31
Chữa sỏi thận bằng quả dứa Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của dứa thanh nhiệt giải độc, dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông. Gần đây, có nhiều bạn đọc gửi thư về Báo Thanh Niên để hỏi về việc dân gian dùng quả dứa để chữa bệnh sỏi thận. Dùng quả dứa chữa trị Chẳng hạn, bạn đọc ở địa chỉ <mimihoa@...> hỏi như sau: “Mẹ tôi 52 tuổi, bị bệnh sỏi thận, có người mách chữa bệnh này bằng cách: lấy một quả dứa cắt một đầu rồi đục giữa quả xuống sâu 3cm, lấy 2 thìa cà phê bột phèn chua cho vào rồi đậy nắp lại. Đun quả dứa đến khi chín nhuyễn lấy ra 2 ly, buổi tối uống 1 ly cho bàng quang mềm ra và sỏi vỡ ra. Đến sáng hôm sau thức dậy uống ly còn lại cho sỏi tan ra, nằm nghỉ 30 phút sau đó đi tiểu, nước tiểu khai và đục như nước vo gạo. Xin cho hỏi có đúng như vậy không?”. Thắc mắc này được lương y Vũ Quốc Trung trả lời như sau: Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của dứa thanh nhiệt giải độc, dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông. Để chữa sỏi tiết niệu, người ta lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó một ít phèn chua (0,3g) rồi cho nước vào đậy nắp lại ninh trong 3 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày liền, nhiều trường hợp cho kết quả tốt. Những bài thuốc khác Ngoài ra, còn có các bài thuốc khác để chữa sỏi tiết niệu theo y học cổ truyền. Y học cổ truyền cho rằng, sỏi tiết niệu phần nhiều thuộc chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho cặn lắng nước tiểu bị đọng lại, nhỏ gọi là “sa lâm”, to gọi là “thạch lâm”. Sỏi tiết niệu có nhiều thể khác nhau với các bài thuốc điều trị tương ứng. Với thể thấp nhiệt - biểu hiện: tiểu tiện ra máu, kèm theo đau bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng, họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ. Bài thuốc trị gồm các vị: mộc thông

Chữa sỏi thận bằng quả dứa

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Chua soi than, che do an cho nguoi soi than

Citation preview

Page 1: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

Chữa sỏi thận bằng quả dứa

Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của dứa thanh nhiệt giải độc, dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông.

Gần đây, có nhiều bạn đọc gửi thư về Báo Thanh Niên để hỏi về việc dân gian dùng quả dứa để chữa bệnh sỏi thận. Dùng quả dứa chữa trị

Chẳng hạn, bạn đọc ở địa chỉ <mimihoa@...> hỏi như sau: “Mẹ tôi 52 tuổi, bị bệnh sỏi thận, có người mách chữa bệnh này bằng cách: lấy một quả dứa cắt một đầu rồi đục giữa quả xuống sâu 3cm, lấy 2 thìa cà phê bột phèn chua cho vào rồi đậy nắp lại. Đun quả dứa đến khi chín nhuyễn lấy ra 2 ly, buổi tối uống 1 ly cho bàng quang mềm ra và sỏi vỡ ra. Đến sáng hôm sau thức dậy uống ly còn lại cho sỏi tan ra, nằm nghỉ 30 phút sau đó đi tiểu, nước tiểu khai và đục như nước vo gạo. Xin cho hỏi có đúng như vậy không?”.

Thắc mắc này được lương y Vũ Quốc Trung trả lời như sau: Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của dứa thanh nhiệt giải độc, dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông. Để chữa sỏi tiết niệu, người ta lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó một ít phèn chua (0,3g) rồi cho nước vào đậy nắp lại ninh trong 3 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày liền, nhiều trường hợp cho kết quả tốt.Những bài thuốc khác

Ngoài ra, còn có các bài thuốc khác để chữa sỏi tiết niệu theo y học cổ truyền. Y học cổ truyền cho rằng, sỏi tiết niệu phần nhiều thuộc chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho cặn lắng nước tiểu bị đọng lại, nhỏ gọi là “sa lâm”, to gọi là “thạch lâm”. Sỏi tiết niệu có nhiều thể khác nhau với các bài thuốc điều trị tương ứng.

Với thể thấp nhiệt - biểu hiện: tiểu tiện ra máu, kèm theo đau bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng, họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ. Bài thuốc trị gồm các vị: mộc thông 9g, biển súc 12g, hoàng thạch 15g, sơn chi 12g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 9g, tiên hạc thảo 15g, xa tiền tử 15g, cù mạch 12g, đại hoàng 6g, cam thảo 6g, hải sa kim 15g, hòe hoa 9g.

Với thể can uất khí trệ - biểu hiện: tiểu tiện ra máu, đái buốt, đái rắt, ấn vùng thận đau, ngực sườn đầy trướng..., bài thuốc trị gồm: kim tiền thảo 40g, xa tiền tử 20g, đào nhân 8g, uất kim 8g, ngưu tất 12g, chỉ xác 8g, đại phúc bì 8g, kê nội kim 8g, ý dĩ 8g.

Với thể thận âm suy hư – biểu hiện: tiểu tiện ra máu liên tục, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng, tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, thì bài thuốc gồm: tri mẫu 12g, thục địa 12g, trạch tả 12g, kê nội kim 9g, mộc thông 9g, cam thảo 6g, đương quy 12g, hoàng bá 12g, sơn thù 6g, kim tiền thảo 30g, hải sa kim 15g, xa tiền tử 15g, hoàng kỳ 15g.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, bằng cách: cho 1 lít nước vào thang thuốc, sắc kỹ chắt lấy 300ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày, uống liên tục trong 15 ngày.

Page 2: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

theo Thanh Tùng(TNO)

Không chỉ quả dứa, thân cây dứa cũng chữa được nhiều bệnh.

Nếu muốn nhuận tràng, lấy lá dứa 15-20 g rửa sạch, ép lấy nước uống. Còn để trừ giun sán thì tăng liều gấp đôi. Phụ nữ có thai không được dùng vì có thể bị sẩy thai.

Theo Đông y, quả dứa có tác dụng bổ dưỡng, giải khát, sinh tân dịch, lợi tiểu, giúp tiêu hóa, chống viêm, tẩy độc. Nhiều tác giả cho rằng ăn dứa hằng ngày có thể chống tăng huyết áp và lợi tim mạch chống chứng huyết khối phòng ngừa tai biến. Nước ép dứa chín dùng nhiều lần trong ngày tác dụng nhuận tràng, tiêu ứ trệ.

Các bài thuốc cụ thể khác:

Sỏi thận: Nước ép quả dứa nướng cháy vỏ ngoài trộn với một quả trứng gà, đánh nhuyễn, uống làm một lần (ngày hai lần, liền 3 ngày).

Hoặc: Quả dứa thái miếng, nấu nhừ với 0,5 g phèn chua trong 2-3 giờ, ăn cái, uống nước, dùng 7 ngày.

Đau gan, viêm gan: Vỏ quả dứa 50 g, phối hợp với cây chó đẻ răng cưa 20 g, gan lợn 100 g, thái nhỏ sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.

Sốt nóng, khát nước: Nõn dứa (đọt non) 20-30 g cắt nhỏ, giã nát, ép lấy nước uống hoặc phơi khô, sắc nước uống.

BÀI THUỐC CHỮA SỎI THẬN

Page 3: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

« vào lúc: Tháng Sáu 29, 2009, 09:22:03 AM »

