145
Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em từ 0-12 tháng tuổi tại Việt Nam qua các năm 2009-2011 Tháng 6/2012 Tổ chức Thống nhất và Tín thác Bảo vệ Người Tiêu dùng (CUTS International www.cuts-international.org ) là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ chuyên hoạt động nghiên cứu, vận động và tuyên truyền chính sách về các vấn đề liên quan tới lợi ích công cộng như chính sách thương mại và kinh tế quốc tế, cạnh tranh và đầu tư, bảo vệ người tiêu dùng và phát triển, v.v. Trụ sở chính của CUTS đặt tại Jaipur, Ấn Độ với các văn phòng, chi nhánh và trung tâm nguồn lực đặt tại các nơi khác trong và ngoài Ấn Độ, bao gồm New Delhi, Chittorgarth, Calcutta (Ấn Độ), Nairobi (Kenya), Lusaka (Zambia), Geneva (Thụy Sỹ) và Hà Nội (Việt Nam).

Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em từ 0-12 tháng tuổi tại Việt Nam qua các năm 2009-2011

Tháng 6/2012

Tổ chức Thống nhất và Tín thác Bảo vệ Người Tiêu dùng (CUTS International – www.cuts-international.org) là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ chuyên hoạt động nghiên cứu, vận động và tuyên truyền chính sách về các vấn đề liên quan tới lợi ích công cộng như chính sách thương mại và kinh tế quốc tế, cạnh tranh và đầu tư, bảo vệ người tiêu dùng và phát triển, v.v. Trụ sở chính của CUTS đặt tại Jaipur, Ấn Độ với các văn phòng, chi nhánh và trung tâm nguồn lực đặt tại các nơi khác trong và ngoài Ấn Độ, bao gồm New Delhi, Chittorgarth, Calcutta (Ấn Độ), Nairobi (Kenya), Lusaka (Zambia), Geneva (Thụy Sỹ) và Hà Nội (Việt Nam).

Bà Phạm Quế Anh hiện tại là Giám đốc Văn phòng Hà Nội (www.cuts-hrc.org) của CUTS International. Được đào tạo chuyên nghành về luật, cho đến nay, bà Phạm Quế Anh đã thực hiện nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến luật và chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, điều tiết kinh tế và môi trường đầu tư được 10 năm. Bà đã thiết kế, quản lý và thực hiện nhiều dự án nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực của CUTS, gồm có 2 dự án đa quốc gia về chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng tại Nam và Đông Nam Á, và 2 dự án dành riêng cho Việt Nam về phát triển cơ sở pháp lý và xây dựng năng lực trong cách lĩnh vực kể trên. Bà đã có nhiều bài viết, nghiên cứu được xuất bản liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng, chính sách cạnh tranh, môi trường đầu tư và thương mại, v.v. và có nhiều bài phát biểu tại các hội thảo quốc gia và quốc tế.

Page 2: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Mục lục

Danh mục từ viết tắt...................................................................................................................4Danh mục các bảng....................................................................................................................5Danh mục các biểu đồ................................................................................................................6Bối cảnh ra đời của nghiên cứu..................................................................................................71. Phạm vi và Mục tiêu của Nghiên cứu................................................................................82. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................10

2.1 Phương pháp luận...........................................................................................................102.2 Dữ liệu sử dụng..............................................................................................................13

3. Cấu trúc thị trường và Cạnh tranh....................................................................................153.1. Tổng quan về thị trường sữa và sữa công thức cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi tại Việt Nam……………..................................................................................................................15

3.1.1. Tổng cầu trên thị trường.....................................................................................153.1.2. Tổng cung trên thị trường..................................................................................153.1.3. Nhận xét chung..................................................................................................17

3.2. Cấu trúc thị trường.....................................................................................................183.2.1. Xác định thị trường sản phẩm liên quan............................................................213.2.2. Phân định thị trường địa lý liên quan.................................................................273.2.3. Cấu trúc thị trường từ góc độ “thị trường liên quan” trong phân tích cạnh tranh..................................................................................................................................29

3.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường..........................................................................343.4. Rào cản gia nhập thị trường.......................................................................................383.5. Vai trò của hệ thống phân phối đối với cạnh tranh trên thị trường sữa công thức cho trẻ 0-12 tháng tuổi................................................................................................................40

4. Giá....................................................................................................................................434.1. Giá sữa tại Việt Nam có phải là quá cao so với khu vực?.........................................444.2. Giá sữa tại Việt Nam liên tục tăng trong khi giá sữa trên thị trường thế giới giảm? 494.3. Giá sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi ở Việt Nam so với tình hình lạm phát…...................................................................................................................................524.4. Mức tăng giá sữa công thức cho trẻ em tại Việt nam so với mức tăng của tỷ giá hối đoái…...................................................................................................................................534.5. Tỷ suất tăng giá sữa công thức ở Việt Nam có cao hơn các mặt hàng FMCGs khác không?..................................................................................................................................554.6. Giá sữa ngoại cao hơn giá sữa nội, vượt quá khả năng của người tiêu dùng Việt Nam?....................................................................................................................................564.7. Phải chăng giá sữa tăng cao do doanh nghiệp sữa chi quá nhiều vào quảng cáo và chuyển chi phí đó cho người tiêu dùng?..............................................................................594.8. Các yếu tố tác động tới việc điều chỉnh giá sữa của các doanh nghiệp.....................594.9. Tổng kết.....................................................................................................................61

5. Đánh giá khung pháp lý...................................................................................................625.1. Bộ Quy tắc WHO và Nghị định 21...........................................................................635.2. Luật Cạnh tranh 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành.......................................66

2

Page 3: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

5.2.1. Các hành vi cạnh tranh bị cấm...........................................................................675.2.2. Tình hình thực thi Luật Cạnh tranh và một số điểm liên quan tới thị trường sữa công thức dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.................................................................71

5.3. Cơ chế quản lý giá hiện hành và quản lý giá sữa......................................................725.3.1. Pháp lệnh Giá 2002............................................................................................725.3.2. Nghị định số 170/2003/NĐ-CP..........................................................................735.3.3. Nghị định số 75/2008/NĐ-CP............................................................................755.3.4. Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính.................755.3.5. Thông tư 122/2010/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính.................................................................765.3.6. Bình luận một số điểm về cơ chế quản lý giá và giá sữa...................................785.3.7. Đánh giá một số tác động của cơ chế quản lý giá..............................................81

5.4. Các quy định về quảng cáo........................................................................................825.5. Một số các luật và quy định khác có ảnh hưởng tới thị trường này..........................835.6. Kết luận.....................................................................................................................84

6. Kết luận chung và Khuyến nghị.......................................................................................856.1. Kết luận chung...........................................................................................................85

6.1.1. Về cạnh tranh và cấu trúc thị trường..................................................................856.1.2. Về giá.................................................................................................................866.1.3. Về khung pháp lý...............................................................................................87

6.2. Khuyến nghị..............................................................................................................896.2.1. Khuyến nghị về chính sách................................................................................896.2.2. Khuyến nghị về thể chế......................................................................................916.2.3. Các khuyến nghị khác............................................................................................91

3

Page 4: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Danh m c t vi t t tụ ừ ế ắASEAN – Association of South East Asian Nations - Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á

CAC – Codex Alimentarius Commission - Ủy ban Codex Alimentarius

CPI – Consumer Price Index - Chỉ số giá tiêu dùng

CR – Concentration Ratio - Chỉ số về mức độ tập trung của thị trường

FAO – Food & Agriculture Organisation - Tổ chức Nông Lương Thế giới

FMCG – Fast-moving consumer goods – Hàng tiêu dùng nhanh

GDP – Gross Domestic Products – Tổng sản phẩm quốc nội

HHI - Herfindahl-Hirschman Index - Chỉ số Herfindahl Hirschman

IFFO – Infant formula - Sữa công thức cho trẻ sơ sinh

MFN – Most Favour Nations – Quy chế Tối huệ quốc

MNC – Multinational Corporation – Công ty đa quốc gia

PPP – Purchasing Power Parity – Sức mua trung bình

R&D – Research and Development – Nghiên cứu và Phát triển

USD – US dollar – Đồng đô la Mỹ

VND – Vietnamese dong – Đồng Việt Nam

WHO – World Health Organisation - Tổ chức Y tế Thế giới

WTO – World Trade Organisation - Tổ chức Thương mại Thế giới

4

Page 5: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Danh m c các b ngụ ảBảng 1. Mức tiêu thụ sữa nói chung trong nước giai đoạn 1990-2010………………………15

Bảng 2. Số liệu thống kê số lượng hộp và giá trị nhập khẩu sữa bột nguyên hộp…………...17

Bảng 3. Số lượng các công ty tham gia thị trường và số nhãn hàng trên thị trường qua các năm 2009-2011……………………………………………………………………………….18

Bảng 4. Sự phân hóa của thị trường sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ở Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực…………………………………………………………18

Bảng 5. Tổng quan thị phần xét về chủ sở hữu công ty và nguồn gốc sản xuất……………..20

Bảng 6. So sánh sự phân hóa thị trường xét về hình thái chủ sở hữu và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa ..………………………………………………………………………………..…..21

Bảng 7. Một số tiêu chuẩn về thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng theo Codex 81……......................................................................................................................................24

Bảng 8. Một số tiêu chuẩn về thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng Codex 87……………………………………………………………………………………………..25

Bảng 9. Thị phần của các nhãn hàng chủ đạo trên các thị trường sữa công thức cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam tính theo sản lượng và giá trị (2009-2011).........................................................................................................................................30

Bảng 9b. Thị phần của các doanh nghiệp chủ đạo trên thị trường sữa công thức cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam (2009-2011) tính theo khối lượng và giá trị ......................33

Bảng 10. Số lượng nhãn hàng chiếm 80% thị phần trong các phân khúc thị trường sữa công thức cho trẻ em từ 0-12 tháng ở Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực .............................................................................................................…………………......34

Bảng 11. So sánh giá bán trung bình tại các siêu thị và các cửa hàng nhỏ lẻtại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội………………………………………......………………………..42

Bảng 12. Giá trung bình của các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em từ 0-12 tháng tuổi tại Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực vào thời điểm Quý 4 /2011 …………….45

Bảng 13. So sánh giá trung bình của một số dòng sản phẩm sữa công thức cao cấp giữa các nước trong khu vực tính theo giá trị tuyệt đối ………………………………………………45

Bảng 14. GDP bình quân đầu người tính theo PPP (USD/năm)…………………………….46

Bảng 15. So sánh thuế suất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng sữa của Việt Nam với một số nước………………………………………………………………………...47

Bảng 16. Giá trung bình của các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam chia theo nhóm tuổi và nguồn gốc nhãn hiệu……………………………………..56

5

Page 6: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Danh m c các bi u đụ ể ồBiều đồ 1. Doanh thu và sản lượng tiêu thụ sữa bột khu vực thành thị/nông thôn…………..28

Biểu đồ 2. Chỉ số CR2-4 của thị trường sữa công thức cho trẻ 0-6 tháng tuổi giai đoạn 2009-2011 tính theo nhãn hàng................................................................................................... .....31

Biểu đồ 3. Chỉ số HHI của thị trường sữa công thức cho trẻ 0-6 tháng tuổi giai đoạn 2009-2011 tính theo nhãn hàng ........................................................................................................32

Biểu đồ 4. Thị phần tính theo tổng sản lượng của các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi (Bước 1) tính theo nhóm giá…………………………………………….36

Biểu đồ 5. Thị phần tính theo tổng sản lượng của các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ nhỏ từ 6-12 tháng tuổi (Bước 2) tính theo nhóm giá ………………………………………...37

Biểu đồ 6. Thị phần tính theo tổng sản lượng của các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ dưới 12 tháng có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt tính theo nhóm giá ………………………....37

Biểu đồ 7. Mức tăng giá các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi so với mức tăng CPI ở Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực .......................................48

Biểu đồ 8. Đường biến động tỷ giá đồng đô la Mỹ so với đồng tiền một số nước khu vực Đông Nam Á (2007-cuối năm 2011) ………………………………………………………...49

Biểu đồ 9. Xu hướng biến động của giá trung bình các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em tại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2011 so với Q1/2009 ………………………………………50

Biểu đồ 10. Giá sữa bột gầy (SMP) trên thị trường thế giới 2008-2012 …………………….50

Biểu đồ 11. Tỷ lệ tăng mức tiêu thụ các FMCGs dưới sự ảnh hưởng của lạm phát ...............52

Biểu đồ 12. Mức tăng giá sữa so với sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2009-2011 ………………………………………………………………………………………….53

Biểu đồ 13. Mức tăng (%) của tỷ giá VND/USD theo quý qua các năm 2009-2011 ……….54

Biểu đồ 14. Xu hướng biến động của giá trung bình các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em tại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2011 so với Q1/2009 …………………………………..54

Biểu đồ 15. Mức tăng của giá IFFOs so với các mặt hàng FMCGs khác …………………..55

6

Page 7: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Bối cảnh ra đời của nghiên cứuKhi bắt tay vào thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi có thực hiện một phép thử đơn

giản để đo độ “nóng” của chủ đề nghiên cứu, bằng cách gõ cụm từ “giá sữa tăng” vào công cụ tìm kiếm Google trên Internet. Kết quả sơ bộ là chúng tôi thu được là trong vòng 0,22 giây đầu tiên, có 1.170.000 đầu tin có bao gồm cụm từ này hoặc trong đầu đề, hoặc trong nội dung của bài viết. Kể cả sau khi Google đã loại hết các kết quả trùng lặp, chúng tôi vẫn có trong tay tổng cộng 270 bài viết trên các trang tin điện tử tại Việt Nam có cụm từ này, trong đó tin cũ nhất vào khoảng cuối năm 2007 - đầu năm 2008, trùng với thời điểm Chính phủ ra Nghị định số 75/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, đưa sữa vào danh mục cụ thể các hàng hóa bình ổn giá.

Rõ ràng là vấn đề giá sữa, đặc biệt là sữa công thức cho trẻ em đang là một đề tài gây nhiều xôn xao trong đại bộ phận dân cư Việt Nam. Một số câu hỏi chủ yếu liên quan đến giá sữa tăng trong thời gian qua có thể được tóm tắt như sau:

- Giá sữa nhập khẩu quá cao, bất hợp lý so với mức thu nhập thấp của đại đa số người dân Việt Nam, có thể ảnh hưởng đến lượng sữa mà các hộ gia đình Việt có thể chi trả, làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng nói chung và sự phát triển của trẻ em nói riêng.

- Giá sữa tại Việt Nam cao nhất trên thế giới và cao gấp 2-3 lần giá sữa tại các nước khác trong khu vực?

- Giá sữa tại Việt Nam đang tăng cao bất chấp sự sụt giảm của giá nguyên liệu trên thị trường thế giới?

- Có hay không vấn đề độc quyền tăng giá hoặc liên kết độc quyền để đặt giá vi phạm Luật Cạnh tranh và làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng?

- Các công ty sữa đang lợi dụng các khe hở của luật pháp để tăng giá bất hợp lý?

- Phải chăng các công ty sữa đang lợi dụng chiêu bài “tăng cường dưỡng chất”, “cải tiến chất lượng” khiến trẻ cao lớn, thông minh hơn và các biện pháp quảng cáo mạnh mẽ, tinh vi khác để tăng giá?

Các cơ quan nhà nước Việt Nam đã tiến hành một loạt các đợt kiểm tra, thanh tra với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa tại Việt Nam, đồng thời đưa ra một số nghiên cứu, như các nghiên cứu của Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương trong các năm gần đây, nhằm có câu trả lời cho dư luận. Một loạt các động thái chính sách mới cũng được tiến hành, mà điển hình nhất là sự ra đời của Thông tư số 104/2008/TT-BTC và Thông tư số 122/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính. Gần đây nhất là các công văn của Bộ Tài chính gửi các đơn vị sản xuất, kinh doanh sữa tại Việt Nam đề nghị không điều chỉnh giá bán hàng hóa, sản phẩm nếu không có sự thay đổi các yếu tố hình thành giá, và việc Tổng cục Hải quan có văn bản yêu cầu các cục hải quan địa phương bổ sung ngay giá sữa nhập khẩu vào danh mục quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu nhằm siết chặt công tác quản lý.

Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa cũng có các quan ngại riêng của họ. Hai quan ngại chủ yếu nhất từ phía doanh nghiệp là: (i) các phương tiện thông tin đại

7

Page 8: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

chúng đang đưa ra các cáo buộc không có căn cứ rõ ràng, gây ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng tới công việc sản xuất, kinh doanh cũng như uy tín của các công ty sữa trên thị trường Việt Nam; và (ii) một số các quy định của nhà nước, đặc biệt là tình hình thực thi chúng còn nhiều bất cập, có thể gây ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh và cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như lòng tin của doanh nghiệp và làm gia tăng rủi ro cũng như chi phí hoạt độngcủa họtại Việt Nam.

Trong bối cảnh các quan ngại của tất cả các bên liên quan như trên, nhóm chuyên gia độc lập chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này để nhằm đưa ra một cái nhìn độc lập, khách quan và minh bạch trên cơ sơ các số liệu mới nhất và phân tích tổng hợp về tình hình cạnh tranh và vấn đề giá cả trên thị trường sữa công thức cho trẻ sơ sinh (infant - dưới 12 tháng tuổi) tại Việt Nam qua các năm từ 2009 đến 2011, cũng như khung pháp lý điều chỉnh thị trường đó.

1. Phạm vi và Mục tiêu của Nghiên cứuBa mục tiêu cơ bản được thống nhất làm kim chỉ nam cho các nội dung nghiên cứu bao

gồm:

Xác định vị trí của giá các sản phẩm sữa công thức cho trẻ sơ sinh (dưới 12 tháng tuổi) tại Việt Nam so với trên thị trường khu vực và các yếu tố chính ảnh hưởng tới giá sữa ở Việt Nam;

Tìm hiểu và mô tả về tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam và xác định xem liệu đây có phải là một thị trường mở/cạnh tranh hay không; và

Đánh giá một số quy định pháp lý điều chỉnh thị trường này.

Trên cơ sở các phân tích này, dĩ nhiên, mục tiêu cuối cùng là giải tỏa các quan ngại phổ biến đối với thị trường bằng cách làm minh bạch vấn đề; đưa ra các khuyến nghị về chính sách cũng như hành động cần thiết để nâng cao sự vận động cạnh tranh của thị trường sữa công thức cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi; khiến cho người tiêu dùng có thể tiếp cận được các sản phẩm sữa công thức chất lượng một cách hiệu quả.

Báo cáo cuối cùng của nghiên cứu sẽ có 4 phần chính. Phần thứ nhất về Cấu trúc thị trường và Cạnh tranh nhằm tìm hiểu xem thị trường sữa công thức cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam có phải là một thị trường cạnh tranh hay không và liệu cơ chế hình thành giá cả trên thị trường này có chịu ảnh hưởng của quá trình cạnh tranh cũng như có các liên kết (agreements/collusion) hay hành vi đơn phương đặt giá (unilateral conduct) của các doanh nghiệp độc quyền hay có vị trí thống lĩnh thị trường hay không. Phần thứ hai về Giá xem xét cụ thể mối tương quan giữa giá sữa công thức cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam với giá sản phẩm này tại các thị trường khu vực khác, cũng như các yếu tố khác như mức chi phí sinh hoạt chung, lạm phát, giá nguyên liệu trên thế giới, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, v.v. Phần thứ ba về Đánh giá khung pháp lý xem xét một số các luật và quy định có liên quan chặt chẽ đến sự vận hành của thị trường này tại Việt Nam như Luật Cạnh tranh, Nghị định 21/2006/ND-CP về việc khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, cơ chế quản lý giá, v.v. để đánh giá xem các quy định này có ảnh hưởng thế nào đến sự vận hành của thị trường, cũng như

8

Page 9: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

sự hình thành và thay đổi của giá sản phẩm. Phần cuối cùng về Kết luận chung và Khuyến nghị đưa ra các đánh giá tổng hợp đúc kết từ ba phần trước và đưa ra các khuyến nghị về chính sách và hành động cần thiết.

Về mặt phạm vi nghiên cứu, trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích các vấn đề xung quanh sản phẩm sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi (infant formulas – IFFOs) tại Việt Nam trong khoảng 3 năm từ năm 2009 đến hết năm 2011. Các sản phẩm khác như sữa tươi, sữa bột cho trẻ lớn (từ 1 tuổi đến 6 tuổi), người già và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, sữa đặc có đường, v.v. không nằm trong phạm vi nghiên cứu của báo cáo và thông tin về giá của các sản phẩm này, nếu có, sẽ chỉ được sử dụng trong tương quan so sánh với mặt hàng sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi là một sản phẩm rất đặc thù. Theo các tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng và y tế hiện đại, đây là loại thực phẩm duy nhất có thể thay thế cho sữa mẹ trong các trường hợp bất khả kháng mẹ không thể cho con bú, tuy rằng dĩ nhiên chúng vẫn không thể sánh với sữa mẹ, vốn là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất, thức ăn tổt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do yêu cầu dinh dưỡng đặc thù của trẻ dưới 12 tháng tuổi, các sản phẩm sữa công thức cho lứa tuổi này phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt do Ủy ban Codex Alimentarius đặt ra. Đặc biệt, cho đến 6 tháng tuổi, hoặc ít nhất là 4 tháng tuổi, nếu không có nguồn sữa mẹ tự nhiên, trẻ không nên sử dụng các loại thực phẩm khác như sữa bò, sữa đậu nành, sữa cho người lớn hay bột ăn dặm để thay thế. Đối với nhóm trẻ có yêu cầu dinh dưỡng đặc biệt như trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ bị dị ứng không dung nạp lactose, trẻ bị tiêu chảy, .v.v. thì buộc phải tuân theo các chỉ dẫn của bác sỹ.

Sữa bột dinh dưỡng nói chung và sữa công thức cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi nói riêng tại Việt Nam có một quy trình sản xuất có thể đơn giản hóa như sau:

Sữa tươi (fresh milk) được rút nước và chất béo theo một quy trình công nghệ chuyên biệt, trở thành sữa bột gầy (skimmed milk powder - SMP). Đối với IFFOs, quy trình xử lý sữa bột gầy phải đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe và cao hơn so với quy trình xử lý sữa bột gầy cho các sản phẩm sữa khác.1 Sau quá trình xử lý này, các dưỡng chất và vi chất dinh dưỡng (micro-nutritions) được trộn/đưa (từ dùng đã đơn giản hóa) vào sữa bột gầy theo các công thức (formulations) nhất định đã được chuẩn hóa cho từng nhóm đối tượng trẻ (theo độ tuổi, theo thể trạng và bệnh lý, v.v.). Các loại dưỡng chất và vi chất được đưa vào cùng với tỷ lệ của chúng phải theo tiêu chuẩn tối thiểu đặt ra bởi Codex. Tuy nhiên, Mỹ và Châu Âu đưa ra tiêu chuẩn cao hơn cho các nhà máy đặt tại nước họ. Các vi chất được đưa vào phải có chứng nhận nghiên cứu qua một thời gian đủ dài và có chứng nhận của Cục Quản lý Dược và Thực phẩm (của Mỹ) hoặc Ủy ban châu Âu.2

1 Quá trình xử lý nghiêm ngặt hơn nhằm đảm bảo cho các vi khuẩn có khả năng tồn tại trong sữa bị tiêu diệt hoàn toàn và tuổi thọ của sữa được đảm bảo, vì hệ tiêu hóa của trẻ em nhạy cảm hơn so với người lớn. Xem thêm trang 2, báo cáo Milk Powder Production - Milk Powder Producers - Milk Powder Specification (Sản xuất sữa bột, Nhà sản xuất sữa bột và Đặc tả kỹ thuật sản xuất) của công ty Watson Diary Consulting, có thể được tải về từ địa chỉ <http://www.dairyconsultant.co.uk/pdf/milk_powder_production.pdf> 2Xem thêm báo cáo Regulatory Impact Statement: Policy Guidelines for the Regulation of Infant Formula Products (Đánh giá tác động: Hướng dẫn về Qui định đối với sản phẩm sữa trẻ em), Australia and New Zealand Food Regulation Ministerial Council (Hội đồng liên bộ Quản lý Thực phẩm của Úc và New Zealand), có thể

9

Page 10: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Ở Việt Nam hiện nay, việc sản xuất sữa gầy ít béo từ sữa tươi còn rất hạn chế, hầu như không có, do chúng ta chưa có công nghệ sản xuất có thể đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm như ở nhiều nước trên thế giới. Dây chuyền sản xuất sữa bột gầy nói chung thường hiện đại, phức tạp và rất đắt. Đối với một thị trường không phải quá lớn như Việt Nam, ít có doanh nghiệp nào muốn bỏ một nguồn vốn lớn đầu tư vào một dây chuyền sản xuất như vậy vì thời gian hoàn vốn quá dài, và có khả năng làm tăng giá thành phẩm rất nhiều so với việc nhập khẩu nguyên liệu, làm giảm tính cạnh tranh về giá của thành phẩm. Do đó, các công ty sữa hiện đang kinh doanh trên thị trường Việt Nam đều: (i) hoặc nhập khẩu nguyên hộp sữa công thức từ các cơ sở sản xuất ngoài Việt Nam (hoặc tại nơi có trụ sở và nhà máy chính của công ty, hoặc nước thứ ba); (ii) hoặc nhập khẩu sữa bột gầy (là nguyên liệu thô) và chế biến thành sữa công thức tại nhà máy đặt tại Việt Nam. Như vậy có thể nói hoàn toàn không có sản phẩm sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi nào tại Việt Nam là 100% nội địa. Các mặt hàng IFFOs tại Việt Nam có thể phân thành hai loại chính, một loại là sữa thành phẩm nhập khẩu nguyên hộp, in hoặc dán nhãn tiếng Việt của công ty theo quy định pháp luật trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường (sau đây gọi tắt là ‘sữa nhập khẩu’) và loại thứ hai là sữa được sản xuất tại Việt Nam sử dụng nguyên liệu nhập khẩu bởi các công ty có nhà máy đặt tại đây (bao gồm các công ty 100% Việt Nam và công ty liên doanh) (sau đây gọi tắt là ‘sữa sản xuất trong nước’).

Ngoài ra trên thị trường Việt Nam hiện nay còn đang lưu thông một lượng sữa bột nhập khẩu khác gọi là “hàng xách tay”, thực chất là hàng nhập khẩu song song (parallel imports). Một số doanh nghiệp nhập một hoặc một vài container hay vài tấn để phân phối lẻ. Các sản phẩm này cũng có nguồn gốc từ các nhà sản xuất sữa đang có mặt trên thị trường nhưng nhãn mác không có tiếng Việt và không được bảo hành, đảm bảo chất lượng bởi nhà phân phối. Loại này có số lượng không đáng kể, chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên thị trường. Trong khuôn khổ báo cáo, chúng tôi không bao gồm các mặt hàng nhập khẩu song song này.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1 Phương pháp luậnMột thị trường cạnh tranh là nơi có nhiều hàng hóa và dịch vụ có chủng loại đa dạng

và có thể thay thế được cho nhau, người tiêu dùng có thể luôn luôn thay đổi và chuyển sang mua những hàng hóa/dịch vụ có tính cạnh tranh hơn về giá hoặc về chất lượng. Vì vậy, cạnh tranh là một xu hướng tất yếu giữa các nhà sản xuất có hàng hóa tương tự hoặc liên quan tới nhau, về mặt giá cả, chất lượng, hay các dịch vụ sau khi bán, v.v… đặc biệt là thông qua giá cả. Tuy nhiên, trong thực tế, có thể xảy ra những tình huống khác, ví dụ như, trong trường hợp của độc quyền, chỉ có duy nhất một nhà sản xuất/một nhà cung ứng của một loại hàng hóa/dịch vụ cụ thể trên thị trường, không có hàng hóa thay thế, chính điều này đã tạo ra sức mạnh thị trường độc tôn cho nhà cung ứng đó, cho phép họ có thể vượt qua mọi qui luật thị trường.

được tải về từ địa chỉ <http://ris.finance.gov.au/files/2011/05/Infant_Formula_Products_RIS.pdf> 10

Page 11: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Tuy nhiên, cạnh tranh là không đồng nhất trên các thị trường khác nhau. Mỗi thị trường, mỗi loại hàng hóa, thậm chí mỗi địa phương đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến cạnh tranh, và các đặc điểm đó có thể khác đi vào các thời điểm khác nhau. Vì vậy, khi phân tích/nghiên cứu cạnh tranh, công việc đầu tiên người ta thường phải làm là khoanh vùng thị trường thành các thị trường cụ thể, trong phân tích cạnh tranh gọi là “thị trường liên quan” (relevant market). Thị trường liên quan xác định mức độ cạnh tranh hiệu quả trên thị trường, liên quan tới hàng hóa/dịch vụ, thời gian và địa điểm. Để xác định được thị trường liên quan cho một trường hợp cạnh tranh cụ thể, người ta thường xem xét tới “ thị trường hàng hoá liên quan” và “thị trường địa lý liên quan” trong một “giai đoạn” cụ thể.

Các nghiên cứu/phân tích cạnh tranh nói chung trước đây thường có hai phương pháp tiếp cận chủ yếu:

(i) Phương pháp tiếp cận về hành vi (Behavioral approach) xem xét cụ thể các hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường xem chúng có vi phạm luật cạnh tranh của một quốc gia cụ thể hay không. Luật cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới có thể có nhiều dị biệt so với nhau, nhưng thường bao giờ cũng nhằm điều chỉnh ba nhóm hành vi cạnh tranh cơ bản: (a) các hành vi câu kết (collusion) làm hạn chế cạnh tranh trên thị trường, bao gồm các hành vi như cartel ấn định giá, duy trì sản lượng, v.v.; (b) các hành vi hạn chế cạnh tranh mang tính đơn phương (unilateral conducts) bao gồm các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền; và (c) các hành vi mua bán, sát nhập doanh nghiệp (mergers and acquisitions) có thể gây hạn chế cạnh tranh.

(ii) Phương pháp tiếp cận về cấu trúc (Structural approach) xem xét cấu trúc của các thị trường liên quan, bao gồm các vấn đề như mức độ tập trung, tích tụ (level of concentration), mức độ cạnh tranh (level of competition), rào cản gia nhập/rút lui khỏi thị trường (barriers to entry/exit), v.v. Các thị trường có mức độ cạnh tranh thấp thường hay xảy ra các hành vi hạn chế cạnh tranh hơn, ví dụ như trong thị trường độc quyền, doanh nghiệp độc quyền thường có xu hướng lạm dụng vị trí thống lĩnh và quyền lực thị trường của mình như áp đặt giá cao bất hợp lý, v.v.

Tuy nhiên, các phân tích/nghiên cứu về cạnh tranh hiện đại không còn phân chia rõ ràng theo các cách tiếp cận này. Sự phát triển của thị trường ra khỏi các giới hạn của thương mại hàng hóa, dịch vụ thông thường, tới bao gồm các giá trị tri thức con người, ví dụ như các quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) khiến cho các cách phân chia rạch ròi nói trên trở nên lạc hậu. Trong các vụ việc cạnh tranh ở hiện tại, người ta thường căn cứ theo các điều khoản cụ thể của luật cạnh tranh từng quốc gia, và ngày càng sử dụng nhiều hơn các công cụ của kinh tế học.3 Trong đó, một số các bước quan trọng nhất là: (1) xác định thị trường liên quan, (2) 3 Ví dụ Ủy Ban Châu Âu, trong thông cáo của mình về Xác định thị trường liên quan phục vụ Luật Cạnh tranh của Cộng đồng Châu Âu năm 1997 có nêu cao tác dụng của các công cụ kinh tế học như sau: “Có một số phép thử định lượng đã được thiết kế riêng cho việc phân chia thị trường. Các phép thử này bao gồm nhiều phương pháp kinh tế hình lượng học và thống kê như: ước lượng tính co dãn về cầu, và tính co dãn chéo về giá của cầu hàng hóa; hay phép thử dựa trên sự tương đồng trong thay đổi về giá theo thời gian; phép phân tích nhân quả giữa thông số giá và sự tương đồng về mức giá hay/hoặc sự đồng qui. Ủy ban có xem xét đến tất cả các dữ liệu định lượng sẵn có có thể cho phép suy xét một cách triệt để, để xác định các mô hình về tính có thể thay thế cho

11

Page 12: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

phân tích cấu trúc thị trường, (3) xác lập (có hay không) sự tồn tại của quyền lực thị trường, (4) xem xét ảnh hưởng của một hay nhiều hành vi cụ thể đối với cạnh tranh trên thị trường, (5) xem xét các lợi ích kinh tế có thể có được từ hành vi cụ thể đó, và (6) cân nhắc phương pháp xử lý (remedies) để đảm bảo cạnh tranh hiệu quả trên thị trường, trong hiện tại cũng như tương lai, trong khi vẫn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu này, do không phải là một vụ việc/hành vi cạnh tranh cụ thể nào, nên chúng tôi chỉ sử dụng một số các bước căn bản để đánh giá cạnh tranh trên thị trường nói trên, bao gồm việc xác định thị trường liên quan, phân tích cấu trúc thị trường và phân tích các đặc điểm về cạnh tranh trên thị trường đó, ví dụ như cạnh tranh về giá, hay khác biệt hóa sản phẩm, vai trò của hệ thống phân phối với cạnh tranh trên thị trường, v.v., đặc biệt có xem xét đến cả các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường này bên cạnh Luật Cạnh tranh của Việt Nam. Các công cụ kinh tế học hay luật học được sử dụng trong quá trình phân tích sẽ được giải thích cụ thể và ngắn gọn trong các phần sau, mà không nêu chi tiết ở đây, do báo cáo này không phải là một nghiên cứu thuần túy học thuật.

Một lưu ý đặc biệt là khi phân tích về sự hình thành giá trên thị trường, chúng tôi không bàn đến khái niệm mức giá cạnh tranh hoàn hảo (perfectly competitive price level) do hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo không tồn tại trong thực tế. Một mức giá cạnh tranh hoàn hảo là khi lợi ích của người mua (người tiêu dùng) (consumer surplus) và người bán (nhà sản xuất, cung ứng) (producer surplus) là cân bằng; thông tin về giá là luôn có sẵn và lưu chuyển tự do giữa người mua và người bán. Bản thân mức giá cạnh tranh (competitive price level), điều gần nhất với mức giá cạnh tranh hoàn hảo, là khi người bán không thể hạ giá thêm nữa để có thể đảm bảo mình có lợi nhuận hợp lý, cũng đã là một vấn đề đau dầu chưa thể giải đáp của các cơ quan cạnh tranh trên toàn thế giới, do giá cả không chỉ chịu sự tác động của cung, cầu mà còn của rất nhiều các yếu tố khác nữa, trong khi lợi nhuận luôn là thông tin nhạy cảm đối với doanh nghiệp. Chúng tôi chỉ phân tích xem liệu trên thị trường sữa công thức cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi tại Việt Nam có tồn tại các doanh nghiệp độc quyền hay có vị trí thống lĩnh có đủ quyền lực thị trường để ấn định/giữ giá ở mức “phi cạnh tranh” (quá cao bất hợp lý – unreasonably high) hay không và nếu không có, chúng tôi sẽ giả định là giá sữa trên thị trường đang ở mức cạnh tranh để từ đó phân tích, so sánh với các thông số khác.

