126
Bài thu hoạch Thực tập nhận thức BÀI THU HOẠCH Thực Tập Nhận Thức Thăm Quan Nhà Máy Xơ Sợi Tổng Hợp Polyester Đình Vũ - Hải Phòng (PV TEX), Tổng Kho LPG Đình Vũ- Hải Phòng (Công Ty Cổ Phần Gas PETROLIMEX), Nhà Máy Phân Đạm Hà Bắc và Viện Hóa Học Công Nghiệp (Cầu Diễn, Hà Nội). http://v1vn.com/xem-phim-online/hanawake-no-yon-shimai- 361447.html Giáo viên hướng dẫn: Ths.Đoàn Văn Huấn Ths.Hồ Văn Sơn Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thùy Anh-Lớp lọc hóa dầu Bk53 Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53 Page 1

Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

BÀI THU HOẠCH

Thực Tập Nhận Thức Thăm Quan Nhà Máy Xơ Sợi Tổng Hợp Polyester Đình Vũ - Hải Phòng(PV TEX), Tổng Kho LPG Đình Vũ-Hải Phòng (Công Ty Cổ Phần Gas PETROLIMEX), Nhà Máy Phân Đạm Hà Bắc và Viện Hóa Học Công Nghiệp (Cầu Diễn, Hà Nội). http://v1vn.com/xem-phim-online/hanawake-no-yon-shimai-361447.html

Giáo viên hướng dẫn: Ths.Đoàn Văn Huấn Ths.Hồ Văn Sơn Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thùy Anh-Lớp lọc hóa dầu Bk53

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

1

Page 2: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Lời Mở Đầu Thực tập nhận thức giúp sinh viên có được cái nhìn rõ ràng hơn về những vấn đề đã được học trên sách vở, nó đặc biệt quan trọng với sinh viên ngành kĩ thuật nói chung và sinh viên lọc hóa dầu nói riêng.

Chuyến đi thực tập nhận thức thăm quan Nhà máy xơ sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ- Hải Phòng, Tổng kho LPG Đình Vũ, Nhà máy phân đạm Hà Bắc và Viện hóa học công nghiệp đã giúp em cũng như các bạn sinh viên chuyên ngành Lọc hóa dầu khác có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với những thiết bị và dây chuyền máy móc trong công nghệ hóa học trên cơ sở đã được tìm hiểu sơ bộ trong quá trình học tập nghiên cứu tại trường Đại học Mỏ Địa Chất.

Qua đó, giúp sinh viên:- Nắm được cấu tạo của thiết bị thí nghiệm sử dụng trong ngành công nghiệp

dầu khí ; dây chuyền sản xuất, hệ thống xử lý và các công trình phụ trợ các sản phẩm công nghệ hóa học. Từ đó giúp sinh viên bước đầu tiếp cận, hình dung ra vị trí và từng chức năng riêng của các bộ phận thiết bị trong vai trò tổng thể của mỗi loại thiết bị, dây chuyền sản xuất và các phân xưởng của nhà máy.

- Hiểu nguyên tắc làm việc và nắm được các bước vận hành thiết bị.- Nắm được dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, mối liên hệ giữa các

phân xưởng để sản xuất ra được các sản phẩm phục vụ đời sống như phân đạm, xơ sợi phục vụ cho công nghiệp may mặc, khí Gas…Các thông số mà thiết bị có thể đo được.

- Nắm được phạm vi ứng dụng của thiết bị. Sinh viên có thể vận dụng, so sánh các kiến thức đã được học trên trường

lớp vào thực tế. Đồng thời được bổ sung tìm hiểu thêm về nhiều thiết bị sử dụng trong công nghiệp dầu khí và các dây chuyền máy móc trong công nghệ hóa học mà thời lượng trên lớp không có khả năng đáp ứng để trau dồi.

Những kiến thức thu được trong buổi thăm quan thực tế sẽ là cơ sở định hướng cho quá trình tự tìm tòi học tập, phát huy khả năng sáng tạo giúp các kỹ sư tương lai không bị tụt hậu so với các tiến bộ công nghệ. Đồng thời cũng giúp cho sinh viên có những định hướng nhất định về nghề nghiệp tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Lọc hóa dầu – trường đại học Mỏ Địa Chất đã tạo điều kiện tổ chức buổi thăm quan, đặc biệt là thầy Đoàn Văn Huấn và thầy Hồ Văn Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ, đồng hành cùng với tập thể lớp Lọc hóa dầu B-K53, em xin cảm ơn ban lãnh đạo, các cô chú anh chị trong các nhà máy, viện hóa mà chúng em đến thực tập đã nhiệt tình hướng dẫn

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

2

Page 3: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

để chúng em có thể hoàn thành kỳ thực tập và học hỏi thêm được nhiều kiến thức thực tế của chuyên ngành học.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

3

Page 4: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Phần I: Thăm Quan Nhà Máy Xơ Sợi Tổng Hợp Polyester Đình Vũ - Hải Phòng(PV TEX)

A-Tổng quan về nhà máy

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Lễ khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

4

Page 5: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Ngày 26 tháng 12 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 343/2005/QĐ-TTg về việc quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2010 (có tính đến năm 2020).

Ngày 15 tháng 05 năm 2007, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp Polyester.

Ngày 18/05/2007, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã tổ chức cuộc họp khởi động dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp Polyester.

Ngày 15 tháng 01 năm 2008, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ban hành Nghị quyết số 419/NQ-DKVN về việc thành lập Công ty cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi tổng hợp PETROVIETNAM-VINATEX ĐÌNH VŨ.

Ngày 14 tháng 2 năm 2008, tại Trụ sở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - số 18 Láng Hạ - Hà Nội đã tiến hành đại hội đồng cổ đông lần đầu tiên của Công ty cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi tổng hợp PETROVIETNAM-VINATEX ĐÌNH VŨ (PVTEX ĐÌNH VŨ và tiếng Anh: PVTEX DINH VU JSC.,) tiền thân của Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX).

Ngày 22 tháng 03 năm 2008, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Dệt-May Việt Nam đã ký thoả thuận hợp tác toàn diện, chính thức ra mắt Công ty cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi tổng hợp PetroVietnam - Vinatex Đình Vũ.

Ngày 01 tháng 4 năm 2008, Công ty cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi tổng hợp PetroVietnam - Vinatex Đình Vũ chính thức đi vào hoạt động;  Ngày 28 tháng 5 năm 2008 tại Hà Nội, PVTEX đã ký hợp đồng tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình với Công ty EPC Industrial Engineering GmbH của CHLB Đức.

Ngày 21 tháng 8 năm 2008, PVTEX đã tiến hành ký kết Hợp đồng khung bao tiêu sản phẩm dài hạn với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Ngày 21 tháng 10 năm 2008, Hội đồng quản trị PVTEX đã ban hành Quyết định số 51/QĐ-PVTEX phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

5

Page 6: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Ngày 02 tháng 12 năm 2008, PVTEX đã tiến hành Đại hội cổ đông bất thường để xác định lại cơ cấu vốn và đổi tên Công ty thành Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí.  Ngày 19 tháng 2 năm 2009, UBND TP Hải Phòng đã trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp Polyester cho Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí. Ngày 14 tháng 5 năm 2009, PVTEX đã ký hợp đồng thi công gói thầu chính (EPC) với tổ hợp các nhà thầu Huyndai Engineering Corporation; LG International Corporation và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam; Ngày 18 tháng 5 năm 2009, PVTEX cùng các đối tác đã khởi công, phát động thi đua và ký thỏa thuận nguyên tắc thu xếp vốn xây dựng nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ - Hải Phòng.  Ngày 09 tháng 07 năm 2009, Hợp đồng EPC xây dựng nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ chính thức có hiệu lực; Ngày 14 tháng 07 năm 2009, Hội đồng quản trị PVTEX đã bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất PVTEX giữ chức Tổng giám đốc Công ty từ ngày 15 tháng 07 năm 2009; Ngày 04 tháng 08 năm 2009, tại trụ sở của Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI), PVTEX đã ký hợp đồng bảo hiểm xây dựng lắp đặt bao gồm trách nhiệm bên thứ ba Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sơ xợi tổng hợp Polyester Đình Vũ, bên cấp dịch vụ là PVI.  Ngày 10 tháng 08 năm 2009, PVTEX đã ký kết hợp đồng tài trợ tín dụng trị giá 225 triệu USD cho dự án nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ. Ngày 27 tháng 08 năm 2010, kỷ niệm tròn 1 năm chính thức triển khai dự án xây dựng nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ với tổng tiến độ đạt 56,92% vượt 1% so với kế hoạch.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

6

Page 7: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

2. Cơ cấu tổ chức

3. Định hướng phát triển3.1. Quan điểm và nguyên tắc phát triển

Phát triển Công ty toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, hiệu quả và an toàn trên cơ sở phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ tận dụng các nguồn lực bên

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

7

Page 8: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

ngoài, thực hiện đa sở hữu và tăng cường hợp tác quốc tế, từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa và nhanh chóng hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.

Lấy sản xuất kinh doanh xơ sợi polyester làm chủ đạo, nghiên cứu và lựa chọn các lĩnh vực đầu tư khác phù hợp với tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm phân tán rủi ro, khai thác và sử dụng hiệu quả những lợi thế và cơ hội do nền kinh tế cũng như do sự phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Dệt may Việt Nam mang lại cho Công ty.

Thông qua hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mang lại lợi ích tối đa cho Khách hàng, Cổ đông, Người lao động và Cộng đồng xã hội.

Tiếp tục nghiên cứu đầu tư hoặc hợp tác đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất xơ sợi polyester tại khu vực miền Trung và miền Nam; nghiên cứu đầu tư hoặc hợp tác đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất PTA, MEG bên cạnh các nhà máy lọc dầu hoặc tổ hợp lọc hóa dầu; nghiên cứu đầu tư hoặc hợp tác đầu tư các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu dệt may nhằm chủ động cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất xơ sợi polyester.

Coi con người là yếu tố then chốt, hình thành đội ngũ CBVNV có trình độ cao, tác phong công nghiệp, kỷ luật nghiêm, có tâm, có tầm để xây dựng Công ty ngày càng phát triển ổn định, nhanh, bền vững. Xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm của PVTEX thành thương hiệu mạnh, có uy tín trong nước và nước ngoài, có chất lượng vượt trội và khả năng cạnh tranh cao. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên nền tảng văn hóa Dầu khí có môi trường làm việc đoàn kết, thân thiện.

3.2. Chiến lược phát triển 2011 - 2015       

Mục tiêu tổng quát:    

Xây dựng Công ty cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí trở thành doanh nghiệp mạnh, sản xuất kinh doanh đa ngành, đứng đầu trong cả nước về sản xuất xơ sợi tổng hợp polyester.

Tốc độ tăng trưởng trung bình: 2010 - 2025: 15%/năm, trong đó giai đoạn 2010 - 2015: 10%; giai đoạn 2015 - 2020: 15%/năm; giai đoạn 2020 - 2025: 20%/năm.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

8

Page 9: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Cơ cấu sản phẩm trung bình: xơ PSF: 70 %, sản phẩm sợi Filament: 20%, nguyên phụ liệu dệt may: 5% và dịch vụ: 5%.

Các chỉ tiêu chung dự kiến từ năm 2011 đến năm 2015:

      - Tổng số lao động: 606 người

      - Tổng doanh thu đạt: 24.260 tỷ đồng

      - Tổng lợi nhuận sau thuế đạt: 1.816 tỷ đồng

      - Vốn điều lệ: 2.026 tỷ đồng

3.2.1. Giai đoạn đầu tư 2011

- Hoàn thành đấu thầu và ký các hợp đồng cung cấp nguyên liệu đầu vào như PTA, MEG, xúc tác, hóa   phẩm và nguyên phụ liệu…

- Ký các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đối tác chiến lược.

- Hoàn thành việc thi công xây lắp, vận hành chạy thử Nhà máy.

- Hoàn thành công tác đào tạo nhân lực vận hành và bảo dưỡng Nhà máy.

- Tổ chức đón dòng sản phẩm đầu tiên, khánh thành đưa Nhà máy vào vận hành khai thác thương mại trong quý III/2011.

- Triển khai các hoạt động kinh doanh sản phẩm.

- Hoàn thành xây dựng Khu nhà ở cho CBCNV.

- Nghiên cứu thành lập Công ty quản lý tài sản và cung cấp dịch vụ.

3.2.2. Giai đoạn sản xuất kinh doanh (2012-2015)

- Từ năm 2012 trở đi: duy trì ổn định sản xuất và tiêu thụ 175.000 tấn xơ sợi polyester/năm đạt 100% công suất Nhà máy.

- Chủ động về tài chính, cân đối hợp lý giữa các nguồn vốn cổ đông, vốn vay, đảm bảo tỷ lệ tự đầu tư trong Công ty ở mức 30%.

- Tỷ suất lợi nhuận/Vốn điều lệ hàng năm liên tục tăng và sau năm 2015 không thấp hơn 20%.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

9

Page 10: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

3.3. Định hướng phát triển giai đoạn 2011 – 2015

3.3.1. Giai đoạn 2011- Hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ cấu bộ máy điều hành Công ty.

- Hoàn thiện chuẩn hoá hệ thống các văn bản quản lý của Công ty, gồm các quy định, quy chế và quy trình nghiệp vụ kinh doanh.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của Nhà máy, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước.

- Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty.

- Đăng ký tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán.

- Mở rộng mạng lưới kinh doanh trên cả nước; xây dựng phương án thành lập thêm 02 chi nhánh tại khu vực miền Nam và miền Trung.

- Sản xuất, kinh doanh:

- Thực hiện quyết toán đầu tư xây dựng dự án Nhà máy xơ sợi tổng hợp Polyester và bàn giao công trình đưa vào vận hành sản xuất.

- Xây dựng chiến lược quảng cáo, khuyếch trương thương hiệu xơ sợi Polyester PVTEX, chiếm lĩnh thị trường trong nước, từng bước phát triển thị trường sang các nước trong khu vực như Lào, Campuchia …

- Xây dựng hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy.

- Xây dựng kế hoạch nhập khẩu xơ sợi Polyester để kinh doanh trong trường hợp sản phẩm của nhà máy không đủ cung cấp cho thị trường.

- Tìm kiếm đối tác để ký Hợp đồng nguyên liệu đầu vào, Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chuẩn bị công tác vận hành chạy thử và tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy.

3.3.2. Giai đoạn 2012 - 2015

- 2012-2013: Đầu tư phương tiện vận chuyển nguyên liệu nhập khẩu PTA & MEG, và phương tiện vận chuyển để phân phối sản phẩm xơ sợi trên cơ sở cân đối nhu cầu và tài chính nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

10

Page 11: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

- 2012-2015: Nghiên cứu đầu tư xây dựng các nhà máy xơ sợi polyester và hoá dầu khác tại miền Nam và miền Trung.

- Đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác trong và ngoài ngành có hoạt động hiệu quả. Dự kiến từ năm 2013, lợi nhuận đầu tư tài chính chiếm 10% trong tổng lợi nhuận sau thuế.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp khác: dịch vụ kho bãi, giao nhận, vận chuyển, cao ốc văn phòng ...;

- Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm;

- Tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất xơ sợi Polyester;

- Sản xuất, mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng và cho thuê các loại vật tư, linh kiện phụ tùng, máy móc trong lĩnh vực chuyên ngành;

- Kinh doanh các loại hóa chất (trừ các loại hóa chất Nhà nước cấm).

- 2013-2015: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất PTA với công suất 600.000 tấn/năm tại miền Trung theo hình thức tác liên doanh bên cạnh các nhà máy lọc dầu.

- 2013-2015: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất MEG với công suất 300.000 tấn/năm tại miền Nam theo hình thức hợp tác liên doanh bên cạnh các nhà máy lọc dầu.

3.4. Định hướng phát triển đến năm 2025

3.4.1. Định hướng phát triển- Hết giai đoạn 2011 - 2015, Công ty là một doanh nghiệp mạnh hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất xơ sợi tổng hợp Polyester, sở hữu các cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản lớn, làm chủ công nghệ hiện đại, có trình độ quản lý tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế và thị trường rộng mở . Trong giai đoạn 2016 – 2015, Công ty tiếp tục định hướng phát triển:

       +  Duy trì vị thế các chỉ tiêu kinh tế đã đạt được trong giai đoạn 2011-2015 trong lĩnh vực xơ sợi Polyester.

       + Tiếp tục phát triển đa ngành ra nhiều lĩnh vực, hướng tới hình thành một Công ty công nghiệp sản xuất xơ sợi polyester hàng đầu trong nước và khẳng

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

11

Page 12: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

định vị trí doanh nghiệp mạnh trong ngành công nghiệp hóa dầu ở tầm khu vực Đông Nam Á..

       +  Mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh và tiến tới đầu tư ra nước ngoài.

3.4.2. Mục tiêu chung

- Giữ vững thị phần các sản phẩm dịch vụ đã đạt được; mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài, xây dựng thương hiệu Công ty và sản phẩm có vị trí cao trên thương trường quốc tế.

