23
CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 1 Kể từ sau khi hồi phục và đạt đỉnh 900 điểm vào giữa tháng Sáu, thị trường đã liên tục điều chỉnh và đang ở ngưỡng 800 điểm. Chúng tôi cho rằng việc điều chỉnh của thị trường là hoàn toàn hợp lý khi mà số liệu vĩ mô không hồi phục nhanh như kỳ vọng trước đó, bên cạnh làn sóng dịch bệnh thứ hai quay trở lại khiến khả năng nền kinh tế hồi phục nhanh trong 6 tháng cuối năm càng khó xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi không đánh giá cao khả năng thị trường quay trở lại đáy cũ khi mà nhà đầu tư đã bắt đầu có những cơ sở để đánh giá tác động của dịch bệnh thay vì tâm lý hoảng loạn trong đợt I. Ngoài ra có một số điểm giống và khác nhau cơ bản so với đợt dịch đầu tiên. Đầu tiên là lực bán ròng của khối ngoại không quá lớn như giai đoạn I. Khối ngoại bán ròng mạnh trong giai đoạn đầu tiên và gây áp lực lên thị trường chung. Tuy nhiên, điều này sẽ khó có khả năng lặp lại do 1) thanh khoản tiền đô được đảm bảo bởi Ngân hàng Trung Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN sẵn sàng điều tiết ổn định tỷ giá. Thứ hai là việc dòng tiền từ trong nước dồi dào ở cả hai thời điểm. Làn sóng thứ hai quay trở lại sẽ khiến khả năng hấp thụ tín dụng vốn đã yếu trong sáu tháng đầu năm sẽ không được cải thiện đáng kể. Do đó khả năng cao lãi suất ngân hàng sẽ tiếp tục giữ ở mức thấp do thanh khoản trong hệ thống đang khá dư thừa. Trong khi nhu cầu hấp thụ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh có giới hạn, khả năng các dự án bất động sản mở bán rầm rộ cũng không cao khi Chính phủ khuyến cáo hạn chế tập trung đông người để ngăn chăn dịch bệnh lây lan. Trong bối cảnh đó, thị trường cổ phiếu, mặc dù biến động mạnh trong thời gian qua, vẫn tiếp tục là một kênh đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có thể chậm hơn so với kỳ vọng trước đó. Trong khi thị trường chứng khoán hồi phục thần tốc thì số liệu kinh tế như hoạt động sản xuất và tiêu dùng tăng trưởng không ấn tưởng. Có những thời điểm Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm 2020 trước khi điều chỉnh mục tiêu xuống còn 3-4% hiện nay. Ngoài ra, kỳ vọng về việc mở cửa đường bay thương mại quốc tế có thể sẽ phải điều chỉnh lại khi khả năng dịch bùng phát luôn hiện hữu. Do đó, kỳ vọng về kinh tế hồi phục nhanh chóng ở Việt Nam ngay từ nửa cuối năm nay sẽ cần xem xét một cách kỹ lưỡng. Tóm l i chúng tôi cho rằng thị trường sẽ phản ứng không quá tiêu cực trong đợt dịch bùng phát lần 2 này sau khi nhà đầu tư đã có kinh nghiệm hơn. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán vẫn tỏ ra khá hấp dẫn trong bối cảnh dòng tiền ứ đọng và các kênh đầu tư khác chưa có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam đã không phục hồi như kỳ vọng và làn sóng thứ hai này sẽ khiến tốc độ chậm hơn đáng kể. Do đó chúng tôi cho rằng thị trường có thể dao động trong khoảng từ 780 – 860. Trong trường hợp tiêu cực rằng dịch bệnh khiến Chính phủ thông báo giãn cách xã hội hai thành phố lớn là Hà Nội và thành Phố Hồ Chí Minh, khả năng VNIndex có thể giảm xuống ngưỡng 720. Ban Chiến lược Nguyễn Thị Phương Lam [email protected] Bernard Lapointe [email protected] Vũ Anh Tú [email protected] Nguyễn Tiến Hoàng [email protected] Trần Hà Xuân Vũ [email protected] Trần Thị Ngọc Hà [email protected] Trương Thị Thảo Vi [email protected] 05/08/2020 Chiến lược đầu tư tháng 08/2020 THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC

THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 1

Kể từ sau khi hồi phục và đạt đỉnh 900 điểm vào giữa tháng Sáu, thị trường đã liên tục điều chỉnh và đang ở ngưỡng 800 điểm. Chúng tôi cho rằng việc điều chỉnh của thị trường là hoàn toàn hợp lý khi mà số liệu vĩ mô không hồi phục nhanh như kỳ vọng trước đó, bên cạnh làn sóng dịch bệnh thứ hai quay trở lại khiến khả năng nền kinh tế hồi phục nhanh trong 6 tháng cuối năm càng khó xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi không đánh giá cao khả năng thị trường quay trở lại đáy cũ khi mà nhà đầu tư đã bắt đầu có những cơ sở để đánh giá tác động của dịch bệnh thay vì tâm lý hoảng loạn trong đợt I. Ngoài ra có một số điểm giống và khác nhau cơ bản so với đợt dịch đầu tiên.

Đầu tiên là lực bán ròng của khối ngoại không quá lớn như giai đoạn I. Khối ngoại bán ròng mạnh trong giai đoạn đầu tiên và gây áp lực lên thị trường chung. Tuy nhiên, điều này sẽ khó có khả năng lặp lại do 1) thanh khoản tiền đô được đảm bảo bởi Ngân hàng Trung Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN sẵn sàng điều tiết ổn định tỷ giá.

Thứ hai là việc dòng tiền từ trong nước dồi dào ở cả hai thời điểm. Làn sóng thứ hai quay trở lại sẽ khiến khả năng hấp thụ tín dụng vốn đã yếu trong sáu tháng đầu năm sẽ không được cải thiện đáng kể. Do đó khả năng cao lãi suất ngân hàng sẽ tiếp tục giữ ở mức thấp do thanh khoản trong hệ thống đang khá dư thừa. Trong khi nhu cầu hấp thụ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh có giới hạn, khả năng các dự án bất động sản mở bán rầm rộ cũng không cao khi Chính phủ khuyến cáo hạn chế tập trung đông người để ngăn chăn dịch bệnh lây lan. Trong bối cảnh đó, thị trường cổ phiếu, mặc dù biến động mạnh trong thời gian qua, vẫn tiếp tục là một kênh đầu tư tiềm năng.

Tuy nhiên sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có thể chậm hơn so với kỳ vọng trước đó. Trong khi thị trường chứng khoán hồi phục thần tốc thì số liệu kinh tế như hoạt động sản xuất và tiêu dùng tăng trưởng không ấn tưởng. Có những thời điểm Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm 2020 trước khi điều chỉnh mục tiêu xuống còn 3-4% hiện nay. Ngoài ra, kỳ vọng về việc mở cửa đường bay thương mại quốc tế có thể sẽ phải điều chỉnh lại khi khả năng dịch bùng phát luôn hiện hữu. Do đó, kỳ vọng về kinh tế hồi phục nhanh chóng ở Việt Nam ngay từ nửa cuối năm nay sẽ cần xem xét một cách kỹ lưỡng.

Tóm lại chúng tôi cho rằng thị trường sẽ phản ứng không quá tiêu cực trong đợt dịch bùng phát lần 2 này sau khi nhà đầu tư đã có kinh nghiệm hơn. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán vẫn tỏ ra khá hấp dẫn trong bối cảnh dòng tiền ứ đọng và các kênh đầu tư khác chưa có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam đã không phục hồi như kỳ vọng và làn sóng thứ hai này sẽ khiến tốc độ chậm hơn đáng kể. Do đó chúng tôi cho rằng thị trường có thể dao động trong khoảng từ 780 – 860. Trong trường hợp tiêu cực rằng dịch bệnh khiến Chính phủ thông báo giãn cách xã hội hai thành phố lớn là Hà Nội và thành Phố Hồ Chí Minh, khả năng VNIndex có thể giảm xuống ngưỡng 720.

Ban Chiến lược

Nguyễn Thị Phương Lam

[email protected]

Bernard Lapointe

[email protected]

Vũ Anh Tú

[email protected]

Nguyễn Tiến Hoàng

[email protected]

Trần Hà Xuân Vũ

[email protected]

Trần Thị Ngọc Hà

[email protected]

Trương Thị Thảo Vi

[email protected]

05/08/2020

Chiến lược đầu tư tháng 08/2020

THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC

Page 2: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 2

NỘI DUNG KINH TẾ THẾ GIỚI 3

Châu Âu và Đồng EUR ..................................................................................................................................................................................................................... 3 KINH TẾ VIỆT NAM 7

Con đường gập ghềnh đến điểm bình thường mới ............................................................................................................................................................ 7 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG BẢY: ĐIỀU CHỈNH DO DỊCH TRỞ LẠI 10 TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG TÁM: GIẰNG CO 14 CHIẾN LƯỢC VÀ Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ THÁNG TÁM 15

Với việc làn sóng thứ hai của dịch bệnh bùng phát, khả năng hồi phục của nền kinh tế trong phần còn lại của năm sẽ khó khăn hơn so với kỳ vọng trước đây khi (1) tiêu dùng nội địa phục hồi chậm: Sự lây lan dịch bệnh đang tác động tiêu cực tới cả 2 phương diện, cầu tiêu dùng và tần suất di chuyển của người dân, và (2) kinh tế thế giới suy thoái: Việt Nam vẫn là một nước phụ thuộc nhiều xuất khẩu nên việc các nền kinh tế lớn trên thế giới suy thoái sẽ kéo theo đơn đặt hàng giảm và từ đó tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn vẫn có những yếu tố hỗ trợ cho nền kinh tế và nổi bật nhất chính là động thái đẩy mạnh đầu tư công từ Chính phủ.

Trong làn sóng thứ hai của dịch bệnh, thị trường cũng ghi nhận những phiên giảm điểm mạnh nhưng nhìn chung nhà đầu tư đã bình tĩnh hơn và không còn cảnh bán tháo như thời điểm đầu tháng 3/2020. Dựa trên những hành động quyết liệt của Chính phủ cùng với kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh trong lần trước, chúng tôi tin rằng vùng đáy của thị trường sẽ là đỉnh của dịch (số ca nhiễm mới cao nhất) và được dự báo có thể rơi vào khoảng 4/8-6/8. Tuy nhiên, trong trường hợp tiêu cực nhất khiến Chính phủ thông báo giãn cách xã hội hai thành phố lớn, chúng tôi cho rằng có khả năng VNIndex giảm xuống ngưỡng 720.

