21
TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRẦN THỊ MAI NHÂN (*) 1. Mở đầu Với một đất nước mà lịch sử gắn liền với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm như Việt Nam, đề tài chiến tranh đã trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút sự quan tâm của các thế hệ nhà văn, nhà thơ. Trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kì chống ngoại xâm, văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng, đã làm tròn sứ mệnh thiêng liêng: phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu. Nhiều tác phẩm tiểu thuyết đã trở thành tấm gương phản chiếu trung thành những năm tháng hào hùng ấy của dân tộc, đã xây dựng được những hình tượng đẹp về đất nước và nhân dân anh hùng. Đó là những tập thể, những cá nhân đẹp lung linh như những viên ngọc không tì vết. Khi đất nước bước vào thời bình, các nhà văn đã có một độ lùi nhất định để nhìn nhận chiến tranh một cách bình tĩnh hơn, sâu lắng hơn và phản ánh vấn đề toàn diện hơn. Lật từng trang tiểu thuyết, ta không chỉ nghe trong đó khúc khải hoàn mà còn nghe tiếng rền của những bài ai điếu bi thương. Đặc biệt, sau năm 1986, khi viết về chiến tranh, các nhà văn đã có sự tìm tòi, đổi mới về nội dung tư tưởng, quan niệm về thể loại và đặc biệt là đổi mới “kỹ thuật” tiểu thuyết; có những đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới văn học nước nhà. Bài viết là những nghiên cứu bước đầu về những đổi mới của mảng tiểu thuyết viết về chiến tranh cho văn học hiện đại Việt Nam cũng như thấy được tính chất nhân văn cao cả của văn học viết về chiến tranh, đặc biệt là những tác phẩm xuất hiện vào thời gian của “tự cứu”, “suy ngẫm”, “đổi mới tư duy và nhận thức”... 2. Sự “chuyển mạch” từ “tư duy sử thi” sang “tư duy tiểu thuyết” Hegel gọi “con người là một ý thức biết tư duy, tức là sự sáng tạo từ bản thân mình và cho bản thân mình, để chứng minh rằng y tồn tại và mọi vật tồn tại” (1) . Còn Descartes – người đặt vấn đề hoài nghi mọi tín điều cũ kỹ, nhà triết học đầu tiên của chủ nghĩa duy lý (rationalisme) – có một câu nói rất nổi tiếng: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” (Je pense, donc je suis). Hoạt động sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật cũng là một dạng hoạt động của tư duy con người - “tư duy nghệ thuật” (aesthetic thought). Đó là một dạng tư duy đặc biệt, khác với tư duy thông thường ở “tính chọn lọc cao về thẩm mỹ, tính liên tưởng, tính ẩn dụ” (2) . Tìm hiểu tư duy nghệ thuật của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất (*) TS- Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 1

TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN

TRẦN THỊ MAI NHÂN(*)

1. Mở đầu

Với một đất nước mà lịch sử gắn liền với những cuộc kháng chiến chốngngoại xâm như Việt Nam, đề tài chiến tranh đã trở thành mảnh đất màu mỡ thuhút sự quan tâm của các thế hệ nhà văn, nhà thơ. Trong suốt hai cuộc khángchiến trường kì chống ngoại xâm, văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng, đãlàm tròn sứ mệnh thiêng liêng: phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu. Nhiều tácphẩm tiểu thuyết đã trở thành tấm gương phản chiếu trung thành những nămtháng hào hùng ấy của dân tộc, đã xây dựng được những hình tượng đẹp về đấtnước và nhân dân anh hùng. Đó là những tập thể, những cá nhân đẹp lung linhnhư những viên ngọc không tì vết. Khi đất nước bước vào thời bình, các nhà vănđã có một độ lùi nhất định để nhìn nhận chiến tranh một cách bình tĩnh hơn, sâulắng hơn và phản ánh vấn đề toàn diện hơn. Lật từng trang tiểu thuyết, ta khôngchỉ nghe trong đó khúc khải hoàn mà còn nghe tiếng rền của những bài ai điếu bithương. Đặc biệt, sau năm 1986, khi viết về chiến tranh, các nhà văn đã có sựtìm tòi, đổi mới về nội dung tư tưởng, quan niệm về thể loại và đặc biệt là đổimới “kỹ thuật” tiểu thuyết; có những đóng góp quan trọng vào công cuộc đổimới văn học nước nhà. Bài viết là những nghiên cứu bước đầu về những đổi mớicủa mảng tiểu thuyết viết về chiến tranh cho văn học hiện đại Việt Nam cũngnhư thấy được tính chất nhân văn cao cả của văn học viết về chiến tranh, đặc biệtlà những tác phẩm xuất hiện vào thời gian của “tự cứu”, “suy ngẫm”, “đổi mớitư duy và nhận thức”...

2. Sự “chuyển mạch” từ “tư duy sử thi” sang “tư duy tiểu thuyết”

Hegel gọi “con người là một ý thức biết tư duy, tức là sự sáng tạo từ bảnthân mình và cho bản thân mình, để chứng minh rằng y tồn tại và mọi vật tồntại”(1). Còn Descartes – người đặt vấn đề hoài nghi mọi tín điều cũ kỹ, nhà triếthọc đầu tiên của chủ nghĩa duy lý (rationalisme) – có một câu nói rất nổi tiếng:“Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” (Je pense, donc je suis). Hoạt động sáng tạo và tiếpnhận tác phẩm nghệ thuật cũng là một dạng hoạt động của tư duy con người - “tưduy nghệ thuật” (aesthetic thought). Đó là một dạng tư duy đặc biệt, khác với tưduy thông thường ở “tính chọn lọc cao về thẩm mỹ, tính liên tưởng, tính ẩndụ”(2). Tìm hiểu tư duy nghệ thuật của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất

(*) TS- Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

1

Page 2: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

định, chúng ta không thể không tìm hiểu “dấu hiệu bản chất” cũng như “tính cấutrúc” của nó. Đó là “ngoài tính giả định, ước lệ, nó hướng tới việc nắm bắtnhững sự thật đời sống cụ thể, cảm tính, mang nội dung khả nhiên” và “năng lựcnhìn thấy thế giới một cách toàn vẹn, nắm bắt nó qua những dấu hiệu phát sinhđồng thời phát hiện các mối liên hệ mới chưa được nhận ra”(3).

Lịch sử Việt Nam là lịch sử của những đổi thay và rất nhiều biến động.Những đổi thay và biến động ấy thường ảnh hưởng không nhỏ đến sự đổi thaycủa văn học. Vì vậy, ở mỗi giai đoạn, các nhà văn sáng tác với một tư duy nghệthuật đặc trưng. Trong đó, biến cố lịch sử vĩ đại – Cách mạng tháng Tám và hiệnthực lịch sử của hai cuộc kháng chiến đã làm cho tiểu thuyết có một bướcchuyển quan trọng. Từ chỗ bộc lộ khát vọng tự do, đòi giải phóng cái tôi cá nhânthoát khỏi mọi ràng buộc của chế độ phong kiến trong tiểu thuyết lãng mạn vàthể hiện số phận bi thảm của người dân nghèo dưới sự bóc lột vô nhân đạo củachế độ thực dân phong kiến trong tiểu thuyết hiện thực phê phán trước năm1945, tiểu thuyết Việt Nam đã chuyển sang một thời kỳ mới, sáng tác theo tưduy sử thi. Đó là kiểu tư duy nghệ thuật nhấn mạnh yêu cầu miêu tả các biến cố,sự kiện theo hướng qui mô, hoành tráng. Và kiểu tư duy sử thi ấy đã ngự trị gầnnửa thế kỷ trong văn học Việt Nam (1945-1985).

Sau năm 1975, sự chuyển vần của lịch sử, sự đổi thay của thời đại, cũngnhư sự phá vỡ cấu trúc cân xứng hài hòa trong cái nhìn mang tính định hướng(như vectơ) của con người đã dẫn đến sự thay đổi không thể khước từ của tư duynghệ thuật. Vì vậy, trong cuộc “vặn mình” đổi mới của đất nước, văn học ViệtNam đã có sự đổi mới quan trọng – đổi mới tư duy nghệ thuật. Trong đó, các nhàvăn đã có một độ lùi nhất định, đã có sự lắng lại để nhìn, để nghĩ về một sự kiệnvĩ đại đã qua của dân tộc với một tư duy mới – tư duy tiểu thuyết. Theo N. A.Gulaiev, đóđlà kiểu tư duy “mà bản chất là việc đánh giá và tái hiện hiện thựcbằng nghệ thuật trên quan điểm của con người riêng lẻ”(4).

Sự đổi mới về tư duy nghệ thuật đã kéo theo sự thay đổi cách nhìn về thếgiới, con người và cả những phương tiện biểu hiện nghệ thuật. Khi điểm nhìnnghệ thuật của các nhà văn đã thu hẹp từ tầm “vĩ mô” xuống tầm “vi mô” vềchiến tranh, về số phận con người là khi con người đã thật sự vươn mình đứngdậy với đúng nghĩa là con người, mà theo Bakhtin, “đó là con người nhiều chiều,con người không đồng nhất với mình, không thể hóa thân đến cùng vào cái thânxác xã hội – lịch sử hiện hữu của mình”(5). Vì vậy, con người xuất hiện trong tiểuthuyết những năm gần đây không phải là con người tập thể, con người cộngđồng mà là con người cá nhân, con người đời thường với đầy đủ những niềmvui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau,...

Thật vậy, không dễ dàng đặt dấu chấm hết cho chiến tranh, càng không dễdàng đặt giới hạn cuối cùng cho những nỗi đau trên trần thế. Chiến tranh đã điqua, tiếng súng đã lặng im, những “va đập vật chất”, “đau đớn vật chất” (chữ

2

Page 3: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

dùng của Khuất Quang Thụy) không còn nữa nhưng nỗi đau buồn trong lòngngười vẫn âm ỉ cháy khôn nguôi. Trở về từ chiến tranh, con người dẫu còn lànhlặn nhưng trong tâm hồn, trong tim họ vẫn nhức nhối những vết thương. Đóchính là là hội chứng tâm lý, là cái “di chứng, di căn của vết thương chiếntranh”(6). Thời loạn ly không có điều kiện để nắm bắt, thể hiện, hòa bình rồi, phảitrăn trở về số phận con người trong và sau chiến tranh với tất cả buồn vui, đaukhổ, mất mát, cô đơn để giúp họ xoa dịu những vết thương lòng do chiến tranhđể lại là trách nhiệm lớn lao của văn học thời hậu chiến.

