638 2.553 1.276 2.183 253

(Chi tiết tại Biểu 14 phần Phụ lục)- Đầu tư xây dựng và nâng cấp xưởng chế biến:Để đáp ứng được nhu cầu chế biến gỗ hàng năm, Công ty dự kiến đưa vào kế hoạch

sửa chữa xưởng chế biến giai đoạn từ nay đến năm 2020 và dự kiến sẽ xây dựng xưởng chế biến mới trong giai đoạn tiếp theo.

- Tạo đầu ra sản phẩm chế biến:+ Tăng cường sự hợp tác, liên doanh - liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài

tỉnh để cung cấp nguyên liệu, vật tư; gia công, tiêu thụ sản phẩm.+ Tăng cường các biện pháp tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẫm, đa

dạng hoá sản phẩm, mặt hàng, tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu thị trường.

+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hạ giá thành sản phẩm, tiêu thụ hết sản phẩm làm ra.

14. Kế hoạch mua sắm, xây dựng cơ sở hạ tầng:Hiện nay, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đơn Dương có 4 trạm quản lý bảo vệ

rừng là trụ sở của 04 Phân trường: Phân trường I tại xã Lạc Xuân; Phân trường II tại xã Ka Đô; Phân trường III tại xã Ka Đơn; Phân trường IV khoảnh 6, tiểu khu 328 xã Ka Đô; 01 chốt quản lý bảo vệ rừng tại khoảnh 1 tiểu khu 321 xã Lạc Xuân và 01 chòi quan sát tại khoảnh 3 tiểu khu 316B thị trấn Dran. Để đáp ứng công tác QLBVR các công trình này cần được nâng cấp sữa chữa và xây dựng mới như sau:

- Sửa chữa, nâng cấp nhà trạm: Với 04 trạm hiện có, trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng các trạm. Thực hiện các hạng mục chống dột, sửa chữa

70

Page 71: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

những chỗ hư hỏng do thời gian sử dụng, do tác động của gió, mưa. Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp nước, nhà vệ sinh, nơi đun nấu đầy đủ cho công nhân, nhân viên các trạm, phân trường.

Ngoài ra, công ty có kế hoạch mua sắm các trang thiết bị bảo hộ nhằm bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh, môi trường và an toàn lao động cho người lao động theo Luật Lao động của Việt Nam và của ILO. Cụ thể như sau:

- Bảo hộ, an toàn lao động cho công nhân thực hiện các biện pháp lâm sinh như cưa cây, vận xuất, vận chuyển gỗ. Bao gồm: Áo, quần, mũ,, khẩu trang, giày chống tai nạn do cưa cây, ….

- Bảo hộ, an toàn lao động cho công nhân ở xưởng chế biến trong tất cả các khâu từ áo quần, giày, kính bảo hộ đến các dụng cụ thiết bị chuyên dùng cho an toàn lao động.

Tất cả các dung cụ, vật dung an toàn, bảo hộ lao động cần được đầu tư và bổ sung mới theo định kỳ để đáp ứng yêu cầu của FSC.

15. Kế hoạch lâm nghiệp cộng đồng:Trong khu vực rừng và đất lâm nghiệp của công ty có có 28 thôn (thuộc 7 xã/thị trấn)

giáp ranh. Công ty quan tâm đến các đối tượng ảnh hưởng bao gồm: các hộ nghèo/cận nghèo, hộ người đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ thuộc các thôn có áp lực cao đến rừng và đất lâm nghiệp của công ty.Bảng 28. Tổng hợp số công và thu nhập bình quân hộ tham gia hoạt động lâm nghiệp

STT Hạng mục Khối

lượng

Số hộ được hưởngCông lao động

tham gia bình quân trong 01 năm

Số hộ

Thu nhậpBQ/hộ/nă

m(1.000 đồng)

Cônglao động(công)

Thu nhập

BQ/công(1.000 đồng)

1Giao khoán quản lý bảo vệ rừng 17.612,23 ha/năm

-Nguồn vốn ngân sách tỉnh 11.572,00 ha/năm 257 11.433 17.700 166

-Nguồn vốn DVMTR 6.040,23 ha/năm 268 14.966 19.100 210

2 Trồng rừng 30,63 ha/năm 50 11.340 2.700 2103 Chăm sóc rừng 99,21 ha/năm 50 16.200 6.750 120

4Tỉa thưa rừng trồng 2.552,89

m3 gỗ/năm 18 21.000 1.260 300

5Khai thác trắng rừng trồng 4.596,71

m3 gỗ/năm 18 40.000 2.400 300

Tổng cộng 661 49.910Trung bình 19.157 218

71

Page 72: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

STT Hạng mục Khối

lượng

Số hộ được hưởng Công lao động trong 01 năm

Số hộThu nhập

BQ/hộ/năm(1.000 )

