27
SỐ 1 NĂM 2016

SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

TIN TỨC & SỰ KIỆN 1

SỐ 1NĂM 2016

Page 2: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

2 TIN TỨC & SỰ KIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016

Chịu trách nhiệm xuất bản:NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ

Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt Trì

Chịu trách nhiệm nội dung:NGƯT. TS. Quản Đình Khoa

Ban biên tập:NGƯT.TS. Quản Đình Khoa - Trưởng banTS. Trần Thị Hằng - Phó trưởng banTS. Nguyễn Minh Tuấn - Phó trưởng ban

• Các thành viên:NGND.GS.TS. Nguyễn Trọng UyểnNGND.TS. Nguyễn Đình HợiGS.TS.Trần Tứ HiếuGS.TS. Ngô Duy CườngTS. Lê Thanh TâmThS. Nguyễn Gia KhoáiTS. Nguyễn Minh QuýTS. Đào TùngTS. Nguyễn Hồng TháiTS. Lê Hùng CườngTS. Võ Thành PhongTS. Lê Văn Liên

• Trình bày: Đỗ Sơn Hà

Giấy phép xuất bản số 02/GP-BTTTT do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 31 tháng 12 năm 2014.(Ảnh bìa 1: Giờ thí nghiệm Phân tích công cu tại Trung tâm Thí nghiệm Thực hành - ĐH Công nghiệp Việt Trì)- Cơ sở 1: Số 9, đường Tiên Sơn, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tinh Phu Thọ.- Cơ sở 2: xa Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tinh Phu Thọ. Điện thoại: 02103.829.247Website: http://www.vui.edu.vnEmail: [email protected]

TRONG SỐ NÀYTIN TỨC - SỰ KIỆN

2Đoàn cán bộ, lãnh đạo trường Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Kazan - Liên bang Nga sang thăm và làm việc với trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

2Đoàn cán bộ, giảng viên trường đại học DongShin- Hàn Quốc sang thăm và làm việc với trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

3Lễ công bố quyết định bổ nhiệm lại, quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

4Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì tiếp đón đoàn cán bộ Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Phát triển nguồn nhân lực - Bộ Công Thương

5 Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì tham gia “Ngày hội Thanh thiếu niên Đất Tổ”

5 Hội nghị đối thoại giữa Hiệu trưởng Nhà trường với cán bộ, giảng viên trẻ năm 2016

KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

6 Đổi mới là điều kiện tăng sức cạnh tranh quốc tế cho các kỹ sư

8 Hỗ trợ pháp lý cho các hoạt động văn phòng đại diện của các trường đại học kỹ thuật đặt tại nước ngoài

10 Mạng lưới hợp tác trong việc tổ chức đào tạo cán bộ các trường đại học kỹ thuật Việt Nam

12 Nghiên cứu tổng hợp các Thiosemicarbazon từ một số hợp chất Carbonyl thiên nhiên

16Nghiên cứu làm giàu bằng kỹ thuật chiết pha rắn và ứng dụng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử xác định một số kim loại trong thực phẩm

21 Nghiên cứu cải tiến thiết bị thí nghiệm xác định chế độ chảy của chất lỏng

24 Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm “xác định tổn thất năng lượng trong ống hút của bơm ly tâm”

29Nghiên cứu điều kiện tách hoạt chất β-caroten và licopen trong quả cà chua chín bằng phương pháp sắc ký cột và sắc ký lớp mỏng

35 Nghiên cứu- thiết kế - chế tạo hệ thống xử lý nước thải sinh học hiếu khí aerotank

38 Giải pháp nâng cao khả năng nghe trong kỳ thi Toeic cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

42Thực trạng tự học của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Công nghiệp Việt Trì trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ

46 Thông tin tuyển sinh Đại học, Cao đăng hệ chính quy năm 2016

SỐ 1NĂM 2016

Page 3: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

Thư gửi cán bộ, giảng viên và các em sinh viên 

trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

Nhân dịp năm mới Bính Thân 2016, thay mặt Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, tôi thân ái gửi đến các thế hệ cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên đa và đang công tác, học tâp tại Trường cung toàn thê gia đình lời thăm hoi ân cân và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Năm 2015 là năm kết thúc thành công giai đoạn đâu tiên của chiến lược phát triên Nhà trường đến năm 2020; là năm toàn thê cán bộ, giảng viên, và sinh viên của Trường đa đoàn kết và nỗ lực không mệt moi, vượt qua khó khăn, thách thưc đê đạt được nhưng thành tựu quan trọng, giư vưng định hướng phát triên và tạo dựng nhưng nền tảng cơ bản cho giai đoạn phát triên tiếp theo.

Năm 2016 là năm khởi đâu cho giai đoạn tăng tốc đê hoàn thành các mục tiêu chiến lược phát triên Nhà trường đến năm 2020; là năm hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lâp trường. Đây cũng là năm mà các hoạt động hội nhâp quốc tế, cải cách giáo dục và đào tạo ngày càng được đẩy mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với nhiều cơ hội và thách thưc đối với Nhà trường. Trong bối cảnh đó, đê thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra, tôi tin tưởng rằng việc biến khó khăn thành cơ hội; biến cơ hội thành kết quả thông qua sự đoàn kết và nhất trí, tự đổi mới và sáng tạo, linh hoạt và chuyên nghiệp, sẽ là phương châm hành động của mỗi cán bộ, giảng viên, và sinh viên trong toàn trường.

Chào đón năm 2016 và Xuân mới Bính Thân với nhiều niềm vui mới, đón nhân nhưng thời cơ mới, vân hội mới và thách thưc mới, với truyền thống đoàn kết và tinh thân đổi mới, sáng tạo, nỗ lực hết sưc mình cung việc phát huy nhưng thành tựu đa đạt được trong nhưng năm vừa qua, tôi tin rằng năm 2016 sẽ là một năm đây ý nghĩa, tiếp tục đánh dấu sự phát triên đi lên và khẳng định vị thế của Nhà trường.

Xuân Bính Thân 2016 đang đến với mọi nhà, tôi xin chúc các thế hệ cán bộ, giảng viên Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì cung gia đình năm mới dồi dào sưc khoe, luôn hạnh phúc và có nhiều cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Chúc các em sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đạt được nhiều thành tựu trong hành trình tiếp nhân tri thưc và ngày càng vưng vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Chúc đại gia đình Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì vưng vàng vượt qua mọi thử thách đê vươn lên chung tay xây dựng Nhà trường ngày một lớn mạnh vì sự nghiệp khoa học và đào tạo của đất nước.

Chào thân ái.HIỆU TRƯỞNG

NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ

Page 4: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

2 TIN TỨC & SỰ KIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016

ĐOÀN CÁN BỘ, LÃNH ĐẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ QUỐC GIA KAZAN - LIÊN BANG NGA SANG THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

Sáng 21/12/2015, đoàn công tác trường Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Kazan, do GS.TS.Alexander Kochnev - Phó hiệu trưởng phụ trách Đào tạo và Quan hệ Quốc t làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Tham gia đón tiếp và làm việc với đoàn về phía Nhà trường có NGƯT.TS Vũ Đình Ngọ - Hiệu trưởng Nhà trường cùng các đồng chí là Trưởng các

phòng ban chức năng và Văn phòng đại diện Kazan tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Căn cứ trên các chương trình mà hai Nhà trường đã thống nhất trong các chuyến thăm và làm việc trước đây, tại buổi làm việc lần này Lãnh đạo hai trường tiếp tục trao đổi về vấn đề liên kết đào tạo cử nhân, thạc sỹ, nghiên cứu sinh các ngành thuộc thế mạnh của cả hai trường và phương hướng hợp tác trong thời gian tới. Phát biểu tại buổi làm việc, NGƯT.TS. Vũ Đình Ngọ - Hiệu trưởng Nhà trường mong muốn hai trường sẽ tiếp tục tạo cơ hội hợp tác trao đổi sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh, tổ chức hội thảo khoa học, cùng nhau hợp tác triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình về công nghệ Sinh học, liên kết mở các trung tâm đào tạo tại Việt Nam. GS.TS.Alexander Kochnev cảm ơn sự tiếp đón trọng thị của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Tại buổi làm việc này, GS.TS.Alexander Kochnev trân trọng mời Hiệu trưởng Nhà trường sang thăm và làm việc với trường Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Kazan trong thời gian thích hợp.

ĐOÀN CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC DONGSHIN - HÀN QUỐC SANG THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

Trong hai ngày 21 và 22/12/2015, đoàn cán bộ, giảng viên trường ĐH DongShin – Hàn Quốc đã sang thăm và làm việc với trường ĐHCN Việt Trì.

Tiếp đón đoàn, về phía Lãnh đạo nhà trường có NGƯT.TS. Vũ Đình Ngọ - Hiệu trưởng nhà trường; các đồng chí Trường phòng Tổ chức Hành chính, Trưởng phòng Đào tạo cùng các chuyên viên phòng ban chức năng.

Trong buổi làm việc, lãnh đạo hai trường đã thảo luận về hợp tác đào tạo, trao đổi sinh viên trong năm nay và trong những năm tiếp theo. Trường ĐH Dongshin tiếp tục dành các suất học bổng và cơ hội học tập cho các sinh viên trường ĐHCN Việt Trì tại trường ĐH DongShin – Hàn Quốc.

Phát biểu tại buổi làm việc, NGƯT.TS. Vũ Đình Ngọ - Hiệu trưởng Nhà trường đánh giá cao môi trường đào tạo và uy tín của trường Đại học Dong-Shin. Hiệu trưởng Nhà trường đề nghị trường ĐH DongShin tiếp tục tạo điều kiện để giảng viên, sinh

viên của Nhà trường có nhiều cơ hội được sang Hàn Quốc học tập và nghiên cứu.

Sáng ngày 22/12, cán bộ trường ĐH DongShin tiến hành phỏng vấn sinh viên trường ĐHCN Việt Trì đã đăng ký sang du học.

Kết thúc buổi làm việc, Trường ĐH DongShin đã có buổi giao lưu, đối thoại trực tiếp với phụ huynh, sinh viên chuẩn bị sang du học Hàn Quốc.

Page 5: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

TIN TỨC & SỰ KIỆN 3

LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM LẠI, QUYẾT ĐỊNH KÉO DÀI THỜI GIAN GIỮ CHỨC VỤ CHO CÁC ĐỒNG CHÍ PHÓ HIỆU

TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

Chiều ngày 26/2/2016 tại cơ sở Lâm Thao, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, Bộ Công Thương đã trao Quyết định bổ nhiệm lại, Quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó Hiệu trưởng Nhà trường. Tới dự buổi lễ, về phía Bộ Công Thương có ông Vũ Xuân Chính - Phó Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ; ông Trần Văn Thanh - Phó Vụ trưởng vụ Phát triển nguồn nhân lực. Về phía trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, có NGƯT.TS.Vũ Đình Ngọ - Hiệu trưởng, TS.Lê Thanh Tâm - Phó Hiệu trưởng, ThS.Nguyễn Gia Khoái - Phó hiệu trưởng; các đồng chí thường vụ Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên; các đồng chí là Trưởng, phó các đơn vị trong Nhà trường.

Tại buổi lễ, ông Vũ Xuân Chính thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương đã công bố Quyết định bổ nhiệm lại đối với TS.Lê Thanh Tâm, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Việt Trì nhiệm kỳ 2016 - 2021 và Quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng đối với ThS. Nguyễn Gia Khoái.

Phát biểu tại buổi lễ, Ông Trần Văn Thanh đã đánh giá cao sự nỗ lực và phát triển của Nhà trường; những đóng góp và thành tích của các Phó Hiệu trưởng trong những năm vừa qua, đồng thời kỳ vọng vào các đồng chí sẽ tiếp tục phát huy năng lực, tâm huyết của mình trong vai trò Phó Hiệu trưởng và tiếp tục có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, thay mặt các đồng chí Phó hiệu trưởng TS. Lê Thanh Tâm đã bày tỏ niềm vinh dự và lời cảm ơn sâu sắc tới Lãnh đạo Bộ Công Thương, Ban Giám hiệu, các cán bộ viên chức trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đã tín nhiệm và tin tưởng để

các đồng chí tiếp tục giữ cương vị Phó Hiệu trưởng. Trước niềm vinh dự và trọng trách lớn lao, đồng chí bày tỏ quyết tâm sát cánh cùng các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng ủy, Ban Giám hiệu và toàn thể cán bộ viên chức tận tâm tận lực cùng xây dựng Nhà trường ngày một phát triển vững mạnh hơn.

NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ - Hiệu trưởng Nha trương tăng hoa chuc mưng TS. Lê Thanh Tâm va ThS. Nguyên Gia Khoai

Ông Vũ Xuân Chính thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương đã công bố Quyết định bổ nhiệm

Page 6: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

4 TIN TỨC & SỰ KIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016

Sáng 19/2/2016 Đoàn cán bộ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Học viện Khoa học và công nghệ Việt Nam đã đến thăm và làm việc với Nhà trường. Phát biểu tại buổi gặp mặt, NGƯT.TS.Vũ Đình Ngọ - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đã giới thiệu với Đoàn về các chuyên ngành đào tạo, những ngành đang là thế mạnh của trường và bày tỏ mong muốn cơ hội hợp tác với Viện Hàn lâm trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. Thay mặt Viện Hàn lâm

GS.TSKH. Dương Ngọc Hải - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam hy vọng với tiềm năng và thế mạnh của mình, hai bên sẽ tiếp tục có những bước phát triển hợp tác tốt đẹp.

Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi những thông tin về hoạt động chuyên môn nhằm tăng cường phối hợp giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì trong công tác phát triển về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và một số lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm.