Mặt khác, không phải hòa bình là chấm dứt nỗi đau, là kết thúc những bikịch. Trong Truyền thuyết về hoa phượng, nhà văn Chu Văn đã viết:“Thời loạnly đẻ ra bi kịch. Thời hậu chiến, những bi kịch cũ mới nổi cơn đau, thấm thía,xót xa hơn”(7). Vì vậy, tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 đã mạnh dạnphanh phui mặt trái của xã hội, những uẩn khúc hoặc tráo trở của lòng người.Không trưng bày sự kiện, không “ôm đồm” sự kiện trong việc tái hiện lại thời kìlịch sử vẻ vang của dân tộc, các nhà văn sau này xem chiến tranh cùng vớinhững sự kiện là bình diện thứ nhất, lớn nhất để khai thác số phận con người.Len vào các ngõ ngách của tâm hồn con người, tiểu thuyết “bắt người đọc tự vấnlương tâm”; chỉ cho họ thấy được “hệ quả” (những cái đem lại được sau chiếntranh) nhưng cũng nhìn thấy được “hậu quả” của nó để lại (khoảng trống lòngngười không gì lấp được cùng những vết thương cuộc đời không ngừng rỉ máu;những nhân vật người lính cơ hội, tha hóa sau chiến tranh)…

Viết theo cảm hứng sự thật cũng là một bước chuyển quan trọng, là dấuhiệu cơ bản của quá trình đổi mới tư duy của văn học thời kỳ đổi mới nói chungvà tiểu thuyết viết về chiến tranh nói riêng. Quá trình đổi mới đó được diễn ratrong một điều kiện lịch sử, xã hội nhất định. Đổi mới tư duy nghệ thuật, các nhàvăn đã tạo nên những tác phẩm có sức sống, vừa bao quát hiện thực cuộc sốngvừa khám phá những bí ẩn trong đời sống tâm hồn con người.

3. Sự tiếp cận “vi mô” từ số phận con người

Tránh sự “khiên cưỡng”, một chiều, tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 cốgắng khai thác đời sống chiến tranh, khai thác vấn đề số phận con người mộtcách toàn diện. Các tác phẩm vừa làm bật nổi được sự vĩ đại của những chiếncông hiển hách vừa thể hiện được tấn bi kịch về tình yêu, về nỗi đau, về nhữngbất hạnh của con người. Có thể nói, sự thay đổi điểm nhìn nghệ thuật đã kéo theonhững đổi mới khác, trong đó có sự đổi mới cách tiếp cận hiện thực chiến tranh.Đó là tiếp cận chiến tranh từ bên dưới, từ những số phận, những mảnh đời…Hay nói cách khác, các nhà văn miêu tả lịch sử qua con người chứ không phảilấy con người làm phương tiện trình bày lịch sử. Con người được xét ở tầm “vimô”. Đây là sự đổi mới về chất của tiểu thuyết, góp phần đổi mới bộ mặt của văn

3

Page 4: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

học, làm cho văn học giàu tính nhân văn hơn, sâu sắc và dễ đi vào lòng ngườihơn.

Bởi vậy, sự bắt đầu của tác phẩm thường là bắt đầu từ những số phận. Quasố phận nhân vật, dựng lại cuộc chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng là đặc điểm nổibật của tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh. Bắt đầu câu chuyện từcuộc đời của Hai Thanh – người con gái vùng bưng Nam bộ xa xôi, Sông xa củaChu Lai đưa người đọc trở về với năm tháng chiến tranh khốc liệt và dữ dộichống đế quốc Mỹ của nhân dân ta. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết xoay quanh cuộcđời của nhân vật Hai Thanh. Cuộc đời ấy có đủ những vui buồn, sướng khổ nhưmột dòng sông có khi lở, khi bồi và có lúc đầy vơi theo từng con nước. Ngoàinhững trang miêu tả những biến cố, những khốc liệt của chiến tranh, tác giả cònxoáy sâu vào nỗi đau, sự mất mát của con người để người đọc hiểu được cái giámà chúng ta phải trả cho chiến thắng, cho cuộc sống hòa bình hôm nay. Đi từđầu đến cuối tác phẩm, ta bắt gặp phần lớn sự trở trăn, day dứt của nhân vật. Vàhình như sau mỗi lần suy tư, trăn trở, sau những khủng hoảng tinh thần, nhữngđớn đau của nhân vật, hiện thực chiến tranh càng được khắc hoạ rõ hơn. Chiếntranh kết thúc, ta thắng trận, Hai Thanh là người thắng trận nhưng rõ ràng cái giámà chị phải trả không lấy gì gì so sánh được. Càng đọc, chúng ta càng vỡ ranhững điều tuy thật đơn giản nhưng trước đây văn học chưa dám nghĩ đến quasuy tư của nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai: “Đàn bà con gái mình đâu có sợkhổ, đâu có sợ chết. Nhưng kinh khủng nhất là thời gian. Chiến tranh kiểu nàycòn dài, vậy mà… xuân sắc có thì, tuổi mỗi lúc một già, người mỗi lúc một yếu.Rồi tất cả những cái đó sẽ đi tới đâu?”(8).

Khuất Quang Thuỵ cũng bắt đầu cuốn tiểu thuyết Góc tăm tối cuối cùngbằng cuộc đời ông Dần, chính xác hơn là bắt đầu từ cuộc sống lầm lũi và côngviệc nhẹ nhàng nhưng hết sức nặng nề của ông (chôn cất thai nhi và trông nhàvĩnh biệt cho bệnh viện). Một con người từng lặn lội với chiến tranh, đã có mộtthời oanh liệt giờ đây chỉ còn là một cái bóng câm lặng, cô đơn đến kinh khủng.Nhưng những âm thanh câm nín ấy là những âm thanh dội lên từ những giôngbão thầm kín trong trái tim con người, là tiếng nói tố cáo tội ác của chiến tranh.Đi thật sâu vào tâm tư tình cảm, vào niềm vui, nỗi đau của nhân vật, tác giả táihiện lại những năm tháng chiến tranh khốc liệt vừa qua. Như vậy, tác phẩmkhông dựng lại chiến tranh bằng máu, bằng chết chóc mà bằng nước mắt, bằngđau thương, bằng “sự thật về con người”.

Chiến tranh đã đi qua, những mất mát lớn lao không bao giờ tìm thấyđược, còn nỗi đau buồn vẫn ám ảnh triền miên. Tái hiện lại chiến tranh một cáchnguyên vẹn trên những nỗi đau nhân bản là điểm khởi sắc của tiểu thuyết viết vềchiến tranh sau 1975. Đó là những số phận vật vã trong chiến tranh, lay lắt tronghoà bình, luôn bị ám ảnh bởi cuộc chiến đấu đã qua (Kiên trong Nỗi buồn chiếntranh). Đó là những con người biết tự vượt mình, vượt lên những mất mát, đau

4

Page 5: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

thương, những ham muốn cá nhân vị kỷ vì cuộc sống chung (Linh trong Vòngtròn bội bạc). Đó cũng có thể là những số phận bị trượt dài trên con đường tội lỗido chiến tranh “vẹt mòn ra” để trở thành con người tha hoá, phi nhân bản (Huấntrong Vòng tròn bội bạc),... Khai thác các khía cạnh của đời sống con người, cácnhà văn khám phá ra những bí ẩn, những uẩn khúc trong từng con người – hạtnhân cơ bản làm nên chiến thắng. Nhờ vậy, chiến tranh được nhận thức và thểhiện một cách đúng đắn, đầy đủ và mang sức khái quát cao.

Mặt khác, tiếp cận chiến tranh từ những số phận, nhà văn có điều kiệnnhìn con người tham gia chiến tranh từ hai phía và lý giải chiến tranh trênnguyên tắc nhân bản. Chiến tranh, dù là chính nghĩa hay phi nghĩa vẫn đầy máuvà nước mắt. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Việt Nam là cuộcchiến tranh chính nghĩa, vậy mà biết bao nhiêu máu đã chảy và nỗi đau chạmkhắc thành hình trên từng đồi cây, từng vách đá, từng con đường lịch sử… Sauchiến tranh, ta chiến thắng, núi sông liền một dải; người dân được sống một cuộcsống tự do nhưng lùi sang một bên, nhìn lại con số điều tra sơ bộ về hậu quảchiến tranh, chúng ta sẽ thấy dân tộc Việt Nam đã chịu một tổn thất vô cùng tolớn: “gần 2 triệu thường dân chết; hơn 2 triệu thường dân mang thương tật suốtđời; khoảng 2 triệu người (gồm cả quân nhân) phơi nhiễm các loại hóa chất độchại. Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam (bao gồm cả Quân Giải phóngmiền Nam) có khoảng 1,1 triệu quân nhân hy sinh trong những trường hợp khácnhau (trực tiếp chiến đấu trên chiến trường, gặp tai nạn, ốm đau trên đường hànhquân), 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh. Trong số hy sinh, có 300.000quân nhân chưa tìm được hài cốt”(9). Đó là lý do nhà văn Erenbua lên án chiếntranh ngay từ cách gọi tên của nó: “Chiến tranh dù chính nghĩa hay phi nghĩacũng đều phải đổ máu, không nên gọi là chiến tranh mà là kháng chiến”.

Vì tiếp cận chiến tranh từ những số phận nên các nhà văn có cách nhìnđúng đắn, khách quan về kẻ thù. Nhân vật ở tuyến phản diện không phải lúc nàocũng là những con người ngu đần, nhút nhát hay là hoàn toàn ác, hoàn toàn xấu.Trong Sông xa, ngoài những lúc dữ dằn, cuồng bạo, trung uý đồn trưởng Quangvẫn có những xao xuyến, những rung động mãnh liệt. Hắn đã từng khát khao đếnbỏng cháy một tình yêu và đã từng theo đuổi đến tận cùng một người con gái.Nhưng điều quan trọng là hắn chạy theo không đơn thuần chỉ vì ham muốn xácthịt mà là sự săn đuổi đến tận cùng cái đẹp. Bởi anh ta có một đôi mắt biết nhìnngười, nhìn ra cái đẹp, cái tốt giữa sự hỗn loạn của cuộc chiến và trong tâm hồnvẫn có mầm mống của cái thiện và khát vọng hướng thiện:“Tôi định trốn vào sựtinh khiết của cô để sống đàng hoàng, đứng đắn, định dựa vào linh hồn trongtrắng của cô để thử gột rửa linh hồn đã uế tạp của tôi” (tr.70). Nhân vật HaiThanh cũng nhận ra sự “không tầm thường ghê tởm” của Quang – người mà chịcó nhiệm vụ thi hành bản án tử hình. Còn Thăng trong Năm 1975 họ đã sốngnhư thế đã trải qua những giây phút kinh hãi khi dùng mũi súng hất mũ của

5

Page 6: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

thằng lính ngụy đầu tiên mà anh giết: “Một khuôn mặt trẻ con 16 tuổi. TrongThăng lại thoáng chút ân hận”(10). Bởi vì kẻ bị anh giết không khác anh là bao,cùng sắc da, cùng màu tóc. Hắn với anh chỉ khác nhau mục đích và lý tưởngsống. Suy cho cùng, cái gì đã đẩy một con người mới 16 tuổi đầu đi cầm súngbắn lại những người cùng quốc gia, cùng dân tộc, cùng nòi giống với mình?

