99
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC DỰ THẢO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 Đơn vị tư vấn: Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

DỰ THẢO

QUY HOẠCHPHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH

TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Đơn vị tư vấn: Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông

Vĩnh Phúc, tháng 7/2013MỤC LỤC

Page 2: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………….1I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH.......................................................................1II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH...........................................................................2

1. Các văn bản chỉ đạo của Đảng.......................................................................................................22. Các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí.................................................................................23. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh.........................................................................................................4

III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH........................................................................41. Mục tiêu.........................................................................................................................................42. Nhiệm vụ.......................................................................................................................................5

PHẦN I. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC……………………………………………………………………………………...6

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC...........................61. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình.......................................................................................62. Đặc điểm kinh tế............................................................................................................................63. Đặc điểm văn hóa - xã hội.............................................................................................................7

II. BỐI CẢNH CHUNG CỦA BÁO CHÍ TRÊN THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ CỦA TỈNH................................................................7

1. Bối cảnh chung của báo chí trên thế giới, khu vực........................................................................72. Bối cảnh trong nước......................................................................................................................8

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG........................................................................................................................81. Thuận lợi và cơ hội........................................................................................................................82. Khó khăn và thách thức.................................................................................................................9

PHẦN II. HIỆN TRẠNG NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC…………………………………………………10

I. BÁO IN VÀ BẢN TIN MANG TÍNH BÁO CHÍ............................................................................101. Báo Vĩnh Phúc.............................................................................................................................101.1. Quy mô, số lượng.....................................................................................................................101.2. Nội dung thông tin....................................................................................................................101.3. Nguồn nhân lực.........................................................................................................................111.4. Cơ sở hạ tầng và Hoạt động dịch vụ.........................................................................................111.5. Phạm vi phát hành....................................................................................................................112. Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc.......................................................................................................123. Cơ quan đại diện và phóng viên thường trú................................................................................124. Bản tin..........................................................................................................................................12

II. PHÁT THANH - TRUYỀN THANH.............................................................................................131. Phát thanh tỉnh.............................................................................................................................132. Truyền thanh huyện xã................................................................................................................132.1. Truyền thanh huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là Truyền thanh huyện)............................132.2. Truyền thanh xã, phường, thị trấn (gọi chung là Truyền thanh xã)..........................................143. Truyền dẫn và phát sóng..............................................................................................................144. Tiếp nhận thông tin Phát thanh - Truyền thanh...........................................................................15

III. PHÁT HÌNH - TRUYỀN HÌNH....................................................................................................15

Page 3: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

1. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.............................................................................................151.1. Thời lượng phát sóng, số lượng và nội dung các chương trình................................................151.2. Trang thiết bị sản xuất chương trình.........................................................................................161.3. Truyền dẫn và phát sóng...........................................................................................................161.4. Mô hình tổ chức, nguồn nhân lực.............................................................................................171.5. Hoạt động dịch vụ.....................................................................................................................172. Truyền hình trả tiền.....................................................................................................................173. Tiếp nhận thông tin Phát hình - Truyền hình...............................................................................18

IV. THÔNG TIN ĐIỆN TỬ..................................................................................................................181. Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử Vĩnh Phúc............................................................................192. Trang Thông tin điện tử của Báo Vĩnh Phúc, Đài PT&TH tỉnh..................................................203. Trang thông tin điện tử tổng hợp.................................................................................................214. Trang thông tin điện tử................................................................................................................21

V. THỊ TRƯỜNG BÁO CHÍ................................................................................................................21VI. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ......................................................................................................22VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG.....................................................................................................................23

1. Kết quả đạt được..........................................................................................................................232. Những tồn tại, hạn chế.................................................................................................................253. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.....................................................................................27

PHẦN III. QUY HOẠCH NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030…………..28

A. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC...................................................................28I. Căn cứ dự báo.....................................................................................................................................28

1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020..........................................282. Định hướng phát triển báo chí tại tỉnh Vĩnh Phúc.......................................................................283. Định hướng phát triển ngành báo chí của cả nước......................................................................29

II. Phương pháp dự báo........................................................................................................................30III. Dự báo xu hướng phát triển ngành báo chí Vĩnh Phúc đến năm 2020......................................31

1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc...................................312. Dự báo xu hướng phát triển ngành báo chí đến năm 2020..........................................................32

B. QUY HOẠCH NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC.............................................................................................................33I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN............................................................................................................33II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN..............................................................................................................34

1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................................................342. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................................352.1. Báo chí in và Bản tin................................................................................................................352.2. Phát thanh - Truyền hình..........................................................................................................36

III. QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2013 - 2020......................................................................................391. Báo chí in và Bản tin...................................................................................................................39

Page 4: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

1.1. Báo in........................................................................................................................................391.2. Tạp chí:.....................................................................................................................................431.3. Bản tin.......................................................................................................................................452. Đài PT&TH tỉnh, Đài truyền thanh huyện, Đài truyền thanh xã................................................462.1. Đài PT&TH tỉnh.......................................................................................................................462.2. Đài truyền thanh huyện, thị, thành...........................................................................................522.3. Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn.......................................................................................532.4. Truyền hình trả tiền..................................................................................................................553. Báo điện tử, Trang TT-ĐTTH và các Website............................................................................553.1. Báo điện tử................................................................................................................................553.2. Trang Thông tin điện tử tổng hợp (TT-ĐTTH ).......................................................................583.3. Các website trên địa bàn tỉnh....................................................................................................594. Tầm nhìn đến năm 2030..............................................................................................................59

PHẦN IV. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN………………………………………..61I. GIẢI PHÁP.........................................................................................................................................61

1. Nâng cao nhận thức.....................................................................................................................612. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước...........................................................................................613. Phát triển nguồn nhân lực............................................................................................................624. Ứng dụng công nghệ....................................................................................................................635. Hợp tác trong báo chí..................................................................................................................636. Về cơ chế, chính sách..................................................................................................................647. Huy động nguồn vốn thực hiện quy hoạch..................................................................................65

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.................................................................................................................651. Tổ chức công bố, phổ biến quy hoạch.........................................................................................652. Phân công trách nhiệm của các cấp, các sở, ban ngành..............................................................66

PHỤ LỤC:

Phụ lục 1: Hiện trạng Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử

Phụ lục 2: Danh mục các dự án đầu tư trọng điểmPhụ lục 3: Khái toán, phân kỳ đầu tư các dự án ưu tiên đầu tư trọng điểm

Page 5: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với
Page 6: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH1. Báo chí có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, có nhiệm vụ

tuyên truyền chính trị, định hướng tư tưởng, phản ánh hiện thực, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Báo chí tác động mạnh mẽ đến nhân cách, đạo đức, lối sống, tâm lý, nhận thức chính trị - tư tưởng. Do đó cần tăng cường đầu tư, chỉ đạo, quản lý nhằm phát huy hơn nữa vai trò của báo chí phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước, địa phương trong thời kỳ hội nhập.

2. Trong xu thế hội tụ của công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT), các loại hình báo chí, phương thức và công nghệ sản xuất nội dung,…, đã và đang thay đổi nhanh chóng, cần thiết phải có chính sách phát triển mới đối với báo chí nhằm tranh thủ những thành tựu khoa học - công nghệ để hiện đại hóa sự nghiệp báo chí, làm cơ sở cho hoạch định chính sách phát triển báo chí của tỉnh trong tình hình mới, đồng thời giúp quản lý tốt thông tin và nội dung thông tin, phát huy vai trò quan trọng của Báo chí trong sự nghiệp xây dựng, phát triển tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Hệ thống pháp luật của Việt Nam trên lĩnh vực báo chí hiện nay chưa đồng bộ, chưa điều chỉnh kịp với xu hướng hội tụ công nghệ truyền thông. Sau khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã có một số văn bản chỉ đạo, quản lý về báo chí. Tuy nhiên, lĩnh vực này đến nay vẫn chưa có quy hoạch phát triển.

4. Những năm qua báo chí của tỉnh đã được quan tâm đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, song vẫn còn hạn chế và chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tầm vóc là báo chí của 1 tỉnh trọng điểm kinh tế khu vực Bắc Bộ. Cần phải có quy hoạch ngành để định hướng phát triển dài hạn nhằm hướng tới mục tiêu chuyên nghiệp hoá và hiện đại hoá, nhất là đối với 3 đơn vị: Báo Vĩnh Phúc; Đài PT-TH tỉnh; Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử (TT GT-ĐT) tỉnh .

Với những lý do trên, việc xây dựng Quy hoạch phát triển Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là cần thiết; làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển hàng năm, giai đoạn; định hướng và tạo môi trường pháp lý thuận lợi để hoạt động báo chí phát triển đúng định hướng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh.

1

Page 7: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH1. Các văn bản chỉ đạo của Đảng

- Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 17/10/1997 của Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý, công tác báo chí xuất bản;

- Chỉ thị số 52/CT-TW ngày 22/7/2005 của Ban Bí thư về phát triển và quản lý báo điện tử;

- Thông báo kết luận số 162/TB-TW ngày 01/12/2004 của của Bộ chính trị về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay;

- Thông báo số 41-TB/TW ngày 11/10/2006 của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí;

- Hướng dẫn số 42/HD-TTVH ngày 22/12/2004 của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay;

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khoá X) ngày 14/7/2007 về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới;

- Quy định số 338-QĐ/TW ngày 26/11/2010 của Ban Chấp hành Trung ương Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo của Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;2. Các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí

- Luật Báo chí ngày 28/12/1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999;

- Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012;- Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi

tiết thi hành Luật Báo chí;- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

- Quyết định số 336/2005/QĐ-TTg ngày 16/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;

- Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020;

2

Page 8: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông;

- Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại;

- Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011;

- Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2020;

- Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ “V/v phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020”;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHĐT ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Thông tư số 03/2008/TT-BKHĐT ngày 01/7/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP.

- Thông tư số 15/2010/TT-BTTTT ngày 01/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về điều kiện, thủ tục phát sóng quảng bá trực tiếp trên các kênh chương trình truyền hình địa phương trên vệ tinh;

- Thông tư số 16/2010/TT-BTTTT ngày 19/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí in, xuất bản số phụ, xuất bản phụ trương, xuất bản đặc san;

- Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài phát thanh, truyền hình thuộc UBND tỉnh; Đài truyền thanh, truyền hình thuộc UBND cấp huyện;

- Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí;

- Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;

3

Page 9: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Quyết định số 2358/QĐ-TTg ngày 20/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.3. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh

- Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010-2015 tỉnh Vĩnh Phúc;- Kết luận số 72/KL-TU, ngày 24/8/1998 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về tình hình

hoạt động của Báo chí - Xuất bản trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới;

- Chương trình hành động số 19-CTr/TU, ngày 8/10/2007 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới;

- Chương trình hành động số 43-Ctr/TU, ngày 29/9/2008 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá X) Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.

- Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 14/03/2011 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tăng cường quản lý hoạt động Báo chí - Xuất bản;

- Quy hoạch các ngành và địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc có liên quan;- Quyết định số 2671/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 của UBND tỉnh Vĩnh

Phúc về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch phát triển ngành báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH1. Mục tiêu

1.1. Phát triển báo chí Vĩnh Phúc phù hợp với quy hoạch Quốc gia và quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao vai trò quản lý của nhà nước; xây dựng môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí trên địa bàn Vĩnh Phúc;

1.2. Cụ thể hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước thành các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phục vụ việc phát triển sự nghiệp báo chí của tỉnh;

1.3. Đưa ra định hướng phát triển cho hoạt động báo chí tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp, khả thi;

1.4. Rà soát lại hoạt động các cơ quan báo in, định hướng phát triển các ấn phẩm, nội dung thông tin phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu thông tin của người dân trong giai đoạn mới;

4

Page 10: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

1.5. Phát triển phát thanh truyền hình theo hướng hiện đại, đồng bộ, nâng cao chất lượng thông tin, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Thực hiện lộ trình số hóa mạng lưới truyền dẫn phát sóng, tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống Đài huyện, xã;

1.6. Thông tin điện tử phát triển tương xứng với lợi thế của loại hình thông tin, phù hợp với nhu cầu thụ hưởng thông tin đang thay đổi của người dân, phù hợp với xu thế hội tụ các loại hình thông tin.2. Nhiệm vụ

2.1. Đánh giá thực trạng báo chí Vĩnh Phúc, dự báo xu hướng phát triển của ngành: thay đổi cơ cấu, ứng dụng công nghệ, hội nhập thông tin, xã hội hóa thông tin trên thế giới và ở Việt Nam. Qua đó, đánh giá tổng quan những điểm mạnh, điểm yếu của báo chí Vĩnh Phúc làm sở cứ đề xuất giải pháp phát triển phù hợp;

2.2. Xác định các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển cụ thể của từng lĩnh vực báo in, phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. Đề xuất nhu cầu về nguồn lực, các nhóm giải pháp tổng thể, đồng bộ, tổ chức thực hiện và phân kỳ đầu tư phù hợp với điều kiện và khả năng của Vĩnh Phúc;

2.3. Vận dụng thể chế hoá một số nội dung quản lý nhà nước về Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. Chú trọng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển đảng viên trong đội ngũ những người làm báo, có chế độ ưu đãi, khuyến khích, động viên những nhà báo giỏi.

2.4. Đề xuất các dự án đầu tư trọng điểm; tranh thủ nguồn đầu tư từ các nguồn vốn xã hội và theo chương trình mục tiêu của Chính phủ về phát triển hoạt động báo chí, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra trong Quy hoạch.

5

Page 11: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

PHẦN IĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

CỦA NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình

Tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; có Quốc lộ số 2, tuyến đường sắt và đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân.

Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc; diện tích tự nhiên 1231,76 km2; dân số 1,014 triệu người, mật độ dân số 819 người/km2. Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chia thành 3 vùng sinh thái đặc trưng: đồng bằng, trung du và miền núi.2. Đặc điểm kinh tế

Sau 16 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã có bước phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội; Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao, bình quân giai đoạn 1997-2012 đạt 17,2%/năm, trong đó: Công nghiệp - Xây dựng tăng 29,3%/năm, Dịch vụ tăng 16,4%/năm và Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản tăng 5,4%/năm. Từ cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đến nay tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 53,4%, Dịch vụ chiếm 33,1%, Nông lâm nghiệp - Thủy sản chiếm 13,5%; GDP bình quân đầu người liên tục tăng, năm 1997 đạt 2,13 triệu đồng/người, năm 2012 đạt 47,4 triệu đồng/người.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP của Vĩnh Phúc luôn đạt mức cao so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vì vậy, Vĩnh Phúc có điểm xuất phát thuận lợi so với nhiều tỉnh trong cả nước.

6

Page 12: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

3. Đặc điểm văn hóa - xã hộiVĩnh Phúc thuộc vùng chuyển tiếp địa - văn hóa Hùng Vương - Kinh Bắc -

Thăng Long, có bề dày truyền thống lịch sử - văn hoá, kiên cường trong đấu tranh cách mạng; sáng tạo, đổi mới trong phát triển KT-XH. Người dân Vĩnh Phúc hiếu học, cầu thị, có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo. Truyền thống đó, trong nhiều năm qua đã là động lực cơ bản cho sự phát triển KT-XH nhanh chóng trên địa bàn. Các thành tựu về KT-XH, An ninh - Quốc phòng, An sinh xã hội đã tạo thuận lợi cho phát triển Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử.II. BỐI CẢNH CHUNG CỦA BÁO CHÍ TRÊN THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ CỦA TỈNH1. Bối cảnh chung của báo chí trên thế giới, khu vực

Trong những năm qua, lĩnh vực báo chí trên thế giới có nhiều thay đổi về loại hình, mô hình tổ chức, hình thức thể hiện và cách thức thụ hưởng thông tin. Ngoài các loại hình thông tin báo chí truyền thống, một số loại hình thông tin có tính chất báo chí phát triển nhanh như thông tin trên các diễn đàn, mạng xã hội; mô hình tổ chức của các cơ quan báo chí thay đổi theo xu hướng hội tụ thông tin, một cơ quan báo chí thực hiện nhiều loại hình báo chí; hình thức thể hiện các ấn phẩm, loại hình thông tin ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn; người dân thụ hưởng thông tin mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều loại thiết bị thông minh. Về cơ bản, nhu cầu thông tin của người dân được đáp ứng ngày càng cao.

Các cơ quan báo in giảm sút số lượng phát hành, một số cơ quan báo có số lượng phát hành hàng đầu thế giới cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Trong bối cảnh đó, một số báo nghiên cứu và áp dụng hình thức báo in trên vật liệu điện tử (Epaper), một số khác dừng hẳn việc phát hành ấn phẩm báo in, chuyển sang loại hình thông tin khác.

Phát thanh - Truyền hình phát triển nhanh. Nhiều quốc gia đề xuất và thực hiện lộ trình chuyển đổi từ công nghệ phát sóng tương tự sang công nghệ số, phương thức phát sóng vệ tinh, phát sóng qua mạng viễn thông phát triển mạnh; chất lượng chương trình tăng nhanh, nhiều chương trình phát chuẩn chất lượng cao (HD), một số phát thử nghiệm và có kế hoạch phát thử nghiệm công nghệ 3D.

TTĐT phát triển mạnh theo xu thế hội tụ. Số lượng trang TTĐT phát triển nhanh chóng, thông tin điện tử là một loại hình không thể thiếu của các tập đoàn

7

Page 13: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

truyền thông trên thế giới. TTĐT phát triển gắn liền với hình thức báo chí công dân (người dân tham gia viết báo), làm tăng tính đa chiều và tính thời sự của báo chí. 2. Bối cảnh trong nước

Báo chí trong nước cũng có nhiều biến động theo hướng tăng số lượng các cơ quan báo chí, tốc độ thông tin, hình thức thể hiện, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu thông tin của người dân. Tính đến tháng 2/2013, cả nước có 812 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm; 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp; 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương; 47 đơn vị truyền hình cáp, 3 đơn vị truyền hình Internet; 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá... Cả nước có gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, hàng trăm phóng viên đang hoạt động báo chí chuẩn bị đến thời hạn cấp thẻ; hơn 19.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Bên cạnh sự phát triển của loại hình báo chí truyền thống, sự phát triển, tích hợp và hội tụ về CNTT-TT sẽ thúc đẩy sự ra đời của những loại hình và sản phẩm truyền thông mới. Trên một thiết bị cầm tay di động vừa tra cứu thông tin, vừa truyền số liệu, vừa nghe đài, đọc báo, xem truyền hình. Dự báo từ 5 tới 7 năm tới, các sản phẩm loại này sẽ là chủ đạo. Các cơ quan báo chí in sẽ đẩy mạnh kênh thông tin điện tử của mình và áp dụng CNTT trong quy trình sản xuất, quản lý nội dung trước sự hội tụ và phát triển của CNTT-TT. Lĩnh vực TTĐT sẽ phát triển mạnh hơn so với các lĩnh vực truyền thông khác. Số người dùng thiết bị công nghệ mới để tìm kiếm thông tin tăng mạnh hàng năm, nhất là các đối tượng trong độ tuổi lao động.III. ĐÁNH GIÁ CHUNG1. Thuận lợi và cơ hội

Vị thế quan trọng của tỉnh sẽ tạo ra nguồn thông tin đa dạng, phong phú trên tất cả các lĩnh vực. Khai thác tốt nguồn tài nguyên thông tin này là tiền đề để báo chí Vĩnh Phúc phát triển nhanh, mạnh.

KT-XH phát triển, trình độ dân trí tương đối cao, dân số đông và tập trung; có hệ thống giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng, sẽ giúp cho báo chí Vĩnh Phúc phát triển bền vững và mang những sắc thái riêng.

Mạng lưới giao thông thành thị, nông thôn đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, đảm bảo thông thương và giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh; hệ thống điện, hạ tầng truyền thông phát triển rộng khắp đến từng người dân. Như vậy, cơ sở hạ tầng của tỉnh rất thuận lợi để báo chí phát triển.

8

Page 14: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

Tình hình an ninh, chính trị và trật tự xã hội ổn định, hệ thống cơ chế, chính sách mới của tỉnh, cùng với trình độ dân trí khá cao đang tiếp tục tạo uy tín và sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển báo chí của địa phương.2. Khó khăn và thách thức

Nằm gần ngay trung tâm báo chí của cả nước là Thủ đô Hà Nội, sự phát triển của báo chí Vĩnh Phúc phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ hệ thống các cơ quan báo chí của TW đặt tại Hà Nội. Hơn nữa, bối cảnh báo chí Việt Nam và thế giới đang phát triển theo xu thế hội tụ, mọi cơ quan báo đều có cơ hội như nhau, ứng dụng khoa học công nghệ đã giải quyết bài toán về không gian và thời gian. Đây là cơ hội để báo chí Vĩnh Phúc hội nhập nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn.

