42
Tài liêu tham khảo: Tai lieu.vn yume.vn thuvienmoitruong.vn/tag/o-nhiem-khong-khi www.moitruong.com.vn GS. PTS. LÂM MINH TRIẾT, THS. NGUYỄN ĐINH TUẤN VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH PHẦN I : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT I. Nguyên nhân: Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua

Tac dong cua co ng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tac dong cua co ng

Tài liêu tham khảo:

Tai lieu.vn

yume.vn

thuvienmoitruong.vn/tag/o-nhiem-khong-khi

www.moitruong.com.vn

GS. PTS. LÂM MINH TRIẾT, THS. NGUYỄN ĐINH TUẤN

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ

CHÍ MINH

PHẦN I : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT

I. Nguyên nhân:

Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm

nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động

hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất

không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà

còn thông qua lương thực, rau quả... ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người

và động vật.

Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất đến từ nông dược và phân hoá học, chúng

tích luỹ dần trong đất qua các mùa vụ. Thứ hai là các loại chất thải trong hoạt động

của con người (rắn, lỏng, khí). Thứ ba, đất cũng là một yếu tố của môi trường

cùng với không khí, nước và vành đai sinh vật, nên nó tiếp nhận những chất ô

nhiễm từ các yếu tố khác mọi nơi, mọi lúc. Ngoài ra, các vùng khai thác khoáng

sản kim loại thường tạo thành một khu vực khuếch tán, khiến cho hàm lượng

Page 2: Tac dong cua co ng

nguyên tố này trong vùng đất xung quanh cao hơn nhiều so với đất thông thường,

đây cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất.

Ô nhiễm đất vì nước thải :

Nguyên nhân là không biết cách lợi dụng một cách khoa học các loại nước thải để

tưới cho cây trồng. Sử dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽ tận dụng

được lượng Nitơ, Photpho, Kaki... trong nước, có lợi cho cây trồng. Nhưng nếu

như nước ô nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các chất có

hại trong nguồn nước vào đất gây ô nhiễm.

Việc lợi dụng nước thải để tưới ruộng gây ô nhiễm đất, ảnh hưởng tới

người và gia súc có ở mọi quốc gia. Sự kiện “Cadimi” xảy ra ở Nhật Bản năm

1955 là một ví dụ. Nông dân ở vùng núi Phú Sĩ một thời gian dài đã sử dụng nước

thải của một nhà máy luyện kẽm gần đó để tưới ruộng, Cadimi chứa trong nước

thải tích luỹ dần trong lúa gạo ở khu vực này. Hậu quả là những người nông dân bị

chứng đau nhức các khớp xương, 34 người chết, 280 người tàn phế. Theo một điều

tra nông thôn Nhật Bản, năm 1970, diện tích đất ô nhiễm do nước ở Nhật là

190.000 ha, làm thiệt hại 22 tỷ Yên.

Trong những năm 70, nông dân Ấn Độ cũng sử dụng tràn lan các nước thải

thành thị chưa qua xử lý để tưới ruộng, khiến cho khả năng sản xuất của đất giảm,

gây hại tới sức khoẻ nông dân. Theo một báo cáo, tỷ lệ nhiễm các bệnh về đường

ruột ở người do nông phẩm ở những khu vực này cao hơn gấp 3 lần những nơi

khác.

Nguồn chất thải rắn có rất nhiều, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn

của ngành khai thác mỏ, rác ở đô thị, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn phóng

xạ. Chủng loại của chúng rất nhiều, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng

cũng không giống nhau; tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công nghiệp

thường cao hơn; rác thành thị chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng;

chất thải rắn nông nghiệp chứa các chất hữu cơ thối rữa và thuốc nông nghiệp còn

lưu lại...; chất thải phóng xạ có chứa các nguyên tố phóng xạ như Uranium,

Page 3: Tac dong cua co ng

Strontium, Caesium... những chất thải rắn này được vứt bừa bãi, ngấm nước mưa,

và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất, sông ngòi, ao hồ và nguồn nước ngầm, nguồn nước

ô nhiễm này lại được dùng để tưới đồng ruộng sẽ làm thay đổi chất đất và kết cấu

đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật trong đất, cản trở sự sinh trưởng của

bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng.

Ô nhiễm đất do khí thải

Các chất khí độc hại trong không khí như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất

nitơ... kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Một số loại

khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất. Ví dụ, các vùng

đất gần các nhà máy sản xuất hoá chất Photpho, Flo, luyện kim dễ bị ô nhiễm vì

khói bụi, hàm lượng flo chứa trong khoáng chất photpho sử dụng ở các nhà máy

phân hoá học thường là 2 – 4%, nếu khí thải không được xử lý thích đáng, có thể

làm cho một vùng hàng ngàn km2 đất xung quanh bị ô nhiễm flo nặng. Ở gần các

xưởng luyện kim, vì trong khí thải có chứa lượng lớn các chất chì, cadimi, crom,

đồng... nên vùng đất xung quanh sẽ bị ô nhiễm bởi những chất này. Đất ở 2 bên

đường, thường có hàm lượng chì tương đối cao là sản phẩm của khí thải động cơ.

