37
TTIN HC GD QUÂN 12 TTIN HC GD QUÂN 12 1 BÀI 1 : KIN THC TNG QUÁT VWINDOWS I. Gii thiu chung : Windows là hđiu hành là thành phn giúp chúng ta sdng máy tính. Qua nhiu giai đon phát trin ca máy tính, có rt nhiu hđiu hành. Để mmáy chúng ta nhn nút Power trên thùng máy. Để tt máy, cn phi thc hin các bước sau : * Đóng tt ccác chương trình đang chy. * Nhn chut vào nút Start chn dòng lnh ShutDown. * Ti ca sShutDown nhn nút OK. Nếu tt máy không đúng qui cách ta sdn đến mt shư hng sau : * Hư chương trình. * Hư các thiết bphn cng. * Hư đĩa cng. 1. Gii thiu Windows Các icon Giao din chung ca Windows: Desktop : Màn hình nn. Các thành phn trên desktop : My computer: Chưá toàn bthông tin vmáy tính đang sdng. Network Neighborhood : Công chtrgiao tiếp mng máy tính. Recycle bin: Thùng rác ca windows, nơi cha các file được xoá. Start Menu: Menu htrsdng máy tính Start menu bao gm : Systray Taskbar Start Menu Desktop

Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

1

BÀI 1 : KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ WINDOWS

I. Giới thiệu chung : Windows là hệ điều hành là thành phần giúp chúng ta sử dụng máy tính. Qua nhiều giai đoạn phát triển của máy tính, có rất nhiều hệ điều hành. Để mở máy chúng ta nhấn nút Power trên thùng máy. Để tắt máy, cần phải thực hiện các bước sau : * Đóng tất cả các chương trình đang chạy. * Nhấn chuột vào nút Start chọn dòng lệnh ShutDown. * Tại cửa sổ ShutDown nhấn nút OK. Nếu tắt máy không đúng qui cách ta sẽ dẫn đến một số hư hỏng sau : * Hư chương trình. * Hư các thiết bị phần cứng. * Hư ổ đĩa cứng. 1. Giới thiệu Windows

Các icon Giao diện chung của Windows:

Desktop : Màn hình nền. Các thành phần trên desktop : My computer: Chưá toàn bộ thông tin về máy tính đang sử dụng. Network Neighborhood : Công cụ hỗ trợ giao tiếp mạng máy tính. Recycle bin: Thùng rác của windows, nơi chứa các file được xoá. Start Menu: Menu hỗ trợ sử dụng máy tính

Start menu bao gồm :

Systray

Taskbar

Start Menu

Desktop

Page 2: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

2

Programs (Hoặc program files) : Chưá đường dẫn của các chương trình. Documents : Danh sách các file vừa được mở, giúp người sử dụng nhanh chóng mở lại. Setting : Thiết lập các thông số cho máy tính. Search : Công cụ tìm kiếm dữ liệu trong máy tính. Help and support : Trợ giúp của Windows. Run : Công cụ chạy chương trình, một file thực thi (*.exe). Shutdown : Công cụ tắt máy an toàn cho windows, bao gồm nút lệnh Shutdown (Tắt máy), Restart (Tắt máy và khởi động lại), Stand by (Chế độ chờ).

Taskbar : Các chương trình thường được sử dụng sẽ có biểu tượng tại đây nhằm giúp người sử dụng khởi động nhanh chóng hơn.

Systray : Các chương trình được chạy thường trực nhằm hỗ trợ hoạt động của người dùng.

Các icon : Biểu tượng. 2. Các thao tác sử dụng chuột trong windows : Single click : Nhấp trái chuột một lần (Thường sử dụng trong thao tác chọn một đối tượng) Double click : Nhấp trái chuột hai lần liên tiếp (Thường sử dụng trong thao tác mở một folder, một tập tin) Drag and Drop : Đè trái chuột tại đối tượng, giữ nguyên và kéo lê chuột đến vị trí mới thì buông nút chuột trái ra. (Thường sử dụng trong thao tác copy nhanh, dời nhanh một đối tượng) Right mouse : Nhấp phải chuột. (Sử dụng khi cần gọi menu chuột phải thông dụng)

Đóng một cửa sổ hiện hành : Nhấn vào biểu tượng trên góc phải của cửa sổ hiện hành. (Hoặc nhấn tổ hợp phím Alt - F4)

Thu nhỏ một cửa sổ hiện hành : Nhấn vào biểu tượng trên góc phải cửa sổ hiện hành.

Page 3: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

3

II. Thư mục và tập tin 1. Tập tin Là sản phẩm của người sử dụng máy tính. Tên tập tin bao gồm hai phần : Phần tên và phần mở rộng, được ngăn cách bởi dấu chấm. Ví dụ : “bai tap.doc” : phần tên là “bai tap”, phần mở rộng là “doc” “ngoi nha cua em.bmp” : phần tên là “ngoi nhà của em”, phần mở rộng là “bmp” Phần tên của tập tin do chúng ta tự đặt, còn phần mở rộng được máy tính đặt giúp cho chúng ta. Ví dụ : Tập tin “ngoi nha cua em.bmp” có phần tên do chúng ta tự đặt, còn phần mở rộng do máy đặt, cho biết đây là một tập tin dạng ảnh. 2. Thư mục : Dùng để phân loại, sắp xếp vị trí lưu trữ tập tin nhằm giúp cho người dùng thuận lợi hơn trong việc sử dụng, tìm kiếm. Phân loại thư mục :

Thư mục gốc : Chính là ổ diã. Thư mục gốc là thư mục lớn nhất, chưá tất cả các thư mục khác.

Ví dụ : C:\> là thư mục gốc. Thư mục cha : Là thư mục chứa thư mục khác. Lưu ý : Thư mục gốc do chưá thư

mục khác nên cũng là thư mục cha, nhưng một thư mục cha chưa hẳn là một thư mục gốc.

Ví dụ : Thư mục WINDOWS là thư mục cha của thư mục SYSTEM32 Thư mục con : Là thư mục nằm trong thư mục cha.

Ví dụ : Thư mục SYSTEM32 chính là thư mục con của thư mục WINDOWS. Lưu ý : Một thư mục cha có thể có nhiều thư mục con, nhưng một thư mục con chỉ có một thư mục cha mà thôi.

Thư mục rỗng : Là thư mục không chứa gì trong nó cả.

C: Là thư mục gốc, đồng thời là thư mục cha của hai thư mục “PROGRAM FILES” và “VI DU” Thư mục PROGRAM FILES : Là thư mục con của thư mục C và là thư mục cha của các thư mục chưá trong nó. Thư mục “VI DU” : Là thư mục rỗng.

Page 4: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

4

III. Các thao tác với thư mục và tập tin : 1. Tạo thư mục : Chọn vị trí muốn tạo thư mục, sau đó vào menu File, chọn New, New folder. Đặt tên cho thư mục mới vừa tạo ra.

