11
Chuyển biến tích cực Việc Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam khiến DN xuất khẩu thủy sản của cả nước và Bình Định gặp khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU). Trong 9 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh sang EU ước đạt 27,2 triệu USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2018... ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG « Thứ Bảy CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH SỐ 7308 12.10.2019 14.9 Kỷ Hợi ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0966.490.490 0256.3813573 baobinhdinh.vn Trong số này: u 7 Thông qua hoạt động của chi bộ quân sự cấp xã, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương ở cơ sở được tăng cường, hoạt động của Ban CHQS xã và Trung đội dân quân cơ động đã được phát huy; chất lượng thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng được nâng lên. CHI BỘ QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN: u 4 CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT Ở VÂN CANH: Xuống cấp, không phát huy tác dụng .. u 5 Mô hình tổ hội nghề nghiệp ở An Lão ............ u 6 “Đến từng ngõ, gõ từng nhà” NGÀNH BƯU ĐIỆN THAM GIA PHÁT TRIỂN BHXH TỰ NGUYỆN: u 8 Phát huy vai trò tích cực của nhân dân ĐẢM BẢO ANTT Ở PHÙ MỸ: THÁO GỠ “THẺ VÀNG” EC: Đoàn đại biểu tỉnh Bình Định và TP Quy Nhơn thăm, làm việc tại quận Yongsan Hoạt động chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu tại Công ty CP Thủy sản Bình Định. Hạt nhâ n lãnh đạo công tác quân sự, quốc phòng ở cơ sở u 3 u 9 Bầu bổ sung 4 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII u 2

THÁO GỠ “THẺ VÀNG” EC: Chuyển biến tích cực · xã, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương ở cơ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Chuyển biến tích cựcViệc Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam khiến DN xuất khẩu thủy sản của cả nước và Bình Định gặp khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU). Trong 9 tháng đầu năm 2019, kim ngạch

xuất khẩu thủy sản của tỉnh sang EU ước đạt 27,2 triệu USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2018...

ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG

«

Thứ BảyCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNHTIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH

SỐ 730812.10.2019

14.9 Kỷ HợiĐƯỜNG DÂY NÓNG:

0966.490.490 0256.3813573

baobinhdinh.vn

Trong số này:

u7

Thông qua hoạt động của chi bộ quân sự cấp xã, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương ở cơ sở được tăng cường, hoạt động của Ban CHQS xã và Trung đội dân quân cơ động đã được phát huy; chất lượng thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng được nâng lên.

CHI BỘ QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN:

u4CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT Ở VÂN CANH:

Xuống cấp, không phát huy tác dụng. .u5Mô hình tổ hội nghề nghiệp ở An Lão

. . . . . . . . . . . .u6“Đến từng ngõ, gõ từng nhà”NGÀNH BƯU ĐIỆN THAM GIA PHÁT TRIỂN BHXH TỰ NGUYỆN:

u8Phát huy vai trò tích cực của nhân dânĐẢM BẢO ANTT Ở PHÙ MỸ:

THÁO GỠ “THẺ VÀNG” EC:

Đoàn đại biểu tỉnh Bình Định và TP Quy Nhơn thăm, làm việc tại quận Yongsan

Hoạt động chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu tại Công

ty CP Thủy sản Bình Định.

Hạt nhân lãnh đạo công tác quân sự,quốc phòng ở cơ sở

u3

u9

Bầu bổ sung 4 Ủy viênỦy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII u2

3THỜI SỰ Bình ĐịnhTHỨ BẢY, [email protected]

2 THỜI SỰBình ĐịnhTHỨ BẢY, 12.10.2019 [email protected]

Chuyển biến tích cựcViệc Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam khiến DN

xuất khẩu thủy sản của cả nước và Bình Định gặp khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU). Trong 9 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh sang EU ước đạt 27,2 triệu USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2018. Thời gian qua, Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ “nút thắt” này.

Xuất khẩu sụt giảmCông ty CP Thủy sản Bình

Định (BIDIFISCO) là DN lớn của tỉnh trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là sản phẩm thủy sản từ tàu đánh bắt xa bờ; trong đó riêng xuất khẩu cá ngừ đại dương chiếm 70 - 80%. Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc BIDIFISCO, cho biết: “Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của BIDIFISCO đạt khoảng 60 triệu USD; trong đó, cá ngừ đại dương chiếm 50 triệu USD. Trước đây, thị trường EU chiếm tới 70% tỷ trọng xuất khẩu của DN, thị trường Mỹ chiếm 20% và các thị trường khác 10%. Từ khi bị “thẻ vàng”, chúng tôi giảm xuất khẩu sang thị trường EU còn khoảng 40%, tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Trung Đông, bởi nếu tiếp tục xuất sang thị trường EU sẽ

có rất nhiều rủi ro, tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh”.

“Thẻ vàng” không chỉ khiến DN xuất khẩu thủy sản sang EU như BIDIFISCO gặp khó, mà khi xuất khẩu sang các thị trường khác, các DN cũng gặp nhiều trở ngại do những quốc gia này “dòm chừng” EU mà dựng hàng rào kỹ thuật. Ông Tạ Văn Nga, Giám đốc Xí nghiệp chế biến thủy sản Tam Quan (thuộc Công ty CP Thủy sản Hoài Nhơn), cho biết: “Đơn vị chủ yếu xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc nhưng năm nay sản lượng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường này cũng bị chững lại, KNXK giảm khoảng 30% vì các rào cản kỹ thuật ngày càng khó khăn hơn. Đến nay, KNXK của đơn vị đạt 2,2 triệu USD, đạt 60% kế hoạch năm 2019”.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), “thẻ vàng” thủy sản khiến xuất khẩu của Việt Nam sang EU từ vị trí thứ 2 đã tụt xuống vị trí thứ 5. Riêng 8 tháng đầu năm 2019, KNXK của Việt Nam sang EU đạt hơn 251 triệu USD, giảm hơn 10%.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP, cho biết: “Dự báo tình hình xuất khẩu thủy sản sang EU những tháng cuối năm 2019 sẽ tiếp tục giảm do xuất khẩu tôm giảm và “thẻ vàng” tiếp tục tác động đến xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác, như: Mực, bạch tuộc, cá ngừ và cá biển khác. Tuy nhiên, xuất khẩu cá biển và các loại hải sản khác tiếp tục tăng trong một vài tháng tới, trước khi có kết luận đánh giá của EC tại đợt kiểm tra Việt Nam vào tháng 11.2019”.

Hoạt động chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu tại Công ty CP Thủy sản Bình Định.

THÁO GỠ “THẺ VÀNG” EC:

Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc làm việc tại Bình Định

(BĐ) - Ngày 11.10, đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH), Chương trình 135 và Quyết định 45 ngày 9.1.2019 của Thủ tướng Chính phủ về cấp ấn phẩm báo và tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu, cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan tham dự buổi làm việc.

Trong những năm qua, phong trào TDĐKXDĐSVH được các địa phương, cơ quan, đơn vị, DN trong tỉnh triển khai thực hiện, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật. Đến nay, toàn tỉnh có 367.066/394.927 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa; 893 khu dân cư được công nhận xây dựng làng, thôn,

khu phố văn hóa; 53/126 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 9/33 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 1.225 cơ quan, đơn vị, DN đạt chuẩn văn hóa…

Thực hiện Chương trình 135 của Chính phủ, từ năm 2018 đến nay, tỉnh Bình Định đầu tư hơn 88 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở vùng đồng bào DTTS, miền núi.

Các ấn phẩm báo, tạp chí được cấp miễn phí cho đồng bào DTTS, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước từng bước đi vào đời sống, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu nhấn mạnh: “Tỉnh chú trọng thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH gắn với xây dựng nông thôn mới, nỗ lực hạn chế nạn tảo hôn, nạn tự tử của người DTTS. Toàn tỉnh hiện

có 119 làng đồng bào DTTS, mỗi làng có 2 đơn vị, DN kết nghĩa tạo sự đoàn kết giữa miền núi và miền xuôi. Tỉnh tập trung hỗ trợ giống lúa lai, phân bón, tiến bộ KHKT trong chăn nuôi, trồng trọt giúp bà con DTTS, miền núi phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống”.

Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh ghi nhận, đánh giá cao những kết quả tỉnh Bình Định đã đạt được trong thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH, Chương trình 135, Quyết định 45. Đồng thời, đề nghị tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến việc nhân rộng những điển hình tiên tiến trong các phong trào; giữ gìn bản sắc văn hóa, đặc biệt đối với vùng đồng bào DTTS. Cần có những chính sách thật sự đủ mạnh để phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, vùng núi; tăng cường kiểm tra việc cấp phát, sử dụng các ấn phẩm báo, tạp chí đến vùng đồng bào DTTS...

ĐOAN NGỌC

(BĐ) - Chiều 11.10, đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, Ủy viên thường trực làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về tình hình triển khai thực hiện Luật Thủy sản tại Bình Định. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu chủ trì buổi làm việc.

Thực hiện Luật Thủy sản và Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các giải pháp cấp bách chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU), UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan, chính quyền các địa phương tổ chức 40 lớp tuyên truyền cho hơn 3.200 chủ tàu, thuyền trưởng các quy định IUU, đăng ký, đăng kiểm tàu cá. Thực hiện việc cấp giấy phép khai thác thủy sản (KTTS) theo hạn ngạch và tăng cường kiểm

tra, xử lý vi phạm.Mặc dù đã triển khai quyết

liệt các giải pháp chống khai thác IUU, nhưng 9 tháng đầu năm nay, cả tỉnh có 17 tàu cá/119 thuyền viên KTTS vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ và xử lý; 52 trường hợp tàu cá bị cảnh báo vi phạm qua hệ thống giám sát hành trình tàu cá Movimar.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu cho biết: Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Định, tỉnh sẽ tập trung nâng cấp, sửa chữa hạ tầng các cảng cá; kêu gọi DN đầu tư lĩnh vực chế biến thủy sản; thành lập HTX nghề biển; quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản... Đồng thời, đề nghị đoàn công tác xem xét kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ Bình Định đầu tư hạ tầng nghề cá, khu neo đậu tránh trú bão; tăng cường các lực lượng chấp pháp trên

biển để tuần tra, kiểm soát ngăn ngừa tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài, ngăn chặn tàu nước ngoài xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam, hỗ trợ và bảo vệ ngư dân hoạt động KTTS trên biển.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy ghi nhận những kết quả triển khai Luật Thủy sản và giải pháp chống khai thác IUU của tỉnh. Đề nghị tỉnh Bình Định tăng cường hỗ trợ ngư dân cải hoán tàu cá, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủy sản, quy định IUU; tập trung thanh tra, kiểm tra, xử lý tàu cá vi phạm hoạt động KTTS, tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài… Đồng thời ghi nhận khó khăn, vướng mắc của tỉnh Bình Định để kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương xem xét giải quyết. BẢO MINH

Làm việc về tình hình triển khai Luật Thủy sản

(BĐ) - Ngày 11.10, Đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh do ông Phạm Hồng Sơn - Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn, đã giám sát việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 trên lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là sổ đỏ) trên địa bàn TP Quy Nhơn trong giai đoạn từ ngày 1.7.2014 đến ngày 30.6.2019.

