16
1 SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG CẨM NANG MỘT SỐ CÔNG VIỆC CHĂM SÓC VƯỜN CÂY ĂN TRÁI SAU THU HOẠCH NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

1

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG

CẨM NANG

MỘT SỐ CÔNG VIỆC CHĂM SÓC VƯỜN

CÂY ĂN TRÁI SAU THU HOẠCH

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

Page 2: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

2

Cây măng cụt xử lý khoanh vỏ

Vườn ổi đã được cấp giấy sản xuất Cây ăn trái theo qui trình VietGAP

Page 3: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

3

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa-

hiện đại hóa là một trong những chủ trương lớn đối với ngành nông nghiệp thành phố

Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, thành phố tập trung phát triển cây con

có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân từ sản xuất nông nghiệp, áp dụng

công nghệ và phương pháp quản lý tổ chức, kết nối thị trường, phục vụ nhu cầu nông

sản và dịch vụ chất lượng cao của thành phố Hồ Chí Minh.

Diện tích vườn cây ăn trái 9,017 ha, tập trung tại các vùng ven sông Sài Gòn, ven

sông Đồng Nai, giồng cát ven biển Cần Giờ và vùng phèn Tây Nam thành phố. Trong

đó, vùng ven sông Sài Gòn là vùng có truyền thống lâu đời với những vườn cây ăn trái

nhiều năm tuổi như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, dâu,..có gắn du lịch sinh thái, hệ

thống tưới thoát nước theo chế độ thủy triều của sông Sài Gòn, các vườn thoái hóa dần,

năng suất ngày càng giảm, chế độ chăm sóc kém cùng với tác động của giá cả trái cây

thấp, tình trạng được mùa rớt giá luôn tiếp diễn.

Để khai thác tiềm năng, thành phố chọn huyện Củ Chi để tiếp nhận dự án “Phát

triển nông thôn mới tại huyện Củ Chi, giai đoạn 2008-2010 và giai đoạn 2011-2013”

nhằm giúp người dân cải tiến kỹ thuật, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, cải thiện môi

trường, khai thác dịch vụ du lịch sinh thái. Trước yêu cầu thực tế đó, Trung tâm Khuyến

nông thành phố Hồ Chí Minh biên soạn cẩm nang “Một số công việc chăm sóc vườn

cây ăn trái sau thu hoạch”.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu Cẩm nang này đến bạn đọc và mong nhận được

nhiều ý kiến đóng góp để lần tái bản sau hoàn chỉnh hơn.

Trung tâm Khuyến nông

Page 4: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

4

Ảnh 3. Phủ bạt cho mô hình xử lý chôm chôm trái vụ

Ảnh 4. Một buổi sinh hoạt tại Tổ cây ăn trái Trung An

c

Ảnh 5. Nông dân tham quan MH trồng ổi không hạt

Page 5: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

5

Ảnh 6. Vệ sinh vườn cây, vét mương sau khi thu hoạch

Ảnh 8. Xẻ mương nhỏ trước khi xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ

Page 6: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

6

Ảnh 9. Lá khô được giữ lại làm phân hữu cơ cho cây.

Ảnh 10. Cắt tỉa cành, tạo tán cây chôm chôm

Ảnh 11. Cắt tỉa cành, tạo tán cây chôm chôm

Page 7: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

7

Ảnh 12. Cắt cành cho cây chôm chôm

Ảnh 13. Cây có bộ khung lá mới sau khi đốn đao

Ảnh 14. Mô hình xủ lý chôm chôm trái vụ

Page 8: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

8

Ảnh 15. Chôm chôm ra hoa, đậu quả khi xử lý bằng biện pháp phủ bạt.

Ảnh 16. Thăm mô hình xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ

Page 9: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

9

Ảnh 17. Khoanh vỏ cây măng cụt

Ảnh 18. Măng cụt ra hoa, đậu trái sau khi áp dụng biện pháp khoanh vỏ trên thân.

