22

Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy
Page 2: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

Chịu trách nhiệm xuất bảnTổng Biên tập:

TS. Trần Văn Ngợi - Viện trưởngViện Khoa học tổ chức nhà nước

Ban Biên tập:

Lê Anh TuấnNguyễn Thu Huyền

Nguyễn Thu HàĐào Mạnh Hoàn

Bản tin được thực hiện bởi:

Trung tâm Thông tin vàThư viện khoa học

Số 8 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội

Điện thoại: (04) 62826733Website: http://isos.gov.vn

http://vienkhtcnn.vnMọi thư, bài xin gửi về email:[email protected]

Thiết kế bìa và trình bày: Phương Lan

SỐ 03

THÁNG 8 NĂM 2017

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

n Trần Văn Ngợi: Công tác xây dựng, kiện toàn độingũ cán bộ, công chức cấp xã và một số vấn đề đặt rahiện nay

n Đào Thị Lanh: Một số yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượng đội ngũ viên chức khoa học và công nghệ

GIỚI THIỆU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

n Dự án: Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giảipháp tổ chức, quản lý hoạt động của các đơn vị sựnghiệp công lập ở nước ta hiện nay

n Đề tài khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu một số kháiniệm hành chính cơ bản phù hợp yêu cầu cải cách hànhchính và hội nhập quốc tế

n Đề tài khoa học cấp Bộ: Tình hình Tôn giáo ở ViệtNam trong xu thế toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra

TRONG SỐ NÀY

Thông tin kết quả nghiên cứu khoa họctổ chức nhà nước

1

8

16

18

19

Page 3: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã làmột bộ phận của đội ngũ cán bộ,công chức nhà nước, có vai trò quan

trọng trong việc thực hiện các chủ trương,đường lối của Đảng và pháp luật của Nhànước tại cơ sở. Việc xây dựng đội ngũ cánbộ, công chức cấp xã có đủ trình độ, nănglực và phẩm chất là nhiệm vụ thường xuyên,có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt cũng nhưlâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảngvà Nhà nước ta.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, thờigian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hànhnhiều chủ trương, chính sách nhằm xâydựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX)về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thốngchính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn đã đặtra nhiệm vụ phải “chăm lo công tác đào tạo,bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộchính sách đối với cán bộ cơ sở”. Hiến phápnăm 2013, Luật Cán bộ, công chức năm2008 và Luật Tổ chức chính quyền địaphương năm 2015 cùng với các văn bảnhướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý để từngbước xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã. Do vậy, đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã đã từng bước phát triển cảvề số lượng và chất lượng.

Về số lượng, theo kết quả điều tra khảosát của Viện Khoa học tổ chức nhà nước,tính đến quý IV năm 2014, tổng số cán bộ,công chức cấp xã trên toàn quốc là 235.384người, trong đó: cán bộ cấp xã là: 118.067người; công chức cấp xã là: 117.317 người1.

Về chất lượng, đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã đã có những chuyển biến tíchcực nhất định so với các năm trước, trình độchuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luậnchính trị, quản lý hành chính cũng như tinhọc, ngoại ngữ dần được nâng cao so vớitiêu chuẩn chức danh và yêu cầu nhiệm vụ.Về cơ bản, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãcó phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêmđường lối chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước; có tinh thần tráchnhiệm cao, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện,gắn bó với nhân dân, được nhân dân tínnhiệm. Kỷ luật, kỷ cương hành chính, tácphong, lề lối làm việc của cán bộ, công chứccấp xã có nhiều chuyển biến tích cực theohướng dân chủ, công khai, sát dân, sát thựctế, bước đầu khắc phục tệ quan liêu, sáchnhiễu, gây phiền hà cho người dân…

Công tác xây dựng, kiện toàn đội ngũcán bộ, công chức cấp xã đã được quan tâmchú trọng và đã có những đổi mới tích cựctheo hướng trẻ hoá, chuẩn hóa trình độchuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ,công chức đã được hưởng các chế độ vềlương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểmy tế như đối với cán bộ, công chức từ cấphuyện trở lên, được đào tạo, bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ theo quy định củapháp luật. Từ đó góp phần nâng cao nănglực công tác, thay đổi phong cách làm việctheo hướng tích cực, thực thi nhiệm vụ đạthiệu quả hơn; bước đầu đáp ứng được cácyêu cầu đặt ra trong tình hình mới.

1 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

CÔNG TÁC XÂY DỰNG, KIỆN TOÀN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAYTS. Trần Văn Ngợi

Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước

1. Dự án “Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã,phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, năm2016.

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 4: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đãđạt được, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãvẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định.

Về số lượng, trong thời gian qua dothực hiện chủ trương “công chức hóa” cánbộ ở cấp xã theo tinh thần Nghị quyết Trungương 5 khóa IX với diện quá rộng nên sốlượng cán bộ, công chức cấp xã đã tăngnhanh, tạo thành gánh nặng lớn cho ngânsách nhà nước, bộ máy cồng kềnh ảnhhưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt độngcủa chính quyền cấp xã. Điều này cũngkhiến cho việc thực hiện chủ trương tinh

giản biên chế trong bộ máy hành chính chưađạt được yêu cầu đề ra, mục tiêu xây dựngđội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơcấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại chưa đạtđược như mong muốn.

Về chất lượng, trình độ chuyên mônnghiệp vụ nhìn chung còn thấp so với mặtbằng chung của đội ngũ cán bộ, công chứccác cấp. Số cán bộ, công chức cấp xã cótrình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt nghiệptrung cấp chiếm tỷ lệ còn lớn (cán bộ cấp xãchiếm tỷ lệ 38,30%; công chức cấp xãchiếm tỷ lệ 51,6%). Trong thực tế vẫn cònkhông ít cán bộ, công chức cấp xã mới chỉdừng lại ở trình độ “cầm tay chỉ việc”.Nhiều cán bộ, công chức chuyên môn

Bảng 1. Đánh giá về trình độ và kiến thức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã sovới yêu cầu nhiệm vụ

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 5: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

nghiệp vụ không đúng chuyên ngành nênchưa am hiểu nhiều về lĩnh vực chuyênmôn, bởi vậy khó có thể tham mưu đượccho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địaphương. Đạo đức công vụ và kỷ luật, kỷcương hành chính trong hoạt động của hệthống chính trị cơ sở cũng đang là nhữngvấn đề rất bức xúc trong cải cách, nâng caohiệu lực, hiệu quả của quản trị quốc gia.Chưa phân định rõ ràng giữa trách nhiệm

tập thể với trách nhiệm của cá nhân, chưa cócơ chế để kịp thời thay thế những cán bộ,công chức không đáp ứng yêu cầu nhiệmvụ. Một số cán bộ, công chức cấp xã vẫnchưa chấp hành đúng các nội quy, quy địnhcủa cơ quan về giờ giấc làm việc, thái độchưa nhiệt tình hướng dẫn nhân dân tronggiải quyết công việc, xử lý công việc cònchậm trễ dẫn đến người dân chưa hài lòng,gây bức xúc trong nhân dân

3 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổi

Bảng 2. Những hạn chế chính về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay.

Những hạn chế trên của đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã do nhiều nguyên nhân, kếtquả điều tra dự án đã cho thấy có cácnguyên nhân cơ bản như: Có ít cơ hội thăngtiến trong công việc (70.7%); Công tác bầucử, tuyển dụng chưa khách quan, minh bạch

(68.0%); Chưa bố trí công việc, sử dụng hợplý (58.4%); Chưa đánh giá đúng về vị trí, vaitrò của cấp cơ sở (55.0%); Công tác đào tạo,bồi dưỡng chưa theo nhu cầu thực tế côngviệc (49.2%); Chế độ, chính sách đãi ngộchưa thỏa đáng (26.9%).

Page 6: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 4

Chính vì vậy trong bối cảnh hiện nay,nhằm tiếp tục thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trungương 7 Khóa XI về “Một số vấn đề tiếp tụcđổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từTrung ương đến cơ sở” theo hướng tăngcường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm củachính quyền cấp xã trong phạm vi đượcphân cấp đòi hỏi chúng ta phải chú trọng,quyết tâm đổi mới, nâng cao hơn nữa chấtlượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cánbộ, công chức cấp xã. Để đạt được yêu cầuđó, công tác xây dựng, kiện toàn đội ngũ cánbộ, công chức cấp xã cần bám sát một sốđịnh hướng cơ bản sau đây:

Một là, xây dựng, kiện toàn đội ngũ cánbộ, công chức cấp xã phải quán triệt đầy đủcác chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước về xây dựng, phát triển đội ngũcán bộ, công chức nói chung, trong đó cóđội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là mộtbộ phận của đội ngũ cán bộ, công chức, vìvậy việc quản lý đối tượng này không được

tách rời mà phải được đặt trong tổng thể cơchế quản lý, chế độ, chính sách của Đảng vàNhà nước đối với đội ngũ cán bộ, côngchức. Bên cạnh đó, phải bám sát và quántriệt các Nghị quyết và các văn bản củaĐảng về chính quyền và cán bộ, công chứccấp cơ sở, như: Nghị quyết TW 5 khoá IXvề đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thốngchính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn đã đặtra nhiệm vụ “chăm lo công tác đào tạo, bồidưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chínhsách đối với cán bộ cơ sở”; Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trungương 7 Khóa XI về “Một số vấn đề tiếp tụcđổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từTrung ương đến cơ sở” cũng đã xác định sửađổi quy định về cán bộ, công chức cấp xãtheo hướng từ nhiệm kỳ 2015 - 2020, cán bộcấp xã hoạt động theo nhiệm kỳ, đượchưởng chế độ theo quy định của Nhà nước;hết nhiệm kỳ không được bầu vào chứcdanh mới, nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thìđược bố trí công tác khác theo quy định, nếukhông đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được nghỉ

Nghiên cứu - Trao đổiBảng 3. Những lý do ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức cấp xã hiện nay.