Cônglao động(công)

Thu nhập

BQ/công(1.000 đ)

1Giao khoán quản lý bảo vệ rừng 17.612,23 ha/năm

-Nguồn vốn ngân sách tỉnh 11.572,00 ha/năm 253 11.613 17.700 166

-Nguồn vốn DVMTR 6.040,23 ha/năm 264 15.193 19.100 210

2 Trồng rừng 30,63 ha/năm 50 11.340 2.700 2103 Chăm sóc rừng 99,21 ha/năm 50 16.200 6.750 120

4Tỉa thưa rừng trồng 2.552,89

m3 gỗ/năm 18 21.000 1.260 300

5Khai thác trắng rừng trồng 4.596,71

m3 gỗ/năm 18 40.000 2.400 300

Tổng cộng 653 49.910Trung bình 19.224 218

(Chi tiết tại biểu 17 phần Phụ lục)Một số hoạt động lâm nghiệp cộng đồng đã, đang và sẽ thực hiện bao gồm:- Các hoạt động lâm nghiệp của công ty hàng năm tạo ra khoảng 49.910 công lao

động cho người dân trong vùng;+ Đối với hoạt động khoán bảo vệ rừng: tạo thêm việc làm cho 525 hộ, tạo thêm thu

nhập trung bình khoảng 11,6- 15,2 triệu đồng/hộ/năm;+ Đối với hoạt động trồng và chăm sóc rừng trồng: tạo thêm việc làm 100 hộ nhận

khoán, tạo thêm thu nhập trung bình khoảng 11,3 - 16,2 triệu đồng/hộ/năm;+ Đối với hoạt động khai thác trắng và tỉa thưa rừng trồng: tạo thêm việc làm 36 hộ,

tạo thêm thu nhập trung bình khoảng 21 đến 40 triệu đồng/hộ/năm;- Hỗ trợ, thúc đẩy 28 thôn tham gia xây dựng và thực hiện quy ước quản lý bảo vệ

rừng;- Xây dựng cơ chế đồng quản lý và chia sẻ lợi ích từ rừng trong bảo vệ rừng đầu

nguồn cung cấp nước sạch, sử dụng củi và lâm sản ngoài gỗ với thôn Ya Hoa và cụm dân cư Ma Tà Lâm;

- Ký các cam kết với các hộ lấn, chiếm đất lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp về việc quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

72

Page 73: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

V. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ:

Căn cứ vào kế hoạch chi phí và vốn đầu tư cho công tác quản lý, Công ty xác định tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn (35 năm) là: 851.173.503.000 đồng. Chi cho các nội dung sau:

- Chi phí đầu tư trực tiếp cho sản xuất lâm nghiệp, bao gồm: Chi phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng: 278.091.838.000 đồng.

- Chi phí cho sản xuất công nghiệp: 472.247.486.000 đồng

- Chi phi cho hoạt động đầu tư: 87.794.179.000 đồng, bao gồm: + Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (sửa chữa trạm phân trường, sửa chữa xưởng chế

biến, sửa chữa đường lâm nghiệp): 569.000.000 đồng.+ Chi phí mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất: 510.000.000 đồng.+ Chi phí đầu tư trồng, chăm sóc rừng: 86.715.179.000 đồng- Chi phí liên quan đến FSC: 13.040.000.000 đồng, bao gồm chi phí giám sát đánh

giá môi trường và xã hội theo FSC; chi hỗ trợ cộng đồng; đánh giá FSC hàng năm và tập huấn đào tạo.

(chi tiết tại Biểu 18 phần phụ lục)Nguồn vốn thực hiện phương án có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:1. Lưu giữ các văn bản, tài liệu hoạt động của công ty và văn bản, luật pháp,

công ươc Việt Nam và Quốc tế:Nhằm bảo đảm cho việc đánh giá chứng chỉ rừng, tất cả các hồ sơ thiết kế, thực hiện,

kiểm tra, quyết toán các hoạt động quản lý, sử dụng rừng; các tham vấn cộng đồng, các bên liên quan cần được lưu giữ có hệ thống ở Công ty cho từng năm.