Dòng tiền trong nước dồi dào trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp nhưng thị trường giảm không đủ sâu để tạo tâm lý “tham lam” cho dòng tiền này. Do đó thị trường sẽ không có nhiều động lực để bật mạnh như giai đoạn trước. Cộng thêm sự khó lường của tình hình vĩ mô trong nước, chúng tôi cho rằng trong ngắn hạn nhà đầu tư nên tiếp tục để dành sức mua và chỉ giải ngân vào những ngành/công ty có triển vọng rõ ràng.

Ngành vật liệu xây dựng (đá, sắt thép, nhựa đường) được cho là hưởng lợi mạnh mẽ từ làn sóng đầu tư công khi một số đại diện như PLC, DHA đạt kết quả kinh doanh tích cực trong Q2/2020. Hay các doanh nghiệp ngành chăn nuôi với việc hưởng lợi nhờ giá bán thịt heo trong nước luôn duy trì ở mức cao cũng hứa hẹn sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2020 như DBC.

DANH SÁCH CỔ PHIẾU QUAN TÂM 18

54 mã cổ phiếu được CTCK Rồng Việt nghiên cứu (tìm hiểu, trao đổi thông tin với doanh nghiệp) và có những phân tích, đánh giá cụ thể trong các “Báo cáo phân tích công ty” hoặc “Nhật ký chuyên viên” phát hành từ trước đến nay.

Page 3: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 3

KINH TẾ THẾ GIỚI • Châu Âu và Đồng EUR

Châu Âu và Đồng EUR

Điểm chính:

• Khả năng Châu Âu tan vỡ đang thấp hơn vài tháng trước khi các quốc gia cùng chung tay hỗ trợ nền kinh tế

• Đồng EUR đang trên đà tăng và sẽ tiếp tục mạnh hơn so với Đồng USD

Các cuộc thảo luận nhằm thông qua quỹ phục hồi Coronavirus của Liên minh châu Âu (EC) (trị giá 750 tỷ EUR) vào ngày 21/7 chỉ ngắn hơn vài phút so với cuộc tranh luận dài kỷ lục để mở rộng EU tại Nice 20 năm trước. Sau một số tranh cãi, thông báo về quỹ hồi phục Coronavirus đã mang lại tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán cũng như đồng EUR khi điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng năm 2021. Sau 4 ngày đêm, các nhà lãnh đạo Châu Âu không chỉ đồng ý thông qua quỹ hồi phục Coronavirus mà còn đồng ý khoản ngân sách lên đến 1,82 ngàn tỷ EUR (tương đương 2,1 ngàn tỷ USD). Tất nhiên, đây là những thỏa hiệp và chúng không hoàn hảo. Nhưng cần thừa nhận rằng việc nhà lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên đã thống nhất và chấp thuận phát hành vay nợ chung là một bước ngoặt to lớn. Điều này được ví von như sự kiện Julius Caesar vượt qua dòng sông Rubicon chắn ngang nước Ý năm 49 trước công nguyên và cuộc di cư của dòng người hành hương Châu Âu tới và hình thành lên nền văn hóa tại bờ Đông nước Mỹ. Đây chính là điều mà các nhà đầu tư đã mong chờ từ lâu đặc biệt trong bối cảnh khủng khoảng Brexit.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Fabio Panetta1, Thành viên Ban điều hành của ECB đã đưa ra những nhận xét về quỹ hồi phục của EC: “Điều này đánh dấu một bước ngoặt. Nếu chúng ta nhìn lại khoảng thời gian 20 năm qua, vài tháng vừa qua dường như bắt đầu một giai đoạn mới trong hội nhập Châu Âu. Việc thông qua quỹ phục hồi Coronavirus là một quyết định cần thiết để đáp ứng những thách thức kinh tế mà Châu Âu đang phải đối mặt. Nhưng, trên hết, đó là một quyết định cho thấy nhận thức, kể cả các quốc gia ban đầu hăng hái với thỏa thuận, về sự cần thiết phải có một phản ứng chung và lợi ích cho tất cả mọi người.”

Khi quỹ phục hồi chính thức hoạt động, EU sẽ vay tiền trên thị trường tài chính và chỉ phân phối một nửa số đó, khoảng 390 tỷ EUR (tương đương 446 tỷ USD) như các khoản tài trợ cho các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng nặng nề nhất, số tiền còn lại được cung cấp dưới dạng cho vay. Thoạt nhìn, Ý, Tây Ban Nha và Hy Lạp, các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, có thể sẽ là những người hưởng lợi lớn nhất trong khi khoảng 1/3 quỹ được nhắm mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Thật vậy, các công ty châu Âu nằm trong hệ thống bảo vệ môi trường, EV, năng lượng sạch có thể sẽ là đối tượng nhận được một trong những ngân sách xanh lớn nhất trong lịch sử. Trên thực tế, Chủ tịch EU bà Von Der Leyen, gọi thỏa thuận này là “một thành tựu to lớn và là gói kích thích khổng lồ để đầu tư vào 5G, cơ sở hạ tầng lưới điện, trí tuệ nhân tạo, số hóa, năng lượng tái tạo, các tòa nhà năng lượng hiệu quả.”

Về vĩ mô, Châu Âu đã chứng kiến những đợt rót tiền từ NHTW Châu Âu (ECB) nhằm gia tăng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Đơn cử, M3 đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong một thập kỷ (Hình 1).

1 www.ecb.europa.eu/

Page 4: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 4

Hình 1: Tỷ lệ tăng trưởng M3 hàng năm, điều chỉnh theo mùa, %

Nguồn: ECB, Rong Viet Securities

Số tiền này có thể được “tái sử dụng” trên các thị trường tài sản rủi ro hơn.

Hơn cả những tin tức “tích cực” từ Châu Âu, thực tế là sự suy yếu của đồng USD đã và đang hỗ trợ đồng EUR gần đây (Hình 2). Tỷ giá EURUSD được biết đến là chỉ số “chống Euro” do tỷ trọng EUR cao (57,6%) trong công thức tính Chỉ số Dollar. Kết quả là cặp đôi này có mối tương quan ngược chiều mạnh. Khi USD giảm, EUR sẽ tăng và ngược lại. Tuy nhiên, EURUSD tăng mạnh không chỉ do sự suy yếu của đồng USD. Điều này có thể thấy rõ khi quan sát chỉ số Bloomberg EUR, tăng gần 2,5% trong tháng 07 và tăng khoảng 8% kể từ mức thấp nhất trong tháng 2 (Hình 3). Ưu điểm của Chỉ số này (Bảng 1) là bao gồm nhiều loại tiền tệ hơn và tỷ lệ EUR thấp hơn nhiều so với DXY.

Hình 2 : Tỷ giá EUR và USD hàng ngày

-2

0

2

4

6

8

10

12

14

2020

May

2019

Jun

2018

Jul

2017

Aug

2016

Sep

2015

Oct

2014

Nov

2013

Dec

2013

Jan

2012

Feb

2011

Mar

2010

Apr

2009

May

2008

Jun

2007

Jul

2006

Aug

2005

Sep

2004

Oct

2003

Nov

2002

Dec

2002

Jan

2001

Feb

2000

Mar

1999

Apr

1998

May

1997

Jun

1996

Jul

1995

Aug

1994

Sep

1993

Oct

1992

Nov

1991

Dec

1991

Jan

1990

Feb

Page 5: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 5

Hình 3: Tỷ giá hiệu quả thực (REER) của đồng EUR

Bảng 1: Tỷ trọng tiền tệ trong Chỉ số Bloomberg Dollar

Tiền tệ Tỷ trọng

2020 Tỷ trọng khác nhau giữa năm

2019 Euro 32,7% +1,1%

Yên Nhật 14,6 -3,4

Đôla Canada 11,9 +0,5

Bảng Anh 11,5 +1,0

Peso 10,0 -0,1

Đôla Úc 5,2 +0,1

Franc Thụy Sỹ 4,8 +0,3

Won Hàn Quốc 3,4 -0,3

Nhân dân tệ 3,0 Flat

Rupee Ấn Độ 3,0 +0,8

Nguồn: Bloomberg

Lưu ý: Mỗi loại tiền tệ trong rổ và tỷ trọng được xác định hàng năm dựa trên tỷ lệ thương mại quốc tế và thanh khoản.

Trên thị trường quyền chọn, quyền chọn mua EURUSD đang chiếm ưu thế vượt trội khi thị trường tiếp tục lạc quan về triển vọng tăng giá của đồng EUR. Việc đồng Franc Thụy Sĩ liên tục mạnh lên và tăng 7% kể từ tháng 5 cũng chỉ ra rằng USD không được các nhà đầu tư toàn cầu yêu thích (Hình 4).

Hình 4: Tỷ giá đồng Franc Thụy Sỹ so với USD, hàng ngày

Chúng tôi dự báo là tỷ giá EURUSD sẽ ở mức 1,21 và một số đồng tiền trong khối các nước nền kinh tế mới nổi bao gồm Việt Nam Đồng, Malaysia Ringgit và Mexican Peso sẽ mạnh lên. Tuy nhiên, điều đó không nhất thiết ngụ ý sức mạnh cho thị trường vốn của các nước này.

