24
Thị trường trái phiếu ở Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như bù đắp cho các khoản thiếu hụt tạm thời, nhà nước và các doanh nghiệp có nhiều phương thức huy động vốn khác nhau. Bên cạnh các kênh huy động vốn: vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu….phát hành trái phiếu cũng là kênh huy động vốn rất quan trọng đối với nền kinh tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời cách đây hơn 10 năm nhưng thị trường trái phiếu chỉ mới bắt đầu phát triển trong vài năm trở lại đây và dường như nó vẫn còn xa lạ đối với nhiều nhà đầu tư. Do đó, để có thể hiểu rõ hơn về thị trường trái phiếu của Việt Nam trong thời gian qua hoạt động như thế nào cũng như định hướng phát triển nên chúng tôi chọn đề tài: “Giới thiệu về thị trường trái phiếu ở Việt Nam”. A. KHÁI QUÁT VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 1. Trái phiếu 1.1 Khái niệm: Theo Luật chứng khoán Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 70/2006/QH11 thì trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Theo định nghĩa của các tài liệu khác thì trái phiếu là một loại chứng khoán qui định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoản thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi đáo hạn. 1

Thi Truong Trai Phieu

  • Upload
    binh

  • View
    17

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Thi Truong Trai Phieu

Citation preview

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦUĐể phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như bù đắp cho các khoản thiếu hụt tạm

thời, nhà nước và các doanh nghiệp có nhiều phương thức huy động vốn khác nhau. Bên cạnh các

kênh huy động vốn: vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu….phát hành trái phiếu cũng là kênh huy

động vốn rất quan trọng đối với nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời cách đây hơn 10 năm nhưng thị trường trái phiếu chỉ

mới bắt đầu phát triển trong vài năm trở lại đây và dường như nó vẫn còn xa lạ đối với nhiều nhà

đầu tư. Do đó, để có thể hiểu rõ hơn về thị trường trái phiếu của Việt Nam trong thời gian qua hoạt

động như thế nào cũng như định hướng phát triển nên chúng tôi chọn đề tài: “Giới thiệu về thị

trường trái phiếu ở Việt Nam”.

A. KHÁI QUÁT VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

1. Trái phiếu

1.1 Khái niệm:

Theo Luật chứng khoán Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 70/2006/QH11 thì trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.

Theo định nghĩa của các tài liệu khác thì trái phiếu là một loại chứng khoán qui định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoản thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi đáo hạn.

1.2 Các loại trái phiếu

1.2.1 Căn cứ vào phương thức trả lãi

Trái phiếu Coupon: là trái phiếu có phương thức trả lãi cố định, đều đặn theo định kỳ (thường là 06 tháng/lần và 01 năm/lần).

Trái phiếu Zero Coupon (Trái phiếu chiết khấu khống): là trái phiếu không trả lãi theo định kỳ. Người mua sẽ nhận được tiền lãi ngay khi mua bằng cách khấu trừ vào tiền mua trái phiếu, và khi đáo hạn trái chủ sẽ nhận được vốn gốc bằng với mệnh giá. Do đó, trái phiếu loại này có giá bán thấp hơn mệnh giá.

1.2.2 Căn cứ vào việc ghi danh hoặc không ghi danh

1

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành. Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay.

Trái phiếu ghi danh: là trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn lãi.

1.2.3 Căn cứ vào đối tượng phát hành

Trái phiếu chính phủ: là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc là công cụ để điều hành chính sách tiền tệ. Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao.

Có thể trái phiếu chính phủ được chia nhỏ thêm hai loại:

+ Do chính quyền trung ương phát hành: nhằm bù đắp các khoản chi đầu tư của ngân hàng trung ương, kiểm soát lạm phát, điều hành chính sách tiền tệ… như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc do chính phủ phát hành và trái phiếu đầu tư.

+ Do chính quyền địa phương phát hành nhằm mục đích bù đắp các khoản chi đầu tư của Ngân sách địa phương như: tải trợ cho các công trình (trái phiếu công trình), tài trợ cho các dự án đô thị (trái phiếu đô thị), do kho bạc địa phương phát hành khi huy động vốn để bổ sung bù đắp ngân sách địa phương (trái phiếu kho bạc địa phương).

Trái phiếu công ty (Trái phiếu doanh nghiệp): là trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn trung và dài hạn. Trái phiếu công ty có đặc điểm chung là trái chủ được trả lại định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham gia vào các quyết định của công ty. Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu.

1.2.4 Căn cứ vào tính chuyển đổi

Trái phiếu không thể chuyển đổi: là loại trái phiếu không có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu.

Trái phiếu có thể chuyển đổi: Theo như đúng tên gọi của nó, trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của cùng một tổ chức phát hành theo những điều kiện được xác định trước. Khi được phát hành lần đầu, trái phiếu này đóng vai trò như một loại trái phiếu doanh nghiệp thông thường, có mức lãi suất thấp hơn một chút. Vì các trái phiếu chuyển đổi thường có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu và người nắm giữ cũng sẽ hưởng lợi từ việc tăng giá của cổ phiếu nên các công ty thường đưa ra lãi suất thấp đối với các trái phiếu chuyển đổi. Nếu như công ty hoạt động kém hiệu quả thì trái phiếu sẽ không có khả năng chuyển đổi, do đó các nhà đầu tư sẽ nhận được khoản lợi tức mà trái phiếu này mang lại.

