105
HỌC NÓI VỚI HỨNG THÚ Làm thế nào để tạo thuận lợi cho sự phát triền xã hội và ngôn ngữ của trẻ trong bối cảnh nhà trẻ và mẫu giáo. Elaine Weitzman Chương trình Hanen Dịch từ bản tiếng Anh: Danielle Henripin Biên dịch: BS Phạm Ngọc Thanh và cộng sự Biên tập: TS Nguyễn Thị Thanh Bình, TS Cao Thị Xuân Mỹ, TS Nguyễn Thị Kim Anh MỤC LỤC HỌC NÓI VỚI HỨNG THÚ...............................................1 Lời nói đầu...................................................... 1 Phần 1: NÓI VỀ GIAO TIẾP.........................................1 Chương 1: ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ TƯƠNG TÁC TRONG BỐI CẢNH NHÀ TRẺ. 2 Chương 2: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: NÓI, CẦN CÓ THỜI GIAN.......................................................... 13 Phần 2: TẠO THUẬN LỢI CHO MỖI TRẺ THAM GIA TƯƠNG TÁC DỄ DÀNG VỚI CÁC TRẺ KHÁC.................................................... 29 Chương 3: ĐỂ TRẺ KHỞI XƯỚNG...................................29 Chương 4: LUÂN PHIÊN: LÀM SAO GIÚP TRẺ TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐỐI THOẠI TỐT HƠN....................................................... 37 Chương 5: HỖ TRỢ SỰ TƯƠNG TÁC TRONG BỐI CẢNH NHÓM: THÍCH NGHI HOẠT ĐỘNG VÀ THÓI QUEN CỦA BẠN................................48 Chương 6: NGHỆ THUẬT ẨN MÌNH ĐỂ HỖ TRỢ SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA TRẺ VỚI BẠN MÌNH...................................................... 51 Phần 3: ĐỀ NGHỊ NHỮNG THÔNG TIN VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM THUẬN LỢI CHO HỌC TẬP NGÔN NGỮ................................................ 56 Chương 7: HÃY THÍCH NGHI CÁCH NÓI CỦA BẠN ĐỂ HỖ TRỢ CHO TRẺ HỌC NÓI........................................................... 56 Chương 8: HÃY TẠO MÔI TRƯỜNG TRÒ CHUYỆN VÀ HỌC TẬP THUẬN LỢI. .64

saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

HỌC NÓI VỚI HỨNG THÚ

Làm thế nào để tạo thuận lợi cho sự phát triền xã hội và ngôn ngữ của trẻ trong bối cảnh nhà trẻ và mẫu giáo.

Elaine WeitzmanChương trình Hanen Dịch từ bản tiếng Anh: Danielle Henripin Biên dịch: BS Phạm Ngọc Thanh và cộng sự

Biên tập: TS Nguyễn Thị Thanh Bình,TS Cao Thị Xuân Mỹ, TS Nguyễn Thị Kim Anh

MỤC LỤCHỌC NÓI VỚI HỨNG THÚ.......................................................................................1

Lời nói đầu..........................................................................................................1Phần 1: NÓI VỀ GIAO TIẾP...................................................................................1

Chương 1: ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ TƯƠNG TÁC TRONG BỐI CẢNH NHÀ TRẺ....2Chương 2: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: NÓI, CẦN CÓ THỜI GIAN...................................................................................................................... 13

Phần 2: TẠO THUẬN LỢI CHO MỖI TRẺ THAM GIA TƯƠNG TÁC DỄ DÀNG VỚI CÁC TRẺ KHÁC..................................................................................................29

Chương 3: ĐỂ TRẺ KHỞI XƯỚNG...................................................................29Chương 4: LUÂN PHIÊN: LÀM SAO GIÚP TRẺ TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐỐI THOẠI TỐT HƠN.......................................................................................................37Chương 5: HỖ TRỢ SỰ TƯƠNG TÁC TRONG BỐI CẢNH NHÓM: THÍCH NGHI HOẠT ĐỘNG VÀ THÓI QUEN CỦA BẠN...........................................................48Chương 6: NGHỆ THUẬT ẨN MÌNH ĐỂ HỖ TRỢ SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA TRẺ VỚI BẠN MÌNH......................................................................................................51

Phần 3: ĐỀ NGHỊ NHỮNG THÔNG TIN VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM THUẬN LỢI CHO HỌC TẬP NGÔN NGỮ................................................................................56

Chương 7: HÃY THÍCH NGHI CÁCH NÓI CỦA BẠN ĐỂ HỖ TRỢ CHO TRẺ HỌC NÓI................................................................................................................56Chương 8: HÃY TẠO MÔI TRƯỜNG TRÒ CHUYỆN VÀ HỌC TẬP THUẬN LỢI....64Chương 9: TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO TRÒ CHƠI BIỂU TƯỢNG: MỘT PHẦN CỦA SỰ VUI THÍCH… VÀ HỌC TẬP.......................................................70

Phần 4: TỪ VĂN NÓI SANG VĂN VIẾT................................................................77Chương 10: HÃY MỞ RỘNG CƠ HỘI CHO TRẺ ĐỌC VÀ VIẾT..........................78

Page 2: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Chương 11: GIỜ CỦA “VÒNG TRÒN KỲ DIỆU”: THỜI ĐIỂM TƯƠNG TÁC VÀ THUẬN LỢI CHO VIỆC HỌC NÓI.....................................................................85

Lời nói đầuBà hiệu trưởng nhà trẻ ở Toronto nói:“Để chuẩn bị cho trẻ thành công trong suốt cuộc sống, nhiệm vụ

của chúng ta là cung cấp những kinh nghiệm, sự hiểu biết và điều kiện tăng trưởng tốt nhất trong tất cả mọi lãnh vực.”

Mục đích của sách giáo khoa này là giúp các giáo viên nhà trẻ tạo thuận lợi cho tất cà trẻ học tập ngôn ngữ, đặc biệt các trẻ không giao tiếp dễ dàng như các bạn cùng trang lứa. Để giúp các giáo viên có dụng cụ kích thích ngôn ngữ, những chỉ dẫn trong quyển sách này được rút ra từ Chương trình Hanen dành cho nhân viên nhà trẻ và được phân phối trong các nhà trẻ. Trung tâm Hanen soạn thảo các chương trình trên nguyên tắc: trẻ học nói qua tương tác với người chăm sóc và sau đó với trẻ cùng trang lứa. Mục đích chương trình dành cho nhân viên nhà trẻ là khuyến khích các giáo viên gia tăng các cơ hội tương tác và học tập ngôn ngữ bằng cách áp dụng khéo léo những hoạt động, những thói quen và những đàm thoại hằng ngày của mình.

Elaine Weitzman Phần 1: NÓI VỀ GIAO TIẾP Dù cho đa số trẻ có vẻ học giao tiếp một cách rất dễ dàng, phát triển giao tiếp cần hai điều kiện:Chương 1: ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ TƯƠNG TÁC TRONG BỐI CẢNH NHÀ TRẺ1 .Tương tác giữa giáo viên và trẻ: thiết lập quan hệ thuận lợi cho giao tiếp

André, 19 tháng, vừa ghi tên vào nhà trẻ Ngày Đẹp (Les Beaux Jours). Đó là ngày đầu tiên, André thấy mẹ sắp rời nhà trẻ. Bé bắt đầu đạp đá và la hét. Cô Maria, giáo viên, cố dỗ dành (và cùng lúc nhận vài cái đạp!).

Vậy thì hành động kế tiếp của cô Maria sẽ phải thế nào? Cách đối xử nào tốt nhất với một bé mới tới nhà trẻ, có nhiều nỗi ló sợ, nghi ngại trước môi trường mới?

Câu hỏi này đáng cho ta quan tâm, vì hành động kế tiếp của cô Maria sẽ rất quan trọng với André: hành động này sẽ quyết định thái độ André đối với nhà trẻ, với chính bản thân, cũng như cách giao tiếp trong tương lai với các bạn cùng trang lứa.

Page 3: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Ví dụ cô Maria, có thể dỗ dành André một lúc, sau đó, khi bé dịu, để cho bé một mình xem bé sẽ sử xự thế nào.

Hoặc cố khuyến khích bé tham gia các hoạt động với một nhóm trẻ.Hoặc chơi với bé một lúc để bé có thể thiết lập quan hệ với mình.Cô Maria quyết định chơi với André. Cô ta đem bé đến bồn cát. Sau

một lúc André dịu lại và bắt đầu trút các xô cát. Cô Maria “ồ, con trút cát ra”: Cô Maria bắt chước và ngưng để nhìn bé. André chỉ cái xô của giáo viên như muốn nói “Làm lại đi!” Cô ta làm và nói: “Tới phiên cô trút cát, phải không? Được thôi!” Cả hai tha hồ trút hết ra và múc đầy vào, cùng mỉm cười với nhau; cô Maria giải thích khi chơi.

André không còn nước mắt, có vẻ sung sướng chơi ở bồn cát. Đến đỗi cô Maria rời đi để lo cho các bạn, André vẫn tiếp tục chơi.

Các ngày kế tiếp, cô Maria và André chơi trò chơi này nhiều lần. Dần dần André quen với nhà trẻ, bé bắt đầu giao với các bạn và các giáo viên khác. Đến một lúc, cô Maria kinh ngạc quá mức, bé André bật lên “ca!” (chữ “cát”) để biểu hiện ý muốn chơi với cô!

Cô Maria có nhận biết những gì bé André rút ra được từ sự tương tác với cô không? Có lẽ cô chẳng thắc mắc gì nhiều, khi thấy rõ ràng bé sung sướng hơn. Nhưng nếu chúng ta lưu tâm đến những gì bé André rút ra được từ các cuộc trao đổi, chúng ta sẽ bắt đầu hiểu vai trò tương tác hằng ngày, không chỉ trong học tập ngôn ngữ của trẻ, mà còn trong thiết lập thái độ của trẻ với chính bản thân và với môi trường nhà trẻ.

Chơi với cô Maria, lần đầu tiên, bé André đã phát ra được từ “cát”. Bé học được từ này vì cô Maria gọi tên và giải thích sự vật một cách rõ ràng, nhờ thế mà bé nắm bắt được ý nghĩa của từ “cát”. Tuy nhiên, chỉ thuần túy việc biết từ sẽ không làm cho bé ham muốn sử dụng từ. Bé phải có một mục đích, một lý do để dùng từ đó; trong trường hợp này, bé André nói “cát” vì muốn cô Maria: chơi với bé. Lòng mong muốn tương tác với người khác là động cơ chính thúc đẩy giao tiếp.

André cảm thấy tự tin trong quan hệ với cô Maria. Trong môi trường mới, tính nhạy bén của giáo viên đã cho bé một động cơ và sự tin tưởng mà bé cần có để giao tiếp với người khác.

Loại môi trường mà tất cả các trẻ đều cần có ở nhà trẻ: một môi trường thích hợp cho học tập nơi mà các trẻ sẽ có cơ hội tương tác thú vị, tích cực nhiều lần trong ngày. Đó là thử thách, mà trên cương vị giáo viên mầm non, các bạn phải đón nhận.2. Lướt qua các kiểu đối thoại của trẻ

Bạn trong nhóm 2: nhóm tiền mẫu giáo, bạn đến lúc 10 giờ, giờ sinh hoạt tự do.

Page 4: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Vừa lúc bạn đến, Patrizia chạy nhanh khoe đôi giày mới: “Con có đôi giày “thần kỳ", vì thấy được trong tối”: Bé gọi hỏi một bạn và chạy đi.

Carlos chơi các khối, ngước mắt nhìn khi cô vào phòng và tiếp tục chới với 3 bạn khác. Trò chơi xây dựng thu hút tất cả các bé.

Trong góc kịch, 4 bé chơi trò chơi “bác đang tranh cãi sôi động cách chữa trị cho “bệnh nhân".

Như mọi khi; Erika chơi một mình; bé giả bộ cho các búp bê ẩn và cho ngủ. Khi cô chào Erika và hỏi xem em bé có mệt không, Erika trả lời: “Dạ, em bé phải ngủ sớm thôi.” Khi bỏ đi, cô nhận thấy bé nhìn theo, như thể muốn cô chơi với bé.

Michel, chậm phát triển, nhìn thẳng trước mặt không quan tâm gì các bạn khác không phản ứng gì khi cô chào bé; và bé cũng hiếm khi phản ứng khi ai đó nói chuyện với bé.

Mỗi bé có phản ứng khác nhau với cô và chắc cô cũng phản ứng cách khác nhau với mỗi bé, tùy từng loại đối thoại của mỗi trẻ.

Bốn kiểu đối thoạiĐể hiểu rõ loại đối thoại của trẻ, điều quan trọng là xem đứa trẻ có

chủ động tiếp cận người khác và khởi xướng tương tác không; cũng phải xem trẻ có phản ứng không khi người khác khởi xướng tương tác với trẻ.

Nhìn chung, bạn sẽ thấy:- Một số bé dễ dàng khởi xướng tương tác - số khác thì không.- Một số bé dễ dàng phản ứng khi có tương tác - số khác thì không.Nhìn số lần các trẻ khởi xướng tương tác và phản ứng, chúng ta có

thể xác định bốn kiểu đối thoại chính mô tả thói quen giao tiếp của trẻ.Chắc chắn bạn có thể nhận ra một trong bốn kiểu đối thoại nơi trẻ

(dù trẻ có thể thay đổi kiểu đối thoại tùy tình huống);1. Kiểu cởi mở2. Kiểu ngập ngừng3. Kiểu độc lập4. Kiểu thụ động

Nhận dạng bốn kiểu đối thoại1. Kiểu cởi mở

Đứa trẻ này khởi xướng tương tác thường xuyên và rất dễ dàng hưởng ứng tương tác do người khác khởi xướng. Trẻ có thể chậm nói, hoặc khó khăn để hiểu, cần thời gian nhiều hơn, nhưng do trẻ cởi mở, trẻ sẽ

Page 5: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

không bị cản trở tương tác. Tuy nhiên, về mặt xã hội, trẻ có thể ít chín chắn hơn các bạn cùng trang lứa.

2. Kiểu ngập ngừng

Đứa trẻ này hiếm khi khởi xướng tương tác và thường bị loại ra khỏi các hoạt động hoặc hoặc tương tác nhóm. Có thể trẻ phải mất thời gian khá dài để "tan băng” hoặc để phản ứng khi cô tiếp cận. Song, nếu cô cho trẻ có thời gian và cơ hội, trẻ sẽ tương tác với cô. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ gặp khó khăn hơn trong tương tác với các bạn trang lứa.

Nếu trẻ ngập ngừng bị chậm nói, có thể chậm nói là nguyên nhân của sự ngập ngừng. Có thể trẻ ngập ngừng tương tác vì trẻ gặp khó khăn làm cho người ta hiểu. Cũng có thể do rối loạn ngôn ngữ làm cản trở trẻ sử dụng khả năng ngôn ngữ để tương tác hiệu quả trong tình huống xã hội. Mặc dù vậy, trẻ có chiều hướng phản ứng khi các trẻ khác cố gắng tương tác với trẻ.

3. Kiểu độc lập

Trẻ này bỏ nhiều thời gian chơi một mình và có vẻ như không thích tương tác với các bạn. Có thể khi cần gì trẻ sẽ khởi xướng trao đổi, nhưng trẻ thường chống lại mọi ý đồ các bé khác muốn gây sự chú ý của trẻ. Thái độ này có thể là một phần phát triển bình thường của một trẻ ở tuổi “chỉ làm theo ý mình”. Những trẻ qua giai đoạn này cũng thích tương tác với các bạn trong vài tình huống xã hội.

Tuy nhiên, nếu về mặt phát triển xã hội và giao tiếp trẻ bị quá chậm, theo thời gian loại hành vi này có thể không thay đổi là bao. Sự vắng bóng tương tác với người khác có lẽ do khả năng xã hội của trẻ không đủ phát triển để thu hút sự chú ý, truyền đạt thông tin hoặc chia sẻ sự quan tâm của những người xung quanh. Tương tác với các trẻ này có thể nói là cực kỳ khó.

4. Kiểu thụ động

Trẻ nầy hiếm khi khởi xướng hoặc phản ứng lại; trẻ ít biểu lộ, quan tâm đến người hoặc vật xung quanh. Khó làm cho trẻ mỉm cười hoặc giúp Trẻ tham gia một trò chơi. Nếu đó là kiểu “đối thoại” đặc trưng của một trẻ, loại thụ động thể hiện sự chậm phát triển

Các kiểu đối thoại của trẻ ảnh hưởng đến giáo viên.Cô có ngạc nhiên không khi nhận thấy các trẻ mà cô quan tâm

nhiều nhất là nhưng đưa cởi mở? Và cô nên tự hỏi tại sao như vậy.Những trẻ này nhận được tất cả sự quan tâm vì chúng đòi hỏi (dù là

một cách dễ thương!). Chúng khởi xướng tương tác thường xuyên với cô - thông thường, cô sẵn lòng đáp lại một cách tích cực. Cô cảm thấy vui thích với chúng vì chúng thú vị biết bao. Bản tính con người là phản ứng một cách dễ chịu với những ai mình cảm thấy dễ chịu khi kết bạn.

Page 6: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Còn những trẻ không đòi hỏi sự quan tâm của cô hoặc thu hút một cách mờ nhạt? Nhận thấy khó tương tác với các trẻ này, bản tính con người khiến cô ít tương tác với chúng. Chúng ít (hoặc không) tương tác và cô cũng thế, ít có xu hướng tương tác với chúng. Với những lần tương tác ít ỏi, có thể cô chỉ nói đến những gì tối cần thiết. Khi cô ngồi cùng bàn với các bé ít “tương tác”, có thể trong đối thoại chỉ quanh quẫn những câu: Con đi tè nhé, con uống nước nha, con ăn xong chưa. Ngược lại, với các bé cởi mở cô dành nhiều thời gian để hỏi về gia đình, những điều chúng nghe, thấy: những câu chuyện của cô với các bé này trong giờ ăn mang một tính cách hoàn toàn khác.

Cho nên cô giáo cần đóng một vai trò tích cực hơn trong trao đổi với trẻ ngập ngừng, thụ động hoặc độc lập. Không tự nhiên mà có! Trong nhiều trường hợp, muốn được như thế, phải thay đổi kiểu giao tiếp của. Vai trò năng động của giáo viên thật là quan trọng…

Với những trẻ hiếm khi tham gia tương tác xã hội, hậu quả hiển nhiên: chúng ít có cơ hội học ngôn ngữ như những bạn cởi mở hơn.

3. Vai trò đa dạng của giáo viên trong tương tác với trẻKhi tương tác với trẻ, sự tiếp cận của bạn thường tùy vào cá tính của

trẻ cũng như tùy tình huống. Hãy ngưng một chút để suy nghĩ vai trò mà bạn đảm nhận trong tương tác với trẻ, vì vai trò này sẽ quyết định thành công (hoặc thất bại) của bạn.

Đạo diễnTrong vai này, giáo viên gần như hoàn toàn kiểm soát trẻ và các

hoạt động của chúng. Cô mất nhiều thời gian để gợi ý, định hướng và đặt câu hỏi.

Thái độ này có thề làm trẻ không muốn khởi xướng tương tác và trở nên thụ động4. Tương tác giữa trẻ với trẻ là yếu tố chủ yếu trong học tập giao tiếp

Trở lại: bé André đang chơi ngoài sân,

Ngoài tuần sau khi vào nhà trẻ NGÀY ĐẸP (Les Beaux Jours) André và một trong số các bạn đang vui đùa: lần lượt leo lên bệ và cố nhảy xuống một cách ấn tượng nhứt.

Không khó khăn gì để nhận thấy sự tương tác giữa hai bé: thay phiên nhảy xuống bệ, đứa này nhìn đứa kia nhảy và cùng cười phá lên. Các bé cảm nhận một cách rõ ràng việc chia sẽ kinh nghiệm với bạn mình thú vị ra sao.

Do tương tác với bạn bạn mình, cùng lúc trẻ học nhìn sự vật theo quan điểm người khác. Như thế trẻ học cách hòa đồng, cách giải quyết tranh chấp, cách chia sẻ, cộng tác và hợp

Page 7: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

tác với người khác. Trẻ cũng học thương thuyết và khẳng định mình – hai khái niệm rất quan trọng. Tất cả những thứ ấy, trẻ dùng ngôn ngữ để học.

5. Quan sát trẻ chơi chung với nhauTương tác giữa trẻ cùng tuổi thường xảy ra khi các bé chơi với nhau,

cần chú ý đến:1. Các loại trò chơi mà các trẻ thích2. Phần tương tác xã hội trong trò chơi5.1. Các loại trò chơi mà các trẻ thíchA. Trò chơi chức năng: Loại trò chơi này xảy ra trong năm đầu tiên

của trẻ và đạt đỉnh điểm giữa 2 và 3 tuổi.Trò chơi chức năng tương ứng với điều mà nhà tâm lý Jean Piaget

gọi là trò chơi vận động giác quan. Qua các trò chơi này, trề thực hiện những động tác vận động lặp lại, bao gồm sử dụng, khám phá đồ chơi và các vật xung quanh.

Vài ví dụ trò chơi chức năng:- thực hiện các động tác khác nhau với đồ chơi: đập hoặc lắc

các khối, đặt đồ vật trong đồ vật kiarồi lấy ra và cứ thế tiếp tục.- tìm mối liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả: ví dụ, bật/ tắt

đèn, tưới nước lên đất xem có gì khác, xây nhà trên cát, đồ nước, nắn bóp chất dẻo…

- dùng đúng chức năng đồ vật: ví dụ, cho chạy tới chạy lùi một xehơi nhỏ.

- vận động: chạy, nhảy,…B. Trò chơi xây dựng: Từ 2 tuổi trẻ chơi loại trò chơi này và đạt

đỉnh điểm giữa 3 và 4 tuổi, không hiểm khi thấy ở trẻ 5 hoặc 6 tuổi.Trong trò chơi xây dựng, trẻ dùng vật liệu để tạo ra hoặc xây dựng

theo ý tưởng trẻ nghĩ ra. Vật liệu rất có thể là những thứ được dùng trong trò chơi chức năng, nhưng trong trường hợp này bé dùng để xây dựng một cái gì. Ví dụ, những khối lúc trước bé chỉ dùng để đập với nhau, bây giờ để xây dựng một tháp hoặc một tòa nhà. Trẻ mê loại trò chơi này và dành nhiều thời gian, năng lượng và tập trung cao độ để xây được một thứ gì đó

c. Trò chơi đóng kịch: Từ 2 tuổi trẻ chơi loại trò chơi này và đạt đỉnh điểm giữa 6 và 7 tuổi.

Trò chơi đóng kịch là trò chơi “giả bộ”. Trẻ bắt đầu bằng cách tự diễn tả những tình huống thật, sử dụng những đồ dùng, đồ chơi thay thế.

Page 8: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Theo thời gian, trò chơi trở thành những buổi “giả bộ” tập thể, đến lúc dùng ngôn ngữ để tạo câu chuyện và tình huống. Ở giai đoạn tiến triển hơn này, trẻ ít phụ thuộc vào đồ trẻ có thể chơi và những đồ vật này có thể hoàn toàn không giống đồ vật mà chúng thể hiện.

D. Trò chơi có luật: Từ 6 tuổi đã bắt đầu biết chơi trò chơi này và tiếp tục cho tới tuổi người lớn

Trẻ chơi theo luật và luật được thỏa thuận giữa các thành viên. Đó là trường hợp trò chơi cờ, chơi trốn tìm và cáo - thợ săn… vv…

5.2. Phần tương tác xã hội trong trò chơiKhi bạn quan sát một trẻ đang chơi, nhớ xem trẻ tương tác với các

bạn mình ra sao, trẻ ý thức được sự hiện diện của trẻ khác ở mức độ nào. Bạn đừng quên rằng ở tuổi mẫu giáo, nhiều khi trẻ chơi một mình.

A. Không chơi, không tương tác: Trong giờ sinh hoạt tự do, bạn sẽ nhận thấy có vài trẻ không chơi gì cả. Trẻ không chơi có thể:

- không làm gì cả - trẻ không chơi, nhưng có lẽ quan sát thoáng qua các trẻ khác hoặc chỉ nhìn chung quanh mà không chú tâm lâu đến một hoạt động đặc biệt nào. Nói chung, trẻ này ít quan tâm đến hoạt động đang diễn ra.

- quan sát viên - trẻ này quan sát nhóm trẻ, nhưng không tìm cách tham dự nhóm, mặc dù có thể nói chuyện với trẻ khác. Trẻ này không thuộc dạng không làm gì cả, vì cỏ biểu ‘hiện quan tâm rõ rệt đến hoạt động trẻ khác và ở gần trẻ khác.

B. Trò chơi một mình, không tương tác xã hội: Trẻ chơi một mình, dùng những đồ chơi khác những thứ mà các trẻ khác kề bên chơi.

C. Trò chơi song song, tương tác xã hội tối thiểu: Các trẻ chơi độc lập với nhau, nhưng góp phần bằng cách chơi chung đồ chơi và vật liệu. Chúng nhìn vật liệu của trẻ khác, ánh mắt gặp nhau và chúng bắt chước lẫn nhau, điều đó chứng tỏ mỗi trẻ ý thức có sự hiện diện của trẻ khác. Như vậy trò chơi song song sẽ tạo điều kiện sau này cho trẻ chuyển qua trò chơi có hình thức tương tác hơn.

D. Chơi tập thể, nhiều tương tác xã hội: Trò chơi này chia làm hai loại:

- Trò chơi liên kết - trẻ chơi chung với nhau, nhưng trong hoạt động trẻ chỉ quan tâm đến mong muốn của bản thân. Trẻ kể cho nhau nghe trò chơi của minh, trao nhau dụng cụ và dõi theo nhau. Tuy nhiên, nếu chúng có chung một hoạt động, thì không phải vì chúng muốn hợp tác, mà vì hoạt động hấp dẫn đối với trẻ .

