25
ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HC KINH T----------o0o----------- NGUYỄN GIANG HƢƠNG QUẢN LÝ THU THUẾ XUT NHP KHU TI CC HI QUAN TNH NGHAN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015

QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU ... - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3697/1/00050005226.pdf · VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU ... 1

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

----------o0o-----------

NGUYỄN GIANG HƢƠNG

QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI

CỤC HẢI QUAN TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

----------o0o-----------

NGUYỄN GIANG HƢƠNG

QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI

CỤC HẢI QUAN TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LỸ KINH TẾ

MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.KHU THỊ TUYẾT MAI

Hà Nội - 2015

CAM KẾT

Luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài “Quản lý

thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An” đƣợc tác giả viết dƣới

sự hƣớng dẫn của TS.Khu Thị Tuyết Mai.

Trong quá trình viết luận văn, tác giả có tham khảo, kế thừa và sử dụng

những thông tin, số liệu từ một số báo cáo, sách báo, tạp chí chuyên ngành và luận

án, luận văn liên quan… theo danh mục tài liệu tham khảo. Số liệu trong Luận văn

là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy. Tác giả xin cam đoan Luận văn là

công trình nghiên cứu của bản thân, chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình

nghiên cứu nào khác.

LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cám ơn và sự biết ơn sâu sắc đến TS. Khu Thị

Tuyết Mai, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ dẫn, định hƣớng và tạo mọi

điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận

văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy cô giáo khoa Quản lý kinh

tế, Khoa Đào tạo sau Đại học - Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

đã quan tâm giúp đỡ để em đƣợc học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi

xin cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của Hội đồng đánh giá kết quả nghiên

cứu sơ bộ - PGS.TS. Phạm Văn Dũng, TS. Vũ Đức Thanh và TS. Nhâm Phong

Tuân.

Đồng thời, tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã chia sẻ

thông tin, cung cấp nguồn tƣ liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu

đề tài, đặc biệt là Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An, Cục Thống kê Nghệ An, Sở Tài

Chính Nghệ An và Kho bạc Nhà nƣớc Nghệ An...

Cuối cùng, tôi xin phép đƣợc cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động

viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để

hoàn thành luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. ...i

DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... ii

DANH MỤC HỘP .......................................................................................................... ii

DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. iii

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU ....................................................... 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................... 5

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu .................................................... 9

1.2.1 Thuế xuất nhập khẩu .............................................................................................. 9

1.2.1.1 Khái niệm ............................................................................................................ 9

1.2.1.2 Đặc điểm ........................................................................................................... 11

1.2.1.3 Phân loại ............................................................................................................. 11

1.2.1.4 Vai trò ................................................................................................................ 13

1.2.2 Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ......................................................................... 14

1.2.2.1 Khái niệm .......................................................................................................... 14

1.2.2.2 Mục tiêu . .......................................................................................................... 15

1.2.2.3 Sự cần thiết phải quản lý thu thuế xuất nhập khẩu . ......................................... 16

1.2.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thu thuế xuất nhập khẩu . ........................ 17

1.2.2.5 Nội dung quản lý thu thuế xuất nhập khẩu . ..................................................... 18

1.3 Kinh nghiệm quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại một số đơn vị Hải quan địa phƣơng

26

1.3.1 Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................. 26

1.3.2 Cục Hải quan Tỉnh Quảng Ninh ......................................................................... 27

1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An ........................... 28

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 30

2.1 Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu. .......................................................... 30

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 30

2.2.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 30

2.2.2 Nguồn dữ liệu đƣợc sử dụng .............................................................................. 31

2.2.3 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................................. 32

2.2.4 Phƣơng pháp xử lý dữ liệu .................................................................................. 33

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI

CỤC HẢI QUAN TỈNH NGHỆ AN ............................................................................ 34

3.1 Giới thiệu về Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An ............................................................ 34

3.1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................... 34

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ .......................................................................................... 34

3.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 35

3.1.5 Nhiệm vụ trong giai đoạn tới .............................................................................. 36

3.2 Phân tích thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh

Nghệ An giai đoạn 2009-2013 ..................................................................................... 37

3.2.1 Thực trạng lập dự toán thu thuế ........................................................................... 37

3.2.2 Thực trạng tuyên truyền và hỗ trợ tƣ vấn ............................................................. 39

3.2.3 Thực trạng quản lý đăng ký, kê khai hải quan và nộp thuế ................................ 41

3.2.4 Thực trạng kiểm tra sau thông quan và xử lý vi phạm ....................................... 45

3.2.5 Thực trạng cƣỡng chế thuế ................................................................................... 47

3.2.6 Thực trạng xử lý khiếu nại, tố cáo về thuế ........................................................... 48

3.3 Đánh giá quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An giai

đoạn 2009-2013 ............................................................................................................ 48