Trong Nỗi buồn chiến tranh, tác giả đã không bỏ qua tâm trạng của ngườilính trong từng cảnh huống của chiến tranh. Kiên không đủ sức nã đạn vàonhững tên thám báo đã giết chết ba cô gái của trại tăng gia, anh đã “tha tử hìnhchúng” mặc dù trước đó đã quyết định cho chúng chết một cách thảm khốc nhất:“chết tận mắt, chết tận tay, chết nhìn thấy đáy huyệt”(11). Không chỉ Kiên màPhán – một tay trinh sát đã từng đánh những trận “mưa hòa máu” những trận“tan tác nhừ tử” cũng có những cảm giác như thế. Trong lúc sự sống và cái chếtkề nhau trong gang tấc, Phán đã điên lên vì sợ, “rút dao thí liền hai nhát vàongực áo rằn ri, vào bụng một nhát nữa rồi vào cổ” tên lính ngụy. Nhưng khi tênnguỵ “kêu ằng ặc, giãy đành đạch, mắt trợn lên..., người đầm đìa máu, hai tayrun bần bật ôm lấy chỗ ruột đang phòi ra nghi ngút hơi nóng...” (tr.97), Phán lạikhông chịu nổi. Vừa kinh sợ đến thấu tim vừa xót xa cho thân phận con ngườitrong cơn binh lửa, anh nhét ruột vào bụng anh ta rồi xé áo băng vết thương chotên lính ngụy như băng cho chính nỗi đau của mình, cho chính nỗi đau của đồngđội mình...

Còn Quy trong Chim én bay (Nguyễn Trí Huân) trở về sau chiến tranhluôn ray rứt về những việc làm của mình trong quá khứ. Dù biết rằng, nếu đượclàm lại, Quy cũng sẽ không làm khác nhưng cái chết của những tên ác ôn domình giết vẫn không ngừng ám ảnh chị. Có lẽ, đó không phải là sự “sám hối”

6

Page 7: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

hay “ân hận” mà là nỗi ám ảnh của một con người ý thức được việc mình làm.Chị giết những tên ác ôn là đúng, vì để chúng sống có nghĩa là để cái ác đi gieomầm tai họa, nhưng cái chết của những tên ác ôn sẽ kéo theo sự đau khổ củanhững con người vô tội khác. Chị Năm – vợ của tên ác ôn khét tiếng không thểsống được trước nỗi mất mát mà chị đang gánh chịu và luôn cảm thấy oán thù ởxung quanh cứ thắt lại mà không cởi ra được. Còn những đứa trẻ mất cha càngngày càng lớn lên và nuôi trong mình mầm mống của hận thù. Chính những điềuấy không ngừng dằn vặt trái tim Quy – trái tim vốn giàu lòng trắc ẩn và đầy ắpyêu thương. Vì vậy, chị đã tìm lại nhà những tên ác ôn mình đã giết xem vợ conhắn sống thế nào: “Có một cái gì đó ngoài lý trí bắt chị phải suy nghĩ, trăn trở,hình như nó ở đâu đó trong con người chị, trong mọi con người hằng ngày chịhằng tiếp xúc, hình như nón ở trong đất, trong nước”(12).

Từ sự đổi mới quan niệm và cách tiếp cận chiến tranh, tiểu thuyết viết vềchiến tranh thời kỳ đổi mới đã chú ý nhiều hơn đến cái gọi là “đời” mà trước đâyvăn học ít nói đến. Hàng loạt tác phẩm ra đời không đơn giản là những bức tranhvề chiến tranh đầy ắp sự kiện mà chiến tranh chỉ làm “bức phông” để các nhàvăn khai thác số phận con người trong nỗi đau nhân bản nhất, như cách nói củaAlexandre Dumas: “Lịch sử chỉ là cái đinh để tôi treo bức tranh của mình”.Nhiều tác phẩm đã dừng lại ở quan hệ giữa con người với con người trong chiếntranh để hiểu thấu những tâm trạng, những cảm giác mà người lính trải qua khiphải trực tiếp xử lý kẻ thù. Có những tác phẩm được viết ra từ sự dày vò, ray rứtcủa tác giả - những người trực tiếp đi qua chiến tranh và may mắn được sống sót:“Cứ nhìn thẳng vào sự sống sót của bản thân mình, cứ nhìn kỹ vào nền hoà bìnhthản nhiên kia và nhìn cái đất nước đã chiến thắng này mà xem, đau xót, chuachát và nhất là buồn xiết bao”(13). Do vậy, chiến tranh hiện lên chân thật hơn vàcũng sâu sắc hơn. Và con người cá nhân, cá thể trong tiểu thuyết không còn chìmsau nét màu của “bức tranh sơn mài hoành tráng” về cuộc chiến tranh. Đó là cảmột quá trình tìm tòi, trăn trở về chiến tranh, về số phận con người; là quá trìnhtự vượt ra khỏi những trói buộc hằng thường để đổi mới của những tác giả viếtvề chiến tranh.

4. Sự linh hoạt trong nghệ thuật xử lý thời gian

Khác với cách xây dựng thời gian trong tiểu thuyết trước đây (thời gianniên biểu), tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ này đã “đa phương hóa” thờigian của truyện. Trong một tác phẩm có thể tồn tại nhiều chiều thời gian. Cóchiều thời gian từ hiện tại trôi thẳng đến tương lai. Có chiều thời gian phá vỡ quiluật tự nhiên, ngược dòng từ hiện tại trở về quá khứ. Có chiều thời gian tồn tạitrong tâm tưởng, khi con người sống bằng ký ức và bằng ước vọng về tươnglai… Nói chung, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, xáo trộn theo qui luậttâm lý, được tác giả thể hiện bằng nhiều thủ pháp. Với tiểu thuyết viết về chiến

7

Page 8: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

tranh – một hiện thực đã trở thành quá khứ, để cho các tuyến thời gian cùng songsong tồn tại, đan cài các tuyến thời gian hay đồng hiện thời gian là những thủpháp nghệ thuật đạt hiệu quả cao nhất.

Trong các tác phẩm viết về chiến tranh, các nhà văn đã để cho các tuyếnthời gian (quá khứ – hiện tại, hiện thực – tâm tưởng…) cùng song song tồn tại.Trên các tuyến thời gian đó, nhân vật xuất hiện và những biến cố, sự kiện xảy ravới nhân vật cũng dần dần hiện lên. Người đọc sẽ nhận ra những đổi thay trongsố phận con người trước những biến động của thời gian, đồng thời hiểu đượcnhững suy nghĩ, những triết lí của nhân vật về cuộc đời, về con người… Đâycũng là thủ pháp văn học “ưa thích” của một số nhà văn lớn trên thế giới. CrixtaVuôlf – một trong những tên tuổi làm nên niềm tự hào của văn học Đức – cũngthường “dịch chuyển các tầng vỉa thời gian, đem những ấn tượng thơ ấu đặt songsong với cách cảm nhận hôm nay”(14).

Trong Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), thời gian được xây dựng trên hai trục:quá khứ và hiện tại. Thời gian quá khứ là 10 năm chiến tranh, gắn với những conngười bám trụ vùng ven sông Sài Gòn trước năm Mậu Thân 1968, được tái hiệnlại qua hồi tưởng của Hai Hùng – người “đi tìm dĩ vãng”. Theo dòng thời gianấy, từng khuôn mặt, từng lời nói, từng hành động, từng số phận nhân vật trongquá khứ không ngừng “diễu” qua tâm trí anh. Hai Hùng như sống lại với cái thờigian khổ mà hào hùng ấy để chứng kiến cái chết tội nghiệp của đồng đội. Thờigian hiện tại là hoà bình, hơn mười năm sau khi cuộc chiến tranh kết thúc nhưnggói gọn trong vòng hai tháng, bắt đầu khi Hai Hùng vào Nam kiếm việc làm vàkết thúc khi ông khép lại hành trình “tìm về dĩ vãng”. Cứ thế, một quá khứ oanhliệt hào hùng được tái hiện song song với một hiện tại đầy rẫy những phức tạp,xảo trá và xuống dốc về đạo đức. Cách xử lí thời gian của tác giả đã khắc sâu bikịch nội tâm cũng như bộc lộ rõ tính cách của các nhân vật. Trong sự vận độngsong song của hai tuyến thời gian, nhân vật Hai Hùng hiện lên rất sống độngkhiến người đọc vừa xót xa vừa cảm phục. Hành trình “đi tìm dĩ vãng” của anhlà một hành trình đầy cay đắng. Anh phải chứng kiến, phải đối mặt với bao nhiêusự trái khoáy, bất ngờ. Cái quá khứ hào hùng mà anh dành trọn cả thời trai trẻcủa mình vào đó đã bị người ta lãng quên, xua đuổi. Và chính bản thân anh –hiện thân của quá khứ ấy – cũng bị chối bỏ một cách tội tình…Qua nhân vật,người đọc hiểu hơn cái giá mà người lính phải trả khi đi qua chiến tranh và cànghiểu hơn cái thực tại nhiễu nhương của cuộc sống thời bình.

Khác với Ăn mày dĩ vãng, kiểu “song tuyến thời gian” trong Dòng đời(Văn Anh) lại thuộc một “tone” khác. Hai tuyến thời gian của tác phẩm cùngsong song tồn tại, không có sự xen kẽ hay nhập nhằng trong dòng kí ức rối bờicủa nhân vật. Tuyến thời gian quá khứ vận động theo chiều “nghịch”. Bởi vậy,các điểm thời gian ngày càng chạy xa dần cột mốc hiện tại. Nhưng quá khứ vẫnlà quá khứ. Không ai có thể lấy quá khứ thay cho hiện tại. Bởi vậy, trong ý thức

8

Page 9: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

của nhân vật, dòng thời gian hiện tại vẫn vận động (theo chiều “thuận”). Nhânvật phải đối mặt với cuộc sống đời thường với những dằn vặt, trở trăn: đấu tranh,chối bỏ, chọn lựa, chấp nhận. Đi đến tận cùng hiện thực (cả quá khứ lẫn hiện tại)bằng cách để hai tuyến thời gian vận động song song, tác giả muốn tìm lời giảicho thân phận người lính sau chiến tranh.

