21
1 THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA THÔNG TIN VỀ CUỘC THI

THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

1

THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA THÔNG TIN VỀ CUỘC THI

Page 2: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

2

WELCOME!

CHÀO MỪNG CÁC BẠN! Chào mừng bạn đến với Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa - EPPIC!

Chúng tôi mong chờ nhận được hồ sơ đăng ký tham dự của bạn nộp cho #BeatPlasticPollution.

Hãy xem cuốn hướng dẫn này trước khi bạn nộp hồ sơ. Cuốn hướng dẫn này bao gồm tất cả

những thông tin mà bạn cần biết để áp dụng cho thử thách và tối đa hóa cơ hội được lựa chọn là

một trong số 10-15 thí sinh lọt vào vòng chung kết để đào tạo ươm mầm và tham dự Cuộc thi

Khởi nghiệp EPPIC.

THÔNG TIN CƠ SỞ VỀ RÁC THẢI NHỰA TẠI VỊNH HẠ LONG

THÔNG TIN CƠ SỞ VỀ RÁC THẢI NHỰA TẠI ĐẢO SAMUI

CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN

LIÊN HỆ

Page 3: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

3

EPPIC 2020 ĐỊA ĐIỂM I

VỊNH HẠ LONG, VIỆT NAM

THÔNG TIN CƠ SỞ VỀ RÁC THẢI NHỰA TẠI VỊNH HẠ LONG 1. VỊNH HẠ LONG .............................................................................................................................. 4

2. DÂN SỐ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ....................................................................................... 4

3. QUẢN LÝ RÁC ................................................................................................................................. 5

Rác thải nhựa đổ vào đại dương ....................................................................................................................................... 5

Thành phần rác thải nhựa .................................................................................................................................................... 6

4. 04 VẤN ĐỀ RÁC THẢI NHỰA CHỦ YẾU TẠI VỊNH HẠ LONG ......................................................... 7

Các hoạt động du lịch ........................................................................................................................................................... 7

Đánh bắt thủy hải sản ............................................................................................................................................................ 7

Cộng đồng cư dân trên các đảo nhỏ ............................................................................................................................... 8

Rác thải từ đất liền .................................................................................................................................................................. 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................... 9

Page 4: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

4

1. VỊNH HẠ LONG

Vịnh Hạ Long là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Theo đó, Vịnh Hạ Long đã xây dựng

một số kế hoạch cụ thể về bảo vệ môi trường, quản lý và phát triển du lịch và quy hoạch bảo tồn. Các

kế hoạch này bao gồm Vịnh Hạ Long đến năm 2020, đây là quy hoạch tổng thể về bảo tồn, quản lý và

phát triển Vịnh Hạ Long được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2001 và Kế hoạch quản lý toàn diện

Di sản Thế giới Vịnh Hạ Long 2010 - 2015 được chính quyền tỉnh phê duyệt năm 2010.

2. DÂN SỐ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

Từ góc độ hành chính, vùng biển Vịnh Hạ Long chủ yếu nằm giữa ba huyện Vân Đồn (với dân số 45.700

người), Cẩm Phả (với dân số 190.500 người) và Hạ Long (với dân số 240.800 người) thuộc tỉnh Quảng

Ninh. Thành phố Hạ Long là nơi đông dân cư nhất của tỉnh với 14 quận, huyện trong tổng dân số của

tỉnh là 1.265.000 người (Cục Thống kê Quảng Ninh, 2017).

Các hoạt động du lịch và đánh bắt thủy sản là những hoạt động nổi bật trong nền kinh tế của Vịnh Hạ

Long, tuy nhiên, thành phố này cũng phụ thuộc vào một số ngành công nghiệp khác, như khai khoáng.

Du lịch: Du lịch là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng nhất ở Vịnh Hạ Long. Theo

báo cáo của Sở Du lịch Quảng Ninh tại một Hội nghị Đánh giá gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã

đón khoảng 14 triệu lượt du khách trong năm 2019 - tăng 14% so với năm 2018 - với tổng

doanh thu là 29.000 tỷ đồng (1,25 tỷ USD) vượt so với mục tiêu kế hoạch khoảng 2.000 tỷ đồng

(86 triệu USD). Phần lớn khách du lịch này ở lại khu vực Vịnh Hạ Long.

Đánh bắt thủy sản: Theo báo cáo của VietFish Magazine (2019), năm 2017, tỉnh Quảng Ninh

có 20.600 ha ao nuôi và 9.600 lồng nuôi, sản xuất hơn 54.000 tấn, với các loài chủ chốt là tôm

(10.603 ha/11.558 tấn), nhuyễn thể hai mảnh vỏ (3.446 ha/23.216 tấn), cá nước ngọt (3.200

ha/10.507 tấn) và cá biển (1.700 ha/5.615 tấn).

Các hoạt động khác: Thành phố Hạ Long có 1.470 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, bao

gồm khai thác và chế biến than, đóng tàu, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến gỗ, lương thực

thực phẩm và may mặc.

Thành phố Hạ Long Thành phố Cẩm Phả Thành phố Vân Đồn

Page 5: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

5

3. QUẢN LÝ RÁC

RÁC THẢI NHỰA ĐỔ VÀO ĐẠI DƯƠNG

Dựa trên dự thảo báo cáo về quản lý rác thải rắn

tại tỉnh Quảng Ninh (Sở Tài nguyên và Môi trường

tỉnh Quảng Ninh, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam , 2020), một cuộc khảo sát vào cuối năm

2015 cho thấy khối lượng rác thải rắn được thu

gom tại Tỉnh Quang Ninh lên tới 464.040 tấn mỗi

năm. Số lượng này không bao gồm lượng rác thải

không được kiểm soát, số liệu được ước tính trên

tỷ lệ thu gom rác thải do các quận, huyện cung

cấp.

Giả sử tỷ lệ phần trăm trung bình rác thải nhựa là

15% (Đức Lương và cộng sự., 2013, Vetter-

Gindele và cộng sự, 2019), theo một ước tính hợp

lý vào năm 2020, tỉnh Quảng Ninh xả thải nhựa ở

mức 28.283 tấn mỗi năm.

Một mô hình thống kê (Hoàng Minh Giang, 2020)

đã được xây dựng trong dự án EPPIC để ước tính

lượng rác thải nhựa đổ vào đại dương. Mô hình

này lấy dữ liệu của dự thảo báo cáo được đề cập

ở trên. Kết quả mô hình hóa sơ bộ được trình bày

trong Bảng 1. Theo mô hình này, thành phố Hạ

Long là nơi xả thải nhựa ra đại dương lớn nhất

trong tỉnh (3.484 tấn mỗi năm), số lượng rác thải

này lớn hơn tổng lượng rác thải đến từ các vùng

nông thôn nơi có tỷ lệ thu gom rác thải thấp

(2.954 tấn mỗi năm). Huyện Cẩm Phả xả thải nhựa

1.459 tấn mỗi năm, trong khi Vân Đồn xả thải

nhựa 329 tấn mỗi năm.

