34
SÓNG ÁNH SÁNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG 1. Phát biểu nào dưới đây là không đúng A. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng khi một chùm ánh sáng phức tạp truyền qua một lăng kính bị phân tách thành các ánh sáng đơn sắc khác nhau. B. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau, có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. C. Ánh sáng có bước sóng càng dài ( càng lớn) thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đó càng lớn D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính 2. Khi rọi một chùm hẹp ánh sáng Mặt trời xuống mặt nước trong một bể bơi thì thấy ở đáy bể một vệt sáng. Vệt sáng này A. có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc. B. có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc C. có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc D. chỉ có một màu dù chiếu xiên hay chiều vuông góc 3. Khi sóng ánh sáng truyền từ một môi trường này sang một môi trường khác thì A. tần số không đổi nhưng bước sóng thay đổi. B. bước sóng thay đổi nhưng tần số không đổi. C. tần số và bước sóng đều không đổi D. tần số và bước sóng đều thay đổi 4. Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ không khí vào thủy tinh thì. A. tần số tăng, bước sóng giảm B. tần số giảm ,bước sóng tăng C. tần số không đổi ,bước sóng tăng D. tần số không đổi ,bước sóng giảm 5. Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào A. bước sóng của ánh sáng B. màu sắc của môi trường C. màu của ánh sáng D. lăng kính mà ánh sáng đi qua 6. Chọn phát biểu sai A. Lăng kính tách ánh sáng trắng chiếu đến nó thành chùm sáng màu sắc khác nhau gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng, dải màu này gọi là quang phổ của ánh sáng trắng B. Ánh sáng trắng là tổng hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến đổi từ đỏ đến tím. Nghiêm Anh Dũng [email protected] 1

Sóng ánh sáng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sóng ánh sáng

SÓNG ÁNH SÁNGTÁN SẮC ÁNH SÁNG1. Phát biểu nào dưới đây là không đúngA. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng khi một chùm ánh sáng phức tạp truyền qua một lăng kính bị phân tách thành các ánh sáng đơn sắc khác nhau.B. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau, có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.C. Ánh sáng có bước sóng càng dài ( càng lớn) thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đó càng lớnD. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính

2. Khi rọi một chùm hẹp ánh sáng Mặt trời xuống mặt nước trong một bể bơi thì thấy ở đáy bể một vệt sáng. Vệt sáng nàyA. có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc. B. có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông gócC. có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông gócD. chỉ có một màu dù chiếu xiên hay chiều vuông góc

3. Khi sóng ánh sáng truyền từ một môi trường này sang một môi trường khác thìA. tần số không đổi nhưng bước sóng thay đổi. B. bước sóng thay đổi nhưng tần số không đổi.C. tần số và bước sóng đều không đổi D. tần số và bước sóng đều thay đổi

4. Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ không khí vào thủy tinh thì.A. tần số tăng, bước sóng giảm B. tần số giảm ,bước sóng tăngC. tần số không đổi ,bước sóng tăng D. tần số không đổi ,bước sóng giảm

5. Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vàoA. bước sóng của ánh sáng B. màu sắc của môi trườngC. màu của ánh sáng D. lăng kính mà ánh sáng đi qua

6. Chọn phát biểu saiA. Lăng kính tách ánh sáng trắng chiếu đến nó thành chùm sáng màu sắc khác nhau gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng, dải màu này gọi là quang phổ của ánh sáng trắngB. Ánh sáng trắng là tổng hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến đổi từ đỏ đến tím.C. Với một môi trường nhất định thì chiết suất của môi trường với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau và có giá trị tăng dần từ đỏ đến tím.D. Ánh sáng trắng chỉ có 7 màu.

7. Câu nào sau đây về hiện tượng tán sắc ánh sáng là sai.A. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là do chiết suất của một môi trường trong suốt khác nhau đối với các ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau.B. Trong hiện tượng tán sắc của ánh sáng trắng qua lăng kính thì tia đỏ có góc lệch nhỏ nhất.C. Trong hiện tượng tán sắc của ánh sáng trắng qua lăng kính thì tia tím có góc lệch nhỏ nhất.D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

8. Ánh sáng trắng là ánh sáng.A. có một màu sắc xác định B. không bị tán sắc khi đi qua lăng kínhC. có bước sóng xác định D. có thể tổng hợp được từ ba màu cơ bản

9. Ánh sáng trắng làA. tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tímB. tập hợp của nhiều loại ánh sáng đơn sắc khác nhauC. là loại ánh sáng đơn sắc.D. là tập hợp của 7 màu đơn sắc khác nhau.

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 1

Page 2: Sóng ánh sáng

10. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng.A. có một bước sóng xác định trong một khoảng nào đó. B. không bị tán sắc khi đi qua lăng kínhC. có vận tốc không đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.D. bị tách thành dải màu khi chiếu từ không khí vào nước.

11. Chiếu ánh sáng Mặt trời vào một lăng kính, tia sáng nào bị lệch về phía đáy nhiều nhất.A. Tia đỏ B. Tia xanh C. Tia trắng D. Tia tím

12. Ánh sáng Mặt trời là tổng hợp từ bao nhiêu loại ánh sáng đơn sắc khác nhau.A. 3 B. 5 C.7 D. vô số

13. Chiếu một tia sáng Mặt trời qua lăng kính, ta sẽ thấy tất cả bao nhiêu loại tia sáng nằm giữa tia đỏ và tia vàng.A. 3 B. 7 C. 6 D. vô số

14. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúngA. Chiết suất của một chất đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau, chiết suất của chất đó đối với ánh sáng đỏ là lớn nhất và của chất đó đối với ánh sáng tím là nhỏ nhất.B. Chiết suất của một chất đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau, chiết suất của chất đó đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất và của chất đó đối với ánh sáng tím là lớn nhất.C. Chiết suất của một chất đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau, chiết suất của chất đó đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím là nhỏ nhất và của chất đó đối với ánh sáng vàng là lớn nhất.D. Chiết suất của một chất đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau

15. Vận tốc ánh sáng trong một môi trường làA. như nhau đối với mọi loại ánh sáng.B. khác nhau với các loại ánh sáng khác nhau, ánh sáng vàng có vận tốc lớn nhấtC. khác nhau với các loại ánh sáng khác nhau, vận tốc của ánh sáng đỏ là lớn nhất và của ánh sáng tím là nhỏ nhấtD. khác nhau với các loại ánh sáng khác nhau, vận tốc của ánh sáng đỏ là nhỏ nhất và của ánh sáng tím là lớn nhất

16. Một tấm gỗ tròn được chia thành 7 phần mỗi phần là một hình viên phân, trên mỗi phần ta sơn một trong 7 màu: đỏ, cam , vàng, lục , lam , chàm, tím. Khi tấm gỗ quay đủ nhanh quanh trục đi qua tâm và vuông góc với tấm gỗ, ta sẽ thấy tấm gỗA. có màu trắng B. vẫn có đủ 7 màu C. có màu vàng D. có màu đỏ

17. Vận tốc ánh sáng trong không khí là 3.108 m/s. Vận tốc của ánh sáng đó trong kim cương có chiết suất 5/2 làA. 12.107 m/s B. 1,2.107 m/s C. 1,2.108 m/s D. 6.107 m/s

GIAO THOA ÁNH SÁNG18. Chọn phát biểu đúng về ý nghĩa thí nghiệm giao thoa ánh sáng .A. Kết quả thí nghiệm giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng là quá trình lan truyền dao động cơ học của các phần tử môi trường. Tại vị trí các vân sáng, các phần tử môi trường dao động mạnh nhất.B. Thí nghiệm giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng mang năng lượngC. Hiện tượng giao thoa là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng cho thấy vận tốc truyền ánh sáng phụ thuộc chiết suất n của môi trường theo công thức v = c/n

19. Tìm phát biểu sai khi nói về hiện tượng giao thoa ánh sángA. Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ giải thích được bằng sự giao thoa của hai sóng kết hợp.B. Hiện tượng giao thoa là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.C. Trong miền giao thoa, những vạch sáng ứng với những chỗ hai sóng gặp nhau tăng cường lẫn nhau.D. Trong miền giao thoa, những vạch tối ứng với những chỗ hai sóng tới không gặp được nhau.