Cũng để bảo đảm cho chứng chỉ rừng, Công ty có và lưu giữ các tài liệu luật pháp về lâm nghiệp, lao động, bảo hiểm của Việt Nam; các bản công ước, cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia như Cites, ILO, Đa dạng sinh học, thương mại gỗ nhiệt đới ITTA, bộ nguyên tắc tiêu chuẩn FSC của Tập đoàn tư vấn GFA Gmb - phiên bản 1.1 năm 2014.

2. Giải pháp về quản lý đất đaiCông ty lưu giữ đầy đủ chứng minh về quyền sử dụng đất rừng thông qua Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất.Tổ chức họp 28 thôn giáp ranh với rừng và đất lâm nghiệp của Công ty và có biên

bản, thỏa thuận về sử dụng đất, ranh giới đất đai của công ty, không có tranh chấp với địa phương, người dân.

Xây dựng quy chế đồng quản lý, chia sẻ lợi ích từ rừng với cộng đồng đối với các khu vực HCVFs.

73

Page 74: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Lập phương án sử dụng đất để trình Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét đề nghị UBND tỉnh điều chinh giấy chứng nhận QSDĐ đối với những diện tich đa co quyết đinh thu hồi giao cho cac đơn vi khac.

Đối với diện tich đất lấn, chiếm để canh nông nghiệp (lấn chiếm đất lâm nghiệp) 2731,94 ha chủ yếu là nương rẫy canh tác từ trước đa hình thanh cac vườn cây ăn quả, cây công nghiệp nhưng quy hoach vao đất lâm nghiệp, cần co kinh phi để ra soat, phân đinh, cắm mốc, tra về đia phương để cấp quyền sử dung đất cho nhân dân theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ngày 17/12/2014 của Chính phủ.

Công ty cần lập thủ tục thuê diện tích rừng là rừng trồng, đất trống theo phương án sản xuất kinh doanh được UBND tỉnh phê duyệt.

Đối với diện tích còn lại (rừng tự nhiên không đưa vào kinh doanh khai thác, rừng phòng hộ, đa dạng sinh học…), Công ty nhận dịch vụ quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng cho nhà nước, được ngân sách cấp vốn để quản lý bảo vệ hoặc giao khoán hưởng lợi; đẩy mạnh công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng nhằm giữ vững và bảo vệ vốn rừng hiện có, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân địa phương nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

3. Giải pháp về quản lý bảo vệ, sử dụng rừngĐối với công tac QLBVR, Công ty phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các đơn vị chủ

rừng giáp ranh, các ngành chức năng và chính quyền địa phương. Có biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết các đối tượng vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, không phân biệt đối tượng vi phạm, nhằm phát huy tính răn đe, giáo dục và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, như vậy mới phat huy hiệu qua công tác bảo vệ rừng. Thu hút sự tham gia nhiều nhất của cộng đồng trong quản lý bảo vệ rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Chú trọng kinh doanh gỗ rừng trồng bằng các giải pháp lâm sinh hợp lý như tỉa thưa, khai thác trắng rừng trồng, trồng lại rừng sau khai thác trắng.

4. Giải pháp về xã hội, cộng đồng liên quan đến quản lý, đồng quản lý sử dụng rừng bền vững

Để tổ chức quản lý rừng bền vững, Công ty thực hiện một số giải pháp liên quan đến cộng đồng như sau:

- Công ty thảo luận với 28 thôn giáp ranh với rừng và đất lâm nghiệp của Công ty để thống nhất sự tham gia của họ và xây dựng quy ước quản lý sử dụng rừng bền vững; trong đó cho phép sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ thông thường phù hợp với nhu cầu của cộng đồng.

- Tổ chức nâng cao nhận thức, giáo dục về môi trường để hạn chế khai thác các loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm trong các cộng đồng liên quan.

74

Page 75: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

- Xây dựng cơ chế đồng quản lý và chia sẻ lợi ích từ rừng trong bảo vệ rừng đầu nguồn cung cấp nước sạch, sử dụng củi và lâm sản ngoài gỗ với thôn Ya Hoa và cụm dân cư Ma Tà Lâm.

- Ký các cam kết với các hộ lấn, chiếm đất lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp (thuộc thôn Bookbang) về việc quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

5. Giải pháp về khoa hoc và công nghệBố trí nâng cấp, mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng mới các hạng mục công trình

đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của quá trình sản xuất kinh doanh.Khu vực chế biến gỗ sẽ được mở rộng cùng với số máy móc của xưởng chế biến cũ,

đầu tư mua sắm bổ sung thêm nhằm đáp ứng yêu cầu: cưa – xẻ - ngâm – tẩm - sấy - tinh chế gỗ.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong khâu chế biến gỗ, tinh chế gỗ, sản xuất hàng mộc gia dụng và trang trí nội thất.

