30

SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước
Page 2: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước
Page 3: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

Chịu trách nhiệm xuất bảnTổng Biên tập:

TS. Trần Văn Ngợi - Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước

Ban Biên tập:

Lê Anh TuấnNguyễn Thu Huyền

Nguyễn Thu Hà Đào Mạnh Hoàn

Bản tin được thực hiện bởi :

Trung tâm Thông tin và Thư viện khoa học

37A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội

Điện thoại: (04) 39741234,(04) 39780878

Fax: (04)39783952Website: http://isos.gov.vn

http://vienkhtcnn.vnMọi thư, bài xin gửi về email: [email protected]

Thiết kế bìa và trình bày:Phương Lan

SỐ 01

THÁNG 11 NĂM 2016THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

TRONG SỐ NÀY

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

n Bùi Thị Ngọc Mai: Một số yêu cầu đối với quy địnhpháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quanhành chính nhà nước

n Đỗ Thị Thu Hằng : Phương pháp đánh giá công chứccủa Nhật Bản – Kinh nghiệm đối với Việt Nam

GIỚI THIỆU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

n Đề tài khoa học cấp Bộ: Cơ sở khoa học xây dựngLuật Tổ chức Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013

n Đề tài khoa học cấp Bộ: Kiện toàn cơ cấu tổ chứcbộ máy của Bộ Nội vụ trong điều kiện tổ chức bộ quảnlý đa ngành đa lĩnh vực

n Đề tài khoa học cấp Bộ: Các giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

n Đề tài khoa học cấp Bộ: Tổ chức bộ máy quản lýnhà nước về năng lượng trong điều kiện mới

1

9

15

18

21

24

Page 4: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

Các quy định pháp luật là cơ sởpháp lý cho hoạt động thực thi

trách nhiệm của người đứng đầu cơquan hành chính nhà nước (CQHC-NN). Do đó, một hệ thống văn bảnpháp luật về trách nhiệm của ngườiđứng đầu CQHCNN đầy đủ, rõ ràng,thống nhất tương thích sẽ đảm bảotính khả thi trong việc thực hiện tráchnhiệm của người đứng đầu CQHC-NN. Bài viết này khái quát một số yêucầu đặt ra đối với các quy định phápluật về trách nhiệm của người đứngđầu CQHCNN từ góc độ quản lý hànhchính công.

1. Vai trò của các quy địnhpháp luật về trách nhiệm của ngườiđứng đầu cơ quan hành chính nhànước

Các quy định pháp luật có vai tròrất quan trọng đối với việc thực hiệntrách nhiệm của người đứng đầu cơquan hành chính nhà nước.

Đối với các cơ quan quản lý nhànước, pháp luật được xem là mộttrong những công cụ quản lý xã hộihiệu quả nhất. Hệ thống pháp luật,bao gồm hệ thống các văn bản quyđịnh về trách nhiệm của người đứngđầu CQHCNN là cơ sở pháp lý để cáccơ quan quản lý nhà nước thực hiện

việc quản lý đối với việc thực hiệntrách nhiệm của người đứng đầuCQHCNN như phân giao chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, thực hiện việckiểm tra, giám sát, xem xét, đánh giá,áp dụng các chế độ khen thưởng, kỷluật… đối với người đứng đầuCQHCNN.

Đối với người đứng đầuCQHCNN, chính do pháp luật quyđịnh quyền hạn và nghĩa vụ, nên họcó trách nhiệm phục vụ nhà nước,phục vụ nhân dân. Thông qua các quyđịnh, cá nhân mỗi người đứng đầuCQHCNN sẽ biết được mình phảilàm gì, được làm gì, không được làmgì và phải chịu trách nhiệm như thếnào nếu thực hiện không đúng, không

1 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN

HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTS. Bùi Thị Ngọc Mai

Khoa Tổ chức & Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia

Nghiên cứu trao đổi

Người đứng đầu CQHCNN cótrách nhiệm phục vụ nhà nước,phục vụ nhân dân.

Ảnh:TL

Page 5: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2

tốt các nghĩa vụ, quyền quy địnhtrong pháp luật. Do đó, nếu quy địnhpháp luật không rõ ràng, thiếu khả thisẽ tác động trực tiếp đến hiệu quảthực hiện trách nhiệm của người đứngđầu CQHCNN.

Đối với cá nhân, tổ chức trong xãhội, pháp luật về trách nhiệm củangười đứng đầu CQHCNN là cơ sở đểcác cá nhân, tổ chức, doanh nghiệptrong xã hội thực hiện các mối quanhệ công vụ với các CQHCNN vàngười đứng đầu CQHCNN. Đây là cơsở để các cá nhân, tổ chức, doanhnghiệp đưa ra các yêu cầu, đòi hỏi đốivới việc thực hiện trách nhiệm củangười đứng đầu CQHCNN, thực hiệnquyền kiểm soát từ bên ngoài cũngnhư tiến hành đánh giá, thể hiện sự tínnhiệm... đối với những người đứngđầu CQHCNN. Do đó, nếu mối quanhệ giữa người đứng đầu CQHCNNvới công dân và các tổ chức xã hộikhông được xác lập cụ thể, đầy đủ thìngười đứng đầu CQHCNN có thể sẽthực hiện trách nhiệm một cách tùytiện theo sở thích.

2. Các yêu cầu đặt ra đối vớiquy định pháp luật về trách nhiệmcủa người đứng đầu cơ quan hànhchính nhà nước

Để thể hiện đầy đủ vai trò đối vớiviệc thực hiện trách nhiệm của ngườiđứng đầu CQHCNN, hệ thống phápluật về trách nhiệm của người đứngđầu CQHCNN phải đáp ứng đượcnhiều yêu cầu. Trong phạm vi bàiviết, tác giả tiếp cận từ các yêu cầu cơ

bản sau:Thứ nhất, vị trí, vai trò của

người đứng đầu CQHCNN phảiđược xác định rõ ràng.

Yêu cầu này có nghĩa là: đểngười đứng đầu CQHCNN thực hiệntrách nhiệm một cách thực sự và chịutrách nhiệm một cách thực sự, thì vịtrí, vai trò của người đứng đầuCQHCNN cần phải được xác lập mộtcách thực sự. Nói cách khác, khi vàchỉ khi có người đứng đầu CQHCNNthực sự thì mới có thể quy định tráchnhiệm thực sự cho người đứng đầu,và người đứng đầu mới có thể thựchiện trách nhiệm của họ một cáchthực sự.

Từ góc độ xã hội học, một cánhân khó có thể thực hiện tốt vai trò,trách nhiệm của người đứng đầu nếuhọ chưa được chính thức trao cho vịtrí người đứng đầu cũng như chưađược trao những nhiệm vụ, quyền hạntương ứng với vị trí đó.

Từ góc độ khoa học quản lý, triếthọc Trung Hoa cổ đại cho rằng: đểquản lý xã hội có hiệu quả, thì Chínhdanh là vấn đề hết sức quan trọng.Khổng Tử cho rằng, mỗi vật, mỗingười sinh ra điều có một địa vị, côngdụng nhất định, ứng với mỗi địa vị,công dụng đó là “danh” nhất định.Danh nghĩa là tên gọi, danh phận, địavị; Chính có nghĩa là đúng, là chấnchỉnh lại cho đúng tên gọi và danhphận. Do đó, Chính danh là làm chomọi người ai ở địa vị nào, danh phậnnào thì giữ đúng vị trí và danh phận

Nghiên cứu trao đổi

Page 6: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

của mình, cũng không dành vị trí củangười khác, không lấn vượt và làm rốiloạn. Theo Khổng Tử, “Danh khôngchính thì lời nói chẳng thuận, lời nóikhông thuận thì việc chẳng nên, việckhông nên thì lễ nhạc chẳng hưngvượng, lễ nhạc không hưng vượng thìhình phạt chẳng trúng, hình phạtkhông trúng ắt dân không biết xử tríra sao” (danh bất chính tắc ngôn bấtthuận, ngôn bất thuận tắc sự bấtthành, sự bất thành tắc lễ nhạc bấthưng, lễ nhạc bất hưng tắc hình phạtbất trúng, hình phạt bất trúng tắc dânvô sở thố thủ túc)1.

Để Chính danh thì “danh” và“thực” phải phù hợp với nhau. Mộtvật trong thực tại cần phải phù hợpvới yếu tố Danh nó mang, có nghĩa làđảm bảo sự phù hợp giữa yếu tố Danhvà yếu tố Thực. Danh đối lập vớiThực. Danh có nội hàm theo sự vật,sự vật thay đổi thì Danh cũng thay đổitheo. Một xã hội có chính danh là mộtxã hội có trật tự kỷ cương, thái bình,thịnh trị. Nguyên nhân khiến cho xãhội biến loạn là do danh không hợpvới thực, xã hội xa rời đạo lý nhânnghĩa, kỷ cương phép nước bị đảolộn. Nếu danh không chính, nói vàlàm không đúng theo chức phận củamình, thì “trên” không nghiêm “dưới”loạn, vua không ra vua, tôi chẳng ratôi… Sau này, Hàn Phi Tử phát triểntư tưởng về “thuật” dựa trên cơ sởtriết lý là thuyết danh thực bắt đầu từ

thuyết Chính danh của Khổng Tử.Danh là tên gọi, danh hiệu, chức tước,địa vị của mỗi người, Thực là nhiệmvụ, quyền hạn của người đó. “Yếu tốDanh và sự Thực phù hợp với nhauthì trên dưới hoà hợp”2.

Từ thuyết Chính danh, có thểthấy: để người đứng đầu CQHCNNthực hiện tốt trách nhiệm của mình,thì phải đảm bảo tính Chính danh củangười đứng đầu, thể hiện ở hai yêucầu: Thứ nhất, Danh hiệu, tên gọi củangười đứng đầu CQHCNN phải đượcxác định rõ ràng, thống nhất, tức là:họ ở vị trí là “người đứng đầuCQHCNN”; Thứ hai, cần có sự phùhợp giữa yếu tố Danh với yếu tố Thựccủa người đứng đầu CQHCNN, tứclà: nhiệm vụ, quyền hạn phải tươngxứng với địa vị của người đứng đầuCQHCNN, có như vậy, họ mới đóngđược vai trò là người đứng đầuCQHCNN. Yếu tố Thực ở đây làngười đứng đầu phải có quyền hạncao nhất trong việc ra các quyết địnhquản lý nhằm triển khai hoạt động củaCQHCNN (trong phạm vi được phâncấp) và phải chịu trách nhiệm cá nhânvề các quyết định đó. Nghĩa là, gắnvới yếu tố Danh là người đứng đầuCQHCNN phải là Thực quyền, Thựcchịu trách nhiệm với tư cách là ngườiđứng đầu CQHCNN. Còn khi Danh làngười đứng đầu, hoặc chưa xác địnhrõ Danh là người đứng đầu, và Thựcthì quyền hạn, nhiệm vụ không tương

3 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu trao đổi

1. Khổng Tử (2006), Tứ Thư - Luận Ngữ, Đoàn Trung Còn dịch, Nxb Thuận Hóa, tr. 196-198.2. Hàn Phi (2005), Hàn Phi Tử, Phan Ngọc dịch, Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 70.

