93
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI DỰ ÁN GIẢM NGHÈO KHU VỰC TÂY NGUYÊN Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi & Quảng Nam [BẢN THẢO 2] [BẢN THẢO LẤY Ý KIẾN, KHÔNG TRÍCH DẪN DƯỚI MỌI HÌNH THỨC] Tháng 8, 2013

Tac dong xa hoi VN

Embed Size (px)

DESCRIPTION

abc

Citation preview

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI

DỰ ÁN GIẢM NGHÈO KHU VỰC TÂY NGUYÊN

Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi & Quảng Nam

[BẢN THẢO 2]

[BẢN THẢO LẤY Ý KIẾN, KHÔNG TRÍCH DẪN DƯỚI MỌI HÌNH THỨC]

Tháng 8, 2013

2

Danh mục bảng, hình và hộp .............................................................................................................4

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................5

Danh mục từ viết tắt ...........................................................................................................................6

TÓM TẮT BÁO CÁO ..........................................................................................................................8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................................................10

1.1 Bối cảnh của Đánh giá Tác động Xã hội ................................................................................10

1.2 Mục tiêu của Đánh giá Tác động xã hội .................................................................................11

1.3 Phương pháp luận của Đánh giá ...........................................................................................11

1.3.1 Khung lý thuyết ................................................................................................................11

1.3.2 Các công cụ thu thập thông tin ........................................................................................16

1.3.3 Quá trình chọn mẫu và mẫu ............................................................................................17

CHƯƠNG II: CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH CỦA BÁO CÁO .................................................................19

2.1 Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, vốn sinh kế và các yếu tố ngoại cảnh làm tăng tính dễ bịtổn thương ....................................................................................................................................19

2.1.1 Tính dễ bị tổn thương của nhóm đối tượng Dự án..........................................................20

2.1.2 Tiếp cận vốn sinh kế của nhóm đối tượng trong vùng Dự án .........................................24

2.1.3 Nhiều yếu tố về môi trường/bối cảnh làm tăng tính dễ bị tổn thương của các nhóm yếuthế trong vùng Dự án ................................................................................................................41

2.2 Cơ cấu tổ chức, thể chế và quá trình .....................................................................................44

2.2.1 Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng đến việc thực hiện Dự án ...............................................45

2.2.2 Các chính sách, quá trình và thể chế: mức độ tác động đến sự tham gia và hưởng lợicủa đối tượng dễ bị tổn thương ................................................................................................50

2.2.3 Một số thiết chế văn hóa, tôn giáo có ảnh hưởng đến thực hiện Dự án .........................55

2.3 Kiểm chứng về mức độ phù hợp của chiến lược phát triển sinh kế của Dự án GNKVTN ....60

2.3.1 Các phản hồi chính về các hỗ trợ phát triển CSHT .........................................................60

2.3.2 Các phản hồi chính về hỗ trợ phát triển sinh kế ..............................................................62

2.3.3 Các phản hồi chính về nâng cao năng lực (NCNL) và tổ chức quản lý Dự án ...............63

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ .........................................................................66

3.1 Kết luận...................................................................................................................................66

3.2 Các khuyến nghị .....................................................................................................................68

3.2.1. Các khuyến nghị nhằm đảm bảo sự tham gia vào và thụ hưởng kết quả phát triển củaDự án của nhóm đối tượng dễ tổn thương...............................................................................69

3.2.2. Các khuyến nghị hướng đến nhóm chủ thể khác có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếpđến thành công của Dự án........................................................................................................71

3.3. Một số lưu ý về sử dụng báo cáo ..........................................................................................72

3

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................................73

Phụ lục 1: Khung hướng dẫn tham vấn........................................................................................74

Phụ lục 2: Danh sách tỉnh/huyện/xã trong Dự án GNKVTN và khảo sát .....................................79

Phụ lục 3: Danh sách phỏng vấn và thảo luận nhóm...................................................................80

4

Danh mục bảng, hình và hộp

Bảng 1.1: Bảng giải thích các thuật ngữ chính trong Khung SLA....................................................13

Bảng 2.1: Tỷ lệ nghèo của các huyện thuộc vùng Dự án 2010 .......................................................21

Bảng 2.2: Tiếp cận dịch vụ thiết yếu (điện, nước sạch, vệ sinh) giữa các nhóm dân tộc (2010)....22

Bảng 2.3: Tỷ lệ nghèo phân theo giới tính chủ hộ tại vùng Dự án (2010) .......................................23

Bảng 2.4: Tiếp cận dịch vụ thiết yếu (điện, nước sạch, về sinh) của các hộ trong vùng Dự án, phântheo giới tính chủ hộ (2010) .............................................................................................................24

Bảng 2.5: Sở hữu đất và diện tích canh tác phân theo dân tộc trong vùng Dự án (2010) ..............25

Bảng 2.6: Sở hữu đất và diện tích canh tác phân theo giới trong vùng Dự án 2010) .....................26

Bảng 2.7: Số lượng lao động của hộ gia đình tại vùng Dự án theo nhóm dân tộc (2011) ..............29

Bảng 2.8: Số lượng lao động của hộ gia đình phân theo giới tính chủ hộ tại vùng Dự án (2011) ..29

Bảng 2.9: Chất lượng của lực lượng lao động tại vùng Dự án thể hiện qua trình độ chuyên môncao nhất của chủ hộ (2010)..............................................................................................................31

Bảng 2.10: Chất lượng lao động qua trình độ chuyên môn của chủ hộ, phân theo giới (2010)......32

Bảng 2.11: Cơ sở hạ tầng và tiện ích phục vụ sản xuất nông nghiệp của vùng Dự án (2010).......33

Bảng 2.12: Tiếp cận vốn của hộ gia đình trong vùng Dự án (tại 1/7/2011) .....................................36

Bảng 2.13: Tiếp cận vốn của hộ gia đình trong vùng Dự án phân theo giới tính chủ hộ (tại1/7/2011) ..........................................................................................................................................37

Bảng 2.14 Sở hữu các phương tiện viễn thông và thông tin vô tuyến trong vùng Dự án giữa cácnhóm dân tộc (2010) ........................................................................................................................40

Bảng 2.15: Sở hữu các phương tiện viễn thông và thông tin vô tuyến trong vùng Dự án theo giớitính của chủ hộ.................................................................................................................................40

Hình 1.1: Sơ đồ Phương pháp Tiếp cận Sinh kế Bền vững (SLA)..................................................12

Hình 2.1: Thành phần dân tộc tại vùng Dự án .................................................................................20

Hình 2.2 Tỷ lệ nghèo của các dân tộc năm 2010.............................................................................21

Hình 2.3: Phân bổ (tỷ trọng) đất cho các loại cây trồng phân theo giới tính chủ hộ (%) (2010)......27

Hình 2.4: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vùng Dự án (2011) ...................................................................30

Hình 2.5: Tỷ lệ hộ sở hữu phương tiện vật chất là máy móc nông nghiệp tại các tỉnh Dự án (2010)..........................................................................................................................................................34

Hình 2.6: Giá một số mặt hàng nông sản chính vùng Tây nguyên (ĐVT .000 VNĐ/kg)..................42

Hộp 2.1: Hạn chế tiếp cận nguồn tài nguyên đất và nước trong vùng dự án..................................27

Hộp 2.2: Các ý kiến về phân công lao động giữa nam và nữ vùng dự án ......................................30

Hộp 2.3: Các ý kiến về trình độ lao động của nhóm dân tộc thiểu số tại vùng dự án .....................31

Hộp 2.4: Các ý kiến về thói quen tiết kiệm của nhóm yếu thế vùng dự án......................................35

Hộp 2.5: Tính cộng đồng là nguồn vốn xã hội quan trọng của người DTTS di cư đến vùng Dự án39

Hộp 2.6: Một số ý kiến về tác động của làn sóng di cư ...................................................................43

5

LỜI CẢM ƠN

Nhóm tác giả thực hiện khảo sát và lập báo cáo “Đánh giá tác động xã hội” cho Dự án Giảmnghèo Khu vực Tây Nguyên (GNKVTN) dưới sự ủy thác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vàNgân hàng Thế giới (NHTG). Trong quá trình thực hiện khảo sát, đánh giá, nhóm tác giả đã nhậnđược sự giúp đỡ và cộng tác nhiệt tình của các cơ quan có liên quan, cán bộ các cấp và ngườidân tại địa bàn khảo sát.

Trước tiên, chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Chuẩnbị Dự án Trung uơng, các Ban Chuẩn bị Dự án cấp tỉnh, huyện Dự án GNKVTN, Ngân hàng Thếgiới vì những ý kiến đóng góp sâu sắc và sự hỗ trợ nhiệt tình của các ông/bà dành cho đoànnghiên cứu.

Chúng tôi cũng xin được cảm ơn UBND các cấp, đại diện lãnh đạo các sở ban ngành tại sáu tỉnhDự án đã cung cấp và chia sẻ các thông tin hết sức thực tiễn, cụ thể và hữu ích, góp phần xâydựng nên phần lớn thông tin được trình bày trong báo cáo này. Đồng thời, đoàn nghiên cứu cũngxin được cảm ơn chính quyền các địa phương đã tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho đoàn trongquá trình làm việc tại địa bàn khảo sát, giúp các cán bộ nghiên cứu tiếp cận người dân và cácdoanh nghiệp trong khu vực.

Cuối cùng, xin được đặc biệt bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến những người dân đại diện cho cácthôn/bản đã dành thời gian tham gia các hoạt động phỏng vấn và thảo luận nhóm, nhiệt tình cungcấp và làm rõ thông tin sống động để đoàn nghiên cứu có thể xây dựng và hoàn thiện các pháthiện quan trọng, kiểm chứng tính chính xác về các nhận định liên quan đến các vấn đề xã hội củadự án GNKVTN.

Do hạn chế về mặt thời gian và các nguồn lực nên nghiên cứu này có thể chưa bao quát được hếtcác khía cạnh tác động đến thực hiện Dự án GNKVTN. Để thực hiện tốt hơn các nghiên cứu, phântích, báo cáo đánh giá trong tương lai, chúng tôi rất trân trọng và mong nhận được ý kiến đónggóp từ những độc giả quan tâm đến báo cáo này.

Xin chân thành cảm ơn!

6

Danh mục từ viết tắt

ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á

Agricensus 2011 : Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2011

AusAID : Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc

Ban PTX : Ban Phát triển xã

Ban QLDA/BQLDA : Ban quản lý Dự án

BDT : Ban dân tộc

BCB : Ban Chuẩn bị

Bộ/Sở KH&ĐT : Bộ/Sở Kế hoạch và Đầu tư

Bộ/Sở LĐTB&XH : Bộ/Sở Lao động Thương binh và Xã hội

BQL : Ban quản lý

CĐT : Chủ đầu tư

CSHT : Cơ sở hạ tầng

DA : Dự án

DT&BD : Duy tu và bảo dưỡng

DTTS : Dân tộc thiểu số

DFID : Bộ Hợp tác quốc tế, Vương quốc Anh

ĐVT : Đơn vị tính

FLITCH : Dự án Phát triển Lâm nghiệp Cải thiện Đời sống vùng Tây Nguyên

GNKVTN : Giảm nghèo khu vực Tây nguyên

HĐND : Hội đồng nhân dân

GS&ĐG : Giám sát & đánh giá

HP : Hợp phần

HTKT : Hỗ trợ kỹ thuật

HTX : Hợp tác xã

IFAD : Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế

ISP : Chương trình hỗ trợ thực hiện chương trình 135-II tại Quảng Ngãi

Kế hoạch PTKTXH : Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

KTXH : Kinh tế xã hội

LHQ : Liên hợp quốc

M&E : Theo dõi và đánh giá

NCNL : Nâng cao năng lực

NGOs : Các tổ chức phi chính phủ

NH : Ngân hàng

7

NH CSXH : Ngân hàng chính sách xã hội

NH NN& PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHTG : Ngân Hàng Thế Giới

NTM : Chương trình Nông Thôn mới

NTP : Chương trình Mục tiêu Quốc gia

NTPPR : Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo

ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức

PCT : Phó chủ tịch

PDO : Mục tiêu phát triển dự án

Phòng KT-HT : Phòng Kinh tế - Hạ tầng

Phòng TC-KH : Phòng Tài chính Kế hoạch

THP : Tiểu hợp phần

TNSP : Dự án Hỗ trợ Tam Nông do IFAD tài trợ tại Gia Lai

TƯ : Trung ương

UBND : Ủy ban nhân dân

UNDP : Chương trình phát triển của Liên hợp quốc

USD : Đô la Mỹ

VHLSS 2010 : Khảo sát Mức sống dân cư năm 2010

VNĐ : Đồng Việt Nam

WB3 : Dự án phát triển ngành lâm nghiệp

8

TÓM TẮT BÁO CÁO

Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên (GNKVTN) có Mục tiêu phát triển (PDO) là “nâng cao cơhội sinh kế cho các hộ gia đình và cộng đồng nghèo tại 26 huyện trong 06 tỉnh trong vùng Dự án”với bốn hợp phần là (1) phát triển cơ sở hạ tầng, (2) phát triển sinh kế, (3) phát triển CSHT kết nối,nâng cao năng lực và truyền thông, và (4) quản lý Dự án. Dự án được triển khai tại 26 huyện1 tậptrung tại sáu tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, và Quảng Ngãi. Cơ quanchủ quản của Dự án là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và Nhà tài trợ là Ngân hàng thế giới(NHTG). Thời gian dự kiến triển khai là 5 năm (2014 đến 2018) với tổng vốn đầu tư là 165 triệuUSD; trong đó nguồn vốn vay ODA từ Ngân hàng Thế giới (NHTG) là 150 triệu USD (chiếm 90%),vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 15 triệu USD (chiếm 10%).

Nhóm đối tượng hưởng lợi của Dự án là hộ nghèo, trong đó nhóm nghèo là người dân tộc thiểu số(DTTS) và phụ nữ là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhận được sự quan tâm đặc biệt của Dự án.Và do có nhiều khác biệt về các đặc điểm nghèo, mức độ dễ bị tổn thương cũng như tác động dựkiến của Dự án đối với các nhóm này cũng còn có nhiều khác biệt giữa các bên liên quan nên mộtĐánh giá xã hội cần và đã được tiến hành nhằm thu thập tư liệu làm nền tảng cho việc xây dựngkhung chính sách có sự tham gia để đảm bảo các bên liên quan được đóng góp một cách thíchđáng vào thiết kế và xây dựng cơ chế thực hiện Dự án sau này. Mục đích của nghiên cứu đánhgiá là đưa ra được một phân tích tổng thể về các chiến lược/biện pháp/phương pháp khác nhauđể bảo đảm mục tiêu của dự án phù hợp với bối cảnh xã hội của nó với các mục tiêu cụ thể cầnđạt được là (i) xác định và mô tả đặc điểm các nhóm đối tượng có nguy cơ bị loại trừ khỏi sự thamgia và hưởng lợi từ Dự án; (ii) xác định các bên liên quan chính của Dự án; (iii) xác định các quátrình, thể chế, yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến sự tham gia của đối tượng hưởng lợi; (iv) kiểmchứng mức độ phù hợp của chiến lược cải thiện sinh kế; và (v) trên cơ sở đó, đưa ra các khuyếnnghị về chiến lược can thiệp, nguyên tắc thiết kế dự án để đảm bảo các đối tượng dễ bị tổnthương sẽ được tham gia đầy đủ và thụ hưởng từ các can thiệp của Dự án như mong đợi.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Đánh giá được thiết kế trên cơ sở lý thuyết là “tiếp cận sinh kế bềnvững” (Sustainable livelihood approach) (DFID và AusAID), các phát hiện được xây dựng từ cácnguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp thu thập tại địa bàn khảo sát trong vùng Dự án (bằng cáccông cụ định tính như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm). Các phát hiện chính của Báo cáo gồm:

Về đối tượng dễ tổn thương trong Dự án, nghiên cứu cho thấy người dân của vùng Dự án ở tìnhtrạng nghèo hơn so với mặt bằng chung của địa phương và của cả nước, VHLSS 2010 cho biết tỷlệ nghèo trong vùng Dự án (vùng nông thôn) cao hơn gần 2,5 lần so với tỷ lệ nghèo trung bình ởnông thôn cả nước và thu nhập bình quân của vùng Dự án chỉ bằng 70 – 80% cả nước. Từ góc độdân tộc thì các nhóm dân tộc thiểu số là nhóm nghèo hơn (so với dân tộc Kinh). Còn nếu nhìn từgóc độ giới thì nhóm hộ có chủ hộ là nữ nghèo hơn so với nhóm hộ có chủ hộ là nam giới.

Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy, tiếp cận của các nhóm yếu thế (dân tộc thiểu số, hộ gia đìnhcó chủ hộ là nữ) đến nguồn vốn sinh kế (vốn tài nguyên, vốn con người, vốn vật chất, vốn tàichính, vốn xã hội) cũng hạn chế hơn so với các nhóm còn lại. Bên cạnh đó, các cú sốc về thiên taivà dịch bệnh, biến động giá nông sản, và làn sóng di cư tự do đến các tỉnh Dự án (nhất là trongnhững năm trở lại đây) cũng là những yếu tố tác động mạnh, một cách tiêu cực đến đời sống vàsinh kế của các nhóm hưởng lợi trong vùng Dự án.

Về cơ cấu tổ chức, có thể tạm chia cơ cấu tổ chức thành năm nhóm. (1) Chủ thể chỉ đạo quá trìnhtriển khai dự án, UBND các cấp với sự tham gia trực tiếp của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND,

126 huyện vùng dự án gồm: Đắk Glong, Đắk Song, Krông Nô, Tuy Đức (Đắk Nông); Buôn Đôn, Ea Súp,Krông Bông, Lắk, M' Đắk (Đắk Lắk); K Bang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang, Ia Pa (Gia Lai); Ngọc Hồi,Đắk Glei, Sa Thầy, Kon Rẫy, Kon Plong, Tu Mơ Rông (Kon Tum); Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ (Quảng Ngãi) vàNam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My (Quảng Nam).

9

có vai trò tiên quyết đối với thành công của Dự án. (2) Chủ thể trực tiếp triển khai, BQLDA cáccấp, cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề về năng lực và nhân sự. (3) Chủ thể hỗ trợ triển khai, các sởban ngành và các tổ chức hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân), chỉ có thể tham gia một cách hiệu quảnếu có sự chỉ đạo thống nhất của UBND cũng như các cân nh ắc thích đáng đến vai trò, năng lực,và khối lượng của việc hiện nay của họ. (4) Các chủ thể mang tính cộng đồng hiện nay chưa cóvai trò lớn tại địa phương nhưng cùng với các hoạt động của dự án, sự tham gia cũng như vai tròcủa họ sẽ lớn dần lên. (5) Các chủ thể khác (khu vực sản xuất tư nhân, các nhà cung cấp dịch vụ)có vai trò không nhỏ trong các hoạt động của dự án nhưng hiện cũng đang phải đối mặt với cáckhó khăn nhất định trong kết nối các đầu mối, tìm kiếm lao động địa phương thích hợp với các yêucầu của công việc tương ứng ở dự án, v.v.

Về các thể chế, quy trình và chính sách, việc triển khai dự án sẽ còn chịu ảnh hưởng của hiệntrạng có nhiều chính sách/chương trình giảm nghèo cùng tồn tại tại thời điểm này trong vùng Dựán. Các hoạt động này tuy đa dạng nhưng vẫn còn hạn chế về nguồn lực, phương pháp tiếp cận(thiếu sự tham gia), v.v. Bên cạnh đó, các cộng đồng mục tiêu vẫn còn tính chất quần tụ làng xãvới vai trò tự quản của làng và ảnh hưởng của già làng, các tập tục tín ngưỡng và lễ hội vẫn cònnặng nề, thói quen sinh hoạt và canh tác của một đời sống cũ không chịu nhiều sức ép, v.v. và cảnhững quan niệm rập khuôn về các nhóm đối tượng của Dự án (đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu sốbản địa). Những yếu tố này sẽ có những chi phối nhất định với hoạt động phát triển sinh kế củaDự án.

Liên quan đến tính phù hợp của Dự án, các ý kiến phản hồi được chia thành ba nhóm về (1) cáchỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, (2) hỗ trợ phát triển sinh kế, và (3) các hoạt động nâng cao nănglực. Về cơ bản, các ý kiến phản hồi đánh giá cao những dự thảo thiết kế của Dự án, phương phápcan thiệp và dự kiến về các hoạt động chính của Dự án. CSHT được thống nhất xây dựng theohướng hỗ trợ cho phát triển sinh kế, tuy nhiên cần có thêm hướng dẫn chi tiết và rõ ràng hơn vềmột số vấn đề như tính kết nối của các công trình, phương pháp đấu thầu có sự tham gia củacộng đồng, các quy định về sử dụng lao động địa phương, v.v. Đối với các hoạt động phát triểnsinh kế thì có khá nhiều lo ngại và câu hỏi xoay quanh mô hình tổ nhóm sản xuất, vấn đề đượcđặc biệt đặt ra là phải tránh tính hình thức và thiếu hiệu quả của mô hình hợp tác xã trước đây.Nội dung và phạm vi hỗ trợ cũng cần được thiết kế phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số, trongđó chú trọng vào hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn nhắc lại, giới thiệu mô hình mới, cấp phát con giống vàvật tư nông nghiệp. Câu hỏi về tính bền vững cũng là một vấn đề được các bên đặc biệt quan tâm.Về nâng cao năng lực và quản lý dự án thì nổi rõ nhất là các ý kiến về vai trò quan trọng của nângcao năng lực, bổ sung cán bộ chuyên trách bên cạnh các vị trí kiêm nhiệm và sự tham gia của cấpxã với vai trò chủ đầu tư.

Căn cứ vào các phát hiện chính được trình bày trong Báo cáo này, khuyến nghị cơ bản nhất củaBáo cáo có thể được tổng kết như sau: tiếp tục hoàn chỉnh thiết kế của Dự án theo nội dung vàhướng tiếp cận như hiện nay. Tuy nhiên, cần tăng cường các chiến lược can thiệp để đảm bảo sựtham gia tích cực của các nhóm yếu thế vào việc lập kế hoạch và thụ hưởng các can thiệp của Dựán. Cơ sở hạ tầng được xây dựng phải phản ánh được nguyện vọng của các đối tượng dễ tổnthương. Đồng thời, công tác tuyên truyền, vận động nhóm dễ tổn thương tích cực tham gia,khuyến khích sự ủng hộ của các cá nhân có uy tín trong cộng động cũng sẽ giúp cải thiện đáng kểtình trạng tham gia của các nhóm này.

Ngoài ra, Báo cáo cũng có một số lưu ý về cách tiếp cận và sử dụng các kết quả và khuyến nghịcủa Báo cáo như các lưu ý về phạm vi khảo sát, tính tương đối về mặt thời gian của các thông tinvà khuyến nghị được trình bày, tính mở của Dự án, v.v.

10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Chương này trình bày các thông tin cơ sở về Bối cảnh thực hiện Đánh giá tác động xã hội (phần1.1), Mục tiêu của Đánh giá (phần 1.2) và Phương pháp đánh giá (phần 1.3), trong đó làm rõkhung lý thuyết (1.3.1), các giai đoạn và các công cụ thu thập thông tin đánh giá (1.3.2), quá trìnhchọn mẫu và mô tả mẫu (1.3.3). Nhờ đó, người đọc được cung cấp các thông tin cơ sở, có tínhdẫn dắt để có thể hiểu được cấu trúc và nội dung của các phát hiện được trình bày trong Chương2 và các đề xuất trình bày trong Chương 3 của Báo cáo này.

1.1 Bối cảnh của Đánh giá Tác động Xã hội

Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên (GNKVTN) (sau đây gọi tắt là Dự án) có Mục tiêu pháttriển (PDO) là “nâng cao cơ hội sinh kế cho các hộ gia đình và cộng đồng nghèo tại 26 huyệntrong 06 tỉnh trong vùng Dự án”. Dự án được triển khai tại sáu tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai,Kon Tum, Quảng Nam, và Quảng Ngãi và 26 huyện2. Cơ quan chủ quản của Dự án là Bộ Kếhoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và Nhà tài trợ là Ngân hàng thế giới (NHTG). Thời gian dự kiến triểnkhai là 5 năm (2014 đến 2018) với tổng vốn đầu tư là 165 triệu USD; trong đó, nguồn vốn vayODA từ Ngân hàng Thế giới (NHTG)là 150 triệu USD (chiếm 90%), vốn đối ứng của Chính phủViệt Nam là 15 triệu USD (chiếm 10%).

Dự án được thiết kế gồm bốn (04) Hợp phần với các mục tiêu cụ thể là: (1) Hợp phần Phát triểncơ sở hạ tầng (CSHT) cấp xã và thôn/bản phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống dân sinhcũng như tạo việc làm trong xây dựng CSHT và bảo trì, duy tu công trình; (2) Hợp phần Phát triểnsinh kế bền vững có mục tiêu củng cố an ninh lương thực, đa dạng hóa và nâng cao thu nhập chongười dân thông qua cải thiện và đa dạng hóa sinh kế bền vững, phát triển liên kết thị trường (3)Hợp phần Phát triển CSHT kết nối, Nâng cao năng lực và Truyền thông có mục tiêu cải thiện điềukiện CSHT kết nối ở cấp huyện (phần cứng và phần mềm) để thúc đẩy sản xuất, đồng thời nângcao năng lực cán bộ; thúc đẩy truyền thông nâng cao nhận thức; (4) Hợp phần Quản lý Dự án cómục tiêu đảm bảo quản lý, giám sát và đánh giá hiệu quả các hoạt động của Dự án theo đúng thiếtkế Dự án.

Vùng dự án và đối tượng hưởng lợi được lựa chọn dựa trên văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạchvà Đầu tư (Công văn 10284/BKH&ĐT-KTĐP&LT ngày 11/12/2012 và Công văn 10462/BKH&ĐT-KTĐP&LT ngày 17/12/2012). Theo đó, đối tượng dựa trên tỷ lệ nghèo của địa phương và ưu tiênhỗ trợ cho các nhóm yếu thế. Quy trình lựa chọn được thực hiện theo ba bước: (i) lựa chọn huyệnDự án; (ii) lựa chọn xã trong huyện Dự án; và (iii) lựa chọn đối tượng hưởng lợi. Danh mục 130 xãthuộc 26 huyện trong sáu tỉnh được cung cấp tại Phụ lục 2 của Báo cáo này.

Do những thông tin về những đối tượng hưởng lợi thuộc Dự án GNKVTN chỉ ra rằng có sự khôngđồng nhất giữa các nhóm về giới tính, dân tộc, văn hóa, tình trạng kinh tế, mức độ tham gia v.v.Do vậy, những thách thức của Dự án là phải xác định đúng những yêu cầu đa dạng của cácnhóm, tập trung vào các nhóm dễ bị tổn thương (người nghèo nói chung, nhóm dân tộc thiểu sốnói riêng, nhóm phụ nữ nghèo nói riêng). Hơn nữa, có một số lượng khá lớn các bên liên quan, cảtrong và ngoài Dự án GNKVTN có những quan điểm khác biệt về mức độ tác động mà các hoạtđộng của Dự án GNKVTN có thể tạo ra cũng như các kết quả cụ thể của Dự án này, nên quá trìnhĐánh giá xã hội và xây dựng Báo cáo sẽ rất cần thiết trong việc xây dựng khung chính sách mà ở

226 huyện vùng dự án gồm: Đắk Glong, Đắk Song, Krông Nô, Tuy Đức (Đắk Nông); Buôn Đôn, Ea Súp,Krông Bông, Lắk, M' Đắk (Đắk Lắk); K Bang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang, Ia Pa (Gia Lai); Ngọc Hồi,Đắk Glei, Sa Thầy, Kon Rẫy, Kon Plong, Tu Mơ Rông (Kon Tum); Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ (Quảng Ngãi) vàNam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My (Quảng Nam).

11

đó sự tham gia của tất cả các bên liên quan sẽ cho phép những ý kiến/đóng góp của họ tới thiếtkế và cơ chế thực hiện sau này của Dự án.

Trong điều kiện này, Đánh giá tác động xã hội (sau đây gọi là Đánh giá) thuộc Dự án Giảm nghèoKhu vực Tây Nguyên đã được thực hiện độc lập và khởi động sau khi Nghiên cứu khả thi của Dựán đã và đang được tiến hành. Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án là một tài liệu dẫn chiếuquan trọng của Báo cáo đánh giá (chi tiết xem Chương 2 và Chương 3 của Báo cáo này) bởi cácphát hiện và khuyến nghị của Đánh giá này cung cấp các bổ khuyết và phản biện [về nội dung tácđộng xã hội] đến Báo cáo nghiên cứu khả thi.

1.2 Mục tiêu của Đánh giá Tác động xã hội

Như đã dẫn trong Điều khoản tham chiếu (ĐKTC), các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể sau đâycần đạt được khi kết thúc Đánh giá.

Mục tiêu chung: Với cách hiểu Đánh giá tác động xã hội là một báo cáo điều tra mang tính hệthống về các quy trình xã hội và các nhân tố tác động đến những kết quả thực hiện của Dự án,Đánh giá có mục tiêu là đưa ra một phân tích về các chiến lược/biện pháp/phương pháp khácnhau để bảo đảm mục tiêu của dự án phù hợp với bối cảnh xã hội của nó. Đánh giá sẽ cung cấpnhững thông tin cơ cở để thiết kế các chiến lược mang tính xã hội của dự án. Thực hiện Đánh giávà xây dựng Báo cáo cũng là một quy trình nhằm mang phổ biến/chia sẻ các thông tin xã hội củaDự án và huy động sự tham gia của các chủ thể hữu quan, thu thập và phản ánh quan điểm củacác bên liên quan cho thiết kế Dự án.

Đánh giá được thiết kế hướng tới thực hiệncác mục tiêu cụ thể như sau: (i) xác định và mô tả đặcđiểm các nhóm đối tượng có nguy cơ bị loại trừ/hạn chế khỏi sự tham gia và hưởng lợi từ Dự án;(ii) xác định các bên liên quan chính của Dự án về tầm quan trọng/mức độ ảnh hưởng của các bênliên quan đến Dự án; (iii) xác định các quá trình, thể chế, yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến sự thamgia của đối tượng hưởng lợi trong quá trình tham vấn, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện Dự án; (iv)kiểm chứng mức độ phù hợp của chiến lược cải thiện sinh kế [livelihood strategies] mà Dự án dựkiến thực hiện; và (v) trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị về chiến lược can thiệp, nguyên tắcthiết kế dự án để đảm bảo các đối tượng dễ bị tổn thương sẽ được tham gia đầy đủ và thụ hưởngtừ các can thiệp của Dự án như mong đợi.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Đánh giá được thiết kế trên cơ sở lý thuyết là “tiếp cận sinh kế bềnvững” (Sustainable livelihood approach) của DFID, các phát hiện được xây dựng từ các nguồn dữliệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp thu thập tại địa bàn khảo sát trong vùng Dự án (bằng các công cụđịnh tính như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm). Chi tiết được trình bày trong phần tiếp theo củabáo cáo.

1.3 Phương pháp luận của Đánh giá

1.3.1 Khung lý thuyếtKhung lý thuyết chính sử dụng trong đánh giá là Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững(Sustainable Livelihoods Approach - SLA), (xem Hình 1.1 dưới đây).

12

Hình 1.1: Sơ đồ Phương pháp Tiếp cận Sinh kế Bền vững (SLA)

Nguồn: tổng hợp từ các tài liệu của DFID và AusAID

Cách tiếp cận này đưa ra một chỉ dẫn tổng quát cho một quá trình xây dựng các can thiệp pháttriển sinh kế cho cộng đồng, bao gồm các chương trình và dự án như Dự án GNKVTN. TheoSerrat (2008), tiếp cận sinh kế bền vững (the sustainable livelihoods approach)3 là một phươngpháp tư duy để xác định mục tiêu, phạm vi và ưu tiên cho các hoạt động/can thiệp phát triển dựatrên các cân nhắc/phân tích về cách sinh sống của người nghèo, của đối tượng dễ tổn thương vàtầm quan trọng của các chính sách, các thể chế liên quan. Các can thiệp/hoạt động phát triểnđược xây dựng phải đảm bảo: (i) lấy con người/nhóm đối tượng nghèo và dễ tổn thương làm trungtâm; (ii) đảm bảo tính tham gia (của) và tính đáp ứng đến đối tượng nghèo và dễ tổn thương; (iii)đa cấp độ (multilevel); (iv) được thực hiện với mối liên kết/đối tác giữa khu vực công và khu vực tưnhân; (v) linh hoạt/dễ điều chỉnh (dynamic); và (vi) cuối cùng nhưng không kém quan trọng là bềnvững. Cách tiếp cận này cho phép nối kết các chủ thể với môi trường chung có ảnh hưởng đếnkết quả của chiến lược sinh kế. Tiếp cận này tính đến một cách thấu đáo các tiềm năng của cộngđồng như năng lực/trình độ của người lao động, mạng lưới xã hội (tài sản xã hội), tiếp cận đến cácnguồn lực vật chất và tài chính cần thiết cho phát triển sinh kế và khả năng ảnh hưởng đến và củacác thể chế cốt lõi (core institutional).

Nếu đi từ phía bên phải của Khung SLA sang phía trái, người đọc thấy được xuất phát điểm củacác dự định/kế hoạch phát triển sinh kế chính là hướng đến các kết quả sinh kế (livelihood

3Tiếp cận sinh kế bền vững giúp xác định các ưu tiên hành động/can thiệp thực tiễn, dựa trên quan điểm và mối quan tâmcủa các đối tượng liên quan nhưng không phải là “chìa khóa vàng” (panacea) cho mọi vấn đề. Tiếp cận này không thay thếcho các công cụ khác, như phát triển có sự tham gia (participatory development), tiếp cận ngành (sector-wide approaches)hoặc phát triển nông thôn tổng hợp (integrated rural development).

H

Ảnhhưởng& Canthiệp

Để

đạtđược

N

Từ viết tắtH = Vốn con người S = Vốn xã hộiN = Vốn tài nguyên P = Vốn vật chấtF = Vốn tài chính

BỐI CẢNH (gâybất lợi)

KẾT QUẢSINH KẾ

VỐN SINH KẾCƠ CẤU & QUÁTRÌNH CHUYỂN ĐỔI

S

FP

Những cú sốc Các xu hướng Thời vụ

Tăng thêm thunhập

Tăng tính ổnđịnh

Giảm tính tổnthương

Tăng cườngan ninh lươngthực

Sử dụngnguồn tàinguyên thiênnhiên mộtcách bền vữnghơn

CÁC CHIẾNLƯỢC SINH KẾ

CƠ CẤU

Chính quyềnKhu vực tưTô chứcdân sự

LuậtChính sách

Văn hóaThể chế

QUY TRÌNH

13

outcomes) tích cực cho một cộng đồng nghèo, nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Các kết quả sinhkế này cũng chính là các mục tiêu phát triển, gồm tăng thêm thu nhập cho cộng đồng, tăng tính ổnđịnh trong các hoạt động sinh kế (nhờ đó tăng tính ổn định trong đời sống nói chung); giảm tính dễtổn thương của cộng đồng; tăng cường an ninh lương thực và sử dụng tài nguyên thiên nhiên mộtcách bền vững (đôi khi các kết quả này có thể mâu thuẫn nhau, ví dụ thu nhập cao trong ngắn hạncó thể triệt phá tài nguyên thiên nhiên). Để đạt được kết quả sinh kế, cần thực hiện các can thiệphay các chiến lược sinh kế (livelihood strategies). Chiến lược sinh kế là một tập hợp các hoạt độngvà phương pháp thực hiện các hoạt động đó, nhằm đạt mục tiêu sinh kế. Các chiến lược sinh kếnày lại được triển khai và thực hiện nhờ vào một cấu trúc xã hội (structure) gồm các chủ thể (nhànước/chính quyền và khu vực tư nhân, dân sự) thông qua các quá trình/quy trình/định chế(processes) gồm quy định của luật pháp, các chương trình/chính sách cụ thể, tập quán/phong tục,v.v. Để có được các chiến lược sinh kế, việc phân tích đánh giá phải được tiến hành ở hai cấp độlà (1) bối cảnh [gây tổn thương] và (2) mức độ tiếp cận/sở hữu của đối tượng đối với các nguồnlực khả dụng cho phát triển sinh kế gồm nguồn nhân lực (human capital), nguồn tài nguyên(natural capital), nguồn lực vật chất (nhân tạo) (physical capital), nguồn tài lực (financial capital) vànguồn lực xã hội (social capital). Xem Bảng 1.1 để có giải thích chi tiết hơn cho các thuật ngữtrong Khung SLA.

Cần lưu ý là giữa các yếu tố trong khung SLA này có mối quan hệ tương hỗ, cụ thể các kết quảsinh kế khi đạt được lại góp phần tăng cường các nguồn lực mà đối tượng có thể tiếp cận/sở hữu;các quá trình/cấu trúc có thể tác động thay đổi những thành phần trong bối cảnh [gây tổn thương].

Bảng 1.1: Bảng giải thích các thuật ngữ chính trong Khung SLA

Khung sinh kế bềnvững (SLA)

: Khung sinh kế bền vững giúp tổ chức các nhân tố hạn chế hay tăng cườngcơ hội sinh kế, đồng thời cũng cho thấy mối quan hệ giữa các nhân tố này.Ý niệm trung tâm là các hộ gia đình khác nhau có tiếp cận khác nhau đốivới các tài sản sinh kế vốn là mục tiêu phát triển và mở rộng của phươngpháp tiếp cận sinh kế bền vững. (DFID)

Bối cảnh [gây tổnthương]/vunerablecontext

: Các yếu tố làm nên bối cảnh gây tổn thương gồm các cú sốc (shocks), cácxu hướng (trends) và tính mùa vụ (seasonity) có ảnh hưởng trực tiếp đếntình trạng tài sản của hộ gia đình, cá nhân cũng như làm phương h ại cáclựa chọn sinh kế của người dân.

Các cú sốc làm hủy hoại tài sản có thể kể đến như các hiện tượng thời tiếtcực đoan như bão, lũ l ụt, hạn hán hoặc giá rét, các xung đột dân sự. Cáccú sốc này có thể khiến người dân mất nơi trú ẩn, nhà ở và mùa màng, nênbiện pháp ứng phó thường là tẩu tán tài sản, cất trữ ở nơi khác hay thuhoạch sớm đối với cây trồng và vật nuôi. Những cú sốc về kinh tế vĩ mô gầnđây như khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng gây ra các các tác động tiêucực đến thu nhập của người nghèo, nông dân, do sút giảm giá nông sản vàsản lượng tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Cú sốc khác có thể kể đến nhưdịch bệnh không kiểm soát được làm hủy hoại tài sản là vật nuôi và câytrồng của người dân.

Các xu hướng gồm, dù có thể dự báo được, nhưng có thể mang đến tácđộng tích cực hoặc tiêu cực. Các xu hướng gồm: xu hướng về dân số, dâncư (ví dụ dịch chuyển lao động nông thôn ra thành thị để đáp ứng nhu cầulao động của quá trình công nghiệp hóa ở các đô thị); xu hướng về nguồntài nguyên (ví dụ tình trạng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ở vùng ven biển,giảm lượng nước mạch ngầm, mất đất canh tác do mực nước biển dângcao), xu hướng kinh tế trong nước và quốc tế (ví dụ thiếu hụt nguồn cungcấp cô ca trên phạm vi toàn cầu); và xu hướng về công nghệ (ví dụ côngnghệ trong sản xuất giống, công nghệ trong sản xuất phân bón vi sinh). Cácxu hướng này đều có tác động quan trọng đến tỷ suất đầu tư, do đó ảnhđến các chiến lược sinh kế được lựa chọn. Không phải xu hướng nào cũng

14

bất lợi. Tuy nhiên việc sử dụng thuật ngữ bối cảnh gây tổn thương [hàm ýtính bất lợi từ môi trường] là nhằm nhấn mạnh thực tế rằng tổng hợp các xuhướng này giải thích [trực tiếp hoặc gián tiếp] cho rất nhiều khó khăn màngười nghèo phải đối diện. Tính dễ tổn thương sẵn có trong sinh kế củangười nghèo khiến họ khó đối phó với những nguy cơ, dù có dự đoán đượchay không. Ngoài ra, điều này cũng làm giảm khả năng [của người nghèo]để tác động ngược trở lại đối với môi trường nhằm giảm các nguy cơ này;và hệ quả là, họ lại càng trở nên dễ tổn thương hơn. Kể cả khi xu hướng làtích cực, thì người nghèo cũng thường khó được lợi vì họ thiếu tài sản,thiếu cách tổ chức đủ mạnh để khai thác được các cơ hội từ những xuhướng tích cực này.

Tính mùa vụ được thể hiện ở: (i) thay đổi giá cả hàng nông sản (giá cao khihàng hóa nông sản khan hiếm, giá thấp khi đúng vụ thu hoạch và sản lượnglớn; (ii) cơ hội nghề nghiệp cao ở thời gian đình điểm của sản xuất (ví dụ vụthu hoạch cà phê tại vùng Tây Nguyên); (iii) nguồn cung ứng lương thựccao sau thời gian thu hoạch cây lương thực (điển hình là ngô và gạo) vàthấp ở thời gian “giáp hạt”; chi phí sản xuất thay đổi vào mùa mưa hoặcmùa khô (phát sinh chi phí bơm nước tưới vào mùa khô hoặc chi phí sấykhô nông sản sau khi thu hoạch vào mùa mưa). Yếu tố mùa vụ đều ít nhiềuảnh hưởng đến đời sống của người nghèo, người nông dân.

Bối cảnh [gây tổn thương] nằm ngoài khả năng kiểm soát của người dân.Trong ngắn hạn đến trung hạn, một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ người dânhầu như không thể làm gì để trực tiếp thay đổi các yếu tố thuộc bối cảnhnày.

Khả năng phòng vệ : Là khả năng đối chọi và phục hồi từ những cú sốc và duy trì hoặc củng cốcác năng lực sản xuất, tài sản và hoạt động của của người dân sau nhữngcú sốc

Các sinh kế : Một sinh kế bao gồm năng lực sản xuất, tài sản và các hoạt động cần có đểkiếm sống.

Sinh kế được gọi là bền vững khi sinh kế đó có thể đối chọi và phục hồi từnhững cú sốc và duy trì hoặc củng cố các năng lực sản xuất, tài sản, vàhoạt động của mình không chỉ bây giờ mà cả sau này nhưng lại không làmtổn hại đến cơ sở nguồn lực tự nhiên.

Chiến lược sinh kế(livelihood strategies).

: Chiến lược sinh kế là một tập hợp các hoạt động và phương pháp thực hiệncác hoạt động đó, nhằm đạt kết quả sinh kế.

Các hoạt động có thể gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên (natural-resource based activities) như nông nghiệp, lâm nghiệp, các hoạt động phinông nghiệp và không gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên (non-naturalresource based and off-farm activities) như dịch vụ, nghề thủ công, các hoạtđộng giảm nhẹ và thích ứng, các hoạt động ngắn hạn và dài hạn.

Sau khi thực hiện các chiến lược sinh kế, các kết quả sinh kế dự kiến sẽđược tạo ra, với giả định là không có các rủi ro, các phát sinh bất lợi khôngthể khắc phục làm giảm hoặc xóa bỏ các kết quả tạo ra hoạt động sinh kế.

Vốn con người : Sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, kiến thức và kỹ năng, năng lực làm việc,khả năng thích nghi.

Vốn xã hội : Các mạng lưới và mối liên hệ (khách quen, hàng xóm, quan hệ họ tộc), cácquan hệ tin cậy với sự thông hiểu và giúp đỡ lẫn nhau, các nhóm chínhthức và không chính thức, các giá trị và hành vi chung, các nguyên tắc vàphong tục giống nhau, đại diện tập thể, các cơ chế tham gia trong việc raquyết định, sự lãnh đạo.

Vốn tự nhiên : Đất đai và sản vật, nước và nguồn nước, cây cối và các sản phẩm từ rừng,

15

sinh vật tự nhiên, các loại sợi và lương thực tự nhiên, sự đa dạng sinh học,dịch vụ môi trường.

Vốn vật chất : Cơ sở hạ tầng (phương tiện vận chuyển, đường xá, xe cộ, các tòa nhà vàchỗ ở an toàn, nguồn cấp nước và hệ thống xử lý rác thải, năng lượng,truyền thông), các công cụ và công nghệ (các công cụ và thiết bị sản xuất,hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tập quán sản xuất).

Vốn tài chính : Tiền tiết kiệm, các khoản tín dụng và vay nợ (chính thức và không chínhthức), các khoản tiền chuyển về, lương hưu, lương định kỳ.

Cơ cấu/cấu trúc vàquy trình/thể chế(TransformingStructures andProcesses)

Cơ cấu/cấu trúc bao hàm các tổ chức thuộc khu vực công, khu vực tưnhân, các tổ chức xã hội, dân sự. Các tổ chức thuộc khu vực công là các tổchức đặt ra và thực hiện chính sách và quy định của luật pháp; các tổchức/chủ thể thuộc khu vực tư nhân cung ứng các dịch vụ; mua bán traođổi, thực hiện các chức năng khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh kếvà kết quả; các tổ chức xã hội/dân sự đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điềukiện kết nối các chủ thể công/tư nhân đến đối tượng hưởng lợi.

Các thể chế và quy trình được giải thích gồm các luật, các quy định, chínhsách, thiết chế vận hành, các thỏa thuận, chuẩn mực xã hội, và các thônglệ. Những yếu tố này quy định phương thức vận hành của các cấu trúc. Cáctổ chức công quyết định chính sách không thể vận hành hiệu quả nếukhông có các định chế và quy trình phù hợp. Các thể chế/chính sách có ảnhhưởng mạnh mẽ đến người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương thôngqua hoạt động của các tổ chức/chủ thể. Các thể chế và quy trình là quantrọng đối với mọi khía cạnh của hoạt động sinh kế, tạo động lực khuyếnkhích người dân đưa ra lựa chọn tốt hơn, cho phép hoặc không cho phéptiếp cận đến các loại nguồn vốn sinh kế; tạo điều kiện cho người dânchuyển đổi một dạng vốn/tài sản thành một dạng vốn/tài sản khác, thôngqua các thị trường. Do đó các chính sách vì người nghèo trở nên một thànhtố quan trọng trong Khung tiếp cận sinh kế bền vững (SLA).

Nếu coi Dự án GNKVTN đưa ra một tập hợp các can thiệp dự kiến nhằm cải thiện sinh kế (hay tạora các kết quả sinh kế) thì Đánh giá tác động xã hội sẽ xem xét (soi xét) lại quá trình xây dựng cáccan thiệp đó bằng việc đi từ bên trái sang bên phải của Sơ đồ khung SLA ở trên (Hình 1.1) theocác bước như dưới đây.

Bước 2

Bước 1

Bước 3

Rà soát chiến lược sinh kế Dự án (gồm mục tiêu phát triển và mục tiêucụ thể của 04 hợp phần và các tiểu hợp phần/các hoạt động DA)

Rà soát nhóm đối tượng, thực trạng nghèo (đa chiều) và các đặc điểmxã hội quan trọng khác của nhóm nghèo, nhóm dân tộc, nhóm phụ nữ thẩm định lại tính phù hợp của mục tiêu Dự án và nhu cầu củanhóm đối tượng.

Đánh giá các yếu tố: (1) tiếp cận nguồn vốn sinh kế của các đối tượng;và (2) bối cảnh gây tổn thương/bất lợi (các xu hướng, các cú sốc, yếutố mùa vụ bất lợi)

Đánh giá về cấu trúc/cơ cấu (chủ thể tham gia quản lý và vận hành dựán từ khu vực chính quyền, khu vực dân sự/đoàn thể, xã hội; khu vựctư nhân (doanh nghiệp, người kinh doanh) và các chính sách (chươngtrình giảm nghèo); quy chế (dân chủ, sự tham gia, v.v.) và thiết chếvăn hóa có ảnh hưởng đến triển khai thực hiện Dự án

Bước 4

Kiể

m c

hứng

Kiể

m c

hứng

Kiể

mch

ứng

16

1.3.2 Các công cụ thu thập thông tinỞ từng bước tiến hành đánh giá xã hội, các phương pháp và công cụ thu thập thông tin định tính,định lượng khác nhau đã được sử dụng, cụ thể gồm.

Bước 1: Rà soát chiếnlược sinh kế của Dự án

: Nghiên cứu tài liệu:

Bản thảo nghiên cứu khả thi Dự án cấp tỉnh và trung ương;

Các báo cáo, tài liệu nghiên cứu sẵn có phục vụ công tác nghiêncứu khả thi Dự án;

Bản thảo Khung chính sách đền bù Dự án (cho các đối tượng cóthể bị mất đất do thực hiện Dự án).

Thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu:

Cán bộ Ban chuẩn bị Dự án (BCB DA) cấp trung ương và cấp tỉnh;

Cán bộ NHTG.

Bước 2: Rà soát nhómđối tượng dễ tổn thươngcủa Dự án

: Nghiên cứu tài liệu và tính toán dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu sẵn có:

Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010 (VHLSS 2010);

Tổng điều tra nông nghiệp 2011 (Agricensus 2011);

Dữ liệu thống kê cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã;

Quyết định của UBND các tỉnh công bố tỷ lệ nghèo hàng năm;

Các chính sách, chiến lược giảm nghèo của các địa phương.

Phỏng vấn sâu:

Cán bộ các cơ quan chính quyền các cấp và các sở/ngành;

Cán bộ các tổ chức chính trị, xã hội (nông dân, phụ nữ);

Hộ kinh tế khá;

Đại diện các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế tư nhân;

Đại diện một số tổ chức phi chính phủ (NGO) địa phương.

Thảo luận nhóm:

Nhóm dân cư nghèo (thuộc các thành phần dân tộc);

Nhóm dân tộc thiểu số bản địa;

Nhóm dân tộc thiểu số di cư;

Nhóm phụ nữ (thuộc các thành phần dân tộc).

Bước 3: Đánh giá cácyếu tố ảnh hưởng đếnsinh kế (tiếp cận vốn sinhkế và bối cảnh gây bất lợi)

: Nghiên cứu tài liệu và tính toán dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu sẵn có:

Tổng điều tra nông nghiệp 2011 (Agricensus 2011);

Báo cáo phát triển kinh tế xã hội các địa phương;

Các công bố về giá cả nông sản (từ nhiều nguồn tổng hợp);

Các dữ liệu thủy văn.