Ô nhiễm đất do nông dược và phân hoá học

Đây là 2 loại hoá chất quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử dụng thích hợp

sẽ có hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, sử dụng

không đúng sẽ lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Nếu bón quá nhiều

phân hoá học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ

phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở

thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng

lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này

ngày càng nghiêm trọng. Vì số lượng lớn nông dược tích luỹ trong đất, đặc biệt là

các thuốc có chứa các nguyên tố như chì, asen, thuỷ ngân... có độc tính lớn, thời

gian lưu lại trong đất dài, có loại nông dược thời gian lưu trong đất tới 10 đến 30

năm, những loại nông dược này có thể được cây trồng hấp thu, tích trong quả và lá

và đi vào cơ thể người và động vật qua thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Page 4: Tac dong cua co ng

Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn trùng gây hại, cũng gây độc

đối với các vi sinh vật và côn trùng có ích, các loại chim, cá... và ngược lại một số

loại sâu bệnh thì lại sinh ra tính kháng thuốc. Theo điều tra của tổ chức nông

lương thế giới: năm 1965, có 182 loài côn trùn gây hại có khả năng kháng thuốc,

năm 1968, tăng lên 228 loài và đến 1979 lên tới 364 loài. Trong số 25 loài sâu hại

nông nghiệp chủ yếu ở các nông trường California Mỹ thì có 17 loài đã có khả

năng kháng đối với một hoặc vài loại thuốc, mỗi năm, số sâu hại kháng thuốc này

làm thiệt hại mấy chục triệu đôla cho nông nghiệp vùng này.

II. Hiện trạng:

1. Đất bị mặn hóa, chua phèn hóa và feralit hoá kết đá ong

Hiện trạng đất bị mặn hoá, chua phèn và feralit hoá kết đá ong ở Quảng Trị như

dưới đây.

i) Đất mặn nhiều (Mn): Loại đất này có diện tích 213 ha, chiếm 0,26% diện tích

đất bằng và chiếm 0,04% diện tích tự nhiên; phân bố tập trung gần khu vực Cửa

Tùng và hiện được sử dụngtrồng lúa 1 vụ,  trồng rừng ngập mặn và nuôi trồng

thuỷ sản.

ii) Đất mặn trung bình (M):Đất này có diện tích 83 ha, chiếm 0,10% diện tích đất

bằng và chiếm 0,02% diện tích tự nhiên; phân bố tập trung chủ yếu ở xã Gio Mai,

huyện Gio Linh; được sử dụng trồng 1 - 2 vụ lúa cho năng suất cao, tuy nhiên để

sản xuất lâu bền trên loại đất  này cần bón nhiều phân hữu cơ.

iii) Đất mặn ít: Loại đất này có diện tích 1.134 ha, chiếm 1,41% diện tích đất bằng

và chiếm 0,24% diện tích tự nhiên; phân bố ở huyện Triệu Phong, Gio Linh và

Vĩnh Linh; được sử dụng trồng lúa 2 vụ.

Page 5: Tac dong cua co ng

            iv) Đất phèn - Sj (Sali Orthi  Thionic Fluvisols - FLt-o-s): Loại đất phèn

hoạt động mặn trung bình và ít, phân bố ở 2 cửa sông Thạch Hãn - Cửa Việt và

Bến Hải - Cửa Tùng với diện tích 418 ha (trong đó huyện Gio Linh có 338 ha,

huyện Triệu Phong có 80 ha), chiếm 0,52% diện tích đất bằng và chiếm 0,09%

diện tích tự nhiên. Phần lớn diện tích này được sử dụng để trồng lúa, nhưng năng

suất thấp.

2. Ô nhiễm đất do sử dụng phân hóa học, phân tươi

Các loại phân hóa học thuộc nhóm chua sinh lý (urea, (NH4)2SO4, K2SO4,

KCl, super photphat) còn tồn dư acid đã làm chua đất, nghèo kiệt các ion bazơ

và xuất hiện nhiều độc tố đối với cây trồng như : Al3+, Mn2+, Fe3+; làm giảm

hoạt tính sinh học của đất. Bón nhiều phân đạm vào thời ký muôn cho rau quả,

đã làm tăng đáng kể hàm lượng NO3- trong sản phẩm.