3.3.1 Điểm mạnh .......................................................................................................... 49

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................................... 49

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP

KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH NGHỆ AN ........................................................ 55

4.1 Đổi mới quan điểm quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của Nhà nƣớc nhằm hoàn

thiện quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Nghệ An ............................... 55

4.1.1 Sự cần thiết phải đổi mới quan điểm quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của Nhà nƣớc

....................................................................................................................................... 55

4.1.2 Đề xuất quan điểm về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của Nhà nƣớc đối với

doanh nghiệp ................................................................................................................ 55

4.1.3 Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan

Tỉnh Nghệ An ................................................................................................................ 57

4.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan

Tỉnh Nghệ An ............................................................................................................... 58

4.2.1 Giải pháp hoàn thiện lập dự toán thu thuế ........................................................... 58

4.2.2 Giải pháp hoàn thiện tuyên truyền, hỗ trợ thuế ................................................... 60

4.2.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý đăng ký, kê khai hải quan và nộp thuế ................ 63

4.2.4 Giải pháp hoàn thiện kiểm tra sau thông quan và xử lý vi phạm ........................ 67

4.2.5 Giải pháp hoàn thiện cƣỡng chế thuế .................................................................. 68

4.2.6 Giải pháp hoàn thiện xử lý khiếu nại và tố cáo .................................................... 71

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 74

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 78

i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 ACV Agreement on Customs Valuation - Hiệp định về trị giá hải quan

2 AFTA ASEAN Free Trade Association – Khu vực mậu dịch tự do Hiệp hội

các quốc gia Đông Nam Á

3 CT Chỉ tiêu

4 DN Doanh nghiệp

5 GATT General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp định chung về thuế

quan và mậu dịch

6 GTT22 Hệ thống dữ liệu thông tin giá tính thuế

7 HĐND Hội đồng nhân dân

8 HS Harmonize System - Hệ thống điều hòa mô tả và xã hóa hàng hóa

9 HTTT Hệ thống thông tin

10 NSNN Ngân sách nhà nƣớc

11 OECD Organization for Economic Co-operation and Development - Tổ

chức hợp tác và phát triển kinh tế

12 TH Thực hiện

13 TKTN Tự khai tự nộp

14 TTHT Tuyên truyền hỗ trợ

15 UBND Ủy ban nhân dân

ii

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

16

VNACCS/

VCIS

Vietnam Customs Intelligent System - Hệ thống thông quan tự động

và hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin tình báo

17 WTO World Trade Organization - Tổ chức thƣơng mại thế giới

18 XNK Xuất nhập khẩu

iii

DANH MỤC BẢNG

STT Bảng Nội dung Trang

1 Bảng 3.1 Dự toán và quyết toán thu thuế xuất nhập khẩu

trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2009-2013 39

2 Bảng 3.2 Tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm quy định hải quan

bị xử phạt trong giai đoạn từ 2009 đến 2013. 40

3 Bảng 3.3 Số lƣợng tờ khai hải quan đăng ký tại Cục Hải

quan tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009-2013 43

4 Bảng 3.4

Kết quả công tác kiểm tra sau thông quan tại

Cục Hải quan tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009-

2013

47

DANH MỤC HỘP

STT Hộp Nội dung Trang

1 Hộp 3.1 Nhiệm vụ của Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An 35

iv

DANH MỤC HÌNH

STT Hình Nội dung Trang

1 Hình 1.1 Mô hình các hoạt động của cơ quan quản lý thuế 19

2 Hình 1.2 Quy trình quản lý đăng ký, kê khai hải quan 21

3 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu luận văn 30

4 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Hải quan Tỉnh Nghệ

An, 2014 36

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Biểu đồ Nội dung Trang

1 Biểu đồ 3.1 Đánh giá của DN về hoạt động tuyên truyền

thuế XNK tại Cục Hải quan Tỉnh Nghệ An 41

2 Biểu đồ 3.2

Thu từ thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan

Tỉnh Nghệ An so với tổng thu NSNN Tỉnh từ

2009-2013

44

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Mỗi quốc gia muốn tồn tại và phát triển, ngoài những điều kiện cần thiết cần

có một bộ máy lãnh đạo, điều hành, quản lý mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh tế -

chính trị - xã hội – an ninh quốc phòng. Để bộ máy đó hoạt động thƣờng xuyên, liên

tục và hiệu quả, Nhà nƣớc cần có một quỹ tài chính bền vững. Nguồn tài chính đó

đƣợc tạo ra từ các khoản thu của Nhà nƣớc và thuế luôn là nguồn thu quan trọng

nhất.

