20
ManulifeAM.com/agingasia Đội ngũ chuyên gia đầu tư giàu năng lc 6/2014 Phát huy ưu thế nhngun lc htrtoàn cu Sng lâu và thnh vượng? Hưu trí và ri ro trường th

S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

ManulifeAM.com/agingasia

Đội ngũ chuyên gia đầu tư giàu năng lực

6/2014

Phát huy ưu thế nhờ nguồn lực hỗ trợ toàn cầu

Sống lâu và thịnh vượng? Hưu trí và rủi ro trường thọ

Page 2: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

2

Mục lục

Lời nói đầu ....................................................................................................................................................................... 2 Kết quả chính ................................................................................................................................................................... 3 Ba yếu tố quyết định chính tới thời kỳ hưu trí

Độ tuổi nghỉ hưu ................................................................................................................................................ 4 Tuổi thọ trung bình ............................................................................................................................................ 6 Tình trạng hôn nhân ........................................................................................................................................... 8

Phân tích thời kỳ hưu trí Thời kỳ hưu trí và rủi ro trường thọ tại châu Á ................................................................................................. 9

Nhóm thị trường có rủi ro trường thọ cao: Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Malaysia Nhóm thị trường có rủi ro trường thọ thấp: Indonesia, Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Philippin

Phân tích độ nhạy: Độ tuổi nghỉ hưu ................................................................................................................. 12 Phân tích độ nhạy: Tình trạng hôn nhân ............................................................................................................ 12

Rủi ro trường thọ và chu cấp cho người còn lại sau khi người bạn đời của họ qua đời ................................................... 13 Kết luận ........................................................................................................................................................................... 15 Phụ lục ............................................................................................................................................................................. 16

Giải thích thuật ngữ

Mô hình thời kỳ hưu trí của người dân châu Á (ARDM)

Mô hình dự báo kết hợp phân tích tỷ lệ tử theo thống kê bảo hiểm, xu hướng tuổi thọ và độ tuổi nghỉ hưu theo giới tính nhằm đưa ra dự báo về toàn bộ thời kỳ hưu trí cho các cá nhân và cho các cặp vợ chồng chung sống từ lúc bắt đầu nghỉ hưu đến khi có thể một trong hai người qua đời.

Lợi tức dân số Dân số bùng nổ trong độ tuổi lao động, tạo ra thu nhập lớn hơn chi tiêu, từ đó làm tăng tiết kiệm, đầu tư và nhìn chung thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế.

Thâm hụt tài chính Xét từ khía cạnh hưu trí, thâm hụt tài chính là khoảng thời gian sống trong đó chi tiêu nhiều hơn thu nhập từ lao động.

Rủi ro trường thọ Rủi ro khi một người nghỉ hưu sống lâu hơn nguồn thu nhập họ có được.

Đảm bảo thu nhập hưu trí Là đủ thu nhập để duy trì mức sống thoải mái trong suốt thời gian nghỉ hưu của một cá nhân, bất kể thời gian đó kéo dài trong bao lâu.

Page 3: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

3

Lời nói đầu của Ông Michael Dommermuth, Chủ tịch, Bộ phận quản lý tài sản quốc tế, Manulife Asset Management

Trong các ấn bản trước của chuỗi báo cáo nghiên cứu về Sự già hóa dân số ở châu Á, chúng tôi đã đề cập rằng ngay cả các thị trường tại châu Á được coi là có lực lượng lao động trẻ nhất cũng đang già đi nhanh chưa từng thấy, đồng thời trách nhiệm đảm bảo thu nhập hưu trí trong khu vực ngày càng đè nặng lên vai người dân. Trong báo cáo này, ấn bản thứ năm thuộc chuỗi báo cáo, chúng tôi phân tích về thời kỳ hưu trí đối với các hộ gia đình tại châu Á và nghiên cứu về rủi ro trường thọ - rủi ro khi một người nghỉ hưu sống lâu hơn nguồn thu nhập họ có được.

Rủi ro trường thọ đang dần trở thành vấn đề đáng lo ngại tại châu Á vì lực lượng dân số khu vực này không chỉ già đi nhanh chóng mà kèm theo đó là tuổi thọ trung bình ngày càng cao. Trên cơ sở này, chúng tôi đã nghiên cứu và nhận thấy rằng các hộ gia đình trong khu vực này chưa đánh giá đúng về thời kỳ hưu trí của họ, do đó khoản tiết kiệm hưu trí của họ có thể không đủ.

Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn khi trên thực tế, tỷ lệ người cao tuổi tham gia lực lượng lao động ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á không thay đổi, thậm chí còn giảm đi; nhìn chung, chính phủ các quốc gia trong khu vực đang xem xét hạn chế kế hoạch trợ cấp hưu trí lợi ích xác định và chi tiêu cho y tế; hỗ trợ tài chính cho các gia đình ngày càng ít đi; đồng thời hầu hết các hộ gia đình không tận dụng hiệu quả số tiền tiết kiệm để tối đa hóa lợi nhuận trong tương lai.

Trong báo cáo này, chúng tôi tiến hành đánh giá chi tiết thời kỳ hưu trí và khai thác các yếu tố cơ bản chính, bao gồm tuổi thọ trung bình, độ tuổi nghỉ hưu và tình trạng hôn nhân. Chúng tôi nhận thấy tình trạng hôn nhân là yếu tố thường bị bỏ qua. Vì vậy, chúng tôi nhấn mạnh vào các tác động có thể xảy ra của việc nghỉ hưu của các cặp vợ chồng đối với việc hoạch định hưu trí.

Trong quá trình thực hiện, chúng tôi tận dụng rất nhiều số liệu thống kê bảo hiểm của công ty bảo hiểm nhân thọ thuộc tập đoàn chúng tôi nhằm nghiên cứu về thời kỳ hưu trí và giới thiệu một mô hình dự báo mới: Mô hình thời kỳ hưu trí của người dân châu Á (ARDM). Mô hình này kết hợp các thông tin đầu vào về phân tích tỷ lệ tử theo thống kê bảo hiểm, xu hướng tuổi thọ theo giới tính và độ tuổi nghỉ hưu nhằm đưa ra dự báo về toàn bộ thời kỳ hưu trí cho các cặp vợ chồng vì họ chung sống từ lúc bắt đầu nghỉ hưu đến khi có thể một trong hai người qua đời.

Kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra thường gây ngạc nhiên và có ý nghĩa lớn tới chính phủ các quốc gia, các hộ gia đình và các tổ chức tài chính trên toàn khu vực. Các kết quả này nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách, chiến lược lập kế hoạch hưu trí và các dịch vụ tài chính cung cấp nhằm giảm thiểu rủi ro trường thọ bằng cách lập kế hoạch cho thời kỳ hưu trí lâu hơn nhiều so với hầu hết giả định của nhiều người.

Do thời kỳ hưu trí của mỗi người có thể khác nhau đáng kể, kéo theo khác nhau về rủi ro trường thọ, chúng tôi cũng đã xây dựng một công cụ ARDM trực tuyến đưa ra ước tính về thời kỳ hưu trí của từng trường hợp. Thông tin đầu ra của công cụ này có thể được coi là “sự kiểm tra thực tế” hữu ích đối với các giả định về thời kỳ hưu trí và số tài sản khi nghỉ hưu cần để đảm bảo thu nhập hưu trí. Có thể tìm hiểu về công cụ ARDM và toàn bộ chuỗi báo cáo về Sự già hóa dân số ở châu Á cũng như các tài liệu liên quan tại: www.manulifeam.com/agingasia.

Page 4: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

4

Kết quả chính

Khi phân tích về rủi ro trường thọ tại châu Á, chúng tôi đã phát hiện ra rằng có 3 yếu tố chính quyết định thời kỳ hưu trí:

■ Độ tuổi nghỉ hưu; ■ Tuổi thọ trung bình; và ■ Tình trạng hôn nhân.

Trong 3 yếu tố trên, tình trạng hôn nhân thoạt nghe có vẻ hơi vô lý, tuy nhiên hầu hết người dân châu Á nghỉ hưu khi đang sống trong mối quan hệ hôn nhân, do đó phải xét đến trường hợp có thể một trong hai người sẽ sống lâu hơn người kia, thậm chí có thể rất lâu. Vì vậy, việc lập kế hoạch tài chính cho thời kỳ nghỉ hưu cần dựa trên thời kỳ hưu trí chung chứ không dựa trên thời kỳ hưu trí của từng người.

Nhằm mục đích này, phân tích của chúng tôi về rủi ro trường thọ giúp đưa ra tuổi thọ trung bình của người còn lại sau khi người bạn đời của họ qua đời.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại 10 thị trường ở châu Á của Manulife Asset Management, bao gồm Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippin, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Kết quả phân tích của chúng tôi rất ngạc nhiên và các nền kinh tế đối mặt với rủi ro trường thọ cao nhất tại châu Á không nhất thiết là các nền kinh tế thường được giả định ban đầu.

