67
1 Phn 1 LÝ LUN KHÁM NGHIM HIỆN TRƯỜNG I. NHN THC CHUNG VHIỆN TRƯỜNG 1. Khái nim vhiện trường Hiện trường là mt thut ngđược sdng phbiến trong đời sng xã hi và trong nhiu ngành khoa học, trong đó có Khoa học hình sự. Để hiu rõ khái nim hiện trường trong khoa hc hình s, cn phi tìm hiu các quan nim vhiện trường nói chung. Theo Tđiển Tiếng Vit, Vin ngôn nghọc năm 2001: “Hiện trường là nơi xảy ra sviệc”; Từ điển Bách khoa Công an nhân dân, năm 2005: “Hiện trường là nơi din ra svic hay hoạt động thc tế”. Nơi ở đây được hiu là mt địa điểm nhất định trong không gian và có mt khong thi gian nhất định cho svic xy ra. Sviệc được nêu là nhng svic xy ra mang tính cht bt knhư hoạt động văn nghệ, ththao, vtrm cp tài sn, vcháy,…. Điều đó có nghĩa là mọi svt, hiện tượng, quá trình… nào đó xảy ra trong hin thc khách quan thì đều phi gn vi không gian, thời gian xác định, hay nói cách khác mi hoạt động xy ra trong hin thực khách quan đều phi có hiện trường. Đây là các quan nim có tính khái quát chung nht vhiện trường nhưng những quan nim trên chưa chỉ rõ cthtính cht ca svic xy ra. Trong công tác đấu tranh và phòng nga ti phm, hiện trường được dùng để chnơi xảy ra ván giết người, vcướp tài sn, vtai nn, tnn, vcháy, sckthuật… hoặc nơi phát hiện du vết, vt chng ca ti phạm, nơi phát hin tthi chưa được làm rõ nguyên nhân… Những loi vviệc đó đều thuc đối tượng điều tra của cơ quan bảo vpháp luật. Đây là nhng vvic xâm hi đến khách thđược pháp lut hình sbo v, nhng loi vviệc đó được gi là vvic mang tính hình s. Vvic mang tính hình slà nhng vvic xy ra làm phương hại đến nhng khách thđược Blut hình sbo v, gây nhng hu qutác hi nhất định, làm ảnh hưởng đến an ninh quc gia và trt tan toàn xã hội, đó là hiện tượng vt cht, tn ti khách quan luôn din ra tại địa điểm, phm vi không gian, trong mt khong thời gian xác định. Khái nim hiện trường theo quan điểm ca Khoa hc hình s: Hiện trường là nơi xảy ra, nơi phát hiện vvic mang tính hình s. Nhng vvic mang tính hình strong đó bao hàm những ván, nhng vtai nn, tnn xã hi, đó có hoc không có ti phạm. Đó là nơi mà cơ quan thực thi pháp lut cn tiến hành khám nghiệm để phát hin, thu thp du vết, vt chứng, cũng như những thông tin làm sáng tcác tình tiết ca vviệc đã xảy ra. Nơi xảy ra vvic mang tính

Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

1

Phần 1

LÝ LUẬN KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG

I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ HIỆN TRƯỜNG

1. Khái niệm về hiện trường

Hiện trường là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội

và trong nhiều ngành khoa học, trong đó có Khoa học hình sự. Để hiểu rõ khái

niệm hiện trường trong khoa học hình sự, cần phải tìm hiểu các quan niệm về

hiện trường nói chung.

Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học năm 2001: “Hiện trường là

nơi xảy ra sự việc”; Từ điển Bách khoa Công an nhân dân, năm 2005: “Hiện

trường là nơi diễn ra sự việc hay hoạt động thực tế”. Nơi ở đây được hiểu là một

địa điểm nhất định trong không gian và có một khoảng thời gian nhất định cho

sự việc xảy ra. Sự việc được nêu là những sự việc xảy ra mang tính chất bất kỳ

như hoạt động văn nghệ, thể thao, vụ trộm cắp tài sản, vụ cháy,…. Điều đó có

nghĩa là mọi sự vật, hiện tượng, quá trình… nào đó xảy ra trong hiện thực khách

quan thì đều phải gắn với không gian, thời gian xác định, hay nói cách khác mọi

hoạt động xảy ra trong hiện thực khách quan đều phải có hiện trường. Đây là các

quan niệm có tính khái quát chung nhất về hiện trường nhưng những quan niệm

trên chưa chỉ rõ cụ thể tính chất của sự việc xảy ra.

Trong công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, hiện trường được dùng

để chỉ nơi xảy ra vụ án giết người, vụ cướp tài sản, vụ tai nạn, tệ nạn, vụ cháy,

sự cố kỹ thuật… hoặc nơi phát hiện dấu vết, vật chứng của tội phạm, nơi phát

hiện tử thi chưa được làm rõ nguyên nhân… Những loại vụ việc đó đều thuộc

đối tượng điều tra của cơ quan bảo vệ pháp luật. Đây là những vụ việc xâm hại

đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ, những loại vụ việc đó được gọi là

vụ việc mang tính hình sự. Vụ việc mang tính hình sự là những vụ việc xảy ra

làm phương hại đến những khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ, gây những

hậu quả tác hại nhất định, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn

xã hội, đó là hiện tượng vật chất, tồn tại khách quan luôn diễn ra tại địa điểm,

phạm vi không gian, trong một khoảng thời gian xác định.

Khái niệm hiện trường theo quan điểm của Khoa học hình sự: Hiện trường

là nơi xảy ra, nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự. Những vụ việc mang tính

hình sự trong đó bao hàm những vụ án, những vụ tai nạn, tệ nạn xã hội, ở đó có

hoặc không có tội phạm. Đó là nơi mà cơ quan thực thi pháp luật cần tiến hành

khám nghiệm để phát hiện, thu thập dấu vết, vật chứng, cũng như những thông

tin làm sáng tỏ các tình tiết của vụ việc đã xảy ra. Nơi xảy ra vụ việc mang tính

Page 2: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

2

hình sự là phạm vi không gian mà ở đó trực tiếp diễn ra sự tác động giữa các đối

tượng vật chất liên quan đến vụ việc mang tính hình sự. Trong nhiều trường

hợp, nơi phát hiện vụ việc có khi không phải là nơi xảy ra vụ việc mang tính

hình sự. Nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự là địa điểm tồn tại những dấu

vết, vật chứng phản ánh có vụ việc mang tính hình sự đã xảy ra. Có những vụ

việc xảy ra chỉ xác định được nơi phát hiện, không thể xác định được nơi trực

tiếp xảy ra vụ việc đó. Ví dụ như phát hiện tử thi trôi trên sông, trong trường

hợp này đó là nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự, chưa xác định được nơi

xảy ra vụ việc là ở đâu (nơi nạn nhân nhảy, bị ngã hoặc bị vứt xuống sông).

Bất kỳ một vụ việc mang tính hình sự nào đã hoặc đang xảy ra chúng ta

đều có thể xác định được địa điểm, thời gian xảy ra, ở đó tồn tại những thông tin

phản ánh về vụ việc. Vụ việc mang tính hình sự xảy ra thực chất là quá trình tác

động giữa các đối tượng vật chất, trong đó mỗi đối tượng vừa là đối tượng tác

động, vừa là đối tượng bị tác động, đối tượng bị tác động mang những thông tin

phản ánh về đối tượng tác động. Quá trình tác động của các đối tượng vật chất,

con người có thể nhận biết, lưu giữ và tái hiện lại thông qua tư duy trừu tượng,

được gọi là phản ánh nhận thức. Mặt khác, sự tác động giữa các đối tượng vật

chất còn làm xuất hiện hay mất đi một phần vật thể, các dấu hiệu, đặc điểm của

vật thể; gây ra sự biến đổi ở các sự vật có liên quan hoặc trong môi trường vật

chất xung quanh và tồn tại dưới các dạng vật chất cụ thể, được gọi là phản ánh

vật chất. Cả hai dạng phản ánh nêu trên đều phản ánh về một sự việc, hiện tượng

đã xảy ra. Những phản ánh này cung cấp thông tin về diễn biến của vụ việc

mang tính hình sự và rất có ý nghĩa cho quá trình phát hiện, điều tra và phòng

ngừa tội phạm. Mặt khác, giữa đối tượng tác động, đối tượng bị tác động và môi

trường xung quanh có mối quan hệ với nhau, chúng tác động lẫn nhau và phản

ánh lẫn nhau

Khi nhận thức đầy đủ các đối tượng vật chất tham gia trong quá trình xảy

ra vụ việc mang tính hình sự, nhận thức được mối quan hệ giữa chúng, xác định

được các phản ánh hình thành thì chúng ta mới xác định một cách toàn diện ý

nghĩa hình sự của hiện trường, đây là cơ sở khoa học để thu thập dấu vết, vật

chứng tại hiện trường và mẫu so sánh nhằm xác định chứng cứ chứng minh các

tình tiết, diễn biến vụ việc trong quá trình điều tra.

2. Phân loại hiện trường

- Mục đích phân loại hiện trường

+ Phân loại hiện trường là cơ sở quan trọng giúp cho việc tổ chức, bố trí

lực lượng, phương tiện trong quá trình bảo vệ hiện trường. Nhận biết được từng

Page 3: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

3

loại hiện trường sẽ đảm bảo cho công tác bảo vệ hiện trường được triển khai

nhanh chóng, đồng bộ, đúng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

+ Việc phân chia thành hiện trường vụ có người chết chưa rõ nguyên nhân,

hiện trường vụ cướp tài sản, hiện trường vụ cháy… và từng loại hiện trường đó

có bị xáo trộn hay còn nguyên vẹn là cơ sở để người lãnh đạo chỉ huy thuộc Cơ

quan điều tra các cấp quyết định việc điều động lực lượng, sử dụng loại phương

tiện thiết bị khám nghiệm và áp dụng biện pháp thích hợp để triển khai kịp thời,

nhanh chóng công tác khám nghiệm hiện trường nhằm góp phần điều tra làm rõ

vụ việc xảy ra.

+ Nhận thức được loại hiện trường cần khám nghiệm là cơ sở để người chủ

trì, người tham gia khám nghiệm quyết định áp dụng phương pháp, sử dụng

phương tiện khám nghiệm để đạt mục đích của quá trình khám nghiệm. Từ đó

đảm bảo cho quá trình phát hiện, thu thập và khai thác dấu vết, vật chứng đạt

hiệu quả cao nhất.

+ Kết quả phân loại hiện trường là cơ sở để ghi tên vụ việc trong biên bản

khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi, sơ đồ hiện trường và

khái quát báo cáo kết luận vụ việc sau khi khám nghiệm.

- Căn cứ phân loại hiện trường

+ Căn cứ vào tính chất vụ việc đã xảy ra có:

Hiện trường vụ có người chết;

Hiện trường vụ có người bị thương;

Hiện trường vụ tai nạn giao thông;

Hiện trường vụ tai nạn lao động;

Hiện trường vụ trộm cắp tài sản;

Hiện trường vụ cướp tài sản;

Hiện trường vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

Hiện trường vụ hiếp dâm;

Hiện trường vụ ngộ độc;

Hiện trường vụ vi phạm về môi trường;

Hiện trường vụ cháy, nổ, sự cố kỹ thuật;

Hiện trường vụ rải tờ rơi, viết khẩu hiệu có nội dung phản động…

Cách phân loại trên là dựa vào nhóm các vụ việc xảy ra, nhưng hiện trường

các vụ việc mang tính hình sự trong thực tế xảy ra khác nhau, vì vậy các loại

Page 4: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

4

hiện trường trên còn có thể chia thành nhiều loại hiện trường cụ thể khác nhau.

Ví dụ: Hiện trường có người chết còn có thể chia thành hiện trường có người

chết do súng đạn, hiện trường có người chết dưới nước, hiện trường có người

chết do ngộ độc…

+ Căn cứ vào đặc điểm phạm vi không gian nơi xảy ra, nơi phát hiện vụ

việc có:

Hiện trường trong nhà;

Hiện trường ngoài trời;

Hiện trường vừa ngoài trời vừa trong nhà;

Hiện trường trên các phương tiện giao thông;

Hiện trường dưới nước…

+ Căn cứ vào diễn biến vụ việc có:

Hiện trường nơi xảy ra vụ việc mang tính hình sự. Hiện trường xảy ra vụ

việc là nơi trực tiếp diễn ra các hành vi của con người và sự tác động của các đối

tượng vật chất khác liên quan đến vụ việc mang tính hình sự. Tại hiện trường có

thể tồn tại nhiều dấu vết, vật chứng quan trọng nếu được phát hiện, khai thác tốt

sẽ là cơ sở để tái hiện toàn bộ vụ việc đã xảy ra.

Hiện trường nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự. Hiện trường nơi phát

hiện vụ việc mang tính hình sự là địa điểm phát hiện dấu vết, vật chứng, tử thi…

phản ánh có vụ việc mang tính hình sự đã xảy ra. Dấu vết, vật chứng, thông tin

tài liệu tồn tại ở hiện trường nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự phản ánh

các đối tượng vật chất tham gia trong quá trình xảy ra vụ việc nên có ý nghĩa đối

với hoạt động điều tra.

Nếu xét về diễn biến quá trình của con người khi thực hiện hành vi phạm

tội, thì tội phạm thường diễn ra qua các giai đoạn: chuẩn bị, thực hiện và che

giấu hành vi phạm tội. Cho nên, đối với các vụ án hình sự có thể phân chia hiện

trường thành nhiều khu vực khác nhau:

* Khu vực chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội;

* Khu vực thực hiện hành vi phạm tội;

* Khu vực che giấu hành vi phạm tội;

+ Căn cứ vào tình trạng hiện trường:

Việc xác định tình trạng hiện trường dựa trên cơ sở kết quả quan sát hiện

trường, những thông tin thu thập được khi đến hiện trường.

Page 5: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

5

* Hiện trường nguyên vẹn là hiện trường khi khám nghiệm dấu vết, vật

chứng và cảnh vật ở hiện trường chưa bị thay đổi, xáo trộn. Do dấu vết, vật

chứng không bị thay đổi nên việc nghiên cứu phát hiện cũng như thu thập, khai

thác chúng thuận lợi, đồng thời dễ xác định quan hệ giữa các dấu vết, vật chứng

giúp cho đánh giá kết luận vụ việc được chính xác, khách quan.

* Hiện trường xáo trộn là hiện trường khi tiến hành khám nghiệm thì các

dấu vết, vật chứng cảnh vật ở hiện trường đã có sự thay đổi, mất mát, hư hỏng.

Đối với loại hiện trường này vị trí, trạng thái, đặc điểm của dấu vết, vật chứng

có sự thay đổi dẫn đến việc nghiên cứu phát hiện, xác định dấu vết, vật chứng

liên quan đến vụ việc sẽ khó khăn, phức tạp hơn. Nhiều trường hợp, do hiện

trường xáo trộn quá nhiều, làm cho việc nghiên cứu phát hiện, khai thác dấu vết,

vật chứng không chính xác dẫn đến không kết luận được hoặc kết luận không

chính xác.

II. KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG

1. Nhận thức chung về khám nghiệm hiện trường

- Khái niệm khám nghiệm hiện trường

Trong quá trình điều tra khám phá tội phạm, khám nghiệm hiện trường là

một trong những mắc xích quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của

quá trình này. Khám nghiệm hiện trường được xác định là một bộ phận trọng

yếu của công tác điều tra tại hiện trường, góp phần thu thập chứng cứ cũng như

giúp cho việc xây dựng kế hoạch điều tra, tiến hành các biện pháp điều tra khác

phù hợp, đúng hướng.

Khám nghiệm hiện trường là hoạt động tố tụng hình sự, là quá trình tổ

chức nghiên cứu phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá dấu vết, vật

chứng và những tin tức tài liệu có liên quan trực tiếp tại hiện trường, nhằm làm

rõ tính chất vụ việc, người thực hiện và các tình tiết khác của vụ việc mang tính

hình sự.

+ Vị trí của khám nghiệm hiện trường trong điều tra hình sự là: “hoạt động

điều tra Tố tụng hình sự”, “hoạt động thu thập thông tin..”.

+ Địa điểm tiến hành khám nghiệm hiện trường: Nơi xảy ra, nơi phát hiện

vụ việc mang tính hình sự.

+ Nội dung của khám nghiệm hiện trường là “tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ,

mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết

của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án”, nghiên cứu đánh giá các

dấu vết vật chứng và những tin tức tài liệu, phát hiện thu thập thông tin, dấu vết,

vật chứng của tội phạm hoặc nghi có liên quan đến tội phạm,…

Page 6: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

6

+ Đối tượng nghiên cứu của khám nghiệm hiện trường là các phản ánh vật

chất có ý nghĩa hình sự tồn tại ở hiện trường. Các phản ánh nhận thức như lời

khai, tin tức có liên quan là hệ quả của vụ việc mang tính hình sự, cũng hình

thành, tồn tại ở hiện trường, cần phải được nghiên cứu thu thập để làm rõ bản

chất sự việc. Bởi vì, các phản ánh vật chất và phản ánh nhận thức đều là phản

ánh về một vụ việc, đây là hai mặt của một vấn đề. Tuy nhiên, phương pháp,

cách thức nghiên cứu, phát hiện, thu thập lại rất khác nhau. Trong khám nghiệm

hiện trường có nghiên cứu những phản ánh nhận thức, nhằm hỗ trợ để thực hiện

tốt việc nghiên cứu các phản ánh vật chất. Tóm lại, những tin tức có liên quan

cũng là đối tượng cần nghiên cứu trong khám nghiệm hiện trường, nhưng nó chỉ

có ý nghĩa bổ trợ, còn đối tượng chính của khám nghiệm hiện trường là các phản

ánh vật chất, khoa học điều tra hình sự gọi là dấu vết, vật chứng.

Quá trình khám nghiệm phải tuân thủ quy định của Điều 4 “Tôn trọng và

bảo vệ các quyền cơ bản của công dân”; Điều 7 “Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ,

danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân”; Điều 75 “Thu thập và bảo quản vật

chứng” Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Để phù hợp với thực tiễn điều tra, Bộ

Công an đã ra Chỉ thị số 02 /2001/CT-BCA (C11) ngày 06/02/2001 về “Công

tác khám nghiệm hiện trường trong lực lượng Công an nhân dân” và Quy chế

ban hành theo quyết định số 57/2001/QĐ-BCA (C11) ngày 06/02/2001 về “Phân

công trách nhiệm giữa các lực lượng Công an nhân dân trong công tác khám

nghiệm hiện trường”.

- Nhiệm vụ khám nghiệm hiện trường

+ Điều tra thu thập, phân tích chọn lọc những tin tức tài liệu có liên quan

đến hiện trường và sự việc xảy ra nhằm phục vụ cho việc đánh giá về hiện

trường, định hướng cho các hoạt động chiến thuật xuất phát từ hiện trường.

Những thông tin cần thu thập: thông tin phản ánh về thời gian xảy ra vụ việc, về

người phát hiện, về tung tích lai lịch và mối quan hệ của nạn nhân, đặc điểm

nhận dạng thủ phạm, những thay đổi của các dấu vết, vật chứng trong quá trình

bảo vệ hiện trường...

+ Ghi nhận vị trí, trạng thái và quang cảnh chung của hiện trường bằng

cách mô tả vào biên bản khám nghiệm hiện trường, vẽ sơ đồ hiện trường và

chụp ảnh hiện trường. Hiện trường chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định,

nhưng việc nghiên cứu địa điểm, phạm vi không gian, trạng thái và quang cảnh

của hiện trường phải thực hiện trong suốt quá trình điều tra vụ án. Do đó, cần

phải ghi nhận vị trí, trạng thái, quang cảnh của hiện trường và mối tương quan

giữa phạm vi hiện trường với vùng lân cận.

Page 7: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

7

+ Áp dụng các biện pháp, phương pháp khoa học và sử dụng phương tiện

kỹ thuật chuyên dùng hỗ trợ nhằm phát hiện, thu lượm và bảo quản toàn bộ dấu

vết vật chứng có ở hiện trường. Hiện trường vụ việc mang tính hình sự luôn tồn

tại các phản ánh vật chất, đó là các dấu vết, vật chứng. Các phản ánh vật chất

chứa đựng những thông tin phản ánh về diễn biến hành động của con người, quá

trình tác động giữa các đối tượng vật chất. Dấu vết, vật chứng tồn tại dưới nhiều

dạng khác nhau, trong đó có nhiều loại rất khó phát hiện, nên cần có phương tiện

kỹ thuật hỗ trợ nhằm phát hiện được tất cả các dấu vết, vật chứng. Nếu không

phát hiện được dấu vết, vật chứng thì không thể nghiên cứu đánh giá xác định cơ

chế hình thành và khai thác các thông tin để làm rõ diễn biến và tình tiết của vụ

việc.

+ Nghiên cứu, đánh giá tất cả các dấu vết, vật chứng và những tin tức, tài

liệu thu thập được nhằm xác lập chứng cứ pháp lý và định hướng cho các hoạt

động điều tra tiếp theo.

+ Lập hồ sơ khám nghiệm hiện trường vụ việc mang tính hình sự theo đúng

yêu cầu pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ của ngành Công an. Hồ sơ khám nghiệm

hiện trường vụ việc mang tính hình sự bao gồm: Biên bản khám nghiệm hiện

trường, bản ảnh hiện trường, sơ đồ hiện trường, báo cáo khám nghiệm hiện

trường (và biên bản khám nghiệm tử thi, bản ảnh khám nghiệm tử thi đối với

hiện trường có người chết). Khi xây dựng các tài liệu này phải theo mẫu quy

định, nội dung của từng loại tài liệu phải đáp ứng chính xác, khách quan, toàn

diện, đúng luật nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của hoạt động khám nghiệm hiện

trường.

+ Phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác phòng ngừa tội phạm,

những nguyên nhân điều kiện nảy sinh tội phạm, xác định phương thức, thủ

đoạn hoạt động mới của tội phạm, từ đó đề xuất các biện pháp thích hợp để

phòng ngừa, ngăn chặn một cách tích cực và đấu tranh có hiệu quả đối với các

loại tội phạm.

- Yêu cầu khi khám nghiệm hiện trường

+ Đảm bảo yêu cầu pháp lý: Khám nghiệm hiện trường vụ việc mang tính

hình sự là hoạt động điều tra tố tụng, do đó quá trình tổ chức khám nghiệm hiện

trường phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Cụ thể dựa vào các văn bản

sau:

* Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

* Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004

Page 8: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

8

* Các chỉ thị, quyết định của Bộ Công an như: Chỉ thị số 02/2001/CT-BCA

(C11), ngày 06/02/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác khám nghiệm

hiện trường của lực lượng Công an nhân dân; Quyết định số 57/2001/QĐ-BCA

(C11), ngày 06/02/2001 ban hành quy chế phân công trách nhiệm giữa các lực

lượng Công an nhân dân trong công tác khám nghiệm hiện trường; Thông tư số

76/2011/QĐ-BCA ngày 22/11/2011 quy định phân công trách nhiệm và quan hệ

phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng

Cảnh sát nhân dân.

+ Đảm bảo yêu cầu khẩn trương, nhanh chóng, kịp thời: Ở hiện trường vụ

việc mang tính hình sự, các dấu vết vật chứng luôn chịu sự tác động của các yếu

tố khách quan và chủ quan nên dễ bị thay đổi, phá huỷ, hiện trường dễ bị xáo

trộn. Vì thế khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi cần triển khai kịp

thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các biến đổi có thể xảy ra đối với hiện

trường, dấu vết, vật chứng. Mặt khác, kết quả khám nghiệm hiện trường vụ việc

mang tính hình sự là cơ sở để quyết định nội dung các biện pháp tố tụng hình sự

ở giai đoạn tiếp theo, do đó khám nghiệm hiện trường cần được tiến hành một

cách khẩn trương nhằm thu thập, phân tích các thông tin để định hướng xây

dựng kế hoạch điều tra tiếp theo.

+ Đảm bảo yêu cầu kế hoạch hóa: Quá trình khám nghiệm phải được lập kế

hoạch và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Việc lập kế hoạch đối với khám

nghiệm hiện trường là một yếu tố quan trọng, vừa đảm bảo yêu cầu về tính cấp

bách, vừa thể hiện sự phối hợp có hiệu quả của các lực lượng nghiệp vụ.