Phỏng vấn sâu:

Cán bộ các cơ quan chính quyền các cấp và các sở/ngành;

Cán bộ các tổ chức chính trị, xã hội (nông dân, phụ nữ);

Hộ kinh tế khá;

Đại diện các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế tư nhân;

Đại diện một số tổ chức phi chính phủ (NGO) địa phương.

Thảo luận nhóm:

Nhóm dân cư nghèo (thuộc các thành phần dân tộc);

Nhóm dân tộc thiểu số bản địa;

17

Nhóm dân tộc thiểu số di cư;

Nhóm phụ nữ (thuộc các thành phần dân tộc);

Bước 4: Đánh giá về cấutrúc/cơ cấu và các chínhsách (chương trình giảmnghèo); quy chế (dân chủ,sự tham gia, v.v.) và thiếtchế văn hóa có ảnhhưởng đến triển khai thựchiện Dự án

: Nghiên cứu tài liệu:

Báo cáo nghiên cứu khả thi cấp trung ương (mô tả cấu trúc quản lýdự án và vai trò của các cơ quan hữu trách);

Quy chế dân chủ;

Văn kiện và các báo cáo của các chương trình/dự án giảm nghèotại địa phương (Chính sách ổn định đời sống người dân tộc di cưtỉnh Đắk Nông, Chương trình 30A, FLITCH, 3M v.v).

Phỏng vấn sâu:

Cán bộ các cơ quan chính quyền các cấp (đặc biệt là cán bộ xã,cán bộ Ban dân tộc);

Cán bộ các tổ chức chính trị, xã hội (nông dân, phụ nữ);

Già làng, trưởng bản.

Thảo luận nhóm:

Nhóm dân cư nghèo (thuộc các thành phần dân tộc);

Nhóm dân tộc thiểu số bản địa;

Nhóm dân tộc thiểu số di cư;

Nhóm phụ nữ (thuộc các thành phần dân tộc).

Chi tiết các công cụ thu thập dữ liệu định tính sơ cấp được trình bày trong phụ đính của Báo cáo.Đánh giá được thực hiện bắt đầu từ tháng 12/2012, chia ra các giai đoạn, gồm thiết kế và nghiêncứu tại bàn; khảo sát thực địa (gồm cả khảo sát thí điểm và khảo sát chính thức); xử lý dữ liệu vàxây dựng các phát hiện ban đầu; và xây dựng báo cáo đầy đủ. Trong các giai đoạn ở trên, khảosát thực địa có ý nghĩa quan trọng nhất vì cung cấp những cơ sở khách quan và hiện thực cho cácphát hiện của Báo cáo. Ở bước này, các kỹ thuật phổ biến của đánh giá nông thôn có sự tham gia(participatory rural assessment - PRA) được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia trong các cuộc thảoluận nhóm tập trung và khuyến khích đối tượng cung cấp thông tin chia sẻ ý kiến khi phỏng vấnsâu bán cấu trúc.

1.3.3 Quá trình chọn mẫu và mẫuViệc khảo sát thực địa được thực hiện tại cả sáu tỉnh thuộc Dự án, mỗi tỉnh chọn một huyện(Krông Nô của Đắk Nông, M’Đrắk của Đắk Lắk, Ia Pa của Gia Lai, Kon Rẫy của Kon Tum, Ba Tơcủa Quảng Ngãi, Phước Sơn của Quảng Nam). Tiêu chí để lựa chọn các huyện là tỷ lệ nghèo vàthành phần dân tộc. Về tỷ lệ nghèo, các huyện được chọn không phải là những huyện nghèo nhất,cũng không phải là huyện khá nhất trong vùng Dự án của từng tỉnh. Về thành phần dân tộc, cáchuyện được chọn theo cách sao cho các nhóm dân tộc thiểu số bản địa có dân số lớn trong vùngDự án như Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng, M’nông, và J’rai (ở Tây Nguyên), H’re và Cơ Tu (ở Quảng Ngãivà Quảng Nam) nằm trong đối tượng khảo sát. Tại mỗi huyện, 02 xã được chọn khảo sát theo cáctiêu chí dân tộc để đảm bảo có cả nhóm dân tộc thiểu số bản địa và nhóm dân tộc thiểu số di cư(riêng với huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi và huyện Phước Sơn, Quảng Nam thì tiêu chí dân tộc thiểusố di cư không được áp dụng vì vấn đề dân tộc thiểu số di cư đến không phải là một hiện tượngphổ biến tại đây như tại các huyện Dự án ở Tây Nguyên). Danh sách xã khảo sát được nêu trongPhụ lục 2.

Quá trình khảo sát thực địa được thực hiện với mẫu khảo sát gồm 488 đối tượng khác nhau. Cụthể: 100 cán bộ cấp tỉnh (bao gồm cơ quan trực tiếp triển khai các hoạt động của Dự án và các cơquan/tổ chức khác), 50 cán bộ huyện, 40 cán bộ xã và 14 già làng/trưởng bản được khảo sát bằng

18

hình thức phỏng vấn sâu; ở cấp hộ gia đình, 115 đại diện các hộ gia đình dân tộc thiểu số bản địa,59 đại diện hộ gia đình dân tộc thiểu số di cư; 88 phụ nữ được tham vấn thông qua hình thức thảoluận nhóm tập trung; bên cạnh đó, đoàn đánh giá phỏng vấn đại diện của 09 hộ làm ăn khá giả tạicác thôn/buôn và 11 doanh nghiệp trong hai lĩnh vực là xây dựng và nông nghiệp.

Ngoài các thông tin thu thập qua khảo sát trực tiếp, báo cáo đánh giá này tham khảo nhiều nghiêncứu sẵn có về các vấn đề liên quan đến dân tộc thiểu số, bình đẳng giới trong vùng Dự án; sửdụng dữ liệu từ các cuộc điều tra gồm Khảo sát Mức sống dân cư năm 2010 (VHLSS 2010), TổngĐiều tra Nông nghiệp 2011 (Agricensus 2011) và Tổng Điều tra doanh nghiệp 2010.

Như vậy, với quy mô và cơ cấu ở trên, mẫu khảo sát đảm bảo phản ánh được quan điểm củanhững bên liên quan khác nhau trong Dự án, đặc biệt là nhóm đối tưởng hưởng lợi của Dự án,cũng là nhóm đối tượng dễ tổn thương mà Đánh giá này hướng đến. Quá trình tham vấn các chủthể này, đặc biệt đưa vào các chủ thể không trực tiếp quản lý Dự án (như doanh nghiệp, các hộdân khá giả), giúp thực hiện một trong những mục tiêu phái sinh là cung cấp thông tin và tham vấncác đối tượng về thiết kế Dự án.

19

CHƯƠNG II: CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH CỦA BÁO CÁO

Như khung lý thuyết SLA đã gợi ý và theo thiết kế của Đánh giá này, các phát hiện chính của báocáo được trình bày theo các nhóm nội dung với trình tự sau: Phần 2.1 mô tả đặc điểm của các đốitượng hưởng lợi dễ bị tổn thương gồm các đặc điểm nghèo, mức độ tiếp cận/sở hữu các loại hìnhvốn sinh kế, và yếu tố bối cảnh làm nghiêm trọng hơn tính dễ bị tổn thương của nhóm hưởng lợiyếu thế; Phần 2.2 nêu các phát hiện chính liên quan đến cấu trúc/cơ cấu quản lý và các quytrình/chính sách/định chế; trong đó 2.2.1 là các phát hiện chính về các bên liên quan có ảnhhưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình thực hiện và khả năng thành công trong thực hiện cácmục tiêu của Dự án, cũng như những rủi ro tiềm tàng liên quan đến những đối tượng này; phần2.2.2 là các phát hiện về các quá trình/định chế (gồm các chương trình/chính sách, các thiết chếvăn hóa/tôn giáo, quy định về dân chủ cấp cơ sở và sự tham gia của cộng đồng vào phát triểnkinh tế-xã hội của địa phương. Phần 2.3 tập trung vào những phản hồi chính của đối tượng hưởnglợi và các bên liên quan về thiết kế của Dự án (chiến lược sinh kế dự kiến) tại thời điểm khảo sát.

Dựa trên các phát hiện này, Báo cáo sẽ đưa ra một số khuyến nghị chính trong Chương 3.

2.1 Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, vốn sinh kế và các yếu tố ngoạicảnh làm tăng tính dễ bị tổn thương

Tính dễ tổn thương được miêu tả thông qua tình trạng bấp bênh trong đời sống của các cá nhân,hộ gia đình và cộng đồng khi phải đối mặt với những thay đổi của môi trường xung quanh. Ngườidân cứ thoát nghèo rồi lại nghèo và khái niệm “tính dễ tổn thương” thể hiện những thay đổi nàymột cách chuẩn xác hơn là các thước đo về chuẩn nghèo.

Tính dễ tổn thương, như khung SLA đã nêu, đến từ: (i) các yếu tố ngoại cảnh gây tổn thương haycòn gọi là bối cảnh gây tổn thương (vunerability context) và (ii) mức độ tự phòng vệ thấp của đốitượng/người dân [không đủ khả năng và phương tiện] để đối mặt với những rủi ro/đe dọa từ bốicảnh. Bối cảnh gây tổn thương gồm các cú sốc (shocks), các xu hướng (trends) và tính mùa vụ(seasonity) có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tài sản của hộ gia đình/cá nhân cũng như cáclựa chọn sinh kế của người dân. [Xem Bảng 1.1 để có giải thích đầy đủ về các khái niệm bối cảnhgây tổn thương]. Còn mức độ tự phòng vệ thấp của đối tượng/người dân là do tình trạng sở hữutài sản thấp (nghèo) và thiếu tiếp cận đến các nguồn vốn sinh kế nên không đủ khả năng vàphương tiện để đối mặt với những rủi ro/đe dọa từ bối cảnh.

Phần 2.1 này sẽ trình bày đặc tính dễ bị tổn thương của nhóm đối tượng Dự án, sau đó là cácphát hiện về tình trạng tiếp cận thấp đến các nguồn sinh kế và cuối cùng là những yếu tố của bốicảnh gây tổn thương đến nhóm này.

Chiều phân tích [dimension] là theo nhóm dân tộc và và giới tính của chủ hộ. Việc lựa chọn chiềuphân tích phản ánh mối quan tâm của Dự án đối với các nhóm dân tộc thiểu số (bản địa và di cưđến) cũng như nhóm đối tượng nữ giới. Ngoài ra, hai chiều phân tích này giúp việc đưa ra các đềxuất của Báo cáo phù hợp nhất với từng nhóm đối tượng cụ thể, nhằm giảm thiểu rủi ro đối tượngbất lợi hơn/dễ bị tổn thương hơn không được tham gia đầy đủ hoặc chỉ thụ hưởng các thành quảphát triển/kết quả sinh kế do Dự án đầu tư một cách hạn chế.

Về dân tộc, ba nhóm chính được so sánh là nhóm Kinh, nhóm dân tộc thiểu số bản địa và nhómdân tộc thiểu số khác. Chỉ tính riêng trên địa bàn 26 huyện Dự án, có 41 dân tộc cùng sinh sống,trong đó đồng bào DTTS chiếm 60%, dân tộc Kinh là 40%. Sắp xếp theo mức tăng đần, tỷ trọngcác dân tộc tại vùng Dự án như sau: Cơ Tu (1%), Ê đê (3%), M’Nông (5%), Jarai (7%), Bana(7.4%), Xơ Đăng (9.3%), H’rê (10%), dân tộc thiểu số khác – không xếp loại được riêng vì có

20

nhiều nhóm có tỷ trọng rất nhỏ trong số liệu khảo sát thứ cấp (16%) và Kinh (40%). Các nhóm dântộc thiểu số bản địa chính trong vùng Dự án là Ê Đê, M’Nông (chủ yếu tại Đắk Lắk và Đắk Nông);Jarai, Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng (chủ yếu tại Gia Lai và Kon Tum); H’rê và Ca Dong (tại QuảngNgãi) và Cơ Tu (tại Quảng Nam)(xem Hình 2.1). Các dữ liệu đượcphân tích ở ba cấp độ xã Dự án(130 xã), huyện Dự án (26 huyện)và tỉnh Dự án (6 tỉnh); có thể cácdữ liệu cấp quốc gia sẽ được đưavào phân tích khi phù hợp nhằmlàm nổi bật tính so sánh của cáctỉnh Dự án và cả nước; trong mộtsố trường hợp dữ liệu của các xãnằm ngoài Dự án nhưng trong 26huyện Dự án, các huyện ngoài Dựán nhưng nằm trong sáu tỉnh Dựán được đưa vào phân tích để làmnổi bật tính so sánh giữa vùng Dựán và vùng ngoài Dự án. Trongmột số trường hợp, do dữ liệu thứcấp chỉ hiện hữu đối với cấp tỉnh(ví dụ tình trạng dinh dưỡng củadân cư) nên phân tích chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa sáu tỉnh Dự án với tình trạng chung của cảnước.

Về giới, giới tính của chủ hộ được xác định là chiều phân tích thứ hai. Dữ liệu theo nhóm hộ có nữlàm chủ hộ và nam làm chủ hộ được phân tích chỉ trong phạm vi vùng Dự án từ cấp xã đến cấpTỉnh. Một lưu ý là tại vùng Dự án, đó là chế độ mẫu hệ và chế độ phụ hệ tồn tại song song và vớinhững nhóm dân tộc theo chế độ mẫu hệ, chủ hộ thường là nữ giới. Tại Quảng Nam và Quảngngãi, nhóm dân tộc thiểu số bản địa chính là Cơ Tu, Hre, Giẻ Triêng theo chế độ phụ hệ. Tại cáctỉnh Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số bản địa chính như Jarai, M’nông, Êđê theo chế độ mẫu hệ(một số nét văn hóa đặc trưng và/hoặc vai trò của nam giới và nữ giới tại gia đình và xã hội củahai chế độ này được phân tích khi chúng có ảnh hưởng đến Dự án).

2.1.1 Tính dễ bị tổn thương của nhóm đối tượng Dự ánTheo Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án [phiên bản 2, sẵn có tại thời điểm khảo sát], Dự án đặt sựquan tâm đặc biệt đến nhóm hưởng lợi yếu thế, gồm các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộcthiểu số bản địa [hay theo cách gọi thường ngày của cư dân địa phương là dân tộc tại chỗ), hộdân tộc thiểu số di cư (nhất là các hộ di cư trong khoảng 3 - 5 năm gần đây) và phụ nữ. Trên cơsở phân tích số liệu thứ cấp và khảo sát hiện trường, Báo cáo này tái khẳng định những đối tượnghộ nghèo (thuộc các thành phần dân tộc), người dân tộc thiểu số và phụ nữ là những đối tượng cótiếp cận vốn sinh kế bất lợi hơn, chịu tác động mạnh hơn của yếu tố ngoại cảnh bất lợi và có rủi robị gạt ra ngoài lề (ở các mức độ khác nhau) trong quá trình tham vấn, lập kế hoạch và tổ chứcthực hiện cũng như thụ hưởng kết quả của Dự án.

Thứ nhất, người dân của vùng Dự án ở tình trạng nghèo hơn so với mặt bằng chung củađịa phương và của cả nước: Vùng Dự án là nghèo hơn mức trung bình của cả nước, VHLSS2010 cho biết tỷ lệ nghèo trong vùng Dự án (vùng nông thôn) cao hơn gần 2.5 lần so với tỷ lệnghèo trung bình ở nông thôn cả nước và thu nhập bình quân của vùng Dự án chỉ bằng 70 – 80%cả nước.

Hình 2.1: Thành phần dân tộc tại vùng Dự án

Nguồn: Agricensus 2011

20

nhiều nhóm có tỷ trọng rất nhỏ trong số liệu khảo sát thứ cấp (16%) và Kinh (40%). Các nhóm dântộc thiểu số bản địa chính trong vùng Dự án là Ê Đê, M’Nông (chủ yếu tại Đắk Lắk và Đắk Nông);Jarai, Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng (chủ yếu tại Gia Lai và Kon Tum); H’rê và Ca Dong (tại QuảngNgãi) và Cơ Tu (tại Quảng Nam)(xem Hình 2.1). Các dữ liệu đượcphân tích ở ba cấp độ xã Dự án(130 xã), huyện Dự án (26 huyện)và tỉnh Dự án (6 tỉnh); có thể cácdữ liệu cấp quốc gia sẽ được đưavào phân tích khi phù hợp nhằmlàm nổi bật tính so sánh của cáctỉnh Dự án và cả nước; trong mộtsố trường hợp dữ liệu của các xãnằm ngoài Dự án nhưng trong 26huyện Dự án, các huyện ngoài Dựán nhưng nằm trong sáu tỉnh Dựán được đưa vào phân tích để làmnổi bật tính so sánh giữa vùng Dựán và vùng ngoài Dự án. Trongmột số trường hợp, do dữ liệu thứcấp chỉ hiện hữu đối với cấp tỉnh(ví dụ tình trạng dinh dưỡng củadân cư) nên phân tích chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa sáu tỉnh Dự án với tình trạng chung của cảnước.

Về giới, giới tính của chủ hộ được xác định là chiều phân tích thứ hai. Dữ liệu theo nhóm hộ có nữlàm chủ hộ và nam làm chủ hộ được phân tích chỉ trong phạm vi vùng Dự án từ cấp xã đến cấpTỉnh. Một lưu ý là tại vùng Dự án, đó là chế độ mẫu hệ và chế độ phụ hệ tồn tại song song và vớinhững nhóm dân tộc theo chế độ mẫu hệ, chủ hộ thường là nữ giới. Tại Quảng Nam và Quảngngãi, nhóm dân tộc thiểu số bản địa chính là Cơ Tu, Hre, Giẻ Triêng theo chế độ phụ hệ. Tại cáctỉnh Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số bản địa chính như Jarai, M’nông, Êđê theo chế độ mẫu hệ(một số nét văn hóa đặc trưng và/hoặc vai trò của nam giới và nữ giới tại gia đình và xã hội củahai chế độ này được phân tích khi chúng có ảnh hưởng đến Dự án).

2.1.1 Tính dễ bị tổn thương của nhóm đối tượng Dự ánTheo Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án [phiên bản 2, sẵn có tại thời điểm khảo sát], Dự án đặt sựquan tâm đặc biệt đến nhóm hưởng lợi yếu thế, gồm các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộcthiểu số bản địa [hay theo cách gọi thường ngày của cư dân địa phương là dân tộc tại chỗ), hộdân tộc thiểu số di cư (nhất là các hộ di cư trong khoảng 3 - 5 năm gần đây) và phụ nữ. Trên cơsở phân tích số liệu thứ cấp và khảo sát hiện trường, Báo cáo này tái khẳng định những đối tượnghộ nghèo (thuộc các thành phần dân tộc), người dân tộc thiểu số và phụ nữ là những đối tượng cótiếp cận vốn sinh kế bất lợi hơn, chịu tác động mạnh hơn của yếu tố ngoại cảnh bất lợi và có rủi robị gạt ra ngoài lề (ở các mức độ khác nhau) trong quá trình tham vấn, lập kế hoạch và tổ chứcthực hiện cũng như thụ hưởng kết quả của Dự án.

Thứ nhất, người dân của vùng Dự án ở tình trạng nghèo hơn so với mặt bằng chung củađịa phương và của cả nước: Vùng Dự án là nghèo hơn mức trung bình của cả nước, VHLSS2010 cho biết tỷ lệ nghèo trong vùng Dự án (vùng nông thôn) cao hơn gần 2.5 lần so với tỷ lệnghèo trung bình ở nông thôn cả nước và thu nhập bình quân của vùng Dự án chỉ bằng 70 – 80%cả nước.

Hình 2.1: Thành phần dân tộc tại vùng Dự án

Nguồn: Agricensus 2011

Dân tộcKinh, 39,610

M'Nông, 5,270Jarai, 7,180

Bana , 7,390

XơĐăng, 9,300

Cơ Tu, 1,120

Hre, 10,310

DTTSkhác, 16,380

20

nhiều nhóm có tỷ trọng rất nhỏ trong số liệu khảo sát thứ cấp (16%) và Kinh (40%). Các nhóm dântộc thiểu số bản địa chính trong vùng Dự án là Ê Đê, M’Nông (chủ yếu tại Đắk Lắk và Đắk Nông);Jarai, Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng (chủ yếu tại Gia Lai và Kon Tum); H’rê và Ca Dong (tại QuảngNgãi) và Cơ Tu (tại Quảng Nam)(xem Hình 2.1). Các dữ liệu đượcphân tích ở ba cấp độ xã Dự án(130 xã), huyện Dự án (26 huyện)và tỉnh Dự án (6 tỉnh); có thể cácdữ liệu cấp quốc gia sẽ được đưavào phân tích khi phù hợp nhằmlàm nổi bật tính so sánh của cáctỉnh Dự án và cả nước; trong mộtsố trường hợp dữ liệu của các xãnằm ngoài Dự án nhưng trong 26huyện Dự án, các huyện ngoài Dựán nhưng nằm trong sáu tỉnh Dựán được đưa vào phân tích để làmnổi bật tính so sánh giữa vùng Dựán và vùng ngoài Dự án. Trongmột số trường hợp, do dữ liệu thứcấp chỉ hiện hữu đối với cấp tỉnh(ví dụ tình trạng dinh dưỡng củadân cư) nên phân tích chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa sáu tỉnh Dự án với tình trạng chung của cảnước.

Về giới, giới tính của chủ hộ được xác định là chiều phân tích thứ hai. Dữ liệu theo nhóm hộ có nữlàm chủ hộ và nam làm chủ hộ được phân tích chỉ trong phạm vi vùng Dự án từ cấp xã đến cấpTỉnh. Một lưu ý là tại vùng Dự án, đó là chế độ mẫu hệ và chế độ phụ hệ tồn tại song song và vớinhững nhóm dân tộc theo chế độ mẫu hệ, chủ hộ thường là nữ giới. Tại Quảng Nam và Quảngngãi, nhóm dân tộc thiểu số bản địa chính là Cơ Tu, Hre, Giẻ Triêng theo chế độ phụ hệ. Tại cáctỉnh Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số bản địa chính như Jarai, M’nông, Êđê theo chế độ mẫu hệ(một số nét văn hóa đặc trưng và/hoặc vai trò của nam giới và nữ giới tại gia đình và xã hội củahai chế độ này được phân tích khi chúng có ảnh hưởng đến Dự án).

2.1.1 Tính dễ bị tổn thương của nhóm đối tượng Dự ánTheo Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án [phiên bản 2, sẵn có tại thời điểm khảo sát], Dự án đặt sựquan tâm đặc biệt đến nhóm hưởng lợi yếu thế, gồm các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộcthiểu số bản địa [hay theo cách gọi thường ngày của cư dân địa phương là dân tộc tại chỗ), hộdân tộc thiểu số di cư (nhất là các hộ di cư trong khoảng 3 - 5 năm gần đây) và phụ nữ. Trên cơsở phân tích số liệu thứ cấp và khảo sát hiện trường, Báo cáo này tái khẳng định những đối tượnghộ nghèo (thuộc các thành phần dân tộc), người dân tộc thiểu số và phụ nữ là những đối tượng cótiếp cận vốn sinh kế bất lợi hơn, chịu tác động mạnh hơn của yếu tố ngoại cảnh bất lợi và có rủi robị gạt ra ngoài lề (ở các mức độ khác nhau) trong quá trình tham vấn, lập kế hoạch và tổ chứcthực hiện cũng như thụ hưởng kết quả của Dự án.

Thứ nhất, người dân của vùng Dự án ở tình trạng nghèo hơn so với mặt bằng chung củađịa phương và của cả nước: Vùng Dự án là nghèo hơn mức trung bình của cả nước, VHLSS2010 cho biết tỷ lệ nghèo trong vùng Dự án (vùng nông thôn) cao hơn gần 2.5 lần so với tỷ lệnghèo trung bình ở nông thôn cả nước và thu nhập bình quân của vùng Dự án chỉ bằng 70 – 80%cả nước.

Hình 2.1: Thành phần dân tộc tại vùng Dự án

Nguồn: Agricensus 2011

Dân tộcKinh, 39,610

Êde, 3,440M'Nông, 5,27

0

21

Bảng 2.1: Tỷ lệ nghèo của các huyện thuộc vùng Dự án 2010

Tỷ lệ nghèo (%) Tỷ lệ cận nghèo (%)

Trung bình cả nước* 14,2 7,53

Trung bình sáu tỉnh Dự án 24,9 7,4

Trung bình 26 huyện trong Dự án 45,0 8,4

Huyện ngoài Dự án nhưng trong sáu tỉnh 20,0 7,1

130 xã Dự án 51,9 8,1

Trung bình của các xã ngoài Dự án nhưng trong 26huyện Dự án 39,4 8,7

Nguồn: Agricensus 2011 và * tỷ lệ nghèo cả nước theo công bố của Bộ LĐTBXH

Trong năm 2010, khi tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước giảm xuống chỉ còn 14,2% (Bảng 2.1) thìtỷ lệ nghèo của sáu tỉnh Dự án là gần 25% và cứ thế tăng dần nếu xét ở quy mô hẹp hơn cho 26huyện Dự án hoặc 130 xã Dự án. Ở quy mô cấp tỉnh, cứ khoảng 4 người thì có một người làngười nghèo, còn ở các xã Dự án thì cứ 2 người chắc chắn sẽ có một người nghèo. Tỷ lệ cậnnghèo của vùng Dự án cũng cao hơn so với mức trung bình. Cả nước chỉ có 6,98% dân số nằmtrong diện cận nghèo nhưng con số này xét chung cho sáu tỉnh và xét riêng cho 130 xã Dự ántương ứng sẽ là 7,39% và 8,07%. Nếu chỉ so sánh giữa các xã trong các huyện Dự án, có thể thấytỷ lệ nghèo của xã không trong Dự án thấp hơn hẳn tỷ lệ trung bình của 130 xã Dự án (34,9% sovới 51,9%); hay so sánh giữa các huyện trong sáu tỉnh, ta thấy tỷ lệ nghèo của 26 huyện cao hơnhẳn các huyện còn lại (45% so với 20%). Xét trên phạm vi cả nước, rõ ràng tỷ lệ nghèo của sáutỉnh là cao hơn gấp đôi tỷ lệ chung của cả nước (24,9% so với 11,8%). Mặc dù, Dự án GNKVTNđã có tiêu chí lựa chọn các xã/huyện đưa vào Dự án là phải có tỷ lệ nghèo cao hơn (cụ thể chỉhuyện có tỷ lệ nghèo trên 30% mới trở thành vùng Dự án) nhưng các dữ liệu thể hiện sự chênhlệch lớn giữa vùng Dự án và ngoài Dự án phản ánh sự tụt hậu về kinh tế của khu vực Dự án, đồngthời ám chỉ đời sống kinh tế khó khăn đặc biệt của người dân vùng Dự án.

Thứ hai, từ góc độ dân tộc, dữ liệu khẳng định nhóm nghèo hơn là các nhóm dân tộc thiểusố: Dữ liệu thứ cấp khẳng định nhóm nghèo hơn trong vùng Dự án là nhóm dân tộc thiểu số (bảnđịa và di cư) so với dân tộc Kinh (Hình 2.2).

Hình 2.2 Tỷ lệ nghèo của các dân tộc năm 2010

Nguồn: Tính toán cho vùng Dự án từ dữ liệu Agricensus 2011

3730

77

57

85

0

20

40

60

80

100

Quảng Nam Quảng Ngãi

21

Bảng 2.1: Tỷ lệ nghèo của các huyện thuộc vùng Dự án 2010

Tỷ lệ nghèo (%) Tỷ lệ cận nghèo (%)

Trung bình cả nước* 14,2 7,53

Trung bình sáu tỉnh Dự án 24,9 7,4

Trung bình 26 huyện trong Dự án 45,0 8,4

Huyện ngoài Dự án nhưng trong sáu tỉnh 20,0 7,1

130 xã Dự án 51,9 8,1

Trung bình của các xã ngoài Dự án nhưng trong 26huyện Dự án 39,4 8,7

Nguồn: Agricensus 2011 và * tỷ lệ nghèo cả nước theo công bố của Bộ LĐTBXH

Trong năm 2010, khi tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước giảm xuống chỉ còn 14,2% (Bảng 2.1) thìtỷ lệ nghèo của sáu tỉnh Dự án là gần 25% và cứ thế tăng dần nếu xét ở quy mô hẹp hơn cho 26huyện Dự án hoặc 130 xã Dự án. Ở quy mô cấp tỉnh, cứ khoảng 4 người thì có một người làngười nghèo, còn ở các xã Dự án thì cứ 2 người chắc chắn sẽ có một người nghèo. Tỷ lệ cậnnghèo của vùng Dự án cũng cao hơn so với mức trung bình. Cả nước chỉ có 6,98% dân số nằmtrong diện cận nghèo nhưng con số này xét chung cho sáu tỉnh và xét riêng cho 130 xã Dự ántương ứng sẽ là 7,39% và 8,07%. Nếu chỉ so sánh giữa các xã trong các huyện Dự án, có thể thấytỷ lệ nghèo của xã không trong Dự án thấp hơn hẳn tỷ lệ trung bình của 130 xã Dự án (34,9% sovới 51,9%); hay so sánh giữa các huyện trong sáu tỉnh, ta thấy tỷ lệ nghèo của 26 huyện cao hơnhẳn các huyện còn lại (45% so với 20%). Xét trên phạm vi cả nước, rõ ràng tỷ lệ nghèo của sáutỉnh là cao hơn gấp đôi tỷ lệ chung của cả nước (24,9% so với 11,8%). Mặc dù, Dự án GNKVTNđã có tiêu chí lựa chọn các xã/huyện đưa vào Dự án là phải có tỷ lệ nghèo cao hơn (cụ thể chỉhuyện có tỷ lệ nghèo trên 30% mới trở thành vùng Dự án) nhưng các dữ liệu thể hiện sự chênhlệch lớn giữa vùng Dự án và ngoài Dự án phản ánh sự tụt hậu về kinh tế của khu vực Dự án, đồngthời ám chỉ đời sống kinh tế khó khăn đặc biệt của người dân vùng Dự án.

Thứ hai, từ góc độ dân tộc, dữ liệu khẳng định nhóm nghèo hơn là các nhóm dân tộc thiểusố: Dữ liệu thứ cấp khẳng định nhóm nghèo hơn trong vùng Dự án là nhóm dân tộc thiểu số (bảnđịa và di cư) so với dân tộc Kinh (Hình 2.2).

Hình 2.2 Tỷ lệ nghèo của các dân tộc năm 2010

Nguồn: Tính toán cho vùng Dự án từ dữ liệu Agricensus 2011

30

11

24 25

57

73

61

47

71

48

68

51

Quảng Ngãi Kon Tum Gia Lai Đăk Lăk

Kinh DT bản địa DT khác

21

Bảng 2.1: Tỷ lệ nghèo của các huyện thuộc vùng Dự án 2010

Tỷ lệ nghèo (%) Tỷ lệ cận nghèo (%)

Trung bình cả nước* 14,2 7,53

Trung bình sáu tỉnh Dự án 24,9 7,4

Trung bình 26 huyện trong Dự án 45,0 8,4

Huyện ngoài Dự án nhưng trong sáu tỉnh 20,0 7,1

130 xã Dự án 51,9 8,1

Trung bình của các xã ngoài Dự án nhưng trong 26huyện Dự án 39,4 8,7

Nguồn: Agricensus 2011 và * tỷ lệ nghèo cả nước theo công bố của Bộ LĐTBXH

Trong năm 2010, khi tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước giảm xuống chỉ còn 14,2% (Bảng 2.1) thìtỷ lệ nghèo của sáu tỉnh Dự án là gần 25% và cứ thế tăng dần nếu xét ở quy mô hẹp hơn cho 26huyện Dự án hoặc 130 xã Dự án. Ở quy mô cấp tỉnh, cứ khoảng 4 người thì có một người làngười nghèo, còn ở các xã Dự án thì cứ 2 người chắc chắn sẽ có một người nghèo. Tỷ lệ cậnnghèo của vùng Dự án cũng cao hơn so với mức trung bình. Cả nước chỉ có 6,98% dân số nằmtrong diện cận nghèo nhưng con số này xét chung cho sáu tỉnh và xét riêng cho 130 xã Dự ántương ứng sẽ là 7,39% và 8,07%. Nếu chỉ so sánh giữa các xã trong các huyện Dự án, có thể thấytỷ lệ nghèo của xã không trong Dự án thấp hơn hẳn tỷ lệ trung bình của 130 xã Dự án (34,9% sovới 51,9%); hay so sánh giữa các huyện trong sáu tỉnh, ta thấy tỷ lệ nghèo của 26 huyện cao hơnhẳn các huyện còn lại (45% so với 20%). Xét trên phạm vi cả nước, rõ ràng tỷ lệ nghèo của sáutỉnh là cao hơn gấp đôi tỷ lệ chung của cả nước (24,9% so với 11,8%). Mặc dù, Dự án GNKVTNđã có tiêu chí lựa chọn các xã/huyện đưa vào Dự án là phải có tỷ lệ nghèo cao hơn (cụ thể chỉhuyện có tỷ lệ nghèo trên 30% mới trở thành vùng Dự án) nhưng các dữ liệu thể hiện sự chênhlệch lớn giữa vùng Dự án và ngoài Dự án phản ánh sự tụt hậu về kinh tế của khu vực Dự án, đồngthời ám chỉ đời sống kinh tế khó khăn đặc biệt của người dân vùng Dự án.

Thứ hai, từ góc độ dân tộc, dữ liệu khẳng định nhóm nghèo hơn là các nhóm dân tộc thiểusố: Dữ liệu thứ cấp khẳng định nhóm nghèo hơn trong vùng Dự án là nhóm dân tộc thiểu số (bảnđịa và di cư) so với dân tộc Kinh (Hình 2.2).

Hình 2.2 Tỷ lệ nghèo của các dân tộc năm 2010

Nguồn: Tính toán cho vùng Dự án từ dữ liệu Agricensus 2011

17

5951

Đăk Nông

22

Quan sát dễ nhận thấy tại các tỉnh Dự án, tỷ lệ nghèo của người Kinh luôn thấp hơn tỷ lệ nghèocủa các nhóm dân tộc thiểu số. Điển hỉnh như tỉnhKon Tum, tỷ lệ nghèo của người Kinh chỉ là11%, trong khi tỷ lệ nghèo của nhóm dân tộc thiểu số bản địa là hơn 70% và của các nhóm dântộc khác là gần 50%. Không tại một tỉnh nào, tỷ lệ nghèo trong nhóm dân tộc Kinh vượt quá con số40% nhưng lại có thể dễ dàng tìm thấy những tỷ lệ nghèo trên 70-80% ở các nhóm dân tộc thiểusố khác ở các tỉnh Dự án. Khoảng cách giữa nhóm có tỷ lệ nghèo thấp nhất (luôn luôn là nhómKinh) với nhóm có tỷ lệ nghèo cao nhất thường là 40-50 điểm phần trăm, và khoảng cách giữanhóm này với nhóm ở giữa thường chỉ khoảng 10%. Riêng đối với Kon Tum, tỉnh có sự phân hóalớn nhất, thì khoảnh cách chênh lệch này tương ứng là 62 và 25 điểm phần trăm.

Từ Hình 2.2, có thể thấy rằng, tại các vùng Dự án, cứ gặp ba người Kinh thì ít nhất hai ngườitrong số họ sống trên ngưỡng nghèo.Còn nếu gặp 3 người dân tộc thiểu số thì có nhiều khả năng2 người trong số họ sống dưới ngưỡng nghèo. Và đây mới chỉ là tỷ lệ nghèo thô xét theo các tiêuchuẩn tiền tệ, còn nếu xét theo thước đo nghèo đa chiều thì có thể dễ dàng dự đoán được rằngvới phân bố dân cư (người Kinh chủ yếu tập trung ở các thành phố và trung tâm văn hóa - kinh tế- xã hội), tập tục sinh hoạt (còn nhiều điểm lạc hậu của đồng bào dân tộc thiểu số) như hiện naythì tỷ lệ nghèo ở nhóm dân tộc thiểu số có thể còn cao hơn nữa và khoảng cách giữa nhóm Kinhvà các nhóm dân tộc còn lại tại các vùng Dự án sẽ còn lớn hơn nhiều, đặc biệt khi bóc tách chi tiếtđến các khía cạnh của nghèo đa chiều như giáo dục, y tế, nước sạch.

Bảng 2.2: Tiếp cận dịch vụ thiết yếu (điện, nước sạch, vệ sinh) giữa các nhóm dân tộc (2010)

Tỷ lệ hộ (%)Sử dụng điện lưới

quốc giadùng nguồn nướcsạch cho ăn uống

Có hố xí hợp vệsinh

Xã dự án (130 xã) 91,4 66,8 17,1

Kinh 94,8 94,4 38,9DTTS bảnđịa 93,3 47,6 6,7

DTTS khác 82,7 72,2 11,1Huyện Dự án (gồm cả xã không thuộc Dựán) 93,4 71,6 20,9

Kinh 96,8 95,2 40,4DTTS bảnđịa 92,8 50,6 6,5

DTTS khác 86,4 70,9 12,6

Chung ( sáu tỉnh)

Kinh 99,0 98,7 62,8DTTS bảnđịa 95,1 64,5 10,1

DTTS khác 89,7 79,4 17,2Nguồn: Agricensus 2011

Để có một kết quả chính xác về dữ liệu nghèo đa chiều giữa các nhóm dân tộc trong vùng Dự án,cần một cuộc khảo sát và/hoặc các tính toán phức tạp hơn, nằm ngoài khuôn khổ của báo cáonày. Tuy nhiên, các số liệu cơ bản được cung cấp trong Bảng 2.2 từ nguồn Agricensus 2011 vềtiếp cận với điện, nước sạch, và công trình vệ sinh cùng với các quan sát thực địa cũng phần nàolàm rõ hơn bức tranh về sự phân hóa giữa các nhóm dân tộc trong vùng Dự án. Dù tính riêng haychung các vùng Dự án với toàn huyện hoặc tỉnh, ở bất kỳ quy mô tổng hợp số liệu nào, dân tộcKinh luôn là nhóm có tỷ lệ tiếp cận cao nhất đối với cả ba chiều đo cơ bản của nghèo đa chiều(điện, nước sạch, vệ sinh). Tính chung cho cả sáu tỉnh thì gần 100% người Kinh có tiếp cận vớiđiện lưới và sử dụng nước sạch cho ăn uống, 62,78% trong số họ có tiếp cận với hố xí hợp vệsinh. Nếu tính riêng cho các huyện Dự án hoặc thậm chí là thu hẹp chỉ trong 130 xã Dự án thì consố này tuy có giảm nhưng không nhiều.

23

Ngoại trừ tiếp cận với điện lưới khá đồng đều giữa ba nhóm dân tộc (Kinh, dân tộc thiểu số bảnđịa, và các nhóm dân tộc thiểu số khác), còn lại tiếp cận với nước sạch và vệ sinh đều thể hiện rõsự phân hóa. Tại các xã Dự án, chưa đến một nửa số đồng bào dân tộc thiểu số bản địa có sửdụng nước sạch trong ăn uống và chưa đến 7% trong số họ có tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh.Nhóm dân tộc di cư có khá hơn một chút với tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt trên 70% nhưng tỷ lệ sửdụng hố xí hợp vệ sinh vẫn ở mức cực kỳ thấp, chỉ hơn 11%.

Bức tranh toàn cảnh dù nhìn xa hay nhìn gần đều cho thấy sự tụt hậu của các nhóm dân tộc thiểusố so với người Kinh cả về cả về kinh tế, vệ sinh, nước sạch. Trong đó, nhóm dân tộc thiểu số bảnđịa là nhóm hạn chế hơn cả, đặc biệt là tiếp cận với công trình vệ sinh thì nhóm này bị hạn chếhơn hẳn so với hai nhóm còn lại. Chỉ duy nhất có tiếp cận với điện lưới quốc gia là nhóm dân tộcthiểu số bản địa có tỷ lệ tiếp cận cao hơn các nhóm dân tộc thiểu số khác do nhiều nhóm mới dicư đến còn chưa ổn định chỗ ở, các thôn/xã mới lập hoàn toàn nên chưa có cơ sở hạ tầng và tiếpcận với các dịch vụ cơ bản (trong đó có điện). Trong số các hộ dân tộc thiểu số di cư (đến từ miềnBắc như Dao, Mường, Thái, H’Mông và từ đồng bằng sông Mê-kông), các hộ di cư tự do trongthời gian 3 năm trở lại đây thường là những đối tượng khó khăn hơn.

Thứ ba, từ góc độ giới, nhóm hộ có chủ hộ là nữ nghèo hơn so với nhóm hộ có chủ hộ lànam giới trong vùng Dự án: Nhóm hộ với chủ hộ là nữ (gồm dân tộc theo xã hội mẫu hệ và phụhệ) có tỷ lệ nghèo cao hơn đáng kể so với chủ hộ là nam. Chênh lệch về tỷ lệ nghèo trong nhómhộ có nữ làm chủ hộ so với nhóm hộ có nam làm chủ hộ, tính riêng cho địa bàn 130 xã Dự án, là10 điểm phần trăm (tương ứng với 60,4% và 50,4%). Còn tính cho 26 huyện trong Dự án vàchung cho cả sáu tỉnh được khảo sát lần lượt đều là trên 12 và 13 điểm % (xem Bảng 2.3).

Bảng 2.3: Tỷ lệ nghèo phân theo giới tính chủ hộ tại vùng Dự án (2010)

Giới tính chủ hộ Tỷ lệ nghèo Tỷ lệ cận nghèo130 xã Dự án Nam 50,4 8,3

Nữ 60,4 6,526 huyện trong Dự án Nam 43,1 8,7

Nữ 55,0 7,16 tỉnh Dự án Nam 22,0 7,4

Nữ 36,3 7,2Nguồn: Agricensus 2011

Nếu tính cả số hộ ở trong nhóm cận nghèo vào thì mức chênh lệch nói trên sẽ giảm đi chút ít do tỷlệ hộ gia đình cận nghèo trong nhóm hộ có nữ làm chủ hộ lại thấp hơn so với nhóm nam làm chủhộ. Điều này có thể là do cái nghèo của nhóm nữ làm chủ hộ thực sự do thiếu sức lao động, thiếunăng lực sản xuất dẫn đến cái nghèo của họ dai dẳng và bần cùng hơn. Còn cái nghèo của củanhóm nam làm chủ hộ có thể còn do phương thức sinh hoạt và quản lý gia đình của người chủ giađình (nam giới), khiến gia đình họ không quá bần cùng (vì vẫn có sức lao động, khả năng sảnxuất) nhưng cũng không khá giả hẳn lên được.

“Hộ khó khăn là các hộ đàn bà không có chồng (chồng chết), con; nhà đông con (10 khẩu) không phát triểnđược”

(Già làng, xã Ia Broai, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

Điều đó có thể thấy rõ hơn qua số liệu của Bảng 2.4. Mặc dù nghèo hơn so với nhóm hộ có namgiới làm chủ hộ (tính theo thước đo tiền tệ) nhưng tiếp cận với điện và nước sạch của nhóm hộ cónữ làm chủ hộ lại tương tự [ở phạm vi xã Dự án] hoặc cao hơn [ở phạm vi huyện Dự án và tỉnhDự án]. Tuy vậy, tình hình tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh thì nhóm hộ có nam làm chủ lại cao hơn[với mức chênh lệch dao động trên dưới một đến ba điểm phần trăm ở cả ba cấp xã, huyện, tỉnhDự án]. Sự khác biệt trong tiếp cận các dịch vụ và tiện ích sinh hoạt cơ bản này của hai nhóm hộ

24

gia đình có thể được giải thích bằng mối quan tâm của chủ hộ có giới tính khác nhau được đặtvào các tiện ích khác nhau. Phụ nữ làm chủ hộ có thể quan tâm hơn đến việc sử dụng nước sạchcho sinh hoạt gia đình và ăn uống.

“Trong gia đình, người phụ nữ ngoài lo việc đồng áng còn là người nội trợ và chăm lo chính cho con cái. Nênhọ lo cái ăn, cái uống cho cả gia đình chứ nam giới không lo”

(Nông dân Xã Quảng Phú, Krông Nô, Đắk Nông)

“Đối với vấn đề dinh dưỡng hay đảm bảo an ninh lương thực, thì chỉ có giao cho phụ nữ, hội phụ nữ làm làphù hợp, vì phụ nữ lo chuyện ăn, chuyện sinh hoạt, chuyện dinh dưỡng vệ sinh cho các thành viên còn lại.

Người dân tộc nào cũng thế, phụ hệ hay mẫu hệ cũng thế cả.”

(Ý kiến chung của nhiều cán bộ và người dân về vai trò của phụ nữ với dinh dưỡng của gia đình)

Dữ liệu cho thấy nếu việc tiếp cận các tiện ích sinh hoạt hoặc dịch vụ cơ bản ít bị phụ thuộc vàolao động [điện lưới, sử dụng nước sạch cho ăn uống] thì tỷ lệ ở nhóm hộ có nữ làm chủ hộ caohơn hoặc tương đồng với nhóm hộ có nam làm chủ, còn nếu cần có nhân công để triển khai [nhưxây nhà vệ sinh] thì tỷ lệ này ở nhóm nữ không còn ưu thế hoặc tương đồng như vậy nữa.

Bảng 2.4: Tiếp cận dịch vụ thiết yếu (điện, nước sạch, về sinh) của các hộ trong vùng Dự án, phântheo giới tính chủ hộ (2010)

Giới tính chủ hộ

Tỷ lệ hộ (%)sử dụng điện lưới

quốc giadùng nguồn nướcsạch cho ăn uống

có hố xí hợp vệsinh

130 xã Dự án Nam 91,2 66,8 17,2

Nữ 92,6 66,5 16,626 huyện trong Dự án Nam 93,2 71,5 21,2

Nữ 94,1 72,2 19,36 tỉnh Dự án Nam 97,4 89,7 49,0

Nữ 98,0 92,1 46,8Nguồn: Agricensus 2011

2.1.2 Tiếp cận vốn sinh kế của nhóm đối tượng trong vùng Dự án

Như Khung SLA, cơ sở lý thuyết của Đánh giá này đã chỉ ra, nguồn vốn sinh kế được phân thànhnăm loại hình gồm: (i) vốn tài nguyên, (ii) vốn con người; (iii) vốn vật chất; (iv) vốn tài chính và cuốicùng nhưng không kém quan trọng là (v) vốn xã hội. Tổng hòa các nguồn vốn này sẽ là điều kiệncần để các cộng đồng có thể thực hiện các hoạt động kinh tế. Nhưng cần lưu ý rằng các yếu tốkhác như cấu trúc (structure) và các định chế/quy trình (processes) mới là các điều kiện đủ để cácvốn sinh kế được đưa vào khai thác trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội cho cộng đồng. Phầntiếp theo, trước hết sẽ phân tích, dưới góc nhìn so sánh, giữa các nhóm dân tộc và theo giới tínhvề mức độ tiếp cận/sở hữu các nguồn vốn sinh kế này.

(a) Về vốn tài nguyên: Vốn tài nguyên có thể bao gồm đất đai và sản vật, nước và nguồn nước,cây cối và các sản phẩm từ rừng, sinh vật tự nhiên, các loại sợi và lương thực tự nhiên, sự đadạng sinh học, môi trường, khí hậu. Trong phạm vi của Đánh giá xã hội này, việc tiếp cận nguồnvốn tự nhiên quan trọng nhất là đất đai sẽ được lựa chọn để phân tích, so sánh cho các nhóm đốitượng dễ bị tổn thương của Dự án. Cơ hội để thụ hưởng các nguồn vốn tự nhiên khác như khíhậu, môi trường, sự đa dạng sinh học, sản vật từ rừng, v.v. về cơ bản sẽ không có ý nghĩa khácbiệt giữa nhóm yếu thế và nhóm không yếu thế.

25

Bảng 2.5: Sở hữu đất và diện tích canh tác phân theo dân tộc trong vùng Dự án (2010)

Diện tích đất sở hữu (m2) trung bình hộ Diện tích trồng cây trung bình hộ (m2)Đất trồngcây hàng

năm

Đất trồngcây lâu

năm

Đấtlâm

nghiệp

Tổngdiệntích lúa ngô

càphê tiêu

caosu Điều

130 xãDự án

Kinh 6.697 9.328 849 16.874 1.592 1.487 5.861 303 1.903 1.127DTTS bảnđịa 11.915 2.422 5.078 19.416 4.934 2.156 908 50 416 632

DTTS khác 10.224 5.343 1.074 16.641 4.066 2.015 2.714 93 1.768 667

26 huyệntrong Dựán

Kinh 7.089 7.509 1.100 15.698 2.131 1.493 4.828 301 1.466 781DTTS bảnđịa 11.236 1.817 4.652 17.706 4.695 2.077 669 27 325 409

DTTS khác 10.126 4.746 1.359 16.232 3.981 2.148 2.474 87 1.485 588

6 tỉnh Dựán

Kinh 2.622 4.110 957 7.689 1.891 511 2.791 212 683 303DTTS bảnđịa 8.699 4.359 2.798 15.856 4.048 1.585 2.386 81 1.007 646

DTTS khác 8.428 5.485 1.919 15.833 3.361 2.820 3.126 164 1.084 985Nguồn: Agricensus 2011

Tính riêng cho 130 xã Dự án thì trung bình tổng điện tích đất sở hữu của các nhóm dân tộc khôngcó khác biệt lớn khi dân tộc thiểu số bản địa sở hữu khoảng 1,94 ha, hai nhóm Kinh và các dântộc thiểu số khác sở hữu khoảng 1,65 ha mỗi hộ. Nếu xét cho cả sáu tỉnh nói chung thì diện tíchsở hữu đất bắt đầu có sự phân hóa rõ khi nhóm Kinh chỉ sở hữu bằng khoảng 1/2 so với diện tíchsở hữu của mỗi nhóm dân tộc kia. Không có sự chênh lệch nhiều về sở hữu đất giữa nhóm dântộc thiểu số bản địa và và dân tộc di cư đến, có lẽ do nhóm dân tộc di cư đến có xu hướng muađất từ nhóm dân tộc thiểu số bản địa. Quỹ đất mới cũng không còn nên mặc dù là nhóm đã cư trúlâu đời nhưng nhóm dân tộc thiểu số bản địa không cho thấy ưu thế hơn các nhóm Kinh và dântộc thiểu số khác về sở hữu đất đai.

