56
Phoù Toång Bieân taäp TOÂ VAÊN VYÕ Thö kyù Toøa soaïn ThS. NGUYEÃN THU THAÛO * To ø a soa ï n: 59 Tra ø ng Thi, Ha ø No ä i ÑT: 04.62701754 04.62701755 04.62701757 04.62701758 Fax: 04.62701755 04.62701758 E-mail: [email protected] [email protected] Ñòa chæ Taïp chí ñieän töû: www,mattran.org.vn/home/ tapchi/tcmt.htm Taøi khoaûn: 0011001262860 û Giao dòch Nga â n ha ø ng TMCP Ngoaïi thöông Vieät Nam * Giaáy pheùp xuaát baûn soá 154/GP-BVHTT ngaøy 17-4-2001 * In taïi Xöôûng in Toång cuïc Kyõ thuaät Giaù: 12.000 ñoàng MỤC LỤC SỐ 1 (151) - THÁNG 5/2016 SỰ KIỆN NỔI BẬT 29. Tổ trưởng Tổ nhân dân tự quản tiêu biểu trong phong trào an ninh trật tự ở khu dân cư 2. Bài học nóng hổi về hợp lòng dân 30. Khẳng định vai trò trung tâm trong khối đại đoàn kết 4. Về quyền tự ứng cử của công dân 32. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Điện Biên với chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm 6. Thay đổi tư duy hướng nghiệp THAM VẤN - PHẢN BIỆN TẠI KHU DÂN CƯ VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI 35. Huyện Chương Mỹ: Bí thư Đảng ủy xã “ăn chặn” tiền hộ nghèo vay vốn vẫn được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã? 7. Hành hương về “ Đất Tổ” 38. Bệnh viện sản nhi Ninh Bình: Nhiều sai phạm chưa được xử lý 8. Cả nước vì Trường Sa thân yêu CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở KHU DÂN CƯ 10. Phố nghệ thuật Yersin Đà Lạt 40. Bệnh viện đa khoa Thọ Xuân - Thanh Hóa: Lấy bệnh nhân làm tôn chỉ hoạt động của bệnh viện TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ VĂN MINH 42. Cẩn thận với bệnh rối loạn đông máu HEMOPHILIA 12. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Công tác Mặt trận CÂU LẠC BỘ KHU DÂN CƯ 13. Mặt trận Tổ quốc xã Nghĩa Thành 10 năm thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 44. Câu chuyện trong nhà: Dân ta vốn đại lượng 14. Mặt trận Tổ quốc Hưng Yên tham gia xây dựng nông thôn mới 45. Theo mạch truyện cổ 16. Vũ Quang (Hà Tĩnh): Hiệu quả từ cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và ngày vì người nghèo 46. Chuyện vui khu dân cư KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ TRANG VĂN NGHỆ 19. Quảng Trị giám sát thực hiện quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới 48. Xúc cảm Trường Sa 22. Phú Thọ giám sát thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo 50. Thơ 24. Đổi thay ở xóm Quang Trung 2 VĂN BẢN - HƯỚNG DẪN 26. Hòa Khánh Bắc đoàn kết xây dựng đô thị văn minh 51. Hướng dẫn Công tác tham gia xây dựng chính quyền của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp năm 2016 28. Ấp Bình 17 năm liền giữ vững danh hiệu ấp văn hóa 55. Công văn về việc trang trí điểm bỏ phiếu Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sở CÔ QUAN CUÛA UÛY BAN TRUNG ÖÔNG MAËT TRAÄN TOÅ QUOÁC VIEÄT NAM

TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

  • Upload
    hathuan

  • View
    237

  • Download
    6

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

Phoù Toång Bieân taäpTOÂ VAÊN VYÕ

Thö kyù Toøa soaïnThS. NGUYEÃN THU THAÛO

*

Toøa soaïn: 59 Traøng Thi, Haø NoäiÑT: 04.62701754 04.62701755 04.62701757 04.62701758Fax: 04.62701755 04.62701758

E-mail: [email protected] [email protected]

Ñòa chæ Taïp chí ñieän töû: www,mattran.org.vn/home/

tapchi/tcmt.htm

Taøi khoaûn: 0011001262860Sôû Giao dòch Ngaân haøng TMCP

Ngoaïi thöông Vieät Nam

*Giaáy pheùp xuaát baûnsoá 154/GP-BVHTTngaøy 17-4-2001

*

In taïiXöôûng in Toång cuïc Kyõ thuaät

Giaù: 12.000 ñoàng

MỤC LỤC SỐ 1 (151) - THÁNG 5/2016

SỰ KIỆN NỔI BẬT 29. Tổ trưởng Tổ nhân dân tự quản tiêu biểu trong phong trào an ninh trật tự ở khu dân cư

2. Bài học nóng hổi về hợp lòng dân 30. Khẳng định vai trò trung tâm trong khối đại đoàn kết

4. Về quyền tự ứng cử của công dân32. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Điện Biên với chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm

6. Thay đổi tư duy hướng nghiệp THAM VẤN - PHẢN BIỆN TẠI KHU DÂN CƯ

VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI35. Huyện Chương Mỹ: Bí thư Đảng ủy xã “ăn chặn” tiền hộ nghèo vay vốn vẫn được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã?

7. Hành hương về “ Đất Tổ” 38. Bệnh viện sản nhi Ninh Bình: Nhiều sai phạm chưa được xử lý

8. Cả nước vì Trường Sa thân yêu CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở KHU DÂN CƯ

10. Phố nghệ thuật Yersin Đà Lạt40. Bệnh viện đa khoa Thọ Xuân - Thanh Hóa: Lấy bệnh nhân làm tôn chỉ hoạt động của bệnh viện

TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ VĂN MINH

42. Cẩn thận với bệnh rối loạn đông máu HEMOPHILIA

12. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Công tác Mặt trận CÂU LẠC BỘ KHU DÂN CƯ

13. Mặt trận Tổ quốc xã Nghĩa Thành 10 năm thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

44. Câu chuyện trong nhà: Dân ta vốn đại lượng

14. Mặt trận Tổ quốc Hưng Yên tham gia xây dựng nông thôn mới 45. Theo mạch truyện cổ

16. Vũ Quang (Hà Tĩnh): Hiệu quả từ cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và ngày vì người nghèo

46. Chuyện vui khu dân cư

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ TRANG VĂN NGHỆ

19. Quảng Trị giám sát thực hiện quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới 48. Xúc cảm Trường Sa

22. Phú Thọ giám sát thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo 50. Thơ

24. Đổi thay ở xóm Quang Trung 2 VĂN BẢN - HƯỚNG DẪN

26. Hòa Khánh Bắc đoàn kết xây dựng đô thị văn minh

51. Hướng dẫn Công tác tham gia xây dựng chính quyền của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp năm 2016

28. Ấp Bình 17 năm liền giữ vững danh hiệu ấp văn hóa

55. Công văn về việc trang trí điểm bỏ phiếu Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021

TẠP CHÍ MẶT TRẬNChuyên đề cơ sở

CÔ QUAN CUÛA UÛY BAN TRUNG ÖÔNG MAËT TRAÄN TOÅ QUOÁC VIEÄT NAM

Page 2: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

2 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Sầm sơn - bãi biển đẹp của Việt Nam đã được biết đến từ lâu. Cứ vào dịp

hè, người người trong cả nước rủ nhau đi Sầm Sơn nghỉ mát. Nhưng tiếc thay trong những năm gần đây du khách trong và ngoài nước tỏ ý không muốn đến đó lần thứ hai. Nạn chặt chém trong các cửa hàng ăn, trong các nhà nghỉ, nạn chèo kéo khách du lịch, gái mại dâm, môi trường bị ô nhiễm nặng đã làm cho Sầm Sơn mất dần sức hút của nó. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hóa có chủ trương quy hoạch, xây dựng Sầm Sơn thành khu nghỉ mát hiện đại. Đó là chủ trương đúng. Nhưng cách làm đã bộc lộ nhiều thiếu sót. Nhiều ngàn dân bao gồm già trẻ, lớn bé, nam nữ của thành phố Sầm Sơn hè nhau bao vây trụ sở công an phường, thành phố rồi kéo lên biểu tình trước trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy, yêu cầu đối thoại. Sự náo loạn của dân đã làm tắc nghẽn giao thông và làm đảo lộn sinh hoạt, an ninh, trật tự của thành phố.

Điểm lại mới thấy náo loạn xảy ra là điều tất yếu:

- Ngày 26-2, người dân được thông báo là các bến bãi ra vào khi đi đánh bắt cá của dân sẽ phải dời đến địa điểm mới cách đó vài cây số để giao đất cho doanh nghiệp FLC xây dựng không gian ven biển. Người dân không đồng tình vì sẽ mất nhiều thì giờ cho việc chuyển tải ngư cụ, sản phẩm đánh bắt và không bảo vệ được tài sản khi bến bãi lại cách xa nơi cư trú. Họ chỉ yêu cầu chính quyền dành lại cho họ khoảng 500-1500 mét làm bến bãi. Yêu cầu của dân không được chính quyền giải đáp.

- Ngày 2-3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định ban hành chính sách hỗ trợ cho mỗi hộ dân từ 50 đến 70 triệu đồng, 6 tháng gạo nếu chịu di dời. Nếu hộ nào chịu di dời trước 15-3 thì được thưởng 10 triệu đồng. Người dân tự hỏi là họ sẽ sinh sống bằng nghề gì sau khi ăn hết gạo và tiền trợ cấp?

- Ngày 3-3, Phó Chủ tịch tỉnh đối thoại với dân nhưng không giải đáp được các lo lắng của dân.

- Cũng trong ngày 3-3, Công an tỉnh ra quyết định khởi tố người dân về tội gây rối trật tự công cộng. Sự bức xúc của dân đã trở nên sôi sục hơn khi thấy chính quyền thiên về bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, còn quyền lợi chính đáng của dân thì cố tình lờ đi.

- 13 giờ ngày 5-3, có một nhóm người đến nhà bà Văn Thị Thắng đe dọa rồi hành hung, buộc bà Thắng phải cam kết với chính quyền dời bến đến địa điểm mới. Bà Thắng bị đánh ngất tại chỗ, mặt mày sưng húp. Nhân dân khiêng bà Thắng đi cấp cứu tại bệnh viện. Công an tỉnh ra thông báo, đó là mâu thuẫn xảy ra giữa các cá nhân (?)

Như lửa đổ thêm dầu, nhân dân kéo lên tỉnh ngày càng đông hơn.

Đúng vào lúc này Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa trực tiếp đối thoại với dân.

BÀI HỌC NÓNG HỔI VỀ HỢP LÒNG DÂN

LS. LÊ ĐỨC TIẾT

Page 3: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

3TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Trong cuộc đối thoại với đại diện cao nhất của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, người dân chỉ yêu cầu là dành lại cho họ khoảng 500 đến 1.500 mét làm bến bãi neo đậu. Người dân không yêu cầu gì hơn.

Trước mặt đông đủ bà con, ông Bí thư Tỉnh ủy tuyên bố: “Biển và bãi biển là của đất nước ta, của nhân dân ta, trong đó có Sầm Sơn. Nhưng biển và bờ biển phải được Nhà nước quản lý bằng các quy định hiện hành, bằng quy hoạch, chú ý sự phát triển đi lên. Ai đồng ý với chủ trương của tỉnh thì làm, ai không đồng ý thì không cần phải di dời bến, cứ tiếp tục công việc như trước nay bà con vẫn làm. Tỉnh không có một chỉ thị nào, văn bản nào bắt buộc người dân phải di dời. Ngư dân vẫn cứ khai thác bình thường”. Phát biểu của ông Bí thư Tỉnh ủy được mọi người hoan hô nhiệt liệt. Có những người nhảy cẫng lên vì sung sướng, như cởi đi gánh nặng ngàn cân. Mọi người ra về trong trật tự mà không cần ai can thiệp.

Một câu hỏi được đặt ra: Ông Bí thư Tỉnh ủy có phép màu chăng? Điều gì đã làm cho tình hình xảy ra rất căng thẳng trong nhiều ngày, nay bỗng nhiên trở lại yên bình. Thật ra điều này đã được Bác Hồ và gần đây Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ:

Đó là bài học hợp lòng dân. Khi cấp phép đầu tư xây dựng khách sạn tại các bãi biển, nhiều nơi đã cấm người ngoài ra vào trên những lối đi làm ăn của ngư dân hoặc cấm người ngoài vào tắm biển trong khu vực của khách sạn. Ngăn chặn con đường mưu sinh tức là xâm phạm đến quyền sống của con người. Trong thiên nhiên, loài thú hiền lành nhất cũng sẽ quyết liệt chống lại hoặc trở nên hung dữ khi chúng bị cướp mất mồi, bị đói, huống hồ con người. Mở đường sinh sống cho muôn loài đó là cách làm để tạo ra sự an bình. Đây là bài học sơ đẳng luôn phải ghi nhớ.

Bài học thứ hai, là phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích chung, giữa công dân với nhà nước, giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài. Dư luận lấy làm khó hiểu khi ông Bí thư Tỉnh ủy tuyên bố rằng ai đồng ý thì làm, ai không đồng ý thì giữ nguyên như cũ. Vậy làm thế nào để khắc phục những bất cập hiện nay của khu nghỉ mát Sầm Sơn và biến nơi đây thành khu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí khang trang và hiện đại của đất nước?

Tại sao Tỉnh chưa có kế hoạch để dân tại chỗ có thể kết hợp mưu sinh với việc du lịch sinh thái biển? Thay vì hứa hẹn trợ cấp và thưởng một số tiền hạn chế, Tỉnh đã

có kế hoạch gì để nhân dân tại khu nghỉ mát có thu nhập bình quân đầu người/năm ngày càng được cải thiện chưa? Để điều hòa lợi ích, cần phải đưa phải đưa ra bàn và lấy ý kiến của nhân dân. Khi dân thấy được con đường mưu sinh tươi sáng thì tính đồng thuận sẽ cao hơn nhiều.

Hiện nay, nhiều địa phương có tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài đều có chung những nguyên nhân như ở Sầm Sơn. Người dân thường rơi vào tình trạng bị đánh úp, bị đặt trước sự việc đã rồi. Khi người dân thắc mắc thì thiếu sự đối thoại một cách cởi mở, thiếu những sự giải thích thấu tình đạt lý. Không những thế, có trường hợp người dân còn bị khởi tố và đưa ra truy tố về tội vi phạm trật tự an toàn xã hội. Nặng hơn, còn có người bị buộc tội kích động chống Đảng, chống chính quyền, chống người thi hành công vụ. Sự kiện trong những ngày đầu tháng 3-2016 xảy ra ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) chỉ là giọt nước tràn ly. Nhân dân là trên hết, quyền lợi của dân là trước hết. Điều này đã được Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII nhấn mạnh. Bởi vậy khi có những vụ tương tự thì nên tập trung làm rõ và xử lý nghiêm những kẻ vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm mà cố tình bỏ qua bài học này

Page 4: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

4 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Theo các tin tức cập nhật, số người tự ứng cử đại biểu Quốc hội

khóa XIV và Hội đồng nhân dân các nhiệm kỳ 2016-2021 tăng nhiều so với các kỳ bầu cử trước. Trước hiện tượng này, xuất hiện hai luồng dư luận. Nhiều người cho đây là một tiến bộ xã hội, bởi ngày càng có nhiều công dân muốn đem tâm huyết của mình ra cống hiến cho đất nước. Ngược lại, có người lo lắng. Họ sợ rằng có kẻ xấu lợi dụng quyền tự ứng cử mà gây rối cuộc bầu cử chăng (!). Ở nước nào cũng vậy, bên cạnh những người vì lợi ích chung, vẫn có trường hợp tự ứng cử với động cơ trục lợi cá nhân. Nhưng sự lo lắng này không đáng ngại bởi hai lý do: 1) Pháp luật đã có những quy định rất chặt chẽ đối với những người được giới thiệu và những người tự ứng cử. 2) Dân trí đã được nâng lên qua những cuộc bầu cử.

1. Quy định của pháp luật về quyền tự ứng cử:

- Điều 27, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện luật này do luật định.

- Điều 22, Luật Tổ chức Quốc hội quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội:

- Điều 7, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân:

- Hồ sơ ứng cử

Theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG, ngày 29-1-2016 của Hội đồng bầu cử quốc gia, hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bao gồm:

1) Đơn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV; 2) Sơ yếu lý lịch đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, có đóng dấu giáp lai và xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người ứng cử công tác hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người ứng cử

thường trú; 3) Tiểu sử tóm tắt đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân; 4) Bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Các trường hợp mất quyền bầu cử, ứng cử: Theo điều 37, các trường hợp không được ứng cử đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND.

Người có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị tòa án tước đoạt quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù, bị bắt giam hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.

2. Bầu chọn đại biểu dân cử là quyền không thể ủy thác

Làm thế nào để mọi người dân biết được rằng chú Hai, thím Ba, anh Tư có đầy đủ các tiêu chuẩn như pháp luật đã quy định? Các cuộc bầu cử

VỀ QUYỀN TỰ ỨNG CỬcủa công dân

LÊ ĐỨC

Page 5: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

5TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

SỰ KIỆN NỔI BẬT

vừa qua đã áp dụng ba hình thức sau đây để giúp dân lựa chọn đại biểu: 1) Đảng chọn, dân bầu; 2) Tổ chức hiệp thương; 3) Tổ chức tiếp xúc cử tri. Mỗi hình thức trên đây đều có những ưu điểm của nó, đồng thời bộc lộ một số bất cập cần khắc phục:

- Về hình thức “Đảng chọn, dân bầu”: Hình thức này được nhiều người đồng tình vì nhân dân vốn có lòng tin cao với Đảng. Nhưng đồng thời nó cũng làm nảy sinh tinh thần ỷ lại hoặc bàng quan của không ít người. Khẩu hiệu này cũng có thể gây sự hiểu nhầm là có sự áp đặt từ Đảng cầm quyền, là biểu hiện mất dân chủ.

- Về hình thức hiệp thương: Việc Đảng và Nhà nước giao cho Ủy ban MTTQ các cấp tổ chức hiệp thương để lựa chọn, giới thiệu người để bầu cử là việc làm cần thiết. Nó thể hiện nguyên tắc “dân chủ có tổ chức”. Tuy vậy tổ chức hiệp thương mới được tiến hành trong phạm vi hẹp với Lãnh đạo của các tổ chức có người tham gia bầu cử. Đông đảo hội viên của các tổ chức chưa có cơ hội tham gia trực tiếp vào việc lựa chọn người để hiệp thương bầu cử. Các cuộc bầu cử, vì vậy, chưa thật sự trở thành ngày hội của toàn dân.

- Về các cuộc tiếp xúc cử tri: Điều này đã có tác dụng thu hút sự quan tâm và nâng

cao dân trí trên nhiều mặt. Lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền được nâng lên. Tuy vậy, việc tiếp xúc cử tri còn nhiều bất cập: Mỗi đơn vị bầu cử có nhiều ngàn dân, nhưng chỉ có một số rất ít cử tri được mời tham dự. Thời gian để cử tri tìm hiểu, chất vấn người được đề cử, người tự ứng cử rất hạn hẹp. Người được đề cử, người tự ứng cử không đủ thời gian để trình bày chương trình hành động của mình. Cử tri phần đông không biết rõ về tâm và tầm của người mà họ sẽ bỏ phiếu. Đối với những người do Trung ương giới thiệu về thì dân chúng địa phương càng ít biết về họ.

3. Một số kiến nghị:

- Trước hết là tăng cường công tác truyền thông, làm cho nhân dân hiểu rõ các điều đã được quy định về Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND, về Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Đặc biệt là cần giúp cho dân hiểu rõ, nhớ kỹ các điều quy định về tiêu chí đại biểu, về quyền bầu cử và ứng cử của công dân. Phải giúp cho nhân dân biết cách xem xét, căn cứ vào những tiêu chí cụ thể nào để biết ai là người có tâm có tầm, có cả đức lẫn tài.

- Tạo điều kiện để đông đảo nhân dân có điều kiện tìm kiếm, lựa chọn đại biểu của mình một cách thường xuyên

chứ không chỉ trước khi bầu cử, bằng cách: Tăng cường truyền thông các phiên họp công khai của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đặc biệt là các phiên chất vấn đại diện của cơ quan hành pháp, các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử; tạo điều kiện để nhân dân tham gia đông hơn và sớm hơn vào việc lựa chọn đại biểu ngay từ các buổi hiệp thương của Ủy ban MTTQ các cấp. Nên thay khẩu hiệu “Đảng chọn, dân bầu” bằng khẩu hiệu “Đảng giới thiệu, dân bầu”; và nên có chế độ đại biểu định kỳ báo cáo hoạt động của mình với nhân dân để nhân dân xem xét, đánh giá việc thực hiện lời hứa của đại biểu dân cử.