Ở Việt Nam, nguồn động viên từ thuế luôn giữ một tỷ lệ khá lớn. Thuế trở

thành công cụ hiệu quả để điều tiết hoạt động kinh tế nội thƣơng và ngoại thƣơng.

Đối với hoạt động kinh tế ngoại thƣơng, một trong những sắc thuế quan trọng

thƣờng đƣợc nhắc đến là thuế xuất nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) hay

còn gọi là thuế quan.

Trƣớc đây, Việt Nam và nhiều nƣớc trên thế giới đã từng áp dụng thuế xuất

nhập khẩu nhƣ một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế thƣơng mại và bảo

vệ thị trƣờng nội địa. Tuy nhiên, trong xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế

quốc tế sâu, rộng nhƣ hiện nay, hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần dần đƣợc

nới lỏng và xóa bỏ theo lộ trình cam kết đƣợc thỏa thuận giữa Việt Nam và các

nƣớc thành viên của các tổ chức, hiệp hội quốc tế. Trở thành thành viên chính thức

của nhiều khối liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu nhƣ Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á, ASEAN. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng, APEC. Tổ

chức Thƣơng mại Thế giới, WTO. ký kết các hiệp định ASEAN cộng, tham gia đàm

phán Hiệp định đối tác chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng, TPP) ..., Việt Nam đang

dần dần cắt giảm thuế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay thuế xuất nhập khẩu vẫn

đƣợc Nhà nƣớc sử dụng nhƣ một công cụ trong chính sách thƣơng mại bởi hai lý

do. Một là, thuế xuất nhập khẩu là công cụ duy nhất đƣợc WTO cho phép sử dụng

do tính minh bạch và dễ sử dụng của nó. Hai là, thuế xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục

duy trì, phát huy những chức năng, vai trò quan trọng nhƣ trƣớc đây. Đặc biệt, đối

với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, thuế xuất nhập khẩu đóng góp tỷ trọng

tƣơng đối lớn trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc, NSNN). Cụ thể, theo số liệu của

Tổng Cục Thống kê, trong giai đoạn từ 2009-2013, nguồn thu từ thuế xuất nhập

khẩu mỗi năm chiếm khoảng 25-30% tổng thu NSNN. Với tỷ trọng lớn nhƣ vậy,

nhiệm vụ quản lý hiệu quả nguồn thu này là thách thức không nhỏ đối với các cơ

quan chức năng liên quan, đặc biệt là ngành hải quan.

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nƣớc với địa hình tƣơng đối phong

phú và phức tạp, nhiều núi cao, đƣờng biên giới trên bộ và bờ biển dài. Điều này

mang lại nhiều khó khăn cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất

nhập khẩu qua các cửa khẩu và cảng biển đối với các cơ quan chức năng, đặc biệt là

Cục Hải quan tỉnh Nghệ An. Những hành vi trốn thuế, gian lận thƣơng mại, nợ thuế

không những chƣa loại bỏ đƣợc mà còn phức tạp hơn. Tình trạng thất thu thuế xuất

nhập khẩu vẫn tiếp diễn làm ảnh hƣởng đến cân đối thu-chi ngân sách tỉnh và tạo ra

sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc thực hiện nghĩa

vụ về thuế. Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu

thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Nghệ An là một trong những nội dung

quan trọng, hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả

những chính sách thuế của nhà nƣớc.

Hiện nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về quản lý thu thuế xuất nhập

khẩu đã đƣợc thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết các công trình này chọn chủ thể thực

hiện quản lý thu thuế xuất nhập khẩu là Tổng Cục Hải quan và các Cục Hải quan

của các địa phƣơng khác, chƣa có công trình nào nghiên cứu về công tác quản lý

thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Nghệ An.

Xuất pháp từ những lý do nêu trên, đề tài “Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu

tại Cục Hải quan tỉnh Nghệ An” đƣợc lựa chọn để nghiên cứu. Đề tài này hƣớng

đến trả lời câu hỏi: Làm thế nào để quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải

quan tỉnh Nghệ An?

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

a. Mục đích nghiên cứu:

Trên nền tảng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý thu thuế xuất nhập

khẩu, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại

Cục Hải quan tỉnh Nghệ An, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, trên cơ sở đó

đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại

Cục Hải quan tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

b. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Với mục đích nghiên cứu nhƣ trên, đề tài có nhiệm vụ nhƣ sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý thu thuế

xuất nhập khẩu.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục

Hải quan tỉnh Nghệ An.