- Duy trì và phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhà máy, đảm bảo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phải đáp ứng tất cả các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Tham gia xây dựng, phát triển và nắm giữ phần vốn ở một số dự án sản xuất ở nước ngoài về hóa chất, hóa dầu.

- Phát triển hoạt động đầu tư tài chính tiến tới tham gia thị trường vốn và thị trường chứng khoán ở nước ngoài.

- Phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác: Thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo, giao thông vận tải.

-Các chỉ tiêu chung dự kiến :

+ Tổng số lao động: 606

+ Tổng doanh thu đạt: 82.955 tỷ đồng

+ Tổng lợi nhuận sau thuế đạt:  9.604 tỷ đồng

+ Vốn điều lệ: 2.026 tỷ đồng (Ghi chú: căn cứ theo tính toán của DFS)

+ Làm chủ công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực hóa chất, hóa dầu

-Đầu tư:

+ 2015-2020: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp Polyester với công suất 200.000 tấn/năm tại miền Trung theo hình thức hợp tác liên doanh.

+ 2020-2025: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp Polyester với công suất 200.000 tấn/năm tại miền Nam theo hình thức hợp tác liên doanh.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

12

Page 13: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Một số hình ảnh về nhà máy

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

13

Page 14: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

B- Công nghệ sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ

1. Mô tả công nghệ nhà máy polyester Đình Vũ

Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ có diện tích 15ha nằm tại Khu Công nghiệp Đình Vũ.

Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ có công xuất 500 tấn xơ sợi polyester một ngày, tương đương 175.000 tấn/năm, trên diện tích 15 ha tại khu công nghiêp Đình Vũ. Là Nhà máy có công xuất thuộc loại lớn so với các Nhà máy trên thế giới và đầu tiên của Việt Nam. Sản phẩm chính của nhà máy bao gồm sợi dài POY/DTY, xơ ngắn PSF và hạt nhựa Polyester (hạt chip). Ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án, ưu tiên hàng đầu của PVTEX là lựa chọn dây chuyền sản xuất có công nghệ tiến tiến, hiện đại và hiệu quả nhất cho dự án. Trên quan điểm xuyên suốt đó, Dự án đã được lựa chọn, thiết kế, chế tạo và xây dựng với công nghệ mới và hiện đại nhất trong lĩnh vực xơ sợi tổng hợp – polyester. Công nghệ sản xuất Polyester hiện đại (cụm phân xưởng bản quyền, Polycondensation Unit).Công nghệ sản xuất Polyester 2 bình phản ứng (PET2R) được cung cấp bởi Nhà cung cấp bản quyền Uhde Inventa Fischer (Thụy Sỹ) bao gồm các giai đoạn như: chuẩn bị xúc tác, chuẩn bị tác nhân làm mờ, trộn nguyên liệu, phản ứng este hóa (2 giai đoạn) và trùng ngưng (2 giai đoạn), tách và thu hồi rượu MEG dư, vận chuyển sản phẩm polymer nóng chảy Melt đến các phân xưởng tiếp theo…

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

14

Page 15: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Nguyên liệu phản ứng gồm MEG (monoethylenglycol) và PTA (axit perephthalic tinh khiết) được trộn với nhau theo tỉ lệ mol là xác định. Dòng xúc tác được trộn với dòng nguyên liệu tạo ra hồ và được đưa tới bình phản ứng ESPREE. Trước khi đưa vào bình phản ứng, hồ nguyên liệu được trộn thêm dòng phụ gia TiO2 và được nâng nhiệt độ tới nhiệt độ phản ứng.Bình phản ứng ESPREE gồm 3 phần: Phần dưới cùng là khu vực phản ứng este hóa (esterification). Sản phẩm đi ra từ khu vực este hóa được bơm vận chuyển lên phần cao nhất của bình phản ứng là khu vực sau este hóa (post esterification-PE). Sản phẩm sau đó được đưa xuống phần giữa của bình phản ứng là khu vực tiền trùng ngưng nhờ trọng lực (pre-polycondensation-PP). Sản phẩm từ khu vực PP được xả và vận chuyển tới bình phản ứng DISCAGE. Trong quá trình phản ứng tại khu vực PE và PP, sản sinh ra một lượng lớn hơi gồm rượu MEG dư và nước được đưa sang khu vực tách rượu và nước. Tại đây rượu được tách ra và quay trở lại quá trình công nghệ để bổ sung lượng rượu bay hơi và tận dụng lượng nhiệt trao đổi.Bình phản ứng DISCAGE là nơi diễn ra phản ứng trùng ngưng (polycondensation) tạo thành sản phẩm Polyester dưới dạng nóng chảy Melt. Sản phẩm Melt được lọc và vận chuyển, phân phối tới các phân xưởng công nghệ tiếp theo (hạt Chip, xơ PSF, sợi POY/DTY) thông qua một van phân phối 3 chiều.

Công nghệ sản xuất Polyester 2 bình phản ứng (PET2R)

Công nghệ sản xuất hạt Chip PET

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

15

Page 16: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Phân xưởng sản xuất hạt Chip Polyester cũng nằm trong cụm phân xưởng bản quyền (Polycondensation Unit) và được cung cấp bởi Uhde Inventa Fischer (Thụy Sỹ). Trong điều kiện vận hành ổn định và do nhu cầu của thị trường, nhà máy chỉ sản xuất ra các dòng sản phẩm là xơ ngắn PSF và sợi POY/DTY. Tuy nhiên, nếu nhu cầu thị trường thay đổi, hoặc một trong các phân xưởng sản xuất xơ hoặc sợi phải tạm dừng hoạt động thì phân xưởng tạo hạt Chip sẽ được khởi động. Công suất tối đa sản xuất ra hạt Chip là 180 tấn/ngày..Melt nóng chảy sau khi đi ra khỏi van phân phối 3 chiều được phun qua một hệ thống làm mát, đông cứng và cắt tạo hạt bằng nước. Sau đó các hạt Chip được sấy khô, sàng lọc để loại bỏ các hạt Chip có kích thước lớn, cuối cùng được vận chuyển đến các silo chứa sản phẩm và đóng gói thành các kiện sản phẩm chuyển đến kho chứa.* Một số ứng dụng của PET (Polyethylene terephthalate)

Polyethylene terephthalate (được gọi là PET, PETE hoặc PETP hoặc PET-P) là nhựa nhiệt dẻo, thuộc loại nhựa polyester và được dùng trong tổng hợp xơ sợi, vật đựng đồ uống, thức ăn và các loại chất lỏng; có thể ép phun để tạo hình; và trong kỹ nghệ thường kết hợp với xơ thủy tinh. PET là một trong số những nguyên vật liệu sử dụng trong việc sản xuất sợi thủ công.

Các đặc tính của PET được quyết định bởi quá trình xử lý nhiệt, nó có thể tồn tại cả hai: vô định hình (trong suốt) và ở dạng kết tinh (màu trắng đục). Monomer của PET có thể được tổng hợp bởi phản ứng ester hóa giữa acid terepthalic và ethylene glycol tạo ra nước, hoặc phản ứng transester hóa giữa ethylene glycol và dimethyl terepthalate, methanol là sản phẩm. Sự polymer hóa được tiến hành bởi một quá trình đa trùng ngưng của các monomer (ngay lập tức sau quá trình ester hóa hoặc transester hóa) với ethylene glycol là sản phẩm (ethylene glycol được thu hồi trong sản xuất).

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

16

Page 17: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Hầu hết công nghiệp PET trên thế giới là tổng hợp sợi (chiếm 60%) cung cấp cho khoảng 30% nhu cầu của thế giới. Trong lĩnh vực vải sợi, PET được ứng dụng làm polyester kết hợp với cotton. Hầu hết, PET được ứng dụng đùn ép tạo sản phẩm.

PET được sản xuất dưới tên thương mại Arnite, Impet và Rynite, Ertalyte, Hostaphan, Melinex và Mylar films, và Dacron, Diolen, Terylene và Trevira fibers.

PET có thể được bọc bởi vỏ cứng hay làm vỏ cứng bọc vật dụng, quyết định bởi bề dày lớp và lượng nhựa cần thiết. Nó tạo thành một màng chống thấm khí và ẩm rất tốt. Chai PET chứa được các loại thức uống như rượu và các loại khác, bền và chịu được va đập mạnh. PET có màu tự nhiên với độ trong suốt cao.

PET có thể kéo thành màng mỏng ( thường được gọi với tên thương mại là mylar). PET thường được bao bọc với nhôm để làm giảm tính dẫn từ, làm cho nó có tính phản chiếu và chắn sáng. Chai PET là một loại vật đựng rất tốt và được sử dụng rộng rãi để đựng đồ uống lỏng. PET hoặc Dacron cũng được sử dụng như là một lớp vật liệu cách nhiệt phủ phần ngoài của trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Ngoài ra, sự kẹp PET vào giữa màng polyvinyl alcol sẽ làm tăng sự ngăn thẩm thấu khí oxygen. Khi có sự gia cường hạt hay sợi thủy tinh, nó trở nên cứng một cách đáng kể và bền hơn. PET là một dạng bán bán kết tinh, được mua bán dưới tên thương mại là Rynite, Arnite, Hostadur&Crastin. Những cánh buồm thường tạo bởi Dacron, một loại của sợi PET, có màu sáng, dụng cụ quay nhẹ thường tạo bằng nylon.

PET được tìm ra vào năm 1941 bởi Calico Printer’ Association của Manchester. Chai PET được sản xuất vào năm 1973.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

17

Page 18: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Các tính chất của PET

 

 

Một trong những đặc tính quan trọng của PET là độ nhớt.

Độ nhớt của chất được decilit/gram (dl/g) phụ thuộc vào độ dài mạch polymer. Độ dài mạch của polymer càng dài, độ rắn càng cao, nên độ nhớt càng cao. Độ dài của một polymer của thể được đều chỉnh thông qua quá trình polymer hóa.

Độ nhớt của một vài dạng:

-          0.6 dl/g: dạng sợi;

-          0.65 dl/g: dạng màng mỏng;

-          0.76-0.84 dl/g: chai lọ;

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

18

Page 19: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

-          0.85 dl/g: dạng dây thừng.

PET có khả năng hút ẩm. Khi bị ẩm, trong quá trình gia công PET, sự thủy phân sẽ diễn ra tại bề mặt tiếp xúc giữa nước và PET, nguyên nhân này làm giảm phân tử lượng của PET (hay độ nhớt) và những đặc tính cơ lý của nó. Vì thế trước khi nhựa được gia công, độ ẩm phải được loại bỏ khỏi nhựa. Có thể thực hiện được bằng cách sử dụng chất hút ẩm hoặc sấy trước khi đưa vào gia công. Quá trình sấy PET: Trong lò sấy, khí nóng được thổi từ phía dưới lên sàn chứa những mảng PET được cắt, là PET bay lên lơ lửng trong không khí nóng, nên có thể loại bỏ được độ ẩm. Khí nóng ẩm được dẫn khỏi sàn và đi qua bộ làm lạnh để loại bỏ độ ẩm. Cuối cùng không khí này được nung trở lại và được cho trở lại để sấy những mảng PET như lúc đầu, chu trình được lập lại. Độ ẩm trong sản phẩm nhựa phải nhỏ hơn 40 phần triệu (một phần nước trên một triệu phần nhựa theo khối lượng) thì đạt yêu cầu chất lượng trước khi gia công. Thời gian sấy không nên ngắn hơn 4 giờ, bởi vì sấy nguyên liệu thấp hơn 4 giờ, thì nhiệt độ của mảng PET sẽ thấp hơn 160oC. Ở nhiệt độ này thì sự thủy phân sẽ xảy ra bên trong những mảng PET trước khi chúng được sấy khô.

Công nghệ sản xuất sơ PSF

Công nghệ sản xuất xơ PSF (hãng Neumag-CHLB Đức)

Công nghệ sản xuất sơ PSF được cung cấp bởi Hãng Neumag (CHLB Đức). Phân xưởng sản xuất xơ ngắn gồm 2 dây chuyền, công suất sản xuất xơ ngắn

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

19

Page 20: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

PSF là 400 tấn/ngày. Sau khi ra khỏi van phân phối tại phân xưởng trùng ngưng, Melt được vận chuyển tới đầu vào của dây chuyền kéo sợi PSF.

Kĩ sư Nhà máy xơ sợi Đình Vũ điều khiển dây chuyền sản xuất xơ ngắn PSF.

Công nghệ sản xuất PSF gồm có 3 giai đoạn như sau:* Phân phối melt và cụm phun sợi (spinning system)

Một hệ thống gia nhiệt HTM để giữ melt ở một điều kiện nhiệt độ cho trước ở van phân phối và tại các cụm phun sợi. Máy trộn tĩnh trong hệ thống ống đảm bảo một môi trường nhiệt độ đồng nhất trong melt mà không tạo ra các điểm chết trong hệ thống. Bơm bánh răng có định lượng cấp melt cho các cụm phun sợi với áp suất và thể tích chuẩn. Melt nóng chảy đi vào ống phân phối được chuyển qua bơm phun định lượng đến từng ổ phun sợi (spin pack). Bơm phun đảm bảo sự đồng nhất cao của chất melt nóng chảy đi qua từng ổ phun. Ở đây melt được lọc, sau đó được ép qua các lỗ của đĩa phun (spinneret) và tạo thành dạng sợi. Sợi mới phun ra được đi qua buồng làm lạnh nhanh, ở đây dòng khí lạnh dạng lớp được phân phối với tốc độ được điều chỉnh, cùng với nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát. Sau đó sợi được đưa tới khu vực ra sợi (fiber draw-off wall).

* Khu vực ra sợi và hệ thống thùng chứa (Draw-off wall and Cans)

Sau khi ra khỏi cụm phun sợi, các bó sợi ở từng vị trí được đi qua một hệ thống tráng dầu bôi trơn được định lượng. Sợi ở mỗi vị trí được dẫn hướng bởi

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

20

Page 21: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

các con lăn dẫn hướng và được ghép vào thành bó. Sau đó đi vào bánh xe tĩnh (sunflower) và cuối cùng đuợc xếp lên thùng chứa (cans).

* Công đoạn kéo căng sợi (Draw Line)

Phân xưởng kéo căng xơ PSF (draw line) của Nhà máy xơ sợi Đình Vũ.

Các thùng chứa sợi (cans) sau đó được xếp vào khu vực giàn dẫn (creels) rồi đi qua các con lăn của máy dẫn hướng dải sợi để đảm bảo sức căng đồng nhất trước khi dải sợi đi vào bể nhúng gia nhiệt, rồi đi vào khu vực kéo căng. Dải sợi được đi qua con lăn căng để đảm bảo tạo một sức căng dải đồng nhất bằng cách điều chỉnh tốc độ máy. Sau đó, dải sợi được sấy khô trong máy sấy dạng băng tải. Sau khi ra khỏi máy sấy, dải sợi được cấp dưới áp lực đồng nhất bởi một máy kéo hai con lăn, đi vào máy cắt xơ và được cắt theo chiều dài yêu cầu. Máy cắt được đặt trên nóc của thiết bị đóng kiện và việc đưa xơ xuống máy đóng kiện được thực hiện nhờ trọng lực. Kiện xơ được đóng theo từng kiện với trọng lượng là 380kg. Sau cùng kiện xơ được đưa đến khu vực kho chứa sản phẩm.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

21

Page 22: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

* Công nghệ sản xuất sợi POY/DTY

Dàn máy kéo sợi filament POY (partially oriented yarn) hiện đại được nhập khẩu từ hãng

Barmag của CHLB Đức.

Công nghệ sản xuất sợi POY/DTY được cung cấp bởi Hãng Barmag (CHLB Đức). Sợi filament bao gồm sản phẩm trung gian là sợi POY (sợi định hướng sơ bộ) và sản phẩm cuối cùng là sợi DTY (sợi dún). Công suất sản xuất sợi Filament là 100 tấn/ngày. Sau khi ra khỏi van phân phối 3 chiều tại phân xưởng trùng ngưng, Melt được vận chuyển tới đầu vào của dây chuyền kéo sợi POY.

* Công đoạn sản xuất sợi POY (Partially oriented yarn)

Công nghệ sản xuất sợi POY về cơ bản giống như giai đoạn đầu của công nghệ sản xuất xơ PSF. Vì vậy cũng bao gồm: một hệ thống gia nhiệt HTM, máy trộn tĩnh, ổ phun sợi (spin pack), lọc sợi, đĩa phun (spinneret) và tạo thành dạng sợi.

Sau khi ra khỏi đĩa phun, sợi được làm lạnh bởi hệ thống làm lạnh nhanh bằng khí ở điều kiện ổn định. Sau đó sợi sẽ đi qua thiết bị tráng dầu, tại đây một hỗn hợp dầu đặc biệt được trộn vào sợi để giảm ma sát, giảm tích điện cũng như tạo sự gắn kết sợi cao hơn, sau đó sợi filament sẽ đi qua cụm con lăn nguội. Cuối cùng, sợi được cuộn lại thành búp sợi nhờ hệ thống đánh ống tự động.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

22

Page 23: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Sản phẩm sợi filament POY của Nhà máy xơ sợi Đình Vũ.