Ứng dụng ảnh viễn thám – GIS, công nghệ thông tin trong điều tra rừng, quản lý tài nguyên rừng để đánh giá đúng diễn biến rừng, thay đổi đất đai. Lập ô định vị theo dõi thay đổi tổ thành loài, đa dạng sinh học, tăng trưởng rừng, tái sinh rừng.

6. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực và lao độngPhương án sử dụng lao động vẫn giữ nguyên cơ cấu, tổ chức như hiện nay; chủ yếu

giảm và chuyển lao động ở bộ phận gián tiếp sang bộ phận kinh doanh về khai thác, chế biến gỗ và bổ sung thêm lao động có tay nghề làm mộc để làm công tác chế biến. Các năm sau, tùy theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, đơn vị sẽ tiến hành tuyển thêm lao động để đáp ứng công việc, tiền lương, thưởng được hạch toán theo sản xuất kinh doanh.

Riêng các công việc được thực hiện theo thời vụ như trồng rừng, nuôi dưỡng, khai thác, tỉa thưa rừng trồng .v.v.. Công ty tổ chức thực hiện thông qua ký kết các hợp đồng kinh tế, hoặc khoán sản phẩm đến người lao động.

Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ, làm căn cứ bồi dưỡng, đào tạo để xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Bảo đảm an toàn lao động, bảo hiểm y tế, sức khỏe, vệ sinh, tiền lương, thưởng minh bạch trong lao động cho công nhân theo tiêu chuẩn ILO về thực hành an toàn sức khỏe trong ngành lâm nghiệp.

Đào tạo các khóa như an toàn lao động trong khai thác, chế biến gỗ cho công nhân.

75

Page 76: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

7. Giải pháp về chế biến lâm sản:Công ty sẽ liên kết, liên doanh với các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh nhằm

thu hút vốn, để đầu tư xưởng chế biến, tinh chế gỗ và gắn với đầu ra của sản phẩm, đầu tư trồng rừng kinh tế, ổn định vùng nguyên liệu đầu vào phục vụ cho chế biến được liên tục.

Thực hiện tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá thành sản phẩm trong sản xuất kinh doanh bằng các hình thức khoán chi phí vật tư, tiền lương, chi phí quản lý vào sản xuất.

8. Giải pháp về thị trường:Tăng cường sự hợp tác, liên doanh - liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh

để cung cấp nguyên liệu, vật tư; gia công, tiêu thụ sản phẩm.Tăng cường các biện pháp tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đa dạng

hoá sản phẩm, mặt hàng tinh chế để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hạ giá thành sản phẩm, tiêu thụ hết sản

phẩm làm ra.

9. Giải pháp về tổ chức bộ máy và cách thức quản lý có sự tham gia:Bộ máy quản lý được bố trí lại cho hợp lý, đảm bảo thực hiện có hiệu quả vừa làm

nhiệm vụ công ích, vừa làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.Xác định chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban, đơn vị phân công phụ trách

công việc phù hợp với yêu cầu sản xuất và trình độ khả năng từng người trong thực hiện công tác quản lý bảo vệ phát triển vốn rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh.

Các hoạt động kinh doanh, sản xuất, tài chính đều được công khai đến người lao động, bảo đảm minh bạch và thu hút sự tham gia của họ trong cải thiện quản lý bộ máy, nhân lực và tài nguyên rừng.

10. Giải pháp về tài chính, đầu tư:Diện tích rừng trồng đưa vào khai thác trắng, sau khi trừ chi phí còn lại sẽ đầu tư

trồng lại rừng. Nguồn kinh phí đầu tư bao gồm nguồn vốn tự cân đối của đơn vị, nguồn khấu hao tài

sản, quỹ đầu tư phát triển.Nguốn vốn đầu tư cho phát triển rừng tập trung chủ yếu theo kế hoạch thực hiện

nhiệm vụ công ích bằng nguốn vốn ngân sách nhà nước và sẽ được duy trì ổn định.Tạo liên kết với những doanh nghiệp có tiềm lực để đầu tư phát triển sản xuất và vay

ưu đãi để đầu tư cho công tác kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận để tái đầu tư phát triển rừng.Công ty chủ động liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế nhằm tăng cường

hiệu quả sử dụng đất được nhà nước cho giao, cho thuê.VII. HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN:

76

Page 77: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

1. Hiệu quả về kinh tế:Căn cứ diện tích, sản lượng, kế hoạch khai thác, giá nguyên liệu, giá bán sản phẩm

chế biến tại thời điểm cập nhật phương án 2019; Công ty xây dựng kế hoạch doanh thu cho từng năm, giai đoạn 5 năm và cả luân kỳ.