Nhân dịp chuyến thăm và làm việc trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, Đoàn đại biểu Viện hàn lâm đã gặp gỡ và giao lưu với các cán bộ nghiên cứu trẻ của trường. Buổi gặp mặt đã diễn ra với không khí sôi nổi, tạo cơ hội cho cán bộ, giảng viên trao đổi và tìm kiếm cơ hội học tập, nghiên cứu tại Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ TIẾP ĐOÀN ĐẠI BIỂU VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Ngày 4/3/2016, Đoàn công tác Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Phát triển nguồn Nhân lực của Bộ Công Thương đến làm việc với Nhà trường. Tại buổi làm việc, NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đã báo cáo tóm tắt những đặc điểm nổi bật về công tác đào tạo và NCKH của Nhà trường trong những năm gần đây, đồng thời chia sẻ những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, phát triển hoạt động Khoa học và Công nghệ tại trường. Trong bài phát biểu của mình TS. Vũ Đình Ngọ cho rằng giảng dạy lý thuyết phải luôn song hành với hoạt động khoa học công nghệ, việc tham gia nghiên cứu các công trình khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ giảng viên. Nhân dịp này đồng chí cũng đề xuất một số định hướng và giải pháp thiết thực nhằm đầy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của Nhà trường trong thời gian tới. Trên cơ sở những định hướng chiến lược phát triển toàn diện và lâu dài, đồng chí Hiệu trưởng bày tỏ mong muốn lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ phát triển nguồn Nhân lực - Bộ

Công Thương quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để Nhà trường nhận được nhiều hơn nữa các đề tài, dự án cấp Bộ, cấp Quốc gia. Thay mặt đoàn công tác ông Nguyễn Phú Cường - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, Nhà trường đã nỗ lực đưa các hoạt động thực tiễn gắn với nghiên cứu khoa học, qua đó các đề tài nghiên cứu đã từng bước được nâng cao hiệu quả và sát với thực tiễn hơn. Nhưng có một hạn chế trong việc nghiên cứu khoa học ở trường hiện nay là trường mới được nâng cấp thành đại học từ cao đẳng, bởi vậy các giảng viên chưa có thói quen trong việc nghiên cứu khoa học, mà chỉ ưu tiên phần lớn cho hoạt động giảng dạy. Ông cũng nhấn mạnh, phát triển KH&CN là một vấn để quan trọng giúp nhà trường có thể tồn tại, cạnh tranh và thành công. Vụ Khoa học và Công nghệ khuyến khích Nhà trường tham gia tích cực các hoạt động Khoa học và Công nghệ đồng thời sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn Nhà trường các thủ tục triển khai thực hiện các đề tài khoa học, các dự án sản xuất thử nghiệm trong thời gian tới.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ TIẾP ĐÓN ĐOÀN CÁN BỘ VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VỤ PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC - BỘ CÔNG THƯƠNG

Page 7: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

TIN TỨC & SỰ KIỆN 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ THAM GIA“NGÀY HỘI THANH THIẾU NIÊN ĐẤT TỔ”

Ngày 20/3/2016, tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đã tham gia phong trào “Ngày hội thanh thiếu niên đất Tổ” do tỉnh Đoàn tổ chức.

Tới dự Ngày hội có đồng chí Phạm Thanh Tùng - Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn Phú Thọ, đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh & xã hội, Sở Văn hóa, thể thao & Du lịch và các đồng chí trong BTV Tỉnh đoàn, lãnh đạo các Ban chuyên môn, đơn vị Tỉnh đoàn, phòng Giáo dục thành phố, Thành đoàn Việt Trì; Ban Giám hiệu các Trường Tiểu học và THCS, PTTH trên địa bàn thành phố, các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh cùng gần 4000 em học sinh đến từ các trường Tiểu học, THCS, PTTH trên địa bàn thành phố Việt Trì; Ban giám hiệu trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, trường Đại học Hùng Vương, các trường Cao đẳng trong tỉnh Phú Thọ.

Ngày hội được tổ chức với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc do các em thiếu niên, nhi đồng thuộc Đội Nghệ thuật măng non, câu lạc bộ khiêu vũ thể thao Nhà thiếu nhi tỉnh, học sinh Trường THCS Gia Cẩm, Trường THCS Văn Lang, Trường THCS Dữu Lâu biểu diễn. Đặc biệt, tiết mục nhảy flash most hết sức sôi động có sự tham gia của 4000 sinh

viên, đoàn viên các trường PTTH Việt Trì, sinh viên các trường Đại học Công nghiệp Việt Trì và trường Đại học Hùng Vương.

Cùng với chương trình văn nghệ, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì tham gia tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh, sinh viên và giải đáp thắc mắc về kỳ thi THPT Quốc gia và chương trình xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng năm 2016; đồng thời cung cấp thông tin về xu hướng thị trường lao động, nhu cầu việc làm thực tế… Bên cạnh đó, các thầy cô cũng giải đáp sâu hơn những câu hỏi về ngành nghề, giúp các học sinh lớp 12 định hướng được nghề nghiệp cho tương lai, chọn hướng đi phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện bản thân; những quy định về đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh, chia sẻ kinh nghiệm ôn thi, cách thức làm hồ sơ đăng ký dự thi theo mẫu mới…

Chương trình “Ngày hội thanh thiếu niên đất Tổ” đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho thanh thiếu nhi và nhân dân trên địa bàn thành phố Việt Trì, là một trong những hoạt động lớn trong thanh thiếu niên nhi đồng chào mừng kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI GIỮA HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRẺ NĂM 2016

Sáng 26/3/2016, hơn 200 cán bộ, giảng viên trẻ Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đã có buổi đối thoại, trao đổi thẳng thắn, cởi mở trên tinh thần xây dựng với Hiệu trưởng – NGƯT.TS.Vũ Đình Ngọ.

Chương trình đối thoại này là mong muốn của những người đứng đầu Nhà trường, với hy vọng tạo ra một diễn đàn để lãnh đạo nhà Trường nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cán bộ giảng viên trẻ, đồng thời có những giải đáp, tư vấn kịp thời, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho lực lượng chiếm tới 2/3 tổng số cán bộ, giảng viên toàn Trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng Trường ngày càng vững mạnh.

Quan tâm lắng nghe, nhiệt tình giải đáp tất cả ý kiến của cán bộ, giảng viên trẻ cho đến phút cuối cùng của buổi đối thoại, TS.Vũ Đình Ngọ cho rằng buổi đối thoại đã thực sự là cơ hội để lãnh đạo Nhà trường tiếp nhận được nhiều thông tin từ phía cán bộ, giảng viên trẻ và cũng là cơ hội để các thế hệ của Nhà trường thêm hiểu nhau. Đánh giá đội ngũ

cán bộ, giảng viên trẻ là lực lượng chính trực tiếp tham gia hoạt động giảng dạy của Nhà trường, là lực lượng góp phần không nhỏ trong những thành tích mà Trường đạt được. Tuy nhiên Hiệu trưởng cũng thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu của đội ngũ giảng viên trẻ như: các kiến thức bổ trợ tiếng Anh, tin học còn hạn chế; tinh thần học hỏi, phấn đấu, sự hy sinh, cống hiến cho các công việc chung cũng như sự chủ động, tích cực chưa cao... Hiệu trưởng cũng bước đầu chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó để cùng tìm biện pháp khắc phục với đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ.

Kết luận buổi đối thoại, Hiệu trưởng cam kết sẽ ghi nhận, nghiên cứu nghiêm túc các ý kiến, đề xuất để đưa ra các biện pháp tạo điều kiện, hỗ trợ cần thiết giúp cán bộ, giảng viên trẻ phát huy tốt nhất năng lực cá nhân, đóng góp tích cực cho công việc chung, tiếp tục phát huy sự đoàn kết, nhất trí để xây dựng Trường ngày càng vững mạnh trong thời gian tới.

Page 8: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016

6 KHOA HỌC QUAN LY

Trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục, ở bất cứ nước nào vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là khả năng cạnh tranh của sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học. Rõ ràng, phổ biến nhất trên thị trường lao động quốc tế ngày nay là các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ do tính cấp thiết để phát triển sản xuất sáng tạo [6].

Một phân tích những thách thức về môi trường và sự đổi mới toàn cầu thế kỷ XXI cho phép bạn chọn chất lượng các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, góp phần khắc phục những thách thức này. Trong số những phẩm chất này có thể nêu ra là tư duy toàn cầu, khả năng tự phát triển [4] cũng như sự sẵn sàng để đổi mới. Các trường đại học từ các nước khác nhau phát triển cách tiếp cận riêng để nâng cao chất lượng trong khuôn khổ các chương trình giáo dục kỹ thuật. Các trường đại học Nga sử dụng kinh nghiệm từ châu Âu và Mỹ do sự hiệu quả và dễ dàng đạt thành công nhất. Tuy nhiên, đối với một số nước trên thế giới lại quan tâm đến kinh nghiệm từ Nga trong đào tạo giáo dục kỹ thuật, một trong những quốc gia này là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong bài báo này sẽ xem xét một cách rõ ràng hơn sự sẵn sàng để đổi mới như là một điều kiện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của các chuyên gia, cũng như kinh nghiệm phát triển quá trình đó vào các trường đại học hàng đầu của Mỹ, Nga và Việt Nam.

Trong những năm gần đây, khái niệm “đổi mới” và “hoạt động đổi mới” đã trở thành một phần của cuộc cách mạng khoa học. Người đầu tiên đưa ra khái niệm trên là nhà kinh tế học người Áo Joseph Schumpeter trong những năm đầu thế kỷ XX, làm nổi bật năm lĩnh vực hoạt động dẫn đến sự đổi mới, cụ thể là: sử dụng các thiết bị hay quy trình mới; sản xuất các sản phầm có tính chất mới; việc sử dụng các nguyên vật liệu mới; ứng dụng những thay đổi mới trong việc tổ chức sản xuất; tìm kiếm thị trường mới. Kết quả cuối cùng của sự đổi mới được thể hiện dưới dạng sản phẩm, quy trình công

nghệ mới hoặc được hoàn thiện, hoặc tiến tới các dịch vụ xã hội.

Hoạt động đổi mới sáng tạo liên quan đến việc đạt được những thay đổi thực tế đáng kể thông qua việc thực hiện các ý tưởng hoặc phương pháp mới. Hoạt động đổi mới sáng tạo là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho sự phát triển của cả nền kinh tế nói chung, ngành công nghiệp và các công ty nói riêng. Balabanov I.T. [1] cho rằng hoạt động đổi mới bao gồm tất cả mà không có ngoại lệ, quá trình đổi mới - từ xuất hiện ý tưởng đến tạo ra sản phẩm. Có ba thành phần chính trong hoạt động đổi mới: hoạt động khoa học; làm việc theo R&D (Research and Development ) đến khi đổi mới sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; các hoạt động để thực hiện các dự án đổi mới sáng tạo.

Một số nhà nghiên cứu [3] mô tả tính chất phức tạp của sự đổi mới, bao gồm trong nó một số thành phần, chẳng hạn như việc phân tích các thông tin thị trường lao động, nghiên cứu thị trường Marketing, Benchmarking, lập kế hoạch chiến lược, nghiên cứu khoa học ứng dụng, thiết kế thử nghiệm và phát triển công nghệ, sản xuất thử nghiệm, quản lý chất lượng, sản xuất sản phẩm mới, xúc tiến thương mại trên thị trường và dịch vụ sau bán hàng.

Về vấn đề này, một số nghiên cứu trong những năm gần đây cho biết sự chuẩn bị của các trường đại học để đào tạo các kỹ sư tốt nghiệp thích nghi với hoạt động đổi mới là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của các trường Đại học, các doanh nghiệp và toàn xã hội [2, 3]. Một số nhà nghiên cứu [3] đều cho rằng sự sẵn sàng để đổi mới là tổng hợp các hoạt động khác nhau, trong đó bao gồm nghiên cứu khoa học, phân tích thông tin, công nghệ thông tin, tổ chức sản xuất, kinh tế và quản lý. Các tác giả khác xác định sự sẵn sàng để đổi mới như một “phản ánh toàn diện mức độ hình thành một thành phần sáng tạo hoạt động chuyên môn của một chuyên gia, xác định được hệ thống năng lực chuyên môn quan trọng” [2]. Trong trường

ĐỔI MỚI LÀ ĐIỀU KIỆN TĂNG SỨC CẠNH TRANH QUỐC TẾ CHO CÁC KỸ SƯ

TS. Vũ Đình Ngọ, Trương Đại học Công nghiệp Việt TrìTS. Julia Ziyatdinova, Trương Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Kazan Liên bang Nga.

ABSTRACTThis paper will considered a more clearly willingness to innovate as a condition for the internation-

al competitiveness of professionals, as well as experience developing process. Keywords: Innovation, internationalization of education

Page 9: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

KHOA HỌC QUAN LY 7

hợp này, các mô hình chuẩn bị của các chuyên gia cho sự đổi mới theo các nguyên tắc như tính toàn vẹn, tính năng động, tính trật tự và cởi mở.

Để hình thành sự sẵn sàng cho hoạt động đổi mới, ở một số trường đại học Mỹ thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho các nghiên cứu sinh và sinh viên đại học về chương trình “Thương mại hóa các sáng kiến: từ phòng thí nghiệm đến thị trường”, trong đó xem xét đến các nguyên tắc của các doanh nhân thành đạt. Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia dịch vụ tư vấn tài chính và tiếp thị, tham gia vào nghiên cứu thị trường để hỗ trợ giảng viên trong việc mô tả bản chất của sáng tạo, chuẩn bị các tài liệu quảng cáo điện tử để công bố trên các trang web v.v. Sinh viên cũng tham gia vào các công việc trong các dự án liên quan đến xã hội học và các nghiên cứu khác.

Các trường đại học của Nga cũng đang triển khai kinh nghiệm này, và trong chương trình đào tạo sau đại học thạc sĩ và nghiên cứu sinh đưa vào một khóa học đặc biệt về thương mại hóa các hoạt động khoa học [5]. Các lớp học này không chỉ cho các sinh viên Nga mà còn cho cả sinh viên nước ngoài, đem đến cho họ rất nhiều lợi ích. Đặc biệt đối với các thạc sĩ và nghiên cứu sinh Việt Nam, họ tiếp thu các kinh nghiệm đó trong thời gian đào tạo theo chương trình kỹ thuật ở Nga và chuyển giao kinh nghiệm về các trường đại học của mình. Sẵn sàng cho hoạt động đổi mới là nhu cầu tất yếu hiện nay ở Việt Nam có liên quan đến cải cách giáo dục, nhằm vào sự phát triển khoa học, công nghệ và chính sách đổi mới, thành lập các trung tâm thí nghiệm trọng điểm quốc gia, các viện nghiên cứu quốc gia và các trung tâm sáng tạo tại các trường đại học công lập.

Nói chung, hình thành sự sẵn sàng cho hoạt động đổi mới liên quan đến việc đưa các quá trình sáng tạo vào trong hệ thống giáo dục nhằm cung

cấp sinh viên tốt nghiệp của trường đại học năng lực chuyên môn cao. Để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng như vậy chỉ có thể được thực hiện trong điều kiện đổi mới giáo dục trong các tổ chức giáo dục nghiên cứu.

References:1. Balabanov I.T. (2001) [Innovative Manage-

ment: Textbook for Universities]. Saint Petersburg: Piter. 304 p. (in Russ.)

2. Gourier L.I., Kirsanov A.A., Kondratyev V.V., Yarmakeev I.E. [Integrative Basis of Innovative Educational Process in Higher Professional School: Monograph]. Moscow:VINITI, 2006. 288 p. (in Russ.)