Page 6: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 6

CHỈ SỐ VĨ MÔ THẾ GIỚI THÁNG 7

Chênh lệch lợi tức TPCP Mỹ (%/năm) Lợi tức TPCP Đức và Nhật (%/năm)

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Giá dầu WTI (USD/thùng) PMI tại ASEAN (Điểm)

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Diễn biến giá vàng Diễn biến tỷ giá (%, YTD)

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

-1,0

-0,5

0,0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

05/2

016

10/2

016

03/2

017

08/2

017

01/2

018

06/2

018

11/2

018

04/2

019

09/2

019

02/2

020

07/2

020

US10Y-US3M

-1,0-0,8-0,6-0,4-0,20,00,20,40,60,81,0

05/2

016

10/2

016

03/2

017

08/2

017

01/2

018

06/2

018

11/2

018

04/2

019

09/2

019

02/2

020

07/2

020

Đức 10Y Nhật 10Y

-60

-40

-20

0

20

40

60

01/2

020

03/2

020

03/2

020

04/2

020

05/2

020

06/2

020

07/2

020

20

25

30

35

40

45

50

55Vi

êt N

am

Thai

Lan

Phili

ppin

es

Mya

nmar

Mal

aysi

a

Indo

nesi

a

05/2020 06/2020 07/2020

1.150

1.350

1.550

1.750

1.950

2.150

03/2

018

07/2

018

11/2

018

03/2

019

07/2

019

11/2

019

03/2

020

07/2

020

Giá vàng thế giới

(USD/ounce)

-4%

-2%

0%

2%

4%

6%

8%

USD

VND

USD

CNY

USD

IDR

USD

MYR

USD

PHP

USD

SGD

USD

THB

USD

INR

Page 7: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 7

KINH TẾ VIỆT NAM • Con đường gập ghềnh đến điểm bình thường mới

Con đường gập ghềnh đến điểm bình thường mới

Với các đợt tái bùng phát dịch COVID-19 trên toàn cầu, con đường đến điểm bình thường mới đang rất bấp bênh. Tại Việt Nam, sau bốn tháng kiểm soát dịch thành công, làn sóng dịch thứ hai đang bùng phát khi các ca nhiễm mới gia tăng kể từ cuối tháng 7. Chính phủ đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội cục bộ nhằm giảm tốc độ lây lan giữa các tỉnh và thành phố. Theo đó, chỉ số Stringency của Việt Nam bắt đầu tăng đáng kể lên 64 điểm, tăng 10 điểm so với tuần trước. Chỉ số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong vài tuần tới.

Chỉ số Stringency là một chỉ số tổng hợp được thực hiện bằng cách kết hợp 09 chỉ số phụ đo lường việc đóng cửa trường học, đóng cửa nơi làm việc, hủy bỏ các sự kiện công cộng, hạn chế tụ tập, ngừng giao thông công cộng, yêu cầu ở nhà, hạn chế di chuyển nội địa, hạn chế đi lại quốc tế và chiến dịch thông tin công cộng, cho phép so sánh mức độ can thiệp của Chính phủ các nước. Chỉ số Stringency được xây dựng bởi Đại học Oxford.

Làn sóng COVID-19 thứ hai đang trì hoãn sự phục hồi kinh tế khi nhiều doanh nghiệp ở các thành phố được yêu cầu tạm thời đóng cửa kể từ đầu tháng 8. Tiêu dùng trong nước, đặc biệt là du lịch, một lần nữa đối mặt khó khăn. Người dân được khuyến khích ở nhà, tự bảo vệ bản thân và kỳ nghỉ hè sẽ kết thúc. Tần suất di chuyển như lái xe và đi bộ được đo bằng các ứng dụng của Apple, bắt đầu giảm xuống chỉ còn hơn 100 điểm, giảm 20 điểm so với tuần trước. Số lượt tìm kiếm từ khóa ‘Du lịch’ trên Google cũng đã giảm mạnh trong tuần cuối tháng 7 sau khi ca nhiễm xuất hiện ở Đà Nẵng, một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Thị trường chứng khoán biến động mạnh.

Hình 5: Dữ liệu tần suất cao

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Mặc dù tiêu dùng trong nước đã phục hồi nhờ nhu cầu dồn nén và khoản hỗ trợ tiền mặt trực tiếp của Chính phủ trong 3 tháng, nhưng dường như đạt đỉnh. Làn sóng dịch thứ hai đang ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đến sức mua cũng như tính lưu động của người tiêu dùng. Doanh số hàng hóa và dịch vụ sẽ chậm lại trong Q3.

Theo TCTK, tổng doanh số hàng hóa và dịch vụ chỉ tăng 3,3% mom và 4,3% yoy trong tháng 7. Doanh số bán lẻ tăng 7% yoy so với tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 10% trong năm ngoái. Người dân ưu tiên hàng hóa thiết yếu và các thiết bị gia dụng có doanh số tăng 7,5% yoy. Chi tiêu cho giao thông vận tải giảm 6,4% yoy. Ngoại trừ các thành phố lớn, sức tiêu dùng tại nhiều thành phố cấp 1 và cấp 2 chứng kiến tốc độ phục hồi yếu.

Liên quan đến gói kích thích của chính phủ, chỉ 1/3 gói hỗ trợ đã được giải ngân. Quá trình giải ngân vẫn diễn ra chậm chạp và không có công ty nào được tiếp cận các khoản vay ưu tiên cho mục đích thanh toán tiền lương. Đáng chú ý, tăng trưởng việc làm trong các khu công nghiệp lần đầu tiên trong những năm gần đây ghi nhận mức tăng trưởng âm. Số lượng công nhân trong ngành sản xuất giảm 1,8% yoy. Tình trạng thiếu đơn hàng xuất khẩu đã buộc ngày càng nhiều các nhà máy phải đóng cửa, hệ quả là tỷ lệ thất nghiệp tăng. Giảm giờ làm diễn ra ở khắp nơi.

Page 8: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 8

Khảo sát của IHS Markit cho thấy sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã chậm lại trong tháng 7. Chỉ số sản xuất PMI đã giảm xuống dưới 50, mức không đổi trong tháng 7, ghi nhận ở mức 47,6 từ 51,5 vào tháng 6. Sản lượng sản xuất giảm nhẹ trong khi đơn đặt hàng mới quay đầu giảm sau đợt tăng vào tháng 6. Đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm mạnh do quy định hạn chế đi lại và nhu cầu tiêu dùng sụt giảm tại các thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, các nhà sản xuất thu hẹp hoạt động mua hàng và giảm nhân sự.

Tương tự, sản lượng tăng nhẹ 1,1% yoy trong tháng 7 sau khi tăng vọt hơn 7% yoy tháng trước theo TCTK. Khai thác giảm 7,9% yoy trong khi sản xuất và sản lượng điện tăng lần lượt 2,1% yoy và 2,7% yoy. Ngoại trừ thiết bị điện tử, máy tính và máy móc, các ngành khác đều ghi nhận kết quả rất kém trong bảy tháng đầu năm.

Hình 6: Doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, % yoy Hình 7: IIP và PMI, điểm

Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt

Từ năm 2014, các nhà sản xuất định hướng xuất khẩu tác động rất lớn đến nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam nhạy cảm hơn với những cú sốc về cung cầu từ bên ngoài khi thặng dư thương mại chiếm hơn 3% GDP trong năm 2019. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây thiệt hại cho tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam cũng như đóng góp vào tăng trưởng GDP. Trong năm 2020, nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu sẽ đi ngang, đồng thời kéo tăng trưởng kinh tế giảm. Trong tình hình tiêu thụ và sản xuất yếu, tăng trưởng GDP được điều chỉnh xuống khoảng 2% trong năm nay.

Trong khi gói kích thích đầu tiên nhắm đến chi tiêu hộ gia đình khi nhu cầu chi tiêu bị ứ đọng bởi giãn cách xã hội, gói kích thích sắp tới được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và duy trì việc làm.

Hình 8: Tăng trưởng GDP2 Hình 9: Tăng trưởng xuất khẩu và GDP, % yoy

Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt

2 Dự phóng tăng trưởng GDP năm 2020

-30%

-25%

-20%

-15%

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

01/2

019

03/2

019

05/2

019

07/2

019

09/2

019

11/2

019

01/2

020

03/2

020

05/2

020

07/2

020

Bán lẻ hàng hóa Tổng mức bán lẻ hàng hóa

30

35

40

45

50

55

90

95

100

105

110

115

120

125

130

01/2

019

03/2

019

05/2

019

07/2

019

09/2

019

11/2

019

01/2

020

03/2

020

05/2

020

07/2

020

IIP PMI RHS

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

8%

9%

Q1 Q2 Q3 Q4

2020F 2019 2018 2017 2016

5,0

5,5

6,0

6,5

7,0

7,5

8,0

(15)(10)

(5)05

10152025303540

2000

2002

2004

2006

2008

2010

2012

2014

2016

2018

2020

Xuất khẩu GDP RHS

Page 9: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 9

Trong những tháng còn lại của năm 2020, sẽ có một số điểm sáng chính hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Đầu tiên, chúng tôi tin thặng dư thương mại sẽ cao kỷ lục, vượt qua kết quả ấn tượng của năm 2019 (gần 11 tỷ USD). Tính đến cuối tháng 7/2020, ước tính sơ bộ thặng dư thương mại đạt 6,5 tỷ USD. Hầu hết đến từ hoạt động sản xuất thiết bị điện tử, máy tính và máy móc. Thặng dư thương mại khổng lồ sẽ phần nào bảo vệ nền kinh tế với những biến động trên thế giới.

Thứ hai, xuất khẩu sang EU dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ sau 18 tháng giảm. Lập luận chính của chúng tôi là sự tăng giá của đồng EUR sau khi quỹ phục hồi của Châu Âu được thông qua, chi tiết ở phần kinh tế toàn cầu. Tính đến nay, tỷ giá EURVND đạt hơn 27.000 đồng, tăng 6% so với đầu năm. Đến cuối năm 2020, khả năng sẽ tăng lên hơn 8%. Sự mất giá tương đối của Việt Nam Đồng so với EUR là một điểm nhấn quan trọng, đặc biệt khi EVFTA đã có hiệu lực vào đầu tháng 8/2020. Châu Âu cũng đang ghi nhận những thành công ban đầu trong việc kiểm soát dịch bùng phát.

Cuối cùng, sự hỗ trợ của chính phủ tiếp tục giúp các hoạt động cơ sở hạ tầng, tương tự như diễn biến vào năm 2019 khi đầu tư công tăng 50% yoy. Đầu tư công 7T2020 được ghi nhận ở mức 203 ngàn tỷ đồng, tăng 27,2% yoy và tương đương 42,7% kế hoạch 2020. Đầu tư Nhà nước đạt 32,5 ngàn tỷ đồng, tăng 60,1% yoy. Đầu tư từ Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành 41,6% kế hoạch cả năm và tăng 91,7% so với cùng kỳ, tiếp theo là Bộ Y tế (34,7%, + 36,1% yoy), Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (39,6%, + 34,7% yoy) và Bộ Giáo dục (31,3%, + 84,4% yoy).