Hình 1: Khái quát rủi ro trường thọ đối với các cặp vợ chồng tại châu Á

Rủi ro trường

thọ

Thời kỳ hưu trí trung bình theo đánh giá của

Manulife Asset Management (năm)*

Thời kỳ hưu trí dự kiến của cá nhân

(năm)** Yếu tố chính dẫn tới rủi ro trường thọ

Cao

Đài Loan 33,2# 20,3

Chênh lệch tuổi thọ trung bình giữa nam giới và nữ giới cao hơn dự kiến và tỷ lệ người cao tuổi tham gia lực lượng lao động thấp

Thái Lan 30,2 13,3## Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định thấp

Hồng Kông 30,2 19,5

Tỷ lệ người cao tuổi tham gia lực lượng lao động thấp nhất trong 10 quốc gia, thêm vào đó là tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh ở mức cao

Trung Quốc 28,9‡ 17,5 Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định thấp, thêm vào đó là tuổi thọ trung bình tăng đáng kể trong 50 năm qua

Malaysia 27,4 14,0 Trước đây độ tuổi nghỉ hưu theo quy định thấp

Thấp

Indonesia 25,8 16,1 Tuổi thọ trung bình tương đối thấp

Việt Nam 25,8 15,1## Tuổi thọ trung bình được nâng lên đáng kể, tuy nhiên có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ

Singapore 24,3 18,6 Tỷ lệ người cao tuổi tham gia lực lượng lao động tương đối cao và ngày càng tăng

Nhật Bản 23,5 18,3 Tuổi thọ trung bình cao, thêm vào đó là tỷ lệ người cao tuổi tham gia lực lượng lao động cũng cao

Philippin 20,6 18,7 Tuổi thọ trung bình thấp nhất trong 10 quốc gia

*Dựa trên phân tích kịch bản ARDM phản ánh độ tuổi nghỉ hưu trung bình thực tế đối với các cặp vợ chồng và chênh lệch tuổi tác giữa vợ và chồng theo thị trường (xem Phụ lục 1). **Dựa trên kết quả Chỉ số lạc quan của nhà đầu tư (MISI) của Manulife tại thị trường châu Á. MISI là khảo sát độc quyền diễn ra hàng quý nhằm đo lường và theo dõi quan điểm của các nhà đầu tư tại 8 thị trường trong khu vực về thái độ đối với các nhóm tài sản quan trọng và các vấn đề liên quan. Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 11/2013. # Phân tích ARDM đối với Đài Loan phản ánh bảng tuổi thọ trung bình của người dân Đài Loan, chỉ tới 85 tuổi, và các dự báo sau tuổi 85 dựa trên bảng tuổi thọ trung bình của người dân Trung Quốc đã điều chỉnh. Tất cả các dữ liệu đầu vào khác đối với Đài Loan chỉ dành riêng cho thị trường này. ## Do MISI không được khảo sát tại Việt Nam và Thái Lan nên thời kỳ hưu trí dự kiến của cá nhân đối với các thị trường này thể hiện tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh dựa trên dữ liệu của Cơ quan Dân số Liên hợp quốc trừ đi độ tuổi nghỉ hưu theo quy định liên quan. ‡ Phân tích ARDM đối với Trung Quốc lấy dữ liệu của Bắc Kinh làm đại diện. Nguồn: Manulife Asset Management dựa trên Mô hình Thời kỳ nghỉ hưu của người dân châu Á; Chỉ số lạc quan của nhà đầu tư Manulife.

Page 5: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

5

Theo hình 1, thời kỳ nghỉ hưu trung bình của một cặp vợ chồng ở Đài Loan, điển hình cho 10 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát, là 20,6-33,2 năm. Tuy nhiên việc tích lũy tài sản cho thời kỳ hưu trí chỉ vừa đủ sống đến tuổi thọ trung bình khiến một hộ gia đình chỉ có 50% cơ hội sống lâu hơn thời gian mà tài sản tích lũy có thể đáp ứng, và về cơ bản, đây là một trò may rủi trong việc đảm bảo thu nhập hưu trí.

Thực tế, chúng tôi nhận thấy rủi ro trường thọ của một hộ gia đình – rủi ro họ sẽ sống lâu hơn thời gian số tài sản tích lũy có thể đáp ứng – có thể giảm từ 50% xuống 25% nếu cộng thêm 4 đến 6 năm khi lập kế hoạch hưu trí, tùy vào quốc gia họ sinh sống. Nếu họ muốn giảm rủi ro trường thọ nhiều hơn nữa, từ 50% xuống còn 10%, kế hoạch hưu trí của hộ gia đình cần cộng thêm 7 đến 10 năm nữa.

Ba yếu tố quyết định chính tới thời kỳ hưu trí

1 Độ tuổi nghỉ hưu

Độ tuổi nghỉ hưu là một trong ba yếu tố chính ảnh hưởng tới thời kỳ hưu trí. Tuổi thọ trung bình của người dân khu vực ngày càng tăng, cùng với độ tuổi nghỉ hưu không thay đổi hoặc được nâng lên rất chậm khiến phần tuổi thọ của người dân gây nên thâm hụt tài chính ngày càng tăng (tức là chi tiêu nhiều hơn thu nhập từ lao động). Trong khi thâm hụt tài chính khi còn nhỏ chủ yếu được cha mẹ bù đắp thì người già phải tự bù đắp thâm hụt đó bằng cách kết hợp 5 thành phần chính của thu nhập hưu trí mà chúng tôi đã chỉ ra trong báo cáo về Già hóa dân số ở châu Á với chủ đề Giàu tài sản , nghèo thu nhập:

■ Tiền lương, tiền công (tức là nghỉ hưu muộn hoặc vẫn làm toàn thời gian hoặc bán thời gian khi đã nghỉ hưu);

■ Thu nhập từ chính sách xã hội của chính phủ (ví dụ sức khỏe cộng đồng);

■ Trợ cấp hưu trí; ■ Hỗ trợ tài chính từ phía gia đình; và ■ Thu nhập phát sinh từ của cải hộ gia đình (ví dụ:

thu nhập từ đầu tư hoặc rút tiền từ nguồn tiết kiệm).

Khi khoảng thời gian người già sống trong tình trạng thâm hụt tài chính càng dài, phần thâm hụt sẽ càng tăng do lạm phát và áp lực đặt lên các nguồn thu nhập này cũng ngày càng lớn, vì vậy thường dễ dàng dẫn tới rủi ro trường thọ lớn.

Trước tình trạng dân số đang già đi nhanh chóng, lực lượng lao động ngày càng thu hẹp, hỗ trợ từ phía gia đình cho người cao tuổi ít dần và gánh nặng tài chính đặt lên các chế độ hưu trí và hệ thống chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn, chính phủ các quốc gia phương Đông và phương Tây đã xây dựng và triển khai rất nhiều chiến lược nhằm giảm rủi ro trường thọ. Tăng độ tuổi nghỉ hưu theo quy định đã trở thành một trong các chính sách chủ chốt được theo đuổi, trong đó hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đã áp dụng nâng độ tuổi nghỉ hưu theo quy định hoặc đang xem xét áp dụng chính sách này.

Page 6: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

6

Hình 2: Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại châu Á

Độ tuổi nghỉ hưu Nhận xét và tác động

Trung Quốc 60 đối với nam giới, 50-55 đối với nữ giới; bắt buộc ■ Chủ động thảo luận tăng độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc

Hồng Kông Không có độ tuổi nghỉ hưu theo quy định

■ Quỹ dự trữ hưu bổng (MPF) cho phép rút tiền từ tuổi 65 (một số trường hợp từ tuổi 60)

Indonesia Tổi thiểu 55 tuổi

■ Áp dụng cho người lao động khu vực thành thị, trừ một số nghề nhất định (y tế, viên chức, giảng viên đại học)

■ Chính phủ Indonesia đã thông qua luật nâng độ tuổi nghỉ hưu cho viên chức lên 58 đối với một số hạng nhất định và 60 đối với các cán bộ cấp cao, tuy nhiên luật này chưa có chữ ký và chưa được áp dụng.

■ Không có độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc cho khu vực nông thôn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nhật Bản Bắt buộc 61 tuổi ■ Luật về ổn định việc làm cho người cao tuổi năm 2013 đã nâng độ

tuổi nghỉ hưu bắt buộc lên 61 và quy định cứ sau 3 năm sẽ tăng thêm 1 tuổi cho đến năm 2025, khi độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 65

Malaysia Tối thiểu 60 tuổi ■ Tăng từ 55 lên 60 tuổi vào năm 2013 ■ Người hưởng lương hưu có thể nhận trợ cấp từ Quỹ dự phòng

hưu trí cho người lao động (EPF) từ năm 55 tuổi

Philippin Tối thiểu 60 tuổi, bắt buộc 65 tuổi ■ Áp dụng cho tất cả các nhân viên khu vực tư nhân trừ khi có quy

định cụ thể khác theo kế hoạch hưu trí liên quan hoặc theo pháp luật.

Singapore Bắt buộc 62 tuổi

■ Quy định độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc vào năm 1993 là 60 tuổi và tăng lên 62 tuổi vào năm 1999. Người lao động hiện nay được yêu cầu tiếp tục làm việc cho tới 65 tuổi.

■ Áp dụng đối với tất cả công dân và người dân định cư tại Singapore ■ Hiện tại, những người tham gia Quỹ tiết kiệm trung ương

(CPF) có thể rút khoản tiết kiệm của mình tại quỹ ở tuổi 55 nếu thỏa mãn tổng tiền tối thiểu hiện tại theo quy định của CPF.*

Đài Loan Bắt buộc 65 tuổi ■ Tăng từ 60 lên 65 tuổi năm 2008

Thái Lan Thông thường 60 tuổi ■ Độ tuổi hưu trí đối với người lao động khu vực tư nhân là 55 ■ Để được trợ cấp hưu trí hàng tháng, thời gian cống hiến tối thiểu phải

là 15 năm

Việt Nam 60 đối với nam giới, 55 đối với nữ giới

■ Nam giới có thể nghỉ hưu ở tuổi 50 nếu đã tham gia đóng góp quỹ hưu trí ít nhất 30 năm

■ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu thêm 5 tuổi đối với cả nam và nữ giới

* Đối với những người bước sang tuổi 55 từ ngày 1/1/2013 và đã tiết kiệm được trên 40.000 đô la Singapore tiền mặt tại quỹ CPF hoặc đối với

những người sinh sau năm 1958 và đã tiết kiệm được trên 60.000 đô la Singapore tiền mặt tại quỹ CPF khi đến tuổi được rút tiền (DDA), họ sẽ phải tham gia Bảo hiểm niên kim trọn đời của CPF. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập: www.cpf.gov.sg.

Nguồn: Manulife Asset Management, trang web của chính phủ từng quốc gia

Page 7: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

7

2 Tuổi thọ trung bình

Yếu tố cốt lõi thứ hai quyết định thời kỳ hưu trí là tuổi thọ trung bình. Tuổi thọ trung bình ở nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng tăng do điều kiện y tế được cải thiện, chế độ dinh dưỡng đầy đủ hơn và mức sống cao hơn. Số người sống thọ ở châu Á tăng lên nhanh chóng, mặc dù ban đầu con số này ở mức rất thấp. Từ năm 1950 đến 2010, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh tăng thêm 22 tuổi đối với dân số toàn cầu và 28 tuổi đối với dân số châu Á.Sự tăng tuổi thọ trung bình không đồng đều

Tuy trước đây tuổi thọ trung tăng chủ yếu do tỷ lệ tử ở trẻ sơ sinh giảm nhưng yếu tố này ngày càng phụ thuộc vào hiện tượng kéo dài tuổi thọ - người cao tuổi càng ngày càng sống lâu hơn. Theo các dự báo hiện tại về tuổi thọ trung bình, trong vòng 40 năm tới, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh sẽ tăng thêm 6 tuổi trên toàn thế giới và thêm 5,5 tuổi ở khu vực châu Á1. Vì vậy, độ tuổi nghỉ hưu tăng không đồng đều, thời kỳ hưu trí cũng sẽ tiếp tục tăng và kéo theo gánh nặng tài chính trước khi nghỉ hưu.