Vĩnh Phúc có tới 53% diện tích vùng núi thuộc các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo và 1 phần huyện Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên. Khu vực này có địa hình phức tạp, khó khăn ảnh hưởng đến công tác phát hành và công tác phát triển hạ tầng mạng lưới phát thanh truyền hình, thông tin điện tử đến người dân.

Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển mạnh, mức sống người dân ngày càng tăng, khoa học công nghệ phát triển mạnh tạo ra sự thay đổi về nhu cầu thụ hưởng các loại hình thông tin, điều này gây khó khăn cho các cơ quan báo chí trong việc phát triển thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu người dân.

9

Page 15: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

PHẦN IIHIỆN TRẠNG NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VÀ

THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC

Vĩnh Phúc hiện có 215 đơn vị hoạt động về Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử gồm: 1 Báo, 1 Tạp chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, 7 đơn vị cung cấp Truyền hình trả tiền, 46 bản tin, 17 trang TTĐTTH, 9 Đài Truyền thanh cấp huyện, 129 Đài Truyền thanh cấp xã và 4 cơ quan đại diện Báo TW.I. BÁO IN VÀ BẢN TIN MANG TÍNH BÁO CHÍ1. Báo Vĩnh Phúc1.1. Quy mô, số lượng

Báo Vĩnh Phúc: Là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc, từ phát hành mỗi tuần 2 kỳ năm 1997, nay phát triển lên nhật báo và phát hành đến hơn 3.000 chi bộ đảng trong tỉnh.

- Báo Vĩnh Phúc thường kỳ: 5 kỳ/tuần (từ thứ 2 đến thứ 6); khuôn khổ: 42 x 58 cm; số trang: 4 trang/kỳ; số lượng xuất bản mỗi kỳ: 5.000 bản/kỳ.

- Báo Vĩnh Phúc cuối tuần: 1 kỳ/tuần (thứ 7): khuôn khổ: 29 x 42 cm; số trang: 12 trang; số lượng xuất bản mỗi kỳ: 6.000 bản/kỳ.

- Báo Vĩnh Phúc chủ nhật: 1 kỳ/tuần (chủ nhật): khuôn khổ: 29 x 42 cm; số trang: 12 trang; số lượng xuất bản mỗi kỳ: 5.000 bản/kỳ.

(Xem biểu số 1)Tổng số lượng phát hành 3 ấn phẩm năm 2012 đạt 1,8 triệu tờ/năm. Ngoài ra,

có ấn phẩm Báo Vĩnh Phúc đặc biệt 16 trang in khổ lớn vào dịp có sự kiện chính trị lớn của tỉnh và dịp Tết Dương lịch, Tết Âm lịch.

Hiện Báo Vĩnh Phúc chưa tự chủ khâu in do không có Xưởng in. Quy hoạch ngành Xuất bản, In, Phát hành được UBND tỉnh phê duyệt giai đoạn 2012 - 2015 sẽ xây dựng Nhà in Báo Vĩnh Phúc với công nghệ - kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, quy mô phù hợp phục vụ in báo Đảng và kết hợp mở rộng in dịch vụ các sản phẩm khác trên địa bàn tỉnh.

10

Page 16: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

1.2. Nội dung thông tin Báo Vĩnh Phúc liên tục đổi mới nội dung và hình thức, giữ đúng tôn chỉ,

mục đích của tờ báo Đảng. Báo thông tin về chính trị, kinh tế - xã hội trong nước, quốc tế và của tỉnh, hàng năm Báo đăng tải hơn 20.000 tin, bài, phóng sự, sắp xếp trong 20-25 chuyên mục, theo chủ đề, thể loại. Nội dung thời sự, chính trị - kinh tế chiếm 80% đối với Báo Vĩnh Phúc thường kỳ; phản ánh về đời sống xã hội là nội dung chiếm phần lớn tại Báo Vĩnh Phúc cuối tuần, Vĩnh Phúc chủ nhật. Nội dung các ấn phẩm đã hấp dẫn bạn đọc.

Về hình thức: Cải tiến cách trình bày, chế bản và in ấn, yếu tố thẩm mỹ trong các ấn phẩm ngày càng cao. Trước đây các số báo chủ yếu in đen trắng, từ ngày 01/11/2012, Báo Vĩnh Phúc in 4 màu với cả 3 ấn phẩm: Báo Vĩnh Phúc thường kỳ: In 4 màu: trang 1, 4; Báo Vĩnh Phúc cuối tuần, Vĩnh Phúc chủ nhật: 50% in 4 màu.

(Xem biểu số 2)1.3. Nguồn nhân lực

Báo Vĩnh Phúc tổ chức thành 9 phòng: Hành chính - Trị sự, Báo cuối tuần, Báo chủ nhật, Phóng viên Kinh tế, Phóng viên Văn hóa - Xã hội, Phóng viên Nghiên cứu - Xây dựng Đảng, Bạn đọc, Thư ký tòa soạn và Báo điện tử. Tổng số có 73 cán bộ, nhân viên, trong đó 54 cán bộ có trình độ đại học, trên đại học chiếm 74%; 37 phóng viên, biên tập viên, 31 có Thẻ Nhà báo, chiếm 86% số lượng phóng viên, biên tập viên ; 9 cán bộ có trình độ cử nhân, cao cấp chính trị và 9 cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị, 33 đảng viên.

(Xem biểu số 3)1.4. Cơ sở hạ tầng và Hoạt động dịch vụ

Trụ sở có diện tích 3.600m2, được đầu tư sửa chữa năm 2011. Trang thiết bị: Gồm 76 máy tính, 40 máy ảnh, 8 máy ghi âm, 1 camera.

Báo Vĩnh Phúc hoạt động bằng ngân sách tỉnh cấp, một phần từ nguồn thu quảng cáo, xuất bản. Tổng nguồn kinh phí hoạt động năm 2012 đạt 15,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước trên 11,9 tỷ đồng; dự án 0,7 tỷ; thu quảng cáo, tài trợ và xuất bản 3,2 tỷ đồng (chiếm 20%). Tốc độ tăng trưởng từ quảng cáo và xuất bản đạt 2-3%/năm.

(Xem biểu số 4)

11

Page 17: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

1.5. Phạm vi phát hànhBáo Vĩnh Phúc phát hành qua doanh nghiệp Bưu chính (99%) và kênh bán lẻ

(1%). 1.5.1. Phát hành qua doanh nghiệp Bưu chínhThực hiện Chỉ thị số 11/CT-TW ngày 28/12/1996 của Bộ Chính trị, 100%

các tổ chức cơ sở Đảng trên địa bàn tỉnh tăng cường đọc và khai thác hiệu quả Báo Vĩnh Phúc.

Hiện nay, Báo Vĩnh Phúc phát hành tới 9/9 huyện, thành, thị. Cụ thể: Thành phố Vĩnh Yên: 2.327 tờ/kỳ; Thị xã Phúc Yên: 686 tờ/kỳ; Huyện Yên Lạc: 512 tờ/kỳ; Huyện Vĩnh Tường: 1.366 tờ/kỳ; Huyện Bình Xuyên: 647 tờ/kỳ; Huyện Lập Thạch: 782 tờ/kỳ; Huyện Sông Lô: 506 tờ/kỳ; Huyện Tam Dương: 510 tờ/kỳ; Huyện Tam Đảo: 405 tờ/kỳ.

Tỷ lệ xã có Báo đến trong ngày đạt 100%.1.5.2. Phát hành qua kênh bán lẻTừ khi xuất bản 2 ấn phẩm Báo Vĩnh Phúc cuối tuần và Vĩnh Phúc chủ nhật

được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tỷ lệ mua báo qua kênh bán lẻ có tăng, nhưng không đáng kể, mỗi tháng báo phát hành khoảng từ 500-1000 tờ.2. Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc

Từ năm 2001 - 2004, xuất bản 1 tháng/1kỳ, khổ (19 x 27) cm, 48 trang, 500 bản/kỳ. Từ năm 2005 - nay, Tạp chí xuất bản 2 tháng/ 1 kỳ, khổ (16 x 24) cm, 100 - 110 trang. Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc đăng tải tác phẩm của hội viên, tin tức hoạt động Hội Văn học Nghệ thuật cùng các nội dung liên quan. Bình quân mỗi kỳ, đăng tải 60 - 70 tác phẩm trên 9 - 10 chuyên trang, chuyên mục. Trong đó 3,3% tác phẩm báo chí, 96,7% tác phẩm văn học nghệ thuật. Ngoài ra, các tác phẩm còn được đăng tải trên website của Hội Văn học - Nghệ thuật Vĩnh Phúc.

(Xem biểu số 12)3. Cơ quan đại diện và phóng viên thường trú

Hiện có 4 cơ quan báo chí TW đặt văn phòng đại diện và phóng viên thường trú, trong đó các cơ quan báo chí có tầm ảnh hưởng dư luận xã hội lớn như: Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Xây dựng… Cụ thể:

- Phân xã Thông tấn xã Việt Nam: Đặt văn phòng đại diện từ năm 1997, hiện có 3 phóng viên có trình độ đại học chuyên ngành báo chí. Đây là kênh thông tin - tuyên truyền quan trọng về tỉnh Vĩnh Phúc trên diễn đàn thông tấn quốc gia.

- Báo Nhân Dân: Cử phóng viên thường trú tại Vĩnh Phúc từ năm 2011.

12

Page 18: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Báo Xây dựng - Bộ Xây dựng: Đặt văn phòng đại diện từ tháng 10 năm 2011. Hiện có 2 phóng viên có trình độ đại học chuyên ngành.

- Tạp chí pháp lý - Hội luật gia Việt Nam: Đặt văn phòng đại diện từ tháng 6 năm 2010. Hiện có 3 phóng viên có trình độ đại học chuyên ngành.4. Bản tin

Hiện có 46 Bản tin sở, ngành, huyện. Trong đó Bản tin ngành: 37, huyện: 9. Trung bình mỗi số từ 24-32 trang, xuất bản 2 tháng/1số, khuôn khổ thường dùng 19x27cm, số lượng in thấp nhất 350 bản/số, cao nhất 5200 bản/số.

Nội dung: Phản ánh hoạt động nội bộ các sở, ngành, huyện; tư tưởng chính trị đúng đắn, rõ ràng, không vi phạm các quy định cấm của Luật Báo chí, Luật Xuất bản, đáp ứng nhu cầu về thông tin, tuyên truyền, tài liệu tham khảo ...

(Xem biểu số 13)II. PHÁT THANH - TRUYỀN THANH 1. Phát thanh tỉnh

Từ tháng 5 năm 2005, Đài Phát thanh phát sóng 3 buổi/ngày (sáng, trưa và chiều) vào tất cả các ngày trong tuần. Thời lượng 1 giờ 30 phút/ngày, trong đó chương trình tự sản xuất 1 giờ/ngày, chương trình phối hợp 30 phút/ngày. Hiện Đài, có 2 máy phát sóng phát thanh FM, công suất 5.000W và 2.000W, tuy nhiên hiện Đài mới chỉ sử dụng công suất đến 2.000W.

Nội dung phát thanh liên tục được đổi mới, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa thông tin thời sự chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội với giải trí. Khung chương trình trong ngày gồm 5 chương trình phát thanh, trong đó có 3 chương trình thời sự tổng hợp, 2 chương trình văn nghệ. Riêng thứ bảy, chủ nhật có chuyên mục văn nghệ đáp ứng nhu cầu của cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Năm 2012, Đài phát sóng trên kênh phát thanh 415 chuyên đề với 9.973 tin, bài, phóng sự, trong đó có 729 tác phẩm báo chí, chương trình trao đổi, phối hợp.2. Truyền thanh huyện xã2.1. Truyền thanh huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là Truyền thanh huyện)

Có 8/9 huyện, thành phố, thị xã có Đài Truyền thanh, riêng Sông Lô mới thành lập chưa được trang bị. Có Đài Truyền thanh - Truyền hình Vĩnh Yên thực hiện chức năng sản xuất chương trình truyền hình. Hầu hết các đài phát sóng FM, công suất từ 150W đến 350W.

13

Page 19: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

Đài Truyền thanh huyện tiếp sóng chương trình phát thanh của Đài PT&TH tỉnh và phát sóng chương trình của huyện, thời lượng từ 1 - 4 giờ 30 phút/ngày. Năng lực sản xuất chương trình của Đài từ 1 - 2 giờ/ngày. Nội dung chủ yếu tập trung phản ánh hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội - an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện. Một số Đài xây dựng chương trình giải trí chủ yếu âm nhạc.

Các Đài Truyền thanh huyện được trang bị máy ảnh, ghi âm, camera, thiết bị ánh sáng, đầu đọc... Tuy vậy, hoạt động đầu tư tiến hành nhỏ lẻ, thời gian kéo dài nên thiết bị của các đài huyện không đồng bộ, gây khó khăn hoạt động nghiệp vụ.

Cơ cấu tổ chức Đài cấp huyện chia thành 3 bộ phận chính: quản lý, nội dung và kỹ thuật. Tổng số lao động 67 người trong đó: 64% trình độ đại học; 22% cao đẳng; 12% trung cấp; 2% trình độ khác.

(Xem biểu số 14)2.2. Truyền thanh xã, phường, thị trấn (gọi chung là Truyền thanh xã)

Truyền thanh xã thực hiện 2 chức năng: Tiếp âm và là công cụ phục vụ sự chỉ đạo của chính quyền xã. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 129/137 xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh hoạt động, trong đó có 97 đài truyền thanh vô tuyến, 32 đài truyền thanh hữu tuyến. Trong 97 đài truyền thanh vô tuyến có 87 đài hoạt động tốt, 10 đài hoạt động kém cần nâng cấp, 32 đài sử dụng công nghệ truyền thanh hữu tuyến thiết bị hư hỏng cần đầu tư mới và 8 xã chưa có đài truyền thanh (thị trấn Xuân Hòa, thị trấn Hoa Sơn, Liễn Sơn, Đình Chu, Sơn Đông, Vân Trục - huyện Lập Thạch, xã Phương Khoan - huyện Sông Lô; xã Tam Quan - huyện Tam Đảo). Hầu hết các đài hoạt động ở dải tần số 54 - 68 MHz và 87 - 108 MHz.

Đài truyền thanh xã thực hiện chế độ phát sóng bình quân 2 buổi/ngày, thời lượng tiếp và phát sóng của các đài xã/ngày thường từ 40 - 125 phút, nhiều nhất thành phố Vĩnh Yên 125 phút, ít nhất huyện Lập Thạch 40 phút. Các đài xã tiếp sóng đài TW trung bình 17 phút/ngày, tiếp sóng đài tỉnh trung bình 13 phút/ngày; tiếp sóng đài huyện trung bình 25 phút/ngày, tự phát sóng trung bình 23 phút/ngày, số lượng tin bài tự biên tập cấp xã trung bình 16 tin/tháng.

Ngoài việc tiếp sóng Đài cấp trên, truyền thanh xã phát các văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, đọc thông báo hỗ trợ hoạt động y tế, giáo dục, nông nghiệp, nông thôn tại địa phương.

Tỉnh có chính sách hỗ trợ cán bộ phụ trách Đài truyền thanh xã (0,6 mức lương tối thiểu chung), nhưng công việc nhiều, hơn nữa đa số cán bộ là kiêm nhiệm hoặc hợp đồng nên ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Đài truyền thanh xã. Cụ

14

Page 20: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

thể, toàn tỉnh có 155 cán bộ truyền thanh xã, trong đó 75 cán bộ kiêm nhiệm, (chủ yếu là cán bộ văn hóa, văn phòng, y tế,..); 80 cán bộ là lao động hợp đồng; 14 cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng: 4, Trung cấp: 63; Trình độ khác: 74.

(Xem biểu số 15)3. Truyền dẫn và phát sóng

Hiện tại, Vĩnh Phúc truyền dẫn các chương trình phát thanh từ Đài tỉnh đến Đài huyện theo phương thức bằng sóng vô tuyến FM. Công nghệ phát sóng vẫn sử dụng công nghệ tương tự trên kênh tần số 100,7MHz, phủ sóng phát thanh trên toàn tỉnh.

Hệ thống truyền thanh cơ sở đã ứng dụng 2 loại công nghệ, truyền thanh vô tuyến và hữu tuyến. 4. Tiếp nhận thông tin Phát thanh - Truyền thanh

Kênh phát thanh: Khi công nghệ thông tin phát triển, người dân tiếp cận với loại hình báo chí mới qua mạng Internet hoặc xem truyền hình trả tiền, đối tượng nghe đài bị thu hẹp. Mặc dù, phương tiện thu nghe phát thanh hiện được Nhà nước trợ giá nhưng tỷ lệ hộ gia đình có radio chiếm khoảng 9% tổng số hộ, do vậy việc tiếp nhận qua kênh phát thanh là rất ít.

Kênh Truyền thanh huyện: Được người dân tiếp cận qua tiếp âm của Truyền thanh xã.

Kênh Truyền thanh xã: Là kênh thông tin tiếp sóng Đài Trung ương, Đài tỉnh, Đài huyện và phát trực tiếp thông qua hệ thống cụm loa, nên đây là loại thông tin trực tiếp, bắt buộc người dân thụ động nghe. Do đó thông tin đến nhiều với người dân hơn, hiệu quả hơn.III. PHÁT HÌNH - TRUYỀN HÌNH 1. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh 1.1. Thời lượng phát sóng, số lượng và nội dung các chương trình

Đài PT&TH tỉnh phát sóng kênh truyền hình thời sự, chính trị, tổng hợp với thời lượng 18 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình đạt 9 giờ/ngày. Thời lượng phát sóng, năng lực tự sản xuất chương trình của Đài liên tục tăng:

- Thời lượng phát sóng: Năm 2008 Đài phát 15 giờ/ngày, năm 2010: 16 giờ/ngày, năm 2012: 18 giờ/ngày.

- Năng lực sản xuất chương trình: Năm 2008 Đài sản xuất 7 giờ/ngày, năm 2012 là 9 giờ/ngày.

15

Page 21: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

Hình 2: Thời lượng chương trình truyền hình,thời lượng chương trình truyền hình tự sản xuất

Đài PT&TH tỉnh bám sát định hướng tuyên truyền, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, không sai sót về lập trường quan điểm, tư tưởng chính trị. Đài tập trung tuyên truyền công tác lãnh, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh; thông tin về hoạt động của các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị; giới thiệu gương người tốt - việc tốt, phản ánh những vấn đề cuộc sống đặt ra và dư luận xã hội quan tâm. Ngoài ra, Đài còn là kênh phổ biến, giáo dục kiến thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội; cung cấp các chương trình giải trí, giáo dục thẩm mỹ, nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Bình quân hàng năm Đài phát sóng từ 800 - 900 chuyên đề với 16.000 - 20.000 tin, bài, trong đó có từ 3.000 - 4.000 tác phẩm báo chí, chương trình trao đổi, phối hợp. Nội dung Truyền hình chia theo tỷ lệ: 20% thời sự, chính trị; 13% kinh tế - xã hội; 1% an ninh quốc phòng; 49% thể thao, văn nghệ; 17% nội dung khác.

(Xem biểu số 6)Mỗi năm, Đài tổ chức khoảng 6 - 8 chương trình truyền hình trực tiếp. Đài

thường xuyên cộng tác với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; thực hiện việc trao đổi chương trình theo kế hoạch của Cụm thi đua số 2 gồm 8 Đài Phát thanh và Truyền hình vùng Đông Bắc. 1.2. Trang thiết bị sản xuất chương trình

Hiện truyền hình Vĩnh Phúc đã số hóa thiết bị sản xuất chương trình. Cụ thể:Camera: Gồm 42 camera, trong đó có 3 camera kết nối Intercom, phát sóng

tự động, đảm bảo chất lượng hình ảnh, âm thanh, phục vụ hệ thống thiết bị trường quay. Ngoài ra, còn có cẩu camera với các thiết bị chuyên dụng.

16

Page 22: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

Phát hình: Có 1 máy phát hình, công suất đạt 10 KW, phát trên kênh 41UHF, 1 xe truyền hình lưu động gồm 5 camera và một số trang thiết bị thiết yếu, đảm bảo phục vụ sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của tỉnh.

Truyền hình Vĩnh Phúc được trang bị 4 phòng dựng, 18 bàn dựng trong đó 3 bàn dựng tuyến tính và 15 bàn dựng phi tuyến.1.3. Truyền dẫn và phát sóng

Truyền dẫn:Các thiết bị sản xuất và lưu trữ chương trình truyền hình trong nội bộ đài

được nối mạng LAN. Truyền dẫn chương trình từ phòng thu, thiết bị lưu trữ chương trình lên đài phát được thực hiện tự động qua đường truyền cáp quang nội mạng.

