56
THÁI ẤT THẦN KINH I. Quẻ Thái Ất Tử Vi có lẽ nhiều người biết đến chứ Thái Ất có lẽ còn ít người biết. Tôi biết đến Thái Ất cũng rất tình cờ, nghe Audio Ngoại cảm có thấy nhắc đến phương pháp xem vận mệnh trời đất, quốc gia bằng Thái Ất. Thế là tò mò, tôi tìm hiểu cho bằng được và thu thập tài liệu về cách xem bói này. Thái Ất là môn khoa học nghiên cứu sự chuyển dời của các vì sao trên bầu trời và tác động của nó đối với con người, thiên nhiên hay quốc gia, dân tộc. Chính vì thế đối tượng của Thái Ất rộng lớn hơn, tổng quát hơn Tử Vi. Ở Việt Nam, số người giỏi về Tử Vi thì nhiều, giỏi và hiểu biết về Thái Ất thì chỉ trên đầu ngón tay. Nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng – TT NC TN CN là người rất giỏi về Thái Ất, và chắc chắn chú ấy có thể tham gia đóng góp những ý kiến quý báu đối với sự định hướng phát triển của đất nước. Ngày xưa cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (tôi đã làm một ebook về cụ) cũng nhờ giỏi về xem quẻ Thái Ất mà có thể tiên liệu trước rất nhiều việc đại sự của đất nước tới tận 500 năm sau. Dân gian truyền tụng câu sấm của cụ trạng viết về sự kiện giải phóng thủ đô (10/10/1954). (trích trong bài Sấm Truyền – NBK): Cửu cửu càn khôn dĩ định Thanh minh thời tiết hoa tàn Trực đáo dương đầu mã vĩ Hồ binh bát vạn nhập Tràng An II. Thái Ất – Định nghĩa và Tìm hiểu Thái Ất thần kinh hay Thái Ất là một trong ba môn học xếp vào tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn). Thái Ất tức là Thái Nhất, tên gọi khác của Thần Bắc cực. Trong tam thức, Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất, đến con người. Theo một số sách bói kinh điển, Thái Ất là tôn thần của thiên đế, ở trước sao Bắc thần, chủ sai khiến 16 thần. Sao Thái Ất chủ về dự đoán gió mưa, hạn hán lụt lội, chiến tranh đói rét bệnh tật, xem tình hình trong nước, sao Thái Ất chủ sự hưng vong, lịch số dài ngắn. 1 Ðối tượng dự trắc 2 Cách lập quẻ o 2.1 Số niên cục o 2.2 Số nguyệt cục

Quẻ Thái Ất

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Que Thai At

Citation preview

Page 1: Quẻ Thái Ất

  THÁI ẤT THẦN KINH

I. Quẻ Thái Ất 

Tử Vi có lẽ nhiều người biết đến chứ Thái Ất có lẽ còn ít người biết. Tôi biết đến Thái Ất cũng rất tình cờ, nghe Audio Ngoại cảm có thấy nhắc đến phương pháp xem vận mệnh trời đất, quốc gia bằng Thái Ất. Thế là tò mò, tôi tìm hiểu cho bằng được và thu thập tài liệu về cách xem bói này.

Thái Ất là môn khoa học nghiên cứu sự chuyển dời của các vì sao trên bầu trời và tác động của nó đối với con người, thiên nhiên hay quốc gia, dân tộc. Chính vì thế đối tượng của Thái Ất rộng lớn hơn, tổng quát hơn Tử Vi.

Ở Việt Nam, số người giỏi về Tử Vi thì nhiều, giỏi và hiểu biết về Thái Ất thì chỉ trên đầu ngón tay. Nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng – TT NC TN CN là người rất giỏi về Thái Ất, và chắc chắn chú ấy có thể tham gia đóng góp những ý kiến quý báu đối với sự định hướng phát triển của đất nước. Ngày xưa cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (tôi đã làm một ebook về cụ) cũng nhờ giỏi về xem quẻ Thái Ất mà có thể tiên liệu trước rất nhiều việc đại sự của đất nước tới tận 500 năm sau.

Dân gian truyền tụng câu sấm của cụ trạng viết về sự kiện giải phóng thủ đô (10/10/1954). (trích trong bài Sấm Truyền – NBK):

Cửu cửu càn khôn dĩ địnhThanh minh thời tiết hoa tànTrực đáo dương đầu mã vĩHồ binh bát vạn nhập Tràng An

II. Thái Ất – Định nghĩa và Tìm hiểu

 Thái Ất thần kinh hay Thái Ất là một trong ba môn học xếp vào tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn).

Thái Ất tức là Thái Nhất, tên gọi khác của Thần Bắc cực.

Trong tam thức, Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất, đến con người.

Theo một số sách bói kinh điển, Thái Ất là tôn thần của thiên đế, ở trước sao Bắc thần, chủ sai khiến 16 thần. Sao Thái Ất chủ về dự đoán gió mưa, hạn hán lụt lội, chiến tranh đói rét bệnh tật, xem tình hình trong nước, sao Thái Ất chủ sự hưng vong, lịch số dài ngắn.

1 Ðối tượng dự trắc 2 Cách lập quẻ

o 2.1 Số niên cục o 2.2 Số nguyệt cục o 2.3 Số nhật cục o 2.4 Số thời cục

3 An các sao chính 4 Cách đoán quẻ 5 Lưu ý 6 Tham khảo

a. Ðối tượng dự trắc

Theo Lê Quý Ðôn (1726-1784), xem Thái Ất có bốn cách:

1. Tuế kế (kể năm) để xem sự lành hay dữ của quốc gia. Ðó là việc của các vua và hoàng hậu làm, để sáng chính hoá, sửa đức giáo, xét cơ động, tĩnh.

Page 2: Quẻ Thái Ất

2. Nguyệt kế (kể tháng), để xem lành hay dữ. Ðó là bậc công khanh xem, để xét biện được hay mất, mà điều hoà sự hoà hay trị.

3. Nhật kế (kể ngày), để đo lường hoạ phúc trong nhân gian, sử dụng cho mọi người để xét lớn hay nhỏ, hưng hay suy.

4. Thời kế (kể giờ), để vận trù mưu kế sách lược, xác định về chủ, khách, thắng, thua. Phàm thiên văn đổi khác, các nước lân bang động hay tĩnh, thế trận hai bên có tương đương hay không, xã hội bình yên hay có giặc cướp, đều dùng Thời kế mà xem.

Lê Quý Ðôn viết:

"Thuyết ấy (Thái Ất) phần nhiều nói về binh pháp: địch ta, chủ khách, lợi hại, được mất, cái cơ thịnh suy, trị loạn; cái thế thắng thua, yên hay nguy, không điều gì là không bày rõ. Nếu hiểu lẽ ấy mà biết phòng bị, ứng phó thì có thể tìm điều lành, tránh điều dữ, tiêu hoạ, vời phúc thì, mới là người giỏi dùng sách Thái Ất vậy...Làm tướng mà không biết sách ấy thì sẽ mờ tối ở chỗ đánh hay giữ, tiến hay ngừng; không lấy gì mà quyết đoán các nghi mưu khi ra trận tuyến; làm tể tướng mà không biết sách ấy thì sẽ sai lầm ở sự động hay tĩnh, cất lên hay đặt xuống; không lấy gì để quyết đoán những nghị luận lớn cho triều đình..."

(Bài tựa cho sách Thái Ất Dị giản lục - bản dịch của Ðặng Ðức Lương, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin, Việt Nam năm 2001).

Sách Thái Ất Thần kinh tương truyền là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), (bản dịch của Nguyễn Ngọc Doãn (1912-1989) với bút hiệu là Thái Quang Việt – Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc – 2002) cũng viết:

"...Thái Ất kể ngày luận về mệnh hạn người đời. Ðo biết hoạ phúc, định luận không sai. Suy rõ mấu chốt, nên cẩn thận tinh tường, diệu ở huyền vi tỏ biết....Phép này mọi người dân gian sử dụng để đo lường hoạ phúc cho mình, vào đời dựng nghiệp lớn hay nhỏ, được hưng hay suy, biết mấu chốt mà định luận không sai về vận hạn sống trong đời sao cho hợp với đạo nhà, đạo nước và đạo học đúng nghĩa quen gọi là Ðạo Người."

và:

"...Xem Thái Ất kể giờ chú trọng vào con toán nhất, rồi xem xét các chướng ngại (tù, giam, cấp...) được sử dụng cho công việc hàng ngày, nhất là xem cho việc binh bị, chủ khách thắng thua, nước ngoài động tĩnh, vận trù kế sách; đặc biệt xem thiên văn đổi thay, xã hội bị ảnh hưởng vì mưa nắng, bão gió, giặc cướp không."

b. Cách lập quẻ

Tính số cục bao gồm niên cục, nguyệt cục, nhật cục và thời cục.

b1. Số niên cục

Mỗi nguyên tý có 72 năm. Niên cục là số từ 1 đến 72 trong mỗi nguyên tý. Người ta dùng mốc tính tích niên từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đời Thiên hoàng, cách năm CN 10.153.917 năm. Để tính số niên cục của một năm, sử dụng công thức:

1. Tính Tích niên (Tuế tích) = (số của năm xem) + 10.153.917 2. Tích niên chia 3.600 3. Phần dư của phép chia trên chia 360 4. Phần dư của phép thứ 2 chia 72 số dư của phép chia này chính là số niên cục.

Có một số thuyết tính mốc tích niên từ Trung cổ, năm Giáp Dần đến năm tuổi Việt (tuổi Việt lấy năm dương lịch là năm 2879 TCN cộng với năm xem)

Page 3: Quẻ Thái Ất

Từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đời Thiên hoàng đến Trung cổ, năm Giáp Dần cách nhau 10.141.310 năm.

Nếu dùng mốc Trung cổ, năm Giáp Dần, những vì sao xuất phát từ Thượng cổ, năm Giáp Tý thì phải thêm số doanh sai, tính toán phiền phức.

Ví dụ năm 2006 (Bính Tuất), dương cục là: Tích niên = 2006 + 10.153.917 = 10.155.923, chia tích niên cho 3.600 được số dư 323, phần dư lại chia tiếp 360 dư 323, phần dư này chia tiếp cho 72 được số dư 35. Vậy được số niên cục dương 35.

b2. Số nguyệt cục

Cục tương ứng với tháng gọi là nguyệt cục. Cách tính là lấy số tích tháng từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đến tháng xem, cộng thêm hai tháng Tý, Sửu vì người ta dùng lịch kiến Dần; hai tháng này gọi là Thiên Chính, Ðịa Chính.

Công thức tính:

1. Tính số tích tháng từ định tính so với mốc = (10.153.917 + [năm trước năm có tháng xem])*12 + 2 + [số của tháng xem]

2. Chia số Tích tháng tính được cho 360 3. Phần dư của phép chia trên chia tiếp cho 72, số dư là nguyệt cục.

Ví dụ: Tính nguyệt cục của tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000)

Từ Thượng cổ Giáp Tý đến năm trước năm có tháng xem (năm 1999) có: 10.153.917 + 1999 = 10.155.916 năm, 10.155.916 * 12 = 121.870.992 tháng. Số tháng Thiên Chính, Ðịa Chính và tháng cần xem (1) là 3, nghĩa là phải cộng thêm 3 được tổng số tháng = 121.870.992 + 3 = 121.870.995. Lấy số này : 360 dư 195, 195 : 72 dư 51. Như vậy tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) thuộc nguyên Nhâm Tý, có Nguyệt cục dương 51.

Một số thuyết tính gốc Nguyệt cục là ngày mồng một (Mậu Ngọ) tháng 11 (Bính Tý), năm Giáp Tý, năm đầu niên hiệu Nguyên Gia, vua Tống Văn Ðế nhà Tống (420-479) ở Trung Quốc thời kỳ Nam-Bắc triều (Tương ứng với ngày 7 tháng 12 năm 424). Sách Thái Ất dị giản lục có ghi cách tính này.

Ví dụ: Tính Nguyệt cục của tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000)

Từ tháng Bính Tý năm Giáp Tý (năm 424) đến tháng Ất Hợi (tháng trước tháng Bính Tý) năm Kỷ Mão (năm 1999) có: (2000-1) – 423 = 1.576 năm. Lấy số năm (1.576) * 12 được 18.912 tháng (mỗi năm 12 tháng). Từ tháng tháng Bính Tý năm Kỷ Mão (1999) đến tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) có 3 tháng. Vậy số Tích tháng = 18.912 + 3 = 18.915. Lấy số này chia cho 360 dư 195. Lấy dư số chia cho 72 dư 51. Như thế tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) thuộc nguyên Nhâm Tý, dương có Nguyệt cục dương 51.

Nguyên tắc: niên cục dương thì nguyệt cục cũng dương; niên cục âm thì nguyệt cục cũng âm.

b3.Số nhật cục

Phương pháp tính:

1. Sau tiết Đông chí, tìm ngày Giáp Tý đầu tiên gần nhất sau Ðông chí năm trước, lấy đó làm gốc đếm trở đi, tích cho đến ngày xem, được bao nhiêu là số tích ngày.

2. Chia số tích ngày đó cho 360 phần dư lại tiếp tục chia cho 72, còn dư lại bao nhiêu chính là nhật cục.

3. Theo sách Thái Ất thần kinh, chỉ có thời kế là có phân biệt âm cục, dương cục.

Page 4: Quẻ Thái Ất

Một số thuyết áp dụng cục âm dương trong Thái Ất kể ngày. Cục âm, dương tính như sau: Từ Đông chí đến trước ngày Hạ chí, là dương cục; từ Hạ chí đến trước ngày Đông chí, thuộc âm cục (chú ý tính ngày phải xét đến cả giờ chuyển tiết, khí)

Thí dụ: Tính nhật cục ngày 14 tháng 12 năm 1992 dương lịch.

Tính Nhật cục theo Thái Ất thần kinh:

Ngày Ðông chí năm trước: 22 tháng 12 năm 1991

Ngày Giáp Tí đầu tiên gần nhất sau Ðông chí năm trước là ngày 18 tháng 02 năm 1992 (Ngày Giáp Tí (15) tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Thân)

Số ngày tích lại: 14/12/1992 - 18/02/1992 + 1 = 301 đem chia cho 360 được số dư 301. Số dư chia tiếp cho 72 được số dư là 13.

Vậy ngày 14/12/1992 có Nhật cục 13.

Có thuyết tính mốc tích ngày là ngày Giáp Tí (01) tháng Giáp Tí (11), năm Quý Hợi thuộc niên hiệu Cảnh Bình đời Tống tương ứng với ngày 19 tháng 12 năm 423 theo dương lịch.

Trước hết tính số ngày từ gốc là ngày 19 tháng 2 năm 423 tới ngày 18 tháng 2 trước ngày xét và tính được tròn số từ năm 423 tới năm xét.

Tiếp đó người ta sử dụng công thức tính làm tròn ngày tích 365,2425 ngày/năm với số năm.

Bước tiếp theo tính số ngày lẻ từ ngày 19 tháng 2 tới ngày xét.

Lấy tổng số ngày (số tích ngày) chia 360 lấy dư. Lại chia tiếp 72 lấy dư làm số Nhật cục.

Có thuyết quy định tính Tích Nhật dựa vào Tích Nguyệt. Sách Thái Ất dị giản lục có ghi cách tính này.

b4.Số thời cục

Cách tính:

1. Cục âm dương của thời cục cũng tính như Nhật cục 2. Số giờ từ ngày Giáp Tí hoặc Giáp Ngọ gần nhất sau Ðông chí năm trước đến ngày, giờ muốn tính 3. Chia số giờ đó cho 360, số dư lại chia tiếp 72 số dư chính là Thời cục.

Ví dụ: Tính thời cục giờ Nhâm Tý, ngày Mậu Tuất (23 tháng 1 năm 1992)

Ngày Giáp Ngọ gần nhất sau Ðông chí là 19 tháng 1 năm 1992. Số ngày tích lại = 23/01/1992 - 19/01/1992 = 4. Số tích giờ 4*12 = 48 giờ. Cộng thêm 1 giờ của ngày Mậu Tuất là 49 giờ. 49 chia 360 dư 49, lại chia 49 cho 72 dư 49. Ngày 23 tháng 1 năm 1992 sau Đông chí thuộc dương cục. Vậy tính được Thời cục 49 Dương.

Cách tính số Niên cục, Nguyệt cục, Nhật cục, Thời cục gọi là Tứ kế (Tuế kế, Nguyệt kế, Nhật kế, Thời kế)

c. An các sao chính

1. Thái Ất 2. Tiểu Du Thái Ất, Tiểu Du Thiên Mục và Đại Du. 3. Thái Tuế

Page 5: Quẻ Thái Ất

4. Thần Hợp 5. Kể Định (Kể Mục) và Toán Định 6. Kể Thần 7. Thái Âm 8. Văn Xương 9. Thủy Kích 10. Toán Chủ - Toán Khách 11. Đại Tướng Chủ 12. Đại Tướng Khách 13. Tham Tướng (Tiểu Tướng) Chủ và Khách 14. Ngũ Phúc 15. Quân Cơ 16. Thần Cơ 17. Dân Cơ 18. Tứ Thần 19. Thiên Ất 20. Địa Ất 21. Trực Phù (Phép Tôn) 22. Phi Phù 23. Phi Lộc Phi Mã 24. Hạn Dương Cửu 25. Hạn Bách Lục – Vào quẻ

d. Cách đoán quẻ

Sau khi an được quẻ Ất, căn cứ vào tính lý các cung, sao, căn cứ thuyết âm dương, ngũ hành sinh khắc, quy luật sinh vượng, chú ý các trạng thái vô thường của Thái Ất, nếu có và tùy theo lập quẻ Ất kể năm, kể tháng, kể ngày hay kể giờ mà tiến hành luận đoán.

Trong trường hợp lập quẻ Ất kể ngày xem mệnh, còn phải hạn Dương cửu, hạn Bách Lục, căn cứ quẻ, hào Kiếp Sống tìm được, để dự đoán đời sống tiến lui lành dữ; căn cứ quẻ, hào Thái Tuế lưu niên tìm được, để dự đoán các việc và khi nào xảy ra trong năm ấy.

e. Lưu ý

Cũng mang tên môn Thái Ất còn có Thái Ất thần quẻ, là phương pháp ứng dụng Dịch lý để lập quẻ dự đoán bằng hình thức lắc hào. Quẻ gồm có năm hào, mỗi lần gieo một đồng tiền để xin Âm Dương cho từng hào, khác với môn Thái Ất này, không trình bày ở đây.

f. Tham khảo

Bằng tiếng Việt: Truyền lại đến ngày nay có hai bộ Thái Ất do hai soạn giả đồng thời vào thế kỷ 18:

o Một bộ là Huyền Phạm tiết yếu của Phạm Ðình Hổ (1768-1840) sửa lại bộ Huyền Phạm của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Cuốn này được Nguyễn Ngọc Doãn (1912-1989) với bút hiệu là Thái Quang Việt dịch sang quốc âm năm 1972; Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc phát hành với tên gọi Thái Ất Thần kinh ghi tên tác giả là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 2002, Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc cho tái bản sách Thái Ất Thần kinh được sửa chữa, bổ sung thêm những phần thiếu sót.

o Bộ thứ hai là Thái Ất Dị giản lục của Lê Quý Ðôn (1726-1784). Sách này được Ðặng Ðức Lương dịch, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin in năm 2002.

Có người còn có Thái Ất diễn quái bí lục của Nguyễn Xuân Quang, nhưng ít thấy bán trên các hiệu sách tại Việt Nam.

Bằng tiếng Trung: o Thái Ất kim kính thức kinh

Page 6: Quẻ Thái Ất

o Thái Ất thống tông bảo giám o Thái Ất thống tông đại toàn

Những sách này ít thấy bán trong các cửa hiệu sách ở Việt Nam.