Page 7: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

công tác, hưởng chế độ trợ cấp một lần vàđóng bảo hiểm xã hội tự nguyện...; Nghịquyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày17-4-2015 về tinh giản biên chế và cơ cấulại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức cấpxã…

Đồng thời, cũng cần bám sát nội dungcác văn bản của Chính phủ quy định về xâydựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức,trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức ở cơsở, như: Chương trình tổng thể cải cáchhành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020(ban hành kèm theo Nghị quyết 30c/NQ-CPcủa Chính phủ ban hành ngày 8/11/2011),trong đó đã xác định nhiệm vụ xây dựng vànâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức, phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ cánbộ, công chức, viên chức có số lượng, cơcấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hànhcông vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sựnghiệp phát triển của đất nước; Quyết địnhsố 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩymạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”trong đó đã đề ra nhiệm vụ phải đổi mới cơchế quản lý và chế độ, chính sách đối vớiđội ngũ cán bộ, công chức ở xã, phường, thịtrấn gồm: Sửa đổi các quy định về chứcdanh, số lượng và chế độ, chính sách đối vớicán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn;Nghiên cứu hoàn thiện chế độ, chính sáchđãi ngộ đối với cán bộ, công chức về côngtác tại các xã có địa bàn khó khăn…

Hai là, kiện toàn đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã phải trên cơ sở nhận thức đúngvị trí, vai trò của chính quyền cấp xã, gắnliền với kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệuquả hoạt động của các tổ chức trong hệthống chính trị ở cơ sở.

Chính quyền cấp xã có một vị trí và vaitrò hết sức quan trọng trong việc tổ chức vàvận động nhân dân thực hiện đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân,phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huyđộng mọi khả năng phát triển kinh tế - xãhội, đảm bảo và giữ vững ổn định chính trị-xã hội để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổimới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh dân

chủ, công bằng, văn minh. Trong bối cảnh mới hiện nay, việc kiện

toàn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phảigắn liền đồng bộ với việc kiện toàn bộ máychính quyền cơ sở tinh gọn, hiệu lực, hiệuquả; xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền cơsở; làm rõ mối quan hệ giữa Đảng ủy, Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và cáctổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở; làm rõtrách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân;đề cao hơn tính tự quản, tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về nhiệm vụ quản lý, về cán bộ, vềnguồn thu của chính quyền cơ sở. Điều nàycũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần củaLuật tổ chức chính quyền địa phương năm2015, đồng thời góp phần khắc phục xuhướng hành chính hóa toàn bộ hoạt độngcủa chính quyền cơ sở.

Kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sởtheo hướng tinh gọn cũng đặt ra yêu cầuphải ổn định các đơn vị hành chính - lãnhthổ, nhất là đối với cấp xã, không cho chianhỏ các đơn vị hành chính là yêu cầu kháchquan, là xu hướng tất yếu của quá trình pháttriển. Thực tiễn tiêu cực chia tách các đơn vịhành chính - lãnh thổ ở nước ta kéo dài hàngchục năm vừa qua đã làm cho tổ chức bộmáy chính quyền địa phương, trong đó cóchính quyền cấp xã thiếu tính ổn định. Đồngthời cần khuyến khích việc tự nguyện hợpnhất các đơn vị hành chính - lãnh thổ cấp xã;hình thành, khuyến khích liên kết, phối hợpgiữa các địa phương trong việc giải quyếtnhững vấn đề liên quan đến lợi ích chungcủa các địa phương.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã phải bám sát đặc điểm, tínhchất của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sởcũng như điều kiện đặc thù của từng vùng,miền, địa phương.

Đặc điểm, tính chất của đội ngũ cán bộ,công chức cơ sở được quy định bởi chính vịtrí, vai trò của cấp chính quyền cơ sở, là cấptrực tiếp tổ chức thực hiện đường lối chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,chăm lo đời sống của nhân dân và tổ chứcthực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở cơsở. Chính điều này đã tạo nên tính đặc thùcủa đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở so với

5 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 8: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 6

cán bộ, công chức nhà nước từ cấp huyệntrở lên đến cấp trung uơng. Đa số cán bộ,công chức cơ sở là những người dân cư trú,sinh sống tại địa phương, gắn bó với nhândân địa phương, do đó những mối quan hệhọ hàng, thân tộc... rất dễ chi phối, ảnhhưởng không nhỏ đến việc thực thi công vụcủa họ. Cán bộ, công chức cơ sở, bên cạnhthu nhập từ lương, phụ cấp do Nhà nước chitrả, họ còn có thêm thu nhập từ trồng trọthoặc làm nghề phụ, nhất là ở khu vực nôngthôn. Đội ngũ cán bộ cơ sở cũng thườngxuyên biến động, không ổn định, sau mỗinhiệm kỳ có một số cán bộ thay đổi vị trícông tác hoặc không trúng cử phải nghỉviệc, ngược lại có không ít trường hợp cánbộ, công chức nhà nước hay những ngườithuộc lực lượng vũ trang sau khi về nghỉhưu lại được bầu làm cán bộ cơ sở. Đặc biệt,tuy có số lượng đông đảo so với tổng số cánbộ, công chức trong khu vực hành chínhnhưng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ củađội ngũ cán bộ, công chức cơ sở vẫn cònhạn chế, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùngxa, biên giới, hải đảo. Những đặc điểm trênrất cần được tính tới trong quá trình xâydựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức ởcơ sở.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấpxã cũng phải đảm bảo sự hài hoà, cân đối,hợp lý giữa cán bộ và công chức cơ sở; giữacán bộ, công chức cơ sở với những ngườihoạt động không chuyên trách dựa trên sựkhác biệt về vị trí, khối lượng công việc đảmnhiệm, thời gian lao động và mức độ cốnghiến của mỗi loại đối tượng sao cho đảmbảo sự hài hoà, cân đối, hợp lý về chế độ,chính sách, vừa đảm bảo đoàn kết nội bộ,vừa có tác dụng nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức cơ sở.

Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế quản lý đốivới đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở cũngphải bám sát, phù hợp với điều kiện đặc thùcủa từng, vùng, miền, địa phương. Mỗivùng, miền, địa phương như nông thôn, đôthị, hải đảo ất rất khác nhau trên nhiềuphương diện từ các yếu tố vị trí địa lý, điềukiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xãhội, văn hóa đến cơ cấu dân cư và truyềnthống văn hóa. Các đơn vị hành chính ở cơ

sở ở nông thôn có những đặc điểm hết sứcphức tạp và khác biệt so với các đơn vị hànhchính cơ sở ở khu vực đô thị... Chính vì cósự khác biệt này mà việc xây dựng, kiệntoàn đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở phảitính đến đặc thù của các vùng, miền, các địaphương cụ thể, phải dựa trên cơ sở phân loạicác đơn vị hành chính, sự khác biệt giữa xãvà phường, thị trấn cả về khối lượng côngviệc và nội dung, yêu cầu quản lý hànhchính nhà nước để có cơ chế, chính sách phùhợp.

Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã phải chú trọng nâng cao trìnhđộ chuyên môn, năng lực, kỹ năng làm việc,phẩm chất đạo đức nhằm đáp ứng được yêucầu của tình hình, nhiệm vụ; đối với côngchức chuyên môn phải ổn định và từng bướcchuyên nghiệp hóa.

Là một bộ phận của hệ thống chính trị từTrung ương đến cơ sở, đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã cũng phải bảo đảm và đáp ứngđược những yêu cầu chung trong kiện toànđội ngũ cán bộ, công chức của hệ thốngchính trị trong thời kỳ mới. Đó là xây dựngđội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có có sốlượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và nănglực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân vàphục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước.

Trong điều kiện đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã hiện nay còn nhiều bất cập, hạnchế về năng lực, trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, cũng như những yếu kém về kỷluật, kỷ cương hành chính, về tinh thần vàthái độ phục vụ, nhất là những bất cập về kỹnăng giải quyết các vấn đề thực tiễn của độingũ công chức cơ sở, cần phải chú trọngtăng cường công tác đào tạo, nâng cao nănglực, trình độ, kỹ năng xử lý công việc chođội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Cần xâydựng khung chương trình và bộ tài liệu đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đểthực hiện thống nhất, phù hợp với từng chứcdanh, gắn trang bị kiến thức với nghiệp vụchuyên môn, kỹ năng thực hành, thông quaviệc xử lý các tình huống cụ thể ở cơ sở. Bồidưỡng tiếng dân tộc và văn hóa dân tộc đốivới các đối tượng khi được tăng cường vềcông tác ở địa bàn có đông đồng bào dân tộcthiểu số.

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 9: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

Kiện toàn hệ thống các Trường chính trịở cấp tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng chính trịở cấp huyện, tăng cường đầu tư cơ sở vậtchất - kỹ thuật củng cố đội ngũ giảng viênchuyên nghiệp, giảng viên thỉnh giảng đểđáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức cấp xã. Mạnh dạn thí điểm cácmô hình, cách làm mới như tăng cường tríthức trẻ có tài năng về cấp xã, bố trí nguồndự bị đã tốt nghiệp đại học cho cấp xã.