BÀI THUỐC CHỮA SỎI THẬNThưa các bạn, Kèm theo đây là email rất qúy về tiêu trừ Sạn do chị Phung từ Germany gửi tới. Chị Phung nguyên là Dược Sĩ Chủ Nhiệm (Manager) cho công ty Dược Pham Hochst Germany, nên tin tức về Y Khoa của chị rất đáng tin tưởng. From: Phi-Phung Koster  [email protected] Thân gửi các bạn,   Ba tài liệu về sạn thận, sạn mật và tẩy gan rất có gía trị. Ngoài ra có một phương pháp lấy sạn cổ điển ở VN thường dung cũng có hiệu qủa mà tôi vẫn thường áp dụng cho những bệnh nhân như sau : Mua 1 qủa dứa, gọt vỏ, cắt phần đầu làm nắp đậy, khoét một lỗ sâu 3cm, đổ vào lỗ một mu=E 1ng nhỏ (muỗng cà phê) bột phèn chua, rồi đậy nắp lại, bỏ qủa dứa vào lò nướng cho chin vàng, lấy ra, vắt lấy nước cốt, được chừng 2 ly. Tối đi ngủ uống 1 ly, mục đích làm cho sạn thận và bàng quang mềm ra như trứng gà non. Sáng vừa thức giấc, uống 1 ly còn lại, nằm nghỉ 30 phút, mục đích làm cho vỡ sạn thành bột bụi, rồi đi tiểu. Để ý nước tiểu đục như nước vo gạo hay như nước vôi, mùi nước tiểu rất khai. Triệu chứng của sạn thận là có cơn đau thắt từ bụng lan ra sau lưng, có khi đau từ thắt lưng sang bụng, mệt mỏi, nói không ra hơi, đi lại mạnh thì đau, không ăn uống được, có lúc nghĩ là bệnh đau lưng, có lúc nghĩ là bệnh đau bụng, nhưng không đai cầu…Sau khi uống nước dứa phèn chua một ngày, những triệu chứn g kể trên biến mất, không còn đau đớn, thở dễ, nói cười sang sảng như người hết bệnh. Sở dĩ tôi chỉ dẫn những bệnh nhân bị bệnh sạn thận dùng bài thuốc này là do một người bạn ở VN bị sạn hai bên thận do kết qủa khám nghiệm thấy một bên thận có sạn to bằng nửa ngón tay cái, đã phải mổ gấp ở BV Bình Dân, anh xin cục sạn đó về làm kỷ niệm, còn sạn bên thận kia 1-2 tháng sau chờ anh hồI phục sức khỏe mới mổ tiếp. Trong thời gian chờ đợi, thường xuyên anh bị đau phải nghỉ làm để dưỡng bệnh, nhưng triệu chứng trên lại tái phát. May mắn thay, anh gặp được một vị lương y lão thành chỉ cho bài thuốc dân gian này, anh không tin mấy, vì sợ phèn chua có độc, nhưng anh có ý =C 4ịnh làm nước dứa phèn chua này, rồi lấy cục sạn đã mổ, ngâm vào đó xem kết qủa ra sao. Ngày hôm sau, anh cầm cục sạn, nó có vỏ mềm như vỏ trứng non trong chứa chất lỏng chứ không cứng như cục sạn hôm qua. Anh hỏi tôi : dung dịch này uống vào có sao không ? Tôi trả lời : Dân quê miền Bắc chúng tôi trước kia đều dung những cục phèn chua để khuấy lọc nước sơng dùng làm nước ăn uống hàng ngày từ đời ông bà cha mẹ đến nay có thấy hại gì đâu. Thế là anh áp dụng để chữa cục sạn thứ hai. Kết qủa là anh thấy khỏe, hết những triệu chứng đau và mệt mỏi kể trên.  Cho nên đến ngày hẹn mổ với bác sĩ, anh đem theo một chai nước dứa phèn chua, và kể chuyện cho bác sĩ nghe, bác sĩ cho kiểm tra thận không thấy còn cục sạn, bá c sĩ xin chai nước dứa phw2n chua để ngâm thử mấy cục sạn mà bác sĩ sẵn có để thử nghiệm. Mấy hôm sau, bác sĩ cho hay, qủa thật các cục sạn đã mềm ra, bóp dễ vỡ chảy ra nước, ông công nhận dung dịch này có kết qủa làm tan vỡ sạn thận. Sang đến Canada, bà nhạc của tôi cũng có những triệu chứng như trên, đi BV Jean Talon khám, bác sĩ thấy có sạn to, hẹn một tuần sau mổ. Nhưng về nhà, cụ đau không đi lại được, uống thuốc giảm đau không kết qủa. Tôi đề nghị với cụ uống nước dứa phèn chua để giảm đau, còn việc đến ngày hẹn đi mổ thì cứ đi. Cụ bằng lòng. Trái dứa ở Canada to gấp 2 lần=2 0trái dứa VN, cho nên tôi làm 2 lần. Tôi cho cụ uống 1 ly vào buổi tối, sang hôm sau uống 1 ly, khi đi tiểu, để ý thấy nước tiểu đục nhiều, sau đó cụ đi lại không đau, nói cười vui vẻ. Cụ nghi ngờ không biết sạn có hết không. Tôi nói còn nửa trái dứa nữa, cụ uống tiếp, khi đi tiểu, nước tiểu bình thường không vẩn đục. Đến ngày hẹn mổ, tôi sợ bác sĩ chỉ nhìn theo kết quả cũ thì chắc chắn cụ sẽ phải bị mổ oan uổng, nên đề nghị với bác sĩ cho khám lại trước khi mổ vì nói rằng mình đã khỏe hết đau như trước. Bác sĩ khám lại rồi cho về, hẹn sẽ thông báo kết qủa sau 1 tuần. Chúng tôi đợi 2 tuần không thấy bác sĩ cho biết kết qủa, nên đã phone hỏi bác sĩ, ông cho biết không có sạn nên không phải mổ. 0D Con trai tôi đi làm, có những bạn Canadien bị sạn thận, muốn giới thiệu họ dùng nước dứa phèn chua nhưng sợ có chuyện gì xảy ra mình mang họa, nên chỉ cho họ ra tiệm thuốc bắc mua loại thuốc thuốc bào chế sẵn của đông y cổ truyền có tên là Thạch Lâm Thông ( thạch là đá, lâm là đi tiểu, thông là cho thoát ra ngoài), một hộp 40 viên, thành phần chính của thuốc là 100% Kim tiền thảo

Page 4: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

(cỏ đồng tiền). Tối uống 5 viên, sáng uống 5 viên, nước tiểu buổi sang bị vẩn đục. Uống 2 ngày nếu nước tiểu còn vẩn đục mới cần uống hết 1 lọ. Nhiều người uống cũng có kết qủa. Những người bị sạn mật uống 4 ngày hết một lọ, uống 1-2 lọ, đi khám lại c ũng thấy mất sạn không cần phải cắt túi mật. Người bình thường như chúng ta, cứ mỗI năm uống một lần, làm sạch sạn trong thận, bàng quang, sạn mật, và nhất là chữa được bệnh viêm tuyến tiền liệt (prostate) cũng có kết qủa.

Chữa trị sỏi thận nhẹ nhàng, hiệu quả

mẹ em bị sỏi nhẹ, mẹ hay mua một trái thơm (dứa), hai đầu khoét lỗ nhỏ bằng đầu ngón tay cái, cho vào chỗ khoét đó cục phèn chua, xong nướng cả trái thơm và phèn chua lên (bếp than) sau đó vắt lấy nước thơm nướng uống, tuần 1 lần. Hết luôn. nước thơm thì uống chắc ngon hơn nước lá rồi. hì

Thực ra tôi đã nghe cách trị bệnh bằng quả dứa hấp cùng phèn chua với cách lập luận có tính thuyết phục cao và tôi đã làm theo một cách đầy tin tưởng. Nghĩa là quả dứa, đầu khoét lỗ cho vào đó một cục phèn chua, nướng trên bếp than củi, sau đó nghiền quả dứa thành nước nướng uống, tháng 1 lần. tôi đã uống trong 3 tháng liền (Tức là 3 lần) nhưng không hiểu sao khi đi siêu âm vẫn còn 2 viên sỏi kích thước 5mm ở cùng bên thận phải (nghĩa là vẫn bằng như trước khi tôi áp dụng bài thuốc này). Chăc thuốc không công hiệu với tôi?

Tình cờ đọc được bài viết này của mong_con-01 nên vào đăng kí rồi trả lời giúp mẹ nó nè, cách đây khoảng 3 năm ông bác mình đi siêu âm bác sĩ bảo có 3 viên sỏi thận (2 viên bé hơn 1cm, 1 viên gần 2cm),sau đó trong 1 lần ông bác mình đi thăm đồng đội cũ ở Thanh Hóa hay Hà tĩnh gì đó vậy là được ông bạn chỉ cho chỗ lấy thuốc lá về uống( mình thấy thuốc đựng trong giấy báo mà có nhiều loại ko biết là những loại gì ) hình như 20.000/gói hay sao ý mình cũng ko nhớ (hì, lâu rùi mà) bác mình uống khoảng 3, 4 tháng rồi đái ra sỏi, từ hồi đó tới giờ lâu lâu lại thấy bác mua về uống (bác bảo để đề phòng nhỡ may có viên sỏi mới), thế mà hôm vừa rồi mình đưa bác đi siêu âm xem có viên sỏi nào không mà bác sĩ bảo không có sỏi đấy. Nói đến lại thương ông bác ko có vợ con gì cả. Nếu mẹ nó quan tâm thì lúc nào em hỏi địa chỉ cho mà lấy.

Sỏi Dưới 10mm thì nên dùng thuốc nam hoặc các bài thuốc dân gian để chữa trị.Nếu sỏi trên 10mm: Tốt nhất nên tán sỏi, tán xong rồi kết hợp dùng thuốc nam để chống tái phát.Tại vì: Khi sỏi trên 10 mm, nếu dùng thuốc nam để bào mòn sỏi. Thì Bao tử sẽ thủng trước khi viên sỏi kia bị mòn, thông thường các loại thuốc để bào mòn sỏi thận có chứa hoạt chất gốc acid.

