24
BỘ Y TẾ Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2016 THÔNG TƯ Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh đột quỵ BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh đột quỵ. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định tổ chức mạng lưới, điều kiện hoạt động khám, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Điều 2. Các cơ sở y tế tham gia khám, chữa bệnh đột quy 1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thành lập trung tâm đột quỵ, khoa đột quỵ, đơn vị đột quỵ và đội đột quỵ. 2. Các trạm y tế xã 3. Các trung tâm vận chuyển cấp cứu và các cơ sở khám, chữa bệnh khác. 1

Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

BỘ Y TẾ

Số: /2016/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2016THÔNG TƯ

Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh đột quỵ

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh đột quỵ.

Chương IQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định tổ chức mạng lưới, điều kiện hoạt động khám, chữa

bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.Điều 2. Các cơ sở y tế tham gia khám, chữa bệnh đột quy1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thành lập trung tâm đột quỵ, khoa đột

quỵ, đơn vị đột quỵ và đội đột quỵ.2. Các trạm y tế xã3. Các trung tâm vận chuyển cấp cứu và các cơ sở khám, chữa bệnh khác.

Điều 3. Chức danh chuyên môn về đột quỵ

1. Bác sĩ nội thần kinh là bác sĩ đã được đào tạo định hướng chuyên khoa nội thần kinh trở lên và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. Các bác sĩ nội thần kinh phải được đào tạo về đột quỵ.

2. Bác sĩ nội về đột quỵ là bác sĩ nội khoa hoặc bác sĩ đa khoa đã được đào tạo về đột quỵ và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

1

Page 2: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

3. Điều dưỡng chuyên về đột quỵ là điều dưỡng được đào tạo về chăm sóc tích cực, chăm sóc toàn diện cho người bệnh đột quỵ và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

4. Ngoài các chức danh chuyên môn quy định tư Khoản 1 đến Khoản 3 Điều này, các bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ và kỹ thuật viên phục hồi chức năng, điều dưỡng và các nhân viên khác được tham gia khám, chữa bệnh đột quỵ khi được thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố phân công, cho phép.

Điều 4. Nguyên tắc chung trong tổ chức khám, chữa bệnh đột quỵ

1. Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức đội đột quỵ, đơn vị đột quỵ, khoa đột quỵ và trung tâm đột quỵ phải đảm bảo cấp cứu, điều trị đột quỵ 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.

2. Việc xử trí cấp cứu, chẩn đoán nhanh, điều trị kịp thời cho người bệnh sau khi khởi phát đột quỵ là ưu tiên hàng đầu trong cấp cứu người bệnh đột quỵ.

3. Thực hiện phục hồi chức năng sớm cho người bệnh đột quỵ trong quá trình điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh.

Chương II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

CỦA ĐỘI ĐỘT QUỴ

Điều 5. Chức năng

Đội đột quỵ là một đội phản ứng nhanh về đột quỵ do cơ sở khám, chữa bệnh thành lập, có chức năng tiếp cận, phân loại, xử trí cấp cứu và hỗ trợ vận chuyển người bệnh về các cơ sở khám, chữa bệnh có trung tâm đột quỵ, khoa đột quỵ, các đơn vị đột quỵ hoặc các cơ sở khám, chữa bệnh khác.

Điều 6. Nhiệm vụ

1. Cấp cứu, chẩn đoán, điều trị các bệnh nhân đột quỵ.

a) Tiếp cận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu các bệnh nhân đột quỵ cấp.

2

Page 3: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

b) Thông báo nhanh về tình trạng người bệnh đột quỵ cho cơ sở khám, chữa bệnh có đơn vị đột quỵ, khoa đột quỵ, trung tâm đột quỵ hoặc cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên để những cơ sở này chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận người bệnh.

d) Tham gia hỗ trợ cấp cứu, khám, chữa bệnh đột quỵ tại các cơ sở khám, chữa bệnh khác, tại cộng đồng và tuyến dưới khi có yêu cầu.

2. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo và các nhiệm vụ chuyên môn khác theo quy định.

Điều 7. Tổ chức hoạt động

1. Đội đội quỵ là một nhóm đa lĩnh vực do bệnh viện thành lập, gồm có ít nhất 02 bác sĩ và 02 điều dưỡng được đào tạo về đột quỵ. Những thành viên này là cán bộ của đơn vị đột quỵ hoặc khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ hoặc khoa hồi sức tích cực, khoa cấp cứu, khoa thần kinh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Trang thiết bị thiết yếu của đội đột quỵ được quy định tại phụ lục về danh mục trang thiết bị thiết yếu cho các cơ sở đột quỵ được ban hành kèm theo thông tư này.

Chương III

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

CỦA ĐƠN VỊ ĐỘT QUỴ

Điều 8. Chức năng

Đơn vị đột quỵ là đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng cấp cứu, chẩn đoán, điều trị tích cực, phục hồi chức năng và dự phòng đột quỵ cho người bệnh.

Điều 9. Nhiệm vụ

1. Cấp cứu, chẩn đoán, điều trị các bệnh nhân đột quỵ.

a) Cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cấp.

b) Chẩn đoán xác định nhanh, điều trị nội khoa đột quỵ, điều trị các biến chứng, bệnh lý kèm theo và phục hồi chức năng cho người bệnh.

c) Phối hợp với khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức trong trường hợp thực hiện các can thiệp ngoại khoa trong điều trị đột quỵ.

3

Page 4: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

d) Dự phòng tái phát đột quỵ.

đ) Khi vượt quá khả năng chuyên môn, đơn vị đột quỵ thông báo về tình trạng người bệnh đột quỵ cho cơ sở khám, chữa bệnh có trung tâm đột quỵ hoặc cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên để những cơ sở này chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận người bệnh.

e) Tham gia hỗ trợ cấp cứu, khám, chữa bệnh đột quỵ tại các cơ sở khám, chữa bệnh khác, tại cộng đồng và tuyến dưới khi có yêu cầu.

2. Xây dựng, cập nhật hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong điều trị đột quỵ.

3. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về phòng, chống đột quỵ.

4. Thực hiện và tham gia các chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học về đột quỵ.

5. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 10. Cơ cấu tổ chức của đơn vị đột quỵ

1. Đơn vị đột quỵ gồm có bộ phận chuyên môn: khám bệnh, đột quỵ cấp, đột quỵ bán cấp, đột quỵ ổn định, phục hồi chức năng, kỹ thuật, tư vấn.

2. Bộ phận hành chính và các bộ phận khác theo quy định hiện hành.

Điều 11. Tổ chức hoạt động của đơn vị đột quỵ

1. Đơn vị đột quỵ thuộc khoa nội thần kinh hoặc khoa hồi sức tích cực, khoa cấp cứu do thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh quyết định.

2. Quy mô giường bệnh: tư 10 giường bệnh trở lên đến dưới 30 giường bệnh.

3. Nhân lực

- Bác sĩ: gồm có bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh, bác sĩ nội khoa được đào tạo về đột quỵ.

- Điều dưỡng về đột quỵ.

- Kỹ thuật viên về phục hồi chức năng.4

Page 5: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

- Ngoài các nhân viên được quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này, nhân lực của đơn vị đột quỵ còn có bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên khác theo quy định hiện hành.

3. Trang thiết bị thiết yếu của đơn vị đột quỵ được quy định tại phụ lục về danh mục trang thiết bị thiết yếu cho các cơ sở đột quỵ được ban hành kèm theo thông tư này.

4. Căn cứ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và phạm vi hoạt động chuyên môn của bệnh viện, thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh quyết định tổ chức đơn vị đột quỵ với quy mô giường bệnh và các bộ phận phù hợp với các quy định.