5 năm qua, số hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn TP Quy Nhơn được cấp sổ đỏ thuộc nhóm đất nông nghiệp là 1.771 trường hợp, đạt tỷ lệ hơn 72%, với tổng

diện tích hơn 968.455 m2; trong đó, hồ sơ cấp đúng hạn là 1.612 trường hợp, trễ hạn 159 trường hợp. Đối với nhóm đất phi nông nghiệp, số hộ gia đình, cá nhân được cấp sổ đỏ là 34.212 trường hợp, đạt tỷ lệ gần 87%, với tổng diện tích hơn 2.736.960 m2; trong đó, hồ sơ cấp đúng hạn là 31.133 trường hợp, trễ hạn 3.079 trường hợp. Ngoài ra, từ ngày 1.7.2014 đến ngày 30.6.2019, các ngành chức năng của TP Quy Nhơn tiếp nhận 325 đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến cấp sổ đỏ; những đơn thư này đã được UBND TP Quy Nhơn giải quyết theo đúng chức năng, thẩm

quyền.Các thành viên Đoàn giám

sát ghi nhận những kết quả TP Quy Nhơn đạt được trong triển khai thi hành Luật Đất đai trên lĩnh vực cấp sổ đỏ. Đồng thời, thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Số hồ sơ cấp trễ hạn còn nhiều; một số xã, phường chậm triển khai thủ tục đăng ký đất đai theo quy định; UBND TP Quy Nhơn chưa xây dựng dữ liệu số về hồ sơ địa chính; các phường khu vực ngoại thành chậm lập quy hoạch chi tiết kế hoạch sử dụng đất…

Thay mặt Đoàn giám sát, ông Phạm Hồng Sơn đề nghị UBND

TP Quy Nhơn tăng cường cải cách hành chính trên lĩnh vực cấp sổ đỏ; thực hiện hiệu quả cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”. Cần có giải pháp khắc phục tình trạng xã, phường chậm xác nhận nguồn gốc đất, xác nhận chưa đủ dẫn đến việc chậm cấp sổ đỏ cho cá nhân, hộ gia đình. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận thông tin về quy hoạch, sử dụng đất. Có biện pháp tháo gỡ tình trạng dự án quy hoạch treo để sớm cấp sổ đỏ cho cá nhân, hộ gia đình, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.

VĂN LỰC

(BĐ) - Chiều 11.10, thông tin từ Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa cho hay, bệnh viện đang tiếp nhận điều trị bệnh nhi P.B.B.N (SN 2014, ở xã Bình Tường, huyện Tây Sơn) bị nhiễm Whitmore.

Bệnh nhi nhập viện ngày 3.10, với triệu chứng ban đầu là sưng dưới góc hàm trái, kích thước khoảng 3 x 2 cm, nóng, đỏ, đau. Người nhà cho biết, bé bị sốt đã lâu, gần đây nổi hạch góc hàm nên xin vào viện điều trị.

Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé bị áp-xe tuyến mang tai trái nghi do nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên bệnh Whitmore. Kết quả cận lâm sàng cũng xác định là vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, kháng sinh đồ nhạy với Ceftazidim.

Hiện, bệnh nhi đang được bệnh viện điều trị tích cực với các kháng sinh: Ceftazidim tiêm tĩnh mạch, Augmentin uống, Paracetamol uống, và điều trị hỗ trợ nâng cao thể trạng.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thế Toàn, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Phong - Da liễu Trung

Giám sát thi hành Luật Đất đai trên lĩnh vực cấp sổ đỏ tại TP Quy Nhơn

Bệnh nhi 5 tuổi mắc bệnh Whitmore

Chuyển biến tích cựcSau khi EC cảnh báo “thẻ

vàng” thủy sản Việt Nam, tỉnh Bình Định đã và đang gấp rút triển khai nhiều giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) theo 4 nhóm khuyến nghị của EC, gồm: Khung pháp lý; hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; thực thi pháp luật và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác.

Giám đốc Sở NN&PTNT Phan Trọng Hổ cho biết: “Sở phối hợp với CA tỉnh tập trung củng cố hồ sơ xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Tăng cường kiểm tra, giám sát tàu cá ra vào cảng, tàu cá hoạt động trên biển; hoạt động bốc dỡ thủy sản qua cảng, xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác. Đến nay, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã có thông báo về thiết bị giám sát hành trình tàu cá Thuraya SF250 đạt chuẩn theo quy định, Sở đã có văn bản gửi UBND các địa phương để thông báo ngư dân lắp đặt đảm bảo theo đúng lộ trình”.

Từ năm 2017 đến nay, VASEP triển khai thực hiện chương trình cam kết chống khai thác IUU, kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ những khó khăn cho DN khi bị ảnh hưởng từ “thẻ vàng”; phát hành sách Trắng về nỗ lực chống khai thác IUU tại Việt Nam để đẩy mạnh truyền thông về hành động và nỗ lực chống khai thác IUU của Việt Nam...

Phó Tổng thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam cho biết thêm: Từ nay đến cuối năm 2020, VASEP tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình hoạt động chống khai thác IUU theo 4 nhóm công việc chính, gồm: Hoạt động tham gia khung pháp lý và hoạt động chung, tăng cường hợp tác các bên và quan hệ quốc tế, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tiếp tục thực hiện chương trình DN cam kết chống khai thác IUU.

ĐOÀN NGỌC NHUẬN

Đoàn đại biểu tỉnh Bình Định và TP Quy Nhơn thăm, làm việc tại quận Yongsan

(BĐ) - Nhận lời mời của lãnh đạo quận Yongsan (TP Seoul, Hàn Quốc), Đoàn đại biểu tỉnh Bình Định và TP Quy Nhơn đã đến thăm, làm việc tại quận Yongsan từ ngày 10 đến 15.10. Thành phần của đoàn có các đồng chí: Hồ Quốc Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Bí thư Thành ủy Quy Nhơn; Ngô Hoàng Nam, Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn, cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, thành phố và các DN.

Trong chương trình thăm, làm việc lần này, Đoàn đại biểu tỉnh Bình Định và TP Quy Nhơn tham dự các hoạt động: Hội thảo xúc tiến đầu tư vào tỉnh Bình Định; chương trình giao lưu văn hóa Hàn - Việt; triển lãm thủ công mỹ nghệ tỉnh Bình Định; làm việc với Tập đoàn Hanwha và thăm,

làm việc với huyện Yanggu, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc…

Sáng 10.10, tại Phòng Truyền thống - Trung tâm Hành chính quận Yongsan, Quận trưởng quận Yongsan Sung Jang Huyn đã tiếp đón Đoàn đại biểu tỉnh Bình Định và TP Quy Nhơn. Chiều cùng ngày, Hội thảo xúc tiến đầu tư vào tỉnh Bình Định đã khai mạc tại Hội trường Art Hall - Trung tâm Hành chính quận Yongsan. Tham dự Hội thảo có các đại diện Đại sứ Quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc, Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA); Hiệp hội Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (KOITA), đại diện các DN, nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm đến thị trường Việt Nam và mong muốn tìm hiểu đầu tư vào Bình Định.

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng đã giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của địa phương cũng như các dự án mà các DN, nhà đầu tư Hàn Quốc hiện đang quan tâm; mời gọi hợp tác đầu tư, kinh doanh vào các lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh như: Sản xuất linh kiện điện tử, công nghiệp phụ trợ ngành ô tô, hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp; năng lượng, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, thủy sản, xử lý rác, thương mại dịch vụ và bất động sản.

Được sự ủy quyền của UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, UBND TP Quy Nhơn cùng quận Yongsan, Công ty SEE (đại diện các DN Hàn Quốc) đã ký kết Biên bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác du lịch, đầu tư, giáo dục vào tỉnh Bình Định.

H.QUÂN (BĐ) - Chiều 11.10, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 01 ngày 2.1.2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng các cấp và biểu dương, tôn vinh DN, doanh nhân tiêu biểu lần thứ III - năm 2019.

Dự hội nghị có các đồng chí: Phan Cao Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Thị Phong Vũ - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng ban Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Giờ - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Trần Văn Thọ - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành; các hiệp hội và hơn 200 DN, doanh nhân tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

Qua gần 1 năm thực hiện Chỉ thị số 01, Bình Định đã gặt hái nhiều kết quả khả quan trên tất cả các lĩnh vực. Đáng ghi nhận là qua hưởng ứng phong trào thi

đua “DN Việt Nam hội nhập và phát triển”, cộng đồng DN trên địa bàn tỉnh đã năng động, sáng tạo, nỗ lực vượt khó vươn lên, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT-XH của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 7.000 DN đang hoạt động ở tất cả các lĩnh vực, với tổng vốn đăng ký khoảng 74.200 tỷ đồng; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 22.300 lao động.

Bên cạnh hoạt động sản xuất- kinh doanh, đội ngũ DN trên địa bàn tỉnh đã thể hiện trách nhiệm với cộng đồng xã hội, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện bằng việc hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, tặng quà, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo, với số tiền từ 15 đến 20 tỷ đồng/năm…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND

Biểu dương, tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu

tỉnh Phan Cao Thắng đã ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của cộng đồng DN trong việc hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII - năm 2020. Đồng thời khẳng định, cộng đồng DN trong tỉnh đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc phát triển KT-XH của tỉnh; mong muốn mỗi doanh nhân, DN cần nắm vững và vận dụng tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh. Đẩy mạnh ứng dụng KHCN tiên tiến vào hoạt động quản lý, quản trị DN, xúc tiến thương mại; tập trung đầu tư máy móc hiện đại phục vụ sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động… UBND tỉnh cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, cùng đồng hành, hỗ trợ DN, doanh nhân phát triển.

Tại hội nghị, thừa ủy nhiệm của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Cao Thắng đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba cho các DN, doanh nhân tiêu biểu trên địa bàn tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất - kinh doanh giai đoạn từ năm 2014 đến 2018. Cũng trong dịp này, 15 DN và 8 doanh nhân vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh trao danh hiệu “DN, doanh nhân tiêu biểu lần thứ III - 2019”; đồng thời tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 24 tập thể và 22 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tin, ảnh: N. HÂN

Thừa ủy nhiệm của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Cao Thắng trao Huân chuân Lao động hạng Nhất cho Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn.

Tặng “Tủ sách tri thức” cho đồng bào vùng sâu, vùng xa

(BĐ) - Ngày 10.10, Sở TT&TT đã bàn giao 2 “Tủ sách tri thức” cho 2 đơn vị kết nghĩa là làng Hà Văn Dưới (xã Canh Thuận, huyện Vân Canh) và thôn 1 (xã Ân Sơn, huyện Hoài Ân).

Mỗi tủ sách có hơn 200 đầu sách, đa dạng các thể loại như pháp luật, kỹ năng sống, khoa học kỹ thuật, sách văn học, truyện thiếu nhi…

Việc bàn giao tủ sách nhằm góp phần xây dựng, phát triển phong trào đọc sách cũng như đem đến tri thức, thông tin cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn; qua đó góp phần xây dựng không gian văn hóa lành mạnh, thiết thực, bổ ích cho nhiều đối tượng bạn đọc.

Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 6 năm 2019. HỒNG HÀ

Vùng áp-xe tuyến mang tai trái do nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên bệnh Whitmore trên bệnh nhi P.B.B.N.

ương Quy Hòa) cho biết, hiện sức khỏe bệnh nhi ổn, bé tỉnh táo, chịu chơi, ăn uống bình thường, không ho, không sốt. Bệnh viện đã báo cáo ca bệnh cho Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế).

Đây là ca bệnh Whitmore thứ hai được phát hiện và điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh từ đầu tháng 10 đến nay. Trước đó, BVĐK tỉnh - phần mở rộng cũng tiếp nhận điều trị kịp thời ca bệnh Whitmore cho bệnh nhân N.T.N (29 tuổi, ở TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên).

HOÀNG ANH

4THỨ BẢY, 12.10.2019 [email protected]

TÒA SOẠN & BẠN ĐỌCBình Định

Thực hiện Chương trình 134, 135 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào miền núi, những năm qua, các cấp, các ngành từ tỉnh đến Trung ương đã đầu tư xây dựng hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy và bể chứa nước sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn huyện Vân Canh. Tuy nhiên, qua thời gian, nhiều công trình đã xuống cấp, hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng, người dân thiếu nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

Đơn cử, tại làng Suối Mây (thị trấn Vân Canh), công trình nước sinh hoạt tự chảy Suối Mây nằm ở đầu nguồn được đưa vào sử dụng đầu những năm 2000. Đến nay, qua nhiều lần duy tu, sửa chữa, công trình đã ngưng hoạt động; các bể chứa nước tập trung ở làng Suối Mây cũng “bỏ không”.