2. Thị trường trái phiếu

2

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn, là nơi giao dịch và mua bán các loại trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này có thể là các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương hay trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường giao dịch trái phiếu có thể là thị trường giao dịch chính thức hoặc thị trường giao dịch phi chính thức.

2.1 Thị trường trái phiếu sơ cấp

Là thị trường giao dịch các loại trái phiếu được phát hành ra công chúng lần đầu thông qua các kênh phát hành như: phát hành rộng rãi ra công chúng (Initial Public Offering – IPO) thông qua phương thức đấu thầu lãi suất hay thông qua một số tổ chức bảo lãnh rồi sau đó phát hành ra công chúng.

2.2 Thị trường trái phiếu thứ cấp

Là thị trường giao dịch các loại trái phiếu đã được phát hành thông qua thị trường trái phiếu sơ cấp nhằm làm thay đổi quyền sở hữu trái phiếu và tăng tính thanh khoản của thị trường.

2.3 Các chủ thể tham gia thị trường

Chủ thể phát hành: là những người huy động trên thị trường bằng cách phát hành và bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Bao gồm: Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là Chính phủ và các doanh nghiệp.

Chủ thể đầu tư: là những người có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và họ dùng số vốn này đầu tư vào thị trường trái phiếu. Bao gồm các nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức.

Chủ thể trung gian: là những người có vai trò môi giới, tư vấn hay bào lãnh cho chủ thể phát hành ở thị trường sơ cấp, là người tư vấn và môi giới cho chủ thể đầu tư trên thị trường thứ cấp.

2.4 Vai trò của thị trường trái phiếu

2.4.1 Đối với nền kinh tế

Thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn nhanh chóng và hiệu quả: Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Đây là thị trường có khả năng huy động các nguồn vốn phân tán, tạm thời nhàn rỗi trong toàn xã hội vào công cuộc đầu tư cho nền kinh tế.

Thị trường trái phiếu thường có quy mô lớn và độ sâu nên thường hỗ trợ tốt hơn nhu cầu vốn đầu tư dài hạn trong nền kinh tế, góp phần tạo ra một cấu trúc thị trường vốn vững chắc, thúc đẩy phát triển ổn định bền vững.

Huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu sẽ làm giảm sự tập trung vào hệ thống ngân hàng, đặc biệt là từ thị trường trái phiếu công ty vừa có thể huy động được nguồn vốn dồi dào từ xã hội góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Ngoài ra, điều này tạo sự cân đối trong việc huy động vốn và cho vay vốn của ngân hàng, làm giảm nhẹ các sai lệch kép và do đó hạ thấp nguy cơ nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng về cán cân vốn.

2.4.2 Đối với chính phủ

3

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

Toàn bộ các khoản chi tiêu quốc gia đều từ khoản thu ngân sách nhà nước, nhưng NSNN luôn không đủ chi và luôn đứng trước nguy cơ thâm hụt. Do đó, chính phủ rất cần nguồn tài chính để giải quyết nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư và bù đắp thiếu hụt ngân sách quốc gia. Vì vậy, phát hành trái phiếu là kênh huy động vốn của chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế và xã hội.

Ngoài ra, đối với chính phủ, một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng là vừa quản lý quỹ mô nền kinh tế vừa đảm bảo vai trò của “người trọng tài” tạo môi trường bình đẳng thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế phát triển bền vững. Thông qua phát hành trái phiếu và đầu tư vào trái phiếu chính phủ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc phân phối và tái phân phối nguồn lực tài chính, định hướng hoạt động đầu tư trong nền kinh tế.

2.4.3 Đối với tổ chức phát hành

Phát hành trái phiếu đảm bảo cho doanh nghiệp được sử dụng một nguồn vốn ổn định và dài hạn, trong khi vay ngân hàng thường là ngắn hạn.

Trong trường hợp doanh nghiệp cần vốn nhưng ngại phát hành cổ phiếu rộng rãi vì sợ phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm pha loãng quyền sở hữu trong doanh nghiệp…thì phát hành trái phiếu là một giải pháp tối ưu.

Chi phí sử dụng vốn khi phát hành trái phiếu thấp hơn phát hành cổ phiếu do đặc điểm của trái phiếu có tính ổn định, chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu.

2.4.4 Đối với nhà đầu tư

Thị trường trái phiếu góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, cung cấp cho các nhà đầu tư ngày càng nhiều lựa chọn để đa dạng hóa danh mục đầu tư phù hợp với những khẩu vị rủi ro khác nhau. Trái phiếu chính phủ với độ an toàn cao nhưng lãi suất không hấp dẫn bằng trái phiếu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đầu tư vào cổ phiếu sẽ đem lại cho nhà đầu tư tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhưng tương ứng với mức rủi ro cao hơn. Thị trường trái phiếu với các loại trái phiếu và kỳ hạn khác nhautạo thêm cho nhà đầu tư lựa chọn các phương án đầu tư phù hợp.

B. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM1. Lịch sử hình thành và phát triển

- Trước năm 2000, thị trường trái phiếu ở nước ta chưa phát triển, thị trường mở chưa hình thành. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới, Chính phủ có phát hành một số công cụ nợ, tức là trái phiếu thường với các tên gọi khác nhau, như: công trái giáo dục, công trái quốc gia, trái phiếu kho bạc... Bên cạnh đó các ngân hàng thương mại, tập trung là ngân hàng thương mại nhà nước, phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi (có kỳ hạn trên 1 năm cũng có thể gọi là một dạng trái phiếu). Song, tất cả các loại trái phiếu đó hầu như chỉ xuất hiện trên thị trường sơ cấp, được thanh toán cho người mua một lần khi đến hạn.

4

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

- Đến tháng 7/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) chính thức đi vào hoạt động. Sau đó, một số TPCP được niêm yết giao dịch trên Trung tâm này đánh dấu sự ra đời của TTTP thứ cấp. Cùng với việc NHNN tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN (có thời hạn dưới 1 năm), thì tại HOSE cũng tổ chức đấu thầu một số loại TPCP. Đây là hoạt động đầu tiên nhằm thúc đẩy sự phát triển của TTTP chính phủ của Việt Nam.

- Cũng vào năm 2000, NHNN đưa vào hoạt động thị trường mở, đây cũng là tiền đề góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTTP Việt Nam.

- Tuy nhiên trong thời gian đầu, số lượng và trị giá trái phiếu đưa ra đấu thầu, phát hành còn rất khiêm tốn. Cho đến năm 2003, quy mô của TTTP vẫn rất nhỏ. Tổng số trái phiếu được phát hành đến thời điểm này mới chỉ bằng 4,5% GDP và chưa đến 1/3 (1,04% GDP) được niêm yết.

- Để tạo môi trường pháp lý cho hoạt động này phát triển, cuối năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2003/NĐ-CP, ngày 20/11/2003 quy định khung pháp lý về phát hành TPCP và trái phiếu được chính phủ bảo lãnh. Cũng vào thời điểm này, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phối hợp soạn thảo Chiến lược Phát triển Thị trường Vốn Việt Nam (Vietnam Capital Market Roadmap) cho giai đoạn đến năm 2012, trong đó có đề xuất những chính sách rất cụ thể để phát triển TTTP nói riêng và thị trường vốn nói chung cho Việt Nam.

- Đến năm 2005, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HXN), được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg, ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ đã chính thức đi vào hoạt động, với nhiệm vụ chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu.

- Tháng 5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg, ngày 27/7/2005 về việc thành lập Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Đây là nơi lưu ký duy nhất và bắt buộc cho tất cả các loại chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng.

- Tiếp theo, Bộ Tài Chính ban hành Quyết định số 86/2008/QĐ-BTC, ngày 20/10/2008 quy định toàn bộ TPCP được niêm yết và giao dịch trên HNX. Đồng thời, hoạt động đấu thầu TPCP trên thị trường sơ cấp cũng được tập trung về Trung tâm này, thêm vào đó hình thức đấu thầu TPCP lô lớn cũng được Bộ Tài chính triển khai.

- Một mốc quan trọng tiếp theo đó là vào tháng 6/2009, hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt (EBT) được đưa vào hoạt động. Đây là hệ thống giao dịch điện tử duy nhất trên TTTP Việt Nam ở thời điểm này, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển thị trường tài chính nước ta trong xu thế hội nhập.

Với nền tảng nói trên, trong các năm 2004-2009, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và một số bộ, ngành có liên quan đã triển khai một số biện pháp thực hiện các đề xuất của bản chiến lược với mục đích gia tăng thanh khoản cho TTTP thứ cấp. Theo đó, tất cả các loại TPCP và trái phiếu doanh nghiệp đều được đưa ra đấu thầu công khai và phải niêm yết trên HOSE và HNX. Việc tín phiếu được đưa vào giao dịch trên thị trường thứ cấp đã nâng cao tính thanh khoản cho tín phiếu,

5

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

tăng tính hấp dẫn của tín phiếu đối với các nhà đầu tư và góp phần nâng cao hiệu quả của kênh huy động vốn này.

- Theo thời gian, khuôn khổ pháp lý đối với TTTP sơ cấp không ngừng được hoàn thiện, bổ sung. Cụ thể là năm 2011, cùng với sự ra đời của Luật Quản lý nợ công, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (2010), Chính phủ đã ban hành một số nghị định thay thế các văn bản pháp lý có liên quan về quản lý TTTP, đó là Nghị định số 01/2011/NĐ-CP, ngày 05/01/2011 về phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương; Nghị định số 15/2011/ NĐ-CP, ngày 16/02/2011 về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay trong nước và nước ngoài, bao gồm cả các khoản phát hành trái phiếu trong nước, trái phiếu quốc tế; Nghị định số 90/2011/NĐ-CP, ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.

- Để tạo điều kiện cho hoạt động đấu thầu thuận lợi hơn, ngày 6/8/2012, hệ thống đấu thầu điện tử trên thị trường sơ cấp TPCP đã chính thức kết nối trực tiếp với các thành viên đấu thầu, với tổ chức phát hành và cơ quan quản lý.