3. Manuylov V., Fedorov I. (2004) [Models to Form Innovative Readiness]. Vysshee obrazovanie v Rossii [Higher education in Russia]. No.7. pp. 56-64. (in Russ.)

4. Osipov P.N. (2013) [Education and Self-Direct-ed Education of Competitive Specialists as Priority of Modern Education]. Vestnik Kazanskogo Tekhno-logicheskogo Universiteta [Bulletin of Kazan tech-nological University]. Volume 16. Issue 16, pp. 198-204. (in Russ., abstract in Eng.)

5. Sultanova D.Sh., Ziyatdinova J.N. (2012) [De-velopment of Innovative Activity of MSc and PhD Students in Institute of Polymers Using Experience of US Research Universities]. Vestnik Kazanskogo Tekhnologicheskogo Universiteta [Bulletin of Kazan Technological University]. Volume 15. Issue 7. pp. 214-218.

6. Khasanova G.B. (2012) [Requirements of Em-ployers to Engineering University Graduates]. Vest-nik Kazanskogo Tekhnologicheskogo Universiteta [Bulletin of Kazan Technological University]. Volume 15. Issue 20, pp. 215-217. (in Russ., abstract in Eng.)

Page 10: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016

8 KHOA HỌC QUAN LY

Hai thập kỷ qua, hợp tác quốc tế của Liên bang Nga với các nước khác trong lĩnh vực giáo dục được tăng cường đáng kể. Từ năm 1991, Nga đã mở rộng hợp tác giáo dục quốc tế trong tất cả các lĩnh vực đào tạo, cùng với sự tham gia của hàng trăm trường đại học lớn của Nga. Hàng ngàn nhân viên và sinh viên đã tham gia vào các dự án chung và dự án trao đổi [1]. Và nó liên quan không chỉ đến sự phát triển về số lượng của các mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức nhà nước Nga với các nước khác trong lĩnh vực giáo dục, hoặc các mối quan hệ giữa các trường đại học, mà còn ở nhiều dạng hình thức hợp tác khác [2].

Để thúc đẩy Nga hòa nhập vào công cuộc hội nhập Quốc tế ở tất cả các lĩnh vực, không thể bỏ qua lĩnh vực hợp tác giáo dục. Kế thừa hoạt động giáo dục từ hệ thống giáo dục Liên Xô cũ, Nga giữ gìn và phát triển mối quan hệ với các nước đã được thiết lập trước đó như: Trung Đông, châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Cho đến nay mối quan hệ có nhiều khởi sắc, nhằm phát triển các hình thức hợp tác cùng có lợi cho cả hai bên. Ngoài ra, Nga còn mở rộng mối quan hệ với các tổ chức giáo dục, các trường đại học ở các nước phát triển ở châu Âu và Bắc Mỹ. Nền giáo dục Nga đã bắt đầu tìm kiếm hình thức hợp tác mới và hiệu quả hơn, làm cơ sở cho sự tương lâu dài và bền vững trong tương lai.

Chắc chắn, một công cụ và nền tảng cho hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục là các bộ luật, hiến pháp của các nước và các điều luật quy định trong lĩnh vực giáo dục.

Trước hết, Luật của Liên Bang Nga “về giáo dục ở Liên bang Nga”, được ban hành vào ngày 29 tháng 12 năm 2012 № 273-FZ. Trước đó có Luật “về giáo dục” ban hành ngày 10 tháng 7 năm 1992 № 3266-1 về hoạt động quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có Điều 57 và Điều 58 là thực sự khai báo chứ không phải là thực sự điều chỉnh quan hệ pháp luật trong lĩnh vực này. Ngoại lệ duy nhất được tìm thấy ở mục 2 của Điều 57, quyền của các tổ chức giáo

dục và các cơ quan tham gia vào quản lý giáo dục trong việc thiết lập các mối liên kết trực tiếp với các doanh nghiệp các tổ chức giáo dục nước ngoài [3].

Ngược lại, các luật hiện hành bao gồm:- Thứ nhất, xác định các mục tiêu của hợp tác

quốc tế trong lĩnh vực giáo dục:1) trao quyền cho các công dân của Liên bang

Nga, công dân nước ngoài và người không quốc tịch để có được tiếp cận giáo dục;

2) phối hợp hợp tác giữa Nga với các các tổ chức quốc tế về phát triển giáo dục;

3) cải thiện các cơ cấu tổ chức giáo dục trong và ngoài nước;

- Thứ hai, tìm ra những hình thức hợp tác và trực tiếp liệt kê các lĩnh vực liên quan đến hệ thống giáo dục, trực tiếp tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục:

1) Sự phát triển và thực hiện các chương trình giáo dục và các chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, cùng với các tổ chức quốc tế và nước ngoài;

2) Định hướng các sinh viên, giảng viên và các nhà khoa học của tổ chức giáo dục Nga tham gia vào các hoạt động giáo dục ở các cơ sở giáo dục nước ngoài, trong đó bao gồm cả chương trình cung cấp học bổng cho các sinh viên du học ở nước ngoài, cũng như việc tiếp nhận sinh viên nước ngoài, giảng viên và các nhà khoa học của nước ngoài tới các tổ chức giáo dục Nga với mục đích tham gia vào các hoạt động đào tạo giáo dục, thực tập chuyên môn và cải thiện hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục, bao gồm cả trong khuôn khổ trao đổi học thuật quốc tế;

3) tiến hành nghiên cứu khoa học chung về nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục, thực hiện đổi mới trong giáo dục;

4) tham gia vào hình thức các mạng lưới các chương trình giáo dục;

HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT ĐẶT TẠI NƯỚC NGOÀI

TS. Lê Thanh Tâm, Trương Đại học Công nghiệp Việt TrìTS. Sh Urazbaev, Trương Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Kazan Liên bang NgaTS. Bùi Đình Nhi, Khoa Công nghệ Môi trương, trương Đại học Công Nghiệp Việt Trì

ABSTRACTThe article discusses the law instruments on the opening of a representative office of the engineering

universities of Russia located in VietnamKeywords: representative office, education, law instruments

Page 11: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

KHOA HỌC QUAN LY 9

5) tham gia vào các hoạt động của các tổ chức quốc tế và tổ chức giáo dục, các dự án nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc tế, các hội nghị, hội thảo, hoặc tự tiến hành tổ chức các hoạt động trên, trao đổi các tài liệu, sách chuyên khảo và khoa học trên cơ sở song phương và đa phương [6].

Trong Điều 27 của Luật giáo dục ban hành ngày 29/12/2012 các nhà lập pháp cho phép cơ sở giáo dục tự chủ trong việc hình thành cấu trúc của mình, bao gồm cả việc xem xét mức độ, loại và định hướng các chương trình giáo dục hay việc thành lập và văn phòng đại diện. Phân tích các mục trong Điều trên (mục 1, 2, 9, 10 và 11) dẫn đến kết luận sau: đầu tiên, ở cấp độ pháp lý, điều tiết hoạt động của các cơ sở giáo dục thông qua việc thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện của các trường ở nước ngoài, giống như các quy định trước đây đã nêu. Do đó, Chính phủ nhận rõ tầm quan trọng của việc giao quyền tự chủ cho các tổ chức giáo dục của Nga trong vấn đề này, và bằng mọi cách, đặc biệt là thông qua pháp luật, tạo điều kiện cho phát triển mối quan hệ mạnh mẽ với các tổ chức giáo dục đại học ở nước ngoài để giải quyết các mục tiêu được xác định trên theo Luật “Về giáo dục ở Liên bang Nga.”

Việc thực thi cụ thể pháp luật Nhà nước về việc cho phép tự chủ trong xây dựng cơ cấu tổ chức giáo dục của trường để thực hiện mục tiêu trên có thể được minh họa bằng ví dụ về trường Đại học Công nghệ Nghiên cứu Quốc gia Kazan (KNRTU).

Tận dụng lợi thế mối quan hệ đã được thiết lập lâu dài giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực, dựa trên kinh nghiệm tích lũy trong quan hệ hợp tác giữa các trường đại học của hai nước, KNRTU bắt đầu tích cực hợp tác trong lĩnh vực giáo dục với các trường đại học kỹ thuật của nước này. KNRTU đã phát triển hợp tác với một số cơ sở giáo dục tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Việt Trì. Trong số đó có thể kể đến - Đại học Công nghiệp Việt Trì, Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, trường Lê Quý Đôn (Hà Nội), Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, ….

Trong đó KNRTU đặc biệt tăng cường hợp tác với một số các trường đại học, đặc biệt là Đại học Công nghiệp Việt Trì, kết quả của sự hợp tác đó: mở cuộc hội thảo chung, tiếp nhận sinh viên đại học và sau đại học từ Việt Nam đến KNRTU, các chuyến thăm của các giáo sư, nhà khoa học của KNRTU tại Việt Trì, và các chuyến thăm chính thức của ban lãnh đao của hai trường đại học để trao đổi kinh nghiệm giáo dục [4]. Để tăng cường hợp tác và đa dạng về hình thức hợp tác đã đưa KNRTU tới ý tưởng mở một văn phòng đại diện tại Việt Nam. Trên cơ sở

các quyết định của Hội đồng khoa học nhà trường, hội đồng này được thành lập theo được phê duyệt của Chính phủ Liên bang Nga ngày 14/02/2008 № 71, hiệu trưởng KNRTU đã gửi một bức thư tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam nhằm yêu cầu hỗ trợ tạo điều kiện cho phép KNRTU phối hợp với trường Đại học Công nghiệp Việt Trì có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Sau khi được sự chấp thuận của hai bên Bộ giáo dục cả hai nước Nga và Việt Nam, Văn phòng đại diện KNRTU được mở và đặt tại cơ sở của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Văn phòng đẵ đi vào hoạt động kể từ tháng 6 năm 2014. Theo pháp luật của Việt Nam Văn phòng đại diện có hiệu lực 5 năm.

Bước tiếp trong quan hệ hợp tác giữa hai trường là việc phát triển văn phòng đại diện của KNRTU thành phân viện với mục đích nhằm triển khai các chương trình giáo dục nghề và đại học, phát triển và thực hiện các chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa học. Do theo pháp luật hiện hành, việc thực hiện các hoạt động giáo dục trong các văn phòng đại diện của các tổ chức giáo dục đều bị cấm.

Để thực hiện kế hoạch trên, đòi hỏi không chỉ thời gian và nguồn lực về tài chính, mà còn khắc phục các rào cản hành chính và quan liêu khá phức tạp. Hiện nay, việc thành lập phân viện của các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp cao (đại học) phải được tuân theo các quy định của pháp luật như các Luật được ban hành ngày 29/12/2012, và Luật của Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga ban hành 01/12/2005. Thêm vào đó cần đòi hỏi các thủ tục phức tạp và sự đồng ý của các cơ quan ban ngành của Việt Nam và Nga [5].

Tài liệu kham khảo:1. Irina Arzhanova. Sự phát triển của hợp tác

giáo dục quốc tế trong hiện đại hóa giáo dục Nga trong giai đoạn từ năm 1991-2011: Luận văn Tiến sỹ khoa học nghành lịch sử học. - M., 2012. - 359 p.

2. Valeyeva NS, Hasanov GB. Các vấn đề về tăng uy tín của các chuyên gia trong lĩnh vực hóa học và công nghệ vật liệu polymer và composite trong một nền kinh tế chuyển đổi sang hướng phát triển sáng tạo// Vestnik KNRTU, 2010. № 9. T. 745-747.

3. Tư vấn Plus. [Tài nguyên điện tử] - URL: http://www.consultant.ru/popular/edu/43_6.html.

4. Kochnev AM. Giáo dục hệ thống // Giáo dục đại học ở Nga. 2015. № 5. T. 69-74.

5. Tìm kiếm luật. [Tài nguyên điện tử] - URL: http://poisk-zakona.ru/94950.html.

6. Các báo Nga. [Tài nguyên điện tử] - URL: http://www.rg.ru/2012/12/30/obrazovanie-dok.html.

Page 12: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016

10 KHOA HỌC QUAN LY

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thay đổi theo của sự phát triển của xã hội hiện đại, giáo dục đại học cũng không phải là ngoại lệ thông qua quá trình quốc tế hóa, nhờ đó mà có thể thay đổi hoạt động của các trường Đại học, xuất hiện những hình thức và nguyên tắc mới cho việc thực hiện các dịch vụ giáo dục và nghiên cứu khoa học trên cơ sở sự hợp tác quốc tế [1].

Mạng lưới hợp tác là một cơ chế mới cho hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học. Cơ chế này cung cấp một hệ thống hợp tác đa cấp đa năng, các khách thể của mạng lưới hợp tác là các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các đối tác khác có chung lợi ích. Hệ thống này được đặc trưng bởi sự hiện diện của các mối quan hệ ngang, dọc, đa phương giữa các đối tác, do đó tạo thành một “mạng lưới” của sự hợp tác. Cấu trúc lý tưởng cho việc thực hiện các mô hình khác nhau của mạng lưới hợp tác là tạo ra một cụm khoa học - giáo dục - sản xuất [2].

Mục tiêu của mạng lưới hợp tác trong giáo dục là đào tạo chuyên gia có tính cạnh tranh, những người có thể thích ứng được với các điều kiện thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động quốc tế. Đặc điểm rõ ràng của các chuyên gia có tính cạnh tranh là “tư duy toàn cầu”, khả năng liên tục tự phát triển và tự trau dồi kiến thức, cũng như sẵn sàng cho sự đổi mới [3]. Một chuyên gia như vậy có thể làm việc trong một lĩnh vực bất kỳ, nhưng đặc biệt hữu ích nếu có thể được làm việc như là một giảng viên trong các trường đại học kỹ thuật, chuyển cho sinh viên tất cả những kỹ năng thực tế có giá trị.

Hợp tác trong mô hình mạng lưới là cực kỳ hiệu quả trong việc thực hiện các chương trình giáo dục chung với các đối tác quốc tế, vì nó cho phép thích ứng với đặc thù khác biệt về kinh tế, văn hóa, chính trị, sử dụng nguồn nhân lực và công nghệ nước ngoài, cũng như để giải quyết vấn đề một cách

nhanh chóng và thuận tiện hơn.Hiện nay, mối quan tâm đặc biệt đối với sự phát

triển của hoạt động giáo dục quốc tế của các trường đại học liên bang Nga là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực có sự tăng trưởng năng động nhất trong thập kỷ qua. Điều kiện kinh tế tiên quyết cho sự hợp tác là nhu cầu cao của các khu vực về nguồn năng lượng của Nga, nhu cầu sử dụng các chuyên gia trong lĩnh vực này, cũng như thị trường nguồn vốn lớn. Nga đặc biệt coi trọng sự phát triển mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, do vị trí địa lý của đất nước, cũng như mối quan tâm trong hợp tác kinh tế. Về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, các nước châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực đầy hứa hẹn, trong đó chiếm một phần ba tất cả sinh viên trên thế giới, và con số này đang dần tăng lên hàng năm [4].