Việc có nhiều người tự ứng cử vào các cơ quan dân cử là dấu hiệu tiến bộ về thực hiện dân chủ ở nước ta. Có người mưu toan lợi dụng việc mở rộng dân chủ để mưu lợi cá nhân, là điều không tránh khỏi. Để loại trừ hiện tượng này thì phải trang bị kiến thức cho nhân dân biết cách lựa chọn và tự nhân dân quyết định. Đấy là cách làm tốt nhất. Nên sửa đổi các biện pháp dễ bị xuyên tạc là có sự áp đặt, là thiếu dân chủ. Người dân rất sáng suốt phân biệt ai là người có tâm, có tầm, có cả tài lẫn đức với những kẻ cơ hội, nếu các cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức rộng rãi hơn và kỹ hơn

Page 6: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

6 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Có một hiện tượng khác thường ở Nghệ An, địa phương có thi sinh đăng

kí kì thi tốt nghiệp cấp ba cao lại có tỷ lệ chọn vào nguyện vọng cao đẳng, đại học thấp nhất. Theo thống kê, có tới 40% hồ sơ thí sinh tại đây chỉ đăng kí nguyện vọng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Nghệ An vốn có truyền thống hiếu học lâu đời, từ nhiều năm đây là địa phương có tỷ lệ thí sinh trúng tuyển đại học cao của cả nước. Ấy vậy mà năm nay, nhiều ứng thí sinh lại thờ ơ với cánh cửa cao đẳng, đại học. Rõ ràng sự việc đã cho thấy một cách thay đổi trong suy nghĩ của nhiều thí sinh và phụ huynh về bằng cấp. Hiện nay, cả nước có hơn 1 triệu người thất nghiệp, trong đó tỷ lệ là cử nhân, thạc sỹ chiếm tới hơn 200 nghìn người và chắc chắn các thí sinh không nộp nguyện vọng vào cao đẳng, đại học đã chứng kiến thực trạng này. Bởi vậy, họ đã chọn con đường tìm kiếm một nghề nghiệp cụ thể để lo cho tương lai sau này, hơn là việc cầm tấm bằng để rồi thành ra thất nghiệp, lãng phí cả thời gian, tiền của.

Như vậy, cánh cửa cao đẳng, đại học không phải là ưu tiên số một và cũng không

phải là con đường duy nhất để lập nghiệp. Theo thông tin cho biết, thì một số em chọn phương án xuất khẩu lao động sau khi tốt nghiệp cấp ba, một số làm kinh doanh sản xuất, số khác học nghề để tạo sinh kế giúp đỡ gia đình. Số thí sinh không đăng kí nguyện vọng thi cao đẳng, đại học thường là những em có hoàn cảnh khó khăn, bởi trên thực tế đã có nhiều gia đình phải cầm cố cả nhà cửa, bán ruộng vườn, trâu bò cho con học mà cuối cùng các em vẫn thất nghiệp trong khi nợ lãi ngân hàng cha mẹ vẫn phải còng lưng gánh trả. Bởi vậy, thay vì theo đuổi con đường cao đẳng, đại học các em nên định hướng nghề nghiệp trước khi quá muộn.

Thực tế trên một lần nữa đánh động chất lượng đầu ra của sản phẩm giáo dục nước ta còn quá nhiều bất cập. Dù ngành chức năng đã cố điều chỉnh nhưng xem ra chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội. Nhiều ngành nghề được mở ra nhưng từ giáo viên, kiến thức, giáo trình, kĩ năng xáo mòn cũ kĩ, chưa bắt kịp với thực tế đời sống. Đội ngũ giảng viên đại học được ví như những “máy cái” sản xuất ra những “máy con” - nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội. Nhưng đâu

đó, chỗ này chỗ kia vẫn thấy những “máy cái” bị lỗi thì làm sao tạo ra được những sản phẩm tốt?

Thực tế này cũng tác động ngay tới các cơ sở đào tạo nghề, đòi hỏi phải không ngừng vươn lên để đáp ứng thực tế yêu cầu xã hội. Bởi nếu như Nghệ An là điểm khởi đầu của trào lưu thay đổi tư duy, “từ chối” vào cao đẳng, đại học, sau đó có hiệu ứng đến các tỉnh khác thì rõ ràng các cơ sở đào tạo nghề cũng cần phải nắm bắt cơ hội để vươn lên đào tạo nguồn nhân lực tốt cho xã hội, tránh rơi vào vết xe của ngành giáo dục là dạy học chưa gắn với nhu cầu xã hội.

Việc có nhiều người không chọn con đường vào cao đẳng, đại học ngay trên chính vùng đất có truyền thống hiếu học và khoa bảng, có lẽ không nên xem là một sự kiện khác thường. Cần nhìn nhận đó là một sự tích cực, năng động, dám thay đổi tư duy và truyền thống để thích nghi với bối cảnh thực tại. Một tư duy hướng nghiệp mới gắn với hoàn cảnh xã hội mới, nên phát huy và nhân rộng, tránh cảnh học ra thất nghiệp, lãng phí thời gian, tiền của và tạo gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội

THAY ĐỔI

tư duy hướng nghiệpQUỐC ĐÔNG

Page 7: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI

7TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

Hành hương về “Đất Tổ”

Đợt nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch) năm nay phản ánh

ngày một rõ nét nhu cầu tâm linh của người Việt. Ước tính có khoảng 8 triệu lượt khách đã đến Đền Hùng dâng hương trong dịp này, một con số mà ngành chức năng rất vui nhưng cũng đầy bất ngờ bởi sự gia tăng và tự phát của nó. Vậy là cả một biển người đã đổ dồn về Phú Thọ trong có mấy ngày lễ. Rất may, không có cảnh bị dẫm đạp lên nhau dẫn đến tử vong như một số lễ hội tôn giáo ở một số nước khác. Đây cũng được xem là một thành công đáng ghi nhận trong lễ hội Đền Hùng. Tuy nhiên, nhiều trẻ nhỏ và người già đã phải nhờ đến sự trợ giúp của lực lượng chức năng để thoát khỏi biển người trong giờ phút thiêng liêng, cao điểm, nhưng chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro.

Rõ ràng tâm linh, tôn giáo luôn là một hạt nhân trong con người, như một dòng chảy tiềm ẩn trong tâm thức người Việt Nam từ ngàn đời nay.

Việc tri ân tổ tiên, hướng về nguồn cội qua thờ cúng vẫn diễn ra, cho dù trong quá khứ có thời điểm không được coi trọng. Mấy chục năm trước, khi chính quyền các cấp không có điều kiện tổ chức lễ hội Đền Hùng hoành tráng như hiện nay, vẫn có rất nhiều người đến núi Nghĩa Lĩnh chiêm bái tổ tiên. Có nhiều cụ già cao niên mắt mờ chân chậm, đi bộ cả ngày đường đến thắp nén hương thành kính. Và hôm nay, trong dòng người tấp nập ngược xuôi, giữa bạt ngàn xe máy, giữa những chiếc ô tô “khủng”, giữa những vị quan khách sang trọng, ăn mặc đắt tiền… chúng ta vẫn bắt gặp những cụ già chân quê, ăn mặc xuềnh xoàng hành hương về Đất Tổ. Suy cho cùng, việc tâm linh không chỉ ở bề ngoài, mà nó hiện diện trong tâm hồn mỗi người.

Nhiều người hành hương về Đất Tổ năm nay không chỉ để lễ bái, thỏa mãn nhu cầu tâm linh, mà còn hướng tới việc chiêm ngắm và bầu chọn mẫu tượng đài Hùng Vương, từ 3

phương án tốt nhất được Ban Tổ chức đưa ra. Nhân dân mới chính là chủ thể của văn hóa. Nhưng xem ra cũng rất khó với nhiều du khách trong việc bỏ phiếu bình chọn, bởi mỗi mẫu hình đưa ra đều dựa trên những căn cứ lịch sử và đã được dân địa phương tuyển chọn trước khi trưng bày.

Hành hương về Đất Tổ để thỏa mãn một nhu cầu tâm linh với tiền nhân là một ước muốn trong sáng của nhiều người. Nhưng vì lượng khách quá đông, thời gian có hạn, nhu cầu dâng lễ tại các đền trung tâm quá lớn, nên đã xảy ra những hành vi mất lịch sự, ứng xử thiếu văn hóa. Cảnh chen lấn, xô đẩy lại xảy ra. Rồi các dịch vụ lên ngôi, có cả việc lưu hành tiền giả, trộm cắp tài sản, trèo rào, xả rác và đặc biệt là vi phạm giao thông….

Làm sao để tổ chức một lễ hội lớn an toàn, đông vui và hiệu quả? Đó luôn là thách thức đồng thời, là mục tiêu của mọi người và của ngành chức năng từ năm này qua năm khác

NGÔ QUỐC

Page 8: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI

8 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) - mảnh đất thiêng liêng

của Tổ quốc nằm ở biển Đông ngày càng khởi sắc. Để có được thành quả như ngày hôm nay do được sự quan tâm, hỗ trợ, hướng về Trường Sa của cả nước và sự nỗ lực không ngừng của chính quyền, quân và dân huyện đảo Trường Sa.

Công sức, ý chí và lòng quyết tâm của quân và dân huyện đảo, đặc biệt là sự đồng lòng của cả nước với tinh thần “Vì Trường Sa thân yêu!” đã tạo nên sức sống vững vàng, bất tận của Trường Sa để trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; quân, dân trên huyện đảo Trường Sa đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để xây dựng, phát triển kinh tế huyện nhà; đồng thời làm tốt công tác tìm kiếm cứu nạn, thực sự là địa chỉ an toàn, chỗ dựa tin cậy cho ngư dân ở đất liền ra đánh bắt, khai thác hải sản trên khu vực quần đảo Trường Sa.

Từ một đảo san hô nằm giữa bốn bề nước biển mặn đắng của biển Đông mênh mông, quân và dân huyện đảo Trường Sa đã xây dựng nên một thị trấn xanh tươi, một pháo đài vững chắc để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ông Đỗ Huy Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Trường Sa chia sẻ: “Mặc dù còn gặp không ít khó khăn trong điều kiện sống và làm việc ở nơi xa đất liền, nhưng chính quyền và nhân dân thị trấn luôn nỗ lực vượt khó, xây dựng thị trấn ngày càng tươi đẹp. Ủy ban nhân dân thị trấn đã quan tâm, tạo điều kiện cho người dân khai thác, đánh bắt hải sản và trồng trọt, chăn nuôi để tăng thu nhập cho gia đình.

Đặc biệt, Ủy ban nhân dân thị trấn nói riêng và một số xã đảo khác của huyện đảo Trường Sa đánh giá cao và ghi nhận những đóng góp quý giá của các thầy cô giáo tình nguyện ra đảo để gieo mầm chữ cho trẻ em, các y bác sĩ kiên trì bám trụ để chăm sóc sức khỏe cho người dân; đó là các thầy

giáo Đồng Minh Hiệp, Phạm Trọng Việt (tỉnh Khánh Hòa) tình nguyện ra thị trấn Trường Sa để dạy học; hay bác sĩ Thái Ngọc Bình tình nguyện ra Bệnh xá thị trấn Trường Sa để công tác… Sống xa đất liền, xa gia đình và phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng họ vẫn yêu nghề, hết lòng với công việc, góp phần xây dựng Trường Sa ngày một giàu đẹp.

Để làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân yên tâm bám biển, lực lượng cứu hộ trên huyện đảo Trường Sa luôn đảm bảo ứng trực 24/24 và sẵn sàng cơ động, vượt qua sóng gió để cứu hộ kịp thời. Chỉ tính trong năm 2015, các lực lượng cứu nạn cứu hộ Trường Sa đã ứng cứu 535 lượt người gặp nạn trên biển, cấp cứu thành công cho hàng chục ngư dân mắc bệnh hiểm nghèo. Trong các trận bão hồi cuối năm 2015 vừa qua, cán bộ, chiến sĩ đã hướng dẫn cho hàng ngàn lượt tàu, thuyền của ngư dân vào khu vực đảo Trường Sa để neo đậu, trú ẩn an toàn.

CẢ NƯỚC VÌ

TRƯỜNG SA THÂN YÊUPHÙNG LONG

Page 9: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI

9TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

Với mỗi cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió này, đã luôn khắc phục những khó khăn về điều kiện thời tiết, khí hậu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc và giúp đỡ kịp thời, có hiệu quả đối với ngư dân. Tham gia nhiều đợt cứu nạn, cứu hộ, Thượng úy Nguyễn Đức Thuận, Trạm Cứu hộ - Cứu nạn Trường Sa chia sẻ: “Để kịp thời ứng cứu ngư dân khi gặp rủi ro hoạn nạn, cán bộ, chiến sĩ tại trạm tổ chức trực ca cả ngày lẫn đêm với 3 kíp trực để tiếp nhận tất cả các thông tin và yêu cầu trợ giúp trên biển, đưa ra phương án hỗ trợ kịp thời cho ngư dân và những người gặp nạn trên biển…”.

Đại tá Nguyễn Công Sơn, Phó Chính ủy Vùng 4 Hải quân, có thời gian công tác ở hầu hết các điểm đảo trên huyện đảo Trường Sa, cho biết: “Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã quán triệt cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ của đơn vị luôn sẵn sàng khắc phục khó khăn,

hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo; đồng thời giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngư dân đánh bắt, khai thác hải sản trên vùng biển xa của Tổ quốc.

Thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đã phối hợp tốt với quân và dân huyện đảo để góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, xây dựng thế trận liên hoàn quốc phòng vững chắc trên biển. Trung tá Trần Thế Tuyến, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa khẳng định: “Cán bộ, chiến sĩ cùng các đơn vị đứng chân trên địa bàn luôn đảm bảo công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và ra sức xây dựng đảo mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường”.

Quân và dân thị trấn Trường Sa còn đẩy mạnh tăng gia sản xuất trồng rau xanh, chăn nuôi gia cầm, đánh bắt hải sản và dự trữ nước ngọt. Nhờ vậy, thị trấn không những chủ động

được lượng lương thực, thực phẩm cần thiết, mà còn giúp đỡ ngư dân khi gặp khó khăn cần hỗ trợ. Trong năm 2015, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa đã tạo điều kiện cho trên 600 lượt tàu cá của ngư dân gặp khó khăn khi làm ăn trên biển, hỗ trợ nước ngọt, lương thực, thực phẩm và các đồ dùng thiết yếu khác cho 450 lượt tàu cá khi hành nghề trên ngư trường truyền thống của mình.

Ông Nguyễn Viết Thuân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đảo Trường Sa cho biết: “Huyện đảo Trường Sa có được sự khởi sắc như hôm nay, trước hết là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Đảng, Nhà nước và Quân ủy Trung ương; sự giúp đỡ tận tình, hiệu quả của các cấp, các ngành, đoàn thể từ Trung ương đến các địa phương, nhân dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài… Đó là nguồn động viên to lớn, trực tiếp góp phần cùng quân và dân huyện đảo Trường Sa luôn trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Chúng ta tin tưởng huyện đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị trí chiến lược, trọng yếu về kinh tế, chính trị và an ninh, quốc phòng của Tổ quốc.

Page 10: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI

10 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

PHỐ NGHỆ THUẬTYERSIN ĐÀ LẠT

HÀ HỮU NẾT

Công ty XQ Việt Nam tổ chức khai trương Phố Nghệ thuật

Yersin Đà Lạt (ngày 23-2-2016), nhằm tạo thêm điểm đến du lịch độc đáo của xứ ngàn hoa. Dự lễ khai trương có ông Trần Việt Hùng - Phó

Ban chỉ đạo Tây Nguyên, những đối tác của XQ đến từ Hàn Quốc, Canada, Nga, các tri kỷ hữu, văn nghệ sĩ và du khách thập phương.

Ngoài việc mở cửa hàng ngày miễn phí, vào tối thứ 6 hàng tuần trên Phố nghệ thuật

Yersin (đoạn Ngã ba Nguyễn Trãi-Yersin, đường vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt) sẽ tổ chức nhiều hoạt động nghệ thuật, như: Âm nhạc đường phố, triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, phiên chợ đồ cổ-đồ cũ, ẩm thực, thực phẩm sạch của người

Ngôi nhà nghệ thuật - ART House

Page 11: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI

11TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

Đà Lạt. Đặc biệt, tại hai “Ngôi nhà nghệ thuật - Art House” XQ, trưng bày hàng ngàn tác phẩm tranh thêu tay, văn hóa phẩm, mỹ phẩm XQ rất tinh xảo và ấn tượng. XQ còn dạy thêu tranh, học nhạc cụ miễn phí cho người Đà Lạt, có phòng chiếu phim, phòng đọc sách phục vụ du khách và phòng giới thiệu sản phẩm sáng tạo mới của người Đà Lạt… Ngay trong ngày khai trương Phố nghệ thuật, XQ đã giới thiệu sản phẩm “Hoa đất sét trên nền tranh sơn dầu” rất mới lạ của nghệ nhân trẻ Cát Đài.

Phát biểu tại lễ khai trương, ông Trần Việt Hùng khẳng định tiềm năng phát triển du lịch của Đà Lạt - Lâm Đồng là rất lớn. Để làm nên sản phẩm du lịch hấp dẫn, rất cần sự sáng tạo và những con người sáng tạo. Phố nghệ thuật Yersin do Công ty XQ xây dựng, đã tạo ra mô hình mới, đầy sáng tạo và nghệ thuật. Hy vọng, sau Phố nghệ thuật Yersin, Đà Lạt sẽ có thêm nhiều con đường nghệ thuật, nhiều không gian nghệ thuật khác, để Đà Lạt ngày càng đẹp hơn, hấp dẫn hơn.

Cùng với Chợ Nghệ thuật (tầng thượng Chợ Đà Lạt) và XQ Sử quán (258 Mai Anh Đào, Đà Lạt), Phố nghệ thuật Yersin là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua của du khách, khi đến với “Đà Lạt - thành phố Festival Hoa Việt Nam”

Page 12: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

12 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ VĂN MINH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CÔNG TÁC MẶT TRẬN

DƯƠNG ĐÌNH NGHÊ

Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư được thành lập thường có từ 8 đến

10 thành viên; Khu dân cư nào chưa có chi bộ thì Ban Công tác Mặt trận thành lập theo quy mô liên thôn, do tổ chức chi bộ ở liên thôn lãnh đạo.

Thực hiện cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, Ban Công tác Mặt trận đã gần gũi, nắm được từng hộ nghèo, tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân tương thân, tương ái, chia sẻ, giúp đỡ người nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, vận hạn trong cuộc sống, ủng hộ bằng tiền, vật liệu xây dựng, ngày công lao động giá trị hàng tỉ đồng, xây dựng hàng vạn ngôi nhà Đại đoàn kết cho người nghèo có nơi ăn chốn ở, tự tin vươn lên. Phát huy truyền thống, đạo lý cao đẹp uống nước nhớ nguồn, Ban Công tác Mặt trận vận động nhân dân tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đóng góp “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có công. Với tinh thần lá lành đùm lá rách, Ban Công tác Mặt trận khu dân cư tích cực vận động nhân dân ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt; làm tốt quan

hệ quốc tế như ủng hộ nhân dân Nhật Bản bị sóng thần…

Thực hiện nhiệm vụ chính trị hiện nay, các Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư. Ở huyện Bình Xuyên đã vận động nhân dân hiến hàng chục nghìn m2 đất để xây dựng đường giao thông nông thôn. Trong đó, Mặt trận xã Tam Hợp vận động nhân dân hiến 2.255m2 đất, MT xã Hương Sơn vận động nhân dân hiến 2.000m2, MT xã Bá Hiến vận động hơn 1.000 m2...

Trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư đã tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc hằng năm vào ngày 18/11 tại các khu dân cư. Trong những ngày này, các thôn làng có những hoạt động văn hoá, văn nghệ phong phú, làm sống động đời sống tinh thần ở các làng quê. Các Ban Công tác Mặt trận thị trấn Hương Canh tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc như ngày hội của làng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia mỗi hộ

một người, tự nguyện đóng góp kinh phí vừa giao lưu văn hoá, văn nghệ, vừa liên hoan ăn uống, vui vẻ cả ngày.