- Để góp phần tăng tính thanh khoản cho tín phiếu kho bạc, đồng thời tạo sự liên thông giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán, ngày 24/8/2012, hệ thống giao dịch tín phiếu đã chính thức được vận hành tại HNX. Như vậy, sau hơn 17 năm phát hành sơ cấp, công cụ nợ ngắn hạn của Chính phủ được phát hành theo phương thức đấu thầu qua NHNN đã được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và được niêm yết giao dịch trên TTTP chính phủ tại HNX… Có thể nói, việc đưa tín phiếu kho bạc về TTTP chính phủ đã được tập trung về một đầu mối, khắc phục sự phân đoạn giữa thị trường nợ ngắn hạn và thị trường nợ dài hạn, thúc đẩy sự liên kết điều hành trên thị trường tài chính.

- Nhờ vậy, TTTP đã có những thay đổi về cả số lượng và chất lượng. Trong 2 năm 2012-2013, do yêu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước, đồng thời do khó khăn về mở rộng cho vay khách hàng của các NHTM, nên nhiều NHTM đã dành một số lượng vốn đáng kể để mua TPCP thông qua các phiên đấu thầu.

- Các hoạt động giao dịch trên thị trường sơ cấp, tính đến cuối tháng 12/2012 đã được triển khai hiệu quả với khối lượng huy động đạt gần 160.000 tỷ đồng (gần gấp 2 lần so với cả năm 2011), vượt chỉ tiêu kế hoạch huy động điều chỉnh năm 2012 là 135.000 tỷ đồng. Trong tổng giá trị đấu thầu huy động được trong năm 2012, chỉ riêng Kho bạc Nhà nước đã huy động được 106.884 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu giảm so với năm 2011 và thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường tiền tệ từ 1%-2%.

- Kết quả năm 2012, Kho bạc Nhà nước đã huy động được hơn 141.000 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch và là năm có kết quả huy động vốn đạt cao nhất kể từ khi triển khai nghiệp vụ phát hành TPCP.

- Trong năm 2012, trên thị trường thứ cấp, hoạt động giao dịch trái phiếu nhộn nhịp hơn so với thị trường cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân đạt 842 tỷ đồng/phiên, gấp 2,3 lần so với bình quân một phiên năm 2011. Giá trị giao dịch trên TTTP chính phủ đạt 189.086 tỷ đồng tính đến thời điểm đầu tháng 12/2012, trong đó giao dịch repos chỉ chiếm khoảng 30% tổng giá trị (giao dịch trái

6

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

phiếu gồm giao dịch outright hay còn gọi là giao dịch mua đứt bán đoạn và giao dịch repos - sau một thời hạn người bán sẽ phải giao dịch lại trái phiếu đó).

- Tính đến hết tháng 7/2013, Kho bạc Nhà nước đã phát hành được 127.330 tỷ đồng TPCP, thấp hơn so với tổng trị giá trái phiếu phát hành năm 2012, mới đạt khoảng 66% kế hoạch phát hành trái phiếu của Kho bạc Nhà nước. Được biết kế hoạch huy động TPCP trong năm 2013 ở mức 170.000 tỷ đồng, tăng 20.000 tỷ đồng so với mức dự kiến thời điểm đầu năm.

2. Các loại trái phiếu

Hiện nay, đã có 4 loại trái phiếu được phát hành và giao dịch trên thị trường

2.1 Trái phiếu Chính phủ: Là loại trái phiếu do Bộ Tài Chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước.

2.1.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý

Thị trường trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ bảo lãnh, trái phiếu địa phương được điều chỉnh bởi:

- Luật NSNN (2002).- Luật Quản lý nợ công (2009).- Nghị định số 01/2011/NĐ-CP về phát hành TPCP, TPCPBL, TPĐP.- Các thông tư hướng dẫn chi tiết Nghị định 01/2011/NĐ-CP bao gồm quy trình, thủ tục

phát hành, đăng ký, lưu ký và niêm yết các loại trái phiếu hướng tới các thông lệ của thị trường quốc tế.

2.1.2 Các loại trái phiếu chính phủ:

- Tín phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần. Các kỳ hạn khác của tín phiếu kho bạc do Bộ Tài Chính quyết định tùy theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường nhưng không vượt quá 52 tuần.

- Trái phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 1 năm trở lên.

- Công trái xây dựng Tổ quốc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 1 năm trở lên được phát hành nhằm huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước.

2.1.3 Mục đích phát hành

- Phát hành trái phiếu nhằm mục đích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn; Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ.

7

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

- Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật.

- Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

2.1.4 Phương thức phát hành

- Đấu thầu phát hành trái phiếu: là phương thức phát hành trái phiếu mà chủ thể phát hành lựa chọn các tổ chức đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng các yêu cầu của chủ thể phát hành

Hình thức đấu thầu: Đấu thầu trái phiếu được thực hiện theo một trong hai hình thức:

Đấu thầu cạnh tranh lãi suất: là việc các tổ chức tham gia đấu thầu đưa ra các mức lãi suất dự thầu của mình để tổ chức xét thầu lựa chọn mức lãi suất trúng thầu.

Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất.