Lúc nãy mình gọi điện về cho ông bác hỏi, rõ khổ ông bác mình bị nặng tai, hỏi có mỗi cái địa chỉ mà nói đi nói lại đến chục lần mới nghe ra, bác mình bảo lần đầu bác không biết nên phải vào tận nơi lấy, bây giờ bác lấy quen rồi nên bác chỉ gọi điện rồi nhờ người ta lấy cho thôi, số điện thoại 0932265869 (đây là số của con hay cháu bà bốc thuốc ấy) bạn gọi rồi hỏi xem thế nào nhé, bác mình bảo mỗi lần lấy toàn gọi cho chị ấy. Chúc các bạn và gia đình mạnh khỏe không phải lo nghĩ gì đến bệnh tật

- Vấn đề Sỏi mật: Bao gồm sỏi túi Mật - sỏi đường Mật. Còn nguyên nhân gây sỏi thì tôi không giải thích ở đây.*Nếu sỏi > 10mm: Tốt nhất nên Mổ nọi soi - Sau khi mổ xong về nhà thường xuyên Ăn Rau Đắng để chống tái phát.* Còn nếu sỏi <= 10mm: Cũng có thể dùng thuốc nam, trong đó vị Rau đắng (Biển xúc) - là chủ vị.

Chữa trị sỏi thận nhẹ nhàng, hiệu quả

Page 5: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

Anh họ chồng mình bị sỏi thận, cũng thuộc vào dạng to rồi. Nhưng được 1 người bạn trên miền núi mách nước, là luộc rau rau ngổ lên, vừa cố gắng ăn rau, vừa uống nước luộc. Kiên trì trong vòng 1 tháng, vậy mà hết sỏi thật luôn đấy. ( Anh ấy bị sỏi thận, sỏi lớn đến nỗi mà bác sĩ bảo phải mổ viên sỏi ra đấy)

Và theo bài thuốc ở sách đông y, bạn có thể tham khảo nè:

Rau ngổ hay ngổ ăn là tên gọi ở miền Bắc, người miền Nam gọi là rau om. Rau ngổ có hai loại: ngổ 2 lá (mọc đối) và ngổ 3 lá (mọc vòng). Dùng loại nào cũng được.

Rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.

Cách dùng để chữa sỏi như sau: Lấy rau ngổ 50 g, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối, uống làm một lần, ngày hai lần. Dùng 5-7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, mã đề, cối xay.

Ngoài ra, chồng bạn có thể dùng hoa quỳnh với công thức sau:Cách chữa sỏi thận, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20-30 g, dùng liền trong vài tuần.

Có thể phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: Hoa quỳnh 30 g, kim tiền thảo 20 g, diếp cá 20 g, rễ cỏ tranh 10 g, thái nhỏ, sắc lấy nước đặc chia 3 lần uống trong ngày.

Từ năm 1966 đến 1974, dược sĩ Phan Đức Bình đã nghiên cứu và khẳng định, dịch nhầy chiết từ hoa quỳnh tươi không những làm tan sỏi mà còn trị được chứng đái tháo đường. Cách dùng và liều lượng như trên.

Chúc chồng bạn nhanh khỏi nha.

Chuối hột là môn thuốc thần diệu trị sỏi thận .

Người quen của tôi bị sỏi thận ,không tiền đành chờ chết, chị ấy về quê có ông cụ chỉ một ngày ăn năm bảy trái chuối hột. Nghe lời cụ chị ăn chuối hột, một thời gian sau đi siêu âm thấy bớt gần như dứt ,bác sĩ rất ngạc nhiên hỏi thăm .

Gia đình người thân của tôi nghĩ có lẽ chữa được là do hạt trong trái chuối hột, nên lọc lấy hạt sao vàng hạ thổ. Bỏ vào cối xay nhuyễn cất trong lọ . Uống thì múc mấy muỗng bỏ vào phin ca-phê,đổ nước sôi vào rồi uống .( pha như pha ca-phê vậy ,nhưng không bỏ đường nhé)Người thân của tôi hết bịnh,không phải ra vào bịnh viện nữa. Chỉ có lâu lâu bị đau thì lại pha "cà-phê chuối hột " uống .

Có lần tôi ngồi chờ cháu giảm sốt để đưa về ( phòng mạch tư lớn ) một bịnh nhân khoảng 50 tuổi bị sỏi thận cũng được BS đó khuyên nên dùng chuốt hột sẽ giảm 90%

Hiện nay các nhà thuốc tàu cũng có bán bột chuối hột để chữa bịnh sỏi thận; Nhưng tôi khuyên nên tự làm mới biết là nguyên liệu chính phẩm 100% .

Mong rằng chồng bạn cũng sẽ giảm bịnh như người quen,người thân của tôi .rong các Vị thuốc truyền trong dân gian, tôi tán thành nhất là Bài viết này.Nhưng cho tôi thêm thắt thêm để Vị thuốc trái chuối hột (Trong nam gọi là chuối lá, chuối chát) chữa sỏi thận tăng hiệu quả hơn nữa:

Page 6: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

Món ăn hổ trợ chữa bệnh sỏi thận: Trái chuối hột (Không già, không non)- Luộc chín, ăn luôn trái lẫn vỏ và cùi, mỗi ngày ăn 3-5 trái. Dùng liên tục 2-3 tháng.

Ngoài ra, như mấy bạn trên đã đề cập, chồng bạn có thể dùng chuối hột để chữa bệnh sỏi thận.

Quả chuối hột (còn gọi là chuối chát) thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào.

Chuối hột mọc hoang và được trồng nhiều, tỉnh nào cũng có. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột. Để chữa sỏi thận, dân gian chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền trong 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.

Cũng có thể lấy quả chuối hột đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy một vốc tay (chừng một quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.

Hôm trước mình gọi điện theo số bạn song_hanh_phuc cho để lấy thuốc,cái bà chuyển hộ thuốc sao mà khó tính, hơi tí là gắt, khó chịu. Nhưng cũng may anh xã nhà mình mới uống thuốc được 2 hôm mà không thấy kêu đau mất ăn mất ngủ như mấy bữa trước nữa, giờ chỉ thấy kêu thuốc đắng nhưng vẫn uống chăm chỉ (chắc là thuốc có hiệu quả thât). Hy vọng "thuốc đắng giã tật" để vợ chồng mình nhanh có em bé. Lúc nãy phát hiện thấy"cô bé quàng khăn đỏ "đến thăm, mình buồn quá! lại trượt vỏ chuối nữa rồi! mong con yêu quá đi mất !! huhu mong con yêu quá !!

Thật hiệu quả_đó là cảm nhận của vợ chồng em về bài thuốc mà chị song_hanh_phuc chỉ cho vợ chồng em,hôm thứ 3 vừa rồi nhân tiện vợ chồng em vào bệnh viện thăm người ốm,chồng em mới đi siêu âm và chụp phim lại thì thấy bác sỹ bảo viên sỏi chỉ còn khoảng 0.5cm thôi.hic vợ chồng em mừng quá,cái bà đưa thuốc nói kể ra cũng đúng, bà ấy bảo em là"về cho chồng uống khoảng 1 tháng rồi đi siêu âm sẽ thấy kết quả giảm đi rõ rệt".hihi tình hình mà cứ tốt đẹp thế này chắc anh xã chỉ cần uống khoảng 1 tháng nữa là ok.CẢM ƠN CHỊ SONG_HANH_PHUC NHIỀU,CHÚC CHỊ SÔNGD HẠNH PHÚC HƠN NỮA..................

Cách điều trị sỏi thận và ngừa tái phátBác tôi bị sỏi thận đã nhiều năm nay. Bác đã đi khám và điều trị tán sỏi ngoài cơ thể nhưng chỉ một thời gian ngắn thôi thì sỏi lại tái phát. Có ai biết phương pháp nào điều trị hiệu quả và đỡ tốn kém không, chỉ tôi với vì gia đình bác cũng không được khá giả lắm? Chân thành cảm ơn các bạn.

Bệnh sỏi thận có dễ tái phát không?

Page 7: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như uống thuốc để làm tan sỏi, tán qua da, phẫu thuật. Tuy nhiên, có đến 60% số bệnh nhân xuất hiện sỏi trở lại sau đó.

Nguyên nhân gây sỏi thận.

Sỏi thận hình thành do lượng nước cung cấp cho cơ thể hàng ngày, hay nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho tăng cao. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản.

Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo,

dẫn đến suy thận.

Khi thấy đau là sỏi thận đã lớn.

Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi lớn lên gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết.

Nhiều cách chữa nhưng hay tái phát.

Page 8: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật, uống thuốc làm tan sỏi. Tuy nhiên hơn 60% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát, do đó việc ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị là rất quan trọng.

Làm gì để tránh tái phát sỏi thận.

Để ngăn chặn sự hình thành sỏi mới, cần loại bỏ các nguyên nhân hình thành sỏi thận như uống nhiều nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây. Ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric.

Ngoài ra có thể uống một một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu như thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang. Từ nhiều năm nay, các thầy thuốc đã sử dụng Sirnakarang trong điều trị sỏi cho rất nhiều bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân sử dụng đều cho thấy hiệu quả điều trị rõ rệt như: giảm kích thước sỏi thận, giảm các cơn đau quặn thận, giảm các biến chứng do sỏi thận gây ra.