Hình 10: Cán cân thương mại, tỷ USD Hình 11: Đầu tư công, nghìn tỷ đồng

Nguồn: TCHQ, TCTK, CTCK Rồng Việt Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt

(10)

(8)

(6)

(4)

(2)

0

2

4

6

8

7M20

10

7M20

11

7M20

12

7M20

13

7M20

14

7M20

15

7M20

16

7M20

17

7M20

18

7M20

19

7M20

20

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

0

50

100

150

200

2507M

2009

7M20

10

7M20

11

7M20

12

7M20

13

7M20

14

7M20

15

7M20

16

7M20

17

7M20

18

7M20

19

7M20

20

Vốn đầu tư công Tăng trưởng, % yoy

Page 10: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 10

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG BẢY: ĐIỀU CHỈNH DO DỊCH TRỞ LẠI

Sau khi điều chỉnh từ mức đỉnh 900 trong tháng Sáu, thị trường phục hồi nhẹ trong những ngày đầu tháng Bảy và đi ngang những ngày sau đó. Tuy nhiên, tới ngày 23/07, thị trường bắt đầu chuyển biến xấu trước thông tin về ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng ở Đà Nẵng cùng với việc thị trường Mỹ và một số thị trường giảm sâu ngày trước đó do số liệu đăng ký thất nghiệp của Mỹ tăng trở lại sau nhiều tuần liên tiếp. VNIndex tiếp tục biến động mạnh những ngày cuối tháng Bảy khi có những thời điểm chỉ số này giảm xuống ngưỡng 780 điểm. Tuy nhiên, điểm tích cực trong thời điểm này là dòng tiền vẫn mạnh và sẵn sàng đổ vào thị trường khi thấy cơ hội. Kết thúc tháng Bảy VNIndex và HNX Index giảm lần lượt là 3,2% và 2,0% so với cuối tháng Sáu. Thanh khoản của thị trường giảm sâu khi mà trung bình giá trị giao dịch khớp lệnh hằng ngày giảm 26% MoM. Tuy nhiên, thanh khoản tháng Bảy vẫn nhỉnh hơn nhiều so với tháng Ba và tháng Tư.

Hình 12: Diễn biến chỉ số VNIndex kể từ đầu năm Hình 13: Diễn biến chỉ số HNXIndex kể từ đầu năm

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

Theo vốn hoá thị trường, các nhóm VN30 (-3,9% MoM), VNMid (-5,0%) và VNSmall (-4,6%) đều giảm so với tháng trước đó. Thanh khoản của các nhóm này cũng hụt hơi so với tháng Sáu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy thanh khoản của nhóm VNMid và Small vẫn khá tích cực so với trung bình nhiều tháng gần đây, trong khi thanh khoản của nhóm VN30 giảm về mức thấp của sáu tháng gần nhất (Hình 14).

Khác với bức tranh khá cân bằng trong tháng Sáu trên hai sàn HOSE và HNX, số lượng cổ phiếu giảm điểm vượt trội số cổ phiếu tăng điểm. Phần lớn các cổ phiếu biến động trong khoảng +/-10% MoM, cá biệt là số lượng cổ phiếu giảm trên 10% khá cao.

Hình 14: Giá trị giao dịch khớp lệch trung bình hằng ngày theo nhóm cổ phiếu trên HOSE (tỷ đồng)

Hình 15: Số lượng cổ phiếu theo tỷ suất sinh lời/tháng

Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt

Diễn biến của các nhóm ngành trên HOSE trong tháng Bảy có những nét tương đồng với tháng Sáu khi mà đa phần các ngành đều tăng điểm so với cuối tháng trước đó trong những phiên đầu tiên trước khi điều chỉnh giảm. Kết thúc tháng Bảy, không ghi nhận ngành nào có diễn biến trái chiều với chỉ số chung khi mà tất các nhóm ngành trên HOSE đều giảm so với cuối tháng trước.

600

700

800

900

1000

1100

-

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

1/2

1/13

1/22 2/

72/

182/

27 3/9

3/18

3/27 4/

84/

174/

285/

115/

205/

29 6/9

6/18

6/29 7/

87/

177/

28GT khớp lệnh (tỷ đồng) VN-Index (trục phải)

80

90

100

110

120

130

- 200 400 600 800

1.000 1.200 1.400

1/2

1/14

1/31

2/12

2/24 3/

53/

173/

27 4/9

4/21 5/

55/

155/

27 6/8

6/18

6/30

7/10

7/22

GT khớp lệnh (tỷ đồng) HNX-Index (trục phải)

0

500

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

01/20 02/20 03/20 04/20 05/20 06/20 07/20

VN30 VNMid VNSML

0

100

200

300

400

500

600

700

800

01/19 04/19 07/19 10/19 01/20 04/20 07/20

≤ -20% (-20%,-10%] (-10%,0%) [0%,10%) [10%,20%) ≥20%

Page 11: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 11

Tuy nhiên mức độ giảm điểm có sự khác biệt giữa các ngành. Trong đó, ngành hàng tiêu dùng và năng lượng giảm mạnh nhất trong số các ngành. Trong khi đó ngành bất động sản giảm không quá đáng kể so với cuối tháng Sáu. Ngành y tế tiếp tục ít biến động hơn so với các ngành còn lại.

Hình 16: Diễn biến chỉ số các nhóm ngành trong tháng Bảy

Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

Giao dịch khối ngoại

Khối ngoại bán ròng trong khoảng thời gian hồi phục lại của VNIndex (-1,6 nghìn tỷ đồng) và mua ròng khi VNIndex giảm điểm mạnh (gần 650 tỷ đồng). Tổng kết lại, khối ngoại bán ròng hơn một nghìn tỷ đồng thông qua giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE. Khác với diễn biến của đợt dịch đầu tiên khi khối ngoại bán ròng mạnh là một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường giảm sâu, khối này lại có những phiên mua ròng mạnh khi dịch bệnh bùng phát ở Đà Nẵng. VHM (+204 tỷ đồng), VRE (+123), CTG (+108) và PLX (+105) là các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất thông qua giao dịch khớp lệnh trên HOSE trong tháng Bảy. Ở chiều ngược lại, HPG (-315 tỷ đồng), DXG (-151), VCB (-143), MSN (-122), DBC (-111), CII (-108), VIC (-94) và GAS (-92) là các cổ phiếu bị khối này bán ròng đáng chú ý.

Về phía ETFs, các quỹ này thu hút được dòng tiền khá cân bằng trong tháng Bảy và hầu hết các quỹ đều hút ròng, nổi bật nhất là Vaneck ETF (+7,6 triệu đô), FUEVFVND (7,6 triệu đô), FTSE Vietnam ETF (+6,3 triệu đô), FUESSVFL (+5,4 triệu đô). Đáng chú ý, đây đã là tuần hút ròng thứ hai liên tiếp của quỹ Vaneck. Trong khi đó, làn sóng rút ròng ở quỹ nội lớn nhất thị trường đã phần nào chững lại với hơn 2,5 triệu đô phát hành mới trong tháng Bảy.

Hình 17: Diễn biến mua/bán ròng (khớp lệnh và thỏa thuận) hằng ngày của nhà đầu tư nước ngoài (tỷ đồng)

Hình 18: Mua ròng của khối ngoại (khớp lệnh) và diễn biến của VN-Index theo tháng

Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt

80

85

90

95

100

105

110

30/06 04/07 08/07 12/07 16/07 20/07 24/07 28/07

VNFIN Index VNREAL Index VNMAT Index VNIND IndexVNCONS Index VNCOND Index VNHEAL Index VNENE Index

-20000

-15000

-10000

-5000

0

5000

-5000

0

5000

10000

15000

20000

02/0

1

17/0

1

01/0

2

16/0

2

02/0

3

17/0

3

01/0

4

16/0

4

01/0

5

16/0

5

31/0

5

15/0

6

30/0

6

15/0

7

30/0

7

Mua/bán ròng (cột trái) Mua/bán ròng tích lũy (cột phải)

-30%

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

-8000

-6000

-4000

-2000

0

2000

4000

01/19 04/19 07/19 10/19 01/20 04/20 07/20

Mua/bán ròng (tỷ đồng, cột trái)

VNIndex mom (Cột phải)

Page 12: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 12

Bảng 2: Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài theo nhóm ngành trên hai sàn HOSE và HNX

Ngành

HSX HNX Tổng KL mua bán

ròng (đvt: ngàn cổ phiếu)

Tổng GT mua bán ròng

(đvt: tỷ đồng)

Tổng KL mua bán ròng (đvt: ngàn cổ phiếu)

Tổng GT mua bán ròng

(đvt: tỷ đồng) Dầu khí 9.693 482 -1.127 -14 Dịch vụ tài chính 13.808 96 -179 -5

Hàng cá nhân & Gia dụng 1.826 79 -142 -1 Y tế 902 13 738 23 Công nghệ Thông tin -468 1 -98 -1 Truyền thông 21 1 -118 -1 Viễn thông 0 0 3 0

Bán lẻ 1.055 -18 -177 -2

Thực phẩm và đồ uống 7.005 -20 63 1 Ô tô và phụ tùng -1.583 -25 -192 -1 Bảo hiểm -825 -30 33 1

Bất động sản -14.105 -31 46 1

Hóa chất -5.124 -62 232 4

Ngân hàng 2.759 -73 -1.996 -25 Hàng & Dịch vụ Công nghiệp -6.292 -84 506 4

Điện, nước & xăng dầu khí đốt -968 -86 -116 -1

Xây dựng và Vật liệu -4.242 -109 -419 -1

Du lịch và Giải trí -2.393 -110 107 0 Tài nguyên Cơ bản -24.324 -571 -1.238 -1

Nguồn: FiinGroup, CTCK Rồng Việt

Kết quả kinh doanh 6 tháng 2020

Số liệu kết quả kinh doanh 6 tháng tổng hợp từ hơn 550 doanh nghiệp đại diện cho 91% vốn hoá của hai sàn HOSE và HNX cho thấy sự phân hoá giữa hai sàn. Trong khi LNST 6 tháng của HSX giảm 15% YoY thì LNST 6 tháng của HNX lại tăng gần 3% YoY. Nhìn chung số liệu kinh doanh quý II cho thấy kết quả tích cực hơn so với kỳ vọng khi mà LNST quý II của HSX chỉ giảm 7% YoY trong khi LNST quý II của HNX thậm chí tăng gần 10% YoY.

