44
THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: [email protected] T I N V I T N A M Thm ha Bôxit ti Hung sthm ha Bôxit ti VN tương lai Thm ha vhbùn đỏ ngày 05-10- 2010, nơi cha phế thi tvic sn xut alumina cho luyn nhôm ca Nhà máy Ajka Timfoldgyar ti vùng Ajka, cách thđô Budapest khong 160km vphía tây nam đang đe da nhiu thtrn chung quanh khác ti Hung, gây nhiu thit hi nghiêm trng và lâu dài. Chính phHungary đã phi tuyên btình trng khn cp đối vi nhiu vùng lân cn, cho hay thm ha này ln gp nhiu ln so vi thm ha tương tđã xy ra vùng Baia Mare ti Romania năm 2000, sgây tn tht ln cho kinh tế, nguy hi cho sc khe con người vì btác động trc tiếp hoc vì các dòng sông ln bô nhim bùn đỏ có cha nhiu cht ăn mòn và các hóa cht độc hi khác, chưa lường hết được nhng tác hi tàn phá môi trường cho các vùng chung quanh. Chính phHungary coi đây là thm ha hóa cht thm khc nht trong lch squc gia này. Thtướng Hung Viktor Orban nhn định thm ha này có nhiu khnăng do li ca con người gây ra, vì xy ra trong lúc tình hình thi tiết hoàn toàn bình thường, không có mưa và chưa đến mùa tuyết rơi. Trước khi xy ra tai nn hai tun, mt phái đoàn thanh tra chính phđã có chuyến đi kim tra hvà không thy có du hiu gì khác thường; trong khi đó nhà máy vn thường xuyên nhc li cam kết vi nhà nước hbùn đỏ này không nguy him… Theo nhn định ca người phát ngôn thuc Cơ quan Qun lý thm ha ca Hungary, ông Tibor Dobson, thm ha này scó thnh hưởng đến 6 nước hlưu Croatia, Serbia, Bulgaria, Moldova, Ukraina và Romania, và có nguy cơ trthành thm ha sinh thái châu Âu. Ti mt snơi nhiu thy sn cây ci, hoa màu và gia súc đã chết. Quc vkhanh Illes nói các đội cu hca Hungary đang làm vic mt cách tuyt vng. Hungary kêu gi shtrca Liên minh Châu Âu. Trong nước tnhiu năm qua các Hi tho, Kiến nghca nhiu chuyên viên, trí thc, các nhà khoa hc, đã tha thiết yêu cu ngưng khai thác Bôxit ti Tây nguyên, vì smang li nhiu hqukhó lường vkinh tế, chính tr, văn hóa và xã hi, uy hiếp nghiêm trng an ninh quc phòng ca quc gia. Cũng là „thm ha“ cho đất nước vì „lãnh đạo“ hin nay „trình độ gii hn“, chnghĩ đến „quyn, tin“ là trên hết. Thm ha vhbùn đỏ Ajka Hung là li cnh báo nghiêm khc đối vi vn đề hbùn đỏ cha cht thi trong sn xut alumina Tây Nguyên. 80% nhp siêu tTrung Quc Theo y ban Kinh tế Quc hi, 9 tháng qua VN nhp siêu 8,6 tUSD và dkiến cnăm là 13,5 tUSD, tăng 5% so năm 2009. 80% trong sđó là nhp siêu tTrung Quc (TQ). Đáng chú ý là nhng mt hàng có ttrng kim ngch trên 1 tUSD như hàng cơ đin, máy móc thiết b3,57 tUSD; nguyên phliu, hàng dt may 2,27 tUSD; st thép, kim loi màu 1,69 tUSD và khoáng sn các loi (bao gm xăng du) 1,06 tUSD. VN nhp quá nhiu thiết bca TQ (3,57 t), các máy móc ny đang chiếm chlc trong các doanh nghip VN. Hu hết các doanh nghip (DN) sdng máy móc TQ đều tha nhn, máy móc TQ hao tn đin hơn các loi máy tân tiến ca Âu, M. Chưa kcác loi máy móc TQ gây ô nhim môi trường hơn bình thường, tui thca máy cũng không cao. Nhiu nhà doanh nghip VN cho biết „giá cmáy móc TQ là hp lý vi khnăng đầu tư. Nếu đầu tư máy móc ca Âu-Mđể sn xut nhng sn phm cao cp, chi phí srt cao. Vngn hn, thì đầu tư công nghgiá rca TQ snhanh chóng mang li li nhun cho DN vì chi phí đầu tư, khu hao nhanh, giá thành sn phm thp. Cth, để đầu tư mt nhà máy có công sut 1.000 tn vt liu nếu trang bmáy móc thiết bchâu Âu vn có thlên ti 100 triu USD, nhưng nếu mua ca TQ thì chcòn 1/2 con snày. Mt yếu tkhác, theo nhiu DN, là cơ chế bán hàng rt thoáng ca DN TQ khi hcho DN VN được“ghi n”,thanh toán Hn thù nên quên – Nhưng ti ác đời đời phi nhđể tránh lp li trong tương lai và hơn hết là hóa gii ni thù hn chưa nguôi… Cùng nhau chúng ta tiếp tc vn động tích cc để chuyn hóa Vit Nam tđộc tài sang dân chđa nguyên, mang li tdo, hnh phúc cho người dân và phát trin đất nước. THÔNG TIN s54 1. Tin Vit Nam / 6. Tình trng công an bo hành… / 12. 10 nghch lý ca kinh tế VN – DƯƠNG NGC / 14. Phng vn: Bs. Lê Nguyên Sang… / 15. Kiến nghvdán khai thác Bauxite Tây nguyên, vi tm gương vthm ha… / 17. Ls Lê ThCông Nhân trli phng vn… / 23. Thư gi Bchính tr29.8.2010…– / 25. Cơ quan tình báo quân đội VN và nhng du hiu ca mt đại ha – TRN VĂN / 30. Tranh chp M-Trung, mt cnh giác cho lòng yêu nước TRN TRUNG ĐẠO / 35. Nhng cuc trao đổi gia Nguyn Hu Đang và Heinz Schütte… (TT dch) / 39. Đi gia tri Âu nhbu tri Vit – PHAN THANH TÂM / 41. THƠ: Vit Nam ngày tôi trv- LÊ THTHM VÂN – Anh không vđại l- LÊ PHÚ KHI / 42. Trang tiếng Đức… Thư tliên lc: THÔNG TIN Postfach 6266 D-30062 Hannover Germany Phtrách: Đặng Lâm * Bài viết có tên tác gikhông nht thiết phn ánh lp trường Thông Tin ISBN: 978-3-936230-08-6 IIK Verlag Hannover

THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: [email protected] T I N V I

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN Nr.54, 10.2010

Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover

Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: [email protected]

T I N V I Ệ T N A M Thảm họa Bôxit tại Hung sẽ là

thảm họa Bôxit tại VN tương lai Thảm họa vỡ hồ bùn đỏ ngày 05-10-2010, nơi chứa phế thải từ việc sản xuất alumina cho luyện nhôm của Nhà máy Ajka Timfoldgyar tại vùng Ajka, cách thủ đô Budapest khoảng 160km về phía tây nam đang đe dọa nhiều thị trấn chung quanh khác tại Hung, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng và lâu dài. Chính phủ Hungary đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với nhiều vùng lân cận, cho hay thảm họa này lớn gấp nhiều lần so với thảm họa tương tự đã xảy ra ở vùng Baia Mare tại Romania năm 2000, sẽ gây tổn thất lớn cho kinh tế, nguy hại cho sức khỏe con người vì bị tác động trực tiếp hoặc vì các dòng sông lớn bị ô nhiễm bùn đỏ có chứa nhiều chất ăn mòn và các hóa chất độc hại khác, chưa lường hết được những tác hại tàn phá môi trường cho các vùng chung quanh. Chính phủ Hungary coi đây là thảm họa hóa chất thảm khốc nhất trong lịch sử quốc gia này. Thủ tướng Hung Viktor Orban nhận định thảm họa này có nhiều khả năng do lỗi của con người gây ra, vì xảy ra trong lúc tình hình thời tiết hoàn toàn bình thường, không có mưa và chưa đến mùa tuyết rơi. Trước khi xảy ra tai nạn hai tuần, một phái đoàn thanh tra chính phủ đã có chuyến đi kiểm tra hồ và không thấy có dấu hiệu gì khác thường; trong khi đó nhà máy vẫn thường xuyên nhắc lại cam kết với nhà nước hồ bùn đỏ này không nguy hiểm… Theo nhận định của người phát ngôn thuộc Cơ quan Quản lý thảm họa của Hungary, ông Tibor Dobson, thảm họa này sẽ có thể ảnh hưởng đến 6 nước hạ lưu là Croatia, Serbia, Bulgaria, Moldova, Ukraina và Romania, và có nguy cơ trở thành thảm họa sinh thái châu Âu. Tại một số nơi nhiều thủy sản cây cối, hoa màu và gia súc đã chết. Quốc vụ khanh Illes nói các đội cứu hộ của Hungary đang làm việc một cách tuyệt vọng. Hungary kêu gọi sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu. Trong nước từ nhiều năm qua các Hội thảo, Kiến nghị của nhiều chuyên viên, trí thức, các nhà khoa học, đã tha thiết

yêu cầu ngưng khai thác Bôxit tại Tây nguyên, vì sẽ mang lại nhiều hệ quả khó lường về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, uy hiếp nghiêm trọng an ninh quốc phòng của quốc gia. Cũng là „thảm họa“ cho đất nước vì „lãnh đạo“ hiện nay „trình độ giới hạn“, chỉ nghĩ đến „quyền, tiền“ là trên hết. Thảm họa vỡ hồ bùn đỏ Ajka ở Hung là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với vấn đề hồ bùn đỏ chứa chất thải trong sản xuất alumina ở Tây Nguyên.

80% nhập siêu từ Trung Quốc Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, 9 tháng qua VN nhập siêu 8,6 tỉ USD và dự kiến cả năm là 13,5 tỉ USD, tăng 5% so năm 2009. 80% trong số đó là nhập siêu từ Trung Quốc (TQ). Đáng chú ý là những mặt hàng có tỷ trọng kim ngạch trên 1 tỉ USD như hàng cơ điện, máy móc thiết bị 3,57 tỉ USD; nguyên phụ liệu, hàng dệt may 2,27 tỉ USD; sắt thép, kim loại màu 1,69 tỉ USD và khoáng sản các loại (bao gồm xăng dầu) 1,06 tỉ USD. VN nhập quá nhiều thiết bị của TQ (3,57 tỉ), các máy móc nầy đang chiếm chủ lực trong các doanh nghiệp VN. Hầu hết các doanh nghiệp (DN) sử dụng máy móc TQ đều thừa nhận, máy móc TQ hao tốn điện hơn các loại máy tân tiến của Âu, Mỹ. Chưa kể các loại máy móc TQ gây ô nhiễm môi trường hơn bình thường, tuổi thọ của máy cũng không cao. Nhiều nhà doanh nghiệp VN cho biết „giá cả máy móc TQ là hợp lý với khả năng đầu tư. Nếu đầu tư máy móc của Âu-Mỹ để sản xuất những sản phẩm cao cấp, chi phí sẽ rất cao. Về ngắn hạn, thì đầu tư công nghệ giá rẻ của TQ sẽ nhanh chóng mang lại lợi nhuận cho DN vì chi phí đầu tư, khấu hao nhanh, giá thành sản phẩm thấp. Cụ thể, để đầu tư một nhà máy có công suất 1.000 tấn vật liệu nếu trang bị máy móc thiết bị châu Âu vốn có thể lên tới 100 triệu USD, nhưng nếu mua của TQ thì chỉ còn 1/2 con số này. Một yếu tố khác, theo nhiều DN, là cơ chế bán hàng rất thoáng của DN TQ khi họ cho DN VN được“ghi nợ”,thanh toán

Hận thù nên quên – Nhưng tội ác đời đời phải nhớ để tránh lặp lại trong tương lai và hơn hết là hóa giải nỗi thù hận chưa nguôi… Cùng nhau chúng ta tiếp tục vận động tích cực để chuyển hóa Việt Nam từ độc tài sang dân chủ đa nguyên, mang lại tự do, hạnh phúc cho người dân và phát triển đất nước.

THÔNG TIN số 54 1. Tin Việt Nam / 6. Tình trạng công an bạo hành… / 12. 10 nghịch lý của kinh tế VN – DƯƠNG NGỌC / 14. Phỏng vấn: Bs. Lê Nguyên Sang… / 15. Kiến nghị về dự án khai thác Bauxite ở Tây nguyên, với tấm gương về thảm họa… / 17. Ls Lê Thị Công Nhân trả lời phỏng vấn… / 23. Thư gửi Bộ chính trị 29.8.2010…– / 25. Cơ quan tình báo quân đội VN và những dấu hiệu của một đại họa – TRẦN VĂN / 30. Tranh chấp Mỹ-Trung, một cảnh giác cho lòng yêu nước – TRẦN TRUNG ĐẠO / 35. Những cuộc trao đổi giữa Nguyễn Hữu Đang và Heinz Schütte… (TT dịch) / 39. Đi giữa trời Âu nhớ bầu trời Việt – PHAN THANH TÂM / 41. THƠ: Việt Nam ngày tôi trở về - LÊ THỊ THẤM VÂN – Anh không về đại lễ - LÊ PHÚ KHẢI / 42. Trang tiếng Đức… Thư từ liên lạc:

THÔNG TIN Postfach 6266

D-30062 Hannover Germany

Phụ trách: Đặng Lâm * Bài viết có tên tác giả không nhất thiết

phản ánh lập trường Thông Tin ISBN: 978-3-936230-08-6

IIK Verlag Hannover

Page 2: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

2chậm. Điều này rất quan trọng khi phần lớn DN trong nước, nhất là các DN vừa và nhỏ đang rất thiếu vốn, lãi vay ngân hàng thì quá cao.“ Về phát triển kinh tế VN nhiều doanh nghiệp quan tâm, không thể phủ nhận trong ngắn hạn dòng hàng nhập từ TQ đã giúp cung cấp những nguyên liệu đầu vào, một số sản phẩm phụ trợ, thiết bị để phát triển ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên về lâu dài nếu tình trạng này tiếp diễn, thì VN sẽ tiếp tục kéo dài tình trạng công nghiệp lạc hậu, công nghệ thấp, tiêu hao năng lượng nhiều, kéo theo đó sản phẩm của VN kém cạnh tranh, từ đó dẫn đến giá trị xuất khẩu bị hạn chế. Nhà dân chủ Trung quốc được giải

Nobel Hòa bình 2010 Ngày 8.10 2010 giải Nobel Hòa bình 2010 được trao đến một người Trung quốc, ông Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba), 54 tuổi. Ông là người từ nhiều năm nay từng tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại TQ. Ông cũng là đồng tác giả bản „Hiến chương“ Charta 08, kêu gọi cải cách và tôn trọng nhân quyền. Ông bị kết án 11 năm tù và ngồi tù từ năm 2008. Theo lời vợ ông, bà Liu Xia thăm chồng trong tù, ông được tin nhận giải Nobel Hòa bình, cho biết ông trân trọng dành giải thưởng nầy cho hàng ngàn nạn nhân bị thảm sát tại Thiên An Môn trước đây. Chế độ độc tài CS Trung quốc lên tiếng phản đối và đe dọa Ủy ban Nobel cho rằng ông Liu chỉ là kẻ „tội phạm“. Ngay sau khi ông Liu được công bố trao giải Nobel Hòa bình, chế độ TQ đã bắt hàng loạt các người ủng hộ ông Liu tại các thành phố Bắc kinh, Thượng hải… Giải Nobel Hòa bình cho ông Liu là vinh dự cho dân tộc Trung quốc, là cái tát tai đau điếng vào mặt chế độ bạo ngược. Tác dụng của việc trao giải nầy là tín hiệu của thế giới gởi đến nhân dân Trung quốc ủng hộ các cuộc vận động dân chủ, bảo vệ nhân quyền, còn là tín hiệu gởi đến những người đấu tranh dân chủ, nhân quyền trong vùng Đông Nam Á, trong đó có Miến Điện và Việt Nam… * * *

Vì sao Trung Quốc xuống giọng trong vấn đề biển Đông?

Ngọc Trân, thông tín viên RFA 15.10.2010 (Trích…) Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) đã kết thúc

chiều thứ Ba vừa qua. Trong Hội nghị này, trong khi Washington vẫn giữ lập trường của Ngoại trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố hồi tháng Bảy tại Hà Nội, Bắc Kinh đã giảm bớt lập trường cứng rắn về các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Hoa Kỳ: tái khẳng định lập trường trên biển Đông Phát biểu tại Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+), hôm thứ Ba vừa qua, một lần nữa Washington đã tái khẳng định lập trường của Mỹ về vấn đề biển Đông. Trong bài phát biểu tại hội nghị này, ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã khẳng định, chúng tôi xin trích nguyên văn như sau: Chúng tôi có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, phát triển kinh tế và thương mại không bị cản trở, và tôn trọng luật pháp quốc tế. ... Bằng cách tôn trọng những hướng dẫn này, chúng ta có thể bảo đảm rằng tất cả các nước đều được quyền sử dụng vùng biển quốc tế một cách công bằng Cũng như tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton hồi tháng Bảy vừa qua tại Hà Nội, trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông, một lần nữa, Washington cho biết họ ủng hộ việc giải quyết tranh chấp dựa vào luật pháp quốc tế. Ông Gates đã nói, nguyên văn như sau: „Hoa Kỳ luôn luôn thực hiện quyền của chúng tôi và ủng hộ quyền của các nước quá cảnh và hoạt động trên vùng biển quốc tế. Điều này sẽ không thay đổi, cũng như cam kết của chúng tôi tham gia vào các cuộc diễn tập và các hoạt động cùng với các đồng minh và đối tác của chúng tôi, cũng sẽ không thay đổi “Các bên tranh chấp cần được giải quyết một cách hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc cưỡng chế, thông qua quá trình hợp tác ngoại giao, và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. “Hoa Kỳ luôn luôn thực hiện quyền của chúng tôi và ủng hộ quyền của các nước quá cảnh và hoạt động trên vùng biển quốc tế. Điều này sẽ không thay đổi, cũng như cam kết của chúng tôi tham gia vào các cuộc diễn tập và các hoạt động cùng với các đồng minh và đối tác của chúng tôi, cũng sẽ không thay đổi”. “Mềm nắn, rắn buông” Trong khi Washington vẫn giữ nguyên lập trường đối với vấn đề biển Đông mà Ngoại trưởng Clinton đã tuyên bố, Bắc Kinh dường như đã thay đổi lập trường cứng rắn của họ. Thái độ của Bắc Kinh trong thời gian gần đây cũng cho thấy đã có sự thay đổi lớn trong chính sách ngoại giao của nước này. Trung Quốc đã

không còn giữ lập trường hung hãn như trước đây đối với Hoa Kỳ và các nước trong khu vực, qua việc Bắc Kinh nối lại quan hệ quân sự với Washington, và mới đây, đã chính thức mời ông Robert Gates trở lại thăm Bắc Kinh. Ngoài ra, chúng ta còn nhận thấy có sự thay đổi của Trung Quốc đối với Việt Nam và vấn đề biển Đông. Trong khi các viên chức quốc phòng Trung Quốc đang họp tại Việt Nam, Bắc Kinh đã tỏ thiện chí, qua quyết định thả vô điều kiện chín ngư dân Việt Nam mà họ bắt giữ gần quần đảo Hoàng Sa một tháng trước đó. Hơn nữa, thái độ và lời nói của các viên chức Trung Quốc về lập trường biển Đông tại các cuộc họp ở Hà Nội cho thấy, Bắc Kinh cũng đã xuống giọng trong ngôn ngữ ngoại giao. Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng vừa qua, ông Lương Quang Liệt nói rằng, Trung Quốc chuẩn bị hợp tác với các nước về vấn đề an ninh trong khu vực và ông Lương cũng khẳng định rằng, việc mở rộng quân sự của Trung Quốc không hề là mối đe dọa cho các nước láng giềng. Trong các cuộc họp vừa qua, phía Trung Quốc cũng đã tránh gọi biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của họ. “Lợi ích cốt lõi” không có “cốt lõi”! Cũng xin nhắc thêm, cuối tháng Chín vừa qua, tại một cuộc hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức, khi được hỏi, Trung Quốc cho rằng Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, điều này có ý nghĩa gì, ông Ernest Bower, Giám đốc, phụ trách Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm, cho biết: “Chúng tôi biết một số người Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông là ‘lợi ích cốt lõi’, họ nói với ai và họ nói khi nào, vấn đề này hiện đang gây tranh cãi. Điều này rất thú vị bởi vì rõ ràng Trung Quốc đang quay ngược trở lại từ lập trường ban đầu mà họ đưa ra trước công chúng. Chắc chắn họ đã nhìn thấy uy tín của họ thật sự đã bị giáng một cú, qua cách mà họ phản ứng lại phát biểu của Ngoại trưởng Clinton tại Hà Nội”. Ông Bower cũng nói rằng, nhiều nước Đông Nam Á đã nhận ra bộ mặt thật của Trung Quốc, khi hai thập kỷ qua Bắc Kinh ra sức lấy lòng các nước láng giềng trong khu vực. Và giờ đây, các nước Đông Nam Á đã nhận ra chính sách này của Bắc Kinh, nên họ quan ngại về nước láng giềng khổng lồ, sau khi đưa ra các chính sách ngoại giao kinh tế nhằm thuyết phục các nước Đông Nam Á, và rồi sau đó Bắc Kinh đưa ra cái giá để trao đổi, đó là các nước

Page 3: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

3láng giềng phải từ bỏ chủ quyền của mình trên biển Đông. Ông Bower cho biết thêm, các nước láng giềng của Trung Quốc không muốn sự thoả thuận này, nên họ đã ủng hộ tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton hồi tháng Bảy vừa qua. Trung Quốc cũng đã nhận ra phản ứng của các nước Đông Nam Á, và đó là lý do Bắc Kinh đang quay ngược trở lại, cân nhắc khi sử dụng cụm từ “lợi ích cốt lõi” đối với biển Đông. Cùng quan điểm với ông Bower, ông Stapleton Roy, Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc nói rằng, Trung Quốc đã có thời kỳ trăng mật với các nước Đông Nam Á và phương pháp ngoại giao của họ rất hiệu quả. Khi VN đưa ra các hợp đồng khoan dầu trong khu vực mà Bắc Kinh xem là lãnh thổ của Trung Quốc, hai nước đã xảy ra các tranh chấp trong khu vực, và trong nội bộ Trung Quốc, đã có những người chống lại chính sách cho rằng “mềm dẻo” của Bắc Kinh, trong việc bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trên biển Đông. Ông Roy cũng cho biết thêm: “Rất khó để hiểu được lập trường của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông). Chỉ có một điều rõ ràng duy nhất về lập trường của họ đó là, họ tin rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi trên vùng biển Nam Trung Hoa. Nhưng trên mọi phương diện khác, họ không định nghĩa rõ ràng. Chín vạch nổi tiếng trên bản đồ mà Trung Quốc đưa ra đã bao trùm khắp biển Đông, chính những người Trung Quốc chưa bao giờ định nghĩa chính xác chín vạch đó có nghĩa là gì. Thiếu tướng Lạc Nguyên là người thẳng thắn bênh vực cho chủ quyền Trung Quốc trong khu vực, gần đây cũng đã kêu gọi Trung Quốc xác định xem các vạch đó có phải là giới hạn của các vùng lãnh hải hay là giới hạn về quyền tài phán của họ? Tất cả đều không rõ ràng”. “Lợi ích cốt lõi”: chỉ tuyên bố lén Ông Roy nói rằng, mặc dù tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, thế nhưng Trung Quốc đã không cho biết chính xác về diện tích chủ quyền của họ ở khu vực này. Ông Roy nói tiếp: “Một số người Trung Quốc tuyên bố chủ quyền mà không có tài liệu chính thức từ phía Trung Quốc, như việc sử dụng các cụm từ ‘lợi ích cốt lõi’. Tôi có thể đưa ra tài liệu bằng tiếng Trung, viết rằng biển Nam Trung Hoa là ‘lợi ích cốt lõi’, thế nhưng không có tuyên bố chính thức nào từ phía Trung Quốc trước công chúng, nói rằng biển Nam Trung Hoa là ‘lợi ích cốt lõi’. Ông Roy cho biết, các chuyên gia Trung Quốc về biển Đông cũng đã tranh cãi về

vấn đề này, liệu có nên xem biển Đông là lợi ích cốt lõi hay không, trong đó có nhiều tiếng nói chính đáng cho rằng không nên xem biển Đông là “lợi ích cốt lõi”. Ông Roy nói thêm: “Nếu như có một tuyên bố chính thức từ phía Trung Quốc rằng biển Đông là ‘lợi ích cốt lõi’ thì họ đã không tranh luận vấn đề theo cách đó. Và do vậy, chúng ta sẽ phải hết sức cẩn thận để hiểu Trung Quốc đang đứng ở lập trường nào trong vấn đề này, để hiểu tại sao Trung Quốc đã phản ứng, qua cách mà họ đã phản ứng đối với tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton thì không có gì mới đối với Hoa Kỳ”. Khi được hỏi về sự thay đổi trong lập trường của Trung Quốc, một viên chức cấp cao trong chính phủ Hoa Kỳ đã nói với các phóng viên ở hội nghị vừa qua rằng, Trung Quốc dường như đã rút lui khỏi lập trường trước đó, khi đề cập đến biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, và rằng sự thay đổi này cho thấy có các cuộc tranh luận đang diễn ra trong nội bộ của Trung Quốc về vấn đề biển Đông. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Why-Does-China-Tone-Down-its-Stance-on-the-South-China-Sea-10152010061251.html * * *

Biển Đông Nam Á hay Biển Nam Trung Hoa

Mặc Lâm, phóng viên RFA 2010-10-14 Trong nỗ lực đổi tên biển Nam Trung Hoa thành Biển Đông Nam Á, tổ chức Nguyễn Thái Học Foundation đang vận động hàng ngàn chữ ký của nhiều dân tộc khác nhau để tìm sự xác lập lại cái tên chính xác của khu vực tranh chấp này.

Courtesy Middlebury.edu Các quốc gia khu vực biển đông.

Cần sự đồng tình của nhiều quốc gia ĐNÁ

Mặc Lâm phỏng vấn ông Lý Kinh Dương, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của tổ chức này để biết thêm chi tiết. Mặc Lâm: Thưa ông, việc vận động chữ ký của người Việt để thay thế tên Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa thành Biển Đông Nam Á, ông nghĩ nó sẽ có tác dụng gì và sau khi chữ ký được tập trung thì công việc kế tiếp sẽ là gì ? Lý Kinh Dương: Không phải chúng tôi là những người nghĩ ra vấn đề cần phải đổi tên biển này, mà tôi nghĩ là nhiều người, nhiều học giả cũng đã viết những bài trước đây, trước khi chúng tôi đưa ra việc vận động đổi tên biển này. Bởi vì đó là một phương thức ôn hòa nhưng rất thiết thực. Thiết thực là vì cái tên Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) là một cái tên trước kia do thương nhân người Bồ Đào Nha chưa biết đến vùng này nhiều, nên người ta mới gọi cái tên biển đó. Vì nó nằm ở phía Nam của nước Trung Hoa, tức là cái biển đó nằm ở phía Nam của một nước lớn, thành thử về mặt địa lý thì chúng ta có cái chính nghĩa, cái logic để mà đòi hỏi đổi tên biển. Mặc Lâm: Ông nghĩ là tổ chức nào của thế giới có thẩm quyền để thay đổi tên biển, thưa ông? Lý Kinh Dương: Về vấn đề thẩm quyền thì tôi không nghĩ rằng tổ chức nào có thẩm quyền cả, nhưng họ xét lại vấn đề. Trong nội dung của bản kiến nghị đó thì chúng tôi đưa ra lý do tại sao chúng ta cần phải đổi tên. Không biết anh có để ý tới vụ đổi tên quần đảo Hoàng Sa mà chúng ta yêu cầu Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ (National Geographic Society) làm hay không? Họ không phải là một cơ quan thẩm quyền về vấn đề chính trị mà họ chỉ làm bản đồ thôi. Nhưng tiếng nói của họ có ảnh hưởng về giáo dục thì chúng ta yêu cầu điều đó và họ thấy đúng nên họ đổi theo yêu cầu của chúng ta. Kiến thức của nhân loại cần phải cập nhật hóa đối với tình hình thực tế. Những đối tượng mà chúng tôi yêu cầu gồm có 11 hội địa lý trên thế giới, và trong đó có Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ là hội địa lý lớn nhất. Ngoài ra chúng tôi cũng gởi yêu cầu này đến các lãnh đạo của của 11 quốc gia Đông Nam Á. Đối với kiến thức của nhân loại về vùng biển đó về mặt địa lý thì các cơ quan truyền thông, những cơ sở địa lý giáo dục họ đổi lại như vậy. Ngay cả ông Tổng Thống Phi Luật Tân vừa rồi cũng nói rằng hy vọng chúng ta

Page 4: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

4không phải gọi biển này bằng cái tên "Biển Nam Trung Hoa". Có nghĩa là ông ta là một vị tổng thống, ông ta không có cái quyền đổi tên, mà ông chỉ "hy vọng". Cái từ "hy vọng" ở đây có nghĩa rằng là mọi người ở Đông Nam Á hãy cùng vận động để đổi tên biển này lại cho nó phù hợp với hoàn cảnh địa lý của chúng ta. Kiến nghị thư này sẽ đến những hội địa lý của các nước đó với những người dân đang ủng hộ chúng ta, đồng thời đưa kiến nghị thư đến các vị nguyên thủ lãnh đạo các nước Đông Nam Á. Mặc Lâm: Ông vừa nhắc đến các vị lãnh đạo Đông Nam Á, thế ông có dự kiến là thế lực của Trung Quốc có thể cản trở ước muốn đổi tên biển này hay không, đặc biệt là về vấn đề ngoại giao và bang giao với Trung Quốc, thưa ông? Lý Kinh Dương: Vâng. Chúng ta thấy rằng Trung Hoa từ hồi nào tới giờ họ vẫn dùng mọi hình thức ngoại giao để mà khống chế một vài nước ở trong vùng Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông. Họ nằng nặc đòi vấn đề song phương chứ không phải đa phương, thì về vấn đề đổi tên biển họ có khả năng khống chế hay không? Nếu không có chiến dịch này mà chỉ có các vị nguyên thủ lãnh đạo của các nước đó đưa vấn đề này ra cho Trung Hoa thì họ có thể "lobby" để khống chế chuyện này, cho nên làm thế nào để thế giới lên tiếng rằng vấn đề này là của Đông Nam Á chứ không phải thuộc chính quyền nước Đông Nam Á, cho nên người dân Đông Nam Á, trong đó có người dân Việt Nam, phải lên tiếng để các vị nguyên thủ lãnh đạo đó không có cách nào lựa chọn được cả. Cho dù Trung Hoa khống chế họ, họ có thể nói "cái này không phải của tôi, cái này là của dân tôi muốn". Một khi người dân muốn, đa số đông đảo như vậy thì Trung Hoa không thể ảnh hưởng được; họ không thể khống chế được. Trước mắt chúng ta thấy là sẽ được một chứ ký của ông tổng thống Phi Luật Tân rồi. Khi ông ta nói như vậy ở cuộc hội nghị ASEAN tại New York vừa rồi là ông ta đại diện cho các quốc gia Đông Nam Á mà ông ta nói, chứ không phải ông nói với tư cách riêng của ông. Điều đó là điều quan trọng. Ông là phát ngôn viên cho Đông Nam Á trong kỳ hội nghị ở New York đó, cho nên đó là một điều đáng mừng. Đó là một tín hiệu khi mà vị tổng thống đó nói ra là các nước Đông Nam Á cũng đồng thuận. Nếu có cơ hội chúng ta sẽ đổi tên biển. Mặc Lâm: Kinh nghiệm cho thấy quần đảo đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc mang hai tên khác nhau;

Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Nhật Bản gọi là Senkaku. Như vậy tại sao Việt Nam lại phải đổi tên để có thể xác lập chủ quyền của mình trong khi mình đã có cái tên là "Biển Đông" được gọi từ cả trăm năm nay rồi, thưa ông? Lý Kinh Dương: Thưa anh, anh nói đúng. Bây giờ chúng ta cũng vẫn gọi là Biển Đông. Có phải đổi tên biển là xác định chủ quyền ở đó hay không? Điều đó là không phải. Nó không đúng như vậy. Đổi tên thành Biển Đông Nam Á để khẳng định thái độ của vùng Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng, rằng chúng tôi không chấp nhận người Trung Hoa xâm chiếm vùng biển này, chứ không có nghĩa chúng ta đổi tên biển là chúng ta nói biển này là thuộc Đông Nam Á Anh đưa ví dụ của quần đảo Điều Ngư - Senkaku có tranh chấp giữa hai nước đó thì hoàn cảnh tranh chấp ở đó so với của chúng ta là Hoàng Sa và Trường Sa thì nó khác biệt rất nhiều. Về vấn đề lịch sử đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thì chúng ta rất là minh bạch; chúng ta có thể đưa ra bằng chứng cho các nhà sử học thế giới để mà nghiên cứu vấn đề này một cách công khai và không cần phải e dè gì cả. Sở dĩ chúng ta cần phải đổi tên biển này thành Biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea) là do cái thế bắt buộc trong thời gian hiện tại này. Đổi tên thành Biển Đông Nam Á để khẳng định cái thái độ của vùng Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng, rằng chúng tôi không chấp nhận người Trung Hoa xâm chiếm vùng biển này, chứ không có nghĩa chúng ta đổi tên biển là chúng ta nói biển này là thuộc Đông Nam Á. Nó không mang cái ý nghĩa đó ở đây, mà chỉ để gọi tên cho nó phù hợp với vùng địa lý Đông Nam Á mà thôi, chứ không có khẳng định rằng biển này "thuộc Đông Nam Á". Trong kiến nghị thư chúng ta không bao giờ nói điều đó cả. Nhưng để phù hợp với hoàn cảnh địa lý, đó là trên mặt lý luận với những đối tượng mà chúng ta đưa kiến nghị thư này đến, và ngay cả đối với người Trung Hoa chúng ta cũng phải lý luận vấn đề đó. Chúng tôi tin chắc là người Trung Hoa không có lý do gì để phản đối vấn đề này một cách công khai. Mặc Lâm: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian trả lời cuộc phỏng vấn của chúng tôi ngày hôm nay. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/to-change-the-name-of-South-China-Sea-to-Southeast-Asian-Sea-10142010141626.html * * *

6 Nhà văn Việt Nam được Giải thưởng Uy tín mang

tên Hellman/Hammett

(New York, ngày 4 tháng Tám, 2010) – Sáu nhà văn Việt Nam nằm trong nhóm 42 nhà văn từ 20 quốc gia được giải thưởng uy tín Hellman/Hammett, ghi nhận sự dũng cảm đối mặt với khủng bố chính trị, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố hôm nay. Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – tổ chức quản lý giải thưởng thường niên Hellman/Hammett, tuyên bố, “Các nhà văn Việt Nam thường xuyên bị sách nhiễu, thậm chí bị bỏ tù, chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa.” “Qua việc vinh danh các nhà văn dũng cảm phải chịu đựng sự khủng bố chính trị, mất việc làm, và thậm chí hy sinh cả tự do, chúng tôi hy vọng sẽ hướng sự chú ý của quốc tế tới những tiếng nói mà chính phủ Việt Nam đang cố gắng bắt phải câm lặng.” Tất cả những người được giải năm nay từ Việt Nam đều là các nhà văn mà tác phẩm và hoạt động của họ bị chính phủ đàn áp trong nỗ lực nhằm hạn chế tự do ngôn luận, kiểm soát các phương tiện truyền thông độc lập, giới hạn việc truy cập và sử dụng internet. Các hành động của chính phủ Việt Nam nhằm đối phó với những người được giải bao gồm việc sách nhiễu đời sống cá nhân và việc làm của họ, tấn công các trang web, cắt điện thoại và gây áp lực với gia đình để thúc giục họ chấm dứt các hoạt động của mình. Một vài người thậm chí còn bị côn đồ được hợp thức hóa tấn công và đả thương, hoặc bị đấu tố và làm nhục tại các cuộc họp quần chúng đã được dàn xếp sẵn. Cả 6 người đều từng bị bắt và tạm giữ; bốn người hiện đang ở tù. Những người đoạt giải năm nay từ Việt Nam gồm có Bùi Thanh Hiếu, người viết blog với bút danh Người Buôn Gió; Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger được biết trên internet với bút danh Mẹ Nấm; nhà hoạt động vì nhân quyền Phạm Văn Trội; nhà thơ cựu chiến binh Trần Đức Thạch; nhà giáo Vũ Văn Hùng, và tiểu thuyết gia Trần Khải Thanh Thủy. Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch, Vũ Hùng và Trần Khải Thanh Thủy hiện đang ở tù. (Xem tiểu sử chi tiết bên dưới). Giải thưởng thường niên Hellman/Hammett được trao cho các nhà văn trên khắp thế giới từng là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc lạm dụng về nhân quyền. Giải thưởng này bắt đầu vào năm 1989, khi nhà biên kịch người

Page 5: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

5Mỹ Lillian Hellman để lại di chúc dành bất động sản của bà vào việc giúp đỡ các nhà văn đang gặp khó khăn về tài chính vì đã bày tỏ quan điểm của mình. Ý tưởng của Hellman tạo ra chương trình trợ giúp các nhà văn bắt nguồn từ sự khủng bố mà chính bà và bạn đồng hành lâu năm của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett, từng phải gánh chịu trong thời kỳ săn lùng cộng sản ở Mỹ vào thập niên 1950, khi mà cả hai bị các ủy ban quốc hội truy vấn về niềm tin chính trị và liên hệ với các nhóm phái. Hellman chịu thiệt thòi về nghề nghiệp và gặp khó khăn khi kiếm việc làm. Hammet phải vào tù một thời gian. Năm 1989, những người chịu trách nhiệm điều hành bất động sản của Hellman đề nghị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thiết lập một chương trình nhằm giúp đỡ các nhà văn bị đàn áp vì bày tỏ những quan điểm mà chính phủ của họ phản đối, vì chỉ trích các quan chức hoặc các hành động của chính phủ, hoặc vì viết về những đề tài mà chính phủ của họ không muốn đưa ra trước ánh sáng. Trong 21 năm qua, hơn 700 nhà văn từ 92 nước đã nhận giải Hellman/Hammett với giá trị có thể lên tới $10,000 một người, tổng cộng hơn 3 triệu đô la. Chương trình này cũng trao những khoản tài trợ khẩn cấp nhỏ cho những nhà văn đang cần cấp tốc rời khỏi đất nước của họ, hoặc những người cần được điều trị y tế ngay sau khi ra tù hoặc bị tra tấn. “Giải Hellman/Hammett nhằm mục đích giúp đỡ những nhà văn đã dũng cảm bày tỏ ý kiến chỉ trích các chính sách công khai chính thức hoặc những người cầm quyền,” Marcia Allina, điều phối viên của chương trình, tuyên bố. “Nhiều nhà văn chia sẻ mục đích chung với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Bảo vệ nhân quyền cho những người dễ bị tổn thương bằng cách đưa ra trước ánh sáng những vụ lạm dụng và xây dựng áp lực công chúng để thúc đẩy những thay đổi tích cực và lâu dài.” Tiểu sử tóm tắt của những người đoạt giải từ Việt Nam năm nay: Bùi Thanh Hiếu , viết blog dưới bút danh “Người Buôn Gió”, là một trong những blogger nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Trang blog của anh chỉ trích chính phủ về chính sách đối với Trung Quốc, về việc chấp thuận cho khai thác bauxite gây nhiều tranh cãi, và về đối sách bất hợp lý về những buổi cầu nguyện của những người Công giáo. Hiếu bị bắt vào tháng Tám năm 2009 và bị giam giữ hơn một tuần vì tội “lạm dụng tự do dân chủ.” Nhà anh bị khám và máy tính bị thu giữ. Vào tháng Ba năm 2010, Hiếu

bị công an triệu tập và thẩm vấn suốt mấy ngày. Hiện giờ anh luôn bị theo dõi và có thể bị bắt và tống giam bất kỳ lúc nào. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết blog với bút danh Mẹ Nấm, bị tạm giữ và thẩm vấn vào năm 2009 sau khi bị chụp ảnh mặc chiếc áo với khẩu hiệu “Không Bô Xít, Không Trung Quốc: Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam.” Vào tháng Chín năm 2009, cô bị công an bắt giải khỏi nhà vào nửa đêm và bị thẩm vấn về những bài viết trên trang blog chỉ trích chính sách của chính phủ liên quan đến Trung Quốc và những tranh chấp về Quần đảo Trường Sa. Cô được thả sau 10 ngày bị giam giữ, nhưng vẫn bị theo dõi; công an tiếp tục gây áp lực nhằm buộc cô đóng cửa trang blog. Đơn đề nghị cấp hộ chiếu của cô bị bác bỏ. Phạm Văn Trội sử dụng nhiều bút danh khác nhau để viết về nhân quyền, dân chủ, quyền sử dụng đất đai, tự do tôn giáo và những tranh chấp về lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ông là thành viên tích cực trong Ủy ban Nhân quyền Việt Nam. Ông cũng viết cho tập san bất đồng chính kiến Tổ Quốc. Kể từ năm 2006, ông bị công an sách nhiễu và triệu tập nhiều lần. Ông bị bắt vào tháng Chín năm 2008 và bị truy tố với tội danh phát tán tài liệu tuyên truyền chống chính phủ. Vào tháng Năm năm 2009, Nhóm Công tác Liên hợp quốc chuyên Giám sát việc Giam giữ Tùy tiện (the UN Working Group on Arbitrary Detention) xác định rằng Phạm Văn Trội đã bị giam giữ một cách sai trái. Bất chấp kết luận của nhóm này, vào tháng Mười năm 2009, ông bị kết án bốn năm tù giam và bốn năm quản chế. Trần Đức Thạch là tác giả của một tiểu thuyết, hàng trăm bài thơ, bài báo và các báo cáo lên án tham nhũng, bất công và các vụ lạm dụng nhân quyền. Là cựu chiến binh Quân đội Nhân dân, ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Nghệ An. Tiểu thuyết Đôi Bạn Tù hoàn thành năm 1988 mô tả bản chất tùy tiện của hệ thống pháp lý và tình trạng phi nhân của nhà tù ở Việt Nam. Các bài thơ xuất bản với tiêu đề Những Điều Chưa Thấy viết về cuộc sống không có tự do và công lý. Trần Đức Thạch thường xuyên bị sách nhiễu kể từ năm 1975. Vào năm 1978, áp lực trở nên thô bạo tới mức ông phải tự thiêu và bị bỏng nặng. Kể từ đó, ông đã bị bắt 10 lần và bị đưa ra tòa bốn lần, lần nào tòa cũng phải thả vì thiếu chứng cứ. Năm 2009, Nhóm Công tác Liên hợp quốc chuyên Giám sát việc Giam giữ Tùy tiện xác nhận rằng ông bị giam giữ

sai trái và tùy tiện vào lần bị bắt sau cùng hồi tháng Chín năm 2008. Bất chấp điều đó, ông bị kết án ba năm tù giam và ba năm quản chế. Trần Khải Thanh Thủy là một tiểu thuyết gia và một nhà báo nổi tiếng; bà viết về quyền sử dụng đất của nông dân, nhân quyền, nạn tham nhũng, và đa nguyên chính trị. Bà thường chỉ trích chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Vào tháng Mười năm 2006, bà bị đấu tố tại một phiên tòa dàn dựng trước hàng trăm người. Tháng sau, bà bị đuổi việc và bị quản chế tại gia. Vào tháng Tư năm 2007, bà bị bắt tại nhà và bị biệt giam tại trại giam B14 ở Hà Nội trong chín tháng. Vào năm 2008 và năm 2009, bà thường xuyên phải chịu sự sách nhiễu của công an và của các băng nhóm khu phố được sắp đặt, bao gồm ít nhất là 14 lần bị côn đồ ném phân và chuột chết vào nhà. Tháng Mười năm 2009, bà bị bắt sau khi cố gắng tới dự phiên tòa xử các nhà bất đồng chính kiến khác và bị kết án 42 tháng tù giam. Bà bị bệnh lao và bị tiểu đường, nhưng không được nhận chăm sóc y tế trong tù. Vũ Văn Hùng là một nhà giáo và cộng tác viên của tập san bất đồng chính kiến Tổ Quốc. Ông bị cơ quan sa thải vì có quan hệ với các nhà hoạt động dân chủ và các nhà văn bất đồng chính kiến. Ông bị tạm giữ chín ngày vào ngăm 2007 và sau đó bị quản chế tại gia. Ông viết Chín Ngày trong Tù, kể lại việc mình bị thẩm vấn. Vào tháng Tư năm 2008, ông bị bắt và bị đánh đập thậm tệ vì tham gia cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc trong thời gian rước đuốc Olympic Bắc Kinh qua Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng Chín năm 2008, ông lại bị bắt vì đã treo khẩu hiệu trên cầu kêu gọi dân chủ đa đảng. Hiện ông đang chịu án tù giam ba năm, và sau khi ra tù sẽ chịu thêm ba năm quản chế tại gia. Phiên tòa xử ông vào năm 2009 diễn ra chỉ vài tháng sau khi Nhóm Công tác Liên hợp quốc chuyên Giám sát việc Giam giữ Tùy tiện xác nhận rằng ông là nạn nhân của việc giam giữ sai trái và tùy tiện. Có tin rằng ông hiện đang bị giam tại Trại giam Hỏa Lò 2 ở Hà Nội; ông gặp nhiều vấn đề về sức khỏe sau khi bị đánh đập thậm tệ trong khi thẩm vấn và sau một tháng tuyệt thực. Để biết thêm thông tin, đề nghị liên hệ: Tại New York, Marcia Allina (tiếng Anh): +1-212-216-1246 Tại Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động) Tại Washington, DC, Sophie Richardson (tiếng Anh, tiếng Hoa phổ thông): +1-202-612-4341; or +1-917-721-7473