Bên cạnh các nước công nghiệp mới phát triển, được gọi là “con rồng châu Á” (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hong Kong) và “con hổ châu Á” (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines), trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có các nước đang phát triển khác, có tiềm năng lớn về nguồn nhân lực và vị trí thuận lợi về địa lý, nhưng vẫn còn tụt hậu so với các nước láng giềng về chất lượng cuộc sống và một trong những quốc gia đó là Việt Nam.

Trong lịch sử, Việt Nam là một đối tác lâu năm của Nga trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế; cho đến cuối những năm 1980 hầu như tất cả các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam là cùng với Liên Xô và các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa. Giáo dục đại học là một thành phần quan trọng trong sự hợp tác này. Thật không may, trong những năm 1990 nhiều mối quan hệ đã mất đi do sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhưng bây giờ hai quốc gia đang tích cực làm việc để khôi phục lại chúng theo cách thức mới [5].

Hãy xem xét cách thức thực hiện mạng lưới hợp

MẠNG LƯỚI HỢP TÁC TRONG VIỆC TỔ CHỨC ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT VIỆT NAM

TS. Quản Đình Khoa, TS. Bùi Đình Nhi, Trương Đại học Công Nghiệp Việt Trì TS. Alexandr Kochnev, TS. Julia Ziyatdinova, Trương Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Kazan Liên bang Nga.

ABSTRACTThe cooperation between Russian and Vietnamese institutions for training highly qualified specialists in

engineering was analysed in this paper. The authors consider historical factors and the success of representative office of Kazan National Research Technological University to international networking between Russian and Vietnamese institutions for training highly qualified specialists in engineering. Special emphasis is given to the education component in the formation of international networking partners.

Keywords: Engineering education, representative office, international cooperation, networking.

Page 13: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

KHOA HỌC QUAN LY 11

tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên ví dụ kinh nghiệm hoạt động quốc tế của trường Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Kazan (KNRTU).

Thành công trong dự án thiết lập mạng lưới hợp tác của KNRTU tại Việt Nam có thể tính đến hợp tác với các trường đại học kỹ thuật tại miền Bắc Việt Nam trong các lĩnh vực học thuật, khoa học và hành chính. Một tính chất quan trọng của dự án là nhằm mục đích thiết lập sự hợp tác giữa các trung tâm công nghiệp tiên tiến của hai quốc gia, cụ thể là nước Cộng hòa Tatarstan và miền Bắc Việt Nam.

Hợp tác quốc tế này đang được hỗ trợ tích cực bởi các cấp lãnh đạo, bằng chứng là chuyến thăm của đoàn đại biểu của nước Cộng hòa Tatarstan do Tổng thống R.N. Minnikhanov tại Hà Nội vào tháng 9 năm 2014. Cả hai khu vực đặc trưng bởi có một nền sản xuất công nghiệp phát triển, và ngày càng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực hóa dầu, dẫn đến nhu cầu hợp tác trong giáo dục kỹ thuật để đào tạo các kỹ sư cho các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như đào tạo giảng viên các môn kỹ thuật cho các trường đại học .

Ngoài ra, sự hình thành mạng lưới các đối tác Việt Nam nhằm mục đích nâng tầm hợp tác trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật, do đó trong thành phần của nó bao gồm các trường đại học thuộc Bộ Công thương Việt Nam. Hiện nay mạng lưới có 12 trường đại học Việt Nam mà KNRTU có thỏa thuận hợp tác, bao gồm: Đại học Công nghiệp Hà Nội; Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Công nghiệp Việt Trì; Đại học Bách Khoa Đà Nẵng; Đại học Duy tân Đà Nẵng; Đại học Thái Nguyên; Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Tôn Đức Thắng; Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn; Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội; Đại học Vinh; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Các nhà khoa học từ các trường đại học thường xuyên cùng nhau tham gia vào các buổi hội thảo quốc tế. Sự hợp tác này góp phần vào sự phát triển trình độ của các giảng viên Việt Nam, nhằm tìm kiếm triển vọng hợp tác trong các đề tài nghiên cứu chung. Trong khuôn khổ các hội thảo khoa học quốc tế nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác không chỉ giữa các nhà khoa học Nga và Việt Nam, mà còn đại diện của các quốc gia khác.

Kinh nghiệm này có thể được thực hiện bởi thực tế rằng nhiều giảng viên của các trường đại học kỹ thuật Việt Nam đã nhận được giáo dục cơ bản và làm nghiên cứu sinh tại các trường đại học tại liên bang Nga Nga, nhờ đó có thể thông thạo tiếng Nga.

Các trường đại học kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay đang trải qua một vòng xoáy mới của sự phát triển,

họ cần những giảng viên biết các công nghệ và phương pháp giảng dạy hiện đại. Ngoài ra, còn có một nhu cầu cấp bách về tài liệu giảng dạy mới. Một ví dụ về sự hợp tác theo hướng này là việc chuyển giao vào các trường đại học Việt Nam một số sách tham khảo, sách giáo khoa của các giáo sư KNRTU để dịch sang tiếng Việt, trong đó đặc biệt trong các lĩnh vực về hóa dầu, polymer, công nghệ sinh học [6].

Hơn nữa, các mối quan hệ đã có cho phép tăng cường và phát triển hợp tác hơn nữa giữa hai nước trong các lĩnh vực đào tạo giảng viên với sự tham gia của các đối tác mới. Vì vậy, cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ năm 2014 KNRTU bắt đầu thực hiện chương trình đào tạo các nghiên cứu sinh Việt Nam, sau đó họ quay trở lại trường đại học của mình để tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu.

Mạng lưới hợp tác của KNRTU tại Việt Nam không chỉ giới hạn là các trường đại học mà còn là các cơ sở giáo dục khác, trong đó có Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga (RCSC) tại Hà Nội, cùng nhau thực hiện chương trình đào tạo ngôn ngữ và văn hóa Nga.

Việc thực hiện các nguyên tắc của mô hình mạng lưới hợp tác cho phép KNRTU đạt đến một cấp độ mới của sự hợp tác không chỉ với Việt Nam, mà còn với các nước khác trong khu vực. KNRTU tham gia đồng tổ chức Hội thảo Quốc tế về Hóa chất và Sinh học khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 10 năm 2015.

Tài liệu kham khảo:1. Осипов П.Н., Иванов В.Г., Зиятдинова Ю.Н.

По пути интернационализации инженерного образования (опыт КНИТУ) // Высшее образование в России. 2014. №3. С. 117-123.

2. Овсиенко Л.В., Зимина И.В., Клинцова Н.Н., Мюллер Ф. Сетевое взаимодействие в рамках социального партнерства, реализуемого научно-образовательным кластером. //Высшее образование в России. – 2013. – № 12. – С. 55-59.

3. Осипов П.Н., Зиятдинова Ю.Н. Глобализация как фактор саморазвития студентов.//Высшее образование в России. – 2015. – №1 – С. 140-145.

4. Гурулева Т.Л. Единое образовательное пространство в АТР. // Высшее образование в России. – 2014. – № 12. – С. 134-140.

5. Новакова О.В. Вьетнам и мировое сообщество: контакты, взаимодействие и влияние (некоторые аспекты). // Вьетнамские исследования. – 2014. – № 4.– С. 28-48.

6. Кочнев А.М., Заикин А.Е., Галибеев С.С., Архиреев В.П. Физикохимия полимеров. – Казань: Изд-во «Фэн», 2003. – 512с.

Page 14: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016

12 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

I. GIỚI THIỆUNgày nay, việc tổng hợp các hợp chất

thiosemicarbazon đã được quan tâm nhiều do nhiều hoạt tính sinh học đa dạng của chúng, như khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi rút, chống ung thư, chống sốt rét, ức chế ăn mòn và chống gỉ sét [1]. Bên cạnh đó, các hợp chất thiosemicarbazon còn được dùng như phối tử tạo phức với nhiều kim loại. Những phức chất này cũng có hoạt tính sinh học như hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi rút và chống ung thư v.v... [2]. Các dẫn xuất của monosaccharide cũng có nhiều hoạt tính sinh học đáng chú ý, đặc biệt khi trong phân tử của chúng có hệ liên hợp. Các dẫn xuất của carbohydrate là các hợp chất quan trọng có mặt trong nhiều phân tử sinh học như acid nucleic, coenzym, trong thành phần cấu tạo của một số virus, một số vitamin nhóm B [3]. Các hợp chất carbonyl trong thiên nhiên là nguồn hương liệu quí, có nhiều hoạt tính sinh học đáng chú ý như kháng khuẩn, kháng nấm, diệt côn trùng, chống ung thư [4].

Các phương pháp đun nóng truyền thống đã được sử dụng trong tổng hợp hữu cơ. Gần đây, các phương pháp tổng hợp hữu cơ bằng cách đun nóng nhờ lò vi sóng đã được phát triển. Phản ứng được tiến hành trong thời gian ngắn hơn và sử dụng ít dung môi hơn hoặc không sử dụng dung môi [5]. Nhằm góp phần vào việc nghiên cứu trong lĩnh vực hoá học của các monosaccaride, trong bài báo này, chúng tôi báo cáo một số nghiên cứu tổng hợp các thiosemicarbazon có chứa đồng thời hợp phần monosaccharide và một vài hợp chất carbonyl thiên nhiên.

II. THỰC NGHIỆM Điểm nóng chảy được đo bằng phương pháp đo

mao quản trên máy đo điểm nóng chảy STUART

SMP3 (BIBBY STERILIN - Anh). Phổ hồng ngoại được ghi trên máy phổ FTIR Magna 760 (NICOLET, Mỹ) tại Viện Hoá học (Trung tâm khoa học công nghệ Quốc gia) ép viên với bột KBr. Phổ 1H NMR và 13C NMR được ghi trên máy phổ AVANCE Spectrometer (BRUKER, Đức) ở tần số 500 MHz và 125 MHz tương ứng, dung môi DMSO-d6, chất chuẩn nội TMS, sắc kí bản mỏng được tiến hành trên bản mỏng silica gel, hệ dung môi n-hexan : ethyl acetat (1:2 v/v). Các hợp chất carbonyl thiên nhiên được sử dụng trong bài báo, camphor, menthone và cinamaldehyd, được tinh chế trước khi sử dụng. Các hợp chất N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-b-D-glucopyranosyl)thiosemicarbazide và N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-b-D-galactopyranosyl)thiosemicarbazide được tổng hợp theo phương pháp được nêu trong tài liệu tham khảo [5].

1. Tổng hợp các N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-b-D-glucopyranosyl)thiosemicarbazon của một số hợp chất carbonyl thiên nhiên

Cho vào bình cầu dung tích 100 ml hỗn hợp gồm 2 mmol (0,842 g) hợp chất N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-b-D-glucopyranosyl)thiosemicarbazide, 2 mmol hợp chất carbonyl tương ứng và 9 ml ethanol 99,9%, lắc kỹ. Thêm vào đó vài giọt acid acetic băng. Tiến hành chiếu xạ trong lò vi sóng trong 8 phút, công suất chiếu xạ 800 W. Sau đó, chuyển sản phẩm ra cốc. Để bay hơi dung môi ở nhiệt độ phòng, thu được sản phẩm dạng dầu, đánh nước nhiều lần. Đem lọc sản phẩm bằng phễu Büchner. Kết tinh lại sản phẩm bằng ethanol 96%. Thu được sản phẩm màu vàng nhạt. Các hợp chất nhận được được liệt kê trong Bảng 1.

2. Tổng hợp các N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-b-D-galactopyranosyl)thiosemicarbazon của một số hợp

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP CÁC THIOSEMICARBAZON TỪ MỘT SỐ HỢP CHẤT CARBONYL THIÊN NHIÊN

TS. Hoàng Thị Kim Vân, TS. Trần Thị Hằng, KS. Nguyễn Đức Duy, Khoa Công nghệ Hoa học - Trương Đại học Công nghiệp Việt Trì.TS. Nguyễn Đình Thành, ThS. Trương Thị Thu, Khoa Hoa học – Trương Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc Gia Ha Nội)

ABSTRACT

Some N-(tetra-O-acetyl-b-D-glycopyranosyl)thiosemicarbazones of some carbonyl compounds of natural origin have been synthesized. The structure of the products obtained is confirmed by modern spectroscopic methods (IR, NMR and MS). The magnetic resonance signals in its NMR spectra showed the relationship between the structural features and positions of the resonance signals. Configuration of these thiosemicarbazones, b-anomers, was confirmed based on coupling constant J = 9.5–8.5 Hz between the protons of the NH-4 of thiosemicarbazones link and proton H-1 of the sugar component.

Keywords: camphor, cinnamaldehyde, methone, thiosemicarbazones, microwave

Page 15: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 13

chất carbonyl thiên nhiênCác thiosemicarbazon của các hợp chất carbonyl

thiên nhiên loại này được tổng hợp tương tự theo qui trình phản ứng được nêu ở Phần 1 ở trên. Các hợp chất nhận được được liệt kê trong Bảng 1.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Phản ứng tổng hợp các hợp chất N-(2,3,4,6-tetra-

O-acetyl-b-D-glucopyranosyl)-thiosemicarbazon của các aldehyde hoặc keton thiên nhiên được thực hiện trong dung môi ethanol 99,9% và dùng acid acetic băng làm xúc tác. Quá trình tổng hợp xảy ra theo Sơ đồ 1. Kết quả tổng hợp các thiosemicarbazon được dẫn ra trong Bảng 1. Cấu trúc của các thiosemicarbazon được xác nhận bằng các phương pháp phổ hiện đại như IR, NMR và MS. Các số liệu phổ trên được dẫn ra trong các Bảng 3.2 (đối với phổ IR), 3.3 (đối với phổ 1H NMR), 3.4 (đối với phổ 13C NMR), các phổ đồ được dẫn ra chi tiết trong phần Phụ lục.