III. Thuật toán thái ất Trong các bài tôi viết sau đây, Sách “Thái ất dị giản lục” , tác giả : Lê Quý Ðôn, người dịch: Ðặng Ðức Lương, NXB Văn Hoá, Hà Nội, 2001 - viết tắt là TADGL. Sách “Thái Ất thần kinh” , Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn với tên gọi là "Huyền phạm", Ðông Dã Tiều Phạm Ðình Hổ sửa lại thành "Huyền Phạm tiết yếu", người dịch: Thái Quang Việt, NXB Văn Hoá dân tộc, Hà Nội, 2002 - viết tắt là TATK. '''''''''''''''

nguyenvu đã viết:

                    SỐ NGUYỆT CỤC Cục tương ứng với tháng gọi là nguyệt cục. Công thức: 1.Tính số tháng từ định tính so với mốc 2.Chia số tháng tính được cho 360 3. Phần dư của phép chi trên chia tiếp cho 72 Dư bao nhiêu chính là nguyệt cục Gốc tính nguyệt cục là ngày mồng một tháng giáp tý, năm giáp tý thuộc triều đại nguyên gia thời nhà Tống Trung quốc (Tương ứng với ngày 7 tháng 12 năm 424 sau công nguyên) Ví dụ: Tính nguyệt cụ của tháng mậu dần năm canh thìn (2000) Từ tháng Giáp tý năm giáp tý ( năm 424) đến tháng quý hợi ( trước tháng giáp tý) năm kỷ mão ( năm 1999) Ta có: 1999-424= 1575 năm 12*1575=18.900 tháng ( 1 năm 12 tháng) Từ tháng giáp tý năm kỷ mão(1999) đến tháng mậu đần năm canh thìn (2000) có 3 tháng Vậy số tổng tháng =18.900+3=18.903 18.903 : 360 dư 183 183 : 72 dư 39. Vậy ta nói Năm 2000 thuộc nguyên Nhâm tý dương tháng bính dần có nguyệt cục dương 39 Nguyên tắc: niên cục dương thì nguyệt cục cũng dương.

…………… Cách tính này cũng thống nhất với phần tương ứng trình bày trong cuốn TADGL, trang 51. Song phần hướng dẫn cách tính cụ thể ở ví dụ của bác NguyenVu, nếu tính như vậy sẽ bị “hụt” 1 năm, tức lệch đi 12 tháng và như vậy Nguyệt cục giảm đi 12 (hoặc tăng 60) số. Lý do có thể là: Trên nguyên tắc “Gốc tính nguyệt cục là ngày mồng một tháng giáp tý, năm giáp tý thuộc triều đại Nguyên Gia thời nhà Tống Trung quốc (Tương ứng với ngày 7 tháng 12 năm 424 sau công nguyên) “ thì phải tính từ năm 424 cho đến năm trước năm xem, nghĩa là chỉ trừ đi 423 (hoặc làm phép trừ đi 424 nhưng rồi lại cộng thêm 1). Được bao nhiêu, đem nhân với 12 rồi cộng với 2 và cộng với số của tháng xem.

Theo tôi, tính nguyệt cục của tháng mậu dần năm canh thìn (2000) phải là: Từ tháng Giáp tý năm giáp tý ( năm 424) đến tháng quý hợi ( trước tháng giáp tý) năm kỷ mão ( năm 1999) Ta có: (2000-1)-423= 1576 năm 12*1576=18.912 tháng ( 1 năm 12 tháng) Từ tháng giáp tý năm kỷ mão (1999) đến tháng mậu đần năm canh thìn (2000) có 3 tháng

Page 7: Quẻ Thái Ất

Vậy số tổng tháng =18.912+3=18.915 18.915 : 360 dư 195 195 : 72 dư 51. Vậy ta nói Năm 2000 thuộc nguyên Nhâm tý dương tháng bính dần có nguyệt cục dương 51

……………………

Trong sách TATK, cuốn 6 “Bầu trời Thái Ất”, tại trang 359, phần “Cách tính kể tháng Thái Ất” ghi rằng:

Kể Tháng, lấy số tích tháng từ Thượng Cổ Giáp Tý đến tháng xem, cộng thêm 2 tháng Giáp Tý và Ất Sửu của năm Quý Hợi - trước năm Giáp Tý – Vì năm Giáp Tý khởi từ tháng Bính Dần – Hai tháng này trong sách gọi là Thiên Chính, Địa Chính. Thực tế, ta dùng Vòng Kỷ Dư của năm xem, lấy 12 mà nhân lên rồi cộng thêm 2 tháng. Lấy 360 mà trừ dần (chia dễ hơn), số không hết lại lấy 72 mà trừ, số dư là cục - rồi tính theo Nguyên Cục đã dẫn trên.

Theo cách này, tìm nguyệt cục tháng Giêng năm Canh Thìn (năm 2000 DL): Ta có: (2000 - 1) + 10.153.917= 10.155.916 năm 10.155.916 : 360 dư 316 12*316 =3.792 tháng ( 1 năm 12 tháng) Từ tháng giáp tý năm kỷ mão (1999) đến tháng mậu đần năm canh thìn (2000) có 3 tháng Vậy số tổng tháng =3.792+3=3.795 3.795 : 360 dư 195 195 : 72 dư 51. Vậy tháng Giêng (Bính Dần) năm 2000 thuộc nguyên Nhâm tý, dương có nguyệt cục dương 51.

………………… “Như tìm tháng Giêng , năm Canh Ngọ, niên hiệu Chính Trị thứ mười ba. Tương đương với năm thứ tư niên hiệu Long Khánh” ( 1570 DL) – trang 51 sách TADGL:

+ Tính theo hướng dẫn trong sách TADGL: Từ tháng Giáp tý năm giáp tý ( năm 424) đến tháng Ất hợi năm Kỷ Tỵ ( năm 1569) Ta có: (1570-1)-423= 1146 năm 12*1466=13.752 tháng Từ tháng Bính tý năm kỷ Tỵ (1569) đến tháng Mậu đần năm canh Ngọ (1570) có 3 tháng Vậy số tổng tháng =13.752+3=13.755 13.755 : 360 dư 75 755 : 72 dư 3. Vậy tháng Giêng (Mậu Dần) năm Canh Ngọ (1570), dương có nguyệt cục dương 3 (kết quả tính trình bày tại trang 52 sách TADGL)

+ Tính theo hướng dẫn của bác NguyenVu

Từ tháng Giáp tý năm giáp tý ( năm 424) đến tháng Ất hợi năm Kỷ Tỵ ( năm 1569) Ta có: 1569-424= 1145 năm 12*1465=13.740 tháng Từ tháng Bính tý năm kỷ Tỵ (1569) đến tháng Mậu đần năm canh Ngọ (1570) có 3 tháng Vậy số tổng tháng =13.740+3=13.743 13.743 : 360 dư 63 Vậy tháng Giêng (Mậu Dần) năm Canh Ngọ (1570), dương có nguyệt cục dương 63

+ Tính theo hướng dẫn trong sách TATK:

Ta có: (1570 - 1) + 10.153.917= 10.155.486 năm 10.155.486 : 360 dư 246 12*246 =2.952 tháng ( 1 năm 12 tháng)

Page 8: Quẻ Thái Ất

Từ tháng Bính tý năm kỷ Tỵ (1569) đến tháng Mậu đần năm canh Ngọ (1570) có 3 tháng. Vậy số tổng tháng =2.952+3=2.955 2.955 : 360 dư 755 75 : 72 dư 3. Vậy tháng Giêng (Mậu Dần) năm Canh Ngọ (1570), dương có nguyệt cục dương 3 ‘’’’’’’’R 17;’’’’’’’’& #8217;’’’’’’ Nhân đây, tôi muốn bàn thêm về “Gốc tính nguyệt cục là ngày mồng một tháng giáp tý, năm giáp tý thuộc triều đại Nguyên Gia thời nhà Tống Trung quốc (Tương ứng với ngày 7 tháng 12 năm 424 sau công nguyên) “: “Gốc tính nguyệt cục” này chắc là dựa theo một sách Thái Ất viết từ thời nhà Tống, nhà Minh mà tác giả muốn chọn “gốc” ở năm gần nhất. Việc chọn “Gốc tính nguyệt cục” này sẽ bất lợi khi tính nguyệt cục cho tháng, năm xem trước ngày 7 tháng 12 năm 424 DL, khi số bị trừ nhỏ hơn số trừ. Tất nhiên có thể cộng thêm một số điều chỉnh nào đó (là bội số của 360). Như vậy xem ra “Gốc tính nguyệt cục” mà sách TATK nêu ra dễ chấp nhận hơn, chẳng phải nhớ năm nào thuộc triều Tống hay triều Minh cả!

‘’’’’’’’R 17;’’’’’’’’& #8217;

Cách tính của tôi có gì chưa đúng, mong được bác cho ý kiến.

Lê Minh Chi.Cụ Lê Quý Ðôn đã viết trong Bài tựa cho sách “Thái Ất Dị giản lục” :” Thuyết ấy (Thái Ất) phần nhiều nói về binh pháp: địch ta, chủ khách, lợi hại, được mất, cái cơ thịnh suy, trị loạn; cái thế thắng thua, yên hay nguy, không điều gì là không bày rõ. Nếu hiểu lẽ ấy mà biết phòng bị, ứng phó thì có thể tìm điều lành, tránh điều dữ, tiêu hoạ, vời phúc thì, mới là người giỏi dùng sách Thái Ất vậy… Làm tướng mà không biết sách ấy thì sẽ mờ tối ở chỗ đánh hay giữ, tiến hay ngừng; không lấy gì mà quyết đoán các nghi mưu khi ra trận tuyến; Làm Tể tướng mà không biết sách ấy thì sẽ sai lầm ở sự động hay tĩnh, cất lên hay đặt xuống; không lấy gì để quyết đoán những nghị luận lớn cho triều đình…”

Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng dạy rằng xem Thái Ất có bốn cách: ”a. Xem về Năm là Tuế Kể: Đó là phép xem sự lành dữ trước nhất liên quan tới quốc gia dân tộc mà xưa ở thời quân chủ thì trực thuộc công việc của vua chúa và hoàng hậu, xem cơ phát sẽ làm sáng chính hóa, sửa mới và thay đổi đức giáo, lại xét cơ phát về động tĩnh an nguy thịnh vong của quốc gia - của Vua chúa – trải qua 4 phương động tĩnh. b. Xem về Tháng là Nguyệt Kể: Đó là xét xem lành dữ của kẻ sĩ và các bậc công khanh, xét sự được mất trong việc giúp nước, làm sao tìm ra cái lẽ hòa trong mối trị loạn, suy cứu sự giàu sang, còn mất. c. Xem về Ngày gọi là Nhật Kể: Phép này mọi người dân gian sử dụng để đo lường họa phúc cho mình, vào đời dựng nghiệp lớn hay nhỏ, được hưng hay suy, biết mấu chốt mà định luận không sai về vận hạn sống trong đời sao cho hợp đạo nhà, đạo nước và đạo học đúng nghĩa quen gọi là Đạo Người. Trong bộ Thái Ất Thần Kinh có cuốn chính bản số IV để tính Kể Ngày và cuốn 6 lập Quẻ Ngày. d. Xem về Thời giờ gọi là Thời Kể: Xem thời giờ Thái Ất chú trọng vào con toán nhất, rồi xét các chướng ngại được sử dụng cho công việc làm ăn hàng ngày, nhất là để xem cho việc binh bị, chủ khách thắng thua, nước ngoài động tĩnh, vận trù kế sách; đặc biệt xem thiên văn đổi thay, xã hội lớn nhỏ bị ảnh hưởng về mưa, nắng, bão, gió, động đất, có giặc cướp ập đến hay không, và nhiều chuyện bất ngờ có thể xảy đến, đều được phép Thời Kể dự báo trước.”

Môn Thái Ất huyền diệu là thế mà tiếc thay, chẳng có mấy người quan tâm. Mà cũng tiếc cho công sức, sự nhiệt tình của các anh Thiên Sứ, Nguyên Vũ, Lê Minh Chi sưu tầm tài liệu, viết bài về Thái Ất. Cứ như thế này thì không khéo môn Thái Ất thất truyền trong công đồng người Việt mình mất. Tiếc thật! Tiếc thật!

Mấy lời xin chia sẻ, có gì không phải, xin quý vị bỏ quá cho!

Page 9: Quẻ Thái Ất

Tôi và bác NguyenVu, dù tuổi khá cao, dù gối mỏi, chân chồn cũng sẽ "cố nuôi lửa nhiệt tình và lòng kiên trì, thủy chung với môn Thái Ất" và sẽ nuôi, sẽ giữ đến khi nào... không nuôi, không giữ nổi thì mới thôi. Xin quý vị đừng nói "truyền dạy, hướng dẫn cho chúng tôi cách lập và luận đoán quẻ Thái Ất", chỉ nên "chúng ta cùng học Thái ất trên mạng" như lời bác NguyenVu mà thôi. Như tôi đã có dịp nói cùng quý vị, tôi cũng chỉ mới tìm hiểu môn Thái Ất qua hai cuốn sách về môn này đang lưu hành khá rộng rãi ở VN là "Thái Ất TK" và "Thái Ất DGL". Chính các bác NguyenVu và ThienSu mới là người tinh thông môn Thái Ất, có nhiều sách quý về môn này, cả sách in bằng tiếng Việt và sách in bằng tiếng Hán như bác ấy từng giới thiệu: ".... Tài liệu nghiên cứu: Phần tiếng Việt -     Thái ất giản dị lục của Lê quí Ðôn -     Thái ất thần kinh tương truyền của Nguyễn Bỉnh Khiêm -     Thái ất diễn quái bí lục của Nguyễn Xuân Quang Phần tiếng hán -     Thái ất kim kính thức kinh -     Thái ất thống tông bảo giám -     Thái ất thống tông đại toàn " Nay tôi phụ giúp cho bác NguyenVu "đưa lên phần tính chất các sao,các quan hệ giữa các sao, 72 dương, âm cục Thái ất". Nếu có chậm trễ, sơ xuất hay sai sót gì, xin quý vị góp ý và lượng thứ!Cháo mới tham gia vô cái forum này và thấy rất thích thú với Thái Ất Độn Giáp. Nhưng cháo chưa có hiểu cái phần tính SỐ NIÊN CỤC. Làm sao mà mình được 33

----------------------------------------------------

SỐ NIÊN CỤC Mỗi nguyên tý có 72 năm. Niên cục là số từ 1 đến 72 trong mỗi nguyên tý Để tính số niên cục của một năm ta sử dụng công thức 1. Tích niên chia 3600 2. Phần dư của phép chia trên chi 360 3. Phần dư của phép thứ 2 chia 72 số dư chủa phép chia này chính là số niên cục Tích niên được định nghĩa =số năm hiện tại + 10.153917 Tức là người ta dung mốc tính tích niên từ năm giáp tý đời Thiên hoàng. Có một số thuyết tính cộng với số khác 10.153.917 sau này khi viết CT thì kiểm nghiệm lại điều này là việc làm trước đây tiền nhân rất khó làm. Ví dụ năm 2004 (Giáp thân) Tra bảng thuộc năm dương cho nên là dương cục Tích niên=2004+10.10.153.917 Chia tích niên cho 3600, phần dư lại chi tiếp 360, phần dư lại chia tiếp 72 được 33 Vậy là số niên cục dương 33 ------------------------------------ Xin mọi người chỉ dùm cách tính ra sao. Cám ơn rất nhiều.Sách Thái Ất Thần Kinh chép ngoài Thời Kể thì không dùng Cục Âm cho các Kể khác. Về mốc tính Nhật cục, Sách Thái Ất Thần Kinh chép là sau Đông Chí năm trước, chọn ngày Giáp Tý gần nhất để làm mốc tính.

Như vậy cách tính của anh khác với cách tính chép trong sách Thái Ất Thần Kinh ?

Xin anh và các Quý Vị biết về thiên văn và Lịch pháp, cách tính nào đúng hơn?

nguyenvu đã viết:Thí dụ: Tính nhật cục ngày 14/12/1992 dương lịch.Đầu tiên ta tính số ngày từ gốc 19/2/423 đến 18/1/1992 trước. vậy ta tính tròn số năm phải xét 1992-423 =1569 năm Tiếp đó ta sử dụng công thức tính ngày làm tròn ngày

Page 10: Quẻ Thái Ất

(1569*365,2422)-10=573.055 ngày Bước tiếp theo ta tính số ngày từ 19/1/1992 đến ngày 14/12/1992. Từ 19/1/92 đến 31/1/92 có 13 ngày. Tháng 2 có 29 ngày Tháng 3 có 31 ngày, tháng 4 có 30 ngày, tháng 5 có 31 ngày, tháng 6 có 30 ngày, tháng 7 có 31 ngày, tháng 8 có 31 ngày, tháng 9 có 30 ngày, tháng 10 có 31 ngày, tháng 11 có 30 ngày. Từ 1/12/92 đến 14/12/92 có 14 ngày Cộng lại 331 ngày Tổng số ngày là 573.055+331=573.386 ngày chia 360 dư 266 ,lại chia tiếp 72 dư 50. Vậy ngày 14/2/1992 sau đông chí nên có dương cục 50.

Có lẽ có sự nhầm lẫn ở đây! Anh đang làm ví dụ tính tích nhật để tính Thái Ất kế ngày cho ngày 14/12/1992. Ngày 14/12/1992 phải là trong khoảng "Từ Hạ chí đến trước Ðông chi" (Ngày Ðông chí 22/12/1992 sẽ sau đó 8 ngày) nên theo qui tắc anh dẫn ra, phải là âm cục!

- kính chào các bác, môn kỳ môn đọn giáp này cực xương xẩu, tôi có vài cuốn , nhưng trong số đó có cuốn kỳ môn độn giấp của tác giả nguyễn văn bảo xuất bản 1952, vì ngày xưa kỹ thuật in không được tốt, và sách của tôi do photo lại nên rất khó đọc, tôi thấy cuốn này viết khá hoàn chỉnh, nhưng có 1 thắc mắc xin nêu ra đây mong các đaih sư giải thích - việc các sách thái ất giấp ở việt nam khi lấy dùng giờ để độn, việc âm dương độn, lấy cục theo tiết khí là giống với sách tàu. nhưng có 1 điểm lạ là trong sáchcủa ta khi dùng giờ để độn, chỉ có duy nhất là 1 sao sa địa bàn và 1 cửa để an cát hung, còn sách tàu thì khi lấy 1 giờ nào đó để xem việc, thì tất cả các sao thiên bàn đều dịch chuyển, các cửa cũng dịch chuyển, để từ đó họ có sự lựa chọn PHƯƠNG VỊ, các bác cứ xem trong cuốn thiên thời địa lợi nhân hoà thì mới biết việc dùng kỳ môn độn giáp của tàu khác sách của ta rất nhiều.

IV. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và sách "Thái Ất thần kinh"

Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân hợi (1491-1585) thuộc đời vua Lê Thánh Tông Hồng Ðức thứ 22 tại thôn Trung An, làng Cổ an huyện Vĩnh Bảo Hải Dương. Thân phụ cụ Văn Ðình, thân mẫu con gái Hộ bộ thượng thư Nhữ văn Lân, được phong là Từ thục phu nhân. Bà giỏi văn chương và tài học về Lý số. Biết trước những gì có thể xảy ra và mộng lớn con cái nên danh phận không thể chờ thờị Sau nầy Nguyễn Du đã viết "xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều" . Nguyễn Bỉnh Khiêm học giỏi tính toán biết nhà Lê trung hưng , nên chờ đúng số đến năm 44 tuổi thi đỗ Giải Nguyên đời nhà Mạc (1527-1592) làm việc bên cạnh Tả thị Lang, Ðông Các Ðại Học Sĩ, làm quan được 8 năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần không được vua nghe cụ xin cáo quan năm 1542 về ở ẩn lập Am gọi Bạch Vân Am và hiệu Bạch Vân Cư Sĩ mở trường dạy học cạnh sông Hàn giang còn có tên Tuyết giang nên học trò gọi ông "Tuyết giang Phu tử " thơ mang triết lý của Thái Ất "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao"

Ngư ông bất ngộ Ðào Nguyên khách Khởi thức hưng vong thế cổ kim hay Nhàn trung hoa thảo túc Cung xuân Tà dương độc lập đô vô sự

Lúc trẻ ông học với Lương Ðắc Bằng được truyền cho quyển Thái ất thần kinh từ đó ông tinh thông về Lý học,Tướng số ..Dù Nguyễn Bỉnh Khiên không còn làm quan nhưng vua Mạc Phúc Hải ( 562 -1546) phong cho ông tước Trình Nguyên Hầu vào năm Giáp thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn nghành lý học, giống như (Trình Y Xuyên,Trình Minh Ðạo bên Trung Hoa). Sau đó được thăng chức Thương thư bộ Lại tước hiệu Trình quốc Công. Từ đó người đời gọi ông là Trạng Trình. Nhờ học tính theo Thái ất, tiên đoán được biến cố trước và sau 500 năm. Người Trung Hoa khen Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm " An Nam lý học hữu Trình Tuyền"

Ông về ở ẩn có nhiều thi giờ nghiên cứu về lý số với thiên tài "thần thông" có khả năng siêu quần, quán chúng về thấu thị, về thần giao cách cảm..