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 2

Page 3: Sóng ánh sáng

20. Tìm kết luận đúng về hiện tượng giao thoa ánh sáng.A. Giao thoa ánh sáng là sự tổ hợp của hai chùm sáng chiếu vào cùng một chỗ.B. Giao thoa của hai chùm sáng của hai bong đèn chỉ xảy ra khi chúng cùng đi qua kính lọc sắc.C. Giao thoa ánh sáng chỉ xảy ra đối với ánh sáng đơn sắc.D. Giao thoa ánh sáng chỉ xảy ra khi hai chùm sóng anh sáng là hai chùm sáng kết hợp

21. Tại vị trí vân tối.

A. Hiệu quang trình đến hai nguồn kết hợp thỏa mãn : với k Z

B. Độ lệch pha của hai sóng từ hai nguồn kết hợp thỏa mãn với k Z

C. Hiệu khoảng cách đến hai nguồn kết hợp thỏa mãn với k Z

D. Hai sóng đến từ hai nguồn kết hợp vuông pha với nhau

22. Tìm phát biểu sai về hai nguồn sóng kết hợp.A. Hai nguồn sóng ánh sáng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian gọi là hai sóng kết hợp B. Hai chùm sáng kết hợp thường được tạo ra từ một nguồn và được tách ra thành hai đường khác nhau.C. Hai chùm sáng kết hợp tựa như hai ảnh của một nguồn qua các dụng cụ như: lưỡng lăng kính, hệ gương Fres-nen…D. Ánh sáng từ hai bóng đèn là hai sóng ánh sáng kết hợp nếu chúng có cùng loại và thắp sáng ở cùng một hiệu điện thế

23. Hai sóng kết hợp là hai sóng.A. xuất phát từ hai nguồn kết hợp.B. có cùng tần số, có hiệu số pha ở hai thời điểm xác định của hai sóng thay đổi theo thời gian.C. phát ra từ hai nguồn nhưng đan xen vào nhauD. thỏa mãn điều kiện cùng pha

24. Tìm phát biểu sai về xác định vị trí vân giao thoa

A. Hiệu đường đi của hai sóng từ S1 và S2 dến A là

B. Tại các vân sáng : (k = 0, 1, 2,…) suy ra vị trí vân sáng bậc k là

C. Tại các vân tối : suy ra vị trí vân tối thứ k trên màn M là ( k = 1,2,3,…)

D. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp lớn hơn khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp

25. Trong thí nghiệm giao thoa với khe I-âng, ánh sáng có bước sóng λ. Tại điểm M trên màn cách S1 và S2 lần lượt là d1 và d2 sẽ có vân sáng khi:

A. với (k = 0, 1, 2,…) B. với (k = 0, 1, 2,…)

C. với (k = 0, 1, 2,…) D. với (k = 0, 1, 2,…)

26. Trong thí nghiệm I-âng, khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc k được tính bằng công thức

A. với (k = 1, 2,…) B. với (k = 1, 2,…)

C. với (k = 1, 2,…) D. với (k = +1,+ 2,…)

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 3

Page 4: Sóng ánh sáng

27. Trong thí nghiệm I-âng, khoảng cách từ vân trung tâm đến vân tối thứ k được tính bằng công thức

A. với (k = 0, 1, 2,…) B. với (k = 0, 1, 2,…)

C. với (k = 0, 1, 2,…) D. với (k = 0, 1, 2,…)

28. Công thức tính khoảng vân i là:

A. B. C. D.

29. Hiện tượng giao thoa ứng dụng trong việc:A. đo chính xác bước sóng ánh sáng B. kiểm tra vết nứt trên bề mặt các sản phẩm công nghiệp bằng kim loạiC. xác định độ sâu của biển D. siêu âm trong y học

30. Tìm phát biểu sai khi nói về thí nghiệm giao thoa ánh sáng .A. Hai nguồn sáng đơn sắc sử dụng trong thí nghiệm phải là hai nguồn kết hợpB. Khoảng cách giữa hai nguồn nhỏ hơn nhiều lần so với khoảng cách từ hai nguồn đến mànC. Nếu một nguồn phát bức xạ λ1 và một nguồn phát bức xạ λ2 thì ta thu được hệ thống vân giao thoa trên mànD. Nếu hai nguồn phát ánh sáng trắng, khi giao thoa thì vân trung tâm là vân sáng trắng

31. Khoảng cách từ vân trung tâm đến vân tối thứ nhất là

A. B. C. D.

32. Khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc một là

A. B. C. D.

33. Khoảng cách từ vân tối thứ nhất đến vân sáng bậc 2 là

A. B. C. D.

34. Giảm khoảng cách giữa hai khe I-âng đi 100 lần thì khoảng vân A.không thay đổi B. tăng 100 lần C. giảm 100 lần D. tăng 50 lần

35. Tăng khoảng cách giữa hai khe I-âng lên 20 lần, tăng khoảng cách giữa hai khe I-âng đến màn quan sát 20 lần thì khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc 2 A. tăng 20 lần B. giảm 40 lần C. không thay đổi D. tăng 40 lần

36. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hệ thống các vân sáng và vân tối luôn đối xứng với nhau qua vân trung tâm. Nếu đổ vào khoảng giữa hai mặt phẳng chứa khe và màn quan sát một chất lỏng có chiết suất n thì khoảng vân giao thoa được xác định bằng công thức nào sau đây

A. i = B. i = C. i = D. i=

37*. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hệ thống các vân sáng và vân tối luôn đối xứng với nhau qua vân trung tâm. Nếu đặt trước một trong hai nguồn sáng một bản mỏng bề dày e, chiết suất n có hai mặt song song nhau phía trước nguồn S1 thì độ dịch chuyển của hệ thống vân trên màn có thể tính bằng công thức nào sau đây

A. B. C. D.

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 4

Page 5: Sóng ánh sáng

38. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, các khe S1, S2 được chiếu bởi ánh sáng gồm 3 loại đơn sắc: Đỏ, vàng, lục thì trong quang phổ bậc 1 (tính từ vân chính giữa đi ra) ta sẽ thấy các đơn sắc theo thứ tự.A. đỏ vàng lục B.vàng lục đỏ C. lục vàng đỏ D.lục đỏ vàng

MÁY QUANG PHỔ, CÁC LOẠI QUANG PHỔ.39. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về máy quang phổ? Máy quang phổA. là dụng cụ dùng để phân tích chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.B. có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.C. dùng để đo nhiệt độ của một nguồn sáng phát ra.D. có bộ phận chính làm nhiệm vụ tán sắc ánh sáng là lăng kính

40. Các bộ phận chính của máy quang phổ làA. ống chuẩn trực, lăng kính, buồng ảnh. B. lăng kính, buồng ảnh, khe ngắm, thước ngắmC. ống chuẩn trực, lăng kính, thấu kính D. ống chuẩn trực, buồng ảnh, thấu kính

41. Tác dụng của ống chuẩn trực trong máy phân tích quang phổ làA. tạo ra chùm sáng đơn sắc B. tạo ra chùm sáng hội tụC. tạo ra chùm sáng song song D. tạo ra chùm sáng phân kì

42. Tác dụng của lăng kính trong máy phân tích quang phổ làA. làm lệch các tia sáng về phía đáyB. làm tán sắc chùm sáng song song thành nhiều chùm tia đơn sắc song songC. tổng hợp các chùm sáng đơn sắc song song thành chùm sáng trắngD. chuyển chùm sáng song song thành chùm sáng phân kì

43. Tác dụng của thấu kính hội tụ trong buồng ảnh của máy phân tích quang phổ làA. chuyển chùm sáng phân kì thành chùm sáng hội tụB. hội tụ các chùm sáng đơn sắc song song đi ra từ lăng kính thành các vạch sáng đơn sắc riêng lẻ trên màn đặt tại tiêu diệnC. chuyển chùm sáng hội tụ thành chùm sáng song songD. chuyển chùm sáng song song thành chùm sáng hội tụ

44. Đặc điểm của quang phổ liên tục là.A. phụ thuộc vào cấu tạo của nguồn sáng. B. Phụ thuộc vào nhiệt độ và cấu tạo của nguồn sáng.C. Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ nguồn sáng mà không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồnD. Ngoài nhiệt độ và cấu tạo của nguồn sáng , nó còn phụ thuộc vào nhiều đặc điểm khác nữa

45. Quang phổ liên tục là:A. Quang phổ gồm một dải sáng có màu sắc biến đổi liên tục từ đỏ đến tímB. Quang phổ gồm một hệ thống các vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tốiC. Quang phổ do các chất khí hay hơi bị kích thích bằng cách nung nóng hay phóng tia lửa điện…phát ra.D. Quang phổ do các vật có tỉ khối nhỏ phát ra khi bị nung nóng

46. Quang phổ liên tục phát ra bởi hai vật khác nhau thìA. hoàn toàn khác nhau ở mọi nhiệt độ B. hoàn toàn giống nhau ở mọi nhiệt độ C. giống nhau, nếu mỗi vật có một nhiệt độ thích hợp. D. giống nhau, nếu hai vật có cùng nhiệt độ

47. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nàoA. Ở nhiệt độ càng cao , quang phổ càng mở rộng về miền có bước sóng ngắnB. Ở nhiệt độ càng cao , quang phổ càng mở rộng về miền có bước sóng dàiC. Ở nhiệt độ càng thấp , quang phổ càng mở rộng về miền có bước sóng ngắn

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 5

Page 6: Sóng ánh sáng

D. Độ rộng của các vạch quang phổ tỉ lệ thuận với nhiệt độ của nguồn sáng.

48. Nhiệt độ của ngôi sao nào lớn hơn trong hai sao màu đỏ và sao màu xanhA. Sao màu đỏ B. Sao màu xanh C. Hai sao có nhiệt độ như nhau D. Không kết luận được

49. Ứng dụng của việc khảo sát quang phổ liên tục là:A. xác định thành phần cấu tạo hóa học của một chất nào đó.B. xác định nhiệt độ và thành phần cấu tạo hóa học của một chất nào đó.C. dự báo thời tiếtD. xác định nhiệt độ của các vật có nhiêt độ cao và rất cao

50. Quang phổ vạch phát xạ là A. hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối C. hệ thống các vạch sáng và dải màu nằm xen kẽ nhauB. hệ thống những vạch tối riêng rẽ nằm trên một nền sáng D. dải màu biến thiên từ lam đến tím