* Công đoạn sản xuất sợi Filament DTY (Draw textured yarn)

Công nhân vận hành hệ thống máy dún sợi DTY.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

23

Page 24: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Sợi Filament DTY được sản xuất bởi quá trình dún, đi từ sợi filament POY. Công đoạn dún sẽ làm thay đổi hoàn toàn đặc tính của sợi phẳng ban đầu bằng cách tạo nếp (thông qua việc gia nhiệt 2 lần và tạo xoắn giả). Sau giai đoạn xoắn giả, sợi sẽ được trải qua các công đoạn chấm dính và bôi dầu để tăng cường chất lượng và cuốn lại thành búp sợi bằng máy đánh ống. Sau đó búp sợi được đưa đến khu vực đóng thùng, mỗi thùng gồm 6 búp sợi có trọng lượng là 30 kg và cuối cùng được chuyển sang kho chứa sản phẩm.

Các hạng mục năng lượng phụ trợ

Hệ thống tiêu thụ phụ trợ của nhà máy bao gồm:·         Nước làm mát·         Nước làm lạnh·         Nước khử khoáng·         Nước sau lọc·         Khí điều khiển và công cụ·         Hơi nước ở các áp suất khác nhau·         Nước ngưng·         Nitơ kỹ thuật và nitơ sạch

Ngoài ra nước sạch và nước cứu hỏa, nhiên liệu đốt và điện được cung cấp từ bên ngoài nhà máy. Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng để xử lý sơ bộ và kết nối với hệ thống xử lý nước thải trung tâm của khu công nghiệp Đình Vũ.

Nhà máy Polyester có hệ thống xử lý nước sạch riêng, cung cấp nước đầu vào cho các hộ tiêu thụ như hệ thống sản xuất nước khử khoáng, tháp nước làm mát, hệ thống làm lạnh, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt và nước sau lọc. Nước sạch được lấy từ đường ống cung cấp của khu công nghiệp Đình Vũ, được chứa trong bể chứa nước sạch. Sau đó nước sạch được bơm sang khu vực xử lý nước sạch (gồm 2 bộ phận là tiền xử lý và khử khoáng). Bộ phận tiền xử lý bao gồm 1 hệ thống lọc, 1 hệ thống thẩm thấu ngược RO. Bộ phận khử khoáng bao gồm hệ thống nhựa trao đổi ion. Nước đi ra từ bộ phận tiền xử lý được tách ra một phần dẫn sang bộ phận khử khoáng, còn lại để bổ sung nước làm mát và cung cấp nước sinh hoạt. Nước đi ra từ bộ phận khử khoáng là nước khử khoáng đã loại bỏ phần lớn các muối và tạp chất được sử dụng cung cấp cho lò hơi, bổ sung nước làm lạnh và các dịch vụ khác.

Nhà máy có một hệ thống gom nước ngưng condensate để cung cấp một lượng nước khử khoáng cho nồi hơi (Boiler Feed Water) và tận dụng lượng nhiệt trao đổi do ngưng hơi. Nồi hơi và hệ thống khử quá nhiệt cho phép tạo ra các dòng hơi nước ở các áp suất khác nhau.

Nhà máy có phân xưởng sản xuất khí điều khiển và khí công cụ với các áp suất khác nhau từ 4-9 barg. Một phần khí công cụ sẽ được đưa sang phân xưởng sản xuất khí nitơ kỹ thuật.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

24

Page 25: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Nitơ tiêu thụ tại nhà máy gồm 2 loại là nitơ kỹ thuật và nitơ sạch. Nitơ kỹ thuật được sản xuất từ hệ thống PSA với nguyên liệu là khí công cụ đã làm khô, còn nitơ sạch được cung cấp từ hệ thống hóa hơi nitơ lỏng lấy từ bên ngoài nhà máy.

Hệ thống cung cấp khí đốt cho nhà máy dựa trên nhiên liệu là LPG và cung cấp khí đốt cho nồi hơi và lò đốt của hệ thống HTM. LPG có thể được nhập qua đường ống hoặc xe bồn và được tồn trữ trong bể chứa LPG.

Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cho phép xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn đầu vào của trạm xử lý nước thải trung tâm khu công nghiệp Đình Vũ. Hệ thống bao gồm các công trình thu gom, xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý, sinh học, các bể trung hòa, lắng, lọc..

Các hạng mục phụ trợ và ngoại vi của nhà máy Polyester Đình Vũ.

Các hạng mục ngoại vi

Các hạng mục ngoại vi bao gồm khu bể chứa MEG, khu bể chứa LPG, nhà kho chứa sản phẩm PSF, nhà kho chứa sản phẩm filament, nhà kho và hệ thống vận chuyển nạp liệu PTA, nhà kho và hệ thống vận chuyển hạt Chip. PTA được vận chuyển từ bên ngoài nhà máy tới nhà kho. Mỗi bao PTA 1 tấn sẽ được hệ thống vận chuyển và nạp liệu đưa vào các hopper và silo trong khu vực phân xưởng trùng ngưng. Hệ thống sử dụng khí nitơ làm tác nhân đẩy, đồng thời ngăn không cho ôxy tiếp xúc với PTA, giảm nguy cơ gây cháy nổ. MEG được bơm từ cảng lỏng tới bể chứa MEG thông qua hệ thống đường ống dài.

Hạt chip sau khi đi ra từ phân xưởng tạo hạt sẽ được vận chuyển tới các silo chứa nhờ hệ thống vận chuyển. Sau đó chuyển hạt chip được chuyển xuống đóng gói và đưa vào nha kho chờ xuất xưởng.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

25

Page 26: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Các sản phẩm Filament và PSF sau khi đi ra khỏi dây chuyền sản xuất sẽ được tồn trữ trong các kho chứa sản phẩm.

2. Tìm hiểu quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm

2.1. Quy trình kiểm soát chất lượng

Công tác kiểm soát chất lượng đã được Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Hóa dầu & Xơ sợi dầu khí (PVTEX) đánh giá là công tác quan trọng hàng đầu, được chú trọng đầu tư quy mô, bài bản cả về nhân sự lẫn trang thiết bị.  

 

Sản phẩm sợi DTY được đánh giá đạt chuẩn chất lượng A của PVTEX.

Trong 2 năm xây dựng Nhà máy, toàn bộ 15 chuyên viên, kỹ sư, công nhân kỹ thuật của phòng thí nghiệm được gửi đi đào tạo bài bản tại các phòng thí nghiệm của các nước có ngành công nghiệp sản xuất xơ sợi polyester phát triển trình độ cao như Đức, Thụy sỹ, Trung Quốc. Ngay khi trở lại Nhà máy, CBCNV phòng thí nghiệp đã tiếp nhận, vận hành tốt các máy móc hiện đại xuất xứ từ các nước tiên tiến như: Instron - Mỹ, Keisokki, Intec – Nhật Bản, để phân tích, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xơ, sợi PVTEX. Ngoài ra, CBCNV phòng thí nghiệm PVTEX luôn ý thức cập nhật thông tin và các kỹ thuật thí nghiệm tiên tiến để hoàn chỉnh phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. 

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

26

Page 27: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

 

Lấy mẫu melt tại phân xưởng Trùng ngưng

Tính từ thời điểm chính thức vận hành Nhà máy, hàng ngàn mẫu sản phẩm đã được lấy mẫu, đánh giá theo đúng Quy trình. Phòng thí nghiệm Nhà máy hoạt động 24/24 giờ, cứ đúng 3 giờ phải lấy mẫu sản phẩm 1 lần. Mẫu sản phẩm đưa đến phòng thì nghiệm phải đạt độ ổn định dưới điều kiện nhiệt độ, độ ẩm chuẩn của phòng thí nghiệm trước khi kiểm tra chất lượng. Thời điểm lấy mẫu sản phẩm đều được quy chuẩn như mẫu xơ PSF phải lấy sau máy cắt khi dây chuyền đang hoạt động ổn định, còn mẫu sợi POY và DTY được lấy sau khi kiểm tra ngoại quan tại phân xưởng rồi đưa trực tiếp đến phòng thí nghiệm. Công tác kiểm tra mẫu có tính liên tục trong suốt quá trình vận hành của dây chuyền.

 

Kỹ sư phòng thí nghiệm PVTEX phân tích mẫu hạt PET chip.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

27

Page 28: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Sau khi hoàn tất công tác lấy mẫu, các nhân viên phòng thí nghiệp Nhà máy tiến hành phân tích các sản phẩm theo các chỉ tiêu thiết kế của Nhà máy. Xơ PSF có 9 chỉ tiêu quan trọng lần lượt được kiểm tra bao gồm: Độ mảnh; Cường lực tại thời điểm đứt; Cường lực tại thời điểm độ giãn dài 10%; Độ giãn dài tại thời điểm đứt; Số nếp gấp; Độ ổn định của nếp gấp; Độ lên dầu; Độ co trong không khí nóng; Lỗi nhuộm sâu. Chất lượng sợi POY và DTY được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Độ mảnh; Cường lực; Độ giãn dài tại thời điểm đứt; Độ không đồng đều của sợi POY; Độ co trong nước sôi của sợi DTY; Khả năng nhuộm của sợi DTY.

 

Công nhân kỹ thuật PVTEX kiểm tra độ mảnh của xơ PSF.

Hiện nay, phòng thí nghiệm Nhà máy sản xuát xơ sợi polyester Đình Vũ đã liên kết với các đơn vị kiểm tra chất lượng độc lập khác (trong nước và quốc tế) để trao đổi thông tin và gửi mẫu để đánh giá chất lượng khách quan đồng thời kiểm tra kỹ năng của nhân viên phân tích. Các sản phẩm được đánh giá đạt chuẩn A của phòng thí nghiệm PVTEX đều được căn cứ trên các tiêu chuẩn hiện đại, tiên tiến hàng đầu thế giới. Là một phòng ban được thành lập muộn nhất của Nhà máy nhưng phòng thí nghiệm đã có những đóng góp quan trọng trong công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm PVTEX.

2.2. Những đặc tính cơ bản của sản phẩm xơ PSF do PVTEX sản xuất

Sản phẩm xơ polyester có rất nhiều đặc tính và ứng dụng trong công nghệ dệt, có thể nhận biết sản phẩm xơ PSF chất lượng cao dựa trên 9 đặc tính cơ bản như độ mảnh, độ bền, độ giãn dài, nếp gấp, độ co nhiệt trong khí nóng... 9 đặc tính cơ bản của xơ PSF- Độ mảnh(Denier): là đại lượng đặc trưng cho độ mảnh của xơ cho biết độ dày mỏng của xơ, được tính bằng khối lượng của 9000m xơ. Denier của xơ ảnh hưởng đến denier của sợi kéo sau này. Cụ thể :Xơ càng mảnh thì sợi kéo được căng bền bởi vì trong cùng mặt cắt ngang của sợi mà như nhau, sợi chứa nhiều

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

28

Page 29: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

xơ mảnh sẽ có nhiều vật liệu hơn sợi chứa nhiều xơ thô, chính số lượng vật liệu cùng với lực liên kết ma sát của nhiều xơ làm nên độ bền của sợi sau này.

- Độ lệch so với độ mảnh chuẩn (Denier Deviation): là đại lượng đặc trưng cho độ lệch của giá trị độ mảnh thực so với giá trị độ mảnh quy ước. Độ lệch của xơ ảnh hưởng tới độ đồng đều về tính chất độ mảnh khi sản xuất sợi kéo sau này.

- Độ bền khi đứt sợi (Tenacity at Break): là đại lượng đặc trưng cho cường lực tại điểm đứt, ảnh hưởng tới độ bền khi kéo sợi sau này. Độ bền đứt phản ánh một chỉ tiêu cơ lý quan trọng của xơ được đo bằng lực làm đứt sợi. Độ bền đứt càng cao thì xơ càng dai, vải càng bền và lâu rách, thời gian sử dụng kéo dài.

- Độ giãn dài khi đứt (Elongation at Break): cho biết xơ kéo căng được bao nhiêu % so với chiều dài ban đầu khi dứt, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sợi. Độ giãn dài khi đứt cho biết sợi có thể căng ra được bao nhiêu so với chiều dài ban đầu khi sợi đứt, đo bằng %. Độ giãn dài càng cao thì sợi càng mềm mại.Vì vậy để có được loại sợi phù hợp với người tiêu dùng cần phải nắm rõ các thông số kỹ thuật khi sản xuất sợi sao cho thỏa mãn được hai chỉ tiêu quan trọng này nhằm thu được sợi vừa có độ bền cao vừa có độ giãn thích hợp.

- Nếp gấp của xơ (Number of Crimp): Số nếp gấp của xơ được tạo thành dựa vào cấu tạo và số nếp của bông xơ tự nhiên sao cho xơ hóa học tạo thành có cấu tạo gần nhất với bông xơ tự nhiên để thuận tiện cho việc kéo sợi sau này.

- Độ co nhiệt trong không khí nóng của xơ (Shrinkage in hot air 180ºC): là sự thay đổi chiều dài của xơ khi đặt trong không khí nóng 180ºC trong vòng 30’, độ co nhiệt trong không khí nóng ảnh hưởng đến quá trình dệt vải và độ co của vải được làm từ làm từ xơ đó.

- Chiều dài cắt của xơ (Cut length): chiều dài cắt của xơ mà công ty đang sản xuất có chiều dài chuẩn là 38 mm.

- Độ lệch chiều dài cắt so với quy cách (Cut length deviation): là đại lượng đặc trưng cho độ lệch của giá trị chiều dài cắt thực so với chiều dài cắt quy ước.

- Hàm lượng dầu có trong xơ(Oil Pick Up - OPU): phần trăm về khối lượng dầu so với khối lượng của xơ, ảnh hưởng tới sự giảm ma sát trong quá trình sản xuất sợi.

3. Vấn đề bảo vệ môi trường

Ngay từ ngày đầu triển khai dự án, các tiêu chuẩn về an toàn sản xuất, bảo vệ môi trường đã được Công ty cổ phần Hóa dầu & Xơ sợi dầu khí (PVTEX) cùng tổ hợp nhà thầu HEC – LGI – PVC giảm thiểu các tác động xấu, áp dụng thành công trong suốt quá trình triển khai xây dựng, áp dụng các công nghệ mới

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

29

Page 30: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

nhất để bảo vệ không khí, nguồn nước trong quá trình sản xuất Nhà máy. Với tổng đầu tư các hạng mục liên quan lên đến gần 2,5 triệu USD, Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ được đánh giá là một trong những Nhà máy hàng đầu trong giữ gìn môi trường.

3.1. Bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng Nhà máy  Trong quá trình xây dựng Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản lý dự án và tổ hợp Nhà thầu là bảo đảm tiến độ triển khai và giữ gìn môi trường khu vực thi công công trình. Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ môi trường thuộc Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, các tác động chính trong quá trình triển khai dự án bao gồm ô nhiễm môi trường không khí, nước, chất thải rắn, chất thải nguy hại. Từ đó, PVTEX cùng tổ hợp nhà thầu HEC – LGI – PVC đã đề ra các biện pháp xử lý khi thi công, đạt các tiêu chuẩn của Việt Nam về bảo vệ môi trường.