Còn tại làng Cát và làng Canh Tiến (xã Canh Liên), các công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy và bể chứa nước cộng đồng được xây dựng cách đây hơn 10 năm cũng đã xuống cấp, hư hỏng. Công trình vẫn còn hoạt động nhưng hiệu quả cấp nước không cao, tình trạng người dân thiếu nước sinh hoạt vẫn thường xuyên xảy ra. Ông Cửu, trú làng Canh Tiến, cho biết: 2 - 3 năm nay, hệ thống đường ống dẫn nước, bể lọc nước bị xuống cấp, lượng nước đưa về ít, chỉ đủ cung cấp cho chừng một nửa số dân trong làng, còn chất lượng nguồn nước thì không đảm bảo vệ sinh.

Tương tự, ở làng Hòn Mẻ (xã Canh Thuận), các bể chứa nước sinh hoạt cộng đồng cũng xuống cấp nặng, đường ống bị rỉ sét, hoen ố. Tại địa phương này còn có công trình nước sinh hoạt tự chảy La Da, được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2006, cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 1.000 nhân khẩu ở làng Kà Bưng, Hà Lũy và Hà Văn Dưới. Hiện nay, công trình đã được đầu tư sửa chữa, nhưng việc cấp nước cho người dân vẫn không đảm bảo phục vụ sinh hoạt.

Ngày 9.10, Chủ tịch UBND huyện An Lão đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 16 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 4 tháng đối với ông Võ Văn Quốc (SN 1984), thường trú tại phường Thắng Nhất, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã có hành vi lái xe ô tô lưu thông trên đường nhưng không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của lực lượng CSGT huyện An Lão đang thi hành công vụ.

Trước đó, vào lúc 22 giờ ngày 24.9.2019, tại đường ĐT 629 thuộc thôn 2, thị trấn An Lão, huyện An Lão, lái xe Võ Văn Quốc điều khiển xe ô tô mang biển số 51D-027.64 lưu thông trên đường đã bị lực lượng CSGT huyện An Lão đang thi hành công vụ yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn nhưng ông không chấp hành. HOÀNG NAM QUỐC

CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT Ở VÂN CANH:

Xuống cấp, không phát huy tác dụngHiện nay, rất nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Vân Canh bị thiếu nước sinh hoạt, nhất là ở các làng, khu

dân cư cách xa trung tâm huyện. Lý do: Các công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy và bể chứa nước sinh hoạt cộng đồng đã bị xuống cấp, hư hỏng, không phát huy tác dụng.

Hệ thống bể lọc, bể chứa tại công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy làng Canh Tiến xuống cấp, hư hỏng, không đảm bảo việc cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Khu dân cư ven đầm Thị Nại ở khu vực thôn Huỳnh Giản Bắc, xã

Tai nghe, mắt thấy

Từ hơn một năm qua, tại giao lộ ngã 3 đường 31.3 - Bạch Đằng (phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) chỉ một cơn mưa là lập tức bị ngập nước. Gặp khi mưa lớn, đoạn đường này như một khúc sông nhỏ, khiến việc lưu thông rất khó khăn (ảnh). Đáng quan tâm là xung quanh đó có đến 3 trường mẫu giáo (Sao Mai, Sao Biển và Hoa Mai), hàng ngày có hàng trăm em bé được cha mẹ đưa đón qua lại đoạn đường này. Việc ngập ứ nước cũng gây ô nhiễm

Cứ mưa là ngập

Rác trên đầm Thị Nại bủa vây khu dân cư

(BĐ) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển Malaysia, với mức phạt tiền là 85 triệu đồng đối với ông Huỳnh Văn Phong, ở thôn Trung Lương, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát.

Trước đó, trong chuyến biển xuất bến ngày 22.3.2019 tại Bến Đá, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) ông Huỳnh Văn Phong làm thuyền trưởng đã cố ý điều khiển tàu cá BĐ-93119 TS xâm phạm vùng biển Malaysia (có tọa độ 05 vĩ độ bắc - 104 kinh độ đông) để khai thác hải sản trái phép. VĂN LƯU

Xử phạt 85 triệu đồng do khai thác thủy sản trái phép

Không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn bị phạt 16 triệu đồng

Gia đình anh Nguyễn Quốc An (45 tuổi, ở thôn Tân Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước), và chị Nguyễn Thị Tuyết Hoa (43 tuổi) có 3 người con từ 10 đến 17 tuổi. Chị Tuyết Hoa làm nông, anh An phụ hồ nên thu nhập thấp, phải chắt chiu, tằn tiện mới lo đủ bữa ăn qua ngày. Cũng vì nhà nghèo, cháu Nguyễn Quốc Khang (17 tuổi, con trai đầu của anh An) phải nghỉ học từ năm lớp 8 để đi phụ hồ kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Trong lúc cuộc sống khó khăn, thiếu thốn thì bất hạnh ập đến gia đình. Anh An phát hiện bị ung thư gan, chữa trị từ đầu năm 2018 đến nay không bớt. Chị Tuyết Hoa bị u bướu cánh tay trái, khối u ngày càng to và thường xuyên đau nhức cũng đã hơn một năm nay. Cháu Nguyễn Triều Vỹ (10 tuổi - con trai út)

Nhịp cầu nhân ái

Nhà có 3 người bị bệnh hiểm nghèo

Vợ chồng anh An, chị Hoa và cháu Nguyễn Triều Vỹ.

bị ung thư xương phải điều trị tại BVĐK tỉnh, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh, hiện đang tiếp tục xạ trị.

Cùng lúc 3 người bị bệnh hiểm nghèo nên vợ chồng anh An

đã phải bán hết tài sản dành dụm bấy lâu và vay mượn của bà con để chữa bệnh. Con gái anh An, cháu Nguyễn Thị Minh Thịnh (15 tuổi) đang học lớp 9, phải vừa học vừa đi làm thuê, trong thôn, xóm để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Gánh nặng gia đình đang đè nặng trên đôi vai nhỏ bé của 2 anh em Khang và Thịnh.

Hoàn cảnh gia đình anh Nguyễn Quốc An hiện rất khó khăn, mong được các tổ chức từ thiện những tấm lòng nhân ái giúp đỡ, để sẻ chia.

Mọi sự giúp đỡ liên hệ điện thoại chị Tuyết Hoa: 0333353926 hoặc gởi về tài khoản Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Bình Định 58010000862873, Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Bình Định (vui lòng ghi tên người gửi và người được giúp đỡ). Báo Bình Định xin cảm ơn. MAI LINH GIANG

môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở khu vực này nhưng chưa được chính quyền địa phương quan tâm xử lý.

MINH NGỌC

Phước Hòa (huyện Tuy Phước) đang bị rác bủa vây gây ô nhiễm môi trường (ảnh chụp ngày 11.10.2019). Người dân địa phương không thể vớt rác tiêu hủy do lượng rác trôi từ đầu nguồn tấp vào bờ đê ngày càng nhiều và bốc mùi hôi thối khó chịu.

Đề nghị chính quyền địa phương cần có biện pháp xử lý. LÊ THỤC

HOÀI ÂN:

Khen thưởng đột xuất 1 tập thể và 4 cá nhân

Chiều 11.10, UBND huyện Hoài Ân đã tổ chức khen thưởng đột xuất 1 tập thể và 4 cá nhân ở khu phố Du Tự, thị trấn Tăng Bạt Hổ có thành tích đột xuất, xuất sắc gồm: Nhân dân và cán bộ khu phố Du Tự; bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Trưởng Khu phố; ông Trương Hữu Thuận, Khu Đội trưởng; ông Lê Nhật Trường, Bí thư Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh; ông Đặng Văn Tâm, CA viên.

Trước đó, vào tối 9.10, nhân dân và cán bộ Khu phố Du Tự đã mật phục và bắt quả tang 1 đối tượng vứt xác và nội tạng động vật xuống sông Kim Sơn.

TỐNG BÌNH

Ông Đinh Văn Diễn, Chủ tịch UBND xã Canh Liên, cho biết: Xã thường xuyên bố trí lực lượng và vận động người dân tự bảo quản, duy tu, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy và bể cấp nước tập trung. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình đồi núi nên việc này gặp không ít khó khăn, các công trình thường nhanh xuống cấp. Do vậy, người dân ở làng Cát, làng Canh Tiến bị thiếu nước sinh hoạt. Địa phương mong các cấp, các ngành chức năng liên quan của huyện, tỉnh và Trung ương có giải pháp bền vững để giải quyết tình trạng này.

Còn theo bà Lê Hiếu Nam, Chủ tịch UBND thị trấn Vân Canh, thì: Nhiều năm nay, công trình nước sinh hoạt tự chảy ở làng Suối Mây không còn hoạt động; các hạng mục gần như hư hỏng toàn bộ. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân nơi đây luôn cấp thiết, khiến bà con gặp rất nhiều khó khăn. Hiện ngành chức năng của tỉnh đang triển khai xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt trên địa bàn

thị trấn Vân Canh. Hy vọng khi công trình đi vào hoạt động sẽ giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân địa phương.

Ông Trần Văn Khổ, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vân Canh, cho biết: Các công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy và bể chứa nước sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn đã xuống cấp do được xây dựng, khai thác sử dụng đến nay đã nhiều năm. Trong khi đó, huyện khó khăn về kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng. Ngoài ra, một số địa phương, cán bộ phụ trách ít quan tâm nhắc nhở người dân về ý thức bảo vệ công trình cấp nước, tu sửa nhỏ kịp thời khi có dấu hiệu hỏng hóc. “Địa phương đã và đang rà soát, tổng hợp các công trình xuống cấp, hư hỏng nặng để bố trí kinh phí khắc phục, đảm bảo việc cấp nước sinh hoạt cho người dân sử dụng; nhất là những vùng người dân không thể khai thác nguồn nước tự nhiên”, ông Khổ cho biết thêm.

CÔNG LUẬN

5KINH TẾ Bình ĐịnhTHỨ BẢY, [email protected]

Hội Nông dân xã An Tân đã thực hiện tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi bò lai sinh sản tại các thôn Tân Lập, Thuận An, Thanh Sơn gồm 20 hộ hội viên tham gia với tổng đàn bò 80 con. Sau khi thành lập, các thành viên được đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc bò lai sinh sản, được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh hỗ trợ 300 triệu đồng. Theo ông Lê Ngọc Nam, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Tân, thực hiện mô hình với tổ hội nghề nghiệp, nông dân đã liên kết đầu tư phát triển chăn nuôi bò lai sinh sản, chia sẻ kinh nghiệm, thực hiện nguyên tắc “buôn có bạn bán có phường” nên hiệu quả kinh tế cao hơn trước. Nhiều hộ đã đạt mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Tổ hội nghề nghiệp thứ 2 là tổ hội nghề nghiệp trồng dâu nuôi tằm ở thôn Vạn Khánh, xã An Hòa, với 20 thành viên. Quy mô mỗi hộ trồng trung bình 0,5 ha dâu tằm. Sau khi thành lập, các thành viên của tổ được tập huấn kỹ thuật bài bản, được hỗ trợ để vay vốn với lãi suất ưu đãi. Anh Nguyễn Ngọc Tuấn, thành viên của tổ hội trồng dâu nuôi tằm chia sẻ: Tôi theo nghề trồng dâu nuôi tằm đã 20 năm nhưng khi tham gia tổ hội trồng dâu nuôi tằm tôi mới có dịp tiếp cận với nhiều kiến thức, kỹ thuật mới, giống mới tại các đợt tập

Mô hình tổ hội nghề nghiệp ở An Lão

huấn nên sản xuất hiệu quả hơn.Trong 9 tháng đầu năm 2019, Hội

Nông dân huyện tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn thành lập 3 tổ hội nghề nghiệp, gồm: Tổ hội nấu rượu kết hợp nuôi heo tại thôn Thanh Sơn, tổ hội trồng rau sạch tại thôn Tân Lập - cùng ở xã An Tân và tổ hội làm bánh tráng mì tại thôn Hưng Nhượng, xã An Hòa với tổng số thành viên tham gia là 60 hộ.