Tuy tổng diện tích đất sở hữu không có nhiều khác biệt nhưng sử dụng đất thì lại có sự khác biệtrõ rệt giữa ba nhóm dân tộc. Nhóm Kinh sở hữu rất ít đất trồng cây hàng năm và đất lâm nghiệp,đặc biệt là đất lâm nghiệp. Họ tập trung vào trồng cây lâu năm/cây công nghiệp là những loại câycó giá trị kinh tế cao và là lợi thế của các tỉnh Dự án. Ngoại trừ ở phạm vi tính chung cho sáu tỉnh(quỹ đất của nhóm Kinh thấp chỉ bằng khoảng 1/2 của mỗi nhóm còn lại), còn lại ở phạm vi tínhriêng cho 26 huyện Dự án hoặc 130 xã Dự án thì diện tích trồng cây lâu năm của nhóm dân tộcKinh luôn vượt trội hơn hẳn so với nhóm dân tộc thiểu số bản địa và dân tộc thiểu số còn lại. Nếuchỉ tính riêng cho 130 xã Dự án thì nhóm Kinh trung bình mỗi hộ sở hữu hơn 0,93 ha đất trồng câylâu năm, trong khi nhóm dân tộc thiểu số bản địa và nhóm dân tộc khác chỉ sở hữu lần lượtkhoảng 0,24 và 0,53 ha mỗi hộ (xem Bảng 2.5).

Quỹ đất của nhóm dân tộc thiểu số bản địa chủ yếu được đầu tư cho trồng cây hàng năm (lúa,ngô) và lâm nghiệp, là hai loại cây không đòi hỏi đầu tư và chăm sóc nhiều nhưng không cho hiệuquả kinh tế và thu nhập lớn như những loại cây mà nhóm dân tộc Kinh chú trọng và nhóm dân tộckhác đang có xu hướng đầu tư. Diện tích đầu tư trung bình của các hộ dân tộc khác vào cây hàngnăm cũng khá cao, tương đương v ới nhóm dân tộc thiểu số bản địa (xấp xỉ 1,0-1,1 ha ở cấp xã vàhuyện Dự án, giảm xuống khoảng 0,85 ha nếu tính chung cho cả sáu tỉnh Dự án). Nhưng diện tíchđất dành cho cây lâu năm của họ lại cao hơn hẳn. Có thể do nhóm này có nhiều người mới di cưđến cần thu hoạch hàng năm để đảm bảo cuộc sống trong quá trình tích lũy thêm đất, nhưng mụctiêu dài hạn của họ vẫn là tăng dần đầu tư và chờ thu hoạch từ các diện tích cây lâu năm/cây côngnghiệp.

26

Số liệu về cơ cấu cây trồng của nhóm dân tộc Kinh, dân tộc thiểu số bản địa, và các dân tộc thiểusố khác cũng hoàn toàn thống nhất với số liệu và các phân tích trên đây về sở hữu đất và xuhướng sử dụng đất của ba nhóm này. Nhóm dân tộc thiểu số bản địa dẫn đầu về sở hữu đất trồngcây hàng năm và lâm nghiệp thì cũng là nhóm đầu tư đất nhiều nhất cho cây lúa và cây ngô.Nhóm dân tộc Kinh, nhìn chung, là nhóm có diện tích cà phê, cao su, tiêu, điều trung bình cho mỗihộ lớn hơn cả. Nhóm dân tộc khác tuy trồng lúa ngô xấp xỉ như nhóm dân tộc thiểu số bản địanhưng diện tích cà phê, cao su, tiêu, điều của họ lại lớn hơn nhiều. Đặc biệt là ở các xã Dự án, tỷtrọng đất trung bình mà mỗi hộ trong nhóm này dành cho cây cao su là rất cao, nên mặc dù diệntích đất trồng cây lâu năm của họ thấp hơn nhiều so với các hộ người Kinh nhưng diện tích câycao su lại đạt mức xấp xỉ như với nhóm người Kinh (0,17 ha so với 0,19 ha). Số liệu tính chungcho địa bàn cả sáu tỉnh cho thấy, diện tích đất trung bình mỗi hộ trong nhóm này dành cho cây càphê, cao su, và điều còn lớn hơn con số này ở nhóm người Kinh.

Phân tích giới về sở hữu đất cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa nhóm hộ gia đình có nam làmchủ hộ so với nhóm nữ làm chủ hộ (như Bảng 2.6 trình bày).

Bảng 2.6: Sở hữu đất và diện tích canh tác phân theo giới trong vùng Dự án 2010)

Diện tích đất sở hữu (m2) trung bình hộ Diện tích trồng cây trung bình hộ (m2)Đất trồngcây hàng

năm

Đất trồngcây lâu

năm

Đấtlâm

nghiệp

Tổngdiệntích lúa ngô cà phê tiêu

caosu điều

130 xãDự án

Nam 10.413 5.385 3.106 18.904 3.911 1.999 2.927 147 1.212 822

Nữ 7.695 3.445 2.065 13.206 2.900 1.525 1.818 56 808 570

26 huyệntrong Dựán

Nam 9.860 4.862 2.868 17.590 3.735 1.937 2.805 162 1.023 616

Nữ 6.994 2.880 1.830 11.704 2.633 1.429 1.571 57 661 420

6 tỉnh Dựán

Nam 4.691 4.772 1.572 11.035 2.617 994 3.070 210 866 469

Nữ 2.762 2.240 751 5.753 1.754 545 1.387 69 433 245Nguồn: Agricensus 2011

Theo Bảng 2.6 trên ta thấy, nhóm nam luôn là nhóm có sở hữu đất lớn hơn, chênh lệch này sẽcàng tăng lên nếu ta mở rộng phạm vi lấy số liệu. Tính riêng cho 130 xã Dự án, trung bình một hộgia đình có nam làm chủ hộ sở hữu khoảng 1,9 ha so với con số 1,32 ha của nhóm hộ có nữ làmchủ hộ. Nhưng nếu tính chung cho 26 huyện Dự án hoặc cả sáu tỉnh Dự án thì các con số này lầnlượt tương ứng sẽ là 1,75 ha – 1,17 ha và 1,1ha – 0,57 ha. Như vậy, ở quy mô lớn (tính chungcho cả sáu tỉnh) thì nhóm hộ gia đình có nữ làm chủ hộ thể hiện là nhóm yếu thế hơn hẳn về tiếpcận tài nguyên đất khi sở hữu trung bình của các hộ trong nhóm này chỉ bằng khoảng 1/2 so vớinhóm hộ có nam làm chủ hộ. Về phân bố sử dụng đất của hai nhóm hộ này có khác biệt dễ nhậnthấy là hộ có chủ là nữ trồng cây hàng năm với tỷ trọng cao hơn hộ có chủ là nam (48% so với42,5%, Hình 2.3) ở tại sáu tỉnh Dự án, nhưng sự khác biệt này không cao ở cấp huyện và cấp xãvùng Dự án. Việc phân bố khá tương đồng này cũng tìm thấy rõ ở các loại cây trồng chủ lực (nhưHình 2.3).Điều này cho thấy, việc quyết định dành quỹ đất của hộ gia đình cho loại cây trồng nàokhông phụ thuộc nhiều vào giới tính của họ (xem hình 2.3).

27

Hình 2.3: Phân bổ (tỷ trọng) đất cho các loại cây trồng phân theo giới tính chủ hộ (%) (2010)

a. Cây hàng năm, lâu năm và lâm nghiệp

b. Các loại cây trồng chính

Nguồn: Agricensus 2011

Các ý kiến từ nhiều đối tượng, người dân, cán bộ ở hầu khắp các xã khảo sát như được tổng hợptrong Hộp 2.1 dưới đây cũng đều phản ánh khó khăn về hạn chế đến nguồn tài nguyên đất vànước như một khó khăn chính hạn chế phát triển sản xuất trong vùng Dự án. Kể cả trong trườnghợp có diện tích đất canh tác lớn, thì khó khăn về địa hình (chia cắt, đất dốc) kết hợp với khó khănvề điều kiện cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi) càng làm nghiêm trọng hơn tình hình sản xuấtnông nghiệp của đại đa số người dân vùng Dự án.

Hộp 2.1: Hạn chế tiếp cận nguồn tài nguyên đất và nước trong vùng Dự án

“Đồi cao nhất làm ngô không có được, ba phần tư (3/4) diện tích là đồi núi. Thủy lợi rất khó khăn chủ yểudựa vào khe nước tự nhiên. Chỉ có 2 đập thủy lợi phục vụ cho 45ha. Khe mà cạn thì dân sẽ mất mùa. Câysắn trồng trên đồi. Năng suất sắn bình thường phải đạt 25 tấn/ha. Đất tốt nhất ở đây cũng chưa tới 5tấn/ha. Năng suất thấp chủ yếu là do đất không tốt (60%)...”

(Cán bộ, xã Eatrang, Huyện M’Đrắk, Đắk Lắk)

“Khó khăn lớn nhất là thiếu nước: không có đập thủy lợi; phải dùng nước trời, nước khe suối. Phải đi xa đểlấy nước (cả vợ lẫn chồng). Từ tháng Ba, tháng Tư đến tháng Tám không có nước”.

0% 10% 20%

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

130

xã D

ựán

26 h

uyện

trong

Dự

án6

tỉnh

Dự

án

Đất trồng cây hàng năm

20,69

21,23

23,72

0% 10%

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

130

xã D

ựán

26 h

uyện

trong

Dự

án6

tỉnh

Dự

án

Lúa

27

Hình 2.3: Phân bổ (tỷ trọng) đất cho các loại cây trồng phân theo giới tính chủ hộ (%) (2010)

a. Cây hàng năm, lâu năm và lâm nghiệp

b. Các loại cây trồng chính

Nguồn: Agricensus 2011

Các ý kiến từ nhiều đối tượng, người dân, cán bộ ở hầu khắp các xã khảo sát như được tổng hợptrong Hộp 2.1 dưới đây cũng đều phản ánh khó khăn về hạn chế đến nguồn tài nguyên đất vànước như một khó khăn chính hạn chế phát triển sản xuất trong vùng Dự án. Kể cả trong trườnghợp có diện tích đất canh tác lớn, thì khó khăn về địa hình (chia cắt, đất dốc) kết hợp với khó khănvề điều kiện cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi) càng làm nghiêm trọng hơn tình hình sản xuấtnông nghiệp của đại đa số người dân vùng Dự án.

Hộp 2.1: Hạn chế tiếp cận nguồn tài nguyên đất và nước trong vùng Dự án

“Đồi cao nhất làm ngô không có được, ba phần tư (3/4) diện tích là đồi núi. Thủy lợi rất khó khăn chủ yểudựa vào khe nước tự nhiên. Chỉ có 2 đập thủy lợi phục vụ cho 45ha. Khe mà cạn thì dân sẽ mất mùa. Câysắn trồng trên đồi. Năng suất sắn bình thường phải đạt 25 tấn/ha. Đất tốt nhất ở đây cũng chưa t ới 5tấn/ha. Năng suất thấp chủ yếu là do đất không tốt (60%)...”

(Cán bộ, xã Eatrang, Huyện M’Đrắk, Đắk Lắk)

“Khó khăn lớn nhất là thiếu nước: không có đập thủy lợi; phải dùng nước trời, nước khe suối. Phải đi xa đểlấy nước (cả vợ lẫn chồng). Từ tháng Ba, tháng Tư đến tháng Tám không có nước”.

55,08

58,27

56,05

59,76

42,51

48,01

28,49

26,09

27,64

24,61

43,24

38,94

20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp

20,69

21,96

21,23

22,5

23,72

30,49

10,57

11,55

11,01

12,21

9,01

9,47

15,48

13,77

15,95

13,42

27,82

24,11

0,78

0,42

10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

Lúa ngô cà phê Tiêu cao su điều

27

Hình 2.3: Phân bổ (tỷ trọng) đất cho các loại cây trồng phân theo giới tính chủ hộ (%) (2010)

a. Cây hàng năm, lâu năm và lâm nghiệp

b. Các loại cây trồng chính

Nguồn: Agricensus 2011

Các ý kiến từ nhiều đối tượng, người dân, cán bộ ở hầu khắp các xã khảo sát như được tổng hợptrong Hộp 2.1 dưới đây cũng đều phản ánh khó khăn về hạn chế đến nguồn tài nguyên đất vànước như một khó khăn chính hạn chế phát triển sản xuất trong vùng Dự án. Kể cả trong trườnghợp có diện tích đất canh tác lớn, thì khó khăn về địa hình (chia cắt, đất dốc) kết hợp với khó khănvề điều kiện cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi) càng làm nghiêm trọng hơn tình hình sản xuấtnông nghiệp của đại đa số người dân vùng Dự án.

Hộp 2.1: Hạn chế tiếp cận nguồn tài nguyên đất và nước trong vùng Dự án

“Đồi cao nhất làm ngô không có được, ba phần tư (3/4) diện tích là đồi núi. Thủy lợi rất khó khăn chủ yểudựa vào khe nước tự nhiên. Chỉ có 2 đập thủy lợi phục vụ cho 45ha. Khe mà cạn thì dân sẽ mất mùa. Câysắn trồng trên đồi. Năng suất sắn bình thường phải đạt 25 tấn/ha. Đất tốt nhất ở đây cũng chưa t ới 5tấn/ha. Năng suất thấp chủ yếu là do đất không tốt (60%)...”

(Cán bộ, xã Eatrang, Huyện M’Đrắk, Đắk Lắk)

“Khó khăn lớn nhất là thiếu nước: không có đập thủy lợi; phải dùng nước trời, nước khe suối. Phải đi xa đểlấy nước (cả vợ lẫn chồng). Từ tháng Ba, tháng Tư đến tháng Tám không có nước”.

16,43

15,64

16,30

15,64

14,25

13,05

80% 90% 100%Đất lâm nghiệp

0,78

0,42

0,92

0,49

1,9

1,2

6,41

6,12

5,82

5,65

7,85

7,53

4,35

4,32

3,5

3,59

4,25

4,26

80% 90% 100%

28

(Thảo luận nhóm phụ nữ, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi)

“Mặc dù diện tích đất rộng nhưng địa hình chia cắt, manh mún; ruộng cách nhà 5-6 km, đi mất nửa ngàymới đến nơi. Đất rẫy cũng bị chia cắt, mỗi nơi có một tí. Vì ruộng xa nên bà con không bón phân chuồng -không ai vác lên được.”

(Thảo luận nhóm phụ nữ, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi)

“Khó khăn nhất là 9 hộ trong thôn thiếu ruộng đất, lý do là do bố mẹ trước kia lười, không chịu khai hoangnên không có đất để chia cho con cháu”.

(Già làng, xã Ia Broai, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

“Nguyên nhân nghèo ở buôn là do đất kém mầu mỡ, không bằng phẳng. Dân sống rải rác nên điều kiệngiao thương khó khăn. Buôn cũng khó khăn về nguồn nước”.

(Trưởng thôn, xã AeTrang, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk)

“Hiện tại đất đai chưa có giấy tờ chủ sở hữu, mình làm thì cứ làm nhưng rất ảnh hưởng đến cuộc sống vìlo lắng về việc đất này có được cấp giấy không, nếu bị thu hồi thì sẽ mất các khoản đầu tư”.

(Thảo luận nhóm dân tộc thiểu số di cư, xã Quảng Phú, huyện Krong nô, tỉnh Đắk Nông)

Nguồn:Tổng hợp kết quả thực địa của nhóm đánh giá

Trong khi nông nghiệp là nguồn thu nhập chính trên tổng thu nhập của người dân vùng Dự án(trên phạm vi sáu tỉnh, tỷ lệ hộ có thu nhập chính từ nông nghiệp là 95,32%, của 26 huyện Dự ánlà 98,19%, của 130 xã Dự án là 98,73 (Nguồn: Agricansus 2011), các phân tích trên đây càng trởnên quan trọng trong việc giải thích vì sao các hộ nghèo là các hộ nữ, hộ dân tộc thiểu số lại có xuhướng chung là canh tác cây ngắn ngày, loại cây trồng dù không đem lại hiệu quả kinh tế caonhưng lại đáp ứng nhu cầu thu nhập ngắn hạn và đòi hỏi vòng quay vốn ngắn.

(b) Về vốn con người: Vốn con người hàm ý “số lượng và chất lượng của lực lượng lao động”,trong đó, chất lượng được phản ánh quả tình hình sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, kiến thức vàkỹ năng, năng lực làm việc, khả năng thích nghi của lực lượng lao động.

Về số lượng lao động, theo các dữ liệu thứ cấp hiện có, có thể khẳng định tỷ lệ tham gia lao độngthực tế của sáu tỉnh Dự án cao hơn so với tỷ lệ người đang trong độ tuổi lao động (65,5% so với60,9%, theo Agricensus 2011). Chênh lệch này có thể xuất phát từ điều kiện kinh tế khó khăn dẫnđến sức ép phải tham gia lao động đối với cả các cá nhân không còn trong độ tuổi lao động (ngườigià, trẻ em). Việc các hộ nghèo neo đơn (người già) vẫn tham gia lao động giải thích cho sự chênhlệch này.

Nhìn từ góc độ dân tộc, có thể thấy, với tỷ lệ sinh con cao hơn, số nhân khẩu trung bình của cáchộ dân tộc thiểu số thường cao hơn so với hộ người Kinh. Trung bình, một hộ người Kinh cókhoảng 3,8 – 3,9 khẩu, còn hộ đồng bào dân tộc thiểu số thì có từ 4,4 – 4,9 khẩu. Tương ứng thìsố lao động trung bình của một hộ dân tộc thiểu số cũng cao hơn m ột chút khi so với các hộ ngườiKinh, con số này dao động trong mức 2,6 - 2,8 lao động/hộ dân tộc so với 2,3 – 2,4 lao động/hộngười Kinh (Bảng 2.7). Như vậy, về số lượng nhóm hộ dân tộc Kinh ở tình trạng ít lao động hơnso với hộ dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cần nhìn vào chất lượng của lao động mới có được một bứctranh đầy đủ hơn về “lao động” (workforce) của các hộ (xem thêm Bảng 2.7).

29

Bảng 2.7: Số lượng lao động của hộ gia đình tại vùng Dự án theo nhóm dân tộc (2011)

Số nhân khẩutrung bình

(người)

Tỷ lệ ngườitrong tuổi laođộng/quy mô

hộ (%)

Tỷ lệ lao độngthực tế/quy mô

hộ (%)

Số lượng lao độngtrung bình/hộ (sốtrung bình tuyệt

đối)Xã dự án (130 xã) 4,4 59,3 63,1 2,5

Kinh 3,8 63,8 65,9 2,3DTTS bản địa 4,6 57,3 62,6 2,7DTTS khác 4,6 57,6 60,6 2,6

Xã ngoài Dự án nhưng tronghuyện Dự án 4,2 60,5 64,3 2,5

Kinh 3,9 62,9 65,3 2,4DTTS bản địa 4,5 58,0 63,6 2,7DTTS khác 4,4 59,2 62,9 2,6

Huyện Dự án 4,3 59,9 63,8 2,5Kinh 3,9 63,2 65,5 2,4DTTS bản địa 4,6 57,7 63,1 2,7DTTS khác 4,5 58,3 61,5 2,6

Huyện ngoài Dự án nhưngtrong sáu tỉnh 4,0 61,2 66,0 2,4

Kinh 3,8 62,2 67,1 2,3DTTS bản địa 4,9 56,6 61,0 2,8DTTS khác 4,5 60,2 62,1 2,6

Chung ( sáu tỉnh) 4,0 60,9 65,5 2,4Kinh 3,8 62,3 67,0 2,3DTTS bản địa 4,8 57,0 61,9 2,8DTTS khác 4,5 59,4 61,8 2,6

Nguồn: Agricensus 2011

Nhìn từ góc độ giới, Bảng 2.8 cho thấy, ở nhóm hộ có chủ hộ là nữ, số nhân khẩu trung bình, sốlao động trung bình đều thấp hơn so với nhóm hộ có nam làm chủ hộ nhưng tỷ lệ lao động thựctế/quy mô hộ lại luôn cao hơn. Điều này phản ánh tình trạng neo đơn và thiếu lao động nhưng laođộng lại vất vả hơn ở các hộ có nữ làm chủ hộ.

Bảng 2.8: Số lượng lao động của hộ gia đình phân theo giới tính chủ hộ tại vùng Dự án (2011)

Giới tính chủ hộSố nhân khẩu

trung bình(người)

Tỷ lệ số ngườitrong tuổi laođộng/quy mô

hộ (%)

Tỷ lệ lao độngthực tế/quymô hộ (%)

Số lượng lao độngtrung bình/hộ (sốtrung bình tuyệt

đối)

130 xã Dự án Nam 4,5 59,1 62,2 2,6Nữ 3,5 60,2 68,6 2,2

Trung bình 26huyện trong Dự án

Nam 4,4 59,8 62,6 2,6Nữ 3,4 60,8 70,1 2,2

Trung bình sáu tỉnhDự án

Nam 4,3 61,1 63,2 2,5Nữ 3,0 60,3 75,0 2,0

Nguồn: Agricensus 2011

Các ý kiến phỏng vấn, thảo luận nhóm mà Đoàn đánh giá trực tiếp thu thập trong đợt khảo sátcũng phù hợp với nhận định rút ra từ dữ liệu định lượng ở trên về sự vất vả của người phụ nữtrong vùng Dự án. Việc lao động trong các hộ có nữ làm chủ do theo chế độ mẫu hệ, kể cả trongtình trạng không neo đơn (người chồng vẫn sống và đang lao động) ở các nhóm DTTS, do vấn đềtập tục và quan niệm, cũng là trách nhiệm lớn hơn trên vai người phụ nữ. Tình trạng này cũng xảyra, theo các mô tả, chia sẻ của các đối tượng khảo sát, trong các hộ có nam làm chủ như trongHộp 2.2 dưới đây.

30

Hộp 2.2: Các ý kiến về phân công lao động giữa nam và nữ vùng Dự án

“Phân công lao động trong sản xuất giữa nam và nữ không công bằng cho phụ nữ, phụ nữ làmnhiều việc hơn kể cả việc nặng, trong khi đó nam không chịu đi làm”.

(Cán bộ, Hội Nông dân, tỉnh Quảng Nam)

“Lao động chính trong gia đình của dân tộc Cơ Tu là phụ nữ với lý do (i) phong tục tập quán từthời xưa - nhà trai tốn nhiều tiền để cưới vợ nên tâm lý phụ nữ có tâm lý chăm chỉ để “trả nợ””.

(Cán bộ, Ban dân tộc, tỉnh Quảng Nam)

“Trong hoạt động nông nghiệp, người phụ nữ làm rẫy làm nương, cuốc ruộng, trồng sắn, trồngbắp, người đàn ông, làm bẫy, bắt cá”.

(Già làng, xã Phước Chanh, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam)

Nguồn:Tổng hợp kết quả thực địa của nhóm đánh giá

Về chất lượng lao động, tại vùng Dự án, nhìn chung, được đánh giá là thấp. Về tình trạng sứckhỏe, mặc dù không có dữ liệu sẵn có cho biết tình hình sức khỏe của nhóm đối tượng đang ở độtuổi lao động trong vùng Dự án, nhưng dữ liệu về tình trạng trẻ suy dưỡng dưới năm tuổi cũng cóthể là một phong vũ biểu cho biết tình hình sức khỏe chung của cộng đồng.

Hình 2.4: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vùng Dự án (2011)

a. % trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi b. % trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi

Nguồn: Viện Dinh dưỡng (NIN)

Như Hình 2.4 cho thấy, chỉ hai tỉnh miền Trung là Quảng Nam và Quảng Ngãi có tỷ lệ trẻ em dướinăm tuổi suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi và chiều cao/tuổi tương tự như mức trung bình cả nước,còn tỷ lệ này của các tỉnh Tây Nguyên là cao hơn rất đáng kể so với mức trung bình của cả nước.Ba địa phương là Đắk Lắk, Đăk Nông, Kon Tum có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao đáng lo ngại. Cácdữ liệu này không chỉ cho thấy chất lượng của lực lượng lao động tương lai mà có thể suy diễnrằng sức khỏe của lực lượng lao động hiện tại cũng ở tình trạng tương tự, bởi mức độ suy dinhdưỡng của trẻ, trong chừng mực nhất định, là tấm gương phản chiếu tình trạng dinh dưỡng chungcủa hộ gia đình. Các dữ liệu này có ý nghĩa quan trọng đối với Dự án bởi một trong những nộidung dự kiến tác động thuộc Tiểu hợp phần 2.1 hiện nay là nâng cao khả năng tự chủ về lươngthực cho các hộ dân và cải thiện hành vi dinh dưỡng.

Chất lượng lao động thấp được phản ánh qua dữ liệu về trình độ của lực lượng lao động vùng Dựán. Ở cấp độ tỉnh, có tới 92,3% chủ hộ chưa qua đào tạo hoặc không có chứng chỉ đào tạo (Bảng2.9). Nếu phân tích sâu hơn từ góc độ dân tộc và giới, chúng ta sẽ thấy nhóm dân tộc thiểu số vànhóm hộ có chủ là nữ giới sẽ gặp bất lợi hơn. Bảng 2.9 minh họa rõ hơn chất lượng lao động rấtthấp tại cả sáu tỉnh nói chung và 130 xã Dự án nói riêng thông qua chỉ số về trình độ chuyên môncao nhất của chủ hộ.

16,2

24,6 24,8 24,3

05

1015202530

Trungbìnhcả

nước

ĐắkLắk

ĐắKNông

GiaLai

30

Hộp 2.2: Các ý kiến về phân công lao động giữa nam và nữ vùng Dự án

“Phân công lao động trong sản xuất giữa nam và nữ không công bằng cho phụ nữ, phụ nữ làmnhiều việc hơn kể cả việc nặng, trong khi đó nam không chịu đi làm”.

(Cán bộ, Hội Nông dân, tỉnh Quảng Nam)

“Lao động chính trong gia đình của dân tộc Cơ Tu là phụ nữ với lý do (i) phong tục tập quán từthời xưa - nhà trai tốn nhiều tiền để cưới vợ nên tâm lý phụ nữ có tâm lý chăm chỉ để “trả nợ””.

(Cán bộ, Ban dân tộc, tỉnh Quảng Nam)

“Trong hoạt động nông nghiệp, người phụ nữ làm rẫy làm nương, cuốc ruộng, trồng sắn, trồngbắp, người đàn ông, làm bẫy, bắt cá”.

(Già làng, xã Phước Chanh, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam)

Nguồn:Tổng hợp kết quả thực địa của nhóm đánh giá

Về chất lượng lao động, tại vùng Dự án, nhìn chung, được đánh giá là thấp. Về tình trạng sứckhỏe, mặc dù không có dữ liệu sẵn có cho biết tình hình sức khỏe của nhóm đối tượng đang ở độtuổi lao động trong vùng Dự án, nhưng dữ liệu về tình trạng trẻ suy dưỡng dưới năm tuổi cũng cóthể là một phong vũ biểu cho biết tình hình sức khỏe chung của cộng đồng.

Hình 2.4: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vùng Dự án (2011)

a. % trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi b. % trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi

Nguồn: Viện Dinh dưỡng (NIN)

Như Hình 2.4 cho thấy, chỉ hai tỉnh miền Trung là Quảng Nam và Quảng Ngãi có tỷ lệ trẻ em dướinăm tuổi suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi và chiều cao/tuổi tương tự như mức trung bình cả nước,còn tỷ lệ này của các tỉnh Tây Nguyên là cao hơn rất đáng kể so với mức trung bình của cả nước.Ba địa phương là Đắk Lắk, Đăk Nông, Kon Tum có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao đáng lo ngại. Cácdữ liệu này không chỉ cho thấy chất lượng của lực lượng lao động tương lai mà có thể suy diễnrằng sức khỏe của lực lượng lao động hiện tại cũng ở tình trạng tương tự, bởi mức độ suy dinhdưỡng của trẻ, trong chừng mực nhất định, là tấm gương phản chiếu tình trạng dinh dưỡng chungcủa hộ gia đình. Các dữ liệu này có ý nghĩa quan trọng đối với Dự án bởi một trong những nộidung dự kiến tác động thuộc Tiểu hợp phần 2.1 hiện nay là nâng cao khả năng tự chủ về lươngthực cho các hộ dân và cải thiện hành vi dinh dưỡng.

Chất lượng lao động thấp được phản ánh qua dữ liệu về trình độ của lực lượng lao động vùng Dựán. Ở cấp độ tỉnh, có tới 92,3% chủ hộ chưa qua đào tạo hoặc không có chứng chỉ đào tạo (Bảng2.9). Nếu phân tích sâu hơn từ góc độ dân tộc và giới, chúng ta sẽ thấy nhóm dân tộc thiểu số vànhóm hộ có chủ là nữ giới sẽ gặp bất lợi hơn. Bảng 2.9 minh họa rõ hơn chất lượng lao động rấtthấp tại cả sáu tỉnh nói chung và 130 xã Dự án nói riêng thông qua chỉ số về trình độ chuyên môncao nhất của chủ hộ.

24,3 26,3

16 17,2

GiaLai

KonTum

QuảngNam

QuảngNgãi

26,7

34,5 35,1

24,3

05

10152025303540

Trungbìnhcả

nước

ĐắkLắk

ĐắkNông

GiaLai

30

Hộp 2.2: Các ý kiến về phân công lao động giữa nam và nữ vùng Dự án

“Phân công lao động trong sản xuất giữa nam và nữ không công bằng cho phụ nữ, phụ nữ làmnhiều việc hơn kể cả việc nặng, trong khi đó nam không chịu đi làm”.

(Cán bộ, Hội Nông dân, tỉnh Quảng Nam)

“Lao động chính trong gia đình của dân tộc Cơ Tu là phụ nữ với lý do (i) phong tục tập quán từthời xưa - nhà trai tốn nhiều tiền để cưới vợ nên tâm lý phụ nữ có tâm lý chăm chỉ để “trả nợ””.

(Cán bộ, Ban dân tộc, tỉnh Quảng Nam)

“Trong hoạt động nông nghiệp, người phụ nữ làm rẫy làm nương, cuốc ruộng, trồng sắn, trồngbắp, người đàn ông, làm bẫy, bắt cá”.

(Già làng, xã Phước Chanh, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam)

Nguồn:Tổng hợp kết quả thực địa của nhóm đánh giá

Về chất lượng lao động, tại vùng Dự án, nhìn chung, được đánh giá là thấp. Về tình trạng sứckhỏe, mặc dù không có dữ liệu sẵn có cho biết tình hình sức khỏe của nhóm đối tượng đang ở độtuổi lao động trong vùng Dự án, nhưng dữ liệu về tình trạng trẻ suy dưỡng dưới năm tuổi cũng cóthể là một phong vũ biểu cho biết tình hình sức khỏe chung của cộng đồng.

Hình 2.4: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vùng Dự án (2011)

a. % trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi b. % trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi

Nguồn: Viện Dinh dưỡng (NIN)

Như Hình 2.4 cho thấy, chỉ hai tỉnh miền Trung là Quảng Nam và Quảng Ngãi có tỷ lệ trẻ em dướinăm tuổi suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi và chiều cao/tuổi tương tự như mức trung bình cả nước,còn tỷ lệ này của các tỉnh Tây Nguyên là cao hơn rất đáng kể so với mức trung bình của cả nước.Ba địa phương là Đắk Lắk, Đăk Nông, Kon Tum có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao đáng lo ngại. Cácdữ liệu này không chỉ cho thấy chất lượng của lực lượng lao động tương lai mà có thể suy diễnrằng sức khỏe của lực lượng lao động hiện tại cũng ở tình trạng tương tự, bởi mức độ suy dinhdưỡng của trẻ, trong chừng mực nhất định, là tấm gương phản chiếu tình trạng dinh dưỡng chungcủa hộ gia đình. Các dữ liệu này có ý nghĩa quan trọng đối với Dự án bởi một trong những nộidung dự kiến tác động thuộc Tiểu hợp phần 2.1 hiện nay là nâng cao khả năng tự chủ về lươngthực cho các hộ dân và cải thiện hành vi dinh dưỡng.

Chất lượng lao động thấp được phản ánh qua dữ liệu về trình độ của lực lượng lao động vùng Dựán. Ở cấp độ tỉnh, có tới 92,3% chủ hộ chưa qua đào tạo hoặc không có chứng chỉ đào tạo (Bảng2.9). Nếu phân tích sâu hơn từ góc độ dân tộc và giới, chúng ta sẽ thấy nhóm dân tộc thiểu số vànhóm hộ có chủ là nữ giới sẽ gặp bất lợi hơn. Bảng 2.9 minh họa rõ hơn chất lượng lao động rấtthấp tại cả sáu tỉnh nói chung và 130 xã Dự án nói riêng thông qua chỉ số về trình độ chuyên môncao nhất của chủ hộ.

24,3 26,3

16 17,2

GiaLai

KonTum

QuảngNam

QuảngNgãi

31

Bảng 2.9: Chất lượng của lực lượng lao động tại vùng Dự án thể hiện qua trình độ chuyên môn caonhất của chủ hộ (2010)

Trình độ chuyên môn cao nhất của chủ hộ (%)Chưa qua đào tạo hoặc

không có chứng chỉTrung cấp và Cao

đẳng nghềCao đẳng và đại học

trở lênXã dự án (130 xã) 94,0 4,8 1,2

Kinh 88,2 8,7 3,0DTTS bản địa 96,6 2,9 0,5DTTS khác 96,0 3,5 0,5

Xã ngoài Dự án nhưng tronghuyện Dự án 93,4 5,0 1,6

Kinh 89,9 7,3 2,8DTTS bản địa 97,0 2,6 0,5DTTS khác 95,5 3,8 0,7

Huyện Dự án 93,7 4,9 1,4Kinh 89,4 7,8 2,8DTTS bản địa 96,8 2,7 0,5DTTS khác 95,8 3,6 0,6

Huyện ngoài Dự án nhưngtrong sáu tỉnh 92,0 5,9 2,1

Kinh 90,8 6,7 2,5DTTS bản địa 96,8 2,7 0,6DTTS khác 96,3 3,0 0,7

Chung (sáu tỉnh) 92,3 5,7 2,0Kinh 90,7 6,8 2,6DTTS bản địa 96,8 2,7 0,5DTTS khác 96,1 3,3 0,6

Nguồn: Agricensus 2011

Từ Bảng 2.9, ta thấy đại đa số các chủ hộ không có bất kỳ chứng chỉ nghề nào hoặc chưa đượcqua đào tạo. Chỉ có khoảng 3% người Kinh có trình độ cao đẳng và đại học trở lên và có chưa đến1% số đồng bào dân tộc thiểu số đạt được trình độ này. Cứ đi khắp sáu tỉnh được khảo sát, dù làtại 130 xã Dự án hay các xã ngoài Dự án thì trong số 100 người dân tộc thiểu số chưa có đến mộtngười học xong bậc cao đẳng hoặc đại học. Như vậy, có thể khẳng định trình độ lao động củanhóm dân tộc thiểu số hạn chế hơn so với nhóm người Kinh, ddặc biệt là nhóm dân tộc thiểu sốbản địa. Tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số bản địa có chủ hộ có trình độ luôn thấp nhất trong cả banhóm.

Kết quả phỏng vấn, thảo luận nhóm với các đối tượng khảo sát tại địa bàn vùng Dự án cũng chothấy các đối tượng dân tộc thiểu số bản địa thường là nhóm có trình độ học vấn thấp nhất, chậmthay đổi và ít có sự tiếp thu với các mô hình sản xuất mới (xem Hộp 2.3).

Hộp 2.3: Các ý kiến về trình độ lao động của nhóm dân tộc thiểu số tại vùng Dự án

“Dân tộc Cơ tu là thành phần dân tộc đông nhất trong tỉnh, đa số họ không biết cách làm ăn”.

(Cán bộ, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, tỉnh Quảng Nam)

“Áp dụng khoa học kỹ thuật chưa tốt, tập huấn xong làm 1 vụ rất tốt. Tuy nhiên, khi khuyến nông vềbà con lại sản xuất như trước, ít chăm sóc, bón phân”.

(Cán bộ xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi)

“Nếu có ý kiến về thay đổi sinh kế, họ chỉ dám thay đổi rất ít. Và họ đặc biệt chỉ dám trồng các loạicây ít phải chăm sóc như Keo, Muồng đen, Bạch đàn, Xà cừ. Còn trồng cà phê và điều thì không đạt

hiệu quả” (TLN Nhóm phụ nữ xã Ea Trang, Huyện M’Đrắk, Đắk Lắk)

“Chúng tôi có khuyến khích người dân tộc tại chỗ, nhưng tay nghề của người dân tộc đáp ứng

32

không cao nên doanh nghiệp hạn chế tuyển”

(Đại diện doanh nghiệp, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk)

“Người dân tộc ở đây không có chí vươn lên thoat nghèo. Họ nghĩ “cứ thế này là được” - làmchơi, làm được gì ăn nấy, không có nhu cầu sắm, có thì mua không thì thôi. Làm việc theo hứng”

(Cán bộ Hội nông dân, tỉnh Quảng Ngãi)

“Người tại chỗ ỷ lại, không chịu làm ăn. Khi đưa vào sản xuất thì người di cư đến áp dụng nhanh vàtốt hơn nhiều. Họ cứ trông chờ và luôn nghĩ nhà nước sẽ phải cung cấp và trợ giúp”

(Cán bộ Sở NNPTNT,tỉnh Đắk Nông)

Nguồn: Tổng hợp kết quả thực địa của nhóm đánh giá

Và nhìn sâu hơn vào phân tổ theo nhóm hộ có nam làm chủ hộ so với nhóm hộ có nữ làm chủ hộ,ta sẽ lại thấy chất lượng của lao động của nhóm chủ hộ nữ là thấp hơn so với nhóm chủ hộ lànam. Ngoài việc là tỷ lệ nữ chủ hộ đạt trình độ cao đẳng và đại học trở lên có cao hơn một chút sovới nhóm nam chủ hộ ở quy mô 130 xã hoặc 26 huyện Dự án (ở quy mô chung cho cả sáu tỉnh thìtỷ lệ này của nữ lại trở về thông lệ là thấp hơn so với nhóm nam) thì tỷ lệ chủ hộ nữ chưa qua đàotạo hoặc không có chứng chỉ lại luôn cao hơn so với tỷ lệ này ở các chủ hộ nam (dù xét ở quy mô130 xã Dự án hay cho 26 huyện và toàn bộ sáu tỉnh) (xem Bảng 2.10).

Bảng 2.10: Chất lượng lao động qua trình độ chuyên môn của chủ hộ, phân theo giới (2010)

Giới tính chủ hộTrình độ chuyên môn cao nhất của chủ hộ (%)

Chưa qua đào tạo hoặckhông có chứng chỉ

Trung cấp và Caođẳng nghề

Cao đẳng và đạihọc trở lên

130 xã Dự án Nam 93,9 4,9 1,2Nữ 94,7 4,0 1,3

Trung bình 26huyện trong Dự án

Nam 93,5 5,1 1,4Nữ 94,6 3,8 1,6

Trung bình sáu tỉnhDự án

Nam 91,8 6,2 2,0Nữ 94,5 3,6 1,9

Nguồn: Agricensus 2011

(c) Về vốn vật chất: Cách hiểu vốn vật chất khá rộng, được giải thích bao gồm các yếu tố như cơsở hạ tầng (phương tiện vận chuyển, đường sá, xe cộ, nhà ở, chỗ cư trú an toàn, nguồn cấp nướcvà hệ thống xử lý rác thải, năng lượng, truyền thông), các công cụ và công nghệ (các công cụ vàthiết bị sản xuất, các đầu vào cho sản xuất, v.v.). Phần phân tích tiếp theo không bao quát đến tìnhhình nhà ở/nơi cư trú hay vấn để xử lý rác thải cho vùng Dự án mà tập trung phân tích (i) cơ sởvật chất phục vụ sản xuất (đường giao thông, chợ, chi nhánh ngân hàng, thông tin/truyền thông,cơ sở chế biến nông sản, v.v.) và (ii) mức độ sở hữu các máy móc, thiết bị nông nghiệp, bởi đây lànhững điều kiện vật chất thuộc phạm vi dự kiến hỗ trợ của Dự án GNKVTN và như trên đã nêu,với tỷ lệ hộ tham gia hoạt động nông nghiệp chiếm đại đa số bộ phận dân cư như vùng Dự án, hainhóm vốn vật chất này mang tính quyết định đến năng lực sinh kế của người dân.

Các dữ liệu cho thấy hạn chế về cơ sở hạ tầng là một yếu tố cơ bản dẫn đến khó khăn trong pháttriển sinh kế trong vùng Dự án. Bên cạnh các cơ sở hạ tầng cơ bản (đường giao thông), các tiệntích CSHT hậu cần phục vụ cho sản xuất khác (như tiện ích sơ chế và bảo quản, kho bãi, chợ, vậnchuyển, thông tin, truyền thông, ngân hàng) cũng còn rất hạn chế. Đây là khó khăn chung đối vớitất cả các đối tượng trong toàn vùng Dự án, như Bảng 2.11 dưới đây cho biết.

33

Bảng 2.11: Cơ sở hạ tầng và tiện ích phục vụ sản xuất nông nghiệp của vùng Dự án (2010)

Đườngô tô

đến xã(%)

Bưuđiệnxã(%)

Hệ thốngloa

truyềnthông

đến thôn(%)

Tỷ lệxã cóchợ

trongđịa bànxã (%)

Tỷ lệ xãcó ngânhàng/chinhánhtại xã(%)

Số hộ/cơ sởchuyên chế

biến nông sảntrên địa bànxã (xay xát,chế biến)

Số hộ/cơsở chuyênchế biếnlâm sảntrên địabàn xã

130 xã Dự án 96,9 16,7 61,5 12,3 5,4 8,4 2,9Xã ngoài Dự án nhưngtrong huyện Dự án 98,6 19,8 80,8 47,3 9,9 16,9 8,3

26 huyện Dự án 97,0 16,3 64,7 20,1 5,6 10,5 3,2Huyện không thuộc Dựán nhưng trong sáu tỉnh 99,0 20,7 83,9 52,0 10,9 18,0 9,5Tỷ lệ trung bình của sáutỉnh 98,4 19,4 77,9 42,0 9,2 15,6 7,5

Nguồn: Agricensus 2011

Với căn cứ lựa chọn là các xã nghèo nên nhìn chung 130 xã Dự án có cơ sở hạ tầng và tiện íchphục vụ sản xuất nông nghiệp hạn chế hơn các vùng còn lại. Tại tất cả các khía cạnh được xét, từđường ô tô đến xã cho đến hệ thống bưu điện, loa truyền thông, chợ, ngân hàng, các cơ sở chếbiến nông lâm sản, tỷ lệ hiện hữu ở các xã Dự án đều thấp hơn khi so với các xã còn lại tronghuyện cũng như so với toàn bộ địa bàn của sáu tỉnh. Cá biệt như với chợ, trong phạm vi các xãDự án, chỉ hơn 12% số xã có chợ. Trong khi đó con số này ở các xã ngoài Dự án là 47,3%, cáchuyện không thuộc Dự án là 52% và tính chung cho cả sáu tỉnh là 42%. Chênh lệch về tiện íchphục vụ sản xuất nông nghiệp cũng khá rõ rệt. Ở 130 xã Dự án thì trung bình chỉ có 8,4 hộ chếbiến nông sản và 2,9 hộ chế biến lâm sản trên một xã, tức là tương ứng chỉ bằng khoảng 1/2 và1/3 số hộ làm nghề này ở các xã ngoài Dự án. Tỷ lệ xã có ngân hàng/chi nhánh ngân hàng tại xãtính cho 130 xã Dự án cũng chỉ bằng khoảng một nửa khi so với vùng ngoài Dự án và toàn bộ sáutỉnh nói chung.

“Khó khăn chủ yếu của người dân ở thôn là đường giao thông vào cánh đồng để vận chuyển nôngsản” (Trưởng thôn, xã AeTrang, huyện M’Đrắk, Đắk Lắk)

““Thôn có nhiều hộ nghèo, nhưng đưa vào danh sách chính thức chỉ có 10 hộ. Nguyên nhânnghèo chính là giao thông khó khăn, mùa mưa không đi lại được. Sản phẩm chỉ bán rẻ được tại

chỗ, muốn bán giá cao hơn thì phải chở đến nơi mua nhưng giao thông lại không thuận tiện”(Trưởng thôn, xã Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum)

Về các thiết bị, máy móc nông nghiệp sử dụng cho sản xuất, dữ liệu thứ cấp được phân tích theodân tộc và theo giới như trình bày lần lượt trong Hình 2.5 dưới đây. Trước hết, có sự chênh lệchgiữa nhóm Kinh với các nhóm dân tộc thiểu số và giữa nhóm hộ gia đình có nam làm chủ hộ sovới nhóm hộ có nữ làm chủ hộ. Nhóm dân tộc Kinh luôn là nhóm có sở hữu cao nhất ở mọi loạiphương tiện máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với máy xay xát và bơm nướclà hai loại máy móc chắc chắn phải sử dụng và sử dụng với tần xuất lớn trong sản xuất nôngnghiệp.

Tương tự như vậy, nhóm hộ gia đình có nam làm chủ hộ, vốn là nhóm thường có ưu thế hơn,cũng là nhóm có sở hữu cao hơn so với nhóm hộ có nữ làm chủ hộ đối với mọi loại máy móc nôngnghiệp. Không một nhóm máy móc nào được xét mà các hộ có nam làm chủ hộ không có sở hữu.Trong đó, nhóm hộ có nữ làm chủ hộ lại cho thấy sở hữu rất thấp, gần như là không có đối với cácloại máy như máy xay xát có động cơ, máy xử lý gỗ, máy phát điện.

34

Hình 2.5: Tỷ lệ hộ sở hữu phương tiện vật chất là máy móc nông nghiệp tại các tỉnh Dự án (2010)

a. Theo dân tộc

b. Theo giới tính chủ hộ

Nguồn: Agricensus 2011

Cần lưu ý rằng, vì sáu tỉnh Dự án, như đã phân tích ở phần trên, là những địa phương nghèo hơnso với mức trung bình của cả nước, nên tỷ lệ hộ sở hữu các công cụ phương tiện sản xuất nôngnghiệp cũng là rất rất nhỏ. Ví dụ, với máy bơm nước dùng cho nông nghiệp, tỷ lệ hộ người Kinhsở hữu chỉ là 2%, hộ dân tộc thiểu số bản địa là 1,2% và hộ DTTS khác là 1,6%. Có nghĩa là cứ100 hộ dân tộc Kinh tại sáu tỉnh Dự án thì có hai hộ có máy bơm nước dùng cho nông nghiệp. Tỷlệ sở hữu với các loại máy móc, phương tiện khác như máy xay xát có động cơ, máy xay xátkhông động cơ, máy xử lý gỗ, máy nổ, mát phát điện và bình phun thuốc sâu tự động chỉ dao độngtừ 0% cho đến dưới 1% số hộ trong vùng Dự án. Tỷ lệ quá khiêm tốn này khẳng định tình trạng sởhữu vốn vật chất là máy móc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp gần như bằng không trongvùng Dự án, đồng nghĩa với đặc điểm gắn với lao động (labor intensive farming practices) củahoạt động canh tác trong vùng.

(d) Vốn tài chính. Vốn tài chính, theo định nghĩa, bao gồm các khoản tiền kiệm, các khoản tíndụng và vay nợ (chính thức và không chính thức), các khoản tiền chuyển về, v.v.Thiếu vốn đượcxác định là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thiếu đầu tư cho sản xuất, nâng cao thunhập. Tuy nhiên, năng lực sử dụng nguồn vốn tiếp cận được mới là điều kiện đủ để nguồn tàichính, khi tiếp cận được, giúp cải thiện sản xuất và nâng cao thu nhập.

Khảo sát tại địa bàn cho thấy, nguồn tài chính từ tiết kiệm của các hộ để đầu tư cho sản xuất là rấtthấp, đặc biệt đối với nhóm hộ dân tộc thiểu số bản địa. Rất nhiều ý kiến phỏng vấn cán bộ địaphương hoặc người dân bản địa đều khẳng định thói quen tiết kiệm của người dân tộc thiểu sốvùng Dự án gần như không có.Ngoài các lý do phổ biến là thu nhập thực tế thấp hơn nhu cầu chi

00.050.1

0.150.2

0.25

Máy xayxát có động

Máy xay xát

Kinh

DT bản địa

DT khác

0

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

Máy xayxát có động

Máy xayxát

34

Hình 2.5: Tỷ lệ hộ sở hữu phương tiện vật chất là máy móc nông nghiệp tại các tỉnh Dự án (2010)

a. Theo dân tộc

b. Theo giới tính chủ hộ

Nguồn: Agricensus 2011

Cần lưu ý rằng, vì sáu tỉnh Dự án, như đã phân tích ở phần trên, là những địa phương nghèo hơnso với mức trung bình của cả nước, nên tỷ lệ hộ sở hữu các công cụ phương tiện sản xuất nôngnghiệp cũng là rất rất nhỏ. Ví dụ, với máy bơm nước dùng cho nông nghiệp, tỷ lệ hộ người Kinhsở hữu chỉ là 2%, hộ dân tộc thiểu số bản địa là 1,2% và hộ DTTS khác là 1,6%. Có nghĩa là cứ100 hộ dân tộc Kinh tại sáu tỉnh Dự án thì có hai hộ có máy bơm nước dùng cho nông nghiệp. Tỷlệ sở hữu với các loại máy móc, phương tiện khác như máy xay xát có động cơ, máy xay xátkhông động cơ, máy xử lý gỗ, máy nổ, mát phát điện và bình phun thuốc sâu tự động chỉ dao độngtừ 0% cho đến dưới 1% số hộ trong vùng Dự án. Tỷ lệ quá khiêm tốn này khẳng định tình trạng sởhữu vốn vật chất là máy móc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp gần như bằng không trongvùng Dự án, đồng nghĩa với đặc điểm gắn với lao động (labor intensive farming practices) củahoạt động canh tác trong vùng.