Tính kế hoạch trong khám nghiệm hiện trường thể hiện trong việc chuẩn bị

nhân lực, phương tiện kỹ thuật và trình tự giải quyết các công việc ở hiện trường

của từng lực lượng tham dự khám nghiệm. Đồng thời còn thể hiện ở sự phối hợp

điều động phương tiện giao thông để đưa lực lượng đến hiện trường.

+ Đảm bảo yêu cầu bí mật: Khám nghiệm hiện trường là công tác nghiệp

vụ điều tra, trong quá trình thực hiện sử dụng rất nhiều phương pháp, biện pháp

nghiệp vụ chuyên sâu, và kết quả khám nghiệm hiện trường giúp định hướng

quá trình điều tra, do vậy yêu cầu đặt ra là phải giữ bí mật tuyệt đối. Những

người tham gia, tham dự khám nghiệm hiện trường không được cung cấp thông

tin về hiện trường cho bất cứ ai không có trách nhiệm. Người chủ trì khám

nghiệm phải quán triệt để người tham gia, tham dự khám nghiệm biết, trước khi

triển khai khám nghiệm hiện trường.

+ Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nghiệp vụ: Khi tiến

hành khám nghiệm cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các lực lượng

nghiệp vụ như Điều tra viên, cán bộ Kỹ thuật hình sự, bác sĩ pháp y, các nhà

Page 9: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

9

chuyên môn và các lực lượng khác có liên quan, mỗi lực lượng tham gia khám

nghiệm phải thực hiện đúng, đầy đủ chức năng nhiệm vụ đã quy định. Đồng

thời, tổ chức khám nghiệm phải khoa học và phải có người chủ trì điều hành có

bản lĩnh, am hiểu nghiệp vụ, pháp luật. Người chủ trì khám nghiệm phải quán

xuyến được công việc, phân công nhiệm vụ một cách hợp lý. Chỉ khi tiến hành

đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ mới có điều kiện để đạt kết quả cao trong hoạt

động khám nghiệm hiện trường.

- Phương pháp khám nghiệm hiện trường

Để quá trình khám nghiệm hiện trường đạt được mục đích, yêu cầu đề ra,

phát hiện được tất cả các dấu vết, vật chứng tồn tại ở hiện trường thì đòi hỏi phải

có phương pháp khám nghiệm phù hợp. Muốn vậy, cần phải dựa vào kết quả của

việc quan sát hiện trường, dựa vào cấu trúc, tình trạng thực tế của hiện trường

còn nguyên vẹn hay xáo trộn, dựa vào kinh nghiệm chuyên môn của cán bộ

khám nghiệm và dựa vào đặc điểm tình hình địa phương.

Nội dung của phương pháp khám nghiệm hiện trường thể hiện ở việc tổ

chức lực lượng cho quá trình khám nghiệm hiện trường một cách hợp lý, phù

hợp với điều kiện địa hình, cấu trúc của hiện trường; sử dụng những chiến thuật,

biện pháp và phương tiện kỹ thuật khám nghiệm một cách phù hợp với những

phản ánh vật chất tồn tại ở hiện trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc

phát hiện dấu vết, vật chứng. Ngoài ra, phương pháp khám nghiệm hiện trường

còn thể hiện ở việc áp dụng trình tự thực hiện các công việc ở hiện trường, trình

tự phát hiện, thu thập các dấu vết, vật chứng đảm bảo chúng không bị mất mát,

hư hỏng hoặc sai lệch thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu đánh giá,

giám định phục vụ tốt cho cho hoạt động điều tra làm rõ vụ việc.

Đối với hiện trường vụ việc mang tính hình sự, có thể lựa chọn áp dụng

những phương pháp khám nghiệm sau:

+ Phương pháp khám nghiệm dựa theo diễn biến vụ việc đã nhận định

(phương pháp khám nghiệm hiện trường lần theo dấu vết):

Trên cơ sở phân tích những thông tin đã thu thập ở giai đoạn chuẩn bị

khám nghiệm và quan sát thực trạng hiện trường, lực lượng khám nghiệm hiện

trường nhận định về đường vào, đường ra của thủ phạm, quá trình diễn biến thực

hiện hành vi của thủ phạm ở hiện trường, những thay đổi về sự sắp xếp các đồ

vật….Từ đó nhận định trình tự xuất hiện các loại dấu vết, vật chứng, những khu

vực chúng tồn tại. Kết quả của nhận định đó là cơ sở xác định trình tự nghiên

cứu từng khu vực, từng đồ vật trong phạm vi hiện trường và trình tự phát hiện,

ghi nhận, thu lượm, bảo quản từng loại dấu vết, vật chứng tại hiện trường.

Page 10: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

10

Phương pháp này được tiến hành theo trình tự từ điểm bắt đầu đến điểm

tiếp theo. Điểm bắt đầu thường là đường vào, vị trí thủ phạm bắt đầu đột nhập

vào hiện trường với những dấu vết đã quan sát rõ. Điểm khám nghiệm tiếp theo

là hướng hoạt động của thủ phạm tại hiện trường với những dấu vết, vật chứng

theo nhận định có khả năng tồn tại.

Áp dụng phương pháp này có ưu điểm: Sử dụng hợp lý phương tiện kỹ

thuật và lực lượng để đạt hiệu quả cao trong khám nghiệm; tận dụng và khai

thác được tối đa hiệu suất của phương tiện kỹ thuật để phát hiện dấu vết, nhất là

dấu vết ẩn và vi vết; có cơ sở để đánh giá xác định giá trị của dấu vết, vật chứng

đã thu lượm; tiết kiệm thời gian và công sức trong khám nghiệm. Tuy nhiên

phương pháp này có nhược điểm: Thường chỉ khám nghiệm những nơi nhận

định có sự việc xảy ra dẫn đến có khu vực tồn tại dấu vết, vật chứng nhưng

không khám nghiệm; đối với những vụ việc mang tính hình sự mà phạm vi hiện

trường rộng, phức tạp hoặc hiện trường bị xáo trộn nhiều, khó nhận định diễn

biến sự việc thì khó áp dụng phương pháp này.

+ Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc:

Khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ trong ra ngoài: Phương pháp khám

nghiệm này thực hiện theo trình tự bắt đầu từ một đồ vật nào đó (hoặc tử thi) ở

trung tâm hiện trường sau đó nghiên cứu phát hiện dấu vết ở đồ vật (hoặc khu

vực) kế tiếp, liền kề theo trình tự từ trong ra ngoài, cho đến khi tiếp cận ranh

giới của hiện trường thì kết thúc.

Khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ ngoài vào trong: Lực lượng khám

nghiệm bắt đầu từ một đồ vật ở phần giáp với giới hạn phạm vi hiện trường, sau

đó nghiên cứu phát hiện dấu vết ở đồ vật (hoặc khu vực) kế tiếp, liền kề theo

trình tự từ ngoài vào trong.

Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc thường được lựa chọn áp

dụng đối với hiện trường rộng ở ngoài trời và áp dụng đối với những hiện

trường đã xác định vùng trung tâm. Ví dụ, đối với loại hiện trường có người chết

thường bắt đầu khám nghiệm bắt đầu từ tử thi, từ nơi tử thi tiếp xúc, sau đó đến

các nơi khác.

Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc có ưu điểm: Không cần

nhiều nhân lực và phương tiện; Tất cả các đồ vật, các khu vực trong phạm vi

hiện trường đều được khám nghiệm; Việc nhận định, kết luận diễn biến của vụ

việc thuận lợi, đảm bảo tính hệ thống. Tuy nhiên, các phương pháp này cũng có

nhược điểm như: Khi khám nghiện có thể phát hiện được những dấu vết, đồ vật

nhưng đó không phải là dấu vết hình sự không liên quan đến vụ việc mang tính

Page 11: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

11

hình sự; Thường chỉ tập trung phát hiện các dấu vết dễ thấy, bỏ sót không phát

hiện vi vết và dấu vết ẩn.

+ Phương pháp khám nghiệm theo đường song song.

Lực lượng khám nghiệm bắt đầu từ một phía của hiện trường, tiến hành

nghiên cứu các khu vực, đồ vật theo một đường đến phía đối diện, sau đó vòng

lại tiếp tục khám nghiệm các khu vực, đồ vật kế tiếp theo một đường song song

với đường nêu trên, sau đó tiếp tục khám theo các đường song song tương tự

cho đến khi đến ranh giới hiện trường thì kết thúc.

Phương pháp này thường được áp dụng khi khám nghiệm những hiện

trường rộng, không có ranh giới tự nhiên.

Phương pháp khám nghiệm theo đường song song nêu trên có ưu điểm: chỉ

cần ít cán bộ chuyên môn và phương tiện kỹ thuật cũng có thể hoàn thành khám

nghiệm một hiện trường; tất cả các đồ vật, các khu vực trong phạm vi hiện

trường đều được khám nghiệm, tránh sót lọt dấu vết, vật chứng; việc nhận định,

kết luận diễn biến của vụ việc thuận lợi, đảm bảo tính hệ thống. Hạn chế của

phương pháp này là: Khi khám nghiện có thể phát hiện được những dấu vết, đồ

vật nhưng đó không phải là dấu vết hình sự, không liên quan đến vụ việc mang

tính hình sự; thường chỉ tập trung phát hiện các dấu vết dễ thấy, bỏ sót không

phát hiện vi vết và dấu vết ẩn.

+ Phương pháp khám nghiệm theo cách cuốn chiếu.

Phương pháp khám nghiệm này thực hiện như sau: Lực lượng khám

nghiệm chia thành từng nhóm cùng với phương tiện khám nghiệm, dàn thành

hàng ngang (hết chiều rộng của hiện trường), đồng thời cùng khám nghiệm các

đồ vật, các khu vực ở hiện trường theo trình tự từ đầu đến cuối hiện trường.

Phương pháp này được sử dụng khi khám nghiệm những hiện trường mà

phạm vi không gian không lớn và có chiều ngang hẹp, có thể bố trí được cán bộ

khám nghiệm dàn hết mặt bằng từ đầu này đến đầu kia của hiện trường.

Phương pháp này có ưu điểm là toàn bộ các khu vực trong phạm vi hiện

trường đều được khám nghiệm, có thể phát hiện được hầu hết các phản ánh vật

chất dễ thấy ở hiện trường và tiết kiệm thời gian khám nghiệm. Hạn chế của

phương pháp này là: Lực lượng và phương tiện khám nghiệm phải nhiều; do

từng nhóm cán bộ khám nghiệm từng phần khác nhau của hiện trường, nên sự

liên kết để xác định về diễn biến hành vi phạm tội khó khăn hơn các chiến thuật

khác.

+ Phương pháp khám nghiệm theo cách chia khu vực:

Page 12: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

12

Đối với những hiện trường có ranh giới tự nhiên ngăn cách tạo thành các

khu vực độc lập (như tường, hàng rào, lối đi…) hoặc những hiện trường có

phạm vi quá rộng thì chia hiện trường thành nhiều khu vực, nhiều ô khác nhau

để khám nghiệm. Tuỳ theo lực lượng và phương tiện hiện có mà tiến hành khám

nghiệm lần lượt từng khu vực hoặc khám đồng loạt các khu vực hiện trường.

Việc khám nghiệm từng khu vực hiện trường đã phân chia, có thể áp dụng các

phương pháp nêu trên.

Ưu điểm của phương pháp này là tất cả các đồ vật ở hiện trường đều được

nghiên cứu khám nghiệm, đảm bảo yêu cầu toàn diện. Tuy nhiên, phương pháp

này có hạn chế là trong nhiều trường hợp khi khám nghiệm phải sử dụng nhiều

lực lượng và nhiều phương tiện; Đồng thời, do mỗi khu vực hiện trường được

khám nghiệm độc lập, nên việc xác định quan hệ giữa các dấu vết, vật chứng để

kết luận về hành vi phạm tội của thủ phạm gặp khó khăn.

Mỗi phương pháp khám nghiệm cụ thể có những ưu điểm và những hạn

chế nhất định, vì thế trước khi tiến hành khám nghiệm người chủ trì phải nắm

vững lực lượng, phương tiện và đặc điểm tình hình thực tế của hiện trường để

xác định phương pháp khám nghiệm cho phù hợp. Tùy thuộc vào thực tế từng

vụ việc cụ thể, khi khám nghiệm mỗi hiện trường có thể áp dụng một phương

pháp. Nhưng có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như chiến thuật chia

khu vực và xoáy ốc, hoặc chia khu vực và song song…

- Các hoạt động trong khám nghiệm hiện trường

Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, để phát hiện, ghi nhận, thu lượm,

bảo quản, đánh giá dấu vết, vật chứng ở hiện trường, cán bộ khám nghiệm thực

hiện các hoạt động cụ thể sau:

+ Quan sát: Đây là quá trình tri giác trực tiếp (hoặc qua phương tiện hỗ trợ)

của người cán bộ khám nghiệm đối với đối tượng vật chất để nhận thức về nó.

Ví dụ: Đối tượng quan sát trong khám nghiệm hiện trường vụ án giết người là

các sự vật, hiện tượng, dấu vết, vật chứng, tử thi tồn tại ở hiện trường và mối

tương quan giữa chúng.

Ngoài hoạt động quan sát, trong quá trình khám nghiệm hiện trường, còn

có thể phát hiện các dấu vết, vật chứng bằng sự thụ cảm của các cơ quan khác

như khứu giác, vị giác, thính giác để phát hiện sự tồn tại của các loại dấu vết, vật

chứng có mùi, vị đặc trưng; hoặc có thể phát hiện sự tồn tại loại dấu vết dưới

dạng âm thanh bằng sự thụ cảm của cơ quan thính giác. Tuy nhiên, phương pháp

này đòi hỏi kinh nghiệm, sự nhạy bén của cán bộ khám nghiệm hiện trường.

Page 13: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

13

+ Đo đạc: Đo đạc là phương pháp có tính phổ biến thường được áp dụng

trong khám nghiệm nhằm xác định vị trí, khoảng cách, kích thước của đối tượng

vật chất từ đó làm rõ đặc điểm và mối quan hệ giữa các đối tượng vật chất với

nhau. Trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ việc mang tính hình sự việc

xác định vị trí, kích thước của thương tích, dấu vết, vật chứng, tử thi luôn phải

đảm bảo sự chính xác, vì vậy áp dụng phương pháp đo đạc mang tính bắt buộc.

Trong khám nghiệm, tùy thuộc từng hiện trường cụ thể có thể sử dụng các

phương pháp đo như: Phương pháp tam giác, phương pháp chữ nhật, phương

pháp góc đồng tâm, phương pháp trục đường thẳng.

Ngoài việc đo đạc để xác định vị trí, kích thước (sử dụng các loại thước

đo), có thể áp dụng các phương tiện chuyên dụng để đo đạc về từ trường, về tọa

độ, đo cường độ,…

+ Ghi nhận: Là một trong những biện pháp sao chép và lưu giữ thông tin

về hiện trường, dấu vết, tử thi. Đây là hoạt động được quy định trong Bộ luật Tố

tụng hình sự vì thế khi áp dụng các phương pháp ghi nhận phải đúng pháp luật.

Đồng thời, để đảm bảo được giá trị pháp lý của hoạt động điều tra, việc ghi nhận

phải chính xác, khách quan, toàn diện. Quá trình khám nghiệm hiện trường,

thường áp dụng các biện pháp ghi nhận sau đây: Mô tả tỉ mỉ vào biên bản khám

nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi; ghi nhận bằng cách vẽ sơ đồ

phác họa hoặc bằng các biểu đồ; ghi nhận bằng cách chụp ảnh hình sự, quay

phim.

+ Phân tích, tổng hợp, so sánh: Khám nghiệm hiện trường là quá trình

nghiên cứu thu thập, đánh giá các phản ánh vật chất đã phát hiện ở hiện trường

nhằm mục đích nhận thức về bản chất của vụ án đã xảy ra trên thực tế. Ở hiện

trường có thể tồn tại nhiều loại dấu vết, vật chứng, khi phát hiện thì tiến hành

phân tích, đánh giá chúng. Ngoài ra, các dấu vết, vật chứng môi trường vật chất

ở hiện trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi khám nghiệm người cán bộ

điều tra phải phân tích đánh giá để tìm ra mối liên hệ đó và quan hệ của nó với

hành vi phạm tội của thủ phạm. Tiến hành phân tích, đánh giá tổng thể các dấu

vết, vật chứng để rút ra thông tin đầy đủ, khách quan từ hiện trường, tức là từ

những hiện tượng, vật chất cụ thể ở hiện trường qua phân tích, tổng hợp, so sánh

sẽ xác định được bản chất của sự việc. Điều đó cho thấy phân tích, tổng hợp và

so sánh là phương pháp luôn được sử dụng trong khám nghiệm hiện trường.

+ Thực nghiệm: Trên cơ sở dấu vết đã phát hiện, qua phân tích, đánh giá

xác định cơ chế hình thành, từ đó triển khai thực nghiệm trên những đối tượng

có hoàn cảnh, điều kiện tương tự nhằm tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa hành

động phạm tội với dấu vết, vật chứng tồn tại ở hiện trường. Thực nghiệm không

Page 14: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

14

những để nhận thức rõ, chính xác về nguyên nhân, điều kiện hình thành dấu vết,

mà còn là phương pháp để kiểm tra những kết luận, nhận định về dấu vết, nhất

là những trường hợp cùng một dấu vết nhưng giữa các cán bộ khám nghiệm có

đánh giá khác nhau.

- Lực lượng và phương tiện khám nghiệm hiện trường

+ Lực lượng khám nghiệm hiện trường

Căn cứ Điều 150, 151 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003, Pháp lệnh Tổ

chức điều tra hình sự năm 2004; Quyết định số 57/2001/QĐ-BCA (C11) ngày

06/02/ 2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về “Quy chế phân công trách nhiệm

giữa các lực lượng Công an nhân dân trong công tác khám nghiệm hiện trường”,

Thông tư 01/2006/TT-BCA (C11) ngày 12/01/2006 Hướng dẫn thực hiện một số

nội dung của Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, thành phần khám

nghiệm hiện trường bao gồm:

* Người chủ trì khám nghiệm hiện trường:

Thủ trưởng, phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra hoặc An ninh điều

tra các cấp (đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp);

Điều tra viên được được phân công thụ lý chính điều tra vụ án;

Cục Trưởng (hoặc Phó cục trưởng được ủy quyền), Trưởng phòng cấp tỉnh

(hoặc phó Trưởng phòng được ủy quyền) thuộc các đơn vị: Cảnh sát giao thông

đường bộ, đường sắt; Cảnh sát đường thủy; Cảnh sát phòng cháy chữa cháy,

Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn

xã hội; Giám thị trại giam, trại tạm giam.

* Lực lượng tham gia, tham dự khám nghiệm:

Điều tra viên thuộc cơ quan Cảnh sát điều tra, An ninh điều tra;

Cán bộ Kỹ thuật hình sự;

Cán bộ Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy (đối với hiện

trường các vụ tai nạn giao thông);

Cán bộ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (đối với hiện trường các vụ cháy

hoặc nổ);

Cán bộ Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp; cán bộ Cảnh sát quản lý hành

chính về trật tự xã hội (đối với các hiện trường do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ

trưởng các cơ quan này chủ trì khám nghiệm hiện trường);

Cán bộ Cảnh sát điều khiển chó nghiệp vụ (khi có yêu cầu của chủ trì lực

lượng khám nghiệm);

Page 15: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

15

Bác sỹ pháp y trong Công an nhân dân (đối với hiện trường có người chết);

Cán bộ chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật phù hợp với yêu cầu

khám nghiệm từng loại vụ việc, như: Bác sỹ Pháp y thuộc y tế, quân đội; kỹ sư

cháy nổ; kỹ sư xây dựng …

Kiểm sát viên thuộc Viện kiểm sát cùng cấp;

Người chứng kiến;

Bị can, người bị hại (nếu cần thiết).

* Đối với lực lượng trinh sát trong các cơ quan Cảnh sát điều tra:

Tùy theo chức năng nhiệm vụ và tính chất của từng loại hiện trường mà

Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra hoặc lãnh đạo của

Ban chuyên án, chủ động và khẩn trương cử cán bộ xuống ngay hiện trường để

phối hợp nắm tình hình hiện trường, tình hình có liên quan đến công tác trinh sát

phục vụ yêu cầu điều tra vụ án và yêu cầu nghiệp vụ.

+ Khi tham gia khám nghiệm hiện trường, thông qua công tác nghiệp vụ

trinh sát phải chủ động kết hợp việc xem xét, phát hiện dấu vết, vật chứng và các

tài liệu có liên quan phục vụ yêu cầu điều tra tiếp theo. Đồng thời, phát hiện các

dấu vết, tài liệu có giá trị phục vụ yêu cầu nghiệp vụ, mở rộng vụ án, yêu cầu

trinh sát phục vụ công tác phòng chống tội phạm.

+ Phương tiện khám nghiệm hiện trường:

* Phương tiện kỹ thuật chuyên dùng để khám nghiệm hiện trường như: Va

ly khám nghiệm chung, va ly khám nghiệm tử thi, va ly phát hiện, thu thập dấu

vết sinh vật, các chất ma túy… Trong các va ly có các dụng cụ, phương tiện để

phát hiện, làm rõ, ghi nhận, thu lượm, bảo quản dấu vết, vật chứng như thước,

các loại, la bàn, búa, kềm, kéo, tuốc-nơ-vít, các loại bột phát hiện dấu vết đường

vân, chổi quét bột, các loại háo chất, máy tĩnh điện phát hiện dấu vết giày dính

bụi,… Ngoài ra, còn có các loại chai, lọ, túi, bao bì,… để bảo quản dấu vết.

* Phương tiện ghi hình như máy ảnh, máy quay phim các loại,…

* Phương tiện chiếu sáng: đèn pha, đèn chiếu xiên, đèn poliray,…

* Phương tiện thông tin, liên lạc: máy điện thoại, bộ đàm,…

* Phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động như: mặt nạ phòng độc, khẩu

trang, kính, găng tay, ủng, áo bảo hộ,....

* Các loại biên bản, giấy tờ, sơ đồ,…

* Phương tiện giao thông phục vụ quá trình đi lại của lực lượng khám

nghiệm: ô tô, xe máy,…

Page 16: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

16

2. Quy trình khám nghiệm hiện trường

- Chuẩn bị khám nghiệm

+ Chuẩn bị trước khi đến hiện trường:

* Chuẩn bị về lực lượng khám nghiệm: Sau khi tiếp nhận thông tin và xác

định vụ việc mang tính hình sự đã xảy ra thuộc thẩm quyền điều tra của đơn vị

mình, Thủ trưởng đơn vị xem xét cần huy động những lực lượng nào tham gia,

Thủ trưởng đơn vị tham gia chịu trách nhiệm phân công cán bộ thuộc đơn vị

mình quản lý tham gia khám nghiệm hiện trường và giao việc cụ thể cho từng

người. Cá nhân được giao tham gia khám nghiệm phải chuẩn bị tinh thần, cơ sở

vật chất cần thiết và có mặt đúng thời gian tại địa điểm tập kết đã thống nhất.

Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền thụ lý của lực lượng Công an nhân

dân. Khi thực hiện khám nghiệm, lực lượng tham gia khám nghiệm hiện trường

được thành lập theo quyết định của Thủ trưởng Cơ quan điều tra thụ lý loại vụ

việc đó. Tuỳ thuộc vào loại, tính chất của vụ việc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát

điều tra hoặc An ninh điều tra sẽ điều động, phân công lực lượng phối hợp để

thực hiện khám nghiệm hiện trường.

* Chuẩn bị phương tiện cho khám nghiệm hiện trường: Trên cơ sở các

thông tin ban đầu về loại vụ việc xảy ra, tình hình ở hiện trường mà các lực

lượng được phân công có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết.