- Trò chơi hợp tác - trẻ chơi chung với nhau, trong nhóm để đạt mục tiêu chung - ví dụ trò chơi đóng kịch phản ánh các hiện tượng xã hội hoặc trọ ' chơi có luật lệ. Thành viên nhóm là một khối; một hoặc hai trẻ

Page 9: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

điều khiển trò chơi phân vai và giao trách nhiệm cho các thành viễn. Mọi trẻ hợp tác để thực hiện mục đích chung. Các trẻ lớn tuổi hơn (hoặc chín chắn hơn) thường chơi tích cực trò chơi hợp tác và chơi liên kết.

E. Tương tác giữa trẻ cùng đồng lứa phát triển theo tuổiSơ sinh (đến 18 tháng)

Ta có thể chờ đợi:- phần không làm gì cả- phần quan sát- trò chơi chức năng một mình- trò chơi đóng kịch một mình (năm thứ hai)- trò chơi xây dựng một mình (năm thứ hai)- trò chơi chức năng tập thể (năm thứ hai)

Tương tác với bạn đồng lứa cho các trẻ hứng thú trong trò chơi chức năng (và ồn ào!)

Trẻ chạy lon ton (từ 18 đến 30 tháng)

Ta có thể chờ đợi:- phần không làm gì cả- phần quan sát- trò chơi chức năng một mình- tăng thêm trò chơi đóng kịch một mìnhTa có thể chờ đợi phần tăng thêm trong:- trò chơi chức năng song song- trỏ chơi xây dựng song song- trò chơi đóng kịch song song- trò chơi chức năng tập thể song song (năm thứ ba)

Trẻ ở tuổi tiền mẫu giáo và mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi)

Ta có thể chờ đợi:- bớt đi phần không làm gì cả- bớt đi trò chơi chức năng một mình- bớt đi trò chơi đóng kịch một mình- bớt đi trò chơi chức năng cạnh nhau- bớt đi trò chơi đóng kịch cạnh nhauTa có thể chờ đợi phần tăng thêm trong:- trò chơi xây dựng (song song hoặc một mình) đòi hỏi ít nhiều sự trưởng thành- trò chơi hợp tác tập thể (trò chơi đóng vai theo chủ đề)

F. Khi nào sự thiếu tương tác giữa các trẻ làm ta lo lắng?

Page 10: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Từ 3 tuổi, trong quan hệ với các bạn, trẻ phải chứng minh khả năng sau đây:- Biết làm cho bạn chú ý- Duy trò choi tròng một hoạt động chung- Biểu lộ tình cảm với các bạn- Biểu lộ đối nghịch với các bạn (tranh giành đồ chơi, bắt bạn theo ý mình…) bạn mình- làm y theo (hoặc từ chối làm y theo) yêu cầu bạn mình- thương lượng để đi đến thỏa hiệp với các bạn - chơi nhóm trong thời gian khá dài

Tóm tắt

Giáo viên nhà trẻ có trách nhiệm tạo môi trường thuận lợi đề trẻ chơi với nhau và tiếp thu ngôn ngữ.Có nhiều kiểu tương tác đa dạng. Tùy vào kiểu đối thoại của trẻ, vai trò của giáo viên và khả năng của trẻ chơi với các bạn cùng nhóm tuổi bạn mình. Ý thức được ảnh hưởng qua lại giữa đổi tác trong tương tác, sự tiến triển tương tác giữa bạn mình, giáo viên có thể quan sát cách tương tác hiệu quả ngay trong lòng nhóm và xem số lượng, chất lượng tương tác có đáp ứng đúng nhu cầu trẻ không. Nhờ những quan sát này, sau đó giáo viên có thề hướng mỗi trẻ trở thành thành viên hoàn toàn của nhóm.G. Giới thiệu những hướng dẫn quan sátHướng dẫn quan sát cuối chương 1 (“Những tương tác của trẻ với

giáo viên và bạn mình”) giúp bạn nhận định kiểu đối thoại của mỗi trẻ và tùy hoàn cảnh mà trẻ tương tác ít hoặc nhiều nhất, luôn cả khả năng tương tác với bạn mình.

Hướng dẫn quan sát cuối chương 2 (“Giai đoạn phật triển ngôn ngữ của trẻ”) giúp bạn biết giai đoạn phát triển ngôn ngữ và khả năng tham gia tương tác xã hội của mỗi trẻ. Hơn nữa, nếu trẻ dùng ngôn ngữ, sách hướng dẫn này sẽ có ích cho bạn trong quan sát khả năng ngôn ngữ biểu đạt và tiếp nhận.

Nếu bạn lo lắng về khả năng giao tiếp của trẻ, đề nghị bạn dùng sách hướng dẫn này để thiết lập mức phát triển của trẻ. Trong các chương kế tiếp, phần lớn thông tin sê chia làm nhiều phần tùy giai đoạn phát triển và loại đối thoại của trẻ. Khi điền vào bản hướng dẫn quan sát cho mỗi trẻ, bạn có thể nhanh chóng tham khảo các thông tin thích hợp.

H. Hướng dẫn quan sát đầu tiên: Tương tác giữa trẻ với giáo viên và bạn bạn mình.

1. Quan sát môi trẻ trong nhiều tình huống khác nhau và phân chia quan sát của bạn làm nhiều ngày (hoặc nhiều tuần)

Page 11: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

2. Bạn tự hỏi các hoạt động và dụng cụ dùng có thích hợp chăng.

Hướng dẫn quan sát đầu tiên về tương tácTương tác giữa trẻ với giáo viên và các bạn

Tên trẻ:Tuổi lúc quan sát:Ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ:Ngày:

1. Quan sát kiểu đối thoại của trẻ

Tôi đánh giá trẻ … có kiểu đối thoại sau: - cởi mở, thường trẻ khởi đầu tương tác hoặc tham gia tương tác được trẻ khác khởi xướng.

- ngập ngừng, hiếm khi trẻ khởi xướng tương tác nhưng tham gia khá dễ dàng tương tác-do trẻ khác khởi xướng.

- độc lập, trẻ khởi xướng tượng tác nhưng hiếm khi tham gia tương tác do trẻ khác khởi xướng và có vẻ thích một mình.

- thụ động, hiểm khi trẻ khởi xướng tương tác hoặc tham giá tương tác do trẻ khác khởi xướng.

(nếu cần thiết đánh dấu thêm )Nếu kiểu đối thoại của trẻ ngập ngừng, thụ động hoặc độc lập, thì

trẻ có tương tác dễ dàng hơn với:- giáo viên- bạn mình - không ai cả2. Quan sát tương tác của trẻ với giáo viên

a) Tên giáo viên nào trẻ giao tiếp nhiều nhất: b) Xác định tình huống nào trẻ thoải mái tương tác và giao tiếp với giáo

c) Xác định tinh huống nào trẻ ít tương tác và giao tiếp nhất với giáo viên:

3. Quan sát trẻ chơi với các bạn

Dựa theo các ví dụ trong bảng sau đây, dùng bảng trang kế tiếp để ghi các ví dụ trẻ tương tác với bạn mình trong các trò chơi.

Page 12: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Tương tác với bạn trong trò chơi

Chức năng Xây dựng Đóng kịch Trò chơi có luật

Chơi một mình – một

mình

Chơi với hộp nhạc gần các trẻ khác đang gây ồn ào đinh tai nhức óc

Xây tháp.Không một trẻ nào khác ở gần đấy

Chơi một mình, làm như đang nói chuyện với ai qua điện thoại.

Chơi bên cạnh

Chơi xe hơi nhỏ bên một trẻ khác, không tương tác cũng chẳng “giả bộ”

Xây tòa nhà bằng Lego bên ba bạn; không tương tác.

Bên một trẻ khác, làm như chuẩn bị buổi ăn và cho búp bê ăn; hai trẻ nhìn nhau nhưng không tương tác gì hơn.

Chơi cùng nhau – Tập

thể

Chạy trong sân chơi với hai trẻ khác

Xây đường xe lửa với ba bạn

Hợp tác chơi trò choi “Bác sĩ” với ba bạn.

Chơi trò chơi con ngỗng với hai bạn khác.

Không làm gì cả/ Quan sát Sinh hoạt

Đứng ngoài cuộc chơi

Xem bạn chơi trong “căn nhà”

Bên bạn, nhìn quyển sách trong tủ sách

Tương tác với bạn mình trong trò chơiChức năng Xây dựng Đóng kịch Trò chơi có

luậtMột mìnhChơi bên

cạnhChơi cùng nhau – tập

thểKhông làm gì cả/ Quan sát Sinh hoạt

Đứng ngoài cuộc chơi

a) Loại trò thời nào trẻ dành nhiêu thời gian?

Page 13: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- chức năng- xây dựng- đóng kịch- trò chơi có luậtb) Trong trò chơi có bao nhiêu tương tác xã hội?

-> hoàn toàn không tương tác xã hội (trò chơi một mình)

Trẻ dành gần như hoàn toàn thời gian chơi một mình- Trò chơi chức năng: một mình- Trò choi xây dựng: một mình- Trò chơi đóng kịch: một mình-> tương tác xã hội tối thiểu (trò chơi bên cạnh)

Bên các bạn, cùng dùng đồ chơi, dụng cụ của bạn và ý thức sự hiện diện của bạn, nhưng không tương tác với bạn. gần như dành hoàn toàn thời gian chơi bên cạnh:

- Trò chơi chức năng: Bên cạnh- Trò chơi xây dựng: Bên cạnh- Trò chơi đóng kịch: Bên cạnh-> nhiều tương tác xã hội (trò chơi tập thể)Trẻ tương tác với các bạn, dùng chung dụng cụ của bạn và đối thoại

với bạn.Trò chơi tập thể thường là:

- liên kết (mỗi trẻ chơi theo ý mình)- hợp tác (trẻ trong nhóm hợp tác đề đạt mục tiêu chung)Trẻ dành gần như hoàn toàn thời gian cho trò chơi tập thể:Trò chơi chức năng: Cùng nhau Trò chơi xây dựng: Cùng nhau Trò chơi đóng kịch: Cùng nhauc) Với bạn nào trẻ tương tác nhiều nhất?d) Trong hoạt động nào trẻ tương tác nhiều nhất với bạn?e) Trong hoạt động nào trẻ tương tác ít nhất với bạn?4. Tóm tắt quan sát

Page 14: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Đây là những người, những sinh hoạt và những tình huống có vẻ làm cho sự tương tác và giao tiếp được dễ dàng và thoải mái hơn cho … (họ tên trẻ) Chương 2: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: NÓI, CẦN CÓ THỜI GIAN1. Một hành trình kỳ thú kéo dài năm năm

Từ tiếng “U a!” đến câu “Khi con lớn, con sẽ trở thành phi công lái máy bay” Khoảng chừng năm tuổi, với trẻ phát triển bình thường, khả năng ngôn ngữ đạt những tiến bộ đầy ấn tượng. Từ giao tiếp không lời (truyền thông điệp bằng âm thanh, cử chỉ, ánh mắt và biểu lộ trên nét mặt) đến giao tiếp có lời (còn gọi là ngôn ngữ nói), đó là khả năng phát triển phức tạp nhất của con người.2. Cũng như người lớn, trẻ giao tiếp bởi nhiều lý do khác nhau

Trẻ phải học giao tiếp trong nhiều tình huống và nhiều lý do rất khác nhau. Muôn hiểu trẻ giao tiếp THẾ NÀO, thì phải hiểu TẠI SAO trẻ giao tiếp.

Dù giao tiếp dùng để thu hút sự chú ý của người lớn khi trệ có, trước hết, nhằm đáp ứng các nhu cầu thể chất, nhưng lý do chính khiến chúng ta giao tiếp với nhau là mong muốn thỏa mãn nhu cầu xã hội. Con người có nhu câu lớn là thiết lập mối quan hệ với người khác để chia sẻ những cảm xúc, ý tưởng và kinh nghiệm. Dù khi ta hạnh phúc, buồn phiền, hân hoan hoặc thất vọng, chúng ta luôn luôn cần ai đó để chia sẻ.

Ngôn ngữ giữ một vai trò quan trọng khác: đó là một công cụ giúp ta suy nghĩ và học tập. Nhờ ngôn ngữ, ta có thể chọn lựa lập kế hoạch, đưa ra những dự kiến, tưởng tượng, lập luận và giải quyết vấn đề.

Để hiểu tại sao ta giao tiếp với người khác, hãy nhớ lại những cuộc điện đàm bạn gọi đi những ngày vừa qua, tất nhiên vì nhiều lý do khác nhau. Hãy suy nghĩ những lý do này, rồi suy nghĩ đến những lý do khiến các em bé và trẻ giao tiếp. Những so sánh có thể làm cho bạn ngạc nhiên.

Tại sao con người giao tiếp1. Để yêu cầuÔng (Bà) có thể cho tôi biết…É! Nước sinh tố! con muốn nước sinh tố2. Để phản đối (than phiền, từ chối điều gì)Tôi giận vì bạn không cố gắng3. Để chào ai đóTôi chúc bạn một cuộc du lịch tốt đẹp.4. Để đáp lại giao tiếp người khácVâng, vui lòng!

Page 15: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

5. Để hỏiGiờ nào chúng ta gặp nhau?6. Để lập kế hoạch, giải quyết vấn đềTrước khi dự định một cuộc gặp gỡ, nên xem ai quan tâm.7. Để chia sẻ những cảm xúc, những ý tưởng và những quan tâmCon biết hôm nay cô gặp chuyện gì không nào!

3. Bảy giai đoạn phát triển giao tiếp và ngôn ngữ Những trang kế tiếp mô tả bảy giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ

phát triền bình thường: Giai đoạn 1

Từ khi sanh đến 3 tháng tuổi Trẻ giao tiếp bằng phản xạ Giai đoạn 2

Từ 3 đến 8 tháng tuổi Trẻ quan tâm đến những người chung quanh nhưng không chủ tâm giao tiếp Giai đoạn 3 Từ 8 đến 13 tháng tuổi Trẻ chủ tâm giao tiếp và trở nên rất cởi mở Giai đoạn 4 Từ 12 đến 18 tháng tuổi Trẻ bắt đầu giải mã ngôn ngữ và dùng từ đầu tiên Giai đoạn 5

Từ 18 đến 24 tháng tuổi Trẻ đặt thành câu có hai từ; ngôn ngữ trẻ trên đà phát . Giai đoạn 6

Từ 24 đến 36 tháng tuổi 4 Trẻ đặt câu 3, 4 rồi 5 từ… Giai đoạn 7 Từ 3 đến 5 tuổi

Trẻ đặt những câu dài và phức tạp: từ nay trẻ có khả năng duy trì đàm thoại.

Page 16: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Để vượt qua mỗi giai đoạn, các trẻ chậm phát triển ngôn ngữ phải mất thời gian hơn.

Giai đoạn 1: Từ khi sanh đến 3 tháng tuổiBé tí xíu giao tiếp bằng phản xạTại sao bé giao tiếp- Giao tiếp không chủ tâm, nhưng người chăm sóc trẻ phản ứng như

có chủ tâmTrẻ giao tiếp như thế nào- Trẻ nhũ nhi phản ứng theo phản xạTương tác xã hội- Các trò chơi luân phiên bắt đầu khi còn rất béKhi được 6 tuần, trẻ bi bô khi thoải mái. Từ 2 tháng, trệ bi bô thường

xuyên hơn và ta có thể làm trẻ bi bô chỉ đơn giản ta bắt chuyện hào hứng với trẻ (nhất là giọng cao) hoặc cho trẻ nghe một đồ chơi huýt lên khi bị ấn.

Trẻ phản ứng THẾ NÀO TẠI SAO trẻ giao tiếp, tùy theo người chăm sóc

Trẻ khóc, động đậy, chuyển hướng ánh mắt hoặc tránh xaTrẻ nhìn, mỉm cười, tạo âm giống như nguyên âmTrẻ nhìn, phát ra âm, mĩm cười, nhúc nhích thân thể, giọng nói thay đổi (âm lượng hoặc chất giọng)

Để phản đối, từ chối, cho thấy không thoải mái/ không đồng ýĐể yêu cầu một đồ vật hoặc một hành độngĐể biểu lộ ý thức về sự hiện diện của người khác và lưu tâm đến họ.

Giai đoạn 2: Từ 3 đến 8 tháng tuổiTrẻ lưu ý đến những người chung quanh, nhưng không chủ tâm giao

tiếp.Tại sao bé giao tiếp- Giao tiếp không luôn có chủ tâmTrẻ giao tiếp thế nào- Cử chỉ, âm thanh và biểu lộ nét mặt tạo thuận lợi diễn giải hành vi

trẻ.- Các giai đoạn đầu của bập bẹ

Page 17: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Từ sáu hoặc bảy tháng tuổi, trẻ bắt đầu bập bẹ: bạn nghe trẻ lặp đi lặp lại hằng loạt dài phụ âm và nguyên âm - ví dụ: “dadadadadadada". Cũng trong giai đoạn này trẻ nhìn gương và “nói chuyện với chính mình”.

Tương tác xã hội- Trẻ mong muốn sự chú ý của bạn một cách rõ ràng- Trẻ thích vô cùng các trò chơi như: “ú à!”- Trẻ bắt đầu quan tâm đến đồ chơi mà bạn đưa raPhát triển ngôn ngữNgôn ngữ tiếp nhận- Các từ chỉ được hiểu trong bối cảnh lúc đó

LÀM THẾ NÀO trẻ truyền đạt

thông điệpTẠI SAO trẻ giao tiếp, tùy theo

người chăm sócTrẻ khóc, cử động, chuyền hướng ánh mắt hoặc tránh xa

Trẻ nhìn người hoặc đồ vật mà trẻ lưu tâm, đưa bàn tay ra, di chuyển hướng mà trẻ lưu tâm, phát ra những nguyên âm và phụ âm khác nhau.Trẻ nhìn người, phát ra âm và mỉm cười, nhúc nhích thân thể, giọng nói thay đổi (âm lượng hoặc chất giọng)

Phát ra âm thanh hoặc làm một cử chỉ liên quan đến thói quen: ví dụ, đập bàn tay để yêu cầu “vỗ, vỗ, vỗ”

Nhìn, phát ra âm thanh, bập bẹ (ví dụ, phát ra “gagaga”) giảm âm lượng và chất giọng của tiếng, mỉm cười, cử động thân thể

Đế phản đối, từ chối, cho thầy không thoải mái/không đồng ý

Để yêu cầu một hành động hoặc một đồ vật

Để biểu lộ trẻ ý thức được sự hiện diện của người khác và lưu tâm đến họ

Để yêu cầu một thói quen xã hội (khả năng mới)

Để gây sự chú ý (khả năng mới)

Giai đoạn 3: Từ 8 đến 13 thángTrẻ chủ tâm giao tiếp và trở nên rất cởi mở

Tại sao trẻ giao tiếp- Giao tiếp có chủ tâm rõ ràng - trẻ giao tiếp có mục đích được xác

định

Page 18: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Trẻ giao tiếp thế nàoTrẻ giao tiếp bằng cử chỉ thông dụng và trờ nên dễ hiểu

Khoảng 11 đến 12 tháng tuổi, nếu trẻ muốn điều gì, trẻ có thể:- nhìn vật trẻ muốn, chỉ bằng ngón tay; và- phát ra âm thanh; và- nhìn bạn; và- nhìn trở lại đồ vật; và- lại nhìn bạn; và- lặp lại âm thanh.Khoảng 11 đến 12 tháng tuổi, nếu ý định giao tiếp trẻ không được

đáp trả trẻ có thể:- phát ra âm thanh khác để thêm yếu tố vào thông điệp- thay đổi thông điệp bằng cách lặp lại to hơn- nổi giận (thường là gây chú ý thành công)Trẻ dùng vài âm thanh coi như thay từ

Cũng có thể biểu lộ những dấu hiệu hỏi đầu tiên, bằng cách chỉ ngón tay về một vật, phát ra âm thanh có âm điệu như hỏi. Kiểu cách như thế có thể hiểu “Cái gì thế?” hoặc “Ai đó?”

Xuất hiện ẩn ngữ: “Hình như trẻ nói gì, nhưng tôi không hiểu gì cả!”

Trẻ bắt chước âm thanh người lớn

Tương tác xã hộiLý do xã hội là động cơ chủ yếu giao tiếp

Trẻ có thể nhìn điều bạn nhìn và khiến bạn nhìn điều trẻ quan tâm

Từ giai đoạn này, trẻ biết cách làm sao mời gọi bạn chia sẻ điều trẻ quan tâm: chỉ ngón tay, phát ra âm thanh và nhìn bạn. Những khả năng này giúp trẻ thiết lập sự chú ý liên kết. Nguyên lý chủ yếu này cho học tập ngôn ngữ, vì ngôn ngữ được học trong bối cảnh chia sẻ thông tin.

Trẻ chơi luân phiên

Phát triển ngôn ngữNgôn ngữ tiếp nhận

- Trẻ chưa thật sự thấu hiểu các từ

Page 19: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Tất nhiên, trẻ có vẻ hiểu phần lớn điều ta nói, thậm chí có vẻ theo những chỉ dẫn, nhưng ở 13 tháng tuổi, sự hiểu biết các từ giới hạn ở vài từ mô tả người, vật đã biết. Trẻ tiếp tục hiểu ngôn ngữ dựa vào những dấu hiệu thật rõ ràng do cử chỉ, âm điệu giọng nói của bạn, vào tình huống đang xảy ra sự việc.

TẠI SAO trẻ giao tiếp(giao tiếp chủ động) Trẻ giao tiếp THẾ NÀO

Để kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng trẻ khácPhản khángYêu cầu một hành động/một vật

Khóc, rên rỉChỉ bằng ngón tay, làm cử chỉ

Để tương tác xã hộiYêu cầu một làm gì đóYêu cầu chú ý đến mìnhMuốn được bế bồng, nựng nịuMuốn được khenChào người khác

Bắt chước bằng điệu bộ

Phát ra âm thanh có ý nghĩa đặc biệtNhìn vào mắt người khác

Để thiết lập sự chú ý liên kết (mới đạt được ở giai đoạn 3)Thu hút chú ý trên đồ vật/người/sự kiện trong môi trường của trẻGọi tên sự vật chung quanhYêu cầu thông tin

Chỉ bằng ngón tay, nhìn và phát ra âm thanh (phối hợp chiến lược)

Dùng từ riêng lẻ

Giai đoạn 4: Từ 12 đến 18 tháng tuổiTrẻ bắt đầu giải mã ngôn ngữ và sử dụng những từ đầu tiênPhát triển ngôn ngữNgôn ngữ diễn đạt

- Trẻ sử dụng số lượng nhỏ từ riêng lẻ (từ 10 đến 20)- Tùy bối cảnh, một từ có thể có nhiều nghĩaCho nên, “Mẹ” có thể có nghĩa: “Có phải cái túi của Mẹ?” (câu hỏi);

hoặc“Ạ! Mẹ đây rồi”; (giải thích) hoặc “Bồng con với, Mẹ” (yêu cầu)- Từ của trẻ thường có nghĩa quá rộng hoặc quá hạn chếTrẻ có thể sử dụng mọt tự nào đó cho một tình huống mà thôi: cho

nên, “baba” có thể mô tả là bình sữa của trẻ bú, không phải của trẻ khác hoặc một bình sữa có hình dạng hơi khác. Hiện tượng này được gọi là kéo giãn hẹp.

Hoặc trẻ có thể sử dụng một từ nào đó vượt quá nghĩa thông dụng được chấp nhận: cho nên “con chó” có thể là tất cả động vật bốn chân.

Page 20: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Hiện tượng này được gọi là kéo giãn rộng, cho thay trẻ liên hệ các đo vật hoặc các vật có đặc trưng giống nhau mà trẻ nhận thấy bằng mắt.

Ngôn ngữ tiếp nhận

- Trẻ bắt đầu phát triển từ vựng tiếp nhậnTương tác xã hội- Lý do trẻ giao tiếp như ở giai đoạn 3, có nghĩa là thường do lý do

xã hội- Nếu ta không đáp ứng, trẻ vẫn kiên trìKhi giao tiếp nếu trẻ thấy không có phản ứng, thông điệp sẽ được

lặp lại, sửa đổi hoặc truyền đi bằng cách khác. Do gián đoạn trong giao tiếp, chiến lược tái thiết lập giao tiếp rất quan trọng, vì là, đối với trẻ, vai trò then chốt trong khám phá cách thức diễn đạt hữu hiệu hơn. KHÔNG HIỂU

Giai đoạn 5: Từ 18 đến 24 tháng tuổiTrẻ làm thành câu hai từ, ngôn ngữ đang phát triển!Phát triển ngôn ngữNgôn ngữ diễn đạt

- Xuất hiện câu hai từKhi trẻ có từ vựng khoảng 50 từ, trẻ có thể sắp đặt các từ làm thành

câu hai từ.Có vài trẻ bắt đầu làm câu hai từ lúc 16 tháng tuổi, nhưng đa số chỉ

bắt đầu làm câu như thế lúc 24 tháng tuổi.- Một câu có thề có nhiều nghĩa khác nhau, tùy tình huốngMột câu hai từ như “Xe Mẹ” có thể ý muốn nói: “Xe của Mẹ”; hoặc

“Mẹ, con muốn lên xe”; hoặc là, “Mẹ tớ chở tớ đến đây”- Từ vựng tăng một cách nhanh chóngTừ vựng trẻ tăng nhanh gần 200 từ.- Trẻ sử dụng dạng phủ địnhTrẻ sử dụng từ “không”, ví dụ, “không nước ép” hoặc “không ướt”.- Hỏi, lại hỏi, luôn luôn hỏiTrẻ cũng bắt đầu dùng từ ý muốn hỏi như “ở đâu?” và “Gì vậy?”- Ngôn ngữ không còn chỉ sử dụng nói nơi chốn và thời hiện tại.Dần dần ngôn ngữ trở nên điêu luyện, trẻ có thể nói các sự kiện đã

qua và luôn cả những việc mà trẻ biết sẽ xảy ra.