Theo các tính toán này, khoảng 5.272 tấn rác thải

nhựa mỗi năm được thải ra đại dương bởi 3

huyện thuộc khu vực Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên,

TÓM TẮT MỘT SỐ PHÁT HIỆN

Lượng rác thải rắn thu gom tại tỉnh Quảng Ninh lên tới 464.040 tấn mỗi năm.

Lượng rác thải nhựa của ba thành phố Vân Đồn, Cẩm Phả và Hạ Long ước tính khoảng 28.283 tấn mỗi năm.

Lượng rác thải nhựa của ba thành phố Vân Đồn, Cẩm Phả và Hạ Long đổ vào đại dương ước tính khoảng

5.272 tấn mỗi năm.

Lượng rác thải nhựa của tỉnh Quảng ninh đổ vào đại dương ước tính khoảng 9,502 tấn mỗi năm.

Lượng rác thải được thu gom từ vùng biển Vịnh Hạ Long trong mỗi mùa du lịch ước tính là 6-7 tấn mỗi

ngày.

Các thành phần rác thải nhựa thường thấy phổ biến nhất là hộp xốp, hộp đựng đồ ăn trưa, túi nilon, phao

xốp và lưới đánh cá.

Page 6: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

6

một lượng rác thải đáng kể cũng được

xả ra từ các thành phố khác, mỗi năm

tổng cộng có khoảng 9.530 tấn rác thải

nhựa được thải ra biển ngoài khơi tỉnh

Quảng Ninh theo tính toán của mô

hình trên.

Quan sát sơ bộ này cho thấy khoảng

1.000 tấn rác thải mỗi năm được thu

gom từ biển thuộc khu vực Vịnh Hạ

Long (Truong Giang, 2019), theo một

vài nguồn dữ liệu khác, khoảng 7 tấn

rác mỗi ngày bị khách du lịch thải

xuống biển (Lã Nghĩa Hiếu, 2019), đây

là con số khá thực tế.

THÀNH PHẦN RÁC THẢI NHỰA

Một số ước tính về loại hình rác thải nhựa có thể được thực hiện dựa trên khảo sát do Green Hub tiến

hành ở một số khu vực của Việt Nam (Fabres, 2019). Cuộc khảo sát bao gồm khảo sát việc thu gom rác

thải nhựa tại 10 địa điểm, trong đó có một số điểm thu gom ở tỉnh Quảng Ninh. Theo khảo sát đó, các

loại rác thải nhựa phổ biến nhất là phao xốp, lưới nhỏ, thùng xốp, túi đựng hàng, nhựa cứng và nắp

chai.

Dựa trên các báo cáo chính thức được Lã Nghĩa Hiếu (2019) trích dẫn, 70 phần trăm rác được thu gom

từ các bãi biển Cọc Chèo và Áng Dù là các loại bọt biển, phần còn lại là túi nilon và vỏ chai nhựa, các

loại bao bì thực phẩm, lưới đánh cá và quần áo.

Một cuộc khảo sát sơ bộ được thực hiện trong dự án

EPPIC (Carlo Lupi, 2020) sử dụng phương pháp chụp

ảnh sáng tạo được thực hiện ở hai bên bờ của một con

kênh ở thành phố Hạ Long, đã xác nhận rằng bọt biển

và hộp đựng đồ ăn trưa chiếm hơn 70% lượng rác thải

nhựa và loại phổ biến thứ hai là túi đi chợ sử dụng một

lần (khoảng 20%). Tuy nhiên dữ liệu từ khảo sát này chỉ

giới hạn trong một khu vực rất nhỏ (300 m2).

Trong các trường hợp, tầm quan trọng tương đối của

hộp xốp, hộp đựng đồ ăn trưa và túi nilon so với các

loại rác thải khác là khá rõ ràng. Điều này cũng có thể

là do việc tái chế các loại rác thải này là tương đối khó

khăn so với các loại khác như chai nhựa là loại có thể

dễ bán hơn trên thị trường vật liệu nhựa tái chế.

Bảng 1 Mô hình tính toán rác thải nhựa xả vào đại dương từ các nguồn

trên đất liền (tấn/năm)

Thành phố/

Quận huyện Đô thị Nông thôn Tổng

Ba Chẽ 0 102 102

Tiên Yên 84 400 485

Đầm Hà 76 326 402

Bình Liêu 4 8 12

Hoành Bồ 147 240 387

Hạ Long 3.483 0 3.483

Cẩm Phả 1.281 178 1.459

Vân Đồn 102 226 329

Móng Cái 676 241 917

Hải Hà 114 409 523

Quảng Yên 39 51 90

Uông Bí 0 8 8

Cô Tô 92 70 161

Đông Triều 449 694 1.143

Tổng 6.548 2.954 9.502

Page 7: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

7

4. 04 VẤN ĐỀ RÁC THẢI NHỰA CHỦ YẾU TẠI VỊNH HẠ LONG

CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Theo Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long, trung bình mỗi ngày có khoảng 07 tấn rác thải bị người dân

địa phương và khách du lịch xả xuống biển, trong đó phần lớn là rác thải nhựa trôi nổi. Mỗi năm, có

khoảng 1.000 tấn rác được thu gom trên Vịnh. Trong 06 tháng đầu năm 2019, có 573 tấn rác đã được

thu gom, trong đó 220 tấn là rác thải ven biển và 353 tấn được thu gom trên biển (Lã Nghĩa Hiếu 2019).

Theo báo cáo của Trường Giang (2019), rác thải được xả liên tục từ bờ biển, từ hệ thống thoát nước thải

vào vịnh Hạ Long. Nhìn theo dọc bãi biển từ khu vực Bãi Cháy - Hòn Gai của thành phố Hạ Long, thành

phố Cẩm Phả, hoặc huyện Vân Đồn, các khu dân cư và khu du lịch rất gần nhau. Đặc biệt, ở Bãi Cháy

vào mùa hè, có khoảng 06 tấn rác được bỏ lại trên cát vào cuối mỗi ngày được các công nhân vệ sinh

môi trường thu dọn.