(d) Vốn tài chính. Vốn tài chính, theo định nghĩa, bao gồm các khoản tiền kiệm, các khoản tíndụng và vay nợ (chính thức và không chính thức), các khoản tiền chuyển về, v.v.Thiếu vốn đượcxác định là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thiếu đầu tư cho sản xuất, nâng cao thunhập. Tuy nhiên, năng lực sử dụng nguồn vốn tiếp cận được mới là điều kiện đủ để nguồn tàichính, khi tiếp cận được, giúp cải thiện sản xuất và nâng cao thu nhập.

Khảo sát tại địa bàn cho thấy, nguồn tài chính từ tiết kiệm của các hộ để đầu tư cho sản xuất là rấtthấp, đặc biệt đối với nhóm hộ dân tộc thiểu số bản địa. Rất nhiều ý kiến phỏng vấn cán bộ địaphương hoặc người dân bản địa đều khẳng định thói quen tiết kiệm của người dân tộc thiểu sốvùng Dự án gần như không có.Ngoài các lý do phổ biến là thu nhập thực tế thấp hơn nhu cầu chi

Máy xay xát Máy xử lýgỗ (cưa

máy, bàomáy…)

Máy nổ Máy phátđiện

Bình phunthuốc sâu tự

động

Bơm nướcdùng cho

nông nghiệp

Kinh

DT bản địa

DT khác

Máy xayxát

Máy xử lýgỗ (cưa

máy, bàomáy…)

Máy nổ Máy phátđiện

Bình phunthuốc sâutự động

Bơm nướcdùng cho

nôngnghiệp

Nam

Nữ

34

Hình 2.5: Tỷ lệ hộ sở hữu phương tiện vật chất là máy móc nông nghiệp tại các tỉnh Dự án (2010)

a. Theo dân tộc

b. Theo giới tính chủ hộ

Nguồn: Agricensus 2011

Cần lưu ý rằng, vì sáu tỉnh Dự án, như đã phân tích ở phần trên, là những địa phương nghèo hơnso với mức trung bình của cả nước, nên tỷ lệ hộ sở hữu các công cụ phương tiện sản xuất nôngnghiệp cũng là rất rất nhỏ. Ví dụ, với máy bơm nước dùng cho nông nghiệp, tỷ lệ hộ người Kinhsở hữu chỉ là 2%, hộ dân tộc thiểu số bản địa là 1,2% và hộ DTTS khác là 1,6%. Có nghĩa là cứ100 hộ dân tộc Kinh tại sáu tỉnh Dự án thì có hai hộ có máy bơm nước dùng cho nông nghiệp. Tỷlệ sở hữu với các loại máy móc, phương tiện khác như máy xay xát có động cơ, máy xay xátkhông động cơ, máy xử lý gỗ, máy nổ, mát phát điện và bình phun thuốc sâu tự động chỉ dao độngtừ 0% cho đến dưới 1% số hộ trong vùng Dự án. Tỷ lệ quá khiêm tốn này khẳng định tình trạng sởhữu vốn vật chất là máy móc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp gần như bằng không trongvùng Dự án, đồng nghĩa với đặc điểm gắn với lao động (labor intensive farming practices) củahoạt động canh tác trong vùng.

(d) Vốn tài chính. Vốn tài chính, theo định nghĩa, bao gồm các khoản tiền kiệm, các khoản tíndụng và vay nợ (chính thức và không chính thức), các khoản tiền chuyển về, v.v.Thiếu vốn đượcxác định là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thiếu đầu tư cho sản xuất, nâng cao thunhập. Tuy nhiên, năng lực sử dụng nguồn vốn tiếp cận được mới là điều kiện đủ để nguồn tàichính, khi tiếp cận được, giúp cải thiện sản xuất và nâng cao thu nhập.

Khảo sát tại địa bàn cho thấy, nguồn tài chính từ tiết kiệm của các hộ để đầu tư cho sản xuất là rấtthấp, đặc biệt đối với nhóm hộ dân tộc thiểu số bản địa. Rất nhiều ý kiến phỏng vấn cán bộ địaphương hoặc người dân bản địa đều khẳng định thói quen tiết kiệm của người dân tộc thiểu sốvùng Dự án gần như không có.Ngoài các lý do phổ biến là thu nhập thực tế thấp hơn nhu cầu chi

Bình phunthuốc sâu tự

động

Bơm nướcdùng cho

nông nghiệp

Bơm nướcdùng cho

nôngnghiệp

35

tiêu, các phát sinh lớn cho chi phí y tế, v.v. lý do quan trọng khác được ghi nhận là hầu hết hộnghèo, hộ dân tộc thiểu số đều chưa có khả năng quản lý chi tiêu hợp lý trong hộ gia đình.Điểmđáng lưu ý là nhóm đồng bào dân tộc di cư đã hình thành được thói quen tiết kiệm, lý do chính lànhóm dân tộc di cư đều xác định rõ mục tiêu tiết kiệm để có thể mua lại đất đai canh tác của cáchộ dân tộc thiểu số. Ngoài ra, đời sống xa bản xứ cũng tạo thành một thói quen dự phòng, tiếtkiệm và tâm lý “lo xa” ở nhóm đồng bào này. Riêng đối với nhóm người Kinh, thói quen tiết kiệmđã được hình thành và là một tập quán phổ biến trong đầu tư cho sản xuất, thậm chí nhóm hộ nàytrong nhiều xã Dự án đều là những hộ cấp tín dụng không chính thức cho người dân tộc thiểu sốbản địa. (Hộp 2.4 đưa ra các ý kiến trả lời phỏng vấn về khả năng tiết kiệm của người dân vùngDự án).

Hộp 2.4: Các ý kiến về thói quen tiết kiệm của nhóm yếu thế vùng Dự án

“...nhiều trường hợp bà con dân tộc bản địa vay tiền về, giắt lên mái nhà, chờ đến hạn lại mang xuống đểtrả nợ. Hay nếu có khoản tiền bán nông sản là mua ngay một cái xe máy, hoặc điện thoại di động hoặcsắm sửa chứ ít khi để đầu tư cho sản xuất”.

(Cán bộ xã Quảng Phú, Krông Nô, tỉnh Đắk Nông)

“Người Jarai chi tiêu kém và không có hoạch định chi tiêu, trong khi đó người Kinh thì hoạch định lỗ lãi.Jarai thì lấy công làm lãi (được bao nhiêu) chứ không tính toán chi phí và lợi nhuận như người Kinh”.

(Trưởng thôn và già làng, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

“Dân nghèo không có vốn để đầu tư, phải cho thuê 1/3 đất để mua phân bón. Người Kinh giàu hơn vì họcó vốn, “chăm cái đầu” [tính toán] có kế hoạch làm ăn trong khi đồng bào phải đi vay của họ.Người GiaRai đi làm không tính toán, cứ làm “nai lưng””.

(Thảo luận nhóm dân tộc Gia Rai, xã Ia Broai, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

“...người dân tộc di cư chỉ hai ba năm là họ dành được tiền mua đất của bà con dân tộc bản địa rồi. Cònbà con tại chỗ cứ cần tiền là bán cả đất, bán xong là chi tiêu hết luôn trong thời gian ngắn”.

(Cán bộ xã Quảng Phú, Krông Nô, tỉnh Đắk Nông)

“...mình phải để dành tiền cho con đi học chứ”.

“dân cư tự do chúng tôi trong 1-2 năm mới đến thì nghèo hơn người dân tộc tại chỗ (bán toàn bộ đất đai,nhà cửa [ở nơi cũ] thì đư ợc 100 triệu, mua khoảng 1 ha đất ở đây; sau một thời gian thì khá hơn dân tàichỗ vì có kinh nghiệm, đầu tư mua thêm đất, biết làm ăn hơn”.

(Thảo luận nhóm tập trung nhóm dân tộc di cư từ Thanh Hóa, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh ĐăkNông)

Nguồn: Tổng hợp kết quả thực địa của nhóm đánh giá

Đối với nguồn tài chính từ các thể chế tài chính chính thức, kết quả tính toán từ Tổng Điều tranông nghiệp (Agricensus 2011) cho thấy với các chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, chovay hỗ trợ việc làm và nhiều chính sách hỗ trợ khác, tỷ lệ hộ gia đình trong vùng hưởng lợi đã cótiếp cận với tín dụng là tương đối cao. Tính đến thời điểm 1/7/2011 thì tỷ lệ hộ hiện đang vay vốncủa sáu tỉnh Dự án tại các ngân hàng Chính sách Xã hội Việt nam (NH CSXH), Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (NN&PPTNT) và các ngân hàng thương mại khác tươngứng là 42,1%, 25,6% và 9,8% (xem Bảng 2.12).

36

Bảng 2.12: Tiếp cận vốn của hộ gia đình trong vùng Dự án (tại 1/7/2011)

Tỷ lệ có vayvốn

Tỷ lệ hộ hiện đang vay vốn tại các ngân hàng/quỹ

NH CSXH NH NN &PTNT

NHthương mại

khác

Quỹ hỗtrợ việc

làm

130 xã Dự án 31,0 48,0 34,5 5,6 1,6

Kinh 30,9 45,3 24,1 11,9 2,8

DTTS bản địa 32,5 51,1 40,7 3,0 1,6

DTTS khác 27,5 43,3 30,5 5,4 0,3

26 huyện Dự án 32,5 46,8 32,8 8,1 1,1

Kinh 34,4 46,0 23,8 16,4 1,1

DTTS bản địa 32,1 48,6 38,7 3,7 1,4

DTTS khác 30,0 42,6 32,2 5,1 0,3

6 tỉnh Dự án 30,7 42,1 25,6 9,8 1,4

Kinh 28,1 37,8 18,5 13,1 1,3

DTTS bản địa 35,2 51,3 38,7 4,4 1,8

DTTS khác 33,1 41,0 30,8 6,0 0,7Nguồn: Agricensus 2011

So sánh giữa các nhóm dân tộc ta thấy, nhìn chung, tỷ lệ có vay vốn phân bố khá đều giữa cácnhóm dân tộc. Tuy nhiên, nguồn vay của các nhóm này thì có sự khác biệt khá rõ. Nhóm các dântộc thiểu số vay nhiều hơn từ nguồn NH CSXH và NH NN&PTNT với tỷ lệ hộ vay của nhóm dântộc thiểu số bản địa luôn cao hơn so với nhóm các dân tộc thiểu số khác. Điều này có thể là dochính sách ưu tiên của các ngân hàng này đối với các đối tượng nghèo, dân tộc thiểu số, và đặcbiệt là dân tộc thiểu số bản địa và một nguyên nhân khác có thể là một bộ phận dân tộc thiểu sốnhập cư là nhóm di dân đến trong thời gian gần đây [trong ba đến năm năm trở lại] chưa ổn địnhcuộc sống, chưa có hộ khẩu, sở hữu đất đai, v.v. dẫn đến việc tiếp cận với nguồn vốn vay chínhtừ các định chế tài chính chính thức sẽ khó khăn hơn so với nhóm dân tộc thiểu số bản địa.

“Nhóm dân di cư đến, chưa có quy hoạch dân cư, chưa chuyển khẩu nên không nhận được nhiều từ các hỗtrợ. Chính quyền không thể giao chính thức đất cho họ được. Hiện nay dân di cư không được vay vốn (chỉ

vay cá thể với lãi suất cao 50-70 ngàn/1 triệu/tháng – làm cho một vài hộ bị siết nợ nhiều do lâu không trả nổi)

(Nông dân di cư xã Quảng Phú, Krông Nô, Đắk Nông)

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của các NH CSXH trong vùng Dự án là không cao (trong khoảng từ 3-5%)nhưng kết quả khảo sát cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của các nhóm dễ bị tổn thương thường rấtthấp. Các ý kiến thảo luận và trả lời phỏng vấn của các đối tượng khảo sát như dưới đây minhhoạt cho nhận định này.

“Việc cho vay 50-100 triệu sẽ mất hết, khó đòi lại từ người dân, NH CSXH từng cho người nghèo vay rồi mất.Khả năng quản lý, sử dụng vốn kém. Dân di cư nghèo vào đây thì có khả năng làm được chứ người tại chỗ

nghèo thì họ khó làm để trả nợ lắm”

(Nhóm phụ nữ xã Quảng Phú, Krông Nô, Đắk Nông)

“ Dân có nhu cầu vay vốn nhưng khi mất mùa họ phải nợ dài hạn hoặc sử dụng tiền vay vốn không đúng mụcđích, nợ năm này qua năm khác chồng chất nên tình trạng nghèo cao lắm”

(Cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông)

“Toàn bộ vốn của họ [người dân] là vay từ ngân hàng, họ có tài sản, nhưng lại là những con nợ, vốn ảo vì họsử dụng vốn không đúng mục đích, không biết cách xoay sở vốn, hơn nữa họ không biết tích tụ vốn trong sản

xuất và mua sắm nên nghèo lại càng thêm nghèo, các vật tư họ có đều từ vay mượn”(Cán bộ sở Lao động và TBXH, tỉnh Đắk Nông)

37

Bên cạnh đó, nhận xét chung của các hộ nghèo là giới hạn đối với các khoản vay hộ nghèo là thấpvà không đủ đáp ứng yêu cầu của họ. Tâm lý e dè trong việc vay vốn do sợ rủi ro là rất phổ biếnđối với nhóm hộ dễ bị tổn thương nên ngoại trừ các khoản vay theo chính sách cho hộ nghèo thìviệc tiếp cận với các nguồn vốn khác còn rất hạn chế. Bên cạnh các nguồn tín dụng chính thức, tíndụng phi chính thức từ các cá nhân cho vay nặng lãi, hoặc chủ cửa hàng cung cấp đầu vào chosản xuất được thấy là phổ biến trong vùng Dự án. Cá biệt, đã có những hộ mất đất và rơi vàocảnh nợ nần vì không trả được các khoản vay nặng lãi từ khu vực không chính thức.

Tỷ lệ nhóm dân tộc Kinh hiện đang vay vốn từ nguồn NH CSXH và NH NN&PTNT (tương ứng là45,3% và 24,1%) cũng là khá cao nhưng tương quan so với hai nhóm dân tộc thiểu số thì vẫn thấphơn khá nhiều. Trong khi đó, với nguồn vay từ các ngân hàng thương mại khác và quỹ hỗ trợ việclàm, nhóm dân tộc Kinh lại giữ vị trí đứng đầu. Tỷ lệ số hộ đang vay của nhóm Kinh ở các ngânhàng thương mại khác là 11,9%, của nhóm dân tộc thiểu số bản địa và dân tộc khác tương ứng là3,0% và 5,4% và các con số này ở nguồn quỹ hỗ trợ việc làm lần lượt là 2,8%, 1,6% và 0,3%.Nhóm các dân tộc thiểu số, đặc biệt là nhóm dân tộc khác hầu như không vay từ quỹ hỗ trợ việclàm. Ngoài việc nhóm Kinh thường là nhóm quan tâm đến việc học hành và có tính lập kế hoạchxa (vay tiền đi học để có việc làm) hơn hai nhóm kia thì còn một nguyên nhân nữa có thể có vai tròquan trọng trong việc tạo ra khác biệt là tính năng động và nhạy bén của nhóm Kinh so với hainhóm kia trong việc phát hiện, khai thác và tận dụng các cơ hội.

Từ Bảng 2.13 này nếu nhìn ngược lại theo hướng nhìn từ các tổ chức tín dụng thì có thể thấy rằngmạng lưới khách hàng của các nhóm này rất khác nhau. Trọng tâm tín dụng của NH CSXH và NHNN&PTNT là nhóm dân tộc thiểu số. Dù ở quy mô nhỏ trong 130 xã Dự án hay xét rộng ra cáchuyện Dự án và trên quy mô chung của sáu tỉnh thì khách hàng trọng tâm của hai ngân hàng nàyvẫn luôn là nhóm dân tộc thiểu số, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số bản địa. Nhóm các ngân hàngthương mại khác, với có nhóm khách hàng trọng tâm là nhóm dân tộc Kinh, có thể do đặc tính chovay để khuyến khích và đẩy mạnh việc làm trong khu vực nên Quỹ đã nhắm đến nhóm năng độngvà có khả năng sử dụng vốn đúng mục tiêu và hiệu quả hơn các nhóm khác.

Bảng 2.13: Tiếp cận vốn của hộ gia đình trong vùng Dự án phân theo giới tính chủ hộ (tại 1/7/2011)

Giới tính chủ hộTỷ lệ có vay

vốn

Tỷ lệ hộ vay chưa trả tại các ngân hàng/quỹ

NH CSXH NH NN &PTNT

NH thươngmại khác

Quỹ hỗtrợ việc

làm

130 xã Dự án Nam 31,8 49,5 35,4 6,3 1,7

Nữ 26,7 39,6 29,7 2,0 1,5

26 huyện Dự án Nam 33,5 48,5 33,8 8,7 1,2

Nữ 27,2 37,9 27,2 5,1 0,7

6 tỉnh Dự án Nam 32,2 44,3 26,7 10,5 1,5

Nữ 23,6 32,1 20,6 6,6 0,9Nguồn: Agricensus 2011

Giữa các hộ hiện có dư nợ vay tại các ngân hàng và Quỹ hỗ trợ việc làm thì tỷ lệ hộ có nam giớilàm chủ hộ luôn cao hơn tỷ lệ hộ có nữ giới làm chủ hộ, ở cả ba quy mô dữ liệu (giới hạn chỉ trong130 xã Dự án, cho 26 huyện Dự án, và tính chung cho cả sáu tỉnh Dự án, xem chi tiết tại Bảng2.13). Điều này đồng nghĩa với thực tế là các hộ gia đình có nữ giới làm chủ hộ hiện đang ở vị trítiếp cận thấp hơn với yếu thế hơn với vốn tài chính ở tất cả mọi nguồn tài chính, tín dụng chínhthức hiện phổ biến ở vùng Dự án. Thực tế này có thể được giải thích là do: (i) trước hết, tỷ trọnghộ có chủ là nam giới là cao trong vùng Dự án (trung bình cho sáu tỉnh là 84,4%, theo Agricensus2011) và tỷ trọng này còn cao hơn ở nhóm Kinh (là dân tộc theo phụ hệ), trong khi hộ người Kinh(nhóm chiếm tỷ trọng 40% dân cư vùng Dự án) có tỷ trọng hộ đang có dư nợ vay tại các ngânhàng thương mại cao hơn các nhóm còn lại, nên ghi nhận tại các ngân hàng về đối tượng đang

38

vay vốn với chủ hộ là nam sẽ cao; (ii) thứ đến, các gia đình có nữ giới làm chủ hộ nói riêng ở cáctỉnh Dự án và đặc biệt là các hộ nghèo có nữ giới làm chủ hộ sẽ e dè hơn trong tiếp cận vốn vay.Một bộ phận các hộ nghèo có nữ giới làm chủ hộ [nếu không phải là tập quán của chế độ mẫu hệ]thì thường là các hộ thiếu vắng sự hiện diện thường xuyên và đầy đủ của người nam giới trưởngthành và có sức lao động. Như phân tích về dữ liệu của Bảng 2.8: Số lượng lao động của hộ giađình phân theo giới tính chủ hộ tại vùng Dự án (2011), hộ có nữ làm chủ hộ có số lượng lao độngtrung bình thấp hơn hộ có nam làm chủ, và đến lượt nó, điều này làm hạn chế khả năng phát triểnkinh tế của hộ gia đình đó. Nên, h ộ gia đình có nữ giới làm chủ hộ, khi nghèo, sẽ e dè hơn các hộgia đình có nam giới làm chủ hộ trong việc vay vốn tín dụng để đầu tư phát triển kinh tế.

“Chị em ở đây sợ vay vốn lắm, nhưng không vay thì không có tiền đầu tư. Hội phụ nữ còn cố gắng vận độngcho chị em vay. Giúp đỡ chị em sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả nợ”

(Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, tỉnh Gia Lai)

“Chị em sợ không dám vay, sợ không trả được, một số hộ vay nuôi bò, bò chết thì sợ, chị em khác nhìn thấycũng sợ, không dám vay nữa (mặc dù được tập huấn, tuyên truyền)”

(Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, tỉnh Kon Tum)

Đáng tiếc, tiếp cận đến vốn tài chính, nguồn tín dụng, như thực tế tại nhiều nước trên thế giới và ởcả Việt Nam đã chỉ ra là một công cụ trao quyền và giảm nghèo hữu hiệu cho đối tượng nữ giới.

(e) Về vốn xã hội. Vốn xã hội được hiểu một cách chung nhất là các mạng lưới và mối liên hệ(khách quen, hàng xóm, quan hệ họ tộc), các quan hệ tin cậy với sự thông hiểu và giúp đỡ lẫnnhau, các nhóm chính thức và không chính thức, các giá trị và hành vi chung, các nguyên tắc vàphong tục giống nhau, đại diện tập thể, các cơ chế tham gia trong việc ra quyết định, sự lãnh đạo.Các dữ liệu từ các tài liệu, nghiên cứu sẵn có và khảo sát trực tiếp tại địa bàn cho biết một số vấnđề đáng lưu ý về vốn xã hội của các nhóm dễ bị tổn thương trong vùng Dự án như sau.

Đối với nhóm dân tộc thiểu số bản địa, vốn xã hội quan trọng nhất là tính cố kết cộng đồng đượchình thành và củng cố bởi các luật tục, tập quán sinh hoạt và tín ngưỡng. Dù đã có nhiều thay đổitrong các tập quán sinh hoạt, thực hành tín ngưỡng, hệ thống luật tục nhưng các cộng đồng dântộc thiểu số bản địa về cơ bản vẫn duy trì được tính gắn kết cao; vai trò của già làng, của các cánhân có ảnh hưởng đến tín ngưỡng (thầy cúng, lãnh đạo tôn giáo, v.v.) vẫn còn khá quan trọngtrong các sinh hoạt chung của cả cộng đồng. Tuy nhiên, tính cộng đồng được thể hiện nhiều trongsinh hoạt văn hóa chứ chưa được “nhân rộng” sang cho các hoạt động sinh kế, hoạt động sảnxuất. Nhiều ý kiến khảo sát đều cho thấy nhận định này.

“Ở Nam Giang, dân tộc bản địa là người Cơ Tu, ở Nam Trà My là dân tộc Ca Dong, ở Phước Sơn là dân tộcBơ Nong (Giẻ Triêng). Các dân tộc này đều có tính cộng đồng rất cao trong đời sống văn hóa nhưng trong đời

sống sản xuất thì thấp”

(Cán bộ, Ban Dân tộc, tỉnh Quảng Nam)

Đối với nhóm dân tộc thiểu số di cư đến, yếu tố họ hàng, bè bạn được xác định là vốn xã hội rấtquan trọng. Phần lớn các hộ dân tộc thiểu số di cư tự do đều là do có họ hàng, các hộ khác trongcùng nhóm dân tộc cung cấp thông tin và thuyết phục việc di cư đến. Vốn xã hội này như là mộtlưới an sinh không chính thức vó vai trò rất quan trọng quyết định đời sống của các hộ di cư tự do,nhất là trong giai đoạn đầu di cư đến. Xem Hộp trình bày một số ý kiến về tính cộng đồng là nguồnvốn xã hội quan trọng của nhóm dân tộc thiểu số di cư.

39

Hộp 2.5: Tính cộng đồng là nguồn vốn xã hội quan trọng của người DTTS di cư đến vùng Dự án

“Gia đình tôi di cư lên đây là vì đã có anh em, người làng lên đây rồi, bảo làm ăn được”.

(Thảo luận nhóm tập trung nhóm dân tộc di cư từ Thanh Hóa, xã Quảng Phú, huyện Krongno, tỉnh ĐăkNông)

“Nhờ thông tin từ những người đã vào đây từ những năm 1996; đến năm 2007 tôi chuyển cả gia đìnhxuống đây (bố mẹ và 8 con) và các em cũng vào đây luôn, vợ chồng nhà các em thì nhỏ hơn có 5 khẩu,đều sống gần trong một khu gần nhau”.

(Hộ dân di cư người H’Mông, từ Thanh Hóa, đang sinh sống tại Quảng Phú, huyện Krongno, tỉnh ĐăkNông)

“Trong giai đoạn 2001 – 2004 di cư tự do ồ ạt vào huyện, họ phá rừng vùng sâu, đồi, khe suối: vào tự ở.Có nhiều thôn mới chỉ hoàn toàn là dân di cư tự do. Dân di cư cuộc sống ổn định hơn dân tại chỗ mặcdù ở xa và vất vả về giao thông, lý do chính là họ chiếm được rất nhiều diện tích và có ý thức phát triển,tính cộng đồng rất tốt ”.

(Cán bộ, phòng Dân tộc huyện M’Đrắk, Đắk Lắk)

Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát thực địa của nhóm đánh giá

Đối với nhóm phụ nữ, những mô hình liên kết theo kiểu tổ nhóm (ví dụ nhóm tiết kiệm và tín dụng– chủ yếu do Hội Phụ nữ quản lý trên cơ sở ủy thác quản lý vốn vay của NH CSXH; nhóm phụ nữsản xuất trong khuôn khổ một số chương trình/dự án trên địa bàn) đang phát huy là một mô hìnhtích cực để tăng cường tính tương trợ giữa phụ nữ. Đây chính là một dạng vốn xã hội mà các canthiệp của các chương trình/dự án hiện tại đã triển khai tại vùng Dự án tạo ra cho nhóm đối tượnglà nữ. Nhưng, vì các chương trình/dự án tại vùng Dự án chưa thể cho phép tất cả các phụ nữtham gia vào các tổ nhóm, mô hình liên kết này, nên dạng vốn xã hội này được phát huy trong mộtphạm vị nhỏ. Xét trên bình diện rộng hơn (ngoài các chương trình/dự án có các mô hình liên kếtsản xuất cho phụ nữ), người phụ nữ còn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và khai thác vốn xãhội. Với phụ nữ của các dân tộc di cư (hầu hết là các nhóm theo phụ hệ) thì gánh nặng của phụnữ trong các công việc gia đình được xác định là một hạn chế quan trọng cản trợ họ tham gia cáchoạt động cộng đồng. Đối với phụ nữ ở các nhóm dân tộc mẫu hệ (chủ yếu là các nhóm dân tộcthiểu số bản địa), vai trò làm chủ gia đình đ ồng nghĩa với nhiều gánh nặng cộng việc (gồm cả việcnhà và các hoạt động sản xuất) nhưng lại không đồng nghĩa với sự tham gia tích cực hơn của họtrong những hoạt động cộng đồng, nên hạn chế tiếp cận vốn xã hội hơn nam giới. Dưới đây là mộtsố ý kiến phản ảnh từ các đối tượng khảo sát về vấn đề này.

“Phụ nữ chỉ tham gia vào các chương trình liên quan tới bình đẳng giới thôi. Còn các cuộc thảo luận về trồngcây, chăn nuôi thì thường là nam giới đi. Phụ nữ còn phải ở nhà chăm con”

(Cán bộ phòng nông nghiệp huyện, tỉnh Kon Tum)

“Các cuộc họp thì chỉ có phụ nữ nhiều tuổi có thời gian thì tham gia, còn nữ ở tuổi trung ít đi họp lắm. Vì họ[phụ nữ ở độ tuổi trung bình và trẻ] không trực tiếp được nghe nên bị hạn chế thông tin, không được tham gia

quyết định.”

(Cán bộ phụ nữ huyện, tỉnh Gia Lai)

“Trong các buổi họp thôn, phải tách riêng nhóm phụ nữ ra nếu muốn lấy ý kiến đề xuất của họ, nhóm nàythường e dè khi tham gia vào buổi họp nếu có cả đàn ông.“

(Cán bộ BCB DA, tỉnh Gia Lai)

“Đi họp thì chị em DTTS địa phương nói ít lắm, rụt rè. Mà khi có cả người Kinh, thì người Kinh phát biểu nhiềuhơn, khi người Kinh nói trước, chị em DTTS tại chỗ thấy nói rồi thì thôi không cho ý kiến nữa”

(Cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, tỉnh Kon Tum)

40

Mặc dù việc tiếp cận thông tin chỉ được coi là một điều kiện mang tính bắc cầu, nhưng khá quantrọng để giúp tăng tiếp cận vốn xã hội. Ví dụ, nếu sở hữu điện thoại di động, người dân có thể dễdàng phát huy được tính cộng đồng trong việc chia sẻ thông tin sản xuất, giá bán sản phẩm, traođổi kinh nghiệm mà không cần gặp gỡ trực tiếp. Hoặc việc sở hữu ti vi giúp người dân dễ dàngtiếp cận các thông tin về chính sách, pháp luật, v.v. giúp bà con dễ dàng tham gia vào quản lýchúng ta có thể so sánh giữa các nhóm dân tộc và giữa hai nhóm hộ có chủ là nam và nữ nhưBảng 2.14 và 2.15 dưới đây.

Bảng 2.14 Sở hữu các phương tiện viễn thông và thông tin vô tuyến trong vùng Dự án giữa các nhómdân tộc (2010)

Tỷ lệ hộ sở hữu Ti vi Điện thoại diđộng

130 xã Dự án Kinh 87,1 91,7

DTTS bản địa 65,9 57,2

DTTS khác 64,8 80,326 huyện trong Dự án Kinh 90,3 90,6

DTTS bản địa 65,6 55,0

DTTS khác 68,6 79,8Trung bình sáu tỉnh Dự án Kinh 90,7 84,4

DTTS bản địa 74,3 62,8

DTTS khác 74,7 81,6Nguồn: Agricensus 2011

Ở cả hai hình thức tiếp cận thông tin hiện đại và phổ biến ở vùng Dự án là ti vi và điện thoại diđộng thì nhóm người Kinh vẫn là nhóm chiếm ưu thế với tỷ lệ tiếp cận cao hơn hẳn so với nhómđồng bào dân tộc thiểu số, và nhóm dân tộc thiểu số bản địa là nhóm hạn chế hơn cả. Nếu chỉ tínhchung cho cả sáu tỉnh Dự án thì tỷ lệ sở hữu ti vi của các hộ gia đình người Kinh là 90,7%, củacác hộ dân tộc thiểu số bản địa là 74,3% và của các hộ dân tộc còn lại là 74,7%. Tỷ lệ này sẽ giảmchút ít khi thu hẹp quy mô dữ liệu vào chỉ tính cho 26 huyện hoặc 130 xã Dự án, nhưng tươngquan giữa các nhóm nói chung không có thay đổi nhiều. Và hoàn toàn hợp lý để rút ra kết luậnrằng tiếp cận với thông tin của nhóm có sở hữu ti vi cao hơn sẽ tốt hơn so với nhóm có sở hữuthấp bởi nguồn thông tin thay thế đạt được mức độ phổ biến như đối với với ti vi trong vùng Dự án(như loa phát thanh xã).

Tỷ lệ sở hữu điện thoại di động cũng tương tự như vậy, và điều thú vị là tỷ lệ sở hữu này ở nhómhộ người Kinh và dân tộc thiểu số khác thậm chí còn cao hơn cả tỷ lệ sở hữu ti vi (là một tài sảnphổ biến ở hầu khắp các gia đình có tiếp cận với điện lưới quốc gia). Điện thoại giúp người sởhữu có gắn kết mật thiết hơn với những người trong danh bạ, giúp họ có nhiều thông tin hơn(thông qua trò chuyện, liên hệ nhiều hơn) và, như vậy, hoàn toàn có thể suy luận rằng, điện thoạilà một công cụ góp phần vào tăng tiếp cận vốn xã hội. Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu điện thoại diđộng của nhóm dân tộc thiểu số bản địa không chỉ thấp hơn so với tỷ lệ sở hữu ti vi mà còn thấphơn nhiều so với tỷ lệ sở hữu của hai nhóm kia. Tính riêng cho địa bàn 130 xã Dự án thì chỉ có57,2% số hộ dân tộc thiểu số bản địa có sở hữu điện thoại di động, trong khi đó con số này ởnhóm Kinh và dân tộc khác lần lượt là 91,7% và 80,3%

Bảng 2.15: Sở hữu các phương tiện viễn thông và thông tin vô tuyến trong vùng Dự án theo giới tínhcủa chủ hộ

Tỷ lệ hộ sở hữu Ti vi Điện thoại diđộng

130 xã Dự án Nam 73,3 74,3

Nữ 63,7 61,6

41

26 huyện trong Dự án Nam 77,4 75,2

Nữ 67,7 62,2Trung bình sáu tỉnh Dự án Nam 88,7 84,0

Nữ 76,0 62,7Nguồn: Agricensus 2011

Nếu xét theo khía cạnh giới thì nhóm hộ gia đình có nam làm chủ hộ là nhóm luôn chiếm ưu thế vềtiếp cận vốn xã hội khi căn cứ trên sở hữu phương tiện truyền tải thông tin là ti vi và điện thoại diđộng. Tỷ lệ sở hữu của hộ có nam làm chủ hộ đối với ti vi lần lượt là 73,3%, 77,4%, và 88,7% (xétcho 130 xã Dự án, 26 huyện Dự án, và chung cho cả địa bàn sáu tỉnh Dự án), và tỷ lệ sở hữu nàyở nhóm hộ có nữ làm chủ hộ luôn thấp hơn tương ứng khoảng 10 điểm phần trăm (xem chi tiết ởBảng 2.13). Xu hướng này cũng xảy ra tương tự với sở hữu điện thoại di động, chỉ có điều khoảngcách đã dãn rộng hơn lên khoảng 13 điểm phần trăm và thậm chí là gần 20 điểm phần trăm (84%ở nhóm chủ hộ nam so với 62,7% ở nhóm chủ hộ nữ) khi xét chung cho toàn bộ sáu tỉnh Dự án.

Nhìn chung, vốn xã hội của các nhóm dễ bị tổn thương, qua khảo sát cho thấy chưa được pháthuy rõ nét vào tổ chức sản xuất để cải thiện sinh kế [mức độ tham gia của người dân vào hoạtđộng phát triển KTXH là một khía cạnh của vốn xã hội cũng còn khá hạn chế, như sẽ được phântích sâu hơn ở phần sau của Báo cáo này].

2.1.3 Nhiều yếu tố về môi trường/bối cảnh làm tăng tính dễ bị tổn thươngcủa các nhóm yếu thế trong vùng Dự ánBối cảnh của tính dễ tổn thương, như định nghĩa từ Khung SLA bao gồm: (i) các cú sốc, vd. xungđột vũ trang, bão lũ, h ạn hán, dịch bệnh; (ii) tính mùa vụ, vd. giá cả, và cơ hội việc làm; (iii) các xuhướng lớn, vd. các xu hướng về nhân khẩu học, môi trường, kinh tế, và công nghệ. Lưu ý, nhưKhung SLA phân loại thì chính sách, thực hiện chính sách không phải là các yếu tố cấu thành nênbối cảnh của tính dễ tổn thương mà được coi là các yếu tố tổ chức/thể chế giúp chuyển hóa cácnguồn vốn sinh kế thành kết quả sinh kế và nhờ đó tác động ngược trở lại đến bối cảnh [xem phần1.3.1 Khung lý thuyết]. Thông tin thu thập được từ khảo sát về các yếu tố bối cảnh cho thấy:

Các cú sốc về thiên tai và dịch bệnh trong những năm gần đây góp phần trầm trọng hóatình trạng nghèo của khu vực Tây Nguyên trong đó có vùng Dự án: Trong khoảng một thậpkỷ gần đây, Tây Nguyên ngày càng hứng chịu nhiều hơn những hình thái thời tiết bất thường, gâykhó khăn và thiệt hại lớn cho sản xuất. Ví dụ gần đây nhất là những trận lũ năm 2009, 2010 haytình trạng khô hạn kéo dài bất thường trong năm 2012. Tần suất xuất hiện các hình thái thời tiếtbất thường, cộng thêm với tập quán canh tác truyền thống dẫn đến giảm năng suất nhiều loại câytrồng. Cá biệt là cây điều – vốn chiếm một diện tích đáng kể trong vùng Dự án – gần như khôngcòn ra trái trong thời gian vài năm gần đây dẫn đến hiện tượng chặt bỏ hoặc ngừng chăm sóc làphổ biến.Mức độ trầm trọng của các hiện tượng thời tiết không thuận lợi được quan sát thấy rõhơn ở các huyện Dự án tại Quảng Nam và Quảng Ngãi, đặc biệt là mưa lớn kéo dài tập trung vàocác tháng 9-12 (chiếm 80% lượng mưa cả năm) thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trungdu miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông.

“Ảnh hưởng của thiên tai tới đời sống sinh kế của xã là rất lớn. Năm 2009 có 1 trận lụt rất lớn, ảnhhưởng tới rất nhiều hộ gia đình, toàn xã, thiệt hại chủ yếu tài sản của dân về gia súc, gia cầm, đồsử dụng hàng ngày bị cuốn trôi và hư hỏng. Sau năm đósố hộ nghèo tăng lên nhiều, tỷ lệ là gần

51,4 %, năm trước đó chỉ là 45 %. Có nhiều năm thì hạn hán rất nhiều, có những vùng đất ở buônTul phải chuyển sang trồng mỳ vì hạn hán”.

(Cán bộ xã, xã Ia Broai, huyện Ia Pa, Gia Lai)

42

Bên cạnh đó, tình trạng dịch bệnh đối với nhiều cây trồng và vật nuôi cũng có xu hư ớng nghiêmtrọng hơn, nhất là dịch với gia súc và cây tiêu trong thời gian gần đây. Những hiện tượng thời tiếtbất thường và dịch bệnh gây thiệt hại lớn đối với mùa màng và đe dọa đến tính bền vững của cáchoạt động sinh kế, giảm nghèo của các xã/huyện Dự án. Đối với các hộ khá giả, các cú sốc này sẽkhông gây ảnh hưởng nặng nề đối với các hộ nghèo hơn (trong đó nhóm dân tộc thiểu số và hộ cónữ làm chủ hộ thưởng là nhóm hộ nghèo hơn như phần 2.1 đã phân tích).

“Chỉ mất mùa một năm là có hộ phải bán hết đất đai để trả vay nợ lãi, hộ khá còn có cái mà trả nợ, chứ hộnghèo làm mùa nào là ăn mùa đấy...”

(Nông dân, xã Quảng Phú, Krông Nô, Đắk Nông)

“Trận lũ năm 2010 là trận lũ lịch sử, chưa bao giờ thấy, nó làm hàng trăm gia đình rơi vào cảnh tay trắng”

(Cán bộ xã, xã Quảng Phú, Krông Nô, Đắk Nông)

“Cây điều mấy năm nay không hề ra trái, nhưng cũng chưa có tiền để trồng cây khác”

(Nông dân, xã Quảng Phú, Krông Nô, Đắk Nông)

“Hàng năm lụt, mỗi lần lụt là trắng trơn. Mỗi lần lụt là ngập hết 2 ngày, bắp và lúa đều chết”

(Thảo luận nhóm dân tộc Gia Rai, xã Ia Broai, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

“Năm 2009 có một trận lụt lớn, nhiều hj bị mất hoa màu, tài sản, gia súc, đồ sử dụng bị cuốn trôi hoặc hưhỏng. Họ không có tiền để mua lại, không có gì thu hoạch để trả nợ. Số hộ nghè tăng lên nhiều”

(Cán bộ xã Ia Broai, huyện Ia Pa, Gia Lai)

Biến động của giá nông sảnlàm gia tăng rủi ro đối vớisản xuất nông nghiệp và ảnhhưởng tiêu cực đến đời sốngcủa người hưởng lợi trongvùng Dự án: Mặc dù cáchuyện Dự án không có nhiềuđiều kiện ưu đãi về tự nhiênnhư các huyện khác trong pháttriển các loại cây công nghiệpcó giá trị kinh tế cao như càphê, cao su, tiêu, v.v. nhưngcanh tác các loại cây trồng nàytrên quy mô nhỏ, năng suấtthấp vẫn khá phổ biến ở những huyện Dự án. Biến động của giá thế giới đối với các sản phẩmđầu ra của cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên trong thời gian qua (ví dụ như mức giảm giá càphê và điều trong năm 2012 là rất rõ nét, xem Hình 2.6) gây nhiều rủi ro cho phát triển các loạisinh kế cho giá trị cao nhưng đòi hỏi đầu tư trong thời gian dài. Hiện tượng chặt bỏ các loại câytrồng có giá thu mua thấp trong ngắn hạn để chuyển sang những cây trồng với kỳ vọng có giá caohơn thường xảy ra như là một phản ứng tức thời với biến động ngắn hạn của giá cả. Đối với cáchộ dễ bị tổn thương trong vùng Dự án, tình trạng thất thường của giá sắn (mỳ) và mía – là hai loạicây ngắn ngày phổ biến trong hệ thống canh tác của họ làm tăng thêm tính bấp bênh của thu nhậphộ gia đình.Trên Hình 2.6, mức độ biến động giá của sắn (mỳ) không dễ nhận ra như với cà phêvà điều, chỉ một vài nghìn đồng trên 1 kg, nhưng thay đổi này thực sự ảnh hưởng lớn đến doanhthu của các hộ canh tác loại cây này. Ví dụ, giá năm 2010 là 5.500 VNĐ/kg mỳ khô,năm 2011 là3.000 VNĐ/kg, tức là giảm 40% giá bán; năm 2012 giá tăng lên 5.700 VNĐ/kg và đến tháng sáunăm 2013, giá là 4.900 VND/kg tức là giảm 15%.

Hình 2.6: Giá một số mặt hàng nông sản chính vùng Tây nguyên(ĐVT .000 VNĐ/kg)

Nguồn: tổng hợp thông tin từ thị trường nông sản

42

Bên cạnh đó, tình trạng dịch bệnh đối với nhiều cây trồng và vật nuôi cũng có xu hướng nghiêmtrọng hơn, nhất là dịch với gia súc và cây tiêu trong thời gian gần đây. Những hiện tượng thời tiếtbất thường và dịch bệnh gây thiệt hại lớn đối với mùa màng và đe dọa đến tính bền vững của cáchoạt động sinh kế, giảm nghèo của các xã/huyện Dự án. Đối với các hộ khá giả, các cú sốc này sẽkhông gây ảnh hưởng nặng nề đối với các hộ nghèo hơn (trong đó nhóm dân tộc thiểu số và hộ cónữ làm chủ hộ thưởng là nhóm hộ nghèo hơn như phần 2.1 đã phân tích).

“Chỉ mất mùa một năm là có hộ phải bán hết đất đai để trả vay nợ lãi, hộ khá còn có cái mà trả nợ, chứ hộnghèo làm mùa nào là ăn mùa đấy...”

(Nông dân, xã Quảng Phú, Krông Nô, Đắk Nông)

“Trận lũ năm 2010 là trận lũ lịch sử, chưa bao giờ thấy, nó làm hàng trăm gia đình rơi vào cảnh tay trắng”

(Cán bộ xã, xã Quảng Phú, Krông Nô, Đắk Nông)

“Cây điều mấy năm nay không hề ra trái, nhưng cũng chưa có tiền để trồng cây khác”

(Nông dân, xã Quảng Phú, Krông Nô, Đắk Nông)

“Hàng năm lụt, mỗi lần lụt là trắng trơn. Mỗi lần lụt là ngập hết 2 ngày, bắp và lúa đều chết”

(Thảo luận nhóm dân tộc Gia Rai, xã Ia Broai, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

“Năm 2009 có một trận lụt lớn, nhiều hj bị mất hoa màu, tài sản, gia súc, đồ sử dụng bị cuốn trôi hoặc hưhỏng. Họ không có tiền để mua lại, không có gì thu hoạch để trả nợ. Số hộ nghè tăng lên nhiều”

(Cán bộ xã Ia Broai, huyện Ia Pa, Gia Lai)

Biến động của giá nông sảnlàm gia tăng rủi ro đối vớisản xuất nông nghiệp và ảnhhưởng tiêu cực đến đời sốngcủa người hưởng lợi trongvùng Dự án: Mặc dù cáchuyện Dự án không có nhiềuđiều kiện ưu đãi về tự nhiênnhư các huyện khác trong pháttriển các loại cây công nghiệpcó giá trị kinh tế cao như càphê, cao su, tiêu, v.v. nhưngcanh tác các loại cây trồng nàytrên quy mô nhỏ, năng suấtthấp vẫn khá phổ biến ở những huyện Dự án. Biến động của giá thế giới đối với các sản phẩmđầu ra của cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên trong thời gian qua (ví dụ như mức giảm giá càphê và điều trong năm 2012 là rất rõ nét, xem Hình 2.6) gây nhiều rủi ro cho phát triển các loạisinh kế cho giá trị cao nhưng đòi hỏi đầu tư trong thời gian dài. Hiện tượng chặt bỏ các loại câytrồng có giá thu mua thấp trong ngắn hạn để chuyển sang những cây trồng với kỳ vọng có giá caohơn thường xảy ra như là một phản ứng tức thời với biến động ngắn hạn của giá cả. Đối với cáchộ dễ bị tổn thương trong vùng Dự án, tình trạng thất thường của giá sắn (mỳ) và mía – là hai loạicây ngắn ngày phổ biến trong hệ thống canh tác của họ làm tăng thêm tính bấp bênh của thu nhậphộ gia đình.Trên Hình 2.6, mức độ biến động giá của sắn (mỳ) không dễ nhận ra như với cà phêvà điều, chỉ một vài nghìn đồng trên 1 kg, nhưng thay đổi này thực sự ảnh hưởng lớn đến doanhthu của các hộ canh tác loại cây này. Ví dụ, giá năm 2010 là 5.500 VNĐ/kg mỳ khô,năm 2011 là3.000 VNĐ/kg, tức là giảm 40% giá bán; năm 2012 giá tăng lên 5.700 VNĐ/kg và đến tháng sáunăm 2013, giá là 4.900 VND/kg tức là giảm 15%.

Hình 2.6: Giá một số mặt hàng nông sản chính vùng Tây nguyên(ĐVT .000 VNĐ/kg)

Nguồn: tổng hợp thông tin từ thị trường nông sản

0

20

40

60

80

100

2009 2010 2011 2012 6/2013

42

Bên cạnh đó, tình trạng dịch bệnh đối với nhiều cây trồng và vật nuôi cũng có xu hướng nghiêmtrọng hơn, nhất là dịch với gia súc và cây tiêu trong thời gian gần đây. Những hiện tượng thời tiếtbất thường và dịch bệnh gây thiệt hại lớn đối với mùa màng và đe dọa đến tính bền vững của cáchoạt động sinh kế, giảm nghèo của các xã/huyện Dự án. Đối với các hộ khá giả, các cú sốc này sẽkhông gây ảnh hưởng nặng nề đối với các hộ nghèo hơn (trong đó nhóm dân tộc thiểu số và hộ cónữ làm chủ hộ thưởng là nhóm hộ nghèo hơn như phần 2.1 đã phân tích).

“Chỉ mất mùa một năm là có hộ phải bán hết đất đai để trả vay nợ lãi, hộ khá còn có cái mà trả nợ, chứ hộnghèo làm mùa nào là ăn mùa đấy...”

(Nông dân, xã Quảng Phú, Krông Nô, Đắk Nông)

“Trận lũ năm 2010 là trận lũ lịch sử, chưa bao giờ thấy, nó làm hàng trăm gia đình rơi vào cảnh tay trắng”

(Cán bộ xã, xã Quảng Phú, Krông Nô, Đắk Nông)

“Cây điều mấy năm nay không hề ra trái, nhưng cũng chưa có tiền để trồng cây khác”

(Nông dân, xã Quảng Phú, Krông Nô, Đắk Nông)

“Hàng năm lụt, mỗi lần lụt là trắng trơn. Mỗi lần lụt là ngập hết 2 ngày, bắp và lúa đều chết”

(Thảo luận nhóm dân tộc Gia Rai, xã Ia Broai, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

“Năm 2009 có một trận lụt lớn, nhiều hj bị mất hoa màu, tài sản, gia súc, đồ sử dụng bị cuốn trôi hoặc hưhỏng. Họ không có tiền để mua lại, không có gì thu hoạch để trả nợ. Số hộ nghè tăng lên nhiều”

(Cán bộ xã Ia Broai, huyện Ia Pa, Gia Lai)

Biến động của giá nông sảnlàm gia tăng rủi ro đối vớisản xuất nông nghiệp và ảnhhưởng tiêu cực đến đời sốngcủa người hưởng lợi trongvùng Dự án: Mặc dù cáchuyện Dự án không có nhiềuđiều kiện ưu đãi về tự nhiênnhư các huyện khác trong pháttriển các loại cây công nghiệpcó giá trị kinh tế cao như càphê, cao su, tiêu, v.v. nhưngcanh tác các loại cây trồng nàytrên quy mô nhỏ, năng suấtthấp vẫn khá phổ biến ở những huyện Dự án. Biến động của giá thế giới đối với các sản phẩmđầu ra của cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên trong thời gian qua (ví dụ như mức giảm giá càphê và điều trong năm 2012 là rất rõ nét, xem Hình 2.6) gây nhiều rủi ro cho phát triển các loạisinh kế cho giá trị cao nhưng đòi hỏi đầu tư trong thời gian dài. Hiện tượng chặt bỏ các loại câytrồng có giá thu mua thấp trong ngắn hạn để chuyển sang những cây trồng với kỳ vọng có giá caohơn thường xảy ra như là một phản ứng tức thời với biến động ngắn hạn của giá cả. Đối với cáchộ dễ bị tổn thương trong vùng Dự án, tình trạng thất thường của giá sắn (mỳ) và mía – là hai loạicây ngắn ngày phổ biến trong hệ thống canh tác của họ làm tăng thêm tính bấp bênh của thu nhậphộ gia đình.Trên Hình 2.6, mức độ biến động giá của sắn (mỳ) không dễ nhận ra như với cà phêvà điều, chỉ một vài nghìn đồng trên 1 kg, nhưng thay đổi này thực sự ảnh hưởng lớn đến doanhthu của các hộ canh tác loại cây này. Ví dụ, giá năm 2010 là 5.500 VNĐ/kg mỳ khô,năm 2011 là3.000 VNĐ/kg, tức là giảm 40% giá bán; năm 2012 giá tăng lên 5.700 VNĐ/kg và đến tháng sáunăm 2013, giá là 4.900 VND/kg tức là giảm 15%.