Đến nay, toàn huyện có 6 tổ hội nghề nghiệp với 120 hội viên trên các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi... Hội Nông dân huyện đã khai thác các nguồn vốn ưu đãi, giúp các tổ hội nghề nghiệp được vay tổng cộng 2 tỷ đồng. Kết quả khảo sát của Hội Nông dân huyện An Lão cho thấy, từ chỗ

Chỉ một thời gian ngắn thực hiện mô hình nuôi dê thịt, đời sống kinh tế của gia đình chị Đặng Thị Thu Phương, 44 tuổi, ở thôn Tân An, xã Hoài Châu (Hoài Nhơn) đã dễ chịu hẳn. Gặp tôi, chị vui vẻ trải lòng: “Đọc báo, xem truyền hình nói mô hình nuôi dê nhốt chuồng lấy thịt, tôi thấy mình có một số điều kiện phù hợp, vậy là tôi nung nấu ý tưởng thực hiện mô hình nuôi dê thịt, từng bước một tôi chuẩn bị dần cho mô hình…”.

Quả thật, việc “chuẩn bị dần cho mô hình” là ý tưởng rất phù hợp bởi gia đình chị Phương thuộc diện hộ cận nghèo, kinh tế khó khăn. Biết ý định của chị, người thân cho gia đình chị mượn tiền làm chuồng trại. Được Hội Phụ nữ xã động viên, hỗ trợ kiến thức, được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 50 triệu đồng, chị Phương mua 7

Thu nhập khá từ nuôi dê nhốt chuồng

Chị Phương đang chăm sóc đàn dê.

Một thành viên tổ hội chăn nuôi bò lai sinh sản chăm sóc đàn bò của gia đình.

(BĐ) - Theo tin từ Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), 9 tháng đầu năm 2019, đơn vị tiếp nhận thông tin toàn tỉnh xảy ra 30 vụ sự cố tàu thuyền trên biển. Cụ thể: 6 tàu cá bị sóng lớn đánh chìm; 8 tàu cá bị hỏng hộp số, hỏng máy; 1 tàu cá bị mắc cạn; 3 tàu cá đâm va tàu hàng; 6 tàu cá có thuyền viên rơi xuống biển; 1 tàu cá có thuyền viên bị tai nạn chết; 4 tàu có thuyền viên bị bệnh trong quá trình khai thác thủy sản trên biển.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về các sự cố liên quan đến tàu thuyền nêu trên, Chi cục đã xác minh và báo cáo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để kịp thời xử lý; đồng thời thông qua hệ thống Trạm bờ của Chi cục kêu gọi các tàu thuyền trong tổ đội đoàn kết trên biển, tàu thuyền hoạt động tại khu vực gần các tàu bị nạn để hỗ trợ, ứng cứu. BẢO MINH

Toàn tỉnh xảy ra 30 vụ sự cố tàu thuyền trên biển

dê cái, 3 dê đực về nuôi. Để có kiến thức chăm sóc đàn dê, ngoài

kiến thức từ các lớp tập huấn, chị Phương chịu khó tìm tài liệu từ sách báo, đọc các

hướng dẫn chăm sóc đàn dê trên các trang mạng. Nhờ chu đáo, cẩn thận, đàn dê của chị luôn khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh. Riêng với dê đực, chỉ sau khoảng 7 tháng nuôi đã đạt trọng lượng 30 kg, bán bình quân 3 triệu đồng/con, dê cái nuôi 9 tháng giá bán bình quân 5 triệu đồng/con.

Hiện nay đàn dê của chị Phương đã lên tới 40 con trong đó có 30 dê cái đang sinh sản, hàng năm đàn dê tạo ra một lượng lớn phân hữu cơ để trồng cỏ. Nhận thấy hiệu quả từ chăn nuôi chị đã tiếp tục mở rộng đàn, mở rộng chuồng nuôi. Đến nay gia đình chị đã ra khỏi diện hộ cận nghèo, kinh tế gia đình từng bước ổn định và khá lên, con cái học hành đến nơi đến chốn, có việc làm thu nhập ổn định.

THÁI NGÂN

Thiết bị giám sát tàu cá Vifish.18 đạt chuẩn(BĐ) - Ngày 9.10, Tổng cục Thủy sản

(Bộ NN&PTNT) ban hành thông báo về thiết bị giám sát hành trình tàu cá Vifish.18 của Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam (VISHIPEL) lắp đặt thử nghiệm trên tàu cá tại các tỉnh Quảng Ninh, Phú Yên và TP Hải Phòng đã kết nối, đồng bộ được với phần mềm hệ thống giám sát tàu cá tại Trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá đặt tại Tổng cục Thủy sản.

Được biết, tháng 5.2019, Đài Thông tin Duyên hải Quy Nhơn (thuộc VISHIPEL), Trung tâm Phát triển công nghệ cao (Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam) phối hợp ngành Thủy sản tỉnh tiến hành

lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá Vifish.18 trên một số tàu cá của ngư dân TP Quy Nhơn. Sau 1 tháng thử nghiệm, kết quả cho thấy các thiết bị hoạt động ổn định, đáp ứng việc đồng bộ tự động nhắn tin qua hệ thống vệ tinh về trạm bờ với tần suất 2 giờ/lần (đối với tàu cá có chiều dài từ 24 m trở lên) và tần suất 3 giờ/lần (đối với tàu cá có chiều dài từ 15 m đến dưới 24 m).

Như vậy, đến nay, Tổng cục Thủy sản đã công bố 2 thiết bị giám sát hành trình tàu cá (Vifish.18 và Thuraya SF250) đạt chuẩn tự động cập nhật, nhắn tin thông báo về tọa độ hoạt động của tàu cá với tần suất 2 giờ/lần qua hệ thống định vị

toàn cầu GPS, tự động cập nhật thông tin dự báo thời tiết, hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển… giữa biển với đất liền thông qua các thiết bị có kết nối mạng internet, như: Điện thoại di động, máy tính bảng, ti vi…

Trên cơ sở kết quả thử nghiệm thành công và đạt chuẩn theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo để các tổ chức, cá nhân nắm bắt và triển khai lắp đặt theo quy định. Trước đó, Tổng cục Thủy sản cũng đã có thông báo về thiết bị giám sát hành trình tàu cá đạt chuẩn hiệu Thuraya SF250 của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). NGỌC NHUẬN

Thực hiện Đề án “Xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp” của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, năm 2017, Hội Nông dân huyện An Lão đã xây dựng điểm 2 mô hình tổ hội nghề nghiệp.

sản xuất, trồng trọt đơn lẻ, nhờ có tổ hội nghề nghiệp, các hộ đã mở rộng quy mô sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Đồng thời do cùng mua vật tư, nguyên liệu với số nhiều, cùng bán sản phẩm nên kết quả đàm phán về giá có nhiều chuyển biến tích cực, có lợi cho nông dân.

Theo ông Đinh Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện An Lão, việc xây dựng các tổ hội nghề nghiệp là tiền đề để thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

DIỆP THỊ DIỆU

Nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam (13.10), sáng 11.10, Huyện Hoài Nhơn tổ chức gặp mặt các chủ cơ sở sản xuất sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện.

Theo báo cáo của UBND huyện Hoài Nhơn, thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, năm 2019 huyện Hoài Nhơn đã tập trung chỉ đạo thực hiện và đạt được một số kết quả ban đầu. Đến nay, toàn huyện có 9 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP đạt 5 sao, 4 sao và 3 sao gồm: Cá ngừ đại dương, dầu dừa tinh khiết, nước mắm, yến sào, trứng vịt lộn, bánh tráng nước dừa, bánh hồng, mè xửng và chiếu cói.

Tại buổi gặp mặt, đại diện các cơ sở sản xuất OCOP đã nêu những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, đồng thời đề xuất kiến nghị một số vấn đề cần hỗ trợ như: Mặt bằng, môi trường, xây dựng thương hiệu, mẫu mã, trang thiết bị, tiêu thụ sản phẩm…

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bí thư Huyện ủy Phạm Trương đề nghị thời gian tới các cấp ủy Đảng, các ngành, hội đoàn thể và mặt trận các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền vận động, giải thích, phổ biến những nội dung quan trọng của chương trình OCOP đến các cơ sở sản xuất; đồng thời, mong muốn các cơ sở sản xuất cần rà soát lại khâu an toàn vệ sinh thực phẩm; hướng đến tiêu chí thân thiện với môi trường; xây dựng thương hiệu, mẫu mã, trang thiết bị hiện đại…

THÁI NGÂN

Huyện ủy Hoài Nhơn gặp mặt các chủ cơ sởsản xuất sản phẩm OCOP

(BĐ) - Ngày 11.10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Hoài Ân Nguyễn Hữu Khúc cho biết, UBND huyện đã thống nhất chủ trương đầu tư xây mới chợ Mộc Bài (thị trấn Tăng Bạt Hổ) với các hạng mục: Nhà lồng chính gồm 6 khu với 96 ki ốt, tổng diện tích 972 m2; nhà lồng phụ gồm 6 khu, với 120 ki ốt, tổng diện tích 850,5 m2 và các công trình phụ trợ. Tổng chi phí xây dựng là 3 tỷ đồng; trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 2,5 tỷ đồng, phần còn lại do ngân sách huyện cân đối.

Hiện tại, công tác tháo dỡ, giải phóng mặt bằng đối với khu nhà trung tâm 2 tầng của chợ Mộc Bài đang được thực hiện khẩn trương để chuẩn bị cho việc xây mới. Mục tiêu đề ra là hoàn thành việc xây dựng chợ mới trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, kịp thời phục vụ nhu cầu mua bán của tiểu thương và người dân địa phương.

NGUYỄN VĂN TRANG

3 tỷ đồng xây mới chợ Mộc Bài

6THỨ BẢY, 12.10.2019 [email protected]

ĐỜI SỐNG - ĐÔ THỊBình Định

NGÀNH BƯU ĐIỆN THAM GIA PHÁT TRIỂN BHXH TỰ NGUYỆN:

“Đến từng ngõ, gõ từng nhà”Mô hình phát triển BHXH tự nguyện trên toàn tỉnh đã có bước tiến triển khá ấn tượng kể từ khi có sự vào cuộc

của ngành Bưu điện. Kể từ đầu năm đến nay đã có 3.943 người tham gia mới, tăng 137,6 % so với năm 2018, theo thống kê của BHXH tỉnh.

Ngày 28.9, Bưu điện tỉnh phối hợp BHXH tỉnh tổ chức lễ phát động ra quân tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện. Chương trình được tiến hành đồng loạt tại tất cả các điểm bưu điện trên toàn tỉnh. Khác với những lần trước chỉ tuyên truyền theo hình thức tổ chức hội nghị, đợt ra quân lần này với mục tiêu lan tỏa chính sách BHXH tự nguyện đến tận thôn, xóm, phương châm là “đến từng ngõ, gõ từng nhà” để mời người dân tham gia BHXH tự nguyện. Ngay sau lễ ra quân, nhân viên Bưu điện đã tỏa đi khắp các nẻo đường, tới từng thôn, xóm, khu dân cư, cơ sở kinh doanh, chợ… để tuyên truyền và tư vấn cho người dân.

Tuyên truyền đến tận thôn, xóm

Bưu điện tỉnh bắt đầu triển khai BHXH tự nguyện từ tháng 9.2018. Nhờ ưu thế mạng lưới rộng lớn, lan tỏa đến tận thôn, xóm cộng với đội ngũ nhân viên đông đảo, có kinh nghiệm giao tiếp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, Bưu điện tỉnh đã trở thành “cánh tay nối dài” để chính sách BHXH tự nguyện đến gần hơn với người dân, đặc biệt người dân nông thôn. Chỉ qua 4 tháng đầu triển khai, tức trong 4 tháng cuối năm 2018, Bưu điện tỉnh đã phát triển 1.234 đối tượng đăng ký tham gia BHXH tự nguyện và trong 9 tháng đầu năm 2019 phát triển thêm 3.100 đối tượng, đạt 93% kế hoạch được giao.