- Tổng các khoản thu khi triển khai phương án: 878.177.758.000 đồng.

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư khi triển khai phương án: 851.173.504.000 đồng.

- Tổng thu nhập của doanh nghiệp: 27.004.255.000 đồng (trung bình 771.550.000 đồng/năm).

(Chi tiết xem Biểu 18, 19, 20 phần Phụ lục)2. Hiệu quả về xã hội:Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo phương án quản lý rừng bền

vững (từ năm 2016 – 2050) sẽ cung cấp cho thị trường lao động tại địa phương bình quân 49.910công/năm với mức thu nhập bình quân hộ tham gia khoảng 19 triệu đồng/năm.

Hàng năm chính sách khoán bảo vệ rừng vốn ngân sách tỉnh: khoảng 257 hộ, thu nhập khoảng 11,4 triệu đồng/hộ/năm và từ nguồn vốn DVMTR: khoảng 268 hộ, thu nhập khoảng 14,9 triệu đồng/hộ/năm.

Công ty đã góp phần tạo việc làm, thu nhập cải thiện đời sống cho cộng đồng địa phương. Đồng thời sẽ tạo được mối quan hệ đồng quản lý, cùng hưởng lợi từ rừng giữa đơn vị quản lý rừng và cộng đồng dân cư sống gần rừng.

Trong quá trình thực hiện phương án, công ty sẽ thiết lập các cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý rừng cho 2 cộng đồng thôn có sinh kế phụ thuộc cao vào tài nguyên rừng (thôn Ya Hoa và Bookbang).

3. Hiệu quả về sinh thái, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh hoc:Theo phương án quy hoạch sử dụng rừng trong thời gian tới, ngoài những khu vực

rừng do Nhà nước quy hoạch cho rừng phòng hộ, công ty còn quy hoạch những khu vực rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVFs). Đây là những diện tích rừng có tác dụng bảo vệ nguồn nước, chống sạt lở, bồi lắng các hồ thủy lợi, công trình nước sinh hoạt, bảo tồn loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm như: Pơ mu, Du sam …và cung cấp một số lâm sản ngoài gỗ cho cộng đồng địa phương trong vùng.

Chương 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN – GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁI. Phân công trách nhiệm:

77

Page 78: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

Để phù hợp với nhu cầu thực tế khi thực hiện phương án kinh doanh rừng theo hướng bền vững, công ty tiến hành bố trí lại bộ máy cho hợp lý đảm bảo thực hiện có hiệu quả vừa làm nhiệm vụ công ích, vừa làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Xác định chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban, đơn vị phân công phụ trách công việc phù hợp với yêu cầu sản xuất và trình độ khả năng từng người trong thực hiện công tác quản lý bảo vệ phát triển vốn rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh.

Để phù hợp với nhu cầu thực tế khi thực hiện phương án kinh doanh rừng theo hướng bền vững, công ty tiến hành bố trí lại bộ máy cho hợp lý đảm bảo thực hiện có hiệu quả vừa làm nhiệm vụ công ích, vừa làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Xác định chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban, đơn vị phân công phụ trách công việc phù hợp với yêu cầu sản xuất và trình độ khả năng từng người trong thực hiện công tác quản lý bảo vệ phát triển vốn rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh.

Bộ máy tổ chức sau tái cơ cấu của Công ty: Tổng số CB CNV gồm 33 lao động. Trong đó:1. Hôi đồng Thành viên: 03 người (gồm Chủ tịch HĐTV chuyên trách và 02 thành

viên không chuyên trách).2. Kiểm soát viên chuyên trách: 01 người.3. Ban giám đốc gồm: 01 giám đốc và 01 phó giám đốc.- Giám đốc: Quản lý và điều hành chung toàn bộ hoạt động của Công ty.- Phó Giám đốc: Tham mưu chung cho Giám đốc.4. Các phòng chuyên môn gồm: - Phòng Tổ chức - Hành chính: 04 người. Tham mưu về công tác nhân sự, quản lý CB