Tuy nhiên, điều rất đáng lưu ý ở đây là các dự báo về tuổi thọ tăng chỉ là các giá trị trung bình và mức tăng của từng quốc gia và vùng lãnh thổ lại cho thấy khác biệt đáng kể. Điển hình cho trường hợp này là ở châu Á từ những năm 1950, khi tuổi thọ trung bình ở Indonesia và Trung Quốc tăng vọt. Hiện tại, Nhật Bản là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, ngay sau đó là Hồng Kông và Singapore. Thực tế, theo dự báo, tỷ lệ trường thọ ở Hồng Kông và Singapore sẽ bỏ xa Nhật Bản vào năm 20131. Ngược lại, Philippin uể oải theo sau với tuổi thọ trung bình thấp hơn Nhật Bản 15 năm.

1 Cơ quan Dân số Liên hợp quốc, Triển vọng dân số thế giới năm 2012.

Thế giới Châu Á

40

45

50

55

60

70

65

75

Hình 3: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh (tuổi)

Nguồn: Cơ quan Dân số Liên hợp quốc. Triển vọng dân số thế giới năm 2012

82,7 82,4 81,2

76,1 75,1 74,4 74,0

73,3

69,6 70,3 68,7

67,8

Hình 4a: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh ở châu Á (tuổi)

31,3 29,9

21,7 21,6 21,0 20,5 19,3 19,2 18,7

28,0

21,8

12,4

Hình 4b: Mức tăng tuổi thọ trung bình ở châu Á năm 2010 so với năm 1950 (tuổi)

Ghi chú: Tuổi thọ trung bình tính cho cả nam và nữ giới trừ trường hợp Đài Loan, chỉ tính cho nam giới do số liệu hạn chế. Các số liệu năm 2010 phản ánh số liệu giai đoạn 2005-2010.

Nguồn: Cơ quan Dân số Liên hợp quốc. Triển vọng dân số thế giới năm 2012.

Page 8: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

8

Tuổi thọ trung bình và phát triển kinh tế

Một yếu tố giúp giải thích lý do tuổi thọ trung bình ở các quốc gia châu Á khác nhau là mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và sự trường thọ. Tính toán của chúng tôi cho thấy có 66% mối liên hệ tích cực giữa GDP đầu người trong các điều kiện ngang giá sức mua (PPP) và tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của một quốc gia2.

Theo hình 5, thậm chí các mức độ đơn giản nhất trong quá trình phát triển kinh tế đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ đang phát triển cũng có thể ảnh hưởng to lớn đến tuổi thọ, tuy nhiên ở các nền kinh tế phát triển hơn, các thành tựu khác trong quá trình phát triển kinh tế lại có ảnh hưởng không đáng kể. Sự khác biệt này cho thấy tuổi thọ trung bình có khả năng tăng nhanh tại Indonesia và Philippin, hai quốc gia đều phát triển khá sớm về lợi tức dân số và theo dự báo sẽ có nền kinh tế tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là tuổi thọ trung bình tăng lên ở hai quốc gia này có thể sẽ kéo theo rủi ro trường thọ.

Hình 5: Tuổi thọ trung bình toàn cầu và sự phát triển kinh tế

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức Y tế Thế giới; 2011.

Tuổi thọ trung bình và giới tính

Tuổi thọ trung bình tăng không đồng đều giữa nam giới và nữ giới. Trong khi chênh lệch tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ ngày càng thu hẹp ở nhiều quốc gia trên thế giới thì châu Á lại ngoại lệ, tuổi thọ trung bình của nữ giới thường tăng nhanh hơn nam giới. Vào những năm 1950, chênh lệch tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ là dưới 1 tuổi, nhưng đến năm 2010, con số này đã tăng lên tới gần 4 tuổi, và với Việt Nam là khoảng 10 tuổi3. Theo Liên hợp quốc, dự kiến chênh lệch tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ sẽ không giãn ra trong những thập kỷ tới, điều này ẩn chứa những thách thức mà sự chênh lệch tuổi thọ trung bình mang lại. Tuy nhiên, chênh lệch hiện tại cùng với thực tế rằng người chồng thường nhiều tuổi hơn người vợ cho thấy thời kỳ hưu trí của nữ giới có thể lâu hơn thời kỳ hưu trí của nam giới trung bình 10 năm. Điều này trở thành thách thức lớn đối với chính phủ các nước trong khu vực do các góa phụ thường ít bảo đảm được thu nhập hưu trí nhất và có thể trở thành gánh nặng tài chính to lớn đối với ngân sách chính phủ.

Hình 6: Thay đổi chênh lệch tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ (năm)

Nguồn: Cơ quan Dân số Liên hợp quốc, Cục thống kê quốc gia (Đài Loan).

Tính toán cho thấy có 66% mối liên hệ tích cực giữa GDP đầu người trong các điều kiện ngang giá sức mua (PPP) và tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của một quốc gia.

2 Manulife Asset Management, Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức Y tế Thế giới. 3 Tính toán của Manulife Asset Management dựa trên dữ liệu theo Triển vọng dân số thế giới năm 2012 của Cơ quan Dân số Liên hợp quốc.

Tuổ

i thọ

trun

g bì

nh tí

nh từ

khi

sin

h (t

uổi)

GDP đầu người (PPP) theo quốc gia

Page 9: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

9

3 Tình trạng hôn nhân

Yếu tố cốt lõi thứ ba trong phân tích thời kỳ hưu trí là tình trạng hôn nhân. Tình trạng đa số người dân châu Á bắt đầu nghỉ hưu khi đang sống với người bạn đời của họ ảnh hưởng tới thời kỳ hưu trí theo hai hướng. Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, các cặp vợ chồng không thể xem xét việc sống trường thọ một mình khi tiến hành đánh giá thời kỳ hưu trí. Thay vào đó, họ phải xem xét khả năng rất thực tế, đó là một trong hai người có thể sống lâu hơn người kia rất nhiều, nghĩa là khi lập kế hoạch hưu trí phải xét tuổi thọ trung bình chung của cả hai vợ chồng. Thứ hai, như đã đề cập ở trên, do nữ giới thường sống lâu hơn nam giới và thường trẻ hơn người chồng nên khả năng cao họ sẽ có thời kỳ hưu trí dài hơn nhiều. Vì vậy, mặc dù biết rằngchế định hôn nhân đang thay đổi nhanh chóng tại châu Á, chúng tôi vẫn tập trung phân tích rủi ro trường thọ ở các cặp vợ chồng.

Kết hôn là thông thường nhưng lại đang giảm dần ở châu Á

Trước đây, gia đình là nền tảng của sự ổn định xã hội tại châu Á. Thực tế, chúng tôi cho rằng chính phủ của nhiều nước trong khu vực không hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình như ở châu Âu vì họ không muốn cắt giảm hệ thống hỗ trợ xã hội này. Ở xã hội phương Tây phát triển, chế định hôn nhân đã và đang giảm thiểu dần khi tỉ lệ ly dị tăng và số lượng trẻ em sinh ngoài giá thú nhiều lên.

Xã hội châu Á ngày càng đô thị hóa và lực lượng lao động nữ giới tăng lên khiến cho khu vực này bắt đầu có những thay đổi tương tự. Ngoại trừ Trung Quốc, quốc gia thực tế có số trường hợp kết hôn ngày càng tăng, hầu hết các nền kinh tế ở châu Á lại có số trường hợp kết hôn giảm, đặc biệt giảm mạnh nhất là ở các nền kinh tế phát triển nhất. Do các xu hướng này ngày càng ăn sâu vào người dân nên chúng tôi dự đoán tỷ lệ người cao tuổi ở châu Á nghỉ hưu khi chưa kết hôn sẽ ngày càng tăng.

Người ta cho rằng hôn nhân vẫn là tiêu chuẩn thực tế đối với những người nghỉ hưu trong khu vực; vì vậy, khi lập kế hoạch hưu trí phải phản ánh tuổi thọ trung bình của cả hai vợ chồng trong hầu hết mọi trường hợp. Thậm chí nếu tỷ lệ kết hôn ở châu Á tiếp tục giảm, ví dụ ở Hoa Kỳ cho thấy rằng đa số những người bước vào tuổi hưu trí sẽ nghỉ hưu khi đã kết hôn trong.

Chênh lệch tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ

Chênh lệch tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ ảnh hưởng rất lớn tới thời kỳ hưu trí của các cặp vợ chồng – về cơ bản, chênh lệch càng nhiều thì người còn lại (thường là nữ giới) sau khi người bạn đời của họ qua đời sẽ có thời kỳ nghỉ hưu càng dài. Như đã đề cập, điển hình của các nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp là sự khác biệt lớn về độ tuổi giữa hai vợ chồng.Tuy nhiên, các nền kinh tế ngày càng đô thị hóa dẫn tới chênh lệch tuổi tác giữa hai vợ chồng có xu hướng thu hẹp. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi tình trạng chênh lệch tuổi tác này ở các nền kinh tế đang phát triển là lớn nhất, xét ở khu vực châu Á.

Hình 8: Chênh lệch tuổi tác trung bình giữa vợ và chồng khi mới kết hôn ở châu Á (tuổi)

Nguồn: Cơ quan Dân số Liên hợp quốc, Cục thống kê q (Đài Loan).

Hình 7: Tình trạng hôn nhân ở châu Á khi đến tuổi nghỉ hưu theo giới tính

Ghi chú: Đối với độ tuổi 55-59 là cả nam và nữ. dữ liệu của Hồng Kông là năm 2011, của Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippin, Singapore, Đài Loan và Thái Lan là năm 2010 và Việt Nam là năm 2009. Nguồn: Cơ quan Dân số Liên hợp quốc, 2011, 2012 và 2013: Dữ liệu của Đài Loan lấy từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2010.