ược một thư mục, ta phải chọn vị trí là thư mục cha hoặc thư mục gốc. Lưu ý : Để tạo đ Ví dụ : Để tạo một thư mục tên là “VI DU” tại ổ diã C, ta phải chọn vị trí là ở ổ C, mở ổ C, từ đó mới có thể tạo được thư mục “VI DU” đúng vị trí. 2. Xoá thư mục : Chọn thư mục muốn xoá, sau đó vào menu File, chọn Delete. Hoặc có thể bấm phím Delete trên bàn phím. Trả lời “Yes” nếu thật sự muốn xoá thư mục đã chọn. Thư mục bị xoá sẽ được đưa vào thùng rác Recycle Bin.

Page 5: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

5

3. Đổi tên thư mục : Chọn thư mục muốn đổi tên, Bấm phím F2 (Hoặc vào menu File, chọn Rename). Đặt tên mới cho thư mục, kết thúc bằng phím Enter. 4. Sao chép thư mục : Chọn thư mục gốc muốn chép, Bấm tổ hợp phím Ctrl – C (Hoặc vào menu Edit, chọn Copy). Sau đó chọn vị trí sẽ lưu bản sao, bấm tổ hợp phím Ctrl – V (Hoặc vào menu Edit, chọn Paste)

Page 6: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

6

IV. Đường dẫn : Đường dẫn chính là địa chỉ chính xác của một thư mục, một tập tin tính từ thư mục gốc. Đường dẫn liệt kê các thư mục cha của đối tượng, các thư mục này cách nhau bởi một dấu gạch \. Ví dụ : Bạn An có một bức tranh tự vẽ rất đẹp lưu trong máy tính. An chỉ cho Bình cách mở bức tranh này như sau : Tranh được lưu trong ổ dĩa C, vào thư mục “An”, sau đó là thư mục “Hinh ve”, tập tin có tên là “tranhve.bmp”. Bạn Bình theo hướng dẫn để mở tập tin. Mặt khác, bạn An chỉ cần ghi ngắn gọn đường dẫn như sau : Lưu ý : - Đường dẫn xuất hiện tại thanh địa chỉ Address khi chúng ta mở My Computer. - Các thư mục cách nhau bằng dấu \ - Đường dẫn luôn bắt đầu bằng tên của thư mục gốc (Ổ diã)

V. Sử dụng diã mềm A : Để sao chép một thư mục, một tập tin trong máy tính vào diã mềm A, chúng ta làm như sau: Chọn thư mục hoặc tập tin muốn sao chép, sau đó nhấp chuột phải, chọn “Sent to”, Sau đó chọn 3 ½ Floppy (A:) Hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng phương pháp sao chép thư mục bằng tổ hợp phím Ctrl – C, Ctrl – V đã học ở trên. Lưu ý : Trước khi chép cần phải gỡ khoá chống ghi (Là một chốt nhỏ trên mặt diã mềm A)

Page 7: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

7

BÀI TẬP THỰC HÀNH WINDOWS Bài thực hành số 1 : Thực hành khởi động máy, tắt máy đúng quy cách. Bài thực hành số 2 : Em hãy quan sát xem trong menu Programs trên máy tính của mình có những gì giống và khác với menu Programs trên máy tính của hai bạn bên cạnh. Bài thực hành số 3: Em hãy mô tả những biểu tượng đang hiện diện tại Systray của em. Bài thực hành số 4 : Tạo các thư mục theo hướng dẫn như sau : Tại ổ C, tạo thư mục “Bai tap”, trong thư mục “Bai tap”, tạo các thư mục “Bai 1”, “Bai 2”, “Bai 3”, “Bai 4”, “Bai 5”, “Bai 6”, “Bai 7”, “Bai 8”. Bài thực hành số 5: Tại ổ C, tạo thư mục “Truong hoc”, trong thư mục “Truong hoc”, tạo các thư mục “thu vien”, “phong hoc”, “phong vi tinh” Trong thư mục “thu vien”, tạo các thư mục con là “Ke sach”, “ban doc sach” Trong thư mục “phong hoc”, tạo các thư mục con là “bang den”, “phan trang”. Trong thư mục “phong vi tinh”, tạo các thư mục con là “May tinh”, “Dia mem”. Bài thực hành số 6: Tạo các thư mục theo hướng dẫn như sau : Tại ổ C, tạo thư mục “Hoc sinh”, trong thư mục “Hoc sinh”, tạo các thư mục “Bai hoc”, “Bai tap”. Trong thư mục “Bai hoc”, tạo các thư mục “Bai 1”, “Bai 2”, “Bai 3” Tiến hành sao chép ba thư mục “Bai 1”, “Bai 2”, “Bai 3” sang thư mục “Bai tap”. Tạo thư mục mới có tên là “Kiem tra”. Tiến hành sao chép ba thư mục “Bai 1”, “Bai 2”, “Bai 3” sang thư mục “Kiem tra”. Bài thực hành số 7 : Tại ổ C, tạo thư mục “Di hoc”, trong thư mục “Di hoc”, tạo các thư mục con lần lượt có tên như sau : “Sach vo”, “Dung cu hoc tap” Tại thư mục “Sach vo”, tạo các thư mục con là “Sach”, và “Vo” Trong thư mục “Sach”, tạo các thư mục con là “Sach toan”, và “Sach Tieng Viet” Tiến hành chép hai thư mục “Sach toan”, và “Sach Tieng Viet” sang thư mục “Vo”, sau đó đổi tên lại thành “Vo toan”, và “Vo Tieng Viet”. Bài thực hành số 8 : Tiến hành sao chép các thư mục đã tạo ra từ bài thực hành số 4, 5, 6, 7. sang diã mềm A.

Page 8: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

8

CHƯƠNG TRÌNH VẼ PAINT I. Làm quen với chương trình :

Paint là một chương trình đồ hoạ cơ bản mà windows cung cấp cho chúng ta. Để khởi động chương trình vẽ Paint, chúng ta vào menu Start, chọn Programs, chọn Accessories, chọn Paint Giao diện chính của chương trình vẽ Paint như sau :

Các menu lệnh

Giấy vẽ

Thanh công cụ

Thanh màu

Để thoát khỏi chương trình Paint, ta có thể nhấp vào nút lệnh , hoặc ấn tổ hợp phím Alt – F4, hoặc vào menu File, chọn Exit. Trước khi đóng, chương trình hỏi chúng ta có muốn lưu lại những thay đổi hay không. Tuỳ theo yêu cầu, chúng ta có thể chọn “Yes” để lưu, “No” để bỏ qua và “Cancel” để quay lại màn hình Paint.

Page 9: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

9

II. Sử dụng các công cụ của chương trình vẽ Paint : 1. Nhóm các công cụ vẽ liền một nét : Đó là các công cụ có số thứ tự :

4 : Vẽ bút chì,. 6 : Vẽ đoạn thẳng 7 : Vẽ hình vuông, chữ nhật. 8 : Vẽ hình tròn, bầu dục. 16 : Vẽ hình vuông, chữ nhật tròn góc.