Thuốc cốm Sirnakarang chứa cao Kim Tiền Thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Sirnakarang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và đái ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu). Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sirnakarang giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sirnakarang được bào chế dạng cốm dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. Thuốc cốm Sirnakarang được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-Who và được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Page 9: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu dễ tái phát, do đó cần tuân thủ chế độ sinh hoạt đủ nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi, đạm động vật,... Thay đổi môi trường sống cũng là một trong những phương pháp phòng tránh sỏi đường tiết niệu hiệu quả mang lại cho bệnh nhân một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thanh Vân.

ĐT tư vấn: 0436686226 - 04.66756717

Chữa bệnh của bạn có nhiều cách song quan trọng là cách nào hiệu quả nhất mà ít tốn kém nhất mà thôi. Nếu bạn quan tâm thực sự tới sức khỏe cua mình thì hay gửi Mail cho mình: [email protected]. hoạc gọi trực tiếp cho mình 01694402560. Mình sẽ tư vấn giúp bạn có hiệu quả nhất. Thân ái chào bạn!

chữa sỏi thận: 1 - Mỗi ngày uống một quả dứa. Bạn có thể vặt lấy nước hoặc ăn. Sau 30 ngày siêu âm lại nêu chưa khỏi có thể uống tiếp 30 ngày nữa 100% khỏi sau 60 ngày. 2 - Lấy quả dứa khoét lõi bằng dao mũi nhỏ rút lõi da đưa 1 mẩu phèn bằng ngón tay út vào đậy lõi dứa lại nước đến khi vỏ cháy đen cạo bớt than cháy bên ngoài vắt lấy nước uống. Uống mỗi ngày 1 quả 3 - 5 quả là khỏi. 3 - Lấy 2 quả trúng vịt 1 nắm lá tre luộc khoảng 15 phút uống nước và ăn 2 quả trứng vịt đó. 1 - 2 lần là đái ra sỏi. Lần lượt tốt nhất là cách 1 rồi đến cách 2, cách 3 có thể nhanh nhưng đái ra sỏi rất đau. thongminh.vn

Page 10: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

Làm gì khi nghi bị sỏi đường tiết niệu?

Tags: sỏi đường tiết niệu

Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp ở tuổi trung niên, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới và là bệnh hay tái phát. Đặc điểm của sỏi đường tiết niệu là thường gây tắc hệ thống tiết niệu (tuy nhiên còn tùy thuộc vào vị trí, kích thước và tính chất của sỏi), gây nhiễm khuẩn và gây đau vùng thắt lưng (có thể đau âm ỉ hay đau dữ dội trong cơn cấp tính). Vị trí của sỏi có thể ở thận (một hay hai bên), niệu quản (một hay hai bên) và bàng quang.

Khi mắc bệnh sỏi tiết niệu có dấu hiệu gì?

Đau: Đau vùng thắt lưng có khi âm ỉ suốt ngày, suốt tháng nhưng có khi cơn đau dữ dội mà thường gọi là cơn đau quặn thận (đau lăn lộn không thể ngồi, nằm yên được). Trong các cơn đau quặn thận thường sỏi tắc ở tổ chức thận (đài, bể thận...) hoặc sỏi đã di chuyển xuống niệu quản. Cơn đau quặn thận rất điển hình từ vùng thắt lưng và lan dọc theo đường đi của niệu quản đến vùng bẹn và vùng sinh dục.

Đái buốt, đái rắt, đái són...: Nước tiểu trong các cơn đau thường đục, đỏ, có khi có máu mà mắt thường có thể nhìn thấy được (gọi là đái máu đại thể), nhưng cũng có khi đái ra máu nhưng mắt thường không nhìn thấy được, phải xét nghiệm nước tiểu, soi kính hiển vi mới thấy có hồng cầu gọi là đái máu vi thể.

Sốt: Trước hoặc trong cơn đau có thể có sốt cao, rét run và nước tiểu đục do bị nhiễm khuẩn gây viêm đài thận và bể thận hoặc viêm bàng quang. Tuy vậy, cũng có những trường hợp sỏi tiết niệu có nhiễm khuẩn nhưng bệnh nhân không sốt mà chỉ thấy đái đục. Kèm theo sốt, rét run, có thể buồn nôn, nôn thực sự. Nếu có tổn thương tổ chức thận bệnh nhân có thể phù. Thường phù ở mi mắt.

Thăm khám thấy đau ở thắt lưng khá rõ, có thể thấy dấu hiệu chạm thận và bập bềnh thận, điểm niệu quản có sỏi ấn vào đau.

Khi nghi bị sỏi đường tiết niệu nên làm những xét nghiệm gì?

Thông thường, một trường hợp nghi bị sỏi tiết niệu có thể tiến hành các xét nghiệm từ đơn giản đến hiện đại như chụp Xquang, siêu âm, đặc biệt là xét nghiệm nước tiểu.

Chụp Xquang: Trong các thành phần của sỏi đường tiết niệu có loại sỏi cản quang nhưng cũng có những loại sỏi không cản quang. Những loại sỏi cản quang khi chụp thận không chuẩn bị có thể phát hiện được. Tuy vậy có hơn 10% sỏi thuộc loại không cản quang nên khi chụp Xquang hệ thống tiết niệu không chuẩn bị rất có thể không phát hiện thấy sỏi, vì vậy khi có các triệu chứng lâm sàng nghi là sỏi đường tiết niệu mà chụp Xquang hệ thống tiết niệu không thấy sỏi thì chưa nên kết luận là không có sỏi tiết niệu. Để khắc phục tình trạng này, người ta khuyên nên chụp niệu đồ tĩnh mạch sẽ cho thấy hình ảnh sỏi tiết niệu và còn cho biết chức năng của 2 thận. Trong trường hợp cần thiết nên chụp cắt lớp vi tính kết hợp để phát hiện các loại sỏi nhỏ.

Siêu âm: Hiện nay siêu âm đang được ứng dụng khá rộng rãi giúp ích nhiều cho việc xác định sỏi đường tiết niệu. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh cho biết được số lượng, kích thước và vị trí của sỏi, tình trạng đường tiết niệu (đài bể thận, niệu quản giãn hay không, niêm mạc bàng quang có phù nề hay không...).

Xét nghiệm nước tiểu cho biết khá nhiều thông số liên quan đến sỏi đường tiết niệu, ví dụ như sỏi thuộc loại sỏi gì (sỏi canxi oxalat hay canxi phốt phát, sỏi amoni – magie, sỏi axit uric...). Sỏi canxi hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ khoảng từ 60 – 80%. Sỏi canxi có khả năng cản quang nên khi chụp Xquang có thể trông thấy rõ. Sỏi amoni – magie phốt phát chiếm tỷ lệ từ 5-15%, kích thước thường

Page 11: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

to và có hình dạng đặc biệt (hình san hô) và cũng có khả năng cản quang. Sỏi axit uric chiếm tỷ lệ khá dao động từ 1 – 20%, đặc biệt loại sỏi này không cản quang nên khi chụp Xquang không thể thấy được hình ảnh của sỏi. Xét nghiệm nước tiểu cũng cho biết trong nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu hay trụ hạt? Trong những trường hợp cần thiết người ta nuôi cấy nước tiểu để xác định có bị nhiễm khuẩn hay không và nếu có thì vi khuẩn gây bệnh thuộc loại nào và nhạy cảm với loại kháng sinh gì... Ngoài ra người ta còn phân tích nước tiểu để biết về chỉ số creatinin, độ pH, điện giải...

Những bệnh gì dễ chẩn đoán nhầm với bệnh sỏi đường tiết niệu?

- Trong các cơn đau quặn thận cần chẩn đoán phân biệt với bệnh tắc ruột, sỏi đường mật, sỏi tụy, viêm tụy cấp...

- Nếu cơn đau về phía bên hố chậu phải (thường gặp trong sỏi niệu quản phải khoảng 1/3 dưới chỗ niệu quản bị gấp khúc), có sốt nhẹ, nôn hoặc buồn nôn cần lưu ý đến bệnh ruột thừa. Đau vùng hố chậu phải còn có thể do viêm đại tràng, ở phụ nữ có thể là viêm phần phụ hoặc u nang buồng trứng, đặc biệt trong u nang buồng trứng xoắn hoặc đã vỡ...

Khi nghi bị sỏi đường tiết niệu nên làm gì?

- Đi khám bệnh càng sớm càng tốt để thầy thuốc có chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị và tư vấn cho người bệnh, tránh để bị bệnh nặng và có biến chứng (chảy máu, giãn đài, bể thận, viêm cầu thận, sỏi to làm tắc gây bí tiểu tiện, thận ứ nước... ảnh hưởng đến chức năng của thận) mới đi khám. Thầy thuốc sẽ có hướng điều trị thích hợp cho từng loại sỏi tiết niệu, với phương châm là làm sao hết sỏi nhưng vẫn giữ được thận và chức năng thận không bị ảnh hưởng là điều lý tưởng nhất. Người nghi bị sỏi tiết niệu cần uống nhiều nước để làm sao lượng nước tiểu trong mỗi ngày tối thiểu có từ 1,5 lít. Tránh để nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhất là nữ giới do cấu tạo sinh lý đặc biệt của lỗ đái rất dễ gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngược dòng. Chế độ ăn cũng rất cần lưu ý: ví dụ những người bị sỏi tiết niệu loại canxi oxalat nên hạn chế ăn tôm, cua, các chất giàu canxi...