2.2 Dữ liệu sử dụngNghiên cứu này có sử dụng các dữ liệu của công ty A.C. Nielsen thu thập và tổng hợp

được từ chuyên môn nghiên cứu thị trường của họ về giá bán lẻ của các mặt hàng IFFOs liên quan trên thị trường Việt Nam và khu vực cũng như tình hình cạnh tranh trên các thị trường đó. Các thị trường trong khu vực được lựa chọn để so sánh bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philippines, trên cơ sở một số tiêu chí như: (1) cùng là các nước nhập khẩu sữa, hoặc sử dụng nguyên liệu nhập khẩu là chính; (2) cùng là các nước có tập quán tiêu thụ sữa khá giống nhau (không có truyền thống tiêu thụ sữa, nhưng bắt đầu hình thành thói quen tiêu thụ sữa gần đây khi kinh tế - xã hội phát triển);

nhau của hàng hóa trong quá khứ.” – Thông báo số OJ C 372 của Ủy ban Châu Âu ra ngày 9/12/1997. 12

Page 13: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

và đặc biệt (3) cùng có sự hiện diện các công ty sữa và các nhãn hàng tương tự với Việt Nam. Số liệu về giá, thị phần và các số liệu có liên quan đã được thu thập cho khoảng 3 năm từ năm 2009 đến hết năm 2011.

Các thông tin về giá bán lẻ sản phẩm sữa công thức tại Việt Nam do công ty A.C. Nielsen cung cấp phục vụ cho nghiên cứu là giá bán lẻ của 01 kilogram từng loại sản phẩm trong các dòng sản phẩm dẫn đầu trên thị trường (top brands – được đánh giá theo tiêu chí cấu thành trên 80% tổng khối lượng và giá trị bán lẻ trên thị trường) của tất cả các công ty, chia theo độ tuổi của nhóm trẻ em có thể sử dụng sản phẩm, và tính theo phương pháp đóng gói (bằng hộp sắt hay hộp giấy, có trọng lượng 400g, 500g hay 900g). Giá này được tính bằng đồng Việt Nam (VNĐ), đồng thời được quy đổi ra đô la Mỹ (USD) theo tỷ giá từng thời điểm (tính theo từng quý) trên trang website chuyên về quy đổi các loại tiền tệ trên thế giới <www.xe.com>. Một số thông số khác cũng được đưa vào tính giá bán lẻ trung bình như nguồn gốc sản phẩm (nhập khẩu hoàn toàn hay chế biến và đóng gói tại Việt Nam trên cơ sở nguyên liệu nhập khẩu), hay được bán trên thị trường bán lẻ truyền thống (hệ thống cửa hàng nhỏ, lẻ, các chợ) hay hiện đại (các siêu thị lớn, chuỗi/hệ thống siêu thị). Tất cả các thông số về giá trong nghiên cứu này đều dựa trên các dữ liệu về giá nói trên, trên cơ sở tính toán của nhóm chuyên gia, hoặc là do công ty A.C. Nielsen tổng hợp. Các dòng sản phẩm dẫn đầu trên thị trường Việt Nam của các công ty bao gồm:

Các sản phẩm sữa công thức dẫn đầu thị trường ở Việt Nam cho trẻ 0-6 tháng tuổi

Dòng sản phẩm Thuộc công tyDielac Alpha 1 VinamilkSimilac IQ AbbottEnfalac A+ Mead Johnson

Friso Gold 1 FrieslandCampina

Nan 1 Pro Nestle

Dulac Gold DumexFrisolac FrieslandCampinaSimilac AbbottDutch Baby 1 FrieslandCampina

Các sản phẩm sữa công thức dẫn đầu thị trường ở Việt Nam cho trẻ 6-12 tháng tuổi

Dòng sản phẩm Thuộc công tyDielac Alpha 2 VinamilkSimilac Gain IQ AbbottEnfapro A+ Mead Johnson

Friso Gold 2 FrieslandCampina

Dutch Lady 2 FrieslandCampina

Dupro Gold DumexNan 2 Pro NestleFriso 2 FrieslandCampinaSimilac Gain Abbott

Giá bán lẻ các sản phẩm tương tự trên các thị trường khu vực cũng được tính theo phương pháp này, với tiêu chí chọn lựa là các dòng sản phẩm tương đồng nhất với các dòng sản phẩm dẫn đầu tại Việt Nam.

Các thông tin, số liệu khác như số liệu về tỷ giá hối đoái, chỉ số giá tiêu dùng, mức thu nhập bình quân theo đầu người tính theo sức mua trung bình (GDP per capita by PPP), v.v. đều được tổng hợp từ các nguồn chính thức như Tổng cục Thống kê Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, v.v. và có chú dẫn nguồn cụ thể.

Bên cạnh đó, chúng tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu phổ biến khác như: rà soát và đánh giá các văn bản pháp lý, xem xét và tiếp thu kết quả của các nghiên cứu

13

Page 14: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

được tiến hành trước, v.v. Tuy nhiên, thực tế là các nghiên cứu học thuật riêng về thị trường sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam và trên thế giới không nhiều. Các nghiên cứu có liên quan nhiều nhất đến nghiên cứu này, trên cơ sở đó có thể rút ra nhiều thông tin/dữ liệu thứ cấp hữu ích chỉ bao gồm một báo cáo của Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công Thương về tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa bột (bao gồm cả sữa cho người lớn, trẻ lớn, người già và phụ nữ mang thai, v.v.) Việt Nam, một nghiên cứu tình huống chính sách của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright về tác động của cơ chế quản lý giá sữa lên giá sữa trên thị trường tại Việt Nam, một báo cáo chuyên ngành sữa của Trung tâm Thông tin Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, và một số lượng đếm được trên đầu ngón tay các bài viết nhỏ, lẻ khác. Sự thiếu hụt về nguồn dữ liệu thứ cấp đặt ra yêu cầu đối với nhóm nghiên cứu phải thu thập thông tin ban đầu (primary data) thông qua việc tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến chuyên sâu (tự nguyện) với các bên liên quan trên thị trường này để thu thập thông tin cũng như quan điểm từ các góc độ khác nhau về các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu.

Cuộc thăm dò ý kiến nói trên có sự tham gia của tổng cộng 12 cá nhân/cơ quan, tổ chức, bao gồm: 01 đại diện của Chính phủ (Cục Quản lý Giá - Bộ Tài chính), 02 đại diện của hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (đại diện cho phía người tiêu dùng), 04 công ty sữa nước ngoài, 01 nhà báo có nhiều bài viết về vấn đề giá sữa tại Việt Nam (đại diện cho các phương tiện thông tin truyền thông), 02 chuyên gia có kinh nghiệm nghiên cứu và hiểu biết chuyên sâu về thị trường này (đại diện cho giới chuyên môn), và 02 nhà bán lẻ, một quy mô lớn (siêu thị lớn) và một quy mô nhỏ (cửa hàng chuyên bán đồ dùng và sản phẩm cho bà mẹ và trẻ em). Số lượng tham gia phỏng vấn (sample size) tuy nhỏ nhưng là sự chọn lựa (selective sampling) đại diện của tất cả các bên liên quan quan trọng nhất đối với thị trường và có nhiều thông tin cũng như hiểu biết nhất về thị trường này chứ không phải chọn lựa ngẫu nhiên (random sampling). Trao đổi với các bên liên quan đều được tiến hành trực tiếp (trừ 01 cuộc phỏng vấn với 01 công ty sữa được tiến hành qua điện thoại) bao gồm cả việc sử dụng các bản câu hỏi chuẩn, và các câu hỏi mở, nhằm trao đổi chi tiết với từng bên về các khía cạnh chuyên môn hoặc mảng quan tâm đặc biệt của từng bên. Thông qua các cuộc trao đổi này, chúng tôi không chỉ thu thập được quan điểm của các bên liên quan đối với từng vấn đề, so sánh chéo các quan điểm này, mà còn tập hợp nên được một bức tranh toàn cảnh về thị trường sữa công thức cho trẻ em tại Việt Nam với các đặc trưng riêng biệt nhất. Đặc biệt, các thành viên của nhóm nghiên cứu còn tiến hành xem xét cụ thể tình hình tại các cơ sở bán lẻ (siêu thị, cửa hàng chuyên bán sữa, cửa hàng bán đồ dùng cho bà mẹ và trẻ em) để thu nhập thông tin thực tế. Các thông tin thu thập được qua phỏng vấn (như danh tính, địa chỉ của người được phỏng vấn và chia sẻ) được bảo mật hoàn toàn, và không có cá nhân nào được trích dẫn cụ thể trong nghiên cứu.

Cuối cùng, khi đưa ra các khuyến nghị về chính sách và hành động cần thiết, cũng như tại một số điểm trong báo cáo, chúng tôi có tiến hành tham khảo các kinh nghiệm quốc tế có liên quan để từ đó rút ra bài học tốt nhất cho Việt Nam.

14

Page 15: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

3. Cấu trúc thị trường và Cạnh tranh

3.1. Tổng quan về thị trường sữa và sữa công thức cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi tại Việt Nam

3.1.1. Tổng cầu trên thị trường

Mức tiêu thụ sữa tại Việt Nam tăng khá nhanh. Trong vòng 20 năm từ 1990 đến 2010, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam đã tăng gấp 41 lần.

Bảng 1 – Mức tiêu thụ sữa nói chung trong nước giai đoạn 1990-2010

Năm 1990 1995 2000 2010

Tiêu thụ sữa nội địa (tấn) 31.000 260.000 460.000 1.300.000

Tiêu thụ bình quân (kg/người/năm) 0,5 3,6 5,9 14,8

Nguồn: Phỏng theo Bùi Thị Nga, Trần Hữu Cường và Philippe Lebailley (2011), Phân tích về Chuỗi Giá trị trong Sản xuất và Cung ứng Sữa tươi ở miền Bắc Việt Nam (An Analysis of the Value Chain of Fresh Milk in the North of Vietnam (A Case Study in Son La Province)), bài viết trong Tập san nghiên cứu Vietnam’s Socio-economic Development – A Social Science Review, Số 68 ra tháng 12/2011 của Viện Kinh tế Việt Nam, trang 35-50

Bảng 1 cho thấy các con số khá khả quan về dinh dưỡng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nhìn vào riêng phân khúc thị trường sữa công thức dành cho trẻ em từ 0-12 tháng thì Việt Nam không phải là 1 thị trường lớn.

Theo kết quả tổng điều tra dân số mới nhất của Tổng cục thống kê4 thì dân số Việt Nam năm 2009 là xấp xỉ 85,8 triệu người, trong đó số lượng trẻ dưới 12 tháng tuổi chỉ dao dộng quanh mức 1,5 triệu người (chiếm 1,75% tổng dân số). Như vậy, số lượng trẻ dùng sữa công thức trên thực tế còn ít hơn vì phải trừ đi số lượng trẻ dưới 4 tháng tuổi và dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn (theo Tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010 của Việt Nam 5, công bố vào tháng 4/2012, các con số này là 25,8% và 19,6%),

3.1.2. Tổng cung trên thị trường

Thị trường sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam hiện đang có sự hiện diện của một số lượng lớn các công ty thuộc nhiều thành phần sở hữu khác nhau (như 100% vốn Việt Nam, liên doanh và 100% vốn nước ngoài) cũng như văn phòng đại diện tham gia cung cấp, hoặc qua sản xuất tại chỗ trên nguyên liệu nhập khẩu hoặc qua nhập khẩu nguyên hộp như đã đề cập ở trên, nhiều dòng sản phẩm cùng một lúc. Trong số này, chỉ có 3 công ty có nhà máy chế biến công suất lớn đặt tại Việt Nam là Nutifoods và Vinamilk6

4 Xem thông tin tại địa chỉ <http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=10798>5Xem Báo cáo tóm tắt về Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009-2010, có thể tải về từ địa chỉ <http://viendinhduong.vn/home/vi/25/Download.aspx>6 Theo thông tin mới nhất, Vinamilk hiện nắm 19.3% cổ phần của một nhà máy sản xuất sữa bột từ sữa tươi của New Zealand (trị giá 74,43 triệu Đô la Mỹ). Nhà máy này đã bắt đầu vận hành từ 8/2011.Như vậy trong tương lai, Vinamilk có thể chủ động hơn về nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất sữa công thức tại Việt Nam.Vinamilk dự kiến sản lượng sữa bột của họ sẽ tăng khoảng 125% so với hiện nay vào năm 2016.

15

Page 16: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

(doanh nghiệp Việt Nam), và FrieslandCampina7. Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp nhỏ khác như Hancofood, Vinacali và Tân Úc Việt, v.v. và một nhà máy của Nestle, hiện đã đóng cửa do sản xuất không cạnh tranh.

Các sản phẩm sữa công thức cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi được coi là các sản phẩm sản xuất trong nước có thể kể đến các sản phẩm như:

Công ty Vinamilk: Alpha, Dielac, Star, Dielac Alpha, Dielac Star…

Công ty FrieslandCampina: Dutch Lady, Friso Gold và Frisolac…

Công ty Nutifood: Nuti, Nuti IQ, Nuvita…

Công ty Vinacali: Intellac

Công ty Tân Úc Việt: Arti Plus, Arti Gold, Arti Gain, Arti Grow…

Công ty Hanco: Dollac, Dollac IQ, Dollac Pro…

Một số sản phẩm khác do các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp tư nhân khác đóng gói.

Tổng sản lượng sữa bột thành phẩm sản xuất trong nước (cho tất cả các độ tuổi và các nhóm đối tượng bao gồm trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai và người già, các sản phẩm chăm sóc y tế) hiện trung bình đáp ứng ở mức trên 50% tổng nhu cầu về sữa bột của toàn bộ thị trường trong nước, phần còn lại khoảng gần 50% phải nhập khẩu các sản phẩm nguyên hộp từ thị trường nước ngoài (gọi chung là sữa bột sản xuất ở ngoài Việt Nam hay sữa ngoại). Cụ thể năm 2007, sữa bột thành phẩm sản xuất trong nước đáp ứng 50,64% nhu cầu thị trường, năm 2008 đáp ứng 49.485 nhu cầu và 8 tháng đầu năm 2009, con số này là 52,14%.

Các mặt hàng sữa công thức ngoại (nhập khẩu nguyên lon) cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi hiện đang có mặt trên thị trường Việt Nam cũng rất đa dạng, phong phú và được nhập bởi nhiều doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài, từ các thị trường khác nhau. Có thể kể đến một số mặt hàng chủ chốt như sau:

Hãng Abbott: Similac, Similac IQ, Similac Neosure, Similac Gain, Similac Gain IQ

Hãng Mead Johnson: Enfalac A+, Enfapro A+, Enfalac Premature, Enfalac Lactofree

Hãng Nestle: Lactogen, Nan,

Hãng Dumex: Dumex Dulac, Dumex Dupro

Hãng Milex: Milex 1, 2

Hãng sữa Meiji: Meiji Infant Formula, Meiji Follow-Up Formula, Meiji Gold

Hãng XO: Imperial Dream XO, Star Science Gold

Hãng Wakodo: Wakodo HiHi và GunGun

7 FrieslandCampina là công ty liên doanh được thành lập từ năm 1995 tại Việt Nam giữa công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương - Protrade và công ty Royal FrieslandCampina – một tập đoàn sữa hàng đầu tại Hà Lan.

16

Page 17: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Các dòng sản phẩm (brand lines) khác như Babysan, Primavita, Aptamil, Physiolac, Insulac, Milmax…

Trong những năm qua, giá trị nhập khẩu đối với sữa bột thành phẩm (nói chung cho tất cả các loại độ tuổi và các nhóm người dùng) liên tục tăng và tăng mạnh. Năm 2007 có 7.081.553 hộp sữa bột được nhập vào Việt Nam, đến năm 2008 tăng lên 8.306.197 hộp, tăng khoảng 17,3%. Bối cảnh suy giảm kinh tế và lạm phát vào cuối năm 2008 dẫn tới những tháng đầu năm 2009, người dân thắt chặt chi tiêu và chuyển hướng sang tiêu dùng các sản phẩm sản xuất trong nước có mức giá thấp hơn nên lượng sữa bột nguyên hộp nhập khẩu về Việt Nam đã giảm cả về số lượng và giá trị nhập khẩu, đặt biệt tháng 1/2009 lượng nhập khẩu thấp hơn cùng kỳ năm 2008 là 53%. Nhưng đến đầu tháng 3/2009 khi có thông tin không chính thức về việc tăng thuế nhập khẩu sữa của Bộ Tài chính, kim ngạch nhập khẩu sữa tăng đột ngột 7,39 triệu USD so với trước đó, tương đương tăng lên 32%. Đây có thể coi là một động thái dễ hiểu của các doanh nghiệp nhập khẩu nhằm tận dụng mức thuế nhập khẩu sữa thấp hết mức có thể.

Bảng 2 - Số liệu thống kê số lượng hộp và giá trị nhập khẩu sữa bột nguyên hộp

Năm 2007 2008 5T.2009

Gía trị nhập khẩu (USD) 291.191.521 322.045.443 86.707.639

Số lượng nhập khẩu (hộp) 7.081.553 8.306.197 2.921.595

Nguồn: Xử lý số liệu của Tổng Cục thống kê Hải Quan – Báo cáo Đánh giá cạnh tranh trên thị trường sữa bột Việt Nam do Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công Thương thực hiện, 2010, trang 25

3.1.3. Nhận xét chung

Thị trường sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam là một thị trường có dung lượng cầu không phải lớn, tuy nhiên mức cung lại khá cao với sự hiện diện của một số lượng lớn các công ty cả Việt Nam và nước ngoài. Mỗi công ty lại cung cấp khá nhiều dòng sản phẩm phong phú khác nhau, bao gồm cả sữa sản xuất trong nước và sữa nhập khẩu nguyên hộp. Vì vậy, đánh giá sơ bộ là mức độ cạnh tranh trên thị trường này sẽ rất cao. Phản hồi của một số công ty sữa nước ngoài cho hay sự có mặt của họ trên thị trường Việt Nam tại thời điểm hiện nay, bất chấp mức độ cạnh tranh khốc liệt ở đây, có lý do chính là để xây dựng thương hiệu, chứ không nhằm nhiều vào mục tiêu lợi nhuận cho các dòng sản phẩm này. Một số công ty nêu lý do sự hiện diện của họ trong thị trường này là để xây dựng tên tuổi, thương hiệu cho các sản phẩm khác không mấy liên quan.

Việt Nam tiếp tục là một thị trường khá hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong nước lẫn quốc tế. Bằng chứng là số lượng công ty tham gia cung ứng trong tất cả các phân khúc thị trường và số lượng nhãn hàng có mặt trên thị trường không ngừng tăng lên qua các năm từ 2009-2011 (Xem Bảng 3). Các con số này chỉ thấp hơn so với Trung Quốc (vốn là một thị trường lớn hơn rất nhiều so với Việt Nam xét về cầu), nhưng cao hơn đáng kể so với các thị trường khác trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines, Hồng Kông, Singapore, và Thái Lan (xem Bảng 4 dưới đây). Điều này càng cho thấy mức độ cạnh tranh cao của thị trường dành cho các sản phẩm sữa công thức cho trẻ 0-12 tháng tuổi tại Việt Nam.

17

Page 18: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Bảng 3. Số lượng các công ty tham gia thị trường và số nhãn hàngtrên thị trường qua các năm 2009-2011

FY 2009 FY 2010 FY 2011

Số công ty (Nhóm 0-6 tháng) 21 23 28Số nhãn hàng có trên thị trường 40 42 50

ERR ERR ERRSố công ty (Nhóm 6-12 tháng) 21 22 27Số nhãn hàng có trên thị trường 38 42 53

ERR ERR ERRSố công ty (Nhóm nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt) 17 16 25Số nhãn hàng có trên thị trường 25 24 39

Nguồn: A.C. Nielsen

Bảng 4. Sự phân hóa của thị trường sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ở Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực

Số nhãn hang trong từng nhóm sản phẩm

Việt Nam Trung Quốc Indonesia MalaysiaFY

2009FY

2011FY

2009FY

2011FY

2009FY

2011FY

2009FY

20110-6 tháng 40 50 46 55 19 20 20 17

ERR ERR ERR ERR ERR ERR ERR ERR6 -12 tháng 38 53 45 54 18 18 20 17

ERR ERR ERR ERR ERR ERR ERR ERRĐặc biệt 25 39 18 23 15 15 19 18

Số nhãn hàng trong từng nhóm sản phẩm

Singapore Hồng Kông Thái Lan PhilippinesFY

2009FY

2011FY

2009FY

2011FY

2009FY

2011FY

2009FY

20110-6 tháng 17 19 22 31 21 17 16 16

    ERR ERR ERR ERR ERR ERR6-12 tháng 18 20 20 29 14 15 13 13

    ERR ERR     ERR ERRĐặc biệt 27 29 15 16     13 15

Nguồn: A.C. Nielsen

3.2. Cấu trúc thị trườngNhư đề cập ở trên, thị trường sữa công thức cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi tại Việt Nam

nói chung phân hóa mạnh thành hai mảng chính – các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm sản xuất tại nước ngoài sau đó nhập khẩu nguyên hộp vào nước ta nếu xét từ gốc độ nguồn gốc sản xuất. Xét từ góc độ chủ sở hữu của các công ty sản xuất và nhập khẩu, cũng có thể chia thị trường này thành hai nhóm tách bạch – các công ty nước ngoài, chủ yếu là các tập đoàn đa quốc gia (MNCs), và các công ty Việt Nam (bao gồm cả các công ty 100% vốn nội địa). Trừ trường hợp của các công ty liên doanh như FrieslandCampina, mặc dù có vốn của phía Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam, nhưng do sản phẩm của họ mang các nhãn hàng quốc tế nên vẫn được xếp vào nhóm các công ty nước ngoài, thì đa số các sản phẩm sữa

18

Page 19: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

công thức sản xuất tại Việt Nam là do các công ty Việt Nam sản xuất, còn các sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp là do các công ty nước ngoài nhập khẩu vào8.

Chiếm ưu thế hơn trên thị trường vẫn là các sản phẩm sữa công thức nhập khẩu nguyên hộp, tuy ưu thế này có xu hướng giảm dần từ năm 2009 đến nay. Cụ thể, trong các dòng sữa cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi, xét về sản lượng bán trên thị trường9, thị phần của các mặt hàng nhập khẩu có giảm từ 50,7% trong năm 2009 xuống 43,7% năm 2011; trong khi xét về giá trị bán được trên thị trường, các con số này là 62,8% năm 2009 xuống 56,1% năm 2011. Nếu tính về chủ sở hữu, trong phân khúc thị trường này, thị phần của các công ty nước ngoài cũng giảm từ 76,4% trong năm 2009 xuống còn 69,7% trong năm 2011 (xét về sản lượng); và giảm từ 87,1% trong năm 2009 xuống còn 81,8% trong năm 2011 (xét về giá trị). Sở dĩ các con số xét về mặt giá trị cao hơn do giá của các mặt hàng nhập khẩu nguyên hộp do các công ty nước ngoài nhập về Việt Nam thường cao hơn. Cũng có một sự dịch chuyển tương tự về tương quan thị phần giữa các loại sản phẩm có xuất xứ khác nhau và giữa các công ty nước ngoài và trong nước trong phân khúc thị trường sản phẩm dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi. Và sự dịch chuyển này đặc biệt mạnh trong phân khúc thị trường dành cho các sản phẩm chuyên biệt. Xét từ góc độ chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nội địa trong khi đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường, Việt Nam đã khá thành công trong thời gian qua, với những thành tựu không nhỏ của Vinamilk, một doanh nghiệp đầu ngành. Nếu quy sự dịch chuyển về tương quan thị phần này về góc độ hành vi tiêu dùng, có thể nhận thấy các sản phẩm sữa công thức sản xuất tại Việt Nam có giá thấp hơn phù hợp với thu nhập của đại đa số dân chúng đang ngày càng được lựa chọn nhiều hơn, tuy các sản phẩm nhập ngoại vẫn có ưu thế so sánh tại thời điểm hiện tại.

Bảng 5. Tổng quan thị phần xét về chủ sở hữu công ty và nguồn gốc sản xuấtThị phần xét theo sản lượng Thị phần xét theo giá trị

FY 2009 FY 2010 FY 2011 FY 2009 FY 2010 FY 2011

Nhóm 0-6 tháng 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Công ty nước ngoài 76,4% 72,0% 69,7% 87,1% 83,9% 81,8%

Công ty Việt Nam 23,6% 28,0% 30,3% 12,9% 16,1% 18,2%

8Ngoài ra, bên cạnh các nhà sản xuất sữa (dù ở tại Việt Nam hay ngoài Việt Nam), trên thị trường sữa công thức cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng ở Việt Nam cũng tồn tại một số lượng khá lớn các công ty chuyên nhập khẩu và phân phối các mặt hàng này. Một số công ty nhập hàng của các hãng sữa chưa có văn phòng hay công ty tại Việt Nam về phân phối tới các nhà bán lẻ ở thị trường trong nước; còn một số khác chuyên phân phối cho các công ty sữa nước ngoài đã có hiện diện trực tiếp tại Việt Nam. Vì lực lượng thứ nhất chiếm một mảng thị phần rất nhỏ, không đáng kể ở trong nước; trong khi không thể tính thị phần của lực lượng thứ hai (do sản phẩm của họ phân phối chính là sản phẩm của các hãng sữa nước ngoài nhập vào Việt Nam và bán ra), nên trong phần phân tích cấu trúc thị trường, nghiên cứu này sẽ không tính tới các công ty nhỏ này, mà đưa họ vào xem xét trong phần về hệ thống phân phối và vai trò của hệ thống phân phối đối với cạnh tranh.9Từ đây trở về sau, những nơi đề cập đến ‘sản lượng’có thể được hiểu là ‘sản lượng bán’, cũng như ‘giá trị’ là ‘giá trị bán được’

19

Page 20: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

ERR ERR ERR ERR ERR ERR

Hàng nhập khẩu 50,7% 48,0% 43,7% 62,8% 60,6% 56,1%

Hàng sản xuất tại Việt Nam 49,3% 52,0% 56,3% 37,2% 39,4% 43,9%

ERR ERR ERR ERR ERR ERR

Nhóm 6-12 tháng 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Công ty nước ngoài 75,6% 67,8% 66,7% 86,6% 81,0% 79,3%

Công ty Việt Nam 24,4% 32,2% 33,3% 13,4% 19,0% 20,7%

Hàng nhập khẩu 47,8% 44,7% 41,7% 60,6% 58,5% 54,8%

Hàng sản xuất tại Việt Nam 52,2% 55,3% 58,3% 39,4% 41,5% 45,2%

ERR ERR ERR ERR ERR ERR

Nhóm sản phẩm chuyên biệt 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Công ty nước ngoài 48,8% 36,7% 26,1% 58,1% 43,9% 29,7%

Công ty Việt Nam 51,2% 63,3% 73,9% 41,9% 56,1% 70,3%

ERR ERR ERR ERR ERR ERR

Hàng nhập khẩu 45,6% 26,8% 15,3% 56,5% 38,1% 23,3%

Hàng sản xuất tại Việt Nam 54,4% 73,2% 84,7% 43,5% 61,9% 76,7%Nguồn: A.C. Nielsen

Một lần nữa, có thể thấy đây là một tín hiệu đáng khích lệ cho ngành sữa Việt Nam, nếu so sánh với các thị trường khu vực khác. Một số thị trường như Thái Lan, Hồng Kông, Philippines và Singapore, 100% thị phần trên thị trường là do các công ty đa quốc gia từ các quốc gia có danh tiếng về ngành sữa như Hà Lan, Úc, New Zealand, Mỹ, .v.v nắm giữ và hoàn toàn không có bóng dáng nền công nghiệp nội địa. Tại thị trường Malaysia, trên 90% thị phần cũng thuộc về các công ty đa quốc gia. Hai quốc gia có tình hình tương tự với Việt Nam trong khu vực là Indonesia và Trung Quốc, nơi thị phần của các công ty trong nước và các sản phẩm sản xuất trong nước khá cao và đang dần tăng (xem Bảng 6 dưới đây). Như vậy, có thể thấy, doanh nghiệp Việt Nam, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đang từng bước khẳngđịnh vị thế của mình và hoàn toàn không hề bị lấn lướt quá nhiều bởi các công ty nước ngoài và sản phẩm nhập khẩu, không có tình trạng thị trường bị thống trị hoàn toàn bởi các công ty đó và sản phẩm đó. Ít nhất, cán cân thị phần trên thị trường hiện nay là khá cân bằng.

Bảng 6. So sánh sự phân hóa thị trường xét về hình thái chủ sở hữu và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa

Thị phần theo sản lượng

Việt Nam Trung Quốc Indonesia MalaysiaFY

2009FY

2011FY

2009FY

2011FY

2009FY

2011FY

2009FY

2011Tổng/0-6 tháng 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%Công ty nước ngoài 76,4% 69,7% 30,3% 38,7% 43,6% 40,1% 95,8% 96,0%Công ty trong nước 23,6% 30,3% 69,7% 61,3% 56,4% 59,9% 4,2% 4,0%

20

Page 21: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

ERR ERR ERR ERR ERR ERR ERR ERRTổng/6-12 tháng 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%Công ty nước ngoài 75,6% 66,7% 33,1% 40,1% 46,4% 40,3% 95,2% 95,2%Công ty trong nước 24,4% 33,3% 66,9% 59,9% 53,6% 59,7% 4,8% 4,8%

ERR ERR ERR ERR ERR ERR ERR ERRTổng/Đặc biệt 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%Công ty nước ngoài 48,8% 26,1% 98,5% 99,1% 66,4% 62,7% 100,0% 100,0%Công ty trong nước 51,2% 73,9% 1,5% 0,9% 33,6% 37,3% ERR ERR

Thị phần theo sản lượng

Singapore Hồng Kông Thái Lan PhilippinesFY

2009FY

2011FY

2009FY

2011FY

2009FY

2011FY

2009FY

2011Tổng/0-6 tháng 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%Công ty nước ngoài 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%Công ty trong nước ERR ERR ERR ERR ERR ERR ERR ERR

ERR ERR ERR ERR ERR ERR ERR ERRTổng/6-12 tháng 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%Công ty nước ngoài 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%Công ty trong nước ERR ERR ERR ERR ERR ERR ERR ERR

ERR ERR ERR ERR     ERR ERRTổng/Đặc biệt 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%     100,0% 100,0%Công ty nước ngoài 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%     100,0% 100,0%Công ty trong nước ERR ERR ERR ERR     ERR ERR

Nguồn: A.C. Nielsen

Trong phần tiếp sau của mục này, chúng tôi chuyển sang xem xét cấu trúc thị trường các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam từ góc độ phân tích cạnh tranh.

3.2.1. Xác định thị trường sản phẩm liên quan 10

Thị trường sản phẩm liên quan, theo điều 3(1) Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2004 (Xem phần Đánh giá khung pháp lý dưới đây để có các thông tin chi tiết hơn về đạo luật này), là “thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế được cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả”. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét lần lượt các yếu tố này để xác định thị trường sản phẩm liên quan cho các sản phẩm sữa công thức cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi tại Việt Nam.

Phân loại theo đặc tính, mục đích sử dụng

Đối với nhóm các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ em, năm 1963 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) thành lập Ủy ban Codex Alimentarius (CAC) với mục đích nâng cao các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Sau khi thành lập, CAC cùng với các hiệp hội nhi khoa, căn cứ trên các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng của các nhà khoa học, các chuyên gia y tế, và các tổ chức khác đã đề ra các bản tiêu chuẩn (Codex Standards) trong đó có xác định về thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng tối thiểu cần có trong sữa bột, đặc biệt là sữa công

10 Số liệu trong phần Xác định thị trường liên quan phỏng theo Báo cáo Đánh giá Cạnh tranh trên Thị trường Sữa bột Việt Nam của Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công Thương (2010) – trang 32-36

21

Page 22: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

thức dành cho trẻ em. Các bản tiêu chuẩn này cũng đã được sửa đổi, hoàn thiện qua các năm nhằm đưa ra những tiêu chuẩn phù hợp hơn cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất và trí tuệ.

Các bản tiêu chuẩn này đã được giới thiệu đến các quốc gia là thành viên của WHO, FAO và thành viên Liên hợp quốc nhằm thống nhất thực hiện theo đó yêu cầu các nhà sản xuất sữa nói chung và sữa bột nói riêng phải tuân thủ các quy định về hàm lượng chất dinh dưỡng tối thiểu có trong sữa và phải ghi rõ hàm lượng chất dinh dưỡng bên ngoài bao bì của sản phẩm. Theo các bản tiêu chuẩn do CAC đưa ra, trẻ em được chia theo các nhóm tuổi và mỗi nhóm tuổi có nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Cụ thể:

Nhóm trẻ sơ sinh (infant children) là những trẻ từ mới sinh cho đến dưới 12 tháng tuổi. Trong nhóm này lại chia thành nhóm trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi và nhóm trẻ từ 6 tháng tuổi cho đến 12 tháng tuổi.

Nhóm trẻ nhỏ (young children) là những trẻ từ 12 tháng tuổi đến 3 tuổi. Ở nhóm tuổi này, thể chất, các hệ miễn dịch, tiêu hóa… của trẻ đã phát triển, có thể hấp thụ và tiêu hóa hầu hết các thức ăn và chất dinh dưỡng, tuy vẫn ở một mức độ nhất định.

Nhóm trẻ em là nhóm trẻ có độ tuổi từ 3 tuổi trở lên. Những trẻ ở nhóm này có thể chất, các hệ thống miễn dịch, tiêu hóa… đã phát triển tương đối hoàn thiện do vậy khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn tốt do vậy các thành phần dinh dưỡng có phong phú hơn.

Bên cạnh đó, do sự khác nhau về điều kiện phát triển của thai nhi, các ảnh hưởng của môi trường, bệnh lý… mà trẻ sinh ra có nhiều sự khác biệt về cơ địa, cân nặng, tình trạng sức khỏe, bệnh lý… Đại đa số trẻ sinh ra ở điều kiện bình thường nhưng cũng không ít trẻ sinh non, sinh nhẹ cân. Thậm chí có nhiều trẻ sinh ra ở điều kiện bình thường nhưng trong quá trình phát triển lại xuất hiện nhiều biểu hiện không bình thường như bị còi xương, bị táo bón, bị dị ứng hay không dung nạp đạm sữa bò, sữa dê, không dung nạp lactose, sucrose, fructose, bị các bệnh đường ruột, kém tiêu hoá, kém hấp thụ v.v... Vì vậy, những trẻ này cần những sản phẩm sữa bột công thức đặc biệt nhằm khắc phục những biểu hiện về bệnh lý nói trên trong quá trình phát triển.