Page 11: Quẻ Thái Ất

Thơ văn của ôngï còn lại hơn 100 bài trong bộ Bạch Vân Thi Tập, được dịch ra chữ quốc ngữ , thơ mang nặng tình người ông cùng người làng lập ra"trung tâm quán" cứu giúp người nghèo, khuyên người giàu biết điều nhân nghĩa

Trạng Trình có 3 người vợ và 12 người con (7 trai 5 gái) các con trai đều có chức tước sau nầỵ Cụ mất năm 1585 hưởng thọ 94 tuổị ---------- Lê Minh Chi sưu tầm và giới thiệu. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) nhà thông thái triết học lớn Hoàng Điệp Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng). Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc (cháu ngoại quan thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn, cả hai thân mẫu đều là những người có văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương. Nhất là phụ mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tương truyền bà là người giỏi giang văn tài và tinh thông địa lý, tướng số. Ngay từ khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cất tiếng khóc chào đời, thấy con mình có tướng mạo khác thường, bà đã dốc lòng đào tạo con trai thành một tài năng giúp nước, cứu đời. Niềm thôi thúc đó khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm tìm được thầy học có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Với trí tuệ mẫn tiệp, thông minh từ nhỏ, lại gặp thầy giỏi khác nào như rồng gặp mây. Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm thành tài năng kiệt xuất nổi tiếng. Và sau này, tài học vấn uyên thâm của ông đã vượt xa thầy. Tương truyền Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học, đã đem sách Thái ất thần kinh ra dạy cho học trò, nhưng có những điều trong sách ấy Lương Đắc Bằng cũng không hiểu được mà chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này mới tinh thông.

Lớn lên trong một giai đoạn lịch sử nhà Lê suy thoái, các phe phái trong triều đố kỵ, chém giết lẫn nhau. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra một triều đại mới. Thế là suốt cuộc đời thanh niên trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trong ẩn dật, không thi thố được tài năng. Mãi tới năm 1535. Lúc này đã 45 tuổi, ông mới đi thi. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu và đỗ Trạng nguyên. Từ đấy, ông làm quan với tân triều, nhà Mạc phong chức Tả thị lang (chức đứng hàng thứ ba trong bộ Hình). Triều đình nhà Mạc rất trân trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông hy vọng triều đại nhà Mạc có thể xây dựng lại đất nước. Lúc này, Mạc Đăng Dung đã nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh và rút về làm Thái thượng hoàng. Doanh là người tỏ ra có chí khí đảm lược. Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà học giả uyên thâm, một trí thức dân tộc đã nhìn thấy điều đó. Và ông hy vọng: với nhân vật này, triều đại mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng rối ren mà vua tôi nhà Lê và các tập đoàn phong kiến trước đó gây ra.

Nhưng niềm tin đó bị thất vọng. Là một học giả, học rộng biết nhiều, trong thơ ông hay nhắc tới sự thăng trầm "thương hải biến vi tang điền" (biển xanh biến thành nương dâu) của trời đất, tạo vật và cuộc đời trôi nổi như "phù vân". Ông thương xót cho "vận mệnh" quốc gia và cảm thông sâu sắc tình cảnh của "dân đen", "con đỏ". Ông thật sự mong muốn đất nước thịnh vượng, thái bình. Tương truyền, hình như để tránh những cuộc binh đao khói lửa, tương tàn cho chúng dân và nhìn thấy trước thời cuộc, "vận mệnh" của đất nước trong hoàn cảnh ấy chưa thể có những lực lượng đảm đương được việc thống nhất, nên khi các tập đoàn phong kiến đến hỏi kế sách, ông đều bày cho họ những phương sách khác nhau để giữ thế "chân vạc". Năm 1568, Nguyễn Hoàng thấy anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm sát hại, lo cho "số phận" nên đã ngầm cho người hỏi kế an thân, Nguyễn Bỉnh Khiêm nói: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (ngụ ý nói: Dựa vào một dải Hoành sơn có thể lập nghiệp được lâu dài). Thế là Nguyễn Hoàng tức tốc xin anh rể là Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa (từ Đèo Ngang trở vào).

Tại Thăng Long, thời ấy chúa Trịnh cũng ra sức ức hiếp vua Lê và muốn phế bỏ, liền cho người hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không trả lời và lẳng lặng dẫn sứ giả ra thăm chùa và nói với nhà sư: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản", ngụ ý muốn khuyên chúa Trịnh cứ tôn phò nhà Lê thì quyền hành tất giữ được. Nếu tự ý phế lập sẽ dẫn đến binh đao. Còn đối với nhà Mạc, sau những cuộc chiến tranh liên miên, phải bỏ chạy lên Cao Bằng thế thủ, vua Mạc cho người về hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông đã trả lời: "Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thể" (Cao Bằng tuy đất hẹp, nhưng có thể giữ được vài đời). Quả nhiên, mãi đến năm 1688, sau ba đời giữ đất Cao Bằng, nhà Mạc mới bị diệt. Các truyền thuyết trên đây muốn

Page 12: Quẻ Thái Ất

chứng tỏ rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có tài tiên đoán, đo nắm được bí truyền của sách Thái ất thần kinh. Vả lại còn truyền thuyết nữa về Trạng Trình với tập Trình quốc công sấm ký. Tương truyền trong tập sách đó, ông đã tiên tri và biết trước các sự việc nhân tình thế thái, thời cuộc xảy ra "năm trăm năm sau". Thực, hư thế nào, còn là vấn đề cần phải nghiên cứu khẳng định hay phủ định của các nhà học giả Việt Nam sau này để trả lại giá trị xứng đáng cho Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đương nhiên, một điều cần khẳng định: Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sự là nhà học giả "thượng thông thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự" (trên trời hiểu thiên văn, dưới đất tường địa lý, ở giữa hiểu con người).

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như: Tập thơ Bạch Vân (gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán còn lưu lại) và hai tập: Trình quốc công Bạch vân thi tập và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện thực, mang tính triết lý sâu xa của thời cuộc. Ông phê phán gay gắt bọn tham quan ô lại hút máu, hút mủ của dân. Thơ ông còn truyền đạt cho đời một đạo lý đối nhân xử thế, đạo vua tôi, cha con và quan hệ bầu bạn, hàng xóm láng giềng. Đọc thơ ông là thấy cả một tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân, và một tâm hồn suốt đời da diết với đạo lý: "Tiên thiên hạ chi ưu phi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Vì thế khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng "kinh bang tế thế". Học trò của ông cũng có người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền...

Có thể nói ở thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà triết học lớn của Việt Nam. Tư tưởng triết học của ông "không bận tâm đi vào xu hướng duy lý... đi tìm khái niệm bản thể luận như Lão Tử, như triết học Phật giáo hay cái phóng nhiệm nhiều lúc đến ngụy biện của Trang Tử. Ông hiểu sâu sắc triết học Tống Nho nhưng không đi vào sự câu nệ vụn vặt, không lý giải quá sâu cái lý, có khi rắc rối, hoặc chẻ sợi tóc làm tư để tìm hiểu, biện giải nhiều thứ mơ hồ rối rắm trong những khái niệm hỗn tạp đó. Với sự uyên thâm vốn có, ông được triều đình nhà Mạc và sĩ phu đương thời phong là Trình tuyền hầu, tức là một vị Hầu tước khơi nguồn dòng suối triết học của họ Trình (tức Trình Di, Trình Hiện - hai nhà triết học khai phá ra phái Lạc Dương của Tống Nho), hoặc đời còn gọi ông là cụ Trạng Trình. Tuy vậy, triết học của ông là triết học đã được sống dậy, biểu hiện trong thơ như sự gợi ý mách bảo của cuộc sống thực tiễn. Ông chắt lọc từ trong nhận thức triết học mà mình thu lượm được, phép biện chứng nhìn bên ngoài có vẻ như thô sơ để giải đáp nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội nảy sinh ở quanh mình. Trong thơ ông, ngoài mặt triết lý nhân sinh, nổi bật lên những suy ngẫm chiêm nghiệm, đúc kết như muốn vươn lên khái quát "luật" đời bằng những phạm trù triết học. Vì lẽ đó, ông rất hay dùng đến những cặp phạm trù đối lập như: đen - trắng, tốt - xấu, đầy - vơi, sinh - diệt, vuông - tròn, để giãi bày quan niệm triết lý nhân sinh của mình.

Tuy nhiên, "một hạn chế dễ nhận thấy trong tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tuy nắm được phép biện chứng, nhưng vẫn nặng về duy tâm. Quan niệm về sự phát triển của ông còn nằm trong khung tròn khép kín chứ chưa phải là vòng tròn xoáy ốc. Đó là sự phát triển tuần hoàn, là cái phép biện chứng của Chu dịch... ông đã nhận được trong nền giáo dục Nho học đương thời, cộng với phép biện chứng thô sơ của Lão Tử trong Đạo đức kinh. Đó cũng là những hạn chế đương nhiên của rất nhiều nhà triết học cổ đại" (Đào Thái Tôn).

Nhìn lại toàn bộ tiến trình lịch sử và con người thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm(1) xứng đáng là "cây đại thụ", nhà học giả, nhà triết gia của thế kỷ.Tương truyền Nguyễn Bỉnh Khiêm và người học trò là Trương Thời Cử dùng Chu Dịch đoán vận nước, được quẻ Thuần Càn (111111), động hào sơ cửu, quẻ biến là Thiên Phong Cấu (111110), có lời đoán như sau:

Bốc đắc càn thuần quái,     Sơ cửu ngộ tiềm long,           Ngã bát thế chi hậu,         Binh qua khởi trùng trùng     Ngưu giang tụ Bảo giang        Ðại nhân cư chính trung

Dịch là:       

Bói gieo được quẻ Thuần Càn Ðộng hào sơ cửu rồng còn náu hơi.     Sau ta đây nữa tám đời,

Page 13: Quẻ Thái Ất

Nổi cơn binh lửa, khắp nơi chiến trường.    Ngưu giang hợp với Bảo giang, Ðại nhân chính vị, bốn phương một nhà.

"Sau tám đời, binh lửa khắp nơi", mọi người cho rằng lời quẻ ấy ứng việc Tây sơn nổi lên khởi nghĩa, khắp nơi chiến trường. Sau đó, Nguyễn Anh Gia Long nhất thống thiên hạ, ứng với câu "Ðại nhân cư chính trung" - " bốn phương một nhà".  

V. Thái Ất và Độn Giáp Thái Ất là trên Âm (Ất đứng đầu 5 Thiên Can Âm). Độn Giáp là dưới Dương (Giáp đứng đầu năm thiên can Dương). Trên Âm và dưới Dương . Phải chăng Kỳ Môn độn giáp và Thái Ất thần kinh nguyên thủy chỉ là một cuốn sách duy nhất? Hy vọng rằng đề mục mới này sẽ được các cao thủ và anh em nhiệt liệt hưởng ứng.Tuvilyso mở mục này trên diễn đàn thì hay quá. Như vậy thì hầu như những môn học huyền bí đông phương đã được hội họp tại đây rồi. Trên đề mục này chỉ nhắc đến Thái Ất và Kỳ Môn Độn Giáp nhưng nhất định không thể nào thiếu được môn Lục Nhâm Đại Độn. Theo như thiễn nghĩ của NP thì có lẽ cả 3 môn học phải đi chung và luôn hổ trợ cho nhau. Và theo thiễn nghĩ của NP thì có lẽ trường hợp điển hình nhất khi thấy 3 môn này hội nhập với nhau là qua môn học Thái Ất Thần Kinh của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nếu NP đoán không lầm thì khi 3 môn học này mà được sát nhập lại thì sức công phá của nó rất là tàn khốc. Dù cho Tiên, Thánh trên trời, Quỉ Ma dưới đất, Sinh Vật trên trái đất này cũng không thể nào thoát khỏi bàn tay của nó. Và có lẽ đó là lý do tại sao các cụ thời xưa khi được quyển sách Thái Ất Thần Kinh đã trân bảo nó hơn cả thiên kim, và cho đến lúc gần trút cạn hơi thở cuối cùng của cuộc đời mình thì mới chịu buông tay ra để trao lại cho người thân tín của mình vì sợ rằng nếu không làm như vậy thì môn học này sẽ mai một đi và khi xuống suối vàng sẽ bị tiền nhân ở đó quở trách.

NP nói là 3 môn học này có sự liên quan mật thiết với nhau vì NP thấy rằng trong Thái Ất Thần Kinh của cụ Trạng Trình có đề cập tới Lục Nghi, Tam Kỳ của Kỳ Môn và Tam Truyền, Tứ Khoá của Đại Lục Nhâm. Và trong Thái Ất Thần Kinh này có đề cập đến cái khí gọi là Akasha, và đây là khí chủ thể của Thuỷ, Hoả, Thổ, và Khí (Water, Fire, Earth, and Air). Khí Akasha, Water, Water, Fire, Earth, and Air là 5 khí vận hành được xữ dụng nhiều nhất ở thế giới Tây Phương, Trung Đông, và ngay cả Tây Tạng. Theo như NP được biết thì mỗi khí đều có một đặc điểm riêng, nhưng môn phái thần bí Tây Phương, Trung Đông, và cả các vị phật gia Tây Tạng cũng đã dùng những khí này giúp họ khi tu luỳện và đã tạo cho họ những công năng đặc dị. Và đồng thời theo như NP được biết thì hình như khi đã luyện tới khí Akasha rồi thì người thầy đó có thể tạo được ra sự sống trên trái đất. Vô cùng huyền diệu.

Chú Thiên Sứ à, để tăng thêm sự thích thích thú về môn học này, NP có một câu chuyện được người lớn kể lại về môn Kỳ Môn Độn Giáp như sau. Ở VN mình có khám Chí Hoà thì nhất định ai ở VN cũng đều biết cả. Và, NP nghe nói rằng khám Chí Hoà này do người Pháp xây dựng. Mặc dù nói là do người Pháp xây dựng, nhưng kiến trúc hay design của cái khám này thì do một vị đại sư giỏi về Kỳ Môn Độn Giáp đứng ra chủ trì. Trong khám Chí Hoà này được xây theo tám cửa của Kỳ Môn là Hưu, Sinh, Thương, Đổ, Kiển, Tử, Kinh, và Khai. Và khi xây tám cửa này, và cũng như Bát Đồ Trận của Khổng Minh Gia Cát Lượng là nếu muốn xử dụng hết mức tối đa của môn Kỳ Môn Độn Giáp này thì phải mượn oai lực của Thiên Binh, Thiên Tướng trên trời giúp đở (nói thì nghe thấy giống như thần thánh hoá câu chuyện, nhưng theo sự suy đoán của NP thì thật sự những chuyện điều Thiên Binh, sai Thiên Tướng là chuyện thật, chứ không chuyện hoang đường đâu). Và đó là lý do tại sao những sử sách thời xưa thường nhắc đến những uy quyền của các trận đồ, chẳng hạn như khi đoàn quân của địch bị lạc vào Bát Đồ Trận của Khổng Minh Gia Cát Lượng, và đi lạc vào cửa Tử rồi thì coi như là toi mạng for sure vì khi vào đó rồi thì trước mắt thấy tăm tối, tinh thần thì bị lân lân như người say rượu vậy đó, rồi gió bay, đá chạy, phục binh tấn công thì còn ai mà sống cho nổi nửa.

Tuy nhiên đối với Bát Trận Đồ của Khổng Minh Gia Cát Lượng thì phải có người điểu khiển, mà muốn điều khiển thì phải lập đàn cho cao để đứng trên đó làm phép và nghiên cứu tình hình của địch khi vào trong trận đồ. Qua truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa, mình cũng đã từng thấy nói như vậy. Và theo NP được biết thì thời xưa phần lớn các vị đạo sĩ ai cũng biết về pháp thuật cả, và phần lớn ai lập đài thì cũng phải dùng nó để làm phép. Theo sự suy đoán của NP thì Khổng Minh Gia Cát Lượng nhất định cũng là một vị

Page 14: Quẻ Thái Ất

đạo sĩ đại tài.

Và trong truyện Xuân Thu Oanh Liệt, hay Phong Kiếm Xuân Thu ta thấy được rằng khi Tôn Tẩn còn học với ông Quỉ Cốc đã được thầy truyền cho Lục Đinh, Lục Giáp Thiên Thư và Kỳ Môn Độn Giáp để sau này tế thế, an bang và dẹp trừ hậu hoạn do Bàng Quyên đã gây ra. Và Lục Đinh, Lục Giáp Thiên Thư chính là quyễn sách Điều Thiên Binh, Khiển Thiên Tướng cùng với Kỳ Môn Độn Giáp thì cũng cho ta thấy rằng muốn phát uy hết sức của Bát Đồ Trận, hoặc Kỳ Môn thì nhất định phải dùng đến sự trợ giúp ở trên.

Bây giờ khi trở lại chuyện Kỳ Môn Độn Giáp thì trong sách Kỳ Môn của cụ Nguyễn Mạnh Bảo của thời nay cũng đã từng có những lời cầu thần chú chẳng hạn như:

Bính Kỳ Thần Chú: Ngô Đức Thiên Trợ, Tiền Hậu Già La    Thanh Long, Bạch Hổ Tả Hữu Khu Ma Châu Tước Đạo Tiền Sử Ngã Hội Tha Thiên Uy Trợ Ngã, Lục Bính Trừ Kha Cấp Cấp Như Huyền Nữ Luật Lệnh

Và khi trở lại câu chuyện về khám Chí Hoà thì NP thấy rằng đối với Kỳ Môn Độn Giáp và dùng thần chú, thần phù để giúp đở thì sẽ thấy hiệu nghiệm ngay, nhưng thời gian có giới hạn. Không thể kéo lên tục ngày này, qua ngày khác được vì mấy ông thần trên trời còn phải có business khác nửa. Chứ làm có 1 job chắc đói chết. Cho nên, nếu muốn dùng sức của cỏi giới vô hình giúp cho Kỳ Môn thì phải làm cách khác, đó là dùng sự trấn ếm thì thời gian sẽ được kéo dài lâu hơn.

Và theo như những người lớn kể lại cho NP nghe thì vị đại sư lo chuyện xây cất khám Chí Hoà này đã dùng đến 8 vị trinh nữ, giết chết và cho chôn tại 8 cửa này để trấn giữ. Thành ra, như vậy thì đã phát huy được hoàn toàn sức mạnh của Kỳ Môn. Và khi 8 vị ma nữ trấn giữ 8 cửa này thì coi như khó có ai trong tù này có thể thoát ra khỏi cái khám này cả.