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Tags: tán sỏi Trong vài chục năm gần đây, cùng với sự tiến bộ trong các lĩnh vực chẩn đoán bằng X-quang, siêu âm và nội soi thì phương pháp điều trị sỏi đường tiết niệu trên thế giới cũng như Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể. Các phương pháp phẫu thuật kinh điển dần được thay bằng các phương pháp điều trị hiện đại, ít sang chấn, mang lại hiệu quả cao và rút ngắn ngày phải nằm viện cho người bệnh

Những phương pháp điều trị hiện đại đã được áp dụng hiệu quả có thể kể như tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi thận qua da, lấy sỏi qua ống soi niệu quản... Sự phát triển của các phương pháp này thực sự là một cuộc cách mạng trong ngành tiết niệu nói chung cũng như điều trị sỏi tiết niệu nói riêng.

Tán sỏi ngoài cơ thể là một phương pháp ít gây sang chấn được áp dụng khá rộng rãi trong những năm gần đây nhằm làm tan sỏi từ xa mà không phải can thiệp phẫu thuật. Dựa trên nguyên lý sóng xung động tập trung vào một tiêu điểm (viên sỏi) với một áp lực cao làm vỡ hoặc làm vụn sỏi thành bụi nhỏ sau đó bài tiết ra ngoài theo đường tự nhiên. Hiện nay đã có 3 thế hệ với rất nhiều loại máy tán sỏi ngoài cơ thể ra đời của nhiều nước khác nhau trên thế giới như Mỹ, Pháp, Đức, Trung Quốc,…

Phương pháp này được áp dụng với các loại sỏi như sỏi đài bể thận hoặc niệu quản trên với đường kính của viên sỏi nhỏ hơn 2cm. Tuy nhiên một số tác giả cũng áp dụng cho một số viên sỏi có kích thước lớn hơn, nhưng thường với sỏi có kích thước lớn hơn 3 cm thì ít kết quả và thường phải tán

Page 12: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

nhiều lần.

Điều kiện để tiến hành tán sỏi bằng phương pháp này là sỏi chưa gây biến chứng nhiễm khuẩn niệu, đường tiểu dưới phải thông không bị hẹp hay dị dạng, người bệnh không mắc các bệnh về đông máu hay bệnh lý tim mạch kèm theo.

Ưu điểm của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là không cần phải gây mê, chỉ cần tiền mê nhẹ hoặc giảm đau thông thường. Người bệnh có thể ngoại trú hoặc nằm viện theo dõi 1-2 ngày. Nếu sỏi chưa vỡ hết có thể tán lại 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần.

Sau khi tán sỏi xong, bệnh nhân cần uống nhiều nước trong vài ngày để những mảnh sỏi nhỏ có thể bài tiết theo đường tiểu ra ngoài.

Các trường hợp sau đây không áp dụng phương pháp này:

- Sỏi có đường kính quá lớn, sỏi cystin, sỏi uric quá rắn hoặc sỏi bùn.

- Sỏi gây biến chứng nhiễm khuẩn đường tiểu hoặc ở những bệnh nhân có đường tiểu dị dạng hay hẹp.

- Sỏi ở những bệnh lý thận có sẵn như u thận, lao thận, xơ cứng cổ bàng quang...

- Bệnh nhân có rối loạn về tim mạch, nhất là bị loạn nhịp tim, bệnh rối loạn đông máu thì không nên áp dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể.

Ngoài nhưng ưu điểm trên, phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể gây một số biến chứng như: nhiễm khuẩn, tắc nghẽn sỏi trên đường tiểu, tụ máu thận hay chảy máu nhẹ.

Có 1 cách cũng khá hiệu quả khác là lấy nang mực ngâm trong nước dừa tươi, ngày uống 2 quả, 2-3 ngày sỏi sẽ mềm và tháo ra đường tiểu (tuy hơi đau nhưng trị hết bệnh 100% đó). nếu sỏi lớn thì thời gian có thể lâu hơn.

Sỏi thận cơ bản là do sỏi Canxioxalat- Có 1 nguyên nhân cơ thể thiếu khoáng tố Magie do vậy Oxat sẽ kết hợp với Canxi tạo nên sỏi Canxioxalat-Cách khăc phục Bạn nên uống nước giàu khoáng Magie ,it Canxi khi đo lương Magiee cỏ thể có dư đủ sẽ kết hợp với Õalat tạo nên Magieoxalat thải ra một cách dễ ràng -Bạn có thể mua nước NIGARRIBI khá giau vi khoáng rất cần thiết cho cơ thể thải độc tố trong cơ thể- chi phí rất rẻ - khác phục được bệnh sỏi thận Canxi Bạn tìm hiêu thêm qua điện thoai 0903439261 - Anh Bình

"Sự có mặt của magiê cần thiết cho sự biến dưỡng canxi, phospho, natri, kali và một số vitamin nhóm B. Vì thế magiê giúp cho hệ xương, răng khỏe mạnh và ngăn không cho canxi lắng đọng thành sỏi thận, sỏi mật, gai cột sống." Đó là ý kiến củ Dượcsỹ Bùi Văn Uy trong bài Phát hiện mới về khoáng Magiê - Do vậy nguồn khoáng Magiê quý giá nhất nằm trong hệ nước Nigaribi là sản phẩm tự nhiên bổ xung lượng Magiê,Kaly rất tôt đối với người bệnh sỏi thận –

Khi thiếu nước dễ tạo ra sỏi thận

Khi máu đi qua thận, máu đến cầu thận và nước sẽ thấm qua mạch máu vào khoang nhỏ gọi là khoang Bowman. Tại đây nước được chảy vào hệ thống ống thận dày đặc. Một phần nước sẽ được tái hấp thu lại, phần khác tiếp tục đi vào đường ống. Cuối cùng chúng được đổ vào một bể lớn gọi là bể thận, sau đó, từ thận nước tiểu được dẫn xuống bàng quang bằng một ống gọi là niệu quản, và từ bàng quang nước tiểu sẽ được thải ra ngoài qua niệu đạo. Quá trình tạo ra nước tiểu vô cùng phức tạp và có sự tham gia của rất nhiều yếu tố lý, hóa, thần kinh. Khi nước tiểu được tạo ra, chúng

Page 13: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

hòa tan các chất độc và “làm trôi” các chất cặn bã trên đường đi. Vì một lý do nào đó, số lượng nước không đủ hay có sự ứ trệ trên đường đi, các chất cần thải loại sẽ lắng lại, tích tụ theo thời gian và tạo thành sỏi.

Uống nhiều nước phòng tránh sỏi thận

Sỏi hệ thống tiết niệu là một cấu trúc phức tạp dạng rắn được tạo ra từ các chất vô cơ như calci, phospho và hữu cơ như ammonium, urat... cấu tạo của viên sỏi là một cấu trúc theo từng lớp đồng tâm. Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng được phát hiện nhiều nhất là khoảng từ 20 đến 50 tuổi. Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi vị trí trên đường đi của hệ thống tiết niệu. Có thể phân chia vị trí như sau: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Tuy nhiên, từng đoạn cũng lại qui định chi tiết hơn như ở thận có sỏi nhu mô thận, sỏi bể thận; ở niệu quản là sỏi 1/3 trên, sỏi 1/3 giữa, sỏi 1/3 dưới. Có thể chỉ bị sỏi ở một vị trí nhưng cũng có thể sỏi ở nhiều vị trí. Các loại sỏi: sỏi calcium oxalate: hay gặp nhất, gặp nhiều ở người trưởng thành hơn những người có sỏi calci thường có vấn đề tăng calci niệu và có liên quan tới yếu tố di truyền, bệnh tuyến cận giáp, mắc bệnh gút, các bệnh đường ruột, béo phì và bệnh thận. Sỏi struvite: cấu tạo bởi magne và ammoni. Thường thứ phát do nhiễm khuẩn tiết niệu. Đặc biệt là những người dẫn lưu ống thông đường niệu kéo dài. Sỏi uric: do biến loạn chuyển hóa làm tăng acid uric trong nước tiểu, sỏi cystine. Hiếm gặp, cấu trúc sỏi là amino acid cystine, đây là bệnh có tính di truyền.

Phòng tránh sỏi thận bằng cách uống nhiều nước

Để phòng tránh sỏi thận vì vậy phải uống thật nhiều nước. Nước được cung cấp đủ sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt hơn đặc biệt trong mùa hè oi bức. Hơn thế nữa nó giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật. Nếu tính theo hoạt động bình thường của cơ thể thì lượng nước tiểu khoảng 1.500ml, lượng nước qua đường mồ hôi và đường tiêu hóa khoảng 500-1000ml, như vậy nhu cầu về nước là từ 1.500 đến 2.500 ml mỗi ngày. Nhu cầu này tăng lên hay giảm đi tùy theo tính chất công việc và đặc biệt là theo thời tiết. Tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, xây dựng cho mình một thói quen uống nhiều nước là vô cùng hữu ích.