Đài đã đảm bảo việc truyền dẫn và tiếp, phát sóng chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam đúng kế hoạch, thời gian được giao.

Phát sóng:Truyền hình tỉnh sử dụng phương thức truyền dẫn phát sóng tương tự mặt

đất, phủ sóng trên toàn tỉnh và sang 1 số tỉnh lân cận (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ...).

Ngày 1/1/2013, Đài PT&TH tỉnh chính thức đưa vào vận hành hệ thống phát sóng kênh Truyền hình Vĩnh Phúc trên Vệ tinh Vinasat 2. 1.4. Mô hình tổ chức, nguồn nhân lực

Đài PT&TH tỉnh được tổ chức 11 phòng: Tổ chức - Hành chính, Thời sự, Thư ký - Biên tập, Thông tin Điện tử, Bạn đọc, Chuyên đề, Văn nghệ, Kế hoạch - Tài vụ, Kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình, Quản lý Truyền thanh cơ sở và phòng Dịch vụ quảng cáo. Tổng số có 96 cán bộ, nhân viên, trong đó 84 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, chiếm trên 87%; 43 phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, 34 có Thẻ Nhà báo, chiếm 79% số lượng phóng viên, biên tập viên; 13 cán bộ có trình độ cao cấp và trung cấp lý luận chính trị, chiếm trên 13%, 60 đảng viên.

(Xem biểu số 7)1.5. Hoạt động dịch vụ

Đài PT&TH tỉnh hoạt động bằng ngân sách và nguồn thu quảng cáo, tài trợ. Riêng năm 2012, tổng nguồn kinh phí hoạt động và đầu tư đạt gần 20 tỷ đồng. Đài đã xây dựng quy chế hoạt động dịch vụ quảng cáo và ban hành biểu giá quảng cáo hàng năm; đã có những nỗ lực trong tiếp thị, giảm giá ưu đãi, nhưng doanh thu dịch vụ quảng cáo tăng chậm (5 –7%), năm 2012 đạt khoảng 20 tỷ đồng.

(Xem biểu số 8)

17

Page 23: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

2. Truyền hình trả tiền- Hiện có 7 đơn vị cung cấp dịch vụ Truyền hình trả tiền: + Viễn thông Vĩnh Phúc: truyền hình Internet MyTV;+ Viettel Vĩnh Phúc: truyền hình Internet NetTV;+ Trung tâm truyền hình Cáp và Internet điện lực Vĩnh Phúc: truyền hình Cáp;+ Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc: truyền hình kỹ thuật số vệ tinh, kỹ thuật số mặt

đất AVG;+ Công ty cổ phần Viễn thông FPT Vĩnh Phúc: truyền hình Internet OneTV;+ Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (chi nhánh Vĩnh Phúc):

truyền hình vệ tinh K+;+ Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (chi nhánh Vĩnh

Phúc): truyền hình vệ tinh, kỹ thuật số mặt đất.- Các đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền theo gói dịch vụ. Tổng số kênh

đang cung cấp 192, trong đó NetTV: 109 kênh; truyền hình cáp: 68 kênh; MyTV: 139 kênh; AVG: 99 kênh; K+: 81 kênh; truyền hình kỹ thuật số: 73 kênh. Có 124 kênh trong nước (chiếm 65%), 68 kênh nước ngoài (chiếm 35%) với 11 ngôn ngữ được phát. Các kênh được phát bằng định dạng SD và HD, một số kênh phát thử nghiệm 3D.

- Tổng số thuê bao đạt 38.192 thuê bao, chiếm 16,6% số hộ gia đình. Doanh thu năm 2012 của các đơn vị truyền hình trả tiền tại Vĩnh Phúc đạt trên 30 tỷ đồng.

(Xem biểu số 16)3. Tiếp nhận thông tin Phát hình - Truyền hình

Hiện Vĩnh Phúc có 94% số hộ gia đình có thiết bị thu hình; người dân có thể thu kênh Truyền hình Vĩnh Phúc qua nhiều loại hình dịch vụ khác nhau: Truyền hình tương tự mặt đất, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, IPTV. Nhu cầu tiếp nhận thông tin qua dịch vụ truyền hình của người dân Vĩnh Phúc rất lớn. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền còn hạn chế, chưa triển khai hạ tầng cung cấp dịch vụ đến các xã vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và miền núi; các chính sách hỗ trợ ưu đãi lắp đặt chưa phong phú nên chưa đáp ứng hết nhu cầu của người dân.

Hiện tại chương trình truyền hình Vĩnh Phúc chưa đưa được hết vào tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trên địa bàn tỉnh (AVG, NetTV).

18

Page 24: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

IV. THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Vĩnh Phúc hiện chưa có loại hình Báo điện tử; có 17 trang TTĐTTH (trong

đó 13 trang được cấp phép, còn lại đang hoàn thiện thủ tục) và hàng nghìn Website của các tổ chức, cá nhân.

Hình 3: Hiện trạng hoạt động Thông tin điện tử giai đoạn 2008 - 2012

1. Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử Vĩnh Phúc1.1. Hoạt độngCổng TT-GTĐT vừa cung cấp thông tin tổng hợp về Vĩnh Phúc, vừa là kho

dữ liệu và cầu nối hữu ích gắn kết người dân, tổ chức với các cơ quan Nhà nước. Chính thức hoạt động từ 21/4/2004 - là đơn vị ra đời sớm nhất cả nước. Từ năm 2011, giai đoạn 1 Cổng được nâng cấp với công nghệ hiện đại, dễ truy cập, 1 Cổng chính và 4 Cổng thành phần: Sở Nội vụ, Sở TT&TT, UBND thành phố Vĩnh Yên, huyện Tam Đảo tại 2 địa chỉ: www.vinhphuc.gov.vn và www.vinhphuc.vn.

Cổng TT-GTĐT đã thực hiện tốt nhiệm vụ là trang TTĐTTH của tỉnh với giao diện thân thiện, khoa học giúp người xem dễ dàng tìm kiếm thông tin theo nhu cầu; các tin tức thời sự được cập nhật; các văn bản quy phạm pháp luật được đăng tải kịp thời... Cổng hiện có 25 chuyên trang, chuyên mục, gần 200 kênh tin với hơn 1000 mục tin.

Hàng năm, Cổng đăng tải trên 3.000 tin bài, thu thập được từ 2.000 – 3.000 dữ liệu. Hệ thống dữ liệu nền được sắp xếp khoa học, đầy đủ các thông tin cơ bản về tự nhiên, KTXH, văn hóa của tỉnh và các địa phương; các trang của các đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh cũng đã hình thành nền cơ bản, nhiều trang có

19

Page 25: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

dung lượng lớn, hàm chứa thông tin có giá trị; an toàn dữ liệu, an ninh thông tin được bảo đảm.

Đến nay, 100% các thủ tục hành chính dưới dạng dịch vụ công cấp 2 được cung cấp trên Cổng; một số dịch vụ trực tuyến công cấp 3 cho phép giao dịch 2 chiều giữa tổ chức công dân với cơ quan Nhà nước đã được triển khai thực hiện. Từ Cổng TT-GTĐT tỉnh có thể kết nối trực tiếp đến các website của sở, ngành, huyện, thị, xem lại các bản tin thời sự của Đài PT&TH tỉnh, xem thông tin bằng clip ngắn, chuyên mục hỏi đáp, giao lưu trực tuyến, diễn đàn…

Với khoảng 5 triệu lượt người truy cập/năm (trên cả 2 kênh tiếng Việt và tiếng Anh), hiện Cổng TT-GTĐT đang nằm trong tốp khá so với những Cổng thông tin của các tỉnh, thành phố về số lượng người truy cập. 

(Xem biểu số 9)1.2. Công nghệ và Quy trình sản xuất tin bài Cổng TT-GTĐT đã thực hiện nâng cấp Cổng toàn diện và đồng bộ với công

nghệ hiện đại nhất hiện nay là công nghệ Microsoft SharePoin 2010. Cổng TT-GTĐT là đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh thực hiện quy trình gửi,

nhận, duyệt, đăng tải tin bài theo quy trình khép kín, trên phần mềm duyệt bài trực tuyến (Content admin).

1.3. Nguồn nhân lựcVới 20 viên chức và LĐHĐ, Cổng TT-GTĐT được tổ chức gồm: Giám đốc,

các phó giám đốc và 4 phòng: Thông tin điện tử; Giao tiếp điện tử và Tích hợp dữ liệu; Phòng Hành chính - Tổng hợp và Kỹ thuật Công nghệ. Trong đó 18 cán bộ có trình độ đại học, trên đại học chiếm 90%; 8 phóng viên, biên tập viên; 5 cán bộ có trình độ cao cấp và trung cấp lý luận chính trị, 7 đảng viên.

(Xem biểu số 10)1.4. Cơ sở vật chất và Hoạt động dịch vụTrang thiết bị: Gồm 5 máy chủ, 23 máy tính (trong đó có 5 máy tính xách

tay), 7 máy ảnh, 3 máy ghi âm, 1 camera. Cổng TT-GTĐT hoạt động bằng ngân sách của tỉnh là chủ yếu. Tổng kinh

phí hoạt động năm 2012 đạt trên 2,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước cấp trên 2,5 tỷ đồng, thu quảng cáo chiếm 5%.

(Xem biểu số 11)

20

Page 26: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

2. Trang Thông tin điện tử của Báo Vĩnh Phúc, Đài PT&TH tỉnh

2.1. Trang TTĐT của Báo Vĩnh Phúc: http://www.baovinhphuc.com.vn hoạt động từ năm 2007. Hàng năm đăng tải khoảng 8.000 tin, bài trên 23 chuyên trang, chuyên mục, trong đó sử dụng từ 70% tin, bài của Báo Vĩnh Phúc in. Các chuyên mục chính: Thời sự - Chính trị, Kinh tế - Xã hội, An ninh - Quốc phòng; Thể thao; Văn hóa - Văn nghệ; Phóng sự - Ký sự - Ghi chép; Giáo dục - Đào tạo…

Số lượng độc giả truy cập: 2 triệu người /năm.2.2. Trang TTĐT của Đài PT&TH tỉnh http://www.vinhphuctv.vn bắt đầu

hoạt động từ năm 2008. Hiện Đài đang duy trì 16 chuyên mục, mỗi năm đăng tải khoảng 13.000 tin, bài, trong đó, sử dụng, biên tập 70% số lượng tin, bài từ Đài PT&TH tỉnh, còn lại 30% sử dụng tin, bài của các Báo Trung ương. Đặc biệt, trên trang website của Đài có thể xem lại các bản tin thời sự của Đài, xem trực tuyến kênh truyền hình Vĩnh Phúc và một số kênh truyền hình VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, H1, HTV7, HTV9, VTC1, VTC2, VTC8, VTC10.

Số lượng độc giả truy cập: 1,3 triệu người/năm. Tuy nhiên, từ đầu năm 2013, website đưa video phát lại các chương trình thời sự, chuyên mục, chương trình giải trí, nên số lượng người truy cập đang tăng nhanh.3. Trang thông tin điện tử tổng hợp

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 14 trang TTĐTTH của các sở, ban, ngành, địa phương nội dung giới thiệu thông tin quản lý, điều hành của ngành, địa phương. Bình quân mỗi trang duy trì 8-10 chuyên mục, bình quân mỗi năm đăng tải 300 - 400 tin, bài. Các trang đều có Ban biên tập hoạt động kiêm nhiệm. Nhiều trang TTĐT cập nhật nội dung tương đối kịp thời, thu hút được độc giả: Nội vụ, KH&CN, GD&ĐT, ...)4. Trang thông tin điện tử

Ngoài các trang TTĐTTH nói trên, tính đến tháng 6/2013, trên địa bàn tỉnh có 20 trang thuộc khối các cơ quan nhà nước; và hàng nghìn các trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, cá nhân đang hoạt động.V. THỊ TRƯỜNG BÁO CHÍ

1. Báo chí, Phát thanh - Truyền hình, Thông tin điện tử Vĩnh Phúc là cơ quan của Đảng, Nhà nước, lấy phục vụ nhiệm vụ chính trị là chủ yếu nên các hoạt động thị trường doanh thu quảng cáo chưa đáng kể

21

Page 27: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Báo Vĩnh Phúc: Đối tượng mua thuộc khối các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, còn tỷ trọng người dân đặt mua báo trên toàn tỉnh rất thấp (chỉ chiếm 1%). Việc bán lẻ Báo Vĩnh Phúc cũng không được thực hiện trên thị trường mua bán qua các hiệu sách hay các quầy bán báo mà thông qua doanh nghiệp Bưu chính, người dân muốn mua đăng ký và nhận báo qua các doanh nghiệp này.

- Đài PT&TH tỉnh: Tập trung khai thác chủ yếu các đề tài về thời sự, chính trị, kinh tế - xã hội, chưa có khả năng sản xuất chương trình Game show, các chương trình thu hút nhiều khán giả, phim truyện... Chất lượng phát sóng các chương trình PTTH còn hạn chế cả về hình ảnh, âm thanh. Do đó, khán giả dành phần lớn thời gian để xem truyền hình Vĩnh Phúc còn hạn chế.

- Tạp chí: Đăng tải và phát hành chủ yếu là các hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật, nên đối tượng bạn đọc hẹp.

- Thông tin điện tử: Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có Báo điện tử, ngoài Cổng TT-GTĐT và website Đài PT&TH tỉnh, Báo Vĩnh Phúc thì hầu hết các trang TTĐT hoạt động manh mún nhỏ lẻ, chưa thực sự thu hút tổ chức, công dân.

- Hệ thống dịch vụ cung cấp truyền hình trả tiền chưa đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách khuyến khích người dân lắp đặt, sử dụng loại hình dịch vụ này.

2. Thị trường Báo chí Vĩnh Phúc chưa có ấn phẩm, kênh giải trí đáp ứng nhu cầu của đối tượng chuyên biệt tại các khu công nghiệp, du lịch và dịch vụ, giải trí, thể thao…

3. Thị trường Báo chí Vĩnh Phúc chịu sự cạnh tranh rất lớn của các cơ quan báo in Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và một số Đài PT&TH địa phương phủ sóng qua vệ tinh, mạng Internet… Các cơ quan này có lợi thế về phạm vi phủ sóng, phát hành, tiềm lực tài chính và tính chuyên nghiệp, đặc biệt về cung cấp dịch vụ quảng cáo. Điều này cũng gây khó khăn rất lớn cho các cơ quan báo chí Vĩnh Phúc.

VI. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

- Trước năm 2008, quản lý Nhà nước về Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc ngành Văn hóa - Thông tin. Từ năm 2008 nhiệm vụ này được chuyển sang ngành Thông tin và Truyền thông. Từ đó đến nay, công tác quản lý Nhà nước về Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử từng bước được tăng cường, củng cố (đặc biệt là cấp tỉnh). Sở thẩm định, trình Bộ TT&TT

22

Page 28: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

cấp phép xuất bản phụ trương, đặc san cho Báo Vĩnh Phúc, cấp Thẻ nhà báo, giấy phép Trang TTĐTTH... Bình quân mỗi năm Sở cấp 40 giấy phép xuất bản Bản tin; tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý như: quy chế phối hợp chỉ đạo, quản lý giữa Sở TT&TT, Ban Tuyên giáo, Hội Nhà báo; quy định chế độ chi trả nhuận bút, thù lao cho các cơ quan Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử của tỉnh; quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.... Đồng thời thường xuyên quản lý hoạt động văn phòng đại diện, phóng viên thường trú; theo dõi, tổ chức kiểm tra lưu chiểu; kịp thời phối hợp chấn chỉnh và xử lý các vi phạm, đảm bảo kỷ cương, pháp lý trong hoạt động Báo chí...

- Ngành đã thiết lập cơ sở dữ liệu quản lý; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật chuyên ngành; Tổ chức Thanh tra, kiểm tra những vấn đề nổi cộm, dễ vi phạm; Xác lập và đưa vào nền nếp chế độ báo cáo của mạng lưới Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử; Tổ chức lưu chiểu và thường xuyên theo dõi phát hiện và chấn chỉnh các hoạt động vi phạm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Tạo điều kiện cho hoạt động Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử, phát triển lành mạnh, đúng hướng.

- Hàng tháng, Sở TT&TT phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức giao ban báo chí định kỳ. Thông qua đó đánh giá kết quả hoạt động Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử của tỉnh; chỉ đạo kịp thời công tác tuyên truyền đối với các sự kiện đột xuất, những sự kiện điển hình của tỉnh nhằm định hướng dư luận xã hội...VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG1. Kết quả đạt được

1.1. Báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử giữ vững định hướng chính trị tư tưởng, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích

- Các cơ quan báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử tỉnh luôn bám sát quan điểm, đường lối chính trị tư tưởng của Đảng, định hướng tuyên truyền của Tỉnh uỷ, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, vừa là diễn đàn của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đại bộ phận phóng viên, văn nghệ sỹ, cán bộ báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử tỉnh có lập trường tư tưởng vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, động cơ tinh thần, thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, tâm huyết với nghề.

- Hoạt động báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử của tỉnh

23

Page 29: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

không có sai sót về chính trị - tư tưởng, gây ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống xã hội, không bị chi phối bởi khuynh hướng “thương mại hóa”, tự giác chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững vị thế chủ đạo của hệ thống thông tin - tuyên truyền tin cậy của Đảng trong đời sống chính trị - xã hội địa phương.

1.2. Báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử tỉnh phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng, phát triển tỉnh Vĩnh Phúc

- Sau 16 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã có bước phát triển vượt bậc về KT-XH. Các lực lượng báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử làm tốt vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hoá, góp phần tích cực vào tiến trình dân chủ hoá xã hội, phục vụ đắc lực công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng - an ninh của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

- Các hoạt động báo chí truyển tải đầy đủ, kịp thời, chính xác chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước tới nhân dân các dân tộc trong tỉnh; phản ánh, phát hiện và cổ vũ các nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến, đồng thời đề cao tính phản biện xã hội, giúp Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh kịp thời điều chỉnh chủ trương, chính sách phát triển KT-XH địa phương. Tuy chưa thật quyết liệt và thường xuyên song báo chí của tỉnh đã tích cực đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, góp phần làm lành mạnh quan hệ xã hội, xử lý tốt mối quan hệ “xây” và “chống” trong thông tin, tuyên truyền vì sự phát triển chung của tỉnh.

- Với khối lượng lớn ấn phẩm báo chí in, chương trình PT&TH, TTĐT được đăng tải, phát sóng, phổ biến rộng rãi đến nhân dân, Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử tỉnh đảm nhiệm tốt vai trò cầu nối chuyển tải thông tin, góp phần nâng cao dân trí, tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh Đất và Người Vĩnh Phúc đến với bạn bè trong nước, quốc tế.

1.3. Báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử Vĩnh Phúc từng bước hướng tới chuyên nghiệp hoá và hiện đại hoá, hoà nhập với xu thế chung

- Các cơ quan báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, Internet vào tất cả các khâu: sản xuất chương trình, biên tập, quản lý, lưu trữ tin, bài, chế bản điện tử, đăng tải và phát sóng... Đặc biệt, với việc đưa sóng truyền hình lên vệ tinh của Đài PT&TH tỉnh được coi là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới , Đài trở thành kênh thông tin nhanh nhạy, hiệu quả phủ sóng cả nước và một số nước trong khu vực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

24

Page 30: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Các phương tiện nghiệp vụ hiện đại (máy ảnh, máy tính, camera …) được trang bị cho phóng viên. Các khâu trong quá trình tác nghiệp báo chí đã có sự ứng dụng công nghệ mới, hiện đại. Một bộ phận không nhỏ phóng viên Báo Vĩnh Phúc, Đài PT&TH tỉnh, Cổng TT-GTĐT đã có phong cách làm báo chuyên nghiệp.

1.4. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà nước về báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử có những tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

- Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo, định hướng hoạt động, đầu tư nguồn lực con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, từng bước chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tỉnh đã vận dụng thể chế hoá một số nội dung quản lý nhà nước về báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh như: Vấn đề nhuận bút cho các tác phẩm, phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; tăng cường tổ chức biên chế và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử cấp tỉnh, cấp huyện.

- Công tác chỉ đạo, quản lý về báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử có chuyển biến tích cực. Phát hiện, uốn nắn và khắc phục những lệch lạc, sai phạm trên các tờ báo và các chương trình truyền hình và trang thông tin điện tử.