Mackay và Vrins (2018) đã tính toán rác thải xả ra từ các thuyền du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long

(thuyền hoạt động ban ngày và các thuyền hoạt động qua đêm). Dựa trên ước tính của họ, tổng lượng

rác thải phát sinh trên các tàu thuyền hoạt động (thuyền hoạt động ban ngày và các thuyền hoạt động

qua đêm và khách du lịch trên đất liền) bao gồm:

Rác thải rắn từ tàu thuyền: 09 tấn mỗi ngày

Nước thải từ tàu thuyền (màu xám): 101,9 m3 mỗi ngày

Nước thải từ tàu thuyền (màu đen): 386,7 m3 mỗi ngày

Rác thải rắn trên đất liền: 25 tấn mỗi ngày (tour du lịch, leo núi, hang động, thám hiểm, các

bãi biển, v.v.)

Dựa trên các phân tích trên, các biện pháp thí điểm cấm bán đồ nhựa sử dụng một lần trên tàu thuyền

đã được thực hiện từ tháng 08 năm 2019. Ban quản lý Vịnh Hạ Long cho biết 15 doanh nghiệp địa

phương cung cấp tàu thuyền du lịch, thuyền kayak và tàu cao tốc đã tham gia vào một chương trình thí

điểm cấm sử dụng đồ nhựa trên tàu thuyền tham quan, bắt đầu từ ngày 01 tháng 08 (Nguyễn Quy,

2019). Các chủ tàu thuyền đã thay thế nước đóng chai nhựa bằng bình nước lớn cố định và khách du

lịch đã được phát cốc thủy tinh làm bằng vật liệu thân thiện với môi trường. Khăn giấy ướt đã được thay

thế bằng khăn vải được thu gom sau khi sử dụng. Hiện chưa thu thập được dữ liệu nhằm đo hiệu quả

của chương trình thí điểm này đối với ô nhiễm nhựa trên Vịnh.

ĐÁNH BẮT THỦY HẢI SẢN

Không có dữ liệu đáng tin cậy liên quan đến rác thải phát sinh từ các hoạt động đánh bắt thủy hải sản.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Richardson và cộng sự (2019) ước tính rằng khoảng 5,7% lưới đánh cá,

8,6% bẫy cá và 29% dây câu cá đã bị thất lạc trong các đại dương trên thế giới vào năm 2017. Một

nghiên cứu tương tự cũng ước tính rằng trung bình trên mỗi con tàu đánh cá có 26 tấm lưới vây và 47,4

tấm lưới kéo và lưới chụp bị mắc lại dưới đại dương hàng năm.

Sự hiện diện của hộp xốp và lưới đánh cá với số lượng lớn dường như đã chứng minh rằng, cùng với

du lịch, các hoạt động đánh bắt thủy hải sản đang là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm rác thải nhựa

đại dương. Tuy nhiên, cả hoạt động du lịch và đánh bắt cá đều dựa vào một số lượng lớn tàu thuyền,

từ to đến rất nhỏ. Do đó, cung cấp phương tiện vận chuyển rác thải trong khu vực có thể là một phần

của giải pháp.

Page 8: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

8

CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN TRÊN CÁC ĐẢO NHỎ

Trong số khoảng 2.000 hòn đảo ở Vịnh Hạ Long, có khoảng 40 đảo có người sinh sống. Mặc dù lượng

rác thải do cư dân trên các đảo này tạo ra còn ít so với tổng lượng rác thải phát sinh tại Vịnh Hạ Long,

nhưng việc thu gom, xử lý và hủy bỏ rác thải nhựa trên đảo rất khó khăn và chủ yếu không theo cách

thân thiện với môi trường. Chẳng hạn, lò đốt rác ở Vân Đồn còn quá nhỏ để quản lý rác thải phát sinh

ở huyện này. Một cuộc khảo sát được thực hiện trong dự án EPPIC bởi nhóm UNDP tại đảo Quan Lạn

(huyện Vân Đồn) vào ngày 05 tháng 06 năm 2020 đã xác nhận những điều trên. Hòn đảo này có dân số

khoảng 7.000 người, số người gần như tăng gấp đôi trong mùa du lịch và vào cuối tuần. Quan Lạn có

8 ngôi làng, nhưng chỉ có 06 làng được thu gom rác thải. Từ đây rác thải được vận chuyển đến các cơ

sở xử lý tập trung để đốt. Ở 02 làng xa trung tâm (các làng đảo nhỏ), không có cầu nối với xã đảo, có

nghĩa là người dân thực hiện việc thu gom và đốt rác thải ngay trong vườn nhà. Bờ biển của xã đảo bị

ảnh hưởng bởi rác thải nhựa trôi dạt từ biển vào. Các đô thị đảo nhỏ vừa là mục tiêu vừa là nguồn gây

ô nhiễm rác thải nhựa.

RÁC THẢI TỪ ĐẤT LIỀN

Mặc dù không phải tất cả rác thải được tạo ra trên đất liền đều đổ ra đại dương, nhưng phần lớn dân

số Quảng Ninh sống trên đất liền, nên lượng rác thải nhựa được tạo ra trên đất liền có thể lớn hơn

lượng rác thải phát sinh từ các hoạt động trên biển. Vì hầu hết rác thải ở Quảng Ninh đều được tập kết

về các bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn, nên có khả năng cao là một phần đáng kể rác thải nhựa nhẹ

bị trôi tới Vịnh Hạ Long. Do đó, các phương pháp tiếp cận dựa trên việc giảm mức độ tiêu dùng nhựa

(bao gồm hạn chế hoặc cấm sử dụng các đồ nhựa sử dụng một lần), việc quản lý rác thải tốt hơn và

việc cải thiện phân loại rác thải có thể dẫn đến giảm lượng rác thải nhựa đổ vào đại dương. Các tính

toán được thực hiện cho tỉnh Quảng Ninh cho thấy khoảng 4.230 tấn rác thải nhựa khác được tạo ra từ

các huyện trên đất liền cũng trôi ra vịnh thông qua các sông và kênh rạch.

Page 9: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Carlo Lupi, 2020. Khảo sát hình ảnh vĩ mô biển và việc xả thải rác số lượng lớn dọc theo bờ biển Việt Nam. Khảo sát được thực

hiện cho UNDP: Kiểm tra phương pháp luận. UNDP, Hà Nội, Việt Nam.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2020. Báo cáo về quản lý rác thải rắn

tại tỉnh Quan Ninh - dự thảo.

Đức Lương, N., Minh Giang, H., Xuân Thành, B., The Hung, N., 2013. Những thách thức đối với thực tiễn quản lý rác thải rắn đô

thị tại Việt Nam. WasTech 1 (1), 17 - 21. https://doi.org/10.12777/wastech.1.1.2013.17-21.

Fabres, B., 2019. Phân tích ô nhiễm rác thải nhựa tại thành phố Hạ Long và các vấn đề kỹ thuật, nguồn xả thải, đầu vào cho Vịnh

Hạ Long: Báo cáo cho Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh - GreenHub.