Cách sử dụng các công cụ này : Bước 1 : Chọn công cụ. Bước 2 : Đưa chuột vào tờ giấy vẽ, thực hiện thao tác nhấp chuột, sau đó đè – kéo – thả chuột tại vị trí mới. Lưu ý : Nếu trước khi kéo chuột, chúng ta dùng tay giữ phím Shift trên bàn phím, thì chúng ta sẽ có được đoạn thẳng tuyệt đối, hình vuông tuyệt đối hoặc hình tròn tuyệt đối. Có thể chọn độ lớn của nét vẽ thông qua công cụ vẽ đường thẳng. 2. Nhóm các công cụ vẽ nhiều nét : Đó là các công cụ :

14 : Vẽ đường cong. 15 : Vẽ đa giác.

Vẽ đường cong bao gồm 3 bước vẽ : Bước 1 : Chọn công cụ, đè chuột, kéo thả để được một đoạn thẳng. Bước 2 : Đè và kéo chuột để đoạn thẳng cong về một phiá. Bước 3 : Đè và kéo chuột để đoạn thẳng cong đều. Vẽ đa giác bao gồm 3 bước vẽ chính: Bước 1 : Chọn công cụ, đè chuột, kéo thả để được một đoạn thẳng. Bước 2 : Di chuyển chuột đến vị trí mới, nhấp chuột để có đoạn thẳng thứ hai – lặp lại bước này cho đến khi có được số đoạn thẳng như ý. ưB ớc 3 : Nối điểm cuối cùng của đoạn thẳng với điểm xuất phát bằng thao tác nhấp đôi

chuột. 3. Nhóm các công cụ đánh dấu khối : Là công cụ số 1 (Chọn theo đường vẽ tuỳ ý) và công cụ số 9 (Chọn theo khối hình chữ nhật) Công cụ chọn theo đường vẽ tuỳ ý giúp chúng ta chọn một khu vực có hình dạng phức tạp. Chỉ cần vẽ đường vẽ bao lấy khu vực chọn là xong. Công cụ chọn theo khối hình chữ nhật : Vùng chọn có dạng hình chữ nhật. 4. Nhóm các công cụ sửa chữa : Công cụ tẩy (Số 2) Giúp chúng ta xoá những nét vẽ sai, có thể chọn độ lớn của nét tẩy. Công cụ phóng to (Số 11) Giúp phóng to một khu vực vừa được lựa chọn bằng công cụ đánh dấu khối, từ đó giúp chúng ta có thể vẽ hoặc chỉnh sửa những nét vẽ nhỏ.

Page 10: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

10

5. Nhóm các công cụ màu : Công cụ số 10 : Công cụ tô màu các khu vực khép kín. Màu được tô là màu vẽ. Công cụ số 3 : Công cụ lấy màu vẽ, dùng để lấy một màu mẫu có sẵn làm màu vẽ. Công cụ số 12 : Công cụ chấm màu theo từng dạng nét cọ cho sẵn. Công cụ số 5 : Công cụ rảy màu. Cho kết quả tương tự như bông giấy.

Lưu ý khi sử dụng màu :

Màu nền Bảng chọn màu

Màu vẽ - Khi sử dụng công cụ tô màu, hình được tô phải khép kín để không bị tràn màu. - Nhấp chuột trái vào bảng chọn màu sẽ chọn được màu vẽ, nhấp chuột phải sẽ chọn được màu nền. 6. Công cụ gõ chữ : Công cụ số 13 : Dùng để gõ thêm chữ và số vào tranh vẽ.

III. Sử dụng một số menu lệnh của chương trình vẽ Paint : 1. Menu File :

Lệnh New : Mở một trang giấy vẽ mới. Lệnh Open : Mở một tranh vẽ có sẵn.

Sau khi chọn lệnh Open, cần phải chỉ đường dẫn đến tranh chúng ta muốn mở.

Lệnh Save : Lưu tranh đang vẽ. Sau khi chọn lệnh Save, cần phải chọn đường dẫn nơi lưu tranh, sau đó đặt tên cho tranh.

Lệnh Save As : Lưu tranh với một tên khác. Lệnh Print : In tranh (Nếu có máy in) Lệnh Exit : Thoát khỏi chương trình vẽ Paint

Page 11: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

11

2. Menu Edit : Lệnh Undo : Huỷ bỏ thao tác vừa làm. Lệnh Repeat : Lặp lại thao tác vừa mới huỷ

bỏ. Lệnh Cut : Cắt phần tranh trong khu vực

chọn vào vùng nhớ. Lệnh Copy : Chép phần tranh trong khu vực

chọn vào vùng nhớ Lệnh Paste : Chép tất cả các phần tranh

trong vùng nhớ ra giấy vẽ. 3. Menu View :

Lệnh Tool Box : Bật / tắt thanh công cụ. Lệnh Color box : Bật / tắt thanh màu Lệnh Status Bar : Bật / tắt thanh trạng thái Lệnh Zoom : Phóng lớn khu vực chọn. Lệnh View Bitmap : Xem toàn thể bức tranh.

4. Menu Image :

Lệnh Flip / Rotate : Dùng để lật vùng chọn theo chiều ngang (Flip Horizontal) hoặc dọc (Flip Vertical), hoặc xoay vùng chọn theo góc (90, 180, 270)

Lệnh Stretch / Skew : Dùng để dãn chiều ngang hoặc chiều dọc vùng chọn (Stretch). Hoặc đẩy xéo vùng chọn (Skew)

Page 12: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

12

BÀI TẬP THỰC HÀNH PAINT Mẫu vẽ 1 :

Mẫu vẽ 2 : Vẽ và tô màu tuỳ ý

Mẫu vẽ 3 : Vẽ và tô màu tuỳ ý

Mẫu vẽ 4 : Vẽ và tô màu tuỳ ý :

Page 13: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

13

Mẫu vẽ 5 : Vẽ và tô màu tuỳ ý

Mẫu vẽ 6 : Vẽ và tô màu tuỳ ý :

Mẫu vẽ 7 : Vẽ và tô màu tuỳ ý :

Page 14: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

14

Mẫu vẽ 8 :

Lựa chọn và vẽ theo chủ đề :

Lớp học của em. Ngôi trường thân yêu. Đi chơi công viên. Dụng cụ học tập của em. Các biển báo giao thông đường bộ.