Ngoài ra, trong một số tác phẩm, nhà văn để cho các tuyến thời gian đancài nhau, xen kẽ nhau, các tọa độ thời gian luôn luôn thay đổi không theo mộttrật tự nào cả. Qua tâm tưởng, qua rừng kí ức hỗn độn của nhân vật, các sự kiện– các mốc thời gian được tái hiện, các không gian mới được mở ra với những ýnghĩa khác nhau, nhằm thể hiện sâu sắc thế giới tinh thần, tâm lí của nhân vật.Kiểu thời gian này được Bảo Ninh sử dụng khá thành công trong Nỗi buồn chiếntranh. Để thể hiện cuộc sống tinh thần bị cày xới, bị quấy đảo dữ dội của nhânvật – người lính trở về sau chiến tranh – tác giả đã nối liền hiện tại và quá khứ,kí ức gần và kí ức xa, ý thức và tiềm thức… qua tâm tưởng của nhân vật. Nhưnhững đợt sóng xô bờ, mê say, dữ dằn, điên loạn, Kiên lao mình về quá khứ,chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình. Thời gian hiện tại và quá khứ đan vàonhau, chồng lên nhau trong rừng kí ức bùng nhùng của nhân vật. Vì vậy, đọc Nỗibuồn chiến tranh, ta có cảm giác thời gian bị cắt thành những mảnh vụn. Để rồi,trong những phút giây miên man trong dòng suy tưởng, những mảnh vụn ấyđược lắp ghép thành chuỗi thời gian không theo một trật tự nào cả… Ta gặptrong Nỗi buồn chiến tranh vô số cụm từ diễn tả cái hỗn loạn, khi hiện tại, khiquá khứ theo dòng cảm xúc của nhân vật: “về sau, rất nhiều năm về sau”(tr.239), “cho đến tận bây giờ”, “hơn hai mươi năm đã qua” (tr.146), “Hồi đó”(tr.31), “từ bấy đến giờ, hai mươi mấy năm trời” (tr.205), “giờ đây” (tr.15,33),“Năm ấy” (tr.72) v.v…Dòng cảm xúc của Kiên luôn luôn đột biến. Kiên sốngbằng quá khứ. Hiện tại của anh cũng là quá khứ: “Tâm hồn tôi đã ngưng bước lạiở những tháng ngày ấy chứ không tài nào đổi đời nổi như bản thân đời sống củatôi” (tr.47).

Nhân vật Kiên gợi nhớ quan niệm về thời gian của nhà văn M. Proust:“Hiện tại không bao giờ làm tôi thích thú, tương lai khiến tôi dửng dưng, đối vớitôi chỉ có quá khứ là đẹp”(15). Với quan niệm này, nhà văn đã làm nên kiệt tác bấthủ Đi tìm thời gian đã mất - tác phẩm được xem là “kết tinh của cuộc sống nộitâm với những trăn trở về quá khứ”(16). Trong Nỗi buồn chiến tranh, Kiên cũngluôn hướng về quá khứ nên thời gian hiện tại mà nhân vật sống gần như khôngcó thực. Nó tồn tại mơ hồ và dễ dàng tan biến. Nó ngắn ngủi, nhỏ nhoi giữa thờigian mênh mông của đời người: “Chỉ cần nhắm mắt lại là trong tôi lập tức kí ứctự xoay về theo lối cũ, gạt toàn bộ cõi thực hôm nay ra rìa cỏ” (tr.47). Quá khứlấn dần và lấp trùm lên hiện thực trong dòng kí ức tuôn chảy của nhân vật. Cónhững “kí ức xa mờ” (Truông Gọi Hồn, những cái chết bi thảm của đồng đội,những ngày mưa lũ gian nan trên bờ sông Sa Thầy...). Cũng có những kí ức rất

9

Page 10: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

gần (buổi chiều 30 tháng 4 ở phi trường Tân Sơn Nhất, những ngày tháng đi nhặthài cốt tử sĩ,..). Tất cả là quá khứ nhưng lại tồn tại vĩnh viễn trong đời sống củaKiên hôm nay. Cái thời khắc anh cầm bút viết bản thảo hôm nay cũng chính làcái thời xa xưa anh sống và chiến đấu. Hai điểm thời gian như nhập làm một,như chồng lên nhau nên thật khó tách biệt. Thời gian tương lai hay hình ảnhtương lai rất ít xuất hiện trong tác phẩm. Vì Kiên không hướng mình đến tươnglai mà lấy hiện tại làm “bàn đạp” để bật mình trở về quá khứ. Nếu có, tương laicũng chỉ tồn tại trong những giấc mơ. Kiên mơ thấy đời mình hoá thân thànhmột dòng sông trôi chảy trước mắt (tr.275). Nhưng oái oăm thay, dòng sông ấylại đưa anh về “vùng chết”.

Theo G. Genette (người nghiên cứu rất kĩ vấn đề thời gian trong sáng táccủa M. Proust), trong lịch sử truyện kể từ xưa đến nay có bốn dạng kể chuyện:đến sau (ultérieure), đến trước (antérieure), đồng thời (simultanée) và lồng hoặccài (intercalée)(17). Có thể xem Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là tác phẩmđược kể theo dạng lồng hoặc cài. Vì truyện cũng được kể ở nhiều thời điểm, nhờhoạt động của kí ức, các sự kiện thì “bị làm rối” và lồng vào nhau. Như vậy, đểcho thời gian quá khứ và hiện tại đan xen vào nhau qua kí ức hỗn độn của nhânvật là một nét mới trong nghệ thuật xử lí thời gian của tác giả. Cách làm này rấtphù hợp với những tiểu thuyết viết về hiện thực đã xảy ra trong quá khứ, đặc biệtlà hiện thực khốc liệt, từng để lại những ám ảnh, những thương tổn trong tâmhồn con người như chiến tranh. Nói theo cách của một nhà phê bình Nga thì đócũng là cách để nhà văn “nắm bắt cái nhấp nháy” của tâm hồn, nắm bắt “nhữngvận động thầm kín nhất của đời sống tâm lí” nhân vật.

Ngoài ra, một số tác phẩm rất thành công khi sử dụng thủ pháp đồng hiệnthời gian (cũng là một hình thức xen kẽ các tuyến thời gian nhưng mức độ đan xengiữa các tuyến thời gian không quá “đậm đặc”, các sự kiện không hoàn toàn là sựchắp nối, chồng chéo lên nhau trong dòng ký ức hỗn độn, rối bời của nhân vật).Trên thế giới, nhiều nhà văn đã sử dụng thành công thủ pháp này: Marquez (Trămnăm cô đơn), Aimatov (Và một ngày dài hơn thế kỷ), Fucik (Viết dưới giá treo cổ),Proust (Đi tìm thời đã mất)... Với thủ pháp đồng hiện, quá khứ, hiện tại, tương laisẽ xuất hiện cùng một lúc, liên tục như một dòng chảy trong tác phẩm. Phần lớncác tiểu thuyết được viết theo lối đồng hiện thời gian thường bắt đầu bằng thìhiện tại. Và nhiều khi hiện tại chỉ là “đường viền”, là điểm xuất phát cho cuộchành trình tìm về quá khứ. Cùng với chiều thời gian hiện tại - quá khứ để đánhgiá lại mình, con người còn có chiều thời gian quá khứ - tương lai để khẳng địnhvị trí của mình trong hiện tại và thể hiện những ước mơ. Cứ như vậy, con ngườiluôn tồn tại trong không gian “mở” và có khi phải đứng trước “ngã ba” của thờigian. Có thể tìm thấy kiểu thời gia này trong Góc tăm tối cuối cùng (KhuấtQuang Thụy), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân),…

10

Page 11: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

Nhìn chung, “phức tạp hóa”, “đa phương hóa” thời gian cốt truyện, các tácgiả đã làm cho câu chuyện cũng như số phận của nhân vật trở nên “hiện tại hóa”,dù quá khứ hay tương lai đang xuất hiện. Điều này cũng tạo nên “hiệu ứng” tâmlý từ phía người đọc. Họ bị cuốn hút, hòa nhập vào những hiện tượng đang diễnra liên tục trong dòng chảy của thời gian, để dõi theo số phận của nhân vật. Đồngthời, họ cũng hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa khái quát, ý nghĩa biểu tượng, ý nghĩanhân văn mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm.

5. Kết luận

Một thời gian dài, văn học đã phải “gò mình” theo hoàn cảnh lịch sử.Người nghệ sĩ Nguyễn Minh Châu phải nén cảm xúc của mình lại để “thích nghivới văn học minh họa như thích nghi với cách sống gian khổ, thiếu thốn trongchiến tranh”(18). Khi chiến tranh đã đi qua, đất nước đang trên đà đi lên và xa dầncột mốc quá khứ, văn học có nhiệm vụ tái hiện lại những biến động lớn lao củađất nước trong quá khứ đồng thời không bỏ sót những số phận, những con ngườitrong dòng lịch sử. Sự chuyển mạch của tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳđổi mới, vừa hợp với quy luật phát triển của văn học, vừa đáp ứng được yêu cầucủa thời đại vừa trả được món nợ tinh thần của quá khứ.

Từ quan niệm nghệ thuật mới về con người, từ cách tiếp cận mới về chiếntranh và vận dụng một cách linh hoạt những phương thức nghệ thuật của văn họchiện đại thế giới, tiểu thuyết viết về chiến tranh đã có những đóng góp nhất địnhvào sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam. Đặc biệt, các nhà văn đã chú ýmiêu tả các biến cố, sự kiện trong toàn bộ đời sống, đặc biệt là đời sống tinhthần, đời tư, tâm hồn con người. Cái mà họ quan tâm không chỉ là chiến tranhđã xảy ra như thế nào mà trong chiến tranh và sau chiến tranh, người ta sốngnhư thế nào. Vì thế, chiến tranh hiện lên toàn diện hơn, khách quan hơn. Ở đócòn có bộ mặt khủng khiếp của chiến tranh, luôn ẩn hiện sau những tấm huânchương và hiển hiện trong đời sống của con người. Ở đó có cái oanh liệt, hàohùng, có vẻ đẹp lãng mạn của những con người luôn mang trong mình trái timĐanko, sẵn sàng thắp lên ngọn lửa để lịch sử dân tộc mãi mãi sáng ngời./.