Tập quán sử dụng phân Bắc, phân chuồng tươi trong canh tác nông nghiệp

còn phổ biến. Chỉ tính riêng thành phố Hà Nội, hàng năm lượng phân Bắc

3. Ô nhiễm đất do HCBVTV

Hiện nay, ở Quảng Trị còn một lượng đáng kể HCBVTV tồn lưu (chủ yếu

là các HCBVTV quá hạn, cấm sử dụng như DDT, 666, 2,4-D...) trong giai đoạn

trước (thời kỳ bao cấp) tại một số địa điểm trước đây là kho chứa thuốc của các

hợp tác xã, nông trường như: Nông trường Quyết Thắng tồn lưu khoảng 1 - 1,5

tấn; Nông trường Tân Lâm (huyện Cam Lộ) khoảng 1,5 - 2 tấn; Nông trường Bến

Hải khoảng 2 tấn…. Trong giai đoạn 2002 – 2009, địa phương đã có giải pháp thu

gom và vận chuyển đem đi xử lý hoặc chôn lấp tại chỗ, nhưng nói chung, do quy

trình thu gom và xử lý chưa tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định, nên một phần

đáng kể HCBVTV nhóm clo vẫn tồn dư trong môi trường đất và có thể bị rửa trôi

vào các lưu vực lân cận và do vậy, gây lo lắng về môi trường và sức khoẻ [6, 29,

Page 6: Tac dong cua co ng

9]. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn đang nghiên cứu để tiếp tục giải

quyết các điểm tồn trữ HCBVTV quá hạn, cấm sử dụng trên địa bàn tỉnh.

Bảng 6. 2.  Khối lượng và chủng loại HCBVTV sử dụng trên địa bàn Quảng

Trị[6]

Năm

Tổng số

(kg)

Chủng loại

Trừ sâu (kg) Trừ bệnh (kg) Trừ cỏ (kg)Trừ chuột

(kg)

2000 18.428 3.957 2.077 12.196 198

2001 20.250 2.540 3.400 14.054 256

2002 12.457 1.337 2.986 7.891 248

2003 16.770 1.879 3.563 19.226 103

6-2004 7.481 405 1.107 5.959 10

  

4. Ô nhiễm đất do nuôi trồng thuỷ sản 

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm ở tỉnh Quảng Trị đã

phát triển khá mạnh trong nhiều năm qua. Việc mở rộng diện tích vùng ven bờ để

phát triển nuôi tôm nước lợ/mặn đã làm gia tăng sự nhiễm mặn đất nông nghiệp

lân cận. Sự nhiễm mặn tăng sẽ dẫn đến hậu quả làm tăng dần độ chua của đất (do

Page 7: Tac dong cua co ng

làm tăng hàm lượng sắt và nhôm di động trong đất) hay nói cách khác, sẽ làm

giảm chất lượng đất. Ngoài ra, hoạt động khai thác nước ngầm phục vụ nuôi tôm

trên cát với quy mô lớn cũng sẽ làm tăng sự xâm nhập mặn vào các nguồn nước

ngầm vùng ven bờ, dẫn đến làm giảm chất lượng nước ngầm. Các chất thải rắn

phát sinh do quá trình nạo vét các ao nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm

nước lợ/mặn nói riêng cũng gây ô nhiễm đất vùng lân cận (nếu không được thu

gom và xử lý theo quy định).       

           

Bảng 6.5.Kết quả phân tích một số mẫu đất nông nghiệp ở Quảng Trị(4/2006)(*)

[6]

Chỉ

tiêu

Đơn

vị

Mẫu (**)

Đ01 Đ02 Đ03 Đ04 Đ05 Đ06 Đ07 Đ08 Đ09 Đ10

Tổng

N% 0,08 0,12 0,14 0,15 0,22 0,25 0,08 0,34 0,14 0,32

Tổng

P% 0,15 0,19 0,21 0,22 0,12 0,18 0,12 0,17 0,11 0,25

Tổng

K% 1,49 0,93 2,05 1,87 1,31 1,05 1,24 1,98 1,32 0,23

Mùn % 1,28 1,24 2,66 1,91 2,95 3,26 1,38 3,52 1,50 2,65

Fe % 3,131 3,811 3,947 4,492 1,633 2,34 3,92 1,65 3,42 1,78

Cu % 0,325 0,235 0,215 0,32 0,295 0,314 0,28 0,205 0,11 0,25

Page 8: Tac dong cua co ng

Mn % 0,11 0,048 0,094 0,057 0,058 0,14 0,26 0,086 0,43 0,14

Pb mg/kg 12 10 <10 <10 <10 11 <10 < 10 <10 <10

Cd mg/kg 0,53 <0,5 <0,5 5 7 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5

As mg/kg <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5

Zn mg/kg 225 150 87 284 95 12 42 17 60 12

Ni mg/kg 26 18 38 202 15 23 24 8 35 25

Nguồn: Báo cáo “Quy hoạch BVMT tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2010,

tầmnhìn 2020”, 2006

Ghi chú:

(*) Các kết quả trong bảng được tính theo khối lượng khô; QCVN

03:2008/BTNMT quy định mức tối đa cho phép của các kim loại nặng trong đất

nông nghiệp (tính theo khối lượng khô) như sau: As 12 mg/kg;  Cd 2 mg/kg; Cu

50 mg/kg; Pb 70 mg/kg; Zn 200 mg/kg.