Bên cạnh việc chú trọng nâng cao trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ, cần tăng cườngcông tác giáo dục, nâng cao trách nhiệm, kỷluật, kỷ cương hành chính và đạo đức côngvụ của cán bộ, công chức cấp xã. Cần đềcao trách nhiệm trong hoạt động thực thicông vụ, gắn chế độ trách nhiệm cùng kếtquả thực thi công vụ với các chế tài về khenthưởng, kỷ luật, đãi ngộ cụ thể. Đây mộtnhiệm vụ vô cùng quan trọng nhằm xâydựng và nâng cao chất lượng của đội ngũcán bộ, công chức cấp xã, góp phần đápứng yêu cầu cải cách chế độ công chức,công vụ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Năm là, nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức chính quyền cấp xã phảichú ý đến tính đồng bộ, toàn diện, đồng thờiphải có trọng tâm, trọng điểm.

Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, chếđộ, chính sách đối với cán bộ, công chứccấp xã phải mang tính đồng bộ, toàn diện,bao gồm từ việc quy định chức vụ, chứcdanh cán bộ, công chức cấp xã; nghĩa vụ,quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã;bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, công chức cấp xã; đánh giá, phân loại,thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, côngchức cấp xã; chế độ tiền lương, phụ cấp…

Bên cạnh đó, cũng cần xác định nhữngnội dung trọng tâm, cần giải quyết trongthời gian trước mắt như: Xác định hợp lý vềcơ cấu, chức danh số lượng cán bộ, côngchức ở cấp xã cho phù hợp với yêu cầu vànhiệm vụ chính trị, quản lý nhà nước ở địabàn nông thôn, đô thị, hải đảo; tăng cườngbố trí kiêm nhiệm chức danh trong các tổchức của hệ thống chính trị ở cơ sở nhằm

tinh gọn bộ máy... Đặc biệt cần chú trọngtới những nhiệm vụ đã được xác định trongĐề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ,công chức” (ban hành kèm theo Quyết địnhsố 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủtướng Chính phủ) như: Sửa đổi các quyđịnh về chức danh, số lượng và chế độ,chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,phường, thị trấn; Nghiên cứu hoàn thiệnchế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ,công chức về công tác tại các xã có địa bànkhó khăn…

Sáu là, phát huy vai trò của nhân dântrong giám sát hoạt động của đội ngũ cánbộ, công chức cấp xã.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở,tạo điều kiện để các tổ chức Đảng, đoàn thểvà quần chúng nhân dân giới thiệu đượcnhững người có đủ đức, đủ tài được ứng cử,hoặc được bầu cử vào các chức vụ lãnh đạochủ chốt ở cấp xã. Đảm bảo cơ chế bầu cửđại biểu Hội đồng nhân dân để những ngườiđược bầu phải gắn bó với người dân, phảnánh được ý chí nguyện vọng của người dân,khi không hoàn thành được vai trò đại diệnquyền lợi và nguyện vọng của cử tri bầucho thì họ phải bị bãi miễn, không còn đạidiện chung chung, hình thức.

Hoàn thiện cơ chế để nhân dân ở cơ sởtrực tiếp và thông qua Mặt trận, các đoànthể, ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giámsát hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã; thực hiện tốt dân chủ công khai vềkinh tế ngân sách, đất đai, công tác cán bộvà xây dựng cơ bản. Kết quả giám sát củanhân dân phải được tiếp thu nghiêm túc. Tổchức việc lấy ý kiến của địa phương đối vớicán bộ, đảng viên tại nơi cư trú một cáchthường xuyên, nghiêm túc nhằm phát huyđược vai trò giám sát của nhân dân đối vớicán bộ, đảng viên đương chức, sinh hoạt tạicơ sở. Qua đó các biểu hiện quan liêu, thamnhũng, tiêu cực sẽ được nhân dân phát hiện,kiểm điểm, phê bình, góp phần nâng caophẩm chất, đạo đức, tinh thần trách nhiệmphục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, côngchức ở cơ sở./.

7 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

Page 10: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 8

Theo Luật Viên chức năm 2010, LuậtKhoa học và Công nghệ năm 2013,viên chức khoa học, công nghệ được

hiểu là công dân Việt Nam được tuyển dụngtheo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sựnghiệp khoa học và công nghệ công lập;thực hiện các hoạt động khoa học và côngnghệ bao gồm: nghiên cứu khoa học, nghiêncứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoahọc và công nghệ, hoạt động phát huy sángkiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuấtvà các hoạt động khác nhằm phát triển khoahọc và công nghệ. Các viên chức khoa họcvà công nghệ được tuyển dụng và quản lýtheo chế độ hợp đồng làm việc, hưởnglương từ quỹ lương của các đơn vị này theoquy định của pháp luật. Viên chức khoa họcvà công nghệ có các chức danh nghề nghiệpnhư sau: Chức danh khoa học gồm trợ lýnghiên cứu, nghiên cứu viên, nghiên cứuviên chính, nghiên cứu viên cao cấp. Chứcdanh công nghệ gồm kỹ thuật viên, kỹ sư,kỹ sư chính, kỹ sư cao cấp.

Đội ngũ viên chức khoa học, công nghệluôn giữ một vị trí quan trọng, là nguồn lựcchủ yếu, trực tiếp nghiên cứu những vấn đềcơ bản về khoa học xã hội, khoa học tựnhiên và phát triển công nghệ; cung cấpluận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nướctrong việc hoạch định đường lối, chiến lược,quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triểnnhanh và bền vững đất nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa.

Đã có nhiều nghiên cứu nhằm nâng caochất lượng đội ngũ này. Bài viết này chỉ tậptrung nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởngđến chất lượng đội ngũ viên chức khoa họcvà công nghệ để trên cơ sở đó tìm ra nhữngvấn đề có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát

triển, nâng cao chất lượng của đội ngũ viênchức này, từ đó có những chính sách phùhợp góp phần xây dựng đội ngũ viên chứckhoa học công nghệ thực sự là “nguồn lựcđặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tếtri thức”1.

1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượng đội ngũ viên chức khoa học và côngnghệ

Thứ nhất, yếu tố về cơ chế quản lý độingũ viên chức khoa học và công nghệ

Một là, pháp luật về viên chức giữ mộtvị trí quan trọng trong hệ thống pháp luậtViệt Nam, pháp luật về viên chức, là sự thểchế hóa các quan điểm của Đảng về tổ chứcbộ máy, về quản lý con người nhằm nângcao chất lượng đội ngũ viên chức, là cơ sởhoàn thiện tổ chức và nhân lực của các đơnvị sự nghiệp công lập. Pháp luật về viênchức khoa học và công nghệ do Nhà nướcvà các cơ quan có thẩm quyền ban hànhnhằm: tạo cơ sở và căn cứ pháp lý có giá trịcao cho công tác xây dựng và quản lý độingũ viên chức khoa học và công nghệ có đủphẩm chất, trình độ, năng lực, phát huyđược tính sáng tạo, năng động của họ đápứng được yêu cầu ngày càng cao của quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước.

Pháp luật về viên chức có vai trò quantrọng trong việc quản lý đội ngũ viên chứcnói chung và viên chức khoa học và côngnghệ nói riêng. Bởi vì, bản thân thể chế vớinhiều yếu tố cấu thành (luật, nghị định,quyết định, thông tư...) đã tạo nên mộtkhuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh làm căn cứcho các cơ quan chức năng, các đơn vị sựnghiệp công lập và bản thân đội ngũ viênchức thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ,

Nghiên cứu - Trao đổiMỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ThS. Đào Thị Lanh - Viện Khoa học tổ chức nhà nước

1. Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) nhận định

Page 11: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

quyền hạn của mình trong quá trình hoạtđộng, công tác. Ví dụ đối với một cơ quannghiên cứu khoa học và công nghệ nội dungquản lý viên chức sẽ bao gồm ba mặt: pháttriển viên chức khoa học và công nghệ (chủyếu là đào tạo và đào tạo lại, tập trung vàochuyên môn sâu); sử dụng viên chức khoahọc và công nghệ (tuyển dụng, bố trí, luânchuyển, đánh giá, đãi ngộ…); nuôi dưỡngmôi trường hoạt động cho viên chức khoahọc và công nghệ (mở rộng quy mô làmviệc, phát triển tổ chức, tạo việc làm mới).Khi ấy, thể chế đóng vai trò là những căn cứhợp pháp để lãnh đạo của các cơ quannghiên cứu (viên chức quản lý) xây dựng kếhoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểmsoát hoạt động của đơn vị mình, cũng nhưcó biện pháp nhằm pháp huy tối đa nănglực, sáng tạo của mỗi viên chức trong cáctrường hợp cụ thể.

Bên cạnh đó, pháp luật về viên chứckhoa học và công nghệ góp phần thống nhấtcác tiêu chí xây dựng cơ cấu tổ chức, vị tríviệc làm trong các đơn vị sự nghiệp cônglập, cũng như thống nhất việc quản lý viênchức khoa học và công nghệ theo một quyđịnh, quy trình thống nhất từ việc tạo nguồnlực, tuyển dụng, sử dụng, bố trí, đánh giá,khen thưởng, kỉ luật… đến chế độ đãi ngộphù hợp với trình độ, năng lực của từng viênchức, đồng thời tạo nên một môi trườnghoạt động khoa học và công nghệ “hiện đại”tạo điều kiện tốt nhất cho viên chức cốnghiến, đáp ứng được yêu cầu và thách thứccủa thời đại mới.

Việc xây dựng cơ cấu tổ chức, bố trínhân sự trong các đơn vị sự nghiệp công lậpphụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và công việc thực tế riêng của mỗi đơnvị. Ngoài ra, cũng cần phải căn cứ vào tínhchất, đặc điểm, nhu cầu công việc, mức độphức tạp, quy mô công việc, phạm vi đốitượng phục vụ, quy trình quản lý chuyênmôn nghiệp vụ theo quy định của luậtchuyên ngành; đồng thời phải xem xét mứcđộ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị,phương tiện làm việc và ứng dụng côngnghệ thông tin, cũng như thực trạng bố trí,

sử dụng viên chức của từng đơn vị sựnghiệp công lập.