Khuôn viên cây xanh khu Nhà Điều hành

 Xuyên suốt quá trình triển khai xây dựng Nhà máy, các biện pháp giảm thiểu ô nhiểm không khí đã được áp dụng trong thực tế như: Sử dụng xe phun nước vào những ngày thời tiết nóng, khô hanh 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều để giảm thiểu mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực thi công; Các xe chở cát, sỏi, xi măng, vật liệu xây dựng bắt buộc phải phủ kín bằng bạt, không vận chuyển quá trọng tải quy định mới được phép ra vào công trường, giảm tốc độ thi công, lưu lượng vận chuyển từ 22h đến 6h sáng; Lắp đặt tường ngăn bằng tôn có chiều cao tối

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

30

Page 31: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

thiểu 2m để ngăn bụi phát tán ra bên ngoài. Ngay từ ngày đầu triển khai dự án, các phương án xử lý nước thải, nước mưa đã được thực thi một cách cụ thể, khoa học như: Xây dựng hệ thống thoát nước đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận, không gây sạt lở đất ở khu vực xung quanh, không gây lầy lội làm ảnh hưởng đến khu vực ngoài công trình; Hệ thống thoát nước mưa với chiều rộng 1m, chiều sâu 0,8m, thành và đáy được lót vải địa kỹ thuật chống thấm, trên thành chèn các bao cát chạy dọc từ công trình tới bờ tường công trình, đảm bảo không bị tràn bờ khi gặp mưa lớn. Đối với quá trình rửa phương tiện, sửa chữa thiết bị thi công đều phải thực hiện giảm thiểu tối đa việc sửa chữa xe, thiết bị thi công trong khu vực xây dựng dự án. Khu vực sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị được bố trí riêng, có hệ thống thu gom dầu mỡ, chất thải độc hại, nước rửa xe. Quy định khu vực rửa phương tiện được bố trí tại góc Tây Nam của dự án, nước thải sẽ được thu gom qua hồ lắng và chảy ra hệ thống thoát nước mưa xung quanh công trình. Trong quá trình thi công, các đơn vị thi công dự án không được phép xả nước thải trực tiếp xuống các mương, đầm, ao tiếp giám tuyến đường phía đông dự án. PVTEX cũng thiết kế theo quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt cho 200 người thi công dự án với 3 bể phốt tự hoại với công xuất 20m3/ ngày đêm. Lượng nước thải này sẽ được thu gom lắng đọng 1 ngày rồi bơm chuyển ra khu xử lý nước thải của KCN Đình Vũ theo công nghệ xử lý nước thải của CHLB Đức đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của Việt Nam theo đúng hợp đồng tiện ích được ký kết giữa PVTEX và DVIZ với công xuất 100m3/ngày đêm. Các chất thải rắn như gạch vỡ, vữa, vật liệu xây dựng, vật liệu chèn máy móc thiết bị được thu gom chuyển sang bãi chất thải của KCN, các vật liệu được tái sử dụng như đầu thừa sắt thép, mẩu que hàn, bao bì xi măng, giấy, vỏ hộp gỗ được thu gom bán cho đơn vị tái sử dụng. Các chất thải nguy hại được thu gom, xử lý và ký hợp đồng vận chuyển theo đúng theo thông tư số 12/2006/TT- BTNMT. Các đơn vị thi công đều cam kết thu gom và dọn sạch chất thải hằng ngày không để bừa bãi cản trở việc đi lại, thi công trong khu vực xây dựng Nhà máy. 3.2. Các biện pháp xử lý ô nhiễm khi hoạt động sản xuất Theo đánh giá báo cáo tác động môi trường của Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ môi trường, với các công nghệ xử lý môi trường tiên tiến hàng đầu thế giới, được áp dụng tại Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ sẽ đảm bảo 100% việc kiểm soát chất thải và không gây nguy hại đến môi trường.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

31

Page 32: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Khu xử lý nước thải Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ (ảnh Thành Công) 

Trong quá trình vận hành hệ thống cung cấp nhiệt cho sản xuất, PVTEX đã quyết định lựa chọn lò hơi dùng nhiên liệu khí hóa lỏng LPG. Việc sử dụng lò hơi với nhiên liệu là khí Gas là ưu thế tuyệt đối bảo vệ môi trường. Nhiên liệu LPG có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn than đá và dầu từ 6666,7 đến 9666,7 lần. Qua một chu trình khép kín, hơi công nghệ phát sinh từ tháp công nghệ và tháp khử hữu cơ trong công đoạn trùng ngưng của Nhà máy được thu gom và đốt trong lò đốt tại phân xưởng HTM. Khí thải chủ yếu được thu gồm CO, CO2 sau đó thải ra môi trường qua ống khói được đo và phân tích đạt tiêu chuẩn an toàn thải ra môi trường. Theo tính toán của các chuyên gia môi trường, thải lượng và nồng độ bụi, khí thải từ lò hơi thấp hơn QCVN 19:2009/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. Do vậy Nhà máy không cần đầu tư các thiết bị xử lý bụi và khí. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của máy móc được áp dụng tại nhà máy như sau: Móng máy được đúc đủ khối lượng, sử dụng bê tông mác cao, tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô tránh rung theo mặt nền, lắp đặt lò xo và đệm cao su chống rung với các thiết bị có công suất lớn, kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt, kiểm tra độ mòn của máy, bảo dưỡng bôi trơn định kỳ; Những khu sản xuất điều hành tại từng công đoạn được cách âm, triệt tiêu cộng hưởng để cán bộ điều hành, nhân viên vận hành máy không phải tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn và độ rung, công nhân làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn được trang bị nút tai chuyên dụng. Đặc biệt PVTEX chú trọng trồng cây xanh quanh khuôn viên nhà máy với độ che phủ lên đến 20% diện tích, khoảng 30.000 m2. Cây xanh sẽ làm giảm bức xạ mặt trời, tiếng ồn, ngăn bụi phát tán, lọc sạch

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

32

Page 33: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

không khí đồng thời tạo thẩm mỹ và cảnh quan môi trường. Trong thiết kế Nhà máy, thảm cỏ, dải cây xanh được đặt tại khu vực hàng rào nhà máy và khu vực tiếp giáp các phân xưởng. Bên cạnh đó PVTEX cũng đảm bảo tiêu chuẩn ô nhiễm nhiệt theo tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT tại các phân xưởng có nguy cơ ô nhiễm nhiệt như phân xưởng sấy sợi, khu vực lò hơi. Hệ thống điều hòa thông gió của Nhà máy được phân bố đều khắp các phân xưởng luôn đảm bảo tiêu chuẩn khí hậu vùng làm việc. Các công nhân làm việc khu vực tiếp xúc nhiệt lớn được cung cấp nước uống giải nhiệt để bù đắp lượng calo thất thoát, đảm bảo an toàn lao động.Được đầu tư lớn nhất trong hệ thống xử lý chất thải (gần 1 triệu USD) của Nhà máy là hệ thống xử lý nước thải cục bộ, tiền xử lý nước thải theo yêu cầu quy định của trạm xử lý nước thải tập trung KCN Đình Vũ. Hệ thống gồm các hạng mục sau: Bể điều hòa, bể xử lý SBR, bể lọc, bể chứa bùn và ép tách bùn, bể chứa nước thải khẩn cấp, các máy xục khí, các bể pha hóa chất và chất keo tụ, hệ thống bơm, các máy kiểm tra nồng độ pH, BOD, COD, TSS, lưu lượng, hệ thống đường ống và hệ thống điều hành tự động PLC. Nước thải từ các phân xưởng trùng ngưng, phân xưởng sản xuất PSF và sợi Filament được thu gom vào bể điều hòa. Nước sau khi điều hòa được bơm vào bể SBR (Senquency Batch Reactor), được điều chỉnh tự động theo chương trình trong tủ điều khiển PLC gồm 5 giai đoạn: bơm nước vào bể, khuấy trộn, sục khí, lắng, xả nước. Sau khi xử lý bằng bể SBR, nước thải được xả vào bể lọc tinh. Tại đây phần lớn các chất lơ lửng, chất keo và vi khuẩn được loại bỏ. Bùn cặn được chuyển vào bể chứa bùn, bùn được tách nước, nén và chuyển sang khu xử lý chất thải KCN Đình Vũ. Nước thải sau khi xử lý đều đạt tiêu chuẩn xử lý nước thải đầu vào của trạm xử lý nước thải KCN Đình Vũ. Trong trường hợp xảy ra sự cố, nước thải được bơm vào bể xử lý khẩn cấp, đảm bảo chứa được nước thải trong 1 ngày đêm sản xuất (600m3). Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ SBR được đánh giá tiên tiến và tiện ích nhất hiện nay, được áp dụng tại các Khu chế xuất công nghiệp Linh Trung – Đồng Nai và các Công ty lớn trên thế giới như POSSCO Enginneering & Construction Co.,Ltd. Quan trọng nhất của công nghệ SBR là hệ thống quan trắc tự động của nhà máy. Hệ thống gồm 3 phần chính: hệ thống đo và thu thấp dữ liệu nước tại hiện trường, hệ thống truyền dẫn dữ liệu, hệ thống giám sát tại trung tâm. Hệ thống sẽ lập tức phát hiện các dấu hiệu bất thường và phát ra cảnh bảo khi vượt ngưỡng chỉ số cho phép.  Riêng về các chất thải dạng rắn, chất thải độc hại, PVTEX thành lập các tổ vệ sinh môi trường phân thành 7 loại chất thải phát sinh, thu gom đóng thùng dán nhãn CTNH để vận chuyển sang khu xử lý chất thải của KCN. Chất thải nguy hại bao gồm: bao bì đựng Sb2O3, TiO2, giẻ lau dính mỡ, mỡ bôi trơn tháo từ các bộ phận máy, các loại bóng đèn hỏng, các hộp mực in từ văn phòng, các loại chai lọ đựng hóa chất từ phòng thí nghiệm. Khu chứa chất thải nguy hại được xây dựng riêng tại góc Đông Bắc của Nhà máy với diện tích 50m2, có mái che, biển cảnh báo, khi đủ khối lượng sẽ tiến hành vận chuyển đến khu xử lý chất

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

33

Page 34: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

thải của KCN Đình Vũ. Hiện nay PVTEX thành lập tổ vệ sinh môi trường gồm 15 thành viên có nhiệm vụ thu gom rác thải công nghiệp, rách thải sinh hoạt. Đầu tư phương tiện thu gom chất thải rắn với 4 thùng chứa 2,5 tấn đặt tại cồng sau của nhà máy chứa rác thải trục đường nội bộ, vườn hoa, thảm cỏ, cây xanh. Tại mỗi phân xưởng, nhà ăn, văn phòng đều đặt thùng rác theo quy định. Đầu tư các xe thu gom rác lưu động sức chứa 500 lít cho tổ vệ sinh môi trường.Bên cạnh việc đầu tư, áp dụng các công nghệ xử lý ô nhiễm, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, PVTEX cũng đầu tư rất lớn và bài bản hệ thống phòng chống cháy nổ của nhà máy, phòng chống cao nhất các rủi ro môi trường. Hệ thống phòng chống cháy nổ với các trang thiết bị theo tiêu chuẩn Châu Âu, được Phòng cảnh sát PCCC Thành phố Hải Phòng đánh giá chất lượng, khả năng hoạt động tốt. Đội PCCC của Nhà máy thường xuyên tiến hành diễn tập, kiểm tra các thiết bị an toàn PCCC của Nhà máy đề phòng các tình huống cháy nổ trong quá trình sản xuất.

Tổ phòng cháy chữa cháy học vận hành xe chữa cháy trong Nhà máy. 

Các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới đang hướng đến sản xuất, phát triển kinh tế bền vững. Trong đó, một trong những tiêu chí quan trọng là phải bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp cho tương lai. PVTEX luôn tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, đồng thời đảm bảo gìn giữ môi trường, xây dựng một Nhà máy xanh cho tương lai.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

34

Page 35: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Phần II: Thăm Quan Tổng Kho LPG Đình Vũ

A-Tổng quan về nhà máy

1. Sự hình thành

Tổng kho LPG Đình Vũ thuộc Công ty cổ phần Gas Petrolimex (PGC)

Ngày 10/5/2007, Công ty Cổ phần Gas Petrolimex chính thức tiến hành Lễ khởi công Dự án đầu tư: Kho tiếp nhận, tồn chứa và phân phối LPG Đình Vũ – Hải Phòng với sức chứa 3.000 tấn với hệ thống công nghệ hiện đại, tạo cơ sở hậu cần vững chắc cho chiến lược mở rộng thị phần của ngành hàng đặc thù LPG (Pressuried Liquefied Petroleum Gas), nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu Gas Petrolimex.

2. Đặc điểm của nhà máy

- Vị trí địa lí: Khu Công nghiệp  Đình Vũ – Hải Phòng.

- Diện tích: 20 520 m2

- Tổng sức chứa 3000 tấn LPG

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

35

Page 36: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

- Các hạng mục công trình:

+ Hệ thống công nghệ xuất nhập LPG.

+ Hệ thống công nghệ xuất  LPG cho xe ô tô chuyên dụng.\

+ Hệ thống xuất thủy LPG.

+ Sân bãi bê tông và các đường ống chữa cháy.

+ Hệ thống thiết bị và  công nghệ PCCC, báo động và điều khiển.

+ Hệ thống thiết bị và  cung cấp khí nén.

+ Nhà bơm LPG và máy nén gas.

+ Trạm chiết LPG.

- Tổng vốn đầu tư 207 tỷ  đồng

Kho LPG Đình Vũ – Hải Phòng có sức chứa 3.000 tấn gồm 02 bồn LPG hình cầu, mỗi bồn có đường kính 19m có sức chứa 1.500 tấn LPG, thân bồn được sản xuất tại Nhật Bản, được thiết kế, chế tạo và thi công theo tiêu chuẩn cao cấp nhất của Hiệp hội kĩ sư cơ khí Hoa kỳ ASME và đồng bộ với các thiết bị an toàn, được giám sát toàn diện bởi một đơn vị tư vấn quốc tế độc lập.

Bồn LPG hình cầu

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

36

Page 37: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Ngoài ra, kho gas còn có Hệ thống công nghệ LPG nhập tàu, trạm bơm và trạm xuất ôtô, xuất toa xe bồn đường sắt.Hệ thống tự động hoá, đo lường tính toán khối lượng LPG trong bồn. Hệ thống điện động lực, báo rò Gas, báo cháy tự động.Hệ thống cứu hoả tự động với 02 máy bơm cứu hoả công suất 1.200 m3/h và bồn chứa nước 2.500 m3 và nhà văn phòng 03 tầng cũng như các nhà phụ trợ khác.Tổng vốn đầu tư của dự án : 115 tỷ đồng được tài trợ bằng nguồn vốn phát hành thêm cổ phiếu cho Cổ đông hiện hữu với các chỉ số tính toán hiệu quả của dự án như sau :Giá trị hiện giá thuần (NPV): 160 tỷ đồng ; Tỷ suất nội hoàn (IRR): 22,7%Thời gian thu hồi vốn là 10 năm ( kể cả thời gian xây dựng).

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

37

Page 38: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Phần III: Thăm Quan Nhà Máy Phân Đạm Hà Bắc

A- Tổng quan về nhà máy

1. Lịch sử phát triển Ngày 18/2/1959 Chính phủ Việt Nam đã ký với Chính phủ Trung Quốc hiệp định về việc Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng nhà máy Phân đạm. Đây là món quà tặng biểu tượng cho tình hữu nghị của Đảng và nhân dân Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam.

Đầu năm 1960 nhà máy Phân đạm đầu tiên của Việt Nam được khởi công xây dựng trên mảnh đất 40ha thuộc xã Thọ Xương cách thị xã Bắc Giang về phía bắc 1km (nay thuộc phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang). Sau 5 năm xây dựng, Nhà máy đã hình thành với tổng số 130 công trình. Ngày 03/02/1965 khánh thành Phân xưởng Nhiệt điện. Ngày 19/05/1965 Phân xưởng Tạo khí đã khí hoá than thành công (đã sản xuất được khí than để làm nguyên liệu sản xuất Amôniắc). Ngày 01/06/1965 Xưởng Cơ khí đi vào hoạt động. Tuy nhiên cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã làm dang dở và kéo dài ngày sản xuất bao đạm đầu tiên  tới 10 năm sau. Để bảo vệ tính mạng của công nhân và tài sản của Nhà nước, Chính phủ đã quyết định đình chỉ việc đưa nhà máy vào sản xuất. Phân xưởng Nhiệt điện chuyển thành nhà máy Nhiệt điện Hà Bắc bám trụ sản xuất phục vụ kinh tế và quốc phòng. Xưởng Cơ khí chuyển thành Nhà máy Cơ khí hoá chất Hà Bắc sơ tán lên Lạng Giang và sản xuất theo nhiệm vụ thời chiến, Khu Hoá tháo dỡ thiết bị đưa trở lại Trung Quốc.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

38

Page 39: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Trong 2 cuộc chiến tranh phá hoại, máy bay Mỹ đã đánh phá Nhà máy Điện 52 trận với hàng ngàn tấn bom đạn. Tự vệ nhà máy đã tham gia chiến đấu 63 trận, góp phần bắn rơi một máy bay Mỹ và bắn bị thương một số chiếc khác.

         Đầu năm 1973, Nhà máy được khôi phục xây dựng và mở rộng, ngày 01/05/1975 Chính phủ hợp nhất Nhà máy Điện Hà Bắc, Nhà máy Cơ khí Hoá chất Hà Bắc và  các phân xưởng Hoá thành lập Nhà máy Phân đạm Hà Bắc. Ngày 12/12/1975 sản xuất ra bao đạm mang nhãn hiệu Lúa vàng đầu tiên. Ngày 30/10/1977 Phó Thủ tướng Đỗ Mười cắt băng khánh thành Nhà máy Phân Đạm Hà Bắc, đứa con đầu lòng của ngành sản xuất đạm Việt Nam.Năm 1976-1983 sản xuất gặp nhiều khó khăn, sản lượng năm 1981 chỉ đạt 9000 tấn đạm urê bằng 9% công suất thiết kế. Ngày 17/01/1983 Chủ tịch Hộ đồng Bộ trưởng có Chỉ thị 19-CP nhằm duy trì và đẩy mạnh sản xuất của Nhà máy Phân đạm Hà Bắc.

     Ngày 10/10/1988 Nhà máy đổi tên thành Xí nghiệp Liên hợp Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc. Ngày 13/02/1993 đổi tên thành Công ty Phân đạm và Hoá Chất Hà Bắc. Ngày 20/10/2006 chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân Đạm và  Hoá chất Hà Bắc.