Nghiên cứu trao đổi

Page 7: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

Nghiên cứu trao đổi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 4

xứng với Danh đó, có nghĩa là chưađảm bảo tính Chính danh của ngườiđứng đầu CQHCNN. Và khi đó,người đứng đầu CQHCNN khó có thểthực hiện tốt trách nhiệm của ngườiđứng đầu CQHCNN và chịu tráchnhiệm toàn bộ về hoạt động của cơquan mà mình đứng đầu.

Thứ hai, các yếu tố Nghĩa vụ,Quyền, việc Chịu trách nhiệm củangười đứng đầu CQHCNN phải rõràng.

“Yêu cầu đầu tiên để nâng caotrách nhiệm là sự phân công tráchnhiệm rõ ràng”3. Do đó, để ngườiđứng đầu CQHCNN thực hiện tốttrách nhiệm, các yếu tố Nghĩa vụ,Quyền, việc Chịu trách nhiệm cầnđược quy định rõ ràng.

Một là, cần quy định rõ ràng vềNghĩa vụ, Quyền của người đứng đầuCQHCNN. Đối với bất cứ chủ thểnào, để thực hiện tốt trách nhiệm,điều đầu tiên cần phải hết sức rõ ràng,đó là: chủ thể đó phải làm gì và đượclàm gì? Nếu không làm rõ được haiyếu tố này, thì không thể xác địnhđược chủ thể đó có hoàn thành tráchnhiệm hay không. Hoạt động của Nhànước là một hoạt động phức tạp,thường là phải do nhiều người cùngđảm nhiệm. Chính vì thế, nếu khôngcó sự phân công rõ ràng thì rất dễ rơivào tình trạng ỷ lại lẫn nhau, theo kiểu“cha chung không ai khóc”. “Trong

hoạt động của lĩnh vực công, càng tậptrung bao nhiêu và càng làm việc tậpthể với nguyên tắc đa số để ban hànhquyết định bao nhiêu, thì càng tạo cơsở nhiều hơn cho sự ỷ lại và khôngchịu trách nhiệm cá nhân bấynhiêu”4. Do đó, muốn người đứngđầu CQHCNN có trách nhiệm mộtcách rõ ràng thì buộc phải chỉ ranhững nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể màhọ phải chịu trách nhiệm.

Hai là, cần quy định rõ ràng vềviệc chịu trách nhiệm của người đứngđầu CQHCNN. Khi đã giao cho ngườiđứng đầu CQHCNN các nghĩa vụ vàquyền, thì cũng đồng thời phải quyđịnh liền theo đó, là việc chịu tráchnhiệm như thế nào khi không thựchiện đúng, đủ, tốt các nghĩa vụ vàquyền của người đứng đầu CQHCNN.Đây là sự tất yếu của mối quan hệNhân - Quả. Đối với người sử dụngquyền lực nhà nước, đặc biệt là ngườiđứng đầu CQHCNN, đòi hỏi này càngcần được đặt ra và là một yêu cầu tốiquan trọng của nhà nước dân chủ vàpháp quyền. Các nhà nước dân chủđòi hỏi các chủ thể sử dụng quyền lựcnhà nước cần phải và luôn luôn phải bịhạn chế quyền lực bằng cách bắt cácchủ thể đó phải chịu trách nhiệm vềviệc sử dụng quyền lực.

Cần quy định rõ việc chịu tráchnhiệm bởi đối với người đứng đầuCQHCNN, xu hướng tha hóa quyền

Nghiên cứu trao đổi

3. S. Chiavo-Campo và P.S.A. Sundaram (2003), Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính côngtrong một thế giới cạnh tranh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 173.4. Nguyễn Đăng Dung (2008), Chính phủ trong nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà

Nội, Hà Nội, tr. 55.

Page 8: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

lực là khó tránh khỏi. Bởi lẽ, như baongười khác, người đứng đầuCQHCNN cũng là con người với bảntính đam mê quyền lực thường thấy.Sự tha hóa quyền lực - nhất sự tha hóaquyền lực của những người đứng đầuCQHCNN - có tác hại rất lớn, do đó,cần phải bị hạn chế. Vậy, làm thế nàođể hạn chế sự tha hóa quyền lực nhànước? Có thể có nhiều cách. Nhưngmột trong những cách cơ bản, đó làcần chế ước quyền lực nhà nước bằngcơ chế chịu trách nhiệm, để bất cứ aisử dụng quyền lực không thể rũ bỏđược trách nhiệm kèm theo. Theo đó,người đứng đầu CQHCNN hễ quyềnlực càng cao thì càng phải chịu tráchnhiệm lớn lao tương thích. Bên cạnhđó, cần quy định rõ ràng về việc chịutrách nhiệm còn bởi một lý do khác,đó là: đã là con người không mấy aithích phải chịu trách nhiệm, nhất làchịu trách nhiệm về những hậu quả dochính bản thân mình gây ra. “Bản tínhcon người là giữ gìn và tăng cườngdanh dự”5. Điều đó càng đúng vớingười đứng đầu CQHCNN khi họđứng ở vị trí cao nhất trong tổ chức,“quan trên nhìn xuống người ta trôngvào”. Do đó, khi phải gánh chịu tráchnhiệm như phải từ chức, bị trừngphạt, phải bồi thường thiệt hại donhững hành vi của mình gây ra - đómột những biểu hiện nặng nề nhất củasự tổn thất danh dự của con người -

thì người đứng đầu CQHCNN có xuhướng bản năng là trốn tránh tráchnhiệm. Khi đó, nếu không quy định rõnhững chế tài trong việc thực hiệnkhông đúng, không tốt những việcđược làm và phải làm, thì bất cứngười đứng đầu CQHCNN nào cũngsẽ tìm mọi cách để né, để tránh, để đổthừa trách nhiệm khi có thể.

Có thể nói, quy định rõ về việcchịu trách nhiệm của người đứng đầuCQHCNN là thách thức đối với bấtkỳ hệ thống luật pháp nào. Tuy nhiên,đó lại là việc không thể không làm,bởi nếu không làm được thì khôngbao giờ có thể quy kết “trách nhiệm”,và hai chữ “trách nhiệm” cũng chỉ là“nói để cho vui” mà thôi.

Thứ ba, đảm bảo sự thống nhấttương thích giữa các yếu tố Nghĩavụ, Quyền, Chịu trách nhiệm củangười đứng đầu CQHCNN.

Tương thích là một thuật ngữthuộc phạm trù cấu trúc, dùng để chỉsự tương quan về định tính và địnhlượng của các yếu tố cấu thành mộthợp thể. Sự tương thích giữa quyền,nghĩa vụ và việc chịu trách nhiệm củangười đứng đầu CQHCNN được biểuhiện qua các mặt: Thứ nhất, sự có mặtcủa cả ba yếu tố: nghĩa vụ, quyền,chịu trách nhiệm trong một chỉnh thểthống nhất; Thứ hai, các yếu tố nghĩavụ, quyền, chịu trách nhiệm phải cânđối, hài hòa với nhau6.

5 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu trao đổi

5. Nguyễn Đăng Dung (2007), Ý tưởng về một nhà nước chịu trách nhiệm, Nxb Đà Nẵng, ĐàNẵng, tr. 42-43.6. Lê Như Thanh (2009), Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghĩa vụ, quyền, trách nhiệm của công chức ở

Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội, tr. 48-50.

Page 9: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 6

Một cách ngắn gọn, yêu cầu nàycó nghĩa là: Người đứng đầuCQHCNN không thể chỉ nhận quyềnmà không thực hiện nghĩa vụ vàkhông chịu trách nhiệm tương xứng,cũng không thể đòi hỏi người đứngđầu CQHCNN thực hiện nghĩa vụ vàchịu trách nhiệm mà không trao chohọ những quyền hạn và quyền lợitương xứng. Giữa ba yếu tố Nghĩa vụ,Quyền và yếu tố Chịu trách nhiệmcủa người đứng đầu CQHCNN luônphải nằm trong mối quan hệ gắn bóchặt chẽ và tương thích với nhau vàbao gồm hai mối quan hệ tương thíchcơ bản:

Một là, tương thích giữa Nghĩavụ với Quyền.

Quyền của người đứng đầuCQHCNN phải gắn liền và tươngthích với Nghĩa vụ của họ. Mục đíchlà để bảo đảm cho nghĩa vụ của ngườiđứng đầu CQHCNN được hoàn thành.Đây là quan hệ giữa mục tiêu vàphương tiện: Hoàn thành Nghĩa vụ làMục tiêu, và Quyền là Phương tiện.Không đảm bảo phương tiện thìkhông thể thực hiện được mục tiêu.Đây là sự tương thích hàng đầu cầnđược bảo đảm7. Bởi lẽ, khi nói đếntrách nhiệm của người đứng đầuCQHCNN, thì mục tiêu cao nhất,mong muốn cao nhất của nhà nước vàxã hội đó là người đứng đầuCQHCNN hoàn thành công vụ. Để đạt

đến điều đó, việc đầu tiên phải làm làtạo điều kiện về quyền tương thíchnhất cho người đứng đầu để họ cóđiều kiện thực thi công vụ với chấtlượng cao nhất. Nói cách khác, muốnngười đứng đầu thực hiện tốt cácnghĩa vụ, thì cần cấp phát cho ngườiđứng đầu đủ phương tiện, đó là quyền,bao gồm quyền hạn và quyền lợi.