Với những đặc điểm và ý nghĩa nêu trên, hầu hết các hãng, công ty sữa trên thị trường như Vinamilk, FrieslandCampina, Abbott, Nestle, Dumex, Mead Johnson, Nutifood… đã sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm sữa công thức cho từng nhóm trẻ em riêng gồm:

- Sữa công thức cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi

- Sữa công thức cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi

- Sữa công thức cho trẻ từ 12 tháng đến 36 tháng tuổi

- Sữa công thức cho trẻ từ 36 tháng đến 72 tháng tuổi

- Sữa công thức cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên

- Sữa công thức đặc biệt dành cho trẻ có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt.

Tuy nhiên, một số hãng sữa, ví dụ Hãng XO còn phân chia các sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em thành các nhóm nhỏ hơn như: sữa cho trẻ từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, từ 3 tháng đến

22

Page 23: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

6 tháng tuổi, từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi…; tuy nhiên số lượng không nhiều và không có sự khác biệt quá mức so về đặc tính.

a. Nhóm các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổiSữa bột dành cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi là phân đoạn quan trọng trên thị

trường sữa bột nói chung và sữa bột dành cho trẻ em nói riêng. Do trẻ trong nhóm tuổi từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi chưa thể tiêu hóa các loại thức ăn, thực phẩm khác do vậy sữa công thức dành cho trẻ trong nhóm tuổi này có hai chức năng:

Thay thế sữa mẹ trong trường hợp mẹ không có sữa hoặc không thể cho con bú trong các trường hợp như phẫu thuật, đang uống thuốc…

Là nguồn thức ăn bổ sung để cung cấp bổ sung chất dinh dưỡng trong trường hợp mẹ không có đủ sữa cho con bú.

Trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi có hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ, do vậy khó tiêu hóa các loại thức ăn khác, mà hầu như chỉ có thể tiêu hóa sữa mẹ hay sữa công thức được sản xuất mô phỏng theo các thành phần của sữa mẹ. Vì vậy, các sản phẩm sữa công thức dành cho nhóm tuổi này phải được sản xuất với yêu cầu nghiêm ngặt về hàm lượng và tỉ lệ các chất dinh dưỡng nhằm vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng lại vừa phải đảm bảo không gây tác hại cho sự phát triển bình thường của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ ở nhóm tuổi này rất nhạy cảm với môi trường, mùi vị và thường dễ có những phản ứng không tốt khi phải tiếp xúc với các hương thơm hay mùi vị lạ nên hương thơm, mùi vị của các sản phẩm sữa dành cho trẻ ở nhóm tuổi này cũng có yêu cầu rất nghiêm ngặt, thường là không bổ sung bất cứ hương liệu nào.

Hàm lượng và tỉ lệ các chất dinh dưỡng có trong các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi đã được CAC xây dựng riêng trong bản tiêu chuẩn 81 (Codex Standard 72 – 1981). Có thể xem một số ví dụ về các chỉ tiêu dinh dưỡng theo bản tiêu chuẩn 81 tại Bảng sau11.

Bảng 7. Một số tiêu chuẩn về thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng theo Codex 81

Chất dinh dưỡng Đơn vị Tối thiểu Tối đa/GLU

Protein100 kcal 1,8 3,0

100 Kj 0,45 0,7

Tổng chất béo100 kcal 4,4 6,0

100 kJ 1,05 1,4

11 Chi tiết hàm lượng các chất dinh dưỡng khác xin tham khảo tại Codex Standard 72 – 1981.23

Page 24: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Chất dinh dưỡng Đơn vị Tối thiểu Tối đa/GLU

Linoleic (L)100 kcal 300 1.400

100 kJ 70 330

α-Linoleic (α-L)100 kcal 50 NS

100 kJ 12 NS

Ratio L/α-L 5:1 15:1

TổngCarbohydrates

g/100 kcal 9,0 14,0

g/100 kJ 2,2 3,3

Vitamin A g RE/100 kcal 60 180

g RE/100 kJ 14 43

Vitamin D3 g RE/100 kcal 1 2,5

g RE/100 kJ 0,25 0,6

Vitamin E g RE/100 kcal 0,5 5

g RE/100 kJ 0,12 1.2

Vitamin K g RE/100 kcal 4 27

g RE/100 kJ 1 6,5

Thiamin g RE/100 kcal 60 300

g RE/100 kJ 14 72

Riboflavin g RE/100 kcal 80 500

g RE/100 kJ 19 119

Niacin g RE/100 kcal 300 1.500

g RE/100 kJ 70 360

Vitamin B6 g RE/100 kcal 35 175

g RE/100 kJ 8,5 45

Vitamin B12 g RE/100 kcal 0,1 1,5

g RE/100 kJ 0,025 0,36

Vitamin C mg/100 kcal 10 70

mg/100 kJ 2,5 17(NS = not specified; RE = retinol equivalents; GLU = guidance upper level)

Nguồn: Trích theo Báo cáo Đánh giá cạnh tranh trên thị trường sữa bột Việt Nam xuất bản năm 2010 của Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công Thương

24

Page 25: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Chính bởi các đặc thù của nhóm tuổi từ 0-6 tháng và các yêu cầu nghiêm ngặt về hàm lượng dinh dưỡng trong sữa, các nhà dinh dưỡng khuyến nghị nên sử dụng đúng loại sữa được sản xuất dành riêng cho trẻ ở nhóm dưới 12 tháng tuổi. Chính vì vậy, xét khả năng thay thế cho nhau về mục đích sử dụng, nhóm sữa từ 0-6 tháng ít/không có khả năng bị thay thế bởi các sản phẩm sữa khác, trừ sữa mẹ vốn là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ . Trong thị trường các sản phẩm sữa và sữa bột, sữa công thức nói chung, nhóm các sản phẩm sữa công thức cho trẻ từ 0-6 tháng là một phân đoạn riêng.

b. Nhóm các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổiNăm 1987, CAC đã ban hành bản tiêu chuẩn 87 (Codex Standard 156 -1987)12.Các sản

phẩm sữa công thức dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi phải đảm bảo về thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng được đưa ra theo bản tiêu chuẩn này. Có thể xem một số ví dụ về các chỉ tiêu dinh dưỡng theo bản tiêu chuẩn 87 tại Bảng sau:

Bảng 8. Một số tiêu chuẩn về thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng Codex 8713

Chất dinh dưỡng Khối lượng cho 100 kcal Khối lượng cho 100 kJ

Tối thiểu Tối đa Tối thiểu Tối đa

Protein 3,0 gram 5,5 gram 0,7 gram 1,3 gram

Chất béo 3 gram 6 gram 0,7 gram 1,4 gram

Vitamin A 250 I.U Hoặc 75 g

750 I.U hoặc 225 g

60 I.U hoặc 18 g

180 I.U Hoặc 54 g

Vitamin D 40 I.U hoặc 1 g

120 I.U Hoặc 3 g

10 I.U hoặc 0,25 g

30 I.U hoặc 0,75 g

Vitamin C 8mg NS 1,9 mg NS

Vitamin B1 40 g NS 40 g NS

Vitamin B2 60 g NS 14 g NS

Nicotinamide 250 g NS 60 g NS

Vitamin B6 45 g NS 11 g NS

Folic acid 4 g NS 70 g NS

Vitamin B12 0,15 g NS 0,04 g NS

Vitamin K1 4 g NS 1 g NS

Vitamin H 1,5 g NS 0,4 g NSNguồn: Trích theo Báo cáo Đánh giá cạnh tranh trên thị trường sữa bột Việt Nam

xuất bản năm 2010 của Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công Thương

12 Codex Standard for Follow-up Formula, Codex Standard 156-198713 Các chỉ tiêu cụ thể khác xin tham khảo thêm tại bản Codex Standard 156 – 1987

25

Page 26: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

So với bản tiêu chuẩn 81, thành phần và hàm lượng của các chất dinh dưỡng được xây dựng trong bản tiêu chuẩn 87 quy định mở hơn, hầu như chỉ đưa ra thành phần và mức hàm lượng nhỏ nhất mà không quy định mức hàm lượng lớn nhất. Sở dĩ như vậy vì trẻ trong nhóm tuổi này đã có thể chất và các hệ thống miễn dịch, hệ thống tiêu hóa… tương đối phát triển nên có khả năng tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng có trong sữa, tuy theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em ở lứa tuổi này vẫn nên dùng sữa theo đúng độ tuổi và đặc biệt không nên dùng các sản phẩm sữa cho độ tuổi lớn hơn, ví dụ từ 1-3 tuổi. Ngoài ra, trẻ từ độ tuổi 6 tháng đã có thể bắt đầu làm quen với các nguồn thức ăn khác ngoài sữa như bột ăn dặm, thức ăn dinh dưỡng được chế biến phù hợp, v.v. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới, cần bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi.

Do các đặc điểm trên đây, có thể nhận định rằng sữa dành cho trẻ từ 6-12 tháng ít có khả năng thay thế bởi các loại sữa khác, đặc biệt là các loại sữa dành cho trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Các sản phẩm sữa công thức cho nhóm tuổi này, trong thị trường chung về sữa công thức cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng, có thể coi là một phân đoạn riêng. Tuy nhiên, nếu xem xét rộng hơn, thì các sản phẩm này đã có thể được thay thế bởi rất nhiều các sản phẩm dinh dưỡng khác như đã nói ở trên và không còn là một sản phẩm thiết yếu/duy nhất để thay thế nguồn sữa mẹ. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng có ảnh hưởng đến các phân tích sau này trong nghiên cứu.

Tóm lại, đối với các mặt hàng sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam, xét về mặt đặc tính và mục đích sử dụng, chúng ta có thể chia thành 3 phân khúc thị trường chính: (i) thứ nhất là thị trường các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ từ 0-6 tháng (Bước 1 - Starters hay Stage 1), (ii) thứ hai là thị trường các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ từ 6-12 tháng (Bước 2 - Follow-on hay Stage 2) và (iii) thứ ba là thị trường các sản phẩm đặc chế phục vụ cho nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt (specialty).

Phân loại theo giá cả

Bên cạnh đó, nếu chia sâu hơn thành các phân khúc nhỏ hơn căn cứ theo giá bán lẻ sản phẩm, thông tin thu được từ công ty A.C. Nielsen cho thấy có 3 nhóm giá chính đối với hai nhóm phân khúc thị trường cho các sản phẩm Bước 1 và Bước 2: nhóm cao cấp (premium) – khoảng từ 20 USD trở lên tức là khoảng 400 000 VND trở lên cho 1 kilogram, nhóm trung bình (mid-range) – có giá từ 13-19 USD (từ 260 000 VND – dưới 400 000 VND/1kg) và nhóm bình dân (mainstream) – có giá từ 7-13 USD (từ 150 000 VND – khoảng 250 000/1kg). Tuy nhiên, xét thấy tính chuyên biệt về đặc tính sử dụng tương tự, nên các dòng sản phẩm thuộc cùng một nhóm giá và khác nhóm giá đều có thể coi là cạnh tranh với nhau, và có thể thay thế được cho nhau, tuy không hoàn toàn (do giá của mặt hàng này, trong rất nhiều trường hợp, được người tiêu dùng coi là một tín hiệu về chất lượng như sẽ phân tích kỹ thêm ở dưới, và do đó, từ quan điểm của một số người tiêu dùng, các mặt hàng có chất lượng khác nhau không thể coi là có thể thay thế cho nhau hoàn toàn). Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ không xem xét riêng rẽ các phân khúc thị trường theo giá mà chỉ xem xét chung về cấu trúc thị trường và cạnh tranh theo từng nhóm sản phẩm liên quan như nêu ở trên, có tính đến các yếu tố về giá khi xem xét các trường hợp cụ thể.

26

Page 27: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Đối với phân khúc thị trường sản phẩm đặc chế, do sản lượng thấp và tính chuyên biệt cao (đòi hỏi quy trình sản xuất khác và các chi phí khác cao hơn) nên giá thường cao hơn cả nhóm thứ nhất và thứ hai. Một số sản phẩm cực kỳ đặc biệt chỉ được sử dụng trong các bệnh viện và các trung tâm y tế, được mua bằng kinh phí nhà nước hoặc do các công ty sữa hiến tặng. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng không chia theo giá mà xét chung thành một thị trường sản phẩm liên quan.

Đặc biệt, xét từ góc độ thị trường sản phẩm liên quan, trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi xem xét cấu trúc thị trường trên cơ sở tính toán tổng khối lượng (volume) và giá trị (value) bán ra của các dòng sản phẩm (brand lines) khác nhau trên từng phân khúc thị trường, chứ không xem xét theo tổng doanh thu của các công ty tham gia vào các phân khúc thị trường đó. Lý do là một công ty sản xuất, nhập khẩu sữa tại Việt Nam có thể cùng một lúc đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm phục vụ cùng một nhóm tuổi hoặc chuyên biệt, ở các mức giá khác nhau, và các dòng sản phẩm thuộc cùng một công ty này bản thân chúng có thể thay thế cho nhau một cách tương đối về đặc tính sử dụng chung, trong khi đồng thời cạnh tranh về giá và nhắm vào các đối tượng người dùng có mức thu nhập khác nhau. Như vậy, cạnh tranh trên từng phân khúc thị trường trước tiên là cạnh tranh giữa các dòng sản phẩm, trước khi đến cạnh tranh giữa các công ty. Ngoài ra, các công ty đó cũng có thể còn kinh doanh nhiều mặt hàng khác như sữa cho người già, sữa cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, v.v. nên tổng doanh thu không phản ánh chính xác thị phần của họ trên từng phân khúc thị trường.

Tuy nhiên, sau khi xem xét cấu trúc của từng phân khúc thị trường (Bước 1, Bước 2 và Đặc chế) trên cơ sở các dòng sản phẩm, chúng tôi cũng xem xét thêm về cấu trúc thị trường chia theo doanh nghiệp trong từng phân khúc (tính bằng tổng thị phần các dòng sản phẩm khác nhau thuộc sở hữu của từng công ty trong từng phân khúc) để tránh trường hợp một doanh nghiệp cùng lúc nắm giữ nhiều nhãn hàng lớn và do đó có thể có quyền lực thị trường đáng kể hay vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan.

3.2.2. Phân định thị trường địa lý liên quan

Thị trường địa lý liên quan, cũng theo điều 3(1) của Luật Cạnh tranh Việt Nam, là “một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể so với khu vực lân cận”.

Theo đánh giá của một số chuyên gia ngành sữa, thị trường sữa bột Việt Nam chịu tác động của những đặc điểm trong quá trình phân phối sản phẩm. Cụ thể:

a. Sản phẩm được tiêu thụ trên toàn quốc – chủ yếu ở khu vực thành thị Việc tiêu thụ các sản phẩm sữa bột hiện nay chủ yếu là tại các khu vực thành thị, đặc

biệt là tại các thành phố lớn nơi có tập trung dân cư, đồng thời có mức thu nhập và mức sống cao hơn các vùng khác. Ví dụ, doanh số bán và lượng tiêu thụ tại các thành phố lớn chiếm tới 80% tổng doanh thu và 70% tổng sản lượng tiêu thụ trên toàn quốc, còn lại 20% tổng doanh thu và 30% tổng lượng tiêu thụ là tại các thành phố nhỏ khác và các vùng nông thôn14.

14 Theo đánh giá, ước tính của các chuyên gia ngành sữa nêu tại báo cáo do Cục Quản lý Cạnh tranh đưa ra. Sự khác biệt về phần trăm doanh thu và sản lượng tiêu thụ tại các thành phố lớn và thành phố, thị trấn nhỏ, và vùng nông thôn là do các sản phẩm sữa bột bán tại các thành phố lớn là các sản phẩm cao cấp có giá cao hơn

27

Page 28: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Biều đồ 1. Doanh thu và sản lượng tiêu thụ sữa bột khu vực thành thị/nông thôn

Sản lượng Doanh thu

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Nguyên nhân chủ yếu của sự chênh lệch này là do đối với mặt hàng sữa nói chung, khả năng tiêu thụ của khu vực thành thị có xu hướng cao hơn do mặt bằng thu nhập cao hơn. Chính vì vậy, trong chiến lược kinh doanh, phân phối sản phẩm của mình các doanh nghiệp sữa trong nước cũng như các hãng sữa nước ngoài đều chú trọng đến việc phát triển các kênh phân phối, xây dựng hệ thống các đại lý, cửa hàng… và tập trung phân phối sản phẩm của mình tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ…vv.

Trong khi đó, tại các thành phố, thị trấn nhỏ, các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng xa xôi, hẻo lánh người dân ít có cơ hội được tiêu thụ hay lựa chọn các sản phẩm sữa bột. Nguyên nhân là do các hãng, doanh nghiệp sữa thường không chú trọng phát triển sản phẩm của mình tới những vùng này do chi phí vận chuyển đẩy giá thành của các sản phẩm sữa lên cao hơn, trong khi mức thu nhập và điều kiện kinh tế của người dân tại các vùng này lại ở mức thấp.

Nói như vậy không phải tại các thành phố, thị trấn nhỏ và các vùng nông thôn, vùng xa xôi là không có nhà cung cấp. Hiện nay một số hãng sữa như Vinamilk ngoài các thị trường lớn cũng chú trọng xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm của mình về đến các khu vực thị xã, thị trấn nhỏ hay các vùng nông thôn. Tại các vùng này, thị phần của Vinamilk chiếm chủ yếu do những yếu tố về tập quán và thói quen mua sắm và đặc biệt là yếu tố giá cả. Vinamilk có hệ thống bán hàng tại khắp các tỉnh trên toàn quốc và phát triển nhờ vào dòng sản phẩm bình dân phù hợp với thu nhập của người dân tại các thành phố nhỏ và vùng nông thôn.

b. Chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyểnHiện nay các sản phẩm sữa của hầu hết các doanh nghiệp đều được phân phối rộng

rãi trên toàn quốc, qua các siêu thị, chợ, cũng như các cửa hàng tạp hóa bán lẻ. Thời gian vận chuyển, chi phí vận chuyển sản phẩm giữa các vùng miền không lớn, trừ trường hợp các vùng sâu, vùng xa, do đó, cũng không có tác động lớn tới mặt bằng giá bán lẻ. Ví dụ, sữa có thể được vận chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội bằng đường bộ (ô-tô) trong khoảng thời gian 3 ngày, với mức chi phí vận chuyển ước khoảng 2%-3% giá bán. Vì vậy, có nhiều khả năng thị trường địa lý liên quan đối với các sản phẩm sữa là thị trường toàn quốc.

28

Page 29: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

c. Không tồn tại các rào cản gia nhập thị trường giữa các vùng miềnXem xét các rào cản gia nhập thị trường không phát hiện thấy các rào cản đáng kể

làm cho thị trường sữa của một vùng quá khác biệt so với vùng khác. Chính vì vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu này, có thể xem thị trường địa lý liên quan là toàn bộ thị trường trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

Từ đặc điểm phân phối, tiêu thụ sản phẩm, có thể nhận định:

(1) Sản phẩm sữa được tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn toàn quốc;

(2) Chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển ít có tác động làm tăng mặt bằng giá bán lẻ;

(3) Giữa các vùng miền không tồn tại các rào cản đáng kể làm cho thị trường của một vùng trở nên quá khác biệt với thị trường vùng khác.

Vì vậy, mặc dù đối với từng trường hợp cụ thể, cần có những phân tích, đánh giá sâu hơn để để xác định khu vực thị trường địa lý, tuy nhiên trong phạm vi của nghiên cứu này, có thể xem thị trường địa lý liên quan là toàn bộ thị trường trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

3.2.3. Cấu trúc thị trường từ góc độ “thị trường liên quan” trong phân tích cạnh tranh

Các thị trường dành cho sản phẩm sữa công thức cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam (0-6 tháng, 6-12 tháng, và đặc chế) tính theo nhãn hàng đều chỉ có mức độ tập trung/tích tụ (level of concentration) thấp và trung bình, ít khả năng gây ra quan ngại về cạnh tranh. Các mức thị phần cao nhất nằm trong tay từ 3 đến 5 dòng sản phẩm/nhãn hàng chủ đạo do các công ty khác nhau sản xuất và nhập khẩu. Tuy nhiên, theo định nghĩa về vị trí thống lĩnh trong Luật Cạnh tranh Việt Nam 2004 (xem thêm phần Đánh giá khung pháp lý để có thêm chi tiết), chúng tôi nhận thấy không có sản phẩm nào có thể được coi là có vị trí thống lĩnh trong từng phân khúc ngoại trừ một số rất ít trường hợp như nhãn hàng Similac Neosure IQ của Abbott trong năm 2009, nhãn hàng Dielac Pedia của Vinamilk trong năm 2010 và nhãn hàng Dielac Alpha 1 của Vinamilk trong năm 2011. Tuy nhiên, các vị trí thống lĩnh này đều không duy trì quá 1 năm và có sự tăng lên về thị phần của các đối thủ cạnh tranh, hay nói cách khác mức thị phần của các dòng sản phẩm khác nhau trên thị trường có sự thay đổi liên tục, cho thấy cấu trúc thị trường không bị duy trì dưới sự thống lĩnh của cá nhân nhãn hàng hay công ty nào và cạnh tranh trong thị trường đang diễn ra khá mạnh mẽ.

Bảng 9. Thị phần của các nhãn hàng chủ đạo trên các thị trường sữa công thức cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam tính theo sản lượng và giá trị (2009-2011)

29

Page 30: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Nguồn: A.C. Nielsen

Cụ thể, chỉ số CR215 của phân khúc 0-6 tháng trong năm 2009 tính theo sản lượng là 35,7%, đến năm 2010 là 41,2%, và năm 2011 là 42,3%; với mức thị phần của nhãn hàng thông dụng nhất trong phân khúc này (Dielac Alpha 1 của Vinamilk) dao động từ 22% trong năm 2009 lên 26,6% trong năm 2010 và tăng lên thành 29% trong năm 2011. Chỉ số CR3 của phân khúc này trong năm 2009 là 48,8%, đến năm 2010 tăng lên thành 55,1% và vào năm

15 Chỉ số CR (Concentration Ratio) là một chỉ số thường dùng trong phân tích cạnh tranh, phản ánh mối tương quan giữa kích cỡ của một nhóm doanh nghiệp đứng đầu so với dung lượng chung của thị trường, từ đó cho thấy mức độ tập trung của thị trường. Chỉ số CR thường được xác định bằng tổng mức thị phần của nhóm từ hai doanh nghiệp trở lên có mức thị phần lớn nhất trên thị trường đó, và các chỉ số CR phổ biến nhất thường được xác định cho nhóm 4 doanh nghiệp, hoặc 8 doanh nghiệp đứng đầu . Các chỉ số CR thường được viết tắt bên cạnh số doanh nghiệp thuộc nhóm dùng để tính ra chỉ số đó, ví dụ chỉ số CR2 là chỉ số tập trung của một thị trường có 2 doanh nghiệp đứng đầu về thị phần, tương tự với các chỉ số CR3 và CR4 là để chỉ mức độ tập trung của các thị trường có 3 hoặc 4 doanh nghiệp đứng đầu. Mức độ tập trung đo bằng chỉ số CR thường được xác định theo thang từ 0-100% với 0% là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tức là có mức độ tập trung bằng 0, và 100% là thị trường độc quyền trong đó chỉ có 1 công ty duy nhất. Các mức độ khác của chỉ số CR bao gồm từ 0-50% - mức độ tập trung thấp (mức độ cạnh tranh cao), 50-80% - mức độ tập trung trung bình (mức độ cạnh tranh từ trung bình tới cao), và 80-100% - mức độ tập trung cao (mức độ cạnh tranh thấp).

30

Page 31: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

2011 là 54,7% (không có khác biệt nhiều so với năm trước). Chỉ số CR4 của phân khúc này trong năm 2009 là 58,4%, đến năm 2010 tăng lên thành 64,9% và vào năm 2011 là 65,4% (không có thay đổi nhiều) (Xem Biểu đồ 2). Chỉ số HHI16 của toàn phân khúc trong năm 2009 là khoảng 1.098,2, năm 2010 là khoảng 1.346,7, đến năm 2011 là khoảng 1.370,8 (Xem Biểu đồ 3). Đây đều là các con số cho thấy 1 cấu trúc thị trường có mức độ tích tụ trung bình, ít có khả năng gây quan ngại đáng kể về cạnh tranh, tương tự như với trường hợp của 2 phân khúc còn lại (6-12 tháng và chuyên biệt).

Biểu đồ 2 – Chỉ số CR2-417 của thị trường sữa công thức cho trẻ 0-6 tháng tuổi giai đoạn 2009-2011 tính theo nhãn hàng

Nguồn: A.C. Nielsen và tính toán của nhóm tác giả

Biểu đồ 3 – Chỉ số HHI của thị trường sữa công thức cho trẻ 0-6 tháng tuổi giai đoạn 2009-2011 tính theo nhãn hàng

16 Chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman Index) là một khái niệm khác thường được dùng trong phân tích cạnh tranh để đo mức độ tập trung của thị trường. Chỉ số HHI được tính bằng tổng bình phương thị phần của tất cả các hãng cạnh tranh với nhau trong một thị trường. Ví dụ, một thị trường bao gồm 4 công ty với mức thị phần tương ứng là 30%, 30%, 20% và 20% sẽ có chỉ số HHI = 2600 (302 + 302 + 202 + 202 = 2600). So với chỉ số CR, chỉ số HHI có một số đặc tính về toán học và lý thuyết kinh tế, lại tính đến tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường, do vậy thường có mức độ chính xác cao hơn và phản ánh thị trường toàn diện hơn. Các cơ quan cạnh tranh thường căn cứ vào các mức sau của chỉ số HHI để đưa ra các đánh giá và nhận định về thị trường:- Chỉ số HHI nhỏ hơn 1000 là thấp và không đáng lo ngại về vấn đề mức độ tập trung của thị trường.- Chỉ số HHI từ 1000 đến 1800 là mức trung bình và ít có khả năng xảy ra vấn đề về cạnh tranh trên thị trường.- Chỉ số HHI lớn hơn 1800 là cao và có nguy cơ xảy ra các vấn đề về cạnh tranh. 17 Xem Chú thích 15

31

Page 32: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Nguồn: A.C. Nielsen và tính toán của nhóm tác giả

Nếu chia theo doanh nghiệp, trong cả 3 phân khúc Bước 1, Bước 2 và đặc chế, thực tế là có một số các công ty đang nắm giữ nhiều nhãn hàng lớn hơn các công ty đối thủ. Tuy nhiên, vẫn không có công ty nào nắm được ưu thế tuyệt đối (xem Bảng 9b). Ví dụ như FrieslandCampina nắm giữ tới 4 nhãn hàng lớn trong phân khúc 0-6 tháng tuổi, có tổng thị phần tính theo khối lượng là 25,8% cho bốn nhãn hàng này trong năm 2009, 24,1% trong năm 2010 và giảm xuống còn 22% trong năm 2011. Abbott nắm giữ 2 nhãn hàng lớn trong phân khúc này, có tổng thị phần là 17,2% trong năm 2009, 17,8% năm 2010 và giảm xuống còn 15,6% trong năm 2011, tạo nên một thế tam giác khá cân bằng với doang nghiệp nắm giữ nhãn hàng lớn nhất trong phân khúc thị trường này là Vinamilk, có tổng thị phần là 22% trong năm 2009, 26,6% năm 2010 và tăng lên 29% trong năm 2011. Tương tự như vậy với phân khúc 6-12 tháng tuổi. Đặc biệt, trong năm 2010 và 2011, Vinamilk bứt phá vượt lên nhắm giữ 31% tổng thị phần. Nhìn chung, các hãng sữa công thức cho trẻ em (0-12 tháng) lớn nhất (có mức thị phần cao nhất, tổng cộng chiếm tới trên 75% thị trường tính về sản lượng cũng như về giá trị bán được) trên thị trường Việt Nam hiện nay là 4 hãng FrieslandCampina, Vinamilk, Abbott và Meads Johnson. Cấu trúc thị trường này rất gần với hình thái ‘độc quyền nhóm’ (oligopoly) trong phân tích cạnh tranh; và theo Luật Cạnh tranh Việt Nam 2004 thì các doanh nghiệp này gộp lại được coi là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Tuy nhiên, bản thân việc các doanh nghiệp này nắm giữ vị trí thống lĩnh không vi phạm Luật Cạnh tranh, cho đến khi họ cùng có hành vi câu kết nhằm hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh hay tập trung kinh tế theo các điều khoản của Luật thì họ mới chịu sự điều chỉnh của Luật. Nếu tách riêng ra, từng doanh nghiệp một trong các doanh nghiệp này đều không được coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo các điều khoản của Luật Cạnh tranh, trừ trường hợp của Vinamilk trong 2 năm mới đây (2010-2011) đối với các sản phẩm thuộc nhóm Bước 2 (6-12 tháng). Ngoài ra, nếu tính đến sự đa dạng của hình thái chủ sở hữu của các công ty này (100% Việt Nam, liên doanh và các công ty đa quốc gia) cũng như sự khác nhau về chiến lược phát triển kinh doanh, ví dụ như việc các công ty này có

32

Page 33: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

thế mạnh trên các phân khúc thị trường khác nhau tính theo nhóm giá (có công ty chuyên về các sản phẩm cao cấp như Abbott, Meads Johnson, trong khi cũng có công ty sản xuất các sản phẩm bình dân nhiều hơn như FrieslandCampina và Vinamilk), chúng tôi cho rằng ít có khả năng các công ty độc quyền nhóm (oligopolists) này có câu kết ngầm (tacit collusion)18

gây méo mó cạnh tranh trên thị trường.

Bảng 9b – Thị phần của các doanh nghiệp chủ đạo trên thị trường sữa công thức cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam (2009-2011) tính theo khối lượng và giá trị

  Thị phần tính theo khối lượng (%)

Thị phần tính theo giá trị (%)

2009 2010 2011 2009 2010 2011Bước 1 (0-6 tháng)FrieslandCampina 25,8 24,1 22,0 24,3 23,1 22,8Vinamilk 22,0 26,6 29,0 11,6 14,8 17,1Abbott 17,2 17,8 15,6 21,7 23,1 21,2Mead Johnson 13,7 13,9 13,3 17,2 17,8 17,0Dumex 6,8 5,9 4,2 9,5 7,8 5,4Nestle 2,3 2,4 4,0 3,4 3,3 5,3

  Thị phần tính theo khối lượng (%)

Thị phần tính theo giá trị (%)

2009 2010 2011 2009 2010 2011Bước 2 (6-12 tháng)FrieslandCampina 28,2 23,0 20,6 26,4 22,4 21,2Vinamilk 22,3 31,0 31,1 12,3 18,2 19,3Abbott 17,4 15,6 14,1 23,0 21,7 20,2Mead Johnson 12,4 12,5 10,5 16,2 16,8 14,4Dumex 5,6 6,0 4,9 8,3 8,4 6,5Nestle 1,2 1,7 2,9 1,7 2,4 3,9

Nguồn: A.C. Nielsen và tính toán của nhóm tác giả

Ngoài ra, nếu so sánh vế số lượng nhãn hàng lớn trong từng phân khúc thị trường, thì mức độ tập trung của thị trường Việt Nam chỉ ở mức trung bình đến thấp nhất nhì trong khu vực. Tại các quốc gia khác như Indonesia, Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan và Philippines, hầu hết các phân khúc thị trường này đều có mức độ tích tụ cao hơn với một số lượng ít hơn các nhãn hàng lớn chiếm tới 80% thị phần. (Xem Bảng 10 dưới đây)

Bảng 10. Số lượng nhãn hàng chiếm 80% thị phần trong các phân khúc thị trường sữa công thức cho trẻ em từ 0-12 tháng ở Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực

Số nhãn hàng chiếm 80% thị phần tính theo

0-6 tháng

6-12 tháng

Đặc biệt

18 Câu kết ngầm (tacit collusion) là một khái niệm trong kinh tế học chỉ các hành vi cạnh tranh (competitive behaviours) mang tính chiến lược (strategic) của các công ty trong cùng một thị trường liên quan, thường là một thị trường độc quyền nhóm (có tồn tại một số ít các công ty lớn nắm vị trí thống lĩnh trong thị trường cạnh tranh với nhau). Các hành vi này nhìn bề mặt có vẻ độc lập với nhau (- là các quyết định kinh doanh độc lập của các công ty riêng rẽ trong các điều kiện thị trường tương đồng), nhưng thực chất là có tính song song, để nhằm đặt giá cao thu lợi nhuận (‘nhìn nhau đặt giá’), rất giống với một thỏa thuận ấn định giá làm hạn chế cạnh tranh, một hành vi bị cấm theo pháp luật cạnh tranh. Tuy có thể gây bóp méo cạnh tranh, các hành vi câu kết ngầm không thể bị xử lý theo pháp luật cạnh tranh như các thỏa thuận nổi (explicit agreements).

33

Page 34: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

sản lượng bán raFY

2011FY

2011FY

2011Việt Nam 7 9 5Trung Quốc >10 >10 4Indonesia 4 4 6Malaysia 6 5 5Singapore 6 5 8Hồng Kông 3 3 3Thái Lan 6   6Philippines 5 5 6

Nguồn: A.C. Nielsen

Một ghi nhận nữa là khi nhìn vào biến thiên thị phần tính theo giá trị bán được trên thị trường, có thể thấy hai công ty FrieslandCampina và Vinamilk tập trung nhiều vào dòng sản phẩm có mức giá trung bình và bình dân, trong khi thế mạnh của hai công ty Abbott và Meads Johnson là các dòng sản phẩm giá cao. Ghi chú này sẽ có một số tác động nhất định khi xem xét tới vấn đề giá sữa trên thị trường và nhận định của người tiêu dùng cũng như các cơ quan hữu quan ở phần sau của nghiên cứu.

3.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trườngTheo các phân tích về cấu trúc thị trường ở trên, tính theo nhãn hàng, tất cả các phân

khúc đã đề cập tới của thị trường sữa công thức dành cho trẻ em từ 0-12 tháng tuổi ở Việt Nam đều có mức độ cạnh tranh khá cao. Cụ thể, đây là một thị trường không lớn xét về dung lượng cầu, nhưng lại có một số lượng khá đông và ngày càng tăng các doanh nghiệp tham gia trên thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp lớn lẫn doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, do các đặc thù sản phẩm đã nêu ở các phần trước mà hầu hết các doanh nghiệp đều chú trọng cạnh tranh bằng chất lượng cũng như cải tiến và khác biệt hóa sản phẩm, hơn là cạnh tranh về giá (giảm giá để thu hút khách hàng). Tương ứng, ngày càng nhiều nhãn hàng được chào bán trên tất cả các phân khúc thị trường, với nhiều cải tiến về chất lượng, thể hiện sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp để có thể giành được sự ưu ái của người tiêu dùng.