Hình 2.6: Giá một số mặt hàng nông sản chính vùng Tây nguyên(ĐVT .000 VNĐ/kg)

Nguồn: tổng hợp thông tin từ thị trường nông sản

6/2013

Cà phê

Điều (thô)

Mía

Sắn (khô)

43

Như trên đã nêu, nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của hộ dân vùng Dự án, nên yếu tố gắnvới thời vụ này làm tăng thêm mức độ tổn thương của người dân nghèo hoạt động trong lĩnh vựcnông nghiệp.

Làn sóng di cư tự do với một tỷ trọng đáng kể là từ các nhóm dân tộc thiểu số (chủ yếu từmiền Núi phía Bắc và một bộ phận từ khu vực đồng bằng sông Mê kông) tạo thêm các khó khăntrong tiếp cận nguồn vốn tài nguyên phục vụ sản xuất. Một trong những nguyên nhân được giảithích cho tình trạng nghèo của một bộ phận dân cư (nhóm dân di cư đến và đồng bào dân tộcthiểu số bản địa) là tình trạng thiếu đất canh tác, nhất là đất mẫu mỡ. Với nhóm di cư đến, khókhăn để tiếp cận đất canh tác chủ yếu xảy ra đối với hộ nghèo mới di cư đến trong thời gian vàinăm gần đây, khi đất canh tác trở nên khan hiếm hơn, giá chuyển nhượng [không chính thức] từhộ dân cư đã sinh sống nhiều năm tại vùng Dự án ngày càng cao hơn. Còn với nhóm dân tộcthiểu số bản đã địa thực hiện việc chuyển nhượng đất canh tác (bằng những hình thức khác nhaunhư chuyển nhương hoặc gán đất để trả các khoản vay quá hạn) cho nhóm di cư đến, nhất là dântộc Kinh, thì một số hộ rơi vào tình trạng thiếu đất canh tác sau khi chuyển nhượng, nhất là cáctrường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất canh tác để đối phó với các cú sốc (sau thiên tai)hoặc biến cố gia đình (như bệnh tật kéo dài, bệnh nan y). Bên cạnh đó, làn xóng di cư tự do cũngtạo ra sức ép lớn hơn đối với hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ công vốn đã vừa thiếu, vừa kémchất lượng tại các xã/huyện nghèo trong vùng Dự án. Làn sóng di cư tự do cũng làm cho thànhphần dân tộc ở nhiều xã Dự án đa dạng hơn, tạo ra những thánh thức mới cho quá trình phát triểnkinh tế-xã hội địa phương.

Hộp 2.6: Một số ý kiến về tác động của làn sóng di cư

“Tại xã này, chính quyền đã hỗ trợ người dân di cư đến hình thành khu dân cư tập trung. Nhưngvẫn chưa thể quy hoach dân cư, chưa cấp được hộ khâu cho người dân vì việc quy hoạch dân cưlại phải gắn với quy hoạch về đất sản xuất. Bà con ở di cư đến đây chuyển nhượng đất đai với cáchộ dân bản địa và đất này nhiều trường hợp cũng do bà con b ản địa khai hoang mà có, nên cácgiao dịch này cũng không chính thức hóa được. Mà bà con di cư đến, không có hộ khẩu, cuộc sốngcó nhiều ảnh hưởng, ví dụ không thể tiếp cận được vốn vay chính thức từ ngân hàng thương mạihoặc ngân hàng chính sách nên phải vay các hộ người Kinh, lãi suất rất cao, nếu mất mùa hai nămliên tục thì có thể lại mất cả đất. Các chính sách từ các chương trình, dự án, các hộ dân di cư cũngkhông được thụ hưởng”.

“Người dân di cư đến phải mua đất của bà con dân tộc bản địa, mà bà con bản địa cũng có khi bánđất cho hai người, nên đôi khi cũng có xung đột”.

(Tổng hợp ý kiến thảo luận với nhóm dân di cư và chính quyền xã tại xã Quảng Phú, huyện Krôngnô, tỉnh Đắk Nông)

“Có xảy ra hiện tượng tranh chấp đất đai giữa người di cư và dân tộc tại chỗ. Có những mảnh đấtdo người dân tộc khai hoang và làm một thời gian, sau đó không có nước và bỏ hoang. Nhưng khicó hộ di cư đến canh tác (người di cư có kỹ thuật làm thủy lợi nhỏ tốt hơn người dân tộc tại chỗ),tạo nên sự tranh chấp giữa các hộ”.

(Cán bộ xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

Nguồn: Tổng hợp ý kiến khảo sát thực địa của đoàn đánh giá

Cần lưu ý rằng, làn sóng di cư đến chỉ xảy ra ở bốn tỉnh của khu vực Tây Nguyên.

Đoàn đánh giá cũng đã tham vấn ý kiến của các bên về khả năng tạo ra một cú sốc khác khi Dựán đi vào triển khai như khả năng một bộ phận người dân sẽ mất đất sản xuất và sinh hoạt đểtriển khai các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng thuộc Hợp phần I và Tiểu hợp phần 3.2 của Dự

44

án. Đến thời điểm khảo sát, các cơ quan quản lý các cấp đều khẳng định có rất ít khả năng Dự ánsẽ gây ra cú sốc này. Đồng thời, Nghiên cứu khả thi của Dự án đã đưa vào Khun g chính sách táiđịnh cư (cho nhóm đối tượng có thể bị mất đất vì Dự án), tuân theo các chính sách của NHTG.Nếu được thực hiện đầy đủ, Khung chính sách này sẽ đảm bảo cơ chế an toàn xã hội cho nhómđối tượng của Dự án.

Kết luận: Như vậy, có thể kết luận, đối tượng hưởng lợi của Dự án là nhóm người nghèo, trongđó nhóm đồng bào dân tộc thiểu số bản địa, nhóm đồng bào dân tộc di cư trong thời gian gần đâyvà phụ nữ là những nhóm đối tượng ở tình trạng nghèo hơn về kinh tế và các khía cạnh khác [nhưtiếp cận dịch vụ và tiện ích sinh hoạt cơ bản là nước sạch và vệ sinh]. Các nguyên nhân nghèođược tổng hợp từ các tài liệu đã có và đư ợc tái khẳng định qua kết quả khảo sát tại hiện trườnggồm tiếp cận hạn chế đến hầu hết các nguồn vốn sinh kế (thiếu đất, thiếu vốn sản xuất, thiếu laođộng, cơ sở hạ tầng sản xuất khó khăn, vốn xã hội). Thêm nữa, ảnh hưởng của các cú sốc nhưthiên tai, làn sóng di cư đến (tại bốn tỉnh Tây Nguyên trên sáu tỉnh Dự án), chi phí y tế đột xuất,tính mùa vụ ảnh hưởng đến giá cả hàng nông sản làm tăng thêm tính dễ bị tổn thương của nhómđối tượng này. Đồng thời, khả năng tự phòng vệ (chống chọi và giảm thiểu tác động của các xuhướng bất lợi và phục hồi sau các cú sốc) của nhóm yếu thế là rất thấp, gần như bằng không. Bứctranh được mô tả như một vòng luẩn quẩn trong đời sống của người dân nghèo vùng Dự án chothấy một thách thức lớn của Dự án trong quá trình thực hiện các chiến lược sinh kế dự kiến. Ghinhận này gợi ý rằng các chiến lược sinh kế phải đồng thời tác động hai chiều: (1) tăng tiếp cậnđến các nguồn vốn cho sản xuất và (2) giảm thiểu các tác động từ bối cảnh gây tổn thương chonhóm đối tượng này. Song hành, việc nâng cao năng lực cho nhóm đối tượng để cải thiện khảnăng hấp thụ và khái thác nguồn hỗ trợ từ Dự án trở nên một nhiệm vụ bức bách, là điều kiện đủđể các hỗ trợ khác (cơ sở hạ tầng, tăng cường vốn tài chính, vốn xã hội) phát huy được tác dụngdự kiến.

2.2 Cơ cấu tổ chức, thể chế và quá trình

Như đã nêu trong mục 1.3.1 Khung lý thuyết, các chiến lược và kết quả/thành quả về sinh kếkhông chỉ phụ thuộc vào tiếp cận với vốn sinh kế (đã phân tích sâu ở mục 2.1.2 Tiếp cận vốn sinhkế của nhóm đối tượng trong vùng Dự án) hay bị bối cảnh của tính dễ tổn thương chi phối (phần2.2.3) mà nó còn là sản phẩm chuyển hóa của các cơ cấu/cấu trúc (strucuture); các thể chế vàquy trình. Cơ cấu tổ chức, thể chế/quá trình được coi là những nhân tố mang tính quản lý, quản trịcó tác dụng quan trọng trong giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố bối cảnh gây tổn thươngđến nhóm đối tượng thông qua việc tăng cường tiếp cận các nguồn vốn sinh nhằm cải thiện tìnhtrạng kinh tế và tăng khả năng ứng phó, phòng vệ trước các diễn biến bất lợi từ môi trường. Việcthay đổi bối cảnh dễ tổn thương có thể được thực hiện thông qua những thay đổi trong chính sáchvĩ mô (ví dụ tái cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu cây trồng, di dân v.v.) và/hoặc tăng khả năng tựphòng vệ của người dân thông qua hỗ trợ nhóm đối tượng tăng cường tài sản/các loại vốn (theonghĩa rộng) của mình, ví dụ tăng nguồn vốn tài chính. Như vậy thì tính đáp ứng [đến nhu cầu củangười dân] của cơ cấu quản lý, các thể chế, các chương trình, quy trình phải được nâng cao.

Dự án GNKVTN được coi là tổng hợp các hành động, tức là các chiến lược sinh kế, nhằm đạt đếnkết quả sinh kế, nên cơ cấu tổ chức, các thể chế, quy trình sẽ được phân tích gắn với quá trìnhtriển khai Dự án. Do đó, phần này sẽ phân tích các cơ cấu tổ chức có thể ảnh hưởng đến việcthực hiện Dự án có thành công hay không (phần 2.2.1) cũng như phân tích về các thể chế, chínhsách quy trình và mức độ tác động đến sự tham gia và hưởng lợi của đối tượng dễ bị tổn thương(phần 2.2.2), cuối cùng nhưng không kém quan trọng là một số thiết chế văn hóa, tôn giáo có ảnhhưởng quan trọng đến thực hiện Dự án (phần 2.2.3).

45

2.2.1 Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng đến việc thực hiện Dự ánNhư Điều khoản tham chiếu đã xác định một trong các mục tiêu cụ thể của Đánh giá này là “xácđịnh và định hình những vai trò và các tác động của các bên liên quan đến [khả năng hiện thựchóa] mục tiêu của Dự án GNKVTN”, phần này tập trung phân tích và đánh giá về mức độ ảnhhưởng của các bên liên quan (stakeholders) có khả năng tác động trực tiếp đến quá trình tổ chứcthực hiện các hoạt động theo thiết kế hiện nay của Dự án, đặc biệt là các đối tượng có ảnh hưởngđến các hoạt động liên quan trực tiếp đến đối tượng hưởng lợi chính của Dự án (trong HP1 vàHP2).

Theo đó, các bên liên quan, các nhóm chính gồm (i) nhóm chủ thể chỉ đạo quá trình triển khai dựán; (ii) nhóm chủ thể trực tiếp triển khai thực hiện dự án; (iii) nhóm các chủ thể hỗ trợ triển khai dựán gồm: các sở/ngành, các cấp liên quan, các tổ chức chính trị-xã hội; (iv) các chủ thể mang tínhcộng đồng; (v) các chủ thể khác: khu vực sản xuất tư nhân, các nhà cung cấp dịch vụ. Các chủ thểnày, theo cách phân loại của khung SLA có thể là khu vực Nhà nước/chính quyền, khu vực tưnhân và các tổ chức đoàn thể, các tổ chức dân sự.

2.2.1.1 Các chủ thể chỉ đạo quá trình triển khai thực hiện Dự án

Các chủ thể chính có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện dự án chủ yếu là ở cấp địa phương (tỉnh vàhuyện). Tại cấp tỉnh, UBND tỉnh là cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo Dự án. Theo thiết kế của Dự ánhiện nay, UBND tỉnh sẽ là cơ quan đưa ra những định hướng chiến lược; đồng thời đảm bảo đưara những can thiệp về thể chế ở cấp cao nhất (tại tỉnh) để đảm bảo hoạt động của Dự án theođúng mục tiêu và nguyên tắc thiết kế. Đặc biệt, vai trò của UBND tỉnh được đề cao trong trườnghợp không có đủ sự phối hợp hiệu quả giữa các sở ngành và các cấp trong triển khai thực hiệnDự án. Với vai trò chỉ đạo được thiết kế như vậy, UBND tỉnh sẽ là cơ quan có tầm quan trọngquyết định đối với sự thành công của Dự án; đặc biệt là khi quá trình triển khai thực hiện Dự ángặp những vướng mắc về khía cạnh thể chế.

Ở giác độ này, Báo cáo xác định một số cảnh báo chính: UBND tỉnh thực sự phát huy vai trò chỉđạo sẽ là rất cần thiết trong điều kiện dự án giới thiệu một số cách làm tương đối mới mẻ đối vớivùng Dự án, đòi hỏi phải có sự hẫu thuẫn về thể chế từ UBND tỉnh để đảm bảo thành công, nhấtlà các vấn đề về phân cấp, phân quyền, chính sách cán bộ, sự tham gia của các sở ngành cùngvới BQLDA tỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện. Và với đặc thù vùng Dự án có rất nhiều cácchương trình/chính sách (như dưới đây), có thể có nguy cơ lãnh đạo UBND tỉnh không đủ thờigian và quyết tâm để chỉ đạo quá trình triển khai dự án. Trong hoàn cảnh đó, việc có một đồng chíChủ tịch hoặc PCT UBND tỉnh nắm bắt được đầy đủ thiết kế dự án, có sự quan tâm và chỉ đạoquyết liệt khi cần thiết sẽ là rất quan trọng đối với các vấn đề về định hướng và hỗ trợ thể chế choquá trình triển khai thực hiện Dự án.

Tại cấp huyện, UBND huyện có vai trò chỉ đạo đối với BQLDA huyện, các UBND xã và các banngành hữu quan trong triển khai hoạt động của Dự án. Thiết kế hiện tại của Dự án GNKVTN cũngnhư hầu hết các chương trình/dự án khác đều giao trách nhiệm trực tiếp cho Chủ tịch/Phó Chủtịch UBND huyện là người đứng đầu BQLDA tại huyện. Cơ chế này đảm bảo sự chỉ đạo trực tiếpcủa UBND huyện với các hoạt động của Dự án. Tuy nhiên, sự thu xếp này cũng có rủi ro nhất địnhvì các lãnh đạo UBND huyện thường phải chỉ đạo các công việc thường xuyên, đồng thời chỉ đạocác chương trình/dự án giảm nghèo trên địa bàn huyện nên cũng có thể dẫn đến trình trạng quátải. Điều đó cảnh báo rằng cần những thu xếp về thể chế hợp lý có sự hỗ trợ tích cực cho lãnhđạo UBND huyện trong công tác theo dõi, triển khai các hoạt động của Dự án.

46

2.2.1.2 Các chủ thể trực tiếp triển khai thực hiện dự án

Nhóm chủ thể trực tiếp triển khai Dự án theo thiết kế hiện nay gồm BQLDA các cấp (tỉnh, huyện)và Ban Phát triển xã (BPTX). Theo mô hình quản lý Dự án, đây là các cấp chịu trách nhiệm trựctiếp trong thực hiện tham vấn, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi và giám sát các hoạt độngtheo thiết kế của Dự án. Tại thời điểm khảo sát thực hiện Đánh giá này, BQLDA các cấp chưahình thành nhưng đã có Ban Chuẩn bị Dự án (BCBDA) cấp tỉnh và cấp huyện – sẽ là nòng cốt củaBQLDA ở hai cấp này khi Dự án có hiệu lực. Ở cấp xã, dù không hình thành BCBDA trong quátrình chuẩn bị Dự án nhưng các nhân sự chủ chốt trong BPTX sau này (như lãnh đạo UBND xã,cán bộ kế toán, cán bộ văn phòng, một số vị trí công chức xã liên quan, một số trưởng thôn, giàlàng, đại diện các tổ chức đoàn thể) cũng đã đư ợc tham vấn trong quá trình thực hiện Báo cáonày.

Kết quả khảo sát khẳng định, các nhân sự trong BCBDA cấp tỉnh, huyện và cán bộ cấp xã (nhưtrên) đều có nhận thức rõ về một số đặc điểm chính của các đối tượng dễ bị tổn thương trongvùng Dự án; đồng thời, định hướng ưu tiên của Dự án để đảm bảo mức độ tham gia và hưởng lợiđầy đủ của các đối tượng này cũng được hiểu và về cơ bản là đồng thuận trong quá trình thamvấn. Đây là một điều kiện quan trọng để đảm bảo rằng các đối tượng dễ bị tổn thương sẽ không bịgạt ra ngoài lề trong quá trình tổ chức thực hiện Dự án. Tuy nhiên, đây chưa phải là điều kiện đủ.Quan trọng hơn là cách hiểu này sẽ được hiện thực hóa và chuyển thành những hành động cụ thểnhư thế nào trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Với cách nhìn đó, Báo cáo đưa ra một sốcảnh báo dưới đây.

Năng lực của đội ngũ cán bộ trong hệ thống BQLDA ở cấp cơ sở, đặc biệt là cấp xã còn hạn chếvà sẽ là một rủi ro lớn đối với Dự án. Thiết kế Dự án hiện nay đề cao vai trò của cấp xã làm chủđầu tư hầu hết các hoạt động của Dự án trong HP1 và HP2. Mặc dù hầu hết các xã Dự án đều đãcó những chính sách và chương trình giảm nghèo nhưng đối với hầu hết các xã thì đây sẽ là lầnđầu tiên tham gia vào thực hiện một chương trình giảm nghèo có phạm vi tiếp cận rộng với nhiềuthủ tục quản lý theo quy định của NHTG, nhất là các thủ tục về đấu thầu, đảm bảo an toàn xã hộivà môi trường. Bên cạnh đó, quy trình lập kế hoạch của Dự án, các hoạt động phát triển CSHT, đadạng hóa sinh kế, theo đúng tinh thần của một dự án phát triển do cộng đồng định hướng (CDD)nên được thiết kế đề cao sự tham gia của đối tượng hưởng lợi, nhất là các đối tượng dễ bị tổnthương. Tuy nhiên, kết quả khảo sát chi thấy năng lực thúc đẩy, huy động sự tham gia của cộngđồng, của người dân của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế. Hầu hết các cán bộ chuyên môn cấpxã còn thiếu các kỹ năng quan trọng để huy động sự tham gia của cộng đồng.

“Thôn được thông báo về các hoạt động của địa phương qua trưởng thôn. Tuy nhiên hiệu quả truyền đạtchính sách tới thôn rất thấp. Cán bộ ở thôn năng lực còn kém đồng thời phụ cấp thấp nên họ không tích cực”

(Cán bộ phòng Lao động huyện M’Đrắk, Đắk Lắk)

“Cán bộ hỗ trợ nhân dân cấp cơ sở còn rất mỏng nên công tác tuyên truyền là không thực sự hiệu quả, quyđịnh là một tháng họp cấp cơ sở một lần nhưng thực tế thì họp rất ít và nếu có thì lại họp chung với đại diện

các hội đoàn thể khác trong thôn”

(Cán bộ hội nông dân tỉnh Quảng Nam)

Kiến thức, kỹ năng, và kinh nghiệm để triển khai các hoạt động sinh kế mang tính thị trường cònthiếu và yếu. Với mục tiêu tổng thể của Dự án là cải thiện đời sống cho người dân, các hoạt độngchính của Dự án đều trực tiếp hoặc gián tiếp tập trung vào hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững chođối tượng hưởng lợi. HP2 trong thiết kế hiện tại của Dự án xác định hai THP về an ninh lươngthực, lâm nghiệp cộng đồng và quản lý tài nguyên; và sinh kế thị trường. Theo kết quả khảo sát,định hướng phát triển sinh kế thị trường sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Hầu hếtcán bộ nông nghiệp cấp huyện và xã đều mới chỉ có kinh nghiệm trong phát triển các hoạt độngcanh tác và chăn nuôi ở quy mô nhỏ tại địa phương mà chưa có kinh nghiệm trong thúc đấy phát

47

triển sản xuất hàng hóa có định hướng thị trường. Mức độ tiếp cận của họ với kiến thức và các lựclượng thị trường (các doanh nghiệp, tư thương) và biến động giá cả, các vấn đề phức tạp hơnnhư chuỗi giá trị, hợp tác công tư, v.v. còn rất hạn chế. Vì vậy, triển khai các hỗ trợ phát triển sinhkế của Dự án, nhất là các sinh kế thị trường sẽ là một thách thức lớn đối với đội ngũ cán bộ quảnlý dự án các cấp, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã.

Thứ ba, huy động và bố trí được đội ngũ cán bộ có năng lực và tâm huyết trong BQLDA các cấpvà vào BPT xã là một thách thức đáng kể, nhất là với cán bộ kiêm nhiệm ở các cấp. Tâm thế kháphổ biến hiện nay trong đội ngũ cán bộ công chức ở địa phương là sự quan ngại về tính phức tạptrong các quy trình, thủ tục trong triển khai cụ thể các thiết kế Dự án hiện tại. Việc bố trí một phầnlớn nhân sự ở cấp cơ sở theo hình thức kiêm nhiệm trong điều kiện khối lượng công việc lớn, chếđộ phụ cấp được quy định cố định theo Thông tư 219/2009/TT-BTC ngày 29/12/2009 được độingũ cán bộ liên quan đánh giá là không tạo ra động lực tích cực cho cán bộ kiêm nhiệm. Vì vậy,mặc dù hiểu rõ rằng việc tham gia vào quản lý dự án sẽ là một cơ hội học hỏi tốt nhưng hầu hếtcán bộ được tham vấn đều tỏ ra quan ngại về chính sách ưu đãi và phát triển nhân sự dài hạn.Bên cạnh đó, một vấn đề đáng quan tâm là chính quyền các cấp (xã, huyện, tỉnh) có vẻ như chưađánh giá đúng tầm quan trọng của việc bố trí các cán bộ có năng lực làm việc với người dân tộcthiểu số bản địa, nhóm phụ nữ trong dự kiến bộ máy quản lý dự án các cấp. Trừ cán bộ cấp xãthường xuyên có trao đổi với đồng bào dân tộc, ít có cán bộ ở cấp tỉnh và cấp huyện có kinhnghiệm đáng kể trong các vấn đề về chính sách dân tộc; sự tham gia của Ban Dân tộc (ở cấp tỉnh)và Phòng Dân tộc (cấp huyện) trong quá trình tham vấn và thiết kế Dự án còn khá hạn chế.

2.2.1.3 Các chủ thể hỗ trợ triển khai thực hiện dự ánNhóm chủ thể hỗ trợ triển khai Dự án là các cơ quan quản lý các cấp từ các Sở/ngành, qua khảosát, đều thể hiện mức độ sẵn sàng trong hợp tác và hỗ trợ cho quá trình triển khai các hoạt độngcủa Dự án. Trong số các sở ngành có vai trồ hỗ trợ triển khai thực hiện, Sở NN&PTNT, Ban Dântộc, Trung tâm Khuyến nông (và hệ thống khuyến nông các cấp) có vai trò hỗ trợ rất quan trọngtrong triển khai các hoạt động của Dự án. Ở khía cạnh này, Báo cáo phát hiện một số cảnh báosau:

Thứ nhất, mức độ tham gia hỗ trợ của các sở/ngành phụ thuộc nhiều vào chỉ đạo của UBND tỉnhvà kỹ năng phối hợp của BQLDA tỉnh. Theo thiết kế Dự án, BQLDA tỉnh sẽ do lãnh đạo SởKH&ĐT làm giám đốc và sẽ là một phần trong hệ thống tổ chức của Sở KH&ĐT. Thực tế thực hiệnmột số dự án khác cho thấy công tác điều phối, khả năng phối hợp giữa Sở KH&ĐT với các sởngành khác không phải khi nào cũng hiệu quả. Ngay cả trong vùng Dự án, huy động sự tham giahỗ trợ của các sở ngành chức năng không phải là cơ quan thực hiện dự án đối với một số dự ángiảm nghèo khác cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần có sự chỉ đạo quyết liệt từ UBND tỉnhtrong trường hợp sự phối hợp giữa các sở/ngành liên quan không đạt được ở mức cần thiết đểtriển khai có hiệu quả các hoạt động theo thiết kế của Dự án.

Thứ hai, để thực hiện thành công các hoạt động trong HP2 của Dự án – có thể tạm đánh giá làhợp phần thách thức nhất trong thiết kế dự án hiện nay, cần có sự tham gia tích cực của đội ngũcán bộ nông nghiệp và hệ thống khuyến nông các cấp. Như xác định trong thiết kế, các hỗ trợ sinhkế của Dự án sẽ được thực hiện qua hình thức hỗ trợ cho tổ nhóm, và các tổ nhóm sản xuất đượcgiao quyền chủ động trong đảm bảo đầu vào và hỗ trợ kỹ thuật. Với sự đa dạng về các loại hìnhsinh kế được hỗ trợ và số lượng tổ nhóm lớn, đội ngũ cán bộ nông nghiệp và hệ thống khuyếnnông các cấp sẽ có vai trò chủ đạo cùng với BQLDA các cấp hỗ trợ xây dựng kế hoạch hoạt độngcho các tổ nhóm, tư vấn và hỗ trợ các tổ nhóm trong tiếp cận với đầu vào và tập huấn kỹ thuật. Đểđảm bảo được vấn đề này, cần có chỉ đạo từ UBND tỉnh trong việc giao nhiệm vụ cho hệ thốngcán bộ nông nghiệp và khuyến nông các cấp thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho các hoạt động của Dựán theo kế hoạch.

48

Nhóm chủ thể hỗ trợ triển khai Dự án là tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân làcác chủ thể có mạng lưới cán bộ, cộng tác viên tại cộng đồng, và đông đảo hội viên là các hộhưởng lợi của Dự án. Ngoài sự tham gia của đại diện Hội Phụ nữ trong Ban PTX, thiết kế Dự ánhiện nay xác định vai trò cụ thể của Hội Nông dân trong các cấp quản lý của Dự án. Tuy nhiên,các tổ chức chính trị-xã hội này có vai trò quan trọng trong hỗ trợ triển khai thực hiện các hoạtđộng của Dự án, từ khâu tham vấn, lập kế hoạch cho đến quá trình giám sát và triển khai thựchiện các hoạt động cụ thể. Ở khâu tham vấn, các tổ chức này có vai trò quan trọng trong tuyêntruyền, thúc đẩy các đối tượng hưởng lợi tham gia vào quá trình tham vấn và lập kế hoạch. Ởkhâu thực hiện, đây có thể là hai tổ chức có vai trò tích cực trong vận động các hội viên tham giavào các tổ nhóm sản xuất, triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế của Dự án. Ở khâu giám sát, cáctổ chức này đều có đại diện trong Ban Giám sát xã và có thể phát huy tích cực vai trò giám sáttheo chức năng của mình. Với nhóm chủ thể này, Báo cáo phát hiện một số cảnh báo chính sauđây.

Thứ nhất, mặc dù có mạng lưới rộng khắp và số lượng hội viên đông đảo nhưng hiệu quả củacông tác của những tổ chức này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người đứng đầu tổ chức cơsở hội tại các xã Dự án cũng như nh ận thức của chính quyền địa phương về vai trò và cách thứcphát huy vị trí của những tổ chức này. Kết quả khảo sát cho thấy tại nhiều xã Dự án, vai trò củacác tổ chức chính trị-xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân còn rất hạn chế. Điều này sẽ có ảnhhưởng đến khả năng các tổ chức chính trị-xã hội có thể hỗ trợ cho triển khai các hoạt động củaDự án là không đồng đều giữa các xã Dự án.

Thứ hai, trong địa bàn vùng Dự án, Hội Phụ nữ và Hội Nông dân cũng đã có vai trò khá quan trọngtrong nhận ủy thác quản lý vốn của VBSP. Việc các tổ chức này tiếp tục giữ vai trò hỗ trợ cho triểnkhai các hoạt động của Dự án ở cơ sở sẽ khó khăn vì có sự gia tăng nhất định về khối lượng côngviệc trong khi điều kiện năng lực cán bộ cơ sở còn hạn chế, chế độ chính sách ưu đãi cho cán bộcủa những tổ chức này ở cơ sở rất thấp.

2.2.1.4 Các chủ thể có tính chất cộng đồng

Nhóm các chủ thể có tính chất cộng đồng trong Báo cáo này được xác định là những loại hình tổnhóm sản xuất, các tổ tự quản theo hình thức tự phát với sự tham gia của các hộ trong vùng Dựán. Theo kết quả khảo sát trong quá trình xây dựng Báo cáo này, mức độ phổ biến của các chủthể này còn chưa cao, hình thức phố biến nhất có thể là các tổ nhóm tiết kiệm tín dụng trongkhuôn khổ thực hiện các khoản vay ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội của VBSP (và mộtphần trước đây là của VBARD). Ngoài ra, một số chương trình/dự án đã và đang thực hiện trênđịa bàn các xã Dự án cũng đã hình thành m ột số tổ nhóm sản xuất và tổ nhóm tiết kiệm tín dụng(ví dụ như các dự án của IFAD ở Đắk Nông và Gia Lai), câu lạc bộ sản xuất (Dự án SuccessAlliance). Ngoài ra, các tổ nhóm tự quản được thành lập dưới sự hỗ trợ chính quyền xã và cáccán bộ đoàn thể cấp cơ sở để quản lý các công trình công cộng (bể nước sạch, giếng nước, kênhdẫn nước, v.v.) cũng khá bổ biến.

Tuy nhiên, mức độ phổ biến của các chủ thể này là khác nhau trong địa bàn vùng Dự án; ở nhữngkhu vực có hoạt động của các tổ nhóm này thì năng lực của tổ nhóm cũng còn h ạn chế. Chính vìvậy, các chủ thể này vào thời điểm hiện nay chưa phải là một bên liên quan quan trọng đối với Dựán. Tuy nhiên, do nguyên tắc hỗ trợ của HP2 của là hỗ trợ sinh kế thông qua tổ nhóm; đồng thời,các tổ nhóm xây dựng, vận hành và bảo trì cũng được khuyến khích trong thiết kế HP1 của Dự án.Vì vậy, cùng với quá trình thực hiện của Dự án, vai trò của các chủ thể có tính cộng đồng này sẽngày càng lớn và trở thành chủ thể có vai trò rất quan trọng đối với kết quả các hoạt động của Dưán.

49

2.2.1.5 Các chủ thể từ khu vực tư nhân trong thực hiện các hoạt động Dự án

Ngoài các chủ thể ở trên, có một số đối tượng liên quan khác có khả năng ảnh hưởng đáng kểđến thành công của Dự án gồm các doanh nghiệp, tư thương, hệ thống các tổ chức và cá nhân sửhữu các cửa hàng cung cấp vật tư nông nghiệp trong vùng Dự án, và các nhà cung cấp dịch vụ kỹthuật (có thể là tổ chức, cá nhân) như đào tạo tập huấn, khuyến nông, v.v. Đối với các đối tượngnày, Báo cáo lưu ý một số vấn đề chính như sau.

Các doanh nghiệp được kỳ vọng là đóng một vài trò quan trọng trong một số hoạt động nhất địnhcủa Dự án gồm xây dựng CSHT và phát triển sinh kế thị trường. Đối với HP1 và THP3.1, cácdoanh nghiệp xây lắp được kỳ vọng là sẽ thực hiện theo định hướng của Dự án là tăng cường sửdụng lao động địa phương. Trong THP2.2, các doanh nghiệp (cả tư thương) có vai trò trong việcđảm bảo tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các tổ nhóm sản xuất. Ở khía cạnh này, cần lưu ý một sốvấn đề sau.

Thứ nhất, theo ý kiến của các doanh nghiệp xây lắp, việc sử dụng lao động địa phương cho cáccông trình hạ tầng phụ thuộc nhiều vào khả năng có thể tìm được lao động đáp ứng được yêu cầuthi công. Theo quan điểm của các doanh nghiệp này, đây là một thách thức đáng kể, ngoại trừ vớicác loại công việc rất đơn giản. Vì vậy, khả năng có thể thúc đẩy tạo thu nhập cho người dân, dùlà nhất thời, thông qua lao động trong các công trình CSHT có thể sẽ không đáng kể.

Thứ hai, trong vùng Dự án, thậm chí là tại địa bàn tỉnh, có rất ít các doanh nghiệp tư nhân hoạtđộng tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp nên khả năng xây dựng được kết nối giữa doanh nghiệpvà các tổ nhóm sản xuất là rất khó khăn (ngoại trừ với một số sản phẩm dự kiến như khoai langNhật, ca-cao).

Thứ ba, mạng lưới tư thương đang đóng một vai trò quan trọng trong tiêu thụ chủ yếu các loại sảnphẩm nông sản trong vùng Dự án. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy có sự cạnh tranh đáng kểgiữa tư thương trong một số lĩnh vực (ví dụ như mua bò, thu mua ca-cao) nên ít xảy ra hiện tượngép giá.

Mạng lưới các tổ chức và cá nhân cung cấp vật tư đầu vào trong nông nghiệp cũng là một chủ thểcó vai trò quan trọng. Trong vùng Dự án, mạng lưới này chủ yếu là các hộ dân tộc Kinh, mở cáccửa hàng cung cấp phân bón, thuốc sâu, giống; một số trong đó có quan hệ đại lý với các nhàcung cấp, còn phần lớn là thu mua từ các nguồn hàng khác nhau (thường là ở trung tâm huyệnhoặc tỉnh) để phân phối lại cho người dân trong vùng Dự án. Trong điều kiện CSHT trong vùng Dựán còn nhiều khó khăn thì phần lớn các hộ hưởng lợi, nhất là nhóm hộ dễ bị tổn thương sử dụngmạng lưới này như một nguồn cung cấp chính các loại vật tư nông nghiệp. Trong rất nhiều trườnghợp, chính mạng lưới này cũng đồng thời thu mua sản phẩm trong vùng Dự án như các tư thươngkhác. Căn cứ vào mức độ phụ thuộc hiện nay, có thể dự báo trước rằng ngay cả khi có sự canthiệp tích cực của Dự án thông qua các hỗ trợ về sinh kế và phát triển CSHT thì mạng lưới cungcấp vật tư đầu vào này sẽ vẫn tiếp tục giữ một vị trí quan trọng tại các xã Dự án.

Các tổ chức/cá nhân cung cấp dịch vụ kỹ thuật trong vùng Dự án và lân cận còn rất thiếu, và nếucó thì năng lực cũng còn hạn chế. Trong vùng Dự án hầu như chưa có các đơn vị cung cấp dịchvụ kỹ thuật, đào tạo khuyến nông tư nhân vì vậy các dịch vụ kỹ thuật chủ yếu đến từ hệ thốngkhuyến nông, một số trường đại học, viện/trung tâm nghiên cứu trong vùng. Trong một số trườnghợp nhất định, một số doanh nghiệp cũng có cung cấp dịch vụ kỹ thuật nhất định cho một số đốitượng cung cấp trực tiếp sản phẩm đầu vào theo yêu cầu của doanh nghiệp. Có thể thấy rằng hệthống các tổ chức/cá nhân cung cấp dịch vụ kỹ thuật này sẽ khó có thể đáp ứng đẩy đủ yêu cầuhỗ trợ kỹ thuật có chất lượng cho các tổ nhóm sản xuất trong vùng Dự án. Khảo sát cho thấyngười nông dân chỉ nhận ba nguồn hỗ trợ kỹ thuật chính là: (1) cán bộ khuyến nông xã, (2) cáccửa hàng cung ứng vật tư (đặc biệt là thuốc trừ sâu, phân bón) trong địa bàn; (3) từ các doanhnghiệp sử dụng lao động (lâm trường) và doanh nghiệp thu mua đầu vào là nông sản của bà con(ví dụ khoai mỳ, ngoai lang Nhật Bản). Cán bộ các cấp cũng khẳng định hệ thống khuyến nông

50

vẫn là một kênh cung cấp hỗ trợ/hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân hiệu quả nhất, các đơnvị khác như Viện nghiên cứu hay Trung tâm dạy nghề có tham gia vào các chương trình/dự ántrong vai trò là đơn vị dịch vụ cung ứng hỗ trợ kỹ thuật nhưng chỉ dựa trên phí (có hợp đồng và chitrả đủ kinh phí mới thực hiện). Tuy nhiên, sử dụng các đối tượng này trong thời gian triển khai Dựán và có chọn lọc (như tập huấn tiểu giáo viên, chuyển giao công nghệ lần đầu) là phù hợp, cònvề lâu dài, hệ thống khuyến nông cơ sở và khuyến nông viên nông dân vẫn là lựa chọn có tínhbền vững hơn.

2.2.2 Các chính sách, quá trình và thể chế: mức độ tác động đến sự thamgia và hưởng lợi của đối tượng dễ bị tổn thương2.2.2.1 Các chính sách và chương trình hiện tại hướng đến các nhóm dễ bị tổn thươngtrong vùng Dự án khá đa dạngĐã có rất nhiều các chương trình/dự án giảm nghèo trong vùng Dự án. Với tỷ lệ nghèo cao, điềukiện kinh tế-xã hội khó khăn, tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, các huyện/xã Dự án làđều đã và đang là đối tượng hỗ trợ của nhiều chương trình/dự án giảm nghèo, phát triển CSHT vàsinh kế. Các chương trình/dự án này dù có khác biệt về trọng tâm, cơ chế hỗ trợ nhưng đều có tácđộng trực tiếp đến đời sống của các đối tượng dễ bị tổn thương trong vùng Dự án. Với mức độbao phủ của các chương trình/dự án như vậy, về cơ bản, các khó khăn chính cản trở phát triểnkinh tế-xã hội trên địa bàn vùng Dự án đều đã có những chương trình/dự án đưa ra những canthiệp ở mức độ nhất định. Về cơ sở hạ tầng, Chương trình 135/II, 3EM, TNSP ưu tiên phát tri ểnCSHT quy mô nhỏ cấp thôn bản, trong khi 30A và 30B tập trung nhiều hơn cho CSHT cấp huyệnvà xã. Về hỗ trợ phát triển sản xuất, Dự án FLITCH và WB3 tập trung vào sinh kế lâm nghiệp; cácdự án 3EM, TNSP, ACP hỗ trợ phát triển sinh kế nông nghiệp; Chương trình 135-II, 30A cũng cónội dung hỗ trợ sản xuất dù kinh phí đầu tư cho các hoạt động này không lớn so với ưu tiên đầu tưcho phát triển CSHT.

Tỉnh/Huyện Chương trình/Dự án ở cấp huyện4 Các xã 135-II5

Đắk Nông 3EM (4); FLITCH (3) (7)/20Đắk Lắk ACP (5); FLITCH (3) (13)/25Gia Lai TNSP (4), FLICTH (3), 30B (4), ACP (3) (18)/25Kon Tum FLITCH (3), 30A (2), 30B (3) (28)/30Quảng Ngãi 30A (3), WB3 (1) (9)/15Quảng Nam 30A (2), 30B (1) 13/15

Mặc dù những chương trình/dự án này đã có tác đ ộng nhất định đến cải thiện điều kiện kinh tế-xãhội và nâng cao đời sống cho người dân trong vùng Dự án, nhóm dễ bị tổn thương trong vùng Dựán có mức độ cải thiện đời sống chậm hơn rất nhiều so với mức trung bình của vùng Tây Nguyên.Câu hỏi chính đặt ra là tại sao rất nhiều các chương trình/dự án giảm nghèo như vậy mà đời sốngcủa các đối tượng dễ bị tổn thương vẫn chậm thay đổi hơn một cách đáng kể (và đáng lo ngại) sovới mức trung bình trong vùng? Bên cạnh nguyên nhân khách quan do tiềm năng sinh kế hạn chế

4 con số trong () thể hiện số huyện Dự án thuộc Dự án GNVKTN nằm trong phạm vi hưởng lợi của các chương trình/dự ánkhác – danh mục ở trên chưa tính đến các Chương trình Mục tiêu Quốc gia có quy mô toàn quốc như CTMTQG về Giảmnghèo bền vững 2012-2015; CTMTQT về xây dựng Nông thôn mới;5 con số trong () thể hiện số xã trong vùng Dự án thuộc phạm vi hưởng lợi của Chương trình 135-II; “ACP” là Dự án Cạnhtranh Nông nghiệ; “3EM” là Dự án phát triển kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số do Quỹ Quốc tế về phát triểnnông nghiệp IFAD tài trợ tại Đắk Nông; “FLICTH” là Dự án Phát triển Lâm nghiệp Cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên doNgân hàng Phát triển Châu Á tài trợ; “TNSP” là Dự án Hỗ trợ Tam Nông do IFAD tài trợ tại Gia Lai; “135-II” là Chương trình135-II tại các xã/thôn bản có điều kiện đặc biệt khó khăn;“WB3” là Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp do WB tài trợ; “30A”là Nghị quyết 30A về Chương trình hỗ trợ Giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện nghèo;“30B” là theo Quyết định 293/QĐ-TTg về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèocao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư CSHT theo quy định của NQ30A;

51

và điều kiện tự nhiên khó khăn, tổng kết một số nghiên cứu gần đây (như Pham et al. 2010, UNDP(2009), WB (2009)) kết hợp với kết quả khảo sát cho phép nhận diện một số nguyên nhân sauđây.

Thứ nhất, các chương trình/dự án nhiều về số lượng nhưng hạn chế về nguồn lực, lại bị chồngchéo trong quản lý thiếu cơ chế lồng ghép một cách hiệu quả. Nhiều báo cáo tổng hợp hệ thốngcác chương trình/chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nhấn mạnh rằng dù có rấtnhiều chương trình/dự án nhưng nguồn lực của các chương trình/dự án này còn thấp so với yêucầu. Ngay cả quy mô lớn như Chương trình 135-II (gần 1 tỷ USD) thì do phạm vi can thiệp rộngnên mỗi xã tính trung bình cũng chỉ được phân bổ khoảng 75 ngàn USD. Nhiều chương trình củaChính Phủ không được bố trí đủ nguồn lực như dự kiến (như Chương trình 30A, CTMTQT về xâydựng NTM). Trong khi nguồn lực hạn chế vì việc điều phối, lồng ghép các nguồn lực này hầu nhưkhông thực hiện được vì mỗi chương trình/dự án có đơn vị/cấp quản lý khác nhau, với các quyđịnh và cách thức triển khai khác nhau.

Thứ hai, ưu tiên đầu tư ‘phần cứng’ vẫn là trọng tâm, đặc biệt là trong những chương trình/dự áncủa Chính Phủ mà ít có sự hợp tác của các đối tác phát triển (nếu có chỉ dưới dạng hỗ trợ ngânsách). Rõ ràng phát triển CSHT là cần thiết, nhưng hỗ trợ phát triển sinh kế để tận dụng được tácdụng của CSHT trong thúc đẩy phát triển sản xuất không kém phần quan trọng. Đẩy mạnh đầu tư‘phần mềm’ dưới dạng thúc đẩy phát triển sản xuất vẫn là một khó khăn rất lớn trong điều kiệntiềm năng sinh kế tại các vùng khó khăn thường hạn chế hơn rất nhiều so với các vùng có điềukiện ưu đãi hơn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư ‘phần mềm’ để nâng cao năng lực cán bộ cáccấp, nhất là cấp xã vẫn còn là một thách thức lớn chưa được giải quyết hiệu quả.

Thứ ba, để các chương trình/dự án giảm nghèo có thể thực sự mang ý nghĩa ‘vì những đối tượngdễ bị tổn thương’, ‘vì người nghèo’ thì việc phân bổ nguồn lực nên được tính toán trên cơ sở ưutiên nhiều hơn cho các đối tượng/địa bàn có điều kiện khó khăn hơn, tỷ lệ nghèo cao hơn. Tuynhiên, nguyên tắc này không phải khi nào cũng được chú ý trong các chương trình/dự án giảmnghèo. Phương pháp tiếp cận mục tiêu của các chương trình/dự án thường sử dụng khu vực địalý (thôn bản, xã, huyện) là các đơn vị tiếp cận mục tiêu và phương án phân bổ nguồn lực hayđược đưa ra trên cơ sở tính toán theo số đơn vị mục tiêu hơn là tính đến một cách đầy đủ sự khácbiệt giữa các khu vực địa lý (về tỷ lệ nghèo, đặc điểm của các nhóm dễ bị tổn thương). Đươngnhiên, không phải tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương đều nên được tiếp cận mục tiêu bởi cácchương trình/dự án giảm nghèo vì một phần trong số đó nên là đối tượng của trợ cấp/bảo trợ xãhội. Tuy nhiên, nếu phân bổ nguồn lực không tính đến đầy đủ yếu tố này thì sẽ khó có khả năngcác nhóm dễ bị tổn thương có thể cải thiện được đời sống nhanh hơn so với mức trung bình.

Thứ tư, câu hỏi liệu các chương trình/dự án hiện tại đã đáp ứng đúng được nhu cầu và đặc thùcủa đồng bào dân tộc thiểu số hay chưa vẫn còn thu hút nhiều ý kiến tranh cãi. NHTG (2009) chỉra rằng tồn tại nhiều định kiến và quan niệm rập khuôn về đồng bào dân tộc thiểu số và nhữngquan niệm này có thể dẫn đến hệ quả là việc sử dụng những ‘mô hình’, ‘cách thức’ thúc đẩy nângcao đời sống cho đồng bào nhưng không thực sự phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quảkhảo sát trong Báo cáo này cũng khẳng định sự tồn tại của những định kiến, và nhấn mạnh rằngnhững định kiến này có thể gây bất lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số trong hưởng lợi từ các cơhội do tăng trưởng kinh tế mang lại (phần dưới đây phân tích sâu hơn về vấn đề này).

2.2.2.2 Các quá trình khuyến khích sự tham gia của người dân và cộng đồng trong pháttriển kinh tế - xã hội địa phương còn có nhiều hạn chế trong thực hiện

Dân chủ cấp cơ sở và chủ trương khuyến khích sự tham gia của người dân và cộng đồng trongphát triển kinh tế - xã hội địa phương đã được thực hiện tại vùng Dự án trong hơn một thập kỷ gầnđây. Sự tham gia của cộng đồng và đối tượng hưởng lợi trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội đã được thực hiện tại các xã thuộc Chương trình 135-II trong vùng Dự án (chiếm gần 68%tổng số xã Dự án) hay các huyện Dự án của Dự án IFAD tại Đắk Nông và Gia Lai (chiếm 31%

52

trong tổng số huyện Dự án). Báo cáo này đánh giá mức độ tham gia của các đối tượng hưởng lợivào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo 5 cấp theo mức độ tham gia tăng dần,cụ thể: (i) được thông báo/thông tin; (ii) được tham vấn; (iii) được tham gia thực hiện; (iv) đượcphối hợp thực hiện; và (v) được trao quyền tự chủ trong thực hiện. Theo kết quả khảo sát tại vùngDự án, mức độ tham gia của các nhóm dễ bị tổn thương đối với từng cấp độ được tóm tắt dướiđây:

Về cấp độ được thông báo. Hầu hết các hộ thuộc đối tượng dễ bị tổn thương được phỏng vấn đềuliệt kê được những hỗ trợ họ nhận được từ các chương trình, dự án khác nhau nhưng hầu nhưkhông nắm được nội dung của chương trình/dự án hỗ trợ, chỉ có một số ít hộ gia đình nhớ đượctên của chương trình/dự án (và chủ yếu là trên các chương trình/chính sách của Chính Phủ nhưChương trình 135-II, Chương trình hỗ trợ nhà 167). Dù có nhiều chương trình của các tổ chứcquốc tế tài trợ nhưng người dân hầu như không biết đến tên của các chương trình này. Các hộ giađình dân tộc thiểu số ở Quảng Nam và Quảng Ngãi có mức độ nhận biết về các chương trình/dựán cao hơn là các hộ dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đặc biệt các nhóm dân tộc thiểu số bản địa ởTây Nguyên gần như chỉ cho biết là có nhận được hỗ trợ hiện vật (gạo, giống cây trồng, hỗ trợ làmnhà) trực tiếp từ thôn và xã chứ không rõ và cũng không tìm hi ểu thông tin về hỗ trợ đó là từ đâu.Các hộ dân tộc thiểu số di cư tự do trong thời gian gần đây rất ít biết thông tin và cũng gần nhưkhông nhận được hỗ trợ của các chương trình/dự án nào. Đáng lưu ý là phụ nữ trong các dân tộcthiểu số bản địa theo chế độ mẫu hệ thường nắm được thông tin về các chương trình/dự án rõhơn so với phụ nữ thuộc các nhóm dân tộc khác – điều này xuất phát từ đặc điểm về vai trò củahọ với vị trí là người chủ gia đình.

Về cấp độ được tham vấn. Hình thức tham vấn chính được các chương trình/dự án sử dụng trongvùng Dự án đều là thông qua quy trình lập kế hoạch có sự tham gia, mà bước đầu tiên là họp thôncó sự tham gia để người dân thảo luận và lựa chọn các ưu tiên hỗ trợ. Kết quả khảo sát cán bộxã, thôn bản cho thấy việc tổ chức họp thôn có sự tham gia thay đổi theo địa bàn và theo tính chấtcủa từng chương trình/dự án. Yêu cầu về họp thôn có sự tham gia được quy định trong Chươngtrình 135-II, 3EM, TNSP nhưng không được xác định rõ trong 30A, ACP, hay nhiều chương trìnhkhác. Thông thường, các cuộc họp thôn có sự tham gia được tổ chức tại nhà sinh hoạt cộng đồnghoặc nhà trưởng thôn, được thông báo trước, có sự tham gia của đại diện chính quyền xã, và dotrưởng thôn điều hành (có sự hỗ trợ của chính quyền xã). Tùy thuộc vào điều kiện đặc thù màngôn ngữ sử dụng hoặc là tiếng phổ thông (tiếng dân tộc Kinh) hoặc kết hợp giữa tiếng phổ thôngvà tiếng dân tộc, ít trường hợp chỉ thực hiện bằng tiếng dân tộc. Trong trường hợp có sự kết hợpthì bà con thường thảo luận bằng tiếng dân tộc sau đó kết quả thảo luận vẫn được tóm tắt bằngtiếng phổ thông.