Trong phổ hồng ngoại của hợp chất này xuất hiện băng sóng đặc trưng cho các nhóm chức có mặt trong phân tử các thiosemicarbazon này, chẳng hạn, đối với thiosemicarbzon của cinnamaldeyde có các băng sóng ở vùng 3329 cm‒1 và 3194 cm‒1 xuất hiện đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm NH2 và NH ở nhóm liên kết thiosemicarbazide –NH–C(=S)–NH–NH2, băng sóng hấp thụ ở 1633 cm‒1 đặc trưng cho dao động biến dạng của nhóm NH2 trong nhóm liên kết này. Băng sóng hấp thụ đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm C=O (ester) ở 1745 cm‒1, đồng thời băng sóng hấp thụ mạnh ở 1226 cm‒1 và ở 1040 cm‒1 đặc trưng cho dao động hóa trị và biến dạng của nhóm liên kết C–O–C (ester). Băng sóng hấp thụ có cường độ trung bình nằm trong vùng từ 1110-1060 cm–1 tương ứng, đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm C=S. Các dữ kiện ở phổ hồng ngoại ở Bảng 1 đã bước đầu chứng tỏ rằng phản ứng tổng hợp (2,3,4,6-tetra-O-acetyl-β-D-glucopyranosyl)thiosemicarbazide đã thành công. Cấu trúc của các hợp chất này tiếp tục được khẳng định bằng phổ NMR và MS (các Bảng 2, 3 và 4).

Trên phổ 1H NMR và 13C NMR của các hợp chất N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-b-D-glycopyranosyl)thiosemicarbazon đều xuất hiện các tín hiệu đặc trưng cho các proton và carbon có mặt trong phân tử. Chẳng hạn, phổ 1H NMR của cinamaldehyd N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-b-D-glucopyranosyl)thiosemicarbazon cho thấy proton trong các nhóm NH-2 và NH-4 có tín hiệu cộng hưởng ở d = 11,89 ppm (singlet) và d = 8,55 ppm (ở dạng doublet). Proton của nhóm azomethin -CH=N- có độ chuyển dịch hóa học ở d = 7,93 ppm (ở dạng doublet). Proton trong nhóm -CH3 ở các nhóm acetyl có độ chuyển dịch hóa học nằm trong vùng d = 2,00-1,93 ppm. Các proton của hợp phần monosaccaride bao gồm các tín hiệu nằm trong vùng từ d = 5,97 ppm đến d = 3,98 ppm. Các proton ở C-1’ và C-2’ trong vòng có hằng số ghép cặp 3J = 9,25-9,00 Hz, tương ứng với tương tác H-H theo kiểu trans, do vậy nhóm liên kết thiosemicarbazide nằm ở vị trí equatorial, tức là cinamaldehyde N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-b-D-glucopyranosyl)-thiosemicarbazon đều có cấu hình anomer β. (Bảng 2)

Phổ 13C NMR của cinamaldehyde N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-β-D-glucopyranosyl)-thiosemicarbazon cho thấy có các vùng tín hiệu 13C rõ rệt, đặc trưng cho từng loại nguyên tử carbon có mặt trong phân tử. Chẳng hạn, nguyên tử carbon trong liên kết >C=S có tín hiệu cộng hưởng ở δ = 177,9 ppm. Các nguyên tử carbon trong nhóm >C=O (ester) có tín hiệu cộng hưởng trong vùng δ= 170-169,5 ppm. Nguyên tử carbon trong liên kết azomethin -CH=N- có độ chuyển dịch hóa học ở δ= 146,0 ppm. Các nguyên tử carbon trong vòng thơm có tín hiệu cộng hưởng trong vùng d = 140,0-124,7 ppm. Các nguyên tử carbon trong hợp phần monosaccaride có tín hiệu cộng hưởng trong vùng δ= 81,3-61,8 ppm. Các nguyên tử carbon (-CH3 ) trong nhóm acetyl có tín hiệu cộng hưởng trong vùng δ= 20,5-20,3 ppm. (Bảng 3)

Phổ ESI-MS của các hợp chất 4-(tetra-O-acetyl-b-D-galactopyranosyl) thiosemicarbazon thế được

Bảng 1: tổng hợp và phổ IR hợp chất N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-β-D-glycopyranosyl)thiosemicarbazonHợp chất

carbonyl thiên nhiên

Đnc, °C Hiệu suất %Phổ IR, cm–1

nNH nC=O ester nCH=N nCOC ester nC=S nC=C

N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-β-D-glucopyranosyl)thiosemicarbazonCinamaldehyd 160-161 80 3169 1748 1625 1218, 1042 1120 1548

Menthone 100-101 78 3348 1756 1630 1223, 1041 1100Camphor 155-156 55 3327 1748 1620 1226,1037 1080

N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-β-D-galactopyranosyl)thiosemicarbazonCinamaldehyd 115-116 80 3263 1748 1629 1226,1046 1120 1530

Menthone 114-115 78 3333 1753 1639 1226,1039 1100

Page 16: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016

14 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

dẫn ra trong Bảng 4, cho thấy, ngoài sự xuất hiện của pic ion phân tử [M+], một số trường hợp còn thấy xuất hiện pic ion giả phân tử [M–H]+. Sự phân mảnh của các pic ion phân tử là không đáng kể, do năng lượng bắn phá được sử dụng trong phương pháp ion hoá ESI là khá thấp. Số khối của pic ion tìm thấy sau khi đã trừ đi số khối của các nguyên tử khác phù hợp với trọng lượng phân tử của các hợp chất N-(tetra-O-acetyl-b-D-galactopyranosyl)thiosemicarbazon tương ứng. Như vậy, các dữ kiện phổ IR, 1H NMR, 13C NMR và ESI-MS nêu ở trên đã xác nhận cấu trúc đúng đắn của hợp chất 4-(tetra-O-acetyl-b-D-galactopyranosyl)thiosemicarbazon đã tổng hợp.

IV. KẾT LUẬN Các N-(tetra-O-acetyl-b-D-glycopyranosyl)

thiosemicarbazon của một số hợp chất carbonyl có nguồn gốc thiên nhiên đã được nghiên cứu tổng hợp. Cấu trúc của các sản phẩm nhận được đã được xác nhận bằng các phương pháp phổ hiện đại (IR, NMR và MS). Các tín hiệu cộng hưởng từ trong phổ NMR của chúng chỉ ra mối quan hệ giữa cấu trúc và vị trí của tín hiệu cộng hưởng. Cấu hình b của các thiosemicarbazon này được xác nhận dựa vào hằng số ghép cặp J = 9.5–8.5 Hz giữa proton NH-4 của liên kết thiosemicarbazon và proton H-1 trong hợp phần đường.

+O

OAcH

AcO

OAc

NH CS

NH NH2

AcO

O

OAcH

AcO

OAc

NH CS

NH N

AcO

CH R

CH ORCH3COOH

Hình 1. Con đường tổng hợp các hợp chất N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-β-D-galactopyranosyl)-thiosemicarbazon (R-CH=O là aldehyd hoặc keton thiên nhiên: camphor, cinamaldehyd, menthone).

Note: (A), (B), (C): tín hiệu proton ở methone và camphor, tương ứng.Bảng 2. Phổ 1H NMR của tetra-O-acetyl-b-D-glycopyranosyl)thiosemicarbazon [δ(ppm), độ bội, J (Hz)]

ProtonCinnamaldehyde thiosemicarbazon Menthone thiosemicarbazon Camphor

thiosemicarbazon1 2 3 4 5

NH-2 11.89(s,1H) 11.94(s,1H) 10.85(s,1H) 10.86(s,1H) 10.50(s,1H)NH-4 8.55(d,1H,J9.0) 8.33(d,1H,J9.50) 8.07(d,1H,J9.5) 8.07(d,1H,J9.50) 8.17(d,1H,J9.0)CH=N 7.93(d,1H,J9.0) 7.94(d,1H,J9.00) - - -

CHa 6.90(dd,1H,J16.0) 6.94(dd,1H,J16.0) - - -CHb 7.07(d,1H,J9.5,16.0) 7.07(d,1H,J16.0) - - -H-1’ 5.97(t,1H,J9.0) 5.92(t,1H,J9.50) 5.84(t,1H,J8.75) 5.84(t,1H,J9.25) 5.80(t,1H,J9.25)H-2’ 5.22(t,1H,J9.25) 5.20(t,1H,J9.50) 5.04(t,1H,J9.5) 5.04(t,1H,J9.50) 5.11(t,1H,J9.25)H-3’ 5.40(t,1H,J9.5) 5.39(dd,1H,J3.25) 5.42(t,1H,J9.25) 5.42(t,1H,J9.50) 5.42(t,1H,J9.5)H-4’ 4.95(t,1H,J9.5) 5.19(d,1H,J3.00) 4.94(t,1H,J9.75) 4.95(t,1H,J9.50) 4.96(m,1H)H-5’ 4.06(ddd,1H,J2.0,4.5,9.5) 4.04-4.03(m,2H) 4.04-4,03(m,1H) 4.07-4.02(m,1H) 4.34(d,1H,J9.25)

H-6’a 4.19(dd,1H,J4.5,12.5) 4.32-4.34(m,1H) 4.16(dd,1H,

J4.75,12.5)4.16(dd,1H,J5.00,

12.50)4.20(dd,1H,J4.5,

12.75)

H-6’b 3.98(d,1H,J11.5) 4.04-4.03(m,2H) 3.98(d,1H,J2.0,12.5)

3.98(dd,1H,J2.00,12.25)

4.01(d,1H,J2.5,12.25)

H-2” 7.57(d,2H,J7.5) 7.59(d,2H,J7.50) (A) 3,37-0,86(m, 16H)2,23-2,19(m, 1H)1,78-1,76(m, 1H)1,67-1,63(m, 1H)1,18-1,14(m, 4H)0,94-0,86(m, 9H)

(B) 2,92-,86(16H)2,23-2,19(m, 1H)1,78-1,76(m, 1H)1,67-1,63(m, 1H)1,18-1,14(m, 4H)0,94-0,86(m, 9H)

(C) ,05-0,67(m,16H)0,81(s,1H)0,76(s,2H)1,00(s,3H)0,89(s, 6H)

0,71-0,67(m,4H)

H-3” 7.40(t,2H,J7.25) 7.40(d,2H,J7.50)

H-4” 7.33(t,1H,J7.5) 7.33(t,1H,J7.25)

H-5” 7.40(t,2H,J7.25) 7.40(d,2H,J7.50)

H-6” 7.57(d,2H,J7.5) 7.59(d,2H,J7.50)CH3CO 2.00-1.93(s,12H) 2.14-1.94(s,12H) 1.99-1.92 1.95-1.90(s,12H) 2.01-1.95

Page 17: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Britta E.A., Silva A.P. B., Ueda-Nakamura T.,

Dias-Filho B. P., Silva C.C., Sernaglia R.L., Nakamura C.V. (2012) “Benzaldehyde Thiosemicarbazone Derived from Limonene Complexed with Copper Induced Mitochondrial Dysfunction in Leishmania amazonensis”, PLoS ONE, 7(8), e41440 (2012).

[2]. Ferrari M. B., Bisceglie F., Pelosi G., Tarasconi P., Albertini R. and Pinelli S. (2001), “New methyl pyruvate thiosemicarbazones and their copper and zinc complexes: synthesis, characterization, X-ray structures and biological activity”, J. Inorg. Biochem., 87(3), pp. 137-147.

[3]. Singh R., Mishra P. S., Mishra R., Singh R., (2011), “Synthesis and Evaluation of Biological activities of Thiosemicarbazones derivatives”, Inter.

J. PharmTech Res., Vol.3, pp.1625-1629.[4]. Glinma B., Kpoviessi S.D.S., Fatondji R.H.,

Gbaguidi F.A., Kapanda C.N., Bero J., Lambert D.M., Hannaert V., Quetin-Leclercq J., Moudachirou M., Poupaert J. and Accrombessi G.C. (2011), “Synthesis, characterization and anti-trypanosomal activity of R-(-)carvone and arylketones-thiosemicarbazones and toxicity against Artemia salina Leach”, J. Applied Pharm. Sci., 1(08), pp. 65-70.

[5]. Garnaik B.K. and Behera R.K. (1988), “Synthesis, antimicrobial and antifungal activities of some 2-arylimino-4-tetra-O-acetyl-b-D-glucopyranosyl-4-thiazolidinones”, Indian J. Chem., 27B, pp. 1157-1158.

Bảng 3. Phổ 13C NMR của các N-(tetra-O-acetyl-b-D-glycopyranosyl)thiosemicarbazon

13CCinnamaldehyde thiosemicarbazon Menthone thiosemicarbazon Camphor

thiosemicarbazon1 2 3 4 5

C=S 177.9 177.9 179.1 179.1 178.6COCH3 170.0-169.3 170.0-169.3 170.0-169.3 170.0-169.3 170.0-169.3

C-1’ 81.3 81.3 80.8 80.8 81.0C-2’ 70.8 70.8 70.5 70.5 70.4C-3’ 72.7 72.7 72.3 72.3 72.3C-4’ 67.9 67.9 68.2 68.2 68.2C-5’ 72.3 72.3 72.1 72.1 72.1C-6’ 61.8 61.8 61.8 61.8 61.7CHa 124.7 124.7 - - -CHb 135.7 135.7 - - -C-1” 140.0 140.0 160.3 160.3 168.7C-2” 129.0 129.0 50.2 50.2 52.7C-3” 128.9 128.9 27.8 27.8 34.8C-4” 127.0 127.0 32.5 32.5 32.1C-5” 128.9 128.9 33.4 33.4 47.3C-6” 129.0 129.0 35.4 35.4 47.6

CH3CO 20.5-20.3 20.5-20.3 20.5-20.2 20.5-20.2 20.5-20.2-CH=N- 146.0 146.0 - - -

CH(CH3)2 - - 26.3; 21.7; 19.0 25.8;21.7; 19.0 26.7; 18.9; 10.8CH3 - - 21.2 21.2 18.4

Bảng 4. KQ phổ ESI-MS các hợp chất N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-b-D-glycopyranosyl)thiosemicarbazon Ghi chú: Dấu “–“ chỉ ra rằng pic ion tương ứng không xuất hiện trong phổ ESI-MS.