Page 10: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

10

MỘT SỐ CÔNG VIỆC CHĂM SÓC VƯỜN CÂY ĂN TRÁI

SAU THU HOẠCH

Tùy từng loại cây mà chu kỳ trổ hoa, nuôi trái dài, ngắn khác nhau. Thời gian

này có thể kéo dài từ vài ba tháng đến một năm. Trong thời gian đó, cây cần rất nhiều

dinh dưỡng để tập trung ra hoa, đậu quả và nuôi quả. Song song với quá trình trên là

dinh dưỡng của cây cũng bị mất đi do quá trình rửa trôi, hoang hóa. Vì vậy, sau khi thu

hoạch, vườn cây thường bị xơ xác, rụng lá, cành khô. Muốn vườn cây sinh trưởng và ra

hoa, đậu quả tốt cho vụ sau, công tác chăm sóc vườn là yêu cầu cấp thiết đặt ra ở đây.

Sau khi cây đã thu hoạch cần cắt tỉa cành lá, vệ sinh vườn cây để giảm nguồn

bệnh lây lan của bệnh, tăng cường dinh dưỡng cho cây. Trong quá trình nuôi trái, cành

lá của cây cũng ít nhiều tổn thương do sâu bệnh, nắng gió nên cần cắt bỏ để nấm bệnh

không lây lan và cây không bị mất dinh dưỡng để nuôi những cành vô hiệu, cành che

nhau làm tăng hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng. Mặt khác, mùa mưa ở

Nam Bộ kéo dài 6 tháng, bắt đầu vào tháng 5 đến hết tháng 10. Thường vào cuối tháng

8 đến đầu tháng 9 có mưa lớn, mưa nhiều, nước trên sông Sài Gòn dâng cao nên phải

chuẩn bị cho việc chống úng, phải đảm bảo mực nước ở mương thấp hơn mặt liếp

khoảng 1 m. Các vườn cây ăn trái đa số cho thu hoạch kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8,

do đó một số công việc chăm sóc vườn cây ăn trái sau thu hoạch cần được chuẩn bị như

sau:

1/ Vệ sinh, vét mương vườn cây

- Vệ sinh vườn, vét mương bồi gốc,… phục hồi sinh lực cho cây, tạo điều kiện

ổn định và nâng cao năng suất thu hoạch trong vụ sau.

- Vườn cây sinh thái phải luôn luôn đảm bảo sạch sẽ, đặc biệt là trong thời kỳ thu

hoạch trái để lưu lại ấn tượng tốt cho khách du lịch, nhằm quảng bá rộng rãi hơn về du

lịch sinh thái kết hợp vườn cây ăn trái ở Trung An –Củ Chi.

2/ Tỉa cành, tạo tán

- Tỉa cành, tạo tán sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật không thể thiếu nếu

muốn có năng suất và sản lượng cho vụ sau.

- Cây muốn có năng suất thì diện tích lá phải lớn và giảm thiểu được việc các lá

che lẫn nhau, muốn vậy phải bằng mọi cách kích thích cây ra chồi, lá mới mà tạo cành

tạo tán là cách làm không thể thiếu, tuy nhiên với mỗi loại cây, tuổi cây nên có các cách

tỉa cành, tạo tán phù hợp.

- Tìm hiểu tập tính ra hoa, kết trái của các loại cây để việc tỉa cành, tạo tán dễ

dàng, không ảnh hưởng đến sự phát triển của từng loại cây. Cần bảo vệ bộ lá cây (sử

dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón qua lá để duy trì tán lá cũng như việc

quản lý phân bón phù hợp).

Page 11: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

11

- Việc tỉa cành, tạo tán phải xét đến việc điều chỉnh cân bằng giữa tán cây trên

đất và không gian dinh dưỡng của từng cấp tuổi.

- Tạo tán cây ăn trái phải chú trọng đến hình dáng cây. Việc cắt tỉa phải chú ý

cắt bỏ cành cho ngắn và cành quá dày. Nếu cành quá dài và rũ xuống đất hoặc cành yếu

có thể cắt bỏ bớt. Vết cắt nên cắt cho ngọt.

- Tỉa cành, tạo tán là công việc thường xuyên nhưng quan trọng nhất là vào dịp

sau thu hoạch. Tùy từng loại cây mà cách tỉa cành, tạo tán khác nhau và đòi hỏi phải có

kinh nghiệm. Điều lưu ý là các cành vượt thường không cho trái cần cắt bỏ nhưng tùy

theo cây, có thể để lại 1-2 cành làm bộ trục để bổ sung hay thay thế cành đã già.