Page 21: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Ngôn ngữ tiếp nhận

- Khả năng hiểu biết trở nên tốt hơnBây giờ trẻ có thể hiểu nhiều từ, dù ngoài bối cảnh của trẻ. Nếu bạn

nói: “Đi rửa tay” dù trẻ không ở gần bồn rửa chén và cũng không dùng tay nó hướng về bồn, trẻ vẫn hiểu bạn nói gì. (Như vậy dễ dàng cho công việc của bạn, phải không?)

Tương tác xã hội- Từ giai đoạn này có thể có những cuộc đàm thoại ngắnGiáo viên: Grégoire, áo len đẹp quá!Grégoire: Xe đạp. (Chỉ hình xe đạp trên áo), (thông tin mới)Giáo viên: ồ, con có xe đạp trên áo!Giai đoạn 6: Từ 24 đến 36 tháng tuổiTrẻ làm thành những câu từ 3, rồi 4, rồi 5 từ…

Phát triển ngôn ngữ Ngôn ngữ diễn đạt

- Trẻ bắt đầu sử dụng câu có 3 từ và câu của trẻ tiếp tục dài ra.Trong lúc khoảng phân nửa các câu của trẻ có hai từ, trẻ bắt đầu tạo

các câu có ba từ.Có hai loại câu ba từ:a) Sắp hai câu, mỗi câu có hai từVí dụ, “Mẹ lái ” và “Lái xe” kết hợp thành “Mẹ lái xe”.b) Chính xác hoặc kéo dài thêm câu đã sử dụng Vì thế, “Ăn bánh

quy” trở thành “Ăn bánh quy to”- Các câu tuân thủ văn phạm khá hơnTrẻ sử dụng GIỚI TỪ, như “trong” và “trên”.a) ĐỘNG TỪ trở nên phức tạp hơnb) Trẻ bắt đầu sử dụng ĐẠI TỪ để nói chính nó, dù trẻ chưa biết sử

dụng từ một cách chính xác.c) Ví dụ: “Daphné muốn bẩnh quy” trở thành “là TÔI (MOI) muốn

bánh quy”d) PHỦ ĐỊNH dùng gần giống của người lớn; từ nay trẻ sử dụng từ

“không” giữa câu và cũng biết sử dụng từ “thêm nữa”.e) Ví dụ, từ câu “Không chơi!” qua câu “Không chơi nữa!”

Page 22: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

f) LIÊN TỪ “và" dùng kết hợp hai đồ vật.Ví dụ, “Tôi ăn bánh và kẹo”Cách chung trẻ nhỏ thường thế từ “sau đó” bằng từ “và”.- Trẻ bắt đầu hỏi “Tại sao?”- Trẻ bất đầu kể truyện Ngôn ngữ tiếp nhận

- Sự hiểu biết tăng một cách đáng kểLúc 3 tuổi, trẻ nắm được nhiều ý tưởng khác nhau: đối nghịch như

“lớn/nhỏ”, “ở trong/ở ngoài”, “bắt đầu/ngưng”, các nhóm như “thụ vật” và “đồ chơi", và khái niệm không gian như “ở trên”, “ở dưới”, “đằng trước”, “đằng sau”, “trên cao”, “dưới thấp”,…

Trẻ có thể theo sự hướng dẫn gồm hai phần, ví dụ: “Lấy ly của con và để vào bồn rửa chén”

Tương tác xã hội- Nói chuyện lâu hơnLúc 3 tuổi, trẻ có thể đàm thoại luân phiên nhiều lần tiếp theo,

nhưng nếu đó là cuộc đàm thoại chính trẻ khởi xướng thì dễ dàng cho trẻ nuôi dưỡng câu chuyện hơn là do chính bạn khởi xướng. Trẻ cũng biết khi có khoảng ngưng trong câu chuyện, đó là tới “phiên” trẻ nói.

Giai đoạn 7: Từ 3 đến 5 tuổiTrẻ có thể đặt những câu dài và phức tạp: từ nay trẻ có khả năng

“đàm thoại".Phát triển ngôn ngữNgôn ngữ diễn đạt

- Trẻ kết hợp hai ý tường trong một câu phức tạpTừ đầu, các từ “và” hoặc “và sau đó” dùng để nổi hai câu.Ví dụ, “Mẹ mua cho tôi một chiếc xe hơi và sau đó bà ngoại mua cho

tôi bộ đồ chơi Lego.”Sau “và”, trẻ bắt đầu dùng “và kế tiếp”, “bởi vì”, “khi”, “nhưng mà”,

“dù”, “nếu” và “lúc đó” để diễn tả những liên hệ khác giữa các ý tưởng. Các từ này giúp trẻ diễn đạt được nhiều ý hơn.

Ví dụ, “tôi không đi được, vì tôi đau chân.”Hoặc, “Khi em ngủ bé mệt, tôi cho bé ngủ.”Trẻ bắt đầu thành lập các câu có động từ như “tôi mong”, “tôi nghĩ”,

“tôi tự hỏi”, “tôi nhớ lại” và “tôi làm như thế”.

Page 23: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Ví dụ, "tôi nghĩ là tôi có một cái” hoặc “Làm như bạn là bác sĩ.”- Trẻ dùng văn phạm phức tạp hơn+ Trẻ dùng đúng ĐẠI TỪ như là “tôi”, “bạn”, “nó” (nam, nữ), “chúng

ta” và “các bạn”+ Trẻ thành lập các CÂU HỎI càng ngày càng giống như câu hỏi của

người lớn- Ngôn ngữ trẻ còn phạm nhiều lỗi của phát triển thông thường- Từ vựng của trẻ có gần 5000 từ- Ngôn ngữ trở thành công cụ của ý nghĩ, học tập và trí tường tượng Ngôn ngữ tiếp nhận

- Sự hiểu biết rất phát triển: trẻ có vẻ hiểu hết!Tương tác xã hội- Trẻ có thể nói chuyện lâu hơn Đàm thoại luôn luôn dài hơn và trở

thành người đối thoại độp lập- Chuyện kể (tường thuật) nằm trong đàm thoại của trẻTóm tắtGiao tiếp bắt đầu từ khi sanh ra, tiếp tục phát triển suốt thời thơ ấu

và đến giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Lúc rất bé, trẻ hiểu hành vi của trẻ có ảnh hưởng đến những người chung quanh; từ cảm nhận đó, xuất hiện giao tiếp có chủ tâm nhưng không ngôn ngữ, nền tảng của mọi hình thức giao tiếp cao cấp hơn. Trẻ còn rất nhỏ sớm khám phá sức mạnh và sự thích thú từ giao tiếp xã hội; do liên hệ hằng ngày với những người chăm sóc mà trẻ ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi; từ 5 tuổi, trẻ có khả năng kéo khá dài đàm thoại và dùng ngôn ngữ để nhận thông tin, suy nghĩ và tưởng tượng. Trẻ chậm nói cần nhiều thời gian hơn cho mỗi giai đoạn phát triển ngôn ngữ và ngôn ngữ của trẻ thiếu hoàn chỉnh hơn so với trẻ phát triển bình thường.4. Hướng dẫn quan sát 2: Giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ

Bảng hướng dẫn quan sát này giúp bạn xác định:- giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ- khả năng tham gia tương tác xã hộiTên trẻ:Tuổi trong thời gian quan sát:Tiếng mẹ đẻ của trẻ:Ngày:

Page 24: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Đối với trẻ ở giai đoạn 1, 2 và 3 (trước khi xuất hiện ngôn ngữ)

a) Trẻ giao tiếp tới mức độ nào và lý do gì?

Quan sát trẻ trong nhiều tình huống khác nhau và trong thời gian nhiều ngày, để xem MỨC ĐỘ trẻ giao tiếp cho mỗi lý do nêu dưới đây. Bảng này giúp bạn xem trẻ giao tiếp ở mức độ nào với lý do xã hội hay không xã hội.TẠI SAO/ MỨC ĐỘ Thông thường Tùy dịp Hiếm khi Không bao

giờ- Để phản đối- Để xin một đồ vật hoặc một hành động- Để yêu cầu một thói quen xã hội- Để gây chú ý- Để trả lời khi bạn nói chuyện với trẻ- Để được động viên- Để thu hút sự chú ý cho chính bản thân hoặc cho thấy điều mình biết làm- Để thu hút sự chú ý về một người, một đồ vật, một sự kiện- Để gọi tên một đồ vật (trẻ nói từ tương ứng)- Để yêu cầu một thông tin (sử dụng giọng để hỏi)

b) Giai đoạn phát triển ngôn ngữ

Tại sao/Cách nào

Để phản đối

Để yêu cầu một vật

hoặc một hành

động

Để trả lời khi ta nói với trẻ

Để yêu cầu một thói quen xã hội (vd: “Cúc cu”

Để gây sự

chú ý

Để được

sự động

viên

Để thu hút chú ý

cho chín

h bản thân

Để thu hút

chú ý cho một

người, một đồ vật

Để gọi tên một đồ vật

Để yêu cầu một thông tin

GIAI ĐOẠN I

Page 25: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Khóc, quẫy, cử độngNhìnMỉm cườiSử dụng thanh điệu, nguyênÂmSửa giọng hoặc điều chỉnh âm lượngCử động cơ thể

GIAI ĐOẠN

IISửa biểu lộ nét mặtCườiPhát ra nguyên âm và phụ âm khác nhauĐưa tay ra hoặc di chuyển về cái gì đó

GIAI ĐOẠN

IIINhìn người khác

Page 26: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

trong mắtChỉ ngón tayLàm điệu bộ (làm dấu tay, lúc lắc đầu)Dùng điệu bộ trình bày điều muốn nóiChỉ ngón tay+ nhìn+ phát âmPhát âm có ý nghĩa đặc biệtTừ riêng lẻ

c) Tương tác xã hội

- khi trao đổi, gây tiếng động luân phiên với bạn chơi- quan tâm mãnh liệt đến việc thu hút sự chú ý của bạn- sẵn sàng chơi các trò chơi như “ú òa!”.- thu hút chú ý cho chính bản thân và cho các đồ vật chung quanh ???- có thể tập trung vào điều thu hút sự chủ ý của bạn, có thể làm cho bạn quan tâm điều mà trẻ quan tâm bằng cách nhìn bạn, làm dấu hiệu bằng cử chỉ, âm thanh và hành động, cùng lúc chỉ ngón tay.- tương tác với bạn khi chơi đồ chơi

Tóm tắt quan sát trẻ giai đoạn 1, 2 và 3

Page 27: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

a) Giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ này …

b) Khả năng trẻ giao tiếp và trao đổi luân phiên có thể ở mức:

- cao hơn so với tuổi- bình thường so với tuổi- hơi yếu so với tuổi- rất yếu so với tuổiNhận xét:

Trẻ ở giai đoạn 4, 5, 6 và 7 (sau khi xuất hiện ngôn ngữ)a) Ngôn ngữ diễn đạt

Để nói, trẻ sử dụng:- từ riêng lẻ- câu hai từ- câu ba từ và hơn- câu dài và phức tạpVăn phạm của trẻ có thể ờ mức:- bình thường so với tuổi- hơi yếu so với tuổi- rất yếu so với tuổiTrẻ đặt câu hỏi theo mẫu sau:- lời nói có âm điệu câu hỏi (ví dụ, “Tôi ăn nhé?”, “Tôi chơi được

chứ?”)- câu hỏi với từ “ai”, cái gì”, “ở đâu”- câu hỏi với từ “tại sao” - câu hỏi với từ “khi" và “cách nào”- không đặt câu hỏiTrẻ dùng ngôn ngữ để:- Yêu cầu- nói về hiện tại thời gian và không gian- nói về hiện tại thời gian và không gian, nhưng cũng nói về sự kiện

đã qua và tương lai.

Page 28: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- suy nghĩ, gán cho người khác, thương lượng và tưởng tượng- thuật truyệnb) Ngôn ngữ tiếp nhận

Trẻ có khả năng hiểu:- vài từ được dùng để gọi tên người và vật dụng thông thường

- khá nhiều từ và hướng dẫn đơn giản (không kèm điệu bộ hoặc dấu hiệu nào khác)

- một số ý tưởng, các hướng dẫn gồm hai phần và câu chuyện ngắn- ý tưởng trừu tượng, câu hỏi phức tạp, kể chuyện có tình tiếtc) Tương tác xã hội

Đối thoại với trẻ phát triển:- khó giữ và hiếm khi qua được một hoặc hai “phiên”- kéo dài hơn khi trẻ khởi xướng- rất ngắn, nhưng trẻ trả lời câu hỏi và giải thích- mỗi bên kẻo dài được từ ba đến bốn “phiên”, hơn nữa nếu là trẻ

khởi xướng- tương đối dàiTóm tắt quan sát trẻ ở giai đoạn 4, 5, 6 và 7a) Giai đoạn phát triển ngôn ngữ trẻ …

b) Ngôn ngữ diễn đạt của trẻ có vè ở mức:

- cao hơn so với tuổi - bình thường so với tuổi - hơi yếu so với tuổi- rất yếu so với tuổic) Ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ có vẻ ở mức:

- cao hơn so với tuổi - bình thường so với tuổi - hơi yếu so với tuổi- rất yếu so với tuổid) tương tác xã hội của trẻ có vẻ ở mức:

- cao hơn so với tuổi

Page 29: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- bình thường so với tuổi- hơi yếu so với tuổi - rất yếu so với tuổiNhận xét:

Phần 2: TẠO THUẬN LỢI CHO MỖI TRẺ THAM GIA TƯƠNG TÁC DỄ DÀNG VỚI CÁC TRẺ KHÁC

Chương 3: “Hãy để trẻ khởi xướng” có những phương pháp thực hành để tạo thuận lợi tương tác, dù trẻ có vẻ rất khó tiếp cận hoặc thu mình.

Chương 4: “tuân phiên: Làm cách nào giúp trẻ trở thành người đối thoại giỏi”, bạn sẽ khai thác cách rất tự nhiên khả năng luân phiên của trẻ trong tương tác và đàm thoại.

Chương 5: “Hỗ trợ sự tương tác trong nhóm bằng cách thích nghi hoạt động và thói quen của bạn”, chúng ta sẽ chú ý đến phương cách kích thích tương tác, đàm thoại trong những thói quen và hoạt động tập thể.

Chương 6: “Nghệ thuật ẩn mình để tạo thuận lợi tương tác giữa các trẻ với nhau" mô tả loại môi trường thích hợp cho sự tương tác giữa trẻ với trẻ, luôn cả phương cách giúp trẻ thu mình tương tác nhiều hơn nữa với bạn mình. Chương 3: ĐỂ TRẺ KHỞI XƯỚNG1. Cho trẻ khởi xướng để làm phong phú việc học tập ngôn ngữ

Xem chuyện gì xảy ra khi Romy (2 tuổi) lấy cái lông trên bàn và đưa cho cô giáo Nina

Romy: Nhìn! (trẻ thiết lập sự chú ý liên kết)Nina: Ồ! con có cái lông! (Nina chăm chú và truyền đến Remy một

thông tin bằng lời thích hợp)Romy: Ông! (vì sự can thiệp của Nina có những yếu tố vừa thích

hợp và có thể hiểu liên quan đến chủ đề mà Romy quan tâm, trẻ chăm chú lắng nghe và cố bắt chước từ “lông”)

Nina: Đúng rồi, một cái lông, của một con chim. (câu trả lời của Nina cho thêm một thông tin mới nữa, ngoài việc lặp lại từ “lông” cho trẻ)

Romy: Chim? ngoài kia? (Romy muốn thêm thông tin)Nina: Đúng, lông này từ một con chim, ngoài kia.

Page 30: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Nina chăm chú và nhạy cảm. Cô theo dõi sáng kiến của Romy và cung cấp thông tin bằng lời nói thích hợp; như ta thấy, cách thức này kích thích trẻ rất nhiều.

Học bỏ kiểm soátKhông phải dễ dàng bỏ kiểm soát… …nhưng mà vui hơn!

2. Quan sát, chờ đợi, lắng ngheĐể theo dõi sáng kiến của trẻ, phải biết quan sát, chờ đợi và lắng

nghe.Hãy như CHIM CÚ MÈO:Dừng lại! (H)Lợi ích và ý muốn của trẻ là điều bạn phải chú ý. (I) một Khoảng

thời gian chờ đợi (B) và Mở to tai ra (OU)Quan sát có nghĩa bạn đặc biệt'chú ý trẻ xem chính xác cái gì trẻ

quan tâm hoặc trẻ cố làm cho bạn chú ý đến cái gì.Chantal ngồi dưới đất với Jérôme, một trẻ 11 tháng tuổi rất lặng lẽ. Cô tìm cách chơi với Jerome, vẻ chẵng đi đến đâu Jérôme chỉ đập các khối với nhau mà không phát ra được âm thanh.

Chantal, quan sát Jérôme kỹ đi! Sau khi đập các khối với nhau, Jérôme nhìn cô ba lần để xem phản ứng của cô. Đó là một hình thức giao tiếp!

Chờ đợi không có nghĩa là “không làm gì cả”, vì trong khi chờ đợi bạn cho trẻ một cơ hội khởi xướng tương tác.

Trong hoạt động khơi dậy giác quan, Laura cố làm cho Marjo - một bé gái 3 tuổi rất nhút nhát nói, khi nhóm đang chơi món kem. "Kem màu gì, Marjo? Thấy sao khi con sờ nó? Con sẽ làm gì với kem?” Cô ta hỏi bé gái. Marjo không trả lời.

Laura, nên chờ xem Marjo làm gì! Muốn được như thế, ngưng đặt câu hỏi. Khi Marjo khởi xướng tương tác (cũng không lâu đâu, khi Marjo có cơ hội chơi kem theo cách của nó), nên theo sáng kiến của trẻ.

Những nghiên cứu về tương tác giữa người lớn và trẻ nhỏ cho thấy người lớn chỉ để cho trẻ khoảng một giây để trả lời câu hỏi. Chừng một giây, người lớn lặp lại hoặc hỏi cách khác, hoặc giúp trẻ câu trả lời đúng. Một giây! đa số trẻ (và nhiều người lớn!) cần hơn một giây, trước tiên để hiểu câu hỏi, sau đó sắp đặt câu trả lời. Ngoài ra, ở tuổi học trò, trẻ nào để thời gian suy nghĩ trước khi trả lời câu hỏi, thường là sinh viên giỏi hơn các bạn trả lời theo bản năng. Như vậy đúng ra ta nên khuyến khích trẻ dùng thời gian suy nghĩ trước khi trả lời câu hỏi của người lớn.

Page 31: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Nếu bạn có chiều hướng không chờ đợi, bạn hãy CHỜ ĐỢI THEO ĐIỆU VALSƠ bằng cách:

ĐẾM TỚI 10

KHÔNG CAN THIỆP VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

KHÔNG NÓI

Vội vàng làm gì, vì QUAN SÁT, CHỜ ĐỢI VÀ LẮNG NGHE, khiến trẻ khởi xướng!

Lắng nghe có nghĩa là tập trung chú ý câu nói của trẻ để có câu trả lời thích hợp.

Khi chăm chú lăng nghe, bạn sẽ thây những đê nghị của trẻ là quan trọng; còn gì tốt hơn để khuyến khích trẻ tiếp tục nói.

Lắng nghe tích cực đòi hỏi bạn không ngắt lời trẻ và không coi như hoàn toàn hiểu những điều trẻ nói dù trẻ chưa nói xong.

Christine, 4 tuổi, dùng mì ống đủ màu để dán với nhau. Bé lấy một sợi nui nhỏ xíu hình “u” và dán lên giấy. Bé đưa tất cả cho cô giáo Amélie và nói, “Nhìn này, xe trượt tuyết. Amélie, lơ đãng nghe, trả lời: “Vậy hả, xe trượt tuyết của con màu gì?” Christine trả lời "Đỏ" và quay lại chơi.

Mở to tai mà nghe, Amélie! Cô không nhận thấy Christine có những đề nghị đầy tưởng tượng. Nếu cô chú ý hơn, cô có thể nói, "Xe trượt tuyết hả! một xe trượt tuyết bé xíu cho mấy con kiến đi dạo trên tuyết!” và như thế cô có cuộc đàm thoại kéo dài với bé.

Cuộc nói chuyện không mấy khích lệ khi ta cảm thấy không được nghe

3. Theo sáng kiến của trẻBạn nên tập trung vào những gì mà trẻ có thể làm được nếu bạn

theo sáng kiến của trẻ

Nếu bạn theo sáng kiến của trẻ, trước tiên bạn phải nhận ra sáng kiến này. Có thể có nhiều hình thức khác nhau: trẻ có thể nhìn bạn, mỉm cười, đưa bạn một đồ chơi, chỉ một vật gì bằng ngón tay, có bình luận hoặc đặt câu hỏi. Dù khởi xướng này không chủ đích cho bạn, nhưng đó là một khởi xướng, một mở đầu. Có khi trẻ bắt đầu thao tác một đồ chơi hoặc dùng ngón tay tô màu. Hai cử chỉ này là những khởi xướng mở đầu cho khả năng theo dõi sáng kiến của trẻ.

Tầm quan trọng của việc nhìn vào mặt trẻ khi giao tiếpVài gợi ý để thuận lợi trong tiếp xúc mặt đối mặt:- Bạn ngồi dưới đất; trẻ ngồi trên ghế nhỏ

Page 32: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- Bạn nằm sấp; trẻ (đặc biệt nếu đó là em bé) ngồi dưới đất- Bạn nằm nghiêng trước mặt trẻ ngồi dưới đất- Bạn ngồi dưới đất, cong đầu gối lên; em bé có thể ngồi trên gối

bạnĐối mặt, ta rất dễ dàng giao tiếp

Hãy tỏ ra quan tâmĐể đáp lại khởi xướng của trẻ, bạn có thể:- bắt chước- diễn giải- bình luận- tham gia hoạt động của trẻ

Bắt chước

Bắt chước có hiệu quả đặc biệt với trẻ:- ở giai đoạn 2 và 3 tuổi- dành nhiều thời gian cho trò chơi chức năng- có kiểu đàm thoại ngập ngừng hoặc thụ động- rất độc lậpQuan sát, chờ đợi, lắng nghe… sau đó bắt chước! Bé chưa chán đâu!

Diễn giải

Thay vì nói với trẻ việc mình sẽ làm..

Nên cho trẻ cơ hội nghe bạn "dịch” thông điệp bằng cách “điều nó muốn nói”

Bình luận

Trả lời thế nào để trẻ nhân thấy sự quan tâm của bạn

ĐỪNG QUÊN:- phản ứng tức thi - nếu không, bạn có thể mất cơ hội- tập trung vào điều trẻ quan tâm - nếu không, bạn có thể mất sự

chú ý của trẻTham gia hoạt động của trẻKhi trẻ chơi, cách hay nhất để theo sáng kiến của trẻ, chắc chắn là

“trở nên như một đứa trẻ” và chơi với trẻ!

Page 33: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Khi trẻ chơi trò chơi chức năng, bắt chước là một phương thức tuyệt vời để nuôi dưỡng tương tác. Bạn đừng ngạc nhiên nếu sau khi tương tác với bạn, tới phiên trẻ bắt chước bạn!

Để tham gia hoại động trẻ đang mải mê chơi trò xây dựng, có thể là bạn phải chơi song song và chờ trẻ mời gọi bạn chơi chung.

Khi trẻ đang chơi trò đóng kịch, bạn có thể tham gia với trẻ bằng cách “làm bộ” như trẻ.

Đừng cố ép trẻ nóiTrẻ rất nhạy với loại áp lực này. Trẻ biết phân biệt lúc nào bạn phơi

thật sự và lúc nào bạn làm ra vẻ chơi với mục đích ép trẻ nói. Nếu bạn cố ép trẻ nói, bạn có thể mất sự chú ý - và sự công tác của trẻ.

Điều khiến trẻ giao tiếp, là mong muốn sâu sắc thiết lập dây liên hệ với người khác và cảm nhận được thỏa mãn do các dây liên hệ này. Phần bạn là tạo môi trường khuyến khích trẻ giao tiếp vì trẻ khát khao giao tiếp. Một trẻ nói chỉ vì người lớn ép nó, trẻ đó không giao tiếp.

Luân phiên khởi sắcKhi bạn biết quan sát, chờ đợi, lắng nghe và theo sáng kiến của trẻ,

luân phiên sẽ khởi sắc.4. Đặt giới hạn nhưng không gò bó

Trường hợp của bé Zoé, 4 tuổi có giọng “rõ to”. Bé chơi với các bạn trong góc đóng kịch; bé không ý thức được cuối phòng người ta vẫn nghe thấy tiếng bé. Jacinthe, cô giáo yêu cầu bé nói “giọng trầm”. Zoé hạ giọng được một lúc, nhưng khi bé mải mê trò chơi, bé tiếp tục la hét. Jacinthe trở lại và nói:“Zoé, cô bảo con nói giọng trầm, con không nghe. Như vậy con phải chơi yên lặng ở góc khác." Zoé sợ quá. Bé dạo trong phòng, đầu cúi xuống, chẳng hiểu tại sao mình bị phạt. Bé tránh cô giáo Jacinthe và cảm thầy quá đau khổ, không muốn chơi với các bạn.

Ví dụ này cho ta thấy một cách thuyết phục liên quan giữa giới hạn và phát triển ngôn ngữ: trong môi trường áp đặt quá nhiều giới hạn, trẻ có thể dễ dàng nản chí và sợ sệt. Một trẻ nản chí hoặc sợ sệt trẻ ít chịu tương tác với người khác. Giáo viên áp đặt giới hạn không thực tế sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết vấn đề hành vi của trẻ, ít thời gian để có tương tác thú vị. Kết quả của tình huống này: trẻ đau khổ, ít tương tác xã hội tích cực và việc học tập ngôn ngữ sẽ bị hạn chế đi.