11

Page 12: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

(1) G.W.F. Hegel: Mĩ học, Tập 1 (Bản dịch. Ai dịch??? ). Nxb. Văn học, H., 1998, tr.97.(2) Nhiều tác giả: Từ điển văn học (Bộ mới). Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004, tr.1888.(3) Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên): Từ điển thuật ngữ vănhọc. Nxb. Giáo dục, H., 1992, tr.261. (4) N.A. Gulaiev: Lí luận văn học (Lê Ngọc Tân dịch), NXB Đại học & Trung họcchuyên nghiệp, H., 1982, tr.246. (5) M. Bakhtin: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch). Nxb. Hội Nhà văn,H., 2003, tr.175.(6) Khuất Quang Thụy: Viết về chiến tranh. Văn nghệ, số 44, ngày 1-10-1992, tr.3.(7) Chu Văn: Truyền thuyết về hoa phượng. Văn nghệ, số 23, ngày 6-6-1992, tr.3.(8) Chu Lai: Sông xa. Nxb. Phụ nữ, H., 1987, tr.288.(9) Vũ Quang Hiển: Hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) – mấy vấn đềbàn luận. Nguồn: http://ussh.vnu.edu.vn, ngày 29.4.2015.(10) Nguyễn Trí Huân: Năm 1975 họ đã sống như thế. Nxb. Quân đội Nhân dân, H., 1985.(11) (13) Bảo Ninh: Nỗi buồn chiến tranh. Nxb. Hội Nhà văn, H., 1991, tr.154, 227-228.(12) Nguyễn Trí Huân: Chim én bay. Nxb. Quân đội Nhân dân, H., 1989, tr.130.(

(14) Nhiều tác giả, Nhà văn bàn về nghề văn. Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Nam – ĐàNẵng Xb, 1983, tr.273. (15)(17) Đào Duy Hiệp: Một số hình thức tự sự trong Đi tìm thời gian đã mất của MarcelProust, in trong Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử (Trần Đình Sử chủ biên).Nxb. Đại học Sư phạm, H., 2003, tr.491. (16) Nguyễn Trọng Định: Lời giới thiệu, trong sách Đi tìm thời gian đã mất (M. Proust).Nxb. Văn học, H., 1992, tr.8.

(

(18) Nguyễn Minh Châu: Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học. Văn nghệ, số 49-50, ngày 5-12-1987, tr.2.

Bản thảo nhận 30/6/2017…

Page 13: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH 1975 – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NHẬNTHỨC VÀ THỂ HIỆN

Trần Thị Mai Nhân(*)

1. Mở đầu

Với một đất nước mà lịch sử gắn liền với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nhưViệt Nam, đề tài chiến tranh đã trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút sự quan tâm của các thế hệnhà văn, nhà thơ. Trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kì chống ngoại xâm, văn học nói chungvà tiểu thuyết nói riêng, đã làm tròn sứ mệnh thiêng liêng: phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu.Nhiều tác phẩm tiểu thuyết đã trở thành tấm gương phản chiếu trung thành những năm tháng hàohùng ấy của dân tộc, đã xây dựng được những hình tượng đẹp về đất nước và nhân dân anh hùng.Đó là những tập thể, những cá nhân đẹp lung linh như những viên ngọc không tì vết. Khi đấtnước bước vào thời bình, các nhà văn đã có một độ lùi nhất định để nhìn nhận chiến tranh mộtcách bình tĩnh hơn, sâu lắng hơn và phản ánh vấn đề toàn diện hơn. Lật từng trang tiểu thuyết, takhông chỉ nghe trong đó khúc khải hoàn mà còn nghe tiếng rền của những bài ai điếu bi thương.Đặc biệt, sau năm 1986, khi viết về chiến tranh, các nhà văn đã có sự tìm tòi, đổi mới về nội dungtư tưởng, quan niệm về thể loại và đặc biệt là đổi mới “kỹ thuật” tiểu thuyết; có những đóng gópquan trọng vào công cuộc đổi mới văn học nước nhà. Bài viết là những nghiên cứu bước đầu vềnhững đổi mới của mảng tiểu thuyết viết về chiến tranh cho văn học hiện đại Việt Nam cũng nhưthấy được tính chất nhân văn cao cả của văn học viết về chiến tranh, đặc biệt là những tác phẩmxuất hiện vào thời gian của “tự cứu”, “suy ngẫm”, “đổi mới tư duy và nhận thức”...

2. Sự “chuyển mạch” từ “tư duy sử thi” sang “tư duy tiểu thuyết”

Hegel gọi “con người là một ý thức biết tư duy, tức là sự sáng tạo từ bản thân mình vàcho bản thân mình, để chứng minh rằng y tồn tại và mọi vật tồn tại”(1). Còn Descartes – ngườiđặt vấn đề hoài nghi mọi tín điều cũ kỹ, nhà triết học đầu tiên của chủ nghĩa duy lý(rationalisme) – có một câu nói rất nổi tiếng: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” (Je pense, donc jesuis). Hoạt động sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật cũng là một dạng hoạt động của tưduy con người - “tư duy nghệ thuật” (aesthetic thought). Đó là một dạng tư duy đặc biệt, khácvới tư duy thông thường ở “tính chọn lọc cao về thẩm mỹ, tính liên tưởng, tính ẩn dụ”(2). Tìmhiểu tư duy nghệ thuật của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định, chúng ta không thểkhông tìm hiểu “dấu hiệu bản chất” cũng như “tính cấu trúc” của nó. Đó là “ngoài tính giảđịnh, ước lệ, nó hướng tới việc nắm bắt những sự thật đời sống cụ thể, cảm tính, mang nộidung khả nhiên” và “năng lực nhìn thấy thế giới một cách toàn vẹn, nắm bắt nó qua nhữngdấu hiệu phát sinh đồng thời phát hiện các mối liên hệ mới chưa được nhận ra”(3).

Lịch sử Việt Nam là lịch sử của những đổi thay và rất nhiều biến động. Những đổi thayvà biến động ấy thường ảnh hưởng không nhỏ đến sự đổi thay của văn học. Vì vậy, ở mỗi giaiđoạn, các nhà văn sáng tác với một tư duy nghệ thuật đặc trưng. Trong đó, biến cố lịch sử vĩ đại– Cách mạng tháng Tám và hiện thực lịch sử của hai cuộc kháng chiến đã làm cho tiểu thuyếtcó một bước chuyển quan trọng. Từ chỗ bộc lộ khát vọng tự do, đòi giải phóng cái tôi cá nhânthoát khỏi mọi ràng buộc của chế độ phong kiến trong tiểu thuyết lãng mạn và thể hiện số phận

Page 14: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

bi thảm của người dân nghèo dưới sự bóc lột vô nhân đạo của chế độ thực dân phong kiếntrong tiểu thuyết hiện thực phê phán trước năm 1945, tiểu thuyết Việt Nam đã chuyển sang mộtthời kỳ mới, sáng tác theo tư duy sử thi. Đó là kiểu tư duy nghệ thuật nhấn mạnh yêu cầu miêutả các biến cố, sự kiện theo hướng qui mô, hoành tráng. Và kiểu tư duy sử thi ấy đã ngự trị gầnnửa thế kỷ trong văn học Việt Nam (1945 - 1985).

Sau năm 1975, sự chuyển vần của lịch sử, sự đổi thay của thời đại, cũng như sự phá vỡcấu trúc cân xứng hài hòa trong cái nhìn mang tính định hướng (như vectơ) của con người đãdẫn đến sự thay đổi không thể khước từ của tư duy nghệ thuật. Vì vậy, trong cuộc “vặn mình”đổi mới của đất nước, văn học Việt Nam đã có sự đổi mới quan trọng – đổi mới tư duy nghệthuật. Trong đó, các nhà văn đã có một độ lùi nhất định, đã có sự lắng lại để nhìn, để nghĩ vềmột sự kiện vĩ đại đã qua của dân tộc với một tư duy mới – tư duy tiểu thuyết. Đó là kiểu tưduy “mà bản chất là việc đánh giá và tái hiện hiện thực bằng nghệ thuật trên quan điểm củacon người riêng lẻ”(4).

Sự đổi mới về tư duy nghệ thuật đã kéo theo sự thay đổi cách nhìn về thế giới, conngười và cả những phương tiện biểu hiện nghệ thuật. Khi điểm nhìn nghệ thuật của các nhà vănđã thu hẹp từ tầm “vĩ mô” xuống tầm “vi mô” về chiến tranh, về số phận con người là khi conngười đã thật sự vươn mình đứng dậy với đúng nghĩa là con người, mà theo Bakhtin, “đó làcon người nhiều chiều, con người không đồng nhất với mình, không thể hóa thân đến cùng vàocái thân xác xã hội – lịch sử hiện hữu của mình”(5). Vì vậy, con người xuất hiện trong tiểuthuyết những năm gần đây không phải là con người tập thể, con người cộng đồng mà là conngười cá nhân, con người đời thường với đầy đủ những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổđau,...

Thật vậy, không dễ dàng đặt dấu chấm hết cho chiến tranh, càng không dễ dàng đặt giớihạn cuối cùng cho những nỗi đau trên trần thế. Chiến tranh đã đi qua, tiếng súng đã lặng im,những “va đập vật chất”, “đau đớn vật chất” (chữ dùng của Khuất Quang Thụy) không còn nữanhưng nỗi đau buồn trong lòng người vẫn âm ỉ cháy khôn nguôi. Trở về từ chiến tranh, conngười dẫu còn lành lặn nhưng trong tâm hồn, trong tim họ vẫn nhức nhối những vết thương. Đóchính là là hội chứng tâm lý, là cái “di chứng, di căn của vết thương chiến tranh”(6). Thời loạnly không có điều kiện để nắm bắt, thể hiện, hòa bình rồi, phải trăn trở về số phận con ngườitrong và sau chiến tranh với tất cả buồn vui, đau khổ, mất mát, cô đơn để giúp họ xoa dịunhững vết thương lòng do chiến tranh để lại là trách nhiệm lớn lao của văn học thời hậu chiến.

Mặt khác, không phải hòa bình là chấm dứt nỗi đau, là kết thúc những bi kịch. TrongTruyền thuyết về hoa phượng, nhà văn Chu Văn đã viết:“Thời loạn ly đẻ ra bi kịch. Thời hậuchiến, những bi kịch cũ mới nổi cơn đau, thấm thía, xót xa hơn”(7). Vì vậy, tiểu thuyết viết vềchiến tranh sau 1975 đã mạnh dạn phanh phui mặt trái của xã hội, những uẩn khúc hoặc tráo trởcủa lòng người. Không trưng bày sự kiện, không “ôm đồm” sự kiện trong việc tái hiện lại thờikì lịch sử vẻ vang của dân tộc, các nhà văn sau này xem chiến tranh cùng với những sự kiện làbình diện thứ nhất, lớn nhất để khai thác số phận con người. Len vào các ngõ ngách của tâmhồn con người, tiểu thuyết “bắt người đọc tự vấn lương tâm”; chỉ cho họ thấy được “hệ quả”(những cái đem lại được sau chiến tranh) nhưng cũng nhìn thấy được “hậu quả” của nó để lại(khoảng trống lòng người không gì lấp được cùng những vết thương cuộc đời không ngừng rỉmáu; những nhân vật người lính cơ hội, tha hóa sau chiến tranh).

Viết theo cảm hứng sự thật cũng là một bước chuyển quan trọng, là dấu hiệu cơ bản củaquá trình đổi mới tư duy của văn học thời kỳ đổi mới nói chung và tiểu thuyết viết về chiếntranh nói riêng. Quá trình đổi mới đó được diễn ra trong một điều kiện lịch sử, xã hội nhất định.