Nước uống cần đảm bảo vệ sinh. Trong thực tế có nhiều loại nước có thể sử dụng hàng ngày có lợi cho sức khỏe như các loại nước ép hoặc sinh tố làm từ cà rốt, cà chua, dưa leo, dưa hấu...; nước chanh cam chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho da, giúp cơ thể thanh nhiệt, sát khuẩn, trị ho...; nước ngâm từ quả dâu, mơ hay sấu pha. Sữa chua là loại đồ uống không thể thiếu trong mùa hè, nhất là đối với chị em phụ nữ. Mùa hè nóng nực, khi lao động thể lực nhiều có thể thêm chút muối vào nước uống. Nước muối loãng giúp làm cơ thể bớt khát nước hơn và cung cấp muối mất qua mồ hôi.

Không nên uống các loại nước uống nhiều đường, nhất là đối với người béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp. Hạn chế sử dụng nước đá vì nó có thể gây hỏng men răng.

Với một số trường hợp đặc biệt cần thận trọng khi uống nước như người bị suy tim, suy thận... chú ý phải hỏi kỹ bác sĩ điều trị để có một chế độ nước phù hợp. chúc bác bạn sớm hồi phục.

tôi cũng rất quan tâm đến bệnh sỏi thận, theo tôi biết thì người bị bệnh này nên uống nhiều nước, uống nhiều nước dừa, đun nước dâu ngô, nước mã đề. Khi mắc tiểu thì phải đi ngay không được nhịn. Bây giờ có một loại thuốc là (kim tiền thảo) rất có tác dụng đấy. Chúc bác mau khỏi bệnh và sống vui.

Page 14: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

Bị sỏi thận thì có nên uống sữa chứa nhiều canxi?

Xem tin gốc 

Alobacsi.vn - 5 tháng trước 199 lượt xem

Tôi bị bệnh sỏi thận từ lâu và bị bệnh huyết áp thấp, có thể uống sữa chứa nhiều canxi được không?

Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Bạn Nguyễn Vân mến,

Có nhiều loại sỏi thận khác nhau: sỏi canxi, sỏi phosphat, sỏi uric, sỏi cystin, thường gặp nhất là sỏi canxi. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng cần kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận.

Thực chất sự tạo thành sỏi thận là một quá trình phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ là do bị dư canxi. Bị sỏi thận bạn cần lưu ý chế độ ăn uống để không bị nhiều hơn hoặc tránh tái phát:

- Uống nhiều nước từ 2,5-3 lít/ngày, uống làm nhiều lần. Uống nhiều nước vừa giúp hạn chế bị sỏi thận vừa giúp tống những viên sỏi nhỏ ra ngoài (nếu có).

- Nên uống nhiều thức uống chứa citrat giúp chống lại sự tạo sỏi thận (nước cam, nước chanh, nước bưởi tươi). Nên ăn nhiều rau xanh giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.

- Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi, khoảng 800mg/ngày. Nếu kiêng quá mức sẽ gây ra mất cân bằng hấp thu canxi, khiến cơ thể hấp thu nhiều oxalat từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, thiếu canxi còn dễ bị loãng xương. Nếu có sụ tăng hấp thu canxi từ ruột thì mới hạn chế canxi, còn khoảng 400mg/ngày, không kiêng hoàn toàn.

- Chế độ ăn giảm thịt động vật, giảm độ mặn, giảm ăn thực phẩm chứa nhiều oxalat (ngũ cốc, rau muống, trà đặc, cà phê, chocolate...) Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận (cá khô, tôm khô, thịt khô, lạp xưởng, mắm, ngũ tạng động vật).

Bạn bị sỏi thận có đi khám và uống thuốc điều trị chưa? Nếu bệnh tái phát nhiều lần thì cần khám tìm nguyên nhân để có chế độ ăn uống cụ thể phù hợp với nguyên nhân của bạn nhé.

Bạn không cho biết huyết áp của bạn thấp cụ thể là bao nhiêu, có bị mệt, chóng mặt, hoa mắt, xây xẩm... không? Do thiếu những thông tin đó, bác sĩ không thể hướng dẫn về tình trạng này được.

Hẹn gặp bạn ở thư sau!

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: [email protected] .

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

Page 15: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

Bệnh sỏi thận nên ăn gì?

KHẮC HÙNG   -Thứ Sáu, 11/05/2012, 11:30 (GMT+7)

Tạp chí Y học Medindia của Chính phủ Ấn Độ (MID) vừa tư vấn một số nguyên tắc ăn uống có lợi cho nhóm người mắc bệnh sỏi thận. Mục đích khuyến cáo là cung cấp thông tin tổng quát giúp mọi người hiểu sâu thêm về bệnh sỏi thận từ đó có cách phòng tránh, chữa trị thích hợp bằng ăn uống.

1. Nguyên tắc chung về ăn uống đối với người sỏi thận

Có tới 5 dạng sỏi thận phổ biến là sỏi thận oxalate canxi, sỏi thận phốt phát canxi, sỏi thận axít uric, sỏi thận struvite và sỏi thận cystine. Vì vậy ăn uống của những dạng bệnh này cũng khác biệt. Về cơ bản có 2 chế độ ăn uống khuyến cáo dùng cho người sỏi thận. Một là tăng cường lượng nước (dịch lỏng) hàng ngày cho cơ thể để giúp lọc độc tố, giảm nhẹ bệnh, đặc biệt là giảm nồng độ khoáng chất trong nước tiểu. Trung bình nên uống 2,5 lít nước mỗi ngày, nhưng ở người bệnh sỏi thận nên uống trên 3 lít nước/ngày. Nếu thời tiết nóng bức, khô hanh, lao động, luyện tập nhiều thì uống ở mức cao hơn. Hai là nguồn canxi đầu vào phải đảm bảo theo mức khuyến cáo cho phép, để giúp cho việc tiêu hóa các khoáng chất, đặc biệt là liên kết oxalate với canxi trong quá trình tiêu hóa được thuận lợi, giúp chúng thải ra ngoài thay vì liên kết tạo ra sỏi thận.

 2. Chế độ ăn uống cho từng dạng sỏi thận

- Đối với sỏi oxalate canxi: Đây là dạng bệnh sỏi thận thường gặp nhất, dạng nhỏ, có gai nhọn nên dễ gây đau bụng cấp khi nó đi từ thận xuống và đôi khi còn gây chảy máu đường tiết niệu. Sỏi hình thành khi canxi liên kết với oxalate (loại khoáng chất thực vật có ở một số loại cây trồng). Những người dùng nhiều thuốc chữa bệnh, trong nước tiểu có nhiều canxi là nhóm dễ mắc bệnh sỏi oxalate canxi. Nhóm người mắc bệnh oxalate canxi nên hạn chế thực phẩm làm tăng canxi và oxalate trong máu và nước tiểu như cà phê, muối, xocola, thực phẩm ăn nhanh. Bổ sung khoáng chất, Vitamin B6 có tác dụng giảm thiểu canxi trong nước tiểu. Thực phẩm làm tăng oxalate có vitamin C nó làm nhiệm vụ chuyển hóa oxalate trong nước tiểu. Thực phẩm giàu oxalate có trong củ cải, các loại hạt và xocola...

- Đối với bệnh sỏi thận phốt phát canxi: Đây là dạng sỏi được hình thành khi sức khỏe con người có vấn đề, đặc biệt là mắc bệnh RTA (bệnh thận không có khả năng bài tiết axít) hay mắc bệnh cường giáp, sỏi thường có bề mặt phẳng, cứng, to nhanh, dễ gây tổn thương thận. Nhóm người này nên dùng các loại thực phẩm phù hợp với các loại thuốc đang được dùng để điều trị bệnh chuyển hóa. Độ ph trong nước tiểu cao (tính axít nước tiểu thấp) cũng là nguyên nhân gây sỏi, vì vậy nên tăng cường thực phẩm để làm tăng tính axít, như protein động vật và các loại quả chua.

- Đối với nhóm người mắc bệnh sỏi thận axit uric: Đây là căn bệnh nước tiểu có quá nhiều axit uric kèm theo căn bệnh gut và một số dạng bệnh về rối loạn chuyển hóa do ăn nhiều thịt động vật. Khi mắc bệnh nên hạn chế nguồn protein động vật, bánh mì ngọt, cá mòi, thực phẩm dạng hạt. Nên dùng nguồn protein tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và trọng lượng cơ thể. Sỏi axit uric tinh khiết có thể tán được bằng cách uống nhiều nước, nên uống 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Nước tiểu có màu vàng nhạt nghĩa là đã uống nước đủ.