Trung Quốc Hồng Kông Indonesia Nhật Bản Malaysia Philippin Singapore Đài Loan Thái Lan Việt Nam

Độc thân Đã kết hôn/sống chung nhưng chưa kết hôn Góa bụa Ly hôn/ly thân

Page 10: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

10

Phân tích thời kỳ hưu trí

Chúng tôi kết hợp những thông tin đã thu được về độ tuổi nghỉ hưu, tuổi thọ trung bình và sự khác biệt tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ ở các cặp vợ chồng với thông tin về tỷ lệ tử theo thống kê bảo hiểm của công ty bảo hiểm nhân thọ thuộc tập đoàn nhằm phát triển một công cụ phân tích xác suất có thể đưa ra dự báo về thời kỳ hưu trí theo từng quốc gia tại châu Á. Công cụ này được gọi là Mô hình thời kỳ hưu trí của người dân châu Á (ARDM), giúp mang lại cái nhìn tổng thể về toàn bộ vòng đời của thời kỳ hưu trí, từ giai đoạn đầu khi người bạn đời còn sống đến giai đoạn người bạn đời đó qua đời. Mô hình ARDM có 3 yếu tố đầu vào chính:

■ Độ tuổi nghỉ hưu – Đối với kịch bản trường hợp căn bản, chúng tôi xét độ tuổi nghỉ hưu trung bình thực tế ở từng thị trường nhằm đưa ra bức tranh thực tế về ảnh hưởng của đặc điểm hưu trí riêng của từng thị trường tới thời kỳ hưu trí và về rủi ro trường thọ.

■ Tuổi thọ trung bình – Kịch bản trường hợp căn bảnphản ánh phân tích tỷ lệ tử theo giới tính và theo quốc gia dựa trên bảng tuổi thọ trung bình 4, độ tuổi nghỉ hưu trung bình thực tế ở từng thị trường và chênh lệch tuổi tác giữa hai vợ chồng tại các thị trường này.5

■ Tình trạng hôn nhân – Như đã đề cập ở trên, chúng tôi tập trung vào các cặp vợ chồng đến tuổi nghỉ hưu và ước tính thời gian nghỉ hưu dựa trên tuổi thọ của người còn lại sau khi người bạn đời của họ qua đời. Thay vì chỉ tập trung vào tuổi thọ trung bình của người còn lại sau khi người bạn đời của họ qua đời – việc lập kế hoạch cho các hộ gia đình về thời kỳ hưu trí trung bình phải đối mặt với rủi ro trường thọ cao do các hộ gia đình này chỉ có 50% khả năng là sẽ cạn kiệt số tiền tiết kiệm trước khi qua đời – chúng tôi cũng ước tính thời kỳ hưu trí với độ tin cậy 75-90% . Các hộ gia đình có kế hoạch hưu trí dựa trên thời kỳ nghỉ hưu lâu hơn này ít có khả năng sống lâu hơn so với tài sản họ tích lũy được.

Thời kỳ hưu trí và rủi ro trường thọ tại châu Á

Mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ chúng tôi khảo sát đều cho thấy những đặc điểm riêng về hưu trí bị chi phối bởi tiền lệ, chính sách của chính phủ, độ tuổi nghỉ hưu, giai đoạn phát triển, của cải tích lũy của hộ gia đình và rất nhiều yếu tố liên quan khác. Kịch bản hưu trí trường hợp căn bản chúng tôi đưa ra phản ánh độ tuổi trung bình mà người già không tiếp tục tham gia lực lượng lao động tại thị trường đó mà đến tuổi nghỉ hưu, đồng thời cũng đưa ra chênh lệch về độ tuổi trung bình thực tế giữa người vợ và người chồng. Kịch bản giúp chúng ta hiểu sâu hơn về rủi ro trường thọ thực tế mà các cặp vợ chồng ở 10 thị trường đều phải đối mặt.

Có lẽ điều thú vị nhất trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi đó là các thị trường phải đối mặt với rủi ro trường thọ ở mức cao nhất không hẳn là các thị trường có tuổi thọ trung bình tính từ khi sinh cao nhất.

Nhóm thị trường có rủi ro trường thọ cao: Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Malaysia

Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng thị trường đối mặt với rủi ro trường thọ ở mức cao nhất là Đài Loan. Dân số Đài Loan có tuổi thọ trung bình thấp nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển hơn mà chúng tôi khảo sát – ngang hàng với tuổi thọ trung bình của quốc gia kém phát triển hơn như Việt Nam.

Điều này giúp giảm rủi ro trường thọ ở người đã nghỉ hưu tại Đài Loan, tuy nhiên thay vào đó là chênh lệch tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ của Đài Loan lại cao hơn và tỷ lệ người cao tuổi tham gia lực lượng lao động thấp thứ hai trong 10 thị trường. Theo chúng tôi, rủi ro trường thọ cao của Đài Loan được hỗ trợ một phần do chính phủ Đài Loan có chế độ hưu trí tương đối linh hoạt và toàn diện, chi tiêu nhiều cho xã hội ở các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, đồng thời các hộ gia đình có khoản tiết kiệm ở mức cao nhất trong khu vực theo nghiên cứu của chúng tôi. Theo đó, nếu hệ thống hưu trí quốc gia của Đài Loan bất ổn và trợ cấp hưu trí bị cắt giảm, chúng tôi dự đoán tỷ lệ người cao tuổi tham gia lực lượng lao động của Đài Loan sẽ tăng mạnh nhằm đảm bảo thu nhập hưu trí.

Tại Hồng Kông, Trung Quốc và Thái Lan – các thị trường có thời kỳ hưu trí trung bình là 29,8 năm với độ tin cậy 50%, tuy nhiên 39 năm thì độ tin cậy là 90%6, rủi ro trường thọ cũng xấp xỉ Đài Loan. Rủi ro trường thọ của Hồng Kông khá lớn, do tỷ lệ người cao tuổi tham gia lực lượng lao động thấp và là thấp nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ chúng tôi khảo sát, kèm theo tuổi thọ trung bình cao hơn và chênh lệch lớn về tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ.

4 Lấy từ tài nguyên của chính phủ đối với Hồng Kông, Nhật Bản và Singapore; Bảng tuổi thọ trung bình của Đài Loan chỉ đến 85, các dự báo sau tuổi 85 dưa trên bảng tuổi thọ trung bình của Trung Quốc và Đài quan sát Y tế toàn cầu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới đối với tất cả các vùng lãnh thổ khác. 5 Dựa trên dữ liệu thu được từ Cơ quan Dân số Liên hợp quốc. 6 Dữ liệu của Bắc Kinh đại diện cho Trung Quốc.

Page 11: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

11

Đồng thời rủi ro trường thọ cao tại Trung Quốc chịu sự ảnh hưởng bởi do tuổi nghỉ hưu bắt buộc thấp và kết quả điều tra của chúng tôi giúp giải thích những nỗ lực hiện nay của chính phủ Trung Quốc nhằm tăng độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc. Thái Lan cũng ở hoàn cảnh tương tự, do phần lớn các nhân viên trong lĩnh vực công và tư có độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 60 tuổi.

Malaysia có tuổi thọ trung bình tính từ khi sinh tương tự với Trung Quốc, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy người Malaysia ít coi việc nghỉ hưu quan trọng đối với mục tiêu tài chính. Thái độ này bị ảnh hưởng bởi thực tế là phần lớn dân số Malaysia mong đợi sẽ được nhận hỗ trợ về tài chính từ con cái trong thời kỳ hưu trí.7 Yếu tố này cùng với độ tuổi nghỉ hưu chính thức thấp, những năm gần đây chỉ tăng từ 55 đến 60, chính là nguyên nhân chính giải thích tại sao người Malaysia rời thị trường lao động tương đối sớm. Theo đó, chúng tôi đánh giá Malaysia đang phải đối mặt với nguy cơ trường thọ tương đối cao - chỉ thời gian mới cho chúng ta biết liệu độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc mới và cao hơn có đóng góp vào thay đổi đặc điểm hưu trí của quốc gia này và giúp giảm mức độ rủi ro không.

Nhóm thị trường có rủi ro trường thọ thấp: Indonesia, Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Philippin

Mức rủi ro trường thọ thấp hơn của Indonesia liên quan mật thiết đến tuổi thọ trung bình tương đối thấp và độ tuổi nghỉ hưu chính thức thấp, tức 55 tuổi. Tuy nhiên, Indonesia có lợi tức dân số tương đối sớm - bùng nổ lượng dân số chuyển tiếp từ độ tuổi lao động sang độ tuổi nghỉ hưu, dẫn đến tổng mức thu nhập vượt quá tổng mức chi tiêu, làm tăng tích trữ và đầu tư, dẫn đến mức hoạt động kinh tế cao hơn - và có thể có nhiều năm tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và tăng thu nhập trên đầu người. Do đó rủi ro trường thọ có thể tăng ở Indonesia trong tương lai do mối tương quan giữa mức độ thành tựu kinh tế và sự trường thọ nêu trên đây.

Một điều đáng ngạc nhiên là mức rủi ro trường thọ của Việt Nam thực tế nằm trong khoảng thấp hơn mặc dù Việt Nam có độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc tương đối thấp và tuổi thọ tăng.

Có thể nói mức rủi ro trường thọ mà người nghỉ hưu tại Việt Nam phải đối mặt có thể tăng nhanh trong những năm tới trừ khi các nhà hoạch định chính sách thực hiện các biện pháp để tăng độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc vốn tương đối thấp ở quốc gia này. Một trong những yếu tố thú vị hình thành rủi ro trường thọ tại Việt Nam là quốc gia này thực tế có chênh lệch tuổi thọ trung bình giữa nam giới và nữ giới lớn nhất trong các quốc gia và các lãnh thổ. Do đó, chúng tôi tin rằng số người góa bụa ở Việt Nam cần trợ cấp tài chính có thể tăng nhanh khi quốc gia này già đi.