- Đề xuất quan điểm, phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý

thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Nghệ An

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tƣợng nghiên cứu:

Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Nghệ An

b. Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quản lý nhà nƣớc đối với

hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu, dƣới sự quản lý của Tổng Cục Hải quan, Cục

Hải quan tỉnh Nghệ An, không bao gồm sự quản lý các khoản thuế nội địa dƣới sự

quản lý của cơ quan thuế.

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý thu thuế xuất nhập

khẩu của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An.

- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn 2009-2013. Năm

2009 Bộ Tài Chính ban hành thông tƣ số 79/2009/TT-BTC hƣớng dẫn về thủ tục

hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý

thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tƣ là cơ sở để cán bộ hải quan

thực hiện tốt nghiệp vụ của mình, đặc biệt là công tác quản lý thu thuế xuất nhập

khẩu. Do đó, năm 2009 đƣợc lấy làm năm mốc cho thời gian nghiên cứu.

4. Kết cấu của luận văn:

Mở đầu

Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về quản lý thu

thuế xuất nhập khẩu

Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 3: Thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh

Nghệ An

Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải

quan tỉnh Nghệ An

Kết luận

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ

QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Xu hƣớng quốc tế hóa và toàn cầu hóa là một đòi hỏi tất yếu đối với các quốc

gia trên thế giới và Việt Nam không thể là một trƣờng hợp ngoại lệ. Đảng và Nhà

nƣớc đã nhấn mạnh từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 “Việt Nam

mong muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới”. Hòa vào xu

hƣớng hội nhập ấy, hoạt động xuất nhập khẩu, XNK) của Việt Nam trong thời gian

qua trở nên sôi động hơn rất nhiều, góp phần không nhỏ trong việc tạo nguồn thu

NSNN cũng nhƣ trong công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nƣớc. Bởi

vậy, quản lý thuế xuất nhập khẩu trở thành một trong những đề tài quan tâm của

nhiều nhà nghiên cứu.

* Luận án tiến sỹ kinh tế “Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá Hải quan Việt Nam

đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Ngọc Túc – Đại học

Ngoại Thƣơng, 2007)

Tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề về tiếp tục cải cách, hiện đại hóa

Hải quan Việt Nam trong 7 lĩnh vực chủ yếu. Đó là 7 lĩnh vực liên quan đến Khuôn

khổ pháp lý, Thủ tục hải quan, Công tác thu thuế XNK, Công tác chống buôn lậu,

Công tác tổ chức bộ máy hải quan, Công tác phát triển nguồn nhân lực và liêm

chính, Công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách, hiện đại hóa hải quan.

Luận án đã đạt đƣợc những kết quả sau:

Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa đƣợc một số vấn đề lý luận liên quan đến

cải cách, hiện đại hóa hải quan cũng nhƣ làm rõ tầm quan trọng và sự cần thiết phải

tiếp tục hiện đại hóa Hải quan Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng góp phần làm căn

cứ để hiện đại hóa hải quan Việt Nam.

Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn hoạt động hải quan của 5 quốc gia

trên thế giới, Trung Quốc, Bolivia, Philipin, Thái Lan và Nepal. luận án đã rút ra

đƣợc một số bài học kinh nghiệm cho quá trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan Việt

Nam nhƣ: cần có sự chỉ đạo thống nhất và cam kết của lãnh đạo quốc gia, chú trọng

công tác đào tạo nguồn nhân lực, …

Thứ ba, luận án đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự đổi mới mạnh mẽ trong việc

hoàn thiện môi trƣờng pháp lý liên quan đến Hải quan ở Việt Nam thông qua việc

bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp quy. Đồng thời đã nội luật hóa một số Hiệp định

và Công ƣớc quốc tế liên quan đến lĩnh vực hải quan nhƣ Công ƣớc quốc tế Kyoto,

Công ƣớc HS, Hiệp định ACV…

Thứ tƣ, luận án đã làm rõ thực trạng, ƣu, nhƣợc điểm về quá trình cải cách thủ

tục hải quan từ quy trình thông quan thủ công đến thông quan điện tử, công tác

kiểm tra sau thông quan, công tác thu thuế, chống buôn lậu, và quá trình tin học hóa

hải quan.