51. Quang phổ vạch phát xạ có đặc điểm nào trong các đặc điểm sauA. có tính đặc trưng cho từng nguyên tố B. phụ thuộc kích thước nguồn phátC. phụ thuộc nhiệt độ và kích thước nguồn phát D. phụ thuộc vào áp suất của nguồn phát

52. Quang phổ nào sau đây là quang phổ vạch phát xạA. Ánh sáng từ chiếc nhẫn nung đỏ B. Ánh sáng của Mặt trời thu được trên Trái đấtC. Ánh sáng từ bút thử điện D. Ánh sáng từ đèn dây tóc nóng sáng

53. Quang phổ vạch phát xạ của Hydro có bốn màu đặc trưngA. đỏ, vàng, lam ,tím B. đỏ ,lục ,chàm ,tím C. đỏ, lam, chàm ,tím D. đỏ, vàng, chàm ,tím

54. Chọn phát biểu sai về quang phổ vạch phát xạA. Đó là quang phổ gồm những vạch màu riêng biệt nằm trên một nền tốiB. Quang phổ vạch phát xạ do các chất khí hoặc hơi ở áp suất cao phát sáng khi bị đốt nóngC. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch, vị trí các vạch và cường độ sáng của các vạch đóD. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật

55. Quang phổ vạch hấp thụ làA. hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối C. hệ thống các vạch sáng và dải màu nằm xen kẽ nhauB. hệ thống những vạch tối riêng rẽ nằm trên một nền sáng D. dải màu biến thiên từ lam đến tím

56. Chọn phát biểu sai về quang phổ vạch hấp thụ A. Quang phổ vạch hấp thụ là quang phổ gồm những vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tụcB. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tụcC. Ở một nhiệt độ nhất định một đám hơi có khả năng phát ra ánh sáng đơn sắc nào đó thì nó cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng đơn sắc đó.D. Có thể dùng quang phổ vạch hấp thụ của một chất thay cho quang phổ vạch phát xạ của chất đó trong phép phân tích bằng quang phổ

57. Khi một vật hấp thụ ánh sáng phát ra từ một nguồn, thì nhiệt độ của vật sẽ.A. thấp hơn nhiệt độ của nguồn B. bằng nhiệt độ của nguồn C. cao hơn nhiệt độ của nguồn D. có thể nhận giá trị bất kì

58. Điều kiện để có quang phổ vạch hấp thụ làA. không cần điều kiện gì B. khi nhiệt độ của đám khí hay hơi phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tục

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 6

Page 7: Sóng ánh sáng

C. khi nhiệt độ của đám khí hay hơi phải cao hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tụcD. khi áp suất của khối khí phải rất thấp

59. Trong quang phổ hấp thụ của một khối khí hay hơi thìA. vị trí của vạch tối trùng với vị trí các vạch màu của quang phổ liên tục của khối khí hay hơi đóB. vị trí các vạch màu trùng với vị trí các vạch tối của quang phổ phát xạ của khối khí hay hơi đóC. vị trí của vạch tối trùng với vị trí các vạch màu của quang phổ phát xạ của khối khí hay hơi đóD. vị trí của những vạch tối xen kẽ với những vạch sáng

60. Hiện tượng đảo sắc làA. sự dịch chuyển các vạch phổ phát xạ khi nhiệt độ nguồn phát thay đổi.B. sự dịch chuyển các vạch phổ hấp thụ khi nhiệt độ nguồn phát thay đổi.C. hiện tượng quang phổ liên tục bị mất một số vạch nào đóD. hiện tượng tại một nhiệt độ nhất định đám hơi có khả năng hấp thụ đúng những ánh sáng đơn sắc mà nó có khả năng phát xạ

61. Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ cho phép kết luận rằngA. Trong cùng một điều kiện, một chất chỉ hấp thụ hoặc chỉ bức xạ ánh sángB. Các vạch tối xuất hiện trên một nền quang phổ liên tục là do giao thoa ánh sángC. Trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mọi chất đều hấp thụ và bức xạ các ánh sáng có cùng bước sóng.D. Ở nhiệt độ xác định, một chất chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ và ngược lại, nó chỉ phát những bức xạ mà nó có khả năng hấp thụ

62. Đèn hơi Natri hấp thụ ánh sáng vàng của đèn dây tóc chiếu tới nó, khi có hiện tượng đảo vạch quang phổ xảy ra thì đèn hơi Natri phát xạ ra ánh sángA. vàng B. tím C. đỏ D. dải màu biến thiên từ vàng đến tím

63. Ở một nhiệt độ nhất định, nếu một đám hơi có khả năng phát ra hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng tương ứng λ1 và λ2 (với λ1 < λ2) thì nó cũng có khả năng hấp thụA. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng nhỏ hơn λ1 B. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng lớn hơn λ1

B. hai ánh sáng đơn sắc đó D. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ λ1 đến λ2

64. Trên đường đi của chùm sáng do bong đèn điện dây tóc chiếu tới máy quang phổ, người ta đặt một ống thủy tinh đựng hơi Natri thì thu được vạch tối mới trùng vạch vàng của quang phổ liên tục. Nếu tắt đèn điện và phóng tia lửa điện qua ống thủy tinh thì ta thu đượcA. quang phổ liên tục có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím B. vạch vàng nằm trên một nền tốiC. hệ thống những vạch màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím nhưng vạch vàng không chuyển thành vạch tối.D. không thu được vạch quang phổ nào

65. Nếu chùm tia sáng đưa vào ống chuẩn trực của máy quang phổ là do bong đèn dây tóc nóng sáng phát ra thì quang phổ thu được trong buồng ảnh thuộc loại.A. quang phổ vạch B. quang phổ liên tục C. quang phổ hấp thụ D. quang phổ vạch phát xạ

66. Điều nào sau đây là sai khi nói về ưu thế của phép phân tích quang phổA. Phép phân tích định tính đơn giản và cho kết quả nhanh hơn phân tích hóa họcB. Phân tích định lượng với độ chính xác caoC. Phát hiện được cả tạp chất có nồng độ rất nhỏD. Phát hiện tất cả các hợp chất

67. Vạch quang phổ về thực chất là:A. những vạch sáng, tối trên các quang phổ. B. bức xạ đơn sắc tách ra từ nhữn chùm sáng phức tạpC. ảnh thật của khe máy quang phổ tạo bởi những chùm sáng đơn sắc D. thành phần cấu tạo của mọi quang phổ

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 7

Page 8: Sóng ánh sáng

68. Quang phổ vạch phát xạ làA. quang phổ gồm một dải sáng có màu sắc biến đổi liên tục từ đỏ đến tímB. quang phổ do các vật có tỉ khối lớn phát ra khi bị nung nóngC. quang phổ không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng, chỉ phụ thuộc nhiệt độ của nguồn sángD. quang phổ do các chất khí hay hơi bị kích thích bằng cách nung nóng hay phóng tia lửa điện …phát ra

69. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau không có tính chất nào sau đâyA. Số lượng các vạch quang phổ khác nhau. B. Bề rộng các vạch quang phổ khác nhau.C. Màu sắc các vạch và vị trí các vạch màu khác nhau D. Độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ khác nhau

70. Quang phổ do các đèn huỳnh quang phát ra thuộc loại.A. quang phổ vạch phát xạ B. quang phổ hấp thụ C. quang phổ vạch hấp thụ trên nền quang phổ liên tục D. quang phổ liên tục

71. Phép phân tích quang phổ làA. việc khảo sát các phổ phát xạ B. việc khảo sát tất cả các loại phổ liên tục, vạch…C. phép đo nhiệt độ dựa vào nghiên cứu đặc điểm của quang phổD. phép phân tích thành phần cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứu quang phổ

72. Điều nào sau đây là sai khi nói về của phép phân tích bằng quang phổA. Phép phân tích quang phổ là phân tích đặc điểm của ánh sáng trắng.B. Phép phân tích quang phổ là phân tích thành phần cấu tạo (thành phần hóa học) của các chất dựa vào việc nghiên cứu quang phổ do chất ấy phát ra.C. Phép phân tích quang phổ là nguyên tắc dùng để xác định nhiệt độ của các chất.D. Phép phân tích quang phổ định tính thì đơn giản và cho kết quả nhanh hơn các phép phân tích hóa học

73. Phát biểu nào sau đây là sai về phép phân tích quang phổA. Nhờ phân tích quang phổ người ta biết được sự có mặt của các nguyên tố khác nhau trong mẫu vật nghiên cứu.B. Muốn vây người ta nghiên cứu và phân tích quang phổ liên tục vì trong đó có tất cả mọi vạch màu của tất cả các nguyên tố.C. Quang phổ vạch phát xạ có tính đặc trưng cho mỗi nguyên tố nên có thể dùng trong phép phân tích quang phổD. Quang phổ vạch hấp thụ cũng có tính đặc trưng cho mỗi nguyên tố nên có thể dùng trong phép phân tích quang phổ

74. Điều nào sau đây là sai khi nói về ưu thế của phép phân tích quang phổA. Nhờ phân tích quang phổ người ta biết được sự có mặt của các nguyên tố khác nhau trong mẫu vật nghiên cứu.B. Phép phân tích quang phổ định tính cho kết quả nhanh, có độ nhạy cao, cùng một lúc xác định được sự có mặt của nhiều nguyên tố.C. Phép phân tích quang phổ định lượng cho biết nồng độ các nguyên tố trong mẫu vật, kể cả các nồng độ rất nhỏD. Tuy nhiên phải cho mẫu vào máy quang phổ để có quang phổ nghiên cứu nên phép phân tích quang phổ chỉ phân tích được các mẫu vật có trên mặt Trái đất, trong tầm tay của chúng ta.