Page 6: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

6Việt Nam: Tình trạng công an bạo hành, nạn nhân chết trong khi bị

tạm giam lan rộng September 22, 2010 (New York) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vừa ra tuyên bố trong ngày hôm nay rằng chính quyền Việt Nam cần nhanh chóng mở các cuộc điều tra kỹ lưỡng và minh bạch về hàng loạt ca tử vong do công an sử dụng vũ lực chết người gây nên, và xử lý những cán bộ có trách nhiệm trong việc này. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ghi nhận được 19 trường hợp bạo hành của công an, dẫn đến cái chết của 15 người, do báo chí thuộc quản lý nhà nước đưa tin trong 12 tháng vừa qua. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, chính phủ Việt Nam cần công khai thừa nhận vấn đề này và ban hành luật quy định rõ hành vi lạm quyền của công an ở mọi cấp bậc đều là phạm pháp, đồng thời khẳng định rõ bất kỳ cán bộ công an nào bị phát hiện vi phạm đều phải chịu kỷ luật, và truy tố hình sự nếu cần thiết. "Tình trạng công an bạo hành tại mọi miền ở Việt Nam được ghi nhận ở mức độ đáng báo động, làm gia tăng mối quan ngại sâu sắc rằng những vụ việc bạo hành lạm quyền lan rộng và có tính hệ thống," Ông Robertson, phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. Trong một số vụ việc, nạn nhân tử vong do bị đánh trong khi đang bị công an hoặc dân phòng giam giữ. Một số trường hợp khác, nạn nhân chết ở chỗ đông người do công an sử dụng bạo lực được ghi nhận là quá mức cần thiết. Nhiều cái chết như thế đã gây nên những cuộc biểu tình phản đối của dân chúng khắp Việt Nam trong năm vừa qua. Những ca tử vong trong khi bị công an giam giữ hoặc chết dưới tay của công an được ghi nhận ở nhiều tỉnh thành, từ khu vực miền núi phía Bắc như Bắc Giang và Thái Nguyên, đến các thành phố lớn như Hà Nội và Đà Nẵng, tới Quảng Nam ở ven biển miền Trung, hay Gia Lai ở vùng cao nguyên hẻo lánh, cho tới các tỉnh Hậu Giang và Bình Phước ở miền Nam. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân tử vong tại nơi giam giữ bị bắt vì những vi phạm nhỏ. Ví dụ, ngày 30 tháng Sáu năm 2010, Vũ Văn Hiền ở Thái Nguyên chết trong đồn công an sau khi bị bắt vì xô xát với mẹ mình. Kết quả pháp y cho thấy nạn nhân tử vong vì xuất huyết não, đa chấn thương, vỡ xương hàm và gãy

xương sườn. Ba tuần sau đó, vào ngày 23 tháng Bảy, cuộc biểu tình đông người nổ ra ở Bắc Giang sau cái chết của Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi. Anh Khương chết chỉ vài giờ sau khi bị công an bắt vì tội đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Tin tức về những vụ việc này trên báo chí địa phương rất thất thường, làm gia tăng mối quan ngại vốn có về sự kiểm soát của chính quyền đối với báo chí ở Việt Nam. Trong một số trường hợp, tin tức đăng tải trên báo chí đã châm ngòi cho các cuộc điều tra về sự bạo hành của công an từng bị bưng bít trước đó. Ví dụ, loạt bài đăng tải trên tờ Gia Đình và Xã Hội trong tháng Hai đã khiến Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hải Dương yêu cầu điều tra làm rõ về cái chết tại nơi giam giữ đầy nghi vấn của Đặng Trung Trịnh vào ngày 28 tháng 11 năm 2009, mà trước đó hồ sơ công an đã khép lại với kết luận "chết do bệnh lý". Mặt khác, một số vụ việc then chốt khác lại hầu như không được đề cập tới trên báo chí địa phương, ví dụ như cái chết của Nguyễn Thành Năm ở Giáo xứ Cồn Dầu, thành phố Đà Nẵng. Sau khi đưa một đám tang ở Cồn Dầu ngày 4 tháng Năm tới một nghĩa địa nằm trên khu đất tranh chấp vì chính quyền có kế hoạch mở dự án phát triển, ông Năm bị công an gọi lên làm việc, thẩm vấn và đánh đập nhiều lần. Ngày 2 tháng Bảy, trong khi bị dân phòng tạm giữ, ông Năm bị đánh trầm trọng và bị trói ngoài ruộng. Ông chết tại nhà vì chấn thương vào ngay ngày hôm sau, mồng 3 tháng Bảy. Những người dân địa phương do Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc qua điện thoại cho biết rằng họ sợ nói về vụ việc này, nhất là về nguyên nhân cái chết của ông Năm. Chính quyền chối bỏ trách nhiệm của bên công an, và tuyên bố rằng ông Năm chết do đột quỵ. Gia đình ông đã phản bác giải thích của chính quyền, kể cả khi anh trai ông Năm ra điều trần trước Quốc hội Hoa kỳ vào ngày 18 tháng Tám. "Thay vì bịt miệng báo chí hoặc chỉ cho phép phóng viên đăng bài sau khi được bật đèn xanh, chính quyền Việt Nam nên lùi lại và cho phép báo chí tiến hành phóng sự điều tra về các vấn đề như thế này," Ông Robertson tuyên bố. "Báo chí độc lập có khả năng đưa ra ánh sáng những vụ việc lạm quyền mà công an và chính quyền địa phương muốn ỉm đi." Trong cả 19 vụ việc về công an bạo hành được ghi nhận kể từ tháng Chín năm 2009, chưa có báo cáo nào cho thấy công an bị tòa kết án vì hành vi của mình. Đa số các trường hợp, cấp trên của họ đưa ra các hình thức kỷ luật nhẹ,

như yêu cầu cán bộ vi phạm phải xin lỗi gia đình nạn nhân, buộc thuyên chuyển đơn vị, hoặc viết kiểm điểm về sự vụ để cấp trên xem xét. Trong một vài trường hợp, việc cá nhân cán bộ công an gây bạo hành bị buộc tạm thôi việc, và/hoặc bị tạm giữ để điều tra, như vụ việc ở Bắc Giang, có vẻ nhằm đối phó với sức ép từ các cuộc biểu tình của người dân phản đối công an bạo hành, và thông tin trên các trang mạng độc lập lột tả hành vi vi phạm qua lời kể từ các nhân chứng, ảnh chụp, video và các bài viết trên blog. "Phần nhiều trong số các vụ việc nhức nhối này không còn trong vòng bí mật nữa, và vấn đề còn lại là quyết tâm điều tra của các Bộ, ngành trong chính phủ và Quốc hội Việt Nam," Ông Robertson kết luận. "Chừng nào mà công an chưa nhận được thông điệp từ mọi cấp chính quyền rằng họ sẽ bị truy cứu và trừng phạt, có rất ít đối trọng để ngăn họ không tiếp diễn các hành vi lạm quyền, bạo hành kiểu này, kể cả đánh người đến chết." Phụ Lục Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tìm hiểu chủ yếu căn cứ trên tin, bài về các vụ việc lạm quyền của công an được đăng tải trên phương tiện truyền thông do nhà nước Việt Nam quản lý, bao gồm cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, quân đội, công an, Tòa án tối cao, Thanh tra Nhà nước Việt Nam, cùng báo chí và các trang tin trên mạng được đăng ký chính thức tại Việt Nam và vận hành dưới sự kiểm soát của chính quyền, ví dụ như Nhà Báo & Công Luận, Gia Đình & Xã Hội, Vietnam Net, Pháp Luật Việt Nam, Pháp Luật TP HCM, Đời Sống & Pháp Luật, Dân Trí, Lao Động, Người Lao Động, Đại Đoàn Kết, Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Nông Nghiệp, Dân Việt, Đất Việt và VN Express. Các nguồn báo chí bên ngoài Việt Nam, bao gồm chuyên mục tiếng Việt của đài BBC, Đài Á Châu Tự Do, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và các trang mạng cũng như blog tiếng Việt cũng được tham khảo, tuy với mức độ hạn chế hơn. * Ngày 9 tháng 9 năm 2010: Trần Ngọc Đường, 52 tuổi, chết trong khi bị công an tạm giữ tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai chỉ trong vài giờ sau khi khi bị bắt vì cãi cọ với hàng xóm. Công an thông báo với gia đình nạn nhân rằng ông treo cổ tự tử. Vợ nạn nhân không tin nguyên nhân dẫn đến cái chết của chồng bà là do tự tử. Bà cho biết ông Dương bị phát hiện chết trong tư thế ngồi, với sợi thắt lưng da cuốn quanh cổ nhưng không có vết hằn trên cổ. Được biết vụ việc đang trong quá trình điều tra. Nguồn:

Page 7: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

7Giáng Hương, "Một người đàn ông treo cổ trong trụ sở UBND xã", Bee.net.vn, ngày 13 tháng Chín năm 2010. Vĩnh Minh, "Một người đàn ông chết tại UBND xã", Viet Nam Net, ngày 13 tháng Chín năm 2010. * Ngày 8 tháng 8 năm 2010: Trần Duy Hải, 32 tuổi, chết trong khi bị công an giam giữ ở tỉnh Hậu Giang, sau khi bị bắt một hôm trước do tình nghi cướp giật sợi dây chuyền vàng của một phụ nữ. Ngày 12 tháng Tám, giám đốc công an tỉnh Hậu Giang tuyên bố rằng giám định pháp y kết luận Hải chết vì treo cổ tự tử. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi chết, thi thể nạn nhân được hỏa táng, khiến không thể điều tra gì thêm nữa. Trên báo chí không có thông tin gì về việc nhà chức trách phản ứng ra sao đối với khiếu nại của gia đình nạn nhân đã được chuyển đến công an tỉnh và Viện Kiểm sát. Nguồn: Quốc Huy, "Hậu Giang: một người dân chết tại trụ sở công an" Dân Việt, ngày 11 tháng Tám năm 2010. Quốc Huy, "Vụ công dân chết ở trụ sở công an: Viện kiểm sát sẽ vào cuộc", Dân Việt, ngày 12 tháng Tám năm 2010. Quốc Huy, "Gia đình nạn nhân chết ở trụ sở công an khiếu nại"; Dân Việt, ngày 13 tháng Tám năm 2010. V.D, "Trần Duy Hải chết trong Trại tạm giam do treo cổ tự sát", Công An Nhân Dân, ngày 16 tháng Tám năm 2010. * Ngày 6 tháng Tám năm 2010: Hoàng Thị Trà, 20 tuổi, bị cảnh sát giao thông mặc thường phục bắn bị thương ở tỉnh Thái Nguyên khi ngồi sau xe máy của bạn trai. Hai cảnh sát mặc thường phục đi chung xe gắn máy đuổi theo đôi trai gái không đội mũ bảo hiểm, và bắn Trà vào đùi sau khi xe mô-tô của họ bị đổ nghiêng. Trà phải qua 1 cuộc phẫu thuật kéo dài năm tiếng đồng hồ để lấy viên đạn ra. Trước phản ứng lan rộng của công chúng, vào ngày 11 tháng Tám, giới chức công an tuyên bố đình chỉ công tác ba tháng một thiếu úy công an, một trong hai người liên quan đến vụ nổ súng, để điều tra tiếp. Phó giám đốc công an tỉnh, Đại tá Nguyễn Như Tuấn, phát biểu với báo Nông Nghiệp: "Sự việc này người dân đã biết, có nhiều người chứng kiến nên không thể lấp liếm, giấu diếm". Nguồn: Khắc Nguyễn, "Đi chơi với bạn trai bị bắn thủng đùi", VN Express, ngày 8 tháng Tám năm 2010. Nhóm PV, "Thông tin mới vụ "uẩn khúc nữ sinh ở Thái Nguyên bị bắn", Pháp Luật Việt Nam, ngày 10 tháng Tám năm 2010. Thái Uyên & Minh Đức, "Bị bắn do không chấp hành hiệu lệnh CSGT?", Thanh Niên, ngày 11 tháng Tám năm 2010.

"Vụ nữ sinh bị bắn: Chưa cần thiết phải nổ súng: Cả 2 chiến sỹ CA nổ súng đều có quan hệ ruột thịt với những cán bộ ngành CA Thái Nguyên", Nông Nghiệp, ngày 12 tháng Tám năm 2010. * Ngày 30 tháng Bảy năm 2010: Sau khi Nguyễn Văn Trung, 46 tuổi, có vụ cãi nhau nhỏ trong nhà hàng với một công an cấp xã ở tỉnh Bình Thuận, cán bộ này liền gọi dân phòng, lực lượng an ninh tình nguyện thuộc quản lý của UBND phường và thường phối hợp với công an địa phương. Bốn thành viên tổ dân phòng đến và dùng dùi cui đánh Trung nhiều lần vào đầu và cổ đến khi Trung ngất đi. Sau đó, nhóm dân phòng này dùng xe gắn máy chở ông Trung về trụ sở công an, và còng tay ông lại. Công an "vừa văng tục vừa đấm đá vào người ông" làm ông "nhổ ra máu", theo tin của Pháp Luật TP HCM. Sau khi gia đình ông Trung đến trụ sở công an và hô hoán ầm ĩ, công an mới để cho họ đưa ông đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương. Ông Trung bị sưng nề khắp lưng, bụng, một bên mắt thâm tím, và nhiều vết rách trên đầu phải khâu nhiều mũi. Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin rằng vào ngày 1 tháng Tám, trưởng và phó công an xã đến thăm ông Trung tại bệnh viện. Họ gây sức ép để vợ ông không nộp đơn khiếu nại về vụ việc, hứa sẽ thanh toán viện phí và ngỏ ý sẽ buộc các công an viên vi phạm phải có lời xin lỗi. Nguồn: Nguyễn Phú Nhuận, "Bị đánh ngất xỉu vì nhắc chuyện lót tay", Pháp Luật TP HCM, ngày 5 tháng Tám năm 2010. "Bình Thuận: bị công an đánh trọng thương", Đại Đoàn Kết, ngày 6 tháng Tám năm 2010. * Ngày 23 tháng Bảy, 2010: Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, bị đánh chết trong khi bị công an huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang tạm giam vì vi phạm giao thông. Sau cuộc biểu tình khổng lồ ở Bắc Giang, một cán bộ công an đã bị bắt vì tội "làm chết người trong khi thi hành công vụ" theo điều 97 Bộ luật hình sự. Ba cán bộ công an khác bị tạm đình chỉ công tác để điều tra, nhưng không có tin tức gì thêm về diễn tiến của cuộc điều tra này trên các phương tiện truyền thông. Nguồn: "Bắc Giang thông tin về vụ gây rối ở trụ sở UB tỉnh", Lao Động, ngày 27 tháng Bảy năm 2010. "Bắt giam thiếu úy công an đánh chết người tại Bắc Giang", Lao Động, ngày 6 tháng Tám năm 2010. "Khởi tố Thiếu úy làm chết người", Công an Nhân dân, ngày 6 tháng Tám năm 2010. Hà Linh, "Vụ công dân chết tại trụ sở Công an huyện Tân Yên (Bắc Giang): Bắt tạm

giam một thiếu úy công an (10/8/2010)", Đại Đoàn Kết, ngày 10 tháng Tám năm 2010. * Ngày 21 tháng Bảy năm 2010: Công an xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội - trong đó có phó trưởng công an xã, chặn xe tải của Nguyễn Phú Sơn, lôi anh ra khỏi xe và dùng dùi cui điện đánh vào đầu và người anh tới tấp. Báo Pháp Luật & Xã Hội đưa tin người cha của Sơn đến đồn công an và thấy con mình "mặt mày bầm tím, tay bị còng vào thành ghế". Phó công an xã tuyên bố với ông, "Tôi là người đang thi hành nhiệm vụ nên có quyền đánh con ông. Tôi thách ông đi kiện. Ông muốn đi đâu kiện thì cứ việc..." Sơn phải nhập viện ngay hôm sau, theo Nhà Báo & Công Luận, và hồ sơ bệnh án ghi anh "bị chấn thương toàn thân bầm tím, nhất là vùng hạ sườn, chấn thương nặng vùng đầu, ngực." Sau đó, phó công an xã, người đã tham gia trong vụ đánh người này, được yêu cầu báo cáo sự việc với cấp trên. Không có thông tin gì về việc liệu các bước điều tra khác có được tiến hành hay không. Nguồn: Vũ Anh Minh, "Hà Nội: Cần sớm làm rõ một vụ người dân bị đánh tại xã La Phù", Nhà báo & Công luận, ngày 30 tháng Bảy năm 2010. Nhật Minh, "Tôi có quyền đánh người (!?)", Pháp luật & Xã hội, ngày 1 tháng Tám năm 2010. * Ngày 3 tháng Bảy năm 2010: Nguyễn Thành Năm, 43 tuổi, chết sau khi bị công an và dân phòng đánh ở Đà Nẵng. Theo bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông chính thức của nhà nước, Ủy ban Tôn giáo Đà Nẵng và nhà cầm quyền tỉnh phủ nhận rằng các tin tức về việc ông Năm bị lực lượng an ninh đánh đến chết là "hoàn toàn bịa đặt", đồng thời tuyên bố rằng ông chết tại nhà do bị đột quỵ. Năm là thành viên nhóm trợ tang trong một đám tang gây nhiều bức xúc vào ngày mồng bốn tháng Năm ở nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu nằm trên vùng đất bị chính quyền quy hoạch sử dụng làm khu vực phát triển kinh tế. Trong đám tang, công an sử dụng gậy và dùi cui điện để đánh những người đưa đám, và bắt giữ hơn 60 người, theo lời kể của những người tham dự trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do. Hầu hết những người bị bắt đều được thả sau đó. Vào giữa tháng Năm, sáu người trong số những người từng bị bắt giữ đã bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng. Do từng bị công an đánh thẳng tay trong hai lần bị gọi lên đồn để thẩm vấn, Nguyễn Thành Năm đi trốn khi bị gọi một lần nữa vào ngày 2 tháng Bảy. Đêm hôm đó, ông đã bị dân phòng địa

Page 8: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

8phương bắt, trói và dẫn ra một ruộng lúa gần đó. Khi vợ ông tới nơi, bà thấy ông vẫn bị trói, người đầy máu và bùn đất. Ông chết tại nhà do bị chấn thương. Cho đến nay, không hề có thông tin gì về việc điều tra vụ việc gây chết người này. Nguồn: J.B. Nguyễn Hữu Vinh, "Cồn Dầu ký sự - Kỳ IV - Cái chết của anh Toma Nguyễn Thành Nam" - băng ghi hình cuộc phỏng vấn vợ anh Nguyễn Thành Năm, Nữ Vương Công Lý, ngày 22 tháng Tám năm 2010. "Phủ nhận lời cáo buộc của Nghị sĩ Hoa kỳ về việc đánh người ở Việt Nam," Thông Tấn Xã Việt Nam, ngày 20 tháng Tám năm 2010. "Công an tấn công xe tang, cướp quan tài ở Cồn Dầu", RFA, ngày 4 tháng Năm năm 2010. Việt Long, "Công an Việt Nam khởi tố sáu giáo dân Cồn Dầu", RFA, ngày 18 tháng Năm năm 2010. Mặc Lâm, "Vợ một giáo dân Cồn Dầu kể về tình cảnh của chồng ở trong tù", RFA, ngày 5 tháng Chín năm 2010. Gia Minh, "Đại diện Đại sứ quán Mỹ đến Cồn Dầu tìm hiểu cái chết của giáo dân", RFA, ngày 6 tháng Chín năm 2010. * Ngày 30 tháng Sáu năm 2010: Vũ Văn Hiền, 40 tuổi, chết hai ngày sau khi bị bắt và tạm giữ tại trụ sở công an huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Báo Pháp Luật đưa tin khi công an đưa ông Hiền đến bệnh viện huyện ngày 29 tháng Sáu, ông đang trong tình trạng hôn mê và bị đa chấn thương. Em vợ nạn nhân kể với báo Pháp Luật rằng "Tại Bệnh viện huyện Đại Từ, tôi thấy anh Hiền bất tỉnh, miệng đầy máu, chân tay bầm tím, trầy xước." Giám định pháp y cho thấy ông bị vỡ xương hàm, rạn xương sọ, phổi tụ máu, gãy bốn xương sườn và xương cẳng tay. Tại thời điểm được chuyển lên bệnh viện tỉnh, ông Hiền đã có lúc ngừng thở và bác sỹ kết luận đã chết. Trong khi bên công an tuyên bố rằng ông Hiền có biểu hiện "loạn thần kinh" và đâm đầu vào tường hai lần tại nơi giam giữ, báo Pháp Luật, trong số ra ngày 26 tháng Bảy đưa tin, "điều tra của PLVN online cho thấy, nhiều khả năng anh Hiền đã bị đánh chết." Báo Lao Động, sau khi ghi lại kết quả pháp y và kiểm tra hồ sơ bệnh án của ông Hiền tại bệnh viện, đã kết luận trong một bài báo ra ngày 13 tháng Tám rằng "Với những thương tích như trên, có thể khẳng định rằng Vũ Văn Hiền đã bị đánh chết." Cho tới cuối tháng Chín, không có thông tin nào cho biết liệu có công an viên nào phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cái chết này. Nguồn: Thiên Minh, "Một công dân tử vong sau khi rời trụ sở công an", Pháp Luật Việt Nam, ngày 26 tháng Sáu năm 2010.

Chí Tùng & Thu Huyền, "Ba con vịt nuốt một mạng người", Lao Động, ngày 13 tháng Tám năm 2010. * Ngày 7 tháng Sáu năm 2010: Đến hiện trường sau khi nhận được tin báo về một vụ đột nhập tư gia, hai công an đã đánh chết Nguyễn Phú Trung, 41 tuổi, ở làng Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Theo tin, bài của VN Express và VTC News, các cán bộ công an cùng với hai thường dân đã đánh ông Trung bằng dùi cui điện, khóa số 8 và gậy gỗ, sau đó vứt nạn nhân bên lề đường, nơi dân làng phát hiện thấy vào ngày hôm sau. Một tháng sau đó, bốn người, trong đó có hai cán bộ công an từng tham gia vào vụ đánh người, bị bắt và khởi tố điều tra. Nguồn: Trọng Hiếu, "Hai công an viên tham gia đánh chết người", VN Media, ngày 8 tháng Bảy năm 2010. Nam Anh, "Hai công an bị điều tra về nghi án đánh chết người", VN Express, ngày 10 tháng Bảy năm 2010. Uy Vũ, "Nghi án phó công an xã đánh chết người rồi vứt ra đường", VTC News, ngày 10 tháng Bảy năm 2010. * Ngày 25 tháng Năm năm 2010: Một cán bộ công an nổ súng bắn chết Lê Xuân Dũng, 12 tuổi, bắn bị thương Lê Hữu Nam, 43 tuổi, dẫn đến cái chết của nạn nhân 5 ngày sau đó, và Lê Thị Thanh, 37 tuổi, trong một cuộc biểu tình đòi đất ở Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, theo tin tức từ báo chí Việt Nam, đài BBC và Đài Á Châu Tự Do. Một ngày sau khi xảy ra vụ việc, trang mạng chính thức của Thanh Tra nhà nước có đăng tải một bài báo về vụ việc này, nhưng bài báo sau đó đã bị gỡ bỏ. Ngày 28 tháng Năm, chính quyền tỉnh Thanh Hóa tuyên bố một công an viên bị bắt và bị truy tố về tội "làm chết người trong khi thi hành công vụ", đồng thời sẽ tiến hành điều tra hình sự về hành vi phạm pháp của những người biểu tình. Nguồn: Văn Thanh "Thanh Hóa: Súng nổ, 3 người chết và bị thương", Thanh Tra, ngày 25 tháng Năm năm 2010; và Văn Thanh, "Thông tin tiếp về vụ nổ súng, 3 người chết và bị thương ở Thanh Hóa - Người nổ súng gây cái chết oan nghiệt cho cháu Dung là công an", Thanh Tra, ngày 26 tháng Năm năm 2010 (Cả hai bài trên trang mạng của Thanh Tra, do HRW truy cập ngày 31 tháng Năm năm 2010 đều bị gỡ xuống từ tháng Sáu). Triệu Long, "Súng nổ ở KTT Nghi Sơn: 3 người chết và bị thương", Nông Nghiệp Việt Nam, ngày 27 tháng Năm năm 2010. Hoàng Lâm, "Khởi tố, bắt tạm giam người nổ súng", Tiền Phong, ngày 29 tháng Năm năm 2010.

"Vụ công an nổ súng ở Nghi Sơn: nạn nhân thứ hai đã chết", Pháp Luật TP HCM, ngày 31 tháng Năm năm 2010. * Ngày 7 tháng Năm năm 2010: Võ Văn Khánh, 29 tuổi, chết khi bị tạm giữ tại trụ sở công an huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, theo tin của báo chí Việt Nam và BBC. Trong một đợt kiểm tra giao thông thường kỳ trước đó mấy ngày, công an đã thu giữ chiếc xe gắn máy của Khánh vì không mang đủ giấy tờ. Ngày 7 tháng Năm, Khánh đến đồn công an để lấy lại xe. Cùng ngày hôm đó, công an gọi đến gia đình báo tin Khánh chết, và tuyên bố rằng anh đã treo cổ bằng sợi dây giày sau khi bị tạm giam vì tình nghi ăn trộm. Gia đình nạn nhân không chấp nhận kết luận pháp y và cho rằng cái chết của Khánh là do công an đánh, với lập luận rằng khi thi thể được trả về, gia đình phát hiện thấy có xương sườn bị gãy, mặt bị trầy xước, có vết bầm tím ở ngực và mạng sườn, trên người có vết giày. Giám định pháp y của chính quyền tỉnh Quảng Nam và của Đà Nẵng kết luận rằng nguyên nhân cái chết là do tự tử, rằng những vết bầm là do những nỗ lực cấp cứu, còn xương sườn bị gãy trong khi mổ pháp y. Theo một bài báo ngày 9 tháng Năm trên tờ Người Lao Động, công an nói rằng các chấn thương trên cơ thể Khánh là do các biện pháp cấp cứu thực hiện trong nỗ lực cứu sống nạn nhân. Gia đình Khánh phủ nhận lời giải thích của chính quyền và từ chối kết quả giám định pháp y. Hơn bốn tháng sau, vẫn không có tin tức gì về việc bất kỳ một cán bộ công an nào phải chịu trách nhiệm, hoặc bị điều tra về cái chết của Khánh. Nguồn: Q. Châu, "Một người chết khi bị tạm giam", Người Lao Động, ngày 9 tháng Năm năm 2010. Q. Châu "Gia đình nạn nhân yêu cầu giám định lại tử thi", Người Lao Động, ngày 9 tháng Năm năm 2010. Q. Châu, "Vụ chết khi tạm giam: Công an đưa 10 triệu cho gia đình nạn nhân", Người Lao Động, ngày 10 tháng Năm năm 2010. H. Tạo & H. Sơn, "Kết quả giám định vụ treo cổ tự tử tại CA huyện không thay đổi", Đất Việt, ngày 21 tháng Năm năm 2010. * Ngày 24 tháng Tư năm 2010: Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triệu Phạm Tuấn Hưng, 37 tuổi, để thẩm vấn vì tình nghi ăn cắp một máy điện thoại di động. Tại đồn, công an "lấy còng treo tay anh lên cửa sổ và dùng gậy đánh nhiều lần làm anh ngất xỉu", theo tin của báo Pháp Luật. Khoảng 2 giờ sáng, công an thả Hưng ra. "Về nhà với tinh thần hoảng loạn và cơ thể bầm tím, anh Hưng nằm liệt giường, không ăn uống được," cũng theo tin của Pháp Luật. Khi thấy tình trạng Hưng - vốn có chứng động

Page 9: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

9kinh - không cải thiện, và vẫn bị chảy máu từ mũi và miệng, đồng thời bị nhiều cơn ác mộng và lên cơn động kinh, anh được đưa đi bệnh viện ở Đồng Nai. Báo Lao Động đưa tin, khi nhập viện, anh có "dấu hiệu chấn thương phần đầu và nhiều chấn thương phần mềm khác, tinh thần hoảng hốt suy sụp." Cán bộ xã đã xin lỗi gia đình nạn nhân và chi trả một phần viện phí. Chính quyền huyện tuyên bố rằng những cán bộ công an tham gia đánh đập nạn nhân sẽ bị "xử lý theo quy định", theo tin đã đưa của báo Người Lao Động. Tới nay, chưa có thêm tin tức gì mới về vụ việc này trên báo chí. Nguồn: Sơn Khê & Minh Hiếu, "Một người tâm thần bị đánh nằm liệt giường", Pháp Luật TP HCM, ngày 1 tháng Sáu năm 2010. "Công an xã đánh dân phải nhập viện vì nghi trộm điện thoại", Lao Động, ngày 12 tháng Năm năm 2010. "Sẽ xử lý theo quy định", Người Lao Động online, ngày 10 tháng Bảy năm 2010. * Ngày 24 tháng Tư năm 2010: Một cảnh sát giao thông và một công an xã ở tỉnh Khánh Hòa truy đuổi và đánh trọng thương Huỳnh Tấn Nam, 21 tuổi, vì không đội mũ bảo hiểm, sau đó để mặc anh bên lề đường "trong tình trạng nguy kịch" với nhiều chấn thương, theo tin của VN Express và các nguồn báo chí khác của chính phủ Việt Nam. Anh bị "chấn thương nặng ở đốt sống cổ, lún xương thái dương phải, vỡ xương bướm và cung gò má phải, giập tủy, đứt dây chằng dọc trước, phù nề mô mềm trước cột sống và phía sau." Công an huyện Diên Khánh sau đó đã đưa cho gia đình nạn nhân một số tiền để bù chi phí thuốc men. Viên cảnh sát giao thông vẫn được giữ lại trong ngành, nhưng thuyên chuyển từ vị trí điều khiển giao thông sang một nhiệm vụ khác. Báo chí không cho biết liệu công an xã, người được cho là có tham gia vào vụ đánh người, có phải chịu bất kỳ hình thức kỷ luật nào hay không. Nguồn: Huyền Trân, "CSGT, công an đánh người thương nặng rồi bỏ chạy", Viet Nam Net, ngày 25 tháng Tư năm 2010. Kiều Mi & Tường Vi, "Trọng thương vì bị cảnh sát truy đuổi", VN Express, ngày 26 tháng Tư năm 2010. * Ngày 21 tháng Giêng năm 2010: Nguyễn Quốc Bảo, 33 tuổi, chết trong khi bị tạm giữ tại trụ sở công an quận Hai bà Trưng, Hà Nội. Theo các nguồn báo chí chính thức, trong đó có VN Express và Lao Động, Viện Pháp y Quân đội đã giám định và kết luận Nguyễn Quốc Bảo bị thương nặng ở đầu, bị nhiều vết thương ở cổ tay và mắt cá tại thời điểm tử vong. Ngày 27 tháng Ba, báo Lao Động đăng bài với tiêu đề

"Trong khi bị công an tạm giữ: Nạn nhân chết do bị đánh vào đầu." Bảy cán bộ công an bị đình chỉ công tác, chờ điều tra. Tuy nhiên, tám tháng sau vẫn không có tin tức gì thêm về việc những người này có bị bắt hoặc truy tố vì sự việc trên hay không. Nguồn: "Uẩn khúc sau cái chết của nghi phạm tại công an Hà Đông", VN Express, ngày 15 tháng Ba năm 2010. "Trong khi bị công an tạm giữ: Nạn nhân chết do bị đánh vào đầu", Lao Động, ngày 27 tháng Ba năm 2010. "Người đàn ông 33 tuổi chết tại công an quận", VN Express, ngày 29 tháng Ba năm 2010. Nam Anh, "Người đàn ông chết tại công an quận có dấu hiệu bị nhục hình", VN Express, ngày 30 tháng Tư năm 2010. Trần Quyết, "Gõ cửa nỗi đau của người cha có con bị chết tại trụ sở công an quận", Đời Sống & Pháp Luật, ngày 8 tháng Năm năm 2010. * Ngày 22 tháng Mười Hai năm 2009: Nguyễn Văn Long, 41 tuổi, chết tại trụ sở công an xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Theo các nguồn báo chí truyền thông nhà nước, khi vợ Long tới thăm chồng vào buổi tối ông bị bắt, ông nói với vợ mình bị đau vì bị đánh rất dữ và cần uống thuốc. Tờ báo mạng Việt Nam Net cho biết, tại trụ sở công an xã sáng hôm sau, vợ ông Long được công an thông báo là chồng bà đã "tự tử". Theo VnExpress, giới chức công an cho biết họ tiến hành hỏi cung ông Long vào ngày 22 tháng Mười Hai nhưng vì ông không chịu thú nhận nên đã ngừng lại. Sáng hôm sau thì công an phát hiện ông Long đã chết, theo tin trên Pháp Luật TP HCM. Vào ngày 23 tháng Mười Hai, hàng trăm người tụ tập tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã phản đối. Chín tháng sau, vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra. Nguồn: Thủy Nguyên, "Chết bất thường trong trụ sở UBND xã", Viet Nam Net, ngày 24 tháng Mười Hai năm 2009. Băng Phương, "Bình Phước: Một nghi can chết tại trụ sở công an", Pháp Luật TP HCM, ngày 27 tháng Mười Hai năm 2009. * Ngày 28 tháng 11 năm 2009: Đặng Trung Trịnh, 32 tuổi, chết trong khi bị công an tạm giam sau khi va chạm với anh họ ở xã Tiên Động, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Công an tuyên bố anh Trịnh chết do sơ gan, nhưng theo Dân Trí, kết quả giám định pháp y huyện trước sự chứng kiến của công an huyện và người nhà nạn nhân cho thấy anh bị gãy rạn xương sườn và có nhiều vết thâm tím khắp người. Vào ngày 22 tháng Một năm 2010, công an huyện ra quyết định không khởi tố vụ án. Tuy

nhiên, sau loạt bài trên báo Gia Đình và Xã Hội, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Tứ Kỳ hủy quyết định không khởi tố. Vào ngày 30 tháng Sáu, văn phòng điều tra công an huyện ra quyết định 27/QĐ khởi tố vụ án với tội danh "bắt giữ người trái pháp luật," chứ không phải tội gây chết người, mặc dù tin tức trên báo chí nhà nước không cho biết ai là người bị khởi tố. Nguồn: Bình Minh, "Một người dân chết tại trụ sở công an xã" [Mot nguoi dan chet tai tru so cong an xa], Gia Đình & Xã Hội, ngày 1 tháng Hai năm 2010. Bình Minh, "Tiếp bài ‘Một người dân chết tại trụ sở công an xã': Bị đánh hay bệnh lý?", Gia Đình & Xã Hội, ngày 3 tháng Hai năm 2010. Minh Hằng, "Hồi âm loạt bài ‘Một người dân chết tại trụ sở Công an xã: Viện KSND huyện yêu cầu giám định bổ sung", Gia Đình & Xã Hội, ngày 15 tháng Ba năm 2010. Nguyễn Hằng, "Vụ ‘Một người dân chết ở trụ sở CA xã: Hủy quyết định ‘không khởi tố vụ án'", Gia Đình & Xã Hội, ngày 28 tháng Năm năm 2010. Bình Minh, "Diễn biến mới vụ ‘một người dân chết tại trụ sở công an xã'", Gia Đình & Xã Hội, ngày 7 tháng Bảy năm 2010. My Thường, "Hải Dương: Một người dân chết bất thường tại trụ sở ủy ban xã", Dân Trí, ngày 14 tháng Ba năm 2010. * Ngày 21 tháng Mười Một năm 2009: Nguyễn Mạnh Hùng, 33 tuổi, chết trong khi bị tạm giữ tại công an quận Hà Đông, Hà Nội. Kể từ khi bị tạm giam vào ngày 10 tháng Mười Một, Hùng không được liên lạc với gia đình trong suốt 11 ngày. Theo VnEpress, công an cho biết vào ngày tử vong, Hùng có biểu hiện tức ngực và khó thở nên họ đưa Hùng vào viện. Công an tuyên bố Hùng chết tại bệnh viện, còn giám đốc bệnh viện lại nói rằng khi đến bệnh viện Hùng đã chết. Người cha của Hùng cho VnExpress biết thân thể con trai ông "khô đét lại, mười đầu ngón tay chân bầm tím... Từ 1/3 đùi trở xuống đến bàn chân phù nề và thâm tím." Cơ quan cảnh sát điều tra của công an Hà Nội bác bỏ đơn khiếu nại của cha của Hùng, với căn cứ công an bắt giữ Hùng trái luật, không báo cho gia đình về việc tạm giam và dùng nhục hình dẫn đến cái chết của Hùng. Viện dẫn kết quả giám định pháp y và lời khai của các phạm nhân giam chung với Hùng cho biết không có dấu hiệu Hùng bị nhục hình, cơ quan cảnh sát điều tra kết luận Hùng chết do thiếu máu cơ tim cấp. Nguồn: "Uẩn khúc sau cái chết của nghi phạm tại công an Hà Đông", VN Express, ngày 15 tháng Ba năm 2010. Phan Ngọc, "Vụ nghi can chết tại Công an quận Hà Đông: Không có dấu hiệu của tội

Page 10: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

10phạm hình sự", Quân Đội Nhân Dân, ngày 26 tháng Năm năm 2010. * Ngày 14 - ngày 17 tháng Chín năm 2009 (hai người chết): Trần Minh Sỹ, 23 tuổi, chết vào ngày 17 tháng Chín trong khi đang bị công an tỉnh Gia Lai tạm giữ. Sỹ là một trong hơn 75 người bị bắt vào ngày hôm trước, khi hàng ngàn người tụ tập biểu tình phản đối trước cái chết của Phạm Ngọc Đến, 29 tuổi, tử vong vào ngày 14 tháng Chín trong khi bị cảnh sát giao thông Gia Lai truy đuổi vì không đội mũ bảo hiểm. Theo Tuổi Trẻ, công an tuyên bố Trần Minh Sỹ chết vì bệnh tim phổi. Tám cán bộ công an bị kỷ luật hoặc khiển trách do hành vi của họ trong cuộc biểu tình ở Gia Lai, nhưng không có ai trong lực lượng công an bị trừng phạt vì cái chết của Trần Minh Sỹ trong khi tạm giam hoặc cái chết của Phạm Ngọc Đến trước đó, vốn là nguyên nhân gây ra biểu tình. Ngược lại, 15 người tham gia biểu tình đã bị kết án tù vào tháng Năm năm 2010. Nguồn: B. Trung & Hoa Lư, "Náo loạn tại thị xã An Khê, Gia Lai", Tuổi Trẻ, ngày 17 tháng Chín năm 2009. B. Trung & Hoa Lư, "Vụ náo loạn tại thị xã An Khê, Gia Lai: Một trường hợp tạm giam đã chết vì bệnh", Tuổi Trẻ, ngày 20 tháng Chín năm 2009. "Gia Lai nỗ lực đảm bảo trật tự an ninh ở An Khê", Vietnam News Agency, ngày 19 tháng Chín năm 2009. Lê Anh, "Bản án thích đáng cho những đối tượng gây rối tại thị xã An Khê", Gia Lai, ngày 29 tháng Năm năm 2010. "Xử 15 người vụ ‘gây rối' ở Gia Lai", BBC Vietnamese Service, ngày 30 tháng Năm năm 2010. http://www.hrw.org/en/news/2010/09/22/vi-t-nam-t-nh-tr-ng-c-ng-b-o-h-nh-n-n-nh-n-ch-t-trong-khi-b-t-m-giam-lan-r-ng * * * Giải Fields ("Nobel toán học")

2010 cho Ngô Bảo Châu Ngày 19.8.2010 trong phiên họp khai mạc của Đại hội Quốc tế Toán học họp tại Hyderabad (Ấn Độ), Ngô Bảo Châu đã nhận huân chương Fields dành cho những nhà toán học dưới 40 tuổi có công trình kiệt xuất. Cùng với nhà toán học Việt Nam, ba nhà toán học đã được vinh danh : Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnov (Nga) và Cédric Villani (Pháp). E. Lindenstrauss (sinh năm 1970) là chuyên gia về lí thuyết ergodic của các hệ thống động học. Stanislav Smirnov (sinh năm 1970, người Nga, giáo sư Trường đại học Genève) đã chứng minh "ước đoán của Benoit Mandelbrot" về "kích thước Hausdorff" liên quan tới vận động Brown. Cédric Villani (sinh năm 1973, giám đốc Viện toán học Henri

Poincaré, Paris) nghiên cứu trong lãnh vực giải tích học, cụ thể là dùng toán học để giải quyết những bài toán về động học chất khí và lí thuyết vận chuyển. Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972 tại Việt Nam), học tiểu học và trung học ở Hà Nội. Theo học đại học ở Paris (Paris VI và Ecole Normale Supérieure). Chuẩn bị và bảo vệ luận án toán học năm 1997 tại TĐH Paris Sud (Orsay). Nghiên cứu viên CNRS - TĐH Paris Nord (1998-2004), Giáo sư TĐH Paris Sud / Orsay (2005), Thành viên Institute for Advanced Study / Princeton (2008), Giáo sư TĐH Chicago (2010). Công trình lớn của Ngô Bảo Châu là đã chứng minh Bổ đề cơ bản của Langlands trong các algebra của Lie (2008). Trước đó (2004), Ngô Bảo Châu đã được giải Clay sau khi chứng minh bổ đề này cho các nhóm unita. "Chương trình Langlands", lãnh vực nghiên cứu của Ngô Bảo Châu, là một công trình đồ sộ nhằm thống nhất số học và hình học. Ngô Bảo Châu là nhà toán học Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Fields (được coi là giải Nobel về toán học). Anh có hai quốc tịch : Việt Nam và Pháp (theo Hội toán học Pháp, anh có thêm quốc tịch Pháp từ đầu năm nay). Làm việc và giảng dạy ở Pháp và Mỹ, Ngô Bảo Châu vẫn thường xuyên về nước, hướng dẫn sinh viên chuẩn bị luận án tiến sĩ. Mặt khác, mỗi khi cần thiết (thí dụ như trong vụ khai thác mỏ bô-xít ở Tây Nguyên), anh đã ký kiến nghị và lên tiếng phản đối (xem Thư gửi Quốc hội). Giải Fields cho Ngô Bảo Châu là niềm tự hào lớn cho mọi người Việt Nam. Chúng tôi tin rằng nó sẽ khơi dậy trong tuổi trẻ Việt Nam niềm say mê khoa học và ý thức công dân, hai yếu tố hết sức cần thiết để xây dựng đất nước, trong lúc nền giáo dục Việt Nam đang lún sâu vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Tiếc rằng những người trách nhiệm trong chính quyền, trước hết là ông Nguyễn Thiện Nhân (phó thủ tướng, nguyên bộ trưởng bộ giáo dục) hoàn toàn không có ý thức được sự nghiêm trọng ấy, mà chỉ quanh quẩn mấy trò ma giáo trẻ con (đến thăm nhà Ngô Bảo Châu, đặt tay lên đầu gối một cách suồng sã, rồi trơ trẽn hơn nữa : lấy bút máy quen dùng của mình ra tặng, và tặng luôn cả cái nhà, hay đúng hơn, làm người đưa thư cho một đại gia chúa đảo Tuần Châu). Như đoàn lữ hành trong sa mạc, tuổi trẻ Việt Nam sẽ bỏ qua những trò khôn vặt ấy để tiến lên. P. Q.

http://www.diendan.org/viet-nam/giai-fields-nobel-toan-hoc-2010-cho-ngo-bao-chau/ * * * Ngô Bảo Châu: 'Bám theo

lề là việc của con cừu' Giáo sư Ngô Bảo Châu từng gửi thư tới Quốc hội Việt Nam để phản đối dự án bauxite. Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu đã viết những dòng đầu tiên trên blog cá nhân (http://thichhoctoan.wordpress.com/2010/08/20/tam-s%E1%BB%B1-va-gi%E1%BA%A3i-dap-th%E1%BA%AFc-m%E1%BA%AFc/) kể từ sau khi nhận được giải Fields ghi công những nhà toán học xuất sắc dưới tuổi 40. Trong phần cuối của blog, vị giáo sư trẻ tuổi đã bày tỏ quan điểm về quyền tự do bày tỏ chính kiến. Ông viết: ''Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC [Ngô Bảo Châu] là lề trái hay lề phải. ''Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.'' Tuyên bố của Giáo sư Châu được đưa ra trong bối cảnh thông tin đang được phân luồng theo lề trái, lề phải với lề trái đại diện cho những thông tin từ người dân và lề phải là báo chí đi theo sự chỉ đạo về tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trang tin VietnamNet của Bộ Thông tin và Truyền thông trích đăng phần lớn blog của Ngô Bảo Châu nhưng cũng lược bỏ bình luận về quyền bày tỏ ý kiến cá nhân mà không sợ bị trừng phạt. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng gửi thư tới quốc hội Việt Nam để phản đối dự án khai thác bauxite và nói với BBC ông không nhận được hồi âm gì trong nhiều tháng sau khi gửi thư. Trong phần đầu của blog, Giáo sư Châu viết: ''Từ khi được thông báo về giải thưởng Fields, tức là cách đây vài tháng cho đến ngày hôm qua, là một khoảng thời gian đây lo âu đối với tôi. ''Lo lắng lớn về cái trách nhiệm hiển nhiên của người nhận giải đối với đất nước. ''Lo lắng nhỏ về cái không gian riêng tư của mình sẽ bị người khác xâm phạm... ''Từ ngày hôm qua, nỗi lo lớn đã trở thành niềm vui lớn. Nó là sự tự hào đã được nhân lên trong trái tim của triệu con người. ''Tôi chỉ mong ước một cách chân thành là nó sẽ ở lại trong trái tim bạn như một niềm tin nho nhỏ, được giữ gìn cẩn thận. ''Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai

Page 11: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

11cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa.'' Trên blog Giáo sư Châu cũng nói ông có quốc tịch Pháp từ đầu năm 2010 để ''tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại'' và để toán học Pháp ''được vinh danh một cách xứng đáng'' nêu ông được giải Fields. Giáo sư Châu sẽ tới làm việc chính thức ở Đại học Chicago, Hoa Kỳ từ ngày 1/9. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/08/100821_ngo_bao_chau_blog.shtml * * * Phỏng vấn: - ông Bill Hayton (tác giả "Vietnam - Rising Dragon"), - Ts. Vũ Quang Việt (chuyên viên thống kê kinh tế), - Ngọc Giao (Voice of Vietnamese American) Khánh An, phóng viên RFA 11.10.2010 (Trích…) Khánh An: Khánh An rất vui chào đón quý vị đến với chương trình Café Wifi… Ngày hôm nay có 3 vị khách mời đến với chương trình và chúng ta sẽ nói về một cuốn sách của tác giả là ông Bill Hayton, một người làm việc cho Đài BBC. Ông đã viết cuốn sách này dựa trên những kinh nghiệm có thực của ông. Ngoài ra còn có những vị khách khác mà Khánh An sẽ lần lượt mời các vị ấy tự giới thiệu về bản thân mình. Bây giờ xin mời ông Bill Hayton, tác giả quyển sách "Vietnam - Rising Dragon". Ông Bill Hayton: OK. Tôi tên là Bill Hayton. Tôi từng là phóng viên của BBC tại Hà Nội trong những năm 2006 và 2007, vốn là khoảng thời gian rất quan trọng đối với Việt Nam khi Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới và là nơi diễn ra Thượng Đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), từ đó tạo ra rất nhiều sự thay đổi cho Việt Nam. Tôi đã có được một thời gian tuyệt diệu và biết được nhiều điều mà tôi trước đây tôi không hiểu về đất nước các bạn. Tôi đã viết cuốn sách trên để cố gắng giải thích cho những người giống như tôi hiểu về những gì đang thực sự diễn ra tại Việt Nam: sự thay đổi và rất nhiều những vấn đề liên quan đến việc làm thế nào mà Đảng Cộng Sản có thể kiểm soát được đất nước này ngay cả khi mọi thứ đều đang thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa… Tôi cố gắng để trả lời một câu hỏi lớn là làm thế nào mà Đảng Cộng Sản vẫn có thể nắm quyền và tại sao phản biện xã hội bị thất bại trong hàng chục năm qua? Khánh An: Cảm ơn ông Bill rất nhiều và bây giờ thì Khánh An xin mời Tiến sĩ Vũ Quang Việt.