Hai là, công tác tuyển dụng viên chứckhoa học và công nghệ. Đối với bất kì mộttổ chức nào, công tác tuyển dụng nhân sựđều là một trong những khâu quan trọngnhất, ảnh hưởng tới chất lượng lao động,quyết định tới hiệu quả hoạt động, làm việccủa tổ chức đó. Cơ quan nhà nước và cácđơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là đơn vịsự nghiệp khoa học và công nghệ là nhữngtrường hợp không ngoại lệ.

Công tác tuyển dụng viên chức khoa họcvà công nghệ là quá trình lựa chọn đội ngũviên chức khoa học và công nghệ cho đơn vịvà sắp xếp viên chức vào từng vị trí làm việcphù hợp. Như vậy tuyển dụng viên chứckhoa học và công nghệ có vai trò quyết địnhtạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụngnhân sự nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa đơn vị. Tuyển dụng tốt sẽ giúp cho đơnvị có được những con người có kỹ năng,trình độ, đem lại hiệu quả công việc, tácphong phù hợp với sự phát triển trong hiệntại và tương lai. Ngược lại, nếu công táctuyển dụng không tốt sẽ làm cho những cánhân có trình độ, năng lực sinh ra bất mãn,không muốn phấn đấu vươn lên.

Ba là, công tác sử dụng và bổ nhiệmviên chức khoa học và công nghệ. Đây làmột trong những yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến chất lượng viên chức khoa họcvà công nghệ. Công tác bổ nhiệm vào chứcdanh nghề nghiệp viên chức khoa học vàcông nghệ hợp lý tạo điều kiện thuận lợi chobản thân viên chức phát huy được khả năng,năng lực của mình đối với công việc đúngtrình độ chuyên môn được đào tạo; đồngthời trên cơ sở đó sẽ phát huy tối đa tínhsáng tạo, tính chuyên nghiệp, tạo hứng thú,hăng say trong công việc.

Thông qua quá trình thử việc viên chứckhoa học và công nghệ được tiếp xúc, làmquen với môi trường làm việc, tiếp cận việcxử lý với những diễn biến, thách thức trongcông việc, nhiệm vụ được giao; từ đó họchỏi, tiếp thu thêm những kiến thức thực tế,góp phần hoàn thiện các kỹ năng hoạt động

9 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

Page 12: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 10

nghề nghiệp, kỹ năng thực hành đảm bảocho quá trình thực hiện nhiệm vụ, công việcđược giao trong đơn vị đạt kết quả tốt.

Bên cạnh đó, từ những kết quả đánh giásau quá trình thử việc sẽ sàng lọc chất lượngcũng như trình độ của từng viên chức khoahọc và công nghệ, giúp đơn vị sự nghiệpcông lập đưa ra quyết định sử dụng, bổnhiệm đối với viên chức khoa học và côngnghệ ở từng vị trí công việc phù hợp.

Bốn là, phát triển và đào tạo, bồi dưỡngviên chức khoa học và công nghệ. Đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ viên chức khoa học vàcông nghệ nhằm nâng cao năng lực và phẩmchất, tạo điều kiện cho họ nâng cao khảnăng thích ứng với những yêu cầu, đòi hỏingày càng cao của công việc, đảm bảo choviên chức khoa học và công nghệ có đủnăng lực trình độ và phẩm chất đạo đức đểhoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phải kịpthời đào tạo đội ngũ viên chức khoa học vàcông nghệ có đủ phẩm chất và năng lực, vừacó đức, vừa có tài, mà đức là cái gốc. Chútrọng bồi dưỡng, đào tạo cả về chính trị lẫnchuyên môn.

Công tác phát triển, đào tạo, bồi dưỡngviên chức khoa học và công nghệ ảnh hưởngrất lớn đến chất lượng đội ngũ viên chứckhoa học và công nghệ trong thời kỳ mới,đặc biệt là thời kỳ hội nhập quốc tế sâu vàrộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các loạihình hợp tác. Nếu làm tốt công tác này sẽ sẽtạo ra được đội ngũ viên chức khoa học vàcông nghệ - có thể thích ứng với yêu cầu vànhiệm vụ mới. Ngược lại, nếu công tác nàykhông được quan tâm đầu tư thì trình độ,năng lực của đội ngũ viên chức khoa học vàcông nghệ sẽ bị tụt hậu. Điều này đồngnghĩa với hiệu quả công việc không cao vàsẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sứ mệnh đượcgiao...

Quá trình đào tạo, bồi dưỡng viên chứckhoa học và công nghệ bao gồm các trình tựthiết yếu sau:

Đào tạo trước khi được tuyển chọn vàolàm việc tại bộ máy tổ chức: đào tạo tại cáctrường đại học, cao đẳng, các trường trunghọc chuyên nghiệp,…

Đào tạo, bồi dưỡng trong quá trình viênchức khoa học và công nghệ công tác tạiđơn vị sự nghiệp công lập.

Đào tạo, bồi dưỡng bổ sung trước khiviên chức khoa học và công nghệ được giaonhiệm vụ mới.

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kỹnăng, chuyên môn nghiệp vụ sau khi viênchức khoa học và công nghệ nhận nhiệm vụ.

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức khoa họcvà công nghệ là công việc thường xuyênđược thực hiện và nhận được sự quan tâmlớn từ phía lãnh đạo các cơ quan quản lý nhànước chuyên ngành đối với viên chức khoahọc và công nghệ, lãnh đạo các đơn vị sựnghiệp công lập nơi viên chức khoa học vàcông nghệ làm việc. Công tác đào tạo, bồidưỡng viên chức khoa học và công nghệ tốtsẽ góp phần làm nâng cao chất lượng viênchức khoa học và công nghệ về trình độchuyên môn, kỹ năng hoạt động nghềnghiệp và phẩm chất đạo đức trong hiện tạivà tương lai; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

Năm là, tiền lương và các chế độ, chínhsách đãi ngộ viên chức khoa học và côngnghệ. Trong cơ chế thị trường hiện nay thìlương và các chế độ, chính sách đãi ngộ cóảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũcán bộ, công chức, viên chức nói chungcũng như đối với đội ngũ viên chức khoahọc và công nghệ nói riêng. Thực tế chothấy, khi thu nhập của con người khôngtương xứng với công sức lao động của họ bỏra hoặc không có chế độ, chính sách đãi ngộthỏa đáng ngoài tiền lương đối với viênchức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đượcgiao thì họ dễ sinh ra chán nản, thiếu tráchnhiệm với công việc, thậm chí là nguyênnhân dẫn đến tình trạng “chân trong, chânngoài”, tập trung cho các việc bên ngoài cơquan hơn là công việc chuyên môn đượcgiao tại cơ quan, đơn vị. Vì vậy, nếu tiềnlương và các chế độ, chính sách đãi ngộ làhình thức đầu tư trực tiếp cho con người,đặc biệt là đội ngũ viên chức khoa học vàcông nghệ - đội ngũ có hàm lượng chất xámcao, lao động tạo ra các sản phẩm có tính trí

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 13: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

tuệ cao thì sẽ góp phần nâng cao chất lượngđội ngũ viên chức khoa học và công nghệ.

Theo quy định hiện hành, viên chứckhoa học và công nghệ làm việc theo chế độhợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp khoa học vàcông nghệ công lập phù hợp, tương xứngvới vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp,chức vụ quản lý và kết quả thực hiện côngviệc hoặc nhiệm vụ được giao. Ngoài ra,viên chức khoa học và công nghệ được đơnphương chấm dứt hợp đồng làm việc trongcác trường hợp: Không được bố trí theođúng công việc, địa điểm làm việc hoặckhông được bảo đảm các điều kiện làm việcđã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;không được trả lương đầy đủ hoặc khôngđược trả lương đúng thời hạn theo hợp đồnglàm việc; không đủ sức khỏe hoặc không đủđiều kiện để tiếp tục thực hiện hợp đồng làmviệc; được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ởcác cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội hoặc được cấp có thẩmquyền điều động, bổ nhiệm giữ chức vụđược quy định là công chức theo quy địnhcủa pháp luật; viên chức nữ có thai phảinghỉ việc theo chỉ định của cơ quan y tế cóthẩm quyền. Đơn vị sự nghiệp khoa học vàcông nghệ công lập được đơn phương chấmdứt hợp đồng làm việc với viên chức trongcác trường hợp sau: viên chức có hai nămliên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độkhông hoàn thành nhiệm vụ; viên chức bịốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục (đối vớihợp đồng làm việc không xác định thời hạn)hoặc sáu tháng liên tục (đối với hợp đồnglàm việc xác định thời hạn) mà khả nănglàm việc chưa hồi phục; khi đơn vị sựnghiệp khoa học và công nghệ công lậpchấm dứt hoạt động hoặc thu hẹp quy mô donhững lý do bất khả kháng.... Đối với trườnghợp có tranh chấp về hợp đồng làm việc thìsẽ được giải quyết theo quy định của phápluật về lao động.