     Trong quá trình phát triển, Công ty đã được sự quan tâm của các đồng chí Lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước. Các đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Trần Đức Lương đã về thăm và làm việc tại Công ty.Kể từ khi đưa Nhà máy vào sản xuất năm 1976 đến nay, Công ty đã sản xuất hơn 2 triệu tấn đạm urê, 2 tỷ KWh điện, 45.000 tấn NH3 thương phẩm, 180.000 tấn phân trộn NPK, 30.000 tấn CO2 lỏng rắn chất lượng cao, 3.500.000 chai Oxy thương phẩm, 1500 tấn than hoạt tính phục vụ nền kinh tế quốc dân. Các danh hiệu cao quý:

         - Năm 1996: Công ty được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng hai.

         - Năm 2005: Công ty được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng nhất.

         - Năm 2008: Công ty được thủ tướng Chính phủ tặng Cờ Thi đua.

         - 11 cá nhân và đơn vị được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

39

Page 40: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Năng lực sản xuất hiện tại: + urea ≥ 170 000 tấn/ năm;

NH3 ≥ 100 000 tấn/năm; CO2 lỏng, rắn ≥ 30 000 tấn/năm.

Các sản phẩm được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 từ năm 2007 và đã đạt được nhiều danh hiệu chất lượng sản phẩm có uy tín.

Các dự án trọng điểm đang triển khai: Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo - mở rộng nâng công suất

lên 500 000 tấn urea/năm; Dự án đầu tư dây truyền sản xuất hydrogen peroxide (H2O2) công

suất 10 000 tấn/năm; Dự án sửa chữa khôi phục đường sắt ga Bắc Giang - kho urea; Dự án xây dựng khu tái định cư thuộc Dự án cải tạo - mở rộng nâng

công suất lên 500 000 tấn urea/năm; Dự án cải tạo, mở rộng tuyến đường Phạm Liêu đoạn đường từ

cổng 1 đến cổng 2 (cũ); Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp

tổng thể (ERP).Nhiệm vụ quan trọng/ Chiến lược phát triển của Công ty TNHH MTV

Phân đạm và hóa chất Hà Bắc trong giai đoạn tiếp theo được xác định là góp phần đảm bảo cung ứng lượng urea cần thiết cho sản xuất nông nghiệp trong nước, hạn chế nhập khẩu như hiện nay và tiến tới xuất khẩu ra thị trường thế giới.2. Sơ đồ tổ chức

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

40

Page 41: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

B- Công nghệ của nhà máy

1. Nguyên liệu sản xuất

Nguyên liệu đầu tiên là nguồn than

2. Các sản phẩm chính của nhà máy

Ure: Sản phẩm được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000; Đạt huy chương vàng tại các Hội chợ quốc tế hàng Công nghiệp Việt Nam; Giải bông lúa vàng, Huy chương vàng Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Cần Thơ; Huy chương vàng Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Hoá chất Việt Nam; Huy chương vàng Hội chợ Công nghiệp Quốc tế Việt Nam; Cúp

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

41

Page 42: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

vàng Nông nghiệp Việt Nam và "Hàng Việt Nam chất lượng cao" do người tiêu dùng bình chọn.

CÔNG DỤNG -     Trong nông nghiệp: Dùng làm phân bón cho cây trồng.-     Trong công nghiệp: Dùng sản xuất chất dẻo, keo dán, nhựa tổng hợp, vécni và một số dược phẩm ...

CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG

-     Hàm lượng Nitơ ≥ 46%-     Biuret     ≤ 1,5%-     Hàm ẩm  ≤ 0,5%

SẢN LƯỢNG Trên 170.000 tấn/năm

Amoniac lỏng:

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

42

Page 43: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

CÔNG DỤNG - Dùng trong công nghệ lạnh và công nghiệp hoá chất.

CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG

- Hàm lượng NH3 ≥ 99.9%- Hàm lượng H2O ≤ 0.1%- Hàm lượng sắt  ≤ 2mg/lít- Hàm lượng dầu ≤ 8mg/lí

BAO BÌ - Đựng trong bình thép sơn màu vàng, P=20at, chứa 50; 60; 70 kg/bình; hoặc chứa trong Stéc.

BẢO QUẢN VẬN CHUYỂN

Không nạp NH3 lỏng đầy quá 80% thể tích thiết bị chứa.- Phương tiện vận chuyển phải có mái che, thành xe chắc chắn.- Không chở lẫn người và các vật liệu dễ cháy. Bình được xếp ở tư thế đứng một lượt. Giữa các bình phải có đệm lót. Bốc xếp nhẹ nhàng. Không để sản phẩm ở nơi có nhiệt độ cao.

SẢN LƯỢNG - Trên 100.000 tấn/năm

Cacbondioxit lỏng, rắnHệ thống sản xuất CO2 lỏng, rắn của Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc được đầu tư đồng bộ bởi thiết bị và công nghệ tiên tiến của Cộng hoà Liên bang Đức, được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000. Với sản lượng trên 30.000 tấn/năm, Công ty đang tiếp tục đầu tư mở

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

43

Page 44: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

rộng nhằm thoả mãn nhu cầu của các ngành kinh tế xã hội trong nền kinh tế quốc dân. Tất cả các sản phẩm CO2 lỏng, rắn của Công ty sản xuất đưa ra thị trường đều đạt tiêu chuẩn quốc gia, đáp ứng được các yêu cầu cao của các ngành kinh tế kỹ thuật. Sản phẩm CO2 lỏng, rắn của Công ty luôn được người tiêu dùng cả nước đánh giá là số 1 về chất lượng và khả năng đáp ứng.

Chỉ tiêu chất lượng và đặc tính sản phẩm:

*CÁCBON ĐIÔXÍT LỎNG

Hàm lượng CO2  99,9 %

Đặc tính của CO2 lỏng:

- Ở trạng thái bình thường là một chất khí không màu, không mùi, không duy trì sự cháy, nặng hơn không khí 1,5 lần.

- Không độc hại, nhưng ở nồng độ cao có thể gây ngạt thở.- Tan trong nước theo tỷ lệ 1:1.

- Ở nhiệt độ < 31,2oC và P= 75,3 at CO2 chuyển thành dạng lỏng trong suốt, tiếp tục làm lạnh đến -79oC sẽ chuyển thành CO2 dạng rắn (băng tuyết). CO2 lỏng được đóng trong bình thép chịu áp lực P= 20at; chứa 25kg sản phẩm; với khối lượng lớn có thể được nạp trong Stéc chuyên dụng để vận chuyển.

* CÁCBON ĐIOXÝT RẮN:

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

44

Page 45: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Hàm lượng CO2  99,9 %

Đặc tính của CO2 rắn:- Không độc hại- Không cháy

- Khả năng làm lạnh tốt

- CO2 có dạng đá cẩm thạch, màu trắng tinh khiết- Tỷ trọng: 1,5 kg/dm3

- Điểm sôi: -79oC (thăng hoa ở dạng khí)- Giãn nở về thể tích: 1kg DL= 750 độ giãn nở về thể tích (áp suất cao).- Năng suất làm lạnh (ở 0oC): 152 kcal/kg (gấp 2 lần năng suất làm lạnh của khối nước đá có cùng trọng lượng và gấp 3 lần khối nước đá có cùng thể tích).

3. Đi sâu tìm hiểu Công nghệ sản xuất Ure của nhà máy phân đạm Hà Bắc

3.1. Tổng quan về Ure

Ure là một hợp chất hữu cơ của Cacbon, Nitơ, Oxy và Hydro có:

+ Công thức phân tử: CON2H4 hay (NH2)2CO

+ Công thức cấu tạo:

Ure được Hilaire Rouelle phát hiện năm 1773. Nó là hợp chất hữu cơ được tổng hợp nhân tạo đầu tiên từ các chất vô cơ năm 1828 bởi Frieldrich –Woehler, bằng cách cho Xyanat Kali phản ứng với Sulfat Amoniac.

- Một số tính chất vật lý của Ure:

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

45

Page 46: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

+ Ure ở dạng tinh thể (dạng kim, lăng trụ hay tứ giác) không màu

+ Phân tử lượng: 60,07 g/mol

+ Khối lượng riêng: 750 kg/m3

+ Nhiệt độ nóng chảy 132,4oC

+ Dễ hòa tan trong nước

+ Dễ bị nhiệt phân tạo nhiều sản phẩm khác nhau

+ Nhẹ, dễ chảy nước hơn tất cả những loại phân đạm khác

+ Khi đốt có mùi khai nhưng khi cho vào kiềm thì không có mùi khai.

- Ứng dụng của Ure:* Trong công nông nghiệp:

+ Dùng làm phân bón kích thích sinh trưởng giúp cây phát triển mạnh;

+ Chất bổ sung vào thức ăn cho động vật;

+ Dùng để sản xuất lisin – một axit amino thông dụng dùng trong ngành chăn nuôi gia cầm;

+ Nguyên liệu để sản xuất chất dẻo,đặc biệt là nhựa Ure – Formaldehyd;

+ Các loại nhựa Ure được polyme hóa từng phần dùng trong ngành công ngiệp dệt có tác dụng làm phân bố đều các thành phần ép của các chất sợi;

+ Là thành phần hoạt hóa để xử lý khói thải từ động cơ diesel.

* Trong y học:

+ Sử dụng trong các sản phẩm da liễu cục bộ để giúp cho quá trình tái hiđrat hóa của da.

+ Nồng độ cao của Ure (Uremia) trong cơ thể có thể sinh ra các rối loạn thần kinh, thời gian dài bị Uremia) có thể làm đổi màu da sang màu xám.

*Trong số các sản phẩm hóa học được sử dụng phổ biến làm nguồn cung cấp phân đạm cho cây trồng như: Sulphur Amonium (SA), Nitrat Amonium (NH4NO3), Ure… thì Ure được sử dụng nhiều hơn cả vì có các ưu điểm sau:

+ Ure có thể được dùng bón cho cây trồng dưới dạng rắn, dạng lỏng tưới gốc hoặc sử dụng như phân phun qua lá đối với một số loại cây trồng.

+ Khi sử dụng, Ure không gây hiện tượng cháy nổ nguy hiểm (Nitrat Amonium rất dễ gây cháy nổ).

+ Việc sản xuất Ure thải ra ít chất độc hại cho môi trường.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

46

Page 47: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

+ Với hàm lượng đạm cao, đạt khoảng 46%, sử dụng Ure giảm bớt được chi phí vận chuyển, công lao động và kho bãi tồn trữ so với các sản phẩm cung cấp đạm khác.

+ Khi được sử dụng đúng cách, Ure làm gia tăng năng suất nông sản tương đương với các loại sản phẩm cung cấp đạm khác.

- Tình hình sản xuất Ure ở nước ta:

Hiện nay nước ta có 4 nhà máy sản xuất Ure với công suất cụ thể như sau:

+ Nhà máy đạm Phú Mỹ: công suất tối 2.200 tấn Ure/ngày, cung cấp 40% nhu cầu Ure trong nước.

+ Nhà máy đạm Cà Mau: công suất 2.350 tấn Ure/ngày, cung cấp cho thị trường 800.000 tấn Ure/năm.

+ Nhà máy đạm Ninh Bình: công suất 560.000 tấn Ure/năm

+ Nhà máy đạm Hà Bắc: công suất 180.000 tấn Ure/năm.

Như vậy 4 nhà máy đạm đã cung cấp > 2 triệu tấn Ure/năm, đủ đáp ứng nhu cầu Ure trong cả nước.

3.2. Công nghệ sản xuất Ure của nhà máy phân đạm Hà Bắc

Nguyên liệu:

Công nghệ sản xuất Ure gồm 6 công đoạn chính:

- Chế tạo khí than- Tinh chế khí- Khử vi lượng- Vận chuyển và nén khí nguyên liệu- Tổng hợp Amôniắc- Tổng hợp Ure và vận chuyển, bao gói sản phẩm.

3.2.1. Công đoạn chế tạo khí than

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

47

Page 48: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Sơ đồ công nghệ công đoạn chế tạo khí than

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

- (Không khí + Hơi nước 0,49Mpa + Than cục): được đưa vào là khí hóa, khí hóa ở nhiệt độ 1200oC. Hệ thống lò được khống chế tự động bằng hệ thống PLC (hệ thống điều khiển thấp áp).

- Các PƯ cơ bản xảy ra trong lò:

C + O2 CO2 + Q (tỏa nhiệt)

H2O + C CO2 + H2 – Q (thu nhiệt)

C + H2O CO2 + H2 + Q (tỏa nhiệt)

- Lượng khí than tạo thành được đưa tới tháp rửa bụi than cho cuốn theo. Sau khi được rửa sơ bộ bằng nước, khí than được đưa vào lò tách khí với dung tích chứa tối đa là V = 10.000m3 khí, áp lực cho phép của khí P 700mm H2O.

- Khí thải sau quá trình đốt than được đưa vào hệ thống thu hồi để sản xuất hơi:

+ Hơi 1,27Mpa đưa đi sản xuất Ure+ Hơi 0,49Mpa đưa đi sản xuất Amôniắc.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

48

Page 49: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

- Thành phần khí than: như trên sơ đồ

Xưởng tạo khí:- Xưởng tạo khí có 150 cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC)- Nhiệm vụ: chế tạo khí than cho quá trình sản xuất Amôniắc lỏng.- Xưởng gồm: 10 lò khí hóa, 8 lò vận hành, 2 lò dự phòngSản lượng mỗi lò bình quân là: 6000 7000m3 khí tiêu chuẩn /1 giờ.

3.2.2. Công đoạn tinh chế khí

Công đoạn tinh chế khí gồm 4 phần:

- Phần 1: Khử bỏ H2S thấp áp trong dung dịch Tananh

- Phần 2: Chuyển hóa CO

- Phần 3: Khử bỏ H2S trung áp

- Phần 4: Khử bỏ CO2

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

49

Page 50: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Sơ đồ công đoạn tinh chế khí

3.2.2.1. Khử bỏ H2S thấp áp trong dung dịch Tananh

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

- Hỗn hợp khí than có hàm lượng H2S khoảng 1000mg/m3 được đưa đến tháp hấp thụ.- Dung dịch Tananh được bơm lên đỉnh tháp qua vòi phun đi xuống tầng đệm phía dưới. Tại đây xảy ra PƯ hấp thụ:

Na2CO3 + H2S NaHS + NaHCO3

- Dung dịch sau khi hấp thụ được đưa đến hệ thống tái sinh. Dung dịch sau khi được tái sinh được quay trở lại tháp hấp thụ.

- Còn hiếu khí sau khi được tách khỏi dung dịch, đưa đến phòng khí thu hồi tạo thành các sản phẩm.

- Hỗn hợp khí ra khỏi tháp hấp thụ có hàm lượng H2S 150mg/ m3 được máy nén khí gộp vào đoạn 1.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

50

Page 51: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Sơ đồ khử bỏ H2S thấp áp trong dung dịch Tananh

3.2.2.2. Chuyển hóa khí CO

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

- Hỗn hợp khí than sau khi được khử bỏ phần lớn hàm lượng H2S được máy nén khí gộp vào đoạn 1. Chuyển sang đoạn 3 máy nén khí, hỗn hợp khí than có áp lực P = 21atm. - Sau đó được đưa tới công đoạn chuyển hóa khí CO, tại đây diễn ra PƯ:

CO + H2Ohơi CO2 + H2 + Q

Chuyển hóa CO là quá trình thực hiện phản ứng giữa CO và hơi nước khi có mặt xúc tác rắn là CoS và MoS tạo ra khí Hydro là khí nguyên liệu để tổng hợp Amôniắc và khí CO2 được loại bỏ luôn bằng phương pháp hấp thụ.

Nhiệt độ ở lò 1 là 380oC và ở lò 2 là 280oC. Hàm lượng CO ra khỏi lò 1 còn khoảng 13% và ra khỏi lò 2 còn khoảng

1,5%.

- Hỗn hợp khí ra khỏi lò 2 gọi là khí biến đổi được đưa đến công đoạn khử bỏ H2S trung áp.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

51

Page 52: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Sơ đồ chuyển hóa khí CO

3.2.2.3. Khử bỏ H2S trung áp

Sơ đồ khử bỏ H2S trung áp

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

52

Page 53: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

- Do dung dịch khử bỏ CO2 bị biến chất, nếu có mặt của hàm lượng H2S lớn và xúc tác chuyển hóa cũng có tác dụng chuyển các chất có chứa lưu huỳnh dạng hữu cơ thành H2S. Phải tiếp tục khử bỏ H2S trước khi đưa sang công đoạn khử CO2.- Phần này tương tự như hệ thống khử bỏ H2S thấp áp.

Tuy nhiên hàm lượng H2S vào hệ thống khoảng 220mg/m3, Còn hàm lượng H2S ra khỏi hệ thống chỉ còn khoảng 5mg/m3.