1.5. Công nghệ thông tin - truyền thông được ứng dụng và phát triển mạnh, giúp đẩy nhanh quá trình tiếp nhận thông tin báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử của người dân

- Toàn tỉnh đã có hơn 95% cán bộ công chức cấp tỉnh, 85% cán bộ công chức cấp huyện, 35% cán bộ công chức cấp xã được trang bị máy tính. Hầu hết các sở, ngành, UBND huyện, thị đã được đầu tư xây dựng mạng tin học cục bộ và kết nối Internet.

- Mạng lưới bưu chính, viễn thông có độ phủ tốt, chất lượng cao, công nghệ hiện đại. Hệ thống cáp quang phát triển đến tất cả các xã, phường, thị trấn. Việc phổ cập tin học không ngừng được đẩy mạnh. Việc tiếp cận Internet ngày càng dễ dàng hơn, tỷ lệ nhân dân sử dụng Internet hàng năm tăng rất cao, hiện tại 100% số xã đều có điểm phục vụ và Báo đến trong ngày; tỷ lệ điện thoại đạt 90 máy/100 dân...

- Hạ tầng CNTT-TT phát triển tạo điều kiện để người dân tiếp cận các phương tiện báo chí thuận tiện, dễ dàng. Trên cùng một phương tiện cầm tay có thể

25

Page 31: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

vừa thoại, vừa nghe đài, xem truyền hình, đọc báo điện tử...2. Những tồn tại, hạn chế

2.1. Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng KT-XH của tỉnh

2.1.1. Báo Vĩnh Phúc và Đài PT&TH tỉnh- Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác chuyên môn còn bất cập

với yêu cầu, ảnh hưởng không ít đến chất lượng, hình thức thông tin báo chí. Hạ tầng công nghệ - kỹ thuật còn thiếu, chưa đồng bộ, tương thích với yêu cầu nhiệm vụ và nhu cầu của độc giả, khán thính giả. Nhiều thiết bị cũ, lạc hậu. So với mặt bằng chung khu vực trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, chất lượng phát sóng các chương trình PT-TH còn hạn chế cả về hình ảnh, âm thanh. Đài chưa có khả năng sản xuất chương trình Game show, các chương trình thu hút nhiều khán giả, phim truyện... Các chức danh để tăng tính chuyên nghiệp trong sản xuất chương trình như đạo diễn, họa sỹ, nhạc sỹ chưa có.

- Báo chí thuộc lĩnh vực chính trị - tư tưởng, nên việc trang bị kiến thức về lý luận chính trị cho cán bộ phóng viên, biên tập viên rất quan trọng. Tuy nhiên, chưa được cơ quan Báo, Đài quan tâm, số lượng phòng viên, biên tập viên có trình độ lý luận từ trung cấp đến cử nhân rất ít.

- Tính chiến đấu, phản biện báo chí đã được coi trọng song chưa thật mạnh mẽ và thường xuyên. Những bài viết có tầm tổng kết, phát hiện vấn đề, tham mưu cho công tác chỉ đạo, hoạch định chính sách của tỉnh chưa nhiều. Thông tin trên báo, đài chưa thật phong phú, có lúc còn chậm so với yêu cầu thời sự. Nội dung một số tin, bài chưa sâu, chưa cung cấp đầy đủ những thông tin mà bạn đọc quan tâm; mới chủ yếu là phản ánh, chưa có nhiều tin, bài, mang tính phát hiện, chủ động định hướng dư luận, tổng kết kinh nghiệm. Hình thức thông tin còn đơn điệu, chưa hấp dẫn người xem, người nghe. Chưa có nhiều phóng viên, biên tập viên giỏi, nhạy bén, sắc sảo, có trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Đối tượng bạn đọc của Báo Vĩnh Phúc chưa đa dạng, chủ yếu là cán bộ công chức, đảng viên, cán bộ hưu trí; chưa thu hút được nhiều bạn đọc thuộc các thành phần xã hội khác.

- Chế độ nhuận bút còn thấp, chưa khuyến khích, động viên tác giả hăng say sáng tạo, đầu tư chiều sâu cho tác phẩm báo chí. Chế độ chính sách về biên chế, lao động, tài chính cho các cơ quan báo chí chưa thoả đáng với đặc thù, yêu cầu của nghề nghiệp.

26

Page 32: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Đa số Đài Truyền thanh nghiệp vụ còn thấp. Máy móc, trang thiết bị làm chương trình, thiết bị phát sóng, lạc hậu, xuống cấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, kinh phí bất cập so với cường độ hoạt động và yêu cầu nhiệm vụ. Đa số cán bộ là kiêm nhiệm nên nội dung, kỹ thuật, chuyên môn còn hạn chế, ít được đào tạo. Hầu hết Đài Truyền thanh cơ sở không làm được thu thanh, phỏng vấn trực tiếp nên tình trạng đọc “chay”, viết “chay” còn phổ biến.

- Phần lớn bản tin xuất bản còn nghèo, hạn chế về chất lượng nội dung, hiệu quả tuyên truyền. Thông tin đơn điệu, trùng lặp, diện phát hành hẹp.

- Một số trang TTĐTTH chưa đăng đủ các thông tin chủ yếu theo quy định của pháp luật hoặc trích dẫn thông tin mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.

2.2. Công tác chỉ đạo, định hướng hoạt động, quản lý nhà nước về báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử còn hạn chế, bất cập

- Chính sách, pháp luật về lĩnh vực này chậm được sửa đổi, bổ sung cụ thể hoá. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử còn thiếu và yếu về năng lực tham mưu, tổng hợp, tổ chức thực hiện.

- Công tác quản lý Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử trên địa bàn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, toàn diện, ở cả cấp tỉnh, cấp huyện.

- Quản lý về TTĐT còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển; gặp nhiều khó khăn do hành lang pháp lý còn thiếu, phần lớn chưa xử lý được tận gốc; sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa đồng bộ, kịp thời. 3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

3.1. Nguyên nhân khách quan- Diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, mặt trái của cơ chế

thị trường, sự phát triển của thông tin điện tử đã tác động đến nhận thức, tư tưởng của cán bộ, Đảng viên, nhân dân, trong đó có lực lượng làm công tác Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử.

- Thuộc lĩnh vực chính trị - tư tưởng, Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử thích ứng và chuyển đổi chậm hơn so với lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật công nghệ.

3.2. Nguyên nhân chủ quan- Lĩnh vực Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử chưa được

đặt đúng vị trí trong tư duy chỉ đạo, quản lý, chưa được xem xét một cách hệ thống

27

Page 33: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

để hoạch định chính sách phát triển. Đến nay tỉnh chưa có quy hoạch Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử làm cơ sở cho quản lý, đầu tư, phát triển.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý và định hướng báo chí còn hạn chế, bất cập.

- Biên chế của các cơ quan báo chí, các cơ quan có hoạt động báo chí và biên chế cơ quan quản lý Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ.

- Chính sách cho hoạt động Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử chậm được thể chế hóa; kinh phí đầu tư chưa đảm bảo, tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, tốc độ tăng trưởng KT-XH của địa phương và thua kém các tỉnh trong khu vực trọng điểm kinh tế Bắc Bộ.

PHẦN IIIQUY HOẠCH NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VÀ

THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

A. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚCI. Căn cứ dự báo1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, KT-XH tỉnh sẽ phát triển hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:

1.1. Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có đủ các tiêu chí cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi trường được bảo vệ bền vững; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh.

28

Page 34: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

1.2. Mục tiêu kinh tế:- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 đạt 14-

15%/năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là 14-15%; giai đoạn 2016 - 2020 là 14-14,5%;

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; đảm bảo phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Dự kiến đến năm 2015, tỷ lệ cơ cấu các ngành công nghiệp và xây dựng - dịch vụ - nông, lâm, ngư nghiệp là 61% - 32% - 7%; đến năm 2020 là 58,5% - 38% - 3,5%. GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đến năm 2015 đạt 3.500 - 4.000 USD, đến năm 2020 đạt khoảng 6.500 - 7.000 USD.

1.3. Mục tiêu xã hội: - Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 66% vào năm 2015 và khoảng

75% vào năm 2020; - Đến năm 2020 cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia hiện nay.

2. Định hướng phát triển báo chí tại tỉnh Vĩnh Phúc2.1. Hoạt động báo chí phải đặt dưới sự lãnh, chỉ đạo, định hướng của Đảng,

sự quản lý của Nhà nước, thực sự là tiếng nói của Đảng, chính quyền, là diễn đàn của nhân dân.

2.2. Báo chí phải bảo đảm tính Đảng, tính nhân dân, tính giáo dục, tính chiến đấu và định hướng dư luận xã hội lành mạnh, góp phần tăng cường sự đoàn kết, nhất trí về tư tưởng, tinh thần trong nhân dân. Báo chí phải thực sự đi trước một bước, vừa làm tốt công tác dự báo, định hướng phát triển, đồng thời phải là động lực thúc đẩy phát triển xã hội

2.3. Hoạt động báo chí phải bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh để tuyên truyền, cổ vũ các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đặc biệt là các định hướng chiến lược của Tỉnh ủy về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác đầu tư phát triển.

2.4. Tích cực biểu dương nhân tố mới, tham gia đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc, tinh hoa văn hoá vùng đất - con người Vĩnh Phúc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đồng thời,

29

Page 35: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, khắc phục các biểu hiện thương mại hoá, xa rời tôn chỉ, mục đích và các biểu hiện lệch lạc, tiêu cực khác. Ngăn chặn có hiệu quả các trang tin điện tử phản động, đồi trụy, xâm phạm đời tư, làm tha hóa đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục; phòng chống các hoạt động lừa đảo, phá hoại kinh tế trên mạng.

2.5. Báo chí phải thực sự là phương tiện chủ yếu để quảng bá hình ảnh Vĩnh Phúc đến với cả nước và thế giới, thu hút đầu tư, thúc đẩy giao lưu hợp tác thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. 3. Định hướng phát triển ngành báo chí của cả nước

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Điều 33 - Điều 69); Luật Báo chí (1989); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (1999); Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; Chỉ thị 22/CT-TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về công tác Báo chí, Xuất bản; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới; Chiến lược phát triển thông tin Việt Nam đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo về phát triển báo chí ở nước ta như sau:

Hoạt động báo chí và các loại hình báo chí ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tuân thủ các quy định của pháp luật; vừa góp phần mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, vừa đề cao kỷ cương, kỷ luật và pháp luật. Phát triển báo chí theo xu hướng phát triển KT-XH, phát triển phải đi đôi với quản lý tốt, thông tin báo chí bảo đảm tính chân thật, tính giáo dục, tính chiến đấu; phải thực sự đi trước một bước, vừa làm tốt việc dự báo, định hướng, đồng thời phải là nguồn lực thúc đẩy xã hội phát triển; thông tin phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát huy dân chủ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội; nâng cao ý thức làm chủ đất nước của nhân dân.

Báo chí phải khảng định được vị trí, vai trò là phương tiện thiết yếu trong đời sống xã hội, có tốc độ phát triển nhanh, chi phối sâu sắc, toàn diện tới mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Báo chí sẽ ngày càng thể hiện rõ vai trò là một ngành kinh tế dịch vụ đặc thù, tính dịch vụ và tính thương mại trong các ấn phẩm báo chí sẽ ngày càng rõ và được phân tách dần khỏi mảng báo chí làm nhiệm vụ công ích, để các cơ quan báo chí ngày càng có khả năng tự chủ trong hoạt động.

Căn cứ tiêu chí đối tượng phục vụ của báo chí để có cơ chế chính sách phù hợp về tài chính, tạo điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cho hoạt động báo chí, bảo đảm

30

Page 36: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

các sản phẩm báo chí có chất lượng cao cả về hình thức và nội dung, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng thông tin ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân.

Phát triển báo chí phải bảo đảm an ninh thông tin là nội dung rất quan trọng trong bối cảnh tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp, khi mà “chiến tranh thông tin” đang được một số quốc gia đặc biệt tăng cường trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh, quốc phòng... II. Phương pháp dự báo

Khoa học dự báo được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp dự báo sau: Phương pháp toán học, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp chuyên gia, phương pháp ngoại suy, phương pháp hồi quy tương quan...

Tuy nhiên, đối với việc dự báo sự phát triển của báo chí, chủ yếu sử dụng phương pháp chuyên gia vì những lý do sau đây:

- Thị trường báo chí Việt Nam và Vĩnh Phúc mang tính đặc thù (không phải là thị trường tự do cạnh tranh, các chỉ tiêu và nhiệm vụ của báo chí phụ thuộc vào các văn bản, quy định của Đảng và Nhà nước).

- Việc thành lập và phát hành các ấn phẩm báo chí không phải do các cơ quan báo tại địa phương quyết định, mà phải có sự cho phép của cấp Trung ương.

- Tỷ lệ báo chí thực hiện nhiệm vụ chính trị chiếm đa số.III. Dự báo xu hướng phát triển ngành báo chí Vĩnh Phúc đến năm 20201. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc

Về cơ hội: Với vị trí địa lý quan trọng, KT-XH phát triển, trình độ dân trí tương đối cao,

dân số đông và tập trung. Trong đó có tỷ lệ cao đội ngũ cán bộ công chức, học sinh, sinh viên; đời sống văn hoá và lịch sử đa dạng, chứa đựng nhiều đề tài hấp dẫn, sẽ tạo ra nguồn thông tin đa dạng, phong phú trên tất cả các lĩnh vực. Khai thác tốt nguồn tài nguyên thông tin này là tiền đề để báo chí Vĩnh Phúc phát triển nhanh, mạnh, có tính đặc trưng so với hệ thống báo chí của cả nước.

An ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, mạng lưới giao thông thành thị, nông thôn đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, đảm bảo thông thương và giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong tỉnh và với bên ngoài; hệ thống điện, hạ tầng truyền thông phát triển rộng khắp đến từng người dân. Đây là những thuận lợi cho sự phát triển của Báo chí Vĩnh Phúc.

31

Page 37: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

Báo chí Vĩnh Phúc có bề dày truyền thống từ thời tiền khởi nghĩa và kháng chiến – kiến quốc, mở đầu là tờ “Tia Sáng”, tiền thân của báo Vĩnh Phúc. Đội ngũ những người làm báo Vĩnh Phúc trải qua nhiều thế hệ kế tiếp dày dặn kinh nghiệm nghề nghiệp, thời kỳ đổi mới được bổ sung đội ngũ làm báo năng động, sáng tạo, luôn tiếp cận, làm chủ công nghệ và phương thức tác nghiệp báo chí hiện đại.

Về thách thức:Với vị trí địa lý của tỉnh, sự phát triển của báo chí chịu sự cạnh tranh mạnh

mẽ từ các địa phương lân cận, đặc biệt là Hà Nội. Mặc dù nền kinh tế nói chung và ngành báo chí nói riêng tại Vĩnh Phúc phát

triển nhanh nhưng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn còn khá lớn, mức độ thụ hưởng thông tin tại khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch, đây thực sự là một thách thức trong thời gian tới.

Sự phổ thông của Internet là cơ hội nhưng lại là thách thức trong công tác quản lý nhà nước. Các đối tượng chống phá chế độ đã lợi dụng sự phổ biến của thông tin Internet, biến Internet trở thành công cụ chống phá cách mạng, chống phá chế độ dưới nhiều hình thức và phương pháp. Do vậy công tác quản lý nhà nước về báo chí luôn phải đối mặt với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm và diễn biến khó lường.

Vĩnh Phúc có tới 53% diện tích vùng núi thuộc các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo và 1 phần huyện Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên. Khu vực này có địa hình phức tạp, có những khó khăn cho công tác phát hành báo chí và phát triển hạ tầng mạng lưới phát thanh truyền hình, thông tin điện tử đến với người dân. 2. Dự báo xu hướng phát triển ngành báo chí đến năm 2020

- Mạng thông tin toàn cầu tiếp tục phát triển mạnh, rộng khắp, tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội của nhân loại với những lợi thế về tính tương tác, đa phương tiện, tốc độ cập nhật không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, dung lượng.

- Xu thế hội tụ công nghệ PT-TH, TTĐT, Viễn thông - Internet sẽ hình thành các tập đoàn về TT-TT vừa sản xuất thiết bị vừa cho thuê hạ tầng, vừa cung cấp thông tin báo chí, vừa làm dịch vụ xuất bản. Công nghệ số về PT-TH sẽ trở nên thông dụng. Báo chí sẽ sử dụng ngày càng nhiều CNTT vào quy trình sản xuất chương trình, quản lý nội dung.

- Mạng lưới viễn thông với băng thông rộng, tốc độ lớn đã tạo điều kiện cho truyền hình quảng bá phát triển cùng các dịch vụ tuyền hình trả tiền theo yêu cầu phát triển nhanh. Internet trở thành phương tiện chủ lực đưa các chương trình PT-

32

Page 38: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

TH, các xuất bản phẩm điện tử đến với người sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Sự hội tụ của CNTT, viễn thông và PT-TH đang tạo ra một thị trường rộng lớn cho công nghiệp nội dung thông tin.

- Báo chí trong nước: Bên cạnh sự phát triển của loại hình báo chí truyền thống, sự phát triển, tích hợp và hội tụ về CNTT-TT sẽ thúc đẩy sự ra đời của những loại hình và sản phẩm truyền thông mới. Trên một thiết bị cầm tay di động vừa tra cứu thông tin, vừa truyền số liệu, vừa nghe đài, đọc báo, xem truyền hình. Dự báo 5 tới 7 năm tới, các sản phẩm loại này sẽ là chủ đạo. Các cơ quan báo chí in sẽ đẩy mạnh kênh TTĐT của mình và áp dụng CNTT trong quy trình sản xuất, quản lý nội dung trước sự hội tụ và phát triển của CNTT-TT. Lĩnh vực TTĐT sẽ phát triển mạnh hơn so với các lĩnh vực truyền thông khác. Số người dùng thiết bị công nghệ mới để tìm kiếm thông tin tăng mạnh hàng năm, nhất là các đối tượng trong độ tuổi lao động.

- Xu hướng hội tụ và giao thoa các loại hình báo chí, cơ quan báo chí có thể thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí; Báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử sẽ khai thác và tiếp thu lẫn nhau một số kỹ năng nghiệp để tránh sự nhàm chán và tăng thêm tính đa dạng, tính hấp dẫn của báo chí.

- Xu hướng phân chia thông tin báo chí có mục tiêu phục vụ tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước và thông tin báo chí thường thức xã hội có mục đích tham khảo, vui chơi giải trí, quảng cáo thương mại, thời trang, âm nhạc, sức khoẻ,…, ngày càng rõ. Trong đó thông tin báo chí phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước sẽ được sắp xếp lại và được Nhà nước đầu tư chiều sâu, thông tin báo chí thường thức xã hội chủ động phát triển nhanh và đa dạng hơn.

Các loại hình báo chí trong tương laiBáo in: Báo in giai đoạn tới sẽ không tăng nhanh về số lượng ấn phẩm, các

cơ quan báo chí tập chung nguồn lực nâng cao chất lượng nội dung thông tin, hình thức thể hiện của các ấn phẩm hiện tại nhằm thu hút bạn đọc.

Nội dung báo in được xuất bản dưới hình thức điện tử, phát hành qua môi trường mạng để hỗ trợ cho phát hành báo in, tiến tới các cơ quan báo in sẽ xuất bản song song 2 hình thức đó là hình thức ấn phẩm in truyền thống và ấn phẩm điện tử.

33

Page 39: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

Phát thanh truyền hình: Các loại hình PT&TH phát triển dựa vào sự phát triển của công nghệ hạ tầng truyền thông và công nghệ sản xuất thiết bị đầu cuối PTTH. Trong 10 năm tới, PTTH sẽ phát triển theo xu hướng sau:

+ Đa dạng hóa các phương thức truyền dẫn phát sóng bao gồm: PTTH tương tự, số mặt đất, số vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình Internet, truyền hình di động.

+ Chuẩn phát, thiết bị đầu cuối: Truyền hình chất lượng chuẩn (SDTV), truyền hình có độ phân giải cao (HDTV), truyền hình công nghệ 3D (3DTV). Trong đó dự báo truyền hình HDTV sẽ phát triển mạnh mẽ, truyền hình công nghệ 3D sẽ dần dần tiếp cận thị trường, do nội dung về truyền hình 3D chưa được nhiều đơn vị thực hiện.