Ngoài tiền lương thì chế độ đãi ngộ đốivới viên chức khoa học và công nghệ đượchưởng trong quá trình công tác là một yếu tốtác động tới chất lượng viên chức trong cơ

quan, đơn vị. Chính sách đãi ngộ phù hợp,thiết thực sẽ thu hút, tạo động lực làm việccho cá nhân viên chức, hứng thú, hăng say,sáng tạo trong công việc. Đối với các cơquan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,chế độ đãi ngộ được quy định trong các vănbản pháp luật của nhà nước, qua từng thờikỳ sửa đổi sao cho phù hợp với mong muốn,nguyện vọng của viên chức đối với côngviệc và thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội.Chế độ đãi ngộ được hiểu là sự quan tâmcủa cơ quan quản lý đến chế độ nghỉ lễ, tết,nghỉ ốm đau, thai sản, về hiếu hỉ, hộnghèo,… Làm tốt công tác này sẽ tạo độnglực cho viên chức khoa học và công nghệtrong cơ quan, đơn vị yên tâm công tác, nỗlực cống hiến nhiều hơn.

- Các khoản phụ cấp bao gồm: phụ cấpkhu vực, phụ cấp độc hại, phụ cấp tráchnhiệm công việc, phụ cấp lưu động, phụ cấpthu hút, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụcấp ưu đãi nghề,..

- Các khoản phúc lợi đối với viên chứclàm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sựnghiệp công lập bao gồm:

+ Nghỉ phép năm, nghỉ lễ, nghỉtết,… được hưởng 100% lương chức vụhoặc mức lương chuyên môn nghiệp vụ.

+ Được hưởng bảo hiểm xã hội theoquy định của pháp luật như: chế độ trợ cấpốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợcấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp,chế độ hưu trí, tửu tuất, trợ cấp thất nghiệp.

+ Được chăm sóc sức khỏe và hưởngbảo hiểm y tế.

+ Được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.Sáu là, các hình thức khen thưởng, kỷ

luật, kiểm tra, giám sát viên chức khoa họcvà công nghệ. Các hoạt động thi đua, khenthưởng phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy tinhthần tích cực, hăng hái của đội ngũ viênchức khoa học và công nghệ trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ; chất lượng hoạt độngnghề nghiệp của họ tăng lên, đồng nghĩa vớichất lượng đội ngũ viên chức khoa học vàcông nghệ cũng từ đó mà được cải thiện.

Thi đua thường xuyên được tổ chức thựchiện hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng

11 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

Page 14: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

Nghiên cứu - Trao đổi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 12

năm nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu vàchương trình công tác đề ra. Thi đua theođợt (hoặc thi đua theo chuyên đề) được tổchức để thực hiện những nhiệm vụ công táctrọng tâm, đột xuất theo từng giai đoạn vàthời gian được xác định. Mục 2, Luật Thiđua, khen thưởng quy định cụ thể mức khenthưởng và chế độ ưu đãi, tiền thưởng cho cánhân, tập thể được khen thưởng được tínhtrên cơ sở mức lương tối thiểu chung doChính phủ quy định đang có hiệu lực vàothời điểm ban hành quyết định công nhậncác danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dựNhà nước và các quyết định khen thưởng.

Công tác kỷ luật, kiểm tra, giám sátđội ngũ viên chức khoa học và công nghệ vềcác mặt nhận thức, tư tưởng, năng lực côngtác, các mối quan hệ xã hội, đạo đức, lốisống... là những nội dung vô cùng khó khănvà phức tạp. Tuy nhiên, nếu làm tốt công tácnày thông qua các hình thức kiểm tra, giámsát, kỷ luật thì sẽ góp phần rất lớn trongnâng cao chất lượng đội ngũ viên chức khoahọc và công nghệ.

Điều 52 Luật Viên chức quy định “Viênchức vi phạm các quy định của pháp luậttrong quá trình thực hiện công việc hoặcnhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ viphạm, phải chịu một trong các hình thức kỷluật sau: Khiển trách; cảnh cáo; cách chứcvà buộc thôi việc” (không có hình thức hạbậc lương, giáng chức giống như côngchức). Việc thi hành, thực hiện các quy địnhvề hình thức kỷ luật tại đơn vị sự nghiệpcông lập góp phần tạo dựng môi trường làmviệc ổn định, quy củ, đi vào nề nếp; đồngthời bản thân đối tượng áp dụng các hìnhthức kỷ luật sẽ có ý thức tự giác, nghiêm túctrong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Thứ hai, yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuậtNăng lực đội ngũ viên chức khoa học và

công nghệ là yếu tố quyết định đến chấtlượng, hiệu quả công việc. Nhưng nếu nhưkhông có sự hỗ trợ bởi những yếu tố cơ sởvật chất kỹ thuật cần thiết trong hoạt độngcủa đội ngũ viên chức thì chất lượng, hiệuquả công việc sẽ không cao như mongmuốn. Đội ngũ viên chức khoa học và công

nghệ về cơ bản sẽ được trang bị những điềukiện cần thiết để làm việc: phòng làm việc,các phương tiện, tài liệu cần thiết cho côngviệc. Tuy vậy, yếu tố cơ sở vật chất mỗi đơnvị, địa phương lại trang bị khác nhau, ảnhhưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc,cũng như chất lượng đội ngũ viên chức.

Cần hướng trọng tâm đến đầu tư cáchạng mục quan trọng gồm: phát triển hệthống tổ chức khoa học và công nghệ, cácphòng thí nghiệm, phòng thử nghiệm trọngđiểm; trước hết, đầu tư nâng cấp để hiện đạihóa hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹthuật trong các tổ chức khoa học và côngnghệ hiện có, ưu tiên cho các phòng thínghiệm, thử nghiệm, các trạm/trại của mộtsố tổ chức khoa học và công nghệ quantrọng.

Thứ ba, yếu tố cơ cấu tổ chức bộ máy,cơ chế tự chủ của đơn vị

Đây là một trong những yếu tố quantrọng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng độingũ viên chức nói chung đặc biệt là viênchức khoa học và công nghệ. Hoặc sẽ tạomôi trường thuận lợi để phát triển khoa họcvà công nghệ, xây dựng đội ngũ viên chứckhoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầunhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.Ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển, cũngnhư cống hiến của đội ngũ viên chức khoahọc và công nghệ. Các yếu tố về cơ cấu tổchức bộ máy, cơ chế tự chủ của các đơn vịđã được quy định trong các văn bản phápluật.

Luật Viên chức xác định nơi làm việccủa viên chức là các đơn vị sự nghiệp cônglập đồng thời quy định mang tính địnhhướng cho việc tổ chức, sắp xếp, quản lý đốivới toàn bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệpcông lập. Các quy định này nhằm thể chếhóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhànước về tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị sựnghiệp công lập; xóa bỏ cơ chế chủ quản,phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp cônglập, đồng thời thiết lập các cơ chế kiểm tra,kiểm soát hữu hiệu, tạo cơ sở pháp lý choviệc xây dựng cũng như phát triển đội ngũ

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 15: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

viên chức. Các quy định này thể hiện trongLuật Viên chức cũng chính là sự tiếp tụcnâng cao giá trị pháp lý của các quy định vềcải cách được thể hiện tại nhiều văn bản lậpquy của Chính phủ, đặc biệt là sự tiếp nối từcác nội dung trong Chương trình tổng thểcải cách hành chính nhà nước giai đoạn2001-2010 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, Luật Viên chức cũng đãtính đến yêu cầu xã hội hóa trong việc cungứng các dịch vụ công ở nước ta hiện nay. Đểtránh phân tán nguồn lực, bảo đảm hiệu quả,Luật đã xác định rõ vai trò của Nhà nướctrong việc tham gia cung ứng các dịch vụcông cho xã hội, những lĩnh vực nào Nhànước phải đảm nhận, những lĩnh vực nàoNhà nước chỉ tham gia hoặc để các chủ thểkhác trong xã hội thực hiện. Nhà nướckhông thành lập các đơn vị sự nghiệp thựchiện các dịch vụ kinh doanh, thu lợi nhuận.

Những quy định này, giúp cho đội ngũviên chức biết rõ được chức năng, nhiệm vụcủa đơn vị mình, có thể ổn định, yên tâmcông tác. Đồng thời, giúp cho các đơn vịquản lý đội ngũ viên chức có thể chủ độngtrong quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồidưỡng, bổ nhiệm, sử dụng … đội ngũ viênchức, cũng như chủ động trong việc xâydựng những cơ chế đối đãi đặc thù. Từ đó,góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viênchức, đặc biệt là viên chức khoa học và côngnghệ.

Thứ tư, uy tín, thương hiệu của cácđơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệcông lập

Uy tín, thương hiệu được các đơn vị sựnghiệp khoa học và công nghệ công lập luônđược quan tâm, xây dựng. Uy tín càng lớn,mạnh càng thu hút các viên chức khoa họcvà công nghệ, đặc biệt là đội ngũ viên chứckhoa học và công nghệ có năng lực và tâmhuyết cống hiến. Từ đó, công tác phát triểnđội ngũ viên chức khoa học và công nghệcũng thuận lợi. Tất cả viên chức đều muốncông tác trong một tổ chức có uy tín, thươnghiệu, được xã hội công nhận và nhiều ngườibiết đến, đồng thời bản thân viên chức cũnglo sợ khi phải rời khỏi tổ chức đó nếu không

đáp ứng yêu cầu. Khi đơn vị sự nghiệp khoa học và công

nghệ có thương hiệu thì mối liên hệ giữaviên chức và người đứng đầu đơn vị sựnghiệp khoa học và công nghệ càng gắn bó,công tác quản lí viên chức cũng thuận lợihơn. Mặt khác, uy tín và thương hiệu củađơn vị sẽ giúp cơ quan có ưu thế trong côngtác tuyển dụng viên chức khoa học và côngnghệ góp phần tăng thêm việc làm, thu nhậpvà các chính sách đãi ngộ được thực hiện tốthơn. Đây là động lực khiến đội ngũ viênchức khoa học và công nghệ gắn bó với đơnvị, hết lòng, hết sức xây dựng tổ chức, tạođiều kiện thuận lợi cho công tác phát triểnđội ngũ viên chức khoa học và công nghệ.