Aldehyd hoặc keton M (tính toán) [M]+ (tìm thấy) [M-H]+ (tìm thấy) [M+3H]+ (tìm thấy)Cinamaldehyd 535,2 - 533,7 -

Menthone 557,3 - - 560,0Camphor 555,2 555,8 - -

Cinamaldehyd 535,2 534,6 -Menthone 557,3 - 555,8

Page 18: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016

16 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

I. MỞ ĐẦU

Nghiên cứu làm giàu các ion kim loại có hàm lượng nhỏ trong các đối tượng mẫu là rất cần thiết, đặc biệt là làm giàu để xác định các ion kim loại nặng gây độc hại ở hàm lượng vết và siêu vết đang là sự quan tâm chú ý của các nhà khoa học. Sử dụng các loại phế thải công, nông nghiệp làm vật liệu hấp phụ không những mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần xử lý các loại phế thải bảo vệ môi trường. Phụ phẩm nông nghiệp đang được quan tâm nghiên cứu để sử dụng trong việc xử lý nước, vì chúng có các ưu điểm là sẵn có, giá thành rẻ, thân thiện với môi trường và có thể tái tạo lại, các loại phế thải nông nghiệp có sẵn như lõi ngô, vỏ trấu, vỏ và xơ dừa, lõi cây oliu, khuynh điệp, cây đậu, cây cô ca, cây hồ đào, vỏ cây cọ… có khả năng hấp phụ các ion kim loại nhờ vào cấu trúc đa lỗ xốp và các thành phần hóa học của nó như cellulose, hemicelluloses, pectin, lignin và protein. Tuy nhiên các vật liệu này ít khi được sử dụng trực tiếp vì dung lượng hấp phụ chưa cao mà thường phải qua một quá trình biến đổi hóa lý với các tác nhân khác nhau nhằm tạo khả năng hấp phụ tốt hơn. Đã có một số nghiên cứu hoạt hóa vỏ đậu nành, vỏ lạc, bã mía, lõi ngô… đều cho thấy sự gia tăng đáng kể khả năng hấp phụ các ion kim loại tan trong nước.

Với mục tiêu tìm kiếm một vật liệu hấp phụ hiệu quả từ phế phẩm nông nghiệp sẵn có và rẻ tiền, trong bài báo này chúng tôi sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ các ion kim loại Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ của vỏ trấu biến tính.

II. THỰC NGHIỆM2.1. Thiết bị

- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (F-AAS) AA-6800 Simadzu, Nhật Bản.

- Máy đo pH: HI 2215 pH/ORP Meter của HANNA- Cân phân tích SCIENTECH với độ chính xác

±0,0001g.- Máy cất nước 2 lần; Bơm lọc hút chân không;

Máy lắc, tủ sấy….2.2. Hóa chất - Dung dịch Cu2+; Pb2+; Zn2+; Cd2+ 1000ppm

của Merck, các dung dịch có hàm lượng nhỏ dùng trong quá trình nghiên cứu được pha từ dung dịch 1000ppm.

- Axit sunfuric, axit nitric, natri hidroxit… của Merck- Thuốc thử 1-(2-pyridylazo )-2- naphtol (PAN)2.3. Chuẩn bị vật liệu hấp phụCho 0,5g vật liệu vào cột chiết có đường kính

0,5 cm, chiều dài 10 cm, vật liệu được thủy phân vỏ trấu bằng H2SO4 13M và biến tính bằng thuốc thử hữu cơ PAN, sau đó hấp phụ các ion kim loại Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+.

2.4 Công thức tính toán+ Công thức tính hiệu suất: H = Trong đó:H: Hiệu suất hấp phụ; Co: Nồng độ dung dịch

ban đầu;Ccb:Nồng độ dung dịch khi đạt cân bằng;+ Tính phương sai mẫu và hệ số biến thiên theo

công thức :

NGHIÊN CỨU LÀM GIÀU BẰNG KỸ THUẬT CHIẾT PHA RẮN VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN

TỬ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ KIM LOẠI TRONG THỰC PHẨMThS. Đặng Ngọc Định, TS. Nguyễn Minh Quý

Khoa Kỹ thuật Phân tích - Trương Đại Học Công Nghiệp Việt TrìABSTRACT

Determination of Trace of heavy metals by Atomic Absorption Spectrometry in sample are extensive applied. The adsorption of metals ion such as Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ by material prepared from rice husk was surveyed in former study. The optimum conditions was investigated. The adsorbed metals on PAN- modified rice husk at the pH of 8, then eluted with 10ml HNO3 1M. Sample adsorbent rate of 1 ml.min-1;elution rate of 0,5 ml.min-1 with eluent solution is HNO3 1M. The maximum adsorption capacities of metals on rice husk material are 59,2 ; 50,9 ; 38,9 va 43,3 mg/g, respectively. The method has been successfully applied for Cu2+, Pb2+, Cd2+ and Zn2+ in some samples.

Page 19: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 17

Trong đó :Ai: là độ hấp thụ đo đượcAtb: là độ hấp thụ trung bình của n lần đon: là số lần đo lặp lạiS: là độ lệch chuẩn của mẫu, và CV(%): là hệ số biến thiên2.5. Điều kiện tối ưu xác định các ion kim loại

bằng F-AAS

- Khoảng tuyến tính: Sau khi xác định được các điều kiện tối ưu, tiến hành xác định khoảng tuyến tính cho các ion Cu2+; Pb2+; Zn2+; Cd2+ và thu được kết quả là từ 0,50 đến 3,00ppm đối với Zn2+; 0,20 đến 5,00ppm đối với Cu2+; 0,20 đến 3,00ppm đối với Zn2+ và từ 0,50 đến 10,00ppm đối với Pb2+.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1. Khảo sát ảnh hưởng môi trường pH đến quá

trình hấp phụ của vật liệu Dựa trên dự đoán cơ chế hấp phụ là cơ chế tương

tác tĩnh điện của các nhóm –OH còn lại trên bề mặt vật liệu và cơ chế tạo phức của PAN với các ion kim loại, việc thay đổi pH sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp phụ. Tiến hành khảo sát khả năng hấp phụ của các dung dịch có pH tử 4 đến 10, chúng tôi nghiên cứu với cả hai loại vật liệu (vật liệu sau thủy phân bằng H2SO4 – VL1 và vật liệu biến tính bằng PAN sau khi thủy phân – VL2). Dung lượng hấp phụ của vật liệu đối với mỗi ion tại các pH khác nhau được biểu diễn trên Hình 3.

Qua đồ thị hình 1 cho thấy pH hấp phụ tốt nhất của các ion từ 7 trở lên, ở pH này phức của PAN với kim loại rất bền và đặc biệt với Pb hằng số bền rất lớn nên dung lượng cao. Các nghiên cứu sau sẽ được tiến hành ở pH = 8.

3. 2. Khảo sát lượng vật liệu trên cột chiết Cho vào các cột lần lượt 0,2; 0,5; 1,0; 1,5; 2,0

g VL2, tiến hành hấp phụ 100ml dung dịch ion kim loại có nồng độ như nhau 5ppm, tốc độ chảy 1 ml/phút, sau khi xác định hàm lượng kim loại trong dung dịch qua cột, tính hiệu xuất. Kết quả cho thấy trên Hình 2

Hình 2: Ảnh hưởng khả năng hấp phụ vào lượng vật liệu

Với lượng vật liệu 0,5 gram trở lên hấp phụ hoàn toàn các ion kim loại, các nghiên cứu sau chuẩn bị cột chiết chứa 0,5 gram vật liệu, tuy nhiên nếu hàm lượng kim loại lớn hơn, thể tích nhiều hơn có thể phải tăng khối lượng vật liệu

3.3. Khảo sát tốc độ nạp mẫu và thể tích mẫu Thể tích mẫu và tốc độ nạp mẫu có ảnh hưởng

đến quá trình hấp phụ của các ion kim loại lên bề mặt vật liệu, chúng tôi chuẩn bị các dung dịch có cùng nồng độ với các thể tích khác nhau, chọn một thí nghiệm làm nhiều lần với các tốc độ nạp mẫu khác nhau tử 0,5 đến 3 ml/phút, các kết quả chứng minh rằng thể tích mẫu tăng dần hiệu xuất cũng tăng điều này chứng tỏ khi phân tích một lượng mẫu lớn, cột chiết này vẫn phù hợp để loại bỏ các ion kim loại. Tuy nhiên tốc độ nạp mẫu càng nhanh khả năng hấp phụ giảm dần, do đó các nghiên cứu

Bảng 1: Các điều kiện xác định Zn, Cu, Cd, Pb trên máy phổ hấp thụ nguyên tử AA-6800

Kim loại Zn Cu Cd Pb

Bước sóng(nm) 213,9 324,75 228,8 217,0

Cường độ đèn (mA) 7 11 9 13

Khe đo (nm) 0,5 1,0 0,2 0,5Burner (mm) 7 6 8 6

Tốc độ khí(l/phút) 1,6 1,6 1,2 1,8

Nền axit HNO3 2%

HNO3 2%

HNO3 2%

HNO3 2%

Chất cải biến NH4Ac 1%

NH4Ac 1%

NH4Ac 1%

NH4Ac 1%

LOD(ppm) 0,102 0,064 0,229 0,345

LOQ(ppm) 0,341 0,214 0,766 1,151

VL1 VL2Hình 1: Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ

Page 20: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016

18 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

tiếp theo chúng tôi pha mẫu với thể tích 500ml trở lên và chọn tốc độ nạp mẫu là 1ml/phút. Các điều kiện đã chọn được thể hiện trên Hình 3 và 4

Hình 3: Ảnh hưởng của tốc độ nạp mẫu

Trên cơ sở các điều kiện tối ưu khảo sát trên, chúng tôi tìm dung lượng cực đại của vật liệu (VL2), chúng tôi cho dung dịch của từng ion chảy qua cột chứa 0,5 gram vật liệu với tốc độ 1ml/phút. Thể tích là 3 lít với nồng độ các ion Cu2+ Pb2+, Zn2+và Cd2+ đều 10 ppm được điều chỉnh pH =8. Xác định hàm lượng ion kim loại còn lại trong dung dịch sau khi qua cột theo phân đoạn 100ml cho đến khi hàm lượng ion kom loại trong dung dịch sau qua cột bằng hàm lượng ban đầu . Kết quả sau khi tính toán

tương đối cao, tương ứng các ion trên 59,2 ; 50,9 ; 38,9 và 43,3 mg/g.

3.4. Khảo sát ảnh hưởng loại chất và nồng độ chất rửa giải

Chúng tôi chọn các dung môi làm chất rửa giải là HCl 1M; H2SO4 1M; HNO3 1M, sau khi tìm được chất rửa giải cho hiệu xuất cao sẽ thay đổi nồng độ phù hợp cho quá trình rửa các kim loại ra khỏi cột chiết, kết quả sau khi khảo sát cho thấy ở Bảng 2 và Hình 5.

Kết quả cho thấy dung dịch HNO3 và HNO3/axeton cho hiệu xuất tách cao hơn, chúng tôi chọn HNO3 để khảo sát ở các nồng độ khác nhau, ở nồng độ 1M trở lên rửa được các chất trên cột đạt trên 95%, việc chọn HNO3 rất thuận tiện trong quá trình chuẩn bị, không gây độc hại nhiều bằng hỗn hợp của chúng với axeton, đặc biệt HNO3 còn là môi trường mẫu đo trong phương pháp F-AAS. Các thí nghiệm tiếp theo sử dụng HNO31M làm chất rửa giải.

3.5. Khảo sát ảnh hưởng tốc độ rửa giải và thể tích chất rửa giải

Tốc độ rửa giải có ảnh hưởng lớn đến tách các ion ra khỏi cột, trong khi đó mục tiêu của công trình nhằm làm giàu chất chất bằng chiết pha rắn, do đó thể tích chất rửa giải cần phải nhỏ hơn nhiều thể tích mẫu ban đầu để chứng tỏ hệ số làm giàu cao. Các nghiên cứu thay đổi tốc độ rửa từ 0,5 đến 3ml/phút và thể tích chất rửa giải từ 5 đến 30 ml HNO3 1M. Kết quả khảo sát thể hiện trên bảng 6 và hình 7.

Như vậy tốc độ rửa giải tăng hiệu suất thu hồi giảm mạnh, còn khi tăng dung dịch chất rửa giải hiệu suất tăng và ổn định, điều đó chứng minh chất đã tách ra khỏi cột gần như hoàn toàn, hiệu suất đạt trên 95%, với thể tích rửa giải là 10 ml, so với 1 lít dung dịch mẫu ban đầu cho thấy hệ số làm giàu đạt gần 100 lần, các nghiên cứu tiếp theo giữ tốc độ rửa giải 0,5 ml/phút và thể tích rửa giải từ 10 đến 15 ml.

Bảng 2: Hiệu suất tách khi sử dụng chất rửa giải

Chất rửa giảiĐộ thu hổi, %

Cu2+ Pb2+ Zn2+ Cd2+

HCl 1M 73 82 55 70H2SO4 1M 87 85 74 75HNO3 1M 96 97 95 96

HNO3 1M/xeton 98 98 97 98

Hình 5. Sự phụ nồng độ chất rửa giải

Hình 4: Ảnh hưởng của thể tích mẫu

Page 21: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 19

Hình 6: Ảnh hưởng của tốc độ rửa giải

Hình 7: Ảnh hưởng của thể tích dung dịch rửa

3.6. Khảo sát ảnh hưởng của các ion lạTrong các đối tượng mẫu rất đa dạng về sự có

mặt của các chất khác, trong nội dung nghiên cứu hấp phụ các kim loại lên vật liệu nên chúng tôi tập trung tìm tỉ lệ ảnh hưởng bởi các cation. Với nồng độ các ion nghiên cứu chính không đổi, thay đổi các ion ảnh hưởng thường cùng có trong các đối tượng mẫu như K, Na, Mg, Ba, Ca, Fe, Al. Cr. Kết quả cho thấy tỉ lệ các chất gây ảnh hưởng ở hàm lượng nhỏ theo bảng 3

Riêng Na và K không gây ảnh hưởng khi nồng độ gấp 100 lần, các ion khác đều gây ảnh hưởng khi tỉ lệ tăng gấp 5 hoặc 10 lần so với nồng độ chất xác định chính ban đầu là 10ppm, điều đó chỉ ra, các ion khác cũng có hấp phụ lên vật liệu, khi làm giàu mẫu có nhiều tạp chất cần tằng lượng vật liệu hoặc tìm điều kiện để loại bỏ các ion gây ảnh hưởng. Tuy nhiên đây cũng là lợi thế trong việc xử lý nước thải bằng vật liệu từ vỏ trấu.

3.7. Đánh giá độ lặp lại của phương phápĐể đánh giá độ lặp lại của phương pháp, với từng

ion kim loại chúng tôi tiến hành chạy đồng thời 4 cột ở cùng điều kiện. Chúng tôi tiến hành cho 1000ml mẫu của từng ion có nồng độ đầu 10 ppm ở pH = 8 chạy qua mỗi cột với tốc độ 1 ml/phút. Sau đó cho 15 ml nước cất chạy qua cột. Rửa giải bằng 15 ml HNO3 1M với tốc độ 0,5 ml/phút (làm thí nghiệm 3 lần lấy giá trị trung bình). Xác định hàm lượng kim loại, tính độ thu hồi của mỗi lần. Kết quả chỉ ra trong bảng 4.