Theo ý kiến đánh giá của các đối tượng dễ bị tổn thương, về cơ bản, các cuộc họp thôn có sựtham gia khá đông đủ của đại diện các hộ gia đình trong thôn. Tuy nhiên, các hộ dễ bị tổn thươngít tham gia tích cực (nghĩa là có đến họp, tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến). Đối với dân tộcthiếu số bản địa, mức độ tham gia của họ dừng lại chủ yếu ở việc đến nghe (tạm coi là trạng tháigia tiêu cực), rất ít khi phát biểu, nêu ý kiến; và thường chỉ cười và trả lời bằng các câu đơn giảnkhi được hỏi. Với mức độ tham gia như vậy, về cơ bản các nhóm dễ bị tổn thương chưa phát huyđược tiếng nói của họ trong các cuộc họp thôn để tham vấn và lựa chọn các ưu tiên hỗ trợ trongcác chương trình/dự án cụ thể.

Về cấp độ tham gia thực hiện. Do hạn chế về mức độ tham gia tích cực như trên nên việc thamgia vào thực hiện các hoạt động của chương trình/dự án trên địa bàn cũng dừng lại ở mức độ hạnchế.

Đối với tham gia xây dựng CSHT, có một số ít hộ thuộc nhóm dễ bị tổn thương có tham gia vàocác công trình xây dựng CSHT trên địa bàn họ sinh sống nhưng hình thức tham gia chính là làmtheo công nhật, được trả lương theo ngày/hoặc theo tuần, thực hiện các công việc đơn giản nhưphụ giúp san mặt bằng, khuôn vác vật liệu, phụ vữa, nấu ăn cho thợ. Do đây là những nguồn thu

53

nhập phát sinh và không thường xuyên nên chủ yếu được sử dụng cho tiêu dùng nhất thời (phổbiến nhất là ăn uống, mua rượu) nên gần như không có ý nghĩa gì đáng kể đối với cải thiện đờisống của hộ gia đình.

Đối với các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế, kết quả đánh giá cho thấy các nhóm dễ bị tổnthươngđược khá nhiều dự án hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển sinh kế khác nhau, với hìnhthức hỗ trợ từng gia đình riêng lẻ hay hỗ trợ theo nhóm hộ. Mặc dù những hỗ trợ này được bà conđánh giá là có tác động tích cực nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy tính bền vững thấp. Phổ biến làtình trạng bà con không tiếp tục ứng dụng các phương thức/mô hình sản xuất sau khi kết thúc hỗtrợ, không bỏ tiền để mua các loại giống và vật tư nông nghiệp như khi được hỗ trợ mà quay trởvề tập quán canh tác truyền thống. Các hộ dễ bị tổn thương rất ít thành công với các mô hìnhchăn nuôi gia súc vì nguyên nhân chính là không duy trì được chế độ chăm sóc và thú ý hợp lý đểphòng dịch.

Đối với tham gia giám sát hoạt động của các chương trình/dự án, ở địa bàn vùng Dự án về cơ bảnđều có Ban Giám sát xã có chức năng giám sát và Ban này cũng được sử dụng trong mô hình tổchức quản lý của hầu hết các chương trình/dự án trên địa bàn. Tuy nhiên, do không có trình độ vềxây dựng cơ bản nên việc giám sát thường mang tính hình thức là chính, thủ tục chứ không cónhiều ý nghĩa thực tiễn. Kết quả khảo sát không ghi nhận được trường hợp nào cho thấy có sựtham gia chủ động của người dân trong việc giám sát. Rất nhiều công trình nước sinh hoạt – vốnlà dạng công trình thiết yếu với đời sống của người dân nhưng việc bảo vệ, giữ gìn các công trìnhnày cũng rất kém. Quan sát thực tế cho thấy hầu hết hư hỏng của các công trình này là do ngườisử dụng thiếu ý thức nên gây ra những hư hại nhỏ cho công trình.“Lấy ví dụ dự án làm đường ở thôn, Nhà nước nhân dân cùng làm. Người dân giám sát nhưng khi đi giám sát,người đi giám sát lôi thôi, trách nhiệm thấp, dư luận lung tung, mất bao xi măng, thiếu kiểm soát, trách nhiệm.

Đường hỏng thì ai sửa, chẳng ai biết.”

(Già làng, xã Ia Broai, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

Nhưng không phải toàn bộ các hoạt động giám sát thực hiện tại cấp xã đều ở tình trạng kém hiệuquả như vậy.

“Các công trình của công ty cũng đã đư ợc giám sát bởi Ban giám sát xã. Công ty thấy hoạt động của bangiám sát này hiệu quả, không gây trở ngại cho hoạt động của công ty”.

(Công ty xây dựng, huyện Kon Ray, Kon Tum)

“Việc giám sát cộng đồng, thì các dự án lớn nhỏ gần đây đều có. Về năng lực thì chỉ tin vào những gì mắtthường nhìn thấy vì bà con không hiểu kết cấu kỹ thuật. Bà con chỉ nắm được vấn đề như tiến độ, bê tôngdày bao nhiêu cm, mặt đường thế nào. Ví dụ, chương trình làm mới và bảo trì hệ thống giao thông 0.5 km

trên địa bàn (800 triệu), hơn 2/3 huy động từ sức dân và vật tư, dụng cụ lao động dân sẵn có và doanhnghiệp, người dân tham gia rất tích cực. Dân bàn với nhau ở thôn, phân công rõ ai làm gì, trưởng thôn, già

làng, ai quản lý. Lấy ý kiến làm đường ở đâu. Bàn, phải hiểu, dân xác định rõ, dân tham gia được nhiều, rấtthành công. Từ đó nhận thức thay đổi, cái gì ảnh hưởng đến lợi ích của họ, xóa dần sự trì trệ. Trước kia đầu

tư điện xong, còn vài ba chục ngàn đường dây dẫn vào nhà cũng không làm. Giờ đã thay đổi rồi như xâyđường có sự tham gia của dân như trên.”

(Cán bộ BCB DA, huyện Kôn Rẫy, tỉnh Kon Tum)

Về các cấp độ cao hơn (hợp tác thực hiện và trao quyền tự chủ trong thực hiện). Các cấp độ caohơn của sự tham gia như hợp tác cùng thực hiện, trao quyền tự chủ trong thực hiện hầu nhưkhông ghi nhận được trong bất kỳ khu vực khảo sát nào trong vùng Dự án.

Như vậy, về cơ bản sự tham gia của các nhóm dễ bị tổn thương vào các chương trình/dự án hiệntại trên địa bàn mới chỉ dừng lại ở mức độ tham gia thấp, chủ yếu là ở khía cạnh có biết một phầnthông tin (do nhận được hỗ trợ) và có tham gia một số cuộc họp thôn để tham vấn về lựa chọn ưutiên (nhưng phổ biến là hình thức tham dự). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mức độ tham gia cònhạn chế của các đối tượng dễ bị tổn thương đối với các chương trình/dự án trên địa bàn tác động

54

của Dự án GNKVTN. Các phát hiện chính về một số nguyên nhân dẫn đến sự tham gia hạn chếnày gồm:

Đối với sự tham gia ở mức độ thông tin và tham vấn. Dù sự tham gia của đối tượng hưởng lợiđược xác định là một nguyên tắc trong nhiều chương trình/dự án nhưng cách thức huy động sựtham gia vào quá trình tham vấn còn có nhiều hạn chế. Thứ nhất, các cuộc họp thôn bản thườngđược thông báo trước nhưng nội dung cụ thể thì không rõ ràng nên người dân thường không cósự chuẩn bị gì khi đến tham gia. Các nội dung chuẩn bị theo kiểu đánh giá nhanh để xác địnhnhững khó khăn và thách thức cũng không đư ợc chuẩn bị tốt ở cấp thôn bản nên không có nhiềuthông tin để phục vụ thảo luận. Thứ hai, ngôn ngữ sử dụng khi thảo luận thường là tiếng phổthông do các cuộc họp thường có cán bộ xã đến tham dự và chỉ đạo. Trong trường hợp có hạnchế về khả năng sử dụng tiếng phổ thông hoặc vì tập quán văn hóa, bà con thảo luận bằng tiếngdân tộc sau đó cử người tóm tắt nội dung thảo luận bằng tiếng Kinh. Việc này phần nào hạn chếkết quả của thảo luận trong các cuộc họp thôn bản có sự tham gia. Thứ ba, họp thôn có sự thamgia đòi hỏi kỹ năng tổ chức, khả năng thúc đẩy và điều phối thảo luận ở mức độ nhất định nhưngđây còn là điểm yếu của phần lớn đội ngũ cán bộ xã trong vùng Dự án. Thứ tư, như đã đề cậptrong các phát hiện về các chương trình/dự án giảm nghèo trên địa bàn vùng Dự án, sự chồngchéo của nhiều chương trình/dự án với các yêu cầu về sự tham gia theo những cách thức và mứcđộ khác nhau cũng làm cho việc huy động hiệu quả sự tham gia của người dân vào tham vấn trởnên khó khăn.

Trong khi cách thức huy động sự tham gia vào quá trình tham vấn còn một số bất cập thì cũng cónhững nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm của các đối tượng dễ bị tổn thương và định kiến về họ.Thứ nhất, sự e dè và thiếu chủ động của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa trong quá trình thamvấn một yếu tố được ghi nhận rõ nét trong quá trình khảo sát. Ý kiến đa chiều từ các đối tượngkhác nhau đều khẳng định xu hướng chung là đồng bào dân tộc thiểu số bản địa thường ít khitham gia thảo luận tích cực khi có sự tham gia của nhiều nhóm dân tộc di cư, cán bộ, hay các tácnhân khác không thuộc cộng đồng dân tộc. Thứ hai, xuất phát từ tâm lý e dè nên ngay cả khi cuộchọp tham vấn xác định những ưu tiên không phù hợp thì bà con thường cũng chỉ im lặng màkhông có ý kiến thảo luận. Kết quả khảo sát trong quá trình xây dựng Báo cáo ghi nhận khá nhiềuý kiến từ cán bộ xã cho rằng vì đồng bào dân tộc thiểu số thường có trình độ học vấn thấp, tâm lýngại giao tiếp, lại không thông thạo tiếng phổ thông khó có thể đóng góp được ý kiến trong cáccuộc họp thôn. Không nói đến tính đúng hay sai của định kiến này, bởi có nhiều khẳng định về khảnăng sử dụng tiếng Kinh trong giao tiếp của bà con (xem trích dẫn dưới đây) nhưng hệ quả củađịnh kiến là ảnh hưởng đến cách thức tổ chức và điều hành những cuộc họp thôn theo hướngchưa coi trọng thích đáng sự tham gia và ý kiến của các đối tượng dễ bị tổn thương.

“Sự tham gia của người dân tộc thiểu số và phụ nữ vào các hoạt động tập thể cũng có nhưng không nhiều.Trong các cuộc thảo luận họ đóng góp ít hơn. Họ chỉ tham gia còn đặt câu hỏi khó thì không. Sự tham gia của

họ tích cực hơn khi vấn đề trong cuộc thảo luận có liên quan đến vốn và lãi xuất của ngân hàng chính sách.Mức độ tự thân tìm hiểu của phụ nữ và dân tộc thiểu số nói chung còn hạn chế, ngại hỏi, có tính tự ái cao.”

(Cán bộ xã, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

“85 -90% nói được, giao tiếp được tiếng Kinh. Những người không biết tiếng Kinh là những người già cả. Tuynhiên, chỉ có 50% là giao tiếp tốt bằng tiếng Kinh. 20% đọc văn bản bằng tiếng Kinh là hiểu. Xã thường tuyên

truyền thông qua cán bộ địa phương bằng tiếng E đê. 50% dân không đọc được tiếng E đê”

(Trưởng thôn, xã EaTrang, Huyện M’Đrắk, Đắk Lắk)

“Người dân ở đây đều nói tiếng Kinh, họ rành lắm. Còn có người vờ không biết tiếng Kinh khi cán bộ đến phổbiến về kế hoạch hóa gia đình, nhưng nh ững người đó bình thường vẫn sử dụng tiếng Kinh thông thạo”

55

(Cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ, tỉnh Quảng Nam)

Đối với sự tham gia ở cấp độ tham gia thực hiện. Sự tham gia hạn chế của các nhóm dễ bị tổnthương trong xây dựng các công trình CSHT tại vùng Dự án có nhiều nguyên nhân lý giải.Vềnguyên nhân khách quan, đây không phải là những cơ hội việc làm thường xuyên và lâu dài nênchưa phải là một lựa chọn công việc hấp dẫn với người dân tại địa bàn vùng Dự án. Bên cạnh đó,ngoài một số công việc lao động chân tay đơn giản như phụ giúp san mặt bằng, khuân vác, phụvữa, v.v. các công việc trong xây dựng công trình CSHT có đòi hỏi kỹ năng nhất định mà bà conlại chưa được đào tạo. Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân chủ quan. Theo đánh giá củanhiều nhà thầu và cán bộ được khảo sát, có nhiều ý kiến cho rằng các thanh niên dân tộc thiểu sốbản địa có ý thức kỷ luật lao động kém, thói quen lao động tùy tiện theo kiểu “thích làm thì làm,không thích thì nghỉ” nên gây ra nhiều khó khăn nếu tuyển dụng vào làm cho các công trình. Ởkhía cạnh này, các nhà thầu xây dựng đều khẳng định rằng họ hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng laođộng địa phương trong tiết kiệm chi phí nhân công nhưng với những lo ngại ở trên, các nhà thầuthường sử dụng công nhân của họ từ nơi khác đến hoặc thuê lao động địa phương nhưng làngười Kinh.

Đối với các hỗ trợ về sinh kế, kết quả khảo sát cho thấy các hộ thuộc nhóm dễ bị tổn thươngthường chỉ thực hiện các hoạt động sinh kế truyền thống, sản xuất lương thực và chăn nuôi chotiêu dùng hàng ngày với kỹ thuật canh tác mang tính kinh nghiệm truyền thống và rất đơn giản, vàliên kết thị trường ở đây chỉ dưới dạng bán một số sản phẩm đầu ra không thường xuyên, quy mônhỏ để có thêm thu nhập cho chi tiêu hàng ngày. Sử dụng các loại vật tư nông nghiệp nâng caonăng suất, thực hành các kỹ thuật thâm canh có được thực hiện nhưng không phổ biến trong cácnhóm dễ bị tổn thương trong vùng Dự án. Chính vì vậy, nếu không có tập huấn và tuyên truyềnhiệu quả thì khả năng các nhóm dễ bị tổn thương có thể tiếp thu và áp dụng được các mô hìnhsản xuất mới sẽ rất hạn chế.

“Để phát triển phong trào nông dân giỏi, Hội thành lập các câu lạc bộ cùng sở thích, tạo điều kiện cho nôngdân tham quan các mô hình sản xuất để học tập và làm theo. Các hộ được chọn đi thường là hộ nghèo, thiếu

kinh nghiệm sản xuất”

(Cán bộ Hội nông dân tỉnh, tỉnh Kon Tum)

2.2.3 Một số thiết chế văn hóa, tôn giáo có ảnh hưởng đến thực hiện Dự án

Kết quả khảo sát hiện trường cũng cho thấy vai trò của một số thiết chế văn hóa và tôn giáo quantrọng, có thể có tác động tiềm năng đến Dự án, gồm:

Thứ nhất, truyền thống cộng đồng, tính tự quản của làng và vai trò của già làng trong đời sốngcộng đồng dễ tạo sự đồng thuận theo già làng. Truyền thống cộng đồng cũng thường tạo ra sựcào bằng, bình quân chủ nghĩa cũng như những nhân nhượng, thống nhất cục bộ để hưởng lợi,làm giảm sự nỗ lực vươn lên của những hộ tích cực và khiến một số hộ nảy sinh tâm lý ỷ lại. Đãcó những phản ánh với đoàn khảo sát về thực trạng cào bằng khi họp thôn để bình xét các hộnghèo, như dưới đây.“Việc xét hộ nghèo được tiến hành vào lúc họp thôn để xét hộ nghèo một cách công khai. Tuy nhiên vẫn cótrường hợp nghèo mà vợ chồng uống rượu suốt ngày (họ cho rằng nghèo vì lười) – “làm 1 ngày, uống bangày”, vẫn được xét hộ nghèo để hưởng chế độ của Nhà nước”

(Thảo luận nhóm phụ nữ dân tộc H’Re, xã Ba Khâm, tỉnh Quảng Ngãi)

“Gia đình tôi năm trước là hộ nghèo, đến cuối năm vừa rồi, cán bộ xã đến nói năm nay vẫn nghèo nhưngkhông được hưởng chính sách hộ nghèo nữa mà để cho các hộ khác được vào trong danh sách. Nên khi họp

để bình xét, hộ tôi không có tên trong danh sách được xét”

(Phản ánh của nữ nông dân, huyện Krong Nô, tỉnh Đắk Nông)

56

“Hộ nghèo thì nhiều, nhưng hộ nghèo lười làm thì không nên giúp nữa, nhưng vẫn được hưởng chế độ hộnghèo”

(Thảo luận nhóm DTTS tại chỗ, huyện Krong Nô, tỉnh Đắk Nông)

Thứ hai, tín ngưỡng dân gian trong sinh hoạt và sản xuất đặc biệt là những tập tục tín ngưỡng vàăn uống trong lễ đầu mùa, lễ cơm mới, chữa bệnh, cưới xin và ma chay thường gây tốn kém vềtiền bạc và thời gian; nhiều hộ gia đình có thể rơi vào cảnh nợ nần vì chi phí cho những tập tục đó.Vì vậy, những tập tục này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến phát triển sản xuất.

“Còn nhiều lễ hội trong năm và nhiều tục lệ cúng bái, kiêng cữ ảnh hưởng nhiều tới sản xuất. Khi cúng thìngười dân thường phải nghỉ việc kể cả thời điểm đang thu hoạch hoặc chăm bón gấp. Lễ hội nào cũng nghỉ

10 ngày, cúng đâm trâu thì nghỉ 10 ngày, chôn người chết 10 ngày, lễ mừng lúa nghỉ 10 ngày. Nhà nào bị sétđánh là phải cúng bảy (7) con trâu, sẽ cúng đến bao giờ đủ số trâu mới được sản xuất trên mảnh đất đó.”

(Trưởng thôn, xã Phước Chanh, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam)

“Vẫn còn phong tục chia của cho người chết. Nặng nề về kinh phí nhất là khi phải trâu cho người chết mỗi thứcắt một tí: chân, đầu, đuôi, v.v. heo, rượu, gạo cho người chết. Khi có người chết, cả làng đều đến giúp. Lễ

này tốn kém nhưng phong tục nó thế, phải chịu thôi”

(Thảo luận nhóm phụ nữ dân tộc H’Re, Thôn Đồng Răm, xã Ba Khâm, t ỉnh Quảng Ngãi)

Thứ ba, những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày xuất phát từ nền nông nghiệp nương rẫy,quảng canh của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa theo kiểu tự cấp tự túc tạo thói quen bình ổn,nhịp điệu sống không khẩn trương, không cảm giác rõ ràng về sức ép; cách sống không quen gòbó, đặc biệt là thói quen về các hoạt động canh tác không đòi hỏi nhiều nỗ lực, đầu tư công sứccực nhọc. Đây có thể là những yếu tố hạn chế tâm thế của đồng bào trong tiếp cận với cái mới,đặc biệt là những mô hình sản xuất thâm canh, các cây trồng và vật nuôi đòi hỏi quy trình canh tácvà chăm sóc phức tạp hay khai thác nguồn lợi từ rừng.

“Tại thôn, không có tập quán bón phân, cả phân hóa học và phân chuồng, người dân chỉ gieo hạt và thuhoạch, họ cho rằng, đất rất tốt không cần đến phân hóa học”.

(Già làng, xã Phước Chanh, huyện Phước Sơn, Quảng Nam)

Xã đã giao 1500 ha cho 55 hộ (30 ha/hộ) bảo vệ, trồng và phát triển rừng (giao rừng theo chương trình 304năm 2007 cho DTTS theo quy định của chính phủ). Người DTTS được hưởng tiền, gạo và khai thác nguồn lợi

từ rừng. Nhưng đến giờ các hộ vẫn chưa trồng và phát triển vì lười mà chỉ bảo vệ. Các rừng này đều là rừnggiàu ở mức độ trung bình khá. Việc giao đất rừng không hiệu quả vì người dân không chịu đi trông coi rừng

(50% số hộ không trông coi) nên lâm tặc vẫn phá rừng”.

(Cán bộ xã, huyện Kon Rát, tỉnh Kon Tum)

Thứ tư, rất nhiều nhóm dân tộc thiểu số bản địa trong vùng Dự án theo chế độ mẫu hệ. Tuy nhiên,vai trò chủ gia đình của người phụ nữ cũng đồng nghĩa với việc phụ nữ phải đảm nhận nhiều côngviệc nặng nhọc như nam giới. Đồng thời, vị trí chủ gia đình của phụ nữ cũng không nhất thiết dẫnđến sự tham gia tích cực hơn của phụ nữ vào các hoạt động cộng đồng. Thực tế cho thấy ở cả xãhội mẫu hệ và phụ hệ phụ nữ ít đại diện cho hộ gia đình đ ể tham gia vào các công việc xã hội nhưnam giới.

57

Hộp 2.7: Các ý kiến phản ảnh về vai trò của phụ nữ tuy lớn trong gia đình nhưng l ại hạn chế tronghoạt động cộng đồng

“Người dân tộc tại chỗ theo chế độ mẫu hệ (Ê đê), phụ nữ là người ra quyết định, phụ nữ cũng làm trên đồngruộng nhiều hơn nhưng nam lại tham dự tập huấn nhiều hơn nên cũng hạn chế hiệu quả đào tạo”

(Cán bộ nông nghiệp, huyện M’Đrắk, Đắk Lắk)

“Ngày càng có sự bình đẳng giới rồi nhưng chồng cũng chỉ phụ giúp chút ít còn hầu như ngồi chơi. Người phụnữ phải lo nội trợ, chăm sóc con cái. Đàn bà vừa phải ra ngoài kiếm tiền vừa phải các lo công việc gia đình”

(Nhóm phụ nữ Xã Ea Trang, M’Đrắk, Đắk Lắk)

“Phụ nữ làm việc nhà nhiều hơn đàn ông”

(Nông dân xã Chư Mố, Ia Pa, Gia Lai)

“Người phụ nữ lao động nhiều hơn nhiều người đàn ông, họ chăm lo mọi việc gia đình: nuôi con, dạy dỗ, bếpnúc, làm ruộng. Đàn ông nghĩ việc đó là của phụ nữ nên không quan tâm tới việc nhà, các ông chỉ làm ruộngchưa giúp đỡ gia đình, chưa tận dụng hết lao động của mình”

(Cán bộ phòng dân tộc huyện Kon Rẫy, Kon Tum)

“Phụ nữ ở đây vẫn còn nghèo vì vấn đề học thức thấp, ít tham gia xã hội, ít học, lấy chồng sớm, rồi làmnương để nuôi sống bản thân. Họ có tham gia tổ chức hội (60%) còn 40% thì ít tham gia nên ít tiếp cận thôngtin, khoa học kỹ thuật vào sản xuất”

(Cán bộ hội phụ nữ huyện Kon Rẫy, Kon Tum)

“Năng lực, trình độ phụ nữ hạn chế hơn so với nam giới, ít được tiếp cận trong các cuộc họp, họ chỉ ngheđược 50-70%, kém mạnh dạn, hay rụt rè hơn so với nam giới. Phụ nữ thường trao đổi với nhau bằng tiếng địaphương nên cán bộ muốn truyền đạt được cho họ thì phải nói ít và chậm”

(Cán bộ Hội phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi)

Nguồn: Tổng hợp ý kiến khảo sát thực địa của đoàn đánh giá

Thứ năm, trong khoảng hai thập kỷ gần đây, Công giáo và Tin Lành với các đức tin, giáo luật có xuhướng phổ biến hơn trong vùng Dự án. Các giá trị tôn giáo này đã có một số tác động đáng chú ýtới đời sống và hoạt động của người dân như khuyến khích bỏ hút thuốc, giảm uống rượu, đơngiản hóa các tập tục về cưới xin, tang ma; tạo mạng lưới xã hội rộng hơn truyền thống. Công giáovà Tin Lành cũng có ảnh hưởng đối với truyền thông sinh hoạt cộng đồng, hướng đến đức tin vànhững giáo luật thay vì những tập tục truyền thống vốn có.

Thứ sáu, sự tồn tại của định kiến, quan niệm rập khuôn về dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bàodân tộc thiểu số bản địa cũng làm tăng tính dễ bị tổn thương của các nhóm yếu thế. Vấn đề địnhkiến và quan niệm rập khuôn đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên đã đư ợc đềcập đến trong một số nghiên cứu trước đây về dân tộc và phát triển trong vùng. Kết quả khảo sátnày tiếp tục khẳng định sự tồn tại của những định kiến về đồng bào dân tộc thiểu số bản địa trongvùng Dự án. Cần nhấn mạnh rằng, Báo cáo này không có mục tiêu đánh giá về tính ‘đúng, sai’ củacác định kiến ghi nhận được mà chỉ tổng kết một số định kiến phổ biến ghi nhận tại hiện trường đểtừ đó đưa ra những cảnh báo và khuyến khị cho quá trình thiết kế Dự án. Vì vậy, các ghi nhận vềđịnh kiến là phản ánh thực tế chứ không nhất thiết phản ánh quan điểm của nhóm tư vấn hay cáctổ chức liên quan. Với cách tiếp cận như vậy, các định kiến về đồng bào dân tộc thiểu số bản địachủ yếu xoay quanh một số vấn đề chính sau.

Về ý thức/nhận thức nói chung, định kiến phổ biến cho rằng đồng bào dân tộc thiểu số trình độhọc vấn thấp hơn so với mức trung bình, chậm tiến bộ và thậm chí là lạc hậu.

58

“Người đồng bào Ê đê có trí tuệ không bằng người đồng bào ngoài Bắc, người đồng bào ngoài Bắc họ thôngminh hơn nhiều. Người di cư họ chịu khó đi làm thêm để tăng thu nhập, người ta linh hoạt hơn nên năng suấtgấp 1,2 - 1,5 lần người đồng bào tại chỗ. Nhóm người tại chỗ không chăm làm, tập quán của họ không thích

đi xa, không thích mạo hiểm”.

(Phỏng vấn sâu, đại diện doanh nghiệp, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk)

Về các hoạt động sinh kế, định kiến phổ biến cho rằng đồng bào dân tộc thiểu số chỉ dựa vào lốicanh tác truyền thống, đòi hỏi nỗ lực chăm sóc nên năng suất cây trồng, vật nuôi thấp. Đồng thời,do đã quen với các lối canh tác truyền thông nên nếu phải áp dụng các biện pháp canh tác đòi hỏinhiều thời gian, công sức thì sẽ khó thực hiện. Bên cạnh đó, thói quen tiêu sài không tiết kiệm, chitiêu cho lễ hội nhiều (nhất là ăn uống trong các dịp tế lễ) nên không biết tích lũy để đầu tư chophát triển sản xuất.

“Người dân trông vào đất màu mỡ tự nhiên. Không dùng phân chuồng, chỉ có cán bộ thì sử dụng phân bón.Chuột phá hoại quá nhiều, dân cũng chưa bi ết cách dùng thuốc diệt. Năm ngoái dùng nhưng sau chuột đẻ

nhiều hơn”.

(Trưởng thôn, xã Phước Thành, hu"yện Phước Sơn, Quảng Nam)

“Phong tục tập quán ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, bò dê heo nuôi chủ yếu phục vụ cùng tục lệ của làng.Một nhà cúng thì cả làng nghỉ lao động. Một nhà có người chết thì cả làng nghỉ, liên hoan tới 2-3 ngày, ảnhhưởng rất nhiều cuộc sống. Đất đai thì màu mỡ nhưng thiếu trình độ khoa học kỹ thuật, không tiếp thu kiến

thức”

(Cán bộ xã, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

“Dân tộc thiểu số chỉ biết làm nông nghiệp, người Kinh đến sau chỉ có đất ở để kinh doanh buôn bánnhư phân bón và xây xát.”

(Cán bộ, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

Về tham gia vào thị trường lao động, định kiến phổ biến cho rằng thanh niên dân tộc thiểu số ýthức kỷ luật kém, làm việc không đúng kỷ luật và giờ giấc, không quen thao tác với thiết bị máymóc nên không làm được các công việc phức tạp, không phù hợp với môi trường làm việc trongcác nhà máy, hay nghỉ làm tùy tiện.

“Là một doanh nghiệp nên chúng tôi cần phải đảm bảo tính có lợi của doanh nghiệp nên sẽ không muốn làmviệc với người dân tộc thiểu số tại chỗ. Chỉ khi đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng, doanh nghiệp sẽ tuyển chọn

người dân tộc tại chỗ vì họ thật thà hơn và trong trồng rừng thì năng lực của họ cũng ngang với người Kinh.”

(Phỏng vấn sâu, đại diện doanh nghiệp, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk)

“Doanh nghiệp của chúng tôi không có công nhân cơ hữu. Khi nào trồng rừng thì gom 200 người, những côngviệc này không yêu cầu kỹ năng đặc biệt. DTTS ở đây cũng quen những công việc đó rồi. Còn việc gì cần kỹthuật, chúng tôi không tin tưởng người dân tộc vì người dân tộc không đủ khả năng. Dẫu sao dùng người của

mình [người Kinh] vẫn hơn”.

(Phỏng vấn sâu, đại diện doanh nghiệp lâm nghiệp, huyện Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum)

“Nếu người DTTS chịu khó thì họ làm được nhưng yêu cầu công việc phải đơn giản. Ví dụ, xây nhà ngườiKinh làm kỹ thuật (thợ cả), người dân tộc làm phụ hồ. Người bản địa khổ nhưng họ lười, không thích đi làm.

Nhận thức của người DTTS không cao bằng người Kinh. Cúng lúa mới họ nghỉ, không chịu đi làm. NgườiKinh nói qua là hiểu. Nhưng người dân tộc thì phải nói nhiều lần. Người dân tộc muốn sáng đi làm chiều trả

tiền vì họ sợ chủ sẽ không trả tiền. Ngoài ra, họ cũng muốn có tiền để trang trải cuộc sống luôn. Vì vậy, DTTSkhông có hợp đồng lao động. Người Kinh có hợp đồng lao động vì lấy tiền theo tháng.”

(Công ty xây dựng, huyện Kon Ray, Kon Tum)

59

Về tiếp cận các chương trình và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế xã hội, định kiếnphổ biến cho rằng đa số đồng bào dân tộc thiểu số có ý thức trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ theokiểu cho không nên không tích cực vươn lên để thoát nghèo.

Đối với tiếp cận tín dụng, có định kiến cho rằng đồng bào dân tộc thiểu số không biết cách sửdụng tín dụng có hiệu quả, nên thường không trả được các khoản vay.

“Người dân tộc thiểu số có tâm lý lười lao động và trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Một vài hộ chỉ điuống rượu không chịu làm ăn. Một số hộ vẫn còn ỷ lại, dù có ý kiến góp ý, giúp đỡ của già làng, của cán bộ

nhưng vẫn không chịu lao động”

(Già làng, xã Phước Chanh, huyện Phước Sơn, Quảng Nam)

“Người dân tộc thiểu số không biết cách làm ăn (trồng cây, chăn nuôi) nên làm kinh tế không hiệu quả.Vốn cũng được đầu tư ưu đã khá nhiều nhưng lại không đem hiệu quả. Có tâm lý trông chờ ỷ lại do trình

độ nhận thức kém, dân trí kém” hay “Dân tộc thiểu số tại chỗ còn ỷ lại và trông chờ vào nhà nước. Nhànước cho gì thì họ nhận đó. Nếu các chương trình, dự án cần đến sự đóng góp thì rất khó.”

(Cán bộ xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

“10 -15% hộ nghèo trong thôn là lười lao động, không chịu làm ăn. Vì vậy, dự án nên bắt người dân có sựcam kết và kiểm tra. Ở dự án ADB [trồng rừng - keo, cải tạo vườn tạp như cây ăn quả] người dân được hỗ trợ

giống, phân bón, thuốc mối (hiện vật). 200 ha của dân trong toàn xã được nhận hỗ trợ của ADB vì chỉ hỗ trợnếu là đất của dân. Người dân sẽ được kiểm tra kết quả thực hiện. Nếu tốt thì sẽ nhận được tiền cho tiền laođộng của họ. Tất cả các hộ (dù làm tốt hay không) đều phải hoàn lại 15% vốn đầu tư để tái đầu tư cho những

hộ khác (áp dụng cho tất cả các hộ). Dù có làm vậy hiệu quả cũng chỉ đạt 50%”.(Trưởng thôn, xã AeTrang, huyện M’Đrắk, Đăk Lăk)

Những định kiến nói trên có thể gây tạo ra rủi ro trong tiếp cận với các hỗ trợ của Dự án như thiếtkế hiện nay ở nhóm dân tộc thiểu số bản địa - là đối tượng chính của những định kiến này [ít cónhững ý kiến/định kiến tương tự khi mô tả về nhóm dân tộc thiểu số di cư. Như nhiều trích dẫnkhác trong Báo cáo đã nêu, người dân tộc thiểu số di cư đến đây được nhìn nhận là nhóm khánăng động, cần cù, chịu khó tích lũy đất đai và nhanh chóng thoát nghèo sau một khoản thời giannhư ba đến năm năm]. Thiết kế Dự án hiện nay sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận Phát triển docộng đồng định hướng (CDD - Community Driven Development) và nhấn mạnh kế hoạch pháttriển phải được xây dựng từ nhu cầu của đối tượng hưởng lợi. Nhưng với định kiến về khả năngnhận thức kém của nhóm DTTS, nhóm này có thể không được huy động đầy đủ hoặc chỉ đượctham gia mang tính hình thức trong quá trình tham vấn và lập kế hoạch hoạt động của Dự án. Thứhai, trong thiết kế hiện nay của Hợp phần II, các mô hình sinh kế của Tiểu hợp phần (THP) 2.2 sẽhướng đến nhưng sinh kế thị trường, tạo thu nhập cao và bền vững, nhưng với định kiến về nănglực áp dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức sản xuất thấp ở nhóm dân tộc thiểu số bản địa, sẽ có rủiro nhóm này ít tham gia vào THP 2.2, thay vào đó nhóm này sẽ nhận những hỗ trợ sinh kế đơngiản, tập trung vào củng cố an ninh lương thực trong THP 2.1. Thứ ba, thanh niên dân tộc thiểu sốbản địa có thể ít được tuyển dụng bởi các nhà thầu xây dựng công trình CSHT (như dự kiến củaHP I và THP 3.1) do các định kiến về tính tuân thủ kỷ luật lao động thấp và khả năng hạn chế thựchiện các thao tác kỹ thuật phức tạp ở nhóm này.

Như vậy, có thể kết luận các thể chế văn hóa hiện hữu, tôn giáo, định kiến nói trên cũng có thểdẫn đến một số hệ quả nhất định đối với quá trình triển khai Dự án theo cả hai hướng tích cực vàtiêu cực. Đáng chú ý nhất là thói quen trong sinh hoạt và sản xuất được hình thành từ nhiều đờiphụ thuộc vào nền nông nghiệp nương rẫy, tự cấp tự tục là một cản trở đáng kể với tiếp cận cácmô hình sản xuất mới, đòi hỏi đầu tư ban đầu và nỗ lực đáng kể trong quá trình canh tác. Bêncạnh đó, dù các luật tục về tín ngưỡng, nhất là lễ hội và tang ma có xu hướng đơn giản hóa dầnnhưng vẫn có thể là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến khả năng đầu tư cho sản xuấtvà tính bền vững của một số hoạt động sinh kế bởi các luật tục này vẫn chi phối quyết định sử

60

dụng tài sản sinh kế của người dân (ví dụ giết trâu, bò đang trong giai đoạn sản xuất) hay bỏ hoạtđộng canh tác trong thời gian dài nếu các sự kiện của cộng đồng [lễ, hội] diễn ra. Ngoài ra, nếukhông có chiến lược can thiệp phù hợp thì phụ nữ, kể cả trong các dân tộc theo xã hội mẫu hệ, cónguy cơ không tham gia tích cực vào quá trình tham vấn, lập kế hoạch hoạt động của Dự án. Cácđịnh kiến sẵn có về những đặc điểm không phù hợp cho việc tham gia đầy đủ vào quá trình pháttriển do cộng đồng định hướng và một số THP như dự kiến của Dự án.

2.3 Kiểm chứng về mức độ phù hợp của chiến lược phát triển sinh kếcủa Dự án GNKVTN

Việc thu thập phản hồi của các bên liên quan và các đối tượng thụ hưởng mục tiêu của Dự án làmột nội dung trọng tâm của Đánh giá Tác động xã hội. Trong quá trình khảo sát hiện trường, cácchiến lược, nguyên tắc của Dự án, nội dung thiết kế cơ bản của các hợp phần, mô hình và cáchthức triển khai thực hiện được chia sẻ với các đối tượng liên quan và hộ hưởng lợi trong vùng Dựán để thu thập các ý kiến phản hồi cho thiết kế Dự án. Cần lưu ý rằng vào thời điểm thực hiệnkhảo sát (tháng 12/2012 và tháng 1/2013) thì Báo cáo Nghiên cứu Khả thi của Dự án đang triểnkhai xây dựng giai đoạn 2 nên những phản hồi tổng kết trong Báo cáo này là phản hồi với nộidung thiết kế Dự án ở thời điểm khảo sát.

Về cơ bản, các ý kiến phản hồi đánh giá cao những dự thảo thiết kế của Dự án, phương pháp canthiệp và dự kiến về các hoạt động chính của Dự án. Báo cáo này không tổng kết có hệ thốngnhững phản hồi mang tính tích cực mà chỉ tóm tắt những ý kiến phản hồi, từ cả đối tượng hưởnglợi và các bên liên quan, về những vấn đề cần tiếp tục cân nhắc trong quá trình hoàn chỉnh thiết kếDự án và tổ chức thực hiện sau này. Các phản hồi đáng chú ý được tổng hợp theo ba nhóm vấnđề chính sau đây.

2.3.1 Các phản hồi chính về các hỗ trợ phát triển CSHTNhìn chung, định hướng phát triển CSHT theo hướng hỗ trợ cho phát triển sinh kế được thốngnhất rất cao, gần như đồng thuận; về phạm vi và vốn đầu tư cho các công trình CSHT thì còn cónhiều ý kiến khác nhau, như dưới đây.

Với CSHT cấp huyện: Chủ trương chung của Dự án là khuyến khích các CSHT có tính kết nối vớiCSHT ở đây được hiểu gồm cả CSHT ‘cứng’ (như đường giao thông, thủy lợi, v.v.) hoặc CSHT‘mềm’ (ví dụ như cung cấp thông tin thị trường). Tuy nhiên, việc xác định đâu là công trình có tính‘kết nối’ chưa được giải thích rõ trong thiết kế Dự án, và tính ‘kết nối’ này cũng được hiểu theonhiều nghĩa khác nhau bởi đội ngũ cán bộ trong vùng Dự án. Hầu hết các cuộc phỏng vấn cán bộhuyện, đặc biệt là thành viên BCB Dự án huyện, đoàn khảo sát đều nhận được các ý kiến “thắcmắc” như:

“Thế nào là kết nối, chúng tôi chưa hiểu rõ, con đường nối hai xã với nhau được coi là kết nối hay phải nốiđến tận thị trường tiêu thụ?”

(cán bộ BCBDA huyện, tỉnh Kon Tum)

hay “Một cây cầu nối liền một con đường huyết mạch, dù nằm chỉ trong một thôn có được gọi là kết nốikhông?”

(cán bộ BCBDA huyện, tỉnh Quảng Ngãi)

“Chúng tôi băn khoăn lắm về công trình kết nối, chưa được giải thích rõ thế nào kết nối, chợ ở một xã cóđược gọi là kết nối không?”

(Cán bộ BCBDA huyện, tỉnh Đắk Nông).

61

Ngoài ra, nếu là những công trình CSHT kết nối ‘cứng’, có khả năng tạo kết nối quan trọng về hạtầng cơ bản thì vốn đầu tư thông thường là rất lớn (có thể hơn cả mức kinh phí dự kiến cho toànbộ HP3 ở cấp huyện). Điều này gợi ý trong văn kiện Dự án cần làm rõ tính ‘kết nối’ được hiểu theonghĩa đơn giản là bất kỳ một công trình cấp huyện nào có khả năng tăng cường kết nối giữahuyện với xã, giữa các xã đều có thể coi là công trình có tính kết nối. Đối với các khoản đầu tưCSHT ‘mềm’ thì ‘kết nối’ có thể được hiểu là những hỗ trợ giúp tăng cường hợp tác/tương tácgiữa các tác nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương nhưcung cấp thông tin về thị trường lao động, biến động giá nông sản.

Với CSHT cấp xã, các ý kiến phản hồi tập trung chính vào một số vấn đề cụ thể sau.

Thứ nhất, việc thực hiện hình thức đấu thầu có sự tham gia của động đồng được đánh giá caonhưng do cần có hướng dẫn chi tiết, theo hướng đơn giản hóa thủ tục thực hiện để tạo điều kiệnthuận lợi cho cộng đồng tham gia thi công, nhất là đối với khâu tạm ứng, thanh quyết toán. Thứhai, ưu tiên sử dụng lao động địa phương trong các xây dựng các công trình CSHT là cần thiếtnhưng khả năng phù hợp của lao động địa phương với yêu cầu của nhà thầu còn là vấn đề cầncân nhắc. Bên cạnh đó, cơ chế khuyến khích các nhà thầu trong sử dụng lao động địa phươngcũng cần được xác định rõ để khuyến khích nhà thầu cam kết lâu dài và nghiêm túc trong sử dụngvà đào tạo lao động địa phương.

“Công ty ủng hộ cách làm của dự án nếu dự án yêu cầu sử dụng 50% lao động địa phương để có thể đấuthầu.”

(Công ty xây dựng, huyện Kon Ray, Kon Tum)

Thứ hai, bên cạnh các công trình CSHT có tính hỗ trợ cho sinh kế, một số loại hình công trình kháđặc thù cũng đư ợc người dân đề xuất là: điện (chủ yếu là kéo đường dây từ cột điện đến hộ giađình), phòng học (cho các điểm trường tại thôn bản và trường tại xã), nhà sinh hoạt cộng đồng, bổsung trang thiết bị cho trạm y tế xã, nhà vệ sinh, thậm chí cả hệ thống chiếu sáng cũng đư ợc ghinhận trong quá trình tham vấn. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều cán bộ xã và huyện thì mộtsố loại công trình đặc thù như điện, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng, v.v đã và sẽ tiếp tục cóthể có sự hỗ trợ từ các chương trình khác. Vì vậy, trọng tâm hỗ trợ CSHT trong Dự án, theo ý kiếncủa các đối tượng khảo sát, có thể vẫn tập trung vào ưu tiên hỗ trợ phát triển sinh kế là chính.

Ngoài ra, một số vấn đề chung về CSHT ở cả cấp huyện và cấp xã cũng được đề cập trong cácphản hồi. Theo quan sát từ một số chương trình/dự án khác, nhiều ý kiến cho rằng Dự án nên cânnhắc để xác định mức trần tối đa cho các tiểu dự án CSHT, gắn với mức độ phân cấp cho xã làmchủ đầu tư. Ngoài ra, vấn đề lồng ghép với các nguồn vốn khác được đưa ra như là một ‘bài toán’cho Dự án. Với nguồn lực dự kiến phân bổ trong khuôn khổ Dự án GNKVTN là khá hạn chế so vớinhu cầu phát triển CSHT thiết yếu trong vùng Dự án, cộng thêm với thực tế về nhiều chươngtrình/dự án khác trong cùng địa bàn cũng hỗ trợ phát triển CSHT, vấn đề phối hợp và lồng ghépgiữa các nguồn vốn để đảm bảo tập trung nguồn lực có trọng điểm, nâng cao hiệu quả sử dụngvốn được đặt ra. Đến thời điểm hiện nay, các bên liên quan đều bày tỏ quan ngại về những khácbiệt liên quan đến thủ tục đấu thầu và quản lý tài chính giữa Việt Nam và các đối tác phát triển cóthể là yếu tố cản trở khả năng lồng ghép các nguồn vốn.

“Hiện có 24 dự án ổn định dân cư nhưng mới có sáu dự án đang thực hiện. Nguyên nhân không thực hiệnđược là vì thiếu vốn, nhà tài trợ chưa giải ngân vì quản lý yếu kém, không đúng với thủ tục yêu cầu”

(Cán bộ Sở nông nghiệp, tỉnh Đắk Lắk)

“Huyện sử dụng vốn chưa tốt, có nguồn vốn nào thì dùng vốn đó, chưa có tổng kết, đánh giá, lồng ghép vốn.Có nhiều kênh vốn vào nhưng vì không đồng nhất về quan điểm quản lý rồi khác biệt về thời gian nên khó đạt

hiệu quả”

(Cán bộ huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

62

2.3.2 Các phản hồi chính về hỗ trợ phát triển sinh kếCác ý kiến phản hồi về sinh kế tập trung vào hai nhóm chính là cơ chế hỗ trợ theo tổ nhóm sảnxuất và nội dung hỗ trợ cụ thể của Dự án.

2.3.2.1 Về cơ chế hỗ trợ theo tổ nhóm sản xuất

Theo ý kiến phản hồi của đối tượng hưởng lợi và cán bộ các cấp, các vấn đề sau sẽ cần đặc biệtlưu ý.

Thứ nhất, nhiều đối tượng liên quan hiểu rằng việc hình thành các tổ nhóm sản xuất có nghĩa làquay trở về mô hình ‘hợp tác xã’ trong thời kỳ bao cấp và chắc chắn sẽ không có hiệu quả. Đây làcách hiểu không chính xác về thiết kế Dự án nhưng điều đó cũng thể hiện rằng mô hình tổ nhómsản xuất vẫn còn chưa phổ biến trong vùng Dự án.

“Cứ cái của chung thì không ổn, nếu Dự án hỗ trợ 10 con [bò] thì cứ chia cho 5 hộ, chứ làm theo nhóm lànguy hiểm. Nếu dân hiểu là nuôi cho nhóm thì hỏng, mà phải tư hữu hóa 100%. Hỗ trợ phải xác định từng cáthể một, việc hỗ trợ thì họ tự quy ước với nhau, không nên nói là của chung. Nên hỗ trợ trực tiếp, từng hộ gia

đình”.

(Cán bộ huyện, huyện Kôn Rẫy, tỉnh Kon Tum)

Thứ hai, nhiều cán bộ cơ sở cho rằng điều quan trọng đối với mô hình này là phải tránh được tínhhình thức. Nghĩa là sau khi thành lập, tổ nhóm phải có hoạt động thường xuyên, định kỳ phải cótrao đổi kinh nghiệm; đồng thời, quy định cụ thể về cách thức phối hợp giữa các thành viên trongnhóm phải rất rõ ràng.

“ Mấy năm trước mô hình lúa nước áp dụng được 3 năm liền, khi rút Dự án thì người dân lại quay lại thói quencũ và với tâm lý chờ nhà nước cấp. Họ luôn nghĩ “Tại sao năm ngoái cấp mà năm nay không cấp?”.”

(Cán bộ Sở NNPTNN, Tỉnh Kon Tum)

“Mình tuyên truyền trồng rau tại nhà họ nghe, mình xuống hướng dẫn họ làm theo nhưng khi mình về là họ lạilên rẫy làm, không làm vườn nữa, thích lên rẫy chọc lỗ trồng cơ”

(Cán bộ hội Phụ nữ Tỉnh Kon Tum)

“Ví dụ như dự án Giảm nghèo miền Trung vốn lớn, có đầu tư về phân bón và con giống nhưng cán bộ khôngxuống tận nơi [hướng dẫn cho dân] mà lại chỉ chú trọng làm sao giải ngân cho hết”

(Cán bộ Sở NN&PTNN, tỉnh Kon Tum)

Thứ ba, nhiều câu hỏi đặt ra về khả năng trong mỗi nhóm sản xuất sẽ có sự tham gia chủ yếu là của các hộtrong cùng một nhóm dân tộc. Nếu điều này xảy ra thì sẽ là một yếu tố khá phức tạp vì trong khi nó có thểlàm cho tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm được đảm bảo tốt hơn thì điều đó cũng đồng nghĩavới việc giảm tính tương tác qua lại giữa các nhóm dân tộc.