Thứ năm, từ những nội dung phân tích và đánh giá của luận án, tác giả nhấn

mạnh rằng: để thực hiện thành công công cuộc cải cách và hiện đại hóa hải quan

Việt Nam cần:, 1) thực hiện các giải pháp đồng bộ, theo quy trình trong quy trình

hiện đại hóa hải quan quốc tế;, 2) ngôi nhà hiện đại hóa Hải quan Việt Nam cần

phải đƣợc xây dựng trên nền móng vững chắc đó là ba yếu tố liêm chính, chuyên

môn và đánh giá môi trƣờng;, 3) hiện đại hóa quy trình hoạt động hải quan thông

qua tự động hóa và quản lý quy trình theo công việc bằng những công nghệ mới sẽ

giúp cơ quan Hải quan đạt mục tiêu trở thành một cơ quan hiệu lực, hiệu quả tạo ra

những giá trị mới.

Đặc biệt, về công tác thu thuế XNK, tác giả nhấn mạnh cần đổi mới công tác

xác định trị giá tính thuế hải quan thông qua:, i) xây dựng cơ sở dữ liệu về giá từ 04

nguồn chủ yếu là thông tin từ các khâu nghiệp vụ hải quan, thông tin từ Internet,

thông tin từ kiểm tra giá hàng hóa quốc tế, và thông tin từ các tùy viên hải quan đặt

tại nƣớc ngoài;, ii) nêu cao trách nhiệm việc tham vấn về giá;, iii) ban hành các văn

bản quy phạm pháp luật về vấn đề bảo lãnh thuế. Tác giả kiến nghị Biểu thuế nhập

khẩu Việt Nam nên học tập kinh nghiệm của Hải quan Thái Lan, theo đó chỉ còn ba

mức thuế suất là đối với nguyên liệu thô, 1%. hàng hóa bán thành phẩm, 5%) và

hàng hóa thành phẩm, 10%). Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh “Nghiệp vụ kiểm tra

sau thông quan phải do các kiểm toán viên, các cán bộ hải quan đã qua đào tạo

chuyên ngành thực hiện” và cơ quan hải quan phải nắm rõ lý lịch về doanh nghiệp,

có hệ thống thông tin cho phép so sánh thông tin về giao dịch để tìm ra những vấn

đề cần kiểm tra.

* Luận văn thạc sỹ luật “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất nhập khẩu

về pháp luật” của tác giả Trần Thu Trang – Đại học Luật Hà Nội, 2012)

Tác giả đã đề cập một cách chi tiết, với nguồn trích dẫn đáng tin cậy các khái

niệm, đặc điểm và phân loại thuế xuất nhập khẩu. Luận văn đã tổng kết và liệt kê

những kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về thuế XNK của một số nƣớc tiêu biểu nhƣ

Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Tác giả nhấn mạnh công tác quản lý thuế XNK trong thời kỳ hội nhập phải dựa vào

sức mạnh của công nghệ thông tin, cụ thể nhƣ xây dựng hải quan điện tử, áp dụng

quản lý rủi ro. Ngoài ra, tác giả đề cao việc xây dựng chính phủ điện tử và cơ chế

một cửa kết nối giữa các cơ quan ban ngành với nhau. Đây là những kinh nghiệm

đúc kết phù hợp với định hƣớng phát triển của ngành Hải quan nói riêng và của Việt

Nam nói chung. Tuy nhiên, tác giả chỉ phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc trong

lĩnh vực thuế XNK về pháp luật bằng cách liệt kê những văn bản pháp luật liên

quan, chƣa đi sâu phân tích, đánh giá ƣu và nhƣợc điểm của những quy định pháp

luật đối với việc quản lý thuế XNK. Ngoài ra luận văn thiếu sự tổng hợp, đối chiếu

để tìm ra sự chồng chéo, thiếu thống nhất về pháp luật nhƣ luận điểm tác giả đã đề

cập tại chƣơng 2.

* Luận văn thạc sỹ kinh tế “Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn

tỉnh Ninh Bình” của tác giả Nguyễn Ngọc Thành – Đại học Kinh tế quốc dân, 2010)

Luận văn đề cập một cách hệ thống nội dung thu thuế xuất khẩu, thuế nhập

khẩu dựa vào những quy định pháp luật liên quan của Việt Nam. Với từng nội dung

cụ thể, tác giả đều trích dẫn những văn bản pháp luật có liên quan để ngƣời đọc có

cái nhìn tổng quát. Tuy nhiên, đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là “thu thuế xuất

khẩu và thu thuế nhập khẩu”, do đó nội dung thu thuế XNK chính là quy trình thu

thuế XNK do Chi Cục Hải quan tỉnh Ninh Bình thực hiện. Ngoài ra, luận văn chƣa

đi sâu phân tích những yếu tố tác động đến hoạt động thu thuế XNK để trả lời cho

câu hỏi nghiên cứu của đề tài.

* Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm

tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội” của tác giả

Nguyễn Thị Lệ Thúy – Đại học kinh tế quốc dân, 2009)

Tiếp cận dƣới góc độ quản lý thu thuế nhằm tăng cƣờng sự tuân thủ nghĩa vụ

thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của công

tác lập dự toán thu thuế. Tác giả cho rằng, lập dự toán cần phải dựa trên những cơ

sở phân tích, đánh giá khoa học về năng lực của cơ quan thuế, biến động kinh tế và

quan trọng nhất là phải đánh giá khả năng, tiềm năng của doanh nghiệp. Hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp tốt, ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp cao

mới đảm bảo cho cơ quan thuế thu đủ, thu đúng theo mục tiêu đề ra. Xuyên suốt

luận án, tác giả luôn đề cập đến việc thay đổi nhìn nhận của cán bộ thuế đối với đối

tƣợng nộp thuế - coi doanh nghiệp là khách hàng và cơ quan thuế phải cung cấp

dịch vụ tốt, đáng tin cậy cho khách hàng của mình. Tuy nhiên, luận án có giới hạn

nghiên cứu là quản lý thu thuế nội địa do cơ quan thuế thực hiện do đó không đề

cập đến quản lý thu thuế XNK do cơ quan hải quan thực hiện.

Nhìn chung, các đề tài và công trình nghiên cứu nêu trên đã tiếp cận và đi

sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thuế, thuế xuất nhập khẩu, hoạt động quản

lý thuế XNK của ngành Hải quan Việt Nam nói chung và một số cơ quan hải quan

khu vực cụ thể. Những công trình này đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, phân loại thuế

xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, do đối tƣợng nghiên cứu khác nhau, nên khung lý

thuyết về quản lý thu thuế XNK chƣa không đƣợc đề cập hoặc đề cập thiếu chi tiết.

Hầu hết những công trình khoa học này đều nhấn mạnh giải pháp ứng dụng

tin học – công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa ngành Hải quan, tạo thuận lợi cho

công tác quản lý của cơ quan hải quan. Đây là giải pháp hiệu quả đã đƣợc nhiều

nƣớc trên thế giới áp dụng. Mặc khác, các công trình nghiên cứu đƣợc đề cập hoặc

bàn về quản lý thu thuế, hoặc quản lý thuế xuất nhập khẩu ở các địa phƣơng khác

trong nƣớc và số liệu đƣa ra chủ yếu là từ trƣớc năm 2012. Tính đến thời điểm hiện

tại, chƣa có công trình khoa học nào dƣới dạng luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ

nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về đề tài quản lý thu thuế XNK tại Cục Hải

quan Nghệ An.

Kế thừa những kết quả nghiên cứu trƣớc đây về cơ sở lý luận về thuế XNK,

quản lý thu thuế XNK, luận văn tập trung thu thập, tổng hợp, xử lý số liệu, phân

tích, đánh giá thực trạng quản lý thu thuế XNK tại Cục Hải quan Nghệ An để đƣa ra

những giải pháp, kiến nghị phù hợp.t khẩu nông sản tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợ

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu

1.2.1 Thuế xuất nhập khẩu

1.2.1.1 Khái niệm

Thuế xuất nhập khẩu luôn đƣợc nhắc đến nhƣ một sắc thuế quan trọng cấu

thành hệ thống thuế của mỗi quốc gia. Vì vậy, trƣớc khi tìm hiểu về thuế xuất nhập

khẩu, khái niệm về thuế cần đƣợc nhắc đến nhƣ một bức tranh tổng thể.

Thuế, theo quy định của pháp luật, là khoản đóng góp mang tính bắt buộc mà

các tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào NSNN. Theo các tác giả Giáo

trình thuế của Học viện Tài chính: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các

thể nhân và pháp nhân cho nhà nƣớc theo mức độ và thời hạn pháp luật quy định

nhằm sử dụng cho mục đích công cộng” [17, tr.5].

Nhà nƣớc đặt ra nhiều sắc thuế khác nhau áp dụng đối với từng lĩnh vực, từng

đối tƣợng khác nhau. Thuế xuất nhập khẩu là khoản thuế không thể thiếu đặc biệt

khi hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng phát triển.

Thuế xuất nhập khẩu có thể hiểu là khoản thu bắt buộc điều tiết vào giá hàng hóa,

dịch vụ khi trao đổi với nƣớc khác mà ngƣời sở hữu nó phải nộp cho nhà nƣớc.

Thuế xuất nhập khẩu là sắc thuế đƣợc đặt tên theo nội dung đánh thuế và đƣợc định

nghĩa nhƣ sau: “Thuế xuất nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào các mặt

hàng mậu dịch và phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt

Nam” [7, tr.17].