TS Vũ Quang Việt: Tôi là chuyên gia về vấn đề thống kê kinh tế. Trước kia tôi đã làm việc cho Liên Hiệp Quốc và bây giờ tôi vẫn tiếp tục làm tư vấn cho một số nước đang phát triển, đặc biệt là các nước ở Đông Nam Á, ở Á Châu. Khánh An: Cảm ơn TS. Vũ Quang Việt. Bây giờ Khánh An xin mời chị Ngọc Giao. Cô Ngọc Giao: Thưa vâng, Ngọc Giao thuộc về Tiếng Nói Người Mỹ Gốc Việt hay là Voice of Vietnamese American. Thực ra đây là một hội thiện nguyện nói lên cái nhìn, quan điểm của người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Trong chú tâm đó, những người Mỹ gốc Việt rất để ý mọi chuyện xảy ra ở Việt Nam và luôn luôn mong rằng Việt Nam có những thay đổi tốt đẹp hơn. Do may mắn mà Ngọc Giao được biết ông Bill Hayton ra quyển sách, cũng như mời chuyên gia là TS. Vũ Quang Việt và sau này chúng ta sẽ còn có sự lên tiếng của TS. Đinh Xuân Quân. TS. Việt và TS. Quân là hai người đã trực tiếp làm việc giúp cho sự thay đổi tại Việt Nam từ những năm đầu tiên. Đặc biệt là TS. Việt và TS. Quân cũng đã góp bài trong một tập sách "Đánh thức con rồng ngủ quên" xuất bản năm 2003, thì những cái nhìn của TS Việt và TS Quân sẽ giúp cho chúng ta nhìn thấy bức tranh lớn Việt Nam hiện nay. Cảm ơn Khánh An. Khánh An:. Bây giờ để bắt đầu, Khánh An mời ông Bill giới thiệu cuốn sách ông vừa mới xuất bản gần đây, đó là cuốn "Vietnam - Rising Dragon". Ông Bill Hayton: Cuốn sách nói về những mặt tốt, tuy nhiên không thể bao quát hết những vấn đề mà tôi muốn nói, nhưng nó nói lên những điểm mấu chốt của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Điều mà tôi muốn đưa ra ở đây là rất nhiều người bên ngoài Việt Nam tin tưởng rằng một khi kinh tế được tự do hóa thì chính trị và xã hội cũng tự do. Tôi muốn đưa trường hợp Việt Nam ra để cho thấy rằng điều đó không hẳn là đúng. Nền kinh tế Việt Nam trông có vẻ như được tự do theo như quảng cáo về kinh tế thị trường, tuy nhiên bạn không thấy là đại đa số các công ty tại Việt Nam vẫn đang hoạt động theo đường lối và được chỉ đạo bởi Đảng Cộng Sản. Sự chỉ đạo này dĩ nhiên trên cả lĩnh vực chính trị và xã hội. Tôi không nghĩ là khi kinh tế thị trường được cho phép thì sau đó chúng ta sẽ có được tự do và dân chủ. Tôi nghĩ rằng vấn đề phức tạp hơn nhiều và tôi muốn trình bày nó trong cuốn sách của tôi. Khánh An: Vừa rồi ông Bill có nhắc đến rất là nhiều xoay quanh vấn đề này, đó là tự do trong thương mại và tự do kinh tế. Vấn đề mà ông đặt ra có lẽ là một vấn đề mà các chuyên gia kinh tế khác cũng đã đặt ra rất nhiều, đó

là liệu trong một quốc gia không theo chế độ dân chủ thì các vấn đề tự do kinh tế, tự do thương mại có thực sự trở thành hiện thực hay không? Và với trường hợp Việt Nam hiện nay, theo như kinh nghiệm của ông Bill Hayton thì kinh tế Việt nam vẫn chịu sự kiểm soát rất là lớn từ phía Đảng CSVN. Bây giờ thì chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt, ông đã có thời gian làm việc rất nhiều với phía chính phủ Việt Nam thì ông có những kinh nghiệm gì về những vấn đề mà ông Bill Hayton đã đặt ra, thưa ông? TS Vũ Quang Việt: Tôi thấy rằng sau khi đổi mới ở Việt Nam, có thể nói từ năm 1988-1989 thì thực sự Việt Nam mới bắt đầu chấp nhận kinh tế thị trường. Trong kinh tế thị trường thì cái lớn nhất mà Việt Nam thay đổi tức là để cho tự do giá cả và điểm thay đổi thứ hai là cho phép tư nhân tự do làm ăn. Thứ ba nữa, đặc biệt là giải thể, ruộng đất được trở lại cho nông dân để họ làm ăn và do đó kinh tế phát triển. Nhưng mà đúng như ông Bill Hayton nói, tức là cho đến tận ngày nay chính phủ Việt Nam vẫn muốn nắm quyền chủ đạo các công ty, đặc biệt là các công ty quốc doanh. Đồng thời, về vấn đề chính trị thì (Đảng CSVN) cũng nắm toàn bộ cho nên nó gây ra nhiều vấn đề, từ vấn đề tham nhũng mà ông Bill Hayton đã nói tới và tôi muốn nói thêm như thế này, nói chung Việt Nam có cảm tưởng là phải phát triển cho nhanh để chứng tỏ cho dân chúng biết rằng là như vậy thì tự tạo sự tin tưởng cho dân chúng. Và vì vậy mà họ hăm hở cho đến mức tôi có thể nói là chính quyền mới đây, tức là chính quyền sau thời ông Phan Văn Khải và ông Võ Văn Kiệt, đặc biệt sau khi Việt nam là thành viên của WTO thì họ làm tới mức có thể nói là họ liều lĩnh - liều lĩnh ở chỗ họ chỉ tập trung phát triển với tốc độ cao, tập trung vào để xây dựng quốc doanh, bất chấp chất lượng, bất chấp những phản biện trong xã hội và giới trí thức. Họ tập trung vào để xây dựng một số quốc doanh lớn, thí dụ như là Vinashin. Họ tập trung vào để cho tất cả các công ty quốc doanh có thể làm tất cả mọi chuyện, thí dụ như một công ty đóng tàu thủy như vậy (Vinashin) mà lại có thể mở ra ngân hàng, đầu tư đất đai, nhà cửa, nghĩa là làm tất cả mọi thứ và khi họ làm như vậy thì họ tạo ra cả một hệ thống công ty nửa tư nhân nửa nhà nước, một hệ thống có tính cách gia đình và bè phái. Như vậy thật sự, Vinashin là một trường hợp điển hình mà tôi đã có phân tách, tức là thay vì tập trung vào công nghiệp tàu thủy thì họ lại làm rất là nhiều việc để có lợi cho gia đình, cho đàn em, cho vây cánh, cho đảng, v.v. tất

Page 12: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

12cả những chuyện như vậy dẫn đến chuyện nó (Vinashin) hoàn toàn suy sụp vì nó không thể làm được như vậy. Rồi họ lại ký kết với Trung Quốc để khai thác bauxite ở Miền Trung, rồi cho phép các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty Trung Quốc có quyền khai thác về rừng, v.v. Rồi họ lấy lại đất đai của dân chúng để đưa cho các công ty, nghĩa là tạo nên một hệ thống mà họ tưởng là gây nên sự phát triển rất cao. Nhưng ngược lại, nó trở thành một cuộc khủng hoảng kinh tế. Cùng một lúc với khủng hoảng kinh tế Việt Nam, lạm phát tăng lên rất cao, lên đến hai mươi mấy phần trăm mà việc này đã được giải quyết thời ông Võ Văn Kiệt đưa lạm phát xuống rất là thấp, thì bây giờ lạm phát lại nổi lên. Rồi vì lạm phát thì đồng tiền Việt Nam lên giá, bởi vì đồng tiên Việt Nam lên giá cùng với sự thiếu hụt về cán cân thương mại với thế giới rất là lớn. Đang là những vấn đề như vậy thì cùng một lúc trên thế giới bị cuộc khủng hoảng kinh tế thì họ coi cuộc khủng hoảng Việt Nam là do khủng hoảng thế giới tạo ra, nhưng sự thật thì không phải, mà khủng hoảng này là do chính vấn đề phát triển rất là liều lĩnh của họ tạo ra. Trong trường hợp như vậy thì họ làm gì? Họ vẫn muốn kiểm soát, do đó có những nhà trí thức có ý kiến thì họ đưa ra cái Quyết Định 97 nói rằng tất cả trí thức hay những người muốn có ý kiến với chính phủ thì phải đưa cho cơ quan liên hệ trực tiếp với vấn đề đó chứ còn báo chí thì không được. Tôi nghĩ đó là có tính chất bịt miệng. Thế thì cái chính phủ mới này nó có vấn đề rất là lạ như thế này, thời ông Phan Văn Khải, thời ông Võ Văn Kiệt thì chính phủ lập ra một ban tư vấn của chính phủ. Ban tư vấn này là những người không nằm trong hệ thống nhà nước, tức là họ không phải là quan chức, không phải là bộ trưởng, mà họ tương đối độc lập. Họ có ý kiến độc lập, không tự làm cho họ. Đến thời ông Nguyễn Tấn Dũng lên thì ban tư vấn đó bị giải tán. Tôi và những người người khác vẫn tưởng sẽ có một ban tư vấn mới của thủ tướng vì ông thủ tướng mà có một ban tư vấn phù hợp với mình thì đó là một điều bình thường, thì vấn đề giải tán cũng là bình thường. Nhưng vấn đề là sau đó không có một ban tư vấn nào khác ra đời và chính ông thủ tướng nói là “Tôi có rất nhiều trí thức chung quanh tôi rồi”, tức là các bộ trưởng, các quan chức ở trong nhà nước thì những người này có những quyền lợi riêng của mình trong các bộ của họ thì làm sao những người đó có thể tư vấn cho ông thủ tướng được.

Khánh An: Cảm ơn TS Vũ Quang Việt. Thưa chị Ngọc Giao, không biết chị có muốn đặt câu hỏi gì với TS Vũ Quang Việt cũng như là ông Bill Hayton không? Cô Ngọc Giao: Thưa vâng. Giao nghĩ rằng những điều TS Vũ Quang Việt đưa ra đã giải thích một vài điều mà ông Bill có nói đến trong quyển sách. Trong việc này thì Bill là một nhà báo và Giao nghĩ rằng cái chính mà TS. Việt đưa ra đó là chuyện không cho nhà báo nói đến những vấn đề của xã hội, bắt nhà báo phải đi theo "lề bên phải" nó cũng tạo ra rất nhiều vấn đề. Bill có thể nói cho mọi người biết về kinh nghiệm của ông khi ông bị chính quyền Việt Nam từ chối, không cấp visa vào năm 2007 vì ông đã muốn nêu lên những vấn đề này trên báo chí? Ông Bill Hayton: Khi tôi mới đến Việt Nam, tôi thật sự ngạc nhiên vì ở đây quá dễ dàng cho tôi làm việc. Một khi tôi cứ ở Hà Nội và không đặt ra những câu hỏi khó thì tôi có thể đi quanh thành phố để phỏng vấn người dân về những đề tài tôi viết mà không gặp trở ngại gì. Khó khăn chỉ đến khi tôi bắt đầu xem xét đến những vấn đề gây tranh cãi. Chẳng hạn như khi tôi viết về sự kiện Việt Nam gia nhập WTO hoặc Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, thì tôi hoàn toàn không gặp vấn đề. Nhưng khi tôi bắt đầu tìm hiểu xem liệu trẻ em đường phố có bị dẹp đi để chuẩn bị cho dịp Thượng đỉnh APEC hay không thì tôi bắt đầu gặp khó khăn. Và khi mà tôi biết được các nhà dân chủ đã bị đàn áp trong dịp này thì tôi càng gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, lý do chính mà tôi nghĩ rằng đã làm cho các lãnh đạo của Bộ Văn hóa Thông tin nổi giận là khi tôi bắt đầu nghiên cứu để viết cuốn sách, tôi đã nói chuyện với nhiều người trong hệ thống chính trị mà không thông qua kênh thông tin quy định vì sự quan liêu và chậm chạp của kênh này. Tôi nghĩ tốt nhất là tôi tự tìm hiểu và tự làm lấy. Một lý do thêm nữa là những vấn đề mà tôi tìm hiểu khiến cho họ không thích. Chính vì những lý do trên mà khi tôi ở Việt Nam được hơn 11 tháng thì tôi được thông báo là thị thực của tôi sẽ hết hạn trong vòng 2 tuần nữa và nó sẽ không được gia hạn. Họ cho biết là tôi được phép nộp đơn để xin thị thực mới nhưng không cho biết là thị thực sau đó có được cấp hay không. Khoảng 2 năm trước, tôi cố gắng để quay lại Việt Nam nhưng khi đến phi trường Nội Bài, tôi đã phải quay trở về nước một lần nữa. Khánh An: Vâng, cám ơn ông Bill Hayton đã chia sẻ những khó khăn mà ông gặp phải khi ông bắt đầu nghiên cứu để viết cuốn sách “Vietnam – Rising Dragon” (Tạm dịch là

“Việt Nam – Con Rồng Đang Lên”) để trình bày về thực trạng Việt Nam, nơi mà ông đã có dịp sống và làm việc với tư cách là một phóng viên của Đài BBC. Đã đến lúc Café Wifi phải tạm biệt quý thính giả… http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Economic-experts-discuss-about-vietnam-rising-dragon-part-1-KhAn-10112010204125.html * * *

10 nghịch lý của kinh tế Việt Nam

Dương Ngọc Việt Nam tăng trưởng liên tục trong 30 năm với tốc độ tăng 6,73%/năm, nhưng vẫn chưa được coi là phát triển bền vững, bởi chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, về mặt xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc, việc bảo vệ và cải thiện môi trường còn nhiều hạn chế. 6.9.2010 Xét theo ý nghĩa phát triển (rộng hơn, thực chất hơn so với tăng trưởng), thì kinh tế Việt Nam còn đứng trước nhiều nghịch lý Kinh tế Việt Nam không bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới, tăng trưởng đã thoát đáy vượt dốc đi lên và đang dần phục hồi. Tuy nhiên xét theo ý nghĩa phát triển (rộng hơn, thực chất hơn so với tăng trưởng), thì kinh tế Việt Nam còn đứng trước nhiều nghịch lý, trong đó có 10 nghịch lý được xét trên các góc độ khác nhau. Một là, tăng trưởng cao hơn nhưng vẫn tụt hậu, thậm chí còn tụt hậu xa hơn. Năm 2010 (tạm tính tăng 6,5%), GDP của Việt Nam so với năm 1985 cao gấp gần 5,2 lần (bình quân thời kỳ 1986 - 2010 tăng 6,8%/năm); so với năm 1990 cao gấp trên 2 lần (bình quân thời kỳ 1991- 2010 tăng 7,4%/năm). Đó là những tốc độ tăng khá cao. GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân năm 2008 của Việt Nam đạt 1.052 USD (năm 2010 ước tính sẽ đạt khoảng 1.138 USD), thấp xa so với các con số tương ứng của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á (Singapore 37.597,3 USD, Brunei 35.623 USD, Malaysia 8.209,4 USD, Thái Lan 4.042,8 USD, Indonesia 2.246,5 USD, Philippines 1.847,4 USD). GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới bằng 42,8%, con số tương ứng của khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 7/11 nước; bằng 26% con số tương ứng của châu Á và đứng thứ 36/50 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh; bằng 11,7% con số tương ứng của thế giới và đứng thứ 138/182 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh.

Page 13: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

13Nếu họ “đứng yên” thì cũng phải nhiều năm sau Việt Nam mới bằng mức hiện nay của họ. Nhưng đó chỉ là giả thiết, thực tế họ vẫn tiến, thậm chí có nước, có năm còn tiến nhanh hơn. Từ các con số trên, có thể rút ra hai nhận xét đáng lưu ý. Một, thứ bậc về GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn nằm ở nửa dưới trong các nước ở khu vực Đông Nam Á, ở châu Á và trên thế giới. Hai, do giá trị của 1% tăng lên của GDP bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp như trên, nên tốc độ tăng chỉ tiêu này của Việt Nam phải cao gấp đôi tốc độ tăng của khu vực Đông Nam Á, cao gấp trên 4 lần tốc độ tăng của châu Á và cao gấp 9 lần tốc độ tăng trung bình của thế giới thì mới không bị tụt hậu xa hơn (chênh lệch tuyệt đối giảm). Hai là, tăng trưởng liên tục trong thời gian dài, nhưng vẫn chưa được coi là phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế sau khi bị giảm trong năm 1979 và năm 1980, thì từ năm 1981 đã tăng trưởng liên tục, tính đến năm 2010 này là 30 năm, vượt kỷ lục cũ của Hàn Quốc (23 năm tính đến năm 1996) và hiện chỉ thấp hơn kỷ lục 32 năm hiện do Trung Quốc đang nắm giữ. Tăng trưởng liên tục trong 30 năm với tốc độ tăng 6,73%/năm, nhưng vẫn chưa được coi là phát triển bền vững, bởi chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, về mặt xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc, việc bảo vệ và cải thiện môi trường còn nhiều hạn chế. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu do sự đóng góp của yếu tố tăng vốn (chiếm khoảng 52 - 53%); do sự đóng góp của yếu tố tăng số lượng lao động (chiếm khoảng 19 - 20%); còn yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (gồm hiệu quả sử dụng vốn, năng suất lao động trên cơ sở khoa học - công nghệ) mới chiếm 28 - 29%, thấp xa so với con số 35 - 40% của một số nước trong khu vực. Kinh nghiệm trong lịch sử và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, mục tiêu cuối cùng đạt được không phải chỉ bằng tốc độ tăng trưởng cao trong ngày hôm nay, mà phải bằng độ bền của tốc độ tăng trưởng trong dài hạn. Đã đến lúc, nếu không nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững, thì ngay cả việc tăng trưởng với tốc độ cũ cũng khó mà đạt được. Ba là, mở cửa hội nhập để đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng nhập siêu liên tục với quy mô lớn. Nhập siêu của Việt Nam có năm điểm đáng lưu ý. Một, nhập siêu gần như liên tục, trong thời gian dài. Trong 25 năm đổi mới, chỉ có một năm xuất siêu nhẹ (41 triệu USD) và cách đây cũng đã khá

lâu (năm 1992), còn có tới 24 năm nhập siêu. Hai, mức nhập siêu khá lớn (năm 2008 lên đến trên 18 tỷ USD và 4 năm nay, nếu tính bằng tỷ USD đã ở mức hai chữ số); tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu, so với GDP vượt mức an toàn (trên 20%). Ba, mở cửa, hội nhập là để tìm thị trường tiêu thụ, nhưng gần như càng mở cửa, hội nhập thì càng nhập siêu. Đặc biệt nhập siêu lại bùng lên khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bốn, nhập siêu thường kèm theo là giá giảm, người tiêu dùng được hưởng lợi, nhưng trong khi sản xuất trong nước thì bị cạnh tranh, giảm thị phần, còn người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao. Điểm thứ năm, nhập siêu không phải từ thị trường có hàng kỹ thuật cao, có công nghệ nguồn, mà lại từ các thị trường không phải có kỹ thuật cao, có công nghệ nguồn - đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc. Bốn là, chuyển sang kinh tế thị trường đã nhiều năm, nhưng thể chế chuyển chậm. “Bàn tay hữu hình” còn quá dài, trong khi “bàn tay vô hình” còn quá ngắn. Doanh nghiệp nhà nước giảm về số lượng, nhưng phình to về quy mô, chiếm tỷ trọng lớn về vốn, chiếm tỷ trọng nhỏ về lao động; doanh nghiệp tư nhân ra đời nhiều, giải quyết được nhiều công ăn việc làm, nhưng quy mô nhỏ, chậm lớn. Cải cách hành chính chậm, thủ tục hành chính còn nặng nề. Chi phí bất hợp lý, thậm chí bất hợp pháp còn nhiều. Cạnh tranh chưa bình đẳng, “ra sân chơi chung, nhưng đã chấm trước người thắng kẻ thua”. Kinh tế thị trường nhưng độc quyền còn lớn. Năm là, chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trên 15 năm, nhưng tính gia công còn nặng. Do gia công nặng, nên vừa làm cho giá trị tăng thêm thấp, vừa phụ thuộc vào nước ngoài, làm tăng nhập siêu, dễ bị ảnh hưởng khi thị trường nước ngoài gặp bất ổn. Sáu là, “tam nông” rất quan trọng, nhưng chưa được quan tâm tương xứng. Việt Nam xuất phát từ nông nghiệp đi lên; tỷ lệ dân số nông thôn từ trên 90% trước Cách mạng đã giảm xuống nhưng hiện vẫn còn chiếm 70%; tam nông đã đóng góp tích cực trong việc giúp cho đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội tiềm ẩn từ cuối những năm 70, bùng phát trong thập kỷ 80, kéo dài tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước; giúp ổn định ở trong nước để ứng phó với cuộc khủng hoảng khu vực những năm 1997 - 1998, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới 2008-

2009,... nhưng tỷ trọng vốn đầu tư cho nông, lâm - thủy sản trong tổng vốn đầu tư phát triển xã hội giảm và hiện ở mức thấp (năm 2000 chiếm 13,8%, năm 2005 còn 7,5%, năm 2009 còn 6,3%). Diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt đất trồng lúa giảm. Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn còn lớn cả về thu nhập, chi tiêu, nhà ở, điện nước, vệ sinh, đồ dùng lâu bền... còn lớn. Tỷ lệ nghèo ở nông thôn cao gấp đôi ở thành thị, số người nghèo ở nông thôn chiếm trên dưới 90% tổng số hộ nghèo của cả nước... Bảy là, với mục tiêu tăng trưởng cao, Việt Nam đã kích cầu đầu tư lớn (có tỷ lệ đầu tư so với GDP đứng hàng đầu thế giới), nhưng lãi suất vay vốn ở Việt Nam cũng thuộc loại cao so với các nước và vùng lãnh thổ. Thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của dân cư còn thấp do thu nhập của lao động thấp; nhưng khi kích cầu đầu tư và tiêu dùng thì có một phần không nhỏ hàng hóa, vật tư của nước ngoài nhập siêu vào chiếm lĩnh thị phần. Tám là, tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ động viên tài chính cao, nhưng tỷ lệ bội chi ngân sách lớn và tăng. Tỷ lệ tích lũy so với GDP của Việt Nam đã tăng khá nhanh (từ 27,1% năm 1995 lên 29,6% năm 2000, lên 35,6% năm 2005, lên 43,1% năm 2007, vài năm có giảm xuống nhưng năm 2009 vẫn ở mức 38,1%, thuộc loại cao trên thế giới. Tỷ lệ tổng thu ngân sách so với GDP của Việt Nam tăng và thuộc loại cao (nếu năm 2000 mới đạt 20,5% thì năm 2005 đã đạt 27,2%, năm 2008 là 28,1%), nhưng tỷ lệ bội chi so với GDP tăng lên (từ 4,1% năm 2000 lên 5,2% năm 2008, lên 6,9% năm 2009 và năm 2010 có thể giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao trên 6%). Đây là một trong những yếu tố làm bất ổn vĩ mô, yếu tố tiềm ẩn của lạm phát. Chín là, khoa học - công nghệ là động lực của tăng trưởng, là yếu tố để nâng cao chất lượng tăng trưởng, nhưng tác động đối với nền kinh tế còn thấp. Tỷ trọng hoạt động khoa học- công nghệ trong GDP nhiều năm nay chỉ chiếm 0,62-0,63%, tác động đối với tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế nhỏ. Tình hình này do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do đầu tư chưa đủ độ (năm 2009 đã tăng lên nhưng cũng chỉ chiếm 0,73% tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Có nguyên nhân do cơ chế vận hành hoạt động này chậm được chuyển đổi, khi có cơ chế thì thực hiện còn lúng túng. Có nguyên nhân do hoạt động khoa học- công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có sự kết hợp chặt chẽ. Thị

Page 14: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

14trường khoa học công nghệ chậm hình thành và chậm phát triển. Mười là, giáo dục được coi như quốc sách hàng đầu, nhưng còn nhiều hạn chế, bất cập. Nếu khoa học - công nghệ là động lực của phát triển, thì giáo dục - đào tạo là chìa khóa của khoa học - công nghệ. Giáo dục - đào tạo sớm được xác định là quốc sách hàng đầu, với tỷ trọng chi cho giáo dục - đào tạo trong tổng chi ngân sách tăng. Ngành giáo dục - đào tạo liên tục cải cách, nhưng hiệu quả thấp... Dương Ngọc http://vneconomy.vn/2010090612291548P0C9920/10-nghich-ly-cua-kinh-te-viet-nam.htm * * * Phỏng vấn: Bs. Lê Nguyên Sang …Tôi nghĩ rằng hành động của mình là hành động dấn thân. Nếu mình không hành động thì chẳng có ai hành động hết. Cứ sợ ở tù hoài thì đất nước chẳng bao giờ có dân chủ… …Nếu anh bắt người ta về tội “tuyên truyền” thì anh đã giết chết tư tưởng phản biện và bỏ tù một trí thức. Trí thức mà không nói được những suy nghĩ, tư tưởng, tư duy của mình đối với sự mất mát, tổn thất của đất nước thì đâu còn là trí thức… (LNS)

„Không có cái tội gọi là 'tuyên truyền'“

Một nhà tranh đấu dân chủ trẻ vừa được trả tự do sau 4 năm tù giam về tội danh“ tuyên truyền chống phá nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Phiên tòa phúc thẩm ngày 17/8/2006 giảm án từ 5 xuống còn 4 năm tù đối với bác sĩ bất đồng chính kiến Lê Nguyên Sang, người có những hoạt động mà giới cổ súy dân chủ cho là kêu gọi dân chủ và cổ võ đa nguyên đa đảng tại Việt Nam. Bác sĩ Sang từng theo chuyên khoa tâm thần, công tác tại Bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh, Đà Nẵng, trước khi anh vào Sài Gòn học cao học về khoa Nội Tổng quát rồi tốt nghiệp và hành nghề tại Phòng khám Đa Khoa Thị Nghè. 4 năm trước, dư luận đột ngột hay tin bộ ba trí thức trẻ gồm bác sĩ-luật sư-doanh nhân là Lê Nguyên Sang, Nguyễn Bắc Truyển, và Huỳnh Nguyên Đạo bị phạt tù vì vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự, tức tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Vì sao các trí thức trẻ thành danh và có địa vị trong xã hội lại tham gia vào các hoạt động chính trị đối lập không được chính quyền hoan nghênh? 4 năm sau, ngay ngày ra tù, trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh Niên, bác sĩ Sang chia sẻ về niềm tin, lý tưởng, cũng như những hoạt động của anh dẫn tới bản án này. Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Từ năm 2000, tôi viết bài trên Câu lạc bộ Dân chủ Việt

Nam, tiền thân của Đảng Dân chủ Nhân dân. Ngày 31/5/2005, tôi cùng với Đỗ Thành Công thành lập Đảng Dân chủ Nhân dân, kêu gọi đa đảng và đòi thả tù nhân chính trị. Sau đó, an ninh Việt Nam theo dõi và bắt tôi, xử tôi 4 năm tù giam. Đến nay đúng 4 năm ngày tôi bị bắt. Tôi được “tự do” ngày 17/8, “tự do” theo đúng nghĩa là ra khỏi bốn bức tường nhỏ. Còn đối với bốn bức tường lớn thì những ai đã từng sống trong chế độ cộng sản, họ sẽ hiểu được sự chèn ép như thế nào. Nhiều lúc đến mức chịu không nổi muốn tự sát chết. Khi vô tù, tôi thấy rằng sai lầm của tôi là đã không đi vượt biên mà trước đây bao nhiêu người đã cố tìm cách đi ra nước ngoài, thoát khỏi cái ngục tù lớn đó. Bản thân tôi vì nghĩ là đất nước sẽ ngày một thay đổi khác đi và sẽ tiến bộ hơn nên tôi ở lại để rồi cuối cùng tôi phải vào cái ngục tù nhỏ. Những việc tôi làm là đúng. Ra trước tòa, tôi chưa bao giờ nhận tội. Họ ép tội tôi, bảo là nhận tội tôi sẽ được khoan hồng, nhưng tôi dứt quyết không. Tôi cho rằng hành vi của tôi là cần thiết vì đảng cộng sản Việt Nam đã đánh mất lòng tin của dân chúng và để lại quá nhiều sai lầm trong sự lãnh đạo của họ. Thứ hai, xã hội Việt Nam đang xuống cấp. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải vực dậy cái xã hội đó, thức tỉnh nhiều người. Tôi là một trí thức. Tôi hiểu được trách nhiệm của mình đối với đất nước này thì tôi làm tròn nghĩa vụ của tôi thôi. Còn chuyện ở tù hay không đối với tôi không quan trọng lắm. Trà Mi: Báo chí trong nước nói rằng tại tòa, anh công nhận đã sai lầm trong nhận thức dẫn tới việc làm sai trái. Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Điều đó không đúng. Tôi chưa bao giờ nhận mình sai. Trong tù, cứ ba tháng người ta kêu ra làm kiểm điểm một lần để mình nhận tội theo 4 tiêu chuẩn thi đua. Tiêu chuẩn đầu tiên gọi là “nhận rõ tội lỗi-thật thà hối cải”. Nhưng tôi dùng tất cả lý lẽ của tôi để bác bỏ rằng tòa đã bắt tội tôi sai, và tôi không có tội. Trà Mi: Việt Nam nói là anh đã viết bài, in, và phát truyền đơn có nội dung nói xấu nhà nước. Thế nội dung các bài viết và những tờ truyền đơn đó như thế nào mà bị coi là “nói xấu nhà nước”, thưa anh? Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Truyền đơn của tôi không nói xấu nhà nước. Thật ra, tôi kêu gọi thả tù nhân chính trị, đa đảng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, thay đổi điều 4 Hiến pháp. Tôi vạch trần ra những sai lầm của đảng cộng sản Việt Nam, và những sai lầm đó đã đưa đất nước, dân tộc này về vị trí nào. Tôi là người Việt Nam, phải có trách nhiệm

đối với dân tộc tôi. Họ chụp mũ tôi đủ thứ chuyện trên đời. Cộng sản thật ra họ chẳng có pháp luật gì cả. Việc cai trị dân chúng tùy theo ông quan chức địa phương đó, ông ta muốn làm gì thì làm. Họ nói xây dựng nhà nước pháp quyền, thật ra không có gì hết, không có dân chủ gì hết. Trà Mi: Chính quyền Việt Nam không chấp nhận đảng đối lập. Vì sao anh tham gia một đảng ở hải ngoại bị chính quyền coi là phản động và khủng bố? Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Trước đây, những đảng đối lập khác đều bị bắt và bị trừng phạt rất nặng nề, chứ không phải 4-5 năm như tôi. Tôi nghĩ rằng hành động của mình là hành động dấn thân. Nếu mình không hành động thì chẳng có ai hành động hết. Cứ sợ ở tù hoài thì đất nước chẳng bao giờ có dân chủ. Do đó, đây là sự hy sinh, dấn thân của tôi để góp phần nhỏ bé của mình vào tiến trình dân chủ hóa đất nước. Cộng sản cũng muốn dân chủ, nhưng cái dân chủ cộng sản là theo kiểu của họ, họ muốn “nền dân chủ kiểm soát”, chứ không phải một nền dân chủ theo đời sống xã hội hay một nền dân chủ mà đại đa số nhân dân Việt Nam mong muốn. Trà Mi: Nhưng đảng anh tham gia bị cho là “phản động và khủng bố”, phải không ạ? Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Họ chưa bao giờ cho tôi là khủng bố hết. Nếu họ bắt tôi vì tội khủng bố thì họ sẽ giam tôi 15-20 năm. Còn tôi bị họ bắt về tội “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Và tôi đã lý luận rằng không có cái tội gọi là “tuyên truyền”. Nếu tôi nói sai sự thật thì bắt tôi về tội vu khống, nhưng mà đây tôi đâu có vu khống? Nếu anh bắt người ta về tội “tuyên truyền” thì anh đã giết chết tư tưởng phản biện và bỏ tù một trí thức. Trí thức mà không nói được những suy nghĩ, tư tưởng, tư duy của mình đối với sự mất mát, tổn thất của đất nước thì đâu còn là trí thức. Tôi nói tiếng nói phản biện, sáng tạo thì người ta lại cho tôi tội “tuyên truyền”. Tôi bác bỏ chuyện “tuyên truyền” là không đúng sự thật. Tôi nói đúng sự thật, tôi không nói gì sai. Hỏi tôi có tội không? Tôi không có tội. Hành vi tôi có làm không? Tôi có làm, nhưng tôi không có tội. Trà Mi: Việt Nam quy định tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” trong Bộ luật hình sự cũng như không chấp nhận đảng đối lập. Vậy khi viết bài, in truyền đơn, rồi tham gia Đảng Dân chủ Nhân dân, anh có nhận thức và lường trước được những hậu quả có thể xảy ra chăng?

Page 15: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

15Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi đã nhận thức được là tôi sẽ bị bắt. Ngành y là một nghề rất căng thẳng vì luôn sống với sức khỏe và tính mạng bệnh nhân. Còn hoạt động chính trị thì luôn trong trạng thái sẽ bị bắt. Tôi phải làm hai công việc cùng một lúc, cả hai đều rủi ro cho bản thân tôi cả. Nếu tôi sơ suất khi chích thuốc, tôi sẽ làm bệnh nhân chết. Còn hoạt động chính trị thì chắc chắn sẽ ở tù. Trà Mi: Là bác sĩ y khoa, một ngành hoàn toàn không dính líu tới chính trị và cũng là một nghề khá bận rộn, điều gì khiến anh quan tâm và tham gia vào các hoạt động chính trị mà nhà nước cho là chống đối? Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Là bác sĩ chỉ cứu được một vài người thôi, mà cái dân tộc này đang bị hủy hoại, bị tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần. Tôi nói vậy không quá vì tinh thần dân tộc và lòng tự trọng của mỗi người không còn nữa. Như Đỗ Tấn từng nói, làm bác sĩ chỉ cứu được một vài người, còn làm chính trị thì cứu được cả một dân tộc. Chính vì thế, tôi đi theo chính trị để làm thay đổi tư tưởng, tinh thần của con người, xóa bỏ đi sự sợ hãi. Trà Mi: Báo ở Việt Nam nói rằng do anh bất mãn về việc không được nhập hộ khẩu cũng như việc kiện tụng đất đai cho nên… Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Đó là một phần thôi. Từ bức xúc bản thân cho tới chuyện xã hội chứ không phải chỉ có chuyện cá nhân tôi không thôi. Bao nhiêu người họ cũng mất đất đai, nhà cửa, hộ khẩu này khác, nhưng họ không làm hành động như tôi. Mất đất đai họ chỉ làm dân oan và đi kiện tụng thôi. Còn tôi, tôi làm một chuyện có thể giải quyết triệt để vấn đề của cá nhân và của hàng triệu người khác tại đất nước, dân tộc này. Trà Mi: Sau 4 năm tù giam về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”, anh rút ra được điều gì cho bản thân? Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi cảm thấy rằng trong 4 năm qua, cái nhìn của đảng cộng sản Việt Nam này đối với tôi khác. Hôm nay, tôi nói với chị với tính cách mạnh mẽ, tự tin hơn. Trước đây, đài cũng phỏng vấn tôi, nhưng tôi phải nói lén lút, không dám nói trước mặt mọi người. Nhưng hôm nay, tôi tự tin đứng trước mọi người nói cho họ biết tôi là một lực lượng đối lập với đảng cộng sản Việt Nam. Nếu cộng sản không chấp nhận đối lập, đến một ngày nào đó, nó sụp đổ, nó sẽ đè chết hết, nhưng nếu có một lực lượng khác cùng gánh vác thì sự sụp đổ đó ít tổn hại hơn. Chúng tôi làm nhiệm vụ đó. Còn nếu cộng sản Việt Nam cho rằng chúng tôi “sai lầm, vu

khống, xuyên tạc, nói xấu, tuyên truyền”…, họ có quyền bắt chúng tôi. Bắt là quyền của họ vì trong tay họ có công an, nhà tù, nhưng họ nên nhớ rằng họ bắt tôi cũng không làm thay đổi được cục diện của đất nước Việt Nam và sự sụp đổ của chính họ. Trà Mi: Có ý kiến nhận xét rằng ở Việt Nam, đáp số thường thấy của bài toán tranh đấu là đi tù, thì những người tranh đấu liệu có đạt được những “giải pháp” mong đợi hay chỉ tự biến mình thành những thành phần bị coi là “phi pháp”? Câu trả lời của bác sĩ bất đồng chính kiến Lê Nguyên Sang như thế nào? Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Bất cứ trong một chế độ độc tài nào, không riêng gì chế độ độc tài của đảng cộng sản Việt Nam, từ trước tới nay, những người chống độc tài đều đi ở tù, chứ không phải riêng chúng tôi. Chúng tôi chỉ là phần rất nhỏ thôi. Thậm chí trước năm 1975 ở chế độ ngoài Bắc cũng có những người đi tù như Nhân văn Giai phẩm chẳng hạn. Ở đây, tôi muốn nói rằng tôi thấy trách nhiệm mình phải làm, còn chuyện ở tù không quan trọng vì khi đã xác định rồi thì cứ việc làm thôi. Mặc dù con đường đi có thể chông gai, tù tội, đau đớn, mất mát, hy sinh, thậm chí dư luận người đời nhìn mình với ánh mắt không thiện cảm, nhưng tôi chấp nhận con đường đó. Bởi lẽ nó mang lại lợi ích cho đất nước này, cho dân tộc này một tương lai sáng sủa hơn, thì tôi cứ đi thôi. Bản thân tôi, tôi chỉ cần dư luận, dân chúng phán xét hành vi của tôi là đúng hay sai, vì không có sự ủng hộ của họ, chúng tôi thất bại. Khi chúng tôi hành động rồi, họ thấy rằng đúng là có những người dám dấn thân đấu tranh, thì không có điều gì mình phải sợ. Bốn năm qua, tiến trình dân chủ của Việt Nam đã khác nhiều. Đảng và chính phủ Việt Nam đã nhìn những người chống đối một cách nhân nhượng hơn, chứ trước đây, như trường hợp của tôi, thậm chí họ đã đem bắn chứ không để cho ở tù đâu. Trà Mi: Từ kinh nghiệm và bài học đấu tranh của một nhà bất đồng chính kiến, anh có điều gì muốn chia sẻ với các bạn trẻ? Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi vẫn là một người trẻ. Tôi đã từng cầm súng đi bộ đội chiến đấu. Một điều tôi muốn nói là giới trẻ phải chọn con đường lý tưởng mà đi. Khi đã chọn được rồi, thì phải quyết đi đến cùng và phải cương nghị, không bao giờ thay đổi. Tôi chọn con đường dân chủ là con đường đúng cho đất nước này, và tôi theo đuổi con đường đó. Tôi có thể gặp thất bại, bị ở tù lại, bị ngược đãi, hay bị hành hạ, nhưng tôi cho rằng con đường mình chọn là

đúng, mang lại lợi ích cho 86 triệu dân Việt Nam thì tôi vẫn cứ làm. Trà Mi: Bây giờ anh mường tượng về cuộc sống cũng như tương lai sắp tới của mình sẽ như thế nào, thưa anh? Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi sẽ học thêm ngành y và kiếm nghề gì đó nuôi sống bản thân. Sau đó, tôi lại vô Sài Gòn làm phòng mạch với bạn bè tôi, mở phòng khám làm bác sĩ. Nếu có điều kiện, tôi sẽ trở thành một nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp. Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn bác sĩ Sang đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này, và cầu chúc anh mọi điều tốt đẹp trong tương lai. Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Xin cảm ơn chị. Theo VOA http://www.danluan.org/ * * * Kiến nghị về dự án khai

thác bauxite ở Tây Nguyên, với tấm gương về thảm họa vỡ hồ bùn đỏ ở nhà máy Ajka

Timfoldgyar, Hungary Thưa quý Anh Chị, Thảm họa hồ bùn đỏ ở Hungary vừa xảy ra làm chấn động mọi người Việt chúng ta, khiến không ai còn có thể yên lòng với việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Một số anh chị em chúng tôi, trong đó có những thành viên cũ của Nhóm IDS và những thành viên của Nhóm BVN, vẫn cứ tha thiết và kiên định về vấn đề bauxite Tây Nguyên, đã phối hợp khởi thảo một Kiến nghị mới yêu cầu ngừng ngay các dự án khai thác bauxite đang triển khai ở Tân Rai và Nhân Cơ để tránh cho đất nước mọi hậu họa cầm chắc sẽ xảy tới. Cũng như các lần viết kiến nghị trước, lần này chúng tôi cũng xin gửi đến một danh sách chọn lọc những nhà trí thức đã ký vào đợt đầu bản Kiến nghị tháng Tư năm 2099. Nếu quý Anh Chị tán thành kiến nghị của chúng tôi thì xin gửi phản hồi ngay đến địa chỉ "Bauxite Vietnam" <[email protected]>, sẽ có những anh chị em lên danh sách và công bố trên trang mạng Bauxite Việt Nam song song với việc gửi đến các cơ quan quyền lực của Nhà nước. Xin chúc quý Anh Chị dồi dào sức khỏe. Thay mặt Nhóm khởi thảo: Nguyễn Huệ Chi Ngày 05-10-2010 đã xảy ra sự cố vỡ hồ bùn đỏ chứa phế thải từ việc sản xuất alumina cho luyện nhôm của Nhà máy

Page 16: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

16Ajka Timfoldgyar tại vùng Ajka, cách thủ đô Budapest 160 km về phía Tây Nam. Khoảng 1,1 triệu m3 nước thải bùn đỏ từ hồ bị vỡ này đổ xuống các vùng thấp chung quanh rộng gần 40 km2 và một số con sông, trong đó có sông Danube. Trong vùng xảy ra tai nạn có thị trấn Kolontar hoàn toàn bị ngập trong màu đỏ chết người. Tai nạn này cuốn trôi khoảng 270 căn nhà, phá hủy nhiều cầu đường, làm bị thương (dưới dạng bị bỏng hóa chất) 150 người do các hóa chất độc hại có chất ăn mòn cao trong bùn gây ra, 7 người chết và làm hư hại nhiều xe cộ, tài sản khác. Số người thương vong còn có thể tăng lên do tác động của bùn đỏ chứa hóa chất tiếp tục ngấm vào cơ thể những người đã tiếp xúc với chất thải này khi hồ vỡ. Chính phủ Hungary coi đây là thảm họa hóa chất thảm khốc nhất trong lịch sử quốc gia này. Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhận định thảm họa này có nhiều khả năng do lỗi của con người gây ra, vì xảy ra trong lúc tình hình thời tiết hoàn toàn bình thường, không có mưa và chưa đến mùa tuyết rơi; trước khi xảy ra tai nạn hai tuần, một phái đoàn thanh tra chính phủ đã có chuyến đi kiểm tra hồ và không thấy có dấu hiệu gì khác thường; trong khi đó nhà máy vẫn thường xuyên nhắc lại cam kết với nhà nước hồ bùn đỏ này không nguy hiểm… Thủ tướng Viktor Orban đánh giá thảm họa này lớn gấp nhiều lần so thảm họa tương tự đã xảy ra ở vùng Baia Mare tại Romania năm 2000. Trước tình hình như vậy Thủ tướng Viktor Orban đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vùng nơi xảy ra thảm họa. Bùn đỏ đang chảy vào sông Danube và sông Raab. Theo nhận định của người phát ngôn thuộc Cơ quan Quản lý thảm họa của Hungary, ông Tibor Dobson, thảm họa này sẽ có thể ảnh hưởng đến 6 nước hạ lưu là Croatia, Serbia, Bulgaria, Moldova, Ukraina và Romania, và có nguy cơ trở thành thảm họa sinh thái châu Âu. Tại một số nơi nhiều thủy sản cây cối, hoa màu và gia súc đã chết. Nhìn chung chưa đánh giá được toàn diện thiệt hại. Quốc vụ khanh Illes nói các đội cứu hộ của Hungary đang làm việc một cách tuyệt vọng, phải mất ít nhất một năm và hàng chục triệu đô-la mới xử lý được; Hungary kêu gọi sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu. Thảm họa vỡ hồ bùn đỏ Ajka ở Hungary là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với vấn đề hồ bùn đỏ chứa chất thải trong sản xuất alumina ở Tây Nguyên. Lường trước nguy cơ không thể kiểm soát nổi vấn đề bùn đỏ độc hại trong sản xuất alumina ở Tây Nguyên, chúng tôi,

những người Việt Nam gắn bó với vận mệnh tồn vong của đất nước ký tên trong bản kiến nghị này, khẩn thiết yêu cầu - Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, - Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, - Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1) Quyết định cho ngừng ngay việc xây dựng Nhà máy Tân Rai ở Lâm Đồng để nghiên cứu tiếp cách xử lý; (2) Tạm hủy dự án đang đàm phán tiếp với đối tác nước ngoài về Nhà máy Nhân Cơ ở Đắc Nông; (3) Tạm thời đình chỉ việc triển khai toàn bộ tổng dự án hiện thời về việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên để tổ chức nghiên cứu lại một cách nghiêm túc và khoa học; (4) Lập nhóm nghiên cứu độc lập (nhóm đặc nhiệm) gồm những cá nhân có uy tín và có tâm huyết với đất nước trong giới các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế và những người hoạt động xã hội độc lập, để tiến hành nghiên cứu lại toàn bộ vấn đề bauxite Tây Nguyên. (5) Những kết quả nghiên cứu lại một cách tổng thể vấn đề bauxite Tây Nguyên của nhóm đặc nhiệm này sẽ được trình bày trước Quốc hội, đồng thời được đem ra trưng cầu ý kiến nhân dân cả nước về đề tài kinh tế – xã hội vô cùng nhạy cảm này để quyết định. 5 yêu cầu nêu trên của chúng tôi dựa vào các lý do sau đây: Một là: Hầu hết các phản biện trong nhiều cuộc hội thảo được tiến hành năm 2008 và năm 2009 đã chứng minh có sức thuyết phục là việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên để sản xuất alumina như đang triển khai là phi kinh tế, hủy hoại môi trường, để lại nhiều hệ quả khó lường về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, uy hiếp nghiêm trọng an ninh quốc phòng của quốc gia. Hai là: Chưa nói đến những khoản đầu tư là rất lớn, rất đắt, nhưng khả năng sinh lời trong khai thác bauxite Tây Nguyên lại không hiện thực, thậm chí hầu như chắc chắn là lỗ, việc khai thác bauxite Tây Nguyên để sản xuất quặng sơ chế alumina rất khó cân đối được đầu vào về nguồn nhiên liệu và nguồn nước vốn rất khan hiếm ở Tây Nguyên; việc từ quặng sơ chế alumina để sản xuất ra nhôm hoàn toàn bị loại trừ vì không có đủ nguồn điện. Các phản biện của các cuộc hội thảo năm 2008 và năm 2009 đã chứng minh không thể phản bác được những nhận định này. Việc sản xuất ra alumina với khối lượng một vài triệu

tấn/năm là quá nhỏ so với thị trường bauxite/nhôm trên thế giới và trong thực tế chỉ có thể bán được cho một thị trường duy nhất là Trung Quốc, vì cước phí vận tải biển rất cao; tình hình này sẽ tạo ra nguy cơ phụ thuộc kinh tế và chính trị rất bất lợi cho đất nước. Nếu định nâng sản xuất alumina lên 5 – 6 triệu tấn/năm vào năm 2020 như dự kiến, thì đấy vẫn chỉ là một thị phần rất nhỏ trong thị trường bauxite/nhôm thế giới và cũng vẫn chỉ có thể bán cho một người mua duy nhất là Trung Quốc, vì xu thế chung trên thế giới hiện nay là sản xuất nhôm ngay tại chỗ khai thác bauxite để giảm chi phí vận tải. Cứ sản xuất 1 tấn alumina sẽ tạo ra 3 tấn bùn thải có chứa hóa chất độc hại; càng sản xuất nhiều đòi hỏi phải có hồ chứa bùn đỏ càng lớn, nguy cơ thảm họa môi trường càng lớn. Không thể hình dung nổi nguy cơ thảm họa môi trường của một hồ chứa bùn đỏ hàng triệu hay hàng chục triệu m3 treo lơ lửng trên đầu đồng bằng sông Đồng Nai và miền Bắc Nam Bộ, miền Nam Trung bộ, nơi có hàng chục triệu dân cư sinh sống. Tây Nguyên là vùng đầu nguồn của những con sông huyết mạch và có tầm ảnh hưởng quan trọng tới các vùng kinh tế trọng yếu của đất nước. Trong khi đó, do tác động biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai ở miền Trung và ở Tây Nguyên xảy ra với tần số và cường độ ngày càng lớn; chưa kể đến tình hình khí hậu và kiến tạo địa hình nơi khai thác bauxite ở Tây Nguyên khắc nghiệt hơn rất nhiều (mưa cường độ lớn và tập trung trong mùa mưa, địa hình đất đai có độ dốc cao…) so với vùng Ajka ở Hungary. Ajka là vùng tương đối thấp, trong khi các vùng dự định khai thác bauxite ở Tây Nguyên đều ở trên cao, thuộc vùng Nam Trường Sơn với sườn phía Đông dốc đứng. Các hồ chứa bùn đỏ ở đây sẽ là những quả bom độc treo trên đầu hàng nhiều chục triệu người với tai họa khôn lường. Ngoài ra khả năng quản lý, thực thi pháp luật, lực lượng vật chất kỹ thuật phòng hộ chống thiên tai… của ta hiện nay chưa thể so sánh với Hungary. Ba là: Các khảo sát nghiêm túc của nhiều nhà khoa học và kinh tế đã được trình bày trong các hội thảo năm 2008 và năm 2009 và đã được nêu lên trong nhiều kiến nghị gửi đến Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ cho thấy: Hiện tại và trong một vài năm tới hoặc lâu hơn vấn đề vận tải (dù là phương án đường bộ hay đường sắt) và cảng cho việc sản xuất và xuất khẩu alumina hoàn toàn bế tắc. Các tuyến đường bộ và cảng được dự kiến trong các dự án của Tập đoàn Than & Khoáng sản (TKV) nếu