Chương IV

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

CỦA KHOA ĐỘT QUỴ

Điều 12. Chức năng

Khoa đột quỵ là đơn vị lâm sàng của bệnh viện có chức năng cấp cứu, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng và dự phòng đột quỵ cho người bệnh.

Điều 13. Nhiệm vụ

1. Cấp cứu, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ:

a) Cấp cứu, hồi sức tích cực bệnh nhân đột quỵ.

b) Chẩn đoán xác định nhanh, điều trị đột quỵ (bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa) và điều trị dự phòng thứ phát đột quỵ.

c) Lập kế hoạch và thực hiện phục hồi chức năng cho người bệnh.

d) Thực hiện các nhiệm vụ của đội đột quỵ được quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

đ) Khi vượt quá khả năng chuyên môn, khoa đột quỵ thông báo về tình trạng người bệnh đột quỵ cho trung tâm đột quỵ tuyến trên hoặc cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên để những cơ sở này chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đột quỵ.

e) Tham gia hỗ trợ cấp cứu, khám, chữa bệnh đột quỵ tại cộng đồng và tuyến dưới khi có yêu cầu.

5

Page 6: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2. Xây dựng, cập nhật hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong điều trị đột quỵ.

3. Đào tạo cán bộ

a) Tham gia đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về đột quỵ.

b) Là cơ sở đào tạo thực hành về đột quỵ cho các cơ sở đào tạo nhân lực y tế và các cơ sở giáo dục đào tạo hợp pháp khác;

c) Nhận các thực tập sinh nước ngoài đến học tập, nghiên cứu.

4. Nghiên cứu khoa học

a) Thực hiện việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ;

b) Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về công tác nghiên cứu khoa học trong khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ.

c) Tổ chức các Hội nghị khoa học.d) Tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị

trong và ngoài nước theo đúng quy định.

5. Chỉ đạo tuyến về đột quỵ

a) Chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đột quỵ;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện công tác phòng, chống đột quỵ;

c) Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về phát triển công tác phòng, chống đột quỵ.

6. Thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về phòng, chống đột quỵ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cho cộng đồng.

7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định và các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.

Điều 14. Tổ chức hoạt động của khoa đột quỵ

1. Khu vực chuyên môn: gồm 4 đơn vị và đội đội quỵ

a) Đơn vị cấp cứu:

6

Page 7: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

- Có nhiệm vụ tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại sơ bộ đột quỵ, thực hiện cận lâm sàng chủ yếu và cấp cứu cho người bệnh đột quỵ.

- Hoạt động 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần

- Nhân lực: gồm có bác sĩ nội thần kinh, bác sĩ nội về đột quỵ, điều dưỡng về đột quỵ và các nhân viên y tế khác.

b) Đơn vị điều trị tích cực

- Có nhiệm vụ cấp cứu, chăm sóc tích cực các bệnh nhân đột quỵ nặng; đánh giá toàn diện tình trạng người bệnh; điều trị đột quỵ về nội khoa và phục hồi chức năng sớm cho người bệnh.

- Nhân lực: gồm có bác sĩ thần kinh, điều dưỡng về đột quỵ.

c) Đơn vị thần kinh thiết yếu

- Có nhiệm vụ cấp cứu, điều trị bệnh nhân đột quỵ mức độ vưa, nhẹ, bao gồm đánh giá tình trạng chức năng của các cơ quan; điều trị đột quỵ và các tình trạng liên quan; lập kế hoạch và thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh; Phục hồi chức năng sớm cho người bệnh; lập kế hoạch ra viện cho người bệnh và truyền thông, giáo dục sức khỏe về dự phòng đột quỵ tái phát và hướng dẫn luyện tập phục hồi chức năng cho người bệnh và người nhà.

- Nhân lực: gồm có bác sĩ nội thần kinh, điều dưỡng về đột quỵ.

d) Đơn vị phục hồi chức năng thần kinh

- Nhiệm vụ: Hướng dẫn, thực hành, hỗ trợ người bệnh và phối hợp với người nhà trong việc phục hồi chức năng vận động, ngôn ngữ, nghề nghiệp, lao động, vật lý trị liệu và tái hòa nhập cộng đồng.