Một trẻ muốn bắt đầu một tương tác, nhưng nếu gặp phải một phản ứng tiêu cực trẻ sẽ tránh để không gặp rủi ro.

Page 34: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

5. Điều quan trọng là chờ đợi điều thực tế.Tình huống 1 - Karine và bột mìTrong nhóm chơi luyện giác quan, Karine, 4 tuổi, chơi với bột mì. Để

“lau” tay, bé chà tay này với tay kia, tạo nên một đám mây bột nhỏ. Bé thích quá! bé làm lại bằng cách đập tay vào nhau để tăng hiệu quả. Đám mây của bé rất thành công! Thấy vậy, bạn Karine bắt chước và thế là mỗi bé có một “đám mây”. Suzanne, giáo viên, nói “Ngừng các con, các con làm đổ bột trên đất. ”

Trước khi làm ngưng cuộc chơi, bạn tự hỏi sự chờ đợi của bạn có thực tế không

Suzanne tự hỏi: “Chờ đợi của mình có thực tế không?”

Vì cô không chắc chắn, cô phải qua hai trắc nghiệm sau đây:1. Trắc nghiệm “Ba lý do có giá trị”Đây ba lý do Suzanne muốn ngưng trò chơi:- Thiệt hại (lý do này không đủ)- ồn ào (lý do này cũng không có giá trị)- Mmmmmm … (Suzanne không tìm được lý do thứ ba) 2. Trắc nghiệm “Tại sao trẻ làm chuyện đó?”Giải pháp thay thế 1

- Chấp nhận hoạt độngSuzanne có thể theo sáng kiến của trẻ bằng cách chơi cùng với trẻ

hoặc trò chuyện về chơi vui như thế nào .Suzanne có thể theo sáng kiến của trẻ.Tình huống 2 - Chờ… đi ra ngoàiChúng ta đang trong mùa đông, giáo viên giúp các trẻ lon ton mặc quần áo đi ra ngoài chơi. Vài trẻ sẵn sàng đi ra, nhưng chúng phải chờ bạn mặc ấm chưa xong. Trẻ sẵn sàng bắt đầu mất kiên nhẫn: Chúng bị nóng và muốn nhanh chóng chơi tuyết. Một trẻ đẩy bạn, trẻ khác giựt nón bạn bên. Nhiều trẻ bắt đầu khóc; Sylvie, một trong các giáo viên, bắt các trẻ ở yên đến khi các bạn khác mặc xong đồ ấm.

Cô Sylvie tự hỏi: “Sự chờ đợi của mình có thực tế không?”Trong trường hợp này, không. Ta không thể đòi hỏi ở trẻ lon ton kiên

nhẫn chờ, nhất là khi chúng mặc ấm.Giải pháp thay thế 2- Tránh áp đặt trẻ một tình huống quá gắt gao

Page 35: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Tình huống 3 - “Nhưng con chưa xong!”Beatrice, 4 tuổi, ngồi ở một bàn; từ mười lăm phút qua, bé chăm chú vẽ rất tỉ mỉ. Marc, giáo viên, yêu cầu bé gom vật dụng đến giờ hoạt động khác. Bé làm như không nghe thấy và gấp gáp vẽ cho xong hình. Marc thấy bé không gom đồ vật bắt bé ngưng vẽ và đi giúp bạn dọn dẹp. Beatrice khóc và nói "Nhưng con chưa xong mà!”

Thầy Marc tự hỏi: “Sự chờ đợi của mình có thực tế không?”Trong trường hợp này, không. Ngay cả người lớn cũng khó lòng từ bỏ

một hoạt động đang bị thu hút. Hơn nữa, sự tập trung và kiên trì là những đức tính tốt: Nên tìm cách khuyến khích trẻ thì hơn.

Giải pháp thay đổi 3, 4, 5- Tránh tình huống như thế này- Phải hiểu tâm trạng trẻ- Cho trẻ chơi thêm, đáp ứng nhu cầu trẻ nếu không có gì nghiêm

trọngTình huống 4 - “Bắt con đi nếu cô bắt được!”Ricardo, 2 tuổi, từ buồng vệ sinh về phòng với giáo viên Christina và hai bạn. Khi đi ngang qua phòng nhóm nhà trẻ, Ricardo chạy trốn sau tấm chắn gió. Christine gọi, nhưng Ricardo cười chọc ghẹo và vẫn trốn. Christina nói với cô phụ trách nhóm rằng vài phút nữa cô sẽ trở tìm Ricardo và tiếp tục đi về chỗ với hai trẻ kia. Khi Christina trở tìm Ricardo, cô nắm tay bé và nói: “Cô không thích con chạy trốn đâu.” Ricardo rút tay ra và bắt đầu phản kháng

Cô Christina tự hỏi: “Sự chờ đợi của mình có thực tế không?”Chờ đợi một trẻ hai tuổi làm tất cả những gì mình yêu cầu là không

thực tế. Trong trường hợp này, rõ ràng Ricardo muốn khởi xướng một trò chơi.

Giải pháp thay thế- Để tránh đối đầu, đề nghị một trò giải trí

Hãy tưởng tượng một kịch bản sau đây. Christina núp bên kia tấm chắn gió và hỏi, “Ricardo ở đâu kìa?” Sau đó, nhảy ra khỏi chỗ nhìn qua phía trên tấm chắn gió và la lên “A! nó kìa!” Bé thích thú. Bé cười và trốn tiếp, trong khi Christina cũng trở lại trốn. Chơi vài vòng, sau đó Christina nói: “Cô bắt con nhé! con chạy đi!”. Cô làm như rượt đuổi bé cho đến khi về tới chỗ.

Như thế, Ricardo và Christina có một tương tác dễ chịu, cùng chơi với nhau mà Ricardo cũng vẫn về đúng chỗ của mình.

Page 36: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Tình huống 5 - Món ragu không hạp khẩu lắmRashid, 18 tháng tuổi, không thích bữa ăn. Ăn một miếng ragu, nhưng không thấy hạp khẩu vị. Bé lấy một miếng thịt và liệng xuống đất. Aline, giáo viên, thấy và nói: “Cô thấy là con không đói”. Cô ta đến gần bé phía sau lưng và không báo trước, bồng bé đến giường ngủ. Cô ta bỏ đi và bé bắt đầu khóc.

Cô Aline tự hỏi: “Sự chờ đợi của mình có thực tế không?”Không, khi ta đối phó với một trẻ 18 tháng tuổi. Rashid còn phải học

nhiều ở cách xử sự đúng. Aline phải biết lợi dụng cơ hội để dạy bé xử sự thế nào khi thức ăn không vừa ý.

Giải pháp thay thế 7- Thiết lập giới hạn theo hướng tích cực1. Hãy nói với trẻ điều trẻ phải làm, hơn là điều trẻ không nên làmVí dụ, “Rashid, con chỉ cần để miếng thịt trong đĩa con như thế này.

Thấy không? trong đĩa.”2. Biện minh những giới hạn được áp đặtVí dụ, “Con vứt miếng thịt xuống đất như thế là phí lắm nhé. Phí

quá!”3. Củng cố hành vi được chấp nhậnVí dụ, “Tốt, Rashid! con để thịt trong đĩa thế là tốt!.”Tóm tắt

Khi giáo viên để trẻ khởi xướng bằng cách chỉ quan sát, chờ đợi, lắng nghe và theo sáng kiến của trẻ, giáo viên khuyến khích trẻ khởi xướng tương tác và giữ vai trò tích cực. Khi giáo viên bắt chước trẻ, diễn giải thông điệp, bình luận thích hợp và tham gia hoạt động, tương tác trở thành lý thú hơn, điều đó giúp cho việc luân phiên và tương tác kéo dài hơn. Khi giáo viên chỉ áp đặt giới hạn khi thật cần thiết, tương tác trong nhóm trở nên thường xuyên hơn, tích cực hơn và dễ chịu cho tất cả mọi người. Chương 4: LUÂN PHIÊN: LÀM SAO GIÚP TRẺ TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐỐI THOẠI TỐT HƠN1. Giúp trẻ hiểu luật đàm thoại

Vài luật của “trò chơi đàm thoại”:- khởi xướng tương tác hoặc phản ứng khi người khác khởi xướng- tiếp nhận “phiên” đúng lúc- để “phiên” cho người đối thoại

Page 37: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- chú ý đến người đối thoại- nuôi dưỡng đàm thoại bằng cách khi tới phiên nói về đề tài đang

nói- thông điệp phát đi rõ ràng- luôn làm cho trẻ hiểu đúng- không xa rời đề tài (không phải lúc nào cũng rõ ràng!)- đưa đề tài mới đúng lúcĐiều trẻ làm là nhờ bạn giúp trong tương tác, trẻ không thể làm một mình.

2. Đặt nền tảng cho đàm thoại: tương tác với trẻ ở giai đoạn 1, 2, 3 và 4Ở giai đoạn 1 và 2, đối xử với người đối thoại không kinh nghiệm

như người có khả năng luân phiên.Giai đoạn này có thể đòi hỏi hơi nhiều sự chú ý nơi trẻ. Để gây sự

chú ý trẻ nơi gấu con nhồi bông, bạn có thể:- gọi tên trẻ nhiều lần- nhăn mặt khôi hài- lắc gấu con trước mặt trẻ- dùng gấu con chạm trẻ và lập lại nhiều lần cử chỉ này- nói “Nhìn nè con! gấu con đến nè!”Nói chuyện với bé như bé có khả năng nói chuyện với bạn

“Ú òa” và những trò chơi tương tác khác: các giai đoạn quan trọng trong học tập luân phiên

Các thói quen xã hội tạo thuận lợi luân phiên rất nhiều cho trẻ vì:- các thói quen này được thực hiện một cách dứt khoát- cần một số cử chỉ, âm thanh và từ- thường lặp đi lặp lại- “phiên” của người tham gia được xác định rõ ràngThói quen xã hội với ở giai đoạn 1 và tạo thuận lợi luân phiên cho trẻHỗ trợ tương tác bằng phương cách sau đây:- Thu hút sự chú ý của trẻ- Thực hiện thói quen hằng ngày hoặc hát bài hát lặp lại vài lần với

nhiều ấn tượng

Page 38: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- Lần sau khi bạn thực hiện thói quen hằng ngày, ngưng lại một thời gian thích hợp và nhìn trẻ như muốn nói. “Tới phiên con làm cái gì đi!”

- Mọi phản ứng của trẻ: nụ cười, cái đá, âm thanh, cái nhìn, ngọ nguậy chân - đều được xem như “phiên” của trẻ

- Nếu trẻ không phản ứng, thay giùm “phiên” trẻ và tiếp tục trò chơiMắt mở to và cử động cơ thể, trẻ như muốn “Con thích thế - bắt đầu

lại!”Khi bạn chơi trò chơi với trẻ ở giai đoạn 3, đừng quên:- Cho trẻ thấy là bạn đang chờ, để trẻ biết là tới phiên trẻ+ Bạn xích lại gần + Nghiêng mình đến gần trẻ + Phải sinh động + Và có vẻ chờ đợi một điều gì

Một thái độ dứt khoát!Thay đổi hành động hoặc từ của trò chơi, nhất là khí sự quan tâm

của trẻ bắt đầu giảm- Hãy chờ, đùng giành lượt của trẻ- Tạo thói quen mới bằng cách dùng những cử chỉ và âm thanh của

trẻ như khởi xướngEric thích để nón trên đầu Marie – Hélène…

…thế là cô ta tạo một thói quen xã hội mới từ hành động Eric

Kevin (17 tháng tuổi và ở giai đoạn 3) bị chậm phát triển. Là một trẻ thụ động, thường khởi xướng tương tác để phản kháng.

Hôm nay, Kevin thích thú chơi trái banh to. Nó xoay banh Nancy, giáo viên, nhận thấy trẻ thích thú khi thấy cái lỗ để bơm hơi. Nancy đặt ngón tay vào trong lỗ và nói “Nhìn lỗ! Phrút! phrút! phrútl". Kevin thích cử chỉ này và những cái “Phrútl”.Bé nắm lấy tay Nancy, kéo gần lỗ banh, yêu cầu cô làm lại. Cô ta lặp lại “Phrút! Phrút! Như vậy cả hai tạo thói quen “Phrút! Phrút! Phrút!”

- Tạo điều kiện cho trẻ bắt đầu thói quen.Những thói quen xã hội với trẻ ở giai đoạn 4: theo dõi trẻỞ giai đoạn 4, trẻ không còn đơn thuần là khán giả. Trẻ sẽ khởi

xướng thói quen và đảm nhận vai trò của bạn, trong khi chờ đợi bạn bắt chước theo.

Trẻ khởi xướng trò chơi và bây giờ là GIÁO VIÊN phản ứng.

Page 39: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Chia sẻ lo lắng: bàn chuyện thế giới bên ngoàiLúc 10 tháng tuổi, trẻ giao tiếp có chủ tâm, trẻ truyền đạt cảm xúc,

ý muốn và quan tâm đến thế giới bên ngoài. Tuy nhiên để làm việc này, trẻ phải tạo sự chú ý liên kết. Nói một cách khác, để đảm bảo bạn và trẻ cùng tập trung vào một điều gì đó, trẻ phải:

- Gây sự chú ý- Cho bạn biết chủ đề giao tiếp (và như thế xác định chủ đề “đàm

thoại” của bạn)- tập trung sự chú ý vừa về bạn và về điều trẻ quan tâm, bằng cách

nhìn bạn, sau đó nhìn đồ vật, luân phiên nhau.Joachim thường nhìn giáo viên như thế để chắc chắn cô giáo và nó

cùng tập trung về một sự vật, điều này tạo nhiều thuận cho trò chơi và tương tác với nó.

Khuyến khích trẻ truyền đạt lo lắng: Tạo thuận phát triển chú ý liên kết

Bạn có thể:- khởi xướng thói quen xã hội- tạo hoạt động thật hấp dẫn để thuận lợi cho sự phát triển chú ýKhởi xướng thói quen xã hộiKhi giáo viên tìm được phương cách tương tặc với trẻ khó tiếp cận,

trẻ và giáo viên nhận được sự thích thú từ tương tác xã hộiKhi bạn bày ra một trò chơi cho trẻ tích cực tham gia, bạn và trẻ cảm thấy thích thú hơn khi chơi chung với nhau.

Đề nghị những hoạt động hấp dẫn để tạo thuận phát triển chú ý liên kết

Michel, 4 tuổi, chậm phát triển nặng. Giáo viên gặp nhiều khó khăn làm cho bé tương tác. Tuy nhiên, bé rất thích giáo viên thổi bong bóng xà bông: bé cố bắt bong bóng đang bay. Khi bé muốn giáo viên tiếp thổi bong bóng, bé không nhìn cô, mà tạo âm thanh bằng “ống thổi” hoặc cái chai.

Trong hoạt động, giáo viên muốn khuyến khích Michel nhìn cô để có thể - chia sẻ vui thích ngoài yêu cầu thổi bong bóng. Như vậy cô cần phải: - mặt đối mặt với Michel để trẻ dễ dàng nhìn cô

- sau khi thổi bong bóng phải cỏ lúc ngưng để Michel có cơ hội nhận phiên mình

Page 40: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- khi cô ngưng, cô ở ngay tầm nhìn của trẻ và khi trẻ nhìn, cô nói với trẻ: “Bong bóng nữa phải không? Đây, đây!”

- cùng hoạt động với trẻ, dùng ngón tay chỉ bong bóng trẻ đang cố bắt, nói về bong bóng một cách sôi nổi, ở khá gần trẻ để trẻ có thể nhìn vào mắt.

- thu hút Michel chú ý một bong bóng đặc biệt (ví dụ một cái rớt xuống tới đất), để kích thích trẻ theo ngón tay cô chỉ.

- bắt chước âm thanh, cử chỉ của trẻ, để có thể kích thích trẻ nhìn gương mặt giáo viên.

Tránh làm buổi đàm thoại của bạn nặng nềĐể tránh đàm thoại nặng nề:- Không cần hấp tấp. Hãy nối đúng lúc- Để cho trẻ hiểu bạn, hãy làm cho ngôn ngữ bạn gần gũi với trẻ- Đặt câu hỏi gợi sự tham gia của trẻ

Không cần hấp tấp, phải nói đúng lúcĐừng ngắt dòng tư tưởng giảm nhịp để trẻ có thể hiểu điều bạn làm

và điều bạn nói. Sau đó trẻ cố thể tham gia, tới “phiên” trẻ.Chậm chậm lại, hãy làm cho trẻ thích thú!

Để trẻ hiểu bạn, hãy làm cho ngôn ngữ bạn thích nghi với trẻAlex hoàn toàn không hiểu cô giáo nói gì!Ngắn gọn và đơn giản! như vậy Alex sẽ có nhiều cơ hội tốt để hiểu

giáo viênĐặt câu hỏi gợi sự tham gia của trẻ- Đặt câu hỏi chứng tỏ sự quan tâm của bạn và tạo sự chờ đợiGiọng hỏi của bạn chứng tỏ bạn quan tâm và khuyên khích trẻ trả- Đặt câu hỏi dễ hiểu, dễ trả lờiTrẻ: (dùng ngón tay chỉ điện thoại) Tho!Giáo viên: Đó là điện thoại! (Nhận biết quan tâm của trẻ) Nhà con có

cái nào không? (Câu hỏi chỉ cần trả lời CÓ, KHÔNG)Trẻ: (Hào hứng gật đầu)Giáo viên: Con có gọi điện thoại không, con gọi nhiều lần chưa? (Câu

hỏi có/không)Trẻ: Má

Page 41: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Giáo viên: A! con nói với mẹ. (Xác nhận thông điệp của trẻ) Và con có nói chuyện với Jean-jacques không? (Một thành viên khác của gia đình, câu hỏi có/không)

Trẻ: (Gật đầu)Giáo viên: Khi con nói với mẹ, con có nói "Alô! Alô, Mẹ!”? (Câu hỏi

có/không)Trẻ: Alô!

Giáo viên: Đúng rồi! Con nói “Alô!” (xác nhận thông điệp của trẻ) Mẹ ở đâu? (Câu hỏi chỉ “ở đâu?”)

Trẻ: Đi. (làm một điệu bộ ra dấu đi xa)Giáo viên: Mẹ đi. (xác nhận thông điệp của trẻ) Mẹ ở nhà. (thêm một

thông tin mới)Và cứ thế tiếp tục

Dùng những câu hỏi để làm khung cho câu chuyện, giáo viên giúp trẻ từ chỗ chỉ biết nói vài từ có nguyên một cuộc đàm thoại.

- Đặt câu hỏi xem bạn có thật sự hiểu thông điệp của trẻ- Đặt câu hỏi mà trẻ có thể trả lời Có/Không.

3. Giúp trẻ trở thành những người đối thoại toàn phần ở giai đoạn 7Các trẻ phải học:- truyền đạt thông tin rõ ràng- Hiểu nội dung câu chuyện- bắt đầu và kết thúc câu chuyện một cách thích hợp- tham gia đối thoại bằng cách cho thêm thông tin liên quan đến chủ

đề đàm thoại và là nối tiếp logic “phiên” của người kia- giữ đàm thoại dài hơnChứng tỏ có sáng tạo trong trò chơi của bạnCần các thành phần như:- 2 rung động sáng tạo- một tưởng tượng có ý thức- một liều lượng vui vẻKết hợp tất cả thành phần này, bạn sẽ có một công thức thuận lợi

cho tương tác và kéo dài sự luân phiên. Vài đề nghị khác:

Page 42: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- Bạn xây một bức tường mà bạn sẽ cho xe đụng- thay đổi độ dốc, xem tốc độ xe hơi thay đổi thế nào- dùng các đồ vật hình thể khác nhau - ví dụ khối, hòn bi và cái chốt - để xem mỗi loại xuống mặt dốc thế nào- tạo trò chơi tưởng tượng vơi hình người nhỏ và xe hơi nhỏ xíu.Dùng câu hỏi và bình luận để duy đàm thoại, không phải để

kiểm soátTrong tương tác và đàm thoại, đừng quên mục đích của bạn là giao

tiếp và trao đổi thông tin với trẻ, để thiết lập liên lạc và có những giây phút dễ chịu với trẻ. Bạn đừng tìm cách dạy dỗ hoặc bắt trẻ cố quá mức làm lấn át sự tương tác; như thế trao đổi đích thực biến mất, hoặc trẻ mất hứng tương tác với bạn.

Lồng bình luận vào đàm thoại của bạnSarah không thèm nhận "phiên" để trả câu hỏi“Con làm gì vậy Sarah?”“Cô không thấy con đang làm gì sao?”Còn tệ hơn, bé lại càng không phản ứng với lệnh này“Đừng quên phía bên này”“Con không muốn lau bên đó”Bình luận này gây chú ý Sarah và BÉ MUỐN trả lời!“Tóc búp bê của con sẽ thật sạch”“Đẹp”Tránh câu hỏi làm chấm dứt đàm thoại- Những câu hỏi - thử thách làm chấm dứt đàm thoạiAurélie muốn cô giáo lưu tâm đến con gấu trên áo, nhưng cô giáo

nhấn mạnh đến việc Aurélie gọi tên…

“Áo len con có gì? cái đó là cái y gì? tên gì?”…thế là Aurélie quyết định chấm dứt câu chuyện!

Để nuôi dưỡng câu chuyện, các câu hỏi của bạn phải dựa vào những thông tin mà trẻ muốn chia sẻ với bạn.

- “Những câu hỏi không trả lời” không khuyến khích trẻ diễn đạt

Page 43: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- Những câu hỏi phức tạp vượt quá trình độ ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ có thể cắt đứt giao tiếp.

- Những câu hỏi quá đơn giản hoặc quá cụ thể cũng có thể kìm hãm đàm thoại.

Các bé trai này sẽ nói những điều chúng nghĩ nếu giáo viên đặt câu hỏi thích hợp hơn.

Đặt câu hỏi nuôi dưỡng câu chuyện- Những câu hỏi chân, thành cho thấy sự quan tâm của ban và

khuyến khích trẻ trả lời - Đặt những câu hỏi trẻ có thể trà lời

Đàm thoại có thể kéo khá dài khi câu hỏi của giáo viên làm khung câu chuyện, như ví dụ dưới đây:

Trẻ: Con thấy bà ngoạiGiáo Viên: Vậy hả? Con kể cho cô nghe đi? (câu hỏi mở)Trẻ: Con không biết. (Câu hỏi quá mênh mông)Giáo viên: Nhà bà ngoại con có những ai? (câu hỏi chính xác hơn)Trẻ: Dài Tám, em Bi!Giáo viên: Thế hả?! Bao nhiêu người tất cả? (câu hỏi chính xác hơn)Trẻ: Ba.Giáo viên: Đúng rồi. Bà ngoại cho con ăn gì?Trẻ: Con ăn cháo gà!Giáo viên: Ngon nhỉ? Con có ăn gì nữa không?Trẻ: Con thấy cây xoài.Giáo viên: Oa, nhà ngoại có cây xoài à? Con có thích ăn xoài không? Trong ví dụ này, ngoài việc giúp trẻ nhớ lại các sự kiện ờ nhà ngoại,

các câu hỏi của giáo viên chỉ rõ những thông tin trẻ phải cho, nhưng không gây áp lực nhiều trên trẻ. Ta nhận thấy rõ ý của giáo viên là lôi kéo trẻ vào đối thoại, không thử thách trí nhớ của trẻ.

- Cặp đôi câu hỏi và bình luậnPhương cách hay nhất để nuôi dưỡng đàm thoại thường là:Thứ nhất, chứng tỏ bạn hiểu ý trẻ muốn nóiThứ hai, đặt câu hỏi tạo thuận lợi cho phiên kế tiếp của trẻ.Trở lại câu chuyện Jeni tìm được một viên đá trắng

Page 44: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Jeni: Nhìn con tìm đuợc gì này!Bạn: Ồ! viên đá đẹp quá! (bắt đầu bằng một lời bình luận) Con tìm

được ở đâu vậy? (kế đến một câu hỏi tạo thuận lợi cho phiên kế tiếp của trẻ)

Jeni: Đằng kia! (chì hướng hàng rào)…và câu chuyện được nối tiếp.

Trong nhiều trường hợp, phương cách hay nhất để chia sẻ mối quan tâm, sự tò mò và niềm vui thích, cũng như đảm bảo sự tham gia đàm thoại của trẻ, là bắt đầu một câu bình luận nhìn nhận sự quan tâm biểu lộ nơi trẻ, sau đó đặt một câu hỏi tạo thuận cho phiên tiếp của trẻ.

- Những câu hỏi lý thú không có câu trả lời “đúng” kích thích sự sáng tạo nơi trẻ

Chúng ta có chiều hướng đặt cho trẻ quá nhiều câu hỏi thuộc sự kiện đòi hỏi chỉ một câu trả lời đúng. Những câu hỏi thế này thử thách trí nhớ trẻ và khả năng gọi tên sự vật, hoặc đơn thuần cung cấp một câu trả lời “đúng”. “Bác bưu tá có tên là gì?”, “Ai nhớ người ta lấy gì làm bột nhào nặn?” và những câu hỏi khác đại loại như thế chẳng khơi dậy sự sáng tạo của trẻ.

Những câu hỏi phân tích yêu cầu trẻ vừa tường tượng vừa lý luận hơn những câu hỏi thuộc sự kiện. Những câu hỏi như là “Banh quần vợt giống quả cam ở điểm nào?” gợi khả năng phân tích của trẻ và sự hiểu biết vài khái niệm trừu tượng; tuy nhiên, loại câu hỏi này đòi hỏi một câu trả lời “đúng”, một câu trả lời “đóng”.