Page 17: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

17định thực hiện cũng phải mất một vài năm và phải chi thêm những khoản đầu tư rất lớn, vì những tuyến đường bộ hiện có định đưa vào sử dụng đều hẹp, nhiều cua gấp tay áo và có nhiều đèo dốc cao, không thể sử dụng cho xe vận tải lớn với trọng tải và lưu lượng lớn; nếu thực hiện phương án vận tải đường sắt thì còn phải chi thêm nhiều tỷ đô-la và cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa. Điều này cũng có nghĩa nhà máy sản xuất alumina Tân Rai nếu làm xong, cũng có thể có nguy cơ phải nằm đắp chiếu để đấy một thời gian. Bốn là: Giả thiết rằng các tuyến đường vận tải và cảng đã sẵn sàng, một giả thiết hoàn toàn không tưởng, chi phí cho vận tải chở các nguyên liệu và than lên núi cho sản xuất và chở alumina xuống núi cho xuất cảng rất lớn, vì đoạn đường quá dài (khoảng gần 200 km hoặc hơn nữa, tùy phương án lựa chọn), sẽ đội giá thành lên rất cao. Điều này có nghĩa chỉ riêng vấn đề chi phí vận tải trên bộ để xuất cảng theo giá FOB đã gây ra nguy cơ thua lỗ lớn. Luận chứng này cũng đã được chứng minh trong nhiều tham luận khoa học có liên quan trong suốt năm 2008 và năm 2009. Năm là: Nhữngvấn đề về văn hóa xã hội, từ đó dẫn đến những vấn đề về dân tộc ở Tây Nguyên vừa qua đã khá phức tạp, hoàn toàn chưa thể coi là ổn định; nay thêm dự án bauxite với nhiều tác hại đã chỉ ra, chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống mọi mặt của các dân tộc tại chỗ, càng làm suy thoái văn hóa các tộc người Tây Nguyên, làm rắc rối thêm các vấn đề xã hội, sẽ khiến tình hình trầm trọng hơn, cả về an ninh và quốc phòng ở vùng chiến lược này. Sáu là: Với 5 lý do trình bày trên, chúng tôi thấy việc thực hiện 5 yêu cầu nêu trong kiến nghị này là phương án an toàn nhất, có thể giúp đất nước có đủ thời gian tìm ra những phương án tối ưu trong việc xem xét vấn đề bauxite Tây Nguyên nói riêng và cho vấn đề phát triển kinh tế – xã hội Tây Nguyên nói chung. Nhìn lâu dài về tổng thể, 5 yêu cầu nêu trong kiến nghị này còn là phương án tốt nhất, kinh tế nhất và toàn diện nhất, với nghĩa các tổn thất do phải tạm hủy ngay hoặc thậm chí có khi phải đi tới kết luận sẽ phải hủy hoàn toàn việc khai thác bauxite Tây Nguyên, dù sao sẽ vẫn còn “rẻ” hơn cái giá phải trả không thể lường hết được và thậm chí không thể cứu vãn được cho những hệ quả và thảm họa có thể xảy ra. Thưa các vị lãnh đạo nhà nước, Chúng tôi hiểu thực hiện lời thỉnh cầu khẩn thiết này có nghĩa là phải thực hiện một quyết định rất đau đớn chưa hề có

trong lịch sử kinh tế nước ta và sẽ là một tổn thất lớn mà nền kinh tế nước ta phải chịu đựng – nhất là Nhà máy chế biến alumina Tân Rai đã hoàn thành được một phần lớn và đã làm được nhiều việc quan trọng trong triển khai dự án Nhà máy Nhân Cơ. Chỉ có lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm tuyệt đối đối với vận mệnh quốc gia của các vị cùng với sự thông cảm của đồng bào cả nước mới đủ sức đi tới thực hiện quyết định khó khăn này. Song thà chịu như vậy còn hơn để lại hậu họa khôn lường cho mai sau, kính mong Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ xem xét và chấp nhận. Chúng tôi đồng thời kêu gọi đồng bào trong cả nước và sống ở nước ngoài đồng thanh lên tiếng ủng hộ 5 đề nghị cụ thể nêu trên và ký tên vào kiến nghị này, có ghi rõ nghề nghiệp hay chức vụ (nếu có). Thư từ xin gửi về theo địa chỉ [email protected], có kèm theo địa chỉ cư trú, địa chỉ e-mail, và số điện thoại của quý vị; để bảo đảm bí mật về sự riêng tư, khi đưa danh sách lên trang BVN, các thông tin này sẽ được lược bỏ. Làm tại Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 2010 Ký tên : GS Hoàng Tụy, Trần Việt Phương, Nhà văn Nguyên Ngọc, Trần Đức Nguyên, TS Lê Đăng Doanh, GSTS Chu Hảo, Phạm Chi Lan, Nguyễn Trung, TS Nguyễn Quang A, GS Tương Lai, GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng. (từ trang mạng Bauxite Việt Nam) * * *

LUẬT SƯ LÊ THỊ CÔNG NHÂN TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐỐI THOẠI VỀ

QUAN HỆ TAY BA VIỆT NAM-HOA

KỲ-TRUNG QUỐC HÀ NỘI, 28.08.2010 1. Xin chào Luật sư Lê thị Công Nhân. Cám ơn Luật sư dành cho Đối Thọai buổi trao đổi hôm nay. Trước hết xin hỏi thăm LS về tình trạng sức khỏe,sau khi

rời nhà tù, tình trạng sức khỏe của LS có được cải thiện nhiều không? Ls LTCN: Cảm ơn anh, sức khỏe của tôi không cải thiện mấy sau khi ra tù, có thể là do nội lực của tôi đã yếu sẵn và những hậu quả của thời gian ở tù nặng nề và tồi tệ hơn là tôi nghĩ. Hiện giờ thì bệnh khớp của tôi đã trở nên mất kiểm soát vì bị đau và sưng ngay giữa mùa hè, vốn không phải là mùa đặc trưng của căn bệnh này. Tôi sẽ có một đợt khám tổng quát lại thật kỹ, có lẽ là sẽ tốn kém và mất thời gian, vì với cách khám chữa bệnh của Việt Nam thì như quý vị cũng biết đấy đã làm cho người dân phải nói một câu là “Ở Việt nam đi viện còn khổ hơn đi tù”. Khám 5 phút 1 người và khám một căn bệnh nhưng phải đi làm xét nghiệm thêm ở bệnh viện, phòng khám tư khác nhau mới ra kết luận bệnh mà chưa chắc đã đúng, và bệnh nhân hầu như không nhận được bất kỳ câu trả lời đầy đủ thỏa đáng nào khi hỏi bác sỹ về bệnh tình của mình, tất cả vì quá tải. Mọi cái trong đời sống dân sinh cơ bản nhất đều quá tải: giao thông quá tải, bệnh viện quá tải, trường học quá tải, môi trường quá tải, nhà tù lại càng quá tải chỉ có có pháp luật dân chủ và văn hóa dân chủ là cực kỳ thiếu thốn, thậm chỉ gần như không có. Tôi cho rằng, hậu quả của những sự quá tải kia là do thiếu thốn về dân chủ, thiếu thốn không phải vì nó không có, mà nó đã bị hủy diệt, lừa đảo, đánh tráo từ khiViệt nam rơi vào ách cai trị độc tài của băng đảng cộng sản. Có lẽ là tôi hơi đi xa so với câu hỏi rồi, nhưng mong quý vị cũng thông cảm cho tôi vì nói lên được suy nghĩ của mình cũng làm nhẹ lòng, mà nhẹ lòng thì chắc chắn là sẽ đỡ mệt hơn. Chế độ độc tài cộng sản làm tôi phát ốm vì lúc nào cũng âu lo không biết chúng còn phá hoại đất nước này mới mức độ nào nữa. Đi đâu cộng sản cũng rêu rao “minh bạch, giám sát”, nhưng chỉ có một mình đảng cộng sản thì có cái gì là minh bạch đây, giám sát ai và ai giám sát. Cuối cùng thành ra một vở bi hài kịch lẩn quẩn tự biên tự diễn tự vỗ tay, nhưng lại trấn lột tiền của nhân dân để dựng vở cho mình. Tôi cũng chỉ là một phần trong số 87 triệu dân trong nước mà thôi, lọt thỏm giữa một biển người mà tuyệt đại đa số chỉ biết đến 2 điều cơ bản là: mải miết kiếm tiền và tự ru ngủ mình một cách an phận với sự sợ hãi chính quyền và công an đã trở thành một phong cách tự nhiên và độc đáo của người Việt không chỉ đang sống trong nước mà ra đến nước ngoài rồi vẫn ôm ấp nỗi sợ ấy trong lòng. Sợ đến mức không dám đả động tới chính trị, nghe tới công an thì còn sợ

Page 18: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

18hơn quỷ hiện hình, và câu cửa miệng thì lúc nào cũng là “Nước mình nó thế, ai mà chả biết, nhưng nói ra thì được cái gì, chỉ tổ rước họa vào thân.”. Ai cũng có lý do chính đáng để trì hoãn tiếng nói chân thật của chính mình. Em rể tôi, tên Thành, kể chuyện cậu ta có quen mấy ông trung tá ngành an ninh phản gián bên quân đội và công an, nhà ai cũng giàu có sung sướng “tiền đè chết người”, con cái du học bên “trời Tây” Anh, Mỹ, Úc (chả thấy cháu nào sang Tàu, Cuba hay Bắc hàn du học cả ! ?) , có mấy ông tâm sự “Tao chán cái chế độ này tận cổ, nhưng phải về hưu đã, lo việc xong xuôi cho mấy đứa con, đâu vào đấy ổn thỏa hết rồi, tao sẽ viết hồi ký. Chứ bây giờ thì chưa an toàn, chưa được, mình phải tính toán có lợi nhất cho mình thì mới làm chứ. Chứ chị vợ mày (ý nói tôi-LTCN) là cái đinh, đéo biết gì, dân ngoài làm sao biết được cái thối bên trong bộ máy (chính quyền) như bọn tao.” Tôi cứ nghĩ mãi về câu nói đấy và thấy rất buồn. Nỗi buồn ấy lớn lắm, lớn đến mức thành một nỗi âu lo len cả vào giấc ngủ, vì thấy rằng sao cái nỗi sợ và sự đạo đức giả lại có thể được “chạy” một cách tự động, trơn tru và tự nhiên đến thế trong con người Việt nam hiện nay từ khi dân mình được đảng cộng sản “đặt bục công an giữa trái tim người”. Trước đây dân ta đâu có thế. Đành rằng thời phong kiến có nhiều lạc hậu, dân ta vốn cũng không phải là một dân quá thông minh như tuyển dân Do Thái của Chúa, lại cũng chẳng phải là một dân tinh hoa nghệ thuật lẫy lừng như dân Ý, dân Pháp, nhưng chắc chắn chưa bao giờ là một dân đáng hổ thẹn trên thế giới như chúng ta bây giờ. Ở Việt nam bây giờ lúc nào người ta cũng nói dối và kiêu ngạo không thể tưởng tượng nổi đến mức lố bịch, nhưng bên cạnh đó thì lại rất mặc cảm tự ti và côn đồ. Ngồi xem tivi một mình mà tôi còn cảm thấy nhục, xấu hổ vô cùng mỗi khi nghe cái giọng điệu tuyên truyền “Bác Hồ, người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại …”, rồi thì “Đảng đã cho ta một mùa xuân tràn ước vọng…”, nào là “Cả thế giới phải ngưỡng mộ và khâm phục Việt Nam vì thành tích phát triển về kinh tế và vị thế chính trị trên trường quốc tế …”. Đến nỗi đôi khi thấy mình nhạy cảm quá chỉ thêm khổ. Cộng sản trước hàng chục triệu dân Việt nam khốn khổ nghèo đói và cả thế giới hàng ti tỉ dân nhìn vào mà còn trơ trẽn vô độ dùng bạo lực để cưỡng bức, cướp đoạt tiền của, sức lực, thời gian của người dân để ca ngợi chúng nó thì mình ngồi xem tivi một mình mà còn thấy nhục thay, thấy

khổ sở vì xấu hổ thì e răng mình ủy mị quá chăng. Nhưng anh ạ, tôi lại tự an ủi “Không sao, biết đâu nhờ sự nhạy cảm đó mà mình có thể đối mặt với sự thật và vượt qua được những yếu kém của bản thân, thì ít ra cũng không cảm thấy mình hèn.” Tóm lại sức khỏe của tôi là như vậy đấy, giờ lại càng thấm thía cách phân tích về “tâm bệnh” của đông y hay đến thế nào. Một người vừa ra tù, lại bị quản thúc, sống dưới sự cai trị dối trá, ác độc và đê hèn đến ghê người của cộng sản Việt Nam mà vẫn mạnh khỏe vui tươi mới lạ! Thậm chí tôi tổ chức sinh nhật tháng 7 vừa rồi (khoảng 20 người), mà mật vụ A42 (Yến-nữ, Hoàng Quân-nam) buổi chiều còn vào tận nhà dọa tôi một trận, còn buổi tối thì xếp đặt theo dõi sát sạt ở nhà hàng tôi tổ chức (xếp to thì vào nhà hàng ăn uống, lâu la tép riu thì đứng vòng ngoài thỉnh thoảng chạy vào báo cáo, mặt mũi vừa lấm lét, vừa hằn học (cái vẻ mặt này khó tả lắm !). Mật vụ còn ngăn chặn một số bạn bè tôi vào dự tiệc sinh nhật ở nhà hàng (chỉ cho vào tặng hoa rồi bắt phải về ngay). Giá mà họ hiểu được là họ đang xúc phạm và làm tổn thương tôi nghiêm trọng đến như thế nào, nhân danh chế độ độc tài đảng cộng sản, mà lại lấy tiền thuế của dân đóng vào ngân sách công ích nhà nước để đi làm những việc thô bỉ đó thì tôi quá phẫn nộ. Nếu các đảng viên cộng sản vẫn thích thú đàn áp những người dân chủ như vậy thì hãy tự đóng tiền vào mà trang trải chi phí cho cuộc đàn áp của các người. Hãy tự trả tiền mà sinh hoạt. Ăn cướp, ăn trộm tiền thuế của nhân dân như vậy không thấy nhục sao ? Chỉ cần dành vài phút để hình dung ngày mà người dân Việt Nam nổi dậy chống lại ách áp bức bóc lột dã man của cộng sản thì tôi cũng đã thấy rợn người. Vì họ đã cai trị dân Việt Nam đến mức độ sự phẫn uất chế độ này đã trào dâng đến cổ, phẫn uất vì những điều bất công, dối trá hàng ngày họ phải chịu đựng, thậm chí còn bị buộc phải “học tập và làm theo” sự dối trá đó. Cho dù đa phần họ chưa hiểu biết gì về chính trị hay dân chủ một cách sâu sắc. Họ không hiểu là vì họ hoàn toàn không được giáo dục, tuyên truyền một cách trung thực, đúng đắn về điều này (như tôi chẳng hạn, kể cả khi đã là luật sư, luật sư gì mà điều lệ lại ghi là “bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa”). Ai mà hiểu biết về chính trị, dân chủ thì là cả một sự cô đơn và khác thường giữa cộng đồng. Và, kinh khủng nhất là ai dám tỏ ra là mình không mù không câm không điếc trước hiện trạng xã hội cần phải chấm dứt chế độ độc tài công an đảng trị, thì

bị coi là “tên tội phạm nguy hiểm, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân”. Vào tù rồi tôi mới thấy hết sự phẫn nộ của dân chúng với chế độ này, nhất là với công an. Mà không phải là vì thù hằn do họ bị đi tù đâu nhé. Hoàn toàn không phải thế. Một bạn tù của tôi là chị Hồng, án buôn bán trái phép ma túy, nói “Bọn chị đi buôn ma túy nhưng thật lòng chị thấy bọn chị còn tử tế hơn bọn công an và cái nhà nước này. Bọn chị đi buôn ma túy còn nộp phế cho chúng nó, bị bắt rồi, còn phải đút lót chúng nó, vào tù thi hành án rồi còn phải tiếp tục đút lót cống nạp cho bọn công an quản giáo. Đ.mẹ bọn cộng sản này còn ác hơn bọn phát xít, khốn nạn hơn tất cả bọn khốn nạn trên đời. Không phải vì chị bị đi tù chị mới nói vậy, mà trước giờ chị vẫn thấy bọn cộng sản này đúng như thế, chị ghê tởm chúng nó. Bọn chị là dân giang hồ nhưng không bắt đứa nào phải cống nạp mà lại còn phải nịnh bợ mình như cộng sản. Dân giang hồ còn có lòng tự trọng hơn bọn cộng sản.” Đấy là tôi nói chuyện với chị khi chị ngồi đan áo len gửi về cho con trong một ngày mùa đông với một tâm trạng bình tĩnh chị em tâm sự với nhau. Vậy khi người dân Việt Nam tức nước vỡ bờ vùng dậy thì sẽ như thế nào nhỉ ? Dân Việt nam giờ đã được đảng cộng sản trang bị cho sự dốt nát về chính trị và pháp luật, sự thù hằn côn đồ trong tính cách, phẫn uất trong tâm trạng và thói phù phiếm phô trương để che đậy sự tự ti và thiếu văn hóa trong lối sống. Tất cả những điều này chắc chắn sẽ được trút vào đám cộng sản quan tham và công an tay sai của chúng một cách không thể kiểm soát. Cho nên chúng ta đều thấy rõ là tâm trạng khiếp sợ, tư duy nhiệm kỳ đang được cộng sản thể hiện một cách trắng trợn, điên cuồng. Vơ vét đến tận cùng dù đó là tên công an khu vực cấp xã phường hay tên bí thư thành ủy, nội bộ quan tham chơi xấu nhau tung đòn đến mức còn tồi tệ hơn kẻ thù (Giám đốc công an tỉnh Hà Giang nắm trong tay bằng chứng “cởi truồng” của chủ tịch tỉnh Hà Giang suốt 5 năm (2005 -2010) để làm tin, cấu kết vơ vét, và tất nhiên bên “cởi truồng” yếu thế hơn phải “biết điều” với bên kia, và công an luôn rất sẵn sàng bắn thẳng vào dân chỉ vì không …đội nón bảo hiểm sau khi rượt đuổi nạn nhân đến té ngã chổng vó không hề có khả năng trốn chạy, mà nạn nhân bỏ chạy là vì thấy 2 người mặc thường phục bỗng dưng rượt đuổi mình nên tưởng đó là kẻ xấu, cướp giật hoặc côn đồ gì gì đó (nạn nhân nữ sinh viên Trà ở Thái Nguyên đầu tháng 8 này)! ? 4 tên công

Page 19: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

19an còn đoàn kết chung sức đánh hội đồng nhũn não, dập hạ bộ người dân đến chết cũng chỉ vì không … đội nón bảo hiểm (nạn nhân anh Khương ở Bắc Giang chết đầu tháng 7 vừa rồi)! ? Thật không thể tả hết bằng lời sự tàn ác của công an cộng sản. Đây chỉ là lỗi hành chính thuộc loai nhẹ nhất (vì chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người không đội nón nếu xảy ra tai nạn). Lỗi này về mức độ nguy hiểm và nhận thức còn thua xa các tội vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng và cả dùng còi hơi gây kinh hoàng trên đường phố. Vậy đấy, mà ông bộ trưởng bộ công an Lê Hồng Anh còn thể hiện quyền lực tối thượng của mình bằng cách phô diễn sự dốt nát và láo lếu với nhân dân khi ca ngợi cái quy định của mình cho công an giao thông được mặc thường phục để trà trộn vào nhân dân trong khi làm nhiệm vụ là đúng đắn, là được nhân dân hoàn toàn ủng hộ cần thiết phải được duy trì theo nhu cầu của xã hội (ông Lê Hồng Anh trả lời như vậy khi phóng viên hỏi ông ta về việc dư luận bất bình vì công an giao thông mà lại mặc thường phục trà trộn vào dân, đăng trên báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh sê ri bài về vụ công an Thái Nguyên bắn thẳng vào đùi nữ sinh viên Trà vì tội không đội nón bảo hiểm và chạy khi bị công an mặc thường phục đuổi, thậm chí chính quyền còn huênh hoang là đang chuẩn bị hồ sơ khởi tố chị Trà và anh Hùng về tội chống người thi hành công vụ, một tội hình sự nghiêm trọng). Chế độ độc tài công an đảng trị này đã tiến đến bờ vực của sự diệt vong bởi sự ác độc và vô sỉ của công an – đứa con cưng nhất của đảng cộng sản. Phương pháp làm việc mờ ám, đi đêm, khủng bố tinh thần người dân được tôn thờ đến mức ngành công an giao thông mà cũng có mật vụ, tức công an chìm. Trên thế giới này có nơi nào như nước tôi không ? Tôi không hiểu nổi. Siêu luật sư, siêu chuyên gia nào trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp xin hãy giải thích cho tôi điều này. Cảm ơn anh vì đã lắng nghe câu trả lời hơi dài của tôi. Mong quý vị thông cảm và chia sẻ cho tâm trạng tôi chỉ là một con người nhỏ bé bình thường nhưng không thể chịu đựng nổi những áp bức bóc lột trời không dung đất không tha mà chính quyền độc tài cộng sản Việt nam gây ra cho nhân dân Việt Nam. Tôi phải nói ra để giữ lấy lòng tự trọng của mình, là thứ ít khi nào bị cướp bị trộm, mà thường là do tự đánh mất là chính. 2. Hôm nay Đối Thọai xin được trao đổi với LS về liên hệ giữa Việt Nam và Hoa

Kỳ trong bối cảnh mới. Như LS đã biết, năm nay là năm thứ 15 VN và Hoa Kỳ thiết lập bang giao. Tại Hội nghị Asean Regional Forum (ARF)Bà Ngọai trưởng Hoa Kỳ đã nói rõ “Tôi muốn nói ngắn gọn quan điểm của chúng tôi về vấn đề này. Hoa Kỳ, như mọi quốc gia, có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại, tự do đi vào vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích không chỉ với các thành viên ASEAN hoặc những người tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN, mà còn với các quốc gia gần biển khác và cộng đồng quốc tế rộng hơn.” Như vậy theo LS quan điểm của Hoa Kỳ có điều gì mới lạ chúng ta cần lưu ý ? Thưa anh, tôi không thấy bất ngờ và có gì mới lạ vì lời phát biểu này của bà Ngoại trưởng Hoa kỳ. Tôi không bất ngờ vì những lời phát biểu này là hoàn toàn đúng trong bối cảnh quốc tế và luật quốc tế, đặc biệt là về luật biển và quyền tự do đi lại trên biển quốc tế, và bởi vì lời phát biểu này là dành chung cho tất cả các quốc gia có liên quan và tranh chấp trên biển Đông, chứ lời phát biểu này không dành riêng cho câu chuyện giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lời phát biểu này được quan tâm vì nó thật sự có ý nghĩa trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm và mất thể diện quốc gia nghiêm trọng của Việt Nam hiện nay trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo mà chính quyền cộng sản Việt Nam đã tự đánh mất và đang cố ý tiếp tục đánh mất chủ quyền của mình trên vùng biển Đông và các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nó có ý nghĩa là bởi vì, tuy nội dung phát biểu đó của bà Ngoại trưởng không có gì đặc biệt, nhưng vì chính quyền Việt Nam không dám cất lời nhờ cậy sự giúp đỡ và quan tâm của quốc tế đối với việc đang mất dần biển đảo vào tay Trung cộng trong thực tế. Người dân Việt nam là nạn nhân của việc mất dần biển đảo này, nhưng chính quyền cộng sản thì lại nhất quyết không dám lên tiếng nhờ ai giúp đỡ và tài phán các tranh chấp này, mà họ vẫn rêu rao là “không quốc tế hóa các tranh chấp trên biển Đông”. Dù vậy trong lòng chính quyền cộng sản Việt Nam thì cũng khiếp sợ sự phẫn nộ và lên tiếng quyết liệt của người dân trong nước trước thực trạng biển đảo và ngư dân Việt đang bị xâm lược và đối xử một cách tàn bạo bởi lực lượng vũ trang của Trung cộng. Khiếp sợ như vậy nhưng một mặt lại trơ trẽn đàn áp bỏ tù hàng loạt những người thể hiện tình yêu nước một cách cụ thể và công khai đối với 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

Họ là những người thật sự thương xót dân mình, đã bất chấp hiểm nguy và sự ngăn chặn (đến giờ tôi vẫn không hiểu nổi tại sao ? ! ) do chính quyền cộng sản gây ra, dám dấn thân để tìm hiểu, loan báo về tình trạng khốn khổ nguy hiểm của những ngư dân và nạn nhân của lực lượng vũ trang Trung cộng, ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Giữa lúc sợ nhân dân trong nước lên tiếng, sợ phát khiếp Trung cộng, sỹ diện bằng chết không dám nhờ cậy ai giúp đỡ thì Hoa Kỳ lại tự mình lên tiếng như vậy thì quả là tuyệt cho Việt Nam. Tôi nói ý nghĩa là ở chỗ đó. Vì những kẻ đi đêm trong chính quyền Việt Nam bán nước cho Trung Cộng bớt đi một nỗi sợ là bị Trung cộng coi như “phản bội thiên triều” một cách trắng trợn. Còn nội dung lời phát biểu của bà Ngoại trưởng có thể so sánh như: những vấn đề chung thì ai cũng có quyền quan tâm và lên tiếng, đó là lối sống tích cực và ngay thẳng, để sau này mình đỡ ân hận là đã không thờ ơ vô cảm, và nếu có oán trách ai đó thì cũng đỡ e ngại vì bản thân mình đã sống một cách tích cực và có trách nhiệm. Giống như là trong một khu dân cư có mảnh đất trống làm vườn hoa, nhưng lâu nay ít được quan tâm chăm sóc, bỗng dưng có một kẻ ngang ngược nhìn ra được lợi ích và giá trị lâu dài của mảnh đất thế là nhảy ra chiếm đoạt, cứ tưởng ai cũng hèn nhát, ích kỷ thờ ơ, đầu tiên là không để ý (do chưa thấy được giá trị lâu dài của mảnh đất vì tầm nhìn hạn chế), sau là nhận ra được vấn đề nhưng đã để cho kẻ ngang ngược kia lấn hơi sâu, nên ngại, nay lại có một kẻ mạnh khác, thậm chí là rất mạnh thổi còi bảo rằng “Này, phải chơi cho đẹp đúng luật chung đấy nhá, vì đấy là mảnh đất chung, lợi ích chung, tớ cũng có quyền lợi chính đáng trong đó đấy.” Thế là Trung cộng phải ngại thôi. Lợi nhất là các nước nhỏ, vốn ngán cái thằng to xác mà lại ngang ngược, vừa lưu manh gian xảo lại có phần côn đồ, nay có một anh nghĩa hiêp, lại giàu có mạnh mẽ và ngay thẳng tham gia vào thì yên tâm quá đi chứ. Kể cả khi anh ta là kẻ nổi tiếng thực dụng và luôn mở đầu bằng câu “Trước hết và trên hết là vì quyền lợi của chính tớ” thì cũng đã thấy sự việc cần phải và buộc phải đi đúng luật rồi, hoặc ít ra thì những kẻ có liên quan cũng phải tỏ ra là như vậy. Trong bất kỳ sự việc nào mà chỉ cần có một bên làm đúng luật và công khai thì đương nhiên sẽ đẩy bên còn lại phải lựa chọn cách hành xử hoặc cũng công khai và đúng luật, hoặc phải chơi hết các trò xấu của mình ra thôi nếu như kẻ đó vẫn

Page 20: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

20cố đeo bám tham vọng không chính đáng của mình. 3.Cũng tại hội nghị này, vấn dề quốc tế hóa biển Đông được nêu lên một cách công khai trước sự hiện diện của Trung Quốc trái với lập trường của Trung Quốc , Biển Đông là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và mỗi quốc gia liên hệ. Điều này có ảnh hưởng gì đến mối liên hệ lâu dài giữa VN và Trung Quốc ? Trung Quốc luôn lập đi lập lại rằng “, Biển Đông là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và mỗi quốc gia liên hệ”. Nhiều người khi nghe Trung cộng ra rả giọng điệu đó với ý dọa dẫm, thì có vẻ ngại và lo lắng, tôi thì hoàn toàn không như vậy. Tôi cho rằng chính quyền độc tài Trung cộng thật ngu xuẩn và tự ti khi tuyên bố lập trường đó. Bởi vì đây là một lý lẽ sai trái, vi phạm chủ quyền và độc lập của nước khác trong việc lựa chọn tài phán trong các tranh chấp. Một quốc gia có thể không công nhận một tổ chức tài phán mà quốc gia tranh chấp với mình lựa chọn, nếu như mình không (hoặc chưa) ký kết, gia nhập vào một công ước quốc tế công nhận quyền tài phán của tổ chức đó. Nhưng quyền đưa vụ việc tranh chấp ra bên thứ 3 là quyền đương nhiên và tối cao của bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp. Nói Trung Quốc ngu xuẩn là ở chỗ đó, ngu xuẩn vì quá kiêu căng ngạo mạn. Còn tự ti là việc họ luôn khư khư nói như vậy chỉ cho thấy họ sợ bất kỳ một sự giải quyết công khai chính thức 3 bên nào. Họ sợ tất nhiên là vì họ không có đủ lý lẽ về pháp lý, không nhận được sự ủng hộ về tinh thần, và sự cảm thông về tình cảm của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới này, do tham vọng bá quyền trắng trợn, hành xử dã tâm, thâm độc và tham lam của họ gây ra. Chúng ta hay thần hồn nát thần tính khi nghe về dân số đông như kiến và GDP cao ngất trời của họ. Nhưng hãy bình tĩnh mà xem chất lượng dân số Trung Quốc như thế nào, môi trường sống của họ ra sao, và nếu như chia số GDP và số tiền cho vay nợ (dưới mọi hình thức đầu tư tư nhân và mua trái phiếu chính phủ của các nước) cho 1 ngàn triệu + 300 triệu dân của họ, hỏi rằng mỗi người được bao nhiêu ? ! Xã hội của họ bị phân hóa khủng khiếp vì khoảng cách giàu nghèo là cực lớn, nhất thế giới, cũng như vấn đề văn hóa sắc tộc khi mà các sắc dân thiểu số Trung Hoa chưa từng bao giờ thật sự tâm phục khẩu phục sự thôn tính của những tộc người đa số.Và những điều hay ho trong nền văn hóa cổ truyền Trung Quốc đến nay khó lòng mà tỏa

sáng được bên cạnh những kết quả khổng lồ của cuộc “đại cách mạng văn hóa” của chính họ gây ra, chưa kể trong văn hóa truyền thống của họ có muôn vàn điều lạc hậu. Chính quyền hiện tại của họ thì tham nhũng “thôi rồi”, thiên hạ vô địch, đệ nhất toàn cầu. Tham nhũng đến mức những ai theo dõi và hiểu biết nhiều về tình hình chính trị của Trung Quốc sẽ thấy rằng những vụ án xử tham nhũng ở Trung Quốc dù bị cáo có bị tuyên án tử thì cũng chỉ như “muỗi đốt inox” so với nền tham nhũng vĩ đại của họ mà thôi. Sự độc tài bạo lực chuyên chính và anh em sinh đôi với nó, cũng là thành tích vĩ đại nhất của nó, là nạn tham nhũng chói sáng rực rỡ chính là yếu tố tự hủy làm suy yếu thối nát từ bên trong của chính quyền Trung cộng. Trung Quốc không mạnh. Tôi có thể khẳng định rằng ngay cả dân Việt Nam, một nước bé nhỏ kề bên Trung Quốc và còn thua Trung Quốc về nhiều mặt, có lẽ cũng không có ai kính trọng, yêu mến người Trung Quốc một cách tự nhiên xét trên cách nhìn nhận một dân tộc. Tại sao lại như vậy, xin hãy bình tĩnh để suy xét mà thấy rằng, sức mạnh của một quốc gia chính là trí tuệ, văn hóa đạo đức của dân tộc đó, và tất cả những điều này đều phải hướng thiện, chính nghĩa, đàng hoàng ngay thẳng. Trung Quốc hiện giờ không có điều này, ai đó dù có tính nịnh bợ vô sỉ đến mấy, dù tự bịt mắt mình kín mít cũng khó có thể nói khác đi được. Do vậy, câu chuyện xung đột biển Đông được quốc tế hóa cũng chẳng ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến mối quan hệ lâu dài giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bản chất đầy cảnh giác, thành kiến xen lẫn thú vị, mới là điều tự nhiên vốn cố trong mối quan hệ giữa “hai ta” Việt Nam – Trung Quốc ngàn năm nay vẫn thế, không có gì lạ. Còn như bây giờ, nào là “16 chữ vàng”, rồi thì “4 tốt” ..v..v.. mới là giả dối, hoàn toàn giả dối, thậm chí chỉ là sự cấu kết liên minh ma quỷ giữa 2 chính quyền độc tài cộng sản mà thôi. Tôi tin rằng người dân bình thường 2 nước không hề lựa chọn cách hành xử trên biển quái đản như Việt Nam và Trung Quốc đang làm. Chính quyền bên nạn nhân thì câm nín hèn hạ một cách không thể giải thích nổi, thậm chí bỏ tù những người yêu nước biểu tình ôn hòa phản đối Trung cộng xâm lược biển đảo Việt Nam và bắn giết ngư dân Việt Nam khi đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam. Còn bên thủ ác là Trung Quốc thì một mặt cực kỳ ngang ngược tàn ác khi xâm chiếm các vùng biển đảo, nhưng một mặt lại “sợ vãi” các nước khác đưa vấn đề biển Đông ra quốc tế, nhưng sỹ diện

nghĩ rằng mình oai lắm, hay ho ghê ghớm lắm, ra cái giọng trịch thượng ngạo mạn “Biển Đông là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và mỗi quốc gia liên hệ.” Trung Quốc nhầm to rồi. Trung Quốc làm vậy chỉ dọa được những tên đồ tể bán nước trong bộ máy lãnh đạo cộng sản Việt Nam thôi, nhưng nhân dân Việt Nam, trong đó có tôi, thì không dọa được đâu. Vấn đề kinh tế thì lại càng dễ nhận thấy một điều rằng, Trung Quốc không đem lại điều gì tốt đẹp cho Việt Nam cả. Tôi không phải một chuyên gia kinh tế để có thể phân tích một cách toàn diện sâu sắc lĩnh vực này nhưng tôi nhận định như vậy, là vì: - Tôi chưa từng bao giờ thấy bất kỳ một chuyên gia kinh tế nào đánh giá cao sự đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam (nói một cách tổng quát nhất); - Tôi chưa từng bao giờ thấy bất kỳ một chuyên gia kinh tế nào đánh giá cao một lĩnh vực cụ thể nào của nền kinh tế Việt nam mà Trung Quốc đầu tư là vượt trội so với các nước khác đầu tư trong cùng lĩnh vực; - Trung Quốc chiếm tỉ lệ cao đến mức áp đảo tuyệt đối trong số các dự án đầu tư gây tranh cãi và phản đối quyết liệt từ người dân Việt Nam; - Các dự án đầu tư của Trung Quốc vào Việt nam luôn đứng đầu bảng xếp hạng những dự án gây ô nhiễm môi trường nhất tại Việt nam (nước họ họ còn tàn phá như vậy huống hồ gì là sang nước khác). Do vậy sẽ không có một tương lai phát triển bền vững cho Việt nam với những dự án như vậy. Mà theo tôi câu chuyện kinh tế lỗ lãi giàu có hay thất bại thật sự thì buộc phải xét đến lâu dài. Nếu xét như vậy, thì trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nếu vẫn theo cái kiểu hiện nay thì ta chỉ có lỗ mà thôi. Lỗ một cách từ từ, lỗ mà không biết là mình lỗ, lỗ mà không có cách nào cứu chữa hay vực lại được. Còn trước mắt thì đương nhiên là ai cũng nhìn thấy là 2 bên cùng có lợi. Nhưng nói vậy lại càng phải xem xét thấu đáo bản chất muôn thuở của câu chuyện làm ăn kinh tế là khi 2 bên giao dịch làm ăn với nhau, thì bên nào xuất phát điểm yếu hơn (gọi là yếu thế hơn) thì đương nhiên bên đó sẽ nhận được ít lợi hơn. Nhất là khi cái xuất phát điểm của ta trong quan hệ kinh tế với nước ngoài, đáng tiếc lại toàn là “vốn tự có” của trời cho sẵn đấy đẽo ra mà ăn, bới ra mà bán. Toàn là tài nguyên thiên nhiên sẵn có dạng thô, với giá lao động rẻ mạt do năng lực lao động kém (nếu như không nói là còn phải đào tạo lại !). Vậy, về lâu dài thì sẽ cạn kiệt tài nguyên, giá

Page 21: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

21lao động rẻ mạt cũng không còn hấp dẫn vì công nghệ ngày càng phát triển sẽ làm thay con người những lao động máy móc dập khuôn. Do vậy, tôi cho rằng làm ăn với Trung Quốc, Việt nam lợi thì ít, đã thế lại còn ngắn ngủi, cái hại thì nhiều mà lại là lâu dài. Vì vậy, tôi không cho rằng việc quốc tế hóa tranh chấp tại biển Đông sẽ ảnh hưởng xấu đáng kể đến Việt nam, ngay cả trong lĩnh vực kinh tế. Còn về lĩnh vực quân sự và chính trị thì có lẽ hơn ai hết, dân tộc Việt Nam (nhờ sự an bài địa lý tự nhiên) hiểu rất rõ và thấm thía tư tưởng chủ đạo và xuyên suốt của mọi chính quyền TQ từ xa xưa đến nay, là: bá chủ, bá quyền, bá đạo bằng mọi cách và bất chấp mọi thủ đoạn. Đây là truyền thống của họ, và họ đã, đang phô trương và củng cố truyền thống này một cách công khai. Và đây chính là nét thú vị nhất trong mối quan hệ ngàn đời giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đó là, dù Việt Nam chưa bao giờ được TQ coi và đối xử ngang hàng với mình, nhưng ngược lại Việt Nam chưa bao giờ bị rơi vào ách đô hộ hoàn toàn của Trung Quốc, Việt Nam vẫn cứ là một nước bên cạnh Trung Quốc. Hay lắm thay, khó chịu lắm thay cho vị trí của Việt Nam trong mắt chính quyền Trung Quốc. Vì vậy, tôi hoàn toàn tin rằng, việc quốc tế hóa biển Đông không có bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến nền quân sự và chính trị của Việt Nam. Thậm chí nó còn tốt cho chúng ta để dứt khoát và ngay thẳng với chính quyền Trung cộng. Nền quân sự và chính trị của Việt nam sẽ nhận được tiếng còi báo động khẩn trương và cú “đá đít” để thức tỉnh mà hành động có ý nghĩa hơn, chứ không như trước đây “nói thì nói dối, làm thì làm bậy”, hoặc có việc gì tử tế chính đáng thì lại không dám làm, hoặc có dám làm thì làm không nổi. 4. Tiếp theo hội nghị là chuyến viếng thăm VN của hạm đội 7 Thái Bình Dương của Hoa Kỳ với Hàng không mẫu hạmGeorge Washington đê đánh dấu 15 năm thiết lập bang giao, nhưng có lẽ thực chất là sự thể hiện đường lối mới của Hoa Kỳ về Biển Đông. Thưa Luật sư, LS có thể cho biết quan điểm của LS ? Tôi thì cho rằng, ý nghĩa thật sự của sự kiện này đúng như các bên đưa ra, đó là “kỷ niệm 15 năm”. Còn đường lối của Hoa Kỳ về biển Đông không có gì mới, mà được nhấn mạnh rõ hơn về lợi ích hợp pháp và đương nhiên của Mỹ tại biển Đông, và thể hiện một cách ngay thẳng và đơn giản sự liên quan của họ

đến an ninh của biển Đông. Sự công khai và dễ hiểu trong các tuyên bố và hành động của họ cũng đã nói lên đầy đủ tất cả các ý nghĩa rồi. 5.Quan hệ Việt Nam –Trung Quốc- Hoa Kỳ là một quan hệ “nhạy cảm”. Vận nước nỗi trôi hàng nghìn năm với Trung Quốc. Nhà nước VN hiện tại trưởng thành với chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”. Theo LS, đảng CSVN phải làm gì để vừa cứu nước, vừa giữ nước ? Đảng cộng sản Việt Nam đã từng tham gia cứu nước thoát khỏi ách xâm lược của nước ngoài trong quá khứ, nhưng đó là quá khứ trước 1945, và cũng có thể nói là trước 1954. Nhưng từ năm 1954 trở về sau mà nói là cộng sản cứu nước thì “điêu”quá. Xin cho tôi hỏi nếu nói “đảng cộng sản cứu nước” thì họ cứu ai, cứu phần lãnh thổ nào thoát khỏi cái gì, để được và mất cái gì ? Từ sau năm 1954 họ không cứu nước, không cứu dân, tất cả chỉ để thực thi nền độc tài công an đảng trị của họ trên toàn cõi Việt Nam mà thôi (được nói rõ trong chính tài liệu lịch sử của đảng cộng sản). Khát vọng này của cộng sản được họ thực hiện bằng bạo lực vô cùng tàn ác hiểm độc và tuyên truyền dối trá, đã đưa đất nước Việt Nam đến sự suy đồi thê thảm như hôm nay. Còn về giữ nước ư ? Đảng cộng sản sẵn sàng đưa toàn dân, toàn lãnh thổ vào cuộc thí nghiệm của một thứ chủ nghĩa cộng sản ngoại lai, chưa từng bao giờ phù hợp với truyền thống trong quá khứ cũng như ước vọng về tương lai của người dân Việt nam. Cho nên, đối với tôi, cộng sản Việt nam chưa bao giờ biết giữ nước cả, và hiện giờ thì điều đó lại càng thể hiện rõ trong chính sách bán nước của họ. Do vậy, tôi cho rằng điều tốt nhất và duy nhất có thể cứu vãn tình trạng hiện nay của Việt nam trước mối họa xâm lược của Trung cộng là cộng sản Việt nam phải chấm dứt ngay sự độc tài của mình, góp phần quan trọng sớm đưa nền dân chủ trở lại Việt Nam, và đồng thời cũng là lối thoát cho sự tồn tại chính đáng và chút danh dự sót lại của họ. “Chấm dứt ngay sự độc tài” chính là trả lại quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin trong lĩnh vực tinh thần văn hóa, và đưa lực lượng an ninh vũ trang (quân đội và cảnh sát) về đúng vị trí và chức năng ngay chính và bình thường của họ tức là chỉ phục vụ quốc gia, dân tộc, tuyệt đối phi chính trị. Cải cách hành chính thực sự, chứ không phải vụn vặt ngụy tạo như hiện nay. Cải cách đó phải được thực hiện trên tinh thần tuyệt đối tôn trọng sự giản đơn và công khai cho từng cá nhân mỗi người dân khi làm việc với cơ quan

công quyền mà vẫn bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội trong sự phát triển bền vững của môi trường tự nhiên, sự phát triển đa dạng của văn hóa tiến bộ, sự phát triển hướng thiện và khoa học của đời sống tâm linh. Đương nhiên mặt còn lại của cải cách chính là việc thi tuyển công chức nhà nước phải minh bạch và thực sự khó đỗ (đậu) để nhân dân có thể và chỉ tuyển những người có tâm – tức biết lo cho cái chung, và đủ tài để nhận sự tôn trọng và đồng lương (đủ sống và thậm chí là khá một chút so với mức trung bình) mà nhân dân ủy quyền và trả công cho họ. Như lời tướng Lưu Mã Châu bên Trung Quốc nói, chúng ta phải cùng nghĩ ra một hệ thống sao cho “một thằng ngốc cũng có thể vận hành được”. Còn như hệ thống của Việt nam hiện nay thì kẻ thông minh nhất cũng giống như bị đi lạc, vì “ở giữa một rừng luật mà lại cư xử theo luật rừng” từ chính quyền cho tới người dân. Nhưng thú thật tôi không tin chắc là cộng sản sẽ thiện chí thiện tâm làm điều này. Cộng sản sẽ không chấm dứt nền độc tài của họ mà nền độc tài của họ sẽ “kết thúc” họ. Chúng ta, những người dân Việt Nam phải lên tiếng và hành động để cứu chúng ta thôi. Chúng ta phải đòi dân chủ, đả đảo độc tài một cách quyết liệt và sẵn sàng chấp nhận hy sinh. Trước tiên là hãy lên tiếng – thực thi quyền tự do ngôn luận tối cao và tự nhiên của loài người, và rồi kế tiếp ai có thể làm gì tốt nhất thì hãy làm việc đó. Cộng sản đã biến Việt nam thành một nhà tù khổng lồ với những gông cùm vô cùng tinh vi hiểm độc. Sau lưng chúng ta là bức tường. Và trong cuộc đấu tranh có thể nhiều người sẽ mất vài điều gì gì đó tưởng là quan trọng, nhưng cái chúng ta được còn đáng giá hơn ngàn vạn lần - là nền dân chủ. Đó là khi dù chúng ta có một ê kíp chính quyền tồi, thì sau 4, 5 năm người dân thay đổi chính quyền đó một cách đơn giản và nhanh chóng bằng bầu cử khi hết nhiệm kỳ. Hoặc thú vị hơn nữa là ngay giữa nhiệm kỳ thì dân xuống đường biểu tình hoặc biểu quyết tại quốc hội về tín nhiệm của ê kíp đương nhiệm để bầu người khác tốt hơn. Biểu tình vui, thú vị và văn minh lắm. Tất nhiên sẽ không tránh khỏi vài cá nhân nào đó quá khích, nhưng đó cũng là chuyện bình thường vì nhân dân hàng triệu người vốn vẫn đa dạng như vậy. Che dấu điều này mới là giả dối là quái thai. Chứ không như nền độc tài, nhất là độc tài cộng sản luôn dùng bạo lực và tuyên truyền dối trá để tạo ra sự khiếp sợ đến câm nín của người dân rồi vu cho là “bình yên” hàng mấy chục năm trời coi dân như cỏ rác, như vật vô tri vô giác.