Và qua đây, NP biết được rằng người đại sư này rất giỏi, như cũng chỉ là ác sư là thôi. Thiệt làm chuyện vô cùng thất đức, chắc ổng chết không được thiện chung quá. Và vì sự độc ác này cho nên ông trời cũng không cho toại nguyện. Đó là trong 8 vị trinh nữ này, thật ra chỉ có 7 vị mà thôi. Còn vị thứ tám thì không phải là trinh nữ nửa, cho nên, trong mặc dù bị nhốt trong khám Chí Hoà, lâu lâu cũng có nghe người vượt ngục, nhưng mặc dù vượt được, nhưng cũng không thể nào thoát nổi, cuối cùng thì cũng bị bắt trở lại. Và NP mới đây cũng có nghe tin là tại khám Chí Hoà mới đây (có thể là năm ngoái) có người tên là Châu Phát Lai Em, đồng bọn với Năm Cam, đã trốn ra được khám Chí Hoá, nhưng cuối cùng thì cũng bị bắt trở lại. NP chỉ nghe nói vậy thôi chứ không biết họ là ai và tin này có đúng hay không. Chúc mừng đề mục mới: Thái Ất - Độn Giáp! Đề mục mới này được bác Thiên Sứ khai trương thì chắc may mắn, sôi nổi lắm! Bác Thiên Sứ viết:"Phải chăng Kỳ Môn độn giáp và Thái Ất thần kinh nguyên thủy chỉ là một cuốn sách duy nhất?", mong quý vị sẽ cùng tìm câu trả lời sau. "Độn giáp", "Thái Ất" và "Lục Nhâm" chứa đựng những tri thức các mặt như toán học, thiên văn, địa lý, binh pháp... Cụ Lê Quý Ðôn đã viết trong Bài tựa cho sách “Thái Ất Dị giản lục” rằng :” Thuyết ấy phần nhiều nói về binh pháp: địch ta, chủ khách, lợi hại, được mất, cái cơ thịnh suy, trị loạn; cái thế thắng thua, yên hay nguy, không điều gì là không bày rõ. Nếu hiểu lẽ ấy mà biết phòng bị, ứng phó thì có thể tìm điều lành, tránh điều dữ, tiêu hoạ, vời phúc thì, mới là người giỏi dùng sách Thái Ất vậy… Làm tướng mà không biết sách ấy thì sẽ mờ tối ở chỗ đánh hay giữ, tiến hay ngừng; không lấy gì mà quyết đoán các nghi mưu khi ra trận tuyến; Làm Tể tướng mà không biết sách ấy thì sẽ sai lầm ở sự động hay tĩnh, cất lên hay đặt xuống; không lấy gì để quyết đoán những nghị luận lớn cho triều đình…” Có lẽ từ xưa, nó đã là các sách tham khảo giúp người ta thành những việc lớn, lập được nghiệp lớn. Lê Minh Chi   

Page 15: Quẻ Thái Ất

Đúng như Ngọc phong viết đề mục này nên có cả Lục nhâm nữa cho đủ bộ. Thái ất, Lục nhâm, độn giáp được xếp vào Tam thức. Theo các học giả cho rằng Tam thức là 3 mô thức thuật số cơ bản của người Phương đông trong quá trình nhận thức thế giới và nhân sinh. Cả 3 môn trên đều phải học hết sức công phu, vả lại Thái ất NC sự hưng thịnh của các triều đại, Độn giáp là PP thuật số xác định 8 phương hướng hành động cơ bản xưa kia dùng vào trận mạc, nay dùng vào thương trường. Đều là những môn mà các bậc vua chúa và các đại trí thức dưới chế độ PK trước kia quan tâm. Vì vậy tôi nghĩ rằng chuyện chúng ta chưa biết hoặc biết ít về Tam thức cũng là thường tình, nên chúng ta cùng nhau trao đổi thảo luận cung cấp tư liệu NC, chỉ dẫn các thức tiếp cận là điều cần thiết . Mong các bạn tham gia tích cực hơn.Chào anh Nhat Minh, Theo như thiễn nghĩ của NP thì Quẻ Thát Ất dùng năm đồng tiền này phần lớn giống như quẻ xâm. Còn Thát Ất của cụ Trạng Trình Nguyễn Bính Khiêm thì dùng Năm, Tháng, Ngày, và Giờ, cùng với vòng Thiên Bàn, vòng Địa Bàn, phương trình toán học dựa theo Kỳ Môn Độn Giáp và Đại Lục Nhâm cùng với các thiên tinh và cùng với những cách cục đặc biệt để luận đoán. Hoàn toàn khác biệt với quẻ xâm "Thái Ất".

Và nếu tính theo theory của NP thì dùng Kỳ Môn Độn Giáp anh có thể Độn Thuỷ, Độn Hỏa, Độn Kim, Độn Mộc, và Độn Thổ đi bất cứ chổ nào mà anh muốn đi và không ai có thể phát hiện tung tích của anh được. Và, cũng có nhiều thuyết nói về vấn đề này lắm.

Oh, quên nửa, theo sự suy đoán của NP thì Ất, Nhâm, Độn Giáp này toàn là con dao 2 lưởi không hà. Nếu muốn tốt thì nó quá tốt đi, mà muốn xấu thì có lẽ không ai có thể đở nổi.Cám ơn anh Ngọc Phong đã giải đáp! Theo Quan Tri Vien 3:" Mục này được mở ra thể theo lời yêu cầu của Tiền Bối Nguyenvu ", thế thì quý hoá quá! Tôi đã vào phần "Thắc mắc...", chủ đề "Thái Ất Thần kinh", đọc bài viết của anh NguyenVu và mấy vị khác, thấy anh là người am tường môn này, đã gợi ý cách nghiên cứu bộ "Thái ất thần kinh". Anh NguyenVu còn viết: ".... Tài liệu nghiên cứu Phần tiếng Việt -     Thái ất giản dị lục của Lê quí Ðôn -     Thái ất thần kinh tương truyền của Nguyễn Bỉnh Khiêm -     Thái ất diễn quái bí lục của Nguyễn Xuân Quang Phần tiếng hán -     Thái ất kim kính thức kinh -     Thái ất thống tông bảo giám -     Thái ất thống tông đại toàn " Tôi rất hy vọng sẽ học được nhiều về Tam thức, được tiếp cận những tài liệu quý như bên diễn đàn Bói Dịch, Tử vi... Trân trọng!Tìm hiểu môn Thái Ất qua sách “Thái Ất thần kinh” của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm và “Thái Ất dị giản lục” của cụ Lê Quý Đôn, ta thấy rằng xem Thái Ất có bốn cách: “Một là Tuế kế (kể năm) để xem sự lành hay dữ của quốc gia. Ðó là việc của các vua và hoàng hậu làm, để sáng chính hoá, sửa đức giáo, xét cơ động, tĩnh. Hai là Nguyệt kế (kể tháng), để xem lành hay dữ. Ðó là bậc công khanh xem, để xét biện được hay mất, mà điều hoà sự hoà hay trị. Ba là Nhật kế (kể ngày), để đo lường hoạ phúc trong nhân gian, sử dụng cho mội người để xét lớn hay nhỏ, hưng hay suy. Bốn là Thời kế (kể giờ), để vận trù mưu kế sách lược, xác định về chủ, khách, thắng, thua. Phàm thiên văn đổi khác, các nước lân bang động hay tĩnh, thế trận hai bên có tương đương hay không, xã hội bình yên hay có giặc cướp, đều dùng Thời kế mà xem.” ………….. Muốn xem đoán mệnh vận của một người, ta có thể dùng Thái Ất kể ngày: ” …Thái Ất kể ngày luận về mệnh hạn người đời. Ðo biết hoạ phúc, định luận không sai. Suy rõ mấu chốt, nên cẩn thận tinh tường, diệu ở huyền vi tỏ biết.

Page 16: Quẻ Thái Ất

…Phép này mọi người dân gian sử dụng để đo lường hoạ phúc cho mình, vào đời dựng nghiệp lớn hay nhỏ, được hưng hay suy, biết mấu chốt mà định luận không sai về vận hạn sống trong đời sao cho hợp với đạo nhà, đạo nước và đạo học đúng nghĩa quen gọi là Ðạo Người”. Như thế phép này cũng tương tự như Tử Vi, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc, Mai Hoa Dịch số… lập và luận đoán mệnh vận qua năm, tháng, ngày, giờ sinh.

Muốn “xem sự lành hay dữ của quốc gia”, ta có thể dùng Thái Ất kể năm. Tôi có băn khoăn là, với cách xem này, ĐẦU VÀO chỉ là năm (âm lịch hay dương lịch), từ đó tính số năm tích lại “từ Thượng cổ Giáp Tí”, tính số năm kỷ dư rồi tính được số cục, … ĐẦU RA là “QUẺ ẤT” cho biết Thái Ất an tại cung nào, “Toán chủ”, “Toán khách”, “Toán định” là bao nhiêu, vị trí các sao trên “bầu trời Thái Ất”… Như thế thì cùng năm ấy, ngồi ở Việt Nam hay Trung Hoa hoặc Hoa Kỳ… thì cũng đều lập được một QUẺ ẤT như nhau. Thế thì “xem sự lành hay dữ” của một quốc gia cụ thể phải như thế nào? Không có lẽ cứ đến năm ấy sẽ lập được một QUẺ ẤT nào đó (trong 72 trạng thái khác nhau) thì “xem sự lành hay dữ” của mọi quốc gia trên thế giới đều như nhau? (Tôi lập thử QUẺ THÁI ẤT cho năm 2004 trong phần sau). Kính mong các Quý Vị chỉ giáo! Thân ái. LMC ‘’’’’’’’’’’’’’’ QUE THÁI ẤT

Năm xem: . Năm dương lịch: 2004. .   Năm    âm & nbsp;  l& #7883;h: GIAP THAN. Lấy quẻ Thái ất kế năm. Số kỷ dư : 321. Cục 33. Toán chủ: 24 - Dương tạp - vô địa. Toán khách: 03 - Dương đơn - vô thiên. Toán định: 15 - Cửa đóng. Quẻ đại du mã hiệu : 001100, tên gọi : Lôi Sơn Tiểu quả . Quẻ tiểu du mã hiệu : 100001, tên gọi : Sơn Lôi Di .

Quẻ Thái tuế lưu niên mã hiệu : 011001, tên gọi : Trạch Lôi Tuỳ . Quẻ   hỗ mã hiệu : 110100, tên gọi : Phong Sơn Tiệm . Quẻ biến mã hiệu : 011000, tên gọi : Trạch Địa Tuỵ . Hào động : 1 Toán được số 3, 4 thuộc Chủy - Hỏa; ứng việc tông miếu, mồ mả.

Thái ất tại cung 3.Cấn Thái ất ở cung trong, trợ bên chủ. Đại chủ tại cung 4.Mão Đại khách tại cung 3.Cấn Tham chủ tại cung 2.Ngọ Tham khách tại cung 9.Tốn Văn xương tại cung 2.Ngọ, Thiên uy - 14 Kế thần tại cung NGO ( 1). Thuỷ kích tại cung 3.Cấn, Hoà đức - 1 Thái tuế tại cung THAN( 9). Thái âm tại cung NGO ( 7). Ngũ phúc an tại cung Giữa được 31 năm. Đại Du Thái ất an tại cung 3.Cấn Bị Yểm (hay ếm) vì Thuỷ Kích gia cùng cung Thái ất. Yểm là âm thịnh dương suy, dương bị âm trù ếm. Tượng cho sự kiện vua yếu tôi mạnh.

Page 17: Quẻ Thái Ất

Gặp sự này thì chính trị khó thi hành, kỷ cương rối loạn, bầy tôi mạnh, vua yếu. Xấu nữa, Dương cửu mà gặp thì thân bại, nước mất; trộm cướp, binh đao, lụt lội, bệnh dịch xảy ra. Tuế kể gặp Yểm là hung bạo vô cùng. Nếu Yểm ở cung Dịch tuyệt thì nhà vua gặp hoạ lớn, nếu ở đất Tuyệt (âm, dương) thì đại thần bị hại. Bị Bách (hay ép) là nhị Mục, tứ Tướng và Kế Mục ở hai cung bên trái và phải của Thái ất. Thái Tuế mà gặp thì tai hoạ khó lường. Là điềm bầy tôi bức bách vua. Ngoại bách thì đại thần ngược lại mệnh vua. Bị Giam (quan) vì Chủ, Khách, Đại, hay Tiểu tướng đồng cung với Thái ất, như hai cọp trong một rừng, như hai thuồng luồng chung một đầm. Gặp sự này cần xem Nhị mục ở cung nào, dùng ngũ hành mà xét đoán. Thái ất an tại cửa Sinh, là Nắm Dẫn (Chấp Đề ), cách tốt. Cửa Sinh là chỗ vạn vật xuất sinh, làm gì cũng nên cẩn thận. ứng với Hậu phi.

Văn Xương thuộc Thổ, trong chòm Bắc Đẩu, là sao cát, coi 6 phủ, tập trung mọi quyền của Thiên đạo. Văn Xương ở đất rời tuyệt, mà toán số ngắn, là điềm báo trước có tai hoạ. Văn Xương nếu gia cung hung môn, lại gặp Thiên Nhuế, Thiên Bồng, Thiên Trụ, Thiên Cầm thì dự báo đám hạ thần có mưu đồ đen tối. Văn Xương ở cách Thái ất một cung (là bách), nếu là ngọai bách thì chủ báo trước có tai họa như mưu loạn của hạ thần ở ngoài; nếu là nội bách (VX sau Thái ất một cung), là điềm báo có âm mưu nổi loạn, hoặc trong hậu cung có biến bởi đàn bà.

Thủy Kích thuộc Hỏa, là sao hung, là tai họa của Huỳnh hoặc (sao chổi). Thủy kích làm tổn thương khí Kim, hành xử vô thường, báo trước tai họa về binh đao, đói khổ, tang tóc, giặc cướp, lụt lội, hỏa hoạn... Thủy Kích là khách mục của Kế thần, vượng vào mùa hạ, là phụ tướng của Thái ất. Nếu có yểm với Đại chủ, Tham chủ thì không kể vượng tướng, dễ bị bại vong.

Thiên ất an tại cung 4.Mão. Thiên ất khí Kim, là sao hung, đến phương nào thì binh đao khởi lên, bệnh tật xảy ra, súc vật chết. Thiên ất là sao cô độc.

Địa ất an tại cung 7.Khôn. Địa ất khí thổ, là sao hung, đến nơi nào thì nơi đó bị sâu lúa, bệnh dịch, đói kém.

Sao Thái Âm ở trước Thái tuế hai cung. Thái Âm di chuyển theo hợp thần và Thái Tuế. Người xưa cho Thái âm là vị của hậu phi, gây tai ách cho Thái tuế, như gây mưu mô, tiếm quyền. Thái âm cùng cung với Thủy Kích hoặc Văn Xương là điềm hậu phi có mưu đồ riêng hay có sự bất chính.

Quân cơ an tại cung Sửu, Dương đức. Quân cơ khí Thổ, là sao cát, đến phương nào thì đấy giảm trộm cướp, binh cách; dân yên, nước yên, người người phong lưu.

Thần cơ an tại cung Thìn, Thái dương . Thần cơ là sao cát, chuyển cơ tạo hóa, nắm giữ quyền phúc.

Dân cơ an tại cung Thìn, Thái dương . Dân cơ khí thổ, là sao cát, tượng cho dân chúng.

Toán được `vô thiên lại gặp các thức yểm, kích, ép, cách hay giam. Năm này có thể có thiên tai hay khí tượng, thời tiết bất thường như sao chổi, động đất, bão tố lớn, băng trôi, núi lở,... gây thiệt hại nhiều cho con người.

Toán được `vô địa lại gặp các thức yểm, kích, ép, cách hay giam. Năm này có thể có các thiên tai, sự bất thường trên mặt đất như băng trôi, núi lở, động đất, sông cạn, lũ lụt, sóng thần, sâu bệnh... gây thiệt hại nhiều cho con người.

Page 18: Quẻ Thái Ất

Đại du Thái ất an tại cung 3.Cấn Đại du Thái ất giữ việc hóa vật, là phối khí của Kim thần, không vào cung giữa, chỉ hành 8 cung, mỗi cung ở 36 năm, chia ra 12 năm lý thiên, 12 năm lý địa và 12 năm lý nhân. Đại du Thái ất đồng cung với Trực phù, năm này có thể xảy ra hạn hán nặng, một số nơi có binh loạn . Đại du Thái ất đồng cung với Thái ất, năm này có thể xảy ra hạn hán, bão lụt; một số nơi có chiến loạn.

Tiểu du Thái ất an tại cung 3.Cấn Tiểu du Thái ất đồng cung với Trực phù, năm này một số nơi có binh loạn . Hạn Dương cửu: Đang ở năm thứ 931 của đại nguyên thứ 2228, còn 3629 năm. Đang ở năm thứ 19 của tiểu nguyên thứ 3, còn 437 năm. Hạn Bách lục: Đang ở năm thứ 1651 của đại nguyên thứ 2352, còn 2669 năm. Đang ở năm thứ 211 của tiểu nguyên thứ 6, còn 77 năm.

VI. Kỳ Môn Ðộn Giáp

Kỳ Môn Ðộn Giáp là một khoa học về phương - vị dựa trên cơ sở nguyên lý Cảm Ứng Ðiện Từ. Ta đều biết trái đất là một từ trường lớn, chịu ảnh hưởng của hệ Mặt Trời, tức chịu ảnh hưởng của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hệ sao khác. Con người là một vật mang điện (nhân điện). Khi một vật mang điện mà di động trong một từ trường nó sẽ bị từ trường ảnh hưởng, cảm ứng và tác động. Mà từ trường của trái đất lại chịu sự ảnh hưởng của cả Hệ Mặt Trời. Mặt Trời, Mặt Trăng, và các hệ sao khác luôn luôn di chuyển, do đó sự cảm ứng và tác động điện từ vào con người ta cũng luôn luôn thay đổi theo từng ngày, từng giờ, từng phút. Làm cho con người ta lúc khỏe lúc yếu, lúc tốt lúc xấu.

Kỳ Môn Ðộn Giáp là môn khoa học cho ta biết được thời điểm nào, phương vị nào sự ảnh hưởng của điện từ trường đó sẽ có lợi cho ta và phương vị nào sẽ bất lợi cho ta, rồi ta có thể dựa vào đó cải thiện vận mệnh của ta cho từng thời điểm.

Kỳ Môn Ðộn Giáp là một môn cổ học tinh hoa của người Trung Hoa được phát minh vào khoảng 5 ngàn năm trước đây.

Từ thời Hoàng Ðế lập quốc đã được sử dụng trong trận chiến với Si Vưu. Sau này, được các Thánh hiền khác như Thái Công, Lã Vọng, Trương Lương, Gia Cát Lượng Khổng Minh, Lưu Bá Ôn, . phát triển và hoàn chỉnh thêm.

Thời xưa, chủ yếu được dùng trong đấu tranh chính trị và quân sự. Hiện nay, Kỳ Môn Ðộn Giáp đã được áp dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực trong đời sống hàng ngày.

Kỳ Môn Ðộn Giáp nguyên gọi là Tam Nguyên Kỳ Môn Ðộn Giáp. Tam Nguyên tức là Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên (có nơi còn gọi là Thiên Nguyên, Nhân Nguyên, Ðịa Nguyên dựa trên cơ sở Tam Tài là Thiên Ðịa Nhân rồi tìm ra Thiên Thời Ðịa Lợi Nhân Hòa).

Kỳ là Tam kỳ và Lục Nghi trong 10 Thiên can thì Ất, Bính, Ðinh được gọi là Tam Kỳ, còn Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí được gọi là Lục Nghi. Con giáp được ẩn đọng trong Lục Nghi nên gọi là Ðộn Giáp.

Môn là Bát Môn, tức là tám cửa. Gồm có Hưu Môn, Sinh Môn, Thương Môn, Ðỗ Môn, Cảnh Môn, Kinh Môn, và Khai Môn.

Tám cửa này là từ tám phương vị của Bát Quái mà ra.

Trong quân sự còn có tên khác là Bát Trận Ðồ mà Gia Cát Khổng Minh đã sử dụng để nhốt Lục TỐn.

Page 19: Quẻ Thái Ất

Tên trong Bát Trận Ðồ là Thiên Môn, Ðịa Môn, Phong Môn, Vân Môn, Long Môn, Hổ Môn, Ðiểu Môn, và Xà Môn. Bát Trận Ðồ này xem hì rất đơn giản, dễ dàng nhưng kỳ thực thì thiên biến Vạn hóa, cao siêu thần diệu. Cái kỳ diệu đó có lẽ cũng chỉ có một số nhà quân sự vĩ đại như Gia Cát Khổng Minh, Tôn Tử, Thái Công, Trương Lương, Lưu Bá Ôn mới hiểu hết được cái thần diệu vĩ đại của nó.

Ở Việt Nam chỉ có cụ Trạng Trình là thấu hiểu được môn khoa học này. Vậy Bát Môn thực tế là tám loại cảm ứng điện từ của hệ Mặt Trời và Trái Ðất đối với con người ta.

Ngoài ra còn có Cửu Cung Tinh tức là chín cung màu: Là 1 - Trắng, 2 - Ðen, 3 - Biếc, 4 - Lục, 5 - Vàng, 6 - Trắng, 7 - Ðỏ, 8 - Trắng, và 9 - Tím.

Là chín loại 'bức xạ' thông qua ánh sáng của tuyến Vũ Trụ, chúng xuyên qua lớp khí quyển tới mặt đất và ảnh hưởng đến sinh lý, hành vi của sinh vật trên trái đất.

Cửu Thiên Tinh là 9 ngôi sao gồm có 7 ngôi sao của hệ sao Bắc Ðẩu và 2 ngôi sao phụ. Chúng có tên là Thiên Bồng, Tiên Nhuế, Thiên Xung, Thiên Phụ, Thiên Cầm, Thiên Tâm, Thiên Trụ, Thiên Nhiệm và Thiên Anh. 9 ngôi sao của hệ sao Bắc Ðẩu này có ảnh hưởng tới con người ta trên Trái Ðất đã được biết từ ngàn xưa.