Thứ năm, môi trường khoa học vàcông nghệ

Bên cạnh cách yếu tố thuộc về cơ sở vậtchất, trong quá trình làm việc cũng cần chúý xây dựng được môi trường thực sự trọngdụng người tài, các cấp uỷ đảng, chínhquyền trong quá trình thực hiện chính sáchthu hút, tạo nguồn, bố trí, sử dụng cần gắnvới giao nhiệm vụ đúng người, đúng việc,tạo môi trường làm việc thân thiện, hợp tác,tự do, đảm bảo đủ điều kiện vật chất để làmviệc, nhất là với các nhà khoa học trẻ cầnnghiên cứu, phát triển các đề án, đề tài khoahọc thiết thực. Tạo ra bầu không khí tôntrọng lao động, tôn trọng tri thức, tôn trọngnhân tài và tôn trọng sự sáng tạo. Quan tâmđến cuộc sống đội ngũ viên chức, khôngngừng cải thiện điều kiện sống, tìm mọicách giúp đỡ, giải quyết các vấn đề thực tếnhư nhà ở, y tế, dưỡng lão, giáo dục con cáivà tìm kiếm việc làm, khiến đội ngũ viênchức có thể yên tâm làm việc. Bầu khôngkhí làm việc trong cơ quan, đơn vị tốt sẽ gắnkết các thành viên, thúc đẩy mọi hoạt độngtrong đơn vị, nhất là phát triển đội ngũ viênchức khoa học và công nghệ.

Thứ sáu, yếu tố về trình độ, nhận thứcvà sự say mê với nghề của đội ngũ viênchức khoa học và công nghệ là yếu tố chủquan có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượngđội ngũ viên chức khoa học và công nghệ.

Bất kì công việc nào, để thực hiện thành

13 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

Page 16: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

Nghiên cứu - Trao đổi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 14

công, trước hết những người thực hiện côngviệc phải thực hiện đúng công việc mà mìnhsẽ thực hiện. Tuy nhiên, trong nghiên cứukhoa học và công nghệ, người kỹ sư, ngườinghiên cứu còn cần phải có tính sáng tạo,tính kế thừa và toàn tâm với công việc. Pháthuy năng lực, thế mạnh của mình trong việctìm tòi, nghiên cứu sẽ tạo điều kiện để tìm ra“cái mới”, tiên phong đồng thời góp phầnquan trọng trong công tác phát triển đội ngũviên chức khoa học và công nghệ.

2. Một số giải pháp góp phần nâng caochất lượng đội ngũ viên chức khoa học vàcông nghệ

Từ các yếu tố ảnh hưởng nêu trên có thểthấy để nâng cao chất lượng đội ngũ viênchức khoa học và công nghệ, cần phải triểnkhai một số giải pháp sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật vềviên chức khoa học và công nghệ

Ở lĩnh vực khoa học và công nghệ, viênchức khoa học và công nghệ trong tổ chứckhoa học và công nghệ chính là nguồn vốncon người. Để sử dụng và phát huy tối đanăng lực của đội ngũ viên chức khoa học vàcông nghệ cần có chính sách lâu dài, coitrọng việc hoàn thiện pháp luật về viên chứckhoa học và công nghệ nhằm phát triểnnguồn lao động chất lượng cao này, giúp họphát huy năng lực của mình, nắm bắt cáctiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ, tiếpthu và ứng dụng vào mọi lĩnh vực kinh tế -văn hóa - xã hội; mặt khác góp phần thúcđẩy sáng tạo, chuyển giao công nghệ giữacác đơn vị, các tổ chức và với các quốc giakhác trên thế giới.

Ngoài ra, pháp luật về viên chức khoahọc và công nghệ là cơ sở để thống nhấthoạt động và xây dựng mối quan hệ cụ thểgiữa các đơn vị sự nghiệp khoa học, côngnghệ và viên chức khoa học và công nghệvới nhau. Lĩnh vực khoa học và công nghệlà một lĩnh vực rộng bao gồm: khoa học tựnhiên, khoa học xã hội, khoa học nhân văn,khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học ydược và sức khỏe, khoa học nông nghiệp,dịch vụ khoa học và công nghệ. Do đó thểchế giúp thống nhất về mặt pháp luật trong

hoạt động của các đơn vị này, đảm bảo choNhà nước tiến hành quản lý, điều hành cóhiệu quả hơn; tạo sự tương tác, xây dựng cácmối quan hệ cụ thể giữa các đơn vị, tổ chứcvà bản thân các viên chức khoa học và côngnghệ nhằm mục tiêu chung là thúc đẩymạnh mẽ sự phát triển nền khoa học và côngnghệ của đất nước.

Hai là, nâng cao chất lượng tuyểndụng viên chức nói chung và tính đến đặcthù trong tuyển dụng viên chức khoa họcvà công nghệ nói riêng

Cần tính đến yếu tố đặc thù trong tuyểndụng viên chức khoa học và công nghệ nhưcác đơn vị ở các khu vực khó thu hút nhânlực khoa học và công nghệ trình độ cao cầnmở rộng hình thức tuyển dụng không qua thituyển mà xét tuyển hồ sơ kết hợp phỏng vấnđối với những cá nhân có thành tích xuất sắcvà người địa phương, người dân tộc có trìnhđộ chuyên môn, bằng cấp cao.

Đẩy mạnh việc phân cấp tuyển dụngviên chức khoa học và công nghệ gắn vớiđơn vị sử dụng viên chức.

Ba là, có cơ chế khuyến khích, ưu đãitạo động lực cho viên chức khoa học vàcông nghệ

Cần có cơ chế, chính sách khuyến khíchcả về vật chất và tinh thần đối với viên chứckhoa học và công nghệ đặc biệt đối với cáclĩnh vực cấp thiết như y tế, giáo dục… Hìnhthành các phần thưởng với các mức độ khácnhau để thu hút cũng như tạo nên môitrường hoạt động khoa học và công nghệnăng động, sôi nổi. Cơ chế khen thưởng cầnrõ ràng, theo định mức để tạo ra tính hấpdẫn cho hoạt động này góp phần tạo hứngthú, say mê nghiên cứu khoa học, phát triểncông nghệ của các nghiên cứu viên, các kỹsư đồng thời tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh,thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệtrong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Bốn là, cần dạng hóa các loại hình,cấp độ đào tạo, nâng cao chất lượng đàotạo viên chức khoa học và công nghệ

Đầu tư, liên doanh, liên kết, nâng cấp,mở rộng hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡngviên chức khoa học và công nghệ chất lượng

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 17: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

cao với trình độ phù hợp. Thực hiện cơ chế,chính sách ưu đãi để khuyến khích mạnh mẽcác doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo, bồidưỡng viên chức khoa học và công nghệ vớicác hình thức khác nhau như đặt hàng vớicác cơ sở đào tạo, thành lập các cơ sở đàotạo trong doanh nghiệp để đào tạo, bồidưỡng viên chức khoa học và công nghệ.

Mặt khác, thu hút các nguồn vốn từnước ngoài (ODA, FDI,…) đầu tư tiềm lựccho các cơ sở đào tạo viên chức khoa họcvà công nghệ.

Nâng cao chất lượng đào tạo viên chứckhoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên đàotạo các chuyên gia, các viên chức khoa họcvà công nghệ có trình độ cao, ưu tiên đàotạo trong các lĩnh vực trọng yếu được Đảngvà Nhà nước xác định.

Năm là, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tếvề phát triển viên chức khoa học và côngnghệ

Có chính sách hỗ trợ viên chức khoa họcvà công nghệ đi làm việc và thực tập có thờihạn tại các tổ chức khoa học và công nghệ,doanh nghiệp ở nước ngoài để giải quyết cácnhiệm vụ khoa học và công nghệ mang tínhchiến lược, trọng tâm, kết hợp bồi dưỡng,đào tạo nâng cao trình độ.

Đồng thời, mời các chuyên gia, các nhà

khoa học đầu ngành của quốc tế về tham dựcác buổi tọa đàm quốc tế hay mở các khóatập huấn do chuyên gia nước ngoài giảngdạy, hay cử viên chức trực tiếp tham gia cácchương trình, dự án, hợp đồng chuyển giaocông nghệ... trong quá trình làm việc hướngdẫn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho viênchức khoa học và công nghệ.

Sáu là, củng cố, sắp xếp lại và pháttriển các cơ sở hoạt động khoa học - côngnghệ, tập trung đầu tư đồng bộ cho nhữngcơ sở trọng điểm, xây dựng một số phòngthí nghiệm, thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốcgia và các nước trong khu vực; phát triểnmạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ khoahọc và chuyển giao công nghệ.

Bảy là, nâng cao nhận thức nghềnghiệp cho viên chức khoa học và côngnghệ

Nâng cao nhận thức nghề nghiệp choviên chức khoa học và công nghệ là giảipháp then chốt, trực tiếp góp phần nâng caochất lượng nghiên cứu khoa học và pháttriển công nghệ. Chỉ có nhận thức đúng vềnhiệm vụ của mình thì đội ngũ viên chứckhoa học và công nghệ mới nỗ lực, mới saymê với nghề, mới giúp cho hoạt độngnghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ thành công, có sự bứt phá, sáng tạo.Nâng cao nhận thức đúng đắn về nghềnghiệp của mình là làm cho mỗi viên chứcthấy rõ trách nhiệm của bản thân trong thựchiện nghiệm vụ nghiên cứu khoa học và ứngdụng công nghệ: Tăng cường tuyên truyền,phổ biến chiến lược khoa học và công nghệ,các chủ trương của Đảng và Nhà nước vềhoạt động khoa học và công nghệ, quán triệtsâu sắc đến đội ngũ viên chức khoa học vàcông nghệ các chủ trương, định hướng,nhiệm vụ và các văn bản hướng dẫn về khoahọc và công nghệ để từ đó mỗi viên chức cóđịnh hướng, có ý thức trách nhiệm trongthực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học vàphát triển công nghệ của mình. Xây dựngtiêu chí đánh giá viên chức khoa học vàcông nghệ gắn với kết quả hoàn thànhnhiệm vụ khoa học và công nghệ./.