+ Những việc cần làm khi đến hiện trường, trước khi khám nghiệm

* Khi đến hiện trường, cán bộ khám nghiệm phải nhanh chóng tham gia

giải quyết các công việc khẩn cấp, như: Cấp cứu, cứu chữa người và tài sản có

nguy cơ thiệt hại tiếp diễn; lấy sinh cung nạn nhân; kịp thời, ưu tiên nghiên cứu

xử lý các dấu vết, vật chứng có nguy cơ bị phá huỷ tại hiện trường; tiến hành bắt

giữ thủ phạm nếu đã rõ và còn ở khu vực hiện trường; triển khai các biện pháp

ổn định trật tự ở khu vực hiện trường và vùng lân cận, hạn chế những ảnh hưởng

xấu về mặt chính trị, trấn an tư tưởng cho những người xung quanh.

* Nghe người chỉ huy bảo vệ hiện trường báo cáo về công tác bảo vệ hiện

trường. Kiểm tra toàn bộ công tác bảo vệ hiện trường, nếu phát hiện có những

vấn đề chưa phù hợp hoặc không đúng thì phải yêu cầu người chỉ huy bảo vệ

hiện trường tìm biện pháp giải quyết khắc phục ngay.

* Gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo chính quyền địa phương (phường, xã, thị

trấn), lãnh đạo cơ quan chủ quản (nếu vụ việc xảy ra ở các cơ quan, xí nghiệp,

nông lâm, ngư trường) để nắm tình hình về an ninh trật tự ở địa bàn xảy ra vụ

việc. Trao đổi những vấn đề liên quan cần phải phối hợp giải quyết hoặc nêu ra

Page 17: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

17

yêu cầu đề nghị lãnh đạo chính quyền địa phương, lãnh đạo cơ quan có vụ việc

xảy ra giúp đỡ trong quá trình khám nghiệm hiện trường.

* Nắm thông tin về tình hình hiện trường: ai phát hiện vụ việc, phát hiện

khi nào; người, cơ quan bị hại mức độ thiệt hại; diễn biến tình tiết sự việc, ai là

người chứng kiến; những người liên quan đến vụ việc; thời tiết khí hậu đã ảnh

hưởng đến hiện trường, những yếu tố tác động làm thay đổi dấu vết vật chứng.

Xác định rõ những khu vực nào của hiện trường đã xáo trộn; những dấu vết, vật

chứng, đồ vật nào đã thay đổi, nguyên nhân thay đổi, thay đổi như thế nào?…

* Lựa chọn người chứng kiến, mời và giải thích quyền, nghĩa vụ cho người

chứng kiến.

* Thu thập những hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ việc xảy ra. Đặc biệt

đối với các vụ cháy, nổ, sự cố kỹ thuật, tai nạn, lừa đảo, buôn lậu, giết người,

trộm cắp tài sản… Đó là những tài liệu như sơ đồ, bản vẽ kỹ thuật, các tài liệu

về chỉ tiêu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, vận hành, quy định về việc phòng ngừa

cháy nổ, sự cố, chức năng nhiệm vụ của những người liên quan, hệ thống sổ

sách, hóa đơn chứng từ, tài liệu kiểm kê, kiểm tra…..

Sau khi tiến hành các công việc trên, lực lượng khám nghiệm rút ra những

kết luận sơ bộ về tình hình hiện trường, diễn biến vụ việc. Sau đó, hội ý lực

lượng tham gia, tham dự khám nghiệm để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng

người.

- Tiến hành khám nghiệm hiện trường

+ Quan sát hiện trường:

Quan sát hiện trường là hoạt động đầu tiên của quá trình khám nghiệm, kết

quả của quan sát là tiền đề cho các hoạt động tiếp theo ở hiện trường.

Quan sát hiện trường là việc nắm bao quát vị trí, trạng thái, quang cảnh

chung của hiện trường và những dấu vết, vật chứng, đồ vật, tử thi có ở hiện

trường. Trên cơ sở kết quả quan sát hiện trường để chọn chiến thuật, phương

tiện phục vụ khám nghiệm và phương pháp phát hiện, thu thập dấu vết, vật

chứng và các tin tức, tài liệu khác nằm trong mối quan hệ với vụ việc mang tính

hình sự khi khám tỉ mỉ hiện trường.

Khi quan sát hiện trường, lực lượng khám nghiệm nghiên cứu, phân tích, so

sánh, khái quát để đi đến nhận thức ban đầu về tình trạng hiện trường, hệ thống

dấu vết, vật chứng và diễn biến vụ việc xảy ra. Đây là hoạt động bao quát tổng

thể và nhận thức về hiện trường.

Page 18: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

18

Mục đích của quan sát hiện trường là nhằm hiểu được toàn bộ trạng thái

chung của hiện trường; vị trí tồn tại của các dấu vết, vật chứng đã nhìn thấy rõ;

vị trí, cách sắp xếp các đồ vật ở hiện trường; vị trí, tình trạng của tử thi;…và

nhận thức những khu vực có khả năng tồn tại dấu vết; xác định phạm vi cụ thể

của hiện trường để bảo vệ, khám nghiệm; xác định phương pháp tìm thu dấu vết,

vật chứng, các tài liệu có liên quan đến vụ việc xảy ra… Từ đó lựa chọn phương

pháp khám nghiệm hiện trường phù hợp với điều kiện cụ thể của hiện trường.

Đối tượng của quan sát hiện trường là cấu trúc địa hình, trạng thái của hiện

trường, sự sắp xếp các đồ vật, các dấu vết, vật chứng xuất hiện và tồn tại ở hiện

trường.

Khi tiến hành quan sát, để bao quát được phạm vi không gian hiện trường,

khi thực hiện quan sát hiện trường cần phải lựa chọn vị trí và phương pháp quan

sát thích hợp. Thường lựa chọn vị trí cao, có tầm nhìn rộng để bao quát được

hiện trường. Thực hiện quan sát từ xa đến gần, từ chung đến riêng, có trọng tâm,

trọng điểm, vừa quan sát vừa phải phân tích đánh giá xác định nơi có thể tồn tại

dấu vết, vật chứng. Đối với hiện trường rộng, hoặc hiện trường bị che khuất tự

nhiên có thể đi vào trong hiện trường để quan sát. Nhưng khi vào hiện trường,

cán bộ khám nghiệm phải đi theo một lối nhất định, lối đó được đánh giá là

không tồn tại dấu vết, vật chứng, đánh dấu vị trí đã đi vào.

Cùng với quá trình quan sát hiện trường, phải thực hiện một số việc sau:

Chụp ảnh, quay phim, vẽ phác họa sơ đồ và ghi nhận mô tả những vấn đề chung

nhất về hiện trường. Tiến hành đặt số cho những dấu vết, vật chứng, tử thi… đã

nhìn thấy (Lưu ý: Khi đặt hướng mặt số về một phía, đặt cạnh dấu vết, không

đặt lên trên dấu vết, để tránh phá hủy dấu vết).

Các lực lượng trực tiếp tiến hành khám nghiệm cùng quan sát hiện trường.

Kết thúc quá trình quan sát hiện trường phải thống nhất các vấn đề cần giải

quyết sau đây:

* Cần thay đổi hay bổ sung những việc gì đối với công tác bảo vệ hiện

trường. Có cần tăng cường lực lượng bảo vệ và phương tiện hỗ trợ cho công tác

bảo vệ và khám nghiệm hiện trường hay không, nếu có thì phương án cụ thể như

thế nào.

* Nhận định đánh giá xác định lối vào và lối ra của thủ phạm, khu vực dấu

vết vật chứng thấy rõ cũng như khu vực nghi có dấu vết, vật chứng, nhận định

về diễn biến của vụ việc.

Page 19: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

19

* Đánh giá chất lượng dấu vết nguồn hơi, trên cơ sở đó quyết định áp dụng

phương pháp, phương tiện để xử lý thu thập nguồn hơi phục vụ giám biệt hoặc

sử dụng chó nghiệp vụ để truy vết ngay tại hiện trường.

* Chú trọng, kịp thời phát hiện dấu vết nóng, nhanh chóng ưu tiên thu thập,

khai thác dấu vết nóng để xác định và truy tìm thủ phạm tại hiện trường.

* Quyết định phương pháp khám nghiệm, phương tiện sử dụng trong giai

đoạn khám nghiệm tỉ mỉ. Thống nhất xác định trình tự các việc cần làm ở giai

đoạn khám tỉ mỉ và xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lượng.

+ Khám nghiệm tỉ mỉ:

Khám nghiệm tỉ mỉ là bước tiếp theo sau quan sát hiện trường. Khám

nghiệm tỷ mỉ là giai đoạn vận dụng tổng hợp những tri thức về kỹ thuật nghiệp

vụ, chiến thuật, phương pháp với sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật để phát

hiện, ghi nhận, thu lượm, phân tích đánh giá toàn bộ những phản ánh vật chất có

trong phạm vi hiện trường. Trên cơ sở khai thác dấu vết, vật chứng rút ra thông

tin chứng minh tình tiết của vụ việc mang tính hình sự, đồng thời quyết định thu

mẫu so sánh nhằm xác định chứng cứ của vụ việc.

Mục đích của khám nghiệm tỉ mỉ là trên cơ sở sử dụng các phương pháp

khoa học, chiến thuật, kỹ thuật và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ nhằm phát

hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản và đánh giá tất cả các dấu vết, vật chứng tồn

tại ở hiện trường, tạo cơ sở cho việc thu các mẫu so sánh và các tin tức tài liệu

khác xuất phát từ hiện trường, phục vụ cho quá trình điều tra tiếp theo.

Để đảm bảo chất lượng của dấu vết tại hiện trường mà chúng ta có thể thu

thập được, trong quá trình phát hiện và thu lượm dấu vết cần thực hiện tốt các

yêu cầu sau:

* Khẩn trương tiến hành các các biện pháp, phương pháp nhằm loại trừ

những yếu tố tác động vào dấu vết;

* Phát hiện và thu lượm dấu vết một cách nhanh nhất để rút ngắn thời gian

dấu vết chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài;

* Áp dụng các phương pháp, sử dụng các phương tiện phát hiện, thu lượm

phù hợp với từng loại dấu vết;

* Khám nghiệm khách quan, toàn diện, chính xác. Phải chú ý phát hiện tất

cả dấu vết vật chứng tồn tại ở hiện trường, không coi trọng dấu vết này, hoặc lời

khai kia…mà bỏ qua các dấu vết, vật chứng khác, vì ở thời điểm này chưa thể

xác định được giá trị của từng dấu vết, vật chứng.

Page 20: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

20

* Đảm bảo theo đúng trình tự: Phát hiện dấu vết; đặt số; đánh giá mối liên

quan giữa các dấu vết đã phát hiện; chụp ảnh, mô tả, vẽ sơ đồ hiện trường và

dấu vết vật chứng; nghiên cứu đánh giá nhằm khai thác các thông tin chứa đựng

trong dấu vết, vật chứng; thu lượm dấu vết, vật chứng; đóng gói những dấu vết,

vật chứng và mẫu so sánh theo đúng quy định.

Quá trình khám nghiệm tỉ mỉ, phải đảm bảo tổ chức thực hiện những hoạt

động cụ thể sau:

* Phát hiện dấu vết, vật chứng: Sử dụng phương pháp khoa học, phương

tiện kỹ thuật hỗ trợ thích hợp, nghiên cứu chi tiết từng khu vực, từng đồ vật ở

hiện trường nhằm phát hiện tất cả các dấu vết, vật chứng trong phạm vi hiện

trường đã khoanh vùng. Đây là hoạt động rất quan trọng, tạo cơ sở cho các hoạt

động tiếp theo. Nếu không phát hiện được dấu vết, vật chứng thì không có hoạt

động thu thập, đánh giá khai thác dấu vết, vật chứng. Giai đoạn này cán bộ khám

nghiệm vận dụng tri thức về khoa học dấu vết trong công tác thu thập chứng cứ,

phương pháp tiến hành tương ứng với từng loại dấu vết.

Để phát hiện hết dấu vết, vật chứng trên hiện trường, cán bộ khám nghiệm

cần phải nắm được:

Dấu vết, vật chứng được hình thành và tồn tại ở hiện trường mang tính đặc

trưng cho từng hành vi, từng đối tượng tác động và từng loại vụ việc. Do vậy,

trước khi khám nghiệm tỉ mỉ cần phải xác định đối với hiện trường đang khám

nghiệm sẽ tồn tại loại dấu vết, vật chứng gì, ở đâu. Từ đó định hướng cho việc

khám nghiệm tỉ mỉ vào khu vực trọng tâm, trọng điểm nhằm phát hiện dấu vết.

Dấu vết, vật chứng hình thành có tính quy luật và mang tính hệ thống, do

vậy khi phát hiện được một dấu vết, vật chứng nào đó thì phải suy luận, phán

đoán để xác định quan hệ giữa chúng nhằm tìm dấu vết, vật chứng khác. Mối

quan hệ lô-gíc này được thực hiện xuyên suốt trong quá trình khám nghiệm tỉ

mỉ.

Các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ thường được sử dụng:

Dùng đèn chiếu xiên quan sát từ nhiều góc độ khác nhau để phát hiện dấu

vết như: dấu vết xước, các dấu vết in không màu như dấu vết chân, giày, dép,

dấu vết đường vân…

Dùng kính phóng địa để phát hiện vi vết

Các loại bột hoá học để phát hiện và làm rõ dấu vết như: bột nhôm, bột

đồng, bột than chì…

Page 21: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

21

Các loại hoá chất để phát hiện làm rõ dấu vết đường vân như iốt, nitrat bạc-

đối với dấu vết vân tay trên vải, trên giấy; để phát hiện dấu vết vân tay dính máu

thường sử dụng hoá chất như luminol, benzidin…

Dùng đèn tử ngoại (UV) để phát hiện những dấu vết có tính phát quang như

dấu vết máu, dấu vết tinh dịch…

Dùng động vật để phát hiện dấu vết ẩn, dấu vết nguồn hơi.

Khi đến hiện trường thường sử dụng các phương pháp phát hiện sau:

Đối với loại dấu vết có màu và kích thước lớn, bằng mắt thường có thể

nhận biết được thì việc phát hiện chủ yếu sử dụng phương pháp quan sát, cùng

với việc kết hợp với việc suy đoán để phát hiện dấu vết.

Đối với các dấu vết mờ hoặc dấu vết là vi vết tiến hành quan sát kết hợp

với kinh nghiệm của cán bộ khám nghiệm để phát hiện ra dấu vết như: Phán

đoán về diễn biến quá trình hành động của thủ phạm; phát hiện dấu vết theo dấu

vết chân của thủ phạm; thu dấu vết trước khi phát hiện.

Từ dấu vết thu được trên hiện trường, suy luận để tìm thu công cụ gây án

để từ đó phát hiện các dấu vết khác như dấu vết vân tay, dấu vết máu trên đó…

* Ghi nhận dấu vết: Đây là cách thức để ghi nhận các thông tin tài liệu có

thật được phát hiện trong quá trình khám nghiệm hiện trường theo đúng trình tự

thủ tục và phương pháp được quy định tại các Điều 77, 95, 150, 154 Bộ luật

TTHS. Trong mọi trường hợp, trước khi thu lượm dấu vết, vật chứng đều phải

tiến hành ghi nhận dấu vết, vật chứng bằng cách chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ,

mô tả trong biên bản khám nghiệm hiện trường, nhằm ghi nhận lại toàn bộ vị trí

dấu vết, vật chứng đã phát hiện. Chú ý ghi nhận và mô tả về vị trí, số lượng,

loại, hình dạng, kích thước, màu sắc, trạng thái, … của toàn bộ dấu vết, vật

chứng vào biên bản khám nghiệm hiện trường.

* Nghiên cứu phân tích đánh giá dấu vết, vật chứng phát hiện được: Đánh

giá dấu vết, vật chứng là xác định cơ chế hình thành dấu vết, vật chứng và tìm ra

các thông tin chứa đựng trong từng dấu vết, vật chứng.

Khi đánh giá dấu vết, vật chứng cần lưu ý:

Không những phải đánh giá từng dấu vết, vật chứng, mà đòi hỏi khai thác

chúng trong mối quan hệ với nhau;

Khi phát hiện được dấu vết, vật chứng tiến hành khai thác ngay và tiếp tục

khai thác sau khi phát hiện được tất cả dấu vết, vật chứng.

Page 22: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

22

* Sử dụng phương tiện kỹ thuật thích hợp và phương pháp khoa học để thu

thập dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh nhằm xác định chứng cứ chứng minh

tình tiết của vụ việc:

Phải đánh giá dấu vết, vật chứng trước khi quyết định thu. Thu thập dấu

vết, vật chứng, mẫu so sánh là hoạt động thu thập chứng cứ, cho nên đối với dấu

vết, vật chứng cần thu phải áp dụng phương pháp khoa học và dùng phương

tiện, thiết bị thích hợp để thu, nhằm đảm bảo tính kịp thời, tính khách quan, tính

khoa học và tính pháp lý. Riêng đối với mẫu so sánh, khi thu ngoài các yêu cầu

trên phải đảm bảo tương ứng với dấu vết đã thu và tính đại diện. Khi thực hiện

nhiệm vụ này, đòi hỏi người cán bộ khám nghiệm phải nắm vững tính năng tác

dụng và sử dụng thành thạo phương tiện kỹ thuật chuyên dùng trong việc thu

dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh.

Khám nghiệm tỉ mỉ có nhiều yêu cầu đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, muốn

thực hiện tốt các nội dung nhiệm vụ nêu trên, cần lưu ý các vấn đề sau:

* Đối với hiện trường mà dấu vết, đồ vật xuất hiện ở nơi không phù hợp

với quy luật hình thành hoặc mâu thuẫn với phương thức gây án thì có thể đây là

hiện trường giả tạo hoặc dấu vết, vật thể đó không liên quan đến sự việc.

* Đối với dấu vết, vật chứng khi đã được phát hiện, phải đánh giá để quyết

định việc thu giữ. Quá trình thu lượm dấu vết, vật chứng chỉ được áp dụng

những phương pháp khoa học tương ứng và sử dụng phương tiện kỹ thuật thích

hợp đối với loại dấu vết, vật chứng đó. Quá trình thu lượm phải đúng theo quy

định của pháp luật.

* Căn cứ vào những dấu vết, vật chứng đã phát hiện được người cán bộ

khám nghiệm luôn chú ý thu mẫu so sánh nhằm khai thác đầy đủ giá trị thông

tin của dấu vết, vật chứng và phục vụ giám định xác định chứng cứ chứng minh

tình tiết của vụ việc.

* Thu thập dấu vết, vật chứng bao gồm các hoạt động ghi nhận và thu

lượm. Phải thực hiện ghi nhận dấu vết, vật chứng trước khi thu lượm.

+ Kết thúc khám nghiệm:

Tất cả các lực lượng tham gia, tham dự khám nghiệm hiện trường họp rút

kinh nghiệm, tập trung giải quyết các vấn đề sau:

* Kiểm tra toàn bộ công tác khám nghiệm hiện trường, xác định tính toàn

diện của hoạt động khám nghiệm. Trường hợp, nếu còn nơi, khu vực nào chưa

khám nghiệm để phát hiện dấu vết, vật chứng thì tiếp tục triển khai khám

nghiệm. Hoàn chỉnh và thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường. Quyết

định việc kết thúc hay tiếp tục bảo vệ hiện trường.

Page 23: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

23

* Đánh giá kết luận vụ việc: Trên cơ sở khai thác dấu vết, vật chứng, tin

tức tài liệu thu thập được, phân tích, tổng hợp để kết luận, nhận định về vụ việc

đã khám nghiệm về: Thời gian xảy ra, thời gian phát hiện vụ việc; tính chất sự

việc: vụ án, tai nạn, tệ nạn…; hậu quả tác hại do hành vi nguy hiểm gây ra về

người, tài sản; diễn biến sự việc, phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm;

loại và đặc điểm của công cụ, phương tiện sử dụng trong quá trình xảy ra sự

việc. Nếu là vụ án, cần đánh giá về: Động cơ, mục đích gây án, trạng thái tâm lý,

thói quen của thủ phạm; số lượng thủ phạm; thủ đoạn che giấu hành vi phạm

tội…

* Đóng gói, niêm phong và vận chuyển dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh

về Cơ quan điều tra. Khi bảo quản, đóng gói dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh

cần đảm bảo các yêu cầu sau: Bảo quản theo đúng luật định; tránh mọi tác động

bên ngoài làm hư hỏng dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh; dấu vết, vật chứng và

mẫu so sánh phải được đóng gói trong những dụng cụ phù hợp; phải giữ nguyên

trạng thái của dấu vết, vật chứng khi đóng gói; đóng gói riêng lẻ, tách rời nhau;

để khô tự nhiên những vật ẩm ướt trước khi đóng gói; đóng gói an toàn các loại

chất độc, dễ cháy, dễ nổ,…; ngoài các bao gói phải ghi tên vụ việc, loại dấu vết,

ngày thu để tránh nhầm lẫn với vụ việc khác. Thực hiện niêm phong theo quy

định của pháp luật, các dấu vết vật chứng khi thu phải ghi trong biên bản.

* Giải quyết những công việc sau khám nghiệm: Sau khi thực hiện khám

nghiệm hiện trường, giai đoạn cuối cần phải làm những việc sau đây:

Báo cáo lãnh đạo đơn vị về vụ việc đã khám nghiệm, trong đó nêu quan

điểm kết luận, nhận định và các đề xuất giải quyết tiếp theo;

Triển khai xử lý dấu vết, vật chứng đã thu theo yêu cầu điều tra và theo quy

định của pháp luật;

Hoàn chỉnh hồ sơ khám nghiệm hiện trường: Sao biên bản khám nghiệm

hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi (nếu có khám tử thi); vẽ hoàn thiện

các sơ đồ hiện trường; tráng phim, in phóng ảnh và làm hoàn chỉnh bản ảnh hiện

trường; soạn thảo, trình duyệt, đánh máy hoàn chỉnh báo cáo khám nghiệm hiện

trường, khám nghiệm tử thi (đối với hiện trường có người chết).

3. Hồ sơ khám nghiệm hiện trường

- Biên bản khám nghiệm hiện trường

+ Khái niệm:

Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường phải lập biên bản theo quy định tại

Điều 95, 125, 150, 154 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

Page 24: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

24

Biên bản khám nghiệm hiện trường là tài liệu pháp lý, ghi nhận tình hình

thực tế khách quan ở hiện trường và kết quả khám nghiệm hiện trường bằng

hình thức mô tả.

Nội dung biên bản khám nghiệm hiện trường phản ánh trung thực thực tế

khách quan quá trình, kết quả nghiên cứu quang cảnh chung hiện trường và

phương pháp phát hiện, ghi nhận, thu lượm các dấu vết, vật chứng ở hiện

trường. Không ghi nhận những nhận định, nhận xét chủ quan. Biên bản khám

nghiệm hiện trường được coi nguồn là chứng cứ chỉ khi được xác lập theo trình

tự, thủ tục pháp luật quy định.

Biên bản khám nghiệm hiện trường là kết quả của khám nghiệm hiện

trường, đồng thời là một phần kết quả của hoạt động điều tra tại hiện trường, do

đó biên bản khám nghiệm hiện trường có thể được sử dụng làm căn cứ khi khởi

tố vụ án hình sự.

+ Yêu cầu

* Biên bản khám nghiệm hiện trường phải được xác lập theo đúng thủ tục

pháp luật.

* Nội dung biên bản khám nghiệm hiện trường phải đầy đủ, chính xác,

khách quan và toàn diện. Ghi nhận đúng thực tế, không ghi nhận theo ý chủ

quan.

* Nội dung biên bản khám nghiệm hiện trường phải trình bày theo trình tự

có hệ thống lôgíc.

* Biên bản khám nghiệm hiện trường phải đảm bảo yêu cầu liên kết với các

tài liệu khác.

* Biên bản trình bày sạch đẹp, văn phong ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, thuật

ngữ trong biên bản mang tính phổ thông và ngữ pháp tiếng Việt. Không dùng từ

địa phương, tiếng lóng, tiếng bồi, từ nước ngoài. Trong biên bản không được

viết tắt, không dùng ký hiệu riêng.

+ Cấu trúc biên bản khám nghiệm hiện trường

Cấu trúc nội dung biên bản khám nghiệm hiện trường được thực hiện theo

mẫu biên bản do Bộ Công an ban hành. Biên bản khám nghiệm hiện trường có

cấu trúc gồm 3 phần, với yêu cầu nội dung của từng phần như sau:

* Phần mở đầu: Trình bày các nội dung: tên cơ quan thụ lý; thời điểm ngày

tháng năm và địa điểm tiến hành khám nghiệm; họ, tên, chức vụ của những

người tham dự khám nghiệm (người chủ trì, người tiến hành, người giám sát,

Page 25: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

25

người chứng kiến); thời tiết, khí hậu, ánh sáng và tình trạng hiện trường khi tiến

hành khám nghiệm; tên vụ việc được tiến hành khám nghiệm hiện trường.