Theo chân một nhóm nhân viên đại lý thu tới chợ Dinh (phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và một số cơ sở kinh doanh trong phường để tư vấn cho người dân, chúng tôi nhận thấy phần lớn bà con tiểu thương chưa biết gì về khái niệm BHXH tự nguyện, một số còn nhầm BHXH tự

nguyện với bảo hiểm nhân thọ, nhưng sau khi được các nhân viên tận tình tư vấn, nhiều người đã đồng tình ủng hộ. “Để người dân tham gia BHXH tự nguyện không phải chuyện dễ. Chúng tôi phải tốn nhiều thời gian, đi đến nhiều lần để trực tiếp tư vấn, cốt lõi là làm cho người dân hiểu được lợi ích mà họ được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện. Được cái là khi người dân đã tin rồi, họ sẽ rủ nhau tìm đến mình để đăng ký” - chị Nguyễn Thị Thanh Ngân, Trưởng Bưu cục chợ Dinh chia sẻ.

“Xác định người lao động nông thôn, lao động tự do có thu nhập thấp là những đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chính, vì thế chúng tôi tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền trực tiếp tại tất cả các xã trong huyện, với sự trợ giúp của chính quyền địa phương. Những buổi ra quân như vậy có sức tác động rất lớn, thường thì sau đó có rất nhiều người tìm đến đăng ký tham gia BHXH tự nguyện” -

ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh chia sẻ.

“Quả ngọt” từ nỗ lực bền bỉĐa phần người dân tham gia

BHXH tự nguyện đều tin tưởng vào chính sách của Nhà nước và tìm thấy được lợi ích của mình. “Những tiểu thương như tôi, thu nhập thấp và không ổn định, chưa bao giờ nghĩ có ngày mình sẽ được hưởng lương giống như những người đi làm Nhà nước. Giờ có chính sách BHXH tự nguyện tôi thấy rất yên tâm” - chị Nguyễn Thị Minh Ái, chủ một cửa hiệu tạp hóa ở chợ Dinh tâm sự.

“Tôi xem đó như khoản tiền dự phòng khi về già, không phải phiền hay nhờ vả nhiều đến con cháu. Số tiền mình nộp cũng không nhiều. Tôi chọn mức thấp nhất nên chỉ đóng 138.600 đồng/tháng. Mỗi tháng chỉ bỏ một khoản tiền nhỏ như vậy, nhưng tôi được hưởng nhiều thứ, như: Chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, trợ cấp mai táng, nhận thẻ BHYT

miễn phí trọn đời và hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh như những người tham gia BHXH bắt buộc. Tính ra rất lợi vì đây là chính sách an sinh xã hội của Nhà nước mà” - bà Trần Thị Minh Loan (thôn Vĩnh Long, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát), chia sẻ.

Dù vậy, nhiều người vẫn rất đắn đo với BHXH tự nguyện vì lo ngại thời gian đóng bảo hiểm kéo dài ít nhất 20 năm mới được hưởng, BHXH tự nguyện không có chế độ về thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tất cả đòi hỏi công tác truyền thông, tư vấn phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn, chi tiết hơn. Ông Trần Minh Thụ, Trưởng Phòng Khai thác và Thu nợ BHXH tỉnh, nhận xét: “Sự vào cuộc của ngành Bưu điện đang tạo ra một cú hích lớn đối với việc tuyên truyền, thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, với một chính sách mới lúc nào cũng cần thời gian để người dân thích ứng và cân nhắc lựa chọn”. HỒNG HÀ

Nhân viên Bưu điện tuyên truyền BHXH tự nguyện tại một cơ sở kinh doanh gas ở phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn. Phước Sơn đưa vào sử dụng hệ thống chiếu sáng tỉnh lộ 640

Từ nguồn vốn địa phương và vốn ngân sách huyện hỗ trợ 50%, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước đã đầu tư hơn 3,2 tỷ đồng thi công đường điện chiếu sáng công cộng dọc theo tỉnh lộ 640 đoạn từ giáp xã Phước Thuận đến giáp xã Phước Hòa qua trung tâm xã với chiều dài gần 6 km. Công trình trên vừa nghiệm thu đóng điện đưa vào sử dụng (ảnh).

Việc đưa vào sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng dọc theo tỉnh lộ 640 qua trung tâm xã góp phần hạn chế TNGT về đêm, tệ nạn xã hội và nhân dân đi lại thuận tiện. X.THỨC

Nhiều thuê bao di động và internet bắt sóng kém, chập chờnGần một tuần trở lại đây, nhiều khách

hàng dùng điện thoại di động và internet của các nhà mạng: Vinaphone, Mobifone, Viettel và FPT ở khu vực quanh chợ Đầm và đoạn từ ngã tư Ỷ Lan - Bạch Đằng đến đường Trần Hưng Đạo (TP Quy Nhơn) than phiền sóng điện thoại di động và mạng internet thường không ổn định, chập chờn, thậm chí cả mạng 3G, 4G đôi lúc cũng đứng.

Chị Đinh Thanh Huyền, nhân viên Nhà thuốc Đệ Nhất ở đường Ỷ Lan, cho biết: “Tôi sử dụng dịch vụ internet của Viettel. Tuy nhiên, gần đây, mạng cứ chập chờn, nhiều lúc không thể truy cập internet, gây khó khăn trong việc nhập đơn thuốc và nhập tiền vào máy tính. Gọi điện thoại thì lúc được, lúc không. Tuần trước có xảy ra một vụ cháy trên cột điện ở gần đó, khiến mạng internet bị mất hoàn toàn, tôi

Trụ điện xảy ra vụ cháy hôm 2.10 vừa qua nằm ngay ngã tư Ỷ Lan - Bạch Đằng.

có gọi nhà mạng đến sửa chữa và đã vào được internet, nhưng chỉ ít lâu mọi thứ cứ chập chờn”.

Cũng trong tình trạng tương tự, chị Trương Thị Thu Thảo, chủ Cửa hàng trang

thiết bị dụng cụ y tế ở số nhà 450 Bạch Đằng cho biết, nhà chị đang sử dụng dịch vụ của nhà mạng FPT. Mạng internet những ngày gần đây chất lượng kém hơn so với trước, hay chập chờn, kể từ sau vụ cháy cột điện nằm ở phía trước nhà chị. Còn anh Lê Hòa, đường Nguyễn Hữu Cầu cho hay, nhà anh dùng dịch vụ internet của VNPT và điện thoại của nhà mạng

Mobifone, cả hai dịch vụ hay bị trục trặc những ngày gần đây, lúc có lúc không. “Mạng 4G của Vinaphone đôi lúc cũng không truy cập internet được. Tưởng điện thoại hỏng, tôi đã khởi động lại điện thoại

nhưng có khi được, có khi không” - anh Hòa cho hay. Ngược lại, anh Trần Văn Thọ và một vài chủ hộ cũng ở đường Ỷ Lan cho biết, kết nối internet và điện thoại của họ vẫn bình thường.

Theo phản ảnh của người dân, hôm 2.10 ở cột điện ở góc giao lộ Ỷ Lan - Bạch Đằng xảy ra sự cố. Ban đầu là dây điện bị cháy, phát ra tiếng nổ, dẫn tới tắt điện. Tàn lửa còn rơi trúng một số dây cáp treo trên cột điện, nhưng chỉ những dây ở phía trên, còn những dây cáp nằm bên dưới không bị ảnh hưởng gì. Làm việc với chúng tôi, đại diện các nhà mạng cho biết, ngay sau khi sự cố trên xảy ra, họ đã triển khai lực lượng phối hợp với Điện lực Quy Nhơn khắc phục, tuy nhiên do tính chất phức tạp của hệ thống nên công việc vẫn còn đang tiếp tục, các nhà mạng sẽ nỗ lực để sớm khắc phục triệt để. KHÁNH LINH

BIDV Phú Tài tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm, dịch vụ

(BĐ) - Chiều 11.10, tại TP Quy Nhơn, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Phú Tài tổ chức Hội thảo “Ngân hàng bán lẻ và bảo hiểm qua kênh ngân hàng - 2019”. Tham dự hội thảo có hơn 200 khách hàng là chủ DN, khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh...

Hội thảo đã giới thiệu một số nội dung về ngân hàng bán lẻ và sản phẩm bán lẻ của BIDV; tín dụng bán lẻ đối với khách hàng cá nhân; cho vay tín chấp lương; cho vay mua ô tô; cho vay mua nhà ở; cho vay kinh doanh…

Đồng thời, đại diện BIDV giới thiệu những tính năng ưu việt của các loại thẻ tín dụng và sản phẩm ngân hàng điện tử của BIDV, như: BIDV Smartbanking, BSMS, BIDV Online... và các chương trình: Tiết kiệm Online; thanh toán không dùng tiền mặt QR; rút tiền tại máy ATM không dùng thẻ Pay… VIẾT HIỀN

7QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Bình ĐịnhTHỨ BẢY, [email protected]

CHI BỘ QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN:

Hạt nhân lãnh đạo công tác quân sự, quốc phòng ở cơ sởThông qua hoạt động của chi bộ quân sự cấp xã, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

địa phương ở cơ sở được tăng cường, hoạt động của Ban CHQS xã và Trung đội dân quân cơ động đã được phát huy; chất lượng thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng được nâng lên.

Đó là kết quả nổi bật qua 10 năm triển khai thực hiện Hướng dẫn 35 ngày 15.10.2009 của Ban Tổ chức Trung ương về tổ chức và hoạt động của chi bộ quân sự (CBQS) xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là CBQS cấp xã).

Tăng mạnh chi bộ có chi ủyTheo Bí thư Đảng ủy kiêm

Bí thư CBQS xã Cát Khánh (Phù Cát) Nguyễn Văn Thông, là xã tuyến biển, nên địa phương xác định tầm quan trọng của việc tổ chức và xây dựng lực lượng dân quân biển. Trong đó, CBQS xã đã tích cực tham mưu cho Đảng ủy - UBND xã, chỉ đạo các ngành, đoàn thể phối hợp cùng Ban CHQS xã tổ chức rà soát, nắm danh sách, tiêu chuẩn để tuyển chọn những thanh niên chuẩn về sức khỏe, đạo đức, nghề nghiệp để đảm bảo tính ổn định trong lực lượng. Đến nay, xã đã xây dựng được lực lượng dân quân biển rộng khắp trên ba tuyến (tuyến khơi, tuyến lộng và tuyến bờ) với gần 140 đồng chí (đạt 0,99% dân số), tỷ lệ đảng viên đạt 15,7%. Lực lượng này đã phối hợp tốt với các ngành chức năng của xã giữ vững ANTT tại địa phương.

Tại huyện Hoài Nhơn, 17/17 CBQS cấp xã đã thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo Ban CHQS cùng cấp và tham mưu có hiệu quả cho Đảng ủy, UBND về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng ở địa phương. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hoài Nhơn Lê Tự Hồng so sánh: “So với năm 2008, số CBQS cấp xã trên địa bàn

huyện tăng 5 chi bộ; trong đó 15 chi bộ có chi ủy (đạt 88,2%); số đảng viên tăng 74 người lên 237 đảng viên. Đồng thời, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng được nâng lên. Qua phân tích chất lượng, có 94,1% CBQS hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó có 88,2% hoàn thành xuất sắc và tốt”.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, thực hiện Hướng dẫn 35 của Ban Tổ chức Trung ương, cấp ủy các cấp trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác lãnh đạo xây dựng tổ chức CBQS cấp xã. Trong đó, toàn tỉnh hiện có 143/159 chi bộ có chi ủy (đạt 89,94%), tăng 100 chi bộ có chi ủy so với năm 2008 (trước khi thực hiện Hướng dẫn). “CBQS cấp xã cơ bản đã hoàn thành được chức

năng, nhiệm vụ; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của CBQS không ngừng được củng cố, thực sự là hạt nhân lãnh đạo mọi hoạt động của Ban CHQS cấp xã”, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Giờ, khẳng định.

Nâng cao vai trò lãnh đạoTheo đại tá Cao Thứ, Chính

ủy Bộ CHQS tỉnh, thực hiện Hướng dẫn 35, các CBQS cấp xã đã làm tốt công tác phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên;

hàng năm có trên 95% CBQS hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, 94% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Tuy nhiên, nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của CBQS của một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thống nhất nên quá trình xây dựng CBQS cấp xã trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. “Cấp ủy các cấp phải xác định công tác cán bộ là khâu then chốt, quan trọng trong xây dựng Đảng. Hàng năm, phải có kế hoạch thực hiện tốt công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân và dự bị động viên. Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho cấp ủy; chăm lo đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực, nhất là cấp ủy, cán bộ chủ trì”, đại tá Cao Thứ, bày tỏ.