Những câu hỏi sáng tạo kích thích sự sáng tạo nơi trẻ vì không có câu trả lời “đúng”, “sai” cho những câu hỏi thế này; trẻ có thể thoải mái theo trí tưởng tượng mà sắp xếp câu trả lời. Đó là trường hợp những câu hỏi bắt đầu như “Chúng ta có thể làm được gì…?” (trong một tình huống đang xảy ra), “Cái gì sẽ xảy ra nếu…?” “Giả như…” hoặc “Con sẽ làm gì nếu con ở vị trí nó?” những câu hỏi thế này khuyến khích trẻ tìm kiếm một câu không đơn thuần là một câu trả lời, kích thích cách suy nghĩ thuận lợi cho sự phát triển sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.

Những yêu cầu làm sáng Khuyến khích trẻ cho biết khi không hiểu bạn

Francis, 3 tuổi, chậm nói; phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn 5. Trẻ có kiểu nói chuyện ngập ngừng và không yêu cầu làm sáng tỏ khi không hiểu điều người ta nói. Giờ ăn nhẹ, Francis ngồi chung với ba bạn và giáo viên, Léonie.

Page 45: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Pierrot, 2 tuổi rưỡi, chỉ bánh quy giòn cho cô giáo và nói cái gi đó mà không ai hiểu. Cô giáo nhìn bọn trẻ, làm như có vẻ lúng túng, hai tay đưa lên trời, cô nhún vai để biểu hiện “Tôi không hiểu” và nói lớn, “Cô không hiểu Pierrot nói gì. Francis, hỏi Pierrot xem “Cái gì” (Cô xuống gần Pierrot.) Cái gì, Pierrot?” Pierrot lặp (hi vọng là thế!) điều vừa nói, và Léonie xác nhận thông điệp của bé: bánh quy giòn của con bị bể. Nhìn này Francis, bánh quy của Pierrot bị bể!”

Theo đề tài: nói thì dễ!Fatima nói chuyện với Tony, 4 tuổi, về con chó nhrỏ của anh em bà

con nó.Tony: Con chó cắn conFatima: Cắn ở đâu?Tony: Ba đem con về nhà.Fatima: Chó cắn con ở đâu? Chỉ cho cô thấy chó cắn con ở đâu? (Đưa bé trở về câu chuyện)Tony: Ở đây! (chỉ cánh tay)Fatima: chó cắn tay con. Cô còn thấy dấu răng. Ba đưa con về nhà sau khi bị chó cắn, phải không? (Lặp lại điều bé nói khi bé vừa trả lời câu hỏi đầu tiên)Tony: dạ, con khócFatima: Đau lắm phải không. Bây giờ, bớt đau chưa?Trong nhóm, giúp trẻ nhận “phiên” và nhường “phiên”, nhất

là những trẻ không chịu nhường phiên cho ai! Maya, giáo viên làm việc trong nhóm nhà trẻ, ngồi chung bàn trong

buổi ăn nhẹ với năm bé bốn tuổi.Fabrice: Cô Maya, ở nhà con có một xe đua mới, chạy nhanh lắm!Guillaume: (ngắt lời) Ba tao mua cho tao…

Maya: Guillaume, (cô ta ra dấu tay như bảo bé ngưng), Fabrice nói

cái gì đó, nghe bạn nói kìa! Fabrice, nói cho cô nghe xe hơi mới của con đi!

Fabrice: Nó chạy nhanh lắm. Nó làm một cái vèo! Như vầy nè. Maya: Vậy! Nó phải chạy còn nhanh hơn một xe hơi đua. Nó có giống một xe đua thật không? Fabrice: Dạ, giống như thật.

Page 46: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Maya: Con may mắn đó, Fabrice. (Cô ta quay sang bé Guillaume) Rồi Guillaume, giờ tới phiên con.

Guillaume: Ba con mua một xe tải với bánh xe to; người lớn ngồi vào cũng được.

Maya: Nó có kêu ầm lên khi con đầy không?Guillaume: Dạ, một tiếng kêu rõ to, và cô biết gì không?Maya: Gì nào?Guillaume: Một lần kia, ở trang trại, con thấy một chiếc xe tại như

thế này… (bé tiếp tục nói một lúc)Maya: Guillaume, đến lúc nhường phiên cho người khác, (quay sang

một bé thinh lặng) Jacqueline, ở nhà con có chơi xe v tải hoặc xe hơi không?

Jacqueline: (rụt rè nhìn cô giáo)Guillaume: Nó không chơi xe tải. Con, con có xe tải khác… Maya: Guillaume, (cô giơ tay ý bảo em im lặng), cô hỏi Jacqueline,

tới lượt em nói.4. Tìm thời gian tương tác cá nhân

Luân phiên….dù bạn chỉ đi ngang qua!Khi trẻ bắt đầu tương tác:- Ngưng một lúc việc bạn đang làm; và- ở ngang tầm của trẻ; và- Tỏ ra hào hứng

Khi ban bắt đầu tương tác:- Đưa ra đề nghị đòi hỏi trả lời - ví dụ, “Tháp to quá!”; và- Chờ câu trả lời; và- Luân phiên nhiều lần với trẻ; và- Trước khi đi, cho bé biết là bạn phải đi.Thay vì bạn đi qua như một cơn gió…Hãy biết tận dụng lúc yên tĩnhHãy để trẻ giúp bạnTóm tắtNhờ tương tác nhiêu với người lớn quan tâm đến trẻ, trẻ học trở

thành những người đối thoại giỏi. Để tạo thuận lợi cho trẻ giáo viên phải

Page 47: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

cung cấp vài yếu tố hỗ trợ hoặc nâng đỡ, giúp trẻ học cách khai thác phiên của chúng. Các bé, các trệ chậm nói nhiều cần sự nâng đỡ quan trọng, còn những trẻ có khả năng nói phát triển tốt hơn cũng cần được' nâng đỡ, nhưng ít hơn. Làm khung cho đàm thoại hoặc tương tác có nhiều hình thức: khi giao tiếp với trẻ, cô phải có lúc ngưng, để cho trẻ biết là tới “phiên” mình; sử dụng chính xác những câu hỏi và bĩnh luận; hướng trẻ trở lại đề tài câu chuyện khi trẻ lệch hướng; cho biết luật luân phiên trong nhóm. Giáo viên cũng có thể phát triển năng khiếu nói chuyện của trẻ bằng cách dành thời gian cho tương tác cá nhân. Chương 5: HỖ TRỢ SỰ TƯƠNG TÁC TRONG BỐI CẢNH NHÓM: THÍCH NGHI HOẠT ĐỘNG VÀ THÓI QUEN CỦA BẠN1. Hãy tương tác với từng thanh viên trong nhóm: đó là săn sàng

Đừng quên là chúng ta dễ quên sự hiện diện các trẻ thinh lặng trong nhóm trẻ cởi mở. Quan sát các trẻ ít tương tác để chia sẻ đồng đều sự quan tâm và theo dõi khởi xướng của trẻ.

ĐỪNG QUÊNBạn tương tác nhiều hơn với trẻ ngay trước mặt là điều tự nhiên. Bạn hãy chọn vị trí trực tiếp trước mặt trẻ ít tương tác nhất vì sẽ dễ dàng cho bạn thu hút ánh nhìn của trẻ hơn và ngược lại. Như thế, bạn cũng sẽ có khả năng nhận biết lúc nào chúng khởi xướng, dù khó hiểu cách mấy: ví dụ, trẻ có thể đơn giản nhìn bạn, hoặc cúi xuống một tí nhìn xem bạn khác làm gì. Nếu bạn ngồi một bên trẻ ít hoà đồng, bạn khó nắm bắt những khởi xướng tế nhị như thế

Khi bạn có lưu tâm, bạn ý thức được điều gì mỗi trẻ quan tâm và bạn theo sáng kiến của trẻ

SẴN SÀNG quan tâm tới tất cả trẻTất cả trẻ khác bị thu hút bởi các trò chơi, nhưng Patrizia thì không.

2. Hỗ trợ cho sự khám phá và đàm thoại trong hoạt động thăm dò giác quan và sáng tạo

Trẻ thích thú khám phá, nhưng cũng muốn chia sẻ với bạn bữa ăn nhẹ… và kinh nghiệm của chúng!

Kích thích hoạt động của giác quan và sáng tạoDựa vào vài nguyên tắc căn bản, bạn có thể tạo các điều kiện, nhờ

đó chẳng những trẻ thăm dò, sáng tạo do giác quan được khơi dậy, mà còn chia sẻ sự thích thú và ngạc nhiên của chúng.1. Không quá 4 trẻ một lần

2. Để trẻ giúp bạn chuẩn bị dụng cụ!

3. Hãy có chỗ riêng bạn

Page 48: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Trong nhóm nhỏ giáo viên có thể tương tác với mỗi trẻ

Các trẻ thích thú khi chính chúng pha nước với bột màu.

Bạn sẽ dễ dàng trong tương tác với trẻ nếu bạn có một chỗ riêng gần bên trẻ (và nên ở tầm nhìn của trẻ)

4. Dùng dụng cụ đa dạng và thích hợp với trẻĐể quyết định sinh hoạt cho trẻ, giáo viên phải lưu ý đến tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ

Dự trù số lượng dụng cụ hơn nhu cầu cho mỗi trẻMỗi trẻ có riêng đồ chứa hoặc “kho” dụng cụ với số lượng đầy đủ để có thể chơi thoải mái trong sinh hoạt.

Phải biết dự tínhGiáo viên chuẩn bị dụng cụ trước, xô nước và giẻ lau để khỏi phải đi ra khỏi bàn chơi

Vai trò quan trọng của giáo viênGiáo viên nhạy cảm:

- Đầu tiên, giáo viên giới thiệu dụng cụ mới không cho vật phụ đi kèm; như vậy, trẻ có thể thăm dò và rút kinh nghiệm tùy sở thích.

- Vẫn chưa đưa vật phụ, khuyến khích trẻ nhà trẻ và mẫu giáo bay bỗng theo trí tưởng tượng. Như vậy, nếu ta không cho dùng khuôn, giảo viên biết là trẻ sẽ dùng bột nắn ra những hình dạng lý thú .

- Cho trẻ có thời gian thăm dò dụng cụ mới và khuyến khích thăm dò theo cách riêng của trẻ.

- Dùng dụng cụ riêng, để không mượn của bạn.- Nếu giáo viên đưa vật phụ cho trẻ lớn hơn, chọn thứ đa dạng, như

cây gậy,) đá sỏi và miếng bìa cứng; các vật phụ này khiến trẻ dùng dụng cụ theo ý mình, một cách độc đáo.

- Đáp lại khi trẻ khởi xướng, nhưng không nói nhiều, không đặt câu hỏi thừa, như là “Con làm gì vậy?” hoặc “Cái gì vậy?” (trẻ có thể cũng chẳng biết cái gì!)

Khi trẻ có cơ hội thăm dò và sáng tạo, mỗi đứa làm theo cách riêng

Chờ đợi và quan sát hứng thú của trẻ Theo sáng kiến của trẻ, cùng tham gia dự hoạt động của trẻNÓI VỀ NHỮNG GÌ ĐANG DIỄN RA, chứng tỏ sự quan tâm của bạn

BẮT CHƯỚC TRẺ, nhưng dùng dụng cụ của bạn

THÂM NHẬP vào thế giới tưởng tượng của trẻ

Khi bạn để bọn trẻ khởi xướng, tương tác trong hoạt động kích thích giác quan và hoạt động sáng tạo, trẻ rất thích thú, và sự tương tác này có thể kéo dài rất lâu.

Page 49: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

3. Thích nghi thói quen hằng ngày để dự kiến được thời gian đàm thoại“Mặc quần áo nhanh lên để chúng ta còn đi ra ngoài.”

“Ăn nhanh lên để chúng ta còn đi chơi”

“Không nói chuyện, mau rửa tay đi ăn cơm!”

Bạn có nhận ra bạn trong những người ra lệnh này không? Trong sinh hoạt, bạn có mất thời gian lo lắng tất cả mọi người tuân thủ chương trình không?

Điều không thể phủ nhận: đôi lúc, thói quen hằng ngày thử thách lòng kiện nhẫn của giáo viên, dù là giáo viên thánh thiện nhất. Ngày mà có nhiều tiếng la, tiếng nghiến răng (của trẻ, không là của bạn nhé!), và mọi thứ xảy ra ngoài dự trù, bạn muốn làm xong càng nhanh càng tốt. Chắc trực cảm không tệ, nếu tất cả mọi người đều có tâm trạng bực bội!

Bốn yếu tố xác định thành công hay thất bại trong tương tác sinh hoạt

Mỗi yếu tố sau đây cộ thể lồng vào sinh hoạt hằng ngày và sẽ tác động đến số lượng và chất lượng tương tác:1. Số lượng trẻ và giáo viên2. Môi trường vật chất3. Nhịp sinh hoạt và thời gian sinh hoạt4. Vai trò đảm nhận của giáo viên

1. Số lượng trẻ và giáo viên nam nữChắc chắn có một cách hữu hiệu chuẩn bị cho trẻ đi ra ngoài chơi

Xem những giải pháp sau đây:

- Nhờ sự giúp đỡ của đồng nghiệp- Chia nhómBớt thời gian chờ đợi: ra ngoài với trẻ đã sẵn sàng.

- Sắp xếp các hoạt động hợp lí 2. Trường, lớp (Môi trường vật chất)

Lưu ý các mặt của môi trường:

- Nơi thói quen diễn ra- Trang bị- Bối trí

Muốn biết hậu quả của bố trí nhà nhóm không hợp lí? Nó đây: thiếu chuẩn bị + một hàng ghế cao

Giải pháp 1

Page 50: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Trẻ sẽ ít khóc hơn, sẽ giao tiếp với cô được nhiều hơn nếu ngồi vào bàn

Giải pháp 2 Nếu có thể được, đặt ghế cao chừng nửa vòng tròn, để vật dụng cần

thiết trên một bàn gần ghế bạn và chuẩn bị bữa ăn trước: bạn sẽ thấy khác biệt ngay! các cơ hội tương tác sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.

3. Nhịp sinh hoạt và thời gian trong ngàyLưu ý đến yếu tố xác định nhịp và diễn tiến thói quen:

- Thời gian trong ngày- Nhịp thói quen hằng ngày và thời gian cần có 4. Vai trò của giáo viênThay vì nói chuyện với đồng nghiệp……Ngồi xuống và nói chuyện với trẻ.

Để tăng thêm phần tương tác“Chúng ta nhận thấy thường chúng ta đứng sau lưng trẻ để mặc

quần áo cho chúng và thường, chúng ta chang nhìn trẻ chúng ta đang mặc quần áo! còn nếu chúng ta ờ trước mặt trẻ, thường chúng ta nhìn đầu này đâu kia, nói chuyện với trẻ khác và ít lưu tâm đến trẻ mà chúng ta đang chịu trách nhiệm. Bây giờ, chúng ta đối diện với trẻ mà chúng ta mặc quần áo, chúng ta cố gắng tương tác càng nhiều càng tốt trong lúc chúng ta giúp trẻ.”

Tóm tắtGiáo viên làm việc với trẻ tuổi nhà trẻ mỗi ngày phải đối mặt với

nhiều khó khăn: tương tác với từng trẻ vào các thời gian khác nhau trong ngày. Dù trong sinh hoạt nhóm, cũng có nhiều cách mà giáo viên SẴN SÀNG quan tâm và tương tác với mỗi trẻ. Lướt ánh mắt một vòng trong nhóm, giáo viên có thề giám sát mỗi thành viên và luân phiên quan tâm tới mỗi trẻ. Hơn nữa, có cách tăng phần tương tác trong sinh hoạt hằng ngày, đơn giản là: số lượng trẻ thích hợp cho một giáo viên, bố trí trường lớp hợp lí, nhịp điệu và thời gian sinh hoạt, nâu cao vai trò của giáo viên. Với một tí sáng tạo, bạn sẽ có nhiều phương cách làm cho công việc của bạn ít căng thẳng hơn, thư giãn hơn và dĩ nhiên, nhiều tương tác hơn.

Chương 6: NGHỆ THUẬT ẨN MÌNH ĐỂ HỖ TRỢ SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA TRẺ VỚI BẠN MÌNH1. Về mặt xã hội trẻ lẻ cần được giúp đỡ

Mọi trẻ đều cần tham gia tương tác vui vẻ với các bạn mình

Page 51: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Khi chơi với các bạn, trẻ em tuổi nhà trẻ thường tranh giành đồ chơi của nhau. Cho đến khi trẻ học được cách cư được xã hội chấp nhận, hành vi của các bé sẽ thay đổi 2. Có ba loại nhóm trẻ cùng trang lứa

a) Nhóm chơi cạnh nhauVì tương tác chỉ với một bạn không đòi hỏi nhiều như với nhiều bạn,

ở tuổi nhà trẻ, trẻ thường chơi với một bạn. Tương tác đôi thường ngắn, có khi các bé nhóm đôi trở thành “bạn thân thiết” không tách rời được.

b) Nhóm cùng chơi tình cờLoại nhóm này có chiều hướng tụ tập quanh trung tâm một sinh

hoạt, nơi mà trẻ đến, đi tùy thích - ví dụ, nơi bàn có trò chơi cát, nước hoặc đất nặn. Trò chơi kết hợp là đặc trưng của nhóm này và tương tác thường ngắn. Tuy nhiên, việc trẻ tình cờ chơi với nhau giúp cho trẻ cơ hội tương tác với bạn mình trong tình một khung cảnh thoải mái.

c) Nhóm chơi cùng nhau - hợp tácNhóm chơi cùng nhau - hợp tác là nhóm được tổ chức tốt nhất ổn

định nhất và về mặt xã hội đòi hỏi nhiều nhất. Bao gồm một ít trẻ nhỏ với một trẻ làm đầu: Đặc biệt rõ ràng trong trò chơi đóng vai theo chủ đề vì tham gia vào nhóm hợp tác có liên quan chặt chẽ đến khả năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội của trẻ, nhóm này nhìn chung bao gồm những trẻ có trí tưởng tượng phong phú và khả năng ngôn ngữ phát triển.

Trẻ có trí tưởng tượng phong phú và khả năng ngôn ngữ phát thường bị thu hút bởi nhóm hợp tác.3. Tạo một môi trường thích hợp cho sự tương tác giữa trẻ đồng lứa

Không gian đôi lúc phải có giới hạnNếu không gian quá rộng

- Dễ dàng cho trẻ chạy nhảy, gây gổ và làm ồn- Tương tác giữa trẻ với bạn mình sẽ khó- Sinh hoạt yên tĩnh, như là đọc sách sẽ khó- Mất nhiều thời gian để định ra giới hạnNhững gian phòng có diện tích rộng làm gia tăng hành ồn ào và lộn

xộn khó có những tương tác yên tĩnh và khó duy trì hứng thú giữa trẻ với trẻ.

Biết khai thác không gian bạn đang có- Để xác định các góc chơi, dùng những màn ngăn thấp- Không gian chơi thoải mái

Page 52: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- Các góc ngăn cách nhau, các góc chơi liên kết với nhau để gần nhau. Ví dụ, góc uốn tóc gần góc bán quần áo

- Có đường đi từ góc này đến góc khácSắp xếp không gian phù hợp với ba loại nhóm trẻ

Loại nhóm trẻ Nơi và cách các nhóm phát triểnNhóm chơi cạnh nhau - bàn hai trẻ

- trong vùng riêng tư- khi trẻ có thể chơi trò chơi đôi, như chơi cờ- nơi dành cho sinh hoạt thăm dò giác quan và sáng tạo (trong sinh hoạt như là đất nặn, chơi màu chơi nước và cát)

Nhóm cùng chơi tình cờ

- trong góc nghệ thuật dẻo- góc chơi dưới đất- góc chơi trên bàn- (người ta cũng thấy trò chơi cạnh nhau và chơi một mình trong vùng này)

Nhóm chơi cùng nhau – hợp tác

- góc dành cho trò chơi đóng vai- góc dành cho trò chơi với cá khối- không gian dành cho các trò chơi

4. Về mặt xã hội khuyến khích trẻ lẻ loi tham gia tương tácÝ thức số lượng tương tác giữa giáo viên và trẻ Tổ chức, giúp đỡ trẻ

chơi và tránh đi cho trẻ chơi!Có nhiều cách “can thiệp, thiết lập và ẩn mình đi”:- thiết lập tương tác trong nhóm- thiết lập tương tác ngoài nhóm- xếp đôi hai trẻ- cho trẻ một nhiệm vụ hợp tác- giao lại đàm thoại cho các trẻ

Thiết lập tương tác trong nhómBạn đáng trong góc đóng kịch, và bạn chơi trò chơi “cửa hàng” với

ba trẻ. Bạn thấy Anna, thường chơi một mình, đang chuẩn bị cho búp bê uống trà. Bạn quyết định làm cho bé hoà nhập vào nhóm.

Bạn nói với. bọn trẻ: “Cô thấy bận Anna bên kia đường! Chào Anna! chúng tôi đang khát quá đây. Bạn có thể bán cho chúng tôi nước gì để uống không?” (Trong tình huống này, điều quan trọng là tiếp tục nhập vai tưởng tượng. Bạn tránh đừng cho các trẻ thấy bạn là giáo viên muốn, đặt chúng chỗ, một bạn cùng chơi.) Mặt của Anna sáng lên và đến nhập vào nhóm với cái tách trên tay.

“Giá tách trà là bao nhiêu?”, bạn hỏi Anna. Bé trả “năm đồng.” Bạn “Đồng ý thôi! Tôi quá khát”. Sau đó, bạn hỏi nhóm: có muốn uống trà của

Page 53: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

cửa hàng Anna không? Trà ngon nhất vùng đó!” Nhóm bắt chước bạn, và Anna “bán” cho mỗi bạn một tách trà vẫn trong vai trò tưởng tượng, bạn nói chuyện với bé như một “nhân viên bán hàng thật khi trẻ có vẻ hoà nhập vào nhóm, bạn chuẩn bị đi.

Bạn nói với trẻ: “Cô phải đi ra xe buýt đây. Cô phải thăm bà cô Gertrude. Cám ơn con đã bán đồ cho cô và cho cô uống trà”. Sau đó bạn đi.

Đừng quên: nếu bạn muốn cho một trẻ tham gia một trò chơi tưởng tượng, chính bạn phải đảm nhận vai trò tưởng tượng!

Đừng quên tạo thuận lợi cho một trẻ hòa nhập vào trong nhóm, đừng bao giờ yêu cầu trẻ “Bạn… có thể chơi với các bạn không?”. Các trẻ rất dễ dàng trả lời không! Bạn nên tạo cho trẻ nằm ngoài nhóm một vai trò khác trong trò chơi của nhóm và làm cho các bạn thấy được vai chơi này.

Thiết lập tương tác ngoài nhómTrong sinh hoạt tự do, bạn thấy bé Remi “phá rối” nhóm bé gái đang

chơi trong góc nhà. Nhiều lần, bé đâm xe hàng vào vách tường của “nhà”, và các bé gái bắt đầu mất kiên nhẫn. Hiển nhiên, bé cố thu hút sự chú ý, nhưng bé không có khả năng xã hội để khởi xướng tương tác một cách tích cực.

Bạn đến gần bé và nói nhỏ vào tai bé. Bé bằng lòng và đi lấy dụng cụ đồ chơi, để vào trong xe. Bạn trở lại với Remi đến “căn nhà” và bạn gõ cửa. Các bé gái hỏi: “Ai đó?”

Tiếp theo…

Giúp trẻ có thêm một vai trò khác, lý thú vào trò chơi… và ẩn mình đi khi các trẻ hiểu nhau!

Bắt đôi hai trẻFelix, 4 tuổi, là trẻ thu mình bị chậm. Timothée, cũng 4 rất hoà đồng

và nói nhiều. Felix có vẻ tương tác nhiều với Timothée hơn những đứa trẻ khác, giáo viện tạo điều kiện để hai trẻ chơi cùng nhau. Có một lần, giáo viên bảo hai trẻ muốn vào “chỗ trốn bí mật” không (đó là một thùng giấy đựng tủ lạnh) để nhìn “kho tàng bí mật” (đó là một thùng đầy đồ trang trí và những đồ vật linh tinh lý thú khác). Félix và Timothée khám phá những thứ quyến rũ trong thùng và nói chuyện với nhau; chúng vui đùa thỏa thích!

Cho trẻ một nhiệm vụ hợp tácCó nhiều lý do để nói chuyện với nhau… khi các bé có chung một

nhiệm vụ để hoàn thành!

Page 54: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Nhường đàm thoại cho bọn trẻNhường đàm thoại cho trẻ, giáo viên khuyến khích trẻ nói chuyện

với nhauTạo thuận lợi tương tác nhóm ngoài trời

Trò chơi chức năng theo nhóm ngoài trời cho trẻ cơ hội cùng tham gia!

Tổ chức nhóm nhỏ - và cùng tham gia!Bạn có nhiều cách để nuôi dưỡng tương tác:

- theo sáng kiến của trẻ và tham gia trò chơi.- đưa ra nhiều đề nghị sẽ thuận lợi cho tương tác: Ví dụ, “Cho xe của

Thomas gặp xe của mình để xem nó làm gì.”- đề nghị vật phụ sẽ tạo tương tác. Ví dụ, “Xây một đường hầm để

tất cả xe có thể chui ngang qua.”- cho trẻ đồ chơi sẽ thu hút sự quan tâm của trẻ. “Có người thích đi

dạo bằng xe của con”Làm cho trẻ không nổi bật… được thấy rõ hơn“Nó không biết nói gì hết”, bé Lara nói Kelly, một bé gái 4 tuổi chậm

nói. “con không muốn chơi với nó”, Mohammed nói về Bruno, một bé trai 5 tuổi chậm phát triển. “Nó không biết chơi đúng cách.