Singapore là một bất ngờ khác do quốc gia này là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất trong khu vực sau Nhật Bản và Hồng Kông, nhưng có mức rủi ro trường thọ tương đối thấp. Một yếu tố có vẻ mâu thuẫn góp phần vào tình trạng này là chính phủ Singapore đã thực hiện các cải cách quan trọng trong công tác tăng tỉ lệ người cao tuổi tham gia lực lượng lao động - tỉ lệ người cao tuổi tham gia lực lượng lao động ở đảo quốc này cao so với một quốc gia phát triển và có vẻ sẽ tiếp tục tăng.

Một bất ngờ khác là tại Nhật Bản, quốc gia có tuổi thọ trung bình tính từ khi sinh cao nhất thế giới thực tế lại có rủi ro trường thọ thấp nhất trong khu vực, tương đương với Philippin. Chúng tôi tin rằng nguyên nhân chủ yếu là tỉ lệ người cao tuổi nam giới tham gia lực lượng lao động ở quốc gia này cao - thực tế độ tuổi nghỉ hưu trung bình của nam giới Nhật Bản là 698 so với độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc chính thức là 61. Có thể nói rằng Nhật Bản cũng ở trong tình trạng phải kiểm soát chặt chẽ rủi ro trường thọ. Do tình trạng già hóa dân số trong nước tăng, tỉ lệ người nghỉ hưu ngày càng tăng rơi vào danh mục “quá già” để có thể lao động thường được cắt giảm và chi phí chăm sóc y tế cao. Xu hướng này gia tăng dẫn đến tăng hỗ trợ cho nhóm nhân khẩu này có thể gia tăng gánh nặng tài chính cho chính phủ.

Philippin là nước có rủi ro trường thọ thấp nhất chủ yếu do tuổi thọ trung bình tình từ khi sinh trong thực tế của quốc gia thấp nhất trong 10 quốc gia và vùng lãnh thổ được điều tra.

Tuy nhiên, tương tự như Indonesia, chúng tôi nhận thấy rủi ro trường thọ ở quốc gia này có thể tăng do Philippin đạt được những lợi ích của lợi tức dân số và thu nhập trên đầu người tăng và các hộ gia đình có thể tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn.

Hình 9: Thời kỳ hưu trí chung dự kiến cho các cặp vợ chồng tại Châu Á (Năm)

Ghi chú: Phản ánh trường hợp cơ bản về độ tuổi hưu trí trung bình thực tế và chênh lệch độ tuổi giữa vợ và chồng cho mỗi thị trường. Phân tích ARDM đối với Trung Quốc phản ánh dữ liệu của Bắc Kinh. Phân tích ARDM đối với Đài Loan phản ánh bảng tuổi thọ trung bình của Đài Loan chỉ đến độ tuổi 85 và dự kiến sẽ vượt quá độ tuổi 85 dựa trên bảng tuổi thọ trung bình được điều chỉnh của Trung Quốc. Toàn bộ các dữ liệu đầu vào khác đối với Đài Loan là dữ liệu cụ thể của thị trường đó. Nguồn: Phòng quản lý tài sản Manulife dựa trên Mô hình thời kỳ hưu trí Châu Á

7 Chỉ số lạc quan của nhà đầu tư Manulife, tháng 11 2013. 8 OECD, Già hóa dân số và chính sách việc làm - Thống kê độ tuổi nghỉ hưu trung bình hiệu quả, 2012.

Đài

Loa

n

Thá

i Lan

Tru

ng

Quố

c

Việ

t Nam

Nhậ

t Bản

Trung bình 75% 90%

Phill

ipin

Page 12: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

12

Ước tính so với thực tại: Đánh giá thấp độ dài của thời kỳ hưu trí

Phân tích của chúng tôi về thời kỳ hưu trí tại châu Á và các cấp độ rủi ro trường thọ cho thấy các thách thức mà các khoản tiết kiệm cho hưu trí đang phải đối mặt trong khi các chính phủ đang tìm kiếm giải pháp nhằm chu cấp cho lượng dân số đang ngày một già hóa của mình. Vấn đề này càng trở nên phức tạp trước thực trạng hầu hết các hộ gia đình tại châu Á đều đánh giá thấp độ dài có thể của thời kỳ hưu trí của họ và do đó, họ hầu như không tiết kiệm đủ.

Cuộc khảo sát Chỉ số lạc quan của Nhà đầu tư (MISI) của Manulife trên 4.000 nhà đầu tư thuộc 8 thị trường tại châu Á9 về các vấn đề như họ cho rằng họ sẽ phải sống dựa vào các khoản tiết kiệm hưu trí của họ trong bao lâu. So sánh các kết quả này với các dự báo ARDM cho thấy mức độ chênh lệch rõ rệt giữa ước tính của các nhà đầu tư và thời kỳ hưu trí mà họ sẽ phải đối mặt. Trong khi tại Philippin, khoảng chênh lệch này chủ yếu rơi vào khoảng 1,9 năm thì tại Malaysia, con số này vào khoảng 13,5 năm, khoảng thời gian chênh lệch trung bình vào khoảng 8,9 năm.

Hình 10: Ước tính về thời kỳ hưu trí so với các dự báo ARDM (năm)

Lưu ý: Cuộc khảo sát Chỉ số lạc quan của Nhà đầu tư của Manulife được thực hiện vào tháng 10/2013 trên 8 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 4.000 nhà đầu tư tham gia trả lời khảo sát. Kết quả trên là các câu trả lời trung bình cho mỗi câu hỏi khảo sát về việc nhà đầu tư cho rằng họ sẽ phải sống dựa vào các tài sản hưu trí trong bao lâu. Các kết quả dự báo ARDM được tổng hợp dựa trên số tuổi hưu trí trung bình thực tế theo từng thị trường và khoảng cách tuổi tác giữa các cặp vợ chồng thực tế trung bình (xem Phụ lục 1). Phân tích ARDM đối với Trung Quốc được dựa trên kết quả thu thập tại Bắc Kinh. Phân tích ARDM tại Đài Loan phản ánh bảng thống kê tuổi thọ trung bình của người Đài Loan, trong đó số tuổi tối đa là 85 tuổi, các dự báo nằm ngoài 85 tuổi dựa trên các bảng thống kê tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc. Toàn bộ các dữ liệu đầu vào cho thị trường Đài Loan đều là các dữ liệu cụ thể và đặc trưng cho thị trường này.

Nguồn: ARDM của Manulife Asset Management, Phòng Khảo sát Chỉ số lạc quan của Nhà đầu tư của Manulife.

9 Cuộc khảo sát Chỉ số lạc quan của các Nhà đầu tư của Manulife tại châu Á được tiến hành theo định kỳ hàng quý, là cuộc khảo sát mang tínhđộc quyền, nhằm điều tra và theo dõi các quan điểm của các nhà đầu tư thuộc 8 thị trường trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippin, Singapore và Đài Loan, về quan điểm của họ trước các loại tài sản chính và các vấn đề liên quan. Tài liệu được trích dẫn từ nghiên cứu được thực hiện vào tháng 11 năm 2013.

Khảo sát MISI Đài

Loa

n

Hồn

g K

ông

Nhậ

t Bản

Tru

ng Q

uốc

Phili

ppin

Page 13: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

13

Phân tích Độ nhạy: Độ tuổi nghỉ hưu

Chúng tôi tin rằng độ nhạy đối với độ tuổi nghỉ hưu là một yếu tố dữ liệu đầu vào chủ chốt để tạo nên sự đánh giá toàn diện về rủi ro trường thọ. Do đó, chúng tôi đã tiến hành phân tích ba kịch bản khác, trong đó, không kể đến chênh lệch về độ tuổi nghỉ hưu và khoảng cách tuổi tác giữa các cặp vợ chồng giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các kịch bản này phản ánh khoảng cách độ tuổi10 là 3 năm của các cặp vợ chồng và đưa ra giả định rằng cả hai vợ chồng:

Trường hợp độ nhạy 1: Nghỉ hưu “sớm” ở 55 tuổi

Trường hợp độ nhạy 2: Nghỉ hưu “thông thường” ở 60 tuổi

Trường hợp độ nhạy 3: Nghỉ hưu “muộn” ở 65 tuổi

Chúng tôi không quá ngạc nhiên trước kết quả về độ tuổi nghỉ hưu và rủi ro trường thọ có mối tương quan mật thiết với nhau. Cứ mỗi năm nghỉ hưu sớm sẽ làm tăng một năm trong rủi ro trường thọ và ngược lại. Đây là sự thật hiển nhiên, tuy nhiên, điều này cũng cho thấy mức độ dễ dàng, thuận tiện cho mọi người để thực hiện các giải pháp nhằm giảm rủi ro trường thọ của mình nếu họ nhận thấy các nguồn thu nhập hưu trí đang thiếu hụt so với ước tính của mình.

Phân tích Độ nhạy: Tình trạng hôn nhân

Do phân tích rủi ro trường thọ của chúng tôi được thực hiện dựa trên thời kỳ hưu trí chung của các cặp vợ chồng, cân nhắc độ nhạy của rủi ro trường thọ đối với tình trạng hôn nhân bằng cách tìm hiểu sự khác biệt giữa một người độc thân và cặp vợ chồng khi bước vào thời kỳ hưu trí là một việc đáng làm. Kết quả đã minh chứng rõ ràng về tầm quan trọng của việc xem xét, cân nhắc tuổi thọ trung bình khi lên kế hoạch hưu trí.

Ví dụ, mô hình ARDM cho thấy, tại Philippin, người chồng lên kế hoạch hưu trí nên cộng thêm khoảng 7,1 năm vào thời kỳ hưu trí dự kiến của họ do tuổi thọ trung bình dài hơn của người vợ. Con số này tại Hồng Kông là 10,2 năm. Đây là một con số quan trọng trong khoảng thời gian phát sinh thiếu hụt tài chính so với hoạch định, đồng thời cũng ám chỉ lượng tài sản hưu trí cần phải được tích lũy.

Trong thực tế, phân tích độ nhạy của chúng tôi cho thấy các chênh lệch về rủi ro trường thọ ở người độc thân so với người có gia đình ở các nền kinh tế thường phát sinh do sự khác biệt về tuổi thọ trung bình giữa nam giới và nữ giới. Các nền kinh tế có khoảng cách tuổi thọ trung bình giữa nam giới và nữ giới cao, như Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan và Việt Nam, là minh chứng rõ rệt cho các chênh lệch lớn nhất về thời kỳ hưu trí ước tính giữa những người đàn ông độc thân và các cặp vợ chồng.