15 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về pháttriển viên chức khoa học và công nghệ.

Ảnh:TL

Page 18: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 16

Đơn vị chủ trì thực hiện Dự án: ViệnKhoa học tổ chức nhà nước

Kết quả đánh giá: TốtMục tiêu của Dự án: Điều tra toàn diện, đánh giá khách quan

thực trạng tổ chức, cơ chế quản lý các đơnvị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) ở nước tahiện nay; rút ra những luận cứ khoa học vàthực tiễn cho việc hoạch định các chủtrương, giải pháp nhằm tổ chức hợp lý cácĐVSNCL, đổi mới cơ chế quản lý đối vớicác đơn vị sự nghiệp này, góp phần nâng caochất lượng phục vụ các dịch vụ cơ bản, thiếtyếu đối với người dân và cộng đồng.

Nhiệm vụ của Dự án:- Hệ thống hóa, đánh giá thực trạng các

văn bản pháp luật hiện hành quy định về tổchức, cơ chế quản lý các ĐVSNCL.

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tổchức và quản lý các đơn vị dịch vụ sựnghiệp công.

- Điều tra, phân tích đánh giá thực trạngtình hình tổ chức các ĐVSNCL (về sốlượng, mô hình tổ chức, cơ cấu trong từnglĩnh vực dịch vụ, giữa trung ương và địaphương); tình hình phân loại và xếp hạngcác ĐVSNCL… Rút ra những ưu điểm, hạnchế trong việc tổ chức, sắp xếp hệ thống cácĐVSNCL hiện nay.

- Điều tra, phân tích đánh giá thực trạngcơ chế quản lý, phân cấp quản lý cácĐVSNCL; đánh giá tình hình thực hiện cơchế tự chủ tài chính, chính sách phát triển…đối với các ĐVSNCL, rút ra những ưu điểmvà những hạn chế, vướng mắc trong cơ chếquản lý các ĐVSNCL hiện nay.

- Đề xuất, kiến nghị những giải pháp tổchức hợp lý các đơn vị sự nghiệp công lập,

và đổi mới cơ chế quản lý đối với cácĐVSNCL, góp phần nâng cao chất lượngphục vụ các dịch vụ cơ bản, thiết yếu đối vớingười dân và cộng đồng.

Kết cấu báo cáo tổng hợp kết quảnghiên cứu của Dự án gồm 3 chương:

Chương I. Một số vấn đề lý luận về dịchvụ sự nghiệp công và tổ chức các đơn vị sựnghiệp công lập.

Chương II. Thực trạng tổ chức, quản lýcác đơn vị sự nghiệp công lập

Chương III. Đề xuất, kiến nghị giải phápvề tổ chức và quản lý các đơn vị sự nghiệpcông lập

Những kết quả chủ yếu đã đạt được:Một trong những mục tiêu quan trọng

được đặt ra trong cải cách hành chính ởnước ta hiện nay là nâng cao chất lượngcung cấp dịch vụ công. Ở nước ta, hầu hếtcác dịch vụ công đến nay vẫn do các đơn vịsự nghiệp công lập cung cấp. Hoạt động củacác đơn vị sự nghiệp công lập giữ vai tròquan trọng đối với sự phát triển xã hội, đápứng các yêu cầu của người dân và toàn xãhội. Tuy nhiên, số lượng các đơn vị sựnghiệp công lập cũng như hoạt động của cácđơn vị này trong bối cảnh xây dựng nềnkinh tế thị trường định hướng Xã hội chủnghĩa, tăng cường sự tham gia của ngườidân và toàn xã hội vào cung cấp dịch vụcông cần có sự đổi mới thích hợp. Do đó,việc tiến hành dự án “Điều tra, đánh giá thựctrạng và đề xuất giải pháp tổ chức quản lýhoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lậpở nước hiện nay” có tính cấp thiết cao, gópphần thiết thực cả về mặt lý luận và thựctiễn vào việc tái cấu trúc và nâng cao chấtlượng hoạt động của các đơn vị sự nghiêp

Dự án “Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuấtgiải pháp tổ chức, quản lý hoạt động của các đơn vị

sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay”

Chủ nhiệm Dự án: TS. Trần Văn NgợiViện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Page 19: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

công lập ở nước ta trong bối cảnh xây dựngnền kinh tế thị trường.

Chương I, Dự án đã làm rõ một số vấnđề lý luận về dịch vụ công và đơn vị sựnghiệp công lập, cụ thể đã làm rõ khái niệmcơ bản, vai trò, trách nhiệm của nhà nướcđối với dịch vụ sự nghiệp công và xu hướngxã hội hóa cung ứng dịch vụ sự nghiệp công,khái niệm, đặc điểm và phân loại đơn vị sựnghiệp công lập, đồng thời hướng tới việcxã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công lập.Nhóm nghiên cứu cũng tổng hợp, nghiêncứu kinh nghiệm của một số nước trên thếgiới về tổ chức, quản lý hoạt động cung ứngdịch vụ sự nghiệp công chủ yếu trên 3 lĩnhvực là giáo dục – đào tạo, y tế và khoa họccông nghệ, từ đó rút ra những bài học kinhnghiệm phù hợp với Việt Nam.

Trong chương II, Dự án đã khái quátđược quá trình phát triển của hệ thống phápluật về tổ chức, quản lý đơn vị sự nghiệpcông lập, hệ thống hóa và phân tích, đánhgiá thực trạng văn bản pháp luật hiện hànhquy định về tổ chức và cơ chế quản lý cácđơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó làm rõnhững ưu điểm hạn chế của hệ thống vănbản quy định về những vấn đề đối với cácđơn vị sự nghiệp công lập.

Đồng thời, Dự án đã điều tra, thống kê,phân tích số lượng, cơ cấu, mô hình tổ chức,tình hình phân loại, xếp hạng; cơ chế quảnlý, phân cấp quản lý và việc thực hiện cơchế tự chủ tài chính đối với gần 54.000 đơnvị sự nghiệp công lập ở trung ương và địaphương, từ đó phân tích, đánh giá thực trạngmô hình tổ chức, quản lý và chính sách pháttriển đơn vị sự nghiệp công lập, chỉ ranhững ưu điểm và hạn chế cơ bản và phầnnào chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới thựctrạng đó.

Trên cơ sở đó, Dự án đã đưa ra nhữngđịnh hướng chính làm căn cứ để hoàn thiệnthể chế quản lý các đơn vị sự nghiệp cônglập cũng như xây dựng và đề xuất phươngán tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lậpvà cách thức quản lý các đơn vị này. Nhiềuđề xuất, khuyến nghị rất có giá trị, rất đúngvà trúng, các giải pháp đưa ra phù hợp, cótính khả thi.

Kết quả nghiên cứu của Dự án sẽ là cơsở khoa học để các cơ quan có thẩm quyền,các nhà hoạch định chính sách xây dựng cácchính sách phù hợp, đáp ứng tổ chức hoạtđộng và quản lý các đơn vị sự nghiệp cônglập trong giai đoạn hiện nay.

17 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giữ vai trò quan trọng đối với sự pháttriển xã hội, đáp ứng các yêu cầu của người dân và toàn xã hội.

Ảnh:TL

Giới thiệu kết quả nghiên cứuGiới thiệu kết quả nghiên cứu

Page 20: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 18

Đơn vị chủ trì: Học viện Hành chínhQuốc gia

Kết quả đánh giá: Xuất sắcMục tiêu nghiên cứu:Nghiên cứu, đánh giá, luận giải một số

khái niệm hành chính đã và đang được sửdụng trong các văn bản, pháp luật của Đảngvà Nhà nước; nguồn gốc cũng như cách thứcsử dụng một số khai niệm đó trong thực tế.Thông qua đó nhằm khái quát hóa thànhnhững khái niệm giúp người đọc dễ hiểu vàdễ nhận thức nhất. Đồng thời, đề tài cũngchỉ ra cách thức vận dụng và sử dụng trongthực tiễn hiện nay của các khái niệm đónhằm định hướng sử dụng khái niệm mộtcách phù hợp và hiệu quả cao.

Kết cấu Đề tài gồm ba phần:- Phần mở đầu- Phần nội dung: Luận giải các khái

niệm hành chính- Phần kết luậnNhững kết quả đạt được của Đề tài:Trong lịch sử phát triển hành chính nhà

nước, đặc biệt là qua các giai đoạn cải cáchhành chính, đổi mới phương thức quản lýnền hành chính nhà nước ở mỗi quốc gia, đãcó không ít các nhà khoa học, các tổ chứchành chính nghiên cứu, tìm tòi, xây dựngcũng như diễn giải, ứng dụng các khái niệm,thuật ngữ hành chính nhằm xác lập một hệthống các khái niệm mang tính chuẩn mực,làm cơ sở lý luận trong hoạt động quản lýhành chính nhà nước cũng như hình thànhcác thiết chế nền tảng, thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trongquản lý xã hội. Tuy nhiên trong quá trìnhphát triển và cải cách nền hành chính cũngnhư hội nhập sâu quốc tế đã xuất hiện hoặcdo nhu cầu sử dụng các khái niệm, thuật ngữ

mới, cần được nghiên cứu để hoàn thiện.Bên cạnh đó, trước yêu cầu về một nền hànhchính hiện đại, chuyên nghiệp của một nướcphát triển, trong giai đoạn cuối về cải cáchhành chính (2011-2020), kéo theo nhu cầucần làm sáng tỏ các nguyên lý của khoa họchành chính mà ở đó một số khái niệm hànhchính cơ bản cần được luận giải đi đếnthống nhất quan điểm nhận thức, tránh sựhiểu sai, chưa đúng, chưa rõ cũng như thốngnhất về cách thức sử dụng nhằm sử dụngphù hợp với yêu cầu cải cách hành chính vàhội nhập quốc tế. Do đó, Đề tài: “Nghiêncứu một số khái niệm hành chính cơ bảnphù hợp yêu cầu cải cách hành chính và hộinhập quốc tế” có ý nghĩa vô cùng quan trọngvà cấp thiết cả trên phương diện lý luận vàthực tiễn. Kết quả nghiên cứu không chỉ làmrõ các khái niệm về mặt học thuật mà cònhữu ích đối với quá trình xây dựng và cảicách nền hành chính nhà nước ở nước tahiện nay.