Giáo viên: “Con biết không, Lara, Kelly chưa học biết nói nhiều, nhưng bạn cố gắng nhiều, mới đầu học nói khó Vậy đó. Có trẻ học nói khi còn nhỏ có bạn lớn mới biết nói. Như học đi xe đạp: em gái cô học đi xe khi 5 tuổi, còn cô, học lúc 1 tuổi!”.

Giáo viên: “Có nhiều trò con chơi với mà không cần phải nói thích chạy và chơi trò “nhát ma”. Cô con tìm được nhiều hoạt động với Kelly: con chỉ cần nói với cô con cần gì để cho những hoạt động đó.

Tóm tắt:Về mặt xã hội, giáo viên có nhiều cách để giúp trẻ lẻ loi có nhiều

tương tác hơn với các trẻ khác. Ta có thể tạo môi trường có vùng chơi được xác định rõ ràng và những hoạt động kích thích. Ta có thể thiết lập những tình huống tương tác thuận lợi cho trẻ muốn đến với các bạn hoà đồng hơn. Ta có thể tạo thành nhóm nhỏ, chơi với chúng và có thể hỗ trợ trẻ có khả năng xã hội hạn chế. Ta cũng có thể dùng đủ mọi cách để tạo thuận lợi cho trẻ có thái độ tích cực đối với bạn ít nói và ít có khả năng tương tác.

Page 55: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Phần 3: ĐỀ NGHỊ NHỮNG THÔNG TIN VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM THUẬN LỢI CHO HỌC TẬP NGÔN NGỮ

Chương 7, “Thích nghi cách nói chuyện của bạn để phát triển ngôn ngữ thuận lợi” cho bạn những gợi ý thực tiễn và chi tiết tạo thuận lợi cho trẻ trong từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ. Chương này cũng giúp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt khi học ngoại ngữ thứ 2.

Chương 8, “Tạo môi trường thích hợp cho đàm thoại và học tập” diễn tả cách trẻ (từ 3 tuổi) dùng ngôn ngữ để hoạch định, suy nghĩ, tưởng tượng và học hỏi. Chương này cũng chỉ bạn sử dụng ngôn ngữ cách nào cho thuận lợi trong tương tác, đối thoại hằng ngày của bạn.

Chương 9, “Hỗ trợ trò chơi biểu tượng: một phần vui thích… và học tập” chúng ta sẽ xem kỹ về phát triển trò chơi biểu tượng, liên quan giữa trò chơi này với ngôn ngữ. Chương nào gợi ý, bằng những ví dụ minh họa, nhìn cách kích thích phát triển trò chơi biểu tượng và trên thực tế là học tập ngôn ngữ.

Chương 7: HÃY THÍCH NGHI CÁCH NÓI CỦA BẠN ĐỂ HỖ TRỢ CHO TRẺ HỌC NÓI1. Trẻ học nói: giải trình qui tắc và hiểu biết luật lệ của trò chơi

Ngôn ngữ nói của trẻ càng ngày càng phát triển hơn khi trẻ nhận thức được những luật mới của tiếng nói.

Qua nghiên cứu, người ta chứng minh rằng mọi người thường xuyên giao tiếp với trẻ đều sử dụng một số nguyên tắc tạo thuận lợi cho trẻ học nói. Những nguyên tắc dưới đây giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn đầu tiên:

1. Hòa theo sự khởi xướng của trẻ.

2. Bày những trò vui nhộn.

3. Nói như bé.

a. Hãy theo sự khởi xướng của trẻVí dụ, nếu một trẻ 14 tháng tuổi nhìn bạn đang khóc và nghe người

lớn phê bình rằng “Có phải bé này không được vui không?” thì trẻ sẽ rất khó hiểu được mối quan hệ giữa câu nói đó với nước mắt của bạn mình. Ngược lại, nếu như người lớn nói “Em đó khóc! Samia đang khóc!” thì trẻ nhận biết ngay mối liên hệ giữa từ khóc và hành động của Samia.

b. Sử dụng những thói quen xã hội vui nhộnNhững thói quen xã hội nhỏ được lặp đi lặp lại và đáp ứng sự mong

đợi của trẻ tạo cho trẻ nhiều cơ hội để hiểu biết những từ người lớn nói. Dần dần, trẻ sẽ bắt đầu bắt chước và dùng những từ đó một cách tự nhiên, lúc đầu theo thói quen sau đó theo những tình huống khác nhau.

Page 56: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Đa số trẻ học cách giải qui tắc và nói những từ đầu tiên bằng vốn kinh nghiệm xã hội của bản thân.

c. Hãy “nói như b锓Nói như bé” có nghĩa là:- thay đổi giọng nói của mình bằng những âm giọng cao hơn bình

thường.- nhấn mạnh những từ căn bản.- thu ngắn câu nói của người lớn.- đơn giản hóa lời truyền đạt cho bé bằng một văn phạm giản dị và

những từ quen thuộc như là “chó-chó” thay vì “chó”.- giảm tốc độ nói bằng cách ngừng lâu hơn giữa những từ.- lặp đi lặp lại thường xuyên. Khi bạn “nói như bé", bạn nên nhắc đi nhắc lại cùng một sự việc

nhiều lần.

Những người chăm sóc trẻ ít “nói như bé” khi ngôn ngữ của trẻ trở nên cụ thể hơn???2. Hãy thích nghi cách nói của bạn đối với trẻ ở giai đoạn 1 và 2

Những trẻ ở giai đoạn 1 và 2, tức là từ lúc mơi sinh đến 6 tháng, chưa biết chủ động giao tiếp và không thể hiểu bạn nói gì. Nhưng chúng có thể nghe âm điệu giọng nói và nhận biết giọng điệu của bạn. Bạn sẽ có khuynh hướng “nói như bé” đối với trẻ đang trải qua những giai đoạn phát triển này.

- Hãy bình luận những gì trẻ muốn nói với bạnNhững trẻ còn quá nhỏ không chú ý đến ý nghĩa của từ: bạn có thể

nói những câu dài hơn và ít lặp lại hơn như bạn đã từng áp dụng cho trẻ đang bắt đầu hiểu biết vài từ.

Carole nói những câu hơi dài với Samuel. Cô muốn thay đổi giọng điệu của mình và nói chậm hơn bình thường để giúp trẻ chú ý hơn.

3. Hãy thích nghi cách nói của bạn đối với trẻ ở giai đoạn 3.Đối với trẻ ở giai đoạn 3

Khi trẻ bắt đầu chú tâm đến đồ vật cũng như sự kiện và nhận thức được vài từ trong các tình huống có sẵn, hãy áp dụng cách nói của bạn đối với trẻ và:- DIỄN GIẢI điều trẻ phát biểu- ĐẦU TÊN những đồ vật mà trẻ chú ý- NÓI VỀ những gì đang diễn ra trước mắt trẻ- KÈM ĐIỆU BỘ diễn tả hành động của trẻ- DÙNG TỪ VUI NHỘN nói chuyện với trẻ

Page 57: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- Để chỉ định các đồ vật, nên dùng những DANH TỪ CHÍNH XÁC, thay vì nói “cái này”, “cái ấy”, “những cái đó”…

- DIỄN GIẢI điều trẻ phát biểu.Có khi ta phải đặt câu hỏi để giải thích lời nói của trẻ, điều này cũng

giúp trẻ nghe được những từ cần học.- ĐẶT TÊN các đồ vật mà trẻ chú ýKhi Benoit chú ý đến một vật gì, Tina liền đặt tên bằng cách đơn

giản nhất. Sự luyện tập này giúp phát triển cả ngôn ngữ cảm nhận (Benoit học được một chữ mới) lẫn ngôn ngữ diễn đạt (bé sẽ cố gắng nói từ đó) - NÓI VỀ những gì đang diễn ra trước mắt trẻ

Michel rất vui khi đã ráp xong một mảnh hình ghép nên em không chú ý đến lời bình luận của Lina

Ở đây, ta nhận thấy Lina đã NÓI VỀ những gỉ đang diễn ra trước mắt Michel

- KÈM ĐIỆU BỘ diễn tả hành động của trẻVừa làm ĐIỆU BỘ vừa dùng từ thích hợp, Paula giúp Endel hiểu rõ cô

muốn nói gìBạn đừng quên:- luôn đối diện với trẻ.- luôn dùng cùng một điệu bộ để diễn tả một ý tưởng nào đó.- dùng từ cùng lúc với điệu bộ.- luôn lặp đi lặp lại.- DÙNG TỪ VUI NHỘN nói chuyện với trẻClaire dùng từ vui nhộn khi cô bình luận hành động của Frederic, cô

biết rõ là khi nghe từ đó thì rất vui nhộn, dễ hiểu và thông thường thì dễ bắt chước hơn những của người lớn.

- Nên dùng TÊN CHÍNH XÁC của đồ vật, thay vì những từ như “cái này”, “cái kia” , “cái nọ”, v.v…

Christine biết trái banh là cái gì và còn biết dùng nó nữa, nhưng em không biết từ “banh”: giáo viên phải dùng tên chính xác của đồ vật và nói: “Này con !Lăn banh cho cô!”4. Hãy thích nghi cách nói của bạn đối với trẻ ở giai đoạn 4.

Những trẻ ở giai đoạn 4 (từ 12 đến 18 tháng tuổi) có khả năng

Page 58: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- dùng nhiều từ đơn ( đó là ngôn ngữ diễn đạt)- hiểu biết được nhiều từ (đó là ngôn ngữ cảm nhận)Đối với trẻ ở giai đoạn 4

Để giúp trẻ ở giai đoạn 4 phát triển khả năng về ngôn ngữ diễn đạt lẫn ngôn ngữ cảm nhận, ta nên- ĐẶT TÊN các đồ vật mà trẻ thích thú- XÁC NHẬN lời nói của trẻ bằng cách bắt chước trẻ hoặc là đưa ra một câu mẫu chính xác hơn- PHÁT TRIẺN điều trẻ nói bằng cách lặp lại lời nói của trẻ và thêm vào vài từ- ĐÀO SÂU bang các thông tin làm trẻ tăng thêm sự hiểu biết chủ đề

Khi bạn có phản ứng với lời nói của trẻ ở giai đoạn 4, bạn sẽ thường dùng nhiều cách thức hơn:

Giai đoạn 1: xác nhận lời nói của trẻ bằng cách lặp lại hoặc là đưa ra một câu mẫu chính xác hơn.

Giai đoạn 2: phát triển bằng cách lặp lại lời nói của trẻ và thêm vào vài từ.

Sunita bắt đầu chấp nhận lời nói của Felipe bằng cách đưa ra một kiểu nói đúng hơn, kế đến cô thêm vào vài từ để giúp trẻ.

Khi bạn đưa ra cho trẻ một câu mẫu, bạn lặp lại những gì trẻ đã nói để duy trì câu chuyện đồng thời giúp trẻ tiếp thu qui luật ngôn ngữ thích hợp.

Khi bạn triển khai điều trẻ nói, bạn chỉ cho trẻ biết làm sao thêm thông tin vào lời nói. Bạn lặp lại điều trẻ nói nhưng thêm vào một hay hai từ thích hợp, tạo thành một câu nói hoặc một lời văn đầy đù hơn. Như thế, bạn chứng tỏ cho trẻ cần biết dùng qui tắc để nói những câu đầy đủ và phức tạp hơn.

Khi bạn phản ứng lại lời nói của trẻ ở giai đoạn 4, bạn có thể dung hòa 2 chiến lược:

Giai đoạn 1: triển khai lời nói của trẻ bằng cách lặp lại và thêm vào vài từ,

Giai đoạn 2: đào sâu bằng những thông tin làm tăng sự hiểu biết chủ đề của trẻ (chiến lược này được giải thích cặn kẽ trong chương 8)

Nancy bắt đầu triện khai lời nói của Juan, sau đó cô nhấn mạnh đề bằng gạch thông báo cho biết cô sẽ làm gì.

Page 59: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

5. Hãy thích nghi cách nói cảu bạn đối với trẻ ở giai đoạn 5, 6 và 7Ngay cả khi có khả năng nói thành câu, trẻ vẫn còn cần nghe những

câu mẫu chính xác, cũng như các câu triển khai và nhấn mạnh.6. Hãy nói cho trẻ biết việc gì xảy ra trong thế giới của chúng.

Đặt tên các đồ vặt, sự kiện, hành động và con người.Trước khi nói tiếp, hãy thông báo trước cho trẻ biết bạn sắp làm gì.Bạn đừng quên giải thích tình huống nhất là khi mọi sự không diễn

biến tốt đẹp.Sylvain muốn biết tại sao bạn mình khóc, cho nên Valérie phải giải

thích đơn giản7. Hãy đơn giản hóa cách học nói đối trẻ chậm nói.

- Bạn hãy lặp đi lặp lại nhiều lần.Trẻ: Ấy không có găng tay (trẻ chỉ một em không có mang găng).Giáo viên: Bạn ấy không có găng tay à? Tại sao vậy? Bạn ấy có

găngtay (chỉ một trẻ khác). Bạn ấy cũng có găng tay (chỉ một trẻ khác bằng ngón trỏ) và bạn ấy có găng tay (chỉ một trẻ thứ 3).Nhưng Bastien không có găng tay. Có thể bạn ấy để quên ở nhà rồi.

Nên nhớ rằng: Trẻ có thể học qui tắc văn phạm lúc còn bé (những qui tắc đã được nêu ra trong chương 2 thuộc đoạn nói về ngôn ngữ cảm nhận tróng giai đoạn 5 và 6) dễ dàng hơn là học chúng về sau này qui tắc được nêu ra trong chương 2, đoạn nói về ngôn ngữ diễn đạt trong giai đoạn 7)

- Bạn hãy trả lời đúng lúc với sự chú ý của trẻ.- Không nên nói quá nhanh.- Hãy đặt những từ mà trẻ cần nghe ở đầu câu hoặc cuối câu (không

ở giữa), nhưng không thái quá.Ví dụ thứ nhất:Giáo viên: Hãy nhìn Adam nhảy (ngừng), và Mélanie nhảy (ngừng)

và Nadia nhảy (ngừng), và Nathan nhìn.Ví dụ thứ hai:Giáo viên: Hãy nhìn kia, Adam nhảy trên cát, Mélanie nhảy trên cỏ,

và Nadia cùng nhảy với nó, và Nathan nhìn chúng nó.- Hãy dạy qui tắc rõ ràng bằng những sự tương phản.

Page 60: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Giáo viên: Tamara, hãy nhìn này, các bạn sắp ngồi xuống hết. Jonathan, ngồi xuống con! (ngừng một chút trong khi trẻ ngồi) và Daniel, hãy ngồi xuống (ngừng chờ trẻ ngồi), và Pia, hãy ngồi xuống (ngừng chờ trẻ ngồi). Nhưng cô, cô không ngồi, cô vẫn đứng (giáo viên đứng trong khi các trẻ đều ngồi)

- Hãy dùng những tình huống thực tế để trẻ thật sự chú ý .8. Học nói song ngữ: một tiến trình phức tạp

Học song ngữ cùng một lúcĐối với trẻ học song ngữ cùng một lúc khi còn bé thì có 3 giai đoạn

như sau:Giai đoạn 1:Trẻ học song ngữ bắt đầu pha trộn 2 thứ tiếng, biến chúng thành

một phương tiện giao tiếp duy nhất.Giai đoạn 2:Lúc 2 tuổi rưỡi, trẻ bắt đầu phân chia các từ của song ngữ và biết

nói ngôn ngữ nào thích hợp với mỗi người xung quanh.Giai đoạn 3:Nếu trẻ nói ngôn ngữ này thường hơn ngôn ngữ kia (điều này thường

xảy ra) thì ngôn ngữ đó là chủ yếu. Lúc 7 tuổi, trẻ có thể tự xoay xở dễ dàng trong 2 hệ thống bằng một văn phạm và một ngữ vựng bình thường cho lứa tuổi của mình.

Học song ngữ nối tiếp3 giai đoạn định nghĩa động cơ và phương hướng cho trẻ học ngôn

ngữ thứ 2 là:Giai đoạn 1:Trẻ tham gia vào các tương tác xã hội với bạn mình hoặc với người

khác để nói ngôn ngữ thứ 2.Giai đoạn 2:Trẻ dùng ngôn ngữ thứ 2 để giao tiếp với những người nói ngôn ngữ

ấy.Giai đoạn 3:Trẻ có khuynh hướng phát biểu đúng đắn bằng ngôn ngữ thứ 2 với

ngữ vựng, văn phạm và cách phát âm thích hợp. “Tôi có cần lo lắng không?“ vài biểu hiện ngôn ngữ bình thường nơi trẻ học ngôn ngữ thứ 2.

Trẻ học ngôn ngữ thứ 2 thường có những tính cách sau đây:

Page 61: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- có một giai đoạn lặng thinh- có sự nhầm lẫn các qui tắc- có sự quên mất tiếng mẹ đẻ- có nhiều lỗi văn phạm

9. Hãy hỗ trợ trẻ học ngôn ngữ thứ 2. - Khuyến khích trẻ dùng tiếng mẹ đẻ tại nhà cũng như tại trường

mầm non.- Cho trẻ dưới 5 tuổi dùng tiếng mẹ đẻ thường hơn nếu trẻ học một

ngôn ngữ tại nhà và một ngôn ngữ khác tại trường mầm non.- Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nếu ở nhà thì ta nên giữ nguyên tắc là chỉ

nói “1 ngôn ngữ cho từng người” mà thôi???Thật là an ủi khi được giáo viên vỗ về bằng tiếng mẹ đẻ.

Giúp trẻ tự tin3 yếu tố căn bản trong việc học ngôn ngữ thứ 2 là:- muốn học- tự tin- ít lo sợHãy hình dung bé Tania, 3 tuổi, vừa đến từ nước Nga. Em không nói

được tiếng Pháp. Em được xếp vào lớp học của nhà trẻ gồm có 15 em cùng tuổi với mình, nhưng không một em nào nói được tiếng Nga.

Tania cũng khá ngượng ngùng em ít tiếp xúc với bạn mình hoặc với giáo viên. Giáo viên Rosaria cố gắng hết sức hầu tạo mối quan hệ với em bằng cách nâng đỡ, thương mến em, và hằng ngày bỏ chút thì giờ chơi với em. Khi Tania thử giao tiếp với Rosaria bằng tiếng Nga thì cô cố gắng hết sức để trả lời, nhưng cô không bao giờ nhấn mạnh là em phải nói tiếng Pháp. Rosaria cũng thử xử dụng các tương tác giữa bạn bè, bằng cách kêu gọi các em khác cùng trò chuyện, rồi cô từ từ lẫn đi nơi khác. Nhờ vào các tiếp xúc thân thiện này, Tania nhận biết được:

- có một sự mong muốn giao tiếp với bạn và giáo viên.- có một niềm tự tin để có thể tiếp cận người khác trong môi trường

mới của trẻ.- có một chút lo sợ.Trong vòng 6 tháng, Tania bắt đầu nói rành từng chữ một. Em cũng

học được vài câu thành ngữ thông thường như “Con biết cái gì không?” và “Con muốn chơi không?”. Em đã vượt qua được nhiều giai đoạn khi học ngôn ngữ thứ 2.

Page 62: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Hãy nói để người nghe hiểu mìnhNgười nghe phải dễ dàng hiểu được lời nói của bạn.Mặc dù Kinue không hiểu tiếng Pháp, nhưng em cũng đoán được

giáo viên nói gì với em.Giáo viên giúp Kinue hiểu được dễ dàng điều giáo viên nói, nhờ cô:- Dùng những câu đơn giản.- Sử dụng những từ thường dùng hằng ngày.- Lặp lại điều mình nói.- Nói về những gì đang xảy ra.- Nhấn mạnh những từ quan trọng.- dùng cử chỉ, điệu bộ kèm theo.- Nói chậm lại.Hãy dùng âm nhạc để giúp trẻ học ngôn ngữ thứ 2.Tóm tắtQua giao tiếp hằng ngày, trẻ tiếp nhận sự thay đổi về ngôn ngữ cả

về số lượng và chất lượng. Điều này ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành tời nói ở trẻ. Dù cho trẻ có học tiếng mẹ đẻ hoặc là ngôn ngữ thứ 2, trẻ phải có khả năng hiểu được điều gì mình nghe và tự rút rá các qui tắc của ngôn ngữ. Các giáo viên nên tạo điều kiện cho sự hiểu biết này bằng cách nói của họ, phải nói sao cho trẻ mới học nói hiểu được, và lần lượt thêm thông tin vào, cùng lúc với đà tiếp thu tăng tiến của trẻ. Đối với trẻ chậm nói, giáo viên có nhiệm vụ lập lại ý hướng của mình một cách mạnh mẽ, nói chậm lại và nhấn mạnh các từ quan trọng nhất. Đối với trẻ học ngoại ngữ thứ 2, chủ yếu là dựa vào sự nâng đỡ của giáo viên biết giúp trẻ thích nghi với môi trường mới, và biết chú ý đến tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ, dù học tại nhà hoặc tại trường mầm non (giúp hết sức có thể của mình).

Chương 8: HÃY TẠO MÔI TRƯỜNG TRÒ CHUYỆN VÀ HỌC TẬP THUẬN LỢI1. Học nói: Kỹ năng xã hội

Học nói: là trở thành con người của xã hội. Đó là một cách làm cho người khác nghe, một phương tiện để hội nhập vào một nhóm, một tập thể và một nền văn hóa.

Khi trẻ bắt đầu nói, trẻ làm việc đó chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu xã hội của trẻ. Ngôn ngữ được dùng để thiết lập và bồi đắp cho mối quan hệ tương tác và nói về những sự kiện đang xảy ra ở đây và bây giờ.

Trẻ không bằng lòng học nói nữa

Page 63: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Trẻ nói để họcTrước tiên trẻ bắt đầu dùng ngôn ngữ để thỏa mãn nhu cầu xã hội

của trẻ; với thời gian, ngôn ngữ trở thành công cụ cho phép trẻ tư duy, giải quyết những vấn đề và học tập.2. Nói để học: sử dụng ngôn ngữ để tưởng tượng và tìm hiểu thế giới tốt hơn

Trẻ sử dụng ngôn ngữ để:- Đi xa hơn nơi và thời điểm hiện tạiTrẻ nói chuyện quá khứ và tương laiĐi xa hơn kinh nghiệm của bản thân trẻ Đi xa hơn thế giới thực tại và hướng về thế giới tưởng tượngCác bé ở Nhà trẻ Hữu nghị đang chơi ở ngoài vườn trường. Đất bùn

lầy vì hôm qua mưa suốt đêm. Từ nãy giờ, Mathieu đào đất bùn, thấy một con giun đang vặn mình trong đất. Rất hãnh diện về sự khám phá của mình Mathieu cầm nhánh cây khều con giun, khoe và la lên cho các bạn: “Các bạn nhìn này, tớ tìm thấy một con giun”. Năm bạn của Mathieu chạy tới xem con giun, và chỉ một lát sau, tất cả đều đào tìm giun.

Phản ứng khám phá một con giun đất của trẻ nói cho chúng ta rất nhiều cách trẻ thấy và muộn tìm hiểu thế giới nơi trẻ sống

Chúng ta hãy lắng nghe cuộc trò chuyện sau đó giữa Mathieu và Louis.

Mathieu: Đừng đào mạnh quá! Nếu không, bạn sẽ làm đứt con giun làm hai (xa hơn thời điểm hiện tại)

Louis: Đứt làm hai? Không được, con giun không thể đứt làm hai!Mathieu: Được, nó đứt làm hai. Nhưng nếu bạn làm đứt con giun

làm hai, nó sẽ không chết. Nó sẽ mọc một đầu và một thân mới, vậy sẽ có hai con giun.(xa hơn kinh nghiệm bản thân)

Louis: Ai nói với bạn thế?Mathieu: Mẹ tớ đã đọc cho tớ một quyển sách nói về các con giun

đất. (xa hơn thời điểm hiện tại)Louis: Xem này, tớ tìm được một con!Mathieu: Nó dài quá! Dài hơn con của bạn! Chắc là nó ăn nhiều;

hoặc có thể nộ già hơn… (xa hơn kinh nghiệm bản thân)Louis: ừ, có thể nó già hơn.

Page 64: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Mathieu: Trong đất tối thui, nó làm sao để đi kiếm cái gì ăn? Chắc nó phải có cái đèn bỏ túi! (cười) (xa hơn thế giới thực)

Louis: ừ, một cái đèn bỏ túi lớn. (cười)Người lớn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống trẻ, chính trong lúc bên cạnh với người lớn, khi trẻ thấy và nghe, trẻ học sử dụng ngôn ngữ!Người lớn sử dụng ngôn ngữ để giải quyết những vấn đề, xây dựng kế hoạch và dự đoán, lý luận, tư duy và tưởng tượng, trẻ cũng học làm như vậy.

3. Tạo điều kiện thuận cho việc học ngôn ngữ khi nói chuyệnXác định nghĩa của từ khi nói chuyệnDavid 5 tuổi, học mẫu giáo ở nhà trẻ Mặt Trời Đẹp. Mỗi tuần một lần,

nhóm sử dụng thiết bị thể dục; ở mỗi buổi học, thầy giáo nói với học “Các bạn ơi, nhớ sử dụng tốt lý luận khi tập thể dục”. Một ngày nọ, David trở về nhà và lặp lại cho mẹ những gì thầy nói với học trò. Mẹ hỏi David “Lý luận tốt là gì?” David trả lời không biết, nhưng con biết là con phải dùng từ đó mỗi khi con đi tập thể dục” David vẫn chưa hiểu rõ!

Mẹ David muốn giải thích cho trẻ nghĩa “lý luận tốt” nhưng bà thấy giải thích của bà sẽ không làm sáng tỏ vấn đề cho David. Và bà quyết định xen từ ngữ đó vào trong khi nói chuyện với David. Một hôm trời thật lạnh, chị David muốn mặc áo khoác mùa xuân; mẹ David con không sử dụng lý luận tốt. Áo này quá mỏng manh với lạnh như thế! Chị sẽ chết cóng!”