Hình 11. Chênh lệch về số năm thời kỳ hưu trí (năm) giữa đàn ông độc thân và cặp vợ chồng.

Lưu ý: Giả định rằng một cặp vợ chồng nghỉ hưu khi người chồng 65 tuổi và người vợ ít hơn 3 tuổi (xem chú thích 10). Phân tích ARDM đối với Trung Quốc được dựa trên kết quả thu thập tại Bắc Kinh. Phân tích ARDM tại Đài Loan phản ánh bảng thống kê tuổi thọ trung bình của người Đài Loan, trong đó số tuổi tối đa là 85 tuổi, và các dự báo vượt ngoài vượt ngoài độ tuổi 85 được đưa ra dựa trên bảng tuổi thọ trung bình đã được điều chỉnh của Trung Quốc. Toàn bộ các dữ liệu đầu vào cho thị trường Đài Loan đều là các dữ liệu cụ thể và đặc trưng cho thị trường này.

Nguồn: ARDM của Manulife Asset Management, Phòng Khảo sát Chỉ số lạc quan của Nhà đầu tư của Manulife

Các nền kinh tế có khoảng chênh lệch lớn về tuổi thọ trung bình giữa nam giới và nữ giới là minh chứng rõ rệt cho các chênh lệch lớn nhất về độ dài thời kỳ hưu trí ước tính giữa những người đàn ông độc thân và các cặp vợ chồng

10Theo số liệu 2,61 năm trung bình tổng hợp trên 10 quốc gia và vùng lãnh thổ được phân tích dựa trên các dữ liệu từ Cục Dân số thuộc Liên Hiệp Quốc và Cục Thống kê Quốc gia, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Đài Loan).

Phil

ippi

n

Đài

Loa

n

Hồn

g K

ông

Nhậ

t Bản

Tru

ng Q

uốc

Thá

i Lan

Việ

t Nam

Page 14: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

14

Rủi ro trường thọ và chu cấp cho người còn lại sau khi người bạn đời của họ qua đời

ARDM cũng đưa ra cái nhìn sâu sắc về khoảng thời gian các cặp vợ chồng ước tính có thể sống cùng nhau trong thời kỳ hưu trí so với khoảng thời gian một người trong số họ phải sống một mình. Những chênh lệch về tuổi tác trong hôn nhân và tuổi thọ trung bình lớn hơn ở nữ giới cho thấy người phải sống một mình trong các cặp vợ chồng thường sẽ là người vợ. ARDM cũng cho thấy các cặp vợ chồng có thể ước tính về việc họ có thể dành ra khoảng 50 đến 75% tổng thời kỳ hưu trí của mình để chung sống cùng nhau, tuy nhiên người còn lại – thường là người vợ - lại có xu hướng dành một phần đáng kể trong thời kỳ hưu trí của mình để sống một mình.

Điều này đưa ra các ngụ ý quan trọng về việc cùng lên kế hoạch về thời kỳ hưu trí vì nữ giới thường kết thúc thời gian lao động sớm hơn so với nam giới và thường có các nguồn thu nhập hưu trí thấp hơn so với phạm vi sử dụng của họ. Tuy nhiên, trong khi khoản thu nhập có thể giảm mạnh do người bạn đời chung sống cùng, các chi phí hưu trí vẫn thường không được chia đều khi người chồng hoặc người vợ mất đi do cuộc sống vợ chồng của họ cần các chi phí sinh hoạt cần thiết. Nhìn chung, điều này cho thấy, người châu Á có xu hướng phải đối mặt với khả năng số lượng góa phụ đang ngày một tăng lên trong khi các nguồn lực tài chính bị thu nhỏ do độ tuổi dân số ở khu vực này. Thực tại này cho thấy những thách thức chính trị quan trọng đối với các chính phủ trong khắp khu vực.

Ví dụ như ở Đài Loan và Philippin (xem Hình 13), chỉ số ARDM cho thấy cột cao nhất về kết quả trong thời kỳ hưu trí của các cặp vợ chồng Philippin rơi vào khoảng thời kỳ trung bình 21 – 25 năm, trong khi thời kỳ hưu trí ở các cặp vợ chồng Đài Loan có xu hướng cao hơn nhiều. ARDM cho thấy thời kỳ hưu trí ngắn nhất và chiếm phần trăm nhỏ nhất rơi vào khoảng từ 0 đến 5 năm, tuy nhiên phần đa nổi trội hơn hẳn ở cả hai thị trường là thời kỳ hưu trí kéo dài trong khoảng từ 20 năm trở lên. Trong khi số liệu này cho thấy những biến động rõ rệt cần phải tính đến khi lên kế hoạch hưu trí, hậu quả của việc dự đoán sai độ dài thời kỳ hưu trí là tính bất cân xứng – thời kỳ hưu trí bị dự đoán tăng lên thường phổ biến hơn so với những dự đoán ngắn đi về thời kỳ hưu trí, đồng thời việc này cũng giúp chúng ta đưa ra những khoản tiết kiệm hưu trí cho sinh hoạt.

Hình 12: Thời kỳ hưu trí trung bình mà một người phải sống một mình sau khi người bạn đời của họ qua đời (năm)

Lưu ý: Số liệu phản ánh dựa trên trường hợp căn bản về độ tuổi nghỉ hưu trung bình thực tế và khoảng cách tuổi tác giữa các cặp vợ chồng ở mỗi thị trường. Phân tích ARDM tại Trung Quốc phản ảnh số liệu nổi bật về thành phố Bắc Kinh. Phân tích ARDM tại Đài Loan phản ánh bảng thống kê tuổi thọ trung bình của người Đài Loan, trong đó số tuổi tối đa là 85 tuổi, và các dự báo vượt ngoài vượt ngoài độ tuổi 85 được đưa ra dựa trên bảng tuổi thọ trung bình đã được điều chỉnh của Trung Quốc. Toàn bộ các dữ liệu đầu vào cho thị trường Đài Loan đều là các dữ liệu cụ thể và đặc trưng cho thị trường này. Nguồn: Manulife Asset Management dựa trên Mô hình Thời kỳ Hưu trí châu Á.

Hình 13: Độ dài thời kỳ hưu trí của người Đài Loan so với người Philippin

Lưu ý: Giả định rằng một cặp vợ chồng nghỉ hưu khi người chồng 65 tuổi và người vợ ít hơn 3 tuổi (xem chú thích 10). Phân tích ARDM tại Trung Quốc phản ảnh số liệu nổi bật về thành phố Bắc Kinh. Phân tích ARDM tại Đài Loan phản ánh bảng thống kê tuổi thọ trung bình của người Đài Loan, trong đó số tuổi tối đa là 85 tuổi, và các dự báo vượt ngoài vượt ngoài độ tuổi 85 được đưa ra dựa trên bảng tuổi thọ trung bình đã được điều chỉnh của Trung Quốc. Toàn bộ các dữ liệu đầu vào cho thị trường Đài Loan đều là các dữ liệu cụ thể và đặc trưng cho thị trường này. Nguồn: ARDM của Manulife Asset Management dựa trên Mô hình Thời kỳ Hưu trí châu Á.

Đài

Loa

n

Hồn

g K

ông

Nhậ

t Bản

Tru

ng Q

uốc

Phil

ippi

n

Thá

i Lan

Việ

t Nam

Philippin

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm

Đài Loan

Page 15: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

15

Hậu quả của việc chẩn đoán sai thời kỳ hưu trí là tính bất cân xứng – thời kỳ hưu trí bị chẩn đoán tăng lên thường phổ biển hơn so với những chẩn đoán ngắn đi về thời kỳ hưu trí, đồng thời việc này cũng giúp chúng ta đưa ra những khoản tiết kiệm hưu trí cho sinh hoạt.

Điều này cũng được minh chứng rõ ràng thông qua biểu đồ vòng đời thời kỳ hưu trí ở người Đài Loan và người Philippin (xem Hình 14a và 14b). Cả hai biểu đồ đều có điểm bắt đầu từ thời điểm cặp vợ chồng nghỉ hưu và chung sống cùng nhau, cho đến khi còn lại một người trong số họ, thông thường là người vợ, sống một mình, và cuối cùng là cho đến khi kết thúc thời kỳ hưu trí khi người còn lại qua đời. Các biểu đồ mô tả khả năng xác suất về thời điểm các thay đổi này có thể xảy ra và khoảng thời gian hưu trí của người còn lại sau khi người bạn đời của họ qua đời. Điều này cũng cho thấy khả năng người còn lại sau cùng là nữ giới (người vợ) thường phổ biến hơn.

Cuối cùng, các biểu đồ vòng đời thời kỳ hưu trí cũng chỉ ra rằng thời kỳ hưu trí chính là một gánh nặng cho một nền kinh tế như Đài Loan – có nghĩa là hầu hết các cặp vợ chồng trong thị trường này đều bước vào thời kỳ hưu trí với độ tự tin khá lớn về việc thời kỳ hưu trí của cả hai người sẽ kéo dài tối thiểu 26 năm. Với suy nghĩ này, những người lên kế hoạch về thời kỳ hưu trí trong các thị trường có xu hướng trường thọ sẽ có hiểu biết sâu sắc và nhạy bén hơn về những thử thách trong thời kỳ hưu trí mà họ phải đối mặt và lượng tài sản cần thiết để giảm thiểu tối đa rủi ro trường thọ so với nguồn thu nhập của họ.

Hình 14a: Vòng đời thời kỳ hưu trí của người Đài Loan

Lưu ý: Giả định rằng một cặp vợ chồng nghỉ hưu khi người chồng 65 tuổi và người vợ ít hơn 3 tuổi (xem chú thích 10). Phân tích ARDM tại Trung Quốc phản ảnh số liệu nổi bật về thành phố Bắc Kinh. Phân tích ARDM tại Đài Loan phản ánh bảng thống kê tuổi thọ trung bình của người Đài Loan, trong đó số tuổi tối đa là 85 tuổi, và các dự báo vượt ngoài vượt ngoài độ tuổi 85 được đưa ra dựa trên bảng tuổi thọ trung bình đã được điều chỉnh của Trung Quốc. Toàn bộ các dữ liệu đầu vào cho thị trường Đài Loan đều là các dữ liệu cụ thể và đặc trưng cho thị trường này. Nguồn: ARDM của Manulife Asset Management dựa trên Mô hình Thời kỳ Hưu trí châu Á.