Page 22: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

22Chế độ độc tài cộng sản Việt Nam sẽ sớm sụp đổ vào lúc mà chúng ta bất ngờ. Nói bất ngờ là vì chỉ có cộng sản mới biết hết cái “thối rữa” và “nát bét” của họ, mà họ thì lại nhất quyết dấu kín điều này nên bệnh không thể chữa được vì bệnh nhân gian dối. Mà cũng có thể là có một số người không gian dối nữa nhưng không thể tiết lộ được hết bệnh vì bệnh ở khắp nơi mọi chỗ, thâm căn cố đế. Ở Việt nam bây giờ có thể nói “ngành ngành phạm luật, nhà nhà phạm luật, người người phạm luật”. Nói không hết, chữa không xuể. Tóm lại đảng cộng sản đã “hết thuốc chữa”. Chúng ta nhiệt tình thì sự sụp đổ của chế độ này sẽ đến nhanh hơn, vậy thôi. Còn nếu không thì nó đang trong giai đoạn cuối của quá trình “tự hủy diệt” một cách rất tự nhiên, nhưng sẽ hơi lâu hơn một chút. Nói là một chút nhưng hãy nhớ rằng “thời gian là vàng” và đời người cũng chỉ có vài chục năm, vậy mà cả đời phải sống dưới chế độc độc tài thì buồn lắm, buồn đến mức chả dám ngẩng đầu cùng ai, vì nói gì thì nói mình cũng đã góp phần vào sự bền vững của chế độ độc tài cộng sản bằng sự im lặng điếc lác ngoan ngoãn của mình. 6. Mỗi giai đọan Trung quốc dùng một chiêu bài khác nhau nhưng mục đích vẫn là thôn tính VN. Hiện tại Trung quốc đang triệt để dùng chiêu bài 16 chữ vàng và 4 tốt để ru ngủ. Thưa LS, trong trường hợp VN đồng minh với Hoa Kỳ, hiểm họa Bắc thuộc đối với Việt Nam có được giải trừ không ? Thật tuyệt là tôi có thể trả lời câu hỏi này một cách ngắn gọn: 1- Chiêu bài 16 chữ vàng (mà theo tôi là vàng … vọt !) và 4 tốt chỉ là chiêu bài rẻ tiền và trò hề lố bịch của 2 chính quyền độc tài mà thôi. Đứa nào cũng thấy mình thối, mình điêu, ngay cả với chính mình và với đứa kia, nên lại càng phải nịnh bợ phỉnh phờ nhau để dắt tay nhau đi đến tận cùng của sự rỗng tuếch mới thôi. Chắc là chúng cũng hòng lừa đảo mị dân một số người dân vẫn còn ngây thơ. Nhưng tôi cho rằng chúng đã không tiên liệu chính xác cái hậu quả ghê ghớm của sự suy đồi mà chúng đã gieo giắc trên cả 2 đất nước. Đó là người dân bây giờ chẳng tin và cũng không có thời gian và sức lực mà quan tâm đến những trò hề giả dối quá nhàm tai hàng bao năm qua rồi. Cho nên có 16 hay 32 hay cả rổ toàn chữ vàng chữ bạc thì cũng vô nghĩa nhạt nhẽo với người dân. Tôi tin chắc và thấy rõ chẳng có người Việt nam và Trung Quốc bình thường tử tế nào lại đi tin vào cái mớ chữ nghĩa tù mù sáo rỗng quê mùa đó cả, nhóm này ít

thôi. Còn đa số dân cư thì, biết nói thế nào nhỉ, chả biết những khẩu hiệu đó là cái của nợ gì. Nó chẳng ru ngủ được ai cả. 2- Tôi tin chắc hiểm họa Bắc thuộc sẽ được giải trừ một cách cơ bản và bền vững lâu dài khỏi mối lo của người Việt nam nếu Việt nam liên minh với Hoa Kỳ, và tốt hơn nữa là trở thành đồng minh của nhau. Câu chuyện đồng minh hay lắm nhé. Đó là chúng ta cùng mục tiêu lâu dài và chúng ta cần nhau, chứ không hẳn là chúng ta cùng lợi ích và chúng ta giống nhau hoặc ngang nhau. Phải nghĩ được như vậy thì mới có thể là đồng minh của nhau được. Và nếu Việt nam nghĩ được như vậy thì Việt nam có thể trở thành đồng minh của Hoa kỳ một cách nhanh chóng và đơn giản. Tôi mong muốn Việt nam và Hoa kỳ sẽ là đồng minh của nhau, và tôi tin chắc 2 nước hoàn toàn có thể trở thành đồng minh của nhau. Chúng ta hãy liên minh với Hoa kỳ. Hoa kỳ suy cho cùng không phải là hoàn hảo hay là thiên đường hạ giới, nhưng họ ngay thẳng, hướng thiện và được lòng tuyệt đại đa số nhân dân Việt nam (anh có thấy lịch sử đổi ngôi thú vị không ? !) Đặc biệt Hoa kỳ luôn sẵn sàng cả về tinh thần và vật chất để giúp đỡ chúng ta. Còn sự thực dụng – một tính cách nổi bật của họ, là sự thực dụng tích cực và đáng phải học hỏi dù không phải lúc nào nó cũng mang lại những nhiều tốt đẹp như mọi người mong đợi. Còn Trung Quốc, không cần phải nói nhiều, nhất là chính quyền độc tài cộng sản của họ hiện nay, chỉ biết dùng mọi thủ đoạn thô thiển, hiểm độc mà lại nông cạn nhất để lấy lòng một phần không nhỏ trong nhóm quan chức chóp bu lãnh đạo của đảng cộng sản, nhưng cũng chỉ có vài chục con người. Thủ đoạn đó là gì: bạo lực, đút lót chia chác ngầm, cầm tin vài vụ sa đọa dâm ô, giữ vài tài liệu gốc về việc đi đêm ký kết bán nước của những tên tội đồ chóp bu cộng sản. Hết ! Chỉ vậy thôi. Nói như bác luật sư Trần Lâm là Trung cộng lấy lòng một số người trong đảng cộng sản Việt nam nhưng làm mất lòng toàn bộ dân Việt nam. Trung Quốc không cùng mục tiêu tương lai với Việt nam, Trung Quốc không hòa hợp hòa bình trong quá khứ với Việt nam, Trung Quốc chưa từng bao giờ chân thành với Việt nam (hay với bất kỳ ai), Trung Quốc tàn bạo thâm độc sẵn sàng bắn giết dân Việt nam, chôn sống tù binh Việt nam, Trung Quốc xâm lược lãnh thổ Việt nam, Trung Quốc đầu độc sức khỏe người Việt nam, Trung Quốc phá hoại kinh tế Việt nam ..v..v.. Tóm lại Trung

Quốc luôn nuôi giấc mơ thôn tính Việt nam và làm thoái hóa Việt nam. Mọi việc đều cho thấy rằng liên minh với Trung Quốc thì Việt nam mãi mãi ở trong thế yếu, thê hèn, thế nguy hiểm, không thể học tập được bất kỳ điều gì tử tế và càng không thể ngóc đầu lên nổi. Và đến lúc nào đó trở thành một tỉnh lẻ của Trung Quốc. Thật khó mà có thể nghĩ khác được nếu Việt nam liên minh với Trung Quốc. 7. Và sau cùng, Hoa Kỳ vẫn lưu tâm đên vấn đề nhân quyền, liệu tình trạng nhân quyền VN có hy vọng tốt đẹp hơn trong trường hợp VN và Hoa kỳ đặt quan hệ ơ tầm cao như dự đóan sẽ diễn ra ? Hoa kỳ vẫn luôn lưu tâm đến vấn đề nhân quyền trên toàn thế giới, chứ không riêng với Việt nam, vì họ được coi là luôn tự cho mình là dẫn đầu thế giới về phát triển và bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay thì tôi không e ngại mà nói ra suy nghĩ thật của mình. Đó là trong 10 năm qua với đất nước Việt nam và 5 năm kể từ khi tôi tham gia đấu tranh dân chủ thì chưa bao giờ tôi thấy vấn đề nhân quyền của Việt nam lại được Mỹ ít coi trọng như lúc này. Tất nhiên đây là một nhận xét chứ không phải là lời oán trách, vì đấu tranh vì tự do dân chủ nhân quyền là công việc của chúng ta và cho chính bản thân chúng ta. Họ hỗ trợ là quý rồi. Nhưng theo tôi có vẻ như các chính quyền do đảng Cộng hòa kiểm soát thì vấn đề nhân quyền của Việt nam được coi trọng hơn một chút, và một chút đó cũng có ý nghĩa lắm rồi vì nước Mỹ thật sự là rất mạnh về mọi mặt và tiếng nói của họ vì thế mà có ý nghĩa rất lớn trong bất kỳ lĩnh vực nào. Tôi cho rằng gần đây Hoa kỳ đã đặt nặng vấn đề hợp tác quân sự và kinh tế, đặc biệt là kinh tế quan trọng hơn mức cần thiết trong cán cân đàm phán so với vấn đề nhân quyền. Điều này làm cho vai trò của họ là ngọn cờ nhân quyền trên thế giới bớt tung bay và chói sáng. Bởi vì, câu chuyện kinh tế, thương mại đầu tư suy cho cùng là nhu cầu hợp tác tự nhiên đôi bên cùng có lợi, kiểu gì rồi các bên cũng sẽ tìm đến với nhau, không cần chúng ta phải quá lo lắng mà đánh đổi bằng nhiều thứ khác. Vai trò quan trọng nhất của người lãnh đạo là tạo ra môi trường tự do nhất để các bên phát huy khả năng của mình mà sinh lợi. Và trong quan hệ kinh tế của Việt nam thì thấy rõ là Việt nam hoàn toàn yếu thế, cần vốn đầu tư, cần công nghệ, cần kỹ năng quản lý của nước ngoài hơn. Và lẽ đương nhiên thì 2 bên cùng có lợi rồi, như tôi đã nói ở trên, bên ít bên nhiều, lâu dài hay ngắn ngủi là do mỗi bên đã

Page 23: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

23có gì để đưa vào giao dịch đầu tư và sẽ quản lý phi vụ làm ăn của mình như thế nào. Còn về hợp tác quân sự Mỹ đề cao rõ ràng vị trí chiến lược không thể bàn cãi của lãnh thổ Việt nam, về mặt đường bộ, đường biển, đường hàng không trong khu vực nói chung và mối tương quan với Trung Quốc nói riêng. Nhưng tôi có cảm giác rằng Mỹ vẫn chưa nhận thức được hết sự quan trọng và cần thiết của lực lượng quân sự của họ đối với Việt nam. Có lẽ vì mặc cảm thua cuộc trong chiến tranh từ phía họ và giọng điệu tuyên truyền “chống Mỹ cứu nước” biến Mỹ thành kẻ xấu xa, kẻ thù vẫn được chính quyền cộng sản ra rả tuyên truyền mấy chục năm qua từ phía truyền thông Việt nam khiến một bộ phận rất nhỏ và rất ấu trĩ (chủ yếu ở nông thôn miền bắc Việt nam chưa từng một ngày được sống trong tự do dân chủ và chịu sự cai trị quá nghiệt ngã và quá lâu của cộng sản) cho rằng Mỹ là “đế quốc xâm lược xấu xa”. Nhưng Mỹ là người nước ngoài, không quen sống với, thậm chí có thể nói là không hình dung nổi cái trò tuyên truyền bỉ ổi ấy nó làm hủy hoại lòng tin của con người đến như thế nào, nên nghĩ rằng có lẽ đa phần người dân Việt nam vẫn quan tâm và tin vào sự tuyên truyền lố bịch đó. Có thể vì thế mà Mỹ có phần bớt mạnh mẽ trong vấn đề nhân quyền với chính quyền độc tài cộng sản Việt nam. Vì thế mà làm cho cộng sản Việt nam lại càng được thể lấn tới đàn áp dã man trắng trợn mọi phản ứng của người dân dù đó là việc khiếu nại đất đai, việc truy cập Internet, việc sinh hoạt tôn giáo, thậm chí người dân vi phạm luật giao thông hành chính bị đánh chết mà người nhà bị công an đe dọa cấm trả lời báo chí hoặc bất kỳ ai quan tâm, còn những người tham gia phong trào đấu tranh dân chủ dù công khai hay bí mật thì bị đàn áp dữ dội bằng mọi thủ đoạn đê hèn và thâm độc nhất, những tù binh của chế độ Việt nam cộng hòa bị tống tù đến hàng 30 chục năm không hề được trả tự do. Từ trước đến giờ, và có lẽ sau này cũng sẽ không thay đổi, tôi vẫn luôn thấy rằng tự do - dân chủ - nhân quyền mới là chìa khóa cho sự phát triển đúng đắn, hướng thiện, bền vững và mạnh mẽ của con người, xã hội và quốc gia, và rộng hơn nữa là cho cả thế giới. Mọi câu chuyện kinh tế, quân sự, chính trị đều phải dựa trên nền tảng này (tất nhiên trừ trường hợp hỗ trợ khẩn cấp vì thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh). Tóm lại, theo tôi nước Mỹ lẽ ra đã có được nhiều hơn và nhiều hơn mà thôi nếu luôn giương cao ngọn cờ nhân quyền trong những câu chuyện kinh tế,

quân sự, chính trị của họ. Đơn giản là vì họ quá giàu về kinh tế, quá mạnh về quân sự, ổn định một cách tự nhiên trên nền tảng dân chủ vững chắc vốn đã là bản chất nền chính trị của họ, đến mức không cần thiết phải lo ngại những lợi ích của họ trong các vấn đề này sẽ không thể đạt được nếu đưa câu chuyện nhân quyền vào trong các cuộc đàm phán. Vì vấn đề nhân quyền chính là vấn đề con người, mà con người là vấn đề quan trọng nhất, và vì thế (lẽ ra) nhân quyền cũng phải là vấn đề quan trọng nhất. Tôi tin chắc rằng vấn đề nhân quyền sẽ được đặt ở tầm cao hơn và tình trạng nhân quyền của Việt nam sẽ có nhiều cải thiện khi mối quan hệ giữaViệt nam và Hoa kỳ đạt tầm cao hơn. Nhưng có lẽ chỉ cao hơn một chút chứ không thể vượt trội được nếu vấn đề nhân quyền lại được đem ra tính toán một cách cẩn thận quá mức cần thiết như Mỹ bây giờ đang làm. Và suy cho cùng thì cuộc đấu tranh nhân quyền cũng sẽ được diễn ra một cách tự nhiên thôi, và thành công là tất yếu. Nhưng nếu được sự hỗ trợ mạnh mẽ vào những lúc khó khăn thì thành công sẽ đến sớm. Con người sẽ nhận biết được phẩm giá và những quyền thiêng liêng của mình để sống tự trọng, tự do phát triển hài hòa với cộng đồng, tạo lập và gìn giữ môi trường nhân văn và môi trương tự nhiên trong sạch và bền vững. Tôi gọi đó là hạnh phúc. Xin cảm ơn Đối thoại vì cuộc trao đổi thú vị này. Cám ơn Luật sư đã dành cho Đối thọai thời gian trao dổi hôm nay. Chúc Luật sư và gia dình bình an. http://www.doithoaionline.org/baimoitrongthang/2010/0810/baimoi0810_474.html * * *

Thư (ngày 29-8-2010) gửi Bộ Chính trị và các

Uỷ viên Trung ương Đảng

Thư của các Tướng Nguyễn Nam Khánh, Nguyễn Quốc Thước, Nguyễn Trọng Vĩnh và nhiều cách mạng lão thành ... về TT Nguyễn Tấn Dũng và PTT Nguyễn Sinh Hùng. (Đọc lại thư trước vào ngày 22-4-10) * * *

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc Hà Nội ngày 29 – 8 – 2010 Kính gửi: BỘ CHÍNH TRỊ VÀ CÁC ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Trong kiến nghị trước, chúng tôi đã nêu những khuyết điểm của 4 đồng chí Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa để các đồng chí tự kiểm điểm trước ban chấp hành Trung Ương xem xét. 1- Về đồng chí Nguyễn Tấn Dũng: Ngoài những sai lầm và bất cập mà lần trước chúng tôi đã nêu, nay chúng tôi nêu thêm một vấn đề mới: Đó là liên quan đến vụ Vinashin. Như báo cáo của Ban kiểm tra đã nêu Phạm Thanh Bình lộng quyền, dối trá, làm nhiều việc sai trái, làm thất thoát đến 86.000 nghìn tỷ đồng của nhà nước thì đã rõ. Theo chúng tôi Bình phải bị truy tố và xử lý theo pháp luật. Nhưng Phạm Thanh Bình mới chỉ là tội phạm trực tiếp, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là người chịu trách nhiệm lớn: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lập ra tập đoàn Vinashin, Thủ tướng giao cho Phạm Thanh Bình nắm, Thủ tướng rót tiền nhà nước cho Vinashin, Vinashin là tập đoàn trực tiếp do Chính phủ quản lý, Phạm Thanh Bình bổ nhiệm con, em, vợ vào những chức vụ quan trọng, Thủ tướng cũng không biết hoặc phó mặc, Phạm Thanh Bình làm ăn thua lỗ, báo cáo dối Thủ tướng có biết không? Đến nay, Vinashin nợ 80.000 tỷ, số tiền khổng lồ đi đâu? Xuống sông, xuống biển hay vào túi những ai? Trong khi không có tiền để xây một cái cầu nhỏ cho con em đồng bào dân tộc đi học, phải leo dây qua sông, nhiều lúc rớt xuống sông. Không xây them được một số trường mầm non công để đồng bào phải xếp hàng dài, chen chúc chạy thi nhau để xin một chỗ cho con …và còn bao nhiêu công việc bức thiết khác. Thủ tương cơ cấu lại Vinashin để trốn tránh trách nhiệm. 2- Về Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Với cương vị Phó Thủ tướng thường trực, đồng chí cũng phải liên đới chịu trách nhiệm về vụ Vinashin. Đồng chí là người hăng hái nhất quyết phá cho được hội trường Ba Đình lịch sử, bất chấp sự phản đối của nhân dân, của lão thành cách mạng, cựu chiến binh, trí thức, lại còn giải thích tùy tiện sẽ chụp ảnh trình bày trong hội trường mới vẫn còn di tích. Vậy muốn phá Khuê Văn Các rồi chụp ảnh để lại cũng được à? Tốn bao nhiêu tiền của Nhà nước thuê phá vội hội trường Ba Đình rồi để đất không gần ba năm lại đi thuê hội trường để họp Quốc Hội. Đó là lãng phí lớn công quỹ một cách vô lý. Điều mâu thuẫn là đền Bạch Mã là di tích lịch sử thì được tôn tạo, nhà thờ họ của một dòng họ có nhiều danh nhân khoa bảng thì được hỗ trợ tôn tạo làm di tích lịch

Page 24: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

24sử, thế mà hội trường Ba Đình đã mấy lần họp Đại Hội Đảng, nhiều lần họp Quốc Hội, một lần họp Hội nghị Diên Hồng thời chống Mỹ, nơi quàn thi hài Hồ chủ Tịch để cả nước và Quốc tế đến viếng … là một di tích lịch sử quan trọng bậc nhất có một không hai thì lại phá đi! Người có lương tri không sao hiểu nổi. Tại Quốc Hội, khi có đại biểu hỏi: Ông cán bộ nọ có sai phạm sao không thi hành kỷ luật? Phó Thủ Tướng trả lời: Kỷ luật thì không có người làm việc! Thật là tùy tiện, coi thường đối thoại và tỏ ra trình độ về công tác cán bộ thấp. Các đồng chí Trương Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn mất còn có người làm thay việc kia mà! Giỏi chuyên môn như Giáo Sư Tôn Thất Tùng mất có ngừơi thay đựơc, huống chi... Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng có xu hướng áp đặt và hạn chế dân chủ: Về dự án đường sắt cao tốc trong khi thảo luận đại biểu còn có ý kiến khác thì Phó thủ Tướng giơ tay chém xuống, tuyên bố không thể không làm đường sắt cao tốc. Đó là thiếu lễ độ trước Quốc Hội và là áp đặt. Trong khi nghị quyết và lãnh đạo nói mở rộng dân chủ ở cơ sở thì Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng nghĩ ra sáng kiến cho làm thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân Quận, Huyện, Phường (vi phạm hiến pháp). Mà đã làm thí điểm dù thế nào cũng tổng kết là tốt hơn, hay hơn. Thế là người dân mất quyền bầu ra cơ quan hay mặt mình để giám sát cơ quan hành chính trực tiếp kiến nghị, phê bình chủ tịch, phó chủ tịch Quận, Huyện, Phường trong các kỳ họp, hoặc bãi miễn họ khi có sai phạm nghiêm trọng. Bảo rằng tòan dân trong Quận, Huyện, Phường được bầu trực tiếp chủ tịch thế là dân chủ chứ gì? Mỗi người dân đều có quyền giám sát, kiến nghị phê bình chính quyền. Đó là nói cho ra vẻ nguyên tắc thế thôi, thực tế trên giới thiệu ông, bà nào ứng cử người dân nào có biết ai là ai, cũng bỏ phiếu cho xong thôi. Chủ tịch có sai phạm đến mấy cũng không thể họp cử tri toàn Quận, Huyện, Phường để bãi miễn được. Còn nói rằng trường hợp đó đã có cấp trên cách chức. Nhưng cấp trên bận nhiều việc thường ít sát thực tế bên dưới, thường được nghe chủ tịch cấp dưới báo cáo, phần nhiều là thành tích, hơn nữa cấp trên cũng có ít người thiết diện vô tư. Ai cũng biết đến như vị khai quốc công thần Đại Tướng Võ Nguyên Giáp gửi bao nhiêu thư cho lãnh đạo Đảng và Quốc Hội còn không được chú ý, thì người dân gửi thư kiến nghị, phê bình, tố cáo chủ tịch thì đi đến đâu, không khéo

còn bị trù dập đi nữa kia. Cứ theo tư tưởng và xu hướng của Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng thì độc đoán, chuyên quyền càng dễ bề phát triển. Trong nhiệm kỳ của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, đất ruộng mất rất nhiều do đầu tư địa ốc quá nhiều, do địa phương cho thuê đất dài hạn cũng nhiều và 140 sân golf; rừng mất cũng nhiều do lâm tặc tàn phá không trừng trị, do cháy rừng, và cho thuê rừng dài hạn;khoáng sản bị khai thác trộm bừa bãi; lạm phát đồng tiền mất giá, nên giá cả tăng vọt, học phí tăng, viện phí tăng, người nghèo khốn khổ; nhập siêu hàng năm nhiều, dự trữ ngoại tệ mỏng, hàng sản xuẩt trong nước khó cạnh tranh tham nhũng không chống được như lời hứa ban đầu nên hai đồng chí mất tín nhiệm với dân. Nghĩ rằng các đồng chí nên tự kiểm điểm trước ban chấp hành Trung Ương và xin từ nhiệm. Kính chào! Những cán bộ cách mạng lão thành và những đảng viên tâm huyết với Đảng với Dân

DANH SÁCH TƯỚNG LĨNH, SĨ QUAN CAO CẤP THAM GIA

KIẾN NGHỊ 1- Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh - nguyên UVTƯĐ, nguyên Phó Chủ nhiệm TCCT. 2- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên UVTƯĐ, nguyên Tư lệnh QK4, nguyên Phó Chủ tịch Hội CCBTW. 3- Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, lão thành cách mạng, nguyên UVTWĐ, nguyên chính ủy QK4, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc. 4- Trung tướng Lê Hữu Đức, nguyên phó Tư lệnh QK; nguyên Cục trưởng Cục tác chiến – Bộ TTM. 5- Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, lão thành cách mạng, nguyên Chính ủy PK- KQ, nguyên phó chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Quân sự TW. 6- Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, lão thành cách mạng, nguyên Thứ trưởng LĐ – TB – XH; nguyên Chính ủy kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. 7- Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh, lão thành cách mạng, nguyên Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng. 8- Thiếu tướng Trần Minh Đức, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên phó Tư lệnh quân khu Trị Thiên, Phó Viện trưởng Học viện Hậu cần.

9- Thiếu tướng Tô Thuận, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng pháo binh. 10– Thiếu tướng Nguyễn Hữu Yên, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Tư lệnh binh chủng công binh. 11- Thiếu tướng Bùi Quỳ, nguyên Phó Tư lệnh Tăng thiết giáp. 12– Mai Vy: lão thành cách mạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa – Thông tin, 74 năm hoạt động cách mạng, Huân chương Độc lập Hạng 3. 13– Vũ Thuần, Cán bộ lão thành cách mạng, Huân chương Độc lập Hạng 3. 14- Đại tá Trần Bá, CCB, 85 tuổi đời, 64 tuổi đảng, 46 tuổi quân. 15– Đại tá Phạm Hiện, lão thành cách mạng. 16- Đại tá Nguyễn Văn Tuyến, cán bộ tiền khởi nghĩa. 17- Đại tá Trần Nguyên, cán bộ tiền khởi nghĩa. 18- Đại tá Nguyễn Huy Văn (Kim Sơn), chiến sĩ Việt Nam giải phóng quân. 19– Đại tá Ngọc Tất, 85 tuổi đời, 60 năm tuổi đảng. 20- Đại tá Lê Văn Trọng, chiến sĩ bị tù đầy. 21– Đại tá Lê Mai Anh, CCB, luật gia, cán bộ TW Đoàn, cán bộ CP 25 TW, CB Viện Kiểm sát Tối cao. 22- Đại tá Tạ Cao Sơn, Nguyên phó tham mưu trưởng QK2. 23- Đại tá Trần Thế Dương, Chủ nhiệm pháo binh Quân khu Thủ Đô. 24- Hồ Sĩ Bằng, huy hiệu 60 năm tuổi đảng, cán bộ tiền khởi nghĩa, 85 năm tuổi đời, 63 năm tuổi đảng. 25- Nguyễn Văn Bé, 86 tuổi đời, lão thành cách mạng tiền khởi nghĩa, tiền bối Công An Khánh Hòa, chiến sĩ 23-10 mặt trận Nha Trang. 26- Lê Hữu Hà, 64 năm tuổi đảng, Tư lệnh chiến dịch Tây Bắc . 27– Nguyễn Thị Cương, Cán bộ tiền khởi nghĩa, Huân chương Độc Lập Hạng Ba, 64 năm tuổi đảng. 28– Trần Đức Quế, Chuyên viên vận tải, đã nghỉ hưu, tham gia giao liên thời chống Pháp tại vùng tạm chiếm Hà Nội, Huân chương kháng chiến Hạng Nhất. 29- Đại tá Trần Đình, nguyên phó chủ nhiệm chính trị. 30- Nguyễn Văn Chương, Cán bộ CP 38 BKTTN hưu trí. 31- Nguyễn Thị Điểm, Chủ tịch Thanh niên xung phong xã Trung Văn, đảng viên, 79 tuổi đời. http://www.viet-studies.info/kinhte/Thu_NguyenTrongVinh_2.htm

Page 25: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

25

Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu

của một đại họa

Trần Văn Phóng viên RFA (12-17 tháng 8, 2009)

1 “Tổng cục 2” là cách gọi tắt cơ quan đặc trách tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam và kể từ năm 2004 đến nay, ba từ “Tổng cục 2” nhắc nhiều người nhớ đến một scandal, tuy ầm ĩ nhưng vẫn chưa có hồi kết. Hồi thượng tuần tháng 6, chỉ trong vòng hai ngày, tướng Võ Nguyên Giáp – một nhân vật được xem như “khai quốc công thần” của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay – đã gửi liên tiếp hai lá thư, lặp lại một yêu cầu từng được ông nêu ra từ đầu năm 2004, đó là những nhân vật cao cấp trong Đảng và chính quyền đương nhiệm, cần giải quyết triệt để những vấn đề liên quan đến Tổng cục 2 thuộc Bộ Quốc Phòng. Scandal “Tổng cục 2” Đã và đang có những dấu hiệu cho thấy “Tổng cục 2” không còn đơn thuần là một scandal về những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực. Các tình tiết trước, trong và sau scandal “Tổng cục 2” chỉ ra một nguy cơ khác, đáng ngại hơn đối với vận mệnh quốc gia. Tiền thân của cơ quan tình báo quân đội Việt Nam hiện nay là Phòng Tình báo Quân ủy hội, thành lập vào tháng 10 năm 1945, do ông Hoàng Minh Đạo phụ trách. Sau một sắc lệnh được ban hành vào tháng 3 năm 1946 về tổ chức Bộ Quốc Phòng, tháng 3 năm 1947, Phòng Tình báo Quân ủy hội được chuyển thành Cục Tình báo, còn được gọi là Cục Quân báo hoặc gọi tắt là Cục 2. Trong 48 năm sau đó, Cục 2 vẫn chỉ là một cơ quan trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thế rồi đến năm 1995, Cục 2 được nâng lên thành Tổng cục 2, với tên gọi chính thức là Tổng cục Tình báo Quốc phòng và từ vị trí phụ thuộc, Tổng cục 2 được chuyển thành cơ quan ngang hàng với Bộ Tổng Tham mưu. Vai trò của Tổng cục 2, được ông Nông Đức Mạnh, khi ấy đang là Chủ tịch Quốc hội, hợp pháp hoá bằng Pháp lệnh Tình báo ban hành vào tháng 12 năm

1996. Sau đó, pháp lệnh vừa kể được ông Võ Văn Kiệt chi tiết hoá, bằng Nghị định 96, ban hành vào tháng 9 năm 1997. Pháp lệnh Tình báo đã đưa Tổng cục 2 thoát ra khỏi sự kiểm soát của Bộ Quốc Phòng khi xác định: “Lực lượng tình báo Việt Nam là một trong những lực lượng trọng yếu, tin cậy của Đảng và nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ (gọi tắt là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước)”. Và Nghị định 96 đã phá vỡ mọi giới hạn về vai trò và hoạt động của Tổng cục 2, khi nhấn mạnh: “Đối tượng và mục tiêu của lực lượng tình báo thuộc Bộ quốc phòng là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe doạ chống lại Đảng CSVN, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam” Cũng vì thế, Tổng cục 2 trở thành một cơ quan, liên tục bị các công thần như: ông Phạm Văn Xô – một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, cựu Phó Ban Tổ chức Trung ương hoặc những cán bộ, sĩ quan cao cấp của Đảng CSVN, chính quyền Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp – cựu Bộ trưởng Quốc Phòng, người thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng Chu Huy Mân - cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, cựu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Đại tướng Nguyễn Quyết - cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, cựu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh - cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Thượng tướng Phùng Thế Tài - cựu Phó Tổng tham mưu trưởng. Thượng tướng Lê Ngọc Hiền - cựu Phó Tổng tham mưu trưởng. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo – cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Quân sự. Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp – cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương. Trung tướng Đồng Văn Cống - cựu Phó Tổng thanh tra Quân đội. Trung tướng Lê Tự Đồng - cựu Viện phó Học viện Quân sự cấp cao. Trung tướng Phạm Hồng Sơn - cựu Viện phó Học viện Quân sự cấp cao. Trung tướng Nguyễn Hoà – cựu Trưởng Đoàn Chuyên gia Quân sự tại Lào. Thiếu tướng Nguyễn Tài - cựu Thứ trưởng Bộ Công an. Ông Nguyễn Văn

Thi - cựu Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền... cùng với rất đông cán bộ lão thành cách mạng, sĩ quan cấp tá, đòi phải kiểm tra toàn diện, xử lý triệt để. Siêu quyền lực Tổng cục 2 đã hoạt động ra sao và đã làm những gì khiến các công thần, những trụ cột của chế độ phẫn nộ đến như vậy? Trong nhiều thư được gửi liên tục cho Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, những nhân vật vừa kể đã nêu ra vai trò, ý đồ của một số người tham gia nâng Cục 2 thành Tổng cục 2 và biến Tổng cục 2 thành một cơ quan “siêu quyền lực”, khiến Tổng cục 2 trở thành hiểm họa. Trong đó, có hai sai phạm bị xác định là “siêu nghiêm trọng” và được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần: Vụ Sáu Sứ và vụ T4. Ông Bùi Tín - cựu Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, người theo dõi rất sát các diễn biến liên quan đến Tổng cục 2, tóm tắt về vụ Sáu Sứ: “Vụ Sáu Sứ còn gọi là vụ Năm Châu, xảy ra từ Đại hội 7, năm 1991. Vụ đó do bàn tay của Tổng cục 2, bố trí cho một số Đảng viên lâu năm ở miền Nam là Năm Châu và Sáu Sứ ra Hà Nội, mục đích để giăng bẫy ông Võ Nguyên Giáp, rồi từ đó, kết luận là ông Võ Nguyên Giáp bè phái, tham quyền, có ý đồ tập trung một số tay chân của mình để lật đổ Bộ Chính trị và chính quyền hồi đó. Thế nhưng tất cả những chuyện này là chuyện dựng đứng. Do đó mà ông Giáp yêu cầu phải làm rõ vụ Năm Châu và Sáu Sứ. Lúc ấy, họ cho rằng ông Giáp có ý định giành quyền Tổng bí thư và được ông Trần Văn Trà tiếp sức. Ông Trần Văn Trà định là giành chức Bộ trưởng Quốc phòng. Thế nhưng tất cả những cái đó đều là sự bịa đặt của Lê Đức Anh, của Nguyễn Chí Vịnh, của Đỗ Mười, để làm hại ông Võ Nguyên Giáp. Đấy là tóm tắt vụ Sáu Sứ với Năm Châu. Cả ông Năm Châu, bà Sáu Sứ đều đã chết rồi.” Vụ T4 cũng có tính chất tương tự, ông Bùi Tín kể tiếp: “Vụ T4 là vụ Nguyễn Chí Vịnh, cầm đầu Tổng cục 2 bịa đặt rằng họ đã đặt được một gián điệp của Việt Nam vào cơ quan CIA và điệp viên đó có bí danh là T4. T4 thông báo danh sách những người đã cộng tác với CIA, đã tiếp xúc với CIA, đã làm tay sai cho CIA. Danh sách đó dài lắm. Nó lên tới hơn 20 người. Trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà rồi những người lúc bấy giờ đang còn tại chức như Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng

Page 26: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

26Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, bà Võ Thị Thắng,.. Mục đích của họ là gì? Mục đích của họ là bôi nhọ những người đó, rồi Tổng cục 2 cùng với Lê Đức Anh và Đỗ Mười được nước láng giềng lớn giúp đỡ làm một cuộc đảo chính, lật đổ hết và dựng lên một chính quyền mới, một Bộ Chính trị mới, một Ban Chấp hành Trung ương hoàn toàn mới và hoàn toàn là tay sai của Bắc Kinh. Đó là mưu đồ của T4 và cũng đã bị ông Giáp tố cáo, yêu cầu phải giải quyết một cách triệt để.” Theo nhiều tài liệu, Sáu Sứ và T4 chỉ là hai trong hàng loạt sai phạm đã xảy ra tại Tổng cục 2 và sự phẫn nộ trong hàng ngũ các công thần, những trụ cột của chế độ đã buộc Đảng CSVN phải tính đến việc xem xét toàn diện các sai phạm này vào năm 2005. Kết qủa xem xét, xử lý ra sao? Chúng tôi sẽ tiếp tục tổng hợp và tường trình trong bài kế tiếp 2 Trong buổi phát thanh trước, Trân Văn đã tóm tắt về sự hình thành Cục Tình báo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, còn được gọi là Cục Quân báo, hay gọi tắt là Cục 2 và vì sao, năm 1995, Bộ Tổng Tham mưu đồng ý cho Cục 2 tách ra để nâng lên thành Tổng cục Tình báo Quốc phòng, quen được gọi là Tổng cục 2, trước khi Pháp lệnh Tình báo được ban hành vào cuối năm 1996, cũng như một số nguyên nhân khiến cơ quan này bị hàng loạt công thần, trụ cột của chế độ lên tiếng đòi phải kiểm tra toàn diện, xử lý triệt để. Buổi phát thanh này, Trân Văn trình bày tiếp những diễn biến sau đợt phản ứng đầu tiên, kéo dài trong hai năm 2004 và 2005. Không chỉ dàn dựng vụ Sáu Sứ và T4 với những tình tiết như ông Bùi Tín đã kể trong bài trước, tại Tổng cục 2 còn xảy ra nhiều chuyện tày trời khác. Phá hoại Đảng một cách có hệ thống Sau lá thư đề ngày 3 tháng 1 năm 2004 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó ông yêu cầu, Hội nghị Trung ương 9, khoá 9 xử lý kiên quyết, dứt điểm, nghiêm minh một tổ chức mà ông nhận định là “siêu đảng, siêu chính phủ, phá hoại Đảng một cách có hệ thống”, ở lá thư viết ngày 17 tháng 6 năm 2004 – một trong những tài liệu được nhận định là quan trọng nhất đối với vụ Tổng cục 2 - Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, một trong những người được Bộ Chính trị phân công theo dõi việc bảo vệ chính trị nội bộ, cho biết: Các vấn đề của Tổng

cục 2 còn nhiều như tổ chức thu thập tài liệu và theo dõi cán bộ cao cấp, tổ chức cơ sở làm tài liệu giả, vu cáo nhiều đồng chí là đã làm tay sai cho địch. Người của Tổng cục 2 đã bán kế hoạch phòng thủ bầu trời cho nước ngoài. Người của Tổng cục 2 làm parabol để thu tiền bất hợp pháp, gian lận thuế giá trị gia tăng. Người của Tổng cục 2 còn đưa tài liệu lên mạng Internet nói xấu cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, Tổng cục 2 đã sử dụng một số người phức tạp, cài cắm người vào các cơ quan Đảng, Nhà nước để lấy tin, tung tin, bịa đặt, lừa dối Đảng… Cán bộ tình báo quân sự còn cấp giấy chứng minh quân báo cho tay chân Năm Cam hoạt động và liên hệ chặt chẽ với tay chân Năm Cam... Khó mà tưởng tượng được những hành động phạm pháp nghiêm trọng ấy lại diễn ra trong một cơ quan làm nhiệm vụ tình báo quân sự cấp chiến lược. Cơ quan tình báo mà bịa ra cơ sở đặc tình “ma” để lừa dối, vu khống chính trị cán bộ cao cấp từ Tổng bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng, Đại tướng, Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng… là phạm tội ngang với tội phản bội Tổ Quốc, phản bội Đảng. Cũng theo tướng Nguyễn Nam Khánh: Những bản tin mà Tổng cục 2 đưa ra là nhằm vu khống chính trị, lừa dối, chia rẽ nội bộ Đảng, phá hoại Đảng, Nhà nước và quân đội, gây sự phân tâm, lũng đoạn tinh thần cán bộ đảng viên và nhân dân, vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nguyên tắc kỷ luật đảng, tạo ra oan trái và đau khổ cho nhiều đồng chí. Với những bản tin mà tôi không thể trích dẫn hết, đã buộc cấp lãnh đạo cao nhất điều tra, thẩm tra, ít nhất là 10 vụ gây ra rất nhiều phức tạp. Tướng Nguyễn Nam Khánh nhận định: Đó là hành động phá hoại đảng, phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại Tổ Quốc. Đó không phải là chuyện riêng nội bộ Tổng cục 2, nội bộ Bộ quốc phòng. Đó là vấn đề của toàn Đảng, của pháp luật, của chế độ xã hội chủ nghĩa, liên quan đến an ninh của Tổ Quốc, đến đại đoàn kết dân tộc. Đó chính là nguy cơ làm mất sự ổn định chính trị, đã gây hậu quả nghiêm trọng... Nếu không kiên quyết xử lý thì sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị ngày càng tăng, như một ung nhọt làm tan rã Đảng và chế độ. “Thất trảm sớ” Những ý kiến như thế của tướng Nguyễn Nam Khánh, của ông Phạm Văn Xô, một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi của hàng chục vị tướng và nhiều cán bộ lão

thành cách mạng, nhiều sĩ quan cấp tá đã được tiếp nhận thế nào? Việc xem xét, xử lý các sai phạm ra sao? Ông Bùi Tín kể: Lá thư của ông Giáp được rất nhiều vị tướng, từ ông Chu Huy Mân đến một số vị thiếu tướng, đặc biệt ông Nguyễn Nam Khánh hết sức ủng hộ. Do đó trước Đại hội 10, năm 2005, Ông Nông Đức Mạnh bị buộc phải tổ chức ra một ban, gọi là Ban Kiểm tra liên ngành đặc biệt, gồm đại diện của: Toà án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao, Bộ Tư pháp, Ban Bảo vệ Trung ương, Cục Bảo vệ Quân đội, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính,... lên đến hơn 20 người. Ban Kiểm tra liên ngành đã làm việc và đã có một báo cáo- mà tôi được biết là dày đến 70 trang – hoàn thành trước Đại hội 10. Trước khi Đại hội 10 họp thì ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cùng với Bộ Chính trị lúc đó có một sáng kiến là ỉm báo cáo này đi. Họ cho là báo cáo này nguy hiểm quá. Nếu trong Đảng và nhân dân được biết thì có thể tạo ra sự đảo lộn rất lớn về chính trị. Ông ấy viện cớ là nếu phổ biến, trung ương mà biết, đại hội mà biết thì gia đình, bạn bè họ đều biết thì khó có thể giữ được bí mật. Cho nên ông Nông Đức Mạnh mới thuyết phục Bộ Chính trị, thuyết phục Ban Chấp hành Trung ương trước Đại hội 10 là không phổ biến báo cáo tuyệt mật đó. Ông ấy yêu cầu là do sự ổn định của chế độ, ổn định của Đảng, coi như Bộ Chính trị khoá trước đã xem và coi như đã giải quyết xong xuôi. Hủy báo cáo này đi, coi như báo cáo này không có. Vì sao những người có trách nhiệm xem xét, giải quyết các sai phạm xảy ra ở Tổng cục 2 đã quyết định như vậy mà câu chuyện về cơ quan này vẫn chưa kết thúc? Ông Bùi Tín giải thích: Vấn đề này không thể ỉm hoàn toàn được, bởi vì nó dai dẳng, bởi vì ngay trong Tổng cục 2 đã có những sĩ quan dũng cảm, có những sĩ quan trung thành với sự thật, trung thành với nhân dân, thấy những việc làm bậy quá nên tiếp tục tố cáo. Trong đó có hai ông là ông Vũ Minh Ngọc và ông Vũ Minh Trí. Ngay từ năm 2005, ông Vũ Minh Ngọc đã có một lá thư gọi là “Thất trảm sớ”, nêu lên 7 tên rất nguy hiểm, cần phải gạt bỏ mới có thể cứu được Đảng, cứu được chế độ. Sau đó, ông Vũ Minh Ngọc viết thư thứ hai và cũng gửi cho cả tướng Giáp. Tướng Giáp rất ủng hộ ý kiến: Phải giải quyết triệt để vụ án siêu nghiêm trọng của Tổng cục 2. Năm nay, thư của ông Vũ Minh Trí hâm lại vụ này và tướng Giáp lại lên tiếng ủng hộ một lần nữa. Người gửi “Thất trảm sớ” – Trung tá Vũ Minh Ngọc hiện nay thế nào? Tâm trạng

Page 27: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

27cũng như suy nghĩ của một số cán bộ lão thành cách mạng sau khi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 quyết định ém nhẹm vụ Tổng cục 2 ra sao? Đó sẽ là nội dung bài thứ ba. Mời qúy vị đón nghe. 3 Tâm trạng cũng như suy nghĩ của một số cán bộ lão thành cách mạng sau khi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 quyết định ém nhẹm vụ Tổng cục 2 ra sao? Trong hai bài trước, Trân Văn đã tổng hợp và tường trình về những nội dung có liên quan đến các sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại Tổng cục 2, cũng như lối xử lý hết sức khó hiểu của lãnh đạo Đảng CSVN đối với Tổng cục 2. Ở bài này, Trân Văn phỏng vấn một số nhân vật có liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến việc tố cáo các sai phạm tại Tổng cục 2. Chờ đợi cho đến chết Đến nay, hầu hết những người từng lên tiếng yêu cầu xem xét, xử lý các sai phạm ở Tổng cục 2, trong giai đoạn từ cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000 đến năm 2005 như: ông Phạm Văn Xô, Đại tướng Chu Huy Mân, Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Trung tướng Đồng Văn Cống, Trung tướng Nguyễn Hoà,... đều đã qua đời, phần lớn những người còn lại thì già yếu, bệnh tật. Chúng tôi đã thử gọi điện thoại, phỏng vấn một số người để xin thêm ý kiến của họ về vụ Tổng cục 2, cũng như suy nghĩ, thái độ của họ về cách xử lý vụ này của lãnh đạo Đảng CSVN. Cuộc phỏng vấn đầu tiên được thực hiện với cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc – nhân vật đã từng gửi “Thất trảm sớ”. Người nhấc điện thoại là vợ cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc, bà cho biết: Bây giờ ông cháu đang bị bệnh cho nên trí nhớ không tốt lắm nhưng mà thôi cũng để ông cháu gặp cho nó khuây khỏa... Có người gọi có phải bác Ngọc không và muốn hỏi chuyện... Đây ông nghe... Tuy đang trong tình trạng bán thân bất toại kèm nhiều chứng bệnh khác, sức khoẻ rất kém, song khi nghe đề cập đến Tổng cục 2, cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc, 82 tuổi vẫn cố gắng xác nhận với chúng tôi qua một cuộc trao đổi ngắn: Trân Văn: Sau khi bác gửi thư, đến nay có hồi báo gì không ạ? Trung tá Vũ Minh Ngọc: Chưa có hồi âm gì ạ. Trân Văn: Từ khi bác gửi thư, các cơ quan chức năng có cử người đến hỏi

thăm thêm về những nội dung trong thư không? Trung tá Vũ Minh Ngọc: Không ạ! Trân Văn: Hiện nay, vụ Tổng cục 2 cũng vẫn cứ còn như cũ phải không ạ? Trung tá Vũ Minh Ngọc: Vâng! Cuộc phỏng vấn thứ hai, theo dự tính sẽ thực hiện với ông Nguyễn Văn Thi, vẫn được gọi là Năm Thi, Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền giai đoạn trước tháng 4 năm 1975, có 69 tuổi Đảng, người mà từ năm 1986 đã gửi sáu lá thư yêu cầu lãnh đạo Đảng CSVN giải quyết hàng loạt vấn nạn trong Đảng, trong đó có vụ Tổng cục 2. Đến tháng 2 năm 2006, ông Nguyễn Văn Thi tiếp tục gửi lá thư thứ 7, trực tiếp phê bình Tổng Bí thư, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 vì đã hành xử không dân chủ với ông cũng như những đảng viên khác đã từng gửi các thư tương tự. Tuy nhiên chúng tôi không thể trò chuyện với ông. Vợ ông giải thích: Nhà tôi bịnh nặng lắm, đang nằm nhà thương anh ạ! Đúng ra là ổng không còn tỉnh. Anh hỏi... nó, nó quá muộn rồi. Vấn đề đó anh đừng hỏi nữa vì những vấn đề có liên quan đến ông Cống, ông Xô này kia nọ... Nói chung là người ta đã làm đền thờ ông Đồng Văn Cống này kia nọ rồi... Nói chung, tôi chỉ mong rằng đừng có ai nói thêm về những việc như thế và cũng hổng muốn nghe, cũng hổng được rảnh tâm lắm. Dù Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 9, đã từng xác định đóng lại vụ Tổng cục 2 song trong lá thư thứ 7, ghi ngày 3 tháng 2 năm 2006, gửi Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 9, ông Nguyễn Văn Thi vẫn tiếp tục khẳng định: Trách nhiệm đó trước hết thuộc về người đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, đến Bộ Chính trị mà tôi và nhiều Đảng viên trong cả nước cho rằng, Trung ương Đảng khoá 9 đã tiếp tục duy trì ảnh hưởng của hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh vì nể nang hoặc cố tình để bảo vệ chức danh do nhờ hai ông này mà có được. Không đưa ra giải quyết các vụ án này là che giấu khuyết điểm của Trung ương 9 đã tiếp tục kéo dài từ khoá 4 đến nay để bảo vệ quyền lợi cá nhân của một số người, bất chấp uy tín của toàn Đảng và tiếp tục không muốn đổi mới để cải cách hệ thống chính trị và quản lý Nhà nước, không muốn thay đổi nhân sự lãnh đạo Trung ương Đảng bằng những người trong sạch, có đức, có tài, có uy tín trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.

Hậu quả sẽ là Đảng viên chân chính cả nước sẽ tiếp tục đấu tranh để chỉ rõ trách nhiệm thuộc về Ban Chấp hành khoá 9 mà người đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư. Vẫn đòi làm rõ Thực tế cho thấy, điều ông Nguyễn Văn Thi khẳng định hoàn toàn chính xác. Ngày 16 tháng 12 năm 2008, Trung tá Vũ Minh Trí, đang làm việc tại Tổng cục 2 đã gửi một lá thư dài 13.000 chữ, khẳng định, Tổng cục 2 hiện làm cho “quân đội ta, Đảng ta, Nhà nước ta đang gặp phải hiểm họa vô cùng to lớn ngay từ bên trong, ngay ở bên trên”, cơ quan này hiện “khủng hoảng trầm trọng và toàn diện về lý luận, tư duy nghiệp vụ, phương châm, phương pháp, thủ đoạn, nề nếp, chế độ công tác, tổ chức lực lượng…”. Theo Trung tá Trí, ngoài ông Nguyễn Chí Vịnh, trung tướng, Tổng cục trưởng, từng bị Đại học Kỹ thuật Quân sự đuổi học khi còn là sinh viên sĩ quan vì hạnh kiểm kém, Tổng cục 2 đang là nơi dung dưỡng nhiều người thiếu kinh nghiệm, kiến thức, tư cách, thậm chí có tiền án, ham danh, hám lợi, song vẫn thăng tiến rất nhanh cả về cấp bậc lẫn chức vụ bởi là thân nhân, thân hữu, hoặc là thủ túc của ông Nguyễn Chí Vịnh. Trong thư, Trung tá Trí viết: Chúng làm điệp báo nhưng không tổ chức xây dựng điệp viên, tình báo viên mà nghĩ ra khái niệm “cán bộ mật”, “cán bộ diện B” để đưa từ bên ngoài quân đội vào tổ chức điệp báo hàng ngàn người mà nếu xét theo nguyên tắc, yêu cầu của điệp báo chiến lược thì hoàn toàn không có khả năng điệp báo (đặc biệt là về mặt quân sự). Phần lớn số này là người thân quen của chúng. Với các “cộng tác viên mật” cũng có tình trạng tương tự. Điều kỳ lạ là trong số “cán bộ mật”, “cộng tác viên mật” đó, có rất nhiều người đang làm việc trong các cơ quan quân – dân – chính – đảng của ta, một số người còn là cán bộ cấp cục –vụ – viện trở lên. Trên khắp thế giới, từ xưa tới nay, chỉ có chúng làm điệp báo chiến lược mà không xây dựng điệp viên, tình báo viên. Chúng dùng tổ chức và hoạt động điệp báo làm bình phong, dùng kế hoạch điệp báo làm công cụ chủ yếu để bòn rút công quỹ. Có thể khẳng định trong 10 năm trở lại đây, tất cả các kế hoạch điệp báo có mức kinh phí đáng kể của Tổng cục 2 đều ít nhiều mắc sai phạm về mặt kinh tế, tài chính. Nếu thanh tra, kiểm tra, kiểm toán một cách chặt chẽ, chắc chắn sẽ phát hiện ra

Page 28: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

28nhiều vụ tham nhũng lớn, nhiều tên tham nhũng lớn. Thư của Trung tá Vũ Minh Trí còn nhiều nội dung đáng chú ý khác và người “hâm” lại vụ Tổng cục 2 – Trung tá Vũ Minh Trí nói gì với Đài Á Châu Tự Do? Mời quý vị xem bài 4. 4 Trong ba buổi phát thanh trước, quý vị đã nghe Trân Văn tường trình về một số vấn đề liên quan đến Tổng cục 2 mà nhiều công thần của Đảng CSVN, cũng như hàng chục tướng lĩnh của cả Quân đội Nhân dân Việt Nam lẫn Công an Nhân dân Việt Nam cùng nhận định là “sai phạm siêu nghiêm trọng”, cần xử lý triệt để, song cuối cùng vẫn bị lãnh đạo Đảng CSVN làm ngơ. Quý vị cũng đã nghe một số nhân vật nhắc đến Trung tá Vũ Minh Trí, sĩ quan Tổng cục 2, tác giả lá thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008, được xem như tác nhân “hâm” lại một scandal từng bị nhấn chìm. Vừa rồi, lá thư này đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc đến để lập lại yêu cầu lãnh đạo Đảng và Nhà nước kiên quyết xử lý vụ Tổng cục 2. Bây giờ, mời quý vị tiếp tục nghe Trân Văn giới thiệu các nội dung đáng quan tâm trong thư của Trung tá Vũ Minh Trí và cuộc trao đổi ngắn giữa Trân Văn và trung tá này... Hồi đầu tháng này, các diễn đàn điện tử công bố hai lá thư do Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết cách nay hai tháng. Trong cả hai thư, tướng Võ Nguyên Giáp cùng cho biết lý do viết thư là vì đã nhận và đọc thư của Trung tá Vũ Minh Trí. Lề lối lãnh đạo Ở thư đầu, ghi ngày 8 tháng 6, gửi cho hai cựu Tổng Bí thư là ông Đỗ Mười và ông Lê Khả Phiêu, tướng Giáp cho rằng: “Các anh phải thống nhất độ quan trọng của vấn đề và góp phần cùng Bộ Chính trị và Trung ương giải quyết bằng được”. Sang thư sau, ghi ngày 10 tháng 6, gửi các thành viên trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư, tướng Giáp thẳng thắn nêu thắc mắc về lối mà lãnh đạo Đảng và chính phủ hiện nay sử dụng ông Nguyễn Chí Vịnh, sau hàng loạt sai phạm được xem là “siêu nghiêm trọng”: “Đồng chí Nông Ðức Mạnh nói với tôi là (NV: ông Nguyễn Chí Vịnh) không thể lên trung tướng và chưa biết đưa đi đâu để rèn luyện nhưng thực tế lại không làm như vậy mà tiếp tục thăng quân hàm và giao trọng trách Tổng cục trưởng, hiện nay vừa đề bạt là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng làm cho ai cũng ngạc nhiên, lo lắng và nếu không làm rõ thì chắc sẽ còn lên nữa”.