75. Trong nghiên cứu phổ vạch của vật chất bị kích thích phát quang, dựa vào vị trí các vạch, người ta có thể kết luậnA. Về cách hay phương pháp kích thích vật chất dẫn đến phát quang.B. về quãng đường đi qua của ánh sáng có phổ đang nghiên cứuC. về các hợp chất hóa học tồn tại trong vật chất.D. về các nguyên tố hóa học cấu thành vật chất

76. Cho: (1) Các đèn ống xanh, đỏ ở các biển quảng cáo; (2) Dòng nham thạch mới chảy ra khỏi miệng núi lửa(3) Quang phổ của các sao; (4) Lò luyện kim .Những nguồn ánh sáng nào sau đây phát ra quang phổ liên tục.A. (3) B. (2) và (4) C. (2) và (3) D. (1) và (2)

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 8

Page 9: Sóng ánh sáng

77. Xét quang phổ của các ánh sáng do các nguồn sau đây phát ra:(1) Bóng đèn nêon trong bút thử điện. (2) Dây tóc bóng đèn nung nóng (3) Ngọn lửa đèn cồn có rắc vài hạt muối vào bấc (4) Tia chớp. Trong các trường hợp kể trên, trường hợp nào thuộc loại quang phổ vạch phát xạA. (1) và (3) B. (2) và (4) C. (1) ; (2) và (3) D. (1) và (4)TIA HỒNG NGOẠI , TIA TỬ NGOẠI, TIA X VÀ THANG SÓNG ĐIỆN TỪ78. Tia hồng ngoại là;A. bức xạ có màu hồng nhạt B. bức xạ không nhìn thấy được C. bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.D. bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.

79. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại.A. i-ôn hóa không khí B. tác dụng nhiệt C. làm phát quang một số chất D. tất cả các tác dụng trên

80. Ứng dụng của tia hồng ngoạiA. Dùng để sấy, sưởi B. Dùng để diệt khuẩn C. Kiểm tra khuyết tật của sản phẩm D. Chữa bệnh còi xương

81. Phát biểu nào là sai về tia hồng ngoạiA. Tia hồng ngoại là một trong những bức xạ mà mắt thường không thể nhìn thấy.B. Tia hồng ngoại là bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.C. Tia hồng ngoại là một trong những bức xạ do các vật bị nung nóng phát raD. Tia hồng ngoại không tuân theo các định luật về ánh sáng

82. Phát biểu nào là sai về tia hồng ngoạiA. Khi khảo sát quang phổ liên tục của ánh sáng Mặt trời, người ta thấy ngoài miền ánh sáng nhìn thấy còn có nhũng bức xạ không nhìn thấy được, nhưng cũng có tác dụng nhiệt như các bức xạ nhìn thấy.B.Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng dài hơn 0,75µm cho đến vài milimet (nhỏ hơn bước sóng sóng vô tuyến)C. Các vật phát ra tia hồng ngoại phải có nhiệt độ trên 00C . Ở các nhiệt độ cao các vật co thể phát cả tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy.D. Tia hồng ngoại cũng giống như sóng vô tuyến điện và ánh sáng nhìn thấy đều có cùng bản chất là các sóng điện từ ở các dải tần số khác nhau

83. Tính chất nào sau đây là của tia hồng ngoại.A. Có khả năng ion hóa mạnh B. Có khả năng đâm xuyên mạnhC. Bị lệch hướng trong điện trường D. Có tác dụng nhiệt

84. Thân thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sauA. Tia Rơn-ghen B. Bức xạ nhìn thấy C. Tia hồng ngoại D. Tia tử ngoại

85. Nhận định nào dưới đây về tia hồng ngoại là không chính xácA. Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.B. Chỉ có các vật ở nhiệt độ thấp mới phát ra tia hồng ngoại.C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.D. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

86. Tia tử ngoại là:A. bức xạ có màu tím B. bức xạ không nhìn thấy đượcC. bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.D. bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 9

Page 10: Sóng ánh sáng

87. Nguồn phát ra tia tử ngoại.A. Các vật có nhiệt độ cao trên 20000C B. Các vật có nhiệt độ rất caoC.Hầu như tất cả các vật, kể cả các vật có nhiệt độ thấp D. Một số chất đặc biệt

88. Chọn phát biểu sai.A. Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím ,được phát ra từ nguồn có nhiệt độ rất caoB. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từC. Tia tử ngoại phát hiện các vết nứt trong kỹ thuật chế tạo máy.D. Tia tử ngoại dùng để diệt vi khuẩn , chữa bệnh còi xương

89. Điều nào là sai khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoạiA. Cùng bản chất là sóng điện từ B. Đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thườngC. Đều có tác dụng lên kính ảnh D. Tia hồng ngoại co bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại

90. Tác dụng của tia tử ngoại.A. Làm đen kính ảnh, ion hóa không khí, gây ra hiện tượng quang điện ở một số chất.B. Làm phát quang một số chất, gây ra một số phản ứng quang hóa…C. Có một số tác dụng sinh học.D. Tất cả các tác dụng trên.

91. Ứng dụng của tia tử ngoại.A. Kiểm tra khuyết tật của sản phẩm B. Sử dụng trong bộ điều khiển từ xa của tiviC. Làm đèn chiếu sáng của ô tô D. Dùng để sấy , sưởi

92. Phát biểu nào sau đây là không đúngA. Tia Rơn-ghen có khả năng đâm xuyên qua một tấm nhôm dày cỡ vài cmB. Tia Rơn-ghen có cùng bản chất với tia hồng ngoại.C. Tia Rơn-ghen có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng.D. Tia Rơn-ghen có năng lượng photon lớn hơn năng lượng của tia tử ngoại

93. Chọn phát biểu sai về ống Rơn-ghenA. Là một bình cầu thủy tinh (hay thạch anh) bên trong chứa khí áp suất rất kém (10-3 mmHg)B. Catot hình chỏm cầuC. Đối Catot bằng một kim loại khó nóng chảy để hứng chùm tia Catot và được nối với anôt bằng một dây dẫn.D. Catot làm bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn

94. Tính chất nào sau đây không phải của tia Rơn-ghenA. Có khả năng ion hóa không khí rất cao B. Có khả năng đâm xuyên mạnhC. Bị lệch hướng trong điện trường D. Có tác dụng phát quang một số chất

95. Ở lĩnh vực y học, tia X được ứng dụng trong máy chiếu chụp “X quang” dựa vào tính chất nào sau đây.A. Có khả năng đâm xuyên mạnh và tác dụng mạnh lên phim ảnhB. Có khả năng ion hóa nhiều chất khíC. Tác dụng mạnh trong các hiện tượng quang điện trong và quang điện ngoài.D. Hủy hoại tế bào nên dùng trong chữa bệnh ung thư

96. Phát biểu nào là sai khi nói về tác dụng và tính chất của tia Rơn-ghenA. Tia Rơn-ghen có khả năng đâm xuyên B. Tia Rơn-ghen tác dụng mạnh lên phim ảnh, làm phát quang một số chấtC. Tia Rơn-ghen có tác dụng sinh lí D. Tia Rơn-ghen không có khả năng ion hóa không khí

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 10

Page 11: Sóng ánh sáng

97. Tìm phát biểu sai về tia XA. Tia X là các bức xạ điện từ có bước sóng từ 10-11m đến 10-8mB. Tia X không có trong ánh sáng của Mặt trời khi truyền đến Trái đấtC. Ta có thể tạo ra tia X nhờ ống tia X: chùm electron có vận tốc lớn đập vào đối Catot làm bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn như Platin(Pt), làm bật ra chùm tia XD. Ta thường phân biệt tia X cứng và tia X mềm khác nhau về khả năng đâm xuyên mạnh hay yếu

98. Tìm phát biểu sai về tính chất của tia XA. Tia X có khả năng đâm xuyên lớn qua giấy, vải , gỗ và cả kim loạiB. Tia X dễ dàng đi qua tấm nhôm dày vài xentimet ,nhưng lại bị lớp chì dày vài milimet chặn lạiC. Ta thường dùng chì làm các màn chắn tia XD. Các nhân viên làm việc với tia X phải mặc các áo khoác bằng chì dày để tránh cho tia X đâm xuyên vào cơ thể

99. Tìm các tính chất và tác dụng mà tia X không có.A. Mắt ta nhìn thấy tia X cứng màu tím và tia X mềm màu đỏ.B. Tia X có tác dụng mạnh lên phim ảnh, làm ion hóa không khíC. Tia X làm phát quang nhiều chất, gây ra hiện tượng quang điện ở hầu hết các kim loạiD. Tia X có tác dụng sinh lí mạnh: hủy diệt tế bào, diệt khuẩn…