Báo điện tử: Dự báo các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng truyền thông sẽ xây dựng hạ tầng mạng có khả năng truyền tải dữ liệu với tốc độ lớn; thiết bị đầu cuối có giá thành thấp, Internet và di động băng thông rộng sẽ phổ cập đến khu vực nông thôn trên phạm vi cả nước. Đó là những điều kiện đầy đủ để báo điện tử phát triển. Qua báo điện tử người sử dụng có thể thụ hưởng toàn bộ các thông tin từ báo in, PTTH, TTĐT.B. QUY HOẠCH NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚCI. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Hoạt động báo chí do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Phát triển báo chí theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Đa dạng hoá ấn phẩm báo chí, chương trình PTTH, TTĐT đi liền với tăng cường công tác định hướng và QLNN. Ưu tiên nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa quy trình sản xuất chương trình và trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện, công nghệ cho Báo, Đài PT&TH, Cổng TT-GTĐT.

2. Đầu tư cho báo chí là đầu tư cho phát triển toàn diện và bền vững của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, bố trí nhân lực cho hoạt động báo chí cả về số lượng và chất lượng theo hướng coi trọng chất lượng, có phong cách chuyên nghiệp. Phát triển phải đi đôi với quản lý tốt.

3. Mở rộng thông tin đối ngoại, phát triển hình thức song ngữ trên báo in, báo điện tử, ấn phẩm quảng bá du lịch, PT&TH, ấn phẩm dành cho đối tượng đặc thù.

34

Page 40: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

4. Rà soát, sắp xếp lại hệ thống Bản tin, Website sở ngành, địa phương theo hướng coi trọng chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, thu hẹp phạm vi xuất bản hoặc ngừng xuất bản đối với những Bản tin chất lượng kém, hiệu quả thấp. Phủ kín đài truyền thanh xã; Phát triển Cổng thành phần các huyện, thành, thị, sở ban ngành theo hướng tích hợp tại Cổng TT-GTĐT tỉnh.

5. Phát triển báo chí tỉnh Vĩnh Phúc phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội; đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực của cả nước. II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN1. Mục tiêu tổng quát

1.1. Phát triển báo chí đảm bảo phục vụ công tác lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, của tỉnh. Tập trung nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí, đổi mới chất lượng chính trị và chất lượng chuyên môn của các sản phẩm báo chí, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đồng thời xây dựng kinh tế báo chí và thị trường báo chí để các cơ quan báo chí khai thác có hiệu quả tiềm năng thông tin, nhằm từng bước tự chủ về kinh tế trong hoạt động báo chí.

1.2. Phát triển báo chí để ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu hưởng thụ thông tin, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo ra sự đồng thuận trong dư luận xã hội, giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng thông tin báo chí giữa khu vực thành thị và vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

1.3. Bảo đảm đến năm 2020, Vĩnh Phúc có một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển của một tỉnh công nghiệp, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và cả nước, có khả năng liên kết trong nước và quảng bá hình ảnh, lợi thế tiềm năng của tỉnh ra khu vực và quốc tế.2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Báo chí in và Bản tin

2.1.1. Báo inGiai đoạn 2013 – 2015:Giữ nguyên số ấn phẩm báo in, tăng trang, tăng số lượng phát hành để đáp

ứng nhu cầu bạn đọc.Giai đoạn 2015 – 2020:

35

Page 41: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Phát triển thêm 3 cơ quan báo in gồm: Báo Lao động - Việc làm, cơ quan chủ quản là Liên đoàn Lao động tỉnh; Báo Công an Vĩnh Phúc, đơn vị chủ quản là Công an tỉnh; Báo Phụ nữ, cơ quan chủ quản là Liên hiệp Hội Phụ nữ tỉnh.

- Báo Vĩnh Phúc phát triển thêm 2 ấn phẩm báo in. Nội dung của các ấn phẩm này tập trung vào lĩnh vực thông tin tổng hợp, khoa học, công nghệ,… Tăng sản lượng báo Vĩnh Phúc xuất bản hàng năm lên 2,2 triệu bản/năm và mức hưởng thụ bình quân từ 1,8 lên 2 bản/người/năm vào năm 2015 và lên mức 3,1 triệu bản/năm, đạt bình quân 3,3 bản/người/năm vào năm 2020.

- Giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng các sản phẩm báo in giữa khu vực thành phố, thị xã và vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa từ 75%/25% hiện nay xuống còn 60%/40%.

- Lựa chọn, xây dựng mô hình cơ quan báo chí phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước, của thế giới và phù hợp với điều kiện chính trị, KT-XH, trình độ dân trí của Vĩnh Phúc. Tiến tới xóa bỏ bao cấp trong hoạt động báo chí, ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư một phần cho các sản phẩm báo chí làm nhiệm vụ chính trị và công ích, còn lại các ấn phẩm mới phát triển sẽ phải dần tự chủ về kinh tế.

- Các ấn phẩm Báo in của tỉnh sẽ được in tại Nhà in Báo Vĩnh Phúc.2.1.2. Tạp chíGiai đoạn 2013 – 2015:Duy trì, củng cố, phát triển Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc của Hội VHNT

tỉnh, xuất bản 2 tháng/kỳ. Giai đoạn 2015 – 2020:- Phát triển mới 03 tạp chí gồm: Tạp chí Giáo dục Vĩnh Phúc, cơ quan

chủ quản là Sở Giáo dục và Đào tạo; Tạp chí Người làm báo, cơ quan chủ quản là Hội nhà báo Vĩnh Phúc; Tạp chí Văn hóa & Du lịch Vĩnh Phúc, cơ quan chủ quản là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.

2.1.3. Bản tinĐến năm 2015: - Ngừng xuất bản một số bản tin hiệu quả thấp, lượng bạn đọc hạn chế.- Thí điểm hình thức song ngữ (tiếng Anh, Trung, tiếng dân tộc - Sán Dìu,

Dao, Cao Lan) ở một số bản tin đặc biệt.- Tăng cường công tác biên tập, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho việc xuất bản,

in, phát hành tạp chí, bản tin các cơ quan, địa phương; nâng cao chất lượng nội dung và hình thức tạp chí, bản tin, đảm bảo 100% được thực hiện qua công nghệ in offset.

36

Page 42: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

Giai đoạn 2015 – 2020:- Rà soát, sắp xếp lại hệ thống tạp chí, bản tin theo hướng ưu tiên phát triển

bản tin một số sở, ban ngành, địa phương có yêu cầu lớn về nội dung thông tin, đề tài phản ánh, số lượng phát hành rộng, hiệu quả tuyên truyền cao; phát triển thành tạp chí khi có điều kiện. 2.2. Phát thanh - Truyền hình

2.2.1. Đài PT&TH tỉnhGiai đoạn 2013 – 2015:- Tăng thời lượng phát sóng chương trình và năng lực sản xuất chương trình.

Đến năm 2015, phát sóng phát thanh đạt 3 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình phát thanh đạt 65% thời lượng phát sóng; phát sóng truyền hình đạt 20 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình truyền hình đạt 50% thời lượng phát sóng.

- Nâng cao chất lượng nội dung, hình ảnh, âm thanh các chương trình PTTH tỉnh.

- Đa dạng hóa các phương thức truyền dẫn phát sóng, phối hợp với các đơn vị được cấp phép xây dựng hoàn thiện hạ tầng truyền dẫn phát sóng số trên toàn tỉnh.

- Thử nghiệm chuyển đổi công nghệ phát sóng tương tự sang phát sóng số mặt đất.

Giai đoạn 2016 – 2020: - Xây dựng Đài PT&TH tỉnh thành một đài mạnh trong khu vực đồng bằng

Bắc Bộ, trang bị kỹ thuật hiện đại, đồng bộ; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tổ chức sản xuất chương trình, kiểm duyệt thông tin, truyền dẫn - phát sóng; PTTH trực tiếp các sự kiện lớn của tỉnh.

- Phát triển mới 2 kênh truyền hình Vĩnh Phúc (VP1, VP2), phát sóng theo công nghệ số.

- Phát sóng phát thanh đạt 5 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình phát thanh đạt 80% thời lượng phát sóng; phát sóng truyền hình đạt 72 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình truyền hình đạt 60% thời lượng phát sóng.

- Thay đổi phương thức nhận, biên tập, duyệt tin, bài từ truyền thống sang thực hiện qua mạng máy tính nội bộ và mạng Internet. Đảm bảo bảo mật và không bị giới hạn bởi không gian.

- Số hóa toàn bộ chương trình truyền hình và phát sóng qua mạng truyền dẫn phát sóng số mặt đất, phát sóng qua mạng Internet, phát sóng vệ tinh.

2.2.2. Đài Truyền thanh các huyện, thành phố, thị xã Giai đoạn 2013 – 2015:

37

Page 43: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Đến năm 2015, 100% các Đài truyền thanh huyện có trụ sở, cơ sở vật chất kỹ thuật đủ điều kiện hoạt động theo yêu cầu nghiệp vụ.

- Đẩy mạnh số lượng, thời lượng, chất lượng cộng tác với Đài tỉnh xây dựng trang truyền hình địa phương. Đảm bảo các Đài huyện phát sóng 2 buổi/ngày.

- Khuyến khích các Đài truyền thanh huyện phát triển thêm trang TTĐTTH hoặc phát triển theo mô hình Cổng TT-GTĐT cấp huyện.

Giai đoạn 2016 – 2020: - Nâng cấp trụ sở, trang thiết bị, cơ sở vật chất các Đài truyền thanh huyện.

Chuyển tất cả đài truyền thanh từ hữu tuyến sang vô tuyến.- Đầu tư các thiết bị sản xuất chương trình truyền hình cho 8 đài huyện (trừ

Vĩnh Yên), nhằm đa dạng hóa và phong phú nội dung chương trình Đài tỉnh.- Đẩy mạnh số lượng, thời lượng, chất lượng cộng tác với Đài tỉnh xây dựng

trang truyền hình địa phương. Đảm bảo các Đài huyện phát sóng 3 buổi/ngày.2.2.3. Đài truyền thanh xã, phường, thị trấnGiai đoạn 2013 – 2015: - Chú trọng phát triển Đài truyền thanh xã, đáp ứng yêu cầu là công cụ điều

hành đắc lực, trực tiếp của chính quyền địa phương với người dân. - Nâng cao chất lượng truyền thanh xã, ưu tiên phát triển Đài truyền thanh

các xã khu vực nông thôn và miền núi. Khuyến khích Đài các xã có đồng bào dân tộc phát triển thêm chương trình phát thanh bằng tiếng Sán Dìu, Dao, Cao Lan. Chú trọng dành thời lượng lớn cho các chương trình khuyến nông, giúp người dân có kiến thức thực tế áp dụng sản xuất tại địa phương.

Giai đoạn 2016 – 2020: Năm 2016: 100% xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh không dây và

được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ.2.2.4. Truyền hình trả tiềnGiai đoạn 2013 – 2015: Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền bao gồm truyền

hình cáp, truyền hình qua mạng Internet, truyền hình số mặt đất cung cấp đến trung tâm huyện, thị, thành trên toàn tỉnh.

Giai đoạn 2016 – 2020:Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đến trung tâm xã,

phường, thị trấn trên toàn tỉnh.

38

Page 44: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

2.2.5. Thông tin điện tửGiai đoạn 2013 – 2015: - Phát triển Trang TTĐT Báo Vĩnh Phúc thành ấn phẩm Báo điện tử Vĩnh

Phúc thuộc Báo Vĩnh Phúc. - Phát triển chức năng thông tin của Cổng TT-GTĐT thành Báo điện tử Toàn

Cảnh Vĩnh Phúc. - Phát triển, tích hợp các Cổng TTĐT thành phần của các sở, ban, ngành,

huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh vào Cổng TT-GTĐT. - Chú trọng phát triển chức năng giao tiếp điện tử, tích hợp dữ liệu của Cổng

TT-GTĐT để phục vụ tốt việc giao tiếp của tổ chức, công dân với các cơ quan Nhà nước qua môi trường mạng.

Giai đoạn 2016 – 2020: - Phát triển Cổng TTĐT thành phần cơ quan nhà nước còn lại .- Phát triển trang TTĐT của các cơ quan báo chí được thành lập trong giai

đoạn này.- Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển trang TTĐT để giới thiệu, quảng

bá doanh nghiệp, đơn vị mình.- Khuyến khích phát triển trang TTĐTTH ở những nơi có tiềm năng phát

triển về làng nghề, du lịch, dịch vụ.- Tất cả các Cổng TTĐT cảu các cơ quan nhà nước thực hiện được nhiệm vụ

giao tiếp với tổ chức, công dân.III. QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2013 - 20201. Báo chí in và Bản tin1.1. Báo in

1.1.1. Số lượng báo inGiai đoạn 2013 - 2015: Duy trì, củng cố, xây dựng Báo Vĩnh Phúc trở thành tờ báo mạnh, tiếp tục

đứng trong tốp dẫn đầu của báo Đảng địa phương trên toàn quốc, có phong cách tác nghiệp báo chí chuyên nghiệp trên nền tảng cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ làm báo hiện đại. Cụ thể:

- Tăng số lượng phát hành, đổi mới hình thức và đa dạng thông tin đáp ứng nhu cầu bạn đọc trong và ngoài tỉnh.

39

Page 45: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

+ Ấn phẩm báo “Vĩnh Phúc thường kỳ” ổn định số lượng 4 trang, khổ (42 x 58cm), chỉ số phát hành hiện tại 5000 tờ/kỳ; đến năm 2015 tăng số lượng phát hành lên 6.000 tờ/kỳ; nâng cao chất lượng hình ảnh bằng việc in màu cả 4 trang theo công nghệ hiện đại.

+ Ấn phẩm báo “Vĩnh Phúc cuối tuần” giữ nguyên khổ (29x42cm) và tăng số trang lên thành 16 trang, chỉ số phát hành tăng lên 7.000 tờ/kỳ;

+ Ấn phẩm báo “Vĩnh Phúc chủ nhật” giữ nguyên khổ (29x42cm) và tăng số trang lên thành 16 trang, chỉ số phát hành tăng lên 7.000 tờ/kỳ;

+ Đa dạng hóa nội dung, chủ đề của ấn phẩm phụ “Phụ trương Báo Vĩnh Phúc”.- Các ấn phẩm báo Vĩnh Phúc phải được phát hành trên môi trường mạng với

tỷ trọng đạt 70% - 80% số lượng nội dung xuất bản.- Khuyến khích các cơ quan báo chí của các ngành Trung ương, các địa

phương đặt cơ quan đại diện hoặc phóng viên thường trú tại Vĩnh Phúc.- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT để công khai hóa, hiện đại hóa việc gửi - nhận,

biên tập, kiểm duyệt tin, bài và quản lý thông tin.Giai đoạn 2016 - 2020:- Báo Vĩnh Phúc phát triển mới 2 ấn phẩm:+ Ấn phẩm báo “Vĩnh Phúc cuối tháng” áp dụng chế độ tự hạch toán; 48

trang, khổ (19x27cm), xuất bản 10.000 tờ/kỳ, phát hành vào ngày 26 hàng tháng.+ Ấn phẩm báo “Khoa học - Công nghệ Vĩnh Phúc”, áp dụng chế độ tự

hạch toán; 48 trang, khổ (19x27cm), xuất bản 10.000 tờ/kỳ, phát hành 1kỳ/tháng.- Ấn phẩm Báo Vĩnh Phúc thường kỳ tăng số lượng phát hành lên 7.000 tờ/kỳ.- Các ấn phẩm báo in tại Vĩnh Phúc phải được phát hành trên môi trường

mạng với tỷ trọng đạt 90% số lượng nội dung xuất bản.- Phát triển mới 3 báo:+ Ra mắt Báo Lao động - Việc làm, cơ quan chủ quản là Liên đoàn Lao

động tỉnh, số lượng từ 16 - 24 trang, phát hành 2kỳ/tuần, đến năm 2020 phát hành 5kỳ/tuần.

+ Ra mắt Báo Công an Vĩnh Phúc, cơ quan chủ quản là Công an tỉnh Vĩnh Phúc, số lượng từ 16 - 24 trang, phát hành 2kỳ/tuần, đến năm 2020 phát hành 5kỳ/tuần.

+ Ra mắt Báo Phụ nữ Vĩnh Phúc, cơ quan chủ quản là Liên hiệp Hội Phụ nữ tỉnh, số lượng từ 16 - 24 trang, phát hành 1kỳ/tuần, đến năm 2020 phát hành 5kỳ/tuần.

40

Page 46: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

Các báo mới phát triển căn cứ vào đối tượng được cấp và nhu cầu độc giả để điều chỉnh số lượng phát hành.

1.1.2. Nội dung báo inGiai đoạn 2013 – 2015:- Báo Vĩnh Phúc tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung thông tin tuyên

truyền các nhiệm vụ chính trị: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh; cổ vũ mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước; phối hợp với các cơ quan trong tỉnh trong công tác phản biện xã hội; tích cực tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về chính trị, KT-XH và quảng bá hình ảnh của địa phương, con người, truyền thống lịch sử và các giá trị văn hóa của tỉnh đến với bạn bè trong nước, thế giới.

- Bám sát định hướng phát triển KT-XH của tỉnh, xuất bản tin, bài và các nội dung thông tin hỗ trợ phát triển Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước.

- Đa dạng hóa nội dung thông tin, hình thức thể hiện thông tin, hướng đến phục vụ tốt nhu cầu của từng nhóm đối tượng riêng biệt. Tăng thêm các tin bài có tính chất phân tích chuyên sâu về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

- Tỷ lệ chủ đề của các ấn phẩm thay đổi phù hợp theo từng thời kỳ, thời điểm. Tăng tỷ lệ tin, bài có chủ đề thời sự, chính trị trên báo Vĩnh Phúc thường kỳ, giảm dần tỷ lệ này ở các ấn phẩm khác.

Giai đoạn 2016 – 2020:- Ấn phẩm báo “Khoa học Công nghệ” lấy nội dung chủ lực gắn với định

hướng phát triển Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp. Một số nội dung như: Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí chế tạo đặc biệt là ô tô và xe máy, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp khai khoáng và phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển các khu công nghiệp tập trung…

- Ấn phẩm báo “Vĩnh Phúc cuối tháng” đa dạng hóa nội dung thông tin, hình thức thể hiện, hướng đến phục vụ tốt nhu cầu của từng nhóm đối tượng riêng biệt. Tăng chuyên trang, chuyên mục, tăng các tin bài có tính chất phân tích chuyên sâu về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

- Báo Lao động - Việc làm: Nội dung chủ lực là hỗ trợ lao động, việc làm tại địa phương, bảo vệ quyền lợi người lao động tại các khu công nghiệp, khu vực dịch vụ, định hướng hình thành và phát triển bền vững thị trường lao động, việc làm tại địa phương. Thông tin các hoạt động của hệ thống công đoàn, công chức, viên chức và người lao động trên toàn tỉnh.

41

Page 47: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Báo Công an Vĩnh Phúc: Thông tin các hoạt động trong lực lượng công an và các thông tin liên quan khác phục vụ cho công tác an ninh, cảnh sát, thông tin về đề cao cảnh giác, phòng chống tội phạm, công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội,...

- Báo Phụ nữ Vĩnh Phúc: Nội dung chủ lực là phản ảnh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của phụ nữ tại địa phương, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; gương điển hình tiên tiến về phụ nữ và các thông tin liên quan khác phục vụ cho công tác nhân quyền, bình đẳng giới...

Các cơ quan báo mới thành lập: Đơn vị chủ quản sẽ thành lập bộ máy tổ chức của báo theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Quy mô khoảng 15 lao động, tổ chức thành Ban biên tập, phòng Phóng viên, phòng Hành chính.

1.1.3. Phạm vi phục vụMở rộng phạm vi phục vụ các ấn phẩm Báo in đến với đông đảo bạn đọc ở

các thôn, làng, bản, vùng sâu, vùng xa; các nhóm đối tượng riêng biệt như công nhân, nông dân, người lao động, học sinh, sinh viên; các cơ sở y tế, giáo dục, trường học, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân của tỉnh... Đến năm 2020 phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% xã có Báo Vĩnh Phúc đến vào giờ làm việc buổi sáng.

Nâng khả năng phục vụ thông tin báo chí địa phương đến các tỉnh trong cả nước và bạn đọc quốc tế bằng việc xuất bản ấn phẩm điện tử.

1.1.4. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lựcĐào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn lành nghề, có đủ bản lĩnh

chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực trí tuệ và khả năng tổ chức thực hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu tác nghiệp báo chí hiện đại.