Hình 14b: Vòng đời thời kỳ hưu trí của người Philippin

Lưu ý: Giả định rằng một cặp vợ chồng nghỉ hưu khi người chồng 65 tuổi và người vợ ít hơn 3 tuổi (xem chú thích 10). Nguồn: ARDM của Manulife Asset Management dựa trên Mô hình Thời kỳ Hưu trí châu Á.

Cả hai vợ chồng còn sống

Chỉ còn người chồng

Chỉ còn người vợ Cả hai đều qua đời

Cả hai vợ chồng còn sống

Chỉ còn người chồng

Chỉ còn người vợ Cả hai đều qua đời

Page 16: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

16

Kết luận

Già hóa dân số nhanh chóng đã và đang tạo ra những thách thức đối với các chính phủ, hộ gia đình và các định chế tài chính trong khu vực châu Á từ khía cạnh đảm bảo thu nhập hưu trí. Thách thức này còn tăng lên rõ rệt trước thực trạng tuổi thọ trung bình đang ngày một tăng cao trong khu vực, độ tuổi hưu trí quy định ở mức thấp và các xu thế hôn nhân đang dần trở nên tương đồng với xu thế tại các nước phương Tây(như kết hôn muộn, có ít con hơn và có khả năng ly hôn cao).

Tình trạng này cũng thêm phần nghiêm trọng khi các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các hộ gia đình trong khu vực thường không đánh giá đúng mức về độ dài thời kỳ hưu trí của họ, từ đó, có xu hướng làm tăng thêm rủi ro trường thọ do không tiết kiệm đủ để trang trải cho các thời kỳ thiếu hụt tài chính. Điểm bất lợi này càng tăng cao ở các cặp vợ chồng, những người đánh giá sai độ dài thời kỳ hưu trí nếu họ dựa trên những tính toán về tuổi thọ trung bình của một người trong số họ chứ không phải là cả hai vợ chồng. Nghiên cứu của chúng tôi còn chỉ ra rằng hậu quả tiềm tàng xung quanh vấn đề sử dụng độ dài thời kỳ hưu trí trung bình là khá nhiều và hậu quả của việc dự đoán saibất đối xứng với những đối tượng khác nhau.

Phân tích thời kỳ hưu trí của chúng tôi cho thấy mỗi thị trường ở châu Á đều mang tính đặc thù riêng về mức độ rủi ro trường thọ đang phải đối mặt, nguyên nhân của rủi ro này và các giai đoạn phát triển của các thị trường. Điểm chung duy nhất mà chúng tôi đưa ra là tất cả các thị trường đều đang già hóa nhanh chóng và dường như đều có những đánh giá chưa xứng tầm về phạm vi rủi ro bị ảnh hưởng. Điều này cho thấy các biện pháp ứng phó chính sách mà các chính phủ theo đuổi và các chiến lược tiết kiệm mà các hộ gia đình đang áp dụng cần phải phù hợp với từng điều kiện cụ thể tại mỗi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

Nhìn chung, theo các dữ liệu chúng tôi thu thập được, việc lập kế hoạch hưu trí phải được thực hiện dựa trên những ước tính về độ dài thời kỳ hưu trí lâu hơn những con số trung bình mà hầu hết các hộ gia đình đang dựa vào đó để lên kế hoạch hưu trí. Công cụ ARDM trực tuyến của chúng tôi là một trong những công cụ hỗ trợ mà các hộ gia đình có thể sử dụng để “kiểm tra tính xác thực” đối với những ước tính về thời kỳ hưu trí; đồng thời, nghiên cứu Già hóa dân số ở châu Á của chúng tôi đưa ra năm thành phần chính trong thu nhập hưu trí, giúp đảm bảo thu nhập hưu trí: tiền lương và tiền công; khoản chi tiêu cho xã hội của chính phủ; trợ cấp hưu trí; hỗ trợ tài chính từ gia đình và thu nhập từ của cải hộ gia đình.

Theo báo cáo nghiên cứu Già hóa dân số ở châu Á kỳ trước, một số phương pháp chính mà các hộ gia đình có thể áp dụng nhằm tăng cường đảm bảo thu nhập hưu trí và giảm rủi ro trường thọ của mình bao gồm triển khai hiệu quả nguồn lực tài chính của hộ gia đình (xem phần Ảnh hưởng của tiền tệ tại châu Á: Các phương án nhằm hướng đến danh mục đầu tư đa dạng hơn) và tăng cường mức độ tham gia lao động trong thời kỳ hưu trí (xem phần Ước tính và Thực tại: Tỷ lệ người cao tuổi tham gia lực lượng lao động và bảo đảm thu nhập hưu trí).

Page 17: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

17

Phụ lục

Page 18: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

18

Phụ lục 1: Các kịch bản trường thọ trong thời kỳ hưu trí

Kịch bản Mục tiêu Mô tả Trường hợp căn bản

Kết quả về thời kỳ hưu trí ở từng quốc gia

Chúng tôi sử dụng các dữ liệu thực tế về độ tuổi nghỉ hưu trung bình và khoảng cách tuổi tác giữa các cặp vợ chồng để chỉ ra thời kỳ hưu trí “điển hình” trong từng thị trường trong số 10 thị trường nghiên cứu của chúng tôi.

Thị trường Độ tuổi của người chồng khi nghỉ

hưu

Độ tuổi của người vợ khi nghỉ hưu

Chênh lệch tuổi tác

Trung Quốc 60 58 1,8

Hồng Kông 64 62 2,5

Indonesia 60 57 3,4

Nhật Bản 69 68 1,5

Malaysia 60 58 2,3

Philippin 65 62 2,6

Singapore 69 67 2,5

Đài Loan 59 56 2,7

Thái Lan 60 57 3,3

Việt Nam 64 61 3,5

Trường hợp độ nhạy 1

Nghỉ hưu sớm Trong tất cả các thị trường, chúng tôi giả định người chồng nghỉ hưu ở 55 tuổi và người vợ ít hơn 3 tuổi*

Trường hợp độ nhạy 2

Nghỉ hưu thường Trong tất cả các thị trường, chúng tôi giả định người chồng nghỉ hưu ở 60 tuổi và người vợ ít hơn 3 tuổi*

Trường hợp độ nhạy 3

Nghỉ hưu muộn Trong tất cả các thị trường, chúng tôi giả định người chồng nghỉ hưu ở 65 tuổi và người vợ ít hơn 3 tuổi*

* Theo số liệu 2,61 năm trung bình tổng hợp trên 10 quốc gia và vùng lãnh thổ được phân tích dựa trên các dữ liệu từ Cục Dân số thuộc Liên Hiệp Quốc và Cục Thống kê Quốc gia, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Đài Loan).

Page 19: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở CHÂU Á

19

Phụ lục 2: Các giả định và phương pháp phân tích tỷ lệ tử vong

Chúng tôi tiến hành phân tích trên 10 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á, sử dụng bảng thổng kê tuổi thọ trung bình thực tế của nam giới và nữ giới của từng quốc gia. Chúng tôi đã triển khai phân tích xác suất trong một khoảng thời gian nhất định, đưa ra ước tính trong các trường hợp cả hai vợ chồng đều còn sống cùng nhau, một trong hai người còn sống, và cuối cùng, trường hợp cả hai đều qua đời – phân tích sau cùng được thực hiện dựa trên tỷ lệ tử vong theo giới tính và độ tuổi. Kết quả của mô hình này sau nhiều năm phân tích cho thấy, xác suất phân bổ vòng đời hưu trí toàn diện cho thời kỳ hưu trí ở người lớn tuổi chủ yếu rơi vào trường hợp các cặp vợ chồng đều nghỉ hưu cùng nhau, trường hợp một trong hai người hoặc cả hai đã qua đời có xác suất thấp hơn. Các dự báo phản ánh thực trạng tăng tỷ lệ tử vong theo ước tính, tuy nhiên không đưa ra các dự báo về việc tăng tỷ lệ tử vong tính đến sau năm 2051.

Bảng thống kê tỷ lệ tử vong ở Trung Quốc trong các năm 1990, 2000 và 2011 do Đài quan sát Y tế toàn cầu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới tổng hợp. Dữ liệu được phân nhóm thành năm nhóm, mỗi nhóm cách nhau 5 tuổi. Bảng thống kê tỷ lệ tử vong theo tỉnh và thành phố cũng được đưa tra trong nghiên cứu “Bảng Thống kê tuổi thọ theo Tỉnh và Quốc gia, trích Dữ liệu Điều tra Dân số năm 2000 của Trung Quốc”, kết quả nghiên cứu cũng được phân loại thành năm nhóm, mỗi nhóm cách nhau 5 tuổi. Phân tích của chúng tôi yêu cầu sử dụng dữ liệu tỷ lệ tử vong tại Bắc Kinh để áp dụng cho Trung Quốc. Tỷ lệ tử vong ở từng độ tuổi sau đó được tính lại bằng cách suy luận và sửa đổi từ bảng thống kê tỷ lệ sống sót (Lx) và tính toán lại tỷ lệ tử vong theo từng độ tuổi. Sau đó, tỷ lệ tử vong theo từng độ tuổi được dự kiến cho các năm 2011 đến 2051 dựa trên tỷ lệ tăng trung bình quan sát được từ năm 1990 đến 2011, và được chia thành các nhóm năm: 2011-2021, 2021-2041, 2041-2051. Tỷ lệ tăng tương tự được giả định cho nhóm nam giới và nữ giới dựa trên kinh nghiệm thu được trước đây. Tỷ lệ tử vong sau đó được điều chỉnh sửa dụng phương pháp bình quân di động giản đơn.