100. Tìm các ứng dụng mà tia X không cóA. Trong chụp X quang ở bệnh viện, tia X dùng để chiếu, chụp tìm chỗ xương gãy, viên đạn hoặc mảnh bom trong người, chỗ viêm nhiễm ,ung thư, có ung bướu…B. Ở các cửa khẩu, tia X dùng để chiêu , chụp kiểm tra hành lí, hàng hóa, tìm vũ khí, chất nổ…C. Trong nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, tia X dùng để sấy khô, sưởi ấm nhờ vào tác dụng nhiệt nổi bật của nó.D.Trong công nghiệp đúc kim loại, tia X dùng để phát hiện các bọt khí…

101. Tia X có bước sóngA. lớn hơn tia hồng ngoại B. nhỏ hơn tia tử ngoại C. lớn hơn tia tử ngoại D. không thể đo được

102. Ống Rơn-ghen làA. Những ống tia Catot có mắc thêm đối âm cực bằng kim loại có nguyên tử lượng lớnB. Những ống tia Catot nói chung.C. Những ống tia Catot hoạt động ở hiệu điện thế nhỏ.D. Những ống tia Catot hoạt động ở hiệu điện thế tương đối lớn

103. Tính chất nổi bật của tia Ron-ghenA. tác dụng lên kính ảnh B. làm phát quang một số chất C. làm ion hóa không khí D. có khả năng đâm xuyên mạnh

104. Nhận định nào dưới đây về tia Rơn-ghen là đúng:A. Tia Rơn-ghen có tính đâm xuyên, ion hóa, và tác dụng nhiệt được dùng trong sấy, sưởi.B. Tia Rơn-ghen có tính đâm xuyên, bị đổi hướng lan truyền trong từ trường và có tác dụng hủy diệt tế bào sống.C. Tia Rơn-ghen có khả năng ion hóa, làm phát quang các màn hình quang, có tính đâm xuyên và được sử dụng trong thăm dò khuyết tật của các vật liệuD. Tia Rơn-ghen mang điện tích âm tác dụng lên kính ảnh và được sử dụng trong phân tích quang phổ.

105. Trong các sóng điện từ sau đây sóng nào có bước sóng ngắn nhất.A. tia tử ngoại B. ánh sáng nhìn thấy C. sóng vô tuyến D. tia hồng ngoại

106. Trong các loại tia sau, tia nào có tần số nhỏ nhấtA. tia hồng ngoại B. tia đơn sắc lục C. tia tử ngoại D. tia Ron-ghen

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 11

Page 12: Sóng ánh sáng

107. Một bức xạ truyền trong không khí với chu kì 8,25.10-16s. Bức xạ này thuộc vùng nào cảu thang sóng điện từA. Vùng tử ngoại B. Vùng hồng ngoại C. Vùng ánh sáng nhìn thấy D. Tia Rơn-ghen

108. Bức xạ có bước sóng 0,3µm.A. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy B. là tia hồng ngoại C. là tia tử ngoại D. là tia Rơn-ghen

109. Trong bức xạ có bước sóng λ sau đây, tia nào có tinh đâm xuyên mạnh nhất.A. Bức xạ có λ = 2.10-7 µm B. Bức xạ có λ = 3.10-3 mm C. Bức xạ có λ = 1,2 µm D. Bức xạ có λ = 1,5 nm

110. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tinh chất của tia hồng ngoại và tia tử ngoại.A. Đều là sóng điện từ nhưng tần số khác nhau B. Không có các hiện tượng, phản xạ, khúc xạ, giao thoaC. Chỉ có tia hồng ngoại làm đen kính ảnh D. Chỉ có tia tử ngoại mới có tác dụng nhiệt

111. Tia nào sau đây không do các vật nung nóng phát ra.A. Ánh sáng nhìn thấy B. Tia hồng ngoại C. Tia tử ngoại D. Tia Rơn-ghen

112. Một đèn phát ra bức xạ có tần số f = 1014Hz. Bức xạ này thuộc vùng nào cảu thang sóng điện từ.A. Vùng hồng ngoại B. Vùng ánh sáng nhìn thấy C. Tia Rơn-ghen D. Vùng tử ngoại 113. Câu nào là sai khi nói về thang sóng điện từ.A. Giữa các vùng sóng theo sự phân chia như thang sóng điện từ không có ranh giới rõ rệt.B. Các tia có bước sóng càng ngắn, có tính đâm xuyên càng mạnh, dễ tác dụng lên kính ảnh, dễ làm phát quang các chất và dễ ion hóa không khí.C. Các tia có bước sóng càng dài thì càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của chúng.D. Các tia có bước sóng càng ngắn thì tần số càng nhỏ

114. Tia X được ứng dụng nhiều nhất là nhờ có:A. khả năng đâm xuyên qua, vải , gỗ và các mô mềm. B. tác dụng làm đen phim ảnhC. tác dụng làm phát quang nhiều chất D. tác dụng hủy diệt tế bào

115. Tia X xuyên qua các lá kim loại.A. một cách dễ dàng như nhau, với mọi kim loại, và mọi tia B. càng dễ, nếu bước sóng càng nhỏC. càng dễ, nếu kim loại có nguyên tử lượng lớn D. khó nếu bước sóng càng nhỏ

116. Cho : (1) Chiếc bàn là nung nóng (2) Ngọn nến (3) Con đom đóm (4) Màn ảnh của máy thu hìnhNhững nguồn nào phát ra tia Rơn-ghen:A. (1) B. (4) C. (1) và (2) D. (2) và (3)

117. Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào là saiA. Hồ quang điện và các vật có nhiệt độ trên 30000C là các vật phát ra tia tử ngoại rất mạnh.B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ tia tím đến tia X.C. Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng nhỏ hơn tia tím (< 0,38 µm)D. Không bị thủy tinh và nước trong suốt hấp thụBonus118. Khi một tia sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác, đại lượng nào không đổi.A. phương truyền của tia sáng B. tốc độ ánh sáng C. bước sóng ánh sáng D. tần số ánh sáng

119. Khi một tia sáng đơn sắc truyền từ nước ra ngoài không khí thì chùm sáng này cóA. tần số tăng, bước sóng giảm B. tần số giảm, bước sóng tăng C. tần số và bước sóng không đổi D. tần số không đổi còn bước sóng tăng

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 12

Page 13: Sóng ánh sáng

120. Chọn phát biểu saiA. Hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau luôn là ánh sáng trắng.B. Tập hợp hai loại ánh sáng đơn sắc khác nhau không cho ta ánh sáng trắngC. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có bước sóng khác nhau.D. Ánh sáng màu xah có thể là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng khác nhau.

121. Cho tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Ánh sáng có tần số f = 6.1014Hz.A. ánh sáng đơn sắc màu xanh, bước sóng λ = 0,6 µm B. ánh sáng đơn sắc màu xanh, bước sóng λ = 0,5 µmC. ánh sáng đơn sắc màu vàng, bước sóng λ = 0,6 µm D. ánh sáng đơn sắc màu tím, bước sóng λ = 0,5 µm

122. Một chùm sáng đơn sắc khi truyền trong thủy tinh có bước sóng 0,4 µm. Biết chiết suất của thủy tinh là n = 1,5. Cho tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Phát biểu nào sau đây về chùm sáng này là không đúng.A. Chùm sáng này có màu tím B. Chùm sáng này có màu vàng C. Tần số của chùm sáng này là 5.1014Hz D. Tốc độ của ánh sáng này trong thủy tinh là 2.108 m/s

123. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đơn sắc.A. giảm khi tần số ánh sáng tăng. B. tăng khi tần số ánh sáng tăngC. giảm khi tốc độ ánh sáng trong môi trường giảm D. không thay đổi theo tần số ánh sáng

124. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là đại lượng có giá trị.A. bằng nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc từ đỏ đến tímB. khác nhau, lớn nhất đối với ánh sáng đỏ và nhỏ nhất đối với ánh sáng tímC. khác nhau, đối với ánh sáng có bước sóng càng lớn thì chiết suất càng lớnD. khác nhau, đối với ánh sáng có tần số càng lớn thì chiết suất càng lớn

125. Cho: (1) chu kì (2) bước sóng (3) tần số (4) tốc độ lan truyền . Một tia sáng đi từ không khí vào nước thì đại lượng nào kể trên của ánh sáng sẽ thay đổiA. (1) và (2) B. (2) và (4) C. (2) và (3) D. (1) , (2) và (4)

126. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc.A. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.B. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu từ đỏ đến tím.C. Khi một ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đỏ là lớn nhất và đối với ánh sáng tím là nhỏ nhấtD. Ánh sáng đơn sắc chỉ bị lệch nhưng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

127*. Gọi Dđ , fđ , Dt , ft lần lượt là độ tụ và tiêu cự của cùng một thấu kính thủy tinh, thì do nđ < nt nênA. Dđ < Dt , fđ < ft B. Dt < Dđ, fđ < ft C. Dđ < Dt , fđ > ft D. Dđ > Dt , fđ > ft

128. Sự phụ thuộc của chiết suất vào màu sắc của ánh sáng.A. xảy ra đối với mọi chất rắn, lỏng và khí. B. chỉ xảy ra đối với chất rắn và lỏngC. chỉ xảy ra đối với chất rắn D. là hiện tượng đặc trưng của lăng kính

129*. Theo công thức về độ tụ của thấu kính: thì đối với một thấu kíh hội tụ, độ tụ đối với

ánh sángA. đỏ lớn hơn so với ánh sáng lục B. lục lớn hơn so với ánh sáng chàmC. đỏ lớn hơn so với ánh sáng tím B. vàng nhỏ hơn so với ánh sáng lam

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 13

Page 14: Sóng ánh sáng

130. Tán sắc ánh sáng là hiện tượng.A. chùm sáng phức tạp bị phân tách thành nhiều màu đơn sắc khi đi qua lăng kính.B. chùm tia sáng trắng bị lệch về phía đáy lăng kính khi truyền qua lăng kínhC. tia sáng đơn sắc bị đổi màu khi đi qua lăng kính.D. chùm sáng trắng bị phân tích thành bảy màu khi đi qua lăng kính

131.Chọn câu sai .Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có:A. bước sóng xác định trong một môi trường nhất định B. qua lăng kính không bị tán sắcC. tần số thay đổi theo môi trường D. màu sắc xác định.