Page 15: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

15

TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ VỚI MÁY TÍNH Circus là phần mềm vừa học vừa chơi dành cho học sinh tiểu học của hãng IBM, circus bao gồm hai phần : Circus 1 và circus 2. Trò chơi Circus 1 gồm 12 trò chơi nhỏ, có giao diện chung như sau : Để dễ phân biệt, chúng ta tạm quy định tên các trò chơi theo số thứ tự như sau :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Khi click vào một trong các trò chơi, xuất hiện thanh công cụ của circus :

Trở lại màn hình chính Thay đổi độ khó của trò chơi : Bắt đầu

Dễ Khó

Page 16: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

16

I. Circus 1 Circus 1 – 1 : Hải cẩu khéo léo : Mỗi chú hải cẩu đang đứng trên một cái bệ có màu sắc khác nhau, đồng thời đang giữ một quả bóng, dùng hai mũi tên di chuyển các quả bóng cho đến khi nào các quả bóng có cùng màu với bệ đứng của hải cẩu là thắng.

Bắt đầu : Mỗi chú hải cẩu có một quả bóng khác màu với màu bệ đứng.

Kết thúc – Chiến thắng Mỗi chú hải cẩu đang giữ quả bóng cùng màu với màu bệ đứng.

Page 17: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

17

Circus 1 – 5 : Pháo thủ

Ta sẽ điều khiển mục tiêu (bucket) qua trái hai phải, số thuốc pháo (Gun powder) nhiều hay ít, hướng bắn của súng (Angle) hoặc điều khiển các tấm lá chắn lên cao hay hạ xuống bằng các phím mũi tên bên cạnh. Đến khi vừa ý thì sẽ nhấn vào nút Fire. Nếu viên đạn rơi vào đúng mục tiêu thì ta sẽ chiến thắng.

Kết thúc – chiến thắng Sau khi đã chọn các số liệu phù hợp, quả đạn vượt qua hai tấm chắn, rơi đúng vào chiếc hộp xanh.

Bắt đầu : Cần phải đưa quả đạn vượt qua hai tấm lá chắn để rơi đúng vào mục tiêu là chiếc hộp màu xanh ở góc phải.

Page 18: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

18

II. Circus 2 Trò chơi Circus 2 cũng có 10 trò chơi nhỏ với giao diện như sau : Để dễ phân biệt, chúng ta tạm quy định tên các trò chơi theo số thứ tự như sau :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Khi click vào một trong các trò chơi, xuất hiện thanh công cụ của circus :

Trở lại màn hình chính Thay đổi độ khó của trò chơi : Bắt đầu

Dễ Khó

Page 19: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

19

Circus 2 – 1 : Hải cẩu thông minh Giúp chú hải cẩu chia những quả bóng theo đúng yêu cầu : Bóng xanh qua cột xanh, bóng đỏ qua cột đỏ v.v Dùng phím mũi tên xuống để hạ bóng, dùng các phím mũi tên để điều khiển hướng bóng đi. Cho đến khi nào hoàn tất việc phân loại là trò chơi kết thúc. Circus 2 – 2 : Chong chóng nhiều màu Lần lượt xoay các chong chóng để cho cánh màu trùng khớp với nhau. Khi nào các cánh chong chóng nằm cùng màu với nhau thì trò chơi kết thúc.

Khi các cánh chong chóng cùng màu với nhau như hình vẽ bên (Cánh màu vàng tiếp xúc với cánh màu vàng, cánh màu hồng nằm cạnh cánh màu hồng) thì trò chơi kết thúc.

Page 20: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

20

KIỂM TRA HỌC KÌ 1 I. Đề bài tham khảo

ư mục có tên là lớp của mình (Ví dụ “BA 1”). Tại ổ diã C: , tạo một th

Tại thư mục “BA 1”, tạo hai thư mục có tên là “HOC TAP” và “TRANH VE” Sử dụng chương trình vẽ Paint để vẽ một bức tranh như sau (Tô màu tuỳ ý ) Lưu tranh với tên là “ngoi nha cua em.bmp” vào thư mục ‘TRANH VE” vừa được tạo ra ở trên,

II. Biểu điểm đề nghị Kỹ năng tạo các thư mục : 3 điểm. Tranh vẽ đẹp, có màu sắc hài hoà : 6 điểm. Lưu tranh đúng vị trí quy định : 1 điểm.

Page 21: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

21

CHƯƠNG TRÌNH SOẠN THẢO VĂN BẢN I. Giới thiệu :

Chương trình Microsoft Word là một chương trình dùng để soạn thảo văn bản được rất nhiều người sử dụng. Để khởi động chương trình, chúng ta vào menu Start, chọn program files, chọn Microsoft Word, hoặc chọn biểu tượng của Word có hình dạng : . Màn hình của Microsoft Word có dạng như sau : 1 : Các Menu lệnh 2 : Các thanh công cụ của Word 3 : khu vực soạn thảo văn bản. 4 : Các thanh cuộn văn bản theo hướng dọc và hướng ngang.

3

1

2

4

Để thoát khỏi chương trình Microsoft Word có nhiều cách : ta có thể ta có thể nhấp vào nút lệnh , hoặc ấn tổ hợp phím Alt – F4, hoặc vào menu File, chọn Exit. Trước khi đóng, chương trình hỏi chúng ta có muốn lưu lại văn bản hay không. Tuỳ theo yêu cầu, chúng ta có thể chọn “Yes” để lưu, “No” để bỏ qua và “Cancel” để quay lại màn hình soạn thảo văn bản. Bài thực hành số 1 : Khởi động chương trình Microsoft Word. Gõ đoạn văn bản sau : Không cần gõ dấu tiếng Việt. ... Mot hom, Bac Ho hoi Bac Le: Anh Le co yeu nuoc khong ? Co chu! Anh co the giu bi mat khong? Co. Toi muon di ra nuoc ngoai xem nuoc Phap va cac nuoc khac. Sau khi xem biet ho lam nhu the nao, toi se tro ve giup dong bao chung ta ... Anh muon di voi toi khong? Nhung ban oi, chung ta lay dau ra tien ma di? Day ! Tien day. Bac Ho vua noi vua gio hai ban tay ra va tiep : Chung ta se lam bat cu viec gi de song va de di. Anh cung di voi toi chu?