(**) Đ01: mẫu đất ruộng lúa ở xã Hải Sơn;  Đ02: mẫu đất đồi trồng sắn ở xã Hải

Lâm; Đ03: mẫu đất ruộng lúa cạnh đầm nuôi tôm phía bắc cầu Hải Lăng (huyện

Hải Lăng);huyện Hải Lăng; Đ04: mẫu đất đồi ở xã Tân Liên (huyện Hương

Hoá);Đ05: mẫu đất ruộng lúa ở Thị trấn Ái Tử; Đ06: mẫu đất ruộng lúa ở xã Triệu

An (huyện Triệu Phong); Đ07: mẫu đất đồi trồng sắn ở cạnh nhà máy sản xuất

giấy;  Đ08: mẫu đất ruộng lúa ở xã Vĩnh Thành (huyện Vĩnh Linh).

5. Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học:

Page 9: Tac dong cua co ng

Sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên

hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80%

lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại

phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư

axit, đã làm chua đất, nghèo kệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong

môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và

năng suất cây trồng.

6 . Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật:

Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu

dài trong môi trường đất- nước; tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây

chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất. Theo các kết quả

nghiên cứu, hiện nay, mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở

Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg ai/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát

hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

7. Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt đọng công nghiệp:

kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần

các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công

nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5

đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần.

III. Biện pháp khắc phục:

Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất Phát triển nền nông nghiệp bền vững cũng là

một chiến lược bảo vệ môi trường đất, đặc biệt ở miền núi. Đặc trưng cơ bản của

hệ thống nông nghiệp bền vững là hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:

Page 10: Tac dong cua co ng

Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông

nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu sống của lượng dân số mà hệ thống

đó hướng tới

Tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu

gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó

khăn, duy trì độ phì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây

trồng, sử dụng hệ thống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng

hợp

Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người và các sinh vật khác

như chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu

bệnh, giảm sử dụng phân khoáng

Tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp khác, tạo thêm công ăn việc

làm, phát triển cơ sở hạ tầng … nhằm nâng cao dần đời sống người dân

Đối với Việt Nam phát triển các hệ thống nông nghiệp bền vững cần chú ý:

- Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn.

- Đa dạng hóa cây trồng dưới hình thức: trồng xencanh, gối vụ, luân canh.

- Áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp với các mô hình đa dạng,

phong phú.

- Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, tăng cường phát triển và mở rộng các mô hình

kinh tế vườn rừng trại rừng.

- Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp”sạch” đảm bảo đa dạng hóa cây

trồng, tạo năng suất bền vững, ổn định, giảm sử dụng phân khoáng.

Page 11: Tac dong cua co ng

PHẦN II : Ô NHIỄM NƯỚC

I. Nguyên nhân:

Ô nhiễm nhân tạo:

1. Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các

chất thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy...

Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt

thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển. Các

bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa

kể đến các trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm sinh học

nguồn nước. Thí dụ thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn. Các nước thải từ lò sát sinh

chứa một lượng lớn mầm bệnh. Thí dụ lò sát sinh La Villette, Paris thải ra 350

triệu mầm hiếu khí và 20 triệu mầm yếm khí trong 1cm 3 nước thải, trong đó có

nhiều loài gây bệnh( Plancho in Furon,1962).

Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ dậy men. Một nhà

máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đươngvới một thành phố 500.000 dân.

Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có

nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân

hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính

độc và mùi khó chịu

 2. Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ

Page 12: Tac dong cua co ng

Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các

chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là

những chất độc cho thủy sinh vật.

Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat,

phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành

công nghiệp.

Nhiễm độc chì (Saturnisne) : Ðó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong

xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất độc đối

với sinh vật thủy sinh.

Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Tai nạn ở

vịnh Minamata ở Nhật Bản là một thí dụ đáng buồn, đã gây tử vong cho hàng trăm

người và gây nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác. Nguyên nhân ở đây là người

dân ăn cá và các động vật biển khác đã bị nhiễm thuỷ ngân do nhà máy ở đó thải

ra.

Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo

ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng

và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử

dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước

mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các

lớp nước ở dưới.

3. Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu,

vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu.

Ước tính khoảng 1 tỷ tấn dầu được chở bằng đường biển mỗi năm. Một

phần của khối lượng này, khoảng 0,1 - 0,3% được ném ra biển một cách tương đối

hợp pháp: đó là sự rửa các tàu dầu bằng nước biển. Các tai nạn đắm tàu chở dầu là

Page 13: Tac dong cua co ng

tương đối thường xuyên. Ðã có 129 tai nạn tàu dầu từ 1973 - 1975, làm ô nhiễm

biển bởi 340.000 tấn dầu (Ramade, 1989).