132. Một chùm ánh sáng Mặt trời hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước và tạo ở đáy bể một vệt sáng.A. có màu trắng, dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.B. có nhiều màu, khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc.C. không có màu, dù chiếu thế nàoD. có nhiều màu, dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc

133. Để tạo một chùm sáng trắngA. chỉ cần tổng hợp ba chùm sáng đơn sắc có màu thích hợpB. phải tổng hợp rất nhiều chùm sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tímC. phải tổng hợp bảy chùm sáng có đủ bảy màu của cầu vồng.D. chỉ cần tổng hợp hai chùm sáng đơn sắc có màu phụ nhau

134. Một tia sáng trắng chiếu từ không khí tới mặt phân cách không khí vào nước bị khúc xạ thì.A. tia khúc xạ là tia sáng trắng. B. chùm khúc xạ là chùm song song có màu cầu vồngC. chùm khúc xạ là chùm phân kì có màu cầu vồngD. chùm khúc xạ là chùm hội tụ có màu cầu vồng, còn điểm hội tụ thì màu trắng

135. Ánh sáng đỏ, tím, lục và cam sắp xếp theo thứ tự tần số tăng làA. Đỏ cam lục tím B. Tím lục cam đỏ C. Lục tím cam đỏ D. Cam đỏ tím lục

136. Hiện tượng nào sau đây không thể giải thích được nếu không coi ánh sáng là sóngA. Hiện tượng tán sắc B. Hiện tượng khúc xạ C. Hiện tượng nhiễu xạ D. Hiện tượng phản xạ

137. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng nhiễu xạ A. Hiện tượng ánh sáng bị lệch phương truyền khi đi qua lăng kínhB. Hiện tượng ánh sáng bị lệch phương truyền khi đi qua một lỗ nhỏ.C. Hiện tượng ánh sáng bị yếu đi khi truyền qua các vậtD. Hiện tượng xảy ra khi hai chùm sáng giao nhau

138. Trong thí nghiệm I-âng với nguồn phát ánh sáng đơn sắc, trên màn quan sát ta thấy.A. khoảng cách giữa các vân tối nhỏ hơn khoảng cách giữa các vân sáng. B. vân sáng có bề rộng lớn hơn vân tốiC. độ sáng giảm dần từ vân sáng đến vân tối. D. vân trung tâm sáng hơn và có kích thước lớn hơn các vân khác

139. Công thức nào sau đây không đúng đối với thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng

A. Khoảng vân B. Khoảng cách từ vân tối thứ 3 đến vân trung tâm

C. Hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1 và S2 tới điểm có tọa độ x trên màn

D. Khoảng cách từ vân sáng bậc k đến vân trung tâm (k = 1, 2…)

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 14

Page 15: Sóng ánh sáng

140. Trong thí nghiệm I-âng , hiệu đường đi của các sóng từ hai khe S1 và S2 đến vân tối thứ 5 (tính từ vân trung tâm) có giá trị bằng:A. 5λ B. 4λ C. 4,5λ D. 5,5λ

141. Trong thí nghiệm I-âng nếu ta đặt một bản hai mặt song song phía sau một trong hai khe, trong khoảng giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn, thì đối với hệ vân trên màn.A. khoảng vân tăng B. khoảng vân giảm C. khoảng vân không đổi, nhưng vân trung tâm dịch chuyển về phía khe đặt bản.D. khoảng vân không đổi, nhưng vân trung tâm dịch chuyển ngược với phía khe đặt bản.

142*. Trong thí nghiệm I-âng có hai khe S1 và S2 đặt cách nhau một khoảng a trong mặt phẳng thẳng đứng, khe S1 ở phía trên. Khoảng cách từ hai khe đến màn là D. Nếu đặt sau khe S1 một bản hai mặt song song bề dày e, chiết suất n theo phương song song với màn thì hệ vân trên dịch chuyển một khoảng bằng:

A. , lên phía trên B. , xuống phía dưới

C. , lên phía trên D. , xuống phía dưới

143. Dùng hai ngọn đèn giống hệt nhau làm hai nguồn sáng chiếu lên một màn trên tường thìA. trên màn có thể có hệ vân giao thoa hay không tùy thuộc vào vị trí của mànB. không có hệ vân giao thoa vì hai sóng ánh sáng phát ra từ hai nguồn này không phải là hai sóng kết hợp.C. trên màn không có giao thoa ánh sáng vì hai ngọn đèn không phải là hai nguồn sáng điểmD. trên màn chắc chắn có hệ vân giao thoa vì hiệu đường đi của hai sóng tới màn không đổi

144. Trong thí nghiệm ánh sáng với hai khe I-âng, nếu ta che bớt một trong hai khe thìA. độ sáng tại vân trung tâm giảm một nửa, tại vân tối vẫn bằng khôngB. độ sáng tại vân sáng giảm một nửa, tại vân tối bằng vân sáng.C. mọi điểm trên màn hầu như sáng đều với độ sáng giảm đi so với trước.D. tại các vân sáng vẫn như trước.

145. Để hai sóng cùng tần số truyền theo cùng một chiều giao thoa được với nhau, thì cúng phải cóA. cùng biên độ và cùng pha B. cùng biên độ và ngược pha C. cùng biên độ và hiệu số pha không đổi theo thời gian D. hiệu số pha không đổi theo thời gian

146. Để hai sóng kết hợp có bước sóng λ tăng cường lẫn nhau khi giao thoa với nhau, thì hiệu quang trình

của chúng phải thỏa điều kiện :

A. Δ = 0 B. Δ = kλ (với k = 0, 1, 2,….)

C. (với k = 0, 1, 2,….) D. (với k = 0, 1, 2,….)

147*. Trong thí nghiệm hai khe I-âng, nếu đặt một bản mặt song song trong suốt, độ dày e, chiết suất n, trước một trong hai khe thì hiệu đường đi của các tia sáng từ khe đó tới màn:A. tăng thêm e(n-1) B. tăng thêm ne C. giảm bớt e(n-1) D. giảm bớt ne

148. Khoảng cách i giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liên tiếp trong hệ vân giao thoa , ở thí nghiệm hai khe I-âng được tính theo công thức.

A. B. C. D.

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 15

Page 16: Sóng ánh sáng

149. Khoảng cách từ tâm của vân chính giữa đến vân tối thứ k, trong hệ vân giao thoa cho bởi hai khe I-âng

A. với (k = 0, 1, 2,…) B. với (k = 0, 1, 2,…)

C. với (k = 0, 1, 2,…) D. với (k = 0, 1, 2,…)

150. Trong thí nghiệm I-âng, nếu hai khe nguồn phát ra ánh sáng trắng thì:A. hoàn toàn không thấy vân trung tâm B. thấy toàn là vân màuC. thấy một vân màu trắng và một số vân có màu sắc, nhưng không thấy vân đen.D. thấy vân sáng chính giữa là vân sáng có màu trắng

151. Người ta thường ứng dụng hiện tượng giao thoa để:A. đo bước sóng ánh sáng đơn sắc B. đo khoảng cách giữa hai khe hẹpC. đo vận tốc ánh sáng D. chứng minh rằng ánh sáng là sóng điện từ

152. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I-âng , khoảng vân là i. nếu đặt toàn bộ thiết bị trong chất lỏng có chiết suất là n thì khoảng vân giao thoa là

A. B. C. ni D.

153.Chọn câu đúng. Trong phòng chỉ có hai bóng đèn cùng loại ghép nối tiếp coi như hai nguồn sáng điểm.A. Trên tường không có giao thoa vì hai nguồn phát ra quang phổ liên tục, ta không thấy các cực đai cực tiểu.B. Nếu ta chắn hai bóng đèn bởi cùng một kính lọc để chỉ lọt qua ánh sáng đơn sắc thì trên tường sẽ có giao thoa nhưng do khoảng vân quá bé nên mắt không phân biệt được cực đại cực tiểuC. A đúng , B saiD. A, B đều sai

154. Trong thí nghiệm giao thoa của I-âng, với ánh sáng đơn sắc có màu vàng. Chọn đáp án saiA. Cực đại là vệt sáng vàng. B. Cực tiểu là vệt đen C. Khoảng giữa cực đại và cực tiểu không có màu gì cả. D. Khoảng giữa cực đại và cực tiểu có màu vàng nhạt.