Hoàng Minh Giang, 2020. Ước tính rò rỉ rác thải nhựa vào đại dương, Hà Nội.

Lã Nghĩa Hiếu, 2019. Vịnh Ha Long mỗi ngày phải 'gánh' 7 tấn rác thải. Đời sống.

Mackay, J. và Vrins, W., 2018. Báo cáo về Đoàn Tư vấn cho Di sản Thế giới Vịnh Hạ Long. Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Từ ngày

16 tháng 07 đến ngày 20 tháng 07 năm 2018, trang 56.

Nguyễn Quý, 2019. Vịnh Hạ Long thí điểm cấm sử dụng đồ nhựa trên tàu thuyền du lịch. Báo VnExpress Quốc tế

Richardson, K., Hardesty, B.D., Wilcox, C., 2019. Ước tính tỷ lệ mất ngư cụ ở quy mô toàn cầu: Tổng quan tài liệu và phân tích

tổng hợp. Cá Cá 20 (6), 1218-1231. https://doi.org/10.1111/faf.12407.

Trường Giang, 2019. Kỳ quan Vịnh Hạ Long. Tạp chí điện tử VOV.

Vetter-Gindele, J., Braun, A., Warth, G., Bùi, T.T.Q., Bachofer, F., Eltrop, L., 2019. Đánh giá về phát sinh rác thải và thành phần rác

thải rắn của hộ gia đình theo loại hình xây dựng tại Đà Nẵng, Việt Nam. Tài nguyên 8 (4), 171.

https://doi.org/10.3390/resource8040171.

Tạp chí VietFish, 2019. Quảng Ninh đặt mục tiêu trở thành thủ phủ tôm miền Bắc.

http://vietfishmagazine.com/aquestation/quang-ninh-aims-become-norths-shaleigh-capital.html (truy cập ngày 06 tháng

05 năm 2020)

Tập đoàn FLC (2019): Du lịch Quảng Ninh đạt được thành công lớn trong năm 2019 mà không bị ảnh hưởng bởi mùa du lịch

thấp điểm. Try cập tại https://www.flc.vn/en/bai-viet/without-being-affected-by-low-season-quang-ninh-tourism-gains-

huge-success-in-2019/, kiểm tra ngày 6/16/2020.

Page 10: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

10

EPPIC 2020 ĐỊA ĐIỂM II

ĐẢO SAMUI, THÁI LAN

THÔNG TIN CƠ SỞ VỀ RÁC THẢI NHỰA TẠI ĐẢO SAMUI

1. ĐẢO SAMUI .................................................................................................................................. 11

2. DÂN SỐ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ..................................................................................... 11

3. QUẢN LÝ RÁC THẢI ..................................................................................................................... 12

3.1. Rác thải đô thị trên đất liền ................................................................................................................................ 12

3.2. Cách mảnh rác đại dương ................................................................................................................................... 14

4. CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH VỀ RÁC THẢI NHỰA TRÊN ĐẢO SAMUI ................................................. 15

4.1. Rác thải nhựa từ đất liền ...................................................................................................................................... 16

4.2. Rác thải đại dương ................................................................................................................................................. 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... Error! Bookmark not defined.

Page 11: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

11

1. ĐẢO SAMUI

Đảo Samui (Koh Samui) là hòn đảo lớn nhất trong một quần đảo nằm ở vịnh miền trung của Thái Lan,

cách bờ biển phía đông bắc của tỉnh Surat Thani khoảng 20 km. Với diện tích khoảng 227 km2, đây là

hòn đảo lớn thứ ba của đất nước này (Hình 1).

Đảo Samui là một trong những điểm du lịch nổi tiếng thế giới của Thái Lan, sự nổi tiếng của hòn đảo

này kéo theo số lượng du khách ngày càng tăng. Theo chính quyền thành phố, trung bình mỗi ngày

đảo này đón 3.000 lượt khách du lịch, với công suất tới 22.623 phòng khách sạn.

Phần lõi của Đảo Samui chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới bao gồm ngọn núi lớn nhất Khao Pom (cao

635m).

Bờ biển phía tây của hòn đảo là thủ đô đầu tiên, Nathon, nơi vẫn còn nhiều văn phòng của chính phủ,

cũng như hai trong số năm bến tàu lớn của đảo. Nathon là cảng chính dành cho các hoạt động đánh

bắt cá và vận chuyển các phương tiện và hàng hóa từ đất liền ra đảo. Với vị trí là cảng chính và là khu

đô thị gần đất liền nhất, Nathon đã trở thành trung tâm thương mại cho người dân địa phương trên

đảo Samui. Gần đây, sự chuyển dịch để không còn phụ thuộc vào ngành công nghiệp dừa ở địa phương,

cùng với sự phát triển không ngừng của ngành du lịch và vị trí của sân bay đã dẫn đến sự gia tăng hoạt

động thương mại ở các thị trấn phía đông bắc là Chaweng và Bophut.

2. DÂN SỐ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

Năm 2017, tổng dân số của Samui là 1.950.768 người, trong đó 67.265 người đã được đăng ký và

1.883.503 chưa đăng ký.

Các hoạt động du lịch. Mặc dù nông nghiệp và đánh bắt thủy sản vẫn đóng một vai trò quan trọng

trong nền kinh tế, nhưng kể từ những năm 1980, đảo Samui đã tập trung vào lĩnh vực du lịch có lợi

nhuận cao hơn nhiều. Theo Bộ Du lịch và Thể thao, số lượng du khách năm 2017 đạt 2.511.617, tăng

7,23% so với năm trước đó (Hình 2).

Các hoạt động đánh bắt thủy sản. Hầu hết các hoạt động diễn ra trên các ngư trường địa phương

nhỏ dọc theo bờ biển để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại địa phương. Một số ít làm nghề cá nước ngọt,

Hình 1: Đảo Samui

Page 12: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

12

trong đó 30% sản phẩm dành cho tiêu dùng hộ gia đình và 70% còn lại dành cho thị trường và các nhà

hàng ở địa phương.

Chăn nuôi. Ngành này tương đối nhỏ, chủ yếu để tiêu thụ tại địa phương hoặc sử dụng trên

các trang trại. Vật nuôi bao gồm lợn, vịt, gà, trâu và bò.

Thương mại và dịch vụ. Hầu hết các hoạt động tập trung trong các cộng đồng và các khu du

lịch.

Công nghiệp. Công nghiệp nhẹ trên đảo chủ yếu bao gồm đồ nội thất làm từ gỗ dừa, các sản

phẩm công-nông nghiệp làm từ dừa (ví dụ dầu dừa), nước uống và đá.