Trên thị trường cũng có sự phân hóa khá đồng đều về mức độ chiếm lĩnh thị trường giữa khu vực doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, cũng như giữa các sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này cho thấy ít có khả năng có câu kết ngầm (tacit collusion) hay có sự bắt tay ấn định giá (price-fixing cartel agreement) hay cố định sản lượng bán ra (output restriction agreement) do sự hiện hữu của các yếu tố hạn chế thỏa thuận cartels19, ví dụ như số lượng công ty tham gia thị trường lớn, sản phẩm được đa

19 Các thảo thuận cartels thường không tồn tại/bền vững ở các thị trường có hiện diện các yếu tố làm chúng dễ tan vỡ. Các yếu tố này bao gồm: (i) số lượng công ty hoạt động trong thị trường đó (số lượng công ty càng thấp thì cartel càng dễ hình thành và hoạt động hơn trong khi có thêm nhiều công ty đặc biệt nếu chúng không phải là thành viên của cartels thì người tiêu dùng sẽ không bị buộc phải chọn sử dụng hàng hóa, dịch vụ của các thành viên cartels khiến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của cartels không đạt được dẫn đến tan vỡ), (ii) tính đồng nhất của hàng hóa (hàng hóa càng tương đồng thì càng dễ thảo thuận về giá, còn nếu hàng hóa có khác biệt thì việc tăng/giảm giá một loại hàng hóa trong thị trường có thể là do thay đổi về cầu và sự ưa thích của người tiêu dùng), (iii) chi phí sản xuất (chi phí sản xuất tương đồng cho phép các thành viên cartel có hành vi tối đa hóa lợi nhuận tương tự về giá và sản lượng, còn chi phí sản xuất khác nhau khiến các hành vi tối đa hóa lợi nhuận khác nhau, dẫn đến các công ty khó có thể thỏa thuận với nhau về giá hay sản lượng), và các yếu tố khác như hành vi tiêu dùng, hay các đặc điểm của hệ thống phân phối. Các điều kiện thị trường khiến cho dễ/khó xảy ra hiện tượng câu kết ngầm cũng tương tự như vậy.

34

Page 35: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

dạng hóa và có khác biệt lớn về chi phí sản xuất (đặc biệt giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu nguyên hộp).

Nếu chia theo doanh nghiệp, thì mức độ cạnh tranh giảm đi, do tồn tại một nhóm bốn (04) doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường (có tổng thị phần trên thị trường liên quan trên 75%) theo các quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tách riêng thì không có doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh (được coi là doanh nghiệp thống lĩnh) để lũng đoạn thị trường. Ngoài ra, bản thân việc tồn tại nhóm doanh nghiệp thống lĩnh không vi phạm Luật Cạnh tranh mà chỉ đòi hỏi cơ quan quản lý cạnh tranh có sự theo dõi sát sao hơn để ngăn chặn các hành vi câu kết làm hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh hay tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp này xảy ra.

Nói chung, cạnh tranh trên các phân khúc của thị trường này là rất gần với hình thái ‘cạnh tranh độc quyền’ trong phân tích cạnh tranh, với các đặc điểm chủ yếu như:

Tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường đều sản xuất, cung ứng các sản phẩm khá tương đồng, tuy không hoàn toàn có thể thay thế cho nhau một cách tuyệt đối – Các mặt hàng sữa công thức của các công ty khác nhau trong cùng một phân khúc đều khá tương đồng về chất lượng cơ bản (đáp ứng tiêu chuẩn quy định bởi Ủy ban Codex Alimentarius), tuy vẫn có những đặc điểm/thế mạnh riêng phân biệt chúng với nhau như chất lượng, hay giá (thuộc các nhóm giá khác nhau đôi khi lên đến 200% giữa các sản phẩm có giá cao nhất và các sản phẩm có giá thấp nhất thuộc cùng một phân khúc thị trường) khiến chúng không thể được coi là sản phẩm có thể thay thế cho nhau được một cách hoàn toàn.

Bất cứ ai cũng có thể tham gia thị trường nếu thấy có thể kinh doanh có lãi ở đó và việc rời bỏ thị trường cũng không khó – Bảng 2 ở trên cho thấy mức độ tham gia mới cũng như đưa sản phẩm mới vào thị trường tại Việt Nam là khá cao chứng tỏ rào cản gia nhập thị trường không phải là quá cao. Ngoài ra, các trao đổi của nhóm nghiên cứu với các công ty sữa cũng cho thấy thị trường này không tồn tại các rào cản tham gia và rời khỏi thị trường nào đáng kể. (Xem thêm phần dưới về các rào cản gia nhập thị trường)

Các doanh nghiệp sẽ đều cố gắng tối đa hóa lợi nhuận bằng cách cạnh tranh giành sự ưu ái của người tiêu dùng thông qua giá bán và khác biệt hóa sản phẩm

Tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường đều nắm giữ một mức sức mạnh thị trường nhất định, cho phép họ tự định giá cho sản phẩm của mình, không phụ thuộc nhiều vào quan hệ cung-cầu – Hai đặc điểm về sau của thị trường này có thể được giải thích như sau: Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp nằm ở việc họ tập trung phát triển sản phẩm ở những khu vực hẹp khác nhau (niche) về mức độ giá hoặc về đặc tính sản phẩm, để tránh cạnh tranh đối đầu trực tiếp với các sản phẩm khác. Với lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trong các thị phần hẹp này, doanh nghiệp tránh lệ thuộc tuyệt đối vào quan hệ cung-cầu; và nhờ vậy họ có khả năng định giá sản phẩm tương đối độc lập so với cung cầu trên thị trường. Tuy nhiên, mặt trái là các dòng sản phẩm khó có thể mở rộng thị phần sang các khu vực khác.

Nhận xét chung về tình hình cạnh tranh trên thị trường này là mức độ cạnh tranh khá cao mặc dù có tồn tại một số doanh nghiệp lớn và sản phẩm nổi bật. Người tiêu dùng có khả

35

Page 36: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

năng tự do chọn lựa20 giữa một số lượng lớn các mặt hàng có khác biệt về chất lượng và giữa các mức giá khác nhau (điều này đúng hơn ở khu vực các thành phố lớn nơi nguồn cung dồi dào hơn so với khu vực nông thôn hoặc vùng sâu, vùng xa nơi các sản phẩm phổ biến nhất, nếu có, chủ yếu là của Vinamilk hay các doanh nghiệp Việt Nam khác có mức giá thấp phù hợp hơn với thu nhập trung bình của người dân nơi đây). Điều này thể hiện rõ qua các thông số về các điểm giá khác nhau (Xem các Biểu đồ 4, 5 và 6 dưới đây – có thể chia làm 3 khoảng giá cơ bản: từ 7 USD đến 13 USD, từ 13 USD đến 19 USD và từ 20 USD trở lên) cũng như số lượng các nhãn hàng được đưa ra thị trường bán cho người tiêu dùng (Xem Bảng 3 ở trên) theo số liệu của công ty A.C. Nielsen cung cấp.

Biểu đồ 4 - Thị phần tính theo tổng sản lượng của các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi (Bước 1) tính theo nhóm giá

Nguồn: A.C. NielsenGhi chú: Tỷ giá USD/VND sử dụng để tính số liệu cho biểu đồ này là tỷ giá trung bình trong 4 quý của năm 2011. Nguồn <www.xe.com>

Biểu đồ 5 - Thị phần tính theo tổng sản lượng của các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ nhỏ từ 6-12 tháng tuổi (Bước 2) tính theo nhóm giá

20Quan điểm mới nhất trong phân tích cạnh tranh là sử dụng khả năng tự do chọn lựa của người tiêu dùng trên thị trường như một thước đo mức độ cạnh tranh trên thị trường đó. Xem thêm Robert H. Lande (2001), Consumer Choice as the Ultimate Goal of Antitrust, Báo cáo đang nghiên cứu của Đại học Baltimore, có thể được tải về từ địa chỉ <http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1478680>

Page 37: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Nguồn: A.C. NielsenGhi chú: Tỷ giá USD/VND sử dụng để tính số liệu cho biểu đồ này là tỷ giá trung bình trong 4 quý của năm 2011. Nguồn <www.xe.com>

Biểu đồ 6 - Thị phần tính theo tổng sản lượng của các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ dưới 12 tháng có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt tính theo nhóm giá

Nguồn: A.C. NielsenGhi chú: Tỷ giá USD/VND sử dụng để tính số liệu cho biểu đồ này là tỷ giá trung bình trong 4 quý của năm 2011. Nguồn <www.xe.com>

3.4. Rào cản gia nhập thị trườngĐánh giá sự hiện diện của các rào cản gia nhập thị trường (barriers to entry) có tầm

quan trọng rất lớn trong phân tích cạnh tranh, đặc biệt trong việc xác định liệu một thị trường

Page 38: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

nhất định có thể được coi là ‘thị trường mở’ hay không. Rào cản gia nhập thị trường, dù là liên quan đến luật và chính sách điều tiết, các yếu tố kinh tế hay các điều kiện thị trường, v.v. đều có thể trở thành công cụ bảo vệ các doanh nghiệp độc quyền, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh vốn đã và đang hoạt động trên thị trường đó, làm hạn chế cạnh tranh, thậm chí có thể dẫn đến méo mó về giá cả (ví dụ, giá quá cao, giá độc quyền được duy trì mà người tiêu dùng không có khả năng tìm được chọn lựa khả thi nào khác, vì các công ty mới không thể tham gia thị trường do sự hiện diện của rào cản). Rào cản gia nhập thị trường cũng có thể do chính hành vi chiến lược của các doanh nghiệp đã và đang hoạt động trên thị trường đó dựng lên và trong các trường hợp đó, các hành vi này có thể bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh (do gây hạn chế cạnh tranh trong tương lai trên thị trường).

Nhìn chung, rào cản gia nhập thị trường thường có quan hệ chặt chẽ với cấu trúc thị trường. Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition) thường không có một rào cản nào. Ngược lại, trong một thị trường độc quyền (monopoly), các rào cản thường sẽ rất cao hoặc là tuyệt đối, khiến không một hãng thứ hai nào có thể tham gia được, ví dụ như trong các ngành công nghiệp có tính chiến lược, liên quan đến an ninh quốc gia, chính sách của chính phủ (không cho phép các doanh nghiệp tư nhân hay nước ngoài tham gia) sẽ là một rào cản mang tính tuyệt đối. Các thị trường độc quyền nhóm (oligopoly) thường có mức rào cản cao, trong khi các thị trường cạnh tranh độc quyền (monopolistic competition) như trường hợp thị trường sữa công thức dành cho trẻ em từ 0-12 tháng tuổi ở Việt Nam (như đã phân tích ở trên) thường có mức rào cản thấp.

Các báo cáo trước đây của Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công Thương về thị trường sữa bột có nêu một số rào cản gia nhập thị trường như sau:

(i) Rào cản về tài chính, công nghệ: Cục QLCT cho rằng các hạn chế về nguồn vốn đầu tư, hạn chế về nguồn nguyên liệu cũng như khả năng chuyển đổi dây chuyền sản xuất sữa bột đã tạo thành một rào cản đáng kể hạn chế sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp sản xuất sữa bột.

(ii) Rào cản pháp lý: Các quy định pháp luật hiện hành được đánh giá là đã tạo điều kiện tương đối tốt cho việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới, tuy vẫn cần được tiếp tục cải thiện, ví dụ như việc thẩm định đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm còn có thời gian rất dài do cơ quan nhà nước thẩm định bị quá tải.

(iii) Tập quán tiêu dùng: Người tiêu dùng Việt Nam được đánh giá là có tâm lý ‘sính ngoại’ - ưa chọn các sản phẩm sữa nhập khẩu có giá cao hơn vì cho là chất lượng tốt hơn. Tập quán tiêu dùng này được coi là đã tạo thành một rào cản đáng kể cho việc tham nhập thị trường và cạnh tranh của các sản phẩm sữa có mức giá ‘mềm’ hơn.

(iv) Hiệu quả từ quy mô kinh tế (scale economy) của một số doanh nghiệp hiện tại: Các doanh nghiệp lớn trên thị trường được đánh giá là có mặt ở Việt Nam đã lâu, đã xây dựng được một hệ thống phân phối tương đối ổn định, có được một lượng khách hàng trung thành và có được hiệu quả từ quy mô kinh tế của mình. Các yếu tố này được coi là tạo ra các rào cản gia nhập thị trường với các đối thủ cạnh tranh mới, ví dụ như các hãng sữa XO, Meiji, S26, Hipp… đến nay vẫn chưa tạo được vị thế trên thị trường.

38

Page 39: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

(v) Rào cản chiến lược: Hiện mới chỉ có một số hợp đồng độc quyền phân phối một số nhãn sữa nhập khẩu tại Việt Nam được coi là có thể tạo thành rào cản chiến lược với các đối thủ cạnh tranh mới.

Về cơ bản, nhóm thực hiện nghiên cứu đồng ý với sự hiện diện của các rào cản này. Tuy nhiên, theo chúng tôi, không phải tất cả các rào cản nói trên đều là đáng kể và có thể dẫn đến các quan ngại về cạnh tranh (ảnh hưởng tới độ ‘mở’ của thị trường). Ví dụ như rào cản về tài chính, công nghệ: như đã đề cập tới ở phần trước, việc lắp đặt nguyên một dây chuyền sản xuất sữa bột thành phẩm từ sữa tươi là không hề tạo được lợi thế cạnh tranh, cũng không phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam (về nguồn nguyên liệu, vệ sinh an toàn thực phẩm); vì vậy rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường không cân nhắc việc lắp đặt này mà thay vào đó hoặc nhập khẩu nguyên hộp hoặc nhập sữa bột nguyên liệu về pha chế và đóng gói thành sữa công thức thành phẩm. Các doanh nghiệp mới muốn gia nhập thị trường hoàn toàn có thể cân nhắc làm theo mô hình này, thay vì lắp đặt nguyên bộ dây chuyền sản xuất. Vì vậy không thể nói có rào cản tài chính, công nghệ đáng kể nào trong thị trường này. Ngược lại, rào cản đáng kể nhất, cũng theo kết quả làm việc trực tiếp với các công ty sữa hoạt động trên thị trường và các bên liên quan khác phục vụ cho nghiên cứu này, chính là tập quán tiêu dùng.

Các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi được chia thành 2 phân khúc chủ đạo là 0-6 tháng tuổi và 6-12 tháng tuổi. Như vậy, thời hạn sử dụng sản phẩm là rất ngắn, chỉ có 6 tháng, trong khi các bác sỹ đều khuyên không nên đổi sữa cho trẻ thường xuyên và đột ngột, tránh rối loạn tiêu hóa. Do đó, các bà mẹ ít khi đổi sữa cho con nếu như đứa trẻ không có biểu hiện rõ ràng là không phù hợp với sản phẩm đang dùng, hoặc không có chỉ dẫn y tế đặc biệt, hoặc không có sự biến động đáng kể về giá cả và kinh tế gia đình. Họ thường hướng đến lựa chọn mà họ cho là an toàn nhất ngay từ khi bắt đầu và trung thành với lựa chọn đó, nên cơ hội để các hãng sữa không có tên tuổi tham gia thị trường là rất khó, trong khi các hãng đã và đang hoạt động phải đầu tư rất nhiều vào xây dựng thương hiệu (brand equity) và tiếp cận người tiêu dùng (qua quảng cáo).

Ngoài ra, các vụ xì-căng-đan gần đây như vụ sữa có chứa melamine ở Trung Quốc hay sự lập lờ giữa sữa tươi và sữa bột hoàn nguyên ở một số nhà sản xuất trong nướckhiến cho lòng tin của người tiêu dùng vào vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bị lung lay21. Trong khi đó, phải thừa nhận một thực tế là uy tín của cơ quan tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm và các cơ quan y tế liên quan ở Việt Nam chưa cao, dẫn đến hiện tượng người tiêu dùng không tin tưởng vào các chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm do các cơ quan Việt Nam cấp. Do đó, người tiêu dùng có xu thế chọn các sản phẩm ngoại nhập, vì tin rằng chất lượng và các tiêu chuẩn vệ sinh ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Hà Lan, Úc, New Zealand… đảm bảo hơn, dù giá cao hơn.

Tuy nhiên, nếu nói rằng tập quán tiêu dùng tạo thành một rào cản đáng kể đối với việc thâm nhập thị trường và cạnh tranh của các sản phẩm sữa có giá trung bình và bình dân thì chưa hoàn toàn chính xác. Việt Nam dù sao vẫn là một quốc gia đang phát triển với mức thu nhập bình quân đầu người thấp, do đó, ngoại trừ các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đại đa số người dân Việt Nam vẫn chỉ có thể chi trả cho các sản phẩm bình dân giá “mềm”. Bằng chứng là nếu xem xét Bảng 8 về cấu trúc thị trường, trong phân khúc 0-6

21 Ví dụ, xem thêm Thời báo Kinh tế Sài gòn Online, Sữa chứa Melamine có ở Việt Nam từ lâu!, ngày 23/9/2008 tại địa chỉ <http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/doisong/10154/>

39

Page 40: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

tháng, dòng sản phẩm có mức thị phần cao nhất trong các năm 2009-2011 (được ưa dùng nhất) là sữa Dielac Alpha 1 của Vinamilk, một sản phẩm thuộc nhóm giá bình dân. Trong phân khúc 6-12 tháng tuổi, sản phẩm có thị phần cao nhất tính về sản lượng tiếp tục là sữa Dielac Alpha 2 của Vinamilk, còn trong phân khúc đặc biệt, hai sản phẩm đứng đầu về thị phần tính theo sản lượng là Dielac Pedia của Vinamilk và Pedia Plus của Nutifood.

Như vậy, nhìn chung, chúng ta vẫn có thể kết luận mức rào cản gia nhập thị trường nói chung của thị trường này là từ trung bình đến thấp, không có khả năng hạn chế cạnh tranh hay tạo ra các méo mó về giá cả (price distortion).

3.5. Vai trò của hệ thống phân phối đối với cạnh tranh trên thị trường sữa công thức cho trẻ 0-12 tháng tuổiHệ thống phân phối và bán lẻ của Việt Nam nhìn chung vẫn là một thị trường còn

phân tán (fragmented), thiếu tổ chức, chưa có các đặc trưng của thương mại hiện đại (modern trade). Theo một nghiên cứu mới nhất về hệ thống phân phối tại Việt Nam, chỉ có 14-15% các hoạt động phân phối diễn ra trong khu vực bán lẻ hiện đại (con số này là 20-30% tại các đô thị lớn), mô hình bán lẻ truyền thống (chợ, các cửa hàng nhỏ mở tại nhà hoặc trên mặt phố) vẫn chiếm ưu thế cạnh tranh và được người tiêu dùng ưa thích22. Điều này cũng đúng với trường hợp hệ thống phân phối các sản phẩm sữa công thức trẻ em 0-12 tháng tuổi nói riêng.

Như đã đề cập sơ lược ở trên, trong thị trường này có hiện diện một số lượng khá lớn các công ty chuyên nhập khẩu và phân phối (đầu mối) trực tiếp các sản phẩm sữa nguyên hộp từ các hãng sữa nước ngoài để bán trên thị trường. Trong số các doanh nghiệp này cũng tồn tại sự phân hóa thành doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ. Tiêu biểu cho nhóm doanh nghiệp phân phối lớn (hay còn gọi là đại lý cấp I) có Công ty TNHH Dược phẩm 3A (nhập khẩu và phân phối sản phẩm của Abbott), Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition Việt Nam, Công ty TNHH Danone Việt Nam (nhập khẩu và phân phối sữa Dumex), Công ty TNHH Nestle Việt Nam, Công ty Traphaco, Công ty Thương mại và Dịch vụ Châu Mỹ, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kim Liên, Công ty TNHH Diên Khánh, Công ty TNHH Dược phẩm Hoàng Dương, Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Sản xuất Hương Thủy, Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Nam, v.v. Ngoài ra, cũng như đã đề cập, trong thị trường này còn tồn tại một số lượng khá nhiều các nhà nhập khẩu nhỏ lẻ (vài container để bán trực tiếp). Sự hiện diện của một số lượng lớn các doanh nghiệp loại này là do quy định về việc nhập khẩu sữa thành phẩm thời gian qua là tương đối mở và dễ dàng đối với doanh nghiệp.

Sau lớp các nhà nhập khẩu và phân phối là các nhà bán lẻ, một bộ phận lớn cấu thành nên hệ thống phân phối ở Việt Nam nói chung và trong thị trường sữa công thức cho trẻ nhỏ 0-12 tháng nói riêng. Các nhà bán lẻ này có thể là các siêu thị lớn như BigC, Coop Mart, Intimex, Fivimart, v.v. hoặc các cửa hàng bán lẻ cỡ nhỏ đến siêu nhỏ. Đặc biệt số lượng các cửa hàng nhỏ lẻ này trên toàn quốc là khó có thể thống kê được do họ không phải là các doanh nghiệp nằm trong khối kinh doanh chính thức, chỉ đóng thuế môn bài mà không có đăng ký kinh doanh. Một ý kiến cho rằng có tới trên 30.000 cửa hàng như vậy trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

22 Masayoshi Maruyama và Lê Việt Trung (3/2011), Modern Retailers in Transition Economies: The Case of Vietnam, Bài thảo luận số DP2011-08 của Trường Đại học Kobe

40

Page 41: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Về vai trò của hệ thống phân phối đối với cạnh tranh trên thị trường này, một số bên liên quan khi trả lời phỏng vấn trong phạm vi nghiên cứu này cho rằng tính phân tán, thiếu tổ chức (fragmented) của hệ thống phân phối không hẳn là một điều xấu, do sự hiện diện và cạnh tranh mạnh mẽ giữa số lượng lớn các nhà bán lẻ buộc họ phải giảm mức lợi nhuận (profit margin) để giành khách hàng. Quan điểm này cũng được bản thân các nhà bán lẻ, kể cả lớn và nhỏ trong hệ thống phân phối xác nhận. Đại diện của một siêu thị lớn cho rằng người tiêu dùng Việt Nam ít mua sữa công thức cho trẻ nhỏ tại siêu thị hơn là bên ngoài do giá ở các cửa hàng nhỏ thường rẻ hơn do không phải đóng các loại thuế, trừ thuế môn bài. Siêu thị do đó không giữ nhiều các mặt hàng sữa này trong giỏ hàng hóa (inventory) của mình. Trong khi đó, chủ một cửa hàng bán lẻ nhỏ cho biết ông thường cố gắng bán rẻ hơn cửa hàng gần nhất và các siêu thị đôi chút để giữ khách. Ông thậm chí còn chấp nhận bán rẻ hơn cả mức giá bán lẻ khuyến nghị (recommended retail prices) đưa ra bởi nhà phân phối và công ty sữa và đôi khi rẻ hơn cả giá in trên bao bì (ví dụ đối với sản phẩm sữa Hipp). Số liệu do công ty A.C. Nielsen cung cấp cũng cho thấy xu hướng tương tự, tức là giá cả trong các siêu thị hiện đại (modern trade) có xu hướng cao hơn khá nhiều so với các cửa hàng nhỏ lẻ (traditional trade) tại Việt Nam. (Xem Bảng 11 dưới đây)

Vài quan điểm khác theo hướng ngược lại cho rằng hệ thống phân phối Việt Nam có vấn đề về mặt minh bạch và cạnh tranh trong thị trường này đang bị bóp méo vì thông tin không có sẵn, khiến người tiêu dùng chịu thiệt về giá23. Sở dĩ có vấn đề này là vì các sản phẩm sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi bị nghiêm cấm quảng cáo dưới mọi hình thức, theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Nghị định số 21/2006/ND-CP của Chính phủ về khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, không hề có một kênh thông tin chuẩn nào về mức giá bán lẻ chính thức của các sản phẩm này để người tiêu dùng có thể tham khảo và so sánh, và người tiêu dùng hoàn toàn là bên nhận giá (price-takers) so với bên bán lẻ do thiếu thông tin và họ phải mua theo mức giá do bên bán lẻ đưa ra. Một người nêu quan điểm này cho biết thậm chí qua điều tra sơ bộ, giá các sản phẩm sữa công thức cùng loại tại các cửa hàng, siêu thị khác nhau trong cùng một khu vực địa lý nhỏ có sự khác nhau đáng kể, có trường hợp lên tới 100%.

23Xem thêm J. Pincus (2010), Nghiên cứu tình huốn chính sách: Đăng ký giá và quy định giá sữa ở Việt Nam có làm giảm giá sữa, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright

41

Page 42: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Bảng 11. So sánh giá bán trung bình tại các siêu thị và các cửa hàng nhỏ lẻtại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội  Giá VND/Kilogram

 Thời gian Q1' 2009 Q2' 2009 Q3' 2009 Q4' 2009 Q1' 2010 Q2' 2010 Q3' 2010 Q4' 2010 Q1' 2011 Q2' 2011 Q3' 2011 Q4' 2011  

0-6 tháng 270.344 275.363 280.075 282.592 285.898 289.361 300.204 300.951 308.937 324.247 330.495 344.168 HC

M+H

N – G

iá bán lẻtrung bình cả tại siêu

thị và trong các cửa hàng nhỏ lẻ

6-12 tháng 255.428 256.597 255.888 259.275 267.248 269.627 266.339 263.177 277.679 289.865 300.745 316.130

Đặc biệt 339.738 336.030 330.655 320.655 326.327 308.139 300.080 288.012 318.609 324.401 330.498 335.100

                           

0-6 tháng 264.746 271.946 276.305 280.058 283.211 287.347 298.308 298.341 306.035 321.407 328.873 342.236 Giá bán lẻ trung bình

tại các cửa hàng nhỏ lẻ (H

CM

+HN

)

6-12 tháng 252.741 253.502 254.861 259.640 266.354 268.697 265.562 262.204 276.205 288.212 299.020 315.330

Đặc biệt 340.805 339.760 332.839 322.074 326.853 306.367 297.787 287.728 319.078 324.384 328.881 334.115

                           

0-6 tháng 332.435 322.724 341.057 317.014 332.947 328.039 333.809 341.900 355.621 369.305 354.372 376.932 Gái bán lẻ trung bình

tại các siêu thị (H

CM

+HN

)

6-12 tháng 296.197 295.736 270.093 254.847 284.497 285.809 279.570 282.916 305.778 314.362 324.281 329.547

Đặc biệt 329.799 299.697 293.775 307.548 320.118 327.228 321.375 290.666 314.200 324.542 342.569 350.099

                           

Nguồn: A.C. Nielsen

42

Page 43: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Bên cạnh đó, trong khi mối quan hệ giữa các công ty sữa lớn và các đại lý cấp I là các hợp đồng có tính lâu dài, từ các đại lý cấp II trở đi đến sâu hơn vào hệ thống phân phối, mối quan hệ này chủ yếu là “mua đứt, bán đoạn”. Mức giá của nhà sản xuất/nhập khẩu và nhà phân phối lớn (đăng ký minh bạch với Bộ Tài chính và các Sở Tài chính của các thành phố lớn), do đó, không còn mối liên hệ trực tiếp với giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng: các đại lý cấp thấp và các chủ cửa hàng có thể tùy ý nâng, hạ giá tùy theo chiến lược kinh doanh của họ (bán giá thấp để giành khách hàng hay tăng giá để tăng lợi nhuận) và chỉ có sự quản lý ít chặt chẽ hơn của cơ quan địa phương. Đã diễn ra tình trạng trên thị trường là các công ty sữa không dự kiến tăng giá (và không đăng ký tăng giá), nhưng giá sữa trong hệ thống phân phối vẫn tăng24. Tình hình ngày càng trầm trọng thêm do tình trạng thiếu thông tin đã đề cập ở trên, cũng như khả năng can thiệp còn hạn chế của cơ quan Nhà nước – vốn không có đủ nhân lực để kiểm soát toàn bộ hệ thống phân phối, đặc biệt là khu vực truyền thống, các cửa hàng nhỏ lẻ và các chợ, cũng như không có lượng hàng dự trữ trong kho đủ lớn để can thiệp vào thị trường khi giá tăng đột biến.

Ngoài ra, một ảnh hưởng nữa của hệ thống phân phối tại Việt Nam tới mức độ cạnh tranh trên thị trường, như một bên tham gia phỏng vấn chỉ ra, đó là hệ thống phân phối thiếu tổ chức đã khiến cho chi phí của doanh nghiệp trong việc quản lý chất lượng sản phẩm và quản lý thương hiệu tăng lên rất nhiều. Điều này, trên thực tế, có thể tạo thành bất lợi trong cạnh tranh cho các thương hiệu lớn và các công ty có chính sách chặt chẽ hướng tới sự đồng nhất về chất lượng của thương hiệu trên toàn thế giới, vì họ phải đầu tư thêm nhiều vào nguồn nhân lực cho hệ thống phân phối để đảm bảo về chất lượng và thương hiệu.

Tóm lại, các đặc điểm của hệ thống phân phối tại Việt Nam có thể tạo nên sự phân hóa trong cạnh tranh giữa các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu, cũng như giữa hệ thống phân phối bán buôn và bán lẻ; khiến cho cạnh tranh giữa các nhà sản xuất/nhập khẩu không phải lúc nào cũng được phản ánh trong hệ thống phân phối. Kết quả là người tiêu dùng có thể không phải là người được hưởng lợi từ việc các nhà sản xuất/nhập khẩu – các công ty lớn nhất trên thị trường cạnh tranh với nhau. Kể cả khi các chính sách quản lý kinh tế hay điều tiết cạnh tranh nhắm vào các công ty lớn này có hiệu quả, thì lợi ích này cũng có thể không được chuyển tới người tiêu dùng, nếu bản thân các vấn đề nằm trong hệ thống phân phối không được giải quyết triệt để.

4. GiáTheo như kết quả của phần đánh giá về cấu trúc thị trường và cạnh tranh ở trên thì thị

trường sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam là một thị trường khá cạnh tranh, rất ít có khả năng xảy ra các hành vi độc quyền áp giá hay câu kết định giá, kể cả câu kết ngầm. Đây cũng là trả lời cho một trong các câu hỏi đặt ra trong phần dẫn đề của báo cáo. Trong phần tiếp theo, chúng tôi tiếp tục xem xét các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến giá IFFOs tại Việt Nam trong các năm 2009-2011 cũng như mối tương quan giữa giá IFFOs của Việt Nam với mức sống của người dân nói chung, giá của sản phẩm này tại các quốc gia khác trong khu vực, tình hình lạm phát, tình hình biến động của giá đồng đô la Mỹ so với đồng 24Xem thêm bài viết Giá sữa “nhấp nhổm”, đăng trên báo Doanh nhân Sài gòn Online ngày 26/4/2012, có thể được tải về từ địa chỉ <http://www.baomoi.com/Home/ThiTruong/doanhnhansaigon.vn/Gia-sua-nhap-nhom/8346459.epi>

43

Page 44: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

tiền Việt Nam, hay giá nguyên liệu trên thị trường thế giới, v.v. nhằm trả lời cho các câu hỏi còn lại đã đặt ra ở phần trước.

4.1. Giá sữa tại Việt Nam có phải là quá cao so với khu vực?Để đánh giá là giá sữa Việt Nam cao hay thấp so với các nước trong khu vực không

phải là một việc đơn giản, vì cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể cũng như cảm nhận chủ quan của các chủ thể tham gia thị trường. Để có cái nhìn khách quan và toàn diện, trong phần này chúng tôi sẽ so sánh giá sữa Việt Nam so với các nước qua ba cách tiếp cận khác nhau:

- So sánh theo giá trị tuyệt đối, gồm có giá trung bình chung và giá trung bình của dòng hàng cao cấp. Chúng tôi chọn so sánh thêm giá của dòng hàng cao cấp một phần vì các nhãn hàng (của các công ty khác nhau) thuộc dòng này thường có cùng xuất xứ, trong khi các nhãn hàng từ trung bình trở xuống đa phần sản xuất ở nước sở tại (nên xuất xứ đa dạng và điều kiện sản xuất của chúng cũng khác nhau). Việc so sánh các nhãn hàng có cùng nguồn gốc sẽ giúp đánh giá được chính xác hơn.

- So sánh trong mối tương quan với thu nhập bình quân đầu người (tính theo sức mua) của mỗi nước. Cùng một mức giá, nhưng mặt hàng có thể được cảm nhận là đắt hay rẻ tùy thuộc vào khả năng chi trả của các nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau. Trong cách tiếp cận này, chúng tôi đánh giá trên quan điểm của người tiêu dùng.

- So sánh trong mối tương quan với các loại thuế (giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu), chỉ số lạm phát và tỷ giá hối đoái. Theo cách tiếp cận này, chúng tôi đứng trên quan điểm của nhà kinh doanh. So sánh thêm các yếu tố về thuế, lạm phát và tỷ giá hối đoái đặc biệt cần thiết với các mặt hàng quốc tế nhập khẩu khi Việt Nam chưa tự chủ được về nguồn nguyên liệu, công nghệ, kỹ thuật. Chúng tôi giả định là các mặt hàng này có cùng nguồn gốc sản xuất, nên những ảnh hưởng từ giá nguyên liệu thế giới và các chi phí sản xuất căn bản không khác biệt đáng kể. Nhưng khi nhập khẩu vào các nước khác nhau, mức giá bán sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi thuế suất nước nhập khẩu. Hơn nữa, nhà sản xuất cũng đối mặt với rủi ro tiền tệ do sự đa dạng và biến đổi của tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát ở các nước khác nhau. Do tính chất kinh doanh xuyên biên giới của họ, các công ty đa quốc gia đều phải tính các chi phí và rủi ro này vào chiến lược về giá ở các thị trường.25

Xét về giá trị tuyệt đối, so sánh với một số quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines (Bảng 12 và Bảng 13 dưới đây), chúng tôi nhận thấy giá sữa tại Việt Nam hiện nay chỉ đang đứng ở mức trung bình.

Bảng 12. Giá trung bình của các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em từ 0-12 tháng tuổi tại

25 Dĩ nhiên, đứng từ góc độ nhà kinh doanh, còn có những yếu tố khác làm ảnh hưởng đến chiến lược về giá ở từng địa phương. Tuy nhiên, do giới hạn của thời gian nghiên cứu, chúng tôi bỏ qua các yếu tố này. Các yếu tố này chỉ được phân tích cụ thể hơn trong phần phân tích sâu vào các yếu tố cấu thành giá ở Việt Nam ở phần sau.

44

Page 45: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực vào thời điểm Quý 4 /2011

Số liệu Q4/2011

Giá trung bình*(USD/Kg) Xếp hạng **0-6 tháng 6-12 tháng Đặc biệt

Hồng Kông 36 30 34 1

Singapore 35 29 36 2

Trung Quốc 32 28 51 3

Việt Nam 16 15 16 4Philippines 13 13 24 5

Malaysia 14 12 24 6

Indonesia 11 10 21 7

Thái Lan 12   13 8Nguồn: Kiểm toán bán lẻ của Nielsen (Nielsen Retail Audit) giữa các quốc gia*Giá sữa trung bình trong bảng này được tính bằng giá bán lẻ trung bình của tất cả các nhãn hàng lớn (sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu, từ cao cấp đến bình dân) có mặt trên thị trường từng quốc gia. Nhãn hàng lớn được xác định là các nhãn hàng cấu thành khoảng 80% thị trường chính thức cả về khối lượng lẫn giá trị như đã đề cập ở các phần trước.