155. Chọn đáp án sai A. Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc là do ánh sáng đơn sắc vốn đã có trong ánh sáng trắng.B. Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc là do chiết suất của môi trường phụ thuộc vào tần số ánh sáng.C. Chỉ có lăng kính mới cho thấy hiện tượng tán sắc.D. Hiện tượng tán sắc cũng chứng tỏ ánh sáng có bản chất sóng

156. Chọn phát biểu đúngA. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu xác định trong 7 màu cầu vồng.B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị phân tách bởi lăng kính, màu chùm khúc xạ không khác màu chùm tớiC. Chiếu một chùm song song đơn sắc vào lăng kính, cho ta chùm ló là chùm song song.D. Cả B và C mới đúng là ánh sáng đơn sắc

157. Màu sắc của ánh sáng quyết định bởiA. tần số ánh sáng B. bước sóng ánh sáng C. cảm giác của mắt D. Cả A,B,C đều đúng

158. Máy quang phổ là dụng cụ quang dùng để:A. tạo quang phổ của một nguồn sáng B. đo bước sóng của các bức xạ phát ra từ một nguồnC. phân tích một chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắcD. quan sát và chụp ảnh quang phổ của các vật

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 16

Page 17: Sóng ánh sáng

159. Trong máy quang phổ, chùm tia ló ra khỏi lăng kính trong hệ tán sắc trước khi qua thấu kính của buồng tối làA. một chùm sáng song song. B. một chùm tia phân kì có nhiều màuC. một tập hợp nhiều chùm tia song song, mỗi chùm có một màu. D. một chùm tia phân kì màu trắng

160. Ống chuẩn trực của máy quang phổ có nhiệm vụA. tạo một chùm sáng chuẩn B. tạo một số bước sóng ánh sáng chuẩnC. hướng ánh sáng từ nguồn phải khảo sát vào lăng kính D. tạo một chùm tia sáng song song

161. Thấu kính buồng ảnh (hay buồng tối) của máy quang phổ có nhiệm vụA. tạo một ảnh của nguồn sáng B. tạo một ảnh thật của khe sáng ở ống chuẩn trực lên kính ảnhC. tạo các vạch quang phổ D. hội tụ các chùm sáng đơn sắc ra khỏi lăng kính vào mặt phẳng tiêu diện

162. Nếu chùm tia sáng đưa vào ống chuẩn trực của máy quang phổ là do bong đèn dây tóc nóng sáng phát ra thì quang phổ thu được trong buồng ảnh thuộc loại.A. quang phổ vạch B. quang phổ hấp thụ C. quang phổ liên tục D. Một loại quang phổ khác

163. Tính chất nào của tia Rơn-ghen được ứng dụng trong việc chụp điện và chiếu điệnA. làm phát quang một số chất B. tác dụng mạnh lên kính ảnh C. đâm xuyên mạnh D. cả ba tính chất trên

164. Chọn câu phát biểu đúng:A. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt, tia tử ngoại còn gọi là tia lạnh nên không có tác dụng nhiệt.B. Các bức xạ điện từ có tính chất khác nhau là do chúng có bước sóng khác nhau.C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có khả năng đâm xuyên mạnh nên chúng có khả năng ion hóa không khí.D. Tia gamma, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen đều là các sóng điện từ có bước sóng ngắn từ 10-10 m đến 10-12 m

165. Vạch quang phổ thực chất là:A. các phần tử chia nhỏ của quang phổ. B. ảnh thật của khe sáng của ống chuẩn trực, cho bởi một bức xạ đơn sắcC. vân sáng giao thoa cho bởi hai khe của ống chuẩn trực. D. ảnh tạo bởi các tia sáng qua lăng kính

166. Ưu điểm nổi bật của phép phân tích quang phổ làA. Phân tích được thành phần cấu tạo của các vật rắn, lỏng được nung nóng sáng.B. Xác định được tuổi của các cổ vật, ứng dụng trong ngành khảo cổ học.C. Xác định được sự có mặt của các nguyên tốc trong một hợp chấtD. Xác định được nhiệt độ cũng như thành phần cấu tạo bề mặt của các ngôi sao trên bầu trời.

167. Kí hiệu: (1) đơn giản (2) rất hay (3) có thể phân tích được các vật phát sáng ở xa (4) chỉ cần một mẩu nhỏ. Phép phân tích quang phổ có tiện lợi như thế nàoA. (1) và (3) B. (2) và (4) C. (1) ,(2) và (3) D. (1) ,(2), (3) và (4)

168. Khi nói về quang phổ, để hấp thụ được ánh sáng, vật hấp thụ phải có:A. diện tích bề mặt nhỏ hơn so với vật phát sáng B. khối lượng riêng nhỏ hơn so với vật phát sángC. nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của vật phát sáng D. chiết suất lớn hơn chiết suất của vật phát sáng

169. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổA. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy.B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.C. Để thu được quang phổ hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.D. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung nóng.

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 17

Page 18: Sóng ánh sáng

170. Chọn phát biểu đúng.A. Ánh sáng Mặt trời quan sát được ở dưới mặt đất là ánh sáng trắng với đủ các thành phần đơn sắc.B. Ánh sáng do đèn ống màu trắng ở lớp học phát ra là ánh sáng trắng.C. Ánh sáng trắng là tập hợp đủ các ánh sáng đơn sắc trong vùng nhìn thấy.D. Quang phổ vạch của hydro gồm 4 vạch : đỏ lam chàm tím

171. Chọn phát biểu đúng.A. Nguồn sáng là đơn chất thì phát ra quang phổ vạch đặc trưng cho đơn chất.B. Một đơn chất có thể phát ra cả quang phổ vạch và quang phổ liên tục.C. Khí quyển Trái đất không hấp thụ một vạch quang phổ nào của ánh sáng Mặt trời.D. Cả A, B, C đều đúng

172. Quang phổ vạch phát xạ của một chất thì đặc trưng cho A. chính chất ấy B. thành phần hóa học của chất ấy C. thành phần nguyên tố của chất ấy D. cấu tạo phân tử của chất ấy

173. Quang phổ vạch là quang phổA. chứa các vạch cùng độ sáng , màu sắc khác nhau, đặt cách đều nhau trên quang phổ.B. gồm toàn bộ vạch sáng, đặt nối tiếp nhau trên quang phổ.C. chứa một số ít hoặc nhiều vạch sáng màu sắc khác nhau xen kẽ với những khoảng tối.D. chỉ chứa một số rất ít vạch rất sáng

174. Quang phổ vạch được phát ra trong trường hợp nào sau đây.A. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thíchB. Có dòng điện phóng qua một chất lỏng, hoặc chất khí ở áp suất thấp.C. Nung nóng môt chất khí ở điều kiện tiêu chuẩnD. Có dòng điện phóng qua một chất lỏng ở áp suất rất thấp.

175. Qung phổ của Mặt trời mà ta thu được trên Trái đất là quang phổ :A. liên tục B. vạch phát xạ C. vạch hấp thụ của lớp khí quyển của Mặt trời D. vạch hấp thụ của lớp khí quyển của trái đất

176. Bức xạ hồng ngoại và bức xạ tử ngoại là những bức xạ điện từ:A. không có tác dụng kích thích thần kinh thị giác B. có bước sóng nhỏ hơn 400nmC. có tần số nhỏ hơn 4.1014 Hz D. có tác dụng quang điện mạnh

177. Để tạo một chùm tia X, chỉ cần phóng một chùm electron có vận tốc lớn,cho đập vàoA. một vật rắn bất kì B. một vật rắn có nguyên tử lượng lớnC. một vật rắn, lỏng ,khí bất kì D. một vật rắn hoặc lỏng bất kì

178. Tia Rơn-ghen hay tia X là sóng điện từ có bước sóng:A. lớn hơn tia hồng ngoại. B. nhỏ hơn tia tử ngoại C. quá nhỏ không đo được D. không đo được vì không tạo được hiện tượng giao thoa

179. Tia Rơn-ghen cóA. cùng bản chất vơi siêu âm B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại. C. cùng bản chất với sóng vô tuyến điện D. điện tích âm

180. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen, tia gamma đều làA. sóng cơ học, có bước sóng khác nhau B. sóng vô tuyên điện , có bước sóng khác nhauC. sóng điện từ, có bước sóng khác nhau D. sóng ánh sáng có bước sóng giống nhau

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 18

Page 19: Sóng ánh sáng

181. Tia hồng ngoại có bước sóng:A. nhỏ hơn so với ánh sáng vàng B. lớn hơn so với tia sáng đỏC . nhỏ hơn so với ánh sáng tím D. có thể lớn hơn, hoặc nhỏ hơn tia sáng vàng của natri

182. Tác dụng nổi bật hất của tia hồng ngoại làA. tác dụng quang học B. tác dụng quang học C. tác dụng nhiệt D. tác dụng hóa học (làm đen phim ảnh)

183. Bức xạ tử ngoại là bức xạ điện từA. mắt không nhìn thấy ,ở ngoài miền tím của quang phổ. B. có bước sóng lớn hơn bức xạ màu tímC. không làm đen phim ảnh D. có tần số thấp hơn, so với bức xạ hồng ngoại

184. Tia tử ngoại được phát ra rất mạnh từA. lò sưởi điện B. lò vi sóng C. hồ quang điện D. màn hình vô tuyến

185. Cho kí hiệu sau: (1) ánh sáng nhìn thấy (2) tia tử ngoại (3) tia hồng ngoại. Một bong đèn thủy ngân ở các cột chiếu sáng đường phố sẽ phát ra những bức xạ nàoA. (1) B. (2) và (3) C. (1) và (2) D. (1) ,(2) và (3)