3. QUẢN LÝ RÁC THẢI

3.1. RÁC THẢI ĐÔ THỊ TRÊN ĐẤT LIỀN

Số lượng rác thải đô thị đã tăng từ khoảng 52.000

tấn năm 2012 lên hơn 59.000 tấn năm 2017 (trung

bình 150 tấn mỗi ngày). (Bảng 1)

Lượng rác thải nhựa chiếm 18% tổng lượng rác thải

phát sinh, khoảng 10.800 tấn mỗi năm.

Một cuộc khảo sát quy mô nhỏ cho thấy rác thải

nhựa từ các cửa hàng tiện lợi chủ yếu là chai sữa

và hộp đựng thực phẩm (36%), tiếp theo là các mặt

hàng polyetylen nồng độ thấp (LDPE) (34%) và

polypropylen (PP) (10%). Lượng rác thải tạo ra

được ước tính là 17,27 kg/cửa hàng/tuần. Hiện có

khoảng 227 cửa hàng tiện lợi trên đảo Samui.

Một cuộc khảo sát tương tự được thực hiện tại các nhà hàng cho thấy phần lớn rác thải nhựa

bao gồm các chai nhựa PET (71%). Khối lượng phát sinh ước tính là 132 kg/nhà hàng/tuần. Hiện

có hơn 1.700 nhà hàng trên đảo Samui.

Bảng 1 Rác thải rắn đô thị trên đảo Samui

Năm Lượng rác thải đô thị

(tấn)

2012 51.942

2013 56.114

2014 41.914

2015 51.589

2016 59.927

2017 59.055

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật vệ sinh môi trường,

Thành phố Koh Samui)

613.672

497.776

721.423

467.057

659.957

526.938

782.932

496.707

0.000

100.000

200.000

300.000

400.000

500.000

600.000

700.000

800.000

Tháng 1 - tháng 3 Tháng 4 - tháng 6 Tháng 7 - tháng 9 Tháng 10 - tháng 12

Hình 2 Số lượng khách du lịch ở Samui

2016 2017

Tổng số từ năm 2016:

2.299.928 khách du lịch

Tổng số từ năm 2017:

2.466.534 khách du lịch

Page 13: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

13

Hầu hết rác thải đô thị được xử lý tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó một số loại rác là các

vật liệu có thể tái chế (ví dụ như chai nhựa, chai thủy tinh, giấy, kim loại, v.v.) được tìm thấy và

có thể được bán cho các đại lý đồng nát để vận chuyển tới nhà máy tái chế. Tuy nhiên hiện

chưa nắm được tỷ lệ rác được tái chế là bao nhiêu.

Với năng lực của bãi rác còn hạn chế, rác thải đô thị được nén và bọc trong các hình khối bằng

nhựa, mỗi hình khối khoảng một tấn và được vận chuyển về đất liền để quản lý. Ước tính mỗi

ngày có khoảng 20-30 hình khối được vận chuyển vào đất liền.

Đảo Samui có hệ thống quản lý rác thải còn hạn chế, mức độ nhận thức thấp và việc chôn lấp

rác thải trái phép là chuyện bình thường ở đây.

Một phân tích về thành phần rác thải của rác thải đô thị trên đất liền cho thấy thực phẩm thừa chiếm

tỷ lệ lớn nhất (63%), tiếp theo là nhựa (18%) và giấy (11%). (Bảng 2).

Các loại rác thải nhựa thường được tìm thấy ở Koh Samui

chủ yếu là rác từ các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.

Vật dụng cá nhân: ví dụ: bàn chải đánh răng, ống

kem đánh răng, dầu gội, túi xách, giày dép, khăn ăn,

v.v.

Bao bì thực phẩm: ví dụ: túi nilon, đĩa, bát, thìa, dĩa,

ống hút, chai nước, chai sữa, hộp đựng thực phẩm,

bao bì đồ ăn nhẹ, v.v.

Sản phẩm gia dụng: ví dụ: hộp nhựa, thảm, vải,

ống, vòi, dây thừng, keo, v.v

Thiết bị điện gia dụng: ví dụ: điện thoại di động,

máy fax, đồ nội thất, tủ lạnh, điều khiển máy điều

hòa nhiệt độ, điều khiển TV, bình giữ nhiệt, v.v.

Vật tư y tế: ví dụ: chai thuốc, ống thuốc, v.v.

Bảng 2 Thành phần rác thải đô thị Đảo Samui

Loại rác thải Thành phần

rác thải (%)

Thực phẩm thừa 63

Giấy 11

Nhựa 18

Thủy tinh 2

Cao su/da 1

Vải vụn 4

Khác 1

(Nguồn: Phòng kỹ thuật vệ sinh môi trường,

thành phố Koh Samui)

Ảnh: Tom O’Connell

Page 14: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

14

Một cuộc khảo sát tại 05 cửa hàng và 05 nhà hàng ở Koh Samui cho thấy, tính theo tỷ lệ phần tram,

thành phần rác thải nhựa như được liệt kê trong bảng sau (Bảng 3):

Bảng 3 Thành phần rác thải nhựa ở Koh Samui từ một cuộc khảo sát ngắn về các nhà hàng và cửa hàng tiện lợi (UNDP Bangkok,

2020)

Các loại rác thải nhựa

Lượng rác

thải phát sinh

(kg/tuần/

cửa hàng)

Tỷ lệ

rác thải

phát sinh

(%)

Lượng rác

thải phát sinh

(kg/tuần/

nhà hàng)

Tỷ lệ rác

thải phát

sinh (%)

1) Polyetylen terephthalate (PETE): Chai

nhựa đựng nước ngọt 0,70 4,05 20,60 15,59

2) Polyetylen mật độ cao (HDPE): Chai

đựng sữa, mỹ phẩm, dầu gội, v.v.; túi đựng

rau quả)

0,60 3,47 5,25 3,97

3) Polyvinyl clorua (PVC):

Vỉ thuốc tây, bao bì thực phẩm, chai dầu

thực vật)

0,57 3,30 0,00 0,00

4) Polyetylen mật độ thấp (LDPE):

Túi nilon đựng bánh mì, túi đựng thực

phẩm đông lạnh, túi đựng rác thải sinh

hoạt)

5,80 33,58 20,00 15,14

5) Polypropylen (PP):

Hộp đựng thức ăn mang đi, chai thuốc tây,

hộp đựng sữa chua)

1,70 9,84 40,00 30,28

6) Polystyren (PS):

Các đồ dùng ăn uống - chén, đĩa, bát, dao

thìa dĩa

1,60 9,26 15,00 11,36

7) Khác:

Lon nước tái sử dụng, túi đóng gói của

khách hàng, v.v.