(Trich: “Hai ban tay”)

Page 22: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

22

GÕ DẤU TIẾNG VIỆT I. Cách gõ VNI :

Để gõ dấu tiếng Việt theo kiểu VNI, ta gõ dấu ngay sau nguyên âm, sử dụng các phím sau:

Dùng phím số 1 để gõ dấu sắc (Ví dụ gõ a, sau đó gõ 1 để có được từ á) Dùng phím số 2 để gõ dấu huyền (Ví dụ gõ a, sau đó gõ 2 để có được từ à) Dùng phím số 3 để gõ dấu hỏi (Ví dụ gõ a, sau đó gõ 3 để có được từ ả) Dùng phím số 4 để gõ dấu ngã (Ví dụ gõ a, sau đó gõ 4 để có được từ ã) Dùng phím số 5 để gõ dấu nặng (Ví dụ gõ a, sau đó gõ 5 để có được từ ạ) Dùng phím số 6 để gõ dấu mũ (Ví dụ gõ a, e hoặc o, sau đó gõ 6 để có được chữ â,

hoặc ê, ô) Dùng phím số 7 để gõ dấu móc (Ví dụ gõ o, u, sau đó gõ liền số 7 để có chữ ơ, ư) Dùng phím số 8 để gõ dấu trăng chữ ă (ta gõ a, sau đó gõ 8 để có chữ ă) Dùng phím số 9 để gõ thanh ngang chữ Đ (ví dụ gõ chữ D, sau đó thêm số 9 để có

chữ Đ) Ví dụ minh hoạ :

Gõ câu “Bé đi học” : Để gõ được toàn bộ dấu câu ta phải gõ lần lượt theo thứ tự sau: Be1 d9i ho5c

Gõ câu “Em yêu trường em” : Ta phải gõ như sau : Em ye6u tru7o72ng em. II. Bài tập thực hành :

Khởi động chương trình Word, gõ văn bản sau : Với hơn bốn ngàn năm Văn Hiến, dân tộc ta đã bao phen bị giặc ngoại xâm đô hộ hòng đồng hóa dân tộc ta, biến chúng ta trở thành người dân mất gốc, phải làm nô lệ cho bọn chúng đời đời. Nhưng với truyền thống yêu nước, ý chí quật cường của những con người Việt Nam thấm nhuần đạo đức, ông cha đã lưu truyền "Tiên học lễ, hậu học văn" dân tộc Việt Nam ta không những kiên quyết bảo vệ non sông mà còn kiên quyết bảo vệ bản sắc và văn hóa dân tộc để dân tộc Việt Nam ta mãi mãi trung hiếu - tiết nghĩa vẹn toàn. Sau khi hoàn tất bài tập, đóng cửa sổ Word.

Page 23: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌ

23

ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN I. Menu File

1. Các lệnh New, Open, Close. Một số lệnh của menu File :

Lệnh New : Tương ứng với thao tác nhấn tổ hợp phím Ctrl - N hoặc nhấn chuột vào

nút lệnh tại thanh công cụ Standard : cho ta một trang giấy trắng mới để bắt đầu quá trình soạn thảo.

Lệnh Open : Tương ứng với thao tác nhấn tổ hợp phím Ctrl - O hoặc nhấn chuột vào

nút lệnh tại thanh công cụ Standard : Cho phép ta chọn một file văn bản có sẵn trong dĩa để tiếp tục hiệu chỉnh. Khi đó cửa sổ Open sẽ hiện ra :

Tại ô Look in : Chọn đường dẫn đến File muốn mở Các file đang có tại đường dẫn. Ta chọn File, sau đó nhấn nút lệnh Open. Để huỷ bỏ thao tác mở : Ta nhấn nút lệnh Cancel.

Lệnh Close : Đóng file đang mở tại cửa sổ soạn thảo văn bản. Lệnh Exit : Thoát khỏi Microsoft Word. Tương ứng với tổ hợp phím Alt – F4.

2. Lệnh Save

Để có thể lưu văn bản lại sử dụng về sau, chúng ta sử dụng lệnh Save và lệnh Save as. Hai lệnh này nằm trong menu File.

C GD QUÂN 12

Page 24: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

24

Khi thực hiện thao tác Save (Hoặc tổ hợp phím Ctrl – S), cửa sổ Save có dạng như sau:

Tại ô save in : Chọn đường dẫn đến vị trí muốn lưu. Các file đang có tại đường dẫn. Ta đặt tên cho File tại vị trí này. Sau đó nhấn nút lệnh Save Để huỷ bỏ thao tác lưu: Ta nhấn nút lệnh Cancel.

Khi đã lưu một lần, những lần sau ta không cần phải đặt lại tên, vì MS Word sẽ tự động lưu đè những thay đổi của chúng ta lên file ban đầu. Với thao tác Save As : Văn bản sẽ được lưu lại với một tên khác hay tại một đường dẫn khác. Bài tập thực hành : Bài 1 : Thực hành gõ văn bản sau và lưu lại với tên là “baitap01.doc” ... Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên sao được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này đã quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.

THANH TỊNH Bài 2 : Mở file “baitap01.doc”. Tiếp tục gõ thêm đoạn văn sau : “Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ...” Sau đó lưu lại với tên là “baitap01a”.doc

II. Chỉnh sửa văn bản 1. Một số thao tác sử dụng chuột quan trọng trong MS Word :

Thao tác chọn một từ : Đưa chuột đến từ đó, đè và kéo chuột bao lấy từ. (Hoặc double click trực tiếp vào từ đó).

Thao tác chọn một dòng : Đưa chuột về đầu dòng, click chuột 1 lần. Thao tác chọn tất cả văn bản : Đưa chuột ra lề văn bản, click chuột 3 lần.

Page 25: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

25

2. Một số nút lệnh dùng chỉnh sửa văn bản : Để chỉnh sửa văn bản trước hết chúng ta phải chọn đoạn văn bản cần chỉnh sửa,

sau đó thực hiện các thao tác sau :

Đổi sang kiểu chữ khác Đổi sang cỡ chữ khác

In đậm chữ In nghiêng chữ Gạch chân chữ

Ta có thể bật / tắt chế độ in đậm chữ, in nghiêng chữ, hoặc gạch chân chữ thông qua thao tác click vào các nút lệnh tương ứng.

Ta cũng có thể kết hợp hai ba nút lệnh cùng lúc để vừa in đậm vừa in nghiêng, vừa in nghiêng vừa gạch chân, vừa in đậm vừa gạch chân.

Hoặc kết hợp cả ba hiệu ứng tạo ra chữ vừa được in đậm, vừa in nghiêng, vừa được gạch chân.

3. Bài tập thực hành : Thực hành gõ văn bản sau, kết hợp thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ và cách trình bày theo mẫu : Bài 1 : “Điệu hát chèo thuyền của chị Gái vang lên. Tôi nghe như có cơn gió chiều thổi nhẹ nhẹ qua cánh đồng rồi vút bay cao. Đôi cánh thần tiên như nâng tôi bay lơ lửng, đưa đến những bến bờ xa lạ. Trước mắt tôi vừa hiện ra con sông giống như sông Thu Bồn từ ngang trời chảy lại. Đằng chân trời, có vô số cánh buồm như cánh bướm trắng tôi từng gặp trong giấc mơ. Hai bên bờ trải rộng ngàn dâu xanh, lúc lấp lánh trong sương mai, lúc hắt hiu trong mưa thu gió thổi. Chị Gái đã dứt câu hò, tôi vẫn còn nghe nao nao. Tất cả khách trong thuyền reo lên : - Cha mẹ ơi ! Hay chi hay quá ! Mời hát nữa đi.