Phần mở đầu Đề tài đề cập đến một sốvấn đề như tính cấp thiết; tình hình nghiêncứu liên quan đến Đề tài, đồng thời đánh giáưu điểm, hạn chế của một số công trìnhnghiên cứu đã có; mục tiêu, đối tượng,phạm vi nghiên cứu; cách tiếp cận, phươngpháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng…

Phần Nội dung, luận giải và làm rõ 35khái niệm hành chính cơ bản. 35 khái niệmhành chính được lựa chọn để nghiên cứu,luận giải đã thể hiện được khá cơ bản cácvấn đề của nền hành chính và cải cách hànhchính theo như tên gọi của Đề tài. Đề tài đãxây dựng được một mẫu cơ cấu hợp lý chonội dung từng khái niệm hành chính đưa ra,cụ thể gồm: tên khái niệm bằng tiếng Việt;tên của khái niệm bằng tiếng Anh; tên của

Đề tài khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu một sốkhái niệm hành chính cơ bản phù hợp yêu cầu cải

cách hành chính và hội nhập quốc tế”

Chủ nhiệm Đề tài: TS. Lê Như Thanh

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Page 21: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

khái niệm bằng tiếng Pháp; từ loại của kháiniệm (động từ, danh từ hay tính từ,…);nguồn gốc; giải nghĩa và khái niệm; sửdụng, vận dụng và danh mục tài liệu thamkhảo. Với cách trình bày các khái niệm theocơ cấu đó, nhóm nghiên cứu đã trình bàyđược sự hình thành khái niệm, những thayđổi mội hàm khái niệm qua các thời kỳ,những quan điểm, quan niệm khác nhau vềnội hàm khái niệm, đề xuất của nhómnghiên cứu khái niệm và xem xét khai niệmđược sử dụng, vận dụng trong thực tế nhưthế nào… Các khái niệm được trình bày khádày dặn, có chiều sâu và mức độ tổng quátnhất định. Qua đó cho thấy sự công phu,

nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học củanhóm nghiên cứu. Nhìn chung, 35 kháiniệm được trình bày thể hiện được về cơ bảnnhững vấn đề quan trọng của nền hànhchính, cải cách hành chính với tính cách làcông cụ nhận thức, thể hiện và sử dụng, đốichiếu có tính áp dụng tốt cho thực tiễn

Phần Kết luận, Nhóm nghiên cứu đãtổng kết lại những kết quả nghiên cứu củaĐề tài.

Kết quả nghiên cứu của Đề tài có giá trịtham khảo quan trọng trong nghiên cứu,giảng dạy và biên soạn các loại từ điển hànhchính sau này.

19 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Tình hìnhTôn giáo ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và

những vấn đề đặt ra”

Chủ nhiệm Đề tài: PGS. TS Nguyễn Thanh XuânNguyên Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ

Đơn vị chủ trì Đề tài: Ban Tôn giáoChính phủ

Kết quả đánh giá: Xuất sắcMục tiêu nghiên cứu:Làm rõ tình hình tôn giáo Việt Nam thời

kỳ đổi mới có yếu tố tác động của xu thếtoàn cầu hóa; trên cơ sở đó, xác định đượcnhững vấn đề đặt ra và đề xuất những giảipháp cho công tác tôn giáo nói chung vàcông tác quản lý nhà nước đối với tôn giáonói riêng trong những năm tới.

Nhiệm vụ nghiên cứu:- Nghiên cứu về toàn cầu hóa và những

nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tôn giáo ởViệt Nam

- Nghiên cứu thực trạng tình hình tôngiáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới có yếu tốtác động của toàn cầu hóa

- Nghiên cứu những vấn đề đặt ra từ tìnhhình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và đềxuất những giải pháp đối với công tác tôngiáo và quản lý nhà nước đối với tôn giáotrong những năm tới.

Kết cấu của Đề tài gồm 3 chương:Chương 1. Toàn cầu hóa và những nhân

tố ảnh hưởng đến tôn giáo ở Việt Nam thờikỳ đổi mới

Chương 2. Tình hình tôn giáo ở ViệtNam thời kỳ đổi mới có yếu tố tác động củatoàn cầu hóa

Chương 3. Những vấn đề đặt ra và mộtsố giải pháp, kiến nghị

Những kết quả đạt được của Đề tài:Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà

nước đã có những đổi mới đột phá về nhậnthức đối với tôn giáo và công tác tôn giáo,Chính sách đổi mới, thông thoáng đối vớitôn giáo của Đảng và Nhà nước đã làmchuyển biến rất căn bản tình hình tôn giáo ởViệt Nam. Tuy nhiên, đổi mới chính sáchđối với tôn giáo ở Việt Nam lại diễn ra trongđiều kiện toàn cầu hóa, dẫn đến tình hìnhtôn giáo ở Việt Nam phục hồi và phát triển,đặc biệt, một số tôn giáo tăng nhanh trongthời gian gần đây. Sự phục hồi và phát triểnsôi động các loại hình tôn giáo đã và đang

Giới thiệu kết quả nghiên cứuGiới thiệu kết quả nghiên cứu

Page 22: Tổng Biên tập - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinKetQuaNghienCuuKhoaHoc/KQNCKH03.pdf · THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2 Tuy

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 20

có nhiều tác động hai mặt tới đời sống xãhội, trong khi chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước mặc dù có nhiều đổi mớinhưng chưa theo kịp với tình hình thực tiễnđời sống tôn giáo, tín ngưỡng. Vì vậy, côngtác tôn giáo nói chung, công tác quản lý nhànước đối với hoạt động tôn giáo nói riêng ởViệt Nam đã gặp không ít khó khăn. Vì vậy,việc thực hiện Đề tài: “Tình hình Tôn giáo ởViệt Nam trong xu thế toàn cầu hóa vànhững vấn đề đặt ra” rất cần thiết, nhằmcung cấp những luận cứ khoa học cho quátrình hoàn thiện chính sách pháp luật về tôngiáo trong thời kỳ mới là việc làm cần thiết,đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Chương 1, Đề tài đã khái quát được mộtsố khái niệm công cụ cần thiết như liên quanđến toàn cầu hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, đặcbiệt là tác động của toàn cầu hóa đến cáclĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có tôngiáo, tín ngưỡng, đồng thời Đề tài cũngphân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tôngiáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.Những vấn đề được đề cập đến ở nội dungnày khá bao quát, sát hợp, thuyết phụcngười đọc.

Trong Chương 2, nhóm nghiên cứu đãphân tích làm rõ toàn cảnh thực trạng tìnhhình tôn giáo ở Việt Nam dưới tác động củatoàn cầu hóa trên một số phương diện chủyếu như: Đường hướng hoạt động của cáctôn giáo; sự tham gia của tôn giáo vào các

hoạt động từ thiện xã hội; quan hệ quốc tếcủa các tổ chức tôn giáo; sự phát triển củatôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểusố; hiện tượng tôn giáo mới và tình hìnhkhiếu tố, khiếu nại và điểm nóng tôn giáo…Những nội dung được đề cập hết sức phongphú, được minh chứng bằng số liệu hết sứcrõ ràng, có trích dẫn nguồn đầy đủ. Mỗi vấnđề đưa ra đều được phân tích đánh giá nhậnxét xác đáng. Đề tài cũng dự báo được xuhướng tôn giáo Việt Nam trong thời gian tớivà chỉ ra được một số vấn đề đặt ra cho côngtác tôn giáo từ tình hình tôn giáo hiện naynhư: các hoạt động vi phạm pháp luật củamột số tổ chức tôn giáo; vấn đề mâu thuẫntrong nội bộ tôn giáo; vấn đề tôn giáo bị lợidụng vào mục đích chính trị, kinh tế… Đềtài cũng chỉ ra một số vấn đề đặt ra từ côngtác tôn giáo trong thời gian qua.

Trên cơ sở đó, trong Chương 3 Đề tài đãđề xuất một số giải pháp và kiến nghị chocông tác tôn giáo ở Việt Nam trong thời giantới. Các giải pháp và kiến nghị khá thuyếtphục và có tính khả thi cao từ quan điểm,nhận thức đến việc hoàn thiện chính sách,pháp luật trong điều kiện đất nước tiếp tục đổimới, mở cửa dưới tác dộng của toàn cầu hóa

Kết quả nghiên cứu của Đề tài phục vụtốt trong việc hoạch định đường lối, chínhsách, đóng góp tốt cho những đề tài nghiêncứu cùng đối tượng sau này.

Tình hình tôn giáo Việt Nam thời kỳ đổi mới có yếu tố tác động của xu thế toàn cầu hóaẢnh:TL

Giới thiệu kết quả nghiên cứu