6,30 36,48 31,25 23,66

Tổng (kg/tuần) 17,27 100,00 132,10 100,00

Số cửa hàng: 227 1.750

3.2. CÁCH MẢNH RÁC ĐẠI DƯƠNG

Một lượng đáng kể các mảnh rác từ đại dương trôi dạt đến bờ biển đảo Samui trong suốt cả năm. Thật

không may, không có số liệu thống kê chính thức về rác thải nhựa đại dương trên hòn đảo này do

không theo dõi và ghi lại cụ thể. Dữ liệu từ một phân tích năm 20171 về các mảnh rác đại dương trên

vùng biển Thái Lan được coi là đáng tin cậy nhất, phân tích này thể hiện chính xác tình trạng và đưa ra

các thông điệp chính về rác thải nhựa. Phân tích cho thấy rác thải nhựa chiếm khoảng 59% tổng lượng

rác thải đại dương, tiếp theo là chai thủy tinh (16%), hộp xốp đựng thức ăn (13%), dây thừng (7%) và

lon nước uống (5%).

Trong danh mục rác thải nhựa, túi nilon là thứ được tìm thấy nhiều nhất (42%), tiếp theo là chai nhựa

không dùng cho nước uống đóng chai (30%), ống hút nhựa và que trộn (11%) và chai nhựa đựng nước

uống (10%). Đáng tiếc là, việc phân loại rác đã không tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn quốc tế (ví

dụ: Hướng dẫn năm 2019 về giám sát và đánh giá rác thải nhựa trên đại dương).

1 Cục Tài nguyên biển và bờ biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan. [Trực tuyến] 2017. [Trích dẫn: 15 tháng 06 năm

2020]. http://tcc.dmcr.go.th/.

Page 15: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

15

Hình 3 Thành phần rác thải đại dương trên biển Thái Lan

(Nguồn: Cục Tài nguyên biển và bờ biển, Thái Lan (2017)

Chai nhựa dùng đựng nước uống, nước ngọt, sữa, nước ép trái cây, v.v., hầu hết được làm từ nhựa PET

và HDPE. Thông thường, ở Thái Lan, có hai loại chai nhựa đựng nước uống (Hình 4):

chai nhựa trong suốt, giống như thủy tinh làm bằng polyetylen terephthalate (PET), và

chai màu trắng làm từ polyetylen (PE).

Hình 4 Chai nước uống bằng nhựa thường được sử dụng ở Thái Lan

Chai nước uống PET Chai nước uống PE

4. CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH VỀ RÁC THẢI NHỰA TRÊN ĐẢO SAMUI

Du lịch. Không có dữ liệu đáng tin cậy liên quan đến rác thải do khách du lịch cá nhân và các đoàn

khách du lịch xả ra. Tuy nhiên, Cục kiểm soát ô nhiễm Thái Lan Thái Lan tính toán rằng lượng rác thải

phát sinh là 1,13 kg/người/ngày trên toàn quốc.

Hầu hết khách du lịch và nhà cung cấp dịch vụ vẫn thích các bao bì nhựa hơn các loại bao bì khác vì

những lo ngại về vấn đề vệ sinh, đặc biệt liên quan đến thực phẩm và nước uống, và vì chúng tiện lợi

và có chi phí tương đối thấp. Lượng rác thải nhựa này bị bỏ đi mà không được phân loại vì những lý do

được nêu sau đây.

Túi nilon, 41.8%

Nắp chai nhựa,

7.4%

Chai nhựa đựng

nước uống

9.8%

Ống hút nhựa

và que trộn

11.3%

Chai nhựa

không dùng

cho nước uống

đóng chai

29.6%

THÀNH PHẦN NHỰA TRONG RÁC THẢI ĐẠI DƯƠNG, 2017

Rác thải

nhựa

59%

Hộp xốp

đựng thức

ăn

13%

Lon nước

uống

5%

Dây thừng

7%

Chai thủy

tinh

16%

THÀNH PHẦN RÁC THẢI ĐẠI DƯƠNG

TRÊN BIỂN THÁI LAN, 2017

Page 16: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

16

4.1. RÁC THẢI NHỰA TỪ ĐẤT LIỀN

Có quá nhiều rác cần xử lý

Khoảng 120-150 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày

trên đảo Samui. Rác thải nhựa có giá trị kinh tế, như chai PET

thường được tách riêng và bán cho các cửa hàng tái chế. Rác

thải nhựa không bán được trên thị trường, chẳng hạn như

nhựa HDPE và nhựa dẻo, bị loại bỏ và lẫn với rác thải rắn đô

thị khác chờ chính quyền đưa đến các bãi chôn lấp. Đảo

Samui đang phải đối mặt với một thách thức đáng kể do

lượng rác thải tích lũy theo thời gian, với khoảng 300.000 tấn

chất đống trong diện tích 15 ha.

Hiện tại, giải pháp dễ dàng trước mắt là ép nén và bọc rác

thải trong các hình khối bằng nhựa sau đó vận chuyển trước

khi phân loại vào đất liền để xử lý. Lý do để thực hiện việc này

bao gồm:

Một số cá nhân và cộng đồng nhận thức rằng việc

phân loại rác thải là nhiệm vụ của chính quyền thành

phố, vì họ đã đóng phí thu gom rác thải.

Thiếu các giải pháp sáng tạo để hỗ trợ quản lý rác

thải và ô nhiễm rác thải nhựa.

Thiếu các cơ sở tái chế và xử lý để giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa.

Thiếu các lựa chọn thay thế đồ nhựa sử dụng một lần, hoặc thiếu kiến thức về chúng.

Nhận thức về phân loại và quản lý rác thải không được phổ biến trên toàn đảo và chỉ có sự

tham gia hạn chế của các doanh nghiệp và cộng đồng trong phân loại rác thải.

Thiếu hoặc khó tiếp cận các điểm tập kết rác thải nhựa.

Chôn lấp rác thải trái phép

Chôn lấp rác thải lúc nửa đêm hoặc đổ trộm rác thải trái phép ở các vùng sâu vùng xa khiến thành phố

khó theo dõi và thu gom rác thải vì nguồn lực hạn chế (cả nhân lực và tài chính).

Ảnh: Supapong Chaolan, Bangkok Post

Page 17: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

17

4.2. RÁC THẢI ĐẠI DƯƠNG

Rác thải đại dương trôi từ nơi khác đến, cần phải tập trung giám sát, báo cáo và đánh giá trên đảo

Samui (và Thái Lan nói chung). Kết quả của một cuộc phỏng vấn một nhà hoạt động thuộc nhóm

Trashhero cũng phù hợp với những thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng các mảnh

vụn rác thải đại dương ở Thái Lan chủ yếu đến từ các khu du lịch bao gồm các loại chai nhựa, chai

thủy tinh, bọt biển, lưới đánh cá, dây thừng, túi nilon, mũ nhựa, thuốc lá, ống hút và các rác thải khác

từ các hoạt động của con người trôi xuôi dòng từ sông ra biển.