- Nhân lực: gồm có bác sĩ nội, bác sĩ phục hồi chức năng, điều dưỡng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng.

đ) Đội đột quỵ: nhiệm vụ và điều kiện hoạt động theo quy định tại chương III của Thông tư này.

2. Các bộ phận khác của khoa đột quỵ thực hiện theo quy định hiện hành.

3. Quy mô giường bệnh: tư 30 giường bệnh đến dưới 50 giường bệnh

7

Page 8: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

4. Ngoài các nhân lực được quy định tại Khoản 1 của Điều này, nhân lực của khoa đột quỵ còn có bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên khác theo quy định hiện hành.

5. Trang thiết bị thiết yếu của khoa đột quỵ được quy định tại phụ lục về danh mục trang thiết bị thiết yếu cho các cơ sở đột quỵ được ban hành kèm theo thông tư này.

6. Căn cứ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và phạm vi hoạt động chuyên môn của bệnh viện, giám đốc bệnh viện quyết định tổ chức khoa đột quỵ với quy mô giường bệnh và các bộ phận phù hợp với các quy định.

Chương V

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG

CỦA TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ

Điều 15. Chức năng

Trung tâm đột quỵ là đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng cấp cứu, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng và dự phòng đột quỵ cho người bệnh.

Điều 16. Nhiệm vụ

1. Cấp cứu, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ:

a) Cấp cứu, hồi sức tích cực bệnh nhân đột quỵ.

b) Chẩn đoán xác định nhanh, điều trị đột quỵ (bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa) và điều trị dự phòng thứ phát đột quỵ.

c) Lập kế hoạch và thực hiện phục hồi chức năng cho người bệnh.

d) Thực hiện các nhiệm vụ của đội đột quỵ được quy định tại Điều 10 của Thông tư này.

đ) Khi vượt quá khả năng chuyên môn, trung tâm đột quỵ thông báo về tình trạng người bệnh đột quỵ cho bệnh viện hoặc trung tâm đột quỵ tuyến trên để những cơ sở này chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đột quỵ.

8

Page 9: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

e) Tham gia hỗ trợ cấp cứu, khám, chữa bệnh đột quỵ tại cộng đồng và tuyến dưới khi có yêu cầu.

2. Xây dựng, cập nhật hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong điều trị đột quỵ.

3. Đào tạo cán bộ

a) Tham gia đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về đột quỵ.

b) Là cơ sở đào tạo thực hành về đột quỵ cho các cơ sở đào tạo nhân lực y tế và các cơ sở giáo dục đào tạo hợp pháp khác;

c) Nhận các thực tập sinh nước ngoài đến học tập, nghiên cứu.

4. Nghiên cứu khoa học

a) Thực hiện việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ;

b) Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về công tác nghiên cứu khoa học trong khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ.

c) Tổ chức các Hội nghị khoa học.d) Tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị

trong và ngoài nước theo đúng quy định.

5. Chỉ đạo tuyến về đột quỵ

a) Chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đột quỵ;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện công tác phòng, chống đột quỵ;

c) Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về phát triển công tác phòng, chống đột quỵ.

6. Thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về phòng, chống đột quỵ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cho cộng đồng.

7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định và các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.

Điều 17. Tổ chức hoạt động của Trung tâm đột quỵ

1. Khu vực chuyên môn: gồm 4 đơn vị và đội đột quỵ9

Page 10: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

a) Đơn vị cấp cứu:

- Có nhiệm vụ tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại sơ bộ đột quỵ, thực hiện cận lâm sàng chủ yếu và cấp cứu cho người bệnh đột quỵ.