Lũng đoạn, phá hoại Trong bài trước chúng tôi đã giới thiệu một phần nội dung thư tố cáo của Trung tá Vũ Minh Trí, đó là việc ông Nguyễn Chí Vịnh thu nạp thân nhân, thân hữu, tập hợp thủ túc để lũng đoạn Tổng cục 2 và bòn rút công quỹ. Tuy nhiên ông Nguyễn Chí Vịnh và các “chiến hữu” của ông ta còn làm những gì để sau khi đọc thư của Trung tá Trí, tướng Giáp phải lên tiếng cảnh báo: “Tình hình đang cực kỳ nguy hiểm đối với Quân đội, đối với Đảng”? Trong thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008, Trung tá Vũ Minh Trí kể rằng, ông Nguyễn Chí Vịnh và “phe lũ” đã “lừa dối cấp trên”, gửi nhiều “tin tình báo” không khẳng định được độ xác thực của nội dung thông tin, chiếm tỷ lệ lớn nhất và gây tác hại nhiều nhất là “tin về nội bộ”, gây nên sự nghi kỵ, rối ren. Rất nhiều thông tin là do thêm thắt, ngụy tạo nhằm vu cáo, bôi nhọ, lật đổ.” Cũng theo Trung tá Trí, Tổng cục 2 đã thu thập, tạo dựng thông tin về hàng ngàn cán bộ quân – dân – chính đảng, trong đó có hàng trăm người từ cấp ủy viên trung ương trở lên, không ít người đang là viên chức cao cấp của Đảng như ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, của chính phủ như hai phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Hoàng Trung Hải, một số bộ trưởng, thứ trưởng, kể cả hai thứ trưởng Bộ Công an là các ông Nguyễn Văn Hưởng, ông Nguyễn Khánh Toàn. Rồi bí thư các tỉnh, các thành phố lớn như ông Lê Thanh Hải (TP.HCM), ông Nguyễn Bá Thanh (thành phố Đà Nẵng)... Dù Tổng cục 2 đã tạo ra vô số rắc rối trong quá khứ vì theo dõi, thu thập rồi ngụy tạo thông tin, thế nhưng tình trạng này vẫn tái diễn, Trung tá Trí tiết lộ: “Gần đây Nguyễn Chí Vịnh giao cho một cơ quan trực thuộc Tổng cục trưởng Tổng cục 2 nhiệm vụ tổ chức thu thập thông tin, lập hồ sơ về nhiều cán bộ cấp cao ngoài Tổng cục 2 trong khi Tổng cục 2 không hề có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra, kiểm tra Đảng đối với các tổ chức, cá nhân bên ngoài Tổng cục 2”. Cũng vì vậy, Trung tá Trí nhận định: Chính Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ mới phá hoại Tổng cục 2 toàn diện nhất, triệt để nhất. Trước sự phá hoại ghê gớm của chúng, trước thực trạng bi đát của Tổng cục 2 hiện nay, có người nêu câu hỏi: Phải chăng chúng là “điệp viên ảnh hưởng” của các thế lực thù địch? Đánh giá như vậy về Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ có quá mức không?... Hoàn toàn không nếu đã đọc hàng loạt tin tức, tài liệu mà trong đó Tổng cục 2 nhận định:

Nguyễn Mạnh Cầm, Phan Diễn, Trần Bạch Đằng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Nam Khánh, Trương Tấn Sang, Võ Viết Thanh, Phan Văn Trang, Nguyễn Ngọc Trừu,... là có yếu tố địch. Hoàn toàn không nếu đánh giá thực trạng Tổng cục 2 hiện nay một cách khách quan, chặt chẽ theo đúng yêu cầu của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Thư của Trung tá Vũ Minh Trí còn cung cấp nhiều chi tiết khác được xem là hết sức nhạy cảm như sự hỗ trợ đặc biệt mà các ông Lê Đức Anh – cựu Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, Nông Đức Mạnh – Tổng Bí thư đương nhiệm, Phạm Văn Trà – cựu Bộ trưởng Quốc Phòng, Nguyễn Huy Hiệu – hiện là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Lê Văn Dũng – hiện là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,... dành riêng cho ông Nguyễn Chí Vịnh. Cũng vì vậy, trong thư ghi ngày 10 tháng 6, tướng Giáp yêu cầu Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương “cần chú ý bảo vệ người tố cáo”. Trách nhiệm, dũng cảm Chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn với Trung tá Vũ Minh Trí, tác giả thư tố cáo ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008: Trân Văn: Thưa ông, tôi được đọc thư của ông về vụ Tổng cục 2 và sau đó là thư của tướng Giáp, tôi muốn hỏi thăm ông về lá thư. Thưa ông, theo ông, với hiện tình của Tổng cục 2 như hiện nay, nó vi phạm những nguyên tắc nào trong tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam ạ? Trung tá Vũ Minh Trí: Vâng! Thực ra tất cả những thư của tôi, tôi không gửi đến những địa chỉ bên ngoài ông ạ! Cho nên là những nội dung đấy, tôi cũng chỉ trao đổi với những cơ quan hay là những cá nhân có thẩm quyền thôi! Đấy là một, thứ hai là những chuyện này cũng không tiện trao đổi trên điện thoại, cho nên là rất cám ơn ông đã quan tâm nhưng mà xin ông cho kiếu được không ạ? Trân Văn: Dạ được ạ! Tôi hiểu! Chỉ xin hỏi thêm ông một vài câu. Trung tá Vũ Minh Trí: Dạ vâng, ông cứ hỏi ạ... Trân Văn: Thưa ông, cho đến nay, ông có gặp khó khăn từ đồng đội của mình không ạ? Nếu tôi không lầm thì có lẽ ông cũng làm việc trong Tổng cục 2? Trung tá Vũ Minh Trí: Ông ạ! Nếu đã gọi là đồng đội thì thật sự không gặp khó khăn gì. Nếu là đồng đội thì sẽ giúp đỡ mình thôi. Nếu thật sự là đồng đội của tôi đều rất là ủng hộ tôi, đều rất là giúp đỡ tôi, ông ạ! Trân Văn: Dạ, trong thư của tướng Giáp, tướng Giáp có nhắc trực tiếp đến ông và tướng Giáp cho rằng, việc mà

Page 29: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

29ông đã làm là việc làm của một người có trách nhiệm cao, dũng cảm. Tôi nghĩ có lẽ là nội tình hết sức phức tạp thì tướng Giáp mới đưa ra nhận định như thế, thành ra tôi muốn hỏi thăm thêm những diễn biến sau việc ông gửi lá thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008 đi... Trung tá Vũ Minh Trí: Thực ra để làm đến nơi, đến chốn việc nào, kể cả việc nhỏ cũng đều là phức tạp. Tôi cũng chưa được đọc thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nếu quả thực đại tướng đánh giá như vậy thì tôi thấy cũng hơi ngượng bởi vì mình cũng chưa được như vậy đâu ông ạ! Vì sao Tổng cục 2 có thể “lợi dụng tính chất hết sức chuyên biệt của tình báo để mưu cầu lợi riêng, bất chính” như Trung tá Vũ Minh Trí nhận xét trong hàng chục năm mà vẫn vô sự? Điều đó có lợi cho ai? Chúng tôi sẽ tổng hợp và tường trình trong bài cuối. Mời quý vị đón nghe 5 Trong bốn bài của loạt bài “Cơ quan Tình báo Quân đội Việt Nam: Những dấu hiệu của một đại họa”, Trân Văn đã tóm tắt và tường trình về hàng loạt vấn đề được các công thần, tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của Quân đội, Công an Việt Nam xác định là “sai phạm nghiêm trọng”, xảy ra tại Tổng cục 2 như: lũng đoạn cơ quan tình báo quân đội, bòn rút công quỹ, theo dõi – thu thập thông tin rồi bịa đặt, vu cáo nhiều viên chức lãnh đạo Đảng và chính quyền, gây nghi kỵ, chia rẽ trong nội bộ,... Đáng chú ý là sau hàng chục năm, những “sai phạm nghiêm trọng” đó vẫn không được xem xét, xử lý thấu đáo nên tiếp tục làm nội bộ Đảng, nội bộ chính quyền, nội bộ quân đội Việt Nam bị phân hóa trầm trọng. Cũng vì vậy, đã có khá nhiều người tự hỏi, có những ai đã và đang đứng phía sau vụ này (?). Trân Văn tiếp tục tổng hợp và tường trình bài thứ năm của loạt bài này... Ai đứng phía sau? Tuy không đưa ra câu trả lời cho câu hỏi, ai đã và đang đứng phía sau các “sai phạm nghiêm trọng” xảy ra ở Tổng cục 2 nhưng Trung tá Vũ Minh Trí, người viết lá thư tố cáo ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008 đã cung cấp một số chi tiết, giúp người đọc tự tìm câu trả lời. Đó là: Thời gian qua, Tổng cục 2 bỏ qua tiêu chuẩn, thu hút, tiếp nhận con cháu rất nhiều cán bộ cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước như: Lê Đức Anh, Lê Văn Dũng, Phùng Khắc Đăng, Nguyễn Huy Hiệu, Vũ Tuyên Hoàng, Bùi Văn Huấn, Nông Đức Mạnh, Phạm Hồng Lợi, Cao Tiến Phiếm, Nguyễn Hồng Quân, Phạm Văn Trà, Đỗ Quang

Trung... vào đào tạo ở Học viện Khoa học Quân sự, làm việc trong Tổng cục 2 (việc mà thời trước hầu như không có). Cũng theo Trung tá Vũ Minh Trí: Không phải ngẫu nhiên mà trong Tổng cục 2 có nhiều ý kiến cho rằng, những năm qua, Nguyễn Chí Vịnh đã “qua mặt”, đã “lừa” được hầu hết lãnh đạo cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước, thậm chí “bỏ túi” được các vị Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, Phạm Văn Trà, Lê Văn Dũng, Nguyễn Huy Hiệu, Phạm Văn Long,... Vai trò Lê Đức Anh Nếu lật lại các tài liệu liên quan đến Tổng cục 2, có thể thấy trong hầu hết đơn, thư tố cáo, yêu cầu giải quyết vụ Tổng cục 2, hầu hết công thần cũng như tướng lĩnh cao cấp của chế độ đều cùng đề cập đến một người, giữ vai trò như cha đẻ Tổng cục 2, đồng thời là tổng đạo diễn các vụ việc được gọi là “siêu nghiêm trọng”. Đó là ông Lê Đức Anh. Ở lá thư viết ngày 17 tháng 6 năm 2004, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh kể: Trước Đại hội 7 (NV: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa 7 có nhiệm kỳ từ 1991 đến 1996), tâm trạng cán bộ, cả phía Nam và phía Bắc có nhiều lo lắng, băn khoăn về nhân sự cấp cao của Đảng, nhiều cán bộ không vừa lòng một số đồng chí trong Bộ Chính trị Khóa 6. Nhiều ý kiến muốn thay đổi một số Ủy viên Bộ Chính trị. Trong đó dư luận tập trung không đồng tình đồng chí Lê Đức Anh... và trong thực tế, vụ Năm Châu - Sáu Sứ bùng lên ở thời điểm nhạy cảm đó, đã giúp ông Lê Đức Anh tiếp tục đảm nhiệm cương vị Ủy viên Bộ Chính trị. Tướng Nguyễn Nam Khánh kể tiếp: Trong khóa 7, đồng chí Lê Đức Anh được bầu vào Bộ Chính trị và sau đó được bầu làm Chủ tịch nước, phụ trách cả an ninh, quốc phòng và đối ngoại... Được sự chỉ đạo của đồng chí Lê Đức Anh, Pháp lệnh tình báo và Nghị định 96/CP đã được soạn thảo và chuyển qua Quốc hội và Chính phủ... Lợi dụng Nghị định 96/CP, Tổng cục 2 đã có sự lộng quyền nghiêm trọng, sự thao túng nghiêm trọng, phá hoại dân chủ và phá hoại đoàn kết nội bộ, gây chia rẽ và bè phái rất nghiêm trọng trong Đảng. Tổng cục 2 muốn vu khống ai thì vu khống, muốn trừng trị ai thì bày chuyện trừng trị, muốn gài người vào cơ quan nào thì gài, tổ chức kinh doanh tràn lan, lạm dụng các hoạt động gọi là “tình báo” để tiêu tiền, thậm chí tạo ra “cơ sở đặc tình” không có thật để tiêu tiền. Man trá lý lịch Tiểu sử cá nhân của ông Lê Đức Anh do Đảng và chính quyền Việt Nam công bố,

cho biết, ông Lê Đức Anh là Ủy viên Bộ Chính trị trong bốn khóa liên tục, từ khóa 5 đến khóa 8, kéo dài từ 1982 đến 2001. Ông Lê Đức Anh từng là Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc Phòng, Chủ tịch Nhà nước. Năm 2008, ông được tặng huy hiêu “70 năm tuổi Đảng”. Tuy nhiên theo một thư tố cáo ghi ngày 3 tháng 2 năm 2005 của các ông Phạm Văn Xô (Hai Xô - một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, cựu Phó Ban Tổ chức Trung ương), ông Đồng Văn Cống (Bảy Cống - cựu Phó Tổng thanh tra Quân đội), ông Nguyễn Văn Thi (Năm Thi - cựu Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền) – những người từng là cấp trên của ông Lê Đức Anh thì ông Lê Đức Anh đã man khai cả lý lịch cá nhân, lẫn man khai tư cách Đảng viên: Lê Đức Anh không phải là công nhân cao su như tự khai trong lý lịch mà là người giúp việc thân cận cho chủ đồn điền De Lalant, một sĩ quan phòng nhì của Pháp... Cũng theo các ông này, ông Lê Đức Anh chưa bao giờ được kết nạp vào Đảng CSVN và họ cũng như một số cán bộ cách mạng lão thành khác ở miền Nam, đã lên tiếng tố cáo sự man trá này từ năm 1982. Trong thư đã dẫn, các ông Phạm Văn Xô, Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Thi nhận định: Theo chúng tôi thì những vụ việc nghiêm trọng, xảy ra trong hơn hai chục năm qua, từ Vụ Xiêm Riệp (1983), Sáu Sứ (1991), vụ nâng Cục 2 lên thành Tổng cục 2 với quyền hạn siêu Đảng, siêu Nhà nước, được hợp pháp hóa bằng Pháp lệnh tình báo của Quốc hội và Nghị định 96/CP, vụ T4 (1997-1999), đến vụ nói xấu, vu khống nhằm lật đổ Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trước đại hội 9... đều có bàn tay của nhân vật từng hoạt động cách mạng và kháng chiến ở Nam Bộ mà chúng tôi đều biết rõ. Đó là nguyên cai đồn điền cao su, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Cố vấn Lê Đức Anh. Tại một tài liệu khác là thư của ông Nguyễn Đức Tâm - cựu Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, ghi ngày 3 tháng 1 năm 2001 – với tư cách là một trong những người đã từng nhận các đơn thư tố cáo - ông Tâm phân trần: Về thư đồng chí Năm Thi tố cáo đồng chí Lê Ðức Anh tôi đã trao đổi với anh Lê Ðức Thọ, anh Thọ có ý kiến đại thể như sau: Ðây chỉ là vấn đề cần quan tâm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận, sau này sẽ tiếp tục điều tra (lúc này cũng đang rối lên về nhân sự chủ chốt của Ðại hội 6). Sau Ðại hội 6, tôi cũng đặt ra vấn đề với anh Nguyễn Văn Linh nhưng anh Linh không giao trách nhiệm để tổ chức điều tra (lý do có thể rất phức tạp, tôi không

Page 30: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

30dám viết ra đây, chỉ xin trực tiếp báo cáo với Bộ Chính trị hoặc Ủy Ban Kiểm tra Trung ương. Tên ông Lê Đức Anh không chỉ xuất hiện trong các thư, đơn tố cáo đòi xử lý triệt để vụ Tổng cục 2. Việc đối chiếu những tài liệu khác có thể góp phần lý giải câu hỏi, vì sao các sai phạm của Tổng cục 2, tuy kéo dài hơn một thập niên nhưng không thể xử lý. Mời quý vị đón nghe bài cuối. 6 Trong năm bài của loạt bài “Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa”, quý vị đã nghe nhiều ý kiến của các công thần cũng như tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp trong Đảng CSVN, trong chính quyền và trong quân đội cùng cảnh báo rằng, Tổng cục 2 đang làm cho tình hình trở thành cực kỳ nguy hiểm đối với quân đội, đối với Đảng. Sai phạm nghiêm trọng của Tổng cục 2 Phải chăng sự nguy hiểm chỉ đe dọa quân đội và Đảng? Mời quý vị nghe Trân Văn tường trình bài cuối cùng và chúng tôi mong nhận thêm ý kiến phản hồi từ quý thính giả sau loạt bài này... Trong nhiều thư, đơn tố cáo, yêu cầu giải quyết những sai phạm nghiêm trọng tại Tổng cục 2 suốt từ thập niên 1990 đến nay, tên ông Lê Đức Anh được lập đi, lập lại khá nhiều lần. Đáng chú ý là tên của ông Lê Đức Anh không chỉ xuất hiện trong những tài liệu liên quan đến Tổng cục 2. Cũng vì vậy, việc đối chiếu một số tài liệu khác có thể góp phần lý giải câu hỏi, vì sao các sai phạm của Tổng cục 2, tuy kéo dài hơn một thập niên, gây bất bình sâu rộng nơi cán bộ, đảng viên cả trong, lẫn ngoài quân đội nhưng vẫn không thể xử lý đến nơi, đến chốn. Ở hồi ký “Hồi ức và suy nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, ông Trần Quang Cơ đã từng kể như thế này về ông Lê Đức Anh, trong phần tường thuật về “Đại hội 7 và cái giá phải trả cho việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc”: Sau Ðại hội 7, mọi vấn đề quan trọng về đối ngoại của Nhà nước đều do Hồng Hà, Bí thư Trung ương, phụ trách đối ngoại, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Ðức Anh và tất nhiên được sự tán thưởng của Tổng Bí thu Ðỗ Mười, quyết định. Những phần công việc vốn do Bộ Ngoại giao đảm nhiệm nay đều do Hồng Hà và Ban Ðối ngoại chủ trì. Một thí dụ điển hình về việc vì ý đồ cá nhân họ sẵn sàng bỏ qua danh dự và quốc thể: Ngày 5 tháng 8 năm 1991, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà tuyên bố:

“Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Ðức Duy (Ðại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh”. Lê Ðức Anh cho biết khi ở Trung Quốc, Phó ban Ðối ngoại Trung Quốc Chu Lương có đề nghị: “Vì lý do kỹ thuật, quan hệ giữa hai Ðảng xin làm qua Trương Ðức Duy”. Hoặc thế này: Ðể dọn đường cho cuộc gặp cấp thứ trưởng ở Bắc Kinh tháng 8 năm 1991, tối 31 tháng 7 Hồng Hà đảm bảo với Từ Ðôn Tín: "Ðồng chí Lê Ðức Anh và tôi sẽ làm việc trực tiếp với thứ trưởng Nguyễn Dy Niên (người được chỉ định đi đàm phán với Trung Quốc chỉ vì chưa có “tiền sự” với Trung Quốc) trước khi đồng chí ấy đi Trung Quốc. Chúng tôi phải báo cáo với Bộ Chính trị để có ý kiến chỉ đạo không những về nội dung mà cả về tinh thần và thái độ làm việc. Tinh thần của chúng tôi là phấn đấu làm cho cuộc gặp thành công”. Sau khi đã cam kết từ nay không nói đến vấn đề diệt chủng nữa, Hồng Hà hỏi Từ: “Tôi muốn hỏi đồng chí ngoài vấn đề diệt chủng, còn hai vấn đề gai góc là vấn đề quân đội các bên Campuchia và vai trò Liên Hiệp Quốc thì phương hướng giải quyết nên thế nào, để chúng tôi có thể góp phần làm cho cuộc gặp thứ trưởng Việt - Trung ở Bắc Kinh sắp tới đạt kết quả tốt”. Một thái độ ươn hèn, yếu đuối Ông Trần Quang Cơ than: Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại!... Trở lại với nội dung chính của loạt bài này, liệu lần này, vụ Tổng cục 2 và những “sai phạm nghiêm trọng” ở cơ quan này sẽ được giải quyết dứt điểm? Ông Bùi Tín nhận định: Tất cả mọi vấn đề quy chiếu vào mối quan hệ với Trung Quốc, trong đó nổi bật là thái độ yếu đuối, có thể nói là ươn hèn và phụ thuộc. Ngay từ năm 1991, ông Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng là Ủy viên Bộ Chính trị đã phải kêu lên là chúng ta lại bước vào thời kỳ Bắc thuộc mới. Chính do những nhận định như thế của Nguyễn Cơ Thạch mà Bắc Kinh yêu cầu Bộ Chính trị phải gạt ngay ông Nguyễn Cơ Thạch ra. Đúng là sau đó, Nguyễn Cơ Thạch bị mất chức. Tôi nghĩ đấy là một biểu hiện rất rõ, từ vấn đề bauxite, vấn đề Tổng cục 2, vấn đề mất đất, mất biển, vấn đề tàn sát ngư dân đều quy chiếu vào mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thái độ của Bộ Chính trị hiện nay là một thái độ ươn hèn, yếu đuối. Bởi vì họ

nghĩ rằng, muốn tồn tại thì phải dựa vào Trung Quốc, bởi vì họ cho rằng Việt Nam và Trung Quốc cùng theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, cùng chung chế độ độc đảng, họ nghĩ rằng Trung Quốc lớn như thế thì khó mà có thể chìm, do đó mà bám lấy cái phao này. Tôi nghĩ là họ đã tính lầm bởi tinh thần tự chủ của dân tộc Việt Nam mạnh lắm. Tôi nghĩ là nhân dân mình đã thức tỉnh. Do đó trong tình hình mới, tôi nghĩ là họ khó có thể bịt được vụ Tổng cục 2. Sư lớn mạnh của các đoàn “tình báo hành động” Đó là hy vọng của một số người, còn đây là thực tế được một người trong cuộc, Trung tá Vũ Minh Trí tường thuật tại thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008: Nhiều người ở Tổng cục 2 rất lo ngại khi thấy giữa thời bình, khả năng xảy ra chiến tranh đã được Đảng nhận định qua mấy kỳ đại hội là không có mà Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ lại xây dựng lực lượng trinh sát bộ đội nằm trong đội hình Cục quân báo rồi Cục tình báo vốn chỉ ở cấp tiểu đoàn thời chống Pháp, chống Mỹ, cấp trung đoàn thời chiến tranh hai đầu biên giới phía Bắc và phía Tây Nam lên thành 3 đoàn “tình báo hành động” là: K3,74,94. Cả ba đều có quy mô cấp lữ đoàn (đoàn trưởng được thăng quân hàm tới đại tá), đều do tay chân thân tín nhất của Nguyễn Chí Vịnh nắm, đều đóng ở các đô thị lớn bậc nhất của đất nước, đều triển khai nhiều hoạt động điệp báo và đều được trang bị các vũ khí, trang thiết bị đặc chủng, trong đó có mấy chục xe thiết giáp. Họ tự hỏi “tình báo hành động” thực chất là gì? Tại sao các đoàn “tình báo hành động” đó lại có quy mô lớn như vậy trong khi quy mô lực lượng trinh sát bộ đội của các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng chỉ ở cấp tiểu đoàn? Chúng nhằm vào đối tượng tác chiến nào? Rõ ràng lo ngại của họ không phải là vô cớ. Trong thư ghi ngày 10 tháng 6 năm nay, gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, tướng Giáp yêu cầu xem xét vụ Tổng cục 2 và “có chủ trương giải quyết những sai trái một cách kiên quyết, triệt để, đúng nguyên tắc” không chỉ “để bảo vệ quân đội, bảo vệ Đảng” mà còn nhằm “bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước”. “Bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước” cũng là ý đã được ông nhắc tới khi yêu cầu xem xét những chủ trương liên quan đến bauxite cách nay vài tháng. Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/VN-military-intelligence-bureau-and-the-signs-of-one-crushing-calamity-part1-TVan-08122009133511.html

Page 31: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

31

Tranh chấp Mỹ – Trung, một cảnh giác cho lòng yêu nước

Trần Trung Đạo Tại Diễn đàn Khu vực về Hợp tác an ninh ở châu Á tổ chức tại Hà Nội hôm 23 tháng Bảy, 2010, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố: “Hoa Kỳ, giống như các quốc gia khác, có quyền lợi quốc gia về tự do hàng hải, mở cửa những thủy lộ chung tại châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Hoa Kỳ chia sẻ quyền lợi này chẳng những với các quốc gia thành viên ASEAN hoặc các quốc gia tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN; mà còn với các quốc gia có nhu cầu về hàng hải khác và cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn”. Ngoài ra bà cũng tuyên bố Hoa Kỳ ủng hộ việc quốc tế hóa cuộc tranh chấp hải phận và giải quyết tranh chấp trên cơ sở công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển và “chống lại việc bất cứ một quốc gia tranh chấp nào xử dụng vũ lực”. Mặc dù Ngoại Trưởng Clinton xác định vai trò trung lập của Hoa Kỳ, những lời tuyên bố của bà rõ ràng nhằm bênh vực các nước nhỏ trong vùng, nhất là Viêt Nam. Ngoại Trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì giận dữ phản ứng: “Nhận xét của bà Clinton có vẻ như thực sự nhằm mục đích tấn công Trung Quốc bằng cách tạo ra một ảo ảnh rằng tình hình Biển Đông là đáng báo động”. Theo bình luận của báo New York Times, đây là “một chiến thắng đầy ý nghĩa đối với Việt Nam”. Trong ba tuần qua, lần đầu tiên sau 35 năm, các phương tiện truyền thông của Đảng lẫn chống Đảng từ trong nước cũng như chống Cộng từ ngoài nước đã loan tải những lời tuyên bố cứng rắn của bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton kèm theo những lời bình luận vui mừng, tích cực giống nhau. Điều đó cũng dễ hiểu. Khoan kể mối thù truyền kiếp giữa Trung Quốc và Việt Nam từ mấy ngàn năm trước, khi tổ tiên chúng ta phải sáng xuống biển tìm ngọc trai, chiều lên non tìm ngà voi, trầm hương, châu báu; khoan kể đến hàng triệu tấn súng đạn, xe tăng, đại pháo Trung Quốc đã cày xéo lên quê hương Việt Nam trong suốt cuộc chiến dài; khoan kể những tư tưởng độc hại Cộng sản Trung Quốc đã cấy vào tâm hồn bao thế hệ Việt Nam, chỉ nhắc đến Hoàng Sa

Trường Sa, chỉ nhắc đến ngư dân Thanh Hóa thôi là máu hận đã xông lên trong mỗi con người Việt Nam. Trong lúc đang hoàn cảnh sức yếu thế cô, có một người mạnh như Mỹ từ xa đến bênh vực và nói lên lời phải trái, vui mừng là chuyện tự nhiên. “Mỹ đang trở lại !”. Câu nói đó, suốt tháng qua, hẳn đã dội lại từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam trong tâm trạng hồi hộp đợi chờ của rất đông người Việt. Hình ảnh một hàng không mẫu hạm George Washington hùng mạnh đậu ngoài khơi Đà Nẵng như nhắc nhở câu chuyện của tháng Ba 1965 khi Chuẩn Tướng Frederick J. Karch và các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Viễn Chinh đổ bộ xuống thành phố này mở đầu cho cuộc chiến lâu dài nhất mà Mỹ đã tham gia. Khác chăng lần này Mỹ trở lại không phải để bảo vệ miền Nam nhưng bảo vệ Việt Nam. Ở hải ngoại, thậm chí có người còn đi xa hơn khi cho rằng người Mỹ sẽ giúp xây dựng một chế độ tự do dân chủ để họ sớm trở về sống những ngày cuối đời trong thanh bình, an lạc. Ở trong nước có vị còn nóng lòng cho rằng Việt Nam phải gấp rút chế bom nguyên tử. Tất cả không hẹn đã vô tình sắp hàng dưới ngọn cờ của Đảng. Như thế mới biết tình yêu nước, dù trong một thanh niên hay một chính trị gia giàu kinh nghiệm, có khi cũng vội vàng và đầy cảm tính như nhau. Những lời tuyên bố của bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton thật ra phát xuất từ chính sách ngăn chận (containment) đã bắt nguồn từ sau Thế Chiến thứ Hai. Một số nhà bình luận gọi chính sách Mỹ đang áp dụng là ngăn chận mới (new containment) mang nội dung kinh tế quân sự để phân biệt với chính sách ngăn chận thời Chiến Tranh Lạnh mang nội dung chống Cộng sản. Để hiểu các hoạt động của Mỹ trong vùng Đông Nam Á, thiết tưởng nên đọc lại chính sách ngăn chận mà Mỹ đã và đang áp dụng. Tháng 2 năm 1946, George F. Kennan còn là một nhân viên ngoại giao trung cấp làm việc cho tòa đại sứ Mỹ tại Liên Xô. Để đáp lại câu hỏi của Bộ Tài Chánh Mỹ gởi tòa đại sứ tại sao Liên Xô lại chống lại việc thành lập Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, George F. Kennan gởi Bộ Ngoại giao Mỹ một bản phân tích qua hình thức một điện tín dài 5,500 chữ, trong đó ông trình bày một cách chi tiết quan điểm của Stalin về tương lai nhân loại, mục tiêu và chiến lược của Liên Xô sẽ được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới, điểm mạnh và điểm yếu của chế độ Cộng sản, đồng thời đề nghị một số biện pháp cần thiết

phải được áp dụng để ngăn chận làn sóng Cộng sản. Bài phân tích của George Kennan không có tựa đề nên chỉ được biết ngày nay như là Bức Điện Tín Dài. Nếu bản phân tích được gởi đến Bộ Ngoại giao Mỹ một năm trước đó, có lẽ nó đã vào sọt rác hay đi thẳng vào phòng lưu trữ vì Mỹ và Liên Xô còn đang liên minh nhau tấn công Đức từ hai hướng Đông, Tây. Nhưng tháng 2 năm 1946, văn kiện đã làm Bộ Ngoại giao chú ý. Chính tổng thống Harry S. Truman cũng chỉ thị thành lập một nhóm nghiên cứu để phân tích bản tường trình của George Kennan và phát thảo một chính sách đối ngoại dựa trên các dữ kiện mà ông đưa ra. Bức điện tín của George Kennan được xem như một trong những văn kiện lịch sử bởi vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ chính sách đối ngoại của Mỹ trong gần nửa thế kỷ, từ sau Thế chiến thứ Hai cho đến khi hệ thống Liên Xô sụp đổ năm 1991. Chính sách đối ngoại chỉ đạo của Mỹ đặt cơ cở trên những phân tích của George Kennan được gọi là ngăn chận (containment). Hàng loạt các chủ thuyết như Domino, Nixon, Reagan; các kế hoạch kinh tế như Marshall Plan; các liên minh như Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (The North Atlantic Treaty Organization) gọi tắt là NATO tại châu Âu, Liên Phòng Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization) gọi tắt là SEATO tại Đông Nam Á hay Hiệp ước Hỗ tương Liên Mỹ Châu (Inter‐American Treaty of Reciprocal Assistance) tại Mỹ Châu cũng đều phát xuất từ chính sách chỉ đạo ngăn chận đó. Suốt 9 đời tổng thống từ Harry Truman đến George Herbert Walker Bush, tùy thuộc vào điều kiện chính trị quốc tế trong mỗi giai đoạn, các chiến lược chiến thuật cũng được thay đổi thích nghi nhưng đều không đi xa mục tiêu chính là ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản. George Kennan được xem như là cha đẻ của lý thuyết ngăn chận. Chính sách ngăn chặn đã diễn ra dưới nhiều hình thức. Bên cạnh cuộc chạy đua vũ trang, Star Wars, viện trợ và phản viện trợ, đảo chánh và phản đảo chánh, cách mạng và phản cách mạng, các cuộc giành dân chiếm đất bằng súng đạn cũng đã diễn ra tại một số quốc gia độn với nhiều mức độ khác nhau. Các lý thuyết về quốc gia độn có nguồn gốc rất xa xưa nhằm chỉ các vùng đất hay quốc gia nhược tiểu nằm giữa hai cường quốc đối nghịch. Từ thời La Mã, các hoàng đế của đế quốc mênh mông đó đã nghĩ đến việc thiết lập các vùng đất rộng được gọi là vùng giới hạn nằm

Page 32: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

32ngoài biên giới. Về sau, các học giả giải thích khái niệm vùng độn một cách rộng rãi chứ không chỉ thuần nguyên nhân địa lý. Vùng độn có khi chỉ là một dải đất rộng vài chục cây số vuông để bảo đảm cho an ninh nội địa như trường hợp các làng xã nằm phía Nam Lebanon và khu vực Golan Height đối với nền an ninh Do Thái, có khi là một quốc gia như trường hợp Ba Lan sau Thế chiến thứ Nhất nằm giữa Nga và Đức, có khi bao gồm nhiều quốc gia như hàng loạt các nước Đông Âu nằm giữa Liên Xô và khối dân chủ Tây phương, cũng có khi bao gồm chỉ một quốc gia và một khối như trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan. Sau chiến tranh Việt Nam, chính sách Ngăn Chặn của Mỹ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter và nhất là Ronald Reagan đã chuyển từ thế thủ sang thế công ở Afghanistan như Brzezinski kể lại “Nay chúng ta cơ hội để tặng cho Nga một Việt Nam riêng của họ”, bằng việc yểm trợ vũ khí cho phe Contras ở Nicaragua, giúp đỡ cho Liên minh Dân tộc Vì Độc lập Hoàn toàn của Angola (The National Union for the Total Independence of Angola, UNITA) ở Angola, đồng thời đẩy mạnh với kế hoạch chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém nhằm làm phá sản nền kinh tế Liên Xô. Cuối cùng hệ thống Liên Xô kiệt quệ và tan rã. Hiện nay, chủ nghĩa Cộng sản chỉ còn thoi thóp ở vài nơi, Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt nhưng chính sách ngăn chận đối với Nga và Trung Quốc, hai đối thủ nguyên tử đang cạnh tranh kinh tế và quân sự với Mỹ vẫn được tiến hành. Đối với Nga, bất chấp lời hứa vào những năm đầu 1990 rằng NATO sẽ không mở rộng ra khỏi biên giới Đức, Mỹ đã mời hàng loạt quốc gia, không chỉ các nước thuộc khối Cộng sản Đông Âu trước đây mà còn những quốc gia nhỏ nhưng có biên giới sát với Nga như Latvia, Lithuania, Estonia tham gia vào NATO. Ngoài ra, Mỹ còn dự tính thiết lập hàng rào hỏa tiễn tại Ba Lan để gọi là “phòng thủ” nhưng thực tế là “trung lập hóa” hàng rào hỏa tiễn Nga. Lãnh tụ Nga Vladimir Putin xem kế koạch của Mỹ chẳng khác gì dựng lên một Cuba ở Đông Âu. Ở phía Nam, Mỹ bao vây Nga bằng cách ủng hộ Ukraine và Georgia. Ukraine giữ một vị trí cực kỳ quan trọng về cả chiến lược lẫn văn hóa. Các sử gia Nga theo truyền thống vẫn gọi thủ đô Kiev là “Mẹ của các thành phố Nga”. Mỹ cũng ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Kosovo và công khai phản đối Nga khi họ thẳng tay đàn áp phong trào đòi ly khai của dân Chechnya, một trong 83 Cộng hòa độc

lập trong Liên bang Nga. Dù sao, chuyến viếng thăm Nga của tổng thống Barack Obama vào đầu tháng 7, 2009 đã giúp làm dịu một số căng thẳng giữa hai nước. Nga đơn phương cho phép võ khí và quân đội Mỹ được sử dụng không phận Nga trên đường đến Afghanistan thay vì phải vượt qua đèo Khyber hiểm trở. Hai tháng sau đó, Obama đã làm Vladimir Putin ngạc nhiên khi tuyên bố hủy bỏ kế hoạch xây dựng phòng tuyến hỏa tiễn tại Ba Lan. Đáp lại, Nga cũng hủy bỏ ý định trả đũa các dự tính quân sự tại Ba Lan của cựu tổng thống George W. Bush. Việc làm dịu quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Nga cũng dễ hiểu vì đối thủ chính trong thế kỷ 21 của Mỹ không phải Nga mà là Trung Quốc. Nếu tính từ thời điểm 1978, khi chính sách đổi mới của Đặng Tiểu Bình ra đời đến nay, Trung Quốc là quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới. Chỉ trong vòng chưa đầy 30 năm, lợi tức bình quân tính theo đầu người của Trung Quốc vào năm 2005 tăng gấp 9 lần. Mới đây, đệ nhị cá nguyệt của 2010, Trung Quốc chính thức qua mặt Nhật Bản để trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc là nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng cho cả thế giới. Dù thương hay ghét, dù ủng hộ hay bài trừ, một nửa đồ dùng trong trong nhà một gia đình Mỹ được chế tạo tại Trung Quốc. Từ chiếc DVD, TV, máy in, máy điện toán cá nhân, giày dép, áo quần và ngay cả lá cờ Mỹ, cũng “Made in China”. Ngoài các lý do chủ quan phát xuất từ chính sách kinh tế của họ Đặng, một yếu tố khách quan thuận lợi cho việc phát triển nhanh chóng là việc nước này hội nhập vào thế giới đúng thời điểm nền kinh tế thế giới đang bắt đầu chuyển động theo hướng toàn cầu hóa. Chỉ trong vòng 25 năm, từ một quốc gia tự cô lập, Trung Quốc trở thành một cường quốc và đang tiếp tục xuất hiện như một siêu cường của thế kỷ 21. Chính sách của Trung Quốc ảnh hưởng cả thế giới, không phải chỉ trong lãnh vực kinh tế, tài chánh, ngân hàng mà cả chính trị và quân sự. Nếu lịch sử là một chu kỳ lặp lại, tham vọng bành trướng của Trung Quốc không khác nhiều so với thời kỳ sau cuộc cách mạng kỹ nghệ và chủ nghĩa Thực dân Âu châu bắt đầu xâm thực các nước Á, Phi vào đầu thế kỷ 18. Chỉ trong vòng 6 năm, từ 2001 đến 2006, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các nước Phi Châu đã tăng từ 1 tỉ đô la đến 50 tỉ đô la. Hai chục năm trước đây, ít khi các lãnh đạo Trung Quốc đặt chân đến Phi châu, nhưng chỉ trong 5 năm

qua, các lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đã viếng thăm Phi châu 5 lần để tăng cường các hợp tác kinh tế quân sự giữa Trung Quốc và lục địa đầy tài nguyên thiên nhiên này. Trung Quốc hiện diện cùng khắp Phi Châu, từ bệnh viện đến trường học, từ cầu cống đến phi trường và đang tiêu diệt tận gốc rễ mọi mầm mống phát triển kinh tế của các quốc gia mới vừa thoát khỏi ách thực dân và nội chiến. Giấc mơ độc lập của các nước châu Phi chỉ là một giấc mơ trong quá khứ. Tuy nhiên, con bạch tuộc Trung Quốc rất hùng hổ, rất đe dọa đối với thế giới bên ngoài nhưng lại rất yếu đuối, mong manh trong nội bộ. Bà Susan L.Shirk, một học giả quan tâm đến Trung Quốc khi còn là một những sinh viên Mỹ thăm viếng Trung Quốc và được Thủ tướng Chu Ân Lai chào đón vào năm 1971, trong tác phẩm Trung Quốc, siêu cường dễ vỡ cho rằng đe dọa lớn nhất của Trung Quốc là từ bên trong. Về chính trị. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không phải lo ứng cử đề cử như các quốc gia dân chủ, nhưng lại lo sợ mất quyền hành hơn là các lãnh đạo Tây phương dân chủ. Bài học Liên Xô và các chế độc tài khác trong lịch sử đã cho giới lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc biết không sớm thì muộn tòa lâu đài xây trên cát hiện nay cũng bị ngọn sóng dân chủ cuốn ra khơi. Các lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc luôn bị ám ảnh với các những cuộc nổi dậy như Thiên An Môn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ tại đâu trên lãnh thổ mênh mông và đầy dị biệt sâu sắc về kinh tế, văn hóa, xã hội. Sự thay đổi các triều đại phong kiến Trung Quốc là những cuộc thanh toán nhau bằng máu. Ngày nay, những mâu thuẫn giữa mức độ xã hội hóa của nền kinh tế và cơ chế chính trị ngày càng trầm trọng đến nỗi nhiều học giả cho rằng vấn đề không phải chế độ độc tài Cộng sản tại Trung Quốc có sụp đổ hay không mà là sớm hay muộn. Về kinh tế. Nền kinh tế Trung Quốc tăng liên tục trong mấy chục năm qua nhưng không có nghĩa là sẽ tăng mãi mãi. Nền kinh tế Trung Quốc tuy nằm trong tay một đảng có tổ chức rất cao, nhưng sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc phần lớn lệ thuộc vào kinh tế thế giới. Một định luật có tính lặp lại theo chu kỳ của nền kinh tế thị trường là tăng trưởng, suy thoái và điều chỉnh. Và khi có sự điều chỉnh, kinh tế thị trường sẽ dẫn đến hậu quả thất nghiệp trong kỹ nghệ và trong nông nghiệp, lạm phát gia tăng, giá cả đắt đỏ, tiền lương hạ thấp, tiền tiết kiệm ký thác trong ngân hàng sẽ bị hàng trăm triệu người đạp lên nhau để rút ra.

Page 33: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

33Thời đại tin học có lợi nhưng cũng vô cùng tác hại khi các nguồn tin được tung ra quá nhanh chóng, nhưng lại không có phương tiện để kiểm chứng. Quân đội dù có đông đảo và tàn bạo bao nhiêu cũng không thể ngăn được làn sóng của một tỉ người từ Hải Nam đến Tân Cương đều có một phản ứng tiêu cực giống nhau. Các cuộc biểu tình ở Tân Cương mới đây cho thấy không nhất thiết phải có một tổ chức quy mô nhưng chỉ cần một tin ngắn được phát ra đúng lúc và đúng chỗ cũng có thể tạo nên một biến cố lớn. Bom nguyên tử, hỏa tiễn, chiến hạm, tàu ngầm đều trở thành vô dụng. Về quân sự. Trung Quốc là một đất nước có lịch sử phân hóa và nội phản từ trong xương tủy. Là một nước lớn, nhưng Trung Quốc thường không đủ khả năng bảo vệ chính mình. Đừng nói chi thời cuối đời nhà Thanh bị 8 nước Mỹ và Âu Châu cấu xé, mà ngay thời nhà Tống vàng son nhất của Trung Quốc cuối cùng rơi vào tay Mông Cổ, một nước rất nhỏ trên thảo nguyên phía Bắc. Và một lần nữa vào thế kỷ 17, khi nhà Minh, một triều đại rất mạnh về quân sự nhưng cũng không tránh bị tiêu diệt trong bàn tay của dân tộc Mãn Thanh nhỏ bé. Lịch sử Trung Quốc cũng để lại rất nhiều bài học về các cuộc nổi loạn lớn làm lung lay tận gốc rễ nhiều đế chế trước đó tưởng chừng không thể nào sụp đổ. Cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc là một ví dụ điển hình. Mặc dù loạn Hồng Tú Toàn bị dẹp nhưng đã mang theo sinh mạng của 20 triệu người trong 15 năm khói lửa. Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không được may mắn như nhà Thanh vì họ sẽ không tồn tại được lâu như thế. Về xã hội. Trước thời mở cửa kinh tế, đại đa số người dân Trung Quốc lớn lên từ nơi họ sinh ra nhưng từ khi kinh tế phát triển, lực lượng lao động của Trung Quốc đổ dồn vào các thành phố. Sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, đô thị và nông thông ngày càng trầm trọng. Tại Trung Quốc, chỉ 10 phần trăm dân số chiếm hữu 45 phần trăm tài sản quốc gia. Sự phân cực trong xã hội do hậu quả của phát triển kinh tế không cân bằng sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội. Giống như các nước dân chủ, khi gặp khó khăn, người dân sẽ đặt vấn đề với hàng ngũ lãnh đạo, nhưng khác với các nước dân chủ, cách giải quyết tại Trung Quốc cũng như tại hầu hết các nước độc tài thường diễn ra bằng sắc máu. Với sự phân cách về địa lý và dị biệt về chủng tộc tại Trung Quốc, sẽ không có một hình thức cách mạng nhung, cách mạng da cam, da vàng nào dành cho Trung Quốc. Cách giải quyết dùng xe tăng, đại

pháo bắng thẳng vào những thanh niên tay trắng tại Thiên An Môn của Đặng Tiểu Bình đối với phần lớn nhân loại là dã man nhưng lại phù hợp với truyền thống dã man của Trung Quốc. Biến cố Thiên An Môn đã qua gần 20 năm nhưng vẫn là mối ám ảnh thường xuyên trong giấc ngủ của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bởi vì đảng chỉ dập tắt ngọn lửa trên quảng trường Thiên An Môn nhưng không dập tắt được ngọn lửa chống đối trong lòng người. Ngọn lửa tự do dân chủ đó vẫn sáng và sẽ một ngày bùng cháy. Về đối ngoại. Trung Quốc có nhiều đối thủ lợi hại, trong đó gồm Nhật Bản, Ấn Độ, và Mỹ. Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ trong 10 năm qua đã phát triển đến một mức độ vô cùng phức tạp. Mỹ là một trong những quốc gia nhập cảng nhiều nhất từ Trung Quốc, từ 100 tỉ đô la năm 2000 đến 296 tỉ đô-la vào năm 2009. Trung Quốc nhập cảng từ Mỹ cũng tăng từ 16 tỉ đô-la năm 2000 đến 70 tỉ đô-la năm 2009. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào nhau về mặt kinh tế không có nghĩa là các chính quyền Mỹ không xem Trung Quốc là đối thủ nguy hiểm trong tương lai gần và không có nghĩa là Mỹ ngồi yên để nhìn bàn tay tham vọng của Trung Quốc vươn xa toàn thế giới. Ngày 29 tháng Giêng, 2010, chính quyền Obama chấp thuận thương vụ trị giá 6.4 tỉ đô-la gồm trực thăng Black Hawk và võ khí chống hỏa tiễn Patriots, tàu vét mìn cho Đài Loan, cùng với việc hợp tác để sản xuất tàu ngầm hoạt động trong vùng biển mà Trung Quốc cho là thuộc lãnh hải của họ. Trung Quốc luôn xem Đài Loan thuộc về Trung Quốc, do đó, như Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc He Yafei tức khắc phản đối cho rằng Mỹ đã can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Trung Quốc trả thù bằng cách hủy bỏ các thương vụ của Trung Quốc với các công ty Mỹ đang bán võ khí cho Đài Loan. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ đáp lại: “Đây là một bằng chứng rõ ràng, chính phủ Mỹ phải cung cấp cho Đài Loan các võ khí phòng thủ mà họ cần”. Ngoài ra, chính phủ Mỹ xác định tiếp tục xem xét nhu cầu phòng thủ không phận Đài Loan trước khi bán cả phi cơ chiến đấu F-16 tinh xảo cho Đài Loan. Sau đó hai tuần lễ, ngày 18 tháng Hai 2010, Tổng Thống Barack Obama đã tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma tại tòa Bạch Ốc. Lần nữa, Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ và cho rằng việc tiếp vị lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng là vi phạm lời cam kết của Mỹ rằng Tây Tạng là một phần của Trung Quốc. Mỹ đáp lại, mặc dù Mỹ công nhận Tây Tạng

là một phần của Trung Quốc nhưng Trung Quốc cũng phải tôn trọng sự khác biệt văn hóa giữa Tây Tạng và phần còn lại của Trung Quốc. Để làm nhẹ ảnh hưởng của buổi tiếp kiến, chính quyền Obama không cho phép báo chí vào chụp hình, nhưng sau buổi tiếp kiến, tòa Bạch Ốc đã công bố bức hình Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng Thống Obama ngồi cạnh nhau. Phát ngôn viên tòa Bạch ốc ca ngợi Đức Đạt Lai Lạt Ma đã theo đuổi mục tiêu bằng phương pháp bất bạo động và cho báo chí biết tổng thống Obama đã ủng hộ một cách mạnh mẽ việc giữ gìn đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa, và tôn giáo độc đáo của dân tộc này. Nhưng dù bán bao nhiêu võ khí cho Đài Loan hay tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đài Loan và Tây Tạng cũng chỉ là những yếu tố tĩnh chứ không phải yếu tố động. Cả hai đều không hội đủ điều kiện để tạo nên những biến cố có ảnh hưởng vùng hay thế giới. Những cuộc nổi dậy của nhân dân Tây Tạng đều mang tính địa phương, gây được thiện cảm nhưng không có tác dụng lớn với chính quyền Trung Quốc. Chuyện Trung Quốc thanh toán Đài Loan bằng võ lực cũng rất khó xảy ra vì Trung Quốc biết Hoa Kỳ không bao giờ để xảy ra và dù có xảy ra cũng chưa chắc đã thắng, còn chuyện Đài Loan giải phóng Trung Hoa lục địa thì đã chết theo Tưởng Giới Thạch từ 1975. Chỉ có hai quốc gia độn là Bắc Hàn và Việt Nam mới thật sự đóng vai trò quan trọng. Không ai biết rõ, hiểu rõ Bắc Hàn và Việt Nam hơn đàn anh Trung Quốc và cũng không ai hiểu thế mạnh thế yếu của đàn anh Trung Quốc hơn Bắc Hàn và Việt Nam. Như lịch sử chứng minh, Trung Quốc sẽ phải làm tất cả những gì có thể làm, kể cả hy sinh mạng sống của nhân dân họ để duy trì ảnh hưởng với hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Bắc Hàn. Đối với Bắc Hàn, ngoài mấy chục ngàn chí nguyện quân Trung Quốc đã bỏ thây trong chiến tranh Nam Bắc Hàn, Trung Quốc hàng năm đã phải dành riêng một nguồn tài nguyên, của cải lớn để nuôi dưỡng Bắc Hàn. Mặc dù không có tài liệu chính thức nào cho biết tổng số viện trợ Trung Quốc dành cho Bắc Hàn là bao nhiêu nhưng cả thế giới đều biết nguồn viện trợ chính của Bắc Hàn không đến từ đâu khác hơn là Trung Quốc. Theo báo Korea Times, Trung Quốc cung cấp gần hết nguồn năng lượng cho Bắc Hàn và một nửa số thực phẩm người dân Bắc Hàn đang dùng mang nhãn hiệuTrung Quốc.