** Từ nước có giá cao nhất tới thấp nhất, trong đó giá cao nhất là số 1, thấp nhất là số 8

Về giá trung bình của tất cả các dòng hàng, Bảng 12 cho thấy là giá trung bình của 1kg sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam thấp hơn giá trung bình của mặt hàng này tại Trung Quốc, Singapore và Hồng Kông nhưng cao hơn Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines (ngoại trừ các dòng sữa dành cho trẻ có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt), tức là ở mức trung bình trong khu vực.

Tuy nhiên, giá trung bình của các dòng sản phẩm cao cấp (premium) tại Việt Nam lại đứng vào hàng thấp nhất trong khu vực, chỉ cao hơn chút ít so với giá trung bình của các dòng sản phẩm tương ứng tại Thái Lan, trong khi thấp hơn rất nhiều so với các nước khác (Xem Bảng 13 dưới đây).

Bảng 13 –So sánh giá trung bình của một số dòng sản phẩm sữa công thức cao cấp giữa các nước trong khu vực tính theo giá trị tuyệt đối

Quốc giaGiá trung bình*(USD/Kg)  

Xếp hạng**Các sản phẩm 0-6 tháng Các sản phẩm 6-12 thángTrung Quốc 41,8 32,8 1Hồng Kông 37,0 32,5 2Singapore 35,7 33,0 3Malaysia 27,3 25,3 4Indonesia 24,3 23,0 5Philippines 23,0 21,0 6Việt Nam 20,6 20,4 7Thái Lan 18,0 18,0 8

Nguồn: A.C. Nielsen và tính toán của nhóm tác giả

45

Page 46: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

* Giá tính theo kg của dòng sản phẩm hộp sắt 900g trong Q4/2011 của 3 nhãn hiệu nằm trong nhóm cao cấp tại Việt Nam là Enfalac A+ (của Meads Johnson), Similac IQ (của Abbott) và Nan Pro 1 (của Nestle) và các dòng sản phẩm tương ứng tại các quốc gia khác trong khu vực.

** Từ nước có giá cao nhất tới thấp nhất, trong đó giá cao nhất là số 1, thấp nhất là số 8

Nếu xét về mức thu nhập bình quân theo đầu người tính theo sức mua trung bình (GDP per capita by PPP) thì thu nhập trung bình của người dân Việt Nam hiện nay đứng vào hàng thấp nhất so với các quốc gia khác trong khu vực (xem Bảng 14 dưới đây). Trong khi đó, giá sữa trung bình (xét về giá trị tuyệt đối) lại không phải thấp nhất – đứng ở mức trung bình và cao hơn so với giá sữa trung bình tại một số quốc gia khác trong khu vực có thu nhập bình quân theo đầu người tính theo sức mua trung bình cao hơn Việt Nam như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines. Sự bất tương xứng này có khả năng khiến cho người tiêu dùng Việt Nam cảm thấy giá sữa tại Việt Nam là cao.

Bảng 14 - GDP bình quân đầu người tính theo PPP (USD/năm)

  2007 2008 2009 2010 2011Philippines 1.685 1.925 1.836 2.140 4.111,13Thái Lan 3.643 3.993 3.835 4.608 9.693,42Hồng Kông 29.900 30.865 29.882 31.758 49.342,04Singapore 36.655 36.738 37.790 41.122 59.936,98Malaysia 6.905 8.099 6.902 8.373 15.578,96Indonesia 1.859 2.172 2.272 2.946 4.668,07Trung Quốc 2.651 3.414 3.749 4.428 8.394,07Việt Nam 843 1.070 1.130 1.224 3.354,79

Nguồn: Thu thập từ các báo cáo số liệu của WB và IMF

Xét về một số yếu tố chính gây sức ép lên giá sữa nhập khẩu như thuế và chỉ số lạm phát, Việt Nam cũng đứng hàng cao trong khu vực. Các nghiên cứu trước đây có chỉ ra rằng giá sữa tại Việt Nam, đặc biệt là sữa nhập khẩu (cả nguyên liệu và thành phẩm) đang chịu sự tác động của mức thuế nhập khẩu 10%, cao nhất so với các quốc gia khác trong khu vực (Bảng 15). Ngoài ra, thuế giá trị gia tăng (GTGT) 10% cũng được áp dụng cho các sản phẩm sữa bột nói chung và sữa công thức cho trẻ em nói riêng, đây là mức thuế khá cao trong khu vực so với 0% của Malaysia và Hồng Kông, 7% của Thái Lan và Singapore, 12% của Philippines và 17% của Trung Quốc. Việc áp dụng các mức thuế này có thể coi là một trong các nhân tố khiến giá sữa công thức cho trẻ em tại Việt Nam không thể thấp hơn nữa trong tầm chung của khu vực. Lấy ví dụ đơn giản một hộp sữa giá 10 USD nhập từ châu Đại dương, căn cứ theo các mức thuế trong Bảng 14, đến khi tới tay người tiêu dùng Việt Nam sẽ là 12,1 USD, trong khi đó, cùng một hộp sữa đó, khi tới tay người tiêu dùng Malaysia sẽ chỉ có giá là 10 USD, tới Philippines có giá là 11,984 USD, tới Thái Lan là 11,235 USD và tới Indonesia là 11,55 USD. Rõ ràng, mức thuế cao là một trong những nguyên nhân dẫn tới giá sữa cao hơn Malaysia, Indonesia, Philippines hay Thái Lan trong trường hợp của Việt Nam.

Bảng 15. So sánh thuế suất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng sữa

46

Page 47: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

của Việt Nam với một số nước

Nước Mã HS Thuế nhập khẩu ASEAN26

Thuế nhập khẩu MFN27

Thuế GTGT

Việt Nam 1901.10.20 5,0% 10% 10%Malaysia 1901.10.20 0% 0% 0%Philippines 1901.10.20 0% 7% 12%Singapore 1901.10.20 0% 0% 7%Thái Lan 1901.10.20 2,5% 5% 7%Indonesia 1901.10.20 5,0% 5% 10%Hồng Kông 1901.10.20 0%

Nguồn: Cục Quản lý Cạnh tranh tổng hợp

Biểu đồ 7 dưới đây cho thấy mức tăng CPI của Việt Nam (thể hiện qua các cột màu vàng) đứng vào hàng cao nhất trong khu vực trong khoảng thời gian từ 2009-2011. Tuy nhiên, tỷ suất tăng giá của các mặt hàng sữa công thức cho trẻ em từ 0-12 tháng tuổi (thể hiện qua các đường màu xanh, đỏ và đen ở trên) của Việt Nam chỉ ở mức tương đương với các quốc gia khác trong khu vực, trong khi thấp hơn tỷ suất tăng giá tại Trung Quốc và Thái Lan. Điều này có nghĩa là tỷ suất tăng giá của mặt hàng sữa công thức cho trẻ em tại các quốc gia khác trong khu vực còn cao hơn hẳn mức tăng giá trung bình của giỏ hàng hóa nói chung (thể hiện qua mức tăng CPI), trong khi đó mức tăng giá của mặt hàng này tại Việt Nam là không cao so với các mặt hàng khác trong giỏ hàng hóa chung dùng để tính CPI.

Biểu đồ 7. Mức tăng giá các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi so với mức tăng CPI ở Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực

26 Việt Nam là thành viên của khối ASEAN có tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA (Asean Free Trade Area) nên phải thực hiện biểu thuế cam kết trong AFTA. Đối với các nước thành viên ASEAN tham gia AFTA đã ký kết Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT – Common Effective Preferential Tariff) có xuất khẩu nguyên liệu sữa hay các sản phẩm sữa thành phẩm vào Việt Nam thì mức thuế áp dụng chung là 5%.27 Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên được hưởng chế độ tối huệ quốc (Most Favored Nation Tariffs – MFN) đồng thời cũng phải cam kết và thực hiện cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng sữa bột từ các nước thành viên WTO. Đối với các nước thuộc WTO có xuất khẩu nguyên liệu hay các loại sản phẩm sữa vào Việt Nam thì mức thuế áp dụng là thuế suất tối huệ quốc theo biểu cam kết thuế quan (biểu CLX) trong nghị định thư gia nhập WTO. Theo đó Việt Nam cam kết giảm mức thuế suất tối huệ quốc tại thời điểm gia nhập WTO tới 20% đối với nguyên liệu thô và tới 30% đối với sản phẩm thành phẩm. Tuy nhiên, thuế suất tối huệ quốc hiện tại Việt Nam đang áp dụng thấp hơn nhiều so với mức đã cam kết, với mức áp dụng là 10% đối với nguyên liệu thô và 22% đối với bán thành phẩm. Mức áp dụng đối với các mặt hàng sữa thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam theo các quy định mới nhất hiện nay là 10%.

47

Page 48: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Nguồn: Báo cáo kiểm toán bán lẻ của A.C. Nielsen trong các quốc gia này

Đặc biệt, so với các nước có cùng trình độ phát triển trong khu vực, đồng tiền Việt Nam có xu hướng rớt giá mạnh so với đồng đô la Mỹ (Xem Biểu đồ 8 dưới đây). Phản ánh qua báo cáo tải chính của nhiều công ty kinh doanh toàn cầu, biến động tỷ giá là một trong những rủi ro to nhất mà họ gặp phải. Đối với những nước có đồng tiền rớt giá như Việt Nam, nhà kinh doanh thường phải liên tục tăng giá bán để đảm bảo sự ổn định tương đối của doanh thu cuối cùng (bằng đô la Mỹ) (sẽ được phân tích thêm ở phần sau).

Tóm lại, nhìn chung, hoàn toàn không có việc giá sữa tại Việt Nam cao gấp 2-3 lần khu vực cả so sánh về giá trị tuyệt đối lẫn so sánh trong mối tương quan với các chỉ số khác. So sánh về yếu tố vĩ mô gồm có thuế, chỉ số lạm phát và tỷ giá ngoại tệ, chúng tôi nhận thấy tính rủi ro kinh doanh ở Việt Nam cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực. Giá bán sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đang phải chịu sức ép rất cao từ các yếu tố này, và không thể tránh khỏi việc tăng giá để bù đắp rủi ro. Nhưng thực chất, giá mặt hàng sữa bán ở Việt Nam, cả giá trung bình chung và giá trung bình các nhãn hàng nhập khẩu cao cấp, đều ở mức trung bình đến thấp trong khu vực. Điều này cho thấy có sự cân bằng tương đối giữa lợi ích của nhà kinh doanh, đặc biệt là nhà kinh doanh quốc tế, và của người tiêu dùng Việt Nam (thể hiện qua thu nhập bình quân tính theo sức mua). Trong một môi trường có các yếu tố vĩ mô kém thuận lợi như ở Việt Nam, có thể nhận thấy cả bên mua và bên bán khó có cảm quan hài lòng về giá. Về mặt tự nhiên, khi đồng nội tệ rớt giá, người tiêu dùng sẽ có cảm giác các mặt hàng ngoại nhập ngày càng đắt đỏ. Trên phương diện người bán hàng, các nhà kinh doanh sẽ thấy

48

Page 49: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

thị trường Việt Nam đem lại lợi nhuận kém hơn các nước trong khu vực vì các chi phí rủi ro và thuế cao, nhưng họ không thể tăng giá bán bằng các nước khác vì sức mua của người tiêu dùng Việt Nam còn thấp.

Ở phần sau chúng tôi sẽ xem xét cụ thể hơn các nhân tố tác động đến giá bán sữa ở Việt Nam.

Biểu đồ 8. Đường biến động tỷ giá đồng đô la Mỹ so với đồng tiền một số nước khu vực Đông Nam Á (2007-cuối năm 2011)

Nguồn: World Bank 2011

4.2. Giá sữa tại Việt Nam liên tục tăng trong khi giá sữa trên thị trường thế giới giảm?So sánh thứ hai chúng tôi sẽ tiến hành tại đây là giữa xu hướng điều chỉnh của giá sữa

công thức cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi tại Việt Nam và biến động của giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới, nhằm xem xét sự tương quan nào giữa hai xu hướng này.

Như đã đề cập tới ở các phần trước, các loại sữa công thức cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi ở Việt Nam, dù là sản xuất trong nước, hay nhập khẩu thành phẩm từ nước ngoài, đều có chung nguyên liệu là sữa bột gầy (sản xuất từ sữa tươi) bán trên thị trường thế giới. Do đó, khi xem xét biến động của giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới, chúng tôi chọn xem xét biến động của giá loại sữa bột gầy này. Thông tin này thu thập từ trang web <http://www.globaldairytrade.info/>, một cơ sở dữ liệu/sàn buôn bán các sản phẩm sữa có quy mô quốc tế.

49

Page 50: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Biểu đồ 9 – Xu hướng biến động của giá trung bình các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em tại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2011 so với Q1/2009

Nguồn: A.C. Nielsen và tính toán của nhóm tác giả

Biểu đồ 9 thể hiện sự biến động gia tăng của giá trung bình các sản phẩm sữa công thức cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi tại Việt Nam theo quý qua từng thời kỳ trong giai đoạn 2009-2011 so với kỳ gốc là Q1/2009. Theo như Biểu đồ 9, ta có thể thấy giá sữa công thức cho trẻ em tại Việt Nam có xu hướng tăng dần đều trong giai đoạn này, cả ở các sản phẩm Bước 1 và Bước 2, trong khi ở mảng đặc chế, giá không tăng mà có xu hướng giảm. Cho đến Q4/2011, mức tăng cao nhất là ở các loại sản phẩm dành cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi, ở mức 27,31%. Mức tăng của giá trung bình các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ từ 6-12 tháng thấp hơn, đến Q4/2011 đã tăng 23,76% so với Q1/2009.

Biểu đồ 10 – Giá sữa bột gầy (SMP) trên thị trường thế giới 2008-2012

Nguồn: <http://www.globaldairytrade.info/> và tính toán của nhóm tác giả

Nếu nhìn vào Biểu đồ 10, chúng ta có thể thấy rằng giá SMP cũng có xu hướng chung là tăng dần đều bắt đầu từ đầu năm 2009, xuất phát từ khoảng 2.000 USD/tấn đến mức cao

50

Page 51: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

nhất là khoảng 4.000 USD/tấn vào đầu quý II năm 2011, cho đến nay có giảm nhưng mức giá vào thời điểm tháng 1/2012 vẫn là khoảng 3.500 USD/tấn, cao tới trên 75% so với kỳ gốc là tháng 1/2009.

Ngoài ra, cũng nhìn vào Biểu đồ 10, chúng ta có thể thấy là giá sữa nguyên liệu SMP trên thị trường thế giới từ năm 2007 đến nay biến động cực kỳ mạnh mẽ (volatile). Giá SMP tại các thời kỳ đỉnh điểm (peaks) có thể cao hơn 100% lần đáy. Sự biến động mạnh mẽ và nhiều rủi ro này của giá nguyên liệu càng buộc các công ty sữa phải có một chiến lược sản xuất và giá cả dài hơi để giảm thiểu rủi ro (hedging), không thể biến đổi giá bán một cách trực tiếp theo sự tăng giảm của giá nguyên liệu. Theo thông tin do một công ty cung cấp sữa nguyên liệu hàng đầu thế giới và hiện nay là nhà cung cấp sữa nguyên liệu SMP cho nhiều công ty sữa bột trẻ em trên thế giới, phần lớn các công ty sản xuất sữa thực hiện chiến lược giảm thiểu rủi ro về giá nguyên liệu (hedging) bằng việc thỏa thuận giá nguyên liệu trước khoảng 6 tháng. Điều này có nghĩa là ít nhất trong vòng 6 tháng dù giá nguyên liệu thay đổi, lên xuống thế nào thì giá đã được bảo đảm rủi ro (hedged prices) vẫn không đổi. Do đó, không thể cứ giá nguyên liệu tăng thì nhà sản xuất có thể ngay lập tức tăng giá thành phẩm và ngược lại. Trích lời của một đại diện công ty sữa trả lời phóng viên Diễn đàn kinh tế Việt Nam (VEF), báo Vietnamnet: “Sản xuất sữa không giống như đi chợ mua rau muống về luộc ngay. Một nhà sản xuất bán sản phẩm cho nhà phân phối, rồi nhà phân phối đưa hàng ra thị trường thì nguyên liệu làm ra lô thành phẩm đó đã thuộc hợp đồng cung cấp nguyên liệu được chốt từ cả năm trước. Vì vậy yêu cầu giảm giá thành phẩm đang lưu thông trên thị trường khi giá nguyên liệu hiện đang giảm là vô lý”28. Ngoài ra, chúng ta cần xem xét thêm, như sẽ phân tích kỹ hơn ở các phần sau, là giá sữa công thức thành phẩm chỉ chịu tác động nhỏ của mức giá nguyên liệu, do một số điểm đặc thù của quy trình sản xuất, v.v.

Tóm lại, có thể nhận thấy xu hướng tăng dần đều là xu hướng chung của giá bán lẻ trung bình các mặt hàng sữa công thức tại Việt Nam cũng như giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới. Đặc biệt nếu so sánh về mức tăng giá, thì mức tăng giá sữa nguyên liệu còn cao gấp nhiều lần so với giá sữa thành phẩm trong cùng một khoảng thời gian tương ứng. Đến nay, mặc dù giá sữa nguyên liệu đã có giảm so với thời kỳ đỉnh cao nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với kỳ gốc – quý I/2009. Sự biến động mạnh mẽ này của giá sữa nguyên liệu buộc các nhà sản xuất phải có một chiến lược kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro, giúp giá cả ổn định một cách tương đối. Trên cơ sở tất cả các yếu tố này, chúng ta có thể rút ra kết luận là có độ tương đồng tương đối về mặt xu hướng điều chỉnh giữa giá bán lẻ sữa công thức thành phẩm tại Việt Nam và giá sữa bột gầy làm nguyên liệu trên thị trường thế giới và không có cơ sở để kết luận là giá sữa tại Việt Nam tăng ào ạt không phản ánh xu hướng biến động của giá sữa nguyên liệu thế giới.

4.3. Giá sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi ở Việt Nam so với tình hình lạm phátViệt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ lệ lạm phát thực tế cao bậc nhất nhì trong

khu vực. Chỉ số CPI (Consumer Price Index) của Việt Nam đỉnh điểm có thời gian có mức

28Theo Nguyễn Nga, Nhiễu loạn thông tin tăng giá sữa, Bài được xuất bản ngày 19/4/2012, có thể được tải về từ địa chỉ <http://vef.vn/2012-04-19-nhieu-loan-thong-tin-tang-gia-sua>

51

Page 52: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

tăng lên tới 22% (quý III năm 2011). Mức lạm phát cao và liên tục tăng này của nền kinh tế Việt Nam đã làm giảm sút đáng kể tỷ lệ tăng mức tiêu thụ các hàng hóa tiêu dùng thường nhật (FMCG – Fast moving consumer goods) (Xem Biểu đồ 11 dưới đây). Và sữa công thức là một trong các mặt hàng đó.

Biểu đồ 11. Tỷ lệ tăng mức tiêu thụ các FMCGs dưới sự ảnh hưởng của lạm phát

Nguồn: Báo cáo về tăng trưởng của Nielsen Q4 2011 (tính tại 6 thành phố lớn trên tất cả các kênh tiêu thụ tại Việt Nam). Thông tin về CPI trích từ báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam

Cụ thể, trong năm 2009, tỷ lệ tăng mức tiêu thụ các FMCGs tại Việt Nam là 19,4%, trong đó có đến 8,1% là do lạm phát, mức tăng thực tế về sản lượng tiêu thụ chỉ có 11,3%. Đến năm 2001, trong khi tỷ lệ mức tăng tiêu thụ nói chung của các FMCGs giảm xuống còn có 17,6%, thì mức tăng do lạm phát lại tăng vọt, lên tới 14,1%, chỉ còn có 3,5% là mức tăng thực tế.

Trong khi đó, mức tăng giá sữa bột tại Việt Nam nói chung và giá sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi nói riêng đều chỉ tương đồng với mức tăng của lạm phát. Đặc biệt, nếu xem Biểu đồ 12, chúng ta có thể thấy mức tăng giá của các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ở Việt Nam còn thấp hơn khá nhiều so với mức tăng của chỉ số CPI. Ví dụ vào thời điểm Quý 1 năm 2010, giá sữa công thức cho trẻ em chỉ tăng có 3% so với kỳ gốc năm 2009, trong khi đó mức tăng CPI tại thời điểm này là những 9%. Vào thời kỳ đỉnh cao của mức tăng CPI, Quý 3 năm 2011, khi mức tăng này là 22% so với kỳ gốc năm 2010 thì mức tăng giá sữa công thức cho trẻ em trung bình cũng chỉ có 16%. Dù không thể tính được cụ thể sức kéo của mức tăng lạm phát đối với giá sữa, nhưng chúng ta có thể thấy được một phần không nhỏ lý do các mặt hàng sữa công thức phải tăng giá trong các năm này là để bù

52

Page 53: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

lạm phát. Vậy rõ ràng không phải các công ty sữa chỉ tăng giá để có lợi nhuận mà còn có các lý do khác, trong đó lạm phát là một trong những yếu tố quan trọng.

Biểu đồ 12. Mức tăng giá sữa so với sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

năm 2009-2011

Nguồn: Báo cáo về tăng trưởng của Nielsen Q4 2011 (tính tại 6 thành phố lớn trên tất cả các kênh tiêu thụ tại Việt Nam). Thông tin về CPI trích từ báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam

Đáng chú ý là, trong khi Việt Nam có mức lạm phát tăng cao như vậy, tỷ suất tăng giá của các sản phẩm sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ở Việt Nam lại không cao, xét một cách tương đối so với tỷ lệ lạm phát và so với tương quan này tại các quốc gia khác trong khu vực. (Xem Biểu đồ 7 và các giải thích đi kèm ở phần trước)

4.4. Mức tăng giá sữa công thức cho trẻ em tại Việt nam so với mức tăng của tỷ giá hối đoáiNhìn vào hai biểu đồ 13 và 14 dưới đây, có thể dễ dàng nhận thấy có sự tương đồng

rõ ràng về xu hướng giữa các biến động về tỷ giá hối đoái giữa đồng VND và đồng USD và sự điều chỉnh giá sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Đến quý 4/2011, tỷ giá VND/USD đã tăng trên 20% so với quý 1/2009, trong khi đó, mức tăng của giá sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi (Bước 1 và Bước 2) vào cuối quý 4/2011 cũng khoảng từ 20-30% so với quý 1/2009. Cả hai đường biểu đồ đều có mức tăng dần đều.

Đây là điều dễ hiểu vì như đã phân tích ở trên và các phần trước, các sản phẩm sữa công thức cho trẻ nhỏ lưu hành tại Việt Nam đều hoặc được sản xuất trên nguồn nguyên liệu nhập khẩu, hoặc là sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp. Do đó, mức tăng giá của các mặt hàng

53

Page 54: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

sữa công thức có mối liên hệ chặt chẽ với mức tăng giá của đồng đô la Mỹ so với đồng nội tệ, do chi phí nhập khẩu tăng cao. Ngoài ra, cho đến những tháng đầu năm 2011, trước khi tỷ giá USD/VND chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh, thì trên thị trường luôn tồn tại 2 loại tỷ giá có mức chênh lệnh rất lớn, mức tỷ giá chính thức và mức tỷ giá trên thị trường tự do. Sự tồn tại hai tỷ giá này khiến cho các ngân hàng tính phí mua USD đối với các công ty có nhu cầu nhập khẩu rất cao. Điều đó có nghĩa là chi phí nhập khẩu của các công ty bị đội lên rất nhiều, có ảnh hưởng không nhỏ lên giá.

Biểu đồ 13. Mức tăng (%) của tỷ giá VND/USD theo quý qua các năm 2009-2011

Nguồn: Tỷ giá bình quân liên ngân hàng (Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại <www.sbv.gov.vn>

Biểu đồ 14 – Xu hướng biến động của giá trung bình các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em tại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2011 so với Q1/2009

Nguồn: A.C. Nielsen

Bắt đầu từ ngày 24/03/2009, biên độ tỷ giá giữa VND với USD được điều chỉnh tăng từ mức +/-3% lên mức +/-5% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng theo Quyết định số 622/QD-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Khi biên độ tỷ giá VND/USD được nới lỏng, các mặt hàng nhập khẩu chịu mức rủi ro cao hơn, đặc biệt với đà tăng khá mạnh của đồng USD như trong năm 2011. Nói cách khác, khi lượng cầu USD trên thị trường tự do tăng cao do nhu

54

Page 55: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

cầu ngoại tệ để nhập khẩu, biên độ tỷ giá rộng hơn sẽ tác động thêm một lực khiến giá USD tăng mạnh hơn29.

4.5. Tỷ suất tăng giá sữa công thức ở Việt Nam có cao hơn các mặt hàng FMCGs khác không?Xem xét Biểu đồ 15 dưới đây, chúng tôi nhận thấy tỷ suất tăng giá sữa công thức cho

trẻ em ở Việt Nam không cao hơn so với các mặt hàng FMCGs gần nhất, thậm chí còn đứng ở mức thấp. Trong khi mức tăng của giá sữa dành cho người lớn (màu tím nhạt) là một trong những mức tăng cao nhất trong tất cả các mặt hàng được đưa vào so sánh như bánh bích quy và bánh ngọt, mỳ ăn liền, sữa nước, các loại bánh snack, sữa đặc có đường; thì mức tăng giá sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại gần như thấp nhất.

Biểu đồ 15 – Mức tăng của giá IFFOs so với các mặt hàng FMCGs khác

29 Theo Báo cáo ngành hàng Việt Nam về sữa – Quý I/2009, Cuộc đua giá, của Trung tâm Thông tin Phát triển NNNT - Viện Chính sách và Chiến lược PT NNNT, Bộ NN & PTNT

55

Page 56: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Nguồn: A.C. Nielsen

4.6. Giá sữa ngoại cao hơn giá sữa nội, vượt quá khả năng của người tiêu dùng Việt Nam?Nếu chúng ta coi sữa ngoại là sữa mang nhãn hiệu quốc tế (dù có được sản xuất tại

Việt Nam, ví dụ như một số dòng sản phẩm của công ty FrieslandCampina) và sữa nội là các dòng sản phẩm mang nhãn hiệu nội địa, thì điều này vừa đúng vừa không đúng.

Đúng là từ góc độ: giá trung bình của các loại sữa công thức mang nhãn hiệu quốc tế (thuộc về các công ty đa quốc gia – MNCs) đúng là có cao hơn hẳn tới 200% so với các loại sữa công thức mang nhãn hiệu nội địa của Việt Nam tính về giá trị tuyệt đối. (Xem Bảng 16 dưới đây)

Bảng 16 – Giá trung bình của các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam chia theo nhóm tuổi và nguồn gốc nhãn hiệu

  Giá trung bình (VND/Kg)

Q1 '09 Q2 '09 Q3 '09 Q4 '09 Q1 '10 Q2 '10 Q3 '10 Q4 '10 Q1 '11 Q2 '11 Q3 '11 Q4 '11

0-6 tháng                        Nhãn

hiệu quốc tế 309.784 312.976 316.295 324.418 331.404 340.558 349.479 348.967 358.854 379.618 389.786 405.799Nhãn

hiệu nội địa 146.368 148.043 155.423 157.179 162.700 171.095 171.015 172.486 186.703 199.102 201.958 200.1796-12 tháng                        Nhãn

hiệu quốc tế 287.846 289.648 296.858 303.584 314.323 321.615 318.621 319.593 328.222 346.566 357.972 374.928Nhãn

hiệu nội địa 139.465 140.934 142.050 143.895 150.879 158.157 159.570 159.583 174.612 184.440 188.207 188.672

Đặc biệt                        Nhãn

hiệu quốc tế 399.284 395.960 392.860 393.824 409.356 388.644 346.999 315.168 369.889 359.694 374.018 387.729Nhãn

hiệu nội địa 282.248 273.402 268.292 261.765 265.964 267.423 274.562 272.502 290.805 310.916 317.075 318.8

0

Nguồn: A.C. Nielsen và tính toán của nhóm tác giả

Không đúng là từ góc độ: Thị trường sữa có nhiều các nhóm giá khác nhau (ít nhất là 3 nhóm giá: cao cấp, trung bình và bình dân) (Xem các Biểu đồ 4, 5, 6 ở trên) để người tiêu dùng tùy ý lựa chọn, chứ không bị bắt buộc dùng một sản phẩm nào mà không có lựa chọn thay thế. Thậm chí bản thân mỗi nhà sản xuất sữa cũng có thể có nhiều dòng sản phẩm thuộc các nhóm giá khác nhau. Ví dụ như FrieslandCampina có 3 dòng sản phẩm là Friso Gold, Frisolac và Dutch Lady thuộc ba nhóm giá khác nhau đã đề cậpở trên; hay Nestle có 2 dòng sản phẩm là Nan và Lactogen thuộc hai nhóm giá cao cấp và bình dân khác hẳn nhau. Qua khảo sát thông số giá bán lẻ thì giá của các sản phẩm Dutch Lady và Lactogen của

56

Page 57: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

FrieslandCampina và Nestle khá cạnh tranh so với giá của các nhãn hiệu sữa nội như Dielac Alpha của Vinamik hay NutiIQ của Nutifoods.

Vì vậy nếu người tiêu dùng có thu nhập đủ cao và muốn sử dụng các nhãn hiệu sữa quốc tế ở phân khúc cao cấp cho con mình, đó là quyền của họ. Người tiêu dùng có thu nhập thấp hơn thì nên mua các sản phẩm có giá thấp hơn để phù hợp với khả năng chi tiêu, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn. Chúng tôi chưa bàn đến chất lượng của các loại sữa ở đây và tương quan của chúng với giá cả, mà ngầm định là các sản phẩm sữa có nhãn mác đang lưu thông trên thị trường đều đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu của Codex cho mặt hàng này. Quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường bao gồm cả quyền tự định giá thành sản phẩm của mình trên cơ sở chi phí, lợi nhuận, chiến lược kinh doanh và các yếu tố khác, v.v. Vai trò của chính phủ là đảm bảo trên thị trường có tồn tại các chọn lựa cả về giá cả và chất lượng cho người tiêu dùng, tức là không có công ty nào có đủ sức mạnh thị trường, hay vị trí thống lĩnh, độc quyền để thao túng giá30. Người tiêu dùng nghèo thì nên nhận được trợ cấp, hoặc dùng hàng trợ giá của chính phủ. Trường hợp đáng quan ngại là khi bản thân các dòng sản phẩm giá thấp cũng tăng giá lên cao một cách đột ngột bằng các dòng sản phẩm vốn thuộc phân khúc hàng cao cấp, khi đó các chính phủ nên can thiệp, điều tra để làm sáng tỏ vấn đề, vì việc tăng giá này ảnh hưởng đến đối tượng yếu thế, tức là người có thu nhập thấp.

Ngoài ra, chúng ta cần đánh giá sữa bột cho trẻ em không phải đơn thuần là một hỗn hợp trộn lẫn đơn giản giữa sữa bột nguyên liệu (SMP), đường, vitamin và các khoáng chất, v.v. mà là một sản phẩm dinh dưỡng phức hợp phối hợp nhiều dưỡng chất (sữa bò chỉ chiếm khoảng 30-40%), cũng như khi ta xem xét xe ô tô không phải là thép cộng với nhựa và cao su, mà là một sản phẩm phức hợp. Quy trình sản xuất sữa công thức đã nêu ở phần Phạm vi và Mục tiêu của Nghiên cứu (Mục 1) đã được đơn giản hóa rất nhiều. Trong thực thế, đó là một quy trình phức hợp, đòi hỏi công nghệ, máy móc tinh xảo và đầu tư cao về tài chính, kỹ thuật cũng như con người.

Giá cả của một sản phẩm nói chung, đặc biệt là sữa công thức cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do đó, phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau:

(i) Tiêu chuẩn áp dụng trong sản xuất, bao gồm tính chính xác, điều kiện vệ sinh môi trường, trình độ kỹ thuật của nhân viên, việc giám sát, kiểm tra và tự tuân thủ trong quá trình sản xuất, v.v. Các tiêu chuẩn này càng cao thì chất lượng sản phẩm càng được bảo đảm, nhưng giá thành cũng tăng lên nhiều, vì chi phí đầu tư cho cơ sở kỹ thuật, nhân công và vận hành rất cao. Do đó, sữa hay các hàng hóa khác (thuốc, mỹ phẩm, ô tô, đồ điện tử...) sản xuất tại châu Âu hay Mỹ, Nhật luôn có giá cao hơn hàng sản xuất ở châu Á.

30 Một trong những vấn đề còn gây tranh cãi trong pháp luật cạnh tranh là việc vị trí độc quyền (monopoly rights) mà các doanh nghiệp có được một cách hợp pháp (legally) đối với tài sản sở hữu trí tuệ (intellectual property rights) như sáng chế (patent) hay nhãn hiệu thương mại (trademark) có thể bị lạm dụng để gây hạn chế cạnh tranh và làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng (như tăng giá bán bất hợp lý). Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong đa số các trường hợp, vị trí độc quyền do quyền sở hữu trí tuệ không có nghĩa là doanh nghiệp đó có sức mạnh thị trường đủ để gây hạn chế cạnh tranh, nếu trên thị trường có tồn tại các sản phẩm thay thế (substitutable products), đặc biệt trong trường hợp tăng giá bán bất hợp lý, vì khi đó người tiêu dùng sẽ chuyển sang dùng các sản phẩm thay thế.

57

Page 58: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

(ii) Chất lượng nguyên liệu: Cùng một nguyên liệu nhưng có nhiều phẩm cấp khác nhau và giá cả khác nhau. Ví dụ giá sữa bột nguyên kem loại tốt của New Zealand tháng 8/2008 là 4.800 USD/tấn trong khi đó giá sữa bột nguyên kem của Trung quốc chỉ bằng nửa (2.400 USD/tấn). Giá các vitamin và khoáng chất cũng như vậy, chỉ cần khác nhau một chút về độ tinh khiết là giá đã chênh lệch nhau rất nhiều. Bổ sung DHA tinh chế từ vi nấm có giá cao hơn nhiều so với bổ sung dầu cá chứa DHA.

(iii) Nghiên cứu khoa học (R&D): Nghiên cứu ra một công thức mới và đánh giá tác dụng của nó lên sức khỏe con người đòi hỏi vốn rất cao (trung bình tốn kém hàng chục triệu cho đến trăm triệu USD cho một sáng chế) và chi phí này luôn được cộng vào giá thành sản phẩm. Đối với các công ty toàn cầu, do thị trường sữa bột và thức ăn dinh dưỡng dàng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngày càng cạnh tranh khốc liệt, các công ty càng bỏ nhiều chi phí vào nghiên cứu tìm ra công thức mới nhằm giữ vững chất lượng đi kèm với thương hiệu. Giá thành của các sản phẩm này thường đi lên hơn là giảm xuống và thực chất người tiêu thụ toàn cầu ưa chuộng sản phẩm được cải tiến công thức với giá cao hơn là sản phẩm giữ giá trung bình với chất lượng không đổi. Theo báo cáo được thực hiện ở Mỹ và châu Âu, điển hình một công ty dẫn đầu ngành trên toàn thế giới của Mỹ đã có gần 40 bằng sáng chế về thành phần cho sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và công ty hiện còn hơn 100 phát minh được thực hiện trong vòng 10 năm trở lại đây đang chờ được kiểm tra và công nhận. Các chi phí nghiên cứu, đăng ký kiểm nghiệm và thuê luật sư bảo vệ bản quyền dĩ nhiên sẽ được cộng vào giá thành.31 Tuy nhiên, đối với các công ty sản xuất hàng sao chép công thức (không phải bỏ tiền ra nghiên cứu mà chỉ việc tìm hiểu thành phần của các sản phẩm đã phát minh, rồi mua nguyên liệu về trộn theo) chi phí sản xuất thấp hơn, nên giá bán của họ thường rẻ hơn.