Giai đoạn 2013 – 2015:Báo Vĩnh Phúc:- Mô hình tổ chức: Đến năm 2015 bao gồm 9 phòng (như hiện nay) và 1 nhà in.- Số lượng nhân lực: Tốc độ tăng trưởng số lượng cán bộ bình quân đạt

5%/năm, đối với Báo điện tử tăng 5 – 10%/năm, số lượng nguồn nhân lực Nhà in báo từ 15 - 20 lao động. Quy mô lao động Báo Vĩnh Phúc đến năm 2015 đạt 100 – 105 lao động.

- Chất lượng nguồn nhân lực: Tỷ lệ cán bộ trình độ đại học và trên đại học chiếm 95% (95 - 100 người); trình độ lý luận chính trị: 50% đạt từ trung cấp trở lên, cụ thể: 20% cao cấp, cử nhân, 30% trung cấp lý luận chính trị; 90% phóng viên, biên tập viên có thẻ nhà báo; 60% cán bộ là đảng viên.

Giai đoạn 2016 – 2020:Báo Vĩnh Phúc:

42

Page 48: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Mô hình tổ chức: Tăng thêm phòng Báo cuối tháng Vĩnh Phúc và phòng báo Khoa học - Công nghệ Vĩnh Phúc. Như vậy đến năm 2020, Báo Vĩnh Phúc có mô hình 11 phòng và 1 nhà in.

- Số lượng nhân lực: Ấn phẩm mới Báo cuối tháng Vĩnh Phúc và báo Khoa học - Công nghệ Vĩnh Phúc cần 15-20 lao động, số lượng cán bộ tăng bình quân đạt 5%/năm. Đến năm 2020, quy mô Báo Vĩnh Phúc đạt 130 - 135 lao động.

- Chất lượng nhân lực: Tỷ lệ cán bộ trình độ đại học và trên đại học chiếm 95%. Tỷ lệ cán bộ trình độ lý luận chính trị: 70% đạt từ trung cấp trở lên, cụ thể: 30% cao cấp, cử nhân, 40% trung cấp lý luận chính trị; 95% phóng viên, biên tập viên có thẻ nhà báo; 70% cán bộ là Đảng viên.

Báo Lao động - Việc làm Vĩnh Phúc, Báo Công an Vĩnh Phúc, Báo Phụ nữ Vĩnh Phúc:

- Thành lập bộ máy tổ chức 3 cơ quan Báo mới thành lập theo mô hình phù hợp với tôn chỉ mục đích bao gồm các bộ phận: Hành chính - Trị sự, Thư ký tòa soạn, Phóng viên, Báo điện tử và các bộ phận chức năng.

- Số lượng nhân lực: Căn cứ kỳ phát hành, Báo Lao động - Việc làm Vĩnh Phúc cần 10 - 15 lao động, Báo Công an Vĩnh Phúc cần 10 - 15 lao động, Báo Phụ nữ Vĩnh Phúc cần 10 - 15 lao động.

- Chất lượng nhân lực: Tỷ lệ cán bộ trình độ đại học và trên đại học chiếm 80%. Tỷ lệ cán bộ trình lý luận chính trị: 10% cao cấp, 20% cử nhân, 30% trung cấp lý luận chính trị; 50% có thẻ nhà báo.

1.1.5. Phát triển công nghệ sản xuất báo in- Xây dựng Nhà in báo Vĩnh Phúc với công nghệ - kỹ thuật tiên tiến, hiện

đại phục vụ in báo Đảng và kết hợp mở rộng in dịch vụ các sản phẩm khác trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích đầu tư, ứng dụng phương pháp in offset với những công nghệ, thiết bị tiên tiến, tự động hóa kết nối 3 khâu trong sản xuất, các thiết bị kiểm tra, ổn định chất lượng sao - truyền dữ liệu, gia công hoàn thiện sản phẩm để nâng cao chất lượng, năng suất lao động, hạn chế ô nhiễm môi trường, cạnh tranh tích cực giành thị phần in trong khu vực.

1.1.6. Định hướng phát triển doanh thu và cơ chế tài chínhDoanh thu:Giai đoạn 2013 - 2015: - Tốc độ tăng trưởng doanh thu Báo Vĩnh Phúc đạt 3%/năm, tăng từ 15,8 tỷ

hiện nay lên trên 17 tỷ đồng, tỷ trọng doanh thu quảng cáo tăng từ 11% hiện nay lên 15%.

43

Page 49: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

Giai đoạn 2016 - 2020: Tốc độ tăng trưởng doanh thu Báo Vĩnh Phúc đạt 5%/năm, đến năm 2020

doanh thu Báo Công an Vĩnh Phúc đạt 5-7 tỷ đồng, Báo Lao động – Việc làm Vĩnh Phúc, Báo Công an Vĩnh Phúc, Báo Phụ nữ Vĩnh Phúc đạt 3-5 tỷ đồng/năm. Tỷ trọng doanh thu quảng cáo đạt trên 40%.

Cơ chế tài chính:Ngân sách nhà nước đầu tư các sản phẩm báo chí làm nhiệm vụ chính trị,

thông tin tuyên truyền, phục vụ vùng kinh tế khó khăn. Ngoài ra, các ấn phẩm sẽ tăng dần khả năng tự chủ.

Giai đoạn 2013 - 2015: Các ấn phẩm Báo Vĩnh Phúc thường kỳ, Báo Vĩnh Phúc cuối tuần, Báo Vĩnh

Phúc chủ nhật được coi là những ấn phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị được ngân sách địa phương đầu tư toàn bộ.

Giai đoạn 2016 - 2020: - Báo Vĩnh Phúc thường kỳ, Báo Vĩnh Phúc cuối tuần, Báo Vĩnh Phúc chủ

nhật là 3 ấn phẩm công ích, được ngân sách tỉnh đầu tư toàn bộ.- Ấn phẩm Báo Vĩnh Phúc cuối tháng, báo Khoa học - Công nghệ Vĩnh Phúc

được ngân sách tỉnh trả 80% cho nhiệm vụ chính trị. - Báo Lao động – Việc làm Vĩnh Phúc, Báo Công an Vĩnh Phúc, Báo Phụ nữ

Vĩnh Phúc được ngân sách tỉnh trả 50% cho nhiệm vụ chính trị, tự chủ 50%.1.2. Tạp chí:

1.2.1. Số lượng tạp chíG iai đoạn 2013 – 2015: - Duy trì, củng cố, phát triển Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc của Hội VHNT

tỉnh. Tăng kỳ phát hành từ 2 tháng/kỳ lên 1 tháng/kỳ. Tăng số lượng phát hành từ 500 bản/kỳ lên 1.000 bản/kỳ.

G iai đoạn 2016 – 2020: - Phát triển mới 3 tạp chí:+ Tạp chí Giáo dục Vĩnh Phúc, cơ quan chủ quản là Sở Giáo dục – Đào tạo

Vĩnh Phúc; 48 trang, khổ (19x27cm), xuất bản 1.000 bản/kỳ, phát hành 1 kỳ/2 tháng.+ Tạp chí Người làm báo, cơ quan chủ quản là Hội nhà báo Vĩnh Phúc; 48

trang, khổ (19x27cm), xuất bản 1.000 bản/kỳ, phát hành 1 kỳ/2 tháng.

44

Page 50: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

+ Tạp chí Văn hóa &Du lịch Vĩnh Phúc, cơ quan chủ quản là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc; 48 trang, khổ (19x27cm), xuất bản 1.000 bản/kỳ, phát hành 1 kỳ/2 tháng.

1.2.2. Nội dung tạp chí- Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc:+ Đăng tải, giới thiệu, quảng bá tác phẩm thơ, văn xuôi, tranh, ảnh nghệ

thuật, tiểu luận - phê bình, nghiên cứu - sưu tầm giá trị lịch sử - văn hóa địa phương...của các văn nghệ sĩ Vĩnh Phúc; sáng tác, nghiên cứu đề tài Vĩnh Phúc.

+ Giới thiệu tinh hoa văn hóa nhân loại trong nước, quốc tế; năng khiếu văn học, nghệ thuật địa phương; tuyên truyền quảng bá văn hóa các dân tộc Vĩnh Phúc.

- Tạp chí Giáo dục Vĩnh Phúc:+ Giới thiệu các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực giảng dạy, đào tạo của

các trường học; thông tin nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước phục vụ cho Giáo dục, đào tạo;

+ Phát triển tạp chí là trở thành diễn đàn trao đổi học thuật của các nhà khoa học, nhà quản lý, cán bộ, công chức, giảng viên, giáo viên, sinh viên và học sinh.

- Tạp chí Người làm báo:+ Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà

nước các cấp ủy chính quyền tỉnh, những sự kiện, vấn đề thời sự, chính trị nổi bật. Phát hành các chuyên mục, diễn đàn công luận, trao đổi nghiệp vụ làm báo.

- Tạp chí Văn hóa &Du lịch Vĩnh Phúc:+ Giới thiệu quảng bá giá trị lịch sử - văn hóa vùng đất, con người Vĩnh

Phúc; các tour, tuyến, sản phẩm du lịch Vĩnh Phúc; + Nghiên cứu, trao đổi những vấn đề về lịch sử - văn hóa vùng đất, con

người Vĩnh Phúc.1.2.3. Phạm vi phục vụPhát hành 4 tạp chí đến các sở, ban, ngành, hiệp hội, đoàn thể và các tổ chức

chính trị, xã hội trên toàn tỉnh.Phát hành tạp chí Văn hóa &Du lịch Vĩnh Phúc đến các điểm du lịch, di tích,

danh lam thắng cảnh, doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn. Phát hành tạp chí Giáo dục Vĩnh Phúc đến hệ thống các trường học trên địa

bàn tỉnh.Phát hành tạp chí Người làm báo Vĩnh Phúc đến các cơ quan báo chí, các cơ

quan, đơn vị xuất bản các ấn phẩm có tính chất báo chí trên toàn tỉnh.

45

Page 51: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

1.1.4. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lựcĐào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn lành nghề, có bản lĩnh chính

trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực tổ chức thực hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu tác nghiệp báo chí hiện đại.

Giai đoạn 2016 – 2020:Thành lập bộ máy tổ chức Tạp chí theo cơ cấu: Ban Biên tập, Phòng phóng

viên, Phòng hành chính. Quy mô khoảng 10 lao động.1.3. Bản tin

1.3.1. Số lượng ấn phẩmGiai đoạn 2013 - 2015: Duy trì, củng cố, phát triển 46 Bản tin sở, ngành, địa phương. Tăng số lượng

phát hành, kỳ xuất bản một số bản tin có hiệu quả tuyên truyền cao. Thí điểm hình thức song ngữ (tiếng Anh, Trung, tiếng dân tộc - Sán Dìu, Dao, Cao Lan) ở một số bản tin đặc biệt.

Giai đoạn 201 6 - 20 20 : Rà soát, sắp xếp lại hệ thống bản tin theo hướng ưu tiên phát triển bản tin

một số sở ban ngành có yêu cầu lớn về nội dung, đề tài phản ánh, hiệu quả tuyên truyền, phát triển thành Đặc san khi có điều kiện.

Ngừng xuất bản một số bản tin hiệu quả thấp, lượng bạn đọc hạn chế, có số kỳ xuất bản ít hơn 4 kỳ/năm, cấp phép bản tin trên địa bàn tỉnh tối đa 30 bản tin. Thực hiện hình thức song ngữ (tiếng Anh, Trung, tiếng dân tộc - Sán Dìu, Dao, Cao Lan) ở một số bản tin đặc biệt.

Tăng cường công tác biên tập, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho việc xuất bản, in, phát hành tạp chí, bản tin các cơ quan, địa phương; nâng cao chất lượng nội dung và hình thức tạp chí, bản tin, đảm bảo 100% được thực hiện qua công nghệ in offset.

1.3.2. Nội dung bản tinPhát triển theo hướng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của nhà nước về lĩnh vực hoạt động của mình, gắn nội dung thông tin tuyên truyền với định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực cho các đơn vị, doanh nghiệp. Hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân sử dụng dịch vụ, chung tay góp sức cùng doanh nghiệp giải thích các vướng mắc, khó khăn cho nhân dân.

1.3.3. Nguồn nhân lựcBản tin được tổ chức xuất bản, in, phát hành theo chế độ kiêm nhiệm. Không

thành lập các bộ phận và nguồn nhân lực riêng cho bản tin.

46

Page 52: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

2. Đài PT&TH tỉnh, Đài truyền thanh huyện, Đài truyền thanh xã2.1. Đài PT&TH tỉnh

2.1.1. Phát thanh2.1.1.1. Thời lượngGiai đoạn 2013 – 2015:- Thời lượng phát sóng chương trình phát thanh tăng từ 1 giờ 30 phút/ngày

lên 3 giờ/ngày.- Tăng cường khả năng trao đổi thông tin, chương trình giữa đài tỉnh với đài

TW, đài huyện và đài xã, thời lượng phát thanh trực tiếp tại phòng thu và từ các địa điểm có sự kiện thông qua xe thu lưu động đạt 20% vào năm 2015.

- Tăng thời lượng phát thanh các nội dung liên quan đến văn nghệ, thể thao, giải trí…

Giai đoạn 2016 – 2020:- Đến năm 2018, thời lượng phát sóng chương trình phát thanh đạt 4

giờ/ngày.- Đến năm 2020, thời lượng phát sóng chương trình phát thanh đạt 5

giờ/ngày.- Thời lượng phát thanh trực tiếp tại phòng thu và từ các địa điểm có sự kiện

thông qua xe thu lưu động và cơ sở hạ tầng viễn thông đạt 40% vào năm 2020.2.1.1.2. Nội dung chương trình- Tăng cường các chương trình phát thanh mở, phát thanh thực tế, phát thanh

tương tác có sự tham gia trực tiếp của thính giả vào chương trình, tạo ra sân chơi thú vị cho thính giả nghe đài.

- Đẩy mạnh việc sản xuất, phát sóng những tin bài đối thoại, tọa đàm, bình luận mang tính chất phản biện xã hội. Thay đổi kết cấu, nội dung của chương trình phát thanh sao cho nội dung phong phú, cách thức thể hiện đa dạng, phù hợp với thị hiếu bạn nghe đài.

- Tập trung sản xuất các chương trình phản ánh các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, phản ánh thông tin đa chiều các vấn đề như công nghiệp, xây dựng, giáo dục, y tế, thương mại, du lịch...

47

Page 53: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Chú trọng xây dựng chương trình phát thanh cho người dân tộc thiểu số, phục vụ nhu cầu thông tin của các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh.

- Định hướng sản xuất chương trình theo nhóm bạn nghe đài, đáp ứng nhu cầu thông tin và là sân chơi cho mọi lứa tuổi.

2.1.1.3. Sản xuất chương trìnhGiai đoạn 2013 – 2015:- Đầu tư thêm các phòng thu chức năng.- Đầu tư hạ tầng sản xuất chương trình theo công nghệ số.- Xã hội hóa truyền dẫn, phát sóng.- Năng lực sản xuất chương trình phát thanh đạt 65% thời lượng phát sóng.Giai đoạn 2016 – 2020:- Thực hiện số hóa hệ thống lưu trữ âm thanh.- Năng lực sản xuất phát thanh đạt 80% thời lượng phát sóng.2.1.1.4. Truyền dẫn và phát sóng- Kết hợp sử dụng cả công nghệ phát sóng kỹ thuật số và công nghệ tương tự

trong phương thức truyền dẫn, phát sóng. Từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống phát sóng hoàn toàn sử dụng kỹ thuật số.

- Băng tần cho hệ thống phát sóng phát thanh mặt đất: Băng MF (526,25 - 1606,5 KHz).

2.1.2. Truyền hình2.1.2.1. Kênh, thời lượng Giai đoạn 2013 – 2015:- Thời lượng phát sóng chương trình truyền hình tăng từ 18 giờ/ngày lên 20

giờ/ngày, năng lực sản xuất đạt 50% thời lượng phát sóng.Giai đoạn 2016 – 2020:- Ngoài kênh VP1 hiện tại, phát triển mới 2 kênh truyền hình VP2, VP3.+ Năm 2016: Phát triển kênh VP2 - Kênh thể thao, giải trí, tổng hợp và thông

tin đối ngoại, quảng bá tỉnh; + Năm 2018: Phát triển kênh VP3 - Kênh chuyên biệt về nội dungcông

nghiệp, khoa học và công nghệ, nông nghiệp, giáo dục, y tế…- Đến năm 2016, tổng thời lượng phát sóng chương trình truyền hình Vĩnh

Phúc đạt 46 giờ/ngày, cụ thể: kênh VP1 phát sóng đạt 22 giờ/ngày, kênh VP2 phát sóng đạt 24 giờ/ngày.

48

Page 54: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Đến năm 2018, tổng thời lượng phát sóng chương trình truyền hình Vĩnh Phúc đạt 72 giờ/ngày; 3 kênh VP1, VP2, VP3 đều phát sóng đạt 24 giờ/ngày.

2.1.2.2. Nội dung chương trìnhGiai đoạn 2013 – 2015:- Đối với kênh truyền hình hiện tại, nội dung chủ yếu phục vụ nhiệm vụ

chính trị, bảo đảm đúng định hướng chính trị, thông tin kịp thời, đa dạng, sinh động, phong phú.

- Tăng thời lượng chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

- Chú trọng xây dựng chương trình truyền hình cho người dân tộc thiểu số, phục vụ nhu cầu thông tin của bộ phận này trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh hợp tác sản xuất nội dung giải trí trên truyền hình, xây dựng gameshow, sản xuất phim truyện, phim tài liệu, các chuyên đề...

- Chương trình truyền hình của Đài PT&TH tỉnh sẽ tiến tới việc chia thành mảng truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, mảng truyền hình quảng bá và các mảng còn lại.

Giai đoạn 2016 – 2020: - Kênh VP2: Kênh thể thao, giải trí, tổng hợp và thông tin đối ngoại, quảng

bá tỉnh. Đối với mảng nội dung thể thao, giải trí phát triển nội dung theo hướng hợp tác với các đơn vị truyền thông. Nội dung thông tin đối ngoại, quảng bá tỉnh chú trọng sản xuất các chương trình tiếng nước ngoài, hướng đến một số quốc gia có đầu tư và định hướng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp tại địa phương và khu vực (có thể sản xuất các chương trình bằng các ngôn ngữ: tiếng Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...) phục vụ cho nhiệm vụ đối ngoại của tỉnh, đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế, cung cấp thông tin, quảng bá tỉnh ra cả nước và thế giới.

- Kênh VP3: Kênh chuyên biệt về nội dung công nghiệp, khoa học và công nghệ, nông nghiệp, giáo dục, y tế… Ngoài việc thông tin về hoạt động công nghiệp, khoa học và công nghệ, nông nghiệp, giáo dục, y tế… tại Vĩnh Phúc, kênh này còn tổng hợp, cung cấp thông tin các nội dung nói trên ở Việt Nam và trên thế giới.

2.1.2.3. Sản xuất chương trìnhGiai đoạn 2013 – 2015:- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong công đoạn sản xuất

chương trình; xây dựng dây chuyền sản xuất phù hợp với thời lượng chương trình, đồng bộ về công nghệ thiết bị; thực hiện số hoá hệ thống lưu trữ tư liệu truyền hình.

49

Page 55: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Tăng cường hợp tác sản xuất, trao đổi chương trình truyền hình với các Đài địa phương, các Đài tỉnh bạn, các Bộ, ngành và các đơn vị, tổ chức khác trong xã hội.

- Đến năm 2015, có cơ sở vật chất đồng bộ, tương đối hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đài trong tình hình mới. Xây dựng mới 1 trường quay, phòng thu và dựng hình nhằm đáp ứng việc sản xuất sản lượng chương trình lớn, đa dạng và phong phú về thể loại, có sự tham gia của khán giả như: chương trình ca nhạc, trò chơi truyền hình...

- Đầu tư nâng cấp thiết bị phục vụ tác nghiệp như: Camera, bàn dựng, đầu tư hoàn thiện xe truyền hình lưu động và các thiết bị đi kèm, đảm bảo có thể thực hiện truyền hình trực tiếp tất cả các chương trình, sự kiện quan trọng trong tỉnh, trong nước và khu vực tổ chức trên địa bàn tỉnh đạt chất lượng cao.

- Năng lực sản xuất chương trình truyền hình đạt 50% thời lượng phát sóng.Giai đoạn 2016 – 2020:- Xây dựng và kết nối đồng bộ hạ tầng mạng thông tin trong các cơ sở của

Đài, đảm bảo kết nối từ khâu lấy tin, sản xuất chương trình đến phát sóng tự động đều có thể truyền đưa trên môi trường mạng.

- Đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật chuẩn bị cho việc sản xuất, phát sóng các chương trình của Đài theo định dạng độ phân giải cao HDTV.