* Phần nội dung: Được cơ cấu thành 2 phần: Phần 1: Hiện trường và quá

trình khám nghiệm. Phần 2: Dấu vết, tài liệu mẫu vật thu được.

Phần 1: Thể hiện được quá trình, phương pháp, kết quả nghiên cứu quang

cảnh chung của hiện trường và phát hiện, thu thập các dấu vết, vật chứng; Khi

mô tả dấu vết, vật chứng phát hiện được phải thể hiện được vị trí, hình dạng,

kích thước, chiều hướng, màu sắc, trạng thái, đặc điểm, số lượng và mối liên hệ

giữa chúng.

Phần 2: Thống kê tổng quát loại, số lượng các dấu vết, vật chứng, tài liệu,

mẫu vật thu được.

* Phần kết luận: Ghi rõ các công việc và biện pháp đã tiến hành trong quá

trình khám nghiệm: số lượng sơ đồ và loại sơ đồ hiện trường; số lượng các kiểu

ảnh đã chụp; Những ý kiến bổ sung, thêm, bớt, sửa chữa, điều chỉnh; thời điểm

kết thúc cuộc khám nghiệm; lời kết của biên bản và chữ ký, họ tên của các thành

viên tham dự khám nghiệm hiện trường.

- Sơ đồ hiện trường

+ Khái niệm:

Sơ đồ hiện trường là bản vẽ kỹ thuật nhằm mô tả quang cảnh hiện trường,

vị trí của đồ vật, dấu vết, vật chứng, tử thi ở hiện trường. Sơ đồ hiện trường

đồng thời là tài liệu minh hoạ, bổ sung cho biên bản khám nghiệm hiện trường.

Nội dung của sơ đồ hiện trường phản ánh đúng thực tế vị trí, trạng thái của

đồ vật, cảnh vật, dấu vết, vật chứng ở hiện trường. Trên cơ sở các sơ đồ hiện

trường sẽ giúp nhận thức về vị trí quang cảnh hiện trường và diễn biến sự việc.

+ Yêu cầu

* Sơ đồ hiện trường được vẽ theo đúng mẫu quy định

* Sơ đồ hiện trường phải đảm bảo đúng kỹ thuật vẽ: Xác định phương

hướng trên bản vẽ thống nhất theo quy ước quốc tế (phía Bắc phải hướng về

phía trên); phải có vật chuẩn để xác định vị trí của dấu vết, vật chứng. Vật chuẩn

là vật có tính cố định, nổi bật ở hiện trường.

* Sử dụng thống nhất đơn vị đo trên một bản vẽ và ký hiệu vẽ. Phải dùng

các ký hiệu đã quy định đối với từng loại đồ vật để thể hiện trong bản vẽ.

* Sơ đồ hiện trường được vẽ theo tỷ lệ nhất định: Vẽ theo tỷ lệ xích (các số

đo chiều dài trên sơ đồ với vật thực ở hiện trường thống nhất theo một tỷ lệ

Page 26: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

26

tương ứng). Vẽ tự do (số đo của vật thể hiện trên sơ đồ và vật thực ở hiện trường

không theo tỷ lệ). Vẽ tự do tuy không theo tỷ lệ nhất định nhưng giữa các vật thể

phải thể hiện mối tương thích nhất định.

+ Các loại sơ đồ hiện trường

* Sơ đồ chung về hiện trường: Đây là loại sơ đồ có giới hạn không gian

tương đối rộng, bao quát toàn bộ quang cảnh chung của hiện trường.

* Sơ đồ trung tâm của hiện trường: Là loại sơ đồ thể hiện vị trí, trạng thái

của các đồ vật, dấu vết, vật chứng ở nơi xảy ra diễn biến chính của sự việc (nơi

tồn tại nhiều dấu vết, vật chứng và tử thi) hoặc nơi phát hiện sự việc.

* Sơ đồ từng phần của hiện trường: Là loại sơ đồ dùng ghi nhận vị trí, trạng

thái, cấu trúc của từng phần, từng khu vực cụ thể trong phạm vi hiện trường đã

khoanh vùng, hoặc để ghi nhận cấu trúc, trạng thái đồ vật ở hiện trường và đồ

vật có dấu vết.

* Sơ đồ chi tiết: Là loại sơ đồ thể hiện vị trí, trạng thái, đặc điểm từng dấu

vết, vật chứng hoặc một hệ thống dấu vết, vật chứng có quan hệ chặt chẽ với

nhau.

+ Phương pháp vẽ sơ đồ hiện trường

* Phương pháp vẽ mặt phẳng: Là phương pháp thể hiện hình chiếu của các

vật thể ở hiện trường. Trên cơ sở quan sát mọi vật ở hiện trường thẳng góc từ

trên xuống và vẽ theo hình chiếu của các vật đó. Trên sơ đồ các hình chiếu thu

nhỏ theo tỷ lệ và theo ký hiệu vẽ sơ đồ đã được quy định thống nhất.

* Phương pháp vẽ mở: Là phương pháp vẽ trải rộng mặt đáy và các mặt

khác của một khối đa diện trên một mặt phẳng. Phương pháp này thường được

dùng để thể hiện vị trí đồ vật, dấu vết ở trên tường, trần của một căn nhà…

* Phương pháp vẽ cắt: Là phương pháp vẽ mặt cắt bổ dọc hoặc bổ ngang

một vật hình khối kín. Phương pháp này thường được dùng để mô tả những

phần bị khuất của vật hoặc vị trí, hình dáng rãnh xuyên của vết đạn qua vách

tường một căn nhà… Phương pháp vẽ cắt được sử dụng để vẽ các sơ đồ chi tiết

sẽ thuận lợi khi đặc tả đặc điểm của dấu vết.

* Phương pháp vẽ phối cảnh: Là phương pháp thể hiện đối tượng vẽ theo

không gian 3 chiều. Phương pháp này được dùng để thể hiện hệ thống các dấu

vết liên quan trên nhiều vật thể khác nhau ở hiện trường. Phương pháp vẽ phối

cảnh thường được sử dụng để vẽ sơ đồ từng phần hiện trường. Thể hiện quan hệ

giữa các dấu vết vật chứng trên các vật khác nhau trong không gian đa chiều.

- Bản ảnh hiện trường

Page 27: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

27

+ Khái niệm:

Bản ảnh hiện trường là tập hợp các ảnh chụp ở hiện trường ghi nhận khách

quan quang cảnh hiện trường, vị trí, trạng thái, đặc điểm của dấu vết, vật chứng,

đồ vật, tử thi ở hiện trường. Đây là tài liệu minh họa cho biên bản khám nghiệm

hiện trường. Khám nghiệm hiện trường một vụ việc mang tính hình sự có thể

chụp nhiều loại ảnh, mỗi loại ảnh chụp nhiều kiểu và các góc độ khác nhau.

+ Yêu cầu

* Từng bức ảnh phải rõ nét, không mờ nhòe.

* Ảnh ghi nhận trung thực, khách quan, đúng thực tế. Không được sửa

phim, chỉnh sửa ảnh.

* Nội dung, bố cục của từng bức ảnh phải đáp ứng được mục đích cần mô

tả.

* Hệ thống các bức ảnh trình bày trong bản ảnh phải theo trình tự: Từ

chung đến riêng; từ quang cảnh hiện trường đến dấu vết, vật chứng; từ hiện

trường đến tử thi và dấu vết trên tử thi.

+ Các loại ảnh hiện trường: Ảnh định hướng hiện trường, ảnh trung tâm

hiện trường, ảnh từng phần hiện trường, ảnh chi tiết.

+ Phương pháp trình bày bản ảnh

Mỗi kiểu ảnh cắt bỏ viền trắng, có khổ 9x1)cm, trừ ảnh định hướng có thể

chụp ghép. Các kiểu ảnh nêu trên sắp xếp theo trình tự: Ảnh định hướng, ảnh

trung tâm hiện trường, ảnh từng phần hiện trường, ảnh chi tiết. Dưới các ảnh có

chú thích kèm theo. Hệ thống các kiểu ảnh đó được dán trên mặt giấy bìa cứng,

màu trắng, theo một trong hai cách: Các ảnh dán trên băng giấy dài và gấp lại

thành tập có khổ (24x 36)cm; hoặc ảnh dán trên một mặt giấy và đóng lại thành

cuốn có khổ (24x 36) cm.

- Báo cáo khám nghiệm hiện trường

+ Khái niệm:

Báo cáo khám nghiệm hiện trường là một loại tài liệu nghiệp vụ, nhằm

phản ánh kết quả khám nghiệm hiện trường; những biện pháp, phương pháp

nghiệp vụ và những phương tiện kỹ thuật đã áp dụng; những nhận định, đề xuất

biện pháp giải quyết tiếp theo.

Báo cáo khám nghiệm hiện trường được xây dựng bằng văn bản để thông

tin về kết quả khám nghiệm cho lãnh đạo cấp trên và cho các đơn vị tham gia

khám nghiệm hiện trường.

Page 28: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

28

Báo cáo khám nghiệm hiện trường do người trực tiếp tiến hành khám

nghiệm lập, còn các lực lượng khác có báo cáo riêng. Báo cáo khám nghiệm

hiện trường được trình bày theo hệ thống logic. Thông qua báo cáo khám

nghiệm hiện trường các cấp lãnh đạo biết được kết luận về vụ việc, kết quả các

biện pháp, phương pháp đã áp dụng trong khám nghiệm, nắm được những đề

xuất để chỉ đạo điều tra tiếp theo.

+ Yêu cầu

Phải đảm bảo đúng thủ tục hành chính. Báo cáo khám nghiệm hiện trường

là văn bản thông báo chính thức của cơ quan, người tiến hành khám nghiệm hiện

trường về kết quả khám nghiệm hiện trường, được trình bày theo đúng quy định

về soạn thảo văn bản, phải có chữ ký, con dấu của người, cấp có thẩm quyền.

Phải đảm bảo lôgíc giữa nội dung phân tích khai thác dấu vết vật chứng với

các vấn đề rút ra kết luận, nhận định, đề xuất làm rõ cơ sở của các kết luận. Cấu

trúc báo cáo khám nghiệm hiện trường phải hợp lý không sao chép biên bản.

Nội dung từng vấn đề đề cập trong báo cáo khám ngiệm hiện trường phải chọn

lọc, trình bày ngắn gọn, rõ ràng.

+ Cấu trúc của báo cáo khám nghiệm hiện trường

* Phần mở đầu: Phải thể hiện được tên cơ quan báo cáo, nơi nhận hoặc

người nhận báo cáo; thời gian viết; tên loại vụ việc báo cáo.

* Phần nội dung: Thể hiện được các vấn đề sau: Trình bày tóm tắt tình hình

sự việc xảy ra; tình hình phát hiện vụ việc và công tác bảo vệ hiện trường; tóm

tắt quá trình và kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; Phân

tích đánh giá những dấu vết, vật chứng quan trọng có liên quan trực tiếp đối với

việc nhận định, kết luận về tính chất vụ việc, loại đối tượng, hung khí …

* Phần kết luận: Nêu các kết luận, nhận định về vụ việc đã khám nghiệm;

các đề xuất và biện pháp kỹ thuật cần giải quyết tiếp theo; đề xuất sự phối kết

hợp giữa cơ quan điều tra, kỹ thuật hình sự và các lực lượng có liên quan đến

quá trình điều tra tiếp theo; chữ ký của thủ trưởng cơ quan báo cáo và hình dấu.

Phần 2

KHÁM NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI HIỆN TRƯỜNG CỤ THỂ

I. KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG TAI NẠN GIAO THÔNG

ĐƯỜNG BỘ

1. Khái niệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ

Tai nạn giao thông đường bộ là một loại tai nạn xã hội, do một bên hoặc

nhiều bên tham gia giao thông, do phương tiện cơ giới hoặc không cơ giới, đang

Page 29: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

29

vận chuyển trên đường giao thông đường bộ, đã có những thiếu sót về các biện

pháp an toàn hoặc do vô ý hay do những tình huống bất ngờ xảy ra không kịp

phòng ngừa để gây ra thiệt hại về người, tài sản, phương tiện, gây mất trật tự

công cộng.

Hiện trường tai nạn giao thông đường bộ được hiểu là nơi xảy ra vụ tai

nạn giao thông trên đường bộ. Cơ quan chức năng cần khám nghiệm để phát

hiện, thu thập, đánh giá các dấu vết, vật chứng, các tin tức, tài liệu có liên quan

tại hiện trường, phục vụ điều tra xử lý vụ việc đúng pháp luật.

2. Quy trình khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ

a. Những việc phải làm tại hiện trường trước khi khám nghiệm

- Tiếp nhận các công việc và nghe báo cáo tình hình vụ tai nạn giao thông

của lực lượng bảo vệ hiện trường. Nếu tại hiện trường còn tồn tại các tình huống

cấp bách như: Người bị tai nạn chưa được cấp cứu, phương tiện, tài sản đang bị

cháy, ách tắc giao thông, có đủ căn cứ để truy đuổi xe gây tai nạn… phải tiến

hành áp dụng các biện pháp để giải quyết các tình huống đó;

- Mời người chứng kiến tham dự khám nghiệm hiện trường;

- Quan sát toàn bộ địa điểm xảy ra tai nạn để xác định phạm vi hiện

trường, vị trí dấu vết, nạn nhân, phương tiện, nhận định hiện trường còn nguyên

vẹn hay đã bị xáo trộn, hay hiện trường giả;

- Xác định phạm vi khám nghiệm, phương pháp khám nghiệm, xác định

điểm và vật chuẩn để định vị vị trí phương tiện, dấu vết…khi tiến hành khám

nghiệm và vẽ sơ đồ;

- Kiểm tra lại các thiết bị, phương tiện, công cụ phục vụ cho công tác

khám nghiệm hiện trường.

b. Quan sát hiện trường

- Phát hiện, xác định vị trí các dấu vết, vật chứng, nạn nhân, phương tiện

để lại trên hiện trường;

- Đánh dấu vị trí các dấu vết, vật chứng, nạn nhân, phương tiện, sơ bộ ghi

nhận các dấu vết liên quan đến tai nạn trên phương tiện;

- Chụp ảnh (quay camera nếu có) hiện trường chung; hiện trường trung

tâm, từng phần hiện trường; chụp ảnh dấu vết, vật chứng có liên quan; chú ý khi

chụp ảnh dấu vết, vật chứng nhất thiết phải đặt thước tỷ lệ;

- Đo và vẽ sơ đồ hiện trường chung (thường vẽ theo phương pháp vẽ mặt

bằng);

Page 30: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

30

- Thu thập dấu vết, vật chứng, bảo quản và lấy mẫu so sánh (nếu thấy cần

thiết) theo đúng quy định của pháp luật;

- Tiến hành đo chiều rộng mặt đường, xác định tim đường.

c. Khám nghiệm tỉ mỉ

- Khám nghiệm tỉ mỉ nơi xảy ra tai nạn:

+ Tiến hành đo xác định vị trí của phương tiện trên hiện trường: Đo

khoảng cách từ hình chiếu vuông góc của trục bánh trước bên phải phương tiện

gây tai nạn xuống mặt đường đến mép đường bên phải, sau đó đo tiếp khoảng

cách từ mép đường bên phải đến cột mốc, đo vị trí trục bánh sau tiến hành tương

tự. Đo khoảng cách trục trước và trục sau bên phải, bên trái, đo khoảng cách

giữa hai trục trước, hai trục sau. Đo khoảng cách trục trước, trục sau đến tim

đường.

Đối với hiện trường có xe máy cần mô tả rõ loại xe, màu sơn, tình trạng,

tư thế, chiều hướng của xe. Đo khoảng cách từ trục trước, trục sau của xe so với

cột mốc đã chọn, với mép đường bên phải, với điểm gần nhất của phương tiện

gây tai nạn.

+ Đối với hiện trường có người bị thương, người chết: Tiến hành ghi nhận

dấu vết trên thân thể người bị nạn bằng cách lập biên bản và phác họa ghi nhận

các dấu vết trên thân thể người bị nạn để phục vụ cho công tác điều tra giải

quyết tai nạn giao thông.

Trường hợp nạn nhân bị thương, việc ghi nhận các thương tích trên da

thịt, quần áo của nạn nhân cần có sự hỗ trợ của cơ quan y tế, nơi cấp cứu nạn

nhân;

Trường hợp nạn nhân đã chết: Tiến hành khám nghiệm tử thi theo quy

định tại Điều 151 BLTTHS. Cần xác định tư thế, trạng thái của nạn nhân tại hiện

trường, xác định giới tính, trạc tuổi, chiều cao, thể trạng. Mô tả đầy đủ các

thương tích trên tử thi, phát hiện và thu giữ, bảo quản giấy tờ, đồ đạc, tư trang

hành lý của nạn nhân. Trên cơ sở khám nghiệm tử thi và giám định pháp y sẽ

xác định được nạn nhân chết do: Phương tiện đang chuyển động đâm, va, quyệt,

chèn...vào cơ thể nạn nhân; nạn nhân rơi, ngã từ phương tiện đang chuyển động

xuống đường; do va đập, dồn nén ngay trong phương tiện hay do nguyên nhân

nào khác.

- Khi khám nghiệm nơi xảy ra tai nạn chú ý phát hiện, thu thập những dấu

vết, vật chứng:

Page 31: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

31

+ Đối với dấu vết phanh cần làm rõ các nội dung:

Số lượng các dấu vết phanh, khoảng cách giữa các dấu vết phanh, chiều

dài, chiều rộng của từng vết phanh, khoảng cách điểm kết thúc vết phanh đến

điểm tiếp xúc của lốp xe với mặt đường của lốp đã gây ra vết phanh, khoảng

cách từ điểm bắt đầu và điểm kết thúc của dấu vết phanh đến mép đường bên

phải, tình trạng dấu vết phanh liên tục hay ngắt quãng, màu sắc dấu vết phanh,

độ đậm, nhạt, chiều hướng đậm, nhạt. Tiến hành chụp ảnh dấu vết phanh, vẽ sơ

đồ dấu vết phanh.

+ Đối với dấu vết vân lốp xe: Cần xác định rõ loại vân lốp, đặc điểm cá

biệt, chiều hướng chuyển động.

+ Dấu vết máu: Mô tả rõ tình trạng khô, ướt, vũng, nhỏ giọt, quệt, phun,

thấm… làm rõ kích thước, màu sắc, hình dạng, chiều hướng.

+ Các loại dấu vết khác như: Mảnh vỡ, bùn đất, sơn, kính, gỉ sắt, chất

lỏng, hàng hoá, vật liệu, vết cày xước trên đường...cần làm rõ loại, hình dạng,

kích thước, trạng thái, chiều hướng, vị trí bằng các phương pháp mô tả, chụp

ảnh, vẽ sơ đồ.

d. Khám nghiệm cầu, kỹ thuật đường, bến phà liên quan đến vụ tai nạn

giao thông:

- Đối với cầu:

+ Đo chiều dài cầu, bề rộng mặt cầu, chiều dài nhịp, số trụ cầu…so với

chỉ tiêu kỹ thuật cầu;

+ Mô tả, ghi nhận hệ thống báo hiệu đường bộ như: Biển báo, vạch kẻ

đường, cọc tiêu trên cầu và hai đầu cầu;

+ Mô tả, ghi nhận vết nứt, vỡ, hư hỏng…trên cầu nơi xảy ra tai nạn;

+ Kiểm tra, xem xét dấu vết do tai nạn để lại trên mặt cầu, thành cầu.

- Đối với đường, bến phà cần mô tả ghi nhận:

+ Đặc điểm đoạn đường, mặt đường nơi xảy ra tai nạn như: Bằng phẳng

hay lên dốc, xuống dốc; thẳng hay cong sang phải, sang trái; tầm nhìn bị che

khuất hay không bị che khuất; mặt đường phẳng, nhẵn hay lồi, lõm, nứt vỡ, trơn

trượt;

+ Loại mặt đường (bê tông xi măng, bê tông nhựa, đá răm, đất);

+ Hệ thống báo hiệu đường bộ: Biển báo, cọc tiêu, vạch kẻ đường;

+ Một số chỉ tiêu kỹ thuật đường: Độ dốc dọc; tầm nhìn nhỏ nhất theo

chiều dọc (nếu có độ dốc lớn), tầm nhìn theo chiều ngang; chỉ tiêu kỹ thuật thực

Page 32: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

32

tế so với thiết kế đường;

+ Ghi nhận các dấu vết của vụ tai nạn để lại trên đường, bến phà.

đ. Khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao

thông

+ Mục đích khám nghiệm nhằm phát hiện và ghi nhận những dấu vết liên

quan đến vụ tai nạn, qua đó đánh giá về cơ chế hình thành dấu vết đâm, va chạm

với các phương tiện khác hoặc chướng ngại vật, từ đó giúp cán bộ điều tra xác

định điểm va chạm đầu tiên của phương tiện; ghi nhận tình trạng thiệt hại của

phương tiện, tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện trước và sau tai nạn.

+ Tiến hành khám nghiệm, thu thập, bảo quản, ghi nhận các dấu vết, hư

hỏng của phương tiện liên quan đến vụ tai nan giao thông. Kiểm tra an toàn kỹ

thuật phương tiện cơ giới.

+ Các phương tiện liên quan đến vụ tai nan giao thông phải được khám

nghiệm ngay sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường. Nếu có nhiều phương

tiện thì phải tiến hành khám lần lượt từng phương tiện. Kết quả khám nghiệm,

phải được ghi rõ ràng, đầy đủ vào biên bản khám nghiệm phương tiện. Những

người tham gia khám nghiệm và người điều khiển phương tiện hoặc chủ xe, phụ

xe, chủ hàng phải ký tên vào biên bản.

Quy trình khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn

giao thông:

Một là, khám phương tiện:

- Đối với xe ôtô: Cần đo kích thước chiều dài, rộng của xe; chiều ngang

của lốp bánh xe; các cầu xe; chiều rộng của bánh xe trước, sau, giữa; chiều cao

của xe (cabin, thành xe, vỏ xe); xem xét và khám từ trước ra sau, từ phải qua

trái, từ trên xuống dưới kể cả gầm xe (tránh bỏ sót và trùng lặp); kiểm tra, xem

xét tỉ mỉ vị trí, kích thước, chiều hướng, màu sắc, các dấu vết để lại trên phương

tiện. Cần chú ý ghi nhận các dấu vết đó đến vật chuẩn trên xe hoặc trên mặt

đường; chụp ảnh ghi nhận vị trí, kích thước dấu vết (phải có thước tỉ lệ); thu

lượm dấu vết, vật chứng hoặc lấy mẫu so sánh và trưng cầu giám định chuyên

môn; đánh giá và ghi nhận những hư hỏng, thiệt hại do tai nạn gây ra. Sau khi

khám ngoài xong thì tiến hành khám trong: Cần khám từ trên xuống dưới, từ

phải qua trái; ghi nhận các dấu vết phát sinh do tai nạn gây ra; đánh giá và ghi

nhận vị trí của cần tay số, xi-nhan, cần gạt mưa, chỉ số trên bản các đồng

hồ...của ôtô.

Page 33: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

33

- Đối với xe môtô, xe gắn máy: Cũng khám giống như đối với xe ôtô.

Ngoài ra cần chú ý đo bề rộng lốp trước, sau; chất lượng hoa vân lốp; các dấu

vết ở ghi đông xe, giá để chân, yên xe, cần phanh (tay, chân), cần số, vị trí cần

số (ở số mấy), các công tắc đèn, gương. Phải xác định được dấu vết nào va chạm

với chi tiết, bộ phận nào của phương tiện khác, vật khác hoặc trên đường; xác

định rõ điểm va chạm đầu tiên, các điểm va chạm tiếp theo và điểm cuối cùng.

Trên cơ sở đó, đánh giá vị trí tương ứng trên phương tiện liên quan.