3.2.2.4 Khử bỏ CO2 Nhà máy sử dụng dung dịch kiềm kali lỏng để hấp thụ gần như hoàn toà lượng CO2 có trong hỗn hợp khí.

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:- Khí vào tháp hấp thụ có hàm lượng CO2 khoảng 34% được đi vào từ dưới tháp hấp thụ.- Dung dịch hấp thụ được bơm lên đỉnh tháp vào vòi phun đi xuống tầng đệm nhựa PE. Ở đó xảy ra PƯ hấp thụ:

K2CO3 + H2O + CO2 2 KHCO3

- Dung dịch sau khi hấp thụ được bơm thu hồi năng lượng đưa vào hệ thống tái sinh. Tại đây diễn ra PƯ nhả CO2 , dung dịch được phục hồi khả năng hấp thụ quay trở lại tháp hấp thụ, còn CO2 thoát ra có nồng độ 95% được đưa đến công đoạn tổng hợp Ure.- Hỗn hợp khí than ra khỏi công đoạn khử CO2 (với hàm lượng CO < 2% và hàm lượng CO2 < 0,5%) gọi là khí tinh chế được quay trở lại đoạn 4 máy nén khí.

Sơ đồ khử bỏ khí CO2

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

53

Page 54: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

3.2.3. Công đoạn khử vi lượng

- Hỗn hợp khí tinh chế được máy nén khí nén đến 130atm và đưa vào tháp khử CO (còn gọi là tháp đồng).

Ở đó diễn ra PƯ: Cu(NH3)2AC + CO + NH3 Cu(NH3)3COAC + Q

- Ra khỏi tháp đồng, hỗn hợp khí tiếp tục được đưa vào tháp khử bỏ CO2 còn lại trong hỗn hợp khí và dung dịch nước Amôniắc (hay còn gọi là tháp kiềm).

Tại đây diễn ra PƯ:

(NH4)2CO3 + CO2 + H2O 2 NH4HCO3 + Q

- Sau khi ra khỏi tháp kiềm, hỗn hợp khí có hàm lượng CO và CO2 < 20ppm còn được gọi là khí tinh luyện được đưa vào đoạn 6 máy nén khí.

- Dung dịch đồng sau khi khử bỏ CO được đưa đến hệ thống tái sinh dung dịch để khôi phục lại khả năng hấp thụ rồi quay trở lại tháp hấp thụ.

PƯ tái sinh dung dịch:

Cu(NH3)3COAC Cu(NH3)2AC + CO + NH3 - Q - Còn dung dịch kiềm sau khi hấp thụ được đưa vào một thùng chứa tuần hoàn. Ở đây, người ta tịnh tiến thải bỏ dung dịch sau hấp thụ và bổ sung nước Amôniắc mới vào.

Sơ đồ hệ thống khử vi lượng

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

54

Page 55: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

3.2.4. Công đoạn vận chuyển và nén khí nguyên liệu

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

- Công đoạn thứ tư là hệ thống vận chuyển và nén khí nguyên liệu hay còn gọi là máy nén khí Hydro – Nitơ. Máy nén có 6 đoạn, sau mỗi đoạn là hệ thống thiết bị làm lạnh, phân ly.

- Hỗn hợp khí than vào đoạn 1 có áp lực là 500mmH2O và ra khỏi đoạn 3 có áp lực là 21atm.

- Hỗn hợp khí than qua đoạn 3 đến công đoạn tinh chế rồi quay trở lại đoạn 4 máy nén.

Hỗn hợp khí tinh chế vào đoạn 4 máy nén có áp lực 77atm.

- Hỗn hợp khí tinh chế sau khi được nén đến 130atm ở đoạn 5 được đưa đến công đoạn khử vi lượng. Sau khi khử bỏ gần hết (CO + CO2) hỗn hợp khí có thành phần: (CO + CO2) < 20ppm, còn được gọi là khí tinh luyện được quay trở lại vào đoạn 6 máy nén. Sau khi ra khỏi đoạn 6, hỗn hợp khí tinh luyện có áp lực 300atm được đưa tới công đoạn tổng hợp Amôniắc.

Sơ đồ hệ thống vận chyển và nén khí nguyên liệu

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

55

Page 56: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

3.2.5 Công đoạn tổng hợp Amôniắc

3.2.5.1 Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Sơ đồ tổng hợp NH3

- Hỗn hợp khí tinh luyện được đưa đến từ đoạn 6 máy nén có áp lực 300atm được trộn với hỗn hợp khí tuần hoàn của hệ thống làm lạnh, phân ly. Sau đó hỗn hợp khí được đưa vào tháp tổng hợp NH3 ở đó xảy ra PƯ:

3H2 + N2 2 NH3 khí + Q (Dưới tác dụng của xúc tác Fe ở 500oC)- Hỗn hợp khí ra khỏi tháp tổng hợp có hàm lượng NH3 17% và nhiệt độ 330oC, được đưa đến nồi hơi để tận dụng nhiệt sản xuất.- Hỗn hợp khí ra khỏi nồi hơi có nhiệt độ 220oC, được đưa đến thiết bị trao đổi nhiệt (TĐN) cho hỗn hợp khí vào tháp được gọi là thiết bị TĐN bằng nước. Tại đây, NH3 khí có hàm lượng 17% được ngưng tụ thành NH3 ra khỏi thiết bị TĐN bằng nước.- Hỗn hợp khí có hàm lượng NH3 10% đến thiết bị phân ly gọi là thiết bị phân ly lần 1 để tách NH3 lỏng ra khỏi hỗn hợp khí. NH3 lỏng sau khi được tách ra được đưa ra một đĩa trung gian rồi đưa tới các kho cầu. Hỗn hợp khí chứa 10% NH3:

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

56

Page 57: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

+ Một phần nhỏ đưa đến công đoạn thu hồi để duy trì hàm lượng CH4 có trong hỗn hợp khí khoảng 10%.+ Phần lớn gọi là khí tuần hoàn được đưa đến máy nén kiểu tuốc bin để bù áp do giảm áp suất gây ra trong quá trình phòng không, do trở lực của hệ thống và do PƯ tổng hợp NH3, rồi được trộn với khí mới từ đoạn 6 máy nén sang đưa vào TB làm lạnh. Ra khỏi TB làm lạnh, hàm lượng NH3 còn khoảng 8% tiếp tục xuống TB phân ly. Lượng NH3 lỏng phân ly ở đây còn gọi là TB phân ly lần 2, được đưa về bồn chứa rồi được nén ra kho cầu.- Hỗn hợp khí có hàm lượng NH3 3% được đưa vào tháp tổng hợp hoàn thành một hệ thống tuần hoàn khép kín.

3.2.5.2. Kho chứa NH3 lỏng

Kho chứa NH3 lỏng

- Gồm 4 kho chứa NH3 lỏng. - Dung tích chứa tối đa của mỗi kho là 165m3.

3.2.5.3. Phòng khống chế tổng hợp NH3

Gồm 4 máy tính:+ 2 máy điều khiển khống chế hệ thống tinh chế khí;+ 1 máy điều khiển khống chế hệ thống khử vi lượng;+ 1 máy điều khiển khống chế hệ thống tổng hợp NH3.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

57

Page 58: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Phòng khống chế tổng hợp NH3

3.2.6. Công đoạn tổng hợp Ure, vận chuyển và bao gói sản phẩm

Sơ đồ hệ thống tổng hợp Ure

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

58

Page 59: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Công đoạn này được chia làm 5 công đoạn nhỏ:- Nén khí nguyên liệu CO2

Bơm cao áp để bơm dung dịch NH3, bơm dung dịch Cacbamat tuần hoàn- Công đoạn tổng hợp- Công đoạn bảo quản- Công đoạn vận chuyển và bao gói sản phẩm. 4. Các phân xưởng phụ trợ của nhà máy đạm Hà Bắc

4.1. Xưởng nhiệt

- Có 282 cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC)

- Nhiệm vụ: sản xuất hơi áp lực 3,43 MPa để sản xuất điện; hơi 0,49Mpa và 1,27 Mpa để sản xuất Amoniac và Ure

- Hiện tại có: 5 lò sản xuất 35 tấn hơi 3,27Mpa /giờ 2 lò hơi với sản lượng 75 tấn hơi 3,43Mpa /giờ

- 3 tuốc bin có công suất hàng 60 vạn Oát và 2 tuốc bin công suất 12 MW.

- Dung lượng điện tối đa: 36 MW

4.2. Xưởng than

- Có 90 CBCNVC

- Nhiệm vụ: vận chuyển than vào lò và cung cấp than cho các hộ tiêu dùng.

4.3. Xưởng sửa chữa và lắp đặt thiết bị hóa chất

- Có 121 CBCNVC

- Nhiệm vụ: sửa chữa, phân loại thiết bị và gia công chi tiết cho toàn dây chuyền sản xuất.

4.4. Xưởng đo lường và tự động hóa

- Có 98 CBCNVC

- Nhiệm vụ: vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng tất cả thiết bị cho toàn dây chuyền sản xuất.

4.5. Phòng kiểm tra chất lượng sản xuất (phòng KCS)

- Có 43 CBCNVC

- Nhiệm vụ: kiểm tra chất lượng nguyên liệu và chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.

4.6. Xưởng nước

- Có 104 CBCNVC

- Nhiệm vụ: cung cấp nước nguyên, nước tuần hoàn và nước khử khoáng phục vụ sản xuất điện, hơi và Ure.

4.7. Xưởng điện

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

59

Page 60: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

- Có 162 CBCNVC

- Nhiệm vụ: vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt toàn bộ thiết bị điện cho toàn dây chuyền sản xuất.

4.8 Xưởng CO2

- Có 86 CBCNVC

- Nhiệm vụ: sản xuất CO2 lỏng với công suất 120 tấn CO2 /ngày.

5. So sánh công nghệ sản xuất Ure của đạm Hà Bắc và đạm Phú Mỹ

Sơ đồ chi tiết công nghệ tổng hợp Ure của nhà máy đạm Phú Mỹ

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

60

Page 61: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

* Giống nhau:

Đều sử dụng công nghệ thu hồi hoàn toàn:Khí NH3 và CO2 thu hồi từ dòng công nghệ của tháp tổng hợp trong các công đoạn phân hủy ở các áp suất khác nhau (cao áp, trung áp va thấp áp) được hấp thụ trong nước và được tái tuần hoàn trở lại cho tháp tổng hợp dung dịch cacbamat amoni lỏng có chứa Amoniac.* Khác nhau

Chỉ tiêu so sánh Đạm Hà Bắc Đạm Phú Mỹ

Hấp thụ H2S

- H2S thấp áp được hấp thụ trong dung dịch Tananh (Na2CO3)

- H2S trung áp được hấp thụ trong dung dịch Tananh sau khi qua công đoạn chuyển hóa CO CO2

H2S được hấp thụ bởi kẽm oxit (ZnO) trong 2 bình hấp thụ đặt nối tiếp nhau.

Reforming khí nhiên liệu

Không có quá trình Reforming khí nguyên liệu

Reforming sơ cấp và thứ cấp theo PƯTQ:

CH4 + H2O CO + H2

Xúc tác để thực hiện quá trình chuyển hóa CO

Cả hai giai đoạn chuyển hóa CO đều sử dụng XT là: CoS và MoS

- Chuyển hóa CO ở to cao dùng Xt: SK- 201- 2 (oxit Crom tăng cường bằng oxit Sắt)- Chuyển hóa CO ở to thấp dùng Xt: SK- 821 - 2 (hai lớp Xt khác nhau: lớp trên

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

61

Page 62: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

cùng là chất Xt nền Crom LSK; lớp còn lại là LK- 821 - 2 chứa oxit đồng, crom và nhôm

Quá trình khử bỏ CO2

Hấp thụ CO2 bằng dung dịch K2CO3:K2CO3 + CO2 + H2O 2KHCO3

Hấp thụ CO2 bằng dung dịch MDEA chứa 40% MDEA và 3% piperazine, chất này để giúp tăng tốc độ truyền khối của CO2 từ pha khí sang pha lỏng.

(HO – CH2 - CH2)2 - NH + CO2 + H2O

Công nghệ tạo Urê Bốc hơi cô đặc (ở áp suất khí quyển) 2 đoạn nối tiếp nhau.

Cô đặc trực tiếp (gia nhiệt dung dịch dưới áp suất chân không để tách nước) 2 đoạn nối tiếp nhau.

6. Vấn đề bảo vệ môi trường6.1. Các dòng thải chính trong công nghệ sản xuất urea Hà Bắc 6.1.1. Xưởng tạo khía) Khí thải và tiếng ồn

Khí thổi gió phóng không từ 2 lò tạo khí không có hệ thống thu hồi khí thổi gió, mặc dù hiện nay 2 lò tạo khí này chủ yếu ở chế độ làm việc dự phòng. Khí thổi gió có thành phần ô nhiễm điển hình là hàm lượng CO lớn, ngoài ra có CO2, NOx, H2S, bụi,….

Khí thải từ hệ thống thu hồi khí thổi gió đối với 8 lò tạo khí còn lại. Hệ thống thu hồi khí thổi gió được thiết kế và lắp đặt từ năm 2002 bởi các chuyên gia Trung Quốc, là một bước cải tạo công nghệ và môi trường quan trọng của Công ty. Nhờ đó, tận thu được nhiệt khí thổi gió để sản xuất 12 – 16 tấn hơi bão hòa 1,37 MPa/h đồng thời xử lý triệt để CO đến mức cho phép. Tuy nhiên, khí thải sau đó có hàm lượng lớn CO2 mặc dù hiện tại Luật pháp môi trường không yêu cầu xử lý CO2.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

62

Page 63: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Bụi chủ yếu gây ô nhiễm khu vực sản xuất như kho than, băng tải than, các bộ phận xúc than và tro xỉ thủ công. Bụi trong khí than ẩm được tách triệt để nhờ lắng ở lò đốt, qua thủy phong túi rửa, các tháp rửa, lắng ở két khí và bởi lọc bụi tĩnh điện.

Tiếng ồn phát sinh ở các quạt không khí vào lò tạo khí.b) Nước thải

Nước thải hấp thụ các chất ô nhiễm có từ trong than như CN−, H2S, NH3, … và mang theo nhiệt gây ô nhiễm cho nguồn nước.Nước thải phát sinh từ các thiết bị khử bụi, làm mát khí than ẩm như các thủy phong túi rửa, các tháp rửa, két khí, lọc bụi điện với lượng nước khá lớn. Nước thải này được đưa về 6 bể lắng. Nước làm mát xỉ than được cho xuống rãnh về 3 bể lắng than trước, rồi cũng đưa về 6 bể lắng. Sau đó, nước được đưa về bể lắng trung gian. Tại đây tiến hành sục khí CO2 để khử độc CN− theo cơ chế tạo ra H2CO3 đẩy CN− khỏi HCN thành HOCN ít độc hại hơn, rồi nhờ oxy không khí thủy phân HOCN thành NH3 và CO2. Cũng tại đây có 3 bơm nước nóng bơm nước lên 2 tháp làm lạnh. Tháp làm lạnh có các vòi phun nước rơi xuống giàn làm mát bằng đệm tre hoặc gỗ, phía trên còn lắp 2 quạt trục lưu để hút không khí tăng cường làm mát nước, phía dưới là bể chứa nước lạnh. Nước lạnh được 3 bơm nước lạnh bơm tuần hoàn. Do nước tuần hoàn bị tổn thất nên thường xuyên được bơm nước bổ sung.c) Chất thải rắn

Bụi thu từ các bể lắng được định kỳ thu vét, giẻ dầu, đệm tre hoặc gỗ được thu gom đem đốt tận thu nhiệt ở xưởng Nhiệt điện.

Tro xỉ than được thu gom về bãi chứa để bán cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng.

6.1.2. Xưởng NH3

a) Khí thải và tiếng ồn Khí thải chứa chủ yếu H2S từ công đoạn tái sinh dung dịch keo

tananh từ tháp khử H2S thấp áp để thu hồi lưu huỳnh. Khí thải ra sau công đoạn thu hồi NH3từ khí thải bỏ và khí thùng

chứa có thành phần CH4 dễ cháy được đem đốt tận thu nhiệt. Khí rò rỉ từ các thiết bị, đường ống có chứa CO, H2S, H2 dễ gây

cháy nổ, ngộ độc nên luôn được chú ý đề phòng an toàn. Tiếng ồn phát sinh nhiều nhất từ máy 6 cấp chạy 24/24 và từ các

bơm hóa chất khi hoạt động.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

63

Page 64: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

b) Nước thải Một lượng lớn nước cấp để làm mát các thiết bị sau đó được tuần

hoàn và không gây ô nhiễm. Nước thải do rò rỉ các dung dịch hấp thụ ở các công đoạn tinh chế

khí. Nước thải chưa NH3 loãng sau tháp chưng thu hồi NH3 ở công đoạn

khử vi lượng khí. Các dung dịch hấp thụ thải do mất năng lực làm việc. Dầu bôi trơn xilanh 1,5kg/h/1đoạn của máy nén 6 cấp; 18000l dầu

bôi trục tuần hoàn/ 15000 h làm việc của máy nén 6 cấp. c) Chất thải rắn

Chất thải rắn chủ yếu là các thùng chứa dầu bôi trơn, thùng đựng hóa chất và chất xúc tác hết hoạt lực.

6.1.3. Xưởng Ureaa) Khí thải và tiếng ồn

Khí thải được phóng không từ thiết bị hấp thụ khí cuối có thành phần chủ yếu là NH3.