(trích “Quê Nội” – Võ Quảng) Bài 2 : Núp nằm im rất lâu. Nghe anh Cầm thở đều, chắc anh ngủ rồi. Nhưng Núp không giữ được nữa. Núp lại hỏi: -Anh ngủ chưa, anh Cầm? Anh Cầm này, anh lên đây Bok Hồ có nhắn gì người Ba-na không? Cầm nói rất thong thả: -Có chứ. Bok Hồ nhắn thăm người Ba-na. Nói người Ba-na biết thằng Pháp bây giờ muốn lấy hết cả đất nước mình như ngày trước. Nhưng bây giờ khác ngày trước rồi. Nhất định nó không lấy được đâu. Đất nước mình nhất định đứng lên hết, đánh chết nó. Nhưng, anh Núp ạ, đánh nó không phải dễ đâu. Bây giờ nó còn mạnh hơn, mình còn yếu hơn. Mình phải đánh lâu ngày, lâu tháng, lâu năm nữa. Nước mình ở đây, mình đánh lâu năm thì cái đất, cái nước của mình nó giúp mình càng mạnh.

(Trích “Đất nước đứng lên” Nguyên Ngọc)

Page 26: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

26

III. Canh lề cho văn bản : 1. Giới thiệu : Tuỳ theo nhu cầu trình bày văn bản, chúng ta có 4 kiểu canh lề cho văn bản như sau:

Canh lề trái : Văn bản được canh thẳng hàng theo bên trái. Canh lề giữa : Văn bản được đối xứng nhau qua một trục giữa. Canh lề phải : Văn bản được canh thẳng hàng theo lề phải Canh đều hai biên : Văn bản được canh sao cho hai biên trái phải đều thẳng hàng.

Thao tác thực hiện : Chọn đoạn văn bản cần canh lề, click chuột vào một trong 4 nút canh lề như sau :

Canh lề trái Canh giữa

Canh lề phải Canh đều 2. Bài tập thực hành : Thực hiện gõ và trang trí các văn bản sau : Bài 1 :

TÌNH QUÂN DÂN Các anh về Mái ấm nhà vui Tiếng hát câu cười Rộn ràng xóm nhỏ.

Các anh về Tưng bừng trước ngõ

Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau Mẹ già bịn rịn áo nâu

Vui đàn con ở rừng sâu mới về

HOÀNG TRUNG THÔNG Bài 2 :

BÀ TRƯNG Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên. Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân. Ngàn tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên. Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành. Đô kì đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.

Page 27: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

27

(Trích “Đại Nam quốc sử diễn ca”) Bài 3 :

ANH VẪN HÀNH QUÂN Anh vẫn hành quân Trên đường ra chiến dịch Mé đồi quê anh bước Trăng non ló đỉnh rừng

Anh vẫn hành quân Lưng đèo qua bãi suối Xắc ngang đầu anh gối Súng kề tay anh cầm

Trời lại mưa lâm thâm Gió xoay chiều rét dữ Bên cầu em thấy chứ

Anh vẫn hành quân TRẦN HỮU THUNG

Bài 4 : LÒNG YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, v.v... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

HỒ CHÍ MINH IV. Sao chép, di dời một đoạn văn bản

1. Giới thiệu : Nhằm mục đích sao chép một đoạn văn bản để tiết kiệm thời gian gõ, hoặc di chuyển một đoạn văn bản từ vị trí này sang vị trí khác, ta sử dụng công cụ cắt copy, dán tại thanh công cụ

, đồng thời cũng được đưa vào menu Edit. Để thực hiện được điều này, trước hết chúng ta phải tiến hành thao tác quét chọn đoạn văn bản cần thiết. Thao tác này giúp cho Word nhận xác định đoạn văn bản sẽ được tác động.

Page 28: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

28

2. Phối hợp Cắt và Dán : Thao tác cắt dán giúp cho chúng ta di chuyển một đoạn văn từ vị trí này sang vị trí khác mà không phải mất thời gian gõ lại. Sau khi quét chọn đoạn văn, ta chọn biểu tượng Cut

hoặc vào menu Edit chọn Cut, cũng có thể sử dụng tổ hợp phím CTRL – X. Word sẽ cắt đoạn văn bản được chọn.

Ta đặt con trỏ chuột đến vị trí cần thiết, sau đó chọn PASTE , hoặc vào menu Edit chọn PASTE, cũng có thể sử dụng tổ hợp phím CTRL – V. Word sẽ tiến hành đưa đoạn văn bản bị cắt đến vị trí mới. Ví dụ : Thay đổi vị trí hai câu thơ sau :

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Bước 1 : Câu chưa sửa Bước 2 : Chọn câu thơ

Bước 3 : Sau khi cắt Bước 4 : Sau khi dán

3. Phối hợp Copy và Dán : Thao tác Copy - dán giúp cho chúng ta sao chép một đoạn văn thành nhiều đoạn mà không phải mất thời gian gõ lại. Sau khi quét chọn đoạn văn, ta chọn biểu tượng Copy

hoặc vào menu Edit chọn Copy, cũng có thể sử dụng tổ hợp phím CTRL – C. Word sẽ copy đoạn văn bản được chọn.

Ta đặt con trỏ chuột đến vị trí cần thiết, sau đó chọn PASTE , hoặc vào menu Edit chọn PASTE, cũng có thể sử dụng tổ hợp phím CTRL – V Word sẽ tiến hành sao văn bản được chọn đến vị trí mới. Tiếp tục thực hiện thao tác PASTE cho đến khi chúng ta có được số lượng bản sao như ý muốn. 4. Bài tập thực hành : Bài 1 : Tiến hành gõ đoạn thơ dưới đây, sau đó thực hiện thao tác cắt dán để sắp xếp đoạn thơ cho phù hợp về ý nghiã :

Ngày xuân Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Page 29: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

29

Cỏ non xanh rợn chân trời, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. Thanh minh trong tiết tháng ba,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Gần xa nô nức yến anh,

DU NGUYỄN Bài 2 : Sau khi đã sắp xếp đoạn thơ trên hoàn chỉnh, tiến hành sao chép đoạn thơ này thành 5 bản, chỉnh sửa các bản như sau : Bản 1 : Giữ nguyên. Bản 2 : Tất cả đoạn thơ được in đậm Bản 3 : Tất cả đoạn thơ được in nghiêng Bản 4 : Tất cả đoạn thơ được gạch chân Bản 5 : Tất cả đoạn thơ được in đậm, in nghiêng và gạch chân. Bài 3 : Tiến hành gõ đoạn thơ dưới đây, sau đó thực hiện thao tác cắt dán để sắp xếp đoạn thơ theo đúng thứ tự đánh số theo mẫu dưới : THƯ TRUNG THU 2. Bằng Bác Hồ Chí Minh ? 1. Ai yêu các nhi đồng 3. Tính các cháu ngoan ngoãn, 4. Mặt các cháu xinh xinh, 5. Mong các cháu cố gắng 6. Thi đua học và hành. 8. Tuỳ theo sức của mình : 7. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, 9. Các cháu hãy xứng đáng : 10. Cháu Bác Hồ Chí Minh. (Hồ Chí Minh) Bài 4: Sau khi đã sắp xếp đoạn thơ trên hoàn chỉnh, tiến hành sao chép đoạn thơ này thành 5 bản, chỉnh sửa các bản như sau : Bản 1 : Giữ nguyên. Bản 2 : Tất cả đoạn thơ được in đậm Bản 3 : Tất cả đoạn thơ được in nghiêng Bản 4 : Tất cả đoạn thơ được gạch chân Bản 5 : Tất cả đoạn thơ được in đậm, in nghiêng và gạch chân.