CNV, công tác hành chính, tổng hợp, lái xe và bảo vệ cơ quan.- Phòng Kinh tế- Kế hoạch: 04 người. Tham mưu cho Ban giám đốc trong lĩnh vực kế

toán thống kê, lập kế hoạch, theo dõi ký kết các hợp đồng kinh tế. Tổng hợp, phân tích hiệu quả sử dụng vốn, xây dựng các biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Phòng Kỹ thuật sản xuất - Quản lý bảo vệ rừng: 07 người tham mưu cho Ban giám đốc triển khai các kế hoạch sản xuất lâm nghiệp, theo dõi nắm chắc diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng; tổ chức, điều hành các Phân trường và các hộ nhận khoán bảo vệ rừng; đồng thời cập nhật phương án quản lý rừng bền vững theo quy trình.

5. Các phân trường và Tổ tuần tra:- Phân trường 1: 04 lao động. Nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, trồng rừng

trên địa bàn thị trấn Dran và xã Lạc Xuân. - Phân trường 2: 03 lao động. Nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, trồng rừng

trên địa bàn xã Ka Đô và xã Pró.

78

Page 79: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

- Phân trường 3: 02 lao động. Nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, trồng rừng trên địa bàn xã Tu Tra và Ka Đơn.

- Phân trường 4: 04 lao động. Nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, trồng rừng trên địa bàn Ya Hoa.

- Tổ tuần tra: 01 lao động.

II. Kiểm tra, giám sát, đánh giá:1. Mục tiêu:Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các hoạt động trong kế hoạch QLRBV của Công

ty là nhằm đảm bảo các hoạt động được thực hiện đúng theo kế hoạch đã lập và đạt hiểu quả cao. Thông thường, các hoạt động bị thực hiện chậm hơn so với kế hoạch, thậm chí có một số hoạt động không được thực hiện. Vì vậy, theo dõi còn nhằm mục đích phát hiện ra những vướng mắc khó khăn trong việc thực hiện và từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch QLRBV để đạt tính khả thi cao hơn hoặc điều chỉnh các biện pháp thực hiện kế hoạch hiện có đạt kết quả cao nhất so với kế hoạch đã lập.

2. Các chỉ tiêu kiểm tra, giám sát:Trên cơ sở đánh giá các tác động môi trường xã hội, đánh giá các ảnh hưởng tiềm

tàng của các hoạt động lâm nghiệp (như khai thác, trồng rừng, …) theo kế hoạch và phương án, cũng như kết quả điều tra HCVFs. Thực hiện các hoạt động giám sát đánh giá định kỳ và đột xuất:

- Việc giám sát định kỳ tiến hành trước và sau các hoạt động lâm nghiệp và hàng năm đối với các khu vực HCVFs;

- Việc giám sát đột xuất được thực hiện khi xuất hiện sự việc cần phải giải quyết ngay;

Chỉ tiêu kiểm tra, giám sát phải được lượng hóa và có thể đo, đếm được và phải bao hàm các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Chu kỳ kinh doanh rừng được xác định là 25 năm. Chỉ tiêu kiểm tra, giám sát sẽ được xác định cho từng hoạt động và theo năm (gồm cả giám sát đột xuất).

Chỉ tiêu theo dõi có thể là diện tích, trữ lượng rừng khai thác; diện tích nuôi dưỡng rừng, trồng rừng, làm giàu rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái; chiều dài đường vận chuyển, vận xuất; trữ lượng khai thác song mây, tre, luồng; khối lượng gỗ cung cấp cho người dân địa phương; thu nhập tính bằng tiền mặt cho Công ty và người dân địa phương; việc làm cho người dân địa phương;… (cụ thể xem quy trình giám sát, đánh giá).

- Việc cập nhật phương án quản lý rừng bền vững được thực hiện định kỳ 5 năm. Trong trường hợp đặc biệt khi có sự thay đổi lơn ảnh hương đến kết quả như sự thay đổi của chính sách đất đai, chính sách khai thác … của quốc gia và của tỉnh, hoặt từ kết quả có sự

79

Page 80: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

thay đổi lơn từ hoạt đông sản xuất kinh doanh (cụ thể xem quy trình cập nhật phương án quản lý rừng bền vững).

Chương 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:- Phương án quản lý rừng bền vững cập nhật lần 1 năm 2019 của Công ty TNHH

MTV Lâm nghiệp Đơn Dương được xây dựng theo hướng dẫn của Thông tư 28/2018/TT-BNNPTN.

- Phương án quản lý rừng bền vững đã bám sát các nguyên tắc, tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (FM) và chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) của FSC, đây là cơ sở để công ty tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng và hướng đến đăng ký đánh giá cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững của FSC.