Năm 2016 là năm bầu cử đại biểu Quốc hội lần thứ XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Ban Công tác Mặt trận đã tổ chức các hội nghị hiệp thương dân chủ, khách quan, lựa chọn giới thiệu những người tham gia ứng cử để bầu vào cơ quan quyền lực nhà nước các cấp, đúng người, đúng luật, đúng trình tự, được cử tri đồng thuận, tin tưởng; thực hiện có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Tuy nhiên, cũng có một số địa phương chưa quan tâm đến công tác Mặt trận. Việc hiệp thương giới thiệu cán bộ Mặt trận còn chưa dân chủ, bố trí cán bộ Trưởng ban Công tác Mặt trận tuổi quá cao, phần nào chưa đáp ứng với yêu cầu hiện nay... Đổi mới công tác Mặt trận, mong cấp ủy các cấp quan tâm hơn tới công tác cán bộ Mặt trận để xứng tầm với giai đoạn chính trị hiện nay

Page 13: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

13TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ VĂN MINH

Mặt trận Tổ quốc xã Nghĩa ThànhTHỰC HIỆN PHONG TRÀO TOÀN DÂN

BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

Chặng đường lịch sử 70 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng

thành, lực lượng công an nhân dân đã phát huy truyền thống vẻ vang, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn mới. Trong đó, hoạt động của lực lượng công an luôn gắn liền với sự phát triển, lớn mạnh của phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

10 năm qua, MTTQ xã Nghĩa Thành đã tổ chức và vận động nhân dân đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, coi đó là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và thiết thực.

Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được gắn với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Mặt trận Tổ quốc xã đã phối hợp với Ban Chỉ đạo tổ chức 62 đợt tuyên truyền, có trên 5.670 lượt người dự, phát động có 100% hộ gia đình đăng ký

xây dựng gia đình an toàn về an ninh trật tự, khu dân cư tiên tiến, tích cực tham gia chương trình “Xóa đói giảm nghèo” của Chính phủ, “Một tăng, bốn giảm” của Ban Dân vận Tỉnh ủy và “Năm không, ba phòng” của Công an tỉnh. Bên cạnh đó, Công an xã tiến hành củng cố, nâng chất hoạt động của lực lượng Công an ấp, đội dân phòng tham gia tuần tra, góp phần giữ vững thị trấn an toàn, an ninh trật tự, 6/6 khu dân cư tiên tiến nhiều năm liền.

Bên cạnh đó, MTTQ còn phối hợp với Công an xã vận động nhân dân đóng góp Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Trẻ em hiếu học được trên 235 triệu đồng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa 750 triệu đồng, xây và trao tặng 135 căn nhà đại đoàn kết, sửa chữa 5 căn nhà Đại đoàn kết xuống cấp với số tiền 65 triệu đồng, thăm hộ gia đình khó khăn trên 75 triệu đồng; giúp vốn cho các hộ gia đình khó khăn phát triển kinh tế gia đình với số tiền 345 triệu đồng...

Đại diện các tổ chức thành viên, ban ngành đoàn thể, tổ đoàn kết dân cư đã tổ chức ký kết giao ước thi đua thực hiện tốt phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, với quyết tâm giữ vững danh hiệu “Xã an toàn về an ninh, trật tự, không có tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy, không có trẻ em làm trái pháp luật, an toàn phòng cháy, chữa cháy”.

Ban Chỉ đạo xã đã trao tặng 6 khu dân cư 6 tập thể và 12 giấy khen cho cá nhân tiêu biểu, điển hình, có nhiều đóng góp trong xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thời gian qua, với số tiền khen thưởng 4,1 triệu đồng.

Đây cũng là động lực thúc đẩy phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng vững chắc, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

NGUYỄN THỊ THANH YÊN

Page 14: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

14 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ VĂN MINH

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hưng YênTHAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

ĐỖ VĂN TÚY

Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là chủ trương lớn của Đảng và

Nhà nước, nhằm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và phát triển nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Ðại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Những năm qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp tỉnh Hưng Yên đã tích cực tham gia XDNTM bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, góp phần xứng đáng vào thành tích chung XDNTM của tỉnh. Tính đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 32 xã về đích NTM, bình quân đạt 14,7 tiêu chí/ xã.

MTTQ các cấp đã phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động nhân dân XDNTM. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các tiêu chí: quy hoạch; giao thông; nhà ở dân cư; môi trường và an ninh trật tự xã hội. Bằng hình thức phong phú, lồng ghép nội dung XDNTM với thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua, nội dung tập huấn cán bộ MTTQ các cấp... Từ năm 2012-2015, UBMTTQ tỉnh phối hợp tổ chức được 58 lớp

tập huấn cho 6.604 cán bộ Mặt trận, Trưởng ban Công tác Mặt trận, thành viên Ban Thanh tra nhân dân (TTND); 45 hội nghị tuyên truyền công tác MTTQ tham gia XDNTM cho 4.685 lượt người; 97 lớp tuyên truyền bảo vệ môi trường, pháp luật cho 10.083 lượt người.

Cụ thể hóa 5 nội dung CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” thành 40 tiêu chí chấm điểm khu dân cư (KDC), gắn với 19 tiêu chí NTM. Năm 2015, toàn tỉnh có 857/957 KDC đạt danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” (tỷ lệ 89,6%); 297.774 gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá” (tỷ lệ 90%); 4.264 gia đình đạt danh hiệu “Ông bà cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền” cấp tỉnh; trên 90% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, góp phần thực hiện tiêu chí 16; 19 của NTM.

MTTQ các cấp phối hợp với tổ chức thành viên, vận động nhân dân xây dựng đường làng ngõ xóm theo tiêu chí NTM; vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông và xây dựng công trình phúc lợi; dồn thửa, đổi ruộng. Đã vận động nhân dân hiến trên 340.000m2 đất; đóng góp trên 200 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng ở KDC, góp phần thực hiện tiêu chí 2; 3 và 6 của NTM.

Vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và nhân dân ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” các cấp. Từ năm 2012-2015, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 1.057 căn nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo, với số tiền trên 25 tỷ đồng; thăm tặng quà, phát triển sản xuất, khám chữa bệnh trị giá trên 8 tỷ đồng... giúp hộ nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo; góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo (năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 2,69%), góp phần thực hiện tiêu chí 9; 11 của NTM.

MTTQ tổ chức cho nhân dân phát huy vai trò giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM. Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên trong việc giám sát đầu tư của cộng đồng đến năm 2015 và những năm tiếp theo”, được Thường trực Tỉnh ủy phê duyệt và thực hiện từ 1-1-2013. Từ 2012-2015, các Ban TTND phát hiện 1.434 vụ việc sai phạm; kiến nghị chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 1.276 vụ, có 968 vụ được các

Page 15: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

15TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ VĂN MINH

cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý; thu hồi cho Nhà nước trên 850 triệu đồng. Hoạt động TTND góp phần phát huy dân chủ trong giám sát đầu tư, hạn chế thất thoát, nâng cao chất lượng công trình.

Năm 2012, UBMTTQ tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động và ký giao ước thi đua xây dựng “KDC 3 không” gắn với XDNTM, đô thị văn minh giai đoạn 2012-2015, với nội dung: Không tệ nạn xã hội; Không ô nhiễm môi trường; Không lãng phí, hủ tục, lạc hậu trong việc cưới, việc tang. Phong trào có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, đi đúng và trúng vào những vấn đề yếu kém ở KDC; đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân; 100% các KDC bổ sung tiêu chí phong trào vào quy ước, hương ước của làng, khu phố. Sau hơn 3 năm thực hiện, 862 KDC không phát sinh người nghiện ma túy; 900 KDC không phát sinh người nhiễm HIV/AIDS. Toàn tỉnh, có 752 KDC có điểm tập kết rác thải; 886 KDC thành lập được Tổ vệ sinh môi trường với trên 3.500 người. Xây dựng 3 mô hình điểm phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại gia đình tại các KDC: An Tháp (xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào); Đông Kim, Dũng Tiến (xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu); Quang Xá (xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ). Mô hình mang lại hiệu quả thiết thực, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí vận chuyển và xử lý rác. Số hộ

chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, xử lý phân chất thải bằng hầm biogas tăng, toàn tỉnh có 16.272 gia đình xây dựng hầm biogas, tiêu biểu như các KDC: Hợp Hòa (xã Tân Châu, huyện Khoái Châu), Hạ Cát (xã Tống Phan, huyện Phù Cừ)…

Trong việc cưới: Có 500 KDC không sử dụng thuốc lá; 738 KDC không tổ chức ăn uống linh đình; 895 KDC không có nạn tảo hôn. Tiêu biểu như các KDC: Thiết Trụ (xã Bình Minh, huyện Khoái Châu), Đông Khu (xã Đức Hợp, huyện Kim Động), Ngọc Lịch (xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm)... Trong việc tang: 856 KDC tổ chức theo hương ước, quy ước làng, khu phố; 904 KDC không cử nhạc tang trước 6 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; 505 KDC âm thanh không phóng qua loa; 567 KDC không rắc vàng mã, rải tiền khi đưa tang; 706 KDC có người qua đời được đưa đi hỏa táng với số ca hỏa táng: 1.817 ca; 100 % KDC quy hoạch nghĩa trang nhân dân đồng bộ; 373 KDC xây dựng được nghĩa trang đồng bộ, tiêu biểu như các KDC: Bình Lương (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm); Ninh Tập (xã Đại Tập, huyện Khoái Châu), Quảng Lạc (xã Phú Thịnh, huyện Kim Động)... Với kết quả cụ thể trên, có thể khẳng định phong trào “Xây dựng KDC 3 không” là hoạt động nổi bật, thiết thực, khẳng định vai trò của MTTQ trong XDNTM. Chỉ riêng phong trào này đã góp phần thực hiện 9/19 tiêu chí NTM.

Tuy nhiên, công tác MTTQ tham gia XDNTM còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn: Công tác phối hợp giữa MTTQ các cấp với ngành chức năng, với tổ chức thành viên còn chưa chặt chẽ, thường xuyên. Công tác tuyên truyền chưa được đẩy mạnh, hiệu quả chưa cao. Công tác vệ sinh môi trường nông thôn, xử lý rác thải, chất thải, quy hoạch và quản lý nghĩa trang nhân dân vẫn là vấn đề bức xúc ở nông thôn, chưa được giải quyết triệt để.

Phát huy thành tích đạt được, thời gian tới MTTQ các cấp cần thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Tham gia có hiệu quả vào cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Thực hiện tốt chương trình phối hợp giữa MTTQ với ngành chức năng về XDNTM. Vận động nhân dân XDNTM bằng các hình thức: Tham gia góp công, góp của; giám sát, nhất là giám sát đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện quy hoạch. Thực hiện có hiệu quả CVĐ “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh”; thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban TTND ở các xã, phường, thị trấn và các “Nhóm nòng cốt” ở KDC. Nâng cao chất lượng phong trào “Xây dựng KDC 3 không”, phấn đấu đến năm 2020 có trên 30% KDC được công nhận “KDC 3 không”

Page 16: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

16 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ VĂN MINH

Vũ Quang - Hà Tĩnh:Hiệu quả từ cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

ở khu dân cư” và ngày vì người nghèo ở Vũ QuangBÍCH HƯỜNG - QUỐC LẬP

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa ở khu dân cư” và cuộc vận động “ngày vì người nghèo” là 2 cuộc vận động lớn, có ý nghĩa chính trị xã hội và nhân văn sâu sắc. Với sự vào cuộc quyết liệt, sâu sát của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, sau 20 năm triển khai thực hiện, huyện Vũ Quang đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo sức lan tỏa rộng lớn, góp phần vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Vũ Quang là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Hà Tĩnh, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống của bà con nhân dân gặp nhiều khó khăn. Để cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ngày càng hiệu quả, thiết thực, ngay từ những ngày đầu mới thành lập huyện,

UBMTQ các cấp đã triển khai nhiều chương trình hành động cụ thể. Đổi mới nội dung, phương thức, từ đó tạo nên phong trào thi đua sôi nổi trong quần chúng nhân dân, nhất là lồng ghép 5 nội dung của cuộc vận động với phong trào xây dựng nông thôn mới.

Là người tàn tật, không có sức lao động, gia đình lại đông con, nhiều năm liên tục gia đình ông Nguyễn Xuân Luận ở thôn Bình Phong, xã Đức Lĩnh thuộc diện hộ nghèo nhất xã. Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây, sau khi người con trai tốt nghiệp ngành nông nghiệp, trường ĐH Huế trở về, cùng với sự động viên, khích lệ của chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể, cộng với chính sách hỗ trợ của cấp trên, gia đình ông Luận đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư phát triển kinh tế, nên hiện nay, gia đình ông Luận đã xây dựng được vườn ươm giống cây cam, hàng năm cung ứng cho thị trường gần 3.000 cây giống. Ngoài ra gia

đình đã trồng được 500 gốc cam, chăn nuôi mỗi năm 3 lứa gà, bình quân mỗi lứa 500 – 1.000 con, 4 con bò nái sinh sản, 2 sào diện tích mặt nước nuôi cá. Sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình còn thu lãi gần 100 triệu đồng mỗi năm; đến nay gia đình ông Luận đã thoát nghèo bền vững.

Cùng với đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cuộc vận động “ngày vì người nghèo” cũng đã được UBMTTQ huyện Vũ Quang triển khai thực hiện có hiệu quả, thu hút sự quan tâm, sẻ chia của đông đảo các tầng lớp nhân dân và các nhà hảo tâm, tạo nhiều niềm vui lớn cho nhiều hộ nghèo trên địa bàn.

Với gia đình chị Lê Thị Sửu ở thôn Hương Tân, xã Đức Hương, mẹ con chị chưa bao giờ nghĩ đến sẽ có căn nhà ấm áp để che mưa che nắng. Bởi chồng mất hơn 10 năm qua, cảnh mẹ góa con

Page 17: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

17TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ VĂN MINH

côi, cộng với bệnh tật thường xuyên tái phát; vì vậy, trong rất nhiều năm, gia đình luôn sống trong căn nhà tranh lụp xụp. Nhưng đầu năm 2015, được sự quan tâm của UBMTTQ huyện, gia đình chị Sửu được hỗ trợ 15 triệu đồng từ quỹ vì người nghèo, cộng với sự cưu mang, giúp đỡ của chính quyền địa phương, bà con lối xóm, mẹ con chị cũng đã xây dựng được căn nhà rộng 2 gian. Không dấu được niềm xúc động, chị Sửu chia sẻ: “Mẹ con chúng tôi vô cùng biết ơn các cấp các ngành đã

quan tâm và giúp đỡ gia đình về mặt vật chất và tinh thần, động viên chúng tôi vượt qua mọi khó khăn và đặc biệt là đã giúp gia đình xây dựng được căn nhà mái ngói này, từ nay, mẹ con chúng tôi đã có căn nhà mới ấm cúng hơn”.

Qua 20 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, và 15 năm thực hiện cuộc vận động “vì người nghèo”, bộ mặt huyện Vũ Quang đã có nhiều khởi sắc. Từ đầu những năm 1995 huyện chỉ có 3 làng văn

hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa chỉ đạt 32%, và chưa có trường THPT, bệnh viện. Đến nay toàn huyện đã có 7.241/8.899 gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 81,8%; có 78/79 thôn, tổ dân phố có hương ước đã được phê duyệt chiếm tỷ lệ 98,7% và 54/79 đạt làng văn hóa.

Một trong những điểm sáng về thực hiện nếp sống văn hóa ở khu dân cư; đó là, thôn 6, xã Hương Thọ. Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Nguyễn Văn Khôi, cho biết: “Là thôn nằm cuối xã, có 100% bà con theo đạo thiên

Page 18: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

18 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ VĂN MINH

chúa, trong những năm qua, Ban Công tác Mặt trận thôn 6 đã triển khai hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Bà con đoàn kết, kính chúa yêu nước, thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các phong trào của địa phương. Nhất là trong những năm gần đây, thôn đã thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM. Nhân dân tự nguyện hiến đất, mở rộng đường, làm mới gần 3km đường giao thông nông thôn. Đến nay toàn thôn có 85% hộ gia đình văn hóa, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 16%”.

Nhờ thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, nên bà con nhân dân trong huyện đã đoàn kết, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện ngày càng nhiều các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Đến nay, toàn huyện thành lập được 1.096 mô hình sản xuất các loại có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên, trong đó có 67 mô hình quy mô lớn, 85 mô hình vừa và 944 mô hình nhỏ. Bên cạnh đó, việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có bước phát triển mạnh, toàn huyện có 76 tổ hợp tác, 53 hợp tác xã và 47 doanh nghiệp. Việc xây dựng

khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu được triển khai quyết liệt tại các địa phương đến nay đã có 2 khu dân cư kiểu mẫu và 35 vườn mẫu tại các xã Ân Phú, Đức Lĩnh, Đức Hương, Hương Quang, Hương Minh...

Song song với đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, UBMTTQ huyện Vũ Quang đã triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động ngày vì người nghèo. Trong 15 năm qua, UBMTTQ huyện đã huy động được trên 10 tỷ đồng, hỗ trợ, sửa chữa, nâng cấp, làm mới 2.464 căn nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo. Bên cạnh việc tập trung hỗ trợ xóa nhà tranh tre dột nát, làm nhà Đại đoàn kết, quỹ người nghèo đã hỗ trợ vốn phát triển sản xuất cho trên 200 hộ với số tiền trên 220 triệu đồng. Ngoài ra có 1.600 đối tượng được tặng quà, hỗ trợ đột xuất, khám chữa bệnh, với số tiền trên 350 triệu đồng.

Ông Trần Bình Lâm, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Vũ Quang cho biết: “Trong thời gian tới, UBMTTQ các cấp sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa nội dung của 2 cuộc vận động; Phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động của các khu dân cư và soát xét các yếu tố đảm bảo cho khu dân cư triển khai thực hiện cuộc vận động, kịp thời tham mưu để cấp ủy,

chính quyền quan tâm lãnh đạo và tạo điều kiện tốt hơn. Phát huy vai trò chủ động của ban chỉ đạo cấp xã, ban vận động khu dân cư trong việc nâng cao chất lượng hộ gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa. Đưa phong trào xây dựng gia đình văn hóa vào chiều sâu, chất lượng, làm cho các tiêu chí công nhận gia đình văn hóa được các gia đình tự giác thực hiện, trở thành nếp sống hàng ngày của mỗi thành viên, tạo nên môi trường văn hóa lành mạnh từ trong mỗi gia đình. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc đối với công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện Cuộc vận động “ngày vì người nghèo”, khơi dậy truyền thống “tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách” để có những đóng góp tích cực hơn nữa vào Cuộc vận động “ngày vì người nghèo”.

Nhìn lại 20 năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và 15 năm thực hiện cuộc vận động “ngày vì người nghèo”, diện mạo của huyện miền núi Vũ Quang đã có nhiều khởi sắc. Thông qua thực hiện 2 cuộc vận động đã góp phần tập hợp, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, phát huy nội lực trong nhân dân, xây dựng huyện Vũ Quang ngày càng phát triển

Page 19: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ

19TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

QUẢNG TRỊ GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ

TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚIHỮU BAN

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với chủ

thể xây dựng nông thôn mới là người dân nông thôn, thực hiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”; vì vậy, Quy chế dân chủ cơ sở được chính quyền, Mặt trận các cấp trong tỉnh Quảng Trị chỉ đạo, triển khai thường xuyên đến tận cơ sở bằng việc lồng ghép vào các hội nghị tuyên truyền, các chương trình hội nghị, tập huấn, hội thảo, hội thi và các phương thức tuyên truyền khác.

Chính nhờ công tác tuyên truyền, vận động, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị - xã hội nên nhiều địa phương đã làm tốt công tác huy động nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Ngoài các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai tại tỉnh, vốn trực tiếp của chương trình xây dựng nông thôn mới, vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp, các hợp tác xã... thì ủy ban nhân dân các cấp tùy theo từng

nội dung, dự án, công trình vận động người dân tham gia đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương bằng các hình thức phù hợp, trên cơ sở phát huy dân chủ để người dân bàn bạc, tự nguyện đóng góp; trong đó, đã xuất hiện nhiều hình thức huy động nguồn lực có hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới như phong trào hiến đất, hiến công, hiến cây “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương”, đóng góp của con em xa quê, vận động doanh nghiệp hỗ trợ, xây dựng quỹ “Xây dựng nông thôn mới”.