- Hoạt động 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần

- Nhân lực: gồm có bác sĩ thần kinh, bác sĩ nội đột quỵ, điều dưỡng về đột quỵ và các nhân viên y tế khác.

b) Đơn vị điều trị tích cực

- Có nhiệm vụ cấp cứu, chăm sóc tích cực các bệnh nhân đột quỵ nặng; đánh giá toàn diện tình trạng người bệnh; điều trị đột quỵ về nội khoa và phục hồi chức năng sớm cho người bệnh.

- Nhân lực: gồm có bác sĩ thần kinh, nội-hồi sức cấp cứu, điều dưỡng về đột quỵ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng.

c) Đơn vị điều trị duy trì

- Có nhiệm vụ cấp cứu, điều trị bệnh nhân đột quỵ mức độ vưa, nhẹ, bao gồm đánh giá tình trạng chức năng của các cơ quan; điều trị đột quỵ và các tình trạng liên quan; lập kế hoạch và thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh; Phục hồi chức năng sớm cho người bệnh; lập kế hoạch ra viện cho người bệnh và truyền thông, giáo dục sức khỏe về dự phòng đột quỵ tái phát và hướng dẫn luyện tập phục hồi chức năng cho người bệnh và người nhà.

- Nhân lực: gồm có bác sĩ nội thần kinh, nội-hồi sức cấp cứu, điều dưỡng về đột quỵ.

d) Đơn vị phục hồi chức năng thần kinh

- Nhiệm vụ: Hướng dẫn, thực hành, hỗ trợ người bệnh và phối hợp với người nhà trong việc phục hồi chức năng vận động, ngôn ngữ, nghề nghiệp, lao động, vật lý trị liệu và tái hòa nhập cộng đồng.

- Nhân lực: gồm có bác sĩ nội, bác sĩ phục hồi chức năng, điều dưỡng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng.

đ) Đội đột quỵ: nhiệm vụ và điều kiện hoạt động theo quy định tại chương III của thông tư này.

10

Page 11: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2. Khu vực hành chính: gồm văn phòng trung tâm và các phòng, bộ phận khác theo quy định hiện hành.

3. Quy mô giường bệnh: tư trên 50 giường bệnh trở lên

4. Ngoài các nhân lực được quy định tại Khoản 1 của Điều này, nhân lực của trung tâm đột quỵ còn có bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên khác theo quy định hiện hành.

5. Trang thiết bị thiết yếu của trung tâm đột quỵ được quy định tại phụ lục về danh mục trang thiết bị thiết yếu cho các cơ sở đột quỵ được ban hành kèm theo thông tư này.

6. Căn cứ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và phạm vi hoạt động chuyên môn của bệnh viện, giám đốc Sở Y tế, hoặc giám đốc bệnh viện (do phân cấp của địa phương) quyết định tổ chức trung tâm đột quỵ với quy mô giường bệnh và các bộ phận phù hợp với các quy định.

Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Phát triển mạng lưới cơ sở khám, chữa bệnh tham gia khám, chữa bệnh đột quỵ

1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo rà soát, củng cố hệ thống tổ chức các cơ sở khám, chữa bệnh tham gia khám, chữa bệnh đột quỵ tại địa phương theo đúng quy định tại Thông tư này.

a) Các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, thành phố: tối thiểu thành lập đơn vị đột quỵ hoặc khoa đột quỵ.

b) Các bệnh viện huyện: tối thiểu thành lập đội đột quỵ

c) Các trạm y tế xã, trung tâm vận chuyển cấp cứu: tham gia tiếp nhận, đánh giá, xử trí cấp cứu người bệnh đột quỵ và thông báo cho các cơ sở có đội đột quỵ, khoa đột quỵ, trung tâm đột quỵ, hoặc các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên để chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận người bệnh.

2. Các Bệnh viện tuyến trung ương, Y tế ngành, y tế tư nhân tổ chức các cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa đột quỵ theo quy định tại Thông tư này.

Điều 19. Trách nhiệm thực hiện

11

Page 12: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc.