Những dấu vết dễ bị thay đổi hoặc biến mất cần được khám nghiệm và

bảo quản ngay tại hiện trường như dấu vết máu, lông, tóc, da thịt, xăng dầu...

Hai là, kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ:

- Kiểm tra trang thiết bị kỹ thuật của phương tiện để phát hiện sự cố hư

hỏng, thiếu thiết bị hoặc thiết bị kỹ thuật không đảm bảo an toàn để xác định

xem có phải nguyên nhân tai nạn do kỹ thuật xe hay không?

Căn cứ vào sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, quy định

về việc kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ôtô và xe gắn

máy chuyên dùng của ngành Công an ban hành theo Quyết định số 18/2002/QĐ-

BCA(C11) ngày 07/01/2002 và tiêu chuẩn ngành về “Tiêu chuẩn an toàn kỹ

thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới đường bộ” số đăng ký 22-

TCN224-2000 và 22-TCN225-2000 của Bộ Giao thông vận tải để kiểm tra, đánh

giá hệ thống phanh, hệ thống chuyển hướng, hệ thống truyền lực, treo đỡ, lốp,

đèn, còi, gạt nước mưa, vỏ thùng xe... Kết quả khám, kiểm tra phải ghi đầy đủ

vào biên bản (có hiệu lực hoạt động không?)

- Đối với hệ thống phanh, nếu xe còn hoạt động thì phải tiến hành kiểm

tra thực nghiệm hệ thống phanh trên băng truyền hoặc ngoài đường để có kết

luận hiệu lực. Trường hợp có dấu hiệu xác định tai nạn giao thông liên quan đến

kỹ thuật phương tiện thì đề nghị trưng cầu giám định chuyên môn để có căn cứ

kết luận chính xác. Căn cứ vào các quy định nêu trên, tiến hành kiểm tra cụ thể

các hệ thống trên xe ôtô, như:

- Kiểm tra hệ thống đèn: Đèn xe tối thiểu phải có đủ, họat động tốt và

không có nứt vỡ: Phía trước của xe, phải có 2 đèn con báo hiệu chiều rộng của

xe (đèn trắng); 2 đèn báo rẽ phải, trái (xi nhan màu vàng); 2 đèn chiếu xa và gần

(pha– cốt) phải đủ 2 nấc chiếu xa không nhỏ hơn 100m, gần không nhỏ hơn

50m; Phía sau của xe, phải có đèn báo hiệu chiều rộng của xe (kích thước) có

màu đỏ; đèn soi biển số có màu trắng; đèn báo hiệu khi hãm phanh, màu đỏ; đèn

Page 34: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

34

tín hiệu xin đường, màu vàng; Ngoài ra, đối với xe chở khách còn có đèn trần và

đèn báo chiều cao.

- Kiểm tra bánh xe ôtô: Kiểm tra các chi tiết kẹp chặt và phòng lõng đầy

đủ, đúng quy cách hay không; vành, đĩa, vòng, hãm có đúng kiểu loại, biến

dạng, rạn nứt, cong vành, vòng hãm có khít vào bánh xe hay không; bộ phận

may-ơ có quay trơn hay bị bó kẹt; lốp có đúng cỡ, đủ số lượng, đủ áp suất hay

không? Lốp xe có bị phồng rộp, nứt vỡ tới lớp sợi mành hay không; lốp bánh xe

dẫn hướng có cùng loại hay không, xe có sử dụng lốp đắp hay không? Chiều cao

hoa lốp có đồng đều và có đảm bảo trị số là đối với xe ôtô con đến 9 chỗ ngồi thì

không nhỏ hơn 1,6mm; xe ôtô khách trên 9 chỗ ngồi thì không nhỏ hơn 2mm và

xe ôtô tải, ôtô chuyên dùng thì không nhỏ hơn 1mm.

- Kiểm tra trục chuyển động: Kiểm tra trục chuyển động xem có bị biến

dạng hay không? Có bị hàn táp hay nối dài thêm hay không? Có bị nứt hay có

phát ra tiếng kêu hay không? Kiểm tra hệ thống truyền lực xem có đúng với hồ

sơ kỹ thuật hay không? Có được lắp ghép đúng và đủ các chi tiết kẹp chặt hay

không? Có đảm bảo phòng lõng và không bị rò rỉ hay không?

- Kiểm tra bộ phận ly hợp có được đóng nhẹ nhàng, cắt dứt khoát, bàn đạp

có hành trình tự do không? Kiểm tra hộp số xem có bị nhảy số, biến dạng hay bị

nứt nẻ gì hay không? Kiểm tra cầu xe xem có bị biến dạng hay nứt nẻ gì không?

Hệ thống treo (nhíp, lò xo, giảm chấn): Kiểm tra xem có đầy đủ, đúng

theo hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép đúng và chắc chắn hay không? Có bị nứt gẫy, rò rỉ

dầu và khí nén, có đảm bảo cân bằng thân xe hay không?

- Kiểm tra hệ thống lái xem hệ thống lái có điều khiển lái được nhẹ nhàng

và các chi tiết được bôi trơn hay không? Vô lăng lái có đúng kiểu loại, có bị nứt

vỡ và có bám dính với trục lái hay không? Trục lái có đúng kiểu loại, lắp ghép

đúng, chắc chắn và có bị rơ dọc và rơ ngang trục hay không? Hộp tay lái có bị

chảy dầu hay có được lắp ghép đúng, chắc chắn, đủ chi tiết kẹp chặt và phòng

lõng hay không? Thanh và đòn dẫn động lái có bị biến dạng, có vết nứt hay có

được lắp ghép đúng, chắc chắn, đủ chi tiết kẹp chặt và phòng lõng hay không?

Các khớp cầu và khớp chuyển hướng có được lắp ghép đúng, chắc chắn, đủ chi

tiết phòng lõng; có bị rơ, có tiếng kêu khi lắc vô lăng lái, có bị vết nứt, vỏ bọc

chắn bụi có bị thủng rách hay không? Ngõng quay lái có bị biến dạng, có bị nứt,

rơ giữa bạc và trục, có bị rơ khớp cầu hay khớp cầu có được lắp ghép đúng và

chắc chắn hay không? Kiểm tra độ rơ góc của vô lăng lái xem khi xe đỗ ở tư thế

Page 35: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

35

hai bánh trước và sau có thẳng nhau, quay nhẹ nhàng vành tay lái theo kim đồng

hồ và ngược lại hay khi nặng thì dừng lại bánh xe không quay độ rơ cho phép

không lớn hơn 10 độ đối với ôtô con, ôtô khách 12 chỗ, ôtô tải có tải trọng đến

1.500kg, 200 đối với ôtô khách trên 12 chỗ và 25

0 đối với ôtô có tải trọng trên

1.500kg hay không? Hệ trợ lực lái có được lắp ghép đúng, chắc chắn, đảm bảo

họat động bình thường hay không, có biểu hiện chảy dầu, rò rỉ khí nén hay có sự

khác biệt lớn giữa lực lái trái và lực lái phải hay không? Dây curoa trợ lực lái có

bị trùng lõng và hư hỏng hay không? Độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng có

ở vị trí tay lái thẳng độ trượt ngang không lớn hơn 5m/1km khi thử trên băng thử

hay không?

- Kiểm tra hệ thống phanh: Kiểm tra các cụm, chi tiết có đúng hồ sơ kỹ

thuật, lắp ghép đúng và chắc chắn, đầy đủ chi tiết, kẹp chặt và phòng lõng hay

không? Có bị rò rỉ dầu phanh, khí nén, các ống dẫn dầu, khí có bị rạn nứt hay

không? Đầu động cơ khí của phanh chính và phanh bánh xe có linh họat, có bị

biến dạng, rạn nứt, có hoạt động tốt hay không? Bàn đạp phanh có hành trình tự

do hay không? Đối với hệ thống phanh dẫn động khí nén (phanh hơi) thì áp suất

có đạt áp suất quy định hay không? Bình chứa khí nén có bị rạn nứt, các van có

đầy đủ hay không?

- Kiểm tra buồng lái xem vị trí ngồi lái có được thoải mái khi thao tác, có

bị trở ngại gì hay không? kính chắn gió trước buồng lái có độ nhìn chuẩn xác, rõ

ràng và khi vỡ có gây nguy hiểm hay không? Kiểm tra các loại đồng hồ như

đồng hồ điện, nước, xăng dầu, tốc độ, đồng hồ báo áp lực khí đối với phanh

hơi... có đảm bảo đúng quy định và có tác dụng hay không? Kiểm tra gạt mưa có

đủ và có tác dụng (gạt được 2/3 diện tích kính) hay không?

- Đối với xe môtô thì để kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện thì cần

kiểm tra hệ thống đèn gồm đèn chiếu sáng, đèn báo rẽ, đèn soi biển số, đèn báo

phanh, tác dụng của công tắc và đèn còn họat động hay không (đặc biệt trong

các vụ tai nạn giao thông liên quan đên chuyển hướng hoặc xảy ra vào ban

đêm); kiểm tra còi xem có tác dụng hay không (đối với vụ tai nạn giao thông

liên quan đến vượt); kiểm tra hệ thống phanh gồm phanh tay, phanh chân có tác

dụng không? (bằng cách cho xe chạy trên đường bêtông, nhựa bằng phẳng, cho

xe chạy với tốc độ 30km/h rồi bóp phanh tay, đạp phanh chân, sau đó ghi chiều

dài vết phanh); kiểm tra và đánh giá tổng thể hệ thống an toàn của xe (đặc biệt là

xe cũ)

Page 36: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

36

e. Khám nghiệm tử thi (nếu nạn nhân đã chết) hoặc xem xét dấu vết

trên thân thể (nếu nạn nhân còn sống)

- Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 151 BLTTHS quy định về khám nghiệm tử thi; Điều 8 của

“Quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ” năm 2007 của Bộ

Công an quy định về việc ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn: Tiến hành

lập biên bản và phác họa ghi nhận các dấu vết trên thân thể người bị nạn để phục

vụ cho công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông. Nếu nạn nhân còn sống

thì việc ghi nhận các thương tích trên da thịt, quần áo của nạn nhân phải được sự

đồng ý của cơ quan y tế, nơi cấp cứu nạn nhân. Nếu nạn nhân đã chết thì việc

tiến hành khám nghiệm do bác sĩ pháp y tiến hành.

- Nghiên cứu phát hiện, đánh giá các loại thương tích:

Thương tích trên người nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông được hình

thành là do phương tiện đang chuyển động hoặc các bộ phận của xe như đầu xe,

bậc lên xuống đâm hay va đập vào người. Thương tích cũng có thể là do nạn

nhân va đạp với mặt đường. Bao gồm các loại thương tích như: Thương tích do

rơi, ngã từ phương tiện đang chuyển động; thương tích do va đập, dồn nén ngay

trong phương tiện; thương tích do chèn ép giữa các phương tiện, giữa phương

tiện với chướng ngại vật; thương tích do phương tiện lăn qua, kéo lê nạn nhân, ..

Khi nghiên cứu, đánh giá dấu vết, thương tích trên người nạn nhân, cần

xác định đây thực sự có phải là vụ tai nạn giao thông hay không? Nếu đúng là

vụ tai nạn giao thông thì tổn thương do nguyên nhân nào gây nên? Thương tích

nào quyết định cái chết? Dấu vết thương tích là do trực tiếp phương tiện gây nên

hay do gián tiếp làm nạn nhân ngã, hoặc nạn nhân tự ngã dẫn đến chết? Mặt

khác, cần nghiên cứu, đánh giá xem trên người nạn nhân, ngoài dấu vết thương

tích do tai nạn thì còn có tổn thương do bệnh lý cũ nào không? Tổn thương và

bệnh lý cũ có liên quan và ảnh hưởng gì đến tổn thương do tai nạn hay không?

Từ dấu vết thương tích trên người nạn nhân, xác định tư thế, tình huống

xảy ta tai nạn, xác định điểm va chạm giữa người và phương tiện nhằm xác định

lỗi. Cũng cần phát hiện ra những trường hợp bị một tai biến bệnh lý khác ngẫu

nhiên xảy ra trước, trong hoặc ngay sau khi xảy tai nạn giao thông. Việc khám

nghiệm giám định tử thi và thương tích trên người nạn nhân trong các vụ tai nạn

giao thông đường bộ là việc làm bắt buộc.

g. Kết thúc khám nghiệm

Page 37: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

37

- Hội ý rút kinh nghiệm:

Rà soát lại toàn bộ nội dung đã tiến hành trong quá trình khám nghiệm.

Đánh giá những nội dung đã đạt yêu cầu, phát hiện những thiếu sót cần bổ sung.

Thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường và lấy chữ ký xác nhận của các

thành viên tham gia khám nghiệm ngay tại hiện trường. Hoàn thiện hệ thống sơ

đồ phác thảo.

- Tổ chức đánh giá sơ bộ dấu vết, vật chứng đã phát hiện, thu thập được

tại hiện trường nhằm khai thác thông tin phục vụ hoạt động điều tra:

Những dấu vết, vật chứng cần tập trung đánh giá gồm:

* Dấu vết lốp xe ở hiện trường:

Dấu vết lốp xe được hình thành tại hiện trường là do sự tác động trực tiếp

của bề mặt lốp xe với mặt đường, đặc điểm dấu vết lốp xe phụ thuộc vào nhiều

yếu tố như: Kết cấu kỹ thuật của đường (độ cứng, độ mềm, độ trơn, độ nhẵn…);

đặc điểm kỹ thuật của lốp xe; tình trạng kỹ thuật của xe; tốc độ xe chạy… Khi

tiến hành đánh giá dấu vết lốp xe cần căn cứ vào các tiêu chí sau:

Số lượng, vị trí dấu vết lốp xe: Căn cứ số lượng, vị trí của dấu vết lốp xe

có thể xác định được số lượng của bánh xe và là cơ sở để xác định loại phương

tiện (xe đạp, mô tô, máy kéo, ô tô, xe bò, xe mô tô hai bánh hay ba bánh...). Khi

nghiên cứu dấu vết lốp xe tại hiện trường cần tiến hành trong phạm vi dài, rộng,

đặc biệt chú ý những vị trí xe đi vòng, chỗ xe tránh chướng ngại vật;

Chiều rộng mặt lốp: Nếu xe ô tô chở đúng trọng tải, bơm hơi vào bảo đảm

đúng kỹ thuật, thì dấu vết lốp xe phản ánh toàn bộ hoa vân của lốp trên mặt

đường. Theo tiêu chuẩn kỹ thuật thì chiều rộng mặt lốp tương đương 2/3 chiều

rộng của lốp. Do đó, nếu xác định được chiều rộng hoa vân của lốp để lại trên

mặt đường sẽ xác định được chiều rộng của lốp xe;

Loại hoa vân của lốp: Mỗi loại xe, kiểu xe có hoa vân lốp khác nhau, mặc

dù kích thước cỡ lốp xe nhiều loại bằng nhau. Do vậy, từ loại hoa vân của lốp tại

hiện trường, có thể nhận định được loại xe gây ra dấu vết đó. Trong thực tế trên

một chiếc xe ô tô có thể nhiều loại lốp khác nhau, từ việc xác định loại hoa vân

lốp có thể xác định được tình trạng này;

Đường kính vành ngoài của lốp: Muốn xác định đường kính vành ngoài

của lốp xe từ dấu vết lốp, trước hết phải xác định được chu vi vòng ngoài của

lốp. Chu vi vòng ngoài của lốp xe chỉ xác định được khi bánh xe chuyển động

được ít nhất là hết một vòng quay và trên vân lốp có ít nhất là một đặc điểm

Page 38: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

38

riêng ổn định, khi đó chu vi vòng ngoài của lốp được xác định bằng chiều dài

khoảng cách lặp lại của đặc điểm trên vân lốp. Ví dụ: Đặc điểm riêng của vân

lốp là A, khi quay một vòng đặc điểm A sẽ lặp lại và coi là A1, Khoảng cách từ

A đến A1 chính là chu vi vòng ngoài của lốp xe. Muốn tính đường kính vành

ngoài của lốp xe, lấy chu vi vòng ngoài của lốp chia cho số pi (3,14);

Khoảng cách của hai bánh xe trên cùng một trục: Có nhiều phương pháp

đo, thông thường đo khoảng cách hai điểm thể hiện rõ nhất trung tâm của hai

dấu vết lốp trước, lốp sau hoặc đo khoảng cách cạnh phải dấu vết lốp bên phải

và cạnh trái dấu vết lốp bên trái, khoảng cách giữa hai điểm đó là khoảng cách

hai bánh xe trên cùng trục trước hoặc trục sau;

Khoảng cách giữa trục trước và trục sau của xe: Khi xe đỗ trên nền đất

mềm, hoặc khi lùi hay xe bị phanh đột ngột tạo vết phanh “cháy đường” sẽ xác

định được trung tâm của hai vết lốp xe trước và sau. Khoảng cách đo được từ

hai vết đó chính là khoảng cách giữa hai trục trước và sau của xe.

* Dấu vết phanh:

Nếu xe đang chuyển động với tốc độ cao, bị phanh đột ngột các bánh xe

sau ngừng quay. Theo quán tính, xe tiếp tục chuyển động một khoảng cách nhất

định rồi mới dừng hẳn, các bánh xe cọ xát trực tiếp vào mặt đường tạo ra vết lốp

“cháy đường”, đó chính là dấu vết phanh. Dấu vết phanh không rõ hoa vân của

lốp. Độ dài, ngắn, to, nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại xe, tốc độ, trọng

tải của xe, đặc điểm mặt đường, độ dốc của đường… Nhìn chung, nếu tốc độ

lớn, trọng tải nặng, mặt đường trơn thì dấu vết càng đậm, càng dài và ngược lại.

Trong hoạt động điều tra, xử lý các vụ tai nạn giao thông đường bộ, đánh

giá dấu vết phanh tại hiện trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định

chính xác tốc độ của phương tiện trước khi gây tai nạn, xác định phần đường mà

phương tiện đã chiếm dụng, trạng thái tâm lý của người điều khiển phương tiện,

tình trạng kỹ thuật của phương tiện trước và trong khi gây tai nạn, chiều hướng

chuyển động của phương tiện đối với các vụ sau khi gây tai nạn đã chạy khỏi

hiện trường.

Để đánh giá dấu vết phanh có hiệu quả đảm bảo chính xác, khách quan

cần chú ý đến cách đo đạc. Trước hết, phải xác định đúng điểm bắt đầu và điểm

kết thúc của vết phanh; cần đo đạc đầy đủ dấu vết phanh của cả bánh trước và

bánh sau, đo vết có chiều dài nhất, tính từ vết mờ (điểm bánh xe bắt đầu ngừng

quay) đến phía kết thúc vết đậm (xe ngừng hẳn).

Page 39: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

39

Căn cứ vào chiều dài vết phanh từ mờ đến đậm, có thể xác định tốc độ của

xe trước khi tác động vào phanh theo một số công thức cơ bản:

Công thức 1: (km/h)

Trong đó: V là tốc độ trước khi phanh; 254 là hằng số; J là hệ số bám của

lốp xe với mặt đường (có bảng kỹ thuật tính sẵn); I là độ dốc của mặt đường tính

bằng %: (xe lên dốc +%; xuống dốc -%; đường bằng 0%); S là chiều dài dấu vết

phanh đo được ở mặt đường; K hệ số tác dụng của phanh (có bảng kỹ thuật tính

sẵn cho từng loại xe)1.

Công thức 2: Tính toán bằng công thức trong tài liệu “Truy nguyên tội

phạm” (CRIMINAL INDENTIFICATION) của Học viện Cảnh sát quốc gia, cơ

quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, xuất bản năm 1997.

Vận tốc của ô tô được thể hiện từ dấu vết phanh ở hiện trường thông qua

công thức sau:

VA2 – VB

2 = 2 µgS (m/s)

Trong đó:

- VA: là vận tốc của phương tiện ở thời điểm bắt đầu để lại dấu vết phanh

m/s.

- VB: là vận tốc của phương tiện ở thời điểm cuối để lại dấu vết phanh

m/s.

- g: là gia tốc trọng trường, là hằng số không thay đổi có giá trị bằng 9,8

m/S2 .

- S: chiều dài vết phanh tính bằng (m).

- µ: hệ số ma sát mặt đường:

+ Đường nhựa bê tông khô µ = 0,7 đến 0,8 (µ1=0,7; µ=0,8)

+ Đường nhựa bê tông ướt µ= 0,3 đến 0,4

+ Đường đá dăm khô µ= 0,6 đến 0,7

+ Đường đá dăm ướt µ= 0,3 đến 0,4

+ Đường đất khô µ= 0,5 đến 0,6

+ Đường đất ướt µ= 0,3 đến 0,4

Khi ô tô dừng cuối vết phanh mà không đâm vào xe khác hoặc vật cản

trên đường thì ta có VB = 0, từ công thức trên ta có:

1 Tài liệu tham khảo của Trường Đại học Giao thông vận tải.

K

SIJv

)(254

Page 40: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

40

VA = µgS 2 m/s

Như vậy, sau khi có chiều dài dấu vết phanh mà phương tiện để lại ở hiện

trường, phải tính vận tốc ở hai trị số µ1 và µ2, ứng với trị số vận tốc là v1 và v2

tính bằng m/s.

Để đổi sang km/h cách tính như sau: Gọi v (nhỏ) là vận tốc của phương

tiện tính bằng m/s, V (lớn) là vận tốc của phương tiện tính bằng km/h, ta có công

thức chuyển đổi:

V = 3,6.v (km/h) (3,6 là hệ số quy đổi giữa km/h và m/s)

Ví dụ: Tại hiện trường vết phanh xác định được dài 24,4m trên đường

nhựa bê tông khô. Tính toán vận tốc của phương tiện dựa vào công thức:

v = µgS 2 m/s,

Ta có: Tại thời điểm xảy ra tai nạn đường nhựa bê tông khô, hệ số ma sát

µ từ 0,7 đến 0,8. Ở đây hệ số ma sát mặt đường (µ) phụ thuộc vào nhiều yếu tố

như đường nhựa bêtông này cũ hay mới, độ ma sát mặt đường của lốp xe nhiều

hay ít (vỏ xe mới hay cũ). Do đó cần phải xác định các yếu tố trên để áp dụng hệ

số µ, chẳng hạn như µ1= 0,7 hay µ2= 0,8, kết quả như sau:

+ Đối với µ1= 0,7 thì V1 = ,49,8.0,7.24 . 2 = 18,2 m/s

+ Đối với µ2= 0,8, thì V2 = ,49,8.0,8.24 2. = 19,5 m/s

Đổi sang km/h:

V1 = v1.3,6=18,2m/s.3,6= 65 km/h

V2 = v2.3,6=19,5m/s.3,6= 70 km/h

Tại hiện trường, vết phanh của phương tiện để lại dài 24m trong điều kiện

lúc xảy ra tai nạn đường nhựa bêtông khô thì vận tốc phương tiện lúc đó là 65

km/h hoặc 70km/h.

Lưu ý: Công thức tính vận tốc như trên chỉ có thể dùng để tham khảo,

không được dùng kết quả là cơ sở pháp lý khi tiến hành điều tra, xét xử. Vì

chiều dài vết phanh (S), hệ số ma sát (µ) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hệ

thống phanh có đúng kỹ thuật không? Vỏ xe có bơm hơi đủ không? Xe có chở

đúng tải trọng không? Vỏ xe có đảm bảo yếu tố kỹ thuật không? . . .

Tuy nhiên, khi vận dụng 2 công thức nêu trên cần quan tâm đến các yếu tố

khác, như trọng tải vận chuyển thực tế của xe khi phanh, tình trạng kỹ thuật của

phanh, đặc điểm thực tế của đường, như lên dốc, xuống dốc…

* Đánh giá dấu vết để xác định một số tình trạng kỹ thuật của xe:

Page 41: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

41

Tình trạng kỹ thuật của phanh: Nếu phanh bảo đảm kỹ thuật thì sau khi

đạp phanh, má phanh có tác dụng ngay tức khắc tới bánh xe làm cho các bánh xe

ngừng quay, trên mặt đường sẽ tạo ra các dấu vết trượt của lốp, các vết này

thẳng và có chiều dài bằng nhau. Nếu vết phanh nói trên không thẳng, không

bằng nhau hoặc đứt quãng thì chứng tỏ má phanh “ăn” không đều. Nếu vết trượt

lệch sang phải chứng tỏ má phanh bên trái không “ăn” và ngược lại. Trường hợp

phanh trước “ăn”, phanh sau không “ăn”, thì xe sẽ quay ngang sang phải hoặc

sang trái, các vết phanh trên mặt đường chứng minh điều đó.