Ngày hôm sau, David báo: “Hôm nay con sử dụng lý luận tốt. Con mặc áo khoác mùa đông để đi mẫu giáo vì trời rất lạnh”. Mẹ đáp lại: “Đúng rồi, con sử dụng lý luận tốt. Con biết là mặc áo khoác mùa đông con sẽ rất ấm. Mẹ cũng vậy, mẹ sẽ sử dụng lý luận tốt. Mẹ sẽ đổ xăng khi-chở con đi để chúng ta không thiếu xăng bởi trời lạnh này.

Nhiều từ và từ ngữ khi trẻ nghe lần đầu, trẻ chưa hiểu.Hãy tận dụng những câu hỏi của trẻ để giúp trẻ gắn kếtCâu hỏi của Kevin cho giáo viên biết là khái niệm “chân” của Kevin

khác với khái niệm người lớn dùng để đo độ sâu của bể bơi.Giáo viên của Kevin có thể giúp Kevin hiểu nghĩa khác của từ “chân”

bằng cách:- giải thích đơn giản ngay tại chỗ “chân” dùng để đo- cho trẻ mượn một cái thước và những dãi lụa đo để trẻ có thể làm

quen với chiều dải thực của “chân”- động viên trẻ đo đồ vật và người

Page 65: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- xen những ví dụ vào khái niệm này trong những cuộc nói chuyện sau.

Khi chúng ta không đặt nhiều câu trẻ mắt đi những cơ hội tốt để tìm hiểu kiến thức về thế giới xung quanh.

Kích thích sự tò mò và niềm vui thích khám phá nơi trẻ bằng cách:- nhìn nhận có những điều bạn không biết- cùng tìm những câu trả lời này với trẻ- hỏi lớn giọng những điều bạn thích hoặc làm cho bạn lúng túng - nhấn giọng trên nhiều câu trả lời và nhiều giải pháp có thểHãy triển khai chủ đề và đào sâu kiến thức của trẻTa không chỉ nói về màu sắc, hình dạng hoặc kích thước mập ốm

của chú thỏ. Ta có thể nói về cái mũi nho nhỏ và đôi mắt to buồn của nó. Ta có thể tưởng tượng chú thỏ cảm thấy thế nào khi bị nhốt trong lồng bạc xám. Chú thỏ phải sống một mình dù còn bé. Ta có thể ví chú thỏ như chú chuột, chú mèo hoặc chú chó. Ta có thể nói đến sự vuốt ve thỏ dịu dàng; hoặc tự hỏi nếu chẳng may chú thỏ chạy thoát thì ta sẽ như thế nào. Biết bao điều gây thích thú và làm cho trẻ muốn nói chuyện!

Đào sâu chủ đềKhi bạn nói chuyện với trẻ, có nhiều cách để đào sâu chủ đề:

BẰNG CÁCH CHO BIẾT THÔNG TIN- Cung cấp thông tin về quá khứ hoặc hiện tại- Cung cấp những chi tiết- So sánh và đối lập hai việc- Tạo mối liên hệ giữa kinh nghiệm hiện tại và một kinh nghiệm quá khứ

BẰNG CÁCH TƯỞNG TƯỢNG TRẠNG THÁI SỰ VIỆC- Tưởng tượng trong cuộc sống hoặc kinh nghiệm của người khác- Tưởng tượng những tình huống giả thiết (sẽ như thế nào nếu…?)

BẰNG CÁCH GIẢI THÍCH- Cung cấp lý lẽ- Giải thích kết quả của tình huống- Mô tả mối quan hệ nhân quả- Rút ra kết luận- Lý giải hành động, ý kiến- Nhận biết vấn đề và đề nghị giải pháp

BẰNG CÁCH NÓI VỀ TƯƠNG LAI- Nói về những gì sắp xảy ra- Nói về những gì có thể xảy ra- Nói trước những gì sắp xảy ra???- Thấy trước những vấn đề và giải pháp có thể có- Suy nghĩ những cách khác nhau khi đối mặt với một tình huống.

BẰNG CÁCH NÓI VỀ CẢM XÚC- Nói về những gì ta cảm nhận- Trao đổi ý kiến, cảm tưởng

BẰNG CÁCH TƯỞNG TƯỢNG, GIẢ BỘ- Nói về những điều tưởng tượng- Đóng vai tưởng tượng- Sáng tạo một câu chuyện “được

Page 66: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

bịa ra” (từ cảm hứng thực tế hoặc hư cấu)

Điều quan trọng là khi bạn đào sâu một chủ đề, phải chú ý đến giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ: thông tin nói với trẻ ở giai đoạn 5 sẽ ít phức tạp hơn thông tin bạn cung cấp cho trẻ ở giai đoạn 6 hoặc 7.

Hãy giúp trẻ trở thành người chuyện tốt hơnBước đầu kể chuyện: trẻ này cố gắng kể: “Gaby lấy quyển sách của con và xé rách"

Hãy nói nhiều với trẻ về những gì xảy ra trong thế giới xung quanh

Vài ví dụ về những điều và biến cố cần lưu ý

- Dọn nhà mới, kê lại nhà- Giáo viên khác đến thay thế- Đồ chơi mới- Thay đổi thời tiết- Chim đậu ở cửa sổ- Bùn sau cơn mưaRẻ luôn chú ý đến tai họa của người khác – ví dụ như ngón tay của

giáo viên bị đứt.Vài ví dụ về những điều và biến cố cần giải thích

- Sự vắng mặt của bạn- Tại sao phải sắp xếp lại nhà cửa?- Tại sao đất nặn lạnh và cứng?- Tại sao đồ chơi không hoạt động nữa?- Tại sao không cho thỏ ăn nữa?Hãy giúp trẻ trở thành người kể chuyện tốt hơnBước đầu kể chuyện: trẻ này cố gắng kể: “Gaby lấy quyển sách của

con và xé rách”Để kể câu chuyện hay một cách hiệu quả, trẻ phải biết:- sử dụng từ thích hợp- chọn thông tin thích đáng- đưa ngữ cảnh để người nghe hiểu tình huống

Page 67: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- mô tả những biến cố và tình huống với số lượng chi tiết thích hợp- giải thích mối quan hệ giữa nhân vật và biến cố bằng cách sử dụng

những liên từ như “vì”, “nhưng”, “khi” và những đại từ quan hệ như “người mà”, “cái mà”, “nơi mà”

- kể lại những biến cố theo thứ tự hợp lý và làm cho câu chuyện hấp dẫn!

Bạn có thể nâng đỡ và sắp xếp câu chuyện của trẻ bằng cách:- đặt câu hỏi để trẻ biệt đưa những thông tin- cung cấp những thông tin và dựa vào đó trẻ có thể xây dựng một

câu chuyệnSau đây bạn sẽ thấy giáo viên nâng đỡ Roland, bé trai 4 tuổi, kể

cuộc đi chơi của trẻ ở sở thú:Roland: Ba dẫn con vào sở thú rồi ba về nhà, và con ở suốt ngày.Giáo viên: Sao, ba con về hả? Ba không ở sở thú với con? (đặt câu

hỏi để làm tan sự lẫn lộn)Roland: Ba chở con đi bằng xe hơi cùng với Nico, họ con và ba về.

Con xem thú với chị họ con. (câu hỏi của giáo viên làm cho Roland hiểu trẻ cần cụ thể hơn việc ba trẻ “dẫn” trẻ vào sở thú. Trẻ hiểu trẻ cần nêu lên sự hiện diện của chị họ)

Giáo viên: Ah, cô hiểu rồi. Con đi sở thú với họ con. Và con thấy gì ở đó? (giáo viên đặt câu hỏi nâng đỡ, giúp trẻ kể tiếp câu chuyện của trẻ.)

Roland: Chúng con thấy chúng tưới nước dơ lên mình chúng - Chúng dơ và đầy bùn.

Giáo viên: Ai tưới nước dơ lên mình? (Hỏi những thông tin chính xáchơn)

Roland: Những chú voi. Chúng đầy bùn. Chúng thích như vậy, làmdơ mình, (nhấn lên chữ ai trong câu hỏi của giáo viên giúp Roland ý thức trẻ chưa nêu tên con vật trẻ nói)

Giáo viên: Vậy hả? Con may mắn được thấy điều đó! Voi tưới nước lên mình để làm mát chúng. Chúng không thích nóng, (cung cấp thông tin thú vị của chủ đề đàm thoại, có thể dùng làm nền tảng cho việc khác nếu trẻ muốn đi xa hơn.)

Chính qua những cuộc đàm thoại loại này, Roland sẽ học kể chuyện và được nâng đỡ định hướng.

Làm sao để động viên trẻ kể chuyện?Đây là một số nguyên tắc thực hành để động viên trẻ kể chuyện:

Page 68: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- Động viên trẻ kể chuyện trong tình huống không cấu trúc- Chú ý lắng nghe chuyện kể của trẻ- Mời tất các trẻ kể chuyện- Khích động mời trẻ kể chuyện- Bình luận về chuyện kể của trẻ- Đặt câu hỏi chân thành thúc đẩy trẻ kể tiếp- Đặt câu hỏi chỉ cho trẻ thấy một số sự việc thiếu hoặc không rõ

ràngCó nhiều cách tích cực để trả lời người kể chuyện Một vài tình huống cần tránh để giúp trẻ kể chuyện dễ dàng:- Đừng kêu trẻ kể chuyện khi hoạt động nhóm- Đừng cắt đứt; đừng đổi đề tài- Đừng biến đổi kể chuyện thành “bài học” hoặc bài tập,VÀ NHẤT LÀ…- Bạn đừng quên là chính bạn cũng kể những câu chuyện!Tóm tắtKhi trẻ nói chuyện với người lớn đang chăm sóc trẻ, trẻ học nói và

nói để học. “Nói để học” nghĩa là sử dụng ngôn ngữ để tư duy và phân tích, giải quyết vấn đề, xây dựng kế hoạch và dự kiến, tưởng tượng và suy luận. Tất cả những khả năng này sẽ là nền tảng cho việc học nơi trẻ.

Giáo viên có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển “ngôn ngữ học” bằng cách đi xa hơn nơi và thời điểm hiện tại trong khi nói chuyện với trẻ cũng như chỉ cho trẻ cách sử dụng ngôn ngữ trừu tượng hơn.

Giáo viên cũng có thể nâng đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ kể chuyện; kỹ năng này đòi hỏi những thông tin đặc biệt, sắp xếp theo một thứ tự hợp lý cũng như sự khám phá ngôn ngữ mô tả. Khi đặt những câu hỏi phù hợp, cho những lời bình thích đáng và cho trẻ có cơ hội kể chuyện, bạn có thể tạo sự dễ dàng cho sự phát triển khả năng quan trọng nhất này. Chương 9: TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO TRÒ CHƠI BIỂU TƯỢNG: MỘT PHẦN CỦA SỰ VUI THÍCH… VÀ HỌC TẬP1. Trò chơi biểu tượng: một ngữ cảnh cùng lúc tạo sự thích thú và thuận cho sự phát triển ngôn ngữ

Có nhiều cách để giáo viên khuyến khích trẻ tưởng tượng khi chơi.

Page 69: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Nhiều nhà chuyên môn đánh giá trò chơi biểu tượng là rất cần thiết cho sự phát triển nhận thức nơi trẻ vì nó tạo thuận lợi cho tư duy trừu tượng, giải quyết vấn đề, làm chủ bản thân và sáng tạo. Tóm lại, trong phần lớn hoạt động của trẻ, trẻ có thề rút ra lợi ích từ khả năng của trẻ và để cho trí tưởng tượng và óc sáng tạo bay bổng. Như Albert Einstein đã nói “Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức.”

Vì trò chơi biểu tượng và ngôn ngữ cần đến khả năng nhận thức khả năng thể hiện thực tế bằng biểu tượng - trẻ có khó khăn sử dụng biểu tượng (ví dụ trẻ chậm phát triển) sẽ phát triển chậm khả năng trò chơi biểu tượng và ngôn ngữ. Một số trẻ chậm ngôn ngữ thiếu sự trưởng thành trong trò chơi tưởng tượng do có khó khăn sử dụng biểu tượng; tuy nhiên những trẻ khác chậm ngôn ngữ vẫn có khả năng chơi trò chơi tưởng tượng rất cao.

Những nghiên cứu cho thấy trò chơi biểu tượng phát triển tốt nếu được người |ớn tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt và quan tâm chăm sóc trẻ. Vậy điều cần thiết là động viên trẻ “giả bộ” và sử dụng trí tường tượng với nhiều cách khác nhau. Có một số trẻ chỉ cần động viên một tí, nhưng một số khác có khả năng biểu tượng còn khiếm khuyết hoặc chậm thì cần nhiều gợi ý vui, dí dỏm, gây hứng thú hơn.2. Sự phát triển của trò chơi biểu tượng

Tự giả vờ (từ 12 đến 18 tháng tuổi)- Trẻ giả bộ là chính trẻTrong ví dụ tự giả vờ này, trẻ giả bộ ngủ nhưng trẻ không mệt

- Trẻ thực hiện những hành động tưởng tượng, sử dụng những đồ vật thay thế hoặc đồ chơi

Giả vờ đơn giản (từ 18 tháng đến tuổi)

- Trẻ giả bộ qua một hành động tưởng tượng đơn giản được thực hiện vừa trên người vừa trên đồ vật.

- Trẻ có thể dùng đồ choi thay thế đối tượng thật- Trẻ giả bộ thực hiện những hành động của người lớn mà trẻ quan

sát được trong thực tế.Giả vờ một loạt sự kiện quen thuộc và khởi đầu của trò chơi

sắm vai (từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi)

- Trẻ thực hiện một loạt những hành động tưởng tượng theo thứ tựthích hợp

- Trẻ bắt đầu chơi sắm vai người khác- Trẻ có thể dùng vật thay thế

Page 70: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Chơi búp bê vơi nhiều hành động, thao tác phong phú hơnTrẻ nhỏ thường đóng vai “mẹ”

Giả bộ một loạt sự kiện ít quen thuộc, hóa thân thay thế những đối tượng khác nhau (từ 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi)

- Trẻ bắt đầu giả bộ những tình huống ít quen thuộc- Sự giả bộ tập trung vào hành động- Để giả bộ trẻ dùng những đối tượng không giống với đối tượng thay

thế- Trẻ tạo những đối tượng tưởng tượng để duy trì trò chơi của trẻNgay từ 3 tuổi, khả năng sáng tạo những biểu tượng trong tư duy

giúp trẻ sử dụng những đổi tượng tưởng tượng trong trò chơi của trẻ.Trò chơi đóng kịch và sự phát triển chủ đề (từ 3 đến 5 tuổi)Ở giai đoạn này, ta gọi “trò chơi đóng kịch” là trò chơi biểu tượng vì

nó giống những màn kịch. Trong trò chơi đóng kịch, nhóm trẻ hợp tác phát triển chủ đề, trong đó trẻ đóng vai nhân vật trẻ muốn hóa thân. Trò chơi đóng kịch nhằm vào người hơn là đồ vật. Đó là hình thức trò chơi biểu tượng cao hơn.

Trò chơi đóng kịch gồm 6 yếu tố sau:

- Chơi sắm vai- Sử dụng đồ vật tưởng tượng hơn là đồ vật thực tế- Ngôn ngữ dùng sáng tạo những hành động hoặc tình huống tưởng

tượng- Tình tiết kéo dài- Tương tác- Giao tiếp bằng lờiSự phát triển của trò chơi đóng kịch qua các lứa tuổi

Trẻ 3 tuổi Trẻ từ 4 – 5 tuổiCó khuynh hướng phản ánh những sự kiện rất quen thuộc, gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày như: trẻ đóng vai trong gia đình, làm bếp, cho búp bê ăn v.v…

Có nhiều tưởng tượng và sáng tạo trong trò chơi đóng kịch và phát triển chủ đề tưởng tượng độc đáo, ví dụ, đóng vai vua và hoàng hậu hoặc quái vật.

Còn cần đến những đồ chơi thay thế để khởi đầu trò chơi dù trẻ biết giả bộ không cần những đồ vật này.

Thích sử dụng đối tượng trừu tượng và đa dụng như khối hoặc những hộp lớn trong trò chơi.

Chơi trò chơi phân vai theo chủ đề Có thể chơi trò chơi phân vai theo

Page 71: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

trong thời gian khá ngắn vì trẻ con học cách sắp xếp và hợp tác theo nhóm

chủ đề trong thời gian dài

Có thể không có khả năng chơi diễn kịch một “câu chuyện” gồm kịch bản dựng thành cảnh một loạt sự kiện và kết cục

Dựng cảnh câu chuyện thật trong đó trẻ đóng vai nhân vật họp lại để giải quyết vấn đề hoặc đưa đến một kết quả.

Tầm quan trọng của ngôn ngữ trong trò chơi phân vai theo chủ đề

Ngôn ngữ hoàn thành 3 chức năng trong trò chơi phân vai theo chủ đề. Ngôn ngữ được dùng để:

- bắt chước các nhân vật- xác định, rồi mở rộng khung của trò chơi tưởng tượng - phối hợp và kiểm tra trò chơiBắt chước các nhân vật

Để bắt chước một cô tiếp tân “thật”, trẻ này cần có khả năng ngôn ngữ tốt.

Xác định, rồi mở rộng khung của trò chơi tưởng tượng

Trong sự xác định, và mở rộng khung của trò chơi tưởng tượng, ngôn ngữ được sử dụng 4 cách khác nhau:

- dùng để phân vai tưởng tượngVí dụ, “Tớ là mẹ, cậu là bố, và bạn kia là con.”- dùng để xác định đồ vậtVí dụ, “Cái này là kem lạnh của tớ” (vừa giả bộ cầm cây kem)

- dùng để thay thế một hành độngVí dụ, “giả bộ là tớ đã cho bé ăn và cho bé ngủ” (những hành động

này không được chơi, chỉ được báo mà thôi)- dùng đề cấu trúc và mô tả tình huốngVí dụ, “giả bộ chúng ta có 1 tỷ, chúng ta rất giàu”Trẻ cần có khả năng ngôn ngữ tốt để cấu trúc trò chơi kịch xã hộiPhối hợp và kiểm tra trò chơi

Bertrand: Tớ muốn làm bốGabriel: Cậu không thể là được vì tớ là bốBertrand: Cả 2 chúng ta đều là bố được không?

Page 72: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Gabriel: Không thể có 2 bố. Không ai có 2 bố cảBertrand: Anh họ tớ có 2 bố. Một ở với anh ấy và mẹ anh ấy, một

sống ở nhà khác. Ông sống với anh ấy, anh ấy gọi là Fransois, còn ông kia anh gọi là “bố”

Gabriel: Đồng ý, tớ muốn là ông được gọi là bốBertrand: Đồng ý, tớ sẽ là Fransois

3. Hãy mở đường cho trò chơi giả bộ và đóng kịchĐể mở đường cho trò chơi tưởng tượng và trò chơi phân vai theo chủ

đề bạn phải cung cấp cho trẻ 5 yếu tố sau:- dụng cụ- thời gian- không gian- mẫu trò chơi biểu tượng vui- Cách kích thíchDụng cụGiáo viên đề nghị đồ chơi thay thế hấp dẫn nhằm mở rộng và làm

phong phú nội dung của trò chơi! Thời gian

Mỗi lần chơi từ 30 đến 50 phút, thể kéo dài thời gian hơn Không gian

Mẫu trò chơi biểu tượng vuiCần sự sáng tạo của bạn để cung cấp cho trẻ mẫu trò chơi biểu tượng khuyến khích, động viên trẻ sáng tạo nhiều ý tưởng độc đáo

Thấy giáo viên bò làm “chú cáo hung dữ” trẻ cũng muốn trở thành “ba chú heo con” Cách kích thích

Quan sát trò chơi giả bộ và đóng kịch của trẻQua quan sát trẻ hoạt động tự do, bạn sẽ biết được rất nhiều trò

chơi tưởng tượng của trẻ. Bạn sẽ biết mức độ phát triển của trò chơi tưởng tượng và đóng kịch (như mô tả ở phần đầu chương) khi trẻ:

- hoàn toàn không chơi giả bộ

Page 73: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- chỉ thực hiện những hành động tưởng tượng mà trẻ là đối tượng thực hiện những hành động bằng cách lấy người khác làm đối tượng, nhưng mỗi lần một hành động.

- thực hiện một loạt hành động tưởng tượng- đảm nhận vai người khác- thế vật thật bằng những vật khác giống nó- thế vật thật bằng những vật khác không giống nó

- sử dụng vật tưởng tượng- sắm vai theo chủ đề - một mình- sắm vai theo chủ đề - với những trẻ khác (trò chơi phân vai theo

chủ đề)4. Hãy làm mẫu trò chơi giả bộ cho trẻ không thích thú trò chơi này

Charlotte 2 tuổi rưỡi chỉ bộc lộ bằng những câu một hoặc hai từ mặc dù trẻ có vẻ hiểu nhiều hơn trẻ nói. Trẻ ngồi dưới đất bấm những nút trên điện thoại đồ chơi nhưng không giả bộ gọi điện thoại. Cô Jeanne giáo viên quan sát trẻ cả tuần nay và không bao giờ thấy trẻ chơi trò chơi giả bộ.

1. Jeanne để ý thấy Charlotte chỉ miệt mài chơi trò chơi chức năng; vậy cô quyết định làm mẫu trò chơi biểu tượng cho trẻ

2. Cô giả bộ nói chuyện với Charlotte qua điện thoại và đưa điện thoại khác cho trẻ xem trẻ có bắt chước không.

3. Charlotte bất chước hành động của cô. Trẻ không nói gì nhưng bộc lộ sự thích thú nhiều với trò chơi: đó là bước đầu đầy hứa hẹn5. Hãy linh hoạt tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề

Sáu yếu tố của trò chơi đóng vai theo chủ đề là:- chơi sắm vai- sử dụng đồ vật tưởng tượng hơn là đồ vật thực tế- sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo tình huống hoặc những hành động tưởng tượng- chơi được lâu (ít nhất 10 phút)- chơi tương tác- giao tiếp bằng lời

Để giúp trẻ tham gia vào mỗi yếu tố trên và khai thác chúng, bạn có thể thực hiện hai chiến lược sau:

- can thiệp từ phía ngoài: tổ chức linh hoạt trò chơi nhưng không tham gia chơi cùng trẻ

- can thiệp từ phía trong: tổ chức linh hoạt trò chơi và tham gia chơi cùng trẻ

Page 74: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Can thiệp từ phía ngoài: tổ chức linh hoạt trò chơi nhưng không tham gia chơi cùng trẻ

1. Denise có loại giao tiếp ngập ngừng và chỉ miệt mài chơi trò chơi đóng kịch một mình, trẻ cần giúp đỡ động viên để tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề “siêu thị”. Cô giáo Joanne đề nghị trẻ đảm nhiệm vai mẹ, búp bê là em bé tưởng tượng và tiếp cận trò chơi của các bạn.

2. Cô giáo thấy Denise cần được giúp đỡ để tham gia trò chơi tưởng tượng

Sau vài lần thử, cô giáo hướng và chỉ cho Denise cách tham gia trò chơi. Khi bạn tham gia từ phía ngoài:

- Bạn không cần đảm nhiệm vai tưởng tượng- Tuy nhiên bạn nói với trẻ như nới với những nhân vật mà trẻ chơi

(Duy trì không khí “giả bộ”)- Bạn gợi ý động viên trẻ tương tác với các bạn và có hành vi phù

hợp với trò chơi đóng vai theo chủ đề.Can thiệp từ phía trong: tổ chức hoạt trò chơi tham gia chơi

cùng trẻ.Can thiệp từ phía trong: một ví dụGiselle sẽ chơi với Petra, Claude và Nicki

Petra còn lệ thuộc vào đồ chơi thực tế trong trò chơi của trẻ; vậy Giselle (giáo viên) phải cho trẻ những ví dụ về cách sử dụng những đồ vật tưởng tượng hơn là đồ vật thực

Claude sử dụng sáu yếu tố của trò chơi đóng vai theo chủ đề vì vậy trẻ là mẫu tuyệt vời cho hai người bạn.

Nicki mải miết với trò chơi tưởng tượng nhằm vào hành động nhưng chưa chơi đóng kịch. Giselle muốn cho trẻ chơi sắm vai kịch và chỉ cho trẻ cách dùng ngôn ngữ, chọn nhân vật và xác định tình huống tưởng tượng

2. Để khởi đầu chủ đề, Giselle mời gọi, tời mời khó ai có thể từ chối- Giselle nhờ Petra gội đầu. Để làm này, trẻ phải phun nước tưởng

tượng vào tóc. Khi đưa cho trẻ ly tượng trưng cho chai dầu gội, Claude chỉ cho Petra tất cả đồ vật có thể giúp “chơi giả bộ” mặc dù những đồ vật đó không giống gì với vật thật, về phần Nicki, em rất thích thú với trò chơi này!

- Giselle chuẩn bị cho Nicki vào vai khi Petra “gội đầu” xong. Khi Petra từ chối giả bộ xem cái mền là cái khăn, Giselle chỉ cho Petra ta có thể biến đổi cứ đồ vật nào thành đồ vật theo chức năng thay thế cách nói lớn chức năng đó.