Page 34: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

34Một số nhà phân tích chính trị cho rằng hành vi và cách cư xử bất thường của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chính Nhật trong quan hệ ngoại giao quốc tế nhiều khi đặt giới lãnh đạo Trung Quốc vào vị thế khó xử. Nhận xét đó chỉ đúng một nửa. Với Trung Quốc, một Kim Chính Nhật bất bình thường vẫn tốt hơn là một Kim Chính Nhật bình thường, một Bắc Hàn tự cô lập vẫn tốt hơn là một Bắc Hàn mở rộng. Giả thiết, vì bất cứ lý do gì, Bắc Hàn trở mặt với Trung Quốc, quay sang bắt tay với Mỹ, hòa giải với Nam Hàn, mở cửa ngoại thương, hội nhập vào thế giới v.v… quả thật vô cùng bất lợi cho Trung Quốc. Nếu một ngày nào đó Kim Chính Nhật giống như nhà độc tài Libya Muammar al-Gaddafi, người mà trước đây từng bị cố Tổng Thống Reagan gọi là “Chó dại vùng Trung Đông”, bỗng dưng “buông đao đồ tể” lên tiếng kết án khủng bố, xin lỗi nạn nhân, Trung Quốc sẽ phải lo lắng nhiều hơn là mừng rỡ. Không có Kim Chính Nhật, chung quanh Trung Quốc sẽ còn lại toàn là kẻ thù. Ngoài mấy chục ngàn quân Mỹ và Hạm đội thứ Bảy hùng hậu đặt bản doanh ở Yokosuka, Trung Quốc bị bao vây bởi hai anh khổng lồ Nhật Bản và Ấn Độ. Kim Chính Nhật biết rõ thế yếu của Trung Quốc nên sử dụng vị trí sân sau và lá bài võ khí nguyên tử của mình một cách có lợi cho việc duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối trên bán đảo Triều Tiên. Không có tài trợ từ Trung Quốc, Bắc Hàn sẽ sụp đổ; nhưng không có Bắc Hàn, phòng tuyến an ninh dài 1400 km phía Đông Bắc sẽ bị phá vỡ. Trung Quốc ưa thích Kim Chính Nhật? Chắc chắn là không, nhưng cần thì quá sức cần. Khác với Phi Châu, chính sách bành trướng của Trung Quốc tại Đông Nam Á không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà quan trọng hơn là an ninh và quân sự. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm phần lớn các đảo trong vùng Biển Đông mà nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền. Tháng Hai 1992, quốc hội Trung Quốc ngang ngược thông qua một đạo luật tuyên bố rằng 80 phần trăm biển Đông là của họ. Năm 1994, Trung Quốc ngang nhiên thiết lập các căn cứ quân sự trên các đảo bất chấp sự phản đối của thế giới. Trong quá trình bành trướng của Trung Quốc, Việt Nam là nước bị thiệt hại nặng nhất về lãnh thổ, lãnh hải và nhân mạng. Quan hệ giữa Trung Quốc và Cộng sản Việt Nam có một lịch sử lâu dài từ ngày Đảng Cộng sản hai nước được thành lập. Năm 1950, Trung Quốc là nước đầu tiên công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cả hai nước đã thừa nhận sự đóng

góp của cải và xương máu của Trung Quốc vào mục đích thiết lập chế độ Cộng sản tại Việt Nam. Không giống như Kim Nhật Thành đầu độc cán bộ đảng và nhân dân Bắc Hàn bằng mớ lý luận Juche mơ hồ, không tưởng, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam là những người Cộng sản đệ Tam chính thống, vốn thấm nhuần lý thuyết Mác Lê và tư tưởng Mao Trạch Đông. Các lãnh đạo đảng là những người tuyệt đối trung thành với lý tưởng Cộng sản và có một thời rất lâu tin một cách chân thành vào đàn anh Trung Quốc. Việc chọn đứng về phe Liên Xô và tiến chiếm Campuchia của Việt Nam đã dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 và hàng loạt các cuộc đụng lớn vào những năm sau đó như trận Cao Bằng 1980, Lạng Sơn và Hà Tuyên 1981,Vị Xuyên Hà Tuyên 1984, Lão Sơn Hà Giang 1984, Vị Xuyên lần nữa vào 1985 và 1986. Sau khi hệ thống Liên Xô sụp đổ, chỗ dựa vững chắc của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng lý luận, bang giao quốc tế, viện trợ kinh tế cũng sụp đổ theo. Đảng Cộng sản Việt Nam đứng bên bờ vực thẳm và không còn con đường nào khác là lần nữa tìm nơi nương tựa dưới tàng cây Trung Quốc. Tháng 9 năm 1990, lãnh đạo cao cấp của hai đảng gặp ở Thành Đô để bàn về việc giải quyết xung đột Campuchia và tái lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ngay vào thời điểm một siêu cường như Liên Xô và cả khối Đông Âu đã sụp đổ mà các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn tin rằng Trung Quốc sẽ thay thế Liên Xô lãnh đạo phong trào Cộng sản thế giới và tiếp tục giương cao ngọn cờ Xã hội Chủ nghĩa. Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ đã viết lại trong hồi ký của ông: “Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và CNXH thế giới, chống lại hiểm hoạ ‘diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm ‘giải pháp Đỏ’, tức giải pháp nhằm loại bỏ các thành phần không Cộng sản ra khỏi chính quyền liên hiệp tại Campuchia. Dù sao, sau lần gặp gỡ đó, quan hệ Việt Trung đã cải thiện. Hàng loạt các thỏa hiệp đã được ký kết. Năm 1999, Giang Trạch Dân đề ra một khẩu hiệu để biểu hiện cho mối quan hệ mới giữa hai nước và được gọi là 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu

dài. Hướng tới tương lai”. Một vài quan điểm cho rằng mười sáu chữ vàng là chiếc vòng kim cô Đảng phải đội trên đầu, nhưng cũng có nguồn tin khác cho rằng Đảng còn muốn lệ thuộc hơn thế nữa bằng việc thay chữ hợp tác “toàn diện” thành hợp tác“chiến lược” nhưng Trung Quốc không đồng ý. Trung Quốc hiểu vị trí khó khăn của Đảng Cộng sản Việt Nam, do đó, trong lúc Việt Nam tìm cách để được phụ thuộc vào Trung Quốc như một đàn anh Xã hội Chủ nghĩa, Trung Quốc tỏ ra thiếu tin tưởng vào người đàn em có một quá khứ đầy phản trắc này. Ngoài miệng tuy không ngừng lặp lại mười sáu chữ vàng, trong thâm tâm, Trung Quốc không từ bỏ tham vọng nước lớn bằng việc ra lịnh hải quân Trung Quốc bắn thủng các tàu thuyền đánh cá của Việt Nam một cách không thương tiếc. Hành động coi thường sinh mạng người Việt là một cách thể hiện thái độ khinh bỉ giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam. Ngày 23 tháng Bảy vừa qua, cái nút chặn Việt Nam mà Trung Quốc tin rằng không thể nào thoát được bỗng dưng lỏng lẻo. Chiếc vòng kim cô Trung Quốc gắn lên đầu Đảng Cộng sản Việt Nam có nguy cơ rơi xuống. Chuyến viếng thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và một loạt những biến cố chung quanh bao gồm việc hợp tác hạch nhân mà không bao gồm các điều khoản cấm tinh chế Uranium và chuyến viếng thăm vùng biển Đà Nẵng của Hàng không Mẫu hạm USS George Washington đã làm thay đổi cán cân quyền lực trong vùng. Và lần nữa, Việt Nam lại đóng vai trò của một vị trí chiến lược trong chính sách ngăn chận của Mỹ đối với Trung Quốc tại Đông Nam Á. Đất Việt Nam, máu Việt Nam, xương thịt Việt Nam trong số phận của một sân sau an toàn của Trung Quốc và một tiền đồn của phe chống Trung Quốc bành trướng, do nhu cầu của chính sách ngăn chận mới, có thể sắp bắt đầu lên giá. Nhìn vào bản đồ Á châu, chúng ta không khỏi nghĩ đến chiến tranh Trung Mỹ rồi sẽ phải xảy ra. Dù các nhà bình luận có cho rằng quyền lợi của các siêu cường ngày nay đã phụ thuộc, quyện lẫn vào nhau đến mức độ không thể có một bên thắng, một bên bại nếu chiến tranh bùng nổ. Nhưng quan niệm đó không phải là mới. Trước đây đã có nhiều người nói như thế. Sau Thế chiến thứ Nhất, Hội Quốc Liên được thành lập với chức năng duy nhất là bảo đảm nhân loại sẽ không bị tàn sát khủng khiếp như thế nữa. Bao nhiêu tài năng và nỗ lực đã được dành vào mục đích đó, nhưng chưa đầy 20 năm sau, nhân loại lại phải lao vào cuộc

Page 35: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

35chém giết với hậu quả trầm trọng gấp nhiều lần hơn trước. Cuộc xung đột Mỹ, Trung, Nga trong Chiến tranh Lạnh để lại nhiều bài học quý giá về số phận của những sân sau, tiền đồn và vùng độn. Có những tiền đồn chìm đắm trong chiến tranh hận thù nghèo đói như Cu Ba, Việt Nam, Bắc Hàn, Afghanistan nhưng cũng có những tiền đồn nhờ xung đột đã trở nên giàu có như Nam Hàn, Tây Đức, Đài Loan. Có những vùng độn phải trở thành chư hầu lệ thuộc như các nước Đông Âu thời Liên Xô nhưng cũng có những vùng độn nhờ tài năng của những người lãnh đạo mà duy trì được độc lập như Phần Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ. Và đặc điểm chung rõ nét của những quốc gia vượt qua được số phận sân sau, tiền đồn và vùng độn để trở nên thăng tiến giàu mạnh chính là dân chủ. Dân chủ là đôi cánh thời đại đã giúp Nam Hàn, Đài Loan, Tây Đức, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua những vị trí địa lý chính trị khó khăn và trở thành quốc gia giàu mạnh, được kính trọng, có tiếng nói độc lập trong bang giao quốc tế. Không ai có thể tiên đoán một ngàn năm nữa Việt Nam sẽ ra sao. Nhưng dù ra sao thì đó cũng là trách nhiệm của các thế hệ sau này. Trách nhiệm của các thế hệ hôm nay là giữ nguyên vẹn được mảnh đất mà tổ tiên để lại và xây dựng trên đó một căn nhà thương yêu, đoàn kết, tự do, dân chủ và giàu mạnh. Dân chủ sẽ là vũ khí hữu hiệu nhất để ngăn chận những đe dọa từ Trung Quốc và dân chủ cũng là phương tiện giúp Việt Nam thăng tiến cùng thế giới. Những lời tuyên bố của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton chưa hẳn giúp gì cho số phận của các anh Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim v.v… đang ở trong tù như một số người đang nghĩ, trái lại các nỗ lực của họ có thể bị quên đi hay bị cuộc tranh chấp Mỹ – Trung che mờ đi. Với Mỹ, chủ nghĩa Cộng sản thế giới đã chết. Những chế độ độc tài còn rơi rớt ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba, Bắc Hàn phát xuất từ điều kiện riêng của các quốc gia này chứ không phải nhờ vào các tinh hoa tinh huyết gì của chủ nghĩa Cộng sản. Ngày nay, Mỹ đối xử với các chính quyền Trung Quốc hay Việt Nam như là những chính quyền hợp pháp mặc dù Mỹ biết không ai bầu các chính quyền này ra. Cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam, vì thế, còn nhiều khó khăn và sẽ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, hy sinh. Tuy nhiên như bác sĩ Lê Nguyên Sang vừa

phát biểu sau khi vừa ra khỏi tù “Con đường dân chủ Việt Nam là con đường không thể đảo ngược được”. Đúng vậy. Dân chủ, tự do, bình đẳng là quyền bẩm sinh của mỗi con người. Không một ông Harry Truman nào đến Nam Hàn để trao món quà dân chủ trước đây và cũng không có bà Hillary Clinton nào đến Việt Nam để ban phát tự do hôm nay. Sáu chục năm trước, từ đống tro tàn của cuộc chiến, nếu có người tiên đoán rằng năm 2010, Nam Hàn sẽ là một cường quốc kinh tế thứ tư của Á Châu và thứ mười hai của thế giới, người đó có thể bị cho là mỉa mai dân tộc Triều Tiên hay là điên khùng. Tương tự hôm nay, có thể cũng có người cười mai mỉa khi nghe rằng dân tộc Việt Nam rồi cũng sẽ đạt đến điểm hẹn huy hoàng tự do, dân chủ, giàu mạnh như bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới đã từng đạt được. Đó không phải là một khẩu hiệu, một ước mơ, nhưng là sự thật, là chân lý. Đảng Cộng sản Việt Nam muốn có mặt trong cuộc vận hành lịch sử của dân tộc Việt Nam trước hết họ phải tự tan biến đi. Trần Trung Đạo http://www.trantrungdao.com/?p=1235 * * * LTS: Giới thiệu bạn đọc cuộc trao đổi giữa Nguyễn Hữu Đang và Heinz Schütte, trích phần NHĐ kể về đời sống trong tù… Toàn bộ cuộc trò chuyện xem trên mạng http://www.talawas.org/?p=23371 * * *

Những cuộc trao đổi giữa Nguyễn Hữu Đang và Heinz

Schütte tại Hà Nội 11/08/2010 Heinz Schütte tại Hà Nội những ngày 21 và 24 tháng 5, 3 và 22 tháng 6 năm 1999, 30 tháng 10 và 2 tháng 1 năm 2000, 15 tháng 10 năm 2002 TT dịch từ nguyên bản tiếng Pháp ______________ (Trích…) Chiều 21 tháng 5 năm 1999, ông Nguyễn Hữu Đang đã gửi lại nhà tôi ở Hà Nội lời nhắn sau: “Ông Heinz Schütte thân mến, Nhờ có sự sốt sắng của nhà thơ Vũ Cận mà tôi được biết ông có nhã ý muốn gặp tôi trong thời gian ông lưu lại Hà Nội. Tôi xin lập tức thưa với ông rằng tôi rất vui lòng gặp một người bạn của G. Boudarel, người mà tôi rất kính trọng. Xin ông toàn quyền sắp xếp các chi tiết

của buổi gặp gỡ trừ việc chọn thời gian và địa điểm là việc hai chúng ta phải thoả thuận, có thể qua một cuộc điện đàm do ông chủ động. Xin gọi số máy 7.560.391, tốt nhất là từ 14 đến 21 giờ hàng ngày. Xin chúc ông mọi sự tốt đẹp. (ký tên) Nguyễn Hữu Đang” Sau đó là nhiều cuộc gặp gỡ… . . . Heinz Schütte: Tôi có thể đề nghị ông nói về cuộc sống hàng ngày trong nhà tù? Nguyễn Hữu Đang: Người ta thường hỏi tôi bí quyết nào đã giúp tôi sống một cách trọn vẹn cuộc đời mình trong nhà tù. Tôi khoẻ mạnh, tôi lạc quan, tôi tiếp tục biện luận về triết học, chính trị, v.v… nghĩa là tôi giữ một cuộc sống bình thường trong nhà tù một cách thoải mái. Tôi không biết đến phiền não, mệt mỏi, buồn đau, ân hận, thù hằn, không, không, không hề. Tôi sống một cách bình thường như ở nhà mình, cùng với những người tù khác. Heinz Schütte: Với sách báo? Nguyễn Hữu Đang: Không! Không! Đó là nhà tù khắc nghiệt nhất của Việt Nam. Heinz Schütte: Ở đây, ở Hà Nội ư? Nguyễn Hữu Đang: Không, ở Hà Giang, cách biên giới Trung Hoa 20 km, trên đỉnh núi cao 1000m – người ta mặc áo bông quanh năm, nhiệt độ trung bình xuống đến 10, đến 5 độ, ban đêm là 0 độ. Thế đó, nhà tù khắc nghiệt nhất. Heinz Schütte: Vậy là không có sách… Nguyễn Hữu Đang: Chẳng có gì hết! Không có chế độ cho tù chính trị, không, chúng tôi bị giam giữ như những tên tội phạm hình sự… Chính sự dửng dưng đã triệt tiêu mọi tác hại của nhà tù, mọi khổ não của nhà tù. Nhà tù, tôi không biết; sự đàn áp, tôi không biết. Sống và chết ở đây, với tôi cũng như nhau. Heinz Schütte: Theo Schopenhauer (1819) thì thế giới là ý chí và biểu tượng (tưởng tượng) (Die Welt als Wille und Vorstellung) Nguyễn Hữu Đang: Chính xác! Với tôi, trong tù, với tư tưởng của tôi, mọi hình thái sống, mọi cấp độ của văn minh trong mỗi sự sống, thật đa dạng – có hàng ngàn cách sống. Nhưng mọi cách sống đều giống nhau về bản chất. Tôi sống ở nhà mình, tôi sống với tư cách ông thứ trưởng, với tư cách nhà xuất bản, với tư cách nhà giàu, nhà nghèo – mọi hình thái sống. Với tôi chân lý ở trong Đạo học chứ không ở trong chủ nghĩa Marx. Ngay khi chúng tôi đến nhà tù, người ta đã tuyên bố: Các anh phải nhớ rằng một khi vào đây là các anh sẽ không có ngày trở lại, các anh sẽ ở đây cho đến lúc chết. Người ta đã tuyên bố thế – tổng giám thị nhà tù tuyên bố chính thức, công khai trước tất cả các tù nhân chính

Page 36: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

36trị. Đã vào đây là không có ngày trở lại, không bao giờ ra khỏi nơi này. Cho dù án của anh là 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm – các anh cũng sẽ ở đây đến lúc chết. Vì sao? Vì các anh, lũ phản động, phản bội tổ quốc, phản bội cách mạng – các anh đáng chết. Vì lòng khoan dung, độ lượng, nhân đạo, mà chính phủ để cho các anh được sống, nhưng trả tự do cho các anh – không bao giờ! Trả tự do cho các anh là trả tự do cho hùm beo – các anh sẽ ở đây cho đến chết. Heinz Schütte: Đó là diễn từ của Tố Hữu… Nguyễn Hữu Đang: Án bao nhiêu năm chẳng quan trọng, chẳng đáng kể. Không một mối liên hệ với bên ngoài, không thư từ, không thăm nom, không tiền hay quà hay lương thực gửi tới – không, anh không nhận được chút gì của bạn bè hay gia đình. Anh không có quyền nhận thăm nom, không tiếp xúc với bên ngoài. Anh chỉ sống chuyên giữa các anh với nhau, những người tù, những tù nhân chính trị. Thế giới của anh, nhân loại đối với anh là 200 người tù – không có những người đồng tổ quốc, đồng công dân; với anh, không có gì hết, chỉ có 200 người đồng ngục cùng một số phận… Tôi biết và được thông tin rõ về thái độ cuồng tín, cực kỳ chuyên chế, tàn bạo, bất nhân của Tố Hữu. Ông ta có mối đại thù với nhóm Nhân văn – Giai phẩm. Chính Nhân văn – Giai phẩm đối với Tố Hữu là một kẻ thù không đội trời chung, nói như một thành ngữ Việt Nam… Tố Hữu và những người nhân văn và các giai phẩm không thể đội trời chung – là kẻ thù của nhau… Tố Hữu và Trường Chinh đầy thù hận. Heinz Schütte: Vì sao? Nguyễn Hữu Đang: Vì họ đã bị phong trào ấy phê phán. Phong trào ấy phê phán một thực trạng, nhưng thực trạng này được đại diện bằng con người Tố Hữu và Trường Chinh – sự độc tài, chuyên chế, sự chật hẹp của đường lối chính trị văn hoá… Tôi không biết người ta có diễn đạt sai bài xã luận mà tôi viết cho tờ báo số 6 không được phát hành hay không. Có thể đó là sự diễn đạt sai, diễn đạt lầm – một sự diễn đạt thổi phồng. Sự thổi phồng, hiểu sai ấy đã quan trọng hoá bài xã luận. Tôi đã nói về hiến pháp Trung Hoa, nó đề cao quyền tự do hội họp, biểu tình – với cả điều kiện mà chính quyền tạo cho người dân các phương tiện để hội họp, để tổ chức biểu tình. Điều đó được viết trong hiến pháp Trung Hoa. Vậy là tôi đã dẫn một đoạn để khẳng định rằng ngay cả trong các nước xã hội chủ nghĩa, các quyền tự do dân chủ có thể được tôn trọng. Thế là người ta vu khống bài xã luận, coi nó là một lời kêu gọi lật đổ, và với sự thổi

phồng ấy hay là với một sự diễn dịch vu khống – tôi không biết đó là thiện ý hay ác ý, tôi không biết. Nhưng cuối cùng, chính cái xã luận ấy đã quyết định việc đóng cửa tờ báo và là mấu chốt buộc tội để toan tính một vụ xử án người chỉ huy của một phong trào ly khai. Sau khi tạm giam tôi ở nhà tù Hoả Lò Hà Nội, người ta đã muốn biến phiên toà xử tự do báo chí thành phiên toà xử gián điệp. Người ta đã dự phóng một phiên toà theo hướng ấy, nhưng lúc đó tôi không biết – người ta bảo tôi ăn mặc tử tế, cho tôi một bữa cơm no kềnh để đưa tôi ra trước toà với mấu chốt buộc tội là tội gián điệp. Nhưng tôi không biết có sự can thiệp nào – chờ đợi 7 tiếng, chờ đến 8 giờ, rồi đến 9 giờ, rồi đợi đến 10 giờ – ôi, hoãn rồi, hoãn rồi, về lại xà lim. Vậy là người ta thay đổi tội trạng – không có chuyện gián điệp. Mà chỉ đơn giản là một vụ phá hoại bằng những xuất bản phẩm: Trong các xuất bản phẩm, Nguyễn Hữu Đang và vài tên khác đã thực hiện một vụ phá hoại chính trị, theo nội dung bản án. Nhưng tuyên truyền không bỏ lỡ dịp nói về vụ gián điệp – người ta nói về nó, nhưng không truy cứu nó trước toà. Không có cáo trạng, không xét xử, người ta tiếp tục tuyên truyền cho mọi người tin rằng có một vụ, có những hoạt động gián điệp trong vụ án này. Đó là phương pháp cốt yếu của cộng sản. Nghĩa là người ta đưa ra những thông tin lập lờ – để anh tự do hiểu cách này hay cách khác. Heinz Schütte: Ông đã tìm cách chạy vào Nam? Nguyễn Hữu Đang: Chạy ra nước ngoài, không phải vào Nam, nhưng tôi đã đặt điều kiện: Nếu các anh giúp tôi đi ra một nước khác, tôi chấp nhận, nhưng vào Nam thì tôi từ chối, vì như thế hàm chứa cái ý phản bội, chạy sang phe địch, phe thù – tôi từ chối. Đó là một sự nhục nhã. Vào Nam? – Để làm gì chứ? Vào Nam làm gì với Ngô Đình Diệm? Nhưng tôi thực sự muốn ra nước ngoài – tôi đã nói thẳng với Trường Chinh trong một cuộc gặp giữa ông ấy và tôi. Câu hỏi thứ nhất mà Trường Chinh vừa cười vừa đặt ra cho tôi là: Hả, sao kia, anh đã tuyên bố với các đồng chí rằng anh muốn ra nước ngoài, vì không khí trong nước nghẹt thở quá. Vậy là anh muốn ra nước ngoài, nhưng đến một nước trong phe xã hội chủ nghĩa hay phe đế quốc, anh nói tôi nghe (ông ta cười). Lúc đó tôi vừa cười vừa trả lời: Tôi rất muốn ra nước ngoài, một nước trong phe xã hội chủ nghĩa nếu điều kiện cho phép. Nhưng nếu vì những khó khăn buộc tôi phải đến một nước theo chế độ tư bản, tôi có thể chấp nhận. Bằng chứng là Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã cư trú ở Pháp, và ông đã giữ được lòng yêu nước và tinh thần cách mạng, và tôi có thể làm như ông ấy. Tôi nghĩ rằng tôi có thể làm như Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc là một nhà cách mạng, tôi cũng là nhà cách mạng. Nguyễn Ái Quốc là một người cộng sản, tôi cũng là cộng sản. Nguyễn Ái Quốc có lòng dũng cảm, tôi cũng có lòng dũng cảm. Tôi không sợ cư trú dài hay ngắn hơn trong một nước tư bản. Thế là người ta đã sửa soạn… Người bạn đã khuyên tôi nên ra nước ngoài đã nhận lời giúp tôi đến được một nước khác, nhưng không phải là vào Nam! Anh ấy đã hứa, nhưng chuyến đi đã không được thực hiện. Vậy là tôi lỡ một dịp đi đến một nước khác – hoặc là phe tư bản, hoặc là phe xã hội chủ nghĩa – nhưng nhất định không phải miền Nam là nơi tôi nhắm! Tôi đã nói, hoặc là vượt qua biên giới Việt Nam – Lào, rồi qua Lào tôi đến Thái Lan, đó là lộ trình mà tôi mơ ước, nhưng không bao giờ tôi đi qua ngả miền Nam, dù chỉ một ngày – không! Nhưng để tô vẽ bản cáo trạng, người ta đã đưa vào câu tôi muốn vào Nam. Khi đó tôi trả lời toà án: Không, tôi không muốn vào Nam; tôi muốn đi ra nước ngoài. Và người ta hỏi tôi: Nhưng ở nước ngoài anh sẽ làm gì? “Đấu tranh cho thống nhất, thống nhất hai miền; ở nước ngoài tôi sẽ tiếp tục đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước, thống nhất hai miền Bắc Nam.” Nghe lời tuyên bố ấy, cử toạ… phiên toà bao gồm những người ủng hộ chính phủ, quần chúng của Đảng, đảng viên, những cán bộ của nhiều tổ chức và hoạt động khác nhau – thế là, vì tất cả bọn họ đều phản nhân văn, họ phá lên cười nhạo cái ý định đấu tranh cho thống nhất đất nước của tôi: Nhưng người ta chỉ có thể đấu tranh cho thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng – mà anh, anh đi ra nước ngoài và lại hòng đấu tranh cho thống nhất đất nước, thật lố bịch! Người ta phá lên cười – tôi mặc kệ sự mỉa mai của những người ấy. Trong chuyến đi rời đất nước ra nước ngoài, tôi muốn thăm Ấn Độ và Nam Tư của Tito, tôi tin ở Nehru và Tito. Tôi rất muốn gặp họ và xin họ lời khuyên để đấu tranh cho nước Việt Nam bị chia cắt, để Việt Nam được thống nhất và độc lập. Tôi muốn gặp Tito và Nehru… Phải nói rằng chế độ nhà tù dành cho tù chính trị dưới ách thống trị thực dân nhân đạo hơn chế độ nhà tù cộng sản rất nhiều. Vì sao? Vì chế độ nhà tù thực dân ít nhiều cũng được kiểm soát bởi chính phủ chính quốc Pháp, tức là dưới sự kiểm soát của dư luận, tức là một bộ phận của sự kiểm soát ấy thuộc về công

Page 37: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

37chúng và các tổ chức dân chủ, thí dụ như Liên đoàn Bảo vệ Quyền con người và Quyền công dân, và các tờ báo… Thật phi lý, nhưng là thực tế! Và chế độ tù chính trị trong các nhà tù cộng sản thì khắc nghiệt hơn chế độ dành cho thường phạm. Trong tù tôi đã tuyên bố với những người bên cạnh rằng nếu tôi biết có sự phân biệt ấy, tức là tù thường phạm (những người lầm đường lạc lối trong quần chúng) với tù chính trị (kẻ thù của nhân dân), nếu tôi biết có sự khác biệt ấy, thì tôi đã biến mình thành trộm cắp, lưu manh, sát nhân chứ không phải người cách mạng. Tôi sẽ không tham gia cách mạng mà tham gia các hoạt động của những kẻ phản xã hội kia. Tôi có khá đủ khả năng sống trong các nhà tù (ông cười). Trước hết, nét chủ yếu là thiếu lương thực. Có thể nói rằng trong nhà tù khắc nghiệt nhất, tù chính trị bị kết án phải chịu đói và rét triền miên. Chính cái đói, cái rét và bệnh tật – ba tác nhân làm suy kiệt sức khoẻ của những người tù chính trị. Tức là những người tù chính trị bị kết án phải chết từ từ. Kiệt sức vì đói, rét, bệnh tật, đó là một cái chết chậm – người ta chỉ chờ có cái chết. Theo quan điểm văn hoá tối thiểu trong tương lai hay trong cuộc sống thông thường của mọi người, những người tù chính trị của nhà tù, nhà tù của tôi, không có một tý thông tin nào, dù là qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, dù là qua báo chí, suốt trong 15 năm – không gì hết, không gì hết. Mỗi tuần lễ, toàn bộ thông tin là ông tổng giám thị tổ chức một cuộc họp tất cả tù nhân. Trong cuộc họp ấy tổng giám thị đưa ra những thông tin về cuộc chiến tranh Việt – Mỹ, những thắng lợi giành được đối với các lực lượng quân viễn chinh Mỹ – đó là thông tin duy nhất qua tiếng nói của tổng giám thị. Và tất cả là thế. Gia đình các tù nhân chính trị không biết số phận của con cái, anh em mình. Các thành viên gia đình còn sống hay đã chết – người ta không biết. Khi Hiệp nghị Paris trả lại tự do cho tôi, tôi đã viết thư cho gia đình – người ta cho phép tôi viết thư cho gia đình để báo tin tôi được trả tự do. Lúc ấy cả gia đình tôi kinh ngạc, cả gia đình tôi hoàn toàn sửng sốt: Ôi, kìa, anh Đang còn sống, thế mà chúng ta cứ tưởng anh đã chết lâu rồi. Không tiếp xúc tí nào với bên ngoài. không tiếp xúc tí nào với gia đình, với bạn bè, với bất kỳ ai… Thế giới đối với chúng tôi là tập họp 200 tù nhân trong một vòng vây bằng tường đá, một bức tường thành bằng đá cao bên trên có dây thép gai – đó là thế giới của chúng tôi; không có thế giới nào khác.

Heinz Schütte: Trong làng ông, từ năm 1970, ông có liên lạc với “thế giới”? Nguyễn Hữu Đang: Có, một chút thôi, một chút liên lạc – không cả sách báo, không có những cuộc họp mặt, chuyện trò, tiếp xúc… một chút liên lạc với thế giới, không nhiều và không đáng kể gì. Heinz Schütte: Khi ra tù ông có tìm lại được gia đình? Nguyễn Hữu Đang: Trước khi ra tù người ta cho phép tôi viết thư cho gia đình. Trước khi rời nhà tù, người ta cho phép hai người em của tôi lên thăm, mang cho tôi bánh trái, thịt, lương thực. (Ngày 13 tháng 6 năm 1999, chúng tôi – Nguyễn Hữu Đang, vợ tôi và tôi – nói về Nhân văn – Giai phẩm; ông đề nghị tôi gọi điện thoại cho Lê Đạt để cho tôi có thể gặp ông ấy…) Nguyễn Hữu Đang: Đó là một nhà thơ thông minh, có học thức và năng động. Tôi tin rằng ông ấy có thể có ích cho ông. Trong khi về phần tôi, từ mấy hôm trước tôi đã có ý định viết cho ông để trước tiên là xin lỗi về việc không trả lời bản câu hỏi của ông; thứ đến là để trình bày với ông hoàn cảnh của tôi không thuận lợi để viết ra những câu trả lời đòi hỏi mất hàng trăm trang giấy nếu viết cho đàng hoàng… (Thay vì thế, tôi đọc vài câu) trong các câu hỏi của ông và trả lời ngay lập tức. Heinz Schütte: Triết gia Trần Đức Thảo đóng vai trò gì trong Trăm hoa Đua nở, tức là trong phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm? Nguyễn Hữu Đang: Vai trò của ông ấy không quan trọng. Ông ấy chỉ viết có một bài trong Giai phẩm nhấn mạnh sự cần thiết phát triển chủ nghĩa cá nhân. Thế là chống lại những công thức cộng sản-stalin muốn chủ nghĩa cá nhân bị gạt bỏ một cách triệt để. Trái lại, Trần Đức Thảo khẳng định phải phát triển chủ nghĩa cá nhân đến hết giới hạn bởi vì mọi sáng tạo văn hoá đều mang tính cá nhân. Không phải qua tập thể mà người ta có thể cung cấp những sáng tạo trong văn học, nghệ thuật, ngay cả trong khoa học. Khoa học, trong các khám phá khoa học, có sự đóng góp của tập thể, nhưng để đạt kết quả tích cực, cụ thể – thì bao giờ cũng là lao động cá nhân của một nhà bác học. Thời ấy Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản chống lại các quan điểm của Trần Đức Thảo. Nhưng ông chỉ viết có một bài báo, và trong bộ phận lãnh đạo phong trào Nhân văn – Giai phẩm, Trần Đức Thảo gần như đứng tách ra. Ông để cho chúng tôi toàn quyền đặt để. Heinz Schütte: Ông có được mời dự lớp học tập chính trị của các nhà văn (trong 18 ngày) vào tháng 8 năm 1956? Nguyễn Hữu Đang: Có. Không chỉ được mời, mà tôi có quyền tham dự. Trước

khi có phong trào Nhân văn – Giai phẩm, tôi là một thành viên rất được tin tưởng của Đảng trong địa hạt văn nghệ. Người ta đã đề nghị tôi làm việc trong lớp học này, người ta đã đề nghị tôi tham gia tổ Văn 2 gồm các trí thức và nhà văn của Hà Nội cũ. Họ có học thức hơn các văn nghệ sĩ từ kháng chiến về. Vì có học thức, họ đặt ra những câu hỏi khó cho việc giảng bài, cho việc huấn luyện lý thuyết chính trị cho văn nghệ sĩ trong 18 ngày học ấy. Vì thế ban lãnh đạo cho rằng tôi phải tham gia cái tổ ấy để hướng dẫn việc nghiên cứu lý thuyết những tài liệu mấu chốt và bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. TNĐCS là một tài liệu tóm tắt toàn bộ học thuyết cộng sản một cách cô đọng. Cho nên phải có một thành viên ít nhiều có năng lực về vấn đề ấy để giải thích cho các trí thức cũ của thủ đô, những người đã từng đọc André Gide, Kravchenko v.v… Boudarel đã kể rất đúng những hoạt động của tôi trong lớp học 18 ngày ấy, Boudarel đã phản ánh đúng diễn biến của những cuộc tranh luận ấy. Heinz Schütte: Ông có nghĩ rằng chế độ đã coi ông như thủ lĩnh chính trị của nhóm ly khai? Nguyễn Hữu Đang: Tôi không bao giờ chối bỏ hay giấu giếm trách nhiệm ấy. Heinz Schütte: Vì sao nữ tiểu thuyết gia Thụy An (tên thật Lưu Thị Yên) và chủ xuất bản Minh Đức lại bị đưa ra toà cùng lúc với ông? Nguyễn Hữu Đang: Phiên toà tổ chức để kết tội tôi, Thụy An và chủ xuất bản Minh Đức có mục tiêu là bày ra trước công chúng một phiên toà xử những kẻ được coi như phá hoại chế độ cách mạng. Nguyễn Hữu Đang, kẻ tổ chức và lãnh đạo phong trào, Minh Đức, chủ xuất bản đáp ứng cho phong trào và Thụy An được coi là kẻ tranh cãi cuồng tín – ba tên phá hoại ấy phải được xét xử trong cùng một phiên. Đó là phiên toà xử vụ phá hoại chính trị. Thoạt tiên người ta định kết án tôi vì tội vi phạm luật xuất bản báo chí, nhưng sau đó người ta đã thay đổi mấu chốt buộc tội để trình bày tôi như một trong những tên đầu sỏ phá hoại chế độ về chính trị. Hơn nữa người ta đã coi Thụy An, với những quan hệ của bà với người Pháp trong thời chiếm đóng, đặc biệt với ông Maurice Durand, giám đốc Trường Viễn đông Bác cổ ở Hà Nội. Thế là người ta muốn trình bày ông Durand như một điệp viên được nhà cầm quyền Pháp để lại trước khi rút đi… Vậy là vì Thụy An có nhiều quan hệ với ông Durand và vì ông này bị nghi là gián điệp, nên người ta cũng nghi Thụy An. Và vì Thụy An bị coi như điệp viên, Nguyễn Hữu Đang có vài quan hệ với nữ tiểu thuyết gia và nhà

Page 38: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

38báo Thụy An trong phong trào Nhân văn – Giai phẩm… Trước cách mạng, bà Thụy An đã xuất bản bào Đàn bà, bà là giám đốc, chủ nhiệm và chủ bút. Thế là người ta đã ghép các hoạt động của Nguyễn Hữu Đang với các hoạt động của bà Thụy An để trình bày Nguyễn Hữu Đang như một nhà văn và nhà báo có quan hệ mật thiết với gián điệp. Ngày xử án, báo Hà Nội mới chạy hàng tít lớn ngay trang đầu: Bọn gián điệp Nguyễn Hữu Đang và Thụy An đã bị toà án nhân dân xét xử và kết án 15 năm tù. Đó là một vụ án gián điệp. Troing khi xét xử tôi, người ta đã âm mưu kết án tôi như một điệp viên cùng với Thụy An, nhưng rồi họ đã thay đổi cáo trạng. Hôm đầu tiên, thoạt đầu họ tập trung buộc tội tôi như một điệp viên cùng với Thụy An, nhưng họ đã thay đổi cáo trạng để trình bày tôi như một trong những tên đầu sỏ phá hoại chế độ về chính trị. Và do đó tôi phải lãnh án 15 năm tù – không phải vì tội gián điệp mà vì tội phá hoại. Heinz Schütte: Những văn nghệ sĩ gây tranh cãi năm 1956 đã được phục hồi vào năm 1986/1987… Ông có ở trong số được phục hồi? Nguyễn Hữu Đang: Việc phục hồi được tuyên tại Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng sản lần VI với Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư. Nhưng trong quyết định ấy của Đại hội VI, một điều khoản phụ đã nói riêng rằng việc phục hồi chỉ một phần và không được công khai… mọi người đã bị kết án sai hay quá đáng phải được phục hồi nhưng chỉ một phần và không công khai… mọi người chỉ được hưởng sự phục hồi một phần. Và mọi người phải được phục hồi một cách kín đáo… Heinz Schütte: Mà không thừa nhận sai lầm… “Một cách kín đáo” nghĩa là thế nào? Nguyễn Hữu Đang: Không công bố – người ta không bao giờ công bố những người này hay những người khác được phục hồi – không, người ta không bao giờ nói. Ngay cả bây giờ. Nếu có ai hỏi: Đang có được phục hồi hay là không? Nhưng ông ấy chưa bao giờ được phục hồi, chẳng ai phục hồi cho ông ấy! Vì điều ấy không được công bố. Chỉ một cách kín đáo, nội bộ… Heinz Schütte: … để không thừa nhận sai lầm? Nguyễn Hữu Đang: Đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ chấp nhận một sai lầm nào dù nhỏ, không bao giờ sai lầm, bao giờ cũng đúng đắn, bao giờ cũng sáng suốt… Chỉ có một sai lầm – Cải cách Ruộng đất. Người ta đã tuyên bố rằng phong trào Nhân văn, Nhân văn – Giai phẩm, đã muốn nhân lên sai lầm Cải cách Ruộng đất – chỉ có một sai lầm, nhưng những người tranh cãi muốn

làm cho công chúng hiểu rằng có rất nhiều sai lầm – không, chỉ có một sai lầm, chỉ một mà thôi. Tóm lại, tôi nhắc lại, không có sự phục hồi. Không có ai được phục hồi chính thức. Heinz Schütte: Tôi có thể công bố một bài viết về những cuộc gặp gỡ của chúng ta không? Điều gì không thể được công bố? Nguyễn Hữu Đang: Không, ông không được công bố ngay cả một bài viết rất ngắn, về nguyên tắc, một sự cộng tác ngay cả chẳng có gì lập lờ với một người nước ngoài, về nguyên tắc nó phải được thông qua trung gian của các cơ quan an ninh, công an chính trị. Vì cuộc gặp của chúng ta không thông qua các cơ quan an ninh, nên một bài viết công bố ra có thể đặt thành những câu hỏi, những sự nghi ngờ: Nhưng ông đã làm gì với cái tay người nước ngoài ấy? Chúng tôi không kiểm soát các hoạt động của ông, và chúng tôi không biết quan điểm của tay ấy. Vì thế chúng tôi đặt ra những câu hỏi về chuyện ấy. Vậy thì – đừng nói gì hết. Đừng nói gì hết!… Tôi kể một thí dụ. Bà Thụy Khuê – ông biết bà Thụy Khuê chứ? Bà phóng viên đài phát thanh RFI (Radio France Internationale) đã đề nghị tôi một cuộc phỏng vấn về phong trào xoá mù chữ. Người ta cho phép tôi nói qua điện thoại giữa Pháp với Việt Nam; cuộc trò chuyện bị cắt quãng hai lần. Thế là cuộc phỏng vấn phải dừng lại. Vì cuộc phỏng vấn không được tổ chức thông qua các cơ quan an ninh, người ta đã cắt đứt cuộc trò chuyện của chúng tôi, người ta đã hai lần phá bài phỏng vấn. Qua điện thoại bà Thụy Khuê từ Pháp yêu cầu tôi trả lời phỏng vấn, nhưng người ta cắt… * Ông NHĐ mất ngày 8 tháng 2 năm 2007. Tôi tự thấy mình từ nay không còn bị ràng buộc bởi lời hứa không công bố gì hết về những cuộc gặp gỡ của chúng tôi. (TT dịch theo bản công bố trên talawas ngày 02/8/2010) * * * Khi ông thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng nói toạc…

Nhân quyền của ông Thượng Hưởng

Vừa qua nhà nước ta đã xuất bản số 1 Tạp chí Nhân quyền Việt Nam trong đó có bài của ông thứ trưởng Bộ công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nhan đề Hãy hiểu đúng về nhân quyền Việt Nam ! (có thể xem toàn văn bài này trên mạng Anh Ba Sàm). Ai có thời giờ đọc bài này sẽ hiểu rằng quan niệm "nhân quyền" của ông Thượng Hưởng này rất khác đời, nó không giống quan

niệm mà nhân loại đã từng bước xây dựng trong hơn hai thế kỉ vừa qua. Cũng giống như cái gọi là "xã hội hóa" của Đảng cộng sản Việt Nam : nếu Karl Marx sống lại và được thấy thế nào là "xã hội hóa giáo dục" ở Việt Nam, nghĩa là tư nhân hóa nhà trường (để mấy ông quan chức về hưu kinh doanh bán bằng), là bắt phụ huynh nộp đủ thứ học phí, tiêu cực phí, phung phí... thì chắc ông cụ sẽ hô khẩu hiệu : “ Vô sản toàn thế giới, hãy tha thứ cho tôi ! ”. Nhưng phải nói, ông Thượng Hưởng này hết sức can đảm : ông đã giảng nghĩa nhân quyền ở Việt Nam nằm gọn trong câu nói của Cụ Hồ : “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành… ” Dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành... Coi chừng “ nhân quyền ” kiểu này là của “ phương Tây ” đấy, cụ Hồ sống nhiều năm ở phương Tây, bị nhiễm độc nên nói thế, chứ đâu có phải là “ nhân quyền Việt Nam ” theo kiểu ông Thứ trưởng Bộ công an. Nhưng thôi, cũng chẳng nên mất thời giờ tranh luận với ông ta làm gì. Thư này, tôi chỉ xin giới thiệu đôi lời "nói miệng không đăng báo" của ông Thượng Hưởng về nhân quyền, về tự do. Hè năm ngoái, dư luận xôn xao về vụ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kí quyết định cấm đoán các trung tâm nghiên cứu độc lập được phản biện công khai về các vấn đề chính sách (do đó mà Viện IDS đã tuyên bố tự giải thể để phản đối). Giới trí thức cả nước đã được thông tin miệng về những lời của thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng. Gặp một số trí thức trong dịp này, ông Hưởng đã dõng dạc tuyên bố như sau : “ Nước ta Đảng lãnh đạo, không có phản biện gì cả, phản biện là phản động ”, “ Các anh muốn phản biện hả ? nhà tù còn nhiều chỗ lắm ! mà cũng chẳng cần bắt bớ tù đày làm gì, thời buổi này, tai nạn giao thông là chuyện cơm bữa ; mà cũng chẳng cần tông xe làm gì, buổi sáng các vị đi uống cà phê, về tới nhà cứng đơ, không làm gì được nữa ; các nước người ta đều biết kĩ thuật này, chúng tôi cũng chẳng thua đâu ”. Giá ông Thượng Hưởng cứ viết toạc như ông đã nói toạc, thì thế giới sẽ "hiểu đúng" thế nào là "nhân quyền Việt Nam" theo quan điểm của ông. Trên thế giới, khắp đông tây nam bắc, chứ không phải chỉ ở phương Tây, người ta gọi vắn tắt hơn : bạo quyền. Nguyễn Trung Thực (Hà Nội) http://www.diendan.org/BanDocVaZD/thu-ban-111oc-nhan-quyen/