Trên đảo Samui hiện không có một phương pháp tiếp cận có hệ thống nào để xử lý rác thải đại

dương. Các khách sạn thường dọn sạch bãi biển trước mặt của họ. Chỉ có một vài nhóm tình nguyện

thu gom rác thải trên các bãi biển vào Chủ nhật hàng tuần. Thông qua các hoạt động của họ, túi nilon

được thu gom để mang đi làm sạch và sấy khô dùng cho một dự án gạch sinh thái. Rác thải nhựa

không thể tái chế sẽ được tập trung lại để Thành phố Koh Samui thu gom và xử lý.

Nguồn: https://www.samuimala.com/trash-hero/

Page 18: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bright Management Consulting, Co., Ltd., 2019. Final report for Development of Carbon Footprint for City and the Low Carbon

Sustainable Urban Development Planning for Koh Samui Municipality.

Department of Marine and Coastal Resources, Ministry of Natural Resources and Environment, Thailand, 2017. [Online]

Available at: http://tcc.dmcr.go.th/

[Accessed 15 June 2020].

Ministry of Tourism and Sports, 2017. [Online]

Available at: http://mots.go.th/

[Accessed 11 June 2020].

Personal communication with a representative from Samui Gold Bin in June 2020.

Personal communication with a representative from Trash Hero in June 2020.

Pollution Control Department, Ministry of Natural Resources and Environment, 2018. Thailand State of Pollution Report 2017,

Bangkok. [Online]

Available at: http://www.oic.go.th/FILEWEB/CABINFOCENTER3/DRAWER056/GENERAL/DATA0001/00001279.PDF

Samui Mala, 2019. Ecobrick. [Photo] [Online]

Available at: https://www.samuimala.com/ecobrick1/

[Accessed 15 June 2020].

Tom O'Connell, 2018, The eco-warriors striving to save Koh Samui's breath taking beaches. [Online]

Available at: https://southeastasiaglobe.com/saving-koh-samui/

[Accessed 15 June 2020].

Page 19: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

19

CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN

I. CƠ QUAN TỔ CHỨC

Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa (sau đây gọi là EPPIC) được tổ chức bởi Chương

trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Việt Nam. Trong các phần sau đây, UNDP được gọi là “Cơ quan

tổ chức”.

II. CUỘC THI EPPIC

Cuộc thi dành cho bất kỳ cá nhân và tổ chức nào (bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận,

các tổ chức học thuật và các tổ chức công lập) muốn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm

nhựa trong khu vực ASEAN.

Cuộc thi sẽ kéo dài từ tháng 06 đến tháng 11 năm 2020 và từ tháng 02 đến tháng 07 năm 2021. Cuộc

thi sẽ diễn ra tại Vịnh Hạ Long (Việt Nam) và Koh Samui (Thái Lan) vào năm 2020 và hai địa điểm nữa ở

Indonesia và Philippines vào năm 2021. Thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi là 06 tuần mỗi năm: từ

ngày 25 tháng 06 đến ngày 20 tháng 08 năm 2020.

Sau đó, một nhóm chuyên gia của UNDP sẽ lựa chọn từ 10 đến 15 người vào chung kết để tham gia

chương trình ươm tạo giải pháp kéo dài 03 tháng. Vào cuối chương trình 03 tháng, 10 đến 15 người

vào chung kết sẽ trình bày các giải pháp của họ trong Vòng thi Chung kết Khởi nghiệp EPPIC.

Từ 2 đến 4 người vào chung kết sẽ được lựa chọn là người chiến thắng của EPPIC 2020. Mỗi người chiến

thắng sẽ được nhận tới 18.000 USD mỗi người và họ sẽ được đăng ký vào chương trình Tăng tốc Tác

động diễn ra trong 09 tháng. Vào năm 2020, chương trình ươm tạo và tăng tốc sẽ được UNDP Impact

Aim thực hiện. UNDP Impact Aim là cơ quan thúc đẩy có mục tiêu hỗ trợ Việt Nam đạt được các Mục

tiêu Phát triển Bền vững vào năm 2030 bằng cách khuếch đại các tác động tích cực đến xã hội và môi

trường của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại địa phương.

III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ

Để đăng ký, người tham gia phải tuân thủ tất cả các yêu cầu tối thiểu sau đây:

1. Ít nhất một thành viên trong nhóm phải là công dân của một quốc gia ASEAN.

2. Ít nhất một thành viên trong nhóm phải có khả năng giao tiếp và trình bày giải pháp rõ ràng

bằng tiếng Anh.

3. Người tham gia không cần phải là một pháp nhân tại thời điểm nộp đơn. Tuy nhiên, nếu họ

được chọn là người chiến thắng trong Vòng Chung kết của Cuộc thi Khởi nghiệp EPPIC vào

tháng 11 năm 2020, tổ chức hoặc cá nhân đó phải đăng ký pháp nhân tại một trong các quốc

gia thành viên ASEAN để được đào tạo ươm mầm và nhận nguồn vốn mồi..

Mỗi năm, người tham gia có thể nộp hồ sơ đăng ký một địa điểm của dự án. Đối với năm 2020, người

tham gia cần xác định rõ mình sẽ nộp hồ sơ cho địa điểm thử thách tại Vịnh Hạ Long (Việt Nam) hay

Koh Samui (Thái Lan). Người tham gia được phép nộp hồ sơ đăng ký cuộc thi thử thách cho cả năm

2020 và năm 2021.

Đơn đăng ký sẽ phải trả lời các câu hỏi được nêu trên website và tải lên các tài liệu sau đây:

1. Một trang sơ yếu lý lịch của các thành viên trong nhóm sẽ tham gia chương trình ươm tạo,

nếu được lựa chọn. (Tối đa 3 người). Bao gồm địa chỉ, địa chỉ email và số điện thoại liên lạc.

Page 20: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

20

2. Một trong các lựa chọn sau:

A. Trình chiếu giải pháp trên slide (tối đa 5 slides)

HOẶC

B. Bản mô tả ý tưởng giải pháp của bạn (tối đa 2 trang)

3. Tùy chọn:

Ứng viên được khuyến khích sử dụng các định dạng sáng tạo và đổi mới để trình bày ý tưởng

của mình, bao gồm cả việc sử dụng video (tối đa một phút), đồ họa hoặc các định dạng khác.

Ứng viên được khuyến khích gửi bất kỳ giải thưởng, chứng chỉ hoặc bằng sáng chế nào đã từng

nhận được liên quan đến giải pháp của mình.