Các-te bị hở, thủng: Khi các-te bị hở, thủng dầu máy sẽ chảy ra nhiều hay

ít tuỳ thuộc mức độ hở, thủng của các-te... Khi xe dừng lại một vị trí nào đó, dầu

sẽ chảy ra thành vũng. Đặc biệt khi xe phanh đột ngột hoặc va quệt vào vật khác

thường số lượng dầu ở các-te chảy ra nhiều hơn. Tại hiện trường, dấu vết dầu

nhỏ giọt xen lẫn giữa dấu vết lốp xe.

Vành bánh xe có độ dơ lớn: Khi xe chuyển động, đặc biệt khi chuyển

động với tốc độ lớn sẽ để lại dấu vết lốp xe dạng lượn sóng. Nếu cả hai lốp xe

cùng trục có độ dơ như nhau thì vết lốp lượn sóng thường song song đồng bộ

với nhau. Nếu một bên lốp dơ, bên kia không dơ thì dấu vết lốp bên dơ sẽ lượn

sóng, bên không dơ thẳng.

* Đánh giá dấu vết để xác định hướng xe chuyển động: Trong quá trình

khám nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông đường bộ, việc xác định

chính xác hướng xe chạy đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là những vụ sau

khi gây tai nạn, xe gây tai nạn chạy trốn khỏi hiện trường. Khi khám nghiệm

hiện trường, cán bộ điều tra cần khẩn trương nghiên cứu, đánh giá những dấu

vết ở hiện trường để xác định hướng xe chạy. Qua đó, có thể tổ chức lực lượng

truy bắt thủ phạm hoặc tìm cách thông tin nhanh nhất tới các trạm kiểm soát

giao thông cũng như chính quyền địa phương kiểm tra, tạm giữ người và

phương tiện, phục vụ quá trình điều tra.

Để xác định hướng xe thoát khỏi hiện trường cần đánh giá hệ thống dấu

vết: Dầu, nước, đất, cát, than... rơi ra từ phương tiện để lại trên mặt đường. Khi

đánh giá cần quan sát kỹ hình dạng, chiều hướng của dấu vết. Dấu vết thường có

hình hoa chuối, hình chai có hai đầu, một đầu to, tù và đầu kia thon nhỏ, nhọn.

Hướng xe chạy về phía đầu thon, nhọn của dấu vết. Khi bánh xe lăn qua vũng

nước, bùn, vết bùn, nước sẽ bắn tung về phía trước theo hướng xe chạy. Các vết

bùn, nước tạo hình hoa chuối, hình chai, thì đầu thon nhỏ của dấu vết chỉ hướng

Page 42: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

42

xe chạy. Xe chạy trên đường có bùn, đất... khi tiếp xúc đường nhựa rồi chạy trên

đường nhựa, dấu vết lốp xe có màu bùn, đất sẽ in lên mặt đường nhựa từ đậm

đến mờ dần. Hướng xe chạy được xác định theo hướng dấu vết từ đậm đến nhạt.

Ngược lại, khi xe chạy từ đường nhựa vào đường đất, dấu vết in trên đường

nhựa không có màu (đất, bùn) khi lốp xe tiếp xúc đường đất, bùn... sẽ tạo thành

dấu vết lõm. Khi bánh xe lăn qua chướng ngại vật trên mặt đường sẽ tạo ra sự

đứt quãng của dấu vết lốp xe, sự đứt quãng cách chướng ngại vật một khoảng

cách nhất định. Phía dấu vết đứt quãng là hướng xe chạy. Bánh xe lăn trên bãi

cỏ, cây nhỏ, cây cỏ sẽ bị dẹp xuống, hướng dẹp xuống của cây, cỏ là hướng xe

chạy. Bánh xe lăn qua cành cây, que nhỏ, cây que gẫy theo hình chữ V, hướng

mở của chữ V là hướng xe chạy. Xe chạy với tốc độ vừa phải, bánh xe lăn qua

đất bụi hoặc mặt đường có lớp cát khô, mỏng thì cạnh vết lốp sẽ có vết đất, cát

xòe ra hình rẻ quạt. Chiều vuốt của rẻ quạt là hướng xe chạy. Bánh lăn qua

những viên gạch, đá nhỏ nằm dưới đất mềm. Sự tác động của bánh xe làm các

vật nói trên rời khỏi vị trí tạo ra khe hở nhỏ, phía khe hở là hướng xe chạy. Nếu

bánh xe tác động mạnh vào hòn đá, gạch... trên mặt đường, các vật này có thể

bật lên, rời khỏi vị trí ban đầu tới vị trí khác, hướng xe chuyển động sẽ ngược

chiều với hướng các vật nói trên. Khi đánh giá cần xác định chính xác vị trí ban

đầu của các vật đó. Vết phanh trên mặt đường thể hiện từ mờ đến đậm, xe chạy

theo hướng từ mờ đến đậm của dấu vết phanh. Một số loại xe có hoa vân lốp

hình chữ V, dấu vết vân lốp mở theo hình chữ V về phía nào, hướng xe chạy

theo phía đó.

* Đánh giá các dấu vết khác có liên quan: Ngoài nội dung đánh giá đã

phân tích trên, tại mặt đường nơi xảy ra tai nạn khi tiến hành khám nghiệm hiện

trường cần đánh giá các dấu vết, các sản phẩm có nguồn gốc từ phương tiện gây

tai nạn để lại hiện trường như: Xăng, dầu, mỡ, than, sơn và các hàng hoá, vật

liệu xe chuyên chở rơi vãi như đất, cát, xi măng, than, vôi... Các phần gãy, vỡ,

bong, sứt mẻ của các bộ phận xe để lại như: Chắn bảo hiểm, kính phản chiếu,

mảnh vỡ của pha đèn, gương, kính chắn gió, mảnh lốp bị sứt mẻ, mảnh gỗ văng

từ thùng xe...

Đánh giá các dấu vết, các sản phẩm này để xác định tính phù hợp của

chúng với xe gây tai nạn. Nhận định xe đã bị hư hỏng ở bộ phận nào, của loại xe

nào có thể truy nguyên ra phương tiện đã để lại các sản phẩm nói trên thông qua

hoạt động giám định kỹ thuật hình sự.

Page 43: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

43

* Dấu vết trên phương tiện gây tai nạn: Nội dung quan trọng nhất của việc

đánh giá dấu vết trên phương tiện gây tai nạn là xem xét phân tích các biến đổi

vật chất mới xuất hiện trên phương tiện khi vụ tai nạn xảy ra. Cụ thể là tiến hành

đánh giá các dấu vết biểu hiện sự tác động cơ học giữa phương tiện với môi

trường vật chất ở hiện trường, như: Các vết sơn bị bong tróc, các vết sứt mẻ, vết

gẫy, vỡ của các bộ phận: Đèn, ba-đờ-xốc, kính, gương…Những dấu vết có

nguồn gốc từ phương tiện khác, từ nạn nhân, từ hiện trường tác động vào

phương tiện khi có sự va chạm như: Dấu vết sơn, dấu vết gỗ, dấu vết máu, dấu

vết lông, tóc, bông, vải, sợi…

Từ sự đánh giá đó, có thể xác định được nguồn gốc của dấu vết, cơ chế

hình thành dấu vết, thời gian xuất hiện của dấu vết. Kết hợp với kết quả đánh giá

các dấu vết khác ở hiện trường và các tin tức tài liệu khác để xác định điểm

chạm đầu tiên của phương tiện gây tai nạn với các vật, chất khác ở hiện trường,

có căn cứ để hình dung diễn biến sự việc xảy ra.

* Dấu vết thương tích trên cơ thể người bị nạn:

Trong các vụ tai nạn giao thông, người bị thương tích hoặc chết chủ yếu

do 2 nguyên nhân chính: Một là, chịu sự tác động trực tiếp của phương tiện lên

cơ thể. Hai là, bị tổn thương do va đập khi ngã xuống đường. Do đó, khi khám

nghiệm hiện trường những vụ tai nạn giao thông đường bộ có người bị thương

hoặc tử vong cần tiến hành đánh giá toàn bộ thương tích trên cơ thể nạn nhân.

Việc đánh giá thương tích cần dựa vào số lượng, vị trí, đặc điểm (hình dạng,

kích thước, bờ mép, thành, đáy), chiều hướng, hậu quả tác hại của thương tích.

Từ sự đánh giá đó có thể xác định được nguyên nhân gây thương tích, cơ chế

gây thương tích, loại vật gây thương tích, từ đó có cơ sở xác định đối tượng gây

thương tích, chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa sự tác động của phương

tiện đối với nạn nhân.

- Niêm phong, vận chuyển dấu vết, vật chứng về Cơ quan điều tra và ra

lệnh kết thúc khám nghiệm hiện trường, chấm dứt công tác bảo vệ hiện trường.

3. Hồ sơ khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ

Hồ sơ khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ là toàn

bộ tài liệu được thiết lập trong quá trình khám nghiệm hiện trường, bao gồm:

a. Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ

- Biên bản khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ là một

loại tài liệu pháp lý do Điều tra viên, Cảnh sát giao thông thiết lập tại hiện

Page 44: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

44

trường, ghi nhận thực tế khách quan hiện trường vụ tai nạn giao thông, diễn biến

quá trình khám nghiệm và kết quả khám nghiệm. Cũng như những loại hiện

trường khác, khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ, nhất thiết

phải lập biên bản theo quy định tại Điều 154 BLTTHS.

- Yêu cầu của biên bản khám nghiệm hiện trường:

+ Viết đúng theo mẫu đã quy định;

+ Không dùng ký hiệu riêng, không viết tắt...;

+ Đầy đủ, chính xác, khách quan và toàn diện;

+ Ghi thống nhất về kích thước, số đo các dấu vết, vật chứng, tử thi...;

+ Nội dung biên bản khám nghiệm hiện trường phải được trình bày theo

trình tự, có hệ thống và logic;

+ Mô tả hiện trường, dấu vết, vật chứng, tử thi... theo cách từ xa đến gần,

từ chung đến riêng, từ toàn bộ đến các bộ phận chi tiết, từ ngoài vào trong, từ

phải qua trái, từ trên xuống dưới.

- Nội dung của biên bản khám nghiệm hiện trường:

+ Phần mở đầu:

Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm hiện trường. Thời gian nhận

được tin báo về sự việc xảy ra, địa điểm xảy ra sự việc. Họ, tên, chức vụ của

những thành viên trong lực lượng khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên

người tham gia, người chứng kiến,... theo quy định tại Điều 150 BLTTHS. Thời

điểm tiến hành khám nghiệm, điều kiện thời tiết, khí hậu, ánh sáng, tình trạng

hiện trường lúc bắt đầu khám nghiệm...

+ Phần nội dung:

Đây là phần trọng tâm, quan trọng nhất của biên bản khám nghiệm hiện

trường. Phần này mô tả hiện trường, dấu vết, vật chứng, tử thi, các đồ vật...

Mô tả hiện trường về vị trí, phương hướng so với cảnh vật xung quanh,

mô tả phần trung tâm hiện trường và thứ tự các phần khác nhau của hiện trường,

thông thường mô tả theo trình tự quá trình khám nghiệm.

Mô tả dấu vết, vật chứng, tử thi, đồ vật có ở hiện trường phải chính xác,

cụ thể về vị trí, hình dạng, kích thước, chiều hướng, màu sắc, trạng thái và số

lượng của nó, cũng như mối liên hệ giữa chúng. Cụ thể: Ghi nhận tất cả những

dấu vết, vật chứng đã được phát hiện, thu thập và bảo quản. Ghi nhận vị trí,

khoảng cách, chiều hướng từng dấu vết, vật chứng trong mối liên quan với đồ

vật, cũng như những dấu vết, vật chứng khác ở hiện trường. Ghi nhận rõ loại, số

Page 45: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

45

lượng, trọng lượng, hình thù, kích thước, màu sắc, trạng thái, mức độ toàn vẹn

của từng dấu vết, vật chứng.

Trường hợp có tử thi ở hiện trường cần ghi rõ: Nạn nhân là nam hay nữ,

độ tuổi, thể trạng...Vị trí, tư thế của nạn nhân lúc phát hiện, đặc biệt là trong mối

quan hệ với vị trí, trạng thái của đồ vật ở hiện trường và những dấu vết, vật

chứng khác; những thay đổi về vị trí, tư thế của tử thi, việc tắm rửa, thay quần

áo cho tử thi...

Mô tả tình trạng quần áo, giầy dép, mũ nón và tư trang khác...Mô tả

những dấu vết, thương tích và đặc điểm bên ngoài có thể phát hiện được trên

quần áo và trên cơ thể tử thi.

+ Phần kết luận:

Thống kê tổng quát loại, số lượng các dấu vết, vật chứng đã phát hiện

được, các vật thể và mẫu so sánh đưa về cơ quan nghiên cứu. Khi liệt kê cần

phân chia thành 3 nhóm: Dấu vết, vật thể và mẫu so sánh tách rời nhau để tránh

nhầm lẫn. Đối với mỗi dấu vết, vật thể và mẫu so sánh cần ghi đầy đủ những

thông tin sau: Tên, loại, đặc điểm chung và riêng như kích thước, màu sắc, số

lượng, hình thù, hãng sản xuất; vị trí thu được; đánh số; các phương pháp thu

lượm, bảo quản dấu vết; ghi rõ ngoài những dấu vết, vật thể và mẫu so sánh đã

thu, còn chờ xử lý; số lượng và loại sơ đồ đã vẽ; số lượng kiểu ảnh đã chụp; thời

điểm kết thúc cuộc khám nghiệm; những ý kiến bổ sung; lời kết thúc biên bản.

Tất cả những người có tên trong biên bản đã ghi ở phần đầu đều phải ký

tên xác nhận vào biên bản ngay tại hiện trường khi kết thúc cuộc khám nghiệm.

b. Bản ảnh hiện trường tai nạn giao thông đường bộ

Bản ảnh hiện trường là tập hợp các bức ảnh do Điều tra viên chụp tại hiện

trường trong quá khám nghiệm và được hoàn thiện tại Cơ quan điều tra. Bản ảnh

hiện trường là tài liệu ghi nhận thực tế khách quan quang cảnh hiện trường và

diễn biến quá trình khám nghiệm bằng hình ảnh. Bản ảnh hiện trường là tài liệu

minh hoạ cho biên bản khám nghiệm hiện trường. Do vậy, bản ảnh hiện trường

phải được chụp, trình bày đảm bảo đúng quy định về loại ảnh, thứ tự sắp xếp,

ghi chú…

Một bản ảnh hiện trường đúng quy định cần có 4 loại ảnh cơ bản là:

- Ảnh định hướng hiện trường: Ảnh chụp từ nhiều hướng khác nhau ghi

lại quang cảnh chung nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông. Khi chụp cần chọn vị trí

cao, tầm xa thích hợp để chụp và gắn hiện trường với những cột mốc cố định đã

Page 46: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

46

chọn. Cần sử dụng ống kính góc rộng hoặc trung bình để chụp nhằm ghi lại toàn

cảnh hiện trường. Có thể chụp theo phương pháp chụp ảnh ghép nếu ống kính

không có khả năng ghi hết toàn cảnh hiện trường;

- Ảnh trung tâm hiện trường: Ảnh chụp phần trung tâm hiện trường nơi

xảy ra vụ tai nạn, nơi tập trung phương tiện, dấu vết, vật chứng, tử thi. Cần chụp

nhiều kiểu theo nhiều hướng khác nhau. Khi chụp cần thể hiện rõ các biển số và

làm rõ mối liên quan của phương tiện, nạn nhân, dấu vết, vật chứng;

- Ảnh từng phần hiện trường: Ảnh chụp đặc tả từng phần hiện trường nơi

tồn tại phương tiện;

- Ảnh chi tiết chụp các dấu vết, vật chứng tại hiện trường và phải được

sắp xếp theo thứ tự và thành một hệ thống.

c. Sơ đồ khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ

Sơ đồ hiện trường tai nạn giao thông đường bộ là bản vẽ kỹ thuật do Điều

tra viên, Cảnh sát giao thông vẽ tại hiện trường trong quá trình khám nghiệm

hiện trường. Sơ đồ hiện trường phản ánh bằng hình vẽ về thực tế khách quan

hiện trường và là tài liệu minh họa cho biên bản khám nghiệm hiện trường.

Cũng như bản ảnh hiện trường, sơ đồ hiện trường đúng quy định cần có 4 loại sơ

đồ cơ bản là: Sơ đồ chung, sơ đồ trung tâm hiện trường, sơ đồ từng phần hiện

trường, sơ đồ chi tiết hiện trường. Sơ đồ hiện trường đảm bảo quy định phải

được vẽ theo ký hiệu, theo tỷ lệ, phương pháp đã được quy định, sơ đồ hiện

trường có thể vẽ phác thảo tại hiện trường và hoàn thiện tại Cơ quan điều tra.

d. Báo cáo khám nghiệm hiện trường

Báo cáo khám nghiệm hiện trường là tài liệu nghiệp vụ, do Điều tra viên

thiết lập tại Cơ quan điều tra, dựa trên cơ sở biên bản khám nghiệm hiện trường,

sự phân tích đánh giá; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn

của Điều tra viên. Trong báo cáo khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên có thể

đưa ra những nhận định, dự báo, những đề xuất phục vụ cho hoạt động điều tra

tiếp theo.

II. KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG CÓ TỬ THI

1. Khái niệm và phân loại hiện trường có tử thi

- Hiện trường có tử thi là nơi xảy ra vụ việc mang tính hình sự gây hậu

quả làm chết người hoặc nơi phát hiện người chết chưa rõ tung tích, chưa rõ

nguyên nhân chết.

Page 47: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

47

Nơi xảy ra vụ việc mang tính hình sự gây hậu quả làm chết người là địa

điểm, không gian, thời gian diễn ra quá trình tác động giữa các đối tượng vật

chất mà hệ quả là gây chết người. Nơi phát hiện người chết chưa rõ tung tích,

chưa rõ nguyên nhân chết (nơi phát hiện tử thi) là địa điểm tìm thấy tử thi, dấu

vết, vật chứng phản ánh có vụ việc mang tính hình sự gây hậu quả làm chết

người đã xảy ra.

- Hiện trường có tử thi có thể được phân loại theo căn cứ khác nhau:

+ Căn cứ vào địa điểm nơi phát hiện tử thi: Hiện trường có tử thi trong

nhà, hiện trường có tử thi ở ngoài trời, hiện trường có tử thi ở trên cạn, hiện

trường có tử thi ở dưới nước, hiện trường có tử thi ở trên phương tiện giao

thông…

+ Căn cứ và sự biến đổi của tử thi phân loại: Hiện trường có tử thi ở giai

đoạn biến đổi sớm, hiện trường có tử thi ở giai đoạn biến đổi muộn.

2. Quy trình khám nghiệm hiện trường có tử thi

a. Chuẩn bị khám nghiệm hiện trường

- Tổ chức lực lượng:

Về lực lượng khám nghiệm hiện trường gồm:

+ Người chủ trì khám nghiệm hiện trường là Điều tra viên chịu trách

nhiệm chủ trì khám nghiệm hiện trường đối với những vụ việc thuộc thẩm

quyền điều tra, theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra hoặc Cấp

trưởng hay cấp phó của các cơ quan thuộc lực lượng Công an nhân dân được

giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Đối với những vụ không

thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra).

+ Người tiến hành khám nghiệm hiện trường: Điều tra viên; Cán bộ điều

tra của các cơ quan thuộc lực lượng Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến

hành một số hoạt động điều tra; Cán bộ chuyên môn trong và ngoài ngành Công

an: Cán bộ kỹ thuật hình sự, bác sĩ pháp y, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy,

Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, kỹ sư đường sắt, kỹ sư

ngành hàng không...

+ Người tham dự khám nghiệm hiện trường: Kiểm sát viên, người chứng

kiến; có thể có bị can, người bị hại, người làm chứng.

- Chuẩn bị phương tiện khám nghiệm:

Phương tiện giao thông: Xe ô tô, xe máy, xuồng, tàu…phù hợp với địa

hình và thực tế hệ thống giao thông để đưa lực lượng khám nghiệm đến hiện

Page 48: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

48

trường nhanh nhất. Phương tiện khám nghiệm: Máy ảnh, va ly khám nghiệm

hiện trường, va ly, hóa chất phát hiện thu thập dấu vết sinh vật, bộ đồ phẫu thuật

tử thi. Phương tiện, thiết bị dùng để lăn tay lấy dấu vân tay nạn nhân: Mực, kính,

rulô, chỉ bản…Phương tiện thông tin: Bộ đàm, điện thoại. Bảo hộ lao động, mẫu

biên bản khám nghiệm hiện trường, mẫu biên bản khám nghiệm tử thi, mẫu sơ

đồ hiện trường, sổ tay.

b. Những vấn đề cần làm rõ trước khi khám nghiệm

- Nắm tình hình hiện trường:

+ Xác định ai là người phát hiện tử thi đầu tiên, phát hiện trong điều kiện,

hoàn cảnh nào? Sau khi phát hiện tử thi đã xử lý như thế nào?

+ Hiện trường còn nguyên vẹn hay đã bị xáo trộn. Nếu bị xáo trộn thì do

những nguyên nhân gì?

+ Tư thế, trạng thái ban đầu của nạn nhân đã bị thay đổi chưa, ai làm thay

đổi, nếu bị thay đổi thì do những nguyên nhân gì, tại sao?...

+ Trong quá trình bảo vệ hiện trường, người bảo vệ nào đã xử lý và xử lý

những gì đối với dấu vết, vật chứng, tử thi?...

+ Xác định vị trí của tử thi trên hiện trường, quá trình vận chuyển xác của

nạn nhân...

- Xác định tung tích nạn nhân:

+ Nếu đã rõ tung tích nạn nhân thì cần phải ghi rõ về: Họ tên, tuổi, quê

quán, nghề nghiệp, nơi ở, nơi làm việc, giới tính, tầm vóc, thể trạng, giấy tờ tuỳ

thân đem theo, mối quan hệ gia đình, xã hội... để phục vụ cho công tác điều tra

và công tác khám nghiệm.

+ Nếu chưa rõ tung tích nạn nhân: Bước đầu sơ bộ nhận dạng về đặc điểm

thể trạng, giới tính, trạc tuổi, các dấu vết và các đặc điểm nhận dạng. Đặc điểm

nhận dạng cần chú ý là màu da, vết sẹo, chàm, bớt, các dị tật, các đặc điểm quần

áo, giày dép hoặc tư trang hành lý đem theo của nạn nhân… Sau khi thống nhất

các đặc điểm nhận dạng thì phải cùng cán bộ địa phương tiến hành nhận dạng,

đồng thời thông báo cho các vùng dân cư xung quanh hiện trường biết, nhằm

nhanh chóng tìm ra tung tích nạn nhân.

- Sơ bộ xác định tài sản, tiền bạc, tư trang, hành lý của nạn nhân mang

theo và chú ý quần áo, những đồ vật của nạn nhân bị mất...

- Sơ bộ xác định tính chất sự việc xảy ra nhằm phục vụ cho công tác điều

tra và khám nghiệm tại hiện trường.

Page 49: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

49

- Cần phải làm rõ về phong tục, tập quán của địa phương, khu vực xảy ra

sự việc, nhất là vùng dân tộc ít người, công giáo... để tiến hành khám nghiệm tử

thi được thuận lợi, an toàn.

- Cần phải đánh giá tình hình dấu vết và tái dựng trong tư duy quá trình

diễn biến của sự việc xảy ra trong phạm vi có thể. Sau đó cần kiểm tra sơ bộ

hiện trường nhằm xác định:

+ Có cần phải huy động, sử dụng chó nghiệp vụ hay không?

+ Cần phải sử dụng biện pháp nào để phát hiện và thu thập dấu vết?