Page 75: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- Nicki chơi đùa nhiều, tích cực tham gia vào trò chơi. Nhờ đó Nicki hiểu ngôn ngữ được dùng để bắt chước những nhân vật thật, xác định tình huống tưởng tượng và hướng dẫn trò chơi

3. Sau khi Giselle nhìn vào gương tưởng tượng, ba trẻ rất vui vẻ vớikết quả chơi.6. Hãy tham gia và hợp tác vào trò chơi đóng vai theo chủ đề

- Trẻ chơi "nhà hàng- Lisanne tham 'gia trò chơi bằng cách đảm nhận vai khách hàng

- Nhóm mời Lisanne cùng ngồi chung Lisanne ngồi xuống. Vì trẻ đảm nhận vai người lớn ăn trong một nhà hàng Lisanne cung cấp cho trẻ những mẫu nói chuyện của người lớn và gọi món ăn, điều này giúp trẻ mở rộng nội dung chơi

- Khi bắt chước giống y khách hàng trong nhà hàng, Lisanne giúp trẻ làm phong phú trò chơi

- Khi cho những ví dụ ngôn ngữ người lớn thường dùng ở nhà hàng, Lisanne giúp trẻ nói câu trau chuốt hơn và kéo dài cuộc nói chuyện xoay quanh chủ đề của trò chơi7. Tạo điều kiện thuận lợi cho trò chơi biểu tượng trong những hoạt động khám phá giác quan và sáng tạo

Manuel sẵn sàng để chơi giả bộ, nhưng giáo viên quá chú tâm vào thực tại

Tất cả mọi người đều vui thích hơn khi giao viên theo sáng kiến của Manuel và cô triển khai tình huống tưởng tượng.

Tóm tắtTrò chơi biểu tượng hoàn thành chức năng quan trọng trong cuộc

sống của trẻ: nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhận thức và sáng tạo, một bối cảnh rất thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ. Trò chơi đóng vai theo chủ đề là dạng phát triển của trò chơi biểu tượng: nó kéo theo trò chơi hợp tác sắm vai và triển khai chủ đề bởi một nhóm trẻ và có thể tác động rất tích cực lên sự phát triển khả năng ngôn ngữ và xã hội của trẻ.

Trong bối cảnh trường mầm non, giáo viên phải mở đường cho trò chơi biểu tượng bằng cách cho trẻ thời gian, không gian, dụng cụ cần thiết cùng với những kinh nghiệm kích thích và những mẫu trò chơi biểu tượng vui nhộn. Giáo viên có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trò chơi biểu tượng bằng cách chứng minh cho những trẻ cảm thấy không khả năng chơi "giả bộ" và bằng cách tổ chức linh hoạt trò chơi đóng vai theo chủ đề bằng những bình luận, gợi ý, bằng những ví dụ yếu tố vắng mặt và những tư tưởng độc đáo để phát triển chủ đề trò chơi.

Page 76: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Phần 4: TỪ VĂN NÓI SANG VĂN VIẾT

Phải giúp trẻ khám phá:Những gì tôi làm, tôi thấy, tôi sờ, tôi có thể nói đếnNhững gì tôi nói, tôi có thể viết, hoặc một người nào khác có thể viết

thế tôiNhững gì được viết, tôi có thể đọc hoặc một người nào khác có thể

đọc thế tôiChương 10, “Hãy mở rộng cơ hội cho trẻ đọc và viết” sẽ cung cấp

cho bạn những thông tin chi tiết về cách đặt nền móng đọc và viết bằng cách xen vào những hoạt động như một yếu tố tự nhiên và quan trọng hằng ngày.

Ở chương 11, Giờ của “vòng trộn kỳ diệu”: thời điểm tương tác và thuận lợi cho việc học ngôn ngữ”, bạn chú ý đến hoạt động nhóm kích thích và tương tác giúp trẻ làm giàu khả năng ngôn ngữ trẻ cần để học đọc và viết. Chương 10: HÃY MỞ RỘNG CƠ HỘI CHO TRẺ ĐỌC VÀ VIẾT1. Đặt nền tảng cho việc đọc và viết

Trẻ Cần:- Có thái độ tích cực vợi việc sư dụng chữ- Làm giàu kiến thức tằng quát cung như khả năng ngôn ngữ- “chơi” với các từ ngữ- ý thức đối với việc viết

Giúp trẻ cố thái độ tích cực thích ứng với việc sử dụng chữ viết

Để trẻ thích viết:- Hãy bộc lộ nhiều quan tâm đến sách- Hãy thường xuyên nói về việc đọc sách- Đưa cho trẻ những quyển sách theo lứa tuổi của trẻ- Hãy mang những bài viết hoặc những hình ảnh cắt trong tạp chí và các báo vào trường mầm non- Chỉ cho trẻ chữ viết là hoạt động thường nhật của bạn

Ý thức đối việc việc viết

Vẽ nguệch ngoạc và thí nghiệm “giả chữ viết” là một bộ phận của học viết

Page 77: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

2. Đọc: thời gian chia sẻ và học tậpNiềm vui sách vở không bao giờ là quá sớmĐừng bằng lòng với việc đọc bài!

Hãy đọc những sách thích hợpKhi ta đọc cho trẻ, ta hướng dẫn cho trẻ việc đọc, nhưng ta không hẳn làm trẻ thành những độc giả hứng thú! Đó là những quyển sách làm vui, làm giàu cảm và làm trẻ ngạc nhiên tạo cho trẻ sự ham thích đọc

Nếu trẻ lo ra, giáo viên có thể thay đổi sách3. Cho trẻ làm quen với sách theo giai đoạn 1, 2 và 3 Những trẻ nhỏ đọc bằng răng

Ví dụ: Kelly, ta đọc sách này. Con vui lòng đưa sách này cho cô.4. Tận dụng trẻ thích sách ở giai đoạn 4

Đọc sách cho trẻ như thế nào ở giai đoạn 4 Một câu nói rõ ràng và đơn giản sẽ giúp trẻ hiểu những gì trong sách.

Làm rõ những lời nói bằng cách:

- lặp lại và nhấn mạnh các từ chính- làm những cử chỉ và điệu bộ- sử dụng những từ buồn cười - ví dụ “bum!”- chỉ những đồ chơi thay thế hoặc đồ vật giống những hình ảnh trong

sách- so sánh hoặc đối lập nội dung sách với một điều gì trong môi

trường ngay lập tức.- Giải thích đơn giảnĐiệu bộ cho phép trẻ hiểu những gì từ trong sách muốn nóiHãy sử dụng những cái đồ chơi hỗ trợ, đồ chơi thay thế, cử chỉ, điệu

bộ củng cố những gì bạn chỉ cho trẻ trong sách.- Hãy quan sát phản ứng của trẻ với sách- Hãy chờ đợi - đừng vội đọc- Hãy lắng nghe- Hãy theo dõi sự sáng tạo của trẻ

Page 78: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

5. Kích thích và thỏa mãn trí tò mò trẻ nhờ sách ở giai đoạn 5.

Đọc sách cho trẻ như thế nào ở giai đoạn 5

- Hãy đáp ứng với những dấu hiệu của trẻ Những dấu hiệu trẻ làm khi đọc sách cho bạn nhiều cơ hội để khai những thông tin của trẻ

- Tái tạo lại bài đọc theo yêu cầu- ở mỗi chương, hãy lên tiếng với trẻ!Khi trẻ bắt đầu biết tiên đoán câu chuyện, cho trẻ cơ hội tham gia

bằng cách bạn ngưng lại vào thời điểm thích hợp và chợ đợi trẻ phản ứng- Làm cho sách sống động

6. Tạo điều kiện thuận cho “việc học ngôn ngữ” bằng cách đọc với trẻ ở giai đoạn 6 và 7

Hướng dẫn đọc sách với trẻ ở giai đoạn 6 và 7Trước khi đọc sách:- Hãy làm quen với sách- Hãy đọc tựa sách, chỉ bìa cho trẻ và mời trẻ tiên đoán chủ đề

quyển sách- Giới thiệu tác giả và họa sĩ minh họa- Nói lý do đọc sáchKhi bạn đọc sách:Hãy dành thời gian để trả lời câu hỏi và lời bình của trẻHãy hỏi to tiếng về những hiện tượng sắp xảy raKích thích trẻ nghĩ đên câu chuyện băng cách sử dụng “việc học

ngôn ngữ”Giải thích cho trẻ những gì trẻ không hiểuSau khi đọc sách:- Khuyến khích trẻ nói về những gì trẻ nghe được- Giúp trẻ tóm tắt cuốn sách bạn vừa đọc xong và so sánh với

những sách khác- Đề xuất những hoạt động kích thích liên kết với nhau- Mời trẻ tự “đọc lại” quyển sách

Nếu bạn chú ý quan sát những dấu hiệu của mỗi trẻ, bạn sẽ phản ứng tùy theo mức độ hiệu quả

Câu hỏi “về sự kiện” không làm cho trẻ suy nghĩ câu chuyện. Loại câu hỏi này động viên trẻ sử dụng ngôn ngữ để tưởng tượng. Nó cũng đưa trẻ đi xa hơn sách vở và nhìn nhận câu chuyện theo một cách khác.

Động viên trẻ suy nghĩ về sách bằng cách:

Page 79: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- Báo trước phần tiếp theo của câu chuyện- Giúp trẻ nhớ lại những hiểu biết và kỉnh nghiệm của chính bản

thân trẻ và tạo mối liên hệ với sách bằng cách hỏi ví dụ: “Trong các con, có ai bị lạc như cậu bé trong câu chuyện này chưa?”

- Đặt mình vào vị trí của nhân vật và nói chúng sẽ phản ứng và cảm thấy như thế nào trong tình huống này.

- Giải thích tại sao sự kiện lại xảy ra hoặc tại sao nhân vật đã nói hoặc đã làm những điều đó

Hãy giải thích cho trẻ ý nghĩa của tấm vải năn nheo và các nếp gấp Khi giả bộ là “những quái vật trong chuyện Maximonstres” với nhóm

trẻ, bạn làm sống lại quyển sách “Max và những quái vật trong Maximonstres”.7. Thư viện

Vài lời khuyên hướng dẫn bạn chọn sách:- sách truyện (gồm cả sách bạn đã đọc cho nhóm)- sách dự kiến hoặc lặp lại, dự kiến đến nỗi trẻ có thể “đọc” nội dung

thuộc lòng- sách giáo dục về khủng long, thú vật, côn trùng, máy móc, v.v…- sách truyện tranh không có bài viết (động viên trẻ “đọc” một mình)- sách khổ lớn (thường dự kiến hoặc lặp lại)- sách tương tác (đòi hỏi trẻ thực hiện một hành động trên sách ví

dụ, “Mimi sắp bơi”)- sách “vật dụng mới lạ” - ba chiều- sách thơ và bài hát nhà trẻ- tạp chí dành cho thiếu nhi (ví dụ: báo nhi đồng, khăn quàng đỏ…)- sách do giáo viên hoặc trẻ làm- sách do giáo viên và trẻ cùng làm

- sách được thu vào băng (khi bạn đọc sách, bạn thu băng và để máy thu băng và tai nghe ở tầm tay trẻ)

- tờ bướm của văn phòng du lịch- danh mục các cửa hàng lớn (nhất là nơi có đồ chơi!)- truyện cười.- Tất cả sách phải được đặt ngang tầm mắt trẻ

Page 80: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

8. Góc dành để viếtHãy sắp xếp góc dành để viết ở một nơi khá yên tĩnh, gần thư viện

chẳng hạn, và hãy để gần tầm tay trẻ những dụng cụ hấp dẫn, lôi cuốn:- một bảng đen với những viên phấn màu- chữ có nam châm- giấy khổ, kích thước, màu sắc và kết cấu khác nhau, có hàng và

không hàng- tập trắng bìa mỏng trẻ có thể dùng để “làm” sách- máy đánh chữ hoặc máy vi tính- thẻ, thiệp và giấy viết thư hình dáng và kích cỡ đa dạng - bút lông, bút chì, chì sáp và bút máy- bao thơ và tem- hộp mực dấu, băng keo, đồ bấm, hồ và kéo

9. Tạo môi trường chữ viết trong gia đình bạnChữ in và chữ viết “sẽ nói” với trẻ nếu bạn cung cấp cho trẻ:

- một môi trường phong phú ví dụ chữ viết không chỉ là các chữ cái mà còn có những từ và câu có nghĩa

- nhiều minh họa về việc dùng chữ viết- tương tác xoáy quanh chủ đề chữ viết và chữ in- cơ hội thử nghiệm chữ viết và sử dụng nó

Nếu chữ viết không ở tầm mắt trẻ sẽ không tận dụng nó!Nếu bạn muốn trẻ thử đọc chữ viết, hãy gắn chữ viết vào có thể đọc chứ không phải là nơi có thể đọc!

Hãy sử dụng chữ viết trong hoạt động và thói quen thường ngày của bạn

- Bảng hiệu và nhãnĐiều chỉ dẫn quan trọng mời gọi việc đọc- Phiếu đăng kýVí dụ

Bạn muốn để gì trên bánh quy giòn?Bơ đậu phộng Phô mát

- Ký tên vào tác phẩm nghệ thuật Hãy nhạy cảm với ý nghĩa chữ viết của trẻ dù bạn không đọc ra

Page 81: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- Sự hiện diệnCó nhiều cách để báo sự hiện diện của trẻ. Buổi sáng, khi trẻ đến,

trẻ có thể:+ đặt thẻ giấy cứng ghi tên trẻ trên bảng lớn+ trẻ tự viết tên trẻ trên tờ giấy lớn+ đánh dấu tên trẻ trên danh sách lớn- Cắt hình - Danh sách- Mẫu in sẵnKhi điền đầy bản báo cáo hàng ngày của trẻ, trẻ ý thức thật sự sử

dụng chữ viết - và trẻ làm tròn “nhiệm vụ” này với nụ cười!Chữ viết trong khung trò chơi và tương tác xã hội

- Chế tạo sáchHãy cùng nhau làm quyển sách và bạn sẽ thấy trẻ sẽ đọc lại nhiều

lầnHãy để thời gian cho trẻ “chơi” câu chuyện trẻ vừa sáng tác; hãy để trẻ phân vai, tự dựng cảnh của “vở kịch”. Đó là một cách tuyệt vời để động viên trẻ phát triển khả năng kể chuyện và trẻ thấy câu chuyện của trẻ được thực sự chuyển thành “vở kịch”

- Luật lệ và sự hướng dẫn- Sử dụng chữ viết trong trò chơi đóng kịchTrò chơi đóng kịch cá nhân và trò chơi đóng vai theo chủ đề cung

cấp cho trẻ nhiều cơ hội đọc và viết.Hãy sử dụng chữ viết để giao tiếp với người khác

- Thư và thiệp mừng cho người thânNếu bạn muốn để dụng cụ cần thiết cho trẻ sử dụng mọi lúc, có thể

bạn sẽ được tặng một tấm thiệp sinh nhật- Thư cám ơn hoặc thư mời- Đặt một hộp thư gia đình- Tổ chức chương trình trao đổi thư- Gởi thư cho cha mẹ- Làm huy hiệu tròn

Page 82: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Trẻ luôn thích nhận thơ của những bạn ở nhà trẻ gần đó; nhờ đó trẻ học nhiều qua chữ viết !

Hãy sử dụng chữ viết để lấy thông tin

- Ngày sinh nhật của mọi người- Dự báo thời tiết- Nhận xét các hoạt động- Thông báo- Người hay nói chuyện và bảng trắng gợi ý

Trẻ hay nói chuyện/cởi mở tương tác rất vui. Cô giáo hãy nhận thấy ghi nhận ý kiến của trẻ

Hãy sử dụng chữ viết để có được thông tin và kiến thức

- Báo, tạp chí, tờ bướm- Bản đồ địa lý

Khi xem bản đồ thế giới, trẻ có nhiều khám phá- Sách tài liệu.Tóm tắtTrường mầm non là bối cảnh rất tốt sẵn sàng cho việc đạt được kiến

thức đọc và viết vì nó cung cấp nhiều lý do thú vị để đọc và viết. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đọc và viết ở mỗi trẻ, giáo viên phải động viên việc sử dụng “ngôn ngữ học tập” khi đọc và nói chuyện. Giáo viên cũng phải giới thiệu cho trẻ các loại sách khác nhau, có chọn lọc. Việc đọc phải tương tác hơn; phải mời trẻ nói những suy nghĩ của các bé về sách đã đọc. Gia đình phải có tủ sách và góc dành cho chữ viết, và trẻ phải có nhiều cơ hội để sử dụng chữ việt và chữ in với mục đích vui chơi, giao tiếp với người khác và tiếp nhận thu thập những thông tin qua những hoạt động thường ngày của trẻ. Chính khi tham gia vào những hoạt động có liên quan đến chữ viết và chữ in, trẻ phát triển mối quan hệ cá nhân với chữ viết và chữ in và trẻ bắt đầu có thói quen đọc và viết.

Chương 11: GIỜ CỦA “VÒNG TRÒN KỲ DIỆU”: THỜI ĐIỂM TƯƠNG TÁC VÀ THUẬN LỢI CHO VIỆC HỌC NÓI1. Giờ của “vòng tròn kỳ diệu’’: Đó là giờ chơi và học giao tiếp

Nếu chủ để không hấp dẫn trẻ và giờ của “vòng tròn kỳ diệu” kéo dài quá, bạn sẽ mất thời gian cũng như đánh mất sự chú ý của trẻ.

Page 83: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

- Làm cho trẻ dễ dàng sử dụng “ngôn ngữ học tập”- Khắc sâu kiến thức về những chủ đề đã quen thuộc của trẻ- Tăng thêm kiến thức tổng quát của trẻ và bổ sung những chủ đề

mới- Để trí tưởng tượng của trẻ được tự do- Học chuyển tải thông tin cho nhóm trẻ- Phát triển khả năng kể chuyệnGợi ý của những trang sau phù hợp cho trẻ 3 tuổi trở lên

2. Để tất cả quay tròn vào giờ của “vòng tròn kỳ diệu”- Thu nhỏ nhóm- Chọn nơi và thời điểm thuận- Khơi mào bằng một hoạt động gây hứng thú trước khi trẻ tập họp- Bạn hãy trổ tài làm vui nhộn- Hãy biết thích nghi- Ngắn gọn là một đức tính- Hãy sử dụng những đồ vật, đồ chơi thay thế, cử chỉ, điệu bộ dễ

thấy và hấp dẫnw3. 6 Yếu tố: hướng dẫn kế hoạch và hoạt cho giờ của “vòng tròn kỳ diệu”

Giờ của “vòng tròn kỳ diệu” phải mang 6 yếu tố sau:- Vui thích- Thông tin- Giới thiệu- Hội nhập (vào đối tượng khác hoặc hoạt động)- Tương tác- Tưởng tượng

Thực hiện 6 “Yếu tố”

1. Đối tượng và những hoạt động phải gợi lên sự HỨNG THÚ của trẻ2. Đối tượng phải chuyển tải những THÔNG TIN

Biết rằng từ lúc 3 tuổi, phần lớn trẻ có trí tưởng tượng sống động và sự tò mò cao, chủ đề của giờ “vòng tròn kỳ diệu” phải xa hơn khái niệm cụ thể như hình dạng và màu sắc.

3. Đối tượng phải được GIỚI THIỆU4. Chủ đề hoặc đề tài phải HỘI NHẬP với những hoạt động khác và

chủ đề trong ngày

Page 84: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Đối với việc học thực sự, phải sát nhập kiến thức mới với kiến thức đã học trước đó

Ví dụ, nếu bạn chọn chủ đề “nước”, bạn có thể cho trẻ cơ hội tham gia vào một số hoạt động sau:

- vừa chơi nước, nước đá và tuyết vừa so sánh tính chất của chúng- làm thí nghiệm để xem cái gì tan và cái gì không tan trong nước- làm thí nghiệm với các vật khác để xem cái gì nổi và cái gì không

nổi- xếp thuyền giấy và cho trôi nổi trên hồ- đọc sách trên nước- nhìn quả địa cầu để thấy tỷ lệ nước bao phủ trên hành tinh chúng

ta- sơn nước với nhiều màu khác nhau- chơi bọt nước trong nước- làm sách với chủ đề nước- chơi trong góc kịch sẽ được chuyển thành bãi biển hoặc thành

thuyền5. Giờ của “vòng tròn kỳ diệu” phải là nơi TƯƠNG TÁC- Hãy dự kiến sự thay đổi nhịp điệuĐây là một vài phương tiện được cung cấp cho bạn để đảm bảo tính

chất tích cực và tương tác của những vòng tròn của bạn: - thảo luận nhóm- trò chơi nhóm (nhất là trò chơi hợp tác)- những câu chuyện (trong đó trẻ hợp tác)- trò chơi bàn tay- bài hát kèm theo điệu bộ- trò chơi kịch (dựng cảnh theo chủ đề hoặc đề tài)- bảng thể hiện trạng thái kinh nghiệm của nhóm- đọc một câu chuyện hoặc một bảng trong nhóm- trẻ làm và trình bày những hình vẽ, bài văn hoặc đồ vật liên quan

đến câu chuyện hoặc đề tài

Page 85: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Tất cả các trẻ đều rất thích hình thức trò chơi vận động này, nhất là sau một thời gian phải ngồi ngoan ngoãn, nề nếp.

Hơn nữa, hoạt động này dùng dù giúp trẻ hiểu cụ thể chủ đề “phương tiện giao thông đường hàng không”

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tương tác qua sự chia sẻ những ý kiến và thông tin

- Chia sẻ vào giờ của “vòng tròn kỳ diệu” sẽ bổ ích nếu:+ ta dành cho mỗi trẻ một lượt trong tuần hơn là bắt trẻ nói ở mỗi

buổi+ đó là những trẻ nói+ trẻ được động viên để chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến của trẻ thay

vì chỉ chỉ cho trẻ những đồ chơi mới+ trẻ có điều kiện tạo những nhóm nhỏ để chia sẻ, trong đó trẻ sẽ là

linh hoạt viên phối hợp câu hỏi và lời bình của những người khác. Nếu có một khung nào đó và có sự hướng dẫn, trẻ mẫu giáo cũng có thể tự điều khiển buổi chia sẻ. Qua nhiều thời gian, những nhóm này sẽ hoạt động rất tốt.

- Hãy quan sát nhóm để biết sự chú ý và hứng thú của trẻTới giờ của “vòng tròn kỳ diệu” hãy quan sát nhóm để biết trẻ ở vị

trí nào trong liên hoàn này.SỰ LIÊN HOÀN CỦA CHÚ Ý- Trẻ hoàn toàn không chú ýNếu đa số trẻ không chú ý, có thể chủ đề không phù hợp với trẻ

hoặc trẻ chán ngồi nghe. Nếu trẻ ngồi mệt, trẻ cần những hoạt động thể chất và tương tác hơn.

Nếu chỉ một hoặc hai trẻ lo ra, có thể chủ đề không hấp dẫn trẻ hoặc trẻ không có khả năng theo dõi chủ đề. Nếu trẻ không có khả nang hiểu chủ đề, tốt hơn nên có một giáo viên khác ngồi với trẻ để giải thích chủ đề cho trẻ bằng những từ đơn giản hơn.

- Trẻ sẵn sàng chú ý từng hồiNếu sự chú ý của trẻ bị ngắt quãng, để trẻ chú ý vào một hoạt động,

ta yêu cầu trẻ đến gần, gọi hỏi trẻ hoặc nói với trẻ một thông tin cá nhân như: "Mathieu, con đã đi bãi biển như thế này rồi, phải không?”

- Trẻ sẵn sàng chú ý nhưng không theo dõi hoạt động nhóm hoặc tham gia hoạt động nhóm

Page 86: saomaidata.orgsaomaidata.org/library/738.HocNoiVoiHungThu.docx · Web viewsaomaidata.org

Bạn đã giữ sự chú ý của trẻ nhưng trẻ ngập ngừng, hoặc sự nhút nhát của trẻ ngăn cân trẻ tham gia. Hãy yêu cầu trẻ ngồi xuống trước mặt bạn, giữa nhóm để ánh mắt của bạn va trẻ nhìn nhau

- Trẻ sẵn sàng chú ý và tham gia hoạt động nhóm ở một chừng mực nào.

Có thể các trẻ này muốn tham gia vào hoạt động, nhưng không hiểu rõ ta yêu cầu trẻ điều gì. Bạn hãy đảm bảo làm rõ loại hoạt động hoặc chủ đề. Ví dụ tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ của trẻ, có thể ngôn ngữ cảm thụ của trẻ sẽ không phát triển lắm để có thể tham gia tốt. Khi ngôn ngữ cảm thụ được cải thiện, những trẻ này sẽ có khả năng tham gia hoàn toàn vào hoạt động nhóm hơn.

- Trẻ sẵn sàng chú ý và tham gia hoàn toàn vào những hoạt động nhóm

Chú ý - có thể những trẻ này huy động tất cả sự chú ý của bạn6. Giờ của “vòng tròn kỳ diệu” nên có những hoạt động vận dụng

TRÍ TƯỞNG TƯỢNGNhờ ngôn ngữ, ta có thể sống những cuộc phiêu lưu tưởng tượng hồi

hộp!Nhảy tưởng tượng từ máy bay xuống với dù tưởng tượng quả là ngạc

nhiên!Trò chơi tưởng tượng có chủ đề kích thích sự phát triển tưởng tượng

của trẻ và làm sống lại câu chuyện.Tóm tắtKhi giờ của “vòng tròn kỳ diệu” kích thích sự thích thú, chuyển tải

những thông tin và gợi lên sự tương tác, giáo viên tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng ngôn ngữ, nó sẽ giúp trẻ sau đó đọc và viết tốt.

Trẻ tham gia tích cực vào những hoạt động nhóm như diễn kịch, kể chuyện và hát kèm theo điệu bộ hơn là ngồi nghe. Tất cả những hoạt động này nhờ đến những kiến thức trước của trẻ, vả lại chúng góp phần làm tăng kiến thức tổng quát của trẻ và khích động trẻ tự do tưởng tượng. Để giúp tất cả trẻ tham gia vào những hoạt động này, giáo viên phải quan sát nhóm và ghi nhận mức độ thích thú và sự hiện diện của mỗi trẻ nếu cần, ta có thể động viên và chú ý đến những trẻ không tham gia hoàn toàn vào những hoạt động nhóm.