Ước tính có khoảng 3.6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm

(Baker,1983). Một tấn dầu loang rộng 12 km2 trên mặt biển, do đó biển luôn luôn

có một lớp mỏng dầu trên mặt (Furon,1962).

Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải của

các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng

dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm

bị nhiễm. Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các con sông của các quốc gia kỹ

nghệ hóa thải ra vùng bờ biển.

a. Chất tẩy rữa: bột giặt tổng hợp và xà bông

  Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có cực

(polar) và không có cực (non-polar). Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-

ionic. Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylène

benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học.

Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà

bông Natri và Kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các xà

bông không tan thì chứa calci, sắt, nhôm...sử dụng trong kỹ thuật (các chất bôi

trơn, sơn, verni).

b. Nông dược (Pesticides)

Các nông dược hiện đại đa số là các chất hữu cơ tổng hợp. Thuật ngữ

pesticides là do từ tiếng Anh pest là loài gây hại, nên pesticides còn gọi là chất diệt

dịch hay chất diệt hoạ.

Page 14: Tac dong cua co ng

Người ta phân biệt:

- Thuốc sát trùng (insecticides).

- Thuốc diệt nấm (fongicides).

- Thuốc diệt cỏ (herbicides).

- Thuốc diệt chuột (diệt gậm nhấm = rodenticides).

- Thuốc diệt tuyến trùng (nematocides).

Chúng tạo thành một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước. Nguyên

nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc sử dụng các

nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa

sông, bồ biển.

Nước dùng của dân thành phố Arles (miền nam nước Pháp) có mùi khó

chịu không sử dụng được, vào năm 1948. Nguyên nhân là do một nhà máy sản

xuất thuốc diệt cỏ 2,4-D cách đó hàng trăm km thải chất cặn bã kỹ nghệ ra sông

làm ô nhiễm nguồn nước.

Ô nhiễm của vùng bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ở vịnh

Californie, bởi hãng Montrose Chemicals do sự sản xuất nông dược. Hãng này sản

xuất từ đầu năm 1970, 2/3 số lượng DDT toàn cầu làm ô nhiễm một diện tích

10.000 km2 (Mc Gregor, 1976), làm cho một số cá không thể ăn được tuy đã

nhiều năm trôi qua.

Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp, nhưng hậu

quả cho môi trường và sinh vật cũng rất đáng kể.

Page 15: Tac dong cua co ng

4. Ô nhiễm vật lý

Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lững,

tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể

được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm

tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng.

Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm

giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.

Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt,

mangan, clor tự do, hydro sulfur, phènol... làm cho nước có vị không bình thường.

Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có

mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá.  

Ô nhiễm tự nhiên:

Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt,gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống

của sinh vật, kể cả xác chết của chúng.

Cây cối, sinh vật chết đi , chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ.

Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm. hoặc

theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.

Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong

hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo

các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.

Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ

hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các

công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.

Page 16: Tac dong cua co ng

Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể

rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân

chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

II. Hiện trạng:

Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong

việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô

nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.

Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp

lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường

nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước

thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công

nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý

chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công

nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH

trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học

(COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao

gấp nhiều lần giới hạn cho phép.

Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84

lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã

gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.

Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập

trung là rất lớn.

Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị

nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000

m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái Nguyên,

nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện

kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái

Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH

Page 17: Tac dong cua co ng

từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có

màu nâu, mùi khó chịu…

Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở

Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô

nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.

Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và

thành phố Hồ Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ

thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương).

Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các

bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải

rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây

ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành

phố lớn là rất nặng. Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên

tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý

nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý

nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang

xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà

tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy

định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000

tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở

sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.

Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải

Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không

được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu

chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy hoà tan

(DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.

Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp,

hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ

tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử

Page 18: Tac dong cua co ng

lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về

mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-

3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-

12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.

Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các

nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường

nước và sức khoẻ nhân dân.

Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi

trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ

ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động

tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách

các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao,

hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển

một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu

xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm

môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề

môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo

vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và

cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy

đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực

tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát

triển bền vững của đất nước.

Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn

như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và

bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành

và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng.

Page 19: Tac dong cua co ng

Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo

lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng

góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt

tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước.

Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước

ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam

mới chỉ đạt 0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung

và môi trường nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước

còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình có

khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước

ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân)... 

III. Biện pháp khắc phục:

Các biện pháp trong nuôi trồng thuỷ sản nhằm giảm ô nhiễm

nguồn nước:

- Quy hoạch hệ thống cấp nước và tiêu nước cho các vùng nuôi tôm nên được tách

riêng ra khỏi những khu canh tác lúa, đặc biệt là hệ thống lấy nước cấp cho các

khu nuôi.