Page 30: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ

CHÈN BIỂU TƯỢNG 1. Giới thiệu : Để trang trí văn bản, chúng ta có thể chèn vào văn bản của chúng ta nhiều biểu tượng khác nhau, ví dụ như các biểu tượng : , , , .... Muốn thực hiện điều này, chúng ta vào menu Insert, chọn Symbol. Cửa sổ Insert Symbol hiện ra, chúng ta chọn biểu tượng, sau đó sử dụng nút lệnh INSERT. Để kết thúc quá trình chèn biểu tượng, ta chọn CLOSE.

TIN HỌC GD QUÂN 12 30

Chú ý : Tại cửa sổ Font, ta phải chọn Windings, hoặc Windings 2, Windings 3, Monotype Sort, Webdings Ta có thể chèn nhiều biểu tượng liên tục trước khi đóng cửa sổ này lại. Ta có thể tăng giảm kích thước biểu tượng.

2. Bài tập thực hành : Bài 1 : Gõ các dòng dưới đây, sau đó tìm biểu tượng thích hợp chèn vào bên cạnh : Mặt cười = Hộp thư = Bông hoa = Lá cờ bay = Điện thoại = Đôi kính = Cái kéo = Ngôi sao = Máy bay = Bàn tay cầm bút =

Quyển sách = Phong thư = Một ngón tay = Hai ngón tay = Ba ngón tay = Năm ngón tay = Máy vi tính = Bàn phím = Con chuột máy tính = Giọt nước =

Page 31: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12

31

Bài 2 : Trình bày theo mẫu sau :

Bài 3 : Trình bày bài thơ sau :

ANH VẪN HÀNH QUÂN

Anh vẫn hành quân

Trên đường ra chiến dịch Mé đồi quê anh bước

Trăng non ló đỉnh rừng

Anh vẫn hành quân Lưng đèo qua bãi suối Xắc ngang đầu anh gối Súng kề tay anh cầm

Trời lại mưa lâm thâm Gió xoay chiều rét dữ Bên cầu em thấy chứ Anh vẫn hành quân

TRẦN HỮU THUNG

Page 32: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

32

THỰC HÀNH TỔNG HỢP Bài thực hành số 1: Trình bày đoạn văn bản sau : “...Núp đi vô núi, tìm lũ làng. Đi miết không gặp. Đi phía tay phải, không có. Đi phía tay trái, cũng không có. Có khi nghe "sột"... tưởng lũ làng, nhưng lại nghe "béo... éo!" biết con cọp. Có khi mệt quá, gục đầu vào gốc cây, để cho lá cỏ lạnh nó xoa vào mặt, ngủ thiếp đi. Nhưng lại giật mình, tỉnh dậy. Không được. Ngủ ở đây, con cọp ăn mất. Con cọp ăn không ai nói cho Ghíp, Nhong, cho lũ làng biết thằng Pháp cũng chảy máu, cũng chết, không phải ông trời. Đi suốt một đêm trong rừng. Khi mừng thằng Pháp cũng chảy máu, khi tức nó lấy hết lúa rồi, khi thương mẹ chắc khóc nhiều lắm, khi nghĩ mai Liêu không biết chạy đi đâu rồi... Đến sáng còn đi, hết sương còn đi. Đi tới chỗ nước suối không biết tên. Bỗng thấy cái lá trên ngọn suối lắc qua lắc lại. Có người! Có bốn, năm đứa con nít. Thôi, đúng lũ làng rồi! Lũ làng thấy Núp, bỏ chạy. Núp bắc tay lên miệng kêu: - Không chạy nữa, không chạy nữa! Núp đây mà, không phải Pháp đâu! Bốn năm người chạy ra: - Ạ! Anh Núp, anh Núp thiệt! Lũ làng ơi, thiệt anh Núp về rồi đây nè! - Bà mí ơi! Bà mí ơi! Thôi, không khóc nữa! Anh Núp về rồi, đây nè!” (Trích “Đất nước đứng lên” – NGUYÊN NGỌC) Bài thực hành số 2 : Trình bày đoạn văn bản sau : CÂU ĐỐ Đầu thì trọc lốc Tóc mọc vào trong Hai dây lòng thòng Có trong nhà bạn. (Là vật gì) Là cây mà chẳng có cành Có quả mà lại rành rành không hoa Còn dây thì vươn rất xa Xin bạn đoán thử xem là cây chi? (Là vật gì) Xưa kia là mẹ cỏ cây Ra đời khuôn thước nhờ tay con người Luyện rèn da dẻ hồng tươi Nắng mưa sương gió tôi coi chuyện thường? (Là vật gì)

Page 33: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

33

Bài thực hành số 3 : Tiếp tục bổ sung vào bài thực hành số 1 để thành 10 câu tục ngữ hoàn chỉnh : Ăn hiền ở lành Ăn ngay ở thẳng Ăn cho đều, tiêu cho sòng Ăn ở như bát nước đầy Ăn ốc nói mò Ăn không nói có Ăn gian nói dối Ăn không ngồi rồi Ăn lấy chắc, mặc lấy bền Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Bài thực hành số 4 : Trang trí lại bài thực hành số 2 theo mẫu : NÊN ☺

Ăn hiền ở lành Ăn ngay ở thẳng Ăn cho đều, tiêu cho sòng Ăn ở như bát nước đầy KHÔNG NÊN

Ăn ốc nói mò Ăn không nói có Ăn gian nói dối Ăn không ngồi rồi Ăn lấy chắc, mặc lấy bền Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Bài thực hành số 4 : Di chuyển hai câu tục ngữ cuối cùng “Ăn lấy chắc, mặc lấy bền, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” lên đoạn văn thứ nhất. Lưu văn bản hoàn chỉnh. Bài thực hành số 5: “...Một con ba ba to gần bằng cái nong, đặt lật ngửa, cứ ngọ nguậy bơi bơi bốn chân trước ông cụ già ngồi lim dim đôi mắt. Những con rùa vàng to gần bằng cái tô, đều tăm tắp, như đổ ở cùng một khuôn ra, nằm rụt cổ trong mấy chiếc giỏ cần xé. Đây là một con nai người ta vừa xẻ thịt ra bán, cái thủ còn nguyên chưa lột da bày giữa đống thịt đỏ hỏn trên một tấm lá trầm. Cua biển cũng có, ếch cũng có, nghêu sò cũng có. Còn cá tôm thì nhiều lắm, đủ các loại cá tôm, không kể xiết. Tôi bước thêm mấy bước, qua những đống trái khóm chín vàng tỏa thơm mùi mật, thấy hai con trút nằm khoanh, vảy xếp lại như những đồng hào lấp lánh.....” (trích “Đất rừng phương nam” – ĐOÀN GIỎI)