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Giờ, nhìn nhận: “Tuy còn một số hạn chế trong quá trình hoạt động nhưng thực tiễn tổ chức và hoạt động của CBQS cấp xã trong 10 năm qua đã khẳng định được loại hình chi bộ này hoạt động có hiệu quả, đóng góp quan trọng trên nhiều mặt công tác. Thời gian tới, cấp ủy các cấp trên địa bàn tỉnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xây dựng CBQS cấp xã trong sạch, vững mạnh, gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Đặc biệt là phải củng cố, kiện toàn cấp ủy, chi bộ đúng cơ cấu, thành phần, đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của chi bộ; phấn đấu đến năm 2021, toàn tỉnh có 100% CBQS cấp xã có chi ủy”.

HỒNG PHÚC

Đồng chí Nguyễn Giờ trao Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho 11 CBQS cấp xã đã có thành tích trong tổ chức và hoạt động CBQS giai đoạn 2009 - 2019.

CBQS xã Nhơn Tân (TX An Nhơn) họp triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở địa phương.

Sư đoàn 31 (Quân đoàn 3) đóng quân ở xã Phước Thành (huyện Tuy Phước), nơi đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt nên việc tăng gia sản xuất gặp không ít khó khăn. Song với quyết tâm vượt khó, đơn vị đã tự túc được 100% rau, củ, quả; 68% thịt, cá; đặc biệt trứng gia cầm đạt trên 300% nhu cầu của bộ đội.

Hiện nay, đơn vị đã quy hoạch 2 khu tăng gia sản xuất tập trung trên diện tích 13.500 m2. Các khu vườn rau được quy hoạch thành nhiều ô, giữa các ô là hệ thống đường bê tông, ống tưới tiêu thuận tiện đi lại, chăm sóc. Từng ô được trồng các loại rau đặc trưng theo mùa như: Rau muống, mùng tơi, rau đay, rau cải, mướp, bí xanh, khổ qua, đậu bắp, đu đủ... và dành khoảng 150 m2 để chuyên trồng các loại rau rừng. Bên cạnh đó, đơn vị còn có trên 12.000 m2 mặt nước ao, hồ để thả nuôi nhiều loại cá như: Trôi, chép, trắm cỏ, rô phi và tận dụng nuôi gần 1.200 con vịt đẻ trứng và 1.500 con vịt thương phẩm.

Thượng tá Đặng Hữu Hiền, Chủ nhiệm Hậu cần Sư đoàn 31, cho biết: “Với việc tổ chức hiệu quả tăng gia sản xuất, đời sống của bộ đội không ngừng nâng cao, phục vụ tốt cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”. QUANG DẦN

Những ngày đầu tháng 10, thời tiết tuy nắng nóng, song không khí huấn luyện hăng say, nghiêm túc của giáo viên và học viên vẫn diễn ra trên thao trường huấn luyện của Trường Quân sự tỉnh. Học viên Nguyễn Quang Nhã, lớp sĩ quan dự bị (SQDB) khóa 11, chia sẻ: “Được tham gia khóa đào tạo SQDB, bản thân tôi rất phấn khởi. Trong thời gian 3 tháng, khóa học không chỉ giúp chúng tôi trang bị thêm kiến thức về quân sự, quốc phòng mà còn rèn luyện nhiều kỹ năng để tôi có thể giảng bài, truyền đạt kiến thức cho lực lượng dự bị động viên ở cơ sở”.

Là một trong những giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy ở Trường Quân sự tỉnh, trung tá Phan Châu Hùng (Trưởng khoa Giáo viên) thường xuyên có mặt trên thao trường theo dõi, kiểm tra công tác huấn luyện. Trung tá Hùng chia sẻ: “Đa số học viên đào tạo SQDB còn rất trẻ, 2/3 là thanh

TRƯỜNG QUÂN SỰ TỈNH:

Nâng cao chất lượng đào tạoTăng gia sản xuấtở Sư đoàn 31

niên vừa xuất ngũ, nên họ nắm rất nhanh lý thuyết cũng như thực hành thuần thục yếu lĩnh động tác. Khi lên lớp, chúng tôi luôn đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp giảng dạy; kết hợp nêu vấn đề, sử dụng hình ảnh trực quan sinh động, liên hệ vận dụng sát thực tế để giúp học viên dễ nhớ, dễ hiểu”.

Một trong những khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo được Trường Quân sự tỉnh thực hiện tốt trong thời gian qua đó là nhà trường đã tập trung xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên có phẩm chất, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thượng tá Nguyễn Văn

Với tinh thần tích cực, đổi mới, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Trường Quân sự tỉnh (Bộ CHQS tỉnh) đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả trong giảng dạy, góp phần tạo chuyển biến rõ nét trong công tác giáo dục, đào tạo của nhà trường.

Năm, Phó Hiệu trưởng Trường Quân sự tỉnh, cho hay: “Để nâng cao chất lượng đào tạo, Đảng ủy - Ban giám hiệu nhà trường đã ra nghị quyết lãnh đạo về công tác đào tạo SQDB. Hàng tháng, trong nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ các chi bộ đều xác định rõ đào tạo SQDB là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, đồng thời đề ra những

giải pháp cụ thể sát với chức năng, nhiệm vụ của từng chi bộ, đảng bộ. Cùng với đó, trên cơ sở kế hoạch giáo dục đào tạo, chúng tôi tổ chức phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên ngay từ đầu khóa học”.

Đến nay, Trường Quân sự tỉnh đã đào tạo 11 khóa SQDB. Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nên các khóa đào tạo đều có 100% học viên đạt yêu cầu với trên 80% đạt khá, giỏi. Đồng thời, sau khi được bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên các SQDB này đã phát huy tinh thần trách nhiệm, vận dụng tốt kiến thức đã học trong chỉ huy, quản lý, huấn luyện, rèn luyện. ANH TUẤN

Huấn luyện chiến thuật cho học viên lớp SQDB trên thao trường.

[email protected]

8 PHÁP LUẬTBình ĐịnhTHỨ BẢY, 12.10.2019

ĐẢM BẢO ANTT Ở PHÙ MỸ:

Phát huy vai trò tích cực của nhân dânThời gian qua, thông qua phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, huyện Phù Mỹ đã xây dựng nhiều mô hình hiệu quả về ANTT. Nhờ đó, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở cơ sở mang lại nhiều kết quả thiết thực.

Lan tỏa trong cộng đồng dân cư

Từ các mô hình như “Camera an ninh”, “Xóm liên gia tự quản về ANTT”, “Trường học an toàn về ANTT”; “3 không: Không cháy nổ, không tệ nạn và không để xảy ra trộm cắp” mà huyện Phù Mỹ đang triển khai đã dần tạo cho người dân trên địa bàn huyện ý thức hơn về vai tro, trách nhiệm cua mình trong công tác đâu tranh phong, chông tội phạm, góp phần giữ cuộc sông bình yên cho thôn, xóm. Qua thời gian tuyên truyền, vận động, xây dựng mô hình, người dân đã không con thờ ơ hay xem công tác đâu tranh phong, chông tội phạm những hành vi vi phạm pháp luật là nhiệm vu cua riêng lực lương CA hay cua bât cứ ai mà là nhiệm vu chung cua tât cả mọi người.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng ban điều hành mô hình họ đạo không tội phạm và tệ nạn xã hội thôn An Mỹ (xã Mỹ Cát), cho biết: Chúng tôi thường xuyên vận động bà con giáo dân và người dân ở địa phương nêu cao ý thức trách nhiệm cua mình, như không chứa châp người lạ mặt hoặc kẻ gian, tham gia hoa giải từ cơ sở để tránh phát sinh những mâu thuẫn lớn không đáng có. Nhờ sự đồng long cua mọi người nên tình hình ANTT tại địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thông qua quần chúng nhân dân mà chúng tôi nắm bắt, cung câp nhiều nguồn tin có giá trị về các hành vi vi phạm pháp luật cho lực lương chức năng kịp thời xử lý.

Nhờ nhận thức đầy đu mà mới đây trên đường đi làm về trong đêm khuya, hai anh N.V.K và T.N.T (ở xã Mỹ Trinh) phát hiện 6 thanh thiếu niên chở nhau đi trên 2 xe máy có biểu hiện nghi vân. Hai anh đã bí mật bám theo và phát hiện các đôi tương vào một nhà dân để trộm tài sản. Cả hai xông vào hô hoán và giữ đươc các đôi tương cùng tang vật giao CA. Hay trong lúc tiếp nhận khách đến thuê phong lưu trú, chu một khách sạn trên địa bàn thị trân Bình Dương

Bám cơ sở, nắm bắt tình hình nhằm có hướng xử lý nhanh và hiệu quả là cách mà CA huyện Phù Mỹ tạo được sự tin tưởng trong dân.

đã nhận thây đôi tương có những biểu hiện nghi vân nên một mặt làm thu tuc để cho đôi tương nhận phong, mặt khác tìm cách báo cho lực lương CA đến nhận diện đôi tương. Qua xác minh đôi tương thuê khách sạn là tội phạm đang trôn lệnh truy nã.

Anh N.V.K., chia sẻ: “Chúng tôi nghĩ, tình hình ANTT ở khu vực mình sông bình yên thì bản thân và gia đình cũng đươc bình yên. Vậy nên, chúng tôi đã và đang thực hiện vai tro là tai mắt cho chính quyền, tự mình chu động cảnh giác, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tuân thu pháp luật thì cái xâu, cái sai khó mà tồn tại”.

Tạo lòng tin từ việc làm cụ thể

Nhận thức rõ công tác vận động nhân dân tham gia đảm bảo ANTT có vai tro hết sức quan trọng, CA huyện Phù Mỹ đã chu động tham mưu cho câp uy, chính quyền địa phương triển khai phát động, xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quôc rộng khắp, với những nội dung, hình thức phong phú, thiết thực.

Thương tá Nguyễn Chí Linh, Phó trưởng CA huyện, cho biết: Để xây dựng hiệu quả thế trận phong, chông tội phạm và ý thức tuân thu pháp luật trong nhân dân, thì lực lương CA phải sâu sát, nắm bắt tình hình thực tế từng khu vực, địa phương, từ đó có những giải pháp cu thể để giải quyết kịp thời và dứt điểm

những biểu hiện vi phạm pháp luật ngay từ ban đầu. Bởi chỉ khi người dân thây đươc hiệu quả công việc cua CA thì họ mới tin và chung tay cùng lực lương CA giữ gìn ANTT ở địa phương.

Qua thông kê, hiện trên địa bàn huyện Phù Mỹ có 34 mô hình tự quản về ANTT hoạt động có hiệu quả, góp phần đáng kể vào việc phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật tại địa phương. Nhờ vậy mà tình hình phạm pháp hình sự, các hành vi vi phạm pháp luật năm sau giảm hơn năm trước từ 3 - 5% và tỷ lệ phá án cũng đạt cao. Nếu như năm 2017, toàn huyện xảy ra 64 vu phạm pháp hình sự thì năm 2018 con 61 vu và 9 tháng đầu năm 2019 xảy ra 30 vu. Đáng chú ý, các vu trộm cắp tài sản và cô ý gây thương tích giảm so với trước. Bên cạnh đó, thông qua quần chúng nhân dân, lực lương CA huyện đã tiếp nhận và giải quyết khoảng 80% các tin báo tô giác tội phạm, góp phần khám phá và xử lý kịp thời nhiều vu việc.

Có thể nói, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quôc ở huyện Phù Mỹ đã khơi dậy đươc sức mạnh cua toàn dân và cả hệ thông chính trị, phát huy đươc tinh thần trách nhiệm, tính chu động, sáng tạo cua người dân, cơ quan, DN trong công tác đâu tranh, phong ngừa tội phạm. Qua đó, góp phần làm giảm thiểu nguyên nhân phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội, ngăn chặn phát sinh phức tạp ngay từ cơ sở. KIỀU ANH

(BĐ) - Ngày 10.10, tại TP Quy Nhơn, Viện KSND tỉnh đã tổ chức cuộc thi nâng cao chât lương, kỹ năng tranh tung cua kiểm sát viên tại phiên toa hình sự, với sự tham gia tranh tài cua 12 thí sinh đến từ Viện KSND 2 câp trên địa bàn tỉnh.