Người tham gia phải tải hồ sơ của họ lên trang web EPPIC: http://www.plasticchallenge.undp.org.vn/

Các bài dự thi sẽ được lựa chọn dựa trên sáu yếu tố quan trọng (tính khả thi, tính sáng tạo, tiềm năng

tại địa phương, khả năng nhân rộng, tính bền vững và tác động), và thành phần của nhóm.

1. GIẢI PHÁP

Tính khả thi (20%): là tiêu chí để chứng minh tính khả thi của giải pháp về tác dụng giảm thiểu

ô nhiễm rác thải nhựa. Khuyến khích nêu ra các thành công đã được chứng minh trong việc

giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Tính sáng tạo (20%): là tiêu chí thể hiện sự sáng tạo trong ý tưởng của bạn về việc sử dụng

các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ hoặc phương pháp mới để giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Các giải pháp đã thành công ở nơi khác nhưng chưa được áp dụng tại các địa điểm thử thách

của EPPIC được hoan nghênh áp dụng.

Tính phù hợp (15%): là tiêu chí để xem xét mức độ phù hợp của giải pháp với mục tiêu thử

thách cụ thể là giảm thiểu ô nhiễm chất thải và rác thải nhựa tại một trong hai địa điểm của

EPPIC. Các giải pháp cũng cần phù hợp với nhu cầu và bối cảnh ở địa phương.

Tính nhân rộng (10%): là tiêu chí đánh giá khả năng nhân rộng và triển khai giải pháp trong

các bối cảnh khác nhau. Tiềm năng phát triển và áp dụng giải pháp tại các cộng đồng khác ở

Việt Nam, Thái Lan và thậm chí ở các nước ASEAN khác của các giải pháp cũng sẽ được đánh

giá.

Tính bền vững (10%): là tiêu chí đánh giá tính bền vững về khía cạnh vận hành và tài chính

của giải pháp. Giải pháp nên có kế hoạch dài hạn đảm bảo tính bền vững, bao gồm đảm bảo

nguồn tài chính cho việc triển khai giải pháp.

Tác động (10%): là tiêu chí thể hiện các tác động xã hội và môi trường tiềm năng của các giải

pháp, bao gồm tác động tiềm năng của giải pháp đối với sinh kế địa phương, bình đẳng giới

và phát triển cộng đồng địa phương với quy mô lớn hơn. Hồ sơ đăng ký phải chứng minh được

đóng góp cho việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và các Chỉ tiêu, cụ thể:

o SDG 14.1: Giảm thiểu ô nhiễm

o SDG 1: Chấm dứt nghèo đói dưới mọi hình thức ở mọi nơi

o SDG 5: Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái

o SDG 10: Giảm bất bình đẳng trong và giữa các cộng đồng

2. ĐỘI DỰ THI

Đa dạng & bao trùm (10%): là tiêu chí đánh giá sự đa dạng trong đội và sự tham gia của các

thành viên nữ.

Các kỹ năng bổ sung (5%): là tiêu chí đánh giá tính cân bằng giữa khả năng vận hành và khả

năng kỹ thuật của các thành viên trong nhóm.

Page 21: THỬ THÁCH SÁNG TẠO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM RÁC THẢI …

21

Các hồ sơ sẽ được đánh giá bởi một hội đồng bao gồm các chuyên gia của UNDP, trong khi vòng thi

chung kết khởi nghiệp sẽ được đánh giá bởi một Hội đồng Giám khảo.

Năm 2020, Ban Giám khảo sẽ bao gồm Kari Synnove, Regula Schegg, Sara Wingstrand, Giulio

Quaggiotto, Supinya Srithongkul, và hai người nữa sẽ được công bố sau. Người nộp hồ sơ không có

quyền kháng cáo lại quyết định của Ban Giám khảo và Ban Giám khảo có quyền không lựa chọn người

chiến thắng.

Các hồ sơ không đầy đủ sẽ bị loại. TOP 10-15 người chiến thắng sẽ có 07 ngày để liên hệ với Ban tổ

chức và cung cấp các thông tin cá nhân. Nếu sau thời gian đó mà người chiến thắng không liên hệ với

Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ gọi người tiếp theo lọt vào chung kết cho thử thách đó. Quy tắc tương tự

sẽ áp dụng cho vòng chung kết.

IV. CÁC YÊU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN

Với việc nộp hồ sơ, ứng viên khẳng định rằng mình sở hữu các giải pháp và mọi quyền sở hữu trí tuệ/tài

sản có liên quan. Các giải pháp đề xuất không thể là tài sản của các bên thứ ba. UNDP và bất kỳ đối tác

nào khác tham gia cuộc thi sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khiếu nại nào liên quan đến cuộc thi

này. Những người tham gia hoàn toàn chịu trách nhiệm cho các giải pháp đề xuất của mình. UNDP có

quyền loại bỏ bất kỳ người tham gia nào không chứng minh được quyền tác giả của các giải pháp.

Theo Quy trình và Chính sách Hoạt động và Chương trình của UNDP, quyền sở hữu trí tuệ của các giải

pháp chiến thắng cuối cùng của EPPIC sẽ thuộc về UNDP. Sau khi lựa chọn các giải pháp chiến thắng,

UNDP sẽ thỏa thuận với các đội chiến thắng về việc cấp các giấy phép cần thiết cho nhà phát triển ý

tưởng, bao gồm cả việc cấp giấy phép vĩnh viễn cho các nhóm nếu phù hợp.

UNDP có thể sửa đổi, diễn giải và đưa ra giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thể lệ hoặc trao

giải thưởng của cuộc thi. Quyết định này sẽ không được kháng nghị. Đầu tiên và quan trọng nhất, UNDP

sẽ hành động trong trường hợp các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc không được tôn trọng.

V. BẢO MẬT THÔNG TIN

Với việc tham gia cuộc thi EPPIC, (các) cá nhân và/hoặc các nhóm chấp nhận các điều khoản đã được

nêu trong Bản các điều khoản và điều kiện này, đồng ý bị ràng buộc bởi các quyết định của ban tổ chức

và/hoặc hội đồng giám khảo, và đảm bảo rằng các ứng viên đủ điều kiện tham gia cuộc thi. Nếu ứng

viên không thể chấp nhận tất cả các điều khoản và điều kiện chính thức này, vui lòng không gửi bài dự

thi.

VI. TRUYỀN THÔNG

Các nhóm được lựa chọn và những người lọt vào vòng chung kết sẽ được công bố trên trang web của

EPPIC, các mạng xã hội và trong thông cáo báo chí.

LIÊN HỆ Bạn có câu hỏi nào về EPPIC không?

Liên lạc với chúng tôi tại [email protected]