Để quyền thực sự trở thành côngcụ, phương tiện hữu ích cho ngườiđứng đầu CQHCNN thực hiện cácnghĩa vụ, thì việc trao quyền như thếnào là điều hết sức quan trọng. Traoquyền cho người đứng đầu CQHCNNcần phải vừa đủ, không thiếu, khôngthừa (trong mối quan hệ với nghĩa vụ)và phải rõ ràng. Nếu hai yếu tố nàykhông tương thích với nhau, có thểrơi vào hai chiều hướng: Hoặc làquyền quá lớn so với nghĩa vụ, chiềuhướng này sẽ tạo cho người đứng đầucơ hội suy thoái đạo đức công vụ,phát triển chủ nghĩa cá nhân, tạo cơhội cho sự lộng quyền, chuyên quyền,dễ xảy ra các vi phạm vô nguyên tắcmà khó xác định trách nhiệm, gây táchại đến sự phát triển bình thường củaCQHCNN nói riêng và cả nền côngvụ nói chung; hoặc là, nghĩa vụ quánặng so với quyền, chiều hướng nàysẽ làm cho người đứng đầu CQHCNNthiếu động lực để hoàn thành tốt chứctrách được giao. Quyền hạn không đủsẽ không có phương tiện để thực thi

Nghiên cứu trao đổi

7. Lê Như Thanh (2009), Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghĩa vụ, quyền, trách nhiệm của côngchức ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, HàNội, tr. 51.

Page 10: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

công vụ, và quyền lợi quá ít ỏi so vớinhững nghĩa vụ nặng nề phải gánhvác sẽ dễ gây nảy sinh nhiều hệ quảxấu như thiếu trách nhiệm, hạch sách,vòi vĩnh, tham ô, tham nhũng…

Hai là, tương thích giữa Nghĩavụ, Quyền với việc Chịu trách nhiệm.

Nhà nước muốn đạt mục tiêu làngười đứng đầu CQHCNN thực hiệntốt các nghĩa vụ và sử dụng đúng cácquyền, thì Nhà nước phải đặt ra cácbảo đảm có ý nghĩa như là phươngtiện, chính là việc chịu trách nhiệmcủa người đứng đầu CQHCNN.Trong mối quan hệ này, Chịu tráchnhiệm là yếu tố nhằm để bảo đảm choQuyền của người đứng đầu sử dụngđúng mức, nhờ đó mà Nghĩa vụ đượchoàn thành.

Về bản chất, đây là sự công bằnggiữa giữa Mục đích và Phương tiện,giữa Cống hiến và Đãi ngộ, giữaThưởng và Phạt, Công và Tội, giữaTôn vinh, Trọng dụng với Xử phạt, Sathải… Khi các yếu tố này tương thíchvới nhau, sẽ tạo ra sự hài hòa làmđộng lực cho sự phát triển, là độnglực để người đứng đầu thực hiện tốttrách nhiệm, là sự thể hiện trình độphát triển cũng như văn hóa của nềnhành chính. Mối quan hệ hài hòa,tương thích giữa ba yếu tố này trongmột chỉnh thể thống nhất trách nhiệmcủa người đứng đầu CQHCNN đượcmô tả giống như ba đỉnh của một tamgiác đều. Khi các yếu tố này kết hợp

hài hòa với nhau, sẽ có một chế độtrách nhiệm tương thích. Nhưng khimột trong ba yếu tố mạnh hơn hayyếu hơn, thì tính hài hòa, tương thíchbiến mất8.

Người đứng đầu có nghĩa vụ lớnnhất, quyền lợi và quyền hạn cao nhấtthì để tương thích, người đứng đầuCQHCNN phải chịu trách nhiệm toànbộ về hoạt động của cơ quan mìnhlãnh đạo, quản lý. Đây là quan hệtương thích cần đặt sau quan hệ giữaQuyền và Nghĩa vụ, vì đây là biệnpháp phòng ngừa. Nghĩa là, khi đãtrao đủ quyền cho người đứng đầuCQHCNN mà họ vẫn không làm trònnghĩa vụ thì cần có chế tài Chịu tráchnhiệm. Nếu quan hệ giữa Quyền vàNghĩa vụ được nhà nước xử lý tốt, thìquan hệ giữa Chịu trách nhiệm vớiNghĩa vụ và Quyền có thể không cầnđặt ra. Tuy nhiên, trong những điềukiện nhất định, nhất là khi ý thức phápluật, ý thức công dân, trình độ vănhóa xã hội nhân văn của cán bộ côngchức còn chưa cao, thì yếu tố Chịutrách nhiệm vẫn rất cần có mặt, với tỷtrọng không hề nhỏ, trong mối quanhệ với Nghĩa vụ, Quyền của ngườiđứng đầu. Trong một nền hành chínhchưa thực sự phát triển, nhiều biểuhiện tiêu cực dễ dàng nảy sinh nhưlãng phí của công, sử dụng tài sảncông không đúng mục đích, lạm dụngchức vụ, quyền hạn để trục lợi, thamnhũng… thì Nhà nước không thể chỉ

7 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

8. Lê Như Thanh (2009), Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghĩa vụ, quyền, trách nhiệm của công chứcở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội, tr. 148.

Nghiên cứu trao đổiNghiên cứu trao đổi

Page 11: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 8

dựa vào các quy tắc, chuẩn mực mangtính đạo đức, không thể chỉ dựa vào sựtự giác, tự nguyện của cá nhân ngườiđứng đầu CQHCNN để buộc họ thựchiện đúng theo những nghĩa vụ vàquyền theo quy định, mà cần phải dựavào những quy định về việc chịu tráchnhiệm, nhờ vào sức mạnh cưỡng chế,dựa vào các chế tài trừng phạt.

Tuy nhiên, muốn gắn những yếutố này với nhau cần có sự tương thích,mà quan trọng nhất là tương thíchgiữa Quyền của người đứng đầuCQHCNN và việc Chịu trách nhiệmcủa họ. Quyền càng rộng, càng nhiều,thì việc Chịu trách nhiệm phải cànglớn. Tương tự, không có quyền thìkhông phải chịu trách nhiệm. Nếukhông, người đứng đầu CQHCNN sẽcó thể rơi vào một trong hai tìnhhuống: hoặc là “quyền rơm vạ đá” -quyền thì không có nhưng lại phảichịu trách nhiệm, hoặc ngược lại,quyền lực vô biên nhưng lại chẳngchịu trách nhiệm gì. Do đó, nếu muốnngười đứng đầu CQHCNN chịu tráchnhiệm thì phải cho người đứng đầuquyền hạn và quyền lợi tương xứng.“Muốn cho một chủ thể nào đó chịutrách nhiệm, thì phải cho chủ thể đóquyền hạn (…). Và một trong nhữngnguyên tắc quan trọng (…) là khôngđể cho một chủ thể mang nhiều quyềnhạn (…) không phải chịu trách nhiệmhoặc có điều kiện để họ trốn tránhtrách nhiệm”9. Đó là sự công bằng,

hay nói theo ngôn ngữ thông thường,đó là sự “sòng phẳng” cần thiết. Tấtcả những tình huống thừa hay thiếuquyền trong mối tương quan với việcthực hiện nghĩa vụ và việc chịu tráchnhiệm đều dẫn đến sự khó khăn trongviệc thực hiện và xử lý trách nhiệmcủa người đứng đầu CQHCNN.

Trên đây là quan điểm của tác giảvề một số yêu cầu đặt ra đối với cácquy định pháp luật về trách nhiệm củangười đứng đầu CQHCNN nhằm đảmbảo cho trách nhiệm này được thựchiện có hiệu quả trong thực tiễn. Vậy,các quy định pháp luật hiện hành củaViệt Nam về trách nhiệm của ngườiđứng đầu CQHCNN đã đáp ứng đượcnhững yêu cầu này hay chưa? Địnhhướng nào để hoàn thiện các quy địnhpháp luật về trách nhiệm của ngườiđứng đầu theo các yêu cầu này? Đó sẽlà nội dung của bài viết sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nguyễn Đăng Dung (2007), Ýtưởng về một nhà nước chịu tráchnhiệm, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.2. Nguyễn Đăng Dung (2008), Chínhphủ trong nhà nước pháp quyền, NxbĐại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.3. Nguyễn Đăng Dung (2009), Nhànước là những con số cộng giản đơn,Nxb Lao động, Hà Nội.4. Hàn Phi (2005), Hàn Phi Tử, PhanNgọc dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.5. Khổng Tử (2006), Tứ Thư - LuậnNgữ, Đoàn Trung Còn dịch, Nxb

9. Nguyễn Đăng Dung (2009), Nhà nước là những con số cộng giản đơn, Nxb Lao động, Hà Nội,tr. 46.

Nghiên cứu trao đổi

Page 12: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

Thuận Hóa.6. S. Chiavo-Campo và P.S.A.Sundaram (2003), Phục vụ và duy trì:

Cải thiện hành chính công trong mộtthế giới cạnh tranh”, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

9 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nhật Bản là một quốc gia có nềnhành chính hiện đại, có bộ máy

chính phủ gọn nhẹ, hiệu quả; hoạchđịnh được những chính sách mangtầm chiến lược, toàn diện để đáp ứngvới sự thay đổi thường xuyên củatình hình; có những quan điểm linhhoạt, mềm dẻo để quản lý tốt nhữngvấn đề khẩn cấp, bất thường và cónhững quan điểm rõ ràng, thể hiệntinh thần trách nhiệm cao đối vớinhân dân. Để có được kết quả này,Chính phủ Nhật Bản đã xác định tầmquan trọng của vấn đề quản lý nguồnnhân lực nói chung và quản lý côngchức nói riêng, đây là một hoạt độngquản lý bao gồm nhiều nội dung như:tổ chức thực hiện các chế độ, chínhsách của nhà nước đối với công chức;bố trí, phân công, điều động, thuyênchuyển công tác; đánh giá; khenthưởng, kỷ luật công chức… Mỗi nộidung có một vị trí nhất định và cómối quan hệ mật thiết với nhau, trongđó đánh giá là khâu tiền đề, có ý

nghĩa quan trọng và là cơ sở của cáckhâu khác. Theo đó, việc đánh giácông chức là khâu cực kỳ quan trọng.Đánh giá chính xác công chức là cơsở cho việc quyết định bố trí, sử dụnghợp lý, tạo động lực mạnh mẽ, độngviên công chức cống hiến sức lực, tàitrí, hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao. Đánh giá công chức khôngđúng, không chính xác có thể dẫn đếnsử dụng một cách tùy tiện, bất hợp lýlàm mất đi động lực phấn đấu củatừng cá nhân, thậm chí làm xáo trộntâm lý của cả một tập thể, gây nên sựtrì trệ trong công việc. Với phươngpháp đánh giá rất khoa học, có tiêuchí rõ ràng cho từng vị trí công việcđã góp phần giúp nền công vụ NhậtBản hoạt động hiệu lực, hiệu quả, độingũ công chức tinh gọn, chuyênnghiệp, kỷ luật và có trách nhiệm.Chính vì vậy, việc tham khảo phươngpháp đánh giá công chức của NhậtBản rất có ý nghĩa trong bối cảnhViệt Nam đang hướng tới việc xây

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CỦANHẬT BẢN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

ThS. Đỗ Thị Thu Hằng - Viện Khoa học tổ chức nhà nước

Nghiên cứu trao đổiNghiên cứu trao đổi

Page 13: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 10

dựng một nền hành chính phục vụ vìngười dân.