2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trung tâm đột quỵ, khoa đột quỵ, đơn vị đột quỵ, đội đột quỵ phải có kế hoạch tuyển dụng, bố trí nhân lực, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế để đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này.

Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực được phép tiếp tục hoạt động, nhưng phải thực hiện theo một trong các hình thức tổ chức của các cơ sở tham gia khám, chữa bệnh đột quỵ quy định tại Thông tư này trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Điều 23. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực tư ngày tháng năm 2016.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế để Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tổng hợp trình lãnh đạo Bộ hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.

Nơi nhận:- Văn phòng Chính phủ: Vụ KGVX, Công báo và

Cổng Thông tin điện tử CP;

- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);

- Bộ Nội vụ (Vụ Pháp chế);

- Bộ LĐTBXH;- Bộ trưởng Bộ Y tế;- Các Thứ trưởng BYT;- Các Vụ, Cục, Tổng cục, VP Bộ, Thanh tra BYT;- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc BYT;- Các trường đại học Y - Dược, Học viện Y - Dược;- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Y tế các Bộ, ngành;- Hội PC tai biến mạch máu não Việt Nam;- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;- Lưu: VT, KCB (02b), PC (01b).

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Xuyên

 

12

Page 13: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

13

Page 14: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

PHỤ LỤC:

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ THIẾT YẾU

CỦA CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH ĐỘT QUỴ

(Ban hành kèm theo Thông tư số ….. /2016/TT-BYTngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. Danh mục trang thiết bị thiết yếu của Đội đột quỵ

TT Tên trang thiết bị Số lượng

Ghi chú

1. Xe cấp cứu 01 (có thể dùng xe cấp cứu của bệnh viện)

2. Hòm cấp cứu lưu động 01

2. Danh mục trang thiết bị thiết yếu của Đơn vị đột quỵ

TT Tên trang thiết bị Số lượng

Ghi chú

1.Giường chuyên dụng đa năng 03

2.Giường nâng bằng tay quay đầu và chân 08

3.Monitoring trung tâm theo dõi sự sống với (6 hoặc 10 màn hình đầu giường)hoặc Monitoring đầu giường

01

06

4.Máy thở đa năng 02

5.Máy hút trung tâm (cho 10 hoặc 6 giường) 01

6.Máy hút cơ động 01

7.Oxy trung tâm (cho 10 hoặc 6 giường)hoặc bình oxy

0105

14

Page 15: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

TT Tên trang thiết bị Số lượng

Ghi chú

8.Bộ bóp bóng 01

9.Máy sốc điện 01

10.Bơm tiêm điện đa năng 04

11.Máy điện tim 3 cần 01

12.Máy siêu âm tim 2 bình diện 01

13.Máy siêu âm xuyên sọ cơ động 01

14.Bộ mở khí quản 01

15.Bộ đặt nội khí quản 01

16.Máy đo HA thủy ngân 01

17.Cáng vận chuyển bệnh nhân nằm 02

18.Xe vận chuyển bệnh nhân ngồi 03

19.Đèn cực tím khử trùng buồng bệnh 02

20. Máy chụp cắt lớp vi tính Dùng thiết bị của bệnh viện, thực hiện 24h/7 ngày, có quy định ưu tiên cho người bệnh đột quỵ