Cụ thể như sau:

Ổi: Sau khi thu hoạch vụ ổi trước, vào tháng 11-12 (mùa nước rút, trong điều

kiện đất không cao lắm) hoặc tháng 2-3 (nếu đất không bị ảnh hưởng ngập lũ), cắt cành

tạo hình để hạn chế chiều cao cây để dễ chăm sóc và cây kịp cho trái vào mùa khô năm

sau. Bên cạnh đó, ổi sau khi ra hoa kết trái, cứ 2-5 đốt lại ngắt đọt, cây còn nhỏ nên bỏ

bớt trái đi, không nên để trái quá nhiều, ảnh hưởng việc phát triển của bộ rễ cũng như

cây sinh trưởng và chất lượng trái.

Chôm chôm, măng cụt: Hàng năm sau khi thu hoạch, cắt những gié hoa còn lại

trên cây. Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành đan chéo ngoài tán, cành dưới tán, cành trong

tán,…để thúc đẩy cây mọc chồi tượt non và cho quả vụ sau. Cần cắt bỏ những cành già,

cành mọc quá dày ở phía trong, phần ngọn cành ngoài (nơi có cuống hoa cũ) để kích

thích tạo đọt mới. Nếu chăm sóc tốt thì sẽ làm cho cành ra hoa kết trái tốt. Nếu tỉa sớm,

sẽ ra 3 lần đọt mới nhưng vẫn cần phải bảo vệ các cành cho khả năng đậu trái tốt. Điều

đặc biệt đối với măng cụt là phải thu hẹp tán cây để giúp cây nhanh ra đọt, nhiều và

đồng loạt, tán cây không giao nhau bằng cách tỉa ngắn lại những cành ở mặt ngoài tán

một đoạn khoảng 30-40 cm. Riêng đối với cây chôm chôm khỏe, sau khi thu hoạch trái

cũng cắt ngắn bớt cành đã ra trái để cho các cành mọc tiếp, mạnh hơn. Đối với những

cây già, cây xấu có thể đốn bỏ và tiến hành tháp mắt hoặc tháp cành.

Sầu riêng: Cắt tỉa cành mọc đứng, mọc dầy, cành đan chéo nhau, cành trong tán,

cành chạm đất (sơn chỗ vết cắt có đường kính ≥1 cm) giúp cây có bộ tán thông thoáng

nhằm hạ thấp ẩm độ tán cây để hạn chế sự phát triển và gây hại của nấm Phytopthora.

Cây có múi: Sau mỗi mùa thu hái trái, công việc đốn tỉa, tạo hình cho cây cam

phải được tiến hành thường xuyên như: cắt bỏ những cành khô, cành bị sâu bệnh, cành

tăm, cành vượt, cành xiên vào tán, cành mọc quá dày, cành quá yếu nhằm tạo cho cây

thông thoáng, ít sâu bệnh.

- Tỉa cành, sửa tán ít nhiều cũng ảnh hưởng đến cây, bởi vậy cần song song với

việc bón phân, cải tạo đất.

- Ngoài ra, việc tỉa cành tạo tán còn tùy thuộc vào tuổi cây, thông thường cứ 3

năm tỉa lại có 1 năm tỉa đau để định hình lại tán làm sao cho tán phù hợp với sự phát

triển bộ rễ, nếu cây trồng cách nhau 8 m thì chiều cao cây tối đa cũng không quá 8 m.

Page 12: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

12

- Việc tỉa cành, tạo tán còn phụ thuộc vào thời điểm sau thu hoạch, nếu cây thu

hoạch vào mùa khô thì việc tỉa cành, tạo tán sẽ dễ hơn vì sau khi cắt tỉa chỉ cần bón

phân, tưới nước thì chồi và đọt non sẽ bật ra ngay; còn nếu thu hoạch trễ, vào mùa mưa

thì lúc này nhiệt độ không khí và đất đã giảm, dinh dưỡng cây không còn ở rễ và thân

nên việc đâm cành lá mới khó khăn hơn.

3/ Bón phân

Bón phân cho cây ăn trái sau thu hoạch rất cần thiết, nhằm giúp cây bổ sung

nguồn dinh dưỡng đã bị lấy đi để nuôi trái vụ trước. Bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là

phân bón còn giúp cây tăng cường sức đề kháng, chống lại nhiều loại sâu bệnh tấn công.

Đối với việc cung cấp phân bón cho cây thì thời điểm bón phân cũng rất quan trọng.