Ở Nhật Bản có một thời gian dàiviệc đánh giá hiệu quả công việc củamột công chức được xem xét dựa vào2 nội dung: (1) Hiệu quả công việccủa công chức xét về mặt nghĩa vụ vàtrách nhiệm được giao; (2) Việc ứngxử, tinh thần cạnh tranh và thái độcủa công chức đối với trách nhiệm vànghĩa vụ được giao. Có 12 yếu tốđược lựa chọn để đưa vào tiêu chíđánh giá hiệu quả công việc bao gồm:tính chính xác; tinh thần trách nhiệm;chăm chỉ; cẩn thận; tốc độ; tính kỷluật; tinh thần học hỏi; hiểu biết; kiếnthức; tính tích cực; nhanh nhẹn; báocáo. Các yếu tố này được chia làm 3nhóm: (1) nhóm các yếu tố quan trọngnhất (bao gồm: tính chính xác và tinhthần trách nhiệm); (2) nhóm các yếutố quan trọng (bao gồm: sự chăm chỉ,tốc độ, tính kỷ luật và kiến thức); (3)nhóm các yếu tố khác (cẩn thận, tinhthần học hỏi, hiểu biết, tính tích cực,nhanh nhẹn, báo cáo). Theo đó ngườilãnh đạo sẽ đánh giá cấp dưới theo 4mức: (a) xuất sắc; (b) tốt; (c) đạt yêucầu; (d) không đạt yêu cầu. Tuynhiên, phương pháp đánh giá nàyđược cho là phức tạp, khó hiểu, khóđánh giá bởi các lý do như: tính bảomật quá cao, người công chức khôngđược thông báo kết quả đánh giá cuốicùng; các tiêu chí cho việc sử dụngkết quả không được nêu rõ và điềuquan trọng việc kết quả đánh giá đãkhông được sử dụng cho việc tăng

lương, bổ nhiệm, đào tạo… Bên cạnhđó do sức ép của Tổ chức công đoànphản đối mạnh mẽ phương pháp đánhgiá này, đồng thời tại thời điểm nàyxu hướng xã hội của Nhật Bản nhấnmạnh vào hiệu quả công việc. Đặcbiệt là trong quản lý nhân sự của cáccông ty tư nhân tại Nhật Bản chútrọng nhiều hơn đến tinh thần cạnhtranh và hiệu quả công việc. Xuấtphát từ yêu cầu nêu trên từ đầu nhữngnăm 2000 Nhật Bản bắt đầu áp dụngHệ thống đánh giá nhân sự mới(Personnel Evaluation System- PES).Điều khoản 27-2 Luật Công vụ nhànước (2007) đã quy định: việc bổnhiệm, trả lương và các quy trình quảnlý công chức sau bổ nhiệm lần đầu sẽkhông căn cứ vào chức vụ của côngchức hay bài kiểm tra tuyển dụng màsẽ được căn cứ một cách hợp lý dựavào kết quả đánh giá hàng năm củacông chức. Chính vì vậy mà các tiêuchí để đánh giá năng lực của côngchức được thiết kế một cách khoa học,phản ánh toàn diện phẩm chất củangười công chức để đáp ứng yêu cầucông việc hiện tại và dự kiến trongtương lai. Thang đánh giá được xâydựng trên cơ sở 05 mức theo thứ tựgiảm dần, cao nhất là S; A, B (Trungbình), C, D (không tốt). Đánh giá côngchức dựa trên 2 nội dung sau:

- Đánh giá tinh thần cạnhtranh: đánh giá khả năng của côngchức trong quá trình thực hiện cácnghĩa vụ; đánh giá nhằm xem xétcông chức đó có thể bình tĩnh và chắc

Nghiên cứu trao đổi

Page 14: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

chắn hành động khi được yêu cầu ở vịtrí của họ. (1 năm: thời điểm đánh giátiến hành từ tháng 10 - tháng 9 củanăm sau)

- Đánh giá năng lực: đánh giáviệc thực hiện công việc được nêu rabởi từng cá nhân trong quá trình thựcthi nghĩa vụ; đánh giá xem mức độcông chức đạt được mục tiêu và thểhiện vai trò của mình trong công việc.(thực hiện 2 lần trong 1 năm (từ tháng4 đến tháng 9; và từ tháng 10 đếntháng 3 năm sau).

Quy trình đánh giá nhân sự củaNhật Bản được thiết lập trên cơ sởphát huy tính chủ động, sáng tạo củangười được đánh giá và trách nhiệmtrong hướng dẫn, chỉ đạo, đưa ra lờikhuyên đối với công chức được đánhgiá. Quy trình đánh giá công chứcnhư sau:

Cấp trên trực tiếp gặp gỡ trao đổiđặt ra mục tiêu đối với từng cá nhân(giai đoạn đầu kỳ) - công chức tự viếtđề xuất theo vị trí công việc được giaovà xác định các mục tiêu cần đạt đượckhi thực hiện công việc, xác định độkhó và tính cần thiết; làm rõ các nộidung đánh giá, những phẩm chất cầnthiết để thực hiện được mục tiêu (cơsở đánh giá năng lực) - người có thẩmquyền tiến hành thẩm định các nộidung này trên cơ sở phỏng vấn trựctiếp. Giai đoạn tiếp theo (trung kỳ),công chức thực hiện các công việc đãđược nêu ra, người có thẩm quyềnđánh giá nắm bắt công việc, tiến độthực hiện của công chức, ghi chép,

chỉ đạo, hướng dẫn công chức thựchiện nhiệm vụ đề ra. Giai đoạn cuốikỳ, công chức tự viết báo cáo để xácnhận lại các nội dung công việc, tựđánh giá. Người có thẩm quyền đánhgiá công chức trực tiếp phỏng vấn đốivới công chức, đưa ra lời khuyên,quyết định kết quả đánh giá và thôngbáo đến công chức.

Hệ thống đánh giá mới được cholà đã hướng đến sự công bằng, minhbạch và nâng cao mức độ tin cậy chocông chức. Các tiêu chuẩn đánh giá rấtrõ ràng cụ thể được thiết kế riêng chotừng vị trí công việc như vụ trưởng,trưởng phòng, trưởng nhóm… Ví dụkhi đánh giá năng lực lập kế hoạch củachức danh Trưởng phòng có 02 tiêuchí bắt buộc: thứ nhất, về nắm bắt nhucầu hành chính: yêu cầu hiểu đúng,đầy đủ về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễncũng như tính cấp thiết của việc hoạchđịnh, xây dựng kế hoạch liên quan.Thứ hai, về nhận thức kết quả kếhoạch: yêu cầu phải hình dung mộtcách rõ ràng về kết quả mong đợi;hoạch định được các phương án thựchiện và lựa chọn phương án tối ưu đểthực hiện được kết quả một cách tốtnhất. Việc đánh giá hiệu quả thực hiệnnhiệm vụ được áp dụng trên cơ sở hệthống các mục tiêu, tương ứng với cácgiải pháp để đạt được sản phẩm đầu rađáp ứng yêu cầu của công tác quản lýhành chính.

Ví dụ: Khả năng thực hiện cácnhiệm vụ theo tiêu chuẩn đối với vị tríVụ trưởng như sau:

11 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu trao đổiNghiên cứu trao đổi

Page 15: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 12

Vị trí Những nội dung đánh giá

Vụ trưởng

Đạo đức

Ý thức tráchnhiệm

Chịu trách nhiệm về việc làmcủa mình với chức trách làngười phục vụ nhân dân

Công bằng Nắm bắt nội quy tiến hành vàthực hiện nghĩa vụ công bằng

Phản ứng vớivấn đề

Kiến thức/thuthập thông tin

Học hỏi kiến thức và kỹ năngcần thiết để thực hiện nghĩa vụ

Nắm bắt cácvấn đề

Hiểu đúng những nội dung liênquan tới những vấn đề mới

Xem xét giảipháp

Tìm hiểu nguyên nhân vấn đềvà cân nhắc các giải pháp

Hợp tácHợp tác

Xây dựng mối quan hệ hợp tácvới cấp trên, cấp dưới và cácđơn vị liên quan

Hiểu cáchướng dẫn vàđường lối

Hiểu đúng các hướng dẫn, chỉdẫn của cấp trên và nhữngnhân sự có liên quan

Giải thíchGiải thích

Sắp xếp các luận điểm và đưara giải thích, logic, dễ hiểu

Hiểu nhữngđiều ngườikhác nói

Hiểu chính xác các ý kiến, yêucầu… của người khác

Thực hiệnnghĩa vụ

Lập kế hoạch

Thực hiện nghĩa vụ theo kếhoạch và đúng thời hạn; chiasẻ tiến độ với cấp dưới và đồngnghiệp

Độ chính xácKiểm tra để hạn chế sai sóthoặc thiếu sót trong việc thựchiện nghĩa vụ

Nghị lựcThực hiện chức trách nhiệm vụmột cách kiên nhẫn thậm chí cảtrong hoàn cảnh khó khăn

Phát triển cấpdưới

Đưa ra những hướng dẫn/lờikhuyên hợp lý nhằm phát triểncấp dưới;huấn luyện một cáchhợp lý khi xảy ra vấn đề

Nghiên cứu trao đổi

Page 16: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

Kết quả đánh giá công chức đượcsử dụng một cách có hệ thống trongviệc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc,tăng lương, thưởng… đối với côngchức, cụ thể trong đề bạt: để được bổnhiệm mức dưới Trưởng phòng củaBộ (Trưởng nhóm, Phó phòng) thì kếtquả đánh giá 02 lần gần nhất về nănglực phải được ít nhất 01 lần đạt mứccao (S hoặc A), 01 lần đạt Tốt trở lên(B) và lần đánh giá kết quả gần nhấtphải đạt từ Tốt trở lên (B). Để đượcbổ nhiệm chức Trưởng phòng của Bộcần sử dụng kết quả 03 lần đánh giá,trong đó ít nhất lần đánh giá gần nhấtvề năng lực phải đạt mức cao (S hoặcA), về kết quả phải đạt tốt trở lên (B),các lần đánh giá năng lực còn lại đềuphải đạt tốt trở lên (B). Để được bổnhiệm chức Thứ trưởng, Cục trưởnghay Vụ trưởng của Bộ cần sử dụngkết quả của 06 lần đánh giá, trong đóvề năng lực 02 lần gần nhất và về kếtquả năm gần nhất phải đạt mức cao (Shoặc A); các lần còn lại đều phải loại

tốt (B) trở lên. Như vậy kết quả đánhgiá được xem trọng và tạo động lựcđể công chức phấn đấu duy trì, nângmức độ kết quả đánh giá, xác địnhđược mức độ ổn định của kết quảđánh giá đối với công chức.