Khí thải trong tháp tạo hạt mang theo một lượng hơi nước và bụi urea.

Tiếng ồn do các quạt hút không khí ở tháp tạo hạt.b) Nước thải

Nước thải từ hệ thống cô đặc và một số công đoạn khác được tập trung về thiếtt bị chưng thu hồi NH3 . Tại đây nước thải có chứa khoảng 0,7 – 1% NH3 và 1 – 1,5% urea.c) Chất thải rắn

Urea rơi vãi, bao bì hỏng trong quá trình đóng bao, lưu kho.

6.1.4. Các dòng thải khác

Ngoài các dòng thải công nghệ như trên còn có nước thải và chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khu hành chính và sinh hoạt của cán bộ và công nhân.

Bụi phát sinh do hoạt động vận chuyển hàng hóa và vật liệu, đặc biệt ở tuyến đường trước Công ty gây ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư gần đó.

6.2. Khắc phục vấn đề môi trường trong sản xuất urea Hà Bắc

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

64

Page 65: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Khắc phục vấn đề môi trường trong sản xuất những giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ Luật pháp về môi trường, đồng thời có ý nghĩa kinh tế giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng tầm thương hiệu. Thực tế Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc nhận thức rõ điều này và đã thực hiện những hành động cụ thể.

Phòng Kỹ thuật an toàn-môi trường có chức năng nhiệm vụ chính đối với các vấn đề an toàn lao động và môi trường.

Các hoạt động của Công ty để giải quyết vấn đề môi trường của mình: Năm 2002 thực hiện dự án cải tạo dây chuyền sản xuất do các

chuyên gia Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó có module thiết kế và lắp đặt hệ thống thu hồi khí thổi gió cho phép tận thu nhiệt và xử lý dòng khí thải điển hình.

Nước thải công nghệ chứa hàm lượng N cao trước đây thải trực tiếp ra kênh mương tưới tiêu thủy lợi của các khu vực xung quanh nhưng hiện tại cũng được xử lý nhờ tuần hoàn và thu hồi trước khi thải ra môi trường.

Đối với chất thải nguy hại như dầu xi lanh và dầu bôi trơn trục thải, thùng hóa chất, chất xúc tác mất hoạt tính và các dung dịch hấp thụ hết khả năng làm việc được phân loại, lưu giữ riêng và Công ty thuê đơn vị ngoài về xử lý.

Các giải pháp cho phép giảm dòng thải tại nguồn sau đây nằm trong quy trình của từng cương vị:

Kiểm soát tốt chất lượng than đầu vào; Vận hành đúng quy trình, thao tác chính xác giúp nâng cao hiệu

quả sản xuất, giảm định mức tiêu thụ điện, nước và hóa chất; Bảo ôn tốt hệ thống đường ống dẫn hơi, dung dịch để tránh thất

thoát nhiệt gây lãng phí nhiên liệu; Kiểm soát, khắc phục những điểm rò rỉ tại các máy bơm, thiết

bị, đường ống dẫn bảo đảm tránh xảy ra các sự cố. Nước thải sinh hoạt được xử lý tập trung, chất thải rắn sinh hoạt có

quy định thu gom, phân loại. Hoạt động vệ sinh khu vực sản xuất và môi trường cảnh quan được

thực hiện thường ngày, các khuôn viên trồng cây xanh và hoa giúp cải thiện môi trường lao động rất nhiều.

Thường xuyên tổ chức hoạt động truyền thông môi trường và huấn luyện an toàn lao động cho cán bộ, công nhân.

Thực tế dựa vào quan sát sơ bộ có thể đánh giá hệ thống quản lý môi trường hiện tại của Công ty hoạt động tương đối tốt. Mặc dù vậy, theo tìm hiểu

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

65

Page 66: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

thì đến thời điểm hiện tại Công ty chưa tiến hành đánh giá sản xuất sạch hơn, hay xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 và nhận thức của một số cán bộ, công nhân khi được hỏi về những vấn đề này còn hạn chế.

Một mặt khác cần nhìn nhận rằng dây chuyền sản xuất urea Hà Bắc đang vận hành đã rất lạc hậu, định mức tiêu thụ tài nguyên cao và phát sinh nhiều dòng thải. Tuy nhiên trong chiến lược phát triển Công ty thời gian tới mà cụ thể là Dự án cải tạo – mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc trực thuộc được khởi công ngày 28/ 11/ 2010 thì vấn đề vừa nêu có thể được giải quyết triệt để. Theo đó:

Bỏ toàn bộ công đoạn khí hoá than, khí than cung cấp cho dây chuyền sản xuất hiện có được lấy từ dây chuyền mới;

Bỏ toàn bộ công đoạn khử lưu huỳnh trong khí than ẩm hiện có, chỉ tận dụng hệ thống tái sinh dung dịch keo tananh và các thiết bị chứa dung dịch;

Cải tạo hệ thống thiết bị của công đoạn biến đổi CO cho phù hợp với dây chuyền sản xuất sau cải tạo;

Đầu tư mới 4 máy nén khí N2-H2kiểu piston phù hợp với dây chuyền sản xuất sau cải tạo để thay thế máy nén 6 cấp hiện có;

NH3 của dây chuyền sản xuất sau cải tạo sẽ được chứa chung vào kho chứa NH3của dây chuyền sản xuất mới nên toàn bộ kho chứa NH3 hiện có sẽ bỏ;

Xây mới và cải tạo các trạm nước tuần hoàn hiện có bảo đảm toàn bộ nước làm lạnh dùng nước tuần hoàn;

Yêu cầu về xử lý môi trường: toàn bộ các chất thải khí, lỏng và rắn trước khi thải ra môi trường phải xử lý đạt các tiêu chuẩn mới nhất của Việt Nam; môi trường vi khí hậu – tiếng ồn cũng phải xử lý đạt các tiêu chuẩn mới nhất của Việt Nam.

Dự án này có tổng trị giá 568,6 triệu USD dự kiến hoàn thành trong năm 2014 không những có ý nghĩa kinh tế − xã hội quan trọng cho tỉnh Bắc Giang và ngành công nghiệp phân bón Việt Nam, đồng thời có ý nghĩa lớn về môi trường và giúp nâng tầm thương hiệu Đạm Hà Bắc.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

66

Page 67: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Phần IV: Thăm Quan Viện Hóa Học Công Nghiệp

A-Tổng quan về Viện hóa học công nghiệp

1. Lịch sử phát triển

Tiền thân của Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam là Phòng Thí nghiệm của Bộ Công Thương, hình thành trên cơ sở phòng thí nghiệm của sở mỏ Đông Dương cũ, năm 1955. Năm 1956, khi Bộ Công Thương tách thành Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp, phòng thí nghiệm này trở thành Viện Nghiên cứu công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp. Năm 1957, Viện nghiên cứu công nghiệp được đổi tên thành Viện Hóa học. Năm 1964, theo quyết định số 75 CP/TTg, ngày 30 tháng 4 năm 1964 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng, Viện nghiên cứu Hóa học hợp nhất với Phòng Hóa học thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước thành Viện Nghiên cứu Hóa học thuộc Bộ Công nghiệp nặng. Năm 1969, Viện Nghiên cứu hóa học đổi tên thành Viện Hóa học Công nghiệp. Và năm 2007 đổi tên thành Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

67

Page 68: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

2. Sơ đồ tổ chức

3. Nhiệm vụ chức năng

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn ngành Hóa chất;

- Nghiên cứu khoa học công nghệ hóa học, triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, bao gồm: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm để tạo ra công nghệ, sản phẩm, vật liệu và thiết kế, chế tạo thiết bị cho ngành công nghiệp hóa chất và các ngành kinh tế khác;

- Thực hiện các nhiệm vụ khoa học – công nghệ, dịch vụ khoa học – công nghệ với các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước;

- Tư vấn cho các đơn vị kinh tế trong ngoài ngành về khoa học kỹ thuật và đầu tư cho khoa học kỹ thuật; tham gia lập và thẩm định các dự án, phương án khoa học kỹ thuật; soạn thảo và chuyển giao công nghệ;

- Phân tích, giám định các loại tài nguyên, khoáng sản, hóa chất, nguyên liệu, thành phẩm; cung cấp các dịch vụ, tư vấn, giám sát, đánh giá tác động môi trường và công nghệ xử lý môi trường;

- Thực hiện liên kết, hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đầu tư trực tiếp và dịch vụ khoa học – công nghệ với các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước;

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

68

Page 69: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ của ngành hóa chất; tổ chức đào tào đại học, trên đại học, công nhân kỹ thuật phục vụ sản xuất – kinh doanh chuyên ngành;

- Tổ chức các hoạt động thông tin khoa học, công nghệ và kinh tế ngành hóa chất;

- Trực tiếp kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật mới, sản phẩm mới, vật tư, thiết bị, dây chuyền công nghệ hóa chất và các ngành công nghiệp khác.

4. Lĩnh vực hoạt động

- Công nghệ lọc hóa dầu, nhiên liệu sạch và chế tạo xúc tác;

- Tổng hợp hữu cơ, các chất hoạt động bề mặt và các chất màu hữu cơ;

- Công nghệ tách chiết, chế biến các hợp chất thiên nhiên và các chất tẩy rửa;

- Vật liệu cao phân tử, vật liệu nano, composit, polyme phân hủy sinh học, sơn và keo dán;

- Dầu nhờn, mỡ bôi trơn và bảo quản, các phụ gia cho dầu mỡ;

- Hóa chất tinh khiết, hóa chất dược dụng;

- Phân tích hóa học, phân tích hóa lý và tiêu chuẩn hóa;

-  An toàn hóa chất và công nghệ xử lý môi trường;

-  Công nghệ các hợp chất vô cơ, phân bón;

-  Công nghệ sinh học và các chế phẩm;

- Hóa chất bảo vệ thực vật và các chất kích thích sinh trưởng

5. Các dự án

-Dự án đã được đầu tư: Dự án xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về công nghệ lọc-hóa dầu.

-Dự án đang được đầu tư: Dự án sản xuất formalin, dự án sản xuất biodiesel.

-Dự án dự kiến sẽ đầu tư: Dự án sản xuất sorbitol

B- Phân xưởng oxy hóa Parafin sản xuất thuốc tuyển

1. Khái niệm về chất hoạt động bề mặt- thuốc tuyển

1.1. Chất hoạt động bề mặt

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

69

Page 70: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Định nghĩa: CHĐBM là những chất có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch

Cấu tạo và tính chất:

Mỗi phân tử CH ĐBM gồm 2 phần : 1 phần không phân cực, kỵ nước (gốc hydro cacbon); 1 phần phân cực, ưa nước ( các nhóm chức axit, rượu, amin…)

Các phân tử CH ĐBM tập trung nhiều trên bề mặt dung dịch , chiếm 1 phần diện tích bề mặt. Nếu đầu phân cực càng mạnh và gốc R càng lớn thì khả năng làm giảm sức căng bề mặt càng cao.

1.2. Thuốc tuyển quặng

Là các hóa chất dùng để làm giàu quặng bằng phương pháp tuyển nổi

Tuyển nổi là quá trình công nghệ tuyển dựa trên sự khác nhau về năng lưọng bề mặt riêng (tính dính ướt bề mặt), khả năng bám dính lên bề mặt phân chia các pha như nước-không khí hoặc nước-dầu của các loại hạt khoáng vật để phân chia chúng thành các sản phẩm nổi và không nổi. Đây là phương pháp vạn năng, được dùng để tuyển tất cả các loại khoáng sản có ích có độ xâm nhiễm mịn và rất mịn, cũng như dùng dể tận thu khoáng vật có ích chứa trong bùn thải của các xưởng tuyển trọng lực và tuyển từ, xử lí nước thải công nghiệp và dân dụng để tận thu chất có ích và chống ô nhiễm môi trường.Thuốc tập hợp.

Đó là những CHĐBM tác dụng một cách chọn lựa lên bề mặt những hạt khoáng vật nhất định và làm cho bề mặt đó có tính kị nước.Thuốc tập hợp tác dụng tập trung trên bề mặt phân chia pha khoáng vật-nước do đó làm kị nước bề mặt hạt khoáng vật và đảm bảo khả năng bám dính cần thiết của nó vào bóng khí để cùng nổi lên.

Có rất nhiều phương pháp chế tạo thuốc tuyển quặng từ các nguồn nguyên liệu khác nhau : tổng hợp từ nguyên liệu là sản phẩm dầu mỏ , từ dầu thực vật, mỡ động vật...Tuy nhiên dầu thực vật và mỡ động vật còn là nguyên liệu được dùng nhiều trong ngành thực phẩm vì vậy chế tạo thuốc tuyển từ nguồn nguyên liệu hóa dầu trên cơ sở oxy hóa các phân đoạn parafin lỏng là có triển vọng hơn cả.

2. Quá trình oxy hóa

2.1. Lý thuyết quá trình oxy hoá

Quá trình oxy hoá có ý nghĩa lớn trong công nghiệp tổng hợp hữu cơ. Rất nhiều sản phẩm trung gian, dung môi, monome, chất hoá dẻo, các hoá chất cơ bản được điều chế theo phương pháp oxy hoá. Do được sử dụng nguồn nguyên liệu là oxy của không khí, giá thành của sản phẩm điều chế theo phương pháp

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

70

Page 71: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

oxy hoá rẻ hơn so với một số phương pháp khác. Vì vậy quá trình oxy hoá là một trong những quá trình quan trọng nhất trong công nghiệp tổng hợp hữu cơ và có nhiều triển vọng phát triển.

Có thể chia phản ứng oxy hoá thành 3 loại :

- Oxy hoá không làm đứt mạch các bon, có thể oxy hoá ở nguyên tử các bon bão hoà trong parafin, naften, mạch nhánh của alkyl thơm, oxy hoá rượu và alđêhyt :

CH3CH2CH3 1/2 O2 CH3CHOHCH3

CH3CH2CH3 O2 (CH3)2C=O + H2O

CH2 = CH CH3 O2 CH2 = CH CHO H2O

- Oxy hoá khử cấu trúc, làm đứt liên kết C C :

CH3CH2CH2CH3 2,5 O2 2 CH3COOH H2O

RCH = CHR’ 2 O2 RCOOH R’COOH

- Oxy hoá kèm theo quá trình ngưng tụ :

2 RSH 0,5 O2 RSSR H2O

2 RH 1,5 O2 ROOR H2O

Có thể tiến hành oxy hoá đồng thể hay oxy hoá dị thể và trong pha lỏng hay pha khí.

Quá trình oxy hoá đồng thể tiến hành trong pha lỏng và pha khí không có xúc tác rắn. Các xúc tác sử dụng trong quá trình oxy hoá đồng thể trong pha lỏng thường là muối của các kim loại chuyển tiếp. Xúc tác có tác dụng rút ngắn thời gian của quá trình và hướng quá trình oxy hoá đi theo hướng cần thiết.

Quá trình oxy hoá dị thể là quá trình oxy hoá khi có mặt xúc tác rắn, thường dùng để oxy hoá một số olefin và các hợp chất thơm (tổng hợp oxyt etylen, acrolein, anhydric ftaleic...). Phần lớn xúc tác dị thể dùng cho quá trình oxy hoá chuẩn bị bằng cách kết tủa trên các chất mang khác nhau (đá bọt, oxyt nhôm, silicagen...). Đôi khi người ta sử dụng xúc tác ở dạng lưới, phoi bào (đồng), hoặc nghiền nhỏ đến kích thước cần thiết (V2O5).

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

71

Page 72: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

2.2. Sơ đồ thiết bị thí nghiệm oxy hóa parafin trong phòng thí nghiệm

Các thí nghiệm oxy hóa được thực hiện trên hệ thống thiết bị oxy hóa thủy tinh cỡ 100-150g/l m

(1). máy nén khí

(2). lưu lượng kế

(3). tháp sủi bọt

(4). bộ phận gia nhiệt

(5). bộ phận ngưng tụ

Tháp oxy hóa làm việc theo nguyên tắc sủi bọt. Tháp có đường kính = 20mm, chiều cao h=800mm.

Để ngưng tụ các hợp chất dễ bay hơi và nước phản ứng . Phía trên tháp nối với sinh hàn hồi lưu và bộ phận tách nước, các hợp chất dễ bay hơi được ngưng tụ

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

72

Page 73: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

và quay lại tháp phản ứng, nước do phản ứng sinh ra được tách ra ngoài qua bộ phận tách nước...Nhiệt độ phản ứng được điều khiển tự động bằng rơ le với nhiệt độ chính xác 10C

Không khí đưa vào nhờ máy nén khí, làm sạch khỏi tạp chất cơ học, qua lưu lượng kế vào bộ phận đun nóng không khí và sục vào phía dưới của tháp oxy hóa. Parafin lỏng được trộn với xúc tác ở nhiệt độ 100 1300C rồi đưa vào phía trên của tháp phản ứng. Các mẫu phân tích và sản phẩm được lấy ra qua van dưới đáy tháp.