Bát Thần là 8 ông thần có tên Trực Phù, Ðằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trần, Chu Tước, Cửu Ðịa, và Cửu Thiên.

Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng tới trái đất theo năm, tháng, ngày, giờ và thời tiết, gây nên những cảm ứng khác nhau cho vạn vật trên trái đất trong đó có con người chúng ta, hình thành tốt (cát) hay xấu(hung).

Sự biến hóa thay đổi đó được thể hiện trên 9 cung của Bàn Ðồ Kỳ Môn Ðộn Giáp như một mạch điện từ, nó thay đổi biến hóa theo sự vận chuyển của trái đất và Thái Dương Hệ theo năm, tháng, ngày, giờ và tiết khí.

Vậy Tam Nguyên Kỳ Môn Ðộn Giáp chính là một "Phương vị học" được dùng để tuyển cát, tức dùng để chọn một thời điểm một hướng tốt, thời điểm đó và hướng đó ta có thể có được thiên thời, địa lợi, nhân hòa, để htực hiện mục đích riêng của ta, và biến vận xấu thành vận tốt.

Tam Nguyên Kỳ Môn Ðộn Giáp xưa kia được dùng trong đấu tranh chính trị quân sự, sau này mới phát triển và được dùng trong mọi lĩnh vực cả về tướng mệnh học, địa lý bói toán, .

Việc ứng dụng Kỳ Môn Ðộn Giáp trong đời sống hàng ngày

Như phần trên đã nó, ngoài quân sự và chính trị, Kỳ Môn Ðộn Giáp còn được ứng dụng rất rộng rãi trong các vấn đề đời sống hàng ngày như sự nghiệp, nghiệp vụ, quan trường, thưng mại, tổ chức xí nghiệp, du lịch, kiện tụng, bệnh tật, thi cử, vay mượn, sinh đẻ, mua bán nhà đất, xây cất hay sửa chữa nhà, mở tiệm, tổ hợp kinh doanh, tình yêu, và hôn nhân, di chuyển chỗ ở, dấu ấn, số mệnh học, và chọn ngày giờ tốt cho mọi vấn đề, .

Riêng về vấn đề chọn ngày giờ tốt và hướng tốt, nếu như ta dựa trên những cuốn lịch để chọn, nhiều lúc không thể phù hợp với vấn đề cụ thể của ta được, vì lịch dựa trên cơ sở bất động để chọn, ví dụ như chọn ngày giờ theo tuổi của ta, nếu xung là xấu nếu hợp là tốt, rồi xem gặp vị thần nào, lành hay dữ thì quyết định là tốt hay xấu.

Còn việc chọn ngày giờ theo Kỳ Môn Ðộn Giáp là dựa theo cơ sở động, mà con người ta cũng có thể di chuyển, không phải ngồi yên một chỗ, một khi di chuyển như vậy thì không gian và thời gian cũng thay đổi theo, các vấn đề tốt hay xấu đều thay đổi theo từng giờ từng phút. Do đó, Kỳ Môn Ðộn Giáp có dạy ta là bất kỳ một ngày nào, giờ nào hay hướng nào đều có thể sử dụng được, chủ yếu là phương pháp sử dụng của ta như thế nào để có lợi và tránh được cái bất lợi mà thôi.

Page 20: Quẻ Thái Ất

Kỳ Môn Ðộn Giáp đầu tiên thời Hoàng Ðế lập thành 1080 cục. Ðến Thái Công rút gọn thành 72 cục. Sau đó Trương Lương rút gọn lại nữa thành 18 cục cơ bản, gồm có 9 cục dương và 9 cục âm. Nếu ta sử dụng hết 1080 cục kết hợp với sự biến hóa của Bát Môn, Cửu Thiên Tinh, Bát Thần, Cửu Cung Tinh và tiết khí thì ta có hàng triệu cách biến hóa. Do sự thiên biến vạn hóa như vậy đã đưa tới sự bách chiến bách thắng của Thái Công, Trương Lương, Gia Cát Khổng Minh, Lưu Bá Ôn lưu danh muôn đời.

Cái khó của Kỳ Môn Ðộn Giáp là ở chỗ thiếp lập các đồ bàn sao cho chính xác. Một khi đã lập xong các đồ bàn thì việc xét đoán lại rất dễ. Khi lập bàn đồ Ðộn Giáp, chỉ cần chuẩn bị như sau:

- 1 tấm bản đồ - 1 cái la bàn - 1 cuốn lịch Ðộn Giáp - Một số kiến thức cơ bản về Can, Chi, Ngũ Hành sinh khắc và tiết khí là đủ.

Kỳ Môn Ðộn Giáp Theo Ngoạ Long

Có thể nói KMDG là 1 hình thức quy hoạch động (Dynamic programming) Trong Vận trù Học. “Thái Ất là trên Âm (Ất đứng đầu 5 Thiên Can Âm). Độn Giáp là dưới Dương (Giáp đứng đầu năm thiên can Dương). Trên Âm và dưới Dương . Phải chăng Kỳ Môn độn giáp và Thái Ất thần kinh nguyên thủy chỉ là một cuốn sách duy nhất? Hy vọng rằng đề mục mới này sẽ được các cao thủ và anh em nhiệt liệt hưởng ứng.”

Sự nghi vấn của bác Thiên Sứ có lý và chính xác. Thái Ất Thần Kinh là sự tổng hợp Bát môn (8 cung) và bản đồ Địa chi (12 cung) chồng lên nhau thành bản đồ Thái Ất 16 cung. Khảo sát bản đồ Thái Ất chúng ta thấy có những Sao chỉ chạy trên vòng Địa chi và có những Sao chỉ an ở Bát môn (8 cung).

Có lẽ Huyền thoại Tổ phụ Lạc long và Tổ mẫu Âu cơ hé mở phần nào về Thái Ất và Độn Giáp. Vài dòng suy nghĩ, cảm ơn các bạn quan tâm !Xin hỏi anh thiên sứ và bạn Lung linh về tư liệu lịch sử như thế nào rồi, nên tích cực tiến hành. Nếu chúng ta tích cực cùng làm việc thì tôi cho rằng đây là cơ hội tốt để chúng ta cùng nhau học về Thái ất.Những sách tiếng việt mà chúng ta đang có không thể giúp chúng ta thông về lý thuyết Thái ất được.Thực ra thông qua trình bày lại những hiểu biết của tôi về thái ất và sau cùng luận giải cũng là cách học TA của cá nhân tôi. Hiện có một số bạn quan tâm đến tuổi tác của ngyenvu, tôi xin đáp như sau. Ngyenvu cũng không phải tên thực thì tuổi cũng không thực luôn, còn để xưng hô thì chúng dùng bạn, anh gì đó là tốt rồi, chúng ta không có họ hàng gần gì mà phải gọi bằng cụ cho mệt. Tiện xin hỏi anh Lêminhchí Thái ất thần kinh có nói về tính chất của 16 thần không? Chỉ trích không phải nghề của tôi nhưng việc in cuốn thái ất bảo rằng của trạng trình, rồi Tử vi cũng của ông theo tôi là việc làm không nên. Bởi Thái ất thần kinh theo truyền thuyết là cuốn sách Thày Lương đắc Bằng truyền cho NBK thì sao sách Thái ấtthần kinh là của NBK được, nếu cụ có viết lại thì phải dễ hiểu và lấy tên khác.Nguy hại của việc lấy tên cụ trạng đề vào cuốn sách, khiến cho người nước ngoài nghĩ rằng trình độ của ngưòi nổi tiếng về Lý học nước ta chỉ có thế thôi thì phiền to.Thưa anh NguyenVu! Cuốn 5 : Thái Ất kể ngày có trình bày 10 phần: Phần I: Số Ất trời lẻ chẳn Phần II : Số Thái Ất bất thường. Phần III: Yên cung. Phần IV: Hạn Phần V: Lộc bay - ngựa bay. Phần VI: Các cung thân mệnh. Phần VII: Phép Ất cả xem mệnh.

Phần VIII: Các thần

Page 21: Quẻ Thái Ất

* 16 sao chia ra 3 bậc mạnh yếu * Khả năng thích ứng do ảnh hưởng các thần 1.Ngũ phúc 2. Quân cơ 3. Thần cơ 4. Dân cơ 5. Tiểu du 6. Văn xương 7. Thần kể 8. Thủy kích 9. Ðại tướng chủ 10. Ðại tướng khách. 11. Tứ thần 12. Thiên Ất 13. Ðịa Ất. 14. Phi phù 15. Tham tướng chủ 16. Tham tướng khách.

Phần IX: Bài phú Ất cả 10 đề. Phần X : Luận các sao. LeMinhChiBT1: Gíap thân / Ất hợi / đinh mão / canh tuất,      / tiết Đại tuyết

   Ngày Đinh mão đếm nghịch đến GIÁP TÝ thuộc THƯỢNG NGUYÊN    Tiết đại tuyết thượng nguyên là ÂM ĐỘN TỨ CỤC Lục nghi         &n bsp;         &n bsp;Tam kỳ      Mậu     4   &n bsp; Tân     1  &nbs p;  Ất     5 kỷ     3   &nb sp; Nhâm     9  &nbs p;  Bính     6 canh     2    & nbsp;quý     8   &nb sp; đinh     7          Gìơ canh tuất đếm thuận đến quý sửu, them 3 cung nữa là GIÁP THÌN    Gíap thin ẩn tại nhâm, nhâm là số 9.    Trực phù là THIÊN ANH, trực sứ là CẢNH MÔN    Thiên anh / 9     Cảnh môn /9    Can của giờ là canh theo bảng lục nghi là 2    Trực phù = Thiên anh / 2    Gìơ canh tuất thuộc con nhà giáp thin – nhâm là số 9    Từ giáp thin 9 đếm thuận đến giờ canh tuất 6    Trực sứ = cảnh môn / 6            Thiên anh / 2 tại khôn                       Cảnh môn / 6 tại cànThí dụ 2 : Năm Canh thìn tháng Giáp thân ngày Kỷ hợi giờ Canh Ngọ tiết Lập thu

TimHieu xin nộp bài thứ 2

Tiết Lấp Thu Âm độn Ngũ cục

Mậu     5   &n bsp;Tân     2   &nbs p;  Ất     6 Kỷ      4  &nb sp; Nhâm    1   &nbs p;  Bính   7 canh    3    Quý&nbs p;    9     &nb sp;Đinh   8

Giờ Canh Ngọ thuộc vòng Giáp Tí, Giáp ẩn ở Mậu

Page 22: Quẻ Thái Ất

Thiên bàn Trực Phù : Thiên Cầm / 5 Trực sử : Sinh môn / 5

Địa bàn Trực Phù : Thiên Cầm /5 Trực Sử : Sinh môn /8 Thai_Tue học trò giỏi, Phó trưởng lớp sẽ đề nghị cô giáo cho Thai_Tue 20/20. Bài giải rõ ràng và sạch sẽ, chữ viết lại đẹp nữa. Trong thời gian chờ cô giáo vào lớp vậy thì mình làm mỗi người một cốc. Dzô...100% Sửa bài của Tim Hieu :

Thí dụ 2 : Năm Canh thìn tháng Giáp thân ngày Kỷ hợi giờ Canh Ngọ tiết Lập thu

TimHieu xin nộp bài thứ 2

Tiết Lấp Thu Âm độn Ngũ cục

Mậu     5   &n bsp;Tân     2   &nbs p; Ất     6 Kỷ      4 &nb sp; Nhâm    1   &nbs p; Bính   7 canh    3    Quý&nbs p;    9     &nb sp;Đinh   8

Giờ Canh Ngọ thuộc vòng Giáp Tí, Giáp ẩn ở Mậu .Mậu là số 5 gồm có Trực phù là Thiên Cầm. Vì Âm độn nên lấy Trực sứ là Sinh môn Vậy ta có Thiên cầm /5 và Sinh môn /5

Giờ Canh Ngọ theo bảng Lục Nghi : Canh là số 3 Vậy Trực phù /3 => Thiên Cầm / 3 tại cung Chấn Giờ Canh Ngọ thuộc Giáp tý Mậu. Mậu là số 5. Bắt đầu khởi số 5 tại Giáp tý tính đến Canh Ngọ là số 2. Vậy có Trực Sứ /2 => Sinh môn / 2 tại cung Khôn

Tìm hieu vì lo làm bài cho lẹ để được uống rượu nên bị chớt quớt, đề nghị Cô giáo cho hai hột vịt lộn .

TB : Tìm hieu làm lại bài dưới đây : Năm Giáp thân tháng Ất hợi ngày Nhâm tuất giờ Tân hợi tiết Đại tuyết...Thí dụ 3 : Năm Ất Mão tháng Canh thìn ngày Bính Ngọ giờ Bính thân tiết Cốc vũ

Ngày Bính Ngọ đếm ngược lại đến Giáp Thìn, tiết Cốc Vũ thuộc Hạ Nguyên Dương Độn Bát Cục.

Mậu   8     Tâ n   2    Ất &n bsp; 7 Kỷ    9    &nb sp;Nhâm 3    Bính 6 Canh 1     Quý   4 & nbsp;  Đinh 5

Giờ Bính Thân thuộc Giáp Ngọ Giáp ẩn tại Tân, mà Tân là số 2. Trực Phù là Thiên Nhuế; Trực Sứ là Tử Môn. Thiên bàn : Thiên Nhuế / 2 Tử Môn / 2

Can của giờ là Bính số 6 vậy Trực Phù = Thiên Nhuế / 6 Giờ Bính Thân thuộc con nhà Giáp Ngọ Tân là số 2 đếm thuận đến giờ Bính Thân là 4, vậy Trực sứ = Tử Môn / 4

Năm Ất Mão tháng Canh thìn ngày Bính Ngọ giờ Bính thân tiết Cốc vũ có phương trình là :

Page 23: Quẻ Thái Ất

Thiên Nhuế / 6     Tử Môn / 4

Đệ xin nộp bài. Nhị Ca ơi có cách nào để dễ nhớ mấy con số cục trong cái bảng tiết khí không vậy? Tiểu đệ xin mạo muội lập thử bảng lục nghi tam kỳ cho thí dụ số 4:

Thí dụ 4 : Năm Canh tuất tháng Canh thìn ngày Bính tý giờ Nhâm thìn tiết Cốc vũ

Tra ngày đi ngược lại tới Giáp Tuất thuộc Hạ Nguyên Dương Độn 8 cục

Tiết Cốc Vũ Hạ Nguyên Độn bát cục

Mậu : 8           ; Tân : 2        Ất : 7 Kỷ : 9           ; Nhâm : 3        Bính: 6 Canh: 1           ; Quý : 4        Đinh: 5

Giờ Canh Thìn thuộc vòng Giáp Thân, Giáp ẩn ở Canh

Thiên Bàn:

Trực Phù: Thiên Bồng/1 Trực Sử : Hưu Môn/1

Địa Bàn:

Trực phù: Thiên Bồng/3 Trực Sử : Hưu Môn/9      Ngọc Linh TửTìm Hiểu học trò giỏi, Tuy sai Trực Phù, nhưng trúng Trực Sử được 10/20 . Nhưng nhờ thông minh, chưa học đã hiểu và biết sửa lưng Phó trưởng lớp nên đề nghị Cô giáo cho 20/20.

Thái Tuế vẫn được 20/20 . Vì còn trang kế Phó trưởng lớp chưa đưa bài về Âm cục lên mà đã cho thí dụ nên bị trật Trực Sử. Phải sửa lại là : Gìơ canh tuất thuộc con nhà giáp thin – nhâm là số 9 Âm độn đi theo chiều nghịch : Giáp thìn 9, Ất tỵ 8, Bính ngọ 7, Đinh mùi 6, Mậu thân 5, Kỷ dậu 4, Canh tuất 3.    Từ giáp thin 9 đếm thuận đến giờ canh tuất là 3    Trực sứ = cảnh môn / 3 Đây là lỗi của Phó trưởng lớp, muốn nghỉ sớm để nhậu nên ra thí dụ mà lại không coi là Dương hoặc Âm độn.    Do đó Thai_tue vẫn được 20/20

Còn bài của Thập Nhất đệ Chín đờn Cò, vì thí dụ là Dương độn nên dễ như "chó ngáp phải ruồi"... HiHiHi, Phó trưởng lớp ra đề trúng tủ Dương độn, nên trúng ngay chóc của Chín Đờn Cò, do đó điểm vẫn 20/20 .

    Lưu ý : Về Trực Sử thì : Dương độn tính theo chiều thuận ( con số lớn dần ) Âm độn tính theo chiều nghịch ( con số nhỏ lui )

VII. Kỳ Môn Tổng Yếu Ca

Page 24: Quẻ Thái Ất

Chào anh tubinh_giagia và các quý vị. Xin lỗi anh vì tôi đã đọc không kỹ đoạn anh viết ở lần trước. Vấn đề anh đưa nên cũng thú vị đây ,NV xin có một vài ý kiến sơ bộ. Toàn bộ sách chu dịch thể hiện một quy luật " Dĩ dương quyết âm" trong khi đó Đạo lão thì ngược lại" dĩ âm quyết dương" Trong dịch lý để xác định tính âm dương của que người ta dùng quy tắc " chúng dĩ thiểu vi chủ" trừ hai quái càn, Khôn. Nói đến tính âm duơng của tiết, nếu có điều kiện tôi sẽ đưa lên bản đồ độn giáp. trong bản đồ này thông thống nhất tính âm dương ngũ hành giữa hậu thiên bát quái với tiết và khí ( tiết bao giờ cũng âm, khí bao giờ cũng dương). Môn tinh chưa biến ( tức là tính chất cơ bản) có tính chất âm dương ngũ hành ứng phương vị giống hệt với vị trí quái cùng bản vị. Và trong tính toán độn giáp người ta dùng những thông số này thống nhất như trên. Nếu chia ra chỉ có hai phe âm dương thì quẻ môn tinh tiết cũng thông nhất. Nên theo tôi là trường hợp không áp dụng cùng lớp âm dương như anh dưa ra chưa hợp lý ( tức là có 2 lớp âm dương).

nguyenvu đã viết:Tôi đã tra lai sách người ta tính âm dương của tiết theo đúng như tôi đa nhận định ví dụ đông chí phối Khảm +, Lập xuân cấn +8,...

Thì mình cũng đâu có luận suy khác như đã nói như sau ở message trước:

Bát Tiết     - Bát Quái - (Bát Môn & Cửu Tinh) ==================================== [+]Đông Chí -   Khảm   - (Hưu & Bồng) [+] [+]Lập Xuân -   Cấn    - (Sinh & Nhậm) [+] [+]Xuân Phân -   Chấn   - (Thương & Xung) [+] [+]Lập Hạ    -   Tốn      - (Đỗ & Phụ) [+] ............................................................ [-]Hạ Chí    -   Ly       - (Cảnh & Anh) [-] [-]Lập Thu   -   Khôn &nbs p;- (Tử & Nhuế) [-] [-]Thu Phân -   Đoài   - (Kinh & Trụ) [-] [-]Lập Đông -   Càn    - (Khai & Tâm) [-]

dựa trên "Bát Tiết thuộc Ngũ Hành" của DCCT (nhưng chưa có phân định âm dương).

Đương nhiên, 24 Tiết Khí thì có 12 Tiết 12 Khí - ví dụ như:

(Tháng 11) Tiết ĐẠI TUYẾT Khí ĐÔNG CHÍ

(Tháng 12) Tiết TIỂU HÀN Khí ĐẠI HÀN

(Tháng Giêng) Tiết LẬP XUÂN Khí VŨ THỦY

v.v...

Nhưng NguyenVu lại viết là:

nguyenvu đã viết:(Tiêu đề: Tri Nhuan)

Page 25: Quẻ Thái Ất

"một năm có 4 mùa Xuân, hạ , Thu, Đông, mỗi mùa có 6 tiết, mỗi tháng có 2 tiết khí. Một năm có 24 tiết khí chia ra 12 tiết thuộc dương, 12 tiết thuộc âm.

12 tiết thuộc dương bắt đầu từ đông chí là lúc bắt đầu khí dương sinh, cho đến ngày trước của tiết hạ chí      Tiết Đông chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn, 3 tiết này phối quẻ Khảm.      Tiết lập xuân, Thanh Minh, cốc vũ thuộc Chấn      Tiết Lập Hạ, Tiểu mãn, Mang chủng thuộc Tốn.