(iv) Ngoài ra, yếu tố thương hiệu cũng quyết định đến giá cả, vì giá trị của thương hiệu được hình thành từ kết quả đầu tư nhiều năm của doanh nghiệp, từ uy tín chất lượng sản phẩm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội. Đối với một sản phẩm có thương hiệu, rủi ro đi kèm với việc đánh mất lòng tin của khách hàng (dẫn tới việc đánh mất thương hiệu) là rất lớn. Vì vậy, công ty càng phải đầu tư vào các hoạt động bảo vệ thương hiệu, như kiểm nghiệm và giám sát để bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ luôn cao nhất, các hoạt động xã hội, v.v… Điều này không chỉ đúng với sản phẩm sữa mà còn với tất cả các sản phẩm khác. Ví dụ như một

31 Xem thêm phân tích về chi phí ngày càng tăng của R&D trong ngành sữa và thức ăn dinh dưỡng trẻ em tại Analysis of the Consumer Healthcare Industry, Elsevier Business Intellienge, tại http://www.elsevierbi.com/~/media/Images/Publications/Archive/The%20Tan%20Sheet/19/23/05110606008/110606_morningstar_report.pdf , trang 8. Còn có thêm ví dụ như DHA là một chất rất cần thiết cho trẻ, nhưng bổ sung quá nhiều lại gây ảnh hưởng xấu, vì vậy phải bổ sung với tỷ lệ thích hợp cùng với các dưỡng chất khác, và phải phối trộn trong điều kiện rất nghiêm ngặt để đảm bảo không bị phân hủy trong quá trình bảo quản do DHA rất dễ hỏng. Vì vậy, cùng một chất nhưng công thức sang chế khác nhau sẽ dẫn đến chi phí sản xuất khác nhau và giá thành cũng khác nhau.

58

Page 59: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

chiếc xe mang hiệu của Nhật luôn đắt hơn một chiếc xa mang hiệu của Trung Quốc.

Theo nghiên cứu tài liệu của chúng tôi, cũng như ý kiến nhà chuyên môn, chính các yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến mức giá cao hơn của các sản phẩm sữa nhập khẩu. Các công ty sữa nước ngoài tham gia phỏng vấn cũng có ý kiến phản hồi tương tự. Trong chiến lược cạnh tranh trên thị trường của họ, cam kết về chất lượng luôn là cao nhất, hơn hẳn các quan tâm về giá. Điều quan trọng nhất là người tiêu dùng nên có kiến thức, thông tin cần thiết về cả giá cả và chất lượng các sản phẩm có mặt trên thị trường và được tự do lựa chọn giữa các sản phẩm hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình.

4.7. Phải chăng giá sữa tăng cao do doanh nghiệp sữa chi quá nhiều vào quảng cáo và chuyển chi phí đó cho người tiêu dùng?Theo Nghị định số 26/2006/ND-CP do Chính phủ Việt Nam thông qua ngày

27/2/2006 (xem thêm nội dung chi tiết trong phần Đánh giá khung pháp lý), các doanh nghiệp không được phép quảng cáo hay khuyến mãi cho các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi dưới bất kỳ hình thức nào.

Ngoài ra, theo Khoản 2, điều 9 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí dành cho “quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh” không được vượt quá 10% tổng số chi phí được khấu trừ. Đối với doanh nghiệp thành lập mới, phần chi này được vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Nếu các doanh nghiệp chi quá con số này, thì theo quy định của pháp luật, mức chi đó phải trừ vào lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nếu các công ty sữa không thể quảng cáo cho các sản phẩm sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, mà chỉ có thể xây dựng thương hiệu thông qua việc quảng cáo cho các sản phẩm khác của họ, thì ít có khả năng chi phí quảng cáo có thể tạo ra một lực kéo lớn đến giá của các sản phẩm dưới 12 tháng tuổi tại thị trường Việt Nam, đặc biệt nếu chúng ta nhìn nhận rằng dung lượng thị trường cho các sản phẩm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi là rất nhỏ so với các sản phẩm khác.

Chúng tôi sẽ thảo luận sự hợp lý và cần thiết về mức trần chi phí cho quảng cáo trong phần Đánh giá khung pháp lý của nghiên cứu này.

4.8. Các yếu tố tác động tới việc điều chỉnh giá sữa của các doanh nghiệpQua các phân tích khách quan ở trên, có thể điểm ra một số yếu tố tác động khách

quan đến mức tăng của giá sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam qua các năm 2009-2011 như:

tỷ lệ lạm phát

tỷ giá hối đoái VND/USD

mức tăng giá của nguyên liệu (sữa bột gầy) trên thị trường thế giới

chính sách thuế59

Page 60: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Hầu hết các yếu tố này đều nằm ngoài khả năng kiểm soát của chính phủ, ngoại trừ chính sách thuế (bao gồm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng) - một yếu tố mà Chính phủ có khả năng điều chỉnh trên cơ sở cân đối lợi ích của các nhà sản xuất trong nước với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho toàn dân và thế hệ tương lai (làm cho sữa hợp túi tiền với nhiều hộ gia đình Việt Nam hơn). Nếu nhìn vào Bảng 11 trong phần phân tích về Cấu trúc thị trường và Tình hình cạnh tranh, ta có thể thấy rõ giá bán lẻ trong hệ thống siêu thị hiện đại cao hơn khá nhiều so với các cửa hàng nhỏ lẻ. Một lý do cho sự chênh lệch này là do các cửa hàng nhỏ lẻ không phải nộp thuế GTGT cho hàng hóa mà họ bán. Từ đó, có thể thấy được sự tương quan đáng kể giữa giá cả và mức thuế áp dụng cho các sản phẩm sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi cũng tiến hành một cuộc điều tra nhỏ với một số công ty sữa lớn hiện đang hoạt động tại thị trường Việt Nam để tìm hiểu sâu hơn lý do các doanh nghiệp này điều chỉnh giá bán sản phẩm của họ cũng như chiến lược cạnh tranh của họ trên thị trường Việt Nam. Một số các phản hồi chính mà chúng tôi thu thập được có thể được tóm tắt như sau:

a. Giá của các sản phẩm nhập khẩu sẽ tăng cao nếu chi phí đầu vào của các công ty tăng cao tại nơi sản xuất ra sản phẩm, trong đó có yếu tố về giá nguyên liệu. Tuy nhiên, một số công ty sữa cũng cho biết thêm không phải sự biến động giá nguyên liệu luôn luôn được phản ánh rõ nét trong giá sữa công thức thành phẩm (chúng không tăng và giảm cùng một lúc) và không phải lúc nào cũng có thể bóc tách được xem sự biến động giá nguyên liệu có ảnh hưởng như thế nào đến điều chỉnh giá sữa công thức thành phẩm (làm cho giá sữa thành phẩm tăng cụ thể bao nhiêu phần trăm). Nguyên nhân là từ sữa bột gầy làm nguyên liệu đến khi sản phẩm sữa công thức hoàn chỉnh ra đời là cả một quá trình sản xuất phức hợp chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Ngoài ra, các chi phí bỏ vào R&D rất lớn đã khiến cho sự biến động giá nguyên liệu trở nên không còn đáng kể với giá thành của sản phẩm cuối cùng.

b. Đối với các dòng sản phẩm cao cấp (premium), chiến lược cạnh tranh chính của các công ty sữa là không ngừng nâng cao chất lượng thông qua các sản phẩm có công thức tiên tiến với hàm lượng R&D cao có khả năng tăng cường sức khỏe cho người dùng. Vì chất lượng là mối quan tâm hàng đầu nên với dòng sản phẩm này, yếu tố giá thành không có ý nghĩa đáng kể. Nhà sản xuất buộc phải tính vào chi phí giá của họ các yếu tố như: R&D, thương hiệu (brand equity), các chi phí để điều chỉnh công thức cho phù hợp nhất với các đặc điểm thể chất và nhu cầu phát triển của trẻ em địa phương, các chi phí đầu tư vào khâu phân phối sản phẩm để đảm bảo an toàn, chất lượng .v.v. Giá thành của dòng sản phẩm này, vì vậy vốn đã cao, và mức tăng giá của chúng, nếu có, cũng sẽ cao do chi phí đầu tư vào R&D, v.v. không phải là nhỏ.

c. Các nhà sản xuất, nhập khẩu cũng rất quan tâm đến việc đưa ra thị trường nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng về giá, cũng như các sản phẩm có khác biệt hóa về chất lượng so với nhau. Đối với các dòng sản phẩm bình dân, nhiều nhà sản

60

Page 61: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

xuất còn áp dụng phương pháp bù giá chéo (cross-subsidization): chịu lỗ mà cắt giảm giá của các sản phẩm bán chạy nhất sao cho sản phẩm đến được tay số lượng người tiêu dùng lớn nhất có thể, trong khi đó nâng giá bán của các sản phẩm đặc biệt hoặc ít người dùng hơn.

d. Đối với các sản phẩm đặc biệt, do sản lượng hàng hóa đưa ra thị trường ít hơn hẳn so với các dòng sản phẩm phổ cập theo nhóm tuổi, chi phí giá của các dòng sản phẩm này sẽ tăng lên đáng kể vì nhiều lý do. Ví dụ như các sản phẩm này không có được lợi thế quy mô kinh tế (economy of scale), chi phí sản xuất chung (overheads) trên từng đơn vị sản phẩm cao, chi phí xây dựng hệ thống phân phối cao (do các sản phẩm này đòi hỏi nhân lực có chuyên môn y khoa – dinh dưỡng cao), v.v.

e. Các chi phí về quảng cáo, hay chiết khấu cho nhà phân phối, v.v. theo ý kiến của các công ty không phải là yếu tố có tầm ảnh hưởng cao trong các đợt điều chỉnh giá sữa.

f. Đặc biệt, tất cả các công ty đều đề cập đến hai yếu tố có thể làm ảnh hưởng tới giá sản phẩm trên thị trường, có liên quan đến các chính sách về đăng ký giá và quản lý giá sữa của chính phủ.

Thứ nhất, theo quan điểm của các công ty, quy trình đăng ký giá hiện nay có vẻ đang làm cho cơ quan chức năng bị quá tải về lượng thông tin phải xử lý để có thể đưa ra phản hồi đối với các đăng ký điều chỉnh giá của các công ty, do nguồn nhân lực hạn chế. Thông tư 104/2008/TT-BTC và Thông tư 122/2010/TT-BTC quy định rằng nếu không nhất trí với đề nghị điều chỉnh giá, cơ quan chức năng sẽ phản hồi lại trong vòng 2 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ, nhưng không nói rõ là sau 2 ngày, nếu không nhận được phản hồi gì từ cơ quan chức năng, doanh nghiệp được quyền tự động thay đổi giá. Sự mập mờ trong quy định này đã làm cho các doanh nghiệp không dám áp dụng giá mới nếu không chắc chắn rằng cơ quan chức năng đã phê duyệt, do vậy làm ảnh hưởng tới/đảo lộn quá trình kinh doanh/quy trình quản lý của doanh nghiệp trong nội bộ hệ thống của họ - tức là tạo ra gánh nặng về hành chính cho doanh nghiệp. Đây là một chi phí không nhỏ, có thể được sử dụng hiệu quả hơn.

Thứ hai, tính bảo mật của quy trình đăng ký và quản lý giá chưa cao như mong muốn, khiến cho thông tin tăng giá của doanh nghiệp có thể bị lộ ra thị trường trước ngày doanh nghiệp thực sự tăng giá. Việc này dẫn tới việc nhà phân phối đầu cơ tích trữ, hoặc nhà bán lẻ găm hàng chờ giá, khiến tạo ra khan hiếm ảo trước các đợt tăng giá, tác động tiêu cực tới cung-cầu, giá sản phẩm và lợi ích của người tiêu dùng.

4.9. Tổng kếtCó thể tóm tắt lại các đánh giá về giá sản phẩm sữa công thức cho trẻ nhỏ dưới 12

tháng tuổi tại Việt Nam như sau:

Giá các sản phẩm này tại thị trường Việt Nam chịu sự ảnh hưởng từ tương đối đến khá mạnh của các yếu tố như biến động giá nguyên liệu trên thị trường thế giới, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái USD/VND, và thuế.

61

Page 62: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Giá trung bình của các sản phẩm này tại Việt Nam chỉ nằm ở tầm trung bình so với các quốc gia khác trong khu vực, mặc dù so với thu nhập bình quân đầu người là cao. Đặc biệt, thị trường Việt Nam có mức tăng giá không phải quá cao so với lạm phát, so với các thị trường khác trong khu vực.

Mức tăng giá của các sản phẩm sữa công thức cho trẻ nhỏ không phải là quá cao so với mức tăng giá của các sản phẩm tiêu dùng (FMCGs) khác.

Mặc dù giá trung bình của các sản phẩm mang nhãn hiệu quốc tế có cao hơn so với các sản phẩm nội địa, nhưng trên thị trường đang có rất nhiều lựa chọn hợp túi tiền cho người tiêu dùng. Mức giá trung bình cao hơn của các sản phẩm mang nhãn hiệu quốc tế này một phần là do các công ty nước ngoài đầu tư nhiều vào khâu nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Mức giá phù hợp của sản phẩm nội địa là một trong những điểm hấp dẫn người tiêu dùng, do vậy họ có xu hướng lựa chọn sản phẩm nội địa nhiều hơn qua các năm.

5. Đánh giá khung pháp lýMột thị trường cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition) thường có một số lượng lớn

các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóa đồng nhất (homogeneous), phục vụ cho nhu cầu của một số lượng lớn người mua. Việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường trong trường hợp này là rất dễ dàng vì thị trường không tồn tại rào cản nào với việc gia nhập hoặc rút lui đó. Các bên tham gia thị trường (nhà sản xuất, người mua, người bán) hoàn toàn linh động và tất cả các bên đều có đầy đủ thông tin về thị trường. Tuy nhiên, một cấu trúc thị trường như vậy hầu như không hề tồn tại trong thực tế. Cơ chế thị trường (market mechanism) không tránh khỏi các khiếm khuyết và thất bại ví dụ như trong trường hợp thông tin bất đối xứng – đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ với vai trò người điều tiết. Do đó, bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh trong bất kỳ một thị trường, ngành công nghiệp nào, tại quốc gia nào đều phải chịu sự điều chỉnh của khung luật pháp và chính sách điều tiết liên quan tới thị trường đó. Thị trường sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ở Việt Nam và các doanh nghiệp tham gia thị trường này không nằm ngoài quy luật đó. Các điểm không hoàn hảo (imperfectly competitive conditions) của thị trường này như đã trình bày ở các phần trước, như có sự hiện diện của một nhóm doanh nghiệp lớn (gây nguy cơ về độc quyền nhóm), thông tin bất đối xứng (người tiêu dùng/người mua không có đầy đủ thông tin về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm), tính phức tạp, thiếu tổ chức (fragmentation) của hệ thống phân phối, khiến cho tình hình cạnh tranh trong thị trường diễn biến khá phức tạp, đòi hỏi có sự điều chỉnh của nhà nước. Một trong những vai trò của nhà nước Việt Nam đặt ra là đảm bảo quyền lợi của người dân nói chung (cũng là người tiêu dùng), đặc biệt là bộ phận dân chúng có thu nhập thấp, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo cho họ có thể tiếp cận được những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu có giá cả phải chăng và chất lượng tốt. Mục tiêu này có thể đạt được một cách gián tiếp thông qua việc thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật cạnh tranh, vốn là các quy định nhằm đảm bảo sự vận hành trơn tru của thị trường cạnh tranh, khiến các doanh nghiệp tham gia thị trường phải cạnh tranh với nhau để giành sự ưu ái của khách hàng bằng cách đưa ra chất lượng cao, giá cả tốt và các chọn lựa đa

62

Page 63: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

dạng về hàng hóa dịch vụ. Trực tiếp hơn, một số chính phủ còn đưa vào thực hiện các quy định pháp luật khác như về tiêu chuẩn, chất lượng, giá cả, hay bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải khi nào các công cụ pháp lý này cũng đạt được các mục tiêu chính sách đề ra, hoặc đôi khi không phải theo phương thức tối ưu nhất. Kinh nghiệm thế giới đã chỉ ra rằng thất bại của thể chế (regulatory failures) còn tệ hại hơn thất bại của thị trường (market failures) rất nhiều. Phần này của nghiên cứu sẽ xem xét cụ thể một số các luật và quy định quan trọng nhất có liên quan đến thị trường sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam (sự cần thiết phải ra đời/mục tiêu chính sách, nội dung cơ bản, tình hình thực thi) từ đó thảo luận xem liệu các luật và quy định đó có thật cần thiết, hoặc đã được thiết kế và thực thi thích hợp để đạt được các mục tiêu chính sách đề ra hay chưa và quan điểm của một số bên liên quan về vấn đề này. Các khuyến nghị về chính sách, nếu có, sẽ được tổng hợp để đưa vào chung với phần đánh giá, kết luận và khuyến nghị ở cuối nghiên cứu.

5.1. Bộ Quy tắc WHO và Nghị định 21Thị trường sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi ở Việt Nam chịu sự tác động

của rất nhiều các luật, quy định và chính sách điều tiết khác nhau, cả ở tầm thế giới lẫn trong nước.

Ở tầm quốc tế, văn bản có tầm quan trọng nhất phải kể đến là “Bộ Quy tắc Quốc tế về Kinh doanh Các sản phẩm thay thế sữa mẹ” (International Code of Marketing Breast-milk Substitutes) do Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra (hay còn gọi vắn tắt là ‘WHO Code’ - Bộ Quy tắc WHO) vào năm 1981, trong bối cảnh tỷ lệ cho con bú sữa mẹ trên thế giới có sụt giảm đáng kể, một phần do việc kinh doanh các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em trở nên phổ biến hơn, tạo điều kiện cho các bà mẹ có một chọn lựa tiện lợi khác bên cạnh lựa chọn nuôi con bằng sữa mẹ, mặc dù giá trị dinh dưỡng của các loại sữa công thức này không so sánh được với sữa mẹ. Do đó, WHO đã ban hành Bộ Quy tắc này để tránh việc các công ty lạm dụng quảng cáo và các hoạt động marketing, gây hiểu nhầm về giá trị dinh dưỡng của sữa công thức cho trẻ em so với sữa mẹ. Bộ Quy tắc này đến nay đã được hơn 160 quốc gia các nước thành viên thông qua và thực hiện, trừ trường hợp của Hoa Kỳ32.

Mục tiêu của Bộ Quy tắc này là khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ trên toàn thế giới, coi đó là một quyền cơ bản của trẻ em cũng như là tiền đề thiết yếu và tốt nhất cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Để đạt được mục tiêu này, WHO khuyến nghị các quốc gia thành viên thông qua và thực hiện các quy định pháp lý phù hợp để cấm tuyệt đối các hoạt động quảng cáo, khuyến mại hay tiếp thị duới mọi hình thức, đặc biệt trên các phương tin thông tin đại chúng đối với các sản phẩm dinh dưỡng thay thế sữa mẹ (các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ em từ 0-6 tháng tuổi33) và yêu cầu các nhân viên y tế làm việc trong các cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em phải tuyên truyền các thông tin chính xác (factual) và có y đức (ethical) về việc sử dụng các sản phẩm 32 Thông tin về Bộ Quy tắc WHO có thể được xem thêm tại địa chỉ: <http://www.who.int/nutrition/publications/code_english.pdf>33 Trong 6 tháng đầu đời của trẻ, ngoài sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu nhất cho sự phát triển của trẻ, theo khuyến nghị y tế, trẻ chỉ nên được nuôi dưỡng thay thế bởi các sản phẩm sữa công thức phù hợp. Từ 6 tháng tiếp theo, bên cạnh sữa (sữa mẹ và/hoặc sữa công thức), trẻ em có thể được nuôi dưỡng bổ sung bằng các sản phẩm dinh dưỡng khác như bột, thức ăn công thức, v.v. Vì vậy, đối với trẻ nhỏ từ 6-24 tháng tuổi, các sản phẩm dinh dưỡng nhân tạo, bao gồm sữa công thức, được coi là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung.

63

Page 64: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

này. Bộ Quy tắc cũng kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên WHO thông qua và thực thi các luật và quy định chi tiết về vấn đề này trong phạm vi từng quốc gia, cũng như khuyến khích việc trao đổi thông tin và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Bộ Quy tắc này cho đến nay vẫn còn nguyên tác dụng và được khá nhiều các công ty sữa nhắc đến như một phần quan trọng của môi trường pháp lý liên quan đến công việc kinh doanh của họ tại Việt Nam trong các trao đổi phục vụ cho nghiên cứu này, mặc dù bản thân nó không có tính ràng buộc pháp lý.

Tại Việt Nam, chính phủ đã thông qua Nghị định số 21/2006/ND-CP ngày 27/2/2006 về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ. Một số các nội dung quan trọng nhất của Nghị định này liên quan đến mục tiêu của nghiên cứu này có thể kể đến như sau:

Cấm các tài liệu thông tin, giáo dục và truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ có các nội dung sau:

a) Tranh ảnh hoặc lời văn nhằm khuyến khích việc cho trẻ bú bằng bình hoặc không khuyến khích việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ;

b) So sánh các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ là tương đương hoặc tốt hơn sữa mẹ. - Điều 4(3,a,b)

Nghiêm cấm quảng cáo sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả dưới mọi hình thức. - Điều 6(1)

Ghi nhãn sản phẩm bằng tiếng Việt, dễ hiểu về tính ưu việt của việc nuôi con bằng sữa mẹ, thành phần dinh dưỡng của sản phẩm cũng như hướng dẫn pha chế và yêu cầu liên lạc với nhân viên y tế trong trường hợp cần các chỉ dẫn cụ thể - Điều 8

Người đứng đầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ không được :

b) Cử nhân viên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các bà mẹ, phụ nữ mang thai hoặc thành viên trong gia đình họ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để khuyến mại hoặc bán sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi;

c) Tổ chức tặng thầy thuốc, nhân viên y tế hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; các lợi ích vật chất hoặc các hình thức biểu hiện khác có tên hoặc biểu tượng của sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi;

d) Tổ chức việc trưng bày sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ nhà thuốc bệnh viện; áp dụng các biện pháp khuyến mại đối với sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi;

đ) Sử dụng hình thức tài trợ học bổng, tài trợ nghiên cứu khoa học, tài trợ kinh phí cho đào tạo, hội nghị, hội thảo, các khoá học, các buổi hoà nhạc, dịch vụ tư vấn qua điện thoại hoặc các hình thức khác để giới thiệu sản phẩm trực tiếp hoặc gián

64

Page 65: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

tiếp nhằm thúc đẩy việc kinh doanh hoặc sử dụng sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. - Điều 10

Các nội dung quy định này có độ tương đồng đáng kể so với các khuyến nghị của Bộ Quy tắc WHO, đặc biệt có mở rộng hơn ở một số điểm, ví dụ như Bộ Quy tắc WHO chỉ khuyến nghị các quốc gia thành viên cấm quảng cáo, khuyến mại các sản phẩm sữa công thức cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhưng trong trường hợp Việt Nam, quy định cấm quảng cáo, khuyến mại có phạm vi áp dụng tới bao gồm cả trẻ dưới 12 tháng tuổi. Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Bộ Văn hóa Thông tin và Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam cũng đã đưa ra Thông tư liên tịch số 10/2006/TTLT/BYT-BTM-BVHTT-UBDSGĐTE hướng dẫn chi tiết việc thi hành Nghị định 21 của Chính phủ. Các đối tượng có hành vi vi phạm trong lĩnh vực này (vi phạm các quy định của Nghị định 21 và Thông tư liên tịch số 10/2006) sẽ bị xử phạt theo các quy định chung về xử lý vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, có thể do mức xử phạt theo quy định xử lý vi phạm hành chính thông thường như vậy là chưa cao và do vậy chưa có tính răn đe, các hành vi vi phạm các quy định của Nghị định 21 và Thông tư liên tịch số 10/2006 hiện vẫn còn khá phổ biến trên thị trường. Theo quan sát trong quá trình nghiên cứu của nhóm tác giả, mặc dù không có quảng cáo các sản phẩm sữa công thức cho trẻ 0-12 tháng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng trên thị trường, đặc biệt là trong hệ thống bán lẻ, vẫn tồn tại một số các hành vi vi phạm như các hình thức khuyến mại, tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, nhân viên giới thiệu sản phẩm trực tiếp cho khách hàng tại quầy hàng v.v. Vấn đề này có thể là do mức độ triển khai thực hiện các quy định pháp luật của cơ quan chức năng còn hạn chế do thiếu nguồn nhân lực và tài chính, và một số bên, đặc biệt là các nhà bán lẻ nhỏ trên thị trường không chính thức, hoặc các công ty nhập khẩu tiểu ngạch, còn không hề hay biết về các quy định này, mặc dù các công ty sữa lớn, bác sỹ và cơ sở y tế đang chấp hành tương đối tốt. Đánh giá này được nhóm nghiên cứu tổng kết trên cơ sở phỏng vấn và khảo sát tình hình thực tế, thu thập thông tin trong hệ thống bán lẻ, và phù hợp với nhận xét do chính Bộ Y tế đưa ra trong một hội thảo đánh giá 5 năm thực hiện Nghị định 21 tổ chức vào năm 201134. Do vậy, Bộ Y tế đang soạn thảo trình Chính phủ xem xét sửa đổi một số nội dung của Nghị định này, cũng như kiến nghị triển khai mạnh mẽ hơn nữa công tác thực hiện Nghị định trong tương lai, bao gồm cả việc phổ biến thông tin pháp luật rộng rãi trên toàn quốc.

Một tác dụng phụ nữa của Nghị định 21 là đã tạo ra hiện tượng thông tin bất đối xứng trên thị trường. Nói nôm na hơn là do doanh nghiệp không thể quảng cáo dưới mọi hình thức, thông tin chuẩn về giá của các sản phẩm này cũng vì thế mà không tới được với người tiêu dùng, khiến đôi khi họ không thể được hưởng lợi từ việc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề không thể tránh khỏi và chỉ có thể được giải quyết thông qua các biện pháp như chuẩn hóa hệ thống phân phối, hay ghi nhãn (labeling) về giá trực tiếp trên sản phẩm.

34 Bộ Y Tế, Báo cáo đánh giá 5 năm triển khai thi hành Nghị định số 21/2006/NĐ-CP ngày 27/2/2006 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Hà Nội tháng 10/2011

65

Page 66: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

5.2. Luật Cạnh tranh 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hànhLuật Cạnh tranh được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực kể

từ ngày 01/07/2005.35 Luật Cạnh tranh quy định cụ thể về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh và các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.36 Luật này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài và các hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.37 Do vậy, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia trên thị trường sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổitại Việt Nam đều chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các quy định tại Luật này.

Luật Cạnh tranh được ưu tiên áp dụng khi có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.38 Sự khẳng định này thể hiện tính chuyên biệt của Luật Cạnh tranh trong vấn đề điều chỉnh các hành vi cạnh tranh trên các thị trường nói chung.

Sự ra đời của Luật Cạnh tranh đánh một dấu mốc quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động cạnh tranh trên lãnh thổ Việt Nam. Trước khi Luật Cạnh tranh được ban hành, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và đặc biệt là hành vi hạn chế cạnh tranh dường như không được điều chỉnh một cách đầy đủ và hiệu quả. Nằm rải rác trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, các quy định trước đó cũng chỉ đề cập một cách sơ sài nguyên tắc cấm các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp, cạnh tranh lành mạnh mà không đưa ra quy định rõ ràng về thủ tục, hình thức xử lý và cơ quan chuyên trách thực thi.39 Kết quả là các quy định này chỉ nằm trên giấy tờ, không có hiệu lực điều chỉnh trên thực tế. 40 Đây là một trong những nguyên nhân chính để Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004.41

Mục tiêu chính sách của việc thông qua và thực thi Luật Cạnh tranh 2004 không được nêu rõ trong các điều cụ thể của Luật. Đây là một đặc điểm không giống như ở một số quốc gia khác trên thế giới: một số nơi lấy việc nâng cao hiệu quả, phát triển kinh tế và thương mại

35 Luật Cạnh tranh, Điều 122.36 Luật Cạnh tranh 2004, Điều 1.37 Luật Cạnh tranh 2004, Điều 2.38 Luật Cạnh tranh, Điều 5 Khoản 1.39 Ví dụ: Điều 8 Luật Thương mại 1997 chỉ quy định việc cấm các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp trong hoạt động thương mại và liệt kê một số biểu hiện cụ thể về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Xem phân tích và đánh giá cụ thể về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trước khi ban hành Luật Cạnh tranh tại Tăng Văn Nghĩa (2007) Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực thi có hiệu quả Luật Cạnh tranh trong thực tiễn, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ Mã số 2005-78-012, Hà Nội, tr.55-58.40 Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.190; xem thêm Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2002), Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, tr.93-99.41 Xem Tờ trình Chính phủ số 487/CP-PC ngày 9 tháng 4 năm 2004 về Dự án Luật Cạnh tranh, tr.1-3; Alice Pham, The Development of Competition Law in Vietnam in the Face of Economic Reforms and Global Integration (2005) 26 Northwestern Journal of International Law & Business 547; Lê Danh Vĩnh, Building Competition Law in Vietnam to Meet the Need of Regulating Market Economy and in the Light of Trade Liberalization and International Economic Integration (2003), Bài trình bày tại Hội nghị ASEAN về Luật và Chính sách cạnh tranh công bằng trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Bali, từ ngày 5 đến 7 tháng 3 năm 2003, <www.jftc.go.jp/eacpf/01/vietnam_p.pdf> .

66

Page 67: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

làm mục tiêu, một số nơi đề cao việc nâng cao phúc lợi của người tiêu dùng hay phát triển các bộ phận dân cư chịu thiệt thòi do tàn dư lịch sử. Tuy nhiên, như đã có thảo luận ở trên, một mục tiêu có thể thấy rõ của pháp luật cạnh tranh là đảm bảo sự vận hành thông suốt và có tính cạnh tranh cao của thị trường, ngăn chặn và xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh, hay lạm dụng vị thế độc quyền để người tiêu dùng có thể được hưởng lợi từ cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp, thể hiện ở giá cả phải chăng, chất lượng sản phẩm liên tục được cải tiến và đa dạng hóa chọn lựa.

Về các nội dung cơ bản nhất của Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sẽ không thảo luận về bộ máy thi hành, hay cơ chế điều tra, xử lý, xử phạt, miễn trừ .v.v. để tránh phạm vi quá rộng, mà chỉ tập trung vào các điều khoản nội dung có liên quan nhiều nhất đến thị trường sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam cũng như mục tiêu của nghiên cứu này như: các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, định nghĩa về vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền, v.v.

5.2.1. Các hành vi cạnh tranh bị cấm

Theo quy định của Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp tham gia thị trường sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam bị cấm thực hiện hai loại hành vi cạnh tranh dưới đây:

Các hành vi hạn chế cạnh tranhHành vi hạn chế cạnh tranh được định nghĩa là hành vi “làm giảm, sai lệch, cản trở

cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.”42

Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm 8 loại hành vi cụ thể được liệt kê tại Điều 8 Luật Cạnh tranh. Các hành vi thoả thuận này được giải thích cụ thể tại các Điều 14 đến 21 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 9 năm 2005 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. Theo các quy định này, Luật nghiêm cấm mọi trường hợp “thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;” “thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;” “thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.”

Đối với các hành vi thỏa thuận sau đây, Luật cấm đối với các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp43 từ 30% trở lên trên thị trường liên quan:44

42Luật Cạnh tranh, Điều 3 Khoản 3.43Thị phần kết hợp được hiểu là tổng thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. “Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.” Xem Luật Cạnh tranh, Điều 3 Khoản 5 và 6.44 Thị trường liên quan theo quy định của Luật Cạnh tranh “bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong

67

Page 68: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

(i) Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

(ii) Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

(iii) Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;

(iv) Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

(v) Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

Như vậy, kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2005, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nói chung có thị phần lớn (mức kết hợp từ 30% trở lên) trên thị trường Việt Nam sẽ phải điều chỉnh chiến lược và hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với các quy định nói trên. Các doanh nghiệp này sẽ không thể thỏa thuận để cùng ấn định mức giá bán sản phẩm phẩm hay phân chia nguồn hay địa phận tiêu thụ. Các doanh nghiệp này cũng không thể thỏa thuận để áp đặt những điều kiện bất hợp lý không liên quan tới hợp đồng phân phối sản phẩm ký giữa họ với các nhà bán lẻ .v.v.

Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và lạm dụng vị trí độc quyền được quy định tại Điều 13 và 14 Luật Cạnh tranh và được hướng dẫn chi tiết tại các Điều 23 đến 33 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp45 hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường46 sẽ bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:

(i) Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

(ii) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;

(iii) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;

(iv) Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;

đó có những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận.”Xem Luật Cạnh tranh, Điều 3 Khoản 1 và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, Điều 4-8.45 Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Xem Luật Cạnh tranh, Điều 11 Khoản 1.46 Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan. Xem Luật Cạnh tranh, Điều 11 Khoản 2.

68

Page 69: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

(v) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

(vi) Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

Rõ ràng chỉ những doanh nghiệp có sức mạnh đáng kể trên thị trường mới có thể thực hiện những hành vi nói trên mà không phải quan tâm tới việc khách hàng sẽ chuyển sang đối thủ cạnh tranh của mình. Sự lạm dụng sức mạnh thị trường như bán sản phẩm dưới giá thành nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh hay áp đặt nhà bán lẻ phải bán lại theo giá tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng hay áp đặt hay kêu gọi khách hàng của mình không giao dịch với các doanh nghiệp khác nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh của mình ra khỏi thị trường đều bị nghiêm cấm theo Luật Cạnh tranh.

Ngoài các hành vi bị cấm áp dụng đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, doanh nghiệp có vị trí độc quyền47 còn bị cấm (i) áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng; và (ii) lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.