Các cấp ủy đảng, chính quyền ở các địa phương triển khai sâu rộng và được sự hưởng ứng, phối hợp tích cực của các đoàn thể chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân. Các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương đã cụ thể hóa Chương trình hoạt động, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. MTTQ với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới, vận động nhân dân hiến đất, hiến công làm đường giao thông. Tiêu biểu như:

Huyện Hải Lăng đã vận động nhân dân hiến 129.897m2 đất các loại, 19,8 ngàn ngày công phát quang, mở rộng đường; xã Tân Long (huyện Hướng Hóa) huy động nhân dân hiến 6.721m2 đất, nhân dân đóng góp 360 triệu đồng làm đường giao thông; xã Triệu Thượng (huyện Triệu Phong) nhân dân hiến 61.421m2 đất, 200 ngày công; xã Vĩnh Long (huyện Vĩnh Linh) đã huy động được nhân dân đóng góp trong 3 năm được hơn 3,13 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ bản, xã Cam An (huyện Cam Lộ) huy động nhân dân hiến 8.100m2 và 5.449 cây các loại…

Hội Nông dân với phong trào toàn dân hưởng ứng tích cực dồn điền, đổi thửa, cải tạo vườn tạp, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn, dạy nghề, phát triển mô hình sản xuất, chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao; tiêu biểu, như: Mô hình trông cam k4 ở Hải Phú (huyện Hải Lăng); nuôi bò lai bán thâm canh ở Hải Thọ (huyện Hải Lăng); mô hình cá lồng ở Hải Tân (huyện Hải Lăng); nuôi hươu lấy nhung ở Gio Phong

Page 20: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ

20 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

(huyện Gio Linh); nuôi cá đối nước lợ ở Trung Giang (huyện Gio Linh); mô hình cây dược liệu ở Cam Thủy (huyện Cam Lộ). Hội Phụ nữ với phong trào “5 không 3 sạch chung tay xây dựng nông thôn mới”; phát động phong trào “Làm theo lời Bác, thực hành tiết kiệm, giúp nhau thoát nghèo bền vững”; trong đó, huyện Hướng Hóa đã tiết kiệm được 770 triệu đồng, hỗ trợ cho 402 người vay vốn. Hội Cựu chiến binh đi vào vận động hội viên phát huy truyền thống, tham gia tích cực vào các phong trào phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đoàn Thanh niên với phong trào “thanh niên tình nguyện ở những vùng khó khăn và chung tay thắp sáng đường quê”.

Qua công tác giám sát thực hiện Quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới cho thấy, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai các văn bản, các quy định của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, Nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp sâu sát về tận cơ sở, quán triệt các xã trên địa bàn tuân thủ, đảm bảo nguyên tắc “dân biết, dân bàn”, việc bầu chọn người tham gia vào Ban chỉ đạo ở cấp xã, Ban phát triển thôn, được thực hiện thông qua hội nghị nhân dân trong thôn và được Ủy ban nhân dân cấp xã phê chuẩn theo quy

định. Công tác tuyên truyền, phổ biến được chú trọng ngay từ ban đầu lập đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới nên đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng và tham gia ý kiến đóng góp của nhân dân; Công tác quy hoạch nông thôn mới, xây dựng Đề án phát triển nông thôn mới, lựa chọn các công trình và hình thức tổ chức xây dựng đều được các xã tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư từ thôn, xóm, các công trình, dự án do huyện, tỉnh quản lý có liên quan đến xây dựng nông thôn mới đều được chủ đầu tư thông báo đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn trước khi triển khai thực hiện. Các chính sách về huy động nguồn lực như xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà văn hóa, khu thể thao, đường giao thông, kênh mương thủy lợi, theo quy định của Chính phủ và của Hội đồng nhân dân tỉnh đều được thông báo cho nhân dân và các khu dân cư. Việc đánh giá các tiêu chí được cộng đồng thông qua theo quy định, việc công nhận chuẩn văn hóa nông thôn mới và các lĩnh vực đều được nhân dân bàn bạc trước khi đề xuất.

Đến nay, các địa phương đã đạt được các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, như: Số xã đạt 19 tiêu chí: có 4 xã; là các xã Vĩnh Thạch, Vĩnh Kim, Vĩnh Thủy (huyện Vĩnh Linh), Triệu Thành (huyện Triệu Phong). Số

xã đạt từ 15 - 18 tiêu: 11 xã; trong đó, Vĩnh Linh 4 xã, Triệu Phong 2 xã, Cam Lộ 2 xã, Hải Lăng 1 xã, Hướng Hóa 1 xã, thị xã Quảng Trị 1 xã. Số xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí: 61 xã (tăng 2 xã so với năm 2014); trong đó, Vĩnh Linh 9 xã, Triệu Phong 13 xã, Cam Lộ 6 xã, Hải Lăng 12 xã, Hướng Hóa 8 xã, Gio Linh 12 xã, Đakrông 1 xã. Số xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí: 41 xã, tăng 1 xã so với năm 2014; trong đó, Vĩnh Linh 3 xã, Triệu Phong 2 xã, Hải Lăng 6 xã, Hướng Hóa 11 xã, Gio Linh 7 xã, Đakrông 12 xã; cơ bản không còn xã dưới 5 tiêu chí.

Qua giám sát cho thấy, Quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới được các địa phương thực hiện nghiêm túc, nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình qua nhiều hình thức, được tham gia bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, những thắc mắc, khiếu nại cơ bản đều được giải quyết kịp thời ở cơ sở nên không có đơn thư khiếu nại vượt cấp, tinh thần đoàn kết, chung sức của cộng đồng nhân dân được phát huy. Từ đó việc huy động nguồn lực trong nhân dân được thuận lợi, việc triển khai các công trình xây dựng, chỉnh trang nông thôn không ngừng được mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả góp phần xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Page 21: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ

21TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

Để tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, cần thực hiện tốt những vấn đề sau: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân, đặc biệt là huy động sức dân trong xây dựng nông thôn mới. Chủ động thực hiện có hiệu quả việc huy động nguồn lực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới. Tổ chức rà soát lại quy hoạch, đề án

xây dựng nông thôn mới phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tăng cường vai trò của của Mặt trận và các đoàn thể trong việc giám sát các công trình, hạng mục trong xây dựng nông thôn mới; chú trọng lấy ý kiến của người dân đối với tất cả các công trình tại địa phương, nâng cao năng lực của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Tăng cường công tác giám sát việc thu, chi, quản

lý, sử dụng các nguồn lực, nhất là nguồn lực do nhân dân đóng góp, bảo đảm: công khai, minh bạch, hiệu quả. Lồng ghép các chương trình, dự án cho các xã xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng đầu tư cho các xã gần về đích và các xã khó khăn. Kịp thời biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, phổ biến những kinh nghiệm làm tốt, mô hình hay trong xây dựng nông thôn mới

Page 22: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ

22 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

PHÚ THỌ GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ

ĐỐI VỚI HỘ NGHÈOTHANH TÂM

Thực hiện chức năng giám sát của MTTQ, trong 6 tháng đầu năm

2015, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo giai đoạn 2010 - 2014 tại Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, BHXH 4 huyện và 8 xã thuộc các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê.

Qua giám sát cho thấy, các chính sách BHYT đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được triển khai đạt hiệu quả, đúng đối tượng theo quy định của Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành. BHXH tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kịp thời tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách BHYT đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh; đồng thời, ban hành các văn bản chỉ đạo liên ngành để hướng dẫn các huyện, thành, thị và cơ sở triển khai thực hiện. Việc tuyên truyền về chính sách BHYT, lợi ích

của việc tham gia BHYT cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú như treo băng zôn, khẩu hiệu, pa nô, in phát các tờ rơi, tranh gấp. Từ năm 2010 đến nay, các đối tượng thuộc hộ nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ BHYT và từ 1-7-2014, các đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo cũng được hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ BHYT; trong đó, 70% kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, 10% kinh phí từ ngân sách tỉnh, 20% kinh phí từ dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc bộ và đồng bằng sông Hồng (dự án Norred). Đến nay, 100% người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều có thẻ BHYT.

Công tác phát hành, cấp đổi thẻ BHYT được triển khai kịp thời, đảm bảo thời gian và quyền lợi cho các đối tượng sử dụng thẻ. Việc cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh cho các đối tượng là hộ nghèo và hộ cận nghèo tham gia BHYT cũng được chú trọng. Số lượng các cơ sở đăng ký khám chữa bệnh BHYT ngày một tăng. Năm 2012, có 248

cơ sở đăng ký khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT; trong đó, số trạm y tế xã thực hiện khám chữa bệnh BHYT là 211 trạm, chiếm 76,7% tổng số trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2013 đến năm 2014, có 45 cơ sở khám chữa bệnh hợp đồng BHYT với cơ quan BHXH và đã có 100% số trạm y tế xã khám chữa bệnh ban đầu bằng thẻ BHYT. Người tham gia BHYT thuộc đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được tiếp cận với các dịch vụ y tế tại các tuyến xã, huyện, tỉnh, trung ương theo tuyến.

Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách BHYT đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh, như: Công tác tuyên truyền về chính sách BHYT đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh chưa được chú trọng, thường xuyên, hình thức tuyên truyền chưa thực sự phong phú, đa dạng. Việc in ấn, cấp phát thẻ BHYT còn hiện tượng sai thông tin cá nhân trên thẻ hoặc trùng thẻ. Công tác phối hợp giữa các cơ quan Y tế, BHXH, lao động – thương binh và xã hội có lúc còn chưa

Page 23: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ

23TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

chặt chẽ dẫn đến việc phối hợp trong rà soát lập danh sách thời gian đầu triển khai còn lúng túng, chồng chéo. Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết chưa được tiến hành thường xuyên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và trình độ đội ngũ y bác sỹ tuyến cơ sở còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu của người dân.

Tại các đợt giám sát, Đoàn giám sát của MTTQ tỉnh Phú Thọ đã đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan cần triển khai một số nội dung công việc nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả việc thực hiện các chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo, như: Cần chủ động đề xuất, tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc thực hiện chính sách BHYT đối với người nghèo. Cần kiến nghị đưa mục tiêu, kế hoạch thực hiện lộ trình BHYT toàn dân vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thực hiện tiêu chí phát triển BHYT trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác triển khai thực hiện Luật BHYT, đặc biệt là công tác phối hợp giữa 3 ngành: BHXH, Y tế và Lao động – Thương bình và Xã hội. Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và người dân chủ

động, tích cực tham gia BHYT. Phối hợp với ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn cần làm tốt công tác rà soát, kê khai, lập danh sách các đối tượng được cấp thẻ BHYT theo các nhóm, đặc biệt là các đối tượng thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời theo quy định.

Trên cơ sở kết quả giám sát, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát gửi Thường trực Tỉnh ủy Phú Thọ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng thời kiến nghị, đề nghị các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ BHYT cho các đối tượng thuộc hộ nghèo và

hộ cận nghèo trong giai đoạn tiếp theo. Trong đó, đề nghị, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Phú Thọ nghiên cứu có biện pháp huy động sự hỗ trợ của xã hội giúp đỡ các đối tượng thuộc hộ cận nghèo mua thẻ BHYT sau khi dự án Norred kết thúc vào năm 2020 và tăng cường đầu tư nâng cấp các trạm y tế tuyến xã, đào tạo đội ngũ y, bác sỹ cho các bệnh viện và các trung tâm y tế, trạm y tế, đặc biệt chú trọng quan tâm đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm thực hiện đúng lộ trình xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân

Page 24: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ

24 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

Đổi thayỞ XÓM QUANG TRUNG 2 - THÁI NGUYÊN

NGỌC CHUẨN

Xóm Quang trung 2 (xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái

Nguyên) là một trong những xóm điển hình về triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” của huyện Phú Lương trong những năm gần đây.

Cụ Nguyễn Quốc Y, 85 tuổi, Chi hội trưởng Người cao tuổi tâm đắc: Khoảng mươi năm trước, xóm Quang Trung 2 là một vùng quê nghèo, giao thông khó khăn, nhà văn hóa làm nơi hội họp cho bà con chật hẹp, không đủ chỗ cho nhân dân hội họp. Vào các ngày lễ, tết, xóm không có địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Nhưng từ 5 năm trở lại đây, bằng sự đóng góp tích cực của người dân, làng xóm đã trở nên khang trang, sạch, đẹp, lòng người thêm hòa thuận, thương yêu nhau. Trước những thành quả đạt được, chúng tôi càng thấm thía lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Tiếp lời, bà Dương Thị Tư, Trưởng ban Công tác Mặt trận xóm cho biết: Nhờ lòng dân đồng

thuận, nên các phong trào do Nhà nước phát động, nhất là phong trào hiến đất, đóng góp đối ứng làm đường, xây dựng Nhà văn hóa, khu vui chơi thể thao đều được bà con tích cực hưởng ứng.

Đưa chúng tôi đi thăm tuyến đường bê tông còn nồng mùi xi măng, ông Nguyễn Xuân Ngọc, Trưởng xóm cho biết: Xóm Quang Trung 2 có 101 hộ, 395 nhân khẩu và được chia thành 3 cụm dân cư. Từ 3 năm gần đây, xóm có hơn 90% số hộ đạt gia đình văn hoá/năm. Ngoài sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ khác trong xóm mạnh dạn đầu tư vốn vào ngành sản xuất vật liệu xây dựng, mua xe cơ giới làm dịch vụ. Năm 2015, thu nhập bình quân của người dân đạt 21 triệu đồng/người/năm, tăng 1 triệu đồng so với năm 2014… Câu chuyện ông Ngọc dành cho chúng tôi làm đoạn đường từ một ngã rẽ cụm dân cư số 3, về nhà văn hóa xóm như được rút ngắn lại. Nhưng câu chuyện về làm đường bê tông của nhân dân thì thật ấn tượng: Bởi mất 5 năm liên tục, từ năm 2011 đến năm 2015, năm nào người dân của xóm cũng tham gia thi công làm đường bê tông, trong

đó năm 2015 thi công kéo dài thêm được 455 mét.

Hơn 5 năm về trước, đường nội bộ xóm Quang Trung 2 được người dân để rộng từ 1 đến 1,5 mét. Đường hẹp, chật chội, đi lại khó khăn, ảnh hưởng nhiều tới đời sống và sản xuất chung của mọi người. Song vì sợ mất lòng, không ai dám nói ra. Trước một thực trạng giao thông như vậy, từ đầu năm 2011, Chi bộ xóm đã ban hành nghị quyết mở rộng đường của xóm lên 3 mét, đồng thời triển khai tới các tổ chức đoàn thể và mọi người dân. Ông Phạm Xuân Hải, Chi hội trưởng Cựu Chiến binh cho biết: Việc mở rộng đường có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi sử dụng đất đai của hàng chục hộ dân trong xóm, nhưng do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, bà con được nâng cao nhân thức, tích cực tham gia hiến đất làm đường. Đến cuối năm 2011, xóm tự làm xong quy hoạch đường, với tổng chiều dài gần 1.500 mét, được mở rộng lên 3 mét, thông suốt ở cả 3 cụm dân cư. Nhân dân trong xóm hiến được hơn 3.200 mét vuông đất để làm đường giao thông. Nhờ đó, hằng năm, khi được Nhà nước hỗ trợ xi măng, bà con

Page 25: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ

25TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

lại tích cực đóng góp tiền của, công sức làm đường bê tông.

Chiều buông, từng màn mưa bụi ngày cuối năm như chiếc voan mỏng vắt hờ lên những ngôi nhà của xóm Quang Trung 2. Nhưng trên đường bê tông xóm, chúng tôi gặp nhiều bà con với bước chân hăm hở đến nhà văn hóa xóm, hoặc đến khu vực sân bãi để tập văn nghệ, chơi thể thao. Được biết, từ năm 2014, nhân dân xóm Quang Trung 2 đã tập trung công sức, tiền của xây dựng sân chơi thể thao và nhà văn hóa của xóm theo tiêu chí nông thôn mới. Việc xây dựng 2 công trình này thể hiện được sự quyết tâm, đồng thuận cao của mọi người dân. Ông Văn Khắc Hội, Phó Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh tự hào kể lại: “Tôi là người hằng

ngày đứng đếm xe đổ đất san lấp lấy mặt bằng cho các công trình sân thể thao và nhà văn hóa. Nhân dân trong xóm mỗi hộ đóng góp 100 ngàn đồng để hỗ trợ thêm tiền xăng, dầu cho các hộ có máy múc, xe ô tô vận chuyển đất. Trong hai chục ngày, hơn 1.000 chuyến xe ô tô vận chuyển được hơn 5.000m3 đất từ khu đồi của gia đình bà Nguyễn Thị Diệp về tôn nền khu nhà văn hóa và sân thể thao”.

Nhân dân xóm Quang Trung 2 đã có những ngày sôi động như một công trường, mà ở đó, những người thợ thi công lại chính là người dân của xóm. Mỗi nhà một người, mỗi người một việc, sôi nổi tham gia, đến bữa về ăn cơm nhà. Tháng 3-2015, công trình sân thể thao hoàn thiện với tổng diện

tích hơn 4.200m2. Tuy chưa xây dựng được tường bao, sân nền cỏ nhưng hằng ngày là chỗ để bà con chơi bóng đá, bóng chuyền. Cũng tại sân này, đội bóng đá, bóng chuyền ở các xóm trong xã Sơn Cẩm về thi đấu giao lưu, tạo không khí đoàn kết, gắn bó.

Cùng san lấp ao, ruộng làm sân thể thao, công trình nhà văn hóa cũng được thi công xây dựng. Trong thời gian 5 tháng (từ tháng 1 đến tháng 5-2015), trên khuôn viên rộng hơn 900m2, nhà văn hóa xóm có diện tích gần 150m2 được xây dựng hoàn thiện, tổng trị giá công trình 340 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 100 triệu đồng; Ủy ban nhân dân xã hỗ trợ 3 triệu đồng; Hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông - lâm nghiệp Liên Sơn ủng hộ 5 triệu đồng; nhân dân trong xóm đóng góp được hơn 15 triệu đồng. Ông Ngọc cho biết thêm: Số tiền nhân dân đóng góp được, dành để trả công thợ xây, còn vật liệu xây dựng: Cát, sỏi, gạch đều do nhân dân tự nguyện ủng hộ thêm ngoài mức đóng góp chung 150.000 đồng/hộ. Hôm khánh thành, nhân dân trong xóm tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ, thi đấu bóng đá, cờ tướng, kéo co như một ngày hội lớn.

Từ sức mạnh của sự đồng thuận, người dân xóm Quang Trung 2 đã tự làm đổi mới diện mạo quê hương mình, xây quê hương no ấm, giàu đẹp

Page 26: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ

26 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

HÒA KHÁNH BẮC ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ VĂN MINH

LÊ THƠM

Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa ở khu dân cư”, phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) có nhiều mô hình sát hợp thực tế, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân.

Tự quản bảo vệ môi trường

Đầu năm 2015, Ủy ban MTTQ phường Hòa Khánh Bắc vận động nhân dân khu phố Quang Thành 4B1 thực hiện mô hình “Khu dân cư thân thiện với môi trường”. Từ kinh phí vận động, Ủy

ban MTTQ phường đặt làm đồng loạt 239 thùng đựng rác để phát cho từng hộ dân và vận động nhân dân thực hiện đổ rác theo giờ. Theo đó, cứ 6 giờ sáng hằng ngày, các hộ đưa thùng rác ra đặt ở mép vỉa hè đường Nguyễn Lương Bằng để xe chuyên dụng đến thu gom. Cùng với đó, từng hộ dân ký cam kết không đổ rác, nước thải ra đường, không vất xác súc vật ở nơi công cộng, hạn chế đốt vàng mã, có ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường và tích cực tham gia

ngày chủ nhật xanh - sạch - đẹp hằng tuần.

Mặt khác, các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể vận động nhân dân trồng cây xanh và quản lý trật tự mỹ quan trên đoạn vỉa hè phía trước nhà mình, thường xuyên bóc gỡ quảng cáo, rao vặt trái phép, không lấn chiếm và không cho người khác đến lấn chiếm đoạn vỉa hè do mình quản lý…

Từ thành công tại khu phố Quang Thành 4B1, lãnh đạo phường Hòa Khánh Bắc đã triển khai nhân rộng ở 20 khu dân cư khác trên địa bàn phường. Chủ

Page 27: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ

27TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

tịch Ủy ban MTTQ phường Nguyễn Văn Trung chia sẻ: Mô hình “Khu dân cư thân thiện với môi trường” đã đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, làm cho cảnh quan khang trang, môi trường sạch đẹp và thể hiện rõ nếp sống văn hóa văn minh đô thị.

Xây dựng nếp sống văn hóa, tốt đời đẹp đạo

Do đặc điểm trên địa bàn phường có 2 khu phố có đông đồng bào Công giáo, Ủy ban MTTQ phường phối hợp với Giáo xứ Hòa Khánh vận động nhân dân thực hiện nếp sống

văn hóa, tốt đời đẹp đạo. Cụ thể có 7 tiêu chí tốt đời, là: Phát triển kinh tế tốt, nếp sống tốt, trật tự xã hội tốt, giáo dục - y tế tốt, bảo vệ môi trường tốt, thực hiện nghĩa vụ công dân tốt, tương thân tương ái tốt; 3 tiêu chí đẹp đạo gồm: đẹp về đạo đức, lối sống; đẹp về tinh thần bác ái, yêu thương; đẹp về nếp sống đạo.

Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động đồng bào có đạo hiểu rõ người tín đồ tốt trước hết phải là người công dân tốt. Trong các buổi lễ tại nhà thờ,

Ban Quản xứ Giáo xứ Hòa Khánh khuyên dạy tín đồ phải đồng thời làm tròn bổn phận con chiên và bổn phận công dân, phải thực hiện đúng các tiêu chí tốt đời, đẹp đạo mà Giáo xứ và Mặt trận phường đã đề ra. Từ đó, giáo dân cũng như nhân dân địa phương cùng đoàn kết phấn đấu thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Đặc biệt, phong trào vận động nhân dân treo ảnh Bác Hồ và mua sắm bình chữa cháy thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Hầu hết các hộ dân tự mua ảnh Bác về treo ở nơi trang trọng nhất trong nhà và tự trang bị bình chữa cháy. 339 hộ nghèo và hộ khó khăn được chính quyền, đoàn thể và các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí để mua ảnh Bác Hồ và bình chữa cháy. Công an phường đảm nhiệm hướng dẫn kỹ thuật sử dụng bình chữa cháy cho nhân dân ở từng tổ dân phố.

Ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường cho biết, những phong trào thi đua sát hợp thực tế đã tạo ra sức mạnh tổng hợp trong thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng đô thị văn minh và góp phần đưa phường Hòa Khánh Bắc nhiều năm liền dẫn đầu thi đua toàn quận

Page 28: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ

28 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

ẤP BÌNH 17 NĂM LIỀN GIỮ VỮNGDANH HIỆU ẤP VĂN HÓA

VIỆT NGÂN

Thực hiện Cuộc vận động “Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 8) về

xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ấp Bình xã Hòa Hưng được Ban Chỉ đạo huyện Cái Bè chọn làm điểm để xây dựng ấp văn hóa đầu tiên của huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo được sự đồng thuận lớn trong nhân dân nên ấp Bình, xã Hòa Hưng đã được công nhận danh hiệu ấp văn hóa đầu tiên của huyện vào năm 1998. Duy trì và phát huy những kết quả đạt được, đến nay, ấp Bình đã 17 năm giữ vững được danh hiệu ấp văn hóa. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ở ấp Bình đã thực sự đi vào cuộc sống, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Ấp Bình, xã Hòa Hưng có 1.206 hộ dân, sống chủ yếu bằng nông nghiệp là vườn cây ăn trái đặc sản như: xoài cát hòa lộc, nhãn, cam, ổi.... Phát huy tính chủ động của Ban Chủ nhiệm và Ban Công tác Mặt trận ấp đã cùng toàn thể nhân dân trong ấp với tinh thần trách nhiệm, đoàn kết huy động sức dân vì lợi ích chung cùng nhau phát triển, cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh. Qua phát động các phong trào thi đua đều được các hộ dân trong ấp tham gia rất nhiệt tình và hưởng ứng mạnh

mẽ như: hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình, phong trào hiến đất, cây trái để làm đường, mở rộng đường giao thông nông thôn, phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương…

Trong tất cả các phong trào của xã, ấp Bình là ấp luôn đạt thành tích cao. Đặc biệt là phong trào xã hội hóa xây dựng đường giao thông nông thôn. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đến nay, 100% các tuyến đường trong ấp đều được bê tông hóa, mặt đường rộng từ 3 đến 4 mét, đảm bảo xe 4 bánh lưu thông dễ dàng, trong đó có 2 tuyến đường được công nhận là tuyến đường văn hóa. Ông: Lê Hồng Bé, người dân ấp Bình, cho biết. “Tất cả các phong trào mà xã, ấp phát động, chúng tôi đều được đưa ra họp dân để đóng góp ý kiến, giải thích tường tận quyền lợi cũng như nghĩa vụ để người dân hiểu và thực hiện tốt. Riêng gia đình tôi trong năm 2014 đã hiến gần 500 mét vuông đất và 65 cây ăn trái để xây dựng mở rộng tuyến đường Rạch Bần trở thành tuyến đường văn hóa của xã”.

Nhờ vào sự linh hoạt của chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong công tác vận động, làm tốt công tác công khai, dân chủ đã tạo được lòng tin ở nhân dân cho nên trong tất cả các phong trào người dân đều đồng tình hưởng ứng cao. Các gia đình đều chăm lo phát triển

kinh tế và tích cực xây dựng đời sống văn hóa. Đến nay thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/người/ năm, có 1.153/1.206 hộ đạt 3 tiêu chuẩn gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 95,61%, có 1.192 hộ có nhà kiên cố, chiếm tỷ lệ 98,83%. Ấp có phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh. Bên cạnh, xác định việc tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân là một trong những yếu tố quan trọng nên hàng năm vào ngày 18-11 ấp đều tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết. Ngày hội là dịp để người dân trong thôn gặp mặt, gắn kết thêm bền chặt tình nghĩa xóm làng vừa để sơ kết việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, bình xét thi đua, biểu dương những gia đình văn hóa tiêu biểu, khen thưởng các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn ấp.

Với những nỗ lực đạt được trong 17 năm qua, ấp Bình, xã Hòa Hưng xứng đáng là ấp tiêu biểu trong cuộc vận động “Đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư” ở xã Hòa Hưng nói riêng và huyện Cái Bè nói chung. Đây sẽ là động lực để các ấp còn lại của xã Hòa Hưng phát huy sức mạnh tổng hợp hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, từng bước đưa xã Hòa Hưng hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới

Page 29: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ

29TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

TỔ TRƯỞNG TỔ NHÂN DÂN TỰ QUẢN TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO AN NINH TRẬT TỰ Ở KHU DÂN CƯ

THANH TÂM

Mọi người dân ở trong tổ nhân dân tự quản 22, thuộc khu phố 2,

Phường 1, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đều biết đến ông Đoàn Việt Hùng là Tổ trưởng của Tổ nhân dân tự quản số 22, mặc dù tuổi đã cao, nhưng bản thân ông vẫn thường xuyên tham dự các cuộc họp tổ nhân dân tự quản, để thông báo tình hình an ninh trật tự và các nội dung có liên quan mật thiết đến đời sống của người dân.

Hiện Tổ nhân dân tự quản số 22 có 19 hộ với 95 nhân khẩu, đa số người dân làm nghề kinh doanh buôn bán, điều kiện kinh tế đời sống của người dân trong tổ luôn ổn định, đặc biệt là tổ không có hộ nghèo, cho nên đây cũng là điều kiện thuận lợi trong công tác vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, với cuộc vận động này đã từng bước phát huy được tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, giúp đỡ nhau khi khó khăn, đời sống vật chất, tinh thần của hộ gia đình được nâng lên. Ngay từ đầu năm 2015, đã có 100% hộ gia đình đăng ký gia đình

văn hóa, gia đình an toàn về an ninh trật tự, đến cuối năm qua bình xét có 19 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 3 tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự đạt 100% so với kế hoạch. Hàng tháng đều duy trì, tổ chức họp lệ kỳ của tổ để thông qua các nội dung về tình hình an ninh trật tự, cùng các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; thường xuyên tuyên truyền phát động phong trào quần chúng bảo vệ An ninh Tổ quốc với nhiều nội dung phong phú từ việc thông báo tình hình hoạt động phòng chống tội phạm do Công an tỉnh, công an thị xã và Công an phường 1 phát hành để người dân trong tổ nâng cao cảnh giác. Bên cạnh đó cũng thường xuyên nhắc nhở nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường, khai báo tạm trú, tạm vắng, phòng chống bệnh sốt xuất huyết, phòng chống dịch bệnh, đăng ký đổ rác đúng nơi quy định đạt 100% so với kế hoạch.

Đối với công tác quản lý giáo dục thanh thiếu niên trong tổ: đã tuyên truyền, vận động gia đình quản lý, giáo dục con em trong gia đình, nên trong thời gian qua ở tổ không có đối tượng là thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Tổ trưởng tổ nhân dân tự quản Đoàn Việt

Hùng thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với các tổ viên để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nắm tình hình nếu có phát hiện những mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ để ông động viên hoà giải trên tình làng nghĩa xóm để không xảy ra sự việc làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, nên trong năm qua tổ không xảy ra các mâu thuẫn gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Ông Đoàn Việt Hùng bộc bạch, chia sẻ: “Đạt được kết quả nêu trên đó cũng là nhờ có sự quan tâm của Chi bộ, ban công tác mặt trận, ban lãnh đạo khu phố cùng với sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành, đoàn thể, cảnh sát khu vực ở khu phố, từ đó đã phát huy cao tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, cộng với ý thức của người dân được nâng lên góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Vì vậy, trong Ngày hội đoàn kết toàn dân tộc vừa qua, ông Đoàn Việt Hùng cũng được Uỷ ban nhân dân Phường 1 tặng giấy khen với thành tích giữ vững tình hình an ninh trật tự ở cộng đồng dân cư năm 2015

Page 30: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ

30 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ TRUNG TÂM TRONG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT

NGỌC HƯNG

Trong năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Tuyên Quang

tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm trong việc tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tích cực tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân

Thực hiện vai trò là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh đã phối hợp tuyên truyền thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, phong trào mới và những vấn đề được nhân dân quan tâm, như: công tác xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, chăm lo giúp đỡ người nghèo, công tác an sinh xã hội...

Mặt trận Tổ quốc các cấp đã thường xuyên phối hợp với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các ngành, các tổ

chức chính trị - xã hội tham gia đóng góp vào các văn kiện, dự thảo ban hành, đồng thời tham gia góp ý xây dựng văn bản về chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến đời sống người dân. Nhiều ý kiến tâm huyết, có chất lượng, mang tính xây dựng cao đã được các cấp tiếp thu, góp phần tạo nên thành công của Đại hội Đảng các cấp trong tỉnh.

Hoạt động giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng pháp luật, xây dựng Đảng, chính quyền theo tinh thần Quyết định 217 và Quyết định 218 của Bộ Chính trị đã thu được những kết quả tích cực.

Năm 2015, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng xây dựng và triển khai chương trình giám sát 4 nội dung: Giám sát thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công; thực hiện pháp luật về sản xuất kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp; thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tại các doanh nghiệp; công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố

cáo của công dân. Thông qua kết quả giám sát, một số khó khăn, vướng mắc, những hạn chế thiếu sót tại cơ sở đã được chỉ ra và khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc các cấp còn thực hiện tốt các chương trình giám sát thường xuyên tại địa phương; phối hợp tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri giữa các đại biểu dân cử với nhân dân.

Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong tỉnh được gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến nay đã thực sự đi vào chiều sâu và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư. Có được kết quả ấy, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh đã thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền, tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; thực hiện giữ vệ sinh môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội… Đồng thời, xây dựng các phong trào văn hóa, thể

Page 31: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ

31TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

thao ở cộng đồng. Vận động nhân dân tham gia xây dựng, bảo vệ các công trình văn hóa, lịch sử, thể thao, vui chơi giải trí, đóng góp xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, từng bước nâng mức hưởng thụ về văn hóa cho mỗi người dân.

Trong năm 2015, Quỹ “Vì người nghèo các cấp” trong tỉnh đã tiếp nhận trên 4 tỷ đồng để giúp đỡ người nghèo. Có 96 hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà, 238 hộ nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất. Thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đạt 70,7%; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa đạt 85%. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa 82,5%. Ban Thanh tra nhân dân 141 xã, phường, thị trấn đã giám sát 220 vụ việc, trong đó có 55 vụ việc được kiến nghị, giải quyết. Tổ chức

đoàn thanh niên trong tỉnh đã xây dựng 112 mô hình kinh tế mới; giải quyết việc làm cho 5.526 đoàn viên thanh niên; xây dựng 474 công trình thanh niên các cấp. Trong đó, cấp tỉnh xây dựng 2 công trình thanh niên trị giá trên 1,1 tỷ đồng; cấp huyện xây dựng 13 công trình và cấp cơ sở hoàn thành 459 công trình, phần việc thanh niên; trợ cấp đột xuất cho 1.863 hộ với tổng số tiền trên 800 triệu đồng. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13,09% (năm 2014) xuống còn 9,31%.

Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với nhiều hoạt động, như: Tuyên

truyền, vận động nhân dân ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong tiêu dùng; phối hợp tổ chức các hội chợ thương mại giới thiệu các sản phẩm hàng hóa Việt, đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Từ đó, làm thay đổi thái độ, thói quen mua sắm hàng hóa, sản phẩm thương hiệu Việt.

Trong thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc tỉnh tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc từ huyện đến cơ sở nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các phong trào thi đua sẽ được gắn với thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra; tiếp tục phát huy tốt vai trò đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên và các ngành, tránh chồng chéo, hình thức; xây dựng, cổ vũ, động viên kịp thời và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến với nhiều hình thức phong phú; đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân và tập trung hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, địa bàn khu dân cư; phát huy tính năng động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong công tác vận động nhân dân phù hợp với đặc điểm địa phương, cơ sở

Page 32: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ

32 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Điện Biên với chương trình

MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG,CHỐNG TỘI PHẠM

NGUYỄN THỊ MINH LAN

Điện Biên là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc, là địa

bàn chiến lược quan trọng của quốc gia. Tỉnh có đường biên giới dài trên 400 km (trong đó, tiếp giáp với Lào là 360 cây số và tiếp giáp với Trung Quốc trên 40 cây số); có 3 cửa khẩu với Lào và 1 lối mở với Trung Quốc. Trong những năm qua, tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên cơ bản được giữ vững; tuy nhiên, luôn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch và các đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài luôn tìm cách câu kết, móc nối, lợi dụng chính sách dân tộc và tôn giáo để kích động, lôi kéo một bộ phận quần chúng là người dân tộc thiểu số tổ chức các hoạt động nhằm gây mất ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tình hình tội phạm, đặc biệt là buôn bán, vận chuyển, sử dụng ma tuý, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng...

Trước thực trạng trên, thực hiện Nghị quyết Liên tịch số 01 giữa Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Công an về thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; Chương trình phối hợp số 09/CTr-BCA-MTTW, ngày 1-8-2013 giữa Bộ Công an và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Điện Biên xây dựng Chương trình phối hợp số 323/CTr-CAT-MTTQ ngày 28-2-2014 về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới và hướng dẫn chỉ đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh triển khai và tổ chức thực hiện.

Trong 5 năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và

các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; trong đó, tập trung vào thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, giải quyết dứt điểm các điểm phức tạp về an ninh nông thôn; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; tăng cường củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phối hợp với các ngành chức năng và phát huy vai trò của các tổ chức thành viên trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục việc chấp hành pháp luật trong các tầng lớp nhân dân; vận động nhân dân nêu cao cảnh giác không nghe, không làm theo các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng nước ta.

Thực hiện có hiệu quả Đề án 01-138 và Đề án 07/

Page 33: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ

33TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

CP về xây dựng xã, phường, cơ quan, đơn vị không có tội phạm ma túy và người nghiện ma túy, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp với các ngành chức năng tập huấn về phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tư an toàn giao thông cho hơn 1 ngàn tuyên truyền viên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, xã; Công an xã; các đồng chí Bí thư chi bộ, Trưởng bản, Trưởng Ban công tác Mặt trận; Công an viên; các già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín tiêu biểu ở khu dân cư tại 8 cụm, 16 xã thuộc 4 huyện: Điện Biên, Mường Ảng, Mường Chà và Nậm Pồ. Tổ chức 12 hội nghị tuyên truyền về phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại địa bàn dân cư với hơn 4 ngàn lượt người tham gia. Phát trên 5 ngàn tờ rơi, pa nô, áp phích, cuốn tài liệu. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh phối hợp, vận động nhân dân tố giác 15 đối tượng có lệnh truy nã; cung cấp hàng ngàn nguồn tin có giá trị liên quan đến tình hình an ninh trật tự,

phối hợp với các ban ngành, các tổ chức thành viên giáo dục cảm hóa trên 25 ngàn lượt người lầm lỗi tại cộng đồng khu dân cư.

Tiếp tục triển khai duy trì thực hiện Đề án 02-212/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư”, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã triển khai và duy trì 78 nhóm nòng cốt với 472 thành viên, xây dựng được 11 câu lạc bộ “Mặt trận Tổ quốc với pháp luật” tại các xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ; xã Ảng Nưa, huyện Mường Ảng; xã Sá Tổng, huyện Mường Chà. Đã có trên 2.000 lượt người được học tập và ký cam kết thực hiện chấp hành tốt pháp luật. Kết quả bước đầu đã làm thay đổi hành vi và nâng cao nhận thức của người dân về chấp hành đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từ đó giảm thiểu các loại tội phạm, góp phần giữ gìn và bảo vệ an ninh trật tự tại địa bàn dân cư.

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với các ban ngành, các tổ chức thành viên củng cố và xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào quần chúng bảo vệ an

ninh Tổ quốc. Đã xây dựng mới 11 mô hình, điển hình tiên tiến; 35 dòng họ bình yên, 137 cụm liên kết đảm bảo an ninh trật tự địa bàn giáp ranh; 157 tổ thanh niên xung kích an ninh; 68 cơ quan, doanh nghiệp, 36 xã, phường, thị trấn, 228 thôn, phố, bản tự quản về an ninh trật tự; các đội tình nguyện tham gia phòng, chống tội phạm trong học sinh, sinh viên trường học an toàn; hội viên Hội Phụ nữ không có chồng, con nghiện ma túy và vi phạm pháp luật; câu lạc bộ Hoa Hướng Dương; đoạn đường Cựu chiến binh tự quản…Phối hợp với các ngành chức năng vận động phá nhổ trên 20ha cây thuốc phiện. Tiêu biểu trong việc xây dựng và nhân rộng mô hình có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Tuần Giáo với mô hình “5 không” đến nay đã nhân rộng tại 84/237 khu dân cư, mô hình “Tổ an ninh tự quản” tại 161 khu dân cư; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Điện Biên Phủ phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận duy trì các mô hình “Thanh niên tự quản”, “Phụ nữ tự quản”; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Tủa Chùa với mô hình “Dòng họ bình yên”…

Những năm qua, toàn tỉnh đã có 1.230 tập thể, 2.465 cá nhân được các cấp, các

Page 34: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI KHU DÂN CƯ

34 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

ngành khen thưởng có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tiêu biểu như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé đã tích cực vận động bà con nhân dân không tin, không nghe theo luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch, tham gia bảo vệ vững chắc đường biên mốc giới của Tổ quốc; xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa không có người buôn bán, sử dụng trái phép các chất ma túy; khu dân cư bản Hin 2, xã Na Sang, huyện Mường Chà nhiều năm không phát sinh người nghiện mới, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong 5 năm qua vẫn còn một số hạn chế. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa thật sự sâu sát, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của các phòng, ban ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Công tác cảm hóa, quản lý, giáo dục, giúp đỡ tạo việc làm cho các đối tượng hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng còn gặp nhiều khó

khăn; tình hình tội phạm, ma túy và tệ nạn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tổ phức tạp; việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo; tình trạng dân di cư tự do chưa được giải quyết triệt để nên còn ảnh hưởng tới an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém nhằm thực hiện tốt chương trình “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, trong thời gian tới cần xác định tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh về phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo phong trào các cấp, nhất là ở cấp xã. Lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức, đơn vị thành viên trong Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, sát thực, phân công trách nhiệm hoạt động có hiệu quả, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.

Thứ hai, tiến hành tuyên truyền thường xuyên, liên

tục, với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đơn vị, địa phương, các tầng lớp nhân dân. Từ đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình, khu dân cư, đơn vị công tác và cả cộng đồng đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thứ ba, phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tham mưu, tổ chức thực hiện của lực lượng Công an, sự phối hợp tuyên truyền vận động, kiểm tra, giám sát giữa Mặt trận Tổ quốc, các đơn vị thành viên trong quá trình tổ chức thực hiện phong trào. Chú trọng công tác xây dựng các chương trình mục tiêu cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn, gắn công tác xây dựng mô hình, điển hình với công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành và từng địa phương.

Thứ tư, thường xuyên làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, nhân rộng các mô hình điểm, điển hình tiên tiến, tạo điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động; động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện phong trào

Page 35: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

THAM VẤN - PHẢN BIỆN TẠI KHU DÂN CƯ

35TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

HUYỆN CHƯƠNG MỸBí thư Đảng ủy xã “ăn chặn”

tiền hộ nghèo vay vốn vẫn được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã?

LÊ TỰ

Tiền bôi trơn hay tiền gì?

Từ những lá đơn của những người nghèo xã Trung Hòa tố cáo việc cố tình làm sai của một số cán bộ Hội Phụ nữ xã và tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn xã Trung Hòa, chúng tôi về thôn Chi Nê, xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ để trực tiếp gặp gỡ và lắng nghe phản ánh về vấn đề này. Trực tiếp nghe phản ánh cũng như đọc đơn thư chúng tôi thấy nội dung chính mà bà con bức xúc, đó là hộ nghèo nào muốn được vay vốn từ Ngân hàng chính sách, thì phải nộp từ 2 tới 3 triệu đồng, sẽ được cấp sổ và được vay số vốn khoảng 10 đến 15 triệu đồng/sổ (chi phí cho việc được cấp sổ vay vốn này hết khoảng 15 đến 20%/món vay).