Page 34: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

34

Bài thực hành số 6 : GỌI NGHÉ Nghé nghé ơi ! Nghé bầu nghé bạn Trầu cày ruộng cạn Bò tát ao sâu Luá tốt bằng cổ Lúa trổ bằng đầu Cò bay thẳng cánh Một sào năm gánh Một mẫu năm trăm Nghé ơi ... nghé ... Việc nặng phần mẹ Việc nhẹ phần con Kéo nỉ kéo non Kéo đến quanh tròn Mẹ con ta nghỉ (Ca dao cổ)

Page 35: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

35

KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 I. Đề kiểm tra tham khảo

Nhập bài thơ sau, lưu vào ổ diã C với tên tập tin là “KIEM TRA.DOC”

ANH VẪN HÀNH QUÂN

3. Mé đồi quê anh bước 4. Trăng non ló đỉnh rừng

1. Anh vẫn hành quân 2. Trên đường ra chiến dịch

6. Lưng đèo qua bãi suối

5. Anh vẫn hành quân 7. Xắc ngang đầu anh gối 8. Súng kề tay anh cầm

TRẦN HỮU THUNG

Sắp xếp lại các câu thơ theo số thứ tự để thành một bài thơ hoàn chỉnh. Sao chép thành một bài thơ thứ hai, xoá bỏ các số thứ tự.

II. Biểu điểm tham khảo Nhập, trang trí, canh lề bài thơ : 5 điểm Sắp xếp đúng trật tự bài thơ : 3 điểm Sao chép, xoá các số thứ tự : 2 điểm

Page 36: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

36

MỤC LỤC

BÀI 1 : KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ WINDOWS.......................................................... 1 I. Giới thiệu chung : ..................................................................................................... 1

1. Giới thiệu Windows .............................................................................................. 1 2. Các thao tác sử dụng chuột trong windows : ....................................................... 2

II. Thư mục và tập tin................................................................................................... 3 1. Tập tin .................................................................................................................. 3 2. Thư mục :............................................................................................................. 3

III. Các thao tác với thư mục và tập tin : ...................................................................... 4 1. Tạo thư mục : ...................................................................................................... 4 2. Xoá thư mục : ...................................................................................................... 4 3. Đổi tên thư mục : ................................................................................................. 5 4. Sao chép thư mục : ............................................................................................. 5

IV. Đường dẫn : ........................................................................................................... 6 V. Sử dụng diã mềm A : .............................................................................................. 6

BÀI TẬP THỰC HÀNH WINDOWS................................................................................. 7 CHƯƠNG TRÌNH VẼ PAINT .......................................................................................... 8

I. Làm quen với chương trình : .................................................................................... 8 II. Sử dụng các công cụ của chương trình vẽ Paint :................................................... 9

1. Nhóm các công cụ vẽ liền một nét : ..................................................................... 9 2. Nhóm các công cụ vẽ nhiều nét : ......................................................................... 9 3. Nhóm các công cụ đánh dấu khối : ...................................................................... 9 4. Nhóm các công cụ sửa chữa : ............................................................................. 9 5. Nhóm các công cụ màu : ................................................................................... 10 6. Công cụ gõ chữ :................................................................................................ 10

III. Sử dụng một số menu lệnh của chương trình vẽ Paint : ...................................... 10 1. Menu File : ......................................................................................................... 10 2. Menu Edit : ......................................................................................................... 11 3. Menu View : ....................................................................................................... 11 4. Menu Image : ..................................................................................................... 11

BÀI TẬP THỰC HÀNH PAINT ...................................................................................... 12 TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ VỚI MÁY TÍNH............................................................................ 15

I. Circus 1 .................................................................................................................. 16 Circus 1 – 1 : Hải cẩu khéo léo : ............................................................................ 16 Circus 1 – 5 : Pháo thủ........................................................................................... 17

II. Circus 2 ................................................................................................................. 18 Circus 2 – 1 : Hải cẩu thông minh .......................................................................... 19 Circus 2 – 2 : Chong chóng nhiều màu.................................................................. 19

KIỂM TRA HỌC KÌ 1 ..................................................................................................... 20 I. Đề bài tham khảo.................................................................................................... 20 II. Biểu điểm đề nghị .................................................................................................. 20

CHƯƠNG TRÌNH SOẠN THẢO VĂN BẢN................................................................... 21 I. Giới thiệu : .............................................................................................................. 21

Bài thực hành số 1 : ............................................................................................... 21 GÕ DẤU TIẾNG VIỆT ................................................................................................... 22

I. Cách gõ VNI : ......................................................................................................... 22

Page 37: Sach Tin 3 TL Tham Khao Cho Bo Mon Tin Bac Tieu Hoc

37

II. Bài tập thực hành : ................................................................................................ 22 ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN ................................................................................................. 23

I. Menu File................................................................................................................ 23 1. Các lệnh New, Open, Close. .............................................................................. 23 2. Lệnh Save.......................................................................................................... 23

II. Chỉnh sửa văn bản ................................................................................................ 24 1. Một số thao tác sử dụng chuột quan trọng trong MS Word :.............................. 24 2. Một số nút lệnh dùng chỉnh sửa văn bản : ......................................................... 25 3. Bài tập thực hành :............................................................................................. 25

III. Canh lề cho văn bản :........................................................................................... 26 1. Giới thiệu :.......................................................................................................... 26 2. Bài tập thực hành :............................................................................................. 26

IV. Sao chép, di dời một đoạn văn bản...................................................................... 27 1. Giới thiệu :.......................................................................................................... 27 2. Phối hợp Cắt và Dán :........................................................................................ 28 3. Phối hợp Copy và Dán : ..................................................................................... 28 4. Bài tập thực hành :............................................................................................. 28

CHÈN BIỂU TƯỢNG.................................................................................................... 30 1. Giới thiệu :.......................................................................................................... 30 2. Bài tập thực hành :............................................................................................. 30

THỰC HÀNH TỔNG HỢP ............................................................................................ 32 Bài thực hành số 1: ................................................................................................ 32 Bài thực hành số 2 : ............................................................................................... 32 Bài thực hành số 3 : ............................................................................................... 33 Bài thực hành số 4 : ............................................................................................... 33 Bài thực hành số 5: ................................................................................................ 33 Bài thực hành số 6 : ............................................................................................... 34

KIỂM TRA CUỐI KỲ 2................................................................................................... 35 I. Đề kiểm tra tham khảo............................................................................................ 35 II. Biểu điểm tham khảo ............................................................................................. 35