Về mặt nhóm cổ phiếu, xu hướng chung cho thấy KQKD quý II tốt hơn so với quý I ngay cả khi quý II ghi nhận tháng cách ly toàn xã hội. LNST quý II của nhóm VN30, VNMId và VNSmall lần lượt là 1,2%, 3,3% và -0,9% so với LNST 6 tháng là -5,2%, -13,8% và -16,7%. Tuy nhiên, doanh thu thuần lại ngược chiều so với LNST khi doanh thu thuần trong quý II YoY giảm mạnh hơn so với doanh thu thuần YoY trong quý I ở tất cả các nhóm trên.

Về mặt nhóm ngành, du lịch & giải trí (-363%) và dầu khí (-223%) là hai ngành chịu tác động nặng nhất do Covid-19. HVN và VJC là hai doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nhất khi LNST 6 tháng giảm lần lượt là 7,8 và 1,9 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi ở nhóm dầu khí, PLX từ mức lãi gần 2,4 nghìn tỷ đồng 6T2019 chuyển sang lỗ 1,2 nghìn tỷ đồng 6T2020. Bức tranh khá trái ngược giữa hai ngành lớn của thị trường là ngân hàng và bất động sản. Trong khi LNST của ngân hàng vẫn tăng 13% YoY sau 6 tháng, LNST của nhóm bất động sản giảm 11% YoY. KQKD của nhóm ngân hàng chủ yếu được hỗ trợ bởi KQKD khá tích cực của nhóm các ngân hàng tư nhân như VPB, TCB, HDB và TPB và ngân hàng thương mại nhà nước, CTG.

Bên cạnh KQKD tiêu cực của hầu hết các nhóm ngành, truyền thông, ô tô & phụ tùng, tài nguyên cơ bản và công nghệ thông tin là các nhóm ngành có KQKD khá tích cực. Tuy nhiên, đa phần những ngành này bị chi phối bởi một vài cái tên lớn và KQKD của những doanh nghiệp này không phản ánh đúng KQKD của phần lớn doanh nghiệp trong ngành đó.

Page 13: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 13

Hình 19: KQKD 6 tháng 2020 theo ngành

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

-10%

4%

-11%

17%

-223%

22%

-32%

-363%

-17% -27%

16% 13%56% 34%

-17%

228%

-12%

5%

-400%

-300%

-200%

-100%

0%

100%

200%

300%

Bán lẻ Bảo hiểm

Bất động sản

Công nghệ

Thông tin

Dầu khí Dịch vụ tài

chính

Điện, nước &

xăng dầu khí

đốt

Du lịch và Giải

trí

Hàng & Dịch vụ

Công nghiệp

Hàng cá nhân &

Gia dụng

Hóa chất

Ngânhàng

Ô tô và phụ tùng

Tài nguyên Cơ bản

Thực phẩm và đồ uống

Truyền thông

Xây dựng và Vật

liệu

Y tế

Doanh thu 6 tháng (YoY) LNST 6 tháng (YoY)

Page 14: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 14

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG TÁM: GIẰNG CO

Kể từ sau khi hồi phục và đạt đỉnh 900 vào giữa tháng Sáu, thị trường đã liên tục điều chỉnh và đang ở ngưỡng 800 điểm. Chúng tôi cho rằng việc điều chỉnh của thị trường là hoàn toàn hợp lý khi mà số liệu vĩ mô không hồi phục nhanh như kỳ vọng trước đó của thị trường, bên cạnh làn sóng dịch bệnh thứ hai quay trở lại khiến khả năng nền kinh tế hồi phục nhanh ngay từ 6 tháng cuối năm càng khó xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi không đánh giá cao khả năng thị trường quay trở lại đáy cũ khi mà nhà đầu tư đã bắt đầu có những cơ sở để đánh giá tác động của dịch bệnh thay vì tâm lý hoảng loạn trong đợt I.

Những điểm giống và khác biệt hiện nay của thị trường so với làn sóng thứ nhất

Áp lực bán ròng của khối ngoại không quá lớn như giai đoạn đầu tiên. Một trong những nguyên nhân khiến thị trường giảm sâu trong đợt I là việc nhà đầu tư nước ngoài duy trì bán ròng liên tục trên sàn khi mức độ bán ròng khớp lệnh trong tháng Ba đạt mức kỷ lục. Ngay cả khi thị trường hồi phục mạnh trong tháng Tư, giá trị bán ròng của khối ngoại vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, điều này sẽ khó có khả năng lặp lại do 1) thanh khoản tiền đô được đảm bảo bởi Ngân hàng Trung Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN sẵn sàng điều tiết ổn định tỷ giá. Ngoài ra, mặc dù hoạt động xuất khẩu và đầu tư từ nước ngoài bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, thặng dư thương mại tăng cao so với năm ngoái cộng thêm việc FDI giải ngân giảm không đáng kể đã giúp cho NHNN tiếp tục bổ sung thêm dự trữ. Bằng chứng là việc khối này sẵn sàng mua ròng hơn 600 tỷ đồng kể trong tuần cuối tháng Bảy khi dịch đợt II được công bố ở Đà Nẵng.

Điểm giống nhau cơ bản trong hai giai đoạn là việc dòng tiền từ trong nước dồi dào. Thật vậy, khi mà doanh nghiệp và người dân còn chưa kịp lên kế hoạch để đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh thì làn sóng dịch đã quay trở lại. Điều này khiến cho khả năng hấp thụ tín dụng của nền kinh tế vốn đã yếu (chỉ tăng 3,26% sau 6 tháng) sẽ càng bị hạn chế hơn. Trong bối cảnh đó, ngân hàng cũng sẽ không quá mặn mà trong việc huy động vốn khi mà thanh khoản trong hệ thống vẫn đang khá dư thừa. Do đó, khả năng lãi suất huy động thấp hiện nay sẽ tiếp tục được duy trì ít nhất cho tới khi có tín hiệu tín dụng hồi phục mạnh trở lại. Trong khi nhu cầu hấp thụ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh có giới hạn, khả năng các dự án bất động sản mở bán rầm rộ cũng không cao khi Chính phủ chỉ đạo hạn chế tập trung đông người để ngăn chăn dịch bệnh lây lan. Trong bối cảnh đó, thị trường cổ phiếu, mặc dù biến động mạnh trong thời gian qua, vẫn tiếp tục là một kênh đầu tư tiềm năng. Theo thống kê của Bloomberg, có 139 trên tổng số 386 cổ phiếu có diễn biến tốt hơn so với cuối năm 2019, trong đó có giá cổ phiếu của 83 doanh nghiệp tăng trên 11% YTD.

Tuy nhiên sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có thể chậm hơn so với kỳ vọng trước đó

Quả thật thị trường chứng khoán Việt Nam và thế giới đã chứng kiến sự hồi phục thần tốc sau khi giảm mạnh trong tháng Ba. Bên cạnh sự tham gia của dòng tiền mới là kỳ vọng về việc nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh chóng sau dịch. Có những thời điểm Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm 2020 trước khi điều chỉnh mục tiêu xuống còn 3-4% hiện nay. Tuy nhiên, số liệu kinh tế cho thấy tốc độ hồi phục sẽ khó đạt như kỳ vọng khi mà số liệu sản xuất chỉ tăng 1% YoY trong tháng Bảy, trong khi tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ chỉ tăng 4,6% YoY so với mức tăng 2 chữ số trong giai đoạn bình thường. Số liệu PMI tháng Bảy thậm chí còn tiêu cực hơn khi giảm về dưới 50 (ranh giới giữa mở rộng và suy thoái) do sản lượng và số đơn đặt hàng mới giảm so với tháng Sáu. Ngoài ra, kỳ vọng về việc mở cửa đường bay thương mại quốc tế có thể sẽ phải điều chỉnh lại khi khả năng dịch bùng phát luôn hiện hữu. Do đó, kỳ vọng về kinh tế hồi phục nhanh chóng ở Việt Nam ngay từ nửa cuối năm nay sẽ cần xem xét một cách kỹ lưỡng.

Tóm lại chúng tôi cho rằng thị trường sẽ phản ứng không quá tiêu cực trong đợt dịch bùng phát lần 2 này sau khi nhà đầu tư đã có kinh nghiệm hơn. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán vẫn tỏ ra khá hấp dẫn trong bối cảnh dòng tiền ứ đọng và các kênh đầu tư khác chưa có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam đã không phục hồi như kỳ vọng và làn sóng thứ hai này sẽ khiến tốc độ chậm hơn đáng kể. Do đó chúng tôi cho rằng thị trường có thể dao động trong khoảng từ 780 – 860. Trong trường hợp tiêu cực rằng dịch bệnh khiến Chính phủ thông báo giãn cách xã hội hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, khả năng VNIndex có thể giảm xuống ngưỡng 720.

Page 15: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 15

CHIẾN LƯỢC VÀ Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ THÁNG TÁM • Thận trọng và chờ đợi giải ngân vào những nhóm ngành có câu chuyện lớn

Thị trường không giảm sốc khi nhà đầu tư bình tĩnh hơn trong giai đoạn 2 của dịch bệnh

Trong thời gian gần đây, làn sóng bùng dịch thứ hai đã quay trở lại tại Việt Nam với mức độ nghiêm trọng hơn và đi kèm với nhiều rủi ro tiềm ẩn hơn so với đợt bùng phát trước đó. Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến chung của thị trường, chúng tôi thấy rằng đại đa số nhà đầu tư đã hành động một cách bình tĩnh hơn và không còn cảnh bán tháo như thời điểm đầu tháng 3/2020. Bằng chứng là VN-Index chỉ giảm 9% (tính từ lúc bùng phát bệnh đến điểm thấp gần nhất) so với mức giảm 11,5% trong thời điểm trước. Việc khởi phát làn sóng dịch bệnh thứ hai trong bối cảnh các chỉ số vĩ mô tháng Bảy không mấy khả quan khiến dòng tiền gia nhập thị trường có phần thận trọng hơn. Thanh khoản trung bình trong giai đoạn bùng phát dịch đợt 2 chỉ đạt 4.200 tỷ đồng nhưng đang có xu hướng giảm dần trong vài phiên trở lại đây và duy trì ở mức 3.000 tỷ đồng, thấp hơn mức 4.000 tỷ - 5.000 tỷ trong giai đoạn phục hồi trong tháng Tư và tháng Năm.