12 Tiết thuộc âm bắt đầu từ Hạ chí là lúc khí âm bắt đầu sinh đến ngày trước tiết Đông chí.      Tiết hạ chí , Tiểu thử, Đại thử thuộc Ly.      Tiết lập thu, Xử thử, Bạch lộ thuộc Đoài.      Tiết lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết thuộc Càn.

Thì chúng ta không thấy nói đến 2 quẻ Cấn và Khôn và cùng dùng danh xưng Tiết cho ngay cả ĐÔNG CHÍ và HẠ CHÍ nữa. Với lại, từ Đông Chí đến trước Hạ Chí thì có:

01 - Đông Chí 02 - Tiểu Hàn 03 - Đại Hàn 04 - Lập Xuân 05 - Vũ Thủy (không thấy đề cập đến và phối với quẻ nào) 06 - Kinh Trực (không thấy đề cập đến và phối với quẻ nào) 07 - Xuân Phân (không thấy đề cập đến và phối với quẻ nào) 08 - Thanh Minh 09 - Cốc Vũ 10 - Lập Hạ 11 - Tiểu Mãn 12 - Man Chủng

Cuối cùng, "Nên theo tôi là trường hợp không áp dụng cùng lớp âm dương như anh dưa ra chưa hợp lý ( tức là có 2 lớp âm dương)" là sao, anh NguyenVu có thể cho mình biết rõ ràng hơn không?

Cám ơn nhé!Anh viết đúng rồi đấy, quả thực là nhiều lúc chi tiết tôi không nhớ chính xác đâu, thường thì tôi không có tài liệu bên cạnh. Nhưng thế này nhé cách thức phối quẻ như thế này nhé: quái xắp sếp theo thứ tự hậu thiên bát quái càn, khảm cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài. Cứ 3 tiết phối 1 quái khảm bắt đầu từ đông chí lần lượt... Tức là âm dương của tiết khí theo đồng nhất với âm dương của quẻ. Còn một lớp âm dương của tiết và khí nữa tức là cứ tiết là âm, khí là dương. Một lớp âm dương nữa là các quái kèm theo nó là tiết khí cho đến tinh, môn, từ đông chí đến hạ chí, và từ ha chí đến đông chí. Tiện đây tôi nhắc lại hưu tù vượng... của môn thì tính theo tiết có chú ý cả âm dương, của tinh dùng tháng tính theo quan hệ giống lục thân. Còn việc tính phương hướng xuất hành , theo tôi là không thể tính phương vị xuất hành cho cộng đồng đâu. Gốc của vấn đề là ở thời điểm nào đó một nguời cụ thể nào đó chiêm ở thời điểm nào đó chỉ ứng với quan hệ xung quanh người đó thôi. Thứ hai là không phải chiêm vào giờ tý mùng một tết là là tính cát hung trên các cửa cho ngày đó giờ đó đâu. Vì khi ta lập một quả độn ở thời điểm nào đó thì ra kết quả cát hung trên các quẻ ứng ứng với thời điểm theo quy tắc: Bạn an tý vào khảm, sửu dân vào cấn.. khảm ly chấn đoài ứng 1 chi còn lại ứng 2 chi. khi bạn chiêm vào giờ ất mão chẳng hạn thì đưa ất vào mão, nhâm tý, quý sửu, giáp dần, bính thìn, đinh tị...

Page 26: Quẻ Thái Ất

Các phương vị ứng theo giờ tính theo can là ngày, chi là giờ. ví dụ trên giả sử cửa khảm cát thì ứng với ngày nhâm, giờ tý cát.

nguyenvu đã viết:

Anh viết đúng rồi đấy, quả thực là nhiều lúc chi tiết tôi không nhớ chính xác đâu, thường thì tôi không có tài liệu bên cạnh. Nhưng thế này nhé cách thức phối quẻ như thế này nhé: quái xắp sếp theo thứ tự hậu thiên bát quái càn, khảm cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài. Cứ 3 tiết phối 1 quái khảm bắt đầu từ đông chí lần lượt... Tức là âm dương của tiết khí theo đồng nhất với âm dương của quẻ. Còn một lớp âm dương của tiết và khí nữa tức là cứ tiết là âm, khí là dương.

Chào anh NguyenVu,

Thật ra có 24 Tiết Khí chẳng qua là để phân định ngày bắt đầu của tháng dương lịch gọi là: "Tiết Khí" và ngày giữa tháng dương lịch đó thì gọi là: "Trung Khí" và như chúng ta biết là có 12 tháng dương lịch thành ra có tới 24 Tiết-Trung-Khí này đây

Theo anh nói là, cứ phối 3 tiết với nhau cho mỗi quẻ của Hậu Thiên Bát Quái (đồng tính âm dương với quẻ), một lớp âm dương khác theo tiết khí và một lớp âm dương nữa là các quái kèm theo nó là tiết khí cho đến tinh, môn, từ đông chí đến hạ chí, và từ ha chí đến đông chí thì ta có như sau:

(T-) Tiết [âm] (K+) Khí [dương]

...................................... Tháng 1 (T-)Lập xuân (K+)Vũ thủy <<<<< CẤN [+] Sinh : Nhậm >>>>> ...................................... Tháng 2 (T-)Kinh trập ------------- (K+)Xuân phân ...................................... Tháng 3 (T-)Thanh minh <<<<< CHẤN [+] Thương : Xung >>>>> (K+)Cốc vũ -------------......................... Tháng 4 (T-)Lập hạ (K+)Tiểu mãn <<<<< TỐN [-] Đỗ : Phụ >>>>> ...................................... Tháng 5 (T-)Mang chủng ------------- (K+)Hạ chí ...................................... Tháng 6 (T-)Tiểu thử <<<<< LY [-] Cảnhh : Anh >>>>> (K+)Đại thử -------------......................... Tháng 7 (T-)Lập thu (K+)Xử thử <<<<< KHÔN [-] Tử : Nhuế >>>>> ...................................... Tháng 8 (T-)Bạch lộ ------------- (K+)Thu phân ...................................... Tháng 9

Page 27: Quẻ Thái Ất

(T-)Hàn lộ <<<<< ĐOÀI [-] Kinh : Trụ >>>>> (K+)Sương giáng -------------......................... Tháng 10 (T-)Lập đông (K+)Tiểu tuyết <<<<< CÀN [+] Khai : Tâm >>>>> ...................................... Tháng 11 (T-)Đại tuyết ------------- (K+)Đông chí ...................................... Tháng 12 (T-)Tiểu hàn <<<<< KHẢM [+] Hưu : Bồng >>>>> (K+)Đại hàn

thì ta thấy có quẻ phối với (2 Tiết + 1 Khí) và có quẻ phối với (2 Khí + 1 Tiết) để đủ đầy 8 quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài - Môn, Tinh v.v..

Tuy nhiên, 3 Tiết được liệt chung vào một (quẻ, tinh, môn) thì sẽ không khác gì cái bảng mà mình đã suy luận mấy hôm trước:

tubinh_giagia đã viết:

Bát Tiết     - Bát Quái - (Bát Môn & Cửu Tinh) ==================================== [+]Đông Chí -   Khảm   - (Hưu & Bồng) [+] [+]Lập Xuân -   Cấn    - (Sinh & Nhậm) [+] [+]Xuân Phân -   Chấn   - (Thương & Xung) [+] [+]Lập Hạ    -   Tốn      - (Đỗ & Phụ) [+] ............................................................ [-]Hạ Chí    -   Ly       - (Cảnh & Anh) [-] [-]Lập Thu   -   Khôn - (Tử & Nhuế) [-] [-]Thu Phân -   Đoài   - (Kinh & Trụ) [-] [-]Lập Đông -   Càn    - (Khai & Tâm) [-]

nhưng vì bây giờ có phân định thêm Tiết là âm và Khí là dương thì sau khi lập cục Kỳ Môn Độn Giáp sẽ có Trực Phù, Trực Sứ theo cái ví dụ như sau của DCCT:

Ví dụ: Năm Ất Mùi, tháng Chạp ngày Đinh Tỵ giờ Tân Hợi tiết Tiểu Hàn Trung Nguyên Dương Độn 8 Cục

Trực Phù: Thiên Xung / 2 Trực Sứ: Thương Môn / 1

tức là Thương Môn [3(+) Mộc] đến KHẢM [1(+) Thủy] cung và vì Tiết là Tiểu Hàn (thuộc âm) nên dù là ở KHẢM cung [1 (+) Thủy] nhưng lại phải mang tính chất [âm Tiết (-) Thủy] để xem ngũ hành hưu tù vượng, phải không?

Tiết (-) Thủy >> SINH >> Môn (+) Mộc == ???

Vì rằng, theo cái bảng của DCCT thì hình như không có đề cập đến cái gọi là Tiết (-) ...

Trích dẫn:

Vượng     Tiết == Môn Tướng     Tiết+ --> Môn+

Page 28: Quẻ Thái Ất

Hưu     Môn- --> Tiết+ Hủy     Tiết+ --> Môn- Tử     Tiết --/-> Môn Tù     Môn- --/--> Tiết+ Phế     Môn+ --> Tiết+ Tuyệt     Môn+ --/--> Tiết+

    Nếu như, (Đông Chí - Tiểu Hàn - Đại Hàn) đều thuộc quẻ KHẢM thì ta sẽ có cái Tiết chung thuộc tính dương theo quẻ KHẢM ấy và sẽ xem xem ngũ hành hưu tù vượng được như sau:

Tiết (+) Thủy >> SINH >> Môn (+) Mộc == TƯỚNG

Anh NguyenVu và các bạn khác thấy sao?

Chỉ dựa trên một ít tài liệu của DCCT và câu phú của MaiThon về Cửu Tinh nên mình suy luận ra đến đây thôi - còn như các bạn có tài liệu chi thêm để làm sáng tỏ ngũ hành giữa Tiết/Môn thì mình đây vô cùng hoan hỉ.

nguyenvu đã viết:

Tiện đây tôi nhắc lại hưu tù vượng... của môn thì tính theo tiết có chú ý cả âm dương, của tinh dùng tháng tính theo quan hệ giống lục thân.

Giống như Tử Bình, Bốc Phệ đó hả anh NguyenVu thì theo ví dụ trên:

Trực Phù là Thiên Xung (Mộc) / 2 tức là rơi vào cung Khôn (Thổ) ... suy ra, Mộc khắc Thổ là TÀI ở cung này (?)

nguyenvu đã viết:

Còn việc tính phương hướng xuất hành , theo tôi là không thể tính phương vị xuất hành cho cộng đồng đâu. Gốc của vấn đề là ở thời điểm nào đó một nguời cụ thể nào đó chiêm ở thời điểm nào đó chỉ ứng với quan hệ xung quanh người đó thôi.

Đương nhiên, vì rằng gia trạch của người nào đó với cửa chính ở phương hướng nào THÌ phải tính ra giờ nào có các Môn: Sinh, Hưu, Khai ĐÁO LAI ở cửa hướng đó mà xuất hành chứ, phải không?

nguyenvu đã viết:

Thứ hai là không phải chiêm vào giờ tý mùng một tết là là tính cát hung trên các cửa cho ngày đó giờ đó đâu. Vì khi ta lập một quả độn ở thời điểm nào đó thì ra kết quả cát hung trên các quẻ ứng ứng với thời điểm theo quy tắc: Bạn an tý vào khảm, sửu dân vào cấn.. khảm ly chấn đoài ứng 1 chi còn lại ứng 2 chi. khi bạn chiêm vào giờ ất mão chẳng hạn thì đưa ất vào mão, nhâm tý, quý sửu, giáp dần, bính thìn, đinh tị... Các phương vị ứng theo giờ tính theo can là ngày, chi là giờ. ví dụ trên giả sử cửa khảm cát thì ứng với ngày nhâm, giờ tý cát.

Thật kỳ diệu! Như vậy:

Page 29: Quẻ Thái Ất

[Thìn,Tị][Ngọ][Mùi,Thân] [Mão]==========[Dậu] [Dần,Sửu][Tí][Hợi, Tuất]

và theo ví dụ trên của DCCT là giờ Tân Hợi, với Thương Môn đến KHẢM thì SINH ở cung CÀN (Hợi, Tuất) nên CÁT với ngày Tân giờ Hợi hoặc ngày Nhâm giờ Tuất - phải không anh NguyenVu ??

Xét ra, ngày ví dụ trên là ngày Đinh Tỵ thành ra CÁT không phải Thực CÁT và còn bị Ngày, Giờ Tị-Hợi tương xung ... Quả là thâm diệu!!! Thế nên, mình có hỏi DCCT về ngày Mậu Ngọ đó vào giờ Nhâm Tí thì hẳn có sự tương xung dù rằng đó là SINH MÔN đáo lai KHẢM cung hướng Bắc (không nên xuất hành vào giờ đó ở hướng đó) chăng?

Không biết lão huynh ấy có còn vãng lai nơi này để mình học hỏi thêm NHƯNG có anh NguyenVu chỉ bày giúp cho thì mình đây rất vui thỏa ..Anh tubinh_giagia ạ không có gì đâu. Thực ra mấy cái hưu tù tinh môn ấy ngoài tết âm lịch ra tôi sẽ chép sách ra cho chính xác. Còn tôi không nhớ chính xác được đâu. Muốn không nhớ vẫn có thể dùng được tốt nhất lên làm một bàn độn giáp độ 5 vòng thì có thêm cả tiết khí vào cho dễ tính. Các cach cát hung làm thành bảng phối với bàn độn giáp, thi được cách rồi tra thêm ý nghĩa của cách luôn. Chỉ việc lập bảng tinh âm dương ngũ hành , sinh vượng... đây mới là việc của người học độn giáp. Nếu đối với tôi chỉ cho tiết khí, can ngày, can chi giờ tra luôn sách họ làm cho hết từ cách cát, hung trên từng cửa luôn (có 1080 cachs cục làm sẵn). Nếu muốn cầu tài, quan, lộc thì phải xem trong que độn có không, nếu có thì ở phương nào, muốn tính được phải chuyển về quái kinh dịch nạp lục thân, so với lộc mã quý từ can chi giờ chiêm, nếu có trong quẻ thi mới có và suy ngược ra phương vị thời giờ. Tất nhiên có thể phối thêm thập nhị bát tú, thần sát thêm vào... và phức tạp hơn. Cái bí quyết để tính độn giáp nằm ở cân cac yếu tố âm dương ngũ hành, phối mệnh chủ, thời gian có như vậy mới ra được những phương thức nghi binh ở cửa nào, phục binh ở cửa nào, khi nào có thể dùng biến tử thành sinh... Trên đây cũng là phương hướng mà các bạn có thể dùng học độn giáp luôn, chúc mọi người vui vẻ. Trả lời thêm chút nhe không tính cộng đông được là vì giờ chiêm chỉ ứng với cá nhân chiêm, mà bao giờ cát cát ở phưong nào phụ thuộc chỉ vào que mình chiêm. Ở ví dụ bạn làm trên ở cung càn hợi thì ngày tân ngày nhâm và giờ tuất, hợi cát. Mà không biết tiên sinh DCCT trưóc đây có giới thiệu các cát cách hung cách không mà minh không thấy bạn nói đến, vì nó cũng rất quan trọng.Phần tinh hưu, tù, vượng tướng tôi đã viết ở trên rồi, còn phần định nghĩa môn như sau : ( Dấu thuộc âm , dương) 1. Tiết và môn đồng hành cùng dấu và khác dấu ( không phân biệt dấu) : Vượng 2. Tiết sinh môn a. Đồng dấu : Tướng b. Kác dấu : Huỷ 3. Tiết khắc môn : Tử ( không phân biệt dấu) 4. Môn sinh tiết a. Đồng dấu : Phế b. KHác dấu : Hưu 5. Môn khắc tiết    a. đồng dấu : Tuyệt    b. Khác dấu : Tù Ý nghĩa: - Vượng tướng đủ uy lực và khả năng khắc chế hay cứu giải các sao khác. - Hưu, tù bình hoà không có ảnh hưởng mạnh - Tử, tuyệt phế, huỷ là hoàn toàn mất hết ảnh hưởng. NV hy vọng có thể giúp chút ích cho các bạn. Với ý nguyện khuấy động học tập về tam thức NV không ngại trình độ hạn chế đã cố gắng làm. Hiện nay Nv nhận thấy đủ và quyết định chuyển sở thích sang lĩnh vực khác.

Page 30: Quẻ Thái Ất

trong quyển sách thiên thời địa lợi nhân hoà có 1 phần kỳ môn tuy tác giả viết có mấy chục trang, nhưng cô đọng súc tích, rất dễ hiểu, nếu có nhu cầu tôi sẽ thuê đánh máy toàn bộ phần kỳ môn trong sách đó đưa lên dđ để góp chữ . trong phần đó tôi thấy hay nhất là tác giả trình bày sử dụng bàn quay để độn giáp, thực ra tìm trực sứ + phù vào giờ dùng sự là để lấy làm mốc chuẩn, tìm được Phù + sứ lạc cung thì ta cũng biết được vị trí mới của các Môn + tinh khác ở vào vị trí nào vào giờ dùng . Tôi thấy ta chỉ (có thể tôi không biết) xác định 1 cửa,1 tinh lạc vào vị trí nào trên địa bàn mà không thấy sắp sếp các cửa khác và tinh khác cũng phải di chuyển theo, làm như thế khác nào vào giờ nào đó ta chỉ xác định được sự chuyển động của mặt trời mà không biết rằng mặt trời đi từ điểm a-b thì mặt trăng và các vì tinh tú cũng chuyển động theo. ví dụ vào giờ nào đó ta tìm đuợc trực phù lạc vào phương đông nhưng sứ môn lại ở tây phương thì muốn biết đông phương có của nào lạc vào, thiên bàn của nó là gì? còn sứ môn lạc vào tây phương nhưng phải tìm Tinh của nó và thiên bàn tương ứng với tây phương là tinh nào, thiên can gì , thế nên trong độn giáp mới có các cách - ví dụ như cách thiên độn: thiên bàn là bính kỳ, bát môn là sinh môn trên địa bàn là mậu

từ cách trên có thể hiểu là vào giờ dùng sự có Bính là thiên bàn cũng chính là Tinh lạc vào cung có can Mậu( mậu là địa bàn khi bố trí theo cục), Sinh môn lạc cung Có can Mậu, xem can Mậu đó nó nằm trên cung nào của bát quái để biết cát phương VIII. Quẻ Thái Ất - khối dương  Tôi sẽ trình bày hình Thiên - Ðịa bàn quẻ Thái Ất , dương cục và âm cục.

Các Thiên - Ðịa bàn quẻ Thái Ất, khối dương và khối âm được trình bày trong một topic riêng, hình Thiên - Ðịa bàn quẻ Thái Ất được trích từ cuốn “Thái Ất Thần kinh”, các hội viên có thể nêu các ý kiến về các sai sót trong tính tóan, an sao, các thắc mắc và luận đoán quẻ Thái Ất (Niên kế, Nguyệt kế, Nhật kế và Thời kế), sự ứng nghiệm trong lịch sử …

Trong cuốn “Thái Ất Thần kinh”, Dịch giả Thái Quang Việt đã cố gắng “Việt hóa” nhiều danh từ chỉ tên các sao, các cung song nhiều chỗ vẫn ghi theo phiên âm từ Hán Nôm. Ðể thống nhất và tiện tra cứu, tìm kiếm, tôi xin sửa lại:

Ất Cả => Thái Ất Âm cả => Thái Âm Tuế cả = Thái Tuế Dương cả => Thái dương Nhóm cả => Thái tộc Bài Văn => Văn Xương Mới kích => Thủy Kích Mắt trời => Thiên mục Mắt đất => Ðịa mục Thần lớn => Ðại thần Oai lớn => Đại uy Võ lớn => Đại vũ Nghĩa lớn => Đại nghĩa Đạo Trời => Thiên Đạo Chủ Đất   => Ðịa chủ Tôn trời => Thiên Tôn ….