* Một số điểm mới so với hệthống đánh giá cũ:

+ Áp dụng hình thức tự đánh giá;+ Công khai kết quả đánh giá;+ Thực hiện đối thoại giữa lãnh

đạo và công chức;+ Xử lý khiếu nại liên quan đến

công tác đánh giá;+ Các mục tiêu và hành động

được nêu rõ ràng, chi tiết ngay từ đầu;+ Việc đánh giá dựa trên kết quả

hành động và mục tiêu đạt được;+ Kết quả đánh giá của công

chức được xác nhận và chỉnh sửa củalãnh đạo cấp trên trực tiếp;

Việc áp dụng rộng rãi Hệ thốngđánh giá này được triển khai rộng rãibằng việc mở các khóa đào tạo dànhcho những người làm công tác đánh

13 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu trao đổi

Núi Phú Sĩ, Nhật Bản

Page 17: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 14

Đối với Việt Nam hiện nay, đánhgiá công chức được coi là khâu tiềnđề quan trọng nhất nhưng vẫn là khâukhó nhất và còn nhiều điểm cần đổimới do việc đánh giá công chức vẫncòn hình thức, chưa phản ánh đúngđược thực chất; chưa lấy hiệu quảcông việc làm thước đo chủ yếu trongcông tác đánh giá; thiếu các tiêu chícụ thể cho từng vị trí, chức danh. Quanghiên cứu phương pháp đánh giácông chức của Nhật Bản, có thể thấynhiều nội dung có thể áp dụng trongcông tác đánh giá công chức của ViệtNam hiện nay như:

- Đánh giá công chức phải dựavào những tiêu chuẩn cụ thể của từngchức danh và tiêu chí đánh giá đối vớitừng đối tượng công chức. Vì vậy, để

có thể đánh giá công chức khách quanhơn, phương thức đánh giá cần đượcbổ sung những yếu tố định lượng (vềcông việc, thời gian hoàn thành côngviệc, xử lý tình huống thỏa đáng vànhững giải pháp sáng tạo trong côngviệc …) bằng cách xây dựng một hệthống yêu cầu, đòi hỏi của công việccho mỗi vị trí công chức với các tiêuchí về tiêu chuẩn trình độ, năng lực;về khối lượng công việc, quy trình xửlý; quy trình tổng hợp, báo cáo kếtquả công tác định kỳ.

- Kết quả đánh giá công chứchàng năm phải được xem là căn cứquan trọng trong việc bổ nhiệm, nânglương, đào tạo, khen thưởng có vậymới khuyến khích và là động lực phấnđấu của công chức.

Khóa đào tạo Đối tượng Nội dung và phương pháp

Khóa nâng cao Vụ trưởng Các bài giảng liên quan đến phỏng vấn(đào tạo theo nhóm)

Khóa thử đóng vaitrò

Trưởng bancác cục địa

phương

Luyện tập, bao gồm đóng vai trong cácbuổi phỏng vấn và đánh giá (đào tạotheo nhóm)

Hội thảo quản lýnhân sự

Vụ trưởng,Trưởng ban

Bài giảng và luyện tập tập trung vào cácđiểm cần lưu ý trong việc nâng cao cáckỹ năng cho cấp dưới

Khóa tự học chongười đánh giá

Phó Vụ trưởngtrở lên

Các tài liệu tự học liên quan đến kiếnthức/kỹ năng thực tế về đánh giá nhân sự

Khóa kiến thức cơbản

Tất cả ngườilàm công tác

đánh giá

Tài liệu tự học thiết kế nhằm giúp họ đạtđược hiểu biết chung về đánh giá nhânsự

giá, với mục đích hướng đến việcthực hiện một cách thống nhất vàđồng bộ. Hàng năm các chương trình

đào tạo được xây dựng cho từng đốitượng cụ thể như sau:

Nghiên cứu trao đổi

Page 18: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

Kết quả đánh giá: Xuất sắcViệc triển khai nghiên cứu đề tài

nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận vàthực tiễn làm cơ sở xây dựng Luật tổchức Chính phủ theo Hiến pháp năm2013.

Nhiệm vụ nghiên cứu:- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ

bản về Chính phủ (địa vị pháp lý,chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền,quan hệ công tác…); kinh nghiệm tổchức Chính phủ của một số nước trênthế giới.

- Phân tích, đánh giá những tồntại hạn chế trong nội dung Luật Tổchức Chính phủ năm 2001 và thựctrạng về tổ chức và hoạt động củaChính phủ từ khi thực hiện Luật Tổchức Chính phủ năm 2001 đến nay,chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủquan.

- Đề xuất một số quan điểm,phương hướng và nội dung cần điềuchỉnh, bổ sung trong Luật Tổ chứcChính phủ theo Hiến pháp năm 2013.

Kết cấu của đề tài:Ngoài phần mở đầu và kết luận,

kết cấu của đề tài gồm có 3 chương:Chương 1. Cơ sở lý luận xây

dựng Luật Tổ chức Chính phủ theoHiến pháp năm 2013

Chương 2. Thực trạng tổ chức vàhoạt động của Chính phủ theo Luật Tổchức Chính phủ năm 2001

Chương 3. Quan điểm và nộidung cơ bản xây dựng Luật Tổ chứcChính phủ theo Hiến pháp năm 2013

Những nội dung chính của Đềtài:

So với Hiến pháp 1992, Chươngvề Chính phủ trong Hiến pháp 2013có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng,

15 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Cơ sở khoa học xây dựng LuậtTổ chức Chính phủ theo

Hiến pháp năm 2013Chủ nhiệm: TS. Trần Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Nội vụ

- Việc đánh giá công chức phảikết hợp theo dõi đánh giá thườngxuyên và đánh giá định kỳ nhằm phảnánh liên tục và kịp thời sự phát triểncủa công chức, cũng như điều chỉnhcác mục tiêu cho phù hợp đảm bảo đạt

hiệu quả trong thực thi công việc.Tài liệu tham khảo:

1. Profile of National PublicEmployees in Japan 2015;2. Katsuya Yamashita (NPA), 2016.Personnel Evaluation System Japan.

Kết quả nghiên cứu

Page 19: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 16

quyền hành pháp của Chính phủ đãcó bước đổi mới, hoàn thiện, phù hợpvới bản chất, chức năng của quyềnhành pháp hiện đại. Theo đó, Chínhphủ không chỉ là cơ quan hành chínhnhà nước cao nhất, cơ quan chấp hànhcủa Quốc hội mà còn là cơ quan thựchiện quyền hành pháp. Việc bổ sung vịtrí, vai trò mới này của Chính phủtrong bộ máy nhà nước vừa phản ánhnguyên tắc phân công, phối hợp vàkiểm soát quyền lực nhà nước, vừacho thấy Chính phủ không chỉ là cơquan chấp hành của Quốc hội, nhằmtạo cho Chính phủ vị thế và thẩmquyền độc lập, chủ động, sáng tạotrong quản lý điều hành, chịu tráchnhiệm độc lập trước đất nước và nhândân, chịu sự giám sát tối cao của Quốchội và cơ chế giám sát, phản biện củanhân dân.

Trên cơ sở và để cụ thể hóa đầyđủ, sâu sắc tinh thần và nội dung củaHiến pháp mới, cũng như các chủtrương, quan điểm của Đảng về đổimới tổ chức và hoạt động của Chínhphủ, đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tụcnghiên cứu, tổng kết làm rõ trong soạnthảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi),nhằm hoàn thiện khuôn khổ thể chế,tạo cơ sở pháp lý vững chắc khắc phụcnhững bất cập, hạn chế, tiếp tục đổimới tổ chức và hoạt động của CHínhphủ, xây dựng một Chính phủ và hệthống hành chính nhà nước hiện đại,thống nhất, thông suốt, hoạt động cóhiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầuđổi mwois, phát triển của đất nước

trong tình hình mới. Chính vì vậy, việcnghiên cứu Đề tài này cần thiết, gópphần bảo đảm chất lượng của dự ánLuật Tổ chức chính phủ (sửa đổi).

Chương I, Đề tài đã hệ thống hóamột các tương đối có hệ thống, chi tiếtmột số vấn đề lý luận chung liên quanđến việc xây dựng Luật Tổ chứcChính phủ trong điều kiện có nhữngthay đổi trong quy định của Hiếnpháp.

Đề tài đã có những phân tích vềcác khái niệm hành pháp chính trị vàhành chính công vụ; quản lý nhà nướcvà quản trị quốc gia đã gợi mở nhiềuvấn đề về phương pháp luận, đưa lạimột cái nhìn mới, cách tiếp cận mớitrong phân tích, đánh giá tổng kết thựctiễn và đề xuất đổi mới tổ chức và hoạtđộng của Chính phủ, phù hợp với điềukiện phát triển kinh tế thị trường, chủđộng hội nhập quốc tế trong giai đoạnmới của đất nước. Bên cạnh đó, Đề tàiđã nêu được tương đối đầy đủ nhữngnội dung đổi mới quan trọng nhất củaHiến pháp năm 2013 về Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Đặcbiệt là đã xác định được tư tưởng chủđạo xuyên suốt các quy định của Hiếnpháp về Chính phủ là đảm bảo tínhđộc lập tương đối của Chính phủ, tăngcường tính chủ động, linh hoạt, sángtạo và tính dân chủ pháp quyền trongtổ chức và hoạt động của Chính phủ,nói cách khác là tăng tính hành độngvà pháp quyền của Chính phủ.

Đề tài cũng tập trung nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Page 20: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

khá công phu kinh nghiệm của nhiềunước trong khu vực và trên thế giới vềtổ chức và hoạt động của Chính phủvới những mô hình khác nhau, trìnhđộ phát triển khác nhau, qua đó rút ranhững đặc điểm, đánh giá chung,những nguyên tắc, giá trị chung, phổbiến trong tổ chức và hoạt động củaChính phủ trên thế giới.

Trong Chương 2, Đề tài đã cónhững tổng kết, đánh giá khái quátquy định của các Hiến pháp và cácluật tổ chức Chính phủ từ năm 1945đến năm 2001 về tính chất, vị trí, chứcnăng của chính phủ, nêu được một sốkết quả, thành tựu chủ yếu và một sốhạn chế, bất cập chung. Trong đó đángchú ý là đã tập trung phân tích, đánhgiá những thành tựu, bước tiến quantrọng mang tính cải cách rất quantrọng về Chính phủ được quy định bởiHiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chứcChính phủ năm 1992.