“ Trước đây dự án giảm nghèo ở miền Trung làm theo nhóm thành công nhưng các nhóm là cùng một dântộc. Khó kết hợp nhóm người Kinh và người dân tộc vào cùng nhóm lắm. Vì người Kinh giữ hết, họ khôn hơn

và sẽ lấy hết lợi ích của cả nhóm”(Cán bộ xã, huyện Đắk Tờ Re, tỉnh Kon Tum)

“Áp dụng mô hình hỗ trợ hộ giàu để kéo người nghèo lên và dạy lại hộ nghèo. Cần có các tổ hợp tác gồmngười giỏi, trung bình, kém. Và giao cho nông dân trực tiếp triển khai nhân rộng mô hình qua thành lập các

Trung tâm của hội nông dân”

(Hội nông dân tỉnh, Đắk Nông)

Thứ tư, vai trò của trưởng nhóm và các thành viên tích cực trong nhóm sẽ là rất quan trọng để đảm bảo chosự tồn tại bền vững của nhóm sau khi nhận được các hỗ trợ của Dự án. Một số ý kiến chia sẻ với đoàn khảosát thể hiện rõ nét vai trò quan trọng [hoặc tích cực, hoặc cản trở] của các đối tượng này, như dưới đây:

63

“Có một ông ở xã Chư Reng được nhận nuôi bò từ năm 2008, giờ ông có năm con và đã bán hai con. Ông ấyđược bầu làm nhóm trưởng nên làm ăn tốt lắm. Các hộ còn lại cũng học tập dân và còn bán được bò để cho

con đi học và chữa bệnh”

(Cán bộ Sở LĐTBXH, tỉnh Kon Tum)

“Con người là quan trọng nhất, chọn đúng đối tượng muốn thoát nghèo thì sẽ thành công. Thường thì là cácgia đình nghèo nhưng có thi ện chí làm ăn, nghèo mà chịu khó. Nếu có chọn làm theo nhóm thì chọn ông nào

tốt nhất, nói người ta nghe nhất và có thể quyết định các vấn đề của cả nhóm”

(Cán bộ Sở NNPTNN, tỉnh Kon Tum)

“Sẽ ít hợp tác vì nhóm trưởng họ không thấy được lợi nhuận gì, họ chỉ muốn là thành viên bình thường thôinên họ chả quan tâm và nhận trách nhiệm đâu. Có khi xuống kiểm tra thì nhóm trưởng không biết gì, chỉ biết

cái của mình còn các hộ kia đi làm sao biết được”

(Cán bộ phòng Lao động TB & XH, Huyện Kon Rẫy, Kon Tum)

“Trong các hộ cùng di cư từ Thanh Hóa hay vùng Mê kông vào đất này rồi thì giúp nhau lắm, cứ người nàolàm ăn giỏi thì bà con tin và giúp lại bà con ngay”

(Thảo luận nhóm dân di cư xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông)

2.3.2.2 Về nội dung và phạm vi hỗ trợ

Ý kiến của nhiều hộ hưởng lợi vẫn tập trung chính vào cấp phát con giống, vật tư nông nghiệp. Ởkhía cạnh này, như thiết kế hiện nay của Dự án theo đó các tổ nhóm sau khi đã có kế hoạch hoạtđộng được Dự án phê duyệt sẽ được hỗ trợ về vốn để tổ nhóm tự mua cây/con giống và các vậttư nông nghiệp cần thiết đặt ra nhiều băn khoăn từ các hộ hưởng lợi vì chưa có kinh nghiệm đốivới hình thức này. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ điểm cho một số mô hình mới cũng được đề xuất vìnhiều lý do khác nhau, trong đó nhấn mạnh vào tác dụng tuyên truyền/thuyết phục đồng bào dântộc thiểu số bản địa áp dụng những mô hình thành công được thực hiện bởi chính các hộ trongcùng thôn/bản và/hoặc cùng thành phần dân tộc. Ngoài ra, có nhiều ý kiến phản hồi về khả năngduy trì bền vững các hoạt động sinh kế trong vùng Dự án sau khi các hỗ trợ Dự án kết thúc.

“Mô hình sản xuất của dân tộc thiểu số thành công cũng có nhưng khi hết hỗ trợ thì lại không làm nữa. Chănnuôi thành công nhưng sau đó lại không tái đàn. Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất chưa thành thói quen

của người dân”

(Cán bộ Sở Lao động TBXH, tỉnh Đắk Lắk)

Điều này đặt ra câu hỏi về số chu kỳ sản xuất mà Dự án dự kiến hỗ trợ cho các tổ nhóm sản xuấtđể đảm bảo tổ nhóm sẽ duy trì được hoạt động sinh kế đó sau một số chu kỳ sản xuất nhất định.Tập huấn kỹ thuật được nhấn mạnh như một điều kiện cần thiết để tiếp thu được cách làm mới.Tuy nhiên, có sự đồng thuận giữa đối tượng hưởng lợi và cán bộ các cấp là việc tập huấn này cầnphù hợp với đối tượng tập huấn, nội dung cần phải đơn giản, và cần tập huấn nhắc lại với nhữnghoạt động sinh kế phức tạp.

2.3.3 Các phản hồi chính về nâng cao năng lực (NCNL) và tổ chức quản lýDự ánCăn cứ vào thiết kế Dự án tại thời điểm khảo sát đánh giá tác động xã hội, các phản hồi về tổchức quản lý Dự án và NCNL chủ yếu đến từ đội ngũ cán bộ các cấp, người dân hầu như khôngcó phản hồi gì đáng kể về dự kiến mô hình tổ chức quản lý Dự án. Báo cáo tổng kết những phảnhồi chính theo các vấn đề sau.

Đối với giao xã làm chủ đầu tư, có hai nhóm ý kiến phản hồi chính. Nhóm thứ nhất cho rằng, donăng lực cán bộ cấp xã còn yếu, lại chưa có kinh nghiệm đáng kể nào với các dự án sử dụng vốn

64

vay của NHTG nên việc giao xã làm chủ đầu tư sẽ tạo ra nhiều rủi ro đối với Dự án. Nhóm ý kiếnthứ hai cho rằng, mặc dù năng lực của đội ngũ cán bộ xã còn yếu nhưng nếu không phân cấp,phân quyền, giao cho xã làm chủ đầu tư thì năng lực của cán bộ xã vẫn cứ tiếp tục yếu kém màkhông có cơ hội cải thiện, phát triển năng lực. Trong bối cảnh đó, về cơ bản, các ý kiến phản hồicho rằng cần tăng cường giao cho xã làm chủ đầu tư nhưng quá trình này cần có lộ trình rõ ràngvà Dự án cần cung cấp nhiều hoạt động tập huấn NCNL cho đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt làcấp xã.

“Muốn hỗ trợ hiệu quả thì phải nâng cao năng lực các cấp – không chỉ hỗ trợ kỹ thuật sản xuất mà hướng dẫnbà con cách tính toán trong làm ăn. Còn cán bộ thì phải nâng cao năng lực thì mới giúp được người dân –

Hiện nay cán bộ xã còn chưa đáp ứng được nhu cầu về năng lực cần thiết”

(Ban Dân tộc Tỉnh, tỉnh Đắk Lắk)

”Giờ xã làm được chủ đầu tư do họ có đủ năng lực rồi, thậm chí còn dư ấy vì Cán bộ huyện được tăng cường– phân cấp dần. Và cán bộ giờ phải có bằng Đại học đa số công trình làm tốt do sống ở đó -> biết nhu cầu

của dân. Nếu từ 500 triệu – 1 tỷ xã có thể đảm nhiệm được, còn 2 tỷ thì hơi lớn nên để huyện làm chủ đầu tư”

(Cán bộ ban Dân tộc, Huyện Kon Rẫy, Kon Tum)

“Nếu được giao thì sẽ đủ năng lực đảm đương công việc của BQLDA cấp xã nhưng thù lao cho cán bộ cần rõràng để khuyến khích động lực. Có thể tận dụng kinh nghiệm của Ban để triển khai tốt các công trình dưới

cấp xã”

(Cán bộ ban Quản lý dự án huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

Về chính sách đối với cán bộ quản lý dự án các cấp, các bên liên quan đều cho rằng bên cạnh mộtsố vị trí cán bộ kiêm nhiệm, Dự án cần tuyển dụng cán bộ hợp đồng toàn thời gian để triển khaicác hoạt động của Dự án ở cấp tỉnh và cấp huyện vì khối lượng công việc của cán bộ ở hai cấpnày đã là khá lớn. Ngoài ra, có nhiều ý kiến trao đổi về chính sách cán bộ, đặc biệt là liên quanđến quy hoạch và khả năng phát triển lâu dài (của những cán bộ đang có dự kiến được UBND cáccấp giao nhiệm vụ trong BQLDA) và khả năng có thể được tuyển dụng công chức (đối với các cánbộ hợp đồng).

“Muốn làm được cần có bộ máy tổ chức tốt, có nhân lực tốt. Hiện tại cán bộ đang kiêm nhiệm nhiều quá, cóông kiêm nhiệm tới 3-4 dự án”

(Ban Quản lý dự án tỉnh, Quảng Nam)

“Cán bộ xã không có ai học đại học hết, trừ cán bộ được tăng cường về theo Đề án 60. Cán bộ xã hầu hết làngười dân tộc thiểu số, người tại địa bàn nên năng lực vẫn còn thiếu nhiều lắm”

(Cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Phước Sơn, Quảng Nam)

Hỗ trợ kỹ thuật và NCNL. Với các đặc điểm thiết kế dự án như hiện nay, yêu cầu NCNL nổi nên làmột ưu tiên quan trọng mà Dự án cần nhấn mạnh để đảm bảo rằng cán bộ quản lý dự án các cấp,nhất là cấp xã, được trang bị những kiến thức cần thiết về quản lý dự án, đặc biệt là về đấu thầu.Quá trình NCNL này cần được thực hiện thường xuyên, với các hoạt động đào tạo nhắc lại, kếthợp tập huấn ngắn hạn với chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm với các chương trình/dự án khác phùhợp. Bên cạnh đó, để triển khai các hoạt động như thiết kế của dự án, hỗ trợ kỹ thuật là cần thiếtđối với quá trình thực hiện Dự án ở địa phương, đặc biệt là đối với các hoạt động sinh kế thịtrường, giám sát và đánh giá.

“Việc chuẩn bị Dự án đã được sáu tháng rồi mà nhiều cán bộ huyện, xã chưa hiểu về dự án. Do năng lực, khảnăng tổng hợp thông tin, tài liệu hạn chế của họ nên không đáp ứng đúng kì vọng của MPI”

(Cán bộ, Ban chuẩn bị Dự án, tỉnh Đắk Lắk)

65

“Cố gắng nâng cao năng lực trong việc quản lý và điều hành. Nhưng quan trọng là người tổ chức dưới cơ sở“cán bộ tốt thì chất lượng tốt”. Nên cần đào tạo nguồn lực tốt cho giáo dục cấp thôn/bản từ mẫu giáo”

(Cán bộ Ban Dân tộc tỉnh, tỉnh Gia Lai)

Quan trọng nhất là nâng cao năng lực cộng đồng, thay đổi rõ nét nhận thức của dân tại chỗ, đặc biệt đốitượng hưởng lợi. Khi tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn phải cụ thể.

(Cán bộ huyện, huyện Kôn Rẫy, tỉnh Kon Tum)

Như vậy, có thể kết luận là Dự án vừa có các cơ hội vừa phải đối diện với rất nhiều khó khănđến từ các cấu trúc quản lý/các chủ thể khác nhau có ảnh hưởng đến quản lý vận hành Dự án.Bên cạnh sự ủng hộ tích cực của các cấp chính quyền, những bất cập về năng lực và cơ chế làmviệc của đội ngũ cán bộ quản lý sẽ tham gia trực tiếp vận hành Dự án, đội ngũ cán bộ xã sẽ là mộtkhó khăn cố hữu, nếu không sớm khắc phục ngay trong giai đoạn đầu khởi động, ảnh hưởng đếnthành công của Dự án. Những thể chế mang tính văn hóa, tập tục, các định kiến dường như hiệnhữu với một sức mạnh vô hình nhưng lại khó khắc phục, nếu chúng ảnh hưởng theo hướng tiêucực đến sự tham gia của đối tượng dễ bị tổn thương vào Dự án. Do đó, nếu thiếu các hành độnghướng đến nâng cao nhận thức, xây dựng các cơ chế để thúc đẩy sự tham gia, phát huy vai tròcủa từng đối tượng người dân, cũng như xóa bỏ các định kiến thì ảnh hưởng/tác động về cải thiệnsinh kế của người dân vùng Dự án sẽ hạn chế.

66

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ

3.1 Kết luận

Đánh giá xã hội, từ các nguồn dữ liệu thứ cấp đa dạng và các dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấnsâu và thảo luận nhóm với đại diện tất cả các nhóm đối tượng có liên quan đến Dự án GNKVTN,đã đưa ra một phân tích đa chiều và hệ thống về các đối tượng dễ bị tổn thương của Dự án. Cóthể kết luận rằng, nhóm đối tượng mà Dự án GNKVTN hướng tới (targeting) là các đối tượngnghèo hơn cả về khía cạnh kinh tế và khía cạnh khác (như tiếp thu dịch vụ cơ bản là vệ sinh,nước sạch). Tình trạng nghèo được tìm hiểu từ nhiều nguyên nhân, theo gợi ý của khung lý thuyếtSLA, và được tập hợp thành hai nhóm chính: (i) tiếp cận các nguồn vốn sinh kế và (ii) bốicảnh/môi trường gây bất lợi/làm tăng tính dễ bị tổn thương của các nhóm đối tượng. Đánh giá chothấy, nhóm đối tượng dễ bị tổn thương là nhóm nghèo nói chung, trong đó, nhóm dân tộc thiểu sốtại chỗ, nhóm dân tộc di cư tự do thời gian gần đây [trong vòng 5 năm trở lại] và nhóm phụ nữthuộc chế độ phụ hệ và mẫu hệ. Các phát hiện này không nằm ngoài dự kiến và đã được phảnánh qua các nghiên cứu và báo cáo trước đó. Tuy nhiên, đóng góp của Đánh giá xã hội này là đưara các phân tích mang tính so sánh giữa vùng Dự án (130 xã được chọn tham gia dự án, 26 huyệnvà sáu tỉnh) so với các đơn vị cùng cấp (xã, huyện, tỉnh) không nằm trong dự án và so sánh vớitình trạng chung của cả nước để làm nổi bật mức độ bất lợi/dễ tổn thương của nhóm đối tượng vàlàm rõ khoảng cách, chênh lệch về địa vị kinh tế, xã hội và khả năng tiếp cận từng nguồn lực cụthể cho phát triển sinh kế.

Đánh giá cho thấy điều kiện cần của phát triển sinh kế, là tiếp cận các nguồn vốn sinh kế (gồm vốntài nguyên, vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội), nhóm dân tộc thiểu số bất lợihơn nhóm người Kinh ngay trong vùng Dự án; nhóm hộ có nữ làm chủ bất lợi hơn so với nhóm hộcó nam làm chủ. Nguồn lực đất đai nếu xét trên khía cạnh diện tích thì không bất lợi đối với nhómdân tộc thiểu số tại chỗ, do quá trình tích tụ ruộng đất từ thời ông cha, nhưng hiệu quả sử dụngđất của nhóm này lại bất lợi hơn so với nhóm Kinh và nhóm dân tộc di cư. Lý do được giải thíchnằm ở chất lượng thấp hơn của lực lượng lao động và các xu hướng văn hóa, tập tục canh táctruyền thống theo cách tự nhiên, ít áp dụng kỹ thuật khiến hiệu quả sử dụng đất đai thấp, chưa kểđến tình trạng chuyển nhượng đất đai của nhóm dân tộc thiểu số tại chỗ sau các biến cố lớn củagia đình (người chết, người ốm) đang làm giảm đi diện tích đất canh tác sở hữu của nhóm này.Điểm sáng được tìm thấy tập trung ở việc tiếp cận các nguồn vốn xã hội (ở phạm vi cộng đồnghẹp) của nhóm dân tộc thiểu số tại chỗ, dân tộc di cư; nhóm phụ nữ cũng là nhóm đối tượng cótiếp cận đến vốn xã hội qua các chương trình thúc đ ẩy phát triển kinh tế và nâng cao sự thamgia/phát huy vai trò của phụ nữ. Mặc dù được coi là nhóm bất lợi hơn, nhưng phụ nữ lại đượckhẳng định là động lực quan trọng của phát triển bởi các đặc điểm nổi bật như tính cần cù, chịukhó, không uống rượu, chịu học tập và tham gia vào các hoạt động do các dự án/chương trìnhtriển khai trước đó tại địa phương; phụ nữ cũng là nhóm đ ối tượng chịu trách nhiệm quan trọng vàlớn trong phân công lao động ở gia đình, nên cộng với các ưu điểm trên, nếu được hỗ trợ, sẽ tạora thay đổi tích cực trong hoạt động sinh kế. Điểm sáng khác là mặc dù hạn chế trong tiếp cậnnguồn vốn tài nguyên quan trọng là đất sản xuất, nhưng nhóm dân tộc di cư đến là sở hữu các giátrị khác về năng lực lao động (tính cần cù, chăm chỉ, chịu khó cải tạo điều kiện - như thủy lợi quymô nhỏ, áp dụng khoa học kỹ thuật) nên khả năng thoát nghèo, thoát khỏi trạng thái dễ bị tổnthương là khá cao, nếu điều kiện về chính sách ổn định đời sống cho người dân tộc di cư mà mộtsố địa phương đã đang triển khai trở nên có hiệu lực.

Đánh giá tái khẳng định các điều kiện ngoại cảnh làm tăng tính dễ bị tổn thương cho người dânvùng Dự án nói chung và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nói riêng. Các cú sốc như thiên tai(lũ lụt, hạn/thiếu nước), dịch bệnh (gồm cả các loại động vật gây hại như chuột) đã gây ra nhữngthiệt hại nghiêm trọng và không tránh khỏi như mất mát tài sản, con người và mất mùa cho người

67

dân. Với nhóm khá giả, khả năng phục hồi sau các cú sốc này là cao hơn, còn với nhóm nghèo,dân tộc thiểu số tại chỗ, hộ có phụ nữ làm chủ, các cú sốc này gây ra tình trạng tái nghèo (nghèodai dẳng) và việc phục hồi tình trạng trước cú sốc kéo dài nhiều năm. Các xu hướng làm tăng tínhdễ tổn thương như giá cả nông sản bấp bênh với các loại cây trồng chủ lực của địa phương (kể cảcây ngắn ngày và cây công nghiệp) khiến đời sống của nhóm người nghèo, sống phụ thuộc vàohoạt động nông nghiệp, trở nên thiếu an toàn. Một xu hướng rất rõ nét khác được khẳng địnhtrong quá trình khảo sát là làn sóng dân di cư mạnh mẽ từ khắp các vùng miền cả nước (củangười Kinh và dân tộc thiểu số), trong đó đến từ vùng núi phía Bắc và các tỉnh nghèo Trung Bộ(Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, v.v) tạo ra nhiều thay đổi trong đời sống kinh tế ở vùng Dự án.Khảo sát tìm thấy các bằng chứng để không thể phủ nhận những yếu tố tích cực của làn sóng dicư, như việc giao thoa văn hóa giữa các dân tộc tại chỗ và người Kinh/người dân tộc di cư giúpngười dân tộc tại chỗ học hỏi được thêm các vấn đề tổ chức sản xuất nông nghiệp, nhạy bén hơntrong việc sử dụng nguồn vốn, tiếp cận nhiều thông tin đa dạng hơn, v.v nhưng làn sóng di cưkhông kiểm soát được cũng gây khó khăn cho chính quyền các địa phương trong đảm bảo đờisống của nhóm này (đặc biệt là việc quy hoạch đất sản xuất và quy hoạch dân cư) khiến hoạtđộng giao dịch đất đai ở các vùng này hoàn toàn mang tính tự phát giữa nhóm di cư và nhóm tạichỗ, tạo ra sự tái phân bổ nguồn tài nguyên đất một cách tự phát, thiểu kiểm soát của chính quyềnvà làm nảy sinh các xung đột không đáng có giữa các nhóm hộ di cư và tại chỗ. Bản thân Dự ánsẽ không tạo ra một “cú sốc” bất lợi khác cho vùng Dự án, ví dụ tình trạng các hộ dân bị mất đấtmột cách không tự nguyện, do triển khai thực hiện Dự án hầu như sẽ không xảy ra, và hiện tạiNghiên cứu khả thi của Dự án cũng đã x ây dựng Khung chính sách tái định cư cho những ngườibị mất đất cho thực hiện Dự án.

Đánh giá đã rà soát các điều kiện cần cho việc thực hiện các can thiệp của Dự án GNKVTN đó làcác thiết chế [văn hóa]/quy trình [tham gia, dân chủ]/chính sách [giảm nghèo, ổn định dân cư] hiệncó tại địa phương cũng như cấu trúc quản lý/các chủ thể tham gia vào thực hiện Dự án. Có rấtnhiều các quan điểm đa dạng các thông tin thực tế về vấn đề này để cho thấy Dự án đang đối diệnvới một khó khăn đúp, nghĩa là các đi ều kiện cần [như đã nêu] là rất bất lợi, nhưng các điều kiệnđủ cũng không phải đã ở mức độ sẵn sàng cao nhất. Các chủ thể quan trọng từ khu vực Chínhquyền đã đư ợc chỉ ra là có nhiều quan ngại, như khả năng chuẩn bị được đội ngũ cán bộ quản lýdự án ở các cấp tỉnh/huyện/xã tâm huyết và đủ năng lực là khó khăn. Điểm sáng là các sở/ngànhđều thể hiện cam kết cao trong việc sẵn sàng phối hợp để triển khai Dự án, nhưng tương tự nhưcác chương trình, dự án khác đang được thực hiện, hiệu quả chưa đạt như mong đợi. Và cácngành này (đặc biệt là ngành nông nghiệp) hiện đang quá tải, như chia sẻ của hầu hết cán bộ, vớicác hoạt động quản lý nhà nước và các đơn vị chuyên môn trực thuộc (khuyến nông, thú y, bảo vệthực vật) dù có mạng lưới rộng và sâu (đến tận cấp thôn bản) nhưng năng lực cán bộ và thời giancam kết cho Dự án vẫn là một quan ngại lớn. Đặc biệt đối với nhóm chủ thể cấp xã, sẽ đóng vaitrò làm chủ đầu tư của nhiều hoạt động thuộc Hợp phần I và Tiểu hợp phần 2.1, 2.2, Đánh giákhông thu thập được ý kiến thống nhất để khẳng định nhóm đối tượng này đủ năng lực để thựchiện vai trò dự kiến trong Dự án. Đối với các chủ thể khác như hội đoàn thể (phụ nữ, nông dân),Đánh giá khẳng định những bằng chứng tích cực của các cơ quan này trong các chương trình, dựán quá khứ và hiện tại đang triển khai. Đây là nhóm cơ quan quan trọng cần được phát huy mạnhmẽ vai trò của họ trong Dự án GNKVTN (và thiết kế hiện nay của Dự án đã thể hiện khá đầy đủvai trò của nhóm chủ thể này). Về khu vực tư nhân, sự tham gia của nhóm doanh nghiệp xây dựngcơ sở hạ tầng có nhiều dấu hiệu khả quan hơn với những cam kết được khẳng định cho sự huyđộng hơn 50% lao động địa phương trong các gói thầu xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng nhómdoanh nghiệp hoạt động trong nông nghiệp, lâm nghiệp tỏ ra quan ngại về khả năng tham gia củanhóm đối tượng là người dân tộc thiểu số tại chỗ vào hoạt động của doanh nghiệp bởi ý thức làmviệc theo hợp đồng, theo tổ chức, làm các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao dường như chưa hìnhthành ở nhóm lao động là người dân tộc tại chỗ. Các khảo sát đối với nhóm đối tượng mang tínhcộng đồng [các tổ nhóm đã hình thành và đang hoạt động] có thể trở thành nòng cốt cho Dự án

68

GNKVTN cũng không có thấy các kết quả khả quan về hiệu quả hoạt động của các nhóm này. Chỉmột số tổ/nhóm phụ nữ đã được hình thành với sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ địa phươngđược khẳng định là hoạt động tương đối hiệu quả.

Với các thể chế văn hóa/các quy trình tham gia/các chính sách giảm nghèo hiện tại ở địa phương,Đánh giá xã hội đưa ra những bằng chứng cho thấy: (i) các thể chế văn hóa, tôn giáo, tập trung ẩnchứa nhiều rào cản đối với quá trình phát triển sản xuất như lễ hội tốn kém chi phí, thời gian haytập quán canh tác tự nhiên ăn sâu vào suy nghĩ của người dân bản địa khiến đối tượng này mặcdù có chuyển dịch tập quán canh tác nhưng rất chậm, tất nhiên, tính cộng đồng và thói quen lắngnghe các nhân vật có uy tín trong thôn/buôn là một nét văn hóa thuận lợi bởi Dự án có thể huyđộng nhóm đối tượng này trở thành “đòn bẩy” trong tổ chức tổ/nhóm sản xuất như thiết kế hiệnnay; (ii) sự tham gia của người dân nói chung và các nhóm yếu thế nói riêng (đặc biệt là ngườidân tộc tại chỗ và phụ nữ) vào việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát quá trình phát triển kinh tế xãhội của địa phương, dù đã được triển khai nhiều năm nay, nhưng vẫn dừng lại ở mức độ hạn chế,và gần như là khởi xướng của chính quyền cấp xã hơn là sự chủ động của người dân. Sự thamgia hạn chế này được giải thích từ nhiều nguyên nhân như tâm lý e dè, thói quen ít phát biểu, trìnhđộ kỹ thuật không đủ để giám sát v.v. riêng hạn chế về ngôn ngữ, khảo sát không khẳng địnhđược đây là một nguyên nhân cản trở sự tham gia vì nhiều ý kiến cho thấy người dân địa phươngsử dụng tiếng Kinh khá phổ biến, và/hoặc đại đa số các xã đều có cán bộ là người dân tộc thiểusố bản địa và các già làng, trưởng thôn đều là các hạt nhân kết nối giữa chính quyền và ngườidân trong các hoạt động hội họp, tham vấn; (iii) các chính sách/chương trình giảm nghèo và ổnđịnh đời sống dân di cư tự do được triển khai nhiều tại các địa phương trong Dự án và có nhiềumô hình/cơ chế sáng tạo nhằm khuyến khích sự tham gia và tăng cơ hội thụ hưởng lợi ích từ cácchương trình này. Nhưng, như các phát hiện của Báo cáo đã chỉ ra, hiệu quả của hầu hết cácchương trình này đều còn rất hạn chế, và những rào cản cũng nằm ở các vấn đề mà báo cáo nàyđã phân tích.

Các chiến lược sinh kế đưa ra trong Dự án, qua kiểm chứng đều nhận được ý kiến ủng hộ ở cấpđộ mục tiêu và lĩnh vực hỗ trợ, nhưng ở cấp độ phương pháp thực hiện (qua tổ nhóm cải thiệnsinh kế, xã làm chủ đầu tư, cộng đồng tham gia xây dựng công trình cơ sở hạ tầng và bảo trì, duytu công trình, v.v.) thì nhiều quan ngại/thách thức đã được bày tỏ ở hầu hết các đối tượng khảosát.

Nói một cách ngắn gọn, Đánh giá xã hội chỉ ra một bức tranh đầy thách thức về mặt xã hội của Dựán GNKVTN, và dự đoán nếu thiếu các phương pháp thực hiện sáng tạo nhưng thận trọng (tínhđến đầy đủ các đặc thù của nhóm đối tượng vùng Dự án), thiếu sự cam kết và chỉ đạo sát sao củachính quyền các cấp, Dự án sẽ khó đạt được các Mục tiêu phát triển/các kết quả phát triển sinh kếnhư dự kiến. Một số khuyến nghị dưới đây cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

3.2 Các khuyến nghị

Căn cứ vào các phát hiện chính đã thảo luận ở Chương II, các khuyến nghị sau đây được xâydựng nhằm đề xuất các phương pháp tiếp cận hoặc giải pháp nhằm đảm bảo tính mục tiêu, hiệuquả, và bền vững của tác động của Dự án. Các khuyến nghị này hướng đến các đối tượng, vàphân loại thành hai nhóm lớn: (i) khuyến nghị để đảm bảo sự tham gia và thụ hưởng kết quả sinhkế tối đa đối tượng hưởng lợi, (ii) khuyến nghị đối với các chủ thể có ảnh hưởng trực tiếp hoặcgián tiếp đến thành công và tính bền vững của kết quả Dự án. Khuyến nghị cũng được trình bàytheo một số nhóm vấn đề (nâng cao năng lực, truyền thông, cơ chế làm việc v.v.) và đi theo mộtquy trình từ lập kế hoạch đến triển khai thực hiện và theo dõi/đánh giá.

69

3.2.1. Các khuyến nghị nhằm đảm bảo sự tham gia vào và thụ hưởng kếtquả phát triển của Dự án của nhóm đối tượng dễ tổn thương

Thiết kế của Dự án như hiện nay, có thể thấy là phù hợp với nguyên lý của Khung SLA nên cầntiếp tục hoàn thiện. Nhưng các biện pháp để đảm bảo sự tham gia tích cực của các nhóm dễ bịtổn thương trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện và và thụ hưởng kết quả của Dự án cần đượclàm rõ hơn trong thiết kế hiện nay, cần đưa ra các quy định cụ thể (có thể trong văn bản Hướngdẫn Thực hiện Dự án) nhằm:

(1) Đảm bảo sự tham gia tích cực của các hộ dễ bị tổn thương trong quá trình tham vấn, lập kếhoạch cho hoạt động của Dự án. Dự án nên cân nhắc đưa ra yêu cầu về tỷ lệ tham gia tối thiểucủa các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số (cả bản địa và di cư đến), phụ nữ trong các cuộc họp thôncó sự tham gia. Ngoài ra, tiêu chí về sự tham gia của các đối tượng dễ bị tổn thương cũng nênđược đưa vào hệ thống các chỉ số theo dõi và đánh giá của Dự án. Nội dung tập huấn cho đội ngũcán bộ các cấp về quy trình lập kế hoạch có sự tham gia của người dân phải chú trọng thích đángđến tiếp cận CDD, chú trọng nâng cao kỹ năng huy động sự tham gia của cộng đồng [như trên đãphân tích đây là một nhóm năng lực khá yếu của cán bộ cấp cơ sở].

Các buổi họp lấy ý kiến cộng đồng cần được tổ chức thêm những buổi riêng cho nhóm dân tộcthiểu số bản địa và phải được triển khai bằng ngôn ngữ bản địa. Các nội dung lấy ý kiến nên đượcxây dựng thành phiếu lấy ý kiến đơn giản với từng điểm lấy ý kiến theo dạng đồng ý/không đồng ývà phần mở để người dân có thể đề đạt ý kiến riêng của mình. Tuy nhiên, không nên yêu cầungười dân viết mà nên có thư ký cuộc họp ghi lại ý đề xuất của từng người dân vào phiếu lấy ýkiến. Một khung hướng dẫn tổ chức tham vấn cộng đồng được trình bày trong Phụ lục 1 của Báocáo này.

(2) Đảm bảo sự tham gia của các hộ dễ bị tổn thương trong các hoạt động sinh kế của Dự án hỗtrợ. Cần có quy định chi tiết về tỷ lệ tham gia của từng đối tượng (hộ DTTS, nữ làm chủ hộ) trongcác tổ nhóm nhận hỗ trợ của Dự án. Bên cạnh đó, số chu kỳ hỗ trợ cho các lựa chọn sinh kế củanhững nhóm hộ dễ bị tổn thương cũng cần cân nhắc theo hướng đảm bảo khả năng duy trì bềnvững các hoạt động này sau khi Dự án ngừng hỗ trợ. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo rằng các hộ dễbị tổn thương là những nhóm được ưu tiên trong quá trình tổ nhóm sản xuất xác định các yêu cầucần thiết phải tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nhóm. Dự án nên có những tổ/nhóm riêng dành chonhóm đối tượng là phụ nữ. Đồng thời, các hoạt động phát triển sinh kế cần lưu tâm phát tiểnnhững sinh kế bền vững không đòi hỏi nhiều sức lao động, sở hữu/sử dụng nhiều máy móc hay tưliệu sản xuất. Các hộ gia đình có nữ làm chủ hộ phải được ưu tiên lựa chọn tham gia những sinhkế phù hợp với họ.

(3) Đảm bảo các ưu tiên về đầu tư CSHT phản ánh được nguyện vọng của các đối tượng hưởnglợi dễ bị tổn thương. Các đối tượng hưởng lợi dễ bị tổn thương trong vùng Dự án có thể có nhữngđặc thù riêng (vd. nhu cầu của phụ nữ là cấp nước sinh hoạt, hỗ trợ xây dựng phòng học bổ sungcho các điểm trường, nhà trẻ mẫu giáo, v.v.) và những nguyện vọng đặc thù này cần phải đượctính đến một cách đầy đủ trong quá trình tham vấn lập kế hoạch hoạt động hàng năm sau khi Dựán có hiệu lực.

(4) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để khuyến khích sự tham gia và hưởng lợi củacác nhóm dễ bị tổn thương. Đối với những nhóm dễ bị tổn thương, nhất là hộ nghèo nhất, khảnăng tham gia vào tham vấn và thực hiện các hoạt động của Dự án có thể bị cản trở bởi tâm lý engại hoặc thiếu tin tưởng vào hiệu quả của các mô hình hỗ trợ. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vậnđộng cần được quan tâm để thúc đẩy sự thay đổi, tăng cường mức độ sẵn sàng tiếp cận nhữngmô hình sinh kế mới. Các kênh truyền thông ở đây cần phải có sự kết hợp giữa các kênh chính

70

thức (phát thanh, truyền hình, báo giấy) và các kênh phi chính thức thông qua phát huy vai trò vàảnh hưởng của già làng, trưởng bản, các nông dân sản xuất giỏi để tác động đến các đối tượnghưởng lợi yếu thế.

Để Dự án tiếp cận tốt hơn đến các nhóm yếu thế, và đảm bảo các nhóm này cũng được hưởng lợitừ Dự án, hoạt động truyền thông về dự án cần được thực hiện song song bằng tiếng dân tộc. Cácquyền và quyền lợi của người dân trong dự án được tóm tắt thành từng điểm rõ ràng và in dướidạng tờ rơi phát rộng rãi cho người dân, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số nói chung và dân tộcthiểu số bản địa nói riêng.

(5) Khuyến khích sự ủng hộ của cá nhân có uy tín trong cộng đồng như già làng, lãnh đạo các tổchức chính trị - xã hội, lãnh đạo tôn giáo, phát huy tính cố kết cộng đồng là những yếu tố quantrọng cần tính đến trong thiết kế Dự án. Việc này sẽ giúp củng cố sự đồng thuận và tăng cườngtính tích cực của cộng đồng trong tham gia tổ chức thực hiện Dự án, giúp củng cố vốn xã hội chongười dân. Ở giác độ này, nên có sự tham gia của một số cá nhân có uy tín, nhất là già làng, trongBan PTX. Bên cạnh đó, vai trò Dự án cần chú ý huy động sự tham gia của các cá nhân này vàoquá trình tham vấn, lập kế hoạch, và các hoạt động tuyên truyền vận động của Dự án.

(6) Các định kiến sẵn có, dù chưa thể thay đổi trong ngắn hạn, nhưng nên được đưa vào là mộttrong các nội dung đối thoại trao đổi giữa các cấp quản lý với người dân và với doanh nghiệp trongquá trình triển khai các hoạt động cụ thể của Dự án, sao cho nhóm đối tượng bị tước mất các cơhội tham gia Dự án vì những định kiến này. Ví dụ, Doanh nghiệp xây dựng nên được chính quyềnxã hỗ trợ trong việc tuyển lựa các thanh niên DTTS tại chỗ để tham gia xây dựng các công trìnhCSHT thôn bản. Hay việc tập huấn cho đối tượng đồng bào DTTS cần phải được thiết kế phù hợpvới khả năng tiếp thu của bà con, kết hợp với sự hỗ trợ từ các điển hình lao động giỏi từ chínhcộng đồng DTTS để giúp bà con tiếp thu khoa học kỹ thuật thay vì giữ định kiến bà con không thểhọc hỏi và áp dụng kỹ thuật mà không nỗ lực thích đáng.

(7) Để nâng cao tính bền vững của các sinh kế sau khi kết thúc dự án, hoạt động tập huấn cầnđược kết hợp chặt chẽ hoặc lồng ghép với các hoạt động nâng cao nhận thức. Các tổ nhóm sảnxuất nên có các buổi sinh hoạt định kỳ (2 tuần một lần) theo nhóm nhỏ 5 - 7 người, các buổi sinhhoạt định kỳ này nhằm phổ biến và ôn lại các kiến thức, kỹ năng đã được tập huấn. Các thànhviên nhóm kiểm tra lẫn nhau xem có tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật, áp dụng đúng các kiếnthức đã được tập huấn hay không. Các nhóm nhỏ này lại có thể được tổ chức tiếp thành các cụmvà có thể có những hoạt động thi đua giữa các cụm, người trình bày hoặc mô hình trình diễn trongcác hoạt động thi đua này phải là/của hộ/người dân tộc thiểu số (nên là bản địa).

Tập huấn kỹ thuật nên được lặp đi lặp lại, nhất là đối với nhóm dân tộc thiểu số bản địa. Tài liệutập huấn nên được chuyển ngữ sang các ngôn ngữ bản địa, trường hợp không có chữ viết thì cóthể lập tài liệu dưới dạng băng ghi ngôn ngữ nói và có thể kèm thêm hình ảnh minh họa. Bên cạnhđó, để đảm bảo các kỹ năng và kiến thức mới được tồn tại dưới dạng kiến thức sống của cộngđồng cần củng cố mô hình trình diễn ở các hộ dân/cá nhân có uy tín trong cộng đồng, có khả năngtiếp nhận, duy trì và áp dụng mô hình nhanh chóng và lâu dài.

(8) Trong quy định về theo dõi và đánh giá Dự án, cần phải có quy định bắt buộc về việc lấy ý kiếnđánh giá của người dân (đặc biệt là nhóm DTTS và phụ nữ) về những kết quả sinh kế mà họ đãthụ hưởng từ Dự án, những thay đổi đáng kể trong cuộc sống của nhóm này nhờ các can thiệpcủa Dự án. Việc lấy ý kiến này không nên chỉ thực hiện ở các cuộc đánh giá định kỳ như đánh giágiữa kỳ hay đánh giá cuối kỳ mà có thể tiến hành các đánh giá độc lập theo chủ đề, hoặc các giámsát không thường kỳ của cấp quản lý Dự án Trung ương và tỉnh thực hiện tại cộng đồng.

71

3.2.2. Các khuyến nghị hướng đến nhóm chủ thể khác có ảnh hưởng trựctiếp và gián tiếp đến thành công của Dự án

Đối với nhóm cán bộ trực tiếp tương tác với nhóm đối tượng: Nhóm chủ thể quan trọng nhấtcó vai trò quyết định đến sự tham gia của nhóm đối tượng là cán bộ cấp xã, thôn bản, do đó, đểcác nhóm đối tượng dễ bị tổn thương không bị lề hóa, thì cần có nhiều biện pháp hướng đếnnhóm cán bộ thực hiện Dự án cấp cơ sở, là cấp trực tiếp tương tác với đối tượng của Dự án và sẽcùng với người dân trực tiếp triển khai các hoạt động tại cấp cộng đồng, cụ thể:

(1) Cải thiện các quy định hiện nay về trọng tâm nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã. Báo cáonghiên cứu khả thi hiện nêu các nội dung tập trung tập huấn cho cán bộ cấp xã là công tác làmchủ đầu tư, giám sát và thẩm định công trình, các phương pháp tiếp cận có sự tham gia. Theoquan điểm của Nhóm nghiên cứu thực hiện Đánh giá này, thì nội dung chú trọng như thiết kế hiệnnay là phù hợp nhưng cần bổ sung hoặc nhấn mạnh rằng cán bộ xã và cả cán bộ hội đoàn thể,cán bộ cấp thôn bản (trưởng thôn, già làng) cần phải được: (i) trang bị các kỹ năng cụ thể (chứkhông chỉ dừng lại ở trang bị kiến thức về phương pháp tiếp cận có sự tham gia) để thúc đẩy sựtham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển; (ii) bổ sung kỹ năng giải đáp các thắc mắc,khiếu nại của người dân và kỹ năng cung cấp thông tin Dự án phù hợp với đối tượng yếu thế củaDự án (phụ nữ, DTTS); (iii) đặc biệt, nhóm cán bộ này cần được tập huấn về kỹ năng thu thậpthông tin theo dõi và đánh giá từ người dân, cộng động (như thúc đẩy thảo luận nhóm, MSC –Thay đổi quan trọng nhất của cộng đồng, khảo sát hộ gia đình).

(2) Cần có quy định rõ ràng về cơ cấu của Ban phát triển xã (PTX) là có cán bộ thành thạo tiếngdân tộc thiểu số của nhóm đồng bào DTTS tại chỗ có tỷ trọng dân cư cao nhất. Hiện nay, quy địnhvề thành phần của Ban PTX đã có nêu Phó chủ tịch Ban này là Chi hội trưởng/Phó chi hội trưởngchi hội phụ nữ xã để đảm bảo cho sự tham gia của phụ nữ (đây là một quy định tích cực và phùhợp), tuy nhiên chưa có quy định nào về thành phần Ban PTX phải có cán bộ thành thạo tiếng dântộc, và nếu là cán bộ là người DTTS tại chỗ thì càng thuận lợi hơn. Thực tế khảo sát cho thấykhông khó để tìm được cán bộ cấp xã là người DTTS, nhiều Phó chủ tich, Chủ tịch xã hiện làngười DTTS tại chỗ. Đây là điều kiện thuận lợi để thực thi quy định này.

(3) Dự án cần có quy định rõ về tần suất làm việc giữa cán bộ của Ban PTX tại cộng đồng trongVăn bản Hướng dẫn Thực hiện Dự án. Như phát hiện của báo cáo này đã chỉ ra trong Chương 2,việc tổ chức các tổ nhóm sản xuất trong các chương trình/dự án hiện có thường gặp phải rủi ro làtính hình thức của mô hình, nên không bền vững. Do đó, cơ chế đảm bảo tính tương tác thườngxuyên của cán bộ Ban PTX xã và/hoặc cán bộ phát triển cộng đồng (ví dụ thăm định kỳ các tổnhóm sản xuất vào những dịp cụ thể, hoặc tính trên mỗi đơn vị thời gian như tháng) là cần thiếtđể: (i) hỗ trợ kịp thời các tổ nhóm khi có khó khăn phát sinh; (ii) cung cấp hướng dẫn thườngxuyên để tăng xác suất thành công của mỗi mô hình và (iii) đánh giá về hiệu quả hoạt động thực tếcủa từng mô hình nhằm có những can thiệp/quyết định kịp thời.

Đối với nhóm chủ thể có ảnh hưởng chính sách: Như Khung SLA đã nêu cũng như các pháthiện của báo cáo này đã chỉ ra, nếu chỉ dựa trên các can thiệp có hạn kỳ của Dự án (trong chu kỳthời gian từ 2014 đến hết 2018), thì kỳ vọng về những thay đổi có tính hệ thống (systemacticchanges) đối với bối cảnh dễ bị tổn thương cũng như đảm bảo khả năng tiếp cận đến các nguồnvốn sinh kế bền vững chỉ có thể xảy ra khi các chính sách, các quy định (luật pháp) và các thể chếđược vận hành phù hợp và mối quan hệ giữa khu vực công và tư cũng phù hợp/ủng hộ cho cácthay đổi có tính hệ thống này. Nên, Dự án cần có xây dựng một chiến lược riêng để đảm bảo cácthay đổi hệ thống sẽ được các nhà lập chính sách ít nhất ở cấp độ địa phương (các tỉnh Dự án)học hỏi từ Dự án và khởi xướng để triển khai trên phạm vi rộng hơn 130 xã Dự án. Những chiếnlược đó có thể bao gồm các hành động như:

72

(1) Thực hiện một cách thường kỳ việc đối thoại chính sách ở cấp Tỉnh về các nội dung mà Dự ánđã khởi xướng và thực hiện, đặc biệt liên quan đến tổ chức sản xuất theo hình thức tổ nhóm, hợptác xã nông nghiệp.

(2) Hoạt động quản lý kiến thức của Dự án cần chú trọng đến đối tượng là các nhà hoạch địnhchính sách cấp tỉnh. Những nội dung cần chú trọng của công tác này là các bài học về ổn định sảnxuất cho nhóm dân tộc di cư; các mô hình có sự liên kết các nhóm dân tộc, các điều kiện về vốnvật chất được Dự án hỗ trợ đã đem đến những thay đổi cụ thể (lượng hóa được) như thế nàotrong đời sống người dân, v.v. Qua đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ có được các thông tinđầy đủ và bằng chứng thực tiễn để xây dựng các chính sách cho địa phương phù hợp để áp dụngtrên phạm vi rộng hơn, ngoài vùng Dự án. Đây không chỉ là vấn đề nhân rộng phương pháp cáchlàm của Dự án mà còn là giải pháp để đảm bảo tính bền vững cho các kết quả Dự án.

(3) Các mô hình hỗ trợ và hợp tác của doanh nghiệp với người nghèo, người DTTS và phụ nữ dướimọi hình thức, nếu có tiềm năng đem đến lợi ích phát triển kinh tế cho người dân trong phạm viDự án và ngoài Dự án, nên được Dự án thúc đẩy. Dự án cũng nên đóng vai trò chủ động và tíchcực trong kết nối các doanh nghiệp này với chính quyền địa phương theo các hình thức như đốithoại công tư (public- private dialoge) hay hợp tác công tư (public – private partnership) để giúpđối tượng dễ bị tổn thương tiếp cận được vốn xã hội, vốn vật chất, vốn tài chính từ các doanhnghiệp nhằm phát triển kinh tế.

3.3. Một số lưu ý về sử dụng báo cáo

Do các hạn chế khách quan và chủ quan của việc thu thập thông tin và xây dựng báo cáo, có mộtsố điểm cần lưu ý khi tiếp cận, sử dụng các kết quả và khuyến nghị của Báo cáo. Thứ nhất, nhiềuphát hiện quan trọng của Báo cáo được tổng kết trên cơ sở kết quả khảo sát trong phạm vi tươngđối hẹp, nhất là về thành phần dân tộc (Báo cáo đề cập đến khoảng 8 nhóm dân tộc có tỷ trọngđáng kể trong tổng dân số vùng Dự án, trong khi có đến hơn 40 nhóm dân tộc sinh sống tại địabàn các huyện Dự án). Thứ hai, những phát hiện chính được trình bày ở đây, gồm cả những phảnhồi với thiết kế Dự án là dựa trên cơ sở nội dung dự thảo của Báo cáo Nghiên cứu Khả thi của Dựán tại thời điểm 12/2012 - theo kế hoạch tổng thể thì Báo cáo Nghiên cứu Khả thi còn phải tiếp tụckiện toàn và tham vấn để lấy ý kiến nên chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi giữa thiết kế Dự án vàothời điểm thực hiện Đánh giá này và thiết kế được phê duyệt của Dự án. Thứ ba, cần hết sức lưuý rằng, tinh thần quan trọng của thiết kế Dự án là tính mở, linh hoạt theo tinh thần của phươngpháp can thiệp do cộng đồng định hướng (CDD). Chính vì vậy, thiết kế của Dự án có tiếp tục đượcđiều chỉnh cho phù hợp với đối tượng hưởng lợi sau khi Dự án có hiệu lực. Điều này gợi ý rằng,các chính sách an toàn xã hội của Dự án sẽ cần phải được đặt trong trạng thái ‘động’ để phù hợpvới sự thay đổi có thể có trong những tác động xã hội của Dự án.

73

Tài liệu tham khảo

1. CDI (2013), Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp Trung ương – Dự án Giảm nghèo Khu vực TâyNguyên, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư - WB

2. CDI (2012) và IMPP (2012), Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai,Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi– Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên, Sở Kế hoạchvà Đầu tư sáu tỉnh - WB

3. Báo cáo Chương trình phát triển Kinh tế xã hội 2012, 2013 – các Xã tham gia Khảo sát4. Báo cáo Tình hình Kinh tế Xã hội tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Quang Nam,

Quảng Ngãi năm 2012 -21035. Báo cáo hàng năm của các Sở/ban ngành cấp tỉnh (6 tỉnh Dự án): Sở lao động thương binh và

Xã hội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Banquản lý Dự án Tỉnh, Ban Dân tộc

6. Báo cáo hàng năm của các phòng/ban - sáu huyện trong mẫu khảo sát7. J.H. Mr (2006), “Proposed Loan and Technical Assitance Grant Socialist Republic of Viet Nam:

Forests for Livelihood Improvement in the Central Highlands Sector Project” - ADB8. Rob Swinkels and Carrie Turk (2006): “Explaining Ethnic Minority Poverty in Vietnam: a

summary of recent trends and current challenges” World Bank, Vietnam9. ‘Sustainable Livelihoods Guidance Sheets’ – DFID10. Jennifer Rietbergen – Mc Cracken Deepa Narayan (1998) “Participation and Social

Assessment: Tools and Techniques” - The International Bank for Reconstruction andDevelopment

11. Richard Clark and Alexandra Forrester – 2008 “Vietnam Central Highlands needs Assessment”– UsAId

12. Một số văn bản pháp luật về Dân tộc thiểu số (1999 -2005) – 2005 – Ủy Ban Dân tộc13. Pham Thai Hung, Le Dang Trung, Nguyen Viet Cuong - 2011 “Poverty of Ethnic Minorities in

Viet Nam: Situation and Challenges in Programme 135 Phase II Communes, 2006-07” – IRC14. Manila (2005), “Livelihood Improvement and Ethnic Minorities Development Plan for the

Forests for Livelihood Improvement in the Central Highlands”, Asian Development Bank15. Baulch, B (2002), “Ethnic Minority Development in Vietnam: A Socio-Economic Perspective”,

Ha Noi, World Bank16. Andrew Wells- Dang (2012), “Ethnic Minority Development in Vietnam: What leads to

Success?”17. Gay McDougall (2010)), “Report of the independent expert on minority issues – mission to

Vietnam”18. Nguyen Viet Cuong (2012), “Spatial Poverty and ít Evolution in Vietnam: Insights and Lessons

for Policy from the 1999 and 2009 Vietnam Poverty Maps”19. UNDP (2010), Human Developmetn Report 2010 “Real Wealth of Nations: Road to Human

Development”,20. General Statistic Office (2012), “Vietnam Household Living Standards Survey 2010”, Statistical

Publishing House, Ha Noi21. Pham Quynh Huong and Hoang Cam (2011), “Ethnic prejudices and emerging issues”, Ha noi22. Hickey, G.C (1982) “Free in the Forest. Ethnohistory of the Vietnamese Central Highlands

1954-1976”, Yale University Press, New Haven and London23. IRC, CEMA, UNDP, Finland Embassy (2012), “Impacts of Progam 135 – phase II through lens

of baseline and endline surveys”, Ha noi24. World Bank (2009), “Coutry social analysis: Ethnicity and Development in Vietnam”,

Washington

74

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Khung hướng dẫn tham vấn

Khung hướng dẫn tham vấn cung cấp hướng dẫn và gợi ý những kỹ năng cụ thể đảm bảo choviệc tham vấn và tham gia trong tất cả các giai đoạn chủ chốt của dự án và có khả năng áp dụngtốt nhất và xuyên suốt cho các nhóm xã hội khác nhau phù hợp với đặc điểm văn hóa-xã hội củacác nhóm này trên khu vực Tây Nguyên.