Việc bón phân vào đầu mùa mưa cần chống lại sự rửa trôi bằng cách xới xáo đất trước

khi bón. Bổ sung thêm vôi là rất cần thiết, bởi vì ngoài tác dụng giải phóng dinh dưỡng

bị keo đất giữ chặt, hóa giải các độc tố trong đất còn có ý nghĩa cung cấp canxi trực tiếp

cho cây, làm cây cứng cáp và tăng phẩm chất trái ngon hơn.

Cũng như cành lá, sau một thời gian bộ rễ của cây cũng sẽ bị già đi, thương tổn

và cần có những tác động để kích thích bộ rễ phát triển mới. Mùn, lân là 2 yếu tố cần

thiết cho yêu cầu này. Bởi vậy sau khi thu hoạch cần kết hợp bón phân hữu cơ và phân

lân. Ngoài ra, đất ở vườn cây theo thời gian bị chua đi, bón phân không đem lại hiệu

quả tốt, nên chú ý bón làm nhiều lần, mỗi lần mỗi ít và bổ sung phân bón qua lá để tăng

hiệu quả kích thích cây phát triển.

Trong thời kỳ trái lớn và ra đọt mới, có thể kết hợp bón phân qua lá. Các loại

phân thường sử dụng như NPK (có hàm lượng kaili cao) và nguyên tố vi lượng.

Vào tháng 10-11 khi lần đọt non cuối cùng đủ lớn, phun 1 đến 2 lần KH2PO4 (kali dihydro photphat) trợ giúp cho mầm lớn lên, mầm hoa ra hoa. Nếu sinh trưởng

dinh dưỡng mạnh quá nên thực hiện việc cắt khoanh trên cành cây để ức chế sinh

trưởng, giúp cho mầm hoa phân hóa.

Để tăng hiệu quả của việc bón phân nên bón theo rãnh hình vành khung tán hoặc

bón rộng ra cả vườn. Trước lúc bón cần cuốc lật đất lên, trộn chung cả vôi, lân và phân

hữu cơ. Việc cuốc đất lên sẽ làm cho đất thoáng khí, thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy

phân.

Cụ thể việc bón phân như sau:

+ Phân chuồng hoai mục: 10-12 tấn/ha (nếu phân hữu cơ công nghiệp 2 tấn/ha).

+ Super lân: 1 tấn/ha

+ Vôi: 0.5-1 tấn/ha

Sau khi bón phân hữu cơ khoảng 10 ngày hoặc 2 tuần, cần bón phân tổng hợp NPK để

cây hấp thu, phục vụ cho việc đâm tượt mới. Cụ thể từng loại cây như sau:

Page 13: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

13

Ổi: Khi cây bắt đầu cho trái bón từ 300-500g NPK/cây/năm, trong đó N và K

chiếm tỉ lệ cao. Cây từ 10 năm trở đi cần bón khoảng 2kg NPK/cây/năm.

Chôm chôm: sau khi thu hoạch cần bón NPK (15-15-15) (2-3 kg/cây, tùy theo

tuổi cây) và toàn bộ phân hữu cơ (10 kg/cây).

Măng cụt: sau khi thu hoạch cần bón NPK (15-15-15) (1-1.2 kg/cây, tùy theo

tuổi cây) và toàn bộ phân hữu cơ (20 kg/cây) hoặc bón bổ sung 2 kg Humic cao cấp.

Sầu riêng: sau khi thu hoạch cần bón NPK (30-15-15) (0.7-1 kg/cây, tùy theo

tuổi cây) và toàn bộ phân hữu cơ (20 kg/cây)

Bổ sung vi lượng

Trong quá trình phát triển, cây luôn cần có môt số nguyên tố đa lượng, trung

lượng và vi lượng nhất định. Tuy nhiên, cần lưu ý đến sự cân đối giữa các nguyên tố

trên và giữa phân hóa học cũng như phân hữu cơ. Khi phát hiện thấy cây thiếu dinh

dưỡng, thì giải pháp sử dụng phân bón lá để phun cho cây thường có hiệu quả tức thì và

cao hơn hẳn phân bón qua gốc, nhưng cần chú ý tới thành phần của phân bón lá, để đảm

bảo cung cấp đúng những nguyên tố mà cây đang cần.

Khi cây thiếu vi lượng, lá trên cây sẽ thể hiện triệu chứng rõ nhất. Cụ thể như sau:

Magiê (Mg): Magiê là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục nên nó quyết

định hoạt động quang hợp của cây. Thiếu Mg làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị

vàng lá do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần

thịt lá đã biến vàng.