- Đầu tư xây dựng và các trang thiết bị cho các phòng thu chức năng.- Đầu tư hệ thống sản xuất có khả năng nhận tin từ xa, nâng cao tính thời sự

của các chương trình.- Năng lực sản xuất chương trình truyền hình từng kênh VP1, VP2, VP3 đạt

60% thời lượng phát sóng.2.1.2.4. Truyền dẫn và phát sóng- Thực hiện xã hội hóa và đa dạng hóa các phương thức truyền dẫn phát

sóng. Toàn bộ phần truyền dẫn, phát sóng do các doanh nghiệp thực hiện, các kênh truyền hình Vĩnh Phúc được phát ở nhiều phương thức khác nhau: Phát vệ tinh, số mặt đất, trên hệ thống truyền hình cáp và các hệ thống truyền hình IPTV.

- Xây dựng cơ chế, chính sách về việc đảm bảo tất cả thuê bao truyền hình được cung cấp bởi dịch vụ truyền hình trả tiền trên địa bàn tỉnh phải xem được các kênh truyền hình Vĩnh Phúc.

Lộ trình số hóa: Vĩnh Phúc đặt mục tiêu thực hiện lộ trình số đúng theo quyết định số

22/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch truyền

50

Page 56: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

dẫn phát sóng phát thanh truyền hình Việt Nam đến năm 2020 và Quyết định số 2451/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.

Giai đoạn 2013 – 2015: Đài PT&TH tỉnh phối hợp với doanh nghiệp được cấp phép để phát kênh truyền hình Vĩnh Phúc trên sóng truyền hình số mặt đất tại khu vực một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đài PT&TH tỉnh chỉ sản xuất, biên tập nội dung chương trình, phần việc truyền dẫn, phát sóng chuyển hoàn toàn cho doanh nghiệp thực hiện, sóng truyền hình số được phát thử nghiệm tối thiểu 1 năm (đầu năm 2015) trước khi phát chính thức. Trong quá trình phát sóng thử nghiệm, kênh truyền hình Vĩnh Phúc vẫn phát song song trên sóng truyền hình tương tự mặt đất.

Đến năm 2014, kênh truyền hình Vĩnh Phúc hiện tại phải được phát sóng trong tất cả các gói thuê bao do dịch vụ truyền hình trả tiền cung cấp trên địa bàn.

Giai đoạn 2016 – 2020: (sau 01 năm phát sóng số thử nghiệm) Chuyển hoàn toàn sang phát trên hạ tầng phát sóng số mặt đất, phạm vi phủ sóng mở rộng bao trùm một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Các kênh VP1, VP2, VP3 được phát sóng trong tất cả các gói thuê bao do dịch vụ truyền hình trả tiền cung cấp trên địa bàn tỉnh.

2.1.2.5. Phương tiện thu ngheThực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất cho các hộ nghèo,

hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách trên toàn tỉnh từ nguồn vốn của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Tổng số hộ gia đình được hỗ trợ khoảng trên 30.500 hộ (theo kết quả điều tra năm 2010).

2.1.2.6. Nguồn nhân lựcGiai đoạn 2013 – 2015:- Kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo mô hình mới: + Phòng Kỹ thuật phát thanh - truyền hình sẽ giảm tỷ lệ cán bộ kỹ thuật phục

vụ truyền dẫn phát sóng (do công việc này đến năm 2016 sẽ thuê lại của doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng); bộ phận kỹ thuật phụ trách phần phát sóng sẽ chuyển đổi sang bộ phận kỹ thuật khác như kỹ thuật phục vụ cho truyền hình trực tiếp, bộ phận dựng hình kỹ thuật cao,…

+ Thành lập thêm 2 phòng chức năng: Phòng PT&TH địa phương và tiếng dân tộc, Phòng Thể thao và Giải trí, nâng tổng số phòng của Đài lên 13 phòng;

- Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn lành nghề, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực tổ chức thực hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu của phát thanh - truyền hình hiện đại.

51

Page 57: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

+ Tổng số cán bộ công nhân viên của Đài đến năm 2015 tăng từ 96 lên 120, có khoảng 50 chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực.

+ Đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực: 95% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học; 40% cán bộ có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, cụ thể: 15% cao cấp, cử nhân, 25% trung cấp lý luận chính trị; 75% phóng viên, biên tập viên có thẻ nhà báo; 70% cán bộ là Đảng viên.

Giai đoạn 2016 – 2020:- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng:+ Đổi tên Phòng Kỹ thuật phát thanh - truyền hình thành Phòng Kỹ thuật sản

xuất chương trình.+ Thành lập thêm 2 phòng chức năng: Phòng Thông tin Đối ngoại và Phòng

Dữ liệu, nâng tổng số phòng của Đài lên 15 phòng.- Số lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn này sẽ tăng trưởng khoảng

5%/năm, quy mô nguồn nhân lực của Đài năm 2020 đạt trên 150 người.- Tiếp tục đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực: 97% cán bộ có trình độ

đại học và trên đại học; 60% cán bộ có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, cụ thể: 20% cao cấp, cử nhân, 40% trung cấp lý luận chính trị; 80% phóng viên, biên tập viên có thẻ nhà báo; 80% cán bộ là Đảng viên.

- Đài cần chú trọng phát triển nhóm nguồn nhân lực có trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, bản lĩnh chính trị nhằm phục vụ việc sản xuất các chương trình truyền hình bám sát với định hướng phát triển của tỉnh, phù hợp với định hướng mở rộng phạm vi phủ sóng ra cả nước và các nước trong khu vực, phù hợp với nội dung kênh truyền hình mới.

2.1.2.7. Định hướng phát triển doanh thu và cơ chế tài chínhDoanh thu:Giai đoạn 2013 – 2015: - Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu phát thanh truyền hình bằng cách

nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, các nguồn thu của Đài PT&TH tỉnh. Ngoài nguồn thu chính từ hoạt động quảng cáo, thúc đẩy các nguồn thu từ trao đổi và bán bản quyền, thúc đẩy các loại nguồn thu từ dịch vụ truyền thông, dịch vụ kinh doanh các thiết bị phát thanh truyền hình.

- Đến năm 2015, Đài PT&TH tỉnh hoạt động bằng ngân sách và nguồn thu quảng cáo, tài trợ. Cơ cấu doanh thu theo hướng tăng doanh thu từ quảng cáo phát triển nhanh, bền vững bên cạnh đó tăng tỷ trọng từ các nguồn thu khác. Tốc độ tăng trưởng nguồn thu quảng cáo, tài trợ đạt 7 - 10%/năm.

Giai đoạn 2016 – 2020:

52

Page 58: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu của Đài tỉnh bằng cách mở rộng phạm vi phủ sóng, bước đầu có nguồn thu từ kênh truyền hình có phạm vi phủ sóng khu vực, quốc tế và kênh truyền hình mới mở (VP2, VP3). Đa dạng hóa các loại nguồn thu, đảm bảo cơ cấu nguồn thu bền vững. Tốc độ tăng trưởng nguồn thu quảng cáo, tài trợ đạt 40%/năm.

Cơ chế tài chính:Giai đoạn 2013 – 2015: Kênh VP1 là kênh phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, ngân sách tỉnh đầu tư

100%.Giai đoạn 2016 – 2020: Kênh VP1 là kênh phục vụ nhiệm vụ chính trị, ngân sách tỉnh đầu tư 100%.

Kênh VP2, VP3 Đài tự chủ 50% kinh phí.2.2. Đài truyền thanh huyện, thị, thành

2.2.1. Thời lượng phát sóngGiai đoạn 2013 – 2015:- Đài truyền thanh huyện phát sóng 2 buổi/ngày, thời lượng chương trình

phát sóng đạt trên 30 phút/ngày.- Đài truyền thanh huyện phối hợp với Đài PT&TH tỉnh sản xuất ít nhất 1

bản tin phát thanh, truyền hình phát sóng trên trang địa phương mỗi tuần.- Khuyến khích phát sóng bản tin thời sự bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc đối

với các huyện có người dân tộc sinh sống, với thời lượng tối thiểu 1 chương trình là 15 phút/ngày.

Giai đoạn 2016 – 2020:- Đài truyền thanh huyện phát sóng 3 buổi/ngày, thời lượng chương trình

phát sóng đạt trên 45 phút/ngày.- Đài truyền thanh huyện phối hợp với Đài PT&TH tỉnh sản xuất 2 chương

trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên trang địa phương mỗi tuần.2.2.2. Nội dung chương trình- Chương trình phát thanh tại các Đài truyền thanh huyện theo hướng thông

tin tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Ngoài các tin, bài, phóng sự, phỏng vấn, chương trình còn dành thời lượng thích hợp để phát sóng các chuyên đề, chuyên mục, các tác phẩm hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; chăm sóc sức khỏe; hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan mật thiết đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân…

53

Page 59: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

2.2.3. Sản xuất chương trình- Đầu tư trang bị mới, nâng cấp các thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản

xuất chương trình: bộ dựng hình phi tuyến, máy quay, máy vi tính. Nâng cấp phòng thu thanh đạt chất lượng.

- Từng bước chuyển dần nội dung chương trình từ tự sản xuất sang vừa sản xuất, vừa khai thác: Năm 2013 - 2015, Đài tự sản xuất 70%, khai thác, tiếp sóng 30% tổng thời lượng chương trình phát thanh; Năm 2016 - 2020, Đài tự sản xuất 60%, khai thác, tiếp sóng 40% tổng thời lượng chương trình phát thanh.

2.2.4. Phát triển nguồn nhân lực- Tăng số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hệ thống Đài huyện.

Tốc độ tăng trưởng số lượng đạt 5%/năm. Tổng số lao động của các Đài huyện năm 2015 đạt trên 75 lao động, năm 2020 đạt 100 lao động. Trong đó trên 75% lao động có trình độ đại học. Cơ cấu lao động bao gồm 50% phóng viên, 15% biên tập viên, 20% cán bộ kỹ thuật và 15% lao động khác.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Đài truyền thanh huyện thông qua đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật vận hành, duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị của Đài. Chú trọng đào tạo các kiến thức về biên tập, kỹ năng khai thác và xử lý thông tin, kỹ năng sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ.

2.2.5. Truyền dẫn và phát sóngGiai đoạn 2013 – 2015: - Đầu tư, trang bị máy phát thanh công suất từ 300W – 500W cho Đài truyền

thanh huyện Sông Lô đảm bảo phủ sóng phát thanh 100% địa bàn huyện.Giai đoạn 2016 – 2020:- Tiếp tục phát triển mạng truyền dẫn, phát sóng tương tự, từng bước dần

chuyển đổi sang kết hợp phát thanh số: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên chuyển đổi trước, các huyện còn lại chuyển đổi sau.2.3. Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn

2.3.1. Thời lượng Giai đoạn 2013 – 2015:- Tiếp sóng Đài TW, tỉnh, huyện thời lượng 60 phút/ngày, phát sóng chương

trình của Đài xã 2 buổi/ngày, thời lượng phát sóng đạt 30 phút/buổi.Giai đoạn 2016 – 2020:- Tiếp sóng Đài TW, tỉnh, huyện thời lượng 60 phút/ngày, phát sóng chương

trình của Đài xã 3 buổi/ngày, thời lượng phát sóng đạt 45 phút/buổi.

54

Page 60: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

2.3.2. Nội dung chương trình- Nâng cao chất lượng chương trình truyền thanh xã, chú trọng dành thời

lượng lớn cho các thông tin điều hành của chính quyền địa phương, tích cực tuyên truyền các nội dung thông tin liên quan đến hoạt động nông nghiệp, nông thôn, giúp người dân có kiến thức thực tế áp dụng sản xuất tại địa phương.

- Khuyến khích Đài truyền thanh xã thuộc các huyện Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên phát triển thêm chương trình bằng tiếng Sán Dìu, Dao, Cao Lan.

2.3.3. Nguồn nhân lựcGiai đoạn 2013 – 2015:Bố trí mỗi Đài truyền thanh xã ít nhất có 1 cán bộ chuyên trách. Đảm bảo

70% lao động được tập huấn nghiệp vụ.Giai đoạn 2016 – 2020: Bố trí mỗi Đài truyền thanh xã có 1 – 2 cán bộ chuyên trách. Đảm bảo 100%

lao động được tập huấn nghiệp vụ.2.3.4. Truyền dẫn và phát sóng, trang thiết bịGiai đoạn 2013 – 2015:- Tất cả các đài truyền thanh không dây các xã, khi đầu tư mới đều phải chuyển

về sử dụng phát sóng ở dải tần 54 - 68 MHz theo quy hoạch tần số vô tuyến điện.- Chuyển đổi tần số tại 31 Đài truyền thanh xã sử dụng công nghệ vô tuyến

trong dải tần 87 - 108 MHz sang dải tần 54 - 68 MHz.- Chuyển đổi 32 Đài truyền thanh xã sử dụng công nghệ hữu tuyến sang công

nghệ vô tuyến. - Đầu tư mới 8 Đài truyền thanh cho: thị trấn Xuân Hòa, thị trấn Hoa Sơn,

xã Liễn Sơn, Đình Chu, Sơn Đông, Vân Trục - huyện Lập Thạch, xã Phương Khoan - huyện Sông Lô; xã Tam Quan - huyện Tam Đảo.

Giai đoạn 2016 – 2020:- Đảm bảo 100% các xã có đài truyền thanh và hoạt động hiệu quả.- Đến hết 2016, 100% các đài truyền thanh không dây hoạt động trong dải

tần 54-68MHz. Các đài truyền thanh được trang bị các hệ thống có mã hoá chức năng bật/tắt tự động nguồn điện các cụm loa để tăng hiệu quả sử dụng phổ tần số và tránh can nhiễu. 2.4. Truyền hình trả tiền

2.4.1. Số lượng đơn vị, phạm vi

55

Page 61: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Tỉnh chỉ cấp phép cho những đơn vị đủ năng lực và cam kết lộ trình triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trên phạm vi toàn tỉnh.

Giai đoạn 2013 - 2015: - Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đến trung tâm tất

cả các huyện.- Ngầm hóa mạng ngoại vi tại khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan, các khu

đô thị mới, khu dân cư mới tại thành phố Vĩnh Yên.Giai đoạn 2016 - 2020: - Phát triển mạng lưới truyền hình trả tiền đến trung tâm xã trên toàn tỉnh. 100%

số hộ dân trên địa bàn có nhu cầu đều có thể sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền.- Ngầm hóa mạng ngoại vi tại khu vực thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên.- Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền dựa trên nền tảng

truyền dẫn của mạng viễn thông.2.4.2. Phương tiện thu nghe- Đến năm 2015: Tỷ lệ số hộ xem truyền hình trả tiền đạt trên 30%.- Đến năm 2020: Tỷ lệ số hộ xem truyền hình trả tiền đạt trên 60%.2.4.3. Hoạt động dịch vụ- Đến năm 2015: Doanh thu thuê bao truyền hình trả tiền đạt trên 70 tỷ đồng.- Đến năm 2020: Doanh thu thuê bao truyền hình trả tiền đạt trên 150 tỷ đồng.

3. Báo điện tử, Trang TT-ĐTTH và các Website 3.1. Báo điện tử

3.1.1. Quy hoạch chungGiai đoạn 2013 – 2015: - Phát triển Trang TTĐT Báo Vĩnh Phúc thành ấn phẩm Báo điện tử Vĩnh Phúc. - Phát triển chức năng thông tin của Cổng TT-GTĐT thành Báo điện tử Toàn

cảnh Vĩnh Phúc.Giai đoạn 2016 – 2020:Khuyến khích các báo điện tử phát triển nội dung tiếng nước ngoài như tiếng

Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc,... 3.1.2. Báo điện tử Vĩnh Phúc3.1.2.1. Nội dungGiai đoạn 2013 - 2015:- Xây dựng phiên bản tiếng Anh để thu hút và quảng bá về tiềm năng, thế

mạnh của tỉnh với bạn bè quốc tế.

56

Page 62: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Từng bước xã hội hóa khâu lấy tin, hệ thống bài viết trên báo điện tử không chỉ của các phóng viên trong tòa soạn, mà được xã hội hóa, phát triển thông tin theo hướng tương tác đa chiều (có thể lấy thông tin của người dân).

- Phát triển các chuyên mục, chuyên đề bám sát với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: chuyên mục về lao động và việc làm, công nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn, thu hút đầu tư…

- Tăng mức độ cập nhật các tác phẩm một cách liên tục, tỷ lệ tác phẩm do cơ quan báo thực hiện ở mức 75% - 80%; khai thác ở mức 20 đến 25%.

Giai đoạn 2016 - 2020: - Tận dụng tối đa lợi thế của loại hình Báo điện tử, tích hợp tất cả các loại

hình thông tin như chữ viết, hình ảnh, truyền hình, phát thanh, diễn đàn, mạng xã hội… để việc tiếp cận thông tin trên mạng được thuận tiện và đầy đủ. Nội dung được cập nhật liên tục và theo yêu cầu thụ hưởng của người dân.

- Xây dựng thêm phiên bản tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc trên Báo điện tử Vĩnh Phúc.

- Tiếp tục tăng cường nội dung thông tin tương xứng với vị thế của một tỉnh công nghiệp.

3.1.2.2. Nguồn nhân lựcPhát triển tờ báo điện tử Vĩnh Phúc là một ấn phẩm Báo Vĩnh Phúc. Tổng

Biên tập Báo in đồng thời là Tổng Biên tập của báo điện tử.Bổ sung nguồn nhân lực cho Báo điện tử Vĩnh Phúc khoảng 10 người (bao

gồm cả phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật).3.1.2.3. Phát triển công nghệ, kỹ thuật- Sử dụng mô hình tòa soạn điện tử ứng dụng hệ thống phần mềm soạn thảo

nhúng trên môi trường mạng, phóng viên, biên tập viên có thể tác nghiệp từ bất cứ máy tính nào có kết nối Internet hoặc kết nối mạng với Toà soạn.

- Mô hình tòa soạn điện tử với các tính năng nổi bật như: + Quản lý phóng viên: Cho phép người quản trị có thể theo dõi, điều hành và

giám sát toàn bộ hệ thống của vai trò và nhiệm vụ của từng phóng viên tác nghiệp trên hệ thống;

+ Quản lý bài viết: Cho phép các biên tập viên có thể biên tập, xem bài viết gửi đến, gửi tiếp cho cấp trên hoặc gửi lại cho tác giả hoặc phóng viên, hỗ trợ cơ chế đồng biên tập;

57

Page 63: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

+ Cơ chế chấm nhuận bút cho phóng viên; + Nhúng trực tiếp video vào từng bài viết cụ thể, hoặc triển khai trên từng

chuyên mục chỉ định, chỉ định cho phép độc giả comment trên mỗi bài viết. Các tính năng tiện ích như thời tiết, tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá vàng, bảng thông số và biểu đổ chứng khoán được cập nhật tự động từ các nguồn uy tín, chính thống…

3.1.2.4. Định hướng phát triển dịch vụBáo điện tử Vĩnh Phúc cần đa dạng các hoạt động dịch vụ nhằm nâng cao

tiềm lực tài chính của mình. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần vận dụng linh hoạt một số dịch vụ như: Dịch vụ quảng cáo; thu phí gói dịch vụ; cung cấp thông tin điều tra, phân tích, nhận định.

3.1.3. Cổng TT–GTĐT Vĩnh Phúc3.1.3.1. Nội dung Giai đoạn 2013 – 2015:- Tiếp tục nâng cấp Cổng TT-GTĐT, tích hợp các cổng thành phần, cung cấp

hầu hết các dịch vụ công cơ bản ở mức độ 3, đăng tải phần lớn các thông tin về quy trình, thủ tục thực hiện dịch vụ hành chính công; hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp về tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận qua mạng; các cơ quan Nhà nước tiếp dân, trả lời ý kiến người dân trực tuyến qua Cổng TT-GTĐT.

- Phát triển chức năng thông tin của Cổng TT-GTĐT thành Báo điện tử Toàn cảnh Vĩnh Phúc: Cung cấp thông tin chính thống của tỉnh; chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh; thông tin chỉ đạo điều hành của chính quyền địa phương đến với người dân và doanh nghiệp; thông tin diễn biến mọi mặt tình hình KTXH của địa phương, giới thiệu về vùng đất, con người Vĩnh Phúc đang trên con đường hội nhập, phát triển.

Giai đoạn 2016 - 2020: - Từng bước đưa một số dịch vụ hành chính công trên Cổng TT-GTĐT lên

mức độ 4 để người dân có thể giao dịch với các cơ quan Nhà nước và với nhau qua môi trường mạng của Cổng TT-GTĐT. Cơ quan Nhà nước hầu hết thực hiện các buổi tiếp dân, trả lời các tổ chức và công dân qua Cổng TT-GTĐT. Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo một số sở ngành, địa phương giao lưu trực tuyến với người dân.