186. Tia hồng ngoại không có tính chất hoặc tác dụng nào sau đâyA. gây ra hiệu ứng quang điện ở một số chất bán dẫnB. tác dụng lên một kim loại kính ảnh đặc biệt gọi là kính ảnh hồng ngoại.C. tác dụng nổi bật là tác dụng nhiệt.D. làm một số chất phát quang

187. Tia tử ngoại không có tính chất hoặc tác dụng nào sau đâyA. tác dụng mạnh lên kính ảnh B. gây ra hiệu ứng quang hóa, quang hợpC. tác dụng sinh lí, hủy diệt tế bào, khử trùng D. dùng để sấy khô cac sản phẩm nông, công nghiệp

188. Tia Rơn-ghenA. có tác dụng nhiệt mạnh, có thể dùng để sấy khô hoặc sưởi ấmB. chỉ gây ra hiện tượng quang điện cho các tế bào quang điện có catot làm bằng kim loại kiềmC. không đi qua được lớp chì dày vài milimet, nên người ta dùng chì làm màn chắn bảo vệ trong kĩ thuật dùng tia Rơn-ghenD. không có tác dụng lên kính ảnh

189. CHọn phát biểu sai về tia hồng ngoại.A. có tác dụng ion hóa không khí B. tác dụng nổi bật là tác dụng nhiệtC. tác dụng lên một số loại kính ảnh D. bản chất là sóng điện từ

190. Nguồn không phát ra tia tử ngoại hoặc ánh sáng nhìn thấy là các vâtA. có nhiệt độ lớn hơn 5000C và nhỏ hơn 25000C B. có nhiệt độ nhỏ hơn 5000CC. có nhiệt độ lớn hơn 25000C D. có dòng điện cường độ lớn chạy qua

191. Trong các bức xạ điện từ có tần số lớn dưới đây, bức xạ nào thuộc tia tử ngoại.A. f = 2.1013 Hz B. f = 6.1012 Hz C. f = 3.1016 Hz D. f = 3.1019 Hz

192. Tia tử ngoại có:A. tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng trông thấy B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoạiC. tác dụng quang điện D. tốc độ nhỏ hơn tốc độ của ánh sáng trông thấy

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 19

Page 20: Sóng ánh sáng

193. Tính chất nào sau đây không thuộc tia Rơn-ghenA. làm phát quang nhiều chất B. có tác dụng sinh lí mạnh C. làm ion hóa không khí D. xuyên qua tấm chì dày cỡ vài cm

194. Người ta không dùng tia Rơn-ghen trong công việc nào sau đâyA. Chụp ảnh trong đêm B. Kiểm tra chất lượng các sản phẩm đúc C. Chữa bệnh ung thư D. Chụp, chiếu điện

195. Phát biểu nào sau đây là không đúng.Một trong các điểm chung của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen làA. đều có bản chất là sóng điện từ B. đều có tác dụng ion hóa không khíC. đều có tốc độ bằng nhau trong chân không D. đều có thể gây ra hiện tượng nhiễu xạ ,giao thoa

196. Chọn cách sắp xếp đúng các tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại theo chiều giảm của tần sốA. tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoạiB. tia tử ngoại ,tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, C. tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại ,tia Rơn-ghen,D. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy , tia hồng ngoại

197. Các bức xạ có tần số 1014 Hz đến 1017 Hz đều có tính chất chung làA. có khả năng tác dụng lên một số loại phim ảnh B. không nhìn thấyC. có tác dụng sinh học rõ rệt D. có khả năng gây hiệu ứng quang điện đối với các kim loại

198. Chọn phát biểu đúngA. Tia hồng ngoại không có tác dụng nhiệt B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại không có tác dụng hóa học C. Tia hồng ngoại không có tác dụng quang điện D. Cả A,B,C đều sai

199. CHọn phát biểu sai. Người ta ứng dụng tia X để khám bệnh nhờ tính chất nào của tia XA. Đâm xuyên B. Tác dụng hóa học C. Tác dụng phát quang D. Tác dụng sinh lí

200. Chọn phát biểu đúngA. Ánh sáng của đèn ống (màu trắng) phát ra từ cột sáng dương cực B. Đèn ống phát ra quang phổ vạchC. Đèn ống màu trắng phát ra ánh sáng trắng đầy đủ D. Cả A, B, C đều đúng

201. Chọn phát biểu đúngA. Quang phổ vạch phát xạ gồm các vạch màu riêng rẽ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối, do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp phát ra khi bị kích thíchB. Quang phổ liên tục thiếu một số vạch màu do bị chất khí (hay hơi kim loại ) hấp thụ gọi là quang phổ vạch hấp thụ của khí (hay hơi) đóC. Cả A, B đều sai D. Cả A, B đều đúng

202. Người ta hay dùng đèn hồ quang để làm thí nghiệm vìA. hồ quang phát ra ánh sáng trắng đầy đủ B. hồ quang chỉ phát ra tia tử ngoạiC. hồ quang ở nhiệt độ cao phát ra ánh sáng có quang phổ vạch nên giàu tia tử ngoại hơn các nguồn khác.D. Cả A, B, C đều đúng

203. Quang phổ liên tục được phát ra khi nung nóngA. chất rắn, lỏng, khí ở áp suất lớn B. chất rắn , lỏng ,khí có khối lượng riêng lớnC. chất rắn và chất lỏng D. Chất rắn

204. Điều kiện phát sinh của quang phổ vạch phát xạ làA. các khí hay hơi ở áp suất bị kích thích phát sáng B. các vật rắn, lỏng hay khí có khối lượng riêng lớn khi bị nung nóng

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 20

Page 21: Sóng ánh sáng

C. chiếu ánh sáng trắng qua một chất bị nung nóng phát raD. vật bị nung nóng ở nhiệt độ trên 30000C

205. Trường hợp nào sau đây phát ra quang phổ liên tụcA. Khí Hydro ở áp suất thấp, nhiệt độ thấp B. Hơi Natri ở nhiệt độ caoC. Khí Cacbonic ở áp suất thấp bị kích thích D. Khí Hydro bị nung nóng ở áp suất lớn

206. Quang phổ được phát raA. bởi thanh sắt nung nóng là quang phổ vạch phát xạ. B. bởi đèn hơi thủy ngân nóng sáng là quang phổ liên tụcC. bởi khối kim loại đang nóng chảy là quang phổ liên tục D. bởi đèn điện sợi đốt là quang phổ vạch phát xạ.

207. Nguồn nào nêu dưới đây khi hoạt động cho quang phổ vạch phát xạA. Bóng đèn dây tóc B. Bóng đèn neon C. Bếp than D. Mặt trời

208. Chiếu ánh sáng từ một nguồn sáng trắng qua một ống thủy tinh đựng hơi Natri nung nóng ( nhiệt độ của nguồn cao hơn nhiệt độ hơi Natri) ta thu đượcA. quang phổ liên tục B. quang phổ vạch phát xạ C. quang phổ vạch hấp thụ D. quang phổ đám hấp thụ

209. Tia hồng ngoại có bước sóng nằm trong khoảng.A. 0,38.10-6 m đến 7,6.10-6 m B. 7,6.10-6 m đến 10-3 m C. 10-11 m đến 10-8 m D. 10-9 m đến 0,38.10-6 m

210. Phát biểu nào sau đây không đúng. Quang phổ vạch phát xạ A. của các chất khác nhau thì khác nhau về: số lượng, vị trí, màu sắc và độ sáng của các vạch quang phổB. do các chất khí hay hơi có khối lượng riêng nhỏ, bị nung nóng phát raC. phụ thuộc vào nhiệt độ của vậtD. không phụ thuộc thành phần các nguyên tố có trong mẫu chất phát xạ

211. Điều kiện để thu được quang phổ hấp thụ là chất khíA. ở áp suất cao được nung nóng B. ở nhiệt độ bất kì được chiếu bởi ánh sáng trắng.C. ở áp suất thấp và được chiếu bởi nguồn phát ánh sáng trắng. Nhiệt độ của nguồn cao hơn nhiệt độ khối khíD. ở áp suất thấp và được chiếu bởi nguồn phát quang phổ vạch . Nhiệt độ của nguồn thấp hơn nhiệt độ khối khí

212. Hai vật rắn bản chất khác nhau, khi nung nóng thì cho hai quang phổ liên tục.A. hoàn toàn giống nhau B. hoàn toàn khác nhau C. giống nhau, nếu mỗi vật có nhiệt độ thích hợp D. giống nhau nếu chúng có cùng nhiệt độ

213. Phát biểu nào sau đây không đúng.A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, màu sắc vạch, vị trí, độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ.B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích phát sáng có một quang phổ vạch phát xạ đặc trưng.C. Quang phổ vạch phát xạ là những dải màu liên tục nằm trên một nền tốiD. Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống các vạch sáng màu nằm riêng rẽ trên một nền tối

214. Có thể nhận biết tia hồng ngoại bằng;A. màn huỳnh quang B. máy quang phổ C. mắt người D. pin nhiệt điện

Nghiêm Anh Dũng [email protected] 21