CUỘC THI NÂNG CAO KỸ NĂNG TRANH TỤNG CHO KIỂM SÁT VIÊN:

Viện KSND huyện Phù Mỹ đạt giải nhất

(BĐ) - Ngày 9.10, Viện KSND huyện Tuy Phước đã hoàn tât hồ sơ và ra quyết định truy tô các đôi tương: Trần Hữu Nghĩa (SN 1997, TP Quy Nhơn), Nguyễn Minh Triết (SN 1994) và Nguyễn Minh Hiếu (SN 1999, cùng huyện Tuy Phước) về tội cô ý gây thương tích quy định tại khoản 3 Điều 134 Bộ Luật hình sự.

Trước đó, ngày 11.12.2018, tại quán karaoke thuộc khu phô Vân Hội 1 (thị trân Diêu Trì, huyện Tuy Phước), Nghĩa đươc một người bạn điện thoại nhờ đến chở về nhà. Khi đến quán karaoke, Nghĩa và bạn có mâu thuẫn với Nguyễn Tây (ở Phước An, Tuy Phước) đang hát karaoke tại đây. Nghĩa bị Tây dùng tay đánh vào mặt. Sau khi chở bạn về thì Nghĩa ru Triết và Hiếu mang theo hung khí là kiếm và cây tre khô quay lại quán karaoke để đánh Tây. Hậu quả, Tây bị thương tích với tỷ lệ 42%.

K.A

Truy tố nhóm đối tượng cố ý gây thương tích

(BĐ) - UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phô biến, giáo duc pháp luật (PBGDPL) về phong, chông tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021” trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, thu trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập và DN nhà nước thuộc tỉnh quản lý; UBND và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp các câp trên địa bàn tỉnh chỉ đạo xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo thực chât, đúng tiến độ. Đề cao trách nhiệm, sự phôi hơp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; đa dạng hóa các hình thức thực hiện bảo đảm phù hơp với từng đôi tương và tình hình thực tiễn.

Cu thể tổ chức kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về phong, chông

tham nhũng; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng tuyên truyền viên là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu sô. Tuyên truyền, PBGDPL về phong, chông tham nhũng và đạo đức liêm chính thông qua tuyên truyền, xét xử lưu động các vu án tham nhũng.

Xây dựng tu sách pháp luật, điểm tuyên truyền tập trung về pháp luật phong, chông tham nhũng, đạo đức liêm chính trên các địa bàn dân cư và trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN. Lồng ghép tuyên truyền, PBGDPL trong hoạt động chuyên môn, nhât là các hoạt động như: Cải cách và kiểm soát thu tuc hành chính; kiểm tra, thanh tra, giám sát; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tô cáo; xử lý vi phạm hành chính; điều tra, truy tô, xét xử, thi hành án.

V.LỰC

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng

(BĐ) - 12 tháng tù là mức án mà Hội đồng xét xử TAND TP Quy Nhơn vừa tuyên phạt bị cáo Lê Phương Nhật Hạ (SN 2002, tỉnh Gia Lai) vì phạm tội mua bán trái phép chât ma túy.

Trong quá trình sinh sông tại TP Quy Nhơn, do bạn bè lôi kéo, Hạ sử dung ma túy rồi nghiện lúc nào không hay. Để có tiền tiêu xài cá nhân cũng như mua ma túy sử dung, Hạ lây ma túy cua một đôi tương tên Sang để bán. Đêm 18.12.2018, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hành chính tại một khách sạn trên địa bàn phường Nguyễn Văn Cừ (TP Quy Nhơn) phát hiện Hạ cùng một sô đôi tương khác đang sử dung trái phép chât ma túy. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện có 5 gói nhựa lớn và 5 gói nhựa nhỏ với trọng lương 9,5179 g ma túy ketamine, đươc Hạ cât giâu trong bồn xả nước ở phong vệ sinh đơi giao cho khách.

Q.THÀNH

Lãnh án tù vì mua bán trái phép chất ma túy

Thí sinh tham gia các phần thi: Trình bày bản luận tội, bảo vệ quan điểm và thể hiện khả năng tranh tung tại phiên toa.

Đây là một trong những hoạt động chuyên môn mà ngành Kiểm sát thực hiện nhằm nâng cao chât lương xét xử tại phiên toa cũng như nâng cao kỹ năng tranh tung cho đội ngũ kiểm sát viên. Đồng thời thông qua cuộc thi, các kiểm sát viên cùng học hỏi, chia sẻ và rút kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao chât lương công tác kiểm sát giải quyết án, nhât là nâng cao kỹ năng tranh tung cua kiểm sát viên tại phiên toa hình sự.

Ban tổ chức đã trao giải nhât cho Viện KSND huyện Phù Mỹ; giải nhì cho Viện KSND tỉnh và Viện KSND huyện Hoài Nhơn; giải ba cho Viện KSND huyện An Lão và Viện KSND TP Quy Nhơn.

K.ANH

Ban tổ chức trao giải nhất cho đại diện Viện KSND huyện Phù Mỹ.

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

THỨ BẢY, NGÀY 12.10.20196h: Thời sự BTV; 6h30: Ca nhạc; 7h: Phim truyện: Hoa lưỡng sinh (T.19); 7h45: Phim

truyện VN: Những đứa con biệt động Sài Gòn (T.12); 8h30: Khám phá thế giới; 9h: Tạp chí tuổi thơ; 9h20: Phim tài liệu; 9h45: Ca nhạc; 10h: Truyền hình Quân khu V: Trường quân sự Quân khu - đa dạng các hoạt động vui chơi giải trí; 10h20: Hộp thư truyền hình; 10h35: Vần thơ quê hương: Kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô; 11h: Phim truyện VN: Hoàng hôn dịu dàng (T.7); 11h45: Thời sự BTV; 12h: Bản tin thị trường; 12h10: Phim truyện: Biệt đội số 38 (T.14); 12h55: Phim hoạt hình; 13h15: Khám phá thế giới; 14h: Phim truyện: Thanh xuân năm ấy chúng ta gặp nhau (T.11+12); 15h30: Ca nhạc; 16h: Phim truyện Việt Nam: Muôn mặt cuộc đời (T.23); 16h45: Khám phá thế giới; 17h30: Phim tài liệu; 18h: Phim truyện: Anh hùng xạ điêu (T.28); 19h: Tiếp sóng Bản tin Thời sự của Đài Truyền hình VN; 19h40: Thời sự BTV; 20h15: Phóng sự: Bình Định nỗ lực khôi phục các làng nghề truyền thống; 20h35: Phim truyện: Âm mưu gia tộc (T.68); 21h20: Bản tin thị trường; 21h30: Phim truyện VN: Những đứa con biệt động Sài Gòn (T.34); 22h15: Thời sự BTV; 22h40: Ca nhạc.

9TRONG NƯỚC Bình ĐịnhTHỨ BẢY, [email protected]

Theo thông tin từ Cục Báo chí (Bộ TT&TT), Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam bị xử phạt 50 triệu đồng vì vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Ngoài ra, đơn vị này cũng bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí trong thời hạn hai tháng (kể từ ngày 11.10).

Theo quyết định do Cục trưởng Lưu Đình Phúc ký, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: “Thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết “Biệt phủ lấn sông của gia đình Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ca - nguyên Giám đốc CA TP Hải Phòng” đăng ngày 10.8.2019”.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng buộc Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam cải chính theo quy định.

(Theo Vietnam+) 

Đình bản Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam trong hai tháng

Do ảnh hưởng của cơn bão Hagibis tại khu vực Nhật Bản, để đảm bảo an toàn, Vietnam Airlines dự kiến điều chỉnh kế hoạch khai thác các chuyến bay đến, đi từ Osaka, Nagoya và Tokyo (Nhật Bản) từ rạng sáng đến chiều ngày 12.10.

Cụ thể, Vietnam Airlines sẽ lùi giờ khởi hành khoảng 22 tiếng đối với các chuyến bay giữa Hà Nội, TP HCM và Osaka,

Nagoya, Tokyo ngày 12.10 là VN330, VN331, VN320, VN321, VN346, VN347, VN340, VN341, VN384, VN385.

Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng hủy các chuyến bay ngày 12.10 giữa Đà Nẵng và Osaka là VN336, VN337; giữa TP HCM và Tokyo là VN302, VN303. Hành khách trên các chuyến bay bị hủy được hãng chuyển sang các chuyến bay của ngày

hôm sau. Vietnam Airlines sẽ tiếp tục theo dõi

tình hình thời tiết và cập nhật trong các bản tin tiếp theo. Hãng khuyến nghị hành khách đang có kế hoạch đến, đi từ Nhật Bản trong thời gian này nên thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết, thông tin của hãng để chủ động lịch đi lại.

(Theo Vietnam+) 

Vietnam Airlines hủy và lùi giờ hàng loạt chuyến bay đến Nhật Bản

Điện thoại đứng đầu nhóm hàng xuất khẩu 10 tỷ USD.

Nhận định về diễn biến thời tiết trong mùa Đông 2019 - 2020, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, mùa Đông này nhiệt độ các tỉnh miền Bắc có xu hướng cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1oC. Riêng các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ có khả năng cao hơn so với trung bình nhiều năm 1 - 1,5oC.

Như vậy, mùa Đông 2019 - 2020 có xu hướng ấm hơn so với trung bình nhiều năm trước. Trời sẽ không nắng hanh mà có mưa ẩm nhiều hơn.

Từ ngày 12 - 13.10 sẽ có một đợt không khí lạnh yếu ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc. Sang ngày 14.10 không khí lạnh tăng cường tác động mạnh hơn gây mưa nhiều cho các tỉnh vùng núi phía Bắc và Đồng bằng Bắc bộ. Các tỉnh Trung bộ do kết hợp với địa hình nên có một đợt mưa lớn từ ngày 14 - 16.10. (Chinhphu.vn)

Mùa Đông 2019 ấm hơn nhiều năm

Theo Bộ Công Thương, hết tháng 9 có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.

Các mặt hàng này đều thuộc về nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó, điện thoại các loại là mặt hàng có kim ngạch đạt cao nhất với 38,6 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2018. Tiếp theo đó là máy vi tính; dệt may; giày dép và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 7,5%. Kim ngạch xuất khẩu của 5 mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm 2019 đóng góp 10,37 tỷ USD, chiếm 70,34% trong tổng số 14,75 tỷ USD tăng thêm của tổng kim ngạch xuất khẩu chung so với cùng kỳ năm trước.

Các mặt hàng này đã đóng góp quan trọng vào tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu hơn 194,6 tỷ USD sau 9 tháng đầu năm.

(Theo Công Thương)

5 nhóm hàng xuất khẩu cán mốc 10 tỷ USD

NGÀY VÀ ĐÊM 12.10.2019I- Khu vực tỉnh Bình Định: Mây

thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3.

Nhiệt độ cao nhất từ 31 - 330C; nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 250C.

II- Khu vực TP Quy Nhơn: Mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào nhẹ. Gió Đông Bắc cấp 2-3.

Nhiệt độ cao nhất từ 32 - 330C; nhiệt độ thấp nhất từ 25 - 260C.

III- Dự báo thời tiết vùng biển Bình Định: Mây thay đổi, có mưa rào và giông vài nơi. Tầm nhìn xa trên 10 km. Gió Đông Bắc cấp 4.

(Nguồn: TTKTTV Bình Định)

DỰ BÁO THỜI TIẾT

Sáng 11.10, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam” trên mạng xã hội VCNET (http://vcnet.vn) lần thứ I cho các thí sinh đạt giải trong 6 tuần khu vực phía Bắc (từ Thừa Thiên - Huế trở ra).