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, sự tham gia cộngđồng là một trong các yêu cầu quan trọng để đảm bảo sự tiếp nhận, đóng góp và xây dựng ý kiếncủa cộng đồng dân cư trong vùng Dự án đối với các hoạt động của dự án. Vì vậy, tham vấn cộngđồng là để hoạt động của dự án (i) phản ánh đúng nguyện vọng của dân, (ii) được thiết kế phùhợp với điều kiện và khả năng của dân.

Tham vấn cộng đồng là một hoạt động thường xuyên được thực hiện xuyên suốt quá trình thựchiện dự án, từ giai đoạn xây dựng Dự án tới thực hiện các hoạt động hỗ trợ của Dự án. Tham vấncộng đồng được tiến hành ở các cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, và hộ gia đình. Trong đó, hoạtđộng tham vấn cấp hộ gia đình được chú trọng và thực hiện thông qua các cuộc họp cộng đồng,các cuộc gặp gỡ gia đình, các chương trình phát thanh và truy ền hình địa phương. Vì các nhómhưởng lợi trực tiếp từ Dự án là nhóm dễ bị tổn thương và nhóm yếu thế nên cần tạo điều kiệnthuận lợi để được tham vấn và tham vấn trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Nguyên tắc thực hiện trong quá trình tham vấn cộng đồng

Đảm bảo vấn đề đến người dân đúng thời điểm, kịp thời: chọn thời điểm thích hợp để ngườidân bày tỏ những quan điểm và những suy nghĩ của họ

Đảm bảo vấn đề được tập trung vào cộng đồng

Hãy làm cho nội dung tham vấn trở nên tương tác và có chủ đích

Đảm bảo nội dung trở nên hiệu quả và có ý nghĩa

Đảm bảo nội dung mở, công bằng và có thể đánh giá được

Làm cho hiệu quả thông tin: Hãy chắc chắn tất cả người tham gia có thời gian để hiểu biết rõvà họ sẽ trở thành một nguồn thông tin kết nối

Yêu cầu với Cán bộ cộng đồngNguyên tắc thực hiện của cán bộ cộng đồng

Hiểu rõ được mục đích của Dự án và vai trò của một cán bộ cộng đồng

Làm việc với các nhóm hưởng lợi, các nhóm yếu thế chứ không làm cho họ: giúp họ thấuhiểu, giúp họ thực hiện đừng làm thay đổi họ. Họ có quyền đưa ra những hiểu biết những ýkiến của họ về những nhu cầu và quyền lợi của họ

Hãy để dân chúng nói lên suy nghĩ, hiểu biết và ý kiến của họ, giúp họ có cơ hội trưởng thànhvà thấu hiểu được mục đích mà dự án mang lại cho họ. Vì những mục tiêu đó không chỉ làmang lại thu nhập hoặc cải thiện đời sống cho người dân mà còn mang cả niềm tin và sự tựtrọng của cá nhân và cộng đồng

Tạo sự liên đới trách nhiệm trong dân chúng

75

Xây dựng và củng cố những tổ chức hợp tác trong cộng đồng

Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, thân thiện và ngắn gọn.

Cán bộ cộng đồng

Vùng dự án là những khu vực đa dạng về văn hóa, đa dạng về các nhóm dân tộc, vì vậy, cán bộcộng đồng là người có hiểu biết rõ về địa phương (thôn/bản/xã), về cộng đồng sinh sống, về ngônngữ theo từng vùng Dự án mà cán bộ đó phụ trách. Và họ đặc biệt cần phải nắm rõ được mục tiêuvà các hoạt động của Dự án.

Cán bộ cộng đồng có thể lựa chọn một cán bộ của các quần chúng nhưng các cán bộ cần phải cóđủ các kỹ năng hoặc được bổ sung thêm những kỹ năng cần thiết cho quá trình tham vấn nhómcộng đồng. Và cán bộ cộng đồng có thể là một cán bộ chuyên trách (cấp xã) hoặc kiêm nghiệmthực hiện các chức năng phát triển cộng đồng bên cạnh các công việc hiện tại khác.

Cán bộ cộng đồng là những nhân tố tác động tới việc tiếp cận của nhóm hưởng lợi tới dự án vàngược lại. Vì vậy:

Cán bộ cộng đồng như là chất xúc tác giúp kết nối,chia sẻ, cung cấp, giúp người dân có đượcsự thoải mái, cởi mở để đưa ra những đóng góp thiết thực đối với đời sống sinh kế của họcũng như các yêu cầu cấp thiết đối với các hạng mục, danh mục công trình cơ sở hạ tầng.

Cán bộ cộng đồng cũng là những người biện hộ, những người đại diện của nhóm hưởng lợi đềxuất lên các danh mục mô hình sinh kế, nhu cầu sinh kế và nhu cầu về cơ sở hạ tầng, đưa racác luận chứng cho các đề xuất đó.

Cán bộ cộng đồng cũng là nh ững người huấn luyện: họ sẽ có nhiệm vụ bồi dưỡng những kỹnăng tổ chức và quản lý cho các thành viên cộng đồng. Ngoài ra, họ còn là những người lập kếhoạch chi tiết cho dự án thực thi ở cấp xã.

Cán bộ cộng đồng là những người sẽ giúp cho các nhà thầu chọn lựa nhân công cho các côngtrình cơ sở hạ tầng. Chọn lựa các nhóm hộ cần được hỗ trợ trước tiên trong khâu hỗ trợ sinhkế.

76

Khung tham vấn cộng đồng cho Dự án GNKVTN

Các hoạt động Chủ đề tham vấn Vai trò của cộng đồngvà nhóm hưởng lợi

Lý do tham gia củacộng đồng

Giai đoạn chuẩn bị

Tham vấn và thảo luậnnhóm tập trung với cácnhóm cộng đồng tại vùngDự án:

Lập kế hoạch xây dựngdự án

Xây dựng các mô hìnhsinh kế và các danhmục công trình cơ sởhạ tầng

Tham vấn về kế hoạchtriển khai các hoạt độngcủa dự án

Kế hoạch đầu tư, thựchiện và triển khai dự án

Thực trạng kinh tế tạicác vùng Dự án

Các mô hình sinh kế dựkiến cho các vùng Dựán

Thực trạng cơ sở hạtầng tại địa bàn vùngDự án

Cách thức giúp nhómhưởng lợi tiếp cận tốiưu tới nguồn hỗ trợ củadự án

Tham gia vào các buổitham vấn cộng đồng

Lập ra các ban giám sátcộng đồng

Cung cấp thông tin cầnthiết phục vụ cho xâydựng dự án

Đóng góp, xây dựngnhững nhu cầu thiết yếucho nhà tư vấn

Là nhóm hưởng lợi củadự án

Đảm bảo những nhómhưởng lợi hiểu rõ đượcmục đích của dự án

Thu thập những thôngtin, những nhu cầu củanhóm hưởng lợi

Thúc đẩy sự tham giatrực tiếp từ nhómhưởng lợi

Thông tin minh bạchđến rõ ràng tới ngườihưởng lợi

Giai đoạn triển khai

Tham vấn về triển khaidự án cấp cơ sở

Tham vấn thực hiệnhoạt động sinh kế

Tham vấn thực hiện xâydựng cơ sở hạ tầng

Tham vấn về kết quảkhả thi của từng thời kỳthực hiện dự án

Tham vấn về kế hoạchthực hiện dự án trongcác giai đoạn tiếp theo

Xác định hiệu quả kinhtế từ các mô hình sinhkế

Thiết lập, triển khai cáchoạt động dự án dướiđịa bàn

Xác định tính thực tế vàthiết yếu từ các nguồnđầu tư

Hiệu quả từ các môhình sinh kế và mạnglưới cơ sở hạ tầng

Lập kế hoạch nhânrộng các yếu tố tích cựctừ dự án

Kế hoạch giải pháp chocác vấn đề gặp phảitrong quá trình thựchiện dự án

Thực hiện áp dụng theocác mô hình sinh kếtheo địa bàn dự án

Thực hiện tham giađóng góp vào các côngtrình cơ sở hạ tầng cấp

địa phương

Thực hiện giám sát vàthực thi các hoạt độngcủa dự án

Tham gia và đóng gópgóp, xây dựng nhằm cảithiện kết quả của cáchoạt động dự án

Xác định được thựctrạng triển khai của dựán

Đánh giá những kết quảdự án qua từng thời kỳ

Thể hiện rõ kết quả từcác hoạt động của dựán

Cung cấp thông tintrong quá trình thựchiện dự án

Người dân tham gialàm việc trong xây dựngcác công trình hạ tầngđể tăng thêm thu nhập

77

Đề cương một buổi tham vấn cộng đồngBước 1: Chuẩn bị tham vấn cộng đồng

Lựa chọn vấn đề, nội dung tham vấn theo đúng giai đoạn của dự án, theo đúng đối tượnghướng đến mục tiêu

Xác định rõ mục đích của buổi tham vấn cộng đồng: (i) mục tiêu là gì, (ii) thành phần thamgia gồm những ai, (iii) kết quả dự kiến

Nội dung thư mời cá nhân hoặc công chúng: cần ghi rõ thời gian, địa điểm, mục đích cuộchọp

Đối với tham vấn cộng đồng cấp thôn bản cần phải có những người thực sự hiểu rõ tiếngdân tộc tại địa bàn

Bước 2: Chương trình cuộc họp- tham vấn

Giới thiệu chương trình

Báo cáo tóm tắt dự án

Danh sách khách mời, thành phần tham gia

Quá trình tham vấn

o Chú trọng đến việc đánh giá ngay các nội dung tham vấn

o Hướng cộng đồng theo các nội dung định sẵn

o Đảm bảo nội dung tham vấn được cộng đồng hiểu rõ

Biểu mẫu sử dụng cho các buổi tham vấn cộng đồng

Bước 3: Kết quả quá trình tham vấn

Đánh giá nội dung tham vấn theo hướng các mục tiêu đã thành lập trước đó

Chương trình cuộc họp tham vấn cộng đồng:

Mục tiêu (nội dung chính):

Thành phần tham dự:

Thời gian:

Địa điểm:

Nội dung chi tiết:

STT Nội dung tham vấn Thời gian Người phụ trách Ghi chú

1

78

Biên bản họp

Các biên bản tham vấn khác

Tổng hợp, đánh giá các nhận xét theo các nhóm đối tượng

Tóm tắt lại mục tiêu thu được sau buổi tham vấn

Báo cáo tóm tắt cho cơ quan quản lý Dự án cấp trênc

79

Phụ lục 2: Danh sách tỉnh/huyện/xã trong Dự án GNKVTN và khảo sát

STT Tỉnh Huyện Xã dự án

1 Đắk Nông

1 Đắk Song Đắk N'Rung, Thuận Hà, Đắk Hòa, Đắk Môl, Trường Xuân

2 Đắk Glong Đắk R'Măng, Đắk Som, Đắk P'lao, Đắk Ha, Quảng Hòa

3 Krông Nô* Nam Xuân, Quảng Phú*, Đắk Nang, Tân Thành, Đắk Đrô*

4 Tuy Đức Quảng Trực, Quảng Tâm, Đắk R'Tih, Đắk Ngo, Quảng Tân

2 Đắk Lắk

1 Buôn Đôn Tân Hòa, Ea Nuôl, Krông Na, Ea Huar, Ea Wer

2 Krông Bông Cư Drăm, Cư Pui, Yang Reh, Ea Trul, Yang Mao

3 Lắk Đắk Phơi, Đắk Nuê, Krông Nô, Nam Ka, Ea R'Bin

4 Ea Súp Ya Tờ Mốt, Ia Rvê, Ia Lốp, Ea Rốk, Cư Kbang

5 M' Đrắk* Ea Trang*, Cư San, Cư Mta*, Krông Jing, Krông Á

3 Gia Lai

1 Ia Pa* Ia Kdăm, Ia Tul, Chư Mố*, Ia Broai*, Ia Mrơn

2 K' Bang Kon Pne, Đắk Roong, Sơn Lang, Krong, Lơ Ku

3 K rông Cho An Trung, Chư Krêy, Đắk Pơ Pho, K ông Yang, Đắk Tơ Pang

4 Krông Pa Đất Bằng, Krông Năng, Ia Hdreh, Ia Rmok, Chư Ngọc

5 Mang Yang Lơ Bang, Kon Thụp, De Ar, Đắk Trôi, Kon Chiêng

4 Kon Tum1 Kon Rẫy* Đắk Tờ Re*, Đắk Ruồng*, Đắk Tơ Lung, Đắk Koi, Đắk Pne

2 Kon Plong Đắk Ring, Đắk Tăng, Măng Bút, Măng Cành, Ngọc Tem

3 Ngọc Hồi Đắk Nông, Đắk Ang, Sa Loong, Đắk Dục, Đắk Kan

4 Đắk Glei Đắk Man, Đắk Nhong, Đắk Long, Đắk Kroong, Xốp

5 Tu Mơ Rông Đắk Rơ Ông, Đắk Sao, Tư Mơ Rông, Văn Xuôi, Đắk Na

6 Sa Thầy Ya Ly, Ya Xiêr, Ya Tăng, Rờ Koi, Mô Rai

5 Quảng Ngãi1 Sơn Tây Sơn Mùa, Sơn Long, Sơn Màu, Sơn Liên, Sơn Tinh

2 Ba Tơ* Ba Khâm*, Ba Trang*, Ba Lế, Ba Giang, Ba Tô

3 Sơn Hà Sơn Nham, Sơn Kỳ, Sơn Linh, Sơn Cao, Sơn Thành

6 Quảng Nam

1 Nam Giang Cà Dy, Tà Bhinh, Chà Val , Đắk Prê, Đắk Pring

2 Nam Trà My Trà Mai, Trà Vân, Trà Vinh, Trà Don, Trà Nam

3 Phước Sơn * Phước Chánh*, Phước Hòa, Phước Kim, Phước Lộc, Phước Thành *Ghi chú: (*) những địa bàn trong Dự án GNKVTN và tham gia khảo sát thực địa cho Báo cáo“Đánh giá tác động xã hội”

80

Phụ lục 3: Danh sách phỏng vấn và thảo luận nhóm

Đắk Nông

STT Họ và tên Giới tính Chức vụ, cơ quan công tác

A. Đại diện các Cơ sở ban ngành cấp TỉnhSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1 Nguyễn Huy Phong Nam Trưởng phòng kế hoạch

2 Nguyễn Huân Trường Nam Chi cục phó Cục Lâm nghiệp

3 Nguyễn Văn Thái Nam Chi cục phó Cục bảo vệ thực vật

Sở Lao động và Thương binh Xã hội

4 Y Long Nam Phó giám đốc sở

5 Bùi Anh Vũ Nam Phó phòng hỗ trợ

Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh

6 Nguyễn Thị Thu Hường Nữ Phó chủ tịch thường trực

7 Trần Thị Kim Hoa Nữ Ủy viên thường vụ

8 Nguyễn Thị Lê Nữ Chánh văn phòng

9 Nguyễn Thị Trang Nữ Chuyên viên dân tộc tôn giáo

10 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Nữ Ban gia đình xã hội

Hội Nông dân tỉnh

11 Trần Xuân Hồng Nam Chủ tịch hội

12 Hồ Ngọc Đại Nam Phó chủ tịch hội

13 Nguyễn Hữu Nam Nam Giám đốc Trung tâm dạy nghề

Ban Dân tộc tỉnh

14 K Théc A Tô Nam Trưởng phòng chính sách dân tộc

15 Nguyễn Văn Khuê Nam Trưởng phòng kế hoạch

16 Y Ai Buôn Dạ Nam Chánh văn phòng

17 Đoàn Văn Sự Nam Phó trưởng ban dân tộc tỉnh

Ban Chuẩn bị dự án FS tỉnh

18 Dương Minh Châu Nam Chuyên viên ban quản lý dự án

B. Đại Diện Cán Bộ Cấp Huyện Krông Nô

1 Mai Văn Hùng Nam Giám đốc ban quản lý dự án huyện

2 Ngô Xuân Lộc Nam Chủ tịch UBND

3 Đặng Thanh Quang Nam Phó chủ tịch

4 Nguyễn Gia Lộc Nam Chánh Văn phòng

5 Nguyễn Thị San Nữ Hội phụ nữ huyện

6 Đỗ Hoàng Phú Nam Phó Phòng Nông nghiệp

7 Ngô Trần Vinh Nam Chuyên viên phòng NN&PTNT

8 Y Trơi Nam Cán bộ phòng dân tộc

9 Trần Quang Hồng Nam Trưởng phòng LĐTB & XH

Lãnh đạo doanh nghiệp Tư nhân – Huyện Krông Nô

10 Trần Đình QuangGĐ Cty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và SX QuangPhát

11 Phạm Đức Thắng Nam Giám đốc Cty TTHH MTV Nâm Lung

C. Đại diện cán bộ cấp Xã

81

Xã Đắk Đrô

1 Nguyễn Văn Bình Nam Chủ tịch xã

2 Mai Văn Vĩnh Nam Phó chủ tịch xã

3 Trần Ngọc Thúy Nam Cán bộ địa chính

4 Hứa Văn Sơn Nam Trưởng thôn K62

5 Điêu Thị Ngoan Nữ Dân tộc thái_Hộ khá giả thôn K62

Thảo luận nhóm dân tộc tại chỗ

6 Ma Về Nam Dân tộc Êđê Buôn 9

7 Ma Duyên Nam Dân tộc Êđê Thôn 6, Buôn Ol

8 Ma Duyên+A21+B41 Nam Dân tộc Êđê Thôn 3, Buôn K62

9 Y Xuyên Nam Dân tộc Êđê Thôn 3, Buôn K63

10 Ma Ri Nam Dân tộc Êđê Dân tộc Êđê Thôn 6, Buôn OL

11 Ma Tor Nam Thôn 6, Buôn OL

12 Ma Điệp Nam Thôn 3, Buôn K62

Thảo luận nhóm phụ nữ Nữ

13 Nguyễn Thị Tâm Nam Người Kinh_ Thôn 3_ Buôn K58

14 Đỗ Thị Phượng Nam Người Kinh_ Thôn 3_ Buôn K59

15 Lê Thị Huệ Nam Người Kinh_ Thôn 3_ Buôn K60

16 Triệu Thị Đào Nam Người Tày_ Thôn 3_ Buôn K61

17 Võ Thị Hoa Nam Người Kinh_ Thôn 3_ Buôn K62

Xã Quảng Phú

18 Hồ Tràng Nam Chủ tịch UBND

19 Đỗ Hữu Sinh Nam Bí thư Đảng ủy

20 Lê Hùng Vĩ Nam Cán bộ địa chính xây dựng

21 Nguyễn Anh Đức Nam Cán bộ địa chính nông nghiệp

22 Y Wang Buôn Dap Nam Hộ khá giả thôn

Thảo luận nhóm phụ nữ

23 Vũ Thị Hồng Gấm Nam Hội viên hội PN

24 Thân Thị Phúc Nam Hội viên hội PN

25 Hồ Thị Dung Nam Hội viên hội PN

Thảo luận nhóm dân tộc thiểu số di cư

26 Lữ Xuân Thắng Nam Người dân tộc Thái

27 Đặng Văn Phúc Nam Dân tộc Kinh

28 Phàng A Chư Nam Dân tộc Mông

29 Sung A Sinh Nam Dân tộc Mông

30 Lữ Văn Ngoạc Nam Dân tộc Thái

31 Hà Hồng Ngư Nam Dân tộc Thái

32 Huỳnh Tấn Hiến Nam Dân tộc Kinh

Đắk Lắk

STT Họ và tên Giới tính Chức vụ, cơ quan công tác

82

A. Đại diện các cơ sở ban ngành cấp Tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1 Vũ Văn Lâm Nam Phó giám đốc sở

2 Trần Văn Tây Nam Cán bộ phòng trồng trọt

3 Nguyễn Đức Việt Nam Cán bộ phòng lâm nghiệp

4 Nguyễn Đình Chính Nam Phó phòng đầu tư

5 Anh Bình NamSở Lao động và Thương binh Xã hội

6 Anh Dần Nam Trưởng phòng bảo trợ xã hội

7 Anh Dũng NamHội liên hiệp phụ nữ tỉnh

8 Nguyễn Thị Lộc Nữ Phó chủ tịch thường trực

9 Nguyễn Thị Thanh Hương Nữ Phó chủ tịch mảng dạy nghê

10 Dương Thị Hồng Nữ PCT phụ trách pháp luật CS

11 H Phong Nia Nữ PCT Mảng tuyên giáo

12 Đặng Thị Hương Nữ Trưởng ban thường vụ: mảng gia đình XH

13 A Jun H Hương Nữ Ủy viên ban chấp hành ban gia đình XH

Hội Nông dân tỉnh

14 Y Tô Nam Chủ Tịch Hội Nông Dân

15 Nguyễn Văn Tư Nam Phó Chủ Tịch Thường Trực

16 Nguyễn Xuân Doãn Nam Phó Chủ Tịch KT – XH

17 Tề Thi Thanh Nữ Thường Vụ phụ trách KT- XH

Ban Dân tộc tỉnh

18 Nguyễn Văn Sẵn Nam Phó trưởng ban dân tộc tỉnh

Ban Chuẩn bị dự án FS tỉnh

20 Nguyễn Việt Dũng Nam Cán bộ Ban chuẩn bị dự án FS tỉnh

Đại diện cán bộ cấp huyện M’Đrắk1 Nguyễn Ngọc Bình Nam PCT UBND huyện

2 Đào Thành Vinh Nam Trưởng phòng LDDTB&XH

3 Đỗ Văn Lập Nam GĐ Ban quản lý dự án

4 Văn Tám Hoài Nam Cán bộ kỹ thuật, BQL Dự án

5 Nguyên Hữu Hơn Nam Kế toán - BQL Dự án

6 Phan Đình Cúc Nam Phó phòng dân tộc

7 Y Lốp Nia Nam Phó Văn Phòng

8 Phạm Thị Thu Dương Nữ CT hội phụ nữ huyện

9 Lê Thị Tuyết Nữ Phòng NN&PTNT

10 Đỗ Thanh Hải Nam Phó Giám Đốc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp M'Đrắk

11 Anh Chiến Nam GĐ Cty TNHH Sanh Chiến

Đại diện cán bộ cấp Xã

Xã Ea Trang1 Nuyênh Niê Nam Cán bộ địa chính xây dựng, môi trường

2 Hà Ngọc Khoa Nam Cán bộ địa chính nông nghiệp

Y – Jiê Nam Bí thư Đảng ủy xã

3 Thào Thành Cộng Nam Trưởng thôn Ea Bar

83

4 Lù Xuân Hồng Nam Phó trưởng thôn Ea Bar

5 Y Bri Kso Nam Già làng Buôn Mlia

6 Y Thâng Nam Hộ khá giả trong xã

Thảo luận nhóm di cư dân tộc H'Mông

14 Thào Thanh Cộng Nam Thôn Ea Bra

15 Lù Xuân Hồng Nam Thôn Ea Bra

16 ~ 20 bà con Dân Bản - Thôn Ea Bra

Thảo luận nhóm dân tộc tại chỗ

17 Y Mat Nam Ê đê, Hội Nông Dân Xã

18 Y Pem Nam Ê đê, Trưởng Buôn Uzai ( M’zui)

19 Hứa Văn Xin Nam Nùng, Hội Viên Hội Nông Dân

20 Y Khiz Nam Ê đê, Già Làng

21 Y Pat Nam Ê đê, Hội viên

22 Nông Văn Và Nam Tày, Hội Viên

23 Y Prok Nam Ê đê, Hội Viên

Thảo luận nhóm phụ nữ 11 người dân tộc Ê-đê

Xã Cưmta

21 Y Khoan Niê Nam CT UBND xã

22 Nguyễn Hải Toàn Nam Cán bộ địa chính

23 Phan đăng Khoa Nam Trưởng thôn 18

24 Y Dhuan Nie Nam Hộ Nông dân giỏi

Thảo luận nhóm Di cư_ Người Kinh

25 Phạm Đăng Khoa Nam Quê gốc Hà Tĩnh

26 Phạm Quang Vấn Nam 69 tuổi, quê gốc Thái Bình

27 Nguyễn Hữu Thường Nam 49 tuổi, vào năm 1987, quê gốc Hải Dương

28 Nguyễn Huy Bình Nam 45 tuổi, vào năm 1984

Thảo luận nhóm phụ nữ

29 H' Nhân Nữ 24 tuổi - Ê đê

30 H' Luyên Nữ 30 tuổi - Ê đê

31 Hán Bích Nữ 20 tuổi- Ê đê

32 Võ Thị Hương Nữ 42 tuổi- Kinh

33 H' Hung Nữ 42 tuổi - Ê đê

34 H Coro Mlo Nữ 44 tuổi - Ê đê

Gia LaiSTT Họ và tên Giới tính Chức vụ, cơ quan công tác

A. Đại diện các cơ sở ban ngành cấp Tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1 Lê Văn Lệnh Nam Phó giám đốc sở

2 Lê Quốc Tuấn Nam Trưởng phòng TCKH

3 Văn Phú Bộ Nam Trưởng phòng NN

4 Nguyễn Văn Du Nam Phó phòng NN

84

5 Dương Thị Huệ Nữ Cán bộ

6 Huỳnh Thị Lệ Hoa Nữ Chuyên viên chính

7 Võ Quốc Trường Nam Chuyên viên phòng NN

Sở Lao động và Thương binh Xã hội

8 Đinh Xuân Lịch Nam Trưởng phòng Lao động Việc Làm

9 Trần Anh Sơn Nam Phó trưởng phòng bảo trợ xã hội

Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh

10 Rơ Chăm H’ Hồng Nữ Phó chủ tịch hội PN tỉnh

Hội Nông dân tỉnh

11 Nghĩa Cách Đào Nam Phó chủ tịch hội Nông dân

12 Đặng Ngọc Khôi Nam Trưởng ban KTXH

Ban Dân tộc tỉnh

13 Nguyên Khoa Lai Nam Trưởng ban dân tộc tỉnh

14 K Sor Chơng Nam Phó phòng CS

15 Phạm Duy Hoàng Nam Chuyên viên phòng chính sách

Ban Chuẩn bị dự án FS tỉnh

16 Hồ Phước Thành Nam Phó GĐ Sở

17 Lê Quang Đạt Nam Trưởng phòng HT - KTĐN

18 Trần Thị Kim Thoa Nam Chuyên viên phòng KTĐN

Đại diện cán bộ cấp huyện Ia Pa1 Nguyễn Thế Hùng Nam Phó chủ tịch huyện Ia Pa

2 Tô Văn Hiếu Nam Trưởng phòng dân tộc huyện

3 Nguyễn Phú Nam Chuyên viên phòng dân tộc

4 Nguyễn Cường Nam Trưởng ban QLDA huyện

5 Ksor - H'Che Nam Chủ tịch HPN

6 Siu - D'or Nam Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Amaron

7 Lữ Phúc Phong Nam Trưởng phòng NN PTNT

8 Nguyễn Thanh Lân Nam Phó phòng LĐTBXH

9 Trần Văn Trường Nam Chủ nhiệm HTX Xây dựng K-Tân

10 Huỳnh Vĩnh Hương Nam Trưởng phòng TCKH

B. Đại diện chính quyền địa phương và người dânXã Chư Mố

1 Bùi Xuân Sử Nam Cán Bộ địa chính XD MT

2 Hoàng Văn Nam Nam Cán bộ địa chính NN XD MT

3 Hmah Prơm Nam Hộ làm nông giỏi

Thảo luận nhóm DTTS tại chỗ

4 Ksor Nai Nam Ama Hlale

5 Ksor Bybih Nam Ama Hlale

6 Nay Nsoai Nam Ama Hlale

7 Nay RyMon Nam Ama Hlale

Thảo luận nhóm phụ nữ

8 R’ Ô HĐoai Nữ Amalim 1

9 Rmah Hà Vân Nữ Amalim 2

10 Nay HDjuên Nữ Plei pa ama đá

85

11 Ksor H’ Nhao Nữ Plei pa ơi H’ Briu 2

12 Nay H’ Huyên Nữ Plời Pa Amah Lak

13 Ksor H’ Nhưn Nữ Plei Pa Ơi H’ Briu 1

14 Rahlan H’ Blet Nữ Plei Ehrôh Braih

Xã Ia Broai15 Trương Nguyên Hảo Nam Chủ tịch UBND xã

16 Kpă BarăK Nam Cán bộ địa chính

17 Nay Hơng Nam Già Làng

18 H' Jing Nam Cán bộ phụ nữ

19 Kb Tho Nam Hộ giàu thôn Broai

Thảo luận nhóm dân tộc thiểu số bản địa người Ja Rai

21 Rojar Nam Ea Rniu

22 Nay - Thi Nam Bôn - Hoet

23 Ksor - Theo Nam Bôn Jữ - Uôk

24 Ksor - Nim Nam Bôn Tông Ố

25 Ksor - Khoan Nam Bôn Rniu

26 Ksor - Sen Nam Bôn Tul

27 Ksor - Mơn Nam Bôn Tông Ố

28 Ksor - Ang Nam Bôn Jữ - Uôk

29 Kmah - Blơr Nam Bôn Tông Ố

30 Rahlan - Wil Nam Bôn Tông Ố

31 Nay - Luôn Nam Bôn Tul

32 Rcom ChLuar Nam Bôn Rniu

33 Siu Thêm Nữ Bôn Jữ - Ama Uôk

34 Kpa - Then Nam Bôn Ia Rniu

35 Siu Nghiêm Nam Bôn Ia Rniu

36 Ksor - Khôn Nam Bôn Broái

37 Nay - Yơil Nam Bôn Ia Rniu

38 Rơ.ô Quế Nam Bôn Tul

39 Nay - H' uốt Nam Bôn Jữ - Hoét

40 Ksor - H' char Nam Bôn Ia Rniu

41 Kpa - H'út Nam Bôn Ia Rniu

42 Nay - H'nhuen Nam Bôn Tông Ố

43 Rcom H' jing Nam Bôn Broái

Kon Tum

STT Họ và tên Giới tính Chức vụ, cơ quan công tác

A. Đại diện các cơ sở ban ngành cấp Tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1 Lâm Thị Minh Thủy Nam Phó phòng nông nghiệp

2 Phạm Quốc Long Nam Trưởng phòng Thủy sản

3 Trần Công Lẫm Nam Phó giám đốc TT khuyến nông

4 Vũ Văn Đàn Nam Trưởng Phòng KH tài chính

86

Sở Lao động và Thương binh Xã hội

5 Lâm Quốc Hùng Nam Chuyên viên phòng bảo trợ XH

Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh

6 Siu H Bia Nữ CT hội phụ nữ tỉnh

7 Triệu Thị Linh Nữ Trưởng ban Hỗ trợ Phát triển Kinh tế

Hội Nông dân tỉnh

8 Lê Văn Thanh Nam Trưởng Ban Kinh tế Xã hội

9 Triệu Thị Linh Nữ Trưởng ban hỗ trợ PN phát triển kinh tế

Ban Dân tộc tỉnh

10 Trần Văn Tấn Nam Trưởng phòng chính sách dân tộc tỉnh

11 Nguyễn Thanh Hưng Nam Phó phòng chính sách dân tộc

Ban Chuẩn bị dự án FS tỉnh

12 Trần Văn Trí Nam Phó Giám đốc sở _ GĐ BQLDA

Đại diện cán bộ cấp huyện Kon Rẫy

1 Nguyễn Văn Chung Nam Chánh VP UBND huyện

2 Lê Hữu Phước Nam Phó Chánh Văn phòng

3 Đặng Giã Nam Phó phòng nông nghiệp

4 Huỳnh Ngọc Thái Nam Cán bộ phòng NN&PTNT

5 Nguyễn Trọng Phấn Nam Phó phòng dân tộc

6 Đinh Thị Thuận Nữ CT hội phụ nữ

7 Đinh Xuân Thi Nam Trưởng phòng dân tộc huyện

8 Hoàng Huy Toàn Nam Chuyên viên phòng LĐXH

9 Nguyễn Văn Thủy Nam Trưởng phòng BQLDA

10 Bùi Văn Quang Nam GĐ Cty Lâm nghiệp Kon Rẫy

11 Nguyễn Thị Sen Nữ GĐ Cty TNHH Tú Sen

12 Võ Trung Tiên Nam Cán bộ kỹ thuật - Cty TNHH Tú Sen

B. Đại diện chính quyền địa phương và người dânXã Đắk Ruồng

1 Nguyễn Văn Sánh Nam CT UBND

2 Nguyễn Chí Văn Nam Cán bộ địa chính xã

3 A Điều Nam Hộ sản xuất giỏi (DT Xơ Rá)

4 Hoàng Văn Hồng Nam Trưởng thôn 14

Thảo luận nhóm tại chỗ

5 A Đôi Nam Thôn 10 _ Xã Đắk Ruồng

6 A Phiên Nam Thôn 10 _ Xã Đắk Ruồng

7 A Hoàng Nam Thôn 10 _ Xã Đắk Ruồng

8 A Giao Nam Thôn 10 _ Xã Đắk Ruồng

9 Y Hin Nữ Thôn 10 _ Xã Đắk Ruồng

10 Y Theo Nữ Thôn 10 _ Xã Đắk Ruồng

11 A Châm Nữ Thôn 10 _ Xã Đắk Ruồng

Thảo luận nhóm phụ nữ

12 Lê Thị Làm Nữ CT hội phụ nữ xã

13 Y Hu Nữ Thôn 8_ Làng Kon Nhem

14 Y Nghĩa Nữ Thôn 8_ Làng Kon Nhem

15 Huỳnh Thị Yến Vi Nữ Thôn 9_Kinh

87

16 Nguyễn Thị Vân Nữ Thôn 9_Kinh

17 Nguyễn Thị Song Hương Nữ Thôn 9_Kinh

18 Y Ngọc Nữ Thôn 8_ Làng Kon Nhem

19 Nguyễn Hồng Thuân Nữ Thôn 9_Kinh

Thảo luận nhóm di cư 8 người

Xã Đắk Tờ Re20 Trần Minh Quang Nam CT xã Đắk Tờ Re

21 Võ Anh Quân Nam Phó chủ tịch xã

22 A Dưm Nam Trưởng thôn 8_Kon Đờ Xinh

23 A Vinh Nam Già Làng Thôn 8Thảo luận nhóm di cư kinh tế mới người Kinh

24 Phạm Thị Thái Nữ Thôn 12 - xã Đắk Tờ Re

25 Nguyễn Thị Nhưng Nữ Thôn 12 - xã Đắk Tờ Re

26 Đỗ Thị Đa Nữ Thôn 12 - xã Đắk Tờ Re

27 Nguyễn Thị Chinh Nữ Thôn 12 - xã Đắk Tờ Re

28 Đào Thị Ánh Nữ Thôn 12 - xã Đắk Tờ Re

29 Nguyễn Thị Căng Nữ Thôn 12 - xã Đắk Tờ Re

30 Dương Thị Mai Nữ Thôn 12 - xã Đắk Tờ Re

31 Nguyễn Văn Đông Nam Thôn 12 - xã Đắk Tờ Re

32 Đặng Văn Hòa Nam Thôn 12 - xã Đắk Tờ Re

33 Phạm Quyết Chiến Nam Thôn 12 - xã Đắk Tờ Re

34 Vũ Thư Cúc Nữ Thôn 12 - xã Đắk Tờ Re

35 Nguyễn Bình Toàn Nam Thôn 12 - xã Đắk Tờ Re

Thảo luận nhóm phụ nữ dân tộc Ba Na

36 Y Zoan Nữ Thôn 5 - xã Đắk Tờ Re

37 Y Tươi Nữ Thôn 5 - xã Đắk Tờ Re

38 Y Khưng Nữ Thôn 5 - xã Đắk Tờ Re

39 Y Đức Nữ Thôn 5 - xã Đắk Tờ Re

40 Y Xoan Nữ Thôn 5 - xã Đắk Tờ Re

41 Y Ngưn Nữ Thôn 5 - xã Đắk Tờ Re

42 Y Trêh Nữ Thôn 5 - xã Đắk Tờ Re

43 Y Hgêc Nữ Thôn 5 - xã Đắk Tờ Re

44 Y Hyun Nữ Thôn 5 - xã Đắk Tờ Re

45 Y Xuân Nữ Thôn 5 - xã Đắk Tờ Re

46 Y Khăm Nữ Thôn 5 - xã Đắk Tờ Re

47 Y Blưch Nữ Thôn 5 - xã Đắk Tờ Re

48 Y Đoak Nữ Thôn 5 - xã Đắk Tờ Re

Thảo luận nhóm dân tộc tại chỗ - Xơ Rá

49 Y Buôn Nữ Thôn 1 - xã Đắk Tờ Re

50 Y Nya Nữ Thôn 1 - xã Đắk Tờ Re

51 Y Eo Nữ Thôn 1 - xã Đắk Tờ Re

52 A H'Lấp Nam Thôn 1 - xã Đắk Tờ Re

53 U Roàn Nam Thôn 1 - xã Đắk Tờ Re

88

Quảng Ngãi

STT Họ và tên Giới tính Chức vụ, cơ quan công tác

A. Đại diện các cơ sở ban ngành cấp Tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1 Anh Dương Nam Phó chánh văn phòng

2 Phạm Văn Tuân Nam Trưởng phòng NN

3 Đỗ Kỳ Anh Nam Trưởng phòng Quản lý ngành nghề nông thôn

Sở Lao động và Thương binh Xã hội

4 Đỗ Tiến Tân Nam Trưởng phòng BTXH

5 Nguyễn Hữu Dũng Nam Phó phòng Lao động- việc làm

6 Phan Thị Thanh Thủy Nữ Chuyên viên phòng BTXH

Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh7 Huỳnh Thị Tuyết Nga Nữ Phó chủ tịch hội phụ nữ

8 Trương Thị Hảo Nữ Phòng Xã hội, bạo lực gia đình

Hội Nông dân tỉnh

9 Võ Văn Chính Nam Ct hội nông dân tỉnh

10 Trần Ngọc Vinh Nam Trưởng ban KTXH

11 Võ Văn Quang Nam Phó trưởng ban KTXH

12 Đinh Sung Sung Nam PCT giám đốc trung tâm khuyến nông

13 Nguyễn Đình Trọng Nam Trưởng ban tuyên huấn

14 Lê Trung Việt Nam Phó Văn Phòng

15 Nguyễn Thế Kiều Nam CT hội nông dân Trà Bồng

16 Nguyễn Văn Khang Nam CT hội nông dân Minh Long

Ban Dân tộc tỉnh17 Nguyễn Vương Nam Phó trưởng Ban dân tộc

Ban Chuẩn bị dự án FS tỉnh

18 Lê Tấn Hùng Nam Phó giám đốc sở KH&ĐT

19 Trần Hoài Thu Nam Phó trưởng phòng KTĐN

20 Trần Hoàng Vĩnh Nam Phó trưởng phòng VHXH

Đại diện cán bộ cấp huyện Ba Tơ1 Thành Minh Thuận Nam Phó Phòng TC -KH

2 Nguyễn Quang Vinh Nam Trưởng Phòng NN PTNT

3 Nguyễn Văn Triệu Nam Trưởng Phòng LĐ TB XH

4 Phạm Văn Dũng Nam Phó Phòng Dân Tộc

5 Phan Quang Đức Nam Phó VP HĐND _ UBND

6 Nguyễn Thị Hòa Nữ Chủ Tịch Hội PN Huyện

7 Anh Nam Nam Giám độc DN Lâm nghiệp Đại Nam

8 Nguyễn Công Thành Nam GĐ XÍ nghiệp xây dựng Ba TƠ

B. Đại diện chính quyền địa phương và người dânXã Ba Trang

1 Phạm Văn Mang Nam Bí Thư Đảng Ủy Xã

2 Phạm Văn Chép Nam Phó Bí thư Đảng Ủy

3 Phạm Văn Mia Nam Chủ Tịch UB MTTQ Xã

89

4 Nguyễn Văn Long Nam VP UBND Xã

5 Phạm Thị Bích Nữ Địa Chính Xây Dựng

6 Đinh Văn Gối Nam Chủ Tịch Hội ND Xã

7 Phạm Văn Sâm Nam Bí Thư Đoàn Xã

8 Phạm Văn Rà Nam Thôn Trưởng - Con Dóc

9 Phạm Thị Mái Nữ Chủ Tịch Hội LHPN Xã

10 Phạm Văn Huyết Nam Thôn Trưởng - Con Riêng

11 Nguyễn Thị Thanh Trà Nữ Tài Chính Xã

12 Phạm Thị Hà Nữ Hội Viên PN

13 Phạm Thị Chốc Nữ Hội Viên PN

14 Phạm Thị Mật Nữ Hội Viên PN

15 Phạm Thị Ban Nữ Hội Viên PN

16 Phạm Thị Manh Nữ Hội Viên PN

17 Phạm Thị Gơ Nữ Hội Viên PN

18 Phạm Thị Rế Nữ Hội Viên PN

19 Phạm Văn Mon Nam Chủ Tịch UBND Xã

20 Phạm Văn Ghe Nam Hộ sản xuất giỏi

Thảo luận nhóm phụ nữ

21 Phạm thị Mái Nữ Hội trưởng phụ nữ xã

22 Phạm Thị Vân Nữ Ban chấp hành hội PN xã

23 Phạm Thị Trốc Nữ Dân tộc Hrê – Xã Ba Trang

24 Phạm Thị Rế Nữ Dân tộc Hrê – Xã Ba Trang

25 Phạm Thị Hà Nữ Dân tộc Hrê – Xã Ba Trang

26 Phạm Thị Mặc Nữ Dân tộc Hrê – Xã Ba Trang

27 Phạm Thị Gơ Nữ Dân tộc Hrê – Xã Ba Trang

28 Phạm Thị Măn Nữ Dân tộc Hrê – Xã Ba Trang

Xã Ba Khâm

29 Lê Bá Độ Nam Phó chủ tịch xã (CT600)

30 Phạm Văn Tập Nam Hộ khá thôn _ Nước Giá

31 Phạm Văn Lan Nam Cán bộ địa chính

Trưởng thôn

Thảo luận nhóm DT tại chỗ

32 Trần Phương Đông Nam Dân tộc Hrê – sinh năm 1948, Thôn Đồng Răm

33 Phạm Văn Ớ Nam Dân tộc Hrê – sinh năm 1972, Thôn Đồng Răm

34 Phạm Văn Cương Nam Dân tộc Hrê – sinh năm 1989, Thôn Đồng Răm

35 Phạm Văn E Nam Dân tộc Hrê – sinh năm 1974, Thôn Đồng Răm

36 Phạm Văn Luông Nam Dân tộc Hrê – sinh năm 1983, Thôn Đồng Răm

37 Phạm Văn Ghêu Nam Dân tộc Hrê – sinh năm 1968, Thôn Đồng Răm

38 Phạm Văn Ngúy Nam Dân tộc Hrê – sinh năm 1976, Thôn Đồng Răm

39 Phạm Văn Xung Nam Dân tộc Hrê – sinh năm 1956, Thôn Đồng Răm

Thảo luận nhóm phụ nữ

40 Phạm Thi Gỗi Nữ Dân tộc Hrê – 54 tuổi, Thôn Đồng Răm

41 Phạm Thi Búp Nữ Dân tộc Hrê – 24 tuổi, Thôn Đồng Răm

42 Phạm Thị Thây Nữ Dân tộc Hrê – 25 tuổi, Thôn Đồng Răm

43 Phạm Thị Bếch Nữ Dân tộc Hrê – 23 tuổi, Thôn Đồng Răm

90

44 Phạm Thị Thương Nữ Dân tộc Hrê – 36 tuổi, Thôn Đồng Răm

45 Đinh Thị Keo Nữ 30 tuổi, Thôn Đồng Răm

46 Đinh Thị Chăm Nữ 32 tuổi, Thôn Đồng Răm

47 Nguyễn Thị Ánh Sương Nữ 30 tuổi, Thôn Đồng Răm

91

Quảng Nam

STT Họ và tên Giới tính Chức vụ, cơ quan công tác

Đại diện các cơ sở ban ngành cấp Tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1 Anh Thành Nam Phó phòng kế hoạch Tài chính

Sở Lao động và Thương binh Xã hội

2 Trương Thị Xuân Nữ Phó Giám đốc sở

3 Văn Lê Nam Chuyên viên bảo trợ xã hội

4 Anh Khanh Nam Cán bộ sở

Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh

5 Đặng Thị Lệ Thủy Nữ Phó chủ tịch hội

6 Huỳnh Thị Tuyết Nữ Phó chủ tịch hội

7 Hồ Thị Minh Hoàng Nữ Chuyên viên Ban tôn giáo

Hội Nông dân tỉnh8 Nguyễn Út Nam Trưởng ban kinh tế

Ban Dân tộc tỉnh

9 Lê Thị Thủy Nữ Phó ban dân tộc tỉnh

10 Nguyễn Văn Thân Nam Phó phòng chính sách

Ban Chuẩn bị dự án FS tỉnh

11 Lâm Quang Thành Nam Giám đốc Ban Chuẩn bị Dự ánĐại diện cán bộ cấp huyện Phước Sơn

1 Đoàn Văn Thông Nam Phó Chủ Tịch UBND Huyện Phước Sơn

2 Trần Anh Nam Giám Đốc BQLDA Huyện Phước Sơn

3 Võ Văn Ba Nam Phó Trưởng Phòng LĐTBXH

4 Nguyễn Đức Toàn Nam Phó Trưởng Phòng NN PTNT

5 Lô Đình Tài Nam Phó Văn Phòng HĐND_UBND

6 Nguyễn Thị Thu Hiệp Nữ Phó Chủ Tịch Hội PN Huyện

7 Nguyễn Đình Toàn Nam GĐ Doanh nghiệp Xây dựng

8 Nguyễn Văn Phước Nam Trưởng phòng Dân tộc

9 Nguyễn Thành Hà Nam Phó trưởng phòng Dân tộcĐại diện cán bộ cấp Xã

Xã Phước Chánh1 Hưng Nam Phó Chủ tịch xã

2 Dũng Nam Phó chủ tịch HĐND

3 Nguyễn Văn Nam Nam Cán bộ địa chính

4 Linh Nam Bí thư

5 Hồ Văn Nhem Nam Già làng

6 Hồ Thị Dương Nam Hộ sản xuất giỏi

Thảo luận nhóm phụ nữ

7 Hồ Thị Đỡ Nữ Dân tộc B h'noong -29 tuổi, thôn 2

8 Hồ Thị Bé Nữ Dân tộc B h'noong -25 tuổi, thôn 2

9 Hồ Thị Man Nữ Dân tộc B h'noong -35 tuổi, thôn 2

10 Hồ Thị Thanh Nữ Dân tộc B h'noong -22 tuổi, thôn 2

11 Hồ Thị Loai Nữ Dân tộc B h'noong -21 tuổi, thôn 2

92

12 Hồ Thị Lai Nữ Dân tộc B h'noong -24 tuổi, thôn 2

13 Hồ Thị Đuôi Nữ Dân tộc B h'noong -28 tuổi, thôn 2

14 Hồ Thị Bôn Nữ Dân tộc B h'noong -30 tuổi, thôn 2

15 Hồ Thị Lãi Nữ Dân tộc B h'noong -23 tuổi, thôn 2

Thảo luận nhóm dân tộc tại chỗ - Bh’Noong (nhánh của Giẻ Triêng)

16 Hồ Nhiêu Nam Dân tộc B h'noong -Thôn 3 Rot Rot

17 Đinh Văn Vía Nam Thôn 3 Rot Rot

18 Hồ Văn Bong Nam Dân tộc B h'noong -Thôn 3 Rot Rot

19 Hồ Thị Thi Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3 Rot Rot

20 Hồ Thị Thơm Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3 Rot Rot

21 Hồ Thị Thắm Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3 Rot Rot

22 Hồ Thị Bia Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3 Rot Rot

23 Hồ Thị Phước Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3 Rot Rot

24 Hồ Thị Thui Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3 Rot Rot

Xã Phước Thành

25 Nguyễn Thiện Nam Phó Chủ tịch 600

26 Đinh Văn Qua Nam Chủ tịch

27 Hứa Văn … Nam Cán bộ địa chính

28 Hồ Văn Trình Nam Trưởng thôn 4b

29 Hồ Văn Ngòi Nam Hộ sản xuất giỏi, 64t, thôn 4b

Thảo luận nhóm phụ nữ

30 Hồ Thị Hoa Nữ Dân tộc B h'noong -28 tuổi, thôn 4b

31 Hồ Thị Huệ Nữ Dân tộc B h'noong -27 tuổi, thôn 4b

32 Hồ Thị Thanh Nữ Dân tộc B h'noong -23 tuổi, thôn 4b

33 Hồ Thị Hoa Nữ Dân tộc B h'noong -40 tuổi, thôn 4b

34 Hồ Thị Đàm Nữ Dân tộc B h'noong -19 tuổi, thôn 4b

35 Hồ Thị Phà Nữ Dân tộc B h'noong -24 tuổi, thôn 4b

36 Hồ Thị Pho Nữ Dân tộc B h'noong -36 tuổi, thôn 4b

37 Hồ Thị Đan Nữ Dân tộc B h'noong -27 tuổi, thôn 4b

38 Hồ Thị Vân Nữ Dân tộc B h'noong -26 tuổi, thôn 4b

39 Hồ Thị Phai Nữ Dân tộc B h'noong -27 tuổi, thôn 4b

Thảo luận nhóm dân tộc tại chỗ - B h'noong (nhánh của Giẻ Triêng)

40 Hồ Văn Hải Nam Dân tộc B h'noong -Thôn 3

41 Hồ văn Riêng Nam Dân tộc B h'noong -Thôn 3

42 Hồ Văn Sóc Nam Dân tộc B h'noong -Thôn 3

43 Hồ thị Khơ Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3

44 Hồ Thị Mim Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3

42 Hồ Thị Khai Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3

43 Hồ Thị Mẫu Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3

44 Hồ thị Miên Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3

45 Hồ Thị Vương Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3

46 Hồ thị Ếch Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3

47 Hồ Thị thủy Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3

48 Hồ Thị Trung Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3

49 Hồ Thị Hoa Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3

93

50 Hồ Thị Inh Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3

51 Hồ Thị Khag Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3

52 Hồ Văn Nương Nam Dân tộc B h'noong -Thôn 3

53 Hồ Thị Phanh Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3

54 Hồ Văn Kem Nam Dân tộc B h'noong -Thôn 3

55 Hồ Thị Khanh Nữ Dân tộc B h'noong -Thôn 3