Như lần trước, với quan điểm đỉnh dịch cũng là đáy của thị trường trong ngắn hạn. Và trong làn sóng thứ hai của dịch bênh, chúng tôi cũng không thay đổi quan điểm trên. Ở làn sóng trước, thời điểm 16 -18 ngày sau khi bùng phát, việc khống chế dịch bệnh tại các ổ dịch về cơ bản là hoàn thành tốt, đồng thời thị trường chứng khoán cũng xác nhận vùng đáy tại đây. Chính vì vậy với những động thái quyết liệt của chính phủ trong kiểm soát làn sóng thứ 2 của dịch bệnh, chúng tôi cho rằng thời điểm thị trường xác nhận “đáy” của thị trường có thể rơi vào khoảng 4/8-6/8 tính từ ngày khởi phát ca đầu tiên (21/7/2020) hay nói cách khác số ca nhiễm mới trong một ngày sẽ đạt đỉnh quanh thời gian trên.

Hình 20: Tương quan giữa số ca mới (cột phải) và diễn biến VN-Index (cột trái)

Nguồn: CTCK Rồng Việt tổng hợp, *vòng tròn đen là khoảng thời gian không phát sinh ca nhiễm trong cộng đồng

Thận trọng hơn với những số liệu vĩ mô kém khả quan

Dòng tiền trong nước dồi dào trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp nhưng thị trường giảm không đủ sâu để tạo tâm lý “tham lam” cho dòng tiền này. Do đó thị trường sẽ không có nhiều động lực để bật mạnh như giai đoạn trước. Bên cạnh đó, khác với kỳ vọng rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục mạnh mẽ trong nửa năm còn lại của 2020, các số liệu kinh tế vĩ mô công bố tháng Bảy không thực sự tích cực. Đợt bùng phát dịch bệnh lần 2, do vậy, càng làm tăng mối quan ngại về triển vọng phục hồi kinh tế trong nửa cuối năm. Trong bối cảnh này, tâm lý của nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn và chờ đợi những điều rõ ràng hơn từ diễn biến của nền kinh tế. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng trong ngắn hạn nhà đầu tư nên tiếp tục để dành sức mua và chỉ giải ngân vào những ngành/công ty có triển vọng rõ ràng.

0

10

20

30

40

50

60

600

650

700

750

800

850

900

950

1000

03/02/2020 03/03/2020 03/04/2020 03/05/2020 03/06/2020 03/07/2020 03/08/2020

Ca mới VN-Index

Page 16: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 16

Gần đây, kế hoạch và tiến độ giải ngân đầu tư công luôn được quan tâm bởi gần như là cứu cánh cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Tốc độ giải ngân đầu tư công 7 tháng đầu năm đạt 203 nghìn tỷ đồng, tăng 27,2% so với cùng kỳ và đạt 42,7% kế hoạch cả năm. Trong đó bộ giao thông vận tải đã giải ngân 16 nghìn tỷ đồng, đạt 41,6% kế hoạch năm và tăng trưởng 91,7%. Trong thời gian tới, bộ sẽ tập trung vào các dự án đường bộ cao tốc và tích cực giải ngân sao cho đến tháng 11 phải đạt 85% kế hoạch và hoàn thành 100% kế hoạch vào cuối năm. Vừa qua, 3 dự án cao tốc chính đã được chuyển từ hình thức PPP sang đầu tư công như Mai Sơn – QL45, Phan Thiết – Dầu Giây, Vĩnh Hảo – Phan Thiết sẽ là những dự án được kỳ vọng đẩy mạnh cùng với 8 dự án còn lại trong tuyến cao tốc Bắc Nam. Với các dự án đầu tư công, việc lựa chọn nhà thầu và khởi công sẽ được thực hiện ngay trong tháng 8 trong khi các dự án PPP nhiều khả năng sẽ được khởi công trong năm sau.

Hình 21: Lũy kế giải ngân đầu tư công của bộ GTVT (Đơn vị: Tỷ đồng)

Nguồn: CTCK Rồng Việt tổng hợp, *tháng 9, 11, 12 là kế hoạch dự kiến

Trong làn sóng đầu tư công, bên cạnh các doanh nghiệp cầu đường, BOT, thì nhóm vật liệu xây dựng như đá, sắt thép hay nhựa đường cũng sẽ là các công ty được hưởng lợi. Dù có những lo lắng rằng việc giải ngân đầu tư công sẽ có chậm trễ nhưng kết quả kinh doanh các doanh nghiệp này đã phản ánh phần nào những thực tế giải ngân thời gian qua.

• PLC. Lợi nhuận Q2/2020 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ khi đạt 57 tỷ đồng, tăng 46,1% chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện và hoạt động tài chính tốt (lãi tiền gửi tăng trong khi chi phí lãi vay giảm). Đặc biệt, mảng nhựa đường – động lực thúc đẩy trong bối cảnh đẩy mạnh đầu tư công ghi nhận doanh thu tăng trưởng 22,7% trong nửa đầu năm. Dự kiến, sản lượng tiêu thụ nhựa đường trong nửa cuối năm sẽ có sự tăng trưởng, giúp sản lượng cả năm 2020 có thể tăng 30% so với 2019. Ngoài ra, việc giá dầu đang giảm mạnh cũng là một yếu tố giúp PLC cải thiện biên lợi nhuận gộp.

• DHA. Hưởng lợi từ việc nhu cầu đá tăng cao cho các dự án cao tốc tại khu vực phía Nam. Ngoài ra, việc sở hữu mỏ đá ở Tân Cang sẽ giúp DHA hưởng lợi nhiều hơn do các mỏ đá lâu đời như Tân Đông Hiệp, Núi Nhỏ ngưng khai thác từ cuối 2019. Trong Q2/2020, doanh thu và lợi nhuận của DHA đạt 101 tỷ đồng và 26,2 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 22,1% và 46,3%. Kết quả kinh doanh này được xem là tích cực nhất trong nhiều năm trở lại đây và nhiều khả năng là do sự dịch chuyển nhu cầu từ các mỏ đá Tân Đông Hiệp, Núi Nhỏ sang mỏ đá Tân Cang. Ngoài ra, mỏ Thạnh Phú II của DHA cũng tích cực hơn so với kỳ vọng khi một số tuyến đường cao tốc được khởi công trong thời gian qua. Ngoài hoạt động kinh doanh được hỗ trợ từ chính sách đầu tư công, cổ tức tiền mặt ổn định cũng là một điểm chú ý đối với DHA.

Bên cạnh các động lực từ đầu tư công, các công ty chăn nuôi heo cũng là những người được hưởng lợi nhờ giá thịt liên tục được giữ ở mức cao trong nước. Dù chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm hạ nhiệt nhưng nhìn chung các tác động là không đáng kể. Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận đột biến trong năm 2020 có thể là một nhân tố hỗ trợ ngắn hạn đối với nhóm cổ phiếu trên.

• DBC. Trong nhóm ngành này, chúng tôi nhận thấy Dabaco là công ty có sự tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn 6 tháng qua khi lợi nhuận trong Q1 và Q2 đều đột biến so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận mỗi quý đạt 26% - 30% so với 13% trong năm ngoái. Chúng tôi kỳ vọng rằng

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

35000

40000

T2 T4 T5 T6 T7 T9 T11 T12

Page 17: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 17

với giá thịt heo duy trì trong mức 80.000 đồng/kg – 85.000 đồng/kg. Lợi nhuận mỗi quý của DBC có thể duy trì 300 tỷ đồng, giúp lợi nhuận cả năm của công ty có thể đạt 1.300 tỷ đồng, gấp 4,4x so với 2019.

Hình 22: Giá thịt heo hơi từ đầu năm đến nay (Đơn vị: nghìn đồng/kg)

Nguồn: CTCK Rồng Việt tổng hợp

Hình 23: Cổ phiếu ưa thích của Rồng Việt

Nguồn: CTCK Rồng Việt; Giá ngày 04/08/2020; kích thước hình vuông: theo phân loại vốn hóa

70

75

80

85

90

95

100

105

Giá heo hơi (Hà Nội) Giá heo hơi (Sài Gòn)

Page 18: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 18

DANH SÁCH CỔ PHIẾU QUAN TÂM

Mã Sàn VHTT (tỷ

đồng)

Giá mục tiêu

(đồng)

Giá @04/8/2020

(đồng)

Lợi nhuận kỳ vọng (%)

Khuyến nghị

2019 2020F 2021F PE Trailing

(x)

PE 2020F (x)

PB hiện tại (x)

Tỷ suất cổ tức (%)

+/- Giá 1 năm (%)

GTGDBQ 3 tháng

(tỷ đ.)