- Cần tiến hành xử lý nguồn nước thải từ các ao nuôi trước khi thải ra môi trường.

- Có thể ứng dụng các kỹ thuật xử lý nước thải sau nuôi tôm bằng biện pháp xử lý

sinh học như dùng các loài nhiễm thể hai mảnh vỏ lọ bỏ các chất hữu cơ trong

nước thải tại các ao chứa nước thải và có thể tái sử dụng nguồn nước này cấp lại

cho các ao nuôi (đã áp dụng thành công tại Cà Mau, đề tài khoa học cấp Tỉnh do

Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam thực hiện).

Page 20: Tac dong cua co ng

- Lượng bùn sên vét đáy cào ao nuôi cần được xử lý làm phân bón vi sinh học

được chôn lấp, không được để tràn tự nhiên ra môi trường.

Các biện pháp thuỷ lợi nhằm giảm ô nhiễm nguồn nước.

Thiết kế hệ thống cấp nước, tiêu nước cho các khu nuôi thuỷ sản đáp ứng đủ yêu

cầu cấp nước và kênh tiêu phải tách rời khỏi kênh lấy nước.

Thiết kế, xây dựng hệ thống cống lấy nước và lọc phù sa đáp ứng tiêu chuẩn nuôi

trồng để tôm có thể phát triển tốt trong môi trường nước được cấp.

Hệ thống kênh dẫn, kênh tiêu đào đắp đi qua vùng đất phèn cần lựa chọn các giải

pháp hợp lý để hạn chế quá trình oxy hoá các vật liệu sinh phèn gây chua cho các

vùng xung quanh và nguồn nước phía hạ lưu.

Xây dựng chế độ tưới, tiêu hợp lý cho các vùng quy hoạch sản xuất lúa, vùng nuôi

thuỷ sản, xây dựng quy trình đóng mở cống ngăn mặn hợp lý đáp ứng yêu cầu:

Lấy nước mặn, ngăn mặn, xả phèn và trữ ngọt.

Quản lý nước trong hệ thống kênh mương nội đồng cần phải được tính toán theo

chế độ rửa, chế độ tưới cho các loại cây trồng, cho từng loại đất và hướng dẫn

người dân cách thức vận hành quản lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao về hệ số sử

dụng nước và giảm mức độ gây ô nhiễm môi trường hoặc gây lãng phí nguồn

nước.

Xây dựng các tổ dùng nước nhằm sử dụng hợp ý, có hiệu quả nguồn nước tưới tạo

điều kiện tốt cho việc quản lý tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm và các hộ

gia đình học hỏi lẫn nhau về kỹ thuật canh tác, nuôi trồng cũng như kỹ thuật sử

dụng nguồn nước cho thuỷ sản.

Page 21: Tac dong cua co ng

Lập các chương trình dự báo về diễn biến môi trường nước trong các vùng bố trí

quy hoạch nuôi thuỷ sản, trồng lúa theo các phương án thiết kế hệ thống công trình

thuỷ lợi.

Các biện pháp trong nông nghiệp:

- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho từng tiểu vùng cần phải xét đến tính phù

hợp về điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác, nguồn nước cấp, mức tăng trưởng

dân số trong những năm tới.

- Các vùng đất trũng, phèn nặng cần xây dựng các hồ sinh thái phát triển tổng hợp:

Phát triển thuỷ sản, lấy nước tưới vào thời kỳ hạn và sử dụng nước sinh hoạt.

- Thiết kế, quy hoạch của các ngành như nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, thuỷ

sản, xây dựng nên được xét đồng bộ nhằm xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh, lâu

dài, không chồng chéo để không xảy ra hiện tượng lãng phí và ảnh hưởng tới môi

trường.

- Canh tác trên vùng đất phèn phải thực hiện theo các hướng dẫn kỹ thuật nhằm

hạn chế sự xì phèn, tiêu thoát các độc tố từ trong đất ra nguồn nước mặt do quá

trình thau rửa phèn.

- Khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón vi sinh, sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc

diệt cỏ có thời gian phân giải ngắn.

Biện pháp quản lý và giáo dục cộng đồng:

- Cần có sự hợp tác toàn diện giữa Ban quản lý các dự án với các ban ngành có

liên quan của địa phương bàn về vấn đề tổ chức thực hiện, về tiến độ thi công, về

biện pháp thi công và về giám sát thi công công trình.

Page 22: Tac dong cua co ng

- Giám sát việc thực thi các hạng mục công trình theo nội dung thiết kế, khi có các

vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra cần đề xuất ngay các giải pháp cụ thể mang tính

khả thi để khắc phục mà không phải chờ đợi kéo dài thời gian tăng thêm mức độ

nghiêm trọng.

- Thông báo cho người dân trong vùng dự án về những kế hoạch, tiến độ xây dựng

các công trình và lợi ích của các công trình này đối với đời sống dân sinh kinh tế.