Đấu thầu không cạnh tranh là việc các tổ chức tham gia đấu thầu không đưa ra mức lãi suất dự thầu, mà đăng ký mua trái phiếu chính phủ theo mức lãi suất trúng thầu được xác định theo kết quả của đấu thầu cạnh tranh.

Kết quả đấu thầu:

Đấu thầu đơn giá: là phương thức xác định kết quả đấu thầu mà theo đó, mức lãi suất phát hành trái phiếu là mức lãi suất trúng thầu cao nhất và được áp dụng chung cho các thành viên trúng thầu.

Đấu thầu đa giá: Là phương thức xác định kết quả đấu thầu mà theo đó, mức lãi suất phát hành trái phiếu đối với mỗi thành viên trúng thầu đúng bằng mức dự thầu của thành viên đó.

- Bảo lãnh phát hành trái phiếu: là phương thức phát hành trái phiếu mà chủ thể phát hành bán trái phiếu thông qua các tổ chức bảo lãnh phát hành.

Điều kiện để trở thành tổ chức bảo lãnh:

- Là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được thành lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và được phép cung cấp dịch vụ bảo lãnh chứng khoán theo quy định của pháp luật liên quan.

- Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật liên quan.

- Đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật.- Có thời gian hoạt động tối thiểu là ba (03) năm.- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán, trong đó phải thực hiện ít nhất một

(01) hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu.- Có đơn đề nghị trở thành tổ chức bảo lãnh chính.

8

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

- Đại lý phát hành trái phiếu: là việc phát hành trái phiếu mà chủ thể phát hành ủy thác cho một tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho đối tượng mua trái phiếu.

Điều kiện để trở thành đại lý phát hành:

- Là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được thành lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

- Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật liên quan.

- Đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật.- Có thời gian hoạt động tối thiểu là ba (03) năm.- Có mạng lưới hoạt động đảm bảo phát hành trái phiếu theo yêu cầu của kho bạc nhà nước

đối với từng đợt phát hành.- Có đơn đề nghị trở thành đại lý phát hành.

- Bán lẻ trái phiếu: là việc phát hành trái phiếu mà chủ thể phát hành trực tiếp bán trái phiếu cho từng đối tượng mua trái phiếu.

Tín phiếu Kho bạc được phát hành thông qua Sở Giao dịch Ngân Hàng Nhà Nước dưới 2 phương thức là đấu thầu và phát hành tín phiếu kho bạc trực tiếp cho NHNN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2.2 Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là loại trái phiếu do doanh nghiệp, các ngân hàng chính sách của nhà nước, tổ chức tài chính, tín dụng phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Phát hành trái phiếu để thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước theo quyết định phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ;

- Có đề án phát hành trái phiếu được Bộ Tài chính thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ;

- Tuân thủ các quy định khác của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.

Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do 02 ngân hàng chính sách: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội.

Mục đích:

- Đầu tư cho các chương trình, dự án được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm cả phương án tái cơ cấu nợ của các chương trình dự án.

- Đầu tư chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Đầu tư chương trình dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn được nhà nước khuyến khích đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

9

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

- Đầu tư chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội hoặc tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Việc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phải thỏa mãn 6 điều kiện sau: (1) Phát hành trái phiếu để đầu tư vào các chương trình, dự án theo quy định tại Nghị định; (2) Các chương trình, dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan; (3) Đáp ứng các điều kiện quy định Luật Quản lý nợ công; (4) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; (5) Có đề án phát hành trái phiếu được Bộ Tài chính thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ; (6) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.

2.2.1 Phương thức phát hành trái phiếu

1. Đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

2. Đối với các ngân hàng chính sách của nhà nước phát hành trái phiếu

- Đấu thầu phát hành trái phiếu

- Đại lý phát hành trái phiếu.

2.3 Trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái phiếu do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương. Trái phiếu chính quyền địa phương do một số địa phương lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh phát hành…

Phát hành trái phiếu nhằm mục đích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương.

Việc phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương phải thỏa mãn 3 điệu kiện: (1) Phát hành trái phiếu để đầu tư vào các dự phát phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xác định có khả năng hoàn vốn. Các dự án này phải hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan; (2) Có đề án phát hành trái phiếu đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua và Bộ Tài chính thẩm định chấp thuận bằng văn bản; (3) Tổng huy động số vốn tối đa bằng phát hành trái phiếu phải nằm trong hạn mức dư nợ từ nguồn vốn huy động hàng năm của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Đối với các dự án được xác định là có khả năng hoàn vốn, tổng giá trị vốn vay, bao gồm cả việc phát hành trái phiếu để đầu tư vào một dự án không vượt quá 80% tổng mức đầu tư của dự án đó.

2.3.1 Phương thức phát hành trái phiếu

- Đấu thầu.

10

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

- Bảo lãnh.

- Đại lý phát hành trái phiếu.

2.4 Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu nhằm:

- Thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp.

- Tăng quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp.

- Cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp.

2.4.1 Loại hình và hình thức trái phiếu

- Trái phiếu không chuyển đổi: Đối tượng phát hành là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Trái phiếu chuyển đổi: Đối tượng phát hành trái phiếu chuyển đổi là công ty cổ phần.

Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.

2.4.2 Phương thức phát hành trái phiếu

- Đấu thầu phát hành trái phiếu;

- Bảo lãnh phát hành trái phiếu;

- Đại lý phát hành trái phiếu;

- Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu (đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng).