- Phương án được xây dựng dựa trên kết quả điều tra, đánh giá của các chuyên đề theo các lĩnh vực khác nhau trong năm 2018 và bổ sung cạp nhật năm 2019: tiếp cận có sự tham gia trong đánh giá xã hội, môi trường, áp lực cộng đồng và xác lập giải pháp; thực hiện khảo sát, phỏng vấn, phân tích theo WWF để xác định các khu rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVFs); nghiên cứu tăng trưởng, sinh trưởng rừng để xác định lượng khai thác bền vững; khảo sát đánh giá đa dạng sinh học, xác định loài cần bảo tồn;

- Phương án đã xác định rõ mục tiêu, nội dung các kế hoạch và giải pháp thực hiện cho từng hoạt động lâm nghiệp của công tytrong giai đoạn 2016 – 2050, phù hợp với nguồn lực, năng lực của công ty và cộng đồng địa phương.

Phương án này được cập nhật hướng đến tính khả thi cao cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương, vì vậy đây là cơ sở để công ty đổi mới công tác quản lý rừng theo hướng bền vững và hiệu quả hơn.

2. Kiến nghị:

Để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện phương án quản lý rừng bền vững, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương kiến nghị:

- Nguồn huy động vốn để thực hiện phương án được cân đối từ tổng các hoạt động khai thác rừng, dịch vụ môi trường, kinh phí nhà nước đặt hàng công ích... và các nguồn quỹ của đơn vị. Do vậy, các hoạt động này phải được duy trì ổn định hàng năm theo kế hoạch đã được xây dựng và phê duyệt để phương án quản lý rừng bền vững có thể thực hiện được.

- Được tự chủ và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, chủ động điều chỉnh quy mô sản xuất, lựa chọn hình thức hợp tác kinh doanh có hiệu quả cao hơn khi được cấp chứng chỉ

80

Page 81: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

FSC, trong đó có việc hợp tác với các đơn vị đã hoặc đang trong quá trình xây dựng chứng chỉ CoC để tạo ra chuỗi hành trình sản phẩm khép kín.

- Cho phép Công ty được tự tổ chức thiết kế và khai thác lâm sản ngoài gỗ (tre nứa, nhựa thông) hàng năm đối với diện tích rừng trồng trước khi khai thác.

- Trong lâm phần của Công ty quản lý có diện tích được xác định là khu vực cung cấp nhiên liệu củi cho cộng đồng (thôn Ya Hoa), do đó cần có cơ chế riêng cho khu vực này để đảm bảo quyền truyền thống của người dân địa phương./.

Đơn Dương, ngày tháng năm 2019GIÁM ĐÔC

MỤC LỤCMỞ ĐẦU.............................................................................................................................31. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ RỪNG CỦA CÔNG TY TNHH MTVLÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG...............................................................................................................................3

81

Page 82: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

2. SỰ CẦN THIÊT CẬP NHẬT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG...........4Chương 1.............................................................................................................................6CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN...............................................................................6I.CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC.....................................................61. Các văn bản Trung ương..................................................................................................62. Các văn bản địa phương...............................................................................................63. Các tài liệu tham khảo.....................................................................................................7II. CÁC CAM KÊT QUỐC TÊ - NGUYÊN TẮC, TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG ÁP DỤNG...............................................................................................................7III. TÀI LIỆU VÀ SỐ LIỆU SỬ DỤNG..........................................................................8Chương 2.............................................................................................................................9ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV LN ĐƠN DƯƠNG...............9I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY............................................................................91. Thông tin về tên, địa chỉ:.................................................................................................92. Chức năng, nhiệm vụ:......................................................................................................93. Tổ chức bộ máy, nhân lực của công ty:...........................................................................94. Cơ sở vật chất:...............................................................................................................10II. VỊ TRÍ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG:....................111. Vị trí địa lý:....................................................................................................................112. Địa hình, địa thế:............................................................................................................113. Khí hậu và thủy văn:......................................................................................................124. Đặc điểm về đất đai:......................................................................................................12III. ĐA DẠNG SINH HỌC:..............................................................................................131. Đa dạng kiểu rừng:........................................................................................................132. Đa dạng loài:..................................................................................................................17IV. GIAO THÔNG:...........................................................................................................21V. DÂN SINH, KINH TÊ, XÃ HỘI:.................................................................................221. Dân số, dân tộc, lao động:.............................................................................................222. Các loại hình kinh tế trong khu vực:..............................................................................233. Nhận xét chung:...........................................................................................................25VI. CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG:...........................................................25VII. TÀI NGUYÊN RỪNG:..............................................................................................261. Diện tích rừng, trữ lượng rừng:.....................................................................................262. Tài nguyên rừng tự nhiên:.............................................................................................273. Tài nguyên rừng trồng và rừng trồng xin cấp chứng chỉ:..............................................30