Sắt (Fe): Vai trò quan trọng nhất của sắt là hoạt hóa các enzym của quá trình

quang hợp và hô hấp. Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở

phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh.

Mangan (Mn): Triệu chứng điển hình khi cây thiếu Mn là phần gân lá và mạch

dẫn biến vàng, nhìn toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần

thịt lá và phát triển thành các vết hoại tử trên lá.

Đồng (Cu): Hiện tượng thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lầy,

ruộng lầy thụt. Cây trồng thiếu đồng thường hay có hiện tượng chảy nhựa (rất hay xảy

ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả. Với cây họ hòa thảo, nếu

thiếu đồng sẽ làm mất màu xanh ở phần ngọn lá.

Bo (B): Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không

hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên .

Molypden (Mo): Thiếu Mo sẽ ức chế dinh dưỡng đạm của cây trồng nói chung,

đặc biệt của các cây họ đậu.

Kẽm (Zn): Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây

bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng.

Page 14: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

14

Khắc phục hiện tượng thiếu vi lượng trên thường sử dụng các muối sunfat như

ZnSO4, CuSO4, MnSO4, FeSO4…các chất này có bán ngoài thị trường với giá rẻ. Có thể

hòa với nước để phun lên lá với liều lượng 2gr/lít (32gr/bình 16 lít nước). Tuy nhiên,

tùy theo tình hình thực tế cây ăn trái trên vườn mà liều lượng có thể tăng hoặc giảm để

không gây ảnh hưởng xấu đến cây.

4/ Phòng trừ sâu bệnh

Như đã nói trên, việc vệ sinh vườn sau thu hoạch là rất cần thiết. Cần thu gom

tàn dư thực vật, hoặc lá cây khô trên vườn cũng là cách tạo nguồn phân bón cho những

vụ sau.

Cần quan sát kỹ những đối tượng gây hại để có biện pháp phòng trừ hữu hiệu.

Các loại rầy mềm, rệp sáp, sâu ăn lá, đục lá hoặc loài côn trùng bay được có tốc độ tàn

phá rất lớn. Vì vậy, sau khi cây nhú đọt non cần kiểm tra vườn thường xuyên, có thể sử

dụng dầu khoáng BVTV sinh học hoặc thuốc có khả năng lưu dẫn để phun phòng trị

những loài côn trùng bay được. Thời điểm phun tốt nhất trong ngày từ 3-4 giờ chiều.

Một số loại bệnh vàng lá hoặc thối rễ do một số loại nấm gây ra cần lưu ý để có

biện pháp phòng trừ hiệu quả. Cụ thể như sau:

Cây ổi: sau khi thu hoạch quả xong, phun Antracol 0.2% hoặc Ridomyl Gold

0.2% để ngừa một số bệnh héo khô hoặc thán thư trên lá.

Cây chôm chôm: sau thu hoạch khoảng 3 tuần, cần phun thuốc trừ sâu Sherbush

25ND để giữ bộ lá cây.

Cây măng cụt: sau khi thu hoạch xong, có thể sử dụng dầu khoáng vì dầu khoáng

có phổ tác dụng rộng, có khả năng tiêu diệt cả bọ trĩ lẫn nhện đỏ với hiệu quả cao.

Cây sầu riêng: Thường xuyên cắt bỏ những nhánh sâu bệnh, khô chết và dập gãy.

Cắt bỏ các cành sườn nhỏ yếu mọc ra từ những cành lớn bên trong tán.

Page 15: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cẩm nang Quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc một số cây ăn trái và hướng dẫn lập kế

hoạch sản xuất trong nông hộ, tổ, nhóm nông dân. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2010.

2. Kỹ thuật trồng chôm chôm. Nhà xuất bản nông nghiệp, 2001.

2. Kỹ thuật trồng và thâm canh măng cụt. Nhà xuất bản nông nghiệp, 2005.

3. Cây sầu riêng. Nhà xuất bản nông nghiệp, 1994.

Page 16: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM …khuyennongtphcm.com/uploads/CamNang2017/Mot so cong viec sau thu hoac… · Để khai thác tiềm năng, thành phố

16

Giăng dây chuẩn bị phủ bạt cho mô hình xử lý trái vụ cây chôm chôm.

Tham quan mô hình trái vụ bằng bạt phủ cây chôm chôm.