Sở hữu Nước

ngoài còn lại (%) +/- DT (%)

+/- LNST (%) +/- DT (%)

+/- LNST (%) +/- DT (%)

+/- LNST (%)

MWG HOSE 34.867 131.000 77.000 72,1 Mua 18,1 33,2 12,2 2,5 22,7 26,2 9,2 7,2 2,4 1,9 -28,7 98 0,0 PC1 HOSE 2.836 29.900 17.800 68,0 Mua 14,9 -23,8 13,5 4,7 1,0 34,3 8,2 5,7 0,8 0,0 7,6 20 32,4 MSH HOSE 1.465 29.300 Quan sát 11,7 21,6 -27,3 -58,4 36,4 3,7 4,2 8,4 1,2 15,4 -50,0 7 45,5 DRC HOSE 1.877 21.500 15.800 42,4 Mua 8,6 80,6 -9,2 4,4 15,9 25,7 7,7 6,2 1,2 6,3 -12,6 11 29,0 DIG HOSE 3.818 17.700 12.450 42,2 Mua -8,9 32,7 82,9 34,4 20,7 26,9 8,7 5,4 1,0 0,0 0,2 31 15,0 NT2 HOSE 6.045 27.100 21.000 41,0 Mua -0,2 -2,9 2,8 3,9 7,9 1,7 7,6 7,8 1,3 11,9 -5,6 8 30,7 DXG HOSE 4.980 13.500 9.600 40,6 Mua 25,1 3,2 -5,1 -4,8 7,9 14,9 6,8 3,7 0,7 0,0 -30,6 49 10,8 PNJ HOSE 12.044 73.000 53.500 39,8 Mua 16,7 24,0 -9,4 -24,8 20,4 24,4 11,6 11,5 2,6 3,4 -32,0 55 0,0 HND UPCOM 8.864 22.900 17.727 36,0 Mua 18,6 183,2 8,1 19,9 -21,6 -44,5 6,2 11,6 1,4 6,8 41,2 3 48,9 VPB HOSE 51.436 28.000 21.100 32,7 Mua 17,0 12,4 8,7 9,2 13,9 22,9 5,1 4,6 1,1 0,0 10,8 130 -0,1 PAC HOSE 1.025 27.300 22.050 30,6 Mua 3,6 8,7 9,0 -4,1 7,5 -4,8 7,0 7,2 1,5 6,8 -22,9 2 29,4 HDG HOSE 3.085 25.077 20.000 30,4 Mua 34,3 33,0 13,4 27,7 -9,6 -3,6 3,1 2,1 1,1 5,0 -28,0 18 39,0 SMC HOSE 590 11.600 9.680 30,2 Mua 2,2 -46,6 -11,8 0,9 12,1 90,1 7,4 3,4 0,4 10,3 -21,0 1 15,9 PVS HNX 5.449 13.800 11.400 29,8 Mua 17,9 -7,6 -3,5 -2,1 -21,8 -7,0 10,8 7,8 0,4 8,8 -46,1 56 37,6 MBB HOSE 39.547 21.200 16.400 29,3 Mua 26,2 29,2 10,7 2,3 22,2 32,5 4,8 3,9 0,9 0,0 -19,3 109 -3,0 LTG UPCOM 1.463 22.400 18.155 28,9 Mua -8,0 -19,7 -7,4 32,2 12,1 11,9 7,4 3,5 0,6 5,5 -16,5 4 4,7 NLG HOSE 6.317 31.500 25.300 28,5 Mua -26,8 25,8 -22,2 -15,8 4,1 54,5 7,2 5,3 1,2 4,0 -8,3 31 0,8 STK HOSE 989 16.900 14.500 26,9 Mua -7,0 20,3 -20,1 -55,7 16,3 70,5 6,4 6,3 1,0 10,3 -31,1 2 42,4 HDB HOSE 23.810 31.000 24.650 25,8 Mua 23,6 26,2 15,3 16,6 18,3 24,5 5,8 4,6 1,1 0,0 -5,4 30 9,5 SCS HOSE 5.577 130.000 109.900 25,6 Mua 10,8 15,0 -9,9 -11,6 11,5 14,0 13,1 12,8 5,9 7,3 -25,5 5 23,9 ACV UPCOM 115.218 65.000 52.925 24,5 Mua 13,7 35,8 -37,5 -58,7 45,5 79,2 19,8 20,7 3,1 1,7 -35,3 20 45,7 FPT HOSE 36.491 55.500 46.550 23,5 Mua 19,4 19,7 17,2 19,7 15,2 18,5 10,9 7,1 2,4 4,3 13,9 102 0,0 SMB HOSE 925 34.000 31.000 22,6 Mua -2,2 47,9 -10,4 -28,0 2,0 2,7 5,7 6,7 1,8 12,9 -16,4 1 35,8 HAX HOSE 434 12.800 11.850 20,7 Mua 8,3 -48,2 -29,7 0,0 4,6 0,0 13,2 8,5 1,0 12,7 -29,4 2 42,3 PVT HOSE 2.786 11.890 9.900 20,1 Mua 3,1 5,8 -9,6 -36,2 17,2 37,7 4,7 5,9 0,6 0,0 -42,8 15 26,4 AST HOSE 1.958 52.000 43.500 19,5 Tích lũy 29,2 23,4 -27,7 -61,2 23,2 113,4 22,2 12,8 3,3 0,0 -29,0 5 6,8 DPM HOSE 5.596 15.000 13.599 19,1 Tích lũy -15,8 -49,6 6,7 61,9 3,5 -14,2 8,0 11,9 0,7 8,8 5,7 44 38,2 REE HOSE 10.449 38.300 33.700 19,0 Tích lũy -4,1 -8,1 1,7 5,2 5,4 0,8 7,1 6,0 1,0 5,3 7,1 18 0,0

GMD HOSE 5.686 22.000 19.150 17,5 Tích lũy -2,5 -72,1 -13,0 -23,6 7,9 -7,5 12,9 17,0 0,9 2,6 -22,0 11 0,0 VNM HOSE 193.815 126.000 111.300 17,3 Tích lũy 7,1 3,5 8,5 5,6 4,5 2,0 18,1 18,9 6,4 4,0 -6,8 171 41,3 PVD HOSE 3.984 11.000 9.460 16,3 Tích lũy -22,3 -43,4 26,2 -51,3 15,4 322,8 15,8 10,4 0,3 0,0 -41,6 51 37,2 IMP HOSE 2.857 49.600 44.500 16,0 Tích lũy 18,4 17,1 20,6 17,0 18,0 17,9 15,7 11,2 1,8 4,5 22,6 3 0,0 VHC HOSE 6.468 39.700 35.550 15,9 Tích lũy -15,1 -18,2 3,2 -20,5 12,5 -2,1 7,9 7,2 1,2 4,2 -20,1 24 67,6 PTB HOSE 2.075 52.200 45.050 15,9 Tích lũy 17,6 13,3 -12,3 -13,4 5,8 2,4 5,5 5,5 1,2 0,0 -29,4 9 30,3 KDH HOSE 12.773 27.300 24.350 14,2 Tích lũy -3,5 13,2 14,9 37,1 15,5 15,1 11,9 9,2 1,7 2,1 6,3 30 5,0 TCM HOSE 1.332 24.000 21.500 14,0 Tích lũy -0,5 -16,6 -8,7 -20,7 5,7 11,7 5,7 7,3 0,9 2,3 -10,2 18 0,1 CVT HOSE 704 20.300 19.200 13,5 Tích lũy 1,1 -1,0 -21,3 -20,7 7,1 1,9 4,6 5,2 1,0 7,8 -1,0 5 37,9 VRE HOSE 59.762 29.800 26.300 13,3 Tích lũy 1,5 18,6 3,8 -2,8 9,6 15,9 24,8 18,6 2,2 0,0 -27,4 88 18,1

Page 19: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 19

Mã Sàn VHTT (tỷ

đồng)

Giá mục tiêu

(đồng)

Giá @04/8/2020

(đồng)

Lợi nhuận kỳ vọng (%)

Khuyến nghị

2019 2020F 2021F PE Trailing

(x)

PE 2020F (x)

PB hiện tại (x)

Tỷ suất cổ tức (%)

+/- Giá 1 năm (%)

GTGDBQ 3 tháng

(tỷ đ.)

Sở hữu Nước

ngoài còn lại (%) +/- DT (%)

+/- LNST (%)

+/- DT (%) +/- LNST

(%) +/- DT (%)

+/- LNST (%)

QNS UPCOM 11.211 33.000 31.410 13,0 Tích lũy -4,4 3,2 -6,6 -18,7 13,9 19,5 9,4 7,8 1,8 8,0 12,6 21 32,3 LHG HOSE 980 22.000 19.600 12,2 Tích lũy -30,4 6,1 -9,6 57,8 15,7 19,6 6,1 3,9 0,8 0,0 19,4 8 44,2 CTG HOSE 82.101 24.500 22.050 11,1 Tích lũy 41,0 74,8 3,5 1,3 17,8 66,8 7,4 6,1 1,0 0,0 8,4 123 0,0 PME HOSE 4.726 67.500 63.000 11,1 Tích lũy 10,3 3,9 12,6 14,0 13,9 12,3 15,2 11,6 2,5 4,0 33,4 1 37,9 BID HOSE 152.434 42.000 37.900 10,8 Tích lũy 8,3 15,3 6,6 4,2 17,1 73,7 17,5 12,1 2,0 0,0 9,5 50 12,3 KBC HOSE 6.130 14.200 13.050 8,8 Tích lũy 30,4 14,6 -17,2 -2,3 4,9 12,1 11,8 6,5 0,6 0,0 -11,6 43 28,0 PPC HOSE 7.406 22.500 23.100 8,2 Tích lũy 15,0 12,9 11,7 -13,0 0,6 -1,5 6,7 8,3 1,2 10,8 1,1 4 32,5 ACB HNX 39.407 25.000 23.700 5,5 Tích lũy 14,7 16,7 11,1 12,7 16,6 25,1 6,3 4,7 1,3 0,0 6,3 94 0,0 BMP HOSE 4.134 48.200 50.500 5,3 Tích lũy 10,7 -1,1 6,4 11,4 7,2 -5,9 8,8 10,3 1,6 9,9 14,4 9 18,0 VCB HOSE 303.757 85.000 81.900 3,8 Trung Lập 20,1 28,6 13,7 14,0 21,0 23,8 16,7 12,7 3,4 0,0 4,5 97 6,3 PGI HOSE 1.641 17.500 18.500 1,6 Trung Lập 8,0 17,2 -6,5 -21,1 0,3 46,6 8,4 8,6 1,1 7,0 21,3 0 28,3 VSC HOSE 1.772 30.000 32.150 -0,5 Trung Lập 5,8 -22,1 -8,5 4,0 -4,7 8,4 6,7 6,7 1,0 6,2 18,4 6 17,4 PHR HOSE 7.019 47.500 51.800 -0,6 Trung Lập 4,8 -24,3 27,9 141,7 -12,7 -32,1 8,3 11,0 2,4 7,7 -24,4 76 38,0 HPG HOSE 76.206 21.300 23.000 -3,0 Trung Lập 14,0 -12,4 25,5 47,1 20,4 29,4 8,8 4,7 1,5 4,3 25,2 336 13,3 BFC HOSE 697 10.000 12.200 -8,2 Giảm -4,4 -56,7 -4,7 51,2 3,5 -15,0 5,8 7,0 0,7 9,8 -16,4 6 45,0 ANV HOSE 1.990 12.500 15.650 -20,1 Bán 8,8 17,4 -24,0 -78,4 21,5 177,0 4,7 4,7 0,9 0,0 -36,6 6 47,7