21. Máy chụp cộng hưởng tư (MRI khuếch tán, MR angiography).

22. Siêu âm Duplex ngoài sọ

23. Siêu âm tim qua thành ngực

24. Siêu âm tim qua thực quản (transesophageal)

25. Các trang thiết bị y tế khác Theo quy định hiện hành

3. Danh mục trang thiết bị thiết yếu của khoa đột quỵ

15

Page 16: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

TT Tên trang thiết bị Số lượng

Ghi chú

1. Giường bệnh chuyên dụng đa năng 10

2. Giường bệnh nâng bằng tay quay đầu và chân.

20

3. Monitoring trung tâm theo dõi chức năng sống 1 giàn với 10 màn hình đầu giường

01

4. Monitoring cơ động 05

5. Máy thở đa năng 05

6. Máy hút trung tâm cho 10 giường 01

7. Máy hút cơ động 05

8. Oxy trung tâm cho 10 giường 01

9. Bộ bóp bóng 02

10. Máy sốc điện 02

11. Bơm tiêm điện đa năng 10

12. Máy điện tim 3 cần 03

13. Máy siêu âm tim 2 bình diện 02

14. Máy siêu âm xuyên sọ cơ động 02

15. Bộ mở khí quản 02

16. Bộ đặt nội khí quản 02

17. Huyết áp kế thuỷ ngân 05

18. Cáng vận chuyển bệnh nhân nằm 10

19. Xe lăn vận chuyển bệnh nhân 15

20. Đèn cực tím khử trùng buồng bệnh 08

21. Trang thiết bị phòng Phục hồi chức năng Theo quy định hiện hành16

Page 17: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

TT Tên trang thiết bị Số lượng

Ghi chú

22. Xe cấp cứu chuyên dụng 02 Có thể dùng chung xe cấp cứu của bệnh viện

23. Máy chụp cắt lớp vi tính Dùng thiết bị của bệnh viện, thực hiện 24h/7 ngày, có quy định ưu tiên cho người bệnh đột quỵ

24. Máy chụp cộng hưởng tư (MRI khuếch tán, MR angiography).

25. Siêu âm Duplex ngoài sọ

26. Siêu âm tim qua thành ngực

27. Siêu âm tim qua thực quản

28. Các trang thiết bị y tế khác Theo quy định hiện hành

4. Danh mục trang thiết bị thiết yếu của Trung tâm đột quỵ

TT Tên trang thiết bị Số lượng

Ghi chú

29. Giường bệnh chuyên dụng đa năng 10

30. Giường bệnh nâng bằng tay quay đầu và chân.

45

31. Monitoring trung tâm theo dõi chức năng sống 1 giàn với 10 màn hình đầu giường

01

32. Monitoring cơ động 05

33. Máy thở đa năng 05

34. Máy hút trung tâm cho 10 giường 01

17

Page 18: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

TT Tên trang thiết bị Số lượng

Ghi chú

35. Máy hút cơ động 05

36. Oxy trung tâm cho 10 giường 01

37. Bộ bóp bóng 02

38. Máy sốc điện 02

39. Bơm tiêm điện đa năng 10

40. Máy điện tim 3 cần 03

41. Máy siêu âm tim 2 bình diện 02

42. Máy siêu âm xuyên sọ cơ động 02

43. Bộ mở khí quản 02

44. Bộ đặt nội khí quản 02

45. Huyết áp kế thuỷ ngân 05

46. Cáng vận chuyển bệnh nhân nằm 10

47. Xe lăn vận chuyển bệnh nhân 15

48. Đèn cực tím khử trùng buồng bệnh 08

49. Trang thiết bị phòng Phục hồi chức năng

Theo quy định hiện hành

50. Xe cấp cứu chuyên dụng 02 Có thể dùng chung xe cấp cứu của bệnh viện

51. Máy chụp cắt lớp vi tính Dùng thiết bị của bệnh viện, thực hiện 24h/7 ngày, có quy định ưu tiên cho người bệnh đột quỵ

52. Máy chụp cộng hưởng tư (MRI khuếch tán, MR angiography).

53. Siêu âm Duplex ngoài sọ

54. Siêu âm tim qua thành ngực

18

Page 19: Quy chÕ - Cục quản lý khám chữa bệnhkcb.vn/wp-content/uploads/2016/02/Thong-tu-dot-quy-2… · Web view2016/02/29  · Số: /2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

TT Tên trang thiết bị Số lượng

Ghi chú

55. Siêu âm tim qua thực quản

56. Các trang thiết bị y tế khác Theo quy định hiện hành

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Xuyên

19