 - Bệnh sỏi thận struvite: Sỏi struvite hay còn gọi là sạn thận, thủ phạm gây nhiễm trùng đường tiểu, phụ nữ và trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh cao. Các loại sạn này ban đầu chỉ là nang tạo bởi manhê và

Page 16: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

amoniac nhưng sau to dần gây tổn thương thận. Do sỏi gây nên bởi viêm nhiễm như khuẩn (Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Proteus mirabilis) nên cần tư vấn bác sĩ để dùng thuốc cho phù hợp. Về thực đơn nên dùng nhóm giàu axít để giúp nước tiểu ức chế khuẩn phát triển, đặc biệt là protein động vật và nhóm quả chua.

- Nhóm sỏi thận cystine: Đây là căn bệnh mang tính di truyền. Sỏi thận cystine gồm có các thành phần amino acids cysteine và methionine, các axit amino là vật liệu tạo nên protein, vì vậy để giảm bệnh nên hạn chế tiêu thụ protein. Ngoài ra nên giảm ăn nhóm thực phẩm giàu methionine như cá, thực phẩm dạng hạt. Tăng cường thực phẩm làm tăng độ ph trong nước tiểu (tạo kiềm) để hòa tan nhanh sỏi cystine như nước ép hoa quả, rau sống và các loại trái cây.

Ăn uống khoa học để giảm sỏi thận

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/suckhoe/An-uong-khoa-hoc-de-giam-soi-than/2008/4/229375.vip

(Dân trí) - Chế độ ăn uống không hợp lý và khoa học khiến cơ thể rất dễ mắc bệnh sỏi thận. Những bí quyết ăn uống đơn giản sau sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

1.Uống nhiều nước Uống nhiều các loại nước như: nước ép từ trái cây và rau, nước ép cà rốt, táo, nước cam có chứa lượng muối acid citric cao. Muối acid citric có tác dụng giảm việc hình thành acid uric và hạn chế tạo ra muối canxi gây nên sỏi thận. 2. Canxi 

Mặc dù hầu hết sỏi thận đều hình thành từ canxi, tuy nhiên lượng canxi thấp cũng không tốt cho cơ thể vì thế cần đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi qua chế độ ăn hàng ngày. 3. Đường Bạn có biết rằng cơ thể thừa đường có thể gây ra bệnh sỏi thận? Vậy nên, cẩn thận với những thực phẩm nhiều đường để giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. 4. Chất xơ Nên cung cấp khoảng 30g chất xơ cho cơ thể mỗi ngày, các loại chất xơ có thể hoà tan trong nước như chất xơ trong trái cây và rau xanh rất có lợi cho sức khoẻ và những người bị sỏi thận. 5. Vitamin Các loại đa vitamin chất lượng cao và vitamin B giúp giữ lượng canxi trong cơ thể ở mức độ thấp, cơ thể thiếu vitamin B làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. 6. Magiê Nên cung cấp cho cơ thể 300mg viên nang Magiê mỗi ngày, chất khoáng này rất hiệu quả trong

Ăn nhiều đường cũng dễ mắc sỏi thận.

Page 17: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

việc ngăn ngừa sỏi thận. 

Quỳnh LiênTheo GOA 

Thiếu canxi, uống ít nước dễ dẫn đến sỏi thận

Những phụ nữ có chế độ ăn quá ít canxi hay nước hoặc quá nhiều muối, có nguy cơ bị sỏi thận cao, một nghiên cứu mới đây của Mỹ cho thấy.> Hơn 100 viên sỏi nằm trong thận một người đàn ông

Sỏi thận phát triển khi nước tiểu có chứa nhiều chất hình thành các tinh thể như calcium, axít uric và một hợp chất muối gọi là oxalate. Từ trước đến nay, những người có nguy cơ bị sỏi thận được khuyên là uống thật nhiều nước, việc này giúp pha loãng các chất có thể dẫn đến sỏi thận. Giảm lượng muối cũng có thể giúp bởi vì quá nhiều hàm lượng soidum có thể làm tăng hàm lượng canxi trong nước tiểu.

Theo Foxnews, đã có thời kỳ một số chuyên gia cho rằng giảm lượng hấp thụ canxi có thể hạn chế nguy cơ bị sỏi thận. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy việc uống sữa hằng ngày thực sự có tác dụng bảo vệ.

Nghiên cứu mới đây của các chuyên gia thuộc Đại học Y Washington, Seattle, Mỹ, là một minh chứng. Trong số hơn 78.000 phụ nữ Mỹ ở độ tuổi từ 50 đến 70 thì nguy cơ bị sỏi thận lần đầu giảm khi họ tiêu thụ nhiều canxi hoặc nước hơn.

Cụ thể, trong số phụ nữ ăn nhiều canxi nhất ngay từ đầu, tỷ lệ bị sỏi thận thấp hơn 28%, so với tỷ lệ 20% ở nhóm ăn ít canxi nhất. Trung bình, một người tiêu thụ khoảng 800 mg canxi một ngày.

Tương tự, nhóm uống nhiều nước nhất giảm 20% nguy cơ bị sỏi thận so với nhóm uống ít nhất. Trung bình lượng nước được tiêu thụ là khoảng 1,5 lít mỗi ngày.

Tiến sĩ Mathew Sorensen, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết, với phụ nữ có tuổi cần thận trọng khi cắt giảm lượng sữa uống hằng ngày, vì nó có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Ông cũng khuyến cáo, những người dễ có nguy cơ bị sỏi thận nên thận trọng với các sản phẩm bổ sung canxi. Nhưng nếu cần canxi để bảo vệ xương thì hãy tư vấn bác sĩ.

"Cách tốt nhất để bổ sung canxi là thông qua bữa ăn. Điều này giúp giảm thiểu tác dụng ngược của canxi là hình thành sỏi thận", tiến sĩ Sorensen nói.

Theo các chuyên gia, những phụ nữ trên 50 tuổi cần 1.200 mg canxi mỗi ngày.

Phương Trang

Ảnh: D33y.

Page 18: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

Chế độ ăn cho người bị sỏi thận 08-07-2011 14:19:23 | In bài viết Khánh Minh - Theo Life

Vì sao sỏi thận có thể gây suy thận? Nước chanh chữa sỏi thận Uống nhiều trà đá có nguy cơ bị sỏi thận

Một khi thận đã kkhos lọc hết các tạp chất thì sỏi thận là hệ quả tất yếu. Người đã bị sỏi thận sẽ khó khỏi hẳn bệnh nếu không biết duy trì chế độ ăn uống thích hợp.

Sỏi thận là gì?

Nói một cách đơn giản, sỏi thận là một khối cứng được phát triển từ các tinh thể riêng biệt từ nước tiểu trong đường tiết niệu. Thông thường, nước tiểu có chứa hóa chất ngăn chặn các tinh thể hình thành. Tuy nhiên, ở một số người, việc ngăn chặn các tinh thể này không có hiệu quả, dẫn đến hình thành sỏi trong thận. Nếu các tinh thể vẫn còn nhỏ, họ sẽ đi di chuyển thông qua đường tiết niệu và ra khỏi cơ thể trong nước tiểu mà không mấy người để ý.

Các triệu chứng của sỏi thận Triệu chứng thông thường khi bị sỏi thận bao gồm: - Đau ở háng, lưng, dưới xương sườn,- Các cơn đau kéo dài 20 đến 60 phút, cường độ có thể thay đổi,- Đau từ mặt ra lưng, từ bụng đến dưới háng,- Nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc có máu, - Đau khi đi tiểu,- Buồn nôn và nôn mửa,- Đi tiểu liên tục,- Sốt và ớn lạnh (có dấu hiệu nhiễm trùng) 

 Chế độ ăn uống khi bị sỏi thận

Dưới đây là một vài thay đổi trong chế độ ăn uống giúp chống sỏi thận:

- Uống nhiều chất lỏng

Page 19: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

Uống 8-10 ly nước mỗi ngày giúp giữ cho nước tiểu loãng - làm giảm nồng độ khoáng chất hình thành “đá” trong nước tiểu. Ít nhất một nửa số nước uống hàng ngày nói trên là nước lọc, còn lại có thể là các loại nước uống khác mà bạn thích.

- Giảm lượng muối ăn

Giảm muối (sodium) trong chế độ ăn uống giúp giảm lượng canxi trong nước tiểu, làm giảm xu hướng hình thành sỏi canxi. Chế độ ăn giảm muối tốt nhất nên thực hiện là không thêm muối vào thức ăn và tránh những thực phẩm natri cao như thịt chế biến, thực phẩm ăn nhanh nhiều muối (thường xuyên, súp đóng hộp, đóng hộp, mì hoặc cơm trộn) và đồ ăn nhẹ mặn.