- Xây dựng Cổng TT-GTĐT bằng 3 thứ tiếng: Việt, Anh, Trung Quốc.3.1.3.2. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực

58

Page 64: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Báo điện tử Toàn cảnh Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách tỉnh bảo đảm, tổng hợp chung trong ngân sách của Cổng TT-GTĐT; tổ chức và hoạt động theo mô hình cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông.

- Báo điện tử Toàn cảnh Vĩnh Phúc có Tổng Biên tập là Giám đốc Cổng TT-GTĐT. Cơ cấu tổ chức bao gồm các phòng: Thư ký tòa soạn, Thời sự, Tiếng nước ngoài, Trị sự, Phòng các trang tin thành phần, Phòng thông tin phản ánh của tổ chức và công dân. Số lượng nguồn nhân lực cho Báo điện tử Toàn cảnh Vĩnh Phúc đạt trên 30 người.

3.1.3.3. Phát triển công nghệĐầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện cho Báo điện tử Toàn cảnh Vĩnh

Phúc theo mô hình của tòa soạn báo điện tử (đã nêu tại mục 3.1.2 Báo Vĩnh Phúc điện tử).

3.1.3.4. Định hướng phát triển dịch vụBáo điện tử Toàn cảnh Vĩnh Phúc chủ yếu cung cấp các thông tin chính

thống của cơ quan nhà nước trong tỉnh trên môi trường mạng nên chỉ tập trung thu hút quảng cáo.3.2. Trang Thông tin điện tử tổng hợp (TT-ĐTTH )

Giai đoạn 2013 – 2015:- Nâng cấp Trang TTĐT của Đài PT&TH tỉnh, Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc. - Phát triển mới các Cổng TTĐT thành phần cho 25 cơ quan, đơn vị trên địa

bàn tỉnh bao gồm: Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh; các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Xây dựng; Ngoại vụ; Lao động, Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công thương; Giao thông vận tải; Khoa học và Công nghệ; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Tư pháp; Y tế; Thanh tra tỉnh; Ban Dân tộc; Ban Quản lý dự án cải thiện môi trường đầu tư; Ban Quản lý các khu công nghiệp; Ban giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất; và 7 Cổng TTĐT của 7 huyện, thị xã – trừ TP.Vĩnh Yên và huyện Tam Đảo, (có thể giao cho Đài Truyền thanh huyện quản lý); đảm bảo được tích hợp vào Cổng TT-GTĐT trong quý I năm 2014.

Giai đoạn 2016 – 2020: - Phát triển Cổng TTĐT thành phần các cơ quan nhà nước còn lại trên địa

bàn tỉnh.- Phát triển mới Trang TTĐT của Báo Lao động - Việc làm Vĩnh Phúc, Báo

Công an Vĩnh Phúc, Báo Phụ nữ Vĩnh Phúc, trang TTĐTTH của các tạp chí: Văn hóa và Du lịch Vĩnh Phúc, Giáo dục Vĩnh Phúc, Người làm báo Vĩnh Phúc.

59

Page 65: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác xây dựng Trang TTĐTTH nhằm cung cấp thông tin và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức.

- Khuyến khích phát triển trang TTĐTTH ở những nơi có tiềm năng phát triển về làng nghề, du lịch, dịch vụ.3.3. Các website trên địa bàn tỉnh

- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh phát triển các website nhằm cung cấp thông tin, hỗ trợ hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật.4. Tầm nhìn đến năm 2030

4.1. Đến năm 2030, Vĩnh Phúc có quy mô từ 15 – 18 cơ quan báo chí với 3 cơ quan nòng cốt: Đài PT&TH tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Báo điện tử Toàn cảnh Vĩnh Phúc (Cổng TT-GTĐT tỉnh).

4.2. Đài PT&TH tỉnh phát triển theo hướng Cơ quan truyền thông đa phương tiện. Đài phát sóng 5 – 7 kênh truyền hình theo chuẩn cao hơn HD như: Chuẩn Quard – HD (3.840x2.160 có độ nét gấp 4 lần chuẩn HD), chuẩn Ultra – HD (7.689x4.320 có độ nét gấp 4 lần chuẩn Quard – HD), chuẩn 3D và các công nghệ tiếp theo. Ngoài PTTH, Đài còn tham gia các hoạt động kinh doanh khác mà pháp luật cho phép.

4.3. Báo Vĩnh Phúc: Giảm số lượng phát hành các ấn phẩm báo in, ấn phẩm Báo điện tử trở thành ấn phẩm chủ lực của Báo, được xuất bản bằng 5 thứ tiếng: tiếng Việt, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

4.4. Báo điện tử Toàn cảnh Vĩnh Phúc đóng vai trò là kênh thông tin quan trọng, kết hợp với các dịch vụ hành chính công được cung cấp trên Cổng TT-GTĐT sẽ hỗ trợ tối đa trong thu hút đầu tư cho Thành phố Vĩnh Phúc.

4.5. Các cơ quan báo in: Mỗi cơ quan báo sẽ phát triển theo hướng thông tin chuyên ngành, sử dụng thông tin điện tử là ấn phẩm chủ lực.

4.6. Truyền hình trả tiền: Số lượng đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ ổn định từ 3 – 5 đơn vị, các đơn vị đều mở rộng phạm vi cung cấp trên toàn tỉnh, hạ tầng truyền hình trả tiền sẽ hội tụ với hạ tầng mạng viễn thông, người dân có thể xem toàn bộ nội dung các chương trình trên 1 sợi cáp và trả tiền cho nhà cung cấp tương ứng với nội dung mình thụ hưởng. 100% người dân được tiếp cận với loại hình này.

4.7. Thông tin điện tử: Sẽ phát triển mạnh mẽ với số lượng lớn, mọi tổ chức, doanh nghiệp đều sử dụng thông tin điện tử hỗ trợ cho hoạt động của đơn vị. Người dân được tiếp cận với thông tin điện tử mọi lúc, mọi nơi.

60

Page 66: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

PHẦN IVGIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP1. Nâng cao nhận thức

1.1. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho cán bộ, viên chức và nhân dân nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của báo chí đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, đạo đức lối sống, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

61

Page 67: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí đến các cơ quan báo chí, các cơ quan có liên quan đến hoạt động báo chí, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, đơn vị và nhân dân; thực hiện hiệu quả Quy chế phát ngôn, cung cấp, đăng phát và xử lý thông tin trên báo chí thuộc địa bàn tỉnh.

1.3. Đẩy mạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Báo chí bám sát thực tiễn đời sống của đất nước, của nhân dân để có nhiều tác phẩm báo chí hay, có chất lượng cao cả về tư tưởng và nghệ thuật, nội dung và hình thức, tạo nên sức hấp dẫn và có sức thuyết phục; phát hiện, cổ vũ, động viên kịp thời gương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến trong đời sống kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

2.1. Tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với hoạt động báo chí; chú trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, ý thức trách nhiệm của đảng viên trong các cơ quan báo chí.

2.2. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông nói chung, lĩnh vực báo chí nói riêng ở các cơ quan tham mưu, quản lý về chuyên ngành từ tỉnh đến huyện, thành phố, thị xã.

2.3. Tăng cường củng cố, hoàn thiện về cơ chế phối hợp của cơ quan chỉ đạo và quản lí nhà nước về báo chí. Quản lý chặt chẽ nội dung thông tin, tuân thủ theo đúng các quy định của Luật Báo chí và định hướng tuyên truyền của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Tổ chức định kỳ giao ban giữa các cơ quan báo chí, cơ quan có hoạt động mang tính báo chí với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan định hướng công tác tư tưởng.

2.4. Tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức đối với hệ thống Đài Truyền thanh –Truyền hình cấp huyện, Đài Truyền thanh xã; Có cơ chế, chính sách về tài chính phù hợp đối với cán bộ phụ trách Đài Truyền thanh xã.

2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong đầu tư, khai thác kinh doanh hoạt động báo chí, đặc biệt là dịch vụ truyền hình trả tiền trên địa bàn tỉnh; đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, nhất thiết không để xảy ra tình trạng tự phát trong hoạt động báo chí và buông lỏng, né tránh trong quản lý nhà nước.

62

Page 68: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

2.6. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ quản đối với bản tin, Website, truyền thanh cơ sở. Tăng cường trách nhiệm Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh. 3. Phát triển nguồn nhân lực

3.1. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị. Tăng cường cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và đủ về số lượng cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện.

3.2. Xây dựng đội ngũ những người làm báo có trình độ nghiệp vụ cao, có bản lĩnh chính trị, có khả năng tác nghiệp năng động, sáng tạo. Có chế độ ưu đãi, khuyến khích, động viên những nhà báo giỏi. Chú trọng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, phát triển đảng viên trong đội ngũ những người làm báo.

3.3. Tăng cường biên chế cho các cơ quan báo chí, đảm bảo về số lượng và chất lượng theo yêu cầu nghiệp vụ từng giai đoạn phát triển. Chú trọng tuyển dụng phóng viên theo yêu cầu chuẩn hóa nghề nghiệp từ các cơ sở đào tạo chuyên ngành báo chí, mở rộng đối với các ngành đào tạo khác trên cơ sở năng lực thực tế, tinh thần đam mê nghề nghiệp và khả năng ngoại ngữ, tin học, phong cách tác nghiệp báo chí hiện đại.

3.4. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ những người làm báo, đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ được giao.

3.5. Xây dựng chính sách thu hút, hỗ trợ lao động làm báo, đảm bảo mức sống, đảm bảo thu nhập để đội ngũ làm báo có thể cống hiến cho sự nghiệp phát triển thông tin, không để tình trạng các phóng viên, biên tập viên vì hoàn cảnh khó khăn dẫn đến hành động vi phạm đạo đức người làm báo, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng không tốt đến dư luận và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.6. Xem xét quy định lại các tiêu chí, quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế nhu cầu tại tỉnh nhằm lựa chọn được nguồn nhân lực chất lượng cao cho các vị trí quan trọng tại các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý cấp tỉnh, huyện.4. Ứng dụng công nghệ

Ứng dụng khoa học công nghệ trong báo chí giúp các cơ quan báo chí Vĩnh Phúc có bước tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Yếu tố chính của các cơ quan báo chí là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghệ phát thanh

63

Page 69: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

truyền hình theo hướng chất lượng cao, công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả trong tác nghiệp.

4.1. Triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật mới trong việc nâng cấp cơ sở dữ liệu và việc tác nghiệp làm tin của phóng viên và cộng tác viên, rút ngắn thời gian gửi, nhận, kiểm duyệt, biên tập, quản lý chương trình, nội dung đảm bảo nhanh, tiện lợi, minh bạch, hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin để xuất bản các ấn phẩm điện tử hỗ trợ các ấn phẩm in truyền thống.

4.2 Ưu tiên phát triển công nghệ truyền hình số mặt đất đối với việc phổ cập truyền hình công cộng tại các khu vực đồng bằng; Phát triển truyền hình cáp, truyền hình Internet, truyền hình di động tại những vùng thành thị, những vùng có mật độ dân cư cao; Từng bước phát triển công nghệ truyền hình có độ phân dải cao (HDTV); Tăng cường sử dụng truyền hình số DTH, các trạm phát lại công suất nhỏ và trung bình tại những vùng sâu, vùng xa.

4.3. Lựa chọn tiêu chuẩn PTTH số mặt đất, truyền hình Internet, truyền hình di động... phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và điều kiện của tỉnh, khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị PTTH.

4.4. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi mạng phát thanh, truyền hình cáp tương tự sang cáp số phù hợp xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và phát thanh truyền hình.

4.5. Đối với báo điện tử cần đi tắt đón đầu, đầu tư đồng bộ về hạ tầng công nghệ, nhằm thực hiện tối ưu hóa những ưu điểm của báo điện tử với các loại hình báo chí khác.5. Hợp tác trong báo chí

5.1. Tăng cường hợp tác với các tổ chức báo chí trong nước và quốc tế, chú trọng các tổ chức đã có mối quan hệ truyền thống với Việt Nam; chủ động tham gia các hoạt động và phát huy vai trò với các tổ chức trong nước và quốc tế.

5.2. Đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại nhằm trao đổi các tác phẩm báo chí đối với các cơ quan, tổ chức báo chí trong nước, khu vực và quốc tế, tăng cường quảng bá hình ảnh đất và người Vĩnh Phúc đến với bạn bè trong nước và nước ngoài.

5.3. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ, tài chính của các doanh nghiệp trong nước, các tổ chức quốc tế để phát triển sự nghiệp báo chí trên địa bàn tỉnh.

5.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, phối hợp với các tổ chức trong việc trao đổi, đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật và quản lý phát thanh, truyền hình.

64

Page 70: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

5.5. Tranh thủ sự hợp tác quốc tế để huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA nhằm phát triển mạng lưới phát thanh, truyền hình của tỉnh.

5.6. Tổ chức tham quan, giao lưu, trao đổi, học tập các mô hình tiên tiến về báo chí của các địa phương và một số nước có nền báo chí phát triển.6. Về cơ chế, chính sách

6.1. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và triển khai các hoạt động đầu tư phát triển báo chí. Một số văn bản cần ban hành như sau:

- Cơ chế ưu tiên trong tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng cho phóng viên các cơ quan báo chí địa phương (Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy);

- Cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin báo chí (Sở Tài chính, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TT&TT);

- Quy định bảo vệ nhà báo trong quá trình tác nghiệp (Hội Nhà báo, Công an tỉnh, Sở TT&TT);

- Cơ chế hỗ trợ cho cán bộ làm công tác truyền thanh cơ sở (Sở TT&TT);- Cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin báo chí để tạo nguồn

thu hợp pháp.- Ban hành quy định chế độ chi trả nhuận bút, thù lao đối với cơ quan báo

chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử của tỉnh Vĩnh Phúc.- Đầu tư đủ nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành công nghệ hiện

đại cho cơ quan quản lý nhà nước, cho Báo điện tử; Cổng TTGT-ĐT; Trang thông tin điện tử để kịp thời ngăn chặn tấn công, phá hoại trên mạng, lọc thông tin xấu và nhận dạng thông tin không tốt.

- Thực hiện cơ chế hợp đồng đọc lưu chiểu tác phẩm báo chí.7. Huy động nguồn vốn thực hiện quy hoạch

7.1. Căn cứ các nội dung Quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, trên cơ sở khả năng huy động vốn đầu tư, cần sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án và tiến hành đầu tư phù hợp với quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng báo chí, nhất là lĩnh vực phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ công ích: Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách tỉnh, tận dụng từ nguồn vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ nước ngoài cho Việt Nam để đầu tư xây dựng.

- Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các mục tiêu khác: Sử dụng nguồn vốn từ doanh nghiệp, xã hội để đầu tư xây dựng.

65

Page 71: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

- Đối với dự án số hóa phương thức truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình, cần tranh thủ nguồn vốn từ quỹ viễn thông công ích, hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình chính sách trong tỉnh.

7.2. Căn cứ khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn trong từng thời kỳ, các cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí bố trí, lập kế hoạch hàng năm nhằm thực hiện các mục tiêu đã được đề ra trong Quy hoạch.

7.3. Sở TT&TT phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện nội dung Quy hoạch. Cụ thể như sau:

- Ngân sách từ trung ương qua chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở đầu tư cho hạng mục hạ tầng truyền thanh cơ sở.

- Ngân sách từ trung ương qua quỹ viễn thông công ích thực hiện đề án số hoá của quốc gia trước năm 2020 theo quyết định số 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch truyền dẫn phát sóng PTTH Việt Nam đến năm 2020 và các văn bản liên quan.

- Huy động từ nguồn các doanh nghiệp trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, doanh nghiệp xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng số. Để thu hút được doanh nghiệp chúng ta phải tạo môi trường đầu tư minh bạch, mạnh mẽ, có cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí nói chung và truyền hình trả tiền nói riêng. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN1. Tổ chức công bố, phổ biến quy hoạch

- Giao Sở TT&TT tổ chức công bố, phổ biến quy hoạch phát triển ngành Báo chí, Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đến các cấp, các ngành, các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh theo quy định.

- Tổ chức giới thiệu, quảng bá các dự án ưu tiên trong các dịp kêu gọi, xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư vào lĩnh vực báo chí.2. Phân công trách nhiệm của các cấp, các sở, ban ngành

2.1. Sở TT&TTChịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi thực hiện quy

hoạch; làm đầu mối, Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí triển khai thực hiện quy hoạch.

Xây dựng và đề xuất với UBND tỉnh cơ chế, chính sách để hoạt động báo chí phát triển đúng pháp luật, đúng định hướng, góp phần tuyên truyền có hiệu quả các

66

Page 72: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến đông đảo người dân, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của địa phương.

Chủ trì thực hiện quy hoạch, xây dựng các kế hoạch, đề án, dự án theo chức năng; phối hợp với các ngành liên quan phân bổ các chỉ tiêu của Quy hoạch vào kế hoạch hằng năm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định; tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả tiến độ thực hiện Quy hoạch.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tưTham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích

đầu tư phát triển báo chí. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài Chính, Sở TT&TT, các cơ quan báo chí của tỉnh cân đối tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh, bố trí nguồn vốn và thẩm định các hồ sơ, dự án đầu tư trong nội dung của Quy hoạch; Hướng dẫn các thủ tục khai thác nguồn đầu tư theo chương trình quốc gia của Chính phủ.

2.3. Sở Tài chínhĐảm bảo kinh phí cho các chương trình, dự án phát triển báo chí trên địa bàn

tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tham mưu, đề xuất về xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn cho phát triển báo chí trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở TT&TT, các cơ quan báo chí trình UBND tỉnh ghi kế hoạch và bố trí kinh phí theo dự toán ngân sách hàng năm.

2.4. Sở Tài nguyên và Môi trườngBố trí quỹ đất hợp lý để xây dựng các hạng mục trong quy hoạch phù hợp

với yêu cầu quản lý, phát triển báo chí trong tình hình mới.2.5. Sở Nội vụPhối hợp với Sở TT&TT, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,

các cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí địa phương kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ cấu nguồn nhân lực theo quy hoạch.

Phối hợp với Sở TT&TT, Hội nhà báo tỉnh rà soát lại hệ thống các tiêu chí, quy trình bổ nhiệm, đề bạt cán bộ tại cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, cơ quan báo chí phù hợp với pháp luật và thực tế tại địa phương.

2.6. Các sở, ban, ngành liên quanTriển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ

của mình, cung cấp thông tin trên bản tin, trang thông tin điện tử đúng theo quy

67

Page 73: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan báo chí triển khai các hoạt động nhằm đưa thông tin đến với đông đảo người dân trong tỉnh.

2.7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xãỦy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã căn cứ vào nội dung quy

hoạch để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:- Kiện toàn bộ máy tổ chức Đài TT-TH cấp huyện.- Kiện toàn Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện.- Phối hợp với Sở TT&TT, Đài PTTH tỉnh trong việc thực hiện các chương

trình, dự án mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở vùng sâu, vùng xa.- Tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng nội dung thông tin tại

các Đài Truyền thanh xã.- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các nội dung khác có

liên quan trong quy hoạch.2.8. Các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chíCác cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí trên địa bàn, căn cứ

vào quy hoạch này để xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển phù hợp với định hướng phát triển của ngành và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh góp phần thiết thực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển báo chí nói riêng; phối hợp Sở TT&TT và các cơ quan, đơn vị liên quan quan tâm đầu tư phát triển sự nghiệp báo chí tại địa phương.

Phân kỳ đầu tư thực hiện quy hoạch:

Việc thực hiện Quy hoạch ngành báo chí được chia làm 2 giai đoạn:Giai đoạn 2013 - 2015: Trọng tâm giai đoạn này là tập trung nguồn lực nâng

cao chất lượng thông tin trên các ấn phẩm bao chí in, phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Tạo cơ sở cho giai đoạn thứ 2 phát triển một cách bền vững.

Giai đoạn 2016 - 2020: Trọng tâm giai đoạn này là phát triển về số lượng các ấn phẩm mới, mở rộng hạ tầng truyền thông phục vụ phát triển về độ rộng các dịch vụ báo chí, hướng đến đối tượng người dân tại khu vực nông thôn, đảm bảo

68

Page 74: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT … · Web view1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc Về cơ hội: Với

Vĩnh Phúc có nền báo chí phát triển, là tiền đề để phấn đấu Vĩnh Phúc trở thành Thành phố trong giai đoạn sau.

69