Trong năm 2014, một số doanh nghiệp lớn đang trong kế hoạch phát hành trái phiếu như Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (HOSE: IJC) có kế hoạch phát hành trái phiếu riêng lẻ trị giá 1,000 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm để bổ sung vốn cho 2 dự án mở rộng là Sunflower và Prince Town. Hay Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) cũng hoàn tất đợt chào bán 1,000 trái phiếu doanh nghiệp năm 2014 với mệnh giá 1 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 12% cho kỳ tính lãi đầu tiên. Cũng với khối lượng tương đương, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) sẽ phát hành 980 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ năm 2014 với kỳ hạn 3 năm và là trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (HOSE: TDC) chọn hình thức tái cơ cấu tài chính công ty thông qua việc phát hành trái phiếu 500 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm.

3. Diễn biến thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển trong thời gian qua

11

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

Gần 15 năm hình thành và phát triển, thị trường trái phiếu của Việt Nam ngày càng lớn mạnh cả về quy mô lẫn chiều sâu, phát huy được vai trò là kênh huy động vốn và giải quyết vấn đề thiếu hụt của ngân sách nhà nước.

3.1 Tổ chức thị trường

Thị trường sơ cấp:

- TPCP phát hành theo 3 phương thức: (1) Đấu thầu phát hành trái phiếu tại HNX; (2) Bán lẻ trái phiếu; (3) Bảo lãnh phát hành.

- Tín phiếu Kho bạc được phát hành thông qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dưới 2 phương thức: (1) Phương thức đấu thầu; (2) Phát hành tín phiếu kho bạc trực tiếp cho NHNN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- TPĐP được phát hành theo 3 phương thức: (1) Đấu thầu; (2) Bảo lãnh; (3) Đại lý phát hành trái phiếu.

- TPCPBL của 2 ngân hàng chính sách được phát hành dưới 2 phương thức: (1) Đấu thầu tại HNX; (2) Đại lý phát hành trái phiếu. Trái phiếu của các DN khác được Chính phủ bảo lãnh, được phát hành dưới các phương thức phát hành TPDN.

- TPDN được phát hành theo 2 hình thức là phát hành riêng lẻvà phát hành ra công chúng.

Thị trường thứ cấp:

Trái phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), được niêm yết và giao dịch trên HNX.

3.2 Quy mô của thị trường

12

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 9/2013, dư nợ TTTP chiếm từ 14,23% đến trên 18% GDP. Tại thời điểm cuối tháng 9/2013, dư nợ TTTP đạt mức 679.787 tỷ đồng, chiếm 18,4% GDP ước của năm 2013. Tại thời điểm 30/9/2013, dư nợ thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) là 406.950 tỷ đồng, TTTP được Chính phủ bảo lãnh là 163.553 tỷ đồng, TTTP DN là 96.895 tỷ đồng, TTTP chính quyền địa phương là 12.389 tỷ đồng.

Đối với TTTP được Chính phủ bảo lãnh, trong giai đoạn 2006 - 2012 có mức tăng trưởng mạnh nhất là 408,6%, theo đó là thị trường TPCP tăng trưởng 193,9%, thị trường TPDN tăng trưởng 127% và TTTP chính quyền địa phương tăng trưởng 92,4%.

Có được sự tăng trưởng trên, một phần quan trọng là trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã thực hiện điều hành lãi suất phát hành phù hợp với lãi suất của thị trường. Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, lãi suất phát hành TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đã giảm hoàn toàn tương ứng với điều hành giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Cụ thể, lãi suất phát hành TPCP đã giảm từ 3,10% đến 6,0% đối với các kỳ hạn dưới 10 năm, giảm 2,20% đối với kỳ hạn 10 năm. Phương thức phát hành TPCP đã chuyển dịch dần từ bảo lãnh sang đấu thầu. Trước năm 2010, TPCP được phát hành chủ yếu qua phương thức bảo lãnh (chiếm trên 80% khối lượng phát hành). Từ năm 2011 đến nay, TPCP được phát hành chủ yếu bằng phương thức đấu thầu (chiếm đến 95% khối lượng phát hành).

13

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

Cơ cấu nhà đầu tư TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh chưa có chuyển biến, vẫn tập trung chủ yếu vào các ngân hàng thương mại (chiếm đến 86,7% khối lượng trái phiếu đang niêm yết). TTTP trong nước vẫn chưa thực sự thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 13,33% khối lượng trái phiếu đang niêm yết).