Thuế xuất nhập khẩu bao gồm thuế xuất khẩu áp dụng đối với hàng hóa di

chuyển ra ngoài lãnh thổ hải quan quốc gia và thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng

hóa di chuyển vào lãnh thổ hải quan quốc gia.

Thuế XNK là một khoản nộp đã có từ lâu đời, đƣợc hình thành từ thời chiếm

hữu nô lệ đến thời kỳ phong kiến, đặc biệt phát triển ở Anh và ở Pháp vào thế kỷ

XVII đến thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, ở mỗi nƣớc và mỗi thời kỳ khác nhau sẽ có cách

nhìn nhận khác nhau về vị trí và vai trò của thuế XNK.

Trong nền kinh tế cạnh tranh, nhiều quan niệm cho rằng việc sử dụng thuế

XNK làm hạn chế tính tự do cạnh tranh của thị trƣờng. Với quan niệm này các nƣớc

phát triển đã bác bỏ việc sử dụng thuế xuất khẩu và mức thuế nhập khẩu, đặc biệt

đối với hàng công nghiệp, đã đƣợc hạ xuống ở mức rất thấp. Nhƣng cũng trong giai

đoạn này, các nƣớc đang phát triển và kém phát triển muốn bảo hộ sản xuất trong

nƣớc lại ủng hộ việc sử dụng thuế xuất nhập khẩu.

Khi chủ nghĩa tƣ bản phát triển nhanh chóng đến giai đoạn độc quyền thì thuế

xuất nhập khẩu đƣợc sử dụng rộng rãi. Đặc biệt thuế nhập khẩu cao đã hạn chế hàng

hóa nhập khẩu vào lãnh thổ quốc gia khiến cho nhiều doanh nghiệp dành độc quyền

về thị trƣờng trong nƣớc.

Trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất, sự mất cân đối về hoạt động

thƣơng mại của các nƣớc tham chiến và không tham chiến làm giảm sút hoạt động

trao đổi hàng hóa giữa các nƣớc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

khiến cho việc sử dụng công cụ thuế quan đơn nhất không còn phát huy tác dụng.

Các nƣớc còn sử dụng thêm công cụ phi thuế quan nhƣ hạn ngạch để điều chỉnh

hoạt động thƣơng mại của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Nguyễn Thị Bất, Vũ Duy Hào, 2002. Giáo trình quản lý thuế. Hà Nội:

Nhà xuất bản thống kê.

2. Bộ Tài Chính, 2007. Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC về quy chế hướng

dẫn giải đáp vướng mắc về chính sách thuế,quản lý thuế và giải quyết các

thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế một cửa, ngày 18

tháng 9 năm 2007, Hà Nội.

3. Bộ Tài Chính, 2009. Thông tư số 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải

quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý

thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, ngày 20 tháng 04 năm 2009, Hà Nội.

4. Bộ Tài Chính, 2014. Biểu thuế suất xuất nhập khẩu. Hà Nội: NXB Tài

Chính.

5. Bộ Tài Chính. Thống nhất quản lý tài chính Nhà nƣớc 1951-1954.

<http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1370588/1821545/18235

37>. [Ngày truy cập 20 tháng 09 năm 2014].

6. Lê Bùi, 2013. Hải quan Nghệ An dừng làm thủ tục đối với 16 doanh nghiệp.

<http://www.baohaiquan.vn/pages/dung-lam-thu-tuc-hai-quan-doi-voi-16-

dn.aspx>. [Ngày truy cập: 25 tháng 02 năm 2014].

7. Hồ Ngọc Cẩn, 2003. Thuế xuất nhập khẩu 2013. Hà Nội: NXB Thống kê Hà

Nội.

8. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Nghị định quy

định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra,

giám sát hải quan số 154/2005/NĐ-CP. Hà Nội, tháng 12 năm 2005.

9. Cục Hải quan Nghệ An, Chi cục kiểm tra sau thông quan, 2009, 2010, 2011,

2012, 2013. Báo cáo tình hình công tác năm 2009-2013 và phương hướng,

nhiệm vụ công tác năm 2010-2014.

10. Cục Hải quan Nghệ An, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013. Tổng kết công tác

năm 2009-2013 và triển khai nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2010-2014.

11. Đặng Tiến Dũng, 2003. “Tìm hiểu khái niệm quản lý và quản lý thuế”, Tạp

chí thuế nhà nước,, 12. tr.18-20.

12. Nguyễn Đẩu, 2006. “Ngƣời nộp thuế đƣợc xác định vị trí trung tâm”, Tạp

chí thuế Nhà nước,, 21. tr.6-7.

13. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2002. Khoa học quản lý, tập

II. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

14. Quang Hùng, 2015. Hải quan Quảng Ninh tăng cƣờng quan hệ đối tác hải

quan – doanh nghiệp. <http://www.baohaiquan.vn/pages/hai-quan-quang-

ninh-tang-cuong-quan-he-doi-tac-hai-quan-dn-nam-2015.aspx>. [Ngày truy

cập: 25 tháng 02 năm 2015].

15. Lê Thị Thanh Huyền, 2014. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính thuế,

hải quan tại một số nƣớc. Tạp chí Tài chính, số 08.

16. Kiểm toán nhà nƣớc. Giải pháp nào chống gian lận thuế qua trị giá tính thuế

hàng nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay. <http://www.sav.gov.vn/85-1-ndt/-

giai-phap-nao-chong-gian-lan-thue-qua-tri-gia-tinh-thue-hang-nhap-khau-o-

viet-nam-hien-nay.sav>. [Ngày truy cập: 16 tháng 01 năm 2013].

17. Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu, 2007. Giáo trình thuế. Hà Nội:

Nhà xuất bản Tài chính.

18. Vƣơng Hoàng Long, 2000. Hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành thuế trong

điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Luận án tiến sĩ kinh tế,

Trƣờng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

19. Bùi Xuân Lƣu, 2001. Giáo trình kinh tế quốc tế. Đại học Ngoại Thƣơng.

20. Nguyễn Thị Mai, 2002. “Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế trên thế

giới”, Tạp chí thuế nhà nước,, 3. tr.12-14.

21. Ngân hàng Thế giới, 2007. Sổ tay hiện đại hóa Hải quan. Hà Nội: Nhà xuất

bản Lý luận và Chính trị.

22. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật thuế xuất

khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11. Hà Nội, tháng 6 năm 2005.

23. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2006. Luật quản lý thuế

số 78/2006/QH11. Hà Nội, tháng 11 năm 2006.

24. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2014. Luật hải quan số

54/2014/QH13. Hà Nội, tháng 06 năm 2014.

25. Nguyễn Trƣờng Sơn, 2007. Vai trò và tác động của thuế quan khi nƣớc ta gia

nhập WTO. Tạp chí cộng sản.

<http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-

moi/2007/1346/Vai-tro-va-tac-dong-cua-thue-quan-khi-nuoc-ta.aspx>. [Ngày

truy cập: 20 tháng 01 năm 2014].

26. Lê Thu, 2015. Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh tập trung thu hồi nợ thuế.

Báo Hải quan. < http://www.baohaiquan.vn/pages/bai-1-thu-hoi-gan-1-000-

ty-dong-no-dong-thue.aspx>, [Ngày truy cập: 23 tháng 01 năm 2015].

27. Nguyễn Thị Lệ Thúy, 2009. Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm

tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Luận án

Tiến sỹ, Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân.

28. Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bƣu, 2001. Quản lý kinh tế, tập I và II. NXB

Khoa học và Kỹ thuật.

29. Tổng Cục Thuế, 2007. Luật quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi

hành. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.

30. Trần Thu Trang, 2012. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, nhập

khẩu theo pháp luật Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.

31. Lê Xuân Trƣờng và Nguyễn Đình Chiến, 2013. Nhận diện các hành vi gian

lận thuế. Tạp chí Tài chính, số 09.

Tiếng Anh:

32. Beata S. Javorcik, Gaia Narciso, 2007). Differentiated Products and Evasion

of Import Tariffs. <http://elibrary.worldbank.org/doi/book/10.1596/1813-

9450-4123>.

33. Bejakovie, Dr, Predrag., 1992. Improving the tax administration in the

transition countries, Institute for public finance, Zagreb.

34. Bird, R. M., Milka, C., 1992. Improving Tax Administration in developing

countries. < www.hm-treasury.gov.uk/media/D>

35. Clotfelter, Charles T., 1983). Tax Evasion and Tax Rates: An Analysis of

Individual Returns, Review of Economics and Statistics.

36. Gill, J. B.S., 2003. “The Nuts and Bolts of Revenue Administration

Reform”, the World Bank’s Presentation on Revenue Administration Reform,

organised by Public sector group of poverty reduction and economic

management department, Lation American and the Caribbean Region.

37. Jose Anson, Olivier Cadot, Marcelo Olarreaga, 2003). Tariff Evasion and

Custom Corruption: Does Pre-shipment Inspection Help?, World Bank

PublicationsWPS3156.

38. OECD, 2003. “ Risk Management”, Tax guidance series, Centre for Tax

policy and administration, tr.15