Dựa vào kết quả đánh giá độ lặp, chúng tôi thấy hiệu suất thu hồi các lần thí nghiệm cao đều đạt trên 95%, độ lệch giữa các lần thí nghiệm thấp và độ biến thiên không nhiều, điều đó cho thấy có thể ứng dụng vật liệu để tách và làm giàu hàm lượng vết các ion kim loại trong các loại mẫu

4. Phân tích mẫu thựcChúng tôi lấy mẫu ba loại cá (cá Rô phi (MR), cá

Chép (MC) và cá Mè (MM). Cá được làm sạch, lấy phần thịt, đem đông khô đến khối lượng không đổi. Cân mỗi loại cá sau đông khô 3 mẫu đều 0,5 gam, cho vào bình Kendan, thêm vào 15,0 ml HNO3 65%, 0,5ml H2O2 đặc, mỗi mẫu thêm một lượng Cu2+, Pb2+, Zn2+ và Cd2+

, tương ứng từng loại cá, mẫu M1 không thêm, mẫu M2 thêm 5ml loại 5ppm, mẫu M3 thêm 5 ml loại 10ppm, sau đó đun trên bếp cách cát đến dung dịch trong suốt, cô cạn còn khoảng từ 2 đến 5 ml, lấy ra để nguội hòa tan bằng 20 ml HNO3 2%, thêm nước cất 2 lần đến thể tích 250,0 ml (điều chỉnh pH = 8), cho chảy qua cột hấp phụ chứa 0,5 gram VL2 với tốc độ 1 ml/phút. Sau đó rửa bằng 15 ml HNO3 0,5M với tốc độ 0,5 ml/phút,

Bảng 3: Kết quả khảo sát ảnh hưởng các ion lạ

Ion kim loại cản

trở

Lượng thêm (ppm)

Độ thu hồi, %

Cu2+ Pb2+ Cd2+ Zn2+

Na+10 98,2 98,7 97,5 97,0100 98,0 98,6 97,6 97,01000 95,0 95,6 96,4 96,8

K+10 98,5 98,7 97,5 97,2100 98,3 98,5 97,5 97,21000 98,2 98,5 97,4 97,0

Mg2+10 98,2 98,6 97,6 97,350 94,0 92,5 94,5 91,2100 92,0 91,5 92,5 87,0

Ca2+10 98,3 98,7 97,7 97,050 92,0 90,5 91,5 87,2100 88,0 88,5 87,5 77,0

Ba2+10 98,1 98,5 97,5 97,150 90,0 91,5 93,5 90,0100 87,8 88,5 87,4 86,8

Cr3+

1 98,0 98,5 97,4 97,010 97,8 98,4 97,4 97,050 87,8 88,4 87,2 87,0100 82,6 87,6 81,0 75,2

Al3+

1 98,0 98,4 97,6 97,010 98,0 98,4 97,5 96,850 97,7 98,2 97,2 97,0100 85,2 85,6 79,7 75,8

Fe3+

1 98,1 98,3 97,5 96,710 94,0 93,2 91,5 92,650 87,5 87,8 87,2 86,7100 71,4 74,8 78,6 74,8

Bảng 4. Kết quả đánh giá độ lặp lại củaphương pháp

Kim loại

(H%)Lần 1

(H%)Lần 2

(H%)Lần 3

Độ lệch chuẩn (S) CV%

Cu2+ 95,23 95,81 97,28 1,243 1,293

Pb2+ 96,52 98,61 99,43 3,466 3,554

Zn2+ 97,12 94,67 98,65 2,525 2,608

Cd2+ 95,72 99,06 95,47 3,212 3,331

Page 22: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016

20 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

xử lý mẫu đo, xác định hàm lượng các ion bằng F – AAS (mỗi mẫu làm thí nghiệm 3 lần lấy giá trị trung bình), tính hiệu suất thu hồi, hàm lượng ion kim loại trong cá.

Dựa vào kết quả phân tích chúng tôi thấy, sai số tương đối nhỏ, độ lệch kết quả mẫu thực giữa các thí nghiệm trong giới hạn cho phép, độ thu hồi lượng chất chuẩn thêm đạt cao, phương pháp cho kết quả đáng tin cạy. Có thể phân tích hàng loạt mẫu thật.

VI. KẾT LUẬNSau khi nghiên cứu khả năng hấp phụ làm giàu

các ion kim loại Cu2+; Pb2+; Zn2+; Cd2+ trên vỏ trấu biến tính, chúng tôi thấy vật liệu hấp phụ có dung lượng lớn, độ lặp phép đo tốt, hiệu suất hấp phụ cao nên có thể sử dụng vỏ trấu biến tính làm vật liệu hấp phụ để làm giàu các ion kim loại trong các đối tượng mẫu để xác định chúng bằng F-AAS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO[1]. E.Clave, L. Billon., B. De Jeso., M.F.Guimon

(2004), “Crude and Modified Corncobs as complexing Agents for waterdecontamination” Journal of Applied Polymer Science, Vol.91,pp.820-826.

[2]. Siew-Teng Ong và các cộng sự (2010)“ Equilibriom studies and kinetics mecchanism for the removal of basicand reactive dyes in both single and binary systems using EDTA modified rice husk”, International Journal of Physical Sciences Vol.5(5), p.582-595.

[3]. P.V. Flaviane; G.A.V. Leandro; G.F. Laurent (2010), “Removal of Zn2+ from aqueous single metal solutions and electroplating wasterwater with wood sawdust and sugarcane bagasse modifeid with EDTA dianhydride (EDTAD)”, Journal of Hazardous Materials. 176, tr 856-863.

[4]. Osvaldo Karnitz Jonior, Leandro Vinicius Alves và các công sự (2009), “Adsorption of Cu(II), Cd(II), and Pb(II) from aqueous single metal solution by mercerized cellulose and mercerized sugarcane bagasse chemically modified with EDTA dianhydride (EDTAD)”, Carbohydrate Polymers77, p.643-650.

[5]. Moreno Castilla, M. V. Lopez Ramon, F. Carrasco Maryn (2000), “Changes In surface chemistry of activated carbon by wet Oxidati”, Carbon 38, pp. 1995-2000.

Bảng 3: Kết quả đo dung dịch sau hấp phụ

Tên mẫu

Lượng thêm vào

(ppm)

Cá Rô phi Cá Chép Cá Mè

Hàm lượng tìm được

trung bình 3 lần thí nghiệm (ppm)

Hiệu suất thu hồi

lượng chuẩn (%)

Hàm lượng kim loại

trong cá

(mg/Kg)

Hàm lượng tìm được

trung bình 3 lần thí nghiệm (ppm)

Hiệu suất thu hồi

lượng chuẩn (%)

Hàm lượng kim loại trong

cá(mg/Kg)

Hàm lượng tìm được trung bình 3 lần thí nghiệm (ppm)

Hiệu suất thu hồi

lượng chuẩn (%)

Hàm lượng kim loại trong

cá(mg/Kg)

Cu M1 0,0 0,158±0,04 -

4,74

0,087±0,03 -

2,61

0,146±0,03 -

4,38M2 0,1 1,829±0,07 101 1,805±0,06 103 1,765±0,04 97

M3 0,2 3,470±0,05 99,4 3,431±0,02 100 3,478±0,08 100

Pb M1 0,0 0,072±0,03 -

2,16

0,019±0,03 -

0,57

0,052±0,01 -

1,56M2 0,1 1,714±0,06 98,6 1,794±0,03 102 1,781±0,02 104

M3 0,2 3,442±0,04 101 3,565±0,1 106 3,521±0,04 104

Zn M1 0,0 0,187±0,06 -

5,61

0,124±0,04 -

3,72

0,234±0,02 -

1,64M2 0,1 1,887±0,08 102 1,745±0,07 97 1,849±0,04 97

M3 0,2 3,510±0,02 99,6 3,455±0,08 100 3,601±0,04 101

Cd M1 0,0 0,0013±0,04 -

0,02

0,002±0,01 -

0,06

0,0021±0,04 -

0,032M2 0,1 1,689±0,06 101 1,578±0,04 95 1,698±0,09 102

M3 0,2 3,513±0,02 105 3,430±0,02 103 3,428±0,01 103

Page 23: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 21

ĐẶT VẤN ĐỀNhằm từng bước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả

hệ thống thiết bị thí nghiệm phục vụ cho công tác dạy học cũng như phục vụ việc thực hành của sinh viên ngành Công nghệ Hóa học, Công nghệ Môi trường trang bị cho sinh viên những kiến thức về quá trình thủy lực. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm xác định chế độ chảy của Reynols.

I. CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Thí nghiệm của ReynoldsKhi quan sát sự chuyển động của chất lỏng trong

ống dẫn thu về các kết quả đó là: có trường hợp chất lỏng chảy tuần tự và giữ ổn định, có trường hợp dòng chảy gợn sóng và có cả trường hợp dòng chảy rối loạn. Đó chính là các chế độ chảy khác nhau của dòng chất lỏng. Và tổng quát hơn là các chế độ chảy của lưu chất (chất lỏng và khí).

Để nghiên cứu chế độ chuyển động của dòng lưu chất trong ống dẫn, năm 1883 Reynolds tiến hành thí nghiệm như Hình 1.

Bằng cách điều chỉnh van 3, vận tốc lưu chất trong ống thủy tinh sẽ thay đổi và Reynolds nhận thấy, khi vận tốc nhỏ, dòng mực chuyển động trong ống thủy tinh như một sợi chỉ xuyên suốt trong ống. Tiếp tục tăng vận tốc tới một lúc nào đó, dòng mực bắt đầu gợn sóng. Nếu tiếp tục tăng vận tốc lưu chất thì dòng mực hòa trộn hoàn toàn trong nước, nghĩa là không còn nhìn thấy dòng mực nữa (như Hình 2).

Hiện tượng này được Reynolds giải thích như sau, khi vận tốc lưu chất còn nhỏ, chất lỏng chuyển động theo từng lớp song song nhau nên dòng mực cũng chuyển động theo đường thẳng. Trường hợp này Reynolds gọi là chế độ chảy tầng (chảy dòng).

Khi vận tốc tăng đến một giới hạn nào đó, các

lớp chất lỏng bắt đầu có hiện tượng gợn sóng (chuyển động theo phương vuông góc) do đó dòng mực cũng bị dao động tương ứng và chế độ này gọi là chảy quá độ.

Tiếp tục tăng vận tốc lưu chất thì các lớp chất lỏng chuyển động theo mọi phương do đó dòng mực bị hoà trộn hoàn toàn trong lưu chất. Trường hợp này gọi là chế độ chảy xoáy (chảy rối).

2. Chuẩn số ReynoldsVới việc nghiên cứu dòng mực chuyển động

trong ống khi thay đổi vận tốc dòng lưu chất, Reyn-olds đã tìm ra một trị số không có thứ nguyên, đặc trưng cho chế độ chuyển động của dòng lưu chất và được gọi là trị số Reynolds.

NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ CHẢY CỦA CHẤT LỎNG

TS. Vũ Ngọc Minh; ThS. Đoàn Thanh Ngọc; ThS. Nguyễn Thị Hiền; ThS. Vy Thị Minh Tâm; ThS. Trần Thị Thanh Thảo - Khoa Công nghệ Hóa học Trương Đại học Công nghiệp Việt Trì.

TÓM TẮT

“Xac định chế độ chảy của chất lỏng” la một bai thí nghiệm rất quan trọng đối với sinh viên nganh Công nghệ Hóa học. Để minh họa được chế độ chuyển động của chất lỏng sinh viên tiến hanh thí nghiệm trên hệ thống thiết bị thí nghiệm được chung tôi nghiên cứu chế tạo. Hệ thống thiết bị thí nghiệm được thiết kế đung về nguyên lý như của Reynols. Vật liệu được chế tạo cac thùng chứa bằng inox, ống cho chất lỏng chảy qua được lam bằng nhựa trong suốt. Với hệ thống nay, tiến hanh thí nghiệm sẽ cho kết quả chính xac cao hơn, dê dang hơn. Tư hệ thống nay xây dựng đựng quy trình tiến hanh thí nghiệm, cach thức tính toan ra chuẩn số Reynols.

Từ khóa: Hệ thống thiết bị thí nghiệm, chế độ chảy của chất lỏng, chuẩn số Reynols.

Hình 1: Mô hình thí nghiệm của Reynolds

1. Bể chứa2. Ống thủy tinh3. Van4. Ống pha màu5. Bình chứa màu6. Bình góp7. Nhiệt kế

Hình 2: Mô phỏng các chế độ chảy của chất lỏng

Page 24: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016

22 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Trong đó: ρ - khối lượng riêng lưu chất, kg/m3

µ - độ nhớt động lực lưu chất, kg/m.s ν - độ nhớt động học, m2/s w - vận tốc dòng lưu chất chuyển động trong

ống, m/s dtd - đường kính tương đương của ống dẫn, m

Reynolds đã chứng minh được rằng nếu:+ Re < 2320 lưu chất chảy tầng+ Re = 2320 ÷ 10.000 lưu chất chảy quá độ+ Re > 10.000 lưu chất chảy xoáy

Trong công thức trị số Re thì dtd được tính theo công thức: dtd = 4f/UTrong đó:

f - tiết diện ống, m2.U - chu vi thấm ướt của ống, m.Nếu ống tròn có đường kính D: thì tiết diện

f = πD/4 và chu vi thấm ướtU = πD. Như vậy dtd = 4f/U = D.Nếu ống có tiết diện hình chữ nhật có cạnh a, b:

tiết diện f = a.b và chu vi thấm ướt U = 2(a + b). Như vậy đường kính tương đương của ống có tiết diện hình chữ nhật là dtd = 4f/U = 2ab/(a+b).

Nếu ống có tiết diện hình vuông cạnh a thì dtd = a.II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU1. Sơ đồ hệ thống thí nghiệm thiết kế như Hình 3:

Với sơ đồ này thì nguyên tắc cấu tạo đúng như của hệ thống thí nghiệm mà Reynolds đã sử dụng. Thể tích chất lỏng chảy vào bình gom 9 hoàn toàn là đi qua ống nhựa 6. Do đó việc đo lưu lượng chất lỏng qua ống 6 rất chính xác, kết quả là giá trị Reyn-olds tính ra tương ứng với chế độ đã đo.

Ống 6 là ống nhựa trong suốt với độ bền cao (dày 2 mm), đường kính ống là 25 mm. Nên việc quan sát cũng như điều chỉnh trạng thái chuyển động của chất lỏng dễ dàng.