Đối với trái phiếu chính quyền địa phương, giai đoạn 2003 - 2011, trên quy mô toàn quốc, có 3 tỉnh/ thành phố là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai phát hành đạt 15.697 tỷ đồng. Năm 2012, có 2 tỉnh/ thành phố phát hành trái phiếu là TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, với tổng khối lượng phát hành là 4.810 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2013, có 3 tỉnh/thành phố phát hành trái phiếu là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh phát hành đạt 3.820 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2012, dư nợ trái phiếu chính quyền địa phương đạt 9.125 tỷ đồng, tương đương khoảng 0,31% GDP 2012. Tính đến 30/9/2013, dư nợ trái phiếu chính quyền địa phương đạt 12.389 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2010 - 2013, TTTP đã phát triển mạnh mẽ trên thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Về khung khổ pháp lý, giai đoạn từ năm 2000 đến nay, khung pháp lý về phát hành trái phiếu đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường. Trong năm 2012, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư quy định đầy đủ quy trình, thủ tục phát hành, đăng ký, lưu ký và niêm yết các loại trái phiếu theo quy định tại Nghị định số 01/2011/NĐ-CP, hướng tới các thông lệ của thị trường quốc tế. Đặc biệt là việc niêm yết và giao dịch tín phiếu Kho bạc Nhà nước (KBNN) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Ngày 7/12/2012 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 3089/QĐ-BTC đưa ra danh sách thành viên đấu thầu TPCP năm 2013. Với việc ban hành danh sách này, hoạt động của TTTP sẽ dần tiếp cận với thông lệ quốc tế, tập trung hoạt động thông qua một số các tổ chức cụ thể để từng bước chuyên môn hóa hoạt động giao dịch trái phiếu, hình thành hệ thống các tổ chức tạo lập thị trường, có nghĩa vụ cung cấp định hướng cho thị trường tài chính, hỗ trợ thanh khoản cho TTTP và là cầu nối giữa các nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước (tổ chức phát hành).

Bên cạnh việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ sự phát triển của TTTP, cụ thể: (i) thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm trái phiếu theo hướng tăng cường các công cụ nợ có kỳ hạn dài để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Trong năm 2013, KBNN đã thực hiện phát hành trái phiếu kỳ hạn kéo dài 15 năm theo phương thức bảo lãnh phát hành; (ii) hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán để thúc đẩy việc đăng ký, lưu ký, niêm yết giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp; (iii) giảm thời gian đưa trái phiếu phát hành vào giao dịch từ T+6 thành T+5 (giảm 1 ngày làm việc); (iv) thực hiện đề án tái cơ cấu hàng hoá trên TTTP Chính phủ để giảm bớt mã trái phiếu giao dịch, tăng quy mô niêm yết và tăng tính thanh khoản cho TPCP. Kể từ năm 2012, KBNN đã bắt đầu thực hiện hoán đổi TPCP để tăng thanh khoản trên thị trường thứ cấp; (v) rà soát, cải tiến cơ chế thuế, phí lệ phí để khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào TTTP. Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về .

Hạn chế

Mặc dù, TTTP đã đạt được kết quả nêu trên, nhưng nhìn chung quy mô của thị trường vẫn còn nhỏ, tính thanh khoản của TTTP vẫn còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do các tồn tại, hạn chế sau:

14

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

Một là, về các quy định pháp lý: Việc chưa có khung khổ pháp lý về hoạt động định mức tín nhiệm đã ảnh hưởng đến sự phát triển của TTTP Việt Nam, do các nhà đầu tư không có thông tin về mức độ rủi ro của trái phiếu nên đã hạn chế giao dịch. Luật Chứng khoán không cho phép bán chứng khoán khống, do đó các thành viên đấu thầu trái phiếu không thể thực hiện chào giá 2 chiều khi không có mã trái phiếu được chào giá. Ngoài ra, Luật Ngân sách nhà nước và Luật Quản lý nợ công không cho phép việc các thành viên đấu thầu trái phiếu được vay trái phiếu từ Bộ Tài chính. Do vậy, không có cơ chế hỗ trợ thanh khoản cho các thành viên đấu thầu trái phiếu trong việc thực hiện các nghĩa vụ tạo thanh khoản trên thị trường thứ cấp trái phiếu.

Theo Điều 15 Luật NHNN, chỉ có các tổ chức tín dụng mới được tham gia nghiệp vụ thị trường mở nhưng hiện tại có 22 ngân hàng thương mại (NHTM) và 14 công ty chứng khoán là thành viên đấu thầu trái phiếu. Đây là một hạn chế lớn đối với các công ty chứng khoán so với các NHTM, không được hỗ trợ thanh toán từ NHNN. Nguồn tiền cho việc thực hiện mua lại TPCP chưa được quy định tại Luật Ngân sách nhà nước. Công tác phát hành TPCP còn phụ thuộc vào việc quản lý thu – chi ngân sách mà chưa theo sát diễn biến trên thị trường.

Hai là, về cơ sở nhà đầu tư trên TTTP: Hệ thống các nhà đầu tư trên TTTP vẫn chưa thay đổi, tập trung vào các NHTM (nắm giữ khoảng 87% tổng khối lượng trái phiếu), chưa có các tổ chức tài chính khác tham gia đầu tư dài hạn trên thị trường. Các NHTM chỉ trong điều kiện thanh khoản tốt, dư thừa về nguồn vốn khả dụng mới tham gia, đầu tư vào trái phiếu. Các NHTM có nguồn vốn đầu tư dài hạn ít nên nhu cầu chủ yếu là trái phiếu có kỳ hạn ngắn (chủ yếu là tín phiếu và trái phiếu kỳ hạn 2, 3 năm). Việc huy động mạnh các kỳ hạn ngắn làm tăng rủi ro tái cấp vốn đối với Chính phủ. Do vậy, việc tăng khối lượng huy động giai đoạn 2010 – 2013 là chưa bền vững.

Nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ quay lại TTTP trong nước từ cuối năm 2012 nhưng còn dè dặt, nắm giữ khoảng 13% tổng khối lượng trái phiếu (bao gồm cả tỷ lệ sở hữu của pháp nhân nước ngoài khoảng 2% và của tổ chức thành lập trong nước có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 11%).

Ba là, về thông tin giao dịch: Giao dịch chưa được báo cáo đúng bản chất, đang được báo cáo thành 2 giao dịch mua đứt. Do vậy, ảnh hưởng đến tính chính xác về bản chất và thời điểm của lãi suất giao dịch. Hầu như không có giao dịch, nếu có thì thông tin cũng không được công bố để làm cơ sở định giá cho thị trường.

Bốn là, rủi ro về thanh toán: Thanh toán trái phiếu đang được thực hiện qua BIDV, dẫn đến rủi ro về thanh khoản của BIDV khi khối lượng giao dịch trái phiếu ngày càng tăng.

4. Giải pháp hoàn thiện

Để phát triển TTTP trong giai đoạn hiện nay và dài hạn, Bộ Tài chính đã đưa ra 9 nhóm giải pháp cơ bản như sau:

Một là, hoàn thiện dự thảo Nghị định về thành lập và hoạt động của DN định mức tín nhiệm. Hiện dự thảo này đang trong quá trình hoàn thiện và Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ. Việc đánh giá định mức tín nhiệm có vai trò quan trọng đối với DN khi huy động vốn trên thị trường, các nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước.

15

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

Hai là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển hệ thống đại lý cấp I để hỗ trợ công tác phát hành trái phiếu trên thị trường sơ cấp và thanh khoản của thị trường thứ cấp. Trên cơ sở triển khai thí điểm trong năm 2013, đến năm 2014, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá hoạt động của thành viên để tiến tới chọn lọc được một hệ thống đại lý cấp I có chất lượng, đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường với quyền lợi và trách nhiệm cụ thể. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ thanh khoản cho các thành viên đấu thầu để thực hiện các nghĩa vụ trên thị trường sơ cấp và thứ cấp.

Ba là, nghiên cứu và xây dựng Nghị định về Quỹ hưu trí tự nguyện để trình Chính phủ xem xét, ban hành nhằm củng cố hệ thống cơ sở nhà đầu tư dài hạn trên TTTP.

Bốn là, khuyến khích sự phát triển của thị trường TPDN. Để thực hiện được điều này, Bộ Tài chính tiến hành tổng kết, đánh giá các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Nghị định số 90/2011/ NĐ-CP về phát hành TPDN (đặc biệt là các vấn đề liên quan đến điều kiện phát hành TPDN, yêu cầu về định mức tín nhiệm). Theo đó, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Nghị định nêu trên nhằm khuyến khích sự phát triển của thị trường TPDN, tạo thêm điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ngoài nguồn vốn tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Năm là, phát triển các sản phẩm mới. Phát triển các sản phẩm trái phiếu phái sinh và các sản phẩm trái phiếu mới phù hợp với mức độ phát triển của thị trường.

Sáu là, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu cơ quan địa phương và TPDN.

Bảy là, tiếp tục hỗ trợ thị trường thứ cấp phát triển thông qua việc nghiên cứu: (i) Các mô hình giao dịch thứ cấp khác trên thế giới, bao gồm hệ thống công nghệ thông tin, cơ chế thanh toán, lưu ký, cơ chế báo cáo; (ii) Các giải pháp để xác định thời điểm phát sinh giao dịch thực tế, phân biệt giữa giao dịch Repo và giao dịch Outright để đảm bảo thống kê giao dịch phản ánh chính xác cả về thời điểm và bản chất giao dịch trên thị trường thứ cấp; (iii) Tiếp tục giảm thời gian thực hiện đăng ký, lưu ký, niêm yết trái phiếu từ T+4 xuống T+3; (iv) Xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ theo mô hình đối tác trung tâm. Song song với đó, Bộ Tài chính phối hợp với NHNN để hoàn thiện và xây dựng hệ thống thanh toán TPCP qua NHNN để đẩy nhanh tốc độ, giảm thiểu rủi ro đối tác trong giao dịch trái phiếu.

Tám là, thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường thông qua cơ chế về thuế và công cụ phòng ngừa rủi ro.

Chín là, chính sách thuế và phí: Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế và phí đối với TTTP.

16

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam

KẾT LUẬNQua những nghiên cứu và phân tích nêu trên, chúng ta thấy rằng trong bối cảnh nền kinh tế

của các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, thị trường trái phiéu đóng vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhìn lại sự hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian qua, quy mô phát triển và giao dịch còn quá nhỏ bé nên sứ mạng của trái phiếu chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Do đó, muốn thị trường vốn phát triển ổn định và mạnh mẽ thì phải tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân tiếp cận thị trường, hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý, nâng cao nhận thức về trái phiếu cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển trái phiếu ra thị trường nước ngoài …để thị trường trái phiếu trong tương lai ngày càng lớn mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho nền kinh tế, góp phần xây dựng thị trường tài chính Việt Nam là một trong những thị trường tài chính phát triển mạnh và ổn định của châu lục.

17