Nguồn: CTCK Rồng Việt; Giá tại ngày 4/8/2020

Page 20: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 20

CHỈ SỐ VĨ MÔ VIỆT NAM THÁNG 7

Cán cân thương mại (Tỷ USD) Diễn biến tỷ giá tiền Đồng

Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt Nguồn: NHNN, CTCK Rồng Việt

Lãi suất liên ngân hàng (%/năm) Lợi tức trái phiếu Chính phủ (%/năm)

Nguồn: NHNN, CTCK Rồng Việt Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt

PMI Việt Nam (Điểm) Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn 3 tháng (Điểm)

Nguồn: IHS Markit, CTCK Rồng Việt Nguồn: TCTK, CTCK Rồng Việt

-3

-2

-1

0

1

2

3

4

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

10/2

015

02/2

016

06/2

016

10/2

016

02/2

017

06/2

017

10/2

017

02/2

018

06/2

018

10/2

018

02/2

019

06/2

019

10/2

019

02/2

020

06/2

020

Cán cân thương mại RHSTăng trưởng xuất khẩuTăng trưởng nhập khẩu

22500

22700

22900

23100

23300

23500

23700

03/2

017

07/2

017

11/2

017

03/2

018

07/2

018

11/2

018

03/2

019

07/2

019

11/2

019

03/2

020

07/2

020

0

10

20

30

40

50

60

70

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

07/2

015

11/2

015

03/2

016

07/2

016

11/2

016

03/2

017

07/2

017

11/2

017

03/2

018

07/2

018

11/2

018

03/2

019

07/2

019

11/2

019

03/2

020

07/2

020

VND O/NUSD O/NKLGDBQ (RHS)

(%, YoY) (Nghìn tỷ VNĐ)

0123456789

11/2

015

03/2

016

07/2

016

11/2

016

03/2

017

07/2

017

11/2

017

03/2

018

07/2

018

11/2

018

03/2

019

07/2

019

11/2

019

03/2

020

07/2

020

VN2Y VN5Y VN10Y VN15Y

30

35

40

45

50

55

60

03/2

016

07/2

016

11/2

016

03/2

017

07/2

017

11/2

017

03/2

018

07/2

018

11/2

018

03/2

019

07/2

019

11/2

019

03/2

020

07/2

020 85

95

105

115

125

07/2

015

11/2

015

03/2

016

07/2

016

11/2

016

03/2

017

07/2

017

11/2

017

03/2

018

07/2

018

11/2

018

03/2

019

07/2

019

11/2

019

03/2

020

07/2

020

Toàn ngành công nghiệpKhai khoángCông nghiệp chế biến, chế tạoSản xuất và phân phối điện

Page 21: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 21

CHỈ SỐ CÁC NHÓM NGÀNH

Biến động nhóm ngành cấp 1 Biến động chỉ số nhóm ngành cấp 2

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

So sánh chỉ số P/E ngành So sánh chỉ số P/B ngành

Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt Nguồn: Fiinpro, CTCK Rồng Việt

-2% -1% -6% -11%

1%

-3% -4% -4% 0% -2%

-12%

-10%

-8%

-6%

-4%

-2%

0%

2%

Công

ngh

ệ Th

ông

tin

Công

ngh

iệp

Dầu

khí

Dịc

h vụ

Tiê

u dù

ng

Dượ

c ph

ẩm v

à Y

tế

Hàn

g Ti

êu d

ùng

Ngâ

n hà

ng

Ngu

yên

vật l

iệu

Tài c

hính

Tiện

ích

Cộng

đồn

g

-8%-8%

0%-2%

-6%-5%

-2%-12%

2%-6%

-7%-4%

-2%-2%

-2%-6%

-2%-3%

1%

-15% -10% -5% 0% 5%

Bán lẻBảo hiểm

Bất động sảnCông nghệ Thông tin

Dầu khíDịch vụ tài chính

Điện, nước & xăng dầu khí đốtDu lịch và Giải trí

Hàng & Dịch vụ Công nghiệpHàng cá nhân & Gia dụng

Hóa chấtNgân hàng

Ô tô và phụ tùngTài nguyên Cơ bản

Thực phẩm và đồ uốngTruyền thông

Viễn thôngXây dựng và Vật liệu

Y tế

11,9 11,3

22,8

13,315,0

17,6

11,9

9,2

17,7

12,1

15,0

10,3

Công

ngh

ệ th

ông

tin

Công

ngh

iệp

Dầu

khí

Dịc

h vụ

tiêu

dùn

g

Dượ

c ph

ẩm v

à y

tế

Hàn

g tiê

u dù

ng

Ngâ

n hà

ng

Ngu

yên

vật l

iệu

Tài c

hính

Tiện

ích

cộng

đồn

g

VNIN

DEX

HN

X In

dex

2,1

1,5

2,3

2,8 2,8

4,6

1,9

1,2

3,0

2,0

2,8

1,4

Công

ngh

ệ th

ông

tin

Công

ngh

iệp

Dầu

khí

Dịc

h vụ

tiêu

dùn

g

Dượ

c ph

ẩm v

à y

tế

Hàn

g tiê

u dù

ng

Ngâ

n hà

ng

Ngu

yên

vật l

iệu

Tài c

hính

Tiện

ích

cộng

đồn

g

VNIN

DEX

HN

X In

dex

Page 22: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 22

KHỐI PHÂN TÍCH & TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Nguyễn Thị Phương Lam Head of Research [email protected] + 84 28 6299 2006 (1313)

Lại Đức Dương Senior Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1522) • Bất động sản • Vật liệu xây dựng

Trần Hà Xuân Vũ Senior Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1518) • Dầu khí • Phân bón

Nguyễn Hà Trinh Senior Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1551) • Xây dựng • Thép • Tiện ích công cộng

Vũ Anh Tú Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1511) • Kinh tế vĩ mô

Đỗ Thanh Tùng Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1521) • Cảng biển • Dịch vụ hàng không

Phạm Thị Tố Tâm Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1530) • Bảo hiểm • Thủy sản

Nguyễn Thị Thúy Anh Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1531) • Ngân hàng

Nguyễn Tiến Hoàng Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1538) • Thị trường

Bùi Huy Hoàng Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1514) • Cao su tự nhiên • Nông dược

Phạm Minh Tú Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1536) • Thép

Ngô Công Khoa Analyst [email protected] + 84 28 6299 2006 (1519) • Bán lẻ

Bernard Lapointe Senior Consultant [email protected] + 84 28 6299 2006

Trần Thị Ngọc Hà Assistant [email protected] + 84 28 6299 2006 (1526)

Trương Thị Thảo Vi Assistant [email protected] + 84 28 6299 2006 (1517)

Page 23: THẬN TRỌNG TRƯỚC BỨC TRANH VĨ MÔ KÉM SẮC...2020/08/11  · Ương Mỹ (Fed), 2) bên cạnh đó là việc Việt Nam đồng đang giao dịch ổn định và NHNN

CTCP RongViet Securities – Báo cáo chiến lược Tháng 08/2020 23

CTCP CHỨNG KHOÁN

RỒNG VIỆT Tầng 1-2-3-4, Tòa nhà Viet Dragon,

141 Nguyễn Du - Quận 1 –TP.HCM

Tel: (84 28) 6299 2006

Fax : (84 28) 6291 7986

Email: [email protected]

Website: www.vdsc.com.vn

Chi nhánh Hà Nội

Tần 10, Tòa nhà Eurowindow, Số 2 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự –

Quận Đống Đa – TP. Hà Nội

Tel: (84 24) 6288 2006

Fax: (84 24) 6288 2008

Chi nhánh Cần Thơ

95-97-99 Võ Văn Tần – Quận Ninh Kiều - TP. Cần Thơ

Tel: (84 292) 381 7578

Fax: (84 292) 381 8387

Chi nhánh Nha Trang

50Bis Yersin -TP.Nha Trang

Tel: (84 258) 382 0006

Fax: (84 258) 382 0008

Bản báo cáo này được chuẩn bị cho mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nhằm đưa ra bất kỳ đề nghị hay hướng dẫn mua bán chứng khoán cụ thể nào. Các quan điểm và khuyến cáo được trình bày trong bản báo cáo này không tính đến sự khác biệt về mục tiêu, nhu cầu, chiến lược và hoàn cảnh cụ thể của từng nhà đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng ý thức có thể có các xung đột lợi ích ảnh hưởng đến tính khách quan của bản báo cáo này. Nhà đầu tư nên xem báo cáo này như một nguồn tham khảo khi đưa ra quyết định đầu tư và phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với quyết định đầu tư của chính mình. CTCK RỒNG VIỆT tuyệt đối không chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hay bất kỳ thiệt hại nào, hay sự kiện bị coi là thiệt hại, đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay ý kiến nào của bản báo cáo này.

Toàn bộ các quan điểm thể hiện trong báo cáo này đều là quan điểm cá nhân của người phân tích. Không có bất kỳ một phần thu nhập nào của người phân tích liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các khuyến cáo hay quan điểm cụ thể trong bản cáo cáo này.

Thông tin sử dụng trong báo cáo này được CTCK RỒNG VIỆT thu thập từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo rằng những thông tin này là hoàn chỉnh hoặc chính xác. Các quan điểm và ước tính trong đánh giá của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đối mà không cần báo cáo trước.

Bản báo cáo này được giữ bản quyền và là tài sản của CTCK RỒNG VIỆT. Mọi sự sao chép, chuyển giao hoặc sửa đổi trong bất kỳ trường hợp nào mà không có sự đồng ý của CTCK RỒNG VIỆT đều trái luật. Bản quyền thuộc CTCK RỒNG VIỆT, 2020.