Page 15: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

Đổi mới tư duy nghệ thuật, các nhà văn đã tạo nên những tác phẩm có sức sống, vừa bao quáthiện thực cuộc sống vừa khám phá những bí ẩn trong đời sống tâm hồn con người.

3. Sự tiếp cận “vi mô” từ số phận con người

Tránh sự “khiên cưỡng”, một chiều, tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 cố gắng khai thácđời sống chiến tranh, khai thác vấn đề số phận con người một cách toàn diện. Các tác phẩm vừalàm bật nổi được sự vĩ đại của những chiến công hiển hách vừa thể hiện được tấn bi kịch vềtình yêu, về nỗi đau, về những bất hạnh của con người. Có thể nói, sự thay đổi điểm nhìn nghệthuật đã kéo theo những đổi mới khác, trong đó có sự đổi mới cách tiếp cận hiện thực chiếntranh. Đó là tiếp cận chiến tranh từ bên dưới, từ những số phận, những mảnh đời… Hay nóicách khác, các nhà văn miêu tả lịch sử qua con người chứ không phải lấy con người làmphương tiện trình bày lịch sử. Con người được xét ở tầm “vi mô”. Đây là sự đổi mới về chấtcủa tiểu thuyết, góp phần đổi mới bộ mặt của văn học, làm cho văn học giàu tính nhân văn hơn,sâu sắc và dễ đi vào lòng người hơn.

Bởi vậy, sự bắt đầu của tác phẩm thường là bắt đầu từ những số phận. Qua số phận nhânvật, dựng lại cuộc chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng là đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết viết vềchiến tranh sau chiến tranh. Bắt đầu câu chuyện từ cuộc đời của Hai Thanh – người con gáivùng bưng Nam bộ xa xôi, Sông xa của Chu Lai đưa người đọc trở về với năm tháng chiếntranh khốc liệt và dữ dội chống đế quốc Mỹ của nhân dân ta. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết xoayquanh cuộc đời của nhân vật Hai Thanh. Cuộc đời ấy có đủ những vui buồn, sướng khổ nhưmột dòng sông có khi lở, khi bồi và có lúc đầy vơi theo từng con nước. Ngoài những trangmiêu tả những biến cố, những khốc liệt của chiến tranh, tác giả còn xoáy sâu vào nỗi đau, sựmất mát của con người để người đọc hiểu được cái giá mà chúng ta phải trả cho chiến thắng,cho cuộc sống hòa bình hôm nay. Đi từ đầu đến cuối tác phẩm, ta bắt gặp phần lớn sự trở trăn,day dứt của nhân vật. Và hình như sau mỗi lần suy tư, trăn trở, sau những khủng hoảng tinhthần, những đớn đau của nhân vật, hiện thực chiến tranh càng được khắc hoạ rõ hơn. Chiếntranh kết thúc, ta thắng trận, Hai Thanh là người thắng trận nhưng rõ ràng cái giá mà chị phảitrả không lấy gì gì so sánh được. Càng đọc, chúng ta càng vỡ ra những điều tuy thật đơn giảnnhưng trước đây văn học chưa dám nghĩ đến:“Đàn bà con gái mình đâu có sợ khổ, đâu có sợchết. Nhưng kinh khủng nhất là thời gian. Chiến tranh kiểu này còn dài, vậy mà… xuân sắc cóthì, tuổi mỗi lúc một già, người mỗi lúc một yếu. Rồi tất cả những cái đó sẽ đi tới đâu ?”(8).

Khuất Quang Thuỵ cũng bắt đầu cuốn tiểu thuyết Góc tăm tối cuối cùng bằng cuộc đờiông Dần, chính xác hơn là bắt đầu từ cuộc sống lầm lũi và công việc nhẹ nhàng nhưng hết sứcnặng nề của ông (chôn cất thai nhi và trông nhà vĩnh biệt cho bệnh viện). Một con người từnglặn lội với chiến tranh, đã có một thời oanh liệt giờ đây chỉ còn là một cái bóng câm lặng, côđơn đến kinh khủng. Nhưng những âm thanh câm nín ấy là những âm thanh dội lên từ nhữnggiông bão thầm kín trong trái tim con người, là tiếng nói tố cáo tội ác của chiến tranh. Đi thậtsâu vào tâm tư tình cảm, vào niềm vui, nỗi đau của nhân vật, tác giả tái hiện lại những nămtháng chiến tranh khốc liệt vừa qua. Như vậy, tác phẩm không dựng lại chiến tranh bằng máu,bằng chết chóc mà bằng nước mắt, bằng đau thương, bằng “sự thật về con người”.

Chiến tranh đã đi qua, những mất mát lớn lao không bao giờ tìm thấy được, còn nỗi đaubuồn vẫn ám ảnh triền miên. Tái hiện lại chiến tranh một cách nguyên vẹn trên những nỗi đaunhân bản là điểm khởi sắc của tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975. Đó là những số phậnvật vã trong chiến tranh, lay lắt trong hoà bình, luôn bị ám ảnh bởi cuộc chiến đấu đã qua (Kiêntrong Nỗi buồn chiến tranh). Đó là những con người biết tự vượt mình, vượt lên những mất

Page 16: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

mát, đau thương, những ham muốn cá nhân vị kỷ vì cuộc sống chung (Linh trong Vòng trònbội bạc). Đó cũng có thể là những số phận bị trượt dài trên con đường tội lỗi do chiến tranh“vẹt mòn ra” để trở thành con người tha hoá, phi nhân bản (Huấn trong Vòng tròn bội bạc),...Khai thác các khía cạnh của đời sống con người, các nhà văn khám phá ra những bí ẩn, nhữnguẩn khúc trong từng con người – hạt nhân cơ bản làm nên chiến thắng. Nhờ vậy, chiến tranhđược nhận thức và thể hiện một cách đúng đắn, đầy đủ và mang sức khái quát cao.

Mặt khác, tiếp cận chiến tranh từ những số phận, nhà văn có điều kiện nhìn con ngườitham gia chiến tranh từ hai phía và lý giải chiến tranh trên nguyên tắc nhân bản. Chiến tranh,dù là chính nghĩa hay phi nghĩa vẫn đầy máu và nước mắt. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại củanhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa, vậy mà biết bao nhiêu máu đã chảy và nỗiđau chạm khắc thành hình trên từng đồi cây, từng vách đá, từng con đường lịch sử… Sau chiếntranh, ta chiến thắng, núi sông liền một dải; người dân được sống một cuộc sống tự do nhưnglùi sang một bên, nhìn lại con số điều tra sơ bộ về hậu quả chiến tranh, chúng ta sẽ thấy dân tộcViệt Nam đã chịu một tổn thất vô cùng to lớn: “gần 2 triệu thường dân chết; hơn 2 triệuthường dân mang thương tật suốt đời; khoảng 2 triệu người (gồm cả quân nhân) phơi nhiễmcác loại hóa chất độc hại. Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam (bao gồm cả Quân Giảiphóng miền Nam) có khoảng 1,1 triệu quân nhân hy sinh trong những trường hợp khác nhau(trực tiếp chiến đấu trên chiến trường, gặp tai nạn, ốm đau trên đường hành quân), 600.000quân nhân bị thương hoặc bị bệnh. Trong số hy sinh, có 300.000 quân nhân chưa tìm được hàicốt”(9). Đó là lý do nhà văn Erenbua lên án chiến tranh ngay từ cách gọi tên của nó: “Chiếntranh dù chính nghĩa hay phi nghĩa cũng đều phải đổ máu, không nên gọi là chiến tranh mà làkháng chiến”.

Vì tiếp cận chiến tranh từ những số phận nên các nhà văn có cách nhìn đúng đắn, kháchquan về kẻ thù. Nhân vật ở tuyến phản diện không phải lúc nào cũng là những con người nguđần, nhút nhát hay là hoàn toàn ác, hoàn toàn xấu. Trong Sông xa, ngoài những lúc dữ dằn,cuồng bạo, trung uý đồn trưởng Quang vẫn có những xao xuyến, những rung động mãnh liệt.Hắn đã từng khát khao đến bỏng cháy một tình yêu và đã từng theo đuổi đến tận cùng mộtngười con gái. Nhưng điều quan trọng là hắn chạy theo không đơn thuần chỉ vì ham muốn xácthịt mà là sự săn đuổi đến tận cùng cái đẹp. Bởi anh ta có một đôi mắt biết nhìn người, nhìn racái đẹp, cái tốt giữa sự hỗn loạn của cuộc chiến và trong tâm hồn vẫn có mầm mống của cáithiện và khát vọng hướng thiện:“Tôi định trốn vào sự tinh khiết của cô để sống đàng hoàng,đứng đắn, định dựa vào linh hồn trong trắng của cô để thử gột rửa linh hồn đã uế tạp của tôi”(trang 70). Nhân vật Hai Thanh cũng nhận ra sự “không tầm thường ghê tởm” của Quang –người mà chị có nhiệm vụ thi hành bản án tử hình. Còn Thăng trong Năm 1975 họ đã sống nhưthế đã trải qua những giây phút kinh hãi khi dùng mũi súng hất mũ của thằng lính ngụy đầu tiênmà anh giết: “Một khuôn mặt trẻ con 16 tuổi. Trong Thăng lại thoáng chút ân hận”(10). Bởi vìkẻ bị anh giết không khác anh là bao, cùng sắc da, cùng màu tóc. Hắn với anh chỉ khác nhaumục đích và lý tưởng sống. Suy cho cùng, cái gì đã đẩy một con người mới 16 tuổi đầu đi cầmsúng bắn lại những người cùng quốc gia, cùng dân tộc, cùng nòi giống với mình?

Trong Nỗi buồn chiến tranh, tác giả đã không bỏ qua tâm trạng của người lính trongtừng cảnh huống của chiến tranh. Kiên không đủ sức nã đạn vào những tên thám báo đã giếtchết ba cô gái của trại tăng gia, anh đã “tha tử hình chúng” mặc dù trước đó đã quyết định chochúng chết một cách thảm khốc nhất: “chết tận mắt, chết tận tay, chết nhìn thấy đáy huyệt”(11).Không chỉ Kiên mà Phán – một tay trinh sát đã từng đánh những trận “mưa hòa máu” nhữngtrận “tan tác nhừ tử” cũng có những cảm giác như thế. Trong lúc sự sống và cái chết kề nhau

Page 17: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

trong gang tấc, Phán đã điên lên vì sợ, “rút dao thí liền hai nhát vào ngực áo rằn ri, vào bụngmột nhát nữa rồi vào cổ” tên lính ngụy. Nhưng khi tên nguỵ “kêu ằng ặc, giãy đành đạch, mắttrợn lên..., người đầm đìa máu, hai tay run bần bật ôm lấy chỗ ruột đang phò ra nghi ngút hơinóng...”(tr.97), Phán lại không chịu nổi. Vừa kinh sợ đến thấu tim vừa xót xa cho thân phậncon người trong cơn binh lửa, anh nhét ruột vào bụng anh ta rồi xé áo băng vết thương cho tênlính ngụy như băng cho chính nỗi đau của mình, cho chính nỗi đau của đồng đội mình...