- Tuyên truyền vận động quần chúng hưởng ứng các chương trình chống ô nhiễm

môi trường nước: Không thải các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và chất

thải rắn xuống các kênh rạch.

- Di rời các nhà ở phía lòng kênh vào phía trong để tránh hiện tượng xả thải xuống

lòng kênh và tai nạn giao thông thuỷ.

- Xây dựng các khu tái định cư cần phải bố trí hệ thống thu gom xử lý nước thải,

rác thải, xây dựng hệ thống nước cấp sinh hoạt.

- Cần xây dựng kế hoạch thu thập, phân tích định kỳ về chất lượng nước trong

vùng. Phân tích diễn biến về thành phần các loài sinh vật nước.

e. Giải pháp xây dựng hồ sinh thái cấp nước ngọt mùa khô phục vụ sản xuất nông

nghiệp.

- Hồ sinh thái (HST) nước ngọt là một khái niệm không mới ở các nước tiên tiến,

nhưng rất mới ở nước ta, tiêu chí cơ bản của HST là hồ chứa nước sạch, không bị

ô nhiễm, bền vững trong môi trường tự nhiên, có cây xanh, thảm cỏ ven bờ hồ, có

nguồn cấp, có công trình xử lý nước vào và cấp nước.

- Hồ sinh thái là dạng hồ phục vụ đa mục tiêu: Từ cấp nước ăn, nước tưới đến

nước cho công nghiệp, du lịch, tầng nước ngầm, cải tạo khí hậu, bảo vệ môi

trường và tô điểm cho cảnh quan của vùng. HST cũng là nơi bảo tồn các hệ động

Page 23: Tac dong cua co ng

thực vật hoang dã. HST không có quy mô nhất định, có thể cho một gia đình,

nhóm gia đình (từ 500 đến vài ba ngàn m2), có thể cho một thôn (vài ha) và có thể

lên đến hàng trăm, hàng ngàn ha tuỳ điều kiện đất đai và nhu cầu phát triển. Tuy

nhiên, Bạc Liêu là tỉnh có diện tích đất đai đã được khai phá hết cho phát triển

nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản thì việc xây dựng các hồ sinh thái lớn từ vài

chục ha trở lên là khó khăn. Do vậy, việc tập trung phát triển loại HST liên hộ gia

đình với quy mô từ 500 đến 5000 m2, cải tạo, xây dựng các công trình xử lý nước

vào, ra, trồng cây quanh hồ, chống thấm, chống nhiễm phèn, mặn bằng vải địa kỹ

thuật, bằn lớp lọc nhân tạo, chống bốc hơi kết hợp nuôi trồng thuỷ sản là loại hình

có thể được ứng dụng tốt ở địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Đối với một số kênh rạch không

có nhiệm vụ giao thông thuỷ có thể được cải tạo sử dụng để trữ nước ngọt vào

cuối mùa mưa, và được giữ sạch phục vụ cung cấp nước ngọt cho mùa khô, trồng

cây xanh và cỏ ở hai bên bờ kênh. Cần có giải pháp chống thấm vì đây là công

việc phức tạp khi bờ kênh dài hàng ngàn mét và nước trong kênh được tích đầy

vào cuối mùa mưa. Hiện nay giải pháp đơn giản nhất vẫn là sử dụng vải chống

thấm để chống thấm qua lớp bờ hai bên kênh, có thể lựa chọn một số kênh cấp 2

để nâng cấp (đào sâu, mở rộng) cải tạo nâng cao bờ kênh, làm cống hai đầu kênh

để trữ nước, cấp nước ngọt vào mùa khô phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Page 24: Tac dong cua co ng

PHẦN III: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

KHÔNG KHÍ

I. Nguyên nhân:

Ô nhiễm không khí do bụi.

Bụi mù mịt ở đường Láng - Hòa Lạc, nơi các xe chở vật liệu xây dựng qua lại rất

nhiều.(Ảnh Thu Huyền)

Hà Nội đang là đại công trường lớn, các hoạt động xây dựng, cải tạo, đô thị

hóa diễn ra mạnh mẽ. Kéo theo đó là lượng phương tiện chuyển chở vật liệu xây

dựng, đất đá, cát, xi măng ngày càng gia tăng. Thời  gian thi công mỗi dự án, công

trình thường kéo dài, hơn nữa ý thức của nhà đầu tư trong việc giữ gìn bảo vệ môi

trường chưa cao...

Trên các tuyến phố như Phạm Hùng, Láng-Hòa Lạc, Nguyễn Trãi... các

phương tiện vận chuyển chất thải, phế thải, vật liệu xây dựng không hề được che

Page 25: Tac dong cua co ng

chắn đúng quy định, các xe chở cát, sỏi phế liệu không được rửa sạch nước khi rời

khỏi bãi tập kết làm rơi rớt ra đường. Đây chính là nguồn bụi chủ yếu gây tình

trạng ô nhiễm không khí như hiện nay.