Tại Hồng Kông, bảng thống kê tỷ lệ tử vong cho các năm 2006-2011, và các dự báo cho năm 2016 và các năm cách nhau 5 năm sau đó cho đến năm 2041 do Cục Thống kê và Điều tra Dân số Hồng Kông tổng hợp. Bảng thống kê tỷ lệ tử vong cho các năm này được tổng hợp thông qua phương pháp nội suy. Bảng thống kê tỷ lệ tử vong cho các

năm sau năm 2041 được ước tính dựa trên tỷ lệ tăng bình quân quan sát được trong thời gian từ 2031 đến năm 2041, có điều chỉnh, với tỷ lệ tăng ở nam giới và nữ giới được giả định có giá trị bằng nhau ở cùng một thời điểm.

Tại Nhật Bản, bảng thống kê tỷ lệ tử vong cho các năm từ 1999 đến 2011 do Bộ Y tế Nhật Bản tổng hợp. Tỷ lệ tử vong cho các năm 2021-2051 được ước tính dựa trên tỷ lệ tăng quan sát được trong các năm 2006-2011, và tỷ lệ tăng được chia thành ba nhóm năm: 2011-2021, 2021-2041, 2041-2051. Tỷ lệ tăng giữa nữ giới và nam giới được giả định bằng nhau dựa trên cơ sở kinh nghiệm thu được từ các năm trước đó.

Bảng thống kê tỷ lệ tử vong ở Singapore trong các năm 2007-2011 do Cục Thống kê Singapore tổng hợp. Bảng thống kê tỷ lệ tử vong cho các năm 2012-2051 được ước tính dựa trên tỷ lệ tăng bình quân quan sát được trong các năm từ 2006 đến 2011, và tỷ lệ tăng được chia thành ba nhóm năm: 2011-2021, 2021-2041, 2041-2051. Tỷ lệ tăng được giả định riêng biệt giữa nam giới và nữ giới.

Bảng thống kê tỷ lệ tử vong ở Đài Loan chỉ thống kê trong phạm vi 85 tuổi. Trong trường hợp tuổi thọ của người Đài Loan vượt ngoài 85 tuổi, chúng tôi đã thực hiện phân tích so sánh giữa người Đài Loan và người Trung Quốc tới 85 tuổi. Dựa trên kết quả so sánh tương quan, chúng tôi quyết định mở rộng bảng thống kê tuổi thọ của người Đài Loan lên trên 85 tuổi, sử dụng các dữ liệu từ bảng thống kê áp dụng cho người Trung Quốc.

Đối với Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam, bảng thống kê tỷ lệ tử vong cho các năm 1990, 2000 và 2011 do Đài quan sát Y tế toàn cầu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới tổng hợp. Dữ liệu được phân nhóm thành năm nhóm, mỗi nhóm cách nhau 5 tuổi. Tỷ lệ tử vong ở từng độ tuổi sau đó được tính lại bằng cách suy luận và sửa đổi từ bảng thống kê tỷ lệ sống sót (Lx) và tính toán lại tỷ lệ tử vong theo từng độ tuổi. Sau đó, tỷ lệ tử vong theo từng độ tuổi được dự kiến cho các năm 2011 đến 2051 dựa trên tỷ lệ tăng bình quân quan sát được từ năm 1990 đến 2011, và được chia thành các nhóm năm: 2011-2021, 2021-2041, 2041-2051. Tỷ lệ tăng được giả định riêng biệt giữa nam giới và nữ giới dựa trên kinh nghiệm thu được từ các năm trước đó. Tỷ lệ tử vong sau đó được điều chỉnh sửa dụng phương pháp bình quân di động giản đơn.

Page 20: S ng lâu và th nh v ư ng?manulifeam.com.vn/Data/Sites/1/media/News/Aging Asia 5 - Live long and... · Th i k ỳ hưu trí và r i ro tr ư ng th t i châu Á ... Nhóm th tr ư

MAM-14/019B

Văn phòng trên toàn cầu

Bắc Mỹ

Toronto

Manulife Asset Management Limited 200 Bloor Street East, Toronto, Ontario M4W 1E5 Canada ĐT: (416) 852 2204

Boston Manulife Asset Management (US) LLC 197 Clarendon Street Boston, MA 02117 Mỹ ĐT: (617) 375 1500

Châu Âu

London Manulife Asset Management (Europe) Limited 10 King William Street London, EC4N 7TW England, U.K. ĐT: (020) 7256 3500

Châu Á

HồngKông Manulife Asset Management (Asia) 47/F, The Lee Gardens 33 Hysan Avenue Causeway Bay, Hồng Kông ĐT: (852) 2910 2600

Indonesia PT Manulife Aset Manajemen Indonesia 31/F Sampoerna Strategic Square, South Tower, Jalan Sudirman Kav. 45-46 Jakarta 12930, Indonesia ĐT: (6221) 2555 7788

Nhật Bản Manulife Asset Management (Japan) Limited 15/F Marunouchi Trust Tower North Building, 1-8-1 Marunouchi, Chiyoda-ku, Tokyo, 100-0005 Nhật Bản ĐT: (81) 3 6267 1940

Malaysia Manulife Asset Management Services Berhad 13/Floor, Menara Manulife, 6 Jalan Gelenggang, Damansara Heights, 50490 Kuala Lumpur, Malaysia ĐT: (603) 2719 9228

Singapore Manulife Asset Management (Singapore) Pte. Ltd. 1 Kim Seng Promenade #11-07/08 Great World City, West Tower Singapore 237994 ĐT: (65) 6501 5411

Đài Loan Manulife Asset Management (Taiwan) Co., Ltd. 9F, No.89, Sungren Road, Taipei 11073 Đài Loan , Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. ĐT: (886) 2 2757 5615

Thái Lan Manulife Asset Management (Thailand) Co., Ltd. 6/F Manulife Place 364/30 Sri Ayudhaya Road, Rajthevi Bangkok 10400, Thái Lan ĐT: (66) 2246 7650

Việt Nam Manulife Asset Management (Vietnam) Co., Ltd 4/F Manulife Plaza, 75 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam ĐT: (848) 5416 6777

Khuyến cáo

Manulife Asset Management là phân nhánh quản lý tài sản của Manulife Financial. Mạng lưới đa dạng của Manulife Asset Management bao gồm các công ty và chi nhánh cung cấp các giải pháp quản lý tài sản hiệu quả cho nhà đầu tư tổ chức, quỹ đầu tư và cá nhân trong các thị trường chính trên khắp thế giới. Những kinh nghiệm đầu tư sâu rộng trên các lĩnh vực quản lý tài sản bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm đầu tư thay thế như dầu & gas, bất động sản, gỗ, nông trại cũng như các chiến lược phân bổ tài sản.

Manulife Asset Management có văn phòng đầu tư ở Hoa Kỳ, Canada, Vương Quốc Anh, Nhật Bản, Hong Kong và khắp Châu Á. Thông tin thêm về Manulife Asset Management có thể tham khảo tại www.manulifeam.com. Manulife Asset Management, Manulife và các thiết kế hình khối là thương hiệu của Manufacturers Life Insurance Company và được sử dụng bởi Công ty và các chi nhánh bao gồm Manulife Financial Corporation. Tài liệu này, với mục đích sử dụng hạn chế chỉ dành cho những người nhận có đủ điều kiện theo luật định và quy định có liên quan, được công bố bởi Manulife Asset Management và những quan điểm thể hiện trong tài liệu này là của Manulife Asset Management là tại ngày hoàn tất báo cáo và có thể thay đổi. Thông tin và/hoặc nhận định trong tài liệu này được dựa trên những nguồn đáng tin cậy nhưng Manulife Asset Management không đảm bảo cho sự chính xác, đúng đắn, tính khả thi cũng như tính hoàn chỉnh và không chịu bất kỳ trách nhiệm cho bất kỳ sự mất mát nào do việc sử dụng thông tin và/hoặc nhận định trong tài liệu này. Thông tin về danh mục, phân bổ tài sản hoặc đặc điểm quốc gia chỉ mang tính quá khứ và không phản ánh đặc điểm danh mục trong tương lai, và có thể thay đổi. Manulife Asset Management cũng như các chi nhánh, các giám đốc, nhân viên sẽ không chịu bất kỳ nghĩa vụ hay trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp đối với những mất mát hay bất kỳ hệ quả nào của bất kỳ cá nhân nào về việc sử dụng thông tin sẵn có trong tài liệu này.

Thông tin trong tài liệu này có thể chứa đựng những thông tin dự đoán hoặc những báo cáo dự báo về những sự kiện, mục tiêu, quy tắc quản lý hoặc những kỳ vọng khác trong tương lai, và chỉ phản ánh tại thời điểm chuẩn bị tài liệu. Không có đảm bảo rằng những sự kiện đó sẽ xảy ra và những sự kiện đó có thể khác biệt hoàn toàn so với những nhận định trong tài liệu. Thông tin trong tài liệu này bao gồm những nhận định về xu hướng thị trường tài chính, dựa trên điều kiện thị trường thực tế mà có thể thay đổi và có thể bị thay thế bởi những sự kiện thị trường sau đó bởi các lí do khác. Tài liệu này chỉ dành cho mục đích thông tin và không nhằm mục đích khuyến nghị, tư vấn hoặc chào mời, định hướng hoặc lời mời trên danh nghĩa của Manulife Asset Management cho bất kỳ cá nhân mua hay bán chứng khoán. Tài liệu này cũng không được xem như khuyến nghị hiện tại hay quá khứ hoặc lời mời chào mua hay bán bất kỳ sản phẩm đầu tư hay những đề xuất chiến lược đầu tư. Không một điều khoản nào trong tài liệu này bao hàm các tư vấn về đầu tư, pháp lý, kế toán hay thuế hoặc bảo đảm việc đầu tư hay chiến lược là phù hợp đối với từng trường hợp của mỗi cá nhân hoặc mặt khác bao hàm các khuyến nghị đối với mỗi cá nhân. Những kết quả hoạt động trong quá khứ không phản ánh kết quả hoạt động trong tương lai.

Quyền sở hữu và Bảo mật thông tin: Xin lưu ý tài liệu này không được phép xuất bản lại, phân phối, lưu hành hoặc công bố một phần hoặc toàn bộ cho bên thứ ba mà không được sự đồng ý trước bằng văn bản của Manulife Asset Management và ManulifeAM Việt Nam.