Các hộ có nhu cầu vay vốn, sau khi nộp một khoản phí này, thì được cán bộ phụ nữ xã nói với họ rằng, “tiền này dùng để trả nợ đậy cho những người vay trước mà không trả được cho ngân hàng”. Đây là sự giải thích khó hiểu của cán bộ xã, khiến bà con nghi ngờ và người được vay vốn thì thẳng thừng nói đó chính là tiền “bôi trơn”. Bởi vì khoản thu không có giấy biên nhận này không được quy định ở bất cứ văn bản nào trong quy trình vay vốn của hệ thống ngân hành chính sách.

Để làm rõ nội dung đơn thư tố cáo của nhân dân xã Trung Hòa, Ngân hàng Chính sách xã hội-Chi nhánh Hà Nội (CNHN) đã thành lập tổ công

tác, kiểm tra xác minh để tìm ra sự thật. Ngày 10-7-2015 tổ công tác đã gặp gỡ với nhiều đối tượng phụ nữ nghèo có đơn tố cáo. Sau khi nghiên cứu nội dung đơn thư, phỏng vấn trực tiếp tất những người có đơn tố cáo; tổ công tác đã có kết luận vụ việc như sau: Đã có 6 cán bộ phụ nữ xã là tổ trưởng tổ vay vốn tiến hành thu của 41 đối tượng nghèo xin vay vốn với tổng số tiền là 104.585.100 đồng. Trong đó có 17 người nộp cho bà Nguyễn Thị Hồi, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Trung Hòa với số tiền là 53.160.000 đồng; 8 người nộp tiền cho bà Nguyễn Thị Minh với số tiền là 20.053.600; 9 người nộp tiền cho bà Đinh Thị Thìn; 4 người nộp tiền cho

Mấy năm qua dư luận ở xã Trung Hòa huyện Chương Mỹ, thanh phô Ha Nội rất bức xúc xung quanh việc một sô cán bộ phụ nữ xã thu tiền “bôi trơn” của người nghèo để được lam sổ vay vôn của ngân hang chính sách xã hội. Một trong những người bị tô cáo lấy tiền của người nghèo để lam sổ vay ngân hang la ba Đao Thị Hòa, nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, hiện la Bí thư Đảng ủy xã Trung Hòa. Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Chương Mỹ đã thanh lập tổ kiểm tra va sau 9 tháng kiểm tra, kêt luận được đưa ra còn có dấu hiệu bao che, gây bức xúc trong nhân dân.

Page 36: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

THAM VẤN - PHẢN BIỆN TẠI KHU DÂN CƯ

36 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

bà Đào Thị Hòa với số tiền là 8.600.00 đồng…

Sau 2 tháng làm làm việc tích cực, thu thập chứng cứ, phân tích diễn biến tình tiết, ngày 10-9-2015, Tổ công tác đã có Kết luận số 18/NHCS-KTNB với kết luận: Việc thu tiền của một số tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, cán bộ phụ nữ xã Trung Hòa là sai quy định của Chính phủ và Ngân hàng Chính sách xã hội về cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Nhưng vì, các tổ chức và cá nhân liên quan tới việc “ăn chặn” tiền của dân đều thuộc thẩm quyền quản lý của Huyện ủy, UBND huyện Chương Mỹ, Đảng ủy, UBND xã Trung Hòa. Vì vậy, để giải quyết vụ việc đúng thẩm quyền, Ngân hàng Chính sách xã hội-CNHN báo cáo và chuyển nội dung hồ sơ vụ việc đến Huyện ủy, UBND huyện Chương Mỹ, Đảng ủy, UBND xã Trung Hòa để tiếp tục kiểm tra, xác minh làm rõ và xử lý đúng quy định của pháp luật…

Tại kết luận này, Ngân hàng Chính sách xã hội-CNHN đề nghị các cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ làm rõ vụ việc, xử lý kỷ luật đối với những người vi phạm pháp luật và yêu cầu những người đã thu tiền trái quy định phải hoàn trả lại cho người nghèo.

Bà Đào Thị Hòa trắng trợn phủ nhận lời tố cáo?

Từ thông báo Kết luận số 149-TB/HU, của Thường vụ Huyện ủy; sau gần nửa năm kiểm tra, ngày 13-4-2016, Tổ công tác của Ủy ban Kiềm tra Huyện ủy Chương Mỹ do ông Vũ Ngọc Hòa, Phó Chủ nhiệm làm tổ trưởng có Kết luận số 19-KL/UBKTHU: “việc 4 người phản ánh với Ngân hàng Chính sách-CNHN đã đưa tổng số 8.600.000 đồng cho bà Đào Thị Hòa là không có cơ sở”. 4 người khai với Tổ công tác của Ngân hàng Chính sách-CNHN đã đưa tiền cho bà Đào Thị Hòa, gồm: bà Trần Thị Tặng, bà Trương Thị Vóc, bà Nguyễn Thị Lý và ông Trần Văn Kiên đều ở thôn Chi Nê.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Ngọc Hòa cho biết, bà Đào Thị Hòa, nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ xã (hiện là Bí thư Đảng ủy xã Trung Hòa) đã phủ nhận việc nhận số tiền trên đây. Bà Hòa yêu cầu những người tố cáo đã khai đưa tiền cho bà thì phải xuất trình “chứng cứ hợp lệ”. Và ông Vũ Ngọc Hòa chua chát nói rằng, “vì trong quá trình tiến hành kiềm tra, tổ công tác cũng không thu thập được được bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ bà Đào Thị Hòa đã cầm số tiền 8,6 triệu của 4 người trên”, nên Uỷ ban Kiểm tra Huyện ủy Chương Mỹ cũng đành bó tay!

Theo đơn tố cáo của một số người, thì khi họ đưa tiền “tiêu cực” này cũng có người

đòi hóa đơn nhưng không được đáp ứng. Đơn tố cáo của chị Mai Thị Huê ở thôn Chi Nê viết: Tháng 6-2014 bà Nguyễn Thị Hồi, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã tới gặp tôi và đặt vấn đề rằng, có muốn vay vốn làm ăn không? và bà Hồi “thông báo” bằng mồm rằng, “hiện ở xã ta đang có nhiều sổ nợ xấu hộ nghèo không trả được khoàng 2 triệu/sổ, nếu cháu muốn vay, thì cháu phải trả nợ đạy cho họ rồi cháu sẽ được sử dụng sổ mãi mãi…”. Khi nộp tiền này cho bà Hồi và yêu cầu phải có hóa đơn, vì chị Huê muốn biết mình đã trả nợ cho ai. Thì bà Hồi vô tư nói rằng: “Nguyên tắc trả nợ xấu là không có hóa đơn”.

Trong quá trình tổ công tác của Ngân hàng Chính sách-CNHN tiến hành xác minh rất bài bản, cặn kẽ và ra Kết luận số 18/NHCS-KTNB, trong kết luận này đã ghi rõ tên 4 người khai đưa tiền cho bà Đào Thị Hòa là 8,6 triệu. Sau khi kết luận này được công bố, bà Đào Thị Hòa đã không có bất cứ ý kiến gì, không có khiếu nại nào về việc có 4 người khai đã nộp tiền cho mình. Và bà Hòa đã chủ động mang tiền trả lại cho 2 hộ với số tiền là 4 triệu đồng; còn 2 hộ kia bà năn nỉ họ nhận số tiền họ đã đưa cho bà, nhưng họ chưa nhận lại. Khi chúng tôi làm việc với bà Hòa, thì bà cũng

Page 37: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

THAM VẤN - PHẢN BIỆN TẠI KHU DÂN CƯ

37TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

thừa nhận rằng, “bà thu của 4 hộ trên là 8,6 triệu đồng, hiện đã có 2 hộ nhận lại số tiền đã đưa cho bà, còn 2 hộ chưa nhận lại”. Nhưng thật lạ, trước tổ công tác của Ủy ban Kiềm tra Huyện ủy Chương Mỹ, thì bà Bí thư Đảng ủy xã Trung Hòa đã khăng khăng phủ nhận các lời khai trên, yêu cầu những người tố cáo phải có bằng chứng (mặc dù trước đó bà Hòa đã thừa nhận với chúng tôi việc làm sai trái của bà).

Chúng tôi đã về gặp gỡ với những người đã khai đưa tiền cho bà Đào Thị Hòa để khẳng định lại ý kiến của họ. Ông Trần Văn Kiên viết đơn đã khẳng định vợ ông và chị Nguyễn Thị Lý đã được bà Lê Thị Phương, tổ trưởng tổ vay vốn đưa tới nhà riêng bà Đào Thị Hòa nộp mỗi người 3,1 triệu đồng. Tuy nhiên cho tới ngày 8-1-2016, sau khi có kết luận của ngân hàng chính sách thì bà Phương đã đem trả lại số tiền này cho anh Kiên và chị Lý.

Qúa bất bình với việc đổi trắng thay đen của bà Đào Thị Hòa, bà Đinh Thị Thìn ở xóm Đồi, thôn Chi Nê cũng là một trong những người đưa tiền cho bà Đào Thị Hòa, nhưng bây giờ mới quyết định công khai. Bà Thìn xác nhận: “Vào khoảng cuối tháng 6-2009 bà Đào Thị Hòa là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã nói với tôi, là “chị

có muốn vay tiền với lãi suất rẻ, thì nộp mỗi sổ là 1,2 triệu đồng, sẽ được vay từ 15 đến 20 triệu và được vay mãi mãi”. Tôi (Thìn) có nộp cho bà Hòa là 8,4 triệu đồng để làm 7 sổ vay. Khi tôi lên nhà bà Hòa nộp tiền, thì bà ấy điện cho tôi và bảo tôi gửi tiền cho bà Nguyễn Thị Minh, Phó Chủ tịch Hội cầm hộ, sáng mai bà ra lấy để đi nộp. Hôm sau tôi hỏi bà Minh, thì bà Minh nói là đưa tiền cho bà Hòa rồi; còn hai sổ của Lê Thị Tuyến và Nguyễn Văn Đại, thì tôi cùng bà Trương Thị Mười đi xe đạp lên tận nhà nộp cho bà Đào Thị Hòa số tiền là 3,2 triệu đồng để được bà Hòa cấp sổ xanh vay vốn. Đến nay bà Hòa vẫn chưa trả lại tôi số tiền là 11,6 triệu đồng”. Bà Đinh Thị Thìn cam kết sự việc bà nói là hoàn toàn sự thật và sẵn sàng đối chất với những người liên quan. Như vậy, thêm lời khai của bà Thìn, thì số tiền bà Đào Thị Hòa thu còn lớn hơn thống kê của Ngân hàng Chính sách-CNHN; bà Đào Thị Hòa thực tế thu của các hộ nghèo “phí bôi trơn” là khoảng 20 triệu đồng !

Để hiểu rõ hơn về lời tố cáo của các hộ ở xã Trung Hòa nộp tiền phí “bôi trơn” để được vay vốn, chúng tôi đã tìm gặp bà Nguyễn Thị Minh, nguyên Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Trung Hòa (nhiệm kỳ 2006-2011); bà Minh đã khẳng định rằng, chính tay tôi (Minh) đã

đưa cho bà Hòa số tiền là 8 triệu đồng thu của hộ bà Thìn; bà Hòa dùng bút bi ghi vào sổ của bà Minh dòng chữ: “đưa Hòa trả NH 8000.000 đồng”. Bà Minh cũng “tuyên bố” sẵn sàng đối chất với bà Hòa và những người liên quan xung quanh vụ việc đưa tiền “phí bôi trơn” cho bà Đào Thị Hòa, Bí thư Đảng ủy xã Trung Hòa!? Không những thế, bà Minh còn cho biết: “Tổ công tác của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Chương Mỹ cũng đã lấy lời khai của tôi và chụp chứng cứ có bút tích bà Hòa rồi, mà không hiểu sao các “đồng chí” ấy (Tổ công tác của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Chương Mỹ) vẫn có thể kết luận là bà Hòa không cầm tiền của ai. Thật lạ cho cái sự trung thực của cơ quan kiểm tra!”.

Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Chương Mỹ đã gây bức xúc trong dư luận; bởi vì, việc bà Đào Thị Hòa, nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Trung Hòa cố tình thu tiền trái quy định đã không bị xử lý mà còn vẫn còn là ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Người dân nghèo tại xã Trung Hòa đang rất mong được bà Hòa trả lại tiền mà bà đã cố tình thu trái quy định, vì hầu hết họ là các hộ nghèo, hoàn cảnh rất khó khăn.

Câu trả lời, xin giành cho Huyện ủy Chương Mỹ và Thành ủy Hà Nội

Page 38: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

THAM VẤN - PHẢN BIỆN TẠI KHU DÂN CƯ

38 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

BỆNH VIỆN SẢN NHI NINH BÌNH:NHIỀU SAI PHẠM CHƯA ĐƯỢC XỬ LÝ

ANH TUẤN

Mắc nhiều sai phạm

Căn cứ kết luận thanh tra cho thấy: Tính đến năm 2013, BVSN Ninh Bình là bệnh viện hạng II với quy mô 300 giường bệnh, biên chế được giao 350 cán bộ, y, bác sĩ, nhưng thực tế, bệnh viện này đã tuyển dụng tăng thêm 9 người. Sang năm 2014, BVSN Ninh Bình được tăng thêm 50 giường bệnh, đổng nghĩa với việc tăng biên chế lên 447 người. Nhưng đến hết năm 2014, BVSN Ninh Bình chỉ có 407 cán bộ, nhân viên, trong đó có tới 78 người thuộc diện hợp đồng, không đúng với tinh thẩn QĐ số 10/2014 ngày 4-4-2014 của UBND tỉnh Ninh Bình vể quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức, lao động khi chưa có ý kiến hiệp y của Sở Nội vụ.

Quá trình kiểm tra nguồn thu từ viện phí trong 2 năm 2013-2014, BVSN Ninh Bình đạt doanh số gần 55 tỷ đổng. Bao gồm các khoản thu từ bệnh nhân phải trả là 16,170 tỷ đồng, thu cận lâm sàng phòng khám hơn 5,5 tỷ đổng, thu viện phí nội trú trên 13,1 tỷ đồng, thu dịch vụ theo yêu cẩu gần 20 tỷ đồng. Thanh tra tỉnh Ninh

Bình khẳng định: Vể các khoản thu nêu trên, BVSN Ninh Bình thực hiện chưa đúng theo quy định tại Thông tư 14/TTLB của Ban Vật giá Chính phủ - Bộ Y tế - Bộ LĐTB&XH - Bộ Tài chính. Về nhà thuốc bệnh viện, trong suốt hai năm 2013-2014 chỉ bán trong giờ hành chính, chưa sắp xếp bán theo ca để đảm bảo cung ứng thuốc cho người bệnh 24/24 giờ hàng ngày, kể cả lễ, tết. BVSN Ninh Bình chưa thực hiện hạch toán độc lập là trái với QĐ số 12a/BVSN, ngày 8-1-2014 của Giám đốc BVSN Ninh Bình. BVSN Ninh Bình thu từ nguồn trông giữ xe đạp, xe máy tại nhà xe nhân dân trong 2 năm đạt 861 triệu đồng. Song, Ban giám đốc chưa thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà thầu tốt nhất. Việc này cho thấy có dấu hiệu “mập mờ”!

Cũng trong 2 năm 2013-2014, BVSN Ninh Bình lập dự toán, thực hiện chi lương, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp cho số lao động đã ký hợp đồng nhưng chưa có trong chi tiêu lao động được UBND tỉnh Ninh Bình giao góm 56 trường hợp bằng ngân sách nhà nước cấp gần 2,8 tỷ đồng là

Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình (BVSN Ninh Bình) chính thức đi vào hoạt động từ 2-4-2010, đến nay vừa tròn 6 năm nhưng đã để xảy ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý, tuyển dụng, khai thác cơ sở hạ tầng... Kết luận số 04/KL-TTr của Thanh tra Nhà nước tỉnh Ninh Bình đã chỉ rõ những hạn chế như nêu ở trên và đề nghị Sở Y tế cũng như các sở, ngành liên quan thực thi công tác khắc phục, xử lý sai phạm. Song đã hơn 9 tháng, mọi việc gần như vẫn đang “giậm chân tại chỗ” khiến dư luận hoài nghi.

Page 39: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

THAM VẤN - PHẢN BIỆN TẠI KHU DÂN CƯ

39TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

chưa đúng với QĐ số 10/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình ban hành...

Chậm xử lý

Căn cứ vào những những sai phạm, thiếu sót, Thanh tra tỉnh Ninh Bình đã có kết luận số 04/KL-TTr, ngày 3-9-2015 yêu cầu BVSN Ninh Bình: thu hồi số tiền áp sai giá máu, tiền khám bệnh, tiền vật tư y tế tiêu hao tổng cộng 145,7 triệu đổng nộp về tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh Ninh Bình; Ban Giám đốc BVSN Ninh Bình có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Kế hoạch tổng hợp, Khoa Xét nghiệm máu, Khoa

Dược, Phòng Tài chính kế toán và các khoa điều trị phối hợp thực hiện để việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, quản lý, theo dõi tài sản, ký kết các hợp đồng dịch vụ đúng theo các quy định hiện hành của Nhà nước, đảm bảo công khai, dân chủ.

BVSN Ninh Bình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với BHXH tỉnh để thực hiện công tác khám, chữa bệnh BHYT đúng với tinh thần QĐ 1313/QĐ-BYT, ngày 22-4-2013 của Bộ Y tế. Ban Giám đốc BVSN xây dựng đề án báo cáo Sở Y tế, Sở Nội vụ, UBND tỉnh

Ninh Bình giải quyết dứt điểm 56 trường hợp ký hợp đồng nhưng chưa có chỉ tiêu được giao theo quy định. Thực hiện nghiêm quy định về phân cấp quản lý tổ chức, bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức, lao động được quy định tại QĐ số 10/2014-UBND...

Mặc dù, ông Phạm Cầm Kỳ, Giám đốc BVSN Ninh Bình đã thừa nhận: “Kết luận nêu rất rõ ràng trách nhiệm của bệnh viện rồi. Về năng lực quản lý, Ban Giám đốc hoàn toàn mới nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tất cả những nội dung trong kết luận, tôi đều “giải mã” được hết”? Nhưng đã gần 9 tháng nay, các ý kiến trong Kết luận số 04/KL-TTr, ngày 3-9-2015 của Thanh tra tỉnh Ninh Bình vẫn chưa được giải quyết, khiến dư luận hoài nghi.

Trong buổi làm việc của phóng viên với ông Vũ Mạnh Dương, Giám đốc Sở Y tế Ninh Bình, ngay lập tức ông Dương khước từ trả lời những nội dung sai phạm tại BVSN Ninh Bình. Ông Dương diễn giải: “Việc này chúng tôi đã báo cáo anh Thìn (ông Tống Quang Thìn, PCTUBND tỉnh Ninh Bình). Như thế, thay vì Sở Y tế tỉnh Ninh Bình cần phối hợp với các sở liên quan xử lý sai phạm tại BVSN Ninh Bình và công khai kết quả thì ông Giám đốc Sở Y tế lại “đẩy quả bóng” trách nhiệm lên lãnh đạo tỉnh Ninh Bình!

Page 40: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở KHU DÂN CƯ

40 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỌ XUÂN - THANH HÓA: LẤY BỆNH NHÂN LÀM TÔN CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN

MINH ĐỨC

Vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết

quả đáng khích lệ, trong những năm qua, Bệnh viện đa khoa Thọ Xuân đã không ngừng đầu tư, xây dựng cơ sở khám, chữa bệnh. Đội ngũ y, bác sỹ được tăng cường về lực lượng, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới về phương thức hoạt động. Từ đó chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Vượt chỉ tiêu phục vụ tốt 180 giường bệnh với 12 khoa và 4 phòng chức năng; hạ tầng cơ sở, trang thiết bị y tế cho các khoa lâm sàng

và cận lâm sàng để thực hiện các kỹ thuật đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh cho người bệnh khám, chữa bệnh cho người bệnh BHYT và các đối tượng khác. Năm 2015, để giảm nằm ghép, Bệnh viện đã kê lên 391 giường, với trang bị tương đối đầy đủ. Kết quả khám chữa bệnh chuyển biến rõ rệt, chất lượng phục vụ được cải thiện, không có sai sót trong thực hiện dịch vụ chăm sóc người bệnh, đa số các chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Cụ thể, năm qua, Bệnh viện đã khám cho 97.214/76.800 lượt người đạt 127% kế hoạch;

Tổng số giường bệnh thực hiện là 392/180 đạt 218% kế hoạch. Đặc biệt trong năm đã cấp cứu thành công 9 ca sốc phản vệ góp phần giảm tỷ lệ tai biến trong điều trị.