+ Trên hiện trường này có gì mâu thuẫn về tình huống? Chú ý sự mâu

thuẫn về các tình huống có thể xảy ra trên hiện trường, như tình trạng hiện

trường, tư thế, trạng thái nạn nhân, dấu vết... Phát hiện các mâu thuẫn thể hiện

sự giả tạo hiện trường. Đây là những căn cứ quan trọng để phát hiện và điều tra

tội phạm.

c. Quan sát hiện trường

Quan sát hiện trường để nắm bao quát vị trí trạng thái, quang cảnh chung

của hiện trường, xác định lối vào, ra của thủ phạm, nạn nhân đối với hiện trường

đó; xác định vị trí, tư thế, dáng điệu của tử thi và phát hiện những dấu vết, vật

chứng thấy rõ. Trong quá trình quan sát, tiến hành chụp ảnh định hướng hiện

trường, phác thảo sơ đồ chung và ghi nhận những vấn đề chung nhất của hiện

trường. Để quan sát bao quát toàn bộ hiện trường phải đứng ở vị trí cao, xa so

với hiện trường. Đối với hiện trường quá rộng hoặc có nhiều khu vực bị che

khuất thì được vào hiện trường quan sát (nhưng đi theo một đường nhất định và

không phá huỷ dấu vết của tội phạm). Quan sát từ vị trí phát hiện tử thi ra vùng

xung quanh và bao quát chung toàn bộ hiện trường.

Trong quá trình quan sát phải đánh giá tìm mối quan hệ giữa các đồ vật,

cảnh vật ở hiện trường với các dấu vết, vật chứng; quan hệ giữa phạm vi hiện

trường với vùng lân cận. Qua quan sát phải làm rõ hiện trường đã bị xáo trộn

hay chưa; suy luận để nhận định tại sao thủ phạm lại gây án và nạn nhân lại đến

địa điểm đó; hiện trường có tồn tại dấu vết nguồn hơi, dấu vết “nóng” không;

trên cơ sở kết quả quan sát đánh giá sơ bộ về diễn biến vụ việc, xác định khu

vực nào tồn tại nhiều dấu vết và quyết định chọn chiến thuật, phương pháp khám

nghiệm. Tuỳ thuộc vào điều kiện xã hội và tình hình cụ thể để quyết định khám

hiện trường hay khám tử thi trước. Đây là hoạt động tư duy, giúp người cán bộ

khám nghiệm nhận thức bước đầu về vụ việc nhằm định hướng cho công việc

Page 50: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

50

tiếp theo. Cần có sự phối hợp, thống nhất giữa các lực lượng tham gia khám

nghiệm khi tiến hành quan sát hiện trường.

d. Tiến hành khám nghiệm

- Khám nơi xảy ra sự việc gây chết người và nơi phát hiện tử thi

Quá trình khám nghiệm tỉ mỉ nơi xảy ra sự việc mang tính hình sự gây

hậu quả chết người và nơi phát hiện tử thi cần tập trung nghiên cứu tại khu vực

tử thi tiếp xúc và vùng xung quanh, cần chú ý đến những vấn đề sau:

Xem xét, kiểm tra vị trí tiếp xúc của tử thi để làm rõ mức độ ẩm ướt của

đất đá, mức độ biến đổi màu sắc của cỏ cây hoặc đồ vật khác so với các vật thể

tương ứng ở vùng xung quanh tử thi. Trên cơ sở đó nhận định thời gian tồn tại

của tử thi, xác định hiện trường đó có phải là nơi xảy ra vụ việc hay không. Nạn

nhân chết ở vị trí phát hiện hay được mang từ nơi khác đến.

Nghiên cứu quan sát và sử dụng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ để phát hiện

những dấu vết, vật chứng có khả năng tồn tại ở loại hiện trường này, như:

Dấu vết đường vân tay, dấu vết găng tay: Thường thấy trên những đồ vật

ở vị trí bất thường trong phạm vi hiện trường, nhất là những vật ở vùng xung

quanh nơi phát hiện tử thi.

Dấu vết chân, giày, dép thường thấy trên nền nhà, trên mặt đất ở khu vực

lối vào, ra của thủ phạm và ở khu vực phát hiện xác nạn nhân.

Dấu vết sinh vật (như máu, lông tóc, tinh dịch, chất bài tiết,..) là loại dấu

vết luôn xuất hiện ở hiện trường án giết người, loại dấu vết này có thể tìm thấy ở

nơi tử thi tiếp xúc và vùng xung quanh chỗ phát hiện tử thi.

Các dấu vết phương tiện giao thông, dấu vết súng đạn, dấu vết công cụ,

dấu vết vải sợi, sơn, dầu mỡ,.. Những dấu vết này thường thấy ở khu vực xung

quanh nơi nạn nhân nằm. Đối với dấu vết phương tiện giao thông không những

có ở hiện trường mà nhiều khi tìm thấy ở vị trí rộng hơn ngoài phạm vi hiện

trường.

Tìm thu các loại hung khí gây án, phương tiện gây án: Trên cơ sở thông

tin thu thập được khi nắm tình hình và quan sát hiện trường sẽ định hướng để

tập trung tìm, thu công cụ, phương tiện gây án trong từng hiện trường cụ thể.

Chẳng hạn, đối với vụ giết người mà thủ phạm dùng súng để gây án, khi nghiên

cứu khám nghiệm cần chú ý tìm thu súng, đầu đạn, vỏ đạn ở hiện trường. Nếu

phát hiện thấy súng ở hiện trường cần ghi nhận vị trí của khẩu súng và phát hiện

dấu vết vân tay, dấu vết máu ở trên súng; Nghiên cứu xác định tình trạng của

Page 51: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

51

súng, trong súng còn hay hết đạn, nếu còn thì đạn đã lên nòng chưa; Súng đang

ở chế độ bắn liên thanh hay bắn từng viên; nghiên cứu phát hiện dấu vết do đầu

đạn gây ra trên các đồ vật ở hiện trường, nhằm để xác định hướng bắn, tầm bắn,

vị trí bắn; tìm và thu lượm bảo quản vỏ đạn, đầu đạn, tuyệt đối không dùng súng

thu ở hiện trường để bắn thử. Nếu phát hiện thấy hung khí thì lưu ý trước khi thu

phải nghiên cứu phát hiện, thu lượm các dấu vết như dấu vết đường vân tay, dấu

vết máu, vi vết trên hung khí.

Phát hiện các loại giấy tờ, tiền bạc, đồ vật và những tài sản khác của nạn

nhân hoặc do thủ phạm để lại ở hiện trường. Đối với hiện trường có người chết,

tử thi ở dưới nước, khi khám nghiệm cần lưu ý phát hiện giày, dép, mũ... ở trên

mặt nước hoặc ở trên bờ tại khu vực phát hiện thấy tử thi. Trên cơ sở các đồ vật

này có thể phát hiện dấu vết khác có liên quan đến vụ án như vết trượt của chân,

dấu vết do kéo lê xác, do vật lộn giữa thủ phạm và nạn nhân tạo ra.

Khi phát hiện được dấu vết, vật chứng phải làm rõ để ghi nhận và đánh

giá để quyết định việc thu lượm. Khám nghiệm phần hiện trường có thể phát

hiện nhiều dấu vết, vật chứng mà từ đó khai thác được nhiều thông tin có giá trị

làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh trong quá trình điều tra vụ án. Cho

nên, đồng thời với việc phát hiện dấu vết, phải đánh giá khai thác giá trị của

từng dấu vết vật chứng trong mối quan hệ với cảnh vật, đồ vật ở hiện trường,

quan hệ của các dấu vết, vật chứng với nhau. Chẳng hạn như khi phát hiện được

dấu vết máu phải làm rõ vết máu đó dạng phun tia, nhỏ giọt hay máu thấm. Qua

đánh giá dấu vết máu, xác định được có sự thay đổi vị trí, tư thế, dáng điệu của

tử thi hay không.

- Khám nghiệm tử thi

+ Khám ngoài tử thi:

Quá trình khám ngoài tử thi cần nghiên cứu phát hiện, làm rõ và ghi nhận

những vấn đề sau:

Xác định và ghi nhận vị trí, tư thế, dáng điệu tử thi bằng cách đo đạc,

chụp ảnh, vẽ sơ đồ và mô tả tỉ mỉ vào biên bản khám nghiệm. Xác định vị trí của

tử thi ở hiện trường trên cơ sở đo đến các vật chuẩn (vật cố định). Trường hợp tử

thi bị phân chia thành nhiều phần để ở các khu vực khác nhau, phải xác định vị

trí từng phần thi thể tại khu vực hiện hữu. Tử thi trong tư thế nằm sấp hay ngửa,

nghiêng trái hay phải, tay chân co hay duỗi thẳng theo thân người. Trên cơ sở

nghiên cứu vị trí, tư thế, dáng điệu của tử thi ở hiện trường, nhận định diễn biến

Page 52: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

52

của vụ việc, hành động của thủ phạm và tư thế của nạn nhân trước khi chết. Bên

cạnh đó còn giúp cán bộ khám nghiệm xác định tình trạng hiện trường nguyên

vẹn hay bị xáo trộn. Có sự giả tạo hiện trường hay không, nếu có sự giả tạo thì

thủ phạm thực hiện bằng thủ đoạn nào.

Làm rõ và ghi nhận đặc điểm, trạng thái tử thi: Mắt nhắm hay mở, đồng

tử co hay dãn; đặc điểm của mũi, miệng, tai, hậu môn, bộ phận sinh dục. Nếu ở

các bộ phận đó có những dấu hiệu bất thường, cần phải nghiên cứu, đánh giá để

làm rõ nguyên nhân xuất hiện đặc điểm đó (chẳng hạn dấu hiệu lưỡi thè ra khỏi

răng trong các vụ chết treo cổ thì nó có phù hợp với vị trí của dây treo tác động

vào vùng cổ hay không). Đặc điểm da của tử thi có bị phồng rộp hay không, có

những đám da khác màu hay không. Nếu có thì phải làm rõ và ghi nhận cụ thể

trong biên bản. Chẳng hạn như xác ở dưới nước khi khám nghiệm tử thi thấy có

mảng da màu xám đen thì cần phải làm rõ đó là vết hoen tử thi, vết bầm máu

hay do tác động của ánh nắng mặt trời.

Khám vùng đầu, gáy cổ, ngực, lòng bàn tay, chân, kẽ móng chân, các lỗ

tự nhiên….để tìm dấu vết, vật chứng. Vùng đầu có dấu vết tụ máu không, tình

trạng xương sọ, các khớp xương ở cổ có bị trật không. Lòng bàn tay có dị vật

không, kẽ móng tay, chân có bùn đất không. Hậu môn, âm hộ, lỗ tai có dấu vết

hoặc đặc điểm gì khác lạ không. Hệ thống xương dài như xương sườn, chân, tay

có bị gãy không. Nếu có tổn thương cần làm rõ có trước hay sau khi chết, phân

tích làm rõ quan hệ giữa các tổn thương.

Xác định, ghi nhận các dấu hiệu biến đổi xuất hiện trên tử thi như: Vết

hoen tử thi, sự co cứng, lạnh tử thi, khô tử thi, tình trạng thối rữa tử thi. Cần phải

nghiên cứu làm rõ để phân biệt dấu hiệu biến đổi ở tử thi với các chấn thương cơ

học. Nghiên cứu xác định mức độ thay đổi của các dấu hiệu xuất hiện trên tử thi

không những xác định thời gian chết, điều kiện chết, chết lâm sàng hay chết sinh

vật, mà còn đánh giá được tình trạng hiện trường.

Nghiên cứu phân tích làm rõ, ghi nhận và đánh giá những thương tích có

trên tử thi: Xác định số lượng thương tích. Mỗi thương tích cần phải làm rõ vị

trí, hình dạng, màu sắc, kích thước, đặc điểm. Đánh giá thương tích, để thu nhận

thông tin về: Cơ chế gây thương tích, định loại hung khí, xác định hướng lực tác

động, chiều hướng tác động. Khi nghiên cứu đánh giá thương tích phải xem xét

trong mối quan hệ với các dấu vết khác, có khi phải thực nghiệm để đi đến kết

luận chính xác.

Page 53: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

53

Tiến hành nghiên cứu làm rõ và thu thập các thông tin phục vụ truy tìm

xác định tung tích lai lịch của nạn nhân. Sử dụng đa dạng, tối đa các biện pháp

thu thập thông tin từ tử thi để phục vụ xác định tung tích con người. Tiến hành

ghi nhận hệ thống đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm chung như chiều cao, thể

trạng, giới tính, độ tuổi; đặc điểm các bộ phận trên cơ thể người như khuôn mặt,

lông mày, dái tai, sống mũi. Đặc điểm riêng như sẹo, bớt; đặc điểm các đồ vật

liên quan. Chụp ảnh nhận dạng tử thi, chụp ghi nhận rõ khuôn mặt nạn nhân khi

phát hiện và sau khi lau máu, tạp chất làm sạch, đẹp tử thi. Tiến hành lăn thu dấu

tay nạn nhân, dấu vân tay của nạn nhân có giá trị rất cao trong việc xác định

chính xác tung tích con người, do vậy trong các trường hợp người chết mà còn

khai thác được dấu vết vân tay thì đều phải lăn tay của nạn nhân. Khi thu dấu

vân tay, lưu ý: Trường hợp da tay nhăn nheo thì phải làm căng, da tay bị tuột thì

phải lột da khi lăn, ngón tay co cứng thì phải làm mềm trước khi lăn. Phải kiểm

tra dấu vân tay sau khi đã lăn xem có đảm bảo đủ yếu tố giám định hay không.

Thu quần áo, tư trang của nạn nhân, khi thu thì phải làm sạch, phơi khô, bảo

quản, niêm phong đúng qui định. Tiến hành thu máu ở tim của nạn nhân để phục

vụ giám định truy nguyên. Khi ghi nhận có thể sử dụng tổng hợp phương pháp

chụp ảnh và mô tả tỉ mỉ trong biên bản khám nghiệm phục vụ cho việc nhận

dạng được toàn diện, khách quan, chính xác.

Nghiên cứu làm rõ và ghi nhận quần áo nạn nhân: Kiểu quần áo, loại vải,

màu sắc, mức độ mới hay cũ. Loại cúc, số lượng, tình trạng đóng hay mở, còn

nguyên trạng hay bị đứt. Tình trạng của dây kéo khóa hay mở, còn sử dụng được

hay đã hỏng; Nghiên cứu đặc điểm riêng của quần áo như các vết rách tự nhiên,

mảnh vá để phục vụ cho công tác truy tìm tung tích nạn nhân. Tình trạng quần

áo ở vị trí bình thường hay bị xô lệch, mức độ xô lệch và xác định có sự vật lộn

giữa đối tượng và nạn nhân hay không, có sự kéo xác đi hay không; phát hiện

vết thủng rách do đâm, bắn, kéo, xé trên quần áo, đồng thời đánh giá xác định cơ

chế hình thành và khai thác thông tin từ dấu vết góp phần kết luận bản chất sự

việc. Chú ý nghiên cứu các vết máu, vết bẩn, tạp chất, phân, nước tiểu ở quần

áo. Ngoài ra kiểm tra phát hiện, ghi nhận và thu lượm các giấy tờ, tiền bạc, các

đồ vật có trong túi quần, áo của nạn nhân. Khi phát hiện thấy giấy tờ, tiền bạc có

trong túi áo, quần của nạn nhân cần phải làm rõ và ghi nhận đầy đủ về loại, hình

dạng, kích thước, đặc điểm một cách chính xác, khách quan.

+ Khám trong tử thi

Page 54: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

54

Giải phẫu khám bên trong tử thi phải thực hiện theo trình tự sau: Tiến

hành giải phẫu đầu để xem tình trạng, đặc điểm của phần da cơ, hộp sọ, màng

cứng, não và các mạch máu ở não. Giải phẫu vùng ngực để xem xét tình trạng

và những đặc điểm của màng tim, cơ tim, các van tim và mạch máu ở tim;

nghiên cứu xem xét khoang ngực, tình trạng của phổi, đặc điểm màng phổi, mặt

cắt phổi, các phế nang. Giải phẫu vùng bụng để nghiên cứu tình trạng của

khoang bụng, đặc điểm niêm mạc ruột non, ruột già, mạc treo ruột, đặc điểm của

gan, mặt cắt gan; tình trạng của dạ dày và chất chứa trong dạ dày. Nghiên cứu

đặc điểm của bộ phận sinh dục. Quá trình nêu trên, tập trung giải quyết những

nhiệm vụ sau:

Xem xét những dấu hiệu, đặc điểm của cơ, mạch máu dưới da đầu; tình

trạng hộp sọ, màng cứng làm rõ tổn thương (nếu có). Nghiên cứu mạch máu ở

não và tổ chức não để phát hiện hiện tượng xung huyết, xuất huyết, phù não, dập

não.

Nghiên cứu toàn diện tử thi để phát hiện tất cả những tổn thương ở các cơ

quan trong cơ thể. Trường hợp khám trong tử thi phát hiện bị tổn thương thì phải

xem xét đánh giá tổn thương đó hình thành trước hay sau khi nạn nhân chết?

Nếu tổn thương hình thành trước khi chết cần phải: Xác định thương tích gây

tổn thương ở bộ phận nào trong cơ thể, mức độ, hậu quả của thương tích; thương

tích nào là nguyên nhân làm nạn nhân chết; nghiên cứu, phân tích các đặc điểm

như hình dạng, kích thước, thành, đáy vết thương để nhận định loại hung khí.

Nghiên cứu phát hiện các chất lạ, dị vật ở đường thực quản, khí phế quản.

Đặc điểm của màng tim, tim. Nghiên cứu thành của ruột non, ruột già màu sắc

dịch, mùi ruột. Đặc điểm của gan, thận, lách và những thương tổn ở phủ tạng đó.

Nghiên cứu chất chứa trong dạ dày để xác định thời gian nạn nhân chết

sau khi ăn: Nước lưu trong dạ dày khoảng 01 giờ, cháo lưu trong dạ dày khoảng

01 đến 03 giờ, cơm và thức ăn đặc lưu trong dạ dày khoảng 04 đến 06 giờ, cơm

chưa nhuyễn chứng tỏ lưu trong dạ dày dưới 03 giờ, cơm đã nhuyễn là lưu trong

dạ dày trên 03 giờ.

Khi giải phẫu tử thi, bác sỹ pháp y phải lấy máu, phủ tạng, tổ chức cơ thể

của nạn nhân để giám định góp phần xác định nguyên nhân chết và củng cố

chứng cứ chứng minh tình tiết của vụ việc:

Page 55: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

55

- Đối với thu máu để xác định cồn lấy 200ml máu ở buồng tim cho vào

ống nghiệm sạch, sau đó bảo quản trong tủ lạnh hoặc thùng nước đá và chuyển

ngay đến cơ quan giám định.

- Đối với thu phủ tạng để xét nghiệm độc chất: Thu gan, thận, dạ dày tổng

cộng khoảng 500gram; đối với chất chứa trong dạ dày thu hết. Nếu tử thi đã hư

thối, phân hủy thì thu tất cả các phủ tạng hiện còn chưa bị phân hủy và chất dịch

trong các tạng. Mỗi loại cho riêng vào lọ thủy tinh màu, rộng miệng, có nắp và

bảo quản trong thùng đá lạnh hoặc tủ lạnh.

- Đối với lông, tóc và tổ chức cơ thể của nạn nhân thu với số lượng, khối

lượng cụ thể tùy thuộc theo nội dung yêu cầu giám định. Khi thu giữ phải đảm

bảo đúng phương pháp, đúng kỹ thuật, đủ số lượng, bảo quản đúng cách. Tất cả

mẫu vật nêu trên khi thu giữ phải niêm phong theo qui định, bảo quản không để

hư hỏng biến dạng, sau đó làm thủ tục chuyển ngay đến cơ quan giám định.

Đối với nạn nhân là nữ cần nghiên cứu và làm rõ những vấn đề sau: Nạn

nhân có thai không, nếu có thì thai nhi mấy tháng. Bộ phận sinh dục có bị tổn

thương, bầm máu hay không; màng trinh có bị rách không, rách mới hay cũ. Bộ

phận sinh dục có lông, chất lạ hay không, nếu có thì phải thu để xét nghiệm. Đối

với thu dịch trong bộ phận sinh dục của nạn nhân nữ: Dùng bông hoặc vải trắng

sạch thấm tất cả dịch ở phía ngoài và trong cổ tử cung, sau đó làm khô tự nhiên,

rồi đóng gói niêm phong theo quy định.

Tiến hành mổ nghiên cứu phần cơ, mỡ, các xương, sụn, khớp xương để

phát hiện dấu hiệu bất thường và những chấn thương cơ học.

Trong trường hợp nạn nhân bị thương được đưa đến các cơ sở y tế để cấp

cứu điều trị mới chết, thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và phải nắm hồ

sơ bệnh án của nạn nhân.

Sau khi giải phẫu tử thi xong phải đưa phủ tạng vào cơ thể khâu lại, lau

chùi sạch các vết máu, vết bẩn trên tử thi và mặc quần áo cho nạn nhân trước khi

giao cho gia đình mai táng.

đ. Kết thúc khám nghiệm

Đây là giai đoạn thực hiện các công việc sau khi đã khám nghiệm xong

hiện trường và tử thi. Ở giai đoạn này, ngoài việc kiểm tra hoạt động khám

nghiệm, phải làm một số công việc trước khi rời khỏi hiện trường. Những công

việc chính cần thực hiện ở giai đoạn kết thúc khám nghiệm:

- Kiểm tra, rà soát, rút kinh nghiệm toàn bộ các hoạt động tiến hành khám

Page 56: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

56

nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi. Trên cơ sở đó, xác định quá trình

nghiên cứu phát hiện, thu thập, đánh giá dấu vết, vật chứng tại hiện trường đã

đảm bảo tính toàn diện chưa. Nếu còn khu vực nào chưa khám thì tiếp tục triển

khai thực hiện để đảm bảo tất cả các đồ vật, các khu vực trong phạm vi hiện

trường đều được nghiên cứu khám nghiệm.

- Đánh giá xác định kết quả khám nghiệm đã đảm bảo các yêu cầu chính

xác, khách quan, yêu cầu pháp luật và nghiệp vụ hay chưa, nếu chưa thì phải

điều chỉnh cho phù hợp.

- Thống nhất kết luận, nhận định các vấn đề có liên quan đến vụ việc:

Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá khai thác dấu vết, vật chứng và những tin tức,

tài liệu liên quan trực tiếp tại hiện trường nhằm thu thập giá trị thông tin từ phản

ánh vật chất để cán bộ điều tra nhận thức khách quan về sự thật vụ án đã xảy ra

trên thực tế. Để đảm bảo tính khoa học thì phải đánh giá từng dấu vết, vật

chứng, tin tức, tài liệu. Đồng thời, phải đánh giá nó trong mối quan hệ với hệ

thống các dấu vết, vật chứng, tài liệu khác ở hiện trường. Bên cạnh đó, khi

nghiên cứu đánh giá khai thác giá trị thông tin của dấu vết hình sự, phải đặt nó

trong mối quan hệ với những thông tin thu thập bằng các biện pháp nghiệp vụ

khác.

Sau khi đánh giá tổng hợp các phản ánh vật chất và tin tức tài liệu thu

thập được tại hiện trường, phải thống nhất kết luận, nhận định về những vấn đề

sau:

+ Thời gian, địa điểm xảy ra, phát hiện vụ việc mang tính hình sự gây hậu

quả làm chết người;

+ Tính chất vụ việc là án mạng, tai nạn hay tự sát;

+ Hậu quả tác hại về người và tài sản;

+ Nguyên nhân nạn nhân chết, thời gian chết;

+ Diễn biến sự việc và hành vi của những người liên quan;

+ Loại công cụ và phương tiện đã được sử dụng trong quá trình xảy ra sự

việc;

+ Số lượng người tham gia: Loại đối tượng gây án, thủ phạm có bao nhiêu

tên? Đánh giá quan hệ giữa thủ phạm và nạn nhân;

+ Nguyên nhân xảy ra sự việc; xác định động cơ, mục đích gây án;

+ Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm;

+ Những thủ đoạn mà thủ phạm thực hiện để che giấu hành vi phạm tội.

Page 57: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

57

- Dự kiến các công việc điều tra tiếp theo, như: Kế hoạch thu mẫu so

sánh, kế hoạch phát hiện và truy tìm thủ phạm; truy tìm và thu hồi hung khí,

phương tiện gây án.