Đề tài cũng đưa ra tổng kết, đánhgiá thực trạng tổ chức và hoạt độngcủa Chính phủ theo Luật Tổ chứcChính phủ năm 2001; tập trung đánhgiá thực trạng các quy định của Luậtvà việc thực hiện các chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức,chế độ làm việc của Chính phủ, cácthẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.Trên cơ sở đó đã chỉ ra những nộidung đổi mới, cải cách, những hạnchế, bất cập trong hoạt động, trongmối quan hệ công tác giữa Chính phủ

và các cơ quan liên quan.Cũng trong Chương 2, Đề tài đã

chỉ ra những vấn đề đặt ra khi xâydựng Luật tổ chức Chính phủ theoHiến pháp năm 2013 về nhiệm vụ,quyền hạn của Chính phủ, thẩm quyềncủa Chính phủ, Thủ tướng, các Bộtrưởng, về phân công, phân cấp giữaChính phủ với chính quyền địaphương, cơ cấu tổ chức của Chínhphủ, cơ cấu tổ chức của Chính phủ,chế độ thông tin của Chính phủ,

Chương 3, trên cơ sở các kết quảnghiên cứu, các tác giả đã đưa ra mộtsố đề xuất và kiến nghị có giá trị thamkhảo về quan điểm và nội dung gópphần xây dựng Luật Tổ chức Chínhphủ căn cứ tinh thần quy định củaHiến pháp 2013, đó là mục tiêu, quanđiểm và những nội dung cơ bản củadự án Luật. Các quan điểm, địnhhướng này có giá trị, ý nghĩa đáp ứngđược yêu cầu, nhiệm vụ, mục đíchnghiên cứu của đề tài và quá trính xâydựng Luật Tổ chức Chính phủ năm2015. Đặc biệt, trong quá trình xâydựng Luật Tổ chức Chính phủ năm2015, nhóm nghiên cứu đã chủ độngđề xuất, nhiều kết quả nghiên cứu củađề tài đã được sử dụng vào xây dựngnội dung Luật Tổ chức Chính phủmới. Những kết quả nghiên cứu củaĐề tài cũng có ý nghĩa gợi mở chonhững nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theocủa Bộ Nội vụ.

17 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Kết quả nghiên cứu

Page 21: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

Đề tài cấp Bộ: Kiện toàn cơ cấu tổ chức

bộ máy của Bộ Nội vụ trong điều kiện tổ chức bộ quản lý

đa ngành đa lĩnh vựcChủ nhiệm đề tài: PGS. TS Nguyễn Hữu Hải – Học viện

Hành chính quốc gia

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 18

Kết quả nghiên cứu

Kết quả đánh giá: KháMục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễnvề tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vựcvà đề xuất giải pháp kiện toàn tổ chứcBộ Nội vụ trong điều kiện quản lý đangành, đa lĩnh vực.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan các công

trình có liên quan đến tổ chức bộ đangành, đa lĩnh vực ở Việt Nam;

Nghiên cứu nội dung, hình thứcvà xu hướng tổ chức bộ quản lý đangành, đa lĩnh vực;

Phân tích, đánh giá thực tiễn tổchức và hoạt động của Bộ Nội vụ;

Nghiên cứu định hướng và đềxuất giải pháp kiện toàn Bộ Nội vụtrong điều kiện quản lý đa ngành, đalĩnh vực.

Kết cấu đề tài:Đề tài gồm 3 chương:Chương I: Cơ sở lý luận và thực

tiễn về tổ chức bộ theo hướng bộ quảnlý đa ngành, đa lĩnh vực.

Chương II: Thực trạng tổ chức vàhoạt động của Bộ Nội vụ Việt Nam

Chương III: Giải pháp kiện toàntổ chức Bộ Nội vụ theo mô hình tổchức bộ đa ngành, đa lĩnh vực

Nội dung chính của Đề tàiTiến trình tổ chức Bộ đa ngành,

đa lĩnh vực đã được triển khai thựchiện ở nước ta từ những năm đầu1990. Tuy nhiên, cho đến nay chưa cótổng kết rút kinh nghiệm để đánh giáviệc tổ chức theo mô hình này trêncác mặt như đánh giá hiệu quả và tácdụng của việc tổ chức Bộ quản lý đangành, đa lĩnh vực; mức độ đảm bảochất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lýcác ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội củacác Bộ và của Chính phủ; chưa phântích đánh giá và chỉ ra được nhữngthuận lợi, khó khăn, yêu cầu và điềukiện cần thiết của việc tổ chức Bộquản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Bộ Nộivụ trải qua nhiều giai đoạn phát triểnvới những thay đổi về tên gọi, cơ cấu,chức năng nhiệm vụ, quyền hạn thực

Page 22: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

chất là cấu trúc của một Bộ quản lý đalĩnh vực. Vấn đề đặt ra là trong quátrình mở rộng chức năng, nhiệm vụgắn với sáp nhập các cơ quan thuộcChính phủ dẫn tới việc làm thế nào đểổn định và phát triển tổ chức Bộ theoxu hướng chung sao cho cơ cấu tổchức của Bộ Nội vụ vừa phải đảm bảosự thống nhất trong thực hiện hoạtđộng đơn ngành, đơn lĩnh vực của cácbộ phận thuộc thẩm quyền quản lýcủa Bộ, đồng thời phải đảm bảo tínhđộc lập tương đối cần thiết để các cơquan quản lý chuyên ngành, chuyênlĩnh vực thể đảm bảo sự ổn định về cơcấu, nhân sự và sự phát triển về mặtchuyên môn đặc thù. Từ thực tế đóyêu cầu phải đổi mới tổ chức, phâncông lại lao động và cơ chế quản lýcủa Bộ Nội vụ theo hướng Bộ quản lýđa ngành, đa lĩnh vực để nâng caohiệu lực, hiệu quả hoạt động trongthời gian tới. Đề tài này được nhómtác giả lựa chọn nghiên cứu nhằmmục đích giải quyết các yêu cầu trên.

Trong Chương I, đề tài đã đưa ranhững cơ sở lý luận về tổ chức BộNội vụ theo hướng đa ngành, đa lĩnhvực, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận vềtổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực như:quan niệm về Bộ, phân loại Bộ; tổchức bộ đa ngành, đa lĩnh vực; cơ cấutổ chức số lượng Bộ trong Chính phủmột số quốc gia và tổ chức Bộ Nội vụcủa một số nước trên thế giới; xuhướng tổ chức bộ quản lý đa ngành,đa lĩnh vực trong bối cảnh toàn cầuhóa.

Theo tác giả: Việc phân chia cácBộ và quy định về chức năng, thẩmquyền của Bộ có những khác biệt tùyvào đặc điểm của từng quốc gia. Tuynhiên, có một số chức năng chung,bao gồm: Bộ là cơ quan quản lý hànhchính nhà nước trung ương của Chínhphủ. Chức năng cơ bản và quan trọngnhất của Bộ là ban hành và thực thichính sách. Trên cơ sở đó xây dựngchiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cáctiêu chuẩn, quy trình, các định mức,chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của ngành,lĩnh vực. Khi tiến hành tổ chức bộ đangành, đa lĩnh vực thì cần được xemtrên nhiều khía cạnh khác nhau, trongđó có 4 khía cạnh chủ yếu đó là: từyêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước;từ tầm nhìn, chiến lược phát triểnquốc gia; từ yêu cầu cải cách hànhchính và từ sự phát triển khoa họccông nghệ, năng lực công chức.

Nghiên cứu cũng chỉ ra những ưuđiểm và khó khăn khi tổ chức bộ quảnlý đa ngành, đa lĩnh vực. Tuy nhiên,nhóm nghiên cứu cũng khẳng địnhviệc tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vựclà xu hướng phổ biến trên thế giớitrong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Trong Chương 2, nhóm nghiêncứu đã phác họa quá trình chuyển đổisang mô hình quản lý đa ngành, đalĩnh vực qua các nhiệm kỳ Chính phủvà đánh giá kết quả bước đầu của việctổ chức bộ, cơ quan ngang bộ theohướng đa ngành, đa lĩnh vực ở nướcta. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã phântích, đánh giá thực trạng tổ chức và

19 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Kết quả nghiên cứuKết quả nghiên cứu

Page 23: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 20

hoạt động của các đơn vị thuộc và trựcthuộc Bộ Nội vụ Việt Nam, chỉ ranhững khó khăn hạn chế trong việcvận hành các đơn vị thuộc và trựcthuộc này. Theo nhóm nghiên cứunhững vấn đề đặt ra khi tổ chức BộNội vụ theo hướng đa ngành, đa lĩnhvực bao gồm: giải quyết hợp lý mốiquan hệ giữa quản lý tổng hợp vàchuyên sâu của các lĩnh vực khi sápnhập; kiện toàn cơ cấu, chức năng,thẩm quyền để thống nhất quản lý theođối tượng, phạm vi quản lý của các vụ;kiện toàn về tên gọi, cơ cấu tổ chứccủa các cơ quan trực thuộc bộ, bảođảm đúng tính chất khi sáp nhập về BộNội vụ; kiện toàn mô hình tổ chức vàcơ chế quản lý đối với các đơn vị cóchức năng đào tạo, bồi dưỡng.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đãtrình bày trong hai chương đầu, đếnchương 3, Đề tài đã đề xuất các địnhhướng và 3 nguyên tắc kiện toàn bộmáy Bộ Nội vụ theo hướng bộ đa

ngành, đa lĩnh vực đó là nguyên tắcphù hợp với chức năng, nhiệm vụ,thẩm quyền quản lý được Chính phủgiao; nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ,trách nhiệm rõ ràng, phân công, phâncấp; nguyên tắc hệ thống, thống nhấtvà hiệu quả.

Trên cơ sở những lập luận về yêucầu, quan điểm, nguyên tắc và thựctrạng chức năng nhiệm vụ, thẩmquyền, cơ cấu tổ chức, cơ chế vậnhành của Bộ Nội vụ, đề tài đã đề xuấtđược ba nhóm giải pháp khá đồng bộvà toàn diện, gồm: Giải pháp kiệntoàn tên gọi và chức năng của các Vụthuộc Bộ Nội vụ; giải pháp kiện toàntên gọi và cơ cấu của các Ban thuộcBộ; giải pháp kiện toàn tên gọi, cơcấu chức năng của các đơn vị sựnghiệp nói chung và các đơn vị sựnghiệp có chức năng đào tạo bồidưỡng nói riêng trực thuộc Bộ Nộivụ, các điều kiện đảm bảo cho việchoàn thiện mô hình mới.