Hành vi tập trung kinh tế bị cấm được quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh và hướng dẫn tại Điều 34 và 35 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP. Theo đó, Luật cấm các hành vi sáp nhập,48 hợp nhất,49 mua lại50 và liên doanh51 giữa các doanh nghiệp có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan trên 50% trừ trường hợp thuộc diện miễn trừ theo quy định tại Điều 19 Luật Cạnh tranh hoặc sau khi thực hiện hành vi tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định của pháp luật.52

Hành vi cạnh tranh không lành mạnhKhác với hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh được định

nghĩa dựa trên tiêu chí “đạo đức kinh doanh” và mục tiêu xâm phạm lợi ích của các đối tượng cụ thể. Theo Điều 3 Khoản 4 Luật này, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là “hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”. Việc định nghĩa sử dụng các ngôn ngữ khó định lượng như “chuẩn mực thông thường của đạo đức kinh doanh” sẽ có

47Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.Xem Luật Cạnh tranh, Điều 12.48Sáp nhập là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Xem Luật Cạnh tranh Điều 17 Khoản 1.49 Hợp nhất là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Xem Luật Cạnh tranh Điều 17 Khoản 2.50Mua lại là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.Xem Luật Cạnh tranh Điều 17 Khoản 3.51Liên doanh là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.Xem Luật Cạnh tranh Điều 17 Khoản 4.52Luật Cạnh tranh, Điều 18.

69

Page 70: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

thể tạo ra sự tuy tiện trong việc áp dụng và giải thích pháp luật. Tuy vậy, các Điều từ 40 đến 48 Luật Cạnh tranh đã liệt kê và mô tả dấu hiệu cụ thể các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. Bao gồm:

(i) Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

(ii) Xâm phạm bí mật kinh doanh;

(iii) Ép buộc trong kinh doanh;

(iv) Gièm pha doanh nghiệp khác;

(v) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

(vi) Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

(vii) Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

(viii) Phân biệt đối xử của hiệp hội; và

(ix) Bán hàng đa cấp bất chính.

Ngoài ra, Điều 39 Khoản 10 Luật Cạnh tranh trao quyền hạn cho Chính phủ quy định thêm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác thỏa mãn tiêu chí xác định tại định nghĩa nói trên. Tuy nhiên, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP không hướng dẫn hay quy định thêm về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh này.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Luật Cạnh tranh còn quy định thêm hai nội dung phản ánh rõ nét đặc thù của thị trường Việt Nam:

Một là, Luật này quy định việc cấm các hành vi của cơ quan quản lý hành chính nhà nước làm cản trở sự cạnh tranh trên thị trường. Theo Điều 6 Luật này, các hành vi như buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định, trừ hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật; phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp; ép buộc các hiệp hội ngành nghề hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm loại trừ, hạn chế, cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường; hay các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đều bị cấm.

Hai là, Luật Cạnh tranh quy định ra cơ chế kiểm soát đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cung ứng hàng hóa, dịch vụ công ích và lĩnh vực độc quyền nhà nước nhằm đảm bảo các doanh nghiệp này không thể lạm dụng vị trí đặc thù của mình để gây hại cho người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp khác. Theo Điều 15, Nhà nước sẽ kiểm soát các doanh nghiệp này bằng các biện pháp như quyết định giá bán, giá mua, số lượng, khối lượng và phạm vi thị trường của các hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực độc quyền nhà nước; đặt hàng, giao kế hoạch và đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định đối với các hàng hóa và dịch vụ công ích.53

53 Xem thêm Nghị định số 31/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 3 năm 2005 về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

70

Page 71: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

5.2.2. Tình hình thực thi Luật Cạnh tranh và một số điểm liên quan tới thị trường sữa công thức dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi

Luật Cạnh tranh là một lĩnh vực pháp luật khá mới mẻ, đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan thực thi, đặc biệt trong bối cảnh một nền kinh tế chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp trong một thời gian dài qua phát triển kinh tế thị trường như Việt Nam, nơi thậm chí các khái niệm như “cạnh tranh” (competition), “năng lực cạnh tranh” (competitiveness) hay vai trò của Nhà nước vẫn còn chưa được hiểu rõ và có thể gây lẫn lộn. Cũng không thể đánh giá thấp các yếu tố khác có gây ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực thi pháp luật cạnh tranh như thị trường còn phân tán, thiếu tổ chức, mức độ phát triển chưa cao, thông tin không có sẵn hoặc hỗn độn, cơ quan cạnh tranh mới được xây dựng còn thiếu hụt cả về nhân lực lẫn cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, có thể nói các cơ quan cạnh tranh Việt Nam đã bước đầu đạt được một số kết quả, ví dụ như xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành, xử lý thành công một số vụ việc về hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, tiến hành nghiên cứu thị trường để nắm thông tin cơ bản và giám sát cạnh tranh, v.v.

Thị trường sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam là một thị trường có mức độ tích tụ từ thấp đến trung bình nếu tính cấu trúc thị trường theo nhãn hàng cụ thể. Nếu chia theo các doanh nghiệp cụ thể, trên thị trường này tồn tại một nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, với tổng thị phần cho 4 doanh nghiệp cao hơn ngưỡng 75% của Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, mức độ cạnh tranh trên thị trường hiện nay vẫn là khá cao, thể hiện ở các điểm sau:

(i) mức thị phần liên tục thay đổi của các doanh nghiệp trên thị trường;

(ii) người tiêu dùng có khả năng chọn lựa cao giữa nhiều sản phẩm được khác biệt hóa và đưa ra thị trường ở các mức giá khác nhau;

(iii) số lượng nhãn hàng hoạt động trên thị trường liên tục thay đổi và có tăng lên; và

(iv) cán cân thị phần khá cân bằng giữa các doanh nghiệp đứng đầu trên thị trường, không có doanh nghiệp nào có thị phần vượt trội trên ngưỡng 30% của Luật Cạnh tranh – thể hiện sự tồn tại của sức mạnh cân bằng (countervailing power) về cạnh tranh trên thị trường

Như đã thảo luận ở các phần trước, bản thân việc tồn tại nhóm doanh nghiệp thống lĩnh trên thị trường không phải là vi phạm Luật Cạnh tranh, chỉ đặt ra yêu cầu cần cơ quan cạnh tranh phải theo dõi chặt chẽ để ngăn chặn và xử lý các hành vi câu kết nhằm hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc tập trung kinh tế gây hạn chế cạnh tranh. Ngoài ra, cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như quảng cáo sai sự thật, hay gièm pha, nói xấu đối thủ, cần được cơ quan quản lý cạnh tranh điều tra và xử lý.

5.3. Cơ chế quản lý giá hiện hành và quản lý giá sữaDưới cơ chế quản lý kinh tế cũ, cơ chế kế hoạch hóa tập trung mà Việt Nam theo đuổi

cho đến tận cuối các năm 1980 và đầu các năm 1990, hầu hết giá cả của tất cả các loại hàng

71

Page 72: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

hóa đều do Nhà nước quyết định. Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế dưới cơ chế quản lý kinh tế mới, dựa nhiều hơn vào sự vận hành của thị trường, ở Việt Nam mới hình thành một khu vực kinh tế tư nhân bên cạnh khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Và chỉ cùng với quá trình đổi mới và sự ra đời của khu vực kinh tế tư nhân, trong nền kinh tế Việt Nam, khái niệm cạnh tranh mới bắt đầu được biết đến và giá cả các loại hàng hóa trên thị trường mới bắt đầu được quyết định dựa trên cơ sở cung-cầu và bởi các chủ thể kinh tế không phải Nhà nước – các doanh nghiệp.

Trong một nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước tiếp tục là không thể thiếu với vai trò của người điều tiết (regulator), đặc biệt để có thể khắc phục các thất bại của thị trường. Vai trò điều tiết đó phải được dựa theo các quy luật của thị trường và kinh tế học hiện đại. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế thị trường vẫn còn khá non trẻ như Việt Nam, thì cho đến nay sự điều tiết của nhà nước vẫn dựa rất nhiều trên các cơ chế hành chính. Đây cũng là bối cảnh ra đời của Pháp lệnh Giá vào năm 2002 và sau đó là các văn bản hướng dẫn thi hành.

Các quy định pháp luật về giá thường nhằm mục tiêu quản lý giá cả của các loại hàng hóa, dịch vụ có tầm quan trọng cao với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, bao gồm cả việc định giá, đăng ký giá, v.v. của các hàng hóa, dịch vụ nằm trong các lĩnh vực độc quyền Nhà nước, các dịch vụ công cộng, các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, hay khan hiếm, v.v. thông qua các quyết định hành chính của Nhà nước, với quan điểm quản lý cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, không để quá trình cạnh tranh đó trở nên quá khốc liệt, khống chế không cho giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao, đặc biệt trong trường hợp lạm phát quá cao hay giảm phát. Nhà nước cũng có thể can thiệp trong các trường hợp như thiên tai, địch họa, dịch bệnh, hay các trường hợp khẩn cấp khác. Ngoài ra, với sự thiếu vắng (chưa ra đời) của pháp luật cạnh tranh, thì pháp luật về giá cũng quy định các vấn đề về giá độc quyền, liên kết độc quyền về giá, v.v. Pháp luật về giá của Việt Nam không nằm ngoài quy luật chung này.

5.3.1. Pháp lệnh Giá 2002

Nguyên tắc về quản lý giá là nội dung được nêu đầu tiên và cũng là nội dung quan trọng nhất của Pháp lệnh. Đây có thể được xem là kim chỉ nam cho việc áp dụng và thực thi các quy định pháp luật về quản lý giá tại Việt Nam đến nay:

“Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật.

Nhà nước sử dụng các biện pháp cần thiết để bình ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.” (Điều 2)

Phỏng theo nguyên tắc này, vấn đề bình ổn giá là vấn đề đầu tiên được quy định trong Pháp lệnh (Xem Điều 5 và Điều 6 Pháp lệnh giá). Để bình ổn giá, Nhà nước thực hiện các chính sách, biện pháp cần thiết tác động vào quan hệ cung cầu để bình ổn giá thị trường đối với những hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu, kiểm soát lạm phát, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước, góp phần khuyến khích đầu tư, phát triển. Trong

72

Page 73: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

trường hợp giá thị trường của hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu có biến động bất thường thì Nhà nước sẽ bình ổn giá bằng cách:

a) Điều chỉnh cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước;

b) Mua vào hoặc bán ra hàng hoá dự trữ;

c) Kiểm soát hàng hoá tồn kho;

d) Quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá;

đ) Kiểm soát các yếu tố hình thành giá;

e) Trợ giá nông sản khi giá thị trường xuống quá thấp gây thiệt hại cho người sản xuất; trợ giá hàng hoá, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác.

Vấn đề kiểm soát giá độc quyền (monopolistic pricing) được nêu tại Điều 19-21; và nội dung chống bán phá giá (predatory pricing) được quy định từ điều 22-26. Tuy nhiên, các nội dung này không được đưa vào thực thi, đặc biệt với sự ra đời của Luật Cạnh tranh 2004, với tư cách đạo luật riêng (specialized law), quy định tất cả các vấn đề liên quan đến cạnh tranh trong đó có hành vi bán phá giá để hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí độc quyền. Do đó, các nội dung này, từ đây về sau trong nghiên cứu, chúng tôi sẽ không thảo luận cụ thể như một phần của cơ chế quản lý giá nữa, mà tập trung vào nội dung bình ổn giá, vốn có liên quan chặt chẽ hơn đến vấn đề giá sữa tại Việt Nam.

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bị cấm thực hiện một số hành vi nhất định có liên quan đến giá, trong đó hành vi cấu kết với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác để liên kết độc quyền về giá, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước; và hành vi lợi dụng thiên tai, địch họa và diễn biến bất thường khác để đầu cơ tăng giá, ép giá54.

Pháp lệnh cũng có quy định về niêm yết giá, các nội dung quản lý nhà nước về giá và cơ chế kiểm tra, thanh tra giá.

5.3.2. Nghị định số 170/2003/NĐ-CP

Nghị định số 170/2003/ND-CP của Chính phủ ra ngày 25/12/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá.

Theo Nghị định này, thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát các yếu tố hình thành giá thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài chính khi nhận thấy có dấu hiệu liên kết độc quyền về giá 55 và đầu cơ nâng giá gây ra biến động bất thường về giá của các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội56. Nhà nước phải công bố thời hạn áp

54 Điều 28 Pháp lệnh Giá 200255 Theo Điều 4(4) của Pháp lệnh Giá 2002, “Liên kết độc quyền về giá là thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh ấn định một mức giá để chiếm lĩnh thị trường, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.” Theo Điều 20 của Nghị định này, “Liên kết độc quyền về giá là thỏa thuận giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh ấn định một mức giá để chiếm lĩnh thị trường vượt quá thị phần theo quy định của pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước ».56 Điều 3(2) Nghị định số 170/2003/ND-CP

73

Page 74: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

dụng các biện pháp bình ổn giá (tức là phải chấm dứt khi thị trường trở lại bình thường). Các dấu hiệu liên kết độc quyền về giá được Nghị định này nêu lên bao gồm:

a) Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân ấn định giá, khống chế giá, thay đổi giá bán hàng hoá, dịch vụ nhằm hạn chế cạnh tranh, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng;

b) Tại một thời điểm, một số tổ chức, cá nhân có hiện tượng đột ngột cùng bán thống nhất một giá với một loại hàng hoá, dịch vụ (giống nhau hoặc tương tự);

c) Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân tạo sự khan hiếm hàng hoá bằng cách hạn chế sản xuất, phân phối, vận chuyển, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phá hủy, làm hư hỏng hàng hoá; lợi dụng đầu cơ tăng giá;

d) Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân thực hiện các điều kiện bán hàng, mua hàng, cung ứng dịch vụ sau bán hàng gây ảnh hưởng đến mức giá hàng hoá, dịch vụ;

đ) Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân thay đổi giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ để triệt tiêu hoặc ép buộc các doanh nghiệp khác liên kết với mình hoặc trở thành chi nhánh của mình.(Điều 20)

Khi phát hiện thấy có một trong các dấu hiệu liên kết độc quyền về giá nói trên, hoặc có đơn tố cáo thì cơ quan quản lý nhà nước về giá được quyền điều tra chi phí sản xuất, lưu thông, giá hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ độc quyền và liên kết độc quyền về giá. Trong quá trình điều tra, cơ quan quản lý giá có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp các tài liệu sau:

Phương án tính giá hàng hoá, dịch vụ và mức giá hàng hoá, dịch vụ;

Tình hình lưu chuyển hàng hoá (tồn kho đầu năm, đầu quý, đầu tháng; nhập và xuất trong năm, trong quý, trong tháng; tồn kho cuối năm, cuối quý, cuối tháng) và cung ứng dịch vụ;

Báo cáo tài chính năm;

Tài liệu khác liên quan đến nội dung điều tra.

5.3.3. Nghị định số 75/2008/NĐ-CP

Nghị định số 75/2008/ND-CP được Chính phủ ra ngày 9/6/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP đưa mặt hàng sữa nói chung vào danh mục hàng hóa bình ổn giá (Điều 2). Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bình ổn giá như kiểm soát các yếu tố hình thành giá; yêu cầu đăng ký, kê khai giá (là biện pháp không được quy định trong Pháp lệnh Giá), và công khai thông tin về giá trên phạm vi cả nước. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền bổ sung các biện pháp bình ổn giá tại địa phương, bao gồm cả đăng ký, kê khai giá, công khai thông tin về giá và các biện pháp hành chính khác. (Điều 3)

Ngoài việc đưa thêm sữa vào danh mục cụ thể các hàng hóa bình ổn giá, Nghị định 75/2008/ND-CP cũng có quy định thêm một số điều kiện quyết định danh mục các hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và áp dụng các danh mục bình ổn giá như:

74

Page 75: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

a) Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đối với sản xuất và tiêu dùng;

b) Hàng hóa, dịch vụ liên quan đến việc các doanh nghiệp vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị thế độc quyền, lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường theo quy định của Luật Cạnh tranh để quy định giá gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác;

c) Hàng hóa, dịch vụ có biến động tăng hoặc giảm bất thường về giá do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế;

d) Các điều kiện bất thường khác gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.

Như vậy, theo các điều khoản sửa đổi quy định tại Nghị định này, các trường hợp áp dụng bình ổn giá đã được mở rộng thêm rất nhiều. Nếu theo Nghị định 170/2003/ND-CP, bình ổn giá chỉ được áp dụng bởi Bộ Tài chính khi có dấu hiệu liên kết độc quyền giá hoặc đầu cơ tăng giá thì theo Nghị định 75/2008/ND-CP, chỉ cần một loại hàng hóa, dịch vụ được coi là thiết yếu đối với sản xuất và tiêu dùng thì có thể được đưa vào danh mục bình ổn giá và có thể áp dụng các biện pháp bình ổn giá, kể cả khi không có biến động bất thường về giá. Ngoài ra, do sữa thuộc danh mục các hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và được coi là hàng hóa thiết yếu, nên các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa nói chung còn phải tiến hành đăng ký giá với cơ quan quản lý nhà nước57.

5.3.4. Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính

Thông tư 104/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá.

Thông tư này tiếp tục quy định mặt hàng sữa nói chung nằm trong danh sách hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá58, và đưa các mặt hàng sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi vào danh sách hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá59. Tuy nhiên, các quy định về đăng ký giá chỉ áp dụng với các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH có trên 50% vốn sở hữu nhà nước trong vốn Điều lệ doanh nghiệp. Căn cứ tình hình biến động giá cả thị trường ở từng thời điểm cụ thể, Bộ Tài chính sẽ thông báo bổ sung các doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký giá.

Đặc biệt, Thông tư đã lượng hóa điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá đối với các sản phẩm sữa như sau: “trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ sữa tăng từ 20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn giá.”60 Rõ ràng là việc lượng hóa này không khả thi nên điều kiện này tiếp tục được sửa đổi bởi các văn bản pháp luật ra đời sau đó.

57 Điều 22b Nghị định 75/2008/ND-CP58 Phụ lục 1a, Thông tư 104/2008/TT-BTC59Phụ lục 1b, Thông tư 104/2008/TT-BTC.60 Điều B(I)/2(h), Thông tư 104/2008/TT-BTC

75

Page 76: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Các biện pháp bỉnh ổn giá vẫn gồm các nội dung như quy định trong các Nghị định 170/2003/NĐ-CP và Nghị định 75/2008/NĐ-CP, nhưng bổ sung biện pháp chế tài về kinh tế, hành chính: (1) đình chỉ thực hiện các mức giá hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp đã quyết định và yêu cầu thực hiện các mức giá trước khi có biến động bất thường; (2) phạt cảnh cáo, phạt tiền, thu phần chênh lệch giá tăng bất hợp lý; và (3) thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.

5.3.5. Thông tư 122/2010/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính .

Thông tư này đưa ra hai thay đổi rất lớn liên quan đến mặt hàng sữa công thức cho trẻ dưới 6 tuổi tại Việt Nam, vốn đang thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá. Thứ nhất, thay vì chỉ áp dụng với các công ty, doangh nghiệp có trên 50% vốn sở hữu Nhà nước trong vốn điều lệ doanh nghiệp, Thông tư 122/2010/TT-BTC cho phép áp dụng quy định về đăng ký giá với các mặt hàng thuộc danh sách đăng ký giá (sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tiếp tục nằm trong danh sách đó) với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam – tức là tất cả các thành phần kinh tế, bao gồm cả các công ty nước ngoài. Thứ hai, đăng ký giá bắt buộc thực hiện thường xuyên quanh năm (kể cả khi không có biến động giá), tức là trong mọi trường hợp, khi tổ chức, cá nhân điều chỉnh giá đều phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Thứ ba, theo Thông tư này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá khi giá thị trường trong nước của hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường xảy ra thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:

a) Giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố “đầu vào”, hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá (chi phí sản xuất, giá thành, chi phí lưu thông, lợi nhuận, v.v.) không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được tính toán theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

b) Giá tăng hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch hoạ, khủng hoảng kinh tế - tài chính, mất cân đối cung - cầu tạm thời hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá.

c) Giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan.

Việc đăng ký giá được thực hiện trước khi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán sản phẩm lần đầu sản xuất, kinh doanh ra thị trường; trước khi điều chỉnh giá các sản

76

Page 77: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

phẩm đã sản xuất, kinh doanh và đang bán bình thường thuộc danh mục phải đăng ký giá hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tức là không có thời hạn cụ thể.

Ngoài ra, vì tất cả các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc danh sách đăng ký giá đều phải đăng ký giá cho sản phẩm của mình, đối tượng phải đăng ký giá theo như quy định của Thông tư này cũng rất rộng, bao gồm cả nhà bán buôn, bán lẻ, đơn vị nhập khẩu, nhà phân phối độc quyền, tổng đại lý, v.v. Nguyên tắc đăng ký giá là khâu nào đăng ký giá của khâu đó, để đảm bảo giá cả không bị bóp méo khi được đưa vào lưu thông thông qua một hệ thống trung gian (intermediaries) vòng vèo trước khi tới tay người tiêu dùng. Giá đăng ký do vậy bao gồm giá nhập khẩu, giá bán buôn, giá bán lẻ, và giá bán lẻ khuyến nghị áp dụng thống nhất trong cả nước hoặc theo từng thị trường khu vực chính.

Tóm lại, cho đến thời điểm hiện tại, cơ chế quản lý giá tại Việt Nam đối với thị trường sữa công thức cho trẻ dưới 6 tuổi (bao gồm cả sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi) có các nội dung chủ yếu sau đây:

(i) Các sản phẩm này được coi là một loại hàng hóa thiết yếu, quan trọng đối với an sinh xã hội, nên phải được đưa vào danh mục hàng hóa dịch vụ phải đăng ký giá, tức là phải có sự phê duyệt của cơ quan chức năng mỗi khi điều chỉnh giá sản phẩm. Sau khi nhận biểu mẫu đăng ký giá, trong vòng 2 ngày làm việc, nếu cơ quan chức năng từ chối cho doanh nghiệp áp dụng giá điều chỉnh thì sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải giải trình.

(ii) Việc đăng ký giá áp dụng với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam và các loại giá thuộc diện phải đăng ký bao gồm cả giá sản xuất, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ và giá bán lẻ khuyến nghị áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

(iii) Theo ý kiến của cơ quan quản lý, do thời gian từ năm 2008 trở lại đây, giá của các sản phẩm thuộc thị trường này có biến động bất thường như tăng không có căn cứ (không thay đổi các yếu tố hình thành giá)61 hay tăng không hợp lý, nên phải áp dụng các biện pháp bình ổn giá đối với mặt hàng này.

(iv) Các biện pháp bình ổn giá bao gồm việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá, công khai thông tin về giá và không cho phép áp dụng hoặc buộc đình chỉ ngay việc áp dụng mức giá điều chỉnh không phù hợp dẫn đến việc áp dụng các biện pháp bình ổn giá, v.v.

5.3.6. Bình luận một số điểm về cơ chế quản lý giá và giá sữa

Theo quan điểm của chúng tôi, cơ chế này có khá nhiều vấn đề và điểm bất cập, một số sẽ được thảo luận chi tiết dưới đây:

Sữa công thức cho trẻ em dưới 6 tuổi có phải là hàng hóa thiết yếu không?Sữa nói chung không phải là một phần phổ biến của bữa ăn/chế độ dinh dưỡng của

người Việt từ lâu đời như tại một số quốc gia khác ở châu Á và trên thế giới. Trên thực tế, 61 Ví dụ xem các Công văn số 2078/BTC-QLG, 2079/BTC-QLG, và 2080/BTC-QLG về đăng ký điều chỉnh giá một số mặt hàng của công ty Nestle

77

Page 78: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

việc sử dụng sữa công thức trong nuôi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ mới bắt đầu được sử dụng từ nửa cuối những năm 1990 và chỉ trở nên thông dụng hơn trong thời gian gần đây vì nhiều lý do khác nhau như:

(i) mức sống (standard of living) chung cũng như thu nhập bình quân của người dân Việt Nam được nâng cao;

(ii) phụ nữ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế-chính trị và xã hội của đất nước, khiến cho tỷ lệ phụ nữ đi làm trong các công sở cao hơn, nơi họ phải trở lại làm việc sau 4 tháng nghỉ sinh theo quy định của nhà nước, khiến việc bổ sung thêm các loại thức ăn khác bên cạnh sữa mẹ cho trẻ nhỏ trở nên cần thiết hơn;

(iii) sự tiến bộ của dịch vụ y tế khiến tỷ lệ sinh mổ trong sinh nở cao hơn trước rất nhiều, trong đó, có nhiều trường hợp các mẹ bị mất sữa sau sinh, không thể nuôi con bằng sữa mẹ;

(iv) nền kinh tế mở cửa và phát triển mạnh khiến Việt Nam trở thành một điểm đến khá hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn tạo dựng thương hiệu tại thị trường tiềm năng này, trong đó có các doanh nghiệp sữa nước ngoài, khiến cho mặt hàng sữa công thức có mặt trên thị trường ngày càng nhiều, tạo điều kiện cho người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng, v.v.

Cũng từ xuất phát điểm này và các lý do này, có thể thấy sữa nói chung và các sản phẩm sữa công thức không phải là một mặt hàng thiết yếu trong bối cảnh Việt Nam. Trong khi trẻ lớn và người lớn hoàn toàn có thể sử dụng các loại thức ăn khác và sữa chỉ là một thực phẩm bổ sung để tăng cường dưỡng chất đưa vào cơ thể, có lợi cho sức khỏe; đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa công thức cũng hoàn toàn không phải là một sản phẩm không thể thiếu, trừ các trường hợp đặc biệt. Khi người mẹ còn đang trong thời kỳ nghỉ sinh 4 tháng theo quy định của Nhà nước, sữa công thức chỉ có thể coi là sản phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ (tuy rằng sữa mẹ vẫn luôn là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) trừ phi người mẹ bị mất sữa vì một lý do nào đó, hoặc chọn không nuôi con bằng sữa mẹ, hoặc không có điều kiện ở gần chăm sóc con hoặc đã qua đời. Kể cả trong các trường hợp này, cho đến gần đây, trước khi các sản phẩm sữa công thức bắt đầu có mặt trên thị trường, trẻ em Việt Nam vẫn đã được nuôi khá toàn diện theo các phương pháp dân gian khác. Từ sau 6 tháng, trẻ bắt đầu và phải được tập làm quen với các loại thức ăn bổ sung khác ngoài sữa; và từ sau 12 tháng tuổi, cơ thể trẻ hoàn toàn có thể tiếp thu các dưỡng chất có từ sữa tươi mà không phải sử dụng sữa công thức như một nguồn dưỡng chất bắt buộc để có thể phát triển. Ngoài ra, nếu coi các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi là thực phẩm thiết yếu thì vô hình chung chúng ta đang đi ngược lại tinh thần của Bộ Quy tắc WHO và Nghị định 21 về khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ.

Kể cả khi chúng ta ưu tiên cho tính tối ưu của sữa công thức và khả năng đảm bào sự phát triển toàn diện về thể chất cho trẻ em nhờ vào loại thực phẩm này, ta vẫn chỉ có thể coi là hàng hóa thiết yếu cho các loại sản phẩm sau:

78

Page 79: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

(i) các sản phẩm sữa công thức đặc chế (cho trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ bị dị ứng sữa bò, không dung nạp lactose, trẻ bị tiêu chảy, v.v.) nếu có chỉ định bắt buộc sử dụng của bác sỹ - còn gọi là sản phẩm dinh dưỡng y học; và

(ii) các sản phẩm sữa công thức thuộc nhóm giá trung bình và thấp, đa số được sản xuất tại Việt Nam.

Các sản phẩm sữa công thức nhập ngoại nguyên hộp có giá cao không nên được coi là thiết yếu vì:

(i) chúng có thể được thay thế bởi các sản phẩm tương tự đáp ứng tiêu chuẩn Codex được sản xuất trong nước có giá cả phù hợp hơn; và

(ii) người tiêu dùng hoàn toàn không bị bắt buộc phải mua và sử dụng chúng.

Sữa nói chung và sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi nói riêng đều không phải là mặt hàng thiết yếu. Hơn nữa, theo các phân tích của phần Cấu trúc thị trường, Cạnh tranh và Giá, đây là một thị trường khá cạnh tranh và ít có khả năng xảy ra liên kết độc quyền giá. Do vậy, theo quan điểm của chúng tôi, không có cơ sở rõ ràng và không cần thiết đưa các sản phẩm này vào danh mục hàng hóa phải bình ổn giá và đăng ký giá.

Việc áp dụng quy định đăng ký giá với tất cả các thành phần doanh nghiệp phải đảm bảo rõ ràng và công bằng

Trong trường hợp phải áp dụng các biện pháp bình ổn giá, Pháp lệnh Giá cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành đều chỉ phân cấp quyền hạn và trách nhiệm chỉ đạo áp dụng và thực thi các biện pháp bình ổn giá, cũng như cơ chế phối hợp, báo cáo liên cơ quan theo cấp hành chính và theo tầm ảnh hưởng của vấn đề, từ Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, và Sở Tài chính, v.v. Tuy nhiên, cách phân quyền này, đặc biệt từ góc độ các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường vẫn còn chưa hoàn toàn rõ ràng và công bằng. Ví dụ như hai doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động trên thị trường này với thị phần không chênh lệch nhiều, cùng có trụ sở chính đặt tạo thành phố Hồ Chí Minh, nhưng một doanh nghiệp thì đăng ký giá với Bộ Tài chính còn doanh nghiệp kia với Sở Tài chính TP HCM. Trong một trường hợp khác, một doanh nghiệp nhận được yêu cầu giải trình phương án điều chỉnh giá cả từ Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc tồn tại các điểm không rõ ràng về cơ quan có quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước với các trường hợp doanh nghiệp khác nhau này có thể khiến gánh nặng hành chính của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ đăng ký và giải trình giá tăng cao, và trong một số trường hợp, có thể làm lệch đi cán cân cạnh tranh một cách không hợp lý. Đây là một trong các phản hồi của các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn phục vụ cho nghiên cứu này.

Về quy định đăng ký giá ở tất cả các khâu từ sản xuất, nhập khẩu, đến tổng đại lý, bán buôn, bán lẻ, v.v.

Theo ý kiến của một số chuyên gia, quy định đăng ký giá ở tất cả các khâu trên thị trường từ sản xuất, nhập khẩu, đến [tổng] đại lý phân phối, bán buôn, bán lẻ, v.v. là không khả thi trong thực tế. Chỉ tính riêng thị trường sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 30 công ty đang hoạt động với 50 nhãn hàng trong phân

79

Page 80: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

khúc 0-6 tháng, 53 nhãn hàng trong phân khúc 6-12 tháng và 39 dòng sản phẩm đặc biệt. Đây là một con số rất lớn so với nguồn nhân lực có hạn của bộ máy quản lý Nhà nước về giá tại cả trung ương và địa phương. Khối lượng thông tin cần xử lý sẽ là khổng lồ. Đó là chưa kể đến thị trường bán lẻ phức tạp và phân tán của Việt Nam với số đông các cửa hàng bán lẻ nhỏ không có đăng ký kinh doanh chính thức. Việc đăng ký và quản lý giá bán lẻ lại càng vượt quá khả năng thực thi của bộ máy hành chính hiện thời.

Phương án tính giá trong đăng ký điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ đăng ký giá và lợi nhuận hợp lý

Phương án tính giá trong đăng ký điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá và chịu các biện pháp bình ổn giá khác được quy định rất chi tiết trong Phụ lục 2 của Thông tư 122/2010/TT-BTC. Phương án tính giá đó có thể được tóm tắt gọn lại như sau:

Giá đăng ký = Chi phí (sản xuất, quản lý, v.v.) + Lợi nhuận + Thuế, phí (nếu có)

Đây là phương án tính giá được cho là còn mang nặng tính kế hoạch hóa tập trung của cơ chế quản lý kinh tế cũ. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các yếu tố chi phí luôn luôn biến đổi không ngừng theo vận động của cung cầu thị trường và cạnh tranh, và không thể đơn giản mà đăng ký cố định cho một khoảng thời gian dài. Ngoài ra, trong phương án tính giá này không hề có chỗ cho các yếu tố mang tính chiến lược trong kinh doanh như chi phí R&D sản phẩm, hay thương hiệu. Đây lại là các yếu tố có tính quyết định sống còn đối với mặt hàng sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi do đặc thù tiêu chuẩn cao và phức tạp về chất lượng được quy định ở tầm quốc tế, hay đặc thù không được phép quảng cáo, khuyến mại dưới bất kỳ hình thức nào. Một số hãng sữa còn đề cập đến thực tế là đôi khi họ phải bù giá chéo sản phẩm, để đảm bảo một số dòng sản phẩm phổ cập có thể có được lượng khách hàng cao nhất có thể - một vấn đề không thể kê khai theo mẫu cho cơ quan quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, lợi nhuận là một yếu tố nhạy cảm không chỉ trong thị trường này hay trong vấn đề đăng ký giá. Không một công ty nào có thể dễ dàng công bố lợi nhuận của họ là bao nhiêu. Chưa kể tới việc không hề có một tiêu chuẩn nào cho đến nay ở bất kỳ đâu, hay do Bộ Tài chính quy định minh bạch thế nào là mức lợi nhuận hợp lý mà Nhà nước cho phép đăng ký. Quyết định của Nhà nước trong việc này, do đó, là hoàn toàn không minh bạch và cơ quan quản lý giá đang được trao quá nhiều quyền lực, thậm chí cả trong những vấn đề có tính can thiệp như lợi nhuận. (Đây chính là một hiện tượng “regulatory capture”).

5.3.7. Đánh giá một số tác động của cơ chế quản lý giá

Một số các nghiên cứu trước như J. Pincus (2010)62 cũng như các phản hồi của các doangh nghiệp sản xuất và nhập khẩu sữa tại Việt Nam đã chỉ ra rằng việc áp dụng cơ chế quản lý giá là hoàn toàn không cần thiết trong một thị trường khá cạnh tranh như thị trường sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ở Việt Nam. Việc áp dụng cơ chế quản lý giá như hiện nay, và trong tương lai với sự ra đời và thực thi Luật Giá, sẽ chỉ gây ra các gánh nặng hành chính không cần thiết và lãng phí nguồn lực cả về phía cơ quan nhà nước lẫn doanh nghiệp. Pincus (2010) nêu 1 ví dụ như sau “Một đại diện công ty ước tính rằng việc đăng ký

62Xem Chú thích Error: Reference source not found80

Page 81: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

đầu vào, đầu ra, giá sỉ và giá lẻ cho toàn bộ dòng sản phẩm của công ty sẽ đòi hỏi đến 400.000 lượt đăng ký. Cứ cho là một lượt đăng ký yêu cầu công ty chi ra 100.000 đồng công chi phí lao động (theo tính toán thì đây chỉ là một con số khiêm tốn), thì tổng chi phí để một công ty đăng ký các mức giá của họ sẽ lên đến 40 tỷ đồng.” Hãy tưởng tượng Chính phủ cũng sẽ tốn một khoảng thời gian và bao nhiêu nhân lực để xử lý lượng thông tin này, chắc chắn cũng sẽ không ít hơn là bao. Sẽ là hiệu quả hơn nhiều nếu ta để cho thị trường cạnh tranh làm thước đo cho giá cả và người tiêu dùng quyết định ai là người thắng cuộc cuối cùng, trong khi Chính phủ chỉ cần làm công việc quản lý cạnh tranh để sao không có doanh nghiệp nào chơi xấu, câu kết hay lợi dụng sức mạnh thị trường để thu lời thông qua Luật Cạnh tranh, và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng để họ có thể có những chọn lựa thông minh (informed choice). Đây cũng là xu hướng chủ đạo trên thế giới, với rất nhiều các đạo luật về giá đang dần dần được dỡ bỏ và các Chính phủ ngày càng coi trọng các công cụ như Luật Cạnh tranh và chính sách điều tiết ngành trong quản lý kinh tế63.