- Hoàn thành biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm

tử thi và thông qua cho những người tham dự khám nghiệm thống nhất ký xác

nhận.

- Lập biên bản bàn giao tử thi cho gia đình nạn nhân (nếu đã rõ tung tích)

hoặc giao cho cơ quan, chính quyền địa phương (nếu chưa rõ tung tích) để mai

táng.

- Thống nhất quyết định huỷ bỏ việc bảo vệ hiện trường hay tiếp tục tổ

chức bảo vệ hiện trường. Quyết định này phải được thông báo cho người chỉ huy

bảo vệ hiện trường biết, trước khi rời khỏi hiện trường.

- Kiểm tra việc đóng gói bảo quản, niêm phong dấu vết, vật chứng đã thu

giữ để chuyển về Cơ quan điều tra. Khi thực hiện việc này cần chú ý: Các dấu

vết, vật chứng thu giữ phải đóng gói riêng, độc lập nhằm tránh nhầm lẫn. Việc

đóng gói bảo quản và dự kiến phương án vận chuyển dấu vết, vật chứng về cơ

quan phải đảm bảo đúng quy định, đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn, chắc chắn,

không làm hư hỏng, mất mát. Phía ngoài của bao bì đóng gói phải ghi rõ: vụ gì,

xảy ra ở đâu, ngày tháng năm xảy ra, ngày tháng năm thu giữ, tên loại dấu vết,

vật chứng, số lượng và phải niêm phong theo đúng quy định.

Triển khai các biện pháp để ổn định tình hình an ninh trật tự tránh kẻ gian

phao tin đồn nhảm gây xáo trộn trong dân cư và gây khó khăn cho công tác điều

tra.

3. Hồ sơ khám nghiệm hiện trường có tử thi

a. Biên bản khám nghiệm hiện trường có tử thi

Biên bản khám nghiệm hiện trường là tài liệu pháp lý, ghi nhận khách

quan quá trình và kết quả công tác khám nghiệm hiện trường. Được thiết lập

ngay tại hiện trường sau khi khám nghiệm xong. Khi tiến hành khám nghiệm

hiện trường phải lập biên bản theo quy định của BLTTHS. Nội dung biên bản

khám nghiệm hiện trường phản ánh trung thực thực tế khách quan quá trình, kết

quả nghiên cứu quang cảnh chung hiện trường và phương pháp phát hiện, ghi

nhận, thu lượm các dấu vết, vật chứng ở hiện trường. Không ghi nhận những

nhận định, nhận xét chủ quan. Biên bản khám nghiệm hiện trường được coi là

nguồn chứng cứ chỉ khi được xác lập theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

Page 58: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

58

Biên bản khám nghiệm hiện trường là kết quả của công tác khám nghiệm hiện

trường, đồng thời là một phần kết quả công tác điều tra tại hiện trường, do đó

biên bản khám nghiệm hiện trường có thể được sử dụng khi khởi tố vụ án hình

sự.

b. Biên bản khám nghiệm tử thi

Biên bản khám nghiệm tử thi là một loại tài liệu pháp lý, nhằm ghi nhận

thực tế khách quan kết quả của quá trình khám nghiệm tử thi. Đối với hiện

trường có tử thi, có thực hiện khám nghiệm tử thi phải lập biên bản theo quy

định của BLTTHS. Nội dung biên bản khám nghiệm tử thi phản ánh trung thực

thực tế khách quan quá trình, kết quả nghiên cứu vị trí, tư thế dáng điệu tử thi ở

hiện trường và trình tự, phương pháp nghiên cứu phát hiện, ghi nhận, thu lượm

các dấu hiệu, dấu vết, vật chứng, thương tích trên quần áo, trên thân thể tử thi.

Biên bản khám nghiệm tử thi là nguồn chứng cứ chỉ khi được xác lập theo trình

tự, thủ tục pháp luật quy định. Phương pháp, nội dung hoạt động khám nghiệm

tử thi được thể hiện trong biên bản khám nghiệm tử thi. Biên bản khám nghiệm

tử thi là một bộ phận kết quả của hoạt động điều tra tại hiện trường, nên có thể

được sử dụng khi khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.

c. Bản ảnh hiện trường

Bản ảnh hiện trường là tập hợp các ảnh ghi nhận khách quan quang cảnh

hiện trường, vị trí, trạng thái, đặc điểm của dấu vết, vật chứng, đồ vật, tử thi ở

hiện trường. Đây là tài liệu minh họa cho biên bản khám nghiệm hiện trường.

Khám nghiệm hiện trường một vụ việc mang tính hình sự có thể chụp nhiều loại

ảnh, mỗi loại ảnh chụp nhiều kiểu và các góc độ khác nhau. Ảnh phải phản ánh

trung thực vị trí, quang cảnh hiện trường, trạng thái, đặc điểm của dấu vết, vật

chứng. Bản ảnh hiện trường là tập hợp các ảnh chụp ở hiện trường, được trình

bày một cách có hệ thống, logic. Vị trí sắp xếp các kiểu ảnh trong bản ảnh phụ

thuộc vào loại ảnh, nội dung của bức ảnh và thích ứng với nội dung của biên bản

khám nghiệm hiện trường.

d. Bản ảnh tử thi

Bản ảnh khám nghiệm tử thi là tài liệu bổ sung cho biên bản khám ghiệm

tử thi, ghi lại bằng hình ảnh một cách khách quan vị trí, trạng thái, tư thế tử thi

và các dấu hiệu, thương tích ở tử thi. Bản ảnh khám nghiệm tử thi là tập hợp các

ảnh chụp trong quá trình khám nghiệm tử thi, được sắp xếp có hệ thống, logic và

phù hợp với trình tự, nội dung của Biên bản khám nghiệm tử thi.

Page 59: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

59

Một bản ảnh tử thi đúng quy định cần có các loại ảnh: Ảnh xác định vị trí

của tử thi tại hiện trường, ảnh ghi nhận tư thế, trạng thái của tử thi, ảnh nhận

dạng tử thi, ảnh ghi nhận tình trạng các dấu hiệu biến đổi trên cơ thể tử thi và

các thương tích nếu có, ảnh ghi nhận quần áo, đồ đạc, tư trang hành lý của tử thi.

Các bức ảnh trên phải được sắp xếp theo thứ tự và phải được ghi chú rõ ràng.

đ. Sơ đồ hiện trường có tử thi

Sơ đồ hiện trường có tử thi là bản vẽ kỹ thuật nhằm mô tả quang cảnh

hiện trường, vị trí, trạng thái của đồ vật, dấu vết, vật chứng, tử thi ở hiện trường.

Sơ đồ hiện trường có tử thi là tài liệu có giá trị để minh họa, bổ sung cho biên

bản khám nghiệm hiện trường. Khi khám nghiệm vụ việc mang tính hình sự đề

phải sẽ sơ đồ hiện trường, một vụ việc có thể vẽ nhiều loại sơ đồ hiện trường với

nhiều phương pháp vẽ khác nhau. Nội dung của sơ đồ hiện trường phản ánh

đúng thực tế vị trí, trạng thái của đồ vật, cảnh vật, dấu vết, vật chứng ở hiện

trường. Trên cơ sở các sơ đồ hiện trường sẽ giúp nhận thức về vị trí quang cảnh

hiện trường và diễn biết sự việc. Hệ thống các sơ đồ hiện trường giúp nhận thức,

minh họa rõ, đầy đủ hơn về các chi tiết ghi trong biên bản khám nghiệm.

e. Báo cáo khám nghiệm hiện trường, báo cáo khám nghiệm tử thi

Báo cáo khám nghiệm hiện trường, báo cáo khám nghiệm tử thi là một

loại tài liệu nghiệp vụ, nhằm phản ảnh kết quả khám nghiệm hiện trường, khám

nghiệm tử thi; những biện pháp, phương pháp nghiệp vụ và những phương tiện

kỹ thuật đã áp dụng; những nhận định, đề xuất biện pháp giải quyết tiếp theo.

Báo cáo khám nghiệm hiện trường, báo cáo khám nghiệm tử thi được xây dựng

bằng văn bản để thông tin về kết quả khám nghiệm hiện trường, tử thi cho lãnh

đạo cấp trên và cho các đơn vị tham dự khám nghiệm.

Báo cáo khám nghiệm hiện trường, báo cáo khám nghiệm tử thi do người

tiến hành khám nghiệm lập, được trình bày theo hệ thống logic. Thông qua báo

cáo khám nghiệm hiện trường, báo cáo khám nghiệm tử thi các cấp lãnh đạo, cơ

quan liên quan biết được kết luận về vụ việc, kết quả các biện pháp, phương

pháp đã áp dụng trong khám nghiệm, nắm được những đề xuất để chỉ đạo điều

tra tiếp theo.

Phần 3

THU THẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ

I. CHỨNG CỨ

1. Khái niệm

Page 60: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

60

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ

luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn

cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm

tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

2. Nguồn chứng cứ

Chứng cứ được xác định bằng:

- Vật chứng;

- Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn

dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị

tạm giữ, bị can, bị cáo;

- Kết luận giám định;

- Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.

3. Các loại chứng cứ và hoạt động thu thập chứng cứ

a. Các loại chứng cứ

+ Lời khai của người làm chứng

Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của

người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với

người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng

khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.

Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng

trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

+ Lời khai của người bị hại

Người bị hại trình bày về những tình tiết của vụ án, quan hệ giữa họ với

người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và trả lời những câu hỏi đặt ra.

Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người bị hại trình bày,

nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

+ Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự

Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày về những tình tiết liên quan

đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.

Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự,

bị đơn dân sự trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

+ Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày về những

tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

Page 61: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

61

Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được

tình tiết đó.

+ Lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ

Người bị bắt, bị tạm giữ trình bày về những tình tiết liên quan đến việc

họ bị nghi thực hiện tội phạm.

+ Lời khai của bị can, bị cáo

Bị can, bị cáo trình bày về những tình tiết của vụ án.

Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù

hợp với các chứng cứ khác của vụ án.

Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất

để kết tội.

+ Kết luận giám định

Người giám định kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định và phải

chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận đó.

Kết luận giám định phải được thể hiện bằng văn bản.

Nếu việc giám định do một nhóm người giám định tiến hành thì tất cả

các thành viên đều ký vào bản kết luận chung. Trong trường hợp có ý kiến khác

nhau thì mỗi người ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung.

Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận

giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết

định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung.

+ Vật chứng

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật

mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật

khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.

Vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực

trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.

Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp

ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm

phong, bảo quản.

Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn

và hư hỏng. Việc niêm phong, bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:

Page 62: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

62

* Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau

khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy

định của pháp luật và phải lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án;

* Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất

cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải

chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác;

* Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo

quản thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người

quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền

địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;

* Đối với vật chứng là hàng hoá mau hỏng hoặc khó bảo quản nếu không

thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 76 của Bộ luật TTHS thì cơ quan

có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này trong phạm vi

quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền

đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc Nhà nước để quản

lý;

* Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ

quan Công an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy

tố; cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét

xử và thi hành án.

Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá

huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại

vật chứng của vụ án, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật

hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 310 của Bộ luật

hình sự; trong trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng vật

chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự

theo quy định tại Điều 300 của Bộ luật hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi

thường theo quy định của pháp luật.

+ Biên bản về hoạt động điều tra và xét xử

Những tình tiết được ghi trong các biên bản bắt người, khám xét, khám

nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều

tra, biên bản phiên toà và biên bản về các hoạt động tố tụng khác tiến hành theo

quy định của Bộ luật này có thể được coi là chứng cứ.

+ Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án

Những tình tiết có liên quan đến vụ án được ghi trong các tài liệu cũng

như đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ.

Page 63: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

63

Trong trường hợp những tài liệu, đồ vật này có những dấu hiệu quy định

tại Điều 74 của Bộ luật này thì được coi là vật chứng.

b. Thu thập chứng cứ

- Khái niệm: Thu thập chứng cứ là tổng hợp các hành vi phát hiện, ghi

nhận, thu giữ, bảo quản chứng cứ của các cơ quan có thẩm quyền theo các trình

tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng hình sự quy định.

+ Phát hiện chứng cứ là tìm ra những sự vật, hiện tượng, dấu vết, tài liệu

chứa đựng những thông tin có giá trị chứng minh những sự kiện, tình tiết của vụ

án.

+ Ghi nhận chứng cứ là việc ghi lại, củng cố chứng cứ theo những thủ tục

và hình thức nhất định mà pháp luật tố tụng hình sự quy định như lập biên bản

khám nghiệm hiện trường, chụp ảnh hiện trường …

+ Thu giữ chứng cứ là sử dụng các phương pháp, cách thức làm cho chứng

cứ có đầy đủ giá trị chứng minh và hiệu lực sử dụng như thu vật nguyên mẫu

(vật chứng)

+ Bảo quản chứng cứ là giữ cho chứng cứ được nguyên vẹn như khi thu

được, không làm mất, biến dạng hay sai lệch sự thật.

- Các nguyên tắc thu thập chứng cứ:

+ Chỉ những người có thẩm quyền do pháp luật tố tụng hình sự quy định

mới có quyền thu thập chứng cứ;

+ Việc thu thập chứng cứ phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục

theo quy định của Bộ luật TTHS

+ Việc thu thập chứng cứ phải được tiến hành một cách khách quan, toàn

diện: Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền

triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề

có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm

và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan,

tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ

vụ án.

Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào

đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ

án.

4. Đánh giá chứng cứ

Page 64: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

64

a. Khái niệm

Mỗi chứng cứ phải được đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và

liên quan đến vụ án. Việc xác định các chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ

để giải quyết vụ án hình sự.

Đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy logic biện chứng của Điều tra viên,

Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm và những người khác có thẩm quyền trên

cơ sở các quy định của pháp luật nhằm xác định tính khách quan, tính liên quan,

tính hợp pháp của từng chứng cứ và giá trị chứng minh của tổng hợp các chứng

cứ đã thu thập được trong vụ án hình sự.

b. Mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động đánh giá chứng cứ:

- Xác định tài liệu, đồ vật thu thập được có thể sử dụng với tính chất là

chứng cứ trong vụ án không? Việc sử dụng nó có trái với những quy định của

pháp luật hiện hành không?

- Xác định tính chất, ý nghĩa mối quan hệ giữa chứng cứ này với chứng cứ

khác trong vụ án hình sự;

- Xác định trong tổng thể chứng cứ đã thu thập, chứng cứ này có ý nghĩa

già trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án và tổng thể chứng cứ đó đã

đáp ứng được những điều kiện cần và đủ để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự

hay không?

c. Nguyên tắc và căn cứ đánh giá chứng cứ

Nguyên tắc phải tuân theo, phải quán triệt trong đánh giá chứng cứ là:

- Nguyên tắc khách quan, toàn diện;

- Nguyên tắc xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển;

- Nguyên tắc lịch sử cụ thể;

- Phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN và sự độc lập trong đánh giá

chứng cứ.

Về căn cứ (cơ sở) đánh giá chứng cứ cần lưu ý sự không giống nhau giữa

cơ sở đánh giá từng chứng cứ với đánh giá tổng hợp toàn bộ chứng cứ. Nếu như

cơ sở đánh giá chứng cứ là những cái phải dựa vào để rút ra kết luận thì để rút ra

từng kết luận phải dựa vào những cơ sở khác nhau.

Để rút ra kết luận về giá trị của chứng cứ nghĩa là xem xét xem chứng cứ

đó có khả năng làm rõ vấn đề gì thì phải căn cứ vào đối tượng chứng minh, tức

là phải xem xét chứng cứ trong mối quan hệ với tình tiết mà nó sẽ làm rõ, với

các câu hỏi mà nó có thể trả lời. Do đặt trong mối quan hệ với đối tượng chứng

Page 65: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

65

minh nên người ta có thể thấy chứng cứ gián tiếp gần như không làm rõ được

vấn đề gì và từ đó rút ra kết luận giá trị chứng minh của từng chứng cứ gián tiếp

là không đáng kể.

Đối với việc đánh giá tổng hợp chứng cứ, kết luận cần rút ra chỉ có một nội

dung là giá trị chứng minh của toàn bộ chứng cứ thu được. Nhận thức đúng vấn

đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định cơ sở đánh giá chứng cứ.

Nếu lẫn lộn trong việc chỉ ra mục đích của việc đánhg ía từng chứng cứ và đánh

giá tổng hợp chứng cứ sẽ lẫn lộn trong việc xác định cơ sở đánh giá chứng cứ.

Căn cứ (cơ sở) đánh giá tổng hợp toàn bộ hệ thống chứng cứ là:

- Dựa vào tất cả các chứng cứ riêng lẻ đã được kiểm tra đánh giá: Các

chứng cứ riêng lẻ đã được kiểm tra, đánh giá là căn cứ đầu tiên phải dựa vào để

rút ra giá trị chứng minh của hệ thống chứng cứ. Vì giá trị chứng minh của hệ

thống chứng cứ không phải là tổng số giá trị chứng minh của các chứng cứ riêng

lẻ nên việc đánh giá tổng hợp chứng cứ không phải là phép tính cộng. Để thấy

được giá trị chứng minh của hệ thống chứng cứ, chủ thể đánh giá phải xác định

được mối liên hệ giữa các chứng cứ với nhau và phải biết sắp xếp nó trong hệ

thống logic.

- Dựa vào các quy định của pháp luật hình sự: Kết luận giá trị chứng minh

của hệ thống chứng cứ là vấn đề vừa thể hiện mục đích của việc đánh giá tổng

hợp chứng cứ. Để kết luận hệ thống chứng cứ có khả năng làm rõ vấn đề gì (có

tội phạm xảy ra hay không? Nếu có thì là tội gì? Tính chất, mức độ của tội phạm

v.v…) phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự (trong đóc hủ yếu là

cấu thành tội phạm) là phạm vi chứng minh luật định, là đối tượng chứng mih

chủ yếu, là mục tiêu phải làm rõ của chứng cứ.

- Dựa vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự: Quy định của pháp

luật tố tụng hình sự nói ở đây không phải là những quy định về trình tự, thủ tục

thu thập chứng cứ vì những quy định này là cơ sở để kết luận về tính hợp pháp

của từng chứng cứ chứ không phải là cơ sở để kết luận về giá trị chứng minh của

hệ thống chứng cứ. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự có ý nghĩa là

cơ sở của việc đánh giá tổng hợp chứng cứ là những quy định mà việc làm rõ

chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới nội dung, bản chất của vụ án. Chẳng hạn quy

định về căn cứ khởi tố, căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn, quy định về tạm

đình chỉ điều tra, định chỉ điều tra hay phục hồi điều tra…

- Dựa vào các quy phạm pháp luật khác và quy phạm xã hội liên quan tới

tội phạm: Để chứng minh một người phạm tội gì phải dựa vào quy định của

pháp luật hình sự. Xét từ giác độ áp dụng pháp luật, quy phạm pháp luật hình sự

là quy phạm trực tiếp phải lựa chịn. Tuy vậy, chỉ dựa vào quy phạm pháp luật

Page 66: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

66

hình sự thì nhiều khi chưa đủ mà phải xem xét các quy phạm pháp luật liên quan

khác.

5. Nội dung, cơ sở để đánh giá chứng cứ

a. Xác định tính hợp pháp của chứng cứ

- Xác định tính hợp pháp là xem xét đánh giá để xác định chứng cứ có thực

hiện theo đúng quy định của pháp luật không?

- Để xác định tính hợp pháp phải xem xét các văn bản sau:

+ Quyết định trưng cầu giám định: Có không? Nếu có thì đúng thủ tục pháp

luật không (Mẫu trưng cầu, nôi dung yêu cầu, quy định hành chính, thẩm quyền

ký trưng cầu giám định).

+ Các biên bản thu thập chứng cứ như: biên bản khám nghiệm hiện trường,

khám nghiệm tử thi, biên bản thu giữ vật chứng, biên bản lấy lời khai…

+ Xem hồ sơ thu thập chứng cứ để xác định dấu vết, vật chứng, mẫu vật, tài

liệu...có được niêm phong theo đúng quy định hay không?

+ Xem từng chứng cứ có đúng thủ tục pháp luật hay không? (Mẫu văn bản

, quy định hành chính như ngày tháng năm .., thẩm quyền ký, con dấu, người

liên quan).

b. Xác định tính khách quan của chứng cứ

- Xác định tính khách quan là xem xét sự chính xác, đúng thực tế, khoa

học của của chứng cứ:

- Xem xét đánh giá về nội dung chứng cứ:

+ Nội dung thể hiện trong văn bản (chứng cứ) đã đảm bảo chuẩn xác,

giúp đánh giá hiểu đúng bản chất của sự vật.

+ Nội dung ghi nhận trong biên bản, kết luận giám định... thể hiện rõ

ràng, chắc chắn, không mập mờ, khó hiểu (hoặc dẫn đến hiểu sai nội dung).

+ Câu văn trong sáng, dễ hiểu làm cho người đọc hiểu nhất quán về nội

dung. Người đánh giá phải hiểu đúng nội dung ghi nhận trong chứng cứ.

- Các dấu vết, vật chứng, mẫu vật, tài liệu...đảm bảo yêu cầu pháp lý và

khoa học:

Thu giữ phải đúng luật; thu lượm bảo quản phương pháp; đảm bảo yêu

cầu về lượng, chất để nghiên cứu tiếp; thời điểm xảy ra; kết quả quá trình nghiên

cứu từ các dấu vết, vật chứng, mẫu vật, tài liệu...đó hay không?

- Các phương pháp, phương tiện thu thập chứng cứ chính xác và thích

hợp:

+ Sử dụng phương pháp có tính phổ biến càng tốt.

+ Ưu tiên sử dụng những phương pháp, phương tiện không làm thay đổi

tính chất,hình dạng đối tượng nghiên cứu của chứng cứ, như: phương pháp ghi

nhận (mô tả, chụp ảnh kết quả nghiên cứu)

Page 67: Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem hien truong.pdfvksdongnai.gov.vn/Documents/Tai lieu tap huan cong tac kham nghiem... · ... trong đời sống xã hội và trong ... thức

67

+ Phương pháp lựa chọn để thực hiện thu thập chứng cứ phải là phương

pháp hợp lý nhất với yêu cầu thu thập loại chứng cứ cụ thể

+ Phương tiện sử dụng trong thu thập phải thích hợp.

- Kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, thu thập, đánh giá đảm

bảo đủ độ tin cậy:

+ Có làm đúng trình tự không?

+ Cách thức thực nghiệm, xét nghiệm, giám định có đúng và phù hợp

không?

+ Nghiên cứu, phân tích nội dung để xác định các đặc điểm, thuộc tính

đã chính xác, đầy đủ chưa?

- Những mâu thuẫn tồn tại trong nội dung chứng cứ đã được giải thích

hợp lý, lôgíc, phù hợp quy luật.

- Những cơ sở để đưa ra kết luận trong nội dung chứng cứ là đủ và có

căn cứ khoa học:

+ Căn cứ vào cơ sở lý luận nào để kết luận? Cơ sở đó đã được kiểm

chứng và thừa nhận chưa?

+ Dựa vào những đặc điểm thuộc tính, yếu tố nào để đưa ra kết luận:

Các đặc điểm làm cứ liệu kết luận có ổn định, bền vững không? Chất lượng đặc

điểm, yếu tố có tốt không? Số lượng đặc điểm có đủ và đảm bảo tính khoa học

không?

- Cách thức để chứng minh hợp lý, lôgíc và thuyết phục không?

- Chứng cứ đó có phù hợp chứng cứ khác trong cùng vụ án huy không?

c. Xác định tính liên quan của chứng cứ:

- Chứng cứ có phải được thu thập trong quá trình điều tra vụ án đó hay

không?

- Hồ sơ ghi nhận người, dấu vết, vật chứng, mẫu vật, tài liệu...nguồn

của chứng cứ đúng trong vụ án đối với chứng cứ cần đánh giá

- Chứng cứu đó được sử dụng như thế nào trong giải quyết vụ việc?

Để xác định được những vấn đề trên phải nghiên cứu trong hồ sơ vụ án

như: Bản giám định, biên bản thu hồi vật chứng, hồ sơ giám định, những giải

thích của người giám định tư pháp...