Có gần 150 hình Thiên - Ðịa bàn quẻ Thái Ất , dương cục và âm cục được tạo theo chuẩn .GIF, tập tin có độ lớn khoảng 60-80 KB, đề nghị Ban QT diễn đàn giúp tôi up load hình lên.=========== Lập quẻ Thái Ất kể năm, xem cho năm Nhâm Tí (1972), Giáp Tí (1684) hay Bính Tí (1756)..., ta được quẻ Thái Ất khối dương, cục 1. =============        QUẺ ẤT Năm xem: . Năm dương lịch: 1972. . Năm âm lịch: NHAM TI . Lấy quẻ Thái ất kế năm. Số kỷ dư : 289. Cục 1. Toán chủ: 07 - Dương đơn - vô thiên. Toán khách: 13 - Trường hoà. Toán định: 13 - . Quẻ tiểu du mã hiệu : 111100, tên gọi : Thiên Sơn Ðộn . Quẻ Thái tuế lưu niên mã hiệu : 011101, tên gọi : Trạch Hoả Cách . Quẻ   hỗ mã hiệu : 111110, tên gọi : Thiên Phong Cấu .

Page 31: Quẻ Thái Ất

Quẻ biến mã hiệu : 011100, tên gọi : Trạch Sơn Hàm . Hào động : 1 Toán được số 7, 8 thuộc Thương - Kim; ứng việc con cháu.

Thái ất tại cung 1.Càn Thái ất ở cung trong, trợ bên chủ. Ðại chủ tại cung 7.Khôn Ðại khách tại cung 3.Cấn Tham chủ tại cung 1.Càn Tham khách tại cung 9.Tốn Văn xương tại cung 0.Thân, Vũ đức - 1 Kế thần tại cung DAN ( 6). Thuỷ kích tại cung 7.Khôn, Ðại vũ - 9 Thái tuế tại cung TI ( 1). Thái âm tại cung TUAT( 11). Ngũ phúc an tại cung Khôn được 44 năm. Trực phù là sao ThiênNhuế tại cung 5.Trung. Ðại Du Thái ất an tại cung 2.Ngọ Bị Giam (quan) vì Chủ, Khách, Ðại, hay Tiểu tướng đồng cung với Thái ất, như hai cọp trong một rừng, như hai thuồng luồng chung một đầm. Gặp sự này cần xem Nhị mục ở cung nào, dùng ngũ hành mà xét đoán. Thái ất an tại cửa Hưu. Cửa Hưu ứng cung Khảm,lấy chính phương bắc làm địa bộ, làm Ðoan môn. Cửa này âm khô, dương lớn, làm nơi hưu binh, an binh, tụ chúng. Làm gì cũng nên cẩn thận. Nơi này dễ sinh nghi ngờ. Ðánh nhẹ thì nên. Nếu Thái ất ở cửa Khai mà Thiên mục không ở cửa Khai, Hưu và Sinh là cửa Thái ất đủ. Nếu Ðại chủ ở cửa Khai mà Thái ất, Thiên mục không ở ba cửa tốt là cửa Tướng chủ đủ. Nếu Ðại khách ở cửa Khai mà Thái ất, Thủy kích không ở ba cửa tốt là cửa Tướng khách đủ.

Văn Xương thuộc Thổ, trong chòm Bắc Ðẩu, là sao cát, coi 6 phủ, tập trung mọi quyền của Thiên đạo. Văn Xương ở đất rời tuyệt, mà toán số ngắn, là điềm báo trước có tai hoạ. Văn Xương nếu gia cung hung môn, lại gặp Thiên Nhuế, Thiên Bồng, Thiên Trụ, Thiên Cầm thì dự báo đám hạ thần có mưu đồ đen tối. Văn Xương ở cách Thái ất một cung (là bách), nếu là ngọai bách thì chủ báo trước có tai họa như mưu loạn của hạ thần ở ngoài; nếu là nội bách (VX sau Thái ất một cung), là điềm báo có âm mưu nổi loạn, hoặc trong hậu cung có biến bởi đàn bà.

Thủy Kích thuộc Hỏa, là sao hung, là tai họa của Huỳnh hoặc (sao chổi). Thủy kích làm tổn thương khí Kim, hành xử vô thường, báo trước tai họa về binh đao, đói khổ, tang tóc, giặc cướp, lụt lội, hỏa hoạn... Thủy Kích là khách mục của Kế thần, vượng vào mùa hạ, là phụ tướng của Thái ất. Nếu có yểm với Ðại chủ, Tham chủ thì không kể vượng tướng, dễ bị bại vong.

Thiên ất an tại cung 6.Dậu. Thiên ất khí Kim, là sao hung, đến phương nào thì binh đao khởi lên, bệnh tật xảy ra, súc vật chết. Thiên ất là sao cô độc.

Ðịa ất an tại cung 9.Tốn. Ðịa ất khí thổ, là sao hung, đến nơi nào thì nơi đó bị sâu lúa, bệnh dịch, đói kém.

Quân cơ an tại cung Hợi, Ðại nghĩa. Quân cơ khí Thổ, là sao cát, đến phương nào thì đấy giảm trộm cướp, binh cách; dân yên, nước yên, người người phong lưu.

Thần cơ an tại cung Tỵ, Ðại thần. Thần cơ là sao cát, chuyển cơ tạo hóa, nắm giữ quyền phúc.

Page 32: Quẻ Thái Ất

Dân cơ an tại cung Thân, Vũ đức. Dân cơ khí thổ, là sao cát, tượng cho dân chúng.

Toán được `vô thiên lại gặp các thức yểm, kích, ép, cách hay giam. Năm này có thể có thiên tai hay khí tượng, thời tiết bất thường như sao chổi, động đất, bão tố lớn, băng trôi, núi lở,... gây thiệt hại nhiều cho con người.

Ðại du Thái ất an tại cung 2.Ngọ Ðại du Thái ất giữ việc hóa vật, là phối khí của Kim thần, không vào cung giữa, chỉ hành 8 cung, mỗi cung ở 36 năm, chia ra 12 năm lý thiên, 12 năm lý địa và 12 năm lý nhân.

Tiểu du Thái ất an tại cung 1.Càn Tiểu du Thái ất đồng cung với Tứ thần, năm này có thể xảy ra thiên tai, mùa màng kém. Hạn Dương cửu: Ðang ở năm thứ 899 của đại nguyên thứ 2228, còn 3661 năm. Ðang ở năm thứ 443 của tiểu nguyên thứ 2, còn 13 năm. Hạn Bách lục: Ðang ở năm thứ 1619 của đại nguyên thứ 2352, còn 2701 năm. Ðang ở năm thứ 179 của tiểu nguyên thứ 6, còn 109 năm. =========== Sự kiện ứng nghiệm trong lịch sử: Bị Giam (Tù) Cục này Thái ất tuy trợ chủ nhưng Ðại chủ yểm, tham chủ tù, mắt khách ếm. Toán không hòa, không lợi cho chủ. Cửa đủ, tướng phát. An cư, hành động sau có lợi. Thiên hạ thanh bình, ninh thịnh.

Năm Canh Tí (820 DL) Bên Trung Hoa: đời nhà Ðường. Bên Việt: Dương Thanh là một hào trưởng của đất Hoan Châu, được nhà Ðường cho làm Thứ sử châu này. Năm 819, Dương Thanh phát động cuộc khởi nghĩa lớn, giết được Lý Tượng Cổ, thiết lập được hệ thống chính quyền tự chủ do ông đứng đầu. Sau nhiều phen huy động quân đàn áp nhưng thất bại, nhà Ðường đã dùng kế ly gián để chia rẽ lực lượng của Dương Thanh. Ông bị cô lập và cuối cùng bị thất bại vào năm 820. Nhà Ðường cho giết cả ba họ nhà Dương Thanh. (Chuyện này ứng với sự hành động sau có lợi, Ðại chủ yểm, tham chủ tù).

Năm Giáp Tí (1684 DL) Bên Trung Hoa: đời vua Khang Hy, năm thứ 23. Thanh bình, ninh thịnh. Bên Việt: đời vua Lê Hy Tông, năm Chính Hòa thứ 5. Thiên hạ thanh bình, yên ổn. Năm Bính Tí (1756 DL) Bên Trung Hoa: Năm thứ 21 niên hiệu Càn Long nhà Thanh. Bên Việt:Năm thứ 17 niên hiệu Cảnh Hưng đời vua Lê Hiển Tông. Giặc cỏ lại nổi lên. Quan quân hai xứ Tuyên và Thái đi đánh, diệt và bắt được giặc. (ứng với hành động sau là lợi).Trong bài viết về QUE ẤT Năm xem: * Năm dương lịch: 1972. * Năm âm lịch: NHAM TI .

Có đoạn viết:

Sự kiện ứng nghiệm trong lịch sử: Bị Giam (Tù) Cục này Thái ất tuy trợ chủ nhưng Ðại chủ yểm, tham chủ tù, mắt khách ếm. Toán không hòa, không lợi cho chủ. Cửa đủ, tướng phát. An cư, hành động sau có lợi. Thiên hạ thanh bình, ninh thịnh.

Page 33: Quẻ Thái Ất

Theo tôi về đại cuộc thì đây là năm ký hiệp định Paris; có thể coi như đoán "Thiên hạ thanh bình ; ninh thịnh" là đúng. Nhưng đây cũng là một năm chiến tranh Việt Nam cũng rất khốc liệt: Trong Nam: Mùa hè đỏ lửa. Ngoài Bắc: Điện Bịên Phủ trên không. Kết luận của quẻ Ất lại ko thể hiện điều này. Theo tôi có thể có gì chưa thật chuẩn chăng? Vài lời tường sở ngộ.Chào anh Thiên Sứ! Cám ơn anh đã có "Vài lời tường sở ngộ", góp ý về lời đóan giải quẻ Ất xem cho năm 1972. Ðúng là xem cho năm 1972, năm mà ở cả hai miền Nam - Bắc VIỆT NAM, chiến tranh khốc liệt như vậy mà kết luận "Thiên hạ thanh bình, ninh thịnh" là chưa chuẩn. Nguyên văn bản này là kết xuất của một phần mềm lập và cung cấp dữ liệu, đoán giải sơ lược quẻ Ất (kể năm). Phần liên hệ "Sự kiện ứng nghiệm trong lịch sử:" viết như vậy cũng dễ làm người đọc nhầm là sự kiện ứng nghiệm của năm xem (1972) nhưng thực ra là những sự kiện ứng nghiệm của một số năm có cùng niên cục. Kết luận rằng "Thiên hạ thanh bình, ninh thịnh" chỉ đúng cho năm xem Giáp Tí (1684 DL), với những sự kiện xảy ra bên Trung Hoa (đời vua Khang Hy) và bên Việt Nam (đời vua Lê Hy Tông). Tôi sẽ sửa lại phần này. IX. Bổ trợ thái ất Nguyệt cục: Thái ất tích niên là tính theo thượng cổ hợp bích ngũ tinh liên châu của giáp tý niên, giáp tý nguyệt, giáp tý nhật, giáp tý thời, thiên chính đông chí nhật thời bắt đầu. Thiên chính là kiến tý vi chính nguyệt, Địa chính là kiến sửu vi chính nguyệt, Nhân chính là kiến dần vi chính nguyệt . Chúng ta đang sử dụng nông lịch là kiến dần vi chính nguyệt, Thái ất cổ tịch lấy thiên chính kiến tý vi chính nguyệt, sở dĩ suy toán thái ất nguyệt kế (nguyệt cục) là lấy thiên chính kiến tý vi chính nguyệt, tức là tháng 11 là khởi đầu. Phép suy diễn này, trước tiên tìm được thực tích nguyệt của mỗi năm, từ thực tích nguyệt lại tìm kỷ nguyên cục. Thực tích nguyệt = Tích niên * 12 Bởi vì mỗi năm có 12 tháng, sở dĩ ( tích niên *12) để tìm ra thực tích nguyệt. Nông lịch của ta cứ 17 năm thì có 7 tháng nhuận, bởi vì tháng nhuận thì lấy tên can chi của tháng gốc. Sở dĩ không để ý đến tháng nhuận vì có thuyết tháng nhuận không ảnh hưởng đến suy diễn nguyệt kế thái ất. Thực tích nguyệt chia cho 360= đắc số..... dư số Số dư ở công thức trên làm thái ất nguyệt kế nhập kỷ nguyên số Nhập kỷ nguyên số chia 60 =Đắc số..... dư số Theo công thức trên đắc số và dư số xác định được thái ất kế nhập kỷ chi số. Nhập kỷ chi số chia 72 = Đắc số.... dư số theo công thức trên đắc số và dư số xác định thái ất nguyệt kế nhập nguyên chi số,( dư số+1) vi thái ất nguyệt kế nhập cục chi số Ví dụ: Trung hoa dân quốc năm thứ 13, giáp tý tuế ( Công nguyên 1924), thái ất tích niên là 10155841, tính từ tháng 11 của năm đó ( Bính tý nguyệt) nhập thái ất, kỷ , nguyên , cục số. Bằng số 10155841*12 =121870092 ( thực tích nguyệt) Thực tích nguyệt chia 360 =338528 ....dư 12( nhập kỷ nguyên số) Nhập kỷ nguyên số là 12. bỏi vì số đó nhỏ hơn kỷ số và nguyên số, nên khôn cần phải tính tiếp, mà có thể xác định trung hoa dân quốc năm thứ 13 tháng 11 ( bính tý nguyệt) nhập thái ât đệ nhất kỷ giáp tý nguyên (12+1) đệ 13 cục

X. Tra Cứu Niên Hiệu - Dương Lịch Cho tiện việc tra Thái Ất tích niên.

--------------------------------

TỐNG      宋 (960-1279, cộng 320 năm)

Page 34: Quẻ Thái Ất

a/ Bắc Tống      北宋 (960-1127, cộng 168 năm)

Năm Niên hiệu      Vua          Bị chú

960     建隆 Kiến Long    太祖 Thái Tổ (趙匡胤 Triệu Khuông Dận,927-976) lên ngôi 963     乾德 Càn Đức 964 甲子年 năm Giáp Tý 968     開寶 Khai bảo 976     太平興[1] 2283; Thái Bình Hưng Quốc 太宗 Thái Tông (趙光義 Triệu Quang Nghĩa,939-997) 984 甲子年 năm Giáp Tý 984     雍熙 Ung Hi 984     Vương Diên Đức 王延德 (939-1006) viết Cao Xương Hành Ký 高昌行記. 988     端拱 Đoan Củng 990     淳化 Thuần Hoá 995     至道 Chí Đạo 996     Thái Bình Ngự Lãm 太平御覽 ra đời 998     咸平 Hàm Bình     真宗 Chân Tông (趙恆 Triệu Hằng,986-1022) 1004   景德 Cảnh Đức 1008   大中祥符 Đại Trung Tường Phù 1017   元禧 Nguyên Hi 1022   乾興 Càn Hưng      1023   天聖 Thiên Thánh     仁宗 Nhân Tông (趙禎 Triệu Trinh) 1024 甲子年 năm Giáp Tý 1032   明道 Minh Đạo 1034   景祐 Cảnh Hựu 1038   寶元 Bảo Nguyên 1040   康定 Khang Định 1041   慶曆 Khánh Lịch 1049   皇祐 Hoàng Hựu 1054   至和 Chí Hoà 1056   嘉祐 Gia hựu 1064   治平 Trị Bình     英宗 Anh Tông 1068   熙寧 Hi Ninh     神宗 Thần Tông (趙頊 Triệu Húc,1048-1085) 1078   元豐 Nguyên Phong 1084 甲子年 năm Giáp Tý 1085     Thái Hoàng Thái Hậu Cao Thị 太皇太后高氏 (-1093) nhiếp chính 1086   元祐 Nguyên Hựu     哲宗 Triết Tông (趙煦 Triệu Hú,1076-1100) 1094   紹聖 Thiệu Thánh 1098   元符 Nguyên Phù 1100   Hoàng Thái Hậu Hướng Thị 皇太后向氏 (-1101) nhiếp chính 1101   建中靖國 Kiến Trung Tĩnh Quốc 徽宗 Huy Tông (趙佶 Triệu Cát,1082-1135) 1102   崇寧 Sùng Ninh 1107   大觀 Đại Quán

Page 35: Quẻ Thái Ất

1111   政和 Chính Hoà 1118   重和 Trọng Hoà 1119   宣和 Tuyên Hoà 1120   Loạn Phương Lạp 方臘 (-1121)之亂 1121   Tống Giang 宋江 (-1122) [Lương Sơn Bạc 梁山泊] hàng nhà Tống 1126   靖康 Tĩnh Khang      欽宗 Khâm Tông (趙桓 Triệu Hoàn,1100-1160) 1126   Biến loạn năm Tĩnh Khang 靖康, vua Tống Khâm Tông 宋欽宗 (1100-1160) và Huy Tông 徽宗 (1082-1135) bị quân Kim bắt

1127 北宋 (960-1127) Bắc Tống kết thúc

b/ Nam Tống      南宋 (1127-1279, cộng 152 năm)

Năm Niên hiệu      Vua   ;  Bị chú

1127   建炎 Kiến Viêm     高宗 Cao Tông (趙構 Triệu Cấu,1107-1187) lên ngôi

1144 甲子年 năm Giáp Tý 1163   隆興 Long Hưng     孝宗 Hiếu Tông (趙眘 Triệu Thận) 1165   乾道 Càn Đạo 1174   淳熙 Thuần Hi 1190   紹熙 Thiêu Hi     光宗 Quang (趙惇 Triệu Đôn) 1195   慶元 Khánh Nguyên     寧宗 Ninh Tông (趙擴 Triệu Khoách,-1224) 1201   嘉泰 Gia Thái 1204 甲子年 năm Giáp Tý 1205   開禧 Khai Hi 1208   嘉定 Gia Định 1225   寶慶 Bảo Khánh     理宗 Lý Tông (趙昀 Triệu Quân) 1228   紹定 Thiệu Định 1234   端平 Đoan Bình 1234   Liên minh với Mông Cổ 蒙古 diệt Kim 金 (1115-1234) 1237   嘉熙 Gia Hi 1241   淳祐 Thuần Hựu 1253   寶祐 Bảo Hựu 1259   開慶 Khai Khánh 1260   景定 Cảnh Định 1264 甲子年 năm Giáp Tý 1265   咸淳 Hàm Thuần     度宗 Độ Tông (趙禥 Triệu Kỳ) 1275   德祐 Đức Hựu     恭宗 Cung Tông (趙顯 Triệu Hiển) 1276   Đầu hàng quân Mông Cổ 蒙古 1276   景炎 Cảnh viêm     端宗 Đoan Tông (趙昰 Triệu Thị)

Page 36: Quẻ Thái Ất

1278   祥興 Tường Hưng     衛王 Vệ Vương (帝昺 Đế Bính) 1279   Đời Nam Tống 南宋 (1127-1279) kết thúcNGUYÊN             元 (1206-1367, cộng 162 năm)

1206   太祖 Thái Tổ (成吉思汗 Thành Cát Tư Hãn /Genghis Khan,1162-1227) lên ngôi 1246      定宗 Định Tông (貴由汗 Quý Do Hãn,1208-1248). 1251      憲宗 Hiến Tông (蒙哥汗 Mông Ca Hãn,1208-1259). 1260    中統 Trung Thống      世祖 Thế Tổ (忽必烈 Hốt Tất Liệt/Kublai Khan, 1215-1294). 1264 甲子年 năm Giáp Tý 1264   至元 Chí Nguyên 1271   Từ năm này chính thức cai trị TQ, quốc hiệu là Nguyên 元. 1295   元貞 Nguyên Trinh     成宗 Thành Tông (1267-1307) 1297   大德 Đại Đức 1308   至大 Chí Đại     武宗 Vũ Tông 1312   皇慶 Hoàng Khánh     仁宗 Nhân Tông 1314   延祐 Diên Hựu 1321   至治 Chí Trị     英宗 Anh Tông 1324 甲子年 năm Giáp Tý      1324   泰定 Thái Định     泰定 ;帝 Thái Định Đế 1328   致和 Trí Hoà          1328   天順 Thiên Thuận      天順帝 Thiên Thuận Đế (ấu chúa) 1328   天曆 Thiên Lịch        &n bsp;文宗 Văn Tông 1329         &n bsp;         &n bsp; 明宗 Minh Tông 1329         &n bsp;         &n bsp; 文宗 Văn Tông 1330   至順 Chí Thuận 1332   至順 Chí Thuận     寧宗 Ninh Tông 1333   元統 Nguyên Thống 順帝 Thuận Đế (1320-1370) 1335   至元 Chí Nguyên 1341   至正 Chí Chính 1351   Loạn Khăn Đỏ (Hồng Cân 紅巾, 1351-1366). 1367   Đời Nguyên 元 (1206-1367) kết thúcMINH         &n bsp; 明 (1368-1644, cộng 277 năm)

1368   洪武 Hồng Vũ 太祖 Thái Tổ (朱元璋 Chu Nguyên Chương, 1328-1398) lên ngôi 1384 甲子年 năm Giáp Tý 1399   建文 Kiến Văn 惠帝 Huệ Đế (朱允炆 Chu Duẫn Văn,1377-1402?) 1402   洪武 Hồng Vũ 成祖 Thành Tổ (朱棣 Chu Lệ,1360-1424) 1403   永樂 Vĩnh Lạc      1407   Vĩnh Lạc Đại Điển 永樂大典 ra đời 1421   Dời đô về Bắc Kinh 北京 1425   洪熙 Hồng Hi 仁宗 Nhân Tông (朱高熾 Chu Cao Xí,1378-1425) 1426   宣德 Tuyên Đức 宣宗 Tuyên Tông (朱贍基 Chu Thiệm Cơ,1399-1435) 1436   正統 Chính Thống 英宗 Anh Tông (朱祁鎮 Chu Kỳ Trấn,1427-1464)

Page 37: Quẻ Thái Ất

1449   景帝 Cảnh Tông (朱祁鈺 Chu Kỳ Ngọc,1428-1457) 1450   景泰 Cảnh Thái 1457   天順 Thiên Thuận      英宗 Anh Tông (朱祁鎮 Chu Kỳ Trấn,1427-1464) 1465   成化 Thành Hoá 憲宗 Hiến Tông (朱見深 Chu Kiến Thâm,1447-1487) 1488   弘治 Hoằng Trị 孝宗 Hiếu Tông (朱祐樘 Chu Hựu Đường,1470-1505) 1504 甲子年 năm Giáp Tý 1506   正德 Chính Đức 武宗 Vũ Tông (朱厚照 Chu Hậu Chiếu,1491-1521) 1522   嘉靖 Gia Tĩnh 世宗 Thế Tông (朱厚熜 Chu Hậu Thông,1507-1566) 1564 甲子年 năm Giáp Tý 1567   隆慶 Long Khánh 穆宗 Mục Tông (朱載垕 Chu Tải Hậu,1537-1572) 1573   萬曆 Vạn Lịch 神宗 Thần Tông (朱翊鈞 Chu Dực Quân,1563-1620) 1620    泰昌 Thái Xương 光宗 Quang Tông (朱常洛 Chu Thường Lạc,1582-1620) 1621   天啟 Thiên Khải 熹宗 Hi Tông (朱由校 Chu Do Hiệu,1605-1627) 1628   崇禎 Sùng Trinh 思宗 Tư Tông (朱由檢 Chu Do Kiểm,1611-1644)      &nb sp;      1644   Đời Minh 明 (1368-1644) kết thúc.