Còn Quy trong Chim én bay (Nguyễn Trí Huân) trở về sau chiến tranh luôn ray rứt vềnhững việc làm của mình trong quá khứ. Dù biết rằng, nếu được làm lại, Quy cũng sẽ khônglàm khác nhưng cái chết của những tên ác ôn do mình giết vẫn không ngừng ám ảnh chị. Có lẽ,đó không phải là sự “sám hối” hay “ân hận” mà là nỗi ám ảnh của một con người ý thức đượcviệc mình làm. Chị giết những tên ác ôn là đúng, vì để chúng sống có nghĩa là để cái ác đi gieomầm tai họa, nhưng cái chết của những tên ác ôn sẽ kéo theo sự đau khổ của những con ngườivô tội khác. Chị Năm – vợ của tên ác ôn khét tiếng không thể sống được trước nỗi mất mát màchị đang gánh chịu và luôn cảm thấy oán thù ở xung quanh cứ thắt lại mà không cởi ra được.Còn những đứa trẻ mất cha càng ngày càng lớn lên và nuôi trong mình mầm mống của hận thù.Chính những điều ấy không ngừng dằn vặt trái tim Quy – trái tim vốn giàu lòng trắc ẩn và đầyắp yêu thương. Vì vậy, chị đã tìm lại nhà những tên ác ôn mình đã giết xem vợ con hắn sốngthế nào: “Có một cái gì đó ngoài lý trí bắt chị phải suy nghĩ, trăn trở, hình như nó ở đâu đótrong con người chị, trong mọi con người hằng ngày chị hằng tiếp xúc, hình như nón ở trongđất, trong nước”(12).

Từ sự đổi mới quan niệm và cách tiếp cận chiến tranh, tiểu thuyết viết về chiến tranhthời kỳ đổi mới đã chú ý nhiều hơn đến cái gọi là “đời” mà trước đây văn học ít nói đến. Hàngloạt tác phẩm ra đời không đơn giản là những bức tranh về chiến tranh đầy ắp sự kiện mà chiếntranh chỉ làm “bức phông” để các nhà văn khai thác số phận con người trong nỗi đau nhân bảnnhất, như cách nói của Alexandre Dumas: “Lịch sử chỉ là cái đinh để tôi treo bứctranh của mình”. Nhiều tác phẩm đã dừng lại ở quan hệ giữa con người với con ngườitrong chiến tranh để hiểu thấu những tâm trạng, những cảm giác mà người lính trải qua khi phảitrực tiếp xử lý kẻ thù. Có những tác phẩm được viết ra từ sự dày vò, ray rứt của tác giả - nhữngngười trực tiếp đi qua chiến tranh và may mắn được sống sót: “Cứ nhìn thẳng vào sự sống sótcủa bản thân mình, cứ nhìn kỹ vào nền hoà bình thản nhiên kia và nhìn cái đất nước đã chiếnthắng này mà xem, đau xót, chua chát và nhất là buồn xiết bao” (13). Do vậy, chiến tranh hiệnlên chân thật hơn và cũng sâu sắc hơn. Và con người cá nhân, cá thể trong tiểu thuyết khôngcòn chìm sau nét màu của “bức tranh sơn mài hoành tráng” về cuộc chiến tranh. Đó là cả mộtquá trình tìm tòi, trăn trở về chiến tranh, về số phận con người; là quá trình tự vượt ra khỏinhững trói buộc hằng thường để đổi mới của những tác giả viết về chiến tranh.

4. Sự linh hoạt trong nghệ thuật xử lý thời gian

Khác với cách xây dựng thời gian trong tiểu thuyết trước đây (thời gian niên biểu), tiểuthuyết viết về chiến tranh thời kỳ này đã “đa phương hóa” thời gian của truyện. Trong một tácphẩm có thể tồn tại nhiều chiều thời gian. Có chiều thời gian từ hiện tại trôi thẳng đến tươnglai. Có chiều thời gian phá vỡ qui luật tự nhiên, ngược dòng từ hiện tại trở về quá khứ. Cóchiều thời gian tồn tại trong tâm tưởng, khi con người sống bằng ký ức và bằng ước vọng vềtương lai… Nói chung, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, xáo trộn theo qui luật tâm lý,được tác giả thể hiện bằng nhiều thủ pháp. Với tiểu thuyết viết về chiến tranh – một hiện thựcđã trở thành quá khứ, để cho các tuyến thời gian cùng song song tồn tại, đan cài các tuyến thời

Page 18: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

gian hay đồng hiện thời gian là những thủ pháp nghệ thuật đạt hiệu quả cao nhất. Trong các tác phẩm viết về chiến tranh, các nhà văn đã để cho các tuyến thời gian (quá

khứ – hiện tại, hiện thực – tâm tưởng…) cùng song song tồn tại. Trên các tuyến thời gian đó,nhân vật xuất hiện và những biến cố, sự kiện xảy ra với nhân vật cũng dần dần hiện lên. Ngườiđọc sẽ nhận ra những đổi thay trong số phận con người trước những biến động của thời gian,đồng thời hiểu được những suy nghĩ, những triết lí của nhân vật về cuộc đời, về con người…Đây cũng là thủ pháp văn học “ưa thích” của một số nhà văn lớn trên thế giới. Crixta Vuôlf –một trong những tên tuổi làm nên niềm tự hào của văn học Đức – cũng thường “dịch chuyểncác tầng vỉa thời gian, đem những ấn tượng thơ ấu đặt song song với cách cảm nhận hômnay”(14).

Trong Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), thời gian được xây dựng trên hai trục: quá khứ và hiệntại. Thời gian quá khứ là 10 năm chiến tranh, gắn với những con người bám trụ vùng ven sôngSài Gòn trước năm Mậu Thân 1968, được tái hiện lại qua hồi tưởng của Hai Hùng – người “đitìm dĩ vãng”. Theo dòng thời gian ấy, từng khuôn mặt, từng lời nói, từng hành động, từng sốphận nhân vật trong quá khứ không ngừng “diễu” qua tâm trí anh. Hai Hùng như sống lại vớicái thời gian khổ mà hào hùng ấy để chứng kiến cái chết tội nghiệp của đồng đội. Thời gianhiện tại là thời gian hoà bình, hơn mười năm sau khi cuộc chiến tranh kết thúc nhưng gói gọntrong vòng hai tháng, bắt đầu khi Hai Hùng vào Nam kiếm việc làm và kết thúc khi ông khéplại hành trình “tìm về dĩ vãng”. Cứ thế, một quá khứ oanh liệt hào hùng được tái hiện songsong với một hiện tại đầy rẫy những phức tạp, xảo trá và xuống dốc về đạo đức. Cách xử lí thờigian của tác giả đã khắc sâu bi kịch nội tâm cũng như bộc lộ rõ tính cách của các nhân vật.Trong sự vận động song song của hai tuyến thời gian, nhân vật Hai Hùng hiện lên rất sốngđộng khiến người đọc vừa xót xa vừa cảm phục. Hành trình “đi tìm dĩ vãng” của anh là mộthành trình đầy cay đắng. Anh phải chứng kiến, phải đối mặt với bao nhiêu sự trái khoáy, bấtngờ. Cái quá khứ hào hùng mà anh dành trọn cả thời trai trẻ của mình vào đó đã bị người talãng quên, xua đuổi. Và chính bản thân anh – hiện thân của quá khứ ấy – cũng bị chối bỏ mộtcách tội tình…Qua nhân vật, người đọc hiểu hơn cái giá mà người lính phải trả khi đi qua chiếntranh và càng hiểu hơn cái thực tại nhiễu nhương của cuộc sống thời bình.

Khác với Ăn mày dĩ vãng, kiểu “song tuyến thời gian” trong Dòng đời (Văn Anh) lạithuộc một “tone” khác. Hai tuyến thời gian của tác phẩm cùng song song tồn tại, không có sựxen kẽ hay nhập nhằng trong dòng kí ức rối bời của nhân vật. Tuyến thời gian quá khứ vậnđộng theo chiều “nghịch”. Bởi vậy, các điểm thời gian ngày càng chạy xa dần cột mốc hiện tại.Nhưng quá khứ vẫn là quá khứ. Không ai có thể lấy quá khứ thay cho hiện tại. Bởi vậy, trong ýthức của nhân vật, dòng thời gian hiện tại vẫn vận động (theo chiều “thuận”). Nhân vật phảiđối mặt với cuộc sống đời thường với những dằn vặt, trở trăn: đấu tranh, chối bỏ, chọn lựa,chấp nhận. Đi đến tận cùng hiện thực (cả quá khứ lẫn hiện tại) bằng cách để hai tuyến thời gianvận động song song, tác giả muốn tìm lời giải cho thân phận người lính sau chiến tranh.

Ngoài ra, trong một số tác phẩm, nhà văn để cho các tuyến thời gian đan cài nhau, xenkẽ nhau, các tọa độ thời gian luôn luôn thay đổi không theo một trật tự nào cả. Qua tâm tưởng,qua rừng kí ức hỗn độn của nhân vật, các sự kiện – các mốc thời gian được tái hiện, các khônggian mới được mở ra với những ý nghĩa khác nhau, nhằm thể hiện sâu sắc thế giới tinh thần,tâm lí của nhân vật. Kiểu thời gian này được Bảo Ninh sử dụng khá thành công trong Nỗi buồnchiến tranh. Để thể hiện cuộc sống tinh thần bị cày xới, bị quấy đảo dữ dội của nhân vật –người lính trở về sau chiến tranh – tác giả đã nối liền hiện tại và quá khứ, kí ức gần và kí ức xa,ý thức và tiềm thức… qua tâm tưởng của nhân vật. Như những đợt sóng xô bờ, mê say, dữ dằn,

Page 19: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

điên loạn, Kiên lao mình về quá khứ, chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình. Thời gian hiệntại và quá khứ đan vào nhau, chồng lên nhau trong rừng kí ức bùng nhùng của nhân vật. Vì vậy,đọc Nỗi buồn chiến tranh, ta có cảm giác thời gian bị cắt thành những mảnh vụn. Để rồi, trongnhững phút giây miên man trong dòng suy tưởng, những mảnh vụn ấy được lắp ghép thànhchuỗi thời gian không theo một trật tự nào cả… Ta gặp trong Nỗi buồn chiến tranh vô số cụmtừ diễn tả cái hỗn loạn, khi hiện tại, khi quá khứ theo dòng cảm xúc của nhân vật: “về sau, rấtnhiều năm về sau” (tr.239), “cho đến tận bây giờ”, “hơn hai mươi năm đã qua” (tr.146), “Hồiđó” (tr.31), “từ bấy đến giờ, hai mươi mấy năm trời” (tr.205), “giờ đây” (tr.15,33), “Năm ấy”(tr.72) v.v…Dòng cảm xúc của Kiên luôn luôn đột biến. Kiên sống bằng quá khứ. Hiện tại củaanh cũng là quá khứ: “Tâm hồn tôi đã ngưng bước lại ở những tháng ngày ấy chứ không tàinào đổi đời nổi như bản thân đời sống của tôi” (tr.47).