Phát biểu tại lễ trao giải, ông Lê Mạnh Hùng - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, cuộc thi là một trong những hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2020), nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, về lịch sử vẻ vang 90 năm

của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Nâng cao lòng tự hào về Đảng và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính

Hơn 530 nghìn lượt người dự thi tìm hiểu 90 năm lịch sử của Đảng

Đại diện Ban Tổ chức cuộc thi trao giải nhất cho các cá nhân đoạt giải.

trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Sau 6 tuần, sức lan tỏa, hiệu ứng của cuộc thi ngày càng sâu rộng, đã có 534.836 lượt người tham gia dự thi ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hàng triệu lượt người tìm hiểu về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và mạng xã hội VCNET.

Ban Tổ chức cũng đã xác định được chủ nhân của 6 giải nhất; 12 giải nhì; 18 giải ba; 30 giải khuyến khích.

Cuộc thi trắc nghiệm được tiến hành hàng tuần, bắt đầu tuần thi thứ nhất từ ngày 26.8.2019 và kết thúc tuần thi cuối cùng vào ngày 30.12.2019. (Theo VOV.VN)

Ngày 11.10, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII bước sang ngày làm việc thứ 5 (ảnh).

Buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cùng các đại biểu làm việc tại Hội trường, tiếp tục thảo luận về dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng.

Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường bàn về công tác cán bộ. Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì, điều hành phiên họp.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung 4 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII gồm các đồng chí: Hồ Minh Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau; Nguyễn Văn Hội, Vụ trưởng, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Tô Duy Nghĩa, Chánh Văn phòng, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Nguyễn Minh Quang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Bầu bổ sung 4 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII

cũng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Trương Minh

Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

(Theo TTXVN/Vietnam+)

12 THẾ GIỚIBình ĐịnhTHỨ BẢY, 12.10.2019 [email protected]

n Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI n Phó Tổng biên tập: LƯU NGỌC MINH - NGUYỄN THỊ BÍCH SƯƠNG n Tòa soạn: LÊ CƯỜNG - MỸ NHUNG n Tòa soạn: 84 Phạm Hùng - TP Quy Nhơn. ĐT: 0256.3818664 - Fax: 0256.3818164 - Email: [email protected] n Báo điện tử: www.baobinhdinh.vn -Email: [email protected] n Phòng Hành chính - Trị sự: 0256.3822279 n Quảng cáo: 0256.3812559 n Phát hành: 0256.3823740 n Chế bản tại Tòa soạn Báo Bình Địnhn In tại Công ty In Nhân Dân Bình Định n Giấy phép hoạt động báo chí in số 1767/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 26.9.2012. Giá: 2.500 đồng

BÁO BÌNH ĐỊNH XUẤT BẢN HÀNG NGÀY - BÁO ĐIỆN TỬ LIÊN TỤC CẬP NHẬT n

Ngày 11.10 theo giờ Na Uy (chiều 11.10 giờ Việt Nam), Ủy ban Giải thưởng Nobel Na Uy tuyên bố giải Nobel Hòa bình năm 2019 đã được trao cho Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed.

Ủy ban Nobel Na Uy, đơn vị bầu chọn giải Nobel Hòa bình, tuyên bố Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed được vinh danh nhờ những nỗ lực và đóng góp không mệt mỏi của ông cho hòa bình - hòa giải, cũng như vai trò quan trọng mà ông đã đóng góp vào việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 20 năm với quốc gia láng giềng Eritrea. Phát biểu tại buổi lễ trao giải, Chủ tịch Viện Nobel Na Uy Berit Reiss-Andersen tuyên bố: “Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định trao giải Nobel Hòa bình năm 2019 cho Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed vì những nỗ lực của ông nhằm kiến tạo hòa bình và hợp tác quốc tế, cũng như vì sáng kiến mang tính quyết định của ông nhằm giải quyết cuộc xung đột biên giới với quốc gia láng giềng Eritrea”.

Thủ tướng Ethiopia Ahmed là người đã ký kết “Tuyên bố chung về hòa bình và hữu nghị” với Eritrea, qua đó mở ra chương mới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước láng giềng này sau hai thập kỷ thù địch. Hai nước chính thức nối lại quan hệ tháng 7.2018. Theo Ủy ban Nobel Na Uy, kể từ khi lên cầm quyền Thủ tướng Abiy Ahmed cũng đi tiên phong trong việc nâng cao vai trò của nữ giới trong đời sống chính trị và xã hội Ethiopia. Ông đưa ra những quyết định chưa từng có tiền lệ

Giải Nobel Hòa bình năm 2019 thuộc về Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed

khi bổ nhiệm nữ giới chiếm tới 50% số bộ trưởng trong Chính phủ Ethiopia. Đặc biệt, lần đầu tiên quốc gia châu Phi này có một Bộ trưởng Quốc phòng là nữ giới.

Bà Reiss-Andersen cho biết Ủy ban Nobel Na Uy đánh giá cao vai trò của Thủ tướng Abiy Ahmed đối với những thay đổi mạnh mẽ tại Ethiopia. Sau khi trở thành Thủ tướng, ông Abiy Ahmed đã dỡ bỏ lệnh tình trạng khẩn cấp quốc gia, ân xá cho hàng chục nghìn tù nhân, sa thải hàng loạt quan chức dân sự và quân sự tham nhũng, hòa giải với các

nhóm đối lập từng một thời gian dài bị coi là “ngoài vòng pháp luật”, cũng như tiến hành hàng loạt cải cách và cam kết tổ chức các cuộc bầu cử công bằng và tự do tại nước này. Bên cạnh đó, ông Abiy Ahmed, 43 tuổi và trở thành Thủ tướng của Ethiopia tháng 4.2018, cũng được vinh danh nhờ những nỗ lực bền bỉ để giúp các phe phái ở Sudan đạt được một thỏa thuận chia sẻ quyền lực sau nhiều năm khủng hoảng chính trị và xung đột đẫm máu.

(Theo baotintuc.vn)

Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed. Ảnh: AP

Ngày 11.10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thủ phủ Chennai của bang Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ để tham dự cuộc gặp cấp cao không chính thức lần hai với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Cuộc gặp được kỳ vọng sẽ tạo đà mới cho quan hệ song phương quan trọng này tiếp sau bất đồng trong những tháng qua giữa hai nước liên quan đến vấn đề Kashmir. Theo lịch trình chuyến thăm, Thủ tướng Modi sẽ đưa Chủ tịch Tập Cận Bình đi thăm các di tích cổ tại thị trấn Mamallapuram, ngoại ô Chennai trước khi cùng tham dự một chương trình văn hóa.

Hai nhà lãnh đạo sẽ có cuộc hội đàm trực tiếp vào sáng 12.10, với nội dung thảo luận nhiều khả năng tập trung vào vấn đề chống khủng bố, bao gồm huấn luyện, tài trợ cho các nhóm khủng bố.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong một cuộc gặp không chính thức hồi năm ngoái tại Vũ Hán, Trung Quốc. Nguồn: ndtv.com

Ngoài ra, hai bên sẽ đề cập đến vấn đề kinh tế thương mại, quốc phòng và các biện pháp xây dựng lòng tin cho vấn đề biên giới giữa hai nước. Tại cuộc gặp này, hai bên sẽ không ký kết bất cứ thỏa

thuận hay tuyên bố chung nào. Mục đích của cuộc hội đàm là nhằm tăng cường liên lạc ở cấp cao nhất và trao đổi quan điểm về các vấn đề then chốt.

Ông Tập Cận Bình sẽ rời Ấn Độ vào chiều 12.10 sau khi dùng bữa trưa với Thủ tướng Modi. Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc bất đồng xung quanh vấn đề Kashmir và tiếp sau cuộc gặp của nhà lãnh đạo Trung Quốc với Thủ tướng Pakistan Imran Khan hai ngày trước tại Bắc Kinh. Khi đó, ông Tập Cận Bình cho rằng tình hình Kashmir đúng sai đã rõ và Ấn Độ, Pakistan cần giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại hòa bình. Phản ứng với tuyên bố này, Ấn Độ khẳng định các nước khác không được bình luận về vấn đề nội bộ của quốc gia Nam Á này.

(Theo Vietnam+)

Hội nghị Thượng đỉnh EU vào tuần tới sẽ thảo luận về các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc tấn công của nước này tại Đông Bắc Syria. Bộ trưởng về các vấn đề châu Âu của Pháp, bà Amelie de Montchalin cho biết, EU sẽ không bất lực khi phải đối mặt với một tình huống gây thương vong cho dân thường và gây mất ổn định khu vực. Tuần tới, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ thảo luận các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo các số liệu cập nhật, Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh cho biết, ít nhất 29 tay súng và 10 dân thường đã thiệt mạng kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tấn công người Kurd tại Syria. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra con số 228 tay súng người Kurd thiệt mạng. Theo Ủy ban Cứu trợ quốc tế, 64.000 người ở Syria đã phải đi sơ tán. Chiến dịch tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu từ ngày 9.10, sau khi các lực lượng Mỹ rút khỏi một phần khu vực biên giới, mở ra một giai đoạn mới trong cuộc chiến kéo dài hơn 8 năm tại Syria, và làm dấy lên lo ngại về những nguy cơ mới trong cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khu vực, cũng như ảnh hưởng tới các nỗ lực trong cuộc chiến chống khủng bố.

(Theo VOV.VN)

EU sẽ thảo luận các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ

Bộ trưởng về các vấn đề châu Âu của Pháp, bà Amelie de Montchalin. Ảnh: Europe 1

Mới đây, Quốc hội Cuba đã bầu ông Miguel Diaz-Canel Bermudez vào cương vị Chủ tịch nước. Đây là chức danh mới được Hiến pháp 2019 khôi phục và quy định là người đứng đầu bộ máy nhà nước. Cũng trong phiên họp này, Quốc hội Cuba đã bầu ông Salvador Valdes Mesa vào cương vị Phó Chủ tịch nước.

Trước đó, Quốc hội Cuba đã bầu Chủ tịch Quốc hội Esteban Lazo tiếp tục đảm nhiệm cương vị này tới năm 2023. Phiên họp bầu chọn các chức danh lãnh đạo của Quốc hội, cùng Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước đánh dấu quá trình tái cơ cấu bộ máy nhà nước Cuba theo hướng pháp quyền hiện đại, phân lập quyền lực rõ ràng hơn, tạo nền tảng cho việc phát triển đất nước.

(Theo VTV.VN)

Quốc hội Cuba bầu Chủ tịch nước theo Hiến pháp mới

Theo đài truyền hình KBS của Hàn Quốc, Lục quân Hàn Quốc ngày 11.10 đã báo cáo về tình hình thực hiện chính sách “Cải cách quốc phòng 2.0” lên Ủy ban Quốc phòng thuộc Quốc hội, trong buổi thanh tra diễn ra tại trụ sở quân khu Gyeryongdae (TP Gyeryong, tỉnh Nam Chungcheong). Báo cáo cho biết, trong bối cảnh dân số giảm, Lục quân sẽ cắt giảm binh lực, tinh nhuệ hóa bộ máy các đơn vị trực thuộc. Cụ thể, quân số sẽ bị cắt giảm 99.000 người, từ 464 nghìn người trong năm nay xuống còn 365 nghìn người trong năm 2022.

Đến năm 2022, Lục quân Hàn Quốc cắt giảm gần 100 nghìn binh sĩ

Binh lính Hàn Quốc diễn tập. Nguồn: Yonhap

Cũng trong giai đoạn này, Lục quân sẽ cắt giảm từ 8 quân đoàn xuống 2 quân đoàn. Tới năm 2025 cắt giảm từ 38 sư đoàn xuống 33 sư đoàn. Quân chủng này đã hoàn tất việc cải tổ 602 trong tổng số 2.053 đơn vị, dự kiến hoàn tất cải tổ 1.451 đơn vị còn lại cho tới năm 2025. Để đảm bảo sức chiến đấu, Lục quân sẽ bố trí lại nhiệm vụ trọng tâm cho đối tượng quân nhân và dân sự, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển hệ thống vũ khí thế hệ mới, triển khai vũ khí quân sự tối tân vào đúng thời điểm, đẩy mạnh huấn luyện chiến

đấu, nâng cao năng lực tác chiến.(Theo TTXVN)