<NAM MINH 南明>

1644   弘光 Hoằng Quang 安宗 An Tông (朱由崧 Chu Do Tùng,-1646)= Phúc Vương 福王 lên ngôi tại Nam Kinh 南京

1645   隆武 Long Vũ 紹宗 Thiệu Tông (朱聿鍵 Chu Duật Kiện,1602-1646)= Đường Vương 唐王 lên ngôi tại Phúc Châu 福州

1645   紹武 Thiệu Vũ 唐王 Đường Vương (朱聿[金粵] Chu Duật [Việt?] ,-1647)

1646   永曆 Vĩnh Lịch 桂王 Quế Vương (朱由榔 Chu Do Lang,1623-1662) lên ngôi tại Triệu Khánh 肇慶

1662 Ngô Tam Quế 吳三桂 (1612-1678) giết Quế Vương 桂王 (1623-1662) THANH     清 (1616-1911, cộng 296 năm)

1616 天命 Thiên Mệnh 太祖 Thái Tổ (努爾哈赤 Nỗ Nhĩ Cáp Xích,1559-1626) 1624 甲子年 năm Giáp Tý 1627 天聰 Thiên Thông 太宗 Thái Tông (皇太極 Hoàng Thái Cực,-1643) 1636   崇德 Sùng Đức 1636   Đổi quốc hiệu là Đại Thanh 大清

1644   順治 Thuận Trị 世祖 Thế Tổ (福臨 Phúc Lâm,1638-1661) 1644   Diệt xong nhà Minh 明 (1368-1644) 1650   攝政王多 ୬ 6;袞 (1612-1650) Nhiếp chính Vương Đa Nhĩ Cổn mất

1662   康熙 Khang Hi 聖祖 Thánh Tổ (玄燁 Huyền Việp,1654-1722) 1684 甲子年 năm Giáp Tý

Page 38: Quẻ Thái Ất

1723   雍正 Ung Chính 世宗 Thế Tông (胤禛 Dận Chân,1678-1735)

1736   乾隆 Càn Long 高宗 Cao Tông (弘曆 Hoằng Lịch,1711-1799) 1744 甲子年 năm Giáp Tý 1780   Tứ Khố Toàn Thư Hội Yếu 四庫全書薈要 ra đời 1782   Tứ Khố Toàn Thư 四庫全書 ra đời

1796   嘉慶 Gia Khánh 仁宗 Nhân Tông (顒琰 Ngung Diệm,1760-1820) 1804 甲子年 năm Giáp Tý

1821   道光 Đạo Quang 宣宗 Tuyên Tông (旻寧 Mân Ninh,1782-1850) 1851   咸豐 Hàm Phong 文宗 Văn Tông (奕詝 Dịch Trữ, 1831-1861) 1851   Hồng Tú Toàn 洪秀全 (1814-1864) lập Thái Bình Thiên Quốc 太平天國 1861   Từ Hi 慈禧 (1835-1908) bắt đầu treo màn thính chính

1862   同治 Đồng Trị 穆宗 Mục Tông (載淳 Tái Thuần,1856-1875) 1864 甲子年 năm Giáp Tý

1875   光緒 Quang Tự 德宗 Đức Tông (載湉 Tái Điềm,1871-1908) 1909   宣統 Tuyên Thống 宣統 Tuyên Thống (溥儀 Phổ Nghi, 1906-1967) 1911   Đời Thanh 清 (1616-1911) kết thúc.

---------------------------------

1912 Dân Quốc Nguyên NiênWebsite hay quá, và ghi rất chính xác, chỉ có một chỗ thiếu là Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực sinh năm 1592, băng hà năm 1643. Chỉ lả lặt nhặt không đáng kể, ghi vào thì rõ hơn

Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực (1592-1643).

XI. Thái Ất - Khoá Lục nhâm đại độn

Trong Lục nhâm đại độn Khoá là một vấn đề mang tính chất mấu chốt, bởi lẽ từng khoá có lý đoán riêng, mỗi khoá lại tương ứng với từng quái. Ở đây quái đóng vai trò luận hỗ thêm vào lý đoán, có thể dùng luận quái theo cách thức hào từ như trong Kinh dịch, hoặc có thể luận theo cách của bốc phệ. Khoá Lục nhâm cơ bản được tính ra từ can chi ngày chiêm, khoá cơ bản chỉ gồm tứ khóa, có thể ở dạng Sinh, Khắc, tặc. Từ tứ khoá hỗ thêm các điều khiện cụ thể sẽ có chừng hơn 64 khoá cho đại lục nhâm và đến đây 1 bài toán rất phức tạm cho người học là làm thế nào để nhanh chóng xác định được khoá của quẻ chiêm, rồi thì mới đến luận đoán. Muốn biết nhanh chóng quẻ chiêm thuộc khoá gì chỉ có cách lắm vững các định nghĩa khoá chắc và sử dụng nhiều thành quen, hoặc phải mất công thiết lập một bản tra khoa học thì mới nhanh chóng tìm được đúng khoá và đây là việch khó với nhiều người học lục nhâm đại độn. Hiện nay tôi thấy nhiều người lầm lẫn cho rằng lục nhâm tiểu độn, ngoài bắc cho là đại độn, quả thực thực là ngớ ngẩn. Vì Lục nhâm đại độn được xếp vào Tam thức thiên về nhân, Thái ất thiên về thiên, Độn giáp thiên về địa.Phép lục nhâm tiểu độn không thể so sánh với nó được.Phần dưới đây tôi sẽ giới thiệu Khoá ứng quái và một số định nghĩa khoá trong lục nhâm đại độn.Nếu "Lục nhâm đại độn được xếp vào Tam thức thiên về nhân, Thái ất thiên về thiên, Độn giáp thiên về địa" thì tại sao Thái ẤT lại được coi là đệ nhất trong tam thức. có phải vì người ta coi trong yếu tố THIÊN hơn ko??    Không biết khi chiêm quẻ thì phối hợp tam thức như thế nào?

Page 39: Quẻ Thái Ất

Thực ra trong các môn trong Tam thức đều có thiên địa nhân, ví như trong Độn giáp thường dùng nhân bàn địa bàn thiên bàn, trá bàn (đỉnh bàn). Nhưng nói thiên địa nhân ở đây theo nghĩa những môn này có liên quam mật thiết với từng yếu tố thiên địa nhân. Ví như Thái ất thực chất liên quan đến chu kỳ của các tinh tú ảnh hưởng lên trái đất, con người. Độn giáp liên quan đến địa lý bằng chứng nếu không có kiến thức về DG không thể học đọc địa lý Tam hợp, bản chất của DG liên quan đến tính phương vị cát hung với các chủ thể con người cùng mang tính thời gian. Lục nhâm chuyên về chiêm những việc về nhân sự, như công danh, số mệnh...vv.Cái hay là cả tam thức đều có thể dùng để xem số người, nhưng đây không phải là điểm mạnh của tam thức. Khoá Lục nhâm có ý nghĩa quyết định trong việc sử dụng lục nhâm như đã trình bày ở trên, ngoài ra phải biết khoá thì ta mới tính được Tam truyền, còn việc tính toán tam truyền như thế nào thì theo Tam truyên thi . Tam truyền cũng là điểm trọng yếu của tính toán lục nhâm có lẽ đứng trên cả tính toán liên quan đến lục xứ. Thời trước các cụ ở ngoài bắc rất trọng xem Lục nhâm đại độn, nhưng gần đây không thấy phổ biến, và càng ngày càng ít người biết, Còn người sử dụng đại lục nhâm tôi chưa thấy có ai, đa số là dùng tiểu lục nhâm. Sở dĩ người ta xếp Thái ất đứng đầu trong Tam thức vì nó nghiên cứu quy mô ở tầm vĩ mô, Hơn nữa quy luật của thiên bao giờ cũng ảnh hưởng rộng lớn và bào trùm" Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên".Viết thêm về Lục Nhâm Dại Dộn       Thật cảm ơn nhưng~ ý kiến lý luận vưng~ chac cuả anh Nguyen Vu ve mon Lục Nham. Taị hạ càng thêm ngương~ mộ sự hiểu biết sâu rộng, uyên bác về nhieu lĩnh vực không chỉ bao gồm Thái Ất mà cả Lục Nhâm và chac chan nhieu mon học khác của anh.       Thật dúng như anh noi, có sự nhầm lẫn ve Lục Nhâm tieu don va dại dộn. Thực sự môn Lục Nhâm Dai Dộn neu viet ra day dủ mấ rất nhieu cong phu hay dòi hỏi một bang tra khoa học khien day là mot trở ngại không nhỏ cho người dùng nó. Sự sử dụng thuan thục và hiệu quả môn Lục Nhâm doì hỏi nhieu nam than'ng chuyen can tinh vi nghien cứu và say me học hoi thu thập kinh nghiệm.       Ve cac khoa Tứ khóa, taị hạ chỉ xin them ngoai dạng Sinh Khac Tạc, ta không thể quen dạng Tỷ Hoà. Trong mot so khóa chữ trên và chữ duoi không he sinh, khac hay tạc nhau, nen ta can xét them truong hợp Tỷ hoà se duoc giai quyết ra sao trong quan hệ voi Can hay Sơ truyen.       Hien nay, có lẽ dúng như anh nói, số ngươì sử dụng Lục Nhâm ngaỳ can`g ít và có lẽ cả số người dùng quẻ Thai At hay Kỳ Môn Dộn Giáp cung~ thế. Tuy nhien voi nhung bai viet dạc sac' gia tri cua anh va anh Doc Co CAu Thang, chac chan mon Lục Nham va Thai At, Ky Mon Don Giap se không mai một theo thoi gian.Dưới đây là Quái ứng khoá tôi sẽ tham khảo nhiều sách để hiệu chỉnh lại sau cho đúng. Khoá mục phối quái Tên Khoá 1.     Nguyên Thủ khoá 2.     Trùng thẩm khoá3.     Tri nhất khoá4.     Thiệp hại khoá5.     Giao khắc khoá6.     Mão tinh khoá7.     Biệt trách khoá8.     Bát chuyên khoá9.     Phục ngâm khoá10.     Phản ngâm khoá11.     Tam quang khoá12.     Tam dương khoá13.     Tam kỳ khoá14.     Lục nghi khóa15.     Thời thái khoá16.     Long đức khoá17.     Quan tước khoá18.     Phú quý khoá19.     Hiên cái khoá20.     Chú ấn khoá21.     Trảm luân khoá22.     Dẫn tùng khoá23.     Hanh thông khoá24.     Phồn xương khoá25.     Vinh hoa khoá26.     Đức khánh khoá27.     Hợp hoan khoá28.     Hoà mỹ khoá29.     Trảm quan khoá30.     Bế nhật khoá31.     Du tử khoá32.     Tam giao khoá33.     Chuế đế khoá34.     Xung phá khoá35.     Dâm dật khoá36.     Vu dâm khoá37.     Cô quả khoá38.     Địa bàn khoá39.     Độ ách khoá40.     Vô lộc khoá41.     Tuyệt tự khoá42.     Độn phúc khoá43.     Xâm hại khoá44.     Hình thương khoá45.     Nhị phiền khoá46.     Thiên hoạ khoá47.     Thiên ngục khoá48.     Thiên khấu khoá49.     Thiên võng khoá50.     Phách hoá khoá51.     Tam âm khoá52.     Long chiến khoá 53.     Tử kỳ khoá54.     Tai ách khoá55.     ương cữu khoá56.     Quỷ sửu khoá57.     Quỷ mộ khoá58.     Lệ đức khoá59.     Bàng châu khoá60.     Toàn cục khoá61.     Huyền thai khoá62.     Liên châu khoá63.     Lục thuần khoá

Ứng quái 1. Càn vi thiên 2.Khôn vi địa3.Thuỷ địa tỷ4.Bát thuần khảm5.Khuê6.Lý7.Vô vọng8.Đồng nhân9.Bát thuần cấn10.Bát thuần chấn11.Bí12.Tấn13.Dự14.Bát thuần Đoài15.Địa thiên thái16.Tuỵ17.Ích18.Đại hữu19.Thăng20.Đỉnh21.Di22.Hoán23.Ti 879;m24.Hàm25.Sư26.Nhu27.Tỉnh28.Phong29.Đ

Page 40: Quẻ Thái Ất

897;n30.Khiêm31.Quan32.Cấu33.Lữ24.Quải35.K ý tế36.Tiểu súc37.Phụ38.Không có quái39.Bác40.Bĩ41.Không có quái42Chuân43Tổn44.Tuỵ45.Minh di 46.Đại quá47.Phệ hạp48.Kiển49.Mông50.Cổ51.Trung phu52.LY53.Vị tế54.Qui muội55.Giải56.Tiểu quá57.Khốn58.Tuỳ59.Đại tráng60.Đại súc61.Gia nhân62.Phục63.CáchMột số các định nghĩa khoá trong Lục nhâm đại độn Vu dâm khoá Đn: Trong tứ khoá có khoá khắc mà có 2 khoá ở cùng một cung, gọi là Vu dâm khoá. Trong 2 khoá ở cùng một cung đó, phải bỏ khoá đứng sau, chỉ dung khoá đứng trước. Hoặc nếu can với chi tương sinh, nhưng lại hỗ tương khắc cũng gọi là Vu dâm khoá. Can chi giao hỗ tương khắc có hai cách 1. Can khắc chi thượng thần và chi khắc lại can thưọng thần. 2.Can thượng thần khắc chi, và chi thượng thần khắc chi. Chú ý : Vu dâm khoá có 2 khoá ở một cung, phải bỏ đi một khoá. Sau đó xem các âm, dương khoá còn lại mà luận đoán nam nữ loạn dâm. Khoá 1,3 định nghĩa là dương khoá Khoá 2,4 định nghĩa là âm khoá. Nếu ở ngày dương thì thứ tự khoá không đổi. Nếu ngày âm thứ tự khoá thay đổi theo quy tắc lấy khoá 3,4 đổi làm 1,2, lấy 1,2 đổi làm 3,4. Sau đó mới bỏ đi khóa đứng sau trong cùng một cung.Ví dụ 1 Chiêm ngày Ất mão Nguyệt tướng mùi giờ ngọ. Tứ khoá: Thìn    Tị      Tị    Ngọ            Mão     Thìn   ̐ 4;t    Tị Vì ngày âm nên đổi            Tị     Ngọ  & nbsp; Thìn   tị            Ất     Tị  &n bsp;  Mão    Thìn Bỏ Khoá 4 sau khi đổi.      Ví dụ 2 Ngày giáp tý nguyệt tướng hợi giờ mão. ( Hợi gia mão)            Tuất   Ngọ     ;Thân   Thìn            Giáp   Tuất   Tý &n bsp;   Thân Can giáp thuộc mộc chi tý thuộc thuỷ. Can với chi tương sinh Can thượng thần tuất khắc chi tý thuỷ. Chi thượng thần thân kim khắc can giáp mộc. Đó là can chi hỗ khắc cũng gọi là Vu dâm khoá

XII Thiên Ất ! chưa tìm được lối ra !

*****Tôi đang học về kỳ môn, nhưng khi đọc sách “Kỳ môn độn giáp” của Nguyễn Mạnh Bảo thì thấy Ông dùng thuật ngữ “Thiên ất” nhưng tôi đã tìm trong cuốn sách không có chỗ nào giải thích từ “thiên ất”. Nên tôi nhờ các anh/chị giải thích giúp với.

***** Hôm trước mình đã viết về Thiên ất, trên bảng kỳ môn độn giáp rồi, các thứ nhất; thiên tinh hội ất kỳ thì gọi là Thiên ất, hội Ất kỳ trên bảng cưũ cung lạc thư,

ví dụ như sau đây:                                                                                                 giáp ngọ     Bính kỳ      giáp dần              4         ;     9    &nbs p;        2

           giáp thìn    giáp thân     giáp tý              3         ;     5    &nbs p;        7

Page 41: Quẻ Thái Ất

                             ất kỳ      Đinh kỳ       giáp tuất              8         &nb sp;    1     &n bsp;      6                                    ví dụ như xem tình thế năm Bính tuất ta có bảng kỳ môn:

      giáp tý   mậu 7   giáp ngọ tân 4 ất   8       giáp tuất kỹ   6   giáp thìn nhâm 3 Bính 9       giáp thân canh 5   giáp dần quý 2 Đinh 1

nguyên tắc lấy vận ví dụ như bính tuất thuộc tuàn giáp thân, ta thấy giáp thân tại trung cung,( số 5 ) Bính kỳ tại cung ly 9 ,giáp thân nhập trung cung ta mược cấn tức sao Thiên nhậm , năm có can bính tại ly, ta đem Thien nhậm vào cung Ly; khi Thiên nhậm vào ly , thì các thien tinh khác củng di động, thiên nhậm 8 tại ly,thiên anh tại cấn ( số 8 ) tại cung cấn, sao thiên anh sẻ hội ngộ ất kỳ nên gọi là thiên ất, tuy nhiên còn có một vì sao khác trong khoa Thiên văn thái ất; có tên gọi là Thiên ất, cón một lời khuyên đối với bạn, cần phải nên tham khảo thật nhiều sách vở tài liệu, và củng cần nên phân biệt môn nầy với môn khác; để tiện trao đổi nhiều hơn, bạn nên liên lạc với mình qua địa chỉ email [email protected] , vì vấn đề ở diển đàn , mình không thể vẻ hình dể dàng , còn trên trang word thì mình vẻ được nhiều hình ảnh cuã bảng lạc thư cưủ cung; Bảng Lạc thư Cửu cung có một vai trò rất hệ trọng     Hy vọng bạn sẻ vui lòng những lời giải thích trên