Theo kết quả quan trắc 6 tháng đầu năm 2009 hàm lượng bụi lơ lửng trong

không khí tại một số điểm trên địa bàn Hà Nội đáng giật mình. Có nơi hàm lượng

bụi lơ lửng trong không khí vượt quá 11 lần tiêu chuẩn cho phép(TCVN 5937 –

2005) như đường Nguyễn Trãi, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh. Và phần lớn các

địa điểm khác vượt quá 5 lần tiêu chuẩn cho phép.

Bụi trở thành nỗi lo thường trực của người dân Hà Nội mỗi khi ra đường.

Lượng bụi ngày càng gia tăng trong không khí là nguyên nhân của các bệnh đường

hô hấp và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ô nhiễm không khí do khí thải

Khói xe là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường không

khí

Những năm gần đây, số lượng phương tiện giao thông cơ giới ở Hà Nội

tăng lên chóng mặt. Trung bình lượng tăng ô tô hàng năm là 10%, xe máy xấp xỉ

Page 26: Tac dong cua co ng

15%. Sự gia tăng về số lượng các phương tiện tham gia giao thông là nguyên nhân

làm gia tăng lượng khí thải vào không khí, gây ra tình trạng ô nhiễm khí thải giao

thông càng trở nên trầm trọng.

Theo kết quả quan trắc năm 2008 lượng khí CO2, SO2, C6H6, CO và các

khí thải độc hại khác vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép và ngày càng gia tăng, có

tác động tiêu cực tới con người và môi trường.

Hiện nay với gần 90% lượng xe ở thành phố là xe máy, lại chủ yếu là xe

phân khối nhỏ có kết cấu động cơ đơn giản, sử dụng nhiên liệu xăng. Hầu hết là

loại xe đã lưu hành trên 5 năm và thiếu các hệ thống kiểm soát khí thải. Vừa qua

việc kiểm soát tiêu chuẩn khí thải được thực hiện đối với xe  máy vì là loại động

cơ thải ra rất nhiều bụi, khí CO và Hydrocacbon.

Ô nhiễm không khí do tiếng ồn

Tại các giờ cao điểm hoặc công trường xây dựng người dân bị quá tải bởi

lượng tiếng ồn khó chịu, liên tục trong thời gian dài gây ra. Ô nhiễm tiếng ồn cũng

đang dần trở thành nguyên nhân đẩy tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trở

nên trầm trọng.

II. Hiện trạng:

Biểu đồ 1). Đây là áp lực rất lớn đối với môi trường không khí đô thị.

Page 27: Tac dong cua co ng

Biểu đồ 1. Số lượng ô tô và xe máy hoạt động hàng năm của Việt Nam

Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam và Vụ KHCN&MT, Bộ GTVT, 2009

Biểu đồ 6. Tỷ lệ phát thải chất gây ô nhiễm do các phương tiện giao thông cơ giới đường

bộ của Việt Nam

1.Biện pháp quản lý: cần có một cơ quan đủ mạnh để đảm trách công tác khống

chế ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải.Với cơ cấu hiện tại trách nhiệm này

được chia sẻ cho nhiều đơn vị nên kết quả không cao.

2. Biện pháp quy hoạch, đầu tư xây dựng: Nhất là đối với mạng lưới đường sá.

3. Hiện nay công tác này chưa tốt dẫn đến hệ quả là mức độ tăng trưởngcủa mạng

Page 28: Tac dong cua co ng

lưới đường sá chậm hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng đô thị hoá, tăng trưởng

dân số và tăng trưởng phương tiện vận tải.

4. Hạn chế sự gia tăng phương tiện vận chuyển một cách tự phát: tăng cường và

cải thiện các phương tiện vận tải công cộng như xe buýt, tiến tới xây dựng các

phương tiện vận tải công cộng hiện đại hơn như tàu điện ngầm, tàu điện trên

cao...

5. Sử dụng nhiên liệu sạch: Trước tiên là đưa vào việc sử dụng xăng không chì và

có lộ trình để loại bỏ dần việc dùng xăng có chì. Tiếp cận với việc sử dụng các

loại nhiên liệu sạch khác như điện, ga, Hydro, năng lượng mặt trời...

6. Cải thiện kỹ thuật xe máy nhằm giảm bớt sự phát thải khí ô nhiễm từ xe cộ và

sử dụng các biện pháp đơn giản để giảm sự bay hơi nhiên liệu.

7. Tăng cường kiểm soát sự phát thải như kiểm tra sự thải khói, kiểm định kỹ

thuật máy móc. Biện pháp này đã có nhưng còn yếu và vận hành chưa tốt.

8. Biện pháp giáo dục cộng đồng.

9. Trồng nhiều cây xanh.