Bình gom được thay thế cho ống lường, có đường kính 300 mm, chiều cao 390 mm, được nối thông với ống thủy tinh bên ngoài, bên cạnh có thước đo mức. Khi tiến hành thí nghiệm chất lỏng chảy qua ống 6 rồi đổ vào bình góp có thể tích như trên, nên thời gian đo có thể kéo dài, vừa là tăng độ chính xác của phép đo lưu lượng vừa có thời gian đủ dài để vừa đo vừa quan sát trạng thái chuyển động của mực màu trong ống 6.

Bình góp được chế tạo bằng inox, có độ bền cao, ở đáy bình góp có van, ống nối bình góp với đường ống nước thải của phòng thí nghiệm. Sau mỗi lần đo chỉ việc tháo bỏ nước bằng cách mở van.

2. Đặc điểm các chi tiết trong hệ thống: * Thùng chứa 1: Sử dụng vật liệu là inox, thùng

có dạng hình trụ đứng, đường kính 450 mm, chiều cao 400 mm, chiều dày 1,5 mm,

* Thùng chứa 2: Sử dụng vật liệu là inox, thùng có dạng hình trụ đứng, đường kính 300 mm, chiều cao 400 mm, chiều dày 1,5 mm,

* Khung đỡ: Vật liệu chế tạo bằng thép. Cao 840 mm, dài 1800 mm, rộng 600 mm. Mặt khung bằng thép tấm dày1 mm.

* Ống thí nghiệm: ống trong suốt, vật liệu là nhựa acrylic. Dài 1040 mm, đường kính trong 21 mm, dày 2mm.

* Bình chứa mực màu: Bình trụ, nhựa trong suốt, đường kính 100 mm, cao 200 mm.

* Dây dẫn mực màu: Làm bằng nhựa mềm, dài 70 cm, đường kính 01 mm.

* Ống định mức: Làm bằng thủy tinh, dùng xác định chiều cao mức nước chứa trong thùng gom nước, đường kính ống 5 mm, dài 500 mm, dày 0,5 mm.

* Ống chảy tràn: Bằng nhựa, đường kính ngoài 25 mm, dày 1,5 mm.

* Các van: Van 1, 2, 3, 4 làm bằng nhựa.III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬNĐã chế tạo thành công hệ thống thí nghiệm xác

định chế độ chuyển động của chất lỏng dùng cho việc thí nghiệm của sinh viên. Hệ thống đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật: Nguyên tắc cấu tạo, độ kín,

Re= (ρ.w.d_td)/μ= (w.d_td)/(ν )

1. Khung đỡ2. Thùng chứa3. Ống chảy tràn4. Van cấp nước5. Bình chứa mực màu

6. Ống nhựa trong suốt7. Van tháo nước8. Ống nối9. Bình gom nước10.Giá đỡ thùng 9

Hình 3: Sơ đồ cấu tạo hệ thống thí nghiệm

Page 25: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 23

kích thước các chi tiết hợp lý; đảm bảo tính thẩm mỹ; thuận tiện trong sử dụng; kết quả đo chính xác.

1. Sơ đồ thí nghiệm

Hình 4: Sơ đồ hệ thống thí nghiệm2. Trình tự tiến hành * Quan sát sơ đồ thí nghiệm và kiểm tra hệ thống

thí nghiệm (nguồn cung cấp nước, mực màu, các van, hệ thống đường ống...).

* Đo nhiệt độ của nước.* Mở van 4 cung cấp nước vào thùng chứa 2,

đóng van 7 lại, khi nước dâng đến miệng ống chảy tràn thì vặn nhỏ van 4 lại.

* Mở van nhựa (đáy thùng chứa 9) để tháo sạch nước trong thùng chứa 9 ra, sau đó khóa van nhựa lại.

* Cố định kim dẫn mực màu đúng tâm ống nhựa trong suốt 6.

* Mở từ từ van 7 cho chất lỏng chảy trong ống 6, khi chất lỏng bắt dầu chảy trong ống 6 thì điều chỉnh van 4 sao cho mức chất lỏng trong bình chứa 2 ở trạng thái không đổi trong suốt quá trình thí nghiệm.

* Mở khóa trên ống dẫn chất màu để nước màu chảy vào ống nhựa, điều chỉnh van 7 để điều chỉnh vận tốc chất lỏng trong ống nhựa 6, quan sát trạng thái mực màu trong ống nhựa:

- Khi thấy dòng mực màu trong ống nhựa chảy thành dòng nhỏ như sợi chỉ và thẳng, ta có chế độ chảy dòng. Tiến hành đo lưu lượng dòng chảy (đo 3 lần rồi lấy giá trị trung bình).

- Điều chỉnh van 7 cho tới khi tia mực màu chảy trong ống thủy tinh bắt đầu gợn sóng đều, ta có chế độ chảy quá độ. Tiến hành đo lưu lượng dòng chảy (đo 3 lần rồi lấy giá trị trung bình).

- Tiếp tục điều chỉnh van 7 cho tới khi tia mực màu chảy trong ống nhựa bị cuộn xoáy và biến mất, mực màu bị hòa trộn hoàn toàn vào chất lỏng, ta có chế độ chảy xoáy, tiến hành đo lưu lượng dòng chảy (đo 3 lần rồi lấy giá trị trung bình).

* Ghi nhiệt độ của nước và các số liệu thí nghiệm.* Kết thúc thí nghiệm: Đóng van mực màu, van

4, van 7, vệ sinh hệ thống thiết bị thí nghiệm.3. Tính toán kết quả thí nghiệmLần 1: Điều chỉnh van 7 để dòng mực màu

chuyển động trong ống 6 có dạng chỉ thẳng. Thực hiện trong khoảng thời gian giây, mực chất lỏng dâng lên trong bình 9 là h1 (mét). Thể tích nước chảy qua ống 6 trong thời gian (giây) là:

Trong đó d2 là đường kính của thùng chứa số 9 (mét).

V1=h1.S=(h1.π.d22)/4

Lưu lượng nước đi qua ống thí nghiệm là: ϑ1= V1/τ1 ,m

3/sLần 2, lần 3 lặp lại như lần 1, với thời gian đo

là(giây), sẽ cho các lưu lượng tương ứng .Lưu lượng trung bình trong 3 lần đo:

ϑtb=(ϑ1+ϑ2+ϑ3)/3,m3/sVận tốc trung bình:

wtb= ϑtb/(0,785.d2 ),m/sTrong đó d là đường kính trong của ống thí

nghiệm, d = 0,021mThay các thông số đó vào công thức xác định

giá trị chuẩn số ReynolsRe= (wtb.ρ.d)/μ

Trong đó:ρ là khối lượng riêng của chất nước tại to = 25 oC.μ là độ nhớt của nước tại to = 25 oC.Với chế độ dòng, quá độ thì điều chỉnh van 7

sao cho trạng thái của dòng mực màu có dạng gợn sóng và xoáy trộn.

IV. KẾT LUẬN Hệ thống thiết bị thí nghiệm xác định chế độ

chảy của chất lỏng, được thiết kế đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật với giá thành thấp. Thiết bị có kết cấu đơn giản, dễ sử dụng và đảm bảo an toàn cao;

Hệ thống thiết bị thí nghiệm xác định chế độ chảy của chất lỏng, hoạt động tốt, đáp ứng việc giảng dạy và thí nghiệm của sinh viên;

Xây dựng được quy trình vận hành cho hệ thống thiết bị thí nghiệm;

Xây dựng hoàn chỉnh các bước tiến hành thí nghiệm;

... (Tài liệu tham khảo tiếp theo trang 25)

1. Khung đỡ2. Thùng chứa3. Ống chảy tràn4. Van cấp nước5. Bình chứa mực màu

6. Ống nhựa trong suốt7. Van tháo nước8. Ống nối9. Bình gom nước10.Giá đỡ thùng 9

Page 26: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016

24 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ1. Phương trình BernoulliPhương trình Bernoulli là biểu thức quan trọng

nhất của động lực học chất lỏng [1,2,5], nó là kết quả khi giải bằng phương pháp tích phân phương trình vi phân chuyển động của Euler. Từ hệ phương trình:

Nhân hai vế của từng phương trình trên với cạnh tương ứng dx,dy,dz và cộng chúng lại ta được:

Ta biết:

Và dp =

Đặc trưng cho vi phân toàn phần của áp suất và tích của vận tốc với vi phân toàn phần, do đó phương trình (2) được viết lại là:

wdw =

Hay: (3)

Đây là phương trình Bernoulli cho chất lỏng lý tưởng chuyển động không có ma sát, nghĩa là không có mất mát năng lượng.

Trong đó: z là thế năng hình học (m); là thế năng riêng áp suất (m);

thế năng riêng vận tốc(m).

Có thể biểu thị: (4)Vậy năng lượng riêng toàn phần của chất lỏng

lý tưởng chuyển động ổn định bằng tổng thế năng riêng hình học, thế năng riêng áp suất, thế năng riêng vận tốc và là một đại lượng không đổi.

Trong thực tế thường gặp chất lỏng thực, nên khi chuyển động xuất hiện lực ma sát do độ nhớt của chất lỏng, do ma sát với thành ống làm cản trở chuyển động và tiêu tốn một phần năng lượng, do đó để thắng trở lực này chất lỏng phải tiêu tốn một phần năng lượng có trong nó, khi đó phương trình Bernoulli có dạng:

(5)

Trong phương trình trên, có thêm thành phần hm là năng lượng mất mát hoặc thế năng riêng tổn thất (m).

Các dạng tổn thất thường gặp là:

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM “XÁC ĐỊNH TỔN THẤT NĂNG LƯỢNG TRONG ỐNG HÚT CỦA

BƠM LY TÂM”ThS. Nguyễn Tiến Hưng, Khoa Công nghệ Hóa học - Trương Đại học Công nghiệp Việt Trì

ThS. Nguyễn Đình Thanh, Khoa Cơ Khí - Trương Đại học Công nghiệp Việt Trì

ABSTRACT

Bernoulli’s equation is the most important expression of fluid dynamics, based on Bernoulli’s equation can be determined energy loss of the flow inside the pipeline…..Based on the study of the theoretical basis, AutoCad software used to design and manufacture laboratory equipment. Operating system laboratory equipment, data gathering and calculation, compared with the theory test.

Keywords: Bernoulli’s equation, energy loss.

xp

xx ∂∂

−=∂

ρω

ω 1

yp

yy ∂∂

−=∂

ρω

ω 1

zpg

zz ∂∂

−−=∂

ρω

ω 1

(1)

(2) =

Page 27: SỐ 1 NĂM 2016 - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trìvui.edu.vn/uploads/contents/files/so-01-2016-part-1.pdfthời gian giữ chức vụ cho các đồng chí Phó

ĐẶC SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ / SỐ 01 NĂM 2016 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 25

Tổn thất dọc đường do ma sát chất lỏng lên thành ống [1,4]:

(6)

Trong đó l là hệ số ma sát dọc theo chiều dài ống hay hệ số sức cản thủy lực (là đại lượng không thứ nguyên); w là vận tốc dòng chảy (m/s); l là chiều dài đường ống (m); d là đường kính ống dẫn (m).

Tổn thất cục bộ (do hiện tượng đột mở, đột thu, qua van, qua đoạn ống uốn cong, qua ngã ba….) [1,4,5]

(7)

Trong đó x là hệ số trở lực cục bộ, là đại lượng không thứ nguyên, phụ thuộc vào cấu tạo và mức độ xoáy của dòng chảy, thường xác định bằng thực nghiệm.

Khi gặp đường ống phức tạp, tức là bao gồm cả các đoạn ống có những tổn thất cục bộ như qua van, gấp khúc, uốn cong….Khi đó tổng tổn thất trên đường ống dẫn bao gồm:

Sh = h cb + h dđ (8)Như vậy, nếu ta tạo được một đoạn ống dẫn

chất lỏng với đường kính khác nhau, hướng chuyển động khác nhau…viết phương trình Bernoulli tại các mặt cắt khác nhau trên đường ống dẫn thì ta có thể xác định được năng lượng mất mát cho chất lỏng thực khi di chuyển qua các mặt cắt khác nhau.

2. Ứng dụng phương trình Bernoulli để xác định tổn thất năng lượng trong đoạn ống hút bơm ly tâm

Sơ đồ nguyên lý:

Viết phương trình Bernoulli đối với chất lỏng thực cho hai mặt cắt I-I và II-II (như sơ đồ trên Hình 1):

(9)

Trong đó: z1, z2 là thế năng hình học tại mặt cắt I-I và II-II (m); là thế năng riêng áp suất tại mặt cắt I-I và II-II (m);

w1, w2 là vận tốc chất lỏng tại mặt cắt I-I và II-II (m/s);

hm1-2 là năng lượng mất mát khi chất lỏng di chuyển từ mặt cắt I-I sang mặt cắt II-II (m). Lấy mặt cắt I-I làm chuẩn thì phương trình trên có dạng đơn giản hơn:

Trong đó z1 = 0 (trùng với mặt chuẩn đã chọn); p1 =pa (áp suất khí quyển); w1 = 0 vì mực chất lỏng luôn duy trì một mức không đổi. Biến đổi công thức trên, lưu ý p2 - pa = -pck ta được:

(10) Như vậy:

(11)

Để xác định hm1-2 ta xác định các giá trị pck (đọc ở chân không kế); hb đọc ở thước đo có gắn trên sơ đồ; w2 xác định bằng cách

224dQ

πω = với d là đường

kính ống hút; r là khối lượng riêng của chất lỏng (r = 1000 kg/m3); g là gia tốc trọng trường (g = 9,81 m/s2). Để tính hm1-2 ta phải điều chỉnh sao cho hb không đổi trong mỗi lần tính.

Ngoài ra ta có thể tính toán được áp suất do bơm tạo ra theo công thức:

(12)Trong đó: pđ = pak + pa

ph = pa - pck

Biến đổi công thức trên ta được công thức đơn giản hơn khi đường kính ống đẩy bằng đường kính ống hút, khi đó wh = wđ

(m) (13)Hình 1. Sơ đồ xác định tổn thất năng lượng trong ống hút của bơm ly tâm

1.Van một chiều;2. Ống hút;3. Chân không kế;4. Bơm ly tâm

21

222

2

211

1 22 −+++=++ mhgg

pzgg

pz ωρ

ωρ

gp

gp

ρρ21 ,

21

222

200 −+++=++ mb

a hgg

phg

p ωρρ

21

22

20 −++−= m

ckb h

ggph ωρ

gh

gppH hðhð

2

22 ωωρ

−++

−=