Đây là chưa kể đến những hệ quả xấu là kết quả gián tiếp của những gánh nặng hành chính nói trên. Ví dụ như chi phí đăng ký giá có thể được doanh nghiệp chuyển sang cho người tiêu dùng dưới hình thức chi phí nhân công, quản lý, làm cho giá tăng lên. Hay những xáo trộn và rủi ro trong điều hành kinh doanh có thể xảy đến chỉ do Chính phủ chậm trả lời đơn đăng ký giá của doanh nghiệp. Toàn bộ một guồng máy đang vận hành trơn tru sẽ phải quay ngược trở lại chỉ vì giá được đưa trở về mức trước khi điều chỉnh. Đây có thể tính là một phương diện làm giảm sức hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến cho đầu tư. Và nếu các công ty kinh doanh không có lãi (do mức lợi nhuận của họ bị quản lý bằng mệnh lệnh hành chính, chịu rủi ro cao) thì họ sẽ ra đi, tức là chính sách quản lý giá trở nên phản tác dụng.

Một vấn đề trong thực thi cơ chế quản lý giá có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của cơ chế này nữa là vấn đề bảo mật thông tin. Đã xảy ra các trường hợp trong quá khứ khi thông tin điều chỉnh giá không được bảo mật, khiến cho các nhà phân phối nhân cơ hội đầu cơ và các nhà bán lẻ găm hàng đợi giá lên. Như vậy, mục tiêu của cơ chế quản lý giá trong trường hợp này là giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận được hàng hóa ở giá thấp là không đạt được. Một số công ty sữa cũng tranh thủ tăng giá trước khi có các thay đổi chính sách càng khiến cho mục tiêu giữ mặt bằng giá thấp của chính phủ bị phá sản. Mặt khác, hệ thống bán lẻ còn manh mún, phân tán và việc cấm quảng cáo các mặt hàng này càng khiến cho người tiêu dùng không hề có thông tin về giá và quyền đặt giá, cuối cùng, phần lớn lại nằm trong tay nhà phân phối và bán lẻ.

Nói tóm lại, các vấn đề lớn cần khắc phục hiện nay với cơ chế quản lý giá trong thị trường sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam bao gồm:

(i) Một số nội dung còn chưa xác đáng, chồng chéo, chưa rõ ràng và thiếu công bằng;

(ii) Chi phí thực thi lớn;

(iii) Mục tiêu chính sách khó mà đạt được; và

63 Xem Indrani Thuraisingham (2010), Price Control and Monitoring in Developing Countries, <www.consumerinternational.org>

81

Page 82: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

(iv)Có thể có phản tác dụng gây tác hại tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh nói chung.

5.4. Các quy định về quảng cáoĐiều 5(8) của Luật Quảng cáo 2001 cấm “Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật

cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.” Đây là quy định phù hợp với nội dung của Nghị định 21 về khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, tức là các sản phẩm sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi không thể được quảng cáo, khuyến mại dưới bất kỳ hình thức nào. Luật Quảng Cáo 2012, được Quốc hội Việt Nam thông qua mới đây, có quy định cụ thể hơn, cấm quảng cáo “sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo” (Khoản 4, Điều 7).

Liên quan đến chi phí quảng cáo, theo Khoản 2, điều 9 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí dành cho “quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh” không được vượt quá 10% tổng số chi được trừ thuế, đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Nếu các doanh nghiệp chi quá con số này, thì theo quy định của pháp luật, mức chi đó phải trừ vào lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đây là một quy định được đánh giá bởi nhiều chuyên gia nhằm hạn chế việc quảng cáo quá mức, với quan điểm quảng cáo quá mức (aggressive advertising) có thể làm méo mó nhận thức của người tiêu dùng và tăng chi phí của doanh nghiệp, dẫn đến tăng giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Đây cũng là cáo buộc của khá nhiều nguồn tin đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa công thức nói chung ở Việt Nam.

Báo cáo mới đây nhất của McKinsey & Co64 tuy nhiên lại không đồng tình với quan điểm này. Nói chung, theo họ, quảng cáo có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua kích thích cạnh tranh, khuyến khích tiêu dùng và giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết của người tiêu dùng. Báo cáo này tính toán được rằng các hoạt động quảng cáo đã tạo đà tăng trưởng GDP trung bình khoảng 15% tại nhiều nước G20 trong các năm gần đây, cao nhất có thể lên tới 20%.

Một điều cần lưu ý là Nghị định 21 quy định cấm quảng cáo các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi, Luật Quảng cáo 2012 mở rộng quy định cấm này tới 24 tháng, trong khi Bộ Quy tắc WHO chỉ khuyến nghị cấm quảng cáo các sản phẩm dưới 6 tháng tuổi. Ngoài ra, thực tế là hầu hết phụ nữ Việt nam chỉ được nghỉ thai sản 4 tháng, điều này gây khó khăn cho việc tiếp cận thông tin đầy đủ về dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi này của các bà mẹ, kết quả là dẫn đến việc giảm tính cạnh tranh của thị trường các sản phẩm cho trẻ 6-12 tháng, và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính phủ nên nghiên cứu xem xét việc điều chỉnh các nội dung của pháp luật trong nước cho phù hợp với khuyến nghị của WHO và điều kiện nghỉ thai sản ở Việt nam, và nâng cao tính cạnh tranh của thị trường.

64 Xem McKinsey&Company, Advertising as an Economic-Growth Engine, March 2012 82

Page 83: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

5.5. Một số các luật và quy định khác có ảnh hưởng tới thị trường nàyNgoài các luật và quy định nói trên, thị trường các sản phẩm sữa công thức dành cho

trẻ em dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam còn chịu sự tác động, điều chỉnh của một loạt các quy định pháp lý khác như Luật Bảo vệ Quyền lợi của Người tiêu dùng 2010, Luật An toàn Thực phẩm 2010, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật năm 2006, Luật Chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa 2007, các quy định về xuất nhập khẩu, chính sách thuế, v.v. Tuy nhiên đây là các quy định áp dụng chung cho tất cả các loại hàng hóa, sản phẩm chứ không riêng gì mặt hàng sữa công thức nên chúng tôi sẽ không thảo luận chi tiết ở đây, chỉ nêu gộp 1 số điểm nổi bật nhất.

(i) Gần đây nhất, theo nội dung công văn số 1380/TCHQ-TXNK, nhằm thực hiện thông báo số 127/TB-BTC ngày 23/2/2012, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục Hải quan các tỉnh, thành phố bổ sung ngay mặt hàng sữa nhập khẩu vào Danh mục quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu về giá cấp Cục để thực hiện ngay từ khâu thông quan. Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thực hiện tham vấn, xác định trị giá tính thuế, thu đủ thuế theo quy định tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính đối với trường hợp trị giá khai báo thấp hơn cơ sở dữ liệu giá. Song song, Tổng cục yêu cầu các đơn vị này tập trung vào khâu kiểm tra sau thông quan để tiến hành kiểm tra, xác minh đối với trường hợp trị giá khai báo có sự biến động tăng cao trên 15% so với mức giá tại các cơ sở dữ liệu giá. Đồng thời, Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Kiểm tra sau thông quan thu thập các thông tin liên quan đến giá sữa, kết hợp với thông tin nghi vấn về giá sữa biến động tăng do bộ phận trong thông quan chuyển sang để thực hiện kiểm tra sau thông quan. – Đây cũng có thể coi là một phản ứng của cơ quan Hải Quan trước tình hình các phương tiện truyền thông, báo chí đưa tin sữa nhập khẩu có dấu hiệu chuyển giá, .v.v. Tuy nhiên, thực chất của vấn đề và tính hiệu quả của động thái chính sách này thì còn chờ thời gian trả lời. Bên cạnh đó, nếu căn cứ trên các số liệu đưa ra trong phần về Giá (xem biểu đồ 9) thì giá sữa công thức cho trẻ sơ sinh tăng lên không chỉ có ở Việt Nam mà còn ở cả các nước khác trong khu vực. Điều này làm chúng tôi nghi ngờ sự hiện diện của hiện tượng chuyển giá trong trường hợp Việt Nam.

(ii) Vấn đề kiểm tra, kiểm định chất lượng, vệ sinh và an toàn các mặt hàng sữa, theo Luật An toàn Thực phẩm 2010 là thuộc Bộ Y tế. Tuy nhiên, như đã từng đề cập, khả năng của Bộ Y tế nhằm quản lý chất lượng vệ sinh và an toàn của tất cả các sản phẩm trên thị trường là còn hạn chế, dẫn đến Bộ chỉ có thể phản ứng thụ động đối với các vấn đề trên thị trường chứ chưa thể chủ động phòng và tránh các vấn đề này được. Điều này dẫn đến lòng tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm sữa sản xuất tại Việt Nam không cao, và hệ quả là nếu điều kiện cho phép, họ luôn chọn các sản phẩm sữa ngoại nhập khẩu nguyên hộp để đảm bảo an toàn tốt nhất cho con em mình. Chỉ có khi chất lượng của việc quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm được nâng cao thì mới có thể giải quyết được xu hướng này.

83

Page 84: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

(iii) Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng 2010, ngoài việc quy định các quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong việc đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng như công bố thông tin, niêm yết giá, đảm bảo an toàn v.v. ; còn quy định chính sách của nhà nước về việc “thường xuyên tăng cường tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức cho người tiêu dùng”. (Điều 5(4)) Đây là một nội dung rất quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề mấu chốt của thị trường sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam.

5.6. Kết luậnNói tóm lại, có thể thấy khung pháp lý liên quan đến thị trường sữa công thức cho trẻ

dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam hiện còn rất nhiều vấn đề. Quan trọng nhất, hầu hết các quy định này đều chưa được thiết kế tốt để có thể đạt được mục tiêu chính sách đề ra một cách hiệu quả nhất là đảm bảo một thị trường mở và cạnh tranh, đảm bảo cho người tiêu dùng có thể tiếp cận hàng hóa với mức giá cạnh tranh nhất, với đầy đủ thông tin nhất và trong quá trình sử dụng được đảm bảo an toàn, v.v. Nguyên nhân là do khung pháp lý này chưa được thiết kế dựa trên các đặc điểm của thị trường và trên các nguyên lý của nền kinh tế thị trường, thay vào đó, chủ yếu dự trên các cơ chế hành chính-kế hoạch. Vai trò của Luật Cạnh tranh, một công cụ điều tiết và quản lý thị trường hiện đại lại chưa được nêu cao và tận dụng hêt mức có thể. Đây cũng là các tiền đề để chúng tôi đi đến một số khuyến nghị trong phần sau của báo cáo.

6. Kết luận chung và Khuyến nghị

6.1. Kết luận chung6.1.1. Về cạnh tranh và cấu trúc thị trường

Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy thị trường sữa công thức cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi (0-12 tháng tuổi) tại Việt Nam là một thị trường cạnh tranh với mức độ tập trung từ thấp đến trung bình và các rào cản đối với việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường là thấp. Mặc dù trên thị trường có sự hiện diện của một nhóm các công ty lớn có vị trí thống lĩnh trên thị trường (bốn (04) công ty có tổng thị phần trên 75% trên thị trường liên quan), nắm giữ các nhãn hàng đứng đầu trên thị trường về khối lượng và giá trị bán, nhưng không có công ty hay nhãn hàng riêng lẻ nào có thể được coi là nắm giữ vị trí thống lĩnh hay có sức mạnh thị trường đủ mạnh để thao túng thị trường. Cạnh tranh vẫn diễn ra rất mạnh mẽ và hiệu quả, thể hiện qua sự có sẵn của một số lượng lớn các nhãn hàng được khác biệt hóa (product differentiation) được bán cho người tiêu dùng ở các mức giá khác nhau. Cho đến nay, trên thị trường này vẫn chưa hề có dấu hiệu cụ thể nào về các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh hay có vấn đề gì có thể gây quan ngại về cạnh tranh, đặc biệt là về giá.

Tuy nhiên, có thể thấy rõ là những lợi ích có thể có được từ một thị trường cạnh tranh như vậy chưa thể đến được số đông người tiêu dùng do sự hiện diện của một hệ thống phân phối (đặc biệt là khâu bán lẻ, tại các cửa hàng nhỏ truyền thống) còn phân tán, phức tạp, thiếu sự tổ chức và quản lý tốt cả về giá cả và chất lượng. Đặc biệt, trong hệ thống phân phối này đang tồn tại sâu sắc vấn đề thông tin bất đối xứng giữa người bán và người mua, với bên

84

Page 85: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

mua/người tiêu dùng thiếu thông tin một cách trầm trọng cả về giá, chất lượng sản phẩm, v.v. Sự thiếu thông tin nói chung đó, cộng với khả năng còn hạn chế của cơ quan quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, thể hiện qua một số vụ bê bối về chất lượng sữa trong thời gian gần đây, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng người tiêu dùng Việt Nam ‘chuộng ngoại’, đặc biệt ở các thành phố lớn – sản lượng bán ra trên thị trường cũng như giá trị của các dòng sản phẩm IFFOs nhập khẩu đều lớn hơn so với sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.

Điểm đáng mừng là nền công nghiệp nội địa của Việt Nam đối với các sản phẩm này và ngành sữa nói chung đang ngày càng khởi sắc, thể hiện ở các con số đang tăng dần lên theo thời gian về doanh số sản phẩm bán ra trên thị trường của các công ty Việt Nam. Đặc biệt, theo chúng tôi, mặc dù các sản phẩm sữa nhập khẩu, hay các nhãn hiệu quốc tế được ưa chuộng hơn tại các thành phố lớn do mức thu nhập cao hơn, đa phần người dân Việt Nam vẫn chọn sử dụng các mặt hàng sữa công thức ‘nội’ phù hợp với túi tiền hơn, thể hiện ở thị phần dẫn đầu tính theo sản lượng bán của một dòng sản phẩm của công ty Vinamilk ở cả 2 nhóm sản phẩm cho trẻ từ 0-6 tháng và 6-12 tháng. Bên cạnh Vinamilk, 3 hãng sữa khác có thể coi là đang dẫn đầu thị trường này là FrieslandCampina, Abbott và Meads Johnson, trong đó FrieslandCampina là công ty liên doanh giữa Việt Nam và Hà Lan với nhà máy sản xuất và đóng gói đặt tại Bình Dương.

6.1.2. Về giá

Các đánh giá ở phần Cạnh tranh và cấu trúc thị trường cho thấy không có dấu hiệu cụ thể về các hành vi độc quyền tăng giá hay liên kết phản cạnh tranh, hoặc liên kết ngầm, để ấn định giá trên thị trường sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam. Tuy nhiên, do một số đặc trưng của cạnh tranh trên thị trường này, các công ty sữa lớn tham gia thị trường đều có đủ thực lực để ấn định giá cho sản phẩm của mình mà không phụ thuộc nhiều đến tác động của cung-cầu hay hành vi của các công ty khác. Đây thực chất là quyền tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp không hề vi phạm pháp luật, đã được Nhà nước Việt Nam công nhận trong nhiều văn bản pháp lý.

Một số đặc điểm khác liên quan đến vấn đề giá sản phẩm trong thị trường này đã được phân tích cụ thể trong các phần trước có thể được tóm tắt cụ thể như sau:

Trên thị trường sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại 3 sự lựa chọn về giá chính: nhóm sản phẩm giá cao cấp, nhóm giá trung bình và nhóm giá bình dân. Trong đó, có sự phân hóa rất rõ ràng về giá giữa các sản phẩm ngoại nhập và các sản phẩm sản xuất trong nước. Tuy nhiên, do người tiêu dùng ở đây hoàn toàn có quyền chọn lựa sản phẩm ưa thích cũng như sản phẩm hợp túi tiền của mình, và các công ty cũng có quyền tự định đoạt giá sản phẩm của mình theo quy định của pháp luật (đặc biệt khi họ lựa chọn một chiến lược cạnh tranh đặt trọng tâm vào cải tiến chất lượng và xây dựng thương hiệu hơn là cố gắng cắt giảm chi phí, kể cả hy sinh chất lượng, để giảm giá bán nhằm thu hút người tiêu dùng), chúng tôi không cho rằng khung giá cao hơn của các sản phẩm sữa nhập khẩu là bất hợp lý.

85

Page 86: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Giá trung bình của các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam tính theo giá trị tuyệt đối cũng như trong tương quan với chi phí sinh hoạt chung chỉ đứng vào tầm trung bình trong khu vực, cụ thể là khi so sánh với các quốc gia như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên, cũng trong tương quan so sánh với các quốc gia này, chúng ta cần xem xét đến thực tế là các mức thuế (thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng) áp lên các mặt hàng IFFOs của Việt Nam là khá cao, có tác động không nhỏ đến mức giá cuối cùng của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.

Không có cơ sở để kết luận là giá sữa IFFOs tại Việt Nam đã tăng liên tục từ năm 2009 đến cuối 2011, và không phản ánh sự sụt giảm trong giá nguyên liệu (sữa bột gầy) trên thị trường thế giới. Trái lại, theo chúng tôi, cả hai loại giá này đều cho thấy xu hướng tăng dần tuyến tính trong khoảng thời gian này, đặc biệt khi chúng ta tính đến độ chênh về thời gian để các công ty sữa có thể mua sản phẩm, chế biến theo công thức thành thành phẩm, đóng gói, vận chuyển, đưa ra thị trường. Sẽ là bất hợp lý để trông mong giá sữa công thức thành phẩm giảm ngay lập tức khi giá sữa nguyên liệu giảm (gần đây trên thị trường thế giới). Điều này chỉ đúng với những mặt hàng như gạo, hay chuối, tức là những mặt hàng không phải trải qua một quy trình chế biến và xử lý phức tạp như sản phẩm sữa công thức.

Giá sữa IFFOs tại Việt Nam chỉ tăng tương ứng với mức tăng của lạm phát. Thậm chí, theo nghiên cứu của chúng tôi, các sản phẩm khác như mì gói, snack, sữa đặc có đường, v.v. còn có mức tăng giá cao hơn so với IFFOs. Đặc biệt, khi so sánh với các quốc gia khác trong khu vực, mức tăng giá trong tương quan với lạm phát của các mặt hàng IFFOs tại Việt Nam là khá thấp, trong khi tại các quốc gia khác trong khu vực, mặt hàng này còn tăng giá cao hơn cả mức lạm phát chung.

Mức tăng giá sữa IFFOs tại Việt Nam chịu sự ảnh hưởng không nhỏ của mức tăng giá của đồng đô la Mỹ so với đồng tiền nội tệ của Việt Nam, do Việt Nam phải nhập khẩu cả nguyên liệu lẫn thành phẩm đối với mặt hàng này. Trên thực tế, chúng tôi cũng thấy có sự tương đồng lớn về xu hướng tăng dần tuyến tính giữa giá sữa IFFOs tại Việt Nam và tỷ giá USD/VND trong các năm 2009-2011.

6.1.3. Về khung pháp lý

Thị trường sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tại Việt Nam hiện nay đang chịu sự điều chỉnh của rất nhiều các luật và văn bản dưới luật. Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến các văn bản sau:

Nghị định số 21/2006/ND-CP của Chính phủ về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và các thông tư hướng dẫn thi hành

Luật Cạnh tranh 2004

Pháp lệnh Giá 2002 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành của Chính phủ và Bộ Tài chính

Luật Bảo vệ Quyền lợi của Người tiêu dùng 2010

86

Page 87: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Luật An toàn Thực phẩm 2010

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật 2006

Luật Chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa 2007

Các quy định về quảng cáo

Chính sách thuế

Chính sách xuất nhập khẩu

Tuy nhiên, có liên quan chặt chẽ nhất đến mục tiêu của nghiên cứu này là Luật Cạnh tranh và Pháp lệnh Giá cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.

Chúng tôi cho rằng việc thông qua và thực thi pháp luật cạnh tranh là khá phù hợp với mục tiêu chính sách đề ra và nếu như có điều kiện để thực thi nghiêm khắc, Luật Cạnh tranh sẽ là một công cụ tốt để đảm bảo một thị trường mở, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, kể cả trong một thị trường như thị trường sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ở Việt Nam. Đáng tiếc là do các hạn chế về nguồn lực, đến nay việc thực thi Luật Cạnh tranh vẫn chưa được triển khai đầy đủ. Thị trường sữa công thức cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi, theo đánh giá của nghiên cứu này, cũng chưa có dấu hiệu/vấn đề cụ thể về cạnh tranh bị hạn chế, trừ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, công tác giám sát cạnh tranh cần được tiếp tục nâng cao để đảm bảo trong tương lai không có các vấn đề/vi phạm nghiêm trọng nảy sinh trong thị trường này.

Về cơ chế quản lý giá, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều vấn đề bất cập cần phải được khắc phục như sau:

Các quy định về quản lý giá còn chưa rõ ràng và minh bạch, các quy định còn chồng chéo, phức tạp và đôi khi không công bằng, có thể có tác dụng tiêu cực lên thị trường, vì một nguyên lý đơn giản là để tồn tại trong một môi trường kinh doanh có rủi ro cao hơn, các doanh nghiệp sẽ mong muốn có mức lợi nhuận cao hơn.

Cơ chế quản lý giá hiện hành có yêu cầu đăng ký cả giá bán lẻ và giá bán lẻ khuyến nghị. Tuy nhiên, các thông tin này hiện nay chưa được chia sẻ (kể cả giữa các cơ quan nhà nước với nhau), khiến cho người tiêu dùng không có kênh thông tin chính thức nào để so sánh khi mua bán giao dịch trên thị trường, khiến cho tính minh bạch của thị trường bị giảm sút. Sự minh bạch này, trong khi đó, lại là cần thiết để thị trường có thể ngày càng cạnh tranh hơn, có ảnh hưởng tích cực trở lại tới giá cả.

Cơ chế quản lý giá này đòi hỏi phải có các chi phí thực thi cực lớn, cả về phía chính phủ lẫn doanh nghiệp (để có thể tuân thủ với cơ chế này). Theo ý kiến của chuyên gia thì các chi phí này có thể được sử dụng hiệu quả hơn vào các việc khác, ví dụ như nâng cao chất lượng của hệ thống quản lý và giám sát chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm.

87

Page 88: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

Cơ chế hiện hành không cho phép đạt được mục tiêu chính sách đề ra, tức là giữ giá ở mức thấp hơn.

Cơ chế quản lý về giá có thể có ảnh hưởng tiêu cực tới lòng tin của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh nói chung, có thể vi phạm các cam kết về mở cửa thị trường và cải cách của Việt Nam và làm giảm sức hấp dẫn của Việt Nam như một thị trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nói chung, cả Luật Cạnh tranh cũng như cơ chế quản lý giá đều có một mục tiêu tối thượng là giữ cho giá sản phẩm trên thị trường ở mức cạnh tranh, không bị thao túng bởi một cá thể hay nhóm doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh nhằm tới mục tiêu đó bằng cách quản lý, giám sát cạnh tranh trên thị trường, khiến cho các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng và hợp pháp (bằng cách đưa ra giá cả thấp nhất có thể, nhiều lựa chọn về hàng hóa được chào bán với chất lượng cao nhất có thể). Nói cách khác, cách tiếp cận của Luật Cạnh tranh vừa đảm bảo quyền tự quyết trong kinh doanh của doanh nghiệp, vừa giải quyết vấn đề lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Trong khi đó, cơ chế quản lý giá nhắm tới việc giữ cho giá cả không biến động quá nhiều, không bị thao túng và ở mức thấp nhất có thể, đặc biệt của các loại hàng hóa thiết yếu, thông qua các cơ chế hành chính. Cách tiếp cận này thường chỉ có tác dụng tích cực trong ngắn hạn, ví dụ trong những trường hợp khẩn cấp, thiên tai, địch họa, hay để kiềm chế lạm phát tạm thời. Trong trung và dài hạn, hay nói cách khác, nếu cơ chế quản lý giá được kéo dài kéo dài quá lâu sẽ chỉ dẫn tới tâm lý thỏa mãn, dựa dẫm ở người tiêu dùng, khiến họ không có các kế hoạch chi tiêu hợp lý65, mặt khác làm giảm động lực phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn tới làm suy giảm hiệu quả kinh tế66. Việc quản lý giá như vậy chỉ nên được dùng trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, địch họa67 và nên được dần dần dỡ bỏ theo xu hướng chung trên thế giới là sử dụng Luật Cạnh tranh và các chính sách điều tiết ngành như các công cụ hiệu quả hơn để điều tiết thị trường. Nếu các chính phủ muốn trợ giúp người tiêu dùng nghèo tiếp cận với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, sự trợ giúp đó nên được thiết kế một cách có mục tiêu xác đáng hơn, và nhằm vào các nhóm đối tượng cụ thể, để không ảnh hưởng đến các cam kết về mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại và khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào quá trình phát triển chung của đất nước68.

65Xem thêm Indrani Thuraisingham (2010), Price Control and Monitoring in Developing Countries – A Consumer Perspective, Consumers International 66Xem thêm The Economist, Asian Price Controls: In a Fix – Putting caps on prices is only a short-term solution, 21/2/2008, Hong Kong, Bản in (có thể tải về từ địa chỉ <http://www.economist.com/node/10733112>) 67Ví dụ như đạo luật Emergency Price Control Act năm 1942 của Mỹ68Trung Quốc là một ví dụ điển hình của trường hợp này.Trung Quốc thông qua một đạo luật về giá vào năm 1998. Đến năm 2011, theo cam kết trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Trung Quốc quyết định xóa bỏ 124 quy định về quản lý giá. Trong số các cam kết gia nhập WTO của mình, Trung Quốc đồng ý không sử dụng các biện pháp quản lý giá làm ảnh hưởng tới việc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đồng thời đưa ra một danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ vẫn nằm trong diện bị chính phủ quản lý giá, được áp dụng cho cả các doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân. Trong danh sách này hoàn toàn không hể có sữa và các sản phẩm từ sữa.Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng cam kết không thêm bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào khác vào danh sách này và sẽ dần dần đi đến dỡ bỏ hoàn toàn các quy định về quản lý giá.

88

Page 89: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

6.2. Khuyến nghị6.2.1. Khuyến nghị về chính sách

6.2.1.1. Khuyến nghị đầu tiên của nghiên cứu này về khung pháp lý là chúng ta nên bỏ sữa bột cho trẻ dưới 6 tuổi ra khỏi danh mục các hàng hóa thiết yếu cần bình ổn giá để khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ theo đúng tinh thần của Bộ Quy tắc WHO và Nghị định 21/2006/ND-CP. Ngoài ra, chúng ta nên xem xét loại bỏ các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em trên 6 tháng tuổi ra khỏi Nghị định 21 để phù hợp với Bộ Quy tắc WHO, cũng như để nâng cao tính cạnh tranh và minh bạch của thị trường.

6.2.1.2. Thứ hai, theo đánh giá của chúng tôi, cơ chế quản lý giá nên được dần dần dỡ bỏ theo hướng:

o Chỉ áp dụng quản lý giá đối với các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, địch họa, chiến tranh hay khủng hoảng/suy thoái kinh tế, hoặc trong các ngành kinh tế thuộc độc quyền nhà nước và cơ chế áp dụng các biện pháp quản lý giá trong các trường hợp này cũng cần được minh bạch rõ ràng.

o Hướng tới quản lý, điều tiết các hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường thông qua các công cụ như Luật Cạnh tranh và các chính sách điều tiết ngành để đảm bảo không can thiệp quá sâu vào quyền tự quyết của doanh nghiệp, đảm bảo một “sân chơi” bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế trên thị trường, trong khi vẫn tôn trọng pháp luật và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước.

o Quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người tiêu dùng nên được bảo vệ một cách minh bạchvà hiệu quả hơn, thông qua các công cụ như Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng, hay Luật về Chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa v.v. để không làm ảnh hưởng tới và cân bằng với lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vốn được coi là động lực của phát triển kinh tế.

Nếu cơ chế quản lý giá tiếp tục được duy trì trong thời gian tới, cần đảm bảo một cơ chế thực hiện rõ ràng, minh bạch và công bằng, và nên có một phương án cụ thể về thời gian dự kiến dỡ bỏ các quy định này, đặc biệt khi chúng không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội và thị trường (điều khoản “hoàng hôn” - “sunset” clause). Ngoài ra, theo quan điểm của chúng tôi, các sản phẩm sữa nói chung và đặc biệt là mặt hàng sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi (đối tượng xem xét cụ thể trong nghiên cứu này) không phải và không nên được coi là một mặt hàng thiết yếu và do đó, trong mọi trường hợp nên được đưa ra khỏi danh sách hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.

6.2.1.3. Vai trò của Luật Cạnh tranh nên được nâng cao hơn nữa. Ngoài ra, một số các hướng dẫn (guidelines) về cạnh tranh trong các ngành cụ thể có thể được soạn thảo và đưa ra để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuân thủ với các quy định của Luật Cạnh tranh. Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia khác về điểm này: ví dụ, Liên minh Châu Âu có đưa ra Quy định của Hội đồng số

89

Page 90: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

1184/2006 về việc áp dụng một số quy định của pháp luật cạnh tranh đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh một số nông sản ngày 24/07/200669, hay Quy định của Hội đồng số 169/2009 về việc áp dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh đối với giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa ngày 26/02/200970.

6.2.1.4. Xây dựng và phát triển các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng để đảm bảo thực thi hiệu quả.

6.2.1.5. Quy định về trần chi phí cho các hoạt động quảng cáo cần được dỡ bỏ vì không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện tại của Việt Nam, trong khi tiếp tục quản lý nội dung và hình thức quảng cáo bằng các quy phạm pháp luật về quảng cáo và cạnh tranh để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.

6.2.1.6. Chính sách thuế nhập khẩu, tuy rằng có vai trò quan trọng trong tăng thu cho ngân sách nhà nước và bảo hộ công nghiệp nội địa, nhưng trong bối cảnh một thị trường phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu như thị trường này (cả về nguyên liệu và thành phẩm), cần được đáng giá cân bằng lợi ích-chi phí (cost vs. benefit analysis) và điều chỉnh phù hợp để tránh chuyển gánh nặng thuế lên vai người tiêu dùng trong nước một cách không cần thiết.

6.2.2. Khuyến nghị về thể chế

Về mặt thể chế, chúng tôi khuyến nghị cần phải:

6.2.2.1. Xem xét phân bổ ngân sách để tăng cường nguồn lực cho hoạt động của các cơ quan quản lý cạnh tranh để thực thi hiệu quả Luật Cạnh tranh, đặc biệt là công tác giám sát tình hình cạnh tranh trên thị trường để có thể phát hiện sớm các vi phạm pháp luật cạnh tranh trên thị trường hoặc xác định các quan ngại trong một số thị trường, ngành kinh tế từ đó có khác biện pháp thực thi, hoặc khuyến nghị chính sách phù hợp để thúc đẩy cạnh tranh.

Bên cạnh đó, nên thể chế hóa cơ chế để cơ quan quản lý cạnh tranh có thể đưa ra các bình luận hay quan điểm chính thức về các luật và chính sách có thể có ảnh hưởng tích cực/tiêu cực đối với cạnh tranh. Đây là một cơ chế đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và đã cho thấy rất nhiều kết quả đáng khích lệ. Một số khung chính sách có thể được xem xét áp dụng bao gồm Khung đánh giá cạnh tranh (Competition Assessment Framework) của Cơ quan Phát triển Quốc tế, Vương Quốc Anh (DFID-UK) hoặc Danh sách kiểm tra về Cạnh tranh (Competition Checklist) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD.

6.2.2.2. Có các biện pháp thích hợp ví dụ như đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và phòng thí nghiệm tiên tiến, hiện đại; đầu tư phát triển mạng lưới kiểm tra, giám sát và hơn hết là phòng ngừa vi phạm cho Cục An

69Có thể xem hoặc tải về từ địa chỉ http://europa.eu/legislation_summaries/competition/specific_sectors/agriculture_and_fisheries/l24279_en.htm70Có thể xem hoặc tải về từ địa chỉ <http://europa.eu/legislation_summaries/competition/specific_sectors/transport/cc0010_en.htm>

90

Page 91: Tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa công thức dành cho trẻ em

toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế và Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ để có thể nâng cao hiệu quả thực thi Luật An Toàn Thực phẩm 2006, Luật Chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa 2007 và nâng cao uy tín của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), nhằm giúp làm tăng cường niềm tin của người tiêu dùng vào sự bảo vệ tối thiểu của Nhà nước Việt Nam khi lựa chọn sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thích hợp.

6.2.3. Các khuyến nghị khác

6.2.3.1. Việc phát triển nền công nghiệp sữa nội địa nói chung là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Chúng ta cần có các biện pháp thích hợp để phát triển được công nghiệp chế biến sữa bột nguyên liệu để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như đầu tư vào ngành chăn nuôi bò, đầu tư vào công nghệ chế biến sữa bột từ sữa tươi, v.v. Hơn nữa, chúng ta nên xem xét có các biện pháp khuyến khích đầu tư thích hợp để thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vào ngành chế biến sữa bột nguyên liệu tại Việt Nam.

6.2.3.2. Các hoạt động tư vấn, giáo dục, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng cần được đẩy mạnh để họ có thể hiểu biết toàn diện và triệt để về tính ưu việt của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Trong các trường hợp bất khả kháng mà mẹ không thể cho con bú, thì hiểu biết của các bậc cha mẹ/người tiêu dùng nên được nâng cao để có thể chọn các sản phẩm thích hợp nhất ở mức giá hợp với thu nhập của gia đình nhất. Ngoài ra, các hoạt động tư vấn, giáo dục người tiêu dùng có thể chỉ được tiến hành theo hướng tạo thói quen tìm hiểu, so sánh các sản phẩm, đọc kĩ các thành phần, tỉ lệ dưỡng chất, cũng như cần lưu ý khuyến cáo của các chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước… khi lựa chọn sản phẩm để tránh vi phạm Nghị định số 21/2006/ND-CP.

6.2.3.3. Cuối cùng, tại một nước có đại bộ phận dân số có mức thu nhập thấp như Việt Nam cần cócác hoạt động nhằm trợ giúp cụ thể và trực tiếp cho người tiêu dùng nghèo, đặc biệt số trẻ em sinh ra trong các hoàn cảnh nghèo khổ và không được tiếp cận nguồn sữa mẹ. Trợ giúp cụ thể và trực tiếp đó có thể dưới các hình thức như trợ giúp các bà mẹ nghèo có điều kiện dinh dưỡng và làm việc phù hợp để có thể nuôi con bằng sữa mẹ (ví dụ kéo dài thời gian nghỉ thai sản tới 6 tháng); hay phân phát “phiếu thức ăn” thông qua hệ thống các tổ chức bảo vệ bà mẹ và trẻ em, vốn là một hình thức cũng đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm thực hiện.

91