82

Page 83: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

VIII. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TỔ CHỨC SẢN XUẤT:.................................................381. Tình hình quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng:..............................................382. Về phát triển rừng:.........................................................................................................423. Các hoạt động đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp:............................................................434. Về sử dụng rừng:...........................................................................................................445. Hoạt động chế biến lâm sản:..........................................................................................45IX. HIỆN TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH:................................................................................461. Tài sản, vốn giai đoạn 2012-2018:................................................................................462. Hiệu quả sản xuất kinh doanh 2010-2018:....................................................................47Chương 3...........................................................................................................................49MỤC TIÊU, KÊ HOẠCH, GIẢI PHÁP VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN..49I. MỤC TIÊU CỦA PHƯƠNG ÁN:..................................................................................491. Mục tiêu chung:.............................................................................................................492. Mục tiêu cụ thể:.............................................................................................................49II. THIÊT LẬP CÁC KHU RỪNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO:................................50III. PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG RỪNG........................................................................52IV. QUY HOẠCH, KÊ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH RỪNG BỀN VỮNG:...53Dưới đây là nội dung chi tiết của từng kế hoạch:..............................................................541. Quy hoạch, bố trí sử dụng đất đai, rừng:.......................................................................542. Kế hoạch quản lý, bảo vệ đất đai, rừng:........................................................................553. Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng:..........................................................................574. Kế hoạch quản lý sâu bệnh hại rừng:.............................................................................585. Kế hoạch quản lý, giám sát các HCVFs:.......................................................................586. Kế hoạch khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên:...................................................................607. Kế hoạch khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên:.................................................608. Kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ:...........................................................................609. Kế hoạch khai thác trắng rừng trồng:............................................................................6010. Kế hoạch nuôi dưỡng tỉa thưa rừng trồng thông 3 lá có tận dụng sản phẩm:..............6211. Kế hoạch trồng rừng:...................................................................................................6412. Kế hoạch nuôi dưỡng rừng trồng:................................................................................6513. Kế hoạch chế biến lâm sản:.........................................................................................6514. Kế hoạch mua sắm, xây dựng cơ sở hạ tầng:...............................................................6615. Kế hoạch lâm nghiệp cộng đồng:................................................................................67V. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ:.........................................................................................69VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:..........................................................................................69

83

Page 84: lamnghiepdonduong.vnlamnghiepdonduong.vn/.../uploads/2019/08/PA_Donduong…  · Web viewUBND TỈNH LÂM ĐỒNG. CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG. PHƯƠNG ÁN QUẢN

1. Lưu giữ các văn bản, tài liệu hoạt động của công ty và văn bản, luật pháp, công ước Việt Nam và Quốc tế:................................................................................................................692. Giải pháp về quản lý đất đai..........................................................................................693. Giải pháp về quản lý bảo vệ, sử dụng rừng...................................................................704. Giải pháp về xã hội, cộng đồng liên quan đến quản lý, đồng quản lý sử dụng rừng bền vững...................................................................................................................................705. Giải pháp về khoa hoc và công nghệ..........................................................................716. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực và lao động.........................................................717. Giải pháp về chế biến lâm sản:......................................................................................728. Giải pháp về thị trường:.................................................................................................729. Giải pháp về tổ chức bộ máy và cách thức quản lý có sự tham gia:..............................7210. Giải pháp về tài chính, đầu tư:.....................................................................................72VII. HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN:.......................................................................................731. Hiệu quả về kinh tế:.......................................................................................................732. Hiệu quả về xã hội:........................................................................................................733. Hiệu quả về sinh thái, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học:......................................73Chương 4...........................................................................................................................74TỔ CHỨC THỰC HIỆN – GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ.......................................................74I. Phân công trách nhiệm:..................................................................................................74II. Kiểm tra, giám sát, đánh giá:........................................................................................751. Mục tiêu:........................................................................................................................752. Các chỉ tiêu kiểm tra, giám sát:..................................................................................75Chương 5 KÊT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ..........................................................................761. Kết luận:.........................................................................................................................762. Kiến nghị:......................................................................................................................76

84