Page 39: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

39

Đi Giữa Trời Âu Nhớ Bầu Trời Việt 20.08.2010

Phan Thanh Tâm Bát phố trên các con đường chính ở Paris như Champs-Elysées hay ở Tây Bá Linh như Kurfuerstendamn cho tôi cái thú của một kẻ lãng tử tha hương khi thả bộ lông bông giữa lòng nước Pháp và Đức. Dù đại lộ rộng rãi, sang trọng, lich sự; người lui kẻ tới nhộn nhịp, rộn ràng, tôi vẫn thấy mình chỉ là anh khách lạ đi lên đi xuống. Khi ra về chẳng còn một chút gì để nhớ. Lang thang giữa trời Âu mà nhớ bầu trời Việt. Paris, Berlin làm sao lưu niệm bằng Saigon với Tự Do, Lê Lợi và Duy Tân với cây dài bóng mát hay Gia Long, Trần Hưng Đạo, cầu Trường Tiền ở Huế? Đường Hoàng Diệu trên núi cao đầy sương ở Pleiku của nhà thơ Vũ Hữu Định (1942 – 1981), tuy đi năm phút đã về chốn cũ nhưng nó dễ khiến lòng bỗng bâng khuâng. Hơn nữa, ngoài chuyện phố xá không xa nên phố tình thân, những con đường Việt Nam còn có má đỏ, môi hồng, tóc mềm, mắt ướt. Nhân qua Âu Châu đến Hannover ở Đức dự Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) hồi tháng sáu năm nay tôi đã dành nhiều ngày vui chơi ở kinh đô ánh sáng và thành phố có thầy Paul tức con bạch tuộc nuôi ở sở thú Berlin, đã tiên đoán trúng phóc các giải túc cầu thế giới 2010 tại Nam Phi. Trong hơn một tuần tôi không cố tìm biết Paris có gì lạ hay không mà chỉ muốn hòa mình vào đám đông, lẫn trong dòng người ngược xuôi, loanh quanh hết khu này đến khu khác để thấy mình đúng là một kẻ ta ba lô nhàn du. Paris là nơi dễ bị lạc nhất vì ngả ba, ngả tư hay năm sáu gì nó cũng hao hao giống nhau. Nhà cửa đều có cùng một lối kiến trúc tân kỳ, nhưng vẫn đồng nhất giữ nét cổ kính Tây Phương; không trồi sụt, cao thấp, bất nhất như ở Việt Nam; nên khó định chuẩn, khiến du khách dễ mất phương hướng. Nện gót trên lề đường, cứ thế tôi rảo bước theo dọc hè phố; sảng khoái thong dong đây đó; không bị ràng buộc bởi giờ giấc hẹn hò. Ở Pháp các phương tiện giao thông công cộng như Metro và Bus rất phổ thông và tiện lợi. Nó có thể đưa ta đi cùng khắp trái tim nước Pháp. Muốn thăm viếng nơi nào, cứ việc chui vào hầm, khi xe tới trạm muốn đến thì trồi lên dạo phố. Lúc mua vé nhớ xin họ một bản đồ Metro. Nó là kim chỉ nam; và nếu trong bụng có năm ba chữ Tây hay Anh thì sẽ không sợ

bị lạc. Vả lại, đến xứ lạ có bị lạc thì mới vui, mới thú. Các tiệm cà phê, cà pháo nhan nhản khắp nơi. Mỏi chân, chồn cẳng hay đói bụng thì xề vào hàng quán vỉa hè. Với một tách cà phê, một ly nước lạnh nhỏ và một sandwitch tôi có thể ngồi cả giờ vừa nhìn ông đi qua bà đi lại vừa nghĩ ngợi lung tung chuyện trời chuyện đất. Dân Pháp có thói ưa la cà, ngồi tán gẩu, nói dốc. Trong khi thế giới theo dõi quả banh trên sân cỏ bên Nam Phi, toàn xứ Tây chỉ chửi nhau ỏm tỏi về vụ các cầu thủ sau khi đá thua, nói xấu ông bầu và làm reo không chịu tập dượt. Đời sống nơi tôi định cư nói chung cao hơn Pháp; nhưng có rảo quanh các khu phố mới thấy Paris là thủ đô của người đi bộ. Ngoài các hàng quán bên đường, tôi còn có thể ngồi thư giãn ở các công viên, ngắm các loài hoa cỏ xinh tươi hay thả mắt theo màu xanh của hai hàng cây bên đường chạy dài tới cuối chân trời.Thiên hạ chỉ hối hả vào những giờ cao điểm. Họ bước nhanh cho kịp tuyến tàu. Việc dùng phương tiện giao thông công cọng là nếp sống của xã hội Âu Châu; một phần theo tôi, nhờ cấu trúc của thành phố và phần khác, xăng nhớt ở đây mắc dễ sợ. Đổ một bình 10 gallons phải chi gần $100.00. Còn con cháu chú Sam mới thấy một gallon mò tới khoảng $3.00 là đã la làng. Nhà cửa, khu thương mại xứ cờ hoa lại xa cách. Không có xe thì kể như què. Thời tiết khắc nghiệt, quá lạnh hay quá nóng. Mới 15, 16 tuổi đã phải học cầm tay lái. Vậy mới có câu, người Mỹ là người di chuyển bằng bốn bánh. Cứt chó. cứt Tây và cứt Tàu Paris có gì để phàn nàn? Đầm non, đầm già Tây hút nhiều quá, lúc nào cũng thấy họ phì phèo điếu thuốc. Và coi chừng dẫm phải mìn cứt chó! Dù có mấy tấm bảng đề J’aime mon quartier, Je ramasse với hình một người cầm một bọc nhỏ, lom khom sau đít chó, gắn ở mấy góc phố, nhắc chủ chó hãy lượm sạch sau khi chúng ị, cứt chó vẫn còn rải rác trên lối đi. Đọc mấy chữ đó khiến tôi nhớ quanh nhà tôi cũng có mấy bảng như vậy với hàng chữ It’s the law! Clean up after your dog. Mỹ là nước pháp trị. Họ tôn trọng luật hơn dân Pháp. Tây phương cưng chó. Chúng có thức ăn riêng. Xứ mình thì, không chó bắt mèo ăn cứt hay Em như cục cứt trôi sông, Anh như chó đói đứng trông trên bờ. Nhà văn Nguyễn Vỹ than nhà văn An Nam khổ như chó. Hiếm thấy cảnh chiều tà dắt chó đạo chơi mà chỉ nghe lôi chó để chửi bọn du côn, du kề. Đồ chó đẻ; đồ chó chết. Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN)

trong buổi gặp gỡ văn nghệ sĩ hồi tháng 10 năm 1986 đã dùng chữ “cởi trói” tư tưởng trong khi kêu gọi hỗ trợ Đổi Mới. CSVN quen cột và lùa giới trí thức theo lề trái hay mặt như lùa chó nên ông Linh mới hỗn láo dùng tiếng đó. Bùi Diễm tác giả cuốn Gọng Kìm Lịch Sử cho biết, để trả lời chỉ trích về Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6/3/46, cho quân Pháp trở lại đồn trú ở Việt Nam trong năm năm, Hồ Chí Minh nói, “thà ngửi cứt thằng Tây mấy năm còn hơn ngửi cứt thằng Tàu cả trăm năm”. Ông Hồ đã sang Pháp vận động bên lề Hội Nghị Trừ Bị Fontainebleau, để giải quyết cho xong vấn đề Pháp Việt. Nhân tới Pháp hè này tôi được anh bạn Trần Công Sung chở tôi đến viếng nơi hội họp lịch sử đó, cách kinh đô ánh sáng gần 70 cây số. Dưới cơn mưa lâm râm, một mình tôi lầm lũi đi vòng khắp khu vườn tòa lâu đài Fontainebleau của vua chúa Pháp cách đây hàng thế kỷ. Nơi chốn này đã có tên trong lịch sử Việt Nam. Loanh quanh chán tôi vào quán cà phê ở trong góc toà lâu đài. Tìm một chỗ ngồi thuận tiện, tôi có thể nhìn bao quát cả khu vườn và khu rừng ở đằng xa. Sau đệ nhị thế chiến, De Gaulle muốn Pháp tái lập chế độ Toàn Quyền ở Đông Dương và Hồ Chí Minh, đảng viên Cộng Sản Quốc tế thì có nhiệm vụ biến Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa. Nơi đây, hơn nửa thế kỷ trước, Phạm Văn Đồng trưởng đoàn Việt Nam đã thương thuyết với Pháp từ 5/7/1946 đến 10/9/1946 tuy không kết quả; nhưng theo Vũ Quốc Thúc tác giả cuốn Nhìn Lại 100 Năm Lịch Sử, vào lúc có sự tranh chấp giữa các phe phái ông Hồ đã đạt được mục tiêu: Pháp thừa nhận: “ông là kẻ đối thoại duy nhất để thương thảo mọi vấn đề liên quan tới Việt Nam”. Chuyện ngửi cứt Tây hơn ngửi cứt Tàu chỉ là một lối nói cho kêu của ông Hồ. Nghe vậy mà không phải vậy. Vì sao? Theo Hội Nghị Potsdam ngày 17/7/1945, việc giải giáp quân đội Nhật, miền Bắc từ vĩ tuyến 16 trở lên do quân đội Trung Hoa (Tưởng Giới Thạch) phụ trách. Miền Nam do quân đội Anh phụ trách. Khi xong cả hai đạo quân Anh và Trung Hoa đều phải rời khỏi nước Việt. Ở miền Nam, Anh quốc cho Pháp theo chân tiến vào Saigon. Muốn vào miền Bắc Pháp phải có sự đồng ý của Trung Hoa và các phe Việt Nam. Trong cuốn sách nói trên, Vũ Quốc Thúc cho biết, Trung Hoa đã đồng ý cho quân Pháp tiến vào sau khi Pháp chịu trả lại Trung Hoa lãnh địa Quảng Châu Loan và hủy bỏ quyền tài phán từ trước vẫn được hưởng. Việc Hồ Chí Minh để cho đoàn quân Pháp trở lại Việt Nam là câu hỏi

Page 40: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

40lớn vì sau cuộc đảo chánh Nhật, Hoàng đế Bảo Đại đã chính thức tuyên bố độc lập và các hiệp ước nhượng đất, bảo hộ mà Triều Đình Huế đã phải ký kết với Pháp đều không còn hiệu lực. Theo Trần Trọng Kim, trong Hồi ký Một Cơn Gió Bụi, lực lượng Việt Minh không thể đương cự lại Pháp và Tàu; họ nghĩ ký với Pháp để tạm yên, rồi chờ quân Tàu rút xong sẽ trừ hết Việt Nam Quốc Dân Đảng, lúc ấy sẽ xoay sang với quân Pháp. Ngày 12/7/1946 phe ông Hồ cho công an xung phong tấn công đồng loạt nhiều cơ sở của phe quốc gia. Các lãnh tụ đều phải bỏ trốn. Hiệp Định Sơ Bộ 6/3/1946 và Hội Nghị Fontainebleau chỉ nhằm mua thời gian. Vả lại, ông Hồ hy vọng có sự ủng hộ của nhóm thân Cộng trong Quốc Hội Pháp. Đó là chiến thuật cố hữu cuả Cộng Sản. Không ưa ngửi cứt Tàu là câu xạo hết chỗ nói. Thực tế, Bắc Kinh ngày 17/1/1950 là nước đầu tiên thừa nhận chế độ Hồ Chí Minh, trở thành hậu phương lớn của CSVN. Ông Hồ bốn ngày sau sang Tàu. Tình hữu nghị Việt Trung thắm thiết: sông liền sông, núi liền núi, môi hở răng lạnh. Cố vấn Tàu ồ ạt sang; CSVN còn nhượng đất, nhượng biển,Trường Sa, Hoàng Sa vào tay đàn anh. Lỗi lầm to lớn Bảo Đại trong cuốn Con Rồng Việt Nam đặt câu hỏi cái gì sẽ xảy ra cho Việt Nam nếu không có vụ nổ súng ngày 19 tháng chạp năm 1946?. Theo cựu hoàng, Đây là một lỗi lầm rất lớn lao. Nhưng trách nhiệm về ai đây? Bảo Đại trước nhiều áp lực đã phải thoái vị, được Hồ Chí Minh cử làm Cố Vấn Tối Cao nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Dẫn một phái đoàn sang Tàu, khi muốn trở về thì họ Hồ gửi điện báo Ngài sẽ có ích cho chúng tôi, nếu vẫn ở lại bên Tàu. Cuối bức điện: Ôm hôn thắm thiết. Nhận xét về Hồ Chí Minh Bảo Đại viết: Đầy tế nhị và thông minh và bất nhân đến độ tàn bạo. Theo Vũ Quốc Thúc, chính đảng CSVN đã quyết định đánh Pháp. Cuộc kháng chiến dần dần theo thời cuộc quốc tế trở thành một cuộc chiến uỷ nhiệm giữa tư bản và cộng sản. Miền Bắc xử dụng súng của khối cộng. Miền Nam thì súng của phe tư bản. Việt Nam là bãi chiến trường cho cuộc chiến tranh lạnh. Trong khi đó, sau đệ nhị thế chiến, nhiều nước cựu thuộc địa, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Tích Lan, Nam Dương, Miến Điện, Hồi Quốc... được trả lại độc lập mà không phải trải qua bao cảnh tang thương như nước chúng ta. Trong thời gian ở Paris, tôi cũng đã được nhà báo Trần Công Sung, vốn được Việt Tấn Xã cử sang Pháp theo dõi các cuộc hòa đàm khởi sự từ tháng

5/1968 cho đến ngày 27/1/1973 Hiệp Định Đình chiến tại Việt Nam ký kết, chở đến viếng The Kleber International Conference Center nơi diễn ra cuộc thương thuyết hòa bình. Bộ Ngoại Giao Pháp đã bán tòa nhà này cho công ty người Á Rập Qatari Real Estate Company. Tòa nhà sẽ trở thành một khách sạn sang trọng, dự định khai trương vào năm 2011. Điều khôi hài là sau hơn bốn năm đàm phán với hơn 200 phiên họp, 45 cuộc họp kín, hơn 500 buổi họp báo và hàng ngàn cuộc phỏng vấn, hiệp định mang danh “thỏa hiệp chấm dứt chiến tranh - lập lại hòa bình” nhưng không phe nào thi hành những điều ghi trong đó. Súng vẫn nổ, cuộc chiến vẫn tiếp diễn cho đến 30/4/1975. Hết bom đạn, pháo kích nhưng không thống nhất được lòng người vì có cả triệu người vui mà cũng có cả triệu người buồn. Hiệp Ðịnh Paris chỉ là một hình thức để Hoa kỳ rút lui trong danh dự, nhận tù binh về tuy mang tiếng bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam chỉ là bộ phận của CSBV. Trong khi Bắc Việt vẫn nhận được vũ khí và đạn dược của khối cộng; các phong trào phản chiến, Quốc Hội Hoa Kỳ đồng loạt đóng góp vào việc cắt giảm viện trợ cho Nam Việt Nam. Chỉ chống đỡ mà sau 20 năm xe tăng T-54 Nga mới vào ủi sập được cổng sắt dinh Độc lập thì phải nói là quân dân miền Nam giỏi, hay CSBV dở. Ngoài ra, sau 30/4/75 dân chúng hai miền mới thấy Việt Nam may mà có Saigon, làm đầu tàu Đổi Mới vì miền Nam vốn sẵn có đời sống sung túc, tự do, dân chủ hơn miền Bắc. Anh tôi sau 30 năm gặp lại nói “muốn bằng Saigon Hà nội phải cần hơn 20 năm”. Nhờ có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng nên Hà Nội mới có một cuộc cách mạng thầm lặng, nhà nhà đua nhau làm cầu tiêu giật nước. Trước đó xài toàn hố thùng. Rời Paris, tôi bay qua Hannover tham dự cuộc Họp Mặt Dân Chủ, tập họp những người Việt trên toàn thế giới hoạt động trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau --văn hóa, giáo dục, truyền thông, xã hội và chính trị-- nhằm cùng mục tiêu thúc đẩy tiến trình chuyển hóa dân chủ tại Việt Nam. Tiếp đó đi Berlin, theo sự hướng dẫn của ba anh LDC, SL và TTN, viếng thăm bức tường Berlin, khu phố chính bên Tây Bá Linh (Phố Kudamm, nhà thờ “cụt đầu”, thăm Quốc Hội Liên Bang Đức, bảo tàng Stasi (hỏa lò của mật vụ Đông Đức), bảo tàng Do Thái, sinh hoạt người Việt tại Berlin khu chợ Đồng Xuân, tiếp xúc với ông Philipp Roesler, gốc Việt, Bộ trưởng Y Tế Liên

Bang tại Bộ Y tế. Sau một tuần ở Berlin, tôi đã đi Duesseldorf gặp Minh Hằng và nhà văn Thế Giang tác giả cuốn Thằng Người Có Đuôi, và dự tính đi Thụy Sĩ, gặp anh Trần Ngọc Báu, viếng nơi ký hiệp định Geneve chia cắt đất nước nhưng không thành vì một lý do thật lãng xẹt. Khi thảo luận ở Hannover, một câu hỏi được nêu ra Nếu có chiến tranh với Trung Quốc, nếu đảng CSVN kêu gọi hợp tác thì người Việt hải ngoại có hợp tác không? đã gây ra nhiều tranh luận sôi nổi. Có rất nhiều phản ứng khác nhau. Ai cũng đồng ý giả định đó khó có thể xảy ra trong bối cảnh thế giới ngày hôm nay. Tuy nhiên, đây là một giả định cần phải được thảo luận rộng rãi. Điều người Việt Nam nào cũng nhớ là họ đã bị ăn thịt lừa nhiều rồi. Trong Hồi ký của Trần Trọng Kim kể, thời gian tháng 8/1946, khi qua Hương Cảng gặp lại Bảo Đại, lời đầu tiên ông nói: “chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn”. Các thành viên trong buổi họp đồng ý là cần gắn liền cuộc vận động dân chủ vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Vấn đề sẽ dễ dàng, nếu CSVN từ bỏ ý tưởng yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa vì đế quốc Liên xô và Trung Hoa đã dùng ý thức hệ đỏ để ràng buộc các chư hầu và đàn em. Đến Berlin có hai nơi cho tôi nhiều ấn tượng nhất là khi viếng Bức Tường Ô Nhục và bảo tàng Stasi (mật vụ Đông Đức). Khi nhìn phần bức tường còn sót lại tôi nhớ câu nói của Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan Hãy phá đổ bức tường này, khi ông thách thức Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Sô ngày 12/6/1987 tại cổng Brandenburg. Bức tường được dựng lên ngày 8/13/1961 nhằm ngăn chặn dân Đông Đức trốn sang Tây Đức. Số người bị bắn chết khi tìm cách vượt qua bức tường hãy còn chưa rõ ràng vì những vụ bắn giết được chế độ Đông Đức dấu nhẹm một cách có hệ thống. Sau khi bức tường ô nhục bị giựt sập ngày 9 tháng 11 năm 1989, sau đó nước Đức thống nhất. Công nhân Đức phải bị đóng thuế 5% gọi là thuế tương trợ để giúp dân Đông đức phục hồi. Trong khi ở Việt Nam ta, 30/4/75 phe thua miền Nam thì bị kẻ thắng CSBV đè đầu, bóc lột, ăn cướp... Trên thế giới có ba nước bị chia cắt, tại bức tường ô nhục Đức, Bến Hải, Bàn Môn Điếm. Tôi có may mắn là có đến cả ba nơi. Bàn Môn Điếm và cầu Hiền Lương thì viếng trước năm 1975. Những người muốn vượt bức tường Berlin nếu bị bắt đều bị giam giữ tại nhà tù Berlin-Hohenschoenhausen hay còn gọi là nhà tù của Stasi (Ministerium fuer Staatssicherheit). Trước 1989 dân chúng

Page 41: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

41không hề nghe tới nhà tù này. Khi mới bước vào tòa nhà tù, tuy chỉ đi thăm thôi mà tôi đã có cảm giác sợ rồi. Nhìn ra ngoài, qua lớp kính dày, tôi thấy con kiến cũng không thể nào thoát ra dược. Nhất là sau khi được dẫn đi vòng xem khắp các nơi phòng cùm, phòng kẹp, phòng tra tấn, phòng tối, phòng hỏi cung tôi phải bái phục sức chịu đựng của các tù nhân. Ra ngoài sân khi chỉ các chuồng cọp, nóc bằng lưới sắt, trên cao có chỗ đứng cho lính gác, hướng dẫn viên cho biết, tù nhân không được đứng tựa vào tường. Chuồng cọp này có từ năm 1945. Trong dịp qua Đức dự cuộc họp mặt ở Hannover và khi đến Berlin tôi đã được quen biết với anh Trần Quang Thành một nhà báo có 50 năm hành nghề ở miền Bắc, hiện sống ở Slovakia Tiệp Khắc, do những bài báo tố cáo tham nhũng, buôn người mà anh đã bị tạt acide huỷ hoại cả gương mặt vào đúng ngày sinh nhật của con gái anh 4/7/91. Anh Thành năm 2008, đến Slovakia định cư do sự bảo lãnh của người con trai. Tuy đã tàn phế, anh vẫn còn liên hệ với các sinh hoạt báo chí. Anh cho biết đã làm việc tại đài Tiếng Nói VN và đài Truyền hình VN hơn 50 năm. Anh kể lại tin tức trước khi loan đi đều bị gột rửa, thêm bớt, ít xít nhiều và đôi khi dựng đứng sự kiện hay che dấu bớt. Khi nghe đến những tay gộc làm báo ở Việt Nam như Phan Quang chẳng hạn mà nói về tự do báo chí thì đó là những lời nói đạo đức giả, bịp bợm vì ông ta chuyên bưng bít thông tin, không nói có. Anh đã cho tôi được phổ mấy biến bức hình về anh. Đây là lần thứ ba tôi đến Berlin. Lần thứ nhất năm 1974, nhờ được có một học bổng của Tòa Đại sứ Tây Đức tu nghiệp về báo chí, trong hơn ba tháng. Lần thứ hai cách nay mấy năm, đến vào lúc đêm khuya bị lạc được ăn một tô phở ngon lành ở nhà hai anh chị Mỹ Lâm và Hoàng Kim Thiên và lần này có thì giờ nhiều hơn, tôi được hai anh chị hướng dẫn để tôi có dịp một mình la cà, lêu lổng, bằng bus và metro đến mấy khu phố và con đường chính ở Berlin, rồi thả bộ lang thang cùng khắp. Đặc biệt kỳ này, anh LDC đã cho hưởng một Berlin by Night bằng cách dẫn đi dạo khu trung tâm thủ đô về đêm; được ăn món đặc sản Đức và uống la ve Đức. Món đặc sản đó là Hotdog Berlin tên là Curry Wurst. Nóng hôi hổi vừa thổi vừa ăn. Rồi cũng có lúc phải từ giã Berlin, đáp xe lửa đi Duesseldorf để gặp Minh Hằng, một đồng nghiệp cùng sở cách đây hơn 30 năm và gặp Thế Giang tác giả Thằng Người Có Đuôi. Xe trễ, họ đền 10% cho mỗi vé. Gặp được bạn xưa, nhắc lại chuyện cũ và được đưa đi lòng

vòng mấy phố chính dành cho dân giàu tên là Königsallee (đại lộ vua chúa). Tôi nhờ Minh Hằng dịch câu “Jeden Tag 3.000 Schritte extra- deiner Gesundheit zuliebe" nghĩa là Mỗi ngày đặc biệt bước thêm 3000 bước đi- vì sức khỏe của bạn ghi trong tặng vật của ông Tổng trưởng Y tế người Đức gốc Việt. Tôi đã đi bao nhiêu bước trong chuyến Âu du này? Nhờ đó được gặp lại nhiều người bà con, bạn cũ. Có người từ 30, 40 năm trong đó có Minh Hằng và Thanh Phương, cựu phóng viên đài VOA hồi ở Saigon. Tôi cũng đã ghé lại quán LePalanquin ở Paris, của Từ Dung và Từ Nguyên tám năm trước và đã được có một bữa ăn tối rất ngon. Quán và chủ vẫn thế. Người ta có thể tìm về dĩ vãng, nhưng không thể đoán được dòng đời. Phan Thanh Tâm Saint Paul - 8/10 http://www.diendantheky.net/2010/08/i-giua-troi-au-nho-bau-troi-viet.html * * *

T H Ơ…

Việt Nam ngày tôi trở về

Lê Thị Thấm Vân Hè 1995 về, về lại Việt Nam hai mươi năm sống xa. Xa như tuổi thơ người đàn ông ngồi cạnh trên máy bay nói với tôi đủ thứ chuyện nhưng tôi chỉ nhớ một câu, đủ để lòng phấn khởi, thêm chút tự tin. “Việt Nam của cô giờ là quốc gia, không còn là cuộc chiến.” Việt Nam ngày tôi trở về tai không còn nghe đạn bom, còi hụ giới nghiêm, tin tức chiến trường mắt không còn thấy hỏa châu rực cháy. kẽm gai nhọn hoắt, xanh màu lính trận, mẹ già ôm xác con gào khóc và không gian thôi phảng phất mùi nhang khói. Việt Nam ngày tôi trở về người trở thành thây ma lang thang vất vưởng bầy đàn phô bày bản năng tiền sử. thời gian đứng lại cả ngàn năm bà già tám mươi cổ “gắn” thanh sắt, lòng bàn chân “bọc” đồng đầu đội thúng khoai băng băng bốn phương tám hướng mong đổi bữa ăn lưng dạ thanh niên sáng ngủ dậy súc miệng bằng bia

đêm dỗ giấc ngủ bằng rượu ngày tay cầm điếu thuốc thay bút mực cô gái mười sáu màng trinh đã vá ba lần lần thứ tư bị lộ khách thương gia Đài Loan chỉ trả nửa giá đàn ông sau nhiều năm cầm súng nay đất nước thanh bình bỗng biến thành phỗng đá bên lề đường thằng bé lên ba ngồi phùng mang trợn mắt ráng, ráng, ráng rặn… cục cứt những hột bắp vẫn còn nguyên si Việt Nam ngày tôi tôi trở về bầu trời ban ngày vẫn xanh biêng biếc, mây trắng nõn bồng bềnh bầu trời ban đêm vẫn đan kết hàng ngàn vì sao lấp lánh Việt Nam ngày trở về tôi đứng sững nhìn tôi. * Hè 2010 Việt Nam ngày tôi trở về ba mươi lăm năm sống xa… ngái xa… xa thật xa lướt net để (được) thở, sờ, ngửi, nếm thỉnh thoảng (buồn) cười nghĩ đến lời bác trăn trối: “thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng mười lần hơn.” thân xác chuẩn bị cho cái nóng thế kỷ những hố hầm phải nhảy không được (phép) hụt chân xứ sở thời chiến đấu tranh vì giai cấp thời bình không được đấu tranh vì giai cấp hai vị thành niên Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng biến thành nô lệ tình dục cho kẻ nắm giữ quyền lực sinh viên Phan Minh Mẫn “giết” cha vì bảo vệ mẹ và em luật pháp đảng áp dụng mạng đổi mạng quyền làm người chỉ áp dụng cho đại gia người đàn bà ngồi ôm mặt khóc vì chồng hiếp con gái 12 tuổi ổng nói: “trồng cây thì tôi phải ăn quả” chứ bà bà nói: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” thì sao đây hả trời? xe chở cây lộc vừng trị giá trăm triệu cho căn nhà mới xây trị giá tám tỉ đâm thằng bé đang đi học về. Cảnh sát tới, ai đó đã phủ mặt em bằng mũ và xác thân em bằng cặp người đàn bà có ba đứa con đứa lớn nhất xuất khẩu lao động đứa thứ nhì vượt biên đứa út lấy chồng Hàn Quốc sáng sáng bà ngồi thõng chân trên mộ

Page 42: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

42chồng, tay vọc cát tay xoa xoa hốc mắt gỉ sét vì đảng vì xã hội chủ nghĩa xong mẫu giáo bé phải nhận ra hình bác, ước đi thăm lăng bác, thuộc làu thơ bác, thích hát ca ngợi bác, ngủ mơ được thấy bác. trái muỗm ngọt thanh trong vườn lưu niệm Nguyễn Du chén chè bắp nhà người quen ở Cồn Hến đĩa bánh cuốn hấp hơi ở chợ Đà Lạt gió nồng mùi biển giữa phố phường Nha Trang bánh gai Ninh Giang ô cửa sổ lớp bốn tuổi thơ măng cụt Lái Thiêu chua chua ngọt ngọt nước múc lên từ giếng ngâm mát lạnh hai bàn chân … những niềm vui nho nhỏ vẫn không lau được mồ hôi lăn chảy giữa rãnh ngực vì nắng vì nóng vì Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm! Fuck! Vì Hồ Chủ tịch vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp chúng ta! Fuck! ngồi trên máy bay quay lại Mỹ, tôi lẩm nhẩm những cái nhiều cùng những cái nhất của xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Thi hoa hậu nhiều nhất. Hô khẩu hiệu nhiều nhất. Nhiều quán nhậu nhất. Giao thông lộn xộn nhất. Giàu và nghèo cách xa nghìn vạn dặm nhất. Cầu tiêu công cộng hiếm hoi nhất. Con đường gốm sứ rườm rà, quê kệch và dài nhất. Con số phá thai cao nhất. Môi sinh tệ hại nhất. Treo hình cố lãnh tụ Hồ Chí Minh nhiều nhất. Truy cập web sex nhiều nhất. Hối lộ và tham nhũng có trình độ nhất. Thù và yêu Mỹ nhất. Đảng càn quét những ai công khai đấu tranh tự do dân chủ nhất.… vậy mà theo Happy Planet Index, Việt Nam được xếp hạng 12/178. Chịu và chào my “quê hương là chùm khế (không) ngọt”. Lê Thị Thấm Vân © 2010 talawas * * *

ANH KHÔNG VỀ ĐẠI LỄ

Lê Phú Khải

Anh không về đại lễ đâu em Dù Hà Nội ngàn năm hay vạn năm cũng thế Khi vua Lý lại mang mão áo vua Tần! Khi trong phim Việt Nam chỉ thấy sắc màu Trung Quốc! Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc Ông bà ta là thế! Nên mới còn non nước Việt hôm nay

Hãy gửi cho anh một gói cốm màu xanh Để anh nuốt vào lòng cả mùa thu Hà Nội Gửi cho anh một cành liễu Hồ Tây Để hồn anh mênh mang cùng sương khói . . . Tưởng nhớ Người xưa đốt hương trầm là đủ Hãy để những tỉ đô la xây bệnh viện, công viên Để ngàn năm Thăng Long không thành ngàn mụn ghẻ Để không còn những bộ phim Ngộ độc cả ca dao, băng huyết cả tâm hồn./. Lê Phú Khải * * *

Initiative für ein Internationales Kulturzentrum: Annäherung der

Kulturen Gemeinsam statt ausgegrenzt, voneinander lernen statt vorzu-verurteilen - seit 1989 setzt sich die Initiative für ein Internationales Kulturzentrum IIK e.V. für eine Kultur des Zusammenlebens in einer Gesellschaft ein, die sich ihrer vielfältigen kulturellen Wurzeln bewusst ist. Einheimische, Eingewanderte, Flüchtlinge und Minderheitsgruppen arbeiten für ein gemeinsames Ziel: Die politische Gleichberechtigung und rechtliche Gleichstellung aller Menschen in Niedersachsen. Dieses Ziel lebt die IIK selbst vor: Der Vorstand, die bezahlten Kräfte und die vielen Ehrenamtlichen kommen aus über 30 Nationen und Kulturen. Die IIK unterstützt zahlreiche Migranten-Selbst-Organisationen, die auch selbst Ausdruck lebendigen Zusammenlebens sind. Die Initiative stellt ihnen Räume für Gruppentreffen zur Verfügung, die IIK-Mitarbeiter und Mitarbeiterinnen helfen den Organisationen als „Übersetzer“ und „Sprachmittler“ dabei, Verwaltungs-strukturen von Anträgen und Abrechnungen zu verstehen. Auch die Öffentlichkeitsarbeit der Organisationen wird von der IIK übernommen. So können die Migranten-Selbst-Organisationen mit der Stadt-öffentlichkeit verknüpft werden – andernfalls würden diese wertvollen Mosaiksteine einer modernen

Stadtgesellschaft wohl nicht sichtbar werden. Neben der Beratungstätigkeit liegen die Schwerpunkte der IIK in der Vorbereitung, Durchführung und Dokumentation von Projekten und Kulturveranstaltungen unter Beteiligung von Personen und Institutionen aus verschiedenen Ländern. Ziel ist die nachhaltige Förderung der Verständigung und der Partizipation von Mitgliedern von Minderheiten und Mehrheitsgesellschaft. Die IIK setzt sich für eine offene Gesellschaft, für eine demokratische, gemeinsame Zukunft aller ethnisch-kulturellen Gruppen ein. Sie engagiert sich für einen interkulturellen Dialog zwischen gleichberechtigten Partnern und Partnerinnen in einer größeren Vielfalt von Kulturen und für einen produktiven und kreativen und Umgang mit Konflikten gegen das Klima von Ausgrenzung, Gewalt und Rassismus. Verschiedene Kulturen sollen sich einander annähern und Wertschätzung füreinander schaffen. Ein Beispiel für diese Arbeit ist das Projekt „Unsere Stadt ist Vielfalt“. Hier haben Menschen aus über 20 Kulturen in den Projektwochen KuLiMu in den Gymnasien Tellkampfschule und Ricarda-Huch-Schule 2009 Kunst-Literatur-Musik vor gestellt und mit den Schülern und Schülerinnen entwickelt. Sieben Dichter aus sieben Ländern, von einer 18-jährigen Schülerin aus Syrien bis zu einem 65-jährigen Vietnamesen, lasen ihrer Lyrik in ihrer Muttersprache vor, Schüler und Schülerinnen der hannoverschen Schulen trugen anschließend die deutsche Übersetzung vor. Nicht nur die rein lautlichen Unterschiede der Sprachen wurden den jungen Menschen so im direkten Vergleich präsentiert, sondern auch wie verschieden Sprachen Emotionen vermitteln. Mit Spaß und Weitblick wurde so das Anderssein des anderen als Bereicherung für sich selbst begriffen. Aktuell steht die Realisation einer Ausstellung an, die im Oktober 2010 eröffnet wird. In enger Zusammenarbeit mit dem Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. wurden vietnamesische Familien als „Zeitzeugen deutscher und vietnamesischer Geschichte“ interviewt. Heute leben vietnamesische „Boat-People“ als Flüchtlinge vor dem kommunistischen Vietnam und Vertragsarbeitnehmerlnnen aus der damaligen DDR etwas zu gleichen Teilen in Hannover. Sie kommen aus einem Land Vietnam, das auch

Page 43: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

43„vereinigt“ wurde. Gefördert von der Stadt Hannover, von der Region, dem Paritätischen Niedersachsen, dem VNB und in Kooperation mit der Leibniz Universität und der Stiftung Leben und Umwelt, kann anhand von Lebensgeschichten die gemeinsam erlebte deutsche Geschichte aus verschiedenen Perspektiven dargestellt werden und von Deutschen und Migranten diskutieren werden. Projekte diese Art sind wichtig, denn es besteht ein enormer Nachholbedarf für in Niedersachsen lebende Menschen mit Migrationshintergrund. In Hannover und der Region ist die von der Landesregierung geförderte Beratung von Einzelpersonen, Gruppen und Vernetzung als nachholende Integration besonders knapp ausgestattet. Die IIK wird als Integrationsberatung vom Land Niedersachsen mit einer Pauschale für eine Dreiviertelstelle gefördert. Sollte diese Förderung entfallen, würde das Betreuungsangebot für Migranten der IIK zusammenbrechen. Vereine und Gruppen, die mit der IIK zusammenarbeiten, müssten ihre Arbeit ebenfalls einschränken, gemeinsame Projekte könnten nicht weiter realisiert werden. Die besondere Stärke der IIK, die unmittelbare Zusammenarbeit mit den Migranten-Selbst-Organisationen, würde wegfallen. Dabei gilt im Berufsleben, in der schule, beim Zugang zu sozialen Unterstützungsstrukturen und vielem anderen mehr: Gleichbarechtigte Partizipation von Migranten braucht (noch) Unterstützung und Beratungsstrukturen. Roger Toppel Initiative für ein Internationales Kulturzenturm IIK e.V. * * *

„Aktiv im Alter“ – Zeitzeugen erkunden

deutsch-vietnamesische

Geschichte „Aktiv im Alter“ heißt ein neues Projekt vom Vietnam-Zentrum Hannover, von der Initiative für ein Internationales Kulturzentrum (IIK), dem Kultur-zentrum Faust und kargah. Alle diese vier Vereine, die in nächster Nachbarschaft auf dem Gelände der früheren Bettfedernfabrik im Stadtteil Linden kooperieren, bringen je eigene Ansätze in das Projekt ein. Vor allem

geht es darum, ältere Migranten als Akteure zu stärken, ihre besonderen Erfahrungen, Fähigkeiten, Sichtweisen bewusster zu erschließen und zu nutzen. „Aktiv im Alter“ wird gefördert vom Gesellschaftsfonds Zusammenleben, den der Rat der Stadt Hannover vor rund zwei Jahren als Teil des Lokalen Integrationsplans (LIP) auf den Weg brachte. Der mit Abstand aufwendigste Arbeitsbereich im größeren Gesamtprojekt trägt den Titel: „Vietnamesen als Zeitzeugen deutscher und vietnamesischer Geschichte“. Die Idee dazu entwickelten Dang Chau Lam vom Vietnam-Zentrum und Roger Toppel von der IIK. Seit einiger Zeit schon forschen die beiden zur Historie, tragen Material zusammen und machen sich kundig in Gesprächen. Sie befragen frühere vietnamesische Flüchtlinge, die es nach Westdeutschland verschlug – oder andere, die als Vertragsarbeiter in der DDR waren. Damit verbinden sich sehr unterschiedliche Erfahrungen, zumal die einen vom Kommunismus abgestoßen wurden, während die anderen gerade dessen Gesandte waren. Die Spurensuche der Beteiligten erstreckt sich exkursionsweise auch über Ostdeutschland, Vietnamesen aus dem Westen und aus dem Osten der Republik tauschen sich aus. Zusammen mit den Vietnamesen der älteren Generationen sollen Jüngere von solcher Selbsterfahrung profitieren, auch weil teilweise eine gewisse Sprachlosigkeit zwischen den Altersgruppen besteht. Und natürlich wird der Krieg, das einschneidende Ereignis vietnamesischer Zeitgeschichte, ein Thema sein. Die Ergebnisse ihrer Arbeit präsentieren Lam und Toppel dann bei einer Ausstellung im Herbst – mit dem Angebot, dass interessierte Einrichtungen die dort gezeigten Schautafeln später ausleihen können. Denn nachhaltige Dokumentation ist ein wichtiges Anliegen der beiden. Im Projekt geht es betont um die Perspektiven von Vietnamesen auf gemeinsame Geschichte. Gerade in Niedersachsen lässt sich das anschaulich betrachten. Man erinnere sich: Ende der 1970er Jahre gingen die Bilder der Boat People um die Welt, die sich in oft kaum seetüchtigen, überfüllten Booten aufs Südchinesische Meer hinauswagten, um dem Elend und der Repression im sozialistischen Vietnam zu entkommen. Für Hundertausende von ihnen endete das tödlich, sie ertranken, wurden Opfer brutaler Piratenattacken. Während

Anrainerstaaten wie Malaysia die Ärmsten häufig abwiesen, entschied Niedersachsens Ministerpräsident Ernst Albrecht, ein Kontingent von 1.000 Flüchtlingen einfliegen zu lassen. In der Weihnachtszeit 1978 begann so eine beispiellose Hilfsaktion. Und bald darauf knüpfte die Cap Anamur als „ein Schiff für Vietnam“ daran an. Mit ihr konnten über 10.000 Menschen aus der See gerettet und nach Deutschland geholt werden. Für dieses Kapitel neuerer Einwanderungsgeschichte – die großenteils erfolgreiche Integration der Boat People – haben Lam und Toppel kürzlich bemerkenswerte Dokumente ausfindig gemacht: private Fotoalben von Dieter Haaßengier, damals Staatssekretär im Niedersächsischen Ministerium für Bundesangelegenheiten. Er wirkte federführend daran mit, die Einreise der Vietnamesen zu organisieren und sie landesweit in verschiedenen Orten unterzubringen. Unter Haaßengiers Erinnerungsstücken befindet sich manches Kuriosum – so ein Album, das anlässlich seines Besuches in einer Flüchtlingsunterkunft in Salzbergen im Emsland entstand. In stilisierter, altmodisch deutscher Schrift kommentierten Vietnamesen die Fotos im Album und drückten so ihre Dankbarkeit für die gute Aufnahme aus. Auch angesichts solcher Quellen, die noch nirgends publiziert wurden, darf man gespannt sein auf die kommende Ausstellung, auf neue Einsichten in die gemeinsame Geschichte von Deutschen und Vietnamesen. (ha) * * *

Eröffnung am 9. November 2010 von

18 – 22 Uhr Ausstellung vom

10. – 30. November 2010

Kulturzentrum Faust,

Warenannahme * * *

Page 44: THÔNG TIN Nr.54, 10.2010 Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Postfach 6266, D-30062 Hannover Tel: 0511/12607811, Fax: 0511/12607822 Email: trungtamvietnam@googlemail.com T I N V I

THÔNG TIN 54 TRANG

44Vietnamesen in

Deutschland GEFLOHEN – GEWORBEN –

GEEINT Bis in die späten 70er Jahre lebten nur wenige Vietnamesen in der BRD. Erst mit der Massenflucht der Boat People aus dem sozialistischen Vietnam änder-te sich das, Zigtausende von ihnen fanden hier Aufnahme, zuerst in Niedersachsen. In der DDR stellten Vietnamesen die größte Gruppe von Vertragsarbeiter aus befreundeten sozialistischen Ländern, die den Arbeits-kräftemangel der DDR ausgleichen und Schulden Vietnams abtragen sollten (neben denen, die eine Ausbildung mit zurücknahmen). Beide Personenkreise – die einen im Westen, die anderen im Osten – blieben sich durch den ‚Eisernen Vorhang‘, der Deutschland nicht nur geografisch teilte, weitgehend fremd. Doch seit dem Fall der Mauer vor 20 Jahren ergeben sich neue Begegnungen, es kommt zum Austausch und auch zu Freundschaften. Während der letzten Monate wurden über das Viet-nam-Zentrum-Hannover Zeitzeugen interviewt, sowohl frühere Bootsflüchtlinge als auch DDR-Vertragsarbeiter. Sie erinnern ihre persönlichen Erfahrungen aus dem Krieg vor der Vereinigung Vietnams 1975; sie erzählen vom Leben unter kommunistischer Regierung; sie berichten über die gemeinsame deutsch-vietnamesische Geschichte. Die Ergebnisse dieses einzigartigen Projektes werden in einer Ausstellung präsentiert. Zur Eröffnung am 9. 11. treffen sich Politik und Verwaltung aus der Aufnahmezeit der Boat People in Niedersachsen mit diesen ersten Flüchtlingen wieder. Dabei wird auch der Frage nachgegangen, warum so oft von „geglückter Integration der Vietnamesen“ gesprochen wird, obwohl die Bildungs-voraussetzungen durch die

Herkunftsfamilien durchschnittlich und die Aufnahmebedingungen der DDR-Vertragsarbeiter oft nicht gut waren. Programm: Schirmherr: Oberbürgermeister Stephan Weil 18.00 Uhr: Begrüßung und Grußworte Chau Lam und Roger Toppel 18.15 Uhr: Thi Ai Thanh Ha: Gesang, Nebieridze: Klavier 18.30 Uhr: Ankunft, Aufnahme und Integration von Vietnamesen in Deutschland Dieter Haaßengier, Niedersächsischer Staatssekretär a.D. 18.50 Uhr: Einblicke in das Leben in Vietnam, in der DDR und im vereinten Deutschland Thi Ai Thanh Ha und Van Mai Pham 19.00 Uhr: Aufnahme von Vietnamesen in Norden-Norddeich Roman Siewert, Geschäftsführer Sozialwerk Nazareth e.V. 19.20 Uhr: Einblicke in das Leben Vietnams, der DDR und dem vereinten Deutschland Nam Son Le und Dam Thanh Tran 19.30 Uhr: Was bedeutet erfolgreiche Integration bei den Chancen Prof. Dr. Hartmut M. Griese, Leibniz Universität Hannover, Migrations-forscher 19.50 Uhr: Van Mai Pham Gesang und Gitarre 20.00 Uhr: Aufnahme, Integration und Partizipation - Gesprächsrunde Podiumsleitung - Angela Sonntag, NDR 20.45 Uhr: Vietnamesische Spezialitäten 21.00 Uhr: Gespräche mit den Zeitzeugen an den Ausstellungstafeln. Das Vietnam-Zentrum-Hannover e.V., die Initiative für ein Internationales Kulturzentrum IIK e.V., das Kulturzentrum Faust e.V. und die Stiftung Leben & Umwelt laden zu dieser Veranstaltung ein. Der Eintritt ist frei. Wir bitten für unsere Planung um Ihre Anmeldung per Email, Fax oder mit beiliegender Anmeldekarte an: Zur Bettfedernfabrik 1, 30451 Hannover Telefon 0511- 440484, Fax 0511- 2617376, Email: [email protected] Veranstalter: VIETNAM-ZENTRUM-HANNOVER e.V. TRUNG TÂM VIỆT NAM HANNOVER und I I K e.V. Eröffnung am 9. November von 18 – 22 Uhr Ausstellung vom 10. – 30. November 2010 Kulturzentrum Faust, Warenannahme

Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. Kultur-, Bildungs- und Sozialarbeit,

Flüchtlingshilfe und Menschenrechte, Vietnam Selbsthilfe, Dolmetscher-

tätigkeiten, Rechtsberatung, kulturelle Veranstaltungen.

Das Vietnam-Zentrum-Hannover e.V. hat sich im April 1986 als ein Selbsthilfeverein gegründet und ist in den beiden Schwerpunkten Integrationshilfen und Öffentlichkeits-arbeit tätig. Als Treffpunkt und Beratungsstelle von und für Vietnamesen in Hannover und Umgebung arbeiten die ehrenamtlichen MitarbeiterInnen des Vietnam-Zentrums in der Unterstützung, (Rechts-) Beratung, Begleitung, Familienfreizeiten u.a.m. für ihre Landsleute und zur Selbsthilfe. Für die Öffentlichkeitsarbeit werden regelmäßig Begegnungsveranstaltungen organisiert. Mit Vortrags- und Infoveranstaltungen, mit Bilder-ausstellungen, Vereinsinfo-THÔNG TIN, Presseerklärungen und in der Vernetzung mit anderen Selbstorganisationen und Personen des öffentlichen Lebens wird um Verständnis für die besondere Lage und Probleme der Flüchtlinge bzw. MigrantInnen bei einheimischen Bevölkerung geworben - für den Abbau von Berührungsängsten, Vorurteilen, Fremdenfeindlichkeiten, Nationalismus oder Rassismus zwischen Menschen verschiedener Herkunft und Kulturen. VIETNAM-ZENTRUM-HANNOVER e.V.

Zur Bettfedernfabrik 3 30451 Hannover

Tel.: 0511-12607811 Fax.: 0511-12607822

Email: [email protected]

Wegbeschreibung zum Kulturzentrum

FAUST, Warenannahme. Zur Bettfedernfabrik 3,

30451 Hannover