2.3. Hệ thống thiết bị oxy hóa Parafin lỏng

Quy trình mô tả

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

73

Page 74: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Một số hình ảnh thực tế trong phân xưởng oxy hóa Parafin

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

74

Page 75: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

75

Page 76: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

4. Quy trình vận hành hệ thống oxy hóa trong xưởng sản xuất thuốc tuyển

4.1. Sơ đồ quy trình công nghệ xưởng sản xuất thuốc tuyển

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

76

Tiêu chuẩn hóa

Phụ gia

Oxy hóa

Trung hòa

Lắng, tách, rửa

Tách axit béo

Thuốc tuyển

Tiêu chuẩn

Xà phòng hóa

Tiêu chuẩn

NaOH

H2O

Phụ gia

Tách axit béo

Parafin lỏng không khí dầu mỏ

Page 77: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Trong công nghệ chế tạo thuốc tuyển, khâu quyết định chất lượng sản phẩm và

hiêuh suất của toàn bộ dây chuyền sản xuất DO là công đoạn oxy hóa parafin.

Phản ứng oxy hóa parafin xảy ra ở nhiệt độ 140oC-150oC là phản ứng tỏa nhiệt.

Trên thế giới, thiết bị oxy hóa parafin được thiết kế hoạt động theo phương pháp

liên tục, có ưu điểm là năng suất thiết bị cao, ít tốn năng lượng. Tuy nhiên thiết

bị liên tục đòi hỏi phải có các thông số công nghệ rất ổn định, mặt khác việc

thiết kế chế tạo thiết bị này rất phức tạp, đòi hỏi trình độ công nghệ cao. Với

mục tiêu nghiên cứu tìm ra chế độ công nghệ phù hợp thì việc sử dụng thiết bị

gián đoạn với ưu điểm dễ thay đổi thông số công nghệ sẽ thích hợp hơn, chính

vì vậy chọn công nghệ oxy hóa gián đoạn.

Để cấp nhiệt cho hệ thống dùng biện pháp gia nhiệt bằng hơi quá nhiệt giải nhiệt

bằng nước và tháp có thêm bộ phận phân phối khí và điều tiết khí. Với giải pháp

này tháp oxy hóa chế tạo ra đã đáp ứng được yêu cầu của công nghệ : tăng hiệu

suất của phản ứng oxy hóa, dễ điều chỉnh và khống chế được các chế độ công

nghệ, kể cả nhiệt độ khối phản ứng, dễ vận hành và sử dụng an toàn. Mặt khác,

việc sử dụng nồi hơi quá nhiệt đã giảm được chi phí về năng lượng cho toàn bộ

day chuyền, vì các công đoạn khác như trung hòa, lắng tách DO và sản xuất PO

cũng cần phải gia nhiệt.

4.2. Quy trình vận hành

4.2.1. Nạp nguyên liệu vào tháp oxy hóa

Định lượng parafin sạch và parafin thu hồi trong thùng chứa 1

Kiểm tra, mở van trên đường nạp liệu, khóa các van tháo sản phẩm oxydat, van lấy mẫu van hồi lưu về thùng chứa sỗ 1

Chạy bơm nạp liệu để đưa nguyên liệu từ thùng chứa 1 sang tháp oxy hóa 2. Khi bơm hết nguyên liệu từ 1 sang 2. Tắt bơm, khóa van Vo

Chạy máy nén khí

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

77

Page 78: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Bơm làm mát ở các thiết bị ngưng tụ

Bơm tuần hoàn dung dịch xút ở thiết bị hấp thụ

4.2.2. Nâng nhiệt-tiến hành phản ứng oxy hóa

a. Nâng nhiệt

Khóa van V4, mở van từ Vt ( hoặc van tay) để đưa hơi quá nhiệt vào ống xoắn và vỏ thiết bị cho khối phản ứng ( các van đường nước ngưng, V7)

Lưu lượng khí nhỏ bằng cách xả bớt khí

Khi nhiệt độ T1 đạt 100oC, nâng lưu lượng không khí lên, khi nhiệt độ đạt 140o

C, ngừng cấp hơi, khóa van cấp hơi tổng phía trước van V4, mở hết van V4

b. Khống chế nhiệt độ, duy trì phản ứng oxy hóa

Khi nhiệt độ T1 đạt 145oC

Khóa van V7 (các van đường nước ngưng mở và van V4 mở)

Điều chỉnh các van đầu ra của bơm nước lạnh vào vỏ và các ống xoắn để khống chế nhiệt độ phản ứng trong tháp oxy hóa số 2(từ 145oC đến 150oC)

Duy trì nhiệt độ phản ứng ở 150oC trong 1 giờ sau đó giảm nhiệt độ phản ứng xuống 145oC

Sau 3 giờ kể từ khi bắt đầu đạt nhiệt độ 150oC lấy mẫu phân tích (van V2) khi chỉ số axit CSA đạt 40 thì phản ứng thêm 30 phút ( kể từ lúc lấy mẫu) và dừng phản ứng.

Khống chế để khi dừng phản ứng CSA=45 50.

c. Kết thúc phản ứng

Mở hết van đầu ra của bơm làm mát để làm nguội oxydat trong tháp oxy hóa số 2

Khi nhiệt độ < 100oC, giảm lưu lượng không khí VKK: 3m3/h. Mở van V1 tháo oxydat xuống thùng chứa 8( và sau đó bơm lên thiết bị trung hòa 9)

d. Xử lý khí thải

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

78

Page 79: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Quạt hút phải luôn chạy khi thiết bị 2 và thiết bị 9 hoạt động. Bơm tuần hoàn nước lạnh qua thiết bị 7 và thiết bị 3 phải đảm bảo để ngưng được hết nước sinh ra do phản ứng và dầu nhẹ ở thiết bị 4 (làm mát). Lò đốt than cho cháy hết khí thải (không còn mùi).

Nước phản ứng và dầu nhẹ ở thiết bị 6 được tách riêng để đưa đi sử lý làm các sản phẩm phụ khác.

e. Khi gặp sự cố

Tắt máy nén khí

Tắt cầu dao điện khi có sự cố cháy nổ

Chuẩn bị sẵn bình cứu hỏa

Tắt là đốt xử lý khí

Khi cần thiêt có thể mở van V3 để nguyên liệu chảy trở lại thùng chứa số 1.

C- Một số công nghệ khác

1. Công nghệ sản xuất Formalin sử dụng xúc tác Ag

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

79

Page 80: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

2. Quy trình công nghệ và hóa chất xử lý nước làm lạnh tuần hoàn trong công nghiệp

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

80

Page 81: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

3. Công nghệ chế tạo oxit nhôm hoạt tính chất lượng cao

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

81

Page 82: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

82

Page 83: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

4. Công nghệ tinh luyện Glyxerin từ phụ phẩm của quá trình sản xuất

biodiesel

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

83

Page 84: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

5. Công nghệ phân hủy polychlorinatedbiphenyl (PCBs) trong dầu biến phế thải Technology for decomposing PCBs 

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

84

Page 85: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

85

Page 86: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

 

 

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

86

Page 87: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Kết luận Qua chuyến đi thực tập nhận thức, bản thân em đã thu được rất nhiều. Đó là:

Em đã được thăm quan nhà máy, tìm hiểu về hoạt động sản xuất thực tế của các nhà máy, Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, Tổng kho LPG Đình Vũ, Nhà máy phân đạm Hà Bắc và Viện hóa công nghiệp. Mỗi nhà máy có quy trình hoạt động sản xuất khác nhau giúp em có cái nhìn tổng quát và rộng hơn về nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đều liên quan đến hóa học.

Được thăm quan trực tiếp các dây chuyền máy móc thiết bị, các công nghệ hóa học mà chúng em mới chỉ biết đến qua sách vở, qua những bài giảng của thầy cô, giúp chúng em củng cố lại những kiến thức đã học trong nhà trường.

Đến các nhà máy, viên nghiên cứu chúng em được gặp các cô chú lãnh đạo nhà máy, các anh chị kĩ sư, công nhân, được mọi người chia sẻ những kinh nghiệm trong công việc trong cuộc sống. Đó sẽ là những kinh nghiệm quý báu mà không phải lúc nào cũng có được, nó sẽ nằm trong hành trang của mỗi người khi bước ra khỏi cánh cổng trường đại học, bắt đầu với những khó khăn thử thách trong công việc, trong cuộc sống.

Khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc thực tế bản thân em thấy rằng những kiến thức mà mình được trang bị trong nhà trường trong sách vở là rất quan trong nhưng vẫn chưa đủ. Phải luôn biết tìm tòi học hỏi cả ngoài thực tế, trau dồi hơn nữa vốn kiến thức của bản thân. Môi trường làm việc bây giờ không chỉ bó hẹp trong nước mà là môi trường chuyên nghiệp quốc tế, trau dồi vốn tiếng anh là việc rất quan trọng.

Sau khi đi thực tập chúng em phải nộp báo cáo thực tập, em thấy khi mình viết báo cáo thực tập thì mình được rèn luyện kĩ năng để viết báo cáo thực tập tốt nghiệp, kĩ năng tìm hiểu và đọc tài liệu, trong quá trình mình làm báo cáo mình có thể thu lượm thêm kiến thức, một lần nữa được ôn luyện lại những kiến thức đã học.

Chính vì tất cả những lý do trên em mong muốn các thầy cô cũng như nhà trường sẽ tổ chức nhiều hơn những chuyến đi thực tập bổ ích như thế này.

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

87

Page 88: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Mục lục

Lời Mở Đầu.................................................................................................................................2

Phần I: Thăm Quan Nhà Máy Xơ Sợi Tổng Hợp Polyester Đình Vũ - Hải Phòng(PV TEX)....4

A-Tổng quan về nhà máy........................................................................................................4

1. Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................................4

2. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................................................7

3. Định hướng phát triển...........................................................................................................7

3.1. Quan điểm và nguyên tắc phát triển.........................................................................7

3.2. Chiến lược phát triển 2011 - 2015............................................................................8

3.2.1. Giai đoạn đầu tư 2011........................................................................................9

3.2.2. Giai đoạn sản xuất kinh doanh (2012-2015)......................................................9

3.3. Định hướng phát triển giai đoạn 2011 – 2015........................................................10

3.3.1. Giai đoạn 2011.................................................................................................10

3.3.2. Giai đoạn 2012 - 2015......................................................................................10

3.4. Định hướng phát triển đến năm 2025.....................................................................11

3.4.1. Định hướng phát triển......................................................................................11

3.4.2. Mục tiêu chung.................................................................................................12

B- Công nghệ sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ.................................................................14

1. Mô tả công nghệ nhà máy polyester Đình Vũ....................................................................14

2. Tìm hiểu quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm...........................................................26

2.1. Quy trình kiểm soát chất lượng...............................................................................26

2.2. Những đặc tính cơ bản của sản phẩm xơ PSF do PVTEX sản xuất.......................28

3. Vấn đề bảo vệ môi trường....................................................................................................29

3.1. Bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng Nhà máy..........................................30

3.2. Các biện pháp xử lý ô nhiễm khi hoạt động sản xuất.............................................31

Phần II: Thăm Quan Tổng Kho LPG Đình Vũ........................................................................35

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

88

Page 89: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

A-Tổng quan về nhà máy......................................................................................................35

1. Sự hình thành......................................................................................................................35

2. Đặc điểm của nhà máy.........................................................................................................35

Phần III: Thăm Quan Nhà Máy Phân Đạm Hà Bắc..................................................................38

A- Tổng quan về nhà máy.....................................................................................................38

1. Lịch sử phát triển.................................................................................................................38

2. Sơ đồ tổ chức........................................................................................................................40

B- Công nghệ của nhà máy...................................................................................................41

1. Nguyên liệu sản xuất...........................................................................................................41

2. Các sản phẩm chính của nhà máy......................................................................................41

3. Đi sâu tìm hiểu Công nghệ sản xuất Ure của nhà máy phân đạm Hà Bắc......................44

3.1. Tổng quan về Ure...................................................................................................44

3.2. Công nghệ sản xuất Ure của nhà máy phân đạm Hà Bắc.......................................46

3.2.1. Công đoạn chế tạo khí than..............................................................................46

3.2.2. Công đoạn tinh chế khí.....................................................................................48

3.2.2.1. Khử bỏ H2S thấp áp trong dung dịch Tananh............................................49

3.2.2.2. Chuyển hóa khí CO...................................................................................50

3.2.2.3. Khử bỏ H2S trung áp..................................................................................51

3.2.2.4 Khử bỏ CO2................................................................................................52

3.2.3. Công đoạn khử vi lượng...................................................................................53

3.2.4. Công đoạn vận chuyển và nén khí nguyên liệu................................................54

3.2.5. Công đoạn tổng hợp Amôniắc..........................................................................55

3.2.5.1. Thuyết minh sơ đồ công nghệ...................................................................55

3.2.5.2. Kho chứa NH3 lỏng....................................................................................56

3.2.5.3. Phòng khống chế tổng hợp NH3................................................................56

3.2.6. Công đoạn tổng hợp Ure, vận chuyển và bao gói sản phẩm............................57

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

89

Page 90: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

4. Các phân xưởng phụ trợ của nhà máy đạm Hà Bắc..........................................................58

4.1. Xưởng nhiệt............................................................................................................58

4.2. Xưởng than.............................................................................................................58

4.3. Xưởng sửa chữa và lắp đặt thiết bị hóa chất...........................................................58

4.4. Xưởng đo lường và tự động hóa.............................................................................58

4.5. Phòng kiểm tra chất lượng sản xuất (phòng KCS).................................................58

4.6. Xưởng nước............................................................................................................58

4.7. Xưởng điện.............................................................................................................58

4.8. Xưởng CO2..............................................................................................................59

5. So sánh công nghệ sản xuất Ure của đạm Hà Bắc và đạm Phú Mỹ.................................59

6. Vấn đề bảo vệ môi trường....................................................................................................61

6.1. Các dòng thải chính trong công nghệ sản xuất urea Hà Bắc.................................61

6.1.1. Xưởng tạo khí...................................................................................................61

a) Khí thải và tiếng ồn....................................................................................................61

b) Nước thải...................................................................................................................62

c) Chất thải rắn...............................................................................................................62

6.1.2. Xưởng NH3.......................................................................................................62

a) Khí thải và tiếng ồn....................................................................................................62

b) Nước thải...................................................................................................................63

c) Chất thải rắn...............................................................................................................63

6.1.3. Xưởng Urea......................................................................................................63

a) Khí thải và tiếng ồn....................................................................................................63

b) Nước thải...................................................................................................................63

c) Chất thải rắn...............................................................................................................63

6.1.4. Các dòng thải khác...........................................................................................63

6.2. Khắc phục vấn đề môi trường trong sản xuất urea Hà Bắc....................................64

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

90

Page 91: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

Phần IV: Thăm Quan Viện Hóa Học Công Nghiệp.................................................................66

A-Tổng quan về Viện hóa học công nghiệp..........................................................................66

1. Lịch sử phát triển.................................................................................................................66

2. Sơ đồ tổ chức........................................................................................................................67

3. Nhiệm vụ chức năng............................................................................................................67

4. Lĩnh vực hoạt động..............................................................................................................68

5. Các dự án.............................................................................................................................68

B- Phân xưởng oxy hóa Parafin sản xuất thuốc tuyển..........................................................68

1. Khái niệm về chất hoạt động bề mặt- thuốc tuyển.............................................................68

1.1. Chất hoạt động bề mặt............................................................................................68

1.2. Thuốc tuyển quặng..................................................................................................69

2. Quá trình oxy hóa................................................................................................................69

2.1. Lý thuyết quá trình oxy hoá....................................................................................69

2.2. Sơ đồ thiết bị thí nghiệm oxy hóa parafin trong phòng thí nghiệm........................71

2.3. Hệ thống thiết bị oxy hóa Parafin lỏng...................................................................72

4. Quy trình vận hành hệ thống oxy hóa trong xưởng sản xuất thuốc tuyển.......................75

4.1. Sơ đồ quy trình công nghệ xưởng sản xuất thuốc tuyển.........................................75

4.2. Quy trình vận hành..................................................................................................76

4.2.1. Nạp nguyên liệu vào tháp oxy hóa...................................................................76

4.2.2. Nâng nhiệt-tiến hành phản ứng oxy hóa..........................................................77

C- Một số công nghệ khác.....................................................................................................78

1. Công nghệ sản xuất Formalin sử dụng xúc tác Ag............................................................78

2. Quy trình công nghệ và hóa chất xử lý nước làm lạnh tuần hoàn trong công nghiệp....79

3. Công nghệ chế tạo oxit nhôm hoạt tính chất lượng cao....................................................80

4. Công nghệ tinh luyện Glyxerin từ phụ phẩm của quá trình sản xuất..............................82

biodiesel....................................................................................................................................82

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

91

Page 92: Thu Hoach Thuc Tap_ Thuy Anh

Bài thu hoạch Thực tập nhận thức

5. Công nghệ phân hủy polychlorinatedbiphenyl (PCBs) trong dầu biến phế thải Technology for decomposing PCBs........................................................................................83

Kết luận....................................................................................................................................86

Trần Thị Thùy Anh-Lọc hóa dầu B-k53

Page

92