- Đảm bảo chế độ ăn uống chứa canxi đầy đủ

Vài năm trước đây, người ta tin rằng nên giới hạn chế độ ăn uống có canxi vì nó có thể làm cho bệnh của bệnh nhận bị sỏi thận canxi thêm trầm trọng. Nhưng các nghiên cứu ngày nay cho thấy rằng, chế độ ăn đầy đủ hàm lượng canxi mỗi ngày thực sự có tác dụng làm giảm tỷ lệ bị sỏi thận canxi. Những người hình thành sỏi canxi oxalate nên bổ sung 800 mg canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày, không chỉ để phòng ngừa sỏi thận mà còn để duy trì mật độ xương. Một cốc sữa ít chất béo có chứa 300 mg canxi. Các sản phẩm sữa khác như sữa chua cũng giàu canxi.

- Tránh những loại thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate trong nước tiểu

Axit oxalic hoặc oxalat được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm từ thực vật. Nhưng chỉ có một số làm tăng số lượng oxalate trong nước tiểu. Đó là rau bina, dâu tây, sô-cô-la, cám lúa mì, hạt, củ cải đường, và trà... Tránh những thực phẩm này có thể giúp giảm số lượng oxalate trong nước tiểu. Ăn những thực phẩm có chứa canxi cũng làm giảm oxalate trong nước tiểu. Canxi liên kết với oxalate trong đường tiêu hóa, do đó nó không được bài tiết vào nước tiểu. 

- Giảm vitamin C

Cơ thể chuyển đổi vitamin C thành oxalate tăng hình thành sỏi thận. Vì vậy, nếu các bác sĩ đã đề nghị giảm oxalat trong chế độ ăn, uống vitamin C bổ sung không phải là một ý tưởng tốt. Các bác sĩ khuyên những bệnh nhân bị sỏi thận không nên uống quá 500 mg vitamin C mỗi ngày. Một người có nguy cơ bị sỏi thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng trước khi dùng liều lớn vitamin hoặc khoáng chất.

Page 20: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

- Hạn chế đường và protein động vật

Quá nhiều đường và protein động vật cũng có thể làm trầm trọng thêm sự phát triển của sỏi oxalat canxi hoặc canxi. Mặc dù đường tự nhiên có trong thực phẩm cũng phải phải là điều đáng lo lắng, nhưng những người bị sỏi thận nên tránh những thực phẩm đóng gói chứa nhiều đường là tốt nhất.

Thịt và protein động vật khác - chẳng hạn như trứng và cá cũng nên hạn chế vì chúng chứa purin sẽ phân hủy thành acid uric trong nước tiểu. Thực phẩm đặc biệt giàu purin bao gồm các thịt nội tạng, như gan. Vì vậy, những người có xu hướng phát triển sỏi thận nên tránh ăn nhiều protein hơn so với cơ thể cần mỗi ngày.

- Bổ sung chất xơ không hòa tan

Chất xơ là một phần khó tiêu hóa của thực vật. Có hai loại chất xơ: hòa tan (tan trong nước) và không hòa tan. Cả hai đều cung cấp các chức năng quan trọng trong cơ thể. Chất xơ không hòa tan (tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, và gạo) có thể giúp làm giảm canxi trong nước tiểu. Nó kết hợp với canxi trong ruột, để canxi được bài tiết phân thay vì thông qua thận. Chất xơ không hòa tan cũng tăng tốc độ chuyển động của các chất thông qua ruột, vì vậy sẽ có ít thời gian hơn cho canxi được hấp thụ.

Vì vậy, tạo một thói quen ăn trái cây và rau hàng ngày trong thức ăn của bạn. Nó chắc chắn sẽ giúp bạn để chữa bệnh sỏi thận hiện có cũng như ngăn cản bạn từ các vấn đề sỏi thận trong tương lai. 

Nước chanh chữa sỏi thận

16-08-2010 06:10:19 | In bài viết Uống nhiều nước chanh không chỉ giúp giải khát, bổ sung sinh tố C mà còn là 1 phương pháp đơn giản để chống lại sự lắng đọng sỏi ở những người bị sỏi thận.

Sự lắng đọng và kết tủa dần dà của sỏi có thể xảy ra qua thời gian dài không riêng gì mùa nóng. Tuy nhiên, vào mùa nóng, lượng nước mất qua đường mồ hôi nhiều, cơ thể có khuynh hướng thiếu nước, nước tiểu đậm đặc hơn nên dễ có khuynh hướng tạo sỏi và những viên sỏi đang tồn tại dễ phát triển.

Page 21: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

 Uống nhiều nước chanh vừa bổ sung vitamin C vừa để chống lại sự lắng đọng sỏi.

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là tình trạng một hoặc vài viên sỏi kết tụ nơi thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc bài tiết nước tiểu. Sỏi thận hình thành qua thời gian dài, người bệnh thường chỉ biết được từ những cơn đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới và được xác định qua chụp hình Xquang hoặc siêu âm.

Nguyên nhân

Sỏi thận được tạo thành khi hội đủ những yếu tố: (1) lượng nước tiểu ít, (2) nước tiểu có nồng độ cao một số chất có khuynh hướng lắng đọng như: oxalat, calci, acid uric, (3) không có đủ những chất có khả năng hòa tan những chất này để ngăn ngừa sự kết tủa.

Nước chanh chữa sỏi thận

Quan trọng nhất trong số những chất có chức năng hòa tan nhiều loại chất khoáng có khuynh hướng kết tủa thành sỏi là citrate và quả chanh là nguồn rau quả tự nhiên có hàm lượng cao nhất hoạt chất này.

Một nghiên cứu tại Trung tâm sỏi thận tổng hợp Trường Đại học California ở San Diego vừa cho biết: uống nước chanh hàng ngày là một phương pháp đơn giản để chống lại việc tạo thành những viên sỏi ở thận hoặc đường tiểu. Theo TS. Roger L. Sur, Giám đốc Trung tâm, uống 120ml nước chanh pha với với 2 lít nước mỗi ngày đã giảm tỉ lệ tạo sỏi từ 1 xuống còn 0,13 viên ở những bệnh nhân đã bị sỏi thận.

Trước đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Đại học Duke cũng cho thấy uống nước chanh có vai trò ngăn chặn việc tái phát sỏi thận. Trong thử nghiệm này, 12 bệnh nhân sỏi thận được cho dùng thêm nước chanh trong chế độ ăn uống hàng ngày trong 4 năm. Kết quả cho thấy những người này đã giảm đi hiện tượng phát triển sỏi và không ai trong số này phải dùng thêm thuốc để điều trị sỏi trong suốt thời gian trên.

Page 22: Chữa sỏi thận bằng quả dứa

Ngoài citrate, thường uống nước chanh còn có tác dụng cung cấp lượng nước đủ để giảm nồng độ của các muối khoáng trong nước tiểu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên uống đủ để có tối thiểu từ 1,5 - 2 lít nước tiểu mỗi ngày.

Tránh ăn mặn và quá nhiều chất đạm

Ngoài việc uống nước chanh, tránh ăn mặn và không nên ăn quá nhiều chất đạm là 2 yêu cầu quan trọng đối với người bị sỏi thận. Muối ăn gia tăng nguy cơ lắng đọng sỏi. Do đó, người bệnh cần lưu ý tránh những thực phẩm công nghiệp có hàm lượng muối cao và giảm muối trong nêm nếm. Ăn nhiều đạm vừa buộc thận phải làm việc quá sức vừa làm gia tăng một số chất cặn bã có khuynh hướng lắng đọng trong nước tiểu. Do đó, người bị sỏi thận không nên ăn quá 100g cá, thịt mỗi ngày

Theo Sức Khỏe Đời Sống

Uống nhiều trà đá có nguy cơ bị sỏi thận26-07-2010 09:25:02 | In bài viết Nếu bạn thật sự thích uống trà đá thì đây là thời điểm lý tưởng cho bạn hạn chế dùng chúng.

Theo một chuyên gia tiết niệu Mỹ, uống quá nhiều trà đá có thể gây bệnh sỏi thận. Trà đá chứa hàm lượng cao oxalate, một trong những hóa chất chính dẫn tới việc hình thành sỏi thận. Mặc dù trà nóng cũng chứa oxalate, nhưng không dễ gì bạn uống một lượng đủ lớn để hình thành sỏi thận.

“Đối với những ai dễ có nguy cơ hình thành sỏi thận, thì trà đá là thức uống tồi tệ nhất”, tiến sĩ John Milner, chuyên gia tiết niệu tại Đại học Loyola University Chicago (Mỹ), cho biết. Nam giới, phụ nữ mãn kinh với hàm lượng hormone sinh dục nữ oestrogen thấp và phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng là thuộc nhóm người có nguy cơ cao bị sỏi thận hơn những người khác.

Trà đá là một loại thức uống được yêu thích trong mùa hè nhưng theo tiến sĩ Milner, dùng nước lọc là tốt nhất, có thể thêm một ít nước chanh. “Chanh có hàm lượng rất cao citrate, chất có tác dụng cản trở sự “tăng trưởng” của sỏi thận”, ông Milner nói.

Cũng theo ông Milner, thực phẩm giàu can-xi, có tác dụng giảm lượng oxalate cơ thể hấp thụ, và nước là những thứ mà người có nguy cơ bị sỏi thận nên dùng. 

Theo Thanh niên