Kết quả nghiên cứu

Trụ Sở Bộ Nội vụẢnh: TL

Page 24: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

21 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Đề tài khoa học cấp Bộ: Các giải pháp nâng cao hiệu quả

hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dânChủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thu Huyền

Viện Khoa học tổ chức nhà nước

Kết quả đánh giá: KháMục đích nghiên cứu:Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề

lý luận và đánh giá thực trạng hiệuquả hoạt động giám sát của Hội đồngnhân dân (HĐND), từ đó đề xuấtphương hướng và giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động giám sát củaHĐND trong giai đoạn hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu:- Phân tích làm rõ vai trò, đặc

điểm, nội dung và hình thức giám sátcủa HĐND; phân tích các nhân tố tácđộng đến hiệu quả hoạt động giám sátcủa HĐND.

- Đánh giá thực trạng hiệu quảgiám sát của HĐND; nêu rõ nhữngkết quả đã đạt được và hạn chế,vướng mắc và nguyên nhân.

- Đề xuất phương hướng và giảipháp nâng cao hiệu quả hoạt độnggiám sát của HĐND trong giai đoạnhiện nay.

Kết cấu của Đề tài:Ngoài phần mở đầu, kết luận, Đề

tài gồm 3 chương:Chương 1. Cơ sở lý luận nâng

cao hiệu quả giám sát của HĐND

Chương 2. Thực trạng hiệu quảhoạt động giám sát của HĐND

Chương 3. Giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động giám sát củaHĐND trong giai đoạn hiện nay.

Những nội dung chính của Đềtài:

Thực tiễn cho thấy hoạt độnggiám sát của Hội đồng nhân dân hiệnnay vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế,chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụtrong tình hình hiện nay. Nguyênnhân của sự yếu kém là do việc xâydựng chương trình, cách thức tổ chứcgiám sát chưa thật sự khoa học; mộtsố hoạt động giám sát còn thực hiệnmang tính hình thức, có tính nể nang,ngại đụng chạm giữa cơ quan giámsát và cơ quan được giám sát; một sốvụ việc tiêu cực của các cơ quan, tổchức, cá nhân ở địa phương chưađược phát hiện kịp thời; các kết luậnsau khi giám sát thường chung chung,thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiệnkết luận đó nên vẫn còn hiện tượngsau giám sát đâu lại vào đấy; kỹ nănggiám sát của các đại biểu Hội đồngnhân dân còn nhiều hạn chế, bộ phận

Kết quả nghiên cứu

Page 25: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

giúp việc còn thiếu và yếu. Do vậy,việc xây dựng các giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động giám sát của Hộiđồng nhân dân có ý nghĩa quan trọng,cấp thiết và mang tính thực tiễn lớn.

Từ thực trạng nêu trên cho thấyviệc nghiên cứu Đề tài “Các giải phápnâng cao hiệu quả hoạt động giám sátcủa Hội đồng nhân dân” thực sự cầnthiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễncao. Đề tài có kết cấu logic, chặt chẽ,trong đó Chương 1 đã trình bày đượchệ thống những luận cứ về nâng caohiệu quả hoạt động giám sát của Hộiđồng nhân dân như vị trí, vai trò vàchức năng của Hội đồng nhân dân; xácđịnh khái niệm giám sát của Hội đồngnhân dân, thẩm quyền giám sát, vai tròhoạt động giám sát, đối tượng giámsát, đặc điểm hoạt động giám sát củaHội đồng nhân dân; đồng thời chỉ rađược các tiêu chí cụ thể trong đánh giáhiệu quả hoạt động giám sát của Hộiđồng nhân dân gồm: tình hình kinh tế- xã hội sau khi có hoạt động giám sátso với trước khi có hoạt động giám sát;mức độ đạt được mục đích yêu cầu

giám sát; các kết quả đạt được do tácđộng của hoạt động giám sát; và kếtquả đạt được so với chi phí bỏ ra.

Chương 2 Đề tài đã khảo sátđánh giá một cách tương đối toàn diệnthực trạng hiệu quả hoạt động giámsát của Hội đồng nhân dân. Nhómnghiên cứu đã rà soát, đánh giá thựctrạng các quy định pháp luật về hoạtđộng giám sát của Hội đồng nhân dânhiện nay; đồng thời phân tích chỉnhững kết quả đã đạt được trong hoạtđộng giám sát của Hội đồng nhândân, của Thường trực Hội đồng nhândân, các Ban Hội đồng nhân dân, đạibiểu Hội đồng nhân dân… Nghiêncứu đã cho thấy trong thời gian quahoạt động giám sát của Hội đồngnhân dân đã đạt được những kết quảtích cực như thông qua giám sát, Hộiđồng nhân dân quyết định những chủtrương, biện pháp quan trọng để pháthuy tiềm năng, lợi thế, xây dựng vàphát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo anninh quốc phòng của địa phương;nhiều vấn đề quan trọng liên quan đếncông tác quản lý của các cơ quan chức

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 22

Kết quả nghiên cứu

Thông qua hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đã phát hiệnkhông ít hành vi vi phạm pháp luật (Ảnh: TL)

Page 26: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

năng, những vấn đề cử tri, đại biểuquan tâm đều được đưa ra chất vấn,báo cáo và giải trình công khai tạidiễn đàn của Hội đồng nhân cho thấyHội đồng nhân dân vừa thực thi chứcnăng, nhiệm vụ, nhưng không nétránh các vấn đề phức tạp, nhạy cảmcủa đời sống xã hội. Thực hiện Nghịquyết của Quốc hội, Hội đồng nhândân các cấp tiến hành lấy phiếu tínnhiệm tài kỳ họp đối với những ngườido Hội đồng nhân dân bầu. Thông quaviệc lấy phiếu và kết quả tín nhiệmgiúp cho người được lấy phiếu tínnhiệm thấy được mức độ tín nhiệmcủa mình, có phương hướng khắcphục những khuyết điểm, tiếp tục rènluyện, nâng cao năng lực, hiệu quảhoạt động… Thông qua hoạt độnggiám sát của Hội đồng nhân dân đãphát hiện không ít hành vi vi phạmpháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích củaNhà nước, quyền lợi ích hợp pháp củatổ chức, cá nhân, Hội đồng nhân dânđã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhânhữu quan áp dụng các biện pháp chấmdứt hành vi vi phạm và khôi phục lợiích của Nhà nước, quyền lợi ích hợppháp của các tổ chức, cá nhân bị viphạm…

Bên cạnh những kết quả đã được,hoạt động giám sát của Hội đồngnhân dân vẫn còn một số hạn chế,vướng mắc như những quy định vềhoạt động giám sát của Hội đồngnhân dân nằm tản mạn trong nhiềuvăn bản khác nhau, còn chồng chéo,trùng lắp; hoạt động giám sát của Hội

đồng nhân dân tại nhiều địa phươngchưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinhtế - xã hội và cuộc sống đặt ra; hoạtđộng giám sát của đại biểu Hội đồngnhân dân còn lúng túng, trình độ,năng lực của nhiều đại biểu còn hạnchế; phương thức giám sát còn nhiềubất cập…

Chương 3 nhóm tác giả đã đưa ra2 nhóm giải pháp đó là: nhóm giảipháp chung và nhóm giải pháp cụ thểnhằm nâng cao hiệu quả hoạt độnggiám sát của Hội đồng nhân dân tronggiai đoạn hiện nay. Theo đó, để khắcphục những hạn chế, vướng mắctrong thực tiễn hoạt động giám sát củaHội đồng nhân dân cần phải nhậnthức đúng vai trò hoạt động giám sátcủa Hội đồng nhân dân, tiếp tục hoànthiện cơ sở pháp lý về hoạt động giámsát của Hội đồng nhân dân; đổi mớiphương thức hoạt động giám sát củaHội đồng nhân dân để hoạt động giámsát đạt hiệu quả cao; tăng cường mốiquan hệ gắn bó, sự phân công hợp lý,phối hợp điều hòa giữa các cơ quanthực hiện hoạt động giám sát; đảmbảo tính quyền lực thực tế của Hộiđồng nhân dân ở địa phương….

Bên cạnh đó cần phải có các giảipháp cụ thể như nâng cao hiệu quảhoạt động của chủ thể giám sát; nângcao năng lực các chủ thể thực hiệngiám sát; nâng cao chất lượng thựchiện các hình thức giám sát của Hộiđồng nhân dân. Các giải pháp Đề tàiđưa ra được đánh giá khá toàn diện,đồng bộ, có tính khả thi cao.

23 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Kết quả nghiên cứuKết quả nghiên cứu

Page 27: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

Đề tài khoa học cấp Bộ: Tổ chức bộ máy quản lý

nhà nước về năng lượng trongđiều kiện mới

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Bá Chiến Học viện Hành chính Quốc gia

Kết quả đánh giá: Xuất sắcMục tiêu nghiên cứuĐề xuất mô hình tổ chức bộ máy

quản lý nhà nước về năng lượng phùhợp với điều kiện thực tiễn ở ViệtNam trong những năm tiếp theo.

Nhiệm vụ nghiên cứu-Nghiên cứu cơ sở khoa học tổ

chức bộ máy quản lý nhà nước vềnăng lượng;

- Đánh giá hiện trạng tổ chức bộmáy quản lý nhà nước về năng lượngở Việt Nam từ năm 1945 trở lại đây;

- Đề xuất định hướng hoàn thiệnmô hình quản lý nhà nước về nănglượng ở Việt Nam trong những nămtiếp theo.

Kết cấu của đề tàiGồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở khoa học tổ

chức bộ máy quản lý nhà nước vềnăng lượng.

Chương 2: Thực trạng tổ chức bộmáy quản lý nhà nước về năng lượngở Việt Nam.

Chương 3: Đề xuất mô hình tổchức bộ máy quản lý nhà nước về

năng lượng ở Việt Nam trong điềukiện mới.