Nhân vật Kiên gợi nhớ quan niệm về thời gian của nhà văn M. Proust: “Hiện tại khôngbao giờ làm tôi thích thú, tương lai khiến tôi dửng dưng, đối với tôi chỉ có quá khứ là đẹp”(15).Với quan niệm này, nhà văn đã làm nên kiệt tác bất hủ Đi tìm thời gian đã mất - tác phẩm đượcxem là “kết tinh của cuộc sống nội tâm với những trăn trở về quá khứ”(16). Trong Nỗi buồn chiếntranh, Kiên cũng luôn hướng về quá khứ nên thời gian hiện tại mà nhân vật sống gần như khôngcó thực. Nó tồn tại mơ hồ và dễ dàng tan biến. Nó ngắn ngủi, nhỏ nhoi giữa thời gian mênhmông của đời người: “Chỉ cần nhắm mắt lại là trong tôi lập tức kí ức tự xoay về theo lối cũ, gạttoàn bộ cõi thực hôm nay ra rìa cỏ” (tr.47). Quá khứ lấn dần và lấp trùm lên hiện thực trongdòng kí ức tuôn chảy của nhân vật. Có những “kí ức xa mờ” (Truông Gọi Hồn, những cái chết bithảm của đồng đội, những ngày mưa lũ gian nan trên bờ sông Sa Thầy...). Cũng có những kí ứcrất gần (buổi chiều 30 tháng 4 ở phi trường Tân Sơn Nhất, những ngày tháng đi nhặt hài cốt tửsĩ,..). Tất cả là quá khứ nhưng lại tồn tại vĩnh viễn trong đời sống của Kiên hôm nay. Cái thờikhắc anh cầm bút viết bản thảo hôm nay cũng chính là cái thời xa xưa anh sống và chiến đấu.Hai điểm thời gian như nhập làm một, như chồng lên nhau nên thật khó tách biệt. Thời giantương lai hay hình ảnh tương lai rất ít xuất hiện trong tác phẩm. Vì Kiên không hướng mình đếntương lai mà lấy hiện tại làm “bàn đạp” để bật mình trở về quá khứ. Nếu có, tương lai cũng chỉtồn tại trong những giấc mơ. Kiên mơ thấy đời mình hoá thân thành một dòng sông trôi chảytrước mắt (tr.275). Nhưng oái oăm thay, dòng sông ấy lại đưa anh về “vùng chết”.

Theo G. Genette (người nghiên cứu rất kĩ vấn đề thời gian trong sáng tác của M. Proust),trong lịch sử truyện kể từ xưa đến nay có bốn dạng kể chuyện: đến sau (ultérieure), đến trước(antérieure), đồng thời (simultanée) và lồng hoặc cài (intercalée)(17). Có thể xem Nỗi buồnchiến tranh của Bảo Ninh là tác phẩm được kể theo dạng lồng hoặc cài. Vì truyện cũng đượckể ở nhiều thời điểm, nhờ hoạt động của kí ức, các sự kiện thì “bị làm rối” và lồng vào nhau.Như vậy, để cho thời gian quá khứ và hiện tại đan xen vào nhau qua kí ức hỗn độn của nhân vậtlà một nét mới trong nghệ thuật xử lí thời gian của tác giả. Cách làm này rất phù hợp với nhữngtiểu thuyết viết về hiện thực đã xảy ra trong quá khứ, đặc biệt là hiện thực khốc liệt, từng để lạinhững ám ảnh, những thương tổn trong tâm hồn con người như chiến tranh. Nói theo cách củamột nhà phê bình Nga thì đó cũng là cách để nhà văn “nắm bắt cái nhấp nháy” của tâm hồn,nắm bắt “những vận động thầm kín nhất của đời sống tâm lí” nhân vật.

Ngoài ra, một số tác phẩm rất thành công khi sử dụng thủ pháp đồng hiện thời gian (cũng làmột hình thức xen kẽ các tuyến thời gian nhưng mức độ đan xen giữa các tuyến thời gian khôngquá “đậm đặc”, các sự kiện không hoàn toàn là sự chắp nối, chồng chéo lên nhau trong dòng kýức hỗn độn, rối bời của nhân vật). Trên thế giới, nhiều nhà văn đã sử dụng thành công thủ phápnày: Marquez (Trăm năm cô đơn), Aimatov (Và một ngày dài hơn thế kỷ), Fucik (Viết dưới giá

Page 20: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

treo cổ), Proust (Đi tìm thời đã mất)... Với thủ pháp đồng hiện, quá khứ, hiện tại, tương lai sẽxuất hiện cùng một lúc, liên tục như một dòng chảy trong tác phẩm. Phần lớn các tiểu thuyếtđược viết theo lối đồng hiện thời gian thường bắt đầu bằng thì hiện tại. Và nhiều khi hiện tạichỉ là “đường viền”, là điểm xuất phát cho cuộc hành trình tìm về quá khứ. Cùng với chiều thờigian hiện tại - quá khứ để đánh giá lại mình, con người còn có chiều thời gian quá khứ - tươnglai để khẳng định vị trí của mình trong hiện tại và thể hiện những ước mơ. Cứ như vậy, conngười luôn tồn tại trong không gian “mở” và có khi phải đứng trước “ngã ba” của thời gian. Cóthể tìm thấy kiểu thời gia này trong Góc tăm tối cuối cùng (Khuất Quang Thụy), Chim én bay(Nguyễn Trí Huân),…

Nhìn chung, “phức tạp hóa”, “đa phương hóa” thời gian cốt truyện, các tác giả đã làmcho câu chuyện cũng như số phận của nhân vật trở nên “hiện tại hóa”, dù quá khứ hay tương laiđang xuất hiện. Điều này cũng tạo nên “hiệu ứng” tâm lý từ phía người đọc. Họ bị cuốn hút,hòa nhập vào những hiện tượng đang diễn ra liên tục trong dòng chảy của thời gian, để dõi theosố phận của nhân vật. Đồng thời, họ cũng hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa khái quát, ý nghĩa biểutượng, ý nghĩa nhân văn mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm.

5. Kết luận

Một thời gian dài, văn học đã phải “gò mình” theo hoàn cảnh lịch sử. Người nghệ sĩphải nén cảm xúc của mình lại để “thích nghi với văn học minh họa như thích nghi với cáchsống gian khổ, thiếu thốn trong chiến tranh”(18). Khi chiến tranh đã đi qua, đất nước đang trênđà đi lên và xa dần cột mốc quá khứ, văn học có nhiệm vụ tái hiện lại những biến động lớn laocủa đất nước trong quá khứ đồng thời không bỏ sót những số phận, những con người trongdòng lịch sử. Sự chuyển mạch của tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới, vừa hợp vớiquy luật phát triển của văn học, vừa đáp ứng được yêu cầu của thời đại vừa trả được món nợtinh thần của quá khứ.

Từ quan niệm nghệ thuật mới về con người, từ cách tiếp cận mới về chiến tranh và vậndụng một cách linh hoạt những phương thức nghệ thuật của văn học hiện đại thế giới, tiểuthuyết viết về chiến tranh đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của văn học hiệnđại Việt Nam. Đặc biệt, các nhà văn đã chú ý miêu tả các biến cố, sự kiện trong toàn bộ đờisống, đặc biệt là đời sống tinh thần, đời tư, tâm hồn con người. Cái mà họ quan tâm không chỉlà chiến tranh đã xảy ra như thế nào mà trong chiến tranh và sau chiến tranh, người ta sốngnhư thế nào. Vì thế, chiến tranh hiện lên toàn diện hơn, khách quan hơn. Ở đó còn có bộ mặtkhủng khiếp của chiến tranh, luôn ẩn hiện sau những tấm huân chương và hiển hiện trong đờisống của con người. Ở đó có cái oanh liệt, hào hùng, có vẻ đẹp lãng mạn của những con ngườiluôn mang trong mình trái tim Đanko, sẵn sàng thắp lên ngọn lửa để lịch sử dân tộc mãi mãisáng ngời./.

(Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 4/2018)

Chú thích:

(1) G.W.F. Hegel, Mĩ học (tập 1), Nxb. Văn học, Hà Nội, 1998, trang 97.

Page 21: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1975 – NHÌN TỪ

(2) Nhiều tác giả, Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004, trang1888.

(3) Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáodục, Hà Nội, 1992, trang 261.

(4) N. A. Gulaiev, Lí luận văn học (Lê Ngọc Tân dịch), NXB Đại học & Trung họcchuyên nghiệp, Hà Nội, 1982, trang 246.

(5) M. Bakhtin, Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Nxb. Hội Nhà văn,Hà Nội, 2003, trang 175.

(6) Khuất Quang Thụy, Viết về chiến tranh, Báo Văn nghệ, số 44, ngày 31.10.1992, trang 3.

(7) Chu Văn, Truyền thuyết về hoa phượng, Báo Văn nghệ, số 23, ngày 6.6.1992, trang 3.(8) Chu Lai, Sông xa, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 1987, trang 288.(9) Vũ Qunag Hiển, Hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) – mấy vấn đề

bàn luận, http://ussh.vnu.edu.vn, ngày 29.4.2015.

(10) Nguyễn Trí Huân, Năm 1975 họ đã sống như thế, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1985.

(11) Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 1991, trang 154.(12) Nguyễn Trí Huân, Chim én bay, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1989, trang 130.(13) Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 1991, trang 227-228.

(14) Nhiều tác giả, Nhà văn bàn về nghề văn, Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Nam – Đà Nẵng, 1983, trang 273. (15) Đào Duy Hiệp, Một số hình thức tự sự trong Đi tìm thời gian đã mất của Marcel

Proust (in trong Tự sự học -Một số vấn đề lí luận và lịch sử, Trần Đình Sử chủ biên,Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2003, trang 491).

(16) Nguyễn Trọng Định, Lời giới thiệu tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất của M. Proust,Nxb. Văn học, Hà Nội, 1992, trang 8.

(17) Xin xem Đào Duy Hiệp, Một số hình thức tự sự trong Đi tìm thời gian đã mất củaMarcel Proust (in trong Tự sự học -Một số vấn đề lí luận và lịch sử, Trần Đình Sử chủbiên, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2003, trang 491).

(18) Nguyễn Minh Châu, Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học, Báo Văn nghệ,số 49 – 50, ngày 5.12.1987, trang 2.