Nhưng hiện tại nhân lực còn thiếu, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng và chuyên sâu để phát triển kỹ thuật mới, nên Bệnh viện đang thực hiện biện pháp sắp xếp, điều động thường xuyên để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, với định hướng “chất lượng cán bộ là khâu quyết định” luôn là “kim chỉ nam” trong việc nâng cao chất lượng Bệnh viện. Vì vậy, năm 2015, nguồn nhân lực tiếp tục được Bệnh viện đặc biệt chú trọng trong lộ trình thực hiện

Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa là một địa chỉ tin cậy của người bệnh, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận hàng trăm lượt bệnh nhân đến khám và hàng trăm người trong số đó sẽ phải nhập viện do tình trạng bệnh tật. Bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, nhân viên y tế luôn phải làm việc hết công suất trong môi trường độc hại. Mặc dù dưới áp lực công việc nặng nề nhưng nhiệt huyết và tâm của người thầy thuốc nơi đây luôn tỏa sáng. Đội ngũ y, bác sỹ đã không quản ngày đêm tận tình bên giường bệnh, chia sẻ nỗi đau giúp người bệnh vượt qua cơn bệnh tật hiểm nghèo.

Page 41: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở KHU DÂN CƯ

41TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

Đề án nâng cao chất lượng nhân lực đến năm 2020.

Năm 2015, Bệnh viện Đa khoa Thọ Xuân đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật cao; phát triển được một số kỹ thuật mới, như: mổ thay thủy tinh thể nhân tạo bằng phương pháp phaco, phẫu thuật nội soi cắt túi mật, lấy sỏi niệu quản sau phúc mạc, phẫu thuật chửa ngoài dạ con, u nang, u sơ, đặc biệt đơn vị chuẩn bị triển khai kỹ thuật chụp cắt lớp CT Scanner... Hội đồng khoa học đã duyệt bốn đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và được Sở Y tế Thanh Hóa công nhận.

Đầu năm 2015, Ngân hàng tái thiết Đức & chương trình CBM mắt do tổ chức CBM của Australia đã tiến hành chương trình đầu tư vào bệnh viện: giáo dục nâng cao trình độ chuyên môn, xây dựng chương trình nâng cao chất lượng bệnh viện; đầu tư trang thiết bị cần thiết cho công tác phát triển dịch vụ khám chữa bệnh. Chương trình đang tiến triển đúng cam kết, mang lại kết quả thiết thực cho bệnh viện.

Phong trào tự đào tạo có nhiều chuyển biến. Các buổi sinh hoạt khoa học thường xuyên được tổ chức. Tại đó, các cán bộ được học tập chuyên đề, bình bệnh án, phác đồ chẩn đoán, điều trị, cập nhật kiến thức bổ ích, quy tắc ứng xử, qui chế

chuyên môn, qui chế dân chủ và xây dựng cơ quan văn hoá... Bên cạnh đó, đơn vị đã tổ chức hòm thư góp ý ở tất cả các khoa, lập đường dây nóng thu thập thông tin phản ánh của người bệnh, họp hội đồng bệnh nhân hàng tuần, thăm dò các ý kiến đóng góp về tinh thần và thái độ phục vụ của CBCNV, lấy đó làm tiêu chí trong thi đua khen thưởng. Cùng với đó, thực hiện và phát huy dân chủ cơ sở, tạo không khí đoàn kết, toàn bộ CBCNV đều có trách nhiệm tham gia xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng quy chế dân chủ làm cơ sở thực hiện mối quan hệ, giao tiếp, cơ sở tham gia quản lý của CBCNV đối với đơn vị.

Bác sỹ Phùng Sỹ Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân cho biết, ngay từ đầu năm, hàng loạt các giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng khám, chữa bệnh đã được bệnh viện nghiên cứu, lấy ý kiến đưa vào triển khai. Ưu tiên hàng đầu là tinh thần thái độ phục vụ trong khám chữa bệnh. Các giải pháp mới và cách làm phù hợp đã làm giảm thiểu thời gian chờ đợi của người bệnh, tổng thời gian khám bệnh đã giảm từ 280 phút xuống còn 249 phút, chất lượng phục vụ được nâng lên rõ rệt.

Với mục tiêu Lấy bệnh nhân làm tôn chỉ hoạt động của bệnh viện, đặt kế hoạch và lộ trình rõ ràng để đạt được mục tiêu đó, Bệnh viện Thọ Xuân đã có những bước phát triển vững chắc về mọi mặt. Nhiều người biết đến, lời khen ngợi ngày càng nhiều, Bệnh viện Đa khoa Thọ Xuân đã thực sự trở thành địa chỉ đáng tin cậy để người dân trong vùng gửi gắm niềm tin

Page 42: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở KHU DÂN CƯ

42 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

Cẩn thận với BỆNH RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU HEMOPHILIA

TRẦN NGỌC KHA

Ở người bình thường, khi mạch máu bị tổn thương làm máu chảy

ra ngoài thì cơ thể hình thành cục máu đông để ngăn chặn sự chảy máu. Máu đông được là nhờ các thành phần trong máu gọi là yếu tố đông máu. Nếu thiếu hoặc giảm nồng độ một trong số các yếu tố đông máu này thì có thể gây chảy máu kéo dài. Có rất nhiều yếu tố đông máu, trong đó có 2 yếu tố có tên VIII và IX. Hemophilia - bệnh máu khó đông - là một rối loạn chảy máu di truyền do thiếu hụt hay do giảm hoặc bất thường yếu tố VIII (đối với Hemophilia A) hoặc yếu tố IX (đối với Hemophilia B), là những yếu tố cần thiết cho quá trình tạo cục máu đông. Người bệnh Hemophilia không chảy máu nhanh hơn người bình thường nhưng họ bị chảy máu lâu cầm hơn.

Triệu chứng bệnh thường xuất hiện khi trẻ bắt đẩu tập đứng và tập đi, trong những lần vấp ngã gây chảy máu khi bị tổn thương môi, lưỡi hoặc khi trẻ thay răng. Lớn hơn một chút, bệnh cũng có thể được phát hiện khi khớp hoặc cơ bị đau. Chảy máu khớp

thường gặp nhất ở người bệnh Hemophilia. Đây là loại chảy máu nguy hiểm vì khi tái phát nhiều lần gây ra viêm khớp, biến dạng khớp... Một dấu hiệu quan trọng và kín đáo trong chảy máu cơ là cảm giác đau, nóng, ngứa ran hoặc tê bì. Nếu không được điều trị sớm cơ sẽ bị phá huỷ và có thể gây liệt. Ngoài ra, đái ra máu hoặc sau khi ngã đau đầu kéo dài, nôn, buồn nôn, là những triệu chứng khác của bệnh Hemophilia. Bệnh gây chảy máu ở khắp các vị trí trên cơ thể, điển hình nhất là chảy máu tại các cơ, khớp,

có thể gây đau đớn, thậm chí dẫn đến tàn tật và gây tử vong.

Bệnh thường gặp ở nam giới nhưng lại được di truyền ở nữ giới. Trước đây, khi y học chưa phát triển, TS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Chủ tịch Hội Rối loạn đông máu Việt Nam cho biết, người ta thường khuyên người bị Hemophilia không nên lập gia đình để bệnh khỏi di truyền cho thế hệ sau. Nay khoa học phát triển, bệnh này có thể kiểm soát, điều trị được nên người bị

Page 43: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở KHU DÂN CƯ

43TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

Hemophilia hoàn toàn vẫn có thể lập gia đình. Tuy vậy, khi xây dựng gia đình, cần chú ý tìm hiểu lịch sử bệnh tật ở dòng họ ngoại của bạn đời xem có ai mắc Hemophilia hay không để có thể lựa chọn bạn đời khi còn có thể.

Tại Việt Nam, mới chỉ có 40% số người mắc bệnh này được phát hiện và điều trị. Số còn lại không được phát hiện do chưa được quan tâm hoặc do bệnh rất tốn kém khi điều

trị (được chi trả theo chế độ BHYT nhưng số tiền người bệnh cùng chi trả vẫn lên đến hàng chục triệu đồng khi được điều trị). Tuy nhiên, số bệnh nhân sống sót và tuổi thọ của bệnh nhân mắc Hemophilia ở các nước kinh tế và chăm sóc y tế của quốc gia đó. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đầy đủ, bệnh nhân có thể sống như người bình thường. Còn nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ bị chảy máu tái phát nhiều

lần gây đau đớn, dẫn tới tàn tật, thậm chí chết sớm.Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến hầu hết những người mắc bệnh Hemophilia thường hay được chẩn đoán muộn. Có người phải qua 6 lần mổ trong vòng 8 tháng do bị chảy máu ổ bụng nhiều lần vì chưa phát hiện được bệnh gì. Cuối cùng hỏi thêm về tiền sử những thành viên khác trong gia đình, các bác sĩ mới xác định người bệnh này bị Hemophilia.

TS Nguyễn Anh Trí lưu ý: Bệnh Hemophilia hoàn toàn khác với hậu quả do giảm tiểu cầu gây khó đông máu khi bị bệnh sốt xuất huyết. Hậu quả này hoàn toàn có thể khắc phục được sau khi bệnh sốt xuất huyết được điều trị khỏi còn Hemophilia tuy có thể chữa được nhưng người bệnh suốt đời phải được bổ sung thường xuyên 2 yếu tố nói trên theo chỉ định của bác sĩ. Người bị Hemophilia tuyệt đối không nên dùng các thuốc chứa aspirin để giảm đau (vì có axít acetylsalixylic). Có dùng paracetamol hoặc paracetamol kết hợp với codein để giảm đau.

Hiện tại nước ta có 7 cơ sở chính điều trị bệnh nhân Hemophilia, bao gồm Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, BV Nhi Trung ương, BV Đa khoa Trung ương Huế, BV Truyền máu - Huyết học TP.HCM, BV Chợ Rẫy, BV Nhi Đồng I và BV Đa khoa Cần Thơ

Page 44: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

44 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

CÂU LẠC BỘ KHU DÂN CƯ

Câu chuyện trong nhà:

DÂN TA VỐN ĐẠI LƯỢNGTHANH TÙNG

Cha tôi là một chứng nhân của tình hữu nghị Việt - Trung.

Trong ông luôn hằng hữu một giai đoạn lịch sử từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước, nhất là từ khi miền Bắc nước ta bắt đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Ông bảo hồi đó những là phim ảnh, vần thơ, điệu nhạc... tràn ngập một không khí vui tươi, ngợi ca cuộc sống hòa bình xây dựng đất nước, với sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, trong đó có nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa “vĩ đại”. Rồi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nổ ra, các nước Xã hội chủ nghĩa lại nhiệt thành chi viện, trong đó nòng cốt vẫn là Liên Xô và Trung Quốc. Những người lính bộ binh như ông, từ mũ cối, dép đúc đến quần áo, tăng võng, chăn mền, rồi lương khô, thịt hộp... hay tỉ mỉ như thuốc lọc nước, thuốc chống muỗi vắt, thuốc sốt rét, đến cả lọ B1 phòng bị phù thũng do thiếu chất ở chiến trường... đều do Trung Quốc trang bị. Ân tình ấy làm sao ông quên được...

Tôi tiếc nuối:

- Thế mà hiện nay, không biết công tác tuyên truyền, giáo dục như thế nào, mà để đến nỗi toàn dân ta, từ già đến trẻ ai nấy đều “ghét bỏ” Trung Quốc. Không khéo người ta lại bảo là mình “ăn cháo, đá bát”.

Cha tôi độ lượng:

- Thành quả cách mạng của chúng ta không thể thiếu được sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc anh em. Không cần nói nhiều, dân ta vốn có truyền thống “đền ơn, đáp nghĩa” nên chẳng bao giờ quên đâu...

Thế nhưng bỗng có một ngày, một sự biến bất ngờ xảy ra đã khiến dân ta bắt đầu nghi ngại, ấy là khi họ đem quân chiếm đoạt Hoàng Sa. Rồi không chỉ nghi ngại, những cặp mắt biết ơn đã trở thành những cặp mắt “mang hình viên đạn” khi họ kích động chiến tranh biên giới Tây Nam, rồi thổi bùng chiến tranh biên giới phía Bắc, đánh chiếm ra cả quần đảo Trường Sa, gây nên những tội ác khó có thể dung

thứ. Đến nay, họ vẫn không ngừng quấy đảo ở Biển Đông, làm đảo lộn cuộc mưu sinh của dân ta, hơn nữa còn mưu toan chiếm đoạt biển đảo của ta với tham vọng bành trướng lãnh thổ theo “cái lưỡi bò” ngang ngược. Hiện thực đó khiến dân ta căm ghét...

Tôi nối lời:

- Nay thì căm ghét đã trở thành căm phẫn bố ạ, vì những tội lỗi mà họ gây ra đã chất chứa bao tháng ngày. Thế là “những ngày xưa thân ái” đổ xuống sông, xuống biển cả rồi...

Sau phút trầm ngâm, cha tôi bảo:

- Chưa hẳn thế đâu. Nếu họ thực tâm cầu thị, chân thành thực hiện phương châm “16 chữ vàng” và phương châm “4 tốt” thì có lẽ dân ta cũng sẵn lòng tha thứ, như dân ta từng tha thứ cho người Pháp, người Mỹ một khi họ đã hối cải vậy. Họ nên tỉnh ngộ để đừng bỏ lỡ bất cứ một cơ hội “chuộc lỗi” nào. Quả bóng đang nằm trong chân của họ...!

Page 45: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

45TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

CÂU LẠC BỘ KHU DÂN CƯ

Vùng Bột Hải dạo này bị thiên tai liên miên, lương thực thiếu thốn,

giặc cướp nổi lên như ong. Vua Hán bèn bổ nhiệm Cung Toại làm thái thú, ra đó để ổn định địa bàn.

Trước khi giao quyết định đề bạt, vua Hán hỏi Cung Toại rằng: “Nhà ngươi định dùng kế sách gì để cai trị Bột Hải?”

Cung Toại trả lời: “Bột Hải xa triều đình, hiện đang gặp thiên tai nặng, cuộc sống nhân dân chắc hẳn là rất khó khăn. Hơn nữa các quan lại ở đó lại không vỗ về an dân, vì vậy mà sinh ra trộm cướp. Xin hỏi, bệ hạ phái tôi đến đó là để trấn áp những người dân đói khát hay muốn tôi đến để ổn định an dân”.

Vua Hán cảm thấy lời nói của Cung Toại rất vừa ý, bèn chuyển lo thành mừng, bảo: “Ta tuyển dụng hiền tài chính là để vỗ về trăm họ trong vùng đấy chứ”. Cung Toại nói: “Vậy xin bệ hạ cho phép tôi đến đó tùy cơ hành sự”. Vua Hán

hài lòng chấp thuận. Hôm sau Cung Toại cải tên là Tào Vi, rồi hối hả lên đường.

Quan lại vùng Bột Hải nghe nói Thái thú mới đã đến nhậm chức, liền cử binh ra nghênh đón. Tào Vi xua những đội quân ấy về. Sau đó lại gửi công bố đi các huyện trong vùng, bãi chức tất cả những viên quan trước đây dung túng cho kẻ cướp, làm rối loạn trật tự, kỷ cương. Đồng thời công bố những người lao động dù bằng chân tay hay bằng trí óc đều là lương dân, các quan lại không ai được quấy nhiễu họ.

Bách tính trong vùng bắt đầu cảm thấy an tâm, tin tưởng. Những người đã từng tham gia trộm cướp cũng lục tục bỏ về để tiếp tục làm ăn chân chính. Mấy năm sau, vùng Bột Hải tuồng như đã ổn định. Tào Vi lập tức tổ chức đại hội tuyên dương công trạng cho những quan lại đã vì nhân dân phục vụ.

Danh sách đưa lên, Tào Vi thấy có cả viên công lực có tên

gọi “Cậu giời”. Đầu như bốc hỏa, ngài cho đòi quan phụ trách thi đua lên, căn vặn:

- Có phải tên này đã bị tố vì nhổ vào mặt dân?

- Dạ phải. Nhưng hắn đã xin lỗi...

Tào Vi cáu kỉnh ngắt lời:

- Xin lỗi cái con khỉ. Chính nó đã... vả vào mồm ta.

Quan thi đua hốt hoảng:

- Dạ, dạ... không nhẽ nào...

- Hừ, vì cái danh của một thời Tào Vi, ta đã lớn tiếng bịt miệng kẻ tiện dân kia, rằng không có chuyện bị nhổ vào mặt, rằng tội ngậm máu phun... quan còn nặng hơn cả tội Cậu giời phun... bọt. Thế mà nó lại ăn năn xin lỗi, khác nào giáng một cú tát vào cái bản mặt của ta.

Quan thi đua phủ phục:

- Ối giời ơi, thế thì còn trời đất nào nữa. Dám xin ngài để tôi xử nó...

Theo mạch chuyện cổ:

Bị vả Vào Mồm

TOÀN TRỰC

Page 46: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

46 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

CÂU LẠC BỘ KHU DÂN CƯ

BA TÙNG (ST)

Chuyện Vui Khu Dân Cư

Chỉ mình nó thôiMột ông lão biết mình sắp chết, bèn hỏi vợ:

- Trước khi lên thiên đàng, tôi muốn biết sự thật là thằng Út có phải là con của tôi không?

Bà vợ trả lời:

- Lúc này tôi cũng chẳng giấu ông nữa, trong mấy đứa con, chỉ có nó mới đúng là con ông của ông thôi.

Ông lão: Ặc.. ặc..

Giỏi bằng con vịtCó hai ông hàng xóm hay choành chọe

nhau.

Thấy một con vịt đang bơi dưới ao, một ông chọc: Ông có biết bơi không?

Ông kia đáp không biết, rồi hỏi lại: Vậy chứ ông có biết bơi không?

- Tất nhiên là biết chứ!

- Vậy thì ông cũng bằng được con vịt đấy nhỉ! He.he…

Page 47: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

47TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

CÂU LẠC BỘ KHU DÂN CƯ

Mừng hụtNhân viên du lịch hỏi một du khách nước

ngoài:

- Xin ông cho biết cảm tưởng về thành phố của chúng tôi?

- Tôi rất tiếc vì đã không đến thăm thành phố của các ông sớm hơn.

Nhân viên hí hửng:

- Vì sao vậy, thưa ông?

- Vì tôi chắc mọi thứ hồi ấy tử tế hơn bây giờ nhiều.

- !!!

Tốt bụngTổ dân phố bắt được một tên cẩu tặc, giao

cho một người dẫn về đồn cảnh sát. Dọc đường, tên cẩu tặc nói:

- Xin ông đợi ở đây một lát, cho tôi đi mua bao thuốc.

Ông kia bực bội:

- Cậu nghĩ ta là thằng ngốc chắc, cho đi để cậu trốn à? Thôi thì thế này, cậu đứng đây để ta đi mua cho…

Nhiễm bệnhBác sĩ tâm lý đến thăm bệnh nhân tâm thần.

Vào phòng ngủ, ông thấy có một người bám cả hai tay hai chân trên xà nhà.

Ông hỏi y tá trực phòng:

- Anh ta đang làm gì thế?

- Hắn bị bệnh hoang tưởng, cứ tưởng mình là cái bóng đèn...

- Phải bắt hắn xuống, kẻo ngã thì rầy rà to.

- Vâng, nhưng hắn mà xuống thì căn phòng sẽ... tối mất ạ.

Điều bí mậtAnh nông dân thấy một ông già đang gieo

trồng ở bên kia sông, bèn hỏi với sang:

- Cụ trồng cái gì thế?

Cụ già do dự một lát, rồi đáp:

- Bơi sang đây, lão nói cho nghe.

Vì tò mò, anh ta liền bơi sang. Ông lão thì thào:

- Lão gieo đỗ đấy.

- Giời ạ, thế mà cụ bắt cháu phải bơi sang mới nói?

- Nhưng lão mà nói to, lũ chim nghe thấy, chúng mổ hết đỗ của lão thì sao!

Giải mã giấc mơNửa đêm, bà vợ hốt hoảng lay chồng dậy:

- Ông ơi, tôi vừa trải qua một cơn ác mộng. Tôi thấy một giống gì chẳng ra người chẳng ra ngợm, tóc tai rũ rượi, da dẻ bèo nhèo, mặt mày gớm ghiếc, cứ đứng nhìn tôi chòng chọc ấy.

Ông chồng khuyên giải:

- Tôi đã nhắc nhở mãi rồi, ban ngày bà đừng soi gương nữa nhé!

- !!!

Đãng tríĐi thăm người quen về, ông giáo sư già nói

với vợ:

- Bà cứ bảo là tôi đãng trí, lần này tôi đã nhớ cầm ô về đấy nhé.

- Ôi, ông thật đáng yêu... Nhưng hôm nay chúng ta có đem ô theo đâu nhỉ!

Page 48: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

48 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

TRANG VĂN NGHỆ

Xúc CảmTRƯỜNG SA

DUY HOÀN

Tháng 5 về trong lòng mỗi chúng ta cứ trào lên những cảm xúc vỗ

bờ, diết da sâu nặng. Trước biển chiều nay khi những cánh chim hải âu đang chao về phía đảo, tôi lại chạnh lòng chợt nhớ những câu hát dặt dìu của sóng nhạc họ Hình: “Mỗi cánh thư về từ đảo xa…”.

Nơi ấy phía bình minh đến sớm, giữa khoảng trời mênh mang rực nắng, gió, nơi vùng cực Đông của Tổ quốc lòng cháu con lại bồi hồi nhớ Bác. 19-5 một dấu mốc ngàn đời và chắc hẳn những người lính Hải quân sẽ không bao giờ quên buổi chiều ngày 31-3-1959 Bác Hồ, vị cha già kính yêu đã về thăm Trường huấn luyện Hải quân, nay là Học viện Hải quân Nha Trang.

Vâng! Nơi ấy có các anh, nơi đầu sóng ngọn gió, nơi các thực vật biển vẫn lặng thầm sinh sôi dưới lòng đại dương, cây bàng vuông vẫn xanh xòa tán rộng, hoa phong ba vẫn sung sức nở trắng bung. Từ đất liền, nơi cao nguyên

đất đỏ Nhà báo Trương Minh Thắng đã biết bao lần thao thức với các anh: “Thật hạnh phúc khi hình ảnh người lính đảo cứ vẹn nguyên mãi trong tôi như tình yêu biển - đảo đi cùng năm tháng”. Trong chuyến đi công tác ở Trường Sa, qua ống kính và nhật ký phóng viên, cảm ơn anh đã rút ruột gửi gắm lòng mình như duyên nợ với biển và những người lính đảo. Bài thơ “Con đường hoa trắng” của nhà báo Trương Minh Thắng đã phác thảo: “Trường Sa ơi! Dấu chân anh còn đó/ Như cây phong ba xanh ngắt trời chiều/ Như dáng hình đau đáu một tình yêu…”.

Với mùa Xuân, người lính thường có cách nhìn, cách nghĩ riêng rất trẻ. Ngày xưa tôi cũng từng là một người lính nơi biên giới phía Bắc, nơi có mùa măng vầu nẻ đất. Nét hồn nhiên dung dị trong “Cảm nhận mùa xuân” tôi đã viết “Người lính đón Xuân trên đường hành quân/ Có phải hương Xuân vương đầy áo lính/ Mà để lòng tôi cứ bồi hồi thương mến/ Hái bông hoa rừng muốn gửi tặng ai…”.

Để bây giờ khi viết, khi nghĩ về các anh - những người lính biển tôi lại liên tưởng màu hoa sim biên giới, cây phong ba và hoa muống biển, đều là những bông hoa khiêm nhường sinh ra, trãi mình trên núi và cát là những sắc màu thuỷ chung chờ đợi. Hai màu xanh ấy cứ đan vào nhau sao mà dung dị và thấm đẫm đến vậy. Hình ảnh, không gian nơi cầu tàu cuộc chia tay của những người lính một sáng giêng hai lần đầu ra với đảo, cứ trỗi dậy. Cái bịn rịn, luyến lưu, cái bổi hổi bồi hồi… khi người lính trẻ giã biệt đất liền thân yêu, sau những náo nức, hồ hởi của nhịp đập tuổi 20 tươi tắn chào mùa xuân ra trận. Là những phút bối rối, xao lòng trước một người con gái. Là một người lính thủy, tác giả Xuân Tình đã tinh tế, dồn nén cảm xúc sẻ chia, bộc bạch lòng mình nói hộ những người lính trẻ trong bài thơ “Bán đảo mùa Xuân” mà anh viết tặng Đoàn M46 Hải quân: “Lính trẻ bồi hồi, thèm bàn tay con gái - Mai xa rồi có chi mà ái ngại - Dặt dìu… người ở… người ơi!”.

Page 49: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

49TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

TRANG VĂN NGHỆ

Không xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Điệp khúc ấy cứ vọng về nơi hai đầu nỗi nhớ. Trường Sa hôm qua và hôm nay đã chuyển mình nhiều lắm. Từ những hoang đảo khô cằn mà bây giờ những lộc chồi đang bật dậy vời vợi giữa phong ba. Từ những bãi cạn xưa ấy bây giờ đã dập dìu thành bến cảng. Trường Sa ơi! Nơi trùng khơi tít tắp ấy ngày mỗi ngày đang gần lắm với chúng ta. Mạch nguồn thông tin đã không còn ngoài vùng phủ sóng như xưa, dòng điện sáng đã về với người lính đảo và

những ngư dân trên đảo. Điện năng lượng gió từ mặt trời nhen lên sự sống hiện hữu. Nhà giàn và các đảo đã có rau xanh, nơi Trường Sa lớn đã có lớp có trường, sớm chiều ríu ran tiếng cười con trẻ, hơi thở, nhịp đập của biển đảo - đất liền như đang quện vào nhau bắt nhịp sinh sôi.

Chia tay Trường Sa, tạm xa các anh, những đợt sóng cứ dào lên căng cuộn như lồng ngực lính trẻ đôi mươi, như ôm níu mạn tàu và nôn nao thổn thức muốn nói lời giã bạn. Để giờ đây anh có nghe không “lời người từ phố

biển” Trường Sa ơi! Hình hài đất mẹ thân yêu! Lòng tôi thầm gọi, thầm mong đợi và mãi luôn dõi về nơi ấy. Phải chăng, một mai nơi địa đầu tít tắp ấy là những đầu cầu đón những chuyến tàu du lịch với bầu bạn gần xa ra thăm đảo và được chứng kiến biết bao điều kỳ thú nơi các đảo. Níu lại khoảng cách gần hơn để Trường Sa một mai sẽ có thêm nhiều huyện đảo, thêm ríu ran bầy chim sẻ, lớp lớp cháu con được thỏa thuê “cấy cày” trên biển. Bao nhiêu tiềm năng, trữ lượng từ trong lòng biển đang chờ đón chúng ta…

Page 50: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

50 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

TRANG VĂN NGHỆ

Đô emĐố em gom nắng tháng baBởi vì giá rét... bà già đắp chănĐi học, trẻ nhỏ quấn khănNàng Bân đan áo thêm phần yêu anhTháng ba gió động cành chanhGió rung cành liễu... giăng mành sương rơi.Tháng ba lạnh rã lạnh rờiLàm chi có nắng, nàng ơi... gom gì?

Thuyền va biểnThuyền bơi trên hồ Than thởEm đang buông thả hồn thơNgười ơi! Cho ta nốt nhạcHoà vào cung phím mộng mơ.Sao em không nhả guồng tơ Cho anh đuổi hình bắt chữ Sao em cứ ngồi tư lự.Dõi nhìn... say đắm, ngẩn ngơ?Đường lên Đà Lạt sương mờMình em nơi hồ viễn mộngĐể người phương xa trông ngóngThuyền ơi! có nhớ Bến không..???

Ai nhớ ai quênGiá lạnh, sương lan ngọn gió mềm Buông trong tĩnh lặng toả hương êmLập loè đom đóm trong vườn tối Le lói sao trời quãng vắng đêm Nhớ HẠ... buồn tênh nơi bến cũ Sang THU... héo úa quạnh bên thềm Côn trùng rên rỉ lời ai oánKhách đã quên tình... Ta nhớ em!

Thơ PHẠM BÁ NHO

Hội viên CLB thơ huyện Đan Phượng; Hội viên CLB Thơ ca xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

PHẠM BÁ NHO, sinh: 13/1/1953 - ĐT: 01674155265

Page 51: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

51TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

VĂN BẢN - HƯỚNG DẪN

ỦY BAN TRUNG ƯƠNGMẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

BAN THƯỜNG TRỰC

Số: 32/HD-MTTW-BTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2016

HƯỚNG DẪNCông tác tham gia xây dựng chính quyền của

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp năm 2016

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bẩy Đoàn Chủ tịch, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (khóa VIII), Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hướng dẫn những nhiệm vụ trọng tâm công tác tham gia xây dựng chính quyền của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp năm 2016 như sau:

I. THAM GIA CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016-2021

1.1. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn công tác bầu cử và tổ chức tập huấn cho cán bộ Mặt trận toàn quốc về công tác bầu cử.

1.2. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia công tác bầu cử.

II. CÔNG TÁC THAM GIA XÂY DỰNG, TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT

2.1. Năm 2016, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục tập trung thực hiện tốt công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; chú trọng các dự án luật có liên quan trực tiếp tới quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước và của MTTQ Việt Nam.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội để xây dựng các dự thảo Nghị quyết liên tịch của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật MTTQ Việt Nam.

Ủy ban MTTQ Việt Nam các địa phương cần chú trọng phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương tham gia tổ chức việc góp ý, phản biện vào các dự án luật, cụ thể như:

Luật tiếp cận thông tin; Luật báo chí (sửa đổi); Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Luật biểu tình; Luật về hội; Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi);...

Page 52: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

52 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

VĂN BẢN - HƯỚNG DẪN

đồng thời chủ động tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương theo quy định của pháp luật.

2.2. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành Trung ương xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn công tác Thanh tra nhân dân theo Luật thanh tra, công tác giám sát đầu tư của cộng đồng theo Luật đầu tư công; về kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

2.3. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Năm 2016 tiếp tục tập trung tuyên truyền về Hiến pháp; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Luật đất đai (sửa đổi); Luật hòa giải ở cơ sở; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) và Luật tiếp công dân và các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương có tác động trực tiếp đến người dân ở cơ sở.

Tuyên truyền pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tuyên truyền kết quả của Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

2.4. Tiếp tục thực hiện và tổng kết Đề án “Tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2013-2016”. Quyết định số 1133/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm, các nhóm nòng cốt về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”.

III. CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức triển khai thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã - hội và Quy định về MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các hướng dẫn, kế hoạch liên quan của các cơ quan Trung ương.

3.1. Về công tác giám sát

- Ở Trung ương, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tập trung vào việc tiếp tục thực hiện các chương trình giám sát đã ký kết1. Tập trung triển khai 04 chương 1 Chương trình phối hợp về tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp; Chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014 – 2020; Chương trình phối hợp giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ sở y tế tư nhân; Chương trình phối hợp giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở; Chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện Luật khoa học và công nghệ và Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ; Chương trình phối hợp về giám sát việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế và hải quan; Chương trình phối hợp triển khai xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Page 53: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

53TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

VĂN BẢN - HƯỚNG DẪN

trình giám sát là: Đánh giá hài lòng của nhân dân; giám sát an toàn thực phẩm; giám sát về khoa học công nghệ; giám sát thủ tục thuế và hải quan; tiến hành sơ kết, tổng kết để đánh giá rút kinh nghiệm trong việc triển khai các hoạt động giám sát trong thời gian qua; xây dựng tài liệu hướng dẫn về công tác giám sát của Mặt trận; tổ chức tập huấn sâu rộng về kỹ năng giám sát, phản biện xã hội cho cán bộ Mặt trận các cấp; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, đánh giá các hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam các địa phương; sơ kết 3 năm thực hiện Quy chế Giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền (theo Quyết định số 217 và 218 của Bộ Chính trị).

- Ở địa phương: Căn cứ vào quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên ở địa phương chủ động xây dựng các chương trình giám sát; lựa chọn các nội dung giám sát phù hợp với thực tế tại địa phương. Ở cấp tỉnh, lựa chọn ít nhất 02 chương trình giám sát; ở cấp huyện, lựa chọn ít nhất 01 chương trình giám sát; Ở cấp xã, tập trung vào tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng để giám sát hoạt động của chính quyền cơ sở và các công trình đầu tư trên địa bàn cấp xã.

3.2. Về công tác phản biện xã hội

Việc thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội được tiến hành theo các quy định tại Chương VI Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chương III Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã - hội (Ban hành theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) và hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh tập trung phản biện các dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã tập trung phản biện các chương trình, đề án, dự án về kinh tế, xã hội có liên quan thiết thực tới người dân tại địa phương.

IV. PHỐI HỢP TỔ CHỨC CÁC HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TIẾP XÚC VỚI CỬ TRI, TỔNG HỢP Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI VÀ NHÂN DÂN

4.1. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ban Dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước báo cáo tại các kỳ họp của Quốc hội khóa XIV trong năm 2016; phối hợp giám sát việc thực hiện kiến nghị của cử tri và nhân dân.

4.2. Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh cần thực hiện tốt các nhiệm vụ của cấp mình và hướng dẫn, giúp đỡ Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã thực hiện tốt Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27/9/2012 giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

Page 54: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

54 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

VĂN BẢN - HƯỚNG DẪN

Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân địa phương và gửi về Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội để tổng hợp, báo cáo tại kỳ họp của Quốc hội trong năm 2016. Các vấn đề nêu ra cần có số liệu, địa chỉ cụ thể để chứng minh.

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chuẩn bị tốt nội dung báo cáo công tác MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền trong các kỳ họp của Hội đồng nhân dân.

V. CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN VÀ THAM GIA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

5.1. Tiếp tục đổi mới trong công tác tiếp công dân để phù hợp với những quy định mới của pháp luật về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam trong việc tiếp công dân và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. Lựa chọn một số vụ việc phức tạp, bức xúc để nghiên cứu và kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân; giám sát việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền đối với các vụ việc đã kiến nghị.

5.2. Chủ động nắm bắt tình hình các tầng lớp nhân dân ở những địa phương xảy ra khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài; chủ động tổ chức giám sát việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật.

VI. THAM GIA TUYỂN CHỌN THẨM PHÁN VÀ KIỂM SÁT VIÊN, GIỚI THIỆU HỘI THẨM NHÂN DÂN

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tham gia và thực hiện tốt công tác tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán và kiểm sát viên theo đúng các quy định của pháp luật và quy chế phối hợp công tác với các cơ quan nhà nước hữu quan. Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện phối hợp với Tòa án nhân dân cùng cấp lựa chọn người đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật để Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu làm Hội thẩm nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021.

Trên đây là những trọng tâm của công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền năm 2016. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nhiệm vụ và đặc điểm của từng địa phương để xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cho phù hợp với thực tiễn. Định kỳ 06 tháng, báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Nơi nhận:- Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân (BC);- PCT-TTK Vũ Trọng Kim và các PCT (BC);- Các ban, đơn vị trong cơ quan;- Ủy ban MTTQ các tỉnh, TP trực thuộc TW;- Các tổ chức CT - XH ở TW;- Lưu VT, DCPL.

TM. BAN THƯỜNG TRỰCPHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Pha

Page 55: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

55TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

VĂN BẢN - HƯỚNG DẪN

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHCỤC VĂN HÓA CƠ SỞ

Số: 221/VHCS-TTCĐV/v trang trí điểm bỏ phiếu Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các

cấp nhiệm kỳ 2016-2021

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2016

Kính gửi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Thông báo số 124-CV/VPHĐBCQG ngày 4 tháng 3 năm 2016 của Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia và triển khai, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bầu cử của Tiểu ban văn bản pháp luật và thông tin, tuyên truyền, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Văn hóa cơ sở thực hiện thiết kế mẫu trang trí địa điểm bỏ phiếu; mẫu khẩu hiệu tuyên truyền cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 cụ thể như sau:

I. NGUYÊN TẮC- Cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ

2016 - 2021 là ngày hội của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân lựa chọn những người xứng đáng, đại diện ý chí, nguyện vọng của nhân dân tham gia vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Do vậy, việc trang trí cổ động trong dịp bầu cử và trang trí địa điểm bỏ phiếu phải trang trọng, cảnh quan sạch đẹp, thuận tiện, an toàn và tiết kiệm.

- Phát huy sự sáng tạo trong việc trang trí điểm bỏ phiếu phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương, giữ gìn bản sắc dân tộc, văn minh, lịch sự.

II. MỘT SỐ YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRANG TRÍCăn cứ Thông tư số 02/2016/TT-BNV ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn

nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021:

1. Khẩu hiệu: Thể hiện kiểu chữ in hoa chân phương, đủ nét, đủ dấu, dễ đọc, phù hợp với không gian đảm bảo mỹ quan. (Mẫu minh họa 01)

2. Địa điểm bỏ phiêu: Cổng ra vào, khu vực bên ngoài phòng bỏ phiếu và khu vực bên trong phòng bỏ phiếu.

- Cổng ra vao: Treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, pa nô hoặc băng zôn nội dung địa danh hành chính và số thứ tự của điểm bỏ phiếu; khẩu hiệu, cờ trang trí phải trình bày đúng nội dung, trang trọng, tạo cảnh quan phù hợp với địa điểm bỏ phiếu. Không dùng màu đen và màu trắng làm cờ trang trí (cờ chuối). (Mẫu minh họa 08, 09, 10, 11)

Âm thanh, loa đài phát thanh theo nội dung, chương trình của Ban tổ chức bầu cử; âm nhạc, bài hát phù hợp với cuộc bầu cử.

- Khu vực bên ngoai phòng bỏ phiêu (trước phòng bỏ phiếu): có bảng niêm yết danh sách cử tri, danh sách và tiểu sử những người ứng cử; nội quy phòng bỏ phiếu, thể lệ bầu cử, tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân, phải được in rõ ràng, kích thước phù hợp, hình ảnh rõ nét, kiểu chữ dễ đọc, dễ theo dõi (Mẫu minh họa 12, 13, 14, 15).

Page 56: TẠP CHÍ MẶT TRẬN Chuyên đề cơ sởmattran.org.vn/Home/TapChi/so 148/TC Mat Tran so 151.pdf · Hóa có chủ trương quy hoạch, ... hội XII của Đảng đã chỉ

56 TẠP CHÍ MẶT TRẬN - Số 1 (151) - tháng 5/2016

VĂN BẢN - HƯỚNG DẪN

- Khu vực bên trong phòng bỏ phiêu:+ Phông chính có màu đẹp trang nhã, một màu, không hoa văn (không dùng màu đen và trắng);+ Phía trên cùng là khẩu hiệu “NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MUÔN NĂM !”;+ Phía bên trái phông có Quốc kỳ, ảnh hoặc tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh;+ Phía bên phải phông có các hàng chữ: Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội

đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; ngày 22 tháng 5 năm 2016; Khu vực bầu cử số...; xã (phường, thị trấn)..., huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)..., tỉnh (thành phố thuộc trung ương);

+ Phía trước phông chính, ở vị trí trung tâm đặt hòm phiếu trên bàn, khoảng cách đặt hòm phiếu và phông đủ thuận tiện cho việc bỏ phiếu. Hòm phiếu phải bảo đảm chắc chắn, trang trí sạch đẹp, phía mặt trước của hòm phiếu có dán hình Quốc huy, phía dưới có dòng chữ “HÒM PHIỂU”.

+ Hai bên tường phòng bỏ phiếu có treo khẩu hiệu tuyên truyền với nội dung:+ Khẩu hiệu 01: “Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là trực tiếp

góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân !”;+ Khẩu hiệu 02: “Sáng suốt lựa chọn những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho

ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân bầu vào Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021!”;

+ Bàn để Tổ bầu cử hướng dẫn, phát phiếu bầu, bàn để cử tri lựa chọn đại biểu viết phiếu bầu, bàn để Tổ bầu cử đóng dấu “ĐÃ BỎ PHIẾU” vào thẻ cử tri của cử tri đã bỏ phiếu bầu phải được bố trí khoa học, sạch sẽ, thuận tiện.

Cờ trang trí, cây cảnh, hoa... phải đảm bảo mỹ quan, sắp xếp sáng tạo, thuận tiện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng điểm bỏ phiếu. (Mẫu minh họa 16, 17, 18, 19, 20,21,22, 23, 24).

3. Tranh cổ động:a. In trên giấy kích thước 54 cm x 79 cm dán ở nơi công cộng, địa điểm bỏ phiếu.b. In, phóng trên pa nô mẫu tranh cổ động, các cụm cổ động, kích thước phù hợp với không

gian, dễ nhìn thấy từ xa, đảm bảo mỹ quan.III. TREO QUỐC KỲCác cơ quan, đơn vị treo Quốc kỳ, Đảng kỳ; hướng dẫn nhân dân treo Quốc kỳ thống nhất một

cách treo. Quốc kỳ phải được treo ở vị trí trang trọng phù hợp với cảnh quan, môi trường và bảo đảm an toàn giao thông. Cán Quốc kỳ cắm thẳng hoặc nghiêng 45 độ so với mặt phẳng nằm ngang.

Cục Văn hóa cơ sở đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cơ quan chức năng, tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai hướng dẫn cơ sở thực hiện./.

(Kèm theo công văn này là tập tài liệu, đĩa CD hướng dẫn trang trí điểm bỏ phiếu Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021).

Nơi nhận:- Như trên;- Thứ trưởng Huỳnh Văn Ái (để báo cáo);- Lãnh đạo Cục;- Lưu: VT, VHCS, QH.80.

CỤC TRƯỞNG(Đã ký)

Trịnh Thị Thủy