Những nội dung chính của Đềtài:

Năng lượng có vai trò quan trọngđối với nhịp độ phát triển kinh tế vàđời sống xã hội. Nhất là trong bốicảnh Việt Nam hiện nằm trong khuvực có tốc độ tăng trưởng năng độngnhất trên thế giới, nhu cầu về nănglượng đáp ứng cho nền sản xuất tăngvọt trong những năm trở lại đây, trongkhi khả năng huy động các nguồnnăng lượng nội địa chưa đáp ứngđược nhu cầu thực tiễn, chúng ta vẫnphải nhập khẩu năng lượng để bù đắpvào lượng thiếu hụt… Đứng về mặtan ninh năng lượng, điều này khôngphải là giải pháp tối ưu vì chúng tavẫn phải phụ thuộc quá nhiều vào cácyếu tố tự nhiên, trữ lượng các nguồnnăng lượng hóa thạch. Để đạt đượcmục tiêu tạo động lực cho phát triển,ngành năng lượng phải có sự chuyểnmình, phải là ngành mũi nhọn, đầutàu của nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong thực tế, hoạt

Kết quả nghiên cứu

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 24

Page 28: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

động quản lý nhà nước về năng lượngở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập,hạn chế. Ngành năng lượng có tính hệthống cao, các phân ngành có mốiquan hệ hữu cơ chặt chẽ, đồng thời cóquanheej gắn bó với các ngành kinhtế khác. Song thực ta nước ta quản lýkhá biệt lập, mỗi phân ngành đượcxây dựng chiến lược, quy hoạchriêng, thiếu phối hợp tổng thể. Việcquản lý Nhà nước về các dạng nănglượng hiện nay theo Luật quy địnhđang có đến 2 Bộ cùng thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về nănglượng… Ngoài ra, thị trường nănglượng của Việt Nam hiện nay chưavận hành theo nguyên tắc thị trườngcạnh tranh, dẫn đến những hạn chế,xuất hiện tình trạng mất cân đối giữacác ngành năng lượng, giữa cung ứngvà nhu cầu…

Để đảm bảo cho an ninh nănglượng cho phát triển kinh tế - xã hội,việc tạo lập mô hình tổ chức bộ máyquản lý nhà nước về năng lượng có ýnghĩa vô cùng cấp thiết. Việc tạo lập

mô hình bộ máy quản lý nhà nước vềnăng lượng phù hợp sẽ góp phần trựctiếp vào việc bảo đảm năng lượng chophát triển, duy trì và không ngừng mởrộng các nguồn năng lượng cần thiếtcho phát triển kinh tế - xã hội. Do đó,việc triển khai nghiên cứu Đề tài nàylà hết sức cần thiết và ý nghĩa.

Trong Chương 1, Đề tài đã đưa rakhái niệm năng lượng theo một cáchdễ hiểu: năng lượng là khả năng làmthay đổi trạng thái hoặc thực hiệncông năng lên một hệ vật chất. Đề tàinghiên cứu đã khẳng định năng lượngquyết định tiềm năng, mức độ và nhịpđộ phát triển của một nền kinh tế,năng lượng có tính hệ thống rất cao vàcó mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, đồngthời quan hệ gắn bó với các ngànhkinh tế khác. Quản lý nhà nước vềnăng lượng là tổng thể hoạt động củacác cơ quan quản lý nhà nước nhằmđịnh hướng, điều tiết, tạo điều kiệnbảo đảm đáp ứng yêu cầu về nănglượng cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ. Tuy nhiênlâu nay năng lượng lại được quản lýbiệt lập, mỗi phân ngành năng lượngđược xây dựng chiến lược và quyhoạch riêng, thiếu phối hợp tổng thể.Ở chương này, đề tài cũng đã phântích kinh nghiệm của một số quốc giatrên thế giới về tổ chức bộ máy quảnlý nhà nước về năng lượng như: HoaKỳ, Vương Quốc Anh, Canada, LiênBang Nga, Phần Lan, Trung Quốc,Nhật Bản....,

Phần thực trạng tổ chức bộ máy

25 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Kết quả nghiên cứuKết quả nghiên cứu

Năng lượng có vai trò quantrọng đối với nhịp độ phát triển kinhtế và đời sống xã hội

Ảnh: TL

Page 29: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

Kết quả nghiên cứuquản lý nhà nước về năng lượng ởViệt Nam, Đề tài đã tập trung hệthống hóa các văn bản quản lý nhànước về năng lượng ở Việt Nam hiệnnay. Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhànước về năng lượng, hàng loạt cácvăn bản quy phạm pháp luật về nănglượng với hiệu lực pháp lý khác nhauđã được ban hành trong đó phần lớnlà các văn bản quy phạm pháp luật.Các văn bản này tập trung vào việcthiết lập cơ chế pháp lý cần thiết chosự vận hành của thị trường hàng hóanăng lượng, điều tiết sự phát triển củahàng hóa năng lượng nhằm bảo đảman ninh năng lượng, cung cấp đủ nănglượng cho tiêu dùng và sản xuất. Cácvăn bản quản lý nhà nước về nănglượng được ban hành, sửa đổi, bổsung và thực hiện đã góp phần thúcđẩy sự phát triển của ngành nănglượng Việt Nam, cơ bản đáp ứng nhucầu năng lượng cho phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Đề tài cũng nghiên cứu làm rõthực trạng bộ máy quản lý nhà nướcvề năng lượng ở Việt Nam quá cácthời kỳ như: Tổng cục Địa chất; BộCông nghiệp nặng; Bộ thủy lợi vàĐiện lực; Bộ mỏ và than; Bộ điện lực;Ban năng lượng; Tổng cục Điện tử vàKỹ thuật tin học...;. Về thực trạng tổchức bộ máy quản lý nhà nước vềnăng lượng ở Việt Nam hiện nay, Đềtài đã chỉ rõ ở Trung ương: Bộ CôngThương có một số đơn vị giúp Bộtrưởng Bộ Công Thương quản lý nhànước về lĩnh vực năng lượng gồm:

Tổng cục Năng lượng; Cục điều tiếtđiện lực; Cục kỹ thuật an toàn và Môitrường công nghiệp; Vụ thị trườngtrong nước; Thanh tra Bộ CôngThương. Bộ Khoa học và Công nghệcó Cục Năng lượng nguyên tử là cơquan trực thuộc Bộ Khoa học vàCông nghệ, có chức năng tham mưu,giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Côngnghệ thực hiện quản lý nhà nước đốivới các hoạt động nghiên cứu, ứngdụng và phát triển năng lượng nguyêntử trên phạm vi cả nước và thực hiệncác hoạt động sự nghiệp phục vụ chứcnăng quản lý. Bộ Tài chính có CụcQuản lý giá là đơn vị thuộc Bộ Tàichính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chínhthực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề giá, thẩm định giá trong phạm vi cảnước theo quy định của pháp luật. Tổchức bộ máy quản lý nhà nước vềnăng lượng ở Việt Nam hiện nay ở địaphương có Sở Công Thương. Theonghiên cứu của Đề tài, hiện trạng bộmáy quản lý nhà nước về năng lượngở Việt Nam hiện nay hoạt động quảnlý nhà nước về năng lượng ở ViệtNam trong những năm đã qua cónhững đổi mới quan trọng. Hệ thốngvăn bản quản lý nhà nước về nănglượng ngày càng được hoàn thiện.Việc phân công, phân nhiệm trongquản lý nhà nước về năng lượng từngđược hợp lý hóa, điều này đã gópphần vào sự phát triển của ngànhnăng lượng. Tuy nhiên, nghiên cứucũng chỉ ra hoạt động quản lý nhànước về năng lượng vẫn còn những

Kết quả nghiên cứu

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 26

Page 30: SỐ 01 - Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước

hạn chế xuất phát từ nhiều nguyênnhân: thứ nhất, cơ quan quản lý nhànước ở Việt Nam hiện nay phân tán,chưa thống nhất ở Trung ương; thứhai, cơ chế phối hợp giữa Bộ CôngThương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộTài chính trong quản lý nhà nước vềnăng lượng còn chức thực sự hiệuquả; thứ ba, trong cơ cấu tổ chức củaBộ Công Thương lĩnh vực quản lýnhà nước về năng lượng đang đượcgiao cho các cơ quan khác nhau thựchiện; thứ tư, tổ chức và hoạt động củaTổng cục năng lượng còn nhiều vấnđề cần tiếp tục hoàn thiện.

Chương 2 cũng phân tích và chỉra những vấn đề đặt ra trong đổi mớibộ máy quản lý nhà nước về nănglượng ở Việt Nam bao gồm: việc đổimới tổ chức bộ máy quản lý nhà nướcvề năng lượng cần phải khắc phục sựphân tán trong quản lý nhà nước vềcác loại năng lượng; cần đặt trong bốicảnh cải cách hành chính, cải cáchcông vụ, công chức; cần bảo đảm tạora thiết chế quản lý nhà nước phù hợp,có khả năng dự báo và phản ứng chínhsách kịp thời trước những thay đổi,biến động của thị trường năng lượng;cần có cơ chế phối hợp đồng bộ, thốngnhất và quy rõ trách nhiệm trong quảnlý nhà nước về năng lượng giữa trungương và địa phương, giữa ngành quảnlý trực tiếp và các đơn vị quản lý nhànước chức năng về tài chính, kếhoạch, đầu tư; lượng cần tách biệt vớihoạt động quản lý sản xuất, kinhdoanh hàng hóa năng lượng.

Trong Chương 3, nhóm nghiêncứu đã đề xuất một số mô hình tổ chứcbộ máy quản lý nhà nước về nănglượng theo 2 hướng: (1) thành lập BộNăng lượng. Theo đó, Bộ Năng lượnglà thiết chế giúp Chính phủ trong việcquy hoạch, phát triển, giải quyết cáccơ chế chính sách chỉ đạo việc tái cơcấu, cổ phần hóa ngành năng lượngnhằm phát triển thị trường năng lượngmột cách bền vững, lâu dài đảm bảoan ninh năng lượng quốc gia; việcthành lập Bộ Năng lượng sẽ giúp quảnlý nhà nước chuyên sâu về hàng hóanăng lượng, một hàng hóa đặc biệt, làđầu vào của nền kinh tế, là động lựccho tăng trưởng và phát triển; … việcthành lập Bộ Năng lượng sẽ khắc phụcsự phân tán, cắt khúc trong quản lýhàng hóa năng lượng như hiện nay. (2)thành lập Tổng cục Năng lượng quốcgia thuộc Bộ Công thương nhằm thựchiện chức năng quản lý nhà nước vềnăng lượng và trực tiếp thực thi cácchính sách, pháp luật về năng lượng.Phương án này có ưu điểm là có thểgiảm bớt đầu mối quản lý nhà nước,không làm tăng quy mô trong cơ cấutổ chức của Chính phủ. Đề tài cũngphân tích và chỉ rõ ưu điểm và hạn chếcủa mỗi phương án nêu trên đồng thờikhẳng định việc hình thành Bộ Nănglượng là vô cùng cần thiết, có thểtrước mắt bắt đầu bằng việc sắp xếp,kiện toàn lại các cơ quan quản lý nhànước về năng lượng hiện nay, chuẩn bịcho việc thành lập Bộ Năng lượng.

27